Tài liệu Luận văn Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai: LUẬN VĂN:
Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh
tế Dung Quất – Chu Lai
Lời nói đầu
Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu
chiến lược 10 năm 2001-2010 của đất nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tập trung xây dựng có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với
công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng
đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để tiến đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Với mục tiêu đó, trong định
hướng phát triển vùng, nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định “ Đẩy
nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai”.
Hướng theo xu hướng chung vào mục tiêu của Đảng và Nhà Nước, là một sinh
viên sắp ra trường, đang trong thời kì thực tập tốt nghiệp em cũng muốn đóng góp một
phần nhỏ của mình vào m...
85 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh
tế Dung Quất – Chu Lai
Lời nói đầu
Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu
chiến lược 10 năm 2001-2010 của đất nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tập trung xây dựng có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với
công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị lại kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng
đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để tiến đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Với mục tiêu đó, trong định
hướng phát triển vùng, nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng đã khẳng định “ Đẩy
nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai”.
Hướng theo xu hướng chung vào mục tiêu của Đảng và Nhà Nước, là một sinh
viên sắp ra trường, đang trong thời kì thực tập tốt nghiệp em cũng muốn đóng góp một
phần nhỏ của mình vào mục tiêu đó. Trong bài em thể hiện quy hoạch phát triển công
nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Dung Quất.
Phần I
Lý luận chung về phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu
công nghiệp
Chương I: Khái luận chung về khu công nghiệp và phát triển
khu công nghiệp.
I-Khái niệm khu công nghiệp:
Khu công nghiệp là không gian kinh tế trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp giữ
chức năng chủ yếu của phần lớn dân cư. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay thì
việc hình thành các khu công nghiệp là tất yếu và mục đích của các khu công nghiệp có thể
chuyên môn hoá sản xuất theo các hướng sau: sản xuất nguyên nhiên liệu, năng lượng; sản
xuất công nghiệp hàng loạt; sản xuất phụ tùng và bán thành phẩm; sản xuất các sản phẩm
công nghiệp cuối cùng.
Hiện nay tên gọi khu công nghiệp cần phân biệt: khu nghiệp được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt và khu công ngiệp do các địa phương phê duyệt. Để có điều kiện phát triển,
một không gian kinh tế cần xem xét đến các yếu tố quy hoạch, các động thái phát triển.
Trong hơn 10 năm đổi mới, trên lãnh thổ Viêt Nam đã hình thành các không gian kinh
tế theo hướng mở, phát huy các lợi thế trong nước, hướng xuất khẩu. Đến thời điểm hiện
nay, các không gian kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: theo cấp hành chính
hiện đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dến 2010 của 15 tỉnh, thành phố. Về
quy hoạch vùng với 61 tỉnh, thành phố chia làm 8 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọnh điểm
ở 3 miền, trên 70 khu công nghiệp hoạt động theo Nghị định 36/CP (trong đó có 6 khu chế
xuất, một khu công nghiệp cao Hoà Lạc, một công viên phần mềm Quang Trung), một khu
kinh tế mở Chu Lai, từ năm 1994 đến nay hình thành 18 khu kinh tế cửa khẩu ở 15 tỉnh
biên giới đất liền, 15 khu kinh tế quốc phòng, bước đầu hình thành các khu kinh tế biển và
hải đảo trên thềm lục địa Việt Nam.
II- Khái niệm phát triển khu công nghiệp:
1- Khái niệm phát triển khu công nghiệp:
Phát triển khu công nghiệp là phát huy những lợi thế về vị trí địa lý và cảng biển, cùng
với nguồn tài nguyên về vật liệu xây dựng, khoáng sản, nông hải sản và nguồn lao động
tương đối dồi dào là điều kiện hình thành và phát triển khu công nghiệp.
Tập trung các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của vùng, hướng vào các ngành
công nghiệp chế biến, nông lâm hải sản như chế biến mía đường, công nghiệp thực phẩm,
công nghiệp chế biến tổng gỗ chế biến hải sản xuất khẩu… gắn sản xuất với tìm kiếm và
mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí,luyện kim… cần được phát triển mạnh để
phục vụ tiêu dùng và phục vụ phát triển các khu công nghiệp.
Phát triển một số ngành công nghiệp mới như lọc hoá dầu, luyện thép, đóng tầu, điện
tử, hình thành các khu công nghiệp tập trung.
Chọn một số sản phẩm mũi nhọn thuộc ngành công nghiệp khai khoáng chế biến thực
phẩm, để tập trung đầu tư bằng công nghệ tiên tiến tạo ra hàng hoá chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và tham gia xuất khẩu.
Coi trọng đầu tư chiều sâu, ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến
hiện đại. Đồng thời xây dựng mới nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, liên kết
liên doanh với nước ngoài để phát triển công nghiệp. Coi công nghiệp là trọnh tâm đột phá
trong phát triển kinh tế của địa bàn đến năm 2010.
2- Các yếu tố tác động đến sự phát triển khu công nghiệp
2.1. Vị trí địa lý và địa hình:
Vị trí địa lý và địa hình là những nhân tố ảnh hưởng lớn tới bố trí sản xuất, xây dựng các
công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới sử dụng các loại tàI nguyên lao động, vật tư, tiền vốn.
Địa hình ảnh hưởng lớn tới việc bố trí các công trình công nghiệp, ảnh hưởng tới thiết kế,
thi công các công trình xây dựng. ở những vùng có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, chi
phí cho thăm dò khảo sát và đầu tư phát triển rất lớn. Địa hình còn là nguyên nhân tạo nên
sự chênh lệch về các chi phí trong xây dựng đường xá, cầu cống và vận tải.
2.2. Khí hậu,thuỷ văn:
Khí hậu, thuỷ văn có sự phân li theo vùng là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố
và phát triển các ngành Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản chịu tác động của yếu tố khí hậu ở nước ta tuy đặc điểm chung khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm mưa nhiều xong sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnh thổ là nguyên
nhân hình thành mhiều tiểu vùng khí hậu, tạo điều kiện để phát triển chuyên canh cây
trồng, vật nuôi một cách đa dạng với năng xuất khác nhau và tốn kém chi phí khác nhau.
2.3. Sự khác biệt giữa tài nguyên đất:
Sự khác biệt giữa tài nguyên đất tạo nên sự phát triển nông nghiệp đa dạng và trình độ
phát triển rất khác nhau theo vùng. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng chậm phát
triển, nhu cầu lâm sản lớn hơn ở các vùng đồng bằng, đô thị. Đất cao, địa chất công trình
tốt tập trung ở dải Trung Du nhưng lao động kĩ thuật lại tập trung ở vùng đồng bằng nên sự
hấp dẫn các nhà đầu tư tới hai vùng này ở mức độ khác nhau.
2.4. Sự khác biệt về các đặc điểm dân số, lao động và các vấn đề xã hội trên từng địa bàn
lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành cơ cấu kinh tế.
Do điều kiện về tự nhiên và lịch sử phát triển kinh tế và sự phân bố dân cư trên các vùng
khác nhau: đó là sự khác nhau về mật độ dân số, về cơ cấu dân số, về trình độ lao động, về
đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất xã hội. Do đó, việc sử dụng và
phát huy vai trò của người lao động là rất khác nhau. Tỷ lệ lao động nam và nữ, cơ cấu lao
động theo lứa tuổi khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí lao động. Tất cả những
điều đó đều là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới có sự chênh lệch năng suất lao động giữa các
vùng. Đối với những vùng đô thị hoặc vùng đồng bằng có lịch sử phát triển kinh tế văn
hoá từ lâu, nơi tập trung nhiều người có tay nghề cao là điều kiện để phân bố những ngành
đòi hỏi lao động có kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo và ở đó tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh
tế cao và đóng góp nhiều cho Quốc gia. Ngược lại, ở trung du miền núi chậm phát triển là
nơi khó khăn, tập trung ít lực lượng lao động kĩ thuật nên năng suất lao động, hiệu quả
kinh tế trong nhiều trường hợp thường thấp hơn so với các vùng phát triển và đô thị.
2.5. Sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng của mỗi lãnh thổ:
Mức độ phát triển sản xuất thường gắn liền với kết cấu hạ tầng. Mức độ tập trung các
cơ sở sản xuất, tập trung các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là điều kiện thuận lợi hấp
dẫn các nhà đầu tư, lại còn làm cho các nhà đầu tư tập trung ở mức độ cao hơn
ở cá vùng phát triển tập trung nhiều đầu mối giao thông, có sẵn các điều kiện phát triển
sản xuất, do đó các hoạt động kinh tế sống động hơn, các hoạt động văn hoá - nghệ thuật
cũng ở trình độ cao hơn so với vùng chậm phát triển.
Chương II: Khái niệm chung quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng
phục vụ phát triển khu công nghiệp
I- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng
1- Khái niệm quy hoạch vùng:
Quy hoạch là một hoạt động nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
vùng về mặt không gian của quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra trên lãnh thổ thông qua
việc xác định các cơ sở sản xuất, phục vụ đời sống của dân cư trên lãnh thổ một cách hợp
lý để đạt hiệu quả cao.
2- Khái niệm quy hoạch phát triển vùng
Quy hoạch phát triển vùng là một khâu quan trọng trong quy trình kế hoạch hoá lãnh
thổ, bắt đầu từ đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng đến quy hoạch phát
triển và được cụ thể hoá bằng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thực hiện trên địa
bàn lãnh thổ. Phạm vi quy hoạch phát triển vùng bao gồm nhiều loại: trên phạm vi cả
nước, từ ngành kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính (tỉnh, huyện), vùng kinh tế ngành
chuyên môn hoá hay vùng kinh tế đặc thù hoặc vùng kinh tế trọng điểm.
3-ý nghĩa quy hoạch phát triển vùng đến xây dựng khu công nghiệp để phát triển kinh tế
xã hội
Quy hoạch phát triển vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của
các vùng và của cả nước. Kinh nghiệm của các nước cho thấyquy hoạch phát triển vùng là
căn cứ không thể thiếu để quy hoạch phát triển các ngành ,phát triển đô thị, nông thôn, các
đơn vị kinh tế cơ sở, để tổ chức phân bố và sử dụng mọi nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội
trên lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển vùng là căn cứ quan trọng để vạch các kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội trên lãnh thổ, và là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, hạn chế tình trạng tự phát không theo quy hoạch, gây lãng phí nguồn
lực xã hội và giảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh
tế.
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quy hoạch phát triển vùng đúng
đắn với những chính sách thích hợp cho phát triển sẽ cho phép thực hiện sự chuyển đổi
nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của mỗi vùng theo hướng sử dụng nguồn lực có hiệu
quả hơn. Chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, dịch vụ.Không
ngừng nâng cao, năng suất lao động, thu nhập cho người dân.Từng bước đưa nền kinh tế
thoát khỏi tình trạng thuần nông, tạo điều kiện mở rộng thị trường để phát triển sản xuất
trong cả nước.
4-Mục đích và tính chất của quy hoạch phát triển vùng
4.1. Mục đích chủ yếu của quy hoạch:
Phát triển kinh tế-xã hội là phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo vĩ mô về phát
triển kinh tế và cung cấp những căn cứ cần thiết cho hoạt động kinh tế-xã hội của dân cư
trong vùng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong vùng.Giúp các cơ quan lãnh đạo
và quản lý các cấp có căn cứ khoa học để đưa ra các chủ trương chính sách, các kế hoạch
phát triển cũng như các giải pháp chỉ đậo điều hành, phát triển kinh tế- xã hội, giúp dân cư
trong vùng, các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng kinh tế-xã hội trong vùng đó.
4.2. Yêu cầu quy hoạch:
Yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng phải đáp ứng được yêu cầu tăng
cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường,
sử dụng nguồn lực có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ công nghiệp kỹ thuật, tạo ra môi trường
phát triển vùng ổn định, bền vững.
4.3. Tính chất của quy hoạch:
Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng là một quá trình biến động có trọng điểm cho
từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, phải thường xuyên cập
nhật, bổ xung thông tin tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp
với thực tế, quy hoạch vùng không chỉ xây dựng một lần là xong.
Quy hoạch phát triển vùng là kết quả của quá trình nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn khác
nhau cho các giải pháp khác nhau.
II- Khái niệm quy hoạch phát triển công nghiệp:
Quy hoạch phát triển công nghiệp là tổng kết, đánh giá về cơ cấu phân ngành công
nghiệp, sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường của nó.
Tổng kết, đánh giá về phân bố không gian công nghiệp, bao gồm cả các khu, cụm công
nghiệp, (có bao nhiêu khu công nghiệp, thực hiện được thế nào, sắp tới có phát triển thêm
nữa không?).
Tổng kết, đánh giá về phát triển công nghiệp nông thôn (đánh giá các chủ trương, chính
sách về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn gắn với việc giải
quyết việc làm và thu hút lao động, phát triển ngành nghề và tạo nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, ...).
Tổng kết, đánh giá về các chương trình và dự án ưu tiên.
Tổng kết,đánh giá về các giải pháp và chính sách đã thực hiện để phát triển công nghiệp.
III-Khái niệm quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
1- Khái niệm kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền
với sản xuất xã hội làm thành môi trường thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng
bình thường.Trong một Quốc gia, kết cấu hạ tầng có thể bao gồm cả hệ thống hành chính
và quản lý Nhà nước, hệ thống quy tắc thể chế và pháp chế, hệ thống tài chính tiền tệ và dự
trữ Quốc gia, tổ chức bộ máy và cơ chế kinh tế-xã hội, trình độ quản lý, trình độ dân trí
của người dân…
Nhóm kết cấu hạ tầng: Là nhóm ngành mà kết quả hoạt động của nó không phải là sản
phẩm vật chất cụ thể mà là dịch vụ đảm bảo điều kiện cho sự phát triển của vùng và các
ngành trong cơ cấu vùng.Vì thế nhóm kết cấu hạ tầng được ví như hệ thống tuần hoàn của
lãnh thổ tiếp nối giữa các cơ sở sản xuất –dân cư để làm cho cơ thể vùng được hoạt động
bình bình thường. Không chỉ với những bộ phận trong vùng mà còn là cầu nối giữa vùng
với thị trường ngoài vùng. Những vùng có kết cấu hạ tầng phát triển thì có sức thu hút đầu
tư hơn hẳn các vùng khác, do tiét kiệm được chi phí xây dựng, các công trình phục vụ
công cộng, các công trình bảo vệ môi trường, cây xanh, xử lý nước thải…
2- Phân loại kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho sự phát
triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền Kinh tế Quốc dân.
Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục vụ cho
các hoạt động văn hoá, xã hội, bảo đảm cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí,
văn hoá tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất
sức lao động và nâng cao trình độ lao động xã hội.
3- Đặc điểm, tính chất của các công trình kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước tạo cơ sở và tiền đề cho sản xuất như xây dụng
giao thông với chất lượng tốt, đồng bộ để mở đường cho phát triển một vùng kinh tế mới
hay khu kinh tế mới… Yếu tố nhà ở, điện, nước, thông tin liên lạc, cần phải chuẩn bị trước
cho việc hình thành điểm dân cư, đảm bảo đời sống người lao động. Tuy nhiên yếu tố đi
trước của kết cấu hạ tầng.
Dịch vụ kết cấu hạ tầng có tính chất cộng đồng cao, phục vu cho cả cộng đồng dân cư
mà không phân biệt thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư hay giai cấp xã hội... Chính vì vậy
mà ta nói dịc vụ của kết cấu hạ tầng là dịch vụ công cộng xã hội mang tính phối hợp lại để
đảm bảo công bằng và không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội.
Hoạt động của kết cấu hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ cao, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thì phải tính đến sự phối hợp giữa các công trình kết cấu
hạ tầng về thời gian xây dựng, công suất thiết kế và thời gian sử dụng nhằm gia tăng giá
trị đột biến, thúc đẩy phát triển của vùng lãnh thổ.
Phần II
Thực trạng về quy hoạch phát triển công nghiệp
và kết cấu hạ tầng của khu
công nghiệp Dung Quất
Chương I: Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp và
kết cấu hạ tầng
I- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của Tỉnh Quảng Ngãi
1-Vị trí địa lý kinh tế:
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích tự
nhiên là 5131,51 Km2, dân số1216,6 nghìn người, chiếm 1,55% diện tích và 1,62%
dân số cả nước. Về hành chính tỉnh Quãng Ngãi hiện có 1 thị xã, 13 huyện cả miền núi và
trung du đồng bằng ven biển. Có bờ biển dài . Phía bắc giáp tỉnh Quãng Tín, Phía
Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh KonTum, phía đông giáp biển Đông.
Tỉnh Quãng Ngãi ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 14B và 24 nối các
cảng biển đến Tây Nguyên và tương lai gần nối với hệ thống đường xuyên á qua Lào, đông
bắc Campuchia, Thái Lan, Miama, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên
đến các nước vùng bắc á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho tỉnh mở rộng
giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên và cả nước, kích thích và
lôi kéo các ngành kinh tế trong tỉnh phát triển. Đồng thời cũng đặt cho tỉnh những thách
thức phải vượt qua để phát triển nhanh nền kinh tế nhất là những ngành mũi nhọn theo thế
mạnh đặc thù có ý nghĩa thúc đẩy tỉnh và các tỉnh khác.
2- Điều kiện tự nhiên, địa hình:
Địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là đồi núi thấp (thấp dần từ Tây sang Đông). Phía
Tây của tỉnh giáp với dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng
bằng, thỉnh thoảng có núi chảy ra sát biển. Lãnh thổ bị chia cắt theo các bồn lưu vực, lưu
vực sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Trà Cầu, mỗi lưu vực sông ở hạ lưu đều tạo
thành các dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình đồng bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa
trôi, dẫn đến đất bị bạc mầu và mặn hoá. Ngoài ra là cồn cát ven biển có độ dốc không đối
xứng giữa hai sườn Đông và Tây.
Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp theo hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều
mảnh nhỏ. Ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, chứa đựng nhiều nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.
Các sông ngòi không lớn, có độ dốc cao, ngắn, chảy từ đông sang tây, hàm lượng phù
sa thấp, nhưng tiềm năng thuỷ điện lớn. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên
40% nên hàng năm, các sông này gây lũ lụt sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng. Ngược lại, mùa
khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới. Chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng
kiệt đến trên 1000 lần.
Khí hậu quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình hằng năm 250C- 270C, lượng mưa giảm
dần từ Bắc vào Nam, khô hạn thường xuyên xảy ra và gần như địa hình cả tỉnh đều chịu
ảnh hưởng của gió Lào.
3- Cơ sở hạ tầng:
3.1. Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Hệ thống giao thông quốc gia gồm đường bộ và đường sắt xuyên Việt chạy
dài theo các tỉnh xuyên suốt theo trục giao thông Bắc-Nam.
+ Đường số 9 từ Đông Hà qua Lao Bảo sang Xavanakhet (Hạ Lào) và chạy dài tới
Đông Bắc Thái Lan.
+ Đường 12 từ Cảng Vũng áng qua Quãng Bình sang Thà Khẹt đến Đông Bắc Thái
Lan.
+ Đường 19 nối Cảng Quy Nhơn với Thị xã Plâyku qua cửa khẩu Đức Cơ nối với
vùng Đông Bắc Campuchia.
+ Quốc lộ 24 từ Thạch Trụ (km 1068 quốc lộ 1A) qua Quãng Ngãi đến Kon Tum dài
168Km.
+ Hệ thống giao thông nội tỉnh cũng được chú trọnh phát triển.
- Đường hàng không: Tỉnh Quãng Ngãi cũng có sân bay nhưng chưa lớn, đang được xây
dựng và nâng cấp.
- Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi tuy ngắn, nhưng cũng giúp ích cho giao thông nội bộ và
giao thông nối với các tỉnh trong vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung. Và có cả Cảng
biển phục vụ chu chuyển hàng hoá đang được đầu tư nâng cấp.
3.2. Thông tin liên lạc:
100% số huyện có tổng đài điện tử, có thể liên lạc thuận tiện ở trong nước với nước ngoài.
100% số xã có điện thoại, bình quân điện thoại là 28 máy/1000 dân.
3.3. Điện, nước, thuỷ lợi:
- Đến năm 2000, 70% số huyện trong vùng đã có điện lưới Quốc Gia và tỷ lệ xã có điện là
79,8% thấp hơn tỷ lệ xã có điện của toàn quốc (85,8%).
- Nước sạch mới đáp ứng được cho các thị trấn, thành phố: ở nông thôn chưa có hệ thống
cung cấp nước sạch. Nguồn nước ngầm trong vùng bị hạn chế.
- Hệ thống thuỷ lợi đã được chú trọng phát triển nhưng do thiếu vốn nên chưa đáp ứng đủ
yêu cầu. Một số công trình chất lượng thấp, vì vậy tình trạng thiếu nước dẫn đến hạn hán
xảy ra ở nhiều nơi, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống.
II- Tiềm năng và nguồn lực của Tỉnh Quảng Ngãi
1- Nguồn nhân lực, tiềm năng con người, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ
thuật:
Tính đến năm 2000, dân số trong Tỉnh là khoảng 1216600 người, chiếm khoảng
12,69% của dân số trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, và chiếm 1,62% dân số cả
nước. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 237 người/km2 xấp xỉ mật độ trung bình của cả
nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0,83%/năm. Trong tỉnh có 30 dân tộc anh em
sinh sống, đong nhất là người Kinh, chiếm 80% dân số của toàn vùng. Tỷ lệ cư dân sống ở
thành thị là 26%. Dân số trong tỉnh thuộc diện trẻ, gần 50% trong độ tuổi lao động.
Tổng lao động thường xuyên của tỉnh là 614851 người, trong đó số lao động được đào
tạo chính quy có bằng cấp từ công nhân kĩ thuật đến đại học và trên đại học là 40201
người chiếm 6,53% tổng số lao động thường xuyên. Số cán bộ khoa học có trình độ đại
học trở lên phần lớn tạp trung trong khu vực quốc doanh. Kỹ năng của đội ngũ lao động
chưa cao, lao động thủ công chưa qua lao động còn phổ biến. Để đáp ứng yêu cầu phát
triển công nghiệp trong tương lai, nguồn lao động này cần được đào tạo, đào tạo lại, bổ
sung cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt cần thích nghi với cơ chế thị trường.
Hiện nay, số lao động đang có yêu cầu chuyển mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp
rất lớn. Phát triển công nghiệp nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho số lao động đó cũng là
một yêu cầu đặt ra cho công nghiệp. Nguồn lao động dồi dào vừa là một thế mạnh, vừa là
một sức ép phát triển công nghiệp giải quyết công ăn việc làm. Vấn đề này đặt ra cho việc
lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp vừa thu hút được nhiều lao động, đồng thời vừa
có công nghệ hiện đại, thích hợp, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do
đó có thể nói để đảm bảo cho phát triển công nghiệp theo yêu cầu, vấn đề phát triển nguồn
nhân lực về chất lượng cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu.
2-Tiềm năng đất:
2.1. Quỹ đất và cơ cấu đất
a) Đất nông nghiệp.
Hiện có 797.44ha, tiềm năng có thể phát triển thêm 228.125ha dự kiến phát triển
thêm đến năm 2010 là 188.800ha (trong đó đến năm 2005 là 85.200ha). trong đất nông
nghiệp, chú trọng phát triển thêm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả đến năm 2010 là
79.300ha trong tiềm năng của loại đất này là 94.033ha.
b) Đất lâm nghiệp
Diện tích đất có rừng hiện có trong toàn vùng là 789.267ha, tiềm năng phát triển
thêm 225.545ha, trong đó 74.374ha rừng phục hồi tái sinh và 151.171ha rừng trồng và
vườn ươm.
c) Đất chưa sử dụng
Hiện còn 111.711ha chiếm 38,94% diện tích tự nhiên. Sâu khi đưa vào sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, diện tích chưa sử dụng giảm xuống còn 28,84% vào năm 2005 và
22,08% vào năm 2010.
2.2. Hệ số sử dụng đất
Nhìn chung tỉnh Quảng Ngãi cũng như các tỉnh miền Trung có tài nguyên đất thuộc
loại nghèo so với cả nước. Tuy nhiên diện tích tự nhiên không phải là nhỏ nhưng do cấu
tạo địa hình nên diện tích đất canh tác ít và chất lượng đất xấu. Địa hình dốc, đồng bằng
nhỏ hẹp ở ven biển, không thuận lợi cho việc cơ giới hoá nông nghiệp. Hệ số sử dụng đất
năm 2000 của tỉnh là 1,2 lần.
2.3. Nguồn nguyên liệu từ nông lâm ngư nghiệp
a) Trồng trọt
Do địa hình dốc, đất bị rửa trôi nhiều nên đất trồng trọt xấu. Sản xuất nông nghiệp chưa
có chuyển biến mạnh.Chưa hình thành được những vùng chyên canh trồng cây công
nghiệp. Diện tích trồng cây lương thực ít. Cây thuốc lá có điều kiện phát triển, nhưng do
khả năng tiêu thụ thấp nên không mở rộng được diện tích. Các cây công nghiệp lâu năm có
tiềm năng lớn như dừa, cao su, điều, hồ tiêu, đều có khả năng phát triển mạnh trong tương
lai diện tích trồng cây ăn quả ít và phân tán chỉ có 29.260ha.
b) Chăn nuôi
Chăn nuôi của tỉnh phát triển chậm do điều kiện tự nhiên và khí hậu không thuận
lợi cho phát triển đàn gia súc. Trong vùng không có nhiều đồng cỏ lớn, thiếu nước. Chưa
hình thành được trang trại chăn nuôi lớn, chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các hộ gia đình.
c)Lâm nghiệp
Tính đến đầu năm 2000 vùng có 1.198.267ha đất rừng chiếm 20,19% diện tích rừng
toàn quốc. Diện tích rừng tự nhiên chiếm 80% diện tích rừng của vùng và chiếm 19,67%
diện tích rừng tự nhiên toàn quốc. Diện tích rừng trồng là 330.226ha, chiếm 30,2% diện
tích rừng trồng toàn quốc và chiếm 15,1% diện tích rừng toàn vùng.
d) Thuỷ hải sản
Tiềm năng tài nguyên thuỷ, hải sản của tỉnh khá phong phú. Bờ biểm dài, trữ lượng
hải sản cho phép hàng năm có thể khai thác khoảng 300.000 tấn, ven biển có nhiều bãi
triều, đầm phá, đó là những nơi thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Việc khai thác thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng. Cũng như các vùng khác,
những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đang có tác động tích cực tới sự phát triển
của thuỷ sản. Hệ thống cảng biển còn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chế biến thuỷ sản để
nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. ở một số vùng ven biển, môi
trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.
2.4. Tài nguyên khoán sản
Do có cấu tạo địa chất phức tạp, mức độ thăm dò khảo sát còn rất thấp. Bản đồ địa
chất được lập ở tỷ lệ 1/200.000, sau đó tiến hành lập bản đồ 1/50.000. Việc đánh giá trữ
lượng tài nguyên mới ở mức độ dự báo cấp C1, C2, rất ít mỏ có trữ lượng cấp cao. Công tác
thăm dò địa chất những năm gần đây đã làm sáng tỏ thêm những khoáng sản có triển vọng
cần được đầu tư để có thể khai thác. Các loại khoáng sản của tỉnh: than bùn; bốcxít; quặng
sắt; vàng gốc và sa khoáng; nước khoáng; dầu khí…
2.5. Tài nguyên nước
Do nguồn nước mưa cung cấp hàng năm ít, cùng với địa hình dốc nên khả năng
thấm và giữ nước mưa kém, dẫn đến tình trạng nước ngầm cung cấp kém. Nguồn nước
mặt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của cả vùng, ngoài ra nó còn
là nguồn cung cấp chủ yếu nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của toàn vùng, nhưng
không được dồi dào như những vung khác. Mặc dù hệ thống sông có diện tích lưu vực và
lưu lượng dòng chẩy lớn, thuỷ chế của hệ thống sông này rất thất thường. Tuy vậy do địa
hình dốc lớn, sông suối ngắn nên có thể xây dựng các công trình thuỷ điện cỡ vừa và nhỏ.
III- Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
1- Tổng sản phẩm GDP
Năm 2000, tổng sản phẩm GDP toàn vùng theo giá so sánh năm 1994 đạt 2221,2 tỷ
đồng. Cơ cấu GDP theo các nghành kinh tế (năm 2000) là: nông, lâm nghiệp 34,36%; công
nghiệp và xây dựng 21,62%; dịch vụ 44,02%. Cơ cấu này so sánh với cơ cấu chung của
toàn quốc thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng còn thấp.
2- Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu: dịch vụ và thương mại; nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp
và xây dựng. Đến thời điểm năm 2000, theo giá so sánh năm 1994, cơ cấu kinh tế của tỉnh
như sau:
Dịch vụ và thương mại: 44,02%
Nông, lâm, thuỷ sản: 34,36%
Công nghiệp và xây dựng: 21,62%
DV-TM
44%
N-L-TS
34%
CN-XD
22%
Cơ câu GDP của tỉnh năm 2000
3- Thu chi ngân sách
Thu ngân sách của tỉnh đạt 464,9 tỷ đồng chiếm 0,63% của tổng thu ngân sách nhà
nước và chiếm 6,5% tổng thu ngân sách của miền Trung.
Chi ngân sách năm 1998, chi ngân sách của tỉnh là 403,6 tỷ đồng chiếm 0,5% của
tổng chi ngân sách nhà nước 7,8% tổng thu ngân sách của miền Trung.
4- Xuất nhập khẩu:
Tổng giá trị xuất khẩu của Tỉnh năm 2000 là 8,28 triệu USD chiếm 0,06% giá trị
xuất khẩu toàn quốc. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hải sản chiếm 20% giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra, Tỉnh còn xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp. Thị trường xuất
khẩu chính là các nước Châu á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước EU.
Nhập khẩu của tỉnh tăng chậm từ 8,28 triệu USD năm 1995 lên 9,72 triệu USD năm
2000 chiếm 0,06 tổng giá trị nhập khẩu của cả nước. Tốc độ tăng bình quân giá trị nhập
khẩu thấp, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất chiếm hơn 10% giá trị nhập
khẩu của cả nước.
5- Vốn đầu tư
Năm 1999, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh là 953,0 triệu đồng, chiếm 9,7%
tổng vốn đầu tư của toàn vùng. Tốc độ tăng bình quân của tổng vốn đầu tư của toàn xã hội
giai đoạn 1996-2000 là 8%/năm. Đầu tư vào tỉnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Khối
lượng đầu tư và cơ cấu đầu tư chưa được hợp lý: năm 1999, vốn thu hút đầu tư vào công
nghiệp chiếm 45% tổng vốn đầu tư của Tỉnh, vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ chiếm
35,3% tổng vốn đầu tư của tỉnh, trong khi đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp thấp chỉ chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư của Tỉnh.
IV- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của vùng và từng địa phương
trong vùng so sánh với cả nước và vùng kinh tế khác
1- Thuận lợi
1.1 .Về điều kiện tự nhiên
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở cách hai đầu Nam Bắc do đó được hưởng lợi thế là tiếp
nhận những ảnh hưởng tốt của hai miền. Tuy vị trí trải dài và chiều ngang nhỏ hẹp, địa
hình vùng Tỉnh Quảng Ngãi có đủ ba vùng: Miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hành lang giao thông Nam Bắc, là vùng chuyển hàng
hoá, nguyên vật liệu của 20 tỉnh Bắc Bộ với các tỉnh Nam Bộ, thông qua hệ thống đường
sắt, đường bộ, đường thuỷ khá hoàn chỉnh nối liền cảng biển Hải Phòng với các cảng ở
Nam Bộ.
Tỉnh Quảng Ngãi có mối quan hệ trực tiếp với 3 vùng kinh tế lớn của cả nước (Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Khu Bốn Cũ), đặc biệt là Tây Nguyên, một vùng có nhiều tiềm
năng về cung cấp các loại nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp, trong đó quan trọng là các cây
công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu lớn. Ngoài ra, Tỉnh Quảng Ngãi có vị trí đặc biệt
quan trọng, là cửa ngõ tuyến hành lang Đông Tây có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế xã hội, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hợp tác mọi mặt với nước Lào, Campuchia, Thái Lan.
Hệ thống sông ngòi tuy ngắn, nhưng Tỉnh có 3 con sông tương đối lớn như: Trà
Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ vừa là nguồn cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt, vừa là mạch máu giao thông thuỷ thuận tiện vừa điều hoà khí hậu cho toàn Tỉnh
nhất là các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp tập trung.
Tỉnh Quảng Ngãi có hệ thống núi đá vôi chạy dài gần như suốt toàn bộ tỉnh, là nguồn
cung cấp vật liệu xây dựng quý giá, có khả năng đáp ứng đủ yêu cấu phát triển giao thông
và sản xuất vật liệu xây dựng.
Điều kiện tự nhiên đầy đủ với các yếu tố sông, đồng bằng, đồi núi và biển, cùng với vị
trí thuận lợi đã tạo ra cho Tỉnh Quảng Ngãi phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH
tuy không vượt trội như các Tỉnh ĐBSH nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng.
1.2 . Về nguồn lực con người
Dân số và nguồn lao động Tỉnh Quảng Ngãi cũng là một thế mạnh. Với dân số toàn
vùng là 1216,6 triệu người, chiếm 0,15% dân số toàn quốc. Tỷ lệ phát triển dân số xấp xỉ
0,94%.
Tỉnh Quảng Ngãi là vùng dân cư có trình độ dân trí và trình độ tay nghề của người
lao động ở mức trung bình so với các Tỉnh khác. Vùng có một số trường Đại học, Viện
nghiên cứu, trường đào tạo công nhân khá hoàn chỉnh. Trong những năm đổi mới.
1.3 . Điều kiện cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống điện và đường giao thông nông thôn
đến tận xã, thôn và không ngừng được nâng cấp. Hệ thồng trường học, trạm y tế, nhà văn
hóa, chợ… cũng thuộc loại phát triển so với những vùng khác.
Giao thông vận tải thuận lợi, nằm trên hệ thống đường giao thông huyết mạch của
cả nước gắn với các sân bay cùng hệ thống cảng biển hiện đại, đồng thời có hệ thống
đường ngang nối liền các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên, tạo điều kiện để phát triển và
giao lưu kinh tế.
2- Khó khăn
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên đây, Tỉnh Quảng Ngãi cũng còn có nhiều khó
khăn và hạn chế, xuất phát từ đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của vùng.
2.1 . Điều kiện tự nhiên
Ruộng đất đã ít lại manh mún và phân tán, rất khó khăn trong quá trình cơ giới hoá,
điện khí hoá nông nghiệp.
Địa hình tỉnh có độ dốc lớn, thấp dần từ Tây sang Đông, do đó sông suối ngắn,
cùng với khí hậu trong vùng tương đối khắc nghiệt, mưa lụt vào mùa mưa và khô hạn nặng
vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Quá trình phá rừng là nguyên nhân hình thành một số lượng lớn diện tích đất trồng,
đồi núi trọc và làm cho môi trường diễn biến theo xu thế ngày càng xấu. Tiềm năng đất lớn
nhưng khả năng sử dụng rất hạn chế do đất xấu, tầng đất nông, độ dốc lớn và hầu hết phân
bổ ở các vùng kinh tế phát triển quá chậm.
Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhiều nơi do thiếu kỹ thuật hoặc do phát
triển quá mức đã gánh lấy hậu quả về môi trường.
Tài nguyên của tỉnh còn nghèo. Tuy có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng thấp,
nằm rải rác ở nhiều địa phương nên khó triển khai khai thác ở quy mô công nghiệp.
2.2 . Về nguồn lực
Đại bộ phận dân cư nông thôn chỉ thạo làm nông nghiệp, ít am hiểu về công nghiệp
và dịch vụ.
Trình độ cơ giới hoá khâu làm đất và các khâu thu hoạch khác kém hơn nhiều so
với các vùng khác. Tuy có tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp ở một số tỉnh nhưng
việc tuyển dụng lao động cho các trung tâm, khu công nghiệp cũng bị hạn chế vì trình độ
văn hoá. Kỹ năng nghề nghiệp của số lao động này lại không đáp ứng được yêu cầu của
các loại hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
2.3 . Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giáo thông, tuy có vị trí thuận lợi và đã hình thành
đầy đủ các mạng tuyến nhưng chất lượng chưa cao. Các điều kiện hạ tầng khác tuy đã hình
thành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu sự tham gia đầu tư của nước ngoài, do vậy còn lạc hậu
chưa đáp ứng được tốt cho nhu cầu phát triển.
Hệ thống thuỷ lợi đã được chú trọng phát triển, nhưng thiếu vốn nên chưa đáp ứng
được yêu cầu. Một số công trình chất lượng thấp, vì vậy tình trạng thiếu nước, dẫn đến hạn
hán xẩy ra ở nhiều nơi, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.
2.4 . Cơ cấu kinh tế
Điểm xuất phát về kinh tế Tỉnh Quảng Ngãi nói chung là thấp, năm 2000 tổng sản
phẩm GDP của tỉnh đạt 23.166,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH nói chung là chậm và chưa hợp lý, chưa tương xứng với
tiềm năng (nông, lâm, thuỷ sản 26,7%, công nghiệp 27%, dịch vụ 45,45%). Tiềm lực kinh
tế, thu ngân sách ở khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
Do điểm xuất phát về kinh tế thấp, tốc độ tăng trưởng GDP chậm, cùng với mấy
năm gần đây thiên tai liên tiếp dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ
đói nghèo ở tỉnh còn cao: 1,87% (cả nước là 14,45%), tuy vậy tỷ lệ này còn thấp hơn ở
vùng núi phía Bắc: 24,29%, Tây Nguyên: 20,29%.
ChươngII: Hiện trạng công nghiệp và kết cấu hạ tầng
của tỉnh Quảng Ngãi
I- Quá trình phát triển
So với các vùng trong cả nước , công nghiệp tỉnh đạt mức phát triển trung bình tiên
tiến , chỉ đứng sau hai trung tâm công nghiệp lớn của cả nước là vùng 2 và vùng 5, nhưng
phát triển vượt trội so với các vùng còn lại . trước khi thống nhất đất nước kinh tế của
vùng này kém phát triển và mới chỉ hình thành một số cơ sở công nghiệp nhỏ ở các địa
phương trong tỉnh.sau năm 1975, công nghiệp được phát triển ở khắp cả 10 tỉnh trong
vùng, tuy cũng có mức độ khác nhau nhưng đã bao gồm tất cả các ngành và lĩnh vực sản
xuất công nghiệp (đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi) như khai thác khoáng sản, công nghiệp cơ
khí công nghiệp luyện kim, hoá chất lắp giáp và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, sản xuất
và phân phối điện nước… tỷ trọng công nghiệp trong GDP của mối địa phương từng bước
được nâng lên.
Theo số liệu thống kê những năm gần đây tỷ trọng công nghiệp của tỉnh luôn chiếm
ở mức khoảng 4% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, tốc độ tăng trưởng bình
quân 9,17%/năm.trong đó cao nhất vẫn là ngành chế biến nông lâm thuỷ sản, chiếm tới
60% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Tiếp đến là ngành dệt may, giày
da khoảng 13%, sản xuất vật liệu xây dựng trên 10,5%. Ngành công nghiệp cơ bản bao
gồm nhiều phân ngành nhỏ như cơ khí luyện kim, điện tử tin học, hoá chất, nhưng chiếm
xấp xỉ chỉ 11%. Công nghiệp khai thác chỉ chiếm khoảng 3%. điều đó chứng tỏ công
nghiệp của tỉnh nói chung và của vùng 3 nói chung chủ yếu dựa trên nền tảng nguồn
nguyên liệu tại chỗ từ nông, lâm, ngư nghiệp.
II- Hiện trạng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của tỉnh giai đoạn 1995-2000
1- Cơ sở sản xuất công nghiệp
Cơ sở sản xuất công nghiệp không có sự thay đổi lớn trong 5 năm qua. Năm 1999
so với năm 1995 chỉ tăng khoảng 9%. Sau 3 năm tăng liên tiếp, năm 1998 số cơ sở sản
xuất có sự giảm so với năm 1997, nhưng năm 1999 lại có sự tăng trưởng cao so với năm
1998, tăng thêm 307 cơ sở, trong đó số cơ ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu (trên 90%). Số
lượng các công nghiệp quốc doanh chỉ chiếm khoảng 0,25-0,3%, trong đó đa phần là quốc
doanh địa phương. Số lượng có sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất nhỏ, mặc dù
có sự gia tăng tuyệt đối lớn nhưng do số lượng quá nhỏ bé so với các cơ sở ngoại quốc
doanh. Tuy nhiên cơ cấu về số lượng các doạng nghiệp theo thành phần kinh tế này không
phản ánh quy mô của công nghiệp theo giá trị sản xuất , vì các doanh nghiệp ngoại quốc
doanh tuy nhiều về số lượng nhưng quy mô thường rất nhỏ. Còn các cơ sở công nghiệp
quốc doanh và đầu tư nước ngoài thì ngược lại, số lượng ít nhưng quy mô thường gấp
nhiều lần so với các cơ sở ngoài quốc doanh.
2- Lao động công nghiệp
Tổng số lao động công nghiệp của cả tỉnh là 30.887 người, đứng thứ 5 trong vùng
3. Trong đó ngành khai thác là 3.606 người; ngành chế biến là 27.182 người; ngành điện
nước là 99 người.
Xét theo cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành chế biến có số lao động đông nhất,
chiếm tới 88% tổng số lao động toàn tỉnh.
Xét cơ cấu theo thành phần kinh tế ta thấy, số lao động công nghiệp thuộc thành
phần ngoài quốc doanh chiếm đa số, bình quân khoảng 65-70% số lao động công nghiệp
toàn tỉnh.
Lao động của thành phần có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng
dưới 2%. Chất lượng lao động nhìn chung không cao, đặc biệt là khu vực ngoài quốc
doanh, do lao động của khu vực này tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chế biến nông , lâm, thuỷ
sản, mà công nghệ sử dụng của những ngành này vẫn ở tình trạng lạc hậu.
3- Cơ cấu công nghiệp :
So với cơ cấu chung của toàn quốc, cơ cấu công nghiệp của vùng có những sự khác
biệt lớn trong khu công nghiệp khai thác của toàn quốc chiếm tới khoảng 14% giá trị
SXCN thì ở vùng 3, phân ngành này chỉ chiếm có gần 3% ngược lại, phân ngành chế biến
nông, lâm , thủy sản chung của toàn quốc chi là khoảng 30% -36% thì ở vùng 3, lại lên tới
trên 50%. Công nghiệp cơ bản, mức trung bình của toàn quốc là khoảng 23%. nhữnh năm
gần đây đang có su hướng tăng cao, đạt tới 28% ( năm 2000) thì ở vùng 3, chỉ là khoảng
10% Điều này chứng tỏ, các ngành công nghiệp của vùng 3mới chỉ được phát triển trên cơ
sở các nguồn lực tại chỗ từ nông, lâm nghiệp
4- Phân bố công nghiệp trong vùng:
Như trên đã nói, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh là 84.503 cơ sở,).
Các cơ sở sản xuất được phân bố ở hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tập trung
chủ yếu ở các nhóm chế biến nông, lâm, thuỷ s nhất vùng ( ản. Đây cũng là ngành có giá
trị SXCN lớn, các ngành công nghiệp cơ bản như luyện kim, điện tử tin học và ngành sản
suất , phân phối điện, nước, ga là nhữg ngành có ít cơ sở sản xuất, đồng thời cũng là
những ngành có giá trị SXCN thấp trong cơ cấu của vùng.Công nghiệp dệt, may. da dày và
sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành khá phát triển, với cơ cấu giá trị SXCN tương
ứng là 18.14% và 12.32% trong cơ cấu của vùng ( số liệu năm 2000).
5- Hoạt động đầu tư cho công nghiệp:
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong vùng năm 2000 đạt 4.350,85tỷ đồng , tăng
gần 23% so với năm 1999. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách chỉ giao động khoảng 14-15,
vốn tự có của các cơ sở khoảng 30%, còn laị là vốn vay.
Xét cơ cấu đầu tư theo các phân ngành công nghiệp thì vốn đầu tư cho công nghiệp
năm 2000 đạt 2.22.405trệu đồng, chỉ tăng có 7% so với năm1999. Trong đó, đầu tư cho
công nghiệp khai thác chỉ khoảng 3%.Đầu tư cho công nghiệp chế biến đã tăng từ 85,46%
(1999) lên 91,82% (2000). Ngược lại, đầu tư cho công nghiệp sản xuất và phân phối điện,
nước, ga lại giảm từ 11,82%(1999) xuống còn 5,56%(2000).
Xét cơ cấu đầu tư theo các thành phần kinh tế thì tỷ trọng vốn đầu tư cho công
nghiệp trong tổng vốn đầu tư của các đơn vị quốc doanh trung ương cho vùng 3 đã giảm tư
38%(1999) xuống còn 36,21% (2000). Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương còn
giảm mạnh hơn tư 43,66%(1999) xuống còn 55,56%(2000). Điều đó chứng tỏ , những năm
gần đây khu vực ngoài quốc doanh đã chú trọng đầu tư cho công nghiệp nhiều hơn.
Trong tổng vốn đầu tư cho công nghiệp của các doanh nghiệp trong vùng khu vực
quốc doanh tương ứng đã giảm tỷ trọng từ 39,24% (1999) xuống còn 32,71%(2000)và chủ
yếu đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến. Công nghiệp khai thác hầu như không
được đầu tư, số lượg vốn đầu tư chỉ chiếm chưa đầy 1% trong tổng vốn đầu tư của khu
vực này.
III- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp và kết cấu hạ tầng
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về công nghiệp được quy
định trong thông tư Liên bộ 18/TTB giữa Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ công
nghiệp cho các cơ sở công nghiệp còn nhiều bất cập. Đây là hạn chế chung cho cả nước
chứ không riêng gì tỉnh Quảng Ngãi, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Có quá nhiều đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp trên
địa bàn như sở kế hoạch đầu tư thì quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Sở
công nghiệp chỉ quản lý các doanh nghiệp trong nước. Riêng khu công nghiệp nông thôn
lại đang có sự chồng chéo trong chức năng quản lý giữa Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và sở Công nghiệp.
Biên chế hoạt động của các sở Công nghiệp trong tỉnh tạm ổn, song biên chế và tổ
chức hoạt động của các phòng công nghiệp cấp quận, huyện còn nhiều bấp cập…
tình trạnh phổ biến là gộp, ghép giữa các chức năng quản lý về công nghiệp, xây
dựng, giao thông, trong cùng một tổ chức với biên chế rất hạn chế.
Vẫn còn tồn tại kiểu quản lý doanh nghiệp theo cấp chủ quản (nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhưng lại có các chủ quản là các sở
không phải là công nghiệp, thậm chí là UBND tỉnh hoặc tỉnh uỷ) và có phần phân
biệt giữa công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương, nên chức năng
quản lý nhà nước không được thực hiện triệt để, nhiều lĩnh vực bị bỏ sót hoặc
chồng chéo.
Chức năng quản lý nhà nước mới chỉ được thực hiện khá hoàn chỉnh ở một số
lĩnh vực như quản lý điện năng và quản lý tài nguyên, vật liệu nổ công nghiệp.
Các chức năng khác không được thực hiện đầy đủ do có sự chông chéo trong
phân công giữa các chuyên ngành và lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước và
chức năng quản lý sản xuất kinh doanh.
Mối quan hệ giữa các sở Công nghiệp và Bộ công nghiệp quá lỏng lẻo. Phản ánh
chung của các sỏ công nghiệp là hiệu quả quản lý của Bộ đối với các sở là quá ít,
một phần do những hạn chế của Thông tư 18, một phần do lực lượng cán bộ của
Bộ theo rõi công nghiệp của các địa phương quá mỏng. Những bất cập này cần
được nhanh chóng khắc phục.
IV- Nhận xét đánh giá chung
1- Thành tựu:
Công nghiệp đã được phát triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trong tỉnh. Tốc độ
tăng trưởng giá trị SXCN giai đoạn 1996-2000 đạt thấp, thấp hơn mức bình quân chung
của cả nước.
Đã tận dụng được một số thế mạnh của vùng về nguồn nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt
là nguồn nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ sản và các loại khoáng sản, kể cả các nguồn
khoáng và nguồn lao động tại chỗ, nên đã tạo được mội số ngành công nghiệp mũi nhọn
như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, giầy da và vật kiêu xây dựng.
Các địa phương đã năng động thể hiện ở việc có những chính sách đúng, phù hợp
trong việc tìm kiếm thị trường, thu hút đầu tư cả trong nước và ngoài nước để phát triển
sản xuất, trên cơ sở các tiềm năng sẵn có và thế mạng của chính mình.
2- Tồn tại
Nhìn chung chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, các nguồn
lực từ nông, lâm, thuỷ sản đã được tập trung khai thác, nhưng hiệu quả còn chưa cao. Sản
xuất còn manh mún, thậm chí nguyên liệu đánh bắt và nuôi trồng đã không được chế biến
tại chỗ mà phải chuyển đi các vùng khác. Đặc biệt là nguồn lực con người chưa được khai
thác triệt để.
Hiệu quả của dự án đầu tư chưa cao, chưa tương xứng với số vốn bỏ ra. Vốn đầu tư
cho khu vực của vùng tuy có tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng giảm về tỷ trọng so với tổng
đầu tư của tỉnh.
Có sự mất cân đối trong nội bộ các ngành công nghiệp so cới cơ cấu chung của toàn
quốc. Công nghiệp khai thác, sản xuất và phân phối điện nước quá nhỏ bé so với cơ cấu
chung của cả tỉnh.
Thu hút đầu tư nước ngoài còn yếu. Tỷ trọng GDP công nghiệp của vùng chủ yếu
do khu vực kinh tế trong nước đóng góp.
Thiếu sự liên kết giữa các huyện trong tỉnh ở một số ngành công nghiệp có cùng
chung tiềm năng như sản xuất mía đường, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây
dựng…
Quản lý nhà nước về công nghiệp còn nhiều bất cập. Hiện trạng chồng chéo trong
chức năng giữa một số cơ quan của tỉnh vẫn thường xẩy ra và chưa có giải pháp khắc
phục. Công nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn còn
phát triển chủ yếu là tự phát.
Đầu tư cho công nghiệp của khu vực quốc doanh (cả TW và địa phương) có xu
hướng giảm dần.nguồn vốn đầu tư cho tỉnh từ nguồn ngân sách về giá trị tuyệt đối có tăng
nhưng tỷ trọng trong tổng đầu tư thì lại giảm. nguồn đầu tư vốn tự có cũng có xu hướng
tương tự. điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động bằng vốn vay tín dụng.
Chương III: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với việc quy hoạch phát triển khu
công nghiệp Dung Quất.
I- Thực trạng phát triển- những thành tựu và tồn tại
1- Vài nét về lịch sử hình thành khu công nghiệp Dung Quất.
Quãng Ngãi từ xưa vốn là mãnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến hành công nhgiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Quãng
Ngãi đã nổ lực vươn lên, khắc phục nhiều khó khăn, đồng thời tranh thủ sự chi viện của
Trung Ương, sự giúp đỡ của các tỉnh bạn đã xây dựng công trình đại thuỷ nông Thạch
Nham, tạo ra sự phát triển bước đầu về kinh tế-xã hội.
Sau ngày tái lập tỉnh, với điểm xuất phát thấp do kết cấu hạ tầng yếu kém, nền kinh tế
chủ yếu vẫn là nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân Quãng Ngãi đang nổ lực và quyết tâm
vươn lên đưa tỉnh nhà trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển. Xuất phát từ điều kiện tự
nhiên ưu đãi, có điều kiện thuận lợi để xây dựng một cảng biển nước sâu với quy mô lớn ở
khu vực Dung Quất, tháng 6 năm 1993 Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân đã có chủ trương và
UBND tỉnh Quãng Ngãi đã thành lập ban chủ nhiệm chương trình 693 nghiên cứu về cảng
nước sâu Dung Quất. Các nhà khoa học đã hợp tác với các công ty tư vấn đầu tư của Nhật
Bản để nghiên cứu khảo sát, thu thập tài liệu xây dựng dự án, mong muốn tìm con đường
phát triển công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.
Tỉnh đã chủ động phối hợp với các bộ ngành Trung Ương tiến hành điều tra khảo sát,
chụp không ảnh, xây dựng bản đồ khu vực Dung Quất và các vùng lân cận, xúc tiến lập
quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất. Ngày 19 tháng 9 năm 1994, Thủ Tướng Võ
Văn Kiệt đã thị sát vùng Dung Quất, chỉ thị cho nghiên cứu, khảo sát lập quy hoạch khu
công nghiệp tập trung và cảng biển nước sâu Dung Quất và tìm địa điểm cho nhà máy lọc
dầu số 1. Ngày 9 tháng 11 năm 1994. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
658/TTg về địa điểm về nhà máy lọc dầu số 1 và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung Việt Nam. Việc hình thành khu công nghiệp Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1 là
yếu tố then chốt có tính quyết định, là động lực để thúc đẩy Miền Trung từng bước rút
ngắn sự cách biệt về phát triển kinh tế so với hai đầu đất nước. Tỉnh Quãng Ngãi và Quãng
Nam có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, có nhiều cơ hội để
nhanh chóng xoá đói giảm nghèo, tụt hậu, hướng tới tương lai tốt đẹp.
Về tính chất, theo quy hoạch đã được phê duyệt thì “ khu công nghiệp Dung Quất là
khu công nghiệp lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước; nơi đây sẽ tập trung nhiều ngành
công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay quốc tế
Chu Lai; là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng”.
Về quy mô, theo quyết định phê duyệt khu công nghiệp Dung Quất của Thủ tướng
Chính phủ bao gồm khoảng 14.000 ha, trong đó có 10.300 ha thuộc phạm vi của huyện
Bình Sơn, huyện Sơn Tịnh ( Quảng Ngãi ); còn lại 3.700 ha nằm trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam. Bắt đầu từ mũi Kỳ Hà thuộc Quảng Nam ( bao gồm cả sân bay Chu Lai ) đến mũi
Co Co thuộc Quảng Ngãi, khu công nghiệp Dung Quất đựơc xây dựng chủ yếu trên địa
bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và một phần đất thuộc phía Nam huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam .
Về sử dụng đất, trong 14.000 ( trong phạm vi 9 xã với 70.000 dân ); đất công nghiệp
3.180 ha ( địa bàn Quảng Nam: 751 ha; địa bàn Quảng Ngãi; 2.429 ha ; đất giao thông;
300 ha; Cảng Dung Quất có diện tích mặt nước hữu ích; 4 km2; diện tích đất phát triển
cảng 600 ha (kho bãi, dịch vụ phụ trợ).
- Vị trí kinh tế của vùng Dung Quất:
Địa điểm Dung Quất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (ranh giới từ Huế
đến Nha Trang) mà hạt nhân là trục Liên Chiểu- Dung Quất; là 1 trong 3 vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước.
Miền kinh tế trọng điểm miền trung ở vào vị trí trung độ của cả nước với trên 1.000
km bờ biển và hàng trăm đảo lớn nhỏ, có nhiều cảng nước sâu, gần đường hàng hải Quốc
Tế, là bao lon của nước ta ra Thái Bình Dương, là đầu mối của hệ thống giao thông đường
bộ, đường sắt Bắc Nam và các trục Đông- Tây nối với Tây Nguyên và tương lai với Lào-
Thái Lan trong hệ thống đường xuyên á.
Trong vùng có nhiều khoáng sản: cát thuỷ tinh, cao lanh đá granit, vạt liệu xây dụng
dồi dào, ngoài ra còn nhiều vàng, than đá, nước khoáng…
Đất đai cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng cả trồng trọt chăn nuôi và thuỷ hải
sản là nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến.
Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng, nhiều bãi tắm
thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ.
Trong vùng, còn có nhiều vùng đất thuận lợi cho phát triển công nghiệp mà không
ảnh hưởng đến đất nông nghiệp; có nguồn nước ngọt phong phú từ các sông Thu Bồn- Vũ
Gia, sông Tam Kỳ- Trà Bồng, với hệ thống kênh của đập hồ Phú Ninh, Thạch Nham. Nằm
trong hệ thống điện Quốc Gia thống nhát đến nay, đã có đủ điều kiện cung cấp điện từ
trạm 500 KV Dà Nẵng.
Vùng Dung Quất đang được quy hoạch, xác định là một trong những điểm hội đủ các
lợi thế kể trên.
- Quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất:
Trên quan điểm phát triển các hạt nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Trung bộ và
Tây Nguyên, hoà đồng trong sự phát triển chung của cả nước, Dung Quất được chọn là
một vùng phát triển mạnh công nghiệp, tạo động lực đột phá cho miền Trung.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì, nhưng xét về tiềm năng, có đủ các điều
kiện về vị trí địa lý, đất đai cung cấp điện, nước, có điều kiện xây dựng cảng, sân bay giao
thông đường sắt, đường bộ, có nguồn lao động lớn, là những điều kiện quan trọng để phát
triển thành vùng công nghiệp lớn.
Trong quy hoạch về sơ bộ bố trí khu công nghiệp Dung Quất trên địa bàn của 19 xã
thuộc Bình Sơn và Sơn Tịnh với tổng diện tích 29.000 ha trong đó có 10.600 ha chưa sử
dụng tương đối bằng phẳng.
Cụm công nghiệp Dung Quất được bố trí:
Khu A: Diện tích 600 ha với một cảng nước sâu đảm bảo xây dựng cảng 4 chức năng:
dầu khí- công ten nơ- thương mại (tổng hợp)- dịch vụ. Giai độan 1 công suất 20-30 triệu
tấn. Giai đoạn 2 công suất 50-60 (có thể 100) triệu tấn. Nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn (ở
giai đoạn 1).
Khu B: Diện tích 300 ha là khu công nghiệp luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm và các
nhà máy phục vụ.
Khu C: Diện tích 400 ha là khu công nghiệp nhẹ, dệt may mặc, điện tử và tiểu thủ công
nghiệp.
Khu D: Diện tích 400 ha là khu công nghiệp chế biến nông lâm hải sản.
Xây dựng cụm công nghiệp Dung Quất sẽ kéo theo các ngành công nghiệp khác của
tỉnh Quảng Ngãi như : đường, bia, vật liệu xây dựng và dịch vụ cùng phát triển, đồng thời
ra đời và phát triển thành phố Vạn Tường quy mô từ 4-12 (vạn người)(2000-2010).
Dự tính giai đoạn đầu, đột phá là nhà máy lọc dầu (trước năm 2000) 200ha, khu D
khoảng 50ha được xây dựng các xí nghiệp. Giai đoạn sau (2010), khu A tăng lên 400ha;
khu B tăng lên 100ha; khu C tăng lên 100 ha; khu D tăng lên 100ha.
Cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp là việc xây dựng các công trình hạ
tầng quan trọng khác như cảng Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, các tuyến đường nối
với đường bộ, đường sắt quốc gia, nâng cấp quốc lộ 24 và xây dựng các tuyến đường nội
bộ.
Như vậy, nhà máy lọc dầu đã nằm trong quy hoạch phát triển của vùng trọng điểm
trung bộ và giữ vai trò quan trọng trong quy hoạch.
Về địa điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu 6,5 triệu tấn/ năm tại Dung
Quất là nhà máy đầu tiên được chọn địa điểm tại vùng cảng theo quy hoạch nên được ưu
tiên lựa chọn trong phạm vi rộngchung quanh vùng cảng sao cho đảm bảo được các yêu
cầu kĩ thuật của công nghệ trước mắt và lâu dài và tính khả thi về kinh tế của dự án nhưng
đồng thời cũng phải dành chỗ cảng cho các mục tiêu khác như quy hoạch và không gây ô
nhiễm môi trường (đặc biệt là cảng)
Bốn địa điểm của dự án đưa ra lựa chọn hiện chỉ có một địa điểm được khảo sát sơ bộ, vì
vậy khó có thể xét địa điểm nào là tốt nhất. Việc so sánh các địa điểm dựa trên những số
liệu đầu vào rất sơ bộ, vì vậy khó có thể xét địa điểm nào là tốt nhất. Việc so sánh các địa
điểm dựa trên những số liệu đầu vào rất msơ bộ với nhiều giả thiết còn đang bàn cải và
như vậy những kết luận đưa ra chưa có cơ sở, cần được bổ xung kỹ hơn.
Về cảng nhập và xuất đầu đề nghị xét trong tổng thểquy hoạch của cảng, nhà máy lọc dầu
chỉ sử dụng 1 phần cảng (13 triệu tấn/ năm) trong số 50-60 triệu tấn thì nhà máy chỉ chịu
một phần vốn tương ứng là hợp lý hơn việc đầu tư toàn bộ hoặc không tính đầu tư.
Các đầu tư khác về kết cấu hạ tầng (không kể cảng) phục vụ riêng cho nhà máy thì không
nên đặt vấn đề tách riêng.
Với địa điểm Dung Quất, bất cứ 1 công trình nào xây dựng đầu tiên cũng sẽ gặp khó khăn
tương tự nhiều phải xây dựng hạ tầng cơ sở từ đầu. Riêng đối với lọc dầu phải cộng thêm
một khó klhăn lớn khác là xa thị trường (thị trường trong nước tập trung ở miền Bắc 30%,
miền Nam 50%, miền Trung chỉ 10%). Nừu chọn Dung Quất là nhà máy lọc dầu thứ nhất
thì còn gặp một khó khăn lớn khác là thời gian xây dựng (yên cầu xong trước năm 2000).
Với khó khăn này làm cho tính khả thi hiện tại của dự án bị giảm. Vì vậy tính khả thi của
dự án thiên về là nhà máy lọc dầu thứ 2 (dành chỗ cho nhà máy lọc dầu) khi cảng Dung
Quất đã hoạt động.
2- Những thành tựu đạt được
2.1.Trước năm 1996
Khu vực Dung Quất chủ yếu là các đồi cát với các hoạt động chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp và khai thác hải sản năng suất thấp; chưa có cơ sở công nghiệp đáng kể ngoài
một số cơ sở như kho tàng, bến cảng khu vực Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, cũng như khu
vực Sa Kỳ ở phía Nam. Khu vực Kỳ Hà có cơ sở phá dỡ tàu biển và luyện thép bằng sắt
vụn do Quân khu 5 quản lý kết hợp với việc quản lý khai thác cảng Kỳ Hà (cảng quân sự
hiện nay).
Về dân số và lao động Dung Quất có khoảng 139.513 người, chủ yếu là lao động nông
nghiệp và ngư nghiệp. Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không đáng kể, lao
động dịch vụ thương nghiệp còn ít và chủ yếu ở hai thị trấn Châu Ô (Quảng Ngãi) và Núi
Thành (Quảng Nam).
Về cơ sở hạ tầng, ngoài một số tuyến, công trình đầu mối như giao thông quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc Nam, sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, tuyến cao áp 110 KV dọc quốc lộ 1A
và các tuyến trung áp 15KV ngoài khu vực Dung Quất; còn trong khu vực quy hoạch cơ sở
hạ tầng phục vụ kinh tế phục vụ công nghiệp và đô thị chưa có. Các cơ sở hạ tầng xã hội
còn thấp kém, các công trình công công như trường học, trạm y tế…chủ yếu là công trình
1 tầng cấp IV bán kiên cố và tạm thời.
2.2. Từ năm 1996 – 2001.
Năm năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ
ngành Trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, phối hợp với Ban
quản lý khu công nghiệp Dung Quất và các Sở ban ngành trong tỉnh… khu công nghiệp
Dung Quất đã được khởi công và bắt đầu hoàn thành.
2.2.1.Các quy hoạch đã được phê duyệt
- Quy hoạch mặt bằng khu công nghiệp Dung Quất- Chu Lai 14.000 ha.
- Quy hoạch chi tiết khu tái định cư; Gò Đường, Đông Hoà, Đồng Lớn, Giếng Hồ, Đồng
Rướn, Tây Trà Bồng, Hàm Rồng, An Phú…
- Quy hoạch chi tiết các khu nghĩa địa Bình Trị, Bình Đông, Hàm Rồng, Gò Đường, Bình
Hoà.
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu công nghiệp phía Tây sông Trà Bồng (Nam Chu Lai)
2.100 ha.
- Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp phía Đông Dung Quất: 5.054 ha.
- Quy hoạch chung đô thị Vạn Tường với 2.400 ha, quy mô dân số năm 2005 khoảng
28.000 dân và năm 2010 khoảng 120.000 dân.
- Quy hoạch xây dựng khu dân cư và chuyên gia nhà máy lọc dầu số 1.
- Quy hoạch xây dựng khu trung tâm phía Bắc Thành phố Vạn Tường: 180 ha và khu trung
tâm phía Nam thành phố Vạn Tường 750 ha.
- Cắm mốc quy hoạch khu công nghiệp (34km) với 15 biển báo.
2.2.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống giao thông
- Đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng gai đoạn một của KCN Dung Quất
và thành phố Vạn Tường với tổng số vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng.
- Đã đầu tư xây dựng hai tuyến đường chính nối từ trục giao thông Bắc- Nam vào KCN
Dung Quất và các đường giao thông chính trong thành phố Vạn Tường với tổng số 60,96
km đưòng giao thông và đã đưa sử dụng 55 km đường giao thông và một bến cảng chuyên
dùng cho tàu 10.000 tấn.
Cụ thể như sau:
+Tuyến đường phía Bắc nối quốc lộ 1A với cảng Dung Quất và nhà máy lọc dầu số
1 dài 20,3 km đã hoàn thành và phát huy tác dụng.
Tuyến đường phía Nam :nối quốc lộ 1A với Bình Long và nhà máy lọc dầu số 1 dài
9,16km đã đưa vào sử dụng.
+Đường công vụ Bình Hiệp – Dung Quất (11km) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
phục vụ tốt quá trình thi công xây dựng.b
b)Hệ thống cảng Dung Quất : Liên doanh Vietros đã khởi công xây dựng đê chắn sóng,
cảng xuất sản phẩm và chuẩn bị thủ tục đưa vào vận hành Bến cảng chuyên dụng số 1
phục vụ thi công đáp ứng tầu trọng tải 1 vạn- 1,5 vạn DWT. Đang hoàn chỉnh dự án đàu tư
2 bến cảng tổng hợp cho tầu 3 vạn tấn. Một số doanh nghiệp hàng hải đang có kế hoạch
đầu tư phát triển bãi, kho tàng gắn với cảng.
Bến cảng số 1 đã cơ bản hoàn thành
Đang xây dựng đê chắn sóng dài 1,6 km
Đang lập dự án khả thi xây dựng bến cảng số 2 cảng tổng hợp theo phương thức
BOT.
c)Đường hàng không :tên cơ sở 2 tuyến đường băng hiện có ( 3020 m x 45m và 2080 m
x…m), sân bay Chu Lai sẽ được ngành hàng không đầu tư khôi phục và đưa vào hoạt động
vào năm 2003 và sẽ tiếp tục triển khai đầu tư nâng cấp từng bước trở thành sân bay quốc
tế.
d)Hệ thống cấp nước
Đã hoàn thành nhà máy nước 15.000m3 / ngày, lắp đặt xong tuyến đường ống dẫn
nước phục vụ xây dựng NMLD số 1, tuyến đường ống đến khu vực cảng, thành phố Vạn
Tường. Đang dự kiến nâng cấp nhà máy nước lên 1000.000m3/ngày đem theo sự phát triển
của KCN Dung Quất .
e)Hệ thống cấp nước
Đã hoàn thành nhà máy nước 15.000m3/ ngày, lắp đặt xong tuyến đường ống dẫn
nước phục vụ xây dựng NMLD số 1, tuyến đường ồng đến khu vực cảng, thành phố Vạn
Tường. Đang dự kiến nâng cấp nhà máy nước lên 100.000m3/ngày đêm theo sự phát triển
của KCN Dung Quất.
f)Hệ thống cấp điện
Đã hoàn thành điện 110KV/25MVA, đường dây 110KV Nước Mặn – Bình Trị(
trung tâm KCN). Trạm 220KV /63MVA và đường dây220KV mạch kép từ trạm 500 KV
Cầu Đỏ - Đà Nẵng về trạm 220KV nước Mặn.
f)Hệ thống thông tin liên lạc
Hoàn thành Bưu điện Dung Quất với tổng đài điện tử 512 số, cột ăng ten cao 40m
phủ sóng điện thoại di động toàn KCN Dung Quất .Chuẩn bị khởi công xây dựng 3 trạm
viễn thông và tổng đài điện tử HOST 8.632 số bằng nguồn vốn ODA.
2.2.3.Hệ thống hạ tầng xã hội
Đi đôi với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã tiến hành xây dựng các công trình hạ
tầng xã hội phục vụ nhu cầu ăn ở sinh hoạt, học tập cho công nhân,chuyên gia khu công
nghiệp.
Đang xây dựng trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật khu công nghiệp Dung Quất với quy
mô 1.000 học viên.
Đang chuẩn bị xây dựng bệnh viện 100 giường.
Đang xây dựng trung tâm Monitoring môi trường cho khu công nghiệp Dung Quất .
Thoả thuận địa điểm để lập các dự án khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, nhà
nghỉ, khu văn hoá thể thao tại thành phố Vạn Tường.
Tiếp tục thực hiện dự án rừng phòng hộ môi trường cảnh quan khu công nghiệp
Dung Quất :chăm sóc 48,5 ha rừng phòng hộ đã trồng trong năm 2001 và chuẩn bị trồng
mới 100 ha rừng phòng hộ và cảnh quan khu công nghiệp .
Tổ chức điều ta khảo sát, khảo sát những vấn đề khảo cổ, thực trạng kinh tế – xã hội,
phong tục tập quán phục vụ di dân và xử lý thông tin kết quả điều tra xã hội học .
2.3. Công việc chuyển dân, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư
Phối hợp với chính quyền địa phương, đã tổ chức di chuyển được 791 hộ giải phóng
mặt bằng trên 400 ha cho nhà máy lọc dầu số 1 và các công trình khác trong khu công
nghiệp .
Xây dựng 9 khu tái định cư và các khu dãn dân, diện tích 100 ha, năng lực thiết kế
2000 hộ, xây dựng 5 nghĩa địa diện tích 14,6 ha, năng lực thiết kế 1572 mộ, cải táng
khoảng 7000 ngôi mộ.
Xây dựng các chính đền bù, giải toả, phối hợp cùng các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến
độ giải phóng mặt bằng.Tổ chức vận động nhân dân thực hiện di dời, tái định cư, bàn giao
mặt bằng cho các chủ đầu tư với diện tích 1040 ha.
Công tác kiểm kê, áp giá đền bù:
+ Tổng số hồ sơ được áp giá đền bù gần 7000 hồ sơ + số hộ phải di chuyển hơn 1000
hộ, trong đó 783 hộ với 3340 khẩu vào khu tái định cư, 254 hộ với 1070 nhân khẩu
chài dân
+ Tổng kinh phí đã chi trả gần 100 tỷ đồng
+ Số mồ mả được di dời ra khỏi mặt bằng 8650 ngôi mộ
+ Bình quân đền bù 92,3 triệu đồng/ hộ
- Tổ chức điều tra khảo sát những vấn đề khảo cổ ,thực trạng kinh tế – xã hội , phong
tục tập quán phục vụ di dân và xử lý thông tin kết quả điều tra xã hội học.
- Phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi , các chủ đầu tư đưa các chương trình hỗ trợ
,các dự án cải tảo đồng ruộng giúp cho các hộ dân phải di chuyển đến khu tái định
cư nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất.
2.4. Về thu hút đầu tư:
Thực hiện quy hoạch chung, trong hơn năm năm qua qua đã thu hút được một khối
lượng vốn đầu tư tương đối lớn từ các nguồn vốn trong nước như vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước khoảng gần 600 tỉ đồng, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp như điện lực , bưu chính
viễn thông khoảng 400 tỉ đồng : vốn liên doanh xây dựng nhà máy lọc dầu với tổng vốn
góp khoảng 440 triệu USD, kế hoạch đầu tư là 376 triệu USD , đến hết năm 2001 đã thực
hiện khoảng 75 triệu USD, bằng 17% vốn góp và bằng 5,77% so với tổng vốn đầu tư.
Đến nay đã có 14 dự án được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất (
chủ yếu trong 2 năm 2000 và 2001 ) với vốn 1534 triệu USD và hơn 350 tỉ VND.Trong số
các dự án được cấp phép, có 3 dự án đã đi vào sản xuất, 2 dự án hoàn thành san nền và
đang thi công ,2 dự án giải phóng xong mặt bằng.
Dự án Nhà máy lọc dầu số 1
Dự án liên doanh giữa tổng công ty dầu khí Việt Nam và tập đoàn Zarubeznhef đầu
tư với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD công suất 130.000 thùng ngày ( tương đương với 6,5
triệu tấn/năm). Công ty liên doanh Vietross trực tiếp điều hành, dự kiến năm 2005 hoàn
thành và dưa vào sử dụng .
- Mặt bằng chính của nhà máy lọc dầu số 1 đã hoàn thành. Các gói thầu của dự án nhà máy
lọc dầu đã xong bước đấu thầu, trong đó có một số gói thầu đang thi công .Riêng gói thầu
5A ( đê chắn sóng ) đã khởi công từ ngày 28/03/2001 nhưng đến nay còn đang trong giai
đoạn thiết kế kỹ thuật chi tiết và gói thầu số 1 đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Sự hoàn thiện một bước hệ thống hạ tầng trong khu công nghiệp Dung Quất kết hợp với
việc nhà máy lọc dầu số 1 chuyển sang giai đoạn triển khai đồng loạt các gói thầu công
nghệ , bước đầu đã tạo ra sức hút mạnh mẽ trong việc đầu tư theo dự án các công trình sản
xuất như: dự án sản xuất nhựa PP, PE, Sợi tổng hợp PS, sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp
LAB, nhà máy EN Parafin …
- Trong mặt bằng nhà máy các hạng mục công trình đang được thi công : san lấp mặt bằng
bể chứa sản phẩm , xây tường rào nhà máy, khu bể chứa dầu thô và bể chứa sản phẩm , đê
chắn sóng.
Dự án nhà máy kết cấu thép
Tổng vốn đầu tư của dự án là 20 triệu USD do Công ty liên doanh xây dựng Việt
Nga đầu tư , đang hoàn thành các thủ tục cần thiết để tiến hành xây dựng nhà máy.
Các dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng
- Dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư và chuyên gia NMLD số 1 do Công ty
xây dựng Sông Đà 6 (48 ha ), tổng vốn đầu tư 32,5 tỷ đồng và Tổng công ty miền
Trung ( 34 ha ) , tổng vốn đầu tư 26 tỷ đồng.
- Dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng khu hoá dầu quy mô 600 ha, tổng vốn đầu tư 35
triệu USD, giai đoạn 1 (50 ha ) do liên doanh giữa tập đoàn AMATA và Công ty
phát triển cơ sở hạ tầng Quảng Ngãi tổng vốn đầu tư 4,2 triieụ USD.
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp vật liệu xây
dựng khu công nghiệp phía đông Dung Quất ( 53,8 ha ) tổng vốn đầu tư 48,8 tỷ
đồng do Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng tổng công ty xây dựng số
1 đầu tư.
Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
- Nhà máy sản xuất nhựa đường Kỳ Hà do liên doanh Việt – Mỹ (JaguarAsphalt ),
tổng vốn đầu tư 122 triệu USD .
- Nhà máy sản xuất gạch Block do Công ty xây dựng 72 thuộc Tổng công ty xây
dựng miền Trung ,tổng vốn đầu tư 8,3 tỷ đồng, công suất 20 triệu viên/năm .
- Nhà máy tháo dỡ tàu biển Kỳ Hà ( liên doanh Việt Nhật ), tổng vốn đầu tư 6 triệu
USD .
- Dự án kho bãi hàng hoá ( 15 ha ) do công ty cổ phần thiết bị Hàng hải – Tổng công
ty hàng hải Việt Nam , tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng.
- Dự án khu du lịch (5 ha )do doanh nghiệp tư nhân Quang Châu, tổng vốn đầu tư 18
tỷ đồng.
- Dự án xây dựng khu sản xuất phụ trợ 04 ha do Công ty thiết kế và xây dựng dầu khí
thuộc Tổng Công ty dầu khí Việt Nam thực hiện ,tổng vốn đầu tư 15,3 tỷ đồng.
- Dự án nhà máy gạch Dung Quất 2 công suất 20 triệu viên/năm do Công ty xây dựng
đô thị và khu công nghiệp thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội thực hiện ,tổng
vốn đầu tư 11,2 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng bến số 1 cảng tổng hợp Dung Quất theo hình thức BOT quy
mô công suất 1 vạn DWT (giai đoạn 1), vốn đầu tư 200 tỷ đồng.
- Dự án bến cảng số 2 cảng tổng hợp Dung Quất theo hình thức BOT quy mô công
suất cặp tàu 1 vạn DWT (giai đoạn 1 ), vốn đầu tư 200 tỷ đồng.Đang lập dự án tiền
khả thivà xây dựng bến tạm đẻ phục vụ thi công đê chắn sóng.
- Nhà máy nước giai đoạn 2 :100.000m3/ngày , vốn đầu tư 47,5 triệu USD ,của đầu tư
Liên doanh VINACONEX và 4 doanh nghiệp Đức , đang đàm phán để chọn
phương án khả thi.
- Dự án sản xuất Polypropylene, quy mô 100.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 100 triệu
USD ,chủ đầu tư là công ty Liên doanh VIETTROSS.
- Một số dư án công nghiệp nặng gắn với cảng biển nước sâu (luyện cán thép, đóng
sửa tàu biển, sản xuất thiết bị nặng … )
Việc thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng của ban quan lý khu công nghiệp Dung
Quất với tư cách là cơ quan chủ đầu tư có nhiều tiến bộ.Ban Quản lý khu công nghiệp
Dung Quất đã đề xuất và tranh thủ sự ủng hộ của tỉnh để tháo gỡ các vướng mắc thuộc
thẩm quyền quản lý Nhà nước trên lãnh thổ như giải quyết đền bù, tái định cư, ban hành
một số cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất trong thời kỳ
2002 – 2005, phối hợp với các Bộ ngành xúc tiến các dự án và xây dựng chương trình phát
triển có liên quan như: điều chỉnh các phân khu chức năng và thúc đẩy hoàn chỉnh quy
hoạch chi tiết cảng Dung Quất thuộc cụm cảng số 3 – Trung Trung Bộ: về chủ trương xây
dựng kè đê chắn cát cảng Dung Quất , khôi phục và đưa sân bay Chu Lai vào khai thác
cuối năm 2002 hoặc đầu năm 2003 …
Ban quản lý KCN Dung Quất thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2002:
- Đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đạt 48,5% kế hoạch năm 2002:
Thực hiện quyết định số196/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, quyết định số
156/2001/QĐ-BKH ngày 28/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu kế
hoạch và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2002, Ban quản lý khu công nghiệp Dung
Quất đã triển khai kế hoạch nhà nước ngay từ đầu năm như : Giao kế hoạch cho ban dự án
đầu tư và công trình công cộng; quyết định giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước cho
các đơn vị trực thuộc; phê duyệt tiến độ và yêu cầu giá trị khối lượng thực hiện kế hoạch
vốn thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước năm 2002; ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và
xây dựng phù hợp với thực tế và cơ chế chính sách của Nhà nước;quy định về tổ chức và
quản lý tài chính-kế toán Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất với vai trò là đơn vị dự
toán cấp I thuộc bộ tài chính (hiên nay đang trình Bộ tài chính phương án khoán chi hành
chính thí điểm năm 2002 theo ý kiến chỉ đạo của chính phủ). Ban quản lý các dự án Đầu tư
và Công trình công cộng và các đơn vị trực thuộc đã tập trung bám sát nhiệm vụ chính trị
được giao tổ chức ra quân thực hiện kế hoạch từ đầu năm, tạo khí thế thi đua sôi nổi, khắc
phục khó khăn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2002.
Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2002, toàn ban đã thực hiện được 38,378 tỷ
đồng đạt kế hoạch năm 2002, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 38,376 tỷ đạt
48,93% kế hoạch năm 2002, chi sự nghiệp đào tạo 300 triệu đồng đạt 50% kế hoạch năm,
vốn chương trình 5 triệu ha rừng đã thực hiện được 200 triệu đồng gồm các hạng mục thiết
kế lâm sinh, chăm sóc, bảo vệ rừng, chuẩn bị cây giồng…
Về tình hình kêu gọi vốn đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất, 6 tháng đầu năm
đã cấp 3 giấy phép đầu tư với tổng vốn 132 tỷ đồng sử dụng 115 ha đất công nghiệp.
Đạt được kế quả trên là do các nguyên nhân :
Thứ nhất, Ban đã được Chính phủ giao kế hoạch sớm, tạo điều kiện thuận lợi trong
việc triển khai thực hiện, Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất tổ chức giao kế hoạch
cho các đơn vị, xây dựng các quy chế, quy trình quản lý, biển pháp tổ chức thực hiện, đề ra
tiến độ thực hiện với những chỉ tiêu cụ thể nhằm phấn đấu hoàn thành cac chỉ tiêu kế
hoạch nhà nước giao năm 2002.
Thứ hai, Ban đã có nhiều biện pháp tích cực, hiệu quả, chỉ đạo tập trung, trọng
điểm, thường xuyên kiểm tra, giám sát, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ
chức thi công, đảm bảo công trình thi công có chất lượng, đúng quy định của nhà nước về
đầu tư và xây dựng, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ban đã đạt được những kết quả quan
trọng trong quản lý điều hành, tổ chức kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách…
Thứ ba, bước đầu tạo ra những điều kiện cần thiết để hoàn thành các chỉ tiêu Nhà
nước năm 2002 : thực hiện đúng chỉ tiêu về xây dựng cơ bản theo danh mục công trình, cơ
cấu vốn; chuẩn bị các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, bộ máy, kế hoạch để tổ chức thi
tuyển khai giảng 300 học sinh, ưu tiên cho con em của các xã trong khu công nghiệp Dung
Quất phải di dời. Trong thu hút đầu tư đã tạo ra những hành lang pháp lý có sức hấp dẫn
cao, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ tạo hành lang
pháp lý, cơ cơ chế chính sách, từng bước tạo ra những cơ sở hạ tầng quan trong đưa ra
những cơ sở hạ tầng quan trọng đưa vào xây dựng, khai thác sử dụng như : sân bay Chu
Lai tiến hành cải tạo đưa vào sử dụng năm 2003, hệ thống đường sắt Dốc Sỏi- cảng Dung
Quất dang lập dự án tiện khả thi, quy hoạch hệ thống hạ tầng Cảng Dung Quất, xây dựng
kè chắn cát … xây dựng phân khu công nghiệp Sài Gòn –Dung Quất, tạo ra một cụm công
nghiệp hoàn chỉnh nhằm thu hút các ngành công nghiệp dệt- may trong nước đầu tư và các
ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên, trong 6 tháng thực hiện kế hoạch, Ban vãn có một số vấn đề bấp cập sau:
Công tác giải toả mặt bằng vẫn còn khó khăn vướng mắc, gây không ít khó khăn
cho các nhà đầu tư và quá trình triển khai xây dựng các dự án trong khu công
nghiệp.
Quá trình tổ chức thi công còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh, công tác tư vấn,
khâu tổ chức thực hiện, công tác giải ngân vốn còn nhiều thủ tục chưa thông
thoáng, còn chậm.
Vốn dự án 5 triệu ha rừng do Bộ tài chính thông báo chậm, đến nay chưa giải
ngân được làm ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai năm 2002 của dự án.
Tình hình đầu tư vào khu công nghiệp còn hạn chế, các dự án đã cấp giấy phép
triển khai chậm còn chờ đợi vào tiến độ xây dựng nhà máy lọc dầu số 1.
Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư chưa đi vào chiều sâu.
Công tác tổ chức bộ máy chưa ổn định, luôn phải điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu
của sự phát triển khu công nghiệp Dung Quất mà bản chấ của nó là khu kinh tế
tổng hợp.
Tình hình quản lý quy hoạch – môi trường trong khu công nghiệp Dung Quất
còn nhiều khó khăn phức tạp, hành lang pháp lý chưa đủ để Ban thực hiện chức
năng này, còn lệ thuộc vào chính quyền xã, huyện, tỉnh.
3- Một số tồn tại
3.1.Việc thực hiện đầu tư một số hạng mục cơ bản theo quy hoạch chung của Quyết định
207/TT ngày 11 tháng 4 năm 1996 còn chậm.
Về thực chất khu công nghiệp Dung Quất được hình thành trên cơ sở xây dựng nhà
máy lọc dầu số 1 gắn với việc xây dựng cảng chuyên dụng và tổng hợp Dung Quất và từng
bước sẽ thu hút thêm các ngành công nghiệp khác…Trong các công trình cơ bản đó , nhà
máy lọc dầu số 1 là một trọng điểm phát triển để lôi kéo sự phát triển của toàn khu, song
đến nay triển khai chậm so với dự kiến .Nhà máy này , theo dự kiến có công suất 6,5 triệu
tấn /năm sẽ bát đầu vận hành vào năm 2001 ,nay lại xác định lại mốc thời gian là tháng
10/2004 , như vậy dự án này chậm lại khoảng 3 năm so với dự kiến đề ra ban đầu và chậm
khoảng 6 tháng so với tiến độ của liên doanh .
Việc triển khai các gói thầu đều chậm bao gồm cả thủ tục đầu tư lẫn việc triển khai
đền bù – giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công ) đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
thu hút đầu tư cungx như khai thác các hệ thống hạ tầng đã và đang được đầu tư trong khu
Dung Quất. Gói thầu liên quan đến thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị cho nhà máy vẫn chưa
được ký kết ( gói thầu số 2 – khu bể chứa dầu, gói thầu số 4- phao rót dầu không bến mới
hoàn thành việc đấu thầu : gói 5B- cảng xuất sản phẩm đang đánh giá hồ sơ mời thầu ; gói
thầu 5A- đê chắn sóng, nhà thầu đã àm lễ khởi công từ cuối tháng 3/2001, triển khai chậm
)
Quy hoạch chi tiết cảng Dung Quất thuộc cụm cảng số 3 chưa được thông qua , ảnh
hưởng đến tiến độ xây dựng cảng này.
Theo quy hoạch tại Dung Quất sẽ xây dựng một hệ thống cảng biển nước sâu , gòm cả
cảng dầu khí và các cảng tổng hợp , đảm bảo đến năm 2010 lượng hàng hoá tổng hợp qua
cảng Dung Quất đạt 2-2,5 triệu tấn. Song đến nay ngoài bến cảng số 1 đã hoàn thành, sẵn
sàng đưa vào sử dụng: nhiều doanh nghiệp khác cũng đã đăng ký đầu tư phát triển cảng ,
nhưng còn chờ quy hoạch chi tiét được thông qua.
Một vấn đề kỹ thuật nữa có liên quan đến việc phát triển cảng biển nước sâu là cần
sớm có có kè chắn cát tại phía Tây sông trà Bồng cho cảng Dung Quất .Kè chắn cát này là
điều kiện cấp bách để một loạt nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, nhà máy luyện
thép nhà máy sản xuất xi măng… được triển khai.
Thành phố Vạn Tường, một đô thị mới được quy hoạch trong lòng khu Dung Quất,
có diện tích chung lên tới 2.400 ha. Theo dự kiến, đây sẽ là thành phố đầu tiên được xây
dựng theo các chuẩn mực hiện đại, song hiện nay, trong thành phố này mới chỉ có mạng
lưới giao thông nội thị ,nhưng chưa có lao động trong khu Dung Quất đến ở. Những trung
tâm văn hoá thể thao thương mại –du lịch, trạm thu phát truyền hình còn là phác thảo trong
quy hoạch thành phố. Cần phải quy haọch lại dân cư và điều chỉnh các khu dân cư hiện có
theo hướng đô thị hoá .
3.2. Việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa
đáp ứng yêu cầu thu hút vốn đầu tư đến từng cụm công nhgiệp và chưa chủ động vịc đa
dạng hoá việc huy động các nguồn lực khácngoài vốn ngân sách Nhà nước vào quá trình
phát triển hệ thống hạ tầng trong khu công nhgiệp.
Hệ thống hạ tầng bên ngoài khu Dung Quất còn kém phát triển và chậm được cải
thiện, việc đi lại của các nhà đầu tư còn gặp nnhiều trở ngại; môi trường đầu tư và thị
trường của khu vực miền Trung còn nhiều yếu tố rủi ro đã gây tâm lý lo ngại cho các nhf
đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
3.3. Hành lang pháp lý, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.
Do ý đồ về mô hình phát triển Dung Quất chưa rõ dẫn đến lúng túng trong quy
hoạch chi tiết và hậu quả là dẫn đến lúng túng trong quy hoạch chi tiết về đầu tư phát triển
hạ tầng khu Dung Quất
Do mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và chính sách phát triển chưa rõ, chưa đồng bộ,
chưa đủ hành lang pháp lý (vẫn đang áp dụng mô hình khu công nghiệp theo nghi định
36/CP) dẫn đến lúng túng giữa quan hệ quản lý trực tiếp theo dự án của ban quản lý và
quản lý kinh tế- xã hội của 2 tỉnh; không rõ cái nào Ban quản lý khu công nghiệp Dung
Quất chịu trách nhiệm, cái nào UBND 2 tỉnh chịu trách nhiệm, cái nào cần sự phối hợp
giữa Ban quản lý và 2 tỉnh. Thí dụ: khi đưa cầu cảng số 1 vào hoạt động thì tầu muốn vào
cảng phải đến Liên doanh để xin phép và lại ra Đà Nẵng làm cảng vụ rồi quay vào Quy
Nhơn làm thủ tục hải quan… nên các hoạt động phát triển của khu công nghiệp Dung Quất
vẫn nằm trong tình trạng bị động, lúng túng. Việc đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất
còn chưa thật sự hấp dẩntên nhiều mặt: cơ chế chính sách bước đầu đã có khuyến khích,
ưu đãi, nhưng hạ tầng kĩ thuật bên trong khu công nghiệp chưa đồng bộ, việc đầu tư còn
nhiều yếu tố rủi ro, lại nằm trong điều kiện đi lại- dịch vụ rất khó khăn… nên việc thu hút
các ngành công nhgiệp khác ngoài công nghiệp lọc hoá dầu còn hạn chế.
Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư không đồng bộ, thiếu thống nhất giữa ban quản lý
khu Dung Quất với 2 tỉnh Quãng Nam và Quãng Ngãi.
Không có sự chỉ đạo tập trung thống nhất việc quy hoạch và phát triển hạ tầng kỹ
thuật ngoài hàng rào khu Dung Quất. Ban quản lý chỉ lo phát triển trong hàng rào (khác
với tất cả hàng rào đã có trong các khu công nghiệp ở Việt Nam vì trong hàng rào không
có dân), ngoài hàng rào cái thì Bộ lo, cái thì tỉnh lo, có đâu làm đó, thiếu đồng bộ, mạnh ai
người ấy làm(Dung Quất, Quãng Nam, Quãng Ngãi cạnh tranh nhau) làm cho sức lan toả
từ Dung Quất đến các vùng phụ cận đáng ra là tích cực lại trơ thành tiêu cực.
II- Các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển khu công nghiệp Dung Quất trong tương
lai
1- Xác lập lại mô hình phát triển khu công nghiệp Dung Quất trong tương lai
Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, có xác định đúng tính chất, vị trí vai tro của khu
này thì mới có định hướng đúng, biện pháp thực thi hữu hiệu và cơ chế chính sách đầu tư
và quản lý thích hợp.
Theo quy chế khu công nghiệp , khu chế xuất, khu công nghệ cao (KCN, KCX,
KCNC )ban hành kèm theo nghị định 36/CP của chính phủ thì Dung Quất không đơn giản
chỉ là KCN.Từ thực tế thấy rằng, đối với Dung Quất ,tên gọi là KCN,nhưng không phải
như các KCN khác , vì bên trong nó ngoài các KCN tập trung còn có cả cảng, có sân bay,
có các điểm dân cư và đô thị, có cả một phần diện tích làm nông nghiệp … .Hơn nữa, quy
mô của Dung Quất lại quá lớn tới 14.000 ha trong khi tổng diện tích của 68 KCN của cả
nước mới có 11.800 ha (số liệu cuối năm 2001). Do đó cơ chế quản lý vận hành khu Dung
Quất theo quy chế của KCN hiện nay là chưa phù hợp cần phải có một quy chế khác thích
hợp hơn.Nừu áp dụng quy chế KCN , KCX ,KCNC cho Dung Quất thì cũng như để Dung
Quất mang một chiếc áo quá chật, không phù hợp với tầm vóc và quy mô của nó . Do vậy
có ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển đổi Dung Quất từ KCN thành khu kinh tế. Có
như vậy Dung Quất mới có thể tiến nhanh, tiến kịp với yêu cầu phát triển.
Như vậy Dung Quất không phải là một khu công nghiệp đơn thuần mà nó là một
khu kinh tế tổng hợp. Do đó, vấn đề phất triển đồng bộ theo các bước đi thích hợp với các
định hướng phát triển cho các phân nghành và từng phân khu của khu kinh tế tổng hợp này
cần được xác định rõ. Có xác định dúng vấn đề này thì mới có thề xúc tiến đầu tư nhanh
chóng và xác đinhj cơ chế chính sách rõ dàng.
Chẳng hạn thành phố Vạn Tường đã đựoc quy hoạch song song với việc xây dựng
tuyến trục giao thông chính trong đô thị này, các công trình hạ tầng xã hội khác đang được
đầu tư như Trường đào tạo công nhân kỹ thuật, Bệnh viện , Trung tâm khảo sát môi trường
, trạm thu phát truyền hình … .Để thực sự là thành phố, quy hoạch phát triển nó phải thực
sự gắn với sự phát triển của các phân ngành và phân khu khác trong phạm vi Dung Quất .
Đồng thời phải có một cơ chế quản lý đầu tư phát triển thích hợp gắn với quá trình phát
triển của đô thị này với tổng thể phát triển chung của khu kinh tế Dung Quất .
Từ các vấn đề trên, trong tầm nhìn dài hạn cần điều chỉnh định hướng quy hoạch
tổng thể và đầu tư dể đưa khu công nghiệp Dung Quất trở thành một khu kinh tế tổng hợp
theo đúng tính chất và vai trò của nó.
2- Giải quyết vấn đề quan hệ giữa khu kinh tế Dung Quất với việc hình thành khu kinh tế
mở (KTM) Chu Lai .
Ngay từ 1998 (sau hai năm theo quyết định phê duyệt quy hoạch chung khu công
nghiệp Dung Quất ), thưc hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII, Chính phủ đã chỉ đạo
các ngành , các địa phương triển khai nghiên cứu và hình thành đặc khu kinh tế ở Việt
Nam . Ngày 10 tháng 7 năm 1999, Văn phòng Trung ương Đảng đã thông báo số
232/TP/TW về ý kiến của Bộ Chính trị “đồng ý chủ trương triển khai xây dựng thí điểm
mô hình khu kinh tế mở Chu Lai tại tỉnh Quảng Nam ”; sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã
có quyết định số 204/1999/QĐ- TTg ngày 18 /10/1999 thành lập Bản Chỉ đạo xây dựng
KTM Chu Lai do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban dưới sự tham gia của lãnh đạo một số bộ
ngành có liên quan….Hiện nay đề án về KTM Chu Lai đang được Chính phủ xem xét.
Như vậy là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung , thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam
đang nghiên cứu để hình thành một khu kinh tế mở. Địa bàn đang nghiên cứu để hình
thành khu KTM Chu Lai lá một phần diện tích của khu công nghiệp Dung Quất đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 207/TTg ngày 11 tháng 4 năm 1996 .Như
vậy , nếu khu KTM Chu Lai thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và vừa có một khu công
nghiệp tương đương như một khu kinh tế tổng hợp (đã được hình thành và đang trong xây
dựng ) thuộc địa bàn Quảng Ngãi .Giữa 2 khu này có một bộ phận lãnh thổ được sử dụng
chung là sân bay Chu Lai và có 2 cảng biển là Cảng Kỳ Hà và Cảng Dung Quất . Chính vì
vậy mà trong khi nghiên cứu đề án hình thành khu KTM Chu Lai có những ý kiến đề nghị
so sánh hiệu quả việc xây dựng khu KTM Chu Lai theo phương án có cảng Kỳ Hà và
không có cảng Kỳ Hà, phương án có khu Chu Lai riêng biệt và phương án có một khu bao
gồm cả Dung Quất – Chu Lai như Chiến lược kinh tế xã hội Việt Nam đén năm 2010 đã
nêu .Qua phân tích ,đã có ý kiến cho rằng ads dụng cơ chế khu kinh tế mở có cả Chu Lai
và Dung Quất có thể sẽ mang hiệu quả hơn .
Đối với khu Dung Quất , nếu theo Quyết định 207/ttg bao gồm cả cảng Kỳ Hà và
sân bay Chu Lai , hoậc giả sử khi đè án khu KTM Chu Lai được phê duyệt , cảng Kỳ Hà
và sân bay Chu Lai thuộc về khu kinh tế mở Chu Lai và sân bay Chu Lai là sân bay phục
vụ chung cho cả khu KTM Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất . Trong trường hợp đó tính
chất khu Dung Quất vẫn là một khu kinh tế tổng hợp có quy mô khá lớn vì :
Thứ nhất , về diện tích , nếu không tính phần diện tích của cảng Kỳ Hà và sân bay
Chu Lai thì diện tích của khu Dung Quất vẫn còn trên 10.000ha tương đương với diện tích
68 khu công nghiệp đã được cấp phép hình thành của cả nước cộng lại .
Thứ hai , thực tế phát triển 5 năm qua ,cùng với việc phát triển nhà máy lọc dầu, ở
đây đã và đang triển khai xây dựng cảng nước sâu chuyên dụng và tổng hợp ; xây dựng hạ
tầng các khu công nghiệp trong Dung Quất ;bộ khung trong đo thị Vạn Tường đã hình
thành và nhiều công trình hạ tầng kinh tế ,xã hội dã được xây dựng …Bộ mặt của một khu
kinh tế tổng hợp ở Dung Quất đã và đang hình thành , đòi hỏi cần có một cơ chế quản lý
và khung pháp lý thích hợp .
3- Nghiên cứu thiết lập khung cơ chế chính sách , mô hình quản lý thích hợp với sự phát
triển của Dung Quất .
Để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khu kinh tế Dung Quất cần phải luận chứng
và xác định mô hình phát triển của khu Dung Quất cho phù hợp. Đồng thời cũng phải
nghiên cứu thiêts lập mô hình quản lý với khung pháp lý thích hợp đối với môtj khu kinh
tế tổng hợp quy mô tương đối lớn. Có như vậy mới tạo được môi trường thuận lợi về thể
chế quản lý xúc tiến và kêu gọi đầu tư tốt hơn. Khung pháp lý này có thể bao gồm các
nhóm vấn đề lớn sau:
1) Xây dựng quy hoạch tổng thể khu Dung Quất theo hướng xây dựng khu kinh tế
tổng hợp Dung Quất. Trong quy hoạch tổng thể này sẽ luận chứng mô hình và chức
năng của khu kinh tế Dung Quất trong tổng thể phát triển kinh tế của cả nước và
của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đưa ra các định hướng phát triển các
ngành và lĩnh vực, tổ chức lãnh thổ các khu chức năng; định hướng đầu tư và xác
định bước đi theo các giai đoạn đến năm 2020…
2) Nghiên cứu đè xuất các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, kể cả cơ chế chính sách
đối với khu KTM để áp dụng cho khu kinh tế Dung Quất, tạo môi trường thuận lợi
thu hút các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước không chỉ đầu tư các dự án có
liên quan đến công nghiệp lọc dầu mà cả các ngành công nghiệp khác.
3) Nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý Nhà nước đặc thù phù hợp với vị trí và quy mô
của khu kinh tế Dung Quất.
Các vấn đề đặt ra ở trên sẽ được luận chứng cụ thể trong báo cáo nghiên cứu tổng
hợp của dự án này.
Phần thứ 3
Giải pháp về quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển
khu công nghiệp Dung Quất
I- Vị trí động lực của khu Dung Quất và tổng thể phát triển kt-xh khu vực miền
trung và cả nước.
1- Các lợi thế tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khu kinh tế Dung Quất.
1.1. Lợi thế về vị trí địa lý.
Khu kinh tế Dung Quất – với quy mô 14 nghìn ha, nằm trên địa bàn 2 tỉnh quảng
nam và quảng ngãi là các tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của miền trung việt nam, với
ưu thế gần quốc lộ 1A và đường sắt bắc nam có quốc lộ 24 nối với tây nguyên và các nước
nhỏ thuộo tiểu vùng sông mê kông và là một trong 5 tuyến đường ngang đông tây của hệ
thống đường xuyên á qua việt nam(Dung Quất – ngọc hồi-pakse-udon). xét về mặt địa lý
Dung Quất thực sự là trung tâm điểm của Việt Nam gắn với ĐNá.
Toàn bộ diện tích đất công nghiệp của khu kinh tế Dung Quất đều nằm ở độ cao từ
4,5 đến 15m so với mực nước lũ của trận lũ lớn nhất thế kỷ và có địa chất tốt đảm bảo cho
việc xây dựng các công trình công nhiệp vĩnh cửu.
1.2. Lợi thế về phát triển cảng biển nước sâu.
Vịnh Dung Quất với diện tích mắt nước hữu ích khoảng 4 km2, có độ sâu trung bình
từ 10-19m, nằm sát cac tuyến hàng hải quan trọng nhất cách tuyến hàng hải quốc tế 90 km,
cách tuyến hàng hải thuỷ nội khoảng 30 km và là nơi hội tụ các điều kiện để hình thành 1
cảng nước sâu quy mô lớn. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát
triển khu kinh tế này. theo quy hoach đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, tại đây sẽ
xây dựng một cảng nước sâu đa chức năng (gồm các cụm cảng dầu khí, cảng tổng hợp và
cảng chuyên dùng), có năng lực vận chuyển hàng hoá lớn nhất Việt Nam (chỉ riệng nhà
máy lọc dầu số 1 đã là 13 triệu tấn giai đoạn 1).
1.3. Lợi thế về phát triển sân bay.
Sân bay Chu Lai hiện chưa được khai thác sử dụng là sâu bay có điều kiện và có
khả năng phát triển với quy mô lớn. Lại nằm trên đường hàng không quốc tế cách các
trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực khoảng 1000-2000km(hồng kông, sinhgapore,
bangkok).
Với những ưu thế trên, chính phủ đã quyết định chọn Dung Quất làm khu công
nghiệp lọc hoá dầu đầu tiên của cả nước. Tiền đề quyết định sự ra đời của cảng Dung Quất
và khu công nghiệp tổng hợp Dung Quất là chọn địa điểm nhà máy lọc dầu. Cùng với lọc
dầu, có thể phát triển thành cụm công nghiệp tổng hợp bao gồm các loại hình như công
nghiệp luyện kim, cơ khí đóng tầu, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến,… các ngành
công nghiệp quy mô lớn này đã được phát triển gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất,
sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị mới Vạn Tường.
1.4. Dung Quất là nơi được hưởng thụ nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước và là nơi có
chi phí đầu tư tương đối thấp :
Sau thời gian miễn giảm giá thuê đất đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là 150 USD/ha/năm và doang nghiệp đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư
trong nước là 500.000 Vnd/ha/năm được áp dụng cho những dự án vào đầu tư tại Dung
Quất trước năm 2006.
Dung Quất là khu công nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để cơ chế một cửa-tại
chỗ được thực thi một cách hiệu quả nhất : Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất được
uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài có số vốn lên đến 40 triệu
USD ; là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO (cả trong nước và
nước ngoài), được cấp giấy phép đầu tư trong nước đối với cac dự án nhóm B và C, tiếp
nhận vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Nhà đầu tư chỉ
phải quan hệ trực tiếp với Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất để có được giấy phép
đầu tư mà không phải quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan khác.
Tóm lại, khu kinh tế Dung Quất hội đủ các nhân tố cho việc hình thành một khu
kinh tế tổng hợp : Có cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, quốc lộ 1A và đường xuyên á,
có đô thị mới được xây dựng theo tiêu chuẩn của một thành phố văm minh, hiện đại và
đang được nhà nước ta quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng và có nhiều chính sách ưu đãi để
đầu tư phát triển.
2- Vị trí kinh tế trong tương lai
Ngày 6 tháng 8 năm1996, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 519/TTg
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010,
trong đó xác định : công nghiệp vùng trọng điểm miền trung cần đi với tốc độ nhanh, cơ
cấu công nghiệp cần được điều chỉnh hợp lý theo hướng nhanh chóng hình thành các nhóm
công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về nguyên liệu và thị trường, gắn với quy mô vừa và nhỏ,
thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Coi công nghiệp là trọng tâm đột phá trong pơhát
triển kinh tế của vùng đến năm 2010, đưa vai trò vị trí ngành công nghiệp cửa vùng ngày
càng tăng trong tổng thể của vùng. Đây là những chủ trưong chính xác, dẫ được phản ánh
trong các quy hoạch của vùng, nhằm phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp, đi
đầu trong việc thực hiện chủ trương này là việc thúc đẩy nhanh quá trình hình thanh khu
kinh tế Dung Quất, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của khu vực niềm trung và cả nước.
Nhà máy lọc dầu số 1 gắn với cảng Dung Quất là hạt nhân, tạo ra khu công nghiệp
lọc hoá dầu đầu tiên của cả nước, tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn. Khi
triển khai nxây dựng nhà máy lọc dầu số 1, đồng hành với nó là xây dựng bến cảng dịch vụ
dầu khí, cảng mềm nhận dầu thô, đê chắn sóng, tuyến đường ống, bể chứa san phẩm khu
chuyên gia… cùng với xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 là việc tập trung đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, các phân khu chức năng, bưu chính viễn thông, đô thị
Vạn Tường, bến cảng, sân bay Chu Lai…
Các dự án trong khu công nghiệp Dung Quất với số vốn đầu tư trong giai đoạn đầu
lên đến gần 2 tỷ USD, sẽ tác động nhiều tới mặt phát triển kinh tế xã hội của vùng. Cơ cấu
kinh tế của tỉnh cũng sẽ thay đổi cơ bản, từ nông nghiệp- dịch vụ- công nghiệp chuyển
sang công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội được cải thiện như
giải quyết việc làm, tăng ngân sách, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, tăng kim
ngạch xuất khẩu…
Phát triển khu kinh tế Dung Quất gắn với khu công nghiệp Núi Thành, cảng Kỳ Hà,
sân bay Chu Lai tạo thành khu kinh tế tổng hợp lớn nhất của miền Trung, có ý nghĩa lớn
đối với miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đón trước sự ra đời của cụm công nghiệp
Dung Quất theo hướng tổ chức không gian một cách hợp lý từ Dung Quất đến thị xã
Quãng Ngãi, tỉnh Quãng Ngãi đã xây dựng một dự án quy hoạch tam giác kinh tế thị xã
Quãng Ngãi-Sa Kỳ- Cổ Lũy. Từ thị xã Quãng Ngãi đến Mỹ Khê qua Cổ Lũy còn trở thành
một khu vui chơi giải trí cho ncác chuyên gia và công nhân làm việc tại khu công nghiệp
Dung Quất và sau đó là cho cả thành phố Vạn Tường.
Cùng với việc hình thành khu tam giác kinh tế trên là việc tập trung xây dựng khu
công nghiệp mía đường và công nghệ sau mía đường ở thị xã Quãng Ngãi bao gồm nhà
máy 2.000 tấn mía cây/ ngày hiện có và sẽ xây dựng thêm một nhà máy đường công suất
3.500 tấn mía cây/ ngày. Như vậy, ở đây sẽ có cụm mía đường công suất 5.500 tấn
mía/ngày; xây dựng một nhà máy rượu và cồn cao cấp; nâng cấp và mở rộng nhà máy
bánh kẹo hiện nay để có công suất cao hơn, nhằm đáp ứng cho khu công nghiệp Dung
Quất và cả vụng. Mở rộng nhà máy bia hiện nay đã sản xuất gần gấp đôi công suất thiết kế
ban đầu, từ 6 triệu lít/năm sẽ đưa lên 10 triệu lít/năm. ngoài ra đã có dây chuyền sản xuất
nước khoáng, công suất 36 triệu lít/năm đi vào sản xuất.
Để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng lớn tại khu kinh tế Dung Quất, trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi đã hình thành khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở phía bắc của
tam giác kinh tế Quảng Ngãi-Sa Kỳ-Cổ Luỹ. đó là các nhà máy sản xuất gạch tuynen có
công suất thiết kế 15 triệu viên/năm và sẽ được mở rộng lên gấp đôi; nhà máy nghiền
clinker thành xi măng mác cao, công suất 10 vạn tấn/năm. xây dựng khu sản xuất đá, cát
sỏi và một xí nghiệp liên doanh với cộng hoà liên bang Đức để sản xuất đá granit xuất
khẩu.
II- Mối quan kệ giữa việc hình thành khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế tổng
hợp Dung Quất
1- Tổng quan kinh nghiệp về việc hình thành khu kinh tế mở.
Lịch sử xây dựng các khu kinh tế mở hoặc đặc khu (còn được hiểu như là khu kinh
tế đặc biệt) đã có chiều dài nhiều thế kỷ với các loại hình rất khác nhau. Thương cảng tự
do đầu tiên được xây dựng ở Italia vào năm 1574. đặc biệt những năm sau chiến tranh thế
giới lần thứ II, do có những nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tạo dựng
những khu vực có điều kiện môi trường hấp dẫn, các nước đã hình thành nhiều khu kinh tế
phát triển. Khu chế xuất đầu tiên được xây dựng tại sân bay Shanon thuộc cộng hoà Ailen
vào năm 1959.các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trong những năm 70
và 80 đã tiến hành theo hướng này nhằm hình thành cac khu kinh tế mở và đặc khu. Trong
những năm 80 trung quốc đã rất thành công trong việc hình thành các khu kinh tế mở hoặc
đặc khu (hay còn gọi là đặc khu kinh tế).
1.1.Về khái niệm:
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chính thức đầy đủ về khu KTM (hay còn gọi
là đặc khu kinh tế). Tuy vậy, có thể thống nhât một cách mô tả rằng khu kinh tế mở là một
địa bàn lãnh thổ, được vận hành theo khuân khổ pháp lý riêng (thường là theo thông lệ
quốc tế), chính quyền sở tại được phân cấp nhiều quyền hạn hơn và trên đó được áp dụng
những cơ chế, chính sách đặc biệt thông thoáng hơn sơo với những khu vực khác của quốc
gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh-dịch vụ, khuyến khích xuất khẩu để tạo động lực mới cho nền kinh
tế.
1.2. Về các loại hình khu kinh tế mở :
Đến nay trên thế giới đã tồn tại nhiều loại hình về khu KTM, nhưng có thể tập hợp
lại vào hai nhóm chính. Một là các khu kinh tế nhằm một chức năng riêng biệt. Hai là các
khu kinh tế mang tính chất tổng hợp.
Khu kinh tế mang một chức năng riêng biệt như khu thương mại tự do, khu cảng tự
do, khu du lịch tự do, khu bảo thuế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công
nghệ cao…những khu kinh tế có chức năng riêng biệt chủ yếu tập trung vào một mục tiêu,
các cơ chế chính sách cho những khu này cũng tập trung sâu nhằm phát huy tốt đa mục
tiêu đó. Chẳng hạn khu bảo thuế được áp dụng các thuế xuất bằng không đối với hàng hoá
ra vào khu vực này. khu công nghiệp tập trung được cho áp dụng các ưu đãi về đầu tư.
Khu chế xuất được ưu đãi về gia công hàng cho xuất khẩu. Khu công nghệ cao được ưu
đãi về nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới, công nghệ cao…
Khu kinh tế mở hoặc đặc khu mang tính chất tổng hợp được hình thành bao gồm
trong nó nhiều khu kinh tế mang chức năng riêng biệt và nhằm tới một mục tiêu tổng hợp
hơn. các cơ chế chính sách trong khu kinh tế mở hoặc đặc khu tổng hợp cũng mang tính
tổng hợp đa dạng hơn. ví dụ khu KTM hoặc đặc khu Thâm Quyến ở Trung Quốc còn gọi
là đặc khu Thâm Quyến, bao gồm trong nó các cơ chế chính sách, các loại hình kinh tế
như một quốc gia với những chế độ gần như riêng biệt đối với Trung Quốc. Các khu kinh
tế phát triển mang tính tổng hợp thường đóng vai trò cửa ngõ của đất nước trong tiến trình
hội nhập quốc tế.
Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn hình thành các khu kinh tế mở. Giai đoạn 1 là
sự hình thành các khu kinh tế Thâm Quyến, Sán Đầu, Hạ Môn, Chu Hải. Giai đoạn 2 là sự
hình thành 14 thành phố mở ở dải ven biển (Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Linh, Tân Hoàng
Đảo, Yên Đài…) Giai đoạn 3 là quá trình mở cửa 3 đồng bằng (đồng bằng Châu Giang,
Nam Phúc Kiến, Trường Giang) và thành lập khu phát triển kinh tế Hải Nam. Đồng thời
bên cạnh việc hình thành các khu kinh tế đặc biệt lớn đó, Trung Quốc còn tiến hành xây
dựng loại hình kinh tế đặc biệt ở các cửa khẩu biên giới (khu kinh tế cửa khẩu) như khu
kinh tế dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, khu kinh tế cửa khẩu Hà Khẩu tỉnh Vân Nam giáp
với Việt Nam.
Thành tựu của quá trình xây dựng các khu kinh tế mở ở Trung Quốc đãgóp phần
quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong vài thập kỉ. Kể từ khi
cải cách và mở cửa năm 1978, Trung Quốc liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao: thời kì 1981-1990 đạt 9,3%/ năm; thời kì 1991-1995 đạt 12%/năm. Thời kì 1996-2000
đạt bình quân năm khoảng 7,5%. Với tốc đọ tăng trưởng cao như vậy, cho nên thực lực
kinh tế của Trung Quốc đứng thứ 10 về tổng sản phẩm quốc nội năm 1994 đã vươn lên
đứng thứ 7 năm 1999 và năm 2000 GDP đạt hơn 1.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc hình thành các khu kinh tế mở ở Trung Quốc cũng có những hạn
chế nhất định như khoảng cách giữa vùng ven biển nơi có những đặc khu kinh tế và nội địa
ngày càng tăng, phá vỡ sự phân công truyền thống giữa các vực ven biển với các khu vực
trong đát liền dẫn đến mats cân đối gay gắt về cung cầu chưa phát triển nhịp nhàng giữa
mở cửa đối ngoại với bảo vệ môi trường.
Một số nước trên thế giới và trong khu vực đã tiến hành xây dựng các khu kinh tế
mở theo những mô hình khác nhau. Hàn Quốc cũng đã có những thành công nhất đinh
trong việc xây dựng các khu kinh tế mở Masan theo hướng sử dụng nguyên liệu bán thành
phẩm trong nước (30% nguyên liệu cho ngành điện tử, 77% nguyên liệu cho ngành dệt
may, 35% nguyên liệu cho ngành chế tạo máy, 37% nguyên liệu cho ngành giầy da).
Trong đó, Philipil đã t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai.pdf