Luận văn Dạy - Học văn bản từa và văn bia trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Tài liệu Luận văn Dạy - Học văn bản từa và văn bia trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÂM THỊ QUYÊN DẠY - HỌC VĂN BẢN TỰA VÀVĂN BIA TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  LÂM THỊ QUYÊN DẠY - HỌC VĂN BẢN TỰA VÀ VĂN BIA TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI Chuyên nghành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI THÁI NGUYÊN – NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................. 1 3. M...

pdf109 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Dạy - Học văn bản từa và văn bia trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÂM THỊ QUYÊN DẠY - HỌC VĂN BẢN TỰA VÀVĂN BIA TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  LÂM THỊ QUYÊN DẠY - HỌC VĂN BẢN TỰA VÀ VĂN BIA TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI Chuyên nghành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI THÁI NGUYÊN – NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................. 1 3. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 6 7. Cấu trúc luận văn: ......................................................................................... 6 Phần nội dung Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia 1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................ 7 1.1 Những điểm mới trong chương trình và SGK lần này (Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009) .................................................. 7 1.1.1 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ............................... 7 1.1.2 Đổi mới chương trình và SGK ở bậc THPT ............................. 9 1.1.3. Đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT ................................ 13 1.2 Đặc trưng thể loại của văn bản Tựa .................................................. 16 1.2.1 Khái niệm ................................................................................ 16 1.2.2 Đặc trưng thể loại của Tựa .................................................... 18 1.3 Đặc trưng thể loại của văn bản Văn bia. ................................... 19 1.3.1 Khái niệm: .............................................................................. 20 1.3.2 Đặc trưng thể loại của Văn bia .............................................. 21 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 2.1 Giờ dạy học bài Tựa “ Trích diễm thi tập”. ...................................... 23 2.2 Giờ học Hiền tài là nguyên khí quốc gia........................................... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3. Nhận xét tổng quát về việc thực thi dạy học hai văn bản Tựa và Văn bia. ........................................................................................................... 39 Chƣơng II: Các phƣơng án dạy học Tựa và Văn bia đã đƣợc đề xuất 1.1 Hai phương án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao). ......................................................................................................... 45 1.1.1 Về mục tiêu bài học. .............................................................. 45 1.1.2 Về nội dung bài học ................................................................ 46 1.1.3. Về phương pháp dạy học. ...................................................... 47 1.2. Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 10” do GS. Phan Trọng Luận chủ biên. NXB Giáo dục, 2006. ........................................................................................................ 48 1.2.1.Về kết quả cần đạt. ................................................................. 48 1.2.2. Về hoạt động dạy học. ........................................................... 48 1.2.3 Nhận xét tổng quát .................................................................. 53 1.3. Thiết kế trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà Nội, 2006. ............................................. 55 1.4. Thiết kế trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Hải Châu chủ biên. NXB Hà Nội, 2006. ................................................. 63 2.1. Phương án dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn). ................................................................. 69 2.2. Bài thiết kế hướng dẫn đọc thêm văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên . NXB Hà Nội, 2006. ............................................ 73 Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm 1. Thiết kế bài học thể loại Tựa và thể loại Văn bia. ..................................... 80 1.1 Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập”. ..................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.2. Thiết kế bài dạy học Hiền tài là nguyên khí quốc gia. ..................... 87 2. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 92 2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm. .................................. 92 2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................... 92 2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm. .............................................. 93 2.4. Nội dung thực nghiệm. ..................................................................... 94 2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ........................................................ 95 2.6. Kết luận chung về thực nghiệm ........................................................ 98 Phần kết luận 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1.Về mặt lí luận: Tựa còn gọi là lời nói đầu, lời giới thiệu; phần nằm ngoài văn bản của tác phẩm; được viết ra để thuyết minh cho nó về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời... thường được trình bày ở đầu cuốn sách. Tựa có thể do chính tác giả viết hoặc do người khác viết. Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ chí minh. Là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu, đình...để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ; thường được viết bằng văn xuôi, phần “minh” được viết bằng văn vần gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ngợi ca, phẩm bình. Đây là hai thể loại thuộc văn nghị luận thời trung đại, lần đầu tiên hai thể loại này được đưa vào chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông. Vì vậy,về lí thuyết, khoa học về phương pháp giảng dạy văn học chưa có ai bàn đến việc dạy học hai loại văn bản này. Bởi vậy, lần này chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn có được chút đóng góp cho việc dạy học hai loại văn bản này ở trường trung học phổ thông. 1.2. Về mặt thực tiễn: Lần đầu tiên, Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung được đưa vào SGK Ngữ văn 10. Làm thế nào để việc dạy học hai loại văn bản này đạt hiệu quả cao? Đó là vấn đề đang đặt ra trước mắt những giáo viên thực thi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới. Chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng góp một ý kiến nhằm giải quyết những khó khăn, lúng túng mà thầy- trò ở trung học phổ thông đang gặp phải. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vì đây là lần đầu tiên hai loại văn bản này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn nhà trường nên việc nghiên cứu phương pháp dạy 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học về nó chưa nhiều; ta chỉ có thể nói tới một số bài viết trong các cuốn sách tham khảo cho GV và HS được xuất bản gần đây: 2.1. Sách phân tích , bình giảng gồm các bài: Bài phân tích văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và phân tích văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung trong cuốn Phân tích tác phẩm Ngữ Văn 10 do Trần Nho Thìn làm chủ biên. Với văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, tác giả bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc tìm hiểu văn bản Tựa: “Ngày nay, để nghiên cứu văn học trung đại, những bài tựa, bài bạt là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đúng hơn các sáng tác văn học”. Đến phần phân tích, tác giả tập trung làm rõ: Tính chất nghị luận của bài Tựa và giá trị văn học của nó. Với văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia, tác giả đã cung cấp cho người đọc một số tri thức xung quanh các hình thức tuyển chọn và khích lệ nhân tài do nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra, trong đó việc lập bia đá là một trong những biện pháp cần thiết để khích lệ, cổ vũ nhân tài. Đồng thời, tác giả phân tích rõ đặc trưng, chức năng và nghệ thuật của văn bản. Đây là nhưng tri thức quan trọng, có vai trò hỗ trợ học sinh khi tiếp nhận hai loại văn bản trên. 2.2. Sách thiết kế dạy học gồm có: - Sách giáo viên Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn: Hướng dẫn dạy học văn bản Tựa “Trích diểm thi tập”của Hoàng Đức Lương. Nội dung của bài dạy văn bản này là tập trung làm rõ hai đơn vị kiến thức: - Các nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam thời kì trung đại trước thế kỉ 15 không được truyền lại đầy đủ. Qua đó, học sinh hiểu thêm những 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khó khăn và cố gắng to lớn của ông cha ta trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa dân tộc. - Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc. Tiến trình giờ dạy học được thực hiện như sau: Bước 1: Trước hết cho học sinh đọc toàn văn bản tại lớp, làm rõ nội dung văn bản bằng các kiến thức bổ trợ. Bước 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản bằng cách tổ chức cho học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá và gợi ý giải bài tập. Hướng dẫn học sinh đọc thêm văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. Tìm hiểu văn bản này học sinh cần thấy được các ý cơ bản sau: + Trước hết bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia. + Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ. + Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ. - Sách tham khảo có: Cuốn thiết kế bài học Ngữ Văn 10 do GS Phan Trọng Luận làm chủ biên có bài thiết kế dạy học văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, theo tác giả nội dung bài học là cần làm rõ các kiến thức cơ bản: - Đặc điiểm của một bài Tựa. - Lí do biên soạn Trích diễm thi tập. - Quá trình biên soạn và cách tổ chức tác phẩm. - Thấy được tình cảm, thái độ của tác giả, trong quá trình gian khổ xây dựng và bảo vệ nền văn hiến dân tộc, bản lĩnh ý thức độc lập tự chủ về văn hóa của ông cha ta. Bài học được tiến hành theo các bước sau: 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên I- Tiếp cận văn bản qua các thông tin liên quan tới tác giả và tác phẩm. II - Học văn bản: Đọc, tìm hiểu bố cục, phân tích chi tiết văn bản. III - Khái quát lại; củng cố kiến thức. Cuốn Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10 của TS Hoàng Hữu Bội, theo tác giả việc dạy học văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương cần làm rõ các nội dung sau: - Đặc điểm của thể Tựa nói chung và văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương nói riêng. - Những nét chính về tác giả Hoàng Đức Lương. - Cấu trúc của văn bản. - Hiểu ý kiến, tình cảm của tác giả ở từng vấn đề, và nghệ thuật lập luận ở từng phần sau khi nhìn tổng quát toàn văn bản. Bài học được dẫn dắt theo các bước sau: Bước 1- Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm. Bước 2- Xem xét từng phần nội dung và hình thức của văn bản. Bước 3- Khơi gợi học sinh trao đổi về những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm. Công việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung cũng được dẫn dắt cụ thể theo các bước: Bước 1- Tiếp xúc bước đầu với văn bản. Nội dung cụ thể là cho học sinh đọc văn bản và giải thích từ khó; giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm. Bước 2- Tìm hiểu chi tiết về văn bản: - Cấu trúc văn bản. - Nội dung của văn bản bao gồm: + “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” + Chính sách trọng đãi người tài của triều đại Lê Thánh Tông. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Lợi ích của việc dựng tấm bia đá. - Khơi gợi học sinh phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật của tác phẩm. Bước 3- Liên hệ thực tế. Các thiết kế bài giảng, các bài phân tích của các nhà sư phạm đã giúp chúng tôi có được những cảm nhận đúng đắn về hai văn bản thuộc thể loại Tựa và Văn bia trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 10. Đó là nguồn kiến thức bổ ích giúp chúng tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài nghiên cứu: “Dạy học Tựa và Văn bia trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 theo đặc trƣng thể loại” 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 3.1. Tìm hiểu tình hình dạy học hai văn bản thuộc thể Tựa và Văn bia ở nhà trường trung học phổ thông trong những năm đầu thực thi chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mới. Cụ thể là tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cách tổ chức giờ học và hiệu quả giờ học hai văn bản; Tựa “ Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. 3.2. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một phương án dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy hai văn bản trên. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 4.1.Tìm hiểu đặc trưng của hai thể loại Tựa và Văn bia để vận dụng nó vào việc xác định hướng tiếp cận tác phẩm. 4.2. Khảo sát thực tiễn dạy học hai văn bản: - Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương. - Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm phương án đề xuất nâng cao hiệu quả giờ dạy của luận văn. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này là hoạt động dạy- học của thầy- trò về hai văn bản: - Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương. - Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. Cụ thể là về nội dung bài dạy, tiến trình giờ dạy, cơ chế hoạt động của thầy- trò trong giờ dạy học, hiệu quả giờ dạy học. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dựa trên trình tự tiếp cận đối tượng, người nghiên cứu sử dụng hai nhóm phương pháp chính 6.1. Nhóm nghiên cứu lí thuyết: - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu chuyên nghành, liên nghành. - Hệ thống hóa các kiến thức có liên quan tới đề tài. 6.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn: - Khảo sát thực tiễn dạy học Tựa và Văn bia ở lớp 10. - Xây dựng thiết kế và tiến hành thực nghiệm sư phạm hai văn bản: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng I- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy văn bản Tựa và văn bản Văn bia. Chƣơng II- Các phương án dạy Tựa và Văn bia đã được đề xuất. Chƣơng III - Thực nghiệm sư phạm. CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN THUỘC THỂ TỰA VÀ THỂ VĂN BIA 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tựa và Văn bia là hai thể loại xuất hiện khá sớm trong lịch sử nền văn học dân tộc. Nhưng chỉ đến năm học 2005-2006 thì hai thể loại văn học này mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Cho nên nó đã trở thành hai thể loại mới mẻ đối với thầy và trò trung học phổ thông. Việc tiếp cận hai loại văn bản này theo hướng nào sao cho đạt hiệu quả cao là nhu cầu của các giáo viên đang thực thi bộ sách giáo khoa (SGK) mới. Chúng tôi hy vọng rằng cách tiếp cận hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại mà chúng tôi đề cập trong luận văn là một giải pháp giúp cho thầy trò trung học phổ thông có được kết quả tốt trong các giờ dạy học hai loại văn bản này. Hướng tiếp cận của chúng tôi được thực hiện dựa trên những tiền đề lí luận sau: 1.1 Những điểm mới trong chƣơng trình và SGK lần này (Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009) 1.1.1 Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục - Đào tạo ghi rõ: • Khác với những lần cải cách giáo dục trước đây (1950, 1956, 1980), lần này chỉ tập trung vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ tiểu 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học qua THCS đến THPT). Tuy nhiên, cần hiểu chương trình theo nghĩa rộng như Luật định: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29, mục II - Luật giáo dục - 2005). Như vậy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục , kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kĩ thuật và đổi mới những hoạt động quản lí cả quá trình này. Chương trình giáo dục Trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận của chương trình trên, vì vậy khi tiến hành đổi mới phải tuân theo các định hướng, đảm bảo các nguyên tắc,, thực hiện các yêu cầu như đối với các chương trình các bậc học trên cơ sở quán triệt những đặc điểm của cấp học, của trường THPT. • Một trong những nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục và SGK phổ thông lần này là: - Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các bậc học, cấp học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. - SGK không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Chương trình và SGK được thể chế hóa theo luật giáo dục và được quản lí chỉ đạo theo yêu cầu cụ thể của giai đoạn phát triển mới của đất nước, 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cố gắng giữ vững ổn định để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử dụng sách ở các cấp học. 1.1.2 Đổi mới chƣơng trình và SGK ở bậc THPT • Mục tiêu giáo dục THPT được quy định trong ở điều 27, mục 2, chương II, luật giáo dục 2005 như sau: Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về giáo dục và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Với Mục tiêu giáo dục quy định như vậy, chương trình các môn học, SGK và phương pháp dạy học ở THPT cũng được đổi mới sao cho đáp ứng được mục tiêu đề ra: * Đổi mới chương trình các môn học ở THPT: Có chương trình chuẩn cho tất cả các bộ môn và có chương trình nâng cao cho 8 môn học (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Lịch sử, Địa lí). Ngoài ra còn có chương trình tự chọn kèm theo. Chương trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học sinh cần và có thể đạt. Chương trình nâng cao đối với 8 môn phân hóa: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa và tiếng nước ngoài. Trong chương trình của từng môn, mục tiêu môn học thiết kế nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cả cấp học. Chươnng trình giới thiệu quan điểm chính của việc xây dựng lại chương trình môn học, trình bày chuẩn kiến thức kĩ năng môn học theo từng lớp và những 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên gợi ý cần thiết về phương pháp , phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả môn học của học sinh. Chương trình tự chọn: Bao gồm hệ thống các chủ đề tự chọn, cung cấp cho học sinh những cơ hội để củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng có trong chương trình các môn học hoặc mở rộng, nâng cao, đáp ứng nhu cầu của học sinh. * Đổi mới SGK các môn ở THPT: Quá trình dạy học trong nhà trường thì SGK luôn giữ vai trò là : Tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục. Vì thế chương trình giáo dục phổ thông lần đổi mới này đòi hỏi quá trình biên soạn SGK THPT cần phải đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của chương trình. Các yêu cầu được đặt ra là: Bám sát chương trình môn học. Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình biên soạn. Dựa trên cơ sở lí luận về SGK có có lưu ý tới xu thế tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực này. Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam. Đảm bảo tính liên môn. Tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh tiếp tục nâng cao năng lực tự học và đổi mới phương pháp dạy học. Đảm bảo yêu cầu phân hóa. Đảm bảo những yêu cầu về văn phong đặc trưng của SGK mỗi môn học. Chú ý tới đặc điểm lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học cụ thể của cấp THPT. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cụ thể về nội dung và hình thức SGK THPT có những điểm mới cơ bản sau: Về mặt hình thức + Có hai bộ SGK được biên soạn theo chương trình chuẩn và nâng cao. + Riêng môn Ngữ văn và Toán do nội dung nhiều và thời lượng lớn nên ở mỗi lớp đều có tập I và tập II. + Thực hiện nguyên tắc tích hợp, môn Ngữ văn (Trước đây có tên là môn Văn) từ ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm Văn được kết hợp và trình bày trong một cuốn sách giáo khoa + Trong cấu trúc từng cuốn sách giáo khoa, các tác giả đã lưu ý cách trình bày thể hiện rõ sự hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh được làm việc tích cực, chủ động; hạn chế việc cung cấp sẵn kiến thức, việc mô tả các quá trình. Về mặt nội dung: Các tác giả sách giáo khoa thực hiện đổi mới qua việc cân nhắc, lựa chọn kiến thức, xác định mức độ các kiến thức ở từng bài, từng chương, của bộ môn ở từng lớp và cả cấp THPT. * Đổi mới về phương pháp dạy học: Đổi mới về phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi của việc đổi mới chương giáo dục phổ thông lần này. Vì, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới đó là luôn năng động, sáng tạo, tích cực cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Luật Giáo dục điều 28.2 đã ghi : Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Như vậy, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là: Hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Nói cách khác, đó là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh (HS) gọi tắt là phương pháp dạy học tích cực. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: - Dạy học thông qua các tổ chức học tập của học sinh. - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.3. Đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT • Điểm mới của chương trình Ngữ văn THPT Chương trình Ngữ văn THPT lần này có sự thay đổi lớn về nội dung và phương pháp. Cụ thể những điểm đổi mới đó là: 1) Ngữ văn được coi là bộ môn có tính chất công cụ: HS học môn Ngữ văn không những được trang bị những kiến thức văn học mà còn được rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo phương tiện giao tiếp – ngôn ngữ. 2) Có sự chuyển đổi nội hàm văn học trong nhà trường: Không chỉ dạy các văn bản nghệ thuật mà còn có các văn bản nghị luận. 3) Chương trình quy định kĩ năng đọc- hiểu văn bản cho HS. 4) Gọi những tác phẩm hay những đoạn trích văn học là văn bản. 5) Chương trình được sắp xếp theo cụm thể loại trong tiến trình lịch sử văn học. Để rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại. Bài học tác gia thường đặt sau các văn bản của tác gia đó để HS quy nạp, nâng cao kiến thức về tác gia. 6) Phần Tiếng Việt chủ yếu học về phong cách ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc làm văn... 7) Phần Làm văn không còn khái niệm kiểu bài mà dùng khái niệm kiểu văn bản; đề bài không chỉ yêu cầu làm bài văn nghị luận văn học mà đổi mới cách ra đề nhằm tích cực hóa hoạt động của HS. 8) Chương trình xây dựng theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn. 9) Chương trình có chuẩn kiến thức và kĩ năng. 10) Đổi mới phương pháp dạy học văn và kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. • Điểm mới của SGK Ngữ văn THPT 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cấu trúc của chương trình thay đổi thể hiện rõ trong sự thay đổi cấu trúc của SGK: Về cấu trúc bài đọc văn gồm các phần: - Tên tác phẩm, đoạn trích. - Kết quả cần đạt. - Tiểu dẫn. - Văn bản. - Chú thích đặt dưới trang. - Hướng dẫn học bài. - Luyện tập.( bài tập nâng cao đối với bộ SGK Ngữ văn nâng cao) - Tri thức đọc – hiểu ở cuối cụm bài ( Đối với bộ SGK Ngữ văn nâng cao). Cấu trúc bài khái quát, lí thuyết. - Phần nội dung khái quát, lí thuyết. - Luyện tập. Cấu trúc bài luyện tập: gồm chuỗi các bài tập. Cấu trúc bài làm văn. Nêu các định hướng trả bài. • Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn THPT. Phát huy phương pháp đọc - hiểu. Việc dạy học văn ở THPT tiếp tục phát huy phương pháp đọc - hiểu ở THCS. Nghĩa là mỗi HS chủ động trực tiếp làm việc với văn bản để khám phá và tiếp nhận tri thức. Tuy nhiên, quá trình đọc hiểu của HS ở THPT không chỉ là HS làm việc với văn bản để hình thành kiến thức rồi GV khái quát lại thành mục Ghi nhớ như ở cấp THCS mà đòi hỏi ở mức độ cao hơn là HS tích cực tích lũy kiến thức, quan niệm, ấn tượng và khái quát ban đầu về văn học nghệ thuật, cho nên yêu cầu vận dụng các khái niệm lí luận văn học và lịch sử 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn học nhiều hơn để HS có cách tiếp cận văn học một cách có lí luận, biết phân tích lí giải văn bản văn học một cách có ý thức và có phương pháp. Nghĩa là phương pháp dạy học ở bậc THPT là tăng cường hoạt động đọc - hiểu có ý thức, có lí luận. • Điểm mới trong chương trình Văn học trung đại Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nam chiếm đa phần thời lượng chương trình Ngữ văn lớp 10. Vì thế ở lần đổi mới này, bộ phận văn học trung đại có những điểm mới như sau: Các văn bản học chính thức và đọc thêm gồm 7 loại thể chính: Thơ trữ tình, phú, ngâm khúc, nghị luận, truyện chữ Hán và truyện chữ Nôm. So với chương trình cũ thì chương trình Ngữ văn lần này ở phần văn học trung đại có thêm một số thể loại như: Tựa, Văn bia, Bình sử (trong loại nghị luận); Sử kí (trong loại tự sự). Và có những văn bản mới được lựa chọn vào thay thế văn bản có trong SGK Văn học cũ. Cụ thể, Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn mới gồm những văn bản sau: - Thơ trữ tình: “Thuật Hoài” (Phạm Ngũ Lão), “Cảm Hoài” (Đặng Dung), “Bảo kính cảnh giới” số 43 (Nguyễn Trãi), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), “Quốc Tộ” (Đỗ Pháp Thuận), “Cáo tật thị chúng” (Mãn Giác), “ Quy hứng” (Nguyễn Trung Ngạn). - Phú : “Bạch Đằng giang phú” (Trương Hán Siêu), “Hàn Nho phong vị phú” ( Nguyễn Công Trứ). - Ngâm khúc : “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn/ Đoàn Thị Điểm), trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, “Cung oán ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều), trích đoạn “Nỗi sầu oán của người cung nữ” 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Nghị luận: “ Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Quân trung từ mệnh tập”, “Thư lại dụ Vương Thông lần nữa” (Nguyễn Trãi), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương), “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Văn Bia của Thân Nhân Trung), Phẩm bình nhân vật lịch sử của Lê Văn Hưu. - Tự sự: “Thái sư Trần Thủ Độ” (Trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên), “Thái phó Tô Hiến Thành” (Trích “Đại Việt sử lược”), “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích “ Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên). - Truyện chữ Hán: “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” (Trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ). - Truyện thơ Nôm: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với các trích đoạn: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng”, “Thề nguyền”. Như vậy, so với bộ sách “Văn học 10” năm 2000 thì bộ sách “Ngữ văn 10” năm 2006 có thêm các văn bản: “Hứng trở về” (Nguyễn Trung Ngạn), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Nhà Nho vui cảnh nghèo” (Nguyễn Công Trứ), “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Văn bia của Thân Nhân Trung), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) và ba văn bản sử kí: “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”, “Thái phó Tô Hiến Thành”. 1.2 Đặc trƣng thể loại của văn bản Tựa 1.2.1 Khái niệm Mục Tri thức đọc - hiểu trong cuốn SGK Ngữ văn 10 nâng cao viết: Tựa là bài văn thường đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc... nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu tác phẩm ấy. Bài Tựa có thể do tác giả tự viết, cũng có thể do một ai đó vì yêu quý, mến mộ tác phẩm mà viết. Cuối bài Tựa thường ghi họ tên, chức 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài Tựa. Người ta gọi phần này là Lạc khoản. Văn của thể Tựa thường có tính chất thuyết minh, thường kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi còn mang sắc thái trữ tình. Cuốn Ngữ văn Hán Nôm do GS Lê Trí Viễn chủ biên Có ghi: Trong tiếng việt Tự được gọi là Tựa...Là những bài viết đặt ở đầu cuốn sách, có khi cũng là của tác giả nhưng thường là của người khác, một người có uy tín trong lĩnh vực nội dung cuốn sách...có khi một cuốn sách có nhiều Tự, mỗi lần tái bản một bài Tự, sách in một lần mấy bài Tự, có bài tự trước, bài tự sau, tự thứ nhất, tự thứ nhì... Tự nhằm giới thiệu cuốn sách cho độc giả. Nó nói lên cái độc đáo nhất của tác phẩm tức phần có ý nghĩa đóng góp nhất của tác giả: Về nguồn gốc của vấn đề nội dung tác phẩm đặt ra, về bản thân của tác giả, về vị trí của vấn đề đó trong lĩnh vực khoa học, văn học, về bản thân nội dung của tác phẩm, những giá trị của nó về tư tưởng nghệ thuật. Nó cũng có thể nêu lên ý kiến, quan niệm của người đề tựa về vấn đề tác phẩm đề cập tới, những cảm nghĩ của người đó với tư cách là người thưởng thức, về cái hay cái đẹp của tác phẩm, cái tài của tác giả... Trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam , GS Trần Đình Sử có viết: Đây là thể văn viết đặt ở đầu các tác phẩm thơ văn nhằm thuyết minh cho việc trước thuật, ý đồ xuất bản, thể lệ biên soạn hoặc tình hình tác giả. Tựa có thể bao gồm cả lời bình đối với tác phẩm hoặc bổ sung thêm các vấn đề, chi tiết hữu quan. Diêu Nại trong “ Cổ văn từ loại soạn” nói “Loại tự là loại văn xưa các bậc tiền thánh làm dịch. Khổng Tử làm truyện cho Hệ Từ, thuyết quái, vạn ngôn, tứ quái, tạp quái dùng để suy luận ra gốc ngọn, mở rộng ý nghĩa thi, 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thư đều có tự. Còn nghi lễ cũng có tự, đều do nhà Nho làm. Chủ tử thì tự làm tự cho mình, hoặc cho đệ tử làm “Thời cổ xưa nói chung tự đều đặt ở cuối sách như “Sử kí”, thái sư công tự tự, thuyết văn giải tự tự ... Đến với thời Nam triều nhà Lương tác giả Văn tuyển là Triêu Thống đem tự đặt ở đầu sách và gọi tự ở cuối sách là bạt... Như vậy thể loại tự cho biết rõ quan điểm, mục đích và việc làm sách. Đó là những văn bản có giá trị về quan niệm tư tưởng và học thuật của tiền nhân, là kho tàng vô giá để tìm hiểu lịch sử, trước thuật nước nhà.(16; tr 316, 317, 318) Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) giải thích: Tựa ( Tiếng pháp là: preface) Còn được gọi là lời nói đầu hay lời giới thiệu. Phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ra để thuyết minh cho nó (Tựa nguyên chữ Hán là Tự, có nghĩa là “ trình bày”, “ thuyết minh”) về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời. Tựa (hay lời tựa) Phân biệt với bạt (hay lời bạt) bởi vị trí trình bày ở đầu sách. Điều này có tính chất ước lệ. Các bài tựa cổ đại đều đặt ở cuối sách, như “ Tự tự của Tư Mã Thiên cuối tập sử kí. Sau đời Hán tựa mới được đặt ở đầu sách. Tự có thể do chính tác giả cuốn sách viết, có thể do người khác viết. Có lời tựa cho một sáng tác văn học cũng có lời tựa cho một tác phẩm nghiên cứu hoặc phê bình Một cuốn sách khi xuất hiện có thể mang một hoặc nhiều bài tựa khác nhau.(11; tr 390). 1.2.2 Đặc trƣng thể loại của Tựa • Đặc trưng về chỗ đứng: 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tựa là bài văn thường được đặt ở đầu các cuốn sách (văn học, sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc...); có thể do tác giả cuốn sách viết hoặc có thể do ai đó vì yêu quý, mến mộ tác phẩm. • Đặc trưng về nội dung: Đây là bài viết giới thiệu về cuốn sách. Người viết thường nói về: - Mục đích, lí do viết cuốn sách - Nội dung và kết cấu của cuốn sách - Quá trình hình thành cuốn sách - Tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm, giãi bày • Đặc trưng về hình thức Tựa là trình bày ý kiến trực tiếp của mình nên các tác giả thường dùng lối văn nghị luận, đồng thời kết hợp với tự sự và trữ tình để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình. Do vậy mà dạy và học văn bản tựa “ Trích diễm thi tập” trước hết phải chú ý đến những điều được trình bày trong văn bản: - ý kiến của người viết Tựa ( hệ thống luận điểm và cách lập luận). + Lí do khiến tác giả biên soạn cuốn sách + Quá trình sưu tầm, biên soạn cuốn sách - Tư tưởng, tình cảm mà người viết Tựa bày tỏ (Tiếng lòng của tác giả) Sau đó đi sâu vào hình tượng tác giả ẩn chìm sau văn bản: Tác giả là người đang xót xa, thương tiếc cho di sản văn thơ của ông cha bị thất lạc, lại có cả niềm tự hào và ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo tồn văn hóa của tiền nhân. 1.3 Đặc trƣng thể loại của văn bản Văn Bia 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.3.1 Khái niệm Mục Tri thức đọc – hiểu trong SGK Ngữ văn10 nâng cao cho biết: “ Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép các sự kiện trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc và bia lăng mộ. Bia ghi công đức gồm có ba phần: Thứ nhất là tự ( kể), nêu lí do, quá trình làm bia, sự tích nhân vật được khắc vào bia; Thứ hai, viết bằng văn vần tóm lược nội dung tự sự ở trên để người đọc ghi nhớ, phần này còn gọi là minh ( ghi nhớ); thứ ba là phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia ( viết bằng văn xuôi) dần dần phần tự trở thành quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan niệm của người làm bia. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 28 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội”. Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ chí minh. Thể loại văn học lịch sử trung đại, rất phổ biến ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Đó là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu đình...để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ, thường viết bằng văn xuôi, phần minh thường được viết bằng văn vần, gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ngợi ca, phẩm bình...”(11; tr 399). Bi tức là bia, là thể văn dùng để khắc vào đá, người ta gọi là bi bản, bi biểu, bi chí, bi kệ, bi minh, bi bảng, bi trung...Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long ghi “Bi là sự đề cao hoàng đế thủa xưa khi ghi hiệu phomng thiền đều dựng bia đá trên núi cao để khắc ghi công lao cho nên được gọi là bia. Thể 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn bia đòi hỏi cái tài của nhà làm sử, việc kể sự tích để lưu truyền, còn bài văn để khắc ghi đức lớn thì phải hiện lên vẻ rực rỡ của cốt cách cao khiết, mà ghi điều tốt đẹp thì phải cho thấy công lao phi thường, đó là quy định của bia”. Từ sư Tăng đời Minh có nói: Văn bia từ đời Hán trở lại đây càng có nhiều người làm, có bia về cầu đường, có bia về đàn, giếng, có bia về đền thần, có bia về nhà thờ, có bia cổ tích, phông thổ, có bia công đức, có bia mộ, chùa, quán... Thể văn bia chủ yếu là kể chuyện dần dần về sau pha tạp nghị luận, đó là không đúng. Tự sự mới là thể chính của văn bia, có nghị luận là thể biến của văn bia, nếu có ngụ ý thì lại là thể khác. Văn bia là thể văn hình thành sớm nhất trong các thể văn xuôi ở Việt Nam vào thời Lí (16; tr 312, 313) 1.3.2 Đặc trƣng thể loại của Văn Bia • Đặc trưng về chỗ đứng: Văn bia là những bài văn được khắc trên những tấm bia đá đặt ở đền, chùa, miếu, cầu đình, lăng mộ...để ghi công tích của danh nhân hoặc các sự kiện quan trọng • Đặc trưng về nội dung: Bia ghi công đức và bia đề danh thường gồm hai phần - Ghi chép tiểu sử, lai lịch của danh nhân, anh hùng, sự việc - Ngợi ca và phẩm bình về người hoặc sự việc ở trên • Đặc trưng về hình thức: Văn bia thường được viết bằng văn xuôi chữ Hán theo lối thuyết minh. Văn bản trong SGK Ngữ văn 10 được trích từ Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba do TS Thân Nhân Trung viết năm 1484. Bài kí đó được coi như lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội. Nội dung chính của văn bản đoạn trích là: 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” - Những việc triều đình đã làm để khuyến khích hiền tài - ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ Dựa vào những tiền đề lí luận ở trên, chúng tôi khảo sát tình hình dạy và học văn bản Tựa và Văn bia trong chương trình Ngữ văn 10, và xây dựng định hướng dạy học hai loại văn bản đó theo đặc trưng thể loại. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để xác định cơ sở thực tiễn của việc dạy học hai loại văn bản này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình dạy học văn bản Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương và văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn . • Mục đích khảo sát Tìm hiểu thực tiễn dạy và học văn bản tựa “Trích diễm trhi tập” của Hoàng Đức Lương và văn bản “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. của Thân Nhân Trung, về những mặt được và chưa được trong năm đầu thực thi chương trình và SGK mới. • Nội dung khảo sát Thực tiễn dạy học hai văn bản tựa “ Trích diễm thi tập” và Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong SGK Ngữ văn 10 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể: - Tiến trình giờ học. - Hoạt động của thầy và trò trong giờ học - Kết quả giờ học. - Ý kiến của giáo viên(GV) 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên • Địa bàn và thời gian khảo sát - Địa bàn khảo sát: Một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn (trường THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn; THPT Chợ Mới, huyện Chợ Mới; THPT Dân tộc nội trú Bắc Kạn). - Thời gian khảo sát: Tháng 2, năm 2008 2.1 Giờ dạy học bài Tựa “ Trích diễm thi tập” 2.1.1 Bài dạy của cô giáo Chu Thị Hội trƣờng trung học phổ thông Nà Phặc- Ngân Sơn- Bắc Kạn: 2.1.1.1 Tiến tình của bài học được triển khai theo ba bước lớn: I – Tìm hiểu chung II – Hướng dẫn HS đọc – hiểu về văn bản III- Tổng kết Nội dung cụ thể của phần Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK GV dẫn dắt HS làm rõ những thông tin cơ bản về tác giả Hoàng Đức Lương như quê quán, học vị, chức danh...và một số thông tin về Trích diễm thi tập và thể Tựa. Nội dung phần Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản; GV dẫn dắt HS tìm hiểu về bố cục của bài tựa “Trích diễm thi tập”; phân tích nội dung bài tựa: Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa bị thất truyền, quá trình sưu tầm biên soạn sách. Nội dung phần Tổng kết là hướng dẫn HS khái quát, củng cố tri thức: GV gợi dẫn cho HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 2.1.1.2. Hoạt động của thầy trò trong quá trình dạy học: I- Tìm hiểu chung 1. Tácgiả GV: Hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? HS: Trả lời Định hướng: - Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh, năm mất), nhà sưu tầm, tuyển chọ, biên soạn; quê ở Văn Giang- Hưng Yên, sinh sống ở Hà Nội; đỗ tiến sĩ năm 1478. - Tựa ( tự) là những bài viết đặt ở đầu cuốn sách, do tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu về cuốn sách. - Trích diễm thi tập: Tuyển tập những bài thơ hay từ thời Trần đến thời Lê. II - Đọc – Hiểu văn bản HS :đọc văn bản GV: nhận xét cách đọc của HS HS: đọc chú thích 1. Bố cục của văn bản GV hỏi: Bài tựa có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? HS: thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. Định hướng: Bài tựa có thể chia làm 3 phần, với nội dung như sau: - Phần 1: Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ - Phần 2: Quá trình sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập - Phần 3: Lạc khoản (Niên hiệu, thông tin về tác giả). 2. Phân tích nội dung văn bản GV: Hướng dẫn HS phân tích theo phần Hướng dẫn học bài trong SGK. a) Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên GV hỏi: Theo tác giả có những nguyên nhân nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền lại đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả? HS: Trả lời. Định hướng: - bốn nguyên nhân chủ quan: + Thơ văn hay nhưng kén người thưởng thức. + Người có năng lực cảm thụ thì hoặc vì bân việc mà không có thời gian sưu tầm hoặc không để ý tới. + Người thích sưu tầm thì không đủ năng lực, không đủ kiên trì. + Chính sách in ấn của nhà vua quá ngặt nghèo. - Hai nguyên nhân khách quan: + Binh lửa, chiến tranh àn phá + Thời gian hủy hoại sách vở - Nghệ thuật lập luận của tác giả: + Chặt chẽ, lô gíc: Trình bày nguyên nhân và thực trạng của hiện tượng thơ văn người xưa bị thất truyền trước, từ đó khẳng định việc ra đời của Trích diễm thi tập là yêu cầu khách quan của thời đại. + Kết hợp nghị luận với biểu cảm, tự sự tạo được sức thuyết phục cao. - Quá trình sưu tầm, biên soạn sách GV hỏi: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm, biên soạn sách? HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày Định hướng: Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: Tác giả phải “Nhặt nhạnh ở giấy tàn vách nát”, “tìm quanh hỏi khắp”, “ thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều...” Chọn bài hay, sắp xếp theo thể loại, gồm 6 quyển chia làm hai phần. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên GV hỏi: Điều gì đã thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để sưu tầm, biên soạn tuyển tập thơ này? Em có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn của ông? HS: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhận xét Định hướng: - Chính tấm lòng yêu nước và niềm tự hào về văn hiến của dân tộc đã thôi thúc tác giả vượt gian khó để sưu tầm, biên soạn lại thơ văn của người xưa. - Đó là một công việc kì công, khó khăn, vất vả nhưng cũng rất có ý nghĩa. GV hỏi: Em hãy cho biết, trước Trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói về nền văn hiến của dân tộc? Định hướng: Đó là Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu... III- Tổng kết GV hỏi: Hãy nêu nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Định hướng: - Nội dung: Thể hiện được niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc... IV- Luyện tập HS làm các bài tập trong SGK 2.1.1.3 Kết quả giờ học Chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi: Câu hỏi 1) Em hãy cho biết đặc điểm cơ bản của thể Tựa? 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HS trả lời: Tưa được đặt ở đầu cuốn sách, do tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu về cuốn sách. Câu hỏi 2) Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền lại đầy đủ? HS trả lời: Có 4 nguyên nhân. - Thơ ca là sản phẩm tinh thần đặc biệt, chỉ có thi nhân mới cảm nhận được sắc đẹp và vị ngon của thi ca. - Các vị danh Nho làm quan to thì vì bận rộn công việc triều đình mà “không có thì giờ để biên tập”, còn các viên quan cấp thấp thì vì lận đận lo thi cử hoặc lo công việc hàng ngày nên không để ý. - Có người sưu tầm thơ ca nhưng thấy trách nhiệm nặng nề, lượng sức yếu kém nên bỏ dở - Nhà vua cấm không cho khắc ván Ngoài ra còn do chiến tranh phá hủy và thời gian làm tàn phai Câu hỏi 3) Nhận xét về cách lập luận của tác giả? HS trả lời: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, lí lẽ hào hùng, có tính thuyết phục cao. Câu hỏi 4) Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tập thơ văn của tiền nhân? HS trả lời: Tác giả tìm tòi, nhặt nhạnh, sưu tập, chọn lọc, sửa chữa, sắp xếp lại để làm nên “Trích diễm thi tập”. Câu hỏi 5) Theo cảm nhận của em, tác giả là người như thế nào? HS trả lời: Theo cảm nhận của em, tác giả là một người có ý thức cao trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc; có lòng tự hào, trân trọng thơ văn dân tộc. 2.1.1.4. Ý kiến của giáo viên Cô Chu Thị Hội nói: việc lựa chọn văn bản tựa “ Trích diễm thi tập” vào chương trình Ngữ văn THPT có nhiều ý nghĩa: 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Giúp cho HS có cơ hội học tập và nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận. - HS hiểu được nhưng khó khăn mà cha ông ta phải vượt qua để chúng ta có được nhưng di sản văn hóa như hôm nay. - Qua bài học, HS nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. - Bài học giáo dục ý thức độc lập tự chủ dân tộc cho HS... Việc dạy học văn bản được SGV và các sách tham khảo hướng dẫn kĩ, nhưng tôi tự nhận thấy việc dạy học văn bản này thiếu chất văn chương, không sinh động nên thật sự khó tạo được hứng thú cho cả thầy và trò trong quá trình tìm hiểu. • Nhận xét: Bài dạy học đã thể hiện được sự đổi mới trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường: Phương pháp tổ chức dạy học linh hoạt thể hiện rõ vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, đồng thời người thầy luôn giữ đúng vai trò là người hướng dẫn, điều khiển quá trình tiếp nhận giá trị thẩm mĩ tác phẩm văn chương của HS; bố cục bài dạy học rõ ràng, quá trình phân tích theo trình tự bố cục tác phẩm đã làm rõ được những kiến thức cơ bản của bài học. Tuy nhiên, bài dạy học cũng bộc lộ một số điểm cần khắc phục:- Việc mở bài bằng những kiến thức có sẵn trong SGK chưa tạo được không khí cần thiết cho giờ học. - Học sinh chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về thể Tựa – Một thể loại văn học hoàn toàn mới mẻ với các em. -Yếu tố trữ tình thể hiện rõ cảm xúc của tác giả ( Một điểm quan trọng làm nên giá trị tác phẩm) chưa được khai thác rõ... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1.2 Bài dạy học của cô giáo Hoàng thị Hồng trƣờng trung học phổ thông Chợ Mới – Bắc Kạn 2.1.2.1. Tiến trình bài dạy được triển khai theo các phần: I – Tiểu dẫn Ở phần này, GV giúp HS là rõ: Những thông tin cơ bản về tác giả Hoàng Đức Lương và tác phẩm Trích diễm thi tập. II – Đọc- hiểu văn bản Phần này, GV dẫn dắt HS phân tích những vấn đề: + Hệ thống lập luận chặt chẽ về hiện tượng thơ văn bị thất truyền. + Nỗi lòng của tác giả về hiện tuợng thơ văn bị thất truyền. + Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. III –Tổng kết Phương pháp dạy học: Dùng hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề cùng với cách tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. 2.1.2.2.Hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học I – Tiểu dẫn HS :đọc phần tiểu dẫn trong SGK GV hỏi: Em hiểu những gì về tác giả Hoàng Đức Lương và Trích diễm thi tập. Yêu cầu: HS dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời câu hỏi II - Đọc – Hiểu văn bản 1. Hệ thống lập luận chặt chẽ về hiện tượng thơ văn bị thất truyền. GV hỏi: Nội dung của văn bản được chia làm mấy phần? Xác định luận điểm một của văn bản? Những nguyên nhân nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho thế hệ sau? HS: Trả lời. Yêu cầu: - Nội dung của văn bản được chia làm ba phần: 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Phần một :Nhưng nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ. + Phần hai: Quá trình sưu tầm, biên soạn sách; kết cấu của tác phẩm. + Phần ba: Lạc khoản. - Luận điểm một: Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền lại đầy đủ: + Nguyên nhân thứ nhất: Thơ văn tuy hay nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức, chỉ người có tài mới có thể thưởng thức cái hay, cái đẹp của thơ văn. + Nguyên nhân thứ hai: Người có khả năng thưởng thức thơ văn thì hoặc vì bận việc hoặc không để ý đến. + Nguyên nhân thứ ba: Người thích sưu tầm thơ văn thì không đủ tài hoặc không kiên trì. + Nguyên nhân thứ tư: Kiểm duyệt của nhà vua quá khắt khe + Binh lửa, chiến tranh tàn phá sách vở + Thời gian hủy hoại, mai một sách vở GV hỏi: Khi chỉ ra những nguyên nhân đó, tác giả đã sử dụng cách lập luận nào? HS: Trả lời. Yêu cầu: Phương pháp lập luận: Phân tích bằng những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải hiện tượng, vấn đề. 2. Nỗi lòng của tác giả trước hiện tượng thơ văn người xưa bị thất truyền GV hỏi: Bên cạnh những nguyên nhân, đoạn văn trên còn ẩn chứa điều gì? HS: Trả lời. Yêu cầu: Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của ông cha, tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu của dân tộc bị mất mát...của tác giả. GV hỏi: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm , biên soạn thơ văn? 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Yêu cầu: Tác giả đã nhặt nhạnh, thu lượm , tìm hỏi, bổ sung thêm GV hỏi: Điều gì đã khiến cho tác giả vượt mọi khó khăn để sưu tầm thơ văn? HS: Trả lời. Yêu cầu: Đó là lòng yêu nước, niềm tự hào về nền văn hiến dân tộc, là lòng khát khao giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, ý thức độc lập tự chủ dân tộc... III- Tổng kết. GV hỏi : Hãy nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? HS: Trả lời Yêu cầu: - Nội dung: Thể hiện niềm tự hào và ý thức độc lập, tự chủ đân tộc. - Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc. III – Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK 2.1.2.3 Kết quả giờ học Câu hỏi 1) Em hãy cho biết đặc điểm cơ bản của thể Tựa? HS trả lời: Tựa nguyên văn là Tự, bài viết đặt ở đầu cuốn sách do tác giả hoặc người khác được mời viết. Bài Tựa thường nêu những quan điểm của người viết về những vấn đề có liên quan dến cuốn sách. Câu hỏi 2) Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến thơ văn không được lưu truyền lại đầy đủ cho đời sau? Hs trả lời: Theo tác giả, những nguyên nhân khiến thơ ca không được lưu truyền đầy đủ là: Thơ văn hay nhưng khó, không phải ai cũng cảm nhận được; Người có khả năng thì bận việc hoặc không dể ý đến; Người thích sưu tầm thì không đủ năng lực; Chính sách của nhà vua qúa khắt khe; Thời gian; binh lửa hủy hoại sách vở. Câu hỏi 3) Nghệ thuật lập luận của tác giả? 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HS trả lời: Lập luận chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc. Câu hỏi 4) Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân? HS trả lời: Tác giả đã thu lượm những bài thơ còn xót lại, thu lượm thêm thơ của các vị làm quan trong triều. Câu hỏi 5) Theo cảm nhận của em, tác giả là người như thế nào? HS trả lời: Là một người cá trách nhiệm với di sản văn hóa dân tộc. 2.1.2.4. Ý kiến của giáo viên Cô Hoàng Thị Hồng bày tỏ: Văn bản tựa “ Trích diễm thi tập” là một văn bản rất hay, việc lựa chọn văn bản này vào chương trình Ngữ văn trong nhà trường là rất đúng đắn. Vì qua văn bản này HS có dịp tìm hiểu một văn bản nghị luận mẫu mực, đồng thời có được những kiến thức về một thể loại văn học của cha ông ta. Giá trị mà văn bản này đem lại là rất lớn: Giáo dục ý thức, trách nhiệm với di sản văn hóa dân tộc, rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho HS... Tuy nhiên, để dạy học văn bản này thật sự thành công là điều không dễ vì: Đây là văn bản nghị luận khó tiếp nhận nên phần lớn HS không có hứng thú học; Tài liệu tham khảo rất hiếm... Tôi mong muốn tiếp tục có những bài nghiên cứu, bài viết tâm đắc về loại văn bản này để thầy trò chúng tôi có thể tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận. • Nhận xét: Bài dạy đã thể hiện được tư tưởng dạy học văn hiện đại đó là GV giữ vai trò dẫn dắt ,điều khiển HS trong suốt quá trình chiếm lĩnh tri thức. Với hệ thống câu hỏi gợi dẫn của GV, HS luôn tích cực, chủ động trong quá trình khám phá tri thức. Nội dung bài dạy đáp ứng được những yêu cầu cơ bản. Bài dạy học sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu giáo viên cố gắng: 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Tạo được cách dẫn dắt vào bài mới, cuốn hút HS bằng những kiến thức liên quan hoặc những nhận định về tác phẩm... - Làm rõ đặc điểm của thể Tựa trước khi phân tích tác phẩm. - Dẫn dắt HS phân tích theo bố cục của tác phẩm... - Phân tích rõ hơn về nghệ thật lập luận và tính biểu cảm của tác phẩm. 2.1.3 Bài dạy học của cô Nguyễn Thị Thiên Sinh trƣờng THPT Dân tộc nội trú Bắc Kạn. 2.1.3.1. Tiến trình bài học được triển khai như sau: I – Tiểu dẫn Phần này thầy trò cùng làm rõ nhưng nét chính về tác giả Hoàng Đức Lương và tiêu đề Trích diễm thi tập. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên II - Đọc- hiểu văn bản Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản tựa “ Trích diễm thi tập”. III – Củng cố tri thức Khái quát lại giá trị của văn bản Phương pháp dạy học: Bằng hệ thống câu hỏi gợi dẫn ,GV dẫn dắt HS tích cực, chủ động tiếp nhận văn bản. 2.1.3.2. Hoạt động của thầy trò trong quá trình dạy học. I- Tiểu dẫn HS đọc tiểu dẫn trong SGK GV hỏi: Hãy nêu những nét chính về tác giả Hoàng Đức Lương và giải thích tiêu đề Trích diễm thi tập? Định hướng:- Hoàng Đức Lương là một trong những tri thức thế kỉ XV; Quê ở Hưng Yên; Đậu tiến sĩ năm 1478. - Trích diễm thi tập: Tuyển tập những bài tho hay ( Trích: tuyển chọn; Diễm: đep, hay; Thi: thơ). II - Đọc – Hiểu văn bản GV cho HS đọc văn bản một lượt HS tìm hiểu từ khó GV hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Định hướng: Văn bản được chia làm ba phần + Từ đầu đến “làm sao mà không rách nát tan tành” + Từ “ Đức Lương này....Chê trách người xưa vậy” + Còn lại 1) Phần một GV hỏi: ở phần này tác giả đã đưa ra những lí do chủ quan nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ? 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Định hướng: 4 nguyên nhân chủ quan đó là: + Thơ văn có “sắc đẹp” Và “ vị ngon” nhưng không phải ai cũng thưởng thức được. + Các vị làm quan trong triều thì bận việc, những người lận đận trong thi cử thì không để ý đến. + Những người thích thơ văn thì không đủ năng lực và không kiên trì. + Nhà vua kiểm duyệt khắt khe. GV hỏi: Ngoài những nguyên nhân trên còn có tác động nào từ bên ngoài khiến thơ văn cha ông ta không được lưu truyền đầy đủ cho thế hệ sau? Định hướng: 2 nguyên nhân khách quan: + Chiến tranh, hỏa hoạn tàn phá sách vở. + Thời gian làm mai một sách vở. GV hỏi: Qua phần này ta hiểu được tâm sự gì của Hoàng Đức Lương? Định hướng: Xót xa trước nhưng di sản thơ văn của cha ông bị tàn phá, mai một. GV hỏi: Hãy nhận xét về cách viết văn nghị luận của của tác giả? Định hướng: Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ vững chắc. Phương pháp lập luận: Quy nạp. 2) Phần hai: GV hỏi: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm, biên soạn thơ văn? Định hướng: Tác giả đã “tìm quanh, hỏi khắp” để “thu lượm” thơ văn của tiền nhân, rồi “thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều..”, “phụ thêm mấy bài vụng về.” của tác giả, sắp xếp theo từng loại... GV hỏi: Điều gì đã thôi thúc tác giả quyết tâm thực hiện công việc đầy khó khăn này? 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Định hướng: Chính tấm lòng yêu nước, thiết tha với di sản văn hóa dân tộc cùng với ý thức độc lập tự chủ là động lực giúp tác giả quyết tâm hoàn thành công việc. GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về công việc của tác giả? Định hướng: Đây là một công việc đòi hỏi năng lực và tính kiên trì cao. Đem lại nhiều giá trị đối với văn hóa dân tộc. III- Tổng kết GV hỏi: Em nào có thể khái quát lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản này? Định hướng: - Nội dung: Thể hiện lòng yêu nước, niềm trân trọng và tự hào về nền văn hiến dân tộc của tác giả. - Nghệ thuật: Kết hợp giữa nghị luận và biểu cảm tạo được sức cuốn hút cho người đọc. 2.1.3.3. Kết quả giờ học Câu hỏi 1) Hãy cho biết đặc điểm cơ bản của thể loại Tựa? HS trả lời: Tựa nguyên văn là Tự là bài viết đặt ở đầu cuốn sách do tác giả hoặc người khác được tác giả mời viết. Câu hỏi 2) Theo tác giả thì có nhưng nguyên nhân nào khiến thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ? HS trả lời: Theo tác giả thì có bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan khiến cho thơ văn không được lưu truyền đầy đủ ở trên đời: Bốn nguyên nhân chủ quan:- Thơ văn hay nhưng không phải ai cũng cảm nhận được; Những người có thể cảm nhận thơ văn thì vì bận việc hoặc không để ý tới; có những người ham mê nhưng lại không đủ khả năng; triều đình không cho phép in ấn. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hai nguyên nhân khách quan: Chiến tranh tàn phá sách vở; thời gian làm mai một sách vở. Câu hỏi 3) Hãy nhận xét cách lập luận của tác giả? Lập luận chặt chẽ, lô gíc Câu hỏi 4) Theo cảm nhận của em, tác giả là một người như thế nào? Tác giả là người có ý thức, trách nhiệm với di sản văn hóa dân tộc, luôn tự hào về nền văn hiến dân tộc. 2.1.3.4. ý kiến của giáo viên Cô Nguyễn Thị Thiên Sinh nói: Đây là bài nghị luận rất hay, có kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết giàu tính biểu cảm và tính thuyết phục. Thể hiện được truyền thống yêu nước, tấm lòng trân trọng, tự hào và ý thức trách nhiệm đối với di sản thơ ca dân tộc trong việc bảo tồn di sản văn học của cha ông ta.Vì thế văn bản này có tinh giáo dục rất lớn: Giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ HS, HS biết thể hiện lòng yêu nước của mình bằng suy nghĩ và việc làm đúng đắn với các di sản của dân tộc. Qua bài học, HS có dịp học tập và rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận. Tuy nhiên, việc dạy học văn bản này còn gặp nhiều khó khăn vì: Lần đầu tiên thầy trò chúng tôi được làm quen với loại văn bản này, vốn hiểu biết về thể loại chưa nhiều, kinh nghiệm tiếp cận chưa từng trải, đây lại là văn bản nghị luận không tạo được sức hấp dẫn lắm từ phía HS, nên ban đầu HS chưa thật hứng thú học. Chúng tôi hy vọng rằng các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp tâm huyết có thể chia sẻ với chúng tôi, giúp chúng tôi có được giờ dạy học về văn bản này thật sự thành công. • Nhận xét: Với cách tổ chức quá trình dạy học như vậy, GV đã thể hiện được sự đổi mới trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường; bố cục triển khai bài học khá rõ ràng, trình tự hợp lí; hệ thống câu hỏi 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phù hợp; thể hiện rõ ràng công việc của GV và HS. Tuy nhiên, GV cần khắc phục những tồn tại sau: - Cần làm rõ đặc điểm của thể loại Tựa tạo tri thức nền tảng cho HS khi tiếp cận thể loại này. - Khai thác rõ hơn nghệ thuật viết văn nghị luận hòa quyện với trữ tình, biểu cảm làm nên giá trị độc đáo của tác phẩm. 2.2 Giờ học “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy thực tiễn việc dạy học văn bản “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” như sau: Đa số GV đều có quan niệm rằng đây là văn bản hướng dẫn đọc thêm nên không quan trọng. Bởi vậy, việc hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản này chỉ được thực hiện một cách đại khái: - Việc soạn giáo án cho giờ dạy học văn bản này rất sơ sài, hầu như các GV soạn không đầy một trang giấy với nội dung bài soạn đơn giản như sau: ĐỌC THÊM “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA” 1) Tầm quan trọng của hiền tài. Câu hỏi: Hiền tài có vai trò quan trọng như thế nào đối với đất nước? Định hướng: Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. 2) Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ. Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ? Định hướng: Khuyến khích nhân tài, noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác; làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài. 3) Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia. - Phải biết quý trọng nhân tài. - Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước. - Thời gian lên lớp thực hiện bài dạy học văn bản này là 25 phút. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.1. Tiến trình giờ dạy học được triển khai như sau: I - Tiểu dẫn II - Đọc hiểu khái quát văn bản 2.2.2. Hoạt động của thầy và trò I - Tiểu dẫn( SGK) II - Đọc – hiểu khái quát văn bản 1) Tầm quan trọng của hiền tài GV hỏi: Hiền tài có vai trò quan trọng như thế nào đối với đất nước? HS trả lời Định hướng: Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. 2) Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ? Định hướng: Khuyến khích nhân tài, noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác; làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài. 3) Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia - Phải biết quý trọng nhân tài - Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước 2.2.3. Ý kiến của giáo viên: Đa số các giáo viên đều có ý kiến rằng đây là một văn bản hay, có giá trị nhưng khó tạo được sức cuốn hút cho HS vì là văn bản nghị luận. Đây lại là văn bản hướng dẫn đọc thêm, không quan trọng nên không giành thời gian đầu tư nhiều về nó, chỉ hướng dẫn qua để HS nắm được ba điểm chính của bài học, đó là: Tầm quan trọng của hiền tài; ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ; bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ. 2.3. Nhận xét tổng quát về việc thực thi dạy học hai văn bản Tựa và Văn Bia 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua quá trình khảo sát việc dạy học hai loại văn bản này ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy thực tế dạy và học hai loại văn bản này như sau: 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3.1. Tình cảm của GV và HS đối với văn bản: GV: Đa số GV đều cảm thấy đây là hai văn bản nghị luận rất hay, có giá trị về nhiều mặt nhưng để việc dạy học hai văn bản này đạt hiệu quả thì không dễ. Bởi vì đây là hai văn bản nghị luận nên khó tạo được sức cuốn hút cho HS như các văn bản nghệ thuật; tài liệu tham khảo cho hai loại văn bản này chưa nhiều. HS: Đa số HS đều cảm thấy xa lạ, khô khan, nên không có hứng thú học. 2.3.2. Nội dung bài dạy: Đối với văn bản tựa Trích diễm thi tập, GV đã chọn lọc những nội dung sau: - Những thông tin về tác giả Hoàng Đức Lương, thể Tựa và tiêu đề Trích diễm thi tập ( phần Tiểu dẫn). - Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau. - Nghệ thuật lập luận của tác giả. - Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương. - Tấm lòng của tác giả với di sản văn hóa dân tộc. Với những nội dung trên thì bài dạy học của GV đã tập trung phân tích rõ: Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho thế hệ sau; quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương. Còn những nội dung như: Đặc điểm thể Tựa; Nghệ thuật lập luận của tác giả; tâm tư, tình cảm của tác giả thì GV chỉ hướng dẫn HS tìm hiểu một cách sơ lựơc. Đây là những nội dung quan trọng cần phải khai thác rõ. Vì: Lần đầu 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tiên HS có dịp tiếp xúc với loại văn bản này, vì thế việc nắm rõ về đặc điểm của nó là hết sức cần thiết. Có lẽ GV chưa nhận thức rõ điều này nên hầu như các bài dạy chưa chú trọng tới việc làm rõ đặc điểm thể loại của văn bản trước khi tìm hiểu chi tiết văn bản; Tâm tư, tình cảm của tác giả Hoàng Đức Lương là yếu tố tạo nên hình tượng tác giả . Vì thế, cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài viết của mình mới có thể hiểu: tác giả là một người tri thức chân chính luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ dân tộc; có trái tim nhạy cảm biết đau đớn, xót xa trước những mất mát về tài sản tinh thần của dân tộc. Điều này cũng lí giải vì sao tác giả quyết tâm hoàn thành công việc sưu tầm, biên soạn của mình. HS không cảm nhận được những điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã làm nghèo đi giá trị của văn bản; Khi tìm hiểu về nghệ thuật lập lận của tác giả, GV đều chưa dẫn dắt HS phân tích rõ mà chủ yếu chỉ khái quát lại là: Lập luận chặt chẽ, lô gích, thuyết phục người đọc. Đối với văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia, GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược các nội dung: - Tầm quan trọng của hiền tài - Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ 2.3.3. Phƣơng pháp dạy học Trong quá trình dạy học, GV đã có sự cố gắng trong việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại. Thể hiện rõ qua hoạt động của thầy và trò trong giờ học: - Hoạt động của thầy: Thầy luôn giữ vai trò là nguời hướng dẫn, điều khiển HS tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Cụ thể, ở mỗi nội dung bài học thầy đưa ra những câu hỏi gợi dẫn để HS trao đổi, thảo luận rồi đưa ra câu trả 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên lời. Để tránh sự suy diễn chủ quan, tùy tiện của HS, sau mỗi câu trả lời của HS thì thầy giáo luôn có sự định hướng cụ thể. - Hoạt động của trò: Trò chủ động, tích cực khám phá tri thức trong giờ học.Trước mỗi câu hỏi gợi dẫn của thầy; HS chủ động trao đổi , thảo luận và tích cực trình bày ý kiến của mình. 2.3.4. Hiệu quả giờ học Với việc tổ chức giờ dạy học như vậy, đa số HS nắm rõ hai nội dung cơ bản: - Những nguyên nhân khiến cho thơ văn của người xưa không được lưu truyền hết ở trên đời. - Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương. Còn các nội dung như: Đặc điểm thể Tựa; nghệ thuật lập luận của tác giả; hình tượng tác giả thì HS vẫn còn nhận thức một cách chung chung; chưa thật rõ ràng, đầy đủ. Trên đây là cơ sở thực tiễn của việc dạy học hai văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia trong năm đầu thực thi SGK Ngữ văn 10. Cùng với những tiền đề lí luận thì thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi đề xuất phương án dạy học hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHƢƠNG II CÁC PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC TỰA VÀ VĂN BIA ĐÃ ĐƢỢC ĐỀ XUẤT Cùng với chương trình và SGK Ngữ văn mới được thực thi đại trà, những sách tham khảo cho GV và HS cũng được ấn hành. Nhưng chưa có một cơ quan chức năng nào, chưa có một người nào khảo xát, nghiên cứu hệ thống sách tham khảo này để chi ra đâu là phương án dạy học tối ưu cần được triển khai. Bởi thế, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành việc này để bước đầu rút ra một vài kết luận từ góc độ một người đứng lớp. 1.1 Hai phƣơng án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lƣơng trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao) 1.1.1 Về mục tiêu bài học • Ngữ văn 10 bộ chuẩn nêu ra hai mục tiêu: - Giúp HS hiểu niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. - Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản • SGV Ngữ văn 10 nâng cao - Giúp HS hiểu tấm lòng trân trọng và tự hào của tác giả và không khí học thuật của thời đại. Thấy được cách lập luận chặt chẽ, kết hợp với tính biểu cảm của bài Tựa. Người làm luận văn nghĩ rằng: Ở SGK đã có mục “ kết quả cần đạt” cho nên ở SGV có thể có hoặc không về “ Mục tiêu cần đạt” nếu có thì phải lấy lại đầy đủ như ở SGK.Ở đây, SGV bộ chuẩn bỏ sót một mục tiêu :“ Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả”. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên • Để đọc – hiểu văn bản phải hiểu rõ, nắm chắc văn bản( về nội dung và nghệ thuật của văn bản đó). Vì vậy mục tiêu đầu tiên là phải hiểu rõ tác giả nói gì ở văn bản đó? Sau đó mới đến việc tìm hiểu tác giả thể hiện, gửi gắm điều gì? Cụ thể ở đây tác giả nói về: - Những lí do khiến cho thơ văn không được lưu truyền hết ở đời. - Những điều thôi thúc tác giả sưu tầm, biên soạn thơ văn của tiền nhân. - Những khó khăn trong quá trình biên soạn- những công việc phải làm và kết cấu sách. Qua những điều đã nói, tác giả đã thể hiện rõ: - Tấm lòng trân trọng và tự hào của tác giả đối với di sản văn hóa do cha ông ta để lại. Tấm lòng đó thể hiện rõ bằng nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả ở bài Tựa. • Do vậy mục tiêu của bài học văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” phải là: Giúp HS nắm được: - Lí do khiến cho Hoàng Đức Lương sưu tầm, biên soạn cuốn “ Trích diễm thi tập” và tấm lòng trân trọng, tự hào của ông đối với di sản văn hóa của ông cha để lại. Từ đó mà có thái độ trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa. - Biết được nghệ thuật lập luận của tác giả 1.1.2 Về nội dung bài học • SGV Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) xác định trọng tâm bài học là hai đơn vị kiến thức: - Các nguyên nhân khiến thơ ca Việt Nam các thời đại trước thế kỉ XV không được lưu truyền lại đầy đủ. - Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc, ý thức độc lập thể hiện qua công việc gian khổ và cao đẹp này. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên • SGV Ngữ văn 10 ( bộ nâng cao) xác định trọng tâm bài học là: - Động cơ sưu tầm biên soạn sách” Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương. - Quá trình sưu tầm, biên soạn và tổ chức tác phẩm “ Trích diễm thi tập” Phần củng cố bổ sung hai nội dung: - Tựa “Trích diễm thi tập” thể hiện lòng yêu nước của Hoàng Đức Lương. - Tựa “Trích diễm thitập” lập luận chặt chẽ và chất trữ tình hòa quyện. Qua bài Tựa thấy được cả không khí thời đại. Theo chúng tôi, xác định nội dung bài dạy như SGV Ngữ văn bộ nâng cao là đầy đủ và phù hợp với văn bản. Có nghĩa là cần giúp học sinh nắm được hai tầng ý nghĩa: - Nội dung của văn bản và nghệ thuật lập luận của tác giả. - Hình tượng tác giả Hoàng Đức Lương (Lòng yêu nước với các biểu hiện cụ thể). 1.1.3. Về phƣơng pháp dạy họ. • SGV Ngữ văn - bộ chuẩn lưu ý 2 điều: - GV cung cấp thêm kiến thức bổ trợ( cái hay, cái khó của thơ và “ trải qua bao cơn binh lửa..”) - Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi Theo chúng tôi, câu hỏi gợi ý thêm là một câu hỏi sáng tạo: “ Hãy tưởng tượng chân dung Hoàng Đức Lương khi viết bài Tựa này”. • SGV Ngữ văn - bộ nâng cao Bài học được tổ chức theo tiến trình ba bước: Phần mở đầu, phần tổ chức dạy học, phần củng cố Phần tổ chức dạy học được tiến hành theo cách thảo luận lần lượt theo các câu hỏi ở phần “Hướng dẫn học bài” trong SGK, trọng tâm là câu hỏi 3, 4. 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Theo chúng tôi, hai nội dung ở phần củng cố nên đưa lên thành một trong những trọng tâm bài học. 1.2. Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hƣơng trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 10” do GS. Phan Trọng Luận chủ biên. NXB Giáo dục, 2006 1.2.1.Về kết quả cần đạt • Thiết kế đưa ra hai mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được đặc điểm của một bài Tựa - Hiểu được niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. • Chúng tôi nghĩ: Lí luận dạy học văn chỉ ra rằng: Kết quả cần đạt của một giờ dạy văn là phải đem lại cho HS tri thức, kĩ năng và thái độ. Như vậy đến với văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, HS trước hết phải nắm được: - Nội dung và hình thức của bài Tựa (Tầng ý nghĩa thứ nhất) - Hình tượng tác giả Hoàng Đức Lương (Tầng ý nghĩa thứ hai) Từ đó mà có được kĩ năng đọc một bài Tựa và biết học tập người xưa trong việc bảo tồn di tích văn hóa của cha ông xưa. Đem đối chiếu phần Kết quả cần đạt với phần Trọng tâm bài học trong thiết kế thì thấy có độ vênh đáng kể. Hai trọng tâm của bài dạy cần được nêu thành một mục tiêu thì mới hợp lí (Vì trước hết phải nắm được nội dung của văn bản). 1.2.2. Về hoạt động dạy học Thiết kế nêu ra tiến trình dạy học gồm ba bước - Tìm hiểu phần Tiểu dẫn - Học văn bản 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Tổng kết 1) Tìm hiểu phần tiểu dẫn • - HS đọc thầm phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi của GVvề : Nhan đề, tác giả, thể Tựa. - GV chốt lại 4 ý: - Giảng nghĩa “ Trích diễm thi tập” - Tác giả Hoàng Đức Lương - Năm viết bài Tựa : 1497 - Thể loại Tựa • Theo chúng tôi, nên xếp hai ý trên vào hai phần: Tác giả Hoàng Đức Lương, tác phẩm “Trích diễm thi tập” (tên tác phẩm, năm được soạn, thể Tựa). 2) Học văn bản: Gồm ba hoạt động : Đọc, tìm hiểu bố cục, phân tích văn bản. Phần phân tích văn bản gồm hai phần: - Lí do biên soạn - Quá trình soạn sách và kết cấu tác phẩm a) Ở phần Lí do biên soạn có câu hỏi được nêu ra để HS trao đổi, thảo luận ở lớp và theo nhóm. Câu hỏi 1: Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến những sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Câu hỏi 2: Các nguyên nhân tác giả nêu ra có xác đáng không? Những lí do nào mang tính chất thời đại, lí do nào là chuyện của muôn đời? Câu hỏi 3: Tác giả trực tiếp nêu ra những nguyên nhân nào thôi thúc mình biên soạn Trích diễm thi tập? Tác giả dẫn dắt HS tìm hiểu phần đầu văn bản như vậy là đầy đủ và hợp lí – Nội dung phân tích đầy đủ, sâu sắc: * Phân tích văn bản 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên a) Lí do biên soạn - GV nêu câu hỏi 1 phần hướng dẫn học bài - HS phát hiện các nguyên nhân: + Thơ văn là “ sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon”, chỉ thi nhân mới có thể thưởng thức. (Thơ hay nhưng khó, kén người thưởng thức phải hiểu biết tinh tế). + Những người có học hoặc không có thời gian để biên tập, hoặc không để ý đến. + Những người yêu thích thơ văn thì tài lực kém cỏi, ngại khó, không kiên trì. +Chính sách in ấn lưu hành bị hạn chế bởi “lệnh vua”. + Sự hủy hoại của thời gian + Sự hủy diệt của binh hỏa - GV cho học sinh thảo luận nhóm: Theo anh ( chị), các nguyên nhân tác giả nêu ra có xác đáng không? Những lí do nào mang tính chất thời đại, lí do nào là chuyện của muôn đời ? Qua việc tìm hiểu những lí do trên, anh( chị) có thể hình dung thấy con đường xây dựng và gìn giữ, phát triển nền văn hóa của ông cha ta đã diễn ra như thế nào? Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở thời điểm hiện nay có phải là việc dễ dàng không? - HS trao đổi đưa ra ý kiến của nhóm - GV tổng hợp đánh giá: + Các lí do mà tác giả đưa ra đều có cơ sở thực tiễn. Đặc biệt là nguyên nhân sự tàn phá của binh lửa còn được ghi lại trong sử sách. Năm 1371, quân Chiêm Thành tấn công và đốt phá kinh thành Thăng Long. Thế kỉ XV, giặc Minh Gây binh kết oán trải hai mươi năm”, thực hiện đạo chỉ của Minh Thành tổ: “Hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến cả những loại sách ghi chép ca lí dân gian hay sách dạy trẻ(...) một mảnh chữ phải đốt hết (...), 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn”. Nói đến nguyên nhân in ấn, phát hành hạn chế bởi lệnh vua”, chúng ta còn có thể thấy trong nhiều trường hợp sách vở bị mất mát hao hụt rất đau xót. Chẳng hạn sau vụ thảm án Lê Chi Viên, sách vở của Nguyễn Trãi bị tịch thu, nếu không có sự kiện giải oan 20 năm sau đó thì chắc hẳn chúng ta không thể có cơ hội được biết đến trước tác của ông như hiện nay. + Có nguyên nhân là chuyện muôn đời: Thơ hay nhưng khó, kén người thưởng thức. Có những câu thơ, hình ảnh... phải trở đi trở lại nhiều lần mới cảm nhận đúng. Ví dụ phát hiện của Xuân Diệu về chữ “ buồng” trong bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi; Hoài Thanh nhận ra “ Trăng hoa lại trở về trong thơ Bác yêu kiều và lộng lẫy như xưa”; những ý kiến tranh luận về cách hiểu Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tống biệt hành (Thâm Tâm), ... + Chỉ ra chồng chất những thách thức , khó khăn như vậy, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được quá trình xây dựng và gìn gữ nền văn hiến, bản sắc văn hóa dân tộc của cha ông ta trong lịch sử là cả một cố gắng lớn lao. Đồng thời những gì chúng ta được nhận từ truyền thống( trong đó có di sản thơ văn) khẳng định bản lĩnh, ý thức độc lập tự chủ mãnh liệt của dân tộc. - GV hỏi: Đoạn văn: “ Đức Lương...lắm sao!” tác giả trực tiếp nêu ra những nguyên nhân nào thôi thúc mình biên soạn Trích diễm thi tập? Tại sao tác giả không đặt đoạn văn này ở đầu văn bản mà là ở cuối của phần nêu thực trạng và những lí do dẫn đến thực trạng thơ văn lưu truyền thưa thớt? Qua việc nêu lí do này, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với văn hiến dân tộc? - HS tìm hiểu, lí giải +Động cơ thôi thúc tác giả biên soạn sách là do: 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ~ Thực trạng tác phẩm thơ ca được lưu truyền là rất ít ỏi, không tương xứng với bề dày văn hiến dân tộc( “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu”). ~ Người học làm thơ lại phải trông vào bách gia đời Đường. + Tác giả cảm thấy đau xót, tổn thương lòng tự hào dân tộc. Những câu cảm thán đặt ở cuối đoạn văn để lại cảm nhận về một sự day dứt, đánh mạnh vào tình cảm của người đọc. Người viết từng tự hào “ nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay vẫn có tiếng là nước văn hiến”, vậy mà “ Chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả phải đáng thương xót lắm sao!” + Cũng qua đây, chúng ta còn thấy được ý thức độc lập tự chủ về văn hóa dân tộc, tinh thần sánh ngang với Trung Quốc biểu hiện niềm tự hào, sự phục hưng thời đại. + Về cách lập luận: Tác giả không bắt đầu nêu ngay lí do soạn sách mà chốt lại sau khi trình bày nguyên nhân của thực trạng thơ văn còn lại mỏng manh, ít ỏi. Điều đó khẳng định việc soạn Trích diễm thi tập không chỉ là ước muốn chủ quan của người viết mà còn là nhu cầu , sự thôi thúc của thời đại. b) Ở phần Quá trình biên soạn sách và kết cấu tác phẩm có một câu hỏi được nêu ra: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn tiền nhân? Phần yêu cầu HS trả lời rất ngắn gọn, rõ ràng. b) Quá trình soạn sách và kết cấu tác phẩm - GV nêu câu hỏi 2 phần hướng dẫn học bài - HS dựa vào văn bản dể trả lời + Người viết đã tìm quanh hỏi khắp để thu thập, thu lượm thơ của các vị làm quan trong triều, lựa chọn bài hay. ~ công việc sưu tầm rất khó khăn , vất vả. 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ~ Người biên soạn tự thấy trách nhiệm nặng nề mà mình “tài hèn sức mọn”. Đây là cách nói khiêm tốn của người xưa. + Tập sách có tên Trích diễm thi tập, gồm 6 quyển, chia thành hai phần: Phần chính là thơ ca của các tác giả từ thời Trần đến thời Hậu Lê. Phần cuối quyển là những bài thơ của chính tác giả. c) ở phần Tổng kết thiết kế nêu ra một câu hỏi để HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập”: - Gv nêu câu hỏi tổng kết: Qua việc trình bày lí do và giới thiệu tập sách Trích diễm thi tập, bà tựa đã thể hiện tình cảm của tác giả đối với thơ ca dân tộc nói riêng và nền văn hiến nói chung của dất nước như thế nào? Nghệ thuật lập luận của tác giả có gì đáng lưu ý? - HS trả lời, đọc phần ghi nhớ - Trích diễm thi tập thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. - Bài Tựa có lập luận chặt chẽ, sáng rõ, hòa quyện với màu sắc trữ tình. 1.2.3 Nhận xét tổng quát Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương là một phương án dạy học hợp lí, có sáng tạo,. Nội dung bài dạy phong phú, sâu sắc. Tổ chức hoạt động song phương của thầy và trò hài hòa. Nhưng so với Kết quả cần đạt nêu ra ở đầu bài thì nội dung bài dạy hướng chưa nhiều vào yêu cầu đầu tiên: “Giúp HS nắm được đặc điểm của bài Tựa”. Nếu như ở phần Tổng kết nhấn mạnh đến đặc điểm của thể Tựa thì mục tiêu đó sẽ đạt hiệu quả hơn. Mục tiêu thứ hai là: Giúp HS hiểu được niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Quá trình soạn sách của Hoàng Đức Lương cũng thể hiện rõ ý thức trách 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiệm của ông trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc điều này thiết kế không hề nói tới. Nếu thiết kế này tách hẳn hình tượng tác giả ra một nội dung riêng thì có lẽ đạt được mục tiêu đề ra. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.3. Thiết kế trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đƣờng chủ biên, NXB Hà Nội, 2006 A. Kết quả cần đạt B. Giúp HS: - Hiểu được tấm lòng trân trọng, tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả đối với di sản thơ ca dân tộc trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân( người triước)- ông cha; từ đó có tình cẩm và thái độ đúng đắn đối với di sản văn học dân tộc. - Nắm được cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tinha biểu cảm của bài tựa • Trọng tâm bài học: Đọc – hiểu đoạn nói về những khó khăn trong việc sưu tầm thơ văn xưa. •Những điểm cần lƣu ý - HS cần hiểu rõ các khái niệm tựa ( tự), bạt tương đương với các khái niêm: Lời nói đầu, Lời giới thiệu, Lời cuối sách... ngày nay. - Kiểu văn bản: nghị luận( có kết hợp trữ tình – biểu cảm) B. Chuẩn bị của thầy và trò Có thể sưu tầm tập thơ của Sóng Hồng và Lời nói đầu của chính tác giả viết Hoạt động 1 TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ (Hình thức: Vấn đáp) 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn tùy chọn trong bài Đại cáo bình Ngô . 2. Giải thích vì sao bài Cáo được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử Việt Nam. 3. Giải thích vì sao bài Cáo được coi là áng thiên cổ hùng văn. 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4. Tư tưởng hòa bình, nhân đạo vừ thể hiện nguyên lí nhân nghĩa- yên dân- trừ bạo vừa cho thấy rõ chiến lược ngoại dao khôn khéo, sâu xa của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Em hiểu nhận xét trên như thế nào? Hoạt động 2 DẪN VÀO BÀI MỚI - HS đọc nội dung tiểu dẫn, SGK tr. 28. - GV nói lời chuyển vào văn bản Lời tựa: Sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của tổ tiên ông cha là một việc là rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn; đặc biệt là những thời kì xa xưa, hoặc sau chiến tranh. Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những tri thức thời Lê ở thế kỉ XV đã không tiếc công sức, thời gian để làm công việc đó. Sau khi hoàn thành Trích diễm thi tập, ông lại tự viết một bài tựa đặt ở đầu sách nói rõ quan điểm và tâm sự của mình và giứo thiệu sách với người đọc. Hoạt động 3 HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT 1. giải thích nhan đề và xác định kiểu loại văn bản. - HS đọc các chú thích 1,2 trong SGK. - GV tóm tắt: Lời nói đầu sách Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay). + Tựa( tự) là bài viết thường đặt ở đầu sách tương tự như các Lời nói đầu, Lời giới thiệu, Lời tự bạch... ngày nay (phân biệt với Lời bạt, Lời nói sau, Lời cuối sách thường đặt ở cuối sách) do chính tác giả hoặc người khác viết nhằm múc đích giới thiệu rõ thêm với độc giả về cuốn sách: động cơ , mục đích sáng tác, kết cấu, bố cục, nội dung hoặc tâm tư, tâm sự của tác giả hoặc là những nhận xét, đánh giá, phê bình hay cảm nhận của người đọc (nếu là người khác viết). 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Tựa thương được viết băng thể văn nghị luận hoặc thuyết minh hoặc biể cảm, hoặc nghị luận có kết hợp các yếu tố của ba kiểu văn bản thuyết minh, tự sự, biểu cảm... Bài tựa này thuộc trường hợp sau 2. Đọc văn bản - GV lưu ý cách đọc chậm rãi, rõ ràng các vế câu, các luận điểm , luận cứ thể hiện cảm xúc của tác giả. - HS đọc toàn bài. GV nhận xét cách đọc 3. Giải thích từ khó: Theo các chú thích chân trang Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT - GV hỏi: Luận điểm ở đoạn 1 tác giả nêu là gì? Tác giả chọn cách lập luận nào để luận chứng? Tại sao tác giả không bắt đầu bài tựa bằng cách trình những viêc sưu tầm của mình mà lại giải quyết trước hết luận điểm ấy? - HS lần lượt trả lời và thảo luận, phân tích. Định hướng: + Luận điểm đầu tiên: Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời. + Phương pháp lập luận: phân tích bằng những luận cứ cụ thể về những mặt khác nhau để lí giải bản chất của hiện tượng, vấn đề. + Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm trên- và đó chính là luận điểm quan trọng nhất của bài tựa, là bởi ông muốn nhấn mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân và đó là một công việc khó khăn, vất vả nhưng nhất định phải làm. 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Liên hệ đến hậu quả của chính sách cai trị đồng hóa thâm hiểm của nhà Minh: tìm mọi biện pháp để hủy diệt nền văn hóa, văn học Đại Việt: thu đốt mọi sách vở, trừ kinh Phật; đập, xóa các Văn bia...Bởi vậy trong các triều vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông... công việc sưu tầm, thu thập, ghi chép, phục dựng các di sản văn hóa tinh thần của người Việt bị tản mát, sau chiến tranh đượcn khích tiến hành. - GV hỏi: Phát hiện và phân loại các luận cứ của tác giả về các nguyên nhân khiến thơ văn thất truyền hay là những khó khăn của việc sưu tầm. Trong từng nguyên nhân, người viết đã sử dụng phương pháp nào? Tác dụng? - HS hệ thống hóa, trả lời. Định hướng: Theo tác giả, có 4 nguyên nhân chính: + Chỉ có thi nhân (nhà thơ - người có học vấn) mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Cách lập luận: liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái chá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon (vì trừu tượng, khó cảm nhận cụ thể). Từ đó dẫn tới kết luận - Dùng lối quy nạp. +Người có học, người làm quan thì vì bận việc hoặc không quan tâm đến thơ văn( còn mải học thi) + Người yêu thích sưu tầm thơ văn thì không đủ năng lực, trình độ, tính kiên trì. + Nhà nước ( triều đình, nhà vua) không khuyến khích in ấn (khắc ván) chỉ in kinh Phật. Đó là bốn nguyên nhân chủ quan và chủ yếu dẫn đến tình hình rất nhiều thơ văn bị thất truyền. Cách lập luận chung là phương pháp quy nạp. Ngoài ra còn hai nguyên nhân khách quan khác: + Đó là sức phá hủy của thời gian đối với sách vở. 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Đó là chiến tranh, hỏa hoạn cũng góp phần tiêu hủy văn thơ trong sách vở. Cách lập luận: dùng hình ảnh và các câu hỏi tu từ: Tan nát trôi chìm, rách nát tan tành... làm sao giữ mãi... được mà không... - GV hỏi: Bên cạnh luận cứ, luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ, đọc đoạn văn trên ta còn thấy hé mở thêm điều gi? - HS suy luận, phát biểu. Định hướng: Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của ông cha , tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại, đắm chìm trong quên lãng... của người viết. - HS đọc đoạn văn: Đức Lương này...đau xót lắm sao. - GV hỏi: So với các đoạn trên về giọng điệu, đoạn văn vừa đọc có gì khác? - HS trả lời. Định hướng: Đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạng, tâm sự của tác giả trước thực trạng đau lòng. Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí- Trần là tác giả thường than thở, có ý trách lỗi các trí thức đương thời; lại cảm thấy tự thương xót, tiếc nuối cho nền văn hóa nước mình, dân tộc mình khi sánh vai với văn hóa Trung Hoa. Rõ ràng yếu tố biểu cảm- trữ tình đã tham gia vào văn bản nghị luận làm cho người đọc cùng cảm thông và bị thuyết phục. - HS đọc đoạn cuối, tóm tắt những việc làm của Hoàng Đức Lương để làm nên cuốn tuyển thơ hay. - GV hỏi: Cách giới thiệu việc làm và cuốn sách của mình của Hoàng Đức Lương như thế nào?. - HS nhận xét. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Định hướng: Tác giả kể lại những việc mình đã làm để hoàn thành cuốn sách, sửa lại lỗi cũ với giọng kể giản dị, khiêm nhường: Không tự lựơng sức mình, tài hèn sức mọn, trách nhiệm nặng nề, tìm quanh, hỏi khắp, lại thu lượm thêm....Giới thiệu nội dung và bố cục cuốn sách... Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP 1. HS trả lời bốn câu hỏi trong mục Hướng dẫn học bài ( GV chốt những điểm chính). 2. HS đọc nội dung Ghi nhớ, SGK tr. 30. 3. HS làm bài tập mục Luyện tập. (Gợi ý: Đoạn Như nước Đại Việt ta từ trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu- Núi sông bờ cõi đã chia- Phong tục Bắc Nam cũng khác trong Đại cáo bình Ngô). 4. Soạn bài đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Khi đọc thiết kế này người làm luận văn rất băn khoăn, bởi lẽ: Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập” được đề xuất triển khai bài học bằng 5 hoạt động: Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới Họat động 3: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập • Theo chúng tôi, thiết kế bài học là trình bày một phương án tổ chức bài học của riêng mình để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Mặc dù vậy, nếu trình bày “bài bản” quá thì giống như một cuốn sách dạy nấu nướng, chẳng 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hạn như khâu Kiểm tra bài cũ và khâu Dẫn vào bài mới thì không cần nêu ra một cách cụ thể, mang tính áp đặt mà để một khoảng trống cho người đứng lớp sáng tạo. Cần trình bày đầy đủ, chính xác phần đầu của thiết kế: Định hướng dạy học. Ở phần đầu thiết kế, tác giả xác định trọng tâm bài học là: Những khó khăn trong việc biên soạn thơ văn, trong khi đó ở phần: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết thì lại tập trung tìm hiểu Những nguyên nhân khiến cho thơ văn không được lưu truyền hết ở đời . Như vậy là xác định trọng tâm một đằng, dạy học một nẻo. • Câu hỏi và câu trả lời ở thiết kế này không được trong sáng và không chuẩn xác. - Câu hỏi đầu tiên hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung là: Luận điểm ở đoạn 1 tác giả nêu là gì?...Câu hỏi đó theo chúng tôi cần sửa lại như sau: Ở phần đầu bài tựa tác giả nêu ra luận điểm gì?. Đến phần Định hướng tác giả lại viết : Luận điểm đầu tiên : Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Đây không phải là luận điểm mà chỉ là tiêu đề, bởi vì luận điểm là ý kiến , quan điểm có tính chất lí luận ( Từ điển Tiếng Việt. Tr. 56). Vậy thì luận điểm của Hoàng Đức Lương là: Thơ văn không lưu truyền hết ở đời. - Câu hỏi tiếp theo: Tác giả chọn cách lập luận nào để luận chứng? Và định hướng trả lời là: Phương pháp lập luận: Phân tích bằng những luận cứ cụ thể về những mặt khác nhau về bản chất của hiện tượng, vấn đề. Thực ra, ở đây Hoàng Đức Lương dùng lối lập luận thông thường: diễn dịch. Nghĩa là nêu ra luận điểm rồi dùng một loạt luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm đó một cách rõ ràng, mạch lạc 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Luận điểm ở đây là: Thơ văn là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon... chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Lí do thứ hai: Những bậc danh nhân làm quan to thì bận việc, quan nhỏ thì lận đận về khoa trường nên không để ý đến. Lí do thứ ba: Người thích thơ văn thì ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, làm nửa chừng rồi bỏ dở. Lí do thứ tư: Không được lệnh của vua thì không giám khắc ván lưu hành. Lí do thứ năm: Thời gian lâu dài và trải qua mấy lần binh lửa làm cho bản thảo thơ văn rách nát tan tành. • Câu hỏi tiếp theo: Bên cạnh luận điểm, luận cứ vững chắc , lập luận chặt chẽ, đọc đoạn văn trên ta còn thấy hé mở thêm điều gì? Đứng về tư duy lô gích thì câu hỏi này không được chuẩn xác, bởi vì: Nửa trên là khẳng định thành công về mặt hình thức, nửa dưới lại hỏi về nội dung. Đúng lô gích thì câu hỏi phải là: Bên cạnh luận điểm, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, tác giả còn thành công gì nữa về hình thức nghệ thuật? ( Ví dụ dùng những câu cảm thán để bày tỏ nhiệt tâm của mình). Định hướng trả lời câu hỏi trên của thiết kế là: Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của cha ông, tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại, đắm chìm trong quên lãng... của người viết. Về mặt diễn đạt thì đoạn văn trên diễn đạt thiếu giản dị và trong sáng. Có thể sửa lại như sau: Phần đầu của bài Tựa cho thấy được tâm trạng của tác giả Hoàng Đức Lương trước thực trạng thơ văn của tiền nhân không được lưu truyền hết ở đời. 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cũng ở trong phần Định hướng lại có tiếp những câu văn thiếu trong sáng nữa: Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí - Trần làm tác giả thường thở than, có ý trách lỗi các tri thức đương thời; lại cảm thấy tự thương xót, tiếc nuối cho nền văn hóa nước mình... * Tóm lại, đây là một thiết kế bài dạy có rất nhiều lỗi: - Lỗi về xác nội dung bài học: Bài Tựa có hai nội dung chính: Những điều thôi thúc Hoàng Đức Lương biên soạn cuốn sách ( thực trạng thơ văn bị thất truyền và nhu cầu bức xúc về tư liệu học làm thơ của chính ông) và quá trình vượt qua khó khăn để hoàn thành việc biên soạn cuốn sách. Vậy mà thiết kế chỉ chọn một nội dung và khai thác không hết ý có trong văn bản ( Điều bức xúc thôi thúc chính bản thân tác giả không được nói tới). Còn nội dung thứ hai là quá trình biên soạn với những khó khăn phải vượt qua thì quá sơ lược. - Lỗi về lô gích: Ví dụ “bên cạnh luận điểm, luận cứ... thấy hé mở thêm điều gì?” - Lỗi về diễn đạt: Có những câu hỏi và những đoạn văn diễn đạt sai lô gích, sai ngữ pháp, diễn đạt thiếu trong sáng. 1.4. Thiết kế trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Hải Châu chủ biên. NXB Hà Nội, 2006 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: 1. Thấy được tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả về di sản văn hóa do cha ông để lại và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn học dân tộc. 2. Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của văn tựa. B. PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN. 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH. GV có thể tổ chức giừo dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. Kết thúc bài thơ “ Bài học nhỏ về nhà thơ lớn” sáng tác nhân dịp 200 năm ngày sinh Nguyễn Du ( 11- 1965) nhà thơ Tế Hanh viết: Cuộc gặp gỡ tình cờ cho tôi bài học lớn Như thể hai trăm năm nhà thơ nhắc nhở ta rằng Hãy đi vào trái tim bạn đọc. Người ta có thể quên người làm thơ nhưng không thể quên thơ. Nhưng làm thế nào để đừng quên thơ khi trí nhớ con người phụ thuộc vào tuổi tác . Chỉ có thể là tình yêu thơ, sự hòa hợp với cảm xúc của nhà thơ kết hợp với những công trình ghi chép, bảo lưu lại. Để thấy được sự tuyển chọn, ghi chép quan trọng như thế nào đối với việc giữ gìn di sản thi ca, chúng ta tìm hiểu bài Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I - Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn ( HS đọc SGK) - Phần tiểu dẫn cần nắm được Nội dung gì? - Tác giả Hoàng Đức Lương + Quê gốc: Cửu Cao- Văn Giang- Hưng Yên. Sau chuyển đến làng Ngọ Kiều- Gia Lâm- Hà Nội. Chưa rõ năm sinh năm mất. Đỗ tiến sĩ năm 1478 và hoàn thành “ Trích diễm thi tập” năm 1497. 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. Theo Hoàng Đức Lương Có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thật lập luận của tác giả 3. Vì sao Hoàng Đức Lương phải sưu tầm, tuyển chọn thơ “ Trích diễm thi tập”( trích: tuyển, diễm thi: thơ hay) tập tuyển chọn những bài thơ hay, gồm 6 quyển của Hoang Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn từ đầu đời Trần đến đầu đời Lê. Bài tựa này trình bày lí do ra đời và quá trình hình thành của“ Trích diễm thi tập” - Hoàng Đức Lương đưa ra 4 lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Thử đặt tên cho mỗi lí do. + Nhà thơ mới thấy hết cái, cái đẹp của thơ + Bận rộn công việc, người có điều kiện ít để ý tới thơ. + Có người thích thơ nhưng không có đủ tài năng tuyển chọn. + Kiểm duyệt của nhà vua khắt khe. - lập luận rõ ràng, chặt chẽ( Luận điểm) Vì sao thơ văn không được lưu truyền hết ở đời + chỉ có nhà thơ mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ. + Mọi người có năng lực bận rộn công việc + Có người thích nhưng không đủ năng lực tuyển chọn. + Kiểm duyệt của nhà vua quá khắt khe. - Vì một đất nước văn hiến (văn là trước tác, bài hiến là người hiền) chẳng lẽ không có 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ca dân tộc. Tác giả đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân? Điều gì đã thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tập thơ này? 4. Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa. quyển sách tiêu biểu nào. - Chẳng lẽ ta cứ đi xa xôi để học thơ thời Đường. Như vậy tác giả căn cứ vào thực trạng di sản thơ ca Việt Nam thời mình sống và nhu cầu bức thiết phải biên soạn cuốn“ Trích diễm thi tập” này. - Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: Các thư tịch không còn, tác giả phải “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”, “ Hỏi quanh khắp nơi”, “Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đương làm quan trong triều”, cuối cùng là phân loại, chia quyển. - Thái độ của tác giả rất khiêm nhường trong cách xưng hô và nói về mình: “Tôi không tự lượng sức...trách nhiệm nặng nề mà tài hèn...mạn phép phụ thêm...tránh được lời chê trách” - Lí lẽ đưa ra để khẳng định lí do làm cho thơ văn không được lưu truyền hết ở trên đời, tác giả xen vào những cảm nghĩ của mình: “Than ôi! Một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!” 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5. Anh (chị) cho biết trước “Trích diễm thi tập” đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc? II. Củng cố - Quá trình sưu tầm thơ, tác giả thuyết minh những khó khăn, xen vào đó là giọng văn đầy cảm xúc. “Trách nhiệm nặng nề mà tài hèn, đức mọn...mạn phép phụ thêm...may tránh được lời chê trách của người đời sau”. - Đó là tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã khẳng định. “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Văn hiến  văn là trước tác, là tác phẩm, văn bản. Hiến là hiền tài, là tác giả, người sáng tác. Sở dĩ Nguyễn Trãi cũng như Hoàng Đức Lương khẳng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại.pdf
Tài liệu liên quan