Luận văn Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao

Tài liệu Luận văn Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Vinh Chuyên ngành : Lí luận-phương pháp dạy học môn Hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để hoà nhập vào sự phát triển của thế giới, đáp ứng các yêu cầu của thời đại, giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới. Một trong các xu hướng đổi mới là dạy học hướng vào người học, tăng tính tích cực, chủ động của học sinh. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; …tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Trong khi trước đây theo các phương pháp dạy học truyền thống chỉ quan tâm đến sự tương tác một chiều từ phía người thầy đến học sinh thì ngày nay dạy học đòi hỏi cần có sự tương tác hai chiều: tương ...

pdf156 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Dạy học tương tác thông qua blog dạy học chương halogen - Hóa học lớp 10 nâng cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Vinh Chuyên ngành : Lí luận-phương pháp dạy học môn Hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để hoà nhập vào sự phát triển của thế giới, đáp ứng các yêu cầu của thời đại, giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới. Một trong các xu hướng đổi mới là dạy học hướng vào người học, tăng tính tích cực, chủ động của học sinh. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; …tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Trong khi trước đây theo các phương pháp dạy học truyền thống chỉ quan tâm đến sự tương tác một chiều từ phía người thầy đến học sinh thì ngày nay dạy học đòi hỏi cần có sự tương tác hai chiều: tương tác từ giáo viên đến học sinh và đặc biệt tăng tương tác từ học sinh đến giáo viên, dạy học phân hoá đến từng cá thể học sinh. Đây là một điều khó thực hiện, với các phương pháp dạy học thông thường người giáo viên khó có thể phân hoá đến từng cá thể trong lớp chỉ qua một tiết học. Ngoài ra, dạy học cần đáp ứng yêu cầu của thời đại là dạy học sinh cách học, kích thích người học học mọi lúc, mọi nơi. Làm sao thực hiện được điều này? Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet. Ở Việt Nam hiện nay, phí vào mạng ngày càng rẻ hơn. Một số đông người Việt không còn xa lạ gì với internet, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng lợi ích của internet trong dạy học? Nếu thiết kế một trang web thì khá vất vả, tốn nhiều thời gian, và phải tốn một khoảng tiền để mua tên miền cho nó được tồn tại trực tuyến trên mạng. Điều này không phải ai cũng làm được. Trong khi đó, có rất nhiều dịch vụ cung cấp blog miễn phí. Blog là một dạng của nhật ký trực tuyến. Chúng ta có thể đưa các thông tin, hình ảnh, phim, … lên blog một cách dễ dàng. Thiết kế blog khá đơn giản, ai cũng có thể tạo một blog cho riêng mình. Blog lại có tính tương tác rất cao. Người ta có thể trao đổi thông tin rất nhanh qua blog mà không cần gửi email. Ta có thể cho phép hoặc không cho phép người khác vào blog của mình. Hiện nay, blog được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng, chủ yếu dùng blog viết nhật ký cá nhân, chia sẻ thông tin với những người khác. Tuy nhiên, cũng có những người sử dụng blog với mục đích kinh doanh, hoặc làm chính trị,… Với tính tương tác cao, có nhiều tiện ích, đơn giản dễ làm, lại không tốn kém, vậy tại sao chúng ta không dùng blog hỗ trợ cho việc dạy học để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay? Thay vì viết nhật ký cá nhân, chúng ta có thể dùng nó tương tác với học sinh trong dạy học, tăng tính tương tác từ phía học sinh đến giáo viên, giúp học sinh trả lời các câu hỏi trực tuyến trên mạng, kích thích học sinh nêu nguyện vọng, tình cảm, kích thích tính tự giác, tự học… đặc biệt qua blog dạy học, giáo viên dễ dàng dạy học phân hoá đến từng cá thể học sinh. Hơn nữa, dạy học không còn bị bó buộc về thời gian và không gian mà qua blog ta có thể dạy học mọi lúc mọi nơi. Chính vì các lí do trên mà tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, học tập và mong muốn góp chút sức vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Blog, gọi tắt của weblog “nhật ký web”, bùng nổ từ cuối thập niên 1990, và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo giới chuyên môn, sự phát triển của dịch vụ blog hiện có thể gọi là nhanh như “cơn lốc”. Từ tháng 11 năm 2006, Technorati (một website chuyên theo dõi các blog) đã thống kê có khoảng 57 triệu blog. Ở Việt Nam, blog đang phát triển theo cấp số nhân, rất nhiều “cộng đồng cư dân mạng” đang sử dụng blog như là một thú vui, một nhu cầu giải trí, chia sẻ những tâm sự, tình cảm riêng tư của mình,…Với ưu thế về tính đơn giản, khả năng phát tán, truyền bá cao nhất hiện nay (những phản hồi trên blog nhanh hơn những phản hồi qua email), blog đang trở thành một hiện tượng ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội. Số lượng người viết blog đang ngày một gia tăng. Đó là nhờ sự trợ giúp của các website, hay nói cách khác là các dịch vụ cung cấp blog như: blogger, TypePad, Wordpress, My opera, Yahoo!3600,…trong đó, có các dịch vụ cho phép dùng miễn phí như: Wordpress, My Opera, Yahoo!3600,…Các website này cho phép thiết lập một blog rất đơn giản, chọn một kiểu trình bày có sẵn, chọn một địa chỉ URL trên mạng để giới thiệu với bạn bè, người thân,… Đa số mọi người viết blog với mục đích giải trí, bày tỏ những ý kiến cá nhân, chia sẻ thông tin với nhiều người khác trên thế giới. Ngoài ra, cũng có nhiều người viết blog vì các mục đích khác như: viết văn chương, muốn nổi tiếng, tuyên truyền hoạt động chính trị, quảng cáo kinh doanh,… Ở các nước có công nghệ thông tin phát triển, blog còn được các giáo viên dùng trong dạy học tương tác với người học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng blog vào dạy học tương tác thì chưa được chú ý. 3. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng blog dạy học chương Halogen, Hoá học lớp 10 chương trình nâng cao. - Dạy học tương tác qua blog dạy học nhằm tăng tính tích cực, chủ động của học sinh, phân hoá đến từng cá thể học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Hoá học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Các tính năng của các weblog và cách tạo blog. - Xây dựng blog dạy học chương Halogen – Hoá học lớp 10 tương tác với học sinh. - Lý thuyết về dạy học tương tác, xu hướng dạy học hướng vào người học (lấy học sinh làm trung tâm). - Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tự học. - Thực nghiệm sư phạm: tương tác trực tuyến với học sinh qua blog và kiểm tra trên lớp sự tiến bộ của học sinh. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Khách thể: quá trình dạy học hóa học ở các trường phổ thông. 5.2. Đối tượng: dạy học tương tác với học sinh qua blog dạy học chương Halogen, Hoá học 10 chương trình nâng cao. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận: dựa trên nền tảng của triết học duy vật biện chứng về quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. 6.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích, tổng hợp lý thuyết: Lý thuyết quá trình dạy học, lý thuyết dạy học hướng vào người học (lấy học sinh làm trung tâm), dạy học tương tác, các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tự học,… - Điều tra cơ bản: trao đổi ý kiến với các giáo viên, thăm dò ý kiến của học sinh về hiệu quả của việc tham gia tương tác qua blog. - Thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả bằng thống kê toán học trong khoa học giáo dục. 7. Giả thuyết khoa học Nếu dạy học tương tác được với học sinh thông qua blog dạy học thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. 8. Giới hạn của đề tài Xây dựng blog dạy học chương Halogen, Hoá học lớp 10 chương trình nâng cao để rút ra các nguyên tắc và vận dụng vào một số bài thuộc nhóm Oxi. 9. Những đóng góp của đề tài: Đề tài đã đóng góp một số lí luận dạy học sau: - Nguyên tắc xây dựng các bài viết để dạy học tương tác qua blog. - Biến blog - một dạng nhật ký trực tuyến, thành một công cụ dạy học, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay 1.1.1. Định hướng đổi mới Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khoa VII (tháng 1/1993) và nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (tháng 12/1996), được thể chế hoá trong Luật giáo dục (tháng 12/ 1998), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ GD & ĐT, đặc biệt chỉ thị số 15 (tháng 4/ 1999). Định hướng đổi mới tập trung vào các nội dung sau: - Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. - Bồi dưỡng phương pháp tự học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm; đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 1.1.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học , nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Tự học mang lại hiệu quả to lớn cho giáo dục, còn thể hiện ở những nguyên nhân sau: - Giảm nhịp độ và sức ép của việc giảng dạy cho giáo viên. Như vậy, giáo viên có điều kiện tìm hiểu những tài liệu khó với tốc độ chậm hơn và tăng thời gian cho các hoạt động chủ động của học sinh. - Tăng cường động cơ học tập cho học sinh, khuyến khích học sinh tự gánh vác trách nhiệm học tập của mình. - Học sinh có thể học tập theo tốc độ phù hợp với khả năng và phong cách học tập của mình. - Học sinh phát hiện ra rằng các em có thể học không có giáo viên, và rất thích thú với sự thay đổi đó. 1.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Công nghệ thông tin đã trở thành một trong những nền tảng quan trọng của xã hội hiện đại, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có giáo dục. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Úc, Nhật Bản,… đã từ lâu thừa nhận công nghệ thông tin là một công cụ thiết yếu để phát triển giáo dục, và đã khai thác một cách có hiệu quả các ứng dụng của nó. Ba mô hình giáo dục được tổng kết tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỉ 21” do UNESCO tổ chức tháng 10/1998 [19] MÔ HÌNH TRUNG TÂM VAI TRÒ NGƯỜI HỌC CÔNG NGHỆ Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân Tri thức Nhóm Thích nghi Máy tính cá nhân+ mạng internet Trong đó, mô hinh “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của công nghệ thông tin - mạng internet. Cùng với mô hình mới nhất này những yếu tố thay đổi sâu sắc sau đây của giáo dục đang xuất hiện: - Yếu tố thời gian sẽ không còn ràng buộc chặt chẽ: xuất hiện khả năng giáo dục không đồng bộ; - Yếu tố không gian cũng sẽ không còn ràng buộc: xuất hiện khả năng sinh viên, học sinh tham gia học tập mà không cần đi đến trường; - Giá thành toàn bộ của giáo dục giảm nhiều, vì xuất hiện các lớp ảo có quy mô lớn mà không cần trường lớp kiểu thông thường; - Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục nữa: học sinh, sinh viên phải học cách truy tìm thông tin họ cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp; - Mối quan hệ người dạy và người học theo chiều dọc sẽ được thay thế bởi quan hệ theo chiều ngang, người dạy trở thành người thúc đẩy, chuyên gia hướng dẫn hay đồng nghiệp, người học phải thật sự chủ động và thích nghi. - Thị trường giáo dục sẽ được toàn cầu hoá vì không còn bị ràng buộc về thời gian. Nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin trong việc thúc đẩy giáo dục nói riêng và sự hình thành nền kinh tế tri thức nói chung, một số quốc gia đã hết sức lưu ý đến việc tạo điều kiện tận dụng triệt để công nghệ mới đó vào giáo dục. Việt Nam ta cũng không ngoại lệ. Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đang được chú trọng phát triển nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đưa chất lượng giáo dục Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, sớm hội nhập với hệ thống giáo dục quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giúp cho thế hệ trẻ tiếp cận với các loại công cụ giáo dục tiên tiến, chuẩn bị một hành trang lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng một xã hội tri thức. Mặt dù, chúng ta vẫn gặp một số khó khăn như: trình độ nhận thức của cán bộ quản lí giáo dục, của giáo viên; giá các thiết bị vẫn còn cao so với thu nhập của người Việt Nam,… nhưng với vai trò của công nghệ thông tin trong thế giới ngày nay thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một điều cần thiết. 1.2. Tổng quan về blog 1.2.1. Blog là gì? Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, "nhật ký web"), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990 [38]. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng. Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết (tới các trang chứa phim và âm nhạc). Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân. Từ tháng 11 năm 2006, Technorati đã thống kê có khoảng 57 triệu blog. Và mỗi ngày có hàng triệu blog mới hình thành, khó có thể thống kê chính xác được hiện nay trên toàn thế giới có bao nhiêu blog. Ở Việt Nam, blog chỉ mới xâm nhập vào và phát triển từ 2 đến 3 năm gần đây. Ngày càng có nhiều người tham gia viết blog. Đối tượng viết blog là học sinh, sinh viên, nhà báo, nhân viên kinh doanh, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ,…thậm chí các bà nội trợ cũng viết blog. Chủ đề của các trang blog rất đa dạng, phong phú. Có người viết blog chỉ để bày tỏ tâm tư tình cảm, viết lại những việc đã xảy ra trong ngày, viết về ước mơ của mình trong tương lai. Có những người viết blog để chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức về khoa học, y học, kiến trúc, tin học, …dùng blog để quảng bá chính trị và đặc biệt hiện nay có rất nhiều người còn sử dụng blog với mục đích quảng cáo kinh doanh. Có thể phân loại blog theo thể loại như blog chính trị, blog du lịch, blog thời trang, blog về khoa học, blog pháp luật, blog về sức khoẻ,… Bên cạnh các blog tích cực thì các blog xấu, đồi truỵ cũng liên tiếp xuất hiện, làm ảnh hưởng xấu đến bộ mặt xã hội, tác động xấu đến nhân cách con người, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên - lứa tuổi mà tâm lí đang phát triển phức tạp, dễ bị ảnh hưởng của những tác động bên ngoài. Blog được rất nhiều người quan tâm là do: blog có tính tương tác cao giữa người viết blog và người đọc blog thông qua các bình luận (comment); giữa các bài viết có chứa cả kênh chữ, hình ảnh, phim ảnh với người đọc tạo ra được tác động, ảnh hưởng lớn đến người đọc; có tính trực tuyến, các thông tin trên blog lan rộng và truyền đi rất nhanh; ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho riêng mình; được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp dịch vụ miễn phí. Các nhà cung cấp dịch vụ blog nổi tiếng trên thế giới như Blogger, TypePad, My Opera, Wordpress, Yahoo 3600, Live Journal,… Ở Việt Nam hiện cũng đã xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ web, blog miễn phí như VietSpace, Ngôi sao blog,… 1.2.2. Các tính năng của blog Wordpress.com Với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ miễn phí trong và ngoài nước nhưng chúng tôi lại đề cập Wordpress và chọn Wordpress là nhà cung cấp dịch vụ Blog. Đó là do Wordpress có những tính năng ưu việt sau: - Cung cấp miễn phí; chỉ mất vài giây với một địa chỉ email và một cái tên là có thể tạo ra blog cho riêng mình; không phải chỉ là một blog mà có thể tạo ra bao nhiêu blog là tuỳ thích; với dung lượng là 3GB. - Hỗ trợ tốt tiếng Việt. Chỉ cần để bảng mã UNICODE là bạn có thể soạn thảo cũng như viết các bình luận bằng tiếng Việt. - Giao diện đẹp, thân thiện; có khoảng hơn 60 kiểu giao diện khác nhau được thiết kế sẵn cho người sử dụng chọn, có những giao diện cho phép người dùng tuỳ ý đưa các hình ảnh của riêng mình vào thanh chắn đầu mục (header image). Mỗi giao diện còn cho phép người dùng tuỳ chọn và sắp xếp một số tiện ích như lấy nguồn thông tin (feed) từ các trang web khác; cho hiển thị các bài viết được nhiều người đọc nhất, các bài viết mới nhất, danh sách các bình luận (comment) của người đọc và người viết Blog, danh sách địa chỉ các trang web khác,… chỉ bằng thao tác đơn giản là nhắp (click) chuột. - Phân hạng mục cho các bài viết (categories), người viết blog có thể phân các bài viết thành các mục khác nhau (categories). Số lượng các mục là không giới hạn, đồng thời một mục có thể “con” của mục khác (giống như cấu trúc cây). Điều này khiến cho việc phân loại và tìm kiếm bài viết dễ dàng hơn. Đây là tiện ích được những người viết blog đánh giá cao. - Hỗ trợ soạn thảo văn bản tốt. Wordpress tự động lưu liên tục khi soạn thảo để lưu giữ bài viết trong trường hợp máy tính bị hỏng hoặc mất điện hoặc có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Có tính năng xem trước (preview) các bài viết trước khi tải chúng lên mạng (upload). - Cho phép đưa hình ảnh của riêng mình hoặc các hình ảnh từ các dịch vụ khác như flickr hay Photobucket,… thậm chí nhúng phim từ Youtube hay Google vào các bài viết. - Cho phép quản lí các bình luận (comment); Wordpress cho phép người viết blog được quyền tuỳ chọn hiển thị hay không hiển thị những bình luận (comment) của người khác vào blog của mình; cho phép xoá hoặc chỉnh sửa lại các bình luận của chính mình. - Các bình luận rác (comment spam) là các bình luận của những người đọc với mục đích quảng cáo hay nói cách khác là những comment quảng cáo làm nhiễu và rối các bài viết. Việc kiểm duyệt các bình luận rác (comment spam) hoàn toàn do người biết blog tùy biến. Đặc biệt, để chống lại comment spam, WordPress.com còn tích hợp cả Askimet - một plugin rất mạnh và hiệu quả, có thể lọc đến 90% số lượng spam. (Plugin là những chương trình nhỏ, có thể ở dạng khả thi .exe hay dạng file .dll. Plugin được viết ra nhằm bổ sung chức năng cho các chương trình chính, lớn hơn [38]). - Có quyền được tuỳ chọn cho blog được riêng tư, không được tìm thấy bởi các dụng cụ tìm kiếm như google,…mà chỉ những thành viên được người viết blog cho phép mới vào đọc được hoặc được tìm thấy bởi các dụng cụ tìm kiếm để cả thế giới đều có thể đọc và biết các bài viết trên blog hoặc để cả thế giới biết blog của bạn nhưng có những bài viết bạn muốn để riêng tư thì wordpress cho phép chọn chế độ để mật khẩu (password) để đọc. - Tự động thống kê dưới dạng biểu đồ hàng số người vào blog trong từng phút, từng ngày, … số người vào đọc mỗi bài viết để tìm xem những bài viết nào được nhiều người đọc nhất, thống kê bằng chữ số lượng bài đã viết và tải lên blog, số lượng bình luận (comment); và còn cho biết người vào đọc blog đến từ đâu bằng những thuật ngữ tìm kiếm nào,… - Có khả năng hỗ trợ một số tiện ích (widget) từ các dịch vụ miễn phí khác như MeeboMe, Flickr, hoặc lấy RSS từ các trang web khác. MeeboMe là một dịch vụ nổi tiếng của Meebo - trang web cho phép người sử dụng AOL, Yahoo!, MSN, ICQ,… nói chuyện (chat) với nhau một cách dễ dàng. MeeboMe tạo “kênh” chat trực tiếp, bí mật giữa người viết blog và người đọc. Nó không khác gì sử dụng Yahoo! Messenger hay MSN Messenger để chat. - Cho phép tạo ra các trang cố định như trang Giới thiệu, trang Trao đổi - thảo luận, trang Hướng dẫn, … để tạo điều kiện thuận tiện quản lí blog tuỳ ý thích. - Cho phép nhiều người cùng viết bài và quản lí blog. Người tạo ra blog (admin) có thể mời nhiều người khác tham gia viết và tải bài viết lên blog hoặc chỉ đóng góp bài để người tạo ra blog (admin) kiểm tra và cho phép tải lên blog. - Cho phép tạo ra hộp tìm kiếm thông tin (search box) giúp cho việc tìm kiếm các bài viết dễ dàng hơn - Và cuối cùng, người viết blog có quyền bỏ đi blog của mình bất cứ lúc nào mình thích chỉ với một thao tác click chuột đơn giản; hoặc muốn chuyển nhà cung cấp dịch vụ hoặc muốn tạo ra một trang web với tên miền của riêng mình thì wordpress cho phép xuất XML với đầy đủ các bài viết, cả các bình luận trong blog bằng công cụ Export (xuất) ; cũng như cho phép những người viết blog ở những trang như Blogger, TypePad, LiveJournal,…muốn chuyển sang sử dụng Wordpress bằng công cụ Import (nhập). Công cụ Export và Import của WordPress được thiết kế để giúp người sử dụng di chuyển nội dung trong blog của mình ra ngoài / từ ngoài vào một cách tiện lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, người dùng có thể nâng cấp blog của mình như thay đổi giao diện theo ý thích, cho phép đưa các quảng cáo vào blog của mình cũng như tăng dung lượng cho trang blog bằng cách đóng thêm phí. 1.2.3. Thiết kế blog Wordpress.com Để tạo ra một blog, quản lí blog và viết các bài viết cho blog, chúng ta lần lượt tiến hành các thao tác sau: 1.2.3.1. Đăng kí tài khoản (account) cho blog Truy cập trang Bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình cho phép nhập username và địa chỉ email của mình: Username mà bạn chọn bắt buộc phải có từ 4 ký tự trở lên, trong đó không có các ký tự đặc biệt nào ngoài các số và chữ cái. Địa chỉ email của bạn phải chưa được sử dụng tại WordPress.com bao giờ và nó phải có thật để WordPress.com có thể gửi email chứa password đến cho bạn. Bạn phải chọn mục (tick) có ghi “I have read and agree to the fascinating terms of service” và chọn mục “Gimme a blog! (Like username.wordpress.com).” Ngay khi bạn bấm nút Next », bạn sẽ được chuyển qua màn hình thứ 2: Tại đây, bạn có thể đặt subdomain cho blog của mình, dưới dạng cái_gì_đó.wordpress.com, đặt tên cho blog, chọn ngôn ngữ bạn sẽ dùng để viết blog cùng với thông tin liên quan đến vấn đề bảo mật cho nội dung blog. Subdomain cho blog của bạn, cũng như username, phải là duy nhất và chưa được sử dụng bao giờ. Subdomain này sẽ là vĩnh viễn, nghĩa là bạn không có khả năng thay đổi nó. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách sáng suốt. Một vài điểm cần chú ý khi đặt tên cho blog: - Thứ nhất, mỗi người có thể tạo cho mình một số lượng không giới hạn các blog. Chính vì vậy, một khi blog đã được đăng ký, thì subdomain của blog đó sẽ nằm trong trạng thái đang được sử dụng (in-used), không cần biết blog có nội dung hay không. Nếu bạn không nhanh chân thì subdomain mà bạn muốn có thể bị người khác đăng ký mất. - Thứ hai, WordPress.com không bao giờ xóa bỏ một blog đã được đăng ký, cho dù nó không có nội dung trong một thời gian rất, rất dài. Để có thể dùng một blog đã được đăng ký, bạn phải liên hệ với chủ nhân blog đó, nhờ họ chuyển sang cho bạn. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian. Tên blog, cùng với ngôn ngữ bạn chọn để viết blog đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn. Vì vậy, chẳng có lý do gì để bạn phải suy nghĩ lâu về hai vấn đề này. Nếu bạn viết blog bằng tiếng Anh, hãy chọn en- English. Nếu là tiếng Việt, chọn vi- Tiếng Việt. Tương tự với các ngôn ngữ còn lại. Ô chọn cuối cùng, về Privacy, nếu bạn để dấu tick ở đó, blog của bạn sẽ có thể được tìm kiếm qua Google hay công cụ tìm kiếm blog chuyên dụng Technorati. Với một blog cá nhân, không muốn nhiều người đọc, thì bạn có thể bỏ dấu tick ấy đi. Kết thúc quá trình đăng ký, bạn bấm nút Signup ». WordPress.com sẽ thông báo việc đăng ký đã hoàn tất. Bạn cần login vào địa chỉ email của mình, mở mail mà WordPress.com gửi tới để tiến hành kích hoạt (activate) blog vừa đăng ký, đồng thời lấy password để đăng nhập (login). Password mặc định sinh ra là ngẫu nhiên, khoảng 6 - 7 chữ cái. Password này hoàn toàn có thể thay đổi được thông qua Admin Panel. Cần nhớ, nếu bạn không thực hiện việc kích hoạt trong vòng 2 ngày, bạn sẽ phải làm lại các bước trên từ đầu. 1.2.3.2. Các chức năng trong blog Wordpress Sau khi đăng kí được tài khoản, bạn vào đăng nhập Điền Username và password rồi bấm nút Login. Sau khi đăng nhập, màn hình sẽ hiển thị giao diện sau: * Dashboard: Tại đây có thể xem - Tin tức của Wordpress. - Số lượng bài viết, số trang viết, số lượng comment,… - Những comment gần nhất (Recent comment). - Những trang web có sử dụng đường link của Blog (Incoming links). - Biểu đồ hàng biểu thị số lượng người truy cập Blog (Stats), những bài viết được truy cập nhiều nhất, những thuật ngữ được người truy cập dùng nhiều nhất, … - Những bài viết đã viết,… * Blog Stats Đây là phần dùng để thống kê số người ghé thăm blog bạn hàng ngày, tuần và tháng. Tại đây chia ra nhiều phần khác nhau để các bạn có thể dễ dàng thống kê số người đọc đến từ nguồn nào.  Đồ thị thống kê lượng khách vào blog bạn theo ngày, tuần và tháng.  Referrers hiển thị số người truy cập vào blog của bạn từ những nguồn link ngoài.  Top post & page những trang và bài viết được xem nhiều.  Cilck: các link trong blog của bạn được click vào.  và cuối cùng là phần thống kê tổng cộng của các phần trên blog bạn như:tổng số người xem, số người xem hôm nay,… *Blog Surfer Đây là nơi tập hợp các blog Wordpress mà bạn sưu tầm để dễ tìm kiếm khi cần. * Tag Surfer Bạn có thể thêm các tags (nhãn) mà bạn thích hoặc xoá chúng đi nếu không hứng thú. * My comments - Danh sách các phản hồi bạn đã gửi, ở blog của bạn và các blog khác. * Write: Write> Write Post Dùng để viết bài mới cho blog. Write> Write Page Viết thêm trang mới (thường dùng để tạo 1 bài viết tách riêng với các phần khác). * Manage: Manage>Posts Quản lý các bài viết đã post của mình, bạn có thể chỉnh sửa hoặc xoá các bài viết cũ hoặc có thể xem số lượt truy cập cho từng bài viết. Manage>Page Quản lý các trang, có thể chỉnh sửa hoặc xoá các trang cũ. Manage>Link Quản lí các đường dẫn (link), có thể xoá hoặc thêm địa chỉ vào các trang web khác bạn muốn giới thiệu đến người đọc. Manage>Categories Categories là 1 phần quan trọng của WordPress, giúp cho người viết phân loại bài viết và người đọc dễ dàng tìm được những thông tin mà mình muốn. Ở đây các bạn có thể tạo thêm cho mình những categories mới hoặc chỉnh sửa lại các categories cũ. Manage>Tag Tag (nhãn) là từ hoặc cụm từ giúp cho người khác có thể truy cập, tìm kiếm được bài viết của bạn dễ dàng. Quản lí tag (nhãn), có thể thêm hoặc xoá đi những tag cũ, không cần thiết. Manage>Link Categories Cho phép phân mục các đường link đến các trang web khác. Manage>Media Library Quản lí các tập tin Međia ( hình ảnh, phim ảnh,…). Manage>Import WordPress hỗ trợ bạn dời nhà từ các blog khác sang WordPress, đây là 1 tính năng khá hay khi các blogger muốn chuyển sang dùng WordPress. Tại đây các bạn có thể đưa toàn bộ bài viết từ blogger, livejornal, typepad và từ Wordpress sang WordPress. Manage>Export Xuất dữ liệu các bài đã đăng trong WordPress. * Design: Design > Themes Thay đổi giao diện cho blog bạn, tại đây có rất nhiều kiểu giao diện cho bạn chọn lựa phù hợp với ý mình. Design >Widgets Tuỳ chỉnh 1 số tiện ích thêm cho blog bạn. Hiện giờ WordPress hỗ trợ 24 tiện ích cung cấp sẵn. Design > Custom Image Header Tuỳ chọn thêm cho theme, thay đổi banner cho blog bạn, đổi màu thêm 1 số thông tin về bạn. Design >Edit Css Nếu các bạn có chút kiến thức về css thì có thể xem qua tuỳ chọn này để chỉnh sửa lại. * Comments Giúp quản lý các comment được gửi lên blog của bạn. * Upgrades Nơi nâng cấp blog của bạn. Có tính phí. * Settings Thiết lập cho blog theo ý bạn giúp blog dễ sử dụng hơn. Settings>General: Các tùy chọn chung nhất về tên blog, tagline, ngày tháng,… Settings>Writing: Tùy chọn về cách thức bạn viết blog. Settings>Reading: Tùy chọn về cách thức người khác đọc blog của bạn. Settings>Discussion: Tùy chọn về cách thức mọi người thảo luận trong blog của bạn. Settings>Privacy: Tùy chọn về độ bí mật của blog. Settings>Delete Blog : Xóa blog của bạn vĩnh viễn. Settings>Media Settings>OpenID Settings>Domains * Users: Users> Authors & Users Quản lý thêm và phân quyền người dùng cùng quản lý blog WordPress. Users> Your Profile Chỉnh sửa thông tin hoặc hình ảnh cá nhân người viết blog. Users> Invites Mời những người khác tham gia tạo blog trong blog Wordpress. 1.2.3.3. Cách thiết kế blog * Tạo giao diện cho blog (Design)  Design>Themes: - Bấm vào Design  Chọn Themes : Xuất hiện giao diện - Có khoảng 60 giao diện được thiết kế sẵn. Chọn một giao diện mình thích. Nên chọn giao diện có Custom header tức cho phép tuỳ biến hình ảnh thanh chắn đầu.  Design>Widgets - Bấm chọn Widgets - Cột bên trái gồm các widgets có sẵn như: Pages: cho phép hiển thị các trang mà bạn đã thiết kế Calendar: hiển thị lịch, ngày tháng năm bạn đã tải các bài viết lên blog Categories: hiển thị phân mục cho các bài viết Recent comments: hiển thị nội dung các comments của người đọc và người viết Recent posts: hiển thị tên các bài viết trong thời gian gần nhất Top post: hiển thị các bài viết được xem nhiều nhất Blog stat: hiển thị số lượt truy cập Blog RSS: hiển thị thông tin từ các nguồn đã lấy RSS Links: hiển thị các địa chỉ các trang web khác mà bạn đã tạo đường dẫn (link) Search: hiển thị hộp tìm kiếm thông tin Text: hiển thị chữ viết hoặc HTML mà bạn viết Meebo: hiển thị hộp “chat” riêng tư giữa người đọc và người viết của trang Meebo Flickr: hiển thị các hình ảnh trong Flickr,… Tuỳ giao diện bạn chọn có hai sidebar hoặc 1 sidebar, bạn thiết kế cho sidebar của mình bằng cách: - Nhắp chuột vào của mỗi widgets mà bạn muốn chọn. - Sau đó, widgets đó sẽ hiển thị ở cột bên phải. Bạn nhắp chuột vào edit để chỉnh sửa các thuộc tính như tựa đề, RSS, kích cỡ hình, màu sắc,… rồi nhắp chọn Change Sau khi đã chọn xong các widgets thì bấm chọn  Design>Custom image Header - Nhắp chọn Browse để lấy hình muốn đưa vào thanh chắn đầu của blog (Header)  Chọn Upload. Sau khi upload xong thì nhắp chọn Crop header. * Thiết lập tuỳ chọn (Settings) Nhắp chọn Settings:  Settings>General Nhắp chọn General. Ở đây bạn lần lượt gõ các thông tin như: tên cho blog (Blog Title) , email, chọn ngôn ngữ viết blog (Language), lập múi giờ (TimeZone), hạn chế người đọc blog (click chọn vào MemberShip). Sau khi thiết lập xong  bấm chọn Save Change  Settings> Writing  Settings > Reading - Chọn trang chủ (Front page displays): là bài viết mới nhất (chọn Your latest post) hoặc các trang khác (chọn A static pages).  Settings>Discussion - Trong mục Before a comment appear : : nếu chọn (tick) thì comment chỉ được hiển thị khi người tạo Blog cho phép; nếu bỏ chọn thì các comment được hiển thị ngay sau khi người đọc viết comment . Đây cũng là cách tránh các spam comment (bình luận rác). : Người viết comment phải đưa ra tên và địa chỉ email để viết được comment.  Settings>Privacy - Tuỳ mục đích riêng tư hay không, bạn có thể chọn hoặc bỏ chọn các mục sau:  Settings>Delete Blog - Sau khi click chọn: và bấm vào thì blog của bạn sẽ được xoá vĩnh viễn.  Users>Authors & User - Mời thêm và phân vai trò cho người viết bài cho blog. Điền email và phân vai trò  Users>Your Profile - Chọn hình ảnh các thông tin cá nhân khác muốn hiển thị. * Tạo link các trang web khác (Links)  Tạo phân mục cho các đường dẫn (Link Categories) - Chọn Manage>Link Categories: bấm chọn Add New - Gõ tên  chọn Add Categories  Tạo các đường dẫn đến các trang web khác - Chọn Manage>Links> chọn Add new - Gõ tên và địa chỉ trang web - Chọn phân mục đường dẫn - Sau đó chọn Save. * Tạo phân mục (Categories) - Chọn Manage>Categories> chọn Add New - Gõ tên -> sổ chọn mục “cha” (Category parent) nếu cần thiết  chọn Add Category. * Viết và tải (upload) các bài viết (Write post) - Chọn Write> post - Soạn thảo văn bản như Word - Cho phép chèn một số kí tự đặc biệt như dấu mũi tên, kí hiệu toán học,… bằng cách nhắp chuột chọn . - Chèn đường dẫn vào bài viết : nhắp chuột chọn ; sau đó copy dán địa chỉ trang web hoặc bài viết khác vào. - Chèn Media: các loại file Wordpress cho phép tải trực tiếp từ máy tính lên blog là: jpg, jpeg, png, gif, pdf, doc, ppt, odt. - Chèn hình ảnh (.jpg, .jpeg,.png,.gif): nhắp chuột chọn , xuất hiện giao diện: Nhắp Browse  chọn hình ảnh muốn chèn  bấm nút ở bên dưới - Tải các file word, powerpoint (.doc, .ppt) hoặc .pdf lên blog : làm tương tự như chèn hình ảnh. - Chèn phim ảnh: + Đầu tiên, bạn phải tải phim của bạn lên Youtube hoặc Google trước. Sau đó copy URL + Nhắp chuột chọn , xuất hiện giao diện + Dán URL đã copy từ Youtube hoặc Google vào  chọn - Sau khi bài viết đã hoàn tất: + Tags : gõ từ hoặc cụm từ để người đọc dễ tìm thấy bài viết của bạn + Chọn phân mục cho bài viết + Tuỳ chọn cho người đọc viết comment hay không bằng cách chọn hoặc bỏ chọn + Muốn bài viết đựơc riêng tư thì có thể cài password; chỉ những người được bạn cho biết password mới có thể đọc bài viết + Chọn tên tác giả của bài viết - Cuối cùng , bạn chọn Publish để bài viết của bạn được chính thức xuất hiện trên blog; chọn Save nếu bạn muốn lưu lại bài viết để tiếp tục chỉnh sửa. * Viết và tải ( upload) các trang tĩnh (Write page) - Chọn Write>page - Tương tự như Write > post - Sau khi hoàn chỉnh trang, chọn Page Parent để phân hạng trang (giống cấu trúc cây) - Đánh số thứ tự để sắp xếp các trang trên giao diện blog. 1.3. Dạy học tương tác 1.3.1. Quan niệm mới về dạy và học 1.3.1.1. Quan niệm về dạy và học theo cách tiếp cận thông tin “Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lí thông tin lấy từ môi trường xung quanh” [19] Rõ ràng định nghĩa này rất rộng, nó bao gồm các yếu tố: thông tin từ môi trường xung quanh, thu thập và xử lí, và tự biến đổi mình. Người học là người chủ động, tự giác tìm tri thức; chứ không phải là người thụ động, chờ giáo viên mang tri thức đến cho mình; việc thu thập xử lí thông tin không phải chỉ diễn ra trong nhà trường trong lớp học, mà người học còn có thể tiếp thu tri thức từ cuộc sống, từ các nguồn thông tin truyền thông,… Từ quan niệm đó, có thể đưa ra một quan niệm sóng đôi với nó là dạy; “dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ” [19] Theo quan niệm này, dạy không phải là truyền thụ kiến thức, càng không phải cung cấp kiến thức đơn thuần, mà chủ yếu là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm, thái độ. Việc dạy và việc học là hai mặt của một quá trình thống nhất; việc dạy của thầy phải có tác dụng điều chỉnh (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá); sự học của trò nhằm phát huy đến cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của trò. Dạy tốt là làm cho học trò biết cách học, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Sự học của học trò một mặt phải biết dựa vào sự dạy, mặt khác nó phải là quá trình tự giác, tích cực, tự lực của học trò. 1.3.1.2. Dạy học hướng vào người học [6], [21] Đặc trưng cơ bản của dạy học hướng vào người học là coi người học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập, để người học tham gia tích cực vào quá trình hình thành và kiểm soát hoạt động học, huy động kinh nghiệm và nguồn lực của họ, tôn trọng nhu cầu và mong muốn của họ, để họ tự lực hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân nhằm phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn đề của đời sống thực tế. Về mục tiêu: chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi ích của học sinh. Về nội dung: chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm, hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng. Về phương pháp: phương pháp dạy học coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, phát huy sự suy nghĩ tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, thông qua thảo luận, thí nghiệm thực hành, thâm nhập thực tế. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể của học sinh để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế nhiều phương án theo kiểu phân nhánh được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học theo sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của từng cá nhân. Về hình thức tổ chức: hình thức bố trí lớp học thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí trong từng phần của tiết học. Có nhiều bài học được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ở các cơ sở sản xuất, hoặc tại viện bảo tàng, triển lãm. Về đánh giá: học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các mục tiêu của từng giai đoạn học tập, chú trọng mặt chưa đạt được so với mục tiêu. 1.3.2. Dạy học tương tác Theo từ điển Tiếng Việt [36] : “Tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau” Thường gặp 2 loại tương tác: tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. Tương tác trực tiếp là quá trình “hỏi – đáp” giữa người hỏi và người được hỏi. Điều này thường xảy ra giữa người với người, và ngày nay lại còn có thể xảy ra giữa người và máy tính cùng phần mềm có tính năng tương tác. Tương tác gián tiếp xảy ra khi người được hỏi không phải là những trường hợp được nêu; thí dụ: người hỏi đi tra cứu sách, nhận được lời đáp của sách,có thể thấy chưa thoả mãn, nên tra cứu tiếp tục, có thể cả ở những nguồn khác… cho đến khi “tạm hài lòng” hoặc “được thoả mãn”[22]. Khi nói về dạy học tương tác, người ta đưa ra ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường [19]. Người học là người đi học chứ không phải là người được dạy, phải có tính tự nguyện và chủ động. Nhiệm vụ của người dạy là giúp đỡ người học, phục vụ người học để làm nảy sinh tri thức ở người học và tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho người học. Còn môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh và bên ngoài người học là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc dạy và việc học. Có thể biểu diễn dạy học tương tác theo sơ đồ sau: Trong đó; Giáo viên: khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, tính huống để khám phá; dự đoán, tìm hiểu kiến thức vốn có của học sinh; tạo môi trường học tập thuận lợi, tạo cho học sinh cơ hội để trình bày, đưa ra nguyện vọng tìm hiểu khám phá vấn đề…; Người học ( cá nhân – nhóm) GV tạo nội dung học tập phức hợp Môi trường học tập Tương tác - Giáo viên - Nội dung học tập - Bạn bè và cuối cùng là người khẳng định lại các kiến thức khoa học cho học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tư vấn, trợ giúp, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình học tập; Học sinh: nắm bắt được vấn đề học tập, xây dựng kế hoạch tạo dựng kiến thức cho mình bằng mối liên hệ kiến thức đã có; tự thể hiện mình bằng các bài viết hoặc lời nói phát biểu hoặc qua sự trao đổi đối thoại với bạn bè với giáo viên; và cuối cùng căn cứ vào kết luận của giáo viên và ý kiến của các bạn để tự kiểm tra đánh giá tự sửa sai tự điều chỉnh tri thức, thực hiện hoạt động kiến tạo kiến thức một cách tích cực với sự trợ giúp của giáo viên. Mục đích của dạy học tương tác cũng như các khuynh hướng dạy học khác đều nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Dạy học có sự phân hoá phù hợp với từng đối tượng học sinh, và quan trọng hơn là dạy học sinh cách học, rèn luyện thói quen và phương pháp tự học cho học sinh. Để thực hiện dạy học tương tác, người giáo viên cũng phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học như: trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại,… phối hợp với sự đổi mới hình thức tổ chức dạy học như thảo luận nhóm, xemina,…và cải tiến phương tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin, internet trong dạy học. Vậy dạy học tương tác là một khuynh hướng dạy học phù hợp với xu hướng đổi mới, phù hợp với quan niệm mới về dạy và học, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của giáo dục Việt Nam là dạy học chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Chương 2 DẠY HỌC TƯƠNG TÁC 2.1. Dạy học tương tác thông qua blog 2.1.1. Thực trạng sử dụng internet trong dạy học hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, internet không còn xa lạ gì với người dân đặc biệt là đối với học sinh. Phí lắp đặt internet, giá thuê bao internet ngày càng rẻ. Nhiều gia đình đã trang bị internet ở nhà. Các dịch vụ internet mọc lên ngày càng nhiều và được trang bị khá hiện đại. Một số học sinh biết tự tạo Web và đặc biệt là rất nhiều học sinh biết và tự tạo blog cho riêng mình. Về phía giáo viên, trình độ tin học giáo viên phần nào đã được cải thiện nhờ sự đổi mới phương pháp dạy học mấy năm gần đây. Những điều kiện thuận lợi trên cho thấy chúng ta có thể hoàn toàn sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet vào dạy học. Thật vậy, trong 1-2 năm gần đây thì việc học qua mạng cũng đang được nhiều người chú ý. Bằng chứng là Bộ giáo dục đào tạo đã có chương trình học qua mạng e-learning tại trang web www.edu.net. Song nội dung vẫn còn hạn chế và chưa cập nhật thường xuyên. Một số trang web hỗ trợ việc học cho học sinh cũng dần xuất hiện . Tuy nhiên, những trang web về hoá học cho học sinh THPT còn ít. Có một số trang web hỗ trợ cho việc học của học sinh có tính chuyên nghiệp và chuyên sâu về việc rèn luyện thao tác giải bài tập như www.hocmai.vn; www.abcdonline.vn; … thì đòi hỏi học sinh vào học phải đóng phí. Rất nhiều trường THPT đều có website riêng nhưng các trang web chứa đựng chủ yếu là thông tin về trường, tin tức,… như www.thptvothisau.com; www.hn-ams.org; www.thpt-tranhungdao-hanoi.edu.vn; ... Đa số giáo viên vẫn chưa tận dụng lợi ích của internet trong dạy học. Có chăng là các tiết học đòi hỏi học sinh tự tra cứu tài liệu, tìm hình ảnh, phim ảnh. Đa số chưa tạo ra một môi trường học tập trực tuyến cho học sinh. Vì trình độ tin học của phần lớn giáo viên vẫn còn hạn chế, không có khả năng thành lập một trang web. Hơn nữa thiết kế một trang web khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức. Và còn phải trả một chi phí nhất định để trang web được trực tuyến. Nên việc thành lập một trang web riêng tạo môi trường học tập thuận lợi và hiện đại cho học sinh là khó thực hiện, không phải ai cũng làm được. Nhưng với sự phát triển của blog, mỗi giáo viên dù có ít kiến thức về tin học với sự trợ giúp của các nhà cung cấp dịch vụ blog miễn phí đều có thể dễ dàng tạo ra blog dạy học cho mình. Việc tạo ra một môi trường học tập trực tuyến chắc chắn thực hiện được nhờ blog. 2.1.2. Các ưu điểm của dạy học tương tác thông qua blog Trong một lớp học, giáo viên và học sinh giao tiếp trực tiếp. Đây là hình thức mà nền giáo dục chúng ta đang thực hiện. Dạy học tương tác trong lớp học có rất nhiều ưu điểm mà không ai phủ nhận được, song cũng còn một số hạn chế mà với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, nó sẽ được khắc phục. Trường học, lớp học là một môi trường giao tiếp cho học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên; giáo viên với học sinh; rèn luyện được học sinh kĩ năng giao tiếp. Giáo viên có thể tổ chức được tiết học phong phú với nhiều phương pháp học tập thích hợp; theo nhiều hình thức tổ chức như thảo luận nhóm, xemina,… tạo điều kiện cho học sinh tương tác với học sinh, học sinh tương tác với giáo viên giúp học sinh tìm ra tri thức, làm phát sinh mâu thuẩn và giải quyết các mâu thuẩn,… dạy học sinh tư duy, biết phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm; kiểm tra và uốn nắn những thao tác sai; kiểm tra kiến thức và uốn nắn những sai sót kịp thời; … Tuy nhiên, trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh với các trình độ khác nhau: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và cả những học sinh yếu kém. Dạy học còn đảm bảo phải có sự phân hoá cho phù hợp đối tượng. Với cách nêu vấn đề này có thể những học sinh giỏi dễ dàng tìm ra, nhưng những học sinh trung bình hoặc yếu kém thì chưa kịp phát hiện vấn đề, hoặc có khi chưa hiểu được vấn đề. Hoặc khi ra một bài tập, dù giáo viên cố gắng ra các bài tập có chú ý đến sự phân hoá, tức lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của lớp làm nền tảng nhưng chắc chắn rằng nhóm học sinh giỏi hiểu và giải bài tập nhanh chóng với tư duy nhẹ nhàng và không vất vả lắm; còn những học sinh trung bình yếu thì chỉ làm đuợc một số lượng bài rất ít ỏi; có khi không làm được bài nào cả, điều này dẫn đến sự suy giảm dần hứng thú học tập của nhóm học sinh này. Dạy học tương tác qua blog phân hoá đến từng cá thể học sinh. Trong mỗi bài viết về bài giảng, bài tập,..giáo viên trình bày các vấn đề ở các mức độ khó dễ khác nhau. Còn học sinh thì tuỳ vào trình độ, năng lực của mình mà chọn các vấn đề dễ hoặc khó, học trong thời gian bao lâu đều được. Trong một tiết học trên lớp, số câu hỏi học sinh hỏi giáo viên không thể nhiều vì giáo viên không có đủ thời gian giải đáp hết tức tương tác từ phía học sinh đến giáo viên còn hạn chế. Còn học qua blog, học sinh có thể trao đổi các câu hỏi, những vấn đề còn thắc mắc để cuối cùng tự kiến tạo kiến thức cho mình, học sinh có thể hỏi giáo viên bao nhiêu câu hỏi vào bất kì lúc nào tuỳ thích, tức tăng được tương tác từ phía học sinh đến giáo viên. Việc dạy học trong lớp học còn bị bó buộc về thời gian và không gian. Trong khi đó, dạy học tương tác qua mạng giúp học sinh tự chủ về thời gian và không gian, học sinh có thể học chủ động, học theo hứng thú theo nhu cầu. Học bất kì lúc nào mình thích hoặc thấy tiện lợi. Học bất kì nơi đâu, không phải đi lại, tốn nhiều thời gian, công sức. Đây là xu hướng học tập tương lai; học chủ động để nâng cao năng lực trình độ cho mình để đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại. Dạy học tương tác qua blog khuyến khích được học sinh tự học. Học qua blog có thể coi là một hình thức học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tự học nhưng có quan hệ trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh dưới dạng phản ánh thắc mắc, giải đáp thắc mắc. Là điều kiện gần để học sinh có thể “tự học hoàn toàn” là mức mà mọi người phải đạt đến nếu muốn “học suốt đời”. Khi đó người học phải tự mình động não, tự mình quan sát để rút ra vấn đề, phát hiện kiến thức, giải quyết vấn đề. Trên lớp học, giáo viên không có đủ thời gian để giới thiệu đầy đủ cho học sinh các nguồn tư liệu như lịch sử hóa học, thí nghiệm vui, các câu chuyện vui hoá học,…Dạy học qua blog, giáo viên có thể dạy cho học sinh kiến thức về các nguồn tư liệu này, hoặc tạo ra các đường dẫn liên kết đến các nguồn ở các trang web khác để học sinh mở rộng tìm hiểu các kiến thức có liên quan. Dạy học tương tác qua blog dù giáo viên không trực tiếp gặp mặt học sinh nhưng giáo viên vẫn có thể định hướng, hướng dẫn việc học cho học sinh. Ngoài ra, dạy học tương tác qua blog còn rèn luyện được cho học sinh một số kỹ năng sau: - Kỹ năng thao tác với máy tính, kỹ năng tra cứu tài liệu trên internet. - Kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề qua việc tương tác với các hình ảnh, phim ảnh. - Kỹ năng tư duy, tự kiến tạo kiến thức qua việc tương tác với các thông tin, hình ảnh, phim ảnh, tương tác với giáo viên qua các câu hỏi trên blog. Blog có tính tương tác cao, cho phép chèn cả kênh chữ, hình, phim và đặc biệt cho phép viết các bình luận dễ dàng hỗ trợ cho việc trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh. Mặt khác, ở Việt Nam, blog hiện đang rất phát triển, có rất nhiều dịch vụ cho phép tạo blog miễn phí với nhiều tính năng, cho phép người dùng thiết kế được dễ dàng và quản lí khá chuyên nghiệp. Vì vậy, người giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập thuận lợi cho học sinh mà không tốn nhiều lắm công sức và tiền bạc bằng việc dạy học tương tác qua blog. 2.1.3. Dạy học tương tác thông qua blog - Học sinh tương tác với nội dung blog có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Giáo viên xây dựng các bài viết gồm các bài giảng truyền thụ kiến thức mới, các phương pháp giải các bài tập, các bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan,… Các bài viết phải thể hiện sự định hướng, điều khiển của giáo viên giúp học sinh tương tác tiếp thu kiến thức. - Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng việc đặt các câu hỏi (comment) trong các bài viết. Các câu hỏi được giáo viên trả lời nhanh, ngắn gọn, dễ hiểu. Vậy để dạy học tương tác qua blog đạt hiệu quả thì việc xây dựng nội dung blog tức các bài giảng, bài viết trên blog là rất quan trọng. 2.2. Các nguyên tắc xây dựng các bài viết để dạy học tương tác qua blog Để dạy học tương tác với học sinh thông qua blog, thì trong các bài viết trên blog chúng tôi đã áp dụng linh hoạt những nguyên tắc về mặt lí luận sau: Nguyên tắc 1: Về việc xây dựng câu hỏi đưa vào blog Sử dụng tối đa câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi ý dẫn dắt vấn đề. Nguyên tắc 2: Về việc sử dụng tư liệu hình ảnh trong blog Sử dụng nhiều tư liệu hình ảnh (ảnh của chất, đoạn phim thí nghiệm, mô phỏng quá trình sản xuất các chất,…) để giúp học sinh từ thực tế tự rút ra được kiến thức và ôn tập củng cố kiến thức. Nguyên tắc 3: Về việc sử dụng tư liệu văn bản khoa học, thư viện Tạo các đường liên kết (link) dẫn đến các nguồn tư liệu chuyên sâu để học sinh mở rộng kiến thức của bài học và rèn luyện năng lực tự tìm kiếm tài liệu, tự học. Nguyên tắc 4: Về việc sử dụng bài tập - Bài tập được phân loại theo từng dạng cơ bản của chương trình; - Mỗi dạng bài tập cơ bản có bài giải mẫu được trình bày dưới dạng algorit; - Hiểu bài tập cơ bản rồi, học sinh phải làm bài tập tự giải. Bài tập tự giải được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, học sinh phải tự làm, sau đó giáo viên mới bổ sung đáp án; - Có sự cân đối và phối hợp để phát huy ưu điểm của cả hai dạng bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Ưu thế của blog là cho phép giáo viên chấm trực tiếp bài tập tự luận của học sinh trên blog như chấm bài kiểm tra viết ở lớp bình thường. Nguyên tắc 5: Về việc củng cố hệ thống kiến thức sau mỗi bài học và sau mỗi một chương Cuối mỗi bài giảng truyền thụ kiến thức mới có câu hỏi để học sinh tự kiểm tra xem đã nắm được kiến thức mới hay chưa; Cung cấp hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho mỗi bài, mỗi chương để học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm và tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của mình. 2.3. Giới thiệu về trang blog “HOÁ HỌC PHỔ THÔNG” - Địa chỉ truy cập: - Đặc điểm: Trang blog đảm bảo: + Tnh sư phạm (dễ hiểu) + Tính thẩm mỹ (đẹp, thân thiện) + Tính trực quan (có nhiều hình ảnh minh họa) + Kiến thức chính xác, khoa học. - Blog gồm các trang: * Trang chủ (Home): là nội dung các bài viết mới nhất được chúng tôi tải lên mạng. * Trang Giới thiệu: tại đây có đôi lời giới thiệu về trang blog, và các trao đổi bình luận của học sinh và giáo viên về trang blog. Sau đây là một số comment của các bạn trong Trang Giới thiệu:  Nguyễn Ngọc Sáng, on January 2nd, 2008 at 12:43 pm Said: Edit Comment Em cũng có những suy nghĩ giống cô . Theo em, thì chương trình học ở nước ta là khá nặng, khối lượng bài học thì nhiều so với thời gian học ở trên lớp. HỌc sinh khó có thể tiếp thu hết bài học 1 cách tường tận nếu chỉ học ở trên lớp thôi. Vì vậy việc học thêm trên mạng là rất cần thiết, và thậm chí là ít tốn kém hơn nếu chúng ta đi học thêm ở các trung tâm hay là gia sư… Với chiếc máy vi tính và mạng internet chúng ta ko chỉ có thể học được môn hóa mà còn lý, toán, sinh,…v.v.. và các thông tin khoa học mới nhất nữa. HỌc thêm trên mạng ở đây ko chỉ đơn thuần là vào các trang web chuyên môn để xem thông tin và tiếp thu, như thế thì hơi thụ động. Chúng ta có thể học bằng cách chat với những người có kiến thức hơn mình hoặc có thẻ mở chat room hoạc tham gia diễn đoàn để thảo luận về từng đê tài điều này làm cho môn học trở nên hòa hứng hơn và vấn đề sẽ được làm rõ hơn ở từng chi tiết. Cách học này sẽ làm cho kiến thức về môn học của chúng ta được mở rộng và vững chắc hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ học ở trường không mà thôi. Nhưng hệ thống giáo dục trên mạng của chúng ta chưa được nhà nước chú trọng phát triển hầu hết chỉ lầ các diễn đàn và các website tư nhân vì vậy việc học trên mạng đối với 1 số bạn còn hơi mất thời gian vì phài tìm kiếm các địa chỉ và chọn lọc nữa.  phan vinh, on January 2nd, 2008 at 2:30 pm Said: Edit Comment Sáng có những suy nghĩ tiến bộ đấy! đọc comment của em, cô càng có hứng thú hoàn chỉnh blog dạy học. Cô sẽ cố gắng để xây dựng blog này tốt và hoàn thiện hơn để là sân chơi và học bổ ích của các bạn học sinh. Cô cảm ơn em nhé! ah, mà em đang học 12, đúng không? Có vấn đề gì cần hỏi, em cứ mạnh dạn hỏi nhé, cô sẽ giải đáp trong khả năng có thể.  Nguyễn Ngọc Sáng, on January 3rd, 2008 at 9:59 am Said: Edit Comment Dạ em đang học lớp 12. Em nghĩ là sẽ có lúc em sẽ phải nhờ cô giúp đỡ. Em cám ơn cô trước luôn. HI hi  ngoisao_hivongvt1112, on January 11th, 2008 at 10:41 am Said: Edit Comment em thay cach day hoc tren net nay rat hap dan, cac anh chi va co co’ the cho em beit mot so trang web khac ve toan, ly , va sinh ko?  ly12a2, on January 13th, 2008 at 3:46 am Said: Edit Comment em se thuong xuyen vo blog cua co lam bai hon. nhung co oi nho cho them hoa huu co nghen co. em yeu phan do qua troi! ma khi di thi dai hoc nam nay chac phan 12 la chu yeu la huu co.+ kim loai con halogen chac cung ko nhieu co ha!  hien, on January 13th, 2008 at 10:44 am Said: Edit Comment ua co oi axit cung tac dung voi axit ha co 2HI (g) + H2SO4 (l) = SO2 (G) +I2 (G) + 2H2O(L) con cai ki hieu g o cac chat nghia la sao ha co  phan vinh, on January 13th, 2008 at 11:30 am Said: Edit Comment Ly oi, cô làm blog cho lớp 10 mà. lớp 10, các em đang học Halogen. Lâu quá, quên hết rồi hả? Vậy từ từ ôn lại thôi,hihi…  phan vinh, on January 13th, 2008 at 11:37 am Said: Edit Comment Hien, 2 chất này tác dụng với nhau không phải trong vai trò là axit, mà là một chất oxi hoá gặp một chất khử. H2SO4 là một chất oxi hoá mạnh; HI là một chất khử mạnh => Phản ứng oxi hoá khử. Còn kí hiệu g ( gas): khí hoặc hơi ; l (liquid) : lỏng;  vuonganh, on January 21st, 2008 at 3:05 am Said: Edit Comment cô cho em hỏi trong sản xuất axit clohidric trong công nghiệp em xem hình thấy có chỗ ghi là khí thoát ra ngoài vậy khí đó là khí nào ạ em thấy chắc đó ko thể là khí hcl được vì nó có độc, vậy khí đó là khí nào  phan vinh, on January 16th, 2008 at 5:00 am Said: Edit Comment điều chế axit HCl trong phòng thí nghiệm, cần bông tẩm xút để xút hấp thụ phần hiđro clorua chưa kịp tan trong nước, thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, vả lại hiđroclorua lại là 1 khí độc. NaOH + HCl -> NaCl + H2O  Mỹ Ngân, on February 9th, 2008 at 2:59 pm Said: Edit Comment hihi, em xin chào cô ạ! Em rất thích học môn Hóa và tất nhiên rất thích trang web này, nó thật sự rất bổ ích cho chúng em. Cảm ơn cô rất nhiều!  Phan Vinh, on February 15th, 2008 at 3:49 am Said: Edit Comment cảm ơn em! hi, cô rất vui được làm quen với em.  tuan, on February 18th, 2008 at 2:42 pm Said: Edit Comment cô giúp em vâ’n đề này chút: Khi cho Al trong môi trường kiềm, khử được muối nitrat, tao NH3, nhôm bị ôxi hoá tạo muối aluminat viết pt pứ khi cho Al vào KNO3 trong dd KOH *) hoà tan m g hh gồm Fe và 3 ôxit của nó bằng ddHNO3 loãng, tạo 672 ml NO, dd D. cô cạn dd D thu được 50,82 g muối khan. m= ?  Phan Vinh, on February 21st, 2008 at 3:15 am Said: Edit Comment 8Al + 3KNO3 + 5KOH + 2H2O -> 8KAlO2 + 3NH3 còn bài toán này, các bạn thử cố gắng giải xem sao?  vuonganh, on March 5th, 2008 at 12:36 pm Said: Edit Comment cô cho em hỏi tại sao khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm lại phải có bông gòn và ống nghiệm thu khí oxi lại phải đặt úp vào chậu nước mặc dù oxi nặng hơn không khí. hình trong sách giáo khoa hoá 10 trang 126. cô trả lời giùm em nha.  Phan Vinh, on March 7th, 2008 at 12:37 am Said: Edit Comment khi đun nóng mạnh, hơi thuốc tím dễ bay ra ngoài, nên bông gòn là để giữ hơi thuốc tím (KMnO4) lại; còn ống nghiệm thu khí phải đặt úp vào chậu nước để đảm bảo ống nghiệm chứa đầy nước, không có lẫn không khí; điều này không liên quan gì với việc O2 nặng hay nhẹ hơn không khí; vì O2 ít tan trong nước nên nguoi ta thu O2 bằng pp dời chỗ nước. … * Trang Hướng dẫn: nhằm giúp học sinh biết cách sử dụng, và dễ dàng tìm thông tin hoặc thuận lợi khi tham gia học qua blog. Sau đây là một số comment trong trang Hướng dẫn :  hoahoc.org, on January 5th, 2008 at 11:16 am Said: Edit Comment Chào, mình tình cờ biết dc trang này, mình thấy rất hay. Mình hiện đang là Admin của Mình mong muốn bạn tham gia và giúp đỡ mình vì sự phát triển của nền hóa học việt nam dc ko?  Phan Vinh, on January 6th, 2008 at 12:58 pm Said: Edit Comment Tôi rất vui vì được bạn mời. Hiện nay, tôi khá bận rộn. Thật ra, tôi đang thử nghiệm hiệu quả của việc dạy học qua mạng để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi sẽ thu xếp thời gian và tham gia hoahoc.org. Xin cảm ơn!  lanphương, on January 9th, 2008 at 2:30 pm Said: Edit Comment chào cô , em là một học sinh lớp 11 , em có nghe đứa em giới thiệu về trang này , em thấy nó rất bổ ích . nhưng sao chỉ có những kiến thức lớp 10 o vậy cô . theo em biết thì cô đang dạy lớp 10TN phải không , nhưng nếu không có thời gian , em nghĩ cô cũng có thễ tóm lược lại những ý chính của các bài học lớp 11và 12 cũng được . như vậy thì o chỉ học sin lớp 10 mà tất cả chúng em đều có thể theo dõi bài tốt hơn . và ở phần giới thiệu các trang web , em nghĩ cô nên thêm các trang có hình ảnh và clip điều chế , như thế học sinh có thể dễ theo dõi và có thể có thêm những kiến thức thực tế hơn (các hiện tượng bay hơi và kết tủa) và dễ nhớ bài hơn . à cô ơi sao cô không thêm mấy tấm hình của cô vào ,trông cô đẹp lắm và cả hình học sinh lớp cô nữa , em nghe đứa em kể thì hình như lớp cô vui lắm đó . trên đây chỉ là những suy nghĩ của riêng em thôi , cô có thể tham khảo , hihihi !!! em chào cô , cô mau phản hội nhé . cảm ơn cô .  phan vinh, on January 9th, 2008 at 2:40 pm Said: Edit Comment cảm ơn e góp ý nhé! Cô sẽ update lại. Vì cô không có nhiều thời gian nên không thể viết bài 11 hay 12. Cô sẽ xây dựng từ từ, xong lớp 10 rồi cô tiếp tục với lớp 11, 12. Nhưng nếu có vấn đề gì không hiểu, em có thể gửi comment, cô sẽ giúp em giải đáp!  fallenangel2846, on January 23rd, 2008 at 2:23 pm Said: Edit Comment em muốn download mấy đoạn phim thí nghiệm xuống nhưng ko biết phải làm sao mới được, bộ mấy đoạn phim này ko được download hả cô?  Phan Vinh, on January 23rd, 2008 at 2:30 pm Said: Edit Comment em có thể vào youtube để download được phim dạng .flv hoặc em thử vào trang thư viện sách điện tử ( cô có giới thiệu bên trái màn hình), tìm bài giảng có những đoạn phim em cần -> download về.  Phạm Ngọc Giàu, on March 10th, 2008 at 5:00 pm Said: Edit Comment Cô ơi ! Trước khi con biết đến wed site này thì con cũng chỉ là một học sinh trung bình torng việc học môn Hoá . Đôi khi trong lớp học , vì nhiều lí do khác nhau nên con không bắt kịp bài học . Đã có lúc con cảm thấy học tiết Hoá quả thật là cực hình vì con nghe mà không hiểu mô tê gì cả . Nhưng rồi torng một lúc vô tình , con vào đc blog này , từ đó , con đã dần lấy lại kiến thức của môn học . Và hiện giờ con đã đủ tự tin để học lớp cao hơn COn thật sự muốn gửi đến cô lời cám ơn sâu sắc và chân thành nhất vì đã bỏ công sức ra để thực hiện . Mong trang blog của cô ngày càng phát tri6ẻn với nhìêu nội dung hay hơn .  Phan Vinh, on March 13th, 2008 at 1:25 am Said: Edit Comment nghe em nói cô thấy hạnh phúc lắm! cô cảm ơn em. Cô sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thành Blog này. Chúc em học tốt! * Trang Trao đổi - thảo luận: đây là trang để học sinh đặt câu hỏi trao đổi với giáo viên hoặc chia sẻ kiến thức với các học sinh khác bằng cách viết bình luận (comment). 2.4. Dạy học tương tác qua các bài giảng truyền thụ kiến thức mới Vận dụng linh hoạt và phối hợp các nguyên tắc nêu trên, chúng tôi đã xây dựng các bài giảng truyền thụ kiến thức mới cho học sinh. Gồm các bài giảng: - Khái quát về nhóm Halogen - Clo - Hiđro clorua – axit clohiđric - Hợp chất có oxi của clo - Flo - Brom - Iot Ngoài ra, chúng tôi có bổ sung thêm một số bài giảng, cụ thể: - Khái quát về nhóm oxi - Oxi - Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit - Axit sunfuric. Sau đây là chúng tôi xin dẫn ra một số bài giảng minh hoạ để dạy học tương tác với học sinh trong blog (có thể xem thêm trong blog)  Bài: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN  Mục đích – Yêu cầu: o Giúp học sinh biết: - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong bảng HTTH. - Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học trong các phân tử halogen. - Tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh. - Một số qui luật biến đổi tính chất vật lí, tính chất hoá học của các halogen trong nhóm. o Giúp học sinh hiểu: - Vì sao tính chất hoá học của các halogen biến đổi có quy luật. - Nguyên nhân sự biến đổi tính chất phi kim của các halogen là do sự biến đổi về cấu tạo nguyên tử, độ âm điện,… - Các halogen có số oxi hoá -1; trừ flo, các halogen khác có thể có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7 là do độ âm điện và cấu tạo lớp ngoài cùng của chúng.  Xây dựng bài giảng: Nội dung bài giảng - Tạo đường liên kết đến bảng HTTH, quan sát bảng HTTH học sinh rút ra vị trí các nguyên tố halogen? - Hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phát hiện kiến thức (các câu hỏi được trình bày in Khái quát về nhóm Halogen Posted on December 18, 2007 by Phan Vinh | Edit I. NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ Click vào đây để xem vị trí các halogen trong bảng HTTH - Vị trí các halogen: Nhóm VIIA, cuối chu kì, ngay trước khí hiếm - Gồm: Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I), Atatin (At) - Trong đó, atatin là nguyên tố phóng xạ, không gặp trong thiên nhiên, được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM HALOGEN Đặc điểm cấu tạo chung của các nguyên tố halogen? 1. Cấu hình electron: Từ vị trí của các nguyên tố halogen, cho biết số electron lớp ngoài cùng? Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố halogen? nghiêng) - GV trình bày các số oxi hoá, rồi yêu cầu học sinh giải thích  khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tìm câu trả lời Cấu hình electron lớp ngoài cùng: (n là số thứ tự lớp ngoài cùng) Số eletron độc thân: Từ sự phân bố electron vào obitan, cho biết số electron độc thân của các nguyên tố halogen? - Ở trạng thái cơ bản: có 1 electron độc thân - Ở trạng thái kích thích: Như vậy, ở các trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom, iot có thể có 3, 5, 7 electron độc thân. Số oxi hoá: - Flo chỉ có số oxi hoá -1 (Giải thích?) - Clo, brom, iot có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7 (Giải thích?) 2. Cấu tạo phân tử - Đơn chất halogen: gồm 2 nguyên tử liên kết bằng liên kết cộng hoá trị tạo thành phân tử X2 - Từ hình ảnh các halogen  học sinh tự rút ra trạng thái, màu sắc? - Hệ thống câu hỏi (in nghiêng) dẫn dắt học sinh phát hiện kiến thức - Năng lượng liên kết X-X của phân tử X2 không lớn (từ 151 đến 243 kJ/mol) nên các phân tử halogen tương đối dễ tách thành hai nguyên tử. III. Khái quát về tính chất của các halogen 1. Tính chất vật lí - Từ hình ảnh các halogen ở trên, cho biết trạng thái, màu sắc của chúng?Có nhận xét gì về sự biến đổi màu sắc, trạng thái của chúng từ Flo đến iot? 2. Tính chất hoá học Từ cấu hình electron, dự đoán tính chất hoá học của các halogen? Giống nhau? Khác nhau? - Vì lớp ngoài cùng có cấu hình tương tự nhau nên các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học của đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất. - Các halogen có độ âm điện lớn. Độ âm điện của flo (3,98 là lớn nhất trong tất cả các nguyên tố hoá học). - Từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm dần. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen? - Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh. So sánh khả năng oxi hoá của các halogen? - Hệ thống câu hỏi củng cố để học sinh tự kiểm tra đánh giá - Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot (Giải thích?) Các em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Tại sao các nguyên tố nhóm VIIA có tên gọi là halogen? Câu 2: Tại sao clo, brom, iot có các số oxi hoá -1, +1, +3, +5,+7. Còn flo chỉ có số oxi hoá -1? Câu 3: Các halogen giống nhau như thế nào về tính chất hoá học? Giải thích? Câu 4: Từ flo đến iot, tính chất hoá học của các nguyên tố biến đổi như thế nào? Giải thích? Câu 5: Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố trong bảng HTTH? Filed under: Bài giảng | Tagged: halogen, Bài giảng - Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên qua việc đặt các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment của học sinh trong bài KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN Phan Vinh, on January 2nd, 2008 at 2:47 pm Said: Edit Comment Các bạn thử trả lời các câu hỏi trong bài này, hoặc các bạn có những câu hỏi nào không trả lời được trong bài giảng này hoặc có những vấn đề gì còn chưa hiểu không? Hãy viết comment đi nhé! Diệp, on March 15th, 2008 at 2:13 pm Said: Edit Comment thưa cô! Cô có thể giải thích cho em câu hỏi 2 không ạ Phan Vinh, on March 16th, 2008 at 2:27 pm Said: Edit Comment flo chỉ có số oxi hoá -1 vì flo chỉ có 1 electron độc thân và là phi kim có độ âm điện lớn nhất; còn clo, brom, iot do có phân lớp 3d còn trống nên ngoài 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản như flo thì còn có 3e, 5e, 7e độc thân ở trạng thái kích thích nên còn có thể có số oxi hoá là +1, +3, +5, +7 khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Diệp, on March 17th, 2008 at 7:05 am Said: Edit Comment em cám ơn cô  Bài: IOT  Mục đích – Yêu cầu: o Học sinh biết: - Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của iot. - Tính chất hoá học của iot và một số hợp chất của iot. Phương pháp nhận biết iot. o Học sinh hiểu: - Iot có tính oxi hoá yếu hơn các halogen khác. - Ion I- có tính khử mạnh hơn các ion halogenua khác.  Xây dựng bài giảng Nội dung bài giảng - Tạo đường liên kết đến bài viết khác giúp học sinh tìm hiểu thêm lịch sử tìm ra iot Iot Posted on January 14, 2008 by Phan Vinh | Edit Click vào đây để tìm hiểu lịch sử tìm ra iot I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN. ĐIỀU CHẾ - Tạo đường liên kết đến trang web khác để học sinh tìm hiểu về bệnh bướu cổ? (học sinh click vào dòng: nếu thiếu iot người ta sẽ bị bệnh bướu cổ để xem) - Học sinh xem phim thí nghiệm, tự rút ra tính chất 1. Trạng thái tự nhiên - Hàm lượng nguyên tố iot (ở dạng hợp chất) có trong vỏ trái đất là ít nhất so với các halogen khác. Mẫu KI Cấu trúc tinh thể KI Hợp chất của iot có trong nước biển (rất ít), rong biển, trong tuyến giáp của người (tuy với lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng: nếu thiếu iot người ta sẽ bị bệnh bướu cổ) 2. Điều chế Nên điều chế iot từ rong biển hay nước biển? Vì sao? - Từ rong biển (I-), người ta phơi khô rong biển, đốt thành tro, ngâm tro trong nước, gạn lấy dung dịch đem cô cạn cho đến khi phần lớn muối clorua và sunfat lắng xuống, còn muối iotua ở lại trong dung dịch. Cho dung dịch này tác dụng với chất oxi hoá để oxi hoá I- thành I2. II. TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG 1. Tính chất a. Tính chất vật lí vật lí và hiện tượng thăng hoa của iot. - Củng cố lại kiến thức bằng phim ảnh Qua đoạn phim, cho biết trạng thái, màu sắc iot? Nnhận xét hiện tượng khi đun nóng nhẹ iot? - Ở điều kiện thường, iot là tinh thể màu đen tím có vẻ sáng kim loại. - Khi đun nóng nhẹ, iot từ rắn chuyển sang hơi màu tím (không qua trạng thái lỏng)  hiện tượng này gọi là sự thăng hoa. - Ít tan trong nước, phần tan trong nước tạo ra dung dịch gọi là nước iot; tan nhiều trong dung môi hữu cơ: ancol etylic, xăng, benzen,… - Iot tạo thành với hồ tinh bột một chất có màu xanh. Nên dung dịch iot được dùng làm thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột và hồ tinh bột được dùng để nhận biết iot. - Từ phim thí nghiệm, học sinh phát hiện kiến thức. Nhận xét và giải thích hiện tượng trong thí nghiệm? b. Tính chất hoá học Có tính oxi hoá mạnh (kém brom) b.1. Tác dụng kim loại Cho biết cách tiến hành thí nghiệm? So sánh với thí nghiệm Brom tác dụng Nhôm (bài Brom)?Nhận xét? - Phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác. b.2. Tác dụng Hiđro - Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất cao, và có mặt chất xúc tác, phản ứng tạo hiđro iotua là phản ứng thu nhiệt; - Phản ứng là thuận nghịch 2. Ứng dụng - Iot được dùng dưới dạng cồn iot (dung dịch iot 5% - Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức cũ tìm câu trả lời (in nghiêng) - Từ phim thí nghiệm, học sinh tự rút ra kiến thức trong ancol etylic) để làm chất sát trùng; một số dược phẩm khác,… - Muối iot (muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3) III. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA IOT 1. Hiđro iotua và axit iothiđric - Trong các hiđro halogenua, hiđro iotua (HI) kém bền với nhiệt hơn cả. Ở 3000C, nó bị phân huỷ mạnh thành iot và hiđro - Hiđro iotua dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axit iothiđric, là axit rất mạnh (mạnh hơn axit HCl, HBr) (Giải thích?) - Hiđro iotua có tính khử mạnh (mạnh hơn HBr) - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để học sinh tự kiểm tra, đánh giá. Nhận xét hiện tượng? Dự đoán sản phẩm phản ứng? 2. Một số hợp chất khác * Muối iotua: là muối của axit iothiđric. - Đa số muối iotua dễ tan trong nước; một số muối không tan như AgI (màu vàng), PbI2 (màu vàng),… - Tác dụng với nước Br2, Cl2 CỦNG CỐ Câu 1: Tính axit của các dung dịch mỗi chất giảm dần từ trái sang phải trong dãy nào sau đây? A. HI>HBr>HCl>HF. B. HCl>HBr>HI>HF. C. HF >HBr >HCl>HI. D. HF>HCl>HBr>HI. Câu 2: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. FeCl2 + Br2 B. Cl2 + KI C. FeS + HCl D. I2 + FeCl3 Câu 3: Có một cốc dung dịch không màu KI. Thêm vào cốc vài giọt hồ tinh bột, sau đó thêm một ít nước clo. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch có màu vàng nhạt. B. dung dịch vẫn không màu. C. dung dịch có màu nâu. D. dung dịch có màu xanh. Câu 4: Ion nào có tính khử mạnh nhất trong số các ion sau? A. F-. B. Br-. C. Cl-. D. I-. Câu 5: Cho phương trình hoá học: 2HI + 2FeCl3  2FeCl2 + I2 + 2HCl Hãy chọn phương án đúng. A. HI là chất oxi hoá. B. FeCl3 là chất khử. C. HI là chất khử. D. HI vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Filed under: Bài giảng, Halogen - Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment trong bài IOT: hien, on January 16th, 2008 at 2:44 pm Said: Edit Comment co oi phan ung thuan nghich la phan ung giua hai nguyen to va phan ung xay ra yeu phai khong co, em thay may phan ung da duoc giua halogen va nuoc deu la cac phan ung thuan nghich ca Phan Vinh, on January 16th, 2008 at 2:53 pm Said: Edit Comment phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra đồng thời 2 chiều ngược nhau trong cùng 1 điều kiện. Và đương nhiên so với các phản ứng 1 chiều thì phản ứng thuận nghịch xảy ra yếu, không hoàn toàn. hien, on January 17th, 2008 at 11:15 am Said: Edit Comment cô ơi cho em hỏi, em đọc thấy một thông tin về việc sử dụng iot trong việc tìm dấuvân tay là : Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm có đựng cồn iốt, và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Đợi cho xuất hiện luồng khí màu tím bốc từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng ngón tay (mà bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấy vân tay màu nâu, rõ đến từng nét em o hiểu là tại sao cuối cùng thì phần dấu vân tay lại dần dần có màu nâu , hôm trước cô có noi là Iot tan trong các dm có chứa oxi ( rượu, ete,…) thì I2 cho dd màu nâu. Vậy không lẽ trong vết dấu vân tay lại có chất gì mà có chứa oxi hay sao mà sau đó dấu vân tay lại có màu nâu hả cô ? em o hiểu thanks cô Phan Vinh, on January 17th, 2008 at 12:06 pm Said: Edit Comment Em suy luận đúng rồi! Sở dĩ, xuất hiện dấu vân tay có màu nâu là do: trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng, mồ hôi là các dung môi hữu cơ có chứa oxi nên iot thăng hoa tan vào chúng. hien, on January 17th, 2008 at 12:20 pm Said: Edit Comment cảm ơn cô em cũg vừa tìm thấy tài liệu giải thích về điều này . à cô ơi ngày mai cô có lên lớp không cô bọn em muốn gửi cô USP về bài báo cáo để cô đưa lên máy nhà trường thử và nhờ cô cài giúp bọn em 2 cái clip điều chế , bon em o biết làm khi nào cô rảnh cô chỉ bọn em cách lấy và đưa clip vào cô nhé em cảm ơn Phan Vinh, on January 17th, 2008 at 12:26 pm Said: Edit Comment uh, mai cô tranh thủ lên trường, còn nhắc các bạn nộp đề cương thi kể chuyện nữa. hien, on January 18th, 2008 at 12:45 pm Said: Edit Comment co oi cho em hoi : co phai la iot thang hoa : chuyen tu trang thai ran samg khi ma khong qua long la do iot o dang tinh the phan tu thi luc tuong tac giua cac phan tu rat yeu nen no de bay hoi phai khong Phan Vinh, on January 18th, 2008 at 1:03 pm Said: Edit Comment em đã nói đúng rồi. Ah, bài báo cáo của em nhờ cô chèn phim gì? hien, on January 18th, 2008 at 1:51 pm Said: Edit Comment như hôm trước đã nói, tổ bọn em không biết cóp và chèn 2 cái clip điều chế ( có trong bài giảng của cô ) nên bọn em muốn nhờ cô chèn giúp nếu cô rảnh . và cô ơi ngày mai tổ em lên thử máy lúc nào được hả cô, em cũng ngu tin lắm nên bọn em muốn lên sớm sớm một chút để thử, em sợ có trục trặc lại không xử lí đuợc, cô sắp xếp dùm em cô nhé . em cảm ơn My Ngan, on February 9th, 2008 at 12:50 pm Said: Edit Comment Cho em xin hỏi là dùng chất gì tác dụng với iot để tạo sản phẩm là kali iotua. Em rất cám ơn ! Phan Vinh, on February 15th, 2008 at 3:46 am Said: Edit Comment Iot td được với kim loại mà, vậy từ iot tạo kali iotua thì dùng kim loại Kali 2K + I2 -> 2KI phuong thao, on March 3rd, 2008 at 9:10 am Said: Edit Comment co oi, co giup em voi.hien gio em co tinh the iot nhung em muon dung dung dich iot.vay em phai pha nhu the nao.cam on co nhieu lam Phan Vinh, on March 7th, 2008 at 12:46 am Said: Edit Comment em pha dd iot để làm gì; có thể dùng cồn để pha I2 hoặc pha I2 với ít nước có thêm 1 ít dd KI.  Bài: AXIT SUNFURIC  Mục đích – Yêu cầu: Học sinh biết: - Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của axit sunfuric - Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp - Tính chất hoá học của axit sunfuric  Xây dựng bài giảng Nội dung bài giảng - Học sinh quan sát hình ảnh cho biết trạng thái, màu sắc? AXIT SUNFURIC Posted on March 20, 2008 by Phan Vinh | Edit 1. CẤU TẠO PHÂN TỬ - CTPT: H2SO4 - CTCT: Trong hợp chất H2SO4, nguyến tố S có số oxi hoá cực đại là +6. 2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi - H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nặng gần gấp 2 lần nước. - H2SO4 đặc rất hút ẩm  dùng làm khô khí ẩm. - H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt. - Từ phim thí nghiệm, học sinh rút ra kiến thức - Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tìm câu trả lời Giải thích hiện tượng thí nghiệm? Từ đó rút ra cách pha loãng axit sunfuric đặc? - Khi pha loãng axit sunfuric đặc thì rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ; không làm ngược lại (nguy hiểm) (Tại sao?) - Axit sunfuric đặc gây bỏng rất nặng  cẩn thận khi làm thí nghiệm với axit sunfuric đặc cô gái bị bỏng axit 3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC a. Tính chất của axit sunfuric loãng - Tính axit mạnh. Axit tác dụng được với chất nào? + Làm quì tím hoá đỏ - Câu hỏi củng cố kiến thức cũ - Câu hỏi nêu vấn đề - Từ phim thí + Tác dụng với muối (điều kiện: sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi) + Tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ  muối + H2O + Tác dụng kim loại trước hiđro  muối hoá trị thấp của kim loại + H2 b. Tính chất của axit sunfuric đặc Cu + H2SO4 loãng  không phản ứng Cu + H2SO4 đặc  Có phản ứng không? Nhận xét hiện tượng? Ngoài tính axit mạnh như axit sunfuric loãng thì axit sunfuric đặc còn có tính chất gì? - Ngoài tính axit mạnh như axit sunfuric loãng thì axit sunfuric đặc còn có tính chất đặc trưng sau: b.1. Tính oxi hoá mạnh + Tác dụng với kim loại (hầu hết kim loại trừ Au, Pt) nghiệm, học sinh giải quyết vấn đề + Tác dụng với phi kim (C, S, P) + Tác dụng với hợp chất có tính khử (HI, KI, KBr, FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3, H2S, …) - Từ hình ảnh, học sinh phát hiện kiến thức Nhỏ axit sunfuric đặc vào giấy Nhận xét hiện tượng? Suy ra axit sunfuric đặc còn có tính chất gì? b.2. Tính háo nước - Axit H2SO4 đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hiđrat (muối ngậm nước) hoặc chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất + Hợp chất cacbohiđrat (Cn(H2O)m) + CuSO4.5H2O - Củng cố kiến thức bằng phim thí nghiệm, câu hỏi yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức trả lời Tạo đường liên kết đến trang web khác xem mô phỏng động để rút ra các giai đoạn sản xuất Phim thí nghiệm tính háo nước Nhận xét hiện tượng? Giải thích hiện tượng? 4. ỨNG DỤNG - Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Axit sunfuric là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: phẩm nhuộm, luyện kim, chất dẻo, chất tẩy rửa, giấy sợi, sơn, phân bón, … 5. SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC Click vào đây xem mô phỏng qui trình sản xuất - Phương pháp tiếp xúc, gồm 3 công đoạn chính a) Sản xuất SO2 - Từ quặng pirit sắt (FeS2) - Từ lưu huỳnh b) Sản xuất SO3 c) Sản xuất H2SO4 Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức Dùng lượng nước thích hợp để pha loãng oleum, được H2SO4 đặc CỦNG CỐ CÁC BẠN HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU NHÉ! 1. Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là A. +4, +4, 0, -2, +6, +6. B. +4, +6, 0, -2, +6, +4. C. +4, +6, 0, -2, +6, +6. D. +4, +6, 0, -2, +4, +6. 2. Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi? A. nhôm oxit. B. axit sunfuric đặc. C. nước vôi trong. D. dung dịch natri hiđroxit. 3. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào? A. CO2, NH3, H2, N2. B. NH3, H2, N2, O2. C. CO2, N2, SO2, O2. D. CO2, H2S, N2, O2. 4. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều. B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều. C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. 5. Phản ứng nào sau đây là sai? A. 2FeO + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O. C. FeO + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2O. D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng  Fe2(SO4)3 + 3H2O. 6. H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây? A. Fe, Zn. B. Fe, Al. C. Al, Zn. D. Al, Mg. 7. Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào A. H2O. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc để tạo oleum. D. H2O2. 8. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là: A. CO2 và SO2 B. H2S và CO2. C. SO2. D. CO2. Filed under: Bài giảng, Nhóm oxi - Học sinh tưong tác với giáo viên bằng các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment của học sinh trong bài AXIT SUNFURIC: thong, on March 28th, 2008 at 6:46 am Said: Edit Comment tai sao khi cho sat du vao axit sunfuric dac lai cho 2 muoi HôXê, on March 28th, 2008 at 7:20 am Said: Edit Comment may cau hoi cua co rat hay ANH DUNG, on March 28th, 2008 at 8:39 am Said: Edit Comment co oi lam the nao de nho het cac ptpu day Van Tân, on March 28th, 2008 at 8:42 am Said: Edit Comment Phan ba`i giang na`y cua co^ la`m ra^’t hay va` dac sa’c……em ra^’t thi’ch. Phan Vinh, on March 29th, 2008 at 2:52 pm Said: Edit Comment Cho Fe dư tác dụng với H2SO4 đặc thì cho không phải là 2 muối mà chỉ một muối FeSO4 thôi em ạ. vì Fe + H2SO4 đ, nóng -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Fe dư tác dụng tiếp với Fe2(SO4)3: Fe + Fe2(SO4)3 -> 3FeSO4 vì Fe dư nên Muối sắt (III) chuyển hết thành muối sắt (II) Phan Vinh, on March 29th, 2008 at 2:59 pm Said: Edit Comment Để nhận dạng bài tập hoặc nhớ được hết các phương trình phản ứng thì mình phải chịu khó làm nhiều bài tập em à. 2.5. Dạy học tương tác qua các bài tập Vận dụng linh hoạt và phối hợp với các nguyên tắc trên, chúng tôi xây dựng các bài viết về phương pháp giải các bài toán hoá học vô cơ, bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. 2.5.1. Phương pháp giải các bài toán hoá học vô cơ Sau đây là một số bài viết minh hoạ (có thể xem thêm trong blog)  Các phương pháp giải nhanh một số bài toán trong chương halogen - GV đưa ra bài giải mẫu Các phương pháp giải nhanh một số bài toán trong chương halogen Posted on January 2, 2008 by Phan Vinh | Edit Dựa theo công thức tính khối lượng muối tổng quát : Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl dư; sau phản ứng thu được 11,2 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Cách giải thông thường: Giải nhanh: Các em hãy áp dụng cách giải nhanh trên để giải các bài toán sau, rồi thử gửi kết quả cho Cô nhé! Bài 1: Cho 17,7 gam hỗn hợp kẽm và magiê tác dụng hết với dung dịch axit HCl 0.1M thu được 0,6 gam khí và dung dịch X. a) Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng? Bài 2: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy sinh ra V lit khí H2 (đktc). - Các bài giải tương tự để học sinh vận dụng - Đặt vấn đề, khuyến khích học sinh suy nghĩ rèn luyện tư duy Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Tính V? Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Zn vào 400 ml dung dịch HCl 1M ( vừa đủ) thu được dung dịch A. Cho dần xút vào để thu được kết tủa tối đa, lọc kết tủa rồi nung ( không có không khí) đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m? Bài 4: Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 1lit dung dịch HCl 0.1M. Khối lượng muối clorua tạo ra là bao nhiêu? Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm 1 muối cacbonat của kim loại hoá trị I và 1 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong axit HCl thì tạo thành 0,2 mol khí. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Dựa vào sự bằng nhau của nguyên tử khối hoặc phân tử khối Các bạn thử trổ tài giải nhanh bài toán sau: Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa đủ với lượng axit trên là bao nhiêu? Các bạn hãy suy nghĩ và gửi ngay đáp số bài toán này nhé! Nhớ kèm cách suy luận để ra nhanh kết quả. Cô sẽ tiếp tục giới thiệu khi có bạn đưa ra đáp án của bài này! Filed under: Bài tập, Halogen, Phương pháp giải toán hóa học vô cơ, Tự luận | Tagged: Bài tập, trắc nghiệm, Tự luận - Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment trong bài: thuy tien_10B9, on January 9th, 2008 at 1:50 pm Said: Edit Comment dap an’ cua bai` : Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa đủ với với lượng axit trên là bao nhiêu? theo em tinh’ la` khoi’ luong cua CaO la` 5,2g thuy tien_10B9, on January 9th, 2008 at 1:51 pm Said: Edit Comment em ko hieu tu` co^ can la` j` co co’ the giai thich dum` em. phan vinh, on January 9th, 2008 at 2:35 pm Said: Edit Comment đáp án bài em vừa gửi không phải 5,2. mà là 5,6. Chắc em nhầm! Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 CaO + 2HCl -> CaCl2 + H2O Cả 2 pt đều có hệ số giống nhau. số mol Fe cần pư với V ml HCl bằng với sô mol CaO cần pư cũng với lượng V ml HCl trên mà M (Fe) = 56 ; M (CaO)=56 nên khối lượng Fe =5,6 => khối lượng của CaO = 5,6 g Còn cô cạn có nghĩa là làm cho nước (hoặc một số chất dễ bay hơi) bay hơi hết, để chỉ thu được chất rắn khan (không còn nước) thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 3:51 am Said: Edit Comment o` cam’ on co nhiu` em hieu oi` thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 4:16 am Said: Edit Comment bai` 1 co’ fai khoi’ luong muoi’ khan = 39g, V HCl=0,6 l fai ko co^ phan vinh, on January 10th, 2008 at 4:47 am Said: Edit Comment Đúng rồi. em làm tốt lắm. em giải tiếp các bài 2,3,4,5 đi! thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 12:53 pm Said: Edit Comment bai` 2 V H2 la` 1.2 l dung’ ko co thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 12:57 pm Said: Edit Comment bai` 3 m chat’ ran’ la` 31.7g thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 12:59 pm Said: Edit Comment bai` 4 m cua muoi’ clorua la` 6.75g Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 1:01 pm Said: Edit Comment Sai rồi! đáp số là 13,44 l m(SO4) = 86,6 - 29 = 57,6 (g) n (SO4) = 57,6 /96=0,6 (mol) H2SO4 -> H2 n(H2) = n (SO4) = 0,6 (mol) V (H2) = 0,6x 22,4 = 13,44 (l) Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 1:05 pm Said: Edit Comment BÀI 3: đáp số là: 20,7 (g). Em nhầm chỗ nào rồi, em thử giải lại đi! Cô chờ! Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 1:12 pm Said: Edit Comment Bài 4: đáp số là 5,95. em hơi bị ẩu đấy! hihi. Kiểm tra lại xem. Cô chờ! thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 1:57 pm Said: Edit Comment co^ oi goi y’ bai` 3 chut’ y co^ thuy tien_10B9, on January 10th, 2008 at 1:58 pm Said: Edit Comment coâ oi goi y’ bai` 3 chut’ y co^ Phan Vinh, on January 10th, 2008 at 2:03 pm Said: Edit Comment chất rắn gồm : MgO, ZnO và Cu. Cô rất vui vì em rất tích cực. TDN1992, on April 2nd, 2008 at 2:14 pm Said: Edit Comment Sao em làm ra Bài 4 đáp số là 5,95 (g) m muối clorua = 3,2 + 0,1 * 35.5 - 0,05*16 = 5,95 Cô dạy ở trường nào vậy ?? em là học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi Hà Nội TDN1992, on April 2nd, 2008 at 2:19 pm Said: Edit Comment đáp số bai` 5 là 26 g đúng ko cô Phan Vinh, on April 2nd, 2008 at 3:27 pm Said: Edit Comment Trả lời TDN: đáp số bài 4 và bài 5 của em đúng rồi! Sau khi học sinh đã giải, gửi đáp án; chúng tôi mới viết tiếp bài: Các phương pháp giải nhanh một số bài toán trong chương Halogen (tiếp theo) (có thể xem trong blog)  Phương pháp giải toán hoá học. Các bài toán Hoá học trong chương Halogen Phương pháp giải toán hoá học. Các bài toán Hoá học trong chương Halogen Posted on January 11, 2008 by Phan Vinh | Edit * Phương pháp đặt ẩn, giải hệ Bước 1: Qui đổi các số liệu bài toán cho như khối lượng, thể tích khí,… về số mol (nếu có) Bước 2: Viết các phương trình phản ứng Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm Bước 4: Dựa vào dữ liệu  lập hệ phương trình , giải hệ phương trình Bước 5: Từ số mol (x, y,…)  tính các giá trị đề bài yêu cầu Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al trong dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g. a) Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? b) Lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng được trung hoà vừa đủ bởi 100 ml dung dịch KOH 0,02M. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng? Các bạn làm tương tự đối với các bài toán sau: Bài 1: Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa. a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu? b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng? Bài 2: Cho 9,14 gam hợp kim gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 4M dư thì thu được 1 khí A, 1 dung dịch B và 1 phần không tan C có khối lượng 2,84 gam a) Xác định A, B, C? b) Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng Mg ? c) Tính khối lượng dung dịch HCl 2M cần dùng biết dung dịch HCl có d=1,2 g/ml? Bài 3: Cho 16,5 gam hỗn hợp muối Na2S và Na2SO3 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl đun nóng ta được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với hiđro là 27. Lượng axit dư trung hoà vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. a) Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? b) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl? * Phương pháp tăng giảm khối lượng Bước 1: Viết phương trình phản ứng Bước 2: Dựa vào phương trình, tính độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) Bước 3: Từ dữ liệu của bài toán, xác định độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) rồi dùng qui tắc tam suất (nhân chéo chia ngang) để suy ra giá trị đề bài yêu cầu tính. Ví dụ: Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu? Làm tương tự các bài sau: Bài 1: Cho Br2 dư tác dụng hết với dung dịch NaI, sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 2,82 gam. Tính khối lượng Br2 đã phản ứng? Bài 2: Cho 5 gam Br2 có lẫn tạp chất là clo vào 1 lit dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Xác định % khối lượng của clo trong 5 gam brom đem phản ứng? * Phương pháp dùng mốc so sánh Bước 1: Viết các phương trình phản ứng Bước 2: Giả sử các phản ứng xảy ra theo tuần tự (1) và (2). Xác định số liệu cho trong đề ra nằm ở giai đoạn nào: - Chưa xong phản ứng (1) - Xong phản ứng (1) bắt đầu qua phản ứng (2)  mốc 1 - Đã xong 2 phản ứng (1) và (2)  mốc 2 Bước 3: So sánh số liệu trong đề với 2 mốc  xác định phản ứng xảy ra đến giai đoạn nào Bước 4: Xác định giá trị cần tìm Ví dụ: Cho 200 ml dung dịch X chứa NaCl 0,2M và NaBr 0,1 M. Thêm dung dịch AgNO3 0,1M vào dung dịch X. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã thêm vào với khối lượng kết tủa lần lượt bằng: a) 1,88 gam b) 6,63 gam (Chấp nhận rằng AgCl chỉ kết tủa sau khi AgBr kết tủa hết) Filed under: * BÀI TẬP, BThalogen, Tự luận | Tagged: bài tập, halogen, Tự luận - Học sinh tương tác với giáo viên bằng các câu hỏi (comment) (xem trong blog) 2.5.2. Bài tập tự luận Các mảng bài tập tự luận trong blog gồm: - Chuỗi phản ứng - Điều chế - Giải thích hiện tượng - Nhận biết - Một số bài toán về: hiệu suất phản ứng, pha trộn dung dịch tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm, xác định nguyên tố,… Sau đây là bài viết minh hoạ (có thể xem thêm trong blog)  Chuỗi phản ứng halogen Sau khi học sinh đưa ra bài giải và đáp án, giáo viên mới bổ sung bài giải Chuỗi phản ứng halogen Posted on December 27, 2007 by Phan Vinh | Edit Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá sau: Giải chuỗi a: Giải chuỗi c: Giải chuỗi g Giải chuỗi h: Filed under: * BÀI TẬP, BThalogen, Tự luận - Học sinh tương tác với giáo viên qua các câu hỏi (comment) sau: xuân trang, on January 12th, 2008 at 2:24 pm Said: Edit Comment 2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl HCl + KClO3 = KCl + 3Cl2 + 3H2O Cl2 +2NaBr =2NaCl +Br2 MnO2 +4HCl = MnCl2 + 2H2O + Cl2 Cl2 +KOH(đặc,nóng) = KCl + KClO3 +H2O KClO3 +6HCl = KCl +Cl2 + 3H2O 2KCl +H2SO4 = K2SO4 + 2HCl Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 Fe + Cl2 = FeCl3 2NaCl + 2H2O = 2NaOH + Cl2 + H2 2NaOH +Cl2 = NaCl + NaClO + H2O cô sửa bài giúp em với lại còn một số phương trình em chưa viết đc cô giúp em nhé thank kìu very nhìu!!!! Phan Vinh, on January 12th, 2008 at 4:00 pm Said: Edit Comment em còn thiếu điệu kiện và chưa cân bằng phương trình phản ứng. Khi làm bài dù nháp mình cũng nên hoàn chỉnh vì nó sẽ thành thói quen! khi thi cũng quên thì bị trừ nhều điểm lắm! Những phản ứng này mình đã học hết rồi, Xuân Trang cố tình quên hay quên thiệt đó! hihi… tuan tu, on May 4th, 2008 at 3:31 pm Said: Edit Comment co^ o*i KCl ta’c du.ng vo*’i ca’i gi` thj` ra Cl ha? co^ Phan Vinh, on May 5th, 2008 at 4:14 pm Said: Edit Comment điện phân nóng chảy KCl đpnc 2KCl ——> 2K + Cl2 hoặc điện phân dung dịch KCl( phương trình giống điện phân dung dịch NaCl). đpdd(có màng ngăn) 2KCl + 2H2O ——> 2KOH + Cl2 + H2  Phối hợp bài tập tự luận với bài tập trắc nghiệm khách quan Nội dung bài viết - Hướng dẫn học sinh giải các bài tập tự luận XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT VÔ CƠ Posted on March 29, 2008 by Phan Vinh | Edit 1. Dựa vào phương trình phản ứng và quan hệ giữa số mol các chất Bài 1: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Xác định công thức đúng của oleum ? giải: H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 (1) 0,4/(n+1) ←—————0,4(mol) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl (2) 0,4 (mol) ←——0,4(mol) Số mol BaSO4: 93,2/233 = 0,4 ( mol) Từ pt(2) => số mol H2SO4 = số mol BaSO4 =0,4 (mol) - Chuyển bài tập tự luận dạng tương tự thành bài tập trắc nghiệm khách quan. - Bài tập tương tự để học sinh vận dụng giải. Từ pt (1) => số mol H2SO4.nSO3 = 0,4/(n+1) Ta có: số mol H2SO4. nSO3 = 0,4/(n+1) = 33,8/(98+80n) giải phương trình => n=3 Vậy công thức của oleum là: H2SO4.3SO3 Bài 2: Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O ( màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Xác định giá trị của x? Giải: CuSO4.xH2O → CuSO4 + xH2O 0,1(mol) → 0,1x (mol) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: khối lượng H2O = khối lượng CuSO4.xH2O – khối lượng CuSO4 = 25-16 = 9 (gam) Số mol H2O = 9/18 = 0,5 (mol) Số mol CuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol) Ta có: 0,1x=0,5 => x=5 Bài 3: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịch muối KClOx 0,2M thu được 1,344 lit khí Cl2 (đkc). Công thức phân tử của muối là A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4. Giải: KClOx + 2xHCl → KCl + xCl2 + xH2O (1) Số mol KClOx = 0,1*0,2 = 0,02 (mol) Số mol Cl2 = 1,344/22,4 = 0,06 (mol) Theo phương trình (1) => 0,02 x = 0,06 => x=3 Vậy công thức phân tử của muối là KClO3. Chọn đáp án C. Bài 4: Hoà tan 9,2 (g) hợp chất MX2 vào nước được dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau, thêm một lượng dư dung dịch AgNO3 vào phần 1 được 9,4(g) kết tủa. Thêm dung dịch Na2CO3 dư vào phần 2 được 2,1(g) kết tủa . MX2 là A. ZnCl2. B. ZnBr2. C. MgBr2. D. FeCl2. 2. Dựa vào khối lượng hoặc % khối lượng của từng nguyên tố Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc) và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hợp chất A? Giải: Đốt cháy A thu được SO2 và H2O => A có chứa nguyên tố S, H; có hoặc không có Oxi Ta có: Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol) => Số mol S = Số mol SO2 = 0,1 (mol) => Khối lượng S = 0,1*32 = 3,2 (g) Số mol H2O = 1,8/18 = 0,1 (mol) => Số mol H = 2 số mol H2O = 0,2 (mol) => Khối lượng H = 0,2*1 = 0,2 (g) Ta có: mS + mH = 3,2 + 0,2 = 3,4 (g) = mA Vậy A không có chứa Oxi Gọi công thức A là: HxSy x : y = nH : nS = 0,2 : 0,1 = 2: 1 Vậy công thức A là H2S Bài 2: Cho hàm lượng của Fe trong oxit sắt là 70%. Xác định công thức oxit sắt? giải: %O = 100 - % Fe = 30 % Gọi công thức oxit sắt là: FexOy Vậy công thức oxit sắt là: Fe2O3 Bài 3: Đốt cháy 16,8 gam bột sắt dùng hết 4,48 lit O2 (đkc) tạo thành 1 oxit sắt. Xác định công thức của oxit sắt? Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A thu được 1,08 gam H2O và 1,344 lit SO2 (đkc). Xác định công thức phân tử của hợp chất A? Bài 5: Khử hoàn toàn 8 gam FexOy bằng H2 (t0) thu được 2,7 gam nước. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O4. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Bài 6: Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lit SO2 (đktc). Phần dung dịch chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là: A. Fe3O4; 23,2(g). B. Fe2O3, m= 32(g). C. FeO; 7,2(g). D. Fe3O4; m= 46,4(g). Bài 7: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng: 35,97% S; 62,92% O; 1,13% H. Hợp chất này có công thức hoá học là A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8. Filed under: Bài tập, Oxi - Lưu huỳnh, Tự luận 2.5.3. Bài tập trắc nghiệm: Sau đây là một số bài viết: (xem thêm trong blog)  Trắc nghiệm Clo – Hiđroclorua – Axit clohiđric - Tạo đường liên kết dẫn đến trang www.bachkim.vn để học sinh làm bài trắc nghiệm trực tuyến, tự kiểm tra kết quả và đánh giá. Trắc nghiệm Clo-HCl Posted on December 28, 2007 by Phan Vinh | Edit Click chuột vào đây để làm bài Filed under: * BÀI TẬP, BThalogen, Trắc nghiệm | Tagged: bài tập, CLO, trắc nghiệm - Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng các câu hỏi (comment) sau: TDN1992, on April 2nd, 2008 at 1:56 pm Said: Edit Comment Giải hộ em bài hòa tan hoàn toaan hỗn hợp 7,8g hh Mg , Al …….. có trong phần này với Phan Vinh, on April 2nd, 2008 at 3:15 pm Said: Edit Comment Hoà tan ht 7,8 g hh gồm Mg và Al bằng HCl dư, sau pư thấy khối lượng dd tăng thêm 7 g. Tính số mol HCl tham gia pư? Hướng dẫn giải: Khi hoà tan hết 7,8 g hh 2 kim loại vào dd HCl thì khối lượng dd tăng thêm 7,8 g đồng thời có H2 thoát ra nên khối lượng dd chỉ tăng 7 g vậy m(H2) = 7,8-7 = 0,8 (g) => n(H2) = 0,4( mol) 2H+  H2 0,8<—0,4(mol) số mol H trong HCl = số mol HCl = 2*0,4 = 0,8(mol)  Câu hỏi trắc nghiệm chương Halogen 30 câu trắc nghiệm kiểm tra thử chương Halogen! Posted on January 29, 2008 by Phan Vinh | Edit Các bạn có thể download về: trac-nghiem.doc 30 CÂU HỎI KIỂM TRA THỬ CHƯƠNG HALOGEN THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT 1. Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với A. Xút. B. Axit sunfuric đậm đặc. C. Nước. D. H2SO4 loãng. 2. Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là A. 25%. B. 20%. C. 0.2%. D. kết quả khác. 3. Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng A. Cu(NO3)2 . B. Ba(NO3)2. C. AgNO3. D. Na2SO4. 4. Hòa tan 58.5g NaCl vào nước để được 0.5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ mol/lit là A. 1M. B. 0,5M. C. 2M. D. 0,4M. 5. Trong dãy các halogen, khi đi từ F đến I A. bán kính nguyên tử giảm dần. B. độ âm điện giảm dần. C. khả năng oxi hoá tăng dần. D. năng lượng liên kết trong phân tử đơn chất tăng dần. 6. Clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử trong phản ứng với A. hiđro sunfua. B. anhiđrit sunfurơ. C. dung dịch NaBr. D. dung dịch NaOH. 7. Cho các dung dịch axit: HF, HCl, HBr, HI. Thứ tự giảm dần tính axit: A. HBr > HCl >HF >HI. B. HCl>HF >HBr >HI. C. HF>HCl>HBr>HI. D. HI>HBr>HCl>HF. 8. Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là A. dung dịch có màu vàng nhạt. B. dung dịch có màu xanh. C. dung dịch không màu. D. dung dịch có màu tím. 9. Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag 10. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hoá - khử với vai trò là A. chất oxi hoá. B. chất khử C. môi trường. D. Tất cả đều đúng 11. Cho các axit: HClO3 (1), HIO3 (2), HBrO3 (3). Sắp xếp theo chiều axit mạnh dần: A. (1)<(2)<(3). B. (3)<(2)<(1). C. (1)<(3)<(2). D. (2)<(3)<(1). 12. Có thể dùng phản ứng nào sau đây để điều chế Br2? A. HBr + MnO2 B. Cl2 + KBr C. KMnO4 + HBr D. Tất cả đều đúng. 13. Cho 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen? A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH001.pdf