Tài liệu Luận văn Dạy - Học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực: Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYấN - 2007
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜi TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
Chuyờn ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
Mó số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HỮU BỘI
THÁI NGUYấN - 2007
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Đề tài đƣợc lựa chọn từ yờu cầu giải quyết vấn đề dạy học tỏc
phẩm văn chƣơng theo hƣớng tớch hợp và tớch cực.
Vấn đề giảng dạy tỏc phẩm văn chương theo hướng tớch hợp và tớch
cực là một vấn đề cũn mới mặc d...
141 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Dạy - Học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§¹I HäC TH¸I NGUY£N
TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§¹I HäC TH¸I NGUY£N
TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜi TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HỮU BỘI
THÁI NGUYÊN - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Đề tài đƣợc lựa chọn từ yêu cầu giải quyết vấn đề dạy học tác
phẩm văn chƣơng theo hƣớng tích hợp và tích cực.
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích
cực là một vấn đề còn mới mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Nhiều nhà khoa học và nhiều thầy cô giáo ở các trường phổ thông
đã quan tâm và có những ý kiến đóng góp không nhỏ cho việc giảng dạy tác
phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích cực. Ngay từ thập niên chín
mươi ta có thể nói đến cuốn sách Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát triển các năng lực ở nhà trường của tác giả Xavier Roegiers (Nxb Giáo
dục 1996 do Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch - trong khuôn khổ
dự án VNM 137-3000/94/096 - 01 của Liên hiệp Châu Âu). Trong công trình
này, người viết đã chỉ ra giá trị lý luận về nội dung và bản chất của tích hợp,
nêu bật những ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với chương trình
SGK cũng như kiến thức mà học sinh lĩnh hội được. Đây là những đóng góp
quan trọng trong việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường hiện nay.
Thế nhưng ở công trình này, tác giả mới chỉ chú ý đến ảnh hưởng chung
của khoa sư phạm tích hợp với tất cả các vấn đề trong nhà trường, mà chưa đi
vào cụ thể việc dạy - học tác phẩm văn chương nhất là các thể loại văn học dân
gian (VHDG) đặc biệt là các thể loại tự sự (trong đó có truyện cười) thì chưa
được quan tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng, dạy một tác phẩm VHDG
cũng là dạy một tác phẩm văn chương nhưng đây là một bộ phận có những đặc
điểm riêng. Cũng là loại hình tự sự nhưng ngoài những đặc điểm của loại hình tự
2
sự nói chung thì tự sự dân gian còn có những đặc điểm khác biệt, nhất là thể loại
truyện cười.
Truyện cười dân gian Việt Nam là thể loại tự sự chứa đựng cái hài,
dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán,
châm biếm, đả kích cái xấu và mua vui giải trí. Đây là loại truyện kể ngắn gọn
nhất (5-7 câu, dài 15 - 20) có mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện, có
nhân vật, phần lớn nhân vật có nét khó quên. Truyện cười là thể loại có những
đặc điểm riêng biệt như vậy cho nên việc dạy thể loại đó theo hướng tích hợp
và tích cực đối với các giáo viên bậc THPT hiện nay là một vấn đề hoàn toàn
mới. Hơn nữa, lý thuyết về tích hợp và tích cực cũng là vấn đề mới chưa hẳn
đã có những cách hiểu đầy đủ và nhất trí giữa những nhà nghiên cứu và
những người thực thi. Do đó mà chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu thêm
về mặt lý thuyết nguyên tắc tích hợp và tích cực trong chương trình.
1.2. Đề tài còn đƣợc lựa chọn từ thực tiễn dạy học truyện cƣời trong
SGK Ngữ văn 10 hiện nay ở trƣờng THPT theo yêu cầu đổi mới phƣơng
pháp dạy học.
Hiện nay nhà trường Việt Nam đang thực hiện việc đổi mới chương
trình sách giáo khoa (SGK) các cấp học. Năm học 2006-2007, SGK Ngữ văn
10 mới chính thức được đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Có nhiều thể
loại văn học được đưa vào chương trình phổ thông. Trong cuốn SGK Văn học
10 tập 1 phần Văn học Việt Nam (sách chỉnh lý hợp nhất) Nxb Giáo dục 2000
không có thể loại truyện cười. Thể loại này đã có ở chương trình Văn 7 (SGK
chỉnh lý năm học 1995-1996). Với bốn truyện cười: Mất rồi, (Cháy !) ; Treo
biển, Lợn cưới, áo mới; Thà chết còn hơn. Năm 2000 SGK Ngữ văn 6 rút bớt
chỉ còn lại hai truyện: Treo biển và Lợn cưới, áo mới. Cho đến năm 2006 ở
bậc THPT SGK Ngữ văn 10 (Sách cơ bản và sách nâng cao) đều có thể loại
truyện cười với hai truyện: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
3
Trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, với nhiều yêu cầu mới giáo
viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn nhất định. Giáo viên
phải tìm ra cách tiếp cận phù hợp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá
tự chiếm lĩnh tri thức. Thực hiện được những yêu cầu đó không phải là điều dễ
dàng.
Trong đợt thực tế Sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc
dạy học truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở một số trường PT (Trường
THPT thực nghiệm Nguyễn Gia Thiều - Gia Lâm - Hà Nội), Trường PTTH số I
Lạng Giang - Bắc Giang; Trường THPT Yên Dũng số II Bắc Giang. Chúng tôi
nhận thấy, trên thực tế việc dạy - học truyện cười ở trường THPT có thuận lợi
(đa số HS yêu thích vì thể loại này rất giàu tính chất duy lý). Song, điều đó
không có nghĩa là việc dạy - học truyện cười đã đạt được hiệu quả như mong
muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác giống
như bài học ở các thể văn học thành văn. GV chỉ phân tích một cách cô lập
trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường VHDG, thời
điểm phát sinh...để khai thác hoặc có bài lại được dạy theo cách tầm chương
trích cú, nhấm nháp ngôn từ, hình ảnh, làm cho HS "thấy cây mà không thấy
rừng"; hoặc viện dẫn quá xa, luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm. Vì thế trong
giờ học, tính tích cực chủ động của HS chưa được phát huy, HS còn thụ động
trong việc tiếp thu, lĩnh hội tác phẩm. Vậy dạy - học như thế nào để kích thích
được hứng thú và lôi cuốn được tất cả HS vào hoạt động liên tưởng, tưởng
tượng, tìm tòi, khám phá, sáng tạo?
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp
một tiếng nói giải quyết khó khăn cho những người đứng lớp khi thực hiện
chương trình mới này trong đó có chúng tôi.
4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Vấn đề tích hợp, tích cực trong môn Ngữ văn:
Vấn đề tích hợp và tích cực trong dạy - học Ngữ Văn là điểm mới và
hiện đại, thu hút không nhỏ sự quan tâm của các nhà phương pháp và những
người làm công tác giáo dục, trở thành nội dung của nhiều cuộc luận bàn, trao
đổi. Mặc dù có rất nhiều ý kiến, quan điểm bàn luận dưới những góc độ khác
nhau về vấn đề ấy nhưng cuối cùng các nhà giáo dục đều nhận thấy rõ hiệu
quả tích cực của vấn đề này, đặc biệt là bộ môn Ngữ Văn. Vì vậy, nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường, SGK Ngữ
Văn đã được biên soạn theo hướng tích hợp và tích cực.
Từ năm học 2002-2003 ở bậc THCS đã thực thi theo chương trình và
SGK mới, và đến năm 2006-2007 được thực thi ở bậc THPT.
Tích hợp và tích cực trong dạy - học Ngữ Văn nói chung và dạy -
truyện cười nói riêng đã được đặt ra và giải quyết trong một số công trình và
các bài báo sau:
2.1.1. Ở cuốn Ngữ Văn 6, ngay phần “Lời nói đầu” tổng chủ biên SGK
THCS Nguyễn Khắc Phi đã viết: “Bên cạnh những hướng cải tiến chung của
chương trình như: giảm tài, tăng thực hành, gắn đời sống, cải tiến nổi bật của
chương trình và SGK môn Ngữ văn là hướng tích hợp”. Điều này thể hiện rõ
ở sự thay đổi cấu trúc bài học trong SGK mục: “Kết quả cần đạt” đặt ở đầu
nêu mục tiêu mà HS cần đạt tới, ở mỗi bài gồm cả ba phần ứng với ba phân
môn, các văn bản được bố trí theo hệ thống thể loại và phần nào theo tiến
trình văn học lịch sử. Ngoài số lượng lớn văn bản được hướng dẫn tìm hiểu
tại lớp, còn một số văn bản tự học có hướng dẫn mang tính chất bắt buộc
nhằm hình thành phát triển thói quen và kỹ năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.
Cũng trong cuốn sách này, phần “Một số vấn đề chung về chương trình
và SGK môn Ngữ văn THCS” có viết: “Chương trình đã khẳng định lấy quan
5
điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên
soạn SGK và lựa chọn phương pháp giảng dạy”.
Ở mục “phương pháp”, quán triệt quan điểm tích cực như sau:
Phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của HS, chủ thể học
tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tài liệu, phát biểu trong
tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn, tham quan, hoạt động thực tế theo đặc
trưng bộ môn, …
Cũng ở đây tác giả còn đề cập tới tích cực trong dạy tiếng Việt, Làm
văn, Ngữ văn … được biểu lộ ntn? Muốn phát huy tốt tính tích cực ta phải có
những hình thức học tập, cách kiểm tra đánh giá … ntn?
2.1.2. Trong cuốn sách Ngữ văn 10 tập 1 do GS Phan Trọng Luân
(Tổng chủ biên) phần “Lời nói đầu” đã nêu rõ mục tiêu và cấu trúc của SGK
THPT có sự kế thừa và phát triển vận dụng hướng tích hợp ở mức cao hơn,
phù hợp với trình độ tư duy của học sinh bậc THPT: “Học Ngữ văn là để trau
dồi tình cảm thẩm mỹ và nhân cách. Học Ngữ văn phải hướng vào cuộc sống
để vận dụng kiến thức và để sống đúng, sống đẹp”. Đặc biệt các tác giả khẳng
định: “Học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là một yêu cầu quan trọng đối với
mỗi HS”.
Về vấn đề tích cực, các tác giả cho rằng: “Điểm mới quan trọng của
SGK nhằm giúp HS tự học”. Vì vậy, các phần dẫn dắt HS trong mỗi bài đều
là những gợi ý giúp HS tự mình chiếm lĩnh TPVC hay một bài học cụ thể.
2.1.3. Người quan tâm đặc biệt đến vấn đề đọc - hiểu và vấn đề tích
hợp, tích cực là GS, TS Nguyễn Thanh Hùng. Trong bài Tích hợp trong dạy
học Ngữ văn đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục (số 6 tháng 3 năm 2006)
viết: “Tích hợp là điểm nổi bật nhất của chương trình và SGK Ngữ văn mới,
đã chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo nội dung và phương pháp
dạy học Ngữ văn”. Một cách chung nhất có thể hiểu tích hợp (Integration) là
6
phương pháp phối hợp (Integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tậpcủa
nhiều môn học cũng như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một
môn Ngữ văn. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc tư tưởng tích hợp tác giả nêu
bật ý nghĩa của vấn đề tích hợp: “Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học
tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của
khối lượng tri thức toàn diện,... vào trong tình hình khác nhau và mới mẻ
trong cuộc sống hiện đại”.
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc có sở lý luận và
hiệu quả thực tế của quan điểm tích hợp. Tác giả chỉ rõ: “Mục đích bao quát
của nguyên tắc tích hợp trong chương trình và SGK Ngữ văn là điều kiện
giáo dục phù hợp, khả thi, PPDH mới có hiệu quả và cơ sở lý luận tích hợp
một cách khoa học cùng với cách thức và mô hình tích hợp đa dạng đã hình
thành và phát triển năng lực đọc hiểu TPVC kết hợp với việc nâng cao dần kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết trong văn hoá giao tiếp cho HS”.
Rõ ràng là, bài viết giải thích rất nhiều khía cạnh của vấn đề tích hợp
như: Vì sao tích hợp lại là điểm mới, nổi bật của chương trình SGK mới, lý
luận, kỹ năng và hiệu quả thực tế của quan điểm này trong dạy học Ngữ văn
như thế nào? Xét về mặt phương pháp tư tưởng tích hợp bao gồm những gì?
…
Có thể coi, đây là những tri thức quý báu giúp chúng tôi hiểu sâu hơn
về vấn đề tích hợp khi vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình.
2.1.4. TS Nguyễn Văn Đường trong báo cáo khoa học Tích hợp trong
dạy học Ngữ văn bậc THCS bài Về dạy học văn lớp 6 THCS theo hướng tích
hợp ( tạp chí Giáo dục số 10 tháng 8/2001) cũng đã đề cập đến một số cơ sở
lý luận và thực tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra những phương hướng thực
hiện tích hợp trong bài học Ngữ văn, song mới chỉ dừng lại trong việc ứng
dụng cho THCS.
7
2.1.5. TS Nguyễn Trọng Hoàn trong bài Tích hợp và liên hội hướng
tới kết nối trong dạy học Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 22, năm 2002) xác
nhận: “Những tri thức riêng lẻ, tri thức bộ phận khi dạy học tích hợp sẽ được
tiếp cận một cách có định hướng trong mối quan hệ đồng bộ của một bài học
hoàn chỉnh và nhất quán theo đặc trưng bộ môn. Nói cách khác, dạy học theo
hướng tích hợp có thể giúp HS vừa nắm được kiến thức cơ bản, vừa hình
thành được các thái độ, năng lực và kỹ năng thực tiễn mà môn học đặt ra. Đó
cũng chính là rèn luyện cho HS tư duy tổng hợp”.
Cũng theo TS việc dạy học tích hợp “Được nhìn nhận như là quá trình
GV tổ chức và hướng dẫn người học tiếp nhận và chuyển hoá kiến thức từ thể
tiềm năng sang khả năng thực hiện”.
Trên đây là một số cuốn sách bàn về tích hợp, tích cực trong dạy học
Ngữ văn mà người làm luận văn hệ thống được.
Ngoài ra còn một số sách tham khảo, các bài báo, luận văn viết về tích
hợp, tích cực trong dạy học. Rõ ràng là, đề cập tới vấn đề tích hợp, tích cực
chúng ta có thể thấy rằng, ở mỗi công trình nghiên cứu có thể bàn đến một
góc độ khác nhau của vấn đề. Nhưng nhìn chung, các tác giả đều khẳng định
vai trò quan trọng và tính tất yếu, khách quan của quan điểm dạy học này.
Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ có tính khái quát, chưa bàn cụ
thể tới vấn đề dạy học loại thể truyện cười cho HS lớp 10 theo hướng tích
hợp, tích cực.
2.2. Về vấn đề dạy - học truyện cƣời trong SGK Ngữ văn 10 theo
hƣớng tích hợp, tích cực.
Đối với thể loại truyện cười ở chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 do
yêu cầu đổi mới phương pháp tuân thủ theo quan điểm tích hợp và tích cực
nên nội dung, phương hướng bài dạy cũng có nhiều thay đổi.
8
Gần đây khi SGK Ngữ văn 10 được thực hiện trong nhà trường, có
nhiều cuốn sách tham khảo được xuất bản, nội dung phần nhiều theo hướng
tích hợp và tích cực. Sách tham khảo dạy học Ngữ văn 10 được chia làm hai
loại: Loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong Ngữ văn 10; Loại
sách gợi ý về phương pháp dạy học.
Chúng tôi xin đề cấp tới vấn đề dạy - học truyện cười ở một số công
trình sau:
2.2.1. Cuốn Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 do TS Nguyễn Trọng Hoàn
(Chủ biên) Nxb Giáo dục, 2006. Ở thể loại truyện cười với hai tác phẩm cụ
thể: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày, các tác giả đưa ra cách
chiếm lĩnh tác phẩm theo ba bước:
a) Gợi dẫn: Ở bước này tác giả cung cấp cho người đọc những tri thức
đọc - hiểu cụ thể về thể loại truyện cười, khái niệm, đặc điểm, mục đích, …
Nghĩa là những kiến thức về thể loại.
b) Kiến thức cơ bản: Bước này các tác giả ứng dụng tri thức phần gợi
dẫn trên để khai thác tác phẩm. Đặc biệt khi đọc tác phẩm Tam đại con gà
cần chú ý nhấn giọng ở câu “Dù dỉ là con dù dì”. Khi đọc (hoặc kể) cần chú ý
nhấn giọng ở các chữ: “năm đồng”,”mười đồng”, “một chục, “năm ngón”.
Câu cuối đọc chậm và nhấn giọng.
c) Liên hệ: Bước này các tác giả bình giảng dựa theo tài liệu (Hoàng
Tiên Tựu, “Bình giảng truyện dân gian” Nxb Giáo dục, Hà Nội 2001).
Như vậy, thể loại truyên cười trong SGK Ngữ văn 10 được các tác giả
cuốn sách khai thác đã có sự tuân thủ theo nguyên tắc tích cực giúp người đọc
nắm được khai thác truyện cười luôn gắn với đặc trưng thể loại. Tuy nhiên,
vấn đề tích hợp các tác giả có đề cập tới, song vẫn chưa thật rõ.
2.2.2. Cuốn SGV Ngữ văn 10 tập một do GS Phan Trọng Luận (Tổng
chủ biên), Nxb Giáo dục, 2006. Để giúp HS chiếm lĩnh phần nội dung và
9
trọng tâm bài học đã được xác định, GV sẽ nêu ra những câu hỏi để HS tự
phân tích, cách khai thác truyện cười trong cuốn này cũng đi theo hướng thể
loại. Thế nhưng chưa thực sự tích cực bởi trong quá trình dẫn dắt cũng chưa
thật triệt để, sâu sắc giúp HS nắm rõ được những đặc điểm riêng biệt của thể
loại truyện cười. Nói một cách khác, cách khai thác ấy sẽ làm giảm yếu tố tích
cực của HS, đồng thời vấn đề tích hợp cũng chưa thật triệt để.
2.2.3. Cuốn Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, Trần Nho Thìn (Chủ
biên) Nxb Giáo dục, 2006. Trong bài truyện cười Tam đại con gà và Nhưng
nó phải bằng hai mày. So với những cuốn kể trên dường như cách thức đã
tuân thủ nguyên tắc tích hợp, tích cực triệt để hơn cả. Tác giả cung cấp cho
người đọc một số tri thức bổ trợ và một số điều cần lưu ý về thể loại truyện
cười như: “Cái cười”; “Cái đáng cười”; “Tiếng cười hài hước và tiếng cười
phê phán”, … Tác giả còn nêu rõ: “Căn cứ vào ý nghĩa và chức năng của cái
cưòi và cái đáng cười nêu trên” mà có thể phân loại truyên cười.
Đến phần “Một số điểm cần lưu ý”, tác giả tiếp tục giúp người đọc nắm
rõ hơn về thể loại này với những thông tin về: nhân vật truyện cười, nghệ
thuật truyện cười, kết cấu truyện cười, ngôn ngữ truyện cười… Từ đó tiến
hành phân tích hai tác phẩm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần khai thác
trong tác phẩm.
Như vậy, ở đây qua những tri thức cụ thể về thể loại truyện cười HS có
thể tự tổng hợp rồi chiếm lĩnh tác phẩm. Nói khác đi cách khai thác này sẽ
giúp các em nắm vững thể loại và nội dung tác phẩm đồng thời biết só sánh
với các thể loại khác đã học và sẽ học để hiểu rõ hơn dụng ý của tác giả dân
gian khi xây dựng tác phẩm.
Bên cạnh đó việc cho HS tập kể truyện cười một cách nghệ thuật, giải
nghĩa từ, … Nghĩa là giúp HS tích hợp với Tiếng Việt, Làm văn,… để hiểu rõ
hơn về thể loại.
10
Cách khai thác này của tác giả sẽ là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2.2.4. Cuốn Thiết kế bài học ngữ văn 10, Phan Trọng Luân (Chủ biên)
Nxb Giáo dục 2006. Ở thể loại này với hai tác phẩm đã nêu, tác giả thiết kế
tiến hành các bước hết sức chặt chẽ.
a) Tìm hiểu phần tiểu dẫn:
Khơi gợi HS bằng câu hỏi
b) Học văn bản:
- Đọc: GV yêu cầu HS đọc, nhận xét giọng đọc, kể hoặc diễn hoạt
cảnh, … Tính tích cực được cụ thể hoá từ cách đọc – giúp HS dễ nhận thấy
vấn đề cần khai thác HS được sống với thế giới trong truyện (nếu được diễn
hoạt cảnh, …).
- Tìm hiểu mâu thuẫn trong tình huống gây cười.
HS nắm vấn đề theo câu hỏi của GV dẫn dắt theo vấn đề của tác phẩm,
kích thích HS suy nghĩ, khái quát nội dung phát biểu và lập bảng hệ thống so
sánh …
c) Tổng kết:
Nêu những vấn đề cho HS tổng kết nhất là về nghệ thuật truyện cười.
Mô hình thiết kê bài học của tác giả khá cụ thể, chi tiết. Nguyên tắc tích
hợp, tích cực được bám sát. Do vậy mà mọi vấn đề trong tác phẩm sáng rõ
hơn. Qua đó HS sẽ nắm chắc hơn về thể loại này. Hướng dạy - học này sẽ là
một gợi ý giúp chúng tôi trong qúa trình nghiên cứu đề tài.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu Dạy - học truyện cười trong SGK Ngữ văn
10 theo hướng tích hợp và tích cực của chúng tôi nhằm tổng kết, hệ thống lại
những thành tựu của những người đi trước và vận dụng một cách sáng tạo vào
11
việc đề xuất một phương án dạy học cụ thể cho những truyện cười trong SGK
Ngữ văn 10 hiện đang được giảng dạy.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài của chúng tôi có mục đích: Tìm một phương án dạy - học có
hiệu quả các tác phẩm truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 theo yêu cầu đổi
mới của chương trình: tích hợp và tích cực.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Cách dạy - học truyện cười trong SGK ngữ văn 10 theo hướng tích hợp
và tích cực. Cụ thể là: Hoạt động của GV và HS trong giờ học phần truyện
cười ở lớp 10 THPT.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về truyện cười: tìm hiểu khái
niệm về truyện cười, đặc điểm thi pháp truyện cười, cách tiếp cận truyện cười.
5.2. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về đổi mới phương pháp dạy -
học Văn theo hướng tích hợp, tích cực.
5.3. Tìm hiểu thực tiễn dạy - học phần truyện cười trong SGK Ngữ văn
10 trường phổ thông trong năm đầu tiên thực thi (chú trong nghiên cứu giờ
học).
5.4. Đề xuất một phương án có tính khả thi, nhằm nâng cao giờ học
truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực (thể hiện qua thiết kế hai bài học
truyện cười trong SGK Ngữ văn 10).
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lí luận: Tổng hợp các bài viết,
các công trình nghiên cứu về truyện cười, về phương pháp dạy - học truyện
cười trong SGK Ngữ văn 10.
6.2. Phương pháp khảo sát:
12
Khảo sát các giờ dạy - học truyện cười ở lớp 10 THPT ở hai trường
THPT Yên Dũng số II và trường THPT Lạng Giang số I - Bắc Giang để tìm
ra vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
6.3. Thiết kế bài học hai truyện cười trong sách Ngữ văn 10 theo hướng
tích hợp và tích cực.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận luận văn của chúng tôi gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc dạy - học truyện cười theo hướng tích
hợp và tích cực.
Chương 2: Tổ chức giờ học truyện cười theo hướng tích hợp và tích
cực.
Chương 3: Thiết kế bài học về hai truyện cười trong sách Ngữ văn 10
theo hướng tích hợp và tích cực.
13
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY - HỌC
TRUYỆN CƢỜI THEO HƢỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
Ở chương này, luận văn sẽ dựa trên những thành tựu nghiên cứu về thi
pháp truyện cười, và lý thuyết về nguyên tắc tích hợp của chương trình môn
học Ngữ văn ở trường phổ thông, để xây dựng thành cơ sở lý luận cho đề tài.
Do vậy, chương I gồm các nội dung sau:
- Thi pháp truyện cười và việc tiếp cận, phân tích truyện cười trong nhà
trường.
- Lý thuyết về nguyên tắc tích hợp và nguyên tắc tích cực của chương
trình Giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn.
1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cƣời.
Muốn dễ dàng nhận diện truyện cười, từ đó xác đinh được hướng tiếp
cận, phân tích các tác phẩm truyện cười, người dạy cần phải có những hiểu
biết về thể loại này. Cụ thể, phải xác định được nội dung cơ bản của khái
niệm truyện cười, các đặc điểm về thi pháp của chúng, ... Phần trình bày của
chúng tôi chủ yếu dựa trên thành tựu nghiên cứu về truyện cười đã được công
bố: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục – Đinh Gia Khánh
(Chủ biên); Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 phần Văn học dân gian (Nxb
Giáo dục - nhiều tác giả 1978); Những đặc điểm thi pháp của các thể loại
văn học dân gian (Đỗ Bình Trị - 1999)
1.1.1. Khái niệm truyện cƣời:
Điều cần thiết đầu tiên khi đi vào tìm hiểu, học tập và giảng dạy truyện
cười là phải xác định được nội dung cơ bản của khái niệm truyện cười, nhận
14
ra được những đặc điểm chủ yếu nhất của thể loại này để phân biệt với các thể
loại truyện dân gian khác.
- Cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian
(Đỗ Bình Trị, 1999) có viết: “Truyện cười là truyện kể về hiện tượng buồn
cười, thể hiện ở hành vi của nhân vật (bao gồm cả hành động nói năng),
nhằm gây cười”.
- Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, (Nxb Giáo dục – Đinh Gia
Khánh (Chủ biên) in lần thứ 10 – 2006) cho rằng: “Truyện cười nói một cách
đơn giản là những truyện làm cho người ta cười, có thể là cười mỉm, nhưng
thường là cười giòn giã. Có thể là cười một cách vui vẻ, nhẹ nhàng, nhưng
thường là cười mà phẫn nộ, khinh ghét”.
- SGK Ngữ văn 6 tập một (Nxb Giáo dục – Nguyễn Khắc Phi (Chủ
biên), 2002) viết: “Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng
cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra những tiếng cười mua vui hoặc phê phán
những thói hư, tật xấu trong xã hội”.
- SGK Ngữ văn 10 tập một: (Nxb Giáo dục – 2006 - Phan Trọng Luận
(Chủ biên) viết: “Truyện cười : tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt
chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống,
có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán”.
- Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục 1997 - Trần Đình Sử, Lê
Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi) cho rằng: “Truyện cười dân gian là một thể loại
truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu
để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu và mua vui giải
trí”.
Từ một số định nghĩa về truyện cười nêu ở trên, ta có thể thấy được
một số điểm của thể loại truyện cười như sau:
- Đặc điểm về nội dung:
15
+ Có tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng: Đó là tiếng cười đối với bà lão ngủ
say đến nỗi kẻ trộm khiêng cả chõng bà đang nằm mà bà vẫn ngủ chẳng biết
gì, mồm vẫn lảm nhảm nói mê “Đêm năm canh bà nằm chẳng nhắp” trong
truyện Tôi khiêng bà; đó là tiếng cười đối với ba anh chàng nọ mê ngủ đến
quên hết mọi cảm giác về thực tế Ba anh mê ngủ; đối với anh chàng nghiện
thấy người ta đi đại tiện dễ mà thèm truyện Thấy dễ mà thèm; đối với anh
chàng vô tâm, tính hay quên đến nỗi ỉa vào nón mà không biết, trông thấy co
dao của mình mà lại tưởng là ai bỏ quên; đó là tiếng cười anh chàng vừa
buông miệng nói một câu rất hùng với người láng giềng, thì liền sau đó lại nói
một câu rất nhũn với vợ Chẳng phải tay ông, …
+ Bên cạnh tiếng cười vui vẻ nhẹ nhàng có tiếng cười phê phán, chê
trách. Chẳng hạn, người ta cười tính keo kiệt quái gở Đi học hà tiện; Anh keo
kiệt ngã sông; Cười những thói kén rể kì quặc Vừa buồn cười vừa sợ; Tài ăn
cứt chó …Người ta chế giễu sâu cay anh dốt đặc mà lại lên mặt hay chữ
Tràng cảnh tắc đại thanh …
Tiếng cười phê phán còn bao hàm thái độ khinh bỉ, chê trách một sự sút
kém trong nhân cách (truyện: Con vịt hai chân; Thơm rồi lại thối … ).
Truyện Trả nợ tiền kiếp mỉa mai bọn chuyên sống bằng tô, tức; truyện
Truyện mượn ngựa vạch trần cái dốt của lão phú ông làm ra vẻ biết chữ …
- Đặc điểm về hình thức: Truyện rất ngắn gọn, ít tình tiết nhưng tình
tiết nào cũng nhằm gây cười; kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, hay dùng
biện pháp phóng đại …
- Từ đó rút ra kết luận sư phạm về dạy truyện cười, khi dạy bất cứ
truyện cười nào cũng làm cho HS nắm chắc được:
+ Truyện đó cười cái gì?
+ Nghệ thuật gây cười độc đáo ở truyện đó là gì?
16
1.1.2. Phân loại truyện cƣời:
Xem xét truyện cười dân gian, ta đều có thể dễ dàng nhận thấy những
điểm sau đây: Có truyện dài, nhiều sự việc, nhiều nhân vật, có truyện ngắn, ít
nhân vật, có truyện có khả năng gây cười manh mẽ, có truyện chỉ vừa đủ gây
cười một cách nhẹ nhàng, thậm chí có truyện khiến người ta vừa cười xong
liền phải suy nghĩ, có truyện nhằm đạt yêu cầu giải trí là chính, có truyện lại
kết hợp tác dụng giải trí với ý nghĩa phê phán, có truyện ít vận dụng nghệ
thuật cường điệu; có truyện, trái lại triệt để vận dụng nghệ thuật đó. Có truyện
lấy đề tài trong sinh hoạt bình thường của người nông dân, có truyện lấy đề tài
trong sinh hoạt của các tầng lớp khác: nho sinh, thầy đồ, nhà sư, lý trưởng,
thầy bói, …Có truyện ít yếu tố tục, có truyện lại khiến tiếng cười nổ ra mạnh
mẽ nhờ vận dụng yếu tố tục đúng chỗ, có truyện có kết luận hẳn hoi, có
truyện chỉ buông lửng để người ta suy nghĩ về vận dụng ý bao hàm ở trong.
Như vậy, với một loại hình bao gồm nhiều dạng như trên tất nhiên vấn
đề phân loại phải đặt ra. Ở Việt Nam vấn đề này còn thiếu sự thống nhất trong
các nhà nghiên cứu. Đến nay tuy đã có một số các phân loại truyện cười được
nêu nhưng chưa có bảng phân loại nào được giải quyết đầy đủ trên cơ sở
những tiêu chí rõ ràng và nhất quán. Văn Tân trong Tiếng cười Việt Nam và
Nguyễn Hồng Phong trong Truyện tiếu lâm thì cho rằng: “Có thể chia
truyện cười thành hai loại" và họ: “Có chú ý phân biệt truyện tiếu lâm và
truyện khôi hài mà Nguyễn Hồng Phong gọi là truyện cổ thế sự [32,165].
Cách phân loại này của họ dựa trên căn cứ về cách cấu tạo về mục đích và
nội dung của truyện cười”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn
Khắc Phi, Nxb Giáo dục) “Có thể chia truyện cười dân gian ra thành hai loại
chính: Truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi.” [25;251].
Nguyên nhân của sự thiếu thống nhất trong phân loại cũng như trong định
17
nghĩa truyện cười là do sự phức tạp của đối tượng (truyện cười) và do sự thiếu
thống nhất về quan niệm và phương pháp của các nhà nghiên cứu.
Một trong những cách phân loại truyện cười được nhiều người tán
thành và vận dụng hiện nay là “Chia truyện cười thành hai loại: truyện khôi
hài và truyện trào phúng” [18;78]. Cách phân loại này đã căn cứ vào ý nghĩa,
chức năng của cái cười và cái đáng cười.
Đây cũng là cách phân loại mà đề tài của chúng tôi lấy làm cơ sở cho
việc giải quyết các vấn đề dạy học truyện cười ở các phần sau.
1.1.2.1. Truyện khôi hài:
Đặc điểm thi pháp của truyện cười dân gian bao gồm: nhân vật, kết cấu,
ngôn ngữ, … Những đặc điểm này làm thành thi pháp đặc trưng của truyện
cười … và, đều phục vụ mục đích gây cười.
Tuy nhiên một đặc điểm thi pháp có sự khác biệt rõ ràng trong tiểu loại
truyện khôi hài và truyện trào phúng ta cần phân biệt đó là nhân vật.
Truyện khôi hài (hài hước) là tiểu loại của thể loại truyện cười, có mục
đích chủ yếu nhằm giải trí, mua vui là chính. Nói theo Ăng-ghen tác dụng
chính của loại truyện khôi hài là: “giải trí người nông dân sau một ngày lao
động mệt nhọc”[32;167].
- Nhân vật của truyện hài hước
Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị cho rằng: “Có những trường hợp khi ta
cười, ta chú ý đến cái đáng cười hơn là người gây ra cái đáng cười; nói cách
khác, ta cười cái đáng cười hơn là người gây ra cái đáng cười ấy – đó là cái
cười hài hước”. Chẳng hạn trong các truyện Treo biển, Bốn cẳng, Sáu cẳng
…. (Phân tích tác phẩm VHDG, Nxb Giáo dục 1995, tr.118).
Nhìn chung, nhân vật của truyện hài hước và nhân vật của truyện châm
biếm đều được đặt vào cùng một loại tình huống, đó là tình huống sinh hoạt
18
đời thường. Thế nhưng, chỗ khác nhau của hai loại nhân vật này là ở tính chất
của hành vi ứng xử của chúng.
Chẳng hạn, ở truyện hài hước Phương pháp nào tốt hơn. Ta không
cười nhân vật tằn tiện mà chỉ cười cái “phương pháp” kì quặc của anh ta theo
phương châm của dân tằn tiện không bao giờ để cái gì thừa. Vì vậy, khi chi
và dùng anh ta luôn có sự “tối ưu hoá”. Hay trong truyện: Có nuôi được
không do lỡ mồm mà gây cười. Nghĩa là một nhân vật của truyện hài hước có
hành vi buồn cười do lầm lỡ thường tình, vô hại: “anh có con trai bị đẻ non,
có lẽ do quá lo lắng “sợ không nuôi được” mà quên rằng đứa bé mà mình hỏi
“rồi có nuôi được không?” ấy là . bố của bạn!” [30;110].
- Hành vi của một nhân vật truyện hài hước thường không gắn với cái
xấu. Vì thế cái cười hài hước thưòng chỉ dừng lại ở hành vi của nhân vật. Nói
khác đi, nhân vận của truyện hài hước chỉ bị phê phán đơn thuần về hành vi.
- Trong truyện hài hước, nhân vật của truyện hài hước là đối tượng của
cái cười hài hước.
- Nhân vật - đối tượng của cái cười hài hước (nhân vật phụ) có chức
năng làm lộ ra cái đáng cười tiềm ẩn nơi hành vi của nhân vật chính.
Chẳng hạn truyện Đậu phụ có hai nhân vật: Sư cụ và chú tiểu. Trước
hết ta cười chú tiểu vì chú gọi con chó bằng “đậu phụ”. Nhưng nghĩ lại ta sẽ
thấy chỗ trái khoáy thì làm gì có “đậu phụ làng” và “đậu phụ chùa” và làm
gì có “con đậu phụ” để mà cắn nhau. Rõ ràng thực chất hành vi buồn cười ở
đây là cái cười hài hước. Do đó ta có thể nói: “Nhân vật của truyện hài hước
chỉ bị phê phán đơn thuần về hành vi” [30;112]
1.1.2.2. Truyện trào phúng (châm biếm)
Nếu như, nhân vật của truyện hài hước là đối tượng của cái hài hước thì
nhân vật của truyện châm biếm là đối tượng của cái cười châm biếm.
- Nhân vật truyện châm biếm
19
Tuy đều đặt vào loại tình huống sinh hoạt “đời thường” nhưng “chỉ
riêng hành vi ứng xử của nhân vật truyện châm biếm là gây phản ứng phê
phán của cả tư duy suy nghĩ, lẫn tư duy xã hội và ý thức tư tưởng. Là vì
những hành vi này gắn với cái xấu”. [30;107]
Chẳng hạn truyện cười: May không đi giày cười hành vi nhân vật hà
tiện, tuy chỉ biểu lộ một cách tự phát nhưng đã để bộc lộ nét bản chất của
người hà tiện “trọng của hơn người”.
Truyện cười này, ta cười bản thân anh người Giang Nam vì hành vi ấy
gắn với tính cách hà tiện, thể hiện rõ nét bản chất của con người anh ta.
Hay nhân vật ông sư trong truyện Lá húng do nóng vội, ông đã buột
mồm “lá húng” để doạ chó làm lộ chân tướng “sư hổ mang”.
Nói khác đi, với nhân vật của truyện châm biếm, đó là lầm lỡ không
bình thường, tai hại. Hơn nữa hành vi của nhân vật truyện châm biếm thường
gắn với cái xấu. Do đó cái cười châm biếm sẽ không dừng lại ở hành vi mà
nhằm vào chính nhân vật. Nói khác đi nhân vật của truyện châm biếm bị phê
phán cả về hành vi lẫn về con người. Ví dụ: truyện Lợn cưới, áo mới; Thà
chết còn hơn …
- Truyện trào phúng hướng vào mục đích phê phán, những thói hư tật
xấu của con người và xã hội. Do đó đối tượng bị phê phán phần lớn là các
nhân vật thuộc tầng lớp trên như: quan lại, thầy đồ, nhà sư … trong nhiều
truyện như: Sao phí thế; Tam đại con gà; Đánh quân ngũ sách, Mua cua ...
- Trong truyện châm biếm, nhân vật gây cười không phải là đối tượng
thực sự của cái cười (không gây ra hành vi buồn cười), tuy chỉ đóng vai trò
thứ yếu trong diễn biến câu chuyện nhưng lại là nhân vật chính. Chẳng hạn,
truyện Đậu phụ chú tiểu đã dùng “nhã ngữ” “ăn đậu phụ” của sư cụ biến sư
cụ thành đối tượng của cái cười châm biếm.
20
Tóm lại, bằng việc phân biệt nhân vật truyện hài hước và nhân vật
truyện châm biếm ta có thể khái quát như sau: Nếu như nhân vật trong truyện
cổ tích có cả một cuộc đời, số phận thì nhân vật trong truyện cười không có
bề dày như thế. Nhân vật truyện cười đơn giản chỉ là hành vi ứng xử của nó
trong một hoàn cảnh nhất định và hành vi ứng xử ấy luôn luôn biểu hiện ở lời
nói. Hơn nữa, nhân vật của truyện cười còn là đối tượng của sự cười cợt, phê
phán. Vì những đặc điểm ấy mà nhân vật của truyện cười có phần gần với
nhân vật của truyện ngụ ngôn.
1.1.3. Sơ lƣợc về thi pháp truyện cƣời:
1.1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể loại
a) Văn học dân gian (VHDG) tồn tại trong thực tế không phải như một
cái gì đơn nhất, nhất dạng mà dưới hình thức thể loại. Không phải dưới hình
thức những tác phẩm chung về mặt thể loại mà dưới hình thức những tác
phẩm thuộc một thể loại xác định. Đó là những câu tục ngữ, những bài ca dao,
chèo, vè, những truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười …
Bản chất cũng như những đặc trưng cơ bản của VHDG đều mang
những biểu hiện cụ thể khác nhau tuỳ theo thể loại. Mỗi thể loại VHDG có
cách phản ánh thực tại và thái độ đối với thực tế riêng mà một số nhà khoa
học gọi là phương pháp lịch sử đặc thù của nó. Thể loại, do đó là đơn vị cơ sở
của VHDG và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu VHDG.
b) Những đặc sắc của VHDG thể hiện không chỉ ở nội dung (nó nói cái
gì?) mà còn ở bản thân những thủ pháp phản ánh thực tại, phương pháp nghệ
thuật của nó (nó nói như thế nào?). Hơn nữa phương pháp nghệ thuật đó lại
phụ thuộc rất nhiều vào đặc trưng của thể loại. Theo cuốn Văn học dân gian
Việt Nam: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười – Nxb Văn hoá
nghệ thuật TPHCM -1997, Vũ Tiến Quỳnh (Biên soạn), tr.120 viết: “Thể
loại là hình thức điển hình của toàn bộ tác phẩm, của toàn bộ sự hiểu biết
21
nghệ thuật”. Do vậy, không thể nắm được phương pháp nghệ thuật của
VHDG nếu không tìm hiểu, trước hết thi pháp thể loại của nó.
c) Mỗi một thể loại VHDG có cách nói riêng nhằm biểu đạt nội dung
của mình. Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Có nắm được thi pháp
thể loại mới có khả năng “giải mã” các tác phẩm thuộc thể loại. Người ta sẽ
không thể “giải mã” được các tác phẩm thuộc thể loại khác nhau nếu không
nắm được các thi pháp thể loại của chúng.
Với mỗi GV trong nhà trường phổ thông, dạy tác phẩm không có nghĩa
là chỉ truyền đạt những gì người GV cảm nhận được từ tác phẩm, mà còn là
hướng dẫn HS con đường khám phá tác phẩm, chiếm lĩnh tác phẩm. Cần phải
quy cách thức “giải mã” tác phẩm thành một hệ thống thao tác hợp lý. Đồng
thời, những thao tác này phải được thực hiện một cách nhất quán với các tác
phẩm thuộc cùng một thể loại.
Chính vì thế, việc nghiên cứu thi pháp thể loại sẽ giúp người giáo viên
không những có khả năng tự mình hiểu đúng, hiểu sâu sắc tác phẩm VHDG
trong chương trình mà còn có khả năng hoàn thiện hế thống thao tác phân tích
tác phẩm trong quá trình hướng dẫn HS chiếm lĩnh, khám phá tác phẩm.
1.1.3.2. Thi pháp chung ở truyện cƣời là “Nghệ thuật gây cười”.
Trong hệ thống phân loại VHDG, truyện cười được xác định là một thể
loại. Như đã trình bày ở phần “Phân loại truyện cười”, thể loại truyện cười
gồm hai tiểu loại nhỏ: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Tất nhiên, những
tiểu loại truyện cười này có sự khác nhau đáng kể về mặt thi pháp, nhưng giữa
chúng vẫn có sự tương đồng. Và sự tương đồng này làm thành đặc điểm thi
pháp chung của thể loại truyện cười; đó là “Nghệ thuật gây cười”. Vậy
“Nghệ thuật gây cười” được biểu hiện cụ thể ở những vấn đề gì?
a) Lựa chọn đề tài
22
Cũng như bất kỳ một tác phẩm văn học nào, trước hết việc sáng tác
truyện cười bắt đầu ở sự lựa chọn đề tài.
- Đề tài của cái cười rất rộng song có thể qui làm ba loại:
+ Cười cái xấu thuộc bản chất.
+ Cười cái xấu thông thường.
+ Những hiện tượng buồn cười do hiểu lầm.
- Đề tài lí thú, tự bản thân chúng đã phải có yếu tố đáng cười, đã có khả
năng gây cười: Cái rắm ấy là của con; Kén rể lười; Được một bữa thả cửa,
…
- Tác giả truyện cười thường khai thác đề tài trong những phương diện
phong phú của những mâu thuẫn trái tự nhiên. Chẳng hạn: Anh chàng ngu
ngốc, nghênh ngang và đãng trí mà lại đi ăn trộm; anh lính gửi tiền và thư cho
vợ nhưng lại quá “cảnh giác” đến mức không viết bằng chữ thường mà lại vẽ
bốn con chó, một cái bát quái, hai con dê và một cái chũm chọe; bà huyện
đánh rắm mà lại cứ muốn đổ “tội” đó đầy tớ, …
- Không lấy đề tài trong những tính cách bình thường mà lựa chọn
những tính cách tự nó đã có sự hấp dẫn người nghe, người đọc truyện: Một
thầy đồ đáng lẽ phải đạo mạo, gương mẫu về đạo đức lại dại gái, thù vặt với
cả học trò; một anh chồng trong xã hội trọng nam khinh nữ mà lại sợ vợ, …
Như vậy ta có thể nói rằng, vật liệu để xây dựng nên cái cười chính là ở
để tài có tính chất đáng cười.
b) Một số yếu tố gây cƣời
Bên cạnh đề tài - điều kiện thứ nhất trong quá trình gây cười thì cái trực
tiếp gây ra tiếng cười còn là các yếu tố gây cười: Lời nói đáng cười, cử chỉ
đáng cười, và rộng hơn nữa; hoàn cảnh đáng cười.
23
- Một số khá lớn truyện cười đã lấy lời nói ngộ nghĩnh (trái tự nhiên,
không hợp lẽ thường) để gây cười. Chẳng hạn những truyện: Mồ hôi sang cả
mình con; Đánh chết nửa người; Sao văn tế, …
- Một số truyện khác như: Đẻ ra sư; Con ruồi và quan huyện; Thầy đồ
liếm mật, … đã lấy một cử chỉ, một tư thế hoặc một hành động ngộ nghĩnh
oái oăm để gây cười. Truyện Đẻ ra sư: Một chị đàn bà lội xuống ao mò cua
chẳng may cua cắp phải bẹn đau quá, kêu váng lên. Một ông sư nhân đức đi
qua bèn ghé lại để cứu. Sợ uế tạp, ông không dám mó tay bèn ghé miệng lấy
răng cắn con cua ra. Chẳng ngờ và chẳng may con cua còn có một cái càng
nữa, quắp ngay vào mồm sư. Tư thế của nhà sư thật đáng cười, vì nhà sư
thường thì phải xa phụ nữ, mà ở đây con cua đã cắp bẹn của người đàn bà với
môi sư, không gỡ ra được. Cử chỉ của sư sợ uế tạp, không dám dùng tay mà
lại dùng răng cũng là một cử chỉ vô lý, tức cười.
- Lại có những truyện nêu lên một hoàn cảnh đáng cười. Ví dụ truyện
Mất rồi! … Cháy. Ở truyện này có bố trí một hoàn cảnh trong đó hai người
hiểu lầm nhau. Một người sắp đi xa dặn con rằng: “Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố
đi chơi vắng”. Sợ con mải chơi quên mất nên người này lại lấy bút viết cho
con một cái giấy và bảo rằng: “ Có ai hỏi thì mày cứ đưa cái giấy này ra
nhé.” Cả ngày chẳng thấy ai hỏi, tối đến sẵn có ngọn đèn con lấy cái giấy ra
xem, chẳng may cháy vèo mất. Hôm sau, có người lại chơi hỏi: “Thầy mày có
nhà không?”. Đứa bé ngẩn ngơ sờ vào túi và nói rằng: “Mất rồi” khách giật
mình hỏi: “Mất bao giờ?” Nó nói: “Mất hôm qua”. Lại hỏi: “Sao mà mất”.
Nó đáp “Cháy!”. Chúng ta cười ở đây không phải là những lời nói, mà là
cười chứng kiến một việc hiểu nhầm ngộ nghĩnh. Cái đáng cười là ở chỗ bố
trí một hoàn cảnh đó mỗi người đều hành động hợp lý, nhưng lời nói hai
người ghép lại thì tưởng là hợp với nhau nhưng lại là không hợp.
24
Nói chung, các yếu tố vừa nêu (lời nói đáng cười, cử chỉ đáng cười,
hoàn cảnh đáng cưới) ít khi được sử dụng đơn độc. Trong các truyện ngắn đôi
khi có thể tìm thấy một trong những yếu tố đó. Còn đại đa số ở các truyện
nhất là truyện dài các yếu tố trên được pha trộn để gây cười.
c) Một số biện pháp gây cƣời quen dùng
Có ba biện pháp gây cười quen dùng là: biện pháp phóng đại, yếu tố
“tục” trong truyện cười và xây dựng kịch tính.
- Biện pháp phóng đại có một tác dụng độc đáo, được sử dụng cả trong
hai tiểu loại truyện châm biếm và truyện hài hước.
+ Trong truyện hài hước phóng đại có mục đích “lố bịch hóa” cái đáng
cười.
+ Trong truyện châm biếm phóng đại – cùng nhân vật bị cười - vừa làm
nổi rõ cái thật như là mặt trái của hành vi nhân vật, vừa làm lộ rõ cái giả như
là mặt phải của hành vi ấy: “Khiến cho mâu thuẫn trong hành vi buồn cười
tác động mạnh mẽ vào nhận thức, vào ý thức tư tưởng của người nghe, người
đọc truyện.” [30;128]
+ Phóng đại gồm: Phóng đại sự việc, phóng đại tâm lý, tâm trạng hoặc
nết hư, thói xấu của nhân vật. Đó cũng là cách khai thác tiếng cười của những
hiện tượng trái tự nhiên, không hợp lẽ thường ở những con người mất hết cả
lương tri …
Đây là một biện pháp của nghệ thuật trào phúng, làm cho mâu thuẫn
giữa nội dung và hình thức trở nên kì dị, và sự kì dị đó làm cho người ta bật
cười. Chẳng hạn: Keo kiệt đến mức khát nước không dám vào hàng quán lỡ
phải đãi bạn, ăn hối lộ chỉ đến mức nhận lễ của dân đem đến … chưa đủ để
gây cười; phải hà tiện đến mức rơi xuống nước sắp chết đuối mà vẫn còn mặc
cả vì tiếc tiền Thà chết còn hơn; Phải tham đến mức muốn dân đúc một con
trâu bạc đến lễ mình Cứ bảo tuổi Sửu có được không
25
Rõ ràng ở đây, bản chất của sự việc thì không thay đổi cho dù sự thật
không có mấy ai như thế. Nếu việc ấy xảy ra đúng như bình thường (phản ánh
đúng) thì chỉ làm cho người ta khinh, người ta ghét: “Có phóng đại, mới dùng
được tiếng cười vào mục đích phê phán, và sự phê phán mới thấm thía
hơn”.[30;130]
Tóm lại, truyện cười vượt lên trên hiện thực để phản ánh hiện thực
bằng cách phóng đại hiện thực - một sự phóng đại có ý thức, và đó là một đặc
điểm nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm châm biếm khiến
cho nghệ thuật truyện cười giống như nghệ thuật của nhà biếm họa.
- Yếu tố “tục” trong truyện cười
Kể cả những truyện tiếu lâm tục tĩu, cái tục không phải là đối tượng
miêu tả và cũng không phải là một hướng liên tưởng; Nó chỉ được sử dụng
đơn thuần như một phương tiện để gây cười và, có thể nói, nó chỉ là: “Một
phương tiên gây cười dễ dãi”.[29;131]
Khi nghe, đọc những truyện cười có yếu tố “tục”, người ta luôn luôn
bật cười dễ dàng mà không cần động não. Cái cười dí dỏm, hóm hỉnh, sâu sắc
do đó, thường không dung nạp yếu tố “tục”. Chẳng hạn những truyện: Bà đẻ
phượng hoàng; Cái gì không sài nó dài ra; Lạy cụ đề ạ! …
- Xây dựng kịch tính
Muốn biết được nghệ thuật xây dựng kịch tính ntn, trước hết ta cần biết
kịch tính của truyện cười quan niệm thế nào cho đúng.
Biê-lin-xki đã viết: “Tính chất kịch không phải là ở một cuộc hội thoại,
mà ở hành động sinh động của người nói chuyện với nhau. Thí dụ: Nếu hai
người cãi nhau thì ở đây không có kịch mà cũng không có yếu tố kịch, nhưng
khi những người cãi nhau, mà người này muốn trội hơn người kia, cố ra sức
đánh vào những mặt nào đó của tính cách hay gãi đúng vào chỗ ngứa, rồi
26
thông qua đó mà thấy biểu lộ các tính cách trong cuộc cãi nhau và rút cục cãi
nhau làm cho họ có quan hệ mới đối với nhau, thế thì ở đấy là kịch.” [32;185]
Ứng dụng nhận định trên vào truyện cười ta có thể nhận thấy:
- Nguyên tắc xây dựng kịch tính của truyện cười là ở chỗ “bố trí, sắp
xếp các hiện tượng, tình tiết để gây nên một tình thế xung đột khiến cho
những tính cách bộc lộ trong những hoàn cảnh ngộ nghĩnh, oái oăm, bất
ngờ” như: Thơm rồi lại thối; Hâm lên chứ; Làm theo bố vợ … Gây cười
mạnh mẽ chính vì đã được xây dựng với rất nhiều kịch tính.
Theo các nhà nghiên cứu VHDG: Nếu như truyện cười phương Tây -
thường có nét thâm thúy, nhiều khi đọc xong phải suy ngẫm một lúc tiếng
cười mới bật ra (tiếng cười ẩn chứa trong từng dòng chữ triết lý) thì truyện
cười Việt Nam lại có nét riêng: “Tiếng cười thường bật ra ngay khi đọc
truyện hoặc nghe kể truyện”.[21;84] Vì sao có đặc điểm này?
Đó là vì tiếng cười được tạo ra do những hiện tượng đáng cười được
phơi bày ra dưới những dạng tức cười. Truyện cười luôn có kịch tính để tạo
tình huống bật ra tiếng cười: “Khi đọc truyện, nghe truyện cảm tính và lý tính
cùng được tác động, và tiếng cười lập tức “òa” ra ngay một cách khoái trá,
như không thể cưỡng nổi”.[21;84]
Về cơ bản nét đặc sắc, nghệ thuật tài tình của tác giả dân gian trong
truyện cười Việt Nam là đã tạo ra được những kịch tính và tình huống rất hay
để gây cười, làm cho tiếng cười bật ra dễ dàng, khoái trá.
Thêm vào đó, đại đa số truyện cười Việt Nam thường ngắn (5-7 câu;
dài 15-20 câu); điểm kết của truyện cười luôn được chú trọng, “nghiền
ngẫm” công phu “giống như một tràng pháo kết thúc bằng quả pháo đùng”.
Khi tiếng cười “oà” ra thì truyện cũng kết thúc, các tác giả dân gian không
cần phải dài lời để triết lý, bình luận gì cả. Cái kết thúc ấy thường đột ngột
làm cho cái cười bật ra ngay, nhưng lại ngân vang để giữ mãi tiếng cười,
27
khoái trá, thú vị ấy trong lòng người đọc, người nghe. Vì vậy có thể xem “cái
kết thúc là phần hay nhất, là phần kết tinh “thăng hoa” của truyện cười Việt
Nam” [21;85]. Chẳng hạn nghe/đọc truyện Mời bác xơi ngọc
1.1.3.3. Xung đột trong truyện cƣời
Trước hết muốn hiểu xung đột trong truyện cười có đặc điểm ntn?
Chúng ta cần hiểu “xung đột” là gì?
- Từ điển thuật ngữ văn học (GD, 1997, tr.297): “Xung đột” là sự đối
lập sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan
hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật.
“Xung đột” trong truyện cười là “xung đột giữa cái thật với cái giả,
giữa sự thật và điều dối trá” và xung đột này biểu hiện ở “mâu thuẫn ngay
trong hành vi (buồn cười) của nhân vật” [30;118].
- Xung đột trong truyện cười có đặc điểm:
Trong truyện cười cái giả và cái thật cùng tồn tại trong hành vi của
nhân vật. Cái giả là hình thức bên ngoài che đậy cái thật; Còn cái thật là nội
dung bên trong (nội dung này gắn với “cái xấu”) ẩn dưới cái giả. Ví dụ trong
truyện Lợn cưới, áo mới thì cái ý khoe của hai nhân vật – anh “lợn cưới” và
anh “áo mới” – là cái thật, còn việc hỏi đáp về “con lợn sổng” là cái giả - cơ
hội để họ khoe của. Đi sâu vào chi tiết ta thấy:
+ Về anh “lợn cưới”: Hỏi về con lợn sổng của mình, đáng lẽ phải mô
tả đặc điểm con lợn của mình (mầu sắc, kích cỡ … ) thì anh ta lại giới thiệu là
“lợn cưới”; Nhưng từ “lợn cưới” (tính từ “cưới” trong từ “lợn cưới” tuy là
thông tin thừa, không phù hợp với yêu cầu câu hỏi, tức là cái giả, lại chính là
mục đích sâu xa của thông báo, tức là cái thật.
+ Về anh “áo mới”: Trả lời câu hỏi của người ta về con lợn sổng, đáng
lẽ chỉ cần nói đơn giản là “có” hay “không” thì anh ta lại dùng kiểu câu phức
có mệnh đề phụ làm chức năng trạng ngữ chỉ thời gian “từ lúc tôi mặc cái áo
28
mới này ...”; Nhưng cái mệnh đề phụ ấy tuy mang thông tin thừa về cái áo
mới, không phù hợp với yêu cầu câu trả lời, tức là cái giả, lại là mục đích
chính của thông báo, tức là cái thật.
Như vậy, về cơ bản trong truyện cười, cái giả và cái thật cùng tồn tại ở
một hành vi (buồn cười) như là mặt phải và mặt trái của nó.
Vậy tại sao xung đột trong truyện cười lại có đặc điểm khác biệt như
vậy? Có lẽ do xuất phát từ một cơ sở xã hội cụ thể.
+ Ở nước ta giai đoạn cuối Lê và Nguyễn chế độ phong kiến khủng
hoảng và suy sụp, truyện cười dân gian phần lớn đã sưu tập được đều gắn với
giai đoạn này.
+ Giai đoạn này truyện cười được mùa, cho nên, ta thấy trong pho tiếu
lâm: “Cả một bức hý hoạ rộng lớn về hình thái xã hội phong kiến đang biến
thành “trò hề” qua những nhân vật tiêu biểu nhất của nó”: Vua chúa, thần
thánh, quan lại, phú ông, sai nha, đủ các loại thầy (thầy đồ, thầy bói, thầy
chùa ..) [30;120]
+ Lý trí con người và ý thức phản kháng xã hội, cùng với sự phát triển
của cuộc đấu tranh của nhân dân chống ách chuyên chế phong kiến: “Đột
nhiên thức tỉnh, trào lên mãnh liệt” [30;120]. Vấn đề này là do Giáo điều Nho
giáo ngự trị bấy lâu nay bị rạn vỡ: “Kích động “hạt nổ” của cái cười, gây ra
cả một tràng cười” [30;121].
1.1.3.4. Kết cấu của truyện cƣời
- Từ điển thuật ngữ văn học (GD, 1997, tr.106): “Kết cấu là toàn bộ
tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”
- Truyện cười có kết cấu chặt chẽ (cái đáng cười luôn được đặt vào tình
huống để nó diễn biến tự nhiên, nhanh chóng đi đến chỗ “gay cấn” rồi kết
thúc bất ngờ). Nói khác đi: Kết cấu truyện cười như kết cấu của màn kịch
ngắn, có kịch tính, tình huống truyện, cao trào và mở nút.
29
Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã phân tích đặc điểm kết cấu truyện cười
như sau:
- Muốn có “cái cười” cần có hai điều kiện. Một là có hiện tượng buồn
cười. Hai là người cười phải tự mình nhận ra cái đáng cười.
+ Hiện tượng buồn cười là hiện tượng về bề ngoài có vẻ hợp tự nhiên,
hợp lẽ thường nhưng về thực chất thì trái tự nhiên, trái lẽ thường.
Chẳng hạn: Một người bỗng ngã quay ra đất. Vừa mới đứng dậy lại ngã
tiếp. Phàn nàn: - Sớm biết hãy còn ngã một cái nữa, thì không đứng dậy còn
hơn.
Đi sâu vào ví dụ trên ta nhận thấy: Thoạt tiên, ta bị bề ngoài có vẻ hợp
lẽ thường của hiện tượng (buồn cười) “đánh lừa” và ta lầm tưởng nó là như
thế.
Ngay sau đó( hoặc, thậm chí gần như cùng lúc đó), ta phát hiện ra thực
chất trái tự nhiên (hoặc khác hẳn) lẽ thường của hiện tượng đó;
Và ta bật cười.
- Cái cười là hành động cười nảy sinh khi tự ta phát hiện ra thực chất
trái tự nhiên (trái hoặc khác hẳn) lẽ thường dưới bề ngoài có vẻ hợp tự nhiên,
hợp lẽ thường, đã khiến ta thoạt tiên tưởng lầm, của một hiện tượng.
Do đó, mấu chốt của nghệ thuật gây cười là ở chỗ phải làm sao cho cái
đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động, và thật tức cười để
người nghe/người đọc truyện tự mình phát hiện ra nó mà cười.
Cụ thể kết cấu diễn ra như sau:
+ Đặt nhân vật có thói xấu (nhược điểm) vào hoàn cảnh thích hợp. Có
nghĩa là đặt nhân vật này, vào một tình thế khiến nó trở thành một hiện tượng
có mâu thuẫn tiềm tàng: Anh keo kiệt cùng bạn ra tỉnh chơi mang theo ba
quan tiền dắt lưng Thà chết còn hơn!
30
+ Đẩy tình thế ban đầu tới chỗ gay cấn khiến mâu thuẫn tiềm tàng phải
bộc lộ. Muốn thế, phải tạo ra một “biến cố” nho nhỏ bất ngờ: Anh keo kiệt
khát nước, uống nước sông, bị ngã xuống sông, nghe bạn kêu cứ với giá “5
quan” … rồi điều chỉnh xuống giá “3 quan”;
+ Đến đây nhân vật đã bị đẩy tới chỗ phải hành động. Câu chuyện trở
nên có kịch tính, và đây là điểm nút của nó (điểm nút là chỗ mà mâu thuẫn
tiềm tàng ở tình thế ban đầu đã phát triển thành mâu thuẫn phải bộc lộ). Đã có
“nút” thì phải có “mở nút”, (mở nút là chỗ mâu thuẫn ấy bộc lộ cụ thể, trọn
vẹn trong hành vi buồn cười của nhân vật). Truyện cười mở nút bằng hành vi
buồn cười của nhân vật, và nó kết thúc ở đó. Truyện cười luôn dành cho
người nghe cái cười đích đáng nhất ở chỗ kết thúc.
Trở lại với ví dụ đã nêu. Anh keo kiệt “thà chết còn hơn là phải … tiêu
tiền” : Nghe thấy bạn “điều chỉnh” giá cứu mạng mình xuống “3 quan” (vừa
bằng số tiền anh ta đang giắt lưng) tình huống phải lựa chọn giữa “3 quan
tiền giắt lưng và việc chết đuối cùng với 3 quan tiền ấy”. Anh ta lại cố ngoi
lên kêu “3 quan vẫn đắt, thà chết còn hơn!”
Như vậy, có thể nói: Truyện cười có kết cấu mang dáng dấp một màn
hài kịch – màn kịch này có vai chính và vai phụ hoặc vai chính và vai tung
hứng cùng ra trò (hiếm khi chỉ có một vai độc diễn); có hoàn cảnh thích hợp
để nhân vật chính biểu hiện tính cách qua hành vi buồn cười của nó; có đối
thoại và độc thoại; có xung đột và diễn hóa của xung đột (thể hiện ở mâu
thuẫn trong hành vi của nhân vật); có điểm nút và mở nút. Với dạng kết cấu
này của truyện cười, người ta có thể dễ dàng “sân khấu hóa” nó, biến nó
thành “truyện cười sống”
1.1.3.5. Ngôn ngữ trong truyện cƣời
Ngôn ngữ trong truyện cười giản dị, tự nhiên, sinh động, sắc bén và có
tính hài hước.
31
- Lời văn kể chuyện:
Lời văn kể chuyện của truyện cười ít có khả năng bị thay đổi “là vì nó
đã đạt được tới tính chất vừa cô đúc vừa giản dị trên cơ sở tính chất ổn định
của cốt truyện và các chi tiết”[30;131].
- Ngôn ngữ đối thoại:
Do đặc điểm của kết cấu truyện cười (kết cấu có dáng dấp một màn
kịch), đối thoại (bao gồm cả độc thoại) đóng vai trò quan trọng trong lời văn
kể chuyện. Có thể hình dung lời văn kể chuyện gồm hai phần:
+ Phần đối thoại là “tiêu điểm” của hành động và diễn hóa hành động
của nhân vật.
+ Phần còn lại của lời văn kể chuyện là những chỉ dẫn về hoàn cảnh và
diễn hóa của hoàn cảnh.
Như vậy, có thể nói, trong truyện cười “đối thoại lời nói của nhân vật
đóng vai trò chính trong việc thể hiện tính cách, nhân vật, biểu hiện hành vi
buồn cười của nhân vật” [30;131].
Ví dụ truyện Tam đại con gà [18;78]
Lời văn kể chuyện của truyện này có mấy nét đáng chú ý.
Thứ nhất, lời kể đậm chất dân gian. Nhiều truyện cười chế giễu thầy đồ
dốt thường nặng nề, lủng củng chữ nghĩa, người không có chút vốn Hán học
khó lòng mà cười góp được. Còn ở đây, thầy đồ quá dốt cái dốt – ai cũng thấy
ngay không cần phải dài dòng diễn giải. Truyện cười sự giấu dốt. Lý lẽ “dạy
đến tận gốc” của anh đồ, mẹo gỡ bí của anh đồ ở dây cũng rất chi là bình dân:
cái logic “ … con công là ông con gà”, “Sáo sậu là cậu sáo đen … “, … thì
trong dân gian rất sẵn! Cũng dân gian, cái lối tiện thể lôi cả thần thánh ra báng
bổ “Thổ công nhà nó cũng dốt”.
32
Thứ hai, chỉ cần xâu chuỗi những từ đặc tả hành vi của nhân vật trong
lời văn kể chuyện, cũng đủ thấy hiện lên sống động không chỉ một tính cách
đáng cười mà cả cốt truyện của nó.
▪ Thầy dốt nhưng lại giấu dốt, thế là thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”.
▪ Thầy láu, sợ nhỡ sai, sợ (người ta biết thì) xấu hổ, (thầy phải) bảo học
trò đọc khẽ.
▪ Rồi thầy rón rén đến khấn thổ công.
▪ Yên tâm, thầy thở phào nhẹ nhõm và quát học trò đọc to lên.
▪ Bị chủ nhà “chất vấn”, “thầy tái mặt, nhưng nhanh trí, thầy chống chế
nói gỡ bằng lí lẽ dạy cho cháu nó biết đến tam đại con gà”.
Như vậy, ta thấy cái dốt bị chê thì ít, nhưng cái sự giấu dốt bị cười thì
nhiều …
1.1.4. Cách hƣớng dẫn HS tiếp cận truyện cƣời.
1.1.4.1. Khái niệm tiếp cận
Là từng bước khai thông con đường đi vào tác phẩm. Trong quá trình
tiếp nhận, tác phẩm được coi là một đối tác mà người tiết nhận phải tìm con
đường gần nhất, đúng đắn nhất để tìm hiểu. Tiếp nhận, do đó là giai đoạn đầu
tiên không thể thiếu trên con đường chiếm lĩnh tác phẩm.
1.1.4.2. Tiếp cận truyện cƣời:
Qua việc trình bày những đặc điểm thi pháp truyện cười, chúng tôi
muốn khẳng định rằng: con đường hiệu quả nhất đến với truyện cười là con
đường của thi pháp. Bởi bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng được biểu
hiện dưới dạng một hình thức nhất định. Nghiên cứu thi pháp truyện cười là
nghiên cứu hệ thống nguyên tắc nghệ thuật nhằm biểu hiện nội dung của nó.
Nói khác đi là nghiên cứu tính quan niệm của hình thức truyện cười. Nghiên
cứu truyện cười bằng con đường thi pháp thể loại sẽ chú trọng tất cả các phạm
33
trù của thi pháp: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ,… Nói khác đi là tìm
hiểu nguyện vọng của người xưa dùng cái cười để phủ định cái “xấu” và
khẳng định cái “đẹp” qua cách xây dựng tác phẩm của họ. Điều đó cho phép
“giải mã” một cách đầy đủ, thấu đáo các tác phẩm thuộc thể loại. Theo chúng
tôi trong nhà trường, việc tiếp cận truyện cười theo con đường thi pháp thể
loại gồm: nghiên cứu nhân vât, cốt truyện, phát hiện cái đáng cười, nghệ thuật
gây cười để khái quát ý nghĩa của tác phẩm.
Hoạt động tiếp cận, phân tích truyện cười trong giờ học do luận văn
đề xuất:
Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm
Hình dung tác phẩm thông qua hoạt động đọc - kể.
Bước 2: Phân tích nhân vật, cốt truyện và nghệ thuật gây cười
Tìm hiểu tính cách nhân vật và cốt truyện.
Phát hiện cái đáng cười.
Phát hiện nghệ thuật gây cười (mâu thuẫn gây cười, kết cấu, cường
điệu, ngôn từ …).
Bước 3: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện
- Ý nghĩa mua vui? Đùa cợt kiểu ấy có tác dụng gì?
- Ý nghĩa phê phán? Châm biếm thói hư, tật xấu ấy có ý nghĩa tác dụng
gì?
Bên cạnh đó khi tiếp cận tác phẩm theo thi pháp thể loại cần vận dụng
triệt để quan điểm mới phương pháp tích hợp, tích cực khi dạy bài học. Như
vậy, giúp HS càng khắc sâu hơn nữa tri thức về thể loại, cùng các kỹ năng
nghe, nói, đọc, việt về bài học cũng như các tri thức liên ngành, đa ngành mà
bài học mang đến.
34
1.2. Nguyên tắc tích hợp và tích cực của chƣơng trình Ngữ văn
trong nhà trƣờng phổ thông.
1.2.1. Nguyên tắc tích hợp:
Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn không đơn thuần là sự “lắp
ghép” hay “ghép nối” một cách máy móc giữa các môn học mà là sự kết hợp
chúng một cách nhuần nhuyễn. Từ việc sử dụng tri thức và kỹ năng của Tiếng
việt để giải mã Văn bản, từ việc giải mã Văn bản đến việc tạo lập Văn bản,
đồng thời có kiến thức về hai môn còn lại. Khi chúng ta chọn kiểu văn bản để
tổ chức dạy học và lấy loại thể để xây dựng chương trình cho phân môn Văn
đã thể hiện nguyên tắc tích hợp. Bởi kiểu văn bản và loại thể văn học có sự
tương đồng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn: Tác phẩm nghị
luận của văn học và văn bản nghị luận của Làm văn là trùng nhau, văn bản
biểu cảm ở Làm văn lại tương đồng với tác phẩm trữ tình của phân môn Văn
… Như vậy, việc tích hợp nội dung dạy học của ba phân môn có cơ sở chung
là nền tảng ngôn ngữ và văn bản tạo điều kiện thuận lợi để chúng đắc lực bổ
sung cho nhau, làm sáng tỏ giá trị của nhau. Chính vì vậy, trong quá trình tổ
chức dạy học, khi dạy một văn bản văn học GV cần hướng dẫn HS khai thác
tối đa yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em nhìn nhận rõ được ý nghĩa, vai trò, tác
dụng của học tiếng Việt trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm. Trên cơ
sở đó, khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm, đặc trưng của một thể loại nhất
định các em sẽ biết cách thức, phương pháp tiếp cận tác phẩm theo thi pháp
thể loại. Làm được như vậy là chúng ta đã tích hợp Văn với phương pháp dạy
Làm văn kiểu bài phân tích, bình giảng văn học.
Trong giờ học tiếng Việt, nguyên tắc tích hợp thể hiện khi cung cấp
một đơn vị kiến thức ngôn ngữ như mối liên hệ với các tác phẩm đã học và
đang học, quan hệ giữa yếu tố tiếng Việt trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm,
với việc vận dụng một cách thành thạo nghe, hiểu, đọc hiểu, nói và viết đúng
35
tiếng Việt, đúng ngữ pháp. Trong Làm văn, văn bản văn học là ngữ liệu được
khai thác theo những yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng Làm văn. Như vậy,
một lần nữa, TPVH ấy lại được phân tích, soi sáng dưới góc độ của việc xây
dựng bố cục, kết cấu các ý, các đoạn diễn đạt thành văn và trình bày để đạt
mục đích của một kiểu văn bản. Khi tạo lập kiểu văn bản rõ ràng HS cần phải
tổng hợp các kiến thức, kỹ năng tiếng Việt. Ngược lại kỹ năng giao tiếp và
thực hành của tiếng Việt và Làm văn sẽ giúp các em nghe hiểu, đọc hiểu văn
bản một cách tốt hơn. HS sẽ có khả năng cảm thụ TPVH, trình bày ý kiến lĩnh
hội được bằng việc thuyết trình một cách có hiệu quả. Từ đó viết đúng các
kiểu văn bản thường gặp trong văn học và trong đời sống.
Trong thực tế, sự tồn tại độc lập của từng phân môn là điều không thể
phủ nhận. Do vậy, tích hợp mà vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù
của từng phân môn. Điểm mấu chốt của dạy học tích hợp là tìm ra những nét
tương đồng, điểm gặp nhau, hay nói khác đi là yếu tố đồng quy giữa ba phân
môn để tích hợp được thể hiện sâu sắc, cụ thể từng đơn vị kiến thức của bài
học của từng vấn đề, từng thời điểm.
Ở ba cấp học: Tiểu học, THCS, THPT đều có đầy đủ ba phân môn và
đều được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, nhưng có sự khác nhau ở mức
độ tuỳ theo yêu cầu phân loại của từng cấp học. Ở cấp Tiểu học, HS tập trung
học tiếng Việt là chủ yếu, còn văn học là ngữ liệu để dạy tiếng, cho nên mục
đích tích hợp dựa trên bốn chức năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết - Đến cấp
THCS, trục chương trình được nâng cao hơn là các kiểu văn bản, văn bản tự
sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản lập luận, văn bản thuyết minh,
văn bản nhật dụng.
Lên THPT do tư duy lứa tuổi đã có sự phát triển mạnh lên việc dạy tích
hợp cần được vận dụng linh hoạt: Thực hiện giảm tải, tính hàn lâm về tri thức
nhưng không hạ thấp yêu cầu học vì đây là cấp học cuối cùng của nhà trường
36
phổ thông. Cấp học này nhằm mục tiêu kép: Vừa chuẩn bị cho HS ra trường
bước vào đời, vừa chuẩn bị cho một bộ phận chuẩn bị học cao hơn. Nội dung
học vấn phổ thông một mặt khép lại, bổ sung và hoàn chỉnh những nguồn tri
thức đã được học ở cấp dưới, mặt khác cần sự nâng cao và phân hoá triệt để
hơn. Vì vậy, ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn vẫn có mối liên hệ chặt
chẽ hỗ trợ nhau, nhưng tính độc lập của từng phân môn ở cấp học này cũng
cao hơn.
Về đại thể, một cái nhìn vượt lên các phân môn riêng rẽ, liên kết thống
nhất chúng tại những điểm “đồng quy” đưa đến sự tích hợp trong từng thời
điểm (tích hợp ngang). Còn cái nhìn đào sâu vào mối quan hệ nội tại của hệ
thống phân môn tại một điểm “đồng tâm” là tích hợp theo từng vấn đề (tích
hợp dọc). Tích hợp ngang hình thành ở HS năng lực chiếm lĩnh trí thức một
cách linh hoạt, tổng hợp. Tích hợp dọc giúp HS có năng lực chiếm lĩnh trí
thức một cách có hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái sẽ biết: “Ở
sách Ngữ văn 10, quan điểm tích hợp được vận dụng linh hoạt phần nhiều là
tích hợp dọc” [20;46].
Dạy học theo hướng tích hợp là kết hợp cả hai hướng trên để từ đó các
em tích cực, chủ động, tự tin chiếm lĩnh kiến thức môn học một cách khoa
học và sáng tạo.
▪ Tích hợp theo từng thời điểm – tích hợp ngang:
Tích hợp ngang là sự tích hợp trong một bài học, một tiết học. Nghĩa là
từ một văn bản văn học chúng ta khai thác, sử dụng những tri thức nào của
tiếng Việt và Làm văn để phục vụ hiệu quả cho qúa trình đọc hiểu văn bản
văn học đó. Ngược lại khi dạy học Tiếng việt, Làm văn chúng ta sẽ chọn ngữ
liệu nào trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, và có sự
liên kết giữa các phân môn để chúng có sự phối hợp, tác động qua lại và có sự
37
hỗ trợ nhau. Chẳng hạn, khi giảng Bình ngô đại cáo cần tích hợp với các tri
thức, kỹ năng tiếng Việt và Làm văn.
- Kỹ năng tiếng Việt:
Sử dụng từ ngữ chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
+ Phân tích ý nghĩa nhan đề “Bình ngô đại cáo” (chữ Hán): “Bình” là
đẹp, bằng, phá tan; “Ngô” chỉ quân Minh vì khi nhà Minh lên lấy tên hiệu
chung, bọn xâm lược Trung Quốc. “Cáo” : Trên báo cho kẻ dưới biết; “đại
cáo”: báo cáo rộng khắp, đây là loại văn hành chính dùng nhiều trong thượng
thư, để nhà Vua công bố một chính lệnh trước công chúng. Vì vậy, khi phân
tích ý nghĩa nhan đề “Bình Ngô đại cáo” (chữ Hán) cần làm bật tác dụng
biểu đạt, biểu cảm của từ Ngô dùng để chỉ giặc Minh: Trong dân gian từ
“Ngô” dùng để chỉ giặc phương Bắc có từ thời Tam Quốc nước Ngô của Tôn
Quyền đã từng mang quân xâm lược phương Nam. Sau này từ “Ngô” chỉ
người phương Bắc nói chung với ý coi thường, khinh bỉ. Chu Nguyên
Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, sau trở thành Minh Thành Tổ. Nhân dân ta
dùng chữ Ngô để chỉ giặc Minh. Vì thế gợi lên được sự khinh bỉ và lòng căm
thù của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc đã có từ ngàn xưa, để rồi dồn lên
đầu kẻ thù trước mắt là giặc Minh xâm lược.
+ Khi khẳng định độc lập dân tộc, bản dịch cố gằng lột tả tính chất hiển
nhiên, vốn có từ lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ bằng các từ ngữ:
“Từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác” (nguyên văn chữ
Hán): “Duy ngã”, “thực vi”, “Kí thù”, …
Như vậy, qua đọc hiểu văn bản có thể luyện tập tiếng Việt, và qua
tiếng Việt có thể giúp HS hiểu sâu về Văn bản đọc hiểu.
Dạy học TPVH theo cách tích hợp là rèn luyện cho HS luôn có thói
quen biết liên hệ, so sánh, gắn kết nội dung tri thưc của tác phẩm đang học
với những tác phẩm khác có chung chủ đề, hoặc có một nét tương đồng nào
38
đó. Thao tác này giúp HS có cái nhìn mở rộng, xuyên thấu và nắm kiến thức
một cách tổng hợp, có hệ thống về sáng tác của cùng một tác giả.
- Kỹ năng về Làm văn:
Kết hợp rèn luyện kỹ năng tổ chức kết cấu luận điểm, luận chứng trong
một bài văn chính luận và vận dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn
nghị luận:
+ Kết cấu bài: Đại Cáo bình Ngô rất tiêu biểu cho kết cấu bài Văn
chính luận. Phần mở đầu nêu nguyên lý, chân lí làm cơ sở lý luận, làm chỗ
dựa để triển khai lập luận trong những phần tiếp theo. Phần thứ hai soi tiền đề
đã được thừa nhận ở phần đầu vào thực tế để chỉ ra đúng, sai, chính nghĩa và
phi nghĩa. Đối với thế lực phi nghĩa thì lên án, tố cáo (bản cáo trạng tội ác
giặc Minh). Đối với phía chính nghĩa thì khẳng định, ngợi ca (bản hùng ca về
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn). Phần cuối cùng rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề
và thực tiễn (khẳng định chính nghĩa chiến thắng, kỷ nguyên mới độc lập dân
tộc đã mở ra, những bài học lịch sử).
+ Bài Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận nhưng giàu sắc thái
chương hình tượng. Tác giả thường sử dụng hình ảnh để biểu đạt cảm xúc, tư
tưởng; diễn tả tình cảnh thê thảm của người dân vô tội và tố cáo tội ác của kẻ
thù bằng hình ảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ dưới
hầm tai vạ”. Khi thuật lại quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tác giả sử dụng
văn tự sự, lúc khắc hoạ các trận đánh tác giả sử dụng cả văn miêu tả, …
Rõ ràng là qua Văn HS hiểu thêm về cách hành văn chính luận, nắm
được kết cấu của bài văn chính luận. Điều đó sẽ giúp HS viết đoạn văn, bài
văn chính luận từ TPVH bằng việc cho các em làm các bài tập về nhà hoặc
làm bài tập, có trong Hướng dẫn học bài (Phan Trọng Luận (Chủ biên) 2006,
SGK Ngữ văn 10 tập 2 tr.28). Khi làm bài HS sẽ phải vận dụng kiến thức từ
việc học TPVC để làm bài; bài văn của HS sẽ thể hiện kiến thức tổng hợp của
39
cả ba phân môn. Như vậy, bài văn sẽ đánh giá được kết quả lĩnh hội kiến thức
và kỹ năng vận dụng kết hợp của HS về bộ môn, đáp ứng được yêu cầu phát
huy tiềm năng sáng tạo, năng lực tổng hợp và khả năng vận dụng tri thức vào
thực tiễn.
Dạy truyện cười theo nguyên tắc tích hợp, nghĩa là chúng ta có thể sử
dụng văn bản truyện cười để dạy các bài Làm văn tự sự Lập dàn ý; Chọn sự
việc, chi tiết tiêu biểu; Miêu tả và biểu cảm, … các bài Tiếng Việt: Hoạt động
giao tiếp; Văn bản; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt …Ngược lại, khi dạy văn
bản truyện cười chúng ta lại dùng kiến thức Làm văn và Tiếng Việt (như trên)
để tìm hiểu truyện cười.
▪ Tích hợp theo từng vấn đề - tích hợp dọc:
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng
mới với những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng
trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm), cụ thể là kiến thức, kỹ năng, bài học lớp
học trước nhưng cao hơn và sâu hơn. Nếu tích hợp trong từng thời điểm (tích
hợp ngang) chú ý khai thác mối quan hệ giữa văn bản đang dạy với những
vấn đề của phân môn khác (như từ văn bản đang học cần chú ý tới kiến thức
nào, dùng kỹ năng, phương pháp nào của Làm văn, tiếng Việt và ngược lại)
thì tích hợp theo từng vần đề còn tập trung khai thác sâu rộng về mối quan hệ
giữa nội dung đang dạy với các nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn
còn lại hay chính phân môn đang dạy. Nghĩa là ôn cũ, lấy cũ để củng cố phát
triển, nâng cao giúp HS hiểu sâu và nhìn vấn đề một cách có hệ thống. Hướng
tích hợp theo từng vấn đề tôn trọng tính chuyên môn hoá, tính độc lập của
mối phân môn. Kiến thức có sự kế thừa và phát triển, cái cũ đặt nền móng cho
cái mới đang dạy, cái mới đang dạy chuẩn bị cho sự tiếp thu cái mới tiếp theo.
Đây không phải là một phương pháp dạy học mới, bởi từ trước tới nay, GV
vẫn sử dụng liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, chỉ có điều việc này diễn ra lẻ
40
tẻ, chưa mang tính chất thường xuyên của người dạy và người học. Tích hợp
dọc tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc đưa ra những vấn đề mang tính
chất liên thông, tổng quát. Đồng thời giúp HS biết liên hệ kiến thức, rèn luyện
tư duy khái quát, tổng hợp và có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ
thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái chưa biết.
Chẳng hạn, khi dạy bài Bình Ngô đại cáo ở chương trình Ngữ văn
THCS lớp 8 HS đã được làm quen với Nguyễn Trãi qua đoạn trích “Nước
Đại Việt ta” trích trong Bình Ngô đại cáo, HS đã nắm được một số kiến thức
về đặc trưng cơ bản của thể Cáo, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này, nội dung
tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc trong đoạn trích
giảng. Vì vậy, GV cần trên cơ sở những kiến thức HS đã có truyền thụ những
kiến thức mới. Đồng thời, cùng với việc tích hợp theo từng thời điểm (phần
trên) để làm rõ ý nghĩa nhan đề bài Cáo. GV khi giảng đoạn 1: Sau khi nêu tư
tưởng nhân nghĩa tác giả nêu chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ
quyền của nước Đại Việt. GV so sánh với bài thơ “Nam quốc sơn hà” (đã
được học ở lớp 7) để HS thấy được ý thức độc lập dân tộc ở “Bình Ngô đại
cáo” toàn diện và sâu sắc hơn. Toàn diện vì ý thức độc lập trong “Nam quốc
sơn hà” được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền. Còn
đến “Bình Ngô đại cáo”, bốn yếu tố nữa được bổ sung: Văn hiến, phong tục,
tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc Nguyễn Trãi đã ý
thức được “văn hiến”, “truyền thống lịch sử” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt
nhân để xác định dân tộc.
- Lại nữa, tác giả Nam Quốc sơn hà khẳng định độc lập, chủ quyền dân
tộc dựa vào “Thiên thư” còn Nguyễn Trãi dựa vào “Lịch sử” đó là bước tiến
của thời đại nhưng đồng thời cũng là tầm cao tư tưởng Nguyễn Trãi.
41
Giảng đoạn 2: Đến nội dung tố cáo tội ác của giặc Minh huỷ diệt môi
trường tự nhiên hủy diệt môi trường sống. GV có thể tích hợp với giáo dục
môi trường cho HS.
Giảng đoạn 3: Khi phân tích hình tượng người anh hùng Lê Lợi GV có
thể gợi ý cho HS so sánh nỗi lòng của Lê Lợi với nỗi lòng của Trần Quốc
Tuấn mà các em đã được ở THCS, … Chính cảm hứng về truyện thống dân
tộc đã giúp Nguyễn Trãi khắc hoạ thành công người anh hùng Lê Lợi.
Cũng trong đoạn này, Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về vai trò và sức
mạnh của người dân - những người mạnh lệ (mạnh: người dân cày lưu tán, lệ:
người tôi tớ đi ở).
“Yết can vi kỳ, mạnh lệ chi đồ tứ tập.
Đầu giao hướng sĩ, phu tử chi bình nhất tâm”
(Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào)
Đó là một tư tưởng lớn. Mãi sau này đến Nguyễn Đình Chiểu mới lại
thấy xuất hiện những người dân ấp, dân lân ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Giảng đoạn 4: Trong lời kết thúc bài cáo Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi
trịnh trọng và vui mừng tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc đã được xây
lại. GV liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên: "Nam quốc sơn hà" bài
cáo là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai và giới thiệu bản "Tuyên ngôn độc lập"
thứ ba của Hồ Chủ tịch năm 1945.
Cuối cùng, GV có thể khắc sâu ấn tượng về bài học và khẳng định giá
trị của bài cáo cũng như vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc
bằng việc yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học về tác gia Nguyễn Trãi
đã được học ở học kỳ I và tài văn thơ của ông qua một số tác phẩm như:
(Cảnh ngày hè - Bảo kính cảnh giới, bài 43) để thấy được cuộc đời, nỗi lòng
của tác giả, cùng hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn Trãi.
42
Với bài học hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10, GV cũng có thể
đưa ra các câu hỏi liên hệ kiến thức cũ như: Về thể loại truyện cười chúng ta
đã học ở THCS những tác phẩm nào? thuộc thể loại truyện cười gì? Từ đó HS
có thể giới thiệu ngắn gọn về đặc điểm truyện cười ntn?
1.2.2. Nguyên tắc tích cực:
Cũng như nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc tích cực nhằm tích cực hoá
việc học tập của HS bằng việc đổi mới mô hình giảng văn cũ lấy GV làm
trung tâm thành mô hình mới, lấy đọc văn, Làm văn làm trung tâm, kích thích
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Để thực hiện nguyên tắc trên, chương trình môn Ngữ văn THPT được
trình bày theo cách mới, nội dung cách học được xây dựng theo hai trục: Đọc
văn và Làm văn.
Trục đọc văn lấy Văn học Việt Nam làm nền tảng chính với sự tuyển chọn
các tác giả, tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu, có giá trị. Các văn bản được sắp xếp
theo cụm thể loại theo các thời kỳ văn học (kể cả một số tác phẩm tiêu biểu của
văn học nước ngoài).
Trục Làm văn bao gồm văn nói và văn viết kế thừa kết quả làm văn ở
THCS, có phát triển thêm một số vấn đề cơ bản: ưu tiên văn nghị luận xã hội
trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm văn nghị luận văn học, song không chia nhỏ
các thể như cũ mà rèn luyện các thao tác tư duy kỹ năng xây dựng luận cứ,
luận điểm và phương pháp lập luận cách hiểu tích cực, sáng tạo của học sinh.
Chương trình Ngữ văn THPT mới chủ yếu hướng học sinh vào hoạt
động đọc văn ở đây không chỉ là phần tiểu sử tác giả hay văn học sử như sách
giáo khoa cũ mà còn được đọc văn bản được học. Tính tích cực của HS được
bộc lộ ngay trong phần đầu của bài học: "Mục tiêu cần đạt" là phần để HS có
ý thức chủ động hơn khi đọc, giúp các em trả lời câu hỏi trong phần "Hướng
dẫn học bài" được thuận lợi hơn. Vì trả lời được câu hỏi trong bài tức là đã
43
hiểu bài. Số lượng câu hỏi theo cấp độ từ dễ đến khó, nội dung câu hỏi đã yêu
cầu HS phải có sự tích cực, sáng tạo hơn. SGK mới phần nào đã hạn chế được
câu hỏi tái hiện và chú trọng những câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng, suy luận,
so sách đánh giá.
Cũng do chương trình Ngữ văn THPT được trình bày theo cách mới
với nội dung được trình bày theo hai trục Đọc văn và Làm văn là hai trục
chính, đòi hỏi phải có sự đổi mới về Phương pháp dạy học Ngữ văn.
Chúng ta đã biết, bản chất của đổi mới phương pháp dạy học chính là:
"Thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ
chức và hướng dẫn đúng mức của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng
tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú
học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập". Song đổi mới ở đây không
có nghĩa là xoá bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống mà là "Tiếp tục
tận dụng các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và dần dần làm
quen với những phương pháp dạy học mới" [20;5].
Phương pháp dạy học mới giúp HS tiếp xúc trực tiếp với văn bản, với
các giá trị của văn học. Đây cũng chính là tích cực hoá việc học tập của HS,
biến quá trình truyền thụ kiến thức của người thầy thành quá trình HS tự
chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng.
Bên cạnh đó, cũng do những yêu cầu của nguyên tắc tích hợp, tích cực,
đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới
của mục tiêu nên khâu kiểm tra, đánh giá đã có sự chuyển biến theo hướng
phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt
các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế làm bộc lộ những
cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân,
gia đình và xã hội. Kiểm tra đánh giá bám sát mục tiêu từng bài, từng chương
và từng cấp học, với việc có thêm hình thức trắc nghiệm càng thể hiện được
44
sự phân hoá năng lực của HS, đồng thời kích thích HS hứng thú học tập, khắc
phục tình trạng sao chép, học vẹt.
Hơn nữa, trước xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn
Ngữ văn ở cấp THPT đòi hỏi phải đổi mới toàn diện từ quan niệm về bộ môn
cho tới SGK, phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá,
nguyên tắc tích hợp, tính cực được quán triệt trong toàn bộ môn học, trong
mọi khâu của quá trình dạy học. "Nguyên tắc lấy HS làm trung tâm đòi hỏi
thực hiện việc tích cực hoá hoạt động của HS trong mọi mặt trên lớp, ngoài
giờ, trên cách phát huy năng lực tự học của HS. Xem tự học là có ý nghĩa và
như vậy đào tạo mới có kết quả "Đặng Thêm". Cùng học sinh khám phá qua
mỗi giờ giảng văn” Nxb Giáo dục, 2002 tr.137.
Chẳng hạn"đọc - hiểu" - một biện pháp nhằm phát huy nguyên tắc tích
cực. Trước hết, muốn đọc - hiểu tác phẩm HS phải biết chủ động tiếp cận tác
phẩm theo hướng đọc - suy ngẫm, liên tưởng. Đọc - hiểu (bao gồm cả cảm
thụ) một TPVC lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không
những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là trình độ
mới biết đọc trên dòng (on the line) là chỉ cần sử dụng những thông tin đã có
ngay trong văn bản nghĩa là câu trả lời đã có sẵn trong bài. Mức cao hơn là
phải suy ra câu trả lời từ những đầu mối trong văn bản, là trình độ đã biết đọc,
giữa các dòng (bet ond the lines). Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ
giữa những cái mà HS đã đọc với thế giới bên ngoài bài học. Đó là trình độ
biết vượt ra khỏi dòng (bey and the line) để đọc văn bản. Khám phá văn bản
theo hướng ấy thì học sinh không chỉ hứng thú, hiểu sâu văn bản mà còn liên
hệ được một cách sinh động , tự nhiên việc học văn với những vấn đề của
cuộc sống.
Cùng với "đọc - hiểu", trong việc dạy Tiếng Việt và Làm văn, việc
phân tích mẫu và học theo mẫu đóng vai trò quan trọng. Theo hướng phát huy
45
tính tích cực của chủ thể học sinh phải được tham gia tối đa vào quá trình sưu
tầm tập hợp, xử lý thông tin để rút ra các quy tắc, định nghĩa ... Ngoài phép
quy nạp cần biết dùng đúng chỗ, đúng mức mọi phương pháp khác khi cần
thiết.
Với Làm văn, ngoài việc phân tích và học theo mẫu, cần đặt HS vào các
tình huống để HS hứng thú học tập, có dịp tự giác trình bày ý kiến, tình cảm...
Tích cực trong việc học tập Ngữ văn dễ thể hiện thành bề nổi của
phong trào (thảo luận, viết báo, hoạt động văn nghệ ... Trước những vấn đề cụ
thể các em phải đào sâu suy nghĩ ... Có những hình thức học tập phong phú và
có những cách đánh giá đa dạng. Ví dụ: Học tập theo nhóm (thảo luận, tranh
luận, vấn đáp), tự nghiên cứu các tài liệu, luyện tập thực hành thí nghiệm, tự
kiểm tra đánh giá ...
Tất cả các phương pháp ấy đều nhằm phát huy tích cực, chủ động của
học sinh trong học tập.
Thêm vào đó, ta có thể sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và đồ dùng
dạy học để góp phần cải tiến phương pháp theo hướng tích cực và tích hợp.
Đặc biệt trong những năm gần đây, khi đặt ra vấn đề dạy học tích cực,
người ta đặt ra yêu cầu đối với GV là không chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy học mà
còn đào tạo. HS được trang bị một cách có hệ thống những khả năng và công vụ
trí tuệ cho phép giải quyết thành công những vấn đề và hoàn thành mục tiêu giáo
dục. Xu hướng của dạy - học tích cực hướng tới làm cho HS từ chỗ là người
được giáo dục trở thành người tự giáo dục. Có như vậy, tính chủ động sẽ được
phát huy, tính tự giác được tăng cường trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS.
Trong quá trình dạy học, GV phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực
của HS bằng cách tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi các em dự đoán
nêu giả thuyết, tranh luận các ý kiến trái ngược, tiến hành dạy học ở mức độ
thích hợp nhất với trình độ phát triển của HS; đống thời dẫn dắt để HS luôn tìm
46
thấy cái mới; tự chiếm lĩnh kiến thức mới, để các em cảm giác mình ngày càng
trưởng thành.
Mặt khác, trong quá trình dạy học, GV luôn chú ý đến mục đích, nhu cầu,
khả năng, hứng thú và lợi ích của người học nhằm chuẩn bị cho họ đáp ứng với
những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội; quan trọng là phát triển ở HS
năng lực suy nghĩ, làm việc độc lập, vận dụng tốt những điều đã học vào thực
tiễn. Dạy học phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ học tập của HS và đặc điểm,
điều kiện của các em. Từ đó, tiến hành dạy học trên cơ sở có sẵn của HS.
Tóm lại, điểm nổi bật của nguyên tắc dạy học tích cực là tìm mọi cách
phát huy cao nhất tiềm năng của HS, kích thích HS say mê học tập. tự đào sâu,
phát triển mở rộng kiến thức; giúp HS không chỉ nắm kiến thức trong bài giảng
mà còn nắm những kiến thức bổ ích khác ngoài bài giảng. Có như vậy, quá trình
dạy học không chỉ dễ hiểu, dễ nhớ mà cao hơn là rèn cho HS năng lực làm việc
độc lập, sáng tạo, phát huy tối đa khả năng của cá nhân.
Vậy nên, vận dụng nguyên tắc tích cực vào dạy bài học truyện cười GV
có thể cho HS hoạt động đa dạng trên văn bản ấy bằng cách như cho HS đóng
kịch (dựa trên những tình huống gây cười đó); chia nhóm tìm hiểu các tình
huống gây cười; Sưu tầm một số truyện cười khác cùng chủ đề; Tóm tắt một câu
chuyện khác cùng chủ đề này trước lớp; hoặc đưa ra tình huống cho HS tranh
luận … Từ đó HS tự chiếm lĩnh tri thức bài học.
47
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC DẠY - HỌC TRUYỆN CƢỜI
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
Để thực hiện được nguyên tắc tích hợp và nguyên tắc tích cực vào bài
dạy truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 thì trước hết phải nắm được thực tế
việc dạy đọc - hiểu văn bản truyện cười hiện nay trong nhà trường phổ thông
diễn ra ntn? Từ đó mà suy nghĩ tới việc vận dụng văn bản truyện cười vào dạy
hai bộ phận Tiếng Việt và Làm Văn trong chương trình Ngữ văn 10. Do vậy,
mở đầu chương này chúng tôi tiến hành khảo sát việc thực thi chương trình,
SGK Ngữ văn 10 ở những bài học truyện cười. Sau đó luận văn sẽ trình bày
phương hướng tổ chức dạy - học truyện cười theo nguyên tắc tích hợp và
nguyên tắc tích cực
2.1. Khảo sát việc thực thi chƣơng trình, SGK Ngữ văn 10 ở những
bài học về truyện cƣời.
Bằng ánh sáng lý thuyết về đặc điểm thi pháp truyện cười, đặc điểm
tiếp nhận truyện cười của học sinh lớp 10 và quan điểm mới về dạy truyện
cười theo nguyên tắc tích hợp và tích cực, tác giả luận văn sẽ khảo sát thực tế
dạy truyện cười ở trường THPT với các nội dung sau:
a) Mục đích khảo sát:
Tìm hiểu thực tế dạy truyện cười trên cả hai khía cạnh.
- Những ưu điểm về dạy truyện cười theo nguyên tắc tích hợp và tích
cực.
- Những hạn chế trong dạy truyện cười theo nguyên tắc tích hợp và tích
cực ở trường THPT hiện nay.
b) Nội dung khảo sát:
Luận văn tập trung khảo sát ba yếu tố:
48
+ Chương trình và SGK
+ Giờ học truyện cười (Nội dung giờ học? tiến trình giờ học? cách thức
hoạt động của thầy và trò trong giờ học? hiệu quả giờ học?)
+ Kết quả hoạt động dạy và học truyện cười.
c) Địa bàn, thời gian khảo sát:
- Một số giờ học truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở trường THPT số
2 Yên Dũng (Bắc Giang); THPT số I Lạng Giang (Bắc Giang). Cụ thể phần
nội dung khảo sát như sau:
2.1.1. Về chƣơng trình
▪ Điểm mới trong chương trình Ngữ văn 10:
- Nhận thức đúng bản chất và vị trí của môn Ngữ văn trong nhà trường
nên chương trình mới nhấn mạnh ba phương diện: về tri thức khoa học xã hội
và nhân văn, về kỹ năng, về giáo dục thái độ. Trong đó mối quan hệ hữu cơ
giữa hiểu biết kỹ năng và thái độ được coi trọng.
- Tiếp tục thực hiện nguyên tắc tích hợp, chương trình đã chú trọng gắn
kết phần Đọc văn với tiếng Việt và Làm văn.
- Coi trọng sự phát triển của thể loại. Ngoài các thể loại quen thuộc hay
có thêm nhiều văn bản mới như: sử, ký, kịch, văn bia, tựa … là những thể loại
khá mới mẻ và không dễ dạy với GV.
- Chương trình gần với cuộc sống hơn, do rút kinh nghiệm và khắc
phục được khoảng cách giữa đời sống xã hội với chương trình và văn học
bằng cách đưa thêm một số tác phẩm sau 1975 và những Văn bản nhật dụng.
▪ Truyện cười trong chương trình:
- Truyện cười là một trong mười hai thể loại VHDG được đưa vào
chương trình văn phổ thông. Mười hai thể loại này gồm: thần thoại, sử thi,
49
truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố,
ca dao, vè, truyện thơ, chèo được thực hiện ở các tiết học cụ thể.
- Thể loại truyện cười đã có ở chương trình THCS trong chương trình
Văn 7 (SGK chỉnh lý năm học 1995 - 1996) với bốn tác phẩm được lựa chọn
vào chương trình (Mất rồi! Cháy; Treo biển; Lợn cưới, áo mới; Thà chết
còn hơn). Năm 2002, SGK Ngữ văn 6 rút bớt chỉ còn lại hai truyện: Treo
biển và Lợn cưới, áo mới.
- Ở chương trình THPT trước đây không có thể loại truyện cười. Cuốn
SGK Văn 10 tập 1, phần Văn học Việt Nam (sách chỉnh lý hợp nhất) Nxb
Giáo dục 2000 cũng không có thể loại này.
Cho đến năm 2006 SGK Ngữ văn 10 (sách cơ bản và sách nâng cao) đã
lựa chọn và đưa vào thể loại truyện cười hai truyện tiêu biểu cho thể loại
truyện trào phúng trong thể loại truyện cười dân gian Việt Nam là Tam đại
con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
2.1.2. Về SGK.
Trên cơ sở của mục tiêu đào tạo, quan điểm biên soạn của chương trình
SGK mới như sau:
- Thể hiện mối liên thông với chương trình lớp dưới và trong mối liên
kết giữa các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, giữa ba phương
diện: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Chú trọng phương diện kỹ năng, nhưng không coi nhẹ tính thẩm mỹ
và tính nhân văn.
- Sách đã chú trọng đến tính nhật dụng trong tuyển chọn văn bản và dữ
kiện đời sống trong nội dung phần tiếng Việt và Làm văn.
- Chú trọng tới tính lịch sử, song có chú ý thêm về mặt loại thể.
- Tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp đã có ở THCS.
50
▪ Quán triệt quan điểm dạy theo thể loại, theo nguyên tắc tích hợp, tích
cực nên SGK Ngữ văn đã xác lập từng đơn vị bài dạy là thể loại chứ không
phải là từng tác phẩm như SGK cũ (chưa chỉnh lý) trước đây. Truyện cười
được coi là một bài học (gồm 2 tác phẩm đã nêu ở trên). Do vậy, kết cấu về
nội dung bài dạy truyện cười như sau:
- Phần tiểu dẫn: phân loại truyện cười và đặc điểm của từng tiểu loại
truyện cười, nhấn mạnh vào truyện trào phúng. Trong đó có nêu đối tượng
của sự phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội Việt
Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư, tật xấu trong xã
hội và tóm tắt nội dung phê phán của hai tác phẩm sẽ học.
- Phần văn bản: gồm các tác phẩm cụ thể.
- Phần chú giải (sau hoặc trong mỗi tác phẩm cụ thể): giải nghĩa các từ
khó có trong tác phẩm.
- Phần hướng dẫn học bài và luyện tập (sau mỗi tác phẩm cụ thể).
Vấn đề tích hợp, tích cực được thể hiện rõ rệt ngay trong mỗi bài học,
đó là SGK Ngữ văn nhằm giúp HS tự học, phần "Hướng dẫn học bài” sau
văn bản chính là những gợi ý giúp HS tự mình chiếm lĩnh TPVC và bài học
cụ thể. Kiến thức đọc - hiểu trong các phần tiểu dẫn, phần câu hỏi, các bài
luyện tập, … giúp HS trả lời, suy nghĩ theo các câu hỏi là có thể nắm được
nội dung bài học, vận dụng kiến thức để thông hiểu lý luận và hình thành kỹ
năng thực hành cần có về truyện cười.
Qua khảo sát SGK, chúng tôi có một số nhận xét nhỏ là: mặc dù ở phần
tiểu dẫn, người biên soạn đã nêu khá đầy đủ về đối tượng phê phán trong
truyện trào phúng, “phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội
nông thôn Việt Nam xưa” và phần văn bản kèm theo đã thoả mãn yêu cầu này.
Cụ thể là hai tác phẩm được học là những truyện cười thuộc loại trào phúng,
phê phán thầy đồ dốt nát và quan lại tham nhũng.
51
Ở chương trình SGK THCS, HS đã được học những truyện cười thuộc
loại khôi hài là chủ yếu nhằm mục đích giải trí (vẫn có ý nghĩa giáo dục).
Nhưng thật tiếc, để HS có những hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về truyện
cười, nên chăng người biên soạn cần đưa thêm một vài truyện cười phê phán
thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân vào chương trình?
Tuy vậy, các tác phẩm được lựa chọn đã mang lại cho học sinh THPT
phần nào cái khoái trá, thích thú của tiếng cười bật ra trong truyện. Cũng từ
đó, nhận ra một cách sâu sắc ý nghĩa của tiếng cười, góp phần bồi đắp tâm
hồn, tình cảm, nhân cách của các em ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn.
2.1.3. Về giờ học truyện cƣời theo hƣớng tích hợp và tích cực
Để có những tài liệu về thực tế hoạt động của thầy và trò trong tiến
trình bài học ở phổ thông trong giờ học truyện cười, chúng tôi tiến hành dự
một số giờ học của một số thầy cô giáo ở THPT số 1 Lạng Giang và trường
THPT số 2 Yên Dũng - Bắc Giang. Sau đây là ghi chép của chúng tôi về hoạt
động của thầy và trò trong giờ học truyện cười Tam đại con gà và Nhưng nó
phải bằng hai mày.
2.1.3.1. Hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cƣời Nhưng
nó phải bằng hai mày
(Tài liệu này chúng tôi ghi chép trong khi dự giờ học truyện cười
Nhưng nó phải bằng hai mày ở lớp 10C - THPT số 2 Yên Dũng - Bắc Giang
ngày 02/11/2006).
▪ Ghi chép của chúng tôi bao gồm các mặt sau:
- Thầy và trò hoạt động trong một tiến trình giờ học ntn? (các khâu
trong tiến trình giờ học).
- Nội dung bài học bao gồm những nội dung gì?
- Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình bài học và trong quá trình
chiếm lĩnh các nội dung bài học đó ntn? (Thầy làm gì? trò làm gì?).
52
▪ Sau đây là kết quả ghi chép cụ thể của chúng tôi:
- Thầy và trò hoạt động trong một tiến trình giờ học như sau:
+ Khâu thứ nhất: Lời vào bài
+ Khâu thứ hai: Giới thiệu về truyện cười
+ Khâu thứ ba: Đọc tác phẩm
+ Khâu thứ tư: Tìm hiểu về tác phẩm
+ Khâu thứ năm: Tổng kết tác phẩm
- Nội dung bài học bao gồm:
+ Phân tích tình huống thầy lí xử kiện.
+ Trước khi xử kiện.
+ Khi xử kiện.
- Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình bài học và trong quá trình
chiếm lĩnh các nội dung bài học diễn ra như sau:
+ Khâu thứ nhất: Lời vào bài.
Khâu này được GV thực hiện sau khâu ổn định tổ chức lớp. GV giới
thiệu tên bài học: Hôm nay chúng ta học truyện cười Nhưng nó phải bằng
hai mày và Tam đại con gà và sau đó ghi tên tác phẩm lên bảng.
+ Khâu thứ hai: Vài nét giới thiệu về truyện cười.
Ở khâu này hoạt động của thầy và trò diễn ra như sau:
GV: Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
HS: Đọc.
GV: Nhắc lại những ý cơ bản về khái niệm truyện cười, phân loại
truyện cười và một số đặc điểm tiêu biểu của truyện cười.
+ Khâu thứ ba: Đọc tác phẩm.
Hoạt động của thầy và trò trong khâu này gồm:
GV: Yêu cầu một học sinh đọc toàn bộ tác phẩm.
53
HS đọc: Giọng đọc đều đều, dàn trải, chưa thể hiện rõ các tình huống
của tác phẩm.
GV: Sau khi HS đọc xong tác phẩm, GV không nhận xét gì về
giọng đọc, cách đọc của HS.
+ Khâu thứ tư: Tìm hiểu về tác phẩm.
Trong khâu này, hoạt động của thầy và trò gồm: Hoạt động hướng dẫn
của thầy và hoạt động của trò (dưới sự hướng dẫn của thầy) trong việc chiếm
lĩnh nội dung của bài học. Cụ thể:
Ở nội dung thứ nhất: Phân tích tình huống thầy lí xử kiện.
Hoạt động của thầy ở nội dung này là nêu ra các câu hỏi hướng dẫn HS
tìm hiểu thầy lí xử kiện. Hoạt động của trò là suy nghĩ và trả lời. Toàn bộ hoạt
động đó được diễn ra như sau:
Trước khi xử kiện:
GV hỏi: Ở truyện này tác giả dân gian kể với chúng ta truyện gì? Nhân
vật chính là ai? Qua lời giới thiệu ấy em hiểu gì về thầy lí?
HS suy nghĩ và trả lời: Thầy lí xử kiện.
Nhân vật chính: Thầy lí (đồn đại): nổi tiếng xử kiện giỏi, rất công bằng
và thanh liêm.
GV: Tiếp hai câu sau tác giả dân gian kể tiếp cho ta điều gì?
HS: Thầy lí nhận tiền đút lót của Cải và Ngô.
Bề ngoài mâu thuẫn với bản chất bên trong.
GV chốt: Ở ba câu kể đầu tiên tác giả dân gian cho ta thấy bộ mặt của
quan lại phong kiến. Và cũng đồng thời tác giả dân gian cũng tạo nên tình huống
xử kiện.
Khi xử kiện:
GV hỏi: Thầy lí xử kiện đã phán ntn?
54
HS trả lời: Cải bị đòn - Cải xin xét lại xoè 5 ngón tay + lẽ phải về con
(cử chỉ - lời nói).
GV hỏi:
Theo em những cử chỉ và lời nói của Cải với thầy lí có hàm ý gì?
Trước hành động này của Cải, thầy li đã xử trí ntn?
HS trả lời được vế hỏi thứ nhất, đến vế hỏi thứ hai thì lúng túng không
trả lời được.
GV: Không có câu hỏi "gợi dẫn" trợ giúp HS suy nghĩ và trả lời tiếp ý.
GV phân tích, giảng giải và đi đến kết luận.
Tiền = phải Ngô = 2 phải Cải
GV hỏi: Em có nhận xét gì về bản chất của thầy lí?
HS không trả lời được.
GV hỏi tiếp: Câu nói gây cười nhất trong truyện này là câu nói nào?
GV tự trả lời (do không có HS trả lời): Câu nói của thầy lí:
Chơi chữ: Phải - lẽ phải
Phải - tiền
GV hỏi: Từ câu chuyện em hãy rút ra ý nghĩa của truyện và những nét
chình về nghệ thuật của truyện.
HS trả lời thiếu ý.
GV củng cố, bổ sung thêm.
Trên đây là toàn bộ hoạt động của thầy và trò ở việc đọc - hiểu văn bản
truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày. Hoạt động đó của thầy và trò chưa
thực sự làm bật ra cái cười. Nguyên nhân cả từ hai phía, ở bài giảng này thầy
đã đi theo hướng đặc trưng thể loại, song khai thác chưa thật triệt để. Do đó
HS chưa thể nắm chắc được đặc điểm thi pháp của thể loại truyện cười.
55
Thêm vào đó, tuy GV đã có một hệ thống câu hỏi nhưng thật sự chưa
phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của HS. Thầy vẫn cảm thụ là chính,
HS nghe thầy thuyết trình, sau đó ghi lại những ý kết luận của thầy. Hơn nữa
tiến độ bài giảng còn quá chậm "truyện cười" mà lại chẳng bật ra được tiếng
cười.
Đặc biệt trong hoạt động của thầy và trò ở đây vấn đề tích hợp dường
như mờ nhạt. GV chưa quán triệt tích hợp ngang, dọc, ... Vì vậy chưa thực sự
khắc sâu ấn tượng cho HS ý nghĩa bài giảng này.
2.1.3.2. Hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cƣời Tam đại
con gà
(Tài liệu này chúng tôi ghi chép được khi dự giờ học truyện cười Tam
đại con gà ở lớp 10A3 - PTTH Lạng Giang I - Bắc Giang ngày 8/11/2006).
▪ Ghi chép của chúng tôi về giờ học tác phẩm này cũng bao gồm các
mặt như ghi chép ở giờ học truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày.
▪ Sau đây là kết quả ghi chép cụ thể của chúng tôi:
- Thầy và trò hoạt động trong một tiến trình giờ học như sau:
+ Khâu thứ nhất: Lời vào bài.
+ Khâu thứ hai: Tìm hiểu chung.
+ Khâu thứ ba: Đọc hiểu văn bản.
- Nội dung bài học: Bao gồm hai nội dung, các nội dung này được sắp
xếp theo hai phần: Tìm hiểu chung và đọc hiểu văn bản.
Tìm hiểu chung: Ở phần này bao gồm hai nội dung:
+ Tiểu dẫn
+ Đọc hiểu văn bản.
- Đọc hiểu văn bản bao gồm hai nội dung: Cái cười và ý nghĩa phê
phán của cốt truyện.
56
- Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình bài học và trong quá trình
chiếm lĩnh nội dung bài học diễn ra như sau:
+ Khâu thứ nhất: Lời vào bài.
GV thực hiện khâu này sau khi ổn định tổ chức lớp. GV giới thiệu tên
bài học và ghi tên tác phẩm lên bảng.
+ Khâu thứ hai: Tìm hiểu chung.
Ở phần tiểu dẫn:
Nội dung thứ nhất: Phân loại truyện cười.
GV chỉ định HS đọc phần tiểu dẫn.
Sau khi HS đọc xong GV hỏi: Ở chương trình văn cấp 2 các em đã
học những truyện cười nào? Em hãy nhắc lại khái niệm truyện cười.
Nội dung thứ hai: GV phân loại hai truyện cười sẽ học và nêu nội dung
chính của hai truyện cười này.
Ở khâu này GV và HS cùng hoạt động, thế nhưng GV làm việc (thuyết
trình) còn nhiều. Tuy nhiên đã có sự tích hợp với kiến thức cũ.
+ Khâu thứ ba: Đọc hiểu văn bản.
Nội dung thứ nhất: Truyện Tam đại con gà
Hoạt động của thầy và trò diễn ra trong quá trình chiếm lĩnh nội dung như
sau:
GV đề cập tới "cái cười" (mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ).
GV hỏi: Hai dòng đầu có ý nghĩa gì trong toàn bộ câu chuyện.
HS suy nghĩ song không trả lời được. GV cũng không gợi dẫn mà tự
diễn giảng, trả lời vấn đề.
GV hỏi: Cái đáng chê, đáng cười ở anh học trò này vì những lý do nào?
HS suy nghĩ trả lời: Liều lĩnh (dám đi dạy cho trẻ (thầy đồ)).
GV hỏi: Phần còn lại của truyện chủ yếu kể về chuyện gì?
57
Thầy liên tiếp bị đặt vào tình huống nào? Thầy đã giải quyết ra sao?
HS tìm chi tiết trên văn bản, sau đó tổng hợp và trả lời.
GV chốt lại các vấn đề HS đưa ra.
Tình huống 1:
- Gặp chữ "kê": - Thầy không đọc được (không nhận ra).
- Trò hỏi gấp.
Chữ đơn giản, tối thiểu trong sách thầy cũng không biết - thầy dốt về
kiến thức sách vở.
- Thầy xử lý bằng cách: - Nói liều - bảo học trò đọc khẽ
- Khấn thổ công: mê tín (xin ba đài được cả
ba)
Bảo trẻ đọc to "dủ dỉ là con dù dì". Bộc lộ rõ cái dốt thứ hai là thiếu
kiến thức thực tế.
Tình huống 2:
GV hỏi: Tình huống thứ hai ở đây là tình huống gì? Cách xử lý của
thầy ở đây ntn?
HS trả lời: Bố của học trò hỏi thầy chữ "kê"…. dù dì?
- Cách xử lý của thầy:
- Thầy tự nhận thức được sự dốt nát của mình.
Thầy giấu dốt bằng cách chống chế:
+ Cho rằng mình giỏi: "Biết đó là chữ kê" …
+ Lấp liếm một cách phi lý: "Nhưng… con gà".
GV hỏi: Biểu hiện không hiểu của chủ nhà cho ta biết điều gì?
HS suy nghĩ, song không có câu trả lời. GV cũng không có lời gợi dẫn
hướng dẫn HS trả lời câu hỏi của thầy.
GV hỏi tiếp: Ta cười vì điều gì? Nội dung truyện phê phán điều gì?
58
HS suy nghĩ và trả lời được vế một.
Thầy càng giấu, cái dốt càng bộc lộ đến thảm hại - bật lên tiếng cười.
GV hướng dẫn HS làm rõ ý nghĩa phê phán của cốt truyện.
- Truyện phê phán thói giấu dốt - một tật xấu có thật trong nhân dân. ý
nghĩa phê phán đó toát lên từ hoạt động tức cười của một anh thầy đồ đã dốt
mà lại còn muốn giấu dốt. Nhưng càng giấu dốt thì cái dốt lại càng lộ ra một
cách ngây ngô.
2.1.3.3. Nhận xét thực tế hoạt động của thầy và trò trong giờ học
truyện cƣời ở phổ thông:
Qua kết quả khảo sát thực tế hoạt động của thầy và trò trong giờ học
truyện cười ở phổ thông (ví dụ ở giờ học hai truyện cười trên), chúng tôi có
một số nhận xét sau:
Về tiến trình bài học:
- Khâu vào bài: Hầu hết GV phổ thông đều chưa quan tâm đến việc
thực hiện khâu này. Lời vào bài của GV chỉ là lời giới thiệu tên tác phẩm - tên
bài học. Điều đó thể hiện sự hời hợt của GV khi thực hiện khâu này. Mặt khác
nó cũng thể hiện rằng GV chưa ý thức được ý nghĩa quan trọng của lời vào
bài trong việc gây hứng thú và sự tập trung bước đầu của HS vào bài dạy.
- Khâu đọc diễn cảm: GV chưa quan tâm, đề cao đúng mức khâu này.
Khi GV cho HS đọc tác phẩm chỉ là để đọc chứ không nhằm vào mục đích
gây những cảm xúc ban đầu về tác phẩm đối với HS.
GV ít có sự hướng dẫn HS về cách đọc tác phẩm, không có nhận xét và
sự uốn nắn về giọng đọc kịp thời giúp HS.
- Khâu tìm hiểu tác phẩm: Đây là hai truyện cười phê phán nên GV
phải gắn với đặc trưng thể loại để tìm hiểu về đối tượng được đưa ra cười cợt,
59
phê phán. Song ở đây GV chưa chú ý (tuy có đề cập tới nhưng cũng chư rõ
nét). Vì vậy mà HS chưa hiểu sâu sắc về nội dung tư tưởng tác phẩm.
Về nội dung bài học:
- Nội dung bài học dàn trải.
Đây là bài học truyện cười chỉ dạy trong một tiết học. Do thường bị gấp
rút về thời gian (hết giờ) và GV còn tham kiến thức (mọi vấn đề trong bài). Vì
vậy nội dung và nghệ thuật còn rất qua loa, đại khái (lướt). Không khắc sâu
được vấn đề cốt lõi, cơ bản của tác phẩm cho HS trong quá trình chiếm lĩnh
tác phẩm.
Hơn nữa bài học quán triệt quan điểm tích hợp, tích cực nhưng ở đây
chưa thể hiện rõ vấn đề này. Do đó qua bài học HS vẫn chưa nắm chắc đặc
điểm của thể loại này cùng dư âm ý nghĩa bài học của tác phẩm.
Về hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cười:
- GV còn tham kiến thức, làm việc quá nhiều trong giờ học. Phương
pháp chủ yếu được GV sử dụng vào việc hướng dẫn HS chiếm lĩnh tác phẩm
là phương pháp thuyết trình. GV hầu như làm tất cả mọi việc: từ việc tiếp xúc
tác phẩm, đến việc cảm nhận tác phẩm và truyền đạt sự cảm nhận của mình
cho HS. Trong khi đó, hoạt động của người học thì rất thụ động khi lĩnh hội
tác phẩm.
- Hệ thống câu hỏi của GV rất vụn vặt, còn tồn tại nhiều câu hỏi tái
hiện. Hầu như các câu hỏi GV đưa ra chỉ là hỏi để mà hỏi hoặc chỉ là để
chuyển ý. Những câu hỏi ấy HS trả lời dễ dàng nhưng chỉ bằng sự quan sát
chứ không cần phải tư duy gì cả. Do đó mà tư duy của HS không được phát
triển.
- GV không có những câu hỏi "trợ giúp" cho HS khi HS lúng túng
trước vấn đề được đặt ra. GV không yêu cầu HS cố gắng suy nghĩ thêm mà lại
60
phát hiện thay cho HS, chỉ ra và giảng giải phân tích cặn kẽ về ý cần tìm hiểu.
Do vậy HS đã thụ động khi tiếp nhận vấn đề cần tìm hiểu.
Về hiệu quả giờ học:
Qua khảo sát thực tế dạy - học truyện cười (như trên). Do cách thức
hoạt động của thầy và trò vấn đề tích hợp, tích cực không được quán triệt
trong bài dạy - học. Vì vậy hiệu quả giờ học truyện cười chưa cao. Vì sao lại
như vậy? Do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản gồm:
- Về phía GV: Chưa thật sự là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động
của HS. Sự hiểu biết rộng, sâu về cách giảng dạy thể loại này còn hạn chế.
Vẫn còn tàn dư của phương pháp dạy học cũ: Thuyết trình, đọc chép. GV
chưa tíc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_07_SP_VH_NTTT.pdf