Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp: Thực trạng và giải pháp: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Người thực hiện : Nguyễn Thị Loan Lớp : A1 - K37A Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Kim Oanh HÀ NỘI – 2002 LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Đối với các nước đang phát triển, bên cạnh việc phát huy nguồn nội lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một con đường để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà FDI được coi như " chiếc chìa khoá vàng " để mở ra cánh cửa thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài trước luồng xoáy của sự vận động kinh tế thế giới đang diễn ra từng ngày, từng giờ này. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 đánh dấu bước khởi đầu quá trình mở cửa nền kinh t...

pdf87 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Người thực hiện : Nguyễn Thị Loan Lớp : A1 - K37A Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Kim Oanh HÀ NỘI – 2002 LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Đối với các nước đang phát triển, bên cạnh việc phát huy nguồn nội lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một con đường để rút ngắn thời gian tích luỹ vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà FDI được coi như " chiếc chìa khoá vàng " để mở ra cánh cửa thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài trước luồng xoáy của sự vận động kinh tế thế giới đang diễn ra từng ngày, từng giờ này. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 đánh dấu bước khởi đầu quá trình mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy có hiệu quả nguồn nội lực trong nước với việc thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài cho chiến lược phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (lĩnh vực công nghiệp thu hút tới gần 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài ) là rất phù hợp với chủ trương của nước ta. Trong thế kỷ 21, nước ta chủ trương phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp chế biến xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, có triển vọng thị trường và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn làm nền tảng cho nền kinh tế cất cánh. Do vậy, chúng ta phải ý thức được vai trò và vị trí đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của ngành công nghiệp . Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: " Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp - Thực trạng và giải pháp ". Mục đích của đề tài là trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp là đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1988-2001 Khoá luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như : phương pháp phân tích định tính và định lượng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử …để xem xét và đánh giá, giúp các vấn đề nghiên cứu thêm sâu sắc. Kết cấu của khóa luận ngoài Lời nói đầu và Kết luận gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về công nghiệp Việt Nam và kinh nghiệm một số nước về thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp . Chương II : Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp. Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2002 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Loan CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC VỀ THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP 1. Khái quát về công nghiệp Việt Nam Với nội dung trình bày khái quát về quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, phần này nhằm đưa ra một cách nhìn nhận có tính xuyên suốt và tổng thể về quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp Việt Nam, làm cơ sở cho những phân tích và đánh giá về hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp ở các phần tiếp theo. 1.1. Con đường phát triển của công nghiệp Việt Nam Quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam kể từ 1945 đến nay đã diễn ra hơn một nửa thế kỷ, trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và điều kiện rất khác nhau. Sau ngày đất nước dành được độc lập, công nghiệp Việt Nam được phát triển từ một điểm xuất phát quá thấp, phát triển trên di sản của một nền công nghiệp bị chi phối bởi các chính sách kinh tế của thực dân Pháp, lạc hậu xa so với các nước phát triển. Nền kinh tế, trong đó có công nghiệp, phát triển què quặt, thấp kém và lệ thuộc vào công nghiệp của nước Pháp đế quốc. Thiết bị, máy móc, công nghệ , tất cả đều nhập từ Pháp. Thực dân Pháp dựa vào nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt, duy trì nền sản xuất thủ công lạc hậu, quy mô nhỏ để khai thác tài nguyên thành nguyên liệu đưa về chế biến sản phẩm ở chính quốc. Do vậy, thực trạng công nghiệp Việt Nam lúc đó là : tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quá nhỏ bé, công nghiệp hầu như không gắn với nông nghiệp và phục vụ phát triển nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ kỹ thuật thủ công lạc hậu. Mặc dù trong quá trình phát triển sau này, đặc điểm này có sự thay đổi song cho đến nay vẫn còn thể hiện khá đậm nét. Thời kì 1945-1954, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp bảo vệ độc lập dân tộc. Về kinh tế, Đảng chú trọng ưu tiên phát triển nông nghiệp, thứ đến là thủ công nghiệp và thương nghiệp, công nghiệp chỉ được xếp vào hàng thứ tư trong cơ cấu kinh tế trong đó quan trọng nhất là công nghiệp chế tạo vũ khí. Thời kì khôi phục và cải tạo nền kinh tế 1955- 1960, công nghiệp được hướng trọng tâm vào khôi phục lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với 2 loại hình doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp . Thời kì 1960-1986, cả nước tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế XHCN, đường lối phát triển kinh tế xuyên suốt của Đảng ( được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng III, các kì Đại hội sau tuy có một số điều chỉnh nhưng không lớn ) là : "…chủ yếu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, trong đó điện phải đi trước một bước, cơ khí là trung tâm, than thép là lương thực của nền kinh tế quốc dân…" Công cuộc đổi mới cơ chế nền kinh tế của Việt Nam được mở đầu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986 ). Kinh tế Việt Nam kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến giữa những năm 90 đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định và tăng trưởng cao, cơ cấu nền kinh tế quốc dân được chuyển đổi theo hướng tích cực. Những chủ trương, chính sách và biện pháp đổi mới của Đảng từ sau Đại hội VI đã tạo ra những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Công nghiệp nói chung phát triển theo hướng gia tăng tương đối tỷ trọng các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, trong khi vẫn duy trì được một số ngành công nghiệp nặng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục, tạo tiền đề vững chắc hơn trong các năm sau. Đáng chú ý là trong những năm tiến hành đổi mới, nhờ có chính sách đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12 năm 1987 đã mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế, khoa học - kĩ thuật với nhiều nước trên thế giới, trình độ khoa học - công nghệ của Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, cho phép nước ta bắt đầu đầu tư theo chiều sâu đối với một số ngành công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế. Chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã phát huy hiệu quả tích cực đối với sản xuất công nghiệp của cả nước. Giai đoạn 1996-2000 thành tựu của công nghiệp Việt Nam có thể khái quát như sau : Một số ngành công nghiệp tiếp tục được sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, lựa chọn các sản phẩm ưu tiên và có lợi thế, có nhu cầu của thị trường để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ , đạt chất lượng cao hơn. Năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp tăng đáng kể, công suất điện năng tăng trong 5 năm khoảng 1.470 MW, công suất khai thác dầu thô tăng 9,4 triệu tấn, công suất khai thác than tăng 216 triệu tấn, sản xuất thép tăng 1,4 triệu tấn, sản xuất xi măng tăng 9,8 triệu tấn, sản xuất giấy tăng 6 vạn tấn. Đến năm 2000, công suất chế biến đường có khoảng 82.000 tấn mía/ ngày, chế biến thuỷ sản trên 1000 tấn/ ngày, chế biến cao su 290 nghìn tấn mủ tươi, chế biến chè 90 nghìn tấn chè búp thô, chế biến hạt điều trên 220.000 tấn, chế biến gỗ 2 triệu m3 gỗ/năm. Hiện đã hình thành 67 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu trong nước, không những đã thay thế được hàng nhập khẩu mà còn đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu ( dầu thô tăng trên 16%, khai thác khí tăng 43%, điện tăng 14%….) Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp , khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đại. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong đó khai thác dầu khí chiếm 11,2%, công nghiệp chế tạo chiếm 79%, trong đó công nghiệp sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 23,6%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, chiếm khoảng 6% trong đó công nghiệp điện chiếm 5,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng với mức khá cao, bình quân hàng năm tăng 13,5 %, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 10%/ năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11,5%/năm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,8%/năm. Năm 2000, công nghiệp quốc doanh chiếm khoảng 42% giá trị sản lượng toàn ngành, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm khoảng 24,3% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài chiếm 35,6%. Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp 5 năm đạt trên 34 tỷ USD, tăng từ 3 tỷ USD năm 2995 lên 10,1 tỷ USD năm 2000 và chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Về kết quả năm 2001, theo báo cáo của Bộ Công nghiệp , giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 223,578 tỷ đồng, tăng 14,47% so với năm 2000. Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, công nghiệp quốc doanh Trung ương tăng 12,84 % nhờ nhiều ngành có tỷ trọng lớn và sản phẩm quan trọng vẫn tăng. Trong đó những ngành có mức tăng trên 10% gồm : điện sản xuất, than, thép và sản phẩm thép, động cơ điện các loại , máy công cụ, quạt điện, máy biến thế, phân đạm, săm lốp ô tô, máy kéo, ắc quy, chất tẩy rửa, ống cứng và phụ tùng, sản phẩm sứ các loại, mì ăn liền, dầu thực vật, xi măng..Công nghiệp quốc doanh địa phương tăng 11,5% do nhiều địa phương có giá trị tăng, trong đó có cả Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tuy tỷ trọng chỉ chiếm 23.49% nhưng có mức tăng cao nhất trong các khu vực, một mặt do có thêm nhiều doanh nghiệp mới thành lập, mặt khác nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh năng động, hiệu quả. Riêng khu vực đầu tư nước ngoài, ngành khai thác dầu khí chỉ tăng 4,2% do hạn chế khai thác và giá dầu xuống thấp, nên tốc độ tăng của khu vực này chỉ đạt 13.7%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt khoảng 15,1 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2000; trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( trừ dầu mỏ ) chỉ tăng 3,2%, nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm. Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp đạt kim ngạch 10,6 tỷ USD, tăng 4.9%, chiếm tỷ trọng 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong đó công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 5,1 tỷ USD, bằng thực hiện năm 2000; công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 5,5 tỷ USD, tăng 9,9 %. Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu tăng so với năm 2000 là hàng dệt may, đạt 2 tỷ USD, tăng 5,71%; hàng giày dép đạt 1,5 tỷ USD, tăng 2,4%. Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, lại chịu tác động suy thoái của kinh tế thế giới và thiên tai bão lụt nặng nề, thì việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao 14,47% là điều đáng khích lệ. 1.2. Tính cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam Thị trường thế giới và khu vực ngày càng được mở rộng theo xu hướng tự do hóa. Điều đó cho phép Việt Nam thực hiện chiến lược CNH hướng ra xuất khẩu nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế. Nhằm thu hút tối đa ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, việc xem xét lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp Việt Nam cũng như các những điểm yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp là việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. 1.2.1. Lợi thế so sánh của công nghiệp Việt Nam Tài nguyên thiên nhiên : Các loại tài nguyên thiên nhiên ( khoáng sản, lâm sản, hải sản ) và các điều kiện tự nhiên ( thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa… ) là những yếu tố hoặc trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành khai thác chế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp.Việt Nam khá đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, và nguồn lực này đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp . Cả nước có khoảng 7 triệu ha đất nông nghiệp và cây công nghiệp ( cà phê, cao su, bông , thuốc lá…) tạo ra nguồn nguyên liệu đa dạng cho công nghiệp chế biến. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam tuy trữ lượng không lớn nhưng phong phú và đa dạng với gần 100 loại, bao gồm cả kim loại và phi kim loại, tạo ra nguồn nguyên, nhiên liệu đa dạng cho công nghiệp phát triển. Việt Nam có một số loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn cho phép khai thác và sử dụng lâu dài cho công nghiệp như than đá, dầu khí, đá vôi, cát silic, boxit, quặng sắt, quặng apatit làm phân bón, v.v…Bên cạnh đó, nước ta có bờ biển dài, thềm lục địa rộng cho phép đánh bắt và nuôi trồng hải sản quanh năm, cung cấp cho các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu. Nguồn lao động dồi dào và trẻ : Dân số và lao động được coi là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Trước hết, dân số và mức sống của dân cư tạo thành thị trường nội địa to lớn mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu. Thứ nữa, trình độ dân trí , khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của lao động tạo thành cơ sở quan trọng để phát triển các ngành kỹ thuật cao. Những nước có nguồn lao động dồi dào, trong cơ cấu công nghiệp phải chú ý đúng mức việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để góp phần tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Việt Nam là nước đông dân, theo điều tra dân số tháng 4 năm 1999, dân số Việt Nam hiện là 76 triệu người. Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam A' ( chỉ sau Indonesia, vượt cả Philippin và Thái Lan ) và thứ 13 trên thế giới. Dân số Việt Nam thuộc loại trẻ, cơ cấu nhóm tuổi trong tổng dân số ở tuổi lao động chiếm khoảng 50,5%. Tốc độ gia tăng nguồn lao động trung bình 2,5% / năm. Hiện cả nước có khoảng 45 triệu lao động, trong đó 25% ở thành thị, 75% ở nông thôn. Dân cư và nguồn lao động ở Việt Nam phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển . Dân số đông một mặt là lợi thế, nhưng mặt khác lại là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Về thuận lợi Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, và rẻ so với các nước trong khu vực. Lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ mới tiên tiến, đặc biệt là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, chế tạo máy, sinh học, vật liệu mới, công nghệ môi trường và các nguồn năng lượng mới. Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi Vị trí địa lý kinh tế của đất nước cũng là một lợi thế cần được xem xét khi xác định cơ cấu công nghiệp . Đó là một tất yếu trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế. Nhiều nước có vị trí địa lý ở đầu mối của sự giao lưu kinh tế quốc tế, điều đó tạo thành lợi thế so với các quốc gia khác. Việt Nam có bờ biển dài, nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương, có nhiều tuyến đường giao thông, hàng hải, hàng không từ Đông sang Tây; nhiều vịnh và cảng nước sâu thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, điều kiện giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam A' nói riêng và khu vực Châu A'- Thái Bình Dương nói chung đặc biệt thuận lợi. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Châu A'- Thái Bình Dương đang là một khu vực kinh tế đầy triển vọng của thế giới. Tuy có những lợi thế cạnh tranh trên, nhưng trên thực tế chúng ta chưa khai thác có hiệu quả những điều kiện thuận lợi này. Hơn nữa, nền công nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển. Những khó khăn và thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình phát triển nói chung và trong khả năng cạnh tranh thu hút FDI sẽ được trình bày cụ thể trong phần tiếp sau. 1.2.2. Những khó khăn và thách thức đang đặt ra Thiếu vốn đầu tư : Những năm qua, tỷ lệ tích luỹ GDP tuy đã tăng khá từ 25% năm 1991 tăng lên 27,1% vào năm 1995, 27,7% vào năm 1996 , trung bình đạt 27,4% thấp hơn so với các nước trong khu vực. Trong tổng số vốn đầu tư, phần tiết kiệm ( tích luỹ trong nước ) cũng tăng từ 13,2% năm 1991 lên 21,4% năm 1995 , nhưng từ năm 1997 đến nay do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ lại giảm thấp hơn 20%. Nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế trong những năm qua vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực cũng như nhu cầu đầu tư cho phát triển công nghiệp. Đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn nhỏ, chỉ chiếm 1,5% tổng đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn tín dụng cho đầu tư tăng chậm. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp dành cho đầu tư cũng còn thấp, do hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Vốn FDI chiếm gần 32% tổng vốn đầu tư cho phát triển của cả nước. Trong khi đó, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án công nghiệp thường đòi hỏi chi phí rất lớn, ví dụ dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất cần 2 tỷ USD, dự án khu công nghệ cao Hoà Lạc bước đầu cũng cần trên 800 triệu USD. Đó là chưa kể đến những dự án, những chương trình không phải thuộc lĩnh vực công nghiệp nhưng liên quan chặt chẽ đến công nghiệp cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư không nhỏ. Vấn đề nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và khả năng huy động vốn của Việt Nam hiện nay đang là một bài toán khá nan giải mà Chính phủ cần phải giải quyết trong những bước đi đầu tiên của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong đó có bài toán tăng cường thu hút nguồn vốn FDI để phát triển nền công nghiệp non trẻ. Kỹ thuật - công nghệ lạc hậu Đánh giá chung trình độ công nghệ sản xuất của công nghiệp Việt Nam ( trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) so với các nước công nghiệp phát triển là lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ và được hình thành chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến tình trạng tiêu hao năng lượng, nguyên liệu còn khá cao, chất lượng sản phẩm thấp và mẫu mã hàng hoá đơn điệu. Tỷ lệ công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ chiếm 30-40%. Thậm chí ở nhiều nhà máy, hầu hết các trang thiết bị, máy móc, công xưởng, dây chuyền sản xuất được thiết kế và xây dựng ở trình độ của những năm 50. Theo đánh giá của World Bank, hệ số đổi mới công nghệ của Việt Nam từ 1960 mới chỉ đạt 3%/ năm và khoảng 8-10% năm giai đoạn từ 1991 đến nay. Phần lớn công nghệ tiên tiến hiện đại tập trung ở các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp . Việt Nam hiện nay cũng như NIEs trước đây chủ yếu phải dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Trình độ kỹ thuật - công nghệ yếu kém còn thể hiện ở khả năng phục vụ nông nghiệp của các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Ngoại trừ một số sản phẩm vật tư, hoá chất phục vụ nông nghiệp được sản xuất trong nước, công nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng cho nhu cầu cơ giới hoá nông nghiệp cũng như để phát triển tối đa tiềm năng các ngành công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm xuất khẩu. Về chuyển giao công nghệ thông qua kênh FDI: chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ còn hạn chế do thiếu sự lựa chọn công nghệ tối ưu một cách chủ động, trình độ công nghệ không phù hợp và đặc biệt giá trị chuyển giao phần mềm và know-how còn rất thấp: 17% so với thiết bị là 83%. Do đó, hàm lượng kỹ thuật - công nghệ thể hiện trong giá trị sản phẩm là rất thấp, chỉ khoảng 20% trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ này trên 70%. Bên cạnh đó, khả năng vận hành, thích nghi và làm chủ thiết bị công nghệ còn hạn chế, trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành chưa cao. Hiệu suất sử dụng do đó đạt thấp, thường chỉ đạt 70- 80% công suất thiết kế, đặc biệt trong ngành dệt chỉ đạt 50-60%. Trong nhiều doanh nghiệp hiện tượng đan xen giữa công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến còn khá phổ biến. Tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp, công nghệ tiên tiến chủ yếu tập trung vào một số ngành quang trọng như dầu khí, điện lực, xi măng, dệt - may, da giầy, đồ uống, lắp ráp ô tô - xe máy, thiết bị điện, săm lốp, ắc quy,… Chất lượng của đội ngũ lao động còn rất thấp: Về mặt thể lực, lao động Việt Nam còn yếu. Trong một thời gian dài, do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam rất thấp, mức tăng GDP không theo kịp mức tăng dân số làm cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ, y tế…gặp không ít khó khăn, đời sống của người công nhân suốt một thời gian dài chưa được cải thiện là bao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đên sự phát triển về thể lực của đội ngũ lao động, ảnh hưởng đến sự hình thành tác phong công nghiệp với cường độ lao động lớn, khả năng chịu được áp lực công việc và khả năng tập trung cao độ cho công việc của người công nhân trong thời đại mới. Về mặt trình độ, kỹ năng của đội ngũ lao động ở Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực chứ chưa nói gì đến so với các nước trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Bộ Công nghiệp , tính đến cuối năm 2001 thì đội ngũ lao động có trình độ, đã qua đào tạo gồm 227.604 người, trong đó :  Tiến sĩ, phó tiến sĩ : 321 người  Thạc sĩ : 87 người  Đại học và cao đẳng : 31.107 người  Trung học công nghiệp : 22.822 người  Công nhân kỹ thuật bậc 5 : 3.446 người  Công nhân kỹ thuật bậc 4 : 169.821 người  Công nhân lao động phổ thông : 180.396 người Cơ cấu trình độ đào tạo cũng bất hợp lý: tính riêng trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cứ 1 người tốt nghiệp đại học ( kỹ sư ) ứng với 1,75 người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và 2,3 công nhân. Như vậy, đào tạo đại học quá lớn so với đào tạo nghề dẫn đến tình trạng nhiều thầy, ít thợ. Các nước phát triển, thường tỷ lệ sinh viên đại học/ học sinh học nghề là 1/4 còn ở Việt Nam thì ngược lại. Trong khi đó , một trong những biểu hiện yếu kém của hệ thống dạy nghề ở nước ta là đội ngũ giáo viên vừa mỏng lại vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn.Với cơ cấu trình độ đào tạo như vậy nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Quy mô giáo dục chuyên nghiệp , đào tạo nghề còn nhỏ bé, nội dung đào tạo chậm đổi mới, chưa gắn với thực tiến khiến cho lực lượng lao động có tay nghề đã mỏng lại không đáp ứng được yêu cầu của kỹ thuật - công nghệ trong thực tiễn. Hiện nay nước ta có khoảng 2,5 triệu công nhân, trong đó 40% công nhân được đào tạo hệ chuẩn quốc gia, 40% được đào tạo ngắn hạn, số còn lại chưa qua đào tạo. Con số 2,5 triệu công nhân là quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng gần 3% dân số và 6% lực lượng lao động cả nước. Trong khi đó, đào tạo nghề cho công nhân đã bị thu hẹp trong một thời gian dài. Từ năm 1986 đến năm 1996, tuyển sinh học nghề chính quy giảm 35%, giáo viên dạy nghề giảm 31%, số trường dạy nghề giảm 41%. Năm 1998 có 21 trường, dến năm 2000 đã tăng lên 150 trường nhưng vẫn còn rất nhỏ bé so với yêu cầu về số lượng và chất lượng đào tạo công nhân đang đặt ra. Bên cạnh đó, đào tạo công nhân kĩ thuật cao ( công nhân trí thức ) cho các ngành công nghiệp mũi nhọn còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng dẫn đến thiếu hụt công nhân cho các ngành này. Theo dự báo đến 2010 riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất cần 8 triệu công nhân kĩ thuật và người lao động có tay nghề cao, trong khi đó khả năng đào tạo của các trường và các trung tâm dạy nghề chỉ có thể đáp ứng khoảng 500.000 người / năm. Như vậy, lao động kỹ thuật ở Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng. Quản lý yếu kém: Một trong những vấn đề quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam là cơ chế quản lý và năng lực của cán bộ quản lý. Cơ cấu quản lý hiện hành buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối phó với các luật lệ và quy định rất khác nhau, phức tạp, nhiều đầu mối làm lãng phí thời gian và kinh phí để giải quyết các vấn đề về đầu tư, tài chính, mua bán sản phẩm. Cơ chế quản lý hiện nay còn hạn chế tính năng động, sáng tạo của các chủ doanh nghiệp. Cán bộ quản lý của Việt Nam nói chung và trong Công nghiệp nói riêng còn thiếu và phần lớn chưa được đào tạo có hệ thống. Nhiều người chưa có kinh nghiệm và năng lực cần thiết để điều hành doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tổ chức quản lý ở một số dự án liên doanh sau khi đi vào hoạt động chưa chặt chẽ, thiếu kinh nghiệm gây thua thiệt cho phía Việt Nam; vai trò của bên Việt Nam bị lấn át do đội ngũ cán bộ quản lý bên Việt Nam kém về trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm và chưa được rèn luyện về bản lĩnh trong kinh doanh và tinh thần dân tộc. Phân loại hàng công nghiệp Việt Nam xét trên góc độ khả năng cạnh tranh: Dựa trên những lợi thế cạnh tranh và những khó khăn, trở ngại của nền công nghiệp Việt Nam đã được phân tích ở trên, hiện tại hàng công nghiệp Việt Nam xét dưới góc độ khả năng cạnh tranh có thể chia thành 3 nhóm : Nhóm 1 - Có khả năng cạnh tranh : may mặc, dày dép, cấu kiện kim loại, chế biến nông lâm - hải sản, động cơ diesel nhỏ Nhóm 2 - Sẽ có khả năng cạnh tranh trong tương lai : dệt sợi, cơ khí ô tô- xe máy-thiết bị điện, điện tử - công nghệ thông tin, hoá chất - phân bón, giấy, sành sứ - thuỷ tinh, rượu bia nước giải khát, chế biến sữa, dầu thực vật, khai khoáng và chế biến khoáng sản. Nhóm 3 - Khả năng cạnh tranh yếu : thép, nhôm, cơ khí chế tạo 2. Bài học kinh nghiệm từ một số nước về thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp 2.1.Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài Lịch sử phát triển kinh tế thế giới những năm qua cho thấy đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và xây dựng phát triển công nghiệp nói riêng. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu kinh nghiệm về thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực công nghiệp của một số nước có ít nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Nhưng trước hết về mặt lý thuyết cần phải nắm được những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có khái niệm và động cơ của FDI. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài : Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài là luồng đầu tư thực tế chảy vào để có được một lợi ích qunả lý lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác ngoài nền kinh tế của nhà đầu tư. Khái niệm " đầu tư trực tiếp nước ngoài " được quy định cụ thể trong luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 ( luật sửa đổi bổ sung 2000 vẫn giữ nguyên ) như sau : " Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này. " Mặc dù hiện nay có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về FDI nhưng đều có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản nhất của FDI như sau: - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do cac chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao, ít có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư có thể điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành nếu là doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình. - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được vốn, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. - Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ dự án đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động , nó còn bao gồm vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI, song vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Muốn vậy, trước hết cần xem xét các chủ đầu tư cần gì ở thị trường nước mình thông qua việc nghiên cứu động cơ của họ. Động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài : Động cơ chung nhất của các chủ đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu được lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, động cơ cụ thể của chủ đầu tư trong từng dự án lại rất khác nhau tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của từng doanh ngiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài. Khái quát chung lại có ba động cơ cụ thể tạo nên ba định hướng khác nhau trong đầu tư trực tiếp nước ngoài: - Đầu tư định hướng thị trường - Đầu tư định hướng chi phí - Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu. Đầu tư định hướng thị trường là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại. Việc sản xuất sản phẩm cùng loại ở nước sở tại làm cho chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Phần lớn các doanh nghiệp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước thực chất hoạt động như chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp tại các nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các công ty mẹ ở nước ngoài, đặc biệt một số nước như Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia …có dung lượng thị trường lớn nên có sức hút mạnh mẽ đối với FDI. Đây cũng là chiến lược bành trướng của các công ty đa quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ của các nước sở tại. Để bảo hộ nền sản xuất non trẻ trong nước, hạn chế nhập khẩu, các nước đang phát triển đã dựng nên hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài bằng hình thức đầu tư sản xuất ngay trên thị trường nước tiêu thụ đã tránh được hàng rào mậu dịch và bán được sản phẩm ngay trên thị trường nước đó. Đầu tư định hướng chi phí là hình thức đầu tư ra nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng nguồn lao động rẻ và tài nguyên sẵn có ở nước nhận đầu tư nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ sản xuất, về mức sống, thu nhập…giữa các nước nên đã tạo ra sự chênh lệch về điều kiện, giá cả và các yếu tố đầu vào của sản xuất. Hình thức FDI cho phép lợi dụng sự chênh lệch này để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, vào những năm 70 khi cuộc khủng hoảng cơ cấu diễn ra, khiến các nước tư bản phát triển phải di chuyển một bộ phận sản xuất có kỹ thuật đơn giản sử dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu như các ngành sản xuất và gia công quần áo, giày dép, hàng điện tử đơn giản, sơ chế khai khoáng quặng … sang các nước đang và chậm phát triển. Đầu tư định hướng nguyên vật liệu là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Các cơ sở ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại cung cấp cho công ty mẹ để tiếp tục chế biến, hoàn chỉnh sản phẩm. Bằng hình thức đầu tư này, các chủ đầu tư có được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định và giá rẻ vì nhiều nước đang phát triển có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng không có điều kiện khai thác, chế biến do thiếu vốn và công nghệ. Định hướng đầu tư này thường xuất hiện trong các dự án khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên hoặc khai thác và sơ chế các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp ở các nước sở tại. 2.2. Bài học kinh nghiệm từ một số nước về thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp Những thập niên gần đây, trong sự phát triển của một số nền kinh tế, ta thấy có sự tác động to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế khác nhau, thì sự tác động của FDI sẽ khác nhau về chiều hướng, mức độ, phạm vi, cũng như lĩnh vực cụ thể. Nhiều nước Châu A', tuy FDI chưa phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư nhưng nó lại là yếu tố then chốt để các nước này thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Và, việc các nước này chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp là cơ sở chủ yếu để họ thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu là chính sang các nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Tham khảo kinh nghiệm về thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực công nghiệp của một số nước có ít nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam là việc làm cần thiết. Kinh nghiệm của các nước chính là cơ sở để chúng ta tham khảo, học hỏi những thành công và né tránh những điều chưa hợp lý mà các nước đi trước vấp phải. Tuy nhiên, trong giới hạn của khoá luận, tôi chọn ba nước tương đối điển hình cho từng loại kết quả đạt được, và kinh nghiệm của họ có thể thích hợp với yêu cầu tham khảo của Việt Nam. Kinh nghiệm của ba nước mà tôi nêu lên dưới đây bao gồm cả kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm chưa thành công. 2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu, tài nguyên ), về xã hội ( một số tập quán, nhân văn, dân số đông và phần lớn sống ở nông thôn, dung lượng thị trường tiềm năng lớn ), về phát triển kinh tế ( công nghiệp còn ở trình độ phát triển thấp ). Những thập niên gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt được sự phát triển thuộc loại nhanh trong khu vực, trong đó có sự đóng góp đáng kể của FDI. Trong lĩnh vực công nghiệp , Chính phủ Thái Lan đã rất khéo léo trong việc kết hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược công nghiệp hóa của từng thời kì. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ vốn trong nước của các dự án này lên tới 71,7% ( thời kì 1960-1985 ), 71,6% ( thời kì 1986-1995 ). Về chính sách tiếp nhận FDI nói chung, Thái Lan được đánh giá là một trong những nước có chính sách thông thoáng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư . Tuy nhiên , phần kinh nghiệm mà tôi muốn nêu tiếp ở đây nhấn mạnh hơn một số những vấn đề chưa hợp lý trong thu hút và sử dụng FDI đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, vì đây là nơi xuất phát của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997. Thứ nhất, ngay từ thời kì đầu tiến hành công nghiệp hóa, xuất phát từ mong muốn phát triển nhanh nên Thái Lan đã triển khai đầu tư thiếu quy hoạch hoặc theo quy hoạch mất cân đối giữa phát triển sản xuất với xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng quá nhiều đến công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên mà ít quan tâm đến vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Phần lớn các dự án phát triển công nghiệp đều tập trung ở thủ đô Bangkok và các vùng lân cận. Điều này, một mặt làm cho các cơ sở hạ tầng ở Bangkok đã không thể đáp ứng nổi nhu cầu, gây cản trở lớn đối với hoạt động sản xuất, chất thải và khí thải công nghiệp đã khiến cho Bangkok phải chịu sức ép lớn nhất về môi trường. Mặt khác, một thời kỳ dài Chính phủ Thái Lan khuyến khích các nhà đầu tư đặt cơ sở gần thủ đô và sự tập trung này cuối cùng đã dẫn đến sự bất hợp lý trong bố trí đầu tư theo địa bàn. Thứ hai, do đầu tư thiếu cân đối nên có một số ngành công nghiệp chủ chốt chịu ảnh hưởng to lớn của các nhà đầu tư nước ngoài . Điều này dẫn đến hậu quả là Thái Lan bị lệ thuộc lớn vào sự tái đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài và chính phủ rất khó khăn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên trong nước để bù đắp sự thiếu hụt đầu tư . Thứ ba, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã gây cho Thái Lan sự thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng kĩ sư và công nhân lành nghề. Tình trạng này, trước hết xuất phát từ sự hấp dẫn về thu nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên đã tạo ra lực hút đáng kể đối với các lực lượng lao động. Lực hút này cộng với tình trạng thiếu đầu tư cơ bản cho giáo dục đào tạo, nên ở Thái Lan vẫn tồn tại tình trạng phổ biến là số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có nguyện vọng vào học tiếp đại học hoặc những ngành nghề phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , còn rất ít có nguyện vọng vào học ở các trường công nhân kỹ thuật, đào tạo nghê`. Bên cạnh đó trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài người Thái Lan rất ít nắm giữ các chức vụ quan trọng trong quản lý, kinh doanh mà phần lớn do người nước ngoài đảm nhận. Sở dĩ có hiện tượng này là vì nguồn cung cấp nhân lực ở cấp quản lý, kinh doanh có năng lực ở Thái Lan không được chuẩn bị, đào tạo một cách cơ bản nên rất thiếu hụt. Việc phó thác quản lý doanh nghiệp cho người nước ngoài sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Thái Lan trước mắt cũng như về lâu dài. 2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào năm 1979 cho đến nay kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Một trong những nhân tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài . Nếu năm 1991 Trung Quốc chỉ đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 trong các nước đang phát triển về thu hút FDI thì chỉ 2 năm sau, năm 1993 nước này đã đứng đầu các nước đang phát triển về lĩnh vực này. Bình quân từ năm 1979 đến 1998, bình quân mỗi năm ở Trung Quốc có tới gần 13 tỷ USD vốn FDI được thực hiện, thực sự trở thành động lực của sự phát triển và thực hiện mục tiêu hàng đầu là hiện đại hoá công nghiệp trong chính sách thu hút FDI của quốc gia này. Chính phủ Trung Quốc , với chủ trương thu hút công nghệ nguồn hiện đại từ các công ty mẹ , đã rất thành công trong việc thu hút các tập đoàn lớn của thế giới đến hoạt động đầu tư. Hiện nay Trung Quốc đã thu hút được 200/500 tập đoàn lớn của thế giới đến thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp (trong khi đó con số này ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở con số 50/500 ). Mặt khác, Trung Quốc đã huy động được tối đa các tiềm năng của người Hoa ở nước ngoài . Hoa kiều không những đã thực sự trở thành lực lượng hùng hậu tiến hành việc tuyên truyền, quảng bá chính sách vận động, làm môi giới FDI cho Trung Quốc mà họ còn là lực lượng chủ yếu trực tiếp chuyển vốn và công nghệ ( ở mức trung bình ) về nước thực hiện các dự án đầu tư , chiếm 70-80% số dự án. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về chính sách khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài . Về các chính sách kinh tế nhằm khuyến khích FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực công nghiệp nói riêng, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kì. Thời kì mới mở cửa, Trung Quốc cho hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, vật tư đưa vào thực hiện dự án đầu tư , đồng thời cho phép giảm từ 5-25% thuế hải quan đối với các vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu. Đến giai đoạn cần kêu gọi dự án đầu tư vào những vùng khó khăn nhằm đưa công nghiệp đến với vùng nông thôn phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc cho các doanh nghiệp đóng tại vùng khó khăn đều được giảm 24% so với các mức thuế cùng loại đánh vào các doanh nghiệp đóng ở nơi có điều kiện thuận lợi hơn. Giá thuê đất tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đóng tại các địa phương chưa có nhiều thuận lợi ở sâu trong lục địa được giảm tới 20%-30% so với các địa bàn có nhiều thuận lợi hơn, ví dụ như các 14 thành phố ven biển và các vùng đồng bằng và châu thổ các sông. Tuy nhiên, nếu xét riêng trong lĩnh vực công nghiệp , thì một vấn đề bất lợi đối với sự phát triển của kinh tế Trung Quốc hiện nay là vấn đề chuyển giao công nghệ-kỹ thuật các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện rất ít. Các nhà máy trong nước được các nhà đầu tư nước ngoài chọn làm đối tác liên doanh, đa phần là các doanh nghiệp có tiềm năng đang trong thời kì sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang " góp phần " làm suy yếu dần doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc. Mặt khác, có những nhà máy xí nghiệp vốn dĩ vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh vừa là nơi triển khai nghiên cứu, phát triển kỹ thuật nhưng khi tham gia liên doanh, bên nước ngoài đã hạn chế dần dẫn đến triệt tiêu công việc nghiên cứu nhằm từng bước buộc đối tác Trung Quốc lệ thuộc hoàn toàn vào bên đối tác nước ngoài, nhất là sự lệ thuộc về kỹ thuật. 2.2.3. Kinh nghiệm của Singapore Singapore tuy là một nước có quy mô diện tích, dân số nhỏ, ít tài nguyên thiên nhiên nhưng đây lại là một trong những quốc gia rất thành công trong việc hội nhập ở mức độ cao với thị trường quốc tế cả về mậu dịch hàng hoá cũng như thị trường vốn. Nước này đã rất thành công trong việc phát triển một nền công nghiệp hiện đại hướng mạnh về xuất khẩu, một phần quan trọng là nhờ thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngay từ thời kì đầu, Chính phủ Singapo đã có những chính sách khuyến khích, thu hút các dự án có quy mô lớn, mạnh dạn mở cửa và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đến đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước mình. Họ sử dụng chủ yếu các đòn bẩy kinh tế để điều chỉnh đầu tư theo mục tiêu và cơ cấu kinh tế cần đạt tới của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Để đạt được điều đó, Chính phủ Singapore đã dự kiến trước và đưa ra bảng phân loại các nhà máy xí nghiệp, các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể. Bài học kinh nghiệm đáng chú ý đối với Việt Nam là, để hướng sản xuất công nghiệp vào phục vụ xuất khẩu, Singapore đã căn cứ vào mức độ khác nhau về sản xuất hàng xuất khẩu để xác định các mức ưu đãi khác nhau, đồng thời đề ra các chính sách bảo hộ và ưu đãi đặc biệt đối với việc chuyển giao các bí quyết kỹ thuật và các thiết bị tiên tiến : -Đối với những xí nghiệp có vốn FDI thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, có vốn đầu tư từ 1 triệu đô la Singapore trở lên thì được miễn thuế 5 năm kể cả lãi cổ phần và thuế thu nhập. -Đối với các nhà máy có FDI sản xuất các sản phẩm hướng về xuất khẩu, hàng năm có trị giá hàng xuất khẩu ít nhất 100.000 USD thì số lợi nhuận xuất khẩu được miễn 90% thuế. Nếu xí nghiệp thuộc loại sản xuất không phải hướng về xuất khẩu thì phải chịu thuế với mức tỷ suất 40% , thì xí nghiệp sản xuất hướng về xuất khẩu chỉ phải chịu mức thuế 4%. -Nếu xí nghiệp có vốn FDI thuộc loại sản xuất hàng xuất khẩu vừa là xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn thì thời gian được hưởng chế độ miễn thuế kéo dài tới 8 năm. Và, nếu xí nghiệp có cả 2 điều kiện trên lại vừa có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 150 triệu SD trở lên thi` thời gian được miễn thuế có thể kéo dài tới 15 năm. Từ năm 1975, những công ty nước ngoài đầu tư vào Singapore với những dây chuyền công nghệ tiên tiến, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao còn được hưởng thêm các chế độ ưu đãi khác như chính phủ cho vay hoặc bảo hiểm đầu tư, tăng thời gian miễn thuế. Về vấn đề lao động, Singapo đã xây dựng hệ thống trường chuyên khoa nghề nghiệp, hợp tác với nước ngoài tổ chức các trung tâm đào tạo, tuyển chọn, cử công nhân ra nước ngoài tập huấn chuyên môn, đồng thời các doanh nghiệp trong nước đều chủ động tiến hành bồi dưỡng đối với công nhân và cán bộ quản lý để đào tạo một lực lượng nhân tài, đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ lao động kĩ thuật và quản lý. Singapore đã rất thành công không chỉ trong việc thu hút số dự án, vốn FDI mà còn cả trong việc sử dụng có hiệu quả loại hình kinh tế này, đưa nền công nghiệp trong nước lên ngang tầm trình độ của các nước phát triển trên thế giới và tham gia mạnh mẽ vào mậu dịch hàng hoá quốc tế, góp phần quan trọng vào thành tựu tổng kim ngạch mậu dịch quốc tế của Singapore cao hơn gấp 3 lần GDP và trên 80% tổng vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp chế tạo là của các nhà đầu tư nước ngoài CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP 1. Sơ lược về FDI vào Việt Nam trong thời gian qua Tình hình cấp giấy phép đầu tư : Kể từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài đến hết tháng 9/2002 đã có 4240 dự án được cấp phép đầu tư với tổng VĐK đạt khoảng 42,041 tỉ USD, trong đó thời kì 1988-1990 có 219 dự án (VĐK: 1,6 tỉ USD), thời kì 1991-1995 có 1398 dự án (VĐK: 16,24 tỉ USD), thời kì 1996-2000: 1648 dự án (VĐK: 20,8 tỉ USD), năm 2001: 462 dự án (VĐK: 2,44 tỉ USD). Từ đầu năm đến tháng 10/2002, đã có 505 dự án với tổng VĐK đạt 961 tr.USD. Tình hình thực hiện dự án: Tính tới đầu tháng 10/2002, cả nước có 3524 dự án còn hiệu lực với tổng VĐK đạt 38,9 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2002, đã có 29 dự án qui mô lớn và hàng trăm dự án qui mô vừa và nhỏ đi vào sản xuất có DT. Tính đến nay, các dự án FDI đã tạo ra tổng DT 39,2 tỉ USD, xuất khẩu 18,482 tỉ USD (không kể dầu khí), nộp ngân sách trên 2,46 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2002, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tạo ra tổng DT 5,8 tỉ USD (không kể dầu khí) , xuất khẩu đạt 3,109 tỉ USD (không kể dầu thô) tăng 13% cùng kì năm 2001, gấp 4 lần mức tăng chung cả nước (2,8%) và chiếm 26,2% kim ngạch xuất khẩu; nộp ngân sách 286 tr.USD. Tính đến 10/2002, đã có gần 900 dự án đăng kí tăng vốn với qui mô vốn tăng thêm đạt khoảng 7,1518 tỉ USD .Riêng thời kì 1996-2000 có trên 300 dự án tăng vốn mở rộng kinh doanh với tổng vốn tăng thêm đạt 3,85 tỉ USD, gấp 1,8 lần qui mô tăng vốn của 5 năm trước (1991-1995 là 2,1 tỉ USD). Năm 2001, đã có 210 lượt dự án tăng vốn với tổng VĐK đạt 580 tr.USD. Trong khi đó, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2002, đã có 181 lượt dự án tăng vốn với tổng VĐK 601 tr.USD. Tổng VTH tính tới tháng 10/2002 đạt 20,73 tỉ USD (không kể các dự án đã hết hiệu lực) trong đó, VTH giai đoạn 1996-2000 đạt 12,8 tỉ USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư xã hội. Năm 2001, VTH đạt 2,3 tỉ USD, tăng 3% so với năm 2000. Tính từ đầu năm tới 10/2002, VTH đạt 1650 tr.USD, tăng 8% so với cùng kì 2001. Trong cơ cấu VTH, phần vốn góp của bên Việt Nam còn thấp, chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất (1tỉ và 1,2 tỉ USD trong các giai đoạn 1991-1995, 1996-2000). Vốn từ nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn (6,1 và 11,6 tỉ USD), tuy nhiên vốn vay từ nước ngoài trong tổng VTH khá cao (2,6 và 5,3 tỉ USD trong các giai đoạn 1991-1995, 1996-2000). Tình hình rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: Tính đến hết năm 2001, đã có 694 dự án bị giải thể trước thời hạn, với tổng VĐK 9,1 tỉ USD, trong đó thời kì 1996-2000 có 406 dự án giải thể (VĐK: 6,56 tỉ USD), tăng 69% về số dự án, gấp 4,3 lần về vốn giải thể so với 1991-1995 (236 dự án, VĐK 1,5 tỉ USD). Năm 2001, có 52 dự án bị giải thể trước thời hạn với số VĐK gần 1,1 tỉ USD. Tỉ lệ giải thể lớn nhất là liên doanh (70% số dự án), trong khi dự án 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 21%, HĐHTKD chiếm 9%. 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN ĐẦU TƯ : TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2001 CẢ NƯỚC CÓ 3.046 DỰ ÁN FDI VỚI TỔNG SỐ VĐK LÀ 37.861 TR.USD, VTH LÀ 18.693 TR.USD TRONG ĐÓ CÓ 1.773 DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CN VỚI SỐ VĐK LÀ 17.716 TR.USD, CHIẾM 58,2% SỐ DỰ ÁN VỚI 46,79% TỔNG VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA CẢ NƯỚC, THỂ HIỆN QUA BẢNG SAU : BẢNG 3 : TỶ TRỌNG VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP FDI CẢ NƯỚC CÔNG NHIỆP TỶ TRỌNG (%) TỔNG SỐ DỰ ÁN 3.046 1.773 58,20 VĐK (TR.USD) 37.861 17.716 46,79 VTH (TR.USD) 18.693 10.019 53,60 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) NẾU CHIA LĨNH VỰC CN THÀNH 19 NGÀNH NHỎ GỒM : CƠ KHÍ, DA DẦY, DỆT-MAY, HOÁ CHẤT, THUỐC LÁ, MỸ PHẨM, LUYỆN KIM, THỰC PHẨM, DẦU THỰC VẬT, KHAI THÁC THAN, ĐIỆN TỬ-TIN HỌC, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ, ĐIỆN VÀ DỊCH VỤ ĐIỆN, HÀNG CN NHẸ, RƯỢU-BIA- NƯỚC GIẢI KHÁT, GIẤY VÀ CÁC SẢN PHẨM GIẤY, NHỰA VÀ CÁC SẢN PHẨM NHỰA, KHOÁNG SẢN-VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ, VẬT LIỆU-SẢN PHẨM NỘI THẤT XÂY DỰNG THÌ CƠ KHÍ ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ DỰ ÁN (194 DỰ ÁN), TỔNG VĐK (2,412 TỶ USD, CHIẾM TỶ TRỌNG 17,7%), VTH (CHIẾM TỶ TRỌNG 20,3%) CŨNG NHƯ DT (CHIẾM 16% TỔNG DT CỦA CÁC CHUYÊN NGÀNH CN ). TIẾP ĐẾN LÀ DA GIẦY, XẾP THỨ NHẤT VỀ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU, THỨ BA VỀ DT NHƯNG VỐN ĐẦU TƯ LẠI XẾP THỨ 11 TRONG SỐ 19 CHUYÊN NGÀNH CƠ BẢN CỦA CN. NGÀNH ĐIỆN TỬ TIN HỌC, XẾP THỨ HAI VỀ DT (SAU CƠ KHÍ) VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (SAU DA GIẦY) MẶC DÙ VỐN ĐẦU TƯ XẾP THỨ 8. NGÀNH SẢN XUẤT RƯỢU-BIA-NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ SỐ NỘP NGÂN SÁCH LUỸ KẾ RẤT LỚN (128 TR. USD) TRONG KHI ĐÓ CÁC NGÀNH KHÁC CÓ SỐ NỘP NGÂN SÁCH NHỎ, CHỈ TRÊN DƯỚI 40 TR. USD. NẾU PHÂN CHIA LĨNH VỰC CN THÀNH 4 NGÀNH LỚN LÀ CN DẦU KHÍ, CN NẶNG, CN NHẸ VÀ CN THỰC PHẨM THÌ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THỂ HIỆN Ở BẢNG SAU : BẢNG 4 : FDI TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NGÀNH SỐ DỰ ÁN VĐK (TR.USD) VPĐ (TR.USD) VTH (TR.USD) CN 1.773 17.716 8.327,46 10.019 % 100 100 100 100 CN DẦU KHÍ 28 3.176,12 2.159,48 2.839,01 % 1,58 17,92 25,93 28,33 CN NHẸ 791 4.382,7 1.969,81 2.069,01 % 44,61 24,74 23,65 20,65 CN NẶNG 789 7.803,7 3.195,96 3.828,96 % 44,5 44,04 38,38 38,21 CN THỰC PHẨM 165 2.353,44 1.002,18 1.282,33 % 9,31 13,3 12,04 12,81 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) BẢNG 5 CHO THẤY, NẾU THEO SỐ DỰ ÁN THÌ CN NHẸ ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ DỰ ÁN, CÁC DỰ ÁN TẬP TRUNG CHỦ YẾU VÀO DỆT MAY VÀ DA GIẦY DO THU HÚT NGUỒN LAO ĐỘNG RẺ, MÁY MÓC THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ KHÔNG ĐÒI HỎI QUÁ HIỆN ĐẠI MÀ CHỈ Ở MỨC TRUNG BÌNH TIÊN TIẾN, VỐN ĐẦU TƯ CHO MỘT DỰ ÁN KHÔNG ĐÒI HỎI QUÁ LỚN. TIẾP ĐẾN LÀ CN NẶNG, ĐỨNG THỨ HAI VỀ TỔNG SỐ DỰ ÁN NHƯNG LẠI ĐỨNG THỨ NHẤT VỀ VĐK (44,04%) VÀ VTH (38,21%). ĐẦU TƯ VÀO CN NẶNG ĐÒI HỎI VỐN LỚN, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VÀ ĐÒI HỎI CÁN BỘ QUẢN LÝ CŨNG NHƯ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT PHẢI ĐẠT MỘT TRÌNH ĐỘ NHẤT ĐỊNH. CN THỰC PHẨM VỚI 165 DỰ ÁN LÀ NGÀNH CÓ TỶ LỆ VTH SO VỚI VĐK CAO : 54,49% (SAU CN DẦU KHÍ). CUỐI CÙNG LÀ DẦU KHÍ, MẶC DÙ HẠN CHẾ VỀ ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ CŨNG NHƯ SỐ DỰ ÁN NHƯNG CÓ TỶ LỆ VĐK TRÊN VTH CAO NHẤT : 89,38% VÀ CŨNG LÀ NGÀNH CÓ TỶ LỆ VĐK BÌNH QUÂN CHO MỘT DỰ ÁN CAO NHẤT, TỶ LỆ ĐÓNG GÓP VÀO GDP VÀ MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO NHẤT NƯỚC. Hình thức đầu tư : Trong các hình thức đầu tư, hình thức BOT và Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) rất khiêm tốn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư. Chủ yếu vẫn là hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 57,6% số dự án ; 41,4% VĐK ; 43% VTH và hình thức liên doanh chiếm 39,5% dự án ; 55,2% VĐK và 56,1% VTH. Trong giai đoạn 1988-1996 gần như không có hình thức đầu tư nào dưới dạng BOT và HĐHTKD. Địa bàn đầu tư: Cho tới nay đã có hơn 45 tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CN đang hoạt động. Trong đó, TP Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số dự án (37,5%), VTH (28,61%), DT (3,197 tỷ USD), nộp ngân sách (153 Tr.USD) và thu hút lao động (69.710 người); đồng thời cũng đứng thứ hai cả nước về VĐK (2,98 tỷ USD) và kim ngạch xuất khẩu (988,7 Tr.USD). Đồng Nai là địa phương có tổng VĐK (3,584 tỷ USD) và kim ngạch xuất khẩu (1,86 tỷ USD) cao nhất cả nước. Phần lớn các dự án sản xuất CN có vốn đầu tư lớn tập trung tại đây và đưa Đồng Nai trở thành một trung tâm CN lớn nhất cả nước. Bình Dương đứng thứ ba cả nước về số dự án, thứ tư về vốn đầu tư. Có thể nói sau TP Hồ Chí Minh thì hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có nhiều thành công trong thu hút FDI. Sở dĩ những nơi này thu hút được nhiều vốn FDI là do những điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác như : hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, địa thế thuận lợi cộng thêm nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài . Hà Nội đứng sau Bình Dương về thu hút FDI, nhưng Hà Nội vượt lên Bình Dương để đứng thứ ba về VTH, DT và xuất khẩu. Hà Nội đứng thứ hai về nộp ngân sách, có tỷ lệ VTH đạt trên 58% so với VĐK, cao hơn cả TP Hồ Chí Minh và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước. Đối tác đầu tư : Đến nay đã có hơn 45 quốc gia có dự án đầu tư sản xuất CN vào nước ta (không kể các dự án thăm dò khai thác dầu khí).Có 5 nước với tổng số VĐK của các dự án lên tới trên 1,3 tỷ USD là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan , Singapore và LB Nga . NHÓM NƯỚC CÓ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TRÊN 500-1000 TR.USD LÀ HỒNG KÔNG; HOA KỲ ; MALAYSIA VÀ BRITISH VIRGIN ISLANDS . NHÓM CÁC NƯỚC CÓ TỔNG VĐK CỦA CÁC DỰ ÁN TỪ 100 USD ĐẾN DƯỚI 400 TR.USD LÀ THÁI LAN, ANH, HÀ LAN, BERMUDA, INDONESIA, AUSTRALIA, PHÁP, ĐAN MẠCH. BẢNG 5 : CÁC ĐỐI TÁC CÓ VỐN ĐẦU TƯ LỚN NHẤT VÀO CN GIAI ĐOẠN 1988-2001 TT ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ SỐ DỰ ÁN VĐK (TR.USD) 1 NHẬT BẢN 163 2.214 2 HÀN QUỐC 151 1.833 3 ĐÀI LOAN 262 1.655 4 SINGAPORE 91 1.489 5 LIÊN BANG NGA 12 1.325 6 HỒNG KÔNG 71 742 7 HOA KỲ 37 709 8 MALAYSIA 30 701 9 BRITISH VIRGIN ISLANDS 15 527,8 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) TRÊN ĐÂY LÀ KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC CN Ở VIỆT NAM. SAU ĐÂY XIN TRÌNH BÀY SÂU HƠN TÌNH HÌNH FDI VÀO TỪNG CHUYÊN NGÀNH CỤ THỂ. 3. TÌNH HÌNH FDI VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP 3.1. CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ CHO TỚI NAY, NGOÀI CÔNG TY LIÊN DOANH VIETSOPETRO THỰC HIỆN THEO HIỆP ĐỊNH CỦA HAI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ LIÊN XÔ (CŨ) MÀ HIỆN NAY DO LB NGA THỪA KẾ , NƯỚC TA ĐÃ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO CÁC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ LỚN CỦA THẾ GIỚI VÀO THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG PHÂN CHIA SẢN PHẨM. TUY CÒN KHIÊM TỐN VỀ SỐ DỰ ÁN SONG ĐÂY LÀ NGÀNH CÓ TỶ LỆ VTH SO VỚI VĐK CAO NHẤT (89,38%) VÀ CŨNG LÀ NGÀNH CÓ SỐ VĐK BÌNH QUÂN TRÊN MỘT DỰ ÁN CAO NHẤT (113,43 TR.USD/DỰ ÁN). LĨNH VỰC NÀY THU HÚT TRÊN DƯỚI 1.522 LAO ĐỘNG VỚI TỔNG DT ĐẠT KHOẢNG 201 TR.USD MỖI NĂM VÀ ĐÓNG GÓP TRUNG BÌNH 20% VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CN DẦU KHÍ BAO GỒM : HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ ; HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN DẦU KHÍ VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DẦU KHÍ. HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ : TỪ KHI CÓ LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (19/12/1987) TỚI NAY, NƯỚC TA ĐÃ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO 45 HỢP ĐỒNG KHAI THÁC DẦU KHÍ (KHÔNG KỂ LIÊN DOANH DẦU KHÍ VIỆT-XÔ ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRƯỚC ĐÓ). CHO TỚI NAY ĐÃ CÓ 28 DỰ ÁN ĐANG CÒN HIỆU LỰC HOẠT ĐỘNG VỚI TỔNG VĐK HƠN 1,290 TỶ USD VÀ VPĐ HƠN 1,262 TỶ USD DƯỚI CÁC HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG CHIA SẢN PHẨM (PSC), HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH (BCC), LIÊN DOANH (JV). TRONG SỐ 28 DỰ ÁN ĐANG CÓ HIỆU LỰC, CÓ 27 DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI THĂM DÒ VỚI TỔNG VTH HƠN 2,656 TỶ USD, VƯỢT HƠN GẤP ĐÔI VỐN ĐẦU TƯ CAM KẾT BAN ĐẦU. ĐÂY LÀ KHU VỰC ĐẦU TƯ CÓ TỶ LỆ VTH SO VỚI VĐK CAO NHẤT (205,9%) VÀ TỶ LỆ VPĐ THỰC HIỆN CŨNG RẤT CAO (84,5%) VÀ PHẦN LỚN VỐN ĐỀU DO NƯỚC NGOÀI ĐƯA VÀO. ĐIỀU NÀY CHỨNG TỎ RẰNG CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI RẤT QUAN TÂM TỚI TIỀM NĂNG KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA NƯỚC TA, NHẤT LÀ NHỮNG NĂM 1989-1996. TUY NHIÊN SỰ QUAN TÂM NÀY CŨNG ĐÃ GIẢM, TRONG HAI NĂM 1997 VÀ 1998 CHỈ CÓ HAI HỢP ĐỒNG VỀ THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐƯỢC CẤP PHÉP, NĂM 1999 KHÔNG CÓ DỰ ÁN NÀO, NĂM 2000 CÓ 8 DỰ ÁN KHAI THÁC THĂM DÒ DẦU KHÍ ĐƯỢC CẤP PHÉP DƯỚI HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH GIỮA VIỆT NAM VỚI MALAYSIA VÀ LIÊN BANG NGA. THỰC TẾ CHO THẤY, ĐẾN NAY ĐÃ CÓ HƠN 20 HỢP ĐỒNG TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ KẾT THÚC VỚI VĐT KHOẢNG 1,4 TỶ USD, TỔNG DIỆN TÍCH TÌM KIẾM THĂM DÒ TRÊN ĐẤT LIỀN VÀ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA KHOẢNG 250.000KM2..MỚI CHỈ CÓ 2 DỰ ÁN THĂM DÒ DẦU KHÍ ĐÃ CÓ SẢN PHẨM KHÁCH HÀNG, CÓ DT XUẤT KHẨU LÀ HỢP ĐỒNG PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ LÔ 05-1 MỎ ĐẠI HÙNG VỚI MALAYSIA VÀ HỢP ĐỒNG PHÂN CHIA DẦU KHÍ VÙNG BỒN TRŨNG VỚI SINGAPORE. TỔNG DT XUẤT KHẨU CỦA HAI HỢP ĐỒNG NÀY GẦN 104,5 TR.USD. RIÊNG XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIÊTSOPETRO CHO TỚI NAY ĐÃ SẢN XUẤT ĐƯỢC 60 TRIỆU TẤN DẦU THÔ VÀ 1 TỶ M3 KHÍ. CÓ THỂ NÓI HẦU NHƯ TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC THỰC HIỆN BẰNG CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC VỚI NƯỚC NGOÀI, QUA ĐÓ ĐÃ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC CÁC YÊU CẦU VỀ VỐN, CÔNG NGHỆ VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ, GÓP PHẦN TẠO LẬP MỘT NGÀNH CN MỚI VỚI TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT TIÊN TIẾN. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐÃ GÓP PHẦN CHÍNH XÁC HÓA CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CÁC BỂ TRẦM TÍCH CÓ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ, PHÁT HIỆN KHOẢNG 50 CẤU TẠO CÓ CHỨA DẦU VÀ KHÍ, XÁC ĐỊNH VÀ ĐƯA VÀO KHAI THÁC CÁC MỎ DẦU KHÍ THƯƠNG MAI NHƯ ĐẠI HÙNG, HỒNG NGỌC (RUBBY), RẠNG ĐÔNG, BUNGA KEKWA; CHUẨN BỊ KHAI THÁC CÁC MỎ NHƯ : LAN TÂY, LAN ĐỎ, HẢI THẠCH… (NGOÀI CÁC MỎ BẠCH HỔ, RỒNG DO VIÊTSO ĐIỀU HÀNH). SẢN LƯỢNG DẦU KHÍ KHAI THÁC TĂNG DẦN QUA CÁC NĂM : NĂM 1986 LÀ 0,04 TRIỆU TẤN; NĂM 1990 LÀ 2,7 TRIỆU TẤN; NĂM 1995 LÀ 7,7 TRIỆU TẤN; NĂM 1999 LÀ 15,5 TRIỆU TẤN VÀ 1,4 TỶ M3 KHÍ; NĂM 2000 LÀ 16 TRIỆU TẤN VÀ 1,5 TỶ M3 KHÍ. HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN DẦU KHÍ: CHO TỚI NAY ĐÃ CÓ 31 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM HÓA DẦU : SẢN XUẤT KINH DOANH KHÍ ĐỐT, KHÍ HÓA LỎNG, DẦU NHỜN BÔI TRƠN CÁC LOẠI, TINH LỌC DẦU VÀ HÓA DẦU VỚI TỔNG VĐK HƠN 1.920 TR.USD, VPĐ HƠN 1.040 TR.USD, TỔNG DT LÀ 201,598 TR.USD VÀ TẠO ĐƯỢC 1.272 CHỖ LÀM VIỆC. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NÀY CHỦ YẾU LÀ CỦA 29 DỰ ÁN NHỎ CÓ VỐN ĐẦU TƯ TỪ 35 TR.USD TRỞ XUỐNG, SẢN XUẤT KINH DOANH DẦU NHỜN VÀ KHÍ ĐỐT. MẶC DẦU CÁC DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC NÀY CHƯA NHIỀU NHƯNG ĐÃ GÓP PHẦN TẠO TIỀN ĐỀ MỞ RA MỘT NGÀNH CN MỚI Ở NƯỚC TA: CN SẢN XUẤT CHẾ TẠO SẢN PHẨM HÓA DẦU, LÀM PHONG PHÚ THÊM CÁC SẢN PHẨM TIÊU DÙNG, ĐẶC BIỆT LÀ SẢN PẨM KHÍ ĐỐT ĐÃ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CƠ BẢN CHẤT ĐỐT CHO NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VÀ ĐÔ THỊ, TIẾT KIỆM NGOẠI TỆ NHẬP KHẨU DẦU HỎA, TIẾT KIỆM THAN, ĐIỆN VÀ LÀM VĂN MINH THÊM CHO CÔNG VIỆC NỘI TRỢ. VIỆC KINH DOANH SỬ DỤNG SẢN PHẨM HÓA DẦU VÀ LỌC DẦU ĐANG NGÀY CÀNG THÚC ĐẨY CN CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÁT TRIỂN. ĐẶC BIỆT TRONG VÀI NĂM GẦN ĐÂY CÓ 2 DỰ ÁN LỚN LÀ : MỘT DỰ ÁN THEO HÌNH THỨC BOT CHO CÔNG TY TNHH GCS VIỆT NAM, SẢN XUẤT METHANOL TRÊN NHÀ MÁY NỔI LÔ 15, CÓ VỐN ĐẦU TƯ 270 TR.USD (ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VÀO KHOẢNG THÁNG 12/1998). THỨ HAI LÀ DỰ ÁN DẦU KHÍ NAM CÔN SƠN, ĐÂY LÀ MỘT HỢP DOANH GIỮA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM VỚI TỔ HỢP NHÀ THẦU BP (ANH) VÀ STATOIL (NAUY) ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ NGÀY 15/12/2000, VỚI MỤC TIÊU ĐƯA KHÍ ĐƯỢC KHAI THÁC TỪ MỎ LAN TÂY, LAN ĐỎ THUỘC LÔ 06.1 QUA ĐƯỜNG ỐNG VÀO BỜ VỚI CÁC HỘ TIÊU THỤ. RIÊNG DỰ ÁN CÔNG TY LIÊN DOANH LỌC DẦU VIỆT - NGA VỚI VỐN ĐẦU TƯ 1,3 TỶ USD VÀ CÔNG SUẤT 6,5 TRIỆU TẤN/NĂM TẠI DUNG QUẤT - QUẢNG NGÃI (ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VÀO 12/1998), HIỆN NAY PHÍA NGA ĐÃ RÚT RA KHỎI LIÊN DOANH THEO ĐỀ NGHỊ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM. NGOÀI CÁC DỰ ÁN NÓI TRÊN, TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN DẦU KHÍ ĐÃ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT DẺO DOP CÔNG SUẤT 30.000 TẤN/NĂM, NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẤT DẺO PVC CÔNG SUẤT 100.000 TẤN/NĂM, HAI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NHỰA ĐƯỜNG CÓ TỔNG CÔNG SUẤT 300.000 TẤN/NĂM, KHÍ LPG 130.000 TẤN/NĂM. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DẦU KHÍ: ĐỂ ĐÁP ỨNG VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ, CHÍNH PHỦ ĐÃ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO MỘT SỐ DỰ ÁN VẬN CHUYỂN TRỰC THĂNG, CUNG CẤP DỊCH VỤ KHOAN, XỬ LÝ TÀI LIỆU DẦU KHÍ, CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC. CÁC DỰ ÁN NÀY CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NƯỚC ĐÃ ĐÁP ỨNG KỊP THỜI NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VỚI CHẤT LƯỢNG NGÀY CÀNG ĐƯỢC NÂNG CAO VÀ ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ. 3.2. CÔNG NGHIỆP NẶNG THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2001 ĐÃ CẤP GIẤY PHÉP CHO 789 DỰ ÁN FDI VÀO CN NẶNG VỚI VĐK LÀ 7.803,7 TR.USD, VPĐ LÀ 3.195,96 TR.USD VÀ VTH LÀ 3.828,96 TR.USD. BẢNG 6 : TÌNH HÌNH FDI VÀO NGÀNH CN NẶNG SỐ DỰ ÁN TỔNG SỐ VỐN (TR.USĐ) VĐK VPĐ VTH VTH/VĐK (%) 789 7.803,7 3.195,96 3.828,96 49,06 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) CN NẶNG ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ VĐK CŨNG NHƯ SỐ VTH TRONG TẤT CẢ CÁC NGÀNH CN MẶC DÙ SỐ DỰ ÁN CHỈ ĐỨNG THỨ HAI SAU NGÀNH CN NHẸ. ĐÁNG CHÚ Ý LÀ FDI VÀO SẢN XUẤT LẮP RÁP ÔTÔ XE MÁY (HIỆN FDI CHIẾM 100% VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT), TIẾP ĐẾN LÀ MÁY BIẾN THẾ 250-1000 KVA, ĐIỆN TỬ TIN HỌC, SẢN XUẤT THÉP... FDI CHIẾM 60-100% NĂNG LỰC SẢN XUẤT. SAU ĐÂY LÀ PHẦN TRÌNH BÀY CỤ THỂ VỀ NGUỒN FDI VÀO CÁC PHÂ NGÀNH : SẢN XUẤT LẮP RÁP ÔTÔ-XE MÁY, ĐIỆN TỬ - TIN HỌC, SẢN XUẤT SẮT THÉP... VÀ QUA ĐÓ CÓ THỂ ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC HƠN THỰC TRẠNG FDI VÀO CN NẶNG CỦA NƯỚC TA CŨNG NHƯ ĐƯA RA MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG CẦN THIẾT. 3.2.1.SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ - XE MÁY SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ : ĐÃ CÓ 14 DỰ ÁN SẢN XUẤT, LẮP RÁP ÔTÔ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ, TRỪ 3 DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CHRYSTER (ĐÃ RÚT GIẤY PHÉP), NISSAN VÀ VIETSIN (CHƯA TRIỂN KHAI),CÒN 11 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG VỚI VĐK ĐẠT 636,6 TR.USD, VTH ĐẠT 423 TR.USD ; CÔNG SUẤT THIẾT KẾ CỦA 11 LIÊN DOANH NÀY LÀ 140.000 ÔTÔ CÁC LOẠI MỖI NĂM (KỂ TỪ 2005 LÀ 168.000 ÔTÔ CÁC LOẠI/NĂM). SO VỚI CÔNG SUẤT THIẾT KẾ, CÔNG SUẤT KHAI THÁC CỦA CÁC LIÊN DOANH NÀY THỜI GIAN QUA CHƯA ĐẠT TỚI 5% VÀ CHỈ CHIẾM 20-25% THỊ PHẦN TIÊU THỤ TRONG NƯỚC NHỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ HOÀN CHỈNH VÀ ĐANG SẢN XUẤT ỔN ĐỊNH LÀ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM (LIÊN DOANH VỚI NHẬT BẢN), CÔNG TY ÔTÔ MEKONG (LIÊN DOANH VỚI HÀN QUỐC), LIÊN DOANH ÔTÔ NGÔI SAO (LIÊN DOANH VỚI MITSHUBISI, NHẬT BẢN) VÀ LIÊN DOANH ÔTÔ HÒA BÌNH (PHILIPIN). CÁC LIÊN DOANH KHÁC CŨNG ĐÃ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRÊN 70% VĐK. THEO CÁC SỐ LIỆU LŨY KẾ, 11 LIÊN DOANH ÔTÔ ĐÃ VÀO SẢN XUẤT ĐẠT TỔNG DT 521 TR.USD (TỔNG SẢN LƯỢNG XE LẮP RÁP VÀ TIÊU THỤ CÁC LOẠI KHOẢNG 23.068 CHIẾC), XUẤT KHẨU ĐẠT 13,5 TR.USD, NỘP NGÂN SÁCH HƠN 22 TR.USD VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO 3.056 LAO ĐỘNG . QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐƯỢC MỘT LƯỢNG XE Ở MỨC PHÙ HỢP LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI CN ÔTÔ. NHƯNG ĐIỀU NÀY DƯỜNG NHƯ KHÓ CÓ THỂ THỰC HIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM. GẦN NHƯ TRONG CÙNG MỘT THỜI ĐIỂM CÓ QUÁ NHIỀU DỰ ÁN LẮP RÁP ÔTÔ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG VỚI CÔNG SUẤT THIẾT KẾ CÁC NHÀ MÁY DỰA TRÊN DỰ BÁO KHÔNG CHUẨN XÁC TRONG KHI DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CÒN RẤT NHỎ BÉ VÀ PHÁT TRIỂN RẤT CHẬM. THỰC TẾ, MỨC TIÊU THỤ BÌNH QUÂN KHOẢNG 22.000-23.000 ÔTÔ CÁC LOẠI NHƯNG THỊ PHẦN CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ CHỈ CHIẾM KHOẢNG 25,7% CÒN LẠI 74,3% LÀ THỊ PHẦN CHO XE NHẬP KHẨU NGUYÊN CHIẾC (TRONG ĐÓ KHOẢNG 1000 XE ĐÃ QUA SỬ DỤNG VỚI GIÁ THÀNH RẤT THẤP). MẶT KHÁC, DO VỪA ĐẦU TƯ VỚI SỐ VỐN LỚN, TỶ LỆ KHẤU HAO CAO TRONG KHI CÔNG SUẤT PHÁT HUY CHỈ Ở MỨC THẤP (DƯỚI 5%), SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ KHÔNG ĐÁNG KỂ NÊN GIÁ THÀNH CỦA CÁC LIÊN DOANH CAO HƠN SO VỚI GIÁ XE NHẬP KHẨU. MẶC DÙ HY VỌNG CÓ THỂ CÓ SỰ TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI NHƯNG CON SỐ TIÊU THỤ CŨNG CHỈ CÓ THỂ ĐẠT 45.000 XE VÀO NĂM 2003. CHÚNG TA ĐÃ CÓ CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ VÀ CẤM NHẬP KHẨU XE NGUYÊN CHIẾC ĐỂ DÀNH THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÁC DOANH NGHIỆP LẮP RÁP ÔTÔ. TUY NHIÊN, CHÍNH SÁCH NÀY CHƯA ĐƯỢC THỰC THI HIỆU QUẢ. SỐ LƯỢNG XE NHẬP KHẨU NGUYÊN CHIẾC NHIỀU GẤP 3 LẦN XE SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TIÊU THỤ ĐƯỢC. ĐIỀU NÀY ĐANG ĐE DỌA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ ĐƯỢC THÀNH LẬP CŨNG NHƯ CÁC NHÀ SẢN XUẤT PHỤ TÙNG XE. SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE GẮN MÁY : HIỆN NAY ĐÃ CÓ 5 DỰ ÁN SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE MÁY ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM VỚI TỔNG VĐK KHOẢNG 377 TR.USD, VTH 234 TR.USD, NĂNG LỰC SẢN XUẤT, LẮP RÁP LÀ 1.500.000 XE/NĂM VỚI HƠN 10 KIỂU LOẠI XE KHÁC NHAU, TRONG ĐÓ MỘT CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI CỦA ĐÀI LOAN (VMEP), 4 CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NHẬT BẢN, THÁI LAN, LÀO. TỚI NAY 3 DOANH NGHIỆP HONDA VIỆT NAM, LIÊN DOANH LẮP RÁP XE MÁY HƯNG YÊN VÀ VMEP ĐÃ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 150 TR.USD (KHÔNG KỂ DÂY CHUYỀN LẮP RÁP ÔTÔ VISUCO). TỔNG DT CỦA 3 DOANH NGHIỆP ĐẠT 392 TR.USD VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO 2.745 LAO ĐỘNG. NHÌN CHUNG, CÁC DỰ ÁN LĨNH VỰC XE MÁY TRIỂN KHAI TỐT, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI LẮP RÁP XE MÁY ĐỀU CÓ LÃI, MẶC DÙ CÓ SỰ CẠNH TRANH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LẮP RÁP 100% VỐN TRONG NƯỚC. SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XE MÁY TĂNG DẦN : NĂM 1998 TIÊU THỤ 193.026 XE; NĂM 1999 TIÊU THỤ 199.282 XE; NĂM 2000 TIÊU THỤ 1.510 XE. HÀNG NĂM, TỔNG DT ĐẠT TỪ 390 TR.USD ĐẾN 480 TR.USD (NĂM 1999 LÃI 22 TR.USD); SỬ DỤNG GẦN 3000 LAO ĐỘNG. CHỈ TÍNH RIÊNG NĂM 1999, HONDA VIỆT NAM LÃI 12,62 TR.USD, SUZUKI VIỆT NAM LÃI 4,8 TR.USD, VMEP LÃI 876.590 USD, CHỈ CÓ GMN LỖ 100.000 USD NHƯNG KHÔNG ĐÁNG KỂ SO VỚI SỐ LÃI MÀ CÔNG TY THU ĐƯỢC HAI NĂM TRƯỚC ĐÓ (HƠN 4,2 TR.USD). CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NỘI ĐỊA HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI LẮP RÁP ÔTÔ, XE MÁY ĐỀU ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ, TRONG ĐÓ NĂM SẢN XUẤT ĐẦU TIÊN KHOẢNG 10-15% IKD VÀ NÂNG DẦN LÊN TỪ NĂM THỨ 5 TRỞ ĐI. CÁC CÔNG TY ĐÃ CÓ NHIỀU CỐ GẮNG THỰC HIỆN NỘI ĐỊA HÓA SẢN PHẨM, NHÌN CHUNG ĐẠT VÀ VƯỢT YÊU CẦU CỦA GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ (CÔNG TY YAMAHA ĐẠT TỶ LỆ NỘI ĐỊA NỘI ĐỊA HÓA 31,56%, GMN ĐẠT 31,91%, SUZUKI ĐẠT 1,63%, HONDA ĐẠT 51,9%, CAO NHẤT LÀ VMEP ĐẠT TỪ 61-63% VÀ BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI SẢN XUẤT ĐỘNG CƠ TẠI VIỆT NAM). TUY NHIÊN, DO VIỆC THỰC HIỆN NỘI ĐỊA HÓA CẦN ĐẦU TƯ LỚN VỀ VỐN, NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ, TRONG KHI ĐÓ SẢN PHẨM TIÊU THỤ CÒN HẠN CHẾ (MỚI ĐẠT GẦN 20% CÔNG SUẤT THIẾT KẾ) NÊN ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. MẶT KHÁC, THUẾ NHẬP KHẨU CÁC LINH KIỆN PHỤ TÙNG CHI TIẾT CŨNG CÒN CÓ NHIỀU MÂU THUẪN VÀ CHƯA PHÙ HỢP VỚI TỪNG CHỦNG LOẠI ĐỂ CÓ THỂ VỪA GIÚP CÁC NHÀ ĐẦU TƯ PHẢI TÌM NGUỒN CUNG CẤP CHI TIẾT PHỤ TÙNG TỪ CÁC NHÀ SẢN XUẤT NỘI ĐỊA, TRONG ĐÓ CHỦ YẾU LÀ CÁC DOANH NGHIỆP FDI SẢN XUẤT PHỤ TÙNG, LINH KIỆN ÔTÔ XE MÁY. SẢN XUẤT LINH KIỆN, PHỤ TÙNG ÔTÔ, XE MÁY : HIỆN CÓ 35 DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ CÓ VỐN ĐTNN, CHƯA KỂ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SĂM LỐP VÀ ẮC QUY. VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ : CÓ 1 HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH, 8 LIÊN DOANH VÀ 26 DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI. HẦU HẾT CÁC DOANH NGHIỆP NÀY LÀ NHỮNG DOANH NGHIỆP NHỎ, DI CHUYỂN TỪ NHẬT BẢN VÀ ĐÀI LOAN THEO CÁC HÃNG LẮP RÁP ÔTÔ LỚN SANG VIỆT NAM. PHẦN LỚN CÁC SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÀY LÀ CÁC CHI TIẾT LINH KIỆN SẢN XUẤT VỚI KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ĐƠN GIẢN : GIẢM XÓC, ĐỒNG HỒ BÁO TỐC ĐỘ, BÁO XĂNG, ĐÈN, DÂY VÀ CHI TIẾT ĐIỆN, NỘI THẤT (GHẾ, ĐỆM ÔTÔ) VÀ MỘT SỐ CHI TIẾT NHỰA. CHƯA CÓ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÁC BỘ PHẬN CHÍNH, QUAN TRỌNG ĐÒI HỎI CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CAO NHƯ MÁY ĐỘNG LỰC CHO ÔTÔ, XE MÁY, THÂN XE... TỔNG VĐK HƠN 200 TR.USD, ĐÃ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 80 TR.USD, DT MỚI ĐẠT 33,5 TR.USD, CÓ GẦN 3000 LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC (TƯƠNG ĐƯƠNG SỐ LAO ĐỘNG CỦA 14 LIÊN DOANH LẮP RÁP ÔTÔ VÀ NHIỀU HƠN SỐ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG 5 DOANH NGHIỆP LẮP RÁP XE MÁY). DO CÁC LIÊN DOANH ÔTÔ THUA LỖ NÊN CÁC DOANH NGHIỆP NÀY CŨNG BỊ ẢNH HƯỞNG, NHIỀU DOANH NGHIỆP CŨNG ĐANG BỊ THUA LỖ VÀ ĐANG PHẢI CẮT GIẢM LAO ĐỘNG. VIỆT NAM CÒN THIẾU CÁC NHÀ CUNG CẤP PHỤ TÙNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÓ RẤT ÍT CÁC NHÀ CUNG CẤP NÀY ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CÁC TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT Ô TÔ ĐANG CÓ MẶT TẠI VIỆT NAM. TUY NHIÊN, VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ HIỆN NAY NƯỚC TA KHÔNG DỄ DÀNG GÌ THU HÚT CÁC NHÀ SẢN XUẤT PHỤ TÙNG NƯỚC NGOÀI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM. 3.2.2. ĐIỆN TỬ-TIN HỌC CHO ĐẾN NAY, ĐÃ CÓ HƠN 58 DỰ ÁN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ, VỚI TỔNG VĐK 798,78 TR.USD, VPĐ 297,5 TR.USD. HẦU HẾT CÁC DỰ ÁN TẬP TRUNG VÀO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ LỚN NHƯ HÀ NỘI, ĐỒNG NAI, TP HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ THÀNH PHỐ KHÁC. NĂM 1995, NĂM ĐẠT CAO NHẤT VỀ SỐ DỰ ÁN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP (14 DỰ ÁN) CŨNG NHƯ VỀ VỐN ĐẦU TƯ (278 TR.USD). SẢN XUẤT HÀNG ĐIỆN TỬ : CÓ 27 DỰ ÁN FDI VÀO CN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VỚI TỔNG VĐK 752,83 TR.USD, VPĐ 285,19 TR.USD. TUY VẬY, CHỈ MỚI CÓ 22 DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ ĐANG ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI TỔNG VĐK LÀ 740,5 TR.USD, VTH LÀ 410 TR.USD,ĐẠT TỔNG DT LŨY KẾ LÀ 1.549 TR.USD TRONG ĐÓ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐẠT 954,4 TR.USD, NỘP NGÂN SÁCH 28 TR.USD VÀ THU HÚT 7686 LAO ĐỘNG.TRONG 22 DOANH NGHIỆP, CÓ 17 LIÊN DOANH VÀ 5 DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI. CÁC DOANH NGHIỆP NÀY ĐÃ TẠO ĐƯỢC NĂNG LỰC SẢN XUẤT TIVI MÀU CÁC LOẠI 2 TRIỆU CHIẾC/ NĂM, RADIO VÀ CASSETTE CÁC LOẠI 700 000 CHIẾC/ NĂM, ĐÈN HÌNH 1,6 TRIỆU CHIẾC/ NĂM, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 804 TRIỆU ĐƠN VỊ SẢN PHẨM/ NĂM. NHÌN CHUNG CÁC DỰ ÁN FDI VÀO LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ ĐƯỢC TRIỂN KHAI NHANH, ĐÚNG TIẾN ĐỘ CAM KẾT, QUY MÔ CÁC DỰ ÁN RẤT LỚN, BÌNH QUÂN TRÊN 27 TR.USD/DỰ ÁN. ĐỐI TÁC VIỆT NAM TRONG CÁC LIÊN DOANH PHẦN LỚN LÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CHIẾM 94% DỰ ÁN VÀ 96% TỔNG VỐN ĐẦU TƯ), ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI LÀ CÁC TẬP ĐOÀN, CÁC CÔNG TY LỚN CÓ TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI NHƯ MITSUBISHI, SONY, TOYOTA, JVC, SAMSUNG, LG, PHILIP… CÓ TIỀM LỰC VỀ TÀI CHÍNH, CÔNG NGHỆ CŨNG NHƯ UY TÍN LÂU NĂM TRONG KINH DOANH. BẢNG 9 : PHÂN LOẠI DỰ ÁN THEO VỐN ĐẦU TƯ MỨC VỐN (TR.USD) SỐ DỰ ÁN TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) VỐN < 5 7 31,8 VỐN TỪ 5-10 5 22,7 VỐN > 10 10 45,5 TỔNG VỐN 22 100 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) BẢNG SỐ LIỆU CHO THẤY CHỦ YẾU LÀ CÁC DỰ ÁN CÓ QUY MÔ LỚN (CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRÊN 10 TR.USD) CHIẾM 45,5% SỐ DỰ ÁN. CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ DƯỚI 5 TR.USD TUY CHIẾM TỚI 31,8% SỐ DỰ ÁN SONG THỰC TẾ CHỈ CHIẾM XẤP XỈ 1,16% TỔNG VỐN ĐẦU TƯ, CÒN LẠI LÀ CÁC DỰ ÁN CÓ QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH TỪ 5-10 TR.USD (22,7% SỐ DỰ ÁN). TRONG ĐÓ NHỮNG DỰ ÁN LỚN, ĐÁNG CHÚ Ý NHƯ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY FUJITSU (NHẬT) TẠI ĐỒNG NAI, ORION-HANEL TẠI HÀ NỘI, DAEWOO-HANEL TẠI HÀ NỘI, SAMSUNG-VINA TẠI TP HỒ CHÍ MINH... TRONG SỐ 22 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG, HÀN QUỐC ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ DỰ ÁN (7 DỰ ÁN), SAU ĐÓ LÀ NHẬT BẢN (5 DỰ ÁN), HỒNG KÔNG (4 DỰ ÁN), ĐÀI LOAN (2 DỰ ÁN)...CÁC NHÀ ĐẦU TƯ HÀN QUỐC NHANH CHÂN HƠN CÁC CÔNG TY ĐIỆN TỬ MẠNH CỦA NHẬT BẢN VÀ CỦA CÁC NƯỚC KHÁC, SẢN PHẨM CHỦ YẾU NHẰM VÀO THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. CÁC CÔNG TY ĐIỆN TỬ NHẬT BẢN TUY CHẬM CHÂN HƠN SONG ĐÃ ĐƯA VÀO CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI HƠN VÀ SẢN PHẨM LẮP RÁP CÓ HƯỚNG TỚI XUẤT KHẨU. NGOÀI CÔNG TY MÁY TÍNH FUGISTU, CÔNG TY SONY VIỆT NAM LIÊN DOANH VỚI CÔNG TY SONY NHẬT BẢN HOẠT ĐỘNG CŨNG HIỆU QUẢ. VỐN ĐẦU TƯ SONY VIỆT NAM CHỈ CÓ 16,6 TR.USD NHƯNG DT ĐẠT TỚI 132,6 TR.USD VÀ NỘP NGÂN SÁCH GẦN 12,5 TR.USD. ĐẶC BIỆT, NHẬT BẢN ĐÃ ĐẦU TƯ MỘT DỰ ÁN SẢN XUẤT CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG (CÔNG TY ROZEROBOTECH) TẠI KHU CN NOMURA HẢI PHÒNG VỚI VỐN ĐẦU TƯ 46 TR.USD, VPĐ 25,5 TR.USD VÀ ĐÃ BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG CÓ DT. NGOÀI RA CÒN CÓ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỪ SINGAPORE, HỒNG KÔNG, ĐÀI LOAN, MALAYSIA. NHỮNG NƯỚC EU CÓ RẤT ÍT DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC NÀY. HOA KỲ MỚI CÓ MỘT DỰ ÁN SẢN XUẤT LẮP RÁP THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH VỚI VỐN ĐẦU TƯ 25 TR.USD NHƯNG CHỈ MỚI TRIỂN KHAI CHƯA CÓ DT. MỘT ĐẶC TRƯNG QUAN TRỌNG CỦA CÁC DỰ ÁN FDI TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG ĐIỆN TỬ LÀ CÁC SẢN PHẨM SẢN XUẤT RA CHỦ YẾU LÀ THAY THẾ HÀNG NHẬP KHẨU. SẢN LƯỢNG ĐIỆN TỬ GIA DỤNG CỦA KHU VỰC NÀY CHIẾM KHOẢNG 75% SẢN LƯỢNG TOÀN NGÀNH, TRONG ĐÓ TIVI CHIẾM KHOẢNG 48%, RIÊNG MÁY THU BĂNG VÀ VIDEO HOÀN TOÀN DO CÁC DOANH NGHIỆP FDI SẢN XUẤT. TUY NHIÊN, HOẠT ĐỘNG FDI TRONG NGÀNH NÀY CÒN CÓ MỘT SỐ HẠN CHẾ. THỨ NHẤT : BÊN VIỆT NAM TRONG CÁC LIÊN DOANH, CHỦ YẾU LÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CHIẾM KHOẢNG 94% SỐ DỰ ÁN VÀ 96% VỀ VỐN ĐẦU TƯ). CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH, NHƯ CÁC CÔNG TY TNHH, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ, CÁC CÔNG TY TƯ NHÂN CHỈ CHIẾM 6% SỐ DỰ ÁN VÀ KHOẢNG 4% SỐ VỐN ĐẦU TƯ. ĐIỀU ĐÓ CHỨNG TỎ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CHƯA THỰC SỰ KHUYẾN KHÍCH ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHÂN DÂN, SỰ PHÁT HUY NỘI LỰC CỦA ĐẤT NƯỚC ĐANG CÒN HẠN CHẾ. TRONG KHI ĐÓ BÊN NƯỚC NGOÀI CHỦ YẾU VẪN LÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRONG KHU VỰC NHƯ NHẬT, NICS, CÁC NƯỚC ASEAN (CHIẾM 93,76% NGUỒN VỐN FDI). NGÀNH CN ĐIỆN TỬ NƯỚC TA CHƯA ĐỦ HẤP DẪN ĐỂ THU HÚT ĐƯỢC CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHÂU ÂU, CHÂU MỸ, ĐẶC BIỆT LÀ MỸ. ĐÂY LÀ NHỮNG NƯỚC CÓ TIỀM LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG RẤT LỚN TỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI. THỨ HAI : ĐẶC THÙ CỦA CÁC NHÀ MÁY LẮP RÁP VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ LÀ CÓ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI NHƯNG CHỈ SAU 4 ĐẾN 6 NĂM ĐÃ TRỞ NÊN LẠC HẬU VỀ KIỂU DÁNG SẢN PHẨM, CÔNG NGHỆ... MẶT KHÁC, DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ GIÁ CAO KHÔNG DỄ DÀNG THAY THẾ VÀ HẾT KHẤU HAO TRONG MỘT THỜI GIAN NGẮN. DÓ ĐÓ, VIỆC THỰC HIỆN TỶ LỆ NỘI ĐỊA HÓA THEO QUY ĐỊNH CỦA GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN. THỨ BA : THEO NGUỒN TIN CÓ ĐƯỢC TRONG NGÀNH GẦN ĐÂY, CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT ĐÃ TÍNH TOÁN VÀ THẤY RẰNG SAU KHI VIỆT NAM HOÀN TẤT CẮT GIẢM THUẾ QUAN ĐỂ GIA NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA), SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ LỢI BẰNG VIỆC NHẬP KHẨU TỪ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG VỀ BÁN. DO VẬY CÁC CÔNG TY ĐIỆN TỬ NHẬT NHƯ SONY, JVC... CÓ THỂ NGƯNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM VÀ CHỈ NHẬP HÀNG VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY. THỜI ĐIỂM KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN DOANH SONY VIỆT NAM LÀ THÁNG 12/2004, CÒN LIÊN DOANH VIỆT NAM-JVC LÀ THÁNG 12/2006. HIỆN THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG ĐIỆN TỬ VÀO VIỆT NAM LÊN ĐẾN 40% VÀ SẼ CHỈ CÒN 15% VÀO NĂM2004 VÀ ĐẾN NĂM 2005 CHỈ CÒN 5%. CÁC CÔNG TY NHẬT ĐÃ TẬP TRUNG ĐẦU TƯ CHO MỘT SỐ CĂN CỨ SẢN XUẤT ĐỂ CUNG CẤP SẢN PHẨM CHO TOÀN BỘ KHU VỰC ASEAN, CHẲNG HẠN SONY CHỌN MALAYSIA, JVC CHỌN THÁI LAN... DO ĐÓ NGAY TỪ BÂY GIỜ VIỆT NAM NÊN CÓ NHỮNG CHÍNH SÁCH HỢP LÝ ĐỂ TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN RÚT KHỎI VIỆT NAM, NGÀNH CN ĐIỆN TỬ TRÁNH KHỎI NHỮNG HỤT HẪNG. TIN HỌC : CÓ 31 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG (2 HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH, 3 LIÊN DOANH VÀ 26 DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI) VỚI TỔNG VĐT 45,95 TR.USD, VTH GẦN 5 TR.USD VÀ DT KHOẢNG 4,5 TR.USD. ĐÂY LÀ NHỮNG DỰ ÁN NHỎ CÓ VỐN ĐẦU TƯ DƯỚI 5 TR.USD (DỰ ÁN CAO NHẤT LÀ 4,5 TR.USD, DỰ ÁN NHỎ NHẤT LÀ 190.000 USD) VÀ CHỦ YẾU LÀ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM CHO CÁC HÃNG LỚN CỦA HOA KỲ, SINGAPORE, HỒNG KÔNG VÀ MỘT SỐ NƯỚC KHÁC. TUY CÓ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ NHỎ NHƯNG CÁC DỰ ÁN TIN HỌC CỦA KHU VỰC NÀY CŨNG CHIẾM TỚI 90% NĂNG LỰC TOÀN NGÀNH. 3.2.3. SẢN XUẤT SẮT THÉP HIỆN CÓ 15 DỰ ÁN (1 HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH, 11 LIÊN DOANH VÀ 3 DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI) ĐẦU TƯ VÀO SẢN XUẤT SẮT THÉP NGUYÊN LIỆU CÁC LOẠI VỚI TỔNG VĐK 303 TR.USD, VPĐ LÀ 120,15 TR.USD. PHẦN LỚN CÁC DỰ ÁN TRONG SỐ NÀY ĐẦU TƯ VÀO CÔNG ĐOẠN NẾU KÉO ỐNG THÉP TỪ PHÔI VÀ SẮT PHẾ LIỆU. CHƯA CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO TINH LUYỆN QUẶNG BAN ĐẦU ĐỂ SẢN XUẤT PHÔI. TỶ LỆ VTH TRÊN VĐK CỦA NGÀNH THÉP LÀ 83,16% VÀ TỶ LỆ VPĐ LÀ 91,55%. ĐÂY LÀ MỘT TỶ LỆ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ CAO SO VỚI THỰC HIỆN Ở NHỮNG KHU VỰC KHÁC. DT NGÀNH THÉP ĐẠT 440 TR.USD , GẤP 1,75 LẦN VTH VÀ TẠO ĐƯỢC 1.209 CHỖ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. TRƯỚC NHỮNG NĂM 1990, THÉP XÂY DỰNG VÀ CÁC LOẠI THÉP KHÁC ĐỀU PHỤ THUỘC VÀO NHẬP KHẨU. NHƯNG TỪ NĂM 1991 TỚI NAY, CÙNG VỚI VIỆC MỞ RỘNG SẢN LƯỢNG THÉP CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐÃ TẠO RA NĂNG LỰC SẢN XUẤT THÉP 1,3 TRIỆU TẤN/NĂM (CHIẾM 65% NĂNG LỰC SẢN XUẤT THÉP CỦA TOÀN NGÀNH), ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ THÉP NGÀY CÀNG TĂNG, NHẤT LÀ THÉP XÂY DỰNG. TUY NHIÊN, SẢN LƯỢNG THÉP SẢN XUẤT HÀNG NĂM CHỈ BẰNG 50-60% CÔNG SUẤT THIẾT KẾ (KHOẢNG HƠN 650.000-700.000 TẤN). SAU MỘT SỐ NĂM HOẠT ĐỘNG, CÁC DOANH NGHIỆP FDI SẢN XUẤT THÉP CÁN VÀ THÉP ỐNG ĐÃ DẦN ĐI VÀO SẢN XUẤT ỔN ĐỊNH. RIÊNG NĂM 1998, SẢN XUẤT THÉP CỦA KHU VỰC NÀY ĐẠT 653.000 TẤN, TIÊU THỤ ĐƯỢC 667.000 TẤN, TĂNG 225 TẤN SO VỚI NĂM 1997. NĂM 1999 SẢN XUẤT ĐƯỢC 633.000 TẤN, CHIẾM 51,7% SẢN LƯỢNG CẢ NƯỚC. NĂM 2000 SẢN XUẤT 1.014.000 TẤN, CHIẾM 64,6% SẢN LƯỢNG THÉP CẢ NƯỚC. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TOÀN NGÀNH THÉP BỊ THUA LỖ NHƯNG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ LÃI VÌ ĐÃ DỰ ĐOÁN ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG GIÁ PHÔI THÉP HẠ, CÓ ĐIỀU KIỆN HẠ GIÁ BÁN NÊN TIÊU THỤ TĂNG. CÁC DOANH NGHIỆP THÉP CỦA NHÀ NƯỚC DO DỰ ĐOÁN SAI XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NÊN ĐÃ NHẬP KHẨU PHÔI THÉP VỚI GIÁ CAO, SẢN PHẨM SẢN XUẤT RA KHÔNG TIÊU THỤ ĐƯỢC NÊN DẪN ĐẾN THUA LỖ. MẶT KHÁC, NHÀ NƯỚC VẪN CÓ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP, HẠN CHẾ NHẬP KHẨU CÁC LOẠI THÉP MÀ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐÃ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NÊN ĐÃ TẠO THUẬN LỢI VỀ THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP. VỀ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ SẢN SUẤT SẮT THÉP : NHÌN CHUNG CÁC DOANH NGHIỆP FDI SẢN XUẤT SẮT THÉP VÀO NƯỚC TA ĐỀU CÓ CÔNG SUẤT NHỎ SO VỚI CÁC NHÀ MÁY THÉP TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI, TRONG ĐÓ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ CHỈ MỚI Ở CÔNG ĐOẠN LUYỆN, CÁN THÉP DÂY, THÉP THANH, ỐNG THÉP VÀ ĐẠT MỨC TRUNG BÌNH TIẾN TIẾN. CHỈ CÓ CÔNG TY THÉP VINA KYOEI (LIÊN DOANH GIỮA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN) CÓ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, VTH LỚN GẤP 2,07 LẦN VĐK BAN ĐẦU (VĐK LÀ 69,59 TR.USD, VTH LÀ 144,1 TR.USD), CÔNG SUẤT 240.000 TẤN THÉP/NĂM, CÓ DT LỚN NHẤT (266,63 TR.USD) NHƯNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÒN THẤP. FDI VÀO SẢN XUẤT SẮT THÉP TRONG THỜI GIAN QUA CHỈ MỚI TẬP TRUNG Ở CÔNG ĐOẠN NẤU CÁN THÉP TỪ PHÔI NHẬP KHẨU VÀ SẮT PHẾ LIỆU. SẢN PHẨM NHẰM VÀO THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC LÀ CHÍNH, XUẤT KHẨU RẤT HẠN CHẾ NHƯNG NHÌN CHUNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THÉP LÀ CÓ HIỆU QUẢ. TOÀN NGÀNH ĐÃ CÓ MỘT NĂNG LỰC SẢN XUẤT TƯƠNG ĐỐI LỚN, ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU THÉP XÂY DỰNG TRONG NƯỚC ĐANG NGÀY CÀNG TĂNG CẢ VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CŨNG NHƯ CHỦNG LOẠI. CÁC LIÊN DOANH THÉP ĐANG HỌAT ĐỘNG KHÔNG CÓ ÁP LỰC CHUYỂN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ THÀNH DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI. 3.3. CÔNG NGHIỆP NHẸ TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2001, CÓ 791 DỰ ÁN FDI THUỘC NGÀNH CN NHẸ ĐANG HOẠT ĐỘNG VỚI TỔNG SỐ VĐK 4,382 TỶ USD, VPĐ 1,969 TỶ USD VÀ ĐÃ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 2,069 TỶ USD. BẢNG 11 : TÌNH HÌNH FDI VÀO CN NHẸ ĐƠN VỊ : TR.USD NĂM 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 VTH 646,86 435,61 379,63 209,86 186,43 2.068 NHÀ NƯỚC GÓP VỐN 327,63 268,09 170,34 85,79 73,88 32,62 VPĐ 388,15 291,37 194,09 102,92 75,87 1.785 DT 769,05 585,37 790,92 860,57 880,68 896,20 XUẤT KHẨU 580,24 448,32 568,41 708,30 647,35 573,10 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) BẢNG SỐ LIỆU CHO THẤY VTH, VPĐ CŨNG NHƯ VỐN GÓP CỦA BÊN NƯỚC NGOÀI CÓ XU HƯỚNG GIẢM DẦN. MẶC DÙ VẬY, CN NHẸ VẪN LÀ KHU VỰC THU HÚT ĐƯỢC NHIỀU DỰ ÁN ĐẦU TƯ FDI VÀ CÓ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẠT HIỆU QUẢ. BẢNG SỐ LIỆU CHO THẤY TỔNG DT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TĂNG DẦN THEO CÁC NĂM, BÊN CẠNH ĐÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CŨNG TĂNG ĐÁNG KỂ, CHIẾM 70-80% TỔNG DT. CÁC DỰ ÁN TRIỂN KHAI ĐÚNG TIẾN ĐỘ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ LÃI, ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH HÀNG TỶ ĐỒNG, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGÀN LAO ĐỘNG TRONG ĐÓ PHẢI KỂ TỚI NGÀNH DỆT MAY, DA GIẦY... ĐỂ PHÂN TÍCH SÂU HƠN TÌNH HÌNH FDI VÀO CN NHẸ, DƯỚI ĐÂY XIN TRÌNH BÀY TÌNH HÌNH FDI VÀO MỘT SỐ NGÀNH TIÊU BIỂU NHƯ SAU : 3.3.1. NGÀNH DỆT-MAY NGÀNH DỆT-MAY HIỆN CÓ 184 DỰ ÁN CÓ HIỆU LỰC VỚI SỐ VĐK ĐẠT GẦN 1,85 TỶ USD. TRONG SỐ ĐÓ ĐÃ CÓ 133 DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG VỚI VTH ĐẠT 848 TR.USD (CHIẾM GẦN 46% VĐK) VÀ VỚI TỔNG DT ĐẠT KHOẢNG 1,45 TỶ USD, TẠO VIỆC LÀM CHO GẦN 50.000 LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP VÀ HÀNG NGÀN LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP KHÁC. NĂM 2000, CÁC DOANH NGHIỆP FDI CÓ SẢN LƯỢNG SỢI CÁC LOẠI ĐẠT 89.300 TẤN, CHIẾM 55,4% SẢN LƯỢNG CẢ NƯỚC; VẢI CÁC LOẠI ĐẠT 113,2 TRIỆU MÉT, CHIẾM 29,9% VÀ MAY MẶC ĐẠT 68.746.000 SẢN PHẨM, CHIẾM 18% SẢN LƯỢNG CẢ NƯỚC. CÓ THỂ PHÂN NGÀNH DỆT-MAY THÀNH 4 NHÓM NHỎ : NHÓM SỢI- DỆT-NHUỘM; NHÓM MAY MẶC; NHÓM PHỤ LIỆU VÀ SẢN PHẨM DỆT KHÁC. TRONG ĐÓ GẦN 85% VỐN ĐẦU TƯ TẬP TRUNG Ở CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT LIÊN HỢP SỢI-DỆT-NHUỘM-MAY, HAI PHÂN NGÀNH CÒN LẠI CHIẾM TỶ TRỌNG 15% VÀ CHỦ YẾU LÀ NHỮNG DOANH NGHIỆP NHỎ. TỶ LỆ VTH CỦA CÁC DỰ ÁN KHÁ CAO, TRÊN 66,7% NHƯNG VỀ SỐ VỐN TUYỆT ĐỐI CHỈ CHIẾM 20,8%. TRONG CÁC PHÂN NHÓM THÌ MAY MẶC THU HÚT LAO ĐỘNG NHIỀU NHẤT TỚI 30.422 NGƯỜI (67,4%) VÀ CŨNG ĐẠT KIM NGẠCH XUẤT KHẨU KHÁ LÀ 321,8 TR.USD (47,9%) TƯƠNG ĐƯƠNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA NHÓM SỢI-DỆT-NHUỘM. VỀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ, NGÀNH DỆT-MAY CÓ 3 DỰ ÁN CÓ QUY MÔ VỐN LỚN VỚI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 817,68 TR.USD, ĐỨNG THỨ HAI SAU CHẾ BIẾN DẦU KHÍ. ĐÓ LÀ CÁC DỰ ÁN SAU : DỰ ÁN 1: HUALONG CORP.VIỆT NAM, DOANH NGHIỆP 100% VỐN CỦA MALAYSIA TAI ĐỒNG NAI, VỚI VĐK 477,1 TR.USD. ĐÂY LÀ MỘT LIÊN HỢP SỢI-DỆT-NHUỘM HOÀN TẤT CÓ THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI LỚN NHẤT NGÀNH DỆT-MAY NƯỚC TA. ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP TỪ NGÀY 30/12/1993, TỚI NAY CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ HƠN 76 TR.USD. DỰ ÁN 2 : XÍ NGHIỆP SAMSUNG VINA SYNTHETICS, 100% VỐN HÀN QUỐC TẠI ĐỒNG NAI VỚI SỐ VĐK 192,69 TR.USD, VPĐ LÀ 57,8 TR.USD. DỰ ÁN 3 : CÔNG TY TNHH KOLON VIỆT NAM, VỐN ĐẦU TƯ 147,8 TR.USD, VPĐ 44,3 TR.USD, LÀ DOANH NGHIỆP 100% VỐN HÀN QUỐC CŨNG TẠI ĐỒNG NAI. HAI DOANH NGHIỆP 100% VỐN HÀN QUỐC HẦU NHƯ CHƯA TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ VÀ HIÊN NAY CHỦ ĐẦU TƯ CŨNG ĐANG GẶP KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH DO BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHÂU Á ĐẦU NĂM 1997. DỆT-MAY LÀ NGÀNH CN SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG, TỶ SUẤT ĐẦU TƯ THẤP, TRIỂN KHAI NHANH VÀ THÍCH HỢP VỚI NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ NƯỚC TA. VIỆC THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH NÀY KHÔNG NHỮNG GÓP PHẦN TĂNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT MÀ CÒN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU EU, MỸ, NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH KHÁC. NHÌN CHUNG CÁC DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC DỆT-MAY TRIỂN KHAI TỐT, CÔNG NGHỆ ĐỒNG BỘ TỪ KHÂU SẢN XUẤT SỢI ĐẾN KHÂU IN, NHUỘM, HOÀN TẤT SẢN PHẨM; MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐẠT CÔNG NGHỆ TRUNG BÌNH TRONG KHU VỰC, MỘT SỐ TUY ĐÃ QUA SỬ DỤNG SONG VẪN CÒN HIỆU QUẢ TỐT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐẠT TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU. CÔNG NGHỆ MAY TIÊN TIẾN ĐỒNG BỘ TỪ KHÂU TẠO MẪU MÃ SẢN PHẨM ĐẾN KHÂU HOÀN TẤT SẢN PHẨM, CÓ NHIỀU SẢN PHẨM MAY ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ NHƯ ÁO LÓT PHỤ NỮ, ÁO JACKET, ÁO COMPLET, ĐỒ BƠI… NHÌN CHUNG CÁC DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC NÀY CÓ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TIÊN TIẾN NÊN PHÁT HUY ĐƯỢC NĂNG LỰC SẢN XUẤT NÊN THỜI GIAN THU HỒI VỐN NHANH.BÊN CẠNH ĐÓ, FDI VÀO NGÀNH DỆT-MAY CÒN CÓ NHỮNG HẠN CHẾ : THỨ NHẤT : HIỆN ĐANG CÓ XU THẾ CHUYỂN DỊCH DẦN NGÀNH DỆT-MAY TỪ CÁC NƯỚC CÓ NGUY CƠ THIẾU LAO ĐỘNG VÀO CUỐI THẬP KỶ 80 ĐẦU THẬP KỶ 90 NHƯ CÁC KHU VỰC ĐÔNG Á : HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN, HỒNG KÔNG SANG THỊ TRƯỜNG NHIỀU LAO ĐỘNG NHƯ NƯỚC TA. TUY NHIÊN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ ĐẦY TIỀM NĂNG NHƯ NHẬT BẢN VÀ CÁC NƯỚC TÂY ÂU CHƯA THỰC SỰ VÀO VIỆT NAM MÀ CHỈ DỪNG LẠI Ở NHỮNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠN CHẾ VỚI MỤC ĐÍCH THĂM DÒ. MẶT KHÁC, LĨNH VỰC ĐẦU TƯ DỆT-MAY CỦA NƯỚC TA CÒN BỊ CẠNH TRANH BỞI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẦY HẤP DẪN CỦA TRUNG QUỐC, MIANMA, INDONESIA. VÌ VẬY THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DỆT- MAY CÓ KẾT QUẢ HẠN CHẾ, CHƯA TƯƠNG XỨNG VỚI TIỀM NĂNG VÀ HẦU NHƯ BỊ NGỪNG HẲN KHI CÓ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ. THỨ HAI LÀ : HẦU HẾT CÁC DỰ ÁN ĐẤU TƯ VÀO NGÀNH DỆT-MAY LÀ TẬN DỤNG THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG CỦA NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ (DO CÁC NƯỚC NÀY ĐANG TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ) VÀ GIÁ NHÂN CÔNG THẤP TẠI VIỆT NAM. CHỈ CÓ MỘT SỐ ÍT DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ MỚI NHƯ DỰ ÁN ĐẤU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN HUALONG (MALAYSIA). THỨ BA LÀ : TRONG NỘI BỘ KHU VỰC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÀNH DỆT VÀ MAY CÒN LỎNG LẺO, NGÀNH DỆT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐỦ NGUYÊN LIỆU VẢI CHO NGÀNH MAY VỀ SỐ LƯỢNG, CHỦNG LOẠI VÀ CHẤT LƯỢNG NÊN NGÀNH MAY VẪN PHẢI GIA CÔNG LÀ CHÍNH. THỰC TẾ CHO THẤY SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH MAY NHIỀU HƠN NGÀNH DỆT BỞI VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH MAY NHỎ VÀ CHÓNG THU HỒI. ĐỂ BẢO HỘ HÀNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC, HẦU HẾT CÁC DỰ ÁN FDI VÀO NGÀNH DỆT-MAY ĐỀU YÊU CẦU XUẤT KHẨU 80% SẢN PHẨM CỦA MÌNH RA NƯỚC NGOÀI. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP MAY, VIỆC CHẤP HÀNH TỶ LỆ XUẤT KHẨU THEO GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ TƯƠNG ĐỐI NGHIÊM CHỈNH. RIÊNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT THÌ SAU KHI ĐÃ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM, NHIỀU DOANH NGHIỆP XIN GIẢM TỶ LỆ XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TỶ LỆ NỘI TIÊU. THỨ TƯ : FDI VÀO NGÀNH DỆT-MAY CHỦ YẾU VẪN LÀ HÌNH THỨC 100% VỐN NƯỚC NGOÀI, HÌNH THỨC LIÊN DOANH RẤT ÍT. GẦN ĐÂY CÓ NHIỀU LIÊN DOANH XIN CHUYỂN SANG HÌNH THỨC 100% VỐN NƯỚC NGOÀI BỞI THỰC TẾ VIỆC LIÊN DOANH VỚI VIỆT NAM CÓ NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG THỦ TỤC CŨNG NHƯ HOẠT ĐỘNG. THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ CHƯA ĐẦY ĐỦ, HIỆN CÓ 121 DỰ ÁN THEO HÌNH THỨC 100% VỐN NƯỚC NGOÀI VỚI TỔNG VĐK LÀ 1.596,5 TR.USD (ĐỨNG ĐẦU VỀ HÌNH THỨC NÀY TRONG TẤT CẢ CÁC NGÀNH), TRONG KHI LIÊN DOANH CHỈ CÓ 41 DỰ ÁN VỚI SỐ VĐK LÀ 147,7 TR.USD. RÕ RÀNG LÀ CÓ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG VIỆC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KỸ THUẬT CŨNG NHƯ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH NHƯNG NGÀNH DỆT-MAY ĐÃ KHÔNG MẤY THÀNH CÔNG TRONG HỢP TÁC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI. 3.3.2. NGÀNH DA GIẦY GIA CÔNG VÀ SẢN XUẤT GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG NGÀNH CN CHỦ YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỪ SAU NHỮNG NĂM 1985 KHI HÀNG LOẠT XÍ NGHIỆP RA ĐỜI THỰC HIỆN NHỮNG HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY MŨ, GIẦY VÀ SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI GIẦY THỂ THAO, GIẦY BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU. KHI KHỐI NÀY TAN RÃ, THIẾU ĐƠN ĐẶT HÀNG, NGÀNH DA GIẦY MỚI HÌNH THÀNH ĐÃ RƠI VÀO TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN DO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KHÔNG ĐỒNG BỘ, SẢN PHẨM CHỦ YẾU LÀ BÁN THÀNH PHẨM (MŨ, GIẦY), NGUYÊN LIỆU VÀ MẪU MÃ PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA NƯỚC NGOÀI VÀ CUNG KHÔNG CÒN NỮA. TUY NHIÊN, ĐÂY LÀ NGÀNH CN SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA NHÀ NƯỚC TA ĐÃ TẠO CƠ HỘI CHO NGÀNH DA GIẦY TIẾP NHẬN LÀN SÓNG DI CHUYỂN CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT GIẦY DÉP XUẤT KHẨU CỦA ĐÀI LOAN, HÀN QUỐC, HỒNG KÔNG VÀ MỘT SỐ NƯỚC KHÁC SANG NƯỚC TA VÀO NHỮNG NĂM CỦA THẬP KỶ 90. CHO ĐẾN NAY CÓ 94 DỰ ÁN FDI VÀO NGÀNH DA GIẦY ĐANG HOẠT ĐỘNG VỚI TỔNG VĐK 601,75 TR USD, VPĐ 272,51 TR.USD VÀ VTH 341.09 TR.USD CHIẾM 56,68% SO VỚI VĐK, TỔNG DT CỦA DOANH NGHIỆP ĐẠT 1017,3 TR.USD, TRONG ĐÓ XUẤT KHẨU 90% (967,94 TR.USD) VÀ ĐÃ THU HÚT 6.144 LAO ĐỘNG. NGÀNH DA GIẦY HIỆN ĐỨNG ĐẦU TẤT CẢ CÁC NGÀNH VỀ TỔNG GIÁ TRỊ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (CHIẾM 27,9% TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP KHU VỰC FDI ) VÀ CŨNG ĐỨNG ĐẦU VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (CHIẾM 35,3% TỶ TRỌNG VỀ LAO ĐỘNG). VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT : TRONG MỘT THỜI GIAN NGẮN KHU VỰC NÀY ĐÃ SẢN XUẤT GẦN 200 TRIỆU ĐÔI GIẦY DÉP CÁC LOẠI CHẤT LƯỢNG CAO ĐẢM BẢO CHO XUẤT KHẨU (CHIẾM TỶ LỆ 35,5% NĂNG LỰC SẢN XUẤT TOÀN NGÀNH), KHÔNG KỂ CÁC LOẠI SẢN PHẨM TIÊU DÙNG NHƯ GĂNG TAY, TÚI, LỀU VÀ CÁC SẢN PHẨM DA, GIẢ DA. SẢN PHẨM CỦA CÁC CƠ SỞ THUỘC THÀNH PHẦN KINH TẾ KHÁC CỦA NƯỚC TA CÒN KÉM SẢN PHẨM CỦA HỌ VỀ CHẤT LƯỢNG, CHỦNG LOẠI CŨNG NHƯ MẪU MÃ. VỀ QUY MÔ ĐẦU TƯ : PHẦN LỚN CÁC DỰ ÁN DA GIẦY CÓ QUY MÔ ĐẦU TƯ NHỎ, DƯỚI 5 TR.USD (CHIẾM 77,65% SỐ DỰ ÁN CỦA NGÀNH DA GIẦY). ĐẶC BIỆT CÓ MỘT SỐ DỰ ÁN LỚN NHƯ : DỰ ÁN CÔNG TY TNHH CỔ PHẦN POU YUEN VIỆT NAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH, DỰ ÁN CÔNG TY HƯNG NGHIỆP CỔ PHẦN TNHH POUCHEN VIỆT NAM TẠI ĐỒNG NAI... CỤ THỂ THEO MỨC VỐN ĐẦU TƯ NHƯ SAU : BẢNG 12 : TÌNH HÌNH FDI VÀO NGÀNH DA GIẦY GIAI ĐOẠN 1988-2001 LOẠI QUY MÔ (TR.USD) SỐ DỰ ÁN VỐN ĐTĐK (TR.USD) VTH (TR.USD) ĐẦU TƯ (TR.USD) TRÊN 100 1 120,26 86,13 20,01 40-100 2 115,05 87,35 367,89 10-40 10 181,93 81,51 270,76 5-10 8 53,3 12,39 144,68 DƯỚI 5 73 131,21 73,71 266,96 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) VỀ THỊ TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY LÀ XUẤT KHẨU SANG EU. HIỆN NAY VIỆT NAM ĐANG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI VỀ CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG NÀY, ĐÓ CŨNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN MÀ MẤY NĂM QUA CHỦ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ NHIỀU VÀO NGÀNH NÀY. THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG LĨNH VỰC DA GIẦY ĐỀU THUỘC LOẠI TRÌNH ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ HIỆN ĐẠI. NGÀNH DA GIẦY SỬ DỤNG RẤT NHIỀU LAO ĐỘNG, LAO ĐỘNG CHO NGÀNH NÀY ĐÀO TẠO NHANH NHƯNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CAO. NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI CAO THƯỜNG LÀ TỪ NÔNG THÔN, SỐ LƯỢNG DÂN GỐC THÀNH THỊ ÍT HƠN VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC RẤT VẤT VẢ, THƯỜNG PHẢI LÀM THÊM GIỜ, LƯƠNG THÁNG THUỘC LOẠI TRUNG BÌNH VÀ THẤP. BÊN CẠNH ĐÓ CÁC DOANH NGHIỆP NÀY THƯỜNG THỰC HIỆN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RẤT NGHIÊM NGẶT, CẤP DƯỚI PHỤC TÙNG TUYỆT ĐỐI LỆNH CỦA CẤP TRÊN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỪNG CẤP ĐƯỢC QUY ĐỊNH RÕ RÀNG VÀ PHẢI CHỊU HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM TRONG LĨNH VỰC MÌNH PHỤ TRÁCH. CÔNG NHÂN TRƯỚC KHI ĐÀO TẠO TAY NGHỀ ĐƯỢC HỌC CÁCH GIAO TIẾP, CÁCH ĐI LẠI VÀ BIẾT CÁCH SỬ DỤNG ĐÚNG NHỮNG DỤNG CỤ SINH HOẠT TRONG VÀ NGOÀI XÍ NGHIỆP. TUY NHIÊN CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG CHỦ YẾU VẪN Ở MỨC TRUNG BÌNH, CÔNG NHÂN LIÊN TỤC PHẢI LÀM THÊM GIỜ, SỨC LAO ĐỘNG BỊ TẬN DỤNG QUÁ MỨC. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHƯA BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG QUÁ THẤP. CŨNG NHƯ CÁC NGÀNH SẢN XUẤT KHÁC, NGÀNH DA GIẦY CŨNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ : NHU CẦU TIÊU DÙNG GIẢM, SỨC MUA HẠN CHẾ GÂY Ứ ĐỌNG, CÁC ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU BỊ CẮT GIẢM VÀ ĐÃ CÓ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP THU HẸP SẢN XUẤT, SA THẢI CÔNG NHÂN. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHU VỰC ĐÃ LÀM CHO BẢN TỆ MẤT GIÁ VÀ LÀM CHO LỢI THẾ SO SÁNH GIÁ NHÂN CÔNG RẺ, CHI PHÍ SẢN XUẤT THẤP TẠI NƯỚC TA KHÔNG CÒN LÀ YẾU TỐ CẠNH TRANH SO VỚI NGAY CẢ NƯỚC CHÍNH QUỐC ĐÃ CÓ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM. ĐÂY CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU LÀM GIẢM FDI VÀO NGÀNH DA GIẦY TRONG MẤY NĂM GẦN ĐÂY VÀ CẢ TRONG MỘT VÀI NĂM TỚI. 3.4. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2001, SỐ DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CN THỰC PHẨM LÀ 165 DỰ ÁN, CHIẾM 9,31% SỐ DỰ ÁN FDI CỦA TOÀN NGÀNH CN; TỔNG SỐ VĐK 2.353,44 TR.USD (CHIẾM 13,63%); VPĐ LÀ 1.002 TR.USD. TỚI NAY, CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 1.282,33 TR.USD, ĐẠT TỶ LỆ 54,48% SO VỚI TỔNG VĐK, ĐÂY LÀ MỘT TỶ LỆ THỰC HIỆN KHÁ CAO. SẢN XUẤT RƯỢU-BIA-NƯỚC GIẢI KHÁT LÀ KHU VỰC RẤT HẤP DẪN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐTNN DO KHẢ NĂNG SINH LỢI CAO VÀ SỨC TIÊU THỤ NỘI ĐỊA LỚN, CHO ĐẾN NAY NƯỚC TA ĐÃ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ CHO 52 DỰ ÁN TRONG ĐÓ CÓ 49 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG VỚI TỔNG SỐ VĐK 1.202,69 TR.USD, VPĐ 514 TR.USD, VTH 403 TR.USD, DT ĐẠT 961,6 TR.USD, XUẤT KHẨU ĐẠT 32,6 TR.USD, NỘP NGÂN SÁCH 128 TR.USD VÀ THU HÚT HƠN 7484 LAO ĐỘNG. DƯỚI ĐÂY XIN TRÌNH BÀY CHI TIẾT HƠN VỀ FDI VÀO BA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÀY. SẢN XUẤT BIA: MẶC DÙ PHẢI NỘP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT KHÁ CAO NHƯNG BIA LÀ LĨNH VỰC HẤP DẪN NHẤT ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CŨNG NHƯ ĐẦU TƯ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NUỚC. GIỐNG NHƯ LĨNH VỰC ÔTÔ, HIỆN NAY NƯỚC TA ĐÃ CÓ HẦU HẾT CÁC HÃNG SẢN XUẤT BIA DANH TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI HOẠT ĐỘNG. DO CHÍNH SÁCH CHỈ CHO PHÉP ĐẦU TƯ THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NÊN TA CHỈ CẤP GIẤY PHÉP CHO 13 DỰ ÁN LIÊN DOANH. KHÔNG CÓ CHỦ TRƯƠNG CẤP GIẤY PHÉP CHO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 100% VỐN NƯỚC NGOÀI. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA LĨNH VỰC NÀY NHƯ SAU : TỚI NAY ĐÃ CÓ MỘT DỰ ÁN BỊ RÚT GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ ĐÓ LÀ LIÊN DOANH SẢN XUẤT BIA TAM PHÚC Ở BẮC GIANG, HAI LIÊN DOANH BÁO CÁO KINH DTA LỖ VÀ ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ SANG DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI LÀ CÔNG TY FOSTER’S TIỀN GIANG VÀ CÔNG TY BIA RỒNG VÀNG. TỔNG VĐK CỦA 12 DỰ ÁN ĐANG ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG LÀ 700,8 TR.USD, VPĐ LÀ 282 TR.USD, TỔNG CÔNG SUẤT ĐĂNG KÝ CỦA KHU VỰC FDI LÀ 643 TRIỆU LÍT/NĂM (CHIẾM 48% CÔNG SUẤT TOÀN NGÀNH), NHƯNG HIỆN NAY MỚI CHỈ HUY ĐỘNG KHOẢNG 167 TRIỆU LÍT/NĂM BẰNG 25% CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ BẰNG 26% CÔNG SUẤT HUY ĐỘNG CỦA TOÀN NGÀNH . MẶC DÙ CÓ SỰ SÔI ĐỘNG TRONG VIỆC XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ NHƯNG CHO TỚI NAY CHỈ MỚI CÓ 8/12 DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ GẦN 250 TR.USD, DT LŨY KẾ ĐẠT 756 TR.USD (GẤP 3 LẦN VỐN ĐẦU TƯ), XUẤT KHẨU 6,3 TR.USD, NỘP NGÂN SÁCH 114,8 TR.USD VÀ THU HÚT 2344 LAO ĐỘNG. NHỮNG LIÊN DOANH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ LÀ NHÀ MÁY BIA HENIKEN VIỆT NAM ĐÃ ĐẦU TƯ 84,3 84,3 TR.USD, DT ĐẠT 537 TR.USD VÀ NỘP NGÂN SÁCH 74 TR.USD, ĐỨNG ĐẦU DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP FDI VỀ NỘP NGÂN SÁCH TRONG CẢ NƯỚC. ĐẶC BIỆT CÓ CÔNG TY BIA TIỀN GIANG, ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI LÀ CÔNG TY BIA FOSTER’S CỦA ÚC, VÀO HOẠT ĐỘNG TỪ KHÁ SỚM, VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU 43 TR.USD NAY ĐÃ TĂNG THÊM 14 TR.USD NHƯNG CÔNG TY VẪN YÊU CẦU TĂNG VỐN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT. PHÍA VIỆT NAM THAM GIA LIÊN DOANH BỊ LỖ, LẠI KHÔNG CÓ VỐN ĐỂ GÓP TIẾP, TỶ LỆ THAM GIA TRONG VPĐ BỊ GIẢM VÀ ĐÃ PHẢI BÁN CỔ PHẦN CỦA MÌNH CHO NƯỚC NGOÀI. LIÊN DOANH CHUYỂN THÀNH DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI, ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP VÀ THÂU TÓM THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. THỰC TẾ CHO THẤY HIỆN NAY NĂNG LỰC SẢN XUẤT BIA KHOẢNG 1.225 TRIỆU LÍT/NĂM, ĐÃ BÃO HÒA ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. MẶT KHÁC, CÁC CÔNG TY BIA NỘI ĐỊA CŨNG CÓ BÍ QUYẾT CÔNG NGHỆ, CHẤT LƯỢNG BIA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC THỊ HIẾU TIÊU DÙNG, ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐÁNH GIÁ CAO, LUÔN GIỮ ĐƯỢC THỊ PHẦN 45-50%, CÓ KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT. DO ĐÓ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRONG LĨNH VỰC BIA ĐANG GẶP KHÓ KHĂN. NƯỚC GIẢI KHÁT CÁC LOẠI: BAO GỒM TẤT CẢ CÁC DỰ ÁN FDI SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG, NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GA, NƯỚC HOA QUẢ, NƯỚC TINH LỌC TĂNG LỰC…HIỆN CÓ 33 DỰ ÁN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ TRONG ĐÓ CÓ 30 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG, 2 DỰ ÁN CHƯA THỰC HIỆN ĐẦU TƯ LÀ CÔNG TY TNHH SEPPA VIỆT NAM ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ 21/11/2000 VÀ CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ NƯỚC KHOÁNG HÒA BÌNH ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ 31/1/2001; MỘT DỰ ÁN ĐANG TIẾN HÀNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LÀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT A&B PHÍA BẮC. TRONG 30 DỰ ÁN ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ 1 HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH, 18 LIÊN DOANH, 11 DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI VỚI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 472,4 TR.USD VÀ VPĐ 215,3 TR.USD. TRONG SỐ NÀY CÓ 18 DỰ ÁN LIÊN DOANH VÀ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KHAI THÁC SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG TẠI MỘT SỐ SUỐI NƯỚC KHOÁNG CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG NHƯ KIM BÔI, THÁI NGUYÊN, QUẢNG TRỊ, TRƯỜNG XUÂN, LONG AN, HÀ TĨNH…CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHỎ TỪ 70.000 USD ĐẾN 12,2 TR.USD. ĐẶC BIỆT LĨNH VỰC SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GA CÓ HAI HÃNG NỔI TIẾNG THẾ GIỚI LÀ CÔNG TY COCACOLA VỚI 3 DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ LÀ 262,9 TR.USD VÀ CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ IBC VỐN ĐẦU TƯ 137,3 TR.USD, DT ĐẠT 204,7 TR.USD, XUẤT KHẨU 26,3 TR.USD, NỘP NGÂN SÁCH 13 TR.USD VÀ SỬ DỤNG 4.653 LAO ĐỘNG. ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT, CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN QUA CỦA NƯỚC TA KHÔNG HẠN CHẾ VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CŨNG NHƯ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP. HIỆN NAY, TỔNG CÔNG SUẤT THIẾT KẾ CỦA KHU VỰC NÀY ĐẠT 802 TRIỆU LÍT/NĂM, NHƯNG CÔNG SUẤT HUY ĐỘNG HÀNG NĂM CHỈ 214 TRIỆU LÍT (BẰNG 27% CÔNG SUẤT THIẾT KẾ). TƯƠNG TỰ NHƯ TRONG SẢN XUẤT BIA, CÁC LIÊN DOANH SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CŨNG BÁO CÁO THUA LỖ. LIÊN DOANH COCACOLA VIỆT NAM (CHƯƠNG DƯƠNG) VĐK LÀ 182,5 TR.USD VÀ COCACOLA NON NƯỚC ĐÀ NẴNG VỐN VĐK 25 TR.USD ĐỀU BÁO CÁO THUA LỖ, ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN SANG DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI VÀ CÔNG TY COCACOLA NGỌC HỒI CŨNG ĐÃ XIN ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC. PHÍA VIỆT NAM TRONG LIÊN DOANH PEPSI CŨNG ĐA CHUYỂN MỘT PHẦN VỐN VAY CỦA MÌNH CHO PHÍA NƯỚC NGOÀI DO BỊ LỖ KHÔNG TRẢ NỢ ĐƯỢC, GIẢM TỶ LỆ GÓP VPĐ TỪ 30% XUỐNG CÒN 18,5%. NHÌN CHUNG, NGUYÊN NHÂN GÂY RA THUA LỖ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI LÀ DO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TÍNH KHẤU HAO LỚN TRONG KHI SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT THẤP, MỘT SỐ DỰ ÁN TÍNH GIÁ THIẾT BỊ CÓ VỐN ĐẦU TƯ CAO HƠN NHIỀU SO VỚI GIÁ TRỊ THỰC. RIÊNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT BIA, NƯỚC GIẢI KHÁT CÒN DO CHI PHÍ TIẾP THỊ, QUẢNG CÁO CAO, HẠ GIÁ SẢN PHẨM ĐỂ GIÀNH THỊ TRƯỜNG. GÂY THUA LỖ VÀ TĂNG VỐN ĐẦU TƯ LÀ BIỆN PHÁP ĐẦU TIÊN ĐỂ GẠT BỎ ĐỐI TÁC LÀ NƯỚC CHỦ NHÀ TRONG LIÊN DOANH NẰM TRONG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH LÂU DÀI ĐỂ GIÀNH VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN TRONG SẢN XUẤT VÀ TRONG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA. SẢN XUẤT RƯỢU: HIỆN CÓ 7 DỰ ÁN FDI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VỚI TỔNG VĐK 29,4 TR.USD, VPĐ 16,7 TR.USD; TRONG ĐÓ CÓ 4 LIÊN DOANH VÀ 3 DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT RƯỢU ĐỀU LÀ NHỮNG DỰ ÁN NHỎ, DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ LỚN NHẤT (10 TR.USD) LÀ CÔNG TY RƯỢU CHAMPAIGN MATXCOVA TẠI ĐỒNG NAI; DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHỎ NHẤT LÀ XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH SẢN XUẤT RƯỢU NAPOLEON XUẤT KHẨU VỚI SỐ VỐN ĐẦU TƯ 370.000 USD TAI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ĐÃ CÓ 5/7 DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VỚI SỐ VTH LÀ 17 TR.USD, NHƯNG CHỈ MỚI CÓ HAI DOANH NGHIỆP CÓ DT (472.000 USD) LÀ CÔNG TY HIRAM WALKER BÌNH TÂY VÀ CÔNG TY SẢN XUẤT RƯỢU NHO ALLIED DOMECQ SPIRIT & WINE NINH THUẬN, ĐỀU LÀ LIÊN DOANH GIỮA VIỆT NAM VỚI HÀ LAN. NHÌN CHUNG, SẢN XUẤT RƯỢU VẪN CÒN GẶP KHÓ KHĂN TRONG TIÊU THỤ: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU BỊ HẠN CHẾ, THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHỦ YẾU TIÊU THỤ Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ NHƯNG BỊ HÀNG NHẬP KHẨU CẠNH TRANH, THỊ TRƯỜNG NÔNG THÔN RỘNG LỚN NHƯNG CŨNG KHÔNG CẠNH TRANH ĐƯỢC VỚI RƯỢU NẾP NẤU THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG TRONG DÂN GIAN. HƠN NỮA, GIÁ RƯỢU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI KHÁ CAO TRONG KHI ĐÓ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN CÒN THẤP. 4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH FDI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP 4.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH FDI VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CHO THẤY FDI ĐÃ ĐÓNG GÓP PHẦN QUAN TRỌNG TRONG CÔNG CUỘC CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA, THỂ HIỆN Ở NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN SAU : THỨ NHẤT : FDI BỔ SUNG NGUỒN VỐN QUAN TRỌNG CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ, BÊN NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN TRONG QUÁ TRÌNH HỢP TÁC ĐẦU TƯ NHƯ SAU : ĐƠN VỊ : TR.USD NĂM 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 TỔNG SỐ VỐN 4.462,0 1.475,1 1.303,2 884,4 982,7 833,3 (NGUỒN : VỤ QLDA-BỘ KH&ĐT) BẢNG SỐ LIỆU CHO THẤY, VỐN FDI VÀO VIỆT NAM CAO NHẤT LÀ NĂM 1996 (1.475,1 TR.USD) CÁC NĂM VỀ SAU CÓ GIẢM LÀ DO ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á NĂM 1997. TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI KINH TẾ ĐẤT NƯỚC FDI ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ, CƠ CẤU KINH TẾ, ĐƯA TỶ LỆ TĂNG GDP BÌNH QUÂN THỜI KỲ NÀY LÊN 8,5%/NĂM. FDI CHIẾM MỘT TỶ LỆ LỚN TRONG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CHO CN, ĐẶC BIỆT LÀ CN DẦU KHÍ VÀ CN NẶNG. TRONG NGÀNH CN DẦU KHÍ, TRỪ LIÊN DOANH VIETSOPETRO CÓ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP VỐN CỦA BÊN VIỆT NAM CAO CÒN LẠI HẦU HẾT CHI PHÍ CẦN THIẾT CHO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, TÌM KIẾM DẦU KHÍ TỪ VỐN FDI. TRONG NGÀNH CN NẶNG, VỐN FDI CHIẾM 40-50% VỐN ĐẦU TƯ. TRONG CÁC LIÊN DOANH, PHÍA VIỆT NAM CHỈ GÓP ĐƯỢC TRÊN DƯỚI 30% VPĐ CHỦ YẾU DƯỚI DẠNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐẤT, CÒN LẠI HƠN 70% VPĐ LÀ CỦA PHÍA NƯỚC NGOÀI. THÔNG QUA KÊNH FDI, NHIỀU NGUỒN LỰC TRONG NƯỚC (LAO ĐỘNG, ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN...) ĐƯỢC KHAI THÁC VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG ; ĐỒNG THỜI NHÀ NƯỚC CŨNG CHỦ ĐỘNG HƠN TRONG BỐ TRÍ CƠ CẤU ĐẦU TƯ, DÀNH NHIỀU VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ VÀO KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI. THỨ HAI : ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO ĐỊNH HƯỚNG CNH, HĐH FDI TẬP TRUNG CHỦ YẾU VÀO LĨNH VỰC CN VÀ XÂY DỰNG (50,5%) ; ĐÂY LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TẠO NÊN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG NÂNG CAO TỶ TRỌNG KHU VƯC CN VÀ DỊCH VỤ. FDI HIỆN CHIẾM GẦN 35% GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG CN, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRÊN 20%/NĂM, GÓP PHẦN ĐƯA TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CN CẢ NƯỚC ĐẠT TRÊN 10%/NĂM. ĐẶC BIỆT FDI TẠO NÊN NHIỀU NGÀNH NGHỀ, SẢN PHẨM THỎA MÃN NHU CẦU TRONG NƯỚC CŨNG NHƯ LÀM TĂNG ĐÁNG KỂ NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CN VIỆT NAM. HIỆN NAY, NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA KHU VỰC FDI CHIẾM 100% VỀ KHAI THÁC DẦU THÔ, SẢN XUẤT ÔTÔ XE MÁY, BIẾN THẾ 250- 100KVA, MÁY GIẶT, TỦ LẠNH, ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ, MÁY THU THANH, ĐẦU VIDEO VÀ MỘT SỐ HÀNG ĐIỆN TỬ KHÁC, NGUYÊN LIỆU NHỰA. TRONG CN DỆT MAY, FDI CHIẾM 100% VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT SỢI PE, PES ; 55% VỀ KÉO SỢI ; 50% SẢN LƯỢNG VẢI ; 45% SẢN PHẨM MAY VÀ 35% VỀ GIÀY DÉP. FDI CÒN CHIẾM 60% VỀ CÁN THÉP, 26% VỀ XI MĂNG, 40% VỀ THUỐC TRỪ SÂU, 15% VỀ PHÂN BÓN CÁC LOẠI. THÔNG QUA FDI ĐÃ HÌNH THÀNH BƯỚC ĐẦU HỆ THỐNG KCN-KCX, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. THỨ BA : GÓP PHẦN LÀM TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU. SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI ĐANG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CN LUÔN ĐẠT CHẤT LƯỢNG,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.pdf
Tài liệu liên quan