Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu

Tài liệu Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu: 1 Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu 2 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các chủ thể tham gia phải biết tôn trọng các qui luật kinh tế khách quan của nó, trong đó có qui luật cơ bản: Cạnh tranh. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển không còn lựa chọn nào khác là phải sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh. Hơn thế nữa, nền kinh tế Việt Nam không thể đứng ngoài thị trường thế giới: Năm 2002, Hiệp định thương mại Việt Mỹ thực tế đi vào cuộc sống kèm theo lộ trình đi tới tự do hoá hoàn toàn thương mại và đầu tư. Năm 2003, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bắt đầu có hiệu lực. Và những năm tiếp theo, chúng ta sẽ gia nhập WTO. Đó là những thời khắc có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế nước nhà. Doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm Việt Nam sẽ phải chiến đấu ngay trên sân nhà và trên sân chơi toàn cầu để tồn tại. Khi mọi hàng rào mậu...

pdf100 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu 2 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các chủ thể tham gia phải biết tôn trọng các qui luật kinh tế khách quan của nó, trong đó có qui luật cơ bản: Cạnh tranh. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển không còn lựa chọn nào khác là phải sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh. Hơn thế nữa, nền kinh tế Việt Nam không thể đứng ngoài thị trường thế giới: Năm 2002, Hiệp định thương mại Việt Mỹ thực tế đi vào cuộc sống kèm theo lộ trình đi tới tự do hoá hoàn toàn thương mại và đầu tư. Năm 2003, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bắt đầu có hiệu lực. Và những năm tiếp theo, chúng ta sẽ gia nhập WTO. Đó là những thời khắc có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế nước nhà. Doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm Việt Nam sẽ phải chiến đấu ngay trên sân nhà và trên sân chơi toàn cầu để tồn tại. Khi mọi hàng rào mậu dịch sẽ phải lần lượt gỡ bỏ, để có đủ sức cạnh tranh, thì một điều chắc chắn là các doanh nghiệp phải tự làm mạnh thêm nội lực của bản thân mình về các mặt vốn, công nghệ, lao động..., phải tăng cường đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh kẹo, trước những thay đổi của môi trường cạnh tranh đã không phải không gặp những lúng túng khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà nổi bật là hoạt động đầu tư, Công ty đã từng bước phát triển và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu cả nước.Tuy nhiên, những gì Công ty đạt được mới chỉ là bước đầu, phía trước còn rất nhiều thử thách. Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo rất quyết liệt. Rào cản gia nhập ngành không lớn nên ngày càng nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo mọc lên. Điều đó đòi hỏi Công ty bánh kẹo Hải Châu không ngừng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để chiến thắng các đối thủ, tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường. Xuất phát từ thực tế trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, tôi đã quyết định chọn đề tài " Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu " cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương được kết cấu như sau: 3 Chương 1. ĐẦU TƯ VỚI VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. Chương 1. ĐẦU TƯ VỚI VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP I/ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 1.1. Khái niệm và phân loại cạnh tranh: 1.1.1. Khái niệm: Xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, cạnh tranh trong cơ chế kinh tế thị trường có thể được hiểu là cuộc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị truờng nhằm giành giật các lợi ích kinh tế về mình. Các chủ thể kinh tế ở đây chính là các bên bán và bên mua các loại hàng hoá và dịch vụ. Đối với các bên mua họ muốn tối đa hoá lợi ích của những hàng hoá mà họ mua được hay nói cách khác là họ muốn mua được loại hàng có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà giá cả lại rẻ. Ngược lại, bên bán bao giờ cũng hướng tới tối đa hoá lợi nhuận bằng cách 4 bán được nhiều hàng với giá cao. Vì vậy, các bên cạnh tranh với nhau để giành những phần có lợi hơn về mình. Xét ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được Mác đề cập như sau:"Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch". Ở đây, Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong một không gian hẹp chủ nghĩa tư bản Lúc này cạnh tranh được xem là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại, quan niệm về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ khá tiêu cực. Ở nước ta, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được hiểu một cách cứng nhắc. Trong một thời kỳ dài, chúng ta chỉ nhìn thấy mặt trái của cạnh tranh, phê phán cạnh tranh, coi cạnh tranh là doanh nghiệp mạnh đè bẹp doanh nghiệp yếu mà chưa thấy được những mặt tích cực của cạnh tranh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm về cạnh tranh của các doanh nghiệp ở nước ta đã được thay đổi. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh của các doanh nghiệp được quan niệm là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ để thu được lợi nhuận lớn nhất đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chúng ta cùng có thể hiểu theo nghĩa chung nhất cạnh tranh của các doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng hoặc thị trường mà kết quả cuối cùng là để tiêu thụ được ngày càng nhiều hàng hoá với lợi nhuận cao. Nếu xét trong mối tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau và trên cơ sở nhu cầu mua sắm của xã hội thì chúng ta hiểu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực sáng tạo nhằm tồn tại được trên thị trường và ngày càng thu được nhiều lợi nhuận trên cơ sở tạo ra các ưu thế về sản phẩm cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2. Các loại hình cạnh tranh: Cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp được phân thành nhiều loại khác nhau. Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia 5 làm 2 loại: Cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành. Để giành lợi thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm vững các loại cạnh tranh này để xác định đúng đối thủ cạnh tranh, từ đó lựa chọn chính xác vũ khí cạnh tranh phù hợp với điều kiện và đặc điểm của mình. Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc đấu tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra và đầu tư vốn vào ngành có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. Sau một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này, vô hình chung hình thành lên sự phân phối vốn hợp lí giữa các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành giá cả thị trường đồng nhất đối với hàng hoá dịch vụ cùng loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi họat động của mình trên thị trường, những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản. Khi nền sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Do đó, để thắng trong cuộc chiến giành lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp không ngừng thu thập thông tin về các đối thủ, đem so sánh với bản thân doanh nghiệp, nhờ đó phát hiện được những lĩnh vực mà mình có ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh và là cơ sở để xây dựng được một chiến lược cạnh tranh đúng đắn. 1.2. Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều người hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích. Chạy đua về mặt kinh tế phải 6 luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của người chạy phía sau, và không phải chỉ để thắng một trận tuyến giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa những người mua với người bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Do vậy, cạnh tranh không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường mà còn có ý nghĩa to lớn đối với người tiêu dùng và toàn xã hội. - Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (cải tiến thiết bị công nghệ, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu...), ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. - Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng mức giá phù hợp với khả năng của họ. - Đối với nền kinh tế quôc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kĩ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và óc sáng tạo của các nhà doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. Vì bị cuốn hút bởi các mục tiêu hạ giá thành, tăng lợi nhuận..., các doanh nghiệp đã không chịu bỏ ra chi phí cho việc xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn đến độc quyền ..v..v ... Để khắc phục được những tiêu cực đó thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. 1.3. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp: Do sự khan hiếm nguồn lực xã hội, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp hạn chế nên các doanh nghiệp không thể có lợi thế hơn các đối thủ về mọi mặt. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần biết tận dụng những lợi thế của mình, biến chúng thành các công cụ cạnh tranh thực sự lợi hại để đạt được mục tiêu kinh tế đã đạt ra. Tuy nhiên, các mặt khác mà doanh nghiệp không có lợi thế 7 bằng thì cũng không nên bỏ qua. 1.3.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Sản xuất cái gì? như thế nào? cho ai? là câu hỏi lớn nhất mà mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đối mặt trong cơ chế thị trường. Trả lời được câu hỏi này có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm. Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình.Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm cho sản phẩm của mình thích ứng được với thị trường một cách nhanh chóng thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị trường, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. a) Sản phẩm: Có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh từ sản phẩm theo hai cách: Đa dạng hoá sản phẩm: Mức độ đa dạng của sản phẩm thể hiện ở danh mục sản phẩm của công ty (đó là tập hợp của tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng được đưa ra để bán). Để có thể theo kịp nhu cầu thị trường, bên cạnh việc duy trì và cải tiến các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán sự rủi trong kinh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Đi đôi với việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cho là có những điểm độc đáo và từ đó hấp dẫn khách hàng vì sự độc đáo đó. Ưu điểm của chiến lược này là doanh nghiệp không bị cạnh tranh từ các đối thủ vì các đối thủ khó lòng vượt qua lòng trung thành của khách hàng về nhãn hiệu mà DN xây dựng được. (Ví dụ, xe ô tô: có tính sang trọng là Mercedes - Ben, tính kinh tế là Toyota...). Tuy nhiên, DN rất khó giữ vững thị phần của mình vì khó có thể duy trì sự khác biệt trong thời gian dài do bị đối thủ bắt chước rất nhanh và gặp khó khăn trong duy trì giá cao. Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm tối ưu là một trong những yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 8 b) Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật hoặc là khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng thì phải giải quyết được cả hai vấn đề trên. Xuất phát từ quan điểm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, khi đời sống của con người ngày càng cao thì việc cải thiện chất lượng sản phẩm trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi DN. Làm ngược lại, DN đã tự từ chối khách hàng, đẩy lùi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cải tiến sản phẩm còn giúp DN hội nhập tốt hơn với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, vươn tới những thị trường xa hơn. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được kí kết tháng 7 năm 2000 đã mở ra những cơ hội lớn cho các DN Việt Nam. Song để xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, các sản phẩm của ta phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về công nghệ, hàm lượng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh, cũng như về bao gói, bảo quản... Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: Chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền, đẹp mà nó còn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan. Ở đây, nhân tố khách quan đã tác động, chi phối yếu tố chủ quan. Quan niệm này xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ : - Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. - Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng mua hàng và mở rộng thị trường. - Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.2. Giá bán sản phẩm: 9 Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của DN và khả năng sinh lời của nó. Đồng thời, giá cả còn là công cụ linh hoạt nhất, mềm dẻo nhất trong cạnh tranh. Giá của sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua thoả thuận giữa người bán và người mua. Nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, ''khách hàng là thượng đế '' họ có quyền lựa chọn những gì mà họ mà họ cho là tốt nhất, và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá bán thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Mặc dù vậy, khi thu nhập của đại bộ phận dân cư đều tăng, khoa học kĩ thuật phát triển thì việc định giá thấp chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu, đôi khi còn bị đánh đồng với việc suy giảm chất lượng. Vì vậy, định giá thấp, định giá ngang thị trường hay định giá cao, làm sao sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh lợi hại là tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường. 1.3.3. Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bao gồm cả chức năng sản xuất và tiêu thụ.Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở hai mặt: Trước hết là phải lựa chọn các kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi tính toán nhiều yếu tố, phải mất nhiều năm và không dễ gì thay đổi được nó. Bù lại, DN có một nền móng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp có được. Bên cạnh việc tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, một số chính sách phục vụ khách hàng như chính sách thanh toán, các dịch vụ trước và sau bán hàng. Đây là một hình thức cạnh tranh phi giá, gây sự chú ý và thu hút khách hàng. 10 Công tác tổ chức tiêu thụ tốt cũng là một trong những yếu tố làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Các hoạt động giao tiếp khuếch trương như quảng cáo, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... là những hình thức tốt nhất để giới thiệu về các sản phẩm và doanh nghiệp của mình từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng thị trường nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập. 2.1. Quan niệm về khả năng cạnh tranh: Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp: - Theo Fafchams : khả năng cạnh tranh của một DN chính là khả năng của DN đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường. Theo cách hiểu này DN nào sản xuất ra các sản phẩm tương tự như của các DN khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh. - Randall lại cho rằng : khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định - Dunning : khả năng cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính DN trên các thị trường khác nhau mà không biệt nơi bố trí sản xuất của DN đó. - Một quan niệm khác cho rằng : khả năng cạnh tranh là trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng thời duy trì được thu nhập của mình. Có thể thấy rằng các quan niệm đứng trên các góc độ khác nhau nhưng chung quy lại đều nói tới việc chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận. 2.2. Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp bắt đầu vào khởi sự kinh doanh phải có những nguồn lực nhát định. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng 11 trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh củ mình. Thực chất tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín...Cụ thể là doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động...Hay nói cách khác tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất. Trong cơ chế thị trường, tăng sức cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Song song với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đòi hỏi của khách hàng ngày càng khe khắt, họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lí. Để đáp ứng nhu cầu đó doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ...hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường. Mặt khác, xu hướng tự do mở cửa nền kinh tế diễn ra ngày một nhanh, tiến trình hội nhập đang tới gần thì nâng cao năng lực cạnh trạnh lại là vấn đề sống còn. Khi hàng rào thuế quan dần xoá bỏ và mở rộng hợp tác kinh tế, sẽ là khó khăn hơn đối với mỗi doanh nghiệp khi giành giật thị trường và khách hàng từ tay các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh dày kinh nghiệm, các doanh nghiệp bản địa nhạy bén, năng động cùng sự gia nhập ồ ạt của hàng ngàn DN mới. Đối với Việt Nam, khi chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước không còn tính độc quyền và được nhà nước bao cấp như trước nữa mà phải tự quyết định lấy các vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp (sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bao nhiêu...). Các doanh nghiệp nhà nước buộc phải làm quen với điều này cũng như phải thích nghi với môi trường kinh doanh mới của cơ chế thị trường, chấp nhận các quy luật của thị trường cũng như là phải chấp nhận cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường đa hình thức sở hữu, khi mà quan điểm, chính sách của nhà nước về vai trò của các thành phần kinh tế khác đi, các doanh nghiệp nhà nước nếu không tự đổi mới sẽ không thể chạy 12 đua nổi. Bởi các hãng nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều và có ưu thế hơn hẳn về tiềm lực tài chính cũng như là trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó là khu vực kinh tế tư nhân đầy năng động và hiệu quả đang vươn lên mạnh mẽ. 2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: được khái quát thông qua mô hình sau: 2.3.1. NHÓM NHÂN TỐ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP: a) Môi trường vĩ mô: gồm các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. a1) Môi trường kinh tế: Các nhân tố kinh tế là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân do vậy sức mua của nhân dân cũng tăng lên. Mặt khác nền kinh tế phát triển mạnh làm tăng khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, tăng cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên, do sự tăng MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: Kinh tế, công nghệ, luật pháp, tự nhiên... MÔI TRƯỜNG NGÀNH NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP uy tín vốn kĩ thuật nhân sự ... Khả năng cạnh tranh 13 trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường, và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ lại trở nên gay gắt. Trái lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỉ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả sẽ tăng, sức mua của người dân bị giảm sút, các doanh ngiệp phải tìm mọi cách để giữ khách hàng, do đó sự cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ khốc liệt hơn. Lãi suất ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Với mức lãi suất đi vay cao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn, do vậy sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm đi đặc biệt là đối với các đối thủ có tiềm lực mạnh về tài chính. Các nhân tố lạm phát, tỉ giá hối đoái, các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế... cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như là mức độ cạnh tranh trên thị trường. a2) Môi trường khoa học công nghệ: Tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập xử lí thông tin về các đối thủ và thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh cao. Sự ra đời của hàng vạn phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là mối đe dọa một khi các sản phẩm đang sản xuất rất nhanh trở nên lỗi thời. a3) Môi trường chính trị và pháp luật: Thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. Ngược lại sẽ thành rào cản đối với họ. Chẳng hạn, luật cạnh tranh và chống độc quyền, các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc loại thành phần và trên mọi lĩnh vực. Hay các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước so với các doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài. a4) Môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội: 14 Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý về việc phân bố vị trí địa lý của các tổ chức kinh doanh. Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm các chi phí thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Với nhân tố tự nhiên là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất hàng hoá vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá và các vấn đề xã hội giờ đây đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Đối với các hãng kinh doanh nổi tiếng thế giới, năm 2001 thực sự là một thử thách. Đó là sự suy giảm trong việc chiếm lĩnh thị phần thế giới( Coke:5%, Microsoft:7%, Ford:17%...) do bị sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn hiệu nội. Sự vượt lên của các nhãn hiệu nội là do dễ thích nghi với nhu cầu người dân vì nghiên cứu được thói quen, tập tục và cả "gu" văn hoá của người nước họ, trong khi các nhãn hiệu quốc tế không chịu khai thác để tìm hiểu nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. b) Môi trường ngành: bao gồm các nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Tình trạng về cầu trong ngành là yếu tố tác động mạnh đến sư cạnh tranh. Tăng nhu cầu của người tiêu dùng tạo ra cơ hội cho việc mở rộng sản xuất, làm dịu bớt cạnh tranh. Ngựơc lại khi cầu giảm, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn, một doanh nghiệp chỉ đạt đến sự tăng trưởng bằng cách lấy đi thị phần của những doanh nghiệp khác. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành tuỳ thuộc vào số lượng, qui mô các doanh nghiệp trong ngành. Trong một ngành, nếu như các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có qui mô và thế lực ngang nhau thì sự cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn và khi đó sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn hoăc thấp đi. Không chỉ thế, doanh nghiệp còn phải đề phòng sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành một phần thị trường. Vì vậy để bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình, doanh nghệp thường duy trì các hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài ( chẳng hạn như lợi thế về uy tín, qui mô, kinh nghiệm quản lý... ). Kinh nghiệm cho thấy có 15 nhiều khả năng doanh nghiệp bị những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm " chôn vùi " hơn là bị các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Sự tồn tại của những sản phẩm thay thế cũng hình thành một áp lực cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có rất ít sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội tăng gía và kiếm được lợi nhuận tăng thêm. Bên cạnh đó, sức ép về giá của người cung cấp và khách hàng cũng tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà cung cấp được coi là đe dọa với doanh nghiệp khi họ đảy mức giá hàng cung cấp lên. Còn người mua khi có cơ hội thì đẩy giá cả xuống hoặc yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, và tất nhiên giảm lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được. Môi trường bên ngoài luôn luôn biến động ngoài mong muốn của doanh nghiệp . Nó có thể cùng một lúc tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.Trong cảnh hỗn loạn đó, chiến thắng sẽ thuộc về kẻ nào bình tĩnh, sáng suốt nhận ra cơ hội và biết tạo ra khả năng cạnh tranh cho mình từ những nguồn lực hiện có. 2.3.2. NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP: Đây là nhóm nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được và quyết định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. a. Nguồn nhân lực Luôn có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Bộ phận quản lí doanh nghiệp là đầu não của doanh nghiệp, quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào, khối lượng bao nhiêu. Mỗi một quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là những người quyết định cạnh tranh với đối thủ nào và bằng những cách nào. Mặt khác, nếu bộ máy quản lí tinh gọn sẽ góp phần tiết kiệm chi phí quản lí doanh nghiệp. Cùng với máy móc thiết bị và công nghệ, công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Sức khoẻ tốt cùng với trình độ tay nghề cao là cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Lòng yêu nghề, yêu doanh nghiệp của họ sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những lúc khó khăn hoạn nạn, tiếp tục đứng vững trên thương trường. 16 b. Cơ sở vật chất kỹ thuật Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất như vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm hạ đi kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là rất lớn. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào lại có sức cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu máy móc thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm tăng chi phí sản xuất. c. Khả năng tài chính Để có thể cạnh tranh tốt doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Tiềm lực tài chính phản ánh qui mô của doanh nghiệp và quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện các hoạt động chào hàng, khuyếnmại, giao tiếp khuếch trương cũng như nghiên cứu và phát triển thị trường. An toàn về mặt tài chính giúp doanh nghiệp dễ dàng vay vốn, kêu gọi đối tác. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng dễ dàng xoay xở khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, hay để giữ vững và mở rộng thị phần của mình, doanh nghiệp có khả năng hạ giá sản phẩm, chấp nhận lỗ một thời gian ngắn. d. Mạng lưới phân phối Thực tế cho thấy rằng, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để sản xuất của doanh nghiệp tiếp cận với thị trường. Khách hàng bao giờ cũng muốn mua hàng ở những nơi mà hình thức mua bán, hình thức thanh toán và vận chuyển tiện lợi nhất. Có mạng lưới hệ thống kênh phân phối tốt giúp phần làm cho sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng nơi có nhu cầu một cách kịp thời - yếu tố thời gian là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả của bất kỳ doanh nghiệp nào. e. Quy mô kinh doanh và uy tín Chúng ta đều biết một trong năm nguyên nhân dẫn đến độc quyền của một doanh nghiệp là doanh nghiệp đó có tính kinh tế nhờ quy mô. Một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn sản xuất càng nhiều sản phẩm thì chi phí cận 17 biên cho sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo nhỏ dần, và như vậy giá thành đơn vị sản phảm càng hạ. Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn có thuận lợi hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong cạnh tranh, đặc biệt khi các doanh nghiệp này sản xuất vượt công suất. Uy tín của doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Uy tín của một doanh nghiệp được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là một tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phải biết giữ gìn và làm giàu thêm tài sản đó. Chính lòng trung thành của khách hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp món lợi nhuận kếch xù và bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Ví như nhờ uy tín, Samsung có thể định giá cao hơn cho các sản phẩm của mình, còn Honda lại làm điêu đứng các nhà cung cấp xe máy khi tung ra thị trường Việt Nam sản phẩm Wave - Anpha. 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau: 2.4.1. Thị phần của doanh nghiệp/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh: Là một chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Người ta thường xem xét các loại thị phần sau: - Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường: Đó chính là tỉ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành. - Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó là tỉ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc. - Thị phần tương đối: Đó là tỉ lệ so sánh về doanh số của công ty với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào, và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào. Ưu điểm: Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính 18 Nhược điểm: Khó đảm bảo tính chính xác do khó thu thập được doanh số chính xác của các doanh nghiệp. 2.4.2. Doanh thu/ doanh thu của các đối thủ mạnh nhất: Nếu sử dụng chỉ tiêu này người ta có thể chọn từ 2 đến 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo lĩnh vực cạnh tranh khác nhau mà chọn khác nhau. Chỉ tiêu này có ưu điểm đơn giản, dễ tính. Nhưng có nhược điểm là khó chính xác vì mỗi lĩnh vực có doanh nghiệp đứng đầu khác nhau. 2.4.3. Tỉ lệ chi phí Marketing/ tổng doanh thu: Đây là chỉ tiêu hiện nay đang được sử dụng nhiều để đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này mà doanh nghiệp thấy được hiệu quả hoạt động của mình. Nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào chi phí cho công tác Marketing mà hiệu quả không cao. Xem xét tỉ lệ: Chi phí Marketing/ tổng chi phí ta thấy: Tỉ lệ này cao chứng tỏ việc đầu tư cho khâu Marketing là tương đối lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại cơ cấu chi tiêu. Có thể thay vì quảng cáo rầm rộ công ty có thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. 2.4.4. Tỉ suất lợi nhuận: Tỉ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ấy. Đó chính là: chênh lệch ( giá bán - giá thành )/ giá bán. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt. Ngựơc lại, nếu chỉ tiêu này cao thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi. II/ ĐẦU TƯ - YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ NÂNG CAO SỨC MẠNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1. Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp 1.1- Khái niệm đầu tư: Đầu tư được hiểu là sự hi sinh nguồn lực ở hiện tại nhằm thu về các kết quả cao hơn cho nhà đầu tư tương lai. 19 Doanh nghiệp với tư cách là một nhà đầu tư trong trong nền kinh tế, tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất kinh doanh của mình mà tiến hành các hoạt động đầu tư khác nhau: - Đầu tư phát triển. - Đầu tư thương mại. - Hay đầu tư tài chính. Đối với một doanh nghiệp, việc nâng cao khả năng cạnh tranh được tiến hành thông qua hình thức đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp có thể hiểu là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của của các tài sản này nhằm duy trì, tăng cường, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 -Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp : a) Khái niệm: Trong các nguồn lực được sử dụng để đầu tư thì vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên mỗi doanh nghiệp cần có vốn. Vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Song căn cứ vào nội dungkinh tế ta có thể chia thành hai nguồn cơ bản; đó là: - Nguồn vốn chủ sở hữu. - Nguồn vốn vay.  Nguồn vốn chủ sở hữu : Trong nền kinh tế thị trường qui mô tài sản là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là khối lượng tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ và sử dụng hình thành từ nguồn nào. Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản hiện có của doanh nghiệp. Nó được hình thành từ các nguồn sau : - Do số tiền đóng góp của các nhà đầu tư - chủ sở hữu của doanh nghiệp. - Vốn được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gọi là lãi lưu giữ hay lãi chưa phân phối. - Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, từ các quĩ của doanh nghiệp. 20  Nguồn vốn vay : Hiện nay, hầu như không một doanh nghiệp nào chỉ sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có, mà đều phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn trong đó có nguồn vốn vay chiếm tỉ lệ đáng kể khoảng 70 - 90%. Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không những ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp qui mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay. Có thể thực hiện vay vốn dưới các phương thức chủ yếu sau : - Tín dụng ngân hàng. - Phát hành trái phiếu. - Tín dụng thương mại. b) Nội dung của vốn đầu tư trong doanh nghiệp : Vốn đầu tư có thể được chia thành các khoản mục : - Những chi phí tạo ra tài sản cố định: Gồm chi phí ban đầu và đất đai; chi phí xây dựng, sử chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng; chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị dụng cụ, mua sắm phương tiên vận chuyển và các chi phí khác. - Những chi phí tạo ra tài sản lưu động gồm: Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí mua nguyên vật liệu, trả lưng người lao động, chi phí về điện nước, nhiên liệu ... và chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền. - Chi phí chuẩn bị đầu tư. - Chi phí dự phòng. 2) Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Xuất phát từ khái niệm, ta biết đầu tư là sự hi sinh nguồn lực hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Xét về mặt tài chính, kết quả có lợi ở đây chính là lợi nhuận. Còn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. Như vậy, hoạt độngđầu tư hay nâng cao khả năng cạnh tranh thì đều phải đáp ứng yêu cầu lợi nhuận. Song để đứng vững và tiếp tục thu lợi nhuận, doanh nghiệp phải làm gì? Tất nhiên họ phải sử dụng các nguồn lực vật chất, tài chính hay nói cách khác là phải bỏ tiền ra để nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ quản lí và công nhân, hay để mua thông tin về thị trường và các đối thủ 21 cạnh tranh... nghĩa là doanh nghiệp tiến hành " Đầu tư ". Như vậy, đầu tư và gắn liền với nó là hiệu quả đầu tư là điều kiện tiên quyết của việc tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cũng có quan điểm cho rằng, khi vốn chi ra nhiều sẽ tăng giá thành sản phẩm và do đó sản phẩm sẽ kém cạnh tranh hơn. Quan điểm này đặc biệt chi phối các chủ doanh nghiệp trong việc ra quyết định đầu tư hiện đại hoá công nghệ, dây chuyền sản xuất bởi bộ phận này chiếm khối lượng vốn rất lớn. Song ngày nay, khi ngưòi tiêu dùng không bận tâm nhiều lắm đến giá cả thì biện pháp cạnh tranh về giá lại trở nên nghèo nàn, họ muốn hưởng lợi ích cao hơn mà do đó sẵn sằng mua hàng ở mức giá cao. Vì thế, đổi mới thiết bị là để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì nhằm thoả mãn khách hàng, đồng thời giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu, tỉ lệ phế phẩm, giảm các chi phí kiểm tra, tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Mặt khác, tăng năng suất lao động - biện pháp cơ bản để hạ giá thành - chỉ có thể có được nhờ hiện đại hoá máy móc thiết bị kết hợp với cách tổ chức sản xuất khoa học và đội ngũ công nhân lành nghề. Mặc dù vậy, các hoạt động đầu tư nêu trên phải mất một thời gian dài mới phát tuy tác dụng của nó.Trong ngắn hạn, khi bị chèn ép bởi quá nhiều đối thủ cạnh tranh với mức độ gay gắt, các doanh nghiệp không thể ngay lập tức rót vốn để mua máy móc hay đào tạo lao động. Khi đó, họ sử dụng các công cụ nhạy cảm hơn với thị trường như: hạ giá bán, khuyến mãi, tặng quà cho đại lí và các nhà phân phối, chấp nhận thanh toán chậm, tài trợ hay quảng cáo rầm rộ để người tiêu dùng biết đến và ưa thích sản phẩm của mình... Trong trường hợp giá bán không đổi thì tăng chi phí cho các chiến dịch xúc tiến bán hàng này đã làm doanh nghiệp thiệt đi một phần lợi nhuận.Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ hiệu quả của việc tiêu tốn các chi phí này, ngoài việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, chúng còn có tác dụng giao tiếp khuyếch trương - tạo hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong xã hội cộng với niềm tin từ khách hàng vào chất lượng sản phẩm, lực hút từ giá bán hợp lí... sẽ làm nổi danh thương hiệu, gia tăng uy tín của doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp tới vị trí cao hơn trên thương trường. Rõ ràng, lúc đó, doanh nghiệp có thể nhờ vào uy tín và vị thế của mình mà thu lợi nhuận nhiều hơn mức trung bình của ngành. Nói khác đi, việc chi dùng vốn hợp lí vào các hoạt động trên là hình thức đầu tư một cách "gián tiếp", đầu tư vào tài sản "vô hình" mang tầm chiến lược mà để cạnh tranh - bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn có. Lợi nhuận 22 Sơ đồ: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy, đầu tư đã tạo ra thế và lực mới cho doanh nghiệp - hay đó chính là khả năng cạnh tranh cao hơn. Khả năng cạnh tranh được nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp thu lợi lớn hơn, tạo điều kiện để doanh nghiệp gia tăng vốn tự có, thực hiện tái đầu tư và các hoạt động khác nhằm đạt được các mục tiêu: Lợi nhuận, vị thế và an toàn. 3) Nội dung của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp: 3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị (MMTB), dây chuyền công nghệ (DCCN), cơ sở hạ tầng (CSHT) : Đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi hai lí do cơ bản sau: Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư. Thứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm - hoạt đong chính của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, hoạt động đầu tư vào TSCĐ đóng vai trò quan trọng nhất nếu không muốn nói là đóng vai trò quyết định đối với phần lợi nhuận thu được của doanh nghiệp ( mặc dù chúng ta chưa đề cập đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm ). Các hãng thường tăng cường thêm TSCĐ khi họ thấy trước những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất, hoặc vì có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn. TSCĐ bao gồm cơ sở hạ tầng xây dựng và máy móc thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư ( trừ trường hợp đầu tư chiều sâu). Hoạt động đó bao gồm Đầu tư Khả năng cạnh tranh 23 các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động thuận lợi an toàn. Đó là các phân xưởng sản xuất chính, phụ; hệ thống điện nước, giao thông, thông tin liên lạc, các văn phòng, khu công cộng khác ... Để thực hiện tốt các hạng mục này thì phải tính đến các điều kiện thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất... đồng thời căn cứ vào yêu cầu về đặc tính kĩ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cách tổ chức điều hành và các yêu cầu khác. Đầu tư MMTB gắn bó chặt chẽ với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Đây là bộ phận chiếm tỉ trọng vốn lớn nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác, trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ nên có nhiều tầng công nghệ, nhiều cơ hội để lựa chọn MMTB phù hợp về nhiều mặt. Do đó, việc đầu tư cho MMTB, DCCN phải được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn sau: - Cho phép sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. - Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, của vùng như lao động, nguyên liệu. - Giá cả và trình độ công nghệ phải phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và xu thế phát triển công nghệ của đất nước và thế giới. Khi đầu tư, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu nhất định về công nghệ, biết định giá chính xác về thiết bị công nghệ. Giá của công nghệ gồm nhiều thành phần: chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí quyết kĩ thuật, thương hiệu, chi phí huấn luyện chuyên môn ... Phần khó định giá nhất là chi phí sáng chế, bí quyết kĩ thuật hay còn gọi là " phần mềm ". Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ lớn nếu mua được thiết bị rẻ nhưng hoạt động không hiệu quả. Để có được thiết bị như mong muốn thông thường các doanh nghiệp áp dụng phương thức đấu thầu. Hoạt động đầu tư vào MMTB của doanh nghiệp có thể diễn ra dưới hai hình thức: Đầu tư chiều rộng (trình độ kĩ thuật và công nghệ như cũ) và đầu tư chiều sâu (hiện đại hoá công nghệ).Trong đó đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhấn mạnh hình thức thứ hai. Để đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp có thể thực hiện bằng các con đường sau: - Cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thông hiện có. - Tự nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới. 24 - Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và chuyển giao công nghệ. 3.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ: Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp. Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như là một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trữ là cần thiết, bởi hai lí do cơ bản sau: Thứ nhất, hãng có thể dự đoán hay khẳng định giá cả sẽ tăng. Ví dụ giá dầu mỏ tăng mạnh, nhiều hãng muốn mua với khối lượng lớn vì mua bây giờ sẽ rẻ hơn sau này. Tương tự, các hãng có thể om hàng thành phẩm không chịu bán với hi vọng sẽ bán được giá cao hơn trong tương lai gần. Thứ hai, các hãng có ý định giữ lại hàng dự trữ là do nhiều quá trình sản xuất cần có thời gian để hoàn tất. Một số hàng dự trữ có vai trò là khâu trung gian của các đầu vào trước khi chúng trỏ thành sản phẩm. Nhưng còn một động cơ khác nữa là để đề phòng nhu cầu về sản phẩm của hãng bất ngờ tăng lên. Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng, hãng có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu hãng muốn đáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt; do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữ một lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột đó. Tương tự, khi có suy thoái tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng không bán được có thể rẻ hơn là phải những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dôi thừa với mục đích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất. Ngoài hai lí do trên thì đầu tư hàng dự trữ còn có tác dụng điều hoà sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lí, hiệu quả. Căn cứ vào mục đích dự trữ, dự trữ được chia thành các loại cơ bản sau: - Dự trữ chu kì: là bộ phận dự trữ thay đổi theo qui mô của đơn đặt hàng. 25 - Dự trữ bảo hiểm: là khoản dự trữ cho tình trạng bất định về cung cầu và thời gian chờ hàng. - Dự trữ thời vụ: là khoản dự trữ đáp ứng vào những thời kì thời vụ. Xét về mặt chi phí, bằng việc giữ lại các hàng hoá lẽ ra có thể bán được, hay mua vào những hàng hoá mà việc mua đó đáng ra có thể hoãn lại, hãng giữ lại khoản tiền đáng ra có thể sử dụng theo cách khác để thu lãi. Do đó, chi phí của việc giữ hàng tồn kho chính là khoản lãi cho số tiền có thể thu được bằng cách bán những hàng hoá này đi hay số tiền bỏ ra để mua chúng. Khi lãi suất thực tế tăng, việc giữ hàng tồn kho trở nên tốn kém, cho nên các doanh nghiệp hành động hợp lí tìm cách giảm bớt hàng tồn kho của mình. Bởi vậy, việc tăng lãi suất tạo ra áp lực đối với đầu tư vào hàng tồn kho. Chẳng hạn vào những năm 1980, nhiều doanh nghiệp áp dụng kế hoạch sản xuất "đúng lúc" (Just in time), để cắt giảm khối lượng hàng tồn kho bằng cách sản xuất hàng hoá ngay trước khi bán. Lãi suất cao phổ biến trong phần lớn thập kỉ đó là một cách để lí giải sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Đây là một khoản chi phí tương đối lớn trong vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phải tính toán kĩ lưỡng, tránh tồn kho quá nhiều hoặc quá ít, đảm bảo hiệu quả của đồng vốn và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Marx đã từng nói: " Trình độ sản xuất của một nền kinh tế không phảỉ chỗ xã hội đó sản xuất ra cái gì mà là xã hội đó dùng cái gì để sản xuất". Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, Lênin khẳng định: " Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động ". Trong thực tế, đầu tư nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nhân tố con người luôn luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp. 26 Mối quan hệ thuận chiều giữa năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp được K.Marx làm sáng tỏ trong học thuyết giá trị - lao động. Theo K.Marx, với cùng một mức tiền lương ( V ) được xác định trước, nếu kéo dài thời gian lao động hoặc tăng năng suất lao động sẽ làm tăng giá trị do lao động của người công nhân tạo ra ( V+m ), do đó tăng giá trị thặng dư ( m ). Tuy nhiên, thời gian lao động không thể kéo dài mãi được, do vậy tăng năng suất lao động là phương pháp tối ưu để tạo ra giá trị thặng dư cao. Trên cơ sở đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng của người lao động, tạo ra các động lực khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc. Đầu tư cho nguồn nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận. Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao...Trong đó phát triển chất lượng nguồn nhân lực tập trung ở công tác đào tạo. Đào tạo quyết định phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề. Đào tạo của doanh nghiệp có thể lựa chọn đào tạo bên ngoài do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm trách hay tổ chức các khoá đào tạo nội bộ. Về đối tượng đào tạo, ta có ba nhóm là: - Đào tạo lực lượng quản lý, cán bộ chuyên môn. - Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ. - Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân. Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp không đông về số lượng nhưng lại có tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Người quản lý trong cơ chế thị trường không chỉ thực hiện những cộng việc "thành tên" và còn phải năng động sáng tạo trong những tình huống khó khăn, bất ngờ. Do đó đòi hỏi họ không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ. Mặt khác, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư thích đáng cho đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Họ sẽ là người đem tri thức mới và tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh. Và để vận hành được máy móc thiết bị hiện đại, bắt kịp với trình đọ sản xuất tiên tiến thì nâng cao tay nghề của công nhân cũng là một tất yếu khách quan. 27 3.4. Đầu tư cho tài sản vô hình khác: Đầu tư cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp được coi là một hoạt động đầu tư cho tài sản vô hình. Ngoài ra đầu tư cho tài sản vô hình của doanh nghiệp còn bao gồm các hoạt động: - Nghiên cứu và phát triển thị trường. - Đầu tư mua bản quyền. - Đầu tư cho nâng cao uy tín và vị thế của công ty thông qua các hoạt động quảng cáo bằng hình thức trực tiếp như sử dụng các phương tiện truyền thông, pa nô áp phích, đồ dùng cá nhân...hoặc hình thức gián tiếp như tài trợ cho các hoạt động, chương trình, dự án...cùng các hoạt động giao tiếp khuếch trương khác. Ngày nay các công ty có xu hướng khuếch trương tài sản vô hình của mình bởi họ nhận thấy tăng đầu tư cho tài sản vô hình sẽ làm tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận. Theo điều tra thì trung bình các doanh nghiệp sử dụng từ 10 - 20% chi phí cho hoạt động quảng cáo. Coca - cola, hãng nước giải khát hàng đầu thế giới dành 40% chi phí cho hoạt động này, quảng cáo trên 524 nghìn lần một ngày bằng hơn 80 thứ tiếng với cách quảng cáo luôn luôn phản ánh phong cách sống hiện đại, đặc biệt nhấn mạnh vào lớp trẻ. Giờ đây, có tới hơn 160 nước trên thế giới ưa thích Coca - cola. 4. Các yếu tố ảnh hưởng chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp: 4.1. Lợi nhuận - thu nhập kì vọng trong tương lai: Một câu hỏi đặt ra là: Nhân tố nào chi phối quyết định đầu tư của doanh nghiệp? Các hãng tiến hành đầu tư khi quĩ vốn hiện có của họ nhỏ hơn quĩ vốn mà họ muốn có. Như vậy, động lực để họ đầu tư là có được thu nhập lớn hơn. hay lợi nhuận kì vọng trong tương lai là nhân tố chính, có tác động bao trùm đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trước khi quyết định có đầu tư hay không phải xem xét và so sánh giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí. Chúng ta biết đường hàm số chi phí và mức đầu tư phụ thuộc vào lợi nhuận do đầu tư tạo ra. Do đó, nếu phần lợi nhuận này càng lớn thì 28 nhà kinh doanh càng có khuynh hướng muốn đầu tư và họ sẽ gia tăng vốn cho tới khi nào hiệu quả biên của vốn nhỏ hơn chi phí vốn. 4.2. Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư là những khoản mà doanh nghiệp phải trả trong quá trình biến vốn đầu tư thành sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thường vay vốn của ngân hàng hoặc các trung gian tài chính để đầu tư nên chi phí đầu tư phụ thuộc nhiều vào lãi suất. Nếu lãi suất cao thì chi phí đầu tư sẽ cao, đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Thuế cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư. Nếu thuế đánh vào lợi tức mà cao sẽ hạn chế số lượng và qui mô các dự án. 4.3. Cầu tiêu dùng: Cầu tiêu dùng tăng lên chính là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư của mình và ngược lại rất khó thuyết phục một chủ đầu tư mở rộng sản xuất trong khi cầu tiêu thụ trên thị trường đang giảm mạnh. Nói cách khác, nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn thì khả năng mà doanh nghiệp đầu tư sẽ càng cao. 4.4. Dự đoán của các hãng về tình trạng nền kinh tế trong tương lai: Hoạt động đầu tư có độ trễ rất lớn về mặt thời gian, vì đây là sự hi sinh tiêu dùng hiện tại để đạt các kết quả trong tương lai đặc biệt là với đầu tư phát triển, việc thực hiện đầu tư có thể sau nhiều năm mới thu kết quả. Chính vì vậy, dự đoán về tình trạng tốt xấu của nền kinh tế trong tương lai là một trong những tiêu chí để quyết định đầu tư. Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU : Công ty bánh kẹo Hải Châu ( trước đây là nhà máy Hải Châu ) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Mía đường I – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Địa chỉ : 15 Mạc Thị Bưởi – Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. 29 Điện thoại : ( 04) 8.624826 Fax : ( 04) 8.621520 Diện tích mặt bằng : Hiện nay ( tính cả phần mở rộng ) là 55.000m2 Trong đó : - Nhà xưởng : 23.000m2 - Văn phòng : 3.000m2 - Kho bãi : 5.000m2 - Phục vụ công cộng : 24.000m2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu ( theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/9/1994 ) - Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo - Kinh doanh sản phẩm mì ăn liền - Kinh doanh bột gia vị - Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn - Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì ngành công nghiệp thực phẩm. - Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng công ty kinh doanh. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty : Công ty bánh kẹo Hải Châu được hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu ( Trung Quốc ) giúp đỡ xây dựng ( vì vậy có tên là Hải Châu ) được thành lập ngày 2/9/1965. Đến nay công ty đã có hơn 36 năm xây dựng và phát triển. * Thời kỳ đầu thành lập ( 1965 – 1975 ) - Vốn đầu tư : Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ một số liệu vốn đầu tư ban đầu. - Năng lực sản xuất gồm :  Phân xưởng sản xuất mì sợi : gồm 6 dây chuyền máy bán cơ giới công suất 2,5 – 3 tấn/ ca. Sản phẩm chính : Mì sợi lương thực, mì thanh, mì hoa  Phân xưởng bánh : gồm 1 dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca. Sản phẩm chính : Bánh quy ( Hương thảo, quy dứa, quy bơ, quít ) Bánh lương khô ( phục vụ quốc phòng )  Phân xưởng kẹo : gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây 1,5 tấn/ca. Sản phẩm chính : Kẹo cứng, kẹo mềm ( chanh, cam, cà phê ) 30 - Số cán bộ công nhân viên : bình quân : 850 người/năm. Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ( 1972 ) nên một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị bị hư hỏng. Công ty được Bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Hà ( nay là công ty bánh kẹo Hải Hà - Bộ Công nghiệp ). * Thời kỳ 1976 - 1990 Sang thời kỳ này công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976, Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa đậu nành Mẫu Sơn ( Lạng Sơn ) thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng: - Sữa đậu nành : Công suất 2,4 – 2,5 tấn/ca - Bột canh : Công suất 3,4 – 4 tấn/ca Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều động 4 dây chuyền mì ăn liền từ Công ty Sam Hoa ( T.P Hồ Chí Minh ) thành lập phân xưởng Mì ăn liền. Công suất 1 dây : 2,5 tấn/ca Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết bị, công ty đã thanh lý 2 dây chuyền. Hiện tại công ty đã nâng cấp và đưa vào hoạt động một dây chuyền. Năm 1982, do khó khăn về bột mì và Nhà nước bỏ chế độ độn mì sợi thay thế lương thực, công ty được Bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mì lương thực. Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240 kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên của phía Bắc. Năm 1989 – 1990 tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia công suất 2000 lít/ ngày. - Số cán bộ công nhân viên : bình quân 1150 người/năm * Thời kỳ 1991 đến nay - Đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống (Bánh, kẹo), không ngừng đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất nhằm thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (được làm rõ trong phần II). - Năm 1996, thành lập một xí nghiệp liên doanh với Bỉ sản xuất sôcôla. Sản phẩm này xuất khẩu là chủ yếu (tới 70%). Năm 1999, liên doanh kết thúc do hoạt động không hiệu quả. 31 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Bánh kẹo Hải Châu hiện nay. Tính đến năm 2001, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 958 người. Trong đó: Nữ : chiếm 68,4 % Nam : chiếm 31,6 % Công nhân sản xuất trực tiếp : 805 Bộ phận quản lí : 153 Ngoài ra, còn có lực lượng CBCNV tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện tại TP. HCM, Đà Nẵng. Qua sơ đồ tổ chức quản lí ở trang bên ta thấy: Công ty kết hợp cả hai hình thức quản lí (trực tuyến và chức năng) nên thể hiện cả tính tập trung hoá và phi tập trung hoá, tận dụng được ưu điểm cũng như hạn chế được những nhược điểm của cả hai phương pháp quản lí này. Mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh từ cấp trên duy nhất, các phòng ban tham mưu cho giám đốc về nghiệp vụ và chức năng của mình, giám đốc căn cứ vào các đề xuất đó để đưa ra quyết định. Các phòng ban có chức năng thực hiện, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thi hành quyết định. Mô hình này có cơ cấu đơn giản dễ vận hành, dễ theo dõi, kiểm tra. - Sơ đồ khối Cơ cấu quản lý công ty Bánh kẹo Hải Châu Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Kế toán thống kê tài chính Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Bảo vệ Phòng Tổ chức Ban xây dựng cơ bản Phòng Hành chính Phòng Kỹ thuật 32 Chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị:  Phòng kỹ thuật : tham mưu cho giám đốc về các mặt : - Công tác tiến bộ kỹ thuật - Quản lý quy trình kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất - Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã bao bì - Quản lý và xây dựng kế hoạch, lịch tu sửa thiết bị - Soạn thảo các quy trình, quy phạm - Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ của sản xuất. - Tham gia đào tạo công nhân và kỹ thuật an toàn.  Phòng Kế hoạch vật tư : Tham mưu cho giám đốc các mặt công tác : - Các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn ( 1 năm ), dài hạn và kế hoạch tác nghiệp 33 - Kế hoạch giá thành - Điều độ sản xuất hàng ngày ( kế hoạch tác nghiệp ) - Cung ứng vật tư, nguyên liệu vật liệu - Tiêu thụ sản phẩm  Ban xây dựng cơ bản: đây là bộ phận phụ trách hoạt động đầu tư của Công ty, tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác: - Kế hoạch xây dựng cơ bản - Sửa chữa nhỏ trong công ty. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh một số năm gần đây : Qui mô sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng. Những năm qua, vốn của Công ty tăng lên rất nhanh.Theo quyết định thành lập DNNN và cấp giấy phép kinh doanh của Công ty ngày 29/9/1994 và 9/11/1994 thì vốn điều lệ của Công ty là 4,983 tỉ đồng. Đến năm 2001, tổng vốn Công ty đã tăng lên 107.926 triệu đồng. Đây là lợi thế về qui mô sản xuất của Công ty so với các đối cạnh tranh. Trong tổng vốn, vốn cố định là 78.274 tỉ, chiếm 72,97 %; vốn lưu động là 29.652 tỉ, chiếm 27,03 %. Hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong 12 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong cả nước. Sản phẩm của công ty ngày càng được khẳng định trên thương trường. Với hơn 80 chủng loại mặt hàng bánh kẹo và bột canh có chất lượng cao, mẫu mã, bao bì mới hấp dẫn mang đậm dấu ấn “Hải Châu”, quy cách đa dạng, công ty đã giành nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm và được bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1996 đến năm 2000 cùng nhiều giải thưởng khác. Bảng1. Kết quả sản xuất - kinh doanh ( từ 1997 - 2001) TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện các năm 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị tổng SL Tỷ đồng 80,090 92,744 104,873 119,520 136,361 2 Tổng DT ( có thuế ) Tỷ đồng 93,262 117,900 129,583 150,108 163,581 34 3 Lợi nhuận thực hiện Tỷ đồng 1,816 0,657 2,530 3,836 4,623 4 Các khoản nộp NS Tỷ đồng 9,657 8,438 8,645 7,275 7,639 5 Tổng sản lượng Tấn 9.402 11.045 12.463 14.256 16.194 6 Thu nhập bình quân CBCNV/tháng 1.000đ 750 800 900 1.000 1.150 Trong thời kì 1997 - 2001, doanh thu hàng năm của công ty liên tục tăng lên, từ 93,262 tỉ đồng năm 1997 lên 129,583 tỉ năm 1999 và đạt 163,581 tỉ năm 2001. Bình quân giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đạt mức 106,718 tỉ đồng, bình quân tăng trưởng khoảng 14%. Lợi nhuận mặc dù suy giảm vào khoảng thời gian 1997 - 1998 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế đất nước và khu vực nhưng bắt đầu ổn định và có xu hướng tăng mạnh vào gian đoạn sau. Năm 2001, Công ty thu lợi 4,623 tỉ đồng. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả tạo điều kiện cho Công ty thực hiện các nhiệm vụ xã hội. Hải Châu là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Trong giai đoạn này, Công ty nộp ngân sách Nhà nước trung bình 8,5 tỷ đồng. Năm 1997 - 1998 - 1999, nộp Ngân sách ở mức cao là 9,657 - 8,438 - 8,648 tỉ đồng. Năm 2000 và 2001, mức nộp giảm xuống còn 7,275 và 7,639 tỉ đồng. Sở dĩ giảm là do trong những năm này, Nhà nước áp dụng chính sách thuế mới như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đời sống của CBCNV được chăm lo thoả đáng, nhiều năm qua, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã giải quyết tốt việc làm và thu nhập cho người lao động. Nếu như thu nhập bình quân CBCNV trong một tháng vào năm 1997 là 750 ngàn đồng thì tới năm 2000 đã đạt mức1 triệu đồng và liên tục đạt trên 1 triệu đồng từ đó đến nay. Với những kết quả đạt được, công ty bánh kẹo Hải Châu đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, đồng thời công ty đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 10 năm liền 1989 – 1999. II/.TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU: 1.KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU: 1.1. Tình hình cạnh trạnh của Công ty trên thị trường: 35 Bánh kẹo tuy không phải là mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu như các mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, nhưng đối với xã hội ngày càng phát triển, khi nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng thì nhu cầu về bánh kẹo ngày càng lớn. Nhu cầu về bánh kẹo tăng trong các dịp lễ tết, hội hè, sinh nhật, cưới hỏi hay bất cứ cuộc hội ngộ nào. Trong đời sống hằng ngày, bên cạnh các loại hoa quả, bánh kẹo còn được dùng làm quà biếu, tặng người thân nhất là các loại bánh kẹo được coi là đặc sản của các vùng. Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo ngày càng lớn. Hiện nay trên cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất bánh kẹo qui mô vừa và lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Có thể kể đến những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn như Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty đường Biên Hoà, Công ty đường Quảng Ngãi, xí nghiệp liên doanh Vinabico-Kotobuki, liên doanh Perfetti Việt Nam, Công ty TNHH Kinh Đô... Ở quy mô nhỏ, có các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống như kẹo dừa Bến Tre, bánh cốm Hàng Than (Hà Nội), bánh đậu xanh Rồng Vàng, Nguyên Hương (Hải Dương), bánh Cáy (Thái Bình), bánh Cu Đơ (Hà Tĩnh)... Thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn nhưng sức cạnh tranh cũng hết sức khốc liệt. Các công ty lớn đầu tư hàng chục tỷ đồng dể nhập các thiết bị hiện đại từ Đài Loan, Đan Mạch, Nhật Bản, Italia nhằm đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh. Các sản phẩm truyền thống mang hương vị dân tộc đang từng bước khôi phục lại vị trí của mình. Hơn nữa, do đặc điểm của ngành là vốn đầu tư ban đầu không lớn chỉ vài trăm triệu đồng – nên ngày càng có nhiều tư nhân tham gia sản xuất. Bên cạnh đó còn là sự xâm lấn của hàng ngoại bằng nhiều con đường khác nhau, với chất lượng cao, mẫu mã đẹp như Singapore, Malaysia, Mỹ...phục vụ người nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập cao và cả hàng hoá rẻ tiền mà đa dạng của Trung Quốc tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bánh kẹo. Công ty bánh kẹo Hải Châu – một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất nước không chỉ phải cạnh tranh với bánh kẹo nội mà còn phải chống chọi với các đối thủ nước ngoài. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường một cách đầy đủ, chính xác và có căn cứ thì ta phải xem xét khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường qua các công cụ mà Công ty sử dụng để cạnh tranh như sản phẩm và chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mạng lưới phân phối 36 và các hoạt động mang tính yểm trợ khác, đặt trong sự so sánh với các đối thủ khác. a) Sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Hiện nay, công ty cạnh tranh trên thị trường với 3 nhóm sản phẩm chính: - Bánh các loại: gồm bánh quy, kem xốp và lương khô các loại. - Kẹo các loại: kẹo cứng và kẹo mềm, không nhân và có nhân. - Bột canh các loại: bột canh thường và Iốt. Tổng cộng chủng loại sản phẩm của Công ty là trên 80 loại khác nhau. Trong những năm trở lại đây, danh mục hàng hoá của Công ty ngày càng phong phú, các mặt hàng kém hiệu quả được nhanh chóng thay đổi bằng các loại khác. Công ty liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới: Bánh Opera, Kem xốp, Pho mát, Kẹo cứng trái cây, Kẹo mềm trái cây, sữa chua ... nhằm đáp ứng nhu cầu biến đổi của thị trường. Các sản phẩm tăng thêm đã góp phần lấp đầy khoảng trống thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Hoạt động cạnh tranh của Công ty về sản phẩm trong thị trường bánh kẹo gặp nhiều phản ứng mạnh mẽ từ các đối thủ. Ta có thể thấy khi so sánh với Hải Hà. Bảng 2. Chủng loại sản phẩm của Hải Châu và Hải Hà: Đơn vị: loại. Năm 1999 2000 2001 Nhóm sản phẩm Hải Châu Hải Hà Hải Châu Hải Hà Hải Châu Hải Hà Bánh các loại 24 14 34 23 45 29 Kẹo cứng 14 21 17 26 18 32 Kẹo mềm 9 32 13 41 20 55 Tổng 47 67 64 90 83 116 Hải Châu luôn bị Hải Hà dẫn trước về chủng loại hàng hoá, nhất là kẹo. Kẹo Hải Hà ngoài các loại kẹo cứng, mềm nhiều kiểu loại với tên gọi và kiểu 37 cách phong phú còn có các loại kẹo dẻo như: Jelly, chíp chíp, kẹo gôm ... rất hấp dẫn trẻ em. Nhưng Hải Châu lại vượt trên Hải Hà về chủng loại bánh. Cùng với bột canh, đây là mặt hàng Hải Châu tiêu thụ mạnh nhất và là sản phẩm cạnh tranh chính ( chiếm 90% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty). Về chất lượng sản phẩm: - Bánh là sản phẩm truyền thống của Công ty với chất lượng tốt, ngon, có mùi vị đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, sản phẩm này có uy tín trên thị trường và được tiêu thụ mạnh ở thị trường miền Trung và miền Bắc. - Bột canh là sản phẩm đặc trưng của Công ty và được nhiều người tiêu dùng tin dùng, hiện đang là sự lựa chọn số một của người miền Bắc và miền Trung. - Sản phẩm kẹo đã được cải tiến đáng kể về chất lượng cũng như về chủng loại. Bằng việc quan tâm cải tiến chất lượng, đổi mới dây chuyền sản xuất nên sản phẩm này đã bước đầu lấy được cảm tình của người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua Công ty đã chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào tới khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đưa vào lưu thông. Công ty đã nghiên cứu tìm tòi nguyên liệu mới phù hợp hơn như đưa tinh dầu các loại hoa quả và tinh dầu chịu nhiệt vào chế biến không những đã làm tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng mà còn tăng sự hấp dẫn về khẩu vị cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, về mặt này Hải Châu chưa thể cạnh tranh được với kẹo cốm Tràng An có mùi cốm đặc trưng nổi tiếng, hay sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, sămpa, xốp vừng của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội mang hương vị nguyên thuỷ của nông sản, được người tiêu dùng trên cả nước đánh giá rất cao về chất lượng. Để đánh giá đúng chất lượng sản phẩm, Công ty đề ra những tiêu chuẩn chất lượng để so sánh, đồng thời liên tục thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường. Bảng 3. Chất lượng bánh quy Hải Châu: 38 Chỉ tiêu Tiêu chuẩn yêu cầu cũ Tiêu chuẩn yêu cầu từ quý I/2000 Thực tế đạt được Độ ẩm 2,1% - 2,5% Như trước đạt được Độ kiềm (%NaHCO3) 0,34% 0,49% - 0,51% đạt được Độ dày 0,6 – 0,62 cm 0,49 – 0,51 cm đạt được Hàm lượng đường béo 4 – 4,1% 6,1 – 6,2% đạt được Chỉ tiêu vi sinh vật Không có vi sinh vật Như trước đạt được Chất lượng sản phẩm của Công ty có thể nói là ổn định và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đoạn thị trường: từ bình dân đến cao cấp. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm đối với Công ty Hải Châu là có khả năng. Về mẫu mã bao bì, qui cách bao gói: Chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bao bì sản phẩm - đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo – ngoài chức năng bao gói, bảo quản, thông tin, còn đòi hỏi cao về yêu cầu thẩm mĩ. Trong khi Kinh Đô, Bibica... đã hình thành được sắc thái riêng của mình qua bao gói sản phẩm thì Hải Châu chưa tạo được dấu ấn nào. Bao bì xấu, kém lịch sự, sang trọng - Đây không phải là thế mạnh của Hải Châu trong cạnh tranh, đặc biệt gây khó khăn trong việc xâm nhập thị trường của những người có thu nhập cao. b) Giá bán sản phẩm: Chiến lược giá cả đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời kỳ ngắn nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng. Để đưa ra một mức giá phù hợp, Công ty phải xem xét tới nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất một sản phẩm, tỉ lệ lợi nhuận đối với sản phẩm đó, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, phương thức thanh toán, thời điểm bán và mức giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Nhận thấy các sản phẩm của Công ty đều là mặt hàng tiêu dùng không có tính thiết yếu như gạo, nước ... có độ co giãn của cầu theo giá lớn, Công ty xác định giá bán sản phẩm là công cụ đắc lực tạo ra khả năng cạnh tranh lớn. Hiện nay Công ty đang áp dụng chính sách định giá thấp chủ yếu thông qua 39 biện pháp cắt giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm như: thay thế và tận dụng triệt để nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí cố định, cải tiến dây chuyền sản xuất ... Bên cạnh đó còn tích cực cắt giảm các chi phí thương mại: chi phí vận chuyển hàng hoá, chi phí quảng cáo, khuyến mại, khuếch trương ... Nhờ giá bán thấp mà Công ty có thể cạnh tranh tốt trên thị trường. Điều đó được thể hiện qua so sánh giá bán một số sản phẩm sau: Bảng 4. Giá bán sản phẩm của Hải Châu và đối thủ: Tên sản phẩm Giá bán của Hải Châu Đối thủ cạnh tranh Tên đối thủ Giá bán Quy hoa quả 11.339đ/kg Hải Hà 12.000đ/kg Kem xốp 21.889đ/kg Hải Hà 23.000đ/kg Kem xốp Sôcôla 30.380đ/kg Hải Hà 32.000đ/kg Kẹo mềm Sôcôla 2.800đ/gói 175g Hải Hà 3.000đ/gói 175g Quy kem 5.600đ/gói 400g Quảng ngãi 4.000đ/gói 250g Quy bơ 7.400đ/gói 400g Quảng ngãi 7.500đ/gói 400g Kẹo trái cây 2.200đ/gói 175g Biên Hoà 2.500đ/gói 175g Kẹo Sôcôla mềm túi bạc 3.000đ/gói 175g Biên Hoà 3.500đ/gói 175g Kẹo trái cây tổng hợp 2.300đ/gói 175g Biên Hoà 2.500đ/gói 175g Quy hướng dương 6.500đ/gói 400g Biên Hoà 6.500đ/gói 400g Bánh quy viên nhỏ (Quy Hải Châu) 2.200đ/gói 200g Vinabico 2.400đ/gói 200g Kẹo Tango 2.400đ/gói 175g Hữu Nghị 2.500đ/gói 175g Ta thấy, Công ty bánh kẹo Hải Châu có giá bán sản phẩm thấp hơn các đối thủ có sản phẩm cùng loại, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh miền Nam. Sử dụng công cụ này, Công ty có lợi thế hơn hẳn các đối thủ mạnh nhất như: Hải Hà, Biên Hoà, Quảng Ngãi... về các mặt hàng truyền thống tiêu thụ với khối lượng cao như: Kem xốp, Kẹo Sôcôla sữa, Kẹo trái cây... Đây thực sự là điểm 40 mạnh mà Hải Châu cần phát huy song cũng cần lưu ý nếu định giá quá thấp sẽ gây nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. c) Cạnh tranh bằng mạng lưới kênh phân phối: Bánh kẹo là loại hàng hóa tương đối rẻ tiền. Giỏ hàng chi tiêu dành cho bánh kẹo của người tiêu dùng là rất nhỏ. Hơn nữa, hành động mua ở đây thường thoả mãn nhu cầu tức thời. Do vậy, hầu hết khách hàng mua bánh kẹo là nhờ sự sẵn có của chúng trên thị trường. Vì thế, phân phối sản phẩm rộng rãi, đưa sản phẩm đến thị trường một cách nhanh chóng là hết sức quan trọng đối với Công ty bánh kẹo Hải Châu. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty: gồm 4 kênh. + Kênh I: là kênh phân phối trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua 2 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở gần Công ty. Khối lượng tiêu thụ ở 2 cửa hàng này rất nhỏ chiếm từ 4 – 5% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm. Ngoài việc bán, các cửa hàng này còn trưng bày và giới thiệu các sản phẩm mới của Công ty. + Kênh II: sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy trực tiếp tại Công ty, số lượng hàng hoá tiêu thụ qua kênh này rất ít vì chỉ có những khách hàng buôn bán nhỏ gần Công ty. + Kênh III: là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty, hàng năm tiêu thụ khoảng 70 – 75% tổng sản lượng tiêu thụ. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Công ty bánh kẹo Hải Châu Người tiêu dùng cuối cùng Đại lý bán lẻ Đại lý bán hàng Đại lý bán lẻ Môi giới ( I ) ( II ) ( III ) ( IV ) 41 + Kênh IV: Công ty thông qua môi giới để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài. Thiết lập được mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở trao đổi thông tin, tìm hiểu mối quan hệ với các đối tác khách hàng trong việc vận chuyển và thanh toán dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Hiện nay Công ty có 3 hình thức vận chuyển: 1. Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng. 2. Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với từng đơn giá vận chuyển. 3. Công ty thuê xe vận chuyển ngoài cho khách hàng. Với việc áp dụng các loại kênh phân phối và hình thức vận chuyển như trên mà quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đại lý lớn và lâu dài của Công ty. Đến nay, hệ thống đại lý của Công ty đã mở rộng khắp các tỉnh thành của cả nước. Bảng 5. Số lượng đại lý của Hải Châu và Hải Hà: Khu vực Hải Châu Hải Hà 1999 2000 2001 1999 2000 2001 Miền Bắc 141 165 186 199 208 219 Miền Trung 28 39 50 36 47 45 Miền Nam 11 14 18 25 33 41 Tổng 180 218 254 260 28` 305 Qua bảng trên ta thấy Hải Hà có hệ thống kênh phân phối sản phẩm rất phát triển. Số lượng đại lý của Hải Hà luôn lớn hơn Hải Châu. Tuy nhiên, tốc độ tăng lên của các đại lý, cửa hàng của Hải Châu lại lớn hơn Hải Hà. Điều đó cho thấy trong những năm gần đây, Công ty đã tập trung nhiều vào công tác xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm. Có thể nói đây là bước tiến không nhỏ của Công ty trong hoạt động cạnh tranh khi mà các Công ty khác như Biên Hoà, Kinh Đô... không có nhiều đại lý và tốc độ phát triển thị trường lớn 42 như Hải Châu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển thị trường ở khu vực miên Nam của Công ty còn chậm do phải cạnh tranh gay gắt với các Công ty Quảng Ngãi, Biên Hoà... Bảng 6. Tỷ trọng thị trường các vùng của Công ty: Đơn vị: % STT Khu vực Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Hà Nội 27,40 26,54 25,59 2 Miền Bắc (trừ Hà Nội) 28,29 30,97 31,41 3 Miền Trung 38,91 37,34 38,15 4 Miền Nam 5,40 5,15 4,58 Trên thực tế, sản lượng tiêu thụ ở các khu vực đều tăng nhưng ở mỗi khu vực thị trường thì tốc độ phát triển lại khác nhau. Thị trường chủ yếu của Công ty là ở miền Bắc và miền Trung. Đây là những vùng thị trường tương đối dễ tính, ưa chuộng sản phẩm của Công ty vì giá cả, chất lượng đảm bảo, không quan tâm nhiều đến hình thức mẫu mã bao bì. Vì thế những năm qua Công ty chú trọng phát triển thị trường ở các vùng Lạng Sơn, Tuyên Quang... Thị trường miền Trung chiếm tỉ trọng lớn (hơn 1/3 tổng sản lượng Công ty tiêu thụ được). Đây là lợi thế của Hải Châu vì Hải Châu không chỉ có uy tín ở miền Bắc mà ở cả miền Trung. Tuy nhiên, thị trường Hà Nội vẫn bị bỏ trống nhiều chỗ. Thị trường miền Nam và thị trường nươc ngoài khá khó tính và nhiều đối thủ cạnh tranh, do thị hiếu không phù hợp, khoảng cách xa, tiềm lực của Công ty hạn chế nên chưa đủ điều kiện đáp ứng việc tiếp cận thị trường này. d) Cạnh tranh bằng các hoạt động quảng cáo tiếp thị, yểm trợ bán hàng. Hải Châu sử dụng các công cụ cạnh tranh chủ yếu là giá cả và chất lượng sản phẩm nên các hoạt động về quảng cáo, tiếp thị giao tiếp khuếch trương không được chú trọng nhiều và có thể nói là mờ nhạt. Các sản phẩm của Công ty ít được người tiêu dùng biết đến qua các hoạt động này. Mặc dù trong những năm qua Công ty đã tiến hành quảng cáo trên truyền hình, báo 43 chí các đài địa phương nhưng nhìn chung các khoản chi phí này chưa thực hiện thường xuyên mà còn kém so với các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại với Hải Châu, Hải Hà – Kinh Đô – Bibica có hoạt động quảng cáo rất mạnh. Đặc biệt khi các Công ty này muốn đưa một sản phẩm mới ra thị trường. Thậm chí, Kinh Đô đã tiến hành quảng cáo cho sản phẩm của mình khi chưa ra đời sản phẩm đó. Trong khi đó, Hải Châu lại rất chậm chạp: sản phẩm Sôcôla đã xuất hiện trên thị trường nhiều ngày thì khách hàng mới biết đến sự tồn tại của nó qua tivi. Hoạt động tiếp thị, giao tiếp khuếch trương của Công ty hầu như không có. Công ty bánh kẹo Hải Châu tham gia các hội chợ hàng năm như Hội chợ hàng tiêu dùng, Hội chợ hàng công nghiệp, Hội chợ xuân... nhưng không tổ chức rầm rộ hoạt động khuếch trương mà chủ yếu là để kí kết hợp đồng đại lý. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến mại của Công ty chưa đủ sức cạnh tranh. Công ty chỉ khuyến mại sản phẩm trong thời gian ngắn, hình thức đơn giản như mua nhiều thì được tăng thêm 1 sản phẩm cùng loại. Thực chất đây là hình thức giảm giá sản phẩm trong một thời gian nào đó, không có tính khuyến khích tiêu dùng và nâng cao được uy tín của Công ty. Chúng ta hãy so sánh hoạt động khuyến mại của Hải Châu và Hải Hà hiện nay: Bảng 7. Chính sách khuyến mại một số sản phẩm của Hải Châu: STT Loại sản phẩm Mức giá 1 thùng Chính sách khuyến mại 1. Kẹo Sôcôla mềm 142.000đ/thùng –7,5kg Mua 20 thùng tặng 1 thùng 2. Kẹo trái cây 123.000đ/thùng –7,5kg Mua 20 thùng tặng 1 thùng 3. Kẹo Tango 124.000đ/thùng –7,5kg Mua 20 thùng tặng 1 thùng Bảng 8. Chính sách khuyến mại của Hải Hà: STT Loại sản phẩm Mức giá 1 thùng Chính sách khuyến mại 1. Kẹo trái cây 20.000đ/kg Mua 20 thùng thưởng 1 thùng 44 2. Kẹo Hương Việt 19.000đ/kg Mua 20 thùng thưởng 1 thùng 3. Kẹo Jelly cup 22.000đ/kg Mua 50 thùng thưởng1 thùng 4. Bánh Dạ Lan Hương 14.000đ/kg Mua 100 thùng thưởng1 thùng 5. Các loại bánh kẹo khác __ Mua >100.000đ thưởng 1 mũ Haihaco, > 500.000đ thưởng 1 áo Haihaco Như vậy, hình thức khuyến mại của Hải Châu thua kém Hải Hà về hình thức áp dụng. Với hình thức tặng thưởng áo, mũ mang nhãn hiệu Haihaco, Công ty này không những thực hiện chính sách khuyến mại mà còn thực hiện công tác quảng cáo, tăng thêm uy tín của công ty trên thị trường. Tóm lại, cạnh tranh bằng các hoạt động quảng cáo khuếch trương là công cụ yếu nhất của Công ty bánh kẹo Hải Châu. 1.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty : khả năng cạnh tranh của Công ty được thể hiện ở thị phần Công ty chiếm giữ trên thị trường. Bảng 9: Thị phần của một số Công ty sản xuất bánh kẹo: ST T Công ty Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Hải Châu 5.916 4,92 7.063 5,21 7.922 5,15 2 Hải Hà 9.840 8,18 10.906 8,04 11.825 7,69 3 Tràng An 4.700 3,91 4.500 3,32 4.852 3,15 4 Hữu Nghị 1.862 1,55 2.021 1,49 2.135 1,39 5 19/5 1.965 1,63 2.392 1,76 2.628 1,71 6 Vinabico 2.814 2,34 3.024 2,23 3.413 2,22 7 Lubico 4.801 3,40 4.328 3,19 3.951 2,57 8 Quảng Ngãi 2.590 2,15 2.438 1,80 2.892 1,80 45 9 Lam Sơn 2.250 1,87 2.619 1,93 2.935 1,91 10 Biên Hoà 8.283 6,87 8.567 6,32 8.624 5,61 11 Công ty khác 56.772 47,82 71.126 52,46 86.792 57,78 12 Ngoại nhập 18.478 15,36 16.604 12,25 15.876 9,02 Tổng số 120.271 100 135.593 100 153,845 100 Ta thấy trong 3 năm trở lại đây, Công ty bánh kẹo Hải Châu chiếm trên dưới 5% thị phần bánh kẹo. Mặc dù số lượng tiêu thụ tăng mạnh hơn so với các đối thủ ( Năm 2000 tăng 19,39%, năm 2001 tăng 12,16% ) nhưng thị phần vẫn khó thay đổi và vượt lên trên được các đối thủ đầu ngành như Hải Hà, Biên Hoà... Thị phần của Công ty bánh kẹo Hải Châu Rõ ràng, thông qua việc so sánh tình hình tiêu thụ sản phẩm và thị phần chiếm giữ được của các nhà cung cấp bánh kẹo, Công ty Hải Châu đang gặp phải những đối thủ tầm cỡ lớn. Các đối thủ này đều có những chiêu thức và chiến lược cạnh tranh khác nhau. - Công ty bánh kẹo Hải Hà: Là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty ở miền Bắc. Số lượng của Hải Hà hàng năm khoảng 10.000 tấn, chiếm 8% tổng sản xuất của cả nước. Hiện nay, sản phẩm của Công ty này được phân phối rộng rãi trên cả nước thông qua hơn 300 đại lý và siêu thị. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của Công 0% 2% 4% 6% 8% 10% n¨m 1999 n¨m 2000 n¨m 2001 H¶i Ch©u H¶i Hµ Biªn Hoµ 46 ty là ở miền Bắc ( chiếm khoảng 17% thị phần miền Bắc), đặc biệt là ở Hà Nội. Sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng nhìn chung là được, giá cả phải chăng. So với Hải Hà, hiện tại Hải Châu đang yếu thế trong cạnh tranh về các mặt hàng kẹo cứng, mềm, kẹo cao su, kẹo dẻo ( gôm, chip chip... ) và các loại bim bim. Ngoài ra, Hải Hà còn có hệ thống kênh phân phối và hệ thống đại lý phát triển hơn Hải Châu. Nhưng Hải Hà lại yếu thế hơn Hải Châu về các sản phẩm bánh. Đặc biệt là kem xốp. Mặc dù kem xốp của Hải Hà ra đời trước và đã cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại của Thái Lan nhưng khi Hải Châu đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại thì ưu thế về mặt hàng đó lại do Hải Châu chiếm giữ. Trong thời gian tới mục tiêu của Hải Hà là tiếp tục duy trì thị phần bánh kẹo hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, công ty đã có nhiều chiến lược về giá, phân phối... để củng cố thị trường Miền Bắc và mở rộng thêm thị trường miền Trung và miền Nam. - Công ty đường Biên Hoà ( Bibica ): Công ty đường Biên Hoà hiện nay vừa sản xuất đường vừa sản xuất bánh kẹo có số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm lớn nhất Việt Nam. Mấy năm gần đây, công ty đã nhập nhiều công nghệ sản xuất hiện đại của một số nước nên hiện nay mặt hàng của Công ty hết sức đa dạng ( khoảng 130 chủng loại) với bao bì mẫu mã đủ loại, kiểu dáng sang trọng, giá rẻ ( do tự túc được nguyên liệu chính là đường ). So với Hải Châu thì đường Biên Hoà có lợi thế hơn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá cả và thời gian cung cấp ổn định, chủng loại hàng hoá đa dạng hơn, mẫu mã đẹp và sang trọng hơn, giá cả lại tương đối phù hợp. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn mà Hải Châu phải đối mặt trong tương lai vì hiện nay Công ty này đang có chiến lược tăng cường tham gia các đợt hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, những năm gần đây -2000 & 2001- Công ty luôn bố trí gian hàng ở nơi thuận tiện, có đội ngũ tiếp thị nhanh nhẹn khéo léo, với nhiều chương trình tiêu khiển đặc biệt để thu hút khách hàng. - Công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô: Đây là một Công ty mới gia nhập vào thị trường bánh kẹo nhưng đã chứng tỏ được tiềm lực và sức mạnh của mình trên thị trường. Điểm mạnh của Công ty là có danh mục sản phẩm rộng với trên 250 nhãn hiệu, sản phẩm chủ yếu là bánh, mẫu mã kiểu dáng đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của 47 mọi tầng lớp xã hội, hệ thống kênh phân phối rộng, hoạt động quảng cáo mạnh mẽ. Chính vì thế sản phẩm của Kinh Đô đang tràn ngập trên thị trường miền Bắc. Chiến lược của Kinh Đô đã rõ: mở rộng hệ thống kênh phân phối, tuyên truyền, quảng cáo để mở rộng thị phần. Nhưng Công ty này lại có trở ngại lớn là cước phí vận chuyển hàng hoá từ miền Nam ra miền Bắc là rất cao nên giá thành sản phẩm sẽ cao. Đây là điểm yếu của Kinh Đô khi muốn cạnh tranh với các Công ty bánh kẹo ở thị trường miền Bắc trong đó có Hải Châu. Vì thế Công ty này đang có chiến lược lắp ráp một số dây chuyền sản xuất bánh tại miền Bắc nhằm cạnh tranh với các Công ty bánh kẹo ở miền Bắc. Đây sẽ là áp lực lớn cho nhiều Công ty trong đó có Hải Châu. - Sự xâm lấn của hàng ngoại: Trong những năm gần đây Nhà nước có chính sách quản lý nghiêm ngặt mặt hàng nhập khẩu bánh kẹo nên hàng ngoại nhập có xu hướng giảm song vẫn chiếm một tỉ lệ tương đối cao, từ 10-15%. Ngoài ra, còn có một khối lượng lớn được nhập lậu, trốn thuế đủ mọi con đường đang luồn lách vào thị trường nước ta. Mặt hàng bánh kẹo nhập ngoại đa số đều có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Hiện nay, mặt hàng bánh kẹo được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam hàng năm với khối lượng rất lớn, có mẫu mã đẹp, giá cả lại “siêu rẻ”, chất lượng tốt ... Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam xưa nay vẫn có xu hướng “sính hàng ngoại” nên trong những năm vừa qua bánh kẹo ngoại dã thực hiện thành công chiến lược xâm nhập thị trường nước ta, cụ thể ở thị trường Hà Nội thị phần bánh kẹo ngoại luôn chiếm khoảng 35%. Do đó, rất khó cho các công ty sản xuất bánh kẹo của ta trong việc ổn định và củng cố thị trường. Đối với Hải Châu, hàng ngoại đã làm điêu đứng Công ty vào những năm đầu thập kỷ 90 và giờ đây vẫn là một mối đe dọa. Như vậy, qua việc đánh giá một cách khách quan một số đối thủ chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu trên đây, ta thấy so với các đối thủ Công ty Hải Châu không hoàn toàn bất lợi. Bên cạnh điểm yếu bao giờ cũng tồn tại thế mạnh. Vấn đề là ở chỗ Công ty phát hiện ra các ưu thế đó để phát triển. Cạnh tranh trong ngành bánh kẹo là hết sức khốc liệt về mọi mặt. Mỗi công ty đều có lợi thế riêng, và từ đó tìm cho mình công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất. Do đó, sự độc tôn của một công ty nào đó trên thị trường sẽ mất đi. Công cụ cạnh tranh một công ty sử dụng là không duy nhất (Hải Châu sử dụng giá bán thì cùng với đó có Biên Hoà). Sự khác biệt hoá sản phẩm bị xói mòn dần và khả năng canh tranh bị giảm xuống. Vì vậy, duy trì và phát triển được trong 48 lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo là một cơ hội to lớn đồng thời là một thách thức không nhỏ đặt ra cho Công ty bánh kẹo Hải Châu khi thị trường đang tiến dần đến cạnh tranh hoàn hảo. 2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 2.1. ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM: a) Đổi mới thiết bị công nghệ: Nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, những năm gần đây Công ty đã liên tục thực hiện các dự án đổi mới máy móc cũng như hiện đại hoá công nghệ.(bảng sau) Các dự án khác trong 2 năm 1998 - 1999 gồm: Đầu tư một dây chuyền in phun điện tử, có đăng ký mã số – mã vạch theo tiêu chuẩn quốc tế và hai máy đóng gói kẹo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất bánh quy ép cùng một số trang thiết bị mới cho phân xưởng kem xốp. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, vào năm 1996, lần đầu tiên Công ty bánh kẹo Hải Châu triển khai phương án tìm đối tác liên doanh, thành lập xí nghiệp liên doanh Hải Châu – Bỉ sản xuất kẹo Sôcôla tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp vốn liên doanh 200.000 USD. Song giống như tình trạng các DNNN khi liên doanh, do vốn ít không chịu được thua lỗ lớn trong thời gian đầu cộng với năng lực cán bộ, trình độ marketing của bên Việt Nam thấp kém nên xí nghiệp liên doanh kết thúc hoạt động vào năm 1999. Như vậy, trong mười năm qua, Công ty đã tập trung đổi mới các dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống : bánh kẹo, bột canh thường và bột canh iốt, mở rộng sản xuất theo "chương trình quốc gia phòng chống bướu cổ", loại bỏ các dây chuyền sản xuất cũ, không có lãi như mì ăn liền và bia. Phải khẳng định rằng, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ đã làm thay da đổi thịt, mang lại sức sống mới cho Công ty bánh kẹo Hải Châu. Chiến lược đầu tư này đã tạo ra một bước ngoặt trên con đường phát triển của Công ty, vực Công ty từ chỗ suy sụp, khốn đốn vào những năm đầu thập kỉ 90 (do bị hàng ngoại, hàng miền Nam chèn ép) lên một công ty làm ăn có hiệu quả và trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bánh kẹo nước ta. Bánh qui Hải Châu cùng với lương khô là sản phẩm truyền thống của Công ty và được tiêu thụ với lượng lớn. Dây chuyền kem xốp của CHLB Đức 49 được nhập về năm 1993 là dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam và tiên tiến nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Bánh kem xốp Hải Châu ra đời đã "đánh bại" các sản phẩm của ngoại cùng loại có mặt trên thị trường. Thắng lợi ban đầu đó đã tạo niềm tin và thúc đẩy Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV hồ hởi tiến tới các dự án đổi mới tiếp sau. Hiện nay, kem xốp là mặt hàng tiêu biểu cho Công ty, đoạt rất nhiều huy chương vàng tại các hội chợ trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể vào việc gây dựng uy tín cũng như thương hiệu Hải Châu. Bên cạnh sản xuất các sản phẩm bánh, hai dây chuyền kẹo cũng đã giải quyết được bế tắc về kẹo của Công ty. Đặc biệt, sản phẩm sôcôla ra đời vào cuối năm 2001 được các đại lí đánh giá là " sự đột phá mới của Hải Châu về sản phẩm bánh kẹo". Bằng việc khai thác công suất dây chuyền phủ sôcôla, đầu tư nâng cấp dây chuyền sôcôla có từ trước, giáp tết Nhâm Ngọ vừa qua Công ty đã kịp thời tung ra thị trường sản phẩm sôcôla thanh và viên với nhiều hình thức, kiểu dáng hấp dẫn, đẹp mắt phục vụ người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán và ngày lễ tình yêu 14 -2. Chính vì không ngừng đổi mới, cải tạo thay thế các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu bằng các dây chuyền tiên tiến cho năng suất cao nên sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, giá thành hạ, tỉ lệ hư hao nguyên vật liệu ít. Cụ thể vừa qua Công ty đã đầu tư gần 100 triệu VNĐ để thay thế các bộ đốt lò nướng cũ dễ hỏng bằng hệ thống bơm khí nén dùng cho tất cả các lò. Việc sử dụng công nghệ tiến bộ này đã làm giảm nguyên liệu đốt lò từ 350 kg/ tấn sản phẩm xuống còn 320 kg/ tấn sản phẩm, bánh nướng làm ra có chất lượng đảm bảo, không bị vỡ, có độ vàng chanh thích hợp. Cải tiến hệ thống khuôn nướng đã làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu 5% so với trước... Đến nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu có một hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hầu hết dây chuyền sản xuất được lắp đặt trong những năm 1990 trở lại đây vì vậy nói chung máy móc thiết bị còn tương đối mới, mức độ công nghệ đa số là cơ giới hoá và tự động hoá. Tình trạng máy móc thiết bị của Công ty được phản ánh qua bảng sau: Bảng 11 . Đặc điểm về dây chuyền sản xuất chính của Công ty: 50 TT Tên dây chuyền Năm lắp đặt Công suất (tấn/ca) Xuất xứ TB Mức độ công nghệ Thiết kế Thực tế 1 Dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo 1965 2,5 - 3 1,8- 2,6 Trung Quốc thủ công bán cơ giới 2 Dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu 1991 3,2 2,5 Đài Loan tự động chế biến, chọn và bao gói thủ công 3 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 1993 1,5- 1,6 1,4 Đức chế biến hoàn toàn tự động 4 Dây chuyền phủ sôcôla 1994 0,5 0,35 Đức hoàn toàn tự động 5 Dây chuyền kẹo mềm 1996 2,4 1 Đức chế biến hoàn toàn tự động 6 Dây chuyền kẹo cứng 1996 3 1,5 - 2 Đức chế biến hoàn toàn tự động 7 Dây chuyền bột canh thường 1979 4 2,5 Việt Nam chủ yếu thủ công 8 Dây chuyền bột canh I-ốt 1996 2 - 4 3,5 VN &Úc thủ công bán cơ giới 9 Dây chuyền sản xuất Sôcôla 2001 1,6 0,6 Đức chế biến hoàn toàn tự động Có thể nói, hoạt động đầu tư và máy móc thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu có rất nhiều ưu điểm nổi bật đáng học tập như sau: - Công ty đã xây dựng được mô hình đầu tư đi dần từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn mà không làm ồ ạt để phát huy hiệu quả đầu tư. Giải pháp này rất phù hợp với một doanh nghiệp mà năng lực về vốn ban đầu còn hạn chế. Mặt khác, nó cũng đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề sản xuất bánh kẹo - loại 51 mặt hàng thường xuyên phải đổi mới công nghệ để thay đổi mẫu mã chủng loại... - Đã phát huy tốt tính chủ động sáng tạo trong việc đổi mới thiết bị, công nghệ. Từ khi chyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy Công ty tích cực đổi mới công nghệ bàng cả hai con đường: nhập thiết bị mới và đặt hàng với các cơ quan khoa học - công nghệ, tổ chức nghiên cứu cải tiến qui trình cũ, nâng cao chất lượng tương ứng với thị trường. Hầu hết các dự án đều nhập công nghệ tiên tiến của các nước châu Âu sản xuất, tận dụng tối đa thiết bị đã có và kết hợp với một số phụ tùng thiết bị lẻ có thể chế tạo được trong nước - vừa tiết kiệm vừa hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại: - Do hạn chế về mặt tài chính nên phần lớn thiết bị nhập mới chỉ là máy móc thiết bị thông dụng nhất, ít máy chuyên dụng. - Việc đầu tư đổi mới thiết bị không đồng đều. Bên cạnh thiết bị mới hiện đại vẫn còn những dây chuyền lạc hậu: Dây chuyền bánh Hương Thảo, bột canh ít được quan tâm cải tiến. - Trong quá trình đổi mới thiết bị công nghệ còn rất lúng túng khi phải đối đầu với các vấn đề: Xác định cơ hội đầu tư, lựa chọn thiết bị, lựa chọn đối tác, quyết định giá mua, kí kết hợp đồng... - Việc đổi mới công nghệ nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thời gian kể từ khi đi vào nghiên cứu dự án đầu tư cho đến khi đưa máy móc thiết bị vào sản xuất kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm làm lỡ mất cơ hội kinh doanh. Hoạt động quản lí thiết bị: Tính đến 31/12/2001, tổng giá trị TSCĐ đã đầu tư ( đang dùng trong sản xuất kinh doanh ) như sau: - Nguyên giá TSCĐ : 78.274 triệu đồng Trong đó : + Xây lắp : 13.369 triệu đồng + Thiết bị : 64.912 triệu đồng - Hao mòn luỹ kế : 45.350 triệu đồng 52 - Giá trị còn lại : 32.744 triệu đồng Qua các con số trên ta thấy rằng Công ty bánh kẹo Hải Châu có khối lượng TSCĐ lớn. Trong đó, vốn thiết bị chiếm 82,9 % thể hiện một năng lực công nghệ cao, khả năng sản xuất kinh doanh dồi dào. Tuy nhiên, giá trị còn lại không lớn ( khoảng 42 % nguyên giá TSCĐ) - một phần là do nhà xưởng hao mòn nhiều nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số dây chuyền quá cũ kĩ, khấu hao gần hết như dây chuyền bánh Hương thảo chỉ còn 2%, đặc biệt thiết bị phun và thiết bị sản xuất bột canh tương ứng chỉ còn 0,775 % và 0,48%. Do đó, để đảm bảo sản xuất diễn ra bình thường, liên tục, song song với hiện đại hoá thiết bị, Công ty tăng cường quản lí thiết bị tránh thất thoát, lãng phí vốn: - Triển khai thực hiện chương trình quản lí thiết bị, tiếp thu và lắp đặt thiết bị đảm bảo tiến độ thời gian , an toàn và hiệu quả. - Thực hiện chế độ sửa chữa máy móc thiết bị: Đại tu 3 năm / lần, trung tu 1 năm / lần. Với những hỏng hóc nhỏ đều do phòng kĩ thuật và phân xưởng cơ điện đảm nhiệm. - Công ty đã cố gắng trong việc đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ bản hệ thống điện, nước, lắp đặt một số đồng hồ công tơ điện cho một số phân xưởng , bộ phận, bảo đảm an toàn về điện. b) Đầu tư cho nguyên vật liệu: Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty bánh kẹo Hải Châu phải tự lo liệu lấy nguồn hàng. Cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là một khâu quan trọng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp thực p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu.pdf
Tài liệu liên quan