Tài liệu Luận văn Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong: Luận Văn
Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong
mỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tế và báo cáo các kết quả đạt được, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Hoàng Thị Thu Hằng đã trực tiếp hướng dẫn cho nhóm trong quá trình đi thực tế và viết báo cáo . Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Sông Công, đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực tế hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý ,chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một quốc gia, là lĩnh vực tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Tiến hành đầu tư cần đến nguồn vốn, để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu...
44 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong
mỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tế và báo cáo các kết quả đạt được, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Hoàng Thị Thu Hằng đã trực tiếp hướng dẫn cho nhóm trong quá trình đi thực tế và viết báo cáo . Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Sông Công, đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực tế hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý ,chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một quốc gia, là lĩnh vực tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Tiến hành đầu tư cần đến nguồn vốn, để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu đề ra thì cần xem xét kỹ mọi khía cạnh (thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên,…) trước khi tiến hành đầu tư. Đồng thời, cần dự đoán trước những yếu tố có ảnh hưởng tới sự thành bại của công cuộc đầu tư. Dự án đầu tư chính là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn.
Sông Công là thị xã nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên. Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt, thị xã đang chủ trương đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển toàn diện kinh tế - Văn hóa - Xã hội của thị xã. Thị xã Sông Công là một đơn vị hành chính mới ra đời vào năm 1985, xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN ở nước ta. Khu công nghiệp Sông Công nằm trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc, có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH, HĐH tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các nghành công nghiệp, nhu cầu sản phẩm tiện tinh cung cấp cho sản xuất của các nhà máy chế tạo thiết bị trên địa bàn Khu Công Nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận ngày càng lớn. Chính vì nhu cầu đó mà công ty CP thép Nam Phong thuộc khu công nghiệp Sông Công quyết định đầu tư dàn máy tiện CNC. Ngoài mục tiêu nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân lực trong quá trình sản xuất, cải thiện ôi nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân, đem lại lợi nhuận cho công ty, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi dự án hoàn thành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thị Xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Với những kiến thức lý luận đã được tích lũy trong thời gian học tập tại trường cùng mong muốn được nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng vào thực tế, trong thời gian thực tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Sông Công, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phân tích dự án “Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC” của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác lập dự án của đơn vị tư nhân, đề tài phân tích một dự án cụ thể nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa công tác lập dự án trên cơ sở lí thuyết và công tác lập dự án trong thực tế các doanh nghiệp tư nhân.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty cổ phần thép Nam Phong, trong đó tập trung phân tích các khía cạnh: kỹ thuật. hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty cổ phần thép Nam Phong.
Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Điều tra trực tiếp thông qua sổ sách, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến của thầy cô và những người có kinh nghiệm. Số liệu thu thập chủ yếu làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận, thực tiễn, ngoài ra còn làm rõ tính hiệu quả mà dự án đạt được khi tiến hành đầu tư.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý trên Microsoft Excel và các phần mềm đặc trưng có liên quan. Ngoài ra, một số thông tin số liệu sẽ được mô tả dưới dạng bảng biểu.
4.3. Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Qua đó, đánh giá được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến hiệu quả của dự án.
4.4. Phương pháp thống kê mô tả:
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu.
Nội dung đề tài:
Chương 1: Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Sông Công
Chương 2: Phân tích “dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC” của công ty cổ phần thép Nam Phong.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÔNG CÔNG
Thông tin chung:
Tên: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Sông Công.
Địa chỉ: số 143 đường Cách mạng tháng 10, Thị xã Sông Công.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sông Công
Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Ngân hàng:
NHNo&PTNT Sông Công là thành viên của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Về mô hình tổ chức toàn ngân hàng có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 02 phòng ban chính là phòng kinh doanh và phòng kế toán với 19 cán bộ công nhân viên. Mô hình tổ chức quản lý của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kế Toán
Hình 1.1 – Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng:
Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc,01 phó giám đốc:
Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.
Phó giám đốc: được sự ủy quyền của giám đốc phụ trách các phòng ban.
Phòng kinh doanh: gồm 07 đồng chí, chiếm 36,8% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phòng có chức năng, nhiệm vụ sau:
Xây dựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu tín dụng.
Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh doanh, lựa chon đối tượng, hình thức và biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao.
Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng.
Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ mới theo hướng kinh doanh đa năng.
Chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề tín dụng.
Phòng kế toán: gồm 10 đồng chí, chiếm 52,6% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phòng có chức năng, nhiệm vụ sau:
Tham mưu cho ban giám đốc về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý tài chính, kế toán - ngân quỹ trong chi nhánh.
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Thực hiện các nghiêp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
NHNo&PTNT Sông Công là chi nhánh mới thành lập, do đó gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh những năm qua đã mang lại kết quả to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
1.2.2 Nhân lực:
Về nhân lực chuyên môn: Tổng số 19 cán bộ công nhân viên trong đơn vị được bố trí như sau:
Ban giám đốc: 02 đồng chí.
Cán bộ tín dụng: 07 đồng chí.
Kế toán,quỹ: 09 đồng chí.
Hành chính,lái xe: 01 đồng chí.
Về trình độ nghiệp vụ:
Trình độ cao đẳng,đại học: 14 đồng chí, chiếm 73,7% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Trình độ trung cấp: 03 đồng chí, chiếm 15,9% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Trình độ sơ cấp: 01 đồng chí, chiếm 5,2% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Trình độ khác (lái xe): 01 đồng chí, chiếm 5,2% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Quá trình hình thành và phát triển:
Lịch sử hình thành và phát triển:
Tháng 11 năm 2002, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ký quyết định số 225/QĐ/HĐQT-TCCB thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh ngân hàng cấp 3 Sông Công, trực thuộc NHNo&PTNT huyện Phổ Yên, Thái Nguyên, địa chỉ giao dịch: TDP Đồi – Phường Bách Quang – Thị xã Sông Công – Thái Nguyên.
Sông Công là một thị xã trẻ, đang phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Những năm đầu thành lập, ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất, nguồn vốn kinh doanh nhỏ bé, thị trường hẹp. Đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã dần ổn định và đi vào phát triển với mạng lưới phân phối rộng khắp trong và ngoài tỉnh, hoạt động kinh doanh tốt dần, mang lại niềm tin cho khách hàng.
Kinh tế chủ yếu của thị xã là sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm này ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm của ngân hàng. Ngân hàng xác định đối tượng chính là nông nghiệp và nông dân. Khách hàng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chức năng và nhiệm vụ:
Giống như các NHTM khác, chức năng của NHNo&PTNT Sông Công là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế để cho vay. Cùng sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh và cả nước, NHNo&PTNT Sông Công đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng lĩnh vực hoạt động. Hiện nay các hoạt động cơ bản của ngân hàng gồm:
Huy động nội tệ - ngoại tệ.
Cho vay các thành phần kinh tế.
Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử qua mạng vi tính trong toàn quốc.
Mua bán ngoại tệ, nhận chuyển và chi trả kiều hối.
Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng:
Thuận lợi:
Nhìn chung, năm 2011 thị xã Sông Công hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nói chung trong đó có ngân hàng nông nghiệp.
Về phía ngân hàng nông nghiệp Sông Công: Được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo kịp thời của thị ủy, UBND thị xã, của ngân hàng nông nghiệp cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy chính quyền các phường, xã với ngân hàng nông nghiệp. Ngân hàng nông nghiệp Sông Công hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011.
Khó khăn:
Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm trên diện rộng đầu năm 2011, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng đến phần lớn số hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn. Đây là khách hàng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp.
Gía cả thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Trên địa bàn nhỏ nhưng có tới 4 ngân hàng cùng tham gia huy động vốn và cho vay cho nên có sự cạnh tranh quyết liệt. Mặt khác một số ngân hàng trên địa bàn đưa ra các chương trình khuyến mại dưới nhiều hình thức, huy động với lãi suất vượt trần lãi suất huy động theo quy định của ngân hàng nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại dơn vị.
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cũng làm ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ trong năm 2011.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH “DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN MÁY TIỆN CNC” CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM PHONG
Giới thiệu về dự án “ Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC” của Công ty cổ phần thép Nam Phong.
Thông tin về chủ đầu tư:
Chủ đầu tư : công ty cổ phần thép Nam Phong.
Người đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Văn Ninh. Chủ tịch hội đồng quản trị.
Tên giao dịch : NamPhong steel joint stock company.
Giấy chứng nhận đầu tư số : 1722 1000 028 do Ban quản lý các Khu Công Nghiệp chứng nhận lần đầu, cấp ngày 13/03/2008 thay đổi lần 2 ngày 02/03/2011
Mã số thuế : 4600433387
Trụ sở chính : Khu B – Khu Công Nghiệp Sông Công I – Tỉnh Thái Nguyên
Vốn điều lệ: 10.000.000VNĐ ( Mười tỷ đồng Việt Nam).
Ngành nghề kinh doanh:
Nấu luyện thép, cán thép các loại;
Xây dựng, lắp đặt và sữa chữa lò điện.
Mua bán sắt thép, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp và xây dựng dân dụng…
Sản xuất máy và thiết bị công nghiệp, sữa chữa và gia công cơ khí
Vận tải hàng hóa đường bộ
Thông tin về dự án:
Địa điểm : Công ty cổ phần thép Nam Phong đã ký kết hợp đồng sơ bộ thuê lại đất tại Khu B, Khu Công Nghiệp Sông Công I với Công ty PTHT khu công nghiệp Sông Công theo quy hoach chi tiết khu công nghiệp Sông Công giai đoạn 2, đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Quy mô đầu tư:
Đầu tư máy CNC-Model CK6136B. Số lượng 04 cái.
Đầu tư máy CNC- Model CAK3665NJ. Số lượng 03 cái.
Quy mô công suất, tổng mức đầu tư:
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng, Công ty cổ phần thép Nam Phong lập dự án đầu tư dàn máy CNC chuyên sản xuất các mặt hàng: Phôi đúc chi tiết công suất 3.100 tấn/năm. Dự kiến sản lượng của nhà máy năm đầu là 2.500 tấn và sẽ tăng lên 3.100 tấn vào những năm tiếp theo, với tổng vốn đầu tư tạm tính là 2.5 tỷ đồng.
Cơ cấu nguồn vốn:
Tổng vốn đầu tư: 2.300.000.000đồng
Trong đó: + Vốn tự có : 700.000.000 đồng chiếm 30,43 %
+ Vốn vay ngân hàng : 1.600.000.000 đồng chiếm 69,57 %
Hình thức đầu tư thực hiện dự án: Mua mới
Cơ quan quyết định đầu tư: Hội đồng quản trị công ty cổ phần thép Nam Phong.
Phương thức đầu tư: Ký hợp đồng mua bán với nhà cung cấp.
Những căn cứ để xác định đầu tư:
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 Ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp 4.
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Nghị định số 99/2007/NĐ - CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 05/2009/BXD ngày 15/04/2009 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
Quyết định số 957/2009/BXD-VP ngày 29/9/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Nghị quyết của hội đồng quản trị Công ty cổ phần thép Nam Phong v/v phê duyệt chủ trương phương án đầu tư dự án.
Căn cứ về điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân số:
- Thị xã có 10 đơn vị hành chính gồm 06 phường, 04 xã với tổng diện tích 8.363,80 ha. Dân số toàn đô thị 72.692 người; trong đó dân số thường trú 50.124 người.
- Toàn thị xã có số dân trung bình năm 2009 là 49481 người, trong đó dân số sống ở thành thị chiếm khoảng 52,38%, dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 47,62%. Mật độ dân số toàn thị xã là 617 người/km2 (năm 2009).
- Tốc độ gia tăng dân số năm 2010 (49441 người) so với năm 2009 (49481 người) là 1%.
Đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên thị xã Sông Công là 8.363,80 ha. Trong đó:
Đất nội thị là 1.822,80 ha (chiếm 21,79%), đất ngoại thị là 6.541,00 ha (chiếm 78,21%); Đất xây dựng đô thị 525,03 ha gồm:
· 348,32 ha đất dân dụng (gồm: đất khu ở; Đất cây xanh - TDTT cấp đô thị; Đất công trình công cộng cấp đô thị; Đất giao thông đô thị);
· 176,71 ha đất không thuộc khu dân dụng (gồm: Đất CN, TTCN, kho tàng; Đất giao thông đối ngoại;
· Đất cơ quan trụ sở; Đất công trình đầu mối ha tầng kỹ thuật; Đất nghĩa trang, nghĩa địa; Đất tôn giáo, tín ngưỡng; Đất an ninh quốc phòng....).
Ngoài ra còn có 1.297,77 ha, các loại đất khác như: Đất sản xuất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất lâm nghiệp; Đất bằng chưa sử dụng (đồi, núi, đất đầm; Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng; Đất chuyên dùng khác ( thủy lợi, truyền dẫn...)
2.2.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trong nhiệm kỳ vừa qua Thị xã đã huy động hàng trăm tỷ đồng cho đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kể cả hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn, bao gồm nguồn vốn Trung ương và vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu, vốn ngân sách Tỉnh, vốn ngân sách Thị xã và vốn do nhân dân đóng góp. Từ các nguồn vốn nêu trên Thị xã đã cơ bản hoàn thành các chương trình, dự án đề ra như: cải tạo lưới điện nông thôn; xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nội thị; trung tâm văn hoá thể thao Thị xã; kiến thiết Thị chính, trụ sở làm việc các xã, phường và một số công trình, dự án trọng điểm khác
2.2.2.3.1 Hệ thống giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Đường bộ: Đoạn đường quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên chạy qua phía Đông thị xã Sông Công
+ Đường sắt: Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Nam thị xã tại ga Lương Sơn có ga hành khách
+ Đường hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài, cách thị xã Sông Công theo quốc lộ 3 khoảng 42-45km (nếu đi qua đèo Nhe khoảng 35km)
- Giao thông đối nội:
+ Đường Thắng Lợi nối từ nhà máy Y cụ đến cách mạng tháng 8 dài 200m, chiều rộng mặt đường là 14,4m tráng nhựa, trong đó có 960m mặt đường bê tông chất lượng tốt
+ Đường cách mạng tháng 10: nối nhà máy Diezen với đường cách mạng tháng 8 và kéo dài đến quốc lộ 3 tại Lương Sơn, mặt đường rộng 7m rải nhựa. Đoạn đường từ cách mạng tháng 8 đến nhà máy Diezen mặt đường đã xuống cấp, riêng đoạn đường từ cách mạng tháng 8 ra quốc lộ 3 mới xây dựng trong những năm gần đây nên mặt đường còn tốt
+ Đường cách mạng tháng 8: Nối từ đường cách mạng tháng 10 đến đường Thắng Lợi dài 700m chiều rộng mặt đường rải nhựa 7m
+ Thị xã Sông Công có vị trí thuận lợi về giao thông đối ngoại và đối nội, có cơ sở đường xá khá tốt rất thuận lợi để xây dựng khu công nghiệp
2.2.2.3.2. Hệ thống điện
Toàn thị xã Sông Công được cấp điện từ mạng điện quốc gia tuyến dây 110KV từ Đông Anh-Thái Nguyên cấp điện cho trạm biến thế Gò Đàm, hiện nay tuyến 110KV vận hành an toàn
2.2.2.3.3. Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước:
Chảy qua địa bàn Thị xã theo hớng bắc - nam là dòng sông Công. Đó là phần hạ lưu sông, có chiều dài 9,8 km. Lượng nước sông Công rất dồi dào, do chảy qua khu vực mưa nhiều nhất tỉnh.
Trên địa bàn thị xã, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào:
Phía tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan.
Phía đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi.
Dòng sông Công được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành hồ Núi Cốc. Hệ thống thuỷ lợi Núi Cốc là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thị xã Sông Công.
2.2.2.4. Thị trường
Thị xã Sông Công nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội 60 km. Nơi đây là trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với những nhà máy đã được xây dựng từ những năm 70 của thế kỉ trước, cùng tồn tại với khu công nghiệp tập trung đang hình thành và phát triển. Và với những thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông đường bộ, đường sắt và gần sân bay Nội Bài, là nơi giao lưu và trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, thị xã Sông Công có thế mạnh để mở rộng thị trường, phát triển giao lưu và hội nhập dễ dàng với thị trường trong vùng và cả nước. Sản phẩm hàng hoá của huyện sản xuất ra sẽ dễ dàng vận chuyển và tiêu thụ ra các thị trường Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận và với cả nước, đối với cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Như vậy, huyện có điều kiện để phát triển dịch vụ thương mại, các khu công nghiệp. Bên cạnh tiềm năng phát triển về kinh tế- xã hội, Sông Công còn có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái theo hướng hiện đại với hồ Ghềnh Chè, Hồ Núc Nác, Di tích lịch sử Căng Bá Vân. Bên cạnh dòng Sông Công còn có Núi Tảo, với những cánh rừng, sông, núi , hồ và những dãy đồi bát úp khoác trên mình màu xanh thiên nhiên xen kẽ với dòng chảy Sông Công. Nơi đây sẽ mọc lên các khu vui chơi giải trí, khu quần vợt- sân gôn, trường đua ngựa và khu tham quan, nghỉ dưỡng...
Mục đích đầu tư và sự cần thiết phải đầu tư của dự án
Mục đích đầu tư:
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trưởng về các sản phẩm tiện, cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng cao vào sản xuất.
Với dây chuyền thiết bị này sẽ không gây bụi, giảm được tiếng ồn, giảm thiểu ô nhiêm môi trường, giảm được một nửa nhân công trong quá trình sản xuất, năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm đạt tối ưu, tỉ lệ sai hỏng ít, chất lượng sản phẩm tiện được nâng cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Giải quyết công ăn việc làm cho 21 lao động, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là nhiệm vụ quan trọng được các doanh nghiệp coi trọng.
Đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách nhà nước.
Sự cần thiết đầu tư:
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã và đang gặp phải những cản trở trong quá trình phát triển trong đó hiện tượng thiếu vốn cho đầu tư phát triển là một trong những vấn đề nổi cộm. Bởi “ Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hoá đất nước, cái mà các doanh nghiệp cần hiện nay là vốn... và vốn”.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng đem đến không ít các thách thức cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần thép Nam Phong là một trong những doanh nghiệp đã trải qua hơn 4 năm xây dựng và phát triển, trong quá trình hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn mà nổi bật là vấn đề tạo vốn cho đổi mới máy móc thiết bị. Vì vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả thì nó sẽ là một trong những động lực cơ bản để phát triển công ty trong tương lai.
Công ty cổ phần thép Nam Phong thuộc thị xã Sông Công nằm ở phía nam Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 60 km. Nơi đây là trung tâm công ngiệp của tỉnh Thái Nguyên với những nhà máy đã đuợc xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, cùng với sự tồn tại của khu cong nghiệp tập trung đang hình thành và phát triển
Diện tích tự nhiên của thị xã Sông Công là 83,64 km2, dân số 53,400 khẩu, bình quân hơn 638 người/1km2. Cơ cấu kinh tế của Thị xã đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu nội bộ nghành công nghiệp đang từng bước chuyển dịch theo huớng sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ. Kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện. Các hoạt động văn hóa-xã hội có nhiều cải thiện tiến bộ. An ninh trính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững
Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các nghành công nghiệp, nhu cầu sản phẩm tiện tinh cung cấp cho sản xuất của các nhà máy chế tạo thiết bị trên địa bàn Khu Công Nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận ngày càng lớn. Chính vì nhu cầu đó mà công ty CP thép Nam Phong quyết định đầu tư dàn máy tiện CNC. Ngoài mục tiêu nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân lực trong quá trình sản xuất, cải thiện ôi nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân, đem lại lợi nhuận cho công ty, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi dự án hoàn thành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thị Xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Phân tích thị trường của dự án
Đảng và nhà nước đã và đang thực hiện chính sách mở cửa cùng với chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường vì vậy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang trở nên hết sức sôi động. Nhu cầu thị trường về sản phẩm tiện tinh chi tiết là rất tiềm năng.
Thị trường tiêu thụ:
Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp Thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. Khu công nghiệp Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm khu công nghiệp Sông Công nói chung và công ty cổ phần thép Nam Phong nói riêng là rất dễ dàng, có thể tiêu thụ đi khắp nơi trên cả nước.
Thị trường cung cấp yếu tố đầu vào:
Công suất dàn máy CNC dự kiến là 3100 tấn/năm, do đó cần có lượng yếu tố đầu vào lớn để công suất máy đạt tối đa. Cao Bằng là một tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế nhưng Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác và chế biến khoáng sản rất thuận lợi cho việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án. Dự báo thị trường cung cấp nguyên liệu sẽ là: Nguồn gang khoáng sản Cao Bằng
Phân tích kỹ thuật và công nghệ của dự án:
Lựa chọn giải pháp công nghệ của dự án đầu tư nhà máy thép Nam Phong:
Phôi đúc
Ủ thường hóa(1)
Gia công cơ khí(2)
KCS(3)
Bao gói(4)
Nhập kho thành phẩm(5)
Tiêu thụ(6)
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Thuyết minh công nghệ:
: nguyên vật liệu chính được cho vào lò ủ để khử ứng suất
: Sau ủ sản phẩm được tiện tinh
: KSC kiểm tra sản phẩm đạt, loại sản phẩm hỏng
: Chuyển tổ bao gói đóng thùng
: Sản phẩm nhập kho chờ xuất bán
: Vận chuyển hang đưa đi tiêu thụ.
Thiết bị
Các thiết bị chính:
STT
Thiết bị
ĐVT
Số lượng
1
Máy tiện CNC-CK136B
Cái
04
2
Máy tiện CNC -CAK3665NJ
Cái
03
Tổng cộng
07
Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC
Giải pháp cung ứng nguyên liệu, năng lượng và lao động:
- Nguyên vật liệu: Các nguyên liệu mua trong nước bao gồm:
+ Nguồn gang khoáng sản Cao Bằng
+ Mảnh dao, than dao tiện: Mua công ty TNHH Kỹ thuật Thành Nam.
+ Thân dao tiện: Mua Công ty TNHH Kỹ thuật Thành Nam
- Các nhu cầu khác:
+ Cung cấp điện: Nguồn cung cấp điện: Điện lực Thái Nguyên
Thiết bị điện cần lắp: 01 Trạm biến áp 1.250KVA, lưới điện 22kv, kèm theo lắp đặt công tơ 3 giá
- Giao thông:
Nhà máy thép Nam Phong của công ty cổ phần thép Nam Phong được đầu tư tại khu B-KCN Sông Công I, về hạ tầng kỹ thuật do Công ty phát triển hạ tầng các KCN tỉnh Thái Nguyên đảm nhiệm và cung cấp cho công ty thông qua hợp đồng kinh tế. Cho nên kết cấu hạ tầng, nước, giao thông, bưu chính viễn thông sẽ được chủ đầu tư và các ngành cung cấp dịch vụ đầu tư.
Nguồn lao động cho dự án:
Người lao động vào làm việc sẽ được tuyển chọn theo đúng quy trình của Pháp luật Việt Nam về tuyển dụng lao động làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.
Người lao động sau khi thực hiện giao kết hợp đồng với công ty sẽ được hưởng các chế độ về chính sách đối với người lao động theo quy định của Luật Pháp Việt Nam như: thời gian làm việc, chế độ dưỡng sức, độc hại, bồi dưỡng cá nhân…
Tất cả các công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng sau khi được tuyển dụng vào làm việc đều được học tập về nội quy và an toàn lao động, định kỳ và hàng năm.
Dự kiến kế hoạch sử dụng lao động:
BẢNG 1: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Thành phần
Nhân sự
Kỹ sư
Công nhân kỹ thuật
Nhân viên thường
Tổng số
1
Bộ phận kỹ thuật
2
0
0
2
2
KCS
1
0
2
3
3
Công nhân trực tiếp SX
0
14
0
14
4
Công nhân phục vụ
2
2
Tổng cộng
3
14
4
21
Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC
Phân tích hiệu quả tài chính của dự án:
2.6.1 Thông tin về vốn đầu tư của dự án:
- Tổng vốn đầu tư : 2.300.000.000 đồng trong đó :
Vốn tự có : 700.000.000 đồng chiếm 30.43 %
Vốn vay ngân hàng : 1.600.000.000 đồng chiếm 69.57 %
- Thời gian vay 7 năm và lãi suất 16,5 % / năm
2.6.2 Điều kiện tính toán
Các định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu được xây dựng theo mức quy định trên cơ sơ tham khảo tài liệu trong nước, nước ngoài và của một số đơn vị trong nước, trong tỉnh đồng thời căn cứ vào thiết kế xây dựng công trình
Chi phí tiền lương, chi phí quản lý và các khoản chi phí khác được xây dựng trên cơ sở định mức và mức lương trung bình của các doanh nghiệp địa phương hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực
Giá các sản phẩm dịch vụ tính cân đối theo mức giá biến động trung bình của thi trường
Chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam: tính bằng 19 % quỹ lương cơ bản
Chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương khấu hao đều thời gian khấu hao là 7 năm.
Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: thực hiện đúng theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng mức thuế suất 25 % tính trên thu nhập chịu thuế theo quy định hiện hành.
Chi phí vốn chủ đầu tư được xác định trên cơ sở lãi suất vay ngân hàng.
BẢNG 2: TỔNG HỢP CHI PHÍ VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
Đơn vị: đồng
STT
Danh mục tài sản
Số lượng
Thành tiền
1
Máy tiện CNC – CK6136B
04
1.200.000.000
2
Máy tiện CNC – CAK3665NJ
03
1.100.000.000
Tổng cộng vốn đầu tư
2.300.000.000
Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC
2.6.3 Các bảng tính toán:
2.6.3.1 Bảng dự tính doanh thu:
Năm thứ nhất dự án mới đi vào hoạt động, công suất của dàn máy mới đạt 80 % tương đương 2500tấn/năm, và dự kiến từ năm thứ 2 trở đi đạt 100 % công suất của dàn máy và đạt công suất 3100tấn/ năm . Do vậy doanh thu năm thứ nhất mới đạt 7.677.420.000 đồng, từ năm thứ hai cho tới năm tứ 7 đạt 9.520.000.000 đồng.
BẢNG 3: DỰ TÍNH DOANH THU CỦA DỰ ÁN
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Sản lượng(Tấn/năm)
2500
3100
3100
3100
3100
3100
3100
Đơn giá
3.071
3.071
3.071
3.071
3.071
3.071
3.071
Doanh Thu
7.677.420
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
2.6.3.2 Bảng tính chi phí của dự án:
BẢNG 4: TỔNG HỢP CHI PHÍ HẰNG NĂM CỦA DỰ ÁN
STT
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
1
Chi phí biến đổi
3.032.000
3.760.000
3.760.000
3.760.000
3.760.000
3.760.000
3.760.000
2
Lương CN
1.600.000
1.600.000
1.600.000
1.600.000
1.600.000
1.600.000
1.600.000
3
Bảo hiểm, ăn ca
210.000
210.000
210.000
210.000
210.000
210.000
210.000
4
Chi phí quản lý
581.040
668.400
668.400
668.400
668.400
668.400
668.400
5
Chi phí sửa chữa
24.210
27.850
27.850
27.850
27.850
27.850
27.850
6
Chi phí bán hàng
242.100
278.500
278.500
278.500
278.500
278.500
278.500
7
Chi phí khác
121.050
139.250
139.250
139.250
139.250
139.250
139.250
8
Tổng chi phí
5.810.400
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
Đơn vị: 1000 đồng
2.6.3.3 Bảng tính khấu hao TSCĐ:
Dự án sử dụng phương pháp khấu hao đều trong 7 năm. Tổng giá trị khấu hao là 2.300.000.000 đồng.
Thời gian khấu hao là 7 năm, là thời gian phân tích dự án. Tổng giá trị khấu hao hàng năm là 328.571.000 đồng.
BẢNG 5: KHẤU HAO TSCĐ CỦA DỰ ÁN
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Nguyên giá
2.300.000
2.300.000
2.300.000
2.300.000
2.300.000
2.300.000
2.300.000
Khấu hao
328.571
328.571
328.571
328.571
328.571
328.571
328.571
KH lũy kế
328.571
657.142
985.713
1.314.284
1.642.855
1.971.426
2.300.000
Giá trị còn lại
2.300.000
1.971.426
1.642.855
1.314.284
985.713
657.142
328.571
0
Đơn vị: 1000 đồng
2.6.3.4 Bảng kế hoạch trả lãi vay:
- Tổng vốn đầu tư: 2.300.000.000 đồng ( vốn tự có 700.000.000 đồng chiếm 30,43%, vốn vay là 1.600.000.000 đồng chiếm 69,57%); Dự kiến vay dài hạn 1.600.000.000 đồng.
- Nhu cầu vay và kế hoạch trả nợ vốn vay:
Nhu cầu vay vốn ngân hàng dự kiến là 1.600.000.000 đồng, vay từ khi bắt đầu triển khai dự án, toàn bộ vốn vay để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.
Vốn gốc và lãi được trả đều cho 7 năm, dự kiến mỗi năm trả gốc và lãi là 6 402.032.000 đồng, vốn gốc và lãi được trả vào cuối năm.
Nguồn trả nợ vay dự kiến lấy từ khấu hao và lợi nhuận thu được hàng năm của dự án.
Dự kiến thời gian vay là 7 năm và lãi suất là 16.5%/ năm.
BẢNG 6: BẢNG KẾ HOẠCH TRẢ NỢ
Khoản mục
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Nợ đầu kỳ
1.600.000
1.461.968
1.301.161
1.113.821
895.569
641.306
345.089
Trả vốn và lãi vay
402.032
402.032
402.032
402.032
402.032
402.032
402.032
2.1 Trả vốn vay
138.032
160.807
187.340
218.252
254.263
296.217
345.089
2.2 Trả lãi vay
264.000
241.225
214.692
183.780
147.769
105.815
56.943
Nợ cuối kỳ
1.600.000
1.461.968
1.301.161
1.113.821
895.569
641.306
345.089
0
Đơn vị: 1000 đồng
2.6.3.5 Bảng hạch toán lãi, lỗ của dự án:
BẢNG 7: HẠCH TOÁN LÃI LỖ CỦA DỰ ÁN
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Doanh thu thuần
7.677.420
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
Chi phí sản xuất, KD
6.541.003
7.414.603
7.414.603
7.414.603
7.414.603
7.414.603
7.414.603
2.1 Chi phí vận hành
5.810.400
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
2.2 Khấu hao
328.571
328.571
328.571
328.571
328.571
328.571
328.571
2.3 Lãi vay
402.032
402.032
402.032
402.032
402.032
402.032
402.032
Lợi nhuận trước thuế
1.136.417
2.105.397
2.105.397
2.105.397
2.105.397
2.105.397
2.105.397
Thuế TNDN(25%)
284.104
526.349
526.349
526.349
526.349
526.349
526.349
Lợi nhuận sau thuế
852.313
1.579.048
1.579.048
1.579.048
1.579.048
1.579.048
1.579.048
Đơn vị: 1000 đồng
2.6.3.6 Bảng xác định dòng tiền và hiệu quả tài chính của dự án:
BẢNG 8: BẢNG XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN
Đơn vị: 1000 đồng
Năm
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Khoản thu
Doanh thu
7.677.420
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
Dòng tiền vào
7.677.420
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
9.520.000
Khoản chi
Chi phí đầu tư
2.300.000
Chi phí vận hành
5.810.400
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
6.684.000
Thuế TNDN
284.104
526.349
526.349
526.349
526.349
526.349
526.349
Dòng tiền ra
2.300.000
6.094.504
7.210.349
7.210.349
7.210.349
7.210.349
7.210.349
7.210.349
Dòng tiền tài trợ
1.600.000
-402.032
-402.032
-402.032
-402.032
-402.032
-402.032
-402.032
Dòng tiền ròng
-700.000
1.180.884
1.907.619
1.907.619
1.907.619
1.907.619
1.907.619
1.907.619
2.6.3.7 Bảng xác định thời gian thu hồi vốn T theo phương pháp cộng dồn
BẢNG 9: BẢNG XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THU HỒI VỐN THEO PHƯƠNG PHÁP CỘNG DỒN
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Lợi nhuận thuần (W)
852.313
1.579.048
Khấu hao (D)
328.571
328.571
W+D
1.180.884
1.907.619
Hệ số chiết khấu
0,8584
0,7368
(W+D)ipv
1.013.671
1.405.534
1.013.671
2.419.205
Giá trị hiện tại của thu nhập thuần(NPV): 6.268.108.000 đồng
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR): 202,89%
Thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu: 1 năm 10,98 tháng
Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C): 1,2897>1
Nhận xét:
- Tổng doanh thu thuần hàng năm khi dự án đi vào sản xuất ổn định dự kiến là 9.520.000.000 đồng.
- Lợi nhuận thuần dự kiến là: Xấp xỉ trên 1.5 tỷ đồng/năm
- Nộp thuế: Thu nhập doanh nghiệp từ năm thứ 2 trở đi dự kiến là hơn 526 triệu đồng
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư trong vòng 2 năm
- Giá trị NPV của dự án là: 6.268.108.000 đồng là giá trị dương và lớn hơn 0 rất nhiều. Dự án khả thi.
- Giá trị IRR của dự án là 202,89% có giá trị lớn hơn nhiều so với tỷ lệ triết khấu sử dụng để phân tích cho dự án là 16,5%. Nên có thể khẳng định dự án đầu tư mua dàn máy tiện CNC là có hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng năm lớn thông qua nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tuy nhiên khi tính ra IRR thực tế bằng 202.89% tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thực tế quá cao so với các điều kiện tính toán lý thuyết thông thường nên IRR có thể không phản ánh đúng hiệu quả tài chính của dự án. Nguyên nhân có thể do trong quá trình lập dự án, cán bộ lập dự án đã đưa ra một số chỉ tiêu như giá bán, chi phí khả biến… không sát với các điều kiện thực tế do không tiến hành điều tra thị trường hoặc do sai sót trong quá trình xử lý số liệu. Để khắc phục vấn đề trên, trong quá trình lập dự án cán bộ lập dự án phải tiến hành điều tra thị trường, xử lí số liệu điều tra bằng các phương pháp khoa học kết hợp với việc sử dụng các phần mềm tính toán sao cho sai số là nhỏ nhất để có thể lập được dự án khả thi và có hiệu quả cao nhất.
2.6.4 Phân tích độ nhạy của dự án
Ta quan sát sự thay đổi của chỉ tiêu IRR do sự thay đổi của các yếu tố: vốn đầu tư ban đầu, giá cả sản phẩm.
Kết quả tính toán thể hiện ở bảng sau:
BẢNG 10: SỰ THAY ĐỔI CỦA IRR DO SỰ THAY ĐỔI CỦA VỐN ĐẦU TƯ, GIÁ SẢN PHẨM
Các yếu tố thay đổi
IRR
% thay đổi của IRR
Không đổi
202,89%
0
Vốn đầu tư tăng 10%
147,88%
-27,11%
Giá cả sản phẩm giảm 10%
128,53%
-36,65%
Như vậy IRR nhạy cảm nhất với giá cả sản phẩm .
Khi mức giá bán thay đổi tăng giảm 10%, 20% chỉ số NPV của dự án được tính theo bảng sau:
BẢNG 11: BẢNG PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN
Chỉ tiêu
Mức giá bán thay đổi
-20%
-10%
0
10%
20%
NPV(1000 đồng)
2.406.953
5.139.849
6.268.108
10.593.103
13301467
% thay đổi
-61.6%
-18%
0
+68.8%
+112%
Qua bảng tính trên ta thấy mặc dù giá bán giảm xuống 10% và 20% nhưng NPV của dự án vẫn dương. Dự án xem xét có độ an toàn cao cho các kết quả dự tính.
2.7 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:
Dự án ngoài tính khả thi về mặt tài chính mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn:
2.7.1 Đóng góp cho ngân sách của tỉnh:
Thông qua thuế, tạo điêu kiện để địa phương xây dựng công trình phúc lợi công cộng phục vụ nhân dân:
Đóng góp cho ngân sách địa phương:
Thuế TNDN = Lợi nhuận* 25%
Năm thứ nhất là 284.104.000 đồng
Các năm sau là 526.349.000 đồng
2.7.2 Góp phần tạo việc làm cho người dân:
- Số lao động có việc làm trực tiếp từ dự án: giải quyết cho 21 lao động, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là nhiệm vụ quan trọng được các doanh nghiệp coi trọng
- Chỉ tiêu số lao động có việc làm trực tiếp trên một đơn vị VĐT là 9,1 (21/2,3 tỷ). Cứ một tỷ đồng VĐT trực tiếp của dự án tạo ra việc làm mới trực tiếp cho 9,1 người.
2.7.3 Tác động đến môi trường:
- Bụi: trong quá trình gia công, thải ra một lượng phoi bụi rất ít
- Chất thải rắn: Trong công ty, các chất thải rắn được thải ra chủ yếu là các dẻ lau dầu phát sinh trong quá trình sản xuất. Các chất thải rắn sẽ được tập kết và thuê công ty môi trường Sông Công trở đến khu xử lí của thị xã. Như vậy không gây tác động xấu đến môi trường.
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Hệ thống hút bụi
+ Hạn chế dầu lau máy
2.7.4 Tác động tích cưc đến kết cấu hạ tầng của địa phương.
Thúc đẩy sự phát triển các ngành liên quan như giao thông vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông…. Do đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.
2.7.5 Tác động tích cực đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội.
Khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm sẽ phân phối thu nhập cho người lao động, lợi nhuận chủ đầu tư, thu ngân sách, tạo thu nhập cho các đối tượng liên quan khác. Đặc biệt mang lại thu nhập cho địa phương cải thiện tình hình kinh tế xã hội của huyện Sông Công.
2.7.6 Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội:
Quy hoạch không gian tỉnh Thái Nguyên. Đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển của tỉnh, cũng như của cả nước.
CHUƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Theo phân tích được ở trên thì dự án có hiệu quả tài chính mang lại cho công ty khoản doanh thu lớn hàng năm, đồng thời với phương án đầu tư áp dụng cho công nghệ tiên tiến vào sản xuất và mục tiêu tạo ra sản phẩm gang đúc chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, và dần thay thế cho hàng nhập khẩu.
Ngoài ra dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty cổ phần thép Nam Phong ở trên, khi dự án đi vào hoạt động bên cạnh hiệu quả đầu tư sản xuất còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho gần 25 lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, tại địa phương, cùng với đó là đóng góp vào ngân sách tỉnh và nâng cao tăng trưởng kinh tế của tỉnh .
Vì vậy có thể khẳng định rằng đây là dự án mang lại nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Việc đầu tư vào dự án này là hoàn toàn đúng đắn và đúng hướng.
Kiến nghị:
Để dự án sớm triển khai thi công xây dựng đi vào hoạt động, Công ty cổ phần thép Nam Phong, xin có kiến nghị sau:
Doanh nghiệp có kế hoạch trả vốn vay và sử dụng vốn hợp lý: Vì vốn vay là 1.600.000.000 đồng chiếm 69,57% tổng vốn đầu tư do vậy ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, cần phải có kế hoạch trả nợ hợp lý và chi tiết.
Có các chính sách bảo đảm cuộc sống cho người lao động và thực hiện đúng chế độ về chính sách đối với người lao động theo quy định của Luật pháp Việt Nam. Các kế hoạch đào tạo đúng thời gian và chất lượng.
Phải thực hiện đúng cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định như đã trình bày ở trên. Cũng như cơ quan có trách nhiệm cần kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án của công ty về: xử lý nước thải, vệ sinh an toàn lao động…
Doanh nghiệp nên đưa ra các kế hoạch, chiến lược dài hạn trong sản xuất và tiêu thụ để bảo bảo cho dự án có hiệu quả cao nhất
Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của tỉnh Thái Nguyên như: có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp…
Căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực đầu tư và những phân tích hiệu quả của dự án ở trên, Công ty cổ phần thép Nam Phong đề nghị Ngân hàng nông nghiệp Thị xã Sông Công sớm cho vay vốn cùng các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án sớm được triển khai đi vào hoạt động và đề nghị được hưởng những chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của tỉnh Thái Nguyên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ quang Phương (2007), giáo trình Kinh tế đầu tư, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
3. Hồ sơ dự án “Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty cổ phần Thép Nam Phong”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn - Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong.doc