Tài liệu Luận văn Đánh giá về tiềm năng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trưởng bền vững: 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thu Hiền
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ
PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Anh
Hà Nội -2009
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 5
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên..............................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo - thổ nhưỡng...........................................6
1.1.3. Khí hậu..................................................................................................5
1.1.4. Hệ thống sông ngòi ...............
79 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá về tiềm năng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trưởng bền vững, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thu Hiền
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ
PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Anh
Hà Nội -2009
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 5
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên..............................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo - thổ nhưỡng...........................................6
1.1.3. Khí hậu..................................................................................................5
1.1.4. Hệ thống sông ngòi ...............................................................................7
1.1.5. Thảm thực vật .......................................................................................8
1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị ...................................9
1.2.1. Dân số ...................................................................................................9
1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh.......................................................................10
1.2.3. Nông – lâm nghiệp..............................................................................10
1.2.4. Công nghiệp ........................................................................................10
1.2.5. Y tế - Giáo dục.....................................................................................10
1.2.6. Mạng lưới giao thông..........................................................................11
1.3.Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị . ....11
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................14
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN MIỀN ĐỒNG BẰNG
TỈNH QUẢNG TRỊ..............................................................................................14
2.1. Đặc điểm địa chất......................................................................................14
2.1.1. Địa tầng...............................................................................................14
2.1.2. Magma xâm nhập ...............................................................................26
2.1.3.Cấu trúc- Kiến tạo................................................................................28
2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn ......................................................................33
2.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen34
2.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen ...36
2.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan
Neogen - Đệ Tứ.............................................................................................40
3
2.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen..................................41
2.2.5. Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua ...............43
CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................45
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH
QUẢNG TRỊ.........................................................................................................45
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất ...........45
3.2. Giới thiệu mô hình MODFLOW..............................................................48
3.2.1.Cơ sở lý thuyết của mô hình Visual Modflow ......................................48
3.3. Ứng dụng mô hình MODFLOW đánh giá trữ lượng nước dưới đất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị...............................................................................56
3.3.1. Phân vùng tính toán trữ lượng nước dưới đất....................................55
3.3.2.Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình ..........................................................58
3.3.3. Hiệu chỉnh bộ thông số mô hình.........................................................67
3.3.4. Tính toán trữ lượng động thiên nhiên ................................................67
3.3.5. Tính toán trữ lượng tĩnh .....................................................................67
3.3.6. Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng ............................................67
3.3.7. Tính toán mô đun dòng chảy ngầm ………………………………………….67
3.4. Đánh giá chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị ....69
3.4.1. Chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ nhất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị ............................................................................70
3.4.2. Chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ hai miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị ............................................................................73
3.5. Nhận xét chung .........................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................78
4
MỞ ĐẦU
Nước là một tài nguyên rất quý giá đối với đời sống con người. Để phục vụ
cho việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững của cả nước
nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, việc đánh giá tài nguyên nước là một vấn đề
vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết
định quy hoạch đúng đắn để khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên này. Trong số
các nguồn tài nguyên nước thì tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam nói chung
thường có chất lượng tốt, được xem là nguồn dự trữ cho các nhu cầu sử dụng đặc
biệt là sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng nước
dưới đất mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các quy hoạch phát triển
kinh tế và xã hội.
Tỉnh Quảng trị là một tỉnh nghèo miền Trung, đã có nhiều nỗ lực phát triển,
khắc phục hậu quả của chiến tranh, với đa phần dân cư và các hoạt động dân sinh
kinh tế diễn ra trên miền đồng bằng. Với mục tiêu đánh giá tiềm năng nước dưới đất
phục vụ phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững, luận văn này đã lựa chọn
vùng nghiên cứu là miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị nơi đang có những hoạt động
phát triển kinh tế diễn ra hết sức sôi động cả về quy mô và số lượng.
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, sự động
viên khích lệ của bạn bè, tôi còn được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Khí tượng thuỷ văn và Hải dương học của trường Đại học Khoa học tự
nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng
dẫn – TS. Trần Ngọc Anh. Qua đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới TS Trần Ngọc Anh và các thầy cô trong khoa.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị được giới hạn bởi toạ độ địa lý: 16018’ đến 17010’ vĩ Bắc và
106032’ đến 107007’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ của tỉnh Quảng
Bình, phía Nam giáp huyện A Lưới và huyện Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên -
Huế, phía Tây giáp tỉnh Xavanakhet và Xaravan của nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào. Phía Đông đuợc bao bọc bởi biển Đông và đường bờ kéo dài 75 km. Đảo
Cồn Cỏ là một đảo duy nhất thuộc tỉnh Quảng Trị có diện tích 4 km2 [4].
Hình 1.1 Giới hạn miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
6
Miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị (hình 1.1) bao gồm 91 phường, xã và thị trấn
thuộc 7 huyện, thị: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị, Triệu
Phong và Hải Lăng phân biệt theo quy định của tỉnh có tổng diện tích 1.627 km2,
phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên
Huế và phía Tây giáp vùng đồi núi của tỉnh Quảng Trị.
1.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo - thổ nhưỡng
Nhìn một cách tổng thể, hình thái địa hình miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trùng với đường kéo dài của đoạn bờ
biển ở phía Đông. Theo độ cao và hình thái có thể phân ra làm các dạng địa hình
chính như sau :
Địa hình đồng bằng: gồm dải đồng bằng ven biển Quảng Trị có diện tích hẹp
nhưng chiếm vị trí quan trọng, nó là vựa lúa cung cấp lương thực và thực phẩm cho
các địa phương trong tỉnh và các vùng lân cận. Theo các quan điểm địa chất, đồng
bằng ven biển miền Trung có nguồn gốc bóc mòn, tích tụ, được hình thành khoảng
trên một triệu năm. Độ cao tuyệt đối của đồng bằng dao động từ dưới 1 m đến 50 m.
Phần phía Tây có độ cao từ 25 đến 50 m tạo nên một đới chuyển tiếp với địa hình
đồi với lớp phủ trầm tích bở rời mỏng, mức độ phân cắt yếu, các quá trình rửa trôi
bề mặt chiếm ưu thế. Phần phía Đông có độ cao tuyệt đối từ 1m đến 6 m, lớp phủ
trầm tích bở rời lớn hơn, có nơi đạt độ dày 50 – 60 m, bề mặt địa hình phẳng, bị
chia cắt bởi các hệ thống cửa sông, kênh, mương và các đụn cát.
Địa hình cồn cát và đụn cát: phát triển dọc ven biển từ nam Cửa Tùng đến
giáp Thừa Thiên Huế với bề rộng trung bình 4 – 5 km, độ cao từ 5m đến 15 m, cục
bộ đến 30 m. Toàn bộ các đụn cát được cấu thành từ các loại cát trắng bở rời. Về
đặc điểm thổ nhưỡng, khu vực nghiên cứu gồm các tiểu vùng sau :
- Tiểu vùng cồn cát, bãi cát : phân bố dọc bờ biển, cát trắng chiếm ưu thế
(97% là cát), dưới cùng bước đầu thấy có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ.
- Tiểu vùng đất nhiễm mặn ở cửa Tùng : được tạo thành dưới tác động của
thuỷ triều, phân bố ở địa hình thấp.
1.1.3. Khí hậu [8, 13]
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối
7
điển hình. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng
XII tới tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau
chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm.
Mưa
Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa
hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.700 mm, cao hơn mức trung bình của cả
nước. Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới 68 70% lượng mưa năm. Tổng
lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng
mùa khô từ tháng XII đến tháng IV thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ
7 đến 8 ngày với lượng mưa trần từ 20 30mm, Giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mưa
lớn là tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn. Lượng mưa trong năm của Quảng
Trị phân bố không đều cả về không gian lẫn thời gian. Theo thống kê lượng mưa
bình quân nhiều năm của các trạm thể hiện trên bảng 1.1:
Bảng 1.1. Mưa bình quân nhiều năm (mm)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vĩnh Linh 129.9 83.3 48.6 51.9 100.5 97.8 94.3 125.3 420.2 766.0 462.3 227.0 2614.1
Gia Vòng 60.1 47.9 35.4 64.1 143.6 101.4 78.7 155.0 509.7 695.9 456.4 188.0 2536.3
Đông Hà 48.2 34.1 30.8 60.7 119.3 83.0 65.7 163.2 388.9 683.9 429.0 175.2 2291.8
Thạch Hãn 84.3 60.7 48.9 63.0 135.0 105.7 82.9 135.3 476.4 710.6 438.6 240.7 2627.3
Cửa Việt 57.6 48.6 33.1 50.8 102.6 63.4 68.1 150.3 398.6 574.3 415.7 219.6 2187.8
Hướng Hoá 83.6 61.7 47.8 97.8 191.5 171.7 148.9 219.1 585.8 778.0 227.7 95.7 2779.9
Khe Sanh 16.7 19.2 29.7 89.8 158.9 210.8 187.8 295.9 376.7 455.0 175.8 64.7 2118.6
Ba Lòng 99.8 90.1 51.0 71.7 156.6 156.8 74.2 173.1 473.4 762.0 411.8 227.8 2794.3
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm. Nhiệt độ bình quân nhiều
8
năm vào khoảng 24,3oC. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10oC. Tháng có
nhiệt độ cao nhất là tháng V và VII, khoảng 35 – 400C. Tháng thấp nhất là tháng I
và II, khoảng 180C, có khi xuống 8- 90C. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm
trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm (oC)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Đông Hà 19.2 19.3 22.5 25.6 28.2 29.3 29.6 28.8 27.1 25.1 22.5 19.9
Quảng Trị 19.4 20.4 22.6 25.6 28.1 29.4 29.5 29.0 27.1 25.1 23.2 20.8
Khe Sanh 17.6 18.4 21.8 24.4 25.6 25.6 25.3 24.6 24.0 22.8 20.4 18.2
Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 90%. Bảng
1.3 trích dẫn độ ẩm tương đối tại Đông Hà.
Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trạm Đông Hà (%)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
92 91 91 93 91 79 81 79 84 85 88 89 86,9
Bốc hơi
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm. Ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Vào các tháng mùa hè,
lượng bốc hơi lên tới 70-75% lượng bốc hơi cả năm. Đây là một trong những
nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước và dễ gây ra nạn cháy rừng. Lượng bốc hơi
bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem bảng 1.4).
Số giờ nắng
Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà bình quân
số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII.
1.1.4. Hệ thống sông ngòi [8]
Tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn
9
và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Đặc điểm chung của các hệ thống sông là ngắn, hướng
chảy chính là Tây - Đông, độ dốc trung bình khoảng 13 – 25 m/km. Ở phần thượng
nguồn các sông phân nhánh thành các chi lưu, phụ lưu, lòng sông thu hẹp, nhiều
ghềnh thác.
+ Hệ thống sông Bến Hải: Sông Bến Hải dài 65 km, diện tích lưu vực
khoảng 809 km2. Sông bắt nguồn từ Động Châu có độ cao 1257 m. Các phụ lưu ở
thượng nguồn gồm có sông Sa Lung và sông Rào Thanh . Lưu lượng trung bình
năm 43,4 m3/s
+ Hệ thống sông Thạch Hãn: Có quy mô lớn nhất với chiều dài 155 km, diện
tích lưu vực 2660 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm 130 m3/s. Hệ thống
sông Thạch Hãn có hai chi nhánh lớn là sông Hiếu (còn gọi là sông Cam Lộ) ở phía
Bắc và sông Thạch Hãn ở phía Nam, chúng gặp nhau tại ngã ba Gia Độ, đổ ra biển
qua Cửa Việt. Nhánh Thạch Hãn ở phía nam có quy mô lớn hơn bắt nguồn từ các
dãy núi lớn Động Sa Mù, Động Voi Mẹp và Động Ba Lê, Động Dang.
+ Hệ thống sông Ô Lâu: Được hợp bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía
Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Tổng diện tích lưu vực của hai sông khoảng
900km2, chiều dài 65 km. Sông đổ vào phá Tam Giang thuộc địa phận Thừa Thiên
Huế.
Ngoài các hệ thống sông chính ra, tỉnh Quảng Trị còn có hệ thống suối dày
đặc. Hệ thống suối phát triển rất mạnh ở phần thượng nguồn, độ dốc lớn tạo ra
nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.
1.1.5. Thảm thực vật
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có khoảng 1053 loại thực vật, thuộc 528 chi, 130
họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Theo thống kê, tại rừng Quảng Trị hiện có khoảng
67 loài thú, 193 loài chim, 64 loài lưỡng cư, bò sát đang sinh sống. Rừng trồng có
50556 ha, chất lượng nhìn chung tốt. Độ che phủ rừng tăng bình quân 1% /năm.
Tính đến năm 2007, độ che phủ của rừng hiện nay đạt 44,4%.
1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
1.2.1. Dân số
Theo Niên giám thống kê 2007 của Cục thống kê Quảng Trị [4], dân số của
10
tỉnh là 630.339 người, số dân sống ở thành thị chiếm 24,53% còn lại hầu hết dân số
sống ở nông thôn và vùng núi (75,47%). Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự
khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 133
người/km2, trong đó thị xã Đông Hà 1125 người/km2, thị xã Quảng Trị 2712
người/km2, huyện miền núi Đakrông 30 người/km2, Hướng Hoá có mật độ dân là 58
người/km2. Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở dải đồng
bằng ven biển, các thị trấn vùng núi. Tỷ lệ người Kinh chiếm 84%, người Vân Kiều,
Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít người khác.
1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị như sau: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
chiếm 36%, dịch vụ 38,4%, công nghiệp và xây dựng 25,6% [4].
1.2.3. Nông – lâm nghiệp
a. Trồng trọt
Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác
hiện nay trong toàn vùng là 95.792,2 ha, trong đó 73.347,6 dùng cho cây hàng năm
và 22444,6 ha dùng cho cây lâu năm
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự
phát ở mức độ hộ gia đình. Nghành chăn nuôi mới chiếm tỷ trọng 15 – 18 % thu
nhập cho các hộ nông dân
c. Lâm nghiệp
Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 40%.
Rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt do các lý do như: tập quán canh tác du canh du cư
của đồng bào dân tộc miền núi, chất độc da cam, nạn khai thác gỗ bừa bãi
1.2.4. Công nghiệp
Công nghiệp trong vùng còn chưa phát triển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là
vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản. Trong vùng có 2 nhà máy sản xuất xi
măng lò đứng.
Nguồn điện trong vùng còn hạn chế. Lưới điện quốc gia đã phát triển tới các
trung tâm huyện. Điện lưới đã tới được các xã, tuy nhiên ở miền núi các xã vùng
sâu vùng xa còn hạn chế.
1.2.5. Y tế - Giáo dục
a. Y tế
11
Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân
cư nhất là y tế cộng đồng. Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh.
b. Giáo dục
Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực
lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và
20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học.
1.2.6. Mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông của tỉnh Quảng Trị khá phát triển ở khu vực đồng bằng
ven biển. Trong khi đó ở miền núi, hệ thống giao thông phát triển rất kém.
Quốc lộ 1A nối liền Quảng Trị với các khu vực ở phía bắc và phía nam của
đất nước. Quốc lộ 9 cũng đã được hiện đại hoá, nối liền cửa khẩu Lao Bảo với bến
cảng Cửa Việt.
Các đường liên tỉnh và liên huyện về cơ bản là đường rải nhựa cấp thấp,
đường rải đá. Một số đường liên huyện, liên xã nối từ quốc lộ 9, quốc lộ 14, quốc lộ
1 về các bản thường là các đường rải đá.
1.3.Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị
Trong chiến tranh, Quảng Trị là nơi tuyến đầu diễn ra các cuộc chiến ác liệt,
tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng chưa nhận được sự quan tâm
nghiên cứu. Mặt khác, cũng do điều kiện chiến tranh nên nhiều tài liệu không còn
được lưu trữ vì vậy những năm 1975 trở về trước, tại tỉnh Quảng Trị chưa thu thập
được các tài liệu về công trình nghiên cứu nước dưới đất. Hầu hết điều tra cơ bản về
nước dưới đất tỉnh Quảng Trị chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm 1975. Có thể kể
đến một vài các công trình nghiên cứu nước dưới đất tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị như sau:
Trong khoảng thời gian sau chiến tranh đến giữa thập kỷ 80, Liên đoàn Địa
chất thuỷ văn và Địa chất công trình miền Trung đã triển khai một số đề án tìm
kiếm nước dưới đất chủ yếu tập trung ở vùng thị xã Đông Hà và tại Gio Linh, Hồ
Xá và các vùng phụ cận.
Năm 1982, chương trình nước tỉnh Bình Trị Thiên (khi chưa tách tỉnh) được
thành lập và bước đầu sử dụng nguồn nước dưới đất cho một số chương trình cấp
nước. Quảng Trị xây dựng được 284 giếng khoan bơm tay, cải tạo 10 giếng đào. Từ
năm 1989 đến năm 1995, Quảng Trị xây dựng được 2098 giếng khoan, 218 giếng
12
đào mới và 5 hệ cấp nước tập trung. Từ năm 1995 đến 2000, chương trình nước tỉnh
Quảng Trị đã thi công được 563 giếng khoan, 301 giếng đào và 9 chương trình cấp
nước tập trung [2,3,6,7,8].
Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu đó mới chỉ tập trung vào tìm kiếm các
nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và một số nhà máy, xưởng công nghiệp có
quy mô nhỏ. Mặt khác, các nghiên cứu đó mới chỉ mang tính cục bộ, và chưa thể
hiện được các tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh mặc dầu các kết quả đo
đạc, quan trắc là những tài liệu quý giá cho các nghiên cứu sau này. Tại Quảng Trị
đã có một số dự án thăm dò nước dưới đất được thống kê dưới bảng sau [2]:
Bảng 1.3: Một số dự án điều tra nước dưới đất tại Quảng Trị
Tên các báo cáo
Mức độ nghiên
cứu
Diện tích
(km2)
Thời gian
thực hiện
1. Báo cáo thuyết minh Bản đồ nước dưới đất tỉnh
Quảng Trị
Đo vẽ ĐCTV Toàn tỉnh 1984
2. Tìm kiếm nước dưới đất vùng Đông Hà - Quảng Trị Tìm kiếm 700 1979-1984
3. Phương án tìm kiếm nước dưới đất vùng Tây Đông
Hà - Quảng Trị
Tìm kiếm 1989-1991
4. Thăm dò nước dưới đất vùng Gio Linh - Quảng Trị
Thăm dò khai
thác
1995
5. Phương án tìm kiếm nước dưới đất vùng Hồ Xá -
Vĩnh Linh.
Thăm dò 500 1986
6. Thăm dò khai thác vùng Gio Linh - Quảng Trị
Thăm dò kết hợp
khai thác
2000 – 2004
7. Phương án thăm dò kết hợp khai thác nước dướiđất
vùng Cửa Việt công suất 600 m3/ng
Thăm dò khai
thác
2001
8. Thăm dò kết hợp khai thác vùng Cửa Tùng công
suất 500 m3/ng
Thăm dò khai
thác
2003
Từ những năm 2000 trở về gần đây, có những đề án nghiên cứu về nước dưới
đất có quy mô trong đó đáng kể là :
+ Nghiên cứu «Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Quảng Trị» do Nguyễn Văn Lâm thực hiện vào năm 2000 [6]. Trong
nghiên cứu này, Nguyễn Văn Lâm đã kế thừa các số liệu quan trắc trước đây, sơ bộ
đánh giá các nguồn nước sạch trên các khu vực nông thôn tỉnh Quảng Trị, từ đó đề
13
xuất quy hoạch khai thác nước phục vụ chủ yếu nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Quảng Trị. Trong nghiên cứu này, do vậy, chưa chú trọng
nhiều đến việc tính toán tiềm năng nước dưới đất một cách có hệ thống, do vậy
chưa là cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường bền vững.
+ Năm 2002, Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng đã hoàn thành công trình
«Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị», trong đó đóp góp đáng kể nhất là đã
xây dựng được bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1:100.000, đã sơ bộ
tiến hành phân vùng để đánh giá chung về mức độ dồi dào cho từng tiểu vùng. Tuy
nhiên, việc phân vùng đó dựa theo ranh giới hành chính các xã, chưa chú trọng và
gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, do vậy cần có các
nghiên cứu chi tiết hơn đáp ứng nhu cầu trên.
+ Nhằm mục tiêu khắc phục được các hạn chế của các nghiên cứu trước đây,
năm 2007 UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt dự án «Quy hoạch quản lý, khai thác sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị» do
Nguyễn Thanh Sơn - chủ trì dự án, thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thực
hiện vào năm 2007-2008 và nghiên cứu này là một phần nội dung trong dự án đó
với mục tiêu đánh giá tiềm năng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
phục vụ công tác quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên
quý giá này.
14
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Đặc điểm địa chất
2.1.1. Địa tầng
Trên toàn diện tích đã phân chia 24 phân vị địa tầng trước Kainozoi và 25
phân vị địa tầng Kainozoi [2].
Giới Proterozoi – Paleozoi
Phức hệ Khâm Đức ( PR3 - €1kđ )
Hệ tầng Núi Vú ( PR3 - €1nv )
Hệ tầng Núi Vú lộ ra ở khu vực xã A Bung, Hồng Thuỷ. Các diện lộ này
được các nhà địa chất đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50 000 phát hiện và xác lập năm
1994, 1997. Trên bình đồ diện lộ của hệ tầng được khống chế bởi các hệ thống đứt
gãy phương Tây Bắc – Đông Nam, bị các trầm tích trẻ hơn của hệ tầng A Ngo và hệ
tầng Đakrông phủ bất chỉnh hợp, đặc biệt bị xuyên cắt bởi các đá granit trẻ hơn tuổi
Paleozoi. Tổng diện tích lộ trên bình đồ khoảng hơn 100 km2
Thành phần thạch học của các mặt cắt của hệ tầng Núi Vú bao gồm một khối
lượng rất lớn các đá xẫm màu ( phiến lục, đá phiến amphibol, đá amphibolit ) đi
cùng với đá phiến thạch anh, đá phiến kết tinh, đá phiến sericit và quarsit.
Hệ tầng Tiên An (PR3 - €1ta)
Hệ tầng Tiên An hiện diện ở hai diện lộ chính và hàng loạt diện lộ nhỏ khác
ở phía nam đứt gãy Động Phượng – Làng Miệt – Tà Long.
Mặc dù bị ngăn cắt và phá huỷ bởi các thành tạo địa chất trẻ hơn vẫn thấy được
một quy luật chung về thành phần vật chất, thành phần thạch học và kiểu biến chất. Về
thành phần thạch học chúng bao gồm một tập hợp các đá biến chất tiêu biểu: đá phiến kết
15
tinh, đá phiến thạch anh – biotit – granat, đá phiến có silimanit, đá phiến giàu felspat, đá
phiến hai mica, gneiss mica, đá quarsit, quarsit giàu graphit. Các đá amphibolit và đá
phiến plagioclas-amphibol có khối lượng không nhiều.
Hệ Cambri – Ordovic
Hệ tầng A Vương (€2- O1av)
Trong vùng nghiên cứu đá thuộc hệ tầng A Vương phân bố thành các diện lộ
không lớn bị che phủ bởi các đá trầm tích hoặc xuyên cắt bởi trầm tích magma trẻ
hơn. Rất đáng chú ý là toàn bộ các diện lộ của phân vị địa tầng đều nằm về phía
Nam đứt gãy Động Phượng – Làng Miệt – Tà Long. Theo các đặc điểm thạch học,
có thể phân thành phân hệ tầng dưới và trên.
Phân hệ tầng dưới (€2- O1av1) lộ ra nhiều nhất ở khu vực A Vương, dọc sông
ĐakRông, khu vực La Sam, Tà Long. Thành phần thạch học phân hệ tầng A Vương
dưới bao gồm chủ yếu các đá phiến thạch anh – sericit, ít đá quarsit xen kẽ, cục bộ
có khi quan sát được các thấu kính đá phiến lục. Mặt cắt trên cùng có thành phần
nguyên thuỷ từ các trầm tích lục nguyên và đá lục nguyên và đá phiến sét, bị biến
chất thấp trong điều kiện tướng đá phiến màu lục. Các đá phiến màu lục có quy mô
phân bố rất hạn hẹp có nguồn gốc từ các đai mạch sẫm mầu dạng diabas hoặc
diorite porphyrit.
Phân hệ tầng trên (€2- O1av2) bao gồm các đá phiến thạch anh – sericit xen
các lớp đá phiến thạch anh – felspat – hai mica, các lớp đá phiến có granat, lớp đá
hoa phlogopit nguồn gốc từ các trầm tích carbonat chính là tiêu chí để nhận dạng
địa tầng đang xem xét. Cũng như các diện lộ ở A Vương thuộc phân hệ tầng dưới,
các đá phiến lục được mô tả ở Làng Vây thuộc phân hệ tầng trên rất hạn chế về quy
mô kích thước.
Hệ Ordovic – Silur
Hệ tầng Long Đại (O1- S1lđ)
Hệ tầng Long Đại được xác lập trên cơ sở mặt cắt theo dòng sông Long Đại
thuộc tỉnh Quảng Bình với sưu tập hoá thạch Bút Đá tuổi Ordovic – Silur sớm (A.E.
Dovjicov và nnk – 1965). Hệ tầng có diện phân bố rất rộng rãi, ở phạm vi phía Bắc
đứt gãy Động Phượng – Làng Miệt – Tà Long. Phía Nam đứt gãy này, địa tầng hoàn
16
toàn vắng mặt. Theo các đặc điểm cấu trúc tướng đá có thể phân thành:
Phân hệ tầng dưới (O1- S1lđ1) lộ rõ ở khu vực đỉnh Động Vàng Vàng và khu
dải Động Chiêu Giang đến thôn Ba Bầu xã Triệu Nguyên phía Nam sông Thạch
Hãn. Thành phần thạch học bao gồm các tập đá cát kết, bột kết xen kẽ các lớ mỏng
đá phiến seiricit và cát kết dạng quarsit. Tổng chiều dày khoảng 600-700 m. Đáng
chú ý là các đá ở đây bị biến chất cao hơn phần xung quanh huộc các hệ tầng giữa
và trên. Nhìn chung các quan sát đều xác minh phân hệ tầng dưới tiêu biểu bởi các
đá trầm tích cát kết đa khoáng hạt thô sáng màu có xen một khối lượng nhỏ đá
phiến sét đen và đá phiến sét-bột kết. Chiều dày 800-900m. Hiện chưa quan sát thấy
phần đáy của phân vị địa tầng này.
Phần hệ tầng giữa-dưới (O1-S1lđ2) lộ ra tại Vĩnh Ô thượng nguồn sông Bến
Hải, Đốc Kỉnh, thượng nguồn sông Ái Tử và sông Lai Phước .
Phân hệ tầng giữa – trên (O1- S1lđ3) đặc trưng bởi sự có mặt các lớp hoặc
thấu kính đá carbonat chứa sét quy mô nhỏ. Điển hình nhất là tập đá sét vôi ở cầu
Đầu Mẫu. Tuy nhiên không phải tại diện lộ nào cũng tìm thấy các đá carbonat đánh
dấu.
Phân hệ tầng trên (O1- S1lđ4) phân bố với diện lộ không lớn. Thành phần bao
gồm đá phiến thạch anh – sericit – clorit màu xám lục xen kẽ các lớp cát bột kết
phân lớp dày.
Nhìn chung các thành tạo thuộc hệ tầng Long Đại có cấu trúc phân nhịp khá
rõ, bao gồm các trầm tích lục nguyên xen kẽ với các trầm tích sét, rất ít carbonat,
vắng mặt đá phun trào. Chúng bị biến chất không đều trong phạm vi tướng phiến
argilit hoặc phần đầu của tướng phiến lục.
Hệ Silur, thống thượng
Hệ tầng Đại Giang (S2 đg)
Hệ tầng Đại Giang do A.M.Mareixep xác lập năm 1965 với tuổi Silur. Ông
cho rằng hệ tầng Đại Giang có quan hệ chuyển tiếp trên thành tạo flysơ hệ tầng
Long Đại. Tuy nhiên các tài liệu gần đây của các nhà địa chất Cục địa chất và
khoáng sản Việt Nam lại cho thấy hệ tầng Đại Giang có quan hệ phủ bất chỉnh hợp
lên trên hệ tầng Long Đại (Vũ Mạnh Điển 1998).
17
Trên bản đồ, hệ tầng Đại Giang được phân làm hai phân hệ tầng với quan hệ
chuyển tiếp.
Phân hệ tầng dưới (S2 đg1). Thành phần thạch học bao gồm cuội kết cơ sở đi
cùng các thấu kính lớp cát - bột kết màu xám vàng phân lớp dày xen lớp mỏng đá
phiến sét. Cuội kết dày 3m, thành phần hạt cuội gồm thạch anh quarsit, silit…
Phân hệ tầng trên (S2 đg2) lộ trên một diện hẹp ở Tân Lâm, Thiện Xuân.
Thành phần thạch học bao gồm các đá sét-vôi xen đá vôi màu xám tro có chứa hoá
đá bảo tồn tốt.
Hệ Devon
Kiểu mặt cắt lục nguyên màu đỏ chuyển lên carbonat ở khu vực Bình Trị
Thiên được R.Bouret (1925) nghiên cứu. Về sau, năm 1933 J. Hoffet xác định các
trầm tích màu đỏ có tuổi Devon.
Hệ Devon, thống hạ
Hệ tầng Tân Lâm (D1tl)
Hệ tầng Tân Lâm do Đinh Minh Mộng xác lập năm 1978. Tại Quảng Trị hệ
tầng Tân Lâm có diện lộ không lớn ở Tân Lâm, Hướng Lập, chúng có quan hệ
không khăng khít với các đá vôi hệ tầng Cù Bai. Dựa vào đặc điểm thạch học có thể
phân biệt hai phân hệ tầng
Phân hệ tầng dưới (D1 tl1). Mặt cắt rõ nhất ở Tà Phương trên đường đi từ Tà
Rùng đến thôn A Xốc. Tại đây thấy các lớp cuội dăm kết phân bố rộng rãi với chiều
dài 100m. Đá có màu đỏ, màu gạch cua hoặc cặn rươi vàng. Chuyển lên trên là các
đá cát kết, bột kết màu xám tím, chiều dày 100 – 300m
Phân hệ tầng trên (D1tl2). Mặt cắt rõ nhất được quan sát dọc suối Ta Loau.
Đoạn mặt cắt này bị kẹp giữa hai đứt gãy lớn thuộc hệ thống đứt gãy ĐakRông – A
Lưới phương Tây Bắc – Đông Nam. Toàn bộ mặt cắt quan sát thấy các đá cát bột
kết màu đỏ, tím có xen các lớp sét mỏng cùng màu tím. Chiều dày của mặt cắt vừa
mô tả khoảng 1000-1200m. Chúng có quan hệ hệ kiến tạo với các đá sét bột kết
màu xám đen của hệ tầng Long Đại ở phía bắc và các đá phiến sericit, quarsit của
hệ tầng A Vương ở phía nam.
Hệ Devon, thống trung - thượng
18
Hệ tầng Cù Bai (D2 – 3cb)
Hệ tầng Cù Bai do Nguyễn Xuân Dương xác lập năm 1971 để chỉ cho các đá
carbonat mà A.E.Dovjicov và các đồng nghiệp (1965) đã mô tả là trầm tích Giveti –
Frasini. Ở Quảng Trị, hệ tầng Cù Bai bao gồm các loại đá vôi, dolomit dolomit vôi
có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Tân Lâm. Hệ tầng Cù Bai bị các đá cuội kết và sắt
cấu tạo trứng cá của hệ tầng Cam Lộ phủ bất chỉnh hợp. Các diện lộ tiêu biểu được
thấy tại khu vực Tân Lâm, Cù Bai, Động Tà Ri, Cam Lộ và một số diện lộ nhỏ
khác.
Hệ Permi
Hệ tầng Động Toàn (P đt)
Hệ tầng Động Toàn bao gồm tập hợp các đá phun trào có thành phần từ
andesit đến andesitodacit, một khối lượng không lớn các phun trào acid cùng các đá
tuf, tuf dung nham aglomerat và các đá trầm tích cơ học, các đá carbonat vôi. Theo
các đặc điểm thành phần vật chất có thể phân biệt phân hệ tầng dưới và phân hệ
tầng trên.
Phân hệ tầng dưới (P đt1) bao gồm cuội kết, andesit, cuội kết tuf andesit.
Cuội kết tuf andesit tướng phun nổ có thành phần hạt cuội là andesit gắn kết bởi
ximăng andesit – tuf lộ ra khá rộng rãi ở khu Động Toàn.
Phân hệ tầng trên (P đt2) gồm các đá phun trào thành phần từ andesitobazan
đến dacit trong đó các đá andesit chiếm ưu thế. Chiều dày từ 450m đến 500m.
Hệ Permi, thống trên
Hệ tầng Cam Lộ (P2 cl)
Do Nguyễn Xuân Dương xác lập (năm 1977) trên cơ sở các mặt cắt chứa hoá
đá lộ ra ở Cam Lộ - Khe Mỏ Hai. Mặt cắt tiêu biểu của hệ tầng gồm 8 tập.
Tập 1: Cuội kết cơ sở màu xám sáng phân lớp vừa. Thành phần cuội gồm
thạch anh, silic, quarsit, granit dày 20m
Tập 2: Cát kết ít khoáng màu xám nhạt xen các lớp cát kết chứa vôi, dày 45m
Tập 3: Cát kết hạt vừa xen bột kết xám vàng, dày 105m
Tập 4: Cát bột kết xám vàng, dày 110m
Tập 5: Sét kết chứa cuội sạn màu xám tro, dày 10m
19
Tập 6: Cát bột kết xen sét kết, dày 50m
Tập 7: Sét vôi màu xám tro, dày 40m
Tập 8: Sét kết màu xám tro, dày 40m
Chiều dày tổng thể 400-450m
Giới Mezôzoi
Hệ Triat, thống trung
Hệ tầng Động Hà (T2 đh)
Trên bình đồ và mặt cắt, các đá của hệ tầng Động Hà cắm dốc nghiêng về
phía Bắc với góc dốc 50 – 700, gồm các đá trầm tích lục nguyên, ít đá phiến sét và
có mặt các đá phun trào acit dưới dạng các đai mạch hoặc thấu kính. Theo thành
phần có thể phân thành hai phân hệ tầng dưới và trên có quan hệ chuyển tiếp. Phần
dưới chủ yếu gồm các đá hạt thô đến trung, phần trên phong phú các đá hạt mịn đi
cùng phun trào acit.
Hệ Jura, thống hạ-trung
Hệ tầng A Ngo (J1-2an)
Hệ tầng A Ngo có diện phân bố rộng trong phạm vi các tờ Hương Hoá, Pa
Nang. Theo các đặc điểm thạch học, hệ tầng A Ngo được phân làm 3 phân hệ tầng
với quan hệ chuyển tiếp.
Phân hệ tầng dưới (J1-2an1) phủ bất chỉnh hợp lên trên các đá hệ tầng Khâm
Đức, thành phần gồm cuội kết cơ sở, dày 50m. Đá cuội cơ sở màu phớt tím với
ximăng là sét-bột, các hạt cuội là thạch anh, silic, granit, độ chọn lọc mài tròn kém.
Phía trên là gồm cát kết hạt thô, cát sạn kết màu xám sáng phớt tím, cát bột kết màu
tím, phớt tím phân lớp dày, sét kết, sét - bột kết màu tím
Phân hệ tầng giữa (J1-2an2 ) gặp trong hầu hết các diện lộ, đánh dấu bởi sự có
mặt các trầm tích carbonat và phong phú hoá đá. Thành phần thạch học bao gồm đá
vôi, sét vôi cấu tạo trứng cá, màu xám nâu nhạt, bột kết phân lớp rung bình màu
tím, tím gụ xen ít cát kết hạt bé, chiều khoảng 400-450m.
Phân hệ tầng trên (J1-2an3 ) phân bố trên một diện hẹp nhất. Thành phần thạch
học bao gồm cát sạn kết, cuội kết màu nâu nhạt, xám trắng loang lổ, các lớp cát kết
hạt nhỏ màu gụ nhạt. Tổng chiều dày mặt cắt khoảng 400-450m.
20
Hệ Jura-Hệ Kreta
Hệ tầng Đakrông (J3- K1 đr)
Trong phạm vi hệ tầng chỉ có thành phần các đá phun trào và tuf. Tất cả các
trầm tích lục nguyên màu đỏ đều được liên hệ với hệ tầng A Ngo có tuổi cổ hơn.
Diện lộ lớn nhất của hệ tầng chỉ còn lại ở khu Xi Pa, các diện tích khác như La
Sam, ngọn Đakrông diện lộ hẹp dưới dạng các thấu kính nhỏ. Thành phần thạch học
của hệ tầng bao gồm các đá phun trào andesit dacit, các đá silic núi lửa.
Hệ Kreta
Hệ tầng Mụ Gia (K mg )
Thuộc phạm vi tỉnh Quảng Trị, hệ tầng Mụ Gia có mặt hai diện tích hẹp ở
đoạn làng Miệt. Tổng diện tích lộ trên bình đồ khoảng 7-10km2.
Thành phần thạch học bao gồm cuội kết cơ sở màu hồng nhạt, cát kết hạt lớn,
cát sạn kết xám tím. Tổng chiều dày trung bình của hệ tầng Mụ gia trong khu vực
Quảng Trị khoảng 180m đến 250m.
Giới Kainozoi
Hệ Neogen
Hệ tầng Gio Việt ( N gv )
Hệ tầng Gio Việt phân bố trong đồng bằng Quảng Trị, bị phủ dưới các trầm
tích Đệ Tứ. Bề dày trầm tích tăng dần từ rìa đồng bằng ra biển, dao động từ 8m đến
132,2m. Rất có thể, những diện lộ trầm tích sét có màu đỏ ở vùng Hồ Xá hiện nay
lộ trên bề mặt địa hình với quy mô khá lớn là một bộ phận của hệ tầng Gio Việt.
Mặt cắt đầy đủ gồm hai nhịp trầm tích. Nhịp dưới gồm cát kết chứa cuội, cát kết
màu xám chuyển lên sét kết màu xám tro, bị phong hoá thành màu nâu, đỏ gạch,
dày 20-40m. Nhịp trên cũng được bắt đầu bởi các lớp hạt thô như cát kết chứa cuội
sỏi màu xám vàng, xám trắng loang lổ, chuyển lên sét bột kết màu xám đen, xám
vàng loang lổ lẫn nhiều vật chất hữu cơ hoá than. Trầm tích hệ tầng Gio Việt có cấu
tạo phân dải, dày 35-45m. Phía Tây của đồng bằng, dưới các tập bazan tuổi
Pleistocen sớm chỉ gặp hệ tầng với các tập trầm tích lục nguyên hạt thô như cát sạn
sỏi xám vàng. Ngoài ra ở phía nam Làng Miệt các thành tạo Neogen lộ ra một diện
tích nhỏ dưới 1km2 kéo dài phương Tây Bắc- Đông Nam, thành phần bao gồm sét
21
màu xám xanh lẫn sạn sỏi. Chúng được liên hệ với hệ tầng Gio Việt trên cơ sở
thành phần thạch học, tướng đá.
Hệ tầng Cồn Cỏ (N cc)
Các tạo Neogen trên đảo Cồn Cỏ được lộ ra teeen các vách mài mòn hoặc
trên nền mài mòn cổ (thềm biển) ở độ cao 25-40m, được quan sát tốt nhất tại vùng
Bến Nghé và Bến Tranh. Mặt cắt gồm cuội, cát kết tuf, cát sạn kết tuf màu xám
vàng nhạt xen vài lớp đá phiến sét chứa bào tử phấn hoa. Theo Nguyễn Địch Dỹ,
tập bào tử phấn có tuổi Neogen. Các thành tạo lục nguyên và sét trên bị các bazan
Đệ Tứ phủ. Bề dày dự đoán trên 100m.
Hệ Đệ Tứ
Các thành tạo phun trào bazan (βQ)
Theo các tài liệu mới nhất, các thành tạo phun trào bazan thuộc phạm vi tỉnh
Quảng Trị được phân làm hai mức QI và QII-III
I .
Phun trào bazan cổ (βQ1) bao gồm toàn bộ khối bazan Gio Linh, Vĩnh Linh.
Khối phun trào bazan Khe Sanh-Làng Bùng có diện lộ 30km2 trên độ cao tuyệt đối
400-550m, chúng phủ lan tràn trên các đá cổ hơn thuộc hệ tầng Khâm Đức, A
Vương và trầm tích màu đỏ hệ tầng A Ngo. Chiều dày lớp phủ bazan từ 10m đến
30m. Đá bazan tại đây bị phong hoá mạnh mẽ, tạo vỏ phong hoá dày nhưng không
đều. Tại phía Tây Nam thị trấn Khe Sanh vỏ phong hoá phát triển đới laterit mỏng
và hẹp. Khối bazan Gio Linh và Vĩnh Linh tuổi Pleitocen sớm phân bố ở phần địa
hình thấp. Mặt cắt gồm bazan olivin cấu tạo khối đặc xít xen bazan lỗ hổng màu đen
xẫm, xám đen, xám nâu, phần trên bị phong hoá mạnh, nhiều nơi không còn đá
bazan tươi. Tại khu vực gần Cửa Tùng, bazan bị các khe nứt nguyên sinh chia cắt
tạo các khối hình trụ rất đặc trưng. Bazan có kiến trúc poocfia, nền dolerit,
pilotacxit và ofit. Trong một số văn liệu địa chất, các bazan này được xếp vào tuổi
Holocen.
Phun trào bazan trẻ (β QII-III
I). Các đá bazan nằm ở phần vòm của khối Vĩnh
Linh, khối Cồn Tiên, khối Đầu Mầu và đảo Cồn Cỏ. Bazan thường có màu xám
phớt lục, chủ yếu là bazan olivin có kiến trúc poofia giàu ban tinh plagioclas
pyroxene và olivin. Phần trên của mặt cắt thường xuất hiện nhiều đá bazan bọt và
22
bazan lỗ hổng, tỷ trọng nhỏ. Các bazan trẻ này được phân biệt khá rõ với bazan cổ
bởi địa hình dạng vòm với các họng phun núi lửa và dòng chảy dung nham còn
được bảo tồn. Đá bazan bị phong hoá yếu hoặc tạo vỏ ferosialit với thành phần chủ
yếu là ụ màu nâu đỏ. Chúng phủ trực tiếp trên đá gốc trước Kainozoi ( khối Đầu
Mầu ) hoặc trên các đá phun trào bazan tuổi cổ ( khối Vĩnh Linh, Cồn Tiên ). Bề
dày chung khoảng 20-30m. Khối Tân Lâm phân bố trên diện tích 30km2 tạo dạng
địa hình bằng phẳng ít phân cắt. Phần trên mặt của khối bị phong hoá mạnh mẽ tạo
ra các loại đất sét màu nâu đỏ, chiều dày 5-10m
Thống Pleistocen
Phụ thống Pleistocen dưới (QI )
Trầm tích sông (aQI) phân bố ở phần thấp của mặt cắt, phân bố dọc các
thung lũng sông cổ ở đông thị xã Quảng Trị, Đông Hà. Mặt cắt được đặc trưng bởi
các trầm tích hạt thô, bở rời gồm: cuội, sỏi, sạn, cát lẫn bột màu xám vàng, dày 20-
30m. Chúng phủ bất chỉnh hợp trên các tập hạt mịn tuổi Neogen và bị phủ lại bởi
các thành tạo hỗn hợp sông biển tuổi Plestocen giữa.
Trầm tích hỗn hợp sông- biển (am QI
2) phân bố ở vùng đồng bằng hạ lưu
sông Thạch Hãn, Ô Lâu, hoàn toàn bị phủ bởi các thành tạo trẻ hơn. Mặt cắt gồm
cát lẫn bột, sét bột, bột sét màu xám đen, chứa phong phú bào tử phấn hoa đặc trưng
cho môi trường cửa sông ven biển. Các trầm tích này chuyển tiếp trên các tập hạt
thô nguồn gốc sông cùng tuổi và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các thành tạo Pleistocen
giưã- muộn. Bề dày trầm tích đạt 10-15m.
Phụ thống Plestocen giữa-trên (QII-III)
Phân bố khá rộng rãi ở đồng bằng ven biển cũng như dọc theo các thung lũng
sông tạo nên các thềm bậc II. Cũng thuộc mức phân vị địa tầng này có mặt các đá
bazan của các khối Tân Lâm, một phần các khối Vĩnh Linh, Gio Linh.
Trầm tích sông ( a QII-III
I ) có thành phần thạch học bao gồm cuội, sỏi, cát và
ít bột tạo nên các thềm bậc II cao 20-30m, phân bố dọc các thung lũng sông suối
trong vùng núi, và ở phần đỉnh các tam giác châu sông Thạch Hãn, sông cam Lộ.
Về phía đông, trầm tích phân bố dọc các lòng sông cổ và bị phủ bởi các thành tạo
trẻ hơn. Bề dày trầm tích thay đổi từ 4m đến 40m. Cấu trúc mặt cắt gồm hai phần:
23
phần dưới là cát, cuội, sạn xám xanh, xám vàng đôi khi có cuội lớn ở phần đáy kích
thước tới 2-3 cm, cá biệt tới 5-6cm; phần trên là sạn lẫn sét màu xám vàng nhạt,
xám nâu nhạt. Tại khu vực đồng bằng ven biển, đây là tầng chứa nước quan trọng .
Phụ thống Pleistocen trên, phần thấp ( QIII
I )
Trầm tích biển ( mQIII
I) là các cồn cát cổ, hiện được nâng cao tạo thề biển
20-30m, cục bộ có nơi tới 45 - 50m phân bố khá rộng rãi ở khu vực Hồ Xá, xung
quanh khối bazan Vĩnh Linh. Trầm tích có thành phần tương đối đồng nhất gồm cát
thạch anh hạt nhỏ đến trung, màu sắc thay đổi từ xám đen ở dưới đến xám vàng
loang lổ đỏ, vàng nghệ, vàng nâu ở phần trên. Đặc điểm độ chọn lọc trung bình, tỷ
lệ cấp hạt cát đạt 70 - 80%, còn lại là bột sét, chứa trùng lỗ, đặc trưng cho môi
trường biển nông. Các thành tạo này chuyển tiếp trên các trầm tích tướng lòng sông
tuổi giữa-muộn và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích biển tuổi cuối Pleistocen
muộn. Bề dày mặt cắt thay đổi từ 10 - 50m.
Trầm tích biển vũng vịnh ( ml QIII
I ). Các thành tạo biển vũng vịnh tuổi đầu
Pleistocen muộn phân bố trên dải đồng bằng thấp từ Hiền Lương đến Thừa Thiên,
chúng hoàn toàn bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn. Mặt cắt chung khá đồng nhất,
gồm sét bột mịn dẻo xám đen, giàu vật chất hữu cơ và di tích vỏ sò hến. Phần trên
của mặt cắt bị phong hoá cho màu vàng nâu loang lổ đỏ.
Phụ thống Pleistocen trên, phần cao ( QIII
2 )
Trầm tích sông ( aQIII
2) cấu tạo nên các thềm sông bậc I dọc các thung lũng
sông như Thạch Hãn, Cam Lộ, Xe Pon phần trung và thượng lưu. Độ cao thềm từ 8
đến 15m tạo thành các dải chiều rộng từ vài chục mét tới trên 1000m. Phần đồng
bằng ven biển, tầng trầm tích này bị chon vùi dưới các trầm tích trẻ hơn.
Trầm tích sông biển (amQIII
2) phân bố dọc các thung lũng ở vị trí chuyển tiếp
giữa vùng gò đồi và dải đồng bằng ven biển, chúng chuyển tiếp dần về phía đông so
với các thành tạo nguồn gốc sông và có diện phân bố rộng hơn so với thành tạo này.
Mặt cắt được đặc trưng bởi sự pha trộn giữa cát, bột và sét màu xám đen, phần trên
bị phong hoá cho màu xám vàng loang lổ, bề dày thay đổi từ 5-15m. Chúng lộ ra
trên mặt ở đồng bằng Cam Lộ, ven phía tây đồng bằng Quảng Trị, Đông Hà.
Tại Khu vực đồng bằng Cam Lộ mặt cắt gồm 2 phần. Phần dưới dày 2 -3m,
24
có thành phần cát sạn lẫn bột sét màu xám vàng nhạt. Phần trên dày 4 - 6m gồm sét
bột lẫn cát hạt bé màu xám trắng loang lổ
Trầm tích biển (m QIII
2 ) cấu tạo nên các bậc thềm cao 8-15m, phân bố khá
rộng rãi ở đông nam Triệu Phong, bắc Hải Lăng, đông nam Gio Linh, đông bắc H
Xá. Mặt cắt được đặc trưng bởi các tập cát thạch anh màu xám đen, xám trắng. So
với đầu thời kỳ Pleistocen muộn, các tập cát này có độ mài tròn, chọn lọc tốt hơn.
Tại khu vực đông nam Triệu Phong, cát có màu trắng tinh khiết có thể đạt chỉ tiêu
cát thuỷ tinh.
Trầm tích biển-vũng vịnh (ml QIII
2) lộ ra trên mặt hẹp ở phía khu vực Hồ Xá
và Thanh Sơn. Trên các dải trũng thoải kéo dài phương Tây Bắc- Đông Nam nằm
giữa các thành tạo cát vàng đỏ ở bắc Hồ Xá phân bố một kiểu mặt cắt trầm tích
tướng vũng vịnh với thành phần gồm bột sét lẫn cát màu xám nâu, xám trắng loang
lổ. Trong các trũng thoải cắt vào đá bazan và các tầng đá phiến thường phát triển
các thành tạo sét bột, sét caolanh xám xanh, xám trắng loang lổ đỏ. Chiều dày mặt
cắt từ 6-8m.
Thống Holoxen (QIV)
Phụ thống dưới-giữa (QIV
1-2)
Trầm tích sông – bãi bồi cao (a QIV
1-2) phân bố dọc theo các đường bờ sông
lớn Cam Lộ, Thạch Hãn, Xe Pon. Lớp dưới cùng gồm cuội, dăm, sỏi, đá tảng nằm
trên đá phiến hệ tầng A Vương có chứa vàng sa khoáng hàm lượng 2,4g/m3. Lớp
giữa gồm cát sạn sét lẫn cuội sỏi vàng nâu dày 1,2m với hàm lượng vàng sa khoáng
0,9g/m3. Lớp trên cùng gồm cát bột lẫn sét sỏi sạn, dày 2,5m.
Trầm tích sông biển (am QIV
1-2 ) lộ ra trên diện tích hẹp ở khu vực ven biển,
nằm ở phía đông các bãi bồi cao của mỗi thung lũng. Các trầm tích hỗn hợp sông
biển gồm các lớp cát lẫn bột sét xen lớp bột sét màu xám đen, xám vàng, cấu tạo
nên các bãi bồi cao 4-6m. Về phía đông, các trầm tích bị chon vùi dưới các thành
tạo trẻ hơn. Thành phần gồm cát lẫn bột sét màu xám xanh, xám vàng.
Phụ thống giữa (QIV
2)
Trầm tích biển – vũng vịnh (ml QIV
2) cấu tạo nên bề mặt đồng bằng độ cao
4-6m với địa hình tương đối phẳng hoặc bề mặt đồng bằng hơi trũng ở phần đỉnh
25
tam giác châu các thung lũng sông. Mặt cắt được đặc trưng bởi các lớp bột sét màu
xám vàng, xám đen giàu vật chất hữu cơ và di tích vỏ sò hến. Tập trầm tích này tạo
nên một nguồn sét gạch ngói có quy mô lớn, bề dày thay đổi từ 5 -8m
Trầm tích biển (m QIV
2) gồm cát thạch anh màu xám trắng đến trắng tinh
khiết cấu tạo nên thềm biển có độ cao 4 - 6m kéo dài từ nam Cửa Tùng đến Thuận
An được thành tạo liên quan đến đợt biển tiến Holoxen trung. Các trầm tích này có
độ chọn lọc, mài tròn tốt, bề dày thay đổi từ 10 - 25m. Bề mặt địa hình cấu tạo bởi
cát, thời kỳ này còn chịu tác động mạnh của gió, tạo nên các gò đụn cao 10 - 20m,
giữa chúng là các dải trũng thoải có tích tụ than bùn.
Phụ thống giữa – trên (QIV
2-3 )
Trầm tích sông (a QIV
2-3) cấu tạo nên các bãi bồi cao từ 3 - 4m, phân bố dọc
các thung lũng sông suối. Mặt cắt gồm cát cuội sỏi, trên cùng là lớp bột sét lẫn cát
màu xám vàng dày 2 - 3m, thường bị ngập trong các mùa mưa lũ.
Trầm tích sông biển (am QIV
2-3) thành phần bao gồm cát lẫn bột sét màu xám
vàng có tính phân lớp. Lớp dưới gồm cát bột xám đen lẫn vỏ sò ốc dày 6m, lớp trên
gồm sét bột màu vàng dày 2m.
Trầm tích biển - đầm lầy (mb QIV
2-3) có ý nghĩa quan trọng vì có chứa than
bùn, bao gồm các kiểu mặt cắt sau:
+ Kiểu chứa than bùn khu Trúc Lâm bao gồm 3 lớp. Lớp trên cùng dày 0,3-1,1m,
thành phần là cát thạch anh màu xám trắng lẫn rễ cây. Lớp giữa dày 0,2-0,8m, là
than bùn màu đen dẻo quánh. Lớp dưới dày 1-3,8m, thành phần là sét pha cát màu
đen chuyển sang cát màu vàng.
+ Mặt cắt khu Xóm Cát – Gio Linh bao gồm 2 lớp. Lớp 1 dày 0-0,4m, thành phần là
cát xám trắng. Lớp 2 dày 1,3-4,3m thành phần là than bùn màu đen lẫn sét.
+ Mặt cắt khu vực Hải Thọ gồm 3 lớp. Lớp 1 gồm cát thạnh anh lẫn mùn thực vật,
dày 0,5m. Lớp 2 là sét chứa than và than bùn, dày 0,6-2m. Lớp 3 gồm cát thạch anh
màu trắng lẫn sét.
Phụ thống Holoxen trên (QIV
3)
Phần dưới (QIV
3
1) gồm các trầm tích sông (a QIV
3
1), trầm tích sông - biển (am
QIV
3
1), trầm tích biển (m QIV
3
1)
26
Phần trên (aQIV
3
2) gồm các thành tạo lòng sông và bãi cát ven lòng hiện đại
(aQIV
3
2) với các điểm cát xây dựng phân bố dọc các thung lũng sông suối. Thành
tạo bãi biển hiện đại với các lớp cát thạch anh màu xám vàng chứa inmenit.
Các trầm tích Đệ Tứ không phân chia
Trầm tích biển – gió Holoxen (mvQIV) tạo nên các dải cồn cát độ cao từ 10m
đến 29m dọc đường bờ biển. Thành phần bao gồm cát thạnh anh hạt vừa màu trắng,
trắng xám, chiều dày đạt trên 10m.
Trầm tích hỗn hợp sông, sườn tích, tàn tích hệ Đệ Tứ (adpQ) phân bố nhiều
ở vùng ven sông thuộc đới ven biển. Chúng chiếm các địa hình thoải, bao gồm các
tích tụ cát, cuội, dăm, sạn, tảng hỗn độn.
2.1.2. Magma xâm nhập
Các thành tạo magma xâm nhập trong vùng khá phổ biến, đặc biệt là sự
phong phú các xâm nhập mức tuổi Permi- Trias. Thang magma toàn vùng như sau
Xâm nhập trước Cambri
Đã được phân chia trong mối liên hệ với thang magma của Nguyễn Xuân
Bao, 1994. Các xâm nhập trước Cambri có mối quan hệ gắn bó không gian chặt chẽ
với phức hệ biến chất Khâm Đức.
Phức hệ Tà Vi (vPR3tv) được mô tả khu vực A Bung đi cùng với hệ tầng Núi
Vú. Trên bình đồ, phức hệ Tà Vi hiện diện dưới dạng thấu kính nhỏ, chiều rộng từ
2m đến hơn 100m, kéo dài phương Tây Bắc- Đông Nam từ 100m đến 200m. Chúng
xen kẹp và nằm hoàn toàn chỉnh hợp với các đá metamafic của hệ tầng Núi Vú.
Thành phần thạch học các đá gồm gabro, gabro amphibolit, amphibolit, đá phiến lục
dạng khối. Các đá xẫm màu, màu xanh lục hạt mịn, cấu tạo phiến định hướng, kiến
trúc gabro tàn dư, hạt vảy tấm biến tinh.
Phức hệ Trà Bồng (δγPR3tb) được diễn đạt theo Nguyễn Xuân Bao (1994) là
magma kiềm vôi của giai đoạn PR3
-€
1 thay vì quan niệm trước đây có tuổi Paleozoi
giữa. Ở Quảng Trị, được vẽ vào phức hệ Trà Bồng gồm các thể xâm nhập nhỏ ở khu
vực A Bung – A Pey có thành phần plagiogranit, granit, dỉoit đã được Phạm Huy
Thông (1998) xếp vào phức hệ Điệng Bông. Ở phía bắc thuộc tờ Làng Miệt phức hệ
bao gồm một loạt các khối nhỏ đến lớn nằm trong diện lộ của hệ tầng Tiên An đã
27
được Vũ Mạnh Điển ( 1998) xếp vào phức hệ Trà Bồng với mức tuổi giả thiết là
Paleozoi.
Phức hệ Chu Lai (γmPR3
-€
1cl). Xâm nhập phức hệ Chu Lai gồm một khối
duy nhất là khối Co Bung- A Doa. Khối được đặt tên theo hai đỉnh núi là Co Bung
và A Doa. Thành phần thạch học của khối bao gồm các đá granitogneis, granit biotit
dạng gneiss, granit hai mica và các hệ đai mạch aplit, pegmatite. Các đá nhìn chung
bị cà nát, milonit hoá, phát triển các cấu tạo gneiss, milonit, kiến trúc tàn dư nửa tự
hình rất hiếm gặp, đôi khi gặp kiến trúc dạng nổi ban.
Các thành tạo xâm nhập Paleozoi muộn – Mezozoi sớm
Phân bố rộng rãi chẳng những ở Quảng Trị mà ở toàn vùng trung Trung bộ.
Phức hệ Quế Sơn ( δ-δγ-γP2-T1 qs) có mặt hầu như trong tất cả các tờ bản
đồ trừ một số mảnh bản đồ ở phần ven biển. Trên bình đồ chúng tạo nên các khối
xâm nhập có kích thước từ dưới 1 km2 đến hàng chục km2. Thành phần thạch học
của phức hệ bao gồm các đá phân dị từ diorit, granodiorit đến granit sáng màu.
Ngoài ra còn có một hệ đai mạch thành phần phức tạp từ lamprophyre đến aplit
granit sáng màu. Theo các đặc điểm thành phần và quan hệ địa chất có thể phân
chia ra 3 pha xâm nhập.
Pha 1 bao gồm các đá diorit, diorit thạch anh và ít granodỉoit. Pha 2 gồm
granodiorit, granit horblen. Pha 3 gồm granit biotit, granit horblen-biotit.
Phức hệ Chà Vằn ( va T3cv ) bao gồm các khối lộ nhỏ ở vung Tây Nam, diện
tích các khối 1-2 km2. Thành phần thạch học bao gồm gabro, norit, gabronorit. Các
đá sẫm màu, bị gneis hoá yếu.
Phức hệ Hải Vân ( γaT3hv ) gồm 3 khối kích thước từ 1-2km
2 đến 25km2.
Thành phần thạch học bao gồm granit biotit, granit hai mica, đai mạch pegmatit và
aplit granit.
Các thành tạo xâm nhập Mezozoi muộn – Kainozoi
Phức hệ Xi Pa lộ ra một vài khối nhỏ kích thước vài trăm m2 đến 1-2km2 ở
Xi Pa, La Sam. Chúng là các thể nhỏ xuyên cắt hay chuyển tiếp với các đá phun
trào riolit, daixit vây quanh thuộc hệ tầng Đakrông và xuyên cắt các đá hệ tầng A
Ngo. Các vết lộ rõ nhất dọc theo suối chính Xi Pa. Thành phần thạch học bao gồm
28
các đá granit dạng porphyry, granophyr sáng màu. Đá có cấu tạo khối, bị biến chất
nhiệt dịch rất mạnh.
Phức hệ Măng Xim hiện diện trong vùng dưới dạng các thể xâm nhập kích
thước nhỏ dưới 1-2km2. Chúng tập trung chủ yếu ở Hóc Cóc Giang và phía nam thị
trấn Khe Sanh. Thành phần thạch học của phức hệ bao gồm các đs tương đối giàu
felspat kali
2.1.3.Cấu trúc- Kiến tạo
a) Khái quát hoá các đặc điểm địa chất
* Phức hệ các thành tạo magma & biến chất móng kết tinh trước Cambri
Bao gồm các thành tạo biến chất được liên hệ với phức hệ Khâm Đức ( hệ
tầng Núi Vú và hệ tầng Tiên An ), các xâm nhập có thành phần từ gabro, diorit,
granodiorit đến granit thuộc các phức hệ Tà Vi, Trà Bồng và Chu Lai. Sự khác biệt
thành phần thạch học của phức hệ Khâm Đức vứi các thành tạo hệ tầng A Vương
chuẩn là rất rõ ràng sau khi đã loại trừ các hoạt động biến chất động lực milonit và
siêu milonit. Chính các hoạt động biến chất động lực quy mô khu vực đã làm lu mờ
đi các dấu vết thành phần các hoạt động magma biến chất cổ hơn.
* Phức hệ trầm tích lục nguyên ít cacbonat biến chất thấp Paleozoi sớm
Các tổ hợp đá tiêu biểu bao gồm quarsit, đá phiến thạch anh sericit, đá phiến
clorit- biotit, đá vôi hoa hoá màu xám xanh.
* Phức hệ trầm tích lục nguyên, lục nguyên carbonat biến chất thấp phân đới đồng
tâm Paleozoi sớm - giữa
Các trầm tích hệ tầng Long Đại và Đại Giang được xác định chắc chắn với
mức tuổi Ordovic – Silur trên cơ sở sưu tập cổ phong phú. Phức hệ đặc trưng bởi tổ
hợp trầm tích lục nguyên ít carbonat dạng flisơ, có tổng bề dày trên 3000m. Tại đây
hoàn toàn vắng mặt các phun trào andesit. Hoạt động biến chất phân đới đồng tâm
chỉ nhận thấy tại khu vực nếp lồi Động Vàng Vàng nằm trong hai tỉnh Quảng Bình
và Quảng Trị.
* Phức hệ trầm tích lục nguyên molas mầu đỏ carbonat calci – magie Paleozoi giữa.
Hiện diện trong hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cù Bai với các sưu tập cổ sinh
khá chắc chắn.Trầm tích Devon sớm có màu nâu đỏ phổ biến trong toàn vùng.
29
Chúng mở đầu bởi các tập đá hạt thô, mài tròn chọn lọc kém, chuyển lên cao là các
đá hạt mịn hơn, sau đó chuyển dần đến các tầng đá carbonat mức tuổi Devon muộn.
Về mặt không gian, phức hệ đá đang mô tả phân bố rộng về cả hai phía của đứt gãy
Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế. Đồng thời chính nó bị các xâm nhập
granodiorit mức tuổi Permi – Trias nung nóng gây biến chất tiếp xúc biến chất
nhiệt. Toàn bộ phức hệ được thành tạo trong một chu kỳ biển tiến quy mô rộng
trong các bồn trầm tích kiểu cổ vũng vịnh giai đoạn đầu, chuyển sang chế độ biển
sâu hơn trong các giai đoạn cuối
* Phức hệ trầm tích lục nguyên – phun trào andesit kiềm với Permi
Chúng được mô tả trong hệ Động Toàn và hệ Cam Lộ với những sưu tập cổ
sinh khá chắc chắn. Đặc trưng nhất đó là sự phong phú các phun trào andesitobazan,
andesit hypersten đi cùng với các trầm tích cát bột sét và carbonat. Các thành tạo
phun trào có khối lượng lớn, bề dày đạt trên, bề dày đạt trên 500-600m thuộc vào
các tướng phun trào thực sự, tướng trầm tích phun trào và tướng phun nổ. Quan hệ
phủ bất chỉnh hợp hoặc xuyên cắt của phun trào với các thành tạo hệ tầng Long Đại
là chắc chắn thông qua nhiều quan sát của nhiều nhà địa cất chia. Về mặt không
gian, toàn bộ phức hệ chỉ phân bố trong phần bắc của đới kiến tạo Động Phương –
Làng Miệt – Tà Long - Huế. Thuộc tính kiềm vôi của tổ hợp các đá phun trào phân
dị từ andesitobazan đến andesitođaxit được xác minh qua nhiều số liệu phân tích
hoá và khoáng vật.
* Phức hệ granit kiềm vôi Permi - Trias
Chúng được mô tả cùng trong phức hệ Quế Sơn, thành phần phân dị từ
diorit, granođiorit đến granit sáng màu. Sự gắn bó không gian và thời gian giữa các
thành tạo phun trào andesit, granitoit kiềm vôi và các đai biến chất động lực trong
khoảng cuối Paleozoi đầu Mezozoi là những di chỉ vật chất xác minh pha chuyển
động kiến tạo Indosini trong khu vực nghiên cứu.
* Phức hệ trầm tích lục nguyên vụn thô Trias giữa
Sự hiểu biết về phức hệ này chưa nhiều. Hiện tại chúng phân bố theo một
tuyến phương á đông tây ở phía bắc sông Cam Lộ. Mặt cắt có phần thấp hạt thô
chuyển lên cao mịn dần và có chứa một khối lượng nhỏ đá carbonat
30
* Phức hệ trầm tích lục nguyên màu đỏ nghèo carbonat Jura sớm - giữa
Những trầm tích màu đỏ phong phú hoá đá định tuổi phân bố về phía nam
đứt gỹ Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế. Sau khi đã loại trừ các yếu tố
kiến tạo trẻ, có thể thấy được một phần hình ảnh của một bồn trũng nội lục tại khu
vực Lao Bảo, Khe Sanh, Tà Rụt. Về phía tây, bồn trũng mở rộng về phía nước Lào
trên quy mô lớn hơn nhiều. Trên bình đồ hiện tại chúng tạo nên các nếp lõm với các
lớp có độ dốc rất nhỏ đến hầu như nằm ngang. Các đặc trưng độ hạt, mầu sắc của
đá, các di tích hoá đá động thực vật hiện có cho thấy môi trường trầm tích trong giai
đoạn đầu là ven bờ sau đó chuyển sang môi trường vũng vịnh - biển – vũng vịnh
trong các giai đoạn giữa và cuối cùng.
* Phức hệ các phun trào bazan – andesit – đacit – rioli và á xâm nhập granophyr
Mezozoi muộn
Phức hệ đất đá này về mặt không gian phát triển theo tuyến Tây Bắc – Đông
Nam kéo dài từ A Lưới cho đến Đakrông trùng với đứt gãy cùng tên ở phía tây
Quảng Trị- Thừa Thiên - Huế. Sự gắn bó không gian của phức hệ với tuyến đứt gãy
phương Tây Bắc – Đông Nam và với các thành tạo trầm tích màu đỏ hệ tầng A Ngo,
đặc điểm phân dị thành phần và tướng đá trong nội bộ các khối đá phun trào là
những tiêu chí quan trọng để nhận dạng và phân biệt với các phức hệ phun trào
andesit cổ hơn - tuổi Permi, nằm về phía bắc đứt gãy Động Phương – Làng Miệt –
Tà Long - Huế.
Các thành tạo phun trào có thành phần từ bazan hypesten, andesit, đacit đến
riolit và một khối lượng đáng kể các á xâm nhập granophyr. Chúng có quan hệ phủ
hoặc xuyên cắt các trầm tích biến chất cổ A Vương, Khâm Đức cũng như các đá
trầm tích hệ tầng A Ngo. Có thể phân biệt các tướng phun trào thực sự, phun nổ và
á phun trào xâm nhập nông
* Phức hệ trầm tích lục nguyên vụn Kreta
Các tài liệu về phức hệ chưa nhiều. Chúng bao gồm các trầm tích vụn thô
cuội, cát sạn phân bố hẹp dạng tuyến sát kề về phía nam với đứt gãy Động Phương
– Làng Miệt – Tà Long - Huế tại khu vực Làng Miệt.
* Phức hệ granit Kainozoi sớm
31
Các tài liệu về tổ hợp thạch học này trong khu vực chưa thật thuyết phục.
Chúng bao gồm các đá monsosienit, granosienit, sienit thạch anh quy mô nhỏ với
tổng hàm lượng kiềm đạt trên 8%
* Phức hệ trầm tích – phun trào mafic Kainozoi.
Bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên và bazan có tuổi từ Neogen đến Đệ Tứ
lấp đầy chủ yếu các hố sụt khu vực đồng bằng ven biển đã được mở ra vào cuối
Paleogen – đầu Neogen. Phân biệt các tổ hợp đất đá sau đây
+ Tổ hợp trầm tích lục nguyên vụn và sét gắn kết yếu tuổi Neogen. Tổng chiều dày
đạt trên 130m. Càng ra xa phía biển độ dày trầm tích càng tăng.
+ Tổ hợp phun trào bazan olivine. Phát triển hai nhịp tương ứng với các mức tuổi
phóng xạ hiện có là 1,2 triệu năm và 350000 năm. Có thể liên hệ các phun trào
bazan ở đây với hệ tầng Túc Trưng và Xuân Lộc ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên
+ Tổ hợp trầm tích vụn bở rời và sét tướng sông, sông- biển, biển- vũng vịnh và
biển hệ Đệ Tứ. Với 5 nhịp trầm tích chiều dày cao nhất tại trung tâm đồng bằng đạt
trên 80m. Sự hình thành các nhịp trầm tích liên quan với các chu kỳ biển tiến, biển
lùi- hệ quả của các pha băng hà khu vực
b) Các hệ thống phá huỷ đứt gãy kiến tạo
- Hệ thống phương Tây Bắc – Đông Nam
- Hệ thống phương Đông Bắc – Tây Nam
- Hệ thống phương á kinh tuyến
- Hệ thống phương á Đông – Tây
Trong 4 hệ thống kể trên, hệ tống Tây Bắc – Đông Nam có quy mô phân bố,
cường độ phát triển mạnh mẽ nhất. Hệ thông phương Tây Bắc – Đông Nam phát
triển yếu hơn, tuy nhiên có vai trò khống chế các đới quặng nội sinh nhiệt dịch hết
sức rõ rệt. Hệ thống kiến tạo đứt gãy phương á kinh tuyến thể hiện yếu, một mặt
đóng vai trò khống chế quặng trên quy mô nhỏ, đồng thời chúng cũng tham gia vào
các quá trình di chuyển phức tạp hoá các đới quặng trong các pha hoạt động muộn
hơn. Hệ thống á vĩ tuyến hiện yếu nhất vai trò của chúng chưa rõ trên bình đồ cấu trúc.
Ngoài những hệ thống kiến tạo được quan sát, bộc lộ trên bình đồ, trong khu
32
vực ven biển, các hệ thống phá huỷ thường bị vùi lấp dưới những lớp phủ Đệ Tứ dày.
* Hệ thống phá huỷ kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế và các đới
biến dạng dẻo dẻo đồng sinh
Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống phá huỷ kiến tạo quy mô lớn bắt
đầu từ khu vực ven biển Huế, Đà Nẵng theo hướng á vĩ tuyến và Tây Bắc – Đông
Nam đến khu vực biên giới Việt Lào, tiếp tục theo phương Tây Bắc – Đông Nam
đến vùng Thà Khẹt. Song song cùng phương với nó là hàng loạt các đứt gãy quy mô
nhỏ hơn, kéo dài không lớn, đồng thời bị các đứt gãy phương Bắc – Nam trẻ hơn
làm dịch chuyển chia cắt.
Phân tích tổng hợp các tài liệu trong khu vực Quảng Trị cho thấy đứt gãy
chính phát triển từ khu vực Động Phương qua làng Miệt – Tà Long theo hướng
Đông Nam, tiếp tục duy trì hướng đông nam đến khu vực Văn Xá thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đồng sinh với đứt gãy bao gồm các đới biến chất động lực bị chon vùi đồng
sinh đạt trình độ milonit quy mô lớn phát triển trên các đá biến chất phức hệ Khâm
Đức, hệ tầng A Vương, trầm tích hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm – Cù Bai,
grantioit phức hệ Quế Sơn.
Mặt cắt cầu Rào Quán có các đá phiến kết tinh và gneis bị biến chất ép phiến
phát triển thành các đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến thạch anh – clorit. Chiều
dày của đới đá phiến milonit trên 500m. Tiếp theo, trên đoạn dọc sông các đá granit
– biotit phức hệ Quế Sơn bị gneiss hoá phương 1100 với kiến trúc ban biến tinh cà
nát độc đáo.
Đứt gãy A Pong – Balê – Xi Pa – Pa Nang có chiều dài trên 40 km và đứt
gãy La Sam - Đường 14 cắt qua các thành tạo phun trào hệ tầng Đakrong tạo nên
các đới biến chất động lực, chồng lên trên các đới biến chất trao đổi propylit hoá –
berisit hoá có nhiều khoáng vật đa kim và vàng.
Đứt gãy Mò O - Triệu Nguyên – Đá Bạc kéo dài trên 50 km trong phần đất
liền và bị che phủ dưới trầm tích Đệ Tứ ở vùng đồng bằng ven biển. Cũng tại khu
vực này phát triển nhiều đai mạch lamprophyre và các đai mạch thạch anh sunlphur
có chứa vàng.
33
Nhìn tổng thể, hệ thống kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế
có quy mô rất lớn, biên độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của chúng theo dấu hiệu địa
chất vào khoảng 20 km chiều rộng theo phương Tây Bắc – Đông Nam.
*Các phá huỷ kiến tạo phương Đông Bắc – Tây Nam
Phát triển chủ yếu trong khu vực phía bắc đới kiến tạo Động Phương – Làng
Miệt – Tà Long - Huế dưới dạng những cánh gà hoặc xương cá.
Các đứt gãy chính có thể nêu tên bao gồm Trầm Thượng – Tích Tường (sông
Thạch Hãn), sông Ái Tử, Khe Cát, sông Quảng Trị, sông Lai Phước, sông Hiếu,
Khe Xa Bài – Tân Lâm – Cam Lộ, sông Bến Hải và Hướng Lập – Vĩnh Chấp.
Tính chất chung của hệ thống đứt gãy này là quy mô không lớn, kéo dài vài
km đến vài chục km, thường ngắt quãng và phân nhánh. Các hoạt động biến chất
động lực liên quan có quy mô nhỏ với chiều rộng thường từ vài mét đến vài trăm
mét, đi với các biến dạng don và dẻo
* Đứt gãy phương á kinh tuyến
Những đứt gãy tiêu biểu nhất là Rào Thanh (phần thượng nguồn sông Bến
Hải), đứt gãy Cam Tuyền – Đông Hà. Đứt gãy Rào Thanh có chiều dài khoảng 30
km cắt qua các đá hệ tầng Long Đại. Dọc theo nó có những thể nhỏ đá lamprophyre
hoặc andesit dạng porphyry, các đới kataclasit và dăm kết kiến tạo cũng như các đới
biến chất nhiệt dịch sulphur hoá giàu đa kim.
Đứt gãy Cam Tuyền – Đông Hà theo đoạn sông Cam Lộ chiều dài khoảng
20km bị vùi lấp dưới trầm tích hệ Đệ Tứ.
2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Dựa vào thành taọ địa chất, thành phần thạch học, tính thấm, độ giàu
nước…có thề chia khu vực nghiên cứu ra thành các tầng chứa nước sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holoxen
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistoxen
Tầng chứa nước lỗ hổng – khe nứt các thành tạo phun trào bazan Neogen -
Đệ Tứ
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen
Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Ocdovic – Silua
34
2.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen
Nước dưới đất tồn tại trong các trầm tích bở rời Holocen, bao gồm các thành
tạo trầm tích đa nguồn gốc (mQ2, a Q2, am Q2, ml Q2, mv Q2) phân bố rộng rãi, phủ
tràn trên bề mặt và chiếm phần lớn diện lộ đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven
biển Quảng Trị.
Trên bình đồ có thể nhận thấy các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen
phân bố thành hai vùng rõ rệt:
Vùng I dọc bờ biển Quảng Trị phân bố rộng rãi các trầm tích cát hạt thô
nguồn gốc biển, gió biển (m Q2, mv Q). Đó là các dải cát, đụn cát thạch anh màu
xám trắng đến trắng tinh khiết kết cấu rời rạc có độ chọn lọc và mài tròn tốt tạo
thành hai dải lớn. Dải phía Bắc bắt đầu từ ranh giới tỉnh Quảng Bình cho đến khu
Đồng Luật (Vĩnh Thái). Dải phía Nam từ Cửa Tùng chạy dài theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam cho đến tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chiều rộng của các dải cát
thay đổi trong phạm vi rộng từ 2 - 3 km đến 6 - 7 km, bề dày thay đổi từ 10 đến
30m. Bề mặt địa hình chịu tác động mạnh của gió, tạo nên các gò đụn cát cao 10 -
20 m, giữa chúng là các trũng có tính tụ than bùn.
Vùng II dọc theo các con sông và thung lũng sông lớn và phân bố chủ yếu là
các trầm tích hạt mịn nguồn gốc sông, sông hồ, sông biển hỗn hợp. Thành phần bao
gồm cát lẫn bột xét màu xám vàng và có tính phân lớp. Lớp dưới là cát bột xám đen
lẫn vỏ sò ốc, lớp trên cùng là sét bột màu vàng. Quy mô phân bố tương đối hẹp, dọc
theo hai bên Quốc lộ 1A, chiều dày không lớn thường từ 10 đến 20 m. Cột địa tầng
lỗ khoan cấp nước tại Triệu Phước năm 2000 là một ví dụ tiêu biểu, từ trên xuống
dưới có các tập sau đây.
- Từ 0 đến 2,5 m: sét pha màu nâu, càng xuống sâu lượng cát càng tăng.
- Từ 2,5 đến 12 m: cát hạt nhỏ chứa ít sét màu xám trắng có chứa các vỏ sò,
vỏ hến lẫn mica.
- Từ 12 đến 18 m: cát hạt nhỏ sạch rất ít sét.
Tổng diện tích tầng chứa nước này lộ ra khoảng 691,88 km2, chiếm 64,8%
35
diện tích của đồng bằng.
Chiều sâu mực nước tĩnh từ 0,1 đến 1,6 m.
Theo tài liệu hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Holocen tại các lỗ
khoan trên khắp đồng bằng cho thấy mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo ở phía
Nam đồng bằng (Hải Lăng), đến trung bình ở phía Bắc (Hồ Xá, Gio Linh) và giàu ở
trung tâm của đồng bằng (Cửa Việt, Đông Hà, Triệu Phong) có tỷ lưu lượng đơn vị
q từ 1,08 đến 2,11 l/sm (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa
nước Holocen
TT
Số hiệu lỗ
khoan
Chiều sâu
LK (m)
MNT
(m)
Lưu lượng Q
(l/s)
Tỷ lưu lượng
q (l/s/m)
Hệ số thấm
K (m/ng)
Vùng Đông Hà
1 LK421 21,9 0,1 4,10 1,84 3,41
Vùng Tây Đông Hà
2 LK904 - - 1,77 1,08 16,31
Vùng Cửa Việt
3 LK CV 1 27 1,22 1,20 1,03 -
4 LK CV 2 27 1,21 1,50 1,41 -
5 LK CV 3 27 0,49 3,80 2,11 -
Lỗ khoan trong đề án vùng Hải Lăng
6 LK II B 15 0,45 0,33 - -
7 LK III B 20 0,45 0,55 - -
8 LK IV B 15 1,60 1,00 - -
9 LK V B 18 1,40 1,20 - -
10 LK VI B 17 1,50 1,20 - -
11 LK VII B 9 1,20 1,00 - -
12 LK 14 18 1,30 1,50 - -
13 LK 01 18 1,20 1,00 - -
Theo kết quả phân tích hoá mẫu nước cho thấy nước dưới đất trong tầng
36
chứa nước này phần lớn là nước nhạt có chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng
nước cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. Ngoại trừ một số vùng gần sông Thạch
Hãn như một phần của các xã Triệu Hoà, Triệu Phước, Triệu Độ huyện Triệu Phong
nước đã bị nhiễn mặn, độ tổng khoáng hoá M > 1000 mg/l, một số vùng khác cũng
đang có dấu hiệu nhiễm mặn như Cửa Tùng, xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh, xã
Triệu Trung, Triệu Tài huyện Triệu Phong và xã Hải Hoà huyện Hải Lăng có độ
tổng khoáng hoá từ 500 đến 1000 mg/l.
Loại hình hoá học của nước là bicacbonat natri, vùng nước mặn có loại hình
clorua natri. Hàm lượng nitơ (N03
+ N02
+ NH4
+) và tổng sắt ở một số vùng đang có
dấu hiệu tăng cao như một số dải nước nhỏ thuộc địa phận các xã Hải Hoà, Hải
Thọ, Hải Ba, Hải Quế huyện Hải Lăng; xã Triệu Hòa, Triệu Phước huyện Triệu
Phong có hàm lượng nitơ từ 10 đến 20 mg/l và lớn hơn, giá trị tổng sắt thay đổi từ
1,0 đến 5 mg/l.
Đây là tầng chứa nước không áp, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ
yếu là nước mưa, có thể một phần đáng kể là nước ngưng tụ. Nước có thể thấm
xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới hoặc thoát ra các thung lũng
thấp hoặc các chân cồn cát dọc theo bờ biển.
Động thái của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động
không lớn. Mùa mưa nước trong các cồn cát hầu như tràn trên mặt đất, mùa khô
mực nước nằm cách mặt đất khoảng từ 0,5 đến 1,6 m.
2.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen
Trong vùng đồng bằng ven biển, tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời
Pleistocen bao gồm các thành tạo có nguồn gốc sông (aQ1
1-3).
Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng khắp vùng, về cơ bản chúng bị
phủ bởi tầng chứa nước Holocen và chỉ lộ ra thành các dải dọc theo thung lũng sông
Bến Hải, Thạch Hãn, Cam Lộ và sông Bến Xe. Tổng diện lộ của tầng chứa nước
này vào khoảng 190,27 km2, chiếm 17,82% diện tích của đồng bằng.
Phần phía Bắc sông Thạch Hãn tầng chứa nước phân bố dưới các trầm tích
Holocen, phần lộ ra trên mặt chủ yếu là các thành tạo nguồn gốc biển (mQ1
3) phân
37
bố ở phía Bắc- Tây Bắc huyện Vĩnh Linh thành các dải lớn, phía Tây Nam huyện
Gio Linh có diện phân bố hẹp tạo thành các dải nhỏ bề rộng khoảng 1 - 2 km. Tổng
diện lộ của phần này khoảng 80,42 km2. Mặt cắt tiêu biểu được nghiên cứu qua các
lỗ khoan 604, 608 và 610 (vùng Hồ Xá). Đất đá phần trên là sét, sét cát màu nâu tạo
thành những dải mỏng, phần giữa là cát thạch anh màu vàng, vàng nâu, xám trắng
độ hạt từ trung bình đến thô. Phần dưới là cát sét, sét cát màu vàng loang lổ tạo
thành các dải mỏng.
Phần phía Nam sông Thạch Hãn tầng chứa nước có quy mô lớn hơn. Ngoài
các thành tạo hạt mịn nguồn gốc biển lộ ra ở phía Tây Quốc lộ 1A còn có diện lộ
của các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp (amQ1
2-3) có khả năng chứa
nước tốt nhất. Diện tích lộ ra khoảng 109,85 km2. Thành phần đất đá chứa nước là
cát cuội sỏi lẫn sét có kích thước hạt tăng dần theo chiều sâu và giảm dần theo chiều
từ Quốc lộ 1A ra biển. Phần trên lát cắt là sét, sét cát, phần giữa là cát và cuội sỏi,
phần dưới là cuội sỏi lẫn cát.
Chiều dày của tầng chứa nước thay đổi theo có quy luật trong khoảng từ 28 -
38m, trung bình là 32m. Nếu theo mặt cắt giữa trung tâm đồng bằng từ Bắc vào
Nam thì dày nhất trong khoảng từ sông Cánh Hòm đến sông Vĩnh Diện và phía giáp
giới với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Bắc có chiều dày mỏng hơn.
Đây là tầng chứa nước có áp, áp lực trên mái thay đổi từ 14,25 m (QT1) đến 43,3
m (QT13), trung bình là 31,0 m. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi từ 0,2 - 17,65 m, có
nơi nước tràn trên mặt đất tới +0,1 m (vùng Gio Linh, Đông Hà). Đặc biệt ngày
12/7/2002 trong quá trình thi công lỗ khoan tại Triệu Đại thuộc chương trình EMW do
đoàn 708 thực hiện đến độ sâu 54 mét nước phun lên mặt đất đến 10 - 15m.
Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan (bảng 2.2) cho thấy đây là tầng
chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ trung bình đến giàu.
Trong tổng số 23 lỗ khoan nghiên cứu có 16 lỗ khoan (69,5%) cho tỷ lưu
lượng từ 1 đến 7 l/sm tập trung ở khu trung tâm của đồng bằng bao gồm các huyện
Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ và thị xã Đông Hà.
Có 2 lỗ khoan cho tỷ lưu lượng q từ 0,5 đến 0,1 l/sm tập trung ở Đông Nam
38
huyện Vĩnh Linh.
Có 5 lỗ khoan (21,7%) cho tỷ lưu lượng q từ 0,1 đến 0,5 l/sm. Phía Nam
đồng bằng (vùng Hải Lăng) khá giàu nước, kết quả hút nước tại các lỗ khoan cho
lưu lượng từ 1,1 đến 1,8 l/s (xem bảng dưới).
Phần lớn nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng
tốt, nước nhạt có độ tổng khoáng hoá M < 500 mg/l, loại hình hoá học của nước chủ
yếu là bicacbonat natri.
Trong tầng chứa nước này còn tồn tại một dải nước mặn lớn ở đoạn cuối của
sông Thạch Hãn bao gồm một phần các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Quang huyện
Gio Linh, xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Đài, Triệu Thuận huyện
Triệu Phong và Đông Bắc thị xã Đông Hà. Một vài dải nước nhỏ khác thuộc các xã
Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An, Hải Hoà, Hải Xuân huyện Hải Lăng.
Vùng Cửa Tùng cũng đang có nguy cơ bị nhiễm mặn (500 < M < 1000
mg/l). Tại đây có các lớp sét, sét bột nguồn gốc hồ, đầm lầy cách nước. Lớp sét bột
này có nơi phân bố liên tục trên mái tầng chứa nước tạo cho tầng chứa nước có áp
lực lớn. Chiều dày lớp sét thay đổi từ một vài mét đến hàng chục mét.
Bảng 2.2. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Pleistocen
TT
Số hiệu
LK
Chiều dày
(m)
MNT (m) Q (l/s) q (l/sm) M (g/l)
Vùng Hồ Xá
1 LK 604 65,3 1,50 7,425 0,124 0,200
2 LK 608 22,5 0,50 1,590 0,469 0,125
3 LK 610 - 1,0 4,300 0,835 0,210
Vùng Gio Linh
4 Q 60 - - 0,06 0,12 -
5 Q86 - - 0,06 0,1 -
6 Q117 - - 0,073 0,15 -
7 QT 14 30,5 0,60 26,61 4,65 0,12
39
TT
Số hiệu
LK
Chiều dày
(m)
MNT (m) Q (l/s) q (l/sm) M (g/l)
8 QT 1 28,0 14,7 5,01 0,81 0,08
9 QT 3 34,2 7,0 9,55 2,10 0,09
10 QT 9 32,9 3,6 16,1 1,1 0,1
11 QT 12 30,7 3,6 16 2,76 -
12 QT 13 38,0 1,3 16,81 1,63 0,1
13 QT 15 33,5 17,65 17,65 1,48 0,09
Vùng Đông Hà
14 LK404 38,10 +0,5 11,72 2,93 0,13
15 LK405 18,50 +1,0 19,42 23,88 0,24
16 LK413 38,9 3,1 8,31 5,94 0,23
17 LK415 27,5 0,4 15,36 4,80 1,87
18 LK431 17,80 0,3 19,02 7,26 1,21
19 LK410 37,80 0,8 23,02 7,68 0,98
20 LK424 62,5 2,10 13,95 3,81 0,34
21 LK429 21,6 1,76 8,27 5,82 1,28
22 LK433 47,0 1,70 12,45 2,83 0,32
Vùng Tây Đông Hà
Các lỗ khoan thuộc đề án vùng Hải Lăng - Triệu Phong
23 LK908 38 5,50 3,72 2,28 0,114
24 LK II A 15 +0,45 1,21 - 0,504
25 LK III A >12 +0,20 1,10 - 0,967
26 LK IV A >4,0 1,60 1,40 - 1,325
27 LK V A >12 1,10 1,20 - 0,834
28 LK VI A >4,5 1,20 1,80 - 2,796
29 LK VII A >14 1,20 1,80 - 0,268
Miền cung cấp nước cho tầng chứa nước này là phần tầng chứa nước lộ trên
40
mặt ở phía Tây vùng nghiên cứu, từ đây nước mưa có thể cung cấp trực tiếp cho
tầng chứa nước, hoặc ngấm qua tầng chứa nước qh ở phía trên. Nước vận động theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam với vận tốc 28,8 m/ng (theo tài liệu đo nạp điện lỗ
khoan QT 13 ở Gio Linh). Miền thoát có thể dọc theo sông Cam Lộ, sông Thạch
Hãn, sông Bến Hải. Động thái mực nước thay đổi theo mùa, thường từ 1,0 - 8,2 m
(theo tài liệu của trạm quan trắc GL 32).
2.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan
Neogen - Đệ Tứ
Trong vùng đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển Quảng Trị, tầng chứa
nước này phân bố thành hai khối lớn. Khối thứ nhất ở phía Bắc sông Thạch Hãn
thuộc một phần địa phận các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn huyện Gio
Linh với diện tích lộ ra khoảng 79 km2. Khối Bazan thứ hai có diện tích khoảng 100
km2 chiếm 9,3% diện tích đồng bằng phân bố ở đồng bằng, đồng bằng ven biển phía
Bắc Cửa Tùng thuộc một phần của các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hoà, Vĩnh Quang và
Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. Ngoài ra đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị cũng là
một khối Bazan nhỏ có diện tích 2,5 km2.
Như vậy tổng diện lộ của tầng chứa nước Bazan trong vùng đồng bằng đồng
bằng, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị là 179 km2, chiếm 16,76% diện tích của
đồng bằng. Trên bản đồ địa hình các thành tạo Bazan có độ cao tuyệt đối từ 10 - 16
m, chiều dày lớn nhất khoảng 80 - 100 m.
Kết quả tài liệu khoan và các giếng đào cho thấy phần trên của khối đá
Bazan đã bị phong hoá thành sét màu nâu đỏ. Phần giữa bị phong hoá dở dang,
phần dưới là Bazan đặc xít màu xám đen. Chiều dày của tầng có xu hướng mỏng
dần từ Tây sang Đông.
Kết quả hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan (xem bảng 2.3) cho thấy tầng
chứa nước khá phong phú, mức độ chứa nước thay đổi từ giàu ở trung tâm, ở ven
rìa của khối Bazan thì nghèo nước. Mức độ chứa nước cũng giảm dần từ trên xuống
dưới. Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,003 l/sm (LK912) đến 0,404 l/sm (LK901).
41
Bảng 2.3. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Bazan
TT
Số hiệu lỗ
khoan
Chiều sâu lỗ
khoan (m)
Chiều dày
(m)
MNT
(m)
Q (l/s) q (l/sm) M (g/l)
1 LK401 45,0 20,9 2,0 0,93 0,13 -
2 LK910 65,0 79,0 12,0 2,16 0,24 0,107
3 LK911 62,0 59,0 17,54 3,84 0,57 0,20
4 LK912 62,0 37,6 12,0 0,08 0,003 -
5 LK901 85,0 81,2 2,08 2,32 0,404 0,10
6 LK902 30,0 19,0 4,48 0,34 0,27 0,33
Nước dưới đất trong tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt các thành tạo phun
trào Bazan có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, độ tổng khoáng của nước nhỏ
hơn 0,5 g/l. Nước có loại hình bicacbonat - clorua natri.
Đây là tầng chứa nước không áp, được nước mưa cung cấp trực tiếp và thấm
xuống cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới. Các tài liệu quan trắc trong vùng
cho biết biên độ dao động mực nước theo mùa từ 2,1 - 6,1 m.
2.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen có diện phân bố khá rộng
nhưng hầu hết bị che phủ và có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với tầng chứa nước
Pleistocen phân bố ở phía trên. Nhiều nơi khó tách biệt hai tầng. Trên mặt cắt
ĐCTV dọc đồng bằng ven biển, tầng chứa nước này có xu hướng mỏng dần ở hai
phía Bắc và Nam, còn ở trung tâm của đồng bằng thì có chiều dày lớn hơn. Chiều
dày trung bình 43,5m. Độ sâu phân bố của đáy tầng từ 92,8 m (LK2QT) đến 132,2
m (LK2BQT).
Thành phần thạch học của tầng chứa nước từ trên xuống dưới bao gồm sét
lẫn cát và sỏi nhỏ tiếp đến là cuội sỏi màu xám trắng, lẫn cát thạch anh có kết cấu
rời rạc, bên dưới là sét kết, cát kết, cuội sạn kết nứt nẻ gắn kết yếu.
Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan cho thấy tầng chứa nước rất
42
giàu nước. Tỷ lưu lượng lỗ khoan thay đổi từ 2,38 - 7,68 l/sm, trung bình là 4,08
l/sm. Hệ số thấm trung bình là 12,61 m/ng (xem bảng 2.4).
Các mẫu phân tích hoá học và vi trùng cho thấy nước có chất lượng tốt, độ
tổng khoáng hoá từ 0,03 - 0,176 g/l, các nguyên tố độc hại không có, nước không bị
nhiễm bẩn, không có vi trùng gây bệnh. Nước có loại hình hoá học là bicacbonat -
clorua natri hoặc bicacbonat canxi - magiê.
Đây là tầng chứa nước có áp, mực nước tĩnh cách mặt đất từ 0,8 m (LK420)
đến 3,5 m (LK432), trung bình là 1,48 m. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là
từ phía trên ngấm xuống qua các cửa sổ ĐCTV. Miền thoát là các hệ thống sông
Bến Hải, sông La Lung và có thể thoát trực tiếp ra biển.
Tại vùng Hồ Xá, các tầng chứa nước Neogen nằm dưới lớp phủ tuổi
Pleistocen mỏng, hoặc dưới tập phun trào Bazan Vĩnh Linh (bảng 2.5). Đất đá chứa
nước là cát sạn lẫn bột sét màu vàng nâu loang lổ, thấu kính hoặc lớp mỏng bột sét
lẫn vật chất than màu xám đen. Đây là tầng chứa nước quan trọng của đồng bằng
Bắc Quảng Trị.
Bảng 2.4. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Neogen (m)
vùng Gio Linh – Hải Lăng
STT SHLK
Chiều
sâu(m)
Chiều dày
(m)
MNT
(m)
Q (l/s) S (m)
q
(l/sm)
K
(m/ng)
M (g/l)
1 LK410 120 37,8 0,8 23,02 3,0 7,68 13,67 0,14
2 LK432 115,0 53,8 3,5 13,35 5,61 2,38 8,06 0,04
3 LK424 160 68,4 2,1 13,95 3,66 3,81 11,05 0,06
4 LK429 95 - 1,76 8,26 1,42 5,8 3,68 0,04
5 LK433 102 47,0 1,7 12,09 4,4 2,83 7,89 0,03
6 LK602 60,8 - 1,00 14,38 4,66 3,09 6,22 0,118
7 LK603 58,2 10,5 1,00 9,73 2,64 3,68 37,69 0,176
TB - 43,5 1,48 - - 4,08 12,61 -
43
Bảng 2.5. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Neogen
vùng Hồ Xá
TT
Số hiệu lỗ
khoan
Chiều sâu
LK (m)
MNT
(m)
Lưu lượng Q
(l/s)
Tỷ lưu lượng
q (l/s/m)
Hệ số thấm
K (m/ng)
1 LK604 64,20 1,50 4,25 6,60 0,47
2 LK605 55,1 0,0 20 7,78 -
3 LK607 - - - - 1,93
2.2.5. Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua
Trong vùng đồng bằng ven biển, đới chứa nước này phân bố trên toàn bộ
diện tích đồng bằng và chìm sâu dưới mặt đất. Chiều sâu gặp mái tầng ở khoảng độ
từ 10 m đến 132,2 m. Phần có diện lộ phân bố với quy mô rất lớn ở phía Bắc và
Đông Nam tỉnh Quảng Trị (vùng gò đồi và núi).
Đất đá chứa nước là cát kết, sét kết, bột kết, đá vôi, sét vôi nứt nẻ, khe nứt có
chiều rộng từ 0,2 đến 1 mm. Đá có màu xám vàng xám tro, xám xanh, có thế nằm
không ổn định. Kết quả hút nước thí nghiệm từ các lỗ khoan cho thấy, đới chứa
nước các trầm tích Oclovic - Silua (O1 - S1 ld) có mức độ chứa nước phong phú và
không đồng nhất.
Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,01 l/s.m (LK903) đến 1,88 l/s.m (LK428), hệ số
thấm thay đổi từ 0,67 m/ng đến 5,95 m/ng (bảng 2.6) .
Nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá từ 0,12 g/l đến 0,35 g/l. Loại
hình hoá học của nước thuộc loại bicacbonat natri - magiê - canxi hoặc clorua -
bicacbonat natri.Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là nước mưa ngấm xuống
tại phần lộ trên mặt. Miền thoát là các thung lũng thấp, các suối xuyên cắt trong
vùng.
Mực nước dao động theo mùa. Về mùa mưa mực nước nằm cách mặt đất 0,1
- 1,2 m, có nơi tràn qua miệng lỗ khoan. Mùa khô mực nước hạ thấp, chiều sâu mực
nước từ 1,3 đến 8,5 m.
44
Bảng 2.6. Kết quả hút nước thí nghiệm trong đới chứa nước Oclovic -
Silua
TT SHLK
Chiều sâu bắt
gặp (m)
Chiều sâu lỗ
khoan m
MNT
(m)
Q
(l/s)
S
(m)
q
(l/sm)
K
(m/ng)
M
(g/l)
1 LK403 35,4 70 1,85 4,77 7,33 0,65 1,84 0,35
2 LK406 65,1 70 1,0 5,09 6,53 0,78 5,95 0,25
3 LK409 10,0 80 1,85 3,53 10,85 0,33 0,67 0,22
4 LK428 8,5 60 0,45 10,49 5,57 1,88 3,68 0,27
5 LK414 42,7 73 0,8 1,27 19,7 0,06 - -
6 LK601 18,0 80 - 1,20 12,69 0,09 0,98 0,334
7 LK402 23,9 70 1,5 3,50 0,5 0,6 - 0,12
8 LK408 18,0 63 0,90 9,73 6,68 1,45 - 0,16
9 LK411 20,5 32 1,40 0,96 5,00 0,19 - -
10 Lk909 11,0 69 8,51 1,30 11,1 0,12 - 0,12
11 LK903 0,5 80 1,07 0,4 23,61 0,01 - 0,34
45
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất
Nước dưới đất là một khoáng sản có ích, cần được khai thác sử dụng hợp lý
về mặt kinh tế, bảo đảm không bị nhiễm bẩn và cạn kiệt và phải giữ được điều kiện
sinh th ái ở một mức độ nhất định. Khác với các loại khoáng sản khác, khai thác đến
đâu là h ết đến đó (ví dụ than, quặng…), nước dưới đất khi khai thác có thể phục
hồi trữ lượng.
Để thể hiện tiềm năng nước dưới đất, sử dụng khái niệm trữ lượng khai thác
tiềm năng – đó là lượng nước dưới đất có thể khai thác được từ tầng chứa nước
bằng chế độ khai thác hợp lý về mặt kinh tế kỹ thuật, đảm bảo cân bằng sinh thái và
phát triển lâu bền.
Trữ lượng khai thác tiềm năng của nước dưới đất được hình thành từ các
nguồn sau:
QKTTN = QDTN + QTTN + QBS
QDTN : trữ lượng động tự nhiên, hay là nguồn bổ sung tự nhiên cho tầng chứa
nước ( m3/ng )
QTTN : trữ lượng tĩnh tự nhiên tồn tại trong lỗ hổng, khe nứt của tầng chứa
nước ( m3/ng )
: hệ số xâm phạm trữ lượng tĩnh. Để phục vụ khai thác ổn định, lâu dài
thường cho phép lấy = 0,3.
QBS : trữ lượng bổ sung (trữ lượng cuốn theo), là lượng nước bổ sung khi
hình thành phễu hạ thấp mực nước xung quanh công trình khai thác
46
Tuy nhiên, tính toán theo công thức này mặc dầu cho kết quả tổng quát và
đầy đủ nhất nhưng lại đòi hỏi sự chi tiết của các số liệu quan trắc, cần thể hiện được
không chỉ thể tích chứa nước tĩnh, sự dao động của mực nước theo thời gian mà còn
yêu cầu các số liệu về độ thấm, hệ số nhả nước đàn hồi, hệ số nhả nước trọng lực
cho tất cả các tầng đất đá và sự phân bố của nó theo không gian. Hiện nay trên địa
bàn miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, do công tác điều tra địa chất thủy văn tìm kiếm
và thăm dò nước dưới đất còn rất hạn chế, đến nay mới chỉ có các phương án thăm
dò và tìm kiếm nước dưới đất ở Hồ Xá, Đông Hà và Gio Linh (Liên đoàn Địa chất
Thủy văn và Địa chất Công trình miền Trung) cùng với một số tài liệu lỗ khoan
thăm dò trong dự án Tài nguyên nước dưới đất của Đoàn Văn Cánh và Lê Tiến
Dũng [2], vì vậy việc tính toán theo công thức trên đây gặp rất nhiều khó khăn.
Trữ lượng nước dưới đất của một khu vực nào đó cũng có thể được tính toán
dựa trên phương trình cân bằng nước, tức là trữ lượng khai thác được tính trên cơ sở
lượng nước bổ cập và cho phép vi phạm một phần trữ lượng dự trữ, thường được sử
dụng theo biểu thức:
QKTTN = QĐTN + QTTN
trong đó:
QĐTN - trữ lượng động tự nhiên của nước ngầm
QTTN - trữ lượng tĩnh tự nhiên
, - các hệ số cho phép khai thác (<1)
Trữ lượng nước dưới đất khác với các loại tài nguyên khác đó là bao gồm cả
trữ lượng tĩnh và trữ lượng động. Trữ lượng tĩnh là lượng nước có trong tầng chứa
nước ứng với mực nước thấp nhất, còn trữ lượng động là lượng nước vận động qua
tầng chứa nước hoặc lượng nước được điều tiết hàng năm.
Đánh giá trữ lượng nước dưới đất nhằm thu thập những tài liệu, số liệu
chứng minh cho khả năng khai thác nước dưới đất với lưu lượng và chất lượng đảm
bảo yêu cầu trong thời gian khai thác tính toán khoảng 25 – 30 năm.
Đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất được tiến hành chủ yếu theo các
47
phương pháp sau: phương pháp thuỷ động lực, phương pháp thuỷ lực, phương pháp
cân bằng và phương pháp tương tự địa chất thuỷ văn. Hiện nay các phương pháp
này được mô hình hoá và được xử lý bằng máy tính vì vậy kết quả thu được sẽ
chính xác và nhanh chóng.
Bản chất của phương pháp thuỷ động lực là sử dụng các công thức phù hợp
xuất phát từ các phương trình toán lý và thuỷ động lực cơ bản áp dụng cho một sơ
đồ tính toán mô phỏng điều kiện thực tế. Chúng được giải bằng phương pháp giải
tích, đồ thị. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng dự báo theo thời gian sự
thay đổi mực nước động trong các lỗ khoan nhà máy nước với các chế độ cho trước.
Nhược điểm của phương pháp này là phải trung bình hoá số liệu thu thập được về
các tính chất thấm, nhất là các điều kiện viên. Trong thời gian khai thác, bỏ qua
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành trữ lượng khai thác vì vậy các số liệu
dự báo nhiều khi không sát với thực tế.
Phương pháp thuỷ lực dựa trên cơ sở sử dụng và ngoại duy các hàm số thực
nghiệm thu được trong quá trình thấm. Qua các phương trình thục nghiệm người ta
thể hiện sự vận động phức tạp của nước dưới đất tác động của nhiều yếu tố quan hệ
lưu lượng và hệ số hạ thấp mực nước khi vận động của nước dưới đất đạt trạng thái
ổn định, độ dàn mực nước bổ sung do sự can nhiễu của các lỗ khoan. Nhược điểm
cơ bản của phương pháp này là không đảm bảo khả năng dự báo thay đổi mực nước
theo thời gian và khả năng phục hồi trữ lượng nước dưới đất.
Phương pháp cân bằng cho phép xác định độ đảm bảo phục hồi trữ lượng
khai thác nước dưới đất dựa trên cơ sở cân bằng nước lãnh thổ nghiên cứu. Nó có ý
nghĩa quan trọng trong đánh giá trữ lượng khai thác khu vực khi cần thiết phải đánh
giá từng thành phần riêng biệt trong cán cân cân bằng nước.
Hiện nay với mức độ nghiên cứu thuỷ văn tương đối tốt trên nhiều vùng lãnh
thổ, có một phương pháp nữa là phương pháp tương tự địa chất thuỷ văn. Cơ sỏ của
phương pháp này là việc chứng minh về sự tương tự giữa điều kiện tự nhiên và việc
sử dụng nước của vùng đã được nghiên cứu kỹ hoặc đang được khai thác nước.
Nhiệm vụ cơ bản của công tác nghiên cứu khi sử dụng phương pháp tương tự để
48
đánh giá trữ lượng nước dưới đất là việc chứng minh được mức độ tương tự từng
phần hoặc hoàn toàn theo các chỉ tiêu sau: nguồn hình thành nên trữ lượng khai
thác, điều kiện tàng trữ nước, cấu trúc địa chất, thành phần đất đá chứa nước, điều
kiện cấp nước, điều kiện hình thành nguồn trữ lượng tự nhiên và bổ sung nhân tạo
trữ lượng nước dưới đất khả năng hình thành nguồn trữ lượng kéo theo v.v…
Trong thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với
các phương pháp giải sai phân và các tiến bộ về thủy động lực, một xu hướng mới
trong việc đánh giá trữ lượng nước dưới đất là sử dụng các mô hình toán để mô
phỏng lại động thái của các thành phần nước dưới đất, từ đó cho phép tính toán các
đặc trưng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Có nhiều mô hình đã được xây dựng
để mô tả dòng chảy nước dưới đất, sự tham gia của nó vào dòng chảy mặt... ở các
trung tâm nghiên cứu lớn như Mike SHE của DHI (Đan Mạch), bộ HEC của Cục
công binh Hoa Kỳ... Ưu điểm của phương pháp này là khi đã hiệu chỉnh được bộ
thông số thì cho phép tính toán mọi đặc trưng một cách thuận tiện, với độ chính xác
cao cũng như cho phép nghiên cứu các tác động tiềm năng của việc khai thác, bổ
cập đến động thái nước dưới đất. Tuy nhiên, khi xây dựng mô hình sẽ đòi hỏi một
khối lượng lớn các số liệu về các tầng chứa nước, về điều kiện địa chất, địa chất
thủy văn trên khu vực nghiên cứu cũng như các số liệu về hệ số thấm, hệ số nhả
nước ...
Nhận xét: Trong các phương pháp trên đây, nhận thấy với tài liệu hiện có
trên khu vực nghiên cứu (phong phú về các tài liệu địa chất, địa chất thủy văn
nhưng hạn chế về tài liệu lỗ khoan, tài liệu quan trắc động thái theo thời gian ...) thì
phương pháp mô hình toán cho thấy nhiều ưu điểm (dễ sử dụng, thời gian tính toán
nhanh, giao diện tốt, mức độ chính xác tin cậy...). Do vậy trong khuôn khổ luận văn
này đã lựa chọn mô hình MODFLOW để tính toán tiềm năng nước dưới đất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị.
3.2. Giới thiệu mô hình MODFLOW
3.2.1.Cơ sở lý thuyết của mô hình MODFLOW
Giới thiệu
49
Bộ phần mềm Visual Modflow bao gồm ba hệ phần mềm chính và nhiều
môđun phụ trợ. Phần mềm Modflow dùng để tính toán trữ lượng, chất lượng và
phân bố dòng chảy ngầm. Phần mềm ModPath có chức năng tính hướng và tốc độ
các đường dòng khi nó vận động xuyên qua hệ thống các lớp chứa nước. Phần mềm
MT3D phối hợp với Modflow có chức năng tính tóan sự bình lưu, sự phân tán và
các phản ứng hoá học khác nhau của các vật chất hoà tan trong hệ thống dòng chảy
ngầm.
Bản phần mềm gốc do Nilson Guiguer, Thomas Franz, Partrick Delaney và
Serguei Shmakov viết. Phiên bản sử dụng do hãng Waterloo Hydrogeologic cung
cấp.
Hình 3.1 Giao diện của mô hình MODFLOW
Phương trình cơ bản
Toàn bộ sự biến thiên độ cao mực nước dưới đất được mô tả bằng một
phương trình đạo hàm riêng duy nhất sau:
xx yy zz s
h h h h
K K K W S
x x y y z z t
(2.1)
trong đó:
50
Kxx, Kyy, Kzz Hệ số dẫn nước theo phương x, y và z. Chiều z là chiều thẳng
đứng.
W=W(z,y,z,t) Lượng trữ, là hàm số phụ thuộc thời gian và không gian
Ss Hệ số nhả nước đàn hồi
Ss =Ss(x,y,z), Kxx = Kxx
(x,y,z), Kyy = Kyy((x,y,z), Kzz = Kzz(x,y,z) là các hàm số phụ thuộc không
gian.
Phương trình (2.1) cùng với các điều kiện biên, điều kiện ban đầu của lớp
chứa nước tạo thành một mô hình toán học về dòng chảy nước dưới đất.
Biên của tầng chứa
nước
Ô trong miền tính mô
hình
Ô ngoài miền tính
Chiều x của cột thứ j
Chiều y của hàng thứ
i
Chiều z của tầng thứ
k
Hình 3.2. Ô lưới và các loại ô trong mô hình
Phương pháp giải
Để giải phương trình (2.1), người ta phải tìm hàm số h(x,y,z,t) thoả mãn (2.1)
và thoả mãn các điều kiện biên. Sự biến động của giá trị h theo thời gian sẽ xác định
bản chất của dòng chảy, từ dó tính được trữ lượng của lớp chứa nước cũng như tính
toán các hướng của dòng chảy.
51
Việc tìm lời giải giải tích h(x,y,z,t) của phương trình (2.1) thực hiện được chỉ
khi nào miền nghiên cứu được mô phỏng bằng sơ đồ toán học. Thực tế, miền thấm
có điều kiện rất phức tạp, do đó người ta buộc phải giải phương pháp gần đúng. Có
nhiều phương pháp giải phương trình (2.1), trong mô hình Modflow sử dụng
phương pháp sai phân hữu hạn theo 3 chiều.
Hệ phương trình sai phân nhận được trên cơ sở nguyên lý cân bằng nước:
Tổng dòng chảy đến và đi từ một ô phải bằng sự thay đổi thể tích nước có trong ô.
Giả thiết rằng khối lượng riêng của nước dưới đất là không đổi thì quy tắc cân bằng
dòng chảy cho một ô được thể hiện bằng phương trình dưới đây:
i s
i
h
Q S V
t
(2.2)
trong đó:
- Qi là lượng dòng chảy vào ô. Nếu dòng chảy ra thì Q lấy giá trị âm
- Ss là giá trị hệ số nhả nước
- là thể tích ô
- là giá trị biến thiên của h trong thời gian tại ô lưới đang xét.
Hình 3 mô tả cho một ô lưới (i,j,k) và 6 ô bên cạnh nó (i-1,j,k), (i+1,j,k), (i,j-
1,k), (i,j+1,k), (i,j,k-1), (i,j,k+1). Dòng chảy từ ô (i,j,k) sang các ô bên cạnh (nếu
chảy vào mang dấu dương, chảy ra mang dấu âm).
Dòng chảy vào ô i,j,k từ ô i,j-1,k được cho bởi định luật Đarcy như sau:
, 1, , ,
, 1/ 2, , 1/ 2,
1/ 2
i j k i j k
i j k i j k i k
j
h h
q KR c v
r
(2.3)
trong đó:
- hi,j,k, hi,j-1,k là cột cao mực nước tại các nút lưới i,j,k và i,j-1,k
- qi,j-1/2,k là lưu lượng chảy qua mặt ngăn cách giữa hai ô i,j,k và i,j-1,k
- ci vk là diện tích vuông góc với phương dòng chảy
52
- rj-1/2 là khoảng cách giữa các nút lưới i,j,k và i,j-1,k
Tương tự ta có:
, 1, , ,
, 1/ 2, , 1/ 2,
1/ 2
i j k i j k
i j k i j k i k
j
h h
q KR c v
r
(2.4)
1, , , ,
1/ 2, , 1/ 2, ,
1/ 2
i j k i j k
i j k i j k j k
i
h h
q KC r v
c
(2.5)
1/ 2, , 1/ 2, , 1, , , ,i j k i j k i j k i j kq CC h h (2.6)
, , 1 , ,
, , 1/ 2 , , 1/ 2
1/ 2
i j k i j k
i j k i j k i j
i
h h
q KV c r
v
(2.7)
, , 1/ 2 , , 1/ 2 , , 1 , ,i j k i j k i j k i j kq CV h h (2.8)
Hình 3.3 Ô lưới i,j,k và 6 ô bên cạnh
53
Nếu đặt
, 1/ 2,
, 1/ 2,
1/ 2
i j k i k
i j k
j
KR c v
CR
r
là hệ số sức cản thấm trong hàng thứ i, lớp
thứ k giữa các nút lưới i, j-1, k và i, j, k
Thay vào (2.2) ta được:
, 1/ 2, , 1/ 2, , 1, , ,i j k i j k i j k i j kq CR h h (2.9)
Tương tự ta có
, 1/ 2, , 1/ 2, , 1, , ,i j k i j k i j k i j kq CR h h (2.10)
1/ 2, , 1/ 2, , 1, , , ,i j k i j k j k i j k i j kq CC r v h h (2.11)
1/ 2, , 1/ 2, , 1, , , ,i j k i j k i j k i j kq CC h h (2.12)
, , 1/ 2 , , 1/ 2 , , 1 , ,i j k i j k i j k i j kq CV h h (2.13)
, , 1/ 2 , , 1/ 2 , , 1 , ,i j k i j k i j k i j kq CV h h (2.14)
Lưu lượng cấp từ n nguồn cấp vào trong ô lưới, lưu lượng QSi,j,k có thể viết như
sau:
QSi,j,k = Pi,j,khi,j,k + Qi,j,k (2.15)
Trong đó Pi,j,k và Qi,j,k là hệ số.
Thay các phương trình từ (3.9) đến (3.15) vào phương trình (3.2), viết cân
bằng cho ô từ bước thời gian tm-1 đến tm ta có:
(2.16)
Phương trình (2.16) sẽ viết cho các ô có mực nước thay đổi theo thời gian.
Như vậy ta sẽ lập được một hệ phương trình có số phương trình tương ứng với số ô
lưới. Giải hệ phương trình này với điều kiện biên và điều kiện ban đầu, ta sẽ biết
54
được , ,
m
i j kh tại bất kỳ thời điểm nào.
Hệ phương trình trên được giải bằng phương pháp giải lặp. Phép lặp sẽ dừng
khi chênh lệch h giữa hai lần tính là nhỏ hơn một giá trị cho phép.
Điều kiện biên
a. Biên sông (River)
Biên loại này cho phép mô tả dòng chảy giữa lớp chứa nước và nguồn mặt,
thường là sông hay hồ. Nó cho phép dòng chảy vào dòng mặt hoặc nước có thể chảy
từ dòng mặt vào trong lớp chứa nước nhưng nguồn thấm này không phụ thuộc lưu
lượng của dòng mặt.
Hệ số sức cản thấm của sông được tính theo công thức:
RIV
K L W
C
M
trong đó:
CRIV – giá trị sức cản thấm
K – hệ số thấm theo chiều thẳng đứng của lớp trầm tích đáy sông
L – Chiều dài sông trong ô
W - chiều rộng lòng sông trong ô
M – chiều dày của lớp trầm tích đáy sông
Lưu lượng dòng thấm giữa sông và lớp chứa được tính theo công thức:
( )
( )
RIV RIV BOT
RIV
RIV RIV BOT BOT
C H h khi h R
Q
C H R khi h R
trong đó:
HRIV – mực nước trong sông
h – mực nước của lớp ở ngay dưới đáy lòng sông
RBOT – cốt cao mực nước đáy sông
55
Hình 3.4 Minh họa biên sông trong mô hình MODFLOW
b. Biên kênh thoát (Drain)
Cơ chế hoạt động của loại biên này không khác mấy so với biên sông, ngoại
trừ không có nguồn thấm từ kênh vào lớp chứa. Điều này cũng có nghĩa rằng dòng
thoát ra khỏi kênh sẽ bằng không khi mực nước ở trong ô nhỏ hơn hoặc bằng cốt
cao đáy kênh:
0
( )
BOT
D
D D BOT BOT
khi h D
Q
C H D khi h D
Trong đó DBOT là cốt cao đáy kênh và hệ số sức cản thấm CD được tính
tương tự như tính với sông.
c. Biên bốc hơi (Evapo-tranpiration)
Biên loại này đòi hỏi phải gán giá trị môđun bốc hơi lớn nhất RETM cho các ô
xảy ra quá trình bốc hơi. Giá trị này đạt được khi mực nước trong ô bằng bề mặt địa
hình (hs). Quá trình bốc hơi sẽ không xảy ra khi mực nước trong ô nằm dưới mực
bốc hơi cho phép (d). Từ hai giá trị này, lượng bốc hơi (QET) được nội suy tuyến
tính theo công thức:
56
0
( )
ETM
ET
ETM
Q khi h hs
Q khi h hs d
h hs d
Q khi hs d h hs
d
d. Giếng hút nước hoặc ép nước(Well)
Để mô phỏng các giếng nước trên mô hình, lưu lượng của các lỗ khoan trong
ô lưới được đặt là lưu lượng tổng cộng QWT. QWT chính bằng tổng lưu lượng của
lỗ khoan đặt trong các lớp khác nhau.
e. Biên mực nước không đổi (Constant Head)
Các ô có mực nước không đổi là những ô mà tại đó mực nước được xác định
như là đầu vào của mô hình, phải có ít nhất một ô có mực nước không đổi. Nó cung
cấp mực nước tham khảo để tính toán các mực nước tại các ô khác trong mô hình.
f. Sự bổ cập (Recharge)
Thông thường sự bổ cập này là do sự ngấm nước mưa hoặc từ nguồn tưới
vào mô hình.
3.3. Ứng dụng mô hình MODFLOW đánh giá trữ lượng nước dưới đất
miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
3.3.1. Phân vùng tính toán trữ lượng nước dưới đất
Mục tiêu chính của luận văn nhằm phục vụ công tác quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội và môi trường bền vững, do vậy kết quả tính toán cần phải phù hợp
với nhu cầu đó trong thực tiễn quy hoạch. Chính vì vậy trong khuôn khổ luận văn
này, miền đồng bằng tỉnh Quảng trị được chia thành các phân vùng phù hợp với
mục tiêu quy hoạch sau đó tiến hành tính toán cụ thể tiềm năng nước dưới đất tại
các phân vùng. Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân vùng quy hoạch, dựa trên
các nguyên tắc phân tích và tổng hợp nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội trên
khu vực. Và trong luận văn này tác giả đã kế thừa việc phân vùng quy hoạch trong
nghiên cứu “ Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới
57
đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị” năm 2008. Cụ thể, miền đồng bằng tỉnh Quảng
Trị được phân thành 5 vùng lớn, mỗi vùng lớn lại chia thành các tiểu vùng theo các
mục đích sử dụng nước dưới đất cũng như các điều kiện địa lý tự nhiên cơ bản bao
gồm (hình 3.5):
Vùng I : toàn bộ miền đồng bằng huyện Vĩnh Linh nằm gọn ở phía Bắc sông
Bến Hải. Trong đó có 4 tiểu vùng:
Tiểu vùng I.1 có diện tích khoảng 115 km2, nằm trên địa phận các xã Vĩnh
Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và một phần của xã Vĩnh Long.
Tiểu vùng I.2 nằm phía Đông Bắc huyện Vĩnh Linh có diện tích khoảng 65
km2, bao gồm các xã vùng cát là Vĩnh Thái, Vĩnh Tú và một phần xã Vĩnh Chấp,
được dự kiến để phát triển lâm nghiệp và du lịch.
Tiểu vùng I.3 nằm ở các xã Vĩnh Long, Vĩnh Thạch, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn
và Vĩnh Thành, có diện tích tự nhiên khoảng 75 km2.
Tiểu vùng I.4 bao gồm TT. Hồ Xá và các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Kim và Vĩnh
Nam. Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang nằm trên địa khối
Bazan sát biển có diện tích tự nhiên khoảng 91 km2.
Vùng II : miền đồng bằng huyện Gio Linh gồm 4 tiểu vùng, với 4 tiểu vùng:
Tiểu vùng II.1 bao gồm các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn và
Linh Hải có diện tích tự nhiên khoảng 119 km2
Tiểu vùng II.2 bao gồm thị trấn Gio Linh và các xã Gio Châu và Gio Quang với
diện tích đât tự nhiên khoảng 38 km2, dành để phát triển khu công nghiệp và đô thị..
Tiểu vùng II.3 bao gồm các xã Gio Hòa, Trung Hải, Trung Sơn, Gio Mỹ,
Gio Thành, Gio Mai với diện tích đất tự nhiên khoảng 65 km2, sử dụng để phát triển
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Tiểu vùng II.4 có diện tích 49 km2, nằm sát ven biển thuộc vùng cát Gio
Linh kéo dài từ Cửa Tùng đến Cửa Việt bao gồm các xã Trung Giang, Gio Hải và
Gio Việt
58
Vùng III bao gồm thị xã Đông Hà và các xã, thị trấn miền đồng bằng huyện
Cam Lộ. Vùng này được chia 3 tiểu vùng theo hướng Bắc – Nam với các trục trung
tâm là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9:
Tiểu vùng III.1 bao gồm xã Cam An và phần lớn diện tích các xã Cam
Thanh, Cam Thủy. Diện tích đất tự nhiên của tiểu vùng khoảng 40 km2.
Tiểu vùng III.3 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, là khu vực khó khăn về nước
ngầm, có thể sử dụng để phát triển lâm nghiệp với diện tích khoảng 49 km2.
Vùng IV gồm các xã, thị trấn miền đồng bằng huyện Triệu Phong, được
phân chia thành 4 tiểu vùng theo trục Tây – Đông:
Tiểu vùng IV.1 có diện tích khoảng 133 km2 thuộc xã Triệu Ái
Tiểu vùng IV.2 gồm thị trấn Ái Tử, Triệu Giang,Triệu Thượng có diện tích tự
nhiên khoảng 47 km2, có điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Tiểu vùng IV.3 gồm các xã Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Đại,
Triệu Trạch, Triệu Hòa, Triệu L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tnh ton cn b7857ng n4327899c h7879 th7889ng l432u v7921c .pdf