Tài liệu Luận văn Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI HOÀNG ĐẠT
ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thái Nguyên – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI HOÀNG ĐẠT
ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp
vào 45 ngày cắt.
Bảng 1.2. Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày
Bảng 1.3. Năng suất của các giống cỏ hoà thảo (tấn/ha/năm)
Bảng 1.4. Giá trị dinh dưỡng của một...
131 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI HOÀNG ĐẠT
ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thái Nguyên – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI HOÀNG ĐẠT
ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp
vào 45 ngày cắt.
Bảng 1.2. Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày
Bảng 1.3. Năng suất của các giống cỏ hoà thảo (tấn/ha/năm)
Bảng 1.4. Giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn chăn nuôi được phân
tích, đánh giá tại Việt Nam
Bảng 1.5. Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
Bảng 1.6. Thành Phần hoá học và giá trị dưỡng của một số loài cỏ chính
Bảng 1.7. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi
Bảng 1.8. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Ghinê
Bảng 1.9. Giá trị dinh dưỡng cỏ Stylo theo tháng tuổi
Bảng 1.10. Giá trị dinh dưỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau.
Bảng1.11. Giá trị dinh dưỡng một số cây thức ăn chăn nuôi cơ bản
Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Bảng 4.1. Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.2. Năng suất của các nhóm thực vật tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.3. Chất lượng của cỏ tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.4. Thành phần loài, năng suất, diện tích cỏ trồng trên địa bàn huyện
Bảng 4.5. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng khác
có thể làm thức ăn gia súc năm 2008 của toàn huyện.
Bảng 4.6. Chất lượng cỏ Voi và cỏ VA 06 tại một số điểm nghiên cứu
Bảng 4.7. Giá trị dinh dưỡng đất tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.8. Giá trị dinh dưỡng đất tại các điểm nghiên cứu cỏ trồng
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả điều tra mô hình chăn nuôi bò sữa tại Hoàng Khai
Bảng 4.10. Số lượng đàn và biến động số lượng qua các năm tại gia đình ông Hoàn
Bảng 4.11. Đàn trâu, bò của huyện Yên Sơn tính đến 1/10/2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở
Việt Nam
4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 14
1.2.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới 14
1.2.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật 15
1.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống 17
1.2.4. Những nghiên cứu về năng suất 18
1.2.5. Giá trị chăn thả của tập đoàn cây cỏ trong đồng cỏ Bắc Việt
Nam
20
1.2.6. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả 23
1.2.7. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Việt Nam 25
1.3. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng 26
1.3.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới 26
1.3.2. Tình hình phát triển đồng cỏ ở Việt Nam 26
1.3.3. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức
ăn gia súc
28
1.4. Nhận xét chung 38
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
39
2.1. Điều kiện tự nhiên 39
2.1.1. Vị trí địa lý 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.2. Địa hình, địa mạo 39
2.1.3. Khí hậu, thời tiết 40
2.1.4. Thuỷ văn 42
2.2. Các nguồn tài nguyên 43
2.2.1. Tài nguyên đất 43
2.2.2. Các loại tài nguyên khác 45
2.3. Thực trạng môi trường 47
2.4. Phát triển kinh tế nông nghiệp 48
2.5. Đánh giá chung 50
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
3.1. Đối tượng nghiên cứu 51
3.2. Phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 51
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 54
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1. Tập đoàn cây cỏ tự nhiên là thức ăn gia súc huyện Yên Sơn
– Tuyên Quang
63
4.1.1. Thành phần loài cỏ tự nhiên 63
4.1.2. Năng suất, chất lượng của tập đoàn cây cỏ tự nhiên là
thức ăn gia súc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang
71
4.2. Thành phần loài, năng suất cây và cỏ trồng làm thức ăn gia
súc
76
4.2.1. Thành phần loài, năng suất cỏ trồng 76
4.2.2. Thành phần loài, năng suất các loài cây trồng khác được
sử dụng làm thức ăn gia súc
81
4.2.3. Chất lượng của cỏ trồng làm thức ăn gia súc tại các điểm
4.3. Đánh giá chất lượng đất tại các điểm nghiên cứu 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3.1. Đánh giá chất lượng đất cỏ tự nhiên 89
4.3.2. Đánh giá chất lượng đất trồng cỏ 90
4.4. Đánh giá một số mô hình kinh tế chăn nuôi trong địa bàn
huyện
92
4.4.1. Mô hình trồng cỏ Voi thương phẩm 92
4.4.2. Mô hình chăn nuôi bò sữa tại trại bò Hoàng Khai – Xã
Hoàng Khai – Yên Sơn
93
4.4.3. Mô hình trồng cỏ voi, nuôi bò thịt 97
4.4.4. Mô hình trồng cỏ Voi, VA 06 thương phẩm 98
4.4.5. Mô hình kết hợp trồng cỏ giống và thương phẩm 101
4.4.6. Mô hình trồng cỏ, nuôi bò kết hợp chăn thả 103
4.5. Đề xuất mô hình chăn nuôi 106
4.5.1. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình 108
4.5.2. Mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ 109
4.5.3. Mô hình trồng cỏ, ngô thương phẩm 110
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 112
1. Kết luận 112
2. Đề nghị 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với hai ngành
truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi. Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng
nông sản của Việt Nam luôn đứng hàng đầu thế giới.
Ngành chăn nuôi của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với số
lượng và chất lượng cao, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Xác định tầm quan
trọng của vấn đề này, Bộ NN&PTNT cùng với Cục chăn nuôi đã tổ chức
nhiều hội nghị về đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh,
phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong đó nêu rõ:
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những thế mạnh của Việt Nam,
góp phần quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân.
- Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những định hướng ưu
tiên của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nay đến 2015 và tầm
nhìn 2020 để đữa chăn nuôi lên quy mô trang trại sản xuất hàng hoá cung cấp
các sản phẩm chăn nuôi giá trị cao và an toàn vệ sinh cho nhu cầu của xã hội
- Muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ có hiệu quả kinh tế cao cần
phát huy tiềm năng và thế mạnh các vùng sinh thái của các địa phương trong cả
nước, sử dụng hợp lý nguồn thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi bền vững.
(Hội nghị đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh phát
triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ tháng 7 năm 2007)
Ngày 26 tháng 6 năm 2008, tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển
chăn nuôi năm 2020 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp
& PTNT tổ chức, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược, đến năm 2010, tỷ trọng
chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38% và đạt trên 42% vào năm
2020. Như vậy, trong giai đoạn 2008-2010, ngành Chăn nuôi phải tăng bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
quân 8%-9%/năm; giai đoạn 2010-2015 là 6% - 7%/năm và giai đoạn 2015-
2020 là 5% - 6%/năm.
Hình thức chăn thả tự nhiên theo cung cách truyền thống như trước ngày
nay không còn phổ biến. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu
quả cao với cách thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi trang trại
ngày càng được nhân rộng và khuyến khích phát triển. Theo báo cáo của 64
tỉnh, thành phố (vào cuối năm 2006), toàn quốc có 17.721 trang trại chăn nuôi
(trong đó có 6.405 trang trại chăn nuôi bò), trong đó miền Bắc là 6.313 trang
trại , chiếm 35,6%; miền Nam là 11.408 trang trại, chiếm 64,4%. Theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê năm 2001 toàn quốc có 1.761 trang trại chăn
nuôi, như vậy, sau 5 năm số lượng trang trại chăn nuôi tăng hơn 15.960 trang
trại, bình quân mỗi năm tăng 3.192 trang trại, tăng 58,7%/năm) [4].
Tuy nhiên, trong hình thức nuôi nhốt đại gia súc, nguồn thức ăn là một
vấn đề thiết yếu, quyết định tính thành hay bại của một mô hình.
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi có ngành chăn nuôi đại gia
súc phát triển mạnh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu của Cục
Thống kê Tuyên Quang, tính đến thời điểm tháng 4/2009, toàn tỉnh
có đàn trâu 144.693 con, đàn bò 53.043 con. Đã có nhiều dự án lớn về chăn
nuôi đại gia súc được thực hiện tại Tuyên Quang, với trọng điểm là huyện
Yên Sơn. Trong đó có những mô hình thành công bước đầu, có mô hình gặp
phải thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là do nguồn thức ăn không
đáp ứng đủ số lượng và chất lượng so với nhu cầu thực tế.
Với truyền thống làm nghề nông nghiệp lâu đời, nên huyện Yên Sơn –
Tuyên Quang vẫn rất trú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, với mục tiêu cụ
thể đến năm 2009: Về trồng trọt: Sản lượng lương thực đạt trên 71.000 tấn,
năng suất lúa bình quân đạt trên 59 tạ/ha (năng suất lúa lai đạt trên 63 tạ/ha)
và trồng 2.468,3 ha ngô, năng suất bình quân đạt 45,9 tạ/ ha. Về chăn nuôi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Tiếp tục phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phấn đấu đạt kế hoạch
năm 2009; đàn trâu 29.691 con; đàn bò 15.440 con; đàn lợn 103.100 con; đàn
gia cầm 1.102.552 con. Tiếp tục thực hiện có hiệu quá chương trình cải tạo,
nâng cao thể trạng, chất lượng đàn bò vàng địa phương bằng phương pháp
truyền giống nhân tạo và phối giống trực tiếp cho bò cái bằng giống bò đực
lai Sind; chọn lọc những trâu đực giống đủ tiêu chuẩn đưa vào quản lý và luân
chuyển giữa các vùng để phục vụ tráng đàn trâu khu vực thượng huyện ATK.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các dự án, mô hình chăn nuôi
trên địa bàn huyện, khai thác thế mạnh của vùng quy hoạch tập trung chăn
nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho người chăn nuôi. [42]
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chăn nuôi và đồng cỏ
thực hiện tại Tuyên Quang, nhưng chưa có một công trình nào đánh giá một
cách đầy đủ về thực trạng tập đoàn cây thức ăn gia súc bao gồm cả cỏ trồng,
cỏ tự nhiên và những cây trồng khác tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn thực hiện đề tài:” Đánh giá về
thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc
huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam
Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà
thảo, cây đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng là thức ăn
cho gia súc. Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích
khác nhau như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và
hạn chế cỏ dại [1].
Hòa thảo là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất
dinh dưỡng như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại
có khả năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ
không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của
trâu bò. Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức ăn
của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1.4:1 [2]. Cỏ còn
là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định và là
nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, chưa
kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà
sử dụng được nhiều năm.
Họ Hoà thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm tỉ lệ
cao trong số thực vật trên đồng cỏ, có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng
hyđratcacbon và đặc biệt là các chất đinh dưỡng được bảo tồn, ít hao hụt khi
thu hoạch. Các cây họ đậu tuy chiếm tỉ lệ ít hơn trong số cây cỏ làm thức ăn
gia súc nhưng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng
Protein và khoáng thích hợp cho việc chế biến thức ăn tinh bổ sung.
Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung cấp
được 16g protein tiêu hoá và 32g lipit, 8 kg loại cỏ này tương đương 1 đơn vị
thức ăn [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu
hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [52]:
- Cỏ phải có khả năng tái sinh mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch.
- Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi thu
hoạch ít bị ảnh hưởng tới.
- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao.
- Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất.
- Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm
bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới.
Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các nhân
tố sau để xét duyệt và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ ngon
miệng cao, nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp ứng nhu cầu
gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng được
trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ thu
cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải
có năng suất cao để đạm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng;...
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình phát triển
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề
thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin,...chăn
nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở vùng
Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.
- Ở Inđonexia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự
nhiên, 21% là rơm, 16% là cây khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp
để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và cây Đậu)
[30]. Ngoài ra còn có các chương trình về giống cây thức ăn với CIAT và
CSIRO để tìm ra những giống cây thích hợp với đất có độ PH thấp trong thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
trạng đa dạng các điều kiện canh tác nông hộ, 36 giống cây thức ăn từ úc
(CSIRO), Columbia (CIAT) và Philipin được đưa vào trồng ở vùng Cast
Kalimantan (Ibrahim 1994): Nhiều giống thể hiện thích hợp ở khu vực trong
đó có 18 giống cây đậu và 9 giống cỏ hoà thảo.
- Ở Thái Lan: Với 70% dân liên quan đến sản phẩm nông nghiệp, sản
phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa dê chưa cung cấp được theo nhu
cầu tiêu dùng. Năm 1992 sản phẩm sữa nhập vào Thái Lan 114.012 tấn, chi
phí mất 2.222.81 triệu USD (nguồn: tài liệu thống kê nông nghiệp Thái Lan
1992 –1993). Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của người
nông dân bằng giải pháp: Giảm trồng lúa, sắn và đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp giống
cỏ để trồng. Thái Lan đã sản xuất được 418 tấn hạt cỏ (1991) và 1.336 tấn
(1994). Trong điều kiện d iện tích chăn thả hẹp, mùa khô kéo dài, đất dinh
dưỡng kém, chua, mặn, ngập nước, dự án cây nhập nội đã đánh giá: ở Khon
Kean 37 giống cây thức ăn trồng để chọn giống thích hợp với đất cát khô, đã
chọn được mười giống cây cỏ họ Đậu và Hoà thảo thích hợp thuộc chi
Andropogon, Brachiaria, Paspalum, Stylo, Leucoena. Ở Marathiwat với mục
đích chọn cây thức ăn chịu đất chua đã xác định được 8 giống cỏ triển vọng
trong số 26 giống nhập nội (Báo cáo dự án trồng cỏ Thái Lan-1994).
Nghiên cứu 19 giống của chi Brachiria thuộc bốn loài (Brachiaria
decubens, Brachiaria brizontha, Brachiria humidicola, Brachiria fubata) đã
xác định được bảy giống có năng suất hạt và năng suất chất xanh ở mùa khô
khá. Những giống này được tiếp tục khảo nghiệm và nhân ra diện rộng.
Giống Paspalum atratum nhập vào Thái Lan năm 1995 được đánh giá
trong mục tiêu là cây thức ăn cho đất thấp nó đã thể hiện là giống tốt, chịu đất
chua, ngập nước, sản xuất chất xanh và khả năng sản xuất hạt cao (Chaing
sang Phai Keow, 1999)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các
trang trại nhỏ được trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum
atratum...đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các
giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất
trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản xuất được trên 1
tấn hạt cỏ (E.F.Lating, F.Gagunada, 1995).
Một số nước khác như Malaysia, Lào,...cũng đã chú trọng đầu tư phát
triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống
cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong
sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2 -3 tấn hạt cỏ các loại. Như vậy, phong
trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan
tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.
1.1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia
súc trên thế giới
Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống
cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề
năng suất, chất lượng cỏ.
Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria
decumbens, Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum
khoảng từ 15 – 20, 18 – 25, 9 – 15 và 6 – 10 tấn/ha (bảng 1.1).
B¶ng 1.1: S¶n l•îng VCK vµ chÊt l•îng nh÷ng loµi cá trªn vïng ®Êt
thÊp vµo 45 ngµy c¾t.
Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (tấn/ha) Prôtêin (%)
Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 – 15 6 – 10
Digitaria decumbens Pangola 15 – 20 7 -11
Paspalum atratum Cỏ đắng 18 – 25 6 -7
Paspalum plicatulum 6 -10 5 - 6
Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [46]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) và Paspalum
plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên
600kg/ha/ Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan.
Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái
Lan) cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50x
50cm và được bón phân hỗn hợp (15–15–15) trước khi trồng ở mức 300kg/ha
tương đương 18 tấn phân bón/1ha. Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở
lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 tấn đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày
[47]. Sản lượng này được thể hiện ở bẳng 1.2.
B¶ng 1.2. S¶n l•îng VCK cña cá Ghinª tÝa c¾t sau 30 ngµy
Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn/ha)
11/8/2000 8,9
11/9/2000 7,1
11/10/2000 6,9
11/11/2000 6,8
11/12/2000 4,6
11/01/2001 2,6
11/02/2001 4,1
11/03/2001 4,3
11/04/2001 5,8
11/05/2001 3,7
Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001) [47]
Theo Quilichao (Colombia CIAT, 19780 [48], giống Brachiaria
decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí
nghiệm không bón phân đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng
suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết quả này cao hơn so với cỏ Pangola
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
(Digitaria decumbens), Para(Brachiaria mutica) và Ghinê (Panicum
maximum) (Barnard, 1969) [48].
Tại Purertorico, Vieente- Chandler Silva và Figarella (1959) [57] thông
báo năng suất giống Panicum maximum Cv Makueni đạt 26.846 kg VCK/ha
với mức bón 440kg đạm/ha và cứ 40 ngày cắt 1 lần khi trồng cỏ. Middleton
và Micosker, (1975) [54] cho biết vào năm 1973 và 1974 tại miền Nam
Johnstone, vùng Queensland, vẫn giống Panicum maximum Cv Makueni đã
sản xuất được 60.000kg VCK/ha với điềukiện cung cấp 300kg đạm/ha.Tại
Samford, Queesland năng suất hàng năm giống Paspalum rinâttum là
15.000kg VCK/ha (Davies, 1970) [51].
Đối với giống cỏ Setaria Sphacelata các kết quả nghiên cứu của Riveros và
Wilsson (1970) [55] tại Redlanbay, Queensland, thông báo năng suất đạt từ
23.500 – 28.000kg/ha qua mùa sinh trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới
nước và cung cấp 225 kg đạm/ha/năm trên nền đất đỏ Bazan mầu mỡ...
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình phát triển
Ở Việt Nam, trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động
hợp tác quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống
cây thức ăn hoà thảo và họ đậu có nguồn gốc nhiệt đới (CSIRO, CIAT,
Philippin, Inđônêsia, Thái Lan), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn
xanh cho chăn nuôi. Cụ thể như: Năm 1990 chương trình bò thịt VIE86/008
nhập 17 giống cây thức ăn họ đậu, hoà thảo khác nhau từ Autralia.
Năm 1995 chương trình cây thức ăn xanh cho nông hộ nhập vào 70
giống (51 giống đậu và 19 giống hoà thảo) từ CSIRO và CIAT chương trình
cây keo đậu nhập 22 giống keo dậu từ Australia.
Năm 1997 thông qua hoạt động hợp tác quốc tế đã nhập 10 giống Stylo
từ Trung Quốc và Philippin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Năm 1998 chương trình “Phát triển thịt bò một cách hiệu quả ở Việt
Nam - ACIAR Projeet as 2/97/18”, nhập 55 loại cây thức ăn gồm 15 loại cây
họ đậu và 40 loại cây hoà thảo.
Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế với trường Đại học Hohenhein
(Đức), 20 loại Flemingia được nhập vào nước ta. Ngoài ra một số giống cây
thức ăn được nhập thông qua con đường các chuyên gia đi lại công tác.
Một số giống cây cỏ nhập nội đã được đánh giá ban đầu và thu được kết
quả tốt, ứng dụng vào trong sản xuất ở một số vùng.
Tuy nhiên, do không có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số
giống sau khi đánh giá đã bị thất lạc, mất đi hoặc chưa có điều kiện thử
nghiệm ở các vùng khác để có cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất.
1.1.2.2 Những kết quả nghiên cứu
Kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng
chưa nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung
vào nghiên cứu một số giống cây thức ăn hoà thảo, họ đậu nhập nội ở một số
vùng như: Lê Hoà Bình và cộng sự (1992), khảo sát năng suất cây thức ăn
mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi đã có kết quả
như trình bày ở bảng 1.3 [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Bảng 1.3. Năng suất của các giống cỏ hoà thảo (tấn/ha/năm)
TT Tên giống
Long Mỹ Sơn Thành Bà Vì Thụy Phƣơng
Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK
1 Panicum maximum hamil 56.91 9.73 92.9 17.6 86.3 16.5 90.5 17.3
2 Pancium maximum Liconi 40.57 8.11 99.96 18.9 97.5 17.5
3
Panicum maximum
Trichoglumen
40.89 8.21 62.4 12.6 44 10.1 68.2 15.7
4 Panicum maximum Makueni 59.96 11.92 77.1 15.1 60.8 12.4 108 19.4
5 Pennisetum King grass 119 19.02 170.1 22.3 207 23.6
6 Pennisetum purpureum 99.73 16.95 176 22.9 169.5 20.4 198 21.8
7 Setaria splendida 28.13 5.56 75.1 14.1 80.4 12.6
8 Brachiaria mutica 28.42 7.61 68.9 12.7 42.6 10.2 86.6 15.9
9 Brachiaria decumbens 44.16 8.77 72.6 13.7 56.7 11.2 73.8 11.8
Nguồn: Lê Hoà Bình, Nguyễn Ngọc Hà và CTV,1992
Theo Nguyễn Thiện – Lê Hoà Bình (1994) trong năm 1990 chương trình
VIE/86/008 đã đưa vào nước ta 2 đợt cỏ giống với 25 giống cỏ hoà thảo gồm
11 loài khác nhau các cỏ trên được chuyển tới các vùng để đánh giá tuyển
chọn giống thích hợp. Một số kết quả trồng thử đã được ghi nhận như sau:
Các tác giả Lê Hoà Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Hoàng Mạnh Khải và Ngô
Đình Giảng (1994) cho biết:
Tại Long Mỹ giống Makueni và Hamil cho năng suất chất xanh đạt
56,9-59,9 tấn/ha tương ứng với 9,7 – 11,9 tấn VCK.
Tại Sơn Thành: Giống Hamil lại cho năng suất cao hơn cả, đạt 92,9 tấn
chất xanh tương ứng 17,6 tấn VCK/ha/năm.
Như vậy trong cùng một giống cỏ nhưng năng suất có sự khác nhau giữa
các vùng khá lớn do ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và các yếu tố khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Phan Thị Phần và CTV (1998) [28]; Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn
Đĩnh (2001) [34] khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu vực miền Nam và
miền Bắc cho kết quả:
- Khu vực phía Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi
trong điều kiện trung tính, đất tốt, hoặc đất chua nghèo. Lân và Kali cỏ đều có
tốc độ sinh trưởng khá tốt (1,96 – 2,01 cm/ ngày). Năng suất đạt 90 – 100
tấn/ha/năm, cỏ ghinê có khả năng cho hạt năng suất hạt đạt 450kg/ha, tỷ lệ, sử
dụng của gia súc đối với cỏ cao: Trâu 94%, bò sinh trưởng 100%, bò sữa
77%, ngựa 85%.
- Ở khu vực phía Nam: Địa điểm tại vùng đất xám Bình Dương với liều
lượng phân bón 20 tấn phân chuồng, 80kg K2O và 500kg vôi /ha/ năm, lượng
phân đạm bón từ 60 – 90 kg/ha. Năng suất chất xám cỏ TD 58 đạt 64,59 –
83,33 tấn/ha/lứa cắt thích hợp là 40 ngày/lứa/ Tỷ lệ tiêu hoá của dê đối với cỏ
TD 58 cao, khả năng sử dụng của gia súc như: Trâu sữa, bò sữa, bò thịt, dê
sữa đều tiêutốn từ 80 – 100%.
Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái
Nguyên, tác giả Nguyễn Văn Quang (2002) khi nghiên cứu so sánh về tốc độ
sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống cỏ nhập nội
cho biết: Cả 5 giống cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45 – 1,82
cm/ngày. Trong đó 2 giống cỏ Paspalum astratum và Panicum maximum TD
58 tốc độ sinh trưởng cao nhất (1,82 và 1,70 cm/ngày) [29].
Ở Việt Nam cây trồng làm thức ăn cho gia súc khá phong phú, ngoài cỏ
tự nhiên và cỏ trồng, rất nhiều loài cây trồng, cây mọc hoang dại hoặc các phụ
phẩm nông nghiệp khác cũng được sử dụng làm thức ăn gia súc: Bèo, thân lá
cây ngô, cây mía, rơm… Giá trị dinh dưỡng của một số loài và phụ phẩm
được phân tích ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.4 [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Bảng 1.4. Giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn chăn nuôi được
phân tích, đánh giá tại Việt Nam
TT Tên cây trồng
Vật
chất
khô
(%)
Protêin
thô
(%)
Lipid
thô
(%)
Xơ
thô
(%)
Dẫn suất
không
đạm (%)
Khoáng
tổng số
(%)
Can
xi
(%)
Phốt
pho
(%)
1 Bèo tấm 1.46 0.24 5.4 0.09 1.1 1.1 1.1
2 Bèo hoa dâu 7 1.3 0.3 0.7 3.2 1.5 0.05 0.02
3 Bèo lục bình 0.8 0.3 1.4 5.8 1.4
4
Cây ngô ngậm sữa
cả bắp và lá
21.4 2.5 0.7 4.4 12.9 0.9 0.09 0.07
5 Keo dậu 23.9 6.27 1.19 5.22 9.55 1.67 0.42 0.07
6 Rơm lúa mùa 90.81 5.06 1.67 30.61 37.23 16.24 0.56 0.41
7
Thân lá ngô sau
thu hoạch
73.2 2.5 1.2 9.9 10.11 3.09 0.12 0.06
8 lõi Bắp ngô 67 3.15 0.55 24.12 36.03 3.15 0.36 0.21
9 Ngọn,lá mía tuơi 29.61 0.78 0.54 8.52 18.52 1.25 0.06 0.06
10 Ngọn,lá mía khô 85.49 8.17 1.89 42.89 39.15 7.9 0.45 0.21
11 Rỉ mật mía 78 11 1.43 0 59.5 7.5 0.22 0.02
12 Ngọn, lá sắn đỏ 16.67 4.72 0.67 3.12 6.82 1.34 0.18 0.09
13 Ngọn, lá sắn trắng 15.48 4.77 0.6 3.07 5.35 1.7 0.16 0.09
14
Cây Keo dậu
(Leucaeana
Ieucocephala)
23.9 6.27 1.19 5.22 9.55 1.67 0.42 0.07
15
Cây chè khổng lồ
(Trichantera
Ghigantea)
13.68 2.08 0.6 1.72 6.07 3.21 0.86 0.04
16
Cây đậu Sơn Tây
(Flemingia
macrophilla)
28.5 17.3 1.76 37.9 5.76
17 Cây Mía (ngọn,lá tươi) 29.61 0.78 0.54 8.52 18.52 1.25 0.06 0.05
18 Cây lạc (thân,lá) 25.93 4.05 0.79 6.53 11.7 2.86 0.52 0.15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.2. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên
1.2.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới
Qua quá trình nghiên cứu nguồn gốc đồng cỏ trong đai nhiệt đới có
nhiều tác giả đưa ra các ý kiến khác nhau. Đa số tác giả cho rằng trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới không có đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây là lại
hình savan.
Tác giả J.Vidal (1958) khi phân chia thực bì ở Lào đã xếp các quần xã
cỏ vào savan: Trong đai dưới 1000m thì có savan cây bụi. Ở độ cao từ (1000-
1800m) với nhiệt độ trung bình là 200C, lượng mưa 2000mm thì có các kiểu
savan khác nhau như: savan bụi, savan gỗ, savan cỏ tranh và thảo nguyên giả.
Karbanop (1962) khi phân loại thực bì Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) đã
gọi các quần xã cỏ thứ sinh là savan; ông chia thành savan bụi và savan rừng
(savan điểm cây) chiếm diện tích lớn hơn, nó phân bố ở độ cao từ 250m trở
lên và phát triển trên đất rừng bị chặt phá. Kiểu này được chia thành 5 tầng,
trong đó tầng cỏ là liên tục và khép tán [58].
Nguyễn Đình Ngỗi và Võ Văn Chi (1964) khi nghiên cứu thành phần
loài cỏ vùng Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi loại hình này là savan cỏ [26].
Cooper, Taitôn (1968), Dương Hữu Thời (1981) khi nghiên cứu nguồn gốc
thứ sinh của các thảm cỏ trong các vùng nhiệt đới khác nhau đã đi đến kết
luận các quần xã rừng bị chặt hạ [10].
Thái Văn Trừng (1970, 1978) khi giải quyết những khó khăn về việc
phân chia các đơn vị nhỏ trong hệ thống phâm loại thảm thực vật và chia các
kiểu thảm cỏ, ông đã chia rừng nhiệt đới theo điều kiện của nới sống với sự
phân chia ra các kiểu ngoại mạo (kiểu nơi sống, kiểu đất rừng) và gọi các
thảm cỏ là "trảng", trảng cây bụi, trảng cỏ, theo ông “trảng” không phải là
savan cũng không phải đồng cỏ [39], [40].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Theo M. Numatta Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu gió mùa,
đông khô, hè ẩm. Trong điều kiện như vậy các kiểu quần xã cỏ thuộc kiểu
đồng cỏ, savan thuộc kiểu đồng cỏ, savan chỉ gặp ở các vùng có lượng mưa
thấp từ 200 - 800m, mùa khô kéo dài trên tháng 7 tháng [56]. Vì vậy Bắc Việt
Nam không có savan, Dương Hữu Thời (1981) cũng đưa ra kết luận tương tự.
Theo Hoàng Chung (1980) là: Trên thực tế Bắc Việt Nam tồn tại nhiều
kiểu savan, đồng cỏ và dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng
rừng bị phá, khi mà đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao thì sẽ hình thành ở đây
loại hình đồng cỏ. Trong quá trình tác động tiếp theo của con người sẽ làm
cho tỉ lệ cây hạn sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở đồng cỏ các loài cỏ, cây
bụi hạn sinh và cây đoản mệnh, hình thành savan cây bụi. Quá trình này trên
miền Bắc Việt Nam có thể tóm tắt như sau: rừng nguyên sinh → rừng thứ
sinh → đồng cỏ → savan cỏ → savan bụi → thảm cây bụi hạn sinh [10].
1.2.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật
Nghiên cứu khu hệ thực vật có thể ở từng vùng hay trên từng thảm thực
vật khác nhau. Đối với loại hình đồng cỏ, thảo nguyên, ở Liên Xô (cũ), có
nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật trong đồng cỏ, thảo
nguyên đã công bố như: Alekhin (1904), Vưsotxki (1915), Graxits (1927),
Sennhicop (1938), Creepva (1978), ... [10]. Nói chung, theo các tác giá thì ở
mỗi một vùng sinh thái xác định sẽ hình thành các thảm thực vật đặc trưng, cơ
sở để phân biệt sự khác nhau giữa chúng là thành phần loài và dạng sống, đó
là chỉ tiêu quan trọng của các công trình nghiên cứu thực vật.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về khu hệ thực vật trong đồng cỏ, savan
hoặc một số loại hình thuộc thảo khác mới chỉ được tiến hành từ những năm 1950
trở về đây. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu khu hệ thực vật trong đồng cỏ như:
Hoàng Chung (1980) nghiên cứu thành phần loại và dạng sống của
đồng cỏ miền núi Bắc Việt Nam đã được ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
savan, thảo nguyên. Tác giả đã công bố thành phần loại thu được là 233 loại
thuộc 54 họ và 44 chi [10]. Trong cuốn “Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam”
năm 2004 là 79 họ, 402 loài [11].
Đặc biệt là Dương Hữu Thời (1981) đã công bố công trình tổng hợp
“Đồng cỏ Bắc Việt Nam”, tác giá đã đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ
của vùng này với sự phân chia 5 vùng đồng cỏ Bắc Việt Nam [36].
Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang
Anh (1969), khi nghiên cứu thành phần loại đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã
gọi đây là đồng cỏ [35].
Khi nghiên cứu về loại hình savan, các tác giả: Nguyễn Đình Ngỗi, Võ
Văn Chi (1964), đã nghiên cứu thành phần loại của thảm thực vật ở Hữu Lũng
(Lạng Sơn) đã gọi loại hình này Savan cỏ [26].
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần, dạng
sống của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng, đã phát hiện được 60 họ
với 131 loại thực vật khác nhau [21].
Lê ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loại, dạng
sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123
loài thuộc 47 họ khác nhau [8] ...
Phạm Thị Hương Lam, Hoàng Chung (2007), điều tra, đánh giá tập đoàn
cây thức ăn gia súc hiện có ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn đã thống
kê được 72 loài thuộc 40 họ khác nhau dưới tán rừng trồng keo và rừng phục
hồi tự nhiên, 56 loài thuộc 21 họ ở soi bãi hoang hóa [24].
Nguyễn Anh Hùng, Hoàng Chung (2007), điều tra tiềm năng thức
ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn - Móng Cái đã thống kê
69 loài thuộc 35 họ có mặt ở thảm cỏ dưới tán rừng trồng và rừng
phục hồi tự nhiên [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống
Dạng số là sự biểu hiện về thích nghi với môi trường sống của thực vật
nên đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm.
Theo E. warming (1884, 1908, 1909) khi nghiên cứu và phân chia dạng
sống của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật
học như: đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo đời sống, sự phát triển ...
Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử
dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn
để phân chia [11].
I.K.Patrotxki (1915) chia thảm thực vật thành 5 nhóm: Thực vật thường
xanh, thực vật rụng lá và điều kiện bất lợi, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và
phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm.
Đối với cây thuộc thảo có các bảng phân loại dạng sống đã được làm
do Cannon (1911), Markie (1917),… Ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vưsoxki (1915),
Kadakêvich (1922), Laprenko (1935) ... Đặc biệt, trong phân loại dạng sống
thực vật của T.Isatrenko (1954), I.V.Brixôva (1960, 1961), ... đã sử dụng
những đặc điểm cấu trúc cả phần dưới đất của thực vật. Dôdulin (1969),
Xêbêbriacôp (1954, 1955, 1962, 1964) cũng đã đưa ra một số hệ thống dạng
sống tương tự. Như hệ thống dạng sống hoàn mỹ hơn cả cho hoà thảo có lẽ là
của Golubep (1957, 1962, 1968) [11].
Những công trình nghiên cứu về dạng sống thực vật thuộc thảo ở Việt
Nam cũng như ở Đông Dương hình như chưa có. Doãn Ngọc Chất (1969) đã
nghiên cứu dạng sống của một số loài thuộc họ hoà thảo. Hoàng Chung
(2004) dựa trên những nguyên tắc phân loại của Golubep (1962, 1968), thống
kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam đã đưa ra 18
kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại nó được trình bày ở bảng 1.5 [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
1.2.4. Những nghiên cứu về năng suất
Nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các thảm thực vật đã bắt đầu từ
thế kỷ XIX, ban đầu chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính chất thống
kê trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỷ XX, Những công trình nghiên cứu
về năng suất sinh vật học của các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ cho chăn nuôi đã
được nghiên cứu nhiều hơn, với những thí nghiệm trên các kiểu đất khác nhau.
Cuối thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu tập chung chủ yếu và
nghiên cứu vào phần trên mặt đất, hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng
thái sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục...
Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ miền núi Bắc Việt Nam được
thống kê ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc
Việt Nam
(Không tính các loại cây trồng)
Stt Kiểu dạng sống
% loài trong
tổng số loài
chung của vùng
Đông Bắc
% loài trong
tổng số loài
chung của
vùng Tây Bắc
1 Cây gỗ 8.8 6.2
2 Cây bụi 9.3 9.3
3 Cây bụi thân bò 2.3 3.1
4 Cây bụi nhỏ 10.6 9.3
5 Cây bụi nhỏ thân bò 0.9 2
6 Cây nửa bụi 4.6 4.2
7 Cây thảo lâu năm có rễ cái 4.2 4.2
8 Cây có chồi mọc từ rễ 0.9 1
9 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 0.9 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 14.4 14.7
11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm có thân bò 2.3 4.2
12 Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 15.7 12.4
13 Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 4.2 7.3
14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 4.2 5.2
15 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 5.1 7.3
16 Cây thảo một năm có rễ cái 6.5 5.2
17 Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0.4 0
18 Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 4.2 2
Tổng số
- Cây thuộc thảo, sống nhiều năm 51.9 56.3
- Cây thuộc thảo, sống một năm 11 7.2
- Cây có hệ rễ cái 49.1 44.5
Sau đó nhiều công trình nghiên cứu phần trên mặt đất được tiến hành
cùng với phần dưới đất trong sự phụ thuộc từ những điều kiện tạo thành nó
của các kiểu thực bì khác nhau: Balôchina (1950), Gorskova (1954), Salưt
(1950), Andreev, Lapverenko và Leonchiev (1955); Badilevich (1958)
Xưrokomskaia và Ponhiatopkaia (1960), Igơnachenkôn (1965), Xemen-Nova-
Chiansianskaia (1966), Alekxenko (1967), Hoàng Chung (1974), Alekxeev
(1975), Uchekhi (1977), ... Nghiên cứu riêng phần trên mặt đất có các tác giả:
Kalininna (1954); Xemennôva-Chian-Sanskia (1966) ...
Nghiên cứu riêng phần dưới mặt đất có các tác giả: Baranops - Kaia (1954);
Krưm (1960); Xemennop (1966); Kharitonôp (1967); Gawood (1968);
IgonachenKo, Kirillova và PonhiatopsKaia (1968); Hoàng Chung (1980).
Ivannop (1941), Odum (1968) và Rodin (1968); Mantranop và Siminop
(1967) ... có những công trình nghiên cứu quá trình tích luỹ chất hữu cơ, cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
như sự chuyển đổi sản phẩm và năng lượng trong các thực vật quần hay hệ
sinh thái. Nhật Bản có các công trình nghiên cứu về năng suất sinh học của
các thảm cỏ của các tác giả như: Iwaki (1979); Ogawa và cộng sự (1961);
Iwaki và cộng sự (1964, 1966). Ở Thái Lan, Ấn Độ đã có một số nghiên cứu
về năng suất của các quần xã trong rừng thường xanh vùng ôn đới.
Ở Việt Nam, đến 1955 hầu như không có công trình nào nghiên cứu về
năng suất đồng cỏ. Từ 1960 đến nay nhiều công trình nghiên cứu về năng suất
đã được tiến hành trong các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ trồng (chăn thả hay
đồng cỏ cắt). Dương Hữu Thời (1981); Nguyễn Hữu Hiến (1985), ... chỉ
nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao trên đồng cỏ tự nhiên và chủ yếu
tính sản lượng có trong một số vùng nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển
chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó. Hoàng Chung (2004) đã tiến hành
nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ của vùng Việt Bắc và vùng Tây Bắc trên
hai đai (nhiệt đới, á nhiệt đới). Trong công trình nghiên cứu của ông đã đề cập
những chỉ tiêu về khí hậu, thổ nhưỡng, phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất
và đi tới kết luận về sự biến đổi năng suất trên đồng cỏ vùng núi phía Bắc
Việt Nam: “Trong các điều kiện thảm thực vật (savan - đồng cỏ) của Bắc Việt
Nam, năng suất sinh vật học giảm dần dần theo trình tự sau: Đồng cỏ á thảo
nguyên - Đồng cỏ – Savan” [11].
1.2.5. Giá trị chăn thả của tập đoàn cây cỏ trong đồng cỏ Bắc Việt Nam
Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có
trong giống cỏ đó. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào
giống cây trồng, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng.
Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu, đánh
giá một số cây thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà chăn nuôi tính toán khẩu
phần ăn cho gia súc một cách hợp lý, để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
- Độ ăn được:
Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá trị chăn khá tốt, theo
thành phần loài thì trên 95% Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá
trị chăn khá tốt và thuộc nhóm hòa thảo. Ngoài ra, trong đồng cỏ tồn tại một
số loại cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loại cây này cũng
được gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi theo
thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với đặc điểm
sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với chiều
cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác động của
con người vào thảm cỏ.
Ở một số loài khi bị chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả thời
kì dinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum, Paspalum
conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm
dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỷ lệ phân thân tăng và
phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài trở lên cứng và sắc
như cỏ tranh, Chè vè, ...
Thành Phần họ Đậu trong đồng cỏ Bắc Việt Nam rất ít, một số loài
trong đó giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium
triquetum, một số loài khác thì năng suất lại rất thấp – sinh khối tập trung chủ
yếu ở phần thân như: Desmodium microphyllum. Trong thành phần cỏ của
một số quần xã có nhiều cây họ Cói, những loại này lá cứng và sắc như
Carex, Rhynchospora, ... một vài loài khác năng suất rất thấp [11].
- Thành phần hoá học của thực vật:
Giá trị dinh dưỡng của các loài cây cỏ quan hệ mật thiết với thành phần
hoá học của nó và với hàm lượng của các chất chứa trong chúng, đó là những
chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của động vật, cũng như sự
vắng mặt của các chất có hại đến sức khoẻ của động vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu
đó là: vật chất khô, portein, đường, chất béo và xơ. Hoàng Chung và cộng sự (2004)
đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một
số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt Nam. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.6 [11].
Những giống cây tức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô,
protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ
tiêu Protein được chú ý nhiều hơn cả.
Bảng 1.6. Thành Phần hoá học và giá trị dưỡng của một số loài cỏ chính
TT Tên khoa học Tên việt nam %Nƣớc
%Đạm
TS
%Protein
%Đạm
amin
%lipit
%
Chất
xơ
ĐVTA
1
Ischaemun
indicum
Cỏ lông 76.7 1.954 7.86 1.379 1 8.8 0.19
2
Arundinella
nepalensis
Cỏ xương 77.4 1.976 9.94 1.744 0.3 7.9 0.18
3
Cymbopogon
caesius
Cỏ sả 70.4 2.306 9.61 1.686 1.9 9.3 0.25
4
Imperata
cylinidrica
Cỏ tranh 74 1.945 9.747 1.71 1.1 8.8 0.25
5 Setaria viridis Cỏ sâu róm 67.5 2.1 1.6 10.3 0.27
6
Chrysopogon
aciculatus
Cỏ may 64.4 3.1 0.6 8.3 0.3
7
Digitaria
longiflora
Cỏ chỉ 73.6 3.4 0.5 7.4 0.21
8
Digitaria
decumbens
Pangôla 2.295 8.88 1.558
9
Paspalum
urvillei
Mộc Châu 2.6 10.48 1.839 0.1
10
Fimbrirtylis
annua
Họ cói 0.979 4.288 0.747
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Trong thực tế khi chăn thả bình thường giá trị thực ăn cao nhất
trong thời gian đầu khi có mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn giảm khi
cỏ bắt đầu đâm bông và tiếp túc giảm khi cỏ càng già. Khi chăn thả liên tục
theo những khoảng thời gian liên tiếp gần nhau, giá trị dinh dưỡng của cỏ có
thể ở mức tương đối cao nhưng như vậy năng suất bị giảm nhiều.
1.2.6. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả
Đồng cỏ là đối tượng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, do đó nó
luôn bị thay đổi dưới tác động thường xuyên của con người. Trên thế giới có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của các đồng cỏ chăn thả
cũng như các thảo nguyên ở các vùng khác nhau.
Ở liên bang Nga đã tích luỹ nhiều tư liệu của đới thảo nguyên và bán
hoang mạc. G.I.Vư xốt xki (1915), đã xác định 4 giai đoạn thoái hoá của thực
bì thảo nguyên dưới tác động chăn thả. Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới nam
của thảo nguyên Stipa longifolia, ông chia 5 giai đoạn thoái hoá trong đó có
cả giai đoạn không chăn thả, chăn thả và ngừng chăn thả. G.I.Popov (1931)
nghiên cứu thực vật trong đới phụ thảo nguyên Stipa, thảo nguyên nam
Varonhet, ông cũng nhận thấy có các giai đoạn thoái hoá của thảm thực vật do
chăn thả.
V.V.Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Krusk thuộc đới phụ (phía bắc)
của thảo nguyên đồng cỏ đã xác định các giai đoạn thoái hoá do chăn thả ở
đây như sau: khi chăn thả nặng nề thì Stipa sẽ mất đi và thành phần hệ thực
vật trở nên nghèo nần hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lượng cá thể không
nhiều, thường đơn độc và rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên là Bromus,
sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát triển mạnh
tầng trên là cây Bromus ripparius, tầng thấp là Festuca đồng thời trong vùng
đó biểu hiện hai tầng rõ rệt: Bromus-Poa; cuối cùng chỉ còn lại Festuca,
những sự chèn ép này của thảm cỏ qua hàng loạt những trạng thái nhỏ nhặt sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
dẫn đến giai đoạn phân bố rộng rãi của bào tử thực vật trên thảo nguyên (theo
Hoàng Chung 1980) [10].
Abramtruk, Gortriakopski (1980) để đánh giá mực độ thoái hoá của các
quần xã cỏ do tác động của con người, các ông đã đề ra bảng thang bậc riêng
và đều gồm 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức thoái
hoá do con người tạo ra.
Đồng cỏ vùng núi miền Bắc Việt Nam được hình thành do kết quả tác
động lâu dài của con người, chủ yếu do khai thác bừa bãi, đốt phá rừng mà
hình thành. Đồng cỏ phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, có độ dốc khá
lớn; do đó vấn đề thoái hoá đồng cỏ trong quá trình sử dụng là một trong
những vấn đề cần đề cập của các nhà nghiên cứu đồng cỏ Việt Nam. Những
công trình nghiên cứu sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam cho
đến nay vẫn còn rất ít. Dương Hữu Thời (1981) trong cuốn "Đồng cỏ Bắc
Việt Nam" khi phân tích thành phần loài và điều kiện sinh thái của đồng cỏ,
đã đề cập đến hai nguyên nhân gây thoái hoá của đồng cỏ miền Bắc Việt Nam
là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu [36].
Hoàng Chung (1981, 1983, 2002, 2003) đã phân tích ảnh hưởng của
chăn thả không có kế hoạch lên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và chức
năng của thảm cỏ vùng Thôm Luông (Ngân Sơn), ông thấy những tác động
của con người trên lớp phủ thực vật vùng nhiệt đới đã bước đầu dẫn đến hình
thành kiểu thực bì cỏ, một trong những loại hình thứ sinh. Sau đó do chăn thả
và tác động khác nhau đã làm đồng cỏ bị thoái hoá dần và biểu thị bằng 5 giai
đoạn của thoái hoá cuối cùng của nó đó là trên mảnh đất của đồng cỏ sẽ xuất
hiện savan cây bụi hay savan cỏ (hay một kiểu thảm thứ sinh nào đó của cây
bụi rồi có thể tiến tới rừng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
1.2.7. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Việt Nam
Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do hoạt
động khai phá rừng mà thành, nên diện tích đồng cỏ được sử dụng với nhiều
mục đích khác nhau như làm bãi chăn thả, trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây
công nghiệp, trồng rừng...
Trong thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích
chăn nuôi, hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác một cách
cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hoá mạnh. Cho đến nay, những
nghiên cứu về sử dụng hợp lý đồng cỏ vẫn còn mới mẻ, tài liệu còn quá ít.
Những công trình nghiên cứu dành cho việc sử dụng hợp lý đồng cỏ rải
rác ở một số công trình như: Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968), có
nghiên cứu về sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì và đề nghị chia thành 6 ô,
mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100 – 150 con,
diện tích đồng cỏ là 50 – 80ha.
Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ trồng ra thành những ô nhỏ, sự luân
phiên mùa hè theo ông có khoảng cách 40 -50 ngày, mùa đông là 60 ngày.
Dương Hữu Thời (1981) có đề cập đến một số vấn đề sử dụng hợp lý
như: luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi.
Hoàng Chung (1988) nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc
Việt Nam.Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng này đã
chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống (3 loại theo độ dốc):
Loại 1: Đồng cỏ có độc dốc sườn dao động từ 0 – 70
Loại2: Đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 - 250
Loại 3: Đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25 – 300 trở lên
Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý
đồng cỏ ở từng nhóm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Vấn đề cải tạo đồng cỏ Bắc Việt Nam ông đã đề cập đến 2 vấn đề lớn:
cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt. Qua những nghiên cứu
trên ông đề xuất một số ý kiến về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ của vùng núi
phía Bắc Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng
1.3.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trồng trên thế giới
Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu mà đặc biệt là ở
Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng
được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như trước kia ở Pháp
(1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện hay tỷ số ấy
đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [21].
Ở Anh diện tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ cùng các loại cây
thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.
Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ năm 1913 là 2,1 triệu ha và đến năm
1961 diện tích này đã lên tới 51,9 triệu ha [15]. Không những diện tích trồng
cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh
dưỡng cao đã được chú trọng, nhiều loại cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ
Bermuda, cỏ Pangola, v.v… đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ở
các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ rất lớn, nếu được sử dụng một
cách hợp lý có thể cung cấp Prôtêin động vật không những cho vùng nhiệt đới
mà cho cả vùng lân cận.
1.3.2. Tình hình phát triển đồng cỏ trồng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nếu như năm 1960, miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì
sang năm 1963, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng, diện tích trồng cỏ và ngô để
làm thức ăn cho trâu bò đã đạt tới 3.585 mẫu Bắc bộ (1290,6 ha) [15].
Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã ban hành bản dự thảo “Quy phạm, xây
dựng, sử dụng, dự trữ và quản lý đồng cỏ” từ đó đến nay diện tích đồng cỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
trồng có tới 5000–6000 ha, nhiều cơ sở như Mộc Châu, Sao Đỏ, Đồng Giao,
Phú Mãn,… đã xây dựng được hàng nghìn ha đồng cỏ chăn nuôi tập thể, đã
tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và lợn, nhiều HTX đã
sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng cỏ cung cấp cho gia súc.
Nông trường Mộc Châu với sự giúp đỡ tận tình, toàn diện của Chính
phủ và chuyên gia Cu Ba đã xây dựng thành công nghệ hệ thống đồng cỏ kết
hợp chặt chẽ với kết cấu chuồng trại thể hiện rõ một phương thức chăn nuôi
đồng bộ trên đồng cỏ thâm canh.
Ở Nông trường Đồng Giao, nếu năm 1969 ở đây chỉ có 3 ha cỏ trồng
thì tới năm 1975 đã có tới 1179 ha (Báo cáo của nông trường Đồng Giao,
1976). Bên cạnh việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề về dự trữ, phơi khô
và ủ xanh và thực hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao Đỏ, Mộc Châu.
Song song với những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và
cỏ địa phương có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều
giống cỏ tốt đã được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm
chăn nuôi trong cả nước như Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Giao, Tân Sơn Nhất,
Hưng Lộc, Thủ Đức, Khánh Dương, Nha Bố…
Cỏ cao sản ngoại nhập ngày càng được quan tâm một cách toàn diện
hơn. Trong những năm gần đây nước ta đã nhập nhiều đợt các giống cỏ đậu
và cỏ thảo nhiệt đới (chủ yếu từ Ôxtrâylia và CuBa), đã tiến hành trồng khảo
nghiệm ở một số địa phương. Một số giống đã được đưa vào sản xuất như cỏ
Pangola (Digitaria decumbes) cỏ đậu Stylo (Stylosanthes)…Nhiều nông
trường và hợp tác xã cũng đã trồng cỏ Voi, cỏ Xuđăng, cỏ Pangola… Kết quả
thu hoạch các loại cỏ đó cho biết, nếu mỗi năm cắt được 3-4 lứa thì có thể đạt
năng suất 50 – 60 tấn/ha, trồng qua 3-4 năm cỏ vẫn phát triển tốt [2].
Nguyễn Ngọc Hà và CTV (1985) đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn
tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
maximum Liconi và K280 cho năng suất trung bình 17 – 18 tấn VCK/ha/năm
với 7 – 8 lứa cắt [17].
Tháng 7/2004, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ
nhập nội nuôi bò” tại xã Cẩm Sơn, An Thạch (Mỏ Cày), Hữu Định (Châu
Thành) và An Đức (Ba Tri) đã đưa ra kết luật: Cỏ Voi chiếm ưu thế hơn cả,
nếu trồng chuyên canh trên nền đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn/ha/lứa; trồng
xen vườn dừa là 15,18 tấn/ ha, trồng xen vườn ăn trái là 25 – 27 tấn/ha. Đứng
thứ hai là cỏ Sả lá lớn, trồng thâm canh là 23,11 tấn/ha, trồng xen vườn dừa là
11,77 tấn/ha, trồng xen vườn dứa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vườn cây ăn trái là
20,4 – 21,4 tấn/ha. Tiếp theo là cỏ Ruzi, cỏ sả lá nhỏ và cỏ lông tây… [3].
1.3.3. Đặc điểm và thành phần dinh dƣỡng của cỏ, cây trồng làm thức
ăn gia súc
1.3.3.1. Cỏ hoà thảo
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
sinh trưởng, phát triển của cỏ Hoà thảo. Hầu hết cỏ Hoà thảo đều sinh trưởng
nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và hầu như ngừng sinh trưởng
vào mùa đông. Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá. Cỏ Hoà
thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cơ
bản là hàm lượng xơ cũng tăng nhanh khi cây cỏ già, do đó giá trị dinh dưỡng
theo đó cũng giảm nhanh.
Lượng Prôtêin thô tính trong chất khô của cỏ Hoà thảo ở nước ta trung
bình 9,8% (75 -145 g/kg chất khô), tương tự với giá trung bình của cỏ Hoà thảo
ở nhiệt đới. Hàm lượng xơ khá cao (269 – 372g/kg chất khô ). Khoáng đa lượng
và vi lượng đều thấp, đặc biệt là nghèo canxi và phốtpho. Trong 1 kg chất khô,
lượng khoáng trung bình ở cỏ Hoà thảo là: Ca: 4,7 ± 0,4g; P: 2,6 ± 0,1g;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
N: 2,0 ± 0,1g; K: 19,5 ± 0,7g; Zn : 24 ± 1,8mg; Mn: 110 ± 9,9 mg;
Cu: 8,3 ± 0,07 mg; Fe: 450mg [38].
Một số giống cỏ Hoà thảo chính:
* Varisme số 6 (viết tắt là VA06)
Giống cỏ Varisme số 6 (VA06) là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ voi
(Pennisetum americanum X.P.purpureum) và cỏ đuôi sói của châu Mỹ, được
đánh giá là “Vua của các loại cỏ”, được Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) trồng khảo nghiệm ở Việt Năm
năm 2006, được hiệp hội chính thức đặt tên là Varisme số 6 (VA06) từ
20/7/2006 và được Bộ NN&PTNT công nhận, cho sản xuất thử ngày 2/10/2007.
Cỏ VA 06 dạng như cây mía (còn gọi là cỏ mía), thân thảo, cao lớn, họ
hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng,
mềm, rễ chùm, phiến là dài 60-80 cm. Chiều cao của cây có thể đạt đến 3,5-4
mét, đường kính tối đa thân đạt 2-3 cm, viền lá thô, mặt lá trơn nhẵn hoặc có
lông tơ phủ, gân nổi rõ, bẹ lá tròn không có lông. Hoa tự hình bông, màu vàng
nâu, chiều dài 20 – 30 cm.
Cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu
hoá cao, là thức ăn tốt cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ.
Trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng
protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%; Trong cỏ khô, hàm lượng
protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%, năng suất
trung bình đạt 400-500 tấn/ha/năm. (Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME,2008)).
Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn
hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ, gà
tây, cá trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho thêm thức ăn
tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Hiệu quả về chăn nuôi hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn, cứ 14 kg
cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg
thịt ngỗng. Không những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu
dinh dưỡng được các loại vật nuôi như bò, dê, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá
trắm cỏ rất thích ăn, vật nuôi chóng lớn, khoẻ mạnh.
* Cỏ Voi (Pennisetum pupureum)
Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới
trên thế giới ở miền Nam Việt Nam được Nguyễn Văn Tuyền (1973) coi là 1
trong 4 loại cỏ tốt.
Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 – 6m, có khả năng thâm
canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 – 30 tấn chất khô/ha; một
năm cắt 7 -8 lứa. Đôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân
bón và nước. Hàm lượng Prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g/kg chất khô.
Khi thu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lượng Prôtêin thô đạt tới 127g/kg chất
khô, lượng đường trung bình 70-80g/kg chất khô. Thường thì cỏ Voi thu
hoạch 28 – 30 ngày tuổi, trong trường hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt
ở 50 ngày tuổi. Ở Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ Voi thân mềm như
cỏ Voi Đài Loan, Solectioni, các giống Kinggrass.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Bảng 1.7. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi
(Theo Fao – Thức ăn gia súc nhiệt đới 1993)
Chỉ tiêu
Đặc điểm mẫu
Chất
khô
% Chất khô
Protein
thô
Xơ
thô
Tro
Mỡ
khô
Dẫn xuất
không đạm
Tươi, độ cao 80 cm
(Tanzania)
20,0 9,0 28,6 14,8 1,1 46,5
Tươi, độ cao 240 cm
(Tanzania)
25,0 7,2 36,1 12,4 1,0 43,3
Tươi, 8 tuần tuổi
(Malaysia)
19,5 9,7 33,3 16,4 1,5 39,1
Tươi, 8 tuần tuổi 135cm
(Thailand)
18,3 8,7 32,8 10,9 3,3 44,3
Tươi, 10 tuần tuổi 150cm
(Thailand)
18,5 6,5 33,0 11,4 2,7 46,4
* Cỏ Ghinê (Panicum maximum)
Cỏ Ghinê có nguồn gốc ở Châu phi và phân bố rộng rãi ở các nước
nhiệt đới, cận nhiệt đới, ở nước ta cỏ Ghinê đã được đưa vào Nam bộ từ năm
1975 và trồng ở Thủ Dầu Một cùng với cỏ Para. Từ đó đến nay, nhiều giống
cỏ Ghinê đã tiếp tục được nhập vào nước ta từ Cuba, Australia, Thái lan như
Panicum maximum Liconi, Panicum maximum TD 58. Cỏ Ghinê được trồng ở
nhiều vùng nước ta, một số nơi còn gọi nó là cỏ Tây Nghệ An hay cỏ sữa.
Năng suất từ 50 – 100 tấn chất xanh/ha và có thể lên tới 30 – 180 tấn/ha
(Nguyễn Danh Kỷ, 1970); ở miền Nam, theo Nguyễn Văn Tuyền (1973) cho
năng suất chất xanh là 80-150 tấn/ha. Tại Khánh Dương năng suất chất xanh
là 180 tấn/ha và khô là 43 tấn/ha/năm (Vũ Ngọc Bình, 1962). Tại Trung tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, có thể cắt được 6-8 lứa/năm, năng suất đạt từ 75-
85 tấn/ha. Là loài cỏ phát triển nhanh trong mùa mưa, vào mùa này cứ 20 -25
ngày là có thể cắt được một lứa và đây là một trong những loài cỏ có thể thay thế
cỏ Pangola, vì giữ được năng suất đáng kể, mặc dù độ ngon miệng có kém hơn
[37]. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ được thể hiện ở bảng 1.8.
Bảng 1.8. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Ghinê
(Theo Fao – Thức ăn gia súc nhiệt đới 1993)
Chỉ tiêu
Đặc điểm mẫu
Chất
khô
% Chất khô
Protein
thô
Xơ
thô
Tro
Mỡ
khô
Dẫn xuất
không đạm
Tươi, không hoa 40cm
(Tanzania)
25,0 8,8 29,9 11,2 1,6 48,5
Tươi, không hoa 80cm
(Tanzania)
25,0 8,8 32,8 12,9 1,5 44,0
Tươi, bắt đầu có hoa
(Tanzania)
28,0 5,3 39,6 10,6 1,4 43,0
Tươi, 4 tuần tuổi
(Malaysia)
23,0 11,7 30,9 13,0 1,3 43,1
Tươi, 5 tuần tuổi
(Malaysia)
24,5 10,2 30,6 13,9 0,8 44,6
Tươi, 6 tuần tuổi
(Malaysia)
25,0 9,6 31,2 13,2 1,2 44,8
Cỏ khô, mùa khô 6 tuần
(Thailand)
88,6 11,9 31,7 12,0 3,2 41,2
Cỏ khô, mùa khô 8 tuần,
70cm. (Thailand)
89,7 6,6 35,5 13,2 1,8 42,9
Ủ xilô (Tanzania) 20,0 6,3 39,7 19,6 2,7 31,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
1.3.3.2. Cây bộ đậu
Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các
giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao. Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới
tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng
không cao. Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4 – 5% về số
lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể về năng suất.
Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêin, vitamin, khoáng Ca,
Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốtpho, kali hơn cỏ hoà thảo. Tuy vậy, hàm lượng
Prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung
bình của đậu đỗ nhiệt đới, thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới (175g/kg chất khô),
hàm lượng chất khô 200–260g/kg thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hoà thảo
[38]. Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh vật
trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo ra thức ăn giàu
prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng dễ hấp thu. Nhược điểm cơ
bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường chứa chất ức chế men tiêu hoá hay độc
tố làm cho gia súc không ăn được nhiều. Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng với
lượng phù hợp với cỏ Hoà thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiện nay,
nước ta chưa có nhiều giống đậu đỗ thức ăn xanh, giống cỏ Stylo và keo dậu được
chú ý hơn cả.
* Cỏ Stylo (Stylosanthes)
Cỏ Stylo phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, từ Brasil nhập vào
Australia những năm 1930 nhưng sau chiến tranh thê giới II mới được chú ý
đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kể ở nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Được nhập vào Việt Nam từ những năm 1967, hiện đang được sử
dụng ở nhiều nơi.
Cỏ Stylo có khả năng thích nghi lớn, với lượng mưa hàng năm từ 1500 –
2500 mm cây phát triển mạnh. Nguyễn Phan (1973) cho rằng Stylo ở Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
có khả năng chịu hạn tốt do có lông và rễ phát triển. Gosnell (1963) cho là Stylo
có thể sống nơi ngập tạm thời. Năng suất chất xanh có thể đạt 25-60 tấn/ha/lứa
(9,5 – 14,5 tấn chất khô/ha) (Havard – Duclos, 1969), theo Đinh Bừng (1970)
năng suất cỏ khoảng 71 – 114 tấn/ha/năm. Ở miền Bắc nói chung Stylo cho năng
suất từ 40 – 70 tấn/ha/năm.
Bảng 1.9. Giá trị dinh dưỡng cỏ Stylo theo tháng tuổi
(Theo Nguyễn Anh Tường, 1974)
Tháng tuổi
Thành phần
7 10 30 36
Protein thô 13,6 18,11 16,03 15,52
Protein tinh 10,47 15,76 11,57 12,42
Mỡ thô 1,9 18,67 2,22 19,39
Xơ 26,13 26,37 28,34 27,72
Dẫn xuất không đạm 33,78 28,73 25,29 30,59
Tro 7,39 8,02 7,54 7,28
Nước 89,33 90,27 90,62 90,45
* Cây Keo dậu (Leucaena leucocephala)
Keo dậu có nguồn gốc ở Trung, và Nam Mỹ và quần đảo Thái bình
dương. Ở nước ta, keo dậu mọc tự nhiên ở những vùng ven biển, dọc duyên
hải miền trung, cây keo dậu chính thức nhập từ Úc vào nước ta năm 1990,
trong quá trình triển khai dự án nghiên cứu và phát triển bò thịt do Viện
nghiên cứu chăn nuôi quốc gia chủ trì. Đây là một trong những cây họ đậu
thân gỗ, dùng lá làm thức ăn gia súc, gia cầm rất có giá trị.
Keo dậu có thể trồng tập trung để thu cắt chất xanh hoặc trồng theo
hàng rào, đường lô, đường mương, bờ máng năng suất chất xanh khá biến
động tuỳ theo giống, đất đai, sự chăm sóc. Ở Việt Nam, năng suất đạt khoảng
40-45 tấn/ha/năm, nếu sản xuất từ lá có thể đạt 4-5 tấn/ha/năm. Một năm có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
thể cắt được 4-5 lứa. Ngoài cành lá non làm thức ăn cho gia súc, nó còn có
khả năng cung cấp 1 lượng gỗ củi lớn làm chất đốt và làm giàu đạm cho đất
thông qua bộ rễ có nốt sần.
- Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng: chất khô: 30-31%; Protein
thô: 21-25%; xơ thô: 17-18%; Khoáng tổng số: 6-8%; mỡ 5-6%. Với thành
phần hoá học và giá trị dinh dưỡng như vậy, cây keo dậu thực sự là nguồn
thức ăn bổ sung protein cho trâu, bò. Tuy nhiên cần quan tâm lưu ý khi sử
dụng là cây có 1 ít hàm lượng độc tố đó là mimosine, chất này có trong cành
non, lá và hạt của cây keo, có thể gây rụng lông ở ngựa và trâu bò, làm giảm
trọng lượng gia súc.
Gần đây trung tâm nghiên cứu dê và cỏ Sơn Tây mới nhập về 3 giống
keo dậu có năng suất cao, chịu được đất chua hơn so với các giống cũ như
giống: 636, 748 và keo dậu lai KX2 giữa 2 giống trên. Cây keo dậu lai có
năng suất cao hơn các giống cũ tới 35-40%. Trung tâm đang nhân giống để
từng bước mở rộng ra sản xuất [23].
1.3.3.3. Cây trồng khác
Bao gồm rơm, thân cây ngô già, thân và bắp cây ngô non, cây lạc, cây
mía… loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất
khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng.
* Rơm (Orysa sativa L) : Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. Ở
nước ta, rơm lúa chiêm được thu hoạch vào tháng 5 -6, rơm lúa mùa vào
tháng 9 -10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 - 8.
Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt
nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia
súc. Rơm thường chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 2 –
3%, chất béo từ 1 - 2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao
(từ 31 – 33 %) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
không có. Bởi vậy , rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây
cỏ xanh hiếm (đông xuân).
* Ngô (Zea mays L)
Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lương thực cho
người, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh
trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều
kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất
tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tuỳ theo mục
đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 -
50 ngày cho năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tuỳ theo mục đích
sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50
ngày cho năng suất 12,6 tấn/ha (Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Thị Hợp, 1961).
Sau 4-5 tháng cho 25 – 40 tấn/ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn/ha hay hơn,
những nước nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha chất xanh hay 2 -20 tấn
chất khô/ha. Bogdan (1977), Pontailler (1971) cho rằng năng suất xanh tối đa
thu được khi cây đã chín sinh lý, tức là 2 tháng sau khi phun râu, khi đến giai
đoạn làm hạt hàm lượng chất khô cả cây gần 30%. [37]. Thành phần hoá học
và giá trị dinh dưỡng của ngô được trình bày ở bảng 1.10.
Bảng 1.10. Giá trị dinh dưỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau.
(Thanh Vân, 1974)
Giai đoạn
NS khô
(kg/ha)
VCK
(%)
Protein
(%)
Mỡ
(%)
Xơ
(%)
Dẫn xuất
Không đạm
Ngậm sữa 303 32.2 2.4 0.4 5.1 14.4
Chín sáp 290 33.4 2.4 0.8 6.1 22.5
Chín hoàn toàn 250 42.2 3.1 1.1 7.8 28.4
Viện chăn nuôi đã phân tích tổng hợp giá trị dinh dưỡng của đại đa số
các cây trồng, cây tự nhiên, các loại phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
làm thức ăn gia súc. Bảng 1.11 trích dẫn giá trị dinh dưỡng của một số cây cơ
bản [37].
Bảng1.11. Giá trị dinh dưỡng một số cây thức ăn chăn nuôi cơ bản
TT
Tên thức ăn
Thành phần hoỏ học (%)
Vật
chất
khô
Protein
thô
Lipid
thô
Xơ
thô
Dẫn
xuất
không
đạm
Khoáng
tổng
số
Can
xi
Phốt
pho
1 Cỏ lá tre 25.10 3.30 1.10 9.40 9.10 2.20 0.14 0.06
2 Cỏ mật 22.50 2.80 0.50 7.40 9.70 2.10 0.08 0.09
3 Cỏ dầy 28.40 2.80 0.70 7.20 14.60 3.10 0.11 0.05
4 Cỏ gà 26.37 3.24 0.60 7.11 12.13 3.29 0.11 0.06
5 Cỏ lồng vực 24.40 2.60 0.40 7.10 11.90 2.40 0.25 0.07
6 Cỏ nhện 31.08 2.55 0.61 8.67 15.63 3.62 0.08 0.03
7 Cây ngô chín sáp - thân lá 27.40 2.60 0.80 8.60 13.30 2.10 0.11 0.08
8 Cây ngô ngậm sữa - thân lá 21.40 2.50 0.70 4.40 12.90 0.90 0.09 0.07
9 Cây ngô non - thân lá 13.06 1.40 0.40 3.38 6.68 1.20 0.08 0.03
10 Cây ngô non - thân lá (Tây
Nguyên)
18.40 1.80 0.80 4.90 9.40 1.50 0.09 0.07
11 Cỏ Ghi nê 23.30 2.47 0.51 7.30 10.62 2.40 0.13 0.03
12 Cỏ voi (miền núi Bắc Bộ) 17.60 2.10 0.40 6.20 7.50 1.40 0.05 0.03
13 Cây keo dậu Đông Phƣơng -
cành lá
27.03 6.85 0.55 4.71 13.03 1.89 0.39 0.06
14 Cây keo dậu Philippin -
cành lá
27.07 7.05 0.64 4.27 13.46 1.65 0.36 0.05
15 Cỏ Stylo - lá 20.10 4.10 0.40 3.30 10.70 1.60 0.40 0.04
16 Cỏ Stylo - thân lá 22.30 3.50 0.50 6.10 10.70 1.50 0.31 0.05
17 Cây sắn đỏ - ngọn lá (Tây
Nguyên)
16.67 4.72 0.67 3.12 6.82 1.34 0.18 0.09
18 Cây sắn trắng - ngọn lá
(Tây Nguyên)
15.48 4.77 0.60 3.07 5.35 1.70 0.16 0.09
19 Cỏ voi 28 ngày 15.80 2.00 0.40 5.20 6.20 2.00 0.08 0.04
20 Cỏ voi 30 ngày 15.80 3.23 0.66 4.66 5.36 1.89 0.11 0.08
21 Cỏ voi 30 ngày - mùa khô 15.80 2.28 0.51 4.79 6.88 1.34 0.07 0.06
22 Cỏ voi 30 ngày - mùa mƣa 14.60 2.09 0.39 4.82 6.06 1.24 0.06 0.04
23 Cỏ voi 40 ngày 17.50 2.45 0.65 5.42 7.65 1.33 0.10 0.06
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
24 Cỏ voi 45 ngày 18.00 1.98 0.68 6.17 7.39 1.78 0.12 0.08
25 Cỏ voi 45 ngày - mùa khô 16.80 2.13 0.52 5.39 7.35 1.41 0.06 0.03
26 Cỏ voi 45 ngày - mùa mƣa 15.30 1.82 0.47 5.13 6.84 1.04 0.07 0.06
27 Cỏ voi 60 ngày - mùa khô 20.20 1.76 0.51 6.93 9.42 1.58 0.09 0.04
28 Cỏ voi 60 ngày - mùa ma 20.80 1.93 0.67 7.86 9.04 1.30 0.06 0.04
29 Rơm lúa nếp 94.36 7.06 1.34 30.91 40.57 14.48 0.55 0.14
30 Rơm lúa tẻ 91.25 5.15 1.32 29.88 42.45 12.45 0.49 0.20
31 Cây mía - ngọn 22.20 0.75 0.56 6.92 12.71 1.26 0.05 0.05
32 Cây mía - lá 21.40 2.00 0.50 7.30 9.80 1.80 0.10 0.06
1.4. Nhận xét chung
Với nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, từng bước công nghiệp hóa thì
chăn nuôi gia súc vẫn là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Gia nhập WTO, ngành chăn nuôi phải có diện mạo mới để tăng sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới. Để tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi đảm bảo về
số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường,
thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ, có chất dinh dưỡng cao và ổn định, sạch
bệch là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi.
Song nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn
thả ngày càng bị thu hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác, lượng cỏ tự
nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu của gia súc khi chăn nuôi với quy mô lớn
và công nghiệp hóa.
Ở các nước nhiệt đới, nhận thức về vấn đề trồng cỏ để chăn nuôi còn
mới, thâm canh trồng cỏ để phát triển chăn nuôi là một hướng đi tốt nhưng
không phải ở đâu cũng đã làm. Ngày nay, cùng với những nghiên cứu nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng đồng cỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn
vị diện tích thì nhiều vấn đề mới cũng đặt ra, đó là cơ cấu kinh tế hợp lý từng
vùng, vấn đề an toàn lương thực và phát triển bền vững về mặt sinh thái,
nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của toàn xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Yên Sơn là huyện miền núi, nằm về phía Nam của tỉnh Tuyên Quang
và có tọa độ địa lý như sau: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩ độ Bắc, từ 1050 10’ đến
105
0
40 Kinh độ Đông.
Ranh giới của huyện được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Hàm
Yên và huyện Chiêm Hoá, phía Nam giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên
Quang) và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp huyện Định
Hoá - tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 113.425,68 ha trong đó đất
nông lâm nghiệp 101.924.54 ha (đất sản xuất nông nghiệp 17.838,76ha chiếm
17,5%; đất lâm nghiệp 83.626,43ha chiếm 82,0 %) Yên Sơn có 30 xã, 01 thị
trấn với 449 thôn bản trong đó có 10 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa [42].
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng: Quốc
lộ 2, quốc lộ 37 và các tuyến đường thuỷ: Sông Lô, sông Gâm, sông Đáy.
Huyện nằm bao bọc lấy thị xã Tuyên Quang (là trung tâm kinh tế – văn hoá -
chính trị lớn nhất trong toàn tỉnh). Các tuyến giao thông chính đến thị xã
Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Với những lợi thế như trên, huyện
Yên Sơn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về
kinh tế – xã hội trong những năm tới, khai thác có hiệu quả các nguồn tài
nguyên hiện có [43].
2.1.2. Địa hình, địa mạo
a. Địa hình: Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi
hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau.
Địa hình của huyện thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh núi Là - xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Trung Minh có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 – 250. Căn cứ vào điều
kiện địa hình, thuỷ văn … huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng sau:
- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân,
Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh.
- Vùng An toàn khu: Gồm các xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn,
Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa.
- Vùng Trung và hạ huyện: Gồm các xã: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ
Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình,
Kim Phú, Tiến Bộ, An K hang, Mỹ Bằng, Phú Lâm, An Tường, Lưỡng
Vượng, Hoàng Khai, Thái Long, Đội Cấn, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình và
Thị trấn Tân Bình.
b. Địa mạo: Huyện Yên Sơn có các dạng địa mạo sau:
- Địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông lô, sông Gâm và sông Đáy. Dọc
các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hưởng của phù
sa hẹp và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mưa thường bị ngập nước.
- Địa mạo núi cao trên 500 mét (khu vực núi Là, núi Nghiêm) đất đai
vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn và động vật
quý hiếm.
- Địa mạo vùng đồi thấp dưới 300 mét, phân bố ở phía Nam huyện. Đất
đai vùng này có nhiều đồi núi, xen kẽ có dạng thung lũng hình lòng máng phù
hợp với nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực. Đây là
vùng kinh tế trọng điểm của huyện.
2.1.3. Khí hậu, thời tiết (Trạm Tuyên Quang)
Khí hậu của Huyện Yên Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm 2 màu rõ rệt: Mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa Đông khô, lạnh từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
a. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240C. Nhiệt độ trung bình các
tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C .
Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8.200 – 8.4000C.
- Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 260C
- Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 19,50C.
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60C.
b. Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 1.800 mm. Số ngày mưa
trung bình 150 ngày/năm. Mưa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè
(tháng 7;8), có tháng lượng mưa đạt trên 300mm/ tháng. Lượng mưa các
tháng mùa Đông (tháng 1,2) thấp, chỉ đạt 10 – 25 mm/tháng.
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Lượng mưa chiếm
khoảng 86% lượng mưa của cả năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14%
lượng mưa của cả năm.
c. Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các
tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 – 60 giờ / tháng. Các tháng
mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng từ 140 – 160 giờ.
d. Gió: Có 2 hướng gió chính:
- Mùa Đông có hướng gió Đông Bắc hoặc Bắc
- Mùa Hè là hướng Đông Nam hoặc Nam
Tốc độ của các hướng gió thấp. chỉ đạt 1 m/s.
e. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác.
- Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 – 60 ngày có
giông. Thời gian thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8. Tốc độ gió trong cơn
giông có thể đạt 25 – 28 m/s.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
- Mưa phùn: Hàng năm có khoảng từ 15 – 20 ngày có mưa phùn. Thời
gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Sương mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 – 55 ngày, thường
xảy ra vào các tháng đầu mùa Đông.
- Sương muối: Rất hiếm khi xảy ra (khoảng 2 năm mới có một ngày).
Nếu có thường xảy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11.
2.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông:
- Sông Lô: Đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn và tỉnh
Tuyên Quang. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang
đến Tuyên Quang, chia huyện Yên Sơn thành 2 phần. Chiều dài của sông là
470 km (diện tích lưu vực sông là 39.000km2), trong đó đoạn qua địa bàn
huyện có khoảng 51 km. Đây là phần hạ lưu của sông, lòng sông rộng, ngay
trong mùa cạn cũng rộng tới 20m và sâu tới 1,5 – 3,0m. Lưu lượng lớn nhất
của sông đạt 11.700 m3/s, lưu lượng thấp nhất đạt 128m3/s. Đây là tuyến
đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, các tỉnh
Trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ.
- Sông Gâm: Sông Gâm là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm
khoảng 44% diện tích của toàn bộ lưu vực sông Lô . Sông có tổng chiều dài
297 km (đoạn chảy trên địa bàn huyện Yên Sơn dài 25km). Diện tích lưu vực
của sông là 17.200 km2.
- Sông Đáy: Bắt nguồn từ núi Tam Tao huyện Chợ Đồn – tỉnh Bắc Kạn
chảy vào tỉnh Tuyên Quang qua địa phận huyện Yên Sơn, Sơn Dương sau đó
sang tỉnh Phú Thọ. Lòng sông nhỏ, hẹp, khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn.
Chiều dài của sông là 170 km, trong đó đoạn chảy trên địa bàn huyện Yên
Sơn dài 17,5km. Diện tích lưu vực của sông là 1.610 km2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Ngoài 3 sông chính trên, địa bàn huyện Yên Sơn còn có các sông suối
nhỏ: Ngòi Chinh, ngòi Sính, ngòi Là... tạo thành mạng lưới lưu vực các sông
chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người
dân trong huyện. Hệ thống sông suối này chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ
điện không nhỏ, song do độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây
ra nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè qua lại, gây lũ lụt, sạt lở đất vào mùa
mưa cho những vùng có địa hình thấp.
2.2. Các nguồn tài nguyên
2.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, huyện Yên Sơn có 120.910ha
đất tự nhiên, chiếm 20,61% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh (huyện Yên
Sơn có diện tích lớn thứ 3 trong tổng số 6 huyện thị trong tỉnh). Bình quân
diện tích trên đầu người là 0,65ha. Diện tích đất đã được sử dụng vào các mục
đích chiếm tỷ lệ khá cao (95,44%); Diện tích đất chưa sử dụng ít (4,56%).
Trong đó đất nông lâm nghiệp là 109.206,38ha, chiếm phần lớn so với diện
tích tự nhiên của huyện (90,32%) và bằng 21,04% diện tích đất nông nghiệp
toàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1;
100 000 năm 2001, cho thấy trên địa bàn huỵên Yên Sơn có các nhóm đất chủ
yếu với quy mô diện tích và phân bố như sau:
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Có 750 ha, chiếm 0,62 % diện tích tự
nhiên của huyện, phân bố rải rác ở các xã Trung Trực, Kiến Thiết, Thái Long,
Kim Quan... Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa,
năng suất trung bình thấp.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Có 18.682 ha, chiếm
15,45% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã ven sông Lô (An
Khang, An Tường, Trung Môn, Thái Bình). Đất có thành phần cơ giới từ thịt
nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn các loại đất này đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, các cây màu hàng năm khác
nhưng năng suất thấp.
- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Có 12.529 ha, chiếm 10,36% diện
tích tự nhiên của huyện, phân bố ở phía Tây Nam của huyện (Chân Sơn, Mỹ
Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Lâm và thị trấn Tân Bình). Thành phần cơ giới
đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có sự biến động lớn từ
120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt xen kẽ với các đồi đá cát và phiến
sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có 35.148 ha, chiếm 29,07% diện
tích tự nhiên của huyện. Loại đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Trung
Minh, Hùng Lợi, Tiến Bộ, Hoàng Khai...). Thành phần cơ giới đất hoàn toàn
là cát pha, độ dày tầng đất có biến động lớn từ < 50 cm đến trên 120 cm. Đất
thường khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc
< 25
0
có thể được khai thác trồng cây ăn quả và cây cộng nghiệp lâu năm.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có 1.584 ha, chiếm 1,31% diện tích tự
nhiên của huyện, phân bố ở các xã: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tân Long, An
Tường... Đất có tầng đất dày, khá tơi xốp, thường có thành phần cơ giới thịt
trung bình đến sét, hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối, phù hợp với nhiều
nhiều loại cây trồng dài ngày.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Chiếm phần lớn diện tích
với 47.862ha (bằng 39,58% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở phần lớn
các xã trong huyện (các xã Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê và thị trấn Tân Bình
không có loại đất này). Thành phần cơ giới đất chủ yếu là thịt trung bình, độ
dày tầng đất có các mức 120cm. Đất này thích hợp
với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và các loại cây ăn quả. Vùng
đồi núi có độ dốc > 250 cần được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chiếm 0,27%
diện tích tự nhiên của huyện, chỉ có ở xã Kim Quan và Kim phú. Đất có thành
phần cơ giới thịt nặng, chua, cần được cải tạo bổ sung lân, kali.
- Đất xám bạc màu (Ba): Có 2.928 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên
của huyện, có ở các xã: Phú Lâm, Kim phú, Hoàng Khai... Loại đất này
thường được sử dụng trồng lúa 1 vụ hoặc chuyên màu, năng suất thấp.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có 1.100 ha, chiếm 0,92%
diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở các xã phía Tây Nam của
huyện (Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình...). đất thường được sử dụng
để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.
2.2.2. Các loại tài nguyên khác
a. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra của Cục Địa chất – Bô Công nghiệp năm 1994 cho
thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các nguồn tài nguyên khoáng sản sau:
* Mỏ kim loại.
- Sắt: Có 3 điểm mỏ có trữ lượng đáng kể, phân bố ở các xã: Phúc
Ninh, Tân Tiến có trữ lượng lần lượt là 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu
tấn. Chất lượng của các mỏ sắt này tương đối tốt.
- Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các mỏ Chì - Kẽm, Antimoan. Trữ
lượng và chất lượng của các mỏ này chưa được điều tra thăm dò cụ thể.
* Mỏ không kim loại
- Đất sét: Mỏ đất sét ở Lưỡng Vượng đã được điều tra, khảo sát thăm
dò có trữ lượng 1.141 triệu tấn.
- Nước khoáng – nước nóng: Mỏ nước khoáng Mỹ Lâm – Phú Lâm có
trữ lượng 1.474 m3/ ngày, trong đó: Cấp B: 492 m3/ngày; Cấp C1: 734m
3
/ngày
và cấp C2” 248m
3/ ngày. Mỏ nước khoáng này có tác dụng rất lớn để phát
triển thành khu du lịch vui chơi – giải trí – nghỉ dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Ngoài ra còn có các mỏ: Barit, Cao Lanh – fenspat...
b. Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ
lượng nguồn nước mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa
các vùng. Các xã có địa bàn tương đối bằng phẳng gần với thị xã Tuyên Quang
(An Tường, Kim Phú, Trung Môn và An Khang..) Có trữ lượng nguồn nước
mặt trong năm tương đối cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ
thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động
cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tổng diện tích đất mặt nước
chuyên dùng của huyện theo số liệu kiểm kê năm 2005 có 669,33 ha.
* Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của Huyện Yên Sơn khá
phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn
nước ngầm có chất lượng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Điều kiện
khai thác tương đối dễ dàng kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của
người dân và khai thác ở quy mô công nghiệp. Đặc biệt nguồn nước khoáng
nóng ở xã Phú Lâm đã được điều tra, khảo sát đưa vào sử dụng. Nguồn nước
này có độ sạch cao, có nhiều muối khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng
rất có giá trị đối với sức khỏe con người.
c. Tài Nguyên nhân văn
Toàn huyện có 39.087 hộ với 154.607 nhân khẩu (dân tộc kinh chiếm
60,1%, Tày 12,37%, Dao 10,82%, Cao Lan 10,2%, dân tộc Mông 3,38%, dân
tộc khác chiếm 1,18% tổng số hộ); nguồn lao động khá dồi dào tỉ lệ lao động
trong nông nghiệp chiếm gần 80%, tỉ lệ nghèo năm 2007 còn 19,2%, giảm 5%
so với năm 2006; năm 2008 17,6% giảm 1,6% so với năm 2007; năm 2009 kế
hoạch giảm nghèo 3,3% [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Địa bàn huyện Yên Sơn là nơi sinh sống của 20 dân tộc anh em ( Kinh,
Cao Lan, Tày, Dao, Mông, Hoa, Nùng...). Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập
quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo nên cho Yên Sơn một
nền văn hoá đa dạng về bản sắc. Người dân trong huyện cư trú theo quan
niệm huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau. Dù cư trú theo phương thức
nào, nhân dân Yên Sơn luôn giữ vững truyền thống đoàn kết yêu thương, cần
cù, chịu khó dũng cảm đấu tranh với thiên nhiên, khai phá đất đai, tạo nên
những cánh đồng rộng lớn, những soi bãi, nương rẫy tươi tốt...Không chỉ cần
cù, sáng tạo trong lao động, người dân Yên Sơn còn có truyền thống yêu nước
nồng nàn. Địa bàn huyện hiện có 101 di tích lịch sử – văn hoá và danh lam
thắng cảnh, trong đó có những di tích quan trọng như: Lán ở, làm việc và hầm
an toàn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh; Hầm an toàn của Trung ương Đảng; Văn
phòng làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh...
Ngày nay các truyền thống văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc luôn
được người dân trong huyện trân trọng, gìn giữ và phát huy. Tiến bộ khoa học kỹ
thuật luôn được người dân tiếp nhận kịp thời để áp dụng trong cuộc sống.
2.3. Thực trạng môi trƣờng
Là huyện miền núi có mật độ dân không cao, các nghành kinh tế phi nông
nghiệp (công nghiệp và dịch vụ – du lịch) chưa phát triển vì vậy những tác động
không tích cực đến môi trường của huyện chưa đáng kể. Mặt khác trên địa bàn
huyện có nhiều sông suối, diện tích đất lâm nghiệp và các loại cây trồng nông
nghiệp khác chiếm phần lớn, đang được đầu tư và phát triển nên đã tạo ra cảnh
quan môi trường trong lành gần gũi với đời sống con người.
Tuy nhiên do chưa được đầu tư xây dựng các bãi chứa rác thải tập
trung, hệ thống sử lý chất thải của các cơ sở sản xuất tiêu thụ công nghiệp và
trung tâm y tế chưa được đầu tư đúng mức nên có những ảnh hưởng nhất định
về cảnh quan môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Việc khái thác khoáng sản không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo
vệ môi trường đã làm ô nhiễm nguồn nước.
Hàng năm các trận lũ quét lớn xảy ra đã ảnh hưởng khá lớn đến sản
xuất sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các xã vùng ATK, thượng huyện và
một số nằm dưới chân núi Là. Từ năm 2001 đến năm 2005 đã xảy ra 2 trận lũ
quét làm hư hỏng 40 công trình thuỷ lợi, vùi lấp tuyến đường Hùng lợi đi
Trung Minh, Công Đa. Nhiều diện tích đất ruộng và soi bãi bị đất đá vùi lấp
hoặc cuốn trôi, hệ thống đường điện bị hư hỏng nặng, gây mất điện nhiều
ngày cho vùng ATK.
Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do việc khai thác tài nguyên
rừng và khoáng sản chưa thực sự gắn liền với đầu tư phục hồi kịp thời nhằm
đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Diện tích đất lâm nghiệp của
huyện trong những năm qua tăng mạnh, nhưng chất lượng rừng còn thấp, khả
năng phòng hộ chưa đáp ứng yêu cầu.
- Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai
thác các nguồn lợi tự nhiên đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội thì
việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng và cao hơn nữa
mức độ khai thác đầu tư nhằm đảm bảo phát triển bền vững là điều cần được
đặc biệt quan tâm.
2.4. Phát triển kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trong trong cơ cấu kinh tế của
huyện; trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng: Chuyển đổi
mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống có năng xuất chất lượng
tốt vào sản xuất, dần dần hình thành các vùng chuyên canh tập trung mang tính
chất hàng hoá; đảm bảo an ninh lương thực, đời sống nhân dân từng bước được
cải thiện và nâng cao; cơ sở hạ tầng ở nông thôn được đầu tư nâng cấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- Về trồng trọt; Năm 2009 phấn đấu gieo cấy 10.128,8ha lúa; năng suất
bình quân đạt 59,4tạ/ha; sản lượng đạt 60.464,8 tấn (Vụ xuân gieo cấy
4.600,4ha lúa, năng xuất bình quân đạt 59,67 tạ/ha; sản lượng 27.453,84 tấn;
vụ mùa gieo cấy 5.578,4ha lúa, năng xuất bình quân ước đạt 59,2 tạ/; sản
lượng 33.010 tấn) và trồng 2.468,3ha ngô, năng suất bình quân đạt 45,9tạ/ha;
sản lượng 11.321,8 tấn. Tổng sản lượng lương thực (thóc, ngô) năm 2009 ước
đạt 71.786,6 tấn (lúa 60.464,8 tấn, ngô 11.321,8tấn); bình quân lương thực
đạt trên 450kg/người/năm.
- Về chăn nuôi: Thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật về giống, thức ăn, thú y... vào sản xuất; khuyến khích phát triển chăn
nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư
theo phương thức chăn nuôi công nghiệp với giống vật nuôi có năng xuất cao,
phù hợp với thị trường với quy mô nuôi từ 50-100 con lợn/lứa, góp phần tích
cực thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của từng hộ gia đình. Đàn gia súc gia
cầm trên địa bàn huyện ổn định và phát triển; tổng đàn trâu hiện có 29.238
con, đàn bò 14.4227 con đàn lợn 96.418 con, đàn gia cầm 1.023.711 con [43].
Những kết quả đã đạt được về phát triển sản xuất nông nghiệp đã khẳng
định vai trò và sự nỗ lực về nhiều mặt của dân các dân tộc huyện Yên Sơn.
Tuy nhiên, với xu hướng công nghiệp hóa nên cơ cấu kinh tế của huyện từ
2001 – 2005 có sự thay đổi rõ rệt, được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
(Nguồn số liệu: Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Sơn lần thứ XIX; lần thứ XX)
Ngành kinh tế Huyện Yên Sơn
Năm 2001 Năm 2005
1. Nông lâm ngư nghiệp 51,58 42,80
2.Công nghiệp – xây dựng 19,63 38,90
3.Dịch vụ – thương mại- du lịch 28,79 18,30
Tổng số 100,00 100,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
2.5. Đánh giá chung
a. Những thuận lợi: Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các
nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường huyện Yên Sơn có nhiều tiềm
năng cho phát triển các nghành kinh tế – xã hội trong những năm tới:
- Có nguồn tài nguyên đất, rừng và thuận lợi về giao thông nên có điều
kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng: Nông – lâm nghiệp – công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ và du lịch.
- Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát
triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng đa dạng để
phát triển mạnh công nghiệp chế biến, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá.
- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và có
nhiều điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến.
b. Những khó khăn, hạn chế: Diện tích tự nhiên có trên 3/4 là đồi núi,
nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (xuất phát điểm của nền kinh tế thấp), đặc
biệt là trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông,
thuỷ lợi..). Vì vậy cần có sự đầu tư thích đáng.
- Địa hình của huyện chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng bất
lợi của điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lũ quét) gây khó khăn cho sản xuất, sinh
hoạt của người dân, tốn kém trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản có nhiều loại nhưng phần lớn các mỏ có
trữ lượng nhỏ, phân bố giải rác không thuận lợi cho đầu tư khai thác và chế
biến ở quy mô lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Để tìm hiểu về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở huyện Yên Sơn – Tuyên
Quang, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số thảm cỏ, các loài cây cỏ tự nhiên
và cây trồng đang được người dân địa phương sử dụng làn thức ăn cho gia súc.
Ở tất cả các điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra về thành phần
loài, dạng sống, năng suất, chất lượng của một số loài chính, một số loài ưu
thế. Thống kê các loài cây, cỏ trồng có thể dùng làm thức ăn gia súc, tìm hiểu
một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài tiêu biểu, phân tích một số
chỉ tiêu hoá học, để từ đó có thể rút ra kết luận về xu hướng phát triển cây
thức ăn gia súc trong một số mô hình chăn nuôi và đề xuất đưa vào sử dụng
các loài và các thảm cỏ.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dùng các phương pháp sau:
3.2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
Chúng tôi tập trung nghiên cứu một số điểm điển hình về trồng trọt, chăn
nuôi của huyện, nơi có thảm cỏ và mô hình chăn nuôi đặc trưng. Qua các thông
tin do lãnh đạo UBND huyện Yên Sơn, cán bộ phòng khuyến nông huyện cung
cấp và khảo sát thực tế, chúng tôi đã xác định được 3 điểm: Xã Hoàng Khai với
khu vực quanh trại bò Hoàng Khai, xã Mỹ Bằng với trại bò Quyết Thắng và
đặc biệt trú trọng tìm hiểu tại xã Phú Lâm – là trọng điểm trồng trọt, chăn nuôi
của huyện với trại bò Phú Lâm (nay đã bán lại cho công ty Vinamilk).
3.2.1.1 Lập tuyến điều tra: Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra
làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, mức độ sử dụng
khác nhau, để xác định các sinh cảnh chính cần điều tra, đánh giá và thu mẫu.
Trên các tuyến điều tra sẽ làm các ô tiêu chuẩn, mỗi điểm nghiên cứu làm 4 ô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
3.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn: Để thống kê thành
phần loài, đánh giá vai trò từng loài trong quần xã, nghiên cứu về năng suất,
chất lượng của các loài cỏ (theo mẫu phiếu mô tả các quần xã cỏ). Chúng tôi
lấy các mẫu cỏ phần trên mặt đất, cắt sát đất để phân tích với ô tiêu chuẩn có
kích thước 1m2, ở mỗi điểm nghiên cứu lấy 4 ô.
3.2.1.3 Phƣơng pháp điều tra trong dân
+ Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Loài cỏ trồng, tên Việt Nam,
diện tích trồng, chăm sóc, thu hoạch, năng suất/ha, đặc điểm loại đất trồng, bộ
phận sử dụng, hình thức khi sử dụng, giá bán…
+ Gửi phiếu điều tra.
+ Trực tiếp phỏng vấn dân địa phương, tập trung chủ yếu vào phỏng
vấn các hộ trồng cỏ, nuôi trâu, bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Mẫu phiếu điều tra:
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ TRỔNG CỎ NUÔI BÒ
Họ và tên chủ hộ: …………………………………………… ………………...
Địa chỉ: …………………………………………… ……………………………
Điện thoại: .………………………………………………………………………
1. Thời gian bắt đầu chăn nuôi bò (trâu): Số lượng ban đầu:
2. Số lượng đàn hiện tại:
3. Biến động về số lượng, nguyên nhân:….………………………….………………
.………………………………………………………………………….……………
…….………………………………………………………………………….………
4. Giá trị kinh tế của đàn bò, lợi nhuận thu được:
.………………………………………………………………………….……………
…….………………………………………………………………………….………
5. Chế độ cho ăn:
.………………………………………………………………………….……………
…….………………………………………………………………………….………
Tên cỏ trồng: Thời gian bắt đầu trồng: Diện tích:
Phân bố:
Đặc điểm địa hình bãi cỏ trồng:
Loại đất Giá trị dinh dưỡng của đất:
Thời gian cắt lứa đầu: Năng suất: Số ngày:
Thời gian cắt lứa 2: Năng suất: Số ngày:
Thời gian cắt trung bình mỗi lứa: Năng suất trung bình:
Chăm sóc: …………………………………………………………….………………
….………………………………………………..……………………………………
…………………………….………………………Mức phí cho việc chăm sóc/năm:
Số lứa cắt trung bình/năm:
Khả năng phục vụ nhu cầu chăn nuôi:
Khối lượng thừa (thiếu) so với nhu cầu/năm:
Giá bán: ………………vnđ/kg Giá trị kinh tế:
7. Cây thức ăn khác
.………………………………………………………………………….……………
…….………………………………………………………………………….………
………….………………………………………………………………………….…
Chủ hộ Người điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
3.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Mẫu thực vật thu được đem về giám định tên khoa học và phân tích
trong phòng thí nghiệm.
3.2.2.1. Xác định tên khoa học của mẫu thực vật: Chúng tôi sử dụng
khoá phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001,
2003, 2005) [5], Lê Khả Kế (1969, 1975) [22], Phạm Hoàng Hộ (1993) [19]
và một số tài liệu liên quan đến phân loại.
3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất: Theo phương pháp của Hoàng Chung
(2006) [13]. Chúng tôi cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng được
tại mỗi điểm nghiên cứu. Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2
phần: Phần tươi và phần chết. Phần tươi được phân chia theo các nhóm: Hoà
thảo, cây Họ đậu, cây Thuộc thảo, cây bụi nói chung, dương xỉ, …sau đó cân
và sấy khô, cân khô và tính giá trị trung bình. Phần khô và phần chưa hoàn
toàn mục nằm trên mặt đất thuộc phần chết chung.
Chúng tôi tiến hành tại phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật
trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
3.2.2.3. Đánh giá chất lƣợng cỏ: Chúng tôi lấy thân, lá bánh tẻ của
một số loài cỏ ưu thế của từng điểm nghiên cứu để phân tích. Đối với cỏ trồng
lấy tại mỗi bãi cỏ nghiên cứu 5 mẫu thân lá tại 5 điểm khác nhau, để lẫn lộn
và đem phân tích.
Chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu nước, vật chất khô, hàm
lượng prôtêin, đường và chất xơ tại Viện Khoa Học sự sống - Đại Học Thái
Nguyên và Phòng phân tích TAGS & SPCN - VILAS - Viện chăn nuôi.
Phƣơng pháp:
a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ [31]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
- Nội dung:
Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng mẫu không đổi và xác
định sự thay đổi khối lượng trong quá trình sấy.
- Dụng cụ:
+ Cân phân tích đến độ chính xác đến + 0.0001 gam.
+ Tủ sấy điều chính được nhiệt độ + 10C.
+ Hộp nhôm + nắp có đường kính 65mm, cao 30mm.
+ Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm.
- Các bƣớc tiến hành:
Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050C trong vòng 30 phút, sau để
nguội trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0.0001 gam.
Nếu cỏ sau khi lấy về cân tươi, sau đó phơi khô trong phòng thí nghiệm
rồi cân, gọi đây là trạng thái khô không khí.
Cân vào hộp nhôm 5g mẫu ở trạng thái khô không khí với độ chính xác
0.0001g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ
sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C (+ 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ
sấy đạt 1050C (Chú ý: Thời gian để đạt được nhiệt độ 1050C tình từ lúc bắt
đầu cho hộp nhôm vào sấy không vượt quá 30 phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng
ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội
đem cân bằng cân phân tích. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được coi là
lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô.
- Tính toán lƣợng vật chất khô trong mẫu phân tích (S): Được tính
theo công thức phần trăm (%):
1 100
m
S
m
(3.1)
Trong đó: S là lượng vật chất khô trong mẫu (%).
m1 là khối lượng mẫu sau khi sấy ở 105
0
C.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
m là khối lượng mẫu trước khi sấy ở 1050C.
b. Xác định hàm lượng nước trong cỏ:
Hàm lượng nước = 100% - vật chất khô (%) (3.2)
c, Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ theo Heenerberg –
Stohmann [32]:
Chất xơ được coi là tổng hợp của nhi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 171LV09_SP_SinhthaihocMaiHoangDat.pdf