Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội: 1 Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2 Lời mở đầu Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trái đất. Đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, và là yếu tố hàng đầu vào rất quan trọng không thể thiếu đươc. Đất đai được sử dụng cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và cho cả cuộc sống con người. Trên thế giới và đối với mỗi một quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên và nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và và việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm để đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nhưng vô cùng quan trọng và quý giá đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng. Để trở thành một thành phố hiện đại xanh sạch đẹp, sử dụng đất đai có hiệu quả cao trong tương lai, nhu ...

pdf96 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2 Lời mở đầu Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật khác trên trái đất. Đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, và là yếu tố hàng đầu vào rất quan trọng không thể thiếu đươc. Đất đai được sử dụng cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và cho cả cuộc sống con người. Trên thế giới và đối với mỗi một quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên và nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và và việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm để đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nhưng vô cùng quan trọng và quý giá đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng. Để trở thành một thành phố hiện đại xanh sạch đẹp, sử dụng đất đai có hiệu quả cao trong tương lai, nhu cầu sử dụng đất đai cho các ngành. Mục đích phát triển Thủ đô, dân cư, xây dựng các cụm Công nghiệp, dịch vụ- du lịch, hạ tầng cơ sở, đất nông - lâm nghiệp. Để chuyển đổi mục đích sử dụng cho mục đích nào đó tăng lên thì mục đích khác sẽ giảm đi bởi vì đất đai ở Thành phố Hà Nội có giới hạn về diện tích. Vì vậy việc bố trí sử dụng đất đai đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng có hiệu quả hơn, một cách hợp lý tạo điều kiện phát triển mọi mặt cho Thành phố là một vấn đề lớn và bức bách, đòi hỏi các nhà quản lý và người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích được giao, bên cạnh đó xác định mục tiêu sử dụng đất trong những năm tới. Để góp phần hoàn thiện hơn về việc sử dụng đất hợp lý, là một sinh viên thực tập tại Sở Địa chính- Nhà đất Hà Nội, em chọn đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của chuyên ngành kinh tế và quản lý địa chính- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Báo cáo đề tài ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận còn có những nội dung sau: 3 Chương I: Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất đai. Chương II: Thực trạng sử dụng đất đai Thành phố Hà Nội hiện nay. Chương III: Một số kiến nghị về tình hình sử dụng đất đối với các cơ quan quản lý cấp trên. Mục tiêu của đề tài này: Kiểm tra, đánh giá thực trạng tiềm năng đất, tình hình sử dụng đất theo kế hoạch và bên cạnh đó chỉ ra được phương án xây dựng đầu tư hợp lý, các loại đất theo các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. 4 Chương I Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất I. Khái niệm và vai trò đất đai. 1. Khái niệm. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Về bản chất, đất đai là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá tr ình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm: Đá, thực vật, động vật, khí hậu và thời gian. Do đất đai có vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi con người và của mỗi quốc gia. Đất đai cùng với các điều kiện là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các vùng kinh tế của đất nước, của mỗi lãnh thổ quốc gia. Đất đai có vị trí cố định và tính giới hạn. Đất đai không thể sản sinh ra mà cùng thời gian đất đai có thể bị mất đi. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. ở Việt Nam việc quản lý đất đai đã được thực hiện ngay trong những ngày đầu giành được độc lập. Theo luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:” Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý gía, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. 2.Vai trò đất đai trong đời sống kinh tế xã hội. đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói đến chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó vì thế đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện sống và sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. 5 Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người.Thông qua các hoạt động khai thác đất đai như trồng trọt, chăn nuôi mà con người có thể làm ra những sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của con người. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có sự tồn tại của con người ngày nay, không có bất kỳ ngành sản xuất nào. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, công trình,công nghiệp, giao thông...Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như gạch ngói, xi măng, gốm sứ...Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân, đất đai có vị trí khác nhau. Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định, là thước đo nguồn lực giàu có của mỗi con người, của mỗi quốc gia, là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính thông qua sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và là nguồn lực cho các mục đích sản xuất và tiêu dùng. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất, khí hậu (môi trường) nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người thông qua quá trình khai thác và sử dụng đất, con người đã tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của mình, làm biến đổi khí hậu đồng thời cũng không ngừng chinh phục được thiên nhiên giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Đất đai có vị trí và vai trò khác nhau trong từng ngành kinh tế quốc dân.Trong ngành công nghiệp, đất đai làm nền tảng, làm địa điểm để tiến hành các hoạt động sản xuất, làm nền móng để xây dựng các nhà máy, công xưởng, kho tàng, bến bãi, các công trình giao thông và các công trình khác đòi hỏi cần có sự cải tạo nó cho hoạt động sản xuất. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, là sự phát triển các ngành khác nhau như xây dựng các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thái các khu dân cư, khu đô thị mới. Đồng thời với nó là sự phát triển ngày càng cao của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu đi lại và sinh hoạt của dân cư. Những nhu cầu này ngày càng tăng làm cho nhu cầu về đất đai các ngành đó cũng tăng theo. 6 Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai trong nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất vật chất vừa là đối tượng lao động. Đất đai không chỉ là chỗ ở, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Vì vậy, dù quá trình sản xuất nông nghiệp hay sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác thì đều là quá trình khai thác hoặc quá trình sử dụng đất. Vì thế, không có đất đai thì các hoạt động khác đều không xảy ra. Vì đất đai có vị trí cố định, không di chuyển được, đất đai không thể sản sinh ra và bị giới hạn bởi vụng hành chính lãnh thổ, quốc gia và theo đặc tính của đất đai, tính hai mặt của đất đai được thể hiện có thể tái tạo nhưng không thể sản sinh ra đất đai. Bên cạnh đó, trong các yếu tố cấu thành môi trường: đất đai, nguồn nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái... thì đất đai đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi, những phá vỡ hệ sinh thái ở vùng nào đó trên trái đất ngoài tác động ảnh hưởng của tự nhiên thì ngày nay con người cũng là nguyên nhân gây nên rất lớn: lũ lụt do phá rừng, canh tác bất hợp lý, đắp sông ngăn đập... Tất cả những việc đó đều ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai có vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Sử dụng đất đai hiệu quả và hợp lý giúp cho đất đai tránh được xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáp ứng cho các hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động nói trên làm thay đổi mục đích sử dụng đất đai mà trong khi đó đất là điều kiện quan trọng nhất của loài người. Bất kỳ một nước nào cũng nắm nắm lấy đất đai để hướng đất đai phục vụ theo yêu cầu của mình. Yêu cầu phải quản lý đất đai một cách đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo được sử dụng hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả. Vì vậy phải tổng hợp đầy đủ các số liệu về đất đai, phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai, thông qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Sử dụng đất đai hiệu quả và đúng pháp luật: Đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bố các nguồn lực sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý lực lượng sản xuất vào khai thác khả năng của đất đai. 7 3. Phân loại đất. Theo Điều 11 Luật Đất đai, toàn bộ đất được phân làm 6 loại. - Đất nông nghiệp bao gồm đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (kể cả các loại đất khác được đưa vào sản xuất nông nghiệp trong năm và đất đã có quy hoạch sử dụng vaò mục đích nông nghiệp). - Đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng đang dùng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp: đất có rừng tự nhiên, đất có rùng trồng và đất ươm cây giống lâm nghiệp. - Đất chuyên dùng: đất được sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp- lâm nghiệp, làm nhà ở gồm: đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất di tích lịch sử- văn hoá, đất quốc phòng an ninh, đất khai thác khoáng sản, đất làm nguyên vật liệu xây dựng, đất làm muối, đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất chuyên dùng khác. - Đất khu dân cư nông thôn là đất phục vụ cho khu dân cư nông thôn: đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. - Đất đô thị là đất phục vụ ở đô thị. - Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá là toàn bộ diện tích đất các loại chưa sử dụng vào mục đích nào. Như vậy trong quá tình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được sự quản lý và sử dụng đất đai tốt nhất, có hiệu quả nhất, tránh lãng phí đất đai có thể xảy ra thì vẫn phải thực hiện các yêu cầu sau. + Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của cả nước đã được phê duyệt đồng thời tuân thủ theo đúng pháp luật, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng đất và các điều kiện kinh tế- xã hội tự nhiên của mỗi địa phương, từng vùng. + Phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đối với từng loại đất đã được quy hoạch, tránh sử dụng đất không đúng khả năng của loại đất đã quy hoạch gây tốn kém, lãng phí đất đai. 8 Để đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Việc bố trí các công trình công cộng, khu giao thông, đất ở, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải được bố trí vào các vị trí thuận lợi nhất phục vụ yêu cầu của người dân. + Sử dụng tiết kiệm đất đai, có hiệu quả đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không thể di chuyển, sản sinh thêm được. Vì vậy phải sử dụng đất cần hết sức tiết kiệm, gây thất thoát phá huỷ đất đai.Đặc biệt hạn chế việc chuyển đổi mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sang loại đất khác. Vì đất nông nghiệp đâu phải chỗ nào cũng tốt, cũng có thể sản xuất nông nghiệp được thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng hạn chế việc chuyển đất lâm nghiệp sang loại đất khác đặc biệt là đất có rừng, tránh tình trạng phá huỷ rừng gây xói mòn đất đai. Phải chú ý đến cải tạo, bảo vệ môi trường. Khi sử dụng đất, ta cần bồi dưỡng, cải tạo môi trường trong sạch, nâng cao canh tác thâm canh đất đai, hướng sự phát triển bền vững của đất đai. II. Nội dung quản lý sử dụng đất 1. Nắm vững tình hình sử dụng đất đai a. Điều tra, khảo sát, đánh giá và phân hạng đất - Để sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả sử dụng cao thì cần nắm được toàn bộ vốn đất về số lượng, chất lượng đất đai. Từ đó phát hiện được năng lực sử dụng đất đai, tiêu chuẩn hoá các loại đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Điều tra, khảo sát là biện pháp đầu tiên phải thực hiện trong công tác quản lý đất đai. Thực hiện tốt công việc này giúp cho ta nắm được số lượng phân bố, cơ cấu, chủng loại đất đai. Đây là công việc bắt buộc đã được quy định rõ trong điều 13, 14, 15 của luật đất đai. Việc điều tra, khảo sát đất đai tuỳ thuộc vào nội dung sử dụng của đất đai. Điều tra hiện trạng sử dụng đất được tiến hành theo quy định của pháp luật trên đơn vị của xã phường, thông qua đó biết được diện tích, hiện trạng phân bố sử dụng đất. Dựa trên tình hình sử dụng đất thông qua địa bạ xác định được vị trí, gianh giới, diện tích và mục đích sử dụng từng loại đất. Xác định chủ sử dụng đất là ai. Bên cạnh đó, trên cơ sở đăng ký biến động đất đai, thu thập xử lý các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế của đất: Thổ nhưỡng, thảm thực vật, khí tượng, thuỷ văn, địa chất. Vị trí của 9 khu vực về điều kiện giao thông, vị trí thuận lợi sử dụng các công trình công cộng... từ đó phân bố đất đai sử dụng hiệu quả cao. - Phân hạng đất và đánh giá đất: Theo Nghị định 73/CP ngày 25/10/1993, Nhà nước quy định phân hạng đất theo 5 tiêu chuẩn sau: + Độ phì nhiêu của đất. + Vị trí của mảnh đất. + Địa hình. + Khí hậu. + Điều kiện tưới tiêu. Cây hàng năm: 6 hạng đất. Cây lâu năm: 5 hạng đất. Dựa trên hạng đất Nhà nước quy định để tính giá trị của đất, xác định được mức thuế của đất. Giá trị của đất đai được hiểu là giá trị hiện hành của các luồng thu nhập mang lại từ đất đai đó. Giá đất sẽ phụ thuộc vào mục đích có thể sử dụng và mang lại từ hoạt động đó đặc biệt là vị trí và sự thuận lợi của lô đất. Thông thường giá trị cao nhất tại trung tâm kinh doanh của thành phố, càng ra xa trung tâm giá trị càng thấp. Ngoài ra, giá đất còn phụ thuộc rất lớn vào quan hệ cung cầu. Đối với các thành phố có các hoạt động kinh tế sầm uất, có tốc độ tăng dân số cao thì giá đất cũng cao. Giá đất được sử dụng chung cho việc tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất khi giao đất, thu tiền cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi Nhà nước giao đất, đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Là cơ sở cho quá trình cải cách chế độ sử dụng đất và thúc đẩy thị trường đất đai phát triển lành mạnh. b. Thống kê đất đai Là chế độ điều tra, tập hợp phân tích về số lượng, chất lượng đất. Tình trạng phân bố sử dụng đất và quyền sử dụng đất, cung cấp các nhiên liệu thống kê cho các cơ 10 quan quản lý nhà đất. Là công tác quan trọng nhằm xác định, nắm vững được tình hình biến động đất đai trong các giai đoạn, các thời kỳ để cung cấp các thông tin cần thiết về biến động sử dụng đất đai, giúp công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cũng như công tác quản lý khác tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. c. Đăng ký đất đai Là biện pháp có tính pháp luật mà Nhà nước dùng để xác định được quyển sở hữu, quyền sử dụng đất cũng như để tiến hành theo luật định việc xin phép cấp đất, giao đất, thẩm tra ghi sổ đăng ký và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giúp cho Nhà nước nắm vững được quỹ đất đai, tình hình biến động về đất đai, từ đó làm cơ sở để phân bổ đất đai một cách hợp lý. Giúp cho việc chứng nhận quyền sử dụng đất đúng mục đích phân bố. Trên cơ sở đó, phát hiện được việc sử dụng đất đai sai trái trong quá trình sử dụng. Giúp Nhà nước nắm vững được tỷ lệ chiếm hữu và sử dụng đất đai của từng thành phần, từng ngành kinh tế. d. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Là chứng từ pháp lý xác định hợp pháp quyền sử dụng đất giữa Nhà nước với người được giao đất. Thông qua việc nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các quyền sử dụng đất của mình mà Nhà nước đã quy định: Chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, góp vốn liên doanh. Các quyền này chỉ được thực hiện trong thời gian giao đất và phải đúng mục đích sử dụng được giao. Trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể yên tâm đầu tư thâm canh đất đai tạo cho hệ số sử dụng đất cao hơn, hiệu quả hơn. 2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phân phối đất đai a. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch đất đai là một bộ phận của quy hoạch không gian có mục tiêu trọng tâm là nghiên cứu vấn đề về phát triển và quy hoạch xây dựng đất đai, các điểm dân cư. Quy hoạch đất đai có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhằm 11 giải quyết tổng hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và nghỉ ngơi giải trí của nhân dân, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước thể hiện đồng thời về kinh tế, kỹ thuật, pháp chế. Việc tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường. - Quy hoạch đất đai là loại văn bản có tính pháp lý cao nhất bắt buộc các đối tượng sử dụng phải tuân thủ, chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Do đó, Nhà nước có cơ sở để quản lý về đất đai và nhà ở, giải quyết các tranh chấp, vướng mắc của các đối tượng sử dụng. - Quy hoạch giúp Nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai làm cơ sở để Nhà nước tiến hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đầu tư pháp triển sản xuất. Thông qua đó Nhà nước có thể dễ dàng kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng, xây dựng đất đai, ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí, bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích. - Quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý: Lợi ích là công cụ điều hoà các mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đai, xây dựng nhà ở. Quy hoạch đất đai và nhà ở dựa trên sự phát triển hài hoà của cả cộng đồng, không vì mục đích riêng lẻ của cá nhân này mà làm ảnh hưởng đến mục đích của cá nhân khác, đẩy lùi sự phát triển của cả cộng đồng. Quy hoạch đất đai và nhà ở là một phương tiện đặc biệt được cấu thành bằng luật pháp để hướng việc sử dụng đất đai, xây dựng nhà ở vào các mục tiêu làm tăng lợi ích của cả cộng đồng. Trên cơ sở đất đai, nhà ở đã được phân hạng, Nhà nước bố trí sắp xếp các loại đất đai và nhà ở cho các đối tượng quản lý và sử dụng. Do đứng trên phương diện lợi ích tổng thể của cả cộng đồng nên việc bố trí sắp xếp này sẽ hợp lý hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, sẽ sử dụng tiết kiệm được các yếu tố đất đai phù hợp với các điều kiện thực tế của các nguồn lực. Mặt khác, khi có quy hoạch đất đai và nhà ở, các đối tượng sử dụng, quản lý, sở hữu đất đai và nhà ở sẽ hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền trên mảnh đất của họ. Do đó, họ sẽ yên tâm đầu tư các phương tiện cần thiết để khai thác triệt để các lợi ích từ phần đất 12 của mình dẫn đến hiệu quả sử dụng đất được nâng lên. Quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất đai hợp lý. Thông qua công tác quy hoạch các thông tin về các loại đất đai được thu thập xử lý, tổng hợp và được thể hiện trên bản đồ quy hoạch. Những thông tin này có thể là loại đất, quy mô của các chủ sử dụng, mục đích sử dụng của từng thửa đất (quy hoạch đất đai cấp xã thể hiện rõ thông tin này). Từ đó cơ quan tài chính có thể dựa vào các thông tin này để tiến hành định giá đất, xác định mức thuế của từng hộ sử dụng phải nộp (vì thuế suất đối với từng mục đích sử dụng là khác nhau). b. Về giao đất Là việc Nhà nước đem quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước giao cho chủ sử dụng đất trong một niên hạn nhất định và chủ sử dụng đất phải thực hiện trả tiền hoặc không trả tiền tuỳ theo quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất. Dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để tiến hành giao đất. Dựa vào yêu cầu sử dụng đất đã được ghi trong luận chứng kinh tế kỹ thuật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp duyệt, chấp thuận bằngvăn bản về địa điểm, diện tích hoặc đơn xin giao đất. Các tổ chức sử dụng đất được giao theo đúng mục đích, yêu cầu trong luận chứng kỹ thuật. c. Cho thuê đất Người có quyền sử dụng đất cho thuê quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định. Tạo điều kiện cho người có đất nhưng chưa hoặc không sử dụng đến đem cho thuê và sử dụng theo đúng mục đích được giao. d. Về chuyển quyền sử dụng đất Chuyển quyền sử dụng đất được hiểu là việc có quyền sử dụng đất hợp pháp chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người khác, tuân theo các quy định của Bộ Luật Dân sự và pháp luật về đất đai. Công tác quản lý đất đai phải thường xuyên nắm bắt, cập nhật được các biến động về chủ sở hữu để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng. Mặt khác, tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý đất đai được điều chỉnh kịp thời chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác quản lý chuyển quyền sử dụng đất 13 sẽ ngăn chặn được tình trạng lợi dụng quyền tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các hành vi đầu cơ, buôn bán đất đai kiếm lời, tăng cường các nguồn thu tài chính thích đáng đối với các hoạt động buôn bán, kinh doanh đất đai. Theo quy định của Luật đất đai và Bộ Luật Dân sự thì chuyển quyền sử dụng đất gồm: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn kinh doanh quyền sử dụng đất. e. Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển đất đai đô thị, Nhà nước có quyền thu hồi phần diện tích đất đai đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch xây dựng phát triển. Đối tượng được đền bù thiệt hại khi thu hồi đất bao gồm: Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp; các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đang sử dụng đất hợp pháp và đã nộp tiền sử dụng đất mà tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách nhà nước. Ngoài ra, còn một số trường hợp khi bị thu hồi đất tuy không được hưởng tiền đền bù thiệt hại về đất nhưng được hưởng đền bù thiệt hại về tài sản và trợ cấp vốn hoặc xem xét cấp đất mới. Với quỹ đất có hạn trong khi xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều, bên cạnh đó tình hình sử dụng đất còn thiếu hiệu quả chưa theo đúng quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước và thực trạng của việc đền bù đất khi thu hồi để giao đất sử dụng vào mục đích khác. Ta nhận thấy công tác đền bù đất chính là giải pháp để sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả theo đúng yêu cầu và quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nó góp phần làm tăng quỹ đất đưa vào sử dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất. Với quan điểm đền bù đất theo đúng quy hoạch tổng thể của Nhà nước và kế hoạch của từng dự án được phê duyệt từ đó đảm bảo sử dụng quỹ đất đai hợp lý, hiệu quả tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, người dân ổn định sản xuất, mở rộng quỹ đất canh tác, giảm diện tích chưa sử dụng đến mức thấp nhất. Trường hợp đất bị thu hồi được quy định ở điều 26 Luật Đất đai năm1993. Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp: - Tổ chức, cá nhân bị giải thể, phá sản hoặc chuyển đi nơi khác. - Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước. 14 - Đất không sử dụng trong 12 tháng liền. - Người sử dụng đất không thực hiện đúng nghĩa vụ của Nhà nước. - Đất sử dụng không đúng mục đích. - Đất được giao không đúng thẩm quyền. Đất công ích được quy định trong Điều 45- Luật đất đai năm 1993 như sau: Mỗi xã (phường, thị trấn) được để lại khôngquá 5% quỹ đất nông nghiệp của địa phương để phục vụ nhu cầu công ích của địa phương. Trên cơ sở quỹ đất này mà thực hiện đền bù đất cho người bị thu hồi trên nguyên tắc đền bù đất đúng bằng diện tích đất bị thu hồi, đúng hạng đất, loại đất, mục đích sử dụng và tương ứng với giá trị ban đầu của đất thì tuỳ theo loại đất mà thu thêm tiền sử dụng đất hoặc không thu thêm tiền sử dụng đất phần dư ra. Việc thu hồi đất được dựa trên quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt, các dự án xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Do vậy, việc đền bù đất cũng được dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể của đất nước, của địa phương, mỗi khu vực nên đền bù đất đai khi thu hồi đất là một cách tốt để sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn. Quỹ đất của chúng ta là có giới hạn, rất đa dạng cho vấn đề sử dụng nhất là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Do đó, khi thu hồi đất cần phải cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ trên cơ sở quỹ đất hiện có. Thu hồi đất và thực hiện đền bù sẽ giúp Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra vấn đề sử dụng đất đai. Dựa trên nguyên tắc đất sử dụng đúng mục đích, có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính Phủ thì khi Nhà nước thu hồi đất mới được đền bù đất. Như vậy, đất không đủ giấy tờ hợp lệ thì Nhà nước có thể lấy lại phần đất đó mà không cần bồi thường thiệt hại. Mặt khác, hiện nay vấn đề sử dụng đất đai sai mục đích còn xảy ra ở nhiều nơi. Do đó, khi đền bù đất thì phần đất đó được sử dụng theo đúng mục đích của nhà nước và Nhà nước có thể dễ dàng quản lý đất đai. Điều này giúp sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn. 3. Ban hành các chính sách và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đai a. Ban hành các chủ trương chính sách 15 Để điều chỉnh hành vi, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thì hệ thống văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng. Điều 17 và Điều 18 Hiến pháp năm 1992 khẳng định lại nguyên tắc ”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý...”. Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Việc ban hành các chính sách mới ra đời có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu về đất đai, ngoài ra nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi của người sử dụng đất. Vì vậy, vấn đề ban hành các văn bản, các chủ trương chính sách làm sao cho hợp lý, hiệu quả và cần thiết. b. Xây dựng cơ sở hạ tầng khi sử dụng đất đai Tổ chức, cá nhân phải xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất được nhà nước giao theo đúng quy hoạch và dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng quỹ đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và việc giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo dự án các đô thị do Thủ tướng Chính phủ quy định. Luật pháp là công cụ tạo điều kiện cho công cụ quản lý khác, các chế độ chính sách của Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn thông qua việc giám sát, kiểm tra, khen thưởng, công cụ pháp luật với chức năng xử lý điều chỉnh sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 1. Thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất. Trong quá trình sử dụng đất đai, các tổ chức không tránh khỏi những sai phạm do mục đích tư lợi từ cá nhân..... Vì vậy, để phát hiện những vi phạm, những bất hợp lý trong sử dụng đất đai, thực hiện pháp luật về đất đai thông qua thanh tra, kiểm tra giám sát, khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Căn cứ vào pháp luật và chính sách hiện hành cần xử lý các trường hợp vi phạm, giải quyết tốt các vấn đề này..... 16 Chương II Thực trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội hiện nay I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Thành phố Hà Nội. 1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường. 1.1. Điều kiện tự nhiên. a. Vài nét về lịch sử Hà Nội. Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, đã tồn tại gần một nghìn năm tuổi. Chiếu dời đô từ Hoa Lư- Ninh Bình về Đại La của Lý Thái Tổ (1010- 1028) có viết” Đất Thăng Long nằm giữa đồng bằng đông dân, trù phú, lại ở đầu mối giao thông trọng yếu, là nơi hội tụ và toả rộng của mạng lưới giao thông, là vị trí chính giữa Bắc- Nam-Đông- Tây, chỗ hội tụ của bốn phương ”. Trong suốt quá trình lịch sử phát triển, về mặt địa lý, thường thì Hà Nội gồm hai khu vực: nội thành và ngoại thành. Quy mô cả về nội thành và ngoại thành đều thay đổi tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của từng thời kỳ. Có thời gian đầu của thế kỷ XIX, nhà Nguyễn dời đô vào Huế, Hà Nội chỉ còn là một tỉnh gồm bốn Phủ và 15 huyện. Từ năm 1888 đến năm 1899 khi thực dân Pháp lấy Hà Nội làm trung tâm thì Hà Nội không có ngoại thành. Ngày 20/4/1961 Nghị quyết của Quốc hội và quyết định số 78/CP ngày 31/5/1961 của Hội Đồng Chính Phủ mở rộng Thành phố Hà Nội thêm một phần diện tích của các Tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Hưng Yên tạo thành 4 Quận và Huyện: Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI ngày 29/12/1978, Quyế định Hà Nội được mở thêm các Huyện: Mê Linh, Sóc Sơn(Thuộc Vĩnh Phú) hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Vì,Thị xã Sơn Tây và một số xã của các Huyện Chương 17 Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín của Tỉnh Hà Sơn Bình, nâng ngoại thành lên 12 Huyện, thị xã với tổng diện tích tự nhiên là 2.131,5km2; diện tích đất nông nghiệp 107,423 ha. Dân số 2.450.600 người, dân số nông nghiệp 1.277.000 người chiếm 52,1%. Năm 1991, do yêu cầu tập trung điều tra, yêu cầu tập trung đầu tư và tăng cường quản lý và phát triển thủ đô, Hà nội được điều chỉnh lại quy mô còn 4 Quận và 5 huyện với diện tích tự nhiên 927,4 km2, gồm 84 phường, 12 thị trấn và 128 xã. Căn cứ thực trạng và yêu cầu đô thị hoá, ngày 28/10/1995 Chính Phủ có Nghị định số 69/CP về việc thành lập Quận Tây Hồ, ngày 22/11/1996 có Nghị định số 74/CP, về việc thành lập Quận Thanh Xuân và Quận Cầu Giấy. Do đó, hiện nay b. Vị trí địa lý. Thành phố Hà nội có 7 quận và 5 huyện. Bảy Quận gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, 5 Huyện gồm: Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Đông Anh, Từ Liêm. Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong khoảng toạ độ địa lý từ 20 độ 54 phút vĩ độ Bắc, từ 105 độ 42 phút đến 106 độ 00 phút kinh độ đông, phía Bắc giáp tỉnh bắc Giang, Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà tây, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc. Vị trí này rất thuận lợi do ở giữa đồng bằng đông dân, trù phú có các đầu mối giao thông trọng yếu, là nơi quy tụ và toả rộng của các mạng lưới giao thông, là vị trí chính giữa Bắc- Nam- Đông – Tây, chỗ hội tụ của bốn phương. Hà Nội có diện tích 927,40km2, khoảng cách từ Bắc xuống Nam dài trên 50 km và từ Tây sang Đông gần 30 km, bao gồm 7 quận nội thành có 102 phường với 82,78 km2, chiếm 9,14 % diện tích toàn thành phố và 5 huyên ngoại thành có 118 xã và 8 thị trấn với diện tích là 844,61 km2 chiếm 90.86% diện tích toàn thành phố. Từ Hà Nội có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện. Về hàng không, có sân bay Quốc tế Nội Bài (Thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km). Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường sắt liên vận quốc tế sang Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi các nước khác. Về đường bộ và đường thuỷ, Hà Nội cũng là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. 18 Hà Nội là” trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và giao dịch quốc tế lớn của cả nước“, với hàng nghìn cơ quan, trụ sở trung tâm thương mại, ngoại giao, cơ sở công nghiệp quan trọng, nhiều ngành nghề truyền thống, trên 30 trường đại học và cao đẳng, trên 80 viện nghiên cứu khoa học và nhiều trường đào tạo công nhân kỹ thuật. c. Về địa hình, địa mạo. Nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, độ cao trung bình 5-20 m so với mực nước biển. Khu vực đồi núi phía bắc và tây Bắc của huyện sóc Sơn có độ cao 20- 400 m với đỉnh cao nhất là núi Chân chim 462 m. Nhìn chung địa hình thấp đần từ Bắc xuống Nam và tư Đông sang Tây. - Các vùng địa hình: +Vùng đồi núi độ dốc trên 80, cao trung bình 50-100m gồm hai tiểu vùng núi và tiểu vùng đồi. + Vùng đồng bằng cao trung bình 4-10m gồm 3 tiểu vùng: tiểu vùng thềm tích tụ, tiểu vùng đồng bằng tích tụ và tiểu vùng bồi tích sông hiện đại hay có thể hiểu là bãi bồi ngoài đê. - Vùng núi đồi chỉ thích hợp cho việc phát triển các cây trồng lâm nghiệp. Vùng Đồng bằng có thể phát triển các cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp. Do cấu tạo địa chất nên phía Tây quốc lộ I, đất có khả năng chịu rét tốt, phía Nam nền đất yếu hơn nên xây dựng nền móng cho các công trình cũng tốn kém hơn. d. Khí hậu. Nhiệt đới gió mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Các tháng 4;10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Nhiệt độ trung bình năm 23,9 độ. Nắng trung bình năm 1.640 giờ. Bức xạ mặt trời trung bình 4.272 kcal/m2/tháng. Lượng mưa trung bình năm 1.600- 1.700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm 938mm. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 80-88%. Trong năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5-7 cơn bão. Bão mạnh nhất lên 19 tới cấp 9, cấp 10 làm đổ cây cối, gây thiệt hại lớn chio mùa màng. Bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao đe doạ không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống người dân. Do chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa nên khí hậu Hà Nội biến động thất thường ảnh hưởng sâu sắc tới mùa vụ trong sản xuât nông nghiệp và cả quá trình sinh trưởng của các loại cây trồng. Hà Nội có mùa đông lạnh và khô nhưng chỉ trong thời gian ngắn đầu mùa đông, đầu mùa xuân nhiệt độ không khí đã ấm lên, có mưa phùn và độ ẩm cao, phù hợp với các loại cây rau, quả ôn đới phát triển. Nếu đảm bảo các điều kiện vật tư, kỹ thuật có thể phát triển cây vụ đông rải rác trên diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội. e. Thuỷ văn. * Mạng lưới thuỷ văn: + Hệ thống sông ngòi: khá dày đặc, có mật độ 0,5 km/km2 các sông lớn. Sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu... + Hồ, đầm: Có nhiều hồ, đầm tư nhiên với diện tích hiện nay còn khoảng 3600 ha. Các hồ, đầm lớn có: Hồ Tây(500 ha), hồ Bảy mẫu, hồ Hoàn Kiếm, hồ Linh Đàm, đầm vân Trì... * Chế độ thuỷ văn. Các sông ở Hà Nội có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5. + Đặc điểm thuỷ chế của một số sông lớn: Sông Hồng: Lưu lượng nước trung bình khoảng 1,220*109m3 trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990 m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s) trong khi đó mức nước trung bình của năm là 5,3m với lưu lượng 2.309 m3/s. Nước lũ của sông Hồng là một hiểm hoạ đối với người sản xuất nông nghiệp. Trong mùa lũ nước sông Hồng lên rất to, có nơi mặt sông rộng 2-3 km, mực nước cao hơn mặt rưộng khoảng 6-7m. Vào mùa nước cạn, mực nước trung bình là 3,06 m với lưu lượng 927 m3/s. 20 Sông Cầu: Mực nước trong mùa lũ từ 3-5m vào mùa cạn mực nước xuống thấp hơn mặt ruộng. Sông Nhuệ: Lưu lượng ở đầu nguồn từ 26-150m3/s, mực nước ở hạ lưu đập Hà Đông từ 4,5 m-5,2m. + Các hồ đầm: Phần lớn các hồ, đầm trong nội thành là hồ tù, đọng bùn lâu ngày, nước mưa và nước thải sinh hoạt không được làm sạch từ thành phố chảy vào hồ. 1.2. Các nguồn tài nguyên. a. Tài nguyên đất. Toàn thành phố có 18 loại đất chính. Trong đó: Đất phù sa có diện tích 36.769 ha chiếm 56%, đất bạc màu 16.819 ha chiếm 26%, các loại đất còn lại 12.019 ha chiếm 18%. Nhìn chung các loại đất trong nhóm đất phù sa phân bố khắp nơi trên địa bàn của thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các huyện Từ Liêm, Gia lâm và Thanh Trì được hình thành do phù sa của các sông: Hồng, Đuống và sông Cầu. Nhóm đất bạc màu tập trung chủ yếu ở 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh ven theo các đồi núi thấp, hình thành những giải rộng nhỏ, hẹp, bậc thang, hay dốc thoải. b. Tài nguyên nước. Nguồn mặt nước: có tổng số 19 sông lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước là 32,6 km2 và 3.600 ha ao, hồ, đầm. Với trữ lượng nước mặt rất lớn, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa khô của các sông là 571,3 m2/s (49,36 triệu m3/ngày) dung tích nước của các hồ đạt 10,66 triệu m3. Tuy nhiên nguồn mặt nước chỉ sử dụng được ở một số nơi cho sản xuất còn lại đa dạng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các sông và hồ, đầm trong khu vực nội thành. Mặt khác do tính chất của địa hình dốc thoải, nước mặt lại hoạt động theo mùa nên có ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất Hà Nội như ngập, hạn hán, sụt lở. Nguồn nước ngầm: Có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng nói chung tốt và có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Lượng nước ngầm phổ cập: 123.2.000m3/ ngày đêm, lượng nước đang khai thác sử dụng hiện nay: 538.000 m3/ ngày đêm. 21 c. Tài nguyên rừng Có 6.128 ha đất lâm nghiệp chiếm 6.65% diện tích trong đó chủ yếu là diện tích đất rừng trồng, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn với cá loại cây như: bạch đàn, thông, keo sơn, giò, quế... d. Tài nguyên kháng sản. Nhóm nhiên liệu: có than bùn ở Đông Anh, Sóc Sơn, Đống Đa với trữ lượng C2 ở Đông Anh là 659.661 tấn. Nhóm kim loại quý hiếm: có vàng sa khoáng ở Minh Trí (Sóc Sơn) phân bố kéo dài xấp xỉ 500m với bề rộng 30-50 m, kèm theo là một vành thiếc sa khoáng bậc một có diện tích 2,2 km2. Nhóm vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: gồm có kaolin ở Đông Anh, Sóc Sơn, sét gạch ngói ở Sóc Sơn, Gia Lâm, sét dung dịch ở Đống Đa có trữ lượng 4.060.000 tấn, đá ong khu vực núi Dõm có trữ lượng cấp P2= 2,5 triệu m3, cát xây dựng có ở các mỏ Phủ Lỗ, Hồ Tây, Phù Đổngvà các giải lớn dọc theo sông Hồng. e. Tài nguyên nhân văn. Lịch sử hình thành và phát triển của người Hà Nội bắt đầu từ vài nghìn năm trước. Từ thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, tổ tiên chúng ta đã đến làm ăn sinh sống ở vùng Hà Nội đến đầu thế kỉ 11 khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long- Hà Nội thì quy mô mới được xây dựng. Hình thành khu trung tâm kinh tế -chính trị-văn hoá lớn nhất nước. Là nơi tập trung các danh nhân của đất nước: An Dương Vương (trước Công nguyên), Lý Nam Đế (thế kỷ VI), Ngô Quyền (898-944), Lý Thái Tổ (974-1028)...và đến những năm cuối thế kỷ 20 có một người khi nhắc đến Hà Nội không thể vắng Người đó là Hồ Chủ Tịch. Các danh nhân của Hà Nội không sinh ra ở Hà Nội song tất cả đều được cái nôi của Hà nội nuôi dưỡng, hun đúc mà thành. Chính những con người đó tạo nên cái hào khí Thăng Long - Đông Đô- Hà Nội. Ngày hôm nay, trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá cùng với nhân dân Hà nội đang mở rộng cửa đón bạn bè từ 22 khắp nơi trên thế giới đến thăm và làm việc. Tiếp thu những cái mới nhưng người Hà nội vẫn không mất đi bản sắc dân tộc từ ngàn xưa. 1.3. Cảnh quan môi trường. Hà Nội là thành phố lớn nhiều hồ nước rộng và nhiều công viên và đường phố có cây xanh mát mẻ, tuy chưa phải là “ một thành phố ô nhiễm” nhưng những tồn tại thực tế lại rất đáng lo ngại bởi phạm vi và mức độ ảnh hưởng kể cả đối với môi trường đất, nước và không khí. Mật độ dân số quá cao 2.919 người/km2 chung của thành phố và 16.995 người/ km2 ở khu vực 7 quận nội thành. Chất thải rắn chỉ thu gom được 70-75% tương đương 900-1100 tấn/ngày. Chất thải lỏng 350.000 m3/ngày đêm trong đó 1/3 là rác thải công nghiệp, hầu hết chưa được xử lý trước khi ra khỏi nơi sinh thải. ở những nơi nhà máy có nồng độ bụi trong không khí thường cao hơn 4-14 lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm đất và nước ở nghĩa trang Văn Điển, sạt lở đất ở ven sông...để khẵc phục tình trạng trên cần có một giải pháp như: đóng cửa các bể rác và ngừng đổ lấp ao hồ trong khu trung tâm bằng rác thải. Nạo vét một số sông rạch, cống ngầm và lập đồ án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước thải thành phố về lâu dài. Giải toả các công trình, nhà cửa lấn chiếm hoặc gây ảnh hưởng đến thoat nươc phòng chống lũ của nhiều sông rạch, cầu cống, đê điều, cắm mốc chỉ giới an toàn dọc đê sông Hồng. Bố trí lại một số điểm khai thác cát, sỏi trên sông Hồng. Chuyển việc chôn cất người lên vùng Thanh Tước, Bát Bạt. Có phương án phát triển các khu công nghiệp tập trung mới an toàn về môi trường để chuyển một số cơ sở sản xuất không đảm về an toàn vệ sinh, môi trường ở khu vưc trung tâm hiện nay. 2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế. Biểu số 01: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ Đơn vị tính % Năm 1986-1991 1991-1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2001 Tốc độ tăng trưởng 8 9 12,6 13,4 15 13 12,5 12,6 6,5 10,03 Nguồn: Niên giám thống kê 1986- 2001 Thời kì 1986- 1991 tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 8% và tăng lên gần 9% năm 1991-1992, (tốc độ tăng trưởng của cả nước cùng thời kỳ là 7,2%) và từ năm 23 1993 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội diễn ra như sau: năm 1993 là 12,6%; năm 1994 là 13,4%; năm 1995 là 15%; năm 1996 là 13%; năm 1997 là 12,5%; 1998 là 12,6%; 1999 là 6,5%; năm 2001 là 10,03%. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội giảm dần sau năm 1995 và giảm mạnh vào năm 1999 và sau đó lại tiếp tục tăng đến năm 2001. Nguyên nhân chính là sự thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 1995- 1999 giảm mạnh dặc biệt sau cuộc khủng hoảng khu vực, nhưng đến nay nền kinh tế Hà Nội đang dần phục hồi và đang trên đà phát triển mạnh, GDP năm 2001 là 10,03%. Hiện tại cơ cấu kinh tế chính của Hà Nội là: Thương mại, dịch vụ- công nghiệp, xây dựng- nông lâm nghiệp. Tỷ trọng giữa các khu vực trong GDP biểu hiện ưu thế của những ngành mũi nhọn ở khu vực III: Trong đó: Khu vực I (nông- lâm nghiệp, thuỷ sản) chiếm 2,67%. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) chiếm 40,04%. Khu vực III (dịch vụ, thương mại) chiếm 59,96%. Những năm qua cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã có sự thay đổi theo xu hướng giảm tương đối ở khu vực I và tăng tương đối ở khu vực II trong GDP. Thực tế tăng trưởng kinh tế Hà Nội cho thấy GDP của các khu vực qua các năm đều tăng tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng giữa chúng khác nhau. Tăng nhất ở khu vực II, khu vực III tiếp đến là khu vực I. Nền kinh tế Hà Nội trong những năm qua tăng theo hướng lấy khu vực II làm chủ đạo, then chốt và khu vực III làm mũi nhọn đột phá. Trong những năm qua đã đạt được những thành tựu sau: Ngành nông-lâm nghiệp- thủy sản năm 2001 tạo giá trị sản xuất 1.733,147 tỷ đồng trong đó nông nghiệp tạo ra 1.642,696 tỷ đồng; lâm nghiệp đạt 16,503 tỷ đồng. Trong ngành nông nghiệp trồng trọt vẫn giữ vai trò chính chiếm 65,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi 32,3% còn lại 2% là dịch vụ nông nghiệp. Mặc dù chăn nuôi chưa thành ngành chính trong nông nghiệp nhưng tốc độ phát triển trong những năm qua có sự chuyển dịch: Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và cây công nghiệp, hiện có 100 trang trại phát triển khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tỷ trọng GDP nông nghiệp hàng năm giảm. Năm 1998: 67,7%, năm 1999:14,7%, năm 2000:3,5%, năm 2001: 2,67%. 24 Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Hà Nội phát triển với tốc độ chậm, chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành chưa mạnh, năng suất thấp: Năm 1999 đạt 38,5 tạ/ha, năm 2001 đạt 38,7 tạ/ha và của các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 51,3 tạ/ha. Hiện nay Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, các nhu cầu sử dụng đất ở mọi lĩnh vực đều rất lớn, đặc biệt là trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công nghiệp, nhu cầu do những dự án liên doanh với nước ngoài...Hầu hết các nhu cầu này đều lấy vào đất nông- lâm nghiệp. Chỉ tính riêng đất lúa từ 1995 đến nay đã giảm 2.301ha, trung bình mỗi năm giảm 420ha trong đó số khẩu nông nghiệp vẫn tăng liên tục trung bình 2%/năm. Số lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ ở các huyện ngoại thành ít và mang tính tự phát. Đất nông nghiệp Hà Nội hiện tại 43.612ha. Dự kiến đên 2005 còn lại 38.370ha, năm 2010 còn lại 33.000ha, giảm 10.000ha so với năm 2000, trung bình mỗi năm giảm khoảng 2,3% trong khi đó dân số nông nghiệp vẫn tăng lên khoảng 3,2%/năm đang gây nên sức ép lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng để bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người về nông nghiệp/năm thời kỳ 2002- 2010 là 6-8%/năm. Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp: Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp vào loại lớn nhất ở Bắc Bộ và là khu trung tâm công nghiệp lớin thứ hai của cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh. GDP công nghiệp Hà Nội chiếm 9-10% ngành công nghiệp của cả nước và 35% so với công nghiệp vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tài sản cố định chiếm 30% tài sản cố định của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và 50% vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỷ trọng GDP công nghiệp Hà Nội chiếm hơn 32% toàn thành phố và đang có xu hướng tăng lên, tăng lên từ 29% năm 1991 lên 39,6% năm 2001, bình quân mỗi năm tăng 1%. Giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng tăng 12,6%, đáng chú ý là công nghiệp địa phương có sự chuyển biến mạnh, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,7%. Công nghiệp quốc doanh tăng 21,9% (là mức tăng cao nhất tong 5 năm qua). Đến năm 2001 thành phố Hà Nội có 273 doanh nghiệp nhà nước (gồm 167 doanh nghiệp công nghiệp trung ương và 106 doanh nghiệp công nghiệp địa phương) và 14.938 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó: Hợp tác xã 262 đơn vị; Công ty 25 trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần 670 đơn vị; Doanh nghiệp tu nhân 79 đơn vị; Kinh tế cá thể, hộ 14.080 đơn vị. Ngoài ra thành phố Hà Nội còn có 135 doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành công nghiệp hiện có trên địa bàn Hà Nội gồm 19 ngành nghề, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất sau: công nghiệp thực phẩm đồ uống, công nghiệp dệt- may, chế biến gỗ, công nghiệp giầy, công nghiệp hoá chất, công nghiệp phi kim loại, công nghiệp kim loại cơ bản, chế tạo máy, chế tạo kim loại, các ngành khác. Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thu hút 185.098 lao động và tạo ra giá trị sản xuất năm 2001 17.912,886 triệu đồng. Dịch vụ và thương mại: Năm 2001 GDP của ngành dịch vụ, thương mại chiếm 59,96% của toàn thành phố, thu hút khoảng 12,8% số lao động việc làm trong khu vực Nhà nước và 68,7 nghìn hộ kinh doanh thương nghiệp dịch vụ cá thể. Ngành đang sử dụng khoảng 3,9 triệu m2 mặt bằng (trong đó thương nghiệp quốc doanh chiếm 80% và thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 20%). Thương nghiệp ngoài quốc doanh có 207 doanh nghiệp tạo ra hơn 60% tổng doanh thu thương nghiệp cuả thành phố, kinh doanh những mặt hàng có vốn và có ý nghĩa quan trọng như xăng, dầu, kim khí, thiết bị hoá chất. Nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã thực hiện các liên doanh với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Hiện tượng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh. Thương nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 1.500 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và công ty cổ phần, khoảng 68.700 hộ kinh doanh cá thể. Mặt hàng chủ yếu của thương nghiệp ngoài quốc doanh là thực phẩm, vải sợi may mặc, xe máy, điện máy, điện tử... với tổng doanh thu chiếm khoảng 40% doanh thu của thương nghiệp toàn thành phố. Trong cơ chế thị trường mới, thương nghiệp quốc doanh đã gần thích nghi và từng bước kinh doanh có hiệu quả, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động hiện có. Thương nghiệp ngoài quốc doanh tỏ ra năng động hơn, nhưng cũnh ít ổn định hơn. Trong những khó khăn của thị trường vừa qua, một số quốc doanh đã bị phá sản. 26 3. Khả năng phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ. Tất cả đều là trục giao thông lớn của miền Bắc và cả nước, nối liền với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của các tỉnh (thành phố) trong cả nước, phát triển cho dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó Hà Nội còn là điểm du lịch đầy hấp dẫn. Trải qua gần một ngàn năm lịch sử, người dân Hà Nội đã tạo dựng lên từ đây những di sản văn hoá to lớn và nhiều di tích lịch sử thiêng liêng. Hà Nội và những vùng phụ cận còn là nơi bảo tồn nhiều ngành nghề thủ công truyền thống và những lễ hội đầy bản sắc dân tộc. Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và và các cơ sở phục vụ du lịch nói riêng ở Hà Nội khá phát triển vơí mạng lưới khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí và các chợ phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và khách vãng lai. Với vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng khá phát triển, cảnh quan đẹp, các điểm danh lam thắng cảnh đa dạng và phong phú, kiến trúc đô thị độc đáo, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc... cùng với bề dày lịch sử Hà Nội rất có điều kiện phát triển ngành dịch vụ du lịch. Năm 2001 doanh thu từ ngành du lịch là 1.735 tỷ đồng tăng 375 tỷ đồng so với năm 1999 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,9%/ năm. Các doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc doanh sử dụng 1.233, 4 nghìn m2 chiếm 0,17% đất của các doanh nghiệp quốc doanh sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội thu hút trên 11.500 lao động. Trên địa bàn thành phố có 277 khách sạn, nhà nghỉ. Tốc độ tăng trưởng khách sạn, nhà nghỉ trong những năm gần đây giảm đi, nhưng lượng bồng đạt tiêu chuẩn tăng lên. Nhìn chung cơ sở kỹ thuật còn nghèo nàn, quản lý phân tán, tổ chức kinh doanh yếu chưa thích ứng với thị trường. Tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch của thành phố Hà Nội rất lớn.Tuy nhiên thực trạng phát triển kinh tế- xã hội đang làm biến đổi cảnh quan của phố cổ, thu hẹp các hồ, đầm làm biến đổi dòng chảy huỷ hoại nhiều di tích lịch sử, văn hoá... đang làm giảm sức hấp dẫn các điểm dânh lam thắng cảnh của thành phố. 27 II. Khái quát tình hình quản lý đất đai của Hà Nội. 1. Về địa giới hành chính. Năm 1994 thành phố đã cho thực hiện chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng về giải quyết những tranh chấp đất có liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã. Năm 2000 thành phố đã kiểm kê đất đai theo chỉ thị 224/TTg diện tích đất đai được chỉnh lý, bổ sung trưên cơ sở địa giới hành chính được hoạch định theo chỉ thị 364. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 92.097 ha bao gồm 7 quận, 5 huyện với 102 phường, xã và 8 thị trấn. 2.Về đo đạc lập bản đồ địa chính. Đến nay thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính cho 126 xã, thị trấn khu vực ngoại thành, cơ bản hoàn thành đo vễ bản đồ địa chính khu vực I nội thành và đang triển khai ở khu vực II ngoại thành. Toàn bộ bản đồ địa chính khu vực ngoại thành tỉ lệ 1:1000 khu vực thổ cư và 1:2000 khu vực còn lại cũng như bản đồ địa chính của 108 phường, khu vực nội thành tỉ lệ 1:200 đã được bàn giao cho UBND các phường, xã, thị trấn. Bước đầu ngành địa chính của thành phố đã tiến hành áp dụng công nghệ vào lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới, xây dựng hồ sơ ngành địa chính và trích lục bản đồ gắn việc quản lý đất đai với việc quản lý nhà nước và đã tiến hành nhiều công trình thí điểm về đo đạc lập sổ địa chính theo các phương pháp quản lý ở một số phường. 3.Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chỉ thị 245/CP. Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo nghị định 64/CP: Đã có 70 xã duyệt xong, phương án giao đất đạt 59,3%. Đến nay đã có 118/118 xã đã và đang tổ chức giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó 41 xã đợt I đã cơ bản hoàn thành, đã có 64.189 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích là 12.823,5 ha đạt 34,66%. Đã có 32.000 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và vườn liền kề. Công tác cấp giấy chứng ngận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP và Nghị định 61/CP: năm 2001 toàn thành phố Hà Nội đã bán nhà 28 theo Nghị định 61/CP đạt 369 tỷ đồng, cấp 9.747 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đạt 168% kế hoạch năm, trong đó thu nộp ngân sách 164 tỷ đồng, đạt 234% kế hoạch năm. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP đạt 73.101 hộ đạt 106,24%. Tính đến nay tổng số giấy chứng nhận đã cấp trên địa bàn thành phố là 75.575 hộ đạt 38,75%. Về giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đ ình. Theo báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện chỉ thị 15/2001/CT-UB của các quận huyện. UBND các quận huyện đã chỉ đạo tổ chức kiểm tra sử dụng đất của 5.983 tổ chức với tổng diện tích đất 6.865 ha, trong đó phát hiện 1.412 trường hợp vi phạm về quản lý sử dụng, với diện tích là 472,8 ha đất và 1.774 trường hợp hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất công với diện tích 21,88 ha đất. Trong đó số tổ chức để đất hoang hoá hoặc chưa sử dụng là 129,8 ha đất chiếm 27,45% diện tích đất vi phạm. Trong số 1.412 trường hợp vi phạm quản lý sử dụng đất, đa số kê khai đăng ký thực hiện Chỉ thị 245/TTg thành phố mới triển khai ký hợp đồng thuê đất và thu tiền thuê đất đối với các tổ chức sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Đối với các dạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất chưa được giải quyết xử lý. Về công tác thanh tra giải quyêt khiếu nại tố cáo, tranh chấp... về đât đai. + Năm 1995: Xử lý 67% trong tổng số 71 đơn vị khiếu nại, tố cáo, kiểm tra 8 vụ, 6 vụ tham gia theo công trình. + Năm 1996: Thanh tra và có kết luận 64/78 đơn vị đạt 82,5%. + Năm 1997: Thanh tra 11 cuộc theo công trình và theo chuyên đề. Nhận đơn, xét khiếu tố 128 trường hợp, phát hiện xử lý có 77 trường hợp vi phạm việc sử dụng đất đai trong đó có 61 trường hợp dân sự và 16 trường hợp đất an ninh quốc gia. + Năm 1999: Thanh tra 18 địa điểm theo công trình và chuyên đề; thanh tra xử lý các vi phạm lấn chiếm đất đai, sử dụng không phép ven đường Láng - Hoà Lạc và vành đai 3, thanh tra 32 đơn vị sử dụng đất có vi phạm tại quận Tây Hồ, giải quyết dứt điểm tranh chấp khiếu nại kéo dài về nhà đất tại một số điểm nóng trong khu vực nội thành, phát hiện 68 doanh nghiệp chưa ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật. 29 + Năm 2001: Theo chỉ thị 245/ TTg kiểm tra 5.983 tổ chức với diện tích 6.865 ha thì phát hiện vi phạm sử dụng đất như: Quận Hai Bà Trưng có 230 trường hợp, Quận Hoàn Kiếm 208 trường hợp, huyện Thanh Trì 162 trường hợp, Quận Ba Đ ình 162 thị trườngường hợp, huyện Từ Liêm 155 trường hợp, huyện Gia Lâm 133 trường hợp, Quận Đống Đa 101 trường hợp, Quận Thanh Xuân 91 trường hợp, Quận Tây Hồ 51 trường hợp, Quận Cầu Giấy 47 trường hợp, huyện Sóc Sơn 45 trường hợp, huyện Đông Anh 24 trường hợp 31 III. Hiện trạng quỹ đất đai và biến động đất đai. Biểu số 02: Tình hình sử dụng và biến động đất đai thời kỳ 1995-2000 Thành phố Hà Nội Đơn vị tính: ha Loại đất Tình hình sử dụng Biến động tăng (+), giảm (-) Năm 1995 Năm 2000 Diện tích % Diện tích % Diện tích % Tổng diện tích 91807 100,00 92097 100,00 1. Đất nông nghiệp 43865 47,78 43612 47,36 -253 -0,58 - Đất trồng cây hàng năm 40087 91,39 39.066 89,58 -1.021 -2,61 + Đất ruộng lúa, lúa màu 34941 87,16 32.840 84,06 +2.101 +6,40 Đất ruộng 3 vụ 6.539 19,91 Đất ruộng 2 vụ 22.678 69,07 Đất ruộng 1 vụ 3.054 9,30 Đất chuyên mạ 569 1,73 + Đất trồng cây hàng năm 5146 12,84 6.226 15,94 +1.080 +17,35 Đất chuyên màu và cây công nghiệp 4.156 66,75 Đất chuyên rau 1.441 23,14 Đất trồng cây lâu năm khác còn lại 629 10,10 + Đất vườn tạp 524 1,19 510 1,17 -14 -2,75 32 - Đất trồng cây lâu năm 266 0,61 765 1,75 +499 178,95 + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 1 0,03 + Đất trồng cây ăn quả 747 97,65 + Đất trồng cây lâu năm khác 8 1,05 + Đất trồng cây giống 9 1,17 - Đất trồng cây cỏ dùng vào công nghiệp 101 0,23 +13 +14,77 - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 2900 6,61 3.170 7,27 +270 9,31 + Chuyên nuôi cá 3.065 77,89 + Nuôi trồng thuỷ sản khác 105 2,67 2. Đất lâm nghiệp 6717 7,32 6.128 6,65 -589 -9,61 - Đất rừng trồng 6696 99,69 6.109 99,60 -560 -9,17 + Đất rừng sản xuất 2504 37,40 1.709 27,98 -759 -44,40 + Đất rừng phòng hộ 4153 62,02 2.995 49,03 -1.158 -38,66 + Đất rừng đặc dụng 39 0,58 1.405 23,00 +1.360 +98,60 - Đất ươm cây giống 21 0,31 19 0,31 -2 -10,35 3. Đất chuyên dùng 19306 21,03 20.533 22,30 +1.227 +6,36 33 - Đất xây dựng 5401 27,98 5.558 27,07 +157 +2,91 - Đất giao thông 4962 26,70 5.618 27,36 +656 +13,22 - Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 5082 26,32 5.585 27,20 +503 +9,90 - Đất di tích lịch sử, văn hoá 237 1,23 262 1,28 -25 -9,54 - Đất an ninh quốc phòng 1918 9,93 2.061 10,04 +143 +7,46 - Đất khai thác khoáng sản 17 0,09 7 0,03 -10 -142,86 - Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 515 2,67 327 1,74 -158 -30,68 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 748 3,87 752 3,66 -4 -0,53 - Đất chuyên dùng khác 426 2,21 333 1,62 -93 -27,93 4. Đất khu dân cư nông thôn 15.989 17,36 - Đất nông nghiệp 1.572 9,83 - Đất lâm nghiệp 212 1,33 - Đất chuyên dùng 4.990 31,21 -93 -21,83 - Đất ở 9081 78,90 8.817 54,14 -264 -2,99 - Đất chưa sử dụng 398 2,49 5. Đất đô thị 9.856 10,07 - Đất nông nghiệp 1.989 20,18 - Đất lâm nghiệp 24 0,24 34 - Đất chuyên dùng 4.008 40,66 - Đất ở 2428 21,10 2.872 29,14 +444 +15,46 - Đất chưa sử dụng 963 9,78 6. Đất chưa sử dụng sông suối, núi đá 10410 11,34 10.135 11,01 -257 -2,54 - Đất đồng bằng chưa sử dụng 578 5,55 1.051 10,37 +473 +45,01 - Đất đồi núi chưa sử dụng 1252 12,03 1.700 16,77 +448 +26,35 - Đất mặt nước chưa sử dụng 1342 12,89 938 9,26 +404 +43,07 - Sông suối 6290 60,42 5.915 58,36 -375 -6,34 - Núi đá không có rừng cây 103 0,99 64 0,63 -378 -60,98 - Đất chưa sử dụng khác 845 8,12 467 4,61 -378 -80,94 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1991-2001- Cục Thống kê thành phố Hà Nội 35 Diện tích đất đai phân theo đơn vị hành chính Thành phố Hà Nội. + Nội thành: 8.430 ha bằng 9,15 diện tích tự nhiên của toàn thành phố Gồm các Quận: Hoàn Kiếm 529 ha; Ba Đình 925 ha; Đống Đa 996 ha; Hai Bà Trưng 1.465 ha; Tây Hồ 2.401 ha; Cầu Giấy 1.204 ha; Thanh Xuân 910 ha. + Ngoại thành: 83.667 ha bằng 90,85% diện tích tự nhiên toàn thành phố, gồm các huyện: Gia lâm 17.432 ha; Đông Anh 18.230 ha; Sóc Sơn 30.651 ha; Thanh Trì 9.822 ha; Từ Liêm 7.532 ha bằng 9,01%. Như vậy, diện tích đất đai của thành phố tuy không nhiều nhưng tính chất sử dụng đa dạng và khá phức tạp; các tổ chức trong nước sử dụng đất trên địa bàn 12 Quận, huyện ở cả 228 phường xã, thị trấn với mức độ khác nhau. Theo thống kê năm 200 diện tích đất do các cơ quan đơn vị đang quản lý sử dụng là 15.779,16 ha chiếm 17,15% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất sử dụng trước năm 1996 và các trường hợp được giao đất, cho thuê đất sau năm 1996 là 9.933,69 ha chiếm 10,8% diện tích đã kê khai theo chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính Phủ: 5.845,47 ha chiếm gần 6,35% diện tích đất tự nhiên với 6.410 tổ chức đang sử dụng 9.878 thửa đất trong đó có 2.750 tổ chức và cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước với tổng diện tích đất sử dụng là 2.778,6 ha không phải hợp đồng thuê đất; 3.660 tổ chức kinh tế sử dụng 4.305 thửa đất: 3.066,87 ha trong đó 1452 tổ chức thuộc Trung Ương quản lý 2.208 tổ chức do thành phố và các quận huyện quản lý. Có 1.903 tổ chức sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp 1.757 tổ chức sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp: kết quả là đã có 1500 thửa đất ký hợp đồng chiếm 39,3%; 1200 thửa đất có vướng mắc nên chưa ký hợp đồng chiếm 31,4%; 1.116 thửa đất trên 1000 tổ chức đã nhận hợp đồng thuê đất và thông báo của Sở Địa chính- Nhà đất (chiếm 29,2%) nhưng chưa ký hợp đồng. Theo số liệu của cục thuế Hà Nội với 1.500 tổ chức đã ký hợp đồng thuê đất, hàng năm thu được 90-95 tỷ đồng tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước nhưng chỉ tính trong các năm từ 1996-2000 các tổ chức này còn nợ đọng 95,6 tỷ đồng. 36 Từ năm 1996-2000 có 250 tổ chức được thuê đất mới với tổng số 2.454.991,2 m2; Các trường hợp này được thuê đất theo dự án đầu tư được duyệt và theo quy trình giao đất chặt chẽ nên về cơ bản sử dụng đất đúng mục đích và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. 1. Biến động đất đai giai đoạn 1995-2000. Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của toàn Thành phố năm 2000 là 92.097 ha tăng 290 ha so với năm 1993. Về cơ bản địa giới hành chính của Thành phố không có gì thay đổi, chỉ có sự thay đổi địa giới hành chính giữa các quận, huyện trong Thành phố cụ thể là: Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính mới được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/1996, được tách ra từ các phường của huyện Từ Liêm và quận Đống Đa, quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy là hai đơn vị hành chính mới được thành lập từ ngày 1/1/1997, được tách ra từ các quận Đống Đa, huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Sự sai lệch về tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Hà Nội trong những năm qua là do chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai hành năm (gọi là nguyên nhân thống kê). a. Đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp năm 1995 là 43.865 ha, đến năm 2000 là 43.612 ha giảm 253 ha. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm đất nông nghiệp trong những năm vừa qua là do chuyển sang các mục đích sử dụng khác nhau như: chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng gồm (đất giao thông, đất xây dựng, đất thuỷ lợi)... Trong đất nông nghiệp thì đất cây hàng năm giảm mạnh nhất 1.021 ha trong đó đất ruộng lúa, lúa màu giảm 2.101 ha còn đất cây hàng năm khác lại tăng 1.080 ha. Đất trồng cây lâu năm luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong đất nông nghiệp, trong những năm vừa qua diện tích đất trồng cây lâu năm tăng lên nhưng không đáng kể: 13 ha bằng 4,89%. Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi tăng 13 ha do đất trồng cây hàng năm chuyển sang. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng 270 ha bằng 9,31%. 37 b. Đất lâm nghiệp. Năm 1995 Thành phố Hà Nội có diện tích đất lâm nghiệp là 6.717 ha chiếm 7,32% cơ cấu các loại đất. Đến năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp 6.128 ha. Đất lâm nghiệp trong những năm qua tăng lên nhưng không bằng giảm đi. Diện tích đất lâm nghiệp được tăng thêm ở huyện Gia Lâm 13 ha, huyện Sóc Sơn 45 ha nhưng ở huyện Từ Liêm giảm 1ha. Cho đến nay huyện Sóc Sơn vẫn đang là huyện có khả năng tiềm tàng về đất lâm nghiệp lớn nhất trong các huyện ngoại thành, vì thế cần phải có chính sách giao đất, giao rừng cho dân lâu dài và cần có sự khuyến khích để đẩy nhanh công tác phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc. Trong giai đoạn này, đất lâm nghiệp cũng giảm mạnh, năm 2000 giảm 606 ha so với năm 1995. Nguyên nhân là do lấy đất mở đường giao thông và xây dựng. Điều này giúp cho việc xây dựng và quy hoạch khu công nghiệp một cách được thuận lợi. c. Đất chuyên dùng. Trong giai đoạn này đất chuyên dùng vẫn tiếp tục tăng nhưng có phần chậm hơn giai đoạn 1990-1995 là: 2.396 ha. Diện tích đất chuyên dùng tăng từ 19.306 ha năm 1995 lên 20.533 ha, diện tích tăng thêm là 1.227 ha bằng 6,36%. Trong đó có ba loại đất tăng mạnh nhất là đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng, đất xây dựng và đất giao thông, đất an ninh quốc phòng cũng tăng. Có hai loại đất bị giảm đi là đất làm nguyên vật liệu xây dựng và đất nghĩa trang, nghĩa địa. Sự biến động của một số loại đất chuyên dùng như sau: Năm 2000 diện tích đất xây dựng có: 5.558 ha, tăng 157 ha so với năm 1995. Như vậy bình quân mỗi năm diện tích đất xây dựng tăng 31 ha. Diện tích đất xây dựng tăng lên tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành đặc biệt là các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. Ngược lại các quận nội thành diện tích đất xây dựng được xem là không tăng như quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng. Diện tích đất giao thông năm 2000 là 5.618 ha, tăng thêm 665 ha so với năm 1995 và tăng mạnh ở huyện Gia Lâm, quận Hai Bà Trưng, huyện Sóc Sơn. Diện tích đất giao thông tăng lên bình quân mỗi năm là 133 ha. 38 Diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng năm 2000 là 5.585 ha, tăng 503 ha so với năm 1995. Tăng nhiều ở huyện Thanh Trì, Sóc Sơn, Gia Lâm. Đất an ninh quốc phòng tăng 143 ha bằng 7,46 %. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng giảm 158 ha bằng 30,68%. Đất chuyên dùng khác giảm 93 ha. Nhìn chung đất chuyên dùng của các huyện có tiến độ tăng lên tương đối đều. Nguyên nhân chủ yếu là do đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi tăng lên. d. Đất ở. Đất ở đô thị: diện tích đất ở đô thị năm 2000 là 2.875 ha, tăng 444 ha so với năm 1995. Diện tích đất ở đô thị tăng lên trong giai đoạn này chủ yếu là do ba quận mới được thành lập tách ra từ một số quận, huyện cũ. Vì thế có diện tích lớn đất ở nông thôn được chuyển sang đất ở đô thị. Đất ở nông thôn: ngược lại đến năm 2000 bị giảm 264 ha so với năm 1995 do đất ở nông thôn chuyển sang đất ở đô thị, đất chuyên dùng. Nhìn chung quỹ đất ở cũng tăng lên do các năm nhờ sự tác động của quá trình đô thị hoá. Nguyên nhân cơ bản là do sự chuyển đổi từ đất canh tác sang đất ở, do xây dựng các khu đô thị mới, do lấn chiếm... Riêng huyện Từ Liêm năm 2000 giảm đi 448 ha so với năm 1995. Nguyên nhân là do nhiều xã của huyện Từ Liêm chuyển sang các quận mới. e. Đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 giảm 257 ha so với năm 1995. Diện tích đất chưa sử dụng giảm đi tập trung chủ yếu ở hai huyện: Gia Lâm 82 ha, Sóc Sơn 175 ha. Ngược lại ở Thanh Trì diện tích đất chưa sử dụng lại tăng lên 15 ha. Đất bằng chưa sử dụng tăng 473 ha tập trung ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì và giảm đi ở quận Ba Đình, huyện Từ Liêm. Sự tăng diện tích đất bằng chưa sử dụng do ở huyện Gia Lâm năm 1995 chưa đối soát chặt chẽ các loại đất thể hiện trên bản đồ và thực địa. Cho nên đã có sự thống kê nhằm vào đất khác. ở huyện Thanh Trì đất chưa sử dụng tăng từ đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm tại các xã Lĩnh Lam và Trần Phú do lấy đất làm bãi vật liệu, đê do dự án gia cố đê sông Hồng. Đất bằng chưa 39 sử dụng giảm ở quận Ba Đình và huyện Từ Liêm là do chuyển sang đất chuyên dùng và đất nông nghiệp. Đất đồi núi trọc chưa sử dụng tăng 448 ha ở huyện Sóc Sơn. Đất mặt nước chưa sử dụng giảm 404 ha, sông suối giảm 375 ha, núi đá giảm 39 ha, đất chưa sử dụng khác giảm 378 ha do chuyển sang mục đích sử dụng khác như đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. 2. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất Thành phố. a. Đất nông nghiệp. Khả năng khai thác quỹ đất nông nghiệp. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa đông lạnh và ẩm, thành phố Hà Nội có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây vụ đông mang tính ôn đới khá phong phú. Nếu có đủ vật lực có thể đưa hệ số sử dụng đất canh tác của thành phố lên 3 lần thậm chí nhiều nơi lên đến 4 lần. Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của thành phố có tông diện tích 43.612 ha trong đó. Trong số 39.066 ha đất trồng cây hàng năm hiện tại mới chỉ có 6.539 ha là ruộng 3 vụ và 3.054 ha là ruộng 1 vụ. Nếu tất cả đất trồng cây hàng năm đều là ruộng 3 vụ thì sẽ có thêm 22.678 ha đất gieo trồng do tăng thêm 1 vụ của ruộng 2 vụ và 6.108 ha đất gieo trồng sẽ tăng thêm 2 vụ của ruộng 1 vụ. Như vậy tổng diện tích đất trồng sẽ tăng thêm 28.786 ha tương đương với 9.595 ha đất canh tác 3vụ bằng khoảng 1/5 quỹ đất nông nghiệp tại hiện tại. Đây là tiềm năng lớn của đất nông nghiệp Hà Nội, mà muốn khai thác được phải có đầu tư theo chiều sâu để thâm canh tăng vụ. Phân bố ruộng 2 vụ và ruộng 1 vụ theo các huyện và khu vực nội thành: Biểu số 03: Phân bố ruộng lúa, lúa màu ở các quận, huyện. Đơn vị tính: ha STT Huyện, khu vực nội thành Diện tích đất ruộng 2 vụ Diện tích đất ruộng 1 vụ 1 Sóc Sơn 6.274 2.034 2 Gia Lâm 4.833 322 40 3 Đông Anh 5.096 588 4 Từ Liêm 3.023 004 5 Thanh Tr ì 2.913 106 6 Khu vực nội thành 539 0 Tổng số 22.678 3.054 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1991-2001-cục Thống kê thành phố Hà Nội Như vậy khả năng tăng thêm diện tích gieo trồng của các huyện và khu vực nội thành như sau: Biểu 04: Diện tích gieo trồng có khả năng tăng thêm. Đơn vị tính: ha. STT Huyện, khu vực nội thành Khả năng tăng thêm diện tích gieo trồng Tương đương với diện tích đất canh tác 3 vụ 1 Sóc Sơn 10.342 3.447 2 Gia Lâm 5.477 1.826 3 Đông Anh 6.272 2.091 4 Từ Liêm 3.031 1.010 5 Thanh Tr ì 3.125 1.042 6 Khu vực nội thành 539 179 Tổng số 28.786 9.595 Tình hình sử dụng quỹ đất nông nghiệp. Đất sử dụng cho nông nghiệp toàn Thành phố là 43.612 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Hiện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Sóc Sơn 12.949 ha và huyện có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là huyện Từ Liêm 4.126 ha. Khu vực nội thành diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, bằng 4,63% diện tích đất nông nghiệp toàn Thành phố và bằng 21,02% diện tích đất tự nhiên khu vực nội thành. Còn ở các huyện ngoại thành đất nông nghiệp đều chiếm trên dưới 1/2 diện tích mỗi huyện. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố là 47,29%, gấp hai lần mức chung của cả nước. Mức bình quân đất 41 nông nghiệp trên đầu người của Thành phố Hà Nội thấp hơn 6 lần so với mức bình quân của cả nước. Đất nông nghiệp sử dụng chủ yếu trồng cây hàng năm với cây trồng chính là lúa và hoa mầu. Phần còn lại trồng cây lâu năm là cây công nghiệp và cây ăn quả. Đất nông nghiệp của thành phố Hà Nội phân bố trên 18 loại thổ nhưỡng nằm trong 5 nhóm: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa được bồi của các sông, nhóm đất phù sa cũ bạc màu, nhóm đất dốc và nhóm feralitic. Căn cứ chủ yếu vào đặc điểm và tính chất của các loại thổ nhưỡng để xác định độ phì tiềm năng của chúng cho phép phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng, năng suất cao ổn định, có tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất với cây trồng như: hạn hán, úng ngập, bóc mòn, đầm lầy hoá... thì quỹ đất nông nghiệp của Hà Nội (trừ đất nông nghiệp của 4 quận nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) được phân ra các vùng sau: * Vùng đất tốt. Có diện tích 15.159 ha phân bố ở các huyện như sau: Huyện Đông Anh 1.558 ha, huyện Gia Lâm 6.499 ha, huyện Từ Liêm 3.156 ha, huyện Thanh Trì 3.428 ha và 518 ha ở Quận Cầu Giấy và Quận Thanh Xuân. Về bản chất thì đất này đều là phù sa mới của sông Hồng hoặc hệ thống sông Hồng bồi đắp lên. Hiện tại những khu đất này ít nhiều cũng được sông Hồng bồi đắp hoặc không được bồi đắp nhưng không bị các quá trình tự nhiên ảnh hưởng làm thoái hoá. Do vậy đất vẫn giữ được tính chất màu mỡ của phù sa sông Hồng, giàu chất dinh dưỡng có thể đảm bảo những cơ cấu cây trồng ổn định cho năng suất cao trong sự luân canh tăng vụ lớn. Hiện tại những khu đất này là trong điểm, lúa, rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. * Vùng đất trung bình. Có diện tích 14.094 ha phân bố ở các huyện như sau: huyện Sóc Sơn 4.433 ha, huyện Đông Anh 3.300 ha, huyện Gia Lâm 2.346 ha, huyện Từ Liêm 1.134 ha, huyện Thanh trì 1.762 ha, quận Tây Hồ 1.119 ha. Về nguồn gốc chúng là lớp phù sa cũ của sông Hồng hoặc các sông khác, bị ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên hoặc tác động của con người gây nên sự thoái hoá đất đai. Loại đất này bao gồm: đất phù sa bị bạc màu, đất phù sa bị úng nước, đất phù sa bị glây, đất phù sa có tầng lớp 42 loang lổ, thường phân bố ở địa hình hơi cao hoặc thấp. Do vậy, ở những nơi cao đất dễ bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng màu mỡ, còn ở những nơi thấp nước ngập thường xuyên làm cho đất bị glây từ trung bình đến mạnh, ở những nơi mực nước ngập dao động với biên độ đáng kể theo mùa, dưới ảnh hưởng của môi trường địa hoá (nhiệt độ, nước...) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành tầng thổ nhưỡng có màu loang lổ nghèo chất dinh dưỡng. Đối với các loại đất này phải có các biện pháp cải tạo, bồi bổ và các biện pháp canh tác thích hợp mới có thể đảm bảo luân canh lúa, cho năng suất và hiệu quả cao. Hiện tại vùng đất này đang được khai thác chủ yếu để trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa với các cây công nghiệp ngắn ngày. * Vùng đất xấu. Có diện tích 14.181ha, phân bố tập trung ở các huyện: Sóc Sơn 8.723 ha, huyện Đông Anh 5.158 ha và huyện Gia Lâm 300 ha. Đất xấu bao gồm: đất bạc màu, đất bạc màu glây, đất dốc tự bạc màu, đất phong hoá màu nâu vàng trên các tầng đá cổ, đất phù sa úng ngập bị glây hoá. Trên những khu đất này không những quá trình tự nhiên đã và đang làm cho đất xấu đi một cách nghiêm trọng mà đồng thời bàn tay con người cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình mạnh mẽ thúc đẩy quá trình đó. Trên những khu đất xấu việc lựa chọn sử dụng cơ cấu cây trồng thích hợp là việc làm hết sức khó khăn trong nhiều năm gần đây. Hiện tai trên vùng đất xấu đang được canh tác một vụ lúa năng suất không cao. Như vậy trong đất trồng cây hàng năm thì đất ruộng lúa, lúa màu chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 86,98% với cây trồng chủ đạo là lúa và được phân bổ chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Hệ số sử dụng đất trên chân đất lúa của Hà Nội đạt xấp xỉ hai lần, tuy nhiên trên thực tế ở nhiều nơi nông dân tranh thủ làm vụ đông với cây trồng như rau cải, xu hào, khoai tây, khoai lang hoặc đậu đỗ góp phần tạo nguồn rau xanh cho Thành phố cũng như nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia đình. Cũng trên đất lúa ở Hà Nội từ lâu đã hình thành vùng trồng lúa nổi tiếng về chất lượng như nếp hoa vàng. Đây là loại nếp vàng có chất lượng đặc biệt, không có diện tích tập trung lớn nhưng được trồng nhiều ở vùng Dịch Vọng, Xuân Đỉnh, Minh Khai. 43 Đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm được tập trung ở 4 huyện Gia Lâm: 1.813 ha; Sóc Sơn: 847 ha; Đông Anh: 758 ha và Thanh Trì: 425 ha với các loại cây trồng chính như ngô, lạc, đậu, khoai được trồng trên đất cao ven sông và vùng đồi huyện Sóc Sơn. Thành phố có 721 ha chuyên rau. Những vùng rau xanh quan trọng nhất của Thành phố tập trung ở Gia Lâm 319 ha, Thanh Trì 200 ha và Từ Liêm 136 ha. Hoa Hà Nội nổi tiếng trong cả nước với những vùng đất trồng hoa danh tiếng như Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên. Đất trồng hoa có ngay trong vườn nhà, ngoài ruộng, đất bãi sông Hồng. Tuy nhiên diện tích đất trồng hoa quận Tây Hồ hiện nay bị thu hẹp dần do lấy đất xây dựng, ở Nhật Tân chỉ còn trên 30 ha trong khi đó diện tích trồng hoa lại tăng ở các vùng Cầu Giấy, Từ Liêm. Điển hình như ở xã Tây Tựu đã có trên 120 ha và đa số diện tích này được chuyển từ đất đang làm rau xanh sang. Đất trồng cây lâu năm chiếm một tỷ trọng nhỏ trong đất nông nghiệp tập trung nhiều ở huyện Từ Liêm 106 ha, Sóc Sơn 78 ha, Gia Lâm 50 ha, Đông Anh 33 ha. Riêng đất trồng cây Công nghiệp lâu năm chỉ có ở huyện Sóc Sơn. Cây trồng chính có bưởi, gioi, hồng xiêm... trong đó hồng xiêm Xuân Điỉnh, bưởi Cầu Diễn là nổi tiếng. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3.170 ha bao gồm chuyên nuôi cá 3.065 ha, nuôi trồng thuỷ sản khác 105 ha. Diện tích ao hồ phân bố ở các huyện ngoại thành và các quận nội thành phần lớn sử dụng vào mục đích nuôi trôngf thuỷ sản như Hố Tây, Hồ Thanh Nhàn, Hồ Bảy Mẫu... b. Đất lâm nghiệp. Diện tích rừng 6.128 ha chiếm diện tích 6,65% diện tích toàn Thành phố. Hà Nội không có rừng tưn nhiên, rừng trồng có diện tích 6.109 ha. Cây rừng chủyêú là bạch đàn, keo, tập trung ở Sóc Sơn, Gia Lâm, Từ Liêm. Trong đó Sóc Son chiếm 98,7 %diện tích đất lâm nghiệp toàn Thành phố. Đất chưa sử dụng Thành phố Hà Nội là sông suối, núi đá có 10.135 ha. Có 1700 ha đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng trồng rừng. Trong những năm gần đây, chính sách giao đất, giao rừng cho dân lâu dài đã có ảnh hưởng tích cực đến 44 công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, đay mới chỉ là bước đầu, được tiến hành ở những đồi thấp gần dân cư. ở những nơi đầu nguồn, rừng chẳng những không được bảo vệ mà ngược lại còn bị chặt phá và khai thác bất hợp lý. Sự bảo vệ và giữ rừng chưa hợp lý cón gây ra tình trạng cháy rừng. Vì vậy việc trồng rừng ở SDóc Sơn cần phải được đặt ra là vấn đề cấp bấch và có những chính sách đầu tư nhất định. Về việc này Hà Nội đã và đang có những chính sách ưu tiên để thực hiện trong kế hoạch tới. Việc trả lại thảm thực vật ở những nơi khu vực có địa hình cao tại huyện Sóc Son sẽ là biện pháp hạn chế tối đa quá trình xói mòn và thoái hoá đất ở đây. Ngành lâm nghiệp năm 2001 tạo giá trị sản xuất 16,503 tỷ đồng. Hiện nay, Hà Nội đang quá trình đô thị hoá với tốc độ cao đặc biệt là mở rộng khu Công nghiệp về Sóc Sơn. Việc này cũng có tác động đáng kể làm giảm diện tích đất rừng của Thành phố Hà Nội. c. Đất chuyên dùng. Khả năng khai thác quỹ đất xây dựng. Tiềm năng đất cho xây dựng được hiểu là diện tích của các vùng trong phạm vi lãnh thổ thành phố Hà Nội có các điều kiện tự nhiên tốt (thuận lợi), trung bình (kém thuận lợi) và xấu (không thuận lợi) đối với xây dựng (cho phát triển công nghiệp hoặc mở rộng đo thị hay khu dân cư nói chung). Những đặc điểm tự nhiên của vùng đất được xem xét đánh giá ở đây gồm: Địa hình- địa mạo, cấu trúc địa chất, nước dưới đất (Chiều sâu mực nước và đặc tính ăn mòn của nước), các quá trình và hiện tượng địa chất sự ngập lụt lãnh thổ. Theo đó diện tích, vị trí phân bố của các vùng trên của Hà Nội như sau: * Vùng thuận lợi đối với xây dựng. Tổng diện tích vùng khoảng 33.170 ha chiếm 36,02% diện tích tự nhiên của thành phố phân bố chủ yếu ở phía Bắc sông Hồng thuộc địa phận các huyện: Sóc Sơn khoảng 19.270 ha, Đông Anh khoảng 9.830 ha và một phần phía Nam cầu Thăng Long thuộc địa phận hyện Từ Liêm khoảng 3.640 ha, khu vực nội thành 45 (Nghĩa Đô) khoảng 430 ha. Vùng này có địa hình bằng phẳng, cốt đất tương đối cao, có độ đốc nhỏ hơn 80, độ chia cắt sâu nhỏ hơn 10, chia cắt ngang yếu, phân bố các loại đất đồng nhất, trên là loại cát pha, cát sỏi thuận lợi cho nền móng tự nhiên, thông thường sức chịu tải lớn hơn 2km/cm2. Độ sâu mực nước dưới đất 3-10 m lớn hơn độ sâu đặt móng các ngôi nhà thấp tầng. Không có các quá trình địa chất động lực gây tai biến và không cần thiết phải tiến hành các biện pháp bảo vệ để tránh tác hại của chúng. Vùng này đất cao, nằm trong đê, thoát nước tốt, không bị ngập lũ lớn (lũ có chu kỳ 100 năm). * Vùng kém thuận lợi cho xây dựng. Tổng diện tích của vùng khoảng 28.000 ha chiếm 30,40% diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội, phân bố ở các huyện Sóc Sơn khoảng 5.260 ha, huyện Đông Anh khoảng 2.100 ha, huyện Gia Lâm khoảng 11.480 ha, huyện khoảng 3.060 ha, huyện Thanh trì khoảng 3.210 ha và khu vực nội thành bao gồm toàn bộ các quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, và một phần phía Nam quận Tây Hồ, Đông Nam quận Đống Đa và phía Bắc quận Hai Bà Trưng với tổng diện tích khoảng 2.890 ha. Vùng này có địa hình bằng phẳng trên tầng đất aluvi hệ Thái Bình (aQIVTb1). Vùng Đông Bắc- Tây Bắc nội thành hoặc có độ dốc 5-150 trên tầng đất sét lẫn dăm sạn, đá gốc (ed Q) ở vùng Sóc Sơn, chênh lệch độ cao 10-25 m độ chia cắt trung bình (0,5- 2km) đối với edQ. Đối với tầng đất aluvi hệ tầng Thái Bình độ chia cắt yếu. Cấu trúc trầm tích bề mặt bao gồm: trên cùng là sét có bề dày thay đổi tư 1-5m và tầng dưới là sét pha. Sức chịu tải của đất 0,5-2kg/cm2. Cần có các biện pháp để đảm bảo sự ổn định của các công trình tải trọng lớn như gia cố móng hay cải tạo tính chất của đất. Vùng này được bảo vệ khỏi sự ngập lụt của hệ thống đê vững chắc, có khả năng tránh được lũ lớn (lũ có chu kỳ 25 năm và lớn hơn). * Vùng không thuận lợi cho xây dựng. Tổng diện tích của vùng khoảng 30.927 ha chiếm 33,58% diện tích tự nhiên của thành phố gồm các khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và các khu vực trũng thâp trong đê ở trung tâm thành phố, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm hoặc khu vực địa hình núi ở phía Bắc Sóc Sơn. diện tích của vùng phân bố ở các huyên và khu vực ngoại thành như sau: huyện Sóc 46 Sơn khoảng 6.120 ha, huyện Đông Anh khoảng 6.300 ha, huyệnGia Lâm khoảng 5.950ha, huyện Từ Liêm khoảng 830 ha, huyện thanh Trì khoảng 6.620 ha và khu vực nội thành khoảng 5.170 ha gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và một phần quận Đống Đa, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân và phía Nam quận Hai Bà Trưng. Vùng có địa hình bằng phẳng bị ngập lụt hàng năm hoặc có độ dốc lớn hơn 300, bị ảnh hưởng mạnh bởi các quá trình dòng chảy, xói lở, xói mòn, và bù đắp phù sa. Phần trong đê thường bị ngập úng nghiêm trọng vào mùa mưa, phân bố trên tầng đất yếu(bùn sét, than bùn). Sức chịu tải kém nhỏ hơn 0,5 kg/ cm2, có khả năng lún mặt đất nếu khai thác nước ngầm dưới đất quá mức và dễ bị nhiễm bẩn nước dưới đất. Sóc Sơn chịu ảnh hưỏng bởi quá trình bóc mòn trượt lở, xâm thực mạnh trên nền địa hình, gây tai biến. Khi xây dựng trên vùng này cần sử dụng các loại móng đặc biệt các biện pháp cải tạo tính chất của đất, các biện pháp kết cấu và tuân thủ những điều kiện nhất định trong thi công để bảo vệ công trình khỏi ảnh hưởng của nước dưới đất. Tình hình sử dụng quỹ đất. Bình quân đất chuyên dùng theo nhân khẩu tự nhiên klà 76,39 m2/ người. Đất chuyên dùng tập trung chủ yếu ở 3 loại: đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng.Đất chuyên dùng ở các huyện ngoại thành có sự đa dạng chủ yếu là do xuất phát từ tính chất kinh tế nông nhiệp thuộc vùng vành đai Thành phố. Trong vài năm gần đây đất chuyên dùng ở cac huyện ngoại thành có xu hướng tăng lên do việc mở mang nạng lưới giao thông, mạng lưới thuỷ nông và xây dựng các công trình chuyên dụng khác. Với tỷ trọng diện tích chiếm 80,20 %. Trong đất chuyên dùng, đất xây dựng là loại đất chiếm tỷ trọng lớn nhất và tạp trung nhiều hơn ở các quận nội thành so với huyện ngoại thành. Quận có tỷ lệ đất xây dựng so với đất chuyên dùng cao nhất là quận Đống Đa, tiếp theo là quận Hai Bà Trưng... Đây là khu vực đất đai đã được xây dựng các công ty, xí nghiệp, nhà máy, công sở của Nhà nước... thuộc quyền quản lý của các cấp. Tại các khu vực đã được xây dựng từ nhiều năm, các công trình cũ thường ít được tu tạo, xuống cấp. Còn trên lô đất mới được xây dựng trong những năm gần đây thì phần lớn vì kinh phí eo hẹp nên không ít những công trình chưa đáp ứng được tầm vóc của một Thành phố lớn. ở nhiều 47 mặt phố, các trục đường giao thông chính, tình trạng xây dựng chen chúc, tầm nhìn bị hạn chế quá mức, đất xây dựng đền, chùa, di tích bị lấn chiếm. Thành phố còn ít những công trình cao tầng với quy mô lớn, cùng với sự chưn lấn của dân cư với những căn hộ, cửa hàng nhỏ bé tràn lan nên không tạo được vẻ đẹp bề thế của Thủ đô. Nhiều công trình thiết kế chưa đẹp, thi công vội vàng, vốn đầu tư ít, không tận dụng được không gian theo chiều cao và khoảng cách theo chiều ngang. Hầu hết các khu Công nghiệp lớn, nhỏ nằm xen lẫn hoặc quá gần khu dân cư, chợ, cửa hàng... nhiều nơi ô nhiễm môi trường nặng. Rác thải Công nghiệp không được xử lý, các dạng khí đưa qua hệ thống ống khói không đúng quy định về chiều cao. Tình trạng này không chỉ dừng lại ở các phạm vi khu Công nghiệp mà còn tạo nên các vành đai ô nhiễm môi trường đến mức báo động ơqr một số nơi xung quanh. Hiện trạng đất sử dụng xây dựng chưa được quy hoạch theo chức năng rõ ràng, thường phân bố không hợp lý nên hiệu quả khai thác sử dụng những lô đất này chưa cao. Đất xây dựng có tỷ lệ thấp nhất là huyện Gia Lâm 22,39 %, Sốc Sơn 22,71%. Đất giao thông và đất thuỷ lợi là hai loại đất chiếm tỷ trọng cao sau đất xây dựng nhưng so sánh trong cơ cấu đất chuyên dùng. Tỷ lệ hai loại đất này là thấp nhất so với các huyện ngoại thành là điểm khác với đất xây dựng. Quận có tỷ lệ loại này nhỏ nhất là quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân... Đất giao thông nội thành chiếm 9,16% tổng diện tích nội thành. Đối với một Thành phố lớn đây là một tỷ lệ thấp. Mạng lươí giao thông Hà Nội hiện nay thiếu về số lượng và kém về chất lượng kể cả công trình giao thông động và tĩnh, thiếu công trình chức năng như đường vành đai, đường tránh. Trừ một số đường phố chính và một số đương mới nmở, còn lại đa số lòng đường hẹp, các nút giao cắt quá gần nhau. Tronh những năm gần đây sự tăng nhanh của các phương tiện giao thông làm cho hệ thống giao thông nội thành bị quá tải lmà cho tốc độ lưu thông chậm và thường xuyên bịu ách tắc, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Đất giao thông và thuỷ lợi có tỷ lệ cao nhất tập trung ở các huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm...ở khu vực này, tỷ lệ đất giao thông thấp khoảng 5%, trừ các đường quốc lộ lớn có đầu tư của Nhà nước, còn lại các đường liên huyện chất lượng kém. Về đất thuỷ lợi tính chung cho khu vực ngoại thành, cứ 48 8,30 ha đất nông nghiệp thì có 1 ha đất thuỷ lợi. Tỷ lệ đất thuỷ lợi so với đất nông nghiệp là lớn so với một số tỉnh trong vùng và vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên Hà Nội có sông Hồng chảy qua là con sông thường xuyênuy hiếp lũ lụt cho địa bàn vào loại ghê gớm nhất cả nước, vùng ngoại thành là vùng sản xuất rau xanh của Thành phố...vì thế yêu cầu sử dụng diện tích đất đai lớn để xây dựng hệ thống đê kè, mương máng với mục đích phòng chống lũ, cung cấp nước tưới...là thực tế. Nhiều vùng ở Sóc Sơn, Đông Anh và Thanh Trì vẫn còn nhiều đất đai bạc màu hoặc có xu hướng thoái hoá nhanh, do hạn hán hoặc úng lụt thường xuyên cần phát triển thuỷ lợi. Nhìn chung đất chuyên dùng phân bố không đồng đều giữa nội thành và ngoại thành.Tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng trong cơ cấu các loại đất ở các quận nội thành là 37,59% cao hơn hai lần so với các huyện ngoại thành là 20,08%. Đạt được những thành tựu sau: Đất công nghiệp thành phố dành cho các nhà máy, xí nghịêp quốc doanh, ngoài quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hộ tiểu công nghiệp cá thể và tư nhân. Các cơ sở công nghiệp này đa phần được tập trung tại 9 khu vực, phần còn lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư trên địa bàn thành phố. Các khu công nghiệp hiện có được phát triển trong giai đoạn từ những năm 1960- 1970. Trong các khu công nghiệp này đa phần là các doanh nghiệp Trung ương và địa phương (doanh nghiệp Nhà nước). (Xem biểu 05) 49 Biểu số 05: Phân bố Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp tại 9 khu vực. Đơn vị tính ha STT Khu, cụm công nghiệp Diện tích (ha) Số xn Diện tích bq/xn (ha) Số lđ (người) Các ngành công nghiệp chính Đánh giá chung 1 Thượng Đình 76 27 2,81 17.270 Cơ khí, hoá chất, da giày -Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tốt -Mức độ ô nhiễm môi trường cao 2 Cầu Bươu 12,4 06 2,06 1.390 Cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng -Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp - Mức độ ô nhiễm môi trường cao 3 Minh Khai- Vĩnh Tuy 81 29 2,79 15.910 Dệt, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng. -Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt. - Mức độ ô nhiễm môi trường không cao. 4 Trương Định- Giáp Bát 32 13 2,50 3.960 cơ khí, thực phẩm -Có điều kiện thuận lợi về hệ thống hạ tầng kỹ thuật. - Mức độ ô nhiễm môi trường không cao. 5 Văn Điển- Pháp Vân 39 11 3,54 59.000 cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng -Có điều kiện về hệ thống hạ tầng kỹ thuật. -Còn một số nhà máy hoá chất có mức độ ô nhiễm môi trường tương đối cao. 6 Cầu Diễn- Mai D ịch 27 09 3,00 1.960 vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, cơ khí - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt. - Mức độ ô nhiễm môi trường không cao. 7 Đông Anh 68 22 3,09 8.280 Cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp. - Mức độ ô nhiễm môi trường không cao. 8 Chèm 14 05 2,80 2.310 vật liệu xây dựng,dệt. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đánh giá là thấp. 9 Đức Giang- Gia Lâm 38 21 1,80 cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng -Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt. 50 -Mức độ ô nhiễm môi trường không cao. Tổng 387,4 143 2,70 110.070 51 Công nghiệp tập trung trên, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn hình thành các khu công nghiệp tập trung có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở Nhà nuức cấp giấy phép hoạt động rtheo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997. - Sài Đồng B: Tổng diện tích 97 ha đã sử dụng 30 ha (gồm 8 doanh nghiệp: 3 liên doanh, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Ngoài rac có 6 dụ án đã được cấp giấy phép sang chưa triển khai. - Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư: 100% vốn Đài Loan, tổng diện tích 40 ha, đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, diện tích sử dụng 4 ha. - Khu công nghiệp DEAWOO-HANEL:Tổng diện tích 240 ha, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng. - Khu công nghiệp Thăng Long: tổng diện tích 121 ha, triển khai xong hạ tầng cơ sở hiện nay đã sử dụng 16 ha. -Khu công nghiệp Nội Bài: Tổng diện tích 100ha, hiện nay đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng cho 60 ha và đã sử dụng 8 ha. Trong tương lai, công nghiệp Hà Nội vẫn giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, là động lực của quá trình công nghiệp hoá vùng Bắc Bộ và cả nước. Để đạt mục tiêu này ngoài việc lấp kín các khu tập trung công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung và phần còn lại, phải tiếp tục để giành đất phát triển công nghiệp để di dời các xí nghiệp doanh nghiệp đang gây ô nhiễm mmôi trường ra khỏi các khu tập trung công nghiệp. Hiện tại đất dành cho công trình công nghiệp của thành phố mới có 1.889 ha (số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 của Sở Địa chính- Nhà đất Hà Nội). Dự kiến đến năm 2010 sẽ phải tăng thêm 1.500- 1.800 ha nữa. d. Đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị. Đất khu dân cư nông thôn. Đất khu dân cư nông thôn chỉ phân bố ở khu vực ngoại thành, chiếm tỷ lệ caop so với đất nông nghiệp và đất chuyên dùng, dao động từ 15% đến 23% tổng diện tích mỗi huyện. Tỷ lệ thấp nhất ở Đông Anh 15%, cao nhất ở mhuyện Từ Liêm23%. Phần lớn đất ở những nơi này là thổ cư lâu đời của nhân dân. Do tính chất của vùng ngoại thành phát triển kinh tế nông nghioệp là chínhnên các khu dân cư thưoừng 52 không tập trung mà thường co cụm thành các làng, xã gần các khu đất đai để canh tác. Trong những năm gầnđây, cơ chế thị trường đã tạo nên hàng loạtổ chức ác khu dân cư mới, những nhà ở do dân cư xây cất bám theo các trục đường chính để buôn bán kin doanh dịch vụ. Việc mua bán và cấp đất đai khá phổ biến làm cho đất nông nghiệp đang có nguy cơ bị giảm dần. Bên cạnh đó gây nên sự xây nhà tự phát ở các trục đường liên huyện làm cho khi Nhà nước muốn mở rộng đuường theo quy hoạch đã được duyệt bị khó khăn. Đất ở đô thị. Bình quân đất ở đô thị 18,55 m2/người. 78,98 m2/hộ. Do sức ép về dân số ngày càng tăng, diện tích đất đai thì có hạn, vì vậy vấn đề đặt ra đất ở cho mkhu dân cư nhiều năm chưa được sử dụng thật hợp lý, trừ một số lô đất được xây dựng các khu tập thể cao tầng như khu Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân...Tại các khu vực xây cũ hiện nhiều nhà đã bị xuống câps. Phần lớn các khu nhà thấp tầng do cơ quan quản lý hoặc nhà ơqr do mdân tự xây cácất. Vấn đề nhà ở đô thị là vấn đề nan giai triền miên đối với Thành phố trong nhiều năm nay và ngay cả hiện tại. Hiện trạng đất dân cư của Thành phố chưa được khai thác triệt để và hợp lý. Thành phố cần có những quy hoạch cụ thể chi tiết các khu dân cư với những khu nhà ở cao tầng để tiết kiệm đất đai. Phải có biện pháp bảo quản đất khu dân cư, ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai trái phép để xây dựng nhà ở. e. Đất chưa sử dụng. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 92.097 ha xếp thứ 58 trong số 61 tỉnh thành của cả nước. Hiện tại 89% diện tích tự nhiên của thành phố bằng 81.962 ha đã được đưa vào sử dụng, còn 11,00% diện tích đất tự nhiên hay 10.135 ha là đất chưa sử dụng vào sông, suối, núi đá. Trong quỹ đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá có 1.051 ha đất bằng chưa sử dụng và 1.700 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Đây là hai nguồn đất chính có thể khai thác, sử dụng cho các mục đích kinh tế- xã hội nói chung và cho sản xuất nông- lâm nghiệp nói riêng. Tuy nhiên đất bằng chưa sử dụng phân bố rất tản mạn, manh mún ở tất cả các phường xã, rất khó khai thác có hiệu quả, Trung bình mỗi xã, phường chỉ có 4,61 ha đất bằng chưa sử dụng. ở 182/288 xã tổng diện tích đất bằng 53 chưa sử dụng nhỏ hơn 5 ha, chỉ ở một vài xã đất bằng chưa sử dụng có diện tích tương đối lớn như phường Phú Thượng của Quận Tây Hồ 96,56 ha, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm 84,67 ha hoặc xã Vĩnh Ngọc- Võng La Của huyện Đông Anh 40,62 ha và 149,18 ha thì hầu hết diện tích này là của các bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống có nền đất rất yếu và bị ngập nước hàng năm trong mùa lũ lụt, vì vậy ngay cả việc tận dụng cho sản xuất nông nghiệp cũng rất bị hạn chế. Đất đồi núi chưa sử dụng chỉ có ở huyện Sóc Sơn tập trung 2 xã: Nam Sơn 674,78 ha và xã Minh Trí 237,34 ha chiếm tới 53,65% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng, diện tích còn lại phân bố ở xã Bắc Sơn, Phù Linh, Trung giã, Hồng Kỳ, Minh Phúc, Quang Tiến. Xã có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhỏ nhất là xã Hiền Minh 3,40 ha. Đây là những vùng đất dốcbị rửa trôi mạnh, đất bị thoái hoá ở giai đoạn cuối nên mức độ thuận lợi để sử dụng cho sản xuất nông- lâm nghiệp và các mục đích dân sinh kinh tế khác rất hạn chế cần có thời gian và sự đầu tư lớn. Thống kê số xã, phường của các huyện, quận có tổng diện tích đất chưa sử dụng theo các mức. (Xem biểu số 06) 54 Biểu số 06: Phân bố số xã phường theo quy mô diện tích đất chưa sử dụng Đơn vị tính ha Quận, huyện Tổng số xã, phường Xã, phường có tổng diện tích đất bằng chưa sử dụng theo các mức (ha) 0 >0-1 >1-5 >5-10 >10-20 >20-30 >30-40 >40-50 >50-100 >100- 150 Hoàn Kiếm 18 16 02 Hai Bà Trưng 25 17 07 01 Ba Đình 12 09 02 Đống Đa 21 16 05 Cầu Giấy 07 02 01 04 Tây Hồ 08 05 01 01 01 Thanh Xuân 11 11 01 02 01 Từ Liêm 16 16 01 03 05 02 Thanh Trì 25 25 01 09 02 03 01 01 Gia Lâm 35 35 07 11 03 04 03 01 Đông Anh 24 24 00 04 02 05 01 01 01 Sóc Sơn 26 26 00 02 02 05 Tổng 228 118 28 36 15 21 05 01 01 02 01 Nguồn:Niên giám thống kê năm 1991-2001-cục Thống kê thành phố Hà Nội 55 Nhìn chung quỹ đất tự nhiên của thành phố Hà Nội cơ bản đã được sử dụng hết cho các mục đích kinh tế, xã hội..., muốn mở rộng thêm đất cho một mục đích sử dụng nào đó thì phải giảm diện tích đất đang sử dụng cho các mục đích còn lại, khả năng khai thác đất chưa sử dụng hiện có để bù lại diện tích đất đã bị giảm của bất kỳ ngành nào là rất khó khăn và không hiệu quả. Hệ số sử dụng đất canh tác của Hà Nội chưa cao, về lý thuyết nếu đưa toàn bộ đất canh tác lên 3 vụ, có thể tăng thêm 28.786 ha đất gieo trồng. Thực tế qua kết quả đánh giá khả năng của đất thì có 11.216 ha đất canh tác hiện tại có đặc tính thuận lợi cho việc sản xuất 3 vụ, 11.688 ha có hạn chế, phải đầu tư (thuỷ lợi vừa và nhỏ, bồi dưỡng đất...) mới có khả năng sản xuất 3 vụ, còn lại 16.110 ha có hạn chế lớn về đất hoặc úng, ngập lụt... phải đầu tư lớn mới khắc phục để sản xuất 3 vụ, tuy nhiên không ổn định và năng suất không cao. Việc phát triển các khu dân cư (đô thị và các khu dân cư nông thôn), các khu công nghiệp chủ yếu sẽ phải lấy vào đất nông nghiệp. Kết quả của việc đánh giá đất cho sản xuất nông nghiệp và cho xây dựng sau cho thấy tiềm năng cuả đất nông nghiệp hiện tại với 2 mục đích trên, làm một trong các căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện tại: (Xem biểu số 07) 56 Biểu số 07: Khả năng chuyển đổi sử dụng mục đích đất nông nghiệp hiện tại Đơn vị tính ha Chỉ tiêu Tổng diện tích Phân theo các huyện và khu vực nội th Sóc Sơn Đông Anh Từ Liêm Thanh Trì Đất XD tốt- NN tốt 1.265 375 890 Đất XD tốt- NN tb 5.742 2.178 9.210 884 Đất XD tốt- NN kém 12.199 7.270 4.929 Đất XD tb- NN tốt 8.807 430 2.060 1.673 Đất XD tb- NN tb 5.129 1.150 620 215 270 Đất XD tb- NN kém 1.208 1.208 Đất XD kém- NN tốt 5.307 753 206 1.750 Đất XD kém- NN tb 3.223 1.105 470 35 1.493 Đất XD kém- NN kém 774 245 229 Tổng 43434 13.156 10.016 4.290 5.191 Nguồn:Niên giám thống kê năm 1991-2001-cục Thống kê thành phố Hà Nội 3. Tình hình sử dụng đất ở một số ngành 3.1 Giao thông. Đường bộ: Hà Nội có 1.467 km đường bình quân 1,59 km/ km2. Khu vực nội thành có 230 km chiếm 15,68% tổng chiề dài toàn bộ khu vực ngoại thành, tuy nhiên phân bố không đều, chất lượng kém. Đường bộ trong ngoại thành ngắn và hẹp (chiều rộng trung bình 3-5 m). Phần lớn các tuyến đường hướng tâm và vành đai chưa được nâng cấp, một số đoạn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, quy mô kỹ thuật vẫn chưa phù hợp với nhu cầu của thành phố. Tỷ trọng đất dành cho xây dựng đường 4,7-5% Sơ đồ hạch toán nội thành. Diện tích bãi đỗ xe thiếu nghiêm trọng. Hệ thống giao thông tĩnh không được đầu tư trang bị, thiếu cả số lượng và chất lượng. 57 Đường sắt: Hà Nội có gần 100 km đường sắt và 13 nhà Giai đoạn 1980-1985, tổng chiều dài đường sắt đi qua khu trung tâm là 10 km, cắt ngang nhiều tuyến đường bộ gây cản trở giao thông đường bộ, các hành lang an toàn đường sắt đang bị thu hẹp. Đường thuỷ: Có 4 tuyến vận tải hành khách, 8 tuyến chở hàng và 4 cảng với công suất 1- 1,2 triệu tấn 1 năm. Đường hàng không: Thủ đô có 3 sân bay: Nội Bài, Bạch Mai và Gia Lâm. Sân bay nội bài có diện tích 230 ha với đường băng chính 3.200*45m và 1.000 m2 nhà Giai đoạn 1980-1985. Một năm sân bay Nội Bài chở dưới 2,5 triệ hành khách và 25.000 tấn hàng. Tỷ lệ giao thông của Hà Nội trên diện tích tự nhiên là 6,1%. Trong đó khu vực nội thành đạt 11,53%, tỷ lệ này là quá thấp so với nhu cầu phải đạt 25-30%. Trong đó giao thông đô thị là 16%, giao thông tĩnh 4%, giao thông khu nhà 4% và giao thông đối ngoại 5%. 3.2 Bưu chính viễn thông. Hệ thống Bưu Chính Viễn thông không sử dụng nhiều đất và đã phát triển rất mạnh. Điều quan trọng là bố trí các công trình hợp lý và đồng bộ, tiện lợi cho việc bảo vệ. 3.3 Thuỷ lợi. Chức năng cuẩ hệ thống thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng của thành phố Hà Nội là tưới tiêu cho nông nghiệp và điều hoà tiêu thoát nước thải cho thành phố. Diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyêndùng hiện có 5.358 ha, trong đó của nội thành là 300 ha, ngoại thành là 5.285 ha. Thực trạng hệ thống thoát nước của khu vực nội thành rất yếu kém, không đồng bộ, không đảm bảo tiêu nước kịp thời khi có mưa 100 mm/ ngày đêm trở lên. Thiếu các trạm xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các sông. Hệ thống thuỷ lợi khu vự ngoại thành cũng chưa đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp, chưa đảm bảo tiêu úng trong mùa mưa cho các vùng trũng hoặc tưới trong mùa đông cho các vùng cao. Việc kết hợp sử dụng đất trên bề mặt, từ các ao, hồ, bể chứa, sông, mương, cống rãnh với hệ thống công trình ngầm chưa đồng bộ và đang còn là vấn đề lớn. 3.4 Năng lượng. Các công trình hệ thống lưới điện và các trạm xăng dầu, ống dẫn. Không sử dụng nhiều diện tích nhưng lại rất quan trọng do phải được an toàn. Theo tính toán 58 sơ bộ ban đầu, để đáp ứng nhu cầu hiện tại cần phải có 19 trạm biến thế các loại và 190 trạm xăng dầu ở các qụân, huyện, ngoài ra còn phải nâng cấp hoặc làm mới 12 km đường ống dẫn dầu vào kho Đức Giang. 3.5 Văn hoá- thể dục- thể thao. Thành phố hiện có 12 rạp chiếu bóng, 6 rạp hát, 8 nhà văn hoá, 2 cung văn hoá lớn, 14 thư viện trong đó: 2 thư viện quốc gia, 1 thư viện thành phố, 4 thư viện quận; 10 bảo tàng, 5 triển lãm và 3 câu lạc bộ. Số lượng các công trình văn hoá thể dục, thể thao trong những năm gần đây tăng đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và rèn luyện sức khoả của người dân trong khi đó một số công trình đang bị lấn chiếm nghiêm trọng: Sân quần ngựa bị lấn chiếm 6,6 ha, sân vận động Hà Nội 0,5 ha; trung tâm đào tạo vận động viên ở Cát Linh 300 m2; khu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội.pdf
Tài liệu liên quan