Tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX: 1
Luận văn
Đánh giá thực trạng tài chính của
công ty VIRASIMEX
2
MỤC LỤC
-------***------
MỤC LỤC ....................................................................................................... ..2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. .4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
...7
1.1. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp . 7
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính ............................................ 7
1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh
nghiệp ................................................................................. 7
1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ................. 9
1.2.
...................................................................................................... Q
uy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và
phươ...
90 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Đánh giá thực trạng tài chính của
công ty VIRASIMEX
2
MỤC LỤC
-------***------
MỤC LỤC ....................................................................................................... ..2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. .4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
...7
1.1. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp . 7
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính ............................................ 7
1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh
nghiệp ................................................................................. 7
1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ................. 9
1.2.
...................................................................................................... Q
uy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và
phương pháp phân tích .................................................................. .9
1.2.1. Quy trình phân tích ............................................................. 9
1.2.2. Khái quát nội dung phân tích .............................................. 10
1.2.3. Cơ sở số liệu ....................................................................... 10
1.2.4. Phương pháp phân tích........................................................ 11
1.2.4.1. Phương pháp tỷ lệ ............................................... 11
1.2.4.2. Phương pháp so sánh .......................................... 12
1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ............... 13
1.3.1. Đánh giá khái quát hoạt động tài chính của doanh nghiệp .. 13
1.3.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn ........ 13
1.3.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn .... 15
1.3.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối
cùng ..................................................................... 15
3
1.3.1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh .................................... 18
1.3.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng .................. 21
1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ........... 21
1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng hoạt động ............ 24
1.3.2.3. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ................ 27
1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu về rủi ro tài chính .......................... 29
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
VIRASIMEX .................................................................................................................................. 31
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty VIRASIMEX ...................................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................. 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh .............................. 32
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ .......................................................... 32
2.1.2.2. Đặc điểm kinh doanh .......................................................... 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty ........................................ 36
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
của công ty .................................................................................... 39
2.1.4.1. Những thuận lợi .................................................................. 40
2.1.4.2. Những khó khăn .................................................................. 41
2.1.4.3. Những nguyên nhân gây ra khó khăn .................................. 41
2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty ................................ 41
2.2.1. Phân tích và đánh giá kết cấu và diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn
của công ty .................................................................................... 41
2.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh của công ty ................................................................. 51
2.2.3. Phân tích và đánh giá về các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối
cùng của công ty ........................................................................... 54
2.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính đặc trưng ........................ 57
4
2.3.1. Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty .................... 58
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của công ty .................. 62
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty .................... 64
2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính của công ty ......................... 66
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIRASIMEX. .............................................................................. 70
3.1. Định hướng hoạt động của công ty trong năm tới .................................. 70
3.2. Một số giải pháp tài chính .................................................................... 71
3.2.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ....................... 71
3.2.1.1. Điều chỉnh lại tỷ trọng tiền mặt ................................... 71
3.2.1.2. Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ ..................................... 73
3.2.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý ........ 74
3.2.2. Ổn định cơ cấu tìa chính, giảm dần hệ số nợ ............................ 76
3.2.3. Các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ................. 77
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài chính của công ty .................. 79
3.2.5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ............................. 80
3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ........................................... 80
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và cơ quan chủ quản .. 81
3.3.1. Kiến nghị với Bộ GTVT .......................................................... 81
3.3.2. Kiến nghị với Bộ thương mại ................................................... 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 85
5
6
LỜI MỞ ĐẦU
* * * * * * * *
Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa
giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có
thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước xích lại gần
nhau thông qua chiếc cầu nối thương maị quốc tế. Vượt qua không gian và thời
gian những luồng dịch chuyển hàng hoá và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền
giữa cung và cầu ở những trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên
phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mặt xích cuối
cùng của quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, hội nhập không chỉ còn là
vấn đề lý thuyết mà là vấn đề được mọi quốc gia quan tâm. Tiến trình quốc tế
hoá mở ra cho các quốc gia những cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội nhưng ngược lại chính nó lại tạo ra không ít những thách thức lớn
trong sự phát triển kinh tế xã hội nếu họ không biết tận dụng những cơ hội trong
tiến trình này.
Sau những biến động trong và ngoài nước vừa qua đã có không ít các doanh
nghiệp bị “văng” ra khỏi “vòng xoáy” của “cơn lốc” thị trường, thậm chí nhiều
doanh nghiệp đã phải tự nguyện rút lui nhưng cũng có rất nhiều DN đã khẳng
định được vị thế và khả năng phát triển tiềm tàng của mình.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xu hướng
toàn cầu hoá, mà cụ thể là đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của AFTA, và hiện nay đang trong quá trình xin ra nhập WTO, đã mở ra
những cơ hội cùng những thách thức mới cho các doanh nghiệp. Do đó để có thể
tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy
rủi ro mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt được những biến động
trên thị trường và có kế sách ứng phó kịp thời. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà
một doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề trên, trong khi đó phải tiếp tục
duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả. Nhờ có
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung
nhất về thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó, giúp các nhà quản trị tài chính
7
doanh nghiệp xác định được trong điểm trong công tác quản lý tài chính, tìm ra
những giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa có rất nhiều chủ thể kinh tế khác cũng
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ tuỳ theo
mục đích của mỗi chủ thể. Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Là một sinh viên tài chính với những kiến thức đã tiếp thu được ở trường,
em cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty VIRASIMEX em đã chọn
đề tài “Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX” làm đề tài
chính thức cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty VIRASIMEX.
Chương 3: Các giải pháp tài chính và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của công ty.
8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụ
cho phép thu thập, xử lý các thông tin khác nhau trong quản lý doanh nghiệp,
nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và triển vọng của doanh nghiệp,
giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp.
1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý
phải đưa ra rất nhiều các quyết định khác nhau như: quyết định đầu tư, quyết
định về mặt hàng, về trang thiết bị, về nhân sự, về chi phí, về giá bán, về tổ
chức huy động và sử dụng vốn... Các quyết định của các nhà quản lý có ý nghĩa
rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng
và của cả toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đặc biệt là các quyết định quản trị tài
chính doanh nghiệp, hầu hết các quyết định khác đều dựa trên kết quả rút ra từ
những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nói một
cách khác, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp, và ngược lại tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt
hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đó.
Thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có
được cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tốt
hay xấu, xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có những thông tin thu thập được,
các đối tượng sử dụng thông tin sẽ có căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đưa ra
các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của mình. Cùng với sự đa dạng
9
của các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp, mỗi một chủ thể sẽ có nhu
cầu sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể:
Phân tích tài chính cung cấp cho chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị
doanh nghiệp, các cổ đông, người lao động những thông tin giúp cho việc đánh
giá chính xác tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó
đưa ra các dự báo tài chính và các quyết định tài chính thích hợp, cũng như việc
xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua phân tích tình hình tài chính giúp
cho người quản lý có thể kiểm soát được kịp thời các mặt hoạt động của doanh
nghiệp và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc,
đồng thời khai thác các tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư (các chủ nợ): Thông qua phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thanh toán, hiệu quả kinh
doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư muốn biết rằng
đồng vốn của mình bỏ ra có sinh lời được hay không, doanh nghiệp sử dụng số
vốn đó như thế nào và khả rủi ro của đồng vốn của mình đã bỏ ra có cao hay
không, để từ đó các nhà đầu tư có những quyết định thích hợp về vấn đề cho vay
vốn, thu hồi nợ và đầu tư vào doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm tra giám sát tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp xem có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
Nhà nước hay không. Đồng thời thông qua việc phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp còn giúp cho các cơ quan này hoạch định chính sách, cơ chế tài
chính phù hợp, tạo hành lang pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp, hướng
dẫn và trợ giúp các doanh nghiệp phát huy những lợi thế, hạn chế những điểm
yếu, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết các vấn đề xã hội...
Như vậy, xuất phát từ mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng trên
cùng với vai trò quan trọng của các thông tin về tình hình tài chính của doanh
nghiệp đối với việc ra quyết định tài chính, phân tích và đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu và cần thiết trong nền kinh tế thị
trường. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sắp tới Việt Nam chính
10
thức gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và chuẩn bị tham gia
vào WTO (năm 2005), cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ và những biến động của
nền kinh tế thị trường, sẽ là những tác nhân thúc đẩy việc phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.
1.1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin có
tác dụng hữu ích trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, phân tích
hoạt động tài chính phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được đầy đủ các thông tin
hữu ích cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp cho
họ có quyết định đúng đắn khi có các quyết định đầu tư, quyết định cho vay,
quyết định thu hồi nợ... Ngoài ra còn giúp họ có những thông tin để đánh giá khả
năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh
có hiệu quả hay không, cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin
về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ và tình hình biến động của chúng.
Hơn nữa, phân tích tình hình tài chính cung cấp thông tin về việc thực hiện chức
năng quản lý của người quản lý đối với doanh nghiệp. Người quản lý không chỉ
có trách nhiệm về việc quản lý và bảo toàn vốn của doanh nghiệp, mà còn có
trách nhiệm về việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.
1.2. Quy trình phân tích, khái quát nội dung phân tích, cơ sở số liệu và
phương pháp phân tích:
1.2.1. Quy trình phân tích:
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường được tiến hành qua các
giai đoạn sau:
Lập kế hoạch phân tích: Đây là khâu đầu tiên trong quá trình phân
tích. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương
11
trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi
phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công
việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau:
- Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu.
- Tính toán các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định và dự toán những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Kết thúc phân tích: Trong giai đoạn này cần tiến hành những công việc
cụ thể sau:
- Viết báo cáo phân tích.
- Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
1.2.2. Khái quát nội dung phân tích:
Để có thể đánh giá xác thực, sâu sắc tình hình tài chính của doanh nghiệp,
khi tiến hành phân tích ta phải đảm bảo các nội dung phân tích cơ bản sau:
- Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
- Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng.
- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
1.2.3. Cơ sở số liệu:
Để thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng các tài liệu
sau:
- Báo cáo 01 doanh nghiệp (B01- DN): Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo 02 doanh nghiệp (B02- DN): Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
12
- Báo cáo 03 doanh nghiệp (B03- DN): Báo cáo ngân quỹ.
- Báo cáo 09 doanh nghiệp (B09- DN): Thuyết minh báo cáo tài
chính.
- Báo cáo tình hình công nợ, các khoản vay và các tài liệu liên
quan.
Tuy chỉ có một số chỉ tiêu phân tích ta không thể sử dụng được ngay các
số liệu trong các báo cáo mà cần thiết có sự điều chỉnh và xử lý số liệu. Căn cứ
vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu, có thể phải xử lý các số liệu để có được ý nghĩa
của từng chỉ tiêu đó.
1.2.4. Phương pháp phân tích:
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các
công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các
mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các luồng dịch chuyển và biến
đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình
tài chính doanh nghiệp.
Thông thường người ta sử dụng 2 phương pháp sau:
1.2.4.1. Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh
tế nói chung và phân tích tài chính nói riên, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu
cuối của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích.
Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so
sánh và kỹ thuật so sánh:
Về điều kiện so sánh:
- Thứ nhất: Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu
- Thứ hai: Các đại lượng, các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung
và phương pháp tính toánh, thống nhất về thời gian và đơn vị đo
lường.
Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc vào mục đích của cuộc phân tích,
người ta có thể lựa chọn một trong số các tiêu thức sau đây:
13
- Để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra: Tiến hành so
sánh tài liệu thực tế đạt được với các tài liệu kế hoạch, dự toán
hoặc định mức.
- Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển: Tiến hành so
sánh giữa số liệu kỳ thực tế này với số liệu thực tế kỳ trước.
- Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của công ty: Tiến hành so
sánh giữa số liệu của công ty với các doanh nghiệp khác cùng
loại hình kinh doanh hoặc giá trị trung bình của ngành kinh
doanh.
Số liệu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là gốc so sánh.
Về kỹ thuật so sánh:
- So sánh về số liệu tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị
số chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so
sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng kinh tế
đang nghiên cứu.
- So sánh về số tương đối: Là việc xác định số % tăng giảm giữa
thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.
Khi phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp
phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang.
+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt
đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các
báo cáo tài chình. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu.
+ Phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét, xác định tỷ
trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể, quy mô chung. Qua đó thấy
được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.
1.2.4.2. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này được dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực của các tỷ lệ đại
lượng tài chính trong các mối quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ
lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng (định mức) để nhận xét, đánh giá tình
14
hình tài chính dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị lỷ lệ
tham chiếu.
Như vậy, để đưa ra nhận xét, đánh giá một cách chính xác về tình hình tài
chính thì phải phân tích với việc kết hợp hài hoà hai phương pháp trên. Sự kết
hợp hai phương pháp này cho phép người phân tích đi sâu xem xét các kía cạnh
khác nhau, thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến
động của từng chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau,
đồng thời vẫn đảm bảo tính đồng nhất trong khi tính toán.
1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Nội dung của phân tích tình hình tài chính bao gồm:
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:
- Qua bảng cân đối kế toán (Bảng CĐKT) để phân tích cơ cấu và
diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh
nghiệp.
- Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Báo cáo
KQHĐSXKD) để phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và
cuố cùng của doanh nghiệp.
Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp:
- Hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Hệ số về rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ của doanh
nghiệp
- Hệ số về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp
15
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp:
1.3.1.1. Phân tích cơ cấu của nguồn vốn và sử dụng vốn:
Để phân tích kết cấu nguồn vốn, sử dụng vốn cũng như diễn biến của nó
chúng ta phải dựa vào Bảng CĐKT.
Khái quát Bảng CĐKT: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh
giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo.
Các chỉ tiêu của bảng CĐKT được phản ánh dưới hình thức giá trị và tuân
theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
Mẫu bảng CĐKT:
*Phần tài sản: Phản ánh giá trị hiện có tính tới thời điểm lập báo cáo.
- Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh
dưới hình thái giá trị quy mô, kết cấu các loại tài sản như: vốn
bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định.. mà
doanh nghiệp hiện có.
- Xét về mặt pháp lý: Số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản
thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp.
*Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của
doanh nghiệp hiện có.
- Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy
mô, kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động
vào sản xuất kinh doanh.
- Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm
pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng
cấp vốn cho doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích:
*Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số
tương đối lẫn số tuyệt đối của từng chỉ tiêu trên bảng CĐKT. Phép so sánh
ngang này cho phép đánh giá được quy mô vốn và khả năng huy động vốn mà
doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. Tuy nhiên, sự so sánh này chưa thể hiện được
16
đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp bởi vì nó còn chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau.
*So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng
số. Qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại, các mục, các khoản mục.
* Ngoài ra có thể so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ
trước, từ đó thấy được xu hướng biến động về tài chính doanh nghiệp là tốt hay
xấu, đề ra các biện pháp khắc phục trong kỳ tới. Hoặc có thể so sánh số thực
hiện với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
Kết luận đánh giá: Chỉ ra sự biến động về tài sản và nguồn vốn hình
thành tài sản một cách khách quan tại thời điểm phân tích, từ đó đưa ra những
nhận định về khả năng thay đổi trong tương lai.
Tuy nhiên, thông qua bảng CĐKT chúng ta mới chỉ biết được một cách
khái quát về cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp. để tìm hiểu
một cách sâu sắc hơn chúng ta đi phân tích, đánh giá khái quát tình hình tài chính
của doanh nghiệp thông qua Báo cáo KQKD.
1.3.1.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn:
Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của
doanh nghiệp, ta phải thực hiện theo các quy trình sau:
Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên Bảng CĐKT giữa hai
thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ.
Dựa vào kết quả vừa tìm được sẽ sắp xếp kết quả của từng khoản mục
vào hai cột diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:
- Việc tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, giảm tài
sản của doanh nghiệp được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn.
- Tăng tài sản, giảm các khoản nợ phải trả và VCSH được xếp
chung vào cột sử dụng vốn.
Từ kết quả vừa tìm được, chúng ta tính toán tỷ trọng của từng khoản mục
để đánh giá sự thay đổi theo xu hướng nào của tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp trong một kỳ vừa qua.
17
1.3.1.3. Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng:
Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc
điểm các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD), đồng thời so
sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số trung bình ngành (nếu
có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
Khái niệm BCKQKD: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà
nước trong một kỳ kế toán.
* Phần 1: Lãi lỗ- phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sau một kỳ là lãi hoặc lỗ. Các chỉ tiêu trong phần này được theo dõi chi
tiết theo số quý trước, số quý này và số luỹ kế từ đầu năm.
* Phần2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bao gồm các
chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế phải nộp và được theo dõi chi tiêt thành số
còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ và số còn phải
nộp đến cuối kỳ này.
* Phần 3: Thuế GTGT (VAT) được khấu trừ, VAT được hoàn lại, VAT
được giảm, VAT hàng bán nội địa.
Như vậy, thông qua việc phân tích Báo cáo KQHĐKD để:
* Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán
chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập
của hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán.
* Kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp
về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
* Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác
nhau.
Nội dung của báo cáo KQHKD có thể thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ theo
yêu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo được 5 nội dung cơ bản là:
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí bán hàng
18
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Giữa các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, thể hiện:
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó chịu tác động của rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng. Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến lợi
nhuận, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất giá vốn
hàng bán trên
doanh thu thuần
=
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
x 100%
Tỷ suất này cho ta biết để có được một doanh thu thuần, doanh nghiệp đã
phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, tỷ suất này càng thấp thì càng tốt vì
nó chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và
ngược lại.
Tỷ suất chi phí
bán hàng trên
doanh thu thuần
=
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần
x 100%
Tỷ suất chi phí
quản lý DN trên
doanh thu thuần
=
Chi phí quản lý DN
Doanh thu thuần
x 100%
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
Doanh
thu thuần
từ hoạt
động KD
Giá vốn
hàng
bán
Chi phí
bán
hàng
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
19
Hai chỉ tiêu này phản ánh để có 1đ doanh thu thuần, doanh nghiệp đã phản
chi ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các tỷ
suất này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàngv
và chi phí quản lý doanh nghiệp và ngược lại.
Phương pháp phân tích:
Thông qua phương pháp so sánh, ta so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, đưa
ra những nhận định ban đầu về sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Như vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua 2
bảng trên mới chỉ là bước phân tích khái quát, giúp chúng ta có được cái nhìn
tổng quan về doanh nghiệp. Để có những đánh giá chi tiết và cụ thể hơn về tình
hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đi vào phân tích, đánh giá các hệ số
tài chính đặc trưng sau:
1.3.1.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn. Để hình thành 2 lại này phải
có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn
dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng
thời gian dưới một năm cho hoạt động SXKD bao gồm các nợ ngắn hạn, nợ quá
hạn nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn
vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn
VCSH, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn…
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ, phần dư của
nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh
lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn
được gọi là VLĐ thường xuyên.
VLĐ thường
xuyên
Nguồn vốn
dài hạn TSLĐ TSCĐ
Nguồn vốn
ngắn hạn
20
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ
thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh,
ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản.
* Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn.
Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ
đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ một phần nguồn vốn
ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân
thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng 1 phần
TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vạy giải
pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc
giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời các 2 giải pháp đó.
* Khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn
Tức là VLĐ thường xuyên > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư
vào TSCĐ, phần dư thừa đó đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn
ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Vốn thường xuyên =
0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để trả các
khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết 2 điều cốt yếu:
Một là: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
không?
Hai là: TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng
vốn dài hạn hay không?
Ngoài khái niệm VLĐ thường xuyên được phân tích trên đây; nghiên cứu
tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu
nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài
trợ cho 1 phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không
phải là tiền).
Nhu cầu VLĐ Tồn kho và các
Nợ ngắn hạn
21
thường xuyên khoản phải thu
Thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau đây:
* Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ
ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn
vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng
nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho
và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.
* Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ
kinh doanh.
Mối liên hệ giữa VLĐ thường xuyên với nhu cầu VLĐ thường xuyên:
Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên - Nhu cầu VLĐ thường xuyên
Nguồn vốn dài hạn > TSCĐ => VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại
TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn => Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0
và ngược lại.
Dựa vào các chỉ tiêu trong BCĐKT ta thấy các mối liên hệ trên được biểu
hiểu nhu sau:
- Nếu hàng tồn kho và khoản phải thu > nợ ngắn hạn, nghĩa là
sử dụng ngắn hạn > nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được => nhu cầu
VLĐ thường xuyên dương. Để tài trợ phần chênh lệch này doanh nghiệp cần tới
VLĐ thường xuyên. Nếu VLĐ thường xuyên > nhu cầu VLĐ thường xuyên =>
vốn bằng tiền dương và ngược lại.
- Nếu tồn kho và các khoản phải thu < nợ ngắn hạn, có nghĩa là
VLĐ từ bên ngoài thừa trang trải các sử dụng ngắn hạn; nhu cầu VLĐ thường
xuyên vốn bằng tiền dương lớn hơn; nếu
VLĐ thường xuyên vốn bằng
22
tiền âm. Xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn (Vốn
ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn (đầu tư dài
quá nhiều).
-
Giải pháp là:
Tăng cường vay vốn dài hạn
Giải phóng hàng tồn kho: tăng thu từ khách hàng để tài trợ
ngắn hạn
Giảm đầu tư dài hạn.
Như vậy, để đảm bảo nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo sự
lành mạnh về tài chính doanh nghiệp, trước tiên phải có VLĐ thường xuyên 0
nghĩa là đảm bảo tài trợ TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Nếu nhu cầu VLĐ
thường xuyên > 0 => phải tìm cách giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản
phải thu ở khách hàng; nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên hạn chế vay ngắn
hạn từ bên ngoài.
1.3.2. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng:
Phương pháp phân tích: Thường so sánh giữa số kỳ này với kỳ trước,
giữa doanh nghiệp với các chuẩn mực của ngành để đi đến kết luận
đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cơ sở số liệu: Chủ yếu sử dụng Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số loại số liệu cần có sự điều chỉnh để
tính toán xác thực hơn.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong các yếu tố để đánh giá
tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Nó là yếu tố được
các đối tượng sử dụng thông tin quan tâm. Do vậy, chúng ta sẽ đi vào phân tích
khả năng thanh toán của doanh nghiệp đầu tiên.
1.3.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán:
Đối với các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư,
thì vấn đề được họ quan tâm nhiều nhất là khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
23
đem lại và khả năng rủi ro của các khoản đầu tư đó là cao hay thấp. Họ luôn đặt
ra câu hỏi liệu doanh nghiệp mà họ đầu tư có đủ khả năng trả các khoản nợ tới
hạn hay không? Việc phân tích một số chỉ tiêu dưới đây sẽ giúp họ trả lời được
câu hỏi này:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh mối quan hệ giữa tổng
tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả
(bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn).
Hệ số khả năng
thanh toán tổng
quát
=
Tổng tài sản
Nợ ngắn hạn và dài hạn
*Ý nghĩa: Hệ số này đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán
các khoản nợ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.Nhìn chung hệ số này
càng lớn hơn 1 thì càng tốt.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
*Hệ số khả năng thanh toán hiện thời phản ánh mức độ đảm bảo cảu tài
sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) với nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng
thanh toán hiện
thời
=
TSLĐ & ĐTNH
Tổng nợ ngắn hạn
*Ý nghĩa: Nếu hệ số này có xu hướng giảm đi thì điều đó đồng nghĩa
với sự rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp là tăng lên và ngược lại. Nhưng
nếu hệ số này quá cao nó có thể biểu hiện năng lực quản trị VLĐ của doanh
nghiệp chưa tốt bởi vì đây thường là hiện tượng mà doanh nghiệp để tiền mặt tồn
trữ quá nhiều, hàng tồn kho l ớn, các khoản phải thu cũng cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
24
*Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp tại một thời điểm của TSLĐ và các khoản tương đương tiền,
mà không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá.
Hệ số khả năng
thanh toán
nhanh
TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn - Vốn vật tư hàng hoá
=
Tổng nợ ngắn hạn
*Ý nghĩa:
- Nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong
công việc thanh toán công nợ vì vào lúc cần phải thanh toán gấp,
doanh nghiệp có thể phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán
các tài sản với giá thấp để trả nợ.
- Nhìn chung, hệ số này càng cao thì càng tốt, nhưng nếu quá cao
thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại vì có thể trong TSLĐ thì
bộ phận tài sản không có khả năng sinh lợi thấp đang chiếm một
tỷ trọng khá lớn.
Như vậy, thông qua việc phân tích các hệ số trên, các đối tượng có liên
quan sẽ phần nào đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và xu
hướng biến động của nó trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp
với mục đích của mình.
Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn
nhằm tiến tới kết cấu vốn tối ưu để đạt được mục tiêu chi phí sử dụng vốn là
thấp nhất. Tuy nhiên, do những thay đổi trong kỳ kinh doanh, trong hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp làm cho kết cấu này luôn bị phá vỡ. Phân tích cơ cấu
nguồn vốn là tình hình tự tài trợ dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá cơ cấu nguồn
vốn và tình hình tự tài trợ của công ty có hợp lý hay không?
Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất tự tài trợ:
Cơ cấu nguồn vốn:
25
*Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh
hiện nay của doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc mấy đồng từ
vốn chủ sở hữu.
*Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH) là hai tỷ số quan trọng nhất
phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nợ phải trả
Hệ số nợ = = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh trong 1đ vốn kinh doanh có bao nhiêu được hình thành
từ vay nợ bên ngoài, và có xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ
nợ. Hệ số này cao thì doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính là công cụ
để gia tăng lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu vì họ được sử dụng một lượng tài sản
lớn trong khi chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ. Nhưng nếu hệ số này quá cao
cũng đồng nghĩa với rủi ro tài chính lớn vì doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng
mất khả năng thanh toán.
VCSH
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho thấy sự đóng góp của chủ sở hữu trong một đồng vốn kinh
doanh hiện nay là bao nhiêu. Nếu hệ số này càng lớn thì tính độc lập và tự chủ
của doanh nghiệp càng cao, vì vậy doanh nghiệp ít phải chịu ràng buộc và sức ép
của các chủ nợ.
Mỗi hệ số có ý nghĩa riêng, nhưng thông thường thì bản thân các chủ nợ lại
thích những doanh nghiệp có hệ số VCSH càng cao thì càng tốt. Bởi vì họ dựa
vào hệ số này để thấy được sự bảo đảm cho các khoản đầu tư của mình vào
doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (TSCĐ):
VCSH
26
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
TSCĐ & ĐTDH
*Ý nghĩa: Tỷ suất này phản ánh khả năng tự tài trợ của chủ doanh nghiệp
đối với các hoạt động đầu tư về TSCĐ & ĐTDH khác. Nó cho phép chúng ta
đánh giá tính độc lập và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động dài
hạn.
1.3.2.2. Các hệ số về khả năng hoạt động:
Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh
nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài
sản khác nhau. Bao gồm:
Số vòng quay hàng tồn kho:
Khái niệm: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho
bình quân luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bàn
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó hàng tốn kho bình quân là số dư hàng tồn kho tình bình quân ở
các thời điểm trong kỳ. Kỳ phân tích có thể là tháng, quý, năm. Thông thường là
năm.
Số ngày vòng quay hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
*Ý nghĩa: Hai hệ số trên là những đại lượng nghịch đảo của nhau, nó cùng
phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Nếu số vòng quay nhỏ tức là số
ngày của một vòng quay lớn, nó thường là biểu hiện của tình trạng hàng tồn kho
nhiều. Vốn bị tồn động dưới dạng hàng tồn kho là lớn, sẽ làm cho hiệu quả sử
27
dụng VLĐ giảm, năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp còn yếu kém.
Và ngược lại, số vòng quay lớn đồng nghĩa với số ngày của một vòng quay là
nhỏ, chứng tỏ năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp là tốt vì lượng
hàng tồn kho của doanh nghiệp đã bị giảm đi.
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay của các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
*Ý nghĩa: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Vòng quay này càng lớn thì càng tốt
vì nó cho biết tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh, tránh được tình trạng bị
chiếm dụng vốn, điều này tác động rất tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp và ngược lại.
Kỳ thu tiền
bình quân
360
Vòng quay các
khoản phải thu
Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu thuần
x 360
*Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu hay nó đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các
khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân trong một ngày. Thông thường thì
chỉ tiêu này càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, để có thể kết luận chắc chắn còn phải
xem xét đến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, từ đó đánh giá
công tác thu hồi nợ trong thanh toán là tích cực, hiệu quả, hay còn hạn chế.
Vòng quay vốn lưu động (VLĐ):
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
28
Trong đó, VLĐ bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ) / 2.
*Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ luân chuyển được bao
nhiêu vòng, nhằm đo lường hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Vòng quay
này càng cao thì càng tốt vì với cùng một lượng VLĐ bỏ ra nếu vòng quay VLĐ
nhanh hơn thì sẽ tạo ra mức doanh thu lớn hơn, và ngược lại.
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ
Vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để hình thành nên các
TSLĐ cho đến khi bán, thu tiền về thì mất bao nhiêu ngày. Nếu chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ có thể hàng hoá tiêu thụ chậm, tiền mặt hoặc vật tư tồn kho nhiều,
số lượng các khoản phải thu là lớn... tức là VLĐ bị ứ đọng.
Nhìn chung, vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ cho biết sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp là có tiết kiệm và hợp lý không?
Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ):
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân
Trong đó: VCĐ bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ) / 2.
*Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1đ VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ, và thông thường hệ số này càng cao thì
càng tốt vì nó cho biết hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. Các nhà quản lý
phải tìm hiểu cơ cấu của từng loại TSCĐ cũng như hiệu quả hoạt động của từng
loại TSCĐ đó để có thể có những chiến lược đầu tư đúng đắn nhất.
Vòng quay vốn kinh doah (VKD):
29
Vòng quay VKD =
Doanh thu thuần
VKD bình quân
*Ý nghĩa: Vòng quay VKD cho biết trong một kỳ, VKD của doanh nghiệp
quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể biết được 1đ VKD bỏ ra thì
sẽ được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, từ đó đánh giá việc sử dụng VKD là tiết
kiệm và hiệu quả hay không. Thông thường chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
1.3.2.3. Các hệ số về khả năng sinh lời:
Hệ số về khả năng sinh lời đo lường khả năng sinh lời khi doanh nghiệp sử
dụng vốn vào kinh doanh. Bao gồm:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
*Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100đ doanh thu thực hiện có bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận Tài sản: (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận Tài Sản
=
Lợi nhuận sau thuế & lãi
Tổng tài sản
*Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng
sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh
nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu trước thuế
hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Chỉ
30
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH: (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
*Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu được chủ sở hữu doanh nghiệp mong đợi nhiều
nhất, bởi vì chỉ tiêu này cho biết cuối cùng chủ doanh nghiệp được hưởng bao
nhiêu từ kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, tức là cho biết
mỗi đồng VCSH doanh nghiệp đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này, người ta có thể so sánh giữa
số liệu đầu kỳ và cuối kỳ. Tuy nhiên để xác định được mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu trên cũng như xác định được nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng
VCSH cao hay thấp, ta có thể phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh
nghiệp thông qua phương pháp Dupont.
Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua phân tích phương trình
Dupont:
Phương trình Dupont hay còn gọi là phương trình hoàn vốn được sử dụng
đầu tiên do công ty Dupont của Mỹ dùng để phân tích các tỷ số tài chính và được
viết tắt là ROI. Phương trình Dupont được xác định như sau:
Tỷ suất LNST LNST DT thuần Tỷ suất Vòng
LNST VKD = = * = LNST * quay toàn
(ROI) VKD bq DT thuần VKD bq doanh thu bộ vốn
LNST LNST DT thuần VKD bq
ROE = = * *
VCSH bình quân DT thuần VKD bình quân VCSH
Tỷ suất vòng quay 1 1
= LNST * toàn bộ * = ROI *
doanh thu vốn 1- Hệ số nợ 1- Hệ số nợ
31
*Ý nghĩa: Phân tích phương trình Dupont cho biết 3 nhân tố ảnh hưởng đến
doanh lợi VCSH là tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu, vòng quay toàn bộ vốn
và hệ số nợ.
1.3.1.4. Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp:
Trong cơ chế bao cấp, Nhà nước chi phối và quyết định toàn bộ quá trình
tuần hoàn và chu chuyển vốn lưu động, do đó người ra không đặt ra vấn đề rủi ro
nói chung và rủi ro tài chính nói riêng đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện
hiện nay, việc đánh giá nói trên là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, do đó nếu có
rủi ro, các doanh nghiệp phải gánh chịu.
Để phản ánh rủi ro về tài chính, ngoài các chỉ tiêu về khả năng thanh toán,
người ta còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau đây:
Hệ số nợ trên tài sản.
Hệ số nợ ngắn hạn trên tài sản lưu động.
Hệ số nợ quay vòng hàng tồn kho và kỳ hạn hàng tồn kho bình quân
Hệ số thanh toán lãi vay.
Các chỉ tiêu trên lần lượt được xác định như sau:
nTængtµis
Tængsènî
ntµisHÖsènî
¶
¶/
Chỉ tiêu này chỉ rõ rằng, trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có
bao nhiêu phần do vay nợ mà có. Do vậy, nếu hệ số này càng tăng, rủi ro về tài
chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.
§
¹¾
§/¹¾
TSL
nnhTængsènîng
TSLnnhHÖsènîng
Ý nghĩa của chỉ tiêu này cũng giống với ý nghĩa của chỉ tiêu nói trên,
nhưng phạm vi hẹp hơn.
SèdùnîBQ
uÇnDoanhthuth
nîHÖsèthuhåi
32
Nếu doanh nghiệp càng hạn chế bán trả chậm, số dự nợ phải thu càng nhỏ,
hệ số thu hồi nợ càng tăng và khi đó rủi ro tài chính càng giảm và ngược lại. Mặt
khác, khi hệ số thu hồi nợ tăng lên, thời hạn thu hồi nợ càng ngắn, và thời gian
thu hồi nợ được xác định như sau:
nîHÖsèthuhåi
oocongkúbThêigiantr
QnthuhåinîBThêih
¸¸
¹
Nếu thời gian thu hồi nợ càng ngắn, rủi ro tài chính càng giảm và ngược
lại
¶¶·
·
·¸
itrivayphL
ivayícthuÕvµlLîinhuËntr
ivaynloHÖsèthanht
Chỉ tiêu này chỉ ra rằng, nếu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu
quả, doanh nghiệp không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi
tiền vay, do đó doanh nghiệp dễ dàng trong việc vay vốn của Ngân hàng, rủi ro
về tài chính càng giảm và ngược lại.
33
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY VIRASIMEX
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty VIRASIMEX:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty vật tư thiết bị đường sắt được thành lập ngày 06/01/1986 theo
quyết định số 23/QĐ/TCCB của Liên hiệp đường sắt Việt Nam trên cơ sở của ba
xí nghiệp đường sắt hợp lại là:
Xí nghiệp vật tư đường sắt I (Hà Nội)
Xí nghiệp II (Đà Nẵng)
Xí nghiệp vật tư đường sắt III (Sài Gòn)
Với nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng vật tư chuyên dùng cho ngành đường
sắt từ Bắc đến Nam, trực thuộc công ty là hai xí nghiệp: Xí nghiệp vật tư Đà
Nẵng và xí nghiệp vật tư đường sắt Sài Gòn.
Do tổ chức của ngành đường sắt thay đổi, để phù hợp với cơ chế mới, đáp
ứng yêu cầu phục vụ năng lực vận tải lớn tháng 9/1989 công ty vật tư thiết bị
đường sắt được Nhà nước, Bộ giao thông vận tải và ngành đường sắt cho phép
công ty trực tiếp làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Đổi tên công ty vật tư
đường sắt thành công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt, sát nhập xí
nghiệp vật tư đường sắt Đà Nẵng vào xí nghiệp liên hiệp vận tải đường sắt II và
xí nghiệp vật tư đường sắt Sài Gòn vào xí nghiệp liên hiệp đường sắt III.
Ngày nay công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư, thiết bị đường sắt có 3
chi nhánh, 2 trung tâm và 6 xí nghiệp trực thuộc trên địa bàn đường sắt cả nước
với tên giao dịch quốc tế là: Viet Nam railway import- export and supply material
equipment company, trực thuộc Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam (gọi tắt là công
ty VIRASIMEX).
Công ty có trụ sở giao dịch tại 132 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng- Hà Nội,
là một doanh nghiệp Nhà nước, trực tiếp sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ
hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản
34
tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng công thương và Ngân hàng
Vietcom.bank và bắt đầu từ năm 2001 công ty mở tài khoản tại Ngân hàng
ĐT&PT, được sử dụng con dấu riêng, giấy phép kinh doanh số 108769 và giấy
phép kinh doanh XNK số 1031053/GP. Vốn kinh doanh là do Nhà nước cấp và
một phần do tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn tự
có cũng như các nguồn vốn huy động khác.
Công ty đã bắt kịp với phương thức kinh doanh mới để phù hợp với điều
kiện thị trường hiện nay. Công tác nghiên cứu thị trường được công ty đặc biệt
coi trọng- Công ty đã chủ động duy trì và đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các thị
trường truyền thống như: Tiệp Khắc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Với phương
châm đường lối ngoại giao kiên trì, mền dẻo, tận dụng mọi thời cơ cũng như cơ
hội; đồng thời cũng cố gắng tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, khai thác triệt để
thị trường trong nước và ngoài nước.
Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ của mình, công ty sử dụng một
lượng vốn kinh doanh khá lớn, theo quyết toán quý IV năm 2004 thì:
*Tổng tài sản của công ty là: 320.192.589.062 đồng
Trong đó:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là:279.422.781.333 đồng
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là: 40.769.807.729 đồng
*Doanh thu:
- Năm 2003 là: 292.070.384.074 đồng
- Năm 2004 là: 279.523.698.198 đồng
*Tổng nhân viên công ty hiện nay là: 789 người, trong đó nhân viên
quản lý là 106 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh:
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ:
Với chức năng và nhiệm vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu mà
chủ yếu là chức năng nhập khẩu các loại vật tư thiết bị phục vụ cho ngành đường
sắt và các ngành khác có nhu cầu, tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá từ nước
ngoài đến các tổ chức tiêu dùng nội địa. Kinh doanh thương mại, dịch vụ, liên
35
doanh đầu tư trong nước và ngoài nước, tổ chức sản xuất và gia công, tổ chức
cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng đường sắt, sản xuất tà vẹt và sản phẩm gỗ phục
vụ cho ngành đường sắt. Chúng ta có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ của
công ty như sau:
XNK vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng công
trình, vận tải trong và ngoài ngành.
Được quyền nhập khẩu uỷ thác
Tổ chức sản xuất và liên kết các mặt hàng xuất khẩu, thu mua sắt thép,
phế liệu và các loại mặt hàng theo giá thoả thuận với các đơn vị để tập
trung xuất khẩu.
Tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu các loại mặt hàng không thuộc diện
cấm của pháp luật.
Tạo nguồn ngoại tệ cho ngành thông qua xuất khẩu và làm dịch vụ kiều hối
cho Việt Kiều và công nhân đi hợp tác chuyên gia hợp tác lao động quốc
tế.
Sản xuất gia công, tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị, phụ tùng
đường sắt như: sản xuất tà vẹt và các sản phẩm gỗ phục vụ cho ngành
đường sắt.
Bàn buôn, bán lẻ các loại hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh.
Mặt hàng do công ty sản xuất, xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều chủng
loại, có các nhóm kinh doanh như: nhóm phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp; nhóm các
vật tư thiết bị Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Đức... Mỗi nhóm từ hàng chục tới hàng
trăm phụ tùng, thiết bị cho việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ đường sắt. Công ty
cung cấp các mặt hàng cho các đơn vị ngành đường sắt trên toàn quốc như: các xí
nghiệp đầu máy Hà Nội, xí nghiệp đầu máy Vinh, xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng và
các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng là các xí nghiệp cầu đường.
Công ty nhập theo hình thức trực tiếp hoặc uỷ thác:
*Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng:
- Phụ tùng đầu máy Bỉ, Tiệp, Trung Quốc, Ấn Độ.
- Thép hợp kim
36
- Phụ tùng toa xe khách, toa xe hàng.
*Trực tiếp bán các mặt hàng:
- Phụ tùng Bỉ
- Phụ tùng Tiệp
- Phụ tùng toa xe
- Phụ kiện cầu đường, đường sắt.
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, công ty có quyền ký kết hợp đồng
xuất nhập khẩu với các bạn hàng trong và ngoài nước, hợp tác đầu tư ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, được vay vốn tại Ngân hàng. Công ty
được giao và quản lý sử dụng các nguồn vốn, tài sản, cũng như nguồn nhân lực.
Để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cũng như các hợp đồng kinh tế được ký kết
ngày càng tăng lên thì công ty cần phải cố gắng hết sức để thực hiện tốt nhất các
hợp đồng kinh tế mà đã được ký kết, thể hiện thông qua việc thu được lợi nhuận
cao nhất đến mức có thể từ các hợp đồng đó. Có như vậy mới đảm duy trì, mở
rộng mối quan hệ với khách hàng, tạo niềm tín và uy tín với khách hàng- điều
này vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào muốn
đứng vững trên thị trường hiện nay và phát triển được trong tương lai.
Bên cạnh đó công ty không ngừng cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh
thần và điều kiện lao động tốt cho nhân viên, đồng thời thường xuyên phải bồi
dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động với mục đích
khuyến khích người lao động tăng cao năng suất và tận tình hết mình vì công ty.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Trong năm qua, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên
dùng cho ngành đường sắt ngày càng khó khăn hơn, cơ chế thị trường chi phối,
cạnh tranh quyết liệt, những lô hàng lớn chủ yếu phải qua đấu thầu. Tình trạng
thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, hàng hoá bán ra không thu được tiền ngay, nợ
kéo dài, trong khi đó phải lo trả lãi tiền vay vẫn thường xuyên diễn ra trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, bước vào thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh trong những năm đầu của thiên niêm kỷ mới với biết bao những
nét khởi sắc mới, sự kiện và công việc mới. Song trong những năm qua với sự
37
quan tâm của lãnh đạo Liên hiệp đường sắt Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng
bộ công ty, Ban giám đốc phối hợp chặt chẽ với các phòng ban và tinh thần ý
thức của cán bộ công nhân viên trong công ty mà toàn công ty đã không ngừng
nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra hàng năm với
mức tăng trưởng cao.
Đặc điểm kinh doanh: Công ty VIRASIMEX là một đơn vị độc lập về kinh
tế thuộc diện chịu Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các mặt hàng mà
công ty kinh doanh thông thường rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu
mã với những mức thuế suất khác nhau, hàng tháng kế toán phải kê khai thuế
phát sinh trong kỳ để được khấu trừ và nộp thuế theo nghĩa vụ cho ngân sách.
Thông thường số thuế mà công ty phải nộp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán
ra và mua vào trong kỳ. Để hiểu rõ hơn về điều đó cần tìm hiểu về mặt hàng và
thị trường kinh doanh của công ty.
- Mặt hàng kinh doanh:
1. Hệ thống thiết bị thông tin, tín hiệu
2. Phụ tùng đầu máy toa xe
3. Ray, ghi phụ kiện dầm cầu
4. Phụ tùng thiết bị lẻ
5. Phụ kiện cầu đường
6. Gỗ xẻ, tà vẹt gỗ
7. Tà vẹt bê tông và dụng cụ chuyên dùng
8. Kim loại chế phẩm
9. Hoá chất
10. Hoá chất, tạp phẩm phế liệu
Trong mỗi loại trên còn được chi tiết ra cụ thể hơn nữa để theo dõi
và quản lý.
- Thị trường kinh doanh:
Với điều kiện như nước ta hiện nay và do đặc trưng của ngành
đường sắt thường đòi hỏi các vật tư thiết bị với hàm lượng khoa học – kỹ thuật
38
cao mà trong nước khó có thể đáp ứng được cho nên công ty chủ yếu phải nhập
khẩu từ các nước : Tiệp, Ấn Độ, Bỉ, Úc…
Ngược lại, với thị trường bán của công ty lại chủ yếu là trong nước
(90%-95%) với quy mô rộng lớn, trải dài khắp cả nước công ty đã có quan hệ
buôn bán với trên 50 khách hàng có nhu cầu khác nhau, trong khi đó thị trường
xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (5%- 10%) chủ yếu công ty xuất sang:
Trung Quốc, Hồng Kông… trên phương châm chung: “Nắm chắc bạn hàng, giữ
chữ tín với bạn hàng và tranh thủ thu hút thêm các bạn hàng mới”.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bởi khi một
doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt thì sẽ lãnh đạo doanh nghiệp của mình đạt
kết quả cao trong kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ
máy quản lý phù hợp cùng đội ngũ quản lý có trình độ, có năng lực. Do nhận
thức đúng đắn tầm quan trọng đó, công ty đã từng bước củng cố tổ chức cơ cấu
phòng ban, tuyển chọn nhân viên, cán bộ mới có trình độ cao, đồng thời đào tạo
và nâng cao nghiệp vụ cho công nhân cán bộ cũ của công ty cho phù hợp vớ công
việc và phục vụ cho kế hoạch xây dựng công ty lâu dài.
Về mặt tổ chức: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, thủ trưởng quản lý điều hành trong kinh doanh trên cơ sở thực hiện
quyền làm chủ của tập thể.
Về mặt sản xuất kinh doanh: Xuất phát từ đặc điểm của ngành đường sắt là
trải dài, rộng khắp đất nước nên các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành được
thành lập theo địa chỉ tuyến đường để phục vụ cho công tác chạy tàu.
Do đặc điểm trên mà ngành vật tư đường sắt cũng được thành lập theo tuyến
để đảm bảo cung ứng vật tư đến tận hiện trường, trách lãng phí đảm bảo tiến độ,
phục vụ kịp thời cho vận tải đường sắt. Do vậy bộ máy kinh doanh của công ty
được thành lập phù hợp với đặc điểm của ngành và phục vụ đắc lực cho việc sản
xuất kinh doanh của công ty.
39
Sơ đồ tóm tắt tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh của công ty
VIRASIMEX.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ
Xí
nghiệp
cơ khí
đường
sắt Đông
Anh
Chi
nhánh
tại
TPHC
M
BAN GIÁM
ĐỐC
CÁC PHÒNG QUẢN LÝ CÁC PHÒNG BAN NGHIỆP
VỤ KINH DOANH
Phòng
kế
hoạch
thống
kê
Phòng
tổ chức
cán bộ
lao
động
tiền
lương
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu I
Phòng
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu II
Xí
nghiệp
vật tư
đường
sắt Hà
Nội
Xí
nghiệp
vật tư
đường
sắt Đông
Anh
Xí
nghiệp
vật tư
đường
sắt Vĩnh
Phú
Xí
nghiệp
vật tư
đường
sắt
Thanh
Hoá
Xí
nghiệp
vật tư
đường
sắt Vinh
Chi
nhấn
h tại
Hải
phòng
Chi
nhánh
Lào
Cai
Trung
tâm
xuất
khẩu
lao
Chi
nhánh
tại
Lạng
Sơn
Trung tâm
dịch vụ
khách sạn
Sầm Sơn
Thanh Hoá
40
Với mạng lưới các cơ sở kinh doanh và cơ cấu tổ chức như trên bộ máy công
ty có hoạt động như sau:
Ban giám đốc: Đứng đầu là giám đốc, có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý chung
toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên và cán bộ công nhân
viên chức về tổ chức điều hành và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sử
dụng, bảo toàn và phát triển các loại vốn, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật do Nhà
nước giao. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và dự án đầu tư cho
hàng năm, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy hoạch đào tạo của
doanh nghiệp.
Các phòng chức năng, quản lý nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của công
tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể như sau:
Phòng hành chính tổng hợp: Tổ chức công tác hành chính của công ty,
quản lý và sử dụng hợp cách về chứng chỉ Nhà nước (con dấu và chức danh của
công ty) quản lý các hồ sơ, tài liệu của Nhà nước và công ty, thông tin báo chí ...
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính tham mưu
cho giám đốc, tạo nguồn sử dụng vốn. Tiến hành các hoạt động tài chính đối với
Nhà nước và cấp trên, thực hiện công tác tài chính nội bộ công ty và các bạn
hàng. Chỉ đạo hướng dẫn trên cơ sở nghiệp vụ tài chính, thống kê, kế toán. Kiểm
tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ tài chính, phân tích hoạt động kinh tế ở công
ty và cơ sở, trực tiếp ký và thanh toán các hợp đồng kinh tế.
Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: Có nhiệm vụ tham mưu để xuất
tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty và của cơ sở
quản lý cán bộ công nhân viên chức, lập dự án bố chí sử dụng lao động, xây dựng
và thực hiện các loại tiêu chuẩn thuộc nghiệp vụ lao động tiền lương.
Phòng kế hoạch thống kê: Có nhiệm vụ dự kiến, xác lập kế hoạch sản
xuất, kỹ thuật tài chính và đời sống xã hội của toàn công ty. Tổ chức giao nhiệm
vụ, thẩm hạch, xét duyệt kế hoạch của cơ sở. Dự thảo các hợp đồng kinh tế, lập
phương án thực thi, giao nhiệm vụ cho các cơ sở thực hiện. Tổ chức và chủ trì
các hội nghị tư vấn.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức thu nhập thông tin kinh tế
xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Hoạch định chương trình, trực tiếp chỉ đạo
41
từ đầu đến cuối việc thực thi hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu, quan hệ giao dịch
với bạn hàng. Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ các chi nhánh.
Phòng xây dựng: Tham mưu việc thực hiện các dự án xây dựng của công
ty. Thực hiện xây dựng, tu bổ, sửa chữa các cửa hàng, cơ sở làm việc của công
ty cùng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các loại vật tư
thiết bị chuyên ngành.
Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Hà Nội: Kinh doanh vật tư thiết bị,
hàng hoá phục vụ tuyến đường sắt phía Nam, phía Đông (tuyến đường sắt Thống
Nhất và Hải Phòng).
Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Đông Anh: Kinh doanh vật tư thiết bị
phục vụ tuyến đường sắt phía Tây, phía Bắc (Tuyến đường sắt Lào Cai, Lạng
Sơn).
Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Vinh: Kinh doanh vật tư thiết bị phục
vụ tuyến đường sắt miền Trung.
Xí nghiệp cơ khí đường sắt Đông Anh: Sản xuất phụ kiện cầu đường và
một số sản phẩm gỗ khác cung cấp cho toàn ngành và cho xuất khẩu.
Xí nghiệp vật tư- thiết bị đường sắt Vĩnh Phú và Thanh Hoá: Chuyên sản
xuất tà vẹt gỗ và chế biến một số sản phẩm gỗ khác cung cấp cho toàn ngành và
cho xuất khẩu.
Các chi nhánh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, khách hàng
trong và ngoài nước với các hình thức, biện pháp kinh doanh dưới sự chỉ đạo của
công ty. Tiếp nhận hàng nhập khẩu từ các cửa khẩu đường biển và biên giới.
Giữa các phòng ban chức năng, các xí nghiệp trực thuộc và các chi nhánh có
mối quan hệ chặt chẽ và có trách nhiệm ngang nhau trong công tác được giao,
phối hợp tiến hành trên cơ sở đúng chức năng, có phân công cụ thể, trong đó
phòng tài chính kế toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất của công ty:
Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị đường sắt (gọi tắt là công ty
VIRAXIMEX) từ khi thành lập và đi vào hoạt động mặc dù phải đối mặt với rất
42
nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường nhưng công ty đã không ngừng cố
gắng vươn lên để tìm cho mình một vị trí thích hợp trên thương trường. Đó là
nhờ công ty đã có những thuận lợi nhất định.
2.1.4.1. Những thuận lợi:
Công ty đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước, bởi công ty hoạt
động dưới sự quản lý của Liên hiệp đường sắt Việt Nam và chịu sự quản lý của
ngành đường sắt về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Với chức năng thực
hiện nhiệm vụ nhập khẩu các thiết bị ngành đường sắt phục vụ cho ngành, công
ty đã khẳng định được vai trò của mình trong kinh doanh. Công ty được Liên
hiệp đường sắt Việt Nam tin tưởng giao phó cho hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu và do có sự định hướng đúng đắn của Nhà nước nên công ty có nhiều điều
kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Từ khi công ty được Liên hiệp đường sắt Việt Nam giao nhiệm vụ nhập
khẩu và cung ứng thiết bị, vật tư đường sắt, việc cung cấp thiết bị đường sắt cho
các đơn vị nội bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường tiêu
thụ, mở rộng quan hệ ngoại giao phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Và đặc
biệt công ty còn được tự do thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu lao động và xuất
nhập khẩu vật tư thiết bị mà không phụ thuộc vào kế hoạch của ngành đường sắt
từ đó công ty đã nâng cao được doanh thu tiêu thụ của mình.
Ngoài ra, công ty còn có những điều kiện thuận lợi do bản thân công ty có
một đội ngũ lao động có trình độ, đều tốt nghiệp Đại học, có tinh thần trách
nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ lao động giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo
chính là cơ sở để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Trên đây là những thuận lợi trong kinh doanh của công ty. Tuy nhiên bên
cạnh đó công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
2.1.4.2. Những khó khăn:
Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh
trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững
được trên thị trường thì các doanh nghiệp đều phải không ngừng cố gắng vươn
lên để khẳng định vị trí của mình. Trong điều kiện như vậy, công ty lại gặp rất
43
nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu và tiếp nhận hàng
hoá bởi sự quản lý còn mang nặng tính quan liêu bao cấp của Nhà nước và đặc
biệt là mức thuế nhập khẩu liên tục thay đổi, có xu hướng ngày càng tăng làm
cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều trở ngại.
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong kinh doanh nhưng công tác quản lý còn
nhiều thiếu sót và thực sự chưa đem lại hiệu quả cao.
Hàng hoá của công ty được nhập khẩu theo kế hoạch của ngành đường sắt cho
nên công ty chưa thực sự chủ động trong việc xác định chi phí cũng như giá bán
của sản phẩm. Chính vì vậy, đây trở thành một khó khăn trong công tác quản lý
chi phí của công ty.
Và hàng năm công ty chưa đề ra được kế hoạch cụ thể cho việc lưu chuyển
hàng hoá và chi phí lưu thông hàng xuất nhập khẩu mà chỉ đề ra kế hoạch xuất
nhập khẩu cho nên vẫn chưa đưa ra được biện pháp phù hợp để tăng vòng lưu
chuyển hàng hoá và giảm chi phí lưu thông.
2.1.4.3. Những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng trên là:
Do tính phức tạp của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc thù kinh
doanh của công ty là những vật tư chuyên dùng của ngành đường sắt đa dạng và
phong phú về chủng loại.
Do trình độ tổ chức quản lý, trình độ kế toán trong các chi nhánh, các đơn
vị trực thuộc cũng như nội bộ công ty còn nhiều hạn chế.
Những thuận lợi và khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó cần phải nhận thức và hạn chế những
khó khăn, tận dụng thuận lợi vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty:
2.2.1. Phân tích kết cấu và diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn tại công ty:
Như chúng ta đã biết, tổng số vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại vốn:
VLĐ và VCĐ; còn nguồn vốn gồm 2 loại: Nguồn vốn vay và nguồn VCSH.
Trong mỗi loại vốn và nguồn vốn lại bao gồm nhiều loại vốn và nguồn vốn khác
nhau. Việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình hợp lý hay không hợp lý
44
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và thông qua cơ cấu vốn, của nguồn vốn và sự biến động từng loại
vốn, từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta sẽ đánh giá được một phần
thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về cơ cấu sử dụng vốn (tài sản) và sự biến động của nó:
Nhìn vào BCĐKT ta có thể đánh giá khái quát như sau:
Trong năm 2004, tổng tài sản của công ty đang quản lý và sử dụng giảm
12.072.734.807đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,63%. Số giảm này phản ánh đã có
sự giảm đi về quy mô hoạt động của công ty. Điều này thể hiện thông qua số liệu
chi tiết sau:
TSLĐ & ĐTNH: Trong năm đã giảm 14.388.581.993 tương ứng với số
tương đối là 4,9%, đồng thời tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH trong tổng Tài sản của
công ty cũng giảm 1,16%, cụ thể là: đầu năm 2004 chiếm 88,43% tổng tài sản,
cuối kỳ tỷ trọng đó là 87,27%. Ta thấy TSLĐ & ĐTNH chiếm tỷ trọng rất lớn,
tuy nhiên do công ty VIRASIMEX là một công ty kinh doanh thương mại nên
đó là một điều dễ hiểu và rất hợp lý. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong
hàng hoá bán chịu; tuy nhiên nếu nhu cầu thị trường tiêu thụ về sản phẩm này
không cao thì điều đó có thể chấp nhận được, còn ngược lại đó là điều không
mong muốn, giải pháp cho vấn đề này là doanh nghiệp cần phải có chính sách tín
dụng thương mại hợp lý và nên duy trì mức độ thu hồi nợ như năm vừa qua, cụ
thể: năm 2003 là 197.051.988.176đ chiếm tỷ trọng 67,07% trong tổng TSLĐ &
ĐTNH và năm 2004 là 158.235.097.785đ tương ứng với tỷ trọng 56,63%. Ta
thấy, khoản mục này giảm tới 38.816.890.391đ tương ứng với tỷ lệ giảm là
19,70% kéo theo tỷ trọng giảm 10,44%. Điều này chứng tỏ trong một năm qua
công ty đã cố gắng hết sức và có chính sách rất hợp lý trong vấn đề thu hồi nợ.
Trong số các khoản thu, thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng
lớn nhất, cụ thể: năm 2003 là 124.707.904.494đ tương ứng chiếm một tỷ trọng
63,29% trong tổng các khoản phải thu; còn năm 2004 là 95.729.815.603đ với tỷ
trọng 60,50%, tuy đã giảm đến 28.978.088.891đ tương ứng với tỷ lệ giảm là
23,24% nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2
45
trong các khoản phải thu là khoản mục phải thu nội bộ, cụ thể: năm 2003 là
53.428.545.623đ tương ứng với tỷ trọng là 27,11%; và năm 2004 là
46.748.446.751đ tương ứng với tỷ trọng 29,54%; ta thấy tuy về số tuyệt đối giảm
6.680.098.872đ, nhưng tỷ trọng lại tăng lên trong năm 2004 là 2.43%. Điều này
đối với công ty không đáng lo ngại lắm vì công ty có rất nhiều chi nhánh trải dài
từ Bắc vào Nam nên khoản mục này chiếm tỷ trọng thứ 2 cũng là điều chấp nhận
được. Tuy nhiên, chỉ tiêu phải thu khác lại tăng lên đáng kể, cụ thể: năm 2003 là
7.022.573.715đ tương ứng chiếm tỷ trọng 3,56%; và đến cuối năm 2004 con số
đó đã lên 9.296.990.171đ với tỷ trọng lớn hơn là 5,88%. Như vậy chỉ trong
vòng một năm khoản mục này đã tăng 2.274.452.456đ tương ứng với tỷ lệ tăng là
32,39%- điều này chứng tỏ trong năm qua một phần vốn của công ty vẫn bị
chiểm dụng không hợp lý. Tuy vậy, qua số liệu vừa phân tích ở trên ta có thể
khẳng định rằng: TSLĐ & ĐTNH giảm là do công ty đã thu hồi được một số vốn
bị chiếm dụng tối đa để trách tình trạng nợ đọng nhiều.
Với khoản mục tiền : Theo số liệu trong BCĐKT ta thấy lượng tiền mặt tại
quỹ và tiền gửi ngân hàng (TGNH) đều tăng lên rất cao, cụ thể: năm 2003 tổng
tiền mặt của công ty chỉ là 9.855.420.855đ tương ứng chỉ chiếm 3,35% trong
tổng TSLĐ & ĐTNH, nhưng đến năm 2004 là 24.309.655.640đ tương ứng với tỷ
trọng là 8,70%. Như vậy trong một năm qua lượng tiền của công ty đã tăng
14.454.234.785đ ứng với một tỷ lệ tăng là 146,66%- một tỷ lệ tăng khá cao, kéo
theo tỷ trọng tăng là 5,53%. Đi vào các khoản mục chi tiết hơn ta thấy: trong tổng
tiền mặt của công ty thì TGNH chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoản mục này chiếm
đến 95,15% tổng tiền trong năm 2003 và tỷ trọng này là 90,09% trong năm 2004.
Tuy có giảm đi một tỷ trọng là 5,06% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Tổng tiền
của công ty tăng lên là do cả tiền mặt tại quỹ và TGNH của công ty đều tăng lên
với một tỷ lệ rất cao, cụ thể là: TGNH tăng 133,53% và tiền mặt tại quỹ tăng
404,46%- tăng gấp 3 lần so với mức tăng TGNH. Điều này có thể lý giải là trong
năm qua có lẽ công ty nhận định rằng lãi suất của ngân hàng không ổn định cùng
với sự biến động của tỷ giá và giá vàng, công ty đã chủ động tăng tỷ lệ tiền mặt
tại quỹ hơn so với TGNH để giảm thiểu rủi ro cũng là một giải pháp trong tình
hình kinh doanh của công ty khi gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, qua số liệu đó ta
46
cũng khẳng định một điều đó là công ty chủ yếu thanh toán các khoản tiền giao
dịch qua Tài khoản ngân hàng- đây là một điều rất hợp lý đối với công ty trong
tình hình kinh tế thị trường hiện nay.
47
Bảng 01: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính:
VNĐ
Chỉ tiêu Cuối năm 2002 Số đầu năm (Cuối 2003) Số cuối kỳ (Cuối 2004) Chênh lệch
TÀI SẢN Số tiền Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ
trọng(%)
A. TSLĐ và ĐT ngắn
hạn 263.700.048.517 293.811.363.326 88,43 279.422.781.333 87,27 -14.388.581.993 -4,90 -1,16
I. Tiền 8.450.852.677 9.855.420.855 3,35 24.309.655.640 8,70 14.454.234.785 146,66 5,35
1. Tiền mặt tại quỹ 307.696.026 477.638.731 4,85 2.409.477.830 9,91 1.931.839.099 404,46 5,06
2. Tiền gửi ngân hàng 8.143.156.651 9.377.782.124 95,15 21.900.177.810 90,09 12.522.395.686 133,53 -5,06
II. Các khoản ĐTTC
NH 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00
III. Các khoản phải thu 157.282.358.577 197.051.988.176 67,07 158.235.097.785 56,63 -38.816.890.391 -19,70 -10,44
1. Phải thu của khách
hàng 91.153.646.960 124.707.904.494 63,29 95.729.815.603 60,50 -28.978.088.891 -23,24 -2,79
2. Trả trớc cho ngời bán 10.031.543.825 11.218.776.784 5,69 3.474.590.257 2,19 -7.744.186.527 -69,03 -3,50
3. VAT đợc khấu trừ 3.236.195.320 674.223.560 0,34 2.985.254.998 1,88 2.311.031.438 342,77 1,54
4. Phải thu nội bộ 47.358.340.644 53.428.545.623 27,11 46.748.446.751 29,54 -6.680.098.872 -12,50 2,43
5. Phải thu khác 5.502.631.828 7.022.537.715 3,56 9.296.990.171 5,88 2.274.452.456 32,39 2,32
IV. Hàng tồn kho 90.487.139.539 77.890.942.035 26,51 91.479.119.479 32,74 13.588.177.444 17,45 6,23
1. Chi phí SXKD dở
dang 9.763.979.313 9.256.123.450 11,88 10.460.178.258 11,43 1.204.054.808 13,01 -0,45
48
2. Hàng hoá 80.723.160.226 68.634.818.585 88,12 81.018.941.221 88,57 12.384.122.636 18,04 0,45
V. TSLĐ khác 7.479.697.724 9.013.012.260 3,07 5.398.908.429 1,93 -3.614.103.831 -40,10 -1,14
B. TSCĐ và ĐTDH 37.939.408.475 38.453.960.543 11,57 40.769.807.729 12,73 2.315.847.186 6,02 1,16
I. TSCĐ 34.774.920.085 35.495.502.335 92,31 35.097.496.674 86,07 -398.005.661 -1,12 -6,24
1. Nguyên giá TSCĐHH 50.549.190.398 54.590.423.160 51.960.225.381 -2.630.197.779 -4,82 0,00
2. Hao mòn TSCĐHH -15.774.270.313 -19.094.920.808 -16.862.728.707 2.232.192.101 -11,69 0,00
II. Các khoản ĐT dài
hạn 1.906.031.500 1.906.031.500 4,96 1.906.031.500 4,68 0 0,00 -0,28
1. Đầu t CK dài hạn 1.502.537.700 1.502.537.700 78,83 1.502.537.700 78,83 0 0,00 0,00
2. Góp vốn liên doanh 403.493.800 403.493.800 21,17 403.493.800 21,17 0 0,00 0,00
III. Chi phí XDCB DD 0 847.093.574 2,20 897.077.456 2,20 49.983.882 5,90 0,00
IV. Ký quỹ ký cợc DH 0 0 0,00 500.000.000 1,23 500.000.000 1,23
V. Chi phí trả trớc DH 1.258.456.890 205.333.134 0,53 2.369.202.099 5,81 2.163.868.965 1.053,83 5,28
Tổng Tài sản 301.639.456.992 332.265.323.869 320.192.589.062 -12.072.734.807 -3,63
NGUỒN VỐN Số tiền Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%) Số chênh lệch Tỷ lệ(%)
Tỷ
trọng(%)
A. Nợ phải trả 249.522.007.522 236.091.819.814 71,06 268.978.589.887 84,01 32.886.770.073 13,93 12,95
I. Nợ ngắn hạn 238.195.839.617 214.114.203.802 90,69 252.424.773.292 93,85 38.310.569.490 17,89 3,16
1. Vay ngắn hạn 85.317.754.645 50.839.309.875 23,74 83.884.827.804 33,23 33.045.517.929 65,00 9,49
2. Phải trả khách hàng 30.649.380.658 32.242.184.653 15,06 30.370.124.842 12,03 -1.872.059.811 -5,81 -3,03
3. Ngời mua trả tiền trớc 1.710.651.802 785.504.518 0,37 1.482.465.253 0,59 696.960.735 88,73 0,22
49
4.Thuế & các khoản phải nộp
NN 343.886.372 516.612.919 0,24 912.552.643 0,36 395.939.724 76,64 0,12
5. Phải trả CNV 2.744.395.592 3.325.521.678 1,55 2.879.879.110 1,14 -445.642.568 -13,40 -0,41
6. Phải trả nội bộ 62.583.388.934 60.290.805.757 28,16 69.246.968.211 27,43 8.956.162.454 14,85 -0,73
7. Phải trả phải nộp khác 54.846.381.614 66.114.264.402 30,88 63.647.955.429 25,22 -2.466.308.973 -3,73 -5,66
II. Nợ dài hạn 11.326.167.905 21.977.616.012 9,31 16.494.522.805 6,13 -5.483.093.207 -24,95 -3,18
Vay dài hạn 11.326.167.905 21.977.616.012 100 16.494.522.805 100 -5.483.093.207 -24,95 0,00
III. Nợ khác 0 0 0,00 59.293.790 0,02 59.293.790 0,02
Chi phí phải trả 0 0 0,00 59.293.790 100 59.293.790 100,00
B. Nguồn VCSH 52.117.449.470 96.173.504.055 28,94 51.213.999.175 15,99 -44.959.504.880 -46,75 -12,95
I. Nguồn vốn quỹ 52.102.283.752 95.998.536.502 99,82 51.198.833.457 99,97 -44.799.703.045 -46,67 0,15
1. Nguồn vốn kinh doanh 47.953.393.830 91.800.347.549 95,63 47.041.611.046 91,88 -44.758.736.503 -48,76 -3,75
2. Quỹ Đầu t phát triển 1.556.058.281 1.556.058.281 1,62 1.556.058.281 3,04 0 0,00 1,42
3. Quỹ dự phòng tài
chính 69.298.423 69.298.423 0,07 69.298.423 0,14 0 0,00 0,07
4. Lợi nhuận cha phân
phối 1.511.489.094 1.560.788.125 1,63 1.519.821.583 2,97 -40.966.542 -2,62 1,34
5. Nguồn vốn đầu t
XDCB 1.012.044.124 1.012.044.124 1,05 1.012.044.124 1,97 0 0,00 0,92
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 15.165.718 174.967.553 0,18 15.165.718 0,03 -159.801.835 -91,33 -0,15
1. Quỹ khen thởng 15.165.718 104.516.718 59,73 15.165.718 100 -89.351.000 -85,49 40,27
2. Quỹ trợ cấp mất việc
làm 0 70.450.835 40,27 0 -70.450.835 -100 -40,27
Tổng nguồn vốn 301.639.456.992 332.265.323.869 320.192.589.062 -12.072.734.807 -3,63
50
Lượng hàng tồn kho cuối năm 2004 đã tăng lên 13.588.177.444đ ứng với tỷ
lệ tăng là 17,45% kéo theo tỷ trọng tăng 6,23% và khoản mục này chiếm tỷ trọng
thứ 2 trong tổng TSLĐ và ĐTNH (sau khoản mục các khoản phải thu), cụ thể:
năm 2003 là 77.890.942.035đ - chiếm tỷ trọng 26,51%; và năm 2004 là
91.479.119.479đ - chiếm tỷ trọng 32,74%. Tuy chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong
tổng TSLĐ & ĐTNH nhưng cũng không phải là quá cao so với công ty kinh
doanh xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư như công ty VIRASIMEX. Tuy
nhiên, trong năm qua việc kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn, thị
trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu còn quá nhỏ bé và chủ yếu là tiêu thị trong
nước. Giải pháp cho vấn đề này là công ty cần tìm kiếm và mở rộng thị trường cả
thị trường trong nước và thị trường thế giới mà đặc biệt là thị trường thế giới cho
công tác tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng cần điều chỉnh giá bán phù hợp để
tăng khối lượng hàng bán ra.
Tuy tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu TSLĐ & ĐTNH của công ty không
lớn đến mức phải đáng lo ngại, nhưng trong một năm qua tỷ trọng này lại tăng
lên một cách đáng kể, tỷ trọng tăng 17,45%- chúng ta biết rằng, hàng tồn kho bị
coi là vốn chết vì nó không vận động sinh lời, đồng thời lại mất chi phí bảo
quản- chi phí lưu kho. Và nó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty góp phần làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của công ty. Do đó, công ty cũng cần có kế hoạch hợp quản lý hàng tồn kho thật
chặt chẽ và chi tiêt đến từng khoản mục nhỏ, vừa, đặc biệt phải vừa tiết kiệm
được chi phí lưu kho, bảo quản, vừa bảo đảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra
bình thường, liên tục.
TSLĐ khác: giảm một cách đáng kể, cụ thể: năm 2003 là 9.013.012.260đ-
chiếm tỷ trọng 3,07% trong tổng TSLĐ & ĐTNH và năm 2004 giảm chỉ còn
5.398.908.429đ - tương ứng v ới tỷ trọng 1,93%. Như vậy trong một năm khoản
mục này đã giảm được 3.614.103.831đ và ứng với tỷ lệ giảm là 40,10%. Điều
này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được một khoản khá lớn trong vấn đề sử dụng
vốn không rõ ràng- đây là một việc rất tốt và cần duy trì trong các năm tiếp theo.
51
TSCĐ & ĐTDH: Trong năm qua TSCĐ & ĐTDN của công ty đã tăng
2.315.847.186đ - tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,02% và tỷ trọng tăng là 1,16%.
Xem xét chi tiết ta thấy:
TSCĐ: giảm 398.055.661đ- ứng với tỷ lệ giảm là 1,12% và tỷ trọng giảm là
6,24%. Chứng tỏ trong một năm qua công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng
bán một số TSCĐ không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty nữa. Đây
là một việc làm hết sức hợp lý khi công ty đang từng bước chuyển đổi hình thức
sở hữu từ DNNN sang CTCP trong thời gian tới đây. Tuy vậy, khoản mục này
vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng TSCĐ & ĐTDH.
Khoản mục ĐTDN: không có gì thay đổi về số tuyệt đối trong một năm qua
và chiếm tỷ trọng thấp thậm chí còn bị giảm xuống, cụ thể: cả 2 năm đều chỉ có
1.906.031.500đ và năm 2003 tỷ trọng là 4,96% còn năm 2004 giảm còn 4,68%.
Chứng tỏ trong một năm qua công ty đã không chú trọng đến việc đầu tư vào các
chứng khoán dài hạn cũng như góp vốn vào liên doanh.
Khoản mục chi phí XDCBDD: tăng 49.983.882đ- ứng với tỷ lệ tăng là
5,90%. Điều này chứng tỏ trong một năm qua để phục vụ cho kế hoạch mở rộng
điẹa bàn và mạng lưới hoạt động kinh doanh công ty đã đầu tư vào xây dựng một
số trụ sở. Tuy nhiên, như chúng ta thấy số liệu này vẫn còn thấp vì đây mới chỉ
là sự đầu tư ban đầu của công ty.
Tóm lại, trong năm 2004 do có kế hoạch thay đổi cơ chế quản lý của Nhà
nước với công ty mà cụ thể là chuyển đổi hình thức sở hữu, cũng như tình hình
kinh doanh khó khăn chung của ngành đường sắt mà cơ cấu Tài sản cảu công ty
cũng có nhiều biến động, công ty cũng đã chủ động trong việc thay đổi này để
phù hợp v ới tình hình kinh doanh của công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nó:
Nhìn vào BCĐKT ta thấy:
Năm 2004 là năm mà các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng
lên, cụ thể: năm 2003 là 236.091.819.814đ- chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
nguồn vốn là 71,06%; năm 2004 con số này là 268.978.589.887đ- ứng với tỷ
trọng 84,01%. Như vậy trong một năm nợ phải trả đã tăng lên đến
32.886.770.073đ- ứng với tỷ lệ tăng 13,93% kéo theo tỷ trọng tăng 12,95%.
52
Trong đó, khoản mục nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu cụ thể: năm 2003 là
214.114.203.802đ - tỷ trọng 90,69%; năm 2004 là 252.242.773.292đ- tỷ trọng
93,85%. Vậy nợ phải trả của công ty tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng
tương đối mạnh. Đi vào số liệu chi tiết của khoản mục nợ ngắn hạn ta thấy:
*Nợ ngắn hạn của công ty tăng là do các khoản mục vay ngắn hạn, người
mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả nôị bộ trong
năm qua tăng mạnh. Cụ thể: khoản mục vay ngắn hạn tăng 33.045.517.929đ-
tương ứng với tỷ lệ tăng 65%; khoản mục người mua trả tiền trước tăng
696.960.735đ- tỷ lệ tăng tương ứng 88,73%; khoản mục thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước tăng 395.939.724đ- tỷ lệ tăng tương ứng 76,64%; khoản mục phải
trả nội bộ tăng 8.956.162.454đ- tỷ lệ tăng 14,85%. Điều này chứng tỏ gánh nặng
nợ của công ty đã tăng lên rất mạnh.
Yếu tố phải trả khách hàng giảm 1.872.059.811đ - tương ứng với tỷ lệ giảm
5,81% và kéo theo tỷ trọng giảm 3,03%. Với việc công ty phải giảm quy mô hoạt
động trong năm vừa qua thì yếu tố này giảm cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc
giảm chỉ tiêu này cho thấy trách nhiệm của công ty trong việc thanh toán nợ với
khách hàng đã được giảm bớt và uy tín của công ty với bạn hàng cũng tăng lên.
Tuy nhiên, khoản mục phải trả khách hàng chiếm một tỷ lệ không cao trong cơ
cấu nợ ngắn hạn của công ty, chứng tỏ công ty đã không tận dụng được nhiều
nguồn vốn này để đầu tư sinh lời. Vì vậy vấn đề ở đây là công ty cần có những
biện pháp và chính sách tốt nhằm tăng nguồn vốn này vì nguồn vốn này không
phải trả lãi.
Chỉ tiêu người mua trả tiền trước tăng 696.960.735đ với tỷ lệ tăng tương
ứng rất cao là 88,73%, chứng tỏ trong năm 2004 tình hình tiêu thụ của công ty rất
tốt và rất thuận lợi. Công ty cần duy trì tốc độ tăng này.
Các khoản phải trả nội bộ tăng 8.956.162.454đ - tương ứng với tỷ lệ tăng là
14,85%, nhưng tỷ trọng lại giảm 0,73%. Nguyên nhân là do trong năm 2004
công ty đã nắm bắt được tình hình kinh doanh khó khăn của các chi nhánh thuộc
công ty nên đã cho họ giảm các khoản phải nộp cho công ty trong năm nay, và
chuyển sang kỳ kinh doanh sau. Điều này là một biện pháp để khuyến khích các
chi nhánh của công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
53
Phải trả công nhân viên giảm 445.642.568đ ứng với tỷ lệ tăng 13,40%.
Trong năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng thanh toán
các khoản nợ đối với công nhân viên, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến
đời sống của người lao động, tạo lòng tin cho công nhân viên tập trung lao động
sản xuất và cũng là biện pháp để ổn định tâm lý của cán bộ công nhân viên khi
công ty tiến hành cổ phần hoá vào thời gian sắp tới.
Khoản mục vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cũng khá cao trong tổng nợ
ngắn hạn và đã tăng lên rất mạnh trong một năm qua. Cụ thể, trong một năm
công ty đã vay thêm 33.045.517.929đ, mức tăng tương ứng là 65%. Tuy nhiên,
công ty lại giảm vốn vay dài hạn, vì vậy để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh
trong năm buộc công ty đã phải tăng vốn vay ngắn hạn. Đồng thời công ty đã trả
được một phần gánh nặng nợ dài hạn trong năm 2004. Mặc dù vậy công ty để yếu
tố vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cũng khá lớn trong tổng nợ ngắn hạn
(33,23%- cuối năm 2004) sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro cao, bởi vay ngắn hạn không
phải là loại vốn mà công ty chiếm dụng được, công ty sẽ phải trả lãi và vốn vay
trong một thời hạn ngắn, vả lại lãi suất ngân hàng trong gian đoạn vừa qua lại có
rất nhiều biến động.
Các khoản phải trả phải nộp khác giảm 2.466.308.973đ - tỷ lệ giảm 3,73%
và tỷ trọng giảm 5,66%. Đây là khoản vốn mà công ty đi chiếm dụng được, tuy
nhiên nó sẽ làm giảm gánh nặng nợ không rõ ràng cho công ty- đây là một điều
rất tốt đối với công ty trong giai đoạn này.
Tóm lại, thông qua phân tích đánh giá các chỉ tiêu trên bảng CĐKT chúng
ta thấy: trong năm 2004, công ty đã cố gắng điều chỉnh cơ cấu vốn cũng như
nguồn vốn cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của công ty, phù hợp với định
hướng của Nhà nước cũng như kế hoạch tỏng thời gian tới của Tổng công ty
đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng cần có sự phân tích đánh
giá tình hình tài chính đúng đắn, dựa trên những biện pháp đưa ra và công tác
quản lý tài chính chặt chẽ, để có được một cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
ngày càng hợp lý hơn nữa.
54
2.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công
ty:
* Về nhu cầu VLĐ thường xuyên:
* Về VLĐ thường xuyên:
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
1. Tài sản cố định 35.495.502.335 35.097.496.674
2. Nợ trung và dài hạn 21.977.616.012 16.494.522.805
3. Vốn chủ sở hữu 96.173.504.055 51.213.999.175
VLĐ thường xuyên 82.655.617.732 32.611.025.306
* Vồn bằng tiền:
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
1. VLĐ thường xuyên 82.655.617.732 32.611.025.306
2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 60.798.726.409 -2.910.556.028
* Vốn bằng tiền 21.856.891.323 35.521.681.434
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán.
Nhìn vào 3 bảng trên ta thấy : Trong năm 2003 cả VLĐ thường xuyên và
nhu cầu VLĐ thường xuyên đều dương, chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn; tình hình tài
chính như vậy là tốt. Nhưng năm 2004 chỉ có VLĐ thường xuyên là dương còn
nhu cầu VLĐ âm. Điều này chứng tỏ rằng, một năm qua TSCĐ cũng được tài trợ
một cách chắc chắn bằng nguồn vốn dài hạn nhưng VLĐ từ bên ngoài thừa trang
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
1. Khoản phải thu 197.051.988.176 158.035.097.785
2. Hàng tồn kho 77.890.942.035 91.479.119.479
3. Nợ ngắn hạn 214.144.203.802 252.424.773.292
Nhu cầu VLĐ thờng xuyên 60.798.726.409 -2.910.556.028
55
trải các sử dụng ngắn hạn. Có nhiều giải pháp cho vấn đề này như trong phần lý
thuyết đã trình bày, nhưng theo cách phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng
vốn đánh giá trong năm 2004, thì doanh nghiệp nên chọn giải pháp cho vấn đề
này là: giải phóng hàng tồn kho bằng cách tăng thu từ khách hàng để trả nợ ngắn
hạn.
57
Bảng 02: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tăng giảm 2004/2003 Tỷ lệ tăng trên DTt
Số tiền Tỷ lệ(%) 2003 2004
Tổng doanh thu 277,995,720,365 292,070,384,074 279,523,698,198 -12,546,685,876 -4.30
Các khoản giảm trừ 152,928,364 130,254,153 98,125,450 -32,128,703 -24.67
1. Doanh thu thuần 277,842,792,001 291,940,129,921 279,425,572,748 -12,514,557,173 -4.29 100 100
2. Giá vốn hàng bán 258,041,543,258 270,398,125,340 257,787,125,227 -12,611,000,113 -4.66 92.62 92.26
3. Lợi nhuận gộp 19,801,248,743 21,542,004,581 21,638,447,521 96,442,940 0.45 7.38 7.74
4. Chi phí bán hàng 9,378,250,642 9,250,267,450 9,060,152,478 -190,114,972 -2.06 3.17 3.24
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7,301,504,871 7,201,299,524 8,214,178,365 1,012,878,841 14.07 2.47 2.94
6. Lợi nhuận từ HĐ bán hàng 3,121,493,230 5,090,437,607 4,364,116,678 -726,320,929 -14.27 1.74 1.56
7. Doanh thu từ HĐ tài chính 2,000,148,963 1,025,896,229 1,025,789,650 -106,579 -0.01 0.37
8. Chi phí tài chính 2,998,752,136 3,925,312,800 3,823,915,100 -101,397,700 -2.58 1.37
9. Lợi nhuận từ HĐ tài chính -998,603,173 -2,899,416,571 -2,798,125,450 101,291,121 -3.49 -0.99 -1.00
10. Thu nhập khác 20,942,587 20,250,432 584,997,560 564,747,128 2,788.82
11. Chi phí khác 44,542,236 43,510,183 40,125,478 -3,384,705 -7.78
12. Lợi nhuận khác -23,599,649 -23,259,751 544,872,082 568,131,833 -2,442.55 -0.01 0.19
13. Lợi nhuận trớc thuế 2,099,290,408 2,167,761,285 2,110,863,310 -56,897,975 -2.62
14. Thuế thu nhập DN phải nộp 587,801,314 606,973,160 591,041,727 -15,931,433 -2.62
15. Lợi nhuận sau thuế 1,511,489,094 1,560,788,125 1,519,821,583 -40,966,542 -2.62 0.53 0.54
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán.
58
2.2.3. Phân tích và đánh giá về các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng
trong báo cáo KQKD của công ty:
Để phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng của công ty
chúng ta căn cứ vào số liệu trong BCKQKD của công ty (Bảng 02).
Căn cứ vào số liệu trên Báo cáo KQKD của công ty trong 2 năm 2003 và
2004 ta rút ra một số nhận xét sau:
Công ty VIRASIMAX là một công ty thương mại, vì thế doanh thu thuần và
lợi nhuận từ hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Trong năm 2004, tổng doanh thu của công ty giảm đi 12.546.685.876 đ,
tương đương với tỷ lệ giảm 4,3%. Sở dĩ chỉ tiêu này sụt giảm là do trong những
tháng đầu năm 2004 sản phẩm rất khó tiêu thụ. Tuy nhiên, đến quý IV năm 2004
với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty nói chung và
ban lãnh đạo công ty nói riêng, doanh thu đạt 100% so với cả 3 quý đầu năm.
Như vậy, tuy chỉ tiêu này có giảm, nhưng kết quả đạt được ở quý 4/2004 là một
kết quả khả quan tạo đà làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng trong năm 2005 của
công ty.
Các khoản giảm trừ của công ty: giảm 32.128.703 đồng, tương ứng với tỷ
lệ giảm là 24,67%. Trong năm 2004, công ty đã cố gắng nâng cao chất lượng sản
phẩm, tổ chức tốt các dịch vụ liên quan, giảm tối đa lượng hàng bán bị trả lại, do
vậy mà các khoản giảm trừ ít tác động đến doanh thu của công ty hơn.
Tổng doanh thu của công ty giảm kéo theo chỉ tiêu doanh thu thuần của
công ty giảm 12.514.557.173đ, ứng với tỷ lệ giảm 4,29%
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán: do tác động của lượng hàng tiêu thụ giảm
mạnh, do vậy mà giá vốn hàng bán cũng giảm 12.611.000.113đ, giảm so với
năm 2003 là 4,66%. Nhưng nguyên nhân chính của việc giảm giá vốn là do công
ty trong năm qua công ty đã nhập rất nhiều hàng hoá nhập kho nên được giảm giá
hàng. Việc làm này của công ty có thể sẽ đem lại lợi thế cho công ty trong kỳ
kinh doanh tiếp theo khi tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, nó lại là một bất lợi cho kỳ
kinh doanh này khi nó làm tăng kỳ luân chuyển VLĐ và khi đó hiệu quả sử dụng
59
VLĐ của công ty cũng sẽ bị giảm xuống trong kỳ. Mặc dù vậy có thể đây là một
chiến lược kinh doanh của công ty.
Cũng nhờ giá vốn hàng bán trong kỳ tăng lên mà Lợi nhuận gộp của công
ty đã tăng lên rất đáng kể, cụ thể là: năm 2004 tăng 96.442.940đ so với năm
2003, tỷ lệ tăng 0,45%. Như vậy, cứ 1đ doanh thu thuần sẽ có được 0,0774đ lợi
nhuận gộp trong năm 2004 trong khi đó năm 2003 chỉ có 0,738đ. Đây là một kết
quả rất đáng mừng đối với công ty trong năm qua.
Trong năm qua chi phí hàng bán đã giảm đi 190.1440972đ so với năm
trước, giảm tỷ lệ tương ứng là 2,06%. Điều này chứng tỏ công ty đang rất cố
gắng trong việc giảm chi phí kinh doanh. Đây là một trong những mục tiêu kinh
doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn tăng Lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ
lệ trên Doanh thu thuần của chỉ tiêu này lại tăng lên trong năm 2004. Và công ty
cần phải xem xét lại trong kỳ tới để làm sao cho tỷ lệ này cũng phải giảm theo,
điều này mới có ý nghĩa thực tiễn.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này của công ty đã tăng lên
trong năm 2004 và tăng với một con số rất cao. Cụ thể: năm 2004 chỉ tiêu này đã
tăng lên 1.012.878.841đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,07% và kéo theo tỷ lệ chi
phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần tăng 0,53%. Nếu trong năm 2003
công ty chỉ phải bỏ ra 0,297đ chi phí quản lý doanh nghiệp để có được 1đ doanh
thu thuần, thì năm 2004 công ty phải bỏ ra 0,294đ mới thu được 1đ doanh thu
thuần. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm qua công ty đã bỏ ra một
khoản chi rất lớn vào đội ngũ lãnh đạo công ty trong việc lập kế hoạch cổ phần
hoá công ty trong thời gian tới đây.
Về chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt bán hàng: Mặc dù cả giá vốn hàng bán và
chi phí bán hàng của công ty trong năm qua đã giảm đi nhưng do chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng mạnh và việc tiêu thụ hàng hoá không thuận lợi nên Lợi nhuận
từ hoạt động bán hàng của công ty đã giảm đi 726.320.929đ, ứng với tỷ lệ giảm
14,27%. Đây có thể nói là một khó khăn đối với công ty, đặc biệt là khi kế hoạch
cổ phần hoá công ty chuẩn bị được thực hiện trong thời gian gần.
Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động
khác: Cả hai chỉ tiêu này của công ty trong năm qua tăng rất cao. Cụ thể, lợi
60
nhuận từ hoạt động tài chính trong 1 năm tăng 101.291.121đ, còn lợi nhuận từ
hoạt động khác tăng 568.131.833đ. Đây có thể nói là một thành tích rất đáng
khích lệ của công ty trong năm 2004 đầy khó khăn vừa qua. Nguyên nhân của
việc tăng này là do trong năm qua doanh nghiệp mà được công ty góp vốn liên
doanh kinh doanh rất có lãi vì vậy mà số vốn góp liên đoanh đã đem về cho công
ty một khoản thu nhập lớn. Mặt khác, trong năm qua do công ty đã thanh lý một
số tài sản cũ không dùng đến nên đã đem lại một thu nhập cũng không nhỏ cho
công ty.
Cuối cùng, là chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất
đối với bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Nó là chỉ tiêu cuối cùng phản
ánh việc một doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không? Qua số liệu trong bảng
BCKQKD của công ty ta thấy: Tuy trong năm 2004 chỉ tiêu này có giảm đi
40.966.524đ so với năm 2003 (do việc giảm quy mô về nguồn vốn kinh doanh
cũng như việc giảm về quy mô tài sản), nhưng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh
thu thuần của công ty lại tăng lên với một tỷ lệ tăng 0,53%. Đây cũng là một tín
hiệu rất đáng khích lệ của công ty trong năm 2004.
Nhìn chung, trong một năm kinh doanh gặp nhiều khó khăn như năm vừa
qua, song với những nỗ lực của mình, công ty cũng đã thu được một số thành quả
đánh mừng. Những thành tích đó sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng của
công ty trong những năm kinh doanh tiếp theo.
Kết luận: Thông qua việc phân tích Bảng CĐKT và Báo cáo KQKD, chúng ta
có thể rút ra một số kết luận sau:
Năm 2004 là năm công ty gặp không ít những khó khăn, việc
buộc phải giảm quy mô hoạt động kinh doanh dã làm cho hầu hết các chỉ tiêu
trên 2 bảng của công ty đều sụt giảm so với năm 2003.
Cơ cấu tài chính của công ty trong năm qua cũng có sự biến đổi
mạnh mẽ. Sự thay đổi ấy chứng tỏ công ty đã rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt
diễn biến thị trường, có những giải pháp kịp thời như: trả một phần nợ dài hạn,
tăng cường thu hồi nợ, trả được một số nợ cho khách hàng; đồng thời đầu tư một
số vốn rất lớn vào kinh doanh bằng cách nhập thêm hàng hoá vào kho, xây dựng
61
thêm được một số công trình XDCB …nhằm chuẩn bị cho việc cổ phần hoá được
thành công trong thời gian tới, cũng như để phục vụ cho sự thay đổi trong chiến
lược sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc phải giảm quy mô hoạt động đã làm giảm lợi nhuận sau thuế
của công ty giảm theo. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là tỷ trọng của nó trong tổng
nguồn VCSH lại tăng lên 1,34%. Điều này chứng tỏ các biện pháp mà công ty áp
dụng như: tiết kiệm chi phí bán hàng, giảm giá vốn hàng bán, tăng cường chi phí
quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường, giảm thiểu các khoản giảm trừ...
nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đã co hiệu quả.
2.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty:
Để phân tích tình hình tài chính của công ty dựa vào các hệ số tài chính đặc
trưng của công ty ta lập bảng các hệ số sau:
Bảng 03: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH ĐẶC TRƯNG
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
I. Hệ số về khả năng thanh toán
tr¶ iph¶ Nî
TS
qu¸t tæng to¸n thanh sè HÖ 1. 1,41 1,19
h¹n ng¾nNî
TNH§vµ TSL§
thêi hiÖnto¸n thanh sè HÖ 2. 1,37 1,11
h¹n ng¾nNî
khotån TSL§-Hµng
nhanhto¸n thanh sè HÖ 3. 1,01 0,74
II. Hệ số về năng lực hoạt động
BQ khotån Hµng
b¸n hµng vènGi¸
khotån hµngquay Vßng 1. 3,212 3,044
HTK quay Vßng
360
BQ khotån hµngchuyÓn nlu Kú * 113(ngày) 119(ngày)
södôngBQVL§
thuÇn thu Doanh
VL§ quay Vßng 2. 1,047 0,975
62
§
360
§*
VßngquayVL
nVLKúchuchuyÓ 344(ngày) 370(ngày)
BQ thu iph¶ nKho¶
thuÇn thu Doanh
thu iph¶ n kho¶c¸c quay Vßng 3. 1,648 1,573
thu iph¶ n kho¶c¸c quay Vßng
360
BQ tiÒn thu Kú* 219(ngày) 229(ngày)
TSC§
thuÇn thu Doanh
TSC§ dông sösuÊt HiÖu 4. 8,225 7,961
ns¶ Tµi
thuÇn thu Doanh
ns¶ Tµi dông sösuÊt HiÖu 5. 0,921 0,857
III. Hệ số về khả năng sinh lời
Doanhthu
thuÕThunhËpsau
îidoanhthuHÖsèdoanhl .1 0,00534 0,00544
nTµis
TNST
nlîitµisHÖsè
¶
¶sinh.2 0,0049 0,0047
VCSH
TNST
lîiVCSHHÖsè sinh.3 0,021 0,021
IV. Các hệ số về rủi ro tài chính
nTµis
Tængsènî
nTµisHÖsènî
¶
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Đánh giá thực trạng tài chính của công ty VIRASIMEX.pdf