Luận văn Đánh giá khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ KH Ả NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY NGÔ Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI HUYỆN ĐÔNG TRI ỀU TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT Mã số : 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thu Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www....

pdf117 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ KH Ả NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY NGÔ Ủ CHUA ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI HUYỆN ĐÔNG TRI ỀU TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT Mã số : 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thu Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa phương. Qua đây tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: Đảng uỷ, Ban giám hiệu Tr ường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Sau Đại học, phòng Đào tạo - Khoa học và Hợp tác quốc tế và các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Huê Viên và các thầy giáo: PGS.TS Trần Văn Tường, PGS.TS Nguyễn Văn Bình... Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Công ty CPĐT & XNK Quảng Ninh, Ban Quản lý dự án ch ăn nuôi bò sữa tỉnh Quảng Ninh, Phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê huyện Đông Triều. Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày t ỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày.... tháng…. năm 2009 Tác giả Nguyễn Thu Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 2.1. Mục đích của đề tài ............................................................................. 2 2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3 1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò ......................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng ......................................................... 3 1.1.1.2. Các quy luật sinh trưởng ........................................................... 3 1.1.1.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò.... . .. . . .. . . ..6 1.1.1.4. Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò ............................................................ 7 1.1.2. Thức ăn ủ chua ............................................................................... 14 1.1.2.1. Tác dụng của thức ăn ủ chua ................................................... 14 1.1.2.2. Nguyên lý ủ chua ................................................................... 15 1.1.2.3. Kỹ thuật ủ chua cây ngô làm thức ăn gia súc .......................... 18 1.1.2.4. Đánh giá phẩm chất thức ăn ủ chua ........................................ 21 1.1.2.5. Lượng thức ăn ủ chua cần thiết.................................................21 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước ......................................... 22 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................... 22 1.2.1.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của bò .... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 5 1.2.1.2. Đặc điểm về khả năng sinh sản của bò .................................... 24 1.2.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến năng suất và chất lượng sữa bò ....................................................................................... 27 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò ở trong nước .......... 28 1.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu ...................................................... 28 1.2.2.2.Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam ................... 32 1.3. Một số thông tin chính về tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều ......... 35 1.3.1. Một số thông tin chính về tỉnh Quảng Ninh .................................. 35 1.3.2. Một số thông tin chính về huyện Đông Triều ................................ 39 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 41 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 41 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................................. 41 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 41 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 41 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 41 2.3.1. Thực trạng đàn bò sữa ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ....... 41 2.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng và cấu tạo thể hình của đàn bê cái hậu bị và đàn bò tơ hướng sữa nuôi tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 41 2.3.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều ................................ 42 2.3.4. Nghiên cứ u ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến khả năng sản xuất sữa của bò sữa ......................................................................... 42 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 42 2.4.1. Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 6 2.4.2. Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng của bê và đàn bò sữa của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ở các lứa tuổi từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, gồm các chỉ tiêu ................................................. 42 2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng cây ngô ủ chua đến khả năng sản xuất của bò sữa .......................................................... 44 2.5. Ph­¬ng ph¸p xö lý sè liÖu ...................................................................... 46 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 47 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của huyện Đ ông Triều ...................... 47 3.1.1. Số lượng và phân bố đàn bò của huyện Đông Triều ....................... 47 3.1.2. S ố lượng và phân b ố đàn bò sữa tại một số xã của huyện Đông Triều .... 48 3.1.3. Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại một số xã của huyện Đông Triều ..................................................................................... 49 3.1.4. Cơ cấu đàn bò sữa theo phẩm chất giống tại một số xã của huyện Đông Triều ........................................................................... 50 3.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bê sữa huyện Đông Triều ....................... 51 3.2.1. Khối lượng của bê sữa ở các tháng tuổi .......................................... 51 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bê sữa ở các giai đoạn ......................................................................................... 54 3.2.3. Kích thước một số chiều đo cơ thể của bê sữa ở các tháng tuổi ....... 56 3.2.4. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bê ................................................. 58 3.3. Đặc điểm sinh trưởng của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều .......... 59 3.3.1. Khối lượng tích luỹ ........................................................................ 59 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối và s inh trưởng tương đối của bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều ...................................................................... 61 3.3.3. Kích thư ớc một số chiều đo cơ thể của bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều ....................................................................................................... 63 3.3.4. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều ............................................................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 7 3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản và đặc điểm sản xuất sữa của bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều ........................................................ 65 3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò sữa .................................... 65 3.4.2. Khả năng sản xuất và chất lượng sữa của bò F2 nuôi tại huyện Đông Triều Quảng Ninh .................................................................................. 67 3.5. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn ủ chua đến khả năng sản xuất của bò sữa ........................................................ 68 3.5.1. Kết quả phân tích thành phần hoá học của c ây ngô tươi và cây ngô ủ chua .......................................................................... 68 3.5.2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến năng suất sữa của đàn bò thí nghiệm............................................................... 71 3.5.3. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến chất lượng sữa của đàn bò thí nghiệm............................................................... 73 3.6. Chi phí thức ăn ...................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 79 I. Kết luận .................................................................................................... 79 II. Đề nghị .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81 PHỤ LỤC .................................................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPĐT & XNK : Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu CS : Cộng sự CSDT : Chỉ số dài thân CSKL : Chỉ số khối lượng CSTM : Chỉ số tròn mình CSTX : Chỉ số to xương CTV : Cộng tác viên CV : Cao vây DTC : Dài thân chéo ĐC : Đặc cấp ĐCKL : Đặc cấp khối lượng ĐVT : Đơn vị tính HF : Holstein Friesian HSSS : Hệ số sinh sữa NN & PTNN : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QĐ - CP : Quyết định - Chính phủ QĐ - UB : Quyết định - Ủy Ban SS : Sơ sinh TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN : Thí nghiệm TTg : Thủ Tướng TTNT : Thụ tinh nhân tạo UBND : Ủy Ban nhân dân VCK : Vật chất khô VN : Vòng ngực VO : Vòng ống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................. 45 Bảng 3.1. Số lượng bò nuôi tại huyện Đông Triều qua các năm ................... 47 Bảng 3.2. Số lượng và phân bố đàn bò sữa tại một số xã của huyện Đông Triều từ năm 2006-2008 ............................................... 48 Bảng 3.3. Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại huyện Đông Triều năm 2008 ............................................................................................. 50 Bảng 3.4. Cơ cấu đàn bò sữa theo phẩm giống của huyện Đông Triều từ năm 2006 đến năm 2008 ............................................................................. 51 Bảng 3.5. Khối lượng của bê sữa ở các tháng tuổi ........................................ 52 Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bê sữa ở các giai đoạn ...................................................................................... 54 Bảng 3.7. Kích thước một số chiều đo của bê (cm) ............................................. 57 Bảng 3.8. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bê (%) ............................................ 58 Bảng 3.9. Khối lượng của bò sữa ở các tháng tuổi (kg) ................................ 59 Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bò sữa giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi ................................................................ 61 Bảng 3.11. Kích thước một số chiều đo của bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều (cm) ............................................................................ 64 Bảng 3.12. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bò sữa ở các lứa tuổi (%) ...... 65 Bảng 3.13. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều ............................................................................................ 66 Bảng 3.14. Khả năng sản xuất và chất lượng sữa của bò F2 nuôi tại huyện Đông Triều .................................................................................. 67 Bảng 3.15. Thành phần hóa học của cây ngô tươi và cây ngô ủ chua ............ 69 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cây ngô ủ chua đến năng suất sữa của bò .................................................................................... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 10 Bảng 3.17.a. Thành phần hóa học của sữa trước bổ sung thức ăn ủ chua ...... 74 Bảng 3.17.b. Thành phần hóa học của sữa sau bổ sung thức ăn ủ chua 30 ngày ............................................................................................. 75 Bảng 3.17.c. Thành phần hóa học của sữa sau kết thúc bổ sung thức ăn ủ chua 30 ngày ................................................................................ 77 Bảng 3.18. Chi phí thức ăn trong thời gian thí nghiệm ................................. 78 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của bê sữa F2, F3 ........................................ 53 Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tương đối của bê sữa ở các giai đoạn ....................... 56 Đồ thị 3.3: Sinh trưởng tích lũy của bò sữa F2, F3 giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi nuôi tại huyện Đông Triều ................................................................................... 60 Đồ thị 3.4: Sinh trưởng tương đối của bò F2, F3 giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi nuôi tại huyện Đông Triều ............................................................................ 63 Đồ thị 3.5: Năng suất sữa của bò thí nghiệm ............................................... 73 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ẢNH Biểu đồ 3.1: Sinh trưởng tuyệt đối của bê sữa ở các giai đoạn ...................... 55 Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bò F2, F3 giai đoạn 24 - 36 tháng tuỏi nuôi tại huyện Đông Triều ............................................................................ 62 Phụ lục: Một số ảnh minh họa của đề tài ...................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa. Đặc biệt, Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 được xem như một định hướng chiến lược, là một cơ hội mới tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Kể từ sau khi có Quyết định 167, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Đàn bò sữa của nước ta đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng đàn trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt bình quân 26,05%/năm; Sản lượng sữa tươi năm 2005 đạt 198 ngàn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 32,21%/năm. Trong chiÕn l­îc ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a ®Õn n¨m 2020, Bé NN&PTNT ®· ®Ò ra môc tiªu t¨ng ®µn bß s÷a tõ 104,12 ngµn con n¨m 2005 lªn 200 ngµn con vµo n¨m 2010, 350 ngàn con vào n¨m 2015 và đạt khoảng 500 ngàn con vào năm 2020. §­a s¶n l­îng s÷a tõ 198 ngµn tÊn n¨m 2005 lªn 380 ngµn tÊn vµo n¨m 2010 vµ 700 ngµn tÊn vµo n¨m 2015. PhÊn ®Êu ®­a sè l­îng s÷a b×nh qu©n/ng­êi tõ 9 - 10 lÝt/ng­êi n¨m 2005 lªn 13 - 15 lÝt/ng­êi n¨m 2010 vµ 17 - 20 lÝt/ng­êi n¨m 2015. §­a tû lÖ s÷a s¶n xuÊt trong n­íc so víi tæng l­îng s÷a tiªu dïng tõ 20 - 22% n¨m 2005 lªn 40% n¨m 2010. Trên cơ sở QĐ 167/2001/QĐ-CP, tỉnh Quảng Ninh là một trong 30 tỉnh trong cả nước xây dựng Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa và đã được UBND tỉnh phê duyệt Dự án này tại QĐ số 3211/QĐ-UB ngày 16 tháng 9 năm 2003. Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa đã được triển khai tại huyện Đông Triều từ cuối năm 2003, nhưng cho đến nay khó khăn lớn nhất của người dân chăn nuôi bò sữa là và thiếu thức ăn xanh dùng cho bò trong mùa đông. Đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 12 biệt quan trọng hơn nữa là người dân không chú trọng đến việc dự trữ thức ăn xanh cho bò sữa vào những mùa khan hiếm thức ăn. Đó là một trong những vấn đề lớn mà người dân nơi đây cần phải khắc phục để đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn xanh dùng cho bò sữa vào mùa này. Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề nêu trên và giúp người dân trong Huyện biết cách dự trữ thức ăn xanh cho bò trong mùa đông, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá khả n ăng sinh trưởng và ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến năng suất, chất l ượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh." 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá được thực trạng về số lượng cũng như chất lượng đàn bò sữa của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. - Xác định được hiệu quả của việc thay thế thức ăn xanh bằng thức ăn ủ chua trong khẩu phần thức ăn của bò sữa, trên c ơ sở đó khuyến cáo cho người chăn nuôi ủ chua thức ăn để dự trữ thức ăn cho bò trong vụ đông. 2.2. Yêu cầu của đề tài Các số liệu thu được phải trung thực, khách quan và có ý nghĩa thực tiễn, chúng có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 13 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò 1.1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ phận trong cơ thể. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn, 1992 [20]: Theo Gartner - 1992, quá trình sinh trưởng được xem trước tiên như là kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Như vậy, sinh trưởng là sự tăng về kích thước, khối lượng tế bào, mô hay bộ phận cơ quan trong cơ thể. Đó là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa của gia súc. Sự sinh trưởng (biến đổi về số lượng) và sự phân hóa (biến đổi về chất lượng) tạo nên sự phát triển của cơ thể từ bào thai đến lúc già chết. 1.1.1.2. Các quy luật sinh trưởng Quá trình sinh trưởng và phát dục của gia súc tuân theo những quy luật nhất định. Trong chăn nuôi, muốn đánh giá đúng sự phát triển của vật nuôi, cần nắm được các quy luật chung về sinh trưởng, phát dục cũng như nhu cầu cần cho sự phát triển cơ thể và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình này. Thực chất của quá trình sinh trưởng là biết điều kh iển sự phát triển của cá thể sẽ tạo ra nhiều sản phẩm của gia súc. Quá trình sinh trưởng tuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 14 theo những quy luật nhất định, phổ biến là quy luật phát triển theo giai đoạn, quy luật phát triển không đồng đều và quy luật phát triển theo chu kỳ. * Quy luật phát triển theo giai đoạn Sự sinh trưởng theo giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo tác giả Đặng Vũ Bình (2002 ) [1]: Thời gian của giai đoạn dài hay ngắn, số giai đoạn ít hay nhiều, sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể trong phạm vi giống đó. Hơn nữa, tính giai đoạn không phải là đặc trưng của cả cơ thể nói chung mà là của từng bộ phận trong cơ thể. Theo quy luật này, sinh trưởng của gia súc được chia thành hai giai đoạn rõ rệt đó là: Giai đoạn trong cơ thể mẹ và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ. Giai đoạn trong cơ thể mẹ : Giai đoạn này được xác định từ khi trứng được thụ tinh (tạo hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài. Trong giai đoạn này cả hai quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mãnh liệt. Bào thai được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống nhau thai. Thời kỳ này thai phát triển mạnh, bình quân tăng từ 220 - 230g/ngày (thai trâu, bò). Đối với các loài động vật khác nhau, giai đoạn trong bào thai cũng dài ngắn khác nhau, nhưng quá trình sinh trưởng, phát dục của tất cả các gia súc đều phải trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi và thời kỳ thai nhi. Giai đoạn trong thai giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của cơ thể vì chính giai đoạn này hình thành các cơ quan, hệ thống, xác định cơ chế thích ứng của cơ thể với điều kiện ở giai đoạn sau. Vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia súc mẹ trong giai đoạn này là cần thiết. Nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho sức sinh sản sau này. Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ : Bắt đầu từ lúc con vật được sinh ra cho đến lúc con vật già và chết hay bị giết thịt. Ở giai đoạn này cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng phát dục của nó. Người ta chia giai đoạn này thành các thời kỳ sau: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 15 Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, tốc độ sinh trưởng phát dục của cơ thể vẫn rất mạnh, nhưng trong mỗi thời kỳ có những đặc thù riêng, chẳng hạn trong thời kỳ mới đẻ và bú sữa các loại xương ngoại vi phát triển mạnh, do đó con vật tăng về chiều cao. Nếu trong thời kỳ đầu khối lượng cơ thể tăng lên do sự phát triển của mô, cơ và xương thì ở kỳ sau khi con vật trưởng thành cơ thể bắt đầu tích lũy mỡ. Ngoài ra, sự sinh trưởng của gia súc còn tuân theo quy luật phát triển không đồng đều và quy luật phát triển theo chu kỳ. * Quy luật phát triển không đồng đều Cơ thể gia súc không phải bất cứ lúc nào, hay lứa tuổi nào cũng phát triển theo một quy luật, một sự cân đối từ đầu đến cuối. Sự sinh trưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận còn có sự thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau. Tính biệt trong sự phát triển đó cũng chính là quy luật phát triển không đồng đều của gia súc và được biểu hiện ở nhiều mặt như: Sự không đồng đều về tăng trọng, lúc gia súc còn nhỏ, khả năng tăng trọng ít nhưng sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng lại giảm đi, rồi ổn định. Cuối cùng nếu được nuôi dưỡng tốt gia súc sẽ tích lũy mỡ (giai đoạn nuôi vỗ béo). So sánh trong cùng loài với nhau, thì ở bất kỳ loài gia súc nào, hệ số tăng trọng ở trong thời kỳ trong thai đều vượt xa thời kỳ ngoài thai (trích Nguyễn Đức Chuyên, 2004) [5]. Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển ở hệ thống xương qua các lứa tuổi khác nhau, qua sự phát triển cá thể, khi ra khỏi cơ thể mẹ nhìn chung gia súc phát triển mạnh chiều dài tiếp theo là chiều sâu, rộng. Sự phát triển tuần tự chiều dài, sâu, rộng cũng tuân theo quy luật nhất định và ở từng giai đoạn cũng có khác nhau. Các bộ phận, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển không đều. Sự hình thành và phát triển của từng bộ phận còn phụ thuộc vào vị trí, chức năng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 16 vai trò của nó. Sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cuối cùng dẫn đến sự phát triển cân đối của cơ thể. Vì thế, nó khẳng định: Sự cân đối của cơ thể thay đổi theo sự phát triển. * Quy luật phát triển theo chu kỳ Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: Có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp đi lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát triển có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ. Trong chăn nuôi việc hiểu rõ chu kỳ rất quan trọng, đặc biệt việc hiểu biết về chu kỳ tính giúp nhà chăn nuôi lên kế hoạch thụ tinh cho gia súc, điều khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh cho gia súc... 1.1.1.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò Để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường dùng phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật nuôi. Thông qua các số liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước của trâu bò ở các thời điểm nhất định, đó là: Sơ sinh, 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi. Đồ thị biểu diễn là đường cong có hướng đi lên (tăng dần) Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của con vật tăng lên trong một đơn vị thời gian, với khối lượng thường xác định là khối lượng cơ thể tăng lên/ngày (g/con/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối thường được biểu diễn bằng biểu đồ hình cột. Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật trong một khoảng thời gian nào đó. Sinh trưởng tương đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 17 được biểu diễn bằng đồ thị, đường cong có hướng đi xuống (giảm dần). (trích Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước các chiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá con giống theo hướng sản xuất của chúng. 1.1.1.4. Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò * Sinh sản và sức sản xuất Sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp , ch ịu tác động của tính di truyền và môi trường xung quanh. Hoạt động sinh dục do tuyến yên (vùng dưới đồi Hypothalamus) điều khiển, thông qua hệ thần kinh - thể dịch. • Sự thành thục về tính Tuổi thành thục về tính là tuổi mà cơ quan sinh dục của bò cái đã phát dục hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín và có khả năng thụ thai. Tuổi thành thục về tính đến sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Tuổi thành thục về tính của bò Hà Lan là 401 ngày; bò Jersey là 359,6 ngày. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, từng loài. Ngoài ra, tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào các yếu tố: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và khí hậu. • Chu kỳ tính và hiện tượng động dục. Khi đã thành thục về tính cứ sau một khoảng thời gian nhất địn h trong cơ thể quá trình trao đổi chất có nhiều thay đổi, trong cơ quan sinh dục con cái cũng có sự thay đổi như: Niêm mạc tử cung, âm đạo xung huyết, buồng trứng phát triển về khối lượng, chất lượng, trứng chín và rụng, con cái có biểu hiện bên ngoài bất thường về trạng thái thần kinh. Hiện tượng đó gọi là động dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 18 Sự động dục này mang tính chu kỳ. Thời gian từ lần động dục trước đến lần động dục sau gọi là chu kỳ tính. Ở các loài vật nuôi khác nhau thì chu kỳ tính là khác nhau, ví dụ như bò là 21 ± 3 ngày. • Sự rụng trứng Quá trình rụng trứng chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch, thông qua sự hoạt động của các tuyến nội tiết. Ở mỗi chu kỳ động dục ch ỉ rụng 1 trứng và thay đổi giữa hai buồng trứng. Sau khi trứng rụng chỗ bao noãn vỡ sẽ hình thàn h thể vàng. Thể vàng tồn tại lâu hay ngắn phụ thuộc vào trứng có được thụ tinh hay chưa. Thời gian rụng trứng của các loài vật nuôi là không giống nhau. Trong cùng một loài gia súc nó cũng thay đổi phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, nhiệt độ, khí hậu hay đặc tính cá thể. Nếu điều kiện về dinh dưỡng, môi trường sống phù hợp thì sự rụng trứng xảy ra đều đặn theo chu kỳ và đúng thời gian. Trong trường hợp con vật bị suy dinh dưỡng, đường sinh dục bị viêm nhiễm, hay điều kiện khí hậu của môi trường sống có nhiều trở ngại, dẫn đến rối loạn nội tiết thì trong chu kỳ có thể có trứng rụng hoặc không rụng. • Sự thụ tinh Trong tự nhiên, k hi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng và có sự hợp đồng hoá của hai giao tử để hình thành hợp tử, tức là quá trình thụ tinh đã xảy ra (trích Trần Huê Viên, 2001) [38]. Quá trình này xảy ra qua 4 giai đoạn: - Phá màng phóng xạ của tế bào trứng - Phá màng trong suốt - Phá màng nhân - Đồng hóa • Quá trình chửa: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 19 Quá trình chửa của g ia súc được tính từ kh i trứ ng được thụ tinh cho đến khi đẻ. Quá trình chửa được chia làm hai thời kỳ. - Thời kỳ phôi: Từ lúc thụ thai đến 1/3 thời gian đầu của toàn bộ thời gian chửa. - Thời kỳ thai: Là 2/3 thời gian chửa còn lại. Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn là: Giai đoạn phá t triển và phân hóa mô, phủ tạng và giai đoạn làm tăng nhanh khối lượng tuyệt đối của thai. Thời gian chửa của bò kéo dài 280 - 285 ngày. • Sức sản xuất sữa: Dưới tác động của hormone, nhũ tuyến phát triển và hoạt động sinh sữa, thải sữa. Sữa được tạo thành trong các nang nhũ tuyến từ chất dinh dưỡng của thức ăn. Để tăng lượng sữa, từ lúc còn nhỏ phải thường xuyên xoa bóp bầu vú, đầu vú để kích thích nhũ tuyến phát triển. Ngay lúc gia súc có mang và lúc vắt sữa cũng phải thường xuyên xoa bóp vú. Ở những năm đầu sản lượng sữa bò tăng dần lên: Sản l ượng sữa lứa thứ nhất bằng 75 - 80% lứa 3, lứa 2 bằng 85 - 90% lứa 3 . (D ương Mạnh Hùng, 2004) [15]. * Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò Để kiểm tra và đánh giá khả năng sinh sản của bò cái người ta thường dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản sau: • Tuổi động dục lần đầu Khi gia súc thành thục về tính sẽ có biểu hiện động dục. Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh tính dục và khả năng sinh sản sớm hay muộn, có liên quan chặt chẽ với số lứa đẻ của một đời con vật. Tuổi động dục của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. Nó phụ thuộc vào giống, trong cùng một giống thì các cá thể khác nhau có tuổi động dục cũng khác nhau. Ngoài ra, các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc và môi trường cũng ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 20 Bê cái hậu bị nuôi để sinh sản và lấy sữa nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ có tuổi động dục lần đầu vào 14 - 16 tháng tuổi. Tuy nhiên chưa nên phối giống cho chúng ngay lần động dục đầu vì chúng chưa đủ thành thục về thể vóc để bắt đầu cho quá trình sinh sản. • Tuổi phối giống lần đầu Mặc dù có thể bê hậu bị có tuổi thành thục về tính sớm nhưng không nên phối giống cho chúng quá sớm hoặc quá muộn. Chỉ nên phối giống khi khối lượng cơ thể của chúng đạt 70% khối lượng trưởng thành. Trong thực tế, nên phối giống cho bê hậu bị nuôi dưỡng tốt vào 18 tháng tuổi. • Tuổi đẻ lứa đầu Đây là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, phản ánh thời gian bắt đầu đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Thông thường tuổi đẻ lứa đầu của bò lai hướng sữa Hà - Ấn F1, F2, F3 vào 27 - 28 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (về tính và thể vóc), phụ thuộc vào việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. • Khoảng cách lứa đẻ Là khoảng thời gian giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp theo. Khoảng cách này chủ yếu là do thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vì thời gian mang thai là một hằng số sinh lý không thể thay đổi và rút ngắn lại được. Đối với bò sữa, thông thường thời g ian khai thác sữa là 1 0 thán g, sau đ ó là 2 tháng cạn sữa, do đó khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12 tháng. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Giống, thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý. • Tỷ lệ sống của bê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 21 Nâng cao tỷ lệ sống của bê sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trâu bò sinh sản, tỷ lệ nuôi sống của bê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, tình hình bệnh tật và tác động của ngoại cảnh. * Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò Sản lượng sữa: Là toàn bộ lượng sữa mà cơ thể bò mẹ tiết ra trong một chu kỳ khai thác sữa Sức sản xuất sữa: Người ta quy về sữa tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% và sữa tiêu chuẩn = 0,4S + 15F (Dương Mạnh Hùng, 2004) [15]. Trong đó: S: sản lượng sữa thường (kg) F: sản lượng mỡ của sữa thường (kg) • Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa: Nhân tố giống: Các giống khác nhau cho sức sản xuất sữa khác nhau. Các giống chuyên dụng hướng sữa cho sức sản xuất cao nhất. Bò Hà Lan cho sản lượng sữa trung bình từ 4000 - 5000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa: 3,2 - 3,8%; Các giống kiêm dụng có sức s ản xuất sữa thấp hơn: Sản lượng sữa trung bình của bò Kostrom từ 3500 - 4500kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa: 4 ,5 - 4,7%; Các giống bò chuyên thịt, lao tác, khả năng sản xuất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con. (Nguyễ n Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Yếu tố di truyền Qua nghiên cứu cho thấy các tính trạng chất lượng như: Tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa… có hệ số di truyền cao, trong khi đó các tính trạng số lượng như: Sản lượng sữa, khối lượng cơ thể… có hệ số di truyền thấp hơn. Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 [2], hệ số di truyền của mộ t số tính trạng ở bò sữa như sau: Các tính trạng Hệ số di truyền (h2) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 22 Sản lượng sữa 0,32 - 0,44 Tỷ lệ mỡ sữa 0,60 - 0,78 Tỷ lệ protein trong sữa 0.50 - 0,70 Tỷ lệ đường sữa 0,36 Khối lượng bò cái 0,37 Chi phí thức ăn 0,2 - 0,48 Tuổi có thai lần đầu: Tuổi thành thục về tính thường đến sớm hơn tuổi thành thục về thể vó c, do đó trong trường hợp phối giống quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể và sự phát dục của tuyến sữa, các tuyến bào phát triển kém, sức sản xuất thấp. Vì vậy, nên phối giống lần đầu cho trâu, bò vào 16 - 18 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 65 - 70% khối lượng trưởng thành. Tuổi của trâu bò cái: Trâu bò cái hướng sữa cho sản lượng sữa cao nhất ở lứa đẻ 4 - 5 và ổn định trong 2 - 3 năm, sau đó lại giảm. Những bò cái thành thục sớm, sản lượng cao nhất vào 6 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 4), trong khi đó ở những bò cái thành thục muộn thì sản lượng sữa cao nhất vào 8 - 9 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 5 - 6) (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Dinh dưỡng: Các nguyên liệu để hình thành sữa có nguồn gốc từ các chất dinh dưỡng trong thức ăn, do đó mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt tới sản lượng sữa. Theo thí nghiệm của M akengli: Khi giảm thấp tỷ lệ pro tein tiêu hóa từ 15 - 20% so với tiêu chuẩn thì chưa có ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa, nhưng khi giảm thấp hơn nữa hoặc bằng 34% (75 - 77g/1ĐVTA) thì dẫn tới làm giảm sức sản xuất sữa đến 251,3 kg/chu kỳ, ngược lại khi nâng cao mức prô têin tiêu hóa lên quá cao đến 122% so với tiêu chuẩn thì sản lượng sữa cũng bị giảm tới 9%. Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 23 Khối lượng cơ thể: Trong cùng một giống , những con có khối lượng cao hơn thì năng suất sữa sẽ cao hơn. Có thể tính hệ số sinh sữa (HSSS), hệ số này thể hiện năng suất sữa/100kg khối lượng. Các giống bò sữa thường có HSSS = 8 - 10. Ví dụ: Bò Hà Lan có khối lượng cơ thể trung bình là 500 - 600kg sẽ đạt sản lượng sữa trung bình 4500 - 5000kg/chu kỳ. (Nguyễ n Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Ảnh hưởng của môi trường: Sức sản xuất của vật nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện môi trường như: Nhiệt độ, ẩm độ, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa... Những nhân tố này ảnh hưởng thông qua năng suất và phẩm chất cây thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp qua sự kích thích hệ thống thần kinh - thể dịch và hệ thống enzym. Đối với sản lượng sữa, sự tổng hợp phụ thuộc vào vào sự cung cấp liên tục các hormone và sản phẩm trao đổi chất vào tuyến sữa. Sản lượng sữa ở các loài có vú phụ thuộc vào thời vụ: Ở nhiệt độ từ 5 - 210C thì sản lượng sữa của bò không bị ảnh hưởng, nhưng nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc lớn hơn 210C thì sản lượng sữa giảm từ từ, và khi nhiệt độ lớn hơn 270C thì sản lượng sữa giảm rõ rệt. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2]. Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại: Khi có thai sản lượng sữa của bò giảm 15 - 20% và giảm nhiều hơn khi chửa trên 5 tháng. Do đó, cần xác định thời gian của một chu kỳ sữa, thời điểm phối giống lại cho trâu bò hợp lý để đạt được chỉ số ổn định về năng suất sữa. Qua nghiên cứu, các nhà chăn nuôi đã thống nhất thời gian thích hợp cho một chu kỳ tiết sữa là 270 - 300 ngày, bò cái cần được phối lại sau khi đẻ từ 60 - 80 ngày. Kỹ thuật vắt sữa: Vắt sữa bằng máy tốt hơn vắt sữa bằng tay vì vắt sữa bằng máy là vắt đồng thời bốn vú một lúc là phù hợp với phản xạ thải sữa của bò, vì sự điều hòa thần kinh thể dịch với phản xạ thải sữa là đồng thời cho toàn bộ bầu vú. Nếu vắt bằng tay thì áp dụng phương thức vắt luân phiên đôi vú trước rồi đến đôi vú sau hoặc trước sau vắt chéo không nên áp dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 24 phương thức vắt luân phiên phải trái cùng một bên. Phải vắt kiệt sữa để kích thích tiếp phản xạ tiết sữa vào bể sữa, nếu vắt không kiệt sẽ làm giảm phản xạ tiết sữa, tăng tỷ lệ sót sữa ở bò. Ngoài ra số lần vắt sữa/ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất sữa, ở bò sữa người ta thường áp dụng vắt sữa 2 lần/ngày là hợp lý. Bệnh tật: Những trâu bò mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếu dẫn đến khả năng tạo sữa kém. Đối với bò sữa thường bị mắc bệnh sản khoa (60 - 70%), nhất là bệnh viêm vú, do đó chúng ta cần phải quan tâm thường xuyên, phòng và điều trị kịp thời. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 ) [2]. 1.1.2. Thức ăn ủ chua Thức ăn ủ chua là loại thức ăn được tạo ra thông qua qúa trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong một thời gian dài. Theo Vũ Duy Giảng, 1997 [10 ]: Ủ xanh là một quá trình lên me n, thông qua đó để bảo quản thức ăn xanh trong thời gian dài mà giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh này thay đổi ít. Ủ xanh là một qúa trình đấu tranh sinh tồn giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. 1.1.2.1. Tác dụng của thức ăn ủ chua Thức ăn ủ chua, các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn các phương pháp chế biến khác, th í dụ các lo ại cỏ đem phơi khô trong điều kiện bình thường, chất dinh dưỡng bị tổn thất trên dưới 30%, nếu phơi trong điều kiện thời tiết xấu thì tổn thất có thể lên tới 40 - 50%. Nhưng nếu đem ủ chua đúng phương pháp thì chất din h dưỡn g ch ỉ tổn th ất không quá 10%, trong đó prôtêin hầu như không bị hao hụt, các loại vitamin cũng giữ được nhiều hơn so với phương pháp phơi khô. Thức ăn đem ủ chua có tỷ lệ tiêu hóa tương đối cao. Sau khi ủ, tuy một số chất dễ hòa tan bị hao hụt nhưng những chất khó tiêu (như chất xơ), sau quá trình lên men lại mềm ra hoặc chuyển sang trạng thái khác mà gia súc dễ tiêu hóa hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 25 Thức ăn ủ chua có thể dự trữ được trong một thời gian tương đối dài mà không sợ bị biến chất, ủ chua còn là phương pháp chủ yếu để dự trữ thức ăn trong suốt mùa đông. Chế biến, dự trữ bằng phương pháp ủ chua rất ít bị phụ thuộc vào điều kiện khí hậu nên có thể làm vào bất cứ mùa nào cũng được và tránh được những tổn thất (có khi rất lớn) do điều kiện khí hậu gây ra. Phơi khô nếu bị mưa không những chất dinh dưỡng bị mất nhiều mà còn có thể bị mốc hoặc lên men, thối, hỏng. - Thức ăn ủ chua có thể diệt trừ được sâu bệnh và nấm mốc. - Về mặt kinh tế thì làm hố ủ chua chi phí thấp hơn làm nhà kho. Dung tích chứa thức ăn ủ chua nhỏ hơn dung tích chứa thức ăn phơi khô rất nhiều (2 - 2,5 lần): Phơi khô 1m 3 có khoảng 60kg vật chất khô, ủ chua 1m 3 có khoảng 150 kg vật chất khô. 1.1.2.2. Nguyên lý ủ chua Thực chất của việc ủ chua là xếp chặt thức ăn tươi vào hố ủ kín không có không khí. Nhờ kết quả của tác dụng lên men vi sinh vật sản sinh các loại axit hữu cơ chủ yếu là axit lactic. Chính những axit hữu cơ này là "thuốc bảo tồn" thức ăn, vì với nồng độ nhất định nó có thể ngăn ngừa sự phân giải của thực vật do tác dụng của vi sinh vật. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]. Trong quá trình ủ chua , các vi khuẩn phân giải đường dễ tan như: glucoza, sacaroza, fructoza … thành axit lactic và các axit hữu c ơ khác, axit được tạo ra trong quá trình này đã nhanh chóng làm giả m pH của khối ủ xuống 3,8 - 4,5. Ở độ pH này hầu hết các loài vi khuẩn và enzym của thực vật đều bị ức chế. Do vậy, thức ăn ủ chua có thể bảo quản được trong thời gian dài, khi ủ chua thức ăn diễn ra các quá trình sau : * Hai quá trình xảy ra trong ủ xanh: - Quá trình sinh lý thực vật: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 26 Sau khi thức ăn được đưa vào hố ủ, sự hoạt động của tế bào thực vật không phải là đã ngừng, nó vẫn t iếp tục sống và hô hấp sử dụng ôxy còn lại trong hố ủ. Quá trình này xảy ra sự ôxy hóa chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp này là CO2 và H2O C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal Vì vậy, hiện tượng đầu tiên của quá trình này là nhiệt độ tăng cao. Quá trình này xảy ra tương đối mạnh và kéo dài trong khoảng 6 - 8 giờ sau khi ủ. Khi đã sử dụng hết oxy trong hố ủ, tế bào thực vật ch ưa bị chết ngay, mà nhờ có quá trình hô hấp đặc biệt nên tế bào vẫn có thể sống thêm một thời gian nữa. Trong quá trình này, chất đường tích lũy trong thức ăn tiếp tục bị phân giải cho ra rượu và axit hữu cơ. C6H12O6 + 6O2 → 2CO2 + 2C2H5OH + 25 calo C2H5OH + 2O2 → C2H4O2 + H2O Những sản phẩm này tích lũy dần trong tế bào, cuối cùng làm cho tế bào chết. Lượng đường và lượng nước trong thức ăn ủ chua càng nhiều, quá trình hô hấp yếm khí trong tế bào càng lâu. Nhưng số lượng các a xit hữu cơ sản sinh ra trong quá trình này cũng vẫn rất ít nên không có tác dụng bảo tồn thức ăn. Một hiện tượng khác xảy ra trong qúa trình sinh lý thực vật là sự phân giải protit. Nguyên nhân phân giải đó là: Sự hoạt động của v i khuẩn và tác dụng của men thực vật. Trong môi trường trung tính, toan hoặc kiềm yếu thì nguyên nhân phân giải pr otit chủ yếu là vi khuẩn. Đặc điểm sản phẩm phân hủy của nó là tính độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc. - Quá trình lên men vi sinh vật: Đây là quá trình quan trọng nhất của thời kỳ ủ chua. Sau khi vi sinh vật cùng với thức ăn được đưa vào hố ủ thì thời kỳ đầu chúng có sự sản sinh rất nhanh. Tới ngày thứ 5 thì sự phát dục tới độ cao nhất, sau đó số lượng giảm dần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 27 Nhờ quá trình ủ chua mà những phần cứng của thân cây bị mềm ra và làm cho nó trở lên dễ dàng đồng hoá. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]. * Vi khuẩn lactic: Có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng hình thành axit lactic. Nhưng với ủ chua thì vi khuẩn lactic đóng vai trò quan trọng . Sự sinh trưởng của nó chỉ cần rất ít protit, mà chỉ dựa vào sự phân giải đường để bổ sung cho nhu cầu về nhiệt năng. Đặc điểm trao đổi chất của các loại vi khuẩn này là tiêu hao ít chất di nh dưỡng mà hình thành được nhiều axit lactic, hình thành các loại vật chất khác ít. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]. * Vi khuẩn butyric: Sự phân bố của nó khá rộng trong thiên nhiên, nó cùng đất, thức ăn đi vào hố ủ. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của loại vi khuẩn này cũng giống như yêu cầu của vi khuẩn lactic. Nó cũng thuộc loại yếm khí ki ềm tính. Trong điều kiện thiếu ô xy sự sinh trưởng rất mạnh, khả năng chịu đựng tới một phạm vi nhất định; khi pH giảm thấp tới dưới 4,2 thì sự sinh sả n bị gặp trở ngại, nếu axit lactic có nồng độ cao hơn chút nữa thì chúng sẽ chết. Khác với vi khuẩn lactic thì vi khuẩn b utyric có khả năng phân giải protit tạo nên các sản vật phân giải trung hòa phản ứng toan tính. Vi khuẩn này còn phá hoại chất diệp lụ c. Kết quả là hình thành các điểm màu vàng ở mức độ khác nhau trên thức ăn ủ chua. Vi khuẩn butyric còn có khả năng hình thành bào tử, trong điều kiện bất lợi nó không bị chết, khi pH thấp tới khoảng 4,2 bào tử vẫn được bảo tồn. Bào tử của loại vi khuẩn này không chết khi đi qua đường tiêu hóa và do đó theo phân thải ra ngoài dễ nhiễm bẩn vào sữa. Vì vậy cần tránh sự hình thành axit butyric, trước hết là phải tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển. Điều kiện trước tiên là phải có đủ chất dinh dưỡng, bởi vì sự phát dục của bào tử để hình thành vi khuẩn butyric là khá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 28 chậm. Điều kiện thích hợp cho loại vi khuẩn này là 35 - 40oC, vì vậy cần tránh nhiệt độ cao như vậy và ủ chua nên tiến hành ở nhiệt độ 25 - 30oC (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]. * Vi khuẩn axetic: Không có tác dụng lớn trong qúa trình ủ chua, bởi vì sự lên men của nó phần lớn là cần có không khí. Thức ăn ủ chua có nhiều axit axetic sẽ không tốt bởi vì nó cũng giống nh ư axit butyric vậy, làm giảm giá trị dinh d ưỡng, giảm phẩm chất thức ăn ủ chua. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]. 1.1.2.3. Kỹ thuật ủ chua cây ngô làm thức ăn gia súc * Địa điểm: Chọn địa điểm làm hố ủ nên gần chuồng trại để dễ lấy thức ăn, đỡ phải vận chuyển xa. Những hố ủ chìm phải đảm bảo không để nước, phân, nước tiểu của gia súc có thể chảy ngấm vào được. Chỗ đào hố ủ phải khô ráo, cách mạch nước ngầm ít nhất từ 0,5 - 1m. Chỗ đào hố ủ chua, đất phải chắc, không bị vỡ lở. * Chuẩn bị hố ủ Tốt nhất là theo hình tròn để tránh được các khe hở ở các góc và thức ăn ủ chua dễ nén chặt. Nếu xây nổi trên mặt đất, cần xây một hố ủ bằng gạch, có trát xi măng, với kích thước các chiều tuỳ thuộc vào nhu cầu và lượng thức ăn có sẵn, quy mô đàn gia súc nhưng phải chú ý là tránh đáy hố bị chìm trong nước hoặc ẩm ướt. VD: một hố ủ thể tích 1,5m 3 có thể tiếp nhận toàn bộ sản l ượng của một sào ngô cây làm thức ăn cho gia súc khoảng 700kg thức ăn ủ chua. Trong trường hợp trồng cây ngô rau (ngô bao tử), thì cần phải có hai sào để ủ 1,5m3. Xung quanh phải có rãnh t hoát nước, tốt nhất phía trên có mái che. Thu hoạch cây ngô để ủ: Thời điểm cắt ngô để ủ chua được xác định tuỳ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong toàn bộ cây ngô. Thời điểm lý tưởng để cắt ngô ủ chua là khi có 50% số bắp trên thửa ruộng có hạt đạt tới giai đoạn chín sáp. Không nên chờ đợi thêm vì ngô sẽ tích luỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 29 nhiều vật chất khô, các lá phần gốc bị úa vàng và khô sẽ làm cho việc ủ chua khó thành công hơn. * Kỹ thuật ủ chua: Ngô sau khi cắt cần trải xuống đất, phơi nắng làm cho cây ngô mất bớt nước. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc ủ chua thành công. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều. Nếu không lớp bên trên thì bị khô còn lớp bên dưới vẫn tươi xanh. Để xác định trạng thái lý tưởng của ngô, người ta có thể dùng phương pháp sau: khoảng 4 - 6 giờ sau khi cắt lấy ngẫu nhiên 3 hoặc 4 lần lá ngô đang phơi (mỗi lần một lá), nắm chặt trong lòng bàn tay, sau đó mở bàn tay ra và quan sát các nếp trên lá: nếu các nếp để lại các đường không rõ ràng và ẩm (khi đó độ ẩm của ngô khoảng 65 - 70%) nhưng không rỉ n ước hoặc lá không bị gẫy nát thì đó là trạng thái lý tưởng để thái ngô đem ủ. (Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [26]. Bước tiếp theo là tiến hành băm thái ngô thành những mẩu nhỏ 3 - 5 cm (trong trường hợp chăn nuôi trang trại nên dùng máy thái), vì như vậy mới dễ nén và dễ lên men. Sau đó chất ngô vào hố ủ, để đảm bảo nén cho tốt, chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp ngô dầy 10 - 15cm rồi tiến hành nén ngay bằng cách dậm chân hoặc dùng đầm, cho lần lượt đến khi đầy hố ủ. (chú ý việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ phải được tiến hành trong cùng một ngày). Cho thêm rỉ mật đường: Trong các loài cây thức ăn nhiệt đới, lượng đường không đủ để sản sinh ra đủ lượng axit lactic, làm chua cho toàn khối thức ăn. Do vậy cần bổ sung thêm rỉ mật đường để tạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic. Một hố ủ 1,5m 3 bổ sung 10 lít dung dịch rỉ mật đường, cách làm như sau: dùng một ô doa có dung tích 10 lít, lấy 5 lít rỉ mật đường hoà vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗi lớp 15 cm cây ngô thức ăn đã thái nhỏ và đã chất vào trong hố ủ trước khi nén dậm lên. Cần định lượng tưới 10 lít dung dịch rỉ mật đều cho tất cả các lớp thức ăn trong hố ủ. Đối với cây ngô sau khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 30 thu hết bắp mà đem ủ ch ua th ì cần phải b ổ sung 1 0 lít rỉ mật đường. Nếu không có rỉ mật đường có thể dùng bột sắn thay thế (trích Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [26]. Theo Vũ Duy Giảng, 1997 [10], hàm lượng đường tối thiểu là lượng đường cần thiết đảm bảo cho hoạt động của vi khuẩn lactic hình thành axit lactic cần thiết để đạt nhanh pH = 4,2, yếu tố quan trọng để bảo quản thức ăn ủ xanh. Cỏ Pangola (Dgitaria decumbens) tỉ lệ đường tối thiểu là 5,0 lít. Cỏ voi (Pennisetum pupuraum) tỉ lệ đường tối thiểu là 3,7 lít. Cỏ Ghine (Panicum maximum) tỉ lệ đường tối thiểu là 6,0 lít. Để dễ ủ chua nên hỗn hợp các loại cỏ nhiều đường cùng với các loại cỏ ít đường. Đóng hố ủ: Sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt thành từng lớp cho đến khi gần đầy hố, ta tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một lớp rơm có độ dày 5 cm lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày tối thiểu 30 cm lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nước mưa thấm vào trong hố ủ, đồng thời giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn. Cần che hố ủ bằng nilông, bằng tôn hoặc fibrô-xi măng để tránh nước mưa. Sau 5 đến 7 tuần có thể dùng để làm thức ăn bổ sung cho gia súc. (Ngu ồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công ngh ệ Quốc gia, 2008) [36]. Chú ý sau khi ủ xong, trong vòng một tuần đầu (nhất là 2 - 3 ngày sau khi ủ) thức ăn thường xẹp xuống làm cho lớp đất phủ bị nứt thì ta phải đắp lại ngay. 1.1.2.4. Đánh giá phẩm chất thức ăn ủ chua Thường dùng 2 phương pháp để đánh giá thức ăn ủ chua Giám định trực tiếp: Đây là cách giám định trực quan của người giám định thông qua một số chỉ tiêu cảm quan. Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh t ươi như thức ăn chưa ủ là tốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng đó là thức ăn đã bị mất nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 31 caroten, còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn ủ đó đã hỏng hay không còn giá trị sử dụng nữa. Mùi: Thức ăn ủ chua có chất lượng tốt phải có mùi của hoa quả chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Còn thức ăn ủ chua có chất lượng kém có rất nhiều mùi khác nhau như: mùi chua như dấm thì trong thức ăn có nhiều axit axetic, mùi thối thì trong thức ăn ủ có nhiều vi khuẩn thối hoạt động. Độ cứng: Thức ăn ủ có chất lượng tốt phải có độ cứng tương đương như cỏ. Nếu thức ăn ủ chua mềm nhũn chứng tỏ thức ăn ủ đã bị thối hỏng không còn khả năng sử dụng nữa. Phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm: Phân tích thành phần hoá học và tỷ lệ các chất đặc biệt là các axit để đánh giá chất lượng ủ. 1.1.2.5. Lượng thức ăn ủ chua cần thiết Theo Nguy ễn Thị Liên, 2000 [18]: Đối với bò sữa một ngày cho ăn 7 - 15kg, bò giống 4 - 7kg, bò cày kéo, bò thịt 5 - 10kg, bê 2,8 - 3,5kg, lợn 1 - 1,5kg, lừa và ngựa 5 - 7kg, dê và cừu 0,6 - 1,2kg. Thức ăn ủ chua có thể sử dụng thay thế thức ăn thô xanh hoặc thay thế một nửa trong khẩu phần ăn. Theo Phùng Quốc Quảng, Ng uyễn Xuân Trạch, 2003 [26]. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 - 20 kg. Đối với bò sữa, nên cho ăn sau khi v ắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ. Khi thức ăn ủ chua đã bị hỏng ta phải loại bỏ hoàn toàn để tránh gây ngộ độc. Không nên cho gia súc ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn lẫn các loại thức ăn khác (Nguyễn Xuân Trạch, 2005) [ 34]. 1.2. Tình hình nghiên c ứu ở trong và ngoài nư ớc 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.2.1.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 32 Theo các tác giả nước ngoài, q úa trình sinh trưởng của gia súc chịu sự tác động 2 yếu tố chính đó là: Đặc điểm di truyền của giống và môi trường chăm sóc nuôi dưỡng và chọn lọc. Trong thực tế cho thấy các giống khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau. Những giống bò thịt như Santa Gertrudis, Hereford... có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1000 - 1200 g/con/ngày, trong khi các giống kiêm dụng thịt - sữa như Redsindhi... chỉ có thể đạt tốc độ sinh trưởng 600 - 800 g/con/ngày. Eward Sasimonshi (1987) [43] có nhận xét khối lượng của động vật phụ thuộc vào bản chất di truyền của loài, giống và các yếu tố: Tuổi, tính biệt, yêu cầu thức ăn và thời tiết khí hậu. Mensikova. H và Braner.P (1994) [56] khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng của 71 bò cái tơ giống Czech pied và 91 con lai Red và White Holstein x Czech pied; 79 con lai Ayrshire với Czech pied thấy tăn g kh ối lượng/ngày đêm từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi của chúng có sự sai khác là 883g, 927g và 835g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng tương ứng là 2,23; 2,01; 2,23. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia súc là giống. Khi so sánh con lai giữa bò Russian Black pied và Holstein với bố mẹ, tác giả Ertuev M.M, Koltosova I. Y.U (1984) [44] đã cho biết bò lai có khối lượng lớn hơn rõ rệt ở lúc 3, 6, 12 và 18 tháng tuổi. Sự khác nhau trung bình từ 11,2 - 21,6 kg/con trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khối lượng sơ sinh của bê cũng ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của bê ở giai đoạn 11 tháng tuổi. Theo tác giả Dashdamirov.K.Sh (1991) [42] khi nghiên cứu bò đực Aberdeen - Angus (AA), Cubanzebu (Cz), F1 (AA x Cz) và F2 đã thu được kết quả tương ứng là: Khối lượng sơ sinh trung bình 29,9; 31,3 và 32,0 kg, chênh lệch nhau không nhiều nhưng khi 12 tháng tuổ i, khối lượng lại có sự chênh lệch đáng kể tương ứng là: 207,9 kg; 281,6 và 293,8 kg. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 33 Khi so sánh con lai F1 của các giống khác nhau: Brow n Swiss, Charolais, Chiania, Indo-Brazilian,... với bò Zebu, tác giả Montano. M và CTV (1991) [58] đã thấy: Sinh trưởng của bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bò lai F1 Charolais và Chiania có khối lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng lớn hơn các bò lai giống khác từ 4 - 10%. Tác giả Saint.M (1991) [62] khi so sánh năng suất sinh trưởng của giống thuần Charolais, Holstein, Mentbeliard, Aberdeen và con lai giữa chúng với bò cái Adama cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa các giống thuần chủng và giống lai, giữa con đực và con cái. Khối lượng sơ sinh là 24,8±0,6 kg và 30,4±1,1 kg (ở con đực); 23,2±6,6 kg và 30,9±0,09 kg (ở con cái). Tăng trọng trên ngày là 470±22g và 663±17,6g ở con đực và 452±18g và 469±14g ở con cái. Các nghiên cứu của Sung.Y.T và Wang.K.C, (1988) [64] về năng suất của giống bò Redsindhi, Santa Gertrudis và con lai của chúng với bò Taiwan Yellow cho thấy: Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng 1 tuổi ở bò SG tương ứng là 27,6; 130,7 và 117,7 kg, cao hơn rõ rệt so với các bò khác (20,0 - 24,3; 89,4 - 105,4 và 113 - 138kg). Tốc độ sinh trưởng của bò Redsindhi nhìn chung thấp nhất. Theo Lopez - D và Ruiz - C (1983) [54] khi so sánh về sinh trưởng của bò tơ lai 5/8 Holstein Friesian - 3/8 Zebu và con lai đời 1 của chúng, đã cho biết: Con lai của chúng có khối lượng sơ sinh cao hơn rõ rệt so với quần thể nhưng không khác nhau rõ rệt giữa hai nhóm ở trọng l ượng 120 ngày hoặc tăng trọng/ngày. Theo Abassa K.P và cộng sự (1989) [39 ] khi nghiên cứu trên 1401 bò Gobsa thì hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, 12 và 18 tháng tuổi tương ứng là 0,14; 0,134; 0,33 và 0,15. Các yếu tố như: điều kiệ n nuôi dưỡng, môi trường, ngoại cảnh, thời tiết, khí hậu, và các vùng sinh thái khác nhau đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gia súc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 34 Các điều kiện tự nhiên như: Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ... đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò nhất là đối với cơ thể non. Thực tế cho thấy bò ở vùng khí hậu ôn đới có tốc độ sinh trưởng lớn bò ở vùng khí hậu nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của Johnson (1958 - 1961) [50] về khả năng tăng trọng của bò cho thấy: Ở vùng khí hậu nóng bò sinh trưởng chậm hơn so với bò ở vùng khí hậu ôn đới có nhiệt độ trung bình là 100C. Lampkin Quaterman (1994) [53] cho thấy bò đực F1 (Hereford x Augus) nuôi dưỡng trong điều kiện nóng ở Imperian bị giảm khả năng sinh trưởng, nhận xét do nhiệt độ môi trường đã liên quan đến quá trình chuyển hoá năng lượng trong cơ thể bò theo giới hạn di truyền của giống. Chu kỳ chiếu sáng cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới tốc độ sinh trưởng của bò. Thí nghiệm của Michigal U.S.A, Sorensen. T.M (1984) [57] đã thử nghiệm trên bê có khối lượng sống dưới 360 kg, cho thấy ánh sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của bê, còn đối với bò đã trưởng thành sự thay đổi về cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ít ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng. 1.2.1.2. Đặc điểm về khả năng sinh sản của bò * Tuổi động dục lần đầu Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh tính phát dục sớm hay muộn của gia súc về chức năng sinh sản và khả n ăng cho phép sinh sản sớm hay muộn của con vật. Các loại gia súc khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau và giữa các cá thể trong cùng một giống cũng có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Tuổi động dục lần đầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Khi nghiên cứu ở b ò Jersey, b ò Jersey x Red -Sindhi, bò Jersey x Hariana và bò Red-Sindhi của các tác giả Kar -B.K; Mohantry-A và Mishara- M (1987) [52] cho biết tuổi động dục lần đầu lần lượt là 18,16; 14,88; 15,41 và 32,79 tháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 35 Tuổi động dục lần đầu của bò sữa thường muộn hơn bò thịt (Joubert , 1954) [51]. Cụ thể tuổi động dục của một số giống bò như sau: Bò sừng ngắn: 336,5 ± 52,4 ngày Bò Jersey: 359,6 ± 42,8 ngày Bò Holstein Friesian 401,0 ± 50,9 ngày Bò châu Phi 645,2 ± 41,9 ngày Tuổi động dục lần đầu cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện sống: chăm sóc và nuôi dưỡng. Joubert cho biết: Ở chế độ dinh dưỡng cao bò có tuổi động dục lần đầu là 440,1±31,1 ngày, ở mức độ dinh dưỡng thấp thì tuổi động dục lần đầu là 710,7±62,1 ngày, mức độ chênh lệch tới 271 ngày. * Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi đẻ lứa đầu liên quan đến tuổi phối giống lần đầu, tuy nhiên nó phụ thuộc vào thời điểm phối giống, kỹ thuật phối và chất lượng tinh. Do vậy, tuổi đẻ lứa đầu có thể kéo dài do các yếu tố trên. Chamberlain (1992) [41] cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò nhiệt đới thường muộn hơn bò ôn đới. Khi bò ôn đới chuyển đến vùng nhiệt đới thì tuổi đẻ lứa đầu muộn hơn và chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ nuôi dưỡng. Tuổi đẻ lứa đầu cũng chịu ảnh hưởng của giống. Nghiên cứu trên 1717 con bò Bungarian Red (BR), 339 bò Holstein Friesian (HF) và 195 bò HF x BR, Georgies. G.S và cộng sự (1983) [47 ] thu được kết quả tuổi đẻ lứa đầu của các nhóm tương ứng là 870; 878 và 860 ngày. Tischenko A.V (1988) [66] Khi nghiên cứu trên 35 bò Russian Black pied (RBP) và 35 bò Cubazebu cho biết tuổi đẻ lứa đầu t ương ứng là 33,47 tháng và 35,6 tháng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức quản lý đối với năng suất sinh sản của bò cái, Mukasa - Mugerwa - E và Mattoni - M (1988) [59] đã nghiên cứu ở bò Boran quản lý theo phương pháp cổ truyền và quản lý theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 36 phương pháp cải tiến cho biết tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 53 tháng so với 40 tháng. Đánh giá về tuổi đẻ lứa đầu của bò Zebu trong điều kiện chăn nuôi quảng canh ở bắc Nigeria, Voh - A.A - Jr và Otehere - E.O (1989) [67] đã xác định được tuổi đẻ lứa đầu của đàn cái tơ là 48 tháng. * Khoảng cách lứa đẻ Đây là một tính trạng phản ánh tổng hợp về năng suất sinh sản. Thực chất khoảng cách lứa đẻ nói lên mức độ mắn đẻ của gia súc cái. Khoảng cách lứa đẻ của các giống bò khác nhau thì khác nhau. Theo Nyson B, Hansel M. (1990) [60] cho thấy khoảng cách lứa đẻ của giống bò Simental; Aberdeen Angus, Hereford; Blonde Aquitaine; Charolais và Limousine nuôi ở Đan Mạch tương ứng là: 401; 371; 338; 434; 387 và 383 ngày. Khoảng cách lứa đẻ là một tính trạng quan trọng, nghiên cứu với 40 bò Jersey, 40 bò lai Jersey x Redsindhi, 40 bò Jersey x Hariana và 40 bò Redsindhi, tác giả Kar B.K và cộng sự (1987) (trích của Dương Thị Khang, 2001) [17] đã tính được khoảng cách lứa đẻ tương ứng là: 446,2; 451,6; 465,6 và 518,9 ngày. Zimbra A. W. C (1990) [68] đã tính được khoảng cách lứa đẻ của bò Malawizebu trung bình là 401 ngày. So sánh ảnh hưởng của mức độ dinh dưỡng thấp và cao đến năng suất của bò cái tơ Hereford. Pitalugor O. và Var Martins D, (1982) [61] cho biết: Khoảng cách lứa đẻ trung bình giữa hai nhóm có khác nhau với giá trị tương ứng là 384 và 373 ngày. Yếu tố mùa vụ cũng ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ và được các tác giả Taunk - A.K; Loharkare - S.V; Zinjarde và Deshmukh - S.N (1990) [65] nghiên cứu ở bò cái Sahiwal, đã cho biết khoảng cách lứa đẻ trung bình là 13,15 tháng. * Tỷ lệ nuôi sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 37 Tỷ lệ nuôi sống của bê là chỉ tiêu quan trọng trong nuôi bò cái sinh sản. Vì vậy, việc nâng cao tỷ lệ sống của bê là vấn đề nhiều nhà chăn nuôi quan tâm. Sigh - R.B và Mishsa- R.R (1990) [63] khi nghiên cứu về tỷ lệ sống ở giai đoạn đầu của 252 bê Friesian Har iana, 176 bê Brownswiss x Hariana và 150 bê Jersey x Hariana, đã thấy tỷ lệ chết trong tuần đầu trung bình t ương ứng là 37,9; 28,6 và 31,6%. Những bê chết thường có khối lượng sơ sinh đạt ở mức dưới 23kg. Tỷ lệ bê sơ sinh chết cao nhất trong mùa mưa và mùa đông. Ngoài ra, phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của bê. Qua nghiên cứu so sánh hai phương thức chăn nuôi cổ truyền và cải tiến trên đàn bò Boran ở Ethiopia, tỷ lệ chết trung bình tương ứ ng là 10-23% và 4% (Mukasa. M.E, Mattoni, (1988) [59]. 1.2.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến năng suất và chất lượng sữa bò Wall và cộng sự (1996) qua nghiên cứu và thấy rằng hiệu suất sử dụng đạm của gia súc cao hơn khi ăn cỏ khô so với cỏ ủ, tuy nhiên với cỏ ủ héo thì khác nhau không rõ rệt. Felipe (1965) [45] cho rằng 5 kg cỏ ủ tương đương với 1 đơn vị thức ăn. J.F.D. Greenhalgh (1971) [48] cho rằng có một số loài cỏ khi ủ xanh sẽ mềm hơn và ngon hơn nhưng nói chung thì số lượng cỏ khô gia súc ăn nhiều hơn cỏ ủ. Theo McDonald (1995) [55]: Khi nguyên liệu ủ chua có hàm l ượng nước cao và hàm lượng đường thấp, chất lượng thức ăn ủ chua sẽ kém và không còn đường dễ tan trong thức ăn ủ chua. Chất l ượng thức ăn ủ chua kém khi pH lớn hơn 5, hàm lượng axit butyric cao và axit lactic thấp. Basak và cộng sự (1993) [40]: Đã sử dụng chồi ngọn của quả dứa ủ chua thay thế 50% cỏ tươi trong khẩu phần của bò đang sinh trưởng. Kết quả tăng trọng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự sai khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 38 Theo Floulkes và Preston (1978) [46] thì lá sắn ủ chua ho ặc phơi khô cho trâu bò ăn đem lại những hiệu quả tốt. Frands Dolberg và Peter Finlayson, 1990 (trích Vũ ăn Nội, 1994) [22] đã tiến hành ủ r ơm để nuôi bò thịt ở Trung Quốc, theo dự án FAO (1990-1992). Tác giả cũng sử dụng protein thoát qua dạ cỏ để nâng cao khả năng hấp thu protein (khô dầu bông) đã cho kết quả tăng trọng từ 608g ± 198 - 173g ± 90 so với 1027 con bò của 312 gia đình trong 12 làng tại 4 vùng Huaiyang, Shanshiu, Beixiang, Ding Xing. Paul Pozy và cộng sự (2001) [24 ] cho rằng: Trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam, ủ tươi cho phép người chăn nuôi bò sữa có nguồn thức ăn ổn định quanh năm, và nhất là khi thiếu thức ăn tươi xanh trong thời kỳ khô hạn kéo dài, trong mùa đông, khi ngập úng... Sau khi được ủ tươi giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ tươi giữ nguyên trong suốt thời gian bảo quản hoặc bị mất rất ít. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò ở trong nước 1.2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu * Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản ở bò sữa Nguyễn Kim Ninh và CTV (1985) [21] theo dõi về khả năng sinh trưởng và sản xuất sữa của bò lai F1 (HF x Laisind) tại Ba Vì cho thấy khối lượng bê sơ sinh: 21±0,41kg; 6 tháng tuổi đạt 106,0±2,72kg; 12 tháng tuổi: 150,3±3,30kg; 18 tháng tuổi: 206,4±7,67kg và sản l ượng sữa bò lai F1 (HF x Laisind) trong giai đoạn 1985 - 1990 là: lứa 1 sản l ượng sữa là 1823±48,3kg; lứa 2 trung bình là 1825±48,2kg; lứa 3 trung bình là 1959±33,7kg. Lê Xuân Cương và CTV (1993) [7] nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và cho sữa của F1 (HF x Laisind) nuôi ở xí nghiệp An Phước - Đồng Nai cho biết: Khố i lượng bê sơ sinh là 22,10kg, khối l ượng 12 tháng tuổi: 136,40kg; khối lượng 18 tháng tuổi: 181,60kg; khoảng cách lứa đẻ 402 ngày. Sản lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 39 sữa đạt 2328 - 2559kg/chu kỳ; số ngày cho sữa trung bình đạt: 331 ngày ± 68 ngày. Nguyễn Văn Thưởng và CTV (1984) [31] cũng nghiên cứu công thức lai (HF x Laisind), cho biết sản l ượng sữa lứa thứ 3 là 2018 ± 10,8kg/300 ngày. Khối lượng của bò cái trung bình đạt 383 ± 12,11kg. Kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Thêm tại Nông tr ường Phù Đổng (1980) [30] cho biết bò cái F1 (HF x laisind) có thể trọng: 378 ± 12,1kg, cá biệt có con lên tới 462,3kg. Bò lai F1 có ngoại hình thanh săn, khoẻ mạnh, khả năng thích nghi cao. Khoảng cách 2 lứa đẻ: 517 ± 9,3 ngày, sản lượng sữa 2176 ± 14,8kg/chu kỳ. * Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến sản lượng và chất lượng sữa bò Theo Đặng Vũ Bình, 2005 [3]: ngọn lá mía dùng cho chăn nuôi bò thịt có giá trị dinh d ưỡng tương đối cao, có thể thay thế được nguồn thức ăn xanh. Với phương pháp ủ chua thì nông dân có thể tận dụng được từ 60-80 % ngọn lá mía tại các vùng nguyên liệu mía đường làm thức ăn dự trữ cho những tháng thiếu cỏ để chăn nuôi bò. Dư Thanh Hằng, 2000 [49 ] cho biết: ủ chua lá sắn với 5% rỉ mật hoặc 10% cám gạo là một ph ương pháp hiệu quả để giữ gìn loại thức ăn này và làm giảm HCN tới mức không gây ngộ độc. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 [2] cho rằng: Ủ xanh là phương pháp dự trữ thức ăn lý tưởng trong vụ đông xuân, giảm thấp sự tổn thất chất dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hóa cao (71,7%). Khi bổ xung urê, diamon, photphat... vào thức ăn ủ xanh sẽ giúp cho việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ xanh. Nếu thức ăn có quá nhiều ax it th ì cần cho thêm v ào (>30%): thức ăn củ quả, cỏ khô họ đậu và các muối photphat. Trong khẩu phần, thức ăn ủ xanh có thể cho ăn tới 30 - 35kg/ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 40 Điền Văn Hưng và cộng sự, 1970 [16] cho rằng, có hai phương pháp dự trữ cỏ làm thức ăn cho gia súc: Làm cỏ khô và làm cỏ ủ thì tỷ lệ tiêu hóa của cỏ ủ bao giờ cũng cao hơn cỏ khô ở tất cả các thành phần. Cụ thể: tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô, pro tein, lipit, dẫn xuất không chứa nit ơ, xơ của cỏ ủ xanh tương ứng là: 69%, 63%, 68%, 75%, 72%; còn của cỏ khô tương ứng là: 65%, 62%, 63%, 72%, 65%. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000 [18] cho rằng khối lượng thức ăn ủ xanh nhiều nhất có thể cho các loại gia súc ăn trong một ngày như sau: Bò sữa: 7 - 15kg, Bê: 2,8 - 3,5kg, Bò giống: 4 - 7kg, Lợn: 1 - 1,5kg, Bò cày kéo, bò th ịt: 5 - 10kg, Dê, cừu: 0,6 - 1,2kg. Tân Hoa, 1973 [13] cho rằng nếu chế biến cỏ ủ không tốt có thể gây tăng axit và urê dạ cỏ, dễ gây trúng độc urê. Nếu cho ăn cỏ ủ tốt nhưng không bổ sung các chất cần thiết có thể gây: Suy gan, tụ máu chân, chứng bất dục, hoại thư vỏ não... Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (200 1) [4] cho rằng: Khi dùng lá sắn làm thức ăn ủ chua cho gia súc, mặc dù ngọn lá sắn giàu protein (18 - 20% protein trong vật chất khô) nhưng lại chứa độc tố xyanoglucoxyt làm gia súc chậm lớn hoặc có thể gây chết khi hàm lượng cao. Nhưng khi chế biến bằng phương pháp ủ chua đã làm giảm rõ rệt lượng độc tố. Cụ thể là sắn tươi chứa 862,5mg HCN/1kg VCK, còn lá sắn ủ xanh chỉ chứa 32,5 mg. Có thể thay thế 60% cỏ xanh hoặc 100% cỏ xanh bằng lá sắn ủ chua trong khẩu phần cho bò sữa, năng suất sữa và vẫn đạt khá cao và chất lượng vẫn tốt. Mặt khác giá tiền chi phí thức ăn để sản xuất 1kg ở lô thay thế hoàn toàn cỏ xanh bằng lá sắn ủ chua đã thấp hơn lô chỉ thay thế 60% cỏ xanh là 11,3%. Bùi Văn Chính còn cho rằng: Làm thí n ghiệm trên bò laisind với 3 lô: Lô I ăn thức ăn có lá mía khô, lô II có lá mía ủ 4% urê , lô III có lá mía ủ chua. Kết quả cho thấy tỷ lệ tiêu hoá của bò đối với lá mía ủ chua là cao nhất ở cả 3 chỉ tiêu là chất khô, chất hữu cơ và chất xơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 41 Theo Nguyễn Văn Hải (2004) [11 ]: Ủ chua cây ngô với tỷ lệ 4% bột sắn, 4% cám gạo đã cho kết quả tốt: - Giá trị pH đạt 3,85 - 4,15 sau 2 tháng ủ. - Tỷ lệ axit lactic dao động 2,1 - 3,01%; tỷ lệ axit axetic từ 0,76 - 0,94% và tỷ lệ axit butyric không đáng kể. Trong khẩu phần của bò sữa, cây ngô ủ chua thay thế 48% cỏ xanh và chiếm 20,6% chất khô của khẩu phần đã làm giảm chi phí thức ăn là 8% so với lô đối chứng, nhưng sản lượng và chất lượng sữa không có sự khác biệt giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng. Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002 [12] cho rằng khi cho ăn thức ăn ủ xanh để tránh ngộ độc cần kiểm tra phẩm chất trước khi cho ăn. Thức ăn xấu không cho ăn. Phải tập cho gia súc ăn từ ít đến nhiều. Mức cho ăn không qúa 1/3 khẩu phần. Khối lượng cho ăn như sau: Bò sữa: 10 - 15kg, bò giống: 5 - 7kg, Bò cày kéo: 9 - 10kg, bò thịt: 8 - 9kg, ngựa: 8 - 10kg. Theo trang thông tin điện tử tỉnh Nghệ An 2001 - 2007 cho rằng: Khi gia súc ăn cỏ ủ thì: Làm tăng tính ngon miệng, khả năng ăn và tỷ lệ tiêu hoá cho bò sữa do mùi vị và các chất dinh dưỡng có trong cỏ ủ. Cỏ ủ cho ăn không nên quá 50 % lượng cỏ ăn vào. Trạm khuyến nông huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi cho biết có thể ủ chua bã mì để làm thức ăn cho bò, vừa đáp ứng được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa mưa lũ vừa tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi. 1.2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam . * Sự phát triển và phân bố đàn bò sữa ở trong nước Năm 2001 số lượng bò sữa: 41.241 con, ®Õn năm 2005 số lượng bò sữa: 104.120 con. Tõ n¨m 2006 ch¨n nu«i bß s÷a ®­îc håi phôc, sè l­îng bß s÷a t¨ng lªn 126.923 con. Sè l­îng bß s÷a tËp trung kh«ng ®Òu ë c¸c vïng miÒn trong c¶ n­íc, chñ yÕu ®­îc nu«i ë miÒn Nam n­íc ta. N¨m 2006: miÒn B¾c cã 28.758 con bß s÷a; miÒn Nam cã 98.165 con bß s÷a. §Æc biÖt, tõ ®Çu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 42 n¨m 2007 ®Õn nay, t×nh h×nh ch¨n nu«i bß s÷a trong n­íc ph¸t triÓn m¹nh, sè l­îng bß s÷a n¨m 2007 t¨ng 145.867 con, nguyªn nh©n lµ do gi¸ thu mua s÷a t­¬i ®· ®­îc ®iÒu chØnh vµ t¨ng ®ét biÕn. TÝnh tõ ®Çu n¨m ®Õn nay, gi¸ thu mua s÷a t­¬i ®· t¨ng lªn gÊp 3 lÇn vµ hiÖn ë møc 7.900 - 8.200 ®ång/kg. Gi¸ s÷a t¨ng cao lµ mét trong nh÷ng yÕu tè khuyÕn khÝch ng­êi ch¨n nu«i cã ®iÒu kiÖn ®Çu t­, ch¨m sãc vµ ph¸t triÓn ®µn bß s÷a tèt h¬n. * Các giống bò sữa nuôi tại Việt Nam • Bò Hà Lan (Holstein Frisean - HF) Nguồn gốc: Giống bò này được tạo ra từ tỉnh Fulixơn, phía Bắc Hà Lan từ thế kỷ 14. Ngày nay giống bò này được phân bố rộng rãi trên thế giới và đây là một trong 6 giống bò sữa nổi tiếng trên thế giới. Đặc điểm ngoại hình: Về màu lông, bò Hà Lan có các màu lang trắng đen, lang trắng đỏ và đen tuyền. Trong đó màu lang trắng đen là chủ yếu; có 7 điểm trắng bạc đặc trưng: ở trán, vệt khoang trắng từ vai xuống kéo xuống bụng; 4 chân trắng và đuôi trắng. Bò cái có đầu thanh nhẹ, tai to, trán phẳng và có đốm trắng; sừng thanh và cong về phía trước. Bò đực có đầu to, thô, bắp thịt nở nang, lưng thấp, ngực nở, tính tình đa số hung dữ. Sức sản xuất: Khối lượng của bò cái đạt trung bình 450 - 750kg; bò đực là 750 - 1100kg; Khối lượng bê sơ sinh đạt trung bình 33 - 45kg; Tỷ lệ thịt xẻ đạt trung bình 40 - 45%. Bò Hà Lan có sức sản xuất sữa tốt, sản lượng sữa bình quân/chu kỳ 300 ngày đạt từ 4000 - 5000kg; Tỷ lệ mỡ sữa bình quân là 3,2 - 3,8%. Về khả năng sinh sản: Bò Hà Lan thành thục sớm, 15 - 20 tháng tuổi có thể đưa vào chu kỳ sản xuất; khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là: 12 - 13 tháng; chu kỳ động dục từ 19 - 23 ngày; thời gian mang thai 270 - 285 ngày. Đối với bò đực, tuổi sử dụng tốt nhất là từ 3 - 6 tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 43 Giống bò này ưa khí hậu mát mẻ, khô ráo, nhiệt độ trung bình vào khoảng 18 - 20oC. Yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng. Bò Hà Lan thuần khó nuôi ở những vùng nóng ẩm, nhiệt độ cao hơn 25oC. Khi đó khả năng thích nghi của bò kém, dễ bị mắc bệnh (bệnh lao, bệnh ký sinh trùng đường máu...), khi đó sức sản xuất bị giảm sút. Phương hướng sử dụng bò Hà Lan ở nước ta: Bò Hà Lan đã được nhập vào nước ta từ những năm 60 - 70 và tiếp tục được nhập thêm cho đến nay từ nhiều nước khác nhau như: Cu Ba, Mỹ, Úc... với 2 phương hướng sử dụng chính là: Nhập nội nuôi thuần ở những vùng có khí hậu thích hợp như: Mộc Châu, Đức Trọ ng (Lâm Đồng)... Bò đ ực g iố n g đ ược nuô i ở các Trun g tâm giống (Môncađa). Nhập nội để cho lai tạo với đàn bò laisind, tạo ra các đàn bò sữa lai F1, F2, F3... cho sức sản xuất sữa tốt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của các nông hộ ở các vùng khác nhau trong cả nước. Hiện nay, đàn bò sữa lai chiếm 95% trong tổng đàn bò sữa nước ta với tỷ lệ máu bò HF chủ yếu là 50 - 75% (con lai 1/2 và con lai 3/4) và một số ít bò lai 87,5% (con lai 7/8). Đàn bò sữa thuần HF chỉ chi ếm khoảng 5% và được nuôi ở 2 cơ sở giống là Mộc Châu và Lâm Đồng. • Bò lai F1 (Lai Sind x Holstein Friesian) Nguồn gốc: Bò lai F1 được tạo ra bằng cách lai giữa bò đực Hà Lan với bò cái Laisind. (Bò lai F1 có 50% máu Hà Lan) Đặc điểm ngoại hình: Hầu hết bò lai F1 có màu lông đen, nếu có vết lang trắng thì rất nhỏ dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi và trên trán. Sức sản xuất: Bò đực có khối lượng cơ thể đạt từ: 500 - 550kg. Bò cái có khối lượng cơ thể đạt từ: 350 - 420kg. Bê sơ sinh: 25 - 30 kg. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 44 Sức sản xuất sữa: Sản lượng sữa bình quân đạt 2500 - 3000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa từ 3,8 - 4,2%. Khả năng sinh sản: Bò F1 mắn đẻ, tuổi phối giống lần đầu là 17 tháng tuổi, thành thục sớm, có thể phối giống lần đầu vào lúc 16 - 18 tháng tuổi. • Bò lai F2 (Lai F1 x Holstein Friesian) Nguồn gốc: Bò lai F2 được tạo ra bằng cách cho lai tiếp bò cái lai F1 với bò đực Hà Lan (bò lai F2 có 75% máu Hà Lan) Đặc điểm ngoại hình: Bò lai F2 có đặc điểm ngoại hình gần giống với bò Hà Lan thuần, mầu lông lang trắng đen. Sức sản xuất: Giai đoạn trưởng thành bò đực có khối lượng cơ thể đạt từ: 600 - 700kg, bò cái có khối lượn g cơ thể đ ạt từ: 4 0 - 480kg, bê sơ sinh: 30 - 35 kg Sức sản xuất sữa: Sản lượng sữa bình quân đạt 3000 - 3500kg/chu kỳ hoặc cao hơn, tỷ lệ mỡ sữa từ 3,4 - 3,8%. Khả năng sinh sản: Nếu nuôi tốt thì bò cái có thể phối giống lần đầu vào lúc 13 - 18 tháng tuổi. • Bò lai F3 (Lai F2 x Holstein Friesian) Nguồn gốc: Bò lai F3 được tạo ra bằng cách cho lai tiếp bò cái lai F2 với bò đực Hà Lan (bò lai F3 có 87,5% máu Hà Lan). Đặc điểm ngoại hình: Bò lai F3 có mầu lông lang trắng đen (màu trắng nhiều hơn). Bò cái F3 có tầm vóc khối lượng lớn 400 - 500 kg. Bầu vú phát triển. Bò thích nghi kém hơn nhưng nếu được nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì sẽ cho năng suất sữa cao. 1.3. Một số thông tin chính về tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều 1.3.1. Một số thông tin chính về tỉnh Quảng Ninh Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 6.110,81 km2, bờ biển dài 250 km và dân số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 45 1.126.698 người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mường, Sán Chay, Hoa và Dao. Tỉnh Quảng Ninh có 2 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện gồm: Thành phố Hạ Long; Thành phố Móng Cái ; các thị xã: Cẩm Phả, Uông Bí ; các huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Yên Hưng. Thùc hiÖn QuyÕt ®Þnh sè 167/2001/Q§-CP ngµy 26/10/2001 cña Thñ T­íng ChÝnh phñ vÒ viÖc ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a ë ViÖt Nam thêi kú 2001 - 2010, tØnh Qu¶ng Ninh lµ mét trong 30 tØnh trong c¶ n­íc ®· x©y dùng dù ¸n ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a. T×nh h×nh ch¨n nu«i bß s÷a cña tØnh Qu¶ng Ninh trong nh÷ng n¨m võa qua cã nhiÒu khã kh¨n v× lµ mét tØnh lÇn ®Çu tiªn triÓn khai ch¨n nu«i bß s÷a, c¬ së vËt chÊt ban ®Çu hÇu nh­ ch­a cã g×, ®µn bß cña tØnh khi tiÕn hµnh dù ¸n chñ yÕu lµ gièng bß ®Þa ph­¬ng tÇm vãc nhá, n¨ng suÊt thÊp. §Æc biÖt khã kh¨n h¬n trong lÜnh vùc ch¨n nu«i bß lµ tr×nh ®é ch¨n nu«i thÊp, vÉn cßn n»m trong t×nh tr¹ng ch¨n nu«i qu¶ng canh, nh©n d©n chñ yÕu ch¨n th¶ tù do lµ chÝnh, ng­êi d©n ch­a ®­îc tiÕp cËn vµ hiÓu biÕt vÒ kü thuËt ch¨n nu«i bß s÷a, c¸n bé kü thuËt vÒ ch¨n nu«i bß s÷a khi b¾t ®Çu tiÕn hµnh dù ¸n hÇu nh­ ch­a cã nhiÒu kinh nghiÖm, thÞ tr­êng tiªu thô s÷a ch­a h×nh thµnh. Bªn c¹nh nh÷ng khã kh¨n, ngµnh ch¨n nu«i bß s÷a tØnh Quảng Ninh còng cã nh÷ng thuËn lîi, cã dù ¸n ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a, dù ¸n nµy ®­îc coi lµ mét trong nh÷ng dù ¸n träng ®iÓm cña tØnh vµ ®­îc sù quan t©m chØ ®¹o vµ ®Çu t­ rÊt lín cña Héi ®ång nh©n d©n, UBND tØnh vµ sù gióp ®ì vÒ khoa häc kü thuËt vµ trang thiÕt bÞ cña Ban qu¶n lý ch¨n nu«i bß s÷a Quèc gia. §Ó ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a trªn ®Þa bµn tØnh Quảng Ninh, nh»m chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ trong n«ng nghiÖp, UBND tØnh Quảng Ninh ®· phª duyÖt dù ¸n ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a t¹i QuyÕt ®Þnh Sè 3211/Q§-UB ngµy 16 th¸ng 9 năm 2003 víi néi dung c¬ b¶n nh­ sau: Dù ¸n ph¸t triÓn ch¨n nu«i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 46 bß s÷a tØnh Qu¶ng Ninh ®­îc giao trùc tiÕp cho C«ng ty CP§T & XNK Qu¶ng Ninh lµm chñ dù ¸n. - Môc tiªu + PhÊn ®Êu ®Õn n¨m 2010 toµn tØnh Quảng Ninh cã 1000 con bß s÷a. + ChuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp vµ h×nh thµnh mét nghÒ míi trong lÜnh vùc ch¨n nu«i cho ng­êi d©n trong huyÖn. - Gi¶i ph¸p chñ yÕu + Tr­íc m¾t dự án phát triển chăn nuôi bò sữa được triển khai tại huyện Đông Triều trên địa bàn 3 xã: Bình Khê, Việt Dân, An Sinh. + VÒ c«ng t¸c tæ chøc thùc hiÖn: C«ng ty CP§T & XNK Qu¶ng Ninh thµnh lËp Ban dù ¸n bß s÷a. Ban qu¶n lý dù ¸n cña C«ng ty lµm nhiÖm vô tham m­u cho tØnh vÒ chuyªn m«n vµ c¸c gi¶i ph¸p vÒ c¬ chÕ chÝnh s¸ch trong viÖc ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a, ë huyÖn cã Ban chØ ®¹o dù ¸n huyÖn víi nhiÖm vô chØ ®¹o viÖc triÓn khai thùc hiÖn dù ¸n t¹i c¬ së. + Dù ¸n lÊy h×nh thøc lai t¹o gièng vµ ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a n«ng hé lµ chÝnh, víi quy m« mçi hé nu«i tõ 3 - 5 con trở lên. + TËp huÊn kü thuËt cho c¸c hé n«ng d©n vÒ ch¨n nu«i bß s÷a. + X©y dùng ®éi ngò c¸n bé kü thuËt chuyªn tr¸ch vÒ c«ng t¸c ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a. Tæ chøc tËp huÊn chuyªn s©u n©ng cao tr×nh ®é vÒ lÜnh vùc ch¨n nu«i bß s÷a cho hÖ thèng c¸n bé kü thuËt lµm c«ng t¸c chØ ®¹o. + Tæ chøc m¹ng l­íi vµ x©y dùng c¸c c¬ së thu gom s÷a, t¹o ®iÒu kiÖn phèi hîp víi C«ng ty sữa Quốc Tế ký hîp ®ång tiªu thô s÷a cho c¸c hé ch¨n nu«i bß s÷a. - ChÝnh s¸ch chñ yÕu + Mçi hé mua bß ®­îc tØnh hç trî: 2 triÖu ®ång/con. + C¸c hé nu«i bß ®­îc vay vèn ng©n hµng 10 triệu đồng/1con bß và kh«ng phải trả l·i suÊt ng©n hµng trong vßng 3 n¨m ®Çu. + TØnh hç trî tiÒn mua b¶o hiÓm cho bß: 1 triÖu ®ång/con trong 3 n¨m ®Çu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 47 + Hç trî tiÒn trång cá lÇn ®Çu: 100.000 ®ång/sµo. + Hç trî tiÒn TTNT lÇn ®Çu cho bß: 100.000 ®ång/con. + Hµng n¨m TØnh cÊp kinh phÝ cho dù ¸n ho¹t ®éng, theo tiÕn ®é vµ kÕ ho¹ch cña dù ¸n ®­îc cÊp cã thÈm quyÒn phª duyÖt. Nh÷ng n¨m ®Çu thùc hiÖn ®· gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n, c¬ së vËt chÊt kü thuËt hÇu nh­ ch­a cã g×. §Æc biÖt lµ tr×nh ®é khoa häc kü thuËt trong lÜnh vùc ch¨n nu«i bß s÷a cßn rÊt xa l¹ víi ng­êi ch¨n nu«i, t×nh h×nh thÞ tr­êng trong lÜnh vùc s¶n xuÊt vµ tiªu thô s÷a ®ang cã biÕn ®éng vÒ gi¸ c¶ kh«ng thuËn lîi cho dù ¸n (Gi¸ vËt t­ ®Çu vµo trong n¨m 2004, 2005 liªn tôc t¨ng, trong khi ®ã gi¸ s÷a biÕn ®éng ch­a t­¬ng xøng víi gi¸ ®Çu vµo). MÆc dï, viÖc ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a thêi gian ®Çu gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n nh­ng víi sù phèi hîp vµ cè g¾ng cña tØnh, C«ng ty CP§T & XNK Qu¶ng Ninh vµ huyÖn §«ng TriÒu sau mét thêi gian, dù ¸n bß s÷a ®· ®¹t ®­îc kÕt qu¶ nh­ sau: N¨m 2008, toµn tØnh cã 106 hé nu«i bß s÷a vµ tæng ®µn bß s÷a lµ 394 con (Nguån: Dù ¸n ph¸t triÓn ch¨n nu«i bß s÷a tØnh Qu¶ng Ninh n¨m 2008 [9]). - T×nh h×nh s¶n xuÊt vµ tiªu thô s÷a Ban dù ¸n ®· thµnh lËp 3 Tr¹m thu mua s÷a t­¬i t¹i 3 x·: An Sinh, B×nh Khª, ViÖt D©n ®Ó thu mua s÷a trùc tiÕp tõ c¸c hé ch¨n nu«i. HÖ thèng thu mua s÷a t­¬i t¹i c¸c Tr¹m ®­îc Ban dù ¸n trang bÞ ®Çy ®ñ c¸c ph­¬ng tiÖn cÇn thiÕt vµ hiÖn nay ®ang ho¹t ®éng tèt, gióp c¸c hé ch¨n nu«i tiªu thô s÷a. - C«ng t¸c ch¨m sãc nu«i d­ìng ®µn bß s÷a Ban dù ¸n bß s÷a th­êng xuyªn kiÓm tra, ®«n ®èc c¸c c¸n bé kü thuËt theo dâi bß s÷a t¹i c¸c x· vµ h­íng dÉn c¸c chñ hé ch¨n nu«i thùc hiÖn ®óng c¸c quy tr×nh kü thuËt vÒ ch¨n nu«i bß s÷a. MÆt kh¸c tr­íc khi cã ®iÒu kiÖn thêi tiÕt bÊt lîi, Ban dù ¸n ®Òu th«ng b¸o ®Õn c¸c hé vµ h­íng dÉn c¸c hé ch¨n nu«i phßng chèng nh­: chèng rÐt vÒ mïa ®«ng, chèng nãng vÒ mïa hÌ. - ThuËn lîi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 48 + Dù ¸n ch¨n nu«i bß s÷a ®­îc c¸c cÊp, c¸c ngµnh tõ Trung ­¬ng ®Õn ®Þa ph­¬ng quan t©m, chØ ®¹o vµ gióp ®ì nhiÒu mÆt. + Ban dù ¸n bß s÷a ®· cã nhiÒu kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chØ ®¹o. + C¸c hé ch¨n nu«i bß s÷a ®· ®­îc trang bÞ kü thuËt vµ ®· ®óc rót ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm thùc tÕ trong ch¨n nu«i bß s÷a. + §µn bß s÷a cña huyÖn ®ang tõng b­íc ®­îc chän läc vµ c¶i t¹o. + C«ng t¸c thô tinh nh©n t¹o vµ thu gom tiªu thô s÷a t­¬i ®ang tõng b­íc ®­îc n©ng cao vµ ®i vµo æn ®Þnh. - Khã kh¨n + Ch¨n nu«i bß s÷a lµ mét nghÒ míi, ®ßi hái kü thuËt vµ ®Çu t­ cao. + C¬ cÊu ®µn bß s÷a trong ®ã cßn nhiÒu bß n¨ng suÊt s÷a thÊp nªn s¶n l­îng s÷a chung cña ®µn bß ch­a cao. + Nguån thøc ¨n ch­a ®­îc ®Çy ®ñ vÒ l­îng vµ chÊt, l¹i ch­a cã kÕ ho¹ch dù tr÷ thøc ¨n trong mïa khan hiÕm thøc ¨n th« xanh. 1.3.2. Một số thông tin chính về huyện Đông Triều * §iÒu kiÖn tù nhiªn huyÖn Đông Triều - VÞ trÝ ®Þa lý §ång Triều lµ huyÖn cöa ngâ phÝa T©y cña TØnh, c¸ch Thµnh phè H¹ Long 78 km, c¸ch Hµ Néi 90 km, huyÖn cã vÞ trÝ ®Þa lý nh­ sau: + PhÝa Nam gi¸p huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. + PhÝa B¾c gi¸p huyÖn Lục Nam tỉnh Bắc Giang. + PhÝa T©y gi¸p huyÖn Chí Linh tỉnh Hải Dương. + PhÝa §«ng gi¸p huyÖn Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng. Toµn huyÖn cã 19 x·, nh×n chung ®©y lµ mét huyÖn cã vÞ trÝ thuËn lîi cho viÖc giao l­u, trao ®æi mua b¸n hµng ho¸. - §Þa h×nh vµ ®Êt ®ai + §Þa h×nh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 49 §Þa h×nh huyÖn §«ng TriÒu thÊp dÇn tõ B¾c xuèng Nam, phÝa B¾c cã vßng cung nói §«ng TriÒu trïng ®iÖp; phÝa Nam lµ nh÷ng c¸nh ®ång tròng dÔ ngËp; vïng phÝa §«ng cã c¸c d·y nói cßn phÝa T©y lµ hÖ thèng c¸c s«ng. + §Êt ®ai: DiÖn tÝch ®Êt tù nhiªn cña toµn huyÖn lµ: 39.722,62 ha (chiÕm 6,8) diÖn tÝch tù nhiªn cña toµn tØnh, ®­îc sö dông vµo c¸c lo¹i môc ®Ých sau: DiÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp : 10.536,52 ha DiÖn tÝch ®Êt l©m nghiÖp : 14.032,12 ha DiÖn tÝch ®Êt chuyªn dïng : 4.785,56 ha DiÖn tÝch ®Êt thæ c­ : 1.080,56 ha DiÖn tÝch ®Êt ch­a sö dông : 9.287,86 ha So với c¸c huyện của tỉnh, địa h×nh đất đai của huyện Đ«ng Triều rất thuận lợi cho viÖc s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. Do ®Þa h×nh ®a d¹ng nªn huyÖn cã thÓ ph¸t triÓn nhiÒu lo¹i c©y trång vµ ch¨n nu«i gia sóc. * T×nh h×nh ph¸t triÓn ch¨n nu«i: HiÖn nay ngµnh ch¨n nu«i cña huyÖn ®ang ph¸t triÓn theo h­íng ch¨n nu«i hé gia ®×nh chñ yÕu lµ ch¨n nu«i tr©u bß, lîn vµ gia cÇm chó träng nhÊt lµ ch¨n nu«i lîn. Cßn ch¨n nu«i nhµ n­íc cã hai trang tr¹i trªn ®Þa bµn huyÖn lµ n¬i gi÷ gièng lîn Mãng C¸i cña tØnh, ®ã lµ trang tr¹i ch¨n nu«i Trµng B¹ch thuéc Së N«ng NghiÖp vµ N«ng tr­êng B×nh Khª thuéc Bé N«ng NghiÖp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 50 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Bò sữa lai F2 (♂HF x ♀F1) và F3 (♂HF x ♀F2) nuôi tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. - Cây ngô ủ chua bổ sung trong khẩu phần ăn của bò sữa. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Đề tài được triển khai tại nông hộ chăn nuôi bò sữa thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Thực trạng đàn bò sữa ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - Số lượng và sự phân bố đàn bò sữa ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. - Cơ cấu đàn bò sữa của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. 2.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng và cấu tạo thể hình của đàn bê cái hậu bị và đàn bò tơ hướng sữa nuôi tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng - Sinh trưởng tích lũy (kg/con). - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) - Sinh trưởng tương đối (%). - Kích thước một số chiều đo chính của bò: Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống. - Một số chỉ số thể hình: Khối lượng, dài thân, tròn mình, to xương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 51 2.3.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều - Tuổi động dục lần đầu (tháng tuổi). - Khối lượng động dục lần đầu (kg/con). - Tuổi phối giống lần đầu (tháng tuổi). - Khối lượng phối giống lần đầu(kg/con). - Chu kỳ động dục (ngày). - Thời gian mang thai (ngày). - Thời gian động dục trở lại (ngày). - Khối lượng sơ sinh (kg/con). - Năng suất sữa (kg/con/ngày). - Sản lượng sữa bình quân/chu kỳ (kg/con/chu kỳ). 2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của của cây ngô ủ chua đến khả năng sản xuất của bò sữa - Thành phần hóa học của cây ngô tươi và cây ngô ủ chua. - Ảnh hưởng của cây ngô ủ chua tới năng suất sữa của đàn bò thí nghiệm. - Ảnh hưởng của cây ngô ủ chua đến chất lượng sữa: Phân tích thành phần hóa học của sữa bò thí nghiệm gồm các chỉ tiêu: vật chất khô, protein, lipit, khoáng tổng số. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, kết hợp với kế thừa số liệu theo dõi thống kê của huyện. 2.4.2. Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng của bê và đàn bò sữa của huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ở các lứa tuổi từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, gồm các chỉ tiêu - Sinh trưởng tích lũy: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 52 Khối lượng bê sơ sinh được xác định bằng cân bê sau khi đẻ, trước khi bú sữa đầu . Khối lượng bê qua các tháng tuổi được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp và đo các chiều bằng thước dây. Việc xác định khối lượng của bò lai hướng sữa được tính theo công thức: Pkg = 90,1 x Vòng ngực2 x DTC (m) (Theo Đào Hằng Trang và CTV, 2007) [32] - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gia súc: Chúng tôi dùng các công thức sau : + Sinh tr­ëng tuyÖt ®èi ®­îc tÝnh theo c«ng thøc: A = W1 - W0 (g/con/ngµy) t1 - t0 Trong ®ã: - A : Sinh trưởng tuyệt đối - W0, W1 lµ khèi l­îng t­¬ng øng víi c¸c thêi ®iÓm t0, t1. + Sinh tr­ëng t­¬ng ®èi ®­îc x¸c ®Þnh theo c«ng thøc: R(%) = W1 - W0 x 100 W1 + W0 2 Trong ®ã: - R : Sinh trưởng tương đối - W0, W1 lµ khèi l­îng t­¬ng øng víi c¸c thêi ®iÓm t0, t1. - KÝch th­íc mét sè chiÒu ®o chÝnh ë c¸c thêi ®iÓm tõ s¬ sinh ®Õn 36 th¸ng tuæi: + Dµi th©n chÐo (DTC) + Cao v©y (CV) + Vßng ngùc (VN) + Vßng èng (VO) - C¸ch ®o c¸c chiÒu: - Dµi th©n chÐo: Kho¶ng c¸ch tõ mỏm tr­íc cña x­¬ng b¶ vai ®Õn mỏm cña x­¬ng u ngåi (dïng th­íc d©y hoÆc th­íc gËy). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 53 - Vßng ngùc: Chu vi quanh ngùc tiÕp gi¸p víi phÝa sau x­¬ng b¶ vai (dïng th­íc d©y). - Cao v©y: Kho¶ng c¸ch tõ mÆt ®Êt ®Õn u vai (dïng th­íc gËy). - Vßng èng: Lµ chu vi 1/3 phÝa trên x­¬ng bµn ch©n tr­íc (dïng th­íc dây). - TÝnh mét sè chØ sè cÊu t¹o thÓ h×nh: 2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng cây ngô ủ chua đến khả năng sản xuất sữa của bò sữa Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, thí nghiệm gồm 3 lô, các lô đảm bảo các yếu tố sau: Sự đồng đều về giống, tuổi, khối lượng, chu kỳ sữa, khả năng tiết sữa, thời gian vắt, chăm sóc và nuôi dưỡng và cho ăn cùng một lượng thức ăn tinh (0,45kg/1 lít sữa). Sự khác nhau giữa các lô là: Lô đối chứng không cho ăn cây ngô ủ chua, lô thí nghiệm 1 và 2 cho ăn thức ăn xanh và cây ngô ủ chua với các mức khác nhau, cụ thể là: - Lô đối chứng cho ăn: 35kg cỏ tươi/con/ngày + 0kg cây ngô ủ chua. - Lô TN1 cho ăn: 25kg cỏ tươi/con/ngày + 10kg cây ngô ủ chua. - Lô TN2 cho ăn: 20kg cỏ tươi/con/ngày + 15kg cây ngô ủ chua. * Cách cho ăn: - Thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ngày. + ChØ sè dµi th©n (CSDT) (%) 100x CV DTCCSDT = + ChØ sè khèi l­îng (CSKL) (%) 100x CV VNCSKL = + ChØ sè trßn m×nh (CSTM) (%) 100x DTC VNCSTM = + ChØ sè to x­¬ng (CSTX) (%) 100x CV VOCSTX = Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 54 - Thức ăn xanh trộn lẫn với cây ngô ủ chua: Cho ăn 2 lần/ngày sau khi ăn thức ăn tinh. * Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau: Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị Lô đối chứng Lô thí nghiệm I Lô thí nghiệm II Số lượng Con 5 5 5 Loại bò F2(HF x F1) F2(HF x F1) F2(HF x F1) Khối lượng TB Kg 425,20 ± 3,11 424,74 ± 3,29 425,90 ± 5,57 Chu kỳ vắt sữa Chu kỳ 2 2 2 Tháng vắt sữa Tháng 3,3 ± 0,22 3,6 ± 0,57 3,4 ± 0,67 Thời gian theo dõi Ngày 90 90 90 Khẩu phần: - Hỗn hợp tinh kg/1kg sữa 0,45 0,45 0,45 - Thức ăn thô xanh + Thức ăn củ quả kg/con Cỏ tươi 35 kg Cỏ tươi Cỏ tươi 25 kg + 10kg cây ngô ủ chua 20 kg + 15kg cây ngô ủ chua * Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Khối lượng bò (kg) xác định bằng phương pháp đo các chiều đo của bò bằng thước dây. Công thức để xác định khối lượng thông qua các chiều đo của bò như sau: Pkg = 90,1 x Vòng ngực2 x DTC (m) - Thành phần hoá học sữa của bò lai F2, thành phần hóa học của cây ngô tươi, cây ngô ủ chua được phân tích tại Phòng thí nghiệm Trung tâm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Năng suất sữa bò bình quân qua các tháng thí nghiệm (kg/con/ngày). - Ảnh hưởng của việc sử dụng cây ngô ủ chua trong khẩu phần tới thành phần hoá học của sữa: VCK, protein, lipit, khoáng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 55 - Phương pháp phân tích: + VCK: Theo TCVN 4326 - 2001 (ISO 6496:1999) + Đạm tổng số (%): Theo TCVN 4328 - 2001(ISO 5983: 1997) + Lipit tổng số (%): Theo TCVN 4331 - 2001 (ISO 6492:1999) + Khoáng tổng số (%): Theo TCVN 4327:1993 + Xơ tổng số (%): Phân tích trên máy ANKOM 2.5. Ph­¬ng ph¸p xö lý sè liÖu - Dïng to¸n häc th«ng dông ®Ó x¸c ®Þnh tû lÖ (%). - Sè liÖu thu ®­îc tõ thÝ nghiÖm ®­îc xö lý theo ph­¬ng ph¸p thèng kª sinh vËt häc theo gi¸o tr×nh "Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu trong ch¨n nu«i" cña NguyÔn V¨n ThiÖn vµ céng sù, 2002 [27], xö lý sè liÖu theo ch­¬ng tr×nh Exel 7.0 vµ dïng c¸c tham sè sau: + Sè trung b×nh: n x x ∑= víi n ≤ 30 ; n fa KAx ∑+= víi n > 30 + Sai sè cña sè trung b×nh: 1− ±= n Sxm víi n ≤ 30 ; n Sxm ±= víi n > 30 + §é lÖch tiªu chuÈn 1 )( 22 − − ±= ∑∑ n n x x S víi n ≤ 30; n n fa fa KS ∑∑ − ±= 2 2 )( víi n > 30 + HÖ sè biÕn dÞ Cv (%): 100x X SCv = Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 56 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của huyện Đông Triều 3.1.1. Số lượng và phân bố đàn bò của huyện Đông Triều Huyện Đông Triều là một trong những h uyện trung du miền núi, có diện tích đất tự nhiên là 39.722,62 ha, trong đó diện tích đồi núi tự nhiên chiếm khoảng 23.319,98 ha. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong những năm gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong cả nước, cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp cũng đang từng bước có sự chuyển đổi, trong đó chăn nuôi bò là một trong những ngành đang được đầu tư và phát triển mạnh. Ở Quảng Ninh thực hiện Quyết định 3211/QĐ-UB ngày 16 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh về việc triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Đông Triều, số lượng đàn bò nói chung và đàn bò sữa nói riêng của huyện đang từng bước có sự phát triển. Kết quả điều tra và số lượng bò nuôi tại huyện Đông Triều qua 3 năm (2006 - 2008) được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Số lượng bò nuôi tại huyện Đông Triều qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 2007 2008 Số lượng bò Con 5930 6015 6300 Số lượng bò sữa Con 367 315 394 Tỷ lệ bò sữa % 6,18 5,23 6,25 * Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Triều - 1/12/2008[25] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 57 Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ b ò sữa so với tổn g số bò nuôi tại huyện Đông Triều qua các năm là rất thấp, chỉ chiếm 5,23 - 6,25%. Năm 2006, số lượng bò sữa là 367 con (chiếm 6,18%), năm 2007 là 315 con (chiếm 5,23%), năm 2008 là 394 con (chiếm 6,25%). Số liệu ở bảng 3.1 cũng cho thấy số lượng bò sữa của huyện qua 3 năm (2006 - 2008) tăng không đáng kể, đặc biệt năm 2007 có sự giảm đi rõ rệt. Số lượng bò nuôi tại địa phương tăng khá đều từ 5930 con năm 2006 lên 6300 con năm 2008, trong khi tỷ lệ bò sữa so với tổng đàn lại giảm từ 6,18% năm 2006 xuống 5,23% năm 2007, đến năm 2008 lại tăng lên 6,25%. 3.1.2. Số lượng và phân bố đàn bò sữa tại một số xã của huyện Đông Triều Huyện Đông Triều có 19 xã và 1 thị trấn. Qua điều tra chúng tôi thấy bò sữa được nuôi tập trung ở 3 xã: An Sinh, Bình Khê, Việt Dân. Phân bố đàn bò sữa tại các xã này được trình bày tại bảng 3.2 Bảng 3.2. Số lượng và phân bố đàn bò sữa tại một số xã của huyện Đông Triều từ năm 2006 - 2008 TT Địa điểm (xã) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng (con) % so với tổng đàn Số lượng (con) % so với tổng đàn So sánh (07/06) (%) Số lượng (con) % so với tổng đàn So sánh (08/07) (%) 1 An Sinh 197 53,68 141 44,76 71,57 214 54,31 151,77 2 Bình Khê 121 32,97 127 40,31 104.96 129 32,74 101,57 3 Việt Dân 49 13,35 47 14,92 95,91 51 12,94 108,51 Tổng 367 100 315 100 85,83 394 100 125,07 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 58 Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Năm 2006 tổng đàn bò sữa có 367 con, trong đó xã An Sinh có 197 con chiếm 53,68%, xã Bình Khê có 121 con chiếm 32,97%; xã Việt Dân có 49 con chiếm 13,35%. N ăm 2007 số l ượng đàn bò sữa giảm xuống còn 315 con bằng 85,83% so với năm 2006, nguyên nhân đàn bò sữa giảm ở năm 2007 là do Dự án chăn nuôi bò sữa lần đầu tiên được thực hiện tại huyện Đông Triều, vì vậy trong t hời gian đầu một số hộ dân chưa hiểu biết nhiều và còn thiếu kinh nghiệm kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa nên công tác chăm sóc nuôi dưỡng còn có nhiều bất cập do đó làm cho một số bò sữa sinh trưởng chậm, một số bò bị mắc bệnh dẫn đến chết, một số khác do năng suất sữa thấp chăn nuôi không hiệu quả nên một số hộ đã loại thải, bán thịt. Năm 2008 số l ượng bò sữa tăng (79 con so với n ăm 2007), nguyên nhân do sau một thời gian chăn nuôi bò sữa người dân đã đúc rút được một số kinh nghiệm và được tập huấn kỹ hơn về kỹ thuật chăn nuôi nên việc chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác đàn bò sữa đã từng bước đi vào nề nếp. Mặt khác sự biến động của thị trường cũng tác động đến người chăn nuôi. Kết quả ở bảng 3.2 cũng cho thấy số lượng đàn bò sữa nuôi tại huyện Đông Triều c òn ít chưa tương xứng với điều kiện và khả năng của địa phương. Ban dự án bò sữa tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm giúp đỡ các hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý và khai thác sử dụng bao tiêu sản phẩm tốt hơn để đàn bò sữa của huyện ngày một phát triển. 3.1.3. Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại một số xã của huyện Đông Triều Chúng tôi đã điều tra và phân loại bò theo theo hiện trạng. Kết quả được trình bày tại bảng 3.3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn 59 Bảng 3.3. Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại huyện Đông Triều năm 2008 STT Địa điểm (xã) Tổng số (con) Cơ cấu bò theo hiện trạng Bê Bò có chửa Bò khai thác 1 An Sinh 215 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2LV09_NL_CnNguyenThuPhuong.pdf
Tài liệu liên quan