Luận văn Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của một số tổ hợp lúa lai có triển vọng tại Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của một số tổ hợp lúa lai có triển vọng tại Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ========***======= TRẦN ĐÌNH HÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGHÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ SỐ: 60.62.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Luận văn này được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TRÍ HOÀN 2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH Người phản biện: Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG VĂN PHỤ Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Vào hồi: 9 giờ 0 phút ngày 3 tháng 11 năm 2007 Luận văn được lưu tại: - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - KHOA SAU ĐẠI HỌC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên...

pdf26 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của một số tổ hợp lúa lai có triển vọng tại Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ========***======= TRẦN ĐÌNH HÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGHÀNH: TRỒNG TRỌT MÃ SỐ: 60.62.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Luận văn này được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TRÍ HOÀN 2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH Người phản biện: Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG VĂN PHỤ Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Vào hồi: 9 giờ 0 phút ngày 3 tháng 11 năm 2007 Luận văn được lưu tại: - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - KHOA SAU ĐẠI HỌC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Dòng A: Dòng bất dục đực tế bào chất Dòng B: Maintainer Dòng duy trì bất dục đực tế bào chất Dòng R: Restore: Dòng phục hồi hạt phấn CMS: Cytoplasmic Male Sterility Bất dục đực tế bào chất WA Wild abortion: Bất dục đực tự nhiên EGMS: Environment-Sensitive Genic Male sterility Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với môi trường PGMS: Photoperiodic Sensitive Genic Male Sterility Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với quang chu kì TGMS: Thermo Sensitive Genic Male Sterility Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng với nhiệt độ GA3: Gibberellic Acid 3a K-KI: Iod Iodua Kali: Dùng để nhuộm màu hạt phấn FAO: Food Agriculture Organization Tổ chức nông lương thực thế giới IRRI: International Rice research Institute Viện nghiên cứu lúa Quốc tế NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCN: Tiêu chuẩn ngành Nh.Ư 838: Nhị ưu 838 KD18 Khang dân 18 VL20: Việt Lai 20 ƯTL Ưu thế lai TGST: Thời gian sinh trưởng Đ/c Đối chứng RCBD: Randomized Complet Block Design Khối ngẫu nhiên hoàn toàn LSD: Least Significant Difference Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa CV: Coefficienct of variance Hệ số biến động CS Cộng sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua lúa lai đã khẳng định ưu thế về năng suất, hiệu quả kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực nên tốc độ phát triển rất nhanh. Sau Trung Quốc, Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa lai đứng thứ 2 trên thế giới, năm 2005 đạt khoảng 600.000 ha, trên 60% số tỉnh thành trồng lúa lai, năng suất bình quân 63 tạ/ha (tăng 15 tạ/ha so với lúa thuần). Tuy nhiên bộ giống lúa lai trong nước chưa thật sự phong phú, lượng hạt giống nhập nội từ Trung Quốc chiếm 80%. Lúa lai nhập từ Trung Quốc giá thành còn cao, chất lượng cơm gạo thường thấp hơn lúa thuần và trồng ở vụ mùa thường bị bệnh bạc lá nặng. Vì vậy để từng bước giải quyết khó khăn trên, đảm bảo phát triển lúa lai bền vững, thời gian gần đây các cơ quan nghiên cứu trong nước đã chọn tạo được một số tổ hợp lúa lai mới, có triển vọng nhằm đáp ứng về năng suất, chất lượng, chống chịu và giá thành hạt lai, phù hợp điều kiện Việt Nam. Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi trồng lúa lai, tuy nhiên diện tích lúa lai hàng năm đạt còn thấp (khoảng 7%). Với mục tiêu nhanh chóng xác định được tổ hợp lúa lai tốt được chọn tạo trong nước, phù hợp với điều kiện địa phương để đưa vào sản xuất thì việc thử nghiệm đánh giá tính thích ứng tại địa phương là hết sức cần thiết. Do vậy tôi đã tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số tổ hợp lúa lai có triển vọng tại Thái Nguyên” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được tổ hợp lúa lai mới, có triển vọng được chọn tạo tại Việt Nam, có các ưu điểm về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng, phù hợp trồng vụ Xuân, vụ Mùa ở Thái Nguyên và các vùng khác có điều kiện tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI (Được trình bày chi tiết trong báo cáo) Chương 2 ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Vụ Xuân 2006 Nghiên cứu 13 tổ hợp được lai tạo ở trong nước, giống lúa lai Nhị ưu 838 (Nh. Ưu 838) làm đối chứng 1 và lúa thuần Khang Dân 18 (KD 18) làm đối chứng 2. Biểu 2.1: Các tổ hợp lúa lai được nghiên cứu trong vụ Xuân 2006 TT Tên tổ hợp, giống Cặp lai (Mẹ/Bố) Loại giống Nguồn gốc 1 HYT102 827S/GR10 2 dòng Trung tâm NC&PTL 2 HYT103 827S/R100 2 dòng Trung tâm NC&PTL 3 HYT104 BoIIA/R68-1 3 dòng Trung tâm NC&PTL 4 HYT105 II32A/PM3 3 dòng Trung tâm NC&PTL 5 HYT106 827S/R253 2 dòng Trung tâm NC&PTL 6 HYT107 827S/R9311 2 dòng Trung tâm NC&PTL 7 LHD4 TG-H20/N1 2 dòng Viện cây LT và cây TP 8 LHD5 TGMS1/R86 2 dòng Viện cây LT và cây TP 9 VL1 103S/R5 2 dòng Trạm KN giống CT Văn Lâm- Hưng Yên 10 VL3 Pei ải 47S/R5 2 dòng Trạm KN giống CT Văn Lâm- Hưng Yên 11 II32A/R1028 II32A/R1028 3 dòng Trung tâm NC&PTL 12 25A/KB1 IR50825A/KB1 3 dòng Trung tâm NC&PTL 13 TH3-5 T1-96S/R5 2 dòng Trường ĐH NNI- Hà Nội 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) II32A/R838 3 dòng Nhập nội Trung Quốc 15 KD 18(Đ/c2) Lúa thuần Trung Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.1.2.Vụ Mùa 2006 Nghiên cứu 10 tổ hợp lúa lai F1 được lai tạo trong nước, giống lúa lai Việt Lai 20 (VL20) làm đối chứng 1 và lúa thuần Khang Dân 18 (KD 18) làm đối chứng 2. Biểu 2.2: Các tổ hợp lúa lai được nghiên cứu trong vụ Mùa 2006 TT Tên tổ hợp, giống Cặp lai (Mẹ/Bố) Loại giống Nguồn gốc 1 HYT 102 827S/GR10 2 dòng Trung tâm NC&PTL 2 HYT 103 827S/R100 2 dòng Trung tâm NC&PTL 3 HYT 104 BoIIA/R68-1 3 dòng Trung tâm NC&PTL 4 HYT 105 II32A/PM3 3 dòng Trung tâm NC&PTL 5 IR69625A/MK86 IR69625A/MK86 3 dòng Trung tâm NC&PTL 6 IR69625A/R242 IR69625A/R242 3 dòng Trung tâm NC&PTL 7 IR69625A/R253 IR69625A/R253 3 dòng Trung tâm NC&PTL 8 IR69625A/R1025 IR69625A/R1025 3 dòng Trung tâm NC&PTL 9 IR69625A/R1028 IR69625A/R1028 3 dòng Trung tâm NC&PTL 10 534S/RTQ5 534S/RTQ5 2 dòng Trung tâm NC&PTL 11 KD 18 (Đ/c2) Lúa thuần Trung Quốc 12 VL 20 (Đ/c1) 103S/R20 2 dòng Đại học NNI-Hà Nội 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1.Địa điểm Tại Trung tâm Thực hành - Thực nghiệm, Trường ĐHNL Thái Nguyên. 2.2.2. Thời gian tiến hành Vụ Xuân và Mùa năm 2006 (Từ tháng 1 – 12/2006) 2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa lai ở Thái Nguyên - So sánh và đánh giá các tổ hợp lúa lai mới với các nội dung: + Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lúa lai + Chống chịu sâu bệnh hại và ngoại cảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất + Chất lượng thóc gạo và cơm của các tổ hợp 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm tiến hành theo qui phạm khảo nghiệm giống quốc gia 10TCN- 558-2002 của Bộ NN &PTNT, Viện lúa Quốc tế (IRRI). - Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD gồm 15 công thức ở vụ Xuân; 12 công thức ở vụ Mùa với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2 (2 x 5 m) - Nền phân bón: Theo qui phạm khảo nghiệm giống quốc gia 10TCN-558- 2002, tính cho 1ha + Vụ Xuân: 8 tấn phân chuồng + 120 kg N + 90 kg P2O5 + 100 kg K2O + Vụ Mùa: 8 tấn phân chuồng + 100 kg N + 90 kg P2O5 + 100 kg K2O - Thời gian gieo, cấy: + Vụ Xuân: Gieo ngày 24/01, cấy ngày 18/2/2006 + Vụ Mùa: Gieo ngày 22/6, cấy ngày 7/7/2006 - Mật độ cấy: 40 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm. - Các khâu kỹ thuật khác theo quy trình thâm canh sản xuất lúa lai tiên tiến. 2.4. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI - Theo quy phạm khảo nghiệm giống quốc gia 10TCN-558-2002 - Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI 1996) - Viện bảo vệ thực vật (1999) 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được xử lý trên phần mềm IRRISTAT và EXCEL Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÚA LAI TẠI THÁI NGUYÊN (Được trình bày chi tiết trong báo cáo) 3.2. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI NĂM 2006 TẠI THÁI NGUYÊN 3.2.1. Kết quả đánh giá một số tổ hợp lúa lai vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên 3.2.1.1.Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2006 Thí nghiệm được gieo ở vụ Xuân muộn, tuổi mạ khi cấy 25 ngày, thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai được thể hiện bảng 3.3 Bảng 3.3: Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 TT Tên tổ hợp, giống Thời gian từ gieo (24/01/2006) đến … (ngày) Cấy Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ 10% Trỗ 80% Chín (TGST) 1 HYT102 25 51 84 112 116 142 2 HYT103 25 49 82 103 106 139 3 HYT104 25 49 84 105 109 140 4 HYT105 25 52 84 110 113 140 5 HYT106 25 50 82 109 113 139 6 HYT107 25 52 82 112 115 141 7 LHD4 25 51 84 103 108 139 8 LHD5 25 51 80 101 104 128 9 VL1 25 49 79 100 103 128 10 VL3 25 52 81 110 113 141 11 II32A/R1028 25 51 83 107 112 139 12 25A/KB1 25 51 83 111 115 140 13 TH3-5 25 49 81 104 107 131 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) 25 50 80 104 108 136 15 KD 18(Đ/c2) 25 55 85 113 115 140 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhìn chung tất cả các công thức thí nghiệm đẻ nhánh muộn, kéo dài từ 79-85 ngày sau gieo, tuy nhiên trỗ bông tương đối tập trung, thời gian trổ dưới 4 ngày. Hai tổ hợp số LHD5 và VL1 do kết thúc đẻ nhánh và trỗ sớm hơn cả nên chín sớm nhất với 128 ngày, tiếp đến tổ hợp TH3-5 với 131 ngày, các tổ hợp còn lại và 2 giống đối chứng chín muộn hơn từ 136 -142 ngày. 3.2.1.2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai Theo dõi một số chỉ tiêu chủ yếu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai, kết quả thu được phản ánh ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Sức sống của mạ, khả năng đẻ nhánh và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Sức sống của mạ (Điểm ) Số nhánh tối đa/cây (nhánh) Số nhánh hữu hiệu/cây (nhánh) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) 1 HYT102 5 13,00(+*1)(+*2) 7,00(+*1)(ns2) 54,59(ns1)(-*2) 4,73(-*1)(ns2) 2 HYT103 5 11,20(ns1)(ns2) 6,73(+*1)(ns2) 60,17(ns1)(ns2) 5,21(ns1)(+*2) 3 HYT104 5 13,87(+*1)(+*2) 7,47(+*1)(ns2) 54,29(ns1)(-*2) 6,17(ns1)(+*2) 4 HYT105 5 10,60(ns1)(ns2) 5,93(ns1)(ns2) 56,02(ns1)(-*2) 6,52(ns1)(+*2) 5 HYT106 5 12,40(+*1)(+*2) 7,00(+*1)(ns2) 57,99(ns1)(-*2) 4,86(ns1)(ns2) 6 HYT107 5 11,73(ns1)(+*2) 6,33(+*1)(ns2) 53,75(ns1)(-*2) 6,45(ns1)(+*2) 7 LHD4 5 12,20(+*1)(+*2) 6,00(ns1)(ns2) 51,08(ns1)(-*2) 5,32(ns1)(+*2) 8 LHD5 5 7,80(ns1)(ns2) 6,00(ns1)(ns2) 77,08(+*1)(ns2) 4,02(-*1)(ns2) 9 VL1 5 8,40(ns1)(ns2) 5,73(ns1)(ns2) 68,11(+*1)(ns2) 4,71(-*1)(ns2) 10 VL3 5 9,40(ns1)(ns2) 5,93(ns1)(ns2) 63,90(+*1)(ns2) 6,37(ns1)(+*2) 11 II32A/R1028 5 11,60(ns1)(ns2) 5,73(ns1)(ns2) 49,63(ns1)(-*2) 5,25(ns1)(+*2) 12 25A/KB1 5 10,93(ns1)(ns2) 6,67(+*1)(ns2) 60,97(ns1)(ns2) 7,02(+*1)(+*2) 13 TH3-5 5 10,33(ns1)(ns2) 6,33(+*1)(ns2) 61,61(ns1)(ns2) 4,32(-*1)(ns2) 14 Nh.Ư 838 (Đ/c1) 5 9,60 5,13 53,62 5,79 15 KD 18 (Đ/c2) 5 9,33 6,33 68,19 4,11 LSD0,05 2,34 1,18 9,09 1,04 CV(%) 12,90 11,20 9,20 11,60 Mạ của tất cả các tổ hợp và giống khi cấy đạt điểm 5 (Trung bình). Khả năng đẻ nhánh tối đa đạt từ 7,8 -13,87 nhánh/cây, cao hơn hoặc tương đương với đối chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số nhánh hữu hiệu đạt từ 5,13 - 7,47 nhánh/cây, cao hơn hoặc tương đương đối chứng 1 và tương đương với đối chứng 2 Chỉ số diện tích lá ở thời kỳ lúa trỗ đạt từ: 4,02 -7,02 m2 lá/m2 đất, trong đó duy nhất tổ hợp số 25A/KB1 cao hơn cả hai đối chứng. *Với các chỉ tiêu trên, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các tổ hợp lai có sức sinh trưởng tốt hơn hoặc tương đương với Nhị ưu 838 và tốt hơn hẳn KD 18. 3.2.1.3. Đặc điểm về một số tính trạng hình thái của các tổ hợp lúa lai Kết quả theo dõi một số đặc điểm về hình thái của các tổ hợp lúa lai được thể hiện ở bảng 3.5: Bảng 3.5: Một số đặc điểm về hình thái của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Cao cây Dài bông (cm) Độ thoát cổ bông (Điểm) Độ bền lá đòng (Điểm) Độ thuần (Điểm) Giá trị (cm) CV (%) 1 HYT102 94,27(ns1)(+*2) 3,2 22,37(ns1)(ns2) 1 5 1 2 HYT103 93,29(ns1)(+*2) 2,9 22,99(ns1)(ns2) 3 5 1 3 HYT104 82,23(-*1)(ns2) 3,3 21,64(ns1)(ns2) 3 5 1 4 HYT105 91,74(ns1)(+*2) 3,5 22,72(ns1)(ns2) 3 5 1 5 HYT106 92,96(ns1)(+*2) 4,0 22,84(ns1)(ns2) 1 5 1 6 HYT107 92,33(ns1)(+*2) 3,0 23,71(ns1)(+*2) 3 5 1 7 LHD4 88,05(-*1)(+*2) 3,7 22,52(ns1)(ns2) 3 5 1 8 LHD5 84,55(-*1)(ns2) 2,7 21,51(ns1)(ns2) 3 1 1 9 VL1 85,79(-*1)(ns2) 2,8 22,01(ns1)(ns2) 3 1 1 10 VL3 91,37(-*1)(+*2) 3,4 21,64(ns1)(ns2) 3 5 1 11 II32A/R1028 88,62(-*1)(+*2) 5,4 22,34(ns1)(ns2) 3 5 5 12 25A/KB1 86,87(-*1)(ns2) 4,3 22,93(ns1)(ns2) 5 5 1 13 TH3-5 85,07(-*1)(ns2) 3,9 20,60(-*)(ns2) 3 5 1 14 Nh.Ư 838 (Đ/c1) 94,48 3,4 22,84 3 5 1 15 KD 18 (Đ/c2) 83,98 2,7 21,88 3 5 1 LSD0,05 2,99 1,29 CV(%) 2,00 3,40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chiều cao cây của các tổ hợp lúa lai và giống thí nghiệm thuộc dạng bán lùn, đạt từ 82,23– 94,48 cm và có độ đồng đều tương đối cao, ngoại trừ tổ hợp II32A/R1028 có độ biến động tương đối lớn 5,4%. Chiều dài bông đạt từ 21,51 - 23,71 cm, hầu hết các tổ hợp tương tương với cả hai đối chứng, duy nhất tổ hợp số HYT107 cao hơn đối chứng 2. Độ trổ thoát cổ bông của hầu hết các công thức thí nghiệm đạt điểm 1(tốt) - 3 (trung bình), duy nhất tổ hợp 25A/KB1 trỗ thoát vừa đến cổ bông đạt điểm 5. Lá đòng khi chín của đa số các tổ hợp và giống đối chứng được đánh giá độ bền ở điểm 5, hai tổ hợp LHD5 và VL1 lá đòng vẫn còn xanh ở mức điểm 1. Các tổ hợp và giống đối chứng đều có độ thuần cao ở điểm 1, ngoại trừ tổ hợp II32A/R1028 có độ thuần trung bình đạt điểm 5. 3.2.1.4. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 thu được kết quả ở bảng 3.6. Bảng 3.6: Một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên ĐVT: Điểm TT Tên tổ hợp, giống Sâu hại Bệnh hại Độ cứng cây Cuốn lá Đục thân Bọ xít dài Bạc lá Đạo ôn cổ bông Khô vằn 1 HYT102 1 1 5 3 1 3 3 2 HYT103 1 1 3 1 1 1 3 3 HYT104 1 1 3 1 1 1 1 4 HYT105 1 1 3 3 1 1 1 5 HYT106 1 1 5 1 1 1 3 6 HYT107 1 1 5 1 1 1 3 7 LHD4 1 1 1 3 3 3 3 8 LHD5 1 1 0 1 3 3 1 9 VL1 1 1 0 1 1 1 1 10 VL3 1 1 1 1 1 1 3 11 II32A/R1028 1 1 3 1 1 1 3 12 25A/KB1 1 1 3 3 1 3 1 13 TH3-5 1 1 0 1 3 3 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) 1 1 1 3 3 3 1 15 KD 18(Đ/c2) 1 1 1 1 1 0 1 Sâu cuốn lá ( Cnaphalocrosis medinalis Guenee), sâu đục thân (Scirpophaga incertulas Walker) gây hại ở tất cả các công thức nhưng đều ở mức độ nhẹ điểm 1. Bọ xít dài (Leptocorisa varicornis Fabr) gây hại nặng hơn ở điểm 5 đối với các tổ hợp HYT102, HYT106, HYT107; ba tổ hợp LHD5, VL1 và TH3-5 không bị hại, các tổ hợp còn lại và công thức đối chứng bị hại từ điểm 1-3. Bệnh bạc lá (Xanthomonas campestris p.v.oryzae Dowson), đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzae Cav. et. Bri) và khô vằn (Rhizoctonia solani Palo) gây hại ở tất cả các tổ hợp ở mức nhẹ, từ điểm 1-3 * Với kết quả này, chứng tỏ các tổ hợp lúa lai mới trong vụ Xuân có khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt, tốt nhất là VL1, một số tổ hợp HYT có chất lượng cao cần chú ý đến bị xít gây hại. Khả năng chống đổ của các tổ hợp được đánh giá thang điểm 1-3 với mức chống đổ tốt và khá. 3.2.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết Năng suất là mục tiêu quan trọng hàng đầu là kết quả thế hiện quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở bảng 3.7. Số hạt/bông biến động từ 109,6 - 177,1 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông biến động lớn từ 46,77 - 82,06%, khối lượng 1000 hạt đạt từ 19,69-27,41gam, cao hơn đối chứng 2 (16,85g). Do yếu tố cấu thành năng suất biến động khác nhau, do vậy năng suất lý thuyết của các tổ hợp có chênh lệch nhau lớn từ 42,75- 64,52 ta/ha, trong đó có 2 tổ hợp số HYT103 và VL1 tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 với tỷ lệ 32,46% và 33,32% ở mức độ tin cậy 95%, các tổ hợp còn lại hầu hết tương đương 2 đối chứng, số ít thấp hơn đối chứng 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 TT Tên tổ hợp, giống Bông hữu hiệu/ cây (bông) Tổng số hạt/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Chênh lệch so với … (%) Đối chứng 1 Đối chứng 2 1 HYT102 7,00(+*1)(ns2) 127,9(ns1)(-*2) 55,58(-*1)(-*2) 22,65(-*1)(+*2) 45,08(-*1)(ns2) -26,95 -6,92 2 HYT103 6,73(+*1)(ns2) 120,2(ns1)(-*2) 72,32(ns1)(ns2) 27,41(ns1)(+*2) 64,15(ns1)(+*2) 3,95 32,46 3 HYT104 7,47(+*1)(ns2) 109,6(-*1)(-*2) 64,54(-*1)(ns2) 22,05(-*1)(+*2) 46,60(-*1)(ns2) -24,49 -3,78 4 HYT105 5,93(ns1)(ns2) 120,9(ns1)(-*2) 73,97(ns1)(ns2) 25,61(-*1)(+*2) 54,33(ns1)(ns2) -11,96 12,18 5 HYT106 7,00(+*1)(ns2) 123,8(ns1)(-*2) 69,77(-*1)(ns2) 23,95(-*1)(+*2) 57,92(ns1)(ns2) -6,14 19,60 6 HYT107 6,33(+*1)(ns2) 134,6(ns1)(-*2) 59,80(-*1)(ns2) 24,51(-*1)(+*2) 49,96(ns1)(ns2) -19,04 3,16 7 LHD4 6,00(ns1)(ns2) 144,1(ns1)(-*2) 65,45(-*1)(ns2) 22,08(-*1)(+*2) 49,97(ns1)(ns2) -19,02 3,18 8 LHD5 6,00(ns1)(ns2) 142,3(ns1)(-*2) 81,97(ns1)(+*2) 20,74(-*1)(+*2) 58,05(ns1)(ns2) -5,93 19,86 9 VL1 5,73(ns1)(ns2) 157,9(ns1)(ns2) 82,06(ns1)(+*2) 21,73(-*1)(+*2) 64,52(ns1)(+*2) 4,55 33,22 10 VL3 5,93(ns1)(ns2) 169,6(+*1)(ns2) 71,68(ns1)(ns2) 20,71(-*1)(+*2) 59,73(ns1)(ns2) -3,21 23,33 11 II32A/R1028 5,73(ns1)(ns2) 138,4(ns1)(-*2) 57,93(-*1)(-*2) 23,26(-*1)(+*2) 42,75(-*1)(ns2) -30,72 -11,73 12 25A/KB1 6,67(+*1)(ns2) 177,1(+*1)(ns2) 46,77(-*1)(-*2) 19,69(-*1)(+*2) 43,51(-*1)(ns2) -29,49 -10,16 13 TH3-5 6,33(+*1)(ns2) 120,9(ns1)(-*2) 65,62(-*1)(ns2) 23,11(-*1)(+*2) 46,43(-*1)(ns2) -24,76 -4,13 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) 5,13 135,9 80,98 27,33 61,71 - 27,42 15 KD 18(Đ/c2) 6,33 166,8 68,06 16,85 48,43 -21,52 - LSD0,05 1,18 17,10 9,69 0,69 13,40 CV(%) 11,20 7,30 8,50 3,10 15,20 Ghi chú (ns1); (ns2) Không sai khác so với đối chứng 1; 2 ở mức tin cậy 95%. : (+*1); (+*2) Sai khác lớn hơn Đ/c 1; 2 có ý nghĩa mức tin cậy 95%. (-*1); (-*2) Sai khác nhỏ hơn Đ/c 1; 2 mức tin cậy 95% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2.1.6. Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 Bảng 3.8: Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Năng suất thực thu (tạ/ha) Chênh lệch so với Đối chứng 1 Chênh lệch so với Đối chứng 2 (Tạ/ha) (%) (Tạ/ha) (%) 1 HYT102 37,47(-*1)(ns2) -12,61 -25,18 -6,00 -13,80 2 HYT103 49,64(ns1)(ns2) -0,44 -0,88 6,17 14,19 3 HYT104 39,27(-*1)(ns2) -10,81 -21,59 -4,20 -9,66 4 HYT105 45,00(ns1)(ns2) -5,08 -10,14 1,53 3,52 5 HYT106 49,83(ns1)(+*2) -0,25 -0,50 6,36 14,63 6 HYT107 40,80(-*1)(ns2) -9,28 -18,53 -2,67 -6,14 7 LHD4 39,83(-*1)(ns2) -10,25 -20,47 -3,64 -8,37 8 LHD5 50,67(ns1)(+*2) 0,59 1,18 7,20 16,56 9 VL1 55,78(ns1)(+*2) 5,70 11,38 12,31 28,32 10 VL3 50,13(ns1)(+*2) 0,05 0,10 6,66 15,32 11 II32A/R1028 36,13(-*1)(-*2) -13,95 -27,86 -7,34 -16,89 12 25A/KB1 35,73(-*1)(-*2) -14,35 -28,65 -7,74 -17,81 13 TH3-5 40,87(-*1)(ns2) -9,21 -18,39 -2,60 -5,98 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) 50,08 - - 6,61 15,21 15 KD 18(Đ/c2) 43,47 -6,61 -13,20 - - LSD0,05 6,20 CV(%) 8,40 Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm có biến động từ 35,73 - 55,78 tạ/ha. Trong đó 4 tổ hợp số HYT106, LHD5, VL1 và VL3 tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 từ 6,36 - 12,31 tạ/ha (14,63 - 28,32%) ở mức tin cậy 95%, hai tổ hợp số HYT103 và HYT105 tương đương với 2 đối chứng, các tổ hợp còn lại thấp hơn 2 đối chứng. 3.2.1.7. Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 Lúa gạo là nguồn lương thực chính, do vậy chất lượng lúa gạo có ý nghĩa nâng cao giá trị sản phẩm, phân tích một số chỉ tiêu chất lượng chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.10: Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Ẩm độ (%) Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Chiều dài hạt gạo (mm) Phân loại kích thước Loại dạng hạt Độ bạc bụng (Điểm) Hàm lượng Protein (%) Hàm lượng Amyloza (%) Nhiệt độ hoá hồ 1 HYT102 12,3 65,4 54,1 49,4 7,17 D TB 0 9,4 21,4 C 2 HYT103 12,7 76,8 62,9 75,6 7,14 D TB 0 8,9 18,4 TB 3 HYT104 12,5 69,7 58,3 81,5 5,83 TB TB 1 9,4 24,0 C 4 HYT105 12,1 76,1 60,2 67,6 6,26 TB TB 0 8,9 21,8 TBC 5 HYT106 13,7 70,1 59,9 76,7 6,80 D T 0 8,0 19,0 C 6 HYT107 13,8 72,0 57,4 70,2 6,96 D T 0 8,5 18,4 C 7 LHD4 12,2 76,6 65,4 84,5 6,76 D T 0 8,2 22,0 T 8 LHD5 12,3 82,8 70,4 66,8 6,23 TB TB 0 8,5 23,2 T 9 VL1 12,5 82,8 70,4 66,8 6,15 TB TB 0 8,5 24,0 T 10 VL3 12,1 78,0 65,0 85,3 6,04 TB TB 1 8,0 24,0 TBT 11 II32A/R1028 12,2 68,0 58,3 85,4 6,11 TB TB 0 8,9 20,6 TB 12 25A/KB1 13,6 73,3 61,0 58,3 6,18 TB TB 1 8,5 21,4 T 13 TH3-5 13,8 79,3 72,6 73,1 7,08 D T 0 7,5 21,0 TB 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) 12,4 78,0 62,7 79,4 6,19 TB TB 0 8,0 20,6 TB 15 KD 18(Đ/c2) 12,7 76,5 61,8 81,9 5,44 TB TB 1 8,5 22,8 T Ghi chú Nhiệt độ hóa hồ: C - Cao; TB - Trung bình; TBC - Trung bình cao; TBT - Trung bình thấp. : Phân loại kích thước: D - Dài, TB - Trung bình; Loại dạng hat: T - Thon; D - Dài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tỷ lệ gạo lật của các tổ hợp lúa lai biến động từ 65,4 - 82,8, trong đó hai tổ hợp số 8 và 9 đạt cao nhất. Tỷ lệ gạo xát đạt từ 54,1 - 72,6%, trong đó 3 tổ hợp số 8, 9 và 13 đạt trên 70% cao hơn hai đối chứng. T ỷ lệ gạo nguyên đạt khá cao hầu hết từ 65 - 85%. Chiều dài hạt gạo xay đạt từ 5,83 - 7,17 cm, cao hơn so với đối chứng. Với chiều dài như vậy, 6 tổ hợp gồm HYT102, HYT103, HYT106, HYT107, LHD4 và TH3-5 thuộc nhóm hạt gạo dài, các tổ hợp còn lại và giống đối chứng có hạt gạo dài trung bình. Độ bạc bụng gạo của các tổ hợp rất thấp hoặc không có với mức điểm 0-1 Hàm lượng Protein trong gạo đạt khá cao từ 8,0 - 9,4%, cao hơn hoặc tương đương với hai giống đối chứng. Hàm lượng Amyloza trong khoảng từ 18,4, - 24,0%, đây là mức phù hợp với chất lượng nấu nướng của người Việt Nam. * Như vậy với kết quả trên, ba tổ hợp có năng suất trội hơn như HYT103, HYT106 và VL1 cũng cho chất lượng lúa gạo khá hơn hai đối chứng. 3.2.1.8. Chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 Qua sự cảm nhận hương vị khi nấu, độ trắng, độ bóng, độ dính, độ mềm, vị của cơm, kết quả biểu 3.1 cho thấy: Biểu 3.1: Đánh giá chất lượng cơm qua cảm quan của các tổ hợp lúa lai trong vụ Xuân 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Độ thơm Độ trắng Độ bóng Độ dẻo Độ mềm Vị Độ ngon 1 HYT102 Thơm nhẹ TB Bóng Dẻo Mềm Đậm Vừa 2 HYT103 Thơm nhẹ TB Bóng Deỏ Mềm Đậm Vừa 3 HYT104 Thơm nhẹ TB Hơi bóng TB TB TB TB 4 HYT105 Thơm nhẹ TB TB Dẻo TB TB TB 5 HYT106 Thơm nhẹ TB TB Dẻo Mềm Đậm Vừa 6 HYT107 Thơm TB Bóng Dẻo Mềm Đậm Vừa 7 LHD4 Thơm nhẹ TB TB TB TB TB TB 8 LHD5 Không thơm Trắng Không bóng Không dẻo TB Nhạt ít ngon 9 VL1 Không thơm Trắng Hơi bóng TB TB TB TB 10 VL3 Không thơm Trắng Hơi bóng Không dẻo Cứng Nhạt ít ngon 11 II32A/R1028 Không thơm TB Hơi bóng TB TB TB TB 12 25A/KB1 Thơm nhẹ TB Bóng Dẻo TB TB TB 13 TH3-5 Không thơm Trắng Hơi bóng Không dẻo TB Nhạt ít ngon 14 Nh.Ư 838(Đ/c1) Không thơm Trắng Bóng TB TB Nhạt ít ngon 15 KD 18(Đ/c2) Không thơm TB Hơi bóng Không dẻo TB TB TB Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bốn tổ hợp: HYT102, HYT103, HYT106 và HYT107 có cơm ngon nhất, ngon hơn 2 đối chứng và được xếp vào loại ngon vừa , 3 tổ hợp: LHD5, VL3, TH3-5 và đối chứng 1 có cơm ít ngon nhất, các tổ hợp còn lại và đối chứng 2 có cơm ngon trung bình. 3.2.2. Kết quả đánh giá một số tổ hợp lúa lai vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên 3.2.2.1. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa năm 2006 Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai trong thí nghiệm vụ Mùa 2006 thu được ở bảng 3.11. Cấy mạ non tuổi (15 ngày), các công thức thí nghiệm đẻ nhánh sớm và tập trung, kết thúc đẻ nhánh sớm từ 43 – 51 ngày sau gieo. Thời gian trỗ trổ tập trung, tuy nhiên kết thúc trỗ có sự chênh lệch từ 76-95 ngày sau gieo, tổ hợp HYT104 trổ muộn nên có thời gian chín dài nhất 121 ngày, tiếp đến tổ hợp HYT102, HYT105, IR69625A/R10251 với 113 ngày, các tổ hợp còn lại từ 103 -106 ngày. Bảng 3.11: Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Thời gian từ gieo (22/6/2006) đến … (ngày) Cấy Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ 10% Trỗ 80% Chín (TGST) 1 HYT 102 15 23 44 82 84 113 2 HYT 103 15 23 44 77 79 105 3 HYT 104 15 23 51 93 95 121 4 HYT 105 15 24 46 80 82 113 5 IR69625A/MK86 15 24 46 76 79 106 6 IR69625A/R242 15 25 45 76 78 104 7 IR69625A/R253 15 24 45 75 77 104 8 IR69625A/R1025 15 24 46 80 83 113 9 IR69625A/R1028 15 25 44 75 76 103 10 534S/RTQ5 15 24 47 76 78 104 11 KD 18 (Đ/c2) 15 26 47 77 78 104 12 VL 20 (Đ/c1) 15 24 43 76 78 104 * Với thời gian như vậy hầu hết các tổ hợp thí nghiệm đều thuộc nhóm chín sớm, đây là một thuận lợi trong việc bố trí cây trồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2.2.2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai Theo về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006, kết quả thu được bảng 3.12. Sức sống của mạ của tất cả các công thức thí nghiệm được đánh giá ở điểm 3. Khả năng đẻ nhánh tối đa của các tổ hợp từ 9,6 - 14,8 nhánh/cây, số nhánh hữu hiệu từ 5,07 - 7,67 nhánh/cây, cao hơn hoặc tương đương với 2 chứng. Chỉ số diện tích lá các công thức thí nghiệm đạt từ 5,05- 7,07 m2 lá/m2 đất, tương đương với đối chứng 1 và cao hơn hoặc tương đương với đối chứng 2 * Nhìn chung, với kết quả đánh giá ở trên, bốn tổ hợp : HYT102, HYT103, HYT104, IR69625A/R1025 và 534S/RTQ5 có sức sinh trưởng tốt hơn hai đối chứng. Bảng 3.12: Sức sống của mạ, khả năng đẻ nhánh và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Sức sống của mạ (Điểm) Số nhánh tối đa/cây (nhánh) Số nhánh hữu hiệu/cây (nhánh) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) 1 HYT 102 3 12,20(ns1)(+*2) 6,00(+*1)(ns2) 49,22(ns1)(ns2) 5,25(ns1)(ns2) 2 HYT 103 3 12,40(ns1)(+*2) 6,53(+*1)(+*2) 52,73(ns1)(ns2) 6,85(ns1)(+*2) 3 HYT 104 3 14,80(+*1)(+*2) 7,67(+*1)(+*2) 52,00(ns1)(ns2) 7,07(ns1)(+*2) 4 HYT 105 3 11,40(ns1)(ns2) 5,07(ns1)(ns2) 44,62(ns1)(ns2) 6,34(ns1)(ns2) 5 IR69625A/MK86 3 9,93(ns1)(ns2) 5,53(ns1)(ns2) 55,87(ns1)(ns2) 5,05(ns1)(ns2) 6 IR69625A/R242 3 10,40(ns1)(ns2) 5,60(ns1)(ns2) 54,30(ns1)(ns2) 6,26(ns1)(ns2) 7 IR69625A/R253 3 10,13(ns1)(ns2) 5,47(ns1)(ns2) 54,01(ns1)(ns2) 5,68(ns1)(ns2) 8 IR69625A/R1025 3 12,60(ns1)(+*2) 6,87(+*1)(+*2) 54,57(ns1)(ns2) 5,23(ns1)(ns2) 9 IR69625A/R1028 3 9,60(ns1)(ns2) 5,73(ns1)(ns2) 60,00(+*1)(ns2) 5,39(ns1)(ns2) 10 534S/RTQ5 3 12,07(ns1)(+*2) 6,20(+*1)(ns2) 51,59(ns1)(ns2) 5,78(ns1)(ns2) 11 KD 18 (Đ/c2) 3 10,13 5,53 54,65 4,70 12 VL 20 (Đ/c1) 3 11,27 5,13 46,56 5,72 LSD0,05 1,87 0,86 10,44 1,90 CV(%) 9,70 8,60 11,70 19,90 Ghi chú (-*1); (-*2) Sai khác nhỏ hơn đối chứng 1; 2 có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% : (+*1); (+*2) Sai khác lớn hơn đối chứng 1; 2 có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% (ns1); (ns2) Không sai khác so với đối chứng 1; 2 ở mức tin cậy 95% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2.2.3. Đặc điểm về một số tính trạng hình thái của các tổ hợp lúa lai Bảng 3.13: Một số đặc điểm về hình thái và số lượng của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Cao cây Dài bông (cm) Độ bền lá đòng (Điểm) Độ thoát cổ bông (Điểm) Độ thuần (Điểm) Giá trị (cm) CV (%) 1 HYT 102 109,63(ns1)(+*2) 3,2 23,09(ns1)(ns2) 5 1 1 2 HYT 103 105,37(-*1)(ns2) 3,8 23,91(ns1)(+*2) 5 3 1 3 HYT 104 112,32(ns1)(+*2) 3,2 23,13(ns1)(ns2) 5 3 1 4 HYT 105 109,55(ns1)(+*2) 2,9 25,36(+*1)(+*2) 5 3 1 5 IR69625A/MK86 102,15(-*1)(ns2) 4,3 24,09(ns1)(+*2) 5 1 1 6 IR69625A/R242 103,06(-*1)(ns2) 3,3 22,49(ns1)(ns2) 5 1 1 7 IR69625A/R253 107,38(ns1)(+*2) 4,3 23,55(ns1)(+*2) 5 1 1 8 IR69625A/R1025 107,53(ns1)(+*2) 3,4 22,69(ns1)(ns2) 5 1 1 9 IR69625A/R1028 108,00(ns1)(+*2) 4,2 22,59(ns1)(ns2) 5 1 1 10 534S/RTQ5 105,97(ns1)(ns2) 3,7 24,85(+*1)(+*2) 5 1 1 11 KD 18 (Đ/c2) 103,10 2,8 22,29 5 1 1 12 VL 20 (Đ/c1) 109,62 4,6 23,52 5 1 1 LSD0,05 3,68 1,05 CV(%) 2,00 2,60 Các tổ hợp và giống thí nghiệm có độ đồng đều khá về chiều cao và thuộc dạng bán lùn, từ 102,15-112,32 cm, tương đương hoặc thấp hơn đối chứng 1 Chiều dài bông đạt từ 22,29 – 25,36 cm, trong đó 2 tổ hợp HYT105 và 534S/RTQ5 cao hơn cả hai đối chứng. Về độ bền lá đòng của các công thức thí nghiệm đánh giá ở mức điểm 5 và trỗ bông thoát tốt từ điểm 1-3. Độ thuần đồng ruộng của các công thức thí nghiệm đều đạt ở điểm 1 3.2.2.4. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 Vụ Mùa có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, tuy nhiên qua theo dõi cho thấy các công thức có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại chính như sâu cuốn lá, đục thân và bệnh bạc lá, khô vằn, hoa cúc. Hầu hết các tổ hợp đều bị hại ở mức độ nhẹ từ điểm 1-3, tuy nhiên cần lưu ý bị sâu cuốn lá hại ở điểm 5 đối với tổ hợp IR69625A/R242, IR69625A/R253, IR69625A/R1028 và bệnh hoa cúc gây hại mức điểm 5 đối với tổ hợp HYT102. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.14: Một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên ĐVT: Điểm TT Tên tổ hợp, giống Sâu hại Bệnh hại Độ cứng cây Cuốn lá Đục thân Bạc lá Khô vằn Hoa cúc 1 HYT 102 3 1 3 1 5 1 2 HYT 103 3 1 3 1 1 3 3 HYT 104 1 1 1 1 1 3 4 HYT 105 3 1 1 1 1 1 5 IR69625A/MK86 3 1 3 1 1 1 6 IR69625A/R242 5 1 3 1 1 3 7 IR69625A/R253 5 1 1 1 1 3 8 IR69625A/R1025 3 1 3 1 3 1 9 IR69625A/R1028 5 1 1 1 1 3 10 534S/RTQ5 3 1 3 3 1 3 11 KD 18 (Đ/c2) 3 1 1 1 1 1 12 VL 20 (Đ/c1) 3 1 3 1 3 3 * Như vậy với kết quả này cho thấy, tổ hợp HYT104 chống chịu sâu bệnh hại tốt nhất, hơn cả hai đối chứng. Khả năng chống đổ của các công thức thí nghiệm đạt điểm 1 và điểm 3. * 3.2.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết Số hạt/bông đạt từ 112,78 - 181,00 hạt/bông, trong đó duy nhất tổ hợp 534S/RTQ5 tương đương với hai đối chứng Tỷ lệ hạt chắc trên bông biến động từ 68,02 – 86,52%, trong đó hai tổ hợp HYT104 và HYT105 cao hơn cả hai đối chứng. Khối lượng 1000 hạt của hầu hết các tổ hợp lúa lai cao hơn cả hai đối chứng và đạt từ 21,11 - 27,89 gam. Năng suất lý thuyết của các công thức biến động từ 47,98 – 66,33 ta/ha, trong đó 6 tổ hợp : HYT103, HYT104, HYT105, IR69625A/MK86, IR69625A/R1025 và 534S/RTQ5 tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 từ 22,63 - 32,95% ở mức độ tin cậy 95%, các tổ hợp còn lại tương đương hoặc thấp hơn đối chứng 1 và tương đương với đối chứng 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.15: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Bông hữu hiệu/ cây (bông) Tổng số hạt/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Chênh lệch so với … (%) Đối chứng 1 Đối chứng 2 1 HYT 102 6,00(+*1)(ns2) 133,37(-*1)(-*2) 79,75(ns1)(ns2) 22,90(+*1)(+*2) 58,46(ns1)(ns2) 1,12 17,18 2 HYT 103 6,53(+*1)(+*2) 112,78(-*1)(-*2) 74,47(ns1)(ns2) 27,89(+*1)(+*2) 61,18(ns1)(+*2) 5,83 22,63 3 HYT 104 7,67(+*1)(+*2) 113,85(-*1)(-*2) 86,52(+*1)(+*2) 21,95(ns1)(+*2) 66,33(ns1)(+*2) 14,74 32,95 4 HYT 105 5,07(ns1)(ns2) 140,56(-*1)(-*2) 86,22(+*1)(+*2) 26,60(+*1)(+*2) 65,38(ns1)(+*2) 13,09 31,05 5 IR69625A/MK86 5,53(ns1)(ns2) 136,24(-*1)(-*2) 75,31(ns1)(ns2) 25,94(+*1)(+*2) 58,87(ns1)(+*2) 1,83 18,00 6 IR69625A/R242 5,60(ns1)(ns2) 126,13(-*1)(-*2) 71,51(ns1)(ns2) 23,75(+*1)(+*2) 47,98(-*1)(ns2) -17,00 -3,83 7 IR69625A/R253 5,47(ns1)(ns2) 129,43(-*1)(-*2) 79,48(ns1)(ns2) 21,53(-*1)(+*2) 48,46(-*1)(ns2) -16,17 -2,87 8 IR69625A/R1025 6,87(+*1)(+*2) 130,32(-*1)(-*2) 77,31(ns1)(ns2) 23,89(+*1)(+*2) 66,14(ns1)(+*2) 14,41 32,57 9 IR69625A/R1028 5,73(ns1)(ns2) 130,59(-*1)(-*2) 76,53(ns1)(ns2) 23,23(+*1)(+*2) 53,21(ns1)(ns2) -7,96 6,65 10 534S/RTQ5 6,20(+*1)(ns2) 181,00(ns1)(ns2) 68,02(ns1)(ns2) 21,11(-*1)(+*2) 64,45(ns1)(+*2) 11,49 29,18 11 KD 18 (Đ/c2) 5,53 173,78 72,30 17,95 49,89 -13,70 - 12 VL 20 (Đ/c1) 5,13 174,75 72,36 22,28 57,81 - 15,87 LSD0,05 0,86 22,24 8,39 0,58 8,95 CV(%) 8,60 9,40 6,50 2,50 9,10 Ghi chú (ns1); (ns2) Không sai khác so với đối chứng 1; 2 ở mức tin cậy 95%. : (+*1); (+*2) Sai khác lớn hơn Đ/c 1; 2 có ý nghĩa mức tin cậy 95%. (-*1); (-*2) Sai khác nhỏ hơn Đ/c 1; 2 mức tin cậy 95% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2.2.6. Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 Bảng 3.16: Năng suất thực thu của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Năng suất thực thu (Tạ/ha) Chênh lệch so với Đối chứng 1 Chênh lệch so với Đối chứng 2 (Tạ/ha) (%) (Tạ/ha) (%) 1 HYT 102 51,70(ns1)(ns2) 1,20 2,38 5,13 11,02 2 HYT 103 55,73(ns1)(+*2) 5,23 10,36 9,16 19,67 3 HYT 104 62,87(+*1)(+*2) 12,37 24,50 16,30 35,00 4 HYT 105 57,73(+*1)(+*2) 7,23 14,32 11,16 23,96 5 IR69625A/MK86 47,30(ns1)(ns2) -3,20 -6,34 0,73 1,57 6 IR69625A/R242 42,27(-*1)(ns2) -8,23 -16,30 -4,30 -9,23 7 IR69625A/R253 44,23(-*1)(ns2) -6,27 -12,42 -2,34 -5,02 8 IR69625A/R1025 54,97(ns1)(+*2) 4,47 8,85 8,40 18,04 9 IR69625A/R1028 41,73(-*1)(ns2) -8,77 -17,37 -4,84 -10,39 10 534S/RTQ5 54,00(ns1)(+*2) 3,50 6,93 7,43 15,95 11 KD 18 (Đ/c2) 46,57 -3,93 -7,78 - - 12 VL 20 (Đ/c1) 50,50 - - 3,93 8,44 LSD0,05 5,76 CV(%) 6,70 Năng suất thực thu chênh lệch khá lớn, biến động từ 41,73 - 62,87 tạ/ha. Trong đó, hai tổ hợp HYT104 và HYT105 cao hơn cả hai đối chứng ở mức tin cậy 95%, cao hơn đối chứng 1 là 12,37 tạ/ha (24,37%), 7,23 tạ/ha (14,32%) và cao hơn đối chứng 2 là 16,30 tạ/ha (35%), 11, 16 tạ/ha (23,96%), ba tổ hợp HYT103, IR69625A/R1025 và 534S/RTQ50 tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 từ 7,43 - 9,16 tạ/ha (15,95% - 19,67%). 3.2.2.7. Chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai vụ Mùa năm 2006 Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng lúa gạo của các tổ hợp lúa lai thí nghiệm trong vụ Mùa năm 2006 thu được kết quả ở bảng 3.18 Tỷ lệ gạo lật của các tổ hợp đạt cao, xấp xỉ trên dưới 80% và tỷ lệ gạo xát đạt từ 66,1 - 69,6%, ít chênh lệch so với đối chứng. Tỷ lệ gạo nguy ên của hầu hết các tổ hợp đạt khá, trên 60%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.18: Chất lượng thóc gạo của các tổ hợp lúa lai vụ Mùa 2006 tại Thái Nguyên TT Tên tổ hợp, giống Ẩm độ (%) Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Chiều dài hạt gạo (mm) Phân loại kích thước Loại dạng hạt Độ bạc bụng (Điểm) Hàm lượng Protein (%) Hàm lượng Amyloza (%) Nhiệt độ hoá hồ 1 HYT 102 12,4 81,9 68,2 53,3 6,23 TB TB 0 8,2 23,0 C 2 HYT 103 13,4 82,3 66,7 60,5 7,08 D TB 1 9,8 21,5 C 3 HYT 104 12,3 79,2 66,8 72,2 6,08 TB TB 0 10,3 23,0 C 4 HYT 105 12,5 80,1 66,4 63,8 6,34 TB TB 1 9,9 23,5 TBC 5 IR69625A/MK86 12,7 80,8 66,5 66,9 6,27 TB TB 1 8,7 21,6 C 6 IR69625A/R242 12,2 81,2 67,4 75,7 6,34 TB TB 1 10,7 23,8 C 7 IR69625A/R253 12,8 79,7 66,1 66,1 7,34 D T 0 10,5 22,7 T 8 IR69625A/R1025 12,6 81,2 67,2 67,1 6,99 D T 0 9,1 20,8 C 9 IR69625A/R1028 12,4 80,9 67,4 63,2 6,40 TB TB 0 8,7 22,0 C 10 534S/RTQ5 12,6 81,8 69,6 64,3 6,41 TB T 0 8,9 21,4 TB 11 KD 18 (Đ/c2) 12,3 80,1 68,8 71,4 5,67 TB TB 0 8,9 23,5 T 12 VL 20 (Đ/c1) 12,4 81,0 67,9 77,4 7,20 D T 0 10,3 21,7 TB Ghi chú Nhiệt độ hóa hồ: C - Cao; TB - Trung bình, TBC - Trung bình cao, TBT - Trung bình thấp : Phân loại kích thước: D - Dài, TB - Trung bình; Loại dạng hat: T - Thon, D - Dài; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chiều dài hạt gạo đạt từ 6,08- 7,34 mm, cao hơn đối chứng 2 (5,67 mm), trong đó ba tổ hợp HYT103, IR69625A/R253, IR69625A/R1025 và đối chứng 1 có hạt gạo dài. Độ bạc bụng gạo của các tổ hợp không có hoặc rất thấp với mức điểm 0-1. Hàm lượng Protein đạt khá cao từ 8,2-10,7%, trong đó 5 tổ hợp: HYT103, HYT104, HYT105, IR69625A/R242, IR69625A/R253 và đối c hứng 1 đạt xấp xỉ 10% trở lên. Tỷ lệ amyloza biến động không lớn, từ 20,8 - 23,8%, đây là mức trung bình, phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam. * Với những phân tích trên cho thấy, 5 tổ hợp gồm: HYT103, HYT104, HYT105, IR69625A/R102, 534S/RTQ5 không những cho năng suất cao mà còn có chất lượng gạo khá tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2. 3.2.2.8. Chất lượng cơm của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 Biểu 3.2: Đánh giá chất lượng cơm qua cảm quan của các tổ hợp lúa lai trong vụ Mùa 2006 TT Tên tổ hợp, giống Độ thơm Độ trắng Độ bóng Độ dẻo Độ mềm Vị Độ ngon 1 HYT 102 Thơm nhẹ TB Bóng Dẻo Mềm Đậm Vừa 2 HYT 103 Thơm nhẹ TB Bóng Deỏ Mềm Đậm Vừa 3 HYT 104 Thơm nhẹ Trắng Hơi bóng TB TB TB TB 4 HYT 105 Thơm nhẹ TB TB Dẻo TB TB TB 5 IR69625A/MK86 Thơm nhẹ Trắng TB TB TB TB TB 6 IR69625A/R242 Thơm nhẹ TB TB TB TB TB TB 7 IR69625A/R253 Thơm nhẹ TB TB TB TB TB TB 8 IR69625A/R1025 Thơm nhẹ Rất trắng Bóng Dẻo Mềm Đậm Vừa 9 IR69625A/R1028 Thơm nhẹ TB TB TB Mềm TB TB 10 534S/RTQ5 Thơm Trắng Bóng Dẻo Mềm Đậm Vừa 11 KD 18 (Đ/c2) Không thơm TB Hơi bóng Không dẻo TB TB TB 12 VL 20 (Đ/c1) Thơm nhẹ Trắng TB TB TB TB TB Ghi chú Độ ngon: Rất ngon - ngon vừa - trung bình - ít ngon - không ngon (kém) : TB - Trung bình Ba tổ hợp HYT103 , IR69625A/R1025 và 534S/RTQ5có cơm ngon vừa, ngon hơn hai đối chứng, các tổ hợp còn lại và hai giống đối chứng có cơm ngon trung bình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1. Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc có tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho việc phát triển lúa lai đặc biệt là các tổ hợp lúa lai được chọn tạo trong nước. 1.2. Kết quả thử nghiệm các tổ hợp lúa lai mới , có triển vọng, được chọn tạo trong nước gồm: 13 tổ hợp trong vụ Xuân và 10 tổ hợp trong vụ Mùa 2006 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, kết quả bước đầu xác đinh được một số tổ hợp tốt nhất sau: * Đối với vụ Xuân 2006 - Tổ hợp VL1 là tổ hợp lúa l ai hai dòng có thời gian sinh trưởng ngắn (128) ngày, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, có tiềm năng năng suất khá cao, năng suất thực thu đạt 55,78 tạ/ha, tương đương với giống Nhị ưu 838, cao hơn lúa thuần Khang dân 18 ở mức độ tin cậy 95% là 12,31 tạ/ha (28,32%), chất lượng cơm gạo khá tương đương với KD18 nhưng cao hơn Nhị ưu 838. - Tổ hợp HYT103 và HYT106 là tổ hợp lúa lai hai dòng có thời gian sinh trưởng 139 ngày, khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ khá, có tiềm năng năng suất tương đối cao, năng suất thực thu đạt gần 50 tạ/ha, tương đương với Nhị ưu 838 và Khang dân 18, nhưng có ưu điểm chất lượng cơm gạo ngon hơn hai đối chứng. * Đối với vụ Mùa 2006 - Tổ hợp HYT104 thuộc lúa lai hệ 3 dòng có thời gian sinh tr ưởng 121 ngày, đẻ nhánh khá, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất thực thu cao nhất đạt 62,87 tạ/ha, cao hơn hai đối chứng (VL20 và KD18) tương ứng 12,37 tạ/ha (24,5%) và 16,30 tạ/ha (35,0%) ở mức tin cậy 95%; chất lượng gạo khá, tương đương đối chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Tổ hợp HYT105 thuộc lúa lai hệ 3 dòng, có thời gian sinh trưởng ngắn (113 ngày), chống chịu sâu bệnh tương đối tốt, cứng cây, năng suất thực thu đạt 57,73 tạ/ha, cao hơn hai đối chứng mức tin cậy 95%, chất lượng cơm gạo khá. - Các tổ hợp: HYT103, 534S/RTQ5 (lúa lai hệ 2 dòng) và IR69625A/R1025 (lúa lai hệ 3 dòng) có thời gian sinh trưởng ngắn (104, 105, và 113 ngày), chống chịu sâu bệnh khá, n ăng suất thực thu (54 - 55,73 tạ/ha), tương đương với VL20, cao hơn KD18 ở mức tin cậy 95%, chất lượng cơm gạo cao hơn hai đối chứng. 2. ĐỀ NGHỊ * Tiếp tục đánh giá thêm vụ và ở các địa điểm khác nhau của tỉnh để có kết luận chính xác hơn. * Đưa một số tổ hợp có triển vọng nhất trồng thử nghiệm ở diện tích lớn để có kết quả đánh giá chính xác hơn. * Đồng thời với thí nghiệm xác định các tổ hợp thích ứng tại Thái Nguyên, cần tiến hành nghiên cứu quy trình canh tác hợp lý để các tổ hợp phát huy tiềm năng và cho hiệu quả cao nhất. * Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty giống cây trồng Thái Nguyên kết hợp với Viện cây lương thực và cây thực phẩm sản xuất thử hạt lai F1 các tổ hợp VL1, HYT103, HYT104, 534S/RTQ5 đây là những tổ hợp dễ sản xuất hạt lai và có chất lượng cơm gạo ngon.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2LV08_NL_TrongtrotTranDinhHa.pdf
Tài liệu liên quan