Tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ THỊ THU HÀ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL
THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 - 62 - 40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN KIM LIN
PGS.TS. TRẦN VĂN TƯỜNG
Phản biện 1: TS. Trần Trang Nhung
Phản biện 2: TS. Đào Văn Khanh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Ngày 08 tháng 11 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nà...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ THỊ THU HÀ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL
THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 - 62 - 40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN KIM LIN
PGS.TS. TRẦN VĂN TƯỜNG
Phản biện 1: TS. Trần Trang Nhung
Phản biện 2: TS. Đào Văn Khanh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Ngày 08 tháng 11 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành bản
luận văn thạc sĩ nông nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - thú y
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập
của mình.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong và ngoài khoa đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các
thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Lin, PGS.TS. Trần Văn Tường đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, CBCNV Trung tâm Nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đặc biệt là PGS.TS. Đinh Văn Bình – Giám đốc
trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả
Lê Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục biểu đồ, đồ thị vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất 4
1.1.1. Yếu tố di truyền 4
1.1.2. Yếu tố giống 5
1.2. Khả năng sinh trƣởng của dê 5
1.2.1. Khả năng về sinh trưởng và phát dục của dê 5
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của dê 7
1.2.3. Khả năng sản xuất thịt của dê 8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê 9
1.3. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê 12
1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê 15
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê 19
1.4. Đặc điểm khả năng cho sữa của dê 21
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa của dê 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của dê 23
1.5. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nƣớc 26
1.5.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 26
1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước 29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal 40
3.1.1. Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal 40
3.1.2. Khả năng sinh sản của dê cái Beetal 44
3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản
của dê cái Beetal 47
3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal 47
3.1.3.2. Một số chỉ tiếuinh sản của dê cái Beetal 49
3.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal 53
3.2.1. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các tháng 53
3.2.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ 56
3.2.3. Một số chỉ tiêu và thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal 58
3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê Beetal 59
3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của dê Beetal 60
3.3.1. Khối lượng của dê đực và dê cái Beetal ở một số thời điểm
sinh trưởng 60
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Beetal qua các giai
đoạn tuổi 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.3.3. Kích thước một số chiếu đo cơ thể của dê Beetal 67
3.3.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của dê đực Beetal 70
3.3.4.1. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal 70
3.3.4.2. Chất lượng thịt của dê đực Beetal 71
3.4. Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal 72
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Số lượng dê ban đầu sử dụng trong nghiên cứu 32
Bảng 2.2: Khẩu phần thức ăn sử dụng cho đàn dê 33
Bảng 3.1. Một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal 41
Bảng 3.2. Chất lượng tinh dịch dê đực Beetal 44
Bảng 3.3: Kết quả phối giống 46
Bảng 3.4: Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal 47
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal 50
Bảng 3.6. Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các tháng 53
Bảng 3.7. Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các lứa đẻ 57
Bảng 3.8. Thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal 58
Bảng 3.9: Tiêu tốn VCK và protein thô thức ăn/1 kg sữa sản xuất ra 59
Bảng 3.10. Khối lượng của dê đực Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng 61
Bảng 3.11. Khối lượng của dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng 62
Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực Beetal qua các giai đoạn tuổi 64
Bảng 3.13: sinh trưởng tuyệt đối của dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi 65
Bảng 3.14: Kích thước một số chiều đo cơ thể của dê đực Beetal 68
Bảng 3.15: Kích thước một số chiều đo cơ thể của dê cái Beetal 69
Bảng 3.16: Khả năng cho thịt của dê đực Beetal 71
Bảng 3.17: Chất lượng thịt của dê đực Beetal 72
Bảng 3.18: Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal qua các năm 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
STT TÊN ĐỒ THỊ TRANG
Đồ thị 3.1: Đặc điểm chu kỳ sữa của dê Beetal 54
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê qua các tháng tuổi 63
Đồ thị 3.3 : Sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
A Hoạt lực tinh trùng
Al Dê Alpine
Ba Dê Barbari
Be Dê Beetal
Bo Dê Boer
Bt Dê Bách Thảo
C Nồng độ tinh trùng
CV Cao vây
ĐDLĐ Động dục lần đầu
ĐLĐ Đẻ lứa đầu
DTC Dài thân chéo
Ju Dê Jumnapari
K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
NSS Năng suất sữa
PGLĐ Phối giống lần đầu
Sa Dê Saanen
SLS Sản lượng sữa
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
V Lượng tinh dịch
V.A.C Tổng số tinh trùng tiến thẳng
VCK Vật chất khô
VN Vòng ngực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dê là con vật được nuôi rộng rãi khắp thế giới với mục đích lấy thịt,
sữa, lông và da. C.Devendra (1980) [33] cho rằng: Thịt dê chứa ít mỡ và được
ưa thích ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới, châu Á,
châu Phi, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Bangladesh... thịt dê được sử dụng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới, nhiều nơi giá thịt dê thường cao hơn các loại
thịt khác, đồng thời ngành chăn nuôi dê thịt khá phát triển đã mang lại lợi
nhuận đáng kể cho người chăn nuôi. Các nước ôn đới chủ yếu nuôi dê lấy sữa,
sữa dê là loại thức ăn bổ dưỡng cho con người. Jenness (1980) [38] chứng
minh được rằng: Sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò, hàm lượng
protein và giá trị sinh học của protein cũng cao hơn, axit amin trong sữa dê
tương đương với sữa người. Trong sữa dê có nhiều axit amin không thay thế,
mặt khác do hạt mỡ trong sữa dê có kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích
thước của hạt mỡ trong sữa trâu và bò, nên khả năng tiêu hoá và hấp thu của
sữa rất tốt.
Ấn Độ là nước nuôi nhiều dê trên thế giới với 20 giống dê khác nhau C.
Devendra (1982)[34]. Các giống dê được nuôi nhiều nhất ở Ấn Độ hiện nay là
Jumnapari, Barbari, Beetal, Mawari, Black-Bengal (N.K. Bhattacharyya,
1989)[31]. Nhiều nhà khoa học ở Ấn Độ, Pakistan và đặc biệt là C.Devendra
và Marca Burns (1983) [35] cho rằng: Beetal là giống dê sữa tốt với sản lượng
trung bình của một chu kỳ tiết sữa là 195 kg, thời gian cho sữa là 224 ngày; số
con sơ sinh/lứa là 1,7con.
Ở Việt Nam, trước năm 1994 chỉ có 2 giống dê chính là dê Cỏ và dê
Bách Thảo được nuôi chủ yếu để lấy thịt. Năm 1994, Chính phủ Ấn Độ tặng
cho Việt Nam 500 con dê giống, trong đó có 80 con dê Beetal, được giao cho
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, thuộc Viện Chăn Nuôi nuôi giữ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
phát triển, từ đó các giống dê Ấn Độ đã được nhân thuần, lai tạo với các giống
dê nội địa và phát triển rộng rãi ở Việt Nam.
Các giống dê Ấn Độ này nuôi ở Việt Nam đến nay đã được 5 - 6 thế
hệ, kết quả cho thấy: dê Beetal có khả năng cho sữa tốt và được người chăn
nuôi ưa thích. Theo Đinh Văn Bình và cộng sự (1998) [2], sản lượng sữa
của dê Beetal nuôi tại Việt Nam là 166 - 201,4 kg với thời gian cho sữa là
167 - 183 ngày.
Do số lượng dê Beetal nhập ban đầu năm 1994 không nhiều, nhất là dê
đực chỉ có 4 con nên đến nay ở thế hệ 5 - 6 đã phải ghép phối trở lại trong
huyết thống. Do đó, việc đánh giá khả năng sản xuất của giống dê này để có
biện pháp sử dụng và nuôi giữ lâu dài dê Beetal thế hệ 5 - 6 tại Trung tâm
nghiên cứu Dê và Thỏ là cấp thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng
tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ 5 và
6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính: sinh sản,
cho sữa và cho thịt của giống dê Beetal thế hệ 5, 6 trong điều kiện chăn nuôi
tại trại giống Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, Hà Nội.
- So sánh đánh giá khả năng sản xuất của các thế hệ này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản
xuất chính như sinh sản, cho sữa và cho thịt của giống dê Beetal thế hệ 5 và 6.
Kết quả đề tài bổ sung tư liệu về con dê góp phần phục vụ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm, các trường đại học, cao đẳng,
trường kỹ thuật nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu,
cán bộ kỹ thuật, sinh viên nghành nông nghiệp và người nuôi dê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính của
dê Beetal thế hệ 5 và 6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và
các kết quả nghiên cứu cho thấy được chiều hướng thoái hóa của giống dê
này, do vậy cần thiết phải có kế hoạch nhập mới giống dê Beetal về làm tươi
máu đàn dê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất
Phần lớn các đặc tính quý có giá trị kinh tế của vật nuôi đều thuộc tính
trạng số lượng, các tính trạng số lượng có đặc trưng là biến dị liên tục, chịu
ảnh hưởng của kiểu di truyền là kiểu gen G (Genotype) và ngoại cảnh E
(Environment) theo công thức sau:
Giá trị kiểu hình của các tính trạng P (Phenotype) = G + E
Tuỳ theo điều kiện môi trường ngoại cảnh E mà giá trị di truyền G thể
hiện ra kiểu hình P nhiều hay ít. Vì vậy, giữa kiểu di truyền và ngoại cảnh còn
có mối quan hệ tương tác, mối quan hệ này cũng tham gia vào sự thể hiện ra
kiểu hình P theo công thức:
P = G + E + IGE
1.1.1. Yếu tố di truyền
Kiểu di truyền hay giá trị kiểu di truyền G lại bao gồm: Giá trị di truyền
cộng gộp A (Additive) còn gọi là giá trị giống cá thể, thành phần này sẽ
truyền lại cho cá thể đời sau một nửa (1/2 A); sai lệch D (Dominant) là thành
phần di truyền tạo ra do quan hệ trội giữa 2 alen trong cùng một gen và hiệu
ứng tương tác gen I (Interaction) giữa các alen không cùng gen trong một
nhiễm sắc thể, hai thành phần di truyền này không truyền lại cho đời sau mà
được hình thành do sự tái tổ hợp.
G = A + D + I
Sai lệch môi trường chung Eg (General enviromental deviation) là sai lệch
do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu
dài. Các yếu tố đó là: Thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng... tác động
lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Sai lệch môi trường riêng Es (Special Environmental deviation) là sai
lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt
trong nhóm vật nuôi hoặc một vài bộ phận riêng của một cá thể nào đó trong
quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên (Nguyễn Văn Thiện,
1995) [22].
Như vậy, khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi 2
locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau:
P = G + E = A + D + I + Eg + Es
1.1.2. Yếu tố giống
Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu
những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản xuất cao
hay thấp, chuyên môn hóa hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận trực tiếp đến sức
sản xuất. Theo R.M.Acharaya (1992)[27] , hệ số di truyền về tính trạng khối
lượng của dê như sau :
Tính trạng Hệ số di truyền
- Khối lượng cai sữa 0,3- 0,5
- Khối lượng 12 - 16 tháng tuổi 0,5
Như vậy, hệ số di truyền tính trạng khối lượng của dê tương đối cao.
Để tạo tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn những cá thể đực và cái
mang những tính trạng di truyền mong muốn (sinh trưởng phát dục nhanh,
sức sản xuất cao…) cho giao phối, cần củng cố các đặc tính di truyền tốt ở
các cá thể.
1.2. Khả năng sinh trƣởng của dê
1.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là sự tăng lên về thể tích, khối lượng, kích thước của từng
bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Phát dục là quá trình thay đổi tăng thêm hoặc hoàn thiện thêm tính chất,
chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
Mỗi cơ thể sinh vật sinh ra và lớn lên đều có quá trình hình thành và
phát triển. Sự hình thành, phát triển này không phải xảy ra hoàn toàn trong tế
bào sinh dục, cũng không phải hoàn chỉnh đầy đủ trong quá trình hình thành
phôi thai. Mà nó được hình thành, phát triển hoàn thiện trong quá trình phát
triển cơ thể của con vật. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng
của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên
và phát triển. Quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính di
truyền của bố mẹ, tổ tiên, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường
sống. Quá trình phát triển đó gồm hai mặt sinh trưởng và phát dục.
Đối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, quá trình sinh trưởng
và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này không có
ranh giới. Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay đổi về chất
lượng. Tại một thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song
với nhau nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình
phát dục lại mạnh và ngược lại.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật
có tính giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục
khác nhau. Giai đoạn đầu của thời kì bào thai, quá trình phát dục mạnh và
nhanh để hình thành nên các tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời quá
trình sinh trưởng diễn ra cũng rất khẩn trương. Đến cuối giai đoạn bào thai thì
quá trình phát dục chậm lại và quá trình sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng
khối lượng, kích thước cho cơ thể, như vậy hai quá trình này có một mối liên
hệ chặt chẽ. Nếu phát dục không đầy đủ sẽ trở nên dị tật và ngược lại, nếu
sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ còi cọc, chậm lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc
người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các
chiều đo của cơ thể. Ở các cơ sở chăn nuôi, phương pháp chủ yếu là cân định
kỳ gia súc vào những thời điểm nhất định, ngoài ra còn dùng phương pháp đo
gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài, giống và mục đích của việc nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp cân định kỳ gia súc để xác định sự sinh
trưởng phát dục thì không chính xác. Vì nếu chỉ dựa vào trọng lượng để đáng
giá thì không đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn vẫn giữ nguyên trọng lượng
hoặc bị giảm đi nhưng chiều cao, chiều dài, chiều ngang của cơ thể vẫn có thể
tăng lên. Chính vì vậy, tốt nhất tùy từng loài gia súc mà ta sử dụng kết hợp cả
hai phương pháp để cho kết quả chính xác hơn.
Đối với dê thường tiến hành cân đo vào các thời điểm: sơ sinh. 3, 6, 9,
12 tháng tuổi để đánh giá tốc độ sinh trưởng. Đây là một chỉ tiêu rất quan
trọng trong chăn nuôi vì trong cùng một điều kiện sống, điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng như nhau thì những gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp hơn những gia súc có tốc độ sinh
trưởng chậm.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Để biểu thị tốc độ sinh trưởng, người ta thường dùng các đại lượng sau:
- Độ sinh trưởng tích lũy: là thể tích, kích thước, khối lượng của toàn
cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể vật nuôi tích lũy được tại các thời điếm sinh
trưởng, nghĩa là tại thời điểm tiến hành cân, đo, đếm.
- Độ sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối
lượng của toàn cơ thể hoặc của từng bộ phận cơ thể vật nuôi trong một đơn vị
thời gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Công thức tính:
A =
12
21
TT
VV
A: Độ sinh trưởng tuyệt đối, đơn vị tính gram/ ngày
V2: Thể tích, kích thước, khối lượng tích lũy được ở thời điểm T2
V1: Thể tích, kích thước, khối lượng tích lũy được ở thời điểm T1
- Độ sinh trưởng tương đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối
lượng của cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau
so với thời điểm sinh trưởng trước và được tính theo phần trăm.
Công thức tính:
R (%) = {V2 - V1/ 0,5(V2 + V1)}* 100
R : Độ sinh trưởng tương đối (%)
V2: Thể tích, kích thước, khối lượng tại thời điểm sinh trưởng sau
V1: Thể tích, kích thước, khối lượng tại thời điểm sinh trưởng trước
Chúng ta có thể thấy rằng khả năng sản xuất của con vật có thể được
biểu hiện ở một vài bộ phận cơ thể nào đó. Do vậy, ta có thể dựa vào các số
liệu cân và đo gia súc ở những thời điểm khác nhau để ước tính khả năng sản
xuất của chúng. Bởi đặc điểm ngoại hình có liên quan đến sức khỏe và sức
sản xuất của con vật.
- Hệ số sinh trưởng: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về thể tích, kích thước,
khối lượng ở thời điểm cuối khảo sát so với thời điểm đầu khảo sát.
Công thức tính: (% ) hay (lần )
C% = { V2/V1}*100
V1, V2: thể tích, kích thước, khối lượng đo ở lần khảo sát đầu và cuối.
1.2.3. Khả năng sản xuất thịt
- Khả năng sản xuất thịt là một đặc điểm sinh vật học, đó là khả năng
cung cấp một khối lượng cơ vân cùng một số mô khác như mô mỡ, mô chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đỡ, như mô liên kết gồm: gân, dây chằng, nội mạc cơ... Ngoài sản phẩm thịt
ra chúng ta còn thu được một số sản phẩm như: nội tạng, máu, xương, lưỡi,
lông, da… có được những sản phẩm này là do quá trình dinh dưỡng của các
bộ phận khác nhau của thịt và các sản phẩm phụ không đồng đều nhau. Mỗi
loại gia súc, gia cầm khác nhau đều cho sản phẩm thịt khác nhau, khả năng
cho thịt của gia súc chính là mức độ tích tụ các vật chất dinh dưỡng cho tế bào
cơ, hệ thống cơ này khi gia súc còn sống nó thực hiện hàng loạt chức năng
sinh lý như vận động, tuần hoàn, tiêu hoá, hấp thu…
Các thành phần lý học, hoá học và đặc điểm cấu tạo của cơ phụ thuộc
vào đặc tính di truyền, trao đổi chất và khả năng vận động cùng với những tác
động khác của điều kiện ngoại cảnh. Con người đã dùng các biện pháp kỹ
thuật, kết hợp với những khă năng sẵn có của gia súc để nâng cao khả năng
cho thịt, đáp ứng nhu cầu của con người. Trong chăn nuôi gia súc người ta
đánh giá khả năng cho thịt theo các chỉ tiêu sau:
- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ.
- Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh.
- Khối lượng và tỷ lệ xương, da…
Thịt dê con 8-12 tuần tuổi khi khối lượng đạt 6-8 kg rất được ưa thích ở
các nước châu Mỹ la tinh, và một số vùng Châu Phi, Trung Cận Đông và
Nam Á. Thịt dê non từ 1 - 2 tuổi là loại thịt quan trọng nhất trong sản xuất thịt
dê. Khối lượng lúc 1 năm tuổi khác nhau theo từng giống, vùng nuôi và ở
trong khoảng 12,9 - 24,7 kg (con đực); 11,2 - 19,7 kg (con cái).
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
Mỗi cơ thể khác nhau, mỗi loài khác nhau hay trong điều kiện môi
trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Các yếu tố chính
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
a- Nhân tố giống - di truyền
Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu
những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản xuất cao
hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận trực tiếp đến sức
sản xuất.
b- Điều kiện khí hậu
Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc
và ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Khí hậu nóng
quá làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng. Khi thời tiết thay đổi
theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn xanh là nguồn cung
cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc. Vì vậy,
cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con trong giai đoạn sinh
trưởng, để đảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt nhất, đặc biệt là trong
thời kỳ khan hiếm thức ăn.
c- Mức độ dinh dưỡng
Trong thời kỳ phát triển bào thai, nếu cung cấp lượng dinh dưỡng
không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển bào
thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời. Dê con sẽ còi cọc, chậm
lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành gọi là tình
trạng suy dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng của con vật. Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa dinh dưỡng sẽ
làm con vật tích lũy mỡ. Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động sinh sản và giảm
sức sản xuất. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở mức dinh dưỡng thấp trong giai
đoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc
bệnh. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối về thành phần dinh
dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ
giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
d- Loại hình thức ăn
Thức ăn, dinh dưỡng là tiền đề tạo nên năng suất vật nuôi, tuỳ theo
mục đích sử dụng khác nhau mà số lượng và chất lượng thức ăn cũng khác
nhau để đạt được mức độ dinh dưỡng thích hợp. Mặt khác, con vật có bản
tính di truyền khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng chống chịu sự
thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nào đó, nếu coi sự thiếu hụt một chất
dinh dưỡng nào đó là yếu tố không thuận lợi của môi trường ngoại cảnh thì
những cá thể có kiểu di truyền có sức chống chịu cao với sự thiếu hụt đó khi
phải sống trong môi trường khó khăn sẽ có sức chống chịu tốt hơn so với
những cá thể khác.
Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển
của bộ máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật
nhanh chóng, có lợi cho tiêu hóa. Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại
thức ăn tốt hơn.
e- Chăm sóc:
Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng chuồng nuôi, không khí, sự vận động
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của gia súc. Nếu điều kiện chăm sóc
kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn, dễ mắc bệnh.
Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy nhiệt độ môi
trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng lượng thu nhận
thức ăn ở giới hạn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của dê con.
Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển. Thiếu ánh
sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và
còi xương, con vật dễ bị bại liệt.
Mặt khác, dê con rất cần sự vận động. Vận động giúp dê tổng hợp
vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Nhưng nếu vận động quá nhiều làm tăng trọng giảm do phải huy động năng
lượng cho hoạt động. Tốt nhất cho dê vận động 2- 3 giờ/ ngày.
1.3. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê
- Sinh sản là một đặc tính quan trọng của động vật nhằm duy trì và bảo
tồn nòi giống. So với các loài gia súc ăn cỏ khác, dê được coi là con vật có
khả năng sinh sản cao.
- Sự thành thục về tính dục ở dê được xác định khi dê có hiện tượng
thải trứng (ở con cái) và tinh trùng (ở con đực).
- Thời kỳ sinh sản của dê theo C.Devendra và Marca Burns (1983)[35]
kéo dài 7-10 năm. Trong thời kỳ sinh sản, con đực có hoạt động sinh dục
thường xuyên và liên tục, con cái có hoạt động sinh sản theo chu kỳ từ động
dục, chửa đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục trở lại.
Sinh sản là một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của động vật, là
khả năng sinh sản để đảm bảo sự tồn tại của loài. Ở gia súc quá trình sinh sản
không chỉ là sự di truyền thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn liên
quan đến sự điều chỉnh nội tiết, đến các quá trình hoạt động sinh lý diễn ra
trong cơ thể. Hình thức sinh sản ở gia súc là sinh sản hữu tính. Ban đầu là sự
kết hợp giữa tế bào trứng của con cái với tế bào tinh trùng của con đực để tạo
nên hợp tử. Hợp tử tiến hành phân chia nguyên nhiễm liên tiếp để tạo thành
phôi. Các tế bào phôi này cùng với sự chuyên biệt hóa của các tế bào con để
tạo nên các lớp mầm và cơ quan trong cơ thể và cơ thể mới được hình thành,
trải qua quá trình mang thai nhất định cơ thể này phát triển và được sinh ra
tiếp xúc với môi trường ngoài. Khi ở môi trường ngoài, cơ thể gia súc non sẽ
dần dần thích nghi và phát triển với tốc độ chậm hơn. Đến một giai đoạn
nhất định, con vật sẽ có biểu hiện về tính dục và sản sinh ra các giao tử hoạt
động. Như vậy, sự thành thục về tính dục của gia súc phải có đủ điều kiện:
con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Theo Devandra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
và G.B Mcleroy (1987)[32], tuổi thành thục tính dục trung bình của dê là 4 -
12 tháng tuổi. Gia súc có sự thành thục về tính trước, sau đó mới thành thục
về thể vóc. Mỗi loài gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về thể vóc
khác nhau. Ở trâu đối với con cái là 30 - 36 tháng tuổi, con đực là 36 - 42
tháng, bò sữa là 18 tháng tuổi, ở dê là 12-18 tháng. Thời kỳ sinh sản của dê là
7 - 10 năm (Đinh Văn Bình, 1994 [1]). Trong thời kì động dục con vật có hoạt
động sinh dục. Đối với con đực thì hoạt động sinh dục thường xuyên nhưng
với con cái lại hoạt động theo chu kì gọi là chu kì động dục. Chu kì động dục,
thời gian động dục cũng như các biểu hiện của hành vi sinh dục ở các loài có
sự khác nhau, ngoài ra còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục
như chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, pheremon, tiếng kêu của con đực, sự tiếp xúc
giữa cá thể đực và cái, mùa vụ, đặc biệt là dinh dưỡng. Chu kì động dục của
dê là 19 - 21 ngày, chia làm 4 giai đoạn. Biểu hiện của các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước động dục: là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần
động dục tiếp theo, chuẩn bị điều kiện cho đường sinh dục cái và buồng trứng
để tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Màng nhầy tử cung, âm
đạo tăng sinh, mạch quản tăng cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ
bắt đầu xung huyết, các tuyến sinh dục phụ tiết dịch nhầy, âm đạo tiết ra dịch
nhầy loãng làm trơn đường sinh dục.
- Giai đoạn động dục: gồm 3 thời kì liên tiếp là: hưng phấn, chịu đực và
hết chịu đực. Biểu hiện: âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển từ màu hồng
nhạt sang hồng đỏ rồi chuyển sang màu mận chín. Âm đạo tiết nhiều niêm
dịch. Thần kinh hưng phấn cao độ vào cuối thời kì này, con vật ít ăn bồn chồn
hoặc kêu la phá chuồng, nhảy lên lưng con khác. Lúc đầu chưa cho con đực
nhảy, sau đó mới chịu đực và cho con đực nhảy. Trong giai đoạn này, nếu được
thụ tinh thì chuyển sang thời kì chửa. Nếu không được thụ tinh thì chuyển sang
giai đoạn sau động dục. Thời gian động dục của dê khoảng 24 - 48 giờ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Giai đoạn sau động dục: bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài
vài ngày.Thể vàng được hình thành, thể vàng tiết progesteron, hoocmon này
tác động lên hệ thần kinh trung ương và tuyến yên làm thay đổi tính hưng
phấn và kết thúc giai đoạn động dục. Biểu hiện về hành vi sinh dục là không
muốn gần con đực, không cho con khác nhảy. Con vật dần dần trở lại trạng
thái bình thường.
- Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất, thường bắt đầu vào ngày thứ
tư sau khi trứng rụng, không thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Không
có các biểu hiện về hành vi sinh dục. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để
khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kì tiếp theo.
Devendra và G.B Mcleroy (1987)[32] cho biết, dê cái động dục có
những biểu hiện sau: kêu kéo dài, đuôi ve vẩy qua trái qua phải, âm hộ sưng
đỏ, chảy dịch nhầy, nhảy lên lưng con khác hoặc chịu cho con khác nhảy lên
lưng, ít quan tâm đến ăn uống, giảm năng suất sữa ở một số cá thể.
Trong giai đoạn động dục, nếu dê cái được phối giống đạt kết quả thì sẽ
xảy ra quá trình thụ tinh. Sự thụ tinh được diễn ra khi trứng và tinh trùng gặp
nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tinh trùng sau khi vào ống dẫn trứng sẽ vận động hướng
về tế bào trứng. Khi gặp tế bào trứng, tinh trùng bao vây quanh trứng và tiết
ra enzim hyaluronidaza để phá vỡ màng phóng xạ. Enzim này không đặc
trưng cho loài, nhưng nếu lượng enzim quá ít sẽ không đủ để phá vỡ màng
phóng xạ, nếu nhiều quá sẽ phá hủy tế bào trứng.
- Giai đoạn 2: Sau khi phá vỡ được màng phóng xạ, đầu tinh trùng tiết
enzim Zonalizin phân hủy màng trong suốt. Enzim này đặc trưng cho loài, vì
vậy chỉ có những tinh trùng cùng loài mới phát huy tác dụng và tiếp cận
trứng. Sau đó, những tinh trùng nào có sức sống cao nhất mới có thể qua
màng trong suốt tiếp cận với màng noãn hoàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, đầu tinh trùng tiết enzim muraminidaza,
chỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hoàng, đầu
tinh trùng tự tách khỏi thân, cổ để vào gặp tế bào trứng. Tại đây diễn ra quá
trình đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và nhân của tế bào trứng, sau đó nhân
của tinh trùng và nhân của trứng đồng hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng
bội 2n, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và sau khi bám chắc vào niêm mạc tử
cung sẽ phát triển thành phôi. Sau khi giao phối, thụ tinh có kết quả, con cái
chuyển sang giai đoạn mang thai. Giai đoạn này được tính từ khi trứng được
thụ tinh đến khi đẻ. Thời gian mang thai của dê trong khoảng 143 - 154 ngày
(Đinh Văn Bình, 1994) [1]).
Khi gia súc mang thai sẽ có những biến đổi ở cơ quan sinh dục và cơ
thể xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Toàn bộ những biến đổi đó
rất cần thiết cho bào thai hình thành và phát triển, quá trình sinh đẻ diễn ra
bình thường.
Sau 1 thời gian mang thai, ở gia súc sẽ xảy ra quá trình đẻ. Để chuẩn bị
cho lần mang thai tiếp theo, gia súc phải cần 1 thời gian nhất định để hồi phục
lại cơ quan sinh dục. Thời gian động dục trở lại sau đẻ phụ thuộc vào quá
trình hồi phục của buồng trứng. Đồng thời, tỉ lệ thụ thai lần sau phụ thuộc rất
lớn vào bản thân con vật, sự hồi phục đường sinh dục và hoạt động chu kì sau
khi đẻ. Vì vậy cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia súc cái để nâng cao sức đề
kháng và sức khỏe cho con vật.
1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
Để đánh giá khả năng sinh sản của dê cái, người ta thường dựa vào một
số chỉ tiêu sau:
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Tuổi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, phản ánh
thời gian đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Nó được tính từ khi con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
vật sinh ra đến ngày đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu phụ thuộc vào
tuổi thành thục (cả về tính và về thể vóc), đồng thời còn phụ thuộc vào việc
phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống. Ngoài ra, nó còn liên quan đến
điều kiện ngoại cảnh, di truyền, chế độ chăm sóc... Các tác giả theo dõi trên
dê Ấn Độ là: dê Barbari: 398,6 ngày; dê Jumnapari: 581,3 ngày; dê Beetal:
556,4 ngày. Trong khi đó dê Ấn Độ nuôi ở Sông Bé lần lượt là: 415,6 ngày;
535,4 ngày; 547,1 ngày. Theo S.N Sing and P.S Sengar (1985) [36] cho biết, ở
dê Beetal có tuổi đẻ lứa đầu là 675 ngày, dê Jumnapari là 735ngày, dê Black
Bengan là 483 ngày. Đặng Xuân Biên (1979)[8] thông báo tuổi đẻ lứa đầu của
dê Cỏ Việt Nam là 300 ngày, Lê Văn Thông (2005)[25] cho là 336,4 ngày.
- Tuổi động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu là khi đó dê cái đã thành thục chức năng sinh
dục và xuất hiện sự ham muốn giao phối lần đầu. Tuổi động dục lần đầu được
tính bằng ngày hoặc tháng tuổi. Theo Đinh Văn Bình (1998)[2] công bố, tuổi
động dục lần đầu trên dê Ấn Độ lần lượt là: dê Barbari là 313,1 ngày; dê
Jumnapari là 406,5 ngày và dê Beetal là 372,7 ngày. Lê Văn Thông
(2005)[25] theo dõi ở Thanh Hóa cho biết, dê Cỏ có tuổi động dục lần đầu là
176,81 ngày, theo Mai Hữu Yên ở Thái Nguyên (1998)[26] là 198,3 ngày.
Trong chăn nuôi, khi dê cái động dục lần đầu nên bỏ qua 1 chu kì động dục
đầu tiên, tốt nhất cho dê cái phối ở 2-3 chu kì động dục sau để đảm bảo sức
khỏe cho dê cái và đời con của chúng.
- Tuổi phối giống lần đầu
Chỉ tiêu này chủ yếu do người chăn nuôi quyết định. Mặc dù dê hậu bị
có tuổi động dục lần đầu sớm là 5-7 tháng nhưng đến 7- 8 tháng tuổi mới cho
phối giống, khi đó dê đạt khoảng 70% khối lượng trưởng thành. Theo tác giả
Đinh Văn Bình (1998)[2] cho biết, tuổi phối giống lần đầu trên dê Ấn Độ như
sau: dê Barbari là 246,5 ngày; dê Jumnapari là 415,3 ngày và dê Beeltal là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
401,3 ngày. Còn ở dê Bách Thảo là 202,81 ngày (từ 165-255 ngày): vào
khoảng 7-8 tháng tuổi, Đinh Văn Bình (1994)[1]. Theo dõi trên dê Cỏ, Lê
Văn Thông (2005)[25] thông báo, dê Cỏ có tuổi phối giống lần đầu là 186,26
ngày, Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý (2003)[6] cho biết, dê Cỏ có tuổi
phối giống lần đầu là 140-200 ngày. Trong thực tế sản xuất thường bỏ qua 1-2
lần động dục đầu tiên sau đó mới phối giống.
- Chu kì động dục
Chu kì động dục là thời gian hoạt động sinh dục xuất hiện một cách đều
đặn và có tính chu kì. Chu kì động dục của dê khoảng 19-21 ngày, động dục
kéo dài 1-3 ngày. Khi động dục, âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chẩy dịch nhờn,
kêu la, bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu dê đang tiết sữa thì giảm đột ngột.
Cho dê giao phối sau 16-38 giờ phát hiện động dục là tốt nhất. Trong thực tế
chăn nuôi, nếu phát hiện động dục ngày hôm nay thì ngày hôm sau cho phối 2
lần sáng, chiều là phù hợp. Các tác giả theo dõi trên dê Ấn Độ thấy chu kì
động dục như sau: dê Barbari: 26,2 ngày; dê Jumnapari 27,29 ngày; dê
Beeltal là 18,03 ngày. Lê Văn Thông (2005)[25] cho biết, dê Cỏ có chu kì
động dục là 22,35 ngày, còn Mai Hữu Yên (1998)[26] cho là 20,35 ngày, còn
Đặng Xuân Biên (1979)[8] là 17-19 ngày. Tại Ấn Độ, theo S.N.Sing and P.S
Sengar (1985)[36] cho biết dê Barbari có chu kỳ động dục là 17,1 - 49,2 ngày;
dê Beetal là 16,9- 41,2 ngày, dê Jumnapari là 19,0 - 49,7 ngày, dê Black
bengan là 17,8 - 46,2 ngày.
- Khoảng cách lứa đẻ:
Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp
sau, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng
sinh sản của dê cái. Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào các yếu tố như: giống,
thức ăn, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc… Khoảng cách lứa đẻ chủ yếu là do
thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vì độ dài thời gian mang thai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
là một hằng số sinh lý và không thể rút ngắn được. Tuy nhiên trong thực tế,
khoảng cách lứa đẻ thường kéo dài hơn do nhiều nguyên nhân. Đặng Xuân
Biên (1979)[8] cho biết, dê Cỏ có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 270 ngày, Chu
Đình Khu (1996)[11] cho là 275,6 ngày. Nguyễn Thị Mai (2002)[18] thông
báo, dê Bách Thảo nuôi tại Ninh Thuận có khoảng cách giữa hai lứa đẻ là
180 - 210 ngày. Đối với các giống dê Ấn Độ nuôi tại Việt Nam, các tác giả đã
thu được kết quả là: dê Barbari: 225 ngày; dê Jumnapari: 312 ngày và dê
Beetal là 282 ngày.
- Thời gian có chửa lại sau khi đẻ:
Muốn rút ngắn khoảng cách lứa đẻ cần phải tuân thủ và áp dụng những
quy trình chăn nuôi hợp lý hoặc phải tác động để rút ngắn giai đoạn từ khi đẻ
đến khi phối giống có chửa xuống, tốt nhất là 3 tháng. Thời gian này phụ
thuộc vào gia súc động dục lại sau đẻ, khả năng phát hiện động dục, phối
giống lại, cũng như khả năng thụ thai.
- Thời gian động lại sau khi đẻ:
Thời gian động dục lại sau khi đẻ là khoảng thời gian gia súc cái động
dục lại sau đẻ. Khoảng thời gian động dục lại của dê phụ thuộc vào quá trình
hồi phục của cơ quan sinh dục, đặc biệt là buồng trứng. Những dê cái được
nuôi dưỡng kém trước và sau khi đẻ hay đang cho con bú thường động dục
trở lại muộn hơn.
- Tỷ lệ thụ thai:
Tỷ lệ thụ thai một mặt phụ thuộc vào bản thân con vật, nhất là sự hồi
phục của đường sinh dục và hoạt động chu kỳ sau khi đẻ. Mặt khác, còn phụ
thuộc vào kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Cùng với việc động dục trở lại sớm, tỷ lệ
phối giống thụ thai cao góp phần rút ngắn thời gian có chửa lại sau đẻ và
khoảng cách lứa đẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
- Thời gian mang thai:
Thời gian mang thai là thời gian tính từ lúc gia súc cái thụ thai đến khi
đẻ. Theo Đặng Xuân Biên (1979)[8] cho biết, thời gian mang thai trung bình
của dê là 146-156 ngày. Đinh Văn Bình và cộng sự (1998)[2] theo dõi trên dê
Ấn Độ thấy dê Barbari là 148,1 ngày (ở Ấn Độ là 146 ngày), Jumnapari là 149,61
ngày (ở Ấn Độ là 149 ngày), dê Beetal là 148,1 ngày (ở Ấn Độ là 148 ngày). Tại
Ấn Độ, theo S.N Sing and P.S Sengar (1985)[36] cho biết: dê Jumnapari là
149 ngày, dê Beetal là 148 ngày, dê Barbari là 146 ngày.
- Số con sơ sinh trên lứa:
Đây là chỉ tiêu cho biết số dê con sơ sinh đẻ ra trong một lứa đẻ của dê
mẹ. Tác giả Lê Văn Thông (2005)[25] theo dõi ở Thanh Hóa cho biết dê Cỏ
đẻ 1,61 con/ lứa, Mai Hữu Yên (1998)[26] là 1,52 con/ lứa, Từ Quang Hiển là
1,58 con/ lứa. Đinh Văn Bình (1998)[2] cho biết, trên dê Ấn Độ: dê Barbari:
1,45 con/lứa; dê Jumnapari: 1,36 con/ lứa; dê Beetal: 1,3 con/ lứa.
- Số con sơ sinh/ cái/năm:
Là số con sơ sinh được sinh ra trong một năm của một dê cái. Chỉ tiêu
này phản ánh số dê con đẻ ra hàng năm của dê mẹ. Theo nghiên cứu của một
số tác giả cho biết chỉ tiêu này ở dê Cỏ là 1,97 con/ cái/ năm, dê Bách Thảo là
3,07 con/cái/năm (Đinh Văn Bình, 1994)[1]).
- Số lứa/cái/năm:
Chỉ tiêu này xác định số lứa đẻ của một dê cái trong một năm. Các
giống dê khác nhau thì số lứa đẻ cũng khác nhau trong một năm. Dê
Jumnapari là 1,3 lứa/năm, dê Barbari là 1,4 lứa/năm.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
a- Di truyền và giống
Các giống khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một giống cũng
có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên hệ số di truyền về khả năng sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
sản rất thấp sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh chi phối thông
qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và cá thể. Các dị tật bẩm
sinh, đặc biệt là về đường sinh dục sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của dê.
b- Nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của dê cái.
Nếu nuôi ở mức dinh dưỡng thấp, đối với dê hậu bị sẽ làm dê phát triển chậm
và thời gian đưa vào sử dụng muộn, làm giảm khả năng sinh sản sau này. Mặt
khác, thiếu dinh dưỡng đối với dê trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục
lại sau đẻ. Dinh dưỡng thấp sẽ làm gia súc gầy yếu, giảm sức đề kháng, dễ
mắc bệnh tật. Dinh dưỡng cao đặc biệt là nhiều gluxit làm gia súc dễ béo phì,
buồng trứng tích mỡ giảm khả năng sinh sản.
Cùng với mức dinh dưỡng, thì loại hình thức ăn cũng làm ảnh hưởng
tới khả năng sinh sản. Thức ăn kiềm tính thích hợp cho sự phát triển của hợp
tử và bào thai. Thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai do các yếu tố axit cao
gây nên sự nghèo kiềm, một mặt do sự mất cân bằng trong bản thân thức ăn.
Mặt khác, kiềm bị thải ra ngoài cùng với các yếu tố axit thừa dưới dạng muối
gây toan huyết, không tốt cho sự hình thành hợp tử.
Mặt khác, sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần cũng có
ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động sinh sản của con cái. Ví dụ, thừa phôtpho sẽ
tạo phot phat Ca, Na, K thải ra ngoài dẫn đến mất kiềm, toan huyết. Thiếu P
sẽ ảnh hưởng cơ năng buồng trứng: buồng trứng nhỏ lại, noãn bao ít, sau đẻ
chỉ động dục lại 1-2 lần, nếu không kịp phối thì phải đến sau khi cạn sữa mới
động dục lại.
c- Chăm sóc quản lý
Việc này là rất cần thiết, bởi nếu không chăm sóc quản lý tốt sẽ làm gia
súc gầy yếu, dễ sảy thai, dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh sản khoa làm ảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
hưởng tới khả năng sinh sản của dê. Bỏ qua các chu kỳ động dục, phối giống
không đúng kỹ thuật, không có sổ sách theo dõi, ghi chép, phối đồng huyết sẽ
là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản của dê cái.
d- Phẩm chất tinh dịch
Phẩm chất tinh dịch kém hay loãng sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Trình
độ phối giống, kỹ thuật phối, phương pháp phối của kỹ thuật viên sẽ ảnh hưởng
tới tỷ lệ sinh sản của dê. Ngoài ra phẩm chất tinh dịch còn phụ thuộc vào tuổi
sử dụng của đực giống, mùa vụ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng…
e - Bệnh tật
Các bệnh đường sinh dục, sẩy thai truyền nhiễm, kí sinh trùng đường
sinh dục, bệnh ở buồng trứng, tử cung… đều là những bệnh làm ảnh hưởng
tới khả năng sinh sản. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, môi trường xung
quanh để giảm bớt nguồn lây bệnh cho dê.
f- Các nguyên nhân kinh tế - xã hội
Chính sách khuyến khích của Nhà nước, chế độ cho người làm công tác
chăn nuôi, giá cả dê giống đều là những yếu tố làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh
sản của dê. Ngoài ra, các yếu tố như phương pháp chọn phối, tuổi gia súc,
thời tiết khí hậu, tinh thần trách nhiệm của người chăn nuôi… đều có ảnh
hưởng tới khả năng sinh sản của đàn gia súc.
1.4. Đặc điểm khả năng cho sữa của dê
Khả năng cho sữa của dê phụ thuộc nhiều vào tiềm năng di truyền của
giống, đặc điểm của cá thể và các yếu tố ngoại cảnh, khả năng cho sữa phụ
thuộc hoàn toàn vào giống, cá thể và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng dê lấy
sữa. Giống dê chuyên dụng sữa sẽ cho sản lượng sữa cao hơn giống dê kiêm
dụng sữa - thịt. Một số giống dê sữa nổi tiếng của thế giới như Saanen,
Togenburg, Alpine, Jamnapari,... với năng suất sữa bình quân đạt 0,7 - 2,4
kg/con/ngày, những con dê kỷ lục có thể đạt 4,8 - 7,4 kg/con/ ngày (Nguyễn
Văn Thiện, Đinh Văn Hiến, 1993) [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Sữa của gia súc được sản xuất ra từ tuyến vú. Chức năng của tuyến vú
là tiết sữa (gồm sinh sữa và thải sữa). Sau khi đẻ, tuyến vú của gia súc tiết sữa
trong một thời gian nhất định được gọi là chu kỳ tiết sữa. Khi tuyến vú ngừng
tiết thì gọi là thời kì cạn sữa. Tuyến vú có hình chuông nhỏ, phức tạp. Cấu tạo
tuyến vú gồm 2 phần: tuyến bào và hệ thống ống dẫn; tuyến bào là đơn vị tạo
sữa của tuyến sữa, có lưới mao mạch dày đặc mang chất dinh dưỡng và oxi
cung cấp nguyên liệu để tạo sữa. Hệ thống ống dẫn có ống dẫn nhỏ, trung
bình, to và bể sữa. Sữa được tạo thành ở tuyến bào, di chuyển qua các ống
dẫn sữa nhỏ trong chùm tuyến bào, sau đó tập hợp ống dẫn chùm tuyến bào
(ống dẫn sữa nhỏ) rồi đổ vào ống dẫn sữa lớn và cuối cùng đổ vào bể sữa.
B.N Nikitin (1975) cho rằng cứ 540 lít máu chảy qua tuyến vú mới sinh ra
được 1 lít sữa.
Khả năng sản xuất sữa của gia súc phụ thuộc vào phẩm giống, tuổi gia
súc, loại hình bầu vú. Mặt khác, sự tiết sữa còn phụ thuộc vào đường kính ống
dẫn sữa. Ngoài ra, thức ăn dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng
sữa. Thức ăn tinh, củ quả, cỏ tươi, cỏ ủ là những nguyên liệu tốt để tạo nên
sữa nhanh và nhiều. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất
lượng thức ăn để duy trì và nâng cao sức sản xuất sữa của gia súc.
Sinh sữa và thải sữa chịu sự điều khiển của thần kinh và thể dịch. Do
vậy, gia súc sản xuất sữa như dê rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh.
Những tác động của sự thay đổi môi trường cũng làm ảnh hưởng tới khả năng
cho sữa của chúng. Vì vậy, cần thực hiện tốt kỹ thuật vắt sữa và thực hiện
nghiêm ngặt quy trình vắt, quy trình chăm sóc và quản lý đàn dê sữa.
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa
* Chu kỳ tiết sữa
Chu kỳ tiết sữa là khoảng thời gian cho sữa trong một lứa đẻ của dê cái,
được tính từ khi đẻ đến khi cạn sữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
* Năng suất sữa
Năng suất sữa/ ngày là lượng sữa gia súc sản xuất được trong ngày.
Năng suất sữa phụ thuộc vào giống, cá thể, tuổi đẻ, lứa đẻ, chế độ nuôi
dưỡng, chăm sóc và điều kiện khí hậu.
* Sản lƣợng sữa
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho sữa của một dê cái trong một chu
kỳ tiết sữa. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: di truyền, dinh
dưỡng, quản lý, môi trường, kỹ thuật vắt…Đinh Văn Bình (1994)[1] khi theo
dõi dê Bách Thảo cho thấy trong một chu kỳ vắt sữa sản lượng sữa cao nhất ở
tháng 1 và tháng 2, sau đó giảm dần đến tháng thứ 5.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa
Sức sản xuất sữa của gia súc chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
* Yếu tố giống
Những giống có sức sản xuất sữa cao thường là những giống chuyên
dụng theo hướng sữa. Giống là một yếu tố cơ bản quyết định đến sản lượng
sữa trong chăn nuôi gia súc lấy sữa. Vì vậy, cần phải chọn giống theo đúng
tiêu chuẩn và kỹ thuật.
* Di truyền
Yếu tố di truyền rất quan trọng. Những cá thể tốt sẽ truyền cho con
cháu những đặc điểm tốt mà chúng đã có. Vì vậy, trong chăn nuôi gia súc lấy
sữa phải áp dụng phương pháp chọn giống theo phả hệ để duy trì những đặc
tính tốt của gia súc. Theo R.M Acharya (1992)[30] hệ số di truyền tính trạng
sản lượng sữa/ chu kỳ tiết sữa là 0,3- 0,7 và tính trạng tỷ lệ mỡ sữa là 0,3- 0,5.
* Tuổi có thai lần đầu
Ở gia súc hậu bị thường có tuổi thành thục về tính sớm hơn về thể vóc.
Vì vậy, nếu phối con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể, kèm
theo đó là kìm hãm sự phát triển của tuyến sữa, đặc biệt tuyến bào phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
kém và sức sản xuất sữa thấp. Trong chăn nuôi, tối thiểu nên phối cho gia súc
khi khối lượng cơ thể đã đạt 65- 70% khối lượng dê cái trưởng thành. Nếu
phối giống lần đầu muộn quá hoặc có thể do nuôi dưỡng kém cũng kìm hãm
sự sinh trưởng của cơ thể và bầu vú kém phát triển, dẫn đến năng suất thấp
làm giảm sản lượng sữa.
* Tuổi và lứa đẻ
Sản lượng sữa thu được ở lứa đẻ thứ nhất và thứ hai thường thấp hơn
các lứa về sau. Số lượng sữa đạt cao nhất ở lứa thứ 3 hoặc 4 và ổn định trong
hai hoặc ba năm sau. Theo Đinh Văn Bình (1994)[1], sản lượng sữa dê Bách
Thảo tăng dần từ lứa đẻ thứ 2, cao nhất là lứa 3 và 4, sau đó ổn định ở lứa 6
và 7, giảm dần từ lứa thứ 8. Đối với một số dê cái cơ thể tốt, được chăm sóc
nuôi dưỡng đầy đủ còn có thể cho sản lượng sữa cao ở cả các lứa đẻ sau. Sự
giảm khả năng tiết sữa là do số lượng tuyến bào giảm thấp, chức năng hoạt
động của tuyến sữa kém dần, đồng thời các chức năng khác trong cơ thể cũng
giảm sút.
* Dinh dƣỡng:
Các nguyên liệu tạo sữa được lấy chủ yếu là từ thức ăn. Do vậy, mức
độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa. Khi thiếu năng
lượng, con vật phải huy động nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể ra để sản
xuất sữa. Tuy nhiên, nguồn năng lượng dự trữ là có hạn, nếu cho ăn thiếu
năng lượng trong thời gian dài sẽ làm giảm năng suất sữa và sức khỏe gia súc.
Mức protein quá cao hay quá thấp đều làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Các
loại khoáng, đặc biệt là Ca, P có ảnh hưởng đến năng suất của sữa vì đây là
những nguyên tố có thành phần ổn định trong sữa.
* Kỳ cho sữa
Năng suất sữa hàng ngày của một chu kỳ tiết sữa phụ thuộc vào từng cá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Sản lượng sữa tăng nhanh sau khi đẻ
và cao nhất vào tháng thứ 1 hoặc tháng thứ 2, sau đó lại giảm dần. Khi có thai
lượng sữa cũng giảm và giảm đột ngột khi thai lớn.
* Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại
Khi có thai, sản lượng sữa của gia súc giảm từ 15-20% so với không có
thai. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là cứ kéo dài thời gian không có
thai để đạt được chỉ số ổn định về năng suất sữa cao. Bình thường, nên tiến
hành cạn sữa cho dê cái trước khi đẻ 2 tháng để dê mẹ cung cấp chất dinh
dưỡng nuôi thai.
* Kỹ thuật vắt sữa
Phản xạ bài tiết sữa dựa trên sự điều khiển của thần kinh - hoocmon.
Vắt sữa không đúng kỹ thuật sẽ ức chế sự tiết sữa. Nếu thời gian vắt sữa kéo
quá dài thì oxytocin sẽ hết hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vú, làm
tăng tỷ lệ sữa sót. Số lần vắt sữa trong ngày cũng ảnh hưởng đến năng suất
sữa. Vì vậy, cần vắt sữa theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình để vắt hết sữa
trong bầu vú và giảm lượng sữa sót.
* Bệnh tật
Các bệnh khác nhau mà gia súc mắc phải trong thời gian cho sữa đều
ảnh hưởng tới khả năng cho sữa. Đặc biệt, khi gia súc mắc bệnh viêm vú sẽ
làm chất lượng sữa kém, năng suất giảm, đôi khi còn làm mất sữa. Vì vậy, cần
chú ý vệ sinh, phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời khi gia súc mắc bệnh.
* Môi trƣờng
Sức sản xuất của một động vật chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất
khí quyển và lượng mưa. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự
điều khiển của thần kinh - hoocmon để điều chỉnh và duy trì thân nhiệt. Còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
ảnh hưởng gián tiếp qua năng suất và phẩm chất cây thức ăn. Đinh Văn Bình
(1994)[1] theo dõi trên dê bách Thảo cho biết, dê đẻ vào mùa xuân (tháng 2-
tháng 4) và mùa thu (tháng 8- tháng 10) cho nhiều sữa hơn dê đẻ vào mùa
đông (tháng 11- tháng 1). Mùa hè dê cho sữa kém nhất (tháng 5 - tháng 7).
Môi trường cũng ảnh hưởng tới hệ thống enzym và các hoocmon khác.
Nhiệt độ môi trường thích hợp cho dê sữa phụ thuộc vào giống và khả năng
chống chịu nóng hay lạnh của con vật. Nhiệt độ thích hợp cho sức sản xuất ở
mỗi giống dê cũng khác nhau.
1.5. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nƣớc.
1.5.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới.
Dê là loài gia súc nhai lại nhỏ và chúng được nuôi ở hầu khắp các châu
lục từ phía Bắc bán cầu (Scandinavia) đến phía Nam bán cầu (Nam Mỹ).
Chúng còn có mặt ở mọi vĩ tuyến, chúng còn có thể sống trên những đỉnh núi
cao như Hymalaya hoặc trong những khu rừng ẩm ướt thuộc Tây Phi. Theo số
liệu thống kê của FAO năm 2004 [39], số lượng dê trên thế giới năm 2003
như sau:
- Châu Á : 487 588 456 con
- Châu Âu : 18 425 226 con
- Châu Phi : 219 736 486 con
- Châu Mỹ La Tinh và Caribe : 36 713 150 con
Cũng theo FAO, 2003 [39], số lượng dê trên thế giới trong năm 2003
đạt 764 510 558 con. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát
triển với số lượng 732 860 875 con (chiếm 95,86%).
Như vậy Châu Á là khu vực chăn nuôi dê khá phát triển, có tới 487 588 456
con (chiếm 63,78% tổng đàn dê của thế giới). Đặc biệt là tập trung chủ yếu ở
các nước đang phát triển và chăn nuôi chủ yếu với qui mô nhỏ trong gia đình,
tập trung ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở Ấn Độ đã nói: “Dê là con bò
của nhà nghèo” Peacok lại cho rằng: “Dê là ngân hàng của người nghèo”. RM
Acharya Chủ tịch hội chăn nuôi dê Thế giới còn khẳng định: “Dê chính là cơ
quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo”.
Qua đây, thấy được việc nuôi dê là nghề dễ phát triển kinh tế, thu lợi
nhuận nhanh và cao. Chăn nuôi dê ở những nước phát triển có qui mô đàn lớn
hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa và làm
pho mát mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ở Châu Á, nước nuôi nhiều dê nhất là Trung Quốc (172 957 208 con),
sau đó là Ấn Độ (124 500 000 con). Việt Nam có 780 331 con. (Số liệu năm
2003 của FAO). Năm 2004 theo số liệu của Tổng cục Thống kê (8/2007 ) thì
số lượng dê cả nước đã tăng lên xấp xỉ 1 700 000 con. Dự kiến đến năm 2009
đàn dê cả nước xấp xỉ khoảng trên 2 triệu con.
Về sản lượng thịt và sữa dê, theo thông báo của R.M.Acharya
(1992)[30], số lượng dê trên thế giới cũng như sản xuất thịt dê có tốc độ tăng
nhanh hơn so với các loài gia súc khác, sản xuất sữa dê có tăng nhưng tốc độ
chậm hơn so với sản xuất thịt. Thông báo của FAO - 2004 [39] thì trong năm
2003, sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 249 851 017 tấn. Trong đó,
sản lượng thịt dê đạt 4 091 190 tấn (chiếm 1,64% tổng sản lượng). Nước sản
xuất nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1 518 081 tấn), sau đó là Ấn Độ (473
000 tấn), Pakistan (373 000 tấn) , Việt Nam đóng góp 15 600 tấn thịt dê cừu
trong năm 2003.
Cũng theo số liệu của FAO- 2004, đối với sản lượng sữa các loại trong
năm 2003, toàn thế giới đạt 600 978 420 tấn, trong đó sữa dê là 11 816 315
tấn (chiếm 1,97%). Sữa dê cũng chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất.
Đứng đầu là Ấn Độ (2 610 000 tấn), sau đó là Bangladesh (1 312 000 tấn),
Pakistan (640 000 tấn), Trung Quốc (242 000 tấn). Sản lượng sữa dê của Việt Nam
không đáng kể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Về số lượng các giống dê, theo R.M Acharya (1992)[30] cho biết, toàn
thế giới có 150 giống dê, trong đó 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê
hướng thịt, 5% giống dê kiêm dụng. Đặc biệt Châu Á là nơi có nhiều giống dê
nhất, chiếm 42% số giống dê thế giới. Ấn Độ có 20 giống, Pakistan có 25
giống, Trung Quốc có 25 giống.
Đất nước Ấn Độ có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên
cứu về chăn nuôi dê rất được nhà nước quan tâm. Theo Livestockcesnus of
India (1951- 1982 ), P.R.Deoghare, B.V. Khan, hàng năm Ấn Độ sản xuất ra
1020 tấn sữa, 370 nghìn tấn thịt, 76 nghìn tấn da và 50 tấn lông. Tỉ lệ tăng đàn
dê ở Ấn Độ hàng năm là 3,29%. Theo R.ROY, S.B.SOOD và B.V.KHAN (1991),
khả năng sinh sản và sản xuất của một số giống dê Ấn Độ như sau: dê Jumnapari,
Beetal, Barbarri có khả năng tăng trọng 51,5; 56,3; 45,83 gam/con/ngày, tiêu tốn
VCK (vật chất khô ) thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 9,38 kg; 6,89 kg; 6,17 kg.
Ở Trung Quốc, trước năm 1970 chăn nuôi dê phát triển chậm, từ năm
1978 chính phủ bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê nên tốc độ phát triển ngày
càng nhanh chóng. Theo Sugangyi, Zhengming (1993)[37], Trung Quốc có 12
trại dê giống hướng sữa, điển hình là giống dê sữa Ximong Saanen có thể cho
750- 850 kg sữa / con/chu kỳ. Trung Quốc đã sử dụng giống dê này lai với dê
địa phương, con lai cho năng suất sữa tăng lên từ 80% - 100% ở thế hệ thứ
nhất, 200% ở thế hệ thứ hai, đạt 300 kg sữa /chu kỳ, thời gian vắt sữa là 7-8
tháng. Ngoài ra ở trại giống trường Đại học Nông nghiệp Tây Bắc, sản lượng
sữa dê là 800 kg/con/chu kỳ; ở trại Xixia tỉnh Shangdong là 750 kg/con/chu
kỳ. Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê.
Theo Wang Ruixing Zhong (1988), Trung Quốc đã có 11 dê con ra đời từ kỹ
thuật tách đôi hợp tử.
Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cũng được chính
phủ quan tâm. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
gia được thiết lập. Theo M.B Beo, Philippin hiện nay đã đưa ra và đang tiến
hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê, với mục tiêu là đẩy
mạnh nghành chăn nuôi dê trong tương lai.
Ở Pháp, là nước có ngành chăn nuôi dê phát triển lâu đời với các giống
dê sữa đang có mặt ở khắp thế giới là Saanen, Alpine. Tổng đàn dê của Pháp
là 900 nghìn con chủ yếu là nuôi lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được chế biến thành
pho mát ở gia đình hoặc ở các trang trại.
Ở Malaysia, Borhan Abu Samah (1989) cho biết, chăn nuôi dê ở đây
phát triển từ năm 1976 đến 1986, về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2%
nhưng tiêu thụ thịt dê lại tăng lên. Giống dê ở Malaysia nhỏ, khối lượng
trưởng thành chỉ đạt 20- 25 kg. Họ đã nhập tinh đông viên của các giống dê
như Alpine, Saanen, Togenburg từ nước Đức để lai với giống dê địa phương ở
khắp nơi trên cả nước.
Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao
đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế
giới, hội chăn nuôi dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976, trụ sở đặt tại
Massachusest của Mỹ, cứ 4 năm họp một lần.
Khu vực Châu Á cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ
(Samall Ruminant Production System Network for Asia), địa điểm tại
Indonexia với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.
1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước
Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng phương thức
chăn nuôi chủ yếu là quảng canh tự phát tự túc.Vào những năm 1990-1995 số
lượng đàn dê của nước ta tăng không nhiều do chưa dược nhà nước quan tâm
phát triển. Từ năm 1996 trở lại đây, do nhu cầu đời sống của người dân được
nâng cao nên khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa thịt dê tăng nhanh. Mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
khác do được sự đầu tư của nhà nước nên số lượng đàn dê được tăng lên rõ
rệt. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê tính đến tháng 8 năm 1994,
tổng đàn dê cừu của Việt Nam có trên 550 000 con, trong đó 72,5% phân bố ở
miền Bắc, 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền
Trung chiếm 8,9%, Đông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm 2,1- 3% ). Đàn dê ở vùng
núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê cả nước, và chiếm 67% tổng đàn dê của
miền Bắc.
Trước đây, việc phát triển nghành chăn nuôi dê chưa được quan tâm
chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là theo phương thức quảng canh, tận
dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật.
Hơn nữa, giống dê chủ yếu là giống dê Cỏ địa phương, giống dê này có khối
lượng nhỏ con, năng suất thấp, chưa có hệ thống quản lý giống trong cả nước,
đặc biệt là nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành.
Từ năm 1993, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định
giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê
sữa, dê kiêm dụng ở nước ta cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
Và từ đây nghành chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở nước ta bắt đầu
được khởi sắc. Năm 1994, trung tâm đã nhập nội 3 giống dê kiêm dụng sữa -
thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jumnapari, Barbari. Ba giống dê này đã được nuôi
thích nghi và nhân giống để đưa vào chăn nuôi ở các nông hộ. Đến năm 2002,
Trung tâm lại tiếp tục nhập 2 giống dê chuyên sữa từ Mỹ là Alpine, Saanen và
giống dê siêu thịt là dê Boer, nhằm nuôi thuần và lai cải tạo với đàn dê địa
phương để nâng cao năng suất của chúng. Sau nhiều năm nghiên cứu, kết quả
cho thấy đàn con lai có năng suất cao hơn dê địa phương từ 20- 25% và đàn
con lai của các giống dê này đã được phát triển nhân giống rộng khắp trong cả
nước. Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi dê đã đóng góp tích cực vào việc xóa đói
giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Theo báo cáo của Cục Chăn Nuôi, tổng đàn dê đến năm 2006 đạt
1.457.637 con, đạt tốc dộ tăng trưởng 16,06%, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc,
Đông Nam Bộ và Bắc Bộ. Các tỉnh nhiều dê nhất là Hà Giang (141.730 con),
Ninh Thuận (116.750 con), Nghệ An (96.290 con), Sơn La (92.122 con),
Thanh Hoá (65.750 con)... chủ yếu là giống dê cỏ (nguồn Cục Chăn Nuôi, 2006).
Giống dê Beetal cũng đã được nghiên cứu về khả năng sản xuất qua 3
thế hệ (1,2,3) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tại các hộ
gia đình (Nguyễn Kim Lin và CS, 2005)[17]. Kết quả cho thấy rằng, giống dê
này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng ở Trung tâm cũng
như tại các nông hộ, tuổi đẻ lứa đầu là 552 - 574,7 ngày; khoảng cách lứa đẻ
là 302,3 - 317,8 ngày; số con sơ sinh /lứa là 1,33 - 1,39 con; sản lượng sữa là
219 - 326,7 kg với chu kỳ cho sữa là 181 - 215,6 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giống dê Beetal được nhập vào nước ta từ
Ấn Độ tháng 6 năm 1994 ở thế hệ 5 và 6 (số lượng 140 con) và toàn bộ đàn
dê hậu bị, dê con sinh ra từ đàn dê Beetal nói trên nuôi tại Trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Tổng số dê được sử dụng trong nghiên cứu trình bày
ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng dê ban đầu sử dụng trong nghiên cứu
ĐVT: con
Loại dê Thế hệ 5 Thế hệ 6 Tổng số
Đực sinh sản 5 5 10
Cái sinh sản 30 30 60
Đực hậu bị 10 10 20
Cái hậu bị 25 25 50
Tổng số 70 70 140
- Dê được nuôi theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm, được quản lý và
theo dõi như sau:
- Dê con: Cân khối lượng sơ sinh, bấm số tai sau 1 tuần tuổi và theo dõi
sự sinh trưởng hàng tháng. Dê con được tách riêng cho bú sau khi vắt sữa,
nhốt 6 - 8 con/ô chuồng đến khi được 3 tháng tuổi.
- Dê hậu bị: Nhốt 5-10 con/ô chuồng (3,6 - 5,4 m2 ).
- Dê cái sinh sản, dê đực giống: Nhốt 1con/ô chuồng (1,8 m2)
* Vận động:
- Dê được nuôi tập trung ăn thức ăn hoàn toàn ở chuồng, được vận
động 2 - 4 giờ/ngày ngoài sân vào buổi chiều hay sáng tuỳ theo thời tiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
* Thức ăn:
Cả đàn dê sẽ được ăn thức ăn thô xanh theo khẩu phần chung (cỏ ghinê,
cỏ ruzi, cỏ lông para , mía, lá mít, cây cao đạm...), cám hỗn hợp ăn theo khẩu
phần của từng loại dê, sử dụng cám hốn hợp C40 của Công ty thức ăn gia súc
Pro - conco, (Protein 15%, xơ 10%, Độ ẩm 13%).
Lượng VCK ăn vào của dê đực trưởng thành, dê hậu bị và dê cái sinh
sản là 3,0 - 3,5 - 4,0% thể trọng/ ngày. Trong đó gồm:
1. Cỏ ghinê
2. Lá mít + lá cao đạm
3. Hỗn hợp cỏ khô
4. Cám hỗn hợp
Bảng 2.2: Khẩu phần thức ăn sử dụng cho đàn dê nuôi nghiên cứu
STT Loại thức ăn Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Cỏ ghinê, ruzi 35
Mùa đông thiếu cỏ được bổ sung
thêm mía, cỏ lông para
2 Lá mít + cây cao đạm 20
Cây cao đạm: keo dậu, đậu Sơn
Tây, cỏ stylô, lá sắn, chè khổng lồ
3 Hỗn hợp cỏ khô 15
Gồm 70% cỏ Ruzi + 30% ngọn lá
sắn khô
4 Cám hỗn hợp 30
Dê cái tiết sữa ăn khẩu phần riêng
0,4 kg cám/1lít sữa/ngày
- Dê đực giống: thức ăn thô xanh được ăn theo khẩu phần có bổ sung
cám hỗn hợp 30% tổng VCK trong khẩu phần.
- Dê cái sinh sản: thức ăn thô xanh được ăn theo khẩu phần, tổng lượng
VCK ăn vào bằng 4% thể trọng cơ thể, trong đó có 30% VCK là thức ăn tinh.
Dê cái tiết sữa được điều chỉnh lượng thức ăn tinh hàng tuần theo sản lượng
sữa/ngày với tiêu chuẩn ăn 0.4 kg cám hỗn hợp cho 1 lít sữa tiết ra/ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Dê hậu bị (từ 4 tháng đến khi phối giống): thức ăn thô xanh được ăn
khẩu phần và được ăn thêm cám hỗn hợp. Tổng VCK thức ăn là 3,5% thể
trọng/ngày, trong đó có 30% thức ăn tinh trong tổng VCK; Lượng thức ăn
được tính lại 2 tuần/lần theo thể trọng của dê.
- Dê con được tập cho ăn thức ăn thô xanh lúc 15 ngày tuổi, tập ăn thức
ăn tinh sau 1 tháng tuổi, cai sữa lúc 3 tháng tuổi; Lượng sữa cho dê con bú từ
tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 là 600; 500; 400 ml/con/ngày.
Tất cả các loại thức ăn này được cho ăn tại chuồng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 năm 2005 đến tháng 12 năm 2008.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Hà Nội
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal
a. Đặc điểm phát dục của dê hậu bị
- Tuổi, khối lượng thành thục tính dục của dê đực, cái hậu bị.
- Tuổi, khối lượng dê cái lúc đẻ lứa đầu.
b. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê đực
- Phẩm chất tinh dịch dê đực theo thế hệ
Tinh dịch dê được khai thác theo phương pháp cổ truyền là dùng âm đạo
giả, sau đó kiểm tra đặc điểm và phẩm chất tinh dịch theo các chỉ tiêu sau:
- Màu sắc: Quan sát trực tiếp bằng mắt
- pH tinh dịch: Đo bằng giấy đo pH và máy đo pH
- Lượng xuất tinh V (ml): Đo bằng ống đong chia ml
- Hoạt lực tinh trùng A (%): Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng so với tổng số
tinh trùng quan sát được qua kính hiển vi quang học.
- Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ml): Số tinh trùng trong 1 ml tinh dịch
- Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh VAC (tỷ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Tỷ lệ kỳ hình K (%): Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng đặc biệt so với
tổng số tinh trùng
+ Hiệu quả phối giống
Mỗi dê đực được phối thử 15 lần trên 15 dê cái (mỗi lần phối gồm 2 lần
phối lặp: lần thứ nhất cách lần thứ hai từ 8 - 10 giờ).
Tổng số dê cái có chửa
Tỷ lệ thụ thai (%) = –––––––––––––––––––– x 100
Tổng số dê cái được phối
c. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản của dê cái
Một số đặc điểm sinh sản của dê cái Beetal:
- Chu kỳ động dục (ngày)
- Thời gian động dục kéo dài (giờ)
- Thời gian mang thai (ngày)
- Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê cái Beetal
- Số con sơ sinh sống/lứa (con)
- Tỷ lệ đực/cái của dê con sơ sinh (%)
- Số con cai sữa/lứa (con)
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
- Số lứa/cái/năm (lứa)
- Số con sinh ra/cái/năm (con)
- Số con cai sữa/cái/năm (con)
2.2.1.2. Một số chỉ tiêu về khả năng cho sữa của dê Beetal
a. Các chỉ tiêu năng suất sữa
- Năng suất sữa (g/ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Năng suất sữa các tháng và cả chu kỳ (kg)
- Thời gian cho sữa (ngày)
- Hệ số tiết sữa = NSS trung bình/P đầu chu kỳ (P sau khi đẻ)
b. Thành phần dinh dưỡng của sữa dê
Phân tích tại phòng phân tích, Viện Chăn nuôi - Hà Nội
- Tỷ lệ VCk (%)
- Protein tổng số (%)
- Lipít tổng số (%)
- Khoáng tổng số (%)
c. Tiêu tốn thức ăn/kg sữa
- Tiêu tốn VCK/kg sữa = tổng VCK ăn vào/ tổng lượng sữa sản xuất ra.
- Tiêu tốn Protein/kg sữa = tổng protein ăn vào/tổng lượng sữa sản xuất ra.
2.2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt của dê Beetal
a. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của dê Beetal
- Kích thước một số chiều đo cơ thể: vòng ngực, cao vây, dài thân chéo
tại một số thời điểm: 3, 6, 9, 12, 24 tháng tuổi.
- Khối lượng của dê đực và dê cái ở các thời điểm: Sơ sinh, 3, 6, 9, 12,
15, 18, 21, 24 tháng tuổi.
- Sinh trưởng tuyệt đối (A) được tính theo công thức
W1 - W0
A = ––––––––– (gam/con/ngày)
T1 - T0
Trong đó: Wo: Khối lượng, ở thời điểm T0
W1: Khối lượng, ở thời điểm T1
T1 : Thời điểm kết thúc
T0 : Thời điểm ban đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
b. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal
* Khảo sát năng suất và phẩm chất thịt
Dê sẽ được mổ khảo sát vào thời điểm được 9 hoặc 10 tháng tuổi để
đánh giá năng suất và chất lượng thịt.
Chọn những con dê đực trong khoảng 9 - 10 tháng tuổi có khối lượng
trung bình đàn, số lượng 3 con/ thế hệ, sử dụng phương pháp mổ lột da, xác
định các chỉ tiêu sau:
- P sống là khối lượng của con vật trước khi giết thịt (kg)
- P phủ tạng (kg)
- P tiết (kg)
- P đầu (kg)
- P 4 chân (kg)
- P lông da (kg)
- Tỷ lệ thịt xẻ (%) = [P giết thịt - (P tiết + P đầu, 4 chân + P lông da + P
phủ tạng)] x 100/P sống.
- Tỷ lệ thịt tinh (thịt lọc) (%) = (Tỉ lệ thịt xẻ - P xương) x 100/P sống
- Tỷ lệ xương (%) = (P xương lọc ra từ thịt xẻ) x 100/P sống.
* Thành phần dinh dưỡng thịt: Phân tích tại phòng phân tích, Viện
Chăn nuôi, Hà Nội
- Tỷ lệ (%)VCK
- Protein tổng số
- Lipít tổng số
- Khoáng tổng số
2.2.1.4. Một số bệnh thường gặp trong thời gian nghiên cứu
- Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp ở dê Beetal qua các năm, các thế hệ
- Tỷ lệ chết của một số bệnh thường gặp trên dê Beetal qua các năm,
các thế hệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp bố trí theo dõi, thu thập số liệu
* Sử dụng một số phương pháp thông thường như:
Quan sát lập sổ và ghi chép hàng ngày, được sử dụng để theo dõi đánh
giá các đặc điểm, khả năng sinh sản, sức chống chịu bệnh tật. Dê cái động dục
được phối giống bằng dê đực nhảy trực tiếp, được lập sổ và theo dõi cá thể.
* Phương pháp cân, đo, đếm:
- Phương pháp cân được sử dụng để theo dõi khả năng sinh sản, sinh
trưởng định kỳ hàng tháng vào buổi sáng tuần sinh trong tháng.
- Sản lượng sữa được theo dõi định kỳ 3 ngày liên tục/1 tuần bằng
phương pháp tách con - vắt mẹ - cân con trước và sau khi bú mẹ (2 lần /ngày).
- Dê mẹ được cạn sữa khi sản lượng sữa hàng ngày ≤ 30% sản lượng
sữa tháng thứ nhất. Vào thời điểm cạn sữa dê mẹ không được ăn thức ăn tinh.
- Khối lượng dê mẹ được cân vào ngày thứ 5 - 8 sau khi đẻ.
- Tiêu tốn thức ăn/kg sữa: 10 dê cái sinh sản lứa đẻ thứ 2 - 3 sẽ được
theo dõi để xác định tiêu tốn thức ăn vào tuần thứ 4 - 8. Số lượng thức ăn cho
ăn và thừa ra sẽ được theo dõi bằng cân lại hàng ngày để xác định lượng thức
ăn ăn vào. Mẫu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại phòng Phân
tích - Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.
* Phương pháp mổ khảo sát: Được tiến hành theo phương pháp mổ
khảo sát đại gia súc
- Dê đực được cân trọng lượng trước khi giết thịt.
- Cắt tiết xác định khối lượng máu (tiết).
- Lột da (cân khối lượng lông, da).
- Cắt đầu, 4 chân. (Đầu cắt tại vị trí xương át lát, chân cắt ở vị trí cổ
chân), cân xác định khối lượng đầu và chân.
- Tách bỏ toàn bộ nội tạng, cân khối lượng thịt xẻ, cân nội tạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Lọc lấy thịt tinh ở 2 đùi trước, 2 đùi sau, thăn lưng và các phần còn
lại. Cân khối lượng thịt tinh và khối lượng xương.
* Phương pháp so sánh được dùng để so sánh khả năng sản xuất của dê
Beetal nuôi tại các thế hệ, các lứa đẻ... khác nhau.
* Phương pháp lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên để lấy mẫu thức ăn, sữa.
Thịt được lấy ở phần thịt thăn và thịt bắp để phân tích.
* Phương pháp xác định hàm lượng Nitơ tổng số để xác định hàm lượng
Protein có trong thức ăn, thịt dê và sữa dê. (Theo T.C.V.N - 4328, 1986)[27].
* Phương pháp xác định độ ẩm để xác định hàm lượng vật chất khô có
trong thức ăn, thịt dê và sữa dê (Theo T.C.V.N - 4326, 1986)[28].
* Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số để xác định hàm
lượng khoáng tổng số có trong thức ăn (Theo T.C.V.N - 4327, 1986)[29].
2.2.2.2. Phương pháp sử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học trên các phần mềm
Excel, Minitab 14,... trên máy tính. Kết quả được so sánh, đối chiếu với kết
quả nghiên cứu trên đàn dê Beetal nuôi tại Việt Nam, Ấn Độ và các giống dê
nhiệt đới khác đang nuôi tại Việt Nam.
- Mô hình thống kê dùng trong phân tích số liệu:
Yij = µ + Ti + L j + ε ij
Trong đó: Yij : Năng suất cá thể thế hệ i, lứa đẻ j
µ: Năng suất trung bình toàn đàn
Ti: Ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i = 5- 6)
L j : Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j = 1- 4; lứa 1,2,3 và 4)
ε ij : Sai số ngẫu nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal
Sinh sản là một trong những đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy
trì và bảo tồn nòi giống. Để đánh giá khả năng sinh sản của dê cái, chúng tôi
tiến hành theo dõi một số đặc điểm phát dục và sinh sản của chúng.
3.1.1. Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal
* Tuổi và khối lượng động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu cho biết sự thành thục về tính dục
của gia súc. Tuổi động dục lần đầu sớm hay muộn đều liên quan đến khả năng
sinh sản của gia súc. Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Di truyền - giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.
Các giống dê khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Trong cùng một
giống dê nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ có thời gian động dục lần đầu
sớm và ngược lại. Dê thường động dục quanh năm, tuy nhiên ở những mùa
thường xảy ra khô hạn nặng và kéo dài, dê giảm trọng và chịu nhiều stress về
dinh dưỡng, chúng có thể không động dục trong mùa này vì lý do dinh dưỡng.
Khối lượng động dục lần đầu cũng là một chỉ tiêu đánh giá sự thành
thục của gia súc, cũng như tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần
đầu cao hay thấp phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và
ngoại cảnh. Kết quả theo dõi một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal được
trình bày ở bảng 3.1.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Tuổi động dục lần đầu của dê cái Beetal ở
thế hệ 5 sớm hơn thế hệ 6, nhưng không sai khác rõ rệt (P>0.05). Tuổi động
dục lần đầu ở thế hệ 5 là 426.5 ngày, khi đó khối lượng là 24,1 kg; tuổi động
dục của dê cái ở thế hệ 6 là 427,8 ngày, khối lượng là 23,8 kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3.1: Một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal
Chỉ tiêu
Thế hệ 5(n = 21) Thế hệ 6 (n = 22)
X
± m
x
Cv (%)
X
± m
x
Cv (%)
Tuổi ĐDLĐ (ngày) 426,5 ± 11,8 9,50 427,8 ± 10, 7 8,56
Khối lượng ĐDLĐ (kg) 24,1 ± 3,04 4,37 23,8 ± 4,02 5,13
Tuổi PGLĐ (ngày) 447,4 ± 11,8 7,25 448,6 ± 12,4 8,11
Khối lượng PGLĐ (kg) 26,5± 3,12 5,22 25,7± 4,11 5,76
Tuổi ĐLĐ (ngày) 595,3 ±15,6 3,29 596,8 ±14,4 4,02
Khối lượng ĐLĐ (kg) 27,5 ± 4,27 5,79 26,3 ± 4,27 6,05
P > 0.05
Theo dõi tuổi động dục lần đầu trên dê Ấn Độ ở giai đoạn đầu mới
nhập về, Đinh Văn Bình và cộng sự,(1998)[2] cho biết: Tuổi động dục lần đầu
của dê Jumnapari là 406,5 ngày; của dê Barbari là 213,1 ngày; của dê Beetal
là 372,7 ngày. Như vậy, kết quả của chúng tôi về tuổi động dục lần đầu của dê
Beetal chậm hơn của dê Beetal thời kì đầu mới nhập về là 53,8 - 55,1 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal
thế hệ 2-3 cho thấy: Tuổi động dục lần đầu của dê cái là 354,3 - 362,7 ngày;
khối lượng là 21,4 - 22,8 kg. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi động
dục lần đầu của dê Beeetal thế hệ 5 và 6 dài hơn so với thế hệ 2 và 3 từ
64,8 - 73,3 ngày.
Tuổi động dục lần đầu của dê Beetal nuôi ở Ấn Độ là 460 ngày, khối
lượng đạt được là 19,7 kg (N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985) (Nguồn Nguyễn
Kim Lin, 2002[14]). Như vậy, so với dê Beetal nuôi tại Ấn Độ thì tuổi động
dục lần đầu của dê Beetal thế hệ 5, 6 sớm hơn 32,2 - 33,5 ngày.
Qua các kết quả nghiên cứu về tuổi động dục lần đầu trên đàn dê Beetal
nuôi ở Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ ở thế hệ 5, 6 cho thấy đàn dê này đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
có tuổi động dục lần đầu dài hơn so với dê Beetal khi mới nhập về và các thế
hệ 2, 3 và đặc biệt lại sớm hơn so với dê Beetal nuôi tại Ấn Độ. Như vậy đàn
dê Beetal thế hệ 5, 6 có đặc điểm phát dục kém hơn so với các đời đầu khi
mới nhập về, mặc dù vẫn áp dụng quy trình nuôi dưỡng giống như trước, ở
các thế hệ này có thể đã có sự thoái hóa về giống do cận huyết.
* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu
Trong nuôi dê sinh sản, chúng ta phải có kế hoạch theo dõi động dục
lần đầu của dê để có kế hoạch phối giống cho dê vào thời điểm thích hợp. Nên
phối giống cho dê khi đã bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu. Nhìn chung, nếu
phối ngay ở chu kỳ động dục lần đầu thì ở thời điểm này con vật chưa phát
triển hoàn toàn về thể vóc cho nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả sinh sản. Nếu
không phát hiện được động dục lần đầu chúng ta sẽ không có kế hoạch cho
việc phối giống lần đầu đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu của dê cái Beetal ở thế hệ 5 và
thế hệ 6 không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Tuổi và khối lượng phối giống
lần đầu của dê cái Beetal tương ứng là 447,4 - 448,6 ngày khi đó khối lượng
cơ thể đạt được là 26,5 - 25,7 kg.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi động dục lần đầu dài hơn từ
62.9 - 64,1 ngày so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và cộng
sự, (1998)[2] tác giả cho biết: Tuổi phối giống lần đầu của một số giống
dê Ấn Độ trong thời gian đầu mới nhập là 384,5 ngày ở dê Beetal, 421,5 ngày
ở dê Jumnapari và 227,6 ngày ở dê Barbari.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê
Beetal thế hệ 2-3 cho thấy: Tuổi phối giống lần đầu của dê cái nuôi ở trại
giống của trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây là 398,5 - 401,3 ngày;
khối lượng đạt được là 23,6 - 24,2 kg. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của
dê Beetal thế hệ 5, 6 muộn hơn thế hệ 2, 3 từ 48,9 - 49,8 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Như vậy, chỉ số về tuổi phối giống lần đầu của dê Beetal thế hệ 5 và 6
cũng muộn hơn nhiều so với các đời đầu.
* Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lần đầu
Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh được thời gian đưa con
vật vào khai thác sớm hay muộn. Các giống dê khác nhau, điều kiện nuôi
dưỡng chăm sóc và ngoại cảnh khác nhau thì có tuổi đẻ lứa đầu khác nhau.
Ngoài ra, tuổi đẻ lứa đầu còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật phối giống.
Khối lượng sau đẻ lần đầu là một chỉ tiêu sinh sản phản ánh điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc trong thời gian mang thai.
Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lứa đầu của dê Beetal thế hệ thứ 5
tương đương với thế hệ thứ 6. Cụ thể, tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ
lứa đầu của dê Beetal thế hệ thứ 5 là 595,3 ngày, khối lượng đạt được là 27,5
kg; ở thế hệ thứ 6 tương ứng là 596,8 ngày và 26,3 kg.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi đẻ lứa đầu cũng muộn hơn từ
40,3 - 52,3 ngày so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình, (1998)[2] và
Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khi nghiên cứu trên đàn dê Ấn Độ. Cụ thể:
Theo Đinh Văn Bình, (1998)[2] dê Beetal thế hệ 1 có tuổi đẻ lứa đầu là
544,5 ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal
thế hệ 2-3 cho thấy: Dê Beetal có tuổi để lứa đầu là 552,3 - 556,5 ngày; khối
lượng đạt được là 27,3 - 28,1 kg.
Ở Ấn Độ, N.S.Singh và O.P.S.Sangar, (1985) cho biết: Tuổi đẻ lần đầu
của dê Beetal là 559 - 721 ngày, khối lượng đạt được là 27 - 43 kg (Nguồn
Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).
Qua theo dõi nghiên cứu về một số đặc điểm phát dục của dê Beetal
nuôi ở Viêt Nam thế hệ 5, 6 chúng tôi thấy dê Beetal đã có khả năng phát dục
chậm hơn nhiều so với thời kỳ đầu mới nhập về, có thể đàn dê này đã bị thoái
hóa do cận huyết sau 15 năm nuôi tại Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Đinh Văn Bình và cộng sự, (2001)[4] cho biết: Tuổi đẻ lần đầu của dê
Bách Thảo là 427,5 ngày; khi đó khối lượng đạt được là 32,77 kg. Đinh Văn Bình
và cộng sự, (2005)[7] cho biết: Tuổi đẻ lứa đầu của dê Boer thuần là 553
ngày; khối lượng sau đẻ lần đầu của dê Boer là 53,9 kg. Theo Nguyễn Thị Mai,
(2000)[18] tuổi đẻ lứa đầu của dê Bách Thảo là 11 - 12 tháng.
3.1.2. Khả năng sinh sản của dê đực Beetal
- Phẩm chất tinh dịch
Ngoài việc theo dõi khả năng sinh sản của dê cái, chúng tôi đã tiến hành
theo dõi khả năng sinh sản của con đực. Con đực có vai trò cực kỳ quan trọng,
một cá thể đực có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh sản của một hay nhiều con
cái và khả năng sinh trưởng ở đời con. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng
sinh sản của dê đực, ở đây chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch
và kết quả phối giống.
Chúng tôi đã tiến hành lấy tinh của 5 dê đực mỗi thế hệ (5 và 6), kiểm tra 8
lần trong 2 năm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Chất lượng tinh dịch dê đực Beetal
Chỉ tiêu Đơn vị
Thế hệ 5
(n=5)
Thế hệ 6
(n=5)
* ở Ấn Độ
X
± m
x
X
± m
x
Thể tích (V) ml 1,32 ± 0,15 1,15 ± 0,15 1,69 ± 0.03
Hoạt lực (A) % 82,1 ± 3,75 72,8 ± 4,15 84,3 ± 6,0
Nồng độ (C) tỷ/ml 3,65b± 0,09 3,16a± 0,12 3,18 ± 0,1
VAC tỷ 3,95b± 0,09 2,65a ± 0,08 4,53 ± 0.06
pH 6,72 ± 0,01 6,78 ± 0,01 6,52 ± 0,01
Tỷ lệ kỳ hình (K) % 5,32 ± 0,42 6,22 ± 0,45 5,4 ± 0,23
* Ở Ấn Độ: theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985
Ghi chú:
a,b
giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác
theo hàng ngang với P <0,05
Qua kết quả ở bảng 3.2 chúng tôi thấy: Các chỉ tiêu như lượng xuất tinh
(V), hoạt lực (A), nồng độ (C) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) của tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
dịch dê đực Beetal thế hệ 5 đều cao hơn so với thế hệ 6, pH tinh dịch dê đực
Beetal có giá trị trung bình 6,72 - 6,78, không thay đổi giữa thế hệ 5 và thế hệ 6,
nhưng tỷ lệ kỳ hình ở thế hệ 6 lại cao hơn ở thế hệ 5. Cụ thể, nồng độ tinh trùng
(C) của dê ở thế hệ 5 cao hơn rõ rệt so với thế hệ 6, thế hệ 5 đạt 3,65 tỷ/ml và thế
hệ 6 đạt 3,16 tỷ/ml (P<0,05). Tổng số tinh trùng tiến thẳng giữa 2 thế hệ cũng
khác nhau rõ rệt (P<0,05), thế hệ 5 đạt 3,95 tỷ và thế hệ 6 đạt 2,65 tỷ.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002) [14] khi nghiên cứu
trên đàn dê Beetal tác giả cho biết: Lượng tinh dịch của dê đực ở thế hệ 1, 2
và 3 đạt được tương ứng là 1,18; 1,37 và 1,39 ml. Nồng độ tinh trùng của dê
đực ở thế hệ 1 là 3,37 tỷ/ml; thế hệ 2 là 3,73 tỷ/ml và thế hệ 3 là 3,61 tỷ/ml.
Tổng số tinh trùng tiến thẳng của dê đực ở thế hệ 1 là 3,15 tỷ; ở thế hệ 2 là
3,99 tỷ và ở thế hệ 3 là 4,36 tỷ. Tỷ lệ kỳ hình của dê đực ở thế hệ 1, 2 và 3
tương ứng là 6,19; 5,51 và 5,25%. Như vậy, đàn dê Beetal thế hệ 6 có các chỉ
tiêu về chất lượng tinh dịch thấp hơn thế hệ 5 và các đời đầu, riêng tỷ lệ kỳ
hình lại cao hơn so với các đời đầu.
Kết quả nghiên cứu trên đàn dê nuôi đại trà ở Ấn Độ (S.N Singh và
O.P.S Sangar, 1985) cho biết: Lượng tinh dịch của dê đực Beetal đạt 1,69 ml,
nồng độ đạt 3,18 tỷ/ml, tổng số tinh trùng tiến thẳng đạt 4,53 tỷ và tỷ lệ kỳ
hình là 5,4% (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).
Từ kết quả trên chúng tôi thấy: Dê đực Beetal thế hệ 6 có các chỉ tiêu
và chất lượng tinh dịch kém hơn so với các thế hệ trước và giống gốc, nguyên
nhân chính có thể do sự thoái hóa vì cận huyết của con đực giống sau một
thời gian dài không được làm tươi máu và chất lượng của đàn đực giống này
cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sinh trưởng của đàn dê ở các
thế hệ sau.
- Kết quả phối giống
Kết quả theo dõi về kết quả phối giống của dê đực thế hệ 5 và 6 được
trình bày ở bảng 3.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 3.3: Kết quả phối giống
Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
Thế hệ 5 Thế hệ 6
Số lần phối giống Lần 58 62
Số lần phối giống có chửa Lần 52 54
Tỷ lệ thụ thai % 89,6 87,1
Tỷ lệ xảy thai % 7,40 7,40
Tỷ lệ con sơ sinh sống % 95,5 95,0
Qua kết quả theo dõi về khả năng phối giống của dê đực thế hệ 5 và thế
hệ 6 chúng tôi thấy rằng: Ở thế hệ 5 tỷ lệ thụ thai đạt 89,6%, tỷ lệ xảy thai là
7,4% và tỷ lệ con sơ sinh sống là 95,5%, ở thế hệ 6 kết quả đạt được tương
đương như ở thế hệ 5.
Cụ thể, trong tổng số 62 lần phối giống của dê đực có 54 lần phối giống
có chửa, đạt tỷ lệ thụ thai là 87,1%. Và trong số 54 lần phối giống có chửa thì
có 4 lần xảy thai, chiếm tỷ lệ 7,4%. Tỷ lệ con sơ sinh sống rất cao, đạt 95,0%.
Kết quả phối giống của dê đực thế hệ 5 và thế hệ 6 không có sự khác biệt rõ
rệt (P> 0,05).
Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin,
(2002)[14] khi nghiên cứu trên đàn dê Beetal ở các thế hệ 2 và 3. Tác giả cho
biết: Tỷ lệ thụ thai đạt được là 87,5%, tỷ lệ xảy thai là 6,8% và tỷ lệ sơ sinh
sống là 93,5%. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Chín, (2005)[9] cho biết:
Tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ xảy thai và tỷ lệ con sơ sinh sống ở dê Beetal thế hệ thứ 4
tương ứng là: 82,7 - 90,9%; 4,17%; 95,0 - 98,2%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về kết quả phối giống của dê Beetal
thế hệ 5 và 6 cũng tương đương với kết quả nghiên cứu trên một số giống dê
khác nhập về từ Ấn Độ. Theo Ngô Hồng Chín, (2005)[9] tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
xảy thai và tỷ lệ con sơ sinh sống của dê Barbari là 89,3%; 4,5% và 96,5%,
của dê Jumnapari tương ứng là 87,5%; 5,26% và 95,0%.
3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản của dê cái Beetal
3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal
Ngoài việc theo dõi các đặc điểm phát dục của dê cái, chúng tôi cũng
tiến hành theo dõi các đặc điểm về sinh lý sinh sản. Do vậy, chúng tôi tiến
hành đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal. Kết quả được trình
bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal
Đặc điểm
Thế hệ 5 Thế hệ 6
**Ở
Ấn Độ
n
X
± m
x n X ± mx
Chu kỳ động dục (ngày) 18 22,2 0,75 20 24,8 0,72 19.7-41.2
Thời gian động dục kéo dài (giờ) 18 38,7 3,8 20 40,2 3,3 42.3
Thời gian mang thai (ngày) 24 151,4 1,5 22 148,8 1,7 148
Thời gian động dục lại (ngày)
Dao động (ngày)
29
147,5 24,2
(55-187)
36
156,5 20,2
(62-194)
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 20 308,2 11,8 20 315,4 10,6 282 - 367
* (P>0.05)
** Ở Ấn Độ: Theo N.S. Singh và O.P.S.Sangar, 1985
* Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của dê,
những dê sinh sản tốt thường có chu kỳ động dục đều. Thời gian của một chu
kỳ động dục đối với dê thường thay đổi theo từng giống, nhưng đối với mỗi
giống thì khá ổn định.
Qua kết quả bảng 3.4 chúng tôi thấy: Chu kỳ động dục của dê Beetal
thế hệ 5 và thế hệ 6 trung bình là 22,2 - 24,8 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Kim Lin, (2002)[14]. Theo tác giả, dê cái Beetal thế hệ 2 và 3 có chu kỳ động
dục tương ứng là 26,9 - 27,4 ngày.
Theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, (1985) dê Beetal nuôi ở Ấn Độ có
chu kỳ động dục từ 19,7 - 41,2 ngày (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).
* Thời gian mang thai
Thời gian mang thai là khoảng thời gian từ khi gia súc cái được phối
giống có kết quả đến ngày đẻ. Kết quả theo dõi về thời gian mang thai của dê
Beetal thế hệ thứ 5 và thế hệ 6 được thể hiện ở bảng 3.4. Qua bảng 3.4 chúng
tôi thấy, thời gian mang thai trung bình của dê Beetal thế hệ 5 và 6 là 148,8 -
151,4 ngày.
Kết quả trên cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của một số
tác giả. Theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] thời gian mang thai trung bình của
dê Beetal thế hệ 2-3 là 148,5 ngày. Nghiên cứu của Ngô Hồng Chín,
(2005)[9] trên đàn dê Ấn Độ thế hệ 4 cho thấy, thời gian mang thai của dê
Beetal là 149,4 ngày; của dê Jumnapari là 151,2 ngày và của dê Barbari là
147,5 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình, (1994)[1] thời gian mang
thai của dê Bách Thảo thuần là 147,4 ngày. Theo Đinh Văn Bình và cộng sự
(2005)[7] thời gian mang thai của dê Boer thuần là 148 ngày.
Qua đó chúng ta thấy: Thời gian mang thai của dê Beetal tương đương
với thời gian mang thai của dê Jumnapari, dê Barbari, dê Bách Thảo thuần và
dê Boer thuần, và trong cùng một giống ở các thế hệ cũng tương đương nhau.
Cũng trong thời gian này, Đinh Văn Bình và cộng sự (2005)[7] nghiên cứu
trên các cặp dê lai (Boer - Beetal) và (Boer - Jumnapari) cho biết: Thời gian
mang thai của hai cặp lai trên lần lượt là: 148,6; 148,8 ngày. Có sự tương
đương giữa thời gian mang thai của dê Beetal với các giống dê khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
* Thời gian động dục lại
Kết qủa ở bảng 3.4 cho thấy: Thời gian động dục lại sau đẻ của dê cái
Beetal thế hệ 6 thấp hơn thế hệ 5, nhưng không rõ rệt (P>0,05), ở thế hệ 5 là
147,5 ngày và ở thế hệ 6 là 156,5 ngày. Thời gian động dục lại sau đẻ liên
quan tới khoảng cách lứa đẻ, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào khả năng phối
giống có thụ thai hay không. Theo tác giả Đinh Văn Bình, (1998)[2] theo dõi
trên đàn dê Ấn Độ, thời gian động dục trở lại của dê Barbari: 52,5 ngày; dê
Jumnapari: 86,5 ngày và dê Beetal: 105,9 ngày.
* Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là khoảng thời gian tính từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ
tiếp theo. Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn thể hiện tính mắn đẻ của gia súc
càng cao. Khoảng cách lứa đẻ của dê cái ở thế hệ 5 và thế hệ 6 không có sự
sai khác rõ rệt (P>0,05). Trung bình khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của dê Beetal
thế hệ 5 và 6 nuôi tại trại giống trung tâm là 308,2 - 315,4 ngày, trong đó có
những cá thể khoảng cách giữa 2 lứa đẻ chỉ là 205 ngày.
Kết quả trên cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Chín,
(2005)[9] trên đàn dê Beetal thế hệ 4 khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 314,0
ngày. Theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của dê
Beetal thế hệ 2 là 303,7 ngày; ở thế hệ 3 là 317,8 ngày.
Ở Ấn Độ, N.S.Singh và O.P.S.Sangar (1985)[33] cho biết: Khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ của dê Beetal là 282-367 ngày.
3.1.3.2. Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal
Để đánh giá khả năng sinh sản của dê cái Beetal, chúng tôi tiến hành
theo dõi 38 lứa đẻ ở thế hệ 5 và 36 lứa đẻ ở thế hệ 6 một số chỉ tiêu về sinh
sản. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal
Chỉ tiêu Thế hệ 5 Thế hệ 6
n
X
± m
x
n
X
± m
x
Số lứa/cái/năm (lứa) 38 1,18 0,42 36 1,13 0,44
Số con sơ sinh/lứa (con) 38 1,42 0,09 36 1,35 0,10
Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 38 95,0 36 92,5
KL sơ sinh cả ổ (kg) 30 4,24b 0,07 30 3,87a 0,07
Tỷ lệ đực/cái (%) 30 51,5/48,5 30 50,5/49,5
Số con sinh ra/cái/năm (con) 48 1,67 b 0,08 46 1,52 a 0,08
Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) 54 95,0 56 90,5
Số con cai sữa/cái/năm (con) 48 1,51 b 0,08 38 1,27 a 0,08
** ở Ấn Độ: số con cai sữa/cái/năm: 0,81 - 1,51
** ở Ấn Độ: theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985
Ghi chú: a,b là các chữ cái thể hiện sự sai khác theo hàng ngang với P <0,05
* Số lứa đẻ/cái/năm
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Giữa 2 thế hệ 5 và 6 số lứa/cái/năm không
có sự khác biệt rõ rệt (P > 0,05). Số lứa đẻ/cái/năm trung bình của dê Beetal
đạt 1,13 - 1,18.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác. Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] cho biết: Số lứa đẻ/cái/năm
của dê Beetal ở thế hệ thứ 2 là 1,20 và ở thế hệ thứ 3 là 1,15. Ở thế hệ thứ 4
dê Beetal đạt số lứa đẻ/cái/năm là 1,14 (Ngô Hồng Chín, 2005[9]).
Khi nghiên cứu trên đàn dê Jumnapari và Barbari thế hệ thứ 4,
Ngô Hồng Chín, (2005)[9] cho biết: Số lứa đẻ/cái/năm của dê Jumnapari là
1,18 và của dê Barbari là 1,6.
* Số con sơ sinh trên lứa
Số con sinh ra trên lứa trung bình của dê Beetal thế hệ thứ 5 là 1,42 con
(lứa đẻ nhiều nhất là 3 con sơ sinh/lứa); và ở thế hệ 6 là 1,35 con. Tuy nhiên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
sự sai khác về số con sơ sinh/lứa của dê Beetal giữa 2 thế hệ không rõ rệt,
nhưng nhìn chung ở thế hệ 6 chỉ tiêu này có xu thế giảm xuống.
Kết quả theo dõi về số con sinh ra trên lứa của chúng tôi tương đương
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Theo tác giả, số con
sơ sinh/lứa ở thế hệ 2 là 1,39 con và ở thế hệ 3 là 1,33 con.
Theo Ngô Hồng Chín, (2005)[9] khi nghiên cứu trên đàn dê Ấn Độ thế
hệ 4, số con sơ sinh/lứa ở dê Beetal là 1,76 con, ở dê Jumnapari là 1,55 con và
ở dê Barbari là 1,59 con.
Kết quả nghiên cứu trên đàn dê nuôi đại trà ở Ấn Độ của S.N. Singh và
O.P.S Sengar, 1985[33] là 0,86 - 1,56 con sơ sinh/lứa. Số con sơ sinh/lứa của
các giống dê khác nuôi tại Việt Nam như sau: dê Beetal: 1,39 con/lứa, dê
Jumnapari: 1,36 con/lứa; dê Barbari: 1,46 con/lứa, Đinh Văn Bình và cộng sự
(1998)[2]; dê Saanen: 1,65 con/lứa; dê Alpine: 1,57 con/lứa và dê Boer: 1,85,
(Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý, 2003[6]).
* Tỷ lệ sơ sinh sống
Giữa 2 thế hệ cũng có sự khác biệt, ở thế hệ 5 đạt được là 95,0% cao
hơn thế hệ 6 là 92,5%. Từ kết quả này chúng tôi thấy: Trong cùng chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng và thức ăn như nhau nhưng tỷ lệ sơ sinh sống có khác
nhau, có thể do ảnh hưởng của sự cận huyết đã làm giảm khả năng sinh sản
của dê Beetal thế hệ 6.
Khối lượng sơ sinh cả ổ
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Khối lượng sơ sinh cả ổ giữa 2 thế hệ có
sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Khối lượng sơ sinh cả ổ ở thế hệ 5 là 4,24 kg và
thế hệ 6 là 3,87 kg, do số con sơ sinh/lứa của thế hệ 5 nhiều hơn thế hệ 6 nên
dẫn đến khối lượng sơ sinh cả ổ ở thế hệ 5 lớn hơn thế hệ 6.
* Số con sinh ra/cái/năm
Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của dê cái,
nó phản ánh năng suất sinh sản của dê mẹ. Số con sinh ra/cái/năm ở thế hệ 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thấp hơn rõ rệt so với thế hệ 5 (P<0,05). Cụ thể, ở thế hệ 5 số con sinh
ra/cái/năm là 1,67 và ở thế hệ 6 là 1,52. Như vậy, ở thế hệ 6 dê Beetal đã có
khả năng sinh sản giảm hơn so với thế hệ 5.
* Số con cai sữa/cái/năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá kết quả sinh sản của dê cái. Ở
thế hệ 5 chỉ tiêu này đạt được là 1,51 cao hơn thế hệ 6 là 1,27 con (P<0,05).
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy đàn dê Beetal thế hệ 6 nuôi tại Việt Nam
đã có khả năng sinh sản kém hơn thế hê 5 và các thế hệ trước.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin (2002)[14], trên đàn dê
Beetal thế hệ 1, 2 và thế hệ 3 chỉ tiêu này tương ứng là 1,27; 1,44 và thế hệ 3
là 1,46 con.
Kết quả nghiên cứu trên đàn dê nuôi đại trà ở Ấn Độ (S.N Singh và
O.P.S Sengar, 1985) cho biết: Số con cai sữa/cái/năm của dê Beetal đạt được
là 0,81-1,51 con (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đặc điểm sinh sản của dê
cái Beetal cũng tương đương với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn
Kim Lin, (2005)[17]; Đinh Văn Bình và cộng sự, (2001)[4] trên đàn dê lai và các
giống dê ngoại được nhập và nuôi tại Việt Nam. Kết quả này cho thấy: Các chỉ
tiêu về sinh sản của dê tuy có dao động khi theo dõi ở các vùng khác nhau với các
điều kiện dinh dưỡng và quản lý cũng khác nhau, nhưng những đặc tính sinh sản
mang tính di truyền này lại khá ổn định.
Nhận xét của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài như Saithanoo, Somkiat, (1991); Jacqueline.M.,(1992);
Mishra K.C. và cộng sự, (1976) (nguồn Nguyễn Kim Lin, 1999[12]). Nhưng các
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy: Ở thế hệ 6 các chỉ tiêu về năng
suất sinh sản có chiều hướng thấp hơn so với các thế hệ trước, nguyên nhân có thể
sau một thời gian dài nuôi tại Việt Nam đàn dê Beetal này không được làm tươi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
máu nên dẫn đến hiện tượng suy thoái do cận huyết vì đàn dê Beetal giống gốc
nhập về ban đầu chỉ có 4 con đực và đây cũng là điều mà các nhà quản lý và
nghiên cứu về giống cần quan tâm và có hướng cải thiện đàn dê giống này.
3.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal
Để đánh giá khả năng cho sữa của dê cái Beetal ở thế hệ 5 và 6, chúng
tôi đã tiến hành theo dõi năng suất sữa của dê qua các tháng cho sữa, khả
năng cho sữa ở các lứa đẻ khác nhau và một số chỉ tiêu về thành phần dinh
dưỡng của sữa dê.
3.2.1. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các tháng
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất sữa của dê cái Beetal thế hệ 5
và 6 qua các tháng cho sữa (từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 7), kết quả được
trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các tháng
(gam/con/ngày)
Tháng cho sữa
Thế hệ 5 Thế hệ 6
n
X
m
x
n
X
m
x
Tháng thứ nhất 48 1554,0 110,0 45 1445,4 108,3
Tháng thứ 2 48 1437,7 97,0 45 1371,8 92,3
Tháng thứ 3 46 1337,7 88,4 43 1302,2 90,4
Tháng thứ 4 43 1191,4 79,8 40 1089,5 80,6
Tháng thứ 5 40 1050,3 62,5 38 945,3 66,3
Tháng thứ 6 36 921,9 62,4 35 785,5 65,4
Tháng thứ 7 30 719,4 57,7 30 620,4 58,4
NSS/con/ngày 48 1285,5
b
65,9 45 1132,5a 68,5
Chu kỳ sữa (ngày) 48 197,4 6,53 45 184,6 7,05
SLS/chu kỳ (kg) 48 253,6 b 17,5 45 209,6 a 19,2
Ghi chú: a,b giá trị trung bình mang chữ cái thể hiện sự sai khác theo hàng
ngang cùng chỉ tiêu với P < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Năng suất sữa của dê cái Beetal cao nhất ở tháng thứ nhất đến tháng
thứ 3, sau đó giảm dần đến hết chu kỳ tiết sữa. Cụ thể, năng suất sữa trung
bình của thế hệ 5 ở tháng cho sữa thứ nhất đạt 1544,0 gam/con/ngày, tháng
thứ hai đạt 1437,7 gam/con/ngày, tháng thứ ba đạt 1337,0 gam/con/ngày, sau
đó thì giảm dần và đến tháng thứ 7 chỉ còn 719,4 gam/con/ngày.
Năng suất sữa trung bình của thế hệ 6 ở tháng cho sữa thứ nhất đạt
1554,0 gam/con/ngày, tháng thứ hai đạt 1371,8 gam/con/ngày, tháng thứ ba
đạt 1303,2 gam/con/ngày, sau đó thì giảm dần và đến tháng thứ 7 chỉ còn
620,4 gam/con/ngày. Nhìn chung, ở tất cả các tháng cho sữa, năng suất sữa
của dê Beetal thế hệ 6 đều thấp hơn so với thế hệ 5.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác và tuân theo quy luật đường cong tiết sữa của gia súc nhỏ
nhai lại của tác giả Anous, M, R, Mourad, M, (1998), đồng thời cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu trên thực tế chăn nuôi dê sữa ở nước ta (Đinh Văn Bình,
1994[1]; Đinh Văn Bình và cộng sự, 2001[4]; Đinh Văn Bình và cộng sự,
2003[5]; Nguyễn Kim Lin, 1999[12]). Các tác giả đều cho biết: Năng suất sữa
từ tháng cho sữa thứ nhất đến tháng cho sữa thứ 3 là cao nhất, sau đó thì giảm
dần theo các tháng đến hết chu kỳ sữa (đồ thị 1).
0
500
000
1500
2000
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7
Tháng cho sữa
NS
S (
ga
m/
co
n/n
gà
y)
TH5
TH6
Đồ thị 3.1: Đặc điểm chu kỳ sữa của dê Beetal
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] dê Beetal thế hệ thứ 2 cho năng suất
sữa ở tháng thứ nhất là 1719; ở tháng thứ 2 là 1686; ở tháng thứ 3 là 1570 và
đến tháng thứ 7 là 833 gam/con/ngày, dê Beetal thế hệ thứ 3 cho năng suất
sữa ở tháng thứ nhất là 2292; ở tháng thứ 2 là 2162; ở tháng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19LV_09_DHNL_CHANNUOI_LE THI THU HA.pdf