Luận văn Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển của dầu song nàng (dipterocarpus dyeri pierre) thuộc họ dầu (dipterocarpaceae blume) trong vườn ươm tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh

Tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển của dầu song nàng (dipterocarpus dyeri pierre) thuộc họ dầu (dipterocarpaceae blume) trong vườn ươm tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hà Linh ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DẦU SONG NÀNG (DIPTEROCARPUS DYERI PIERRE) THUỘC HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE BLUME) TRONG VƯỜN ƯƠM TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT TỈNH TÂY NINH Chuyên nghành: Sinh Thái Học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực; chưa từng được công bố trong các luận văn khác. NGUYỄN THỊ HÀ LINH LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ, hệ chính qui niên khóa 2006 - 2009 của trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu và Phòng Khoa Học Công Nghệ - Sau Đạ...

pdf100 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển của dầu song nàng (dipterocarpus dyeri pierre) thuộc họ dầu (dipterocarpaceae blume) trong vườn ươm tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hà Linh ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NẢY MẦM VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DẦU SONG NÀNG (DIPTEROCARPUS DYERI PIERRE) THUỘC HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE BLUME) TRONG VƯỜN ƯƠM TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT TỈNH TÂY NINH Chuyên nghành: Sinh Thái Học Mã số: 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực; chưa từng được công bố trong các luận văn khác. NGUYỄN THỊ HÀ LINH LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ, hệ chính qui niên khóa 2006 - 2009 của trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu và Phòng Khoa Học Công Nghệ - Sau Đại Học TP. Hồ Chí Minh; các giảng viên và nhân viên bộ môn Thực Vật trường Đại học Y Duợc TP. Hồ Chí Minh; Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Lý Thường Kiệt; Ban Giám Đốc và các anh chị, các bạn phòng Kỹ Thuật Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó. Để có được kết quả trên là nhờ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giảng viên PGS. TS Trần Hợp. Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng nhất đối với thầy. Tôi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên tinh thần của cha mẹ, anh chị em trong gia đình, cùng các bạn học cùng khóa. Tôi thành thật cảm ơn và ghi nhớ tất cả sự giúp đỡ chân thành đó. Tây Ninh, ngày 30 tháng 10 năm 2009 Nguyễn Thị Hà Linh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. D DSN: Dầu Song nàng D: đường kính D tb: đường kính trung bình D gốc: đường kính gốc D1,3: đường kính 1,3 m 2. Đ ĐCP: độ che phủ ĐTC: độ tàn che 3. H H: chiều cao Hvn: chiều cao vút ngọn Htb: chiều cao trung bình Hbụi: chiều cao cây bụi 4. T TS: tái sinh TSTN: tái sinh tự nhiên 5. V VQG: Vườn Quốc Gia VQG LGXM: Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh phía Bắc miền Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên; là tỉnh có đường biên giới phía Tây Nam tiếp giáp Campuchia. Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh CôngPôngChàm và SVâyRiêng – Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Long An; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Là một tỉnh biên giới, nên rừng ở Tây Ninh có vị trí vô cùng quan trọng, ngoài chức năng cung cấp gỗ, phòng vệ đầu nguồn, phòng hộ biên giới còn có giá trị rất lớn về cảnh quan môi trường, di tích lịch sử, văn hoá. Tổng diện tích rừng đặc dụng của tỉnh vào năm 2005 là 32.281 ha (chiếm 45,7% diện tích đất lâm nghiệp), bao gồm diện tích của Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (18.806 ha), khu rừng văn hoá lịch sử Chàng Riệc (11.438 ha), rừng lịch sử Núi Bà và Giống Lâm nghiệp (1.855 ha), Căn cứ Đồng Rùm (32 ha), Căn cứ huyện ủy Châu Thành (150 ha). Trong các khu rừng đặc dụng trên, thì Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát có ý nghĩa về mặt môi trường như điều tiết nguồn nước trong mùa mưa và mùa khô, về kinh tế là nơi cung cấp nguồn thực phẩm cho cộng đồng địa phương và là nơi có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái. Rừng Lò Gò – Xa Mát vừa có các kiểu rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng khộp vừa có những trảng cỏ ngập nước theo mùa với những loài động thực vật đặc trưng có tính đa dạng sinh học cao. Trong các khu rừng còn tồn tại một vài khoảnh rừng thuần loại cây họ Dầu như Dầu Song nàng còn gọi là Dầu sang nàng Dipterocarpus dyeri Pierre, Dầu cát Dipterocarpus costatus Gaertn, Dầu lông Dipterocarpus intricatus Dyer, Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifoliu Teijsmann ex Miquel. Hiện nay, tại các khu đất không có rừng, đất sản xuất nông nghiệp trên phân khu phục hồi sinh thái biên giới đang được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp; tại các khu đất này Ban quản lý Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát cho tiến hành trồng các loại cây như Vên vên Anisoptera cochinchinensis Pierre, Sao đen Hopea odorata Roxburgh, Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb ex G.Don, Keo bông vàng Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth.; Keo Tai tượng Acacia mangium Willd. Số loài được sử dụng trồng tái sinh rừng chưa đa dạng về chủng loại, cây họ Dầu chỉ có hai loài là Sao đen và Dầu rái, một số cây có xuất xứ ngoại lai như Keo bông vàng, Keo tai tượng. Công tác chọn giống cây trồng rừng mới chưa được đầu tư đúng mức, việc sử dụng các giống cây ở tại Vườn quốc gia để gieo trồng còn hạn chế. Do đó, trong việc quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng đòi hỏi cần nghiên cứu điều kiện sống, đặc điểm một số loài cây để sử dụng cho việc gieo ươm và trồng tại các khu đất trống ởVườn quốc gia. Trong đó các khoảnh rừng thuần loại có thể được sử dụng để trồng trong khu rừng phục hồi, trong các cây họ Dầu thì cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae là loài cây cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vì: - Cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre hình thành rừng có trữ lượng cao. Gỗ cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre được xếp vào cấp IV có nhiều đặc tính cơ lí tốt, lõi cứng và nặng có giá trị lớn trong xây dựng, trong sử dụng thông thường gỗ không cần bảo quản bằng thuốc chống mối. Ngoài ra gỗ còn được sử dụng phổ biến để sản xuất hàng xuất khẩu. Nhựa cây được dùng trong làm thuyền. - Trong Sách đỏ Việt Nam phần II [3], cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre được xếp vào loại sẽ nguy cấp; nơi cư trú của cây đang bị tàn phá và thu hẹp, cây bị khai thác mạnh và có xu hướng bị tiêu diệt ở từng vùng lớn. - Chưa có công trình nào nghiên cứu về sự tái sinh tự nhiên cũng như việc phát triển của cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre trong vườn ươm tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát để có thể làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển giống cây này tại vườn. Với những lý do trên cùng với những hiểu biết về cây Dầu Song nàng, chúng tôi chọn đề tài: “ Đánh giá khả năng nảy mầm và phát triển của Dầu Song nàng ( Dipterocarpus dyeri Pierre) thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae Blume) trong vườn ươm tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát - tỉnh Tây Ninh” để nghiên cứu sâu hơn về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên cũng như khả năng phát triển trong điều kiện gieo ươm. Từ đó giải quyết các vấn đề phục hồi rừng và góp phần bảo vệ hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre tái sinh tự nhiên ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát – tỉnh Tây Ninh và được nhân giống trong vườm ươm. - Phạm vi nghiên cứu: Với khoảng thời gian một năm, chúng tôi chỉ có thể tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: + Nghiên cứu hoàn cảnh sống và phân bố của cây Dầu Song nàng trong Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh. + Phân tích hóa lí đất mặt tại nơi có cây Dầu Song nàng phân bố để biết hàm lượng các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngoài tự nhiên; từ đó chọn các vùng đất trống phù hợp để trồng tái sinh rừng. + Nghiên cứu khả năng tái sinh ngoài tự nhiên của cây Dầu Song nàng để đóng góp dữ liệu cho việc xây dựng các kỹ thuật bảo vệ rừng và xử lý lâm sinh trong các hoạt động lâm sinh. + Nghiên cứu hình thái, giải phẫu các bộ phận cơ quan của cây Dầu Song nàng để thấy rõ các đặc điểm giải phẫu hình thái thực vật của cây. + Phân tích hình thái so sánh và tra cứu theo các khóa tra để định danh tên khoa học của loài. + Nghiên cứu hạt giống, nảy mầm và các giai đoạn sinh trưởng – phát triển của cây Dầu Song nàng trong vườm ươm với các điều kiện ánh sáng khác nhau để chọn ra công thức ươm gieo tốt nhất làm chuẩn, phục vụ cho công tác trồng rừng ở địa phương. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định tên khoa học của cây Dầu Song nàng và vị trí phân loại trong hệ thống sinh tiến hóa. - Mô tả các đặc điểm hình thái, minh họa bằng hình ảnh các bộ phận của cây như thân, lá, hoa, quả... - Thu mẫu, làm tiêu bản cây Dầu Song nàng để mô tả các đặc điểm giải phẫu các bộ phận thân, lá, rễ của cây Dầu Song nàng và minh họa bằng hình chụp vi phẫu các bộ phận. - Xác định khả năng tái sinh của Dầu Song nàng trong tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây con. - Thực nghiệm để xác định được các điều kiện thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn vườm ươm. Từ đó tìm ra phương thức ươm gieo tốt nhất. 1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Cung cấp tư liệu khoa học về cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri để phục vụ cho việc trồng và khôi phục rừng. Tìm hiểu khả năng tái sinh ngoài tự nhiên và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái để có các biện pháp lâm sinh phù hợp, xác định độ che phủ ánh sáng thích hợp trong vườm ươm làm cơ sở cho việc ươm và trồng cây sau này. 1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Tổng quan tài liệu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2. 1. Điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát - tỉnh Tây Ninh Theo các tài liệu [4, tr.3-12], [5], [8], [26], [36], [41], [45] điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát có các đặc điểm sau: 2.1.1. Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc. Ranh giới hành chính: - Phía Bắc giáp ranh giới Việt Nam – Campuchia. - Phía Tây giáp sông Vàm Cỏ Đông ( biên giới Việt Nam - Campuchia). - Phía Đông giáp đường ranh lâm - nông xã Tân Lập - Tân Bình . - Phía Nam giáp đường ranh lâm - nông xã Hòa Hiệp. VQG Lò Gò - Xa Mát Bản đồ tài nguyên rừng ở tỉnh Tây Ninh Tọa độ địa lý: - Từ 105o 48’ 2.27 đến 105o 58’ 20.47 kinh độ đông - Từ 11o 30’ 4.97 đến 11o 40’ 38.96 vĩ độ Bắc Tổng diện tích của VQG LGXM, kể cả vùng đệm là 18.806 ha. 2.1.2. Địa hình, địa mạo Khu vực VQG LGXM và vùng lân cận nằm trên địa hình cao 5 - 20m trên thềm phù sa cổ của hệ thống sông Vàm Cỏ Đông. Địa hình có hướng dốc nhỏ xuôi theo hướng Bắc Nam và Tây Nam, ở phần phía Nam mức độ phân cắt địa hình tăng lên bởi các thung lũng bào mòn và thung lũng sông. Rải rác trong VQG có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với mực nước biển, cao độ trung bình 13m. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5o do vậy VQG có địa hình gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa. Nhìn chung VQG LGXM nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp. 2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng Tại VQG LGXM, các thành tạo trầm tích mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm tích sông, sông đầm lầy và trầm tích sông biển. Đánh giá chung: khu vực VQG có nguồn gốc địa chất đơn giản, nền địa chất tại khu vực VQG LGXM có thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm tích sông và đầm lầy. Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn định. Các đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực VQG tương ứng là đứt gãy Vàm Cỏ Đông, Xa Mát – sông Sài Gòn. Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực LGXM như sau (từ tuổi cổ đến trẻ): - Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi, cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG. - Trầm tích Holocene hạ - trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội sỏi, cát, bột sét. Phân bố chủ yếu dọc luu vực sông Vàm Cỏ. - Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông - đầm lầy, thành phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn. Phân bố tại tại các địa hình thấp trũng hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lêch 0,5 - 1m. Với thành phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế - Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, dii tích thực vật ở khu vực thuộc trầm tích sông. Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Đa Ha. Nhóm đất phổ biến trong VQG LGXM là đất xám phù sa cổ cũng là loại đất chiếm ưu thế của huyện Tân Biên. Các loại đất chính như sau: - Đất xám điển hình: phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm 68,5% diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ sâu 60cm, khả năng giữ nước kém. Tầng đất dày (>100cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp. Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hóa chưa trầm trọng. - Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, chiếm khoảng 20% diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe…Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100cm), hơi chua pH = 4,0 – 4,5. - Đất phù sa có tầng laterit hình thành do mực nước ngầm dao động lớn giữa hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp hoặc không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt. - Đất xám đọng mùn tầng mặt chiếm 7,7% chủ yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc… Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên. Ngoài ra, còn một số diện tích nhỏ đất xám có tầng kết von đá ong, phân bố thành dãy hẹp ven suối Đa Ha, Sa Nghe và Sa Mát. 2.1.4. Khí hậu Khí hậu toàn vùng mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu tác động của hai nhân tố chính là gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và kết thúc sớm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: ổn định trong khoảng 25-27oC, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 27,7oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao. Nhiệt độ cao nhất 39,9oC ( tháng 4), nhiệt độ thấp nhất 15,3oC (tháng 1 và tháng 2), tổng tích nhiệt hàng năm vào khoảng 9.800-10.100 kcal. - Nắng: số giờ nắng trung bình tháng khoảng 245 giờ. Trong mùa khô số giờ nắng lớn hơn trong mùa mưa và giảm dần từ tháng 12, tháng 1 và đạt cao nhất vào tháng 3 ( 279 giờ). Số giờ nắng mùa mưa nhỏ giảm dần từ tháng 5, tháng 6 và nhỏ nhất vào tháng 4, tháng 5 (174 giờ). - Gió: trong năm có hai hướng gió chính, gió mùa Tây Nam vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với tốc độ bình quân 1,8 m/s, gió mùa Đông Bắc vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tốc độ bình quân 2,3 m/s. - Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1800 mm phân bố không đồng đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhiều nhất vào các tháng 8, 9 và 10 trung bình từ 250 - 300 mm chiếm khoảng 40% lượng mưa năm. Số ngày mưa trong khoảng 150 - 160 ngày/năm. - Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân mỗi năm là 1.489 mm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100 mm kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình hàng năm 78,4%; trong năm độ ẩm trung bình lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 9 và tháng 10, nhỏ nhất vào tháng 3 và tháng 4. Nhìn chung khí hậu ở VQG LGXM mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nằm trong vùng vĩ độ thấp của nội chí tuyến Bắc, điều kiện bức xạ mặt trời quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh phía Bắc mà chủ yếu bị chi phối của các khối không khí nóng ẩm phía Đông và Nam. Khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng tốc độ gió mạnh vẫn thường xuất hiện gần như bão và hầu như năm nào cũng xảy ra. 2.1.5. Thủy văn Mật độ sông suối trong VQG LGXM là 0,19 km/km2, hệ thống sông suối chảy qua VQG có sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha, và các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa. - Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát từ Campuchia chảy qua phía Tây khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam - Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng dài khoảng 20 km, lòng sông rộng 10 - 20 m có nơi mở rộng đến 50m, chảy uốn lượn và cắt vào thềm phù sa cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho giao thông. Thượng lưu sông mang tính chất chế độ thủy văn miền núi. Mùa khô các sông suối cạn kiệt, dòng chảy rất nhỏ. Mùa lũ mực nước và lưu lượng lên nhanh khi có mưa, xuống nhanh khi hết mưa. Sau mưa lũ mực nước giảm dần và xuống thấp nhất vào tháng 4, tháng 5. - Suối Đa Ha: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông Bắc theo hướng Tây Nam chảy vào khu trung tâm rồi hợp với suối Mẹc Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước quanh năm, lòng suối nhỏ chảy ngoằn nghèo. Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như suối Mẹc Nu ( xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Min Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào mùa mưa), suối Sa Nghe ( xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha); suối Tà Nốt, suối Thị Hằng đều khô nước vào mùa khô. Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho nước phục vụ sản xuất ( 140 - 240 m3/ ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích. 2.1.6. Tài nguyên động thực vật 2.1.6.1. Tài nguyên thực vật Hệ thực vật của rừng LGXM đã biết cho đến nay khoảng 694 loài thuộc về 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi.[41], [45] Bảng 2.1. Thành phần hệ thực vật tại VQG LGXM Ngành Số bộ Họ Chi Loài Ngành rêu /Bryophyta 1 1 1 1 Ngành Thông đá / Lycopodiophyta 2 2 2 2 Ngành Dương Xỉ / Polypodiophyta 6 6 11 13 Ngành Hạt trần / Pinophyta 1 1 1 2 Ngành Ngọc Lan / Magnoliophyta 50 105 380 676 Tổng 60 115 395 694 Tại VQG LGXM có các kiểu thảm thực vật chính như sau: - Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa: trong đó tầng cao nhất gồm các loài như Cầy Irvingia malayana (Irvingiaceae) , Trám Canarium sp. (Burseraceae), các loài Đa sung Ficus spp. (Moraceae), các loài cây Dầu Dipterocarpus sp. (Dipterocarpaceae). Tầng thấp hơn gồm các loài như Cơm nguội Ardisia sp. (Myrsinaceae), Hymenocardia punctata (Euphorbiaceae), Bằng lăng Lagerstroemia sp., (Lythraceae), Sầm Memecylon sp. (Melastomataceae), Bưởi bung Acronychia pedunculata (Rutaceae). Tầng thảm cỏ bao gồm các loài Ráng dương xỉ Pteris grevilleana, Pteris sp., Tectaria sp. (Polypodiaceae s.l.), Helminthostachys zeylanica …Phần lớn trong kiểu rừng này có sự hiện diện của nhóm dây leo thân thảo và thân gỗ. - Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa trên đất ferralit nông/cạn: loài Dầu Trà beng Dipterocarpus obtusifolius Teijsm ex Miq. chiếm ưu thế trong cả kiểu rừng này. Các loài cây bụi hay cỏ thường gặp trong rừng ưu thế họ Sao dầu là các loài cây trong họ Trúc đào (Apocynaceae), tầng thảm cỏ bao gồm các loài lau sậy như Cói ( Cyperus spp., Fimbristylis spp., Kyllinga spp.), kể cả loài thường gặp như Amorphophallus sp. (Araceae); Costus speciosus, (Costaceae); Crotalaria calycina, Sesbania sp., Tephrosia sp. (Fabaceae)... - Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ Sao Dầu, tràm và trảng ngập nước theo mùa thứ sinh ưu thế Tràm và Randia: loài Dầu Trà beng Dipterocarpus obtusifolius chiếm ưu thế hình thành một tầng tán rừng thưa rải rác vài cây bụi đặc trưng. Trong tầng cây bụi, loài cây có thể còn đang xác định là loài mới Song mây Calamus sp.nov., Kè Livistona sp., Chà là Phoenix loureirii (Arecaceae)... và nhiều loài thuộc họ Apocynaceae được xem như chiếm ưu thế trong tầng cây bụi. Trong khi đó tầng thảm cỏ khá đa dạng về số lượng loài và thành phần loài như các chi trong họ Cói (Cyperus spp., Fimbristylis spp., Kyllinga spp. Nhóm cây ăn thịt, nhóm ký sinh và nhóm địa lan xuất hiện rất phổ biến trong kiểu thảm thực vật này. - Trảng cỏ ngập nước theo mùa: một số lượng lớn các loài họ Poaceae và Cyperaceae chiếm ưu thế. Bên cạnh đó một số loài cỏ thủy sinh, bán thủy sinh hay mọc ven bờ nước thấy xuất hiện như Hydrocera triflora, (Balsaminaceae); Drosera burmannii, (Droseraceae)... Cùng lúc đó có một số loài ưa ẩm xuất hiện như họ Thài lài (Commelinaceae). Một số loài cỏ ngoại lai như Mimosa pudica, M. diplotricha (Fabaceae), hay Tridax procumbens (Asteraceae) cũng thấy xuất hiện. - Kiểu rừng thứ sinh cây bụi, trảng cỏ ngập nước ven sông, hoặc lòng suối: xuất hiện ven bờ có chế độ ngập thường xuyên quanh năm. Các loài ưu thế hình thành tầng tán rừng khá dày gồm nhiều loài như Ficus (Moraceae), dưới tán rừng các loài như Flacourtia sp. (Flacourtiaceae) và Pandanus sp., (Pandanaceae) là khá phổ biến. Trong kiểu này thường xuất hiện các hội đoàn tre các loại mọc xen kẽ với các nhóm cây nhỏ có độ ưu thế đơn loài hay nhiều loài mọc thưa thớt. Một số loài dây leo thân cỏ hay thân gổ tiêu biểu cho thực vật ven bờ nước như: Stenochlaena palustris (Polypodiaceae); Uvaria sp. (Annonaceae); Daemonorops jenkinsiana... Trong ao hồ, suối hay sông có các loài thủy sinh như Hydrocera triflora, (Balsaminaceae), Monochoria sp., (Pontederiaceae), Ottelia sp. (Hydrocharitaceae)... 2.1.6.2. Tài nguyên động vật - Có 128 taxa côn trùng đã được định danh bao gồm: Bảng 2.2. Thành phần côn trùng tại VQG LGXM Bộ Họ Taxa Lepidoptera 9 87 Odonata 5 22 Coleoptera 4 7 Hemiptera 2 3 Mantodea 1 1 Neuroptera 1 1 Orthoptera 3 4 Hymenoptera 2 2 Heteroptera 1 1 - Khu hệ cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát là một phần trong khu hệ cá của Đồng bằng sông Cửu Long và mang đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu của hệ thống sông Mekong với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ trong đó bộ Cá chép ( Cypriniformes) chiếm số lượng nhiều nhất có 40 loài chiếm 46% tổng số của các loài. - VQG LGXM ở vị trí chuyển tiếp giữa Nam Trường Sơn và đồng bằng Nam Bộ, có rất nhiều vùng đất ngập nước theo mùa và ngập quanh năm. Là điều kiện thích hợp cho các loài ếch nhái sinh sống. Ếch nhái ở VQG LGXM gồm 23 loài thuộc 2 bộ, 6 họ và 15 giống, phần lớn chúng thuộc về họ Nhái bầu ( Microhylidae) - Bò sát ở VQG LGXM gồm 56 loài, thuộc 2 bộ trong đó Bộ có vẩy ( Squamata) có số loài chiếm đến 92,9 %, 15 họ trong đó chiếm ưu thế là họ Rắn nước ( Colubridae) với 21 loài. Có 7 họ chỉ có 1 loài duy nhất: Lacertidae, Boidae, Acrochordiae, Cyclindrophidae, Xenopeltidae, Testudinidae và Trionychidae. - Tổng số loài chim ghi nhận được tại VQG LGXM là 149 loài thuộc 15 bộ và 40 họ. Những họ có số lượng cao là họ Quạ (Corvidae) 21 loài, họ Chim Chích (Sylviidae) 16 loài, họ Gõ kiến (Picidae) 9 loài, họ hút mật (Nectariniidae) 9 loài. Có 3 loài quí hiếm ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đó là Gà lôi hông tía ( Lophura diardi), Già đẫy Java ( Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng ( Ciconia episcopus), Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) ( Grus antigone) và Cò nhạn ( Anastomus oscitans). - VQG LGXM có 29 loài thú của 7 bộ gồm các bộ ăn sâu bọ ( Insectivora), bộ Dơi ( Chiroptera), bộ Linh trưởng ( Primates), Bộ móng guốc chẵn ( Arctiodactyla), Bộ Ăn thịt ( Carnivora), bộ gặm nhấm ( Rodentia), bộ Thỏ ( Lagomorpha). 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát - tỉnh Tây Ninh 2.2.1. Đặc điểm dân số, lao động và sự phân bố dân cư Theo các tài liệu [41], [42], [43] và [44] VQG LGXM nằm trên 3 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, cho thấy trong vùng chỉ có một số hộ dân tạm trú dọc theo các lộ 791, đường ranh giới nông lâm và khu vực bàu Bà Điếc, còn lại là chủ yếu sống ngoài vùng dự án, tập trung theo các trục lộ 22, 20,13, lộ Hòa Hiệp và trung tâm các xã. Dân số các xã có liên quan đến VQG được thống kê như sau: - Tổng số hộ: 4.880 - Nhân khẩu: 20.183 - Hộ theo thành phần dân tộc: Kinh ( 98,8%), Khơ me ( 1%), Hoa ( 0,2%). Bảng 2.3. Thống kê các xã thuộc VQG LGXM Hạng mục Tân Bình Tân Lập Hòa Hiệp Tổng cộng Diện tích (ha) 17.301 16.896 8.854 43.051 Hộ 1.172 2.013 1.695 4.880 Nhân khẩu 4.811 8.337 7.035 20.183 Mật độ dân số (ng/km2) 27 49 79 46 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,76% trong đó xã Hòa Hiệp có tỷ lệ cao nhất là 1,79% gây khó khăn trong việc tạo việc làm cho thanh niên ảnh hưởng đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng của VQG LGXM. Lực lượng lao động có 10.129 trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất 81,2% tiếp theo là lao động dịch vụ, thương mại chiếm 6,4%, lao động lâm nghiệp là 1% còn lại là các dạng lao động khác. Bình quân thu nhập đầu người 7.000.000 đồng/ người/ năm. Mức sống của người ở mức tương đối thấp cũng như năng suất hoa màu và diện tích sở hữu thấp; đặc biệt là đồng bào Khơme ở các sóc Chà Rục và Sók Thiếc. Các phương thức canh tác của cư dân trong vùng VQG LGXM đa số là độc canh lạc hạu, do vốn đầu tư còn hạn chế nên các trang thiết bị phục vụ sản xuất còn thủ công; các sản phẩm tạo ra thường là sản phẩm thô nên giá cả không ổn định. Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều biến động, đặc biệt là giá các mặt hàng phục vụ đầu tư cho sản xuất ngày càng cao cung với sự bất ổn định về giá cả đối vời một số nông sản làm cho người nông dân khó khăn trong đầu tư sản xuất. Tình trạng chạy theo nhu cầu thị trường đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong kế hoạch và cơ cấu cây trồng ở các xã. 2.2.2 Tình hình văn hóa, giáo dục, xã hội Trong năm 2008, các hoạt động văn hóa – xã hội của các xã tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đảm bảo phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng giáo dục toàn diện của các nghành học, bậc học được giữ vững và có bước chuyện biến tích cực so với các năm học trước. Tổng số học sinh của 3 xã là 3.449 em, tỷ lệ lên lớp đạt 87,7%. Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được duy trì, tỷ lệ đạt chuẩn tăng hơn so với năm 2007; trong đó phổ cập tiểu học đạt tỉ lệ 96,7%, phổ cập Trung học cơ sở duy trì ở tỉ lệ 73,7%, công tác xóa mù chữ đạt 96,2%. Cơ sở vật chất được đảm bảo, từng bước phát triển quy mô, chất lượng trường chuẩn quốc gia. Công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh và nhân dân được quan tâm. Hoạt động xã hội hóa giáo dục được duy trì và ngày càng đi vào chiều sâu, huy động được các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh tham gia đóng góp cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Bên cạnh đó, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên triển khai còn chậm. Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều cố gắng trong thực hiện tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Chất lượng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư được nâng lên. Tỷ lệ số ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa, số hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt 3.127/ 4.880 hộ, đều vượt so với kế hoạch phấn đấu. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân. Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thường xuyên, đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận nhân dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, cả 3 xã tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt kết quả tốt. Công tác khám chữa bệnh đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đã có 6.975 người được khám và điều trị trong đó 3.021 người có bảo hiểm y tế. Công tác dân số, gia đình được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, có 1.340 trường hợp áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình; việc bảo vệ chăm sóc trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các nghành chức năng và chính quyền cơ sở quan tâm đặc biệt. Đánh giá chung: Nhìn chung mật độ dân cư thuộc vùng VQG LGXM thấp, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp còn phong phú để phát triển kinh tế; tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ dân trí, ý thức bảo vệ rừng của người dân còn chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, phần lớn dân xung quanh rừng còn nghèo nên dân phá rừng để kiếm sống. Tình hình an ninh biên giới tuy ổn định song vẫn có lúc căng thẳng, nạn phá rừng của người dân Campuchia còn xảy ra ở một số tiểu khu cặp vành đai biên giới. Vẫn còn nạn bao chiếm, lấn chiếm đất quy hoạch trồng rừng hiện là khó khăn lớn cho công tác trồng rừng mới. 2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.3.1. Trên thế giới Họ Dầu ( Dipterocarpaceae Bl.) trên thế giới có 17 chi với 680 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Theo Ashton, cây họ Dầu tập trung ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa bình quân lớn hơn 1000 mm và mùa mưa dưới 6 tháng, các loài không phân bố trên độ cao quá 1000 mm so với mực nước biển. Họ Dầu chia làm 3 họ phụ [24], [25], [27], [29] và [30]: - Dipterocarpoideae là phân họ lớn nhất gồm 13 chi và 475 loài, phân bố ở vùng châu Á nhiệt đới. - Monotoideae có 3 chi và 30 loài, phân bố ở vùng châu Phi và Madagasca. - Pakaraimoideae chỉ có một chi và một loài, phân bố ở vùng Nam Mỹ. Theo T.Smitinand, J.E. Vidal và Phạm Hoàng Hộ [59, tr.3] ở Lào, Campuchia và Việt Nam họ Dầu có 6 chi và 46 loài. BLUME, Bijdr. : 222 (1825) « Dipterocarpeae»; BENTH. & HOOK.f., Gen. Pl. 1 : 189 (1865); DYER, Fl. Brit. Ind. 1 : 295 (1874); GUÉRIN, Fl. Gén. Indoch. 1: 353 (1910); GILG, in ENGL. & PR., Nat. Pflanzenfam., ed. 2, 21: 237 (1925); TARD.,Fl. Gén. Indoch., Suppl. 1 (3): 334 (1943); SYM., Malayan Forest Rec. 16: 153 (1943); HUTCH., Fam. Flow. Pl., ed. 2, 1: 285 (1959); WHITM., Gard. Bull. Singapore 19: 321 (1962); ASHTON, Man. Dip. Brunei: 16 (1964); ibid., Suppl.: 6 (1968); AUCT. MULT., Mém. Mus. Natn. Hist. Nat., n.s., B (Bot.) 26: 1 - 162 (1979); SMITINAND, SANTISUK & PHENGKLAI, Tha For. Bull. (Bot.) 12: 1 ( 1980); CRONQ., Integr. Syst. Class. Flow. Pl.: 316 (1981); ASHTON, Fl. Males., ser. 1, 9 (2): 237 (1982). Ở châu Á, họ Dầu tập trung chủ yếu ở vùng rừng nhiệt đới ẩm như Malaysia gồm các chi: Anisoptera, Balanocarpus, Cotylelobium, Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea, Stemonoporus, Upuna, Vateria, Vateriopsis, Vatica; trong đó có các chi lớn nhất là Shorea (196 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (65 loài). Ở khu vực châu Phi và Madagasca với 2 chi Marquesia và Monotes, ở khu vực Nam Mỹ với chi đặc trưng là Pakaraimaea (Guyana). Họ Dầu Dipterocarpaceae gồm những cây gỗ lớn, thường xanh hoặc bán thường xanh, ít khi rụng lá vào mùa khô, thân thẳng; lá đơn, nguyên mọc xen, phiến lá với gân lá có hình mạng lông chim, mép lá nguyên hoặc có khía, cuống có gối, lá bẹ bao lấy chồi, lá kèm không rụng hoặc rụng sớm. Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đối xứng, chùm tụ tán; cánh hoa màu trắng đến hường, đính bên hoặc dính liền với đế, nhiều nhị đực mang trung đới kéo dài, nhị rời hay đính với cánh hoa; bầu trên thường có 3 ô. Trái có lá đài trưởng thành 2, 3 hoặc 5 cánh lớn, hạt không có phôi nhũ, rễ mầm hướng về phía rốn hạt. [ 21, tr. 84-85]. Gỗ của các loài họ Dầu có sự biến đổi về màu sắc, tỷ trọng và cường độ phù hợp với cấu trúc của chúng. Gỗ từ màu vàng nhạt đến nâu đỏ, tỷ trọng gỗ cũng khác nhau từ 40pounds/m3 (tương đương 640kg/m3) đến 60pounds/m3 (tương đương 960kg/m3). Một đặc điểm cơ bản của gỗ cây họ Dầu là sự có mặt các ống nhựa xếp thẳng đứng, khi cắt ngang các ống nhựa này là những điểm màu trắng nằm rải rác, hoặc nằm song song với nhau [47, tr. 9 - 42]. Theo Maury - Lecon [34, tr. 12], cây họ Dầu châu Á được ghép thành hai nhóm lớn dựa vào sắp xếp cơ bản của lá đài trên quả và số thể nhiễm sắc là: - Nhóm Valvate - Dipterocarpi: Vateria, Vateriopsis, Stemonoporus, Vatica, Cotylelobium, Upuna, Anisoptera, Dipterocarpus với số lượng nhiễm sắc cơ bản n = 11. - Nhóm Imbricate - Shoreae: Shorea, Parashorea, Hopea, Balanocarpus với số lượng nhiễm sắc cơ bản n = 7. Năm 1985 tại thành phố Samarinda ở đảo Borneo Indonesia diễn ra hội nghị quốc tế lần III về họ Dầu, xác định đây là trung tâm phát sinh của họ Dầu và đề cập đến nhiều vấn đề như phân bố, phân loại, hình thái giải phẫu cổ sinh, tái sinh và trồng lại rừng, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên.[38, 1986]. Chi Dipterocarpus do Gaertner, Carl Friedrich von đặt tên trong tác phẩm Fruct. Sem. Pl. 3. 30, pl. 187- 188 năm 1805; chi này sau có vài tác giả đặt thêm tên khác như Franciso Mamel Blanco trong Fl. Filip., ed. 1. 446 năm 1837 là Mocanera Blanco, và Corréa trong Ann. Mus. Paris 8. 397 năm 1806 là Pterigium Correa; vào năm 1840 Endlicher, Stephan Friedrich Ladislaus trong Gen. Pl. 1013 lại ghi là Pterygium. Theo [59] loài Dipterocarpus dyeri do Pierre đặt tên trong tác phẩm của Lanesian, Pl. Util. Coln. Fr: 297 năm 1886 và Pierre trong cuon Fl. For. Cochinch. 3. (14); pl. 216 - 217 năm 1889. Theo T.Smitinand, J.E. Vidal và Phạm Hoàng Hộ [T.Smitinand, tr.31] in DE LANESSAN, Pl. Util. Colon. Fr.: 297 (1886); PIERRE, Fl. For. Cochinch. 3 (14): pl. 216 - 217 (1889); GUÉRIN, Fl. Gén. Indoch. 1 : 363, fig. 35 (1910); CREVOST & LEMARIÉ, Cat. Prod. Indoch. 4: 42 (1927); CRAIB, Fl. Siam. Enum. 1 : 314 (1925); FOXW., Malayan Forest Rec. 10: 79 (1932), p.p. ; SYM., id. 16: 176, fig. 85 (1943); TARD., Fl. Gén. Indoch., Suppl. 1 (3): 340 (1943); SMITINAND, Thai For. Bull. (Bot.) 4: 30 (1958); PHAM HOANG HÔ, Fl. I11. S. Viêtnam, ed. 2, 1: 310, fig. 747 (1970), SMITINAND et al., Thai For. Bull. (Bot) 12: 34, fig. 4 (1980); NGUYEN BOI QUYNH et al., Ess. For. Viêtnam 3: 68, fig. 34 (1980); ASHTON, Fl. Males., ser. 1, 9 (2): 315 (1982). 2.3.2. Trong nước Họ Dầu ( Dipterocarpacea Bl.) là 1 trong 3 họ đặc hữu của xứ hệ thực vật cổ nhiệt đới ngoài Neperthaceae và Pandanaceae [ 34, tr. 105 – 106]. Phân bố ở vùng nhiệt đới, ít khi có ở châu Phi, thuộc bộ Ochnales xuất phát từ Theales, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Những cây thuộc họ Dầu có đặc điểm chung là có lá kèm, các thùy của đài nhiều khi lớn lên và có cánh trong quả.[ 18, tr.151] Trong thực vật chí Campchia, Lào và Việt Nam [59] có 6 chi và 45 loài, trong đó Việt Nam có khoảng 40 loài trong đó có nhiều loài không được công nhận so với cuốn Cây cỏ Việt Nam (1990) của Phạm Hoàng Hộ. Ở nước ta, họ Dầu bao gồm 6 chi Anisoptera, Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea, Vatica với 45 loài, 3 thứ phân bố từ Bắc đến Nam [ 2, tr. 19-250], [4, tr.7], [5, tr 10], [24, tr.123], [18, tr.305], [14, tr. 162- 163], [27, tr.119]. Cây họ Dầu đặc trưng với cây đại mộc, đặc trưng cho loại hình rừng khộp ở các tỉnh phía Nam, tập trung thành rừng thuần loại. Miền Bắc chỉ gặp một số giống mọc xen lẫn với các cây khác trong rừng thứ sinh miền trung du, ít khi ở miền núi cao. Thân thẳng, mọc cao hơn hẳn các loại cây khác thành tầng nhô trên cùng, đường kính thân lớn, phân cành muộn, cành nhánh tập trung ở ngọn, gốc có bạnh vè hoặc không, phân bố trong các khu rừng thường xanh, rễ khí sinh hiếm gặp chỉ có ở các chi Hopea và loài Parashorea stellata. Các loài đặc trưng đều có số cá thể lớn làm thành các rừng đặc biệt cho các vùng khí hậu đất đai khắc nghiệt. Cây có nhựa do thân có ống tiết dầu, vỏ cây trơn láng hoặc có vẩy hoặc có khía cạn hay sâu. Chồi thường có dạng hình búp, lá bẹ thường bao lấy chồi lúc non sau đó rụng sớm; lá mọc sole, đơn, nguyên, mọc xen mang các lông hình sao dày hoặc thưa hoặc vẩy hình lọng. Hệ gân nổi rõ mặt dưới, gân nhị cấp hình lông chim, thẳng hoặc cong, đôi khi hội tụ thành vòng cung cách bìa, gân phụ gần như song song. Các loài thuộc chi Dipterocarpus có bìa lá dợn sóng, hệ gân thẳng, phiến lá xếp nếp. Hoa tự chùm hoặc bông, xếp thành viên chùy ở nách lá gần đầu cành [ 5, tr. 159-175]. Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đều, có mùi thơm, có màu từ trắng, hồng đến đỏ, xếp thành cụm hoa chùm ở nách; thường không có lá bắc; ống đài ngắn hoặc dài, rời hay dính vào bầu; đài gồm 5 lá đài dính ở phần dưới, khi hình thành quả một số lớn lên thành cánh ở quả. Tràng gồm 5 cánh hoa, tiền khai hoa vặn, rời hay hơi dính lại, thường có lông; nhị 5 - 15 hay nhiều hơn nằm dưới nhụy hay bao quanh nhụy, chỉ nhị rời hay dính lại với nhau ở dưới, trung đới dài hình mũi dùi; bao phấn 2 ô mở dọc trung đới; bầu trên 3 ô, mỗi ô 2 noãn ở dạng treo, mở hay đảo, đôi khi bầu dính với ống đài thành bầu dưới. * K(5) C5 A∞-15-5 G (3) Quả khô không mở, nằm trong đài bền, với các cánh đài đồng trưởng gồm 3 cánh dài, 2 cánh ngắn đối với chi Shorea; 2 cánh dài, 3 cánh ngắn đối với chi Hopea; 2 cánh phát triển thật dài và rộng, 3 cánh nhỏ dạng vẩy đối với Dipterocarpus; 2 cánh lớn hẹp và tròn, 3 cánh nhỏ đối với Anisoptera hoặc 5 cánh dài bằng nhau đối với Parashorea; phần lớn không hạt, hạt không có nội nhũ, các lá mầm thường vặn bao kín rễ mầm. Nhiều loài trong họ Dầu là những cây gỗ tốt, được xếp vào loại “ thiết mộc” dùng đóng tàu, thuyền, làm cầu và các công trình xây dựng. Nhựa dầu dùng để trát thuyền, đánh bóng gỗ, vỏ cây Sao đen chữa đau răng [27, tr.119 - 120]. Thành phần nhựa dầu gồm trans - cariophilen, alloaromadendren, calaren,  - gurjunen,  - humulen,  - gurjunen, epi - biciclossquiphelandren….. [32, tr. 361 - 363]. Rừng cây họ Dầu ở Đông Nam Bộ trước đây đã có một số công trình nghiên cứu đáng kể nhất là công trình của P. Maurand (1952, 1964), Rollet (1952), Vidal (1958, 1960), Schmid (1962)…[ 56], [ 57], [ 58], [ 60] Sau này, một số tác giả trong nước tiếp tục nghiên cứu như công trình của Lý Văn Hội (1969), Thái Văn Trừng (1978, 1999), Võ Văn Chi (1987)…[4], [6], [17], [38],. Thái Văn Trừng đã khảo sát hệ thực vật rừng và mô tả một số ưu hợp họ Dầu ở Đông Nam Bộ, Phan Nguyên Hồng và Vũ Văn Dũng mô tả hình thái và cấu trúc của rừng thưa cây họ Dầu . Lâm Xuân Sanh cho rằng hạt cây họ Dầu có giai đoạn ngủ không quá 4 tuần [29]. Nguyễn Văn Sở đã nghiên cứu về hình thái phát triển của hạt cây họ Dầu và độ sâu lấp đất thích hợp cho đa số hạt cây từ 0,5 - 1cm [ 30], việc gieo ươm cây họ Dầu có thể tiến hành trên nền thảm [ 21]. Trên cơ sở thực nghiệm kết hợp sản xuất thử, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã ban hành quy trình gieo ươm gây trồng đối với cây họ Dầu [ 31]. Theo Thái Văn Trừng, Dầu Song nàng ở giai đoạn cây con chịu bóng rất cao, dưới tán rừng chỉ thấy cây mạ không thấy cây lớn (T.V.Trừng 1978). Lê Văn Mính (1978, 1985) xác nhận nhu cầu ánh sáng của Dầu Song nàng như sau: - Cây con có chiều cao < 0,2 m cần cường độ ánh sáng từ 1000 - 3000 lux. - Cây con có chiều cao từ 0,5 - 1m và 1 - 4m cần cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux và 30.000 - 86.000 lux. Khi nghiên cứu về TSTN của DSN, Nguyễn Văn Thêm đã có một số kết luận như sau:[33] - DSN ra hoa từ giữa tháng 12 đến tháng giữa tháng 1 năm sau quả non hình thành, đầu tháng 4 quả chín và rụng nhiều nhất vào giữa tháng 5, từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 hình thành cây mầm. - Hạt DSN nảy mầm trong điều kiện bóng râm và chỉ nảy mầm khi đất đủ độ ẩm, nếu quả rụng 1 - 2 tuần mà không gặp mưa thì 90% hạt sẽ không nảy mầm. - Sự phát triển của cây con DSN dưới tán rừng đòi hỏi độ tàn che ánh sáng khác nhau: từ khi cây nảy mầm đến 3 năm tuổi đòi hỏi đất ẩm có nhiều bóng râm ( độ tàn che 0,5 - 0,8); từ 3 năm tuổi trở lên đòi hỏi đất mát, tầng đất sâu có nhiều ánh sáng( độ tàn che từ 0,5 - 0,6). - Ở các tán rừng không được mở trống chỉ xuất hiện những cây DSN có chiều cao nhỏ hơn 30 cm, rất ít cây con có chiều cao lớn hơn 50 cm, vì thế việc có lỗ trống do cây già hay do khai thác theo nhóm cây thành thục là điều kiện giúp cho quá trình TSTN của DSN có kết quả. Nhìn chung các nghiên cứu về thực vật rừng ở trong và ngoài nước là cơ sở để bảo tồn và phát triển những quần xã thực vật trong quá trình tái sinh tự nhiên và trồng mới. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đưa ra được những phương pháp đánh giá về đặc điểm lâm học của một loài thực vật, tái sinh của loài đó và việc vận dụng toán thống kê trong sinh học vào từng trường hợp cụ thể như ảnh hưởng của cây mẹ, độ che phủ, độ tàn che…. để từ đó có những tính toán khoa học trong việc bảo tồn, phát triển, trồng và tái sinh loài cây DSN có hiệu quả. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu ngoài thực địa 3.1.1. Thu thập số liệu và mẫu vật Bước đầu, khảo sát thực địa nơi có cây DSN sinh sống để tiến hành đo đếm, quan sát và thu thập số liệu. - Địa hình: trong khu vực DSN sống tại VQG LGXM địa hình tương đối bằng phẳng nên không chú ý nhiều đến độ dốc. - Khí hậu: số liệu được cập nhật tại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực tỉnh Tây Ninh. - Thực bì: thu hái mẫu vật, chụp ảnh làm tiêu bản và ghi chép các số liệu để tiến hành nhận biết tên khoa học của mỗi loài cây. Chọn ô tiêu chuẩn có nhiều cây con DSN tái sinh nhất đào một phẫu diện đất, mỗi phẫu diện lấy 3 mẫu đất ở 3 độ sâu khác nhau: 0 - 20 cm, 20 - 50 cm, 50 - 80 cm [ 9, tr. 31 - 39]. Phân tích các mẫu đất này trong phòng thí nghiệm. Chọn ô tiêu chuẩn 30 x 10 m để vẽ phẫu đồ chiếu tán và phẫu đồ cắt dọc nơi có cây DSN sinh sống, đồng thời thu thập các mẫu vật thân, lá, rễ, hoa của cây DSN để mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu trong phòng thí nghiệm [35, tr. 23] Trong VQG LGXM tại khu vực gần suối Đa Ha nơi có nhiều cây DSN sinh sống, chọn 5 cây mẹ thu hái hạt giống với điều kiện các cây đang ra hoa, quả có kiểu hình tốt và không bị sâu bệnh. Xác định thời điểm thu hái: thời gian ra hoa của cây DSN từ giữa tháng 12, quả chín vào đầu tháng 3. Thu lượm quả vào thời gian quả rụng nhiều nhất từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, chỉ thu lượm những quả màu cánh gián. 3.1.2. Thu thập dữ liệu về tái sinh tự nhiên Theo dõi các hiện tượng ra hoa, quả non, quả chín và hạt phát tán theo chỉ dẫn chung trong nghiên cứu quần xã thực vật với định kì 5 ngày/lần từ giữa tháng 12 năm 2008 đến cuối tháng 5 năm 2009. Xác định lượng hạt rụng, tỷ lệ nảy mầm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cây mầm như chất lượng hạt, sâu hại, động vật ăn hạt…. Bố trí 5 ô tiêu chuẩn để đo đếm cây tái sinh, diện tích mỗi ô là 0,2 ha ( 4 x 500 m2) gọi là ô cấp 1 có mỗi cạnh là 10 x 50 m, chia ô cấp 1 thành 5 ô cấp 2 với diện tích 100m2 ( 10 m x 10 m) dùng để thống kê các cây có đường kính 1,3m ( D1,3) ≥ 10 cm. Chia ô cấp 2 thành ô cấp 3 với diện tích 1 m 2 (1m x 1m) dùng để đo đếm các cây tái sinh. Ô cấp 1 50m x 10m 2 2 2 2 2 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các ô tiêu chuẩn Đo đếm cây tái sinh bằng cách sử dụng thước thẳng có đánh số để đo chiều cao (H), dùng thước kẹp để đo đường kính (D). Phân chia cây tái sinh theo 3 cấp độ: - Cây tốt là cây hạt sinh trường tốt, thân thẳng, tròn đều, tán lá phát triển cân đối, không bị khuyết tật hay sâu bệnh. - Cây trung bình là cây sinh trưởng bình thường, tán lá phát triển không cân đối. - Cây xấu sinh trưởng kém, thân cong, bị khuyết tật, tán lệch và bị sâu bệnh. Chia độ tàn che ( ĐTC) tán rừng thành 5 cấp: 0,3 - 0,4; 0,5 - 0,6; 0,6 - 0,7; 0,7 - 0,8; > 0,8 theo phương pháp vẽ biểu đồ chiếu tán của T.A.Davis và P.W.Richards trên ô tiêu chuẩn cấp 3, mỗi cấp ĐTC bố trì lặp lại 3 lần. Chỉ tiêu cạnh tranh của cây bụi và thảm tươi được đánh giá theo độ che phủ ( ĐCP) và H trong đó, ĐCP của tán lá cây bụi và thảm tươi được chia thành 4 cấp: ≤ 20%, 30 - 40%, 50 - 60% và ≥ 70%. Chiều cao cây bụi chia thành 3 cấp: ≤ 50 cm; 51 - 100 cm và ≥ 100 cm. Mỗi cấp ĐCP ứng với một cấp H cây bụi và đo lập lại 20 lần tổng số là 240 ô. Đánh giá sự sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây con DSN bằng cây tiêu chuẩn theo từng cấp kính cách nhau 1 cm; mỗi cấp kính của mỗi loài chặt 5 cây để đo đếm chiều cao, đường kính và vòng năm ở vị trí D gốc và D 1,3. Cây tiêu chuẩn là cây sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị sâu bệnh và khuyết tật. Nghiên cứu về quan hệ giữa phân bố cây mẹ và phân bố cây tái sinh bằng cách kiểm kê cây mẹ trong ô cấp 2 và đặt hệ thống các ô 1m x 1m để kiểm kê tái sinh. Thời gian thu thập kết quả từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009. 3.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 3.2.1. Khảo sát đặc điểm giải phẫu Việc khảo sát đặc điểm giải phẫu cây DSN được tiến hành tại Bộ môn Thực vật trường Đại học Dược TP.HCM theo hướng dẫn của các tài liệu [19], [28]. Theo các bước sau: - Đối với thân: cắt ngang đoạn giữa 2 mấu cành. - Đối với phiến lá: cắt ngang đoạn 1/3 đáy phiến lá gồm gân giữa và một ít thịt lá 2 bên. - Đối với cuống lá: cắt ngang cuống lá phần gần sát cành. - Đối với rễ: cắt ngang rễ sơ cấp và rễ thứ cấp. 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Ô cấp 2 ( 10 x 10m) Ô cấp 3 ( 1 x 1 m) Nhuộm vi phẫu bằng phương pháp nhuộm kép rồi quan sát bằng kính hiển vi quang học và chụp hình bằng máy ảnh kỹ thuật số 3.2.2. Phân tích đất Mẫu đất được lấy tại VQG LGXM nơi có nhiều cây DSN mẹ và cây con sinh sống vào ngày 05/02/2009. Sau đó tiến hành phân tích đất tại Phân viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp TP.HCM với các chỉ tiêu phân tích và phương pháp sau: - pH KCl được chiết rút bằng dung dịch KCl 1M pH= 5.8 - 6.0. Tỉ lệ đất/ tỉ lệ dịch là 1/5, đo trên máy C535. - Xác định hàm lượng mùn theo phương pháp Tiourin. - N tổng số được chiết rút bằng phương pháp Kjendahal. - P2O5 tổng số được công phá bằng hỗn hợp H2SO4 và HClO4 so màu trên máy SFECTRONIC 21D. - Na+, Ca2+, Mg2+ chiết rút bằng dung dịh NH4Ac 1M pH = 7. - CEC ( Cation Exchange Capacity) chiết rút bằng dung dịch 1M pH = 7. - HCO3 - chiết rút bằng nước cất theo tỷ lệ đất/ dịch là 1/5, chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0.02M với chỉ thị metyl da cam ( dung dịch chuẩn độ đã loại CO3 2-) - Thành phần cơ giới 3 cấp bằng phương pháp tỷ trọng kế. 3.3. Bố trí thí nghiệm trong vườn ươm Thí nghiệm trồng cây con DSN trong vườn ươm được bố trí tại vườn ươm cây giống VQG LGXM, để xác định nhu cầu về dinh dưỡng, điều kiện chiếu sáng của cây con. Các thí nghiệm được thiết kế trong các điều kiện khác nhau để tìm ra phương pháp ươm gieo tốt nhất. - Quả thu về chọn những quả có kích thước gần đồng đều nhau sau đó tiến hành đo đếm tính kích thước và khối lượng bằng thước thẳng ( để tính chiều dài và chiều rộng), thước kẹp palme ( để đo đường kính quả) và cân ( để tính khối lượng). - Làm sạch quả bằng cách cắt cánh ngắn bớt, loại bỏ các vật lẫn và quả sâu bệnh hay quả bị mối…quả DSN sau khi chế biến chính là hạt. Để các hạt có khối lượng khác nhau ở mỗi lô khác nhau. - Để hạt nảy mầm được đồng đều thì cần xử lý hạt bằng cách tạo độ ẩm thích hợp kích thích cho hạt nảy mầm. Phương pháp phổ biến là ngâm hạt trong nước khoảng 6 - 8h rồi ủ hạt trong hố đất từ 4 - 7 ngày. - Gieo hạt vào bầu, vỏ bầu là chất dẻo tổng hợp có kích thước 12cm x 24cm, hỗn hợp đất bầu gồm đất và phân hữu cơ trộn theo tỉ lệ đất thịt nhẹ 90% + phân hỗn hợp 10%. - Sắp xếp bầu vào 5 lô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi lô gồm 100 bầu với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 5 điều kiện chiếu sáng khác nhau: không che bóng, che bóng 25%, che bóng 50%, che bóng 75%, che bóng 100%.  Lô 1 ( che bóng 100%): dùng màng phủ nông nghiệp ( nilon đen) phủ kín giàn che.  Lô 2 ( che bóng 75%): dùng 3 lớp lưới phủ lên giàn để 25% ánh sáng lọt vào.  Lô 3 ( che bóng 50%): dùng 2 lớp lưới phủ lên giàn để 50% ánh sáng lọt vào.  Lô 4 ( che bóng 25%): dùng 1 lớp lưới phủ lên giàn để 75% ánh sáng lọt vào.  Lô 5 ( ánh sáng 100%): không che bóng. - Đo đếm các chỉ số sinh trưởng của cây con DSN trong liên tục 6 tháng từ tháng 4/2009 đến tháng 10/2009 với số lượng bầu là 80 bầu/lô. - Mỗi lô có gắn bảng chú thích và chụp hình vào ngày 15 hàng tháng để so sánh kết quả giữa các lô. 3.3.1. Đo chiều cao và đường kính thân cây - Dùng thước kẹp đo ở phần cổ rễ giáp với thân sát mặt đất để xác định đường kính thân cây. - Thước thẳng có đánh số dùng đo chiều cao cây con, bắt đầu từ phần cổ rễ đến mút ngọn. 3.3.2. Xác định số lá trên cây và tính diện tích lá - Đếm số lượng lá ở từng cây trên tất cả các lô ( vào cùng ngày đo đường kính và chiều cao cây) và so sánh số lá ở mỗi lần theo dõi để xác định số lá tăng thêm mỗi tháng. - Chọn lá lớn nhất và nhỏ nhất ở mỗi cây xác định diện tích lá mỗi cây và diện tích lá ở 80 cây trên mỗi lô thí nghiệm 3.3.3. Phương pháp tính sinh khối Sau 6 tháng, nhổ các cây trong lô thí nghiệm và phân thành 3 bộ phận rễ, thân, lá. Cân trọng lượng tươi từng bộ phân sau đó sấy khô đến trọng lượng không đổi, sinh khối tính bằng g/m2. phương pháp tính sinh khối được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM khoa Hóa - Sinh. 3.4. Xử lý số liệu - Xác định đặc điểm phân bố của cây mẹ và cây tái sinh trên mặt đất bằng việc vận dụng tính chất về sự bằng nhay giữa số bình quân ( X) và phương sai ( S2) trong phân bố Poisson để xác định kiểu phân bố cây con trên đơn vị diện tích. S2 W = W = 1: phân bố ngẫu nhiên X W > 1: phân bố cụm W < 1: phân bố đều - Để kiểm tra hệ số W dùng tiêu chuẩn D của Blachkman (1942) và trắc nghiệm bình phương ( X2) Trong đó D : tiêu chuẩn kiểm tra hệ số phân bố N : dung lượng mẫu quan sát Nếu W > 1 + 2D : phân bố cụm; W < 1 + 2D : phân bố đều. - Tính trị số trung bình của mẫu: trong đó X : trị số trung bình Xi: giá trị đo đếm n: tổng số mẫu đo đếm. - Tính phương sai mẫu: trong đó S : phương sai mẫu n : tổng số mẫu đo đếm Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định giả thuyết được thực hiện bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê SGWIN 3.0 để xử lý các số liệu thu được [13], [20]. Sau đó những kết quả tính toán được tổng hợp thành bảng và đồ thị để phân tích. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hình thái và giải phẫu cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre 4.1.1. Đặc điểm về hình thái Dựa vào các tài liệu [6, tr. 160 - 163], [7, tr. 997 – 998], [10], [11, tr. 16], [14], [15], [16, tr. 310], [24, tr. 65 - 66], [27, tr. 119], [28], [34], [49], [50], [51] và [60] cùng với quá trình khảo sát đặc điểm hình thái cây DSN trong VQG LGXM thì DSN có những đặc điểm sau: Cây gỗ lớn có thân hình trụ thẳng,cao từ 30 - 40 m, đường kính đến 150 cm, thân dưới cành cao từ 25 - 30 m. Tán lá dạng hình nón, dày và rậm. Vỏ cây xù xì, nứt dọc, bong thành những mảnh nhỏ có màu xám nhạt, thịt vỏ dầy 6 – 20 mm có màu nâu đỏ. Cành non màu nâu đỏ, có vết vòng lá kèm và có lông màu xám hay hung đỏ. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay thuôn dài, đỉnh lá nhọn, gốc tù hay hình tim, đuôi lá gần tròn. Ở cây con, lá có lông mềm ở mặt dưới, ở cây trường thành mặt trên của lá hoàn toàn nhẵn dài từ 15 - 55cm, rộng 9 - 25cm. Gân lá dạng lông chim nổi rõ ở mặt dưới là 18 - 31 đôi gân bên, gân giữa dẹt,. Cuống lá hình trụ dài 4 - 8cm, mảnh, ít lông; lá kèm sớm rụng dài 10 - 20cm và rộng 2 - 4cm, trong có màu đỏ nhạt ngoài có lông hung đỏ mịn. Hoa: cụm hoa chùm đơn, có lông, dài 8 - 18cm, mang 6 - 8 hoa không có cuống, mỗi hoa dài 4 - 5cm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, lá bắc rụng sớm; đài hoa hợp ở gốc gồm 2 cánh đài dài phía ngoài có 5 gờ dọc dài 3 - 3,5cm rộng 0,5 -0,7 cm, 3 cánh đài ngắn hơn dài 1 - 1,2cm rộng 0,2 - 0,3cm; tràng hoa rời, đều có màu hồng, nhẵn dài 3 - 5cm, tiền khai hoa vặn. Nhị đực 30, chỉ nhị rời dài 0.8 - 1,2cm rộng 0,1mm, bộ nhị trên bầu,; bao phấn đính lưng, mở dọc. Bầu trên dài 1,1 - 1,3cm có 1 vòi dài 1,5cm, đầu nhụy tròn rộng 0,7 - 0,8mm; 3 ô mỗi ô có 2 noãn đảo, đính noãn trung trụ. Hoa thức  ♀ K(5) C5 A30 G(3) Hoa đồ Quả có ống đài dài 4 - 5,5cm; rộng 4 - 5cm với 5 cạnh nỗi rõ, 2 đài lớn phát triển thành 2 cánh lớn dài 20 - 30cm rộng 3 - 5,5cm với 3 gân chính, 3 đài nhỏ hình thành 3 cánh nhỏ mỗi cánh dài 1,5 - 2cm, rộng 0,5cm. Quả khô không mở, thuôn nhọn gần hình nón, có lông, dài 2 - 4cm, rộng 2,8cm. Quả thường mất sức nảy mầm nhanh do có chứa dầu, không chịu được khô hạn. Hình 4.1. Các bộ phận của cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre A: Lá; B: Hoa; C: Quả Hình 4.2. Cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre 4.1.2. Đặc điểm giải phẫu Dựa vào các tài liệu tham khảo [ 12], [ 19], [28] cùng với việc tiến hành giải phẫu các bộ phận rễ, thân, lá; nhuộm mẫu và quan sát dưới kính hiển vi thu được các kết quả sau: - Rễ: bên ngoài có lớp bần dày bao bọc, bên trong có các tế bào mô mềm, libe nằm ngoài, gỗ nằm trong ở giữa là tầng phát sinh libe - gỗ; gỗ có nhiều lớp tế bào đồng tâm tương ứng với sự tăng dày thêm mỗi năm và gỗ I có sự phân hóa hướng tâm; tia tủy gồm 2 – 3 lớp tế bào kéo dài phát triển từ trụ bì. -Thân: ở những đoạn cành non phía ngoài có các lông bảo vệ, 4 – 5 lớp tế bào hạ bì bao bên ngoài; 3 – 4 lớp tế bào mô mềm vỏ, gỗ II là những tế bào hình đa giác xếp thành dãy, gỗ I bị dồn vào phía trong có sự phân hóa ly tâm. Tầng phát sinh libe - gỗ gồm một lớp tế bào dẹt, nằm giữa libe II và gỗ II. Chính giữa thân là ruột là những tế bào mô mềm không đều, tia tủy gồm 1 - 2 dãy tế bào đi từ ruột qua lớp gỗ II. Trong thân có các ống tiết, bên trong là xoang chứa chất tiết được bao bọc bên ngoài bởi các tế bào tiết; ống tiết còn có ở nhánh cây, lá. -Lá: bên ngoài có nhiều lông tơ nhỏ bảo vệ, lớp tế bào biểu bì trên có các tế bào ít hơn lớp tế bào biểu bì dưới. Bên trong mô mềm cạnh gỗ có các ống tiết phân bố rải rác. Bó libe gỗ có mặt lõm quay về phía trên, gỗ ở giữa xung quanh có libe bao bọc. Cuống lá có mặt dưới lồi, biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật, bên trong là những tế bào mô mềm lớn hình cầu có các ống tiết nằm rải rác. Thịt lá gồm các 1 lớp tế bào mô giậu hình chữ nhật nằm dưới lớp tế bào biểu bì trên, dưới tế bào mô giậu có các tế bào mô khuyết hình cầu. 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây DSN Trong quá trình nghiên cứu thực địa tại VQG LGXM nơi có cây DSN phân bố cùng với sự tham khảo các tài liệu [17, tr.7], [18], [33] thì sự sinh trưởng và phát triển của cây DSN có những đặc điểm sau ot bb l lb II gII gI tt gII A B gI tps mm b tps bb ot lb D mm vỏ g l bbd mg mk E tbt lbII tsb Hình 4.3. Cấu tạo giải phẫu cây DSN Dipterocarpus dyeri Pierre A: Rễ; B: Thân; C: Gân lá; D: Cuống lá; E: Thịt lá; F: Ống tiết Chú thích: b: lớp bần; bb: biểu bì; bbd: biểu bì dưới; bbt: biểu bì trên; g: gỗ; gI: gỗ I; gII: gỗ II; hb: hạ bì; l: lông bảo vệ; lb: libe; lbI: libe I; lbII: libe II; md: mô dày; mg: mô giậu; mk: mô khuyết; mm: mô mềm; nm: nhu mô tủy; ot: ống tiết; r: ruột; tbt: tế bào tiết; tps: tầng phát sinh libe gỗ; tsb: tầng sinh bột; tt: tia tủy; xt: xoang tiết. g g tt mm vỏ mm ruột hb lb I xt nm chất tiết F mm ruột md dưới C mm md trên lb bbt bbd bbt - Giai đoạn cây con là giai đoạn khi cây mọc lá đầu tiên đến khi có lá đạt kích thước trưởng thành. Giai đoạn này kéo dài từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5, là thời kỳ mưa đầu mùa, đất ẩm ướt tạo điều kiện cho hạt DSN thấm đủ nước để ra rễ non và nảy mầm. - Giai đoạn sinh trưởng kéo dài từ giai đoạn khi cây có lá đạt kích thước trưởng thành đầu tiên, tăng trưởng nhanh về chiều cao đến khi cây đạt D1,3 ≥ 20cm và Hvn ≥ 20m thì bắt đầu ra hoa. - Giai đoạn ra hoa kết quả cây DSN sinh sản mạnh khi D1,3 = 60 - 80cm, vào đầu tháng 12 cây thay lá đồng loạt, khi có lá non là khi nụ hình thành vào giữa tháng 12 kéo dài đến cuối tháng, hoa nở vào đầu tháng 1 năm sau, giữa tháng 1 đến tháng 3 quả non hình thành và bắt đầu chín rụng vào giữa tháng 4 đến cuối tháng 5. Giai đoạn sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây DSN phát triển gần như song song đến khi cây đạt D1,3 ≥ 120cm thì cây ngừng sinh sản. 4.3. Phân loại, vị trí loài trong hệ thống sinh giới Trên cơ sở hệ thống phân loại, dựa vào định nghĩa hệ thống học của Simpson [7] và các tài liệu [2], [14], [27, tr. 77 - 119], [46], [52], [ 53], [54] vị trí của cây DSN trong hệ thống phân loại sinh giới được xác định như sau:  Giới Plantae ( Haeckel, 1866)  Phân giới Viridaeplantae ( Cavalier - Smith, 1981)  Ngành Magnoliophyta ( Sinnott, 1935 & Cavalier - Smith, 1998)  Phân ngành Euphyllophytina  Lớp Magnoliopsida ( Brongniart, 1843)  Phân lớp Dilleniidae ( Takhtajan, 1967)  Liên bộ Malvanae (Takhtajan, 1967)  Bộ Malvales ( Dumortier, 1829)  Họ Dipterocarpaceae ( Blume, 1825)  Chi Dipterocarpus ( Gaertner.f., 1805)  Loài Dipterocarpus dyeri Pierre ex Laness ( Pierre, 1889) 4.4. Phân tích đất nơi phân bố của cây DSN Nhóm đất phổ biến trong VQG LGXM là đất xám phù sa cổ; trong đó đất xám điển hình phân bố ở nơi có địa hình khá cao được nhiều loại cây rừng che phủ đất chưa bị thoái hóa, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng chủ yếu ở vùng địa hình trung bình dọc theo các con suối có độ pH chua ( pH ≤ 4,5), ven suối là đất xám có tầng kết vón đá ong. Ở các trảng ngập nước vào mùa mưa là đất xám đọng mùn tầng mặt nghèo chất dinh dưỡng. Tại khu vực có DSN sinh sống và cây con tái sinh mạnh đất được lấy theo 3 tầng với độ sâu 0 - 20cm, 20 - 50cm, 50 - 80cm; quan sát bề ngoài đất có các đặc điểm sau: - Độ sâu 0 - 20 cm: màu nâu đen, đất ướt, vón cục. - Độ sâu 20 - 50 cm: màu nâu, đất xốp, hơi ẩm ướt. - Độ sâu 50 - 80 cm: màu nâu nhạt, đất xốp, ẩm. Cả 3 phẫu diện đất trên được phân tích tại Phân viện quy họach và thiết kế nông nghiệp TP.HCM cho kết quả sau: Bảng 4.1 Kết quả phân tích đất tại VQG LGXM nơi cây DSN sinh sống. STT Độ sâu tầng đất (cm) pH (KCl) Mùn (%) Tổng số (%) HCO3 - CEC (me/100g) N P2O5 1 0 - 20 3.82 2.138 0.098 0.021 1.49 2.5 2 20 - 50 3.89 1.448 0.084 0.019 1.49 2.05 3 50 - 80 3.89 1.241 0.07 0.014 0.75 1.75 STT Độ sâu tầng đất (cm) Cation trao đổi (me/100g) TP cơ giới (%) Ca2+ Mg2+ Na+ Sét Thịt Cát 1 0 - 20 cm 0.33 0.07 0.05 27.92 22 50.08 2 20 - 50 cm 0.26 0.07 0.04 29.92 20 50.08 3 50 - 80 cm 0.26 0.07 0.04 31.92 20 48.08 Theo phân loại đất Việt Nam, phẫu diện đất tại khu vực DSN sinh sống là đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng [1, tr. 68 - 82], [9]. Đất có thành phần cơ giới trung bình, thành phần cát chiếm 50%, phản ứng môi trường thông qua dung dịch đất chua do pH < 7, hàm lượng mùn tương đối thấp dao động từ 1% - 2% ở độ sâu 0 - 20cm có hàm lượng mùn cao hơn các độ sâu khác nhờ có xác thực vật phân hủy; hàm lượng đạm tổng số và lân tổng số nghèo, cation trao đổi rất thấp. Tóm lại đây là loại đất phèn nặng, có thành phần cơ giới trung bình và nghèo chất dinh dưỡng. 4.5. Đặc điểm tái sinh của cây Dầu Song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre Tái sinh rừng là quá trình sinh học quan trọng trong đời sống của rừng, là quá trình phục hồi các thành phần chủ yếu của rừng và là quá trình sản xuất tài nguyên rừng. Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này, do đó cần có những hiểu biết đầy đủ và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh rừng là cơ sở khoa học cho các biện pháp xử lý lâm sinh để quá trình tái sinh rừng có hiệu quả. 4.5.1. Phát tán hạt giống và hình thành cây mầm Hạt Dầu phát tán nhờ gió, hạt được phát tán xa hay gần tùy thuộc vào khối lượng quả. Sử dụng các 100 ô tiêu chuẩn ( 1m x 1m) để tính toán lượng hạt rụng và xác định chất lượng hạt là tốt hay xấu trong từng ô của 5 cây mẹ, tính từ 4 hướng của mỗi cây. Hạt tốt là những quả chín có màu cánh dán, phôi mầm trong hạt còn tươi; quả xấu là những hạt không đều đặn, hạt bị khô, không còn nguyên vẹn hay hạt rụng non. Hạt của cây họ Dầu Dipterocarpaceae là những hạt ưa ẩm nên tỷ lệ nảy mầm giảm rất nhanh trong vòng 10 ngày [24, tr. 23], hạt không có thời kỳ ngủ, hạt chín và nảy mầm gần như liên tục, vào đầu mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho hạt nảy mầm. Bảng 4.2 Số lượng, chất lượng và hạt nảy mầm TỔNG CỘNG Hạt tốt Hạt xấu Hạt nảy mầm Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 2586 1757 67.94% 829 47.18% 1327 51.31% Hình 4.4. Hạt của cây DSN Dipterocarpus dyeri Pierre Hạt tốt (A); hạt xấu (B, C) Nhìn chung, chất lượng hạt DSN tương đối tốt, hạt tốt chiếm tỉ lệ cao, hạt nảy mầm chiếm trên 50%. Các hạt xấu do bị các nhân tố như sâu hại, động vật phá hại gây nên. Tỉ lệ hạt nảy mầm thấp hơn tỉ lệ hạt tốt là do hạt ra được rễ mầm nhưng rễ mầm bị khô héo hoặc thối làm thân mầm không phát triển được, hoặc hạt rụng xuống nhưng không rơi vào thời điểm mưa đầu mùa hoặc lượng mưa không đều làm hạt dễ bị khô và không có khả năng nảy mầm. 4.5.2. Sinh trưởng của cây tái sinh Sử dụng các 250 ô tiêu chuẩn 1m x 1m đo đếm cây TS, đo đếm các chỉ số về đường kính và chiều cao từ đó mô tả bằng đồ thị sự phân bố số cá thể cây con theo đường kính và chiều cao; xác định các chỉ số sinh trưởng đường kính và chiều cao qua các tuổi của cây con. 4.5.2.1. Sinh trưởng đường kính Theo kết quả khảo sát thống kê được số cá thể phân bố theo đường kính như sau: Bảng 4.3. Sinh trưởng đường kính của cây tái sinh qua các tuổi Tuổi (năm) 1 2 3 4 5 6 7 D (cm) 0.37 ± 0.16 0.70 ± 0.17 1.02 ± 0.19 1.33 ± 0.18 1.75 ± 0.33 2.03 ± 0.11 2.19 ± 0.10 Trung bình/năm 0.34 ± 0.18 (cm/năm) A B C 025 50 75 100 125 150 0.1 0.42 0.74 1.06 1.38 1.69 2.01 2.33 D N Hình 4.5. Đồ thị phân bố cây theo cấp đường kính 0 20 40 60 80 100 120 140 0.1 0.4 0.7 1 1.3 1.6 1.9 2.2 D (cm) N 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi Hình 4.6. Đồ thị phân bố N - D qua các năm tuổi ở cây tái sinh 00.5 1 1.5 2 2.5 1 2 3 4 5 6 7 Tuổi (năm) D (cm) Qua các bảng thống kê 2, 3 ( phụ lục) và đồ thị 4.5, 4.6 và 4.7 có thể nhận thấy: - Ở mức đường kính càng thấp thì số lượng cây càng cao, đường kính càng lớn thì số cây cũng giảm dần. Điều đó cho thấy khả năng TS cây con mạnh ở những cây còn nhỏ nhưng khi cây càng lớn thì số lượng cây con theo chiều hướng giảm dần. - Cây TS càng nhiều tuổi thì đường kính càng tăng nhưng số lượng cây con lại giảm dần, từ đó cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của cây con càng lớn thì càng giảm. - Đường kính tăng trưởng đều qua các tuổi từ 1 đến 5 tuổi tăng nhanh, từ 5 đến 7 tuổi có xu hướng tăng hơi chậm lại so với các tuổi trước đó; lượng tăng trưởng đường kính bình quân/năm là 0,34cm/năm. 4.5.2.1. Sinh trưởng chiều cao Thống kê cây TS theo các mức chiều cao khác nhau được số liệu sau: Bảng 4.4. Chiều cao của cây tái sinh theo các độ tuổi Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 Htb (cm) 39.2 ± 2.26 59.27 ± 2.83 77.95 ± 4.72 134.52 ± 11.77 155.14 ± 27.19 224.75 ± 24.97 332.33 ± 47.21 Trung bình/năm 34.92 ± 17.28 (cm/năm) Hình 4.7. Đồ thị sinh trưởng đường kính của cây tái sinh theo tuổi 050 100 150 200 250 10 69 128 187 246 305 363 410 H (cm) N Hình 4.8. Đồ thị phân bố số lượng cây tái sinh theo chiều cao Nlt = exp(1.64458 - 0.00672661*H) 0 50 100 150 200 250 10 - 37 38 - 66 67 - 99 100 - 410 H (cm) N Ntt Nlt Hình 4.9. Đồ thị phân bố cây TS theo chiều cao ở tần số lý thuyết và thực tế 0100 200 300 400 1 2 3 4 5 6 7 Tuổi (năm) H (cm) Hình 4.10. Đồ thị sinh trưởng chiều cao theo tuổi của cây tái sinh Qua bảng 4 ( phụ lục) và phân tích SGWIN 3.0 (bảng 8 phụ lục); cùng 3 đồ thị 4.8, 4.9 và 4.10 phân bố cây TS theo chiều cao và đồ thị sinh trưởng chiều cao theo tuổi của cây con DSN cho thấy: - Số lượng cây TS có chiều cao dưới 100 cm chiếm hơn 2/3 các cây quan sát trong ô tiêu chuẩn, các cây cao hơn 100 cm chiếm tỉ lệ rất thấp. - Số lượng cây TS theo chiều cao ở tần số thực tế và lý thuyết có sự khác biệt nhau, số lượng cây có H < 85cm ở tần số thực tế cao hơn nhiều so với lý thuyết nhưng sau đó thì ngược lại. - Tăng trưởng chiều cao ở từ 5 - 7 tuổi nhanh nhất, ở giai đoạn từ 1 - 5 tuổi tăng trưởng chậm hơn; lượng tăng trưởng chiều cao bình quân/năm là 34,92cm/năm. Hình 4.11. Phẫu diện đồ quần hợp Dầu Song nàng trong VQG LGXM (10mx30m) Đối tượng: những cây có D1,3 ≥ 10 cm Tỷ lệ đo vẽ: 1/300 ( 1cm trong giấy ứng với 3m thực địa) D: Dầu Song nàng Dipterocarps dyeri C: Cò ke Grewia tomentosa V: Vải rừng Nephelium lappaceum S: Sảng Sterculia populifolia K: Kơ nia Irvingia malayana 4.5.2.2. Chất lượng cây tái sinh Việc đánh giá chất lượng cây TS có ý nghĩa thực tiễn trong việc phát triển rừng, là một trong những chỉ tiêu để chọn lựa các giải pháp kỹ thuật và đánh giá các đặc điểm của rừng và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây TS. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tốt Trung bình Xấu Chất lượng Hình 4.12. Biểu đồ chất lượng cây tái sinh DSN Kết quả ở bảng 5 ( phụ lục) và biểu đồ 4.12 cho thấy tỷ lệ cây TS có chất lượng tốt chiếm tỉ lệ thấp 16,3%; trong khi cây có chất lượng trung bình và xấu chiếm đến 83,7%. Các cây có chất lượng xấu có tán lá phát triển không đồng đều do sâu bệnh và thiếu ánh sáng, cây thiếu chất dinh dưỡng thân cây còi cọc. 4.5.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến cây tái sinh Ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thì số lượng, chất lượng và sự phân bố cây mẹ cùng với độ tàn che tán rừng, tầng cây bụi cũng tác động đến khả năng tái sinh của cây con DSN. 4.5.3.1. Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng Độ tàn che tán rừng là tỷ lệ phần che chiếu tán cây rừng so với diện tích mặt đất rừng; đây là chỉ tiêu chỉ sự phân phối ánh sáng của tán rừng đối với tầng lớp cây dưới tán nhất là cây TS. Điều tra ở 250 ô tiêu chuẩn về sự phân bố cây TS ở mỗi cấp ĐTC và ảnh hưởng của ĐTC đến chiều cao của cây con DSN được kết quả sau: 025 50 75 100 125 150 0.3-0.4 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 >0.8 Độ tàn che N Hình 4.13. Biểu đồ số lượng cây tái sinh theo độ tàn che Bảng 4.5. Số lượng cây tái sinh ở các mức chiều cao theo ĐTC H (cm) Độ tàn che 0.3-0.4 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 >0.8 ≤20 2 3 6 5 7 21-50 35 43 58 62 75 51-100 25 33 38 42 49 101-200 9 5 5 3 1 >200 6 3 2 2 1 Tổng cộng 77 87 109 114 133 020 40 60 80 100N 0.3-0.4 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 >0.8 Độ tàn che ≤ 20 cm 21-50 cm 51-100 cm 101-200 cm >200 cm Hình 4.14. Biểu đồ chiều cao của cây tái sinh theo độ tàn che Phân tích kết quả trong bảng 9 ANOVA ( phụ lục) cho thấy mức ý nghĩa cho số lượng, chiều cao và đường kính cây TS đều < 0.05; như vậy có sự khác biệt về số lượng, chiều cao và đường kính ở các ĐTC khác nhau. Dựa vào kết quả ở bảng 9, 10 SGWIN 3.0 (phụ lục) và 2 biểu đồ 4.13 và 4.14 có thể nhận thấy ảnh hưởng của ĐTC tán rừng đến lượng cây TS có sự biến động cụ thể như sau: - Số lượng cây TS cao nhất ở ĐTC tán rừng > 0.8, thấp nhất ở ĐTC 0.3 - 0.4, số lượng cây con chênh lệch không nhiều ở các ĐTC 0.6 - 0.7, 0.7 - 0.8 và >0.8. Từ đó cho thấy số lượng cây TS chịu ảnh hưởng bởi các cấp ĐTC. - Về ảnh hưởng của ĐTC đến chiều cao cây tái sinh: ĐTC 0.3 - 0.4 có chiều cao khác biệt so với các cấp ĐTC còn lại; cụ thể như sau: ở chiều cao từ ≤ 20 đến 21 - 100cm số lượng cây TS tăng dần từ ĐTC 0.3 - 0.4 đến ĐTC >0.8, nhưng ở cây TS có chiều cao 101cm đến > 200cm thì số lượng cây TS ở ĐTC 0.3 - 0.4 ở mức cao nhất. Có thể thấy khả năng chịu bóng của cây TS giảm dần khi cây lớn lên, ở những cây có chiều cao ≤ 100cm thì mức ĐTC thích hợp từ 0.5 - >0.8, từ > 100cm thì ĐTC thích hợp là 0.3 - 0.4. Do vậy trong vấn đề trồng tái sinh rừng ngoài việc chú ý đến yếu tố giống cây trồng thì cần phải điều tiết ĐTC tán rừng sao cho thích hợp với các yêu cầu ánh sáng khác nhau của cây TS trong các giai đoạn phát triển khác nhau. 4.5.3.2. Ảnh hưởng của cây bụi và thảm tươi Các cây bụi và thảm tươi thông qua các chỉ số độ che phủ và chiều cao cây bụi ảnh hưởng nhiều đến cây TS, từ sự phân bố hạt trên bề mặt đất đến sự hình thành cây con và sự cạnh tranh về hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất đến nhu cầu ánh sáng ở các giai đoạn phát triển của cây TS. Bảng 4.6. Số lượng cây tái sinh theo ĐCP và chiều cao cây bụi. H bụi (cm) Độ che phủ ≤20 30-40 50-60 >70 ≤50 114 61 43 20 51-100 95 48 18 24 >100 46 26 20 5 Tổng cộng 255 135 81 49 0 20 40 60 80 100 120N ≤ 20 30 - 40 50 - 60 > 70 Độ che phủ (%) ≤ 50 cm 51 - 100 cm > 100 cm Hình 4.15. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo độ che phủ và chiều cao cây bụi Bảng 4.7. Số lượng cây tái sinh ở các mức chiều cao theo ĐCP H (cm) Độ che phủ (%) ≤20 30-40 50-60 >70 ≤ 20 6 12 4 1 21-50 138 60 46 29 51-100 89 50 29 19 101-200 15 7 1 > 200 7 6 1 Tổng cộng 255 135 81 49 025 50 75 100 125 150 N ≤ 20 30 - 40 50 - 60 > 70 Độ che phủ (%) ≤ 20 cm 21 - 50 cm 51 - 100 cm 101 - 200 cm > 200 cm Hình 4.16. Biều đồ chiều cao cây tái sinh theo độ che phủ Qua kết quả thống kê ở bảng 12, 13 SGWIN 3.0 ( phụ lục)và các biểu đồ 4.15 và 4.16 cho thấy: - Số lượng cây TS phân bố ở các ĐCP và chiều cao cây bụi có sự khác nhau; số lượng cây TS giảm dần khi ĐCP và chiều cao cây bụi tăng lên, cây TS phân bố nhiều nhất ở ĐCP ≤ 20% và H bụi ≤ 50 cm. - Về ảnh hưởng của ĐCP đến chiều cao cây TS cũng có sự khác nhau: cây TS có H ≤ 20 cm tập trung nhiều nhất ở ĐCP 30 - 40%, thấp nhất ở ĐCP > 70%; ở ĐCP ≤ 20% đến ĐCP > 70% số lượng cây TS có H = 21cm đến H > 200cm giảm dần, các cây TS H > 200 cm nhiều nhất ở ĐCP ≤ 20% và không gặp ở ĐCP > 70%. Như vậy, tương tự như ĐTC tán rừng thì ĐCP và H bụi cũng ảnh hưởng đến sự khả năng tồn tại và phát triển của cây con DSN; cây TS gia tăng nhiều ở ĐCP ≤ 20% và H bụi 30% và H bụi > 50 cm. 4.5.3.3. Ảnh hưởng giữa phân bố cây mẹ và phân bố cây tái sinh trong rừng Trong quá trình nghiên cứu phân bố giữa cây mẹ và cây tái sinh DSN, sử dụng 25 ô tiêu chuẩn cấp 2 với diện tích 100m2 ( 10m x 10m) để thống kê số lượng cây mẹ và sử dụng các ô cấp 3 đặt trong ô cấp 2 với diện tích 1m2 ( 1m x 1m) dùng để đo đếm các cây TS. Kết quả điều tra thống kê được như sau: Bảng 4.8. Phân bố số ô theo số cây mẹ và cây tái sinh Ô cấp 2 (10m x 10m) Ô cấp 3 (1m x 1m) Ô cấp 2 (10m x 10m) Ô cấp 3 (1m x 1m) STT SL cây mẹ SL cây TS STT SL cây mẹ SL cây TS 1 2 14 14 3 20 2 6 15 15 3 20 3 5 25 16 2 17 4 3 28 17 6 16 5 4 27 18 2 23 6 0 22 19 5 21 7 3 22 20 2 20 8 3 19 21 6 20 9 3 23 22 3 19 10 4 22 23 2 21 11 2 25 24 0 22 12 3 21 25 4 17 13 5 21 TC 81 520 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Số ô N Cây mẹ Cây tái sinh Hình 4.17. Biểu đồ phân bố số ô theo số cây mẹ và cây tái sinh Bảng 4.9. Phân bố cây mẹ và cây tái sinh Nhóm Số lượng Đặc trưng phân bố Kiểu phân bố Số ô S2 W Cây mẹ 81 25 3.24 2.69 2.2 Phân bố cụm Cây tái sinh 520 125 20.8 11.75 6.6 Phân bố cụm Dùng tiêu chuẩn kiểm tra D của Blachkman để kiểm tra hệ số W: X - Với N = 25 đối với cây mẹ ta được kết quả W > 1 + 2D. Từ đó có thể kết luận cây mẹ DSN phân bố theo cụm. Tương tự đối với cây TS với N = 125 được W > 1 + 2D nên phân bố của cây TS cũng giống với phân bố của cây mẹ. - Ở ô số 6 và ô số 24 dù không thấy cây mẹ nhưng vẫn có cây TS xuất hiện chứng tỏ hạt đã được phát tán đến các nơi khác trong rừng. Như vậy, cây mẹ và cây TS đều phân bố theo cụm do đặc điểm phát tán hạt nhờ gió dù cho cây mẹ vẫn chiếm ưu thế ở tầng trên của tán rừng. 4.6. Trồng cây trong vườm ươm 4.6.1. Gieo ươm hạt thử nghiệm Ở các loài cây thuộc họ Sao Dầu những quả rụng đầu tiên là những quả hỏng, nếu để rụng hết cũng không tốt, chỉ nên thu hái khi quả bắt đầu rụng nhiều. ( Seeber và Agpaoa, 1976). Cho nên trong khu vực cây DSN mẹ phân bố, tiến hành thu lượm hạt vào đầu tháng 3 đến giữa tháng 4, chọn những hạt giống tốt không bị sâu bệnh, hạt chín hai cánh lớn màu vàng cánh gián phát triển đồng đều, vỏ hạt có màu nâu. Hạt được làm sạch và cắt ngắn 2 cánh tránh ảnh hưởng đến phần rốn hạt; sau đó tiến hành phân loại theo khối lượng hạt như sau: - A. Hạt nhỏ nặng 15 - 18 gram ( đường kính 1,5 - 3 cm). - B. Hạt trung bình nặng 19 - 49 gram ( đường kính 3,1 - 4 cm). - C. Hạt lớn nặng 50 - 70 gram ( đường kính 4,1 - 5 cm). Trước đây đã có tài liệu mô tả về kỹ thuật gieo ươm của cây DSN [31], cho nên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành thí nghiệm để xác định khả năng nảy mầm của hạt ở những hạt có khối lượng khác nhau. Hạt trước khi gieo ươm sẽ được xử lý bằng cách ngâm trong nước lạnh từ 6 - 8 giờ sau đó ủ trong hố đất ( kích thước 100cm x 80cm x 25cm) đã được lót rơm rạ, mỗi hố có 100 hạt. Thí nghiệm được lập lại 3 lần, và tưới nước mỗi ngày 2 lần, mỗi lần là 5 lít nước cho mỗi lô. Kết quả tỉ lệ nảy mầm qua các lần gieo ươm thử nghiệm như sau: - Lần 1: ngày bắt đầu gieo: 06/03/2009; ngày bắt đầu nảy mầm 14/03/2009; ngày kết thúc nảy mầm 21/03/2009. - Lần 2: ngày bắt đầu gieo 10/03/2009; ngày bắt đầu nảy mầm 17/03/2009; kết thúc nảy mầm 28/03/2009. - Lần 3: ngày bắt đầu gieo 14/03/2009; ngày bắt đầu nảy mầm 20/03/2009; kết thúc nảy mầm 02/04/2009 Bảng 4.10. Số lượng hạt DSN nảy mầm qua 3 lần ươm gieo LẦN I Lô 14/03/2009 17/03/2009 21/03/2009 Số lượng Số lượng Số lượng A 12 48 63 B 15 65 75 C 5 29 41 LẦN II Lô 17/03/2009 22/03/2009 28/03/2009 Số lượng Số lượng Số lượng A 11 39 55 B 17 70 78 C 3 16 34 LẦN III Lô 20/03/2009 27/03/2009 02/04/2009 Số lượng Số lượng Số lượng A 10 43 60 B 14 59 74 C 7 23 39 Qua 3 lần ươm gieo cho thấy tỉ lệ nảy mầm của DSN ở mức trung bình khoảng 58%; trong đó các hạt có khối lượng trung bình 19 – 49 gram có tỉ lệ nảy mầm cao nhất ( 75,7%) tiếp đó là các hạt có kích thước nhỏ ( 59,3%) và hạt có khối lượng cao thì tỉ lệ nảy mầm là thấp nhất ( 38%). Do vậy trong quá trình chọn lựa hạt giống để gieo ươm ngoài việc chú ý đến chất lượng hạt giống cần phải quan tâm đến khối lượng và kích thước của hạt. 4.6.2. Trồng cây trong vườn ươm  Ươm hạt giống: chọn những hạt có kích cỡ trung bình sau đó làm sạch và cắt ngắn cánh, ngâm trong nước lạnh 6 - 8 giờ rồi ủ trong hố đất có lót rơm rạ từ 7 - 10 ngày, tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Hạt sau khi xuất hiện rễ mầm được gieo vào bầu.  Chuẩn bị bầu: số lượng bầu được sử dụng là 500 bầu, kích thước bầu là 16cm x 25cm, vỏ bầu được làm bằng chất dẻo tổng hợp PE có đục 10 lỗ tròn đường kính 8mm ở hai bên và bên dưới. Thành phần ruột bầu gồm đất thịt (75%), đất cát (15%), phân hỗn hợp (10%). Sắp xếp 500 bầu vào 5 lô, mỗi lô rộng 1.5m, dài 2m tưới nước cho ẩm để khoảng 2 - 3 giờ, lượng nước tưới 20 lít/ m2. Mỗi bầu gieo 1 hạt; dùng que nhọn chọc lỗ trong đất bầu sâu khoảng 1 - 2 cm rồi cho rễ mầm vào, lấp đất và ém nhẹ.  Tiến hành che bóng: làm giàn che cao khoảng 50cm, dùng lưới phủ lên 5 lô, bố trí mỗi lô là một độ che phủ khác nhau.  Chăm sóc - tưới nước: tưới nước bằng vòi sen mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần là 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ. 4.6.3. Kết quả trồng cây con DSN tại vườn ươm 4.6.3.1. Về cây mầm - Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 7 – 10 ngày, kết thúc nảy mầm là 15 - 20 ngày. - Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt dễ bị mối mọt; ở những lô che bóng thì tỉ lệ hạt nảy mầm cao hơn. - Các cây con mọc ở lô được che bóng nhiều ( che 75% và che 100%) phát triển tốt hơn so với những lô còn lại. - Lá cây có màu vàng ở những lô để sáng 100% và che bóng 25%, cây trong lô che 75% và 100% có màu xanh đậm. - Tra cứu tài liệu [22], [25], [40] cùng việc quan sát tình hình sâu bệnh của cây con trong quá trình phát triển chúng tôi tìm ra các loại sâu bệnh sau:  Sâu ăn lá: có màu đen dọc 2 bên sống lưng có chấm màu đỏ, ở phần đầu và đuôi có chấm màu vàng, có một sừng ở đầu; chúng ăn các lá non làm cây còi cọc chậm phát triển.  Cào cào ăn lá non của cây.  Bệnh gỉ sắt: ở lá non bị xoăn cứng có màu xanh đậm sau đó khô và chết dần; ở lá trưởng thành mới đầu mặt sau lá có các chấm vàng da cam rồi lan rộng phủ kín mặt lá. Lá bệnh hình thành các đốm nâu, xung quanh có viền vàng.  Bệnh thối cổ rễ cây con: cây con trong quá trình sống bị héo dần và chết do cổ rễ bị thối và teo lại. Hình 4.18. Các dạng sâu bệnh ở cây DSN A, B: Sâu ăn lá; C: Cào cào; D: Bệnh gỉ sắt - Để cây phát triển tốt trong vườn ươm chúng tôi đề nghị một số biện pháp sau:  Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu; làm sạch cỏ ở xung quanh vườn ươm.  Thường xuyên kiểm tra và bắt các loài sâu, cào cào gây hại cho cây.  Đối với bệnh gỉ sắt kiểm tra lá cây thường xuyên, hái các lá bị bệnh, phơi khô và đốt. D C B A 4.6.3.2. Tỉ lệ sống của cây con DSN trong điều kiện vườn ươm Qua 6 tháng gieo ươm và theo dõi tỉ lệ sống của các cây con DSN ở các lô che bóng khác nhau, chúng tôi thu được các kết quả sau: Bảng 4.11. Tỉ lệ sống của cây con DSN ở 5 lô Lô Tháng 1 2 3 4 5 6 1 100 100 99 98 97 97 2 99 98 98 97 97 97 3 98 96 95 95 95 95 4 95 95 94 93 93 93 5 96 94 94 94 91 91 Hình 4.19. Đồ thị tỉ lệ sống cây con DSN trong vườn ươm Kết quả ở bảng 15 ( phụ lục) và đồ thị 4.19 cho thấy: - Tỉ lệ sống ở lô 1 và 2 cao hơn so với các lô còn lại, lô 4 và lô 5 có tỉ lệ sống thấp nhất; từ đó cho thấy khả năng chịu bóng râm của cây con trong những tháng đầu tiên rất cao. Từ giai đoạn tháng thứ 4 trở đi, tỉ lệ sống của các lô tương đối ổn định trừ lô 1 và lô 5 có sự biến động số lượng cây con; ở lô 1 do được che bóng Số lượng 86 88 90 92 94 96 98 100 102 1 2 3 4 5 6 Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 hoàn toàn nên các cây con bị ẩm ướt dễ bị chết, lô 5 trong điều kiện không được che bóng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh nên lá bị vàng và bị sâu hại nhiều hơn so với các cây ở những lô còn lại - Nhìn chung, tỉ lệ nảy mầm của hạt DSN tương đối cao ( > 90%), nhưng trong điều kiện chiếu sáng hoặc che bóng hoàn toàn tỉ lệ sống cây con không ổn định so với các lô được che bóng 25%, 50% và 75%. 4.6.3.3. Tăng trưởng của cây con DSN  Tăng trưởng về chiều cao: + Về hình thái: lô 1 cây con có chiều cao thấp hơn so với các cây ở những lô còn lại, cây phát triển không đều, mảnh khảnh, yếu và dễ đổ. Chiều cao cây con lô 2 và lô 3 cao hơn so với lô 4 và lô 5; trong đó các cây ở lô 3 phát triển cao và tốt nhất, cây cứng cáp phát triển đều. + Về chiều cao: theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con DSN trong vườn ươm sau 6 tháng được kết quả tăng trưởng chiều cao của cây như sau: Bảng 4.12. Chiều cao trung bình của cây con DSN ở mỗi tháng Tháng H trung bình (cm) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 1 12.38 ± 2.19 12.32 ± 1.79 11.49 ± 2.52 11.08 ± 1.96 11.37 ± 2.18 2 15.28 ± 1.34 15.54 ± 1.7 14.09 ± 1.36 14.25 ± 1.38 13.89 ± 1.81 3 19.17 ± 2.19 21.69 ± 2.82 19.96 ± 2.22 19.19 ± 1.72 17.63 ± 2.77 4 20.49 ± 3.9 24.23 ± 4.04 24.81 ± 3.19 23.31 ± 4.15 23.13 ± 2.71 5 23.32 ± 3.48 ± 29.17 ± 3.95 ± 24.77 ± 3.21 6 25.37 ± 3.1 28.5 ± 3.8 31.49 ± 4.1 29.46 ± 3.73 27.45 ± 3.12  19.34 ± 2.7 21.28 ± 2.95 21.84 ± 2.89 20.19 ± 2.85 19.71 ± 2.63 Bảng 4.13. Gia tăng chiều cao trung bình của cây DSN ở mỗi tháng Tháng Lô 1 2 3 4 5 1 - - - - - 2      3      4      5      6 2.05 3.1 2.32 3.7 2.68  2.60 3.24 4.00 3.68 3.22 Hình 4.20. Đồ thị tăng trưởng chiều cao của cây con DSN trong vườn ươm Qua các kết quả phân tích ở bảng 16 SGWIN 3.0 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.12, 4.13 cùng đồ thị 4.20 chúng tôi có một số nhận xét sau: - Qua 6 tháng chiều cao của cây con DSN trong lô 1 và 5 phát triển tương đương nhau; ở các lô 2, 3 và 4 chiều cao các cây con phát triển khác nhau. - Trong tháng thứ nhất và tháng thứ hai chiều cao các cây ở lô 1 và lô 2 phát triển tương đương và vượt cao hơn so với các lô còn lại; đến tháng thứ 3 cây con trong lô 2 phát triển cao nhất (21.69 cm) còn cây trong lô 1 phát triển chậm lại. Sang tháng thứ 4 cây con trong lô 2 và lô 3 phát triển cao hơn, nhưng đến tháng thứ 5 và tháng thứ 6 ở lô 3 cây con phát triển cao hơn ở các lô khác. - Sau 6 tháng, ở lô 3 cây con có chiều cao đạt mức cao nhất (21.84 cm) còn lô 1 và lô 5 lại có chiều cao thấp hơn các lô khác. - Về gia tăng chiều cao trung bình qua mỗi tháng, lô 1 có sự gia tăng về chiều cao thấp nhất (2,6 cm) còn lô 3 có sự gia tăng chiều cao cao nhất so với các lô khác (4,0 cm). Như vậy, trong cùng một điều kiện chăm sóc giống nhau, chất lượng hạt giống tương đương nhau nhưng trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau thì các cây con có sự gia tăng về chiều cao khác nhau. Có thể thấy rằng sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng; trong điều kiện ánh sáng mạnh cây con phát triển chậm, điều kiện che bóng hoàn toàn chỉ thích hợp trong giai đoạn 2 tháng đầu của cây, ở các tháng còn lại cây phát triển chậm dần và lớn không đồng đều. Từ đó có thể thấy cây DSN trong giai đoạn còn non thích hợp với điều kiện che bóng nhiều, dần dần chuyển sang thích nghi với điều kiện có ánh sáng mạnh hơn.  Tăng trưởng về đường kính: Kết quả đo đường kính cây con DSN trong vườn ươm trong 6 tháng như sau: Bảng 4.14. Đường kính trung bình của cây con DSN ở mỗi tháng Tháng D tb (mm) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 Tháng H (cm) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 1 2.96 ± 0.49 2.88 ± 0.51 2.88 ± 0.5 2.35 ± 0.5 2.55 ± 0.42 2 3.62 ± 0.28 3.48 ± 0.48 3.49 ± 0.31 ± ± 3 ± ± ± ± ± 4 ± ± ± ± ± 5 ± ± ± ± ± 6 5.01 ± 0.6 5.13 ± 0.52 5.69 ± 0.48 5.88 ± 0.67 6.05 ± 0.64  4.01 ± 0.49 4.07 ± 0.51 4.22 ± 0.42 4.25 ± 0.53 4.28 ± 0.48 Bảng 4.15. Gia tăng đường kính trung bình của cây DSN ở mỗi tháng Tháng Lô 1 2 3 4 5 1 - - - - - 2 0.66 0.6 0.61   3      4      5      6 0.66 0.59 1.03 1.01 1.05  0.41 0.45 0.56 0.71 0.70 0 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 Tháng D (mm) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Hình 4.21. Đồ thị tăng trưởng đường kính của cây con DSN trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 17 SGWIN 3.0 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.14, 4.15 cùng đồ thị 4.21 đối với đường kính của cây con DSN trong vườn ươm chúng tôi có một số nhận xét sau: - Qua 6 tháng, đường kính cây con DSN ở lô 1 và lô 2 qua 6 tháng là tương đương nhau, còn 3 lô còn lại đường kính cũng gần giống nhau; nhưng đường kính các cây ở hai lô 1 và 2 khác với 3 lô: lô 3, lô 4 và lô 5. Trong đó, lô 1 có đường kính cây nhỏ nhất ( 4,01 mm), còn lô 5 có đường kính lớn nhất ( 4,28 mm). Đường kính cây con tăng dần theo độ chiếu sáng, cường độ chiếu sáng càng cao thì đường kính cây càng lớn và ngược lại. - Ở tháng đầu tiên, lô 1 có đường kính trung bình cao nhất là 2,96 mm còn lô 4 có đường kính thấp nhất ( 2,35 mm). Sang tháng thứ hai, đường kính trung bình của lô 1 và lô 4 phát triển tương đương nhau; các cây trong lô 1 và lô 4 có mức gia tăng đường kính cao nhất ở tháng thứ 2 ( 1,27 mm), còn đường kính các cây con ở lô 2 thấp nhất ( 3,48 mm). Ở tháng thứ 3 và tháng thứ 4, lô 1 có đường kính trung bình thấp hơn các lô còn lại, còn lô 4 đạt mức đường kính cao nhất; đến tháng thứ 5 và tháng thứ 6, các cây con ở lô 1 vẫn có đường kính thấp nhất và lô 5 đạt mức đường kính cao nhất. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, các cây ở lô 5 có sự gia tăng đường kính cao nhất . - Các cây con trong điều kiện ánh sáng mạnh như ở lô 4 và lô 5 thì sự gia tăng đường kính qua 6 tháng cao nhất ( 0,7mm - 0.71 mm); các cây trong điều kiện che bóng nhiều như ở lô 1, lô 2 và lô 3 thì sự gia tăng đường kính lại chậm dần tỉ lệ nghịch với cường độ che bóng.  Tăng trưởng về số lượng lá: + Về hình thái: những cây trong lô 4 và lô 5 lá cây phát triển không đều, lá có màu vàng và dễ bị sâu bệnh, trong khi đó các cây được che bóng từ 50% trở lên tuy số lượng lá ít hơn nhưng lá có bản rộng, ít bị sau bệnh và lá có màu xanh hơn. + Về số lượng lá ở mỗi lô: qua theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con DSN trong vườn ươm sau 6 tháng được kết quả gia tăng số lượng lá cây như sau: Bảng 4.16. Số lượng lá trung bình của cây con DSN ở mỗi tháng Tháng Số lượng lá trung bình Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 1 3.54 ± 0.5 3.61 ± 0.49 3.54 ± 0.55 3.54 ± 0.55 3.6 ± 0.59 2 5.69 ± 0.72 5.76 ± 0.48 5.75 ± 0.74 5.9 ± 0.76 5.77 ± 0.95 3 6.6 ± 0.96 7.04 ± 0.95 ± 7.72 ± 0.9 7.68 ± 0.96 4 7.6 ± 1.45 8.45 ± 1.17 ± ± 8.71 ± 1.02 5 9.25 ± 1.26 9.75 ± 1.03 ± 10.24 ± 1.82 ± 6 10.01 ± 1.64 10.94 ± 1.33 11.96 ± 1.36 12.05 ± 1.51 12.23 ± 1.88  7.12 ± 1.09 7.59 ± 0.91 7.92 ± 0.91 8.08 ± 1.13 7.96 ± 1.12 Bảng 4.17. Gia tăng số lượng lá trung bình của cây DSN qua mỗi tháng Tháng Lô 1 2 3 4 5 1 - - - - - 2 2.15 2.15 2.21 2.36 2.17 3 0.91 1.28 1.66 1.82 1.91 4 1 1.41 1.27 1.33 1.03 5 1.65 1.3 1.48 1.19 1.07 6 0.76 1.19 1.8 1.81 2.45  1.29 1.47 1.68 1.70 1.73 Hình 4.22. Đồ thị tăng trưởng số lượng lá của cây con DSN trong vườn ươm 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 6 Tháng Số lượng lá Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Qua các kết quả phân tích ở bảng 18 SGWIN 3.0 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.16, 4.17 cùng đồ thị 4.22 chúng tôi có một số nhận xét sau: - Số lượng lá ở các lô 3, lô 4 và lô 5 tương đương nhau; trong khi đó các lô 1 và lô 2 có số lượng lá lại khác nhau và khác với 3 lô còn lại. - Qua 6 tháng, lô 4 có số lượng lá cao nhất ( 8,08 lá) kế đến là lô 5 ( 7,96 lá), lô 3 ( 7,92 lá), lô 2 ( 7,59 lá) còn lô 1 có số lượng lá trung bình thấp nhất ( 7,12 lá). - Những lô tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh thì sự gia tăng số lượng lá qua mỗi tháng càng nhanh hơn so với những lô được che bóng nhiều. Lô 5 có sự gia tăng nhanh nhất trung bình mỗi tháng là 1,73 lá; lô 1 lại thấp nhất 1,29 lá.  Tăng trưởng về diện tích lá: Kết quả đo được diện tích lá ở 5 lô trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau như sau: Bảng 4.18. Diện tích lá trung bình của cây con DSN ở mỗi tháng ( cm2) Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 1 6.14 ± 0.76 6.42 ± 0.7 5.59 ± 0.8 5.34 ± 0.79 5.28 ± 0.91 2 8.63 ± 0.89 8.98 ± 0.85 8.36 ± 1.02   3    8.07 ± 0.86 ± 1.02 4      5      6 10.01 ± 0.97 10.60 ± 1.06 11.73 ± 1.48 10.08 ± 0.90 8.97 ± 0.93  8.8 ± 0.94 9.35 ± 1.03 9.34 ± 1.18 8.13 ± 1.00 7.28 ± 1.07 Bảng 4.19. Gia tăng diện tích lá trung bình của cây DSN qua mỗi tháng ( cm2) Tháng Lô 1 2 3 4 5 1 - - - - - 2 2.49 2.56 2.77   3    0.20  4      5      6 0.17 0.06 0.10 0.97 0.57  0.77 0.84 1.23 0.95 0.74 Hình 4.23. Đồ thị tăng trưởng diện tích lá của cây con DSN trong vườn ươm 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 6 Tháng Diện tích lá Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Qua các kết quả phân tích ở bảng 19 SGWIN 3.0 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.18, 4.19 cùng đồ thị 4.23 chúng tôi có một số nhận xét sau: - Qua 6 tháng, diện tích lá ở các lô 4 và lô 5 tương đương nhau, lô 2 và lô 3 cũng tương đương nhau nhưng diện tích lá của các lô 4 và 5 khác với diện tích lá của lô 2 và 3; còn lô 1 có diện tích lá khác với các lô còn lại. - Trong 4 tháng đầu tiên lô 2 có diện tích lá lớn nhất, đến tháng thứ 5 và tháng thứ 6 lô 3 có diện tích lá đạt cao nhất; còn lô 5 ở cả 6 tháng diện tích lá đạt ít hơn cả ( 7,28 cm2) mặc dù có sự gia tăng nhanh về đường kính và số lượng lá. Qua 6 tháng sinh trưởng và phát triển trong vườn ươm trong các điều kiện che bóng khác nhau còn các điều kiện chăm sóc là như nhau nhưng lô 2 và lô 3 có diện tích lá lớn tương đương nhau ( 9,34 - 9,35 cm2). - Về sự gia tăng diện tích lá lô 3 có tốc độ gia tăng cao đạt bình quân 1,23 cm2/tháng, tiếp đến là lô 4 ( 0,95 cm2/tháng), lô 2 ( 0,84 cm2/tháng), lô 1 ( 0,77 cm2/tháng) còn lô 5 có diện tích lá tăng chậm hơn so với 4 lô còn lại ( 0,74 cm2/tháng). Như vậy, cường độ ánh sáng của lô 3 là tốt nhất cho sự phát triển của cây con DSN, ánh sáng mạnh hoặc không có ánh sáng làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của diện tích lá. Nhu cầu ánh sáng của cây con DSN dần có sự thay đổi qua mỗi tháng, càng về sau thì nhu cầu ánh sáng của cây DSN càng cao.  Số lượng cành cấp 1: Số lượng cành cấp 1 trung bình của cây DSN qua 6 tháng trong vườn ươm được thống kê ở bảng sau: Bảng 4. 20. Số lượng trung bình và gia tăng cành cấp 1 của cây con DSN. Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Số lượng Gia tăng Số lượng Gia tăng Số lượng Gia tăng Số lượng Gia tăng Số lượng Gia tăng 1 - - - - - - - - - - 2 - - - - - - - - - - 3 - - - - - - - - - - 4 - - - - - - - - 0.01 - 5 - - 0.03 - 0.03 - 0.03 - 0.08 0.07 6 - - 0.03 0 0.03 0 0.03 0 0.09 0.01  - - 0.0083 0 0.0083 0 0.0083 0 0.0288 0.0388 - Cành cấp 1 xuất hiện ở cây con DSN tương đối chậm, đến tháng thứ 4 ở lô 5 mới xuất hiện; qua tháng thứ 5 trừ lô 1 không có cành cấp 1, các lô còn lại đều có cành cấp 1 nhưng với số lượng ít. - Qua 6 tháng, sự xuất hiện số lượng cành cấp 1 tỉ lệ thuận với cường độ chiếu sáng; cường độ chiếu sáng càng cao thì số lượng cành cấp 1 càng nhiều và ngược lại. Từ đó có thể thấy, ánh sáng là nhân tố quan trọng quyết định sự hình thánh cành của cây con DSN trong vườn ươm.  Sinh khối Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một diện tích tại một thời điểm và được tính bằng g, kg, tấn/m2/ha theo trọng lượng khô. Sinh khối cây cá thể là một chỉ tiêu biểu thị sinh trưởng, tăng trưởng của cây và là kết quả của quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong cây. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trưởng và năng suất của cây. Sinh khối trung bình của cây DSN giai đoạn vườn ươm qua 6 tháng có kết quả như sau: Bảng 4.21. Sinh khối tươi trung bình của cây DSN qua 6 tháng ( g/m2) LÔ Rễ Thân Lá Tổng cộng Lô 1 2.26 2.53 7.36 12.15 Lô 2 2.02 3.08 9.07 14.16 Lô 3 3.23 4.95 11.05 19.23 Lô 4 3.03 4.54 9.18 16.75 Lô 5 2.32 5.53 8.96 16.81 Bảng 4.22. Sinh khối khô trung bình của cây DSN qua 6 tháng ( g/m2) LÔ Rễ Thân Lá Tổng cộng Lô 1 0.99 1.22 2.75 4.95 Lô 2 0.99 1.42 3.23 5.65 Lô 3 1.54 1.66 3.99 7.19 Lô 4 1.53 1.64 3.89 7.05 Lô 5 1.34 2.50 3.48 7.32 Kết quả ở bảng trên cho thấy lô 3 trong điều kiện che bóng 50% có khả năng tích lũy được chất hữu cơ cao hơn so với các lô còn lại, lô 1 trong điều kiện không có ánh sáng tiếp xúc nên khả năng quang hợp thấp dẫn đến sinh khối thấp nhất trong 5 lô. Tóm lại: trong 6 tháng theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây DSN ở vườn ươm trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, chúng tôi có một số kết luận sau: - Tỉ lệ sống của cây con DSN tương đối cao trên 90%, ở điều kiện ánh sáng 100% hoặc che bóng hoàn toàn tỉ lệ sống cây con không ổn định so với các lô được che bóng 25%, 50% và 75%. - Các cây trong lô 1 ( che bóng 100%) và lô 2 ( che bóng 75%) trong ba tháng đầu cây phát triển tốt nhưng sang các tháng thứ 3 trở đi do tiếp nhận được ít ánh sáng nên cây phát triển chậm lại. - Các cây trong lô 3 ( che bóng 50%) ở ba tháng đầu phát triển chậm hơn so với các lô 4 và lô 5 nhưng sang tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 cây tăng trưởng vượt trội cả về chiều cao và diện tích lá. - Các cây ở lô 4 ( che bóng 25%) và lô 5 ( ánh sáng 100%) do chịu ảnh hưởng của ánh sáng nhiều chiều cao phát triển chậm, số lượng lá cây nhiều nhưng lá vàng, diện tích lá thấp và cây dễ bị các loại sâu bệnh tấn công. Từ các kết quả như trên, có thể thấy rằng nhân tố ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của cây DSN từ lúc nảy mầm đến khi được 6 tháng tuổi. Trong 3 tháng đầu nên trồng cây trong điều kiện che bóng nhiều, đến tháng thứ 4 trở đi cần tăng cường độ chiếu sáng lên; trong quá trình trồng trọt cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tưới nước, bón phân, và diệt sâu hại kịp thời. Hình 4.24. Vườn ươm Dầu song nàng 1 tháng tuổi. Hình 4.25. Vườn ươm Dầu song nàng 2 tháng tuổi. Hình 4.26. Vườn ươm Dầu song nàng 3 tháng tuổi. Hình 4.27. Vườn ươm Dầu song nàng 4 tháng tuổi. Hình 4.28. Vườn ươm Dầu song nàng 5 tháng tuổi. Hình 4.29. Vườn ươm Dầu song nàng 6 tháng tuổi. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 1 năm nghiên cứu tái sinh tự nhiên của cây DSN trong Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây con DSN 6 tháng tuổi ở vườn ươm, chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Về phân loại: Cây DSN Dipterocarpus dyeri Pierre thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae còn có tên gọi khác là Dầu sang nàng. 2. Đặc điểm: - Hình thái: cây gỗ lớn có tán lá dạng hình nón, lá đơn mọc cách hình bầu dục hay thuôn dài. Cụm hoa chùm đơn, không cuống, hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, đài hoa hợp ở gốc có 2 cánh đài dài, tràng hoa rời, tiền khai hoa vặn; bộ nhị trên bầu có chỉ nhị rời, đính noãn trung trụ. Quả có dạng thuôn nhọn, có 2 cánh lớn và 3 cánh nhỏ. - Giải phẫu: trong thân, cành và lá có các ống tiết; nhưng tập trung nhiều nhất ở thân. 3. Cây DSN bắt đầu ra hoa khi đạt D1,3 ≥ 20cm và sinh sản mạnh khi D1,3 = 60 - 80cm, vào tháng 12 cây bắt đầu ra hoa đến giữa tháng 4 quả bắt đầu chín rụng, khi D1,3 ≥ 120cm thì cây ngừng sinh sản. Hạt của cây DSN là hạt ưa ẩm nên đầu mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho hạt nảy mầm, trong vòng 10 ngày tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ giảm dần. 4. Lượng quả rụng tương đối cao nhưng tỉ lệ hạt nảy mầm lại thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi; hay hạt đã nảy mầm nhưng rễ mầm không tiếp xúc được với đất làm hạn chế khả năng sống của cây con. 4. Sự tăng trưởng của cây tái sinh: khả năng tái sinh mạnh khi cây còn nhỏ, cây càng lớn thì số lượng cây giảm dần, tăng trưởng về đường kính bình quân mỗi năm là 0,34cm/năm, tăng trưởng về chiều cao bình quân là 34,92cm/năm. Sự sinh trưởng và phát triển của cây DSN trong rừng tự nhiên đang rơi vào tình trạng suy thoái dần do số lượng cây tái sinh có Hvn cao giảm dần so với mô hình phát triển bền vững của DSN trong rừng tự nhiên. 5. Số lượng cây tái sinh cao nhưng xét về chất lượng thì những cây tốt lại chiếm tỉ lệ thấp do sâu bệnh, ánh sáng không thích hợp trong các giai đoạn sinh trưởng và cây bị thiếu chất dinh dưỡng; mặt khác các yếu tố như độ tàn che, độ che phủ và chiều cao cây gỗ và cây bụi cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây TS. 6. Khả năng chịu bóng của cây tái sinh giảm dần khi cây lớn lên, ở những cây tái sinh có chiều cao ≤ 100cm thì mức độ tàn che thích hợp từ 0.5 đến lớn hơn 0.8, cây tái sinh có chiều cao > 100cm thì độ tàn che thích hợp là 0.3 - 0.4. 7. Số lượng cây tái sinh và chiều cao cây tỉ lệ nghịch với độ che phủ và chiều cao cây bụi; cây tái sinh có nhiều ở độ che phủ nhỏ hơn 20% và H bụi < 50 cm và bắt đầu giảm khi độ che phủ lớn hơn 30% và H bụi > 50 cm; độ che phủ nhỏ hơn 20% cây TS có H > 200 cm phát triển mạnh. 8. Sự phân bố cây DSN trong rừng tự nhiên là phân bố theo cụm theo các khoảng trống thích hợp, dù cây DSN mẹ là cây chiếm ưu thế ở tầng trên của tán rừng. 9. Trong vườn ươm: hạt DSN có khối lượng trung bình chiếm tỉ lệ nảy mầm cao nhất, tỉ lệ nảy mầm thấp nhất là các hạt DSN có khối lượng lớn; cây con DSN có tỉ lệ sống cao trong điều kiện che bóng từ 25% đến 75%. Yêu cầu về ánh sáng của cây con DSN thay đổi theo từng tháng: trong 2 tháng đầu cây con cần điều kiện che bóng cao ( 75% - 100%), sang tháng thứ 3 và tháng thứ 4 cây cần điều kiện che bóng thấp hơn ( 50% - 75%), tháng thứ 5 và 6 cây phát triển tốt ở điều kiện che bóng 50%. Qua 6 tháng theo dõi cây con DSN phát triển trong vườm ươm chúng tôi có các kết quả sau - Chiều cao: cây con ở lô 3 có chiều cao đạt mức cao nhất, còn lô 1 và lô 5 lại có chiều cao thấp nhất. - Đường kính: sự gia tăng đường kính ở 5 lô tỉ lệ nghịch với cường độ che bóng. - Số lượng lá: cây trong lô 5 có sự gia tăng số lượng lá nhanh nhất còn lô 1 có số lượng lá gia tăng thấp nhất. - Diện tích lá: lô 2 và lô 3 có diện tích lá lớn tương đương nhau và diện tích lá lớn hơn các lô còn lại. - Số lượng cành cấp 1: số lượng cành cấp 1 tỉ lệ thuận với cường độ chiếu sáng. - Sinh khối: lô 3 có khả năng tích lũy được chất hữu cơ cao hơn so với 4 lô còn lại. 5.2. Kiến nghị Từ các kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên và sự phát triển của DSN trong vườn ươm, chúng tôi có những kiến nghị sau: 1. Trong quá trình xử lý các cây bụi trong rừng để thúc đẩy khả năng tái sinh tự nhiên của DSN nên xem xét tình trạng các loài trong quần hợp để bảo tồn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. 2. Cần có các biện pháp bảo vệ các cây DSN đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Hạn chế việc khai thác dầu ở những cây DSN ở độ tuổi trưởng thành để các cây DSN trong tuổi cho hạt có khả năng cung cấp được nhiều hạt giống có chất lượng tốt phục vụ cho việc tái sinh tự nhiên trong rừng. 3. Quả DSN sau khi rụng cần thu hoạch sớm khi hạt rụng xuống đất hoặc sau khi hạt nảy mầm trong rừng để tránh tình trạng hạt bị mất khả năng nảy mầm hoặc đã nảy mầm nhưng sức sống lại suy giảm. 4. Nên kéo dài thời gian chăm sóc cây con DSN trong vườn ươm từ 12 - 24 tháng. 5. Hiện nay tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát đang tiến hành nhân giống và gây trồng các loài cây như Dầu rái, Dầu trà beng, Sao đen, Vên vên…. trong vườn ươm để đem trồng ở những nơi vùng đệm và khu đất trống. Do vậy chúng tôi thấy rằng, khi gieo ươm và trồng các cây con trong vườn ươm cần thực hiện che bóng, diệt sâu bệnh và bổ sung chất dinh dưỡng phân bón cho cây; thời gian trồng cây con trong vườn ươm nên kéo dài thêm từ 1 - 2 năm để đảm bảo khả năng phát triển của cây khi đem ra trồng rừng. 6. Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về tái sinh tự nhiên của cây DSN trong Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát từ đó có các biện pháp xử lý lâm sinh thích hợp đảm bảo sự phát triển bền vững của cây trong tự nhiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Huy Bá (2007), Sinh thái môi trường đất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 3. Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam phần II Thực vật, Nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ. 4. Phùng Tửu Bôi (1980), Thuyết minh số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng Đông Nam Bộ, Viện điều tra quy hoạch rừng Hà Nội. 5. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 6. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 7. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật bậc cao, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội. 8. Võ Văn Chi (1987), Những dẫn liệu bước đầu về khu hệ thực vật rừng cấm Nam Cát Tiên, Báo cáo khoa học trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 9. Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận (1996), Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 10. Vũ Văn Chuyên (1957), Bảng phân tích các họ cây Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. 11. Vũ Văn Chuyên, Lê Trần Chấn,Trần Hợp (1987), Địa lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH014.pdf
Tài liệu liên quan