Tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thiết kế và thương mại Phát Gia: 1
Luận văn
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT KẾ VÀ
THƯƠNG MẠI PHÁT GIA
2
PHẦN I
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TNHH THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG
MẠI PHÁT GIA
1. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty TNHH thiết kế và thương mại phát gia.
+ Tên giao dịch quốc tế: Phat Gia Trading & Decoration companny Limited
+ Tên viết tắt: PNG_CO.,LTD
-Địa chỉ: Số 958 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa,
TP Hà Nội.
+ Tel: (84_4).7763086.
- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Ngành nghề kinh doanh.
+ Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: Đối với công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp;
+ Môi giới thương mại;
+ Đại lý mua, daik lý bán, ký gửi hàng hoá.
+ Buôn bán vật tư, máy móc thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
xây dựng;
+ Trang trí nội thất ngoại thất;
+ Thi công xây lắp công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật;
+ Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xâ...
22 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thiết kế và thương mại Phát Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT KẾ VÀ
THƯƠNG MẠI PHÁT GIA
2
PHẦN I
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TNHH THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG
MẠI PHÁT GIA
1. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên công ty: Công ty TNHH thiết kế và thương mại phát gia.
+ Tên giao dịch quốc tế: Phat Gia Trading & Decoration companny Limited
+ Tên viết tắt: PNG_CO.,LTD
-Địa chỉ: Số 958 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa,
TP Hà Nội.
+ Tel: (84_4).7763086.
- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Ngành nghề kinh doanh.
+ Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: Đối với công trình xây
dựng dân dụng, công nghiệp;
+ Môi giới thương mại;
+ Đại lý mua, daik lý bán, ký gửi hàng hoá.
+ Buôn bán vật tư, máy móc thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
xây dựng;
+ Trang trí nội thất ngoại thất;
+ Thi công xây lắp công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật;
+ Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng;
+ Cho thuê phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách
+ Quảng cáo thương mại (Tư vấn quảng cáo và thực hiện quảng cáo);
+ Thiết kế quảng cáo, kẻ biển hiệu, trang trí khẩu hiệu (không bao gồm dịch
vụ thiết kế công trình);
+ In và các dịch vụ liên quan đến in;
+ Dịch vụ phối cảnh sân khấu;
+ Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu mỹ phẩm, trang thiết bị y tế,
thiết bị làm đẹp, trang thiết bị trường học (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khoẻ
con người);
3
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Phát Gia.
Công ty Phát Gia là công ty thiết kế và thương mại hoạt động theo mô hình
công ty TNHH, được thành lập từ ngày 01/01/2004, do sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập.
Các giai đoạn phát triển: Ban đầu trụ sở chính của công ty đặt tại 650 Đường
Láng - Đống Đa – Hà Nội; qua 2 năm hoạt động do điều kiện không thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh và giao dịch, nên lãnh đạo công ty đã quyết định
chuyển địa điểm công ty tới địa chỉ: 958 Đường Láng - Đống Đa – Hà Nội vào
ngày 05 tháng 12 năm 2006.
Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay ngành nghề kinh doanh chính của công
ty là:
+ Thiết kết tổng mặt bằng, kiến trúc nội thất, ngoại thất đối với công
trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
+ Trang trí nội thất, ngoại thất.
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Thời gian hoạt động kinh doanh là 03 năm kể từ khi công ty có giấy phép
hoạt động kinh doanh, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp.
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.
3.1 Về sản phẩm
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mới thành lập, công ty
TNHH thiết kế & thương mại Phat Gia chuyên nhận thiết kế và cung cấp thị
trường các sản phẩm nội thất và ngoại thất được là từ mây, tre, gỗ và khung
nhôm, thép để trang trí trong các công ty, các khu trung cư, và các gia đình.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác bao gồm:
- Đồ nội thất, ngoại thất.(Đa số nhập từ Đài Loan).
- Đồ điện CLIPSAL (CLIPSAL là một hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng trên
thế giới có trụ sở chính ở Sydney - Australia).
- Dây điện và cáp quang (Nhập từ Nam Triều Tiên, Anh, Italy).
- Hàng văn phòng phẩm.
4
- Hàng đồ điện (AC,ABB...).
3.2 Về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Cho đến nay công ty đã nhận thiết kế và trang trí nội thất, ngoại thất cho
nhiều văn phòng của các công ty, các khu vực nhà trung cư và hộ gia đình,
đồng thời công ty cũng đang phân phối sản phẩm cho gần 100 cửa hàng, đại lý
trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc. đây là thị
trường tương đối rộng lớn và ổn định.
Với dân số 80 triệu dân, nước ta là một thị trường đầy tiềm năng của các
nhu cầu về thiết kế và trang trí và bao gồm các mặt hàng khác. Trong những
năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ rất cao và ổn định, thu
nhập của dân cư tăng nhanh đời sống người dân đang ngày càng được nâng cao
và ổn định, làm cho nhu cầu về thiết kế và trang trí nôi thất, ngoại thất và các
loại sản phẩm và hàng hoá tăng nhanh nhất là chất lượng các dịch vụ và sản
phẩm giữa thành thị và nông thôn có nhu cầu khác nhau giữa lượng cầu và chất
lượng, ở thành thị phần lớn là những người có thu nhập cao, họ quan tâm đến
hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao, ít quan tâm đến giá cả. ngược lại ở nông
thôn phần lớn là những người có thu nhập thấp họ cần những hàng hoá và dịch
vụ phù hợp với mức thu nhập của họ
3.3 Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là quy luật
tất yếu. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp không thể né tránh cạnh tranh,
mà phải chấp nhận để rồi cạnh tranh thắng lợi. Trong lĩnh vực thương mại, sự ra
nhập thị trường của các doanh nghiệp mới không mấy khó khăn, nên các công
ty phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, các thị trường về các loại hàng
hoá và dịch vụ khác cũng đang khá hấp dẫn đặc biệt là thị trường dịch vụ, thiết
kế và trang trí. Trong thời gian gần đây thì lĩnh vực này đang được coi là tiềm
năng phát triển điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực vươn lên bằng chính sức
lực của mình. Hiện công ty đang cung cấp dịch vụ thiết kế và thương mại với
5
đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và chuyên môn giỏi công ty sẽ tìm
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam lớn mạnh.
3.4 Về nguyên vật liệu
Do đặc điểm là một công ty thiết kế thương mại nên công ty không có vật
tư mà chỉ có hàng hoá và những chuyên gia thiết kế với nghề nghiệp vững vàng.
Ban đầu thành lập công ty chỉ chuyên kinh doanh thiết kế, thi công các
công trình xây dựng. Về sau trong quá trình phát triển công ty đã phát triển
thêm về lĩnh vực in ấn và các dịch vụ về in, đại lý, vận tải, và mua bán hàng
hoá, đa dạng hoá một số sản phẩm khác như:
+ Buôn bán hàng nông lâm sản
+ Đồ điện
+ Đồ nội thất, ngoại thất.
Các hàng hóa của công ty chủ yếu là các hàng hoá chuyên dụng, dễ bảo
quản nên công ty không để tồn kho với số lượng lớn. Trong các giai đoạn, thời
điểm khác nhau thì số lượng hàng hoá nhập về công ty là khác nhau.
Hàng hoá của công ty nhập về thường được xuất ngay trong tháng nên
hàng tồn kho của công ty không đáng kể.
Với tình hình kinh doanh như vậy, công ty đã giảm được nhiều chi phí
bảo quản, vận chuyển.
Do tất cả các đặc điểm trên về hàng hoá và cách thức quản lý hàng hoá
nên tốc độ quay vòng vốn lưu động của công ty luôn được đảm bảo
3.5 Về nguồn nhân lực và điều kiện lao động.
3.5.1 Về nhân lực
Bảng 1: tình hình lao động của công ty
Năm 2005 Năm 2006
Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
So sánh
Đại học 14 46,67 17 48,57 121
Cao đẳng 8 26,67 9 25,71 112,5
Trung cấp 5 16,67 6 17,14 120
Phổ thông 3 10 3 8,57 1
6
Tổng số 30 100 35 100 117
Qua bảng 1, cho thấy trong năm 2006 về mặt số lượng lao động của công
ty tăng 17% so với năm 2005 nên đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động. Nhìn chung về cơ cấu lao động của công ty tăng. đặc biệt qua bảng số
liệu cho thấy số người có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số
lao động và đang có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ công ty đang mở
rộng quy mô và cơ cấu lao động nhằm đáp ứng cho các nhu cầu cần thiết của
công ty.
3.5.2 Về điều kiện lao động.
Như chúng ta đã biết lực lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình tạo giá trị tăng thêm hay lợi nhuận cuối cùng của công ty. Vì
vậy công ty luôn quan tâm đến cán bộ công nhân viên bằng các biện pháp nâng
cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng một không gian làm việc thoải
mái nhất cho người lao động. Ngoài ra công ty luôn có các chế độ khen thưởng
thoả đáng hàng năm cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Nhìn chung
mối quan hệ đồng giữa các bộ phận trong công ty la hài hoà, hoà đồng, hỗ trợ,
giúp đỡ nhau trong công việc.
3.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm.
Năm So sánh (%)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
A. Tài Sản
I. TSLĐ & ĐTNH 526.652.320 456.725.831 506.425.104 86,73 110,88
II. TSCĐ & ĐTNH 294.226.490 428.917.422 490.116.902 145,78 114,27
Tổng tài sản 820.878.810 885.643.253 996.542.030 107,89 112,5
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả 300.562.430 312.563.451 292.504.290 103,99 93,58
II.Nguồn vốn CSH 520.316.380 573.079.802 704.037.7132 110,14 122,85
7
Tổng nguồn vốn 820.878.810 885.643.253 996.542.003 107,89 112,5
Qua bảng số liệu cho thấy công ty liên tục tăng nguồn vốn kinh doanh qua
các năm, năm 2005 tăng 7,89 % so với năm 2004 và năm 2006 là 12,5 %, qua
đó cho thắy tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển bên cạnh đó
TKCĐ tăng đều qua các năm, 2005/2004 là 45,78 %, 2006/2005 là 14,27 % cho
thấy công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc trang thiết bị để phục vụ cho
quá trình kinh doanh và ty lệ nợ phải trả giảm, cụ thể: 2006 giảm tỉ lệ nợ phải
trả xuống còn 60,42 %, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty giảm
cần phải có các biện pháp nâng cao uy tín của công ty.
4 Môi trường kinh doanh.
Trong những năm qua do nắm bắt được thị trường, thị hiếu của khách hàng
và do đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập, đời sống kinh
tế và tinh thần của người dân ngày càng phát triển và nâng cao, nó đã thúc đẩy
sức mua, sắm và tiêu dùng của các chủ thể nền kinh tế cũng như sự cần thiết về
thiết kế và trang trí nhà cửa và các khu vực trung cư và các công ty ngày càng
lớn. Công ty đã tạo cho mình một thị phần đáng kể cũng như một chỗ đứng
vững chắc trên thị trường với đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, hăng hái
nhiệt tình hết lòng về sự phát triển của công ty.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt cũng như
phần lớn các doanh nghiệp khác công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất
định và do môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện xong vẫn còn
nhiều bất cập đó là rào cản cho sự phát triển của các lĩnh vực thuộc kinh tế tư
nhân. Nhưng với sự nỗ lục và đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công
nhân viên công ty đã và sẽ vượt qua được những khó khăn tạm thời để trở thành
một đơn vị kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh thiết kế và thương
mại.
5 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2007
8
Trong báo cáo tổng kết xuất phát từ tình hình thực tế để có thể cạnh tranh
và phát triển trong cơ chế thị trường công ty đã có định hướng cụ thể:
- Đầu tư cho cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao trình độ và tay
nghề chuyên môn.
- Phát triển quan hệ đối với đối tác của công ty, mở rộng tìm thêm đối tác
để nhập hàng hoá với chi phí thấp.
- Đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực Marketting bán hàng.
- Tuyển thêm nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
9
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
1. Tình hình tiêu thụ.
Do doanh nghiệp là công ty tiêu thụ nên không sản xuất ra sản phẩm mà chỉ
nhập của các đối tác rồi phân phối cho các đại lý tiêu thụ.
Bảng 3: Tình hình xuất nhập hàng hóa (Mặt hàng nội thất, ngoại thất)
Tên hàng 2005 2006
Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn
1. Bàn ghế (bộ) 300 210 90 360 400 50
2. Tủ (chiếc) 250 130 120 300 380 40
3. Giường (chiếc) 200 140 60 260 290 30
4. Cửa (chiếc) 180 100 80 200 200 80
Tổng số 930 580 350 1120 1270 200
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng hàng hoá nhập của năm 2006 tăng 20,04
% so với năm 2005 nguyên nhân là do năm 2006 tiêu thụ lớn hơn năm 2005 2,2
lần cũng chính vì vậy nên hàng tồn kho của công ty trong năm 2006 giảm 57,14
% so với năm 2005 đây cũng chính là lí do làm cho chi phí bảo quản và lưu
kho của công ty giảm so với năm trước. Tình hình tiêu thụ của công ty trong
năm 2006 tương đối khả quan, công ty cần có kế hoạch Marketting tốt hơn
trong năm tới để duy trì và đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng hoá và thu lại lợi nhuận
tối đa cho công ty.
2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thiết Kế và Thương Mại Phát
Gia được thể hiện qua các năm như sau :
10
Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 2006)
(Đơn vị: 1000 vnđ)
ST
T
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So
sánh
(lần)
05/04 06/05
1 Tổng doanh thu 833.725 2.254.015 3.924.000 2,55 1.74
2 Các khoản giảm trừ 1.456 2.500 3.520 1,70 1.40
3 Doanh thu thuần 882.269 2.251.515 3.920.480
4 Giá vốn hàng bán 748.500 2.052.425 3.593.878 2,74 1.75
5 Lãi gộp 133.769 199.090 326.602 1,49 1.64
6 Chi phí bán hàng 46.870 76.185 146.500 1,60 1.92
7 Chi phí khác 10.125 25.610 44.576
8 Lợi nhuận kd thuần 76.774 97.295 135.526 1,27 1.39
9 Thu nhập HĐTC 10.810 15.800 20.419
10 Lợi nhuận HĐTC 0 0 0
11 Thu nhập bất thường 200 3.825 4.725
12 Chi phí bất thường 100 180 300
13 LN bất thường 100 180 100
14 LN trước thuế 87.784 116.920 160.470
15 Thuế TNDN 28.091 37.414 51.350
16 LN sau thuế 59.693 79.506 109.120 1.33 1.37
(Nguồn:Phòng kế toán công ty)
Nhận xét: qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2004 doanh thu đạt 833.725 (nghìn vnđ) và chỉ sau 01 năm doanh thu
đạt gấp 2,55 lần tương ứng 2.254.015 (nghìn vnđ) so với năm 2004 mức tăng
trưởng qua các năm tiếp theo năm 2006 so với năm 2005 là 1,74 lần. Như vậy
11
qua một số chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận cho thấy chiều hướng kinh doanh
của công ty đang rất tốt. Để đạt được điều đó công ty đã có rất nhiều cố gắng và
nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty như: Tìm kiếm thị trường mở rộng hệ
thống đại lý phân phối sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng làm cho
doanh thu tăng cao qua các năm cụ thể về số tương đối năm 2005 tăng 155%
lần so với năm 2004 và năm 2006 tăng 74 % so với năm 2005. Có thể nói đây là
tỉ lệ tăng trưởng khá cao đối với một doanh nghiệp mới thành lập. Tất cả những
kết quả hoạt động kinh doanh đạt được là do công ty đã vận dụng tốt các yếu tố
về thị trường, các chiến dịnh Marketting và hơn hết chính là sự làm việc
nghiêm túc của tập thể cán bộ công nhân nói chung và của toàn công ty nói
riêng. Công ty cần duy trì khả năng phát triển hiện có và cần có các kế hoạch
phát triển chiến lược dài hạn hiệu quả hơn trong các năm tới.
Về lợi nhuận: Hàng năm công ty làm ăn đều phát sinh lãi và lợi nhuận tăng
đều qua các năm:
- Lợi nhuận đạt 79.506 (nghìn vnđ) năm 2005 tăng 33 % so với năm 2004.
- Lợi nhuận đạt 109.120 (nghìn vnđ) năm 2006 tăng 37 % so với năm 2005
Về giá vốn hàng bán: So với tổng doanh thu thì tỷ trọng giá vốn hàng bán
tương đối cao nhưng đó cũng là điều hợp lý so với lĩnh vực kinh doanh của
công ty.
Trong những năm qua hoà vào xu thế phát triển chung của đất nước công
ty đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Công ty đã nắm bắt tốt nhu cầu
của thị trường, năng động linh hoạt trong kinh doanh làm ăn một cách có hiệu
quả mang lại thu nhập cho công ty cũng như các thành viên trong công ty,
ngoài ra công ty còn đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước cụ thể là:
- Năm 2004 thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho ngân sách là 28.091
(nghìn vnđ).
- Năm 2005 là : 37.414 (nghìn vnđ).
- Năm 2006 là : 51.350 (nghìn vnd).
12
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Ghi chú:
doanh thu chi phí
3. Các hoạt động khác của công ty.
Ngoài các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho công ty và người
lao động, công ty còn tổ chức các hoạt động khác như các hoạt động đoàn, thể
dục thể thao đã mang lại tinh thần và sức khoẻ cũng như nâng cao văn hoá
doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
392
0
374
8
225
4
215
3
822
805
2004 2005 2006
Doanh
thu
chi
Năm
13
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY
1. Quy trình bán hàng của công ty.
Sơ đồ 1: Quy trình bán hàng của công ty được thể hiện như sau:
Yêu cầu KH
Nhận yêu
ầ
Phòng
KHKD
Đàm phán
Ký hợp
đồ
Mua
Thiết kế &
lắp đặt
Giao hàng
Thanh
toán
thanh lý
Bán hàng
14
- Yêu cầu của khách hàng: Tất cả những yêu cầu của khách hàng chỉ đến
công ty qua công văn, điện thoại, giao dịch trực tiếp. Người tiếp nhận chỉ
yêu cầu khách hàng về bộ phận phụ trách kinh doanh mặt hàng.
- Xem xét yêu cầu của khách hàng: Trưởng bộ phân phụ trách kinh doanh
mặt hàng (và người được uỷ quyền) xem xét yêu cầu của khách hàng,
việc xem xét thông qua so sánh những yêu cầu khách hàng với khả năng
cung cấp của công ty. Người xem xét ghi kết quả xem xét và ký nhận vào
sổ.
Biểu 1: Sổ nhận yêu cầu khách hàng
Ngày KH, địa chỉ, tel,
người liên hệ
ND
yêu cầu
Kết quả
xem xét
Người
xem xét
Thực
hiện
Nếu khả năng của công ty không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
thì trưởng bộ phận phụ trách kinh doanh mặt hàng liên hệ với khách hàng theo
các bước:
Nếu khách hàng mua hàng ở các đại lý đã được giám đốc phê duyệt giá
bán áp dụng theo quyết định hiện hành của công ty. Khách hàng nộp đủ 100 %
tiền vào quỹ và nhận phiếu thu đưa đến bộ phận bán hàng viết phiếu xuất kho
trình trưởng phòng (phó giám đốc) kinh doanh, trưởng phòng tổ chức kế toán
giám đốc và phó giám đốc công ty phê duyệt sau đó trả lại khách hàng 2 liên để
đi nhận hàng. Các đại lý hưởng các chế độ khuyến mại theo đúng quy định hiện
hành của công ty. Hợp đồng được lập khi các đại lý lấy đủ lượng hàng để
khuyến mại.
15
- Mua hàng: Trường hợp khách hàng đặt sản phẩm mà công ty không có
sẵn trong kho và không có dư về mặt số lượng, trưởng bộ phận phụ trách
kinh doanh viết lệnh mua sản phẩm.
- Thiết kế & lắp đặt: Trước mỗi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm nội
thất của công ty Phát Gia thì bộ phận thiết kế và lắp đặt phải lập kế
hoạch, bố trí lắp đặt làm sao cho phù hợp, mang tính thẩm mỹ phù hợp
với từng tính cách của mỗi khách hàng.
- Giao hàng: Đến thời hạn giao hàng, theo hợp đồng bán hàng đã ký kết,
tiến hành giao hàng cho khách hàng. Bộ phận phụ trách kinh doanh có
trách nhiệm viết lệnh giao hàng (phiếu xuất kho) trình giám đốc và phó
giám đốc ký duyệt. Sau mỗi đợt giao hàng bộ phận bán hàng ghi kết quả
thực hiện vào sổ theo dõi bán hàng.
Biểu số 2: Sổ theo dõi bán hàng
Tên khách hàng:
TT NT Phiếu xuất Loại hàng H/đồng số Giao
hàng
Bàn, ghế Giường Tủ
- Thanh toán và thanh lý hợp đồng.
Căn cứ vào hợp đồng và số lượng đã giao và biên bản thanh lý kho khách
hàng, phòng tổ chức kế toán công ty xuất hoá đơn yêu cầu khách hàng thanh
toán được thực hiện.
Vào ngày 15 và 30 hàng tháng bộ phận bán hàng phòng kinh doanh xuất
nhập có trách nhiệm báo cáo lên giám đốc công ty số lượng hàng hoá đã xuất và
nhập
16
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Phát Gia.
Chức năng của từng bộ phận.
- Đứng đầu công ty là Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong công ty
và là người đại diện cho công ty về tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm
quản lý, tổ chức điều hành công ty theo đúng quyền hạn, chức năng đã
được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của
công ty.
- Phòng Giám đốc điều hành: Là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành
quản lý một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công, uỷ
quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về
nhiệm vụ được giao.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức việc
cung ứng và quả lý vật tư, tổ chức và quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Làm
Giám đốc
Phòng GĐ
điều hành
Phòng GĐ
kinh
doanh
Phòng
tài vụ
Phòng tổ
chức hành
chính
điều hành
Bộ
phận
xuất
nhập
Bộ
phận
thị
trườ
ng
Bộ
phận
thiế
t kế
và
17
công tác thị trường nghiên cứu tìm hiểu lắng nghe ý kiến phản ánh của
khách hàng về mẫu mã chất lượng sản phẩm nhu cầu của khách hàng, kịp
thời báo cáo với Giám đốc để cùng nghiên cứu đưa ra những chiến lược
và giải pháp có hiệu quả cũng như tăng thị phần cho công ty trên thị
trường.
Ngoài ra phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ thúc đẩy tăng nhanh các
hợp đồng kinh tế và đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được ký
kết, theo dõi việc thanh quyết toán công nợ. Đồng thời tham mưu cho
Giám đốc và cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động kinh
doanh.
- Bộ phận xuất nhập: Tham mưu giúp việc cho Phó Giám đốc và Giám đốc
công ty trong công việc quản lý, điều hành và thực hiện công tác kinh
doanh xuất và nhập hợp tác trong kinh doanh và đầu tư, liên doanh liên
kết khai thác thị trường trong và ngoài nước.
- Bộ phận thị trường: Tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác
quản lý chất lượng sản phẩm, công nghệ, định mức vật tư và công tác thị
trường.
- Bộ phận thiết kế và lắp đặt: Tổ chức thực hiện các công tác lập kế hoạch,
bố trí lắp đặt.
- Bộ phận kế toán: Tham mưu, giúp việc Giám đốc công ty trong công tác
tài chính, kế toán, thống kê. Thực hiện vai trò kiểm soát viên kinh tế tài
chính tại công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tham mưu cho lãnh đạo(Giám đốc)
công ty, tổ chức triển khai thực hiện các công tác về tổ chức hoạt động
kinh doanh, nhân sự, hành chính và thực hiện chính sách đối với người
lao động.
Nhiệm vụ
+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy quản
trị, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động.
18
+ Tổ chức thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, và nâng bậc lương
hàng năm cho người lao động.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ,
tay nghề cho người lao động.
Sơ đồ số 3: Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty.
Nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:
- Trưởng phòng kế toán: Là người tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế
toán, thống kê của toàn bộ đơn vị, đồng thời còn thực hiện cả chức năng
kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra Kế
toán trưởng còn đảm nhiệm tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính.
Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về các
công tác thuộc pham vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng. Tổ
chức bộ máy kế toán thống kê, tổ chức phản ánh đầy đủ kịp thời đầy đủ và
đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê theo quy định.
Trưởng phòng kế toán có các quyền hạn: Phân công chỉ đạo trực tiếp tất
cả nhân viên kế toán, thống kê làm việc tại đơn vị có quyền yêu cầu các bộ
phận trong đơn vị cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết cho công việc kế
toán và kiểm tra các loại báo cáo kế toán – thống kê cũng như các hợp đồng
của Kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý. Kế toán trưởng có quyền từ chối
không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm luật pháp đồng thời phải báo cáo
Kế
toán
tổng
Kế
toán
TSCĐ
Kế toán
Tiền
lương
Thủ quỹ Kế
toán
Tiền
Trưởng
phòng kế
toán
19
kịp thời những hành động sai trái của thanh viên trong đơn vị cho các cấp có
thẩm quyền.
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách về tất cả các mảng kế toán chung của công
ty, xem xét và tổng hợp về tình hình kế toán trong công ty. Cuối kỳ hạch
toán và xem xét các nghiệp vụ kế toán nhận từ các kế toán viên khác,
chịu trách nhiệm trước phụ trách phòng kế toán, có nhiệm vụ phản ánh
chính xác, đầy đủ, kịp thời, các số liệu cần thiết của công ty trong mỗi
kỳ.
- Kế toán tài sản cố định: Phụ trách mảng kế toán tài sản cố định. Chịu
trách nhiệm trước Kế toán trưởng về các công tác được giao, có nhiệm
vụ:
+ Mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời và chung
thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo đúng quy định.
+ Giám sát về kiểm tra các hoạt động tài chính, phát hiện và ngăn ngừa
các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách và chế độ tài chính.
+ Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hao cơ bản hàng tháng,
hàng quý phân bổ theo chế độ hiện hành.
+ Tổng hợp xác định kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận và trích lập
theo quy định.
+ Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo tài chính, tình hình thực hiện
kế hoạch tài chính, thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý đúng
quy định và kịp thời gian cho các cơ quan cấp trên.
- Kế toán tiền lương: Phụ trách mảng kế toán tiền lương, thuế, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. chịu trách nhiệm trước Kế toán
trưởng về công tác được giao. Có nhiệm vụ tính toán lương và các khoản
trích lương theo đúng quy định.
- Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt
20
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt theo nghiệp vụ thu chi. Có nhiệm vụ quản lý
bảo đảm bí mật an toàn tuyệt quỹ tiền mặt các loại giấy tờ có giá trị như
tiền, kim khí,...
3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay:
3.1 Thuận lợi
Ngày nay nước ta đang trong nền kinh tế thị trường có định hướng chủ nghĩa
xã hội, đặc biệt với sự gia nhập làm thành viên mới của tổ chức WTO đã mở ra
những cơ hội cho các công ty nếu nắm bắt và tận dụng những ưu thế sãn có của
công ty thì sẽ là thuận lợi vô cùng to lớn.
Với địa điểm thuận lợi nằm trong thành phố Hà nội công ty có lợi thế cập
nhật đầy đủ các thông tin về thị trường.
Công ty có lực lượng lao động có trình độ cao.
3.2 Khó khăn
- Bên trong: Tuy công ty có lực lượng lao động có trình độ cao, nhưng vẫn
chưa tận dụng được một cách có hiệu quả nguồn lao động này. Công ty
cần có chính sách đúng đắn hơn nữa để sử dụng ngày càng hiệu quả hơn
các nguồn lực này.
- Bên ngoài: Việc gia nhập WTO làm cho môi trường kinh doanh ngày
càng được mở rộng bên cạnh những cơ hội cho các doanh nghiệp trong
nước còn tồn tại những nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Việc
làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao chất
lượng mẫu mã sản phẩm cũng như các vấn đề về chi phí đặt ra cho công
ty những chiến lược phù hợp hơn nữa để tạo cho công ty có vị thế trên thị
trường.
21
PHẦN IV
ĐỀ XUẤT CHUYÊN ĐỀ
Qua tìm hiểu thực tế tại công ty và những nguồn khác em xin mạnh dạn
đề xuất 2 chuyên đề sau:
- Hoàn thiện tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty
Thiết kế và Thương mại Phát Gia.
- Quản trị nhân lực tại công ty Thiết kế và Thương mại Phát Gia.
22
MỤC LỤC
PHẦN I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TNHH THIẾT KẾ VÀ
THƯƠNG MẠI PHÁT GIA
4. Thông tin chung về doanh nghiệp
5. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Phát Gia.
6. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.
3.1 Về sản phẩm
3.2 Về khách hàng và thị trường tiêu thụ
3.3 Đối thủ cạnh tranh
3.4 Về nguyên vật liệu
3.5 Về nguồn nhân lực và điều kiện lao động.
3.5.1 Về nhân lực
3.5.2 Về điều kiện lao động.
3.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
4 Môi trường kinh doanh.
5 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2007
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
4. Tình hình tiêu thụ
5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
6. Các hoạt động khác của công ty.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÔNG TY
4. Quy trình bán hàng của công ty.
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay:
6.1 Thuận lợi
6.2 Khó khăn
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT CHUYÊN ĐỀ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ THƯƠNG MẠI PHÁT GIA.pdf