Luận văn Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phương Nga HÀ NỘI - 2010 VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ------------ Y — Z ------------ LÊ THU HOÀI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” thuộc ngành: Quản lý giáo dục; chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục; là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả của bản luận văn này, hay bất kỳ phần nào trong bản luận văn đều chưa hề được công bố ...

pdf93 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viện chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phương Nga HÀ NỘI - 2010 VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ------------ Y — Z ------------ LÊ THU HOÀI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” thuộc ngành: Quản lý giáo dục; chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục; là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả của bản luận văn này, hay bất kỳ phần nào trong bản luận văn đều chưa hề được công bố trong các tài liệu khoa học hay trong bất kỳ luận văn nào. Tác giả luận văn Lê Thu Hoài LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin nói lời cảm ơn đặc biệt đến PGS – TS. Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của cô mà tác giả mới có thể hoàn thành được luận văn của mình một cách logic, chặt chẽ. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới toàn thể các cán bộ trong Thư viện – Học viện Hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ khi tôi đi học, đặc biệt là cô Thái Thị Thanh Hà, chủ nhiệm thư viện và cô Bùi Thị Mai, phó chủ nhiệm thư viện đã vô cùng tạo điều kiện cho tôi được theo hết khóa học này. Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên tham gia giảng dạy các môn trong khóa học vì đã cung cấp cho tác giả các kiến thức chuyên môn sâu rộng về chuyên ngành Đo lường – Đánh giá trong giáo dục và cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học như PGS.TS. Lê Đức Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS. Nguyễn Công Khanh, TS. Phạm Xuân Thanh... Tác giả xin cảm ơn toàn bộ các giáo viên, sinh viên và những người đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. Do những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp luận văn hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3 6. Câu hỏi nghiên cứu: 4 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 8. Bố cục và nội dung của luận văn 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan 6 1.1. Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục 6 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài 10 Chương 2: Lịch sử hình thành, phát triển Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện trong Học viện 22 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của Học viện 22 Hành chính 2.2. Thư viện Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện 24 Chương 3: Phương pháp luận triển khai nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 28 3.1. Phương pháp luận triển khai nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu 29 3.1.2. Thiết kế công cụ khảo sát 30 3.1.3. Triển khai nghiên cứu 32 3.2. Kết quả nghiên cứu 37 3.2.1. Phân tích các số liệu 37 3.2.2. Kết quả thống kê tần suất trả lời của sinh viên 41 3.2.3. Phân tích kết quả khảo sát bằng môi hình Rasch 44 3.2.4. Kết quả nghiên cứu 50 3.2.5. Kết luận chương 3 58 Chương 4: Kết luận và khuyến nghị 59 4.1. Kết luận 59 4.2. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị 61 PHỤ LỤC 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Thực tế khai thác thư viện 41 Bảng 3.2 Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ 50 Bảng 3.3 Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ 50 Bảng 3.4 Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ 51 Bảng 3.5 Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ 51 Bảng 3.6 Thực tế sinh viên tới các phòng phục vụ 52 Bảng 3.7 Loại tài liệu sinh viên tìm đọc 52 Bảng 3.8 Tần suất đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu của thư viện 53 Bảng 3.9 Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện 53 Bảng 3.10 Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện 54 Bảng 3.11 Các nguồn thông tin sinh viên khai thác ngoài thư viện trường 55 Bảng 3.12 Các nội dung có tần suất yêu cầu thư viện thay đổi nhiều nhất 56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Minh hoạ sự phù hợp của các câu hỏi. 39 Biểu đồ 3.2 Minh hoạ sự phù hợp của các câu hỏi sau khi loại bỏ cá thể ngoại lai. 40 Biểu đồ 3.3 Mức độ cần thiết cải tiến thư viện. 44 Biểu đồ 3.4 Mô tả thực tế sinh viên khai thác thư viện. 44 Biểu đồ 3.5 Mô tả yêu cầu cải tiến thư viện. 48 Biểu đồ 3.6 Thống kê tần suất yêu cầu thay đổi thực trạng thư viện. 56 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Ngày nay thế giới đang ở giai đoạn bùng nổ về thông tin. Chính nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà các kiến thức của con người được bảo quản lâu dài và được truyền bá một các nhanh chóng. Các thư viện ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách và phòng đọc sách để trở nên năng động hơn. Vai trò của thư viện đối với xã hội nói chung và đối với học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng được đánh giá đúng mức. Trong đó, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nói đến cơ sở vật chất của một trường đại học, người ta thường nghĩ ngay đến các giảng đường, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện. Hoạt động chính của một trường đại học chủ yếu diễn ra ở bốn khu vực này. Có thể nói, nhìn mức độ làm việc, hiệu quả công việc của sinh viên, giảng viên ở thư viện, người ta có thể hiểu được phần nào chất lượng hoạt động của trường đại học đó. Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới cơ bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy – học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong các yếu tố đó, thư viện là yếu tố rất đáng được quan tâm vì thư viện là bộ phận không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện. Có thể thấy, nếu ngoài giờ học trên lớp sinh viên nghiên cứu, sưu tầm học hỏi thêm trong thư viện thì những điều sinh viên lĩnh hội được ở thư viện sẽ đào sâu kiến thức, suy luận và phương pháp làm việc của họ về môn học. Do đó kiến thức của sinh viên về môn học đã sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì họ tiếp thu được trên lớp. 1 Từ những bối cảnh và xu thế phát triển chung của thế giới, từ những yêu cầu cụ thể đặt ra cho nền giáo dục nước nhà, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa thư viện và sinh viên trong Học viện cũng như vai trò của thư viện trong việc phục vụ cho việc học tập của sinh viên, nhất là sinh viên năm cuối. Từ đó đề xuất một số phương hướng phát triển thư viện để thư viện có thể phục vụ tốt nhất cho việc học của sinh viên trong Học viện. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 5/2007 trên cơ sở hợp nhất hai Học viện: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính Quốc gia. Học viện Hành chính Quốc gia từ đây được đổi tên thành Học viện Hành Chính, là một đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi sẽ gọi là Học viện Hành chính để phân biệt với Học viện chủ quản. 2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả muốn làm rõ những tác động của thư viện đến việc học của sinh viên. Thay vì học thụ động, kiến thức sinh viên thu nhận được chỉ bó hẹp trong những bài giảng của giáo viên, sinh viên có thể đến thư viện đọc tài liệu, nghiên cứu và làm chủ kiến thức của mình. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này cũng làm rõ vấn đề thư viện đã góp phần hỗ trợ việc tự học và tăng nguồn thông tin cho sinh viên nói chung và sinh viên năm cuối nói riêng như thế nào. Thay vì học thuộc lòng bài giảng hay giáo trình, sinh viên phải đến thư viện tìm kiếm tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên. Thư viện sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau; sinh viên phải làm công việc chọn 2 lựa, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp những thông tin, tri thức này để đưa ra nhận xét và rút ra kết luận của riêng mình. Kết quả của phương pháp giảng dạy và học tập như vậy sẽ xoá bỏ lối học tầm chương, trích cú để đưa đến một nền giáo dục có tính chất học hỏi, truy tìm, sưu tầm, khảo cứu và sáng tạo trong Học viện Hành chính. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: 1. Đánh giá việc sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy khai thác, sử dụng thư viện và sự đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu tìm kiếm tài liệu của sinh viên. 2. Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của thư viện để thu hút sinh viên đến khai thác sử dụng thư viện, từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu việc khai thác, sử dụng thư viện phục vụ học tập và nghiên cứu của sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy, Học viện Hành chính. Mẫu khảo sát được lấy trong toàn bộ sinh viên khóa 7 (năm cuối) hệ đại học chính quy. 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Hồi cứu các tư liệu và các công trình nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Khảo sát sinh viên bằng bảng hỏi - Phỏng vấn chọn lọc cán bộ thư viện trên cơ sở phân tích số liệu bảng hỏi để làm rõ thêm kết quả của bảng hỏi. 3 - Phân tích và xử lý số liệu bằng các phần mềm SPSS và Quest. 6. Câu hỏi nghiên cứu 1/ Sinh viên chính quy năm thứ tư đã khai thác thư viện của nhà trường để phục vụ cho việc học tập như thế nào? 2/ Thư viện đáp ứng nhu cầu khai thác tài liệu của sinh viên chính quy năm thứ tư ở mức độ nào? 3/ Ngoài thư viện trường, sinh viên còn khai thác thông tin từ những nguồn nào khác? 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy của Học viện Hành chính - Đối tượng nghiên cứu là việc khai thác sử dụng thư viện trường phục vụ cho học tập. 8. Bố cục và nội dung của luận văn như sau Phần mở đầu: Phần này trình bày lý do nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, phương pháp tiếp cận, các câu hỏi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan. Chương này trình bày các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường. Ngoài ra, chương này cũng bàn về các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài. Chương 2: Lịch sử hình thành, phát triển Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện trong Học viện. Chương này trình bày về lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của Học viện Hành chính cũng như trình bày về thư viện trong Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện. 4 Chương 3: Phương pháp luận triển khai nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Chương này bàn về việc thiết kế công cụ khảo sát, triển khai nghiên cứu, phân tích các số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu. Chương 4: Kết luận và khuyến nghị. Chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và đề xuất các giải pháp và khuyến nghị. Cuối cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN Chương này bàn về các vấn đề bao gồm các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng; ngoài ra chương này cũng phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 1.1. Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục 1.1.1. Khái niệm thư viện trường đại học Theo định nghĩa của tác giả Reitz (2005) trong cuốn “Từ điển thông tin thư viện” (Dictionary for Library and Information Science) thì Thư viện trường đại học là “một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập, quản lý và cấp ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và thông tin về môn học của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường”. Theo định nghĩa này ta thấy: thư viện trong trường đại học có thể là một thư viện và cũng có thể là một hệ thống thư viện. Cũng theo tác giả này thì Hệ thống thư viện là một một tập hợp các thư viện chịu sự quản lý chung; cũng có thể là một nhóm các thư viện quản lý độc lập liên kết với nhau, chính thức hay không chính thức cùng thỏa thuận đạt đến một mục đích chung, mỗi thư viện được xem như là một thành viên (affiliate). Hình ảnh rõ nhất của sự liên kết này là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo với các cơ sở thông tin độc lập liên kết với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu liên kết đào tạo và chia sẻ tài nguyên thông tin cũng như cơ sở vật chất. 6 Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta mới chỉ có các thư viện của các trường đại học, các thư viện này hoạt động độc lập với nhau và hầu như không có một sự liên kết nào. 1.1.2. Vai trò của Thư viện trường đại học ThS. Lê Ngọc Oánh (2002) đã phát biểu: “những thư viện trên thế giới ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách để trở nên năng động hơn với ba vai trò chính yếu sau đây: - Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng; - Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa; - Thư viện là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục. Giữa ba vai trò trên, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục.” (“Sổ tay quản lý Thông tin – Thư viện”, 2002, tr.92). Đúng vậy, thư viện ngày nay không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản sách mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện là nơi lưu trữ thông tin, tài liệu tham khảo, giáo trình, các tư liệu điện tử cập nhật nhất.... và sinh viên đến để tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu. Sinh viên cần tăng cường tính tự học, tự đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo – điều này hiện nay sinh viên Việt Nam chúng ta còn yếu. Thư viện với môi trường học thuật thuận lợi, tài liệu phong phú, công tác tra cứu, mượn/trả tài liệu thuận lợi và thời gian phục vụ được nới rộng, thái độ và trình độ thủ thư ngày một tốt hơn... sẽ góp phần thay đổi lề lối học tập trước đây của sinh viên, kết hợp tốt với phương pháp dạy mới, đổi mới hình thức thi... chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên một bước, phát huy hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. 7 Ở môi trường đại học, thư viện trở thành một trong những nơi cung cấp tri thức hiệu quả nhất cho sinh viên. Thư viện lưu trữ thông tin, giáo trình, tài liệu tham khảo, các tư liệu điện tử… phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Có thể khẳng định thư viện là trái tim tri thức của một trường đại học. Qua tầm vóc, quy mô của thư viện ta cũng có thể đánh giá được phần nào quy mô, chất lượng đào tạo của trường đại học đó. Hơn ai hết sinh viên phải ý thức rõ nét về vị trí và vai trò của thư viện ở bậc đại học thì mới đề ra phương pháp học tập đúng đắn cho mình trong suốt quá trình học. Với phương pháp giảng dạy và học tập mới mỗi sinh viên cần phải coi thư viện là “giảng đường thứ hai” thì mới có thể hoàn thành được những yêu cầu về khối lượng cũng như chất lượng kiến thức của các môn học. Muốn thực hiện tốt điều đó các trường đại học cần phải chú trọng đến công tác xây dựng thư viện để thư viện trường đại học thật sự là nguồn cung cấp thông tin tài liệu phong phú và chất lượng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường đại học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ các loại hình sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Vốn tài liệu phải đa dạng về thể loại: ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyền thống, cần có cả luận văn, luận án, báo cáo khoa học, các báo cáo ngoại khóa theo chuyên đề… và thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dưới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo, đáp ứng được yêu cầu sử dụng của sinh viên. 8 1.1.3. Những đóng góp của thư viện đối với hoạt động giảng dạy và học tập Trong lời phát biểu tại Hội nghị Giáo dục Đại học từ ngày 01 đến ngày 03/10/2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã gợi ý rằng: “ Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận được những những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy sáng tạo. Người sinh viên biết cách học và quen tư duy sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và trong đời sống khi ra trường…”; “…Dạy đại học là chủ yếu dạy cho sinh viên cách học phát huy tính chủ động, óc sáng tạo của sinh viên”. Trước những gợi ý nhiệt tình đổi mới giáo dục, nhất là giáo dục đại học của Thủ tướng, chúng ta cùng xem xét thư viện trường đại học đã làm gì để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và học tập ở trong trường Đại học. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: “Người dạy phải dạy thật, người học phải học thật”. Vậy thì lối dạy và học mới như thế nào? Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, trọng tài cho các nhóm làm việc, học sinh tranh luận chất vấn nhau nếu có điểm nào tranh cãi chưa ngã ngũ thì thầy 9 Muốn “dạy thật, học thật” thiết nghĩ phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên trong đó cần thiết phải xây dựng các thư viện trở thành “giảng đường thứ hai” của mỗi nhà trường. Phải đưa thư viện vào hoạt động phục vụ theo mô hình thư viện mở, thư viện thân thiện, lấy người học làm trung tâm, định hướng hội nhập với các thư viện trường học trong khu vực và quốc tế. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài 1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động thư viện như sau: 1. “Nghiên cứu, phát triển dịch vụ cung cấp thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện đại học” (Hoàng Như Huệ, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2005). Mục đích chính của công trình này là nghiên cứu dịch vụ cung cấp thông tin tại các Trung tâm Thông tin – Thư viện trường đại học để thấy được giá trị và ý nghĩa mà dịch vụ này mang lại cho bạn đọc, từ đó dề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ này tại các Trung tâm Thông tin – Thư viện đại học. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dịch vụ cung cấp thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện các trường đại học. Phạm vi nghiên cứu là thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp thông tin tại các Trung tâm Thông tin – Thư viện trường đại học, các giải pháp nhằm phát triển đa dạng hóa, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp thông tin. Công trình vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp; tiếp cận hệ thống; thống kê số liệu, quan sát, khảo sát. 10 Luận văn nêu ra các dịch vụ cung cấp thông tin như: - Dịch vụ cho mượn tài liệu - Dịch vụ dịch tài liệu - Dịch vụ cung cấp thông tin tồn tại dưới các dạng nghe nhìn (audio – video) và vi dạng (micro form) - Phổ biến thông tin chọn lọc (cung cấp thông tin có nội dung và hình thức đã được xác định trước) - Các dịch vụ phổ biến thông tin hiện đại như: giới thiệu, trưng bày, triển lãm các tài liệu mới, phổ biến tài liệu có chọn lọc (tài liệu được chuyển về dạng vi phim), sử dụng các thiết bị ghi hình hoặc truyền hình để truyền tin… Ngoài ra, luận văn cũng nêu ra các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội tác động đến dịch vụ cung cấp thông tin như: các văn bản pháp luật và cơ sở vật chất – kỹ thuật. Qua tham khảo luận văn này, tác giả đã có được cái nhìn tổng quát về những dịch vụ cung cấp thông tin đa dạng tại các trung tâm thông tin – thư viện trường đại học, từ đó thấy được các dạng yêu cầu thông tin của sinh viên để phục vụ cho luận văn của mình. 2. “Tìm hiểu hành vi của bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” (Nguyễn Thị Bích Hạnh, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2005). Công trình nghiên cứu này cho biết “hành vi của bạn đọc là phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình khai thác, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tài liệu. Vì vậy “tìm hiểu hành vi của bạn đọc tại Thư viện Quốc gia” nhằm mục đích tìm hiểu những hành vi tích cực cũng như tiêu cực của bạn đọc, khảo sát công tác hỗ trợ bạn đọc của thư viện, từ đó nêu ra một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển những hành vi tích cực của bạn đọc”. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hành vi của bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của công trình được giới hạn trong Thư viện Quốc 11 gia Việt Nam. Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp quan sát, điều tra bằng Ankét, phỏng vấn, thống kê, phân tích tổng hợp, điều tra xã hội học và tổng hợp đánh giá. Ý nghĩa của công trình này là nêu bật thực trạng hành vi của bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và công tác hỗ trợ bạn đọc của Thư viện Quốc gia Việt Nam, từ đó đưa ra một số biện pháp tác động để hình thành và phát triển hành vi tích cực của bạn đọc. Qua công trình nghiên cứu này tác giả thấy được những hạn chế trong hoạt động của thư viện đã hình thành nên những hành vi không tốt của bạn đọc, ví dụ: một tài liệu rất hay nhưng số lượng bản lại có ít nên dễ dẫn đến hành vi bạn đọc giấu tài liệu để sử dụng những lần sau. Đây chỉ là một trong những hành vi không tốt của bạn đọc khi sử dụng thư viện, vấn đề cốt lõi là thư viện cần phải có những biện pháp để giảm thiểu những hành vi không tốt, hình thành và phát triển những hành vi tích cực của bạn đọc. Khóa luận đã định hướng cho tác giả về những thay đổi cần thiết trong công tác phục vụ bạn đọc của thư viện để thư viện có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. 3. “Tìm hiểu một số phần mềm thư viện tiêu biểu hiện đang được áp dụng tại các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam” (Đinh Thị Thu Huyền, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2006). Theo công trình nghiên cứu này, “việc tin học hóa trong hoạt động thư viện đã làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động của thư viện truyền thống từ thu thập, xử lý tài liệu đến phục vụ người đọc, đồng thời tạo ra các hoạt động dịch vụ thông tin, các sản phẩm thông tin có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Ngoài những tài liệu thông thường, các nguồn tài liệu điện tử như sách, báo, tạp chí điện tử lưu trữ trên máy tính, đĩa quang CD- ROM xuất hiện ngày càng nhiều”. Khóa luận đi sâu tìm hiểu những tính năng nổi bật và các module của bốn phần mềm tiêu biểu sau: • Libol của Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân 12 • ILib của công ty máy tính truyền thông CMC • Vebrary của Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt • Vlas của Công ty Phần mềm Nam Hoàng, đánh giá ưu, nhược điểm của các phần mềm này và từ đó đưa ra những kiến nghị về việc lựa chọn phần mềm quản trị thư viện tích hợp trong các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam. Công trình này đã nêu lên vấn đề tin học hóa thư viện và sự cần thiết phải tin học hóa thư viện tại Việt Nam. Phạm vi tin học hóa thư viện bao gồm tất cả các chức năng của thư viện tuân thủ theo chuẩn nghiệp vụ và chuẩn kỹ thuật. Và khi đã nói đến quá trình tin học hóa công tác thông tin thư viện thì không thể không nhắc tới các phần mềm quản lý thư viện. Có thể nói việc ứng dụng các phần mềm quản lý thư viện quyết định phần lớn sự thành công của việc tin học hóa thư viện và ngày càng đem lại hiệu quả to lớn. Qua công trình nghiên cứu này, tác giả thấy được xu hướng phát triển chung của các thư viện và sự cần thiết phải tin học hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Tóm lại, các công trình nêu trên đã góp phần định hướng cho tác giả nghiên cứu về nhu cầu thông tin của sinh viên và sự đáp ứng của thư viện Học viện Hành chính trước những nhu cầu đó, từ đó đề xuất các hướng phát triển để thư viện hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc. Các công trình này có vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào sử dụng phương pháp đo lường và đánh giá để đánh giá về hoạt động tra cứu, tìm tin, phục vụ cho việc học tập của sinh viên cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện. Như vậy, nội dung đo lường và đánh giá hoạt động khai thác, sử dụng thư viện là hoàn toàn mới. 1.2.2.Tình hình nghiên cứu nước ngoài 13 Trong những năm gần đây, ở Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố rộng rãi. Các công trình được giới thiệu sau đây chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề vai trò và những tác động của thư viện đến kết quả học tập của học sinh trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động khai thác và sử dụng thư viện phục vụ cho việc học của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối với nhu cầu đặc biệt của họ về tài liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp. 1. Tác động của các hoạt động thư viện đến kết quả học tập và việc học (“Impact of School Library Services on Achievement and Learning”, D.Williams, C.Wavell & L.Coles, 2001. Nghiên cứu này được thực hiện trong một nhóm mẫu nhỏ lấy ngẫu nhiên trong các trường trung học cơ sở ở Scotland để nhằm làm rõ những tác động của thư viện trường đến kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu tập trung vào thảo luận nhóm với các giáo viên, học sinh và phỏng vấn các cán bộ thư viện để thấy được những tác động của thư viện trường đến việc học. Mục đích chính của nghiên cứu này là đưa ra một tài liệu có phê phán để nhằm thấy được những tác động của thư viện đến việc học của học sinh và những kiến thức đạt được; phân tích khả năng ứng dụng của nghiên cứu đối với các thư viện trường học và những hoạt động của thư viện trường học ở Anh; phát hiện những thiếu sót trong nghiên cứu và xác định những nội dung để nghiên cứu sâu hơn; xác định những phương cách mà các thư viện trường học và những phục vụ của thư viện trường học ở Anh có thể sử dụng để có thể tác động tới việc học của học sinh và những kiến thức đạt được. Nghiên cứu này tập trung vào mối liên kết giữa mục tiêu giáo dục và thư viện trường ở cấp trung học. Những câu hỏi được đưa ra thảo luận theo những chủ đề sau: - Tác động tới kết quả học tập, ví dụ như điểm số của các bài kiểm tra 14 - Tác động tới các khía cạnh học tập rộng hơn, ví dụ như kết quả mỗi cá nhân đạt được trong mỗi môn học - Các hoạt động của thư viện - Khả năng của mỗi cá nhân, ví dụ như năng lực, đào tạo, kinh nghiệm và quan điểm của riêng từng người đối với các hoạt động của thư viện Trong phần kết luận và kiến nghị, các kết quả được phân tích để thấy được khả năng ứng dụng của công trình nghiên cứu ở các thư viện trường học ở Anh; những thiếu sót trong nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu sâu hơn; các chiến lược được đưa ra trong nghiên cứu có khả năng thực hiện được ở các thư viện trường học ở Anh và những phương pháp mà các thư viện trường học ở Anh áp dụng để có thể tác động đến kết quả và việc học tập của học sinh. Nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng các thư viện trường học có thể có những tác động tích cực tới kết quả học tập ở trường mà cụ thể là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Bằng những hoạt động thích hợp, các thư viện có thể đảm bảo rằng những dịch vụ của họ là rất hiệu quả. Nghiên cứu có những hạn chế nhất định nhưng đã cho chúng ta thấy được rằng thư viện trường học có thể tác động tới những khía cạnh rộng hơn của việc học như những yếu điểm hay những nhu cầu đặc biệt của học sinh. Qua công trình nghiên cứu này, tác giả thấy những nội dung họ đưa ra thảo luận như tác động của các hoạt động của thư viện tới kết quả học tập, kỹ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin… là rất đáng quan tâm và những nội dung này đã góp phần định hướng cho tác giả nêu ra những câu hỏi phỏng vấn giáo viên và cán bộ trong Học viện Hành chính. 2. Nghiên cứu việc học tập của học sinh thông qua các Trung tâm Thông tin thư viện của các trường học ở Wisconsin (“Student Learning through Wisconsin School Library Media Centers”, E. G. Smith, 2006). 15 Nghiên cứu này được thực hiện để nhằm thấy được cách thức và mức độ ích lợi mà các thư viện trường học mang lại cho học sinh. Công trình này chọn mẫu ngẫu nhiên 25 trường tiểu học, 25 trường trung học cơ sở và 25 trường trung học ở bang Wisconsin, Hoa Kỳ. 51 trường đã tham gia vào nghiên cứu với 107 giáo viên và 3957 học sinh thực hiện cuộc điều tra trực tuyến vào tháng 5 năm 2005. Phần điều tra giáo viên và học sinh bao gồm 50 câu hỏi mô tả các khía cạnh khác nhau mà các hoạt động của thư viện trường có thể giúp được học sinh. Các câu hỏi tập trung vào bảy nội dung: • Tìm được những thông tin mà học sinh cần (Tìm được thông tin) • Sử dụng các thông tin để hoàn thành bài tập ở trường (Sử dụng thông tin) • Làm bài tập nói chung (Kiến thức) • Sử dụng máy tính ở thư viện, ở trường và ở nhà (Công nghệ) • Học sinh thích đọc thông thường (Đọc) • Ý thích và các hoạt động của học sinh ở ngoài trường (Tính độc lập) • Kết quả học tập của học sinh (Kết quả học tập) Nghiên cứu này khảo sát về mức độ ích lợi mà các thư viện trường học mang lại cho học sinh, trong đó thư viện với vai trò là nhân tố trung tâm và quan trọng của chương trình giảng dạy của trường. Họ điều tra riêng học sinh và giáo viên, sau đó kết quả đánh giá của học sinh và giáo viên được so sánh với nhau. Mỗi câu hỏi sẽ được giáo viên và học sinh sẽ đánh giá theo một thang 5 điểm, từ “1 – Giúp ích rất nhiều” đến “5 – chẳng giúp được gì”. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy các thư viện trường học và các thiết bị chuyên dùng của thư viện chỉ giúp cho học sinh có được những kỹ năng mà họ không thể học dược ở trên lớp như: tìm kiếm thông tin, phân tích và tổng hợp thông tin. Tác giả thấy bảy nội dung nêu trên trong phiếu điều tra khá toàn diện và bao quát hết những ích lợi mà thư viện trường mang lại cho học sinh. Bên cạnh 16 đó, một thang đo với 5 mức độ để những người tham gia khảo sát lựa chọn đã giúp những người thực hiện nghiên cứu đánh giá khá chính xác mức độ ích lợi của các hoạt động trong thư viện trường. Đây là điều mà tác giả thấy cần phải học hỏi trong nghiên cứu của mình. 3. Tác động của Thư viện và các Trung tâm thông tin trong trường học ở Pennsylvania (“The Impact of School Library Programs and Information Literacy in Pennsylvania School”, K. C. Lance, M. J. Rodney & C. H. Pennell, 2000). Nghiên cứu này được xây dựng nhằm mục đích thấy được mối liên hệ giữa kết quả học tập của học sinh và hoạt động của thư viện trường. Hướng tới nền giáo dục chuẩn, tập trung vào những gì học sinh học (năng lực) hơn là những gì giáo viên giảng dạy (lượng kiến thức), các cán bộ thư viện trường chỉ có một vị trí duy nhất là giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin để phục vụ cho môn học. Công trình nghiên cứu này tìm kiếm 500 thư viện trường học tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, và đã có 435 thư viện (87%) tham gia, tập trung vào khảo sát các nội dung sau: • Thời gian thư viện mở cửa • Các bộ phận của thư viện • Hoạt động của các bộ phận • Các dịch vụ của thư viện • Công nghệ của thư viện • Các nguồn của thư viện • Kinh phí hoạt động của thư viện • Quản lý thông tin của thư viện Kết quả quan trọng đầu tiên mà nghiên cứu này đưa ra là có một mối liên kết giữa hoạt động của thư viện và kết quả học tập cao hơn, nhưng trên thực tế 17 mối liên kết này còn chặt chẽ hơn thế. Hoạt động của thư viện có mối tương quan với các kết quả học tập như điểm đọc, hoạt động của thư viện tốt hơn thì điểm đọc của học sinh cũng tăng lên. Nhưng mối liên kết này không được giải thích bởi các điều kiện khác của trường như là học phí mà nhà trường thu trên mỗi học sinh hoặc mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Tương tự như vậy, mối quan hệ này cũng không được giải thích bởi các điều kiện xã hội như là sự nghèo túng và sự giáo dục thấp của người lớn. Có một số điểm đặc trưng của thư viện giúp giải thích được mối liên kết giữa hoạt động của thư viện và kết quả học tập của học sinh, đó là kinh phí hoạt động của thư viện, các nguồn thông tin, công nghệ thông tin và các hoạt động của nhân viên giúp cho học sinh mở rộng lượng thông tin liên quan đến bài học và hoàn thành mục tiêu giáo dục. Như vậy, công trình này cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động của thư viện với kết quả học tập của học sinh. Qua nghiên cứu công trình này tác giả đã rút ra những định hướng cho riêng mình để thực hiện đề tài nghiên cứu về hoạt động khai thác thư viện của sinh viên năm cuối tại Học viện Hành chính. 4. Tác động của thư viện trường học tới kết quả học tập của học sinh (“Impact of School Libraries on Student Achievement”, M. Lonsdale, 2003). Mục đích chính của công trình này là nghiên cứu để thấy được bản chất và những bằng chứng mở rộng cho thấy có mối liên kết giữa các thư viện trường với kết quả học tập của học sinh từ 1990 để thấy được những điểm mạnh, những lỗ hổng còn tồn tại trong nghiên cứu và gợi ý cho những nghiên cứu sâu hơn ở Australia. Mặc dù các kết quả nghiên cứu ở những quốc gia khác cho thấy rằng các thư viện trường có thể có những tác động tích cực tới kết quả học tập của học sinh, nhưng khi chuyển sang nghiên cứu ở Australia thì những bằng chứng này lại không rõ ràng. 18 Công trình này tập trung vào nghiên cứu để thấy được các thư viện trường học có thể có những tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh theo các hướng sau: • Một thư viện hoạt động tốt với đầy đủ nhân viên, các nguồn lực và kinh phí có thể làm cho kết quả học tập của học sinh tốt lên bất kể tình hình kinh tế xã hội hay các cấp học trong cộng đồng • Một hệ thống máy tính mạnh mẽ được nối mạng giữa thư viện, lớp học và phòng thí nghiệm có thể có tác động đến kết quả học tập của học sinh • Chất lượng tài liệu có tác động đến việc học của học sinh • Kết quả bài kiểm tra tăng lên khi việc sử dụng thư viện tăng lên • Mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và các bộ thư viện có tác động cụ thể việc học, cụ thể là mối quan hệ giữa các học phần dự kiến, phát triển nguồn tài liệu và sự phát triển cá nhân • Trong môi trường có nhiều sách vở sẽ khiến cho học sinh đọc nhiều hơn và với việc đọc chủ động như vậy sẽ làm tăng vốn từ, khả năng đọc, viết và ngữ pháp • Làm tăng khả năng tự tìm kiếm thông tin phục vụ cho môn học • Và như vậy, thư viện có thể tạo ra sự khác biệt tích cực đối với lòng tự trọng, sự quyết đoán, tính độc lập của học sinh và khiến cho họ quan tâm đến việc học của họ nhiều hơn Với mục đích đánh giá tác động của thư viện tới nhiều khía cạnh của việc học, công trình nghiên cứu này tập trung nghiên cứu trong phạm vi nhỏ, nghiên cứu định tính. Các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu hành động, bảng điều tra, nghiên cứu trường hợp và phỏng vấn sâu là rất phù hợp đối với các 19 nghiên cứu nhằm đo lường sự khác biệt mà các thư viện và cán bộ thư viện có thể tạo ra ở nước Úc. 5. Các thư viện trường và trung tâm thông tin đã làm tăng kết quả học tập của học sinh ở North Carolina như thế nào (“How Quality School Library Media Programs Improve Student Achievement in North Carolina”, R. Burgin, P. B. Bracy & K. Brown, 2003). Công trình nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 2.138 thư viện trường học và 2.529 cán bộ thư viện ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ, do Sở Giáo dục Liên bang cung cấp. Họ thực hiện hai cuộc điều tra trên mẫu này. Cuộc điều tra đầu tiên, kết thúc vào tháng 11/2002, dựa trên 494 bảng hỏi được gửi tới các trường chọn ngẫu nhiên trong cơ sở dữ liệu. Cuộc điều tra thứ hai, kết thúc vào tháng 1/2003, với 500 bảng hỏi được gửi tới các trường, chọn ngẫu nhiên trong những trường chưa nhận được phiếu lần 1. Bảng hỏi được thiết kế để nhằm thu thập dữ liệu về các chương trình hoạt động của thư viện trường học ở Bắc Carolina, tập trung vào tám lĩnh vực: • các bộ phận của thư viện • giờ phục vụ • thực tế sử dụng thư viện • công nghệ ứng dụng • truy cập Internet • kinh phí hoạt động • sự quản lý • vấn đề nhân sự Công trình nghiên cứu này cho thấy các hệ thống thư viện trong các trường cấp hai và trung học ở Bắc Carolina có những tác động cụ thể lên kết quả học tập của học sinh, được đo bằng điểm đọc chuẩn và các bài thi trắc nghiệm tiếng Anh. 20 Qua các công trình nghiên cứu kể trên, tác giả thấy thư viện trường có mối liên hệ chặt chẽ với kết qủa học tập và những kỹ năng cá nhân của học sinh. Kết quả của những công trình nghiên cứu này đã góp phần định hướng và cung cấp những thông tin hữu ích cho luận văn nghiên cứu về vấn đề khai thác, sử dụng thư viện phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên năm cuối, hệ chính quy của Học viện Hành chính. 21 Chương 2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC THƯ VIỆN TRONG HỌC VIỆN 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của Học viện Hành chính 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Học viện Hành chính Học viện Hành chính, tiền thân là Trường Hành chính, được thành lập từ tháng 5 năm 1959 theo Nghị định số 214-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Học viện Hành chính, từ một cơ sở huấn luyện cán bộ chính quyền cấp huyện, đã trở thành trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cử nhân, học viên và nghiên cứu khoa học hành chính, tư vấn cho Chính phủ về lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước. Quy mô và các loại hình đào tạo bồi dưỡng của Học viện ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tham gia ngày càng sâu vào đời sống quốc tế. Từ khi thành lập đến nay, Trường đã trải qua nhiều biến đổi về tên gọi như Trường Hành chính (1959 – 1961), Trường Hành chính Trung ương (1961 – 1980), Trường Hành chính và Kinh tế Trung ương (1980 – 1981), Trường Hành chính Trung ương (1981 – 1990), Trường Hành chính Quốc gia (1990 – 192) và Học viện Hành chính Quốc gia (1992 – 2007). Đến tháng 5/2007, trên cơ sở hợp nhất hai Học viện: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia thành một Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện đổi tên thành Học viện Hành Chính (trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). 22 2.1.2. Kết quả các mặt hoạt động của Học viện Hành chính Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Trường Hành chính khi mới thành lập chỉ làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp huyện; đến nay, Học viện Hành chính có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức hành chính và quản lý nhà nước theo các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, bồi dưỡng theo chuyên đề; đào tạo trung cấp hành chính, cử nhân hành chính, thạc sĩ quản lý nhà nước và tiến sĩ hành chính công, đào tạo tiền công vụ. Trong 50 năm qua, Trường Hành chính – Học viện Hành chính đã đào tạo bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ, công chức, nguồn nhân lực hành chính nói chung cho xã hội với hàng chục vạn lượt người. Công tác nghiên cứu khoa học: Học viện Hành chính luôn xác định công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện. Ngay từ những năm 90 thế kỷ XX, Học viện Hành chính (khi đó là Trường Hành chính Quốc gia) đã triển khai nghiên cứu một số đề tài khoa học cấp Bộ như: Cải cách hệ thống tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước; Cải cách cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong thời kỳ quá độ… Từ năm 1992, hoạt động khoa học – công nghệ của Học viện Hành chính có bước phát triển mới. Đến nay, đã có 228 đề tài khoa học được triển khai, 205 đề tài đã được nghiệm thu; trong đó có 134 đề tài đạt loại xuất sắc, đạt tỉ lệ 65%. Đồng thời, tiến hành tiến hành tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo khoa học, tổ chức các đoàn khảo sát, nghiên cứu trong và ngoài nước, biên soạn và ấn hành hàng trăm án phẩm khoa học hành chính và quản lý nhà nước… góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề lý luận của khoa học hành chính cơ bản, các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng giảng dạy của Học viện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. 23 Công tác biên soạn xuất bản giáo trình, tài liệu: Để vươn lên trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng hiện đại tầm cỡ khu vực, nhiều năm nay, Học viện đã tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống giáo trình, tài liệu tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Ngoài các bộ giáo trình dành cho đào tạo trung cấp, cử nhân, các lớp trung học chính trị, chuyển đổi kiến thức hành chính, giáo trình đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, Học viện còn biên soạn, xuất bản Tạp chí Quản lý nhà nước – tạp chí khoa học chuyên ngành về hành chính và quản lý nhà nước, và bộ Thông tin khoa học hành chính do Viện Nghiên cứu khoa học hành chính ấn hành. 2.2. Thư viện Học viện Hành chính và tình hình khai thác sử dụng thư viện 2.2.1. Sơ lược về Thư viện Thư viện của Học viện Hành chính là một thư viện khoa học chuyên ngành về hành chính Nhà nước, có nhiệm vụ phục vụ, cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên. Thư viện nằm ở ba tầng 8, 9,10 của tòa nhà 11 tầng với tổng diện tích sử dụng là 1.200m2 (400m2 mỗi tầng). Hiện thư viện đã khai thác tối đa tổng số diện tích sử dụng này để bố trí các phòng phục vụ bạn đọc Với nguồn vốn tài liệu phong phú, tính đến nay thư viện đã có trên 120.000 cuốn sách với trên 14.000 đầu sách bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp (chủ yếu là tiếng Việt) thuộc các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội chính trị, Nhà nước và pháp luật; kho báo, tạp chí, tác phẩm kinh điển, giáo trình... đã đáp ứng tối đa nhu cầu tìm kiếm thông tin của tất cả các đối tượng trong và ngoài Học viện. Ngoài ra, với kho báo, tạp chí, tác phẩm kinh điển, giáo trình... lên tới hàng trăm ngàn bản, thư viện đã thực sự trở thành cầu nối liên kết giữa những người sử dụng thông tin với các nguồn tin, giữa các hệ 24 thống thông tin và các đơn vị, cá nhân; tạo lập và cung cấp các sản phẩm thông tin tới nơi có nhu cầu. Về cơ cấu nhân sự của thư viện, hiện nay thư viện Học viện Hành chính có mười cán bộ làm công tác chuyên môn. Trình độ học vấn của các cán bộ đều đạt từ cao đẳng trở lên, trong đó có bảy cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành thông tin thư viện, ba cán bộ còn lại do học trái ngành nên thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ để đảm bảo hiệu quả công tác. Ngoài ra, các cán bộ cũng được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ thông tin, thư viện, ngoại ngữ, tin học trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Về cơ cấu tổ chức, ngoài Phòng Chủ nhiệm thư viện, có hai phòng chức năng là Phòng bổ sung và Phòng nghiệp vụ; ngoài ra, thư viện có năm phòng phục vụ bạn đọc là: - Phòng mượn sách tham khảo, giáo trình (phục vụ bạn đọc mượn về nhà). Phòng này thông với kho sách, sử dụng toàn bộ tầng 8 với diện tích 400m2. - Phòng đọc tự chọn sách tham khảo, luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp (phục vụ bạn đọc tại chỗ). Phòng này có 110 chỗ ngồi đọc với điều kiện môi trường yên tĩnh, ánh sáng tốt đã đáp ứng được nhu cầu tham khảo tài liệu và tìm kiếm thông tin của độc giả. - Phòng đọc báo, tạp chí, tiểu luận, báo cáo thực tập… có 70 chỗ ngồi đọc và môi trường yên tĩnh khiến đây thực sự là nơi bạn đọc tìm đến để tìm các thông tin chuyên ngành và giải trí. - Phòng ngoại văn (phục vụ bạn đọc tại chỗ) có trên 3000 đầu sách bằng hai ngôn ngữ Anh và Pháp với 30 chỗ ngồi đọc hiện tại đủ để phục vụ bạn đọc có nhu cầu tham khảo thông tin bằng hai ngôn ngữ trên. - Phòng máy tính (phục vụ tra cứu tài liệu) có 30 máy tính đã nối mạng Internet nhưng hiện tại chưa đưa vào hoạt động do thư viện chưa thực hiện được tin học hóa thư viện. 25 Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc hai buổi mỗi ngày, từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30; riêng Phòng đọc sách tự chọn mở cửa cả buổi tối đến 20h30. Trung bình mỗi ngày, mỗi phòng phục vụ khoảng từ 200 đến 300 lượt bạn đọc đến đọc và mượn tài liệu. 2.2.2. Tình hình sử dụng thư viện trong Học viện Hiện nay, sinh viên đến thư viện chủ yếu là để học bài, đọc và mượn sách, báo, luận văn bằng tiếng Việt. Việc khai thác các tài liệu bằng tiếng nước ngoài chủ yếu là ở các giảng viên. Có nhiều nguyên nhân khiến cho sinh viên chưa khai thác hết tiềm năng của thư viện: sinh viên nghe giảng nhiều hơn tự học, sinh viên ít có thời gian đến thư viện, sinh viên không được yêu cầu hay bắt buộc phải tham khảo thêm tài liệu, việc học và thảo luận theo nhóm không phổ biến… Các điều kiện này đã làm hạn chế việc khai thác và sử dụng thư viện, đặc biệt khi thư viện đang được đầu tư thành một thư viện điện tử. Mặc dù vậy, việc sử dụng thư viện đã có những tác động nhất định đến phương pháp học của sinh viên Trong Học viện Hành chính. Ngoài giờ học trên lớp, phần lớn sinh viên nghiên cứu, sưu tầm học hỏi trong thư viện và như vậy những điều sinh viên lĩnh hội được ở thư viện sẽ đào sâu kiến thức, suy luận và phương pháp làm việc của họ về môn học. Do đó kiến thức của sinh viên về môn học đã sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì họ tiếp thu được trên lớp. Nhưng hiện nay vẫn còn một tồn tại là sinh viên chỉ tham khảo tài liệu có liên quan đến môn học khi gần đến kỳ thi, còn khi đã thi xong họ thường chỉ lên đọc báo hoặc mượn sách văn học, điều này khiến cho việc học tập và nghiên cứu khoa học gần như bị gián đoạn. Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học đòi hỏi Học viện phải đổi mới cơ bản, toàn diện và thư viện Học viện là yếu tố rất đáng được quan tâm vì thư viện là bộ phận không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện 26 cho người học phát triển toàn diện, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, thư viện Học viện đang ngày càng được hiện đại hoá, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ, khai thác và phổ biến thông tin tới độc giả. 27 28 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương này sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu và mô tả về những công cụ được sử dụng để khảo sát và việc triển khai nghiên cứu. Sau đó các kết quả thu được sẽ được phân tích cụ thể để biết thực tế hoạt động của thư viện cũng như thực tế khai thác thư viện của sinh viên. 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu: Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên ba câu hỏi nghiên cứu như sau: 1/ Sinh viên chính quy năm thứ tư đã khai thác thư viện của nhà trường để phục vụ cho việc học tập như thế nào? 2/ Thư viện đáp ứng nhu cầu khai thác tài liệu của sinh viên chính quy năm thứ tư ở mức độ nào? 3/ Ngoài thư viện trường, sinh viên còn khai thác thông tin từ những nguồn nào khác? Trên cơ sở nội dung của ba câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tác giả giả thiết mô hình đánh giá sẽ là một quy trình khép kín tác động hai chiều đến các thành phần và được mô tả như sau. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Tin học hóa thư viện Số lượng tài liệu Thời gian làm việc Mức bồi thường Mục đích khai thác Phương thức khai thác Ngôn ngữ tài liệu Nguồn thông tin Các thư viện khác Internet Mua Mượn Khai thác các nguồn khác Nhu cầu thông tin của sinh viên Mức độ đáp ứng của thư viện Khai thác thư viện trường Cải tiến 2 9 3.1.2. Thiết kế công cụ khảo sát: Đây là bộ công cụ được xây dựng để thu thập các thông tin về thực tế hoạt động khai thác thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy của Học viện Hành chính (từ nay gọi tắt là sinh viên). Dựa trên những kết quả thu thập được, tác giả sẽ xây dựng một số kế hoạch hành động nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những thế mạnh của thư viện Học viện. Bộ công cụ khảo sát gồm có bốn công cụ: bảng khảo sát sinh viên, bảng phỏng vấn cán bộ thư viện, bảng phỏng vấn giáo viên và một phiếu quan sát. 1. Bảng khảo sát sinh viên: Trong phần bảng khảo sát, vấn đề khai thác thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên gồm có bốn thành tố lớn: - Sinh viên khai thác thư viện: có bốn câu hỏi (câu hỏi 1 – 4 trong phần I của bảng khảo sát). - Thư viện đáp ứng yêu cầu thông tin của sinh viên: có bốn câu hỏi (câu hỏi 5 – 8 trong phần I của bảng khảo sát). - Các nguồn thông tin khác mà sinh viên khai thác: có hai câu hỏi (câu hỏi 9 – 10 trong phần I của bảng khảo sát). - Cải tiến thư viện: gồm có 21 nội dung trong phần II của bảng hỏi, phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang đo Likert gồm có 4 mức độ như sau Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết 4 3 2 1 sinh viên chọn một trong bốn mức cho sẵn để thể hiện mức độ cần thiết phải thay đổi hoạt động của thư viện. (Chi tiết xin xem Phụ lục 1A) 30 2. Phỏng vấn: Tác giả sẽ phỏng vấn các đối tượng là các giáo viên thường xuyên tới thư viện và các cán bộ thư viện trực tiếp trông coi các phòng phục vụ cũng như cán bộ quản lý để nhằm làm rõ một số vấn đề còn chưa rõ ràng trong kết quả khảo sát. Phỏng vấn gồm những câu hỏi với nội dung chính như sau: a/ Phỏng vấn cán bộ thư viện: - Sinh viên năm cuối đến mượn/tìm đọc tài liệu chuyên môn - Lượng sinh viên tới tìm tài liệu ở Phòng ngoại văn - Thư viện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ - Những ích lợi và khó khăn khi mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ - Phòng ốc đủ rộng rãi không - Có phòng tự học cho sinh viên - Vấn đề nhân sự (Chi tiết xin xem Phụ lục 1B) b/ Phỏng vấn giáo viên: - Giao bài tập về nhà cho sinh viên làm - Giới thiệu tài liệu cho sinh viên tìm đọc - Sinh viên khai thác thư viện trường có hiệu quả không? - Thư viện trường có đáp ứng được nhu cầu tài liệu của độc giả không? (Chi tiết xin xem Phụ lục 1C) 3. Phiếu quan sát Bên cạnh việc khảo sát, phỏng vấn, tác giả quyết định tiến hành quan sát tại chỗ để thấy được thực tế sinh viên khai thác thư viện và hoạt động của thư viện. Quan sát được thực hiện dựa trên phiếu quan sát, phiếu gồm hai thành tố lớn với các nội dung cụ thể như sau: a/ Thực tế hoạt động của thư viện - Giờ đóng/mở cửa 31 - Cách bố trí phòng - Rộng rãi hay chật chội - Vị trí treo bảng hướng dẫn - Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện - Số lượng cán bộ b/ Thực tế sinh viên khai thác thư viện - Tra cứu sách - Mượn sách - Lý do không mượn được sách - Thái độ của sinh viên (Chi tiết xin xem Phụ lục 1D) Quan sát được thực hiện hai lần, lần một vào trước kỳ thi và lần hai vào giữa học kỳ để thấy được sự khác biệt trong từng thời điểm. 3.1.3. Triển khai nghiên cứu: 1. Điều tra thử nghiệm: Tác giả tiến hành khảo sát thử nghiệm trên 100 sinh viên, thử nghiệm được thực hiện vào cuối tháng 9/2009. Lúc này sau kỳ nghỉ hè, sinh viên đã đi vào học tập ổn định. Chọn mẫu: Tác giả chọn ngẫu nhiên trong 5 lớp, mỗi lớp 20 sinh viên cho trả lời bảng khảo sát và thu về ngay. Số phiếu phát ra: 100 Số phiếu thu về: 100 Như vậy, chúng tôi đã thu thập được 100 ý kiến của sinh viên năm cuối từ 5 lớp để đánh giá thực tế hoạt động của thư viện trường cũng như những mong muốn của họ về vấn đề cải tiến mọi mặt hoạt động của thư viện. 32 Thử nghiệm phiếu hỏi: Những thông tin thu được từ 100 sinh viên trên được phân tích bằng phần mềm SPSS và phần mềm QUEST. Phiếu thử nghiệm có 31 câu hỏi, chia thành hai phần: - Phần I của Bảng khảo sát gồm có 10 câu hỏi về thực tế sử dụng thư viện, mỗi câu hỏi có từ 03 đến 06 phương án trả lời. Khi nhập dữ liệu vào máy tính với phần mềm SPSS, mỗi phương án trả lời được tách riêng ra thành một biến (chỉ nhận các giá trị 0 và 1). Riêng câu 1 và câu 5 chỉ cho phép sinh viên lựa chọn một phương án trả lời nên hai câu này được nhập vào bảng số liệu là hai biến: câu 1 nhận các giá trị nguyên từ 0 đến 4 và câu 5 nhận các giá trị nguyên từ 0 đến 3 tương ứng với các phương án lựa chọn trong câu trắc nghiệm. - Phần II của Bảng khảo sát gồm có 21 câu hỏi về những suy nghĩ, những mong muốn của sinh viên đối với việc cải tiến thực trạng hoạt động của thư viện nhưng chỉ có 20 câu hỏi đầu là có kết quả được nhập vào bảng dữ liệu, câu số 21 là câu hỏi lấy thêm thông tin nên không được thống kê ở đây. 20 câu hỏi tương ứng với 20 biến, mỗi biến nhận các giá trị nguyên từ 0 đến 3 ứng với các phương án lựa chọn trong câu trắc nghiệm và thang đo Likert được chuyến đổi thành gái trị như sau: Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết 3 2 1 0 - Giá trị 9 để chỉ dữ liệu bị bỏ sót hoặc không hợp lệ. Xử lý dữ liệu và chạy chương trình Quest để xác định độ tin cậy của phiếu hỏi và sự phù hợp của các câu hỏi với mô hình Rasch, được xác định trong khoảng cho phép. Ta có kết quả như sau: 33 THU NGHIEM -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on thunghiem (N = 100 L = 40 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+----- 1 item 1 . | * . 2 item 2 . * | . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . * | . 6 item 6 . * | . 7 item 7 . | * . 8 item 8 . * | . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . *| . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . * . 17 item 17 * . | . 18 item 18 . *| . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . |* . 22 item 22 . * | . 23 item 23 . * . 24 item 24 . |* . 25 item 25 . | * . 26 item 26 . | * . 27 item 27 . * | . 28 item 28 . * | . 29 item 29 . * | . 30 item 30 . * | . 31 item 31 . | * . 32 item 32 . * | . 33 item 33 . * | . 34 item 34 . * | . 35 item 35 . * | . 36 item 36 . | * . 37 item 37 . * | . 38 item 38 . * . 39 item 39 . * | . 40 item 40 . *| . 41 item 41 . * | . 42 item 42 . | * . 43 item 43 . | * . 44 item 44 . | . * 45 item 45 . * | . 46 item 46 . | * . 47 item 47 . * | . 48 item 48 . | * . 49 item 49 . * | . 50 item 50 * | . 51 item 51 . * | . 52 item 52 . * | . 53 item 53 . * | . 54 item 54 . | * . 55 item 55 *. | . 56 item 56 . * | . 57 item 57 . * | . 58 item 58 . * | . 59 item 59 . *| . 60 item 60 . | * . 61 item 61 . * | . ==================================================================================================================== Kết quả thử nghiệm cho thấy các item số 17, 44, 55 phải sửa lại. - Item 17 (Tương ứng với câu 5 trong phần I): “Thư viện đáp ứng nhu cầu tài liệu của bạn ở mức độ nào?” - Item 44 (Tương ứng với nội dung số 3 trong phần II): “Vấn đề nhân sự” - Item 55 (Tương ứng với nội dung số 14 trong phần II): “Thông báo danh mục sách mới” 34 Với cách viết như vậy, sinh viên đã không hiểu các khái niệm một cách rõ ràng nên trả lời bừa nên khi chạy chương trình các item này rơi ra ngoài khoảng đồng bộ cho phép (INFIT MNSQ 0.77 – 1.30). Sửa lại ba câu trên. - Item 17: Mức độ đáp ứng về tài liệu của Thư viện đối với nhu cầu học tập của bạn? - Item 44: Tăng thêm cán bộ thư viện. - Item 55: Thông báo danh mục sách mới ngay sau khi sách nhập kho. Sau khi sửa chữa và điều chỉnh nội dung các item nằm ngoài khoảng đồng bộ, bảng khảo sát được sử dụng để điều tra trong toàn bộ sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy của Học viện Hành chính (520 sinh viên). Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn chọn lọc các cán bộ thư viện và giáo viên kết hợp với quan sát tại chỗ để làm rõ hơn những phần còn chưa rõ ràng trong kết quả khảo sát. 2. Quy trình khảo sát đối với sinh viên • Quá trình khảo sát sinh viên được tiến hành vào đầu tháng 10/2009 và khảo sát trong toàn bộ năm lớp sinh viên năm cuối. Tác giả phát phiếu trực tiếp đến từng lớp, hướng dẫn sinh viên trả lời và thu phiếu về ngay. Trong quá trình trả lời, nếu có thắc mắc từ phía sinh viên, tác giả giải thích cụ thể. Số phiếu phát ra: 520 phiếu Số phiếu thu về: 467 phiếu Như vậy, chúng tôi đã thu thập được 467 ý kiến về thực tế sinh viên sử dụng thư viện, nhu cầu về tài liệu và mức độ đáp ứng của thư viện trước nhu cầu đó, cũng như là những mong muốn của sinh viên đối với vấn đề cải tiến các hoạt động của thư viện. • Từ các phiếu trả lời thu được, các số liệu thực tế được nhập vào máy tính bằng phần mềm SPSS và làm sạch số liệu. • Ứng dụng lý thuyết hồi đáp theo mô hình Rasch và sử dụng phần mềm chuyên dụng Quest để phân tích câu hỏi và đề trắc nghiệm. 35 Loại bỏ các câu hỏi nằm ngoài khoảng đồng bộ cho phép. • 3. Phỏng vấn cán bộ thư viện Sau khi có kết quả chạy chương trình và phân tích các kết quả đó, tác giả tiến hành phỏng vấn mỗi phòng phục vụ một cán bộ thư viện, chọn ngẫu nhiên trong các cán bộ phụ trách phòng phục vụ đó. Các nội dung trao đổi bao gồm điều kiện làm việc, thời gian phục vụ, vấn đề nhân sự và thực tế sinh viên khai thác thư viện. Thời điểm phỏng vấn tác giả chọn vào đầu và cuối buổi làm việc vì vào hai thời điểm này thường có ít bạn đọc, thuận tiện cho việc tiến hành phỏng vấn. 4. Phỏng vấn giáo viên Việc phỏng vấn giáo viên chúng tôi tiến hành song song với phỏng vấn cán bộ thư viện. Tác giả chọn ngẫu nhiên 10 giáo viên thường xuyên tới thư viện để lấy ý kiến của họ. Nội dung trao đổi là họ có khuyến khích sinh viên lên thư viện hay không; nếu có thì họ có những hoạt động cụ thể nào để khuyến khích sinh viên lên thư viện, ví dụ như giao bài tập về nhà cho sinh viên tự tìm tài liệu để làm hoặc giới thiệu sách cho sinh viên tìm đọc trên thư viện… Trước khi phỏng vấn, chúng tôi liên lạc trước để hẹn phỏng vấn vào thời điểm thích hợp. . Quan sát tại chỗ5 Sau khi thực hiện phỏng vấn cán bộ thư viện và giáo viên, chúng tôi tiến hành quan sát tại chỗ để có được cái nhìn cụ thể nhất về thực tế hoạt động của thư viện. Chúng tôi thực hiện quan sát sáu lần, tại ba phòng (Phòng mượn sách, Phòng đọc sách tại chỗ, Phòng đọc báo-tạp chí) vào thời điểm giữa học kỳ do vào thời điểm này, mọi hoạt động giảng dạy và học tập là ổn định nhất. Chúng tôi dùng phiếu quan sát để quan sát thực tế hoạt động của thư viện như giờ đóng/mở cửa có đúng với nội quy không? cách bố trí phòng có hợp lý 36 3.2. Kết quả nghiên cứu: 3.2.1. Phân tích các số liệu: Sau khi thu thập và xử lý số liệu, chúng tôi đã tiến hành chạy trên chương trình QUEST và thu được kết quả như sau: 1. Độ tin cậy của của bảng khảo sát Summary of item Estimates ========================= Mean .03 SD 1.78 SD (adjusted) 1.77 Reliability of estimate .99 Fit Statistics =============== Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean .98 Mean 1.01 SD .10 SD .24 Infit t Outfit t Mean -.38 Mean -.14 SD 1.82 SD 1.49 (Chi tiết xin xem Phụ lục 2A) Khi dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch thì trị số kỳ vọng của các bình phương trung bình (mean square) xấp xỉ bằng 1 và trị số kỳ vọng t xấp xỉ bằng 0. Từ các số liệu về giá trị trung bình Mean và độ lệch chuẩn SD ở trên, ta thấy dữ liệu dùng để phân tích là hoàn toàn phù hợp với mô hình Rasch. Độ tin cậy của tính toán rất cao, có giá trị bằng 99%. 37 2. Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi Trong biểu đồ Item Fit sau đây, mỗi câu trắc nghiệm biểu thị bằng dấu *. Những câu trắc nghiệm nằm trong hai đường chấm thẳng đứng có giá trị trung bình bình phương độ phù hợp INFIT MNSQ nằm trong khoảng (0.7 – 1.3) sẽ phù hợp với mô hình Rasch. Nếu câu trắc nghiệm nào không phù hợp thì loại bỏ ra khỏi tính toán. 38 KHAI THAC & CAI TIEN THU VIEN ---------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on thuvien (N = 467 L = 61 Probability Level= .50) ---------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .45 .50 .56 .63 .71 .83 1.00 1.20 1.40 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+--- 1 item 1 . | * . 2 item 2 . *| . 3 item 3 . *| . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . |* . 6 item 6 . * . 7 item 7 . |* . 8 item 8 . *| . 9 item 9 . *| . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . | * . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . * . 17 item 17 * . | . 18 item 18 . |* . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . *| . 21 item 21 . *| . 22 item 22 . * | . 23 item 23 . |* . 24 item 24 . *| . 25 item 25 . | * . 26 item 26 . | * . 27 item 27 . |* . 28 item 28 . * . 29 item 29 . * . 30 item 30 . * | . 31 item 31 . | * . 32 item 32 . * | . 33 item 33 . * | . 34 item 34 . * | . 35 item 35 . | * . 36 item 36 . * . 37 item 37 . * . 38 item 38 . * . 39 item 39 . * . 40 item 40 . * . 41 item 41 . * . 42 item 42 . |* . 43 item 43 . | * . 44 item 44 . | * . 45 item 45 . * | . 46 item 46 . * . 47 item 47 . * | . 48 item 48 . | * . 49 item 49 . * | . 50 item 50 .* | . 51 item 51 . * | . 52 item 52 . * | . 53 item 53 * | . 54 item 54 . * . 55 item 55 * . | . 56 item 56 . * | . 57 item 57 . * | . 58 item 58 . * | . 59 item 59 . * | . 60 item 60 . | * . 61 item 61 . * | . ============================================================================================== Biểu đồ 3.1. Minh hoạ sự phù hợp của các câu hỏi 39 Theo như biểu đồ trên thì Item số 17 và 55 là biến ngoại lai vì có chỉ số INFIT MNSQ không nằm trong khoảng cho phép. Loại bỏ hai item này ra khỏi phép tính và tính toán lại, ta có kết quả như sau: KHAI THAC & CAI TIEN THU VIEN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on thuvien (N = 467 L = 59 Probability Level= .50) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+------ 1 item 1 . | * . 2 item 2 . *| . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . | * . 6 item 6 . |* . 7 item 7 . | * . 8 item 8 . * | . 9 item 9 . *| . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . | * . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . * . 18 item 18 . | * . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . *| . 22 item 22 . * | . 23 item 23 . | * . 24 item 24 . * | . 25 item 25 . | * . 26 item 26 . | * . 27 item 27 . |* . 28 item 28 . * . 29 item 29 . |* . 30 item 30 . * | . 31 item 31 . | * . 32 item 32 . * | . 33 item 33 . * | . 34 item 34 . * | . 35 item 35 . | * . 36 item 36 . * . 37 item 37 . * . 38 item 38 . * . 39 item 39 . *| . 40 item 40 . * . 41 item 41 . *| . 42 item 42 . | * . 43 item 43 . | * . 44 item 44 . | * . 45 item 45 . * | . 46 item 46 . *| . 47 item 47 . * | . 48 item 48 . | * . 49 item 49 . * | . 50 item 50 . * | . 51 item 51 . * | . 52 item 52 . * | . 53 item 53 .* | . 54 item 54 . |* . 56 item 56 . * | . 57 item 57 . * | . 58 item 58 . * | . 59 item 59 . * | . 60 item 60 . | * . 61 item 61 . * | . =========================================================================================================== Biểu đồ 3.2. Minh hoạ sự phù hợp của các câu hỏi sau khi loại bỏ cá thể ngoại lai 40 Sau khi loại đi hai item 17 và 55 ta thấy 59 item còn lại đều có chỉ số INFIT MNSQ nằm trong khoảng cho phép, tạo thành một cấu trúc phù hợp với mô hình Rasch. 3.2.2. Kết quả thống kê tần suất trả lời của sinh viên: Sau khi thử nghiệm, chỉnh sửa và loại bỏ đi câu hỏi mơ hồ, gây khó hiểu cho sinh viên, kết quả trả lời của 467 sinh viên được thống kê trong bảng 3.1 và biểu đồ 3.3. Bảng 3.1. Thực tế khai thác thư viện 1. Số giờ trung bình trong tuần bạn khai thác thư viện? Tỉ lệ % a. Không bao giờ 2.1 b. 1 – 5 giờ 71.5 c. 6 – 10 giờ 17.8 d. 11 – 15 giờ 4.5 e. Trên 15 giờ 2.8 2. Bạn thường xuyên sử dụng thư viện vào việc gì? Tỉ lệ % a. Tìm thông tin giải trí 55.9 b. Tìm tài liệu cho bài tập về nhà 68.7 c. Tìm tài liệu cho bài tập hết môn 68.3 d. Tìm tài liệu cho khóa luận 32.1 e. Mục đích khác 8.1 f. Không bao giờ sử dụng 1.7 3. Bạn thường khai thác nguồn thông tin nào của thư viện? Tỉ lệ % a. Sách tham khảo, sách chuyên khảo 91.2 b. Tác phẩm văn học 30.6 c. Tạp chí chuyên ngành 30.4 d. Báo, tạp chí giải trí 46.5 e. Các tài liệu in ấn khác 6.0 4. Trong thư viện bạn hay sử dụng phòng nào nhất? 41 Tỉ lệ % a. Phòng mượn sách 64.9 b. Phòng đọc sách tại chỗ 43.7 c. Phòng đọc báo, tạp chí 33.8 d. Phòng ngoại văn 0.2 5. Mức độ đáp ứng về tài liệu của thư viện đối với nhu cầu học tập của bạn? Tỉ lệ % a. Nhiều hơn bạn mong đợi 19.7 b. Đúng như bạn mong đợi 73.2 c. Đáp ứng một phần mong đợi của bạn 4.5 d. Không đáp ứng mong đợi của bạn 1.7 6. Những khó khăn bạn gặp phải khi khai thác thư viện? Tỉ lệ % a. Số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn 62.3 b. Nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ 66.4 c. Không được tra cứu tài liệu trên máy tính 65.3 d. Phòng ốc chật chội, không thoải mái 37.7 e. Thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ 70.9 7. Khi gặp những khó khăn nêu trên bạn thường… Tỉ lệ % a. chuyển sang tìm tài liệu ở phòng khác. 20.6 b. nhờ nhân viên thư viện hỗ trợ tra cứu. 7.5 c. chuyển sang tìm những tài liệu có nội dung khác. 32.1 d. chán nản và rời thư viện. 61.7 8. Bạn thu được những ích lợi gì từ việc khai thác thư viện? Tỉ lệ % a. Điểm số các môn học tăng lên. 28.3 b. Tăng khả năng tự tìm kiếm thông tin. 66.2 c. Tăng kỹ năng tổng hợp và phê bình thông tin. 33.8 42 d. Tăng tính độc lập. 36.4 e. Không có gì. 12.8 9. Khi không tìm được tài liệu bạn cần ở thư viện, bạn thường tìm ở nguồn nào khác? Tỉ lệ % a. Mượn bạn, người quen. 42.8 b. Mượn giáo viên. 8.4 c. Tìm mua ở cửa hàng sách 37.3 d. Tìm ở thư viện khác. 16.5 e. Tìm thông tin trên mạng Internet. 88.2 10. Ngoài thư viện trường, bạn còn khai thác thông tin ở đâu? Tỉ lệ % a. Thư viện các trường khác. 15.2 b. Các thư viện công cộng. 14.1 c. Các cơ quan. 3.9 d. Internet. 96.4 e. Không tìm nguồn nào khác. 0.4 Kết quả cho thấy: - Về phương diện khai thác thư viện: có 2.1% sinh viên năm cuối không bao giờ tới thư viện khai thác tài liệu, 0.2% sinh viên khai thác phòng ngoại văn và có 91.2% sinh viên tới thư viện để tìm sách tham khảo, chuyên khảo. - Về mức độ đáp ứng của thư viện: Chỉ có 1.7% sinh viên cho rằng thư viện đáp ứng nhu cầu về tài liệu nhiều hơn mong đợi, còn 13.2% cho rằng thư viện chỉ đáp ứng một phần mong đợi của họ. Có 70.9% sinh viên cho rằng việc thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ đã gây khó khăn cho họ. - Về các nguồn khai thác khác: Khi không tìm được tài liệu cần thiết, có 88.2% sinh viên tìm thông tin trên mạng Internet và ngoài thư viện trường, chỉ có 0.4% sinh viên không tìm ở nguồn nào khác. 43 1469 2935 32% 669 7% 4194 45% 16% Không cần thiết Rất cần thiếtCần thiết Tương đối cần thiết Biểu đồ 3.3. Mức độ cần thiết cải tiến thư viện Kết quả cho thấy 93% sinh viên muốn thay đổi thư viện, trong đó 45% cho rằng việc thay đổi một số hoạt động cũng như cơ sở vật chất của thư viện là Rất cần thiết. Điều này có nghĩa là thư viện hiện nay chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của sinh viên. (Chi tiết xin xem trong phần Phụ lục 3A và 3B) 3.2.3. Phân tích kết quả khảo sát bằng mô hình Rasch: 1. Thực tế khai thác thư viện Thực tế khai thác thư viện của sinh viên sau khi tính toán được thể hiện trong biểu đồ sau: 44 KHAI THAC THU VIEN ------------------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) all on ktthuvien (N = 467 L = 40 Probability Level= .50) ------------------------------------------------------------------------------------------- 6.0 | | | | 16 | 5.0 | | 41 | | | 4.0 | | | | 7 | 3.0 | | | 39 | | 2.0 | 12 | 6 24 | 33 | X | 1.3 31 1.0 X | 37 38 X | 1.2 35 XX | 23 XX | XXXXXX | 27 .0 XXXXX | 1.1 5 9 10 25 XXXXXXXXXXXX | 15 29 30 34 XXXXXXXX | 21 XXXXXXXXXX | 14 32 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 11 -1.0 XXXXXXXXXXXXX | XXXXXXXX | 2 XXXXXXX | 18 26 XXXXXXX | 4 13 19 20 28 Tần suất nhỏ (dưới 10%) Tần suất trung bình (10 – 49%) Tần suất lớn (50 – 85%) Tần suất rất lớn Trên 85% XXXXX | 3 22 -2.0 XXX | XXXXXXXXX | X | | | -3.0 | 36 | | 8 | | -4.0 | | 40 | | | -5.0 | ------------------------------------------------------------------------------------------- Each X represents 4 students =========================================================================================== Biểu đồ 3.4. Mô tả thực tế sinh viên khai thác thư viện Theo biểu đồ trên ta thấy các item có tần suất nhỏ là 16, 41, 7, 39, 12, 6, 24 và 33. Đây là những nội dung mà sinh viên ít lựa chọn, cụ thể là: 45 - Item 16: Phòng ngoại văn. Khi được hỏi “Trong thư viện bạn hay sử dụng phòng nào nhất?” thì chỉ có 1 sinh viên chọn “Phòng ngoại văn”, đạt 0.2%. - Item 24: Nhờ nhân viện thư viện hỗ trợ tra cứu. Khi được hỏi “Khi gặp khó khăn trong trong việc khai thác thư viện bạn thường…” thì có 7.5% sinh viên lựa chọn phương án “nhờ nhân viên thư viện hỗ trợ tra cứu”. - Item 39: Các cơ quan. Khi được hỏi “Ngoài thư viện trường, bạn còn khai thác thông tin ở đâu?” thì có 18 sinh viên chọn “Các cơ quan”, đạt 3.9%. Các item có tần suất rất lớn là 8, 36, 40. Đây là các nội dung mà đa số sinh viên lựa chọn. Cụ thể là: - Item 8: Sách tham khảo, sách chuyên khảo. Khi hỏi “Bạn thường khai thác nguồn thông tin nào của thư viện?” thì có 426 sinh viên (91.2%) tìm “sách tham khảo, sách chuyên khảo”. - Item 36: Tìm thông tin trên mạng Internet. Khi được hỏi “Khi không tìm được tài liệu bạn cần ở thư viện, bạn thường tìm ở nguồn nào khác?” thì có 412 sinh viên lựa chọn phương án “tìm thông tin trên mạng Internet”, đạt 88.2%. Sự phù hợp của các câu hỏi với mô hình Rasch: Quan sát ma trận dưới đây ta thấy sau khi loại bỏ đi item số 17 (hỏi về mức độ đáp ứng về tài liệu của thư viện đối với nhu cầu học tập) có các phương án trả lời quá phân tán, thì tất cả các câu hỏi còn lại đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (từ 0.77 đến 1.30). Điều này có nghĩa là sau khi điều chỉnh thì 40 câu hỏi còn lại trong phần I của bảng hỏi đã đạt yêu cầu và có độ tin cậy rất cao (99%). KHAI THAC THU VIEN ---------------------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) 28/ 2/10 15:42 all on ktthuvien (N = 467 L = 40 Probability Level= .50) ---------------------------------------------------------------------------------------------- Summary of item Estimates ========================= Mean .00 SD 1.97 SD (adjusted) 1.96 Reliability of estimate .99 46 KHAI THAC THU VIEN ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on thuvien (N = 467 L = 59 Probability Level= .50) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+------ 1 item 1 . | * . 2 item 2 . *| . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . | * . 6 item 6 . |* . 7 item 7 . | * . 8 item 8 . * | . 9 item 9 . *| . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . | * . 15 item 15 . | * . 16 item 16 . * . 18 item 18 . | * . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . *| . 22 item 22 . * | . 23 item 23 . | * . 24 item 24 . * | . 25 item 25 . | * . 26 item 26 . | * . 27 item 27 . |* . 28 item 28 . * . 29 item 29 . |* . 30 item 30 . * | . 31 item 31 . | * . 32 item 32 . * | . 33 item 33 . * | . 34 item 34 . * | . 35 item 35 . | * . 36 item 36 . * . 37 item 37 . * . 38 item 38 . * . 39 item 39 . *| . 40 item 40 . * . 41 item 41 . *| . =========================================================================================================== 47 2. Những đề xuất cải tiến hoạt động thư viện Yêu cầu phải thay đổi thực trạng thư viện của sinh viên sau khi tính toán được thể hiện trong biểu đồ sau: CAI TIEN THU VIEN ------------------------------------------------------------------------------------------- Item Estimates (Thresholds) all on ctthuvien (N = 467 L = 19 Probability Level= .50) ------------------------------------------------------------------------------------------- 4.0 | | Rất cần thiết (45%) Cần thiết (32%) Tương đối cần thiết (16%) | XXXX | | | | | | 3.0 XX | | | | XX | | XXXX | | | 2.0 XXX | XXXXX | | 57.3 XXXXXXX | XXXXXXXXXXX | 51.3 53.3 XXXXXXXXXX | 60.3 XXXXXXX | XXXXXXXXXXXX | 42.3 50.3 58.3 XXXXXXXXXXX | 1.0 XXXXXXXXXXXXXXX | 55.3 56.3 59.3 61.3 XXXXXXXXXXXXXXXXXX | 49.3 54.3 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 46.3 XXXXXXXX | 45.3 57.2 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX | 51.2 XXXX | 47.3 53.2 XXXXXXXXXXXXXXXXX | 48.3 60.2 XXXXXXXXXXXXXXX | 43.3 52.3 XXXXXXXXXXXX | 42.2 50.2 58.2 XXXXXX | 59.2 .0 XXXXXX | 55.2 56.2 61.2 XXXX | 49.2 54.2 X | 46.2 57.1 X | 45.2 51.1 53.1 | 60.1 | 47.2 | 48.2 50.1 | 42.1 43.2 52.2 58.1 | 56.1 59.1 61.1 -1.0 | 49.1 54.1 55.1 | | 45.1 46.1 | | 47.1 | | 48.1 52.1 | 43.1 | -2.0 | ------------------------------------------------------------------------------------------- Each X represents 2 students =========================================================================================== Biểu đồ 3.5. Mô tả yêu cầu cải tiến thư viện 48 Theo biểu đồ trên ta thấy có 93% sinh viên mong muốn thư viện thay đổi từ các hoạt động cho đến cơ sở vật chất, trong đó có 45% sinh viên cho rằng thư viện Rất cần thiết phải thay đổi. Các ý kiến cho rằng không cần phải thay đổi thực trạng của thư viện chỉ chiếm 7%. Sự phù hợp của các câu hỏi với mô hình Rasch: CAI TIEN THU VIEN ---------------------------------------------------------------------------------------------- Case Estimates all on ctthuvien (N = 467 L = 19 Probability Level= .50) ---------------------------------------------------------------------------------------------- Summary of case Estimates ========================= Mean .94 SD .70 SD (adjusted) .62 Reliability of estimate .77 CAI TIEN THU VIEN -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Item Fit all on ctthuvien (N = 467 L = 19 Probability Level= .50) -------------------------------------------------------------------------------------------------------- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 ----------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+---------+--- 42 item 42 . | * . 43 item 43 . | * . 44 item 44 . | * . 45 item 45 . * | . 46 item 46 . *| . 47 item 47 . * | . 48 item 48 . | * . 49 item 49 . * | . 50 item 50 . * | . 51 item 51 . * | . 52 item 52 . * | . 53 item 53 .* | . 54 item 54 . |* . 56 item 56 . * | . 57 item 57 . * | . 58 item 58 . * | . 59 item 59 . * | . 60 item 60 . | * . 61 item 61 . * | . =========================================================================================================== Quan sát ma trận trên ta thấy sau khi loại bỏ đi item số 55 (hỏi về mức độ cần thiết phải thông báo danh mục sách mới sau khi sách nhập kho) có các phương án trả lời quá phân tán, thì tất cả các câu hỏi còn lại đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (từ 0.77 đến 1.30). Điều này có nghĩa là sau khi điều chỉnh thì 19 câu hỏi còn lại trong phần II của bảng hỏi đã đạt yêu cầu và có độ tin cậy khá cao (77%). 49 3.2.4. Kết quả nghiên cứu Hiện tại thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính (buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30; riêng Phòng đọc sách tự chọn mở cửa cả buổi tối đến 20h30) và nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật. Thời gian thư viện mở cửa cũng là lúc sinh viên đi học hoặc đi làm thêm nên có thể đã hạn chế sinh viên tới thư viện. Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để thấy được mối liên hệ giữa số giờ trung bình trong tuần sinh viên khai thác thư viện và việc thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5. Bảng 3.2. Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ Mở cửa thư viện vào giờ nghỉ (%) Thời lượng Tuong doi Khong can thiet can thiet Can thiet Rat can thiet Khong can thiet Khong bao gio .0 .0 2.6 1.6 1.8 1-5 gio 73.3 87.5 73.9 70.0 73.0 6-10 gio 6.7 .0 16.3 22.3 17.8 11-15 gio 6.7 7.5 5.9 3.2 4.6 Tren 15 gio 13.3 5.0 1.3 2.8 2.9 Trong bảng kiểm chéo trên ta thấy 70% số sinh viên thường đến thư viện từ 1-5 giờ một tuần cho rằng thư viện rất cần thiết phải mở cửa vào các giờ nghỉ trưa và chiều tối. Ta xem bảng kiểm định Chi-bình phương để biết ý nghĩa của kiểm định. Bảng 3.3. Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ Giá trị df Mức ý nghĩa quan sát Pearson Chi-bình phương 24.308(a) 12 .018 Likelihood Ratio 29.788 12 .003 Linear-by-Linear Association .025 1 .874 N of Valid Cases 455 50 Trong bảng kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.018. Điều này có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 98.2%. Bảng 3.4. Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ Mở cửa thư viện vào ngày nghỉ (%) Thời lượng Tuong doi can thiet Can thiet Rat can thiet Khong can thiet Khong can thiet Khong bao gio .0 3.1 3.5 .8 1.8 1-5 gio 82.4 76.9 73.0 70.7 72.6 6-10 gio 17.6 6.2 14.8 22.8 18.2 11-15 gio .0 10.8 5.2 3.1 4.6 Tren 15 gio .0 3.1 3.5 2.7 2.9 Trong bảng kiểm chéo trên ta thấy 70.7% số sinh viên thường đến thư viện từ 1-5 giờ một tuần cho rằng thư viện rất cần thiết phải mở cửa vào các ngày nghỉ cuối tuần. Ta xem bảng kiểm định Chi-bình phương để biết ý nghĩa của kiểm định. Bảng 3.5. Kiểm định Chi-bình phương về Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ Giá trị df Mức ý nghĩa quan sát Pearson Chi-bình phương 21.961(a) 12 .038 Likelihood Ratio 23.645 12 .023 Linear-by-Linear Association .720 1 .396 N of Valid Cases 456 Trong bảng kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.038. Điều này có nghĩa là kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy đạt tới 96.2%. Như vậy ta có đủ bằng chứng để nói rằng việc thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ đã làm hạn chế thời gian tới thư viện của sinh viên. Nếu thư viện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ thì chắc chắn thời lượng sinh viên tới thư viện sẽ tăng lên. Qua quan sát tại chỗ, tác giả thấy sinh viên thường tranh thủ tới thư viện vào giờ nghỉ gải lao giữa các tiết học, sau khoảng 5 – 10 phút, 51 sinh viên lại ùa ra khỏi các phòng phục vụ của thư viện gây mất trật tự và khai thác thư viện như vậy thật không hiệu quả. Kết quả phỏng vấn cán bộ thư viện cho biết hiện tại thư viện chưa thể thực hiện được việc mở cửa thư viện vào giờ nghỉ và ngày nghỉ do còn liên quan đến vấn đề nhân sự. Hiện tại nhân sự của thư viện với 10 cán bộ không đủ để thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ. Bảng 3.6. Thực tế sinh viên tới các phòng phục vụ Tỉ lệ % a. Phòng mượn sách 64.9 b. Phòng đọc sách tại chỗ 43.7 c. Phòng đọc báo, tạp chí 33.8 d. Phòng ngoại văn 0.2 Trong các phòng phục vụ của thư viện, sinh viên tới Phòng mượn sách đông nhất và có rất ít sinh viên tới đọc sách ở Phòng ngoại văn (0.2%). Phỏng vấn cán bộ thư viện cho biết sách ngoại văn thư viện có được chủ yếu là sách biếu tặng của Quỹ Châu Á, chỉ có một số ít là sách mua nên sách có nội dung mở rộng nhiều, ít sách có nội dung liên quan đến chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó, do trình độ ngoại ngữ hạn chế nên sinh viên ít tìm đọc các tài liệu ngoại văn. Sau đây là loại hình tài liệu mà sinh viên thường tìm đọc. Bảng 3.7. Loại tài liệu sinh viên tìm đọc Tỉ lệ % a. Sách tham khảo, sách chuyên khảo 91.2 b. Tác phẩm văn học 30.6 c. Tạp chí chuyên ngành 30.4 d. Báo, tạp chí giải trí 46.5 e. Các tài liệu in ấn khác 6.0 Theo như bảng trên thì chủ yếu sinh viên năm cuối đến thư viện là tìm sách tham khảo, sách chuyên khảo. Có tới 91.2% sinh viên tìm loại tài liệu này, còn các loại tài liệu khác như báo/tạp chí chuyên ngành và giải trí, tác phẩm văn học… chỉ chiếm 8.8%. Theo quan sát thực tế của chúng tôi, sinh viên tới thư 52 viện tập trung đông nhất ở hai phòng mượn sách và đọc sách tại chỗ để tìm đọc/mượn các sách liên quan đến môn học. Sử dụng bảng tần suất để xem sinh viên năm cuối đánh giá thư viện đáp ứng nhu cầu tài liệu của họ ở mức độ nào. Bảng 3.8. Tần suất đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu của thư viện Số lượng Tỉ lệ (%) khong dap ung 92 19.7 dap ung mot phan 342 73.2 dap ung dung nhu mong doi 21 4.5 nhieu hon mong doi 8 1.7 Total 463 99.1 Theo bảng tần suất trên thì có tới 73.2% số sinh viên tham gia trả lời cho rằng thư viện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của họ. Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để xem mối liên hệ giữa mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện và những khó khăn mà họ gặp phải khi tới thư viện. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 3.9 và 3.10. Bảng 3.9. Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện Mức độ đáp ứng Những khó khăn (%) 6a 6b 6c 6d 6e khong dap ung 22.5 25.8 23.6 24.7 20.1 dap ung mot phan 73.0 71.6 71.8 70.7 77.2 dap ung dung nhu mong doi 3.1 1.3 3.9 3.4 1.5 nhieu hon mong doi 1.4 1.3 .7 1.1 1.2 Trong đó: 6a. Số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn 6b. Nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ 6c. Không được tra cứu tài liệu trên máy tính 6d. Phòng ốc chật chội, không thoải mái 6e. Thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ 53 Theo bảng trên ta thấy 73% sinh viên cho rằng thư viện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của họ là do số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn và có tới 77.2% cho rằng nguyên nhân là do thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ. Ta sẽ xem thêm bảng kiểm định Chi-bình phương để xem ý nghĩa của kiểm định. Bảng 3.10. Kiểm định Chi-bình phương về Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện Mức ý nghĩa quan sát 6a 6b 6c 6d 6e Pearson .008 .000 .004 .176 .000 Chi-bình phương Likelihood Ratio .085 .000 .004 .178 .000 Linear-by-Linear Association .017 .000 .000 .031 .009 N of Valid Cases 463 463 463 463 463 Trong bảng kiểm định ta thấy Pearson Chi-BÌnh phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) rất nhỏ, từ 0 đến 0.176. Phương án 6d có sig.>0.01, điều này có nghĩa là kiểm định này không có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là vấn đề phòng ốc chật chội, không thoải mái không ảnh hưởng tới mức độ đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu thông tin của sinh viên. Các phương án còn lại có giá trị Sig. rất nhỏ, từ 0 đến 0.008. Như vậy thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tài liệu của bạn đọc là do số lượng tài liệu ít nên không đủ cho sinh viên mượn, nhân viên thư viện không nhiệt tình giúp đỡ, không được tra cứu tài liệu trên máy tính, thư viện không mở cửa vào giờ nghỉ/ngày nghỉ. Kiểm định này có ý nghĩa với độ tin cậy lớn hơn 90%. Những thông tin thu được từ việc phỏng vấn cán bộ thư viện cho biết có một số đầu sách với số lượng ít, không đủ để phục vụ bạn đọc. Khi giáo viên giới thiệu cho sinh viên những cuốn sách có liên quan đến môn học, sinh viên tới thư viện mượn thì có đầu sách không có, có đầu sách không đủ số lượng cho sinh viên mượn nên tình trạng sinh viên không mượn được sách khá nhiều. 54 Về vấn đề mở cửa vào giờ nghỉ, ngày nghỉ và trợ giúp sinh viên thì qua phỏng vấn cho thấy hiện tại nhân sự của toàn bộ thư viện là 10 cán bộ, trong đó chỉ có sáu cán bộ phục vụ bạn đọc tại ba phòng phục vụ đã nêu ở trên, bốn cán bộ còn lại làm công tác chuyên môn và lúc cần thì tăng cường cho các phòng phục vụ nên thường xuyên trong tình trạng quá tải, không thể thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ được. Còn việc tra cứu trên máy tính thì qua quan sát tác giả thấy thư viện hiện đã trang bị một phòng máy tính phục vụ tra cứu nhưng do chưa thực hiện tin học hóa thư viện nên phòng này vẫn chưa đưa vào hoạt động. Bây giờ ta xem xét các nguồn thông tin khác ngoài thư viện trường mà sinh viên khai thác. Bảng 3.11. Các nguồn thông tin sinh viên khai thác ngoài thư viện trường Tỉ lệ % a. Thư viện các trường khác 15.2 b. Các thư viện công cộng 14.1 c. Các cơ quan 3.9 d. Internet 96.4 e. Không tìm nguồn nào khác 0.4 Theo bảng thống kê này thì hầu hết sinh viên tìm tài liệu trên Internet khi không tìm được tài liệu mình mong muốn ở thư viện trường (96.4%). 4.3.2. Cải tiến hoạt động thư viện Trong phần II của bảng khảo sát dành cho sinh viên có 20 nội dung đề xuất cải tiến thư viện và sinh viên chọn một trong bốn mức độ từ “Rất cần thiết” đến “Không cần thiết”. Và biểu đồ thống kê ý kiến của các sinh viên về mức độ cần thiết phải cải tiến thư viện như sau 55 45% 32% 16% 7% 0 10 20 30 40 50 Series1 1 2 3 4 Biểu đồ 3.6. Thống kê tần suất yêu cầu thay đổi thực trạng thư viện Xem bảng tần suất trả lời của sinh viên sau đây để thấy được cụ thể sinh viên mong muốn thư viện thay đổi như thế nào. Chi tiết xin xem phần II của Phụ lục 3A. Bảng 3.12. Tần suất yêu cầu thay đổi thư viện nhiều nhất MỨC ĐỘ (%) STT NỘI DUNG CẦN THAY ĐỔI Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Không cân thiết 1 Thư viện cần có khuôn viên riêng để tránh ồn ào 41.5 33.4 15.0 8.8 2 Tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (số đầu sách, số lượng sách/đầu) 64.9 30.0 3.4 1.3 3 Tăng thêm sách báo có nội dung giải trí 22.7 36.0 34.3 5.8 4 Có các tài liệu điện tử (chuyên môn, giải trí) 52.0 26.3 15.2 5.6 5 Tăng thêm cán bộ thư viện 24.8 25.1 19.5 29.3 3. Rất cần thiết 2.Cần thiết 1.Tương đối cần thiết 0. Không cần thiết 2 0 3 1 56 6 Mở cửa thư viện vào giờ nghỉ 53.3 33.2 9.0 3.2 7 Mở cửa thư viện vào các ngày nghỉ 55.9 25.5 13.9 3.6 8 Có phòng tự học 71.7 19.7 7.5 1.3 9 Thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính 60.6 29.8 7.7 1.5 10 Các máy tính được nối mạng Internet 67.9 22.7 6.6 2.4 11 Thông báo danh mục sách mới ngay sau khi sách nhập kho 39.2 45.6 12.0 2.4 12 Có dịch vụ tìm tin 33.8 40.3 19.3 6.2 13 Có dịch vụ đánh máy 28.7 28.9 29.1 12.0 14 Liên kết nối mạng với các thư viện trong nước 46.3 30.2 19.1 4.1 15 Liên kết nối mạng với các thư viện ngoài nước 27.8 24.8 31.7 15.2 16 Tăng số lượng sách được mượn mỗi lần 35.1 43.9 11.3 9.2 17 Tăng thời gian được giữ sách mượn 43.7 36.0 11.6 8.4 18 Giảm mức bồi thường khi làm mất sách 38.5 26.6 17.8 16.3 19 Có hộp thư góp ý 47.3 35.1 13.9 3.2 20 Định kỳ khảo sát ý kiến độc giả 42.8 35.5 16.7 3.6 Như vậy, có tổng số 93% sinh viên mong muốn thư viện thay đổi, tập trung nhiều nhất vào các nội dung như: Tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (cả số đầu sách và số lượng sách/1 đầu), có phòng tự học, thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính và các máy tính được nối mạng Internet. Xem bảng tần suất ở trên ta thấy: - Có 64.9% sinh viên cho rằng tăng thêm các tài liệu liên quan đến các môn học (số đầu sách, số lượng sách/đầu) là Rất cần thiết. 57 - Có 98.7% sinh viên yêu cầu có phòng tự học, như vậy, nhu cầu về việc có phòng riêng để sinh viên tự học là rất cao. - Có 98.5% sinh viên yêu cầu phải thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính. - Có 97.6% sinh viên mong muốn các máy tính được nối mạng Internet. Qua quan sát thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên tới thư viện và mang theo tài liệu riêng để học, nhưng quy định của Phòng đọc sách tự chọn là chỉ được mang giấy trắng nên dẫn đến tình trạng một là sinh viên ra về vì không được mang tài liệu vào phòng và hai là sinh viên giấu cán bộ để mang tài liệu vào. Hiện nay, Học viện không bố trí phòng tự học cho sinh viên và diện tích sử dụng của thư viện cũng không thể bố trí phòng tự học cho sinh viên được. 3.2.5. Kết luận chương 4 Chương 4 là một quy trình, từ xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế công cụ khảo sát và triển khai nghiên cứu; sau đó phân tích các số liệu, xem độ tin cậy của bộ công cụ cũng như là độ tin cậy của kết quả khảo sát. Xem xét sự phù hợp của phép đo với mô hình Rasch, phân bố của các item có nằm trong khoảng đồng bộ cho phép không. Trong quá trình phân tích, tác giả đã loại bỏ đi các câu hỏi chưa phù hợp, sau đó phân tích kết quả nghiên cứu bảng phần mềm SPSS và QUEST. Việc sử dụng bảng khảo sát để đánh giá cho thấy đa số sinh viên chỉ tới thư viện khoảng 1 giờ mỗi ngày để tìm đọc và mượn sách tham khảo, sách chuyên khảo bằng tiếng Việt, còn sách ngoại văn thì chỉ có 0.2% sinh viên tìm đọc. Phân tích các số liệu cho thấy sinh viên cho rằng thời lượng lên thư viện ít là do thư viện không mở cửa vào các giờ nghỉ trưa, chiều tối và các ngày nghỉ cuối tuần và điều này khiến sinh viên cho rằng thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của họ. Có 96.4% sinh viên lựa chọn nguồn tài liệu trên Internet để tham khảo ngoài thư viện trường. 58 Về vấn đề các nội dung cần phải thay đổi trong mọi mặt hoạt động của thư viện, trang thiết bị cũng như là vấn đề nhân sự thì có 93% sinh viên muốn thư viện thay đổi. Như vậy là sinh viên không hài lòng lắm với thực trạng thư viện hiện nay. 59 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .1. Kết luận4 Trong giới hạn một luận văn thạc sĩ, đề tài đã tiến hành đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy với sự tham gia trả lời phiếu hỏi của 467 sinh viên, khảo sát được tiến hành vào đầu tháng 10/2009. Các công cụ nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn là khảo sát, phỏng vấn sâu và quan sát tại chỗ. Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn, trên cở sở những số liệu thu được sau khi đã được xử lý định lượng và định tính và phân tích trong chương 3, tác giả xin đưa ra một số những kết luận trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. 4.1.1. Về thực tế sử dụng thư viện Có 71.5% số sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy của Học viện Hành chính tới thư viện chỉ khoảng 1 giờ mỗi ngày. Thời lượng như vậy là rất ít đối với sinh viên năm cuối vì lúc này nhu cầu về tài liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp cũng như các môn học của họ là rất cao. Bằng những phép tính, thống kê, kiểm định, chúng tôi thấy rằng thực tế sinh viên tới thư viện ít như vậy có liên quan chặt chẽ với thực tế thư viện không mở cửa vào các giờ nghỉ trưa, chiều tối và các ngày nghỉ cuối tuần. Điều này có nghĩa là nếu thư viện thay đổi thời gian làm việc, mở cửa phục vụ bạn đọc vào cả giờ nghỉ và ngày nghỉ thì chắc chắn sinh viên sẽ tới thư viện nhiều hơn nhưng qua phỏng vấn cán bộ thư viện cho thấy điều kiện hiện tại của thư viện không thể thực hiện mở cửa vào giờ nghỉ và ngày nghỉ được do còn hạn chế về nhân sự. Sinh viên tới thư viện đa phần là tìm đọc/mượn sách tham khảo, sách chuyên khảo bằng tiếng Việt, còn sách ngoại văn thì chỉ có 0.2% sinh viên tìm 60 đọc. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ít tìm đọc sách ngoại văn là sách có nội dung mở rộng nhiều, ít sách có nội dung liên quan đến chuyên ngành đào tạo của nhà trường và trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn nhiều hạn chế. Về loại hình tài liệu thì chủ yếu sinh viên tới thư viện để tìm các sách tham khảo, sách chuyên khảo. Còn các loại tài liệu khác như các tác phẩm văn học, báo tạp chí giải trí và các tài liệu in ấn khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ (8.8%). Như vậy, cần tăng cường bổ sung sách chuyên khảo, sách tham khảo cả về số đầu sách và số lượng sách trên mỗi đầu để có thể phục vụ hết được số lượng sinh viên khá lớn trong trường. Có 73.2% sinh viên được hỏi cho rằng thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của họ. Như vậy, thư viện đã hoạt động chưa hiệu quả do vẫn còn phục vụ hoàn toàn thủ công nên không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin đa dạng của bạn đọc. Ngoài thư viện trường, có 96.4% sinh viên lựa chọn nguồn tài liệu trên Internet để tham khảo. Như vậy, sinh viên có một nhu cầu bức thiết về một hệ thống máy tính có nối mạng Internet trang bị cho thư viện để phục vụ cho sinh viên sử dụng. 4.1.2. Cải tiến hoạt động của thư viện Về vấn đề các nội dung cần phải thay đổi trong mọi mặt hoạt động của thư viện, trang thiết bị cũng như là vấn đề nhân sự thì có 93% số sinh viên mong muốn thư viện thay đổi. Như vậy là sinh viên không hài lòng lắm với thực trạng thư viện hiện nay. Trong đó bức thiết nhất là sinh viên mong nuốn có phòng tự học. Có 71.1% sinh viên cho rằng thư viện rất cần thiết phải có phòng tự học cho sinh viên. Đây là nơi họ nghiên cứu, trao đổi những thông tin, kiến thức về các môn học cũng như những nội dung phục vụ cho luận văn tốt nghiệp của họ. 61 Các nội dung khác cần phải thay đổi như thiết lập hệ thống tra cứu tài liệu bằng máy tính, trang bị hệ thống máy tính nối mạng Internet, tăng thêm tài liệu liên quan đến các môn học... cũng được cho là rất cần thiết phải thay đổi. 4.2. Đề xuất các giải pháp Trên cơ sở những vấn đề kết luận nêu trên, chúng tôi đưa ra một số những giải pháp như sau: Thứ nhất, thư viện nên xem xét các điều kiện để có thể mở cửa phục vụ bạn đọc vào các giờ nghỉ và ngày nghỉ. Để thực hiện được như vậy, thư viện sẽ cần bổ sung thêm cán bộ để có thể chia hai ca làm việc một ngày. Vấn đề bổ sung nhân sự không hề đơn giản vì còn liên quan đến tổ chức nhân sự của toàn học viện, vậy về lâu dài thư viện trình Giám đốc Học viện xin bổ sung thêm cán bộ cho thư viện, bên cạnh đó, thư viện nên cân nhắc thực hiện giải pháp tình thế xin thuê lao động hợp đồng vụ việc, có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian theo từng thời điểm trong năm học. Thứ hai, bộ phận bổ sung cân nhắc để bổ sung thêm các sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách có nội dung liên quan đến các môn học của sinh viên. Khi bổ sung nên xét đến số lượng sinh viên khá lớn trong trường để bổ sung số lượng sách tương đối đủ phục vụ, tránh trường hợp sách hay, sinh viên tìm mượn nhiều mà thư viện lại có quá ít, không đủ cho sinh viên mượn. Có thể cắt giảm bớt số lượng tài liệu có nội dung giải trí. Thứ ba, xem xét bố trí phòng tự học cho sinh viên. Hiện nay thư viện nằm ở ba tầng 8, 9, 10 của một tòa nhà 11 tầng và đã sử dụng hết diện tích này để bố trí các phòng lam việc và phòng phục vụ. Vậy thư viện có thể trình Giám đốc Học viện để xin thêm phòng hoặc các tầng khác của tòa nhà này để bố trí phòng tự học cho sinh viên. Cuối cùng, thư viện nên trang bị một hệ thống máy tính nối mạng Internet cho sinh viên sử dụng. Hiện nay, thư viện đang trình lên Giám đốc Học viện một 62 Tóm lại, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, công trình này vẫn còn nhiều hạn chế: kết quả nghiên cứu này chỉ giới hạn ở thư viện trường (có thể thư viện khác không thế) và chỉ sinh viên năm cuối mà chưa nghiên cứu trong sinh viên các năm khác. Đây là mặt hạn chế lớn của luận văn, chỉ nghiên cứu được một khía cạnh nhỏ nên cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van TN Le Thu Hoai DLDG2005.pdf
Tài liệu liên quan