Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình heo - biogas - cá ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình heo - biogas - cá ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH __________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HEO - BIOGAS - CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT BÙI TRỊNH HỒNG ANH Mã số SV: 4054043 Lớp: KTNN khóa 31 Cần Thơ – 2009 iLỜI CẢM TẠ _____________________________________________ Để hoàn thành đề tài này, trước hết là nhờ Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết trong suốt 4 năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Trạm Thú y huyện Phong Điền. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô NGUYỄN THANH NGUYỆT, người đã nhiệt tình hướng dẫn và theo dõi các bước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, khi thực hiện đề tài em còn nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ Phòng Kinh Tế Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, cám ơn quý vị đã dành thời gian quý báu của mình để cung cấp cho em những thông tin rấ...

pdf76 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình heo - biogas - cá ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH __________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HEO - BIOGAS - CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT BÙI TRỊNH HỒNG ANH Mã số SV: 4054043 Lớp: KTNN khóa 31 Cần Thơ – 2009 iLỜI CẢM TẠ _____________________________________________ Để hoàn thành đề tài này, trước hết là nhờ Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết trong suốt 4 năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Trạm Thú y huyện Phong Điền. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô NGUYỄN THANH NGUYỆT, người đã nhiệt tình hướng dẫn và theo dõi các bước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, khi thực hiện đề tài em còn nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ Phòng Kinh Tế Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, cám ơn quý vị đã dành thời gian quý báu của mình để cung cấp cho em những thông tin rất hữu ích. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chị ở các phòng, ban huyện Phong Điền cũng như sự tiếp đón chân thành của bà con trên địa bàn nghiên cứu đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cũng như giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Do kinh nghiệm, thời gian thực hiện và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Quý Thầy, Cô thông cảm, góp ý về những hạn chế để em có thêm kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau và để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ngày… tháng….năm… Sinh viên thực hiện ii LỜI CAM ĐOAN _____________________________________________ Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày… tháng….năm… Sinh viên thực hiện iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP _____________________________________________ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày… tháng….năm… Thủ trưởng đơn vị iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN _____________________________________________ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày… tháng….năm… Giáo viên hướng dẫn vNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN _____________________________________________ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày… tháng….năm… Giáo viên phản biện vi MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................1 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................2 1.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................................2 1.3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................................2 1.3.3 Giới hạn đề tài......................................................................................................3 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ........................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .........................................................................................4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................4 2.1.2. Vai trò của mô hình ...........................................................................................5 2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá" .........................................................5 2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình ...........................6 2.1.5. Ma trận SWOT....................................................................................................8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................9 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................9 2.2.2. Phương pháp phân tích .......................................................................................9 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" ........................10 3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................10 3.1.1. Đặc điểm tự nhên ..............................................................................................10 vii 3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ................................................................................13 3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của Huyện ..............15 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT Ở 2 XÃ NHƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH .................................................................17 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" CỦA CHỦ HỘ ............................21 4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH .......................................................21 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" ....................................................................22 4.2.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con, 50% heo thịt ..................................................................................22 4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ bán 50% heo con, 50% heo thịt ..................................................................................25 4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ 100% heo thịt ..............................................................................................................26 4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ bán 100% heo thịt .......................................................................................................29 4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" ..............................................................................30 4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con. 50% heo thịt ..................................................................................30 4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ 100% heo thịt ..............................................................................................................34 4.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" VÀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Ở 2 XÃ NHƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH..................................................................38 4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt ................................38 4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt .........................................................41 viii 4.5. MA TRẬN SWOT TRONG SO SÁNH HAI MÔ HÌNH......................................................................................................44 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...............................................................................50 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................53 6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................53 6.2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................54 6.2.1. Kiến nghị cấp vi mô ..........................................................................................54 6.2.2. Kiến nghị cấp vĩ mô ..........................................................................................55 ix DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện ................................................. 12 Bảng 2: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh từ 2006 - 2008 ................................ 17 Bảng 3: Tình hình chăn nuôi heo ở xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh ...................................... 19 Bảng 4: Tình hình chi phí hộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas - Cá" .................... 22 Bảng 5: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ..................................................................... 24 Bảng 6: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá"........................................ 25 Bảng 7: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas - Cá".......................................... 26 Bảng 8: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ..................................................................... 28 Bảng 9: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá"........................................ 29 Bảng 10: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas"................................................ 30 Bảng 11: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas"........................ 32 Bảng 12: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas" ............................................. 33 Bảng 13: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas"................................................ 34 Bảng 14: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas"........................ 35 Bảng 15: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas ............................................... 36 Bảng 16: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu của 2 mô hình bán heo giống, heo thịt ............................................................ 38 Bảng 17: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất của 2 mô hình bán heo giống, heo thịt .................................................................. 40 Bảng 18: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu của 2 mô hình bán heo thịt .............................................................................. 41 Bảng 19: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất của 2 mô hình bán heo thịt ............................................................................. 43 xBảng 20: Phân tích ma trận SWOT ................................................................................. 47 Bảng 21: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo giống, heo thịt của mô hình "Heo - Biogas - Cá".................................................................... 49 Bảng 22: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo thịt của mô hình "Heo - Biogas - Cá".................................................................... 49 Bảng 23: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ..........................................................................PL Bảng 24: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas"..................................................................................PL xi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh qua 3 năm 2006 - 2008 ...................................................................................... 18 Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá" ..................................... 24 Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá"....................................................... 27 Hình 4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas" ............................................ 31 Hình 5: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas"............................................................... 35 Hình 6: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận của 2 mô hình .................................................................................................. 39 Hình 7: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận của 2 mô hình.................................................................................................... 42 xii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Chi phí DCCN: Dụng cụ chăn nuôi DT: doanh thu GTNT: giao thông nông thôn LN: lợi nhuận NCLĐGĐ: Ngày công lao động gia đình TN: Thu nhập TTB: Trang thiết bị Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 1 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nông nghiệp nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện. Từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên đến nay về cơ bản đã là một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, nhiều mặt hàng có số lượng xuất khẩu lớn, chiếm vị thế cao trong khu vực và trên thế giới. Điển hình là Đồng Bằng Sông Cửu Long, vốn nổi tiếng là vùng canh tác lúa trọng điểm và là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm chính cho cả nước. Có được bước đầu thành công trong nền nông nghiệp như ngày nay trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thành Phố Cần Thơ nói chung và huyện Phong Điền nói riêng. " Phong Điền chợ nổi trên sông Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều". Nhắc đến địa danh Phong Điền - Cần Thơ nhiều người nghĩ ngay đến Chợ nổi và những vườn trái cây bạt ngàn, mơn mởn bốn mùa. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh về trồng trọt, huyện Phong Điền chú trọng đến vấn đề chăn nuôi vì ngành này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của huyện nhà. Trong thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng nghề chăn nuôi heo của huyện Phong Điền phát triển ổn định. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi heo của bà con nông dân tại đây vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, con heo nái sinh sản do được nuôi từ nhiều năm, việc chọn giống chưa được chú trọng…Chuồng trại chăn nuôi của đa số hộ nông dân vẫn còn mang hình thức đơn giản, thiếu hệ thống xử lý chất thải, phân…nên khu vực chăn nuôi bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân. Từ đó, phong trào chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật, mô hình canh tác mới của các hộ nông dân diễn ra ngày càng sôi nổi; một trong những mô hình nổi bật là mô hình "Heo - Biogas - Cá" đang được một số hộ nông dân ở huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ áp dụng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 2 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Với mô hình trên sẽ mang lại cơ hội đa dạng hóa mô hình sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, tránh gây ô nhiễm, giúp môi trường phát triển bền vững …và đồng thời giúp người nông dân định hướng đúng về mô hình canh tác. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình ""Heo - Biogas - Cá" còn có những khó khăn nhất định, điều đó phụ thuộc không chỉ vào khuôn khổ kỹ thuật mà còn vào thực trạng kinh tế xã hội ở từng địa phương. Vì vậy, em chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình "Heo - Biogas - Cá" để từ đó có những góp ý giúp nông dân có định hướng đúng về mô hình canh tác và đưa ra một số biện pháp có thể mở rộng và phát triển mô hình một cách bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình áp dụng mô hình. - Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình. - Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình. - Đề xuất một số giải pháp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và phát triển. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở lấy số liệu tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh - huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ sau đó được phân tích, đánh giá và hoàn thành. 1.3.2. Phạm vi thời gian Những số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2006 - 2008. Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp đối với một số chủ hộ áp dụng mô hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 3 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 1.3.3. Giới hạn đề tài Do hạn chế về thời gian nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung ở những nội dung sau: - Đưa ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn. - Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu: số mẫu nghiên cứu giới hạn do chỉ có số ít hộ áp dụng mô hình. - Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số chủ hộ (10 hộ) ở 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh - huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Trong quyển luận văn này em sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích và so sánh theo quyển luận văn"Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và lúa cá ở xã Trường Xuân, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ" của Châu Thị Kim Lan năm 2007. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 4 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Sản xuất Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa một cách có hiệu quả nhất. 2.1.1.2. Cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất là sự sắp xếp duy nhất và ổn định trong hoạt động năng động của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế phù hợp với mục tiêu, sở thích và các nguồn tài nguyên. Những nhân tố này phối hợp tác động đến sản phẩm làm ra và phương án sản xuất. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp là xác định rõ cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 2.1.1.3. Kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ là nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. 2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu kinh tế. Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được thực hiện thông qua sự điều chỉnh tăng giảm tốc độ phát triển của các ngành trong vùng. Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 5 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 2.1.1.5. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kất quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định; và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được. 2.1.2. Vai trò của mô hình - Tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật. - Tận dụng các phế và phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. - Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền. - Giảm ô nhiễm môi trường, giảm được rủi ro do tránh được dịch bệnh (heo tai xanh) và làm tăng thu nhập. 2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá" - Nuôi heo được sạch sẽ, đúng kỹ thuật. - Có thể tận dụng thức ăn dư thừa. - Chất thải của heo giúp tạo khí tránh được ô nhiễm môi trường. - Giúp nông dân bảo vệ sinh thái, môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 6 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 2.1.4. Một số chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình + Chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí = CP cố định + CP lao động + CP biến đổi khác Trong đó: CP cố định = CP chuồng trại + CP trang thiết bị + CP dụng cụ chăn nuôi + CP cố định khác CP biến đổi = CP thức ăn + CP thuốc thú y + CP điện, nước + CP khác  Tổng chi phí (TCP) là toàn bộ chi phí (thể hiện bằng tiền) đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm. + Doanh thu (DT) là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá bán sản phẩm đó. (Doanh thu của nông hộ được tạo ra từ chăn nuôi heo và cá). + Lợi nhuận (LN) là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. * Giả định: Lợi nhuận bỏ qua thuế, không tính lao động gia đình vào chi phí. + Doanh thu/Chi phí Cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. DT = Sản lượng x Đơn giá bán LN = Doanh thu - Tổng chi phí Doanh thu DT/CP = Chi phí Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 7 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh + Lợi nhuận/Chi phí Nói lên 1 đồng người nông dân bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Lợi nhuận/Doanh thu Thể hiện trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình Là trong một ngày công lao động gia đình bỏ ra, tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Doanh thu/Ngày công lao động gia đình Cho biết trong 1 ngày công lao động gia đình bỏ ra được doanh thu là bao nhiêu. Lợi nhuận LN/CP = Chi phí Lợi nhuận LN/DT = Doanh thu Lợi nhuận LN/NC = Ngày công lao động gia đình Doanh thu DT/NC = Ngày công lao động gia đình Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 8 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 2.1.5. Ma trận SWOT SWOT Những điểm mạnh (S). Liệt kê những điểm mạnh Những điểm yếu (W). Liệt kê những điểm yếu Các cơ hội (O). Liệt kê những cơ hội Các chiến lược (SO). Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Các chiến lược (WO) Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội. Các mối đe dọa (T). Liệt kê các mối đe dọa Các chiến lược (ST). Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa. Các chiến lược (WT). Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các nguy cơ. (1) Các mặt mạnh (S): Cho biết các điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần để phát triển tốt hơn. Nên tận dụng và phát triển mặt mạnh này để phát huy thế mạnh sẵn có. (2) Các mặt yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế phát triển đồng thời phải tìm cách khắc phục và cải thiện. (3) Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng. (4) Những nguy cơ đe dọa (T): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển. SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý, qua đó giúp chúng ta hình thành các chiến lược, chính sách của mình một cách có hiệu quả nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe dọa trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém. (5) Phối hợp S-O: Phải sử dụng mặt mạnh nào để tận dụng tốt cơ hội. (6) Phối hợp S-T: Phải sử dụng những mặt mạnh nào để khắc phục, phòng trừ những đe dọa. (7) Phối hợp W-O: Phải khắc phục yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt cơ hội đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện nay. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 9 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh (8) Phối hợp W-T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ■ Phương pháp thu thập số liệu: Tham khảo các số liệu báo cáo của phòng kinh tế, trạm thú y huyện Phong Điền. Phỏng vấn trực tiếp một số hộ áp dụng mô hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh (5 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá", 5 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas"). ■ Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp bình quân trung bình để tính toán số liệu thu thập của hai mô hình sau đó sử dụng phương pháp phân tích, so sánh mô hình "Heo - Biogas - Cá" và mô hình "Heo - Biogas"; (lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh). Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng, đồ thị. Ma trận SWOT so sánh hiệu quả của hai mô hình. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 10 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" 3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ương vừa được chính phủ công nhận vào ngày 1/1/2004, có diện tích tự nhiên là 138.960 ha và dân số là 1,12 triệu người. Nằm ở trung tâm của ĐBSCL thành phố Cần Thơ là cửa ngõ quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông vận tải trọng điểm của vùng và của cả nước. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa Cần Thơ có điều kiện để phát triển về mọi mặt nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cần Thơ đang nổ lực phấn đấu đến năm 2010 trở thành đô thị loại I và thành phố công nghiệp trước năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng ủy thành phố đã gởi các công văn chỉ đạo đến các quận (huyện): Bên cạnh việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới phải biết phát huy những tiềm năng, những nguồn lực sẵn có. Trên cơ sở phát huy những lợi thế thành phố đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hiện đại, bền vững cho từng ngành, từng địa phương, để vừa khai thác tối đa các tiềm năng, vừa sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực. Sau khi chia cách, Phong Điền là đơn vị hành chính mới của Thành Phố Cần Thơ. Huyện Phong Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc Thành Phố Cần Thơ), xã Tân Thới (thuộc huyện Ô Môn), các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long (thuộc Huyện Châu Thành A); Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đặt tại xã Nhơn Ái, trong đó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 11 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh hợp tác xã nông, lâm, ngư gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một trong những nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn. Địa giới hành chính huyện Phong Điền như sau: Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng; Tây giáp huyện Cờ Đỏ, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, khí hậu nơi đây thuộc loại khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, các yếu tố khí hậu được phân bổ theo hai mùa trong năm khá rõ rệt: Mùa mưa bắt dầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,0 oC, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 (khoảng 36,5 oC), thấp nhất vào tháng 12 (khoảng 19 oC). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.441,4 mm - 1.911,1 mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 82,3% đến 86,6%.  Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Huyện có tổng diện tích 12.364,04 ha với tình hình sử dụng đất của huyện như sau: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 12 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 1 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích I. Đất nông nghiệp 1. Đất trồng cây hàng năm 1.1. Lúa, màu 1.2. Cây hàng năm khác 2. Đất trồng cây lâu năm 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản II. Đất phi nông nghiệp 1. Đất chuyên dùng 2. Đất khu dân cư 3. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 4. Đất phi nông nghiệp khác 5. Đất dùng cho mục đích khác III. Đất chưa sử dụng 12.364,04 10.668,52 4.684,76 4.070,41 614,35 5.982,93 0,80 1.687,75 773,05 359,11 504,26 7,72 43,61 7,77 100,00 86,30 37,90 32,92 4,97 48,40 0,01 13,65 6,25 2,90 4,09 0,06 0,35 0,06 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2007) Cuộc sống của người dân ở huyện chủ yếu là dựa vào nông nghiệp nên diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 86,30% trong tổng diện tích đất ở huyện, diện tích trồng cây lúa và màu là 4.070,41 ha tương ứng với 32,92% chiếm đa số trong diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm chiếm 48,40% và thấp nhất là diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 0,01%. Trong 13,65% diện tích đất phi nông nghiệp thì có tới 6,25% đất chuyên dùng, 4,09% đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; số % còn lại là đất khu dân cư, đất phi nông nghiệp khác và đất dùng cho mục đích khác. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 7,77 ha tương ứng với 0,06%. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 13 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội a) Lĩnh vực văn hóa xã hội Tiếp tục được chăm lo, có bước phát triển mới, góp phần nâng cao dân trí, tỷ lệ học sinh huy động và tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 huyện được Bộ Giáo Dục - Đào Tạo kiểm tra công nhận đạt chuẩn công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn năm 2005 - 2010. Mạng lưới cơ sở y tế được tăng cường. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu giải quyết việc làm tiếp tục phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,82% (2007) hiện nay là 5,84%, ổn định xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một được nâng lên, không những giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nghèo mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế của vùng trong tương lai. b) Tình hình kinh tế địa phương Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2008 ước đạt 15,64%, vượt 0,15% so với kế hoạch và tăng 0,38% so với năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người ước 13,7 triệu đồng/người/năm, tăng 3,52 triệu đồng so với năm 2007 và 1,7 triệu đồng/người/năm so với kế hoạch năm 2008. ♦ Hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng so với năm 2007; hiện nay trên địa bàn huyện có 1.625 cơ sở thương mại - dịch vụ, tăng 75 cơ sở so với năm 2007, giải quyết việc làm cho 3.823 lao động. Lượng khách trong nước và quốc tế đến các điểm du lịch trong huyện 156.000 lượt người, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 8,5 tỷ đồng tăng 3,58 tỷ so với năm 2007. ♦ Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển chậm, công nghệ lạc hậu, tính đa dạng của sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2004 được 38,5 tỷ đồng đạt 110% kế hoạch, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008 (giá cố định 1994) là 965 tỷ đồng đạt 100,5% kế hoạch năm. Vậy qua 4 năm giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng được 926,5 tỷ đồng, quả là một con số đáng kể. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 14 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh ♦ Về sản xuất nông nghiệp: Huyện đạt được những kết quả sau Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua cũng tương đối tăng từ 203.407 triệu đồng (năm 2002) lên đến 346.706 triệu đồng (năm 2007) trong đó trồng trọt 295.869 triệu đồng và chăn nuôi 35.099 triệu đồng, còn lại là dịch vụ nông nghiệp 15.738 triệu đồng. * Trồng trọt - Sản xuất lúa: Diện tích trồng lúa năm 2008 đạt 10.338 ha, tổng sản lượng 53.974 tấn, đạt 112,4% kế hoạch năm. - Rau - màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện tích xuống giống 2.115 ha, đạt 96,13% so với kế hoạch và giảm 6,08% so với năm 2007. - Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái toàn huyện có 5.490 ha, tổng sản lượng 65.920 tấn, đạt 119,85% kế hoạch , tăng 15,24% so với năm 2007. * Chăn nuôi Đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển mạnh, tổng đàn gia súc 14.995 con, giảm 2,3% so với năm 2007; tổng đàn gia cầm 121.288 con , tăng 3,79% so với năm 2007. * Thủy sản Diện tích thủy sản hiện có 425,5 ha, tăng 4,03% so với năm 2007, đạt 94,34% kế hoạch năm. Tổng sản lượng thu hoạch trong năm 3.164 tấn, đạt 100,89% chỉ tiêu năm 2008, tăng 8,46% so với năm 2007. Đặc biệt là mô hình tôm ở xã Trường Long với diện tích 16,5 ha, cá nuôi ao mương theo phương pháp quãng canh đạt từ 3,5 - 6,7 tấn/ha. * Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2009 Xác định ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, phấn đấu đạt mức tăng trưởng ổn định trên 5,4%/năm, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững…Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy sức mạnh của các mô hình sản xuất tập thể, khống chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 15 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện 3.1.3.1. Công tác thủy lợi Trong năm 2007 đắp tay lộ GTNT dài 89.660 m, khối lượng 26.405 m3, đạt 100,74% so với kế hoạch; nạo vét thủ công các tuyến kênh với tổng chiều dài 6.400 m, khối lượng nạo vét: 11.200 m3, đạt 101,82% so với kế hoạch; dọn cỏ: 21.000 m; tổng số ngày công thực hiện là 2.404 ngày, lượt người tham gia là 542 người, đạt 130% so với kế hoạch; gia cố chống sạt lở đê bao Trường Tiền - Rạch Sao. Phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân các xã xác định hiện trạng để quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi trồng thủy sản, vườn cây ăn trái, vùng màu và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời khảo sát các tuyến kênh thủy lợi để đưa vào kế hoạch nạo vét năm 2008. Tổ chức tốt công tác trực ban phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn 24/24. Trong thời gian tới phấn đấu hoàn thành và đảm bảo chất lượng kế hoạch nạo vét 20 công trình thủy lợi, chiều dài đạt 44.550 m, tổng khối lượng đào đắp đạt 491.500 m3, phục vụ cho 1.760 ha đất sản xuất. 3.1.3.2. Giao thông nông thôn Đảng bộ xác định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, trong thời gian qua bằng các biện pháp huy động vốn đã tập trung đầu tư hơn 100 công trình hạng mục xây dựng cơ bản. Từ đầu năm đến nay đã triển khai thực hiện được 23 công trình và đưa vào sử 7 công trình chuyển tiếp, tổng kinh phí xây dựng 69 tỷ đồng đạt 75,5%, giải ngân được 49 tỷ đồng, đạt 43,15% kế hoạch (nhân dân hiến đất, hoa màu ước khoảng 2,71 tỷ đồng), vận động nhân dân xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 97 cây cầu với tổng kinh phí 1.267 triệu đồng. 3.1.3.3. Mạng lưới điện Công tác quản lý điện nông thôn từng bước đi vào ổn định, đáp ứng yêu cầu điện khí hóa nông thôn. Đến nay, tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 21.790 hộ, đạt tỷ lệ 98,03% trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia 85,02%, đạt 106% chỉ tiêu. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 16 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Hiện nay đã phát quang xong 19/45 tuyến hạ thế với tổng chiều dài 23.632 m, đóng điện được 11 tuyến hạ thế phục vụ nhân dân với tổng chiều dài là 17.093 m. Tham dự bàn giao 2 tuyến điện chiếu sáng công cộng. 3.1.3.4. Cơ giới hóa nông nghiệp Mức độ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở huyện hiện nay còn thấp, các khâu của quá trình sản xuất chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa cao. Cơ giới hóa tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc (chẳng hạn như khâu làm đất, chuẩn bị ruộng sản xuất lúa,…) nhằm giảm nhẹ sức lao động của con người vừa nâng cao năng suất và hiệu quả.Tuy mức độ đáp ứng chưa cao, kỹ thuật chưa hiện đại nhưng huyện với số lượng máy móc hiện có cũng cơ bản giải quyết được cho nhu cầu hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. 3.1.3.5. Dịch vụ nông nghiệp Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, nông dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển thì nhu cầu về hàng hóa, tư liệu sản xuất và các dịch vụ khác… càng tăng. Đây là thị trường tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của những ngành công nghiệp, dịch vụ này. Trên địa bàn huyện giá trị sản xuất của ngành dịch vụ nông nghiệp (tính giá hiện hành) hiện nay có xu hướng đang giảm, năm 2005 đạt 16.391 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống 15.532 triệu đồng và đến năm 2007 lên được 15.738 triệu đồng, trong tương lai tiếp tục được đầu tư phát triển và hoàn thiện theo hướng ngày càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3.1.3.6. Lao động Năm 2007 dân số trung bình của huyện là 104.945 người, trong đó nam là 53.522 người chiếm 51% và nữ là 51.423 người chiếm 49%; mật độ dân số trung bình là 104.945 người/km2. Đa số là dân tộc Kinh, số người trong độ tuổi lao động là 69.022 người (nam: 33.821 người, nữ: 35.201 người). Toàn huyện có 5/6 xã đạt danh hiệu văn hóa, 50/52 ấp văn hóa, 19.400 gia đình văn hóa…Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, với sự chăm chỉ, chịu khó học Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 17 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh hỏi, cần cù lao động… đây là nguồn lực rất cần thiết trong xu hướng phát triển hoạt động sản xuất theo hướng hiện đại và bền vững hiện nay. 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT Ở HAI XÃ NHƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp xác định rõ cơ cấu cây trồng vật nuôi chủ lực. Với mục tiêu muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất các hộ nông dân hiện nay đang có xu hướng chuyển sang áp dụng một số mô hình sản xuất mới. So với việc chăn nuôi heo đơn thuần như trước đây, một số hộ ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh đã mạnh dạng áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Tuy mô hình phát triển chưa lâu và còn mới mẻ đối với một số hộ nông dân nhưng lợi ích mà mô hình đạt được thì rất khả quan, ngoài hiệu quả từ mục đính chính (bảo vệ môi trường), lợi ích mà biogas mang lại từ việc tiết kiệm năng lượng (cho xã hội), tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng (cho gia đình) là rất rõ; nhất là trong tình hình khó khăn về năng lượng như hiện nay. Sau đây chúng ta sẽ tham khảo số lượng đàn heo của 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh qua các năm 2006, 2007 & 2008. Bảng 2: SỐ LƯỢNG HEO Ở XÃ NHƠN ÁI, MỸ KHÁNH TỪ 2006 - 2008 ĐVT: Con Chênh lệch 07/06 08/07Xã Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nhơn Ái 189 267 1.571 78 41,3 1.304 488,4 Mỹ Khánh 248 327 1.042 79 31,9 715 218,7 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 18 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 189 267 1571 248 327 1042 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2006 2007 2008 Nhơn Ái Mỹ Khánh  Qua bảng 2 ta thấy số lượng heo ở 2 xã có tốc độ tăng nhanh qua 3 năm (06,07,08). Cụ thể năm 2006 tại xã Nhơn Ái có 189 con đến năm 2007 đạt 267 con, tăng 78 con chiếm 41,3%. Và số lượng heo tiếp tục tăng vào năm 2008 đạt 1.571 con, chiếm 488,4% tăng 1.304 con so với năm 2007. Không chỉ ở xã Nhơn Ái mới có số heo phát triển mà ở xã Mỹ Khánh cũng phát triển không kém, năm 2007 đạt 327 con tăng 79 con so với năm 2006, chiếm 31,9%. Đến năm 2008 lên đến 1.042 con tăng 715 con so với năm 2007, chiếm 218,7%. Hình 1: SỐ LƯỢNG HEO Ở XÃ NHƠN ÁI, MỸ KHÁNH QUA 3 NĂM 2006 - 2008  Với số lượng heo ngày càng nhiều qua các năm điều đó càng chứng tỏ ngành chăn nuôi của hai xã trên phát triển rõ rệt. Việc chăn nuôi của mỗi hộ là khác nhau với những mô hình áp dụng riêng biệt. Con Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 19 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 3: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở XÃ NHƠN ÁI & MỸ KHÁNH Số hộ chăn nuôi Tỷ lệXã Hộ CN trên địa bàn Hộ CN bền vững Sử dụng ga, cá Sử dụng ga Không sử dụng Sử dụng ga, cá Sử dụng ga Mỹ Khánh 109 42 3 75 31 3% 69% Nhơn Ái 94 58 2 71 21 2% 76% (Nguồn: Trạm Thú Y Huyện Phong Điền 2009) * Hộ chăn nuôi bền vững ở đây không theo tiêu chuẩn nào mà đó là qua thực tế mà bà con nông dân đã áp dụng chăn nuôi và đã được phòng nông nghiệp của huyện kiểm định. Sở dĩ, gọi là hộ chăn nuôi bền vững vì khi áp dụng mô hình này nó mang tính ổn định. * Ổn định do: - Mang lại hiệu quả kinh tế. - Bảo vệ môi trường. - Duy trì một lượng phân nhất định để tạo đủ lượng khí cho hộ sử dụng.  Từ bảng 2 ta thấy số hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" ở xã Mỹ Khánh là 75 hộ chiếm 69%, chỉ có 3 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" chiếm 3%. Ở xã Nhơn Ái thì mô hình "Heo - Biogas" được áp dụng chủ yếu chiếm 76% (94 hộ), tỷ lệ 2% là số hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Đối với 2 xã này thì hầu như những hộ chăn nuôi đã quen áp dụng mô hình sản xuất cũ (chăn nuôi heo, gas) chỉ có số ít hộ áp dụng mô hình sản xuất mới đó là mô hình chăn nuôi kết hợp heo, gas và cá. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 20 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh  Trước đây nông dân thường thải phân, nước ra quanh khu vực nhà hoặc thải xuống ruộng gây ô nhiễm môi trường sống. Việc sử dụng hầm biogas đã giải quyết khâu chất thải của việc nuôi heo, không còn ô nhiễm như trước đây, môi trường chăn nuôi đã được cải thiện đáng kể. Ngoài việc xử lý chất thải, việc xây dựng hầm biogas còn cung cấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để đun nấu hàng ngày, tiết kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 21 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HEO - BIOGAS - CÁ CỦA CHỦ HỘ 4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH Biogas hay còn gọi là công nghệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân rác, phân hữu cơ, bùn cống rãnh, để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay trong sản xuất. Khí Biogas là khí sinh học, là một hỗn hợp khí sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí (còn gọi là kỵ khí). Thành phần Khí Biogas : CH4, CO2, N2, H2, H2S …, trong đó CH4, CO2 là chủ yếu. Cơ sở lý thuyết của công nghệ Biogas: Dựa vào các vi khuẩn yếm khí để lên men phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được: H2, H2S, NH3, CH4, C2H2,… trong đó CH4 là sản phẩm khí chủ yếu (nên còn gọi là quá trình lên men tạo Metan ). Lượng khí Metan được sinh ra sau quá trình lên men chiếm 50 - 70%, được khai thác tận thu làm chất đốt, chất thải giảm mùi từ 70 - 80% có thể pha loãng hay sục khí tiếp theo dùng cho tưới cây hoặc nuôi cá. Tùy vào số con vật nuôi mà mỗi hộ gia đình có thể chọn một kích cỡ hầm biogas cho phù hợp để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm diện tích, hầm biogas được thiết kế tuỳ theo diện tích đất của các hộ chăn nuôi có thể làm dạng vòm hoặc túi nilon treo. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 22 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Trong bài này em chọn mô hình 4 heo nái sinh sản để phân tích vì nhìn chung trung bình 1 năm các hộ áp dụng mô hình chăn nuôi từ 4 - 5 heo nái sinh sản để bán con giống hoặc nuôi lấy thịt. 4.2.1 Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của mô hình ♦ Chú thích: Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. Bán 50% heo con giống (40 con), 1 con heo giống cân nặng 18Kg (nuôi trong khoảng 2 tháng), còn lại 50% nuôi heo thịt. Bán 50% heo thịt (40 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (nuôi trong khoảng 4 tháng). Lượng cá giống thả: 3000 con sặc rằn. Lượng cá thịt thu hoạch: 800Kg với giá là 32.000 đồng/Kg. Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất. TTB, DCCN: Trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Bảng 4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Qui mô: 4 heo sinh sản/1 năm. ĐV: Đồng Chi phíSTT Khoản mục Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.940.000 1,40 2/ Khấu hao TTB, DCCN 330.000 0,24 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 17,46 4/ Thức ăn heo con giống (40 con) 24.352.000 17,57 5/ Thức ăn heo thịt (40 con) 76.700.000 55,35 6/ Thú y (84 con) 4.760.000 3,44 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 23 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 7/ Điện, nước, xăng dầu 635.200 0,46 8/ Cá giống (3.000 con) 2.666.667 1,92 9/ Thức ăn cá thịt (3.000 con) 3.000.000 2,16 Tổng chi phí 138.573.467 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)  Từ kết quả ở bảng trên cho thấy từng khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất, trong 138.573.467 đồng tổng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí thức ăn heo thịt khoảng 55% tương ứng là 76.700.000 đồng, sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bởi vì thời kỳ này là lúc heo trong giai đoạn trưởng thành đang phát triển nhanh về trọng lượng; lượng thức ăn gấp 4 lần so với thức ăn cho heo giống. Kế đến là chi phí thức ăn heo giống 24.352.000 đồng chiếm 18% và thức ăn heo mang thai, đẻ là 24.189.600 chiếm 17%. Trong năm 2008 vừa qua giá thức ăn của heo là thời điểm cao nhất qua các năm trước, hiện nay giá thức ăn đã giảm từ 15 - 20% so với năm 2008. Chi phí cho thú y chiếm 3%, 7% còn lại là chi phí khác bao gồm: thức ăn cá thịt, cá giống, khấu hao hầm, chuồng trại và trang thiết bị - dụng cụ chăn nuôi. Hình 2: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" 55% 18% 17% 7% 3% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Thú y Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 24 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo con giống 40 con 42.930.000 2/ Bán heo thịt 40 con (4.800 Kg) 163.200.000 3/ Bán cá thịt 800 Kg 25.600.000 4/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 5/ Doanh thu - 235.330.000 6/ Lợi nhuận (chưa tính công lao động nhà) - 96.756.533 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.073.250 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 34.000 đồng. - Giá 1 Kg cá thịt: 32.000 đồng.  Khi áp dụng mô hình này thì nông hộ sẽ thu được 235.330.000 đồng doanh thu, sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ sẽ thu được 96.756.533 đồng lợi nhuận.  Đối với những hộ chăn nuôi theo mô hình này thì con heo là mục đích chính của việc chăn nuôi và tận dụng phân heo để làm chất đốt. Còn việc nuôi cá của hộ sản xuất chỉ mang tính chất tận dụng phụ phẩm, thử nghiệm. Cụ thể là trong 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh số hộ áp dụng mô hình chăn nuôi kết hợp heo, gas và cá quá ít không quá 3% (ở xã Mỹ Khánh 3 hộ/109 hộ, xã Nhơn Ái 2 hộ/94 hộ). Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 25 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" * Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo, cá). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Bảng 6: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Các khoản mục Đơn vị Giá trị 1/ Chi phí (CP) Đồng 138.573.467 2/ Doanh thu (DT) Đồng 235.330.000 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 96.756.533 4/ Doanh thu/Ngày công lao động gia đình (NCLĐGĐ) Đồng/ngày công 1.743.185 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình Đồng/ngày công 716.715 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,70 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,70 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,41 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Ở mô hình "Heo - Biogas - Cá" này nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,70 đồng; trong 1,70 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,70 đồng lợi nhuận.  Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,41 có nghĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,41 đồng.  Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 1.743.185 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 716.715 đồng. Từ việc phân tích mô hình trên cho ta thấy được cái lợi của việc nuôi cá khi tận dụng phụ phẩm là rất hay, có thể tạo thêm thu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 26 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh nhập cho hộ mà không tốn nhiều chi phí. Với kết quả đạt được sau 1 năm sản xuất thì mô hình này mang tính hiệu quả kinh tế rất cao nên cần được nhân rộng hơn nữa để từ đó ta có thể nghiên cứu sâu hơn về con cá trong chăn nuôi, sản xuất giúp mô hình ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả hơn. 4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ ♦ Chú thích: - Mô hình này gồm 4 heo nái, 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. - Bán 100% heo thịt (80 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (thời gian nuôi từ 1 con heo mới đẻ thành 1 con heo thịt mất khoảng 6 tháng). - Lượng cá giống thả: 3000 con tai tượng. - Lượng cá thịt thu hoạch: 800Kg với giá là 22.500 đồng/Kg. - Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất. Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Qui mô: 4 heo sinh sản/1 năm. ĐVT: Đồng Chi phíSTT Khoản mục Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.940.000 0,90 2/ Khấu hao TTB, DCCN 330.000 0,15 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 11,24 4/ Thức ăn heo con giống (80 con) 24.352.000 11,31 5/ Thức ăn heo thịt (80 con) 153.400.000 71,26 6/ Thú y (84 con) 4.760.000 2,21 7/ Điện, nước, xăng dầu 635.200 0,30 8/ Cá giống (3.000 con) 2.666.667 1,24 9/ Thức ăn cá thịt (3.000 con) 3.000.000 1,39 Tổng chi phí 215.273.467 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 27 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 71% 11% 11% 5% 2% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Thú y  Với mô hình hộ chăn nuôi chỉ bán heo thịt: trong tổng chi phí sản xuất là 215.273.467 đồng thì chi phí thức ăn heo thịt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 71% tương ứng 153.400.000 đồng, kế đến là chi phí thức ăn heo giống 24.352.000 đồng và chi phí thức ăn heo mang thai, đẻ 24.189.600 đồng đều đạt khoảng 11%. Cũng giống như mô hình trước vì giá thức ăn chăn nuôi khá cao nên hộ sản xuất phải tốn 1 lượng lớn chi phí thức ăn gia súc. Và chi phí thú y chiếm 2%, các chi phí còn lại chiếm 5%. Hình 3: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO THỊT THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 28 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 8: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo thịt 80 con (9.600 Kg) 326.400.000 2/ Bán cá thịt 800 Kg 18.000.000 3/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 4/ Doanh thu - 348.000.000 5/ Lợi nhuận (chưa tính công lao động nhà) - 132.726.533 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.073.250 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 34.000 đồng. - Giá 1 Kg cá thịt: 22.500 đồng.  Trong mô hình bán 100% heo thịt thì doanh thu trung bình 1 năm hộ đạt 348.000.000 đồng và lợi nhuận còn lại 132.726.533 đồng. Lợi nhuận ở mô hình này cao hơn 35.970.000 đồng so với lợi nhuận của mô hình trên (bán 50% heo thịt, 50% heo giống). Đối với mô hình chỉ bán heo thịt thì hộ chăn nuôi cần phải có đồng vốn mạnh để mua thức ăn cho heo với những lúc giá cả thức ăn biến động không ngừng, vì thế các hộ sản xuất cần tạo mối quan hệ tốt với các cơ sở, cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi.  Cũng giống như ở mô hình trước việc nuôi cá của bà con chỉ mang tính chất tận dụng phụ phẩm và thử nghiệm, hộ chưa thể xác định được giống cá nào nuôi là thích hợp cũng như mật độ thả thế nào là hợp lý nhất. Vì thế mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa với lượng cá thả phong phú hơn về chủng loại và số lượng, để Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 29 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh qua đó ta có thể tổng hợp lại xem mô hình nào áp dụng đạt hiệu quả cao nhất từ đó tuyên truyền nhân rộng giúp các hộ định hướng đúng về mô hình canh tác. 4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình * Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo, cá). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Bảng 9: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Các khoản mục Đơn vị Giá trị 1/ Chi phí (CP) Đồng 215.273.467 2/ Doanh thu (DT) Đồng 348.000.000 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 132.726.533 4/ Doanh thu/Ngày công lao động gia đình (NCLĐGĐ) Đồng/ngày công 2.577.778 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình Đồng/ngày công 983.160 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,62 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,62 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,38 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Ở mô hình này nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,62 đồng; trong 1,62 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,62 đồng lợi nhuận.  Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,38 có nghĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,38 đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 30 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh  Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 2.577.778 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 983.160 đồng.  Song song với sự mới phát triển của mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì ở Xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh mô hình "Heo - Biogas" cũng đã phát triển khá lâu đối với người sản xuất, để thấy rõ mô hình nào vượt trội hơn ta cùng nhau đi phân tích hiệu quả mô hình "Heo - Biogas". 4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Trong bài này em chọn mô hình 4 heo nái sinh sản để phân tích vì nhìn chung trung bình 1 năm các hộ áp dụng mô hình chăn nuôi từ 4 - 5 heo nái sinh sản để bán con giống hoặc nuôi lấy thịt. 4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con. 50% heo thịt Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Qui mô: 4 heo sinh sản/1 năm. ĐV: Đồng Chi phíSTT Khoản mục Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.340.000 1,01 2/ Khấu hao TTB, DCCN 180.000 0,14 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 18,21 4/ Thức ăn heo con giống (40 con) 24.000.000 18,07 5/ Thức ăn heo thịt (40 con) 79.200.000 59,62 6/ Thú y (84 con) 3.200.000 2,41 7/ Điện, nước, xăng dầu 722.800 0,54 Tổng chi phí 132.832.400 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 31 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh ♦ Chú thích: Phần tổng hợp chi tiết từng hộ xem phụ lục. Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. Bán 50% heo con giống (40 con), 1 con heo giống cân nặng 18Kg (nuôi trong khoảng 2 tháng) Bán 50% heo thịt (40 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (nuôi trong khoảng 6 tháng). Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.  Từ kết quả ở bảng trên cho thấy từng khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất, trong tổng chi phí 132.832.400 đồng chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí thức ăn heo thịt khoảng 60% tương ứng là 79.200.000 đồng, sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bởi vì thời kỳ này là lúc heo trong giai đoạn trưởng thành đang phát triển nhanh về trọng lượng. Kế đến là chi phí thức ăn heo giống 18% và thức ăn heo mang thai, đẻ là 18%. Chi phí cho thú y chiếm 2%, 2% còn lại là chi phí khác. Hình 4: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" 60%18% 18% 2%2% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Thú y Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 32 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 11: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo con giống 40 con 43.246.680 2/ Bán heo thịt 40 con (4.800 Kg) 158.400.000 3/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 4/ Doanh thu - 205.246.680 5/ Lợi nhuận (chưa tính công lao động nhà) - 72.407.600 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.081.167 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 33.000 đồng.  Qua bảng 11 ta thấy sau khi bán heo con giống và heo thịt cộng với phụ phẩm khí gas có được thì hộ đạt được 205.246.680 đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ còn lại 72.407.600 đồng lợi nhuận.  Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 33 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 12: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Các khoản mục Đơn vị Giá trị 1/ Chi phí (CP) Đồng 132.832.400 2/ Doanh thu (DT) Đồng 205.246.680 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 72.414.280 4/ Doanh thu/Ngày công lao động gia đình (NCLĐGĐ) Đồng/ngày công 1.520.345 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình Đồng/ngày công 536.402 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,55 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,55 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,35 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Từ mô hình này ta thấy nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,55 đồng; trong 1,55 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,55 đồng lợi nhuận.  Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,55 có nghĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,55 đồng.  Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 1.520.345 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 536.402 đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 34 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 100% heo thịt Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Qui mô: 4 heo sinh sản/1 năm. ĐV: Đồng Chi phíSTT Khoản mục Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.340.000 0,63 2/ Khấu hao TTB, DCCN 180.000 0,08 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 11,41 4/ Thức ăn heo con giống (80 con) 24.000.000 11,32 5/ Thức ăn heo thịt (80 con) 158.400.000 74,71 6/ Thú y (84 con) 3.200.000 1,51 7/ Điện, nước, xăng dầu 722.800 0,34 Tổng chi phí 212.032.400 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) ♦ Chú thích: Phần tổng hợp chi tiết từng hộ xem phụ lục. Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. Bán 100% heo thịt (80 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg. Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.  Cũng giống như các mô hình trước thì phần chi phí thức ăn cho heo thịt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí khoảng 75%, kế đến là chi phí cho thức ăn heo mang thai, đẻ và heo giống 11%, 3% còn lại thuộc chi phí khác. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 35 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Hình 5: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO THỊT THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo thịt 80 con (9.600 Kg) 316.800.000 2/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 3/ Doanh thu - 320.400.000 4/ Lợi nhuận (chưa tính công lao động nhà) - 108.367.600 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.081.167 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 33.000 đồng. 75% 11% 11% 3% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 36 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh  Qua bảng trên ta thấy sau khi bán heo heo thịt cộng với phụ phẩm khí gas có được thì hộ đạt được 320.400.000 đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ còn lại 108.367.600 đồng lợi nhuận.  Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Bảng 15: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Các khoản mục Đơn vị Giá trị 1/ Chi phí (CP) Đồng 212.032.400 2/ Doanh thu (DT) Đồng 320.400.000 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 108.367.600 4/ Doanh thu/Ngày công lao động gia đình (NCLĐGĐ) Đồng/ngày công 2.373.333 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình Đồng/ngày công 802.723 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,51 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,51 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,34 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009 Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Qua mô hình này ta thấy nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,51 đồng; trong 1,51 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,51 đồng lợi nhuận. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 37 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh  Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,34 có nghĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,34 đồng.  Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 2.373.333 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 802.723 đồng. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 38 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 4.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" VÀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Ở 2 XÃ NHƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH 4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt Lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh. Mô hình gồm 4 heo nái, 40 heo giống bán, nuôi lấy thịt 40 con. Bảng 16: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH ĐVT: Đồng Chênh lệchCác khoản mục MH "Heo - Biogas - Cá" MH "Heo - Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng chi phí sản xuất 138.573.467 132.832.400 5.741.067 4,32 2.Tổng doanh thu 235.330.000 205.246.680 30.083.320 14,66 3.Tổng lợi nhuận 96.756.533 72.414.280 24.342.253 33,62 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 39 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Hình 6: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH  Mô hình "Heo - Biogas - Cá" tuy mới được triển khai trong những năm gần đây nhưng gây được sự chú ý cho người dân do tính hiệu quả của nó. Với mô hình "Heo - Biogas - Cá" mang lại doanh thu cao hơn, tăng 30.083.320 đồng hay tăng 14,66% so với mô hình "Heo - Biogas". Từ bảng 16 ta thấy, trong 1 năm sản xuất tổng chi phí đầu tư cho mô hình "Heo - Biogas - Cá" cao hơn 5.741.067 đồng so với mô hình "Heo - Biogas", với số chênh lệch đó đã mang lại lợi nhuận của hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" là 96.756.533 đồng tăng 24.342.253 đồng so với lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas" hay tăng một tỷ lệ tương ứng là 33,62%. Triệu đồng 0 50 100 150 200 250 Tổng chi phí sản xuất Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận Mô hình "Heo - Biogas - Cá Mô hình "Heo - Biogas" Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 40 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 17: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG 1 NĂM SẢN XUẤT CỦA 2 MÔ HÌNH Chênh lệchCác khoản mục MH "Heo - Biogas - Cá" MH "Heo - Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng CPSX (Đồng/Năm) 138.573.467 132.832.400 5.741.067 4,32 2.Tổng DT (Đồng/Năm) 235.330.000 205.246.680 22.483.320 14,66 3.Tổng LN (Đồng/Năm) 96.756.533 72.414.280 16.742.253 33,62 4. DT/NCLĐGĐ (Đồng/Ngày công) 1.743.185 1.520.345 222.840 14,66 5. LN/NCLĐGĐ (Đồng/Ngày công) 716.715 536.402 180.313 33,62 6. DT/CP (lần) 1,70 1,55 0,15 9,68 7. LN/CP (lần) 0,70 0,55 0,15 27,27 8. LN/ DT (lần) 0,41 0,35 0,06 17,14 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009)  Từ bảng phân tích các tỷ số tài chính cho thấy: - Khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas", 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 1,55 đồng doanh thu và 0,55 đồng lợi nhuận. Trong 1 đồng doanh thu mà hộ sản xuất kiếm được sẽ có 0,35 đồng lợi nhuận; trung bình 1 ngày công lao động gia đình mỗi hộ sẽ thu được 536.402 lợi nhuận. - Nhưng khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì 1 đồng chi phí bỏ ra người sản xuất sẽ tạo được 1,70 đồng doanh thu cao hơn 0,15 đồng so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas". Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 41 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh - Trung bình trong 1 năm sản xuất hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ thu được 96.756.533 đồng lợi nhuận cao hơn hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas", 16.742.253 đồng, tương đương 33,62%. - Tuy nhiên, không phải ai áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ đều lời như vậy mà điều đó tùy thuộc vào kinh nghiệm bản thân của từng hộ, khả năng sáng tạo ham học hỏi của mỗi hộ là khác nhau; và điều quan trọng nhất là mỗi hộ chỉ có một số vốn nhất định, muốn mở rộng qui mô mà không có vốn thì cũng không thể được. ► Vậy, để sản xuất hiệu quả hơn người nông dân nên học hỏi, tham khảo những hộ áp dụng mô hình đạt hiệu quả. Ở đây, hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" đã đem lại thu nhập cao hơn so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas", nếu áp dụng mô hình này người sản xuất sẽ có được 96.756.533 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay 8.063.044 đồng trong 1 tháng trong khi đó hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" chỉ đem lại 72.414.280 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay 6.034.523 đồng trong 1 tháng. 4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt Lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh. Mô hình gồm 4 heo nái, nuôi lấy thịt 80 con. Bảng 18: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH ĐVT: Đồng Chênh lệchCác khoản mục MH "Heo - Biogas - Cá" MH "Heo - Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng chi phí sản xuất 215.273.467 212.032.400 3.241.067 1,53 2.Tổng doanh thu 348.000.000 320.400.000 27.600.000 8,61 3.Tổng lợi nhuận 132.726.533 108.367.600 24.358.933 22,48 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 42 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Hình 7: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT - DOANH THU & CỦA 2 MÔ HÌNH  Với mô hình "Heo - Biogas - Cá" mang lại doanh thu cao hơn, tăng 27.600.000 đồng hay tăng 8,61% so với mô hình "Heo - Biogas". Từ bảng 15 ta thấy, trong 1 năm sản xuất tổng chi phí đầu tư cho mô hình "Heo - Biogas - Cá" chỉ cao hơn 3.241.067 đồng so với mô hình "Heo - Biogas", nhưng với số chênh lệch đó đã mang lại lợi nhuận của hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" là 132.726.533 đồng tăng 24.358.933 đồng so với lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas" hay tăng một tỷ lệ tương ứng là 22,48%.  Ở mô hình này hộ chăn nuôi sẽ có được 132.726.533 đồng lợi nhuận trong 1 năm sản xuất hay 11.060.544 đồng trong 1 tháng trong khi đó hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" chỉ đem lại 108.367.600 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay 9.030.633 đồng trong 1 tháng. Vậy, nếu hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" là 2.029.911 đồng/1tháng. 0 50 100 150 200 250 300 350 Tổng chi phí sản xuất Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận Mô hình "Heo - Biogas - Cá Mô hình "Heo - Biogas" Triệu đồng Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 43 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 19: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH TRONG 1 NĂM SẢN XUẤT CỦA 2 MÔ HÌNH Chênh lệchCác khoản mục MH "Heo - Biogas - Cá" MH "Heo - Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng CPSX (Đồng/Năm) 215.273.467 212.032.400 3.241.067 1,53 2.Tổng DT (Đồng/Năm) 348.000.000 320.400.000 27.600.000 8,61 3.Tổng LN (Đồng/Năm) 132.726.533 108.367.600 24.358.933 22,48 4. DT/NCLĐGĐ (Đồng/Ngày công) 2.577.778 2.373.333 204.445 8,61 5. LN/NCLĐGĐ (Đồng/Ngày công) 983.160 802.723 180.437 22,48 6. DT/CP (lần) 1,62 1,51 0,11 7,28 7. LN/CP (lần) 0,62 0,51 0,11 21,57 8. LN/ DT (lần) 0,38 0,34 0,04 11,76 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009)  Từ bảng phân tích các tỷ số tài chính cho thấy: - Khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas", 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 1,51 đồng doanh thu và 0,51 đồng lợi nhuận. Trong 1 đồng doanh thu mà hộ sản xuất kiếm được sẽ có 0,34 đồng lợi nhuận; trung bình 1 ngày công lao động gia đình mỗi hộ sẽ thu được 802.723 đồng lợi nhuận. - Nhưng khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì 1 đồng chi phí bỏ ra người sản xuất sẽ tạo được 1,62 đồng doanh thu cao hơn 0,11 đồng so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas". Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 44 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh - Trung bình trong 1 năm sản xuất hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ thu được 132.726.533 đồng lợi nhuận cao hơn hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" 24.358.933 đồng, tương đương 22,48%.  Nhìn chung ta thấy trung bình mỗi hộ có từ 4 - 5 con heo nái trở lên thì lượng phân thải ra dư cung ứng cho hầm biogas sử dụng cho gia đình có 10 nhân khẩu. Nếu gia đình đó sử dụng gas bình, thì sử dụng khí từ biogas thay thế có thể tiết kiệm 3 - 4 trăm ngàn đồng/tháng. Tuy nhiên, hầu hết hộ xây hầm biogas đều sử dụng khí biogas thay chất đốt (gas bình, củi, than, điện) đun nấu. Cái lợi đã rõ, song rõ ràng vẫn chưa khai thác hết "công năng" mà khí từ biogas có thể mang lại.  Qua đó ta thấy việc kết hợp xây dựng hầm biogas đã giúp cho các hộ chăn nuôi ổn định sản xuất, tạo cơ sở bền vững, thân thiện với môi trường trong việc chăn nuôi heo. Và hiệu quả thấy rõ nhất là khi một số xã đã triển khai mô hình xảy ra dịch heo tai xanh phải tiêu hủy heo nhưng đàn heo trong mô hình không mắc bệnh (cụ thể trong bài là số lượng heo bán ra tương ứng với số lượng nuôi). Điều này có được là do môi trường chăn nuôi tại các hộ này được cải thiện, không gian chuồng heo sạch sẽ, được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định và được cán bộ kỹ thuật kiểm tra thường xuyên, hướng dẫn phun thuốc sát trùng nên mầm bệnh không thể phát sinh gây hại cho đàn heo. 4.5. MA TRẬN SWOT TRONG SO SÁNH HAI MÔ HÌNH Mô hình "Heo - Biogas - Cá" so sánh với mô hình gốc là mô hình "Heo - Biogas". 4.5.1. Những điểm mạnh (S) Một số điểm mạnh chủ yếu: S1: Tận dụng chất thải làm thức ăn cho cá (chiếm 60 - 70% thức ăn cho cá) và giúp cá tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch. S2: Giảm tác hại của dịch bệnh do nuôi heo đúng kỹ thuật. S3: Bảo vệ môi trường đất, nước và không khí nên tránh gây ô nhiễm môi trường. S4: Mở rộng được mô hình sản xuất hướng đến sự phát triển bền vững, ổn định đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân. S5: Sử dụng ít lao động nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 45 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh S6: Là một trong những mô hình đạt hiệu quả sản xuất nên đang được quan tâm phổ biến nhân rộng. 4.5.2. Những điểm yếu (W) Một số điểm yếu: W1: Mô hình là còn mới chưa nhân rộng, nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm. W2: Tâm lý người dân chưa tin cậy vì họ đã quen với mô hình sản xuất cũ. W3: Phần lớn nông hộ không sử dụng hết khí gas do đó một lượng khí được thoát ra ngoài không khí. 4.5.3. Những cơ hội (O) Một số cơ hội: O1: Nông dân có quan hệ rất thân mật với nhau, có thể giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm sản xuất. O2: Nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, tổ chức trong việc chuyển giao Khoa học kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ nông nghiệp giàu kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn nông dân. Có các lớp tập huấn cho người dân trước và trong sản xuất. O3: Có nhiều chương trình giao lưu trực tiếp giữa các nhà khoa học với người nông dân và nhiều sách, báo tham khảo hướng dẫn rất phong phú. O4: Sản lượng thực phẩm tăng lên có thể mở rộng cho xuất khẩu. O5: Công nghệ sinh học phát triển có nhiều giống tốt với năng suất cao. 4.5.4. Những thách thức, rủi ro (T) Một số thách thức, rủi ro: T1: Giá nguyên liệu đầu vào cao. T2: Tình trạng dịch bệnh heo tai xanh ngày càng bùng phát. T3: Trình độ tiếp thu Khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ. T4: Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường. T5: Giá nông sản, lương thực không ổn định; biến động theo thời vụ, nhu cầu. 4.5.5. Chiến lược SO Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 46 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh * S1 + S2 + S3 + S5 + O2 + O3 + O4 + O5: Nhân rộng mô hình, tập trung đầu tư phát triển hơn nữa để có thể vừa cải thiện thu nhập cho nông dân, vừa hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, một mục tiêu quan trọng chủ yếu hiện nay. * S1 + O1 + O2: Giúp cho các hộ nông dân thấy được lợi ích của mô hình sản xuất mà họ đang áp dụng và tham gia tích cực vào các lớp tập huấn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm làm giảm chi phí, bán sản phẩm vào những thời điểm thích hợp để có thể đạt lợi nhuận cao nhất. 4.5.6. Chiến lược WO Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội: * W1 + W2 + O1 + O2 + O3 + O5: Các cơ quan, ban ngành chức năng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Cần nâng cao hơn nữa kỹ năng ứng dụng và hiểu biết giữa các nông hộ để khắc phục những điểm yếu của mô hình. * W3 + O2 + O3: Các cá nhân và tổ chức có trách nhiệm cần có những công trình nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp để giúp nông dân tận dụng hết khí gas dư thừa. 4.5.7. Chiến lược ST Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa: * S2 + S3 + T2: Giúp phòng ngừa được dịch bệnh, tránh gây ô nhiễm môi trường. 4.5.8. Chiến lược WT Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh các mối đe dọa: * W1 + W2 + T2 + T3: Tiến hành phổ biến, tuyên truyền Khoa học kỹ thuật, biện pháp canh tác để giúp nông hộ có thêm nhiều kiến thức giúp mô hình phát triển bền vững hơn. * W2 + T5: Nhà nước cần phân vùng sản xuất để hỗ trợ đúng lúc cho dân và thành lập các tổ hợp tác nối kết nông dân với doanh nghiệp để tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 47 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Bảng 20: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) (1): Tận dụng chất thải làm thức ăn cho cá và giúp cá tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch. (2): Giảm tác hại của dịch bệnh do nuôi heo đúng kỹ thuật. (3):Bảo vệ được môi trường đất, nước và không khí. (4): Mở rộng được mô hình sản xuất hướng đến sự phát triển bền vững, ổn định. (5): Sử dụng ít lao động nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. (6): Là một trong những mô hình đạt hiệu quả sản xuất nên đang được quan tâm phổ biến nhân rộng. (1): Mô hình còn mới chưa nhân rộng, nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm. (2): Tâm lý người dân chưa tin cậy vì họ đã quen với mô hình sản xuất cũ. (3):Phần lớn nông hộ không sử dụng hết khí gas do đó một lượng khí được thoát ra ngoài không khí. Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO (1): Nông dân có quan hệ rất thân mật với nhau. (2):Nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của các S1 + S2 + S3 + S5 + O2 + O3 + O4 + O5: Nhân rộng mô hình, tập trung đầu tư phát triển hơn nữa để có W1 + W2 + O1 + O2 + O3 + O5: Các cơ quan, ban ngành chức năng tăng cường hơn nữa công tác Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 48 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh cơ quan ban ngành, tổ chức trong việc chuyển giao Khoa học kỹ thuật. (3): Có nhiều chương trình giao lưu trực tiếp giữa các nhà khoa học với người nông dân (4): Sản lượng thực phẩm tăng lên có thể mở rộng cho xuất khẩu. (5): Công nghệ sinh học phát triển có nhiều giống tốt với năng suất cao. thể vừa cải thiện thu nhập cho nông dân, vừa hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, một mục tiêu quan trọng chủ yếu hiện nay. S1 + O1 + O2: Giúp cho các hộ nông dân thấy được lợi ích của mô hình sản xuất mà họ đang áp dụng. tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Cần nâng cao hơn nữa kỹ năng ứng dụng và hiểu biết giữa các nông hộ. W3 + O2 + O3: Các cá nhân và tổ chức có trách nhiệm cần có những công trình nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp để giúp nông dân tận dụng hết khí gas dư thừa. Đe dọa (T) Chiến lược ST Chiến lược WT (1): Giá nguyên liệu đầu vào cao. (2): Tình trạng dịch bệnh heo tai xanh ngày càng bùng phát. (3): Trình độ tiếp thu Khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ. (4): Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường. (5): Giá nông sản, lương thực không ổn định; biến động theo thời vụ, nhu cầu. S2 + S3 + T2: Giúp phòng ngừa được dịch bệnh, tránh gây ô nhiễm môi trường. W1 + W2 + T2 + T3: Tiến hành phổ biến, tuyên truyền Khoa học kỹ thuật, biện pháp canh tác. W2 + T5: Nhà nước cần phân vùng sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 49 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh  Qua bài phân tích này ta thấy được hiệu quả mà mô hình "Heo - Biogas - Cá" đem lại: - Thứ nhất: tạo thêm thu nhập cho hộ sản xuất. - Thứ hai: Giảm được tác hại của dịch bệnh do nuôi heo đúng kỹ thuật. - Thứ ba: Giúp nông dân bảo vệ sinh thái, môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Thứ tư: là một trong những mô hình đạt hiệu quả sản xuất, có thể nhân rộng mô hình hướng đến sự phát triển bền vững, ổn định. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 50 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH Trước mắt, Phong Điền xác định mô hình phát triển bền vững của nông thôn là: vườn -ao - chuồng - biogas. Huyện ủy, UBND huyện sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, tìm cách giúp đỡ nông dân về kỹ thuật, vốn, đầu ra của sản phẩm, sớm nhân rộng những mô hình có hiệu quả. Trong đó, các vấn đề được ưu tiên xem xét đầu tư sẽ là: cung ứng giống sạch bệnh, hoàn chỉnh hệ thống và tăng cường mạng lưới cán bộ nông nghiệp ở cơ sở. Theo tổng kết của phòng kinh tế huyện Phong Điền thì tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ khá cao. Đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ chỗ sản xuất theo lối truyền thống cho năng suất thấp, năm 2008 kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến rõ nét, đúng hướng; các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao ngày càng đa dạng và phát triển bền vững, điển hình là mô hình "Heo - Biogas - Cá" - tuy mới được áp dụng trong những năm gần đây nhưng hiệu quả mang lại thì thật đáng kể. Huyện hiện có 7 xã: Mỹ Khánh, Thị trấn Phong Điền, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long, Giai Xuân với trung bình ở mỗi xã chỉ có từ 1 - 2 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Vì đây là 1 mô hình sản xuất còn mới nên chỉ có số ít hộ dám áp dụng. Qua bài phân tích này ta thấy tuy chỉ vài hộ áp dụng nhưng lợi nhuận trung bình trong 1 năm khá cao; so với ngành trồng trọt thì chăn nuôi theo mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao mà lại tốn ít lao động, mỗi một hộ gia đình chỉ cần 1 - 2 người tham gia sản xuất mà có thể làm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Nhưng hiệu quả mà mô hình đạt được không thể chỉ dựa trên cơ sở trước mắt mà phải nghĩ đến tương lai, từ mô hình này không những làm tăng thêm thu nhập cho nông hộ mà còn bảo vệ được môi trường đất, nước và không khí tránh gây ô nhiễm môi trường. Một mô hình muốn tồn tại lâu dài thì nó phải đảm bảo được tính bền vững, khả thi và ổn định của nó. Sau khi đã phân tích về mô hình "Heo - Biogas - Cá", em xin đưa ra một số giải pháp để giúp mô hình ngày càng phát triển bền vững hơn. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 51 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh 1/ Về mặt sản xuất - Các hộ sản xuất nên áp dụng mô hình theo một chu trình khép kín. Ví dụ như hộ tạo ra được lượng con giống trong chăn nuôi, từ lượng con giống đó ta có thể bán hoặc nuôi lấy thịt, lúc đó sẽ không tốn chi phí con giống. - Vì giá thức ăn chăn nuôi biến động liên tục nên những hộ sản xuất cần liên doanh với những nhà cung cấp thức ăn để vừa đảm bảo được chất lượng vừa có thể gối đầu khi họ gặp khó khăn. - Các hộ sản xuất cần có hệ thống quản lý ao cá thích hợp để tránh được tình trạng mất trộm như làm hàng rào bao xung quanh khu vực chăn nuôi. 2/ Về thông tin - thị trường - Thông tin là yếu tố cần thiết để nông dân nhanh chóng nắm bắt được các tỉến bộ khoa học - kỹ thuật và ứng phó kịp thời những thay đổi của thị trường và môi trường sản xuất. Vì vậy, vai trò thông tin của Nhà thông tin địa phương, khu vực trong việc cung cấp giá vật tư nông nghiệp trên thị trường, nơi bán cây giống, con giống…chất lượng, những diễn biến trong và ngoài nước là rất cần thiết để giúp họ có thêm thông tin chọn loại vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, để sản xuất có hiệu quả đem lại thu nhập cao cho hộ sản xuất. - Lập các tổ hợp tác để ký hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu, và tổ hợp tác này sẽ thu gom sản phẩm của nông dân, hạn chế tình trạng ép giá. - Người nông dân nên tính được thời điểm nào thích hợp để nuôi hoặc bán lúc đó họ sẽ tạo ra được thị trường riêng của mình. 3/ Về đồng vốn - Nhu cầu vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu để có thể phát triển mô hình. Vậy để hỗ trợ nông dân có vốn chuyển đổi cơ cấu, đầu tư áp dụng mô hình thì chính sách tín dụng cần phải được xây dựng đảm bảo: + Tạo điều kiện cho nông dân vay tiền để cải thiện quy mô, hình thức sản xuất kinh doanh với lãi suất phù hợp. + Giúp đỡ nông dân sử dụng có hiệu quả đồng vốn vừa hạn chế rủi ro khi cho vay vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập, mức sống của họ. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 52 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh + Đa dạng các hình thức và các người cho vay: vay từ hội phụ nữ, tổ hùn vốn… 4/ Về kỹ thuật - Cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến cho bà con về tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp hộ nông dân định hướng đúng về mô hình sản xuất. Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi của nông hộ, tổ chức đào tạo, tập huấn cho nông dân về các biện pháp chăn nuôi mới, khoa học - kỹ thuật tiến bộ. - Trung tâm khuyến nông huyện, xã hướng dẫn và khuyến cáo bà con chọn những con giống có chất lượng tốt, phù hợp diện tích đất sản xuất….để hạn chế hơn nữa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi hướng đến sự phát triển bền vững. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 53 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Qua phân tích và đánh giá kết quả áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" của 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh trên địa bàn huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ ta có thể đưa ra kết luận: Việc nông hộ áp dụng "Heo - Biogas - Cá" đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong 1 năm sản xuất ta có bảng kết quả sau: Bảng 21: KẾT LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HỘ CHĂN NUÔI BÁN 50% HEO GIỐNG, 50% HEO THỊT CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Mô hình gồm 4 heo nái, bán 40 heo giống, bán 40 heo thịt. Các khoản mục Mô hình "Heo - Biogas - Cá" 1. Tổng chi phí (Đồng/Năm) 138.573.467 2. Tổng thu nhập (Đồng/Năm) 235.330.000 3. Tổng thu nhập ròng (Đồng/Năm) 96.756.533 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng 22: KẾT LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO THỊT CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Mô hình gồm 4 heo nái, bán 80 heo thịt. Các khoản mục Mô hình "Heo - Biogas - Cá" 1. Tổng chi phí (Đồng/Năm) 215.273.467 2. Tổng thu nhập (Đồng/Năm) 348.000.000 3. Tổng thu nhập ròng (Đồng/Năm) 132.726.533 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 54 SVTH: Bùi Trịnh Hồng Anh Từ những gì đã đạt được từ mô hình các nông hộ cần phát huy hơn nữa thế mạnh mà mô hình đem lại đồng thời tuân thủ các biện pháp kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm để vừa có thể đảm bảo an toàn chất lượng lương thực vừa có thể nâng cao hiệu quả chăn nuôi trên diện đất có hạn, đó là việc đẩy mạnh việc áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" trong nông hộ. Vì thế, hiện nay phát triển mô hình "Heo - Biogas - Cá" là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Do những lợi thế và hiệu quả mang lại không nhỏ đã góp phần đáng kể cải thiện thu nhập đồng thời phát triển kinh tế và điều quan trọng là tránh gây ô nhiễm môi trường, một vấn đề quan trọng hiện nay. Bên cạnh những thuận lợi và hiệu quả mang lại thì việc phát triển mô hình cũng gặp không ít khó khăn do còn nhiều mặt hạn chế nhất là tâm lý, tập quán canh tác của người dân…Nhưng những biện pháp phát triển đã đề ra ở phần trước, cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà nước, chính quyền địa phương, sự nhận thức đúng đắn của người dân ở huyện về tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình này, thì có thể tiến tới một hiệu quả khả quan hơn. Từ đó có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống, mức thu nhập của người dân trong huyện. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Kiến nghị cấp vi mô - Đối vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HEO - BIOGAS - CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.pdf
Tài liệu liên quan