Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình

Tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình: Luận văn Đỏnh giỏ hiệu quả cụng tỏc giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện phỏp quản lý đất rừng trờn địa bàn Thị trấn Nụng trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bỡnh Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Đình Quang SVTH: Dương Văn Hùng - Lớp: CĐ Lâm nghiệp – K50 LỜI CẢM ƠN Trong quỏ trỡnh thực tập, hoàn thành khoỏ luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thõn tụi đó nhận được nhiều sự giỳp đỡ rất chõn thành. Tụi xin chõn thành được bày tỏ lũng biết ơn quý thầy cụ giỏo đó tận tỡnh dạy bảo truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt tụi xin bày tỏ lũng biết ơn sõu sắc đến thầy giỏo Nguyễn Đỡnh Quang người đó trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tụi hoàn thành đề tài này. Tụi xin chõn thành cảm ơn đến cỏc cỏn bộ tại Phũng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn huyện Lệ Thuỷ và UBND thị trấn Lệ Ninh đó tạo điều kiện giỳp đỡ cho tụi trong quỏ trỡnh thực tập, thu thập số liệu, một lần nửa tụi xin chõn thàn...

pdf53 trang | Chia sẻ: tranhong10 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – Huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ rất chân thành. Tôi xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo đã tận tình dạy bảo truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Đình Quang người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lệ Thuỷ và UBND thị trấn Lệ Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu, một lần nửa tôi xin chân thành cảm ơN. Tuy nhiên trong quá trình thực tập hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Dương Văn Hùng B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất rừng và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của con người và mọi sự sống trên trái đất. Sự tồn tại của hành tinh chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên đất, tài nguyên rừng dùng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ con người Nếu mục đích sử dụng đúng dắn và quản lý tốt thì sẻ cung cấp cho nhu cầu của chúng ta không bao giờ cạn, ngược lại nếu quản lý kém thì rừng sẽ nhanh chóng xuống cấp cả về số lượng và chất lượng và không còn cung cấp cho con người những thứ cần thiết Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha. Trong đó diện tích đất đồi núi là 23 triệu ha chiếm 70% diện tích tự nhiên của cả nước. Rừng và đất rừng từ trước đến nay chưa được khai thác sử dụng hợp lý. Đất chưa sử dụng còn rất lớn khoảng 13,1 triệu ha, chiếm 40% diện tích của cả nước ( trong đó hơn 1 triệu ha là đất trống đồi núi trọc) cùng với sự phát triển của xã hội vai trò của tài nguyên đất, tài nguyên rừng cũng trở nên quan trọng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý sử dụng một cách hiệu quả bền vững. Trong những năm qua nhà nước đã có nhà nước có chủ trương về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để và quản lý bảo vệ và sản xuất, nhưng thực tế triển khai còn chậm. Việc giao rừng chưa gắn liền với giao đất lâm nghiệp, nhiều khu rừng chưa có chủ quản lý thực sự trong khi ở nhiều nơi người dân miền núi vẫn thiếu đất sản xuất không có điều kiện tham gia vào sản xuất nghề rừng phát triển kinh tế, dẩn đến tình trạng tranh chấp đất đai, xâm lấn đất rừng, gây nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý đất đai và tài nguyên rừng. Để góp phần thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng nhằm phát huy sức mạnh của lâm nghiệp miền B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 núi, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có đời sống khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì việc đi sâu tìm hiểu sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện công tác giao đất,giao rừng là hết sức cần thiết Xuất phát từ yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn chúng tôi thực hiện đề tài “đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng nhằm đề xuất những biện pháp quản lý đất rừng trên địa bàn Thị trấn Nông trường Lệ Ninh – huyện Lệ Thủy – Tỉnh Quảng Bình “ B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 PHẦN II.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao đất, giao rừng ở Việt Nam. * Giai đoạn 1968-1982. Đây là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trên cơ sở phát triển quốc tế quốc doanh và hợp tác xã, chưa giao đất cho hộ gia đình. Các lâm trường quốc doanh là loại chủ ruqngf chủ yếu, được nhà nước đầu tư để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích rừng trồng tập trung, hợp tác xã trồng rừng chủ yếu là để nhận tiền công lao động do nhà nước trả là chính. Chưa có quyền sở hữu trồng rừng nên chưa quan tâm kết quả rừng của mình gây trồng nên. Tuy vậy cũng có một số ít hợp tác xã sử dụng nhân lực và nguòn vốn của mình để trồng nên có quyền sở hữu một số khu rừng do hợp tác xã đầu tư. *Giai đoạn 1982-1992. Vào những năm đầu 1980 là thời kì nhà nước đang nghiên cứu cải thiện quản lí hợp tác xã. Trong nghành lâm nghiệp nhất là giai đoạn cuối của thời kì này chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình đã cụ thể và đẩy mạnh hơn. Ngày 6/11/1982 Hội Đồng Bộ Trưởng ra quyết định số 24 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng . Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị số 29/CT – TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng xây dựng và tổ chức kinh doanh theo nông lâm kết hợp. Sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1988) Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá gắn với kinh tế thi trường theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa dưới quản lí của nhà nước. Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản tự chủ. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Thông tin bộ số 01/TT/LB ngày 06/02/1991đã hướng dẫn việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp. Ngày 15/09/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra quyết định số 4A47-CT về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước trong đó ban hành chíng sách hỗ trợ 40% tổng vốn đầu tư đần cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc lấy lãi, việc hoàn trả vốn vay bắt đầu từ lúc có sản phẩm . Ngày 22/01/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra quyế định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng. Quyết định này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân trồng cay lâm nghiệp ở vùng định canh định cư. Nhà nước hỗ trợ vố không lấy lãi và cũng từ đây nghành lâm nghiệp đã cùng với các địa phương vận dụng và thực hiện giao đát giao rừng đã có những tiến bộ đáng kể mang lại khởi sắc cho nghề rừng nước ta. Tại những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất, giao rừng thì rừng có người làm chủ cụ thể không còn tình trạng chủ rừng chung chung mà thực chất là vô chủ. Vì vậy người nông dân đã yên tâm vào việc kinh doanh rừng và bồi bổ đất đai, nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất trống đồi núi trọc đã được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng, nhiều mô hình sản suất theo phương thức nông lâm kết hợp, làm vườn rừng làm trang trại khá phổ biến ở nhiều địa phương. Qua nhận đất rừng đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Những hộ nông dân và công nhân lâm trường thường nhận đất, nhận rừng thu hoạch từ rừng vài chục triệu đòng hàng năm không còn là hiện tượng hiếm thấy. Đây là những tiến bộ ban đầu đáng khích lệ của công tác giao đất, khoán rừng giai đoạn này. * Giai đoạn 1993- 2003 Đầu năm 1993 Đảng và Nhà Nước ta đã ban các nghị quyết, chủ trương và chính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng. Nghị quyết TW lần thứ V về tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn, đã nhấn mạnh “Đổi mới cơ chế nganh lâm nghiệp phổ biến giao khoán rừng và đất rừng phù hợp với quy định và phương thức phát triển từng vùng, từng loại rừng” B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Luật đất đai đã được quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Đây là một sắc lệnh quan trọng về đất đai, cụ thể hoá điều 17.18 hiến pháp năm 1992, Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc Quốc hội thông qua luật đất đai vừa đảm bảo phát huy quan hệ sở hửu toàn dân vè đất đai, vừa phù hợp với cách vận hành mới của một nền kinh tế Hàng hoá, bắt đầu tiếp cận cơ chế thị trường hiện đại. Nghiên cưú tổng quát về những sửa đổi bổ sung về chính sách đất đai thời kì này có thể nhận thấy những vấn đề lưu ý nổi bật sau: Cũng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai , tăng cường vai trò quản lý thóng nhất của cả nước. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào muc đích do nhà nước quyết định. Nhà nước xác định các loại đất tính thuế, chuyển quyền sử dụng đất thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê, đánh giá tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi họ thu hồi. Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đã được xác định tạo tính pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Theo nghị định chính phủ đã ban hành. Nghị định 64- CP (1993) về giao đất nông nghiệp Nghị định 02- CP (1994) giao đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp. Nghị định số 202- CP/TTg (1994) về khoản, quản lý bảo vệ rừng. Ngành lâm nghiệp đã có thông tư số 06- LN (1994) về giao đất lâm nghiệp. Nghị định số 01/CP (01/11/1995) về giao khoán và sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, trong các doanh nghiệp nhà nước. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Quyết định số 661/QĐ-TTg (29/07/1998) về chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng Nghị định 163/CP (16/11/1999) thay thế cho nghị định 02/CP về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho cá nhân, tổ chức sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Người dân được nhận đất lâm nghiệp có quyền sử dụng đất kế thừa, chuyển nhượng, thế chấp và chuyển đổi sử dụng đất theo quy định của pháp luật, hạn chế mức giao đất cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân do UBND tỉnh quyết định nhưng không quá 30ha. Thời gian giao đất, cho thuê đất cho các tỏ chức, cá nhân, hộ gia đình là 50 năm, hết thời hạn nếu tổ chức,hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng đất đúng mục đích thì được nhà nước giao tiếp nếu các loại cây trên 50 năm thì sau 50 năm nhà nước sẽ giao tiếp đến khi thu hoạch sản phẩm chính. * Giai đoạn 2003 đến nay. Trên quan điểm tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia đặc biệt quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng, đối với ngành lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010, Bộ NN và PTNT đã đề cập ra các biện pháp và cơ chế chính sách xác định rõ quyền sử dụng đất đai và tài nguyên rừng cho các tổng công ty, công ty lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh các thành phần kinh tế khác và hộ gia đình .... để ổn định sản xuất lâu dài. Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển, sử dụng và kinh doanh các loại rừng này. Đối với lâm nghiệp giao cho từng hộ cá nhân gia đình, thúc đẩy nông lâm kết hợp góp phần xoá đói giảm nghèo. Mở rộng và cũng cố quyền của người được giao đất, cũng như làm rõ và đơn giản hoá để có thể thực hiện các quyền của người sử dụng. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Định hướng của chính sách lâm nghiệp cũng được đề cập trong giai đoạn này nhằm cung cấp các hướng dẩn cho ngành lâm nghiệp trong một thời gian dài về quản lý sử dụng tài nguyên rừng Quốc Gia và hướng dẩn luật pháp về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Nhìn chung giai đoạn này nhà nước đã đầu tư nguồn lực để ban hành và sửa đổi điều chỉnh nhiều chính sách liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên rừng như: * Luật đât đai: Luật quản lý và phát triển rừng. * Nghị định số 163 về giao khoán đất lâm nghiệp chủ hộ gia đình và tổ chức. Mặt khác trong quá trình tiếp cận, nhiều hoạt động chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn tài nguyên hoặc quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cụ thể đó là QHSD đất, giao đất lâm nghiệp có sự tham gia quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Những nghị quyết, quyết định và chỉ thị trên đây đã đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm bình đẳng quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ gia đình,cá nhân trên diện tích đất lâm nghiệp được giao. Đây chính là động lực trực tiếp kích thích người dân nhận đất, nhận rừng để sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát triển hơn. Mỗi người dân nói chung, đặc biệt là nông dân miền núi, rất phấn khởi thực hiện chính sách trên, chủ trương giao đất lâm nghiệp của Đảng và nhà nước đến nay đã đi vào cuộc sống của người dân miền núi bao đời nay gắn bó với rừng. Giao đất lâm nghiệp nước ta được hình thành như là một cấu thành đổi mới kinh tế hiện nay. Muốn quản lý bảo vệ rừng thì mỗi khu rừng phải có chủ rừng và chủ rừng phải có lợi ích thực sự từ rừng và nghề rừng. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Thực tế cho thấy thông qua kết quả giao đất, giao rừng ở địa phương trong cả nước đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phủ xanh đât trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, tạo các vùng công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Điển hình làm tốt như các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Quảng Bình. Có thể từ sau khi có luật đất đai 1993, luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách nhà nước ta đã được chú trọng đến quyền lợi của người dân và việc tham gia của người dân trong việc sử dụng đất ngày càng được gia tăng cường. Tuy nhiên một số tồn tại đã bộc lộ trong quá trình thực hiện chính sách như: Chính sách giao đất cho người dân đã có, nhưng tại sao thực hiện không có hiệu quả và còn nhiều vướng mắc, giữa chính sách và thực hiện có gì bất cập? Vì sao việc cấp giấy phép về quyền sử dụng đất lại rất khó khăn. Việc nhà nước “ cho thuê đất “ mà đối tượng là tổ chức, hộ gia đình,cá nhân trong nước và ngoài nước.... Đồng thời xác lập quyền cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng sử dụng đất có khe hở trong chính sách hay không. Có cần thêm những quy định cụ thể cho điều này? 2.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng. Hoạt động giao đất, giao rừng là một công cụ hữu ích trong quản lý và sử dụngđất lâm nghiệp, tuy nhiên tuỳ theo rừng giai đoạn lịch sử của xã hội và chính sách hỗ trợ mà hiệu quả mang lại mà hoạt động giao đất, giao rừng có khác nhau. * Từ giai đoạn 1968 – 1992 Những chính sách xây dựng nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền núi có nhiều mặt không phù hợp, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, lâm nghiệp làm rập khuôn như đồng bằng là không phù hợp với tính chất và lực lượng sản xuất ở miền núi. Khoản 10 đối với đồng bào miền núi được hiểu như là sự giải thể hợp tác xã nông nghiệp các hộ gia đình nhận lại ruộng đất, rừng của mình trước khi vào hợp tác xã, tình B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 trạng này dẫn đến tranh chấp đất đai giữa các cộng đồng dân cư trong thôn bản, và dân miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới. Tuy nhiên hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng trong thời kì này chưa cao, nhưng chính sách giao đất giao rừng đã khuyến khích tạo động lực phát triển nông lâm nghiệp ở miền núi. Bước đầu hình thành nên thị trường trung du và miền núi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa chính sách giao đất lâm nghiệp nhiều hạn chế. Qua thực tế cho thấy ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận rừng mà tổ chức kinh doanh đã có thu nhập rừng đáng kể, do xác định được cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai ở nhiều địa phương như: Huế, Quảng Nam, Quảng Ninh. Qua 24 năm thực hiện công tác giao đất, giao rừng (1968- 1992) đã giao được tổng số trên 11 triệu ha tron đó 5,8 triệu ha giao cho các đơn vị quốc doanh: 1,3 triệu ha giao cho hộ gia đình, 3,7 triệu ha giao cho hợp tác xã nông nghiệp, nên thực tế mới chỉ sử dụng 30% diện tích giao số còn lại vẫn không được khai thác, bảo vệ mà vẫn còn hoang hoá, thực tế này chứng tỏ chủ trương giao đất, giao rừng trong giai đoạn này chưa tạo điều kiện tích cực trong việc quản lý, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng. * Giai đoạn 1993- 2003 Đây là giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong quản lý, sử dụng rừng và đất rừng ở Việt Nam, là sự ra đời của luật đất đai. Nghị định 02/ CP nghị định 163/CP công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện theo những nguyên tắc và quy định mới. Theo số liệu thống kê của cục kiểm lâm, đên cuối năm 1999 cả nước giao được 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt 59% tổng diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp. Trong quy hoạch đất lâm nghiệp 3 loại rừng teo mục đích sử dụng: Rừng đặc dụng 2.119.547ha đã được giao 972.375 chiếm 46%. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Rừng phòng hộ 6.8 triệu ha đã được giao 3.196.343 ha chiếm 47%. Rừng sản xuất 9,6 triệu ha đã được giao 4.617.872ha chiếm 48%. Trong đó giao cho 27.312 tổ chức với diện tích là 1.173ha chiếm 13% tổng diện tích đã giao. Nói chung kết quả giao đất lâm nghiệp trên đã cho rừng có chủ thực sự, tạo ra nhiều loại hình sở hữu rừng ( rừng nhà nước, rừng tập thể, rừng cộng đồng, và hộ gia đình ) tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn tại chổ. Cùng với chính sách tích cực của nhà nước trong thời gian qua làm cho rừng có độ che phủ tăng lên nhanh chóng từ năm 1992 đến năm 1999 độ che phủ của rừng tăng lên từ 28% lên 31% Đã hình thành hàng ngàn trang trại nông lâm nghiệp mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả kinh tế cao, đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, rừng được bảo vệ tốt hơn vì đã có người làm chủ thực sự. Trồng rừng được đảm bảo với tỉ lệ thành rừng cao, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, một bộ phận dân cư đã giàu lên từ nghề rừng, mở ra hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xoá đói, giảm nghèo, từng bước góp phần thay đổi bộn mặt nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những hiệu quả đạt được còn hạn chế trên một số mặt sau: - Ở một số địa phương giao đất khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, thực sử không đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, không giao đúng đối tượng. - Ở một số nơi trong quá trình thực hiện giao đất còn nhầm lẫn giữa giao đất theo nghị định 02/CP và khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 01/CP - Giao sai thẩm quyền, một số lâm trường đứng ra giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu. - Trong quá trình giao đất thiếu sự tham gia của người dân, không coi trọng việc bàn giao ranh giới ngoài thuộc địa, dẫn đến tình trạng sau khi giao nhiều hộ gia đình, cá nhân không xác định được ranh giới của mình ở ngoài thực địa. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Việc xác định giúp các hộ gia đình hướng sử dụng đất sau khi được giao còn hạn chế, chung chung, thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng sau khi giao đất hộ gia đình không xác định mục tiêu sản xuất cũng như xác định được cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa ở địa phương. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 PHẦN III MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu. - Tìm hiểu và phân tích tiến trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh. - Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất, giao rừng - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiểu quả công tác giao đất, giao rừng công tác quản lý đất rừng ở địa bàn nghiên cứu. 3.2 Giới hạn nghiên cứu. - Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu công tác giao đất, giao rừng , công tác quản lý đất rừng ở thị trấn Lệ Ninh từ năm 2005- 2010 3.3 Nội dung nghiên cứu. 3.3.1. Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu 3.3.1.1. Tình hình cơ bản của thị trấn Lệ Ninh 3.3.1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội 3.3.1.3. Tình hình kinh tế xã hội 3.3.1.4. Cơ sở hạ tầng 3.3.2. Công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn nông trường Lệ Ninh. 3.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất trước khi thực hiện công tác giao đất, giao rừng. 3.3.2.2. Tổ chức tiến trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng. 3.3.2.3. Phương án giao đất, giao rừng. 3.3.2.4. Kết quả giao đất, giao rừng ở thi trấn Lệ Ninh. 3.3.3. Tình hình quản lý sử dụng đất. 3.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác giao đất, giao rừng. 3.3.5. Hiệu quả công tác giao đất,giao rừng. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 3.3.6. Thuận lợi và khó khăn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh. 3.4 Phương pháp nghiên cứu. 3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu. Tiến hành điều tra thu thập số liệu về: + T ài liệu, số liệu thống kê, biểu kê và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội qua một số năm. + Các văn bản pháp puật liên quan đến vấn đề này + Các tài liệu về công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Lệ Ninh. + Kiểu hệ mức độ chính xác của tài liệu bổ sung chỉnh lý cho phù hợp. 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được việc tiến hành chon lọc thông tin theo các hương sau. + Phân loại tài liệu số liệu theo nội dung cụ thể của thông tin + Chọn lọc thông tin theo từng thời kì. + Sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể. + Phân tích các số liệu thô sau khi thu thập được. Ta xử lý và dùng bảng biểu đồ biểu thị. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu. 4.1.1. Tình hình cơ bản của thị trấn Lệ Ninh. Thị trấn Lệ Ninh là một địa phương vùng đồi núi cách trung tâm huyện 25km về phía Đông. Vị trí của thị trấn giáp liền với đường Hồ Chí Minh . Tổng diện tích đất tự nhiên là 1135 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi và có con sông Cẩm Lý chảy qua xã là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và nước cho chăn nuôi rất quan trọng. Tuy vậy, vào những tháng khô hạn trong mùa hè ( tháng 5, 6 âm lịch) và có gió Lào thổi mạnh ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất . Do đặc điểm giao thông của địa phương đi lại khó khăn và dân cư thưa thớt nên nghề phụ ở đia phương cũng chưa phát triển. Ngoài sản xuất nông nghiệp và trồng rừng, ngề phụ thưòng là buôn bán đánh bắt thuỷ sản dọc sông Cẩm Ly và đi lấy củi trong các rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đã giao khoán. Ở một số thôn gần rừng hầu hết là đi lấy củi. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ trong đó chủ yếu là diện tích gieo trồng 01 vụ. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, lạc,các loại đậu, sắn. Diện tích trồng cây ăn quả rất manh mún, kể cả cây truyền thống như: ( Chanh, cam, mít, chuối) và cây mới nhập về ( Xoài, vải, nhãn ..) Do vậy đời sống của người dân ở đây rất khó khăn, họ sống chủ yếu dựa voà ngề rừng, cho nên việc thường xuyên vào rừng thu lượm lâm sản phụ, đốt củi, săn bắn, khai thác lâm sản gỗ trái phép la điều tất yếu. Thấy được những khó khăn trên nên trong những năm gần đây chính quyền địa phương huyện, thị trấn đã tạo công ăn việc làm để tiến tới xoá đối giảm ngèo theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Trong đó chủ yếu lôi kéo họ tham gia vào ngề rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.1.2. Điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý Thị trấn Lệ Ninh là một địa phương miền núi của huyện Lệ Thuỷ, có tổng diện tích tự nhiên 1135 ha. Thị trấn cách trung tâm thị trấn Kiến Giang khoảng 25km về phía Đông và có vị trí như sau: - Phía bắc giáp với xã Ngân Thủy - Lệ Thủy - Phía nam giáp Phú Thủy - Lệ Thủy - Phía đông giáp Sơn Thủy - Lệ Thủy - Phía tây giáp Vạn Ninh - Quảng Ninh b. Địa hình địa mạo: Là một địa phương miền núi nằm ở sườn đông, thị trấn có độ dốc nghiêng từ tây sang đông. c. Khí hậu: Thị trấn Lệ Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt của miền trung. Mùa mưa có lượng mưa lớn gây lũ lụt, mùa nắng lại khắc nghiệt gây hạn hán thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. - Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió tây nam nên gây khô hạn. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc kèm theo mưa lớn, rét đậm kéo dài gây ra lũ lụt nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân trong vùng rất lớn. Nhìn chung tình hình khí hậu của thị trấn Lệ Ninh không được thuận nhiều cho việc phát triển vật nuôi cây trồng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay chúng ta có thể áp dụng cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương tăng cường đa dạng hoá các loại cây trồng mà nhất là cây lâm nghiệp. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 d. Thuỷ văn. Thị trấn Lệ Ninh có hệ thống sông suối cũng khá nhiều. Tuy nhiên, do chiều ngang của dòng suối hẹp nên về mùa lũ dòng chảy xiết và rất nguy hiểm trong mùa mưa lũ, trong mùa mưa lũ nước chảy từ các sườn núi xuống các thung lũng làm nước sông lên nhanh gây tình trạng ngập lụt. Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng khác biệt rất lớn. 4.1.3 Các nguồn tài nguyên: a. Tài nguyên đất. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2009 tổng diện tích của thị trấn Lệ Ninh là 1135 ha. Trên địa bàn thị trấn chủ yếu là đất sản xuất có vật nuôi, cây trồng hợp lý. b. Các tài nguyên khác. - Tài nguyên nước Lệ Ninh có nguồn nước khá phong phú. Đặc biệt ở đây có hồ nước Cẩm Ly là nguồn cung cấp lượng nước lớn cho hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp. Hơn nữa ở đây còn có mạch nước ngầm cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt - Tài nguyên rừng. Đây là địa phương có độ che phủ khá lớn với trên 80% . Đặc biệt trên địa bàn có rừng nguyên sinh với nhiều loài gỗ quý và nhiều loài động vật quý hiếm. Ngoài ra, công tác phòng chống cháy rừng cũng được triển khai tốt. - Tài nguyên khoáng sản. Thống kê trên địa bàn chủ yếu có: Sỏi, đá phục vụ cho công tác xây dựng. - Tài nguyên nhân văn. Trên địa bàn chủ yếu là người kinh sinh sống. Trong chiến tranh với tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ tổ quốc nhân dân trên địa bàn đã lập nhiều chiến công cho sự nghiệp cách mạng. Ngày nay họ cùng nhau xây dựng lại quê hương, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.1.4. Thực trạng môi trường. Thị trấn Lệ Ninh là địa phương đang phát triển nhưng hiện nay môi trưòng ở đây vẫn rất trong lành và có những khu rừng có hệ thực vật phong phú và đa dạng Nhận xét chung: Lệ Ninh là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng hay mô hình nông – lâm kết hợp. Có nguồn tài nguyên dồi dào về đất nước, sinh vật. Tuy nhiên đại phưong cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn nhuư khí hậu khắc nghiệt, đất đai có độ phì thấp, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. 4.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. - Thực hiện nghị quyết Đảng Bộ thị trấn lần thứ VII nhiệm kỳ 2000-2005. Dưới sự lãnh đạo của HĐND, UBND thị trấn đã phối hợp với với các tổ chức ban ngành, đoàn thể cán bộ nhân dân nổ lực phấn đấu đã thu được những kết quả nhất định. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, các công trình phúc lợi từng bước đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 4.2.1 Về tăng trưởng kinh tế Hiện nay theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và huyện. Thị trấn Lệ Ninh cũng đang cố chuyển dịch cơ cấu, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng công nghiệp. tăng cường áp dụng các giống mới kèo theo biện pháp canh canh tác hợp lý. Tổng sản lượng bình quân tăng 3,2% so với năm 2005 4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu qua các năm 2005 - 2009 Chỉ tiêu Cơ cấu ngành Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Tổng số 100 100 100 Nông lâm - Ngư 41,2 38,5 36,4 CN - XD 25,3 30,1 29,5 Dịch vụ 33,5 31,4 34,1 B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỷ trọng ngành dịch vụ và xây dựng cơ bản tăng. Do vậy, cơ cấu kinh tế thị trấn Lệ Ninh cũng phát triển theo hướng chung của huyện . 4.2.3 Thực trạng phát triển các ngành. a. Ngành nông nghiệp: Là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thị trấn. Được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cùng với sự nỗ lực lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của bà con nhân dân nên đã khắc phục được mọi hậu quả thiên tai, đạt được một số kết quả trong phát triển nông nghiệp. * Về trồng trọt. Tổng sản lượng thu được ước tính khoảng 1.276 tấn trong đó lúa là 1054 tấn ngô là 222 tấn, năng suất lúa đạt 33 tạ/ ha. Ngoài ra còn một số cây trồng chiếm diện tích khá lớn : Khoai lang đạt 2ha, lạc đạt 3ha và một số loại rau đậu khoảng 8 ha. *Chăn nuôi: Tống số đần gia súc, gia cầm của toàn thị trấn hiện nay là khá lớn: Đàn trâu có trên 100 con, đàn bò có 189 con, lợn có 2033 con, đàn dê có 199 con, đàn gia cầm có 100.327 con, và hươu nai là 99 con. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được triển khai kịp thời vì vậy tỉ lệ trâu bò bị dịch và chết đã giảm so với các năm trước. *Về thủy sản. Ngành thủy sản phát triển chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt với sản lượng trên 20 tấn/ năm. Nuôi trồng thủy sản có xu hướng phát triển do các hộ đã chủ động nạo vét các ao, hồ, tận dụng nguồn nước đào ao thả cá. b. Ngành lâm nghiệp. Công tác rừng theo các dự án trên địa bàn đã được triển khai tốt. Trong 2010 thực hiện chỉ đạo của UBND huyện về việc phát triển trồng rừng cao su kinh tế bà con B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 nhân dân thị trấn Lệ Ninh đã chuyển đổi 84,6 ha diện tích đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su. Ngoài ra trong năm Lệ Ninh đã trồng mới thêm 20 ha rừng và 10 ngàn cây phân tán, nâng tổng diện tích rừng chăm sóc và bảo vệ ở thị trấn lên trên 450ha Đi đôi với công tác trồng rừng thì công việc bảo vệ rừng đầu nguồn đã được chú trọng, công tác phòng chống cháy rừng được triển khai tốt. c. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Thị trấn Lệ Ninh là địa phương miền núi, cách trung tâm huyện khá xa, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ phát triển ở những năm gần đây. Theo thông kê năn 2009, trên địa bàn thị trấn có 26 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh . Tuy nhiên các hoạt động khai thác chưa quy mô, chủ yếu là phục vụ nội bộ nhưng cũng là nền móng cho bước phát triển với những năm tiếp theo. d. Thương mại và dịch vụ Hiện nay trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ đang chuyển biến tích cực và rất đa dạng. Toàn thị trấn có khảng 160 hộ hộ tư thương và dich vụ cá thể chủ yếu tập trung buôn bán. Vừa giải quyết công ăn việc làm cho người dân mặt khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong vùng và khách du lịch 4.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số Năm 2009, toàn thị trấn Lệ Ninh có tổng dân số là 4836 người, phân bố rải rác trong 12 thôn và có 1.395 hộ. * Lao động Tổng số lao động của thị trấn là 2481 người chiếm 51,3% tổng dân số. Đây là nguồn lao động khá dồi dào phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế và chưa được quan tâm đúng mức, lao động còn bị lãng phí nhất là lúc qua thời vụ. Đa số lao động trong lĩnh vực nông lâm, kinh tế vườn đồi. Do vậy, chưa tận dụng và phát huy B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 hết nguồn nhân lực về lao động. Trong thời gian cần xây dựng những mô hình kinh tế hợp lý, có hiệu quả để thu hút lao động. * Thu nhập mức sống Theo số liệu điều tra thực tế, thu nhập bình quân của người dân trong thị trấn là cao hơn so với mức thu nhập trung bình của huyện. Tỷ lệ ngèo so với 2000 giảm rỏ rệt. 4.2.5. Thực trạng phát triển khu dân cư. Trên địa bàn thị trấn có 12 thôn và có tất cả 1395 hộ. Bình quân 3,5 người/ hộ. Nhưng phân bố không đều giữa các thôn, vì vậy đặt ra vấn đề quy hoạch còn đối với sử dụng đất để áp ứng nhu cầu sử dụng đất giữa các hộ gia tăng. 4.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. * Giao thông: Hiện nay các công trình giao thông đều được đầu tư nâng cấp, các cầu mới được xây dựng bảo đảm thông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, lưu thông hành hóa, mở rộng quan hệ hợp tác, tạo điều kiện để các hộ đầu tư các phương tiện phục vụ phát triển kinh tế. * Điện. Hiện nay trên toàn thị trấn 12/12 thôn đều có điện thắp sáng. * Thủy lợi. Với sự hỗ trợ và đống góp của nhân dân đã xây dựng thêm các trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương được 4766m. Hồ chứa nước như hồ Cẩm Ly được tu bổ đảm bảo cho việc tưới tiêu phục vụ cho sản xuất. * Y tế: Trong những năm gần đây, trên địa bàn thị trấn cũng triển khai các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phòng chống sốt rét, phun thuốc đặt muỗi, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm... B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 * Giáo dục đào tạo Thị trấn có 1 trường tiểu học, một trường THCS và 1 trường THPT. Trong những năm qua đã xây dựng và kiên cố hóa 3 nhà mẫu giáo thôn, trường mầm non. * Văn hóa, quốc phòng TDTT: Tổ chức các phong trào, hoạt động tuyên truyền mừng Đảng, mừng đất nước đổi mới. Tổ chức các đại hội TDTT, chiếu phim cho nhân dân. An ninh quốc phòng được đặt lên hành đầu, giáo dục cán bộ Đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Nhận xét chung: Thị trấn có nguồn lao động dồi dào có thể cung cấp lao động cho nhiều ngành nghề. Ngoài ra, có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Phát triển kinh tế du lịch và các ngành dịch vụ kèm theo, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Lệ Ninh là địa phương có địa bàn không rộng, địa hình phức tạp, sự phân bố dân cư không đều, hơn nữa do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển du lịch và kinh tế trang trại nên áp lực với đất nông nghiệp. Trình độ khoa học kĩ thuật của người dân lại thấp hơn nữa lại xa các trung tâm kinh tế, hàng hóa nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và trao đổi hàng hóa. 4.2.7. Thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. + Thuận lợi : Diện tích đất chưa sử dụng khá lớn và tiềm năng quan trọng cho trồng rừng và phát triển chăn nuôi. - Các mỏ đá và núi đá trên địa bàn thị trấn là nguồn tài nguyên lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã đồng thời tạo việc làm cho người dân địa phương, - Nhờ sự tác động của các chương trình dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, nhận thức của người dân ngày càng nâng tăng. - Một số mô hình sản xuất mới đã được giới thiệu và đang có triển vọng phát triển + Khó khăn. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Hiểu biết về kỷ thuật sản xuất về trồng trọt và chăn nuôi, nhận thức về thị trường của người dân còn ở mức thấp. - Dân cư phân bố không đề, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đến các thôn bản xa còn khó khăn. - Sản xuất manh mún, các loại cây ăn quả chưa được định hình, các giống cây ăn quả mới đưa vào có hiệu quả kinh tế thấp trong khi đó các giống địa phương gặp khó khăn về sâu bệnh. - Hệ thống thủy lợi yếu kém và lâu ngày không được bảo dưỡng do đó khả năng chứa nước và tưới nước kém dẫn đến diện tích và cây trồng vụ hè thu không đáng kể. - Chất lượng cán bộ tại cộng đồng bao gồm cả cán bộ khuyến nông cấp thị trấn còn hạn chế, yếu về năng lực và thiều kinh nghiệm. - Sự phân biệt nam nữ và một số tệ nạn như: Ma túy, trộng cắp....còn tồn tại nặng nề trên thị trấn. 4.3. Công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh 4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai ở thị trấn Lệ Ninh trước khi thực hiện giao đất, giao rừng Theo kết qua kiểm kê đất đai năm 2009 tổng diên tích tự nhiên của toàn thị trấn là 1135 ha. Cơ cấu các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp có: 989,72 ha chiếm 87,2% tổng diện tích tự nhiên - Đất phi nông nghiệp : 84,98 ha chiếm 7,48% tổng diện tích tự nhiên - Đất chưa sử dụng có: 60,382chiếm 5,32% tổng diện tích đất tự nhiên * Nhóm đất nông nghiệp: Có diện tích 989,72 ha cụ thể: - Đất sản xuất có 51,075 ha chiếm 4,5% diện tích đất nông nghiệp gồm: + Đất trồng cây hàng năm có 18,029 ha chiếm 35,3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ( trong đó diện tích trồng lúa chiếm khoảng 59,85% và diện tích trồng các loại cây trồng hàng năm khác là 40,15%) B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 + Diện tích trồng cây lâu năm có: 33,046 ha chiếm 64,7% diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp. - Đất lâm nghiệp: Có 907,573 chiếm 91,7% diện tích đất nông nghiệp trong đó ( rừng sản xuất 763,54 ha chiếm 84,13% đất lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây cao su. Rừng phòng hộ có 144,041 ha chiếm 15,871% diện tích đất lâm nghiệp) - Đất nuôi trồng thủy sản: Có 3,8 ha chủ yếu là nuôi trong khu vực hồ Cẩm Ly và một số ao hồ nhỏ tập trung ở các thôn 4, 5, 6, 3A, 3B * Nhóm đất phi nông nghiệp :84,898 ha được phân bố: - Đất ở có 22,3 ha - Đất chuyên dùng 51,598 ha ( như: đất trụ sở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất có mục đích công cộng ...) - Đất nghĩa trang 11 ha . Nhìn chung, diên tích đất chuyên dùng của thị trấn còn thấp, điều đó cũng thể hiện nền kinh tế, xã hội của thị trấn chưa cao. Trong thời gian tới thị trấn còn tập trung để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành trên địa bàn. * Nhóm đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 60,382 ha gồm: - Đất bằng chưa sử dụng có khoảng 10 ha chiếm 16,561% diện tích chưa sử dụng - Đất đồi núi chưa sử dụng có 31.34 ha chiếm 51,903% diện tích chưa sử dụng - Đất núi đá không có rừng cây có 19.042 ha chiếm 31,535% diện tích chưa sử dụng 4.3.2. Cơ cấu sử dụng đất Cơ cấu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất năm 2009 ở thị trấn Lệ Ninh như sau * Đất nông nghiệp thị trấn của xã có diện tích 989,72 ha cụ thể được thể hiện như sau: B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Bảng 2: Cơ cấu sử đất nông nghiệp. STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 1135 100 1 Diện tích đất nông nghiệp NNP 989,72 87,2 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp XSN 51,075 4,5 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 18,029 35,3 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 10.790 59,85 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 7,239 40,15 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 33,046 64,7 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 907,573 91,7 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 763,54 84,13% 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 144,041 15,871 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RĐD 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NST 3,8 B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích(ha) Cơ cấu(%) Tổng diên tích tự nhiên 1135 100 2 Đất phi nông nghiệp PNN 84,898 7,48 2.1 Đất ở OTC 22,3 26,266 2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 22,3 2.2 Đất chuyên dùng CDG 51,598 60,776 2.2.1 Đất trụ sở, cơ quan, công trình, sự nghiệp CTS 1,2 2,326 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 12,236 23,714 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp CSK 15,214 29,486 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 22,948 44,475 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11 12,957 * Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích bao gồm 60,382 ha chiếm 5,32% được thể hiện : Bảng 4: Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng. STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1135 100 3 Đất chưa sử dụng CSD 60,382 5,32 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 10 16,561 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31.34 51,903 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 19.042 31,535 B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Như vậy qua số liệu trên cho thấy ở thị trấn Lệ Ninh diện tích đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất với 989,72 ha chiếm 87,2% tổng diện tích tự nhiên, và theo điều kiện thực tế của xã thì sự phân bố trên là phù hợp với địa hình, đất đai và ranh giới, tập tục của cộng đồng dân cư thôn bản. Bên cạnh đó hiện nay còn một số diện tích đất chưa sử dụng cũng khá lớn. Vì vậy chính quyền của địa phương và thị trấn cần có những chính sách nhanh chống để đưa số diện tích trên đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên đất nhằm tránh gây ra sự lãng phí đất đai 4.3.3. Hiện trạng sử dụng đất đai các thôn: Thị trấn có 12 thôn và rừng nhiều ở các thôn 1, Phú Cường, 2+ Quyết Tiến, 3B 4.4 Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất. Thị trấn Lệ Ninh là địa phương miền núi nên người dân ở đây có nhận thức vẫn chưa cao, tiếp thu những chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đại còn chậm, dẫn đến công tác quản lý sử dụng đất còn gặp một số khó khăn và vướng mắc chưa giải quyết được. Việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, điều kiện canh tác, đầu tư thâm canh chưa cao,người dân chưa thực sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức và lao động, xác định cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, chưa tung ra thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Diện tích đất sản xuất rất manh mún. Ranh giới giữa các hộ chưa xác định cụ thể, dẫn đến một số trường hợp xảy xảy ra tranh chấp nguyên nhân chính của hậu quả này là do hệ thống bản đồ còn nhiều bất cập, một số cán bộ thị trấn chưa có kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu ..... - Diện tích rừng tự nhiên tuy không lớn nhưng phân bố rộng , việc quản lý bảo vệ của UBND thị trấn còn gặp nhiều khó khăn vẫn còn hiện tượng khai thác, săn bắt trái phép xảy ra. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Diện tích đất chưa sử dụng còn khá cao , diện tích trồng màu hiệu quả còn thấp, phần lớn diện tích trồng màu chỉ còn một vụ đông xuân còn lại bỏ hoang, diện tích vườn tạp còn nhiều. - Kết luận: Từ những thực trạng trên vấn đề đặt ra là việc giao đất, giao rừng là một việc làm vô cùng cần thiết để khai thác sử dụng hợp lý triệt để hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn thị trấn Lệ Ninh. 4.5. Tổ chức thực hiện công tác giao đất,giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh - huyện Lệ Thủy. Trước tình trạng đất của xã mình như vậy. Lãnh đạo thị trấn Lệ Ninh đã là tờ trình phương án giao đất, giao rừng gửi lên lãnh đạo huyện Lệ Thủ y và được UBND huyện phê duyệt và quyết định của UBND huyện giao nhiệm vụ cho phòng TNMT, hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và tiến hành công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn thị trấn Lệ Ninh. 4.5.1. Tiến hành giao đất, giao rừng ở thị trấn nông trương Lệ Ninh gồm 6 bước. Bước 1: Chuẩn bị. - UBND thị trấn nông trường Lệ Ninh tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của nhà nước về việc giao đất, giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của rừng cho nhân dân ở địa ở địa phương mình. - Thành lập ban chỉ đạo và hội đồng giao rừng: UBND cấp huyện thành lập ban chỉ đạo giao rừng và tổ chức công tác và tổ chức công tác giao rừng cấp huyện UBND cấp thị trấn thành lập hội giao rừng cấp thị trấn. - Làm việc tại thị trấn thành lập hợp đồng đăng ký đất đai. - Để công việc giao đất, giao rừng diễn ra sau đó khảo sát lấy ý kiến cơ quan ban ngành cấp huyện. - Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, bản đồ, các thiết bị liên quan đến việc giao đất, giao rừng. Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Sau khi tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng cá nhân, hộ gia đình. Nếu những hộ gia đình nào có nhu cầu muốn nhận đất, nhận rừng để sản xuất thì phải nạp đơn xin giao đất, giao rừng tại UBND thị trấn. - Uỷ ban nhân dân thị trấn nông trường Lệ Ninh sẽ: + Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị UBND xã điều chỉnh phương án giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn. + Chỉ đạo hội đồng giao rừng của thị trấn thẩm tra về điều kiện giao đất giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao đất,giao rừng báo cáo UBND cấp xã. - Kiểm tra thực địa khu đất, khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình cá nhân để đảm bảo các điều kiện căn cứ giao đất, giao rừng theo quy định của pháp luật. - Trình huyên duyệt phương án Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ. - Cơ quan chức năng huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ UBND cấp xã và chuyển đến có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau đó lập tờ trình kèm theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Bước 4: Thực hiện quyết định giao rừng - Khi nhận được quyết định giao đất, giao rừng của UBND huyện, UBND thị trấn có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề. - UB thị trấn lập biên bản giao rừng có sự tham gia và kí tên của đại diện UBND cấp thị trấn đại diện cho hộ gia đình, cá nhân. - Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rỏ ranh giới, đóng mốc khu đất, khu rừng được giao với sự chứng kiến của đại diện UBND thị trấn. Bước 5: Tổng hợp hồ sơ. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, UBND thị trấn sẽ tổng hợp lại hồ sơ, bản đồ về diện tích khu đất, khu rừng của từng hộ gia đình để giám sát và đối chiếu. Bước 6: - UBND thị trấn sẽ họp dân để triển khai kế hoạch sản xuất và đầu tư, phỏng vấn hộ dân về kế hoạch sản xuất, vốn, lịch, thời vụ, cơ cấu cây trồng. - Tổng hợp về vốn, đối tượng lĩnh vực đầu tư. - Sau khi thống nhất quan điểm sẽ triển khai thực hiện * Nhận xét chung về tiến trình giao đất giao rừng ở thị trấn nông trường Lệ Ninh: Nhìn chung việc giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh đã diễn ra thuận lợi, thị trấn Lệ Ninh đã tiến hành giao đất, giao rừng theo trình tự và thủ tục mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn như: - Việc giao đất, giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được sự tham gia của người dân đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và phụ nữ. - Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân, đặc biệt người được hưởng lợi từ công tác giao đất, giao rừng. - UBND thị trấn truyền đạt cho người dân biết về quyền và trách nhiệm của các cộng đồng, hộ gia đình nhận đất, rừng một cách hợp lý theo đặc điểm vị trí địa hình và cơ cấu sử dụng. - Việc giao đất, giao rừng được căn cứ tiềm năng đất đai bảo vệ tài sản rừng và hưởng lợi bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Diện tích đất rừng khi giao cho từng hộ gia đình đều được biểu thị một cách rỏ ràng trên bản đồ, và được quản lý theo dõi chặt chẽ của cán bộ địa chính. - Các gia đình nhận đất, nhận rừng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.5.2. Phương án giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy 4.5.2.1. Quy mô, đối tượng giao đất, giao rừng. Đối với rừng tự nhiên đã giao được trên 80 ha để quản lý , bảo vệ hưởng lợi theo quyết định 178/TTG . 4.5.2.2. Mục tiêu của phương án giao đất, giao rừng. - Nâng cao trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng của người dân, hạn chế được những vụ khai thác rừng bừa bãi của lâm tặc và đảm bảo cho khu rừng phát triển, nâng cao độ che phủ và cải tạo đời sống của người dân miền núi. - Duy trì và phát triển rừng bền vững nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, nguồn nước trên địa bàn. 5.2.2.3. Phương thức giao đất lâm nghiệp. a. Chọn hình thức giao Tổ chức họp dân và lấy ý kiến tham gia của toàn dân, tiến hành tổng hợp đưa ra hợp đồng đăng ký đất đai của xã xem xét và đi đến thống nhất hình thức giao như sau: * Đối với rừng tự nhiên: Dựa vào địa hình chia rừng thành từng khu vực cho từng thôn để QLBV cụ thể: * Đối với rừng trồng: Phân chia từng lô cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và hưởng lợi quyết định178/TTG b. Phương pháp thực hiện: - Dựa trên kết quả QHSD đất - Dựa vào nhu cầu nhận đất, nhận rừng của hộ gia đình - Thôn tiến hành nhóm quản lý bảo vệ và được hội đồng đăng ký đất đai xã thống nhất. - Sau khi quyết định giao đất, giao rừng đại diện UBND thị trấn, đại diện phòng tài nguyên môi trường , hạt kiểm lâm, hộ gia đình nhận đất, nhận rừng tiến hành cắm mốc, đánh dấu sau đó đo đếm diện tích cho từng hộ. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.5.2.4.Quyền lợi và nghĩa vụ người nhận đất. a. Quyền lợi: - Được hưởng thành quả lao động kết quả đầu tư trên đất được giao - Có quyền quyết định sử dụng đất theo kế hoạch mình nhưng phải nhằm trong quy định pháp luật. - Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kỉ thuật - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Được nhà nước bảo vệ khi có người khác xâm phạm, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi. - Được quyền tố cáo, khiếu nại. b. Nghĩa vụ. - Thực hiện đúng nội dung đã ghi trong thế ước, phương án quản lý bảo vệ rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tuân thủ theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất chung quanh. - Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi - Thực hiện biện pháp bảo vệ và khả năng sinh lợi của đất. 4.5.2.5.Quy chế quản lý. a. Quy chế quản lý và sử dụng rừng tự nhiên * Một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động váo từng đối tượng rừng - Đối với rừng giàu: Khoanh nuôi bảo vệ trồng bổ sung một số loài có nguồn gốc rừng tụ nhiên. - Đối với rừng trung bình: Cần thiết phải nuôi dưỡng, điều chỉnh và tinh giảm hoá tổ thành, tạo điều kiện cho các cây mục đích chiếm ưu thế và sinh trưởng phát triển nhanh: Chọn cây nuôi dưỡng là những cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế cao, chặt B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 bỏ những cây công queo, sâu bệnh, kém giá trị kinh tế, cây phụ trợ, điềuc chỉnh mật độ cây tái sinh căn cứ vào quần thụ mà xác định chặt đảm bảo cho độ tán che phù hợp. - Đối với rừng ngèo kiệt: Cần phải khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để tác động vào rừng , làm giàu rừng, kích thích sinh trưởng, phát triển nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, đòi hỏi chu lì kinh doanh dài. Cần tiến hành phúc tra tài nguyên rừng 5 năm 1 lần để theo dõi được diễn biến tài nguyên rừng. Qua đó mới đánh giá mức độ tăng trưởng của rừng nhằm xác định mức độ hưởng lợi từ rừng cho các nhóm hộ. - Phương thức khai thác và cường độ khai thác: Rừng tự nhiên tại các thôn 1, Phú Cường, 2+ Quyết Tiến, 3B là rừng hỗn giao, nhiều tầng có nhiều cấp tuổi và đường kính khác nhau, chúng ta càn phải áp dụng phương thức khai thác chọn đối tượng khai thác là những cây đạt kích thước nhất định thân theo nhốm gỗ: - Gỗ nhóm 1 đến nhóm 2: 45cm - Gỗ nhóm 3 đến nhóm 6: 40cm - Gỗ nhóm 6 đến nhóm 8: 30cm + Cường độ khai thác: Theo quy định của việc quản lý, bảo vệ và khai thác đối với rừng phòng hộ trong quyết định 178/TTG. * Trách nhiệm của đối tượng được giao: - Tổ chức tuần tra bảo vệ, kiểm tra rừng. Khi được giao rừng, các thôn phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, lập hồ sơ theo dỏi bảo vệ và báo cáo cho UBND thị trấn về diễn biến tài nguyên rừng hiện tượng chặt phá, định kỳ 1 tháng tổ chức họp thôn 1 lần để nghe các nhóm báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức kiểm tra một số diện tích rừng được giao - Truy quét các đối tượng vi phạm. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, các thôn phối hợp với UBND thị trấn lực lượng kiểm lâm tiến hành theo dõi để bắt quả tang việc khai thác trái phép của lâm tặc. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của lâm tặc cần tiến hành bắt ngay và đem ra người dân để kiểm điểm và giáo dục theo hương ước thôn bản. Nếu đối tượng còn tiếp tục vi phạm thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. * Công tác phát triển rừng : Để rừng phát triển bền vững ngoài việc bảo vệ cần tiến hành trồng thêm nhiều loài cây có giá trị kinh tế và các loại lâm sản phụ. * Công tác tuyên truyền vận động: Nhóm hộ cùng lực lượng kiểm lâm và chính quyền dịa phương mở cuộc họp tuyên truyền cho người dân hiểu về việc bảo vệ rừng và những quy định về đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng. b. Các quy định về chính sách hưởng lợi. + Được quyền trồng xen dưới tán rừng các loại cây công nghiệp,dược liệu, chăn nuôi gia súc và các lợi ích khác của rừng nhưng không được ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng. + Được hưởng toàn bộ trồng xen dưới tán rừng và các sản phẩm trong quá trình thực hiện giải pháp kỹ thuật lâm sinh. + Được toàn quyền quyết định giá cả vận chuyển mua bán, tìm kiếm thị trường tiêu thụ những sản phẩm do mình làm ra sau khi có xác nhận cảu chính quyền địa phương. + Được phép khai thác các lâm sản ngoài gỗ quý như: Mây, tre, mật ong... được tự do tiêu thụ sản phẩm sau khi có xác nhận của kiểm lâm. + Được sử dụng sinh cảnh của rừng để kinh doanh và du lịch sinh thái, được xây dựng cơ sở dịch vụ, du lịch nghỉ mát có thủ tục của cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Khi có các dự án đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương UBND thị trấn xem xét văn bản đề nghị các dự án, ưu tiên những hộ gia đình tham gia tốt vào công tác bảo vệ và phát triển rừng để tham gia vào hoạt động của dự án đó. * Quy định về thủ tục thực hiện chính sách hưởng lợi . B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 UBND thị trấn phối hợp với hạt kiểm lâm sở sẽ tiến hành kiểm kê rừng từng thôn. Nếu trữ lượng được tăng lên thì công tác bảo vệ rừng của thôn đó thực hiện tốt. Đồng thời khi trữ lượng rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì tiến hành làm thủ tục khai thác và thực hiện chế độ hưởng lợi. Khi thôn có nhu cầu xin khai thác gỗ thì phải làm đơn cấp giấy phép khai thác gỗ. UBND xem xét và trình hạt kiểm lâm. Khi tiến hành khai thác người được cấp giấy phép khai thác phải báo cáo cho hạt kiểm lâm sở tại địa điểm tập kết gỗ, lâm sản để tiến hành kiểm tra đóng búa kiểm lâm, lập biên bản kiểm tra xác nhận khối lượng nếu là các loại sản phẩm phi gỗ để cho phép vận chuyển sử dụng hợp pháp. Đồng thời tiến hành kiểm tra hiện trường khai thác gỗ , lập biên bản đánh giá hiện trường sau khi khai thác. 4.5.2.6 Quy chế sử dụng đất. - Sau khi được giao đất, người sử dụng đất phải tiến hành các giải pháp kinh doanh đúng mục đích, đúng quy định kỹ thuật. - Sau 02 năm kể từ ngày có quyết định giao, hộ gia đình không sử dụng sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật. * Nhận xét chung: Về phương án giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh. Qua tìm hiểu phương án giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh chúng tôi thấy, trong quá trình triển khai phương án giao đất, giao rừng còn những bất cập đó là: - Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đã được quan tâm, đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Chế độ hưởng lợi từ rừng phụ thuộc vào lượng tăng trưởng từ sau 10 -15 năm, nên không khuyến khích được bà con nhận rừng. - Chưa quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của chủ rừng mà chỉ mang tính định hướng chung chung. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Chưa thực sự thuyết phục, lôi kéo người dân nhận rừng bởi việc tuyên truyền còn khái quát, chưa dẫn chứng cụ thể. - Thủ tục nhận đất, nhận rừng còn rườm rà, thông thường người dân muốn lấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua rất nhiều cửa do đó người dân rất ngại khi nhận đất, nhận rừng dù biết việc làm đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết bất cập trên theo tôi: - Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai phải quy định phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế. - Phải cho bà con nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại sau này, động viên khuyến khích người dân kiên trì trong sản xuất kinh doanh. - Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ dân nhận rừng phải quy định cụ thể, rõ ràng tránh cải vã, kiện cáo, làm mất đoàn kết giữa các thôn, các gia đình trong thị trấn. - Đặc biệt cần phải giảm bớt những khâu giây tờ không quan trọng, tránh rườm rà, phức tạp khi làm thủ tục nhận đất, nhận rừng. 4.5.3. Kết quả giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy. Thị trấn Lệ Ninh đã giao được 35ha cho các công trình dự án và giao 430 ha cho cho 89 hộ gia đình. Sau khi giao cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình quản lý bảo vệ thì rừng đã thực sự có chủ, rừng được chăm sóc tốt hơn, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép, trách nhiệm bảo vệ đất rừng được năng lên rỏ rệt, đã giải quyết được công ăn việc làm tại chổ cho một bộ phận lớn của địa phương, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở thị trấn Lệ Ninh. Người dân thị trấn Lệ Ninh khi được giao đất, nhận rừng họ đã biết tận dụng khu đất , khu rừng mình có để sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập kinh tế góp phần đưa đời sống ngày một đi lên. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.5.4. Tình hình quản lý sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy. 4.5.4.1 Hiện trạng quản lý sử dụng đất đai ở thị trấn Lệ Ninh sau khi thực hiện phương án giao đất, giao rừng. Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh TT Loại đất Tổng diện tích ĐVT I Đất tự nhiên 1135 Ha 1 Đất nông nghiệp 987,39 Ha 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 47.875 Ha 1.2 Đất lâm nghiệp 901,703 Ha 1.3 Đât nuôi trồng thủy sản 3,8 Ha II Đất phi nông nghiệp 96.698 Ha III Đât chưa sử dụng 54.582 Ha - Đất lâm nghiệp 901,703 ha giảm so với năm 2005 là : 5,87ha - Đất nông nghiệp 987,39 ha giảm so với năm 2005 là: 2.33 ha - Đất sản xuất nông nghiệp 47.875 ha giảm so với năm 2005 là: 3.2ha - Đất nuôi trồng thủy sản 3,8 ha vẫn giữ nguyên. - Đất phi nông nghiệp 96.698 ha tăng so với năm 2005 là: 9,8 ha - Đất chưa sử dụng 54.582 ha giảm so với 2005 là 5,8 ha Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do một số diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng được chuyển sang đất phi nông nghiệp dùng để xây dựng các công trình xây dựng công cộng, đất ngĩa địa, an ninh quốc phòng, đất giao thông, thủy lợi cơ sở y tế, giáo dục..... B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.6. Hiệu quả công tác giao đất giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh. 4.6.1. Hiệu quả kinh tế: Cuộc sống của người dân ở thị trấn Lệ Ninh trước kia rất khó khăn vì thiếu đất canh tác và sau khi được nhà nước giao đất, giao rừng cuộc sống của người dân của người dân khá giả hơn. Từ năm 2005 trở về trước họ sống cho qua ngày, qua bửa họ thu nhập bình quân dươi 10000đ/ ngày do vậy cuộc sống rất thiếu thốn, con cái không được học hành tử tế mà phải đi củi, đi làm thuê cho các người khác. Năm 2005 cho đến nay thực hiện phương án giao đất, giao rừng của thị trấn. Đất lâm nghiệp và rừng được giao đến cho từng hộ gia đình trong thị trấn, đã khuyến khích người dân tham gia sản xuất,trồng rừng, và kết quả mang lại rất cao, hàng năm thu nhập tùe gỗ, họ còn thu nhập các loại lâm sản ngoài gỗ như: Tre, mây, nấm.... Cây ăn quả như: Chanh bưởi ổi.... Một số hộ gia đình đã biết tận dụng quỹ đất của mình để sản xuất mô hình nông lâm kết hợp và thu nhập được nhiều lợi nhuận. Và từ khi có chính sách giao đất giao rừng người dân đã tích cực phát triển kinh tế tập trung làm ăn nhiều mô hình trang trại được mọc lên. Và khi thấy hiệu quả của các mô hình trang trại người dân tham gia đông. Sau 5 năm số lượng các mô hình ngày càng được tăng. Hiện nay toàn thị trấn đã có trên 50 trang trại hoạt động liên quan đến ngành lâm nghiệp. Riêng có 19 trang trại hoạt chuyên về lâm nghiệp chiếm 7,45 trong tổng số trang trại toàn huyện. Cây trồng chủ yếu là tràm, bạch đàn,cao su và các cây phát triển kinh tế. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Bảng 6: Số lượng trang trại Thị trấn Lệ Ninh Các mô hình trang trại Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trồng trọt 100 110 125 115 128 120 Chăn nuôi 67 68 70 73 75 80 Trồng trọt-chăn nuôi 11 12 10 14 14 15 Lâm nghiệp 7 8 9 15 17 19 Nông lâm kết hợp 2 2 3 5 3 4 Thuỷ sản 7 8 8 7 9 10 Nông lâm thuỷ sản 8 8 9 5 6 7 Tổng 202 216 234 232 242 255 ( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lệ Thuỷ) Từ những mô hình trên người dân có thể thu được từ 15 – 20 triệu từ những mô hình trên. Đời sống người dân ngày càng được đi lên nhiều nhà đã có nhà cao, ti vi , con cái được học hành tử tể. Có thể nói hiểu quả kinh tế từ công tác giao đất, giao rừng mang lại cho người dân rất rỏ. Nó giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân trong xã. 4.6.2. Hiệu quả xã hội - Quá trình giao đất, giao rừng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục luật bảo vệ rừng và phát triển rừng và nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có hiểu quả. - Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, hộ gia đình. Cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng. - Nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân và đặc biệt đã trau dồi cho cán bộ thị trấn vè nghiệp vụ chuyên môn. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Làm phát triển các phong trào toàn dân trong thị trấn như thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng, phòng cháy rừng, tổ giác, giáo dục, cảm hoá các đội tượng vi phạm. - Hạn chế các vụ vi phạm như: Đốt rừng, phá rừng, khai thác trái phép, góp phần ổn định và phát triển tài nguyên hiện có. - Nâng cao ý thức tự giác của người dân đặc biệt là khi có chính sách giao đất, giao rừng người dân ở thị trấn Lệ Ninh trở nên đoàn kết, tương thân, tương ái, cùng nhau thi đua sản xuất. 4.6.3 Hiệu quả môi trường. Trước đây khi chưa giao đất, giao rừng thì diện tích đồi núi trọc còn rất nhiều, diện tích rừng bị phá nham nhở, những khoảng đất trống cây dại mọc um tùm và khi chính sách giao đất,giao rừng được thực hiện thì màu xanh rừng lan rộng trong toàn thị trấn Lệ Ninh. Đặc biệt là khi có chính sách giao đất, giao rừng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn đươch khoanh nuôi, bảo vệ tốt, diện tích rừng trồng được tăng lên làm cho tài nguyên đất rừng bền vững, từng bước nâng cao diện tích che phủ của rừng trên địa bàn thị trấn. Rừng là “ lá phổi xanh” ngoài chức năng về kinh tế và xã hội rừng nhiều còn chức năng như: Hạn chế ô nhiễm môi trường, hàng năm rừng cung cấp cho con người hành tấn oxi và hút CO2 bụi bẩn, rừng hạn chế xói mòn đất, bảo vệ rừng giữ được nguồn nước ngầm và hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước. Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy hiệu quả môi trường từ chính sách giao đất giao rừng là rất rỏ ràng. 4.7. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng 4.7.1. Thuận lợi: + Thị trấn Lệ Ninh là một địa phương có tài nguyên đất, tài nguyên rừng rất phong phú và dồi dào B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 + Việc giao đất, giao rừng rất phù hợp với nguyện vọng cử ngưòi dân nhất là những ngưòi sống gần rừng . + Phù hợp với tập tục canh tác của người dân tại làng thôn. + Nguồn nhân lực lao đọng dồi dào cho nên việc nhận đất, nhận rừng để sản xuất là việc làm rất cần thiết với người dân. + Nghề rừng là nghề chủ yếu của người dân từ xưa đến nay do đó việc nhận đát rừng để làm không khó gì với người dân. 4.7.2. Khó khăn + Thị trấn Lệ Ninh là vùng miền núi trình độ dân trí kém, việc triển khai giao đất, giao rừng gặp nhiều khó khăn + Đương giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở do vậy gây trở ngại trong việc vận chuyểnmáy móc để phục vụ sản xuất. + Phong tục tập quán lạc hậu, nền kinh tế tự cung,tự cấp, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, đã cản trở việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất địa phưong. + Cộng đồng dân cư chưa xây dựng được phương án quản lý, bảo vệ rừng cụ thể mà còn chung chung. 4.7.3. Đề xuất: - Việc giao đất, giao rừng phải đảm bảo tính công bằng, nên căn cứ vào năng lực, trình độ của các nhóm cộng đồng dân cư khi nhận đất rừng. - Chú trọng hơn nữa ý kiến của các người dân, cộng đồng trong quá trình xem xét giao quyền sử dụng đất để đáp ứng với nguyện vọng và khả năng quản lý của họ. - Các thủ tục về giao đất, giao rừng cần rỏ ràng, có thể bỏ qua giảm bớt những khâu không cần thiết gây khó khăn cho ngưòi dân. - Nên cũng cố cán bộ đội ngũ kỹ thuật hiện có của hợp tác xã, đầu tư cho các doanh nghiệp này để thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cho cộng đồng dân cư trong khu vực phân bố của mình. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 - Hỗ trợ vốn kỹ thuật cho các hộ tham gia nhận rừng. - Có chế độ thưởng phạt vói các hành vi làm lợi hoặc tổn hại đến các thành phần tài nguyên môi trường trong khu vực. - Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho người dân về luật đất đai. - thường xuyên mở những cuộc tập huấn về kỷ thuật trồng, chăm sóc một số loài cây có giá trị kinh tế cao. - Chính sách huyện xã, cần có quy hoạch sử dụng đất và đất lâu dài để người dân có thể yên tâm trong đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất. - Xây dựng mô hình trồng rừng trực quan tại địa phương để người dân có thể tham gia và học tập một cách dể dàng, bên cạnh đó hỗ trợ cho người dân tham quan một số khu rừng sản xuất ở địa phương cũng là biện pháp nâng cao năng lực. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm hiểu công tác giao đất,giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh tôi rút ra một số kết luận sau: Việc giao đất, giao rừng là một việc làm cần thiết và phù hợp với người dân và được người dân trong thị trấn hưởng ứng tích cực. Sau khi nhận đất, nhận rừng người dân đã chú trọng phát triển, sử dụng đất đai tài nguyên môi trường một cách hiệu quả, bền vững không còn tình trạng lãng phí. - Các hộ gia đình được nhận đất, nhận rừng cũng ý thức được vai trò và trách nhiệm làm chủ trên diện tích đất rừng được giao nên tổ chức quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn. - Lệ Ninh là một địa phương vùng đồi núi của huyện Lệ Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên 1135 ha, tuy diện tích không lớn nhưng trên địa bàn còn có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều loài động vật quý hiếm. Đời sống của người dân ở đây còn ngèo họ sinh sống chủ yếu dựa trên ngề rừng các ngành sản suất trồng cấy lương thực, hoa màu còn kém phát triển bởi nơi đây khí hậu rất khắc nghiệt. Song bên cạnh đó địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào về đất, nước, sinh vật đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh công tác giao đất giao rừng. Và kết quả đạt được công tác giao đất,giao rừng là đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngwoif lao động và đưa các hộ gia đình từ ngèo đói, thiếu thốn trở nên khá giả đầy đủ, tạo điều kiện cho hàng trăm trẻ em được đi học. Tóm lại việc giao đất, giao rừng là một chủ trương đúng đắn, góp phần làm phát triển kinh tế cho người dân. Và sau khi tìm hiểu tôi thấy thị trấn Lệ Ninh đã thực hiện việc giao đất, giao rừng rất đúng với quy trình của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 5.2 Kiến nghị. Qua tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Lệ Ninh tôi mạnh dạn đề nghị một số vấn đề sau : - Cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị trấn - Cần có chính sách đào tạo, bồi dưõng cán bộ địa chính thị trấn để áp ứng nhu cầu phát triển của ngành vì đây chính là hạt nhân quan trọng trong việc tuyên truyền về chủ trương, hướng dẫn người kê khai hồ sơ và xác nhận nguồn gốc sử dụng đất rừng. - Cần đầu tư phát triển hạ tầng trên toàn thị trấn đăc biệt chú trọng vào các thôn là bộ mặt của thị trấn như thôn 2A - Cần tuyên truyền phổ biến luật đất đai chưa sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Cần có kế hoạch sử dụng nguồ đất đai chưa sử dụng, tránh bỏ hoang. - Cần nâng cấp cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ cũng như công tác quản lý đất đai nói chung. - Hàng tháng, hàng quý tiến hành cuộc hội thảo để đánh giá kết quả đạt được cũng như những điểm hạn chế của quy trình giao đất, giao rừng, để điều chỉnh bổ sung kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả. - Công tác quản lý đất đai, đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng. - Và cuối cùng để cho việc giao đất, giao rừng đạt kết quả cao hơn nữa tôi xin đề nghị các cán bộ chính quyền thị trấn cần cố gắng hơn nữa trong việc giao lưu gần gũi với người dân để biết nguyện vọng thiết thực của họ nhằm đưa ra kế hoạch, chủ trương thích hợp phục vụ sản xuất nhu cầu đời sống của người dân, thường xuyên mở những buổi tập huấn cho người dân về kỷ thuật trồng rừng, nâng cao việc quản lý sử dụng đất có hiệu quả ở người dân. B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đất đai. Nhà xuất bản Hà Nội 2. Luật bảo vệ và phát triển rừng. NXB nông nghiệp 2006 3. Bài giảng nông lâm kết hợp ĐHQB. Nguyễn Phương Văn. 4. Vụ khoa học công nghệ: Kỹ thuật trồng một số loại cây rừng. NXB Hà Nội. 5. Lê Quang Bảo: Bài giảng cải thiện giồng cây rừng. ĐH Nông Lâm Huế. 6. Chu Thị Thơm, Nguyễn Văn Tố: Hưõng dẫn trồng cây lấy gỗ. NXB Lao động 2005 7. Niên giám thống kê huyện Lệ Thuỷ. Phòng thống kê Lệ Thuỷ. 8. Tài liệu trên Internet. 9. Bài giảng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.ĐHQB. Nguyễn Phương Văn B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Hiện trạng rừng trước khi có sự tham gia quản lý của người dân thị trấn Lệ Ninh B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 Khu rừng có sự tham gia quản lý của người dân thị trấn Lệ Ninh B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 CÁC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu qua các năm 16 Bảng 2:Cơ cấu sử đất nông nghiệp. 22 Bảng 3:Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp 22 Bảng 4:Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng. 26 Bảng 5:Hiện trạng sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh 32 Bảng 6:Số lượng trang trại Thị trấn Lệ Ninh 34 B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 CÁC KÝ HIỆU GĐGR: Giao đất giao rừng UBND: Uỷ ban nhân dân NN & PTNN: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. TNMT: Tài nguyên môi trường HĐ: Hội đồng QLBV: Quản lý bảo vệ QHSD: Quy hoạch sử dụng HĐND: Hội đồng nhân dân B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................... PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................... 2.1 Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao đất, giao rừng ở Việt Nam............................................................................................. 2.2 Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng PHẦN III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................................... 3.1.Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3.2. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................ 3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3.4. phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3.4.1.Phương pháp điều tra thu thập số liệu........................................................... 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 4.1 Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu............................................................... 4.1.1. Tình hình cơ bản thị trấn Lệ Ninh................................................................ 4.1.2. Điều kiên tự nhiên........................................................................................ 4.1.3 Các nguồn tài nguyên.................................................................................... 4.1.4. Thực trạng môi trường................................................................................. 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................................................. 4.2.1.Về tăng trưởng kinh tế.................................................................................. 4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................................................................... 4.2.3. Thực trạng phát triển các ngành................................................................... 4.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập......................................................... 2 4 4 9 13 13 13 13 14 14 14 15 15 15 16 17 18 18 18 18 19 20 B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.2.5.Thực trạng phát triển khu dân cư.................................................................. 4.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................................. 4.2.7. Thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hôi.. 4.3. Công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh............................................. 4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai ở thị trấn Lệ Ninh trước khi thực hiện công tác giao đất, giao rừng năm 2009................................................................................ 4.3.2 Cơ cấu sử dụng đất........................................................................................ 4.3.3 Hiện trạng đất đai theo các thôn ................................................................... 4.4. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất...................................................... 4.5. Tổ chức thực hiện công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy........................................................................................................................ 4.5.1 Tiến trình giao đất, giao rừng ở thị trấm Lệ Ninh gồm 6 bước..................... 4.5.2.Phương án giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy .............. 4.5.2.1. Quy mô, đối tượng giao đất , giao rừng.................................................... 4.5.2.2. Mục tiêu của phương án giao rừng tự nhiên.............................................. 4.5.2.3. Phương thức giao đất lâm nghiệp.............................................................. 4.5.2.4.Quyền lợi và nghĩa vụ người nhận đất....................................................... 4.5.2.5. Quy chế quản lý........................................................................................ 4.5.2.6. Quy chế sử dụng đất.................................................................................. 4.5.3.Kết quả giao đất, giao rừng thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy....................... 4.5.4. Tình hình quản lý sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy 4.5.4.1 Hiện trạng quản lý sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh sau khi thực hiệnphương án giao đất, giao rừng ........................................................................ 4.6. Hiệu quả công tác giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh............................... 4.6.1. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 4.6.2. Hiệu quả xã hội ........................................................................................... 21 21 22 23 24 25 27 27 28 28 31 31 31\ 31 32 32 35 36 37 37 38 38 39 B¸o c¸o tèt nghiÖp GVHD: NguyÔn §×nh Quang SVTH: D­¬ng V¨n Hïng - Líp: C§ L©m nghiÖp – K50 4.6.3. Hiệu quả môi trường .................................................................................. 4.7. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng................................................................................................ 4.7.1. Thuận lợi..................................................................................................... 4.7.2. Khó khăn........................................................................................ . 4.7.3. Đề xuất ........................................................................................................ PHẦN IV.............................................................................................................. 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 40 40 40 41 41 43 43 44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffile_goc_779820.pdf
Tài liệu liên quan