Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

Tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THẾ TRUNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THẾ TRUNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH – VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Sinh Thái Học Mã số :60.42.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn: TS. ĐỖ HỮU THƯ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU Cuộc sống, con người hiện nay đang bị đe dọa bởi : Khí hậu trên trái đất đang bị thay đổi, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đang làm tầng ozôn bị tổn thương. Một trong những nguyên nhân là lớp thảm thực vật màu xanh bao phủ trên toàn ...

pdf110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THẾ TRUNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THẾ TRUNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỤC HỒI TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH – VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Sinh Thái Học Mã số :60.42.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn: TS. ĐỖ HỮU THƯ THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU Cuộc sống, con người hiện nay đang bị đe dọa bởi : Khí hậu trên trái đất đang bị thay đổi, nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đang làm tầng ozôn bị tổn thương. Một trong những nguyên nhân là lớp thảm thực vật màu xanh bao phủ trên toàn bề mặt trái đất bị phá hoại nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 là tiếng chuông báo động cho chính phủ các nước trên hành tinh chúng ta và mọi người có lương tri trên toàn thế giới cảnh tỉnh và có trách nhiệm bảo vệ lớp thảm thực vật xanh của trái đất, trước tiên là bảo vệ tính đa dạng sinh học của nó. Bởi vì đa dạng sinh học đảm bảo cho chúng ta có thức ăn, có nước uống, có không khí trong lành và sự bình an của cuộc sống. Thực tế hiện nay cho thấy được tầm quan trọng của lớp thực vật màu xanh, đặc biệt là Rừng, vì: Rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống, cho sản xuất, nó cung cấp gỗ và nhiều sản phẩm có giá trị. Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, nước, giữ cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất. Bên cạnh đó rừng là nơi bảo tồn và cung cấp nguyên liệu về mặt di truyền cho sợ tiến hoá của sinh giới, đây là kho tàng biến dị cho sự phát triển của sinh vật. Theo số liệu thống kê của các tổ chức IUCN, UNDP, WWF mỗi năm trên thế giới trung bình mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do sự kém hiểu biết vì mục đích cuộc sống, vụ lợi cá nhân đốt rừng làm nương rẫy (chiếm tới 50%), bên cạnh đó còn một số nguyên nhân như nạn cháy rừng ( chiếm khoảng 23%), do khai thác quá mức (chiếm khoảng 5 – 7%) do một số nguyên nhân khác ( chiếm khoảng 8%). Trong hơn 50 năm qua Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và thoái hoá rừng. Tốc độ mất rừng hàng năm bình quân vào khoảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 100.000 – 140.000 ha. Theo số liệu của viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1943, diện tích rừng của nước ta đạt 14.300.000ha, độ che phủ là 43%, đạt 0,7 ha / người. Đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10.915.000 ha, độ che phủ 33,2%, đạt 0,14 ha/người. Trong chiến tranh, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Tính đến cuối năm 2002 và đầu năm 2003 theo số liệu thống kê đã đạt 35,5% diện tích đất rừng tự nhiên, nhưng diện tích rừng tự nhiên tăng lên lại chủ yếu là do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre, nứa. Vì vậy, tuy diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm sút. Hậu quả nghiêm trọng của việc mất rừng là không thể lượng hết được. Vì vậy, việc bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung là vấn đề vô cùng quan trọng cần phải giải quyết để duy trì, đảm bảo điều kiện sinh tồn cho hiện tại và cho tương lai. Từ thực trạng này đã đặt ra nhiệm vụ cho các nhà nghiên cứu thực vật học, đặc biệt là các nhà Lâm học phải tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra được các giải pháp thích hợp cho từng vùng, từng miền làm sao vừa tăng diện tích rừng, vừa tăng chất lượng rừng. Giải pháp thích hợp nhất nhằm phục hồi rừng hiên nay được áp dụng bằng cách “ Trồng mới ” và “ Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên ”. Phương pháp khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn, vì đây là giải pháp lâm sinh lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên có sự can thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình tạo rừng trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài ra, rừng được phục hồi bằng giải pháp khoanh nuôi không chỉ nhằm mục đích phòng hộ mà còn bảo vệ được nguồn gen và tính đa dạng vốn có của Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của đất nước nói chung và của người dân nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Theo Tiến sĩ Đỗ Hữu Thư đã khẳng định: Thảm thực vật nói chung và Thảm cây bụi nói riêng là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi rừng, bởi vì thảm cây bụi thường phân bố trên đất chưa có rừng, nương rãy cũ và rừng bị thoái hoá, nơi diễn ra quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên mạnh mẽ cho phép hình thành rừng đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường với thời hạn xác định, góp phần trong việc chống xói mòn đất và bảo vệ môi trường. Trạm đa dạng sinh học tại Mê Linh – Vĩnh Phúc là một trong những vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là vùng đồi núi thấp ở Đông Bắc Việt Nam, nơi rừng đã và đang bị thoái hoá nghiêm trọng do tác động của con người và thiên nhiên làm cho đất chống, đồi trọc nhiều, diện tích rừng còn lại phần lớn là thảm cây bụi, thảm cỏ, có một số ít là thảm cây trồng nông nghiệp và rừng trồng thuần loại như Keo, Bạch đàn… Nhận thấy được điều này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan trong quá trình nghiên cứu + Đa dạng sinh hoc: Theo công ước đa dạng sinh học thì “Đa dạng sinh học” (Biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: Các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thầim các sinh vật là một phần,.., thuật ngữ nay bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái + Đa dạng loài: Là số lượng và sự đa dang của các loài được tìm thấy tại một khu vục nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với các quần thể khác nhau. + Thảm thực vật: Là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất. Theo khái niệm này thảm thực vật mới chỉ là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đăc trưng hay phạm vi không gian của một đối tượng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ kèm theo như “Thảm thực vật Mê Linh” hay “Thực vật Tam Đảo” + Hệ sinh thái: Là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên nhhững mối quan hệ dinh dưỡng xác định, cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh. + Tái sinh hệ sinh thái rừng: Là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh hệ sinh thái rừng (hoặc mất đi chưa lâu). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 + Quần xã sinh vật: là một tập hợp các quấn thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một khoảng không gian xác định gọi là sinh cảnh. Nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất. + Quần thế sinh vật: Là một nhóm các cá thể cùng koài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất đinh, trong đó giữa các cá thể có thể giao phối để sinh ra con cái sinh sản hữu tính 1.2. Nghiên cứu về thảm thực vật. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài của tôi chỉ nghiên cứu ở mức độ cho phép đó là nghiên cứu về một số trạng thái thảm thực vật chính trong khu vực nghiên cứu . 1.2.1. Khái niệm về thảm thực vật . Từ trước đến nay, trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã biết phân biệt loài cây này với loài cây khác, loài cỏ này với loài cỏ khác. Đồng thời cũng nhận thức được khu hệ thực vật bao gồm các loài cây, loài cỏ phân bố ở một pham vi nhất định nào đó. Vậy “ Thảm thực vật ” là gì? Cũng như đã nói ở trên: Là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước cũng như nước ngoài của các nhà khoa học về Thảm thực vật và đưa ra các khai niệm khác nhau. Theo J.Schmithusen (1959) [21] cho rằng: Thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận hợp thành khác nhau của nó. Theo Thái Văn Trừng (1970) [39] cho rằng: Thảm thực vật là các Quần thể thực vật phủ trên bề mặt trái đất như một tấm thảm xanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Theo Trần Đình Lý (1998) [21] cho rằng: Thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật ở trên toàn bộ bề mặt của trái đất. Theo Trần Đình Lý (1999) [21] kết luận rằng: Sự khác nhau giữa Thảm thực vật và rừng dựa trên sự có mặt của một lượng cây gỗ có chiều cao và độ lớn nhất định. Các thong số này được khái quát bằng tỷ lệ độ tàn che của cây gỗ có chiều cao từ 5m trỏ lên so với đất rừng ( k: Độ tàn che ) k < 0,3 chưa có rừng; k: 0,3 – 0,6 rừng thưa; k > 0,6 rừng kín. Như vậy: Thảm thực vật mới chỉ là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đăc trưng hay phạm vi không gian của một đối tượng cụ thể. Nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ kèm theo như “Thảm thực vật Mê Linh” hay “Thực vật Tam Đảo”, Thảm thực vật cây bụi, Thảm thực vật trên đất cát ven biển…v.v. 1.2.2. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại thảm thƣ̣c vật Trong tự nhiên , TTV tồn tại ở rất nhiều trạng thá i khác nhau. Vì vậy, để phân loại chuẩn xác các trạng thái TTV khác nhau đó , các nhà khoa học phân loại học phải dựa vào yếu tố cơ bản và mấu chốt nhất đó là : Đơn vị phân loại TTV. Thành phần chủ yếu trong thảm thực vậ t: Cá thể của các loài cây cỏ , nhưng đối tượng nghiên cứu của TTV là những tập thể cây cối , được hình thành từ số lượng lớn hay n hỏ các cá thể của các loài thực vật. Trong bảng hệ thống phân loại thực vật thì Loài (Species) là đơn vị phân loại cơ bản. Vậy, đối tượng nào là đơn vị phân loại cơ sở của TTV ? Trên thế giới , hiện nay vẫn tồn tại hai trường phái khác nhau về quan điểm chọn đối tượng làm tiêu chuẩn trọng tâm . Trường phái thứ nhất lấy thành phần loài TV làm tiêu chuẩn chủ yếu để phân loại TTV và coi Quần hợp (Association) là đơn vị cơ sở cho phân loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 TTV. Đây là một loại hình TTV che phủ trên một vùng rộng lớn . Đại diện cho trường phái này là J.Braun-Blanquet, R.Schubert, H.J.Mueller và nhiều học giả Tây Âu khác . Trường phái thứ hai lấy hình thái ngoại mạo và cấu trúc làm tiêu chuẩn chủ yếu để phân loại TTV , coi Quần hệ (Formation) hay kiểu TTV (Vegetationtype) là đơn vị phân loại cơ bản của TTV . Đây là những tập thể cây cỏ lớn đem lại một hình dáng đặc biệt cho phong cảnh do tập hợp của những loài cây cỏ khác loài , nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế (Hội nghị quố tế ngành Thực Vật Học lần II tại Paris , 1954). Đại diện cho trường phái này là A .H.R.Grisebach (1838), J.Schroeter. Quan điểm này cũng được Xukatsev và Thái Văn Trừng áp dụng . Tóm lại , tuy rằng cùng một đối tượng là TTV nhưng tiêu ch uẩn đánh giá khác nhau đã có hai khái niệm và đơn vị phân loại khác nhau và cũng từ đó có hệ thống phân chia khác nhau về TTV . 1.2.3. Nguyên tắc phân loại thảm thực vật Trong thực tế cho thấy, các loài sinh vật sống trên trái đất vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ xét nguyên về Thảm thực vật thôi ta cũng thấy được phần nào sự phong phú và đa dạng đó. Thảm thực vật được hình thành, tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong các điều kiện môi trường sống, các mối tương tác khác nhau của các nhóm nhân tố sinh thái, cụ thể chúng được chia ra thành 5 nhóm như sau: 1. Nhóm nhân tố địa lý – địa hình. 2. Nhóm nhân tố khí hậu – thuỷ văn. 3. Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng. 4. Nhóm nhân tố khu hệ thực vật. 5. Nhóm nhân tố hoạt động của con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Theo Trần Đình Lý (1998) [21], trong nghiên cứu đã tổng hợp được 4 nguyên tắc phân loại Thảm thực vật đã được vận dụng trên thế giới: Một là: Nguyên tác phân loại lấy yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn cơ bản ( tiêu biểu cho trường phái này là hệ thống phân loại Thảm thực vật của J.Braun – Blanquet ). Hai là: Nguyên tắc phân loại lấy hình thái, cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn cơ bản ( Schmithusen đã vận dụng nguyên tắc này phân chia Thảm thực vật trên trái đát thành 9 lớp quần hệ ). Ba là: Nguyên tắc phân loại dựa trên phân bố không gian làm tiêu chuẩn. Bốn là: Nguyên tắc phân loại dựa trên phân tích các yếu tố phát sinh Quần thể thực vật làm tiêu chuẩn ( tuỳ vào sự xác định chọn yếu tố nào làm vai trò chủ đạo để phân chia Thảm thực vật. A.F.W Schimper (1998) đã chọn khí hậu và thổ nhưỡng làm vai trò chủ đạo và chia Thảm thực vật vùng Nhiệt đới thành 6 kiểu quần hệ khí hậu và 4 kiểu quần hệ thổ nhưỡng ). Tuy có rất nhiều nguyên tắc phân loại TTV , nhưng ngáy nay , hệ thống phân loại TTV của UNESCO (1973) [21], được coi là k hung phân loại chung cho TTV trên trái đất . Hệ thống phân loại này dựa vào cấu trúc ngoại mạo với sự bổ sung của các thông tin chung về sinh thái , địa lý . Theo hệ thống phân loại này thì TTV được chia ra thành 5 lớp quần hệ, đó là: 1. Lớp quần hệ rừng kín. 2. Lớp quần hệ rừng thưa. 3. Lớp quần hệ cây bụi. 4. Lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi. 5. Lớp quần hệ cây thảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Trong lớp quần hệ cây bụi chia ra thành 2 phân lớp, đó là: Phân lớp cây bụi chủ yếu thường xanh và phân lớp quần hệ chủ yếu rụng lá . Trong mỗi phân lớp này lại được chia ra thành nhiều nhóm quần hệ . Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về hệ sinh thái rừng nhiệt đới . Theo Thái Văn Trừng (1998) [40], dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: Hệ thống phân loại đặc điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại Thảm thực vật dựa trên yếu tố Hệ thực vật làm tiêu chuẩn, đã phân chia Thảm thực vật Việt Nam thành 5 nhóm kiểu thảm ( Gọi là 5 nhóm quần hệ ) với 14 kiểu quần hệ ( Gọi là 14 quần hệ ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn luận, chỉnh lý, bổ sung thêm, nhưng bảng phân loại Thảm thực vật ở Việt Nam của Thái Văn Trừng từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973). Theo Nguyễn Thế Hưng (2003) [13], Khi nghiên cứu về đặc điểm Thảm thực vật cây bụi ở Huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO (1973) đã xác định được 8 trang thái Thảm thực vật khác nhau, đặc trưng cho loại hình Thảm cây bụi. Theo Lê Ngọc Công (2004) [6], dựa theo khung phân loại UNESCO (1973), đã phân chia Thảm thực vật của Tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ: Rừng rậm, rừng thưa, thảm cây bụi và trảng cỏ. Các quần xã thuộc lớp quần hệ rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ đều là các trạng thái thứ sinh được hình thành do tác động của con người như: Khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm nương rãy, trồng lại rừng trên đất trống, đồi trọc. Theo Ngô Tiến Dũng (2004) [8], dựa theo nguyên tắc phân loại Thảm thực vật của UNESCO (1973), Thảm thực vật của Vườn quốc gia Yok Đôn được phân ra như sau: Kiểu rừng kín thường xanh, kiểu rừng thưa nửa rụng lá và kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá (Rừng khộp) bao gồm 6 quần xã khác nhau. Với kiểu rừng thưa, lá rộng, rụng lá (Rừng khộp) phân quần xã này rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 đặc trưng, độc đáo và bao trùm nhất Vườn quốc gia vì nó có cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật độ cây thấp. Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005), khi nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận.” Đã kết luận rằng: Trong vùng nghiên cứu, từ độ cao 700m trở xuống, thảm thực vật đã bị suy thoái nghiêm trọng. Rừng nguyên sinh đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là thảm thực vật thứ sinh đang trong quá trình diễn thế đi lên. Theo khung phân loại của UNESCO(1973), thảm thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh-Vĩnh Phúc và vùng phụ cận có 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ. Dựa trên khung phân loại Thảm thực vật của UNESCO (1973), chúng tôi đã phân loại Thảm thực vật tại khu nghiên cứu (Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc). 1.2.4. Thành phần loài Để đánh giá được sự đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng thì việc nghiên cứu về thành phần loài là việc điều tra cơ bản, phân loại chính xác và thống kê các dữ liệu về thực vật có mặt trong quá trình nghiên cứu tại một địa điểm đơn vị hành chính nào đó hoặc trong các Thảm thực vật nhất định, đây là một vấn đề không thể thiếu đối với bất cứ ai khi nghiên cứu. Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) [2], đã thống kê được 368 loài Vi khuẩn Lam (Sinh vật tiền nhân – sinh vật nhân sơ – Prycaryota); 2.176 loài Tảo (Algae); 481 loài Rêu ( Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông đất (Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ (Polipodiophyta), 69 loài Hạt trần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 (Gymnospermae) và 13.000 loài Thực vật hạt kín (Angiospermae) đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên đến hơn 20.000 loài. Theo Thái Văn Trừng (1998) [40], khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, nhận xét về tổ thành thực vật của tầng cây bụi như sau: Trong các trạng thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các Chi Psychotria, Prismatomeris, Pagetta trong Họ Rubiaceae; Chi Tabermontana ( họ Trúc đào – Apocynaceae); Chi Ardisia, Maesa ( họ Đơn nem – Myrsinaceae); Chi Polyanthia ( ho Na – Annonaceae); Chi Dyospyros ( họ Thị - Ebenaceae). Ngoài ra, Ông còn xác định được có kiểu phụ thứ sinh nhân tác, do hoạt động phá hoại của con người (Np) và phân biệt được những ưu hợp thứ sinh trên đất địa đới thành thục còn nguyên trạng (Np1) và những ưu hợp thứ sinh trên đất xấu, nông cạn, xương xẩu, khô cằn đã bị thoái hoá do xói mòn (Np2). Theo Nguyễn Thị Thìn (2000) [31], thống kê thành phần loài trong Vườn quốc gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài Thực vật, trong đó có 904 loài cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478 Chi, 213 Họ thuộc 3 Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần và Ngành Hạt kín. Các loài này xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Trong các loài trên có 42 loài đăc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa đài (Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi). Theo Đặng Kim Vui (2003) [42], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rãy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã kết luận rằng: Đối với giai đoạn phục hồi từ 1 - 2 tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật là 72 loài thuộc 36 Họ và Họ hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất 10 loài, sau đó đến Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, Họ Trinh nữ (Misaceae) và Họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn Họ có 3 loài là Họ Long não (Lauraceae), Họ Cam ( Rutaceae), Họ Khúc khắc (Smilacaceae) và Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái Thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất 75 - 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi. Theo Nguyễn Thế Hưng (2003) [13],nghiên cứu đặc điểm của thảm cây bụi ở Huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thống kê trong các Thảm thực vật nghiên cứu có 324 loài thuộc 521 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch:Ngành hạt trần (Gymnospermae), ngành thực vật khuyết (Pteridophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đồng thời khi so sánh với trạng thái rừng, khẳng định thảm cây bụi có thành phần chủ yếu bao gồm các loài trong các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hoà thảo (Poaceae), họ Đậu (Febaceae), họ Na (Annonaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Theo Lê Ngọc Công (2004) [6], Khi nghiên cứu hệ thực vật ở Tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý có giá trị như: Lim, Dẻ Trai, Nghiến… Khi điều tra thành phần loài và dạng sống của Savan cây bụi ở vùng Trung du Bắc Thái (cũ), Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U 2.1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CƢ́U 2.1.1. Mục tiêu Xác định hiện trạng và đặc trưng của một số trạng thái TTV chính trong khu vục nghiên cứu , làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo vệ , phục hồi và phát triển các trạng thái TTV đó . 2.1.2. Nội dung 1. Phân loại TTV tại Trạm đ a dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc . 2. Nghiên cứu hiện trạng và những đặc trưng cơ bản (thành phần loài , thành phần dạng sống , cấu trúc, hiện trạng tái sinh tự nhiên ) của một số trạng thái TTV chính trong khu vực nghiên cứ u. 3. Xác định các yếu tố làm suy thoái tính đa dạng thực vật . 4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục bảo vệ và phục hồi một số trạng thái TTV chính trong khu nghiên cứu . 2.1.3. Ý nghĩa Làm rõ hiện trạng và chỉ ra nững đặc trưng cơ bản của một số trạng thái thảm thực vật chính trong khu vực nghiên cứu . Đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá năng lực tái sinh tự nhiên của thảm thực vật trong thời điểm hiện tại và tương lai . 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Phân loại một số TTV chính trong khu vực nghiên cứu . Bốn trạng thái TTV chính được nghiên cứu : 1.Thảm thực vật thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy. 2. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 3. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau khi khai thác kiệt. 4. Rừng non. Các ô tiêu chuẩn (OTC) và tuyến điều tra được đặt trong phạm vi Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc. 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Phƣơng pháp luận Theo Thái Văn Trừng (1998) [40], khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới đã đưa ra quan điểm như sau: “Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất, mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên, đã thông qua sinh vật để hình thành các quần thể thực vật”. Thảm thực vật tái sinh sau khai thác cạn kiệt của rừng nguyên sinh phản ánh được ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình diễn thế phục hồi rừng. 2.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa Trong quá trình nghiên cứu của mình, để thu thập được số liệu chúng tôi sử dụng phương pháo điếu tra theo tuyền và OTC, cụ thể như sau: * Tại mỗi trạng thái TTV đặt ngẫu nhiên 3-5 OTC có kích thước (20 x 20m) đối với trạng thái rừng và kích thước (15 x 15m), (10 x 15m) đối với các thảm khác. + Trong môi OTC, điều tra về thành phần loài, kiểu dạng sống (dựa trên sự phân chia nhóm dạng sống của Raunkiaer (1934), số lượng cây, chiều cao, độ che phủ, sự phân tầng. Các số liệu thu thập từ cây gỗ: - Đo chiều cao cây (chiều cao vút ngọn). Những cây có chiều cao từ 4m trở xuống được đo bằng sào có chia vạch đến 0,10m; Đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss đo theo nguyên tắc lượng giác. - Đo đường kính cây (tại điểm cách mặt đất 1,30m – D1,30). Những cây có đường kính từ 20cm trở xuống đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 xác 0,10cm. Cây lớn hơn 20cm, đo chu vi bằng thước dây, tra bảng tương quan đường kính – chu vi, tính được đường kính tương ứng. - Đo đường kính tán cây gỗ: Được đo bằng thước dây và sào trên hình chiếu thẳng đứng của lá. + Độ tàn che được đánh giá bằng mắt thường là (%) diện tích đất bị thảm cây gỗ che phủ. + Đánh giá độ nhiều: mức độ tham gia của một loài thực vật nào đó trong quần xã về số lượng cá thể, theo kí hiệu Đrude (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1970 [40] được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.1. Ký hiệu mức độ nhiều của thực bì theo Drude (theo Thái Văn Trừng, 1970) Ký hiệu Đặc điểm thực bì Soc Số cá thể của loài mọc thành thảm rộng khắp, chiếm trên 85% Cop3 Số cá thể của loài rất nhiều 65 – 85% Cop2 Số cá thể của loài nhiều, chiếm 45 – 65% Cop1 Số cá thể của loài tương đối nhiều, chiếm 25 - 45% Sp Số cá thể của loài mọc rải rác phân tán, chiếm dưới 25% Sol Một vài cây cá biệt, chiếm dưới 5% Gr Chỉ có 1 cây duy nhất * Tuyến điều tra được xác định theo 2 hướng là hướng song song và hướng vuông góc với đường đồng mức. Khoảng cách giữa 2 tuyến là 50 – 100m. Dọc theo 2 bên tuyến điếu tra, hai bên đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC thiết lập trạng thái ô dạng bản có kích thước 4m2 (2 x 2m) với cự ly là 1m/ô. * Trong các ô dạng bản 4m2/ô: Thu thập số liệu về TSTN: + Điều tra về thành phần và mật độ cây TSTN trong một ô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 + Xác định nguồn gốc (cây chồi, cây hạt) + Đo chiều cao cây TSTN; Phân chia cây TS theo 8 cấp chiều cao như sau: Cấp I: < 20cm Cấp II: 21 - 50cm Cấp II: 51 - 100cm Cấp IV: 101 - 150cm Cấp V: 151 - 200cm Cấp VI: 201 - 250cm Cấp VII: 251 - 300cm Cấp VIII: > 300cm. + Đánh giá chất lượng cây TS theo 3 cấp: Tốt, Trung bình, Xấu. 2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và sử lý số liệu * Tên các loài cây được xác định theo Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Phạm Hoành Bộ, Nguyễn Tiến Bân và chỉnh lý theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập 1,2,3) và Kết quả điều tra thành phần thực vật ở Trạm ĐDSH Mê Linh. Sau đó được TS . Đỗ Hữu Thư kiểm tra lại trước khi thành Danh lục chính thức. * Mật độ cây tính trung bình trên OTC sau đó qui ra cây/ha. 1 m i i n n m   (2.1) Trong đó: n là số cây trung bình theo loài m là tổng số các loài của mỗi giai đoạn in là tổng số cây của một loài trong một giai đoạn * Tỷ lệ tổ thành (n%) được tính theo công thức sau: 100 1 % x n n n m i i i    (2.2) Nếu ni≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành Nếu ni<5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 * Hệ số tổ thành (H) được tính theo công thức sau:    m i i i n nH 1 10 (2.3) Trong đó: H: là hệ số tổ thành ni: là số cây của một loài trong một khoảng thời gian m: là tổng số loài trong một khoảng thời gian 10: là hệ số tổ thành đợc tính theo phần mời Trên diện tích OTC các cây phân bố ngẫu nhiên , chon ngẫu nhiên 1 điểm P và đeo các khoảng cách r từ điểm P đến các cây gần nhất , gần thứ 2,..., gần thứ 5. Để nghiên cứu hình thái cây phân bố diện tích qua vi ệc kiểm tra khoảng cách từ 1 cây ngẫu nhiên đến 1 cây gần nhất . Khi đó trong phân bố Poisson ta được phép sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố tiêu chuẩn ) của Clark và Evans để đánh giá khi dung lượng mẫu đủ lớn , qua đó dự đoán được thời gian phát triển của Quần xã thực vật nơi cư trú . U được tính theo công thức : U = 26136.0 )5.0( nnr  (2.4) Trong đó: r : Là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất của n lần quan sát . λ : La mật độ cây tính trên một đơn vị diện tích tương ứng . n : Là số lần quan sát . Nếu: U ≥ 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều . Nếu: U ≤ -1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm . Nếu: -1,96<U<1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phâ n bố ngẫu nhiên . * Xác định phân bố cây trên mặt đất: áp dụng tính chất bằng nhau giữa số bình quân (X) và phương sai (S2) để xác định kiểu phân bố [43]. Theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 phương pháp này cần phải tính: S 2 W = --------; (2.5) X Nếu: W ≈1: Phân bố ngẫu nhiên; W >1: Phân bố cụm; W <1: Phân bố đều. * Việc đánh giá chất lượng cây tái sinh (TS) theo cấp chất lượng được tiến hành trên cơ sở thống kê số lượng cây TS theo từng cấp chất lượng và nguồn gốc cây TS, rồi tính (%) trong tổng số theo công thức sau:    m i i i n n n 1 % (2.6) Trong đó: n% là phần trăm cây của một cấp chất lượng. n là số cây thực tế của cấp chất lượng Đánh giá sự thuần nhất hay không về chất lượng TSTN giữa các điểm nghiên cứu, sử dụng phần mềm ANOVA của excel. Đánh giá về mức độ đa dạng và tần xuất xuất hiện của loài trong từng trạng thái nghiên cứu dựa trên phần mềm “ Chương trình đánh giá và mô phỏng biến động cấu trúc rừng ” của Nguyễn Văn Sinh (2004) [24]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Chƣơng III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên. 3.1.1. Vị trí địa lý. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc miền bắc Việt Nam, là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nơi đây có địa giới chung giáp với năm tỉnh: Phía bắc: Giáp với hai tỉnh đó là Thái Nguyên và Tuyên Quang . Phía nam: Giáp với Hà Tây nay thuộc Hà Nội. Phía tây: Giáp với Phú Thọ. Phía đông: Giáp với thủ đô Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng để phát triển một nền kinh tế bền vững. Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1,371,47 km2, Gồm hai thị xã: Vĩnh Yên và Phúc Yên. Gồm 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh. Gồm 135 xã, 17 phường và thị trấn. Thị xã Vinh Yên cách Hà Nội 50 km và Sân bay quốc tế Nội Bài 30 km về phía Tây Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc nằm trong địa phận xã Ngọc Thạch, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị xã Phúc Yên 35 km, cách thị trấn Xuân Hòa 22 km, cách Hồ Đại Lải 12 km về phía Bắc. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh có diện tích gần 178 ha ( chiều dài khoảng 3000 m, chiều rộng trung bình là 550 m, chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m ), có độ cao là 100 m – 520 m so với mực nước biển. Khu vực Trạm có tọa độ: Điểm cực bắc (A): N 21025’35; E 105046’85. Điểm cực nam (D): N 21023’57; E 105043’21. Điểm cực tây (Đ): N 21023’35; E 105042’40. Điểm cực đông (B): N 21025’15; E 105046’65. 3.1.2. Vị trí địa hình. Do đặc điểm vị trí địa lý, Vĩnh phúc có địa hình đa dạng, thấp từ Tây Bắc xuống Tây Nam, điểm cao nhất là điểm cục đông thuộc đỉnh Đá trắng là 20m và có 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: Đồng bằng, Trung du và miền núi. Vùng đồng bằng gồm 76 xã, phường và thị trấn với diện tích tự nhiên 46.8 nghìn ha. Đất đai vùng đồng bằng do được sông Hồng bồi đắp nên có độ mầu mỡ cao, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, thâm canh cao. Vùng Trung du gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.9 nghìn ha. Đây là vùng đồi thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng hoa mầu kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm. Vùng Núi có diện tích tự nhiên là 65.3 nghìn ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Địa hình phúc tạp có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội vì thuận tiện cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và du lịch sinh thái. Diện tích rừng quốc gia là 15.735 ha. Vùng Trung du và Miền núi của Vĩnh Phúc có nhiều hồ nước, như hồ Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc. Đây là những nơi có tiềm năng đa dạng cho việc phát triển thủy lợi, nuôi cá, xây dựng, phát triển các khu du lịch và thể thao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Địa hình phần lớn là đất dốc, độ dốc trung bình 15 – 300. Có nhiều nơi dốc từ 30 – 350. Các bãi bằng rất ít, rải rác vài ba bãi nhỏ dọc theo ven suối ở biên giới phía Tây. Đây là khu vực rừng đấu nguồn của một vài con suối nhỏ chảy ra hồ Đại Lải. 3.1.3. Điều kiện địa chất – thổ nhƣỡng. 3.1.3.1. Về địa chất. Về đất, có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc là một bộ phận của dãy núi Tam Đảo nên có cấu tạo địa chất chủ yếu là tầng phún trào acid gồm các lớp Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau, có tuổi khoảng 260 triệu năm. 3.1.3.2. Về thổ nhƣỡng. Nhìn chung các loại đá mẹ khá cúng, thành phần khoáng có nhiều thạch anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất thành phần ơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, ở những nơi đất cao ( Khu vực có có độ cao 300 – 400m ) đất bị xói mòn mạnh nhiều nơi trơ phần đá cứng. Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính như sau: - Ở trên độ cao 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng, đất thường có màu vàng do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích lũy tương đối nhiều. Đất phát triển trên đá Mácma acid kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm mục. đá lộ đầu nhiều > 35%. - Ở độ cao dưới 300m là đất Feralit vàng phát triển trên đá sa thạch cuội kết hoặc dăm kết, thành phần đất có nhiều khoáng sét ( phổ biến là Kaolinit, ngoiaf ra có khoáng Hydroxit sắt, nhôm lẫn trong đất và Silic bị rửa trôi ). Khả năng hấp phụ của đất không cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Ở độ cao dưới 100m ven các con suối lớn có đất tụ phù sa, thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu. Đất chua, có độ ph từ 3,5 - 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất mặt trung bình từ 30m – 50 cm. 3.1.4. Điều kiện khí hậu – thủy văn. 2.1.4.1. Điều kiện khí hậu. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm từ 23,2 – 250C ( trung bình 24,20C ), lượng mưa từ 1.500 – 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 – 85 %, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông- Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ ( nhiệt độ trung bình là 18 0C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung năm là 23,80C, trung bình mùa hè từ 26 – 30 0C, mùa đông từ 15 – 180 C. Có hai mùa gió thổi: gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Bảng 2.1. Số liệu khí tượng, trạm khí tượng Vĩnh Yên: ( Số liệu quan sát từ năm 2003 – 2007 ( độ cao 50m)) STT Yếu tố Trạm Vĩnh Yên 1 Nhiệt độ bình quân năm ( 0C) 24,2 2 Nhiệt độ tối cao tương đối (0C) 42,0 3 Nhiệt độ tối thấp tương đối (0C) 3,3 4 Lượng mưa bình quân năm ( mm) 1358,7 5 Số ngày mưa/ năm 143,0 6 Lượng mưa cực đại trong ngày (mm) 285,0 7 Độ ẩm trung bình (%) 82,0 8 Độ ẩm cự tiểu (%) 16,0 9 Lượng bốc hơi ( mm) 1045,0 Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc bị những dãy núi nhỏ ngăn cách gió Đông Nam từ Thái Nguyên thổi sang. Lượng mưa trong năm vào loại thấp, khoảng 1.340 – 1.670 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân phối không đều, thường tập trung vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 6 đến tháng 8. Số ngày mưa trong năm khoảng 140 ngày. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82 % , thấp nhất vào tháng 2 dưới 80 %. Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm là 1040,2 mm gần bằng lượng mưa trong năm. Do vậy, chúng tôi sơ bộ có nhận xét: khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu tương đối khô hạn, đây là điểm khác biệt cơ bản về khí hậu so với các điểm nghiên cứu khác thuộc các tinh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn… Mà một số tác giả trước đây đã nghiên cứu về đa dạng sinh học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 3.1.4.2. Điều kiện thủy văn Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thủy văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài là 50 km, đã dem phù sa màu mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng ( Vĩnh Tường,Yên lạc). Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc 35 km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng; hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thủy văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhưng chúng có ý ngjiax to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre … cung cấp nước tưới cho đồng ruộng tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông hồ chứa hàng triệu m3 nước ( Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy …), Tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc chỉ có một con suối nhỏ có nước thường xuyên bắt nguồn từ điểm cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây giáp với vườn Quốc Gia Tam Đảo ( Phân cách với huyện Bình Xuyên) và gặp suối Thanh Lộc rồi chảy ra hồ Đại Lải. Ngoài ra, còn có một số suối cạn ngắn ngày và chỉ có nước trong ít ngày sau khi mưa. 3.2. Tài nguyên thiên nhiên 3.2.1. Tài nguyên nƣớc Nguồn nước mặt của Tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa ( Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng…) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn đạt khoảng 1 triệu m3/ ngày- đêm. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với lưu lượng 28.000 m3/ ngày- đêm, nhưng đòi hỏi phải xử lí tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ những giếng khoan ( với lưu lượng khoảng 15.000 m3/ ngày – đêm) nhưng chất lượng hạn chế. 3.2.2. Tài nguyên đất Tính đến ngày 01-08-2008 Tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật ( có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cây mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điề hòa nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ tham quan du lịch. 3.2.3. Tài nguyên khoáng sản * Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù – Tam Đảo; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh ( sông Lô), Trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; than bùn ở Văn Quán ( Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu ( Tam Dương) có trữ lượng ( Cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt. * Nhóm khoáng sản kim loại: gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt… các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gẫy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh. * Nhóm khoáng sản phi kim loại: chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đay có khoảng 3 mỏ và một điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu để sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền… các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn. * Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu sám đen, sám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng ( có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, đá xây dựng và đá ốp lát ( granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng. 3.2.4. Tài nguyên du lịch Tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng Quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… nhiều lễ hội dân gian đậm dà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Chức Lâm, thác Bình Sơn, đền thờ TRần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu… 3.3. Tài nguyên hệ động, thực vật rừng 3.3.1. Hệ động vật Theo thống kê cho thấy rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Lớp lưỡng cư: có 19 loài, đặc biệt là loài cá lóc Tam Đảo được đưa vào sách đỏ những loài động vật cực kì quý hiếm. Lớp bò sát: có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lượng lớn. Lớp chim: có tới 158 loài là loài đông nhất, trong đó có nhiều loại quý hiếm như gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú: có 58 loài, các loài lớn như gấu, hổ, báo, các loại nhỏ như cầy, sóc, chuột, hươu, nai, hoẵng… một số có giá trị khoa học cao như cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch… Trong số hàng mấy trăm loài động vật ở núi rừng Tam Đảo, có 47 loài được xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay, vườn Quốc gia Tam Đảo vẫn được xem là một bảo tàng thiên nhiên vô giá. Chắc hẳn vào thời cách tân và toàn tân, không chỉ rừng núi Tam Đảo mà cả Vĩnh Phúc là một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, nguồn cung cấp lương thực quan trọng cho con người lúc bấy giờ, nhất là trong thời kì sống bằng săn bắn và hái lượm. Cũng cần nói thêm, Vĩnh Phúc có sông lớn bao quanh 3 mặt, có nhiều đầm hồ lớn nhỏ đều khắp các huyện, không những là nguồn cung cấp nước quan trọng mà còn là nơi cung cấp thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con người. Đó là các loại thủy sản như cá, tôm, cua, ốc, hến… Trong đó có nhiều loại nổi tiếng cho mãi đến hôm nay, như cá Anh Vũ trong lòng sông Hồng, vùng Việt Trì – Bạch Hạc được xem là một đặc sản, một loại cá quý của Vĩnh Phúc. Hoặc như hến trong lòng sông Phan, đã trở thành một món ăn đặc sản của nhân dân vùng quê Yên Lạc hôm nay. Chắc hẳn từ thời xa xưa người dân nơi đây đã biết đến hến và khai thác hến làm thức ăn. Trong di chỉ Yên Lạc đã phát hiện được khá nhiều vỏ hến bị đốt cháy là minh chứng cụ threer sinh động về việc bắt hến chế làm thức ăn của người xa xưa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Theo kết quả điều tra năm 2003 của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật [4], đã xác định được thành phần phân loại học của 5 lớp: Lớp thú, lớp chim, lớp bò sát, lớp ếch nhái, lớp côn trùng, tập trung ở 25 bộ, 99 họ, 461 loài, trong đó: - Lớp thú: có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ. - Lớp chim: có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ. - Lớp bò sát: có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ. - Lớp ếch nhái: có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ. - Lớp côn trùng: có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ. Động vật đất có 78 loài thuộc 39 giống, 14 họ của 4 phân hộ. Các loài thủy sinh vất: 116 loài thuộc ghành tảo lam, 44 loài động vật nổi, 20 loài động vật đáy, 23 loài cá. Đặc biệt ở đây có 12 loài động vật quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam ( phần động vật) và 3 loài được đưa vào Sách đỏ thế giới. 3.3.2. Hệ thực vật. Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ nhất trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Vào cuối thời cảnh tân và thời toàn tân, trên đất Vĩnh Phúc rừng rậm không chỉ phủ kín dãy Tam Đảo với nhiều loại gỗ quý hiếm, mà vùng đồi gò nhấp nhô, thậm chí cả vùng đồng bằng bao suốt từ Lập Thạch, Tam Dương đến Bình Xuyên, Mê Linh cũng là những cánh rừng bạt ngàn. Qua hàng ngàn, hàng vạn năm bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng, đồng bằng đã trở thành những làng trù phú, những cánh đồng xanh mướt, gò đồi trở nên trơ trụi bạc màu, còn vùng núi cao rừng sâu Tam Đảo bị chặt phá thảm hại. Thế mà ngày nay Tam Đảo vẫn được xem là vùng đa dạng sinh học lớn. Xem thế đủ biết, tiềm năng thực động vật thời tiền sơ sử phong phú biết bao. Mới gần đây thôi và cũng chỉ mới qua khỏa sát bước đầu các nhà thực vật học đã thống kê trong vườn Quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ, 344 chi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32 chi, 53 loài, nhóm thực vật hạt kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài. Xét về công dụng, có thể phân chia thực vật ở vùng Tam Đảo thành các nhóm sau: - Nhóm cho gỗ: có 83 loài. - Nhóm làm rau ăn: có 54 loài. - Nhóm làm thuốc: có 214 loài. - Nhóm cho quả ăn: có 62 loài. Trong số đó, nhiều loài có giá trị cao như Pơmu, la hán, kim giao, sam pông, trầm hương. Những loại thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rinh và phân bố ở độ cao trên 800m. Các loài gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây thuốc quý như sa nhân, ngũ gia bì, hà thủ ô… Và nhiều loài cây búng báng thường gặp trong rừng núi Tam Đảo. Theo Giáo sư Nguyễn Tiến Bân, trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc nằm trong miền địa lí thực vật “ Đông Bắc và Bắc Trung Bộ”, trong đó chủ yếu tồn tại những nhân tố bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa với các ưu hợp thực vật họ Re ( Lauraceae), họ Dẻ ( Fagaceae), họ Dâu tằm ( Moraceae), họ Mộc lan ( Magnoliaceae), họ Đậu ( Fabaceae), họ Xoài ( Anacardiaceae), họ Trám ( Burseraceae), họ Bồ hòn ( Sapindaceae), họ Sau sau ( Hamamelidaceae), họ Gạo ( Bombacaceae)… Đây cũng là nơi có các yếu tố thức vật di cư từ phía Nam lên như các loài cây thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae)…[3]. Theo số liệu điều tra năm 2000 – 2001, của phòng thực vật và phòng Sinh thái thực vật thuộc Viên sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bước đầu đã thống kê tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc có 166 họ thực vật, với 651 chi và khoảng 1.129 loài, thuộc 5 ngành sau: - Ngành Thông đất ( Lycopodiophyta ): Có 2 họ, 3 chi, 6 loài. - Ngành Mộc tặc ( Equisetophyta ): Có 1 họ, 1 chi, 1 loài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 - Ngành Dương xỉ ( Polipo ophyta ): Có 15 họ. 32 chi, 62 loài. - Ngành Hạt trần ( Gymnospermae ): Có 3 họ, 3 chi, 5 loài. - Ngành Mộc lan ( Magnoliophyta ): Có 147 họ, 612 chi, 1055 loài. Trong đó: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida): Có 120 họ, 487 chi, 823 loài. Lớp Hành (Liliopsida): Có 27 họ, 125 chi, 232 loài. Những họ có số lượng loài nhiều gồm: Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) có 67 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 53 loài; họ Lan (Orchidaceae) 38 loài; họ Cói (Cyperaceae) 35 loài; họ Đậu (Fabaceae) 35 loài; Một số họ có từ 20 cho đến 30 loài là: họ Gừng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Dâu tằm (Moraceae). Về giá trị tài nguyên thì ở khu vực này có 584 loài được sử dụng làm thuốc; 153 loài cho gỗ; 64 loài được sử dụng làm rau ăn và gia vị; 60 loài cho quả, hạt ăn được; 44 loài được trồng làm cảnh; 27 loài cho tinh dầu và dầu; 27 loài làm thức ăn cho gia súc; ngoài ra còn có 19 loài dùng cho đan lát, làm dây buộc, một số loài cho nhựa, cho củ ăn, làm phân xanh… Ngoài ra còn có một số khu vực rừng trồng, được khoanh thành lô, thành khoảnh, nhưng mật độ cây trồng còn rất thưa như : Keo, Thông đuôi ngựa, Bồ đề, Bạch dàn…v.v. Trong khu vực Trạm có một số vườn cây mẫu trồng một số cây bản địa như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia pinnata), Lim xanh (Erythrophleum), Dẻ (Lithocarpus corneus), Sưa (Alstonia scholaris), Sấu (Dracontomelum dupereanum). Nói một cách khách quan với diện tích gần 178 ha, hệ thực vật ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc là tương đối phong phú về cả thành phần loài cũng như về mặt giá trị sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 3.3.3.Thảm thực vật Nói đến Thảm thực vật thì Thảm thực vật tự nhiên hiện nay trong Trạm đa dạng sinh học Mê Linh là kết quả của quá trình khai thác gỗ củi thường xuyên, chặt phá đốt rừng lấy đất trồng trọt, chặt phá thảm thực vật tự nhiên để trồng rừng, chăn thả gia súc quá mức… Vì vậy đã phát sinh những trạng thái thảm thực vật khác nhau từ thảm cỏ đến rừng thứ sinh. Trên toàn khu vực có 4 lớp quần hệ với các kiểu thảm thực vật như sau: - Trảng cỏ: gồm có + Trảng cỏ dạng lúa trung bình có u hợp Lách (Saccharum spontaneum) và cỏ Tranh (Imperata cylindrica) với diện tích nhỏ và phân bố rải rác. + Trảng cỏ không dạng lúa có quần hợp Guột (Dicranopteris linearis), tế (Dicranopteris dichotoma). - Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp + Gồm các quần xã cây bụi có hay không có cây gỗ mọc xen. - Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp: gồm có + Rừng cây lá rộng. + Rừng nứa xen cây gỗ. + Rừng giang. - Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp: gồm có + Rừng cây lá rộng. + Rừng nứa xen cây gỗ. 3.4. Điều kiện xã hội Trạm đa dạng sinh học Mê linh – Vĩnh Phúc thuộc xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên). Đây là một xã miền núi có diện tích tự nhiên hơn 7000ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là hơn 4000ha, chiếm khoảng 51% tổng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 diện tích. Toàn xã có 21 khu hành chính. Dân số có hơn mười ngàn người với 53% là người dân tộc Kinh, còn lại là ngời dân tộc thiểu số. Mật độ dân số trung bình là 139 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 34% tổng số dân, thu nhập bình quân đầu người 3 triệu đồng/ngời/năm (tính đến 01/12/2003 theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2003). Trong khu vực nghiên cứu không có dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của dân quanh vùng nên vẫn có một số tác động tiêu cực tới thảm thực vật và diện tích rừng trong khu vực nghiên cứu như: thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ khác. Trong những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế của Nhà nước đã có những tác động sâu sắc đến đời sống của nhân dân trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa cao: rừng bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương rẫy.... Các nguyên nhân này đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều thảm cỏ, thảm cây bụi. Theo Niên giám thống kê năm 2003 thì huyện Mê Linh chỉ còn khoảng 300ha rừng tự nhiên. Tóm lại, tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật của khu vực này là vùng có khí hậu tương đối khô hạn, đất đai bị rửa trôi nghèo dinh dưỡng. Những đặc điểm này làm cho khu vực nghiên cứu khác hẳn với những địa điểm mà một số tác giả khác đã nghiên cứu trước đó (thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Quảng Ninh, Quảng Bình...). Những đặc điểm đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi và phát triển của thảm thực vật trong vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân loại thảm thực vật trong khu nghiên cứu 4.1.1. Phƣơng pháp và bảng phân loại TTV Do thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một vài đặc điểm chính có liên quan đến TTV tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng: Trong Trạm ĐDSH Mê Linh, TTV nguyên sinh đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái thứ sinh (bao gồm rừng trồng mới và rừng TSTN), đặc biệt là một số TTV chiếm diện tích rất lớn, phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trong trạm. Dựa trên đơn vị TTV ở đây, chúng tôi đã chọn được 4 kiểu thảm đặc trưng cho đối tượng TTV, đây cũng chính là 4 điểm nghiên cứu trên OTC, để phân tích đặc điểm và xu hướng phục hồi một số trạng thái TTV trong vùng, đó là: 1. Thảm thực vật thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy 2. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy 3. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 4. Rừng non Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Bảng 4.1: Các điểm nghiên cứu về 1 số trạng thái TTV chính tại Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc STT OTC Vị trí địa lý Độ cao H (m) Lịch sử sử dụng đất Thời gian phục hồi (năm) Loài chiếm ưu thế Tên kiểu TTV nghiên cứu 1 N: 21 023’112 E: 105 042’459 61 Khai hoang, canh tác nông nghiệp 2-3 Cỏ tranh, Cỏ lá tre, Mua thường, Tháu kén TTV thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy 2 N: 21 023’149 E: 105 042’462 65 Khai hoang, canh tác nông nghiệp 5-6 Ba chạc, Bời lời vòng, Ba soi, Kháo TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy 3 N: 21 023’286 E: 105 042’519 84 Khai hoang, canh tác nông nghiệp 7-8 Sau sau, Trám chim, Sòi tía, Dẻ gai TTV cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt 4 N: 21 023’210 E: 105 042’429 78 Chạt trắng, trồng rừng 9-10 Sau sau, bời lời vòng, Kháo, Lành ngạnh Rừng non Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 38 Thảm thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, cho đến nay chúng đã bị phá huỷ nghiêm trọng, thay thế vào đó là các kiểu thảm thứ sinh nhân tác [5]. Chúng tôi đã nghiên cứu phân loại thảm thực vật khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra vùng phụ cận thuộc vùng núi phía bắc xã Ngọc Thanh, phía nam Vườn Quốc gia Tam Đảo, xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc để xác định thực trạng thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu như sau: 4.1.1.1. Rừng trồng Đây là khu vực khoanh nuôi , bảo vệ . Rừng được trồng thành khoảnh rừng và được trồng theo chương trình dự án 135 và 327, bao gồm: + Rừng trồng thuần loại: chỉ có một loài cây hoặc Thông, hoặc Keo tai tượng, hoặc Bạch đàn hay Keo lá tràm. + Rừng trồng hỗn giao: Bạch đàn và Keo tai tượng. 4.1.1.2. Thảm thực vật tự nhiên Dựa theo khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Khung phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh tương đối ổn định, hay tạm thời. Hệ thống phân loại như sau: I. Lớp quần hệ (Formation class) I.1. Phân lớp quần hệ (Formation subclass). I.1.1. Nhóm quần hệ (Formation group) I.1.1.1. Quần hệ (Formation) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 39 I.1.1.1.1 Dưới quần hệ (Subfmation). Trong các bậc nói trên thì từ bậc quần hệ trở lên đều có tiêu chuẩn phân loại cụ thể, riêng ở bậc dưới quần hệ, chúng tôi áp dụng các chỉ tiêu về độ ưu thế của các loài cây (tỷ lệ tổ thành loài) theo Thái Văn Trừng [40]. Chúng tôi đã điều tra, phân loại thảm thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc, kết quả như sau: 4.1.2. Lớp quần hệ rừng kín 4.1.2.1. Rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (< 500 m). Gồm 2 loại hình thực vật sau: 4.1.2.1.1. Rừng cây gỗ lá rộng Kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300 m trở lên. Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác cạn kiệt ở các mức độ khác nhau: Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 -14m, đường kính trung bình 10-15 cm, mật độ 500 - 700 cây/ha. Do là rừng phục hồi sau khai thác nên một số nơi (ở độ cao từ 350m trở lên) vẫn còn những cây gỗ rừng nguyên sinh được chừa lại với chiều cao đến 20m và đường kính 30- 40cm. Tổng hợp số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC đã xác định được các ưu hợp sau: + Vàng anh (Saraca indica) + Nang trứng (Hydnocarpus hainanensis) + Thị rừng (Diospyros bangoiensis) + Dẻ gai (Castanopsis indica) + Kháo (Phoebe lanceolata) + Chẹo (Engelhardtia roxburghiana). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 40 - Tầng cây bụi với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Euphorbiaceae, Rutaceae, Rubiaceae, Melastomataceae, Araliaceae, Annonaceae, ở độ cao trên 300m còn có sặt (Arundinaria). - Thảm tươi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chính là các loài cây chịu bóng thuộc họ Araceae, Zingiberaceae, Liliaceae,... và các loài dương xỉ. Kết quả điều tra trên OĐV 5 cho thấy thành phần cấu trúc của kiểu rừng này trong khu vực. Tầng cây gỗ cao trung bình 9-11m với thành phần ưu thế là Thị rừng (Dospyos bangoiensis), Nhội (Bischoffia javanica), Vàng anh (Saraca dives), Re (Cinnamomum balansae) và Dẻ gai (Castanopsis indica). 4.1.2.1.2. Rừng thuần loại Ở đây chủ yếu là rừng giang (Ampelocalamus patellaris) hình thành do khai thác kiệt. Kiểu này thường là những khoảnh nhỏ với diện tích 5-6 ha, đôi khi đến hàng chục ha phân bố trên độ cao dưới 400 m. 4.1.2.1.2.1.Rừng hỗn giao với cây lá rộng Tiêu biểu là rừng nứa (Neohouzeaua dullooa) hỗn giao cây lá rộng, phân bố trên độ cao 200 - 400m. Trước đây nứa có đường kính trung bình 5-7cm. Do khai thác quá mức nên nứa đã bị suy thoái, hiện nay cây nứa có đường kính trung bình 3 - 4cm, nhiều nơi là nứa tép đường kính trung bình từ 2-3 cm. Ở đây cây gỗ có mật độ thưa 100-200 cây/1ha, các loài cây gỗ thường gặp như: Kháo (Phoebe spp.), Lá nến (Macaranga denticulata), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sổ (Dillenia indica), Re (Cinnamomum balansae), Gió (Rhamnoneuron balansae)... Thảm tươi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 41 có thành phần tương tự như rừng cây lá rộng đã nêu trên, độ dày rậm (Cop2). 4.1.3. Lớp quần hệ rừng thƣa 4.1.3.1. Rừng thƣa thƣờng xanh ở địa hình thấp và núi thấp Trong khu vực nghiên cứu kiểu rừng này chiếm ưu thế. Đó là rừng phục hồi sau khai thác và sau sử lý trắng thực bì để trồng rừng phân bố chủ yếu ở vùng sườn núi và ven chân đồi. Rừng gồm có tầng cây gỗ cao trung bình 8 - 9m, đường kính trung bình 10 - 11cm với độ tàn che 0,5 - 0,6. Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài thường xanh: Dẻ gai (Castanopsis indica), Kháo (Phoebe spp.) Chẹo (Engelhardtia roburghiana), Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus), Bời lời (Litsea umbellata, L. verticillata), Trám (Canarium album), Bứa (Garcinia cowa, G. oblongifolia), Trâm (Syzyum cinereum... Dưới tầng cây gỗ là cây bụi và cây con tái sinh. Các loài thường gặp: Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Me rừng (Phyllanthus emblica), Lấu (Psychotria rubra), Trọng đũa (Ardisia aciphylla), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale, Osbeckia chinensis)... Thảm tươi thưa, chủ yếu là các loài cây ưa sáng chịu khô hạn: Chít (Thysanolaena maxima), cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ vừng (Hediotis auricularia), Guột (Dicranopteris linearis) Chân xỉ (Pteris linearis). Kiểu rừng này có các ưu hợp sau: - Dẻ gai (Castanopsis indica) + Kháo (Phoebe lanceolata) + Chẹo (Engelhardtia roburghiana), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 42 - Bời lời (Litsea umbellata, L. verticillata) + Kháo (Phoebe tavoyana) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Trám (Canarium album). 4.1.3.2. Rừng thƣa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp Trong thực tế cho thấy , tại trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc bao gồm rất nhiều Quần xã thực vật . Tất cả các quần xã thuộc quần hệ này rụng lá về mùa khô. Thời gian rụng lá thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, có các loại ưu hợp sau: - Sau sau (Liquidambar formosana) + Trôm (Sterculia lanceolata) + Bồ đề (Styrax tonkinnensis). Thường gặp trên sườn núi, ở độ cao từ 150 đến 400 m. Trong quần xã, một số loài như Sau sau, Bồ đề đều rụng lá về mùa khô. Tại một số nơi (như ở Hang dơi, Đồng trầm thuộc xã Ngọc Thanh), Sau sau mọc thành những quần hợp với độ ưu thế tuyệt đối chiếm đến 90% hệ số tổ thành. - Hoắc quang (Wendlandia paniculata) + Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) + Kháo (Phoebe tavoyana) phân bố trên sườn và đỉnh dông. 4.1.4. Thảm cây bụi 4.1.4.1. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thƣờng xanh cây lá rộng trên đất địa đới. *. Có cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rãy, xử lý trắng thực bì trồng rừng nhưng bị thất bại. Thành phần gồm các loài cây bụi phổ biến trên vùng đồi như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 43 sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Phèn đen (Phyllanthus riticulatus), Găng (Randia spinosa), Thành ngạnh (Cratoxylum pruniflorum), Ba chạc (Euodia lepta). Có 3 ưu hợp phổ biến là: - Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale) + Thấu kén (Helicteres angustifolia). - Ba chạc (Euodia lepta) + Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale ). - Me rừng (Phyllathus emblica) + Thàu táu (Aporosa sphaerosperma) + Sim (Rhodomyrtus tomentosa) + Mua (Melastoma normale). 4.1.5. Thảm cỏ 4.1.5.1. Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay không có cây gỗ * Thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn: - Có ưu hợp Lách (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica). - Thành phần cây bụi chủ yếu là cây chịu hạn: Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale)... 4.1.5.1.2. Thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ * Thảm cỏ thấp không dạng lúa chịu hạn: Có ưu hợp Guột (Dicranoteris linearis), hình thành trên đất sau nương rẫy và đất trồng rừng bị thất bại hoặc những nơi thường xuyên bị cháy rừng. Đây là kiểu thảm rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 44 phân bố trên các sườn núi độ cao từ 300-400 m trở xuống. Cây gỗ và cây bụi có Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale)... Như vậy, trong khu vực nghiên cứu có 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ thảm cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ, với các kiểu thảm thực vật tương ứng. 4.2. Hiện trạng và nhƣ̃ng đặc trƣng cơ bản của một số trạng thái thảm thƣ̣c vật chính trong khu nghiên cƣ́u 4.2.1. Các trạng thái thảm thực vật và các điểm nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở một số trạng thái TTV chính trong Trạm ĐDSH Mê Linh, đó là: 1. Trạng thái TTV thấp phục hồi tự nhiên sau nương rãy 2. Trạng thái TTV cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy 3. Trạng thái TTV cao phục hồi tự nhiên sau khi KTK 4. Rừng non 4.2.2. Tính đa dạng hệ thực vật Qua kết quả điều tra về thành phần loài trong các trạng thái TTV cây bụi ở Trạm ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc, chúng tôi đã lập danh lục thực vật và thống kê được 163 loài thuộc 130 chi và 60 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Danh sách các loài theo tên họ, chi, và được xếp theo A,B,C, được thống kê ở bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 45 Bảng 4.2. Thống kê các thành phần thực vật trong các điểm nghiên cứu STT Ngành Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Ngành Thông đất ( Lycopodiophyta) 1 1,7 2 1,5 2 1,2 2 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 4 6,6 4 3,1 6 3,7 3 Ngành Thông – Ngành hạt trần (Gymnospermae) 1 1,7 1 0,8 1 0,6 4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 54 90 123 94,6 154 94,5 Tổng số 60 100 130 100 610 100 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hệ thực vật của các trạng thái TTV đặc trưng cho thảm cây bụi tương đối phong phú và đa dạng. Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 46 phân bố của các Taxon trong các ngành là không đồng đều. Ưu thế hoàn toàn là Ngành Mộc Lan, ngành này có đa số loài, số chi chiếm khoảng 90%, và số họ chiếm 81,7% tổng số loài, chi và họ của toàn hệ. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài là 67 chiếm 11% tổng số loài của toàn hệ. Ba ngành còn lại có tỷ trọng thấp là ngành Hạt trần, ngành Mộc tặc, ngành Thông đất chỉ có không quá 6 loài đóng góp cho hệ thực vật trong các trạng thái thảm cây bụi ở Trạm 4.2.3. Thành phần loài 4.2.3.1. Thảm thƣ̣c vật thấp phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy Theo số liệu của Trạm ĐDSH Lê Minh, điểm nghiên cứu có nguồn gốc sử dụng đất như sau: khởi nguyên là rừng nguyên sinh, sau khi bị khai thác chọn, bị chặt trắng làm nương rẫy, được sử dụng một thời gian dài, rồi bị bỏ hoang. Vị trí tương đối bằng phẳng, độ dốc 4 – 50, độ dày tầng đất 30 – 50cm, mức độ thoái hoá đất nhẹ, không có hiệng tượng xói mòn, không có đá lộ, hàm lượng mùn cao, độ ẩm lớn. Thảm thực vật mới chỉ được phục hồi khoảng 2 – 3 năm (hay nói một cách khác thảm thực vật có tuổi phục hồi : 2 – 3 tuổi). Tổng số loài thống kê ở loại hình TTV này là 58 loài thuộc 56 chi và 37 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Chủ yếu vẫn thuộc về ngành Mộc lan (Magnoliophita) có 54 loài; 52 chi; 33 họ. Trong đó, lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) có 43 loài, 41 chi, 29 họ; lớp Một lá mầm (Liliopsida) 11 loài, 11 chi, 4 ho. Họ giàu loài nhất vẫn là họ cỏ (Poaceae): 8 loài, 8 chi; Họ Đơn nem (Myrsinaceae): 4 loài, 3 chi; họ Cúc (Asteraceae): 4 loài, 4 chi. Nhiều họ chỉ có một loài (21 họ) như: họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Khoai lang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 47 (Convolvulaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Trôm (Sterculiaceae)… Thành phần cây gỗ chủ yếu cây gỗ nhỏ, ưa sáng, có thời gian sống ngắn với số loài không nhiều và mọc rải rác như: Muối (Rhus chinensis), Thầu tấu (Aporosa dioica), Màng tang (Litsea cubeba), Mua bà (Malastoma sanguineum), Đồng (Maesa membranacea), Na rừng (Alphonsea tonkinensis)… Thành phần cây bụi thấp có 11 loài nhưng chiếm phần lớn diện tích. Những loài có tần xuất gặp nhiều: Mua thường (Melastoma normale), Tháu kén hoa đỏ (Helicteres angustifolia), Vú bò lá nguyên (Ficus hirta), ké lá hìh thoi (Triùmetta rhomboidea), Trọng đũa (Ardisia crenata), Gối hạc trắng (Leea guineensis), Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum). Thảm tươi có độ che phủ rất lớn 95%, phần lớn thuộc các loài của họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), ngành Dương xỉ (Polypodiophita) như: Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Oplismmenus compositus), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ bài ngài (Hediotis pressa), Bòng bong leo dụi (Lygodium flxuosum), bòng bong leo nhật bản (L. japonicum). Ngoài ra còn một số họ khác như: Họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae), họ Thiên lý (Asclepiaraceae), họ Bông (Malvaceae), họ Cam (Rutaceae) họ Rau răm (polygonaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Gừng (Zingiberaceae). Hệ thống cây leo ở đây cũng khá đa dạng, vơi mật độ dày, những loài hay gặp như: Dây gắm (Gnetum montanum), Chạc chìu (Tetracera Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 48 scandens), Dây mật (Derris elliptica), Ngấy hương (Rubus cochinchinensis), Dây sống rắn (Acacia penata), Dây vằng trắng (Clematis granulata), Nắm cơm (Kadsura coccinea), dây vác (Cayratia japonica), Dây chìa vôi (Cissus repens), Dây đòn kẻ cắp (Gouania javania), Dây giun (Quisqualis indica). Loài cây ưu thế: Cỏ tranh (Imperata cylindrica) + Cỏ lá tre (Oplismenus compositus) + Mua thường (Melastoma normale) + Tháu kén hoa đỏ (Helicteres angustifolia) + Thầu tấu (Aporoza dioica). Với thành phần loài trên, cho thấy trạng thái TCB thấp sau NR đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi tự nhiên. Quần hệ này có thành phần thực vật phong phú cả về số lượng loài và cá thể nhất là cây thân cỏ, cây bụi thấp và dây leo, còn cây gỗ tiên phong ưa sáng chỉ mới xuất hiện nên số loài ít. 4.2.3.2. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy Điểm nghiên cứu có điều kiện lập địa hoàn toàn giống với thảm cây bụi sau nương rẫy, chỉ khác nhau về thời gian đất bị bỏ hoang hoá. Trạng thái này có thời gian phục hồi tự nhiên khoảng 5 – 6 năm, tiếp giáp bên cạnh là rừng non (VQG Tam Đảo) nên thành phần loài trong kiểu thảm phong phú và đa dạng nhất so với các điểm điều tra khác với 87 loài thuộc 79 chi và 45 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Những họ có số loài góp mặt nhiều nhất: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Trôm (Sterculiaceae)… Thành phần cây gỗ phong phú với 31 loài thuộc 22 họ. Ngoài những loài cây gỗ tiên phong, ưa sáng giống với kiểu thảm cây bụi thấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 49 sau nương rẫy, chúng tôi còn thấy nhiều loài cây gỗ tiên phong, cây có sức sinh trưởng mạnh và có giá trị kinh tế, thường có mặt ở tầng cây gỗ sau: Ba soi (Macaranga denticulata), Nhựa ruồi (Ilex viridis), Trám trắng (Canarium album), Nhội (Bischofia javanica), Bời lời vòng (Litses verticillata), Găng gai (Randia spinosa), Re gừng (Cinnamomum bejolghota), Kháo (Machilus sp), Đẹn ba lá (Vitex quinata), Trâm lá chụm ba (Sizygium formosum), Lọ nghẹ (Olea dioica), Hu đen (Commersonia bartramia), Bứa (Garcinia oblongifolia)… Nhóm cây bụi với 15 loài thuộc 13 họ, loài có số lượng nhiều nhất Ba chạc (Euodia lepta), tiếp đến là Xích (Clerodendrum japonicum), Ké lá hình thoi (Triumfetta rhomboidea), Vai trắng (Raphniphyllum calycium)… Một số loài Mua thường, Vú bò lá nguyên, Tháu kén hoa đỏ xuất hiện nhiều trong TCB thấp sau NR, giảm hẳn ở đây. Độ che phủ của thảm tươi khoảng 55% với thành phần cây thân thảo cũng rất đa dạng, chủ yếu thuộc về các họ sau: họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Thài lài (Commelinaceae) như Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ lách (Saccharum spontaneum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Nàng nàng (Callicarpa candicans), cỏ bài ngài (Hedyotis presaa)… Bên cạnh đó còn phải kể đến các loài dây leo trong ho Nho (Vittaceae), họ Bàng (Combretaceae). Loài ưu thế: Ba chạc ((Euodia lepta) + Bời lòng vòng (Litsea verticillata) + Ba soi (Macaranga denticulata) + Kháo (Machilus sp), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 50 Nếu so sánh với TCB cao sau TR không thành (cùng độ tuổi phục hồi 5 – 6 năm) thì TCB cao sau NR có thành phần loài phong phú và đa dạng hơn do có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho TTV phát triển. 4.2.3.3. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt Toàn cảnh khu vực nghiên cứu có hiện trạng phục hồi rừng tương đối tốt, xung quanh khu vực nghiên cứu phần lớn là rừng non. Đất ở đây có mức độ thoái hoá trung bình, độ dốc 10 – 200, sau khi bị khai thác kiệt, rồi bị bỏ hoang hoá 7 – 8 năm đã hình thành nên thảm thực vật cao. Thành phần thực vật phong phú 73 loài thuộc 69 chi và 44 họ. Thực vật cây gỗ tiên phong, ưa sáng có 31 loài thuộc 25 họ, với thành phần gần tương tự với TTV cao sau NR như: Muối, Na rừng, Bồ cu vẽ, Ba soi, Me rừng, Bộp lông, Hoắc quang, Nhựa ruồi, Lành ngạnh, Nhội, Găng gai, Bứa…, chúng tôi còn gặp thêm một số loài cây gỗ có giá trị kinh tế, thường đựơc phân bố ở tầng cây gỗ khi thành rừng: Sau sau (Liquidambar formosana), thừng mức trâu (Wrightia pubescens), Dẻ gai (Castanopsis indica), Trám chim (Canarium parvum), Thị (Diospyros sp.), Sòi tía (Sapium discolor), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Hậu phát (Cinnamomum iners), Re xanh (C. tonkinensis), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Cứt ngựa (Archidendron balansae), Chè vằng (Jasminum subchiplinerve)… Duy nhất trong kiểu thảm này có hộ dung (Symplocaceae): 1 loài Dung lá thon (Symplocos lancifolia); họ Ngát (Ulmaceae) có 2 loài: Ngát (Gironniera subaequalis) và Hu đay (Trema orientalis). Thành phần cây bụi ít về số loài, phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu là Mua, nhưng có tới 3 loài mua xuất hiện ở đây: Mua thường (Melastoma normale), Mua bà (M, sanguineum), Mua tép Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 51 (Osbeckia chinensis); họ Cà phê (Rubiaceae) 2 loài Lấu: Lấu bà (Psychotria balansae), Lấu (P. silvestris); họ Trôm (Sterculiaceae)…, tuy nhiên số các thể không nhiều, giảm hẳn so với 3 kiểu thảm trên. Độ che phủ của thảm tươi khoảng 15%, thành phần cây thảo nghèo nàn, phần lớn các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Táo (Rhamnaceae)…, vài loài Thông đất và Dương xỉ như: Thạch tùng sóng (Huperzia carinata), Bòng bong (Lygodium flexuosum, L, japonicum). Loài ưu thế: Sau sau (Liquidambar formosana) + Trám chim (Canarium parvum) + Sòi tía (Sapium discolor) + Dẻ gai (Caatanopsis indica). 4.2.3.4. Rừng non Theo thông tin của trạm ĐDSH cung cấp, rừng non được phục hồi từ khởi nguyên là trạng thái rừng nguyên sinh bị khai thác kiệt, sau đó bỏ hoang và phục hồi tự nhiên, qua các pha của quá trình diễn thế: trảng cỏ -> thảm cây bụi -> rừng non. Rừng mới chỉ được khép tán trong vòng một năm trở lại (độ tán che k > 0,4), nên điểm nghiên cứu mang nhiều đặc trưng của thảm cây bụi. Thóng kê số liệu và thành phần loài có 52 loài; 47 chi và 34 họ, nhìn chung số loài, số chi và số họ ở đây thấp hơn so với kiểu thảm cây bụi cao sau nương rẫy và thảm bụi cao sau khi khai thác kiệt. Các họ có số loài nhiều nhất tập chung vào họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Tuy nhiên, vẫn có những họ chỉ có một loài như họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Châm bùi (Aquifoliaceae), họ núc nác (Bignoniaceae), họ Cơm cháy (Caprifoliaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae), họ ngát (Ulmaceae). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 52 Chiếm phần lớn về số loài và số lượng là cây gỗ. Những loài gỗ tiên phong, ưa sáng, có thời gian sống ngắn, chất lượng gỗ không tốt: lànhn gạnh Mua bà, ba soi, Hoắc quang … giảm dần về số lượng thay thế vào các loài ưa bóng , có gí trị kinh tế: Sau sau (Liquidambar formosana), Thừng mức trâu, Dẻ gai (Castanopsis indica), Giền trắng (Xylopia perrei), Trám chim (Canarium parvum), Hậu phát (Cinnamomum iners), Kháo (Machilus sp.), Bời lời vòng (Litsea sp.), Bi điền lá xoan (Bridelia monoica), Sụ thon (Phoebe lanceolata), Tráng lá to (Linociera ramiflora), Mùng quân rừng (Flacourtia indica). Đối với rừng non, thành phần cây bụi chủ yếu là: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Tháu kén (Helicteres sp.), Mua thường (Melastoma sp.), hoàn toàn không thấy xuất hiện, lác đác vài cá thể của loài Lấu (Psychotria silvestris), Trọng đũa (Ardisia crenata), Trà (Camelia sinensis). Thảm tươi có độ che phủ thấp 5 – 10%, một vài loài cỏ như: Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ tranh (Imperata silindrica), Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus) Cói lông (Cyperus pilosus), Ngọc nữ (Clerodendrum tonkinensis), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Guột (Dicranoteris linearis), mọc thành cụm hoặc rải rác một vài chỗ. Một số loại dây leo, bụi trườn như: Kim cang (Smilax corbularia), Trầu rừng (Piper chaudocanum), Chua ngút (Embelia ribes), Dây mật (Derris elliptica) có số lượng ít. Loài ưu thế: Sau sau (Liquidambar formosana) + Bời lời vòng (Litsea verticillata) + Kháo (Machilus sp.). Nhận xét chung về thảm thực vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 53 Trong khu vực nghiên cứu trên, qua điều tra ta thấy thành phần loài ở đây khá phong phú và đa dạng. Thông tin về các thành phần thực vật trong mỗi kiểu thảm đã nói lên hiện trạng và giai đoạn đang phục hồi của nó Điểm khác biệt: Cùng với thời gian, nếu xét theo xu hướng phục hồi tự nhiên của mỗi trạng thái thì có sự khác biệt rõ ràng giữa TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR, rừng non và 2 trạng thái còn lại. Số loài thực vật tăng theo thời gian (Sau 2- 3 năm: 58 loài nhưng 5 – 6 năm: 87 loài) và số loài cây gỗ cũng tăng dần theo tuổi phục hồi (2 – 3 năm: 9 loài; sau 7 – 8 năm: 31 loài). + Đối với TTV thấp phục hồi tự nhiên sau NR: thường có sự chiếm lĩnh và cư trú của các loài thực vật tiên phong thân cỏ. Chúng tạo thành một quần thể thực vật phong phú về số lượng loài. Đó là những cây ưa sáng , đời sống ngắn, vòng đời của chúng thường là 1 năm, một mùa hoặc vài tháng. Lớp cây cỏ chiếm ưu thế này làm ền cho các cây bụi, cây gỗ tái sinh khác phát triển. + Đối với TTV cao phục hồi tự nhiên sau NR và KTK: quần hệ này thường có sự hỗn hợp giưa cây tiên phong ưa sáng, có giá trị gỗ không cao với những loài cây chịu bóng, có giá trị kinh tế. Cây bụi và cây gỗ càng lớn lên thì loài cây thân cỏ bị loại dần do thiếu ánh sáng. + Đối với rừng non: cây gỗ sinh trưởng và phát triển mạnh, chiếm ưu thế, chúng tạo thàn rừng non thứ sinh. Bên cạnh đó, ở tần cây bụi và cây TS vẫn có một số loài cây bụi, cây gỗ nhỏ, hệ thốngdây leo với mật độ không cao. + Trong cùng một điều kiện lập địa nhưng mỗi kiểu thảm lại có sự phân bố khác nhau về thành phần loài, chứng tỏ hiện trạng TTV bị chi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 54 phối mạnh bởi lý tính của đất như: Độ dốc, độ xói mòn, độ kết dính, độ ẩm và thành phần cơ giới đất… Ngoài ra, còn phụ thuộc vào nguồn gieo giống xung quanh, khả năng tái sinh. Bên cạnh đó , mọi thành phần thực vật từ địa y, dương xỉ, cây bụi đến cây gỗ tái sinh đều có vai trò tác dụng riêng để tạo điều kiện và thức đẩy qúa trình phục hồi TTV rừng. Tương ứng với mỗi điều kiện lập địa có các nhóm thực vật chỉ thị phản ánh hoàn cảnh hiện tại và tác động của con người trong quá khứ. 4.2.4. Thành phần dạng sống Phân tích phổ dạng sống là một vấn đề vô cùng quan trọng trong nghiên cứu về Hệ thực vật . Vì, dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường . Cho nên , việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của cá c dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật. Trong phần thống kê này , chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu t heo thang phân loại của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, có sửa đổi ): Vị trí của chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng , gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản : 1. Cây có chồi trên đất (Phanerophytes) – Ph. 2. Cây có chồi sát mặt đất (Chamerophytes) – Ch. 3. Cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – He. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 55 4. Cây chồi ẩn ( Cryptophytes) – Cr. 5. Cây sống 1 năm (Therophytes) –Th. Trong nhóm cây chồi trên đất (Ph) có các nhóm phụ sau : + Cây có chồi trên đất lớn và vừa (Cao > 8m) (Megaphane’rophytes và Mesophane’rophytes ) – MM. + Cây có chồi nhỏ trên đất (Cao từ 2 – 8 m) (Microphane’rophytes) – Mi + Cây có chồi lùn trên đất (Cao từ 0,25 – 2 m) (Nanophane’rophytes) – Na + Cây có chồi leo quấn (Lianes – Phne’rophytes) – Lp + Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Epiphytes- phane’rophytes) – Ep + Cây có chồi trên thân thảo (Phane’rophytes-Herbaces) – Hp Trong các điểm nghiên cứu trên có tất cả 5 nhóm dạng sống thực vật. Nhóm cây ch ồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhiều nhất 123 loài (Chiếm 75,4% tổng số loài của hệ thực vật ). Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn , khoảng từ 5,4 đến 6,6 % tổng số loài : Có 10 cây chồi sát mặt đất (Ch), chiếm 6,3% tổng số loài ; 11 cây chồi nửa ẩn (He) (6,6%); 9 cây chồi ẩn (Cr) (5,4%); 10 cây sống 1 năm (Th) (6,3%). Như vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên đấ t (Nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới – Ph ) chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (Là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới , ôn đới bán hoang mạc – Ch, He, Cr, Th). Phổ dạng sống t hực vật trong các kiểu thảm trên của trạm ĐDSH Mê Linh - Vĩnh Phúc : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 56 SB = 7,54 Ph + 6,3 Ch + 6,6 He + 5,4 Cr + 6,3 Th Tuy thời gian phục hồi của mỗi trạng thái nghiên cứu khác nhau nhưng nhóm cây chồi trên đất (Ph) trong mỗi kiểu thả m vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm dạng sống thực vật . Kiểu dạng sống có chồi nhỏ trên đất (Mi) chiếm tỷ trọng rất lớn (36,4% trong các kiểu dạng sống của nhóm Ph), chứng tỏ giai đoạn thảm thực vật các dạng cây gỗ nhỏ rất thích hợp sinh trưởng và phát triển . Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các dạng sống thực vật , chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống , thể hiện khả năng thích ngh i sống của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Bảng 4.3. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV. Các kiểu dạng sống TTV thấp sau NR TTV cao sau NR TTV cao sau KTK Rừng non Tính chung cho tât cả các trạng thái TTV Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1. Cây có chồi trên đất (Ph) 34 58,6 59 67,7 53 72,7 43 82,7 123 75,4 + Cây có chồi trên đất nhỡ và lớn (MM) 1 1,7 5 5,7 8 11,0 10 19,2 20 12,5 Cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) 8 13,8 27 38,6 23 31,5 24 46,2 59 36,4 Cây có chồi lùn trên đất (Na) 11 19,0 17 19,5 12 16,4 4 7,7 24 14,4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Cây có chồi leo quấn (Lp) 12 20,7 9 11,2 8 11,0 4 7,7 17 10,5 Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 1 1,7 0 0 2 2,7 0 0 2 1,2 Cây có chồi trên thân thảo (Hp) 1 1,7 1 1,1 0 0 1 1,9 1 0,6 2. Cây có chồi sát mặt đất (Ch) 4 6,9 9 10,3 3 4,1 4 7,7 10 6,3 3. Cây có chồi nƣ̉a ẩn (He) 8 13,8 7 8,4 6 8,2 3 5,8 11 6,6 4. Cây chồi ẩn (Cr) 5 8,6 4 4,5 5 6,8 2 3,8 9 5,4 5. Cây sống 1 năm (Th) 7 12,1 8 9,1 6 8,2 0 0 10 6,3 Tổng cộng 58 100 87 100 73 100 52 100 163 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 59 4.2.4.1. Thảm thực vật thấp phục hồi tƣ nhiên sau nƣơng rãy . Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng : Trong trạng thái nhóm cây có chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế hơn với 34 loài chiếm 58,6% tổng số loài có mặt trong kiểu thảm . Tiếp đến là cây chồi leo quấn (Lp) có 12 loài chủ yếu là các loài : Dây gắm , bìm bìm hoa trắng , dây sống rắn , rút rế , dây đòn kẻ cắp ...Cây chồi lùn trên đất (Na) có 11 loài: Gối hạc trắng , mua thường , trọng đũa , dây vàng t rắng, tháu kén hoa đực ...Cây chồi nhỏ trên đất (Mi) có 8 loài là cây tiên phong , ưa sáng : Muối, Thầu tấu, Na rừng, Đồng, Kháo...Trong khi đó , kiểu dạng sống cây chồi trên đất nhỡ và lớn (MM), cây chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep), cây chồi trên thân thảo (Hp) có số loài rất ít (chỉ 1 loài, chiếm 1,7% tổng số loài thực vật của trạng thái ). Các nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây sống 1 năm (Th) có số loài tương đối cao so với 4 điểm nghiên cứu còn l ại (4,9,5,7 loài), dao động trong khoảng 6,9 đến 13,8% tổng số loài . Tập trung vào các họ : Họ mía giò (Costaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Guột (Gleichenieceae), họ Bòng bong (Schizeaceae), họ Thài lài (Commelinaceae ), họ Rền (Amarantaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae). Sự xuất hiện của nhiều cây sống 1 năm, sống ẩn và nửa ẩn cho thấy thảm thực vật ở đây chắc chắn có cấu trúc tầm thứ đơn giản, có khá nhiều kh oảng trống mà ở đó cường độ ánh sáng cao , làm xuất hiện nhiều loài thích hợp với vòng đời 1 năm hoặc lối sống ẩn , nửa ẩn để tồn tại qua mùa bất lợi do hệ sinh thái ở khu vực này , không đủ điều kiện đảm bảo duy trì được cấu trúc (cả không gian và thành phần ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 60 vì chưa đạt được cấu trúc bền vững cần thiết (cấu trúc phân tầng phức tạp đặc trưng cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới . 4.2.4.2. Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nƣơng rãy Đây là trạng thái có thời gian phục hồi từ 5-6 năm chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như lý tính của đất và nguồn gieo giống nên thành phần dạng sống có đặc điểm như sau : + Thảm thực vật cao phục hồi tự nhiên sau nương rãy gồm 5 nhóm dạng sống chính : Nhóm cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (He), nhóm cây chồi ẩn (Cr), nhóm cây sống 1 năm (Th) + Sự phân bố của các loài trong nhóm dạng sống thì số lượng loài trong nhóm cây chồi trên đất (Ph là 59 loài chiếm với 1 tỷ lệ rất lớn là 88,9% tổng số loài của điểm nghiên cứu đó . Nói 1 cách khác trong trạng thái phục hồi này hầu như chỉ xuất hiện kiểu dạng sống Mi , MM, Na và Lp. + Nhóm cây chồi trên đất (Ph): Các loài thuộc nhóm dạng sống này là những loài tiên phong , ưa sáng , có khả năng chịu hạn , thời gian sống ngắn , cụ thể như : Thầu tấu , Lành ngạnh , Ba soi , Muối, Bứa... Sự xuất hiện củ a những loài này , tạo tiền đề cho những loài cây gỗ có giá trị kinh tế, thường có mặt ở tầng tán rừng phát triển tốt . + Bên cạnh đó, kiểu thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau nương rẫy có số loài thuộc nhóm dạng sốn g: Cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), và cây sống 1 năm (Th) tương đối lớn từ 4-9 loài (chiếm 4,5 đến 10,3% tổng số loài của kiểu thảm này ). Chứng tỏ, đây là vị trí đang thuận lợi cho phát tri ển của thực vật , với các yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 61 sinh thái thích hợp như : Cường độ ánh sáng mạnh do độ tàn che vẫn còn thấp (k<0,2), đất thoái hóa nhẹ , độ dốc nhỏ , độ ẩm cao , nguồn gieo giống gần , ít bị phá hoại của người và các loạ i gia súc, gia cầm. 4.2.4.3. Thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt Thời gian phục hồi từ 7-8 năm, có tất cả 5 nhóm dạng sống cơ bản: Nhóm cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), và cây sống 1 năm (Th), nhóm cây chồi trên đất (Ph). Trong kiểu thảm này , nhóm (Ph) chiếm ưu thế 53 loài (chiếm 72,7% tổng số loài ), trong đó : Cây có chồi trên đất nhỡ và lớn (MM) 8 loài, là những cây có chiều cao >8m, có sức si nh trưởng và phát triển mạnh, thường tồn tại ở tầng trên của rừng bao gồm : Sau sau, Trám chim , Nhội, Ràng ràng xanh , Màng tang , Mắt trâu, Ngát; Cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) có 23 loài, chủ yếu là cây tiên phong , ưa sáng, sống tạm cư , có chiều cao từ 2-8m bao gồm : Muối, Na rừng, Nhựa ruồi, Bứa, Thị, Bồ cu vẽ, Ba soi, Mua bà, Tháu kén lông ; Cây chồi lùn trên đất (Na) có 12 loài, chiếm 16,4% tổng số loài. Số loài của các nhóm Ch , He, Th, Cr cũng k hông nhiều , phần lớn là các loài trong các họ Cỏ (Poaceae), họ Dương xỉ . Như vậy , với tuổi phục hồi trên , trạng thái này gần như đã hồi phục thàh rừng (độ tàn che của cây gỗ : 0,2<k<0,3), nên các kiểu dạng sống thích hợp nhất trong giai đoạn này là MM va Mi . Đây chính là xu hướng phát triển của thực vật phải thích nghi dần khi điều kiện sống thay đổi. 4.2.4.4. Rƣ̀ng non Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 62 Kiểu thảm này là xu hướng kết thúc của quá trình phục hồi tự nhiên đi lên từ thảm cây bụi . Tại điểm nghiên cứu này , chúng tôi thấy có 52 loài, phân bố trong 4 nhóm dạng sống cơ bản (Ph, Ch, Cr, He). Nhóm cây có chồi trên đất chiếm tỷ lệ khá lớn , 43 loài (chiếm 87,1% tổng số loài ). Trong đó có 10 loài thuộc kiểu dạng sống Cây chồi trên đất nhỡ và lớn (MM), tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các trạng thái nghiên cứu , những loài thuộc kiểu loại sống này , thường là cây gỗ lớn có chiều cao >8m, có đọ khép tán cao , sức sinh trưởng và phát triển tốt , thường gặp trong kiểu rừng non thứ sinh , như: Sau sau, Thừng mức trâu , Núc nác , Trám chim , Dâu da đất , Dẻ gai , Bồ hòn , Ngát, |Tráng lá to . Kiểu dạng sống Cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) có 24 loài thường tồn tại ở tầng cây gỗ tái sinh , cây bụi . Kiểu dạng sống Cây có chồi lùn trên đất (Na) và cây có chồi trên leo cuốn (Lp) có số loài như nhau là 4 loài chiếm 7,7% tổng số loài. Các nhóm dạng sống còn lại (Ch, Cr, He) có số loài phân bố trong từng nhóm chiếm tỷ lệ không cao , giảm đi rất nhiều so với các trạng thái trên (chiếm từ 1,4-4,3% tổng số loài ). Không thấy xuất hiện nhóm dạng sống cây sống 1 năm (Th), do chế độ ánh sáng yếu kh ông thích nghi cho cây sống 1 năm phát triển . Do mới phục hồi thành rừng non không lâu nhưng độ tàn che của rừng (k>0,4) nên ảnh hưởng rất lớn tới sự thích nghi với điều kiện sống của thực vật , chỉ có những loài chịu bóng m ới tồn tại được, còn những cây ưa sáng dần dần sẽ bị thay thế . 4.2.5. Cấu trúc các trạng thái thảm thực vật Chúng tôi chỉ thống kê cây gỗ có chiều cao > 1,5m để lấy số liệu tính mật độ cây gỗ tham gia vào cấu trúc tầng cây bụi, cây gỗ TSTN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 63 Nhìn chung, trong 4 kiểu thảm: TTV thấp sau NR, TTV cao sau NR, TTV cao sau KTK và Rừng non, tuy có thời gian phục hồi khác nhau nhưng về cấu trúc TTV gần như tương đồng, chỉ có 2 tầng: tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh và thảm tươi, chỉ khác nhau về thành phần loài, cấu trúc hình thái đơn giản hay phức tạp và mật độ cây gỗ có mặt trong mỗi tầng. Riêng rừng non phân chia thành 3 tầng rõ rệt. Để hiểu thêm về đặc điểm của thực vật rừng ở đây, chúng tôi phân tích sự phân bố của các loài tham gia vào quá trình hình thành nên các kiểu thảm trên. 4.2.5.1. Thảm thƣ̣c vật thấp phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy Kiểu thảm này có thời gian phục hồi từ 2 – 3 năm, nên có cấu trúc hình thái tương đối đơn giản, có sự phân hoá thành 2 tầng chính: tầng cây bụi và thảm tươi. Tầng cây bụi chủ yếu các loài cây bụi thấp ưa sáng, thích hợp phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, mật độ dày đặc thuộc về các loài: Mua thường, Đồng, Xích đồng nam, Vú bò lá nguyên…. Ngoài ra, còn gặp thêm một số loài như: Tháu kén hoa đỏ, Bướm bạc, Trọng đũa … Tầng cây bụi, có chiều cao dao động trong khoảng 0,9 – 2 m, cây gỗ mọc rải rác, không nhiều, không thành tần riêng biệt. Mật độ cây gỗ 448 cây/ha, phần lớn là các loài có kích thước nhỏ, DTB: 1,2 cm; HTB: 1,67m. Thành phần cây gỗ chủ yếu cây tiên phong, ưa sáng như: Thầu tấu, Muối, Sừng dê, Màng tang, Kháo, Na rừng…. Tầng cây thảo rất đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Một số loài có chiều cao 1,0 – 2,0m, như: Cỏ chè vè, Cỏ lào, Cỏ tranh; trong đó cỏ tranh có mật độ rất lớn, với độ dày rậm Cop1. Ngoài ra các loài thân thảo có chiều cao 20 – 60 cm như: Đơn buốt, Cỏ lá tre, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 64 Cỏ chỉ, Cỏ may, Cỏ bài ngài, Gối hạc trắng , Bụp vang, Cói lông… Không thể thiếu được sự có mặt của các loại Dương xỉ : Guột, Dáng tô tần. Thực vật ngoại tầng không có dây leo thân gỗ, hầu như chỉ là dây leo thân thảo: Dây bìm bịp, bòng bong, dây vằng trắng… Đánh giá độ dầy dậm của thảm tươi trong kiểu thảm này từ Cop1 đến Soc. 4.2.5.2. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy Như phần trên chúng tôi đã thống kê, TTV có thành phần loài đa dạng, phong phú về số lượng do chúng được phục hồi trên vị trí rất thuận lợi về mặt sinh thái. Sự phân hoá thành phần ở giai đoạn phục hồi này rất rõ ràng, 2 tầng chính: Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên , cây bụi và thảm tươi. Tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên, cây bụi: Ngoài những loài cây có mặt ở tầng cây gỗ của TTV thấp sau nương rẫy, ở đây còn thấy xuất hiện thêm nhiểu loài mới, có sức sinh trưởng nhanh và có thể cho gỗ tốt như: Nhựa ruồi, Trám trắng, Bứa, Nhội, Kháo nhớt, Trâm ba lá chụm, Linh lông…, kiểu thảm này so sự phân hoá thành hai cấp chiều cao: + Cấp chiều cao 2,0 – 4,5 m: Chủ yếu là cây gỗ tiên phong, ưa sáng, ngoài ra còn gặp thêm một số loài có tinh vượt trội về chiều cao nhưng không nhiều: Màng tang, Đẹn ba lá, Trám trắng. Mật độ cây gỗ tương đối cao 1822 cây/ha, HTB: 3,35m; DTB: 3,2 cm. + Cấp chiều cao 0,5 – 2,0m: Bao gồm các cây bụi và cây tái sinh. Cây bụi ở đây có thành phần loài đa dạng chủ yếu các loài: Vai trắng, Vú bò lá nguyên, Gối hạc trắng, Ké hoa đào, Mua thường, Trọng đũa,Ba chạc, Bướm bạc, Lấu, Nàng nàng…, nhưng có mật đọ nhiều nhất là ba Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 65 chạc chiếm 40% tổng số loài cây bụi thấp, các loài sim, mua thường, tháu kén hoa đỏ có tần xuất gặp lớn trong TTV thấp sau NR thì ở đây giảm hẳn, chỉ xuất hiện rải rác. Cây gỗ tái sinh trong cấp chiều cao này chiếm phần lớn 1067 cây/ha, HTB: 1,7m; DTB: 1,9 cm. Do điều kiện sinh trưởng phát triển thuận lợi, cây gỗ mọc tập trung, tạo nên độ tàn che tương đối lớn (k<0,2). Các chỉ số về đường kính và chiều cao của cây tái sinh trong TTV cao sau NR cho thấy cây tái sinh ở đây phát triển tốt. Do quá trình phục hồi diễn ra mạnh mẽ, tầng cây gỗ tạo nên độ tàn che lớn, mặc dù thảm tươi có thành phần loài phong phú nhưng số lượng cá thể của mỗi loài rất ít, chủ yếu vẫn là các loài trong họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), các loài Dây leo rải rác thuộc các họ Dilleniaceae, họ Fagaceae, Hernadiacae, Mimosaceae. Độ dày rậm của thảm cỏ, chúng tôi đánh giá Sp đến Cop1. 4.2.5.3. Thảm thƣ̣c vật cao phục hồi sau khi khai thác kiệt Với thời gian phục hồi khoảng 7 – 8 năm, nên trạng thái nghiên cứu đã có xu hướng thành rừng non rất rõ nét. Cấu trúc hình thái của kiểu thảm tương đối phức tạp, về cơ bản vẫn thành 2 tầng chính: tầng cây gỗ, cây TSTN, cây bụi và thảm tươi. Trong tầng cây gỗ, có sự phân chia thành 3 cấp chiều cao: + Cấp chiều cao 3,0 – 6,5m: Bao gồm những loài có tinh vượt trội về chiều cao trong kiểu thảm, thường là cây tiên phong, ưa sáng và cây chịu bóng, có giá trị kinh tế, có thời gian sống lâu như: Sau sau, Ba soi, Trám chim, Nhội, Dẻ gai, Dung lá thon, hải đường… Tuy nhiên, mật độ các loài này không cao 333 cây/ha; HTB: 4,42 m; DTB: 5,5 cm. + Cấp chiều cao 2,0 – 3,0m: Chủ yếu là cây tái sinh đang phát triển mạnh, nhiều cây lớn: Muối, Na rừng, Me rừng, Re xanh, Vót vàng nhạt, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 66 Găng gai, Thị, Bồ cu vẽ, Ba soi, Sòi tía, Bời lời vòng, Cứt ngựa, Mua bà… Cấp chiều cao này có mật độ cây nhiều nhất 1100 cây/ha, HTB: 2,57m; DTB: 3,1 cm. + Cấp chiều cao 0,5 – 2m bao gồm: Cây bụi và cây tái sinh còn nhỏ. Cây bụi ở đây có chiều cao khoảng 0,8 đến 1,8m như: Lấu, Lấu bà, Tháu kèn hoa đực, Tháu kèn lông, Trè rừng, số lượng không nhiều mọc rải rác. Mật độ cây tái sinh thấp 633 cây/ha, HTB: 1,7 m; DTB: 2,0 cm. Cây gỗ của 3 cấp chiều cao mọc tương đối tập chung nên độ tàn che 0,2 < k < 0,3. Thảm tươi với thành phần nghèo nàn, phân bố thành cụm, thường ở những chỗ chưa có sự khép tán của tầng cây gỗ, có nhiều ánh sáng. Phần lớn là các loài: Tứ thu hồng, Mía dò, Cỏ mần trầu, Cỏ chỉ, Cỏ tranh, Dương xỉ. Một vài loài dây leo như: Dây cậm cang, Bìm bìm hoa trắng, Bìm bìm hoa vàng… độ dày rậm của thảm cỏ Sol đến Sp. 4.2.5.4. Rừng non Rừng hoàn toàn khép tán, khoảng 45 – 50% diện tích đất bị cây gỗ che phủ (k > 0,4). Rừng có sự phân chia thành tàng rõ rệt, 3 tầng chính: Tầng cây gỗ (chiều cao 3 – 9,5m), tầng cây gỗ thấp và cây tái sinh (0,5 – 3m) và thảm tươi. Tầng cây gỗ trong khoảng 3 – 9,5m thành phần loài ở đây rất phức tạp, cây có kích thước trung bình và nhỏ như: Muối, Sơn rừng, Thị, Chòi mòi, Bộp lông, Bời lời vòng, Kháo hoa nhỏ, Trâm ba lá chụm, Lọ nghẹ, Kim sương…, xen lẫn là các loài cây gỗ có sức sinh trưởng mạnh như: Sau sau, Trám chim, Dâu da đất, Nhội, Rẻ gai, Sụ thon. Chiều cao trung bình HTB: 5,9 m; DTB: 6,5 cm; mật độ cây gỗ 600 cây/ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tnu.edu.vn 67 Cá biệt trong kiểu thảm này chúng tôi còn gặp loài Thầu tấu có chiều cao tương đối lớn 9,5m. Tầng cây bụi thấp và cây tái sinh (0,5 – 3m). Cây bụi thấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc311.pdf
Tài liệu liên quan