Tài liệu Luận văn Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty in Công đoàn: 2
Luận văn
Đặc điểm tổ chức sản xuất
kinh doanh của công ty ty in
Công đoàn
3
Phần 1
Tổng quan về công ty in Công đoàn
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty in Công đoàn
1. Vài nét về lịch sử phát triển của Công ty in Công đoàn
Công ty in Công đoàn là doanh nghiệp thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động
Việt Nam, tiền thân là nhà in Lao Động được thành lập từ ngày 28/8/1945 để in
các loại sách báo tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền giác ngộ đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước và Công Đoàn Việt Nam tới các đoàn viên công đoàn
và người lao động.
Trải qua 20 năm hoạt động Công ty được TLĐLĐVN đầu tư cho 2 máy in
cuộn để in báo Lao động bằng nguồn vốn viện trợ của Tổng công hội Trung
Quốc. Khi đó nhà in có công suất quy mô nhỏ như một phân xưởng.
Năm 1972, nhân dân ta đang phải chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ném
bom B52 của đế quốc Mỹ nhằm phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó ban bí thư
TW phải quyết định trưng dụng 2 máy in cuộn để xây...
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty in Công đoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
Luận văn
Đặc điểm tổ chức sản xuất
kinh doanh của công ty ty in
Công đoàn
3
Phần 1
Tổng quan về công ty in Công đoàn
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty in Công đoàn
1. Vài nét về lịch sử phát triển của Công ty in Công đoàn
Công ty in Công đoàn là doanh nghiệp thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động
Việt Nam, tiền thân là nhà in Lao Động được thành lập từ ngày 28/8/1945 để in
các loại sách báo tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền giác ngộ đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước và Công Đoàn Việt Nam tới các đoàn viên công đoàn
và người lao động.
Trải qua 20 năm hoạt động Công ty được TLĐLĐVN đầu tư cho 2 máy in
cuộn để in báo Lao động bằng nguồn vốn viện trợ của Tổng công hội Trung
Quốc. Khi đó nhà in có công suất quy mô nhỏ như một phân xưởng.
Năm 1972, nhân dân ta đang phải chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ném
bom B52 của đế quốc Mỹ nhằm phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó ban bí thư
TW phải quyết định trưng dụng 2 máy in cuộn để xây dựng cơ sở phòng in báo
Nhân dân phục vụ cho công tác chính trị tư tưởng của Đảng tại tỉnh Hoà Bình.
Giai đoạn từ 1976- 1989 công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, mọi hoạt
động của Công ty đều do TLĐLĐVN cấp về số lượng báo in, chủng loại sản
phẩm, các loại nguyên vật liệu đầu vào, công ty chỉ còn thực hiện công việc in với
công suất khá cao (80% công suất thiết kế ). Lực lượng công nhân ở đây tương
đối lớn, sản phẩm chủ yếu là báo Lao Động, tạp chí, sách giáo khoa. Trong thời
gian này công ty phát triển khá mạnh mẽ, đời sống của cán bộ công nhân viên khá
ổn định và tương đối cao, cụ thể :
Sản lượng năm 1989 đạt 200 triệu trang trong đó :
- Báo các loại đạt : 60%
- Sách giáo khoa đạt : 20%
- Tập san đạt : 10%
- Văn hóa phẩm đạt : 10%
4
Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Công ty đã
có những chuyển biến cơ bản cả về hình thức và nội dung hoạt động thích ứng với
quá trình phát triển của đất nước.
Năm 1994 TLĐLĐVN đã phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở
rộng Công ty in Công Đoàn phù hợp với tình hình của đất nước ta lúc đó. Ban
lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã không ngừng phấn
đấu, học hỏi và sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị
trường và thị hiếu độc giả. Đứng trước không ít khó khăn và thử thách, nhưng
công ty đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng cả về số lượng cũng như
thể loại. Đối với Nhà nước công ty luôn làm tròn nghĩa vụ, hoàn trả vốn và lãi cho
ngân hàng đúng qui định và kỳ hạn. Phương châm đặt ra của công ty “Khách hàng
là thượng đế” và đã thể hiện được vai trò và thế mạnh của mình trên thị trường
với công suất đạt 3 tỉ /năm, có thể nói phát đạt hơn nhiều so với các cơ sở in khác
trong nước.
Bên cạnh những bước tiến khá mạnh mẽ, song công ty còn gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động cạnh tranh gay gắt với những công ty khác trong cả nước. Thống kê
cho thấy toàn quốc có khoảng 400 cơ sở in, riêng Hà Nội có 85 cơ sở cùng với nhiều
công ty in khác nổi tiếng như công ty in Tiến bộ, xí nghiệp in số 2...
Vấn đề công nghệ công ty còn gặp nhiều khó khăn so với các công ty khác
trong cả nước, do đó phải làm như thế nào để duy trì kịp thời thích ứngvới tình
hình biến đổi chung trong tình hình kinh tế nước nhà. Nguồn vốn của công ty còn
hạn chế, eo hẹp, tay nghề công nhân chưa cao, máy móc thiết bị cũ kỹ chưa đồng
bộ, khiến công ty rơi vào tình trạng khá khó khăn trong việc đổi mới cơ sở vật
chất và nâng cao tay nghề cho công nhân. Đứng trước những thử thách lớn lao đó,
với những công trình khảo sát thực tế của ban lãnh đạo công ty ở nhiều nơi trong
cả nước, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty không hề giảm sút mà phát
triển theo chiều hướng tốt cụ thể là :
5
Đơn vị tính : 1000đ
1997 1998 1999
DT thuần 13.680.403 13.539.059 20.739.774
GV hàng bán 13.118.209 13.086.930 19.853.138
Lãi 562.194 452.129 886.636
Chi phí QL 117.606
Vốn KD 6.096.095 2.325.632 4.434.727
Thuế phải nộp 445.842 356.265 742.127
Thu nhập BQ 882 869 950
2. Nhiêm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty in Công đoàn với ngành nghề chủ yếu là gia công in ấn. Vào tháng
9/1997 công ty in Công đoàn chính thức đổi tên là : Công ty in Công đoàn, thay
thế cho tên cũ là: Xí nghiệp in công đoàn
Địa điểm. : 169 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại : 8514997 - Fax : 8571820
Tài khoản : - 710D00541 Ngân hàng Công thương Đống Đa, Hà Nội
-79310460 Sở giao dịch ngân hàng ĐTPT Việt Nam
Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu nhất là báo
Lao động, sách, văn hoá phẩm... ngoài ra công ty còn in và đóng các loại sách của
nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Hà Nội, nhà xuất bản Kim
Đồng...
Công ty in Công Đoàn và báo Lao Động được TLĐLĐVN quan tâm và lãnh
đạo.. Công ty thực hiện quản lý theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự
hoàn vốn, tự bù đắp các chi phí, thực hiện bảo toàn và phát triển số vốn được
giao.
6
Công ty áp dụng cơ chế quản lý thị trường, bộ máy điều hành quản lý hoạt
động theo cơ chế của doanh nghiệp Nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Công ty xác định xây dựng và thực hiện phân phối lao động, đảm bảo công
bằng xã hội và quan tâm đến đời sống của công nhân viên cùng các hoạt động xã
hội, áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao tay nghề và trình độ văn hóa
cho công nhân viên. Mở rộng quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tế trong và
ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc CNH -
HĐH đất nước.
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
1. Đặc điểm về qui trình công nghệ
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng
nâng cao và nhu cầu về sách báo, tạp chí và ấn phẩm văn hoá khác cũng ngày
càng tăng. Trên thị trường hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp in, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp in phải không ngừng nâng
cấp quy mô sản xuất, đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại, hợp lý và đồng
bộ, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ cao. Công ty in Công Đoàn
cũng đã có những đổi mới trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường. Quy trình sản xuất kinh doanh
của công ty là một quy trình khép kín:
Bước 1: Khách hàng tới liên hệ với phòng kế hoạch vật tư để đặt in, hai
bên thoả thuận giá cả nếu thống nhất thì phòng kế hoạch lập hợp đồng trình giám
đốc ký duyệt.
Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên, phòng kế hoạch lập
lệnh sản xuất và triển khai sản xuất từ khâu chế bản in đến khi sản phẩm in được
thực hiện. Quy trình sản xuất được tiến hành qua 3 phân xưởng:
Chế bản In offset Đóng sách
Phân xưởng chế bản
7
Khách hàng phải đưa mẫu, ảnh hoặc bản thảo maket để cán bộ quản lý lần...
lượt thực hiện qua các khâu:
Bắt đầu từ phòng vi tính: nếu là chữ phải qua vi tính đánh máy chữ in lên
bản bông rồi qua nhiều lần kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì đưa tiếp lên đánh trên
giấy can mỏng, sau đó lại đưa khách hàng kiểm tra lại, nếu đạt tiêu chuẩn thì
chuyển sang khâu tiếp.
Khâu bình bản: công nhân kỹ thuật đưa phim vào bình rồi ghim lại theo ý
định của người in, nếu là ảnh phải bình trên phim, căn bao nhiêu màu thì mẫu ảnh
đó phải qua bấy nhiêu phim lần lượt xếp ra, sau đó đưa ra phơi. Trước khi phơi
phải kiểm tra kỹ và đặt sát các ánh sáng sao cho trùng khít lên nhau rồi lại phải
bình lại mới chuyển đi phơi.
Khâu phơi: mỗi bản đã được bình rồi thì được phơi trên một tấm kẽm và
đưa lên bàn phơi, sau đó chiếu đèn leon có ánh sáng cực mạnh, dưới ánh đèn các
phần tử không in bị huỷ diệt, còn các phần tử in được giữ lại trên tấm kẽm có phủ
màng cảm quang. Sau khi phơi song đưa ra bàn rửa bằng dung dịch tẩy sạch bẩn
và lớp quang, đưa tiếp vào máy để sấy tấm kẽm đó rồi chuyển qua khâu tiếp theo.
Phân xưởng in offset
Sau khi đã sấy xong thì các bán thành phẩm được chuyển xuống phân xưởng
in. Tuỳ khách hàng yêu cầu mức độ in mà bố trí máy in cho phù hợp. Chế độ pha
màu của công ty dựa trên bốn màu cơ bản: vàng, đỏ, xanh, đen.
Nếu in ở máy một màu, khi in ảnh phải qua bốn lần mới ra ảnh khách yêu
cầu. Nếu in ở máy 4 màu (4/4) thì chỉ cần lập bản kẽm vào máy và qua các công
đoạn in truyền của máy là ra được sản phẩm ta cần mà không phải in qua nhiều
lần. Nếu sản phẩm là báo chí cần phải đưa vào máy coroman và in một lần ra luôn
2 tờ liền một lúc và có máy ảnh, gây tự động ra ngay sản phẩm mà không phải
qua nhiều công đoạn khác. Đây là dây chuyền hiện đại nhất của công ty đã được
đưa vào hoạt động, sau đó sản phẩm đưa xuống phân xưởng tiếp theo.
Phân xưởng đóng sách:
8
Tại phân xưởng đóng sách số lượng in ra ít thì công nhân của phân xưởng có
thể đóng bằng tay, tự khâu và gia công. Nếu số lượng lớn thì phải đóng bằng máy
tự động mới được nhập từ Nam Triều Tiên về. Sau khi đóng xong và hoàn thiện
phần còn lại của sản phẩm, ra được sản phẩm cuối cùng phải qua khâu kiểm tra
chất lượng (OTK) để xem xét sản phẩm của công ty đã phát hành được chưa. Nếu
được rồi có thể chuyển cho khách hàng ngay hoặc chuyển bằng hệ thống thang
máy và người vận chuyển chờ ngày xuất kho.
Qua đây chúng ta có thể hiểu được phần nào về công việc in và quá trình tạo
ra sản phẩm của công ty như thế nào.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng bao gói ở phân xưởng sách, ấn phẩm hoàn
chỉnh nhập kho thành phẩm.
Bước 4: Phân xưởng sách chuyển lệnh sản xuất mẫu ấn phẩm tương ứng
về phòng kế toán tài vụ thanh toán hợp đồng giao cho khách hàng.
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Công tác quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh có vai trò vô
cùng quan trọng, có tác dụng đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng nhanh doanh thu
với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sử dụng vốn.
Thị trường cung ứng NVL phải đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy
cách, nếu thiếu NVL thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, không thể thực hiện
được. Hiện nay công ty đang sử dụng các loại vật liệu sau:
Mực in(nhập từ Nhật, Đức, Trung quốc...)
Kẽm (nhập từ Bungary, Đức Nhật...)
Giấy (nhập từ thị trường trong nước và nước ngoài...)
Các NVL hầu hết được nhập từ nước ngoài, chỉ riêng có phần giấy in là nhập từ
nhà máy giấy Bãi Bằng và công ty giấy Tân Mai. Nguyên vật liệu chính của công ty
là giấy, mực in, cao su offset, phim lade, hoá chất và vật liệu khác. Khi có nhu cầu
công ty đã được thị trường cung ứng lượng NVL đầu vào một cách đầy đủ.
9
Công ty đã đề ra kế hoạch lựa chọn những nhà cung cấp, công ty cung cấp
chủ yếu là nhà máy giấy Bãi Bằng và công ty giấy Tân Mai dùng in các loại sách,
còn in báo đòi hỏi chất lượng giấy cao hơn nên công ty phải nhập giấy của Thụy
Điển, Singapo, Indonexia. Việc mua NVL dựa trên nguyên tắc ở đâu chất lượng
đảm bảo phù hợp với sản xuất, giá cả phải chăng thì ta nhập vào, điều này góp
phần làm giảm chi phí NVL đầu vào làm giảm giá thành, tăng cường sức cạnh
tranh trên thị trường. Điều quan trọng là công ty phải nhập được NVL chất lượng
cao đảm bảo các chỉ tiêu thông số kỹ thuật phục vụ quá trình in. NVL dự trữ được
công ty quản lý và tiếp nhận tốt vì đây là bước chuyển giao giữa bộ phận mua và
bộ phận quản lý doanh nghiệp. Công ty tổ chức tốt công tác tiếp nhận NVL sẽ tạo
điều kiện cho thủ kho nắm bắt được số lượng, chủng loại cũng như quy cách NVL
nhằm tránh không bị lẫn lộn các NVL giúp thủ kho thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình. Việc giao nhận, biên bản lập ra được xác nhận bởi người giao của công ty
bán hàng, bộ phận KCS và thủ kho. Công tác xây dựng NVL căn cứ vào lượng
nguyên vật liệu định mức tiêu dùng trong quá trình in ấn, do đó lượng tiêu hao ở
mỗi quá trình là khác nhau. Công ty phải xác định lượng NVL trong quá trình sản
xuất của từng tháng, quý, năm, định ra lượng NVL chi trả. Tuy nhiên phải căn cứ
vào lượng phát hành để giúp công ty xác định được lượng NVL cần thiết. Công ty
đưa ra chế độ kiểm kê định kỳ NVL qua đó đánh giá được chất lượng, số lượng
NVL dự trữ trong kho. Dựa vào nhu cầu của từng phân xưởng lượng NVL được
cấp phát theo nhu cầu sản xuất, thực hiện tốt chính sách xuất hết NVL theo giá
thực tế. Như vậy công tác tổ chức cấp phát NVL của công ty luôn đảm bảo tính
đồng bộ, chủ động sáng tạo trong sản xuất giúp cho quá trình quản lý các mặt
hoạt động đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao, kinh doanh có chất lượng, tăng vòng
quay và phát triển bảo toàn vốn.
10
3. Đặc điểm về lao động
Chỉ tiêu
Số lượng
(người)
% của tổng
số.
1. Tổng số lao động của công ty 186 100
Số lao động nam 100 53.76
Số lao động nữ 86 46.24
2. Lao động gián tiếp 36 19.35
Cán bộ quản lý 22 11.8
Phụ trợ 14 7.35
3. Lao động trực tiếp 150 80.65
Thợ bậc cao đang học bồi dưỡng chuyên ngành 10 5.73
Thợ bậc 1 và học nghề 29 15.68
Thợ bậc 2 48 25.77
Thợ bậc 3 43 23.09
Thợ bậc 4 7 3.76
Thợ bậc 5 6 3.22
Thợ bậc 6 22 11.82
Thợ bậc 7 6 3.22
4.Trình độ đại học 22 11.82
Đang học đại học 36 19.35
5. Đảng viên 7 3.76
Nhìn chung bộ máy của công ty gọn nhẹ, trình độ chuyên môn cao được
đào tạo qua các trường đại học trong và ngoài nước rất phù hợp với xu thế hiện
nay. Số lượng công nhân trực tiếp có tay nghề cao với độ tuổi trung bình là 31,
công ty đã tổ chức cho công nhân lao đông 3 ca/ngày, ngoài ra còn tổ chức cho
anh em công nhân lao động làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó
11
công ty đã sử dụng có hiệu quả các đòn bẩy các lợi ích kinh tế khuyến khích
người lao động, tránh tình trạng sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng một cách
tuỳ tiện.
4. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Số màu Nước sản xuất Công suất thực tế
Máy phơi 02 Đức, Nhật
Máy sấy 01 Việt Nam
Máy vi tính 05 Asian
Máy 16 trang 01 5 Đức 7000 tờ/giờ
Máy 16 trang 01 4 Nhật 15000 tờ/giờ
Máy 8 trang 03 1 Nhật 5000 tờ/giờ
Máy 4 trang 03 1 Nhật 4000 tờ/giờ
Máy Coroman 01 12 Đức 36000 tờ/giờ
Máy xén 1 mặt 03 Đức, TQ 120 nhát/tờ
Máy xén 3 mặt 02 Đức, TQ 400 nhát/tờ
Máy gấp 01 Đức 7000 tờ/giờ
Máy khâu chỉ 02 TQ 1000 tay sách/giờ
Máy đóng thép 04 TQ 500 cuốn/giờ
Máy ép sách 01 TQ
Máy vào bìa 01 TQ 2500 cuốn/giờ
Nhìn chung máy móc thiết bị phục vụ in ấn có giá trị lớn, cấu tạo phức tạp,
tính năng hiện đại, vận hành khó đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tương đối
mới có thể sử dụng thành thạo và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của nó.
5. Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu nguồn vốn
12
Công ty in Công Đoàn là một doanh nghiệp nhà nước vì vậy ngoài nguồn
vốn tự có, nguồn vốn vay, hàng năm công ty vẫn được bổ xung thêm bằng nguồn
vốn do nhà nước cấp. Cụ thể :
Vốn điều lệ 8.882.847.491 đồng
Vốn cố định 8.363.822.529 đồng
Vốn lưu động 519.024.962 đồng
Vốn kinh doanh 6.552.861.418 đồng
Ngân sách cấp 1.150.000.000 đồng
Tự bổ xung 1.344.039.710 đồng
Vốn liên doanh 5.117.308.702 đồng
Tiền mặt 440.610.850 đồng
Tiền gửi ngân hàng 910.071.935 đồng
Để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình thì hàng năm công ty phải
thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi từ đó công ty trích
khấu hao tài sản cố định trên 20%. Bên cạnh đó công ty cần hoàn thiện nâng cao
trình độ cán bộ quản lý và thợ để tăng tỉ lệ thợ lành nghề, giảm bớt các chi phí
trung gian cũng như giảm bớt mức độ sản phẩm hỏng của công ty đồng thời luôn
luôn đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất nâng cao năng suất … giảm chi phí,
hạ giá thành để đạt hiệu quả kinh tế cao.
13
III. Đặc điểm về tổ chức quản lý của công ty
1. Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh của công ty in Công đoàn
2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
Giám đốc công ty in Công đoàn được Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN bổ
nhiệm thay mặt TLĐ quản lý công ty theo chế độ thủ trưởng cấp cao nhất, chịu
trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu. Nhiệm vụ của giám
đốc là trên cơ sở tiềm lực hiện có của công ty phát huy tinh thần sáng tạo, đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế trong điều kiện hiện
nay. Giám đốc phải phân tích và nắm bắt nhanh mọi biện pháp đổi mới công nghệ
nâng cao năng lực quản lý và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Phòng tổ chức hành chính
Là phòng chức năng tham mưu cho giám đốc và các công tác:
- Công tác nhân sự
Giám đốc
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng kỹ
thuật cơ điện
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế hoạch
vật tư
Phân xưởng sách Phân xưởng chế bản Phân xưởng in Kho thành phẩm
Bình
bản
Vi
tính
Phơi
bản
Máy
Toshiba
Máy
Coroman
Máy
5màu
Tổ
OTK
2 tổ
sách, 1
tổ lồng
báo
Tổ
gấp,
xén
14
- Công tác tổ chức cán bộ
- Công tác đào tạo
- Công tác BHXH và an toàn lao động
- Công tác bảo vệ
- Công tác hành chính quản trị
. Nhiệm vụ của phòng tổ chức là đảm bảo cho công ty thường xuyên có đủ
cán bộ và lao động. Kết hợp với phòng ban, phân xưởng bố trí phân công lao
động hợp lý đảm bảo cho sản xuất, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương,
lập và quản lý chặt chẽ hồ sơ lý lịch của công nhân viên. Tiến hành kiểm tra theo
dõi việc thực hiện các định mức lao động, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành,
đơn giá sản phẩm, làm khoán, làm gia công.
. Nhiệm vụ của phòng hành chính là giải quyết các công việc về hành chính
của công ty. Các loại giấy tờ, công văn phòng hành chính phải trực tiếp quản lý
và theo dõi đảm bảo bí mật, an toàn tài liệu, con dấu của công ty.
Phòng kế toán tài vụ
Có nhiệm vụ tổ chức kế toán thống kê trong toàn công ty một cách hợp lý.
Phổ biến và hướng dẫn toàn công ty quán triệt và ngiêm chỉnh chấp hành các chế
độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính. Cụ thể : hướng dẫn thanh toán NVL, chấp
hành chế độ bảo quản xuất nhập và sử dụng vật tư. Kiểm tra việc sử dụng đúng
quỹ tiền lương, tính chính xác và thanh toán cho người lao động đúng thời hạn.
Tổ chức hạch toán tài sản cố định, theo dõi nắm bắt số tài sản của công ty. Hạch
toán thu chi tiền mặt, các khoản vay, tính toán và nộp đủ các khoản phải nộp cho
ngân hàng theo đúng qui định, đồng thời thực hiện đúng chế độ quản lý tiền mặt.
Đôn đốc kiểm kê tài sản hàng năm theo đúng định kỳ chế độ kế toán mới.
Phòng kế hoạch vật tư :
Là phòng chức năng có nhiệm vụ trọng yếu là tham mưu cho giám đốc trong
việc xây dựng các kế hoạch về sử dụng vốn đầu vào và đầu ra của các hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
15
Nhiệm vụ của phòng kế hoạch vật tư là dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật lao
động thiết bị hiện có để lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, nắm bắt kế
hoạch, ổn định sản xuất cho từng tháng, quý, năm. Cán bộ giao dịch hướng dẫn
khách hàng lập dự trù in và điều chỉnh khuôn mẫu cho phù hợp. Tính toán toàn bộ
giá thành sản phẩm một cách sơ lược để khách hàng dự trù chi phí.
Phòng kỹ thuật cơ điện - KCS
Giúp giám đốc lập kế hoạch lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xây
dựng quy trình thao tác vận hành thiết bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, theo dõi
nguyên nhân hư hỏng và lập kế hoạch sửa chữa hàng năm, lập kế hoạch mua phụ
tùng thay thế các thiết bị có chi tiết hư hỏng, đảm bảo tiến độ sản xuất được liên
tục. Xây dựng quy trình công nghệ dây truyền sản xuất cho từng công đoạn phù
hợp với từng loại sản phẩm.
Các phân xưởng: là cấp quản lý, dây truyền sản xuất của công ty có
nhiệm vụ tổ chức quản lý mọi hoạt động của phân xưởng nhằm thực hiện hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo số lượng chất lượng, tiến độ sản xuất.
16
Phần 2
Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
tại công ty in công đoàn
1. Khái quát công tác kế toán
Công tác kế toán tại Công ty in Công đoàn hiện nay được tổ chức theo hình
thức bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán
của công ty bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết và lập báo cáo tài chính
đều được thực hiện tại phòng kế toán của công ty. Tất cả các tài liệu, chứng từ
ban đầu đều được thu thập và tập trung tại phòng kế toán để xử lý. Công ty in
Công đoàn là một xí nghiệp vừa và nhỏ nên việc tổ chức công tác kế toán theo
hình thức tập trung là phù hợp, đảm bảo sự tập trung thống nhất, việc tổng hợp số
liệu sẽ nhanh chóng, kịp thời thuận tiện cho việc áp dụng các phương tiện tính
toán hiện đại vào trong công tác kế toán. Đồng thời làm cho bộ máy kế toán gọn
nhẹ, tiết kiệm được chi phí hạch toán
Mô hình bộ máy kế toán :
.
Hình thức kế toán hiện nay công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
Theo hình thức này các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở các chứng từ
gốc đều được phân loại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ sau đó sử dụng các
chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái.
Sổ kế toán gồm : - Chứng từ ghi sổ
Kế toán trưởng
. Kế toán chi phí Kế toán tổng hợp Kế toán tiền
lương- công nợ
Kế toán NVL công
cụ dụng cụ
17
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ kế toán chi tiết
- Sổ cái
Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu
Về hệ thống tài khoản công ty sử dụng 34 tài khoản, với những tài khoản chi
tiết đến cấp 2. Bao gồm: 111, 112 (1121,1122,1123), 131, 133, 138, 139, 141,
152, 153, 211, 214, 241, 311, 333, 334, 335, 336, 338, 341, 411, 414, 415, 421,
511, 621, 622, 627, 631, 642, 821, 911.
2. Nhiệm vụ của nhân viên kế toán
Chứng từ gốc
Bảng kê chứng từ gốc cùng loại Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết
Sổ cái Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối SPS
Báo cáo tài chính
18
Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách chỉ đạo trực
tiếp toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính ở doanh nghiệp, có nhiệm vụ
cung cấp thông tin kế toán và giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh tế để đề ra
được các quyết định kinh tế.
Kế toán chi phí phải thực hiện việc ghi chép kế toán tập hợp chi phí sản
xuất trực tiếp và tính giá thành của sản phẩm.
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
NVL là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được cho sản
xuất. Nó là yếu tố chính nhằm tạo ra sản phẩm. Công tác kế toán NVL tại công ty
do một cán bộ kế toán chuyên trách đảm nhiệm có nhiệm vụ tổ chức ghi chép
phản ánh những số liệu về tình hình xuất, nhập, và tồn kho, kiểm tra mức độ bảo
quản, phát hiện mức thừa, thiếu nếu có để đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý.
Kế toán tiền lương, công nợ
Tiền lương là một yếu tố rất quan trọng trong việc tái tạo sức lao động. Tiền
lương là cơ sở để người lao động làm việc hăng say, gắn bó với công việc. Dựa
vào thang bảng lương, kết quả sản xuất kinh doanh nhân viên kế toán tiền lương
sẽ tính lương được hưởng cho cán bộ công nhân viên, thực hiện ghi chép kế toán
tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản liên quan đến chi phí nhân
công. Đồng thời còn có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ của khách hàng đối
với công ty cũng như của công ty đối với người cung cấp.
Kế toán TSCĐ
Nhân viên kế toán có nhiệm vụ tổ chức ghi chép để phản ảnh một cách
chính xác đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có,
tình hình tăng, giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ doanh nghiệp. Phản
ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ, tính toán phân bổ kết chuyển số khấu hao
TSCĐ vào chi phí trong kỳ. Lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa
TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chi phí sửa chữa TSCĐ. Và tham gia
kiểm kê đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết.
19
Kế toán tổng hợp
Dựa vào chứng từ gốc kế toán tổng hợp phải tập hợp chúng vào bảng kê
chứng từ gốc cùng loại từ đó vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sổ cái sẽ là cơ sở để
kế toán tổng hợp lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết
minh báo cáo tài chính, và bảng lưu chuyển tiền tệ.
3. Một số khảo sát về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty in Công
đoàn năm 1999.
Chỉ tiêu
Cơ cấu vốn.
TSCĐ/ Tổng tài sản 76.17 %
TSLĐ/ Tổng tài sản 23.83%
Tỉ suất lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu 2.49%
Tỉ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh 2.68%
Tình hình tài chính
Tỉ lệ nợ phải trả/Tổng tài sản 81.29%
TSLĐ/Nợ ngắn hạn 73.59%
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần/giá trị TSCĐ 1.56%
Tỉ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Doanh thu thuần/giá trị tổng tài sản 1.04%
20
Phần 3
Tình hình thực hiện các nghiệp vụ
hạch toán kế toán
I. Kế toán nghiệp vụ mua NVL
1. Chứng từ sử dụng:
Hoá đơn mua hàng, Phiếu nhập, Phiếu chi...
2. Tài khoản sử dụng: 111, 112, 133, 141, 152, 331, 311...
3. Trình tự kế toán
111, 112, 141, 331 152,153 621
Trị giá NVL-CCDC nhập kho Trị giá NVL-CCDC XK
133 cho sản xuất
Thuế GTGT
đầu vào
II. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1. Chứng từ sử dụng :Bảng thanh toán lương, Bảng chấm công, Phiếu xác nhận
sản phẩm hoàn thành....
2. Tài khoản sử dụng: 111, 141, 334, 338...
3. Trình tự kế toán
111 334 622
Thanh toán ti n l ng CP nhân công tr c
141
T m
338
Trích BHXH, BHYT,
21
III. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
1. Tài khoản sử dụng: 621, 622, 627, 631, 911
2. Trình tự kế toán
621 631 911
622
627
IV. Kế toán tài sản cố định
1. Tài khoản sử dụng: 211, 111, 112, 214 ...
2. Trình tự kế toán
411 211 214
111,112,331,341 821
214
241
V. Kế toán phân phối và xác định kết quả
1. Tài khoản sử dụng: 333, 411, 414, 415, 421, 911...
2. Trình tự kế toán.
111,112 333 421 631 911 511
22
411 642
Kết luận
Trải qua hơn 50 hoạt động, là một doanh nghiệp nhà nước chuyển từ cơ chế
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường công ty in Công Đoàn đã không ngừng
cố gắng phấn đấu để có thể đứng vững trên thị trường. Công ty đã trở thành một
công ty in có tiếng vang lớn trên thị trường in ấn phục vụ cho công tác văn hoá tư
tưởng của xã hội. Việc không ngừng xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thay đổi quy
trình công nghệ sản xuất cùng với việc nâng cao trình độ tổ chức của bộ máy quản
lý và tay nghề công nhân công ty đã đẩy nhanh được sự phát triển của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty ty in Công đoàn.pdf