Tài liệu Luận văn Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán ở công ty in hàng không: 1
Luận văn
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN Ở CÔNG TY IN
HÀNG KHÔNG
2
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những
kiến thức đã được trang bị trong nhà trường để giải quyết một vấn đề cụ thể của
thực tiễn, trên cơ sở đó củng cố kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt
cách thức tổ chức kế toán trong từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, từ đó phân
tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và đề ra các kiến nghị giải quyết
những tồn tại của cơ sở thực tập, đợt thực tập này là sự kết hợp giữa nhà trường
với thực tế, giữa những vấn đề quản lý chung với vấn đề kế toán, kiểm toán và
những chức năng khác của quản lý.
Từ mục tiêu và ý nghĩa đó, em đã chọn Công ty In Hàng Không là cơ sở thực
tập của mình. Trong quá trình thực tập, ngoài việc sử dụng phương pháp chung là
phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa cái chung với cái
riêng, giữa nghiên cứu tại một t...
20 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán ở công ty in hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN Ở CÔNG TY IN
HÀNG KHÔNG
2
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những
kiến thức đã được trang bị trong nhà trường để giải quyết một vấn đề cụ thể của
thực tiễn, trên cơ sở đó củng cố kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu và nắm bắt
cách thức tổ chức kế toán trong từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, từ đó phân
tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và đề ra các kiến nghị giải quyết
những tồn tại của cơ sở thực tập, đợt thực tập này là sự kết hợp giữa nhà trường
với thực tế, giữa những vấn đề quản lý chung với vấn đề kế toán, kiểm toán và
những chức năng khác của quản lý.
Từ mục tiêu và ý nghĩa đó, em đã chọn Công ty In Hàng Không là cơ sở thực
tập của mình. Trong quá trình thực tập, ngoài việc sử dụng phương pháp chung là
phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa cái chung với cái
riêng, giữa nghiên cứu tại một thời điểm với nghiên cứu cả quá trình vận động của
đơn vị, em còn sử dụng phương pháp riêng có sự hỗ trợ của các bảng biểu, đồ thị...
nhằm minh hoạ rõ hơn vấn đề được nghiên cứu để trình bày một cách tổng quan về
đơn vị đang thực tập, từ đó thấy được chức năng cũng như mối quan hệ giữa các bộ
phận, cá nhân trong đơn vị với vấn đề kế toán, kiểm toán.
Với yêu cầu và phạm vi nghiên cứu trên, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội
dung Báo cáo này tập trung vào các vấn đề sau :
Đặc điểm về quá trình hình thành và của Công ty In Hàng Không.
Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở
Công ty Hàng Không.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty In Hàng Không.
3
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG.
Công ty In Hàng Không là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế
độc lập, tự chủ về mặt tài chính và có tư cách pháp nhân. Công ty được thành
lập theo giấy phép số 1022/HĐQT ngày 30/06/1997 của HĐQT Tổng cục Hàng
Không Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 100497 ngày 27/09/1994 của UBKH
thành phố Hà Nội.
Công Ty là một doanh nghiệp in tổng hợp của ngành Hàng Không dân
dụng Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là in vé máy bay; các ấn phẩm,
sách báo, tạp chí chuyên ngành; các giấy tờ sổ sách...
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN
HÀNG KHÔNG.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty In Hàng Không là một chuỗi
liên tiếp những biến đổi tích cực trên các mặt : chức năng hoạt động, quy mô và
thị trường, hiệu quả hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên, công nghệ sản
xuất... Tất cả tạo thành một chỉnh thể thống nhất, riêng có phản ánh một cách
tổng thể, đầy đủ sự lớn mạnh không ngừng của Công ty In Hàng Không.
Công ty In Hàng Không, tiền thân là xưởng in Hàng Không, được thành lập
ngày 01/01/1985, theo quyết định số 250/TCHK của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hàng Không dân dụng Việt Nam.
4
Ngày 03/04/1990, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt
Nam ký quyết định số 174/TCHK chuyển xưởng In Hàng Không thành Xí
nghiệp In Hàng Không trực thuộc Tổng cục Hàng Không, có tên giao dịch quốc
tế là : AVIATION PRINTING COMPANY.
Để đáp ứng nhu cầu của ngành Hàng Không dân dụng Việt Nam là các
chứng từ, ấn phẩm ban đầu của ngành phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, ngày
01/01/1991, Xí nghiệp được cục Hàng Không dân dụng Việt Nam quyết định
đầu tư thêm thiết bị, chuyển từ công nghệ in TYPO là chủ yếu sang in OFFSET
là chủ yếu với thiết bị đồng bộ nhập từ Cộng Hoà Liên Bang Đức, đã đưa công
suất từ 30.000.000 lên 150.000.000 trang in mỗi năm và đã in được các chứng
từ, ấn phẩm... cao cấp của ngành Hàng Không.
Ngày 14/09/1994, Xí nghiệp In Hàng Không chính thức đổi tên thành Công
ty In Hàng Không với phương châm hoạt động là sản xuất và hoạt động theo
đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, tiến độ và thời gian giaohàng cho khách.
Từ một cơ sở in TYPO nhỏ bé của Binh đoàn 678 Bộ Quốc Phòng chuyển
sang, sau 16 năm xây dựng Công ty In Hàng Không đã có một cơ ngơi bề thế
trên mặt bằng có diện tích 4000m2 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Công ty đã đầu
tư hàng chục tỷ đồng xây dựng 2500m2 nhà xưởng và các công trình phụ trợ
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và phúc lợi, trong đó có hai toà
nhà ba tầng với tổng diện tích 300m2. Công ty mở rộng văn phòng đại diện chi
nhánh phía Nam tại 85 đường Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh và thành lập xưởng giấy trên diện tích mặt bằng khoảng
2000m2 chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng về giấy cho ngành Hàng
Không và cho nhu cầu của xã hội.
Từ chỗ chỉ in được các ấn phẩm đơn giản như chứng từ, hoá đơn và tờ tin
Hàng Không, đến nay Công ty đã đảm nhận in được tất cả các sản phẩm cao cấp
phục vụ ngành Hàng Không gồm cả vé máy bay; các sản phẩm bao bì, nhãn mác
bằng PP, PE, OPP; màng xốp; các loại giấy hộp, khăn giấy thơm, giấy vệ sinh
5
các loại... Riêng mặt hàng khăn giấy thơm của Công ty đã nhận được hai huy
chương vàng tại hội chợ Thương mại toàn quốc năm 1997 và 1999. Hiện nay,
Công ty có hàng trăm bạn hàng thường xuyên ở khắp mọi miền đất nước và
bước đầu ký hợp đồng in sản phẩm cho nước bạn Lào.
Sự phát triển của Công ty không chỉ qua các yếu tố về quy mô mà còn về chất
lượng hoạt động kinh doanh, thể hiện qua một số chỉ tiêu tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh qua các năm :
Chỉ tiêu Năm1990 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Doanh thu 850.000.000 17.000.000.000 18.000.000.000 23.000.000.000
Lợi nhuận 200.000.000 1.100.000.000 1.075.000.000 900.000.000
Thu nhập bình quân của người lao động tăng đáng kể từ 400.000
đồng/người năm 1990 lên 1.500.000 đồng/người năm 2000. Công ty đã thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước và theo kế hoạch cấp trên giao và luôn
đảm bảo việc làm, đời sống, phúc lợi và các chế độ khác cho người lao động.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên đến nay tăng gần mười lần so với lúc ban
đầu, từ 23 lên 229 người. Trong đó, số cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại
học và trên đại học được đào tạo chuyên ngành in trong và ngoài nước chiếm
30%, số công nhân kỹ thuật chuyên ngành từ bậc hai đến bậc bảy chiếm 65% và
100% công nhân kỹ thuật có trình độ trung học trở lên được đào tạo ngắn hạn và
dài hạn chuyên ngành in.
Để đáp ứng được yêu cầu của ngành cũng như nhu cầu của xã hội, Công ty
đã không ngừng đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư các dây chuyền in hiện đại.
Từ chỗ ban đầu chỉ có ba máy in TYPO do Trung Quốc chế tạo, được sự giúp
đỡ của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, Cục Hàng Không dân dụng Việt
Nam, Bộ VH- TT và các cơ quan ban ngành Trung ương, đến nay Công ty đã
xây dựng được năm phân xưởng hoàn thiện và đồng bộ, đã tạo lập được dây
6
chuyền in OFFSET khép kín gồm năm máy in OFFSET hiện đại do Cộng Hoà
Liên Bang Đức, Cộng Hoà Pháp chế tạo, hai dây chuyền in FLEXO hiện đại do
Mỹ và Đài Loan chế tạo, ba dây chuyền gia công và sản xuất giấy. Năm 2001,
Công ty dự kiến đầu tư chiều sâu dây chuyền in FLEXO thực hiện ở quý II và
quý III với tổng số vốn đầu tư dự kiến là 15.000.000.000 đồng nhằm đáp ứng thị
trường của ngành về sản lượng và chất lượng cũng như thị trường ngoài ngành ở
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Qua 16 năm xây dựng và phát triển, khoảng thời gian không dài ấy đã đánh
dấu bước trưởng thành nhanh chóng, sự cố gắng vươn lên không ngừng với biết
bao khó khăn của Công ty In Hàng Không để tự khẳng định vị trí, vai trò của
mình trong sự nghiệp xây dựng ngành Hàng Không và ngành In Việt Nam.
7
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT.
Là một doanh nghiệp in chuyên ngành trực thuộc Tổng Công ty Hàng
Không Việt Nam, Công ty In Hàng Không tiến hành tổ chức sản xuất dưới hai
hình thức :
Theo dự toán : Các công việc in vé, chứng từ, sổ sách và các ấn phẩm, tạp
chí cho ngành Hàng Không theo kế hoạch; sản phẩm làm ra được nghiệm thu và
quyết toán theo đơn giá được duyệt.
Kinh doanh : Các công việc in ấn, khai thác thị trường thông qua các hợp
đồng kinh tế và theo chế độ hạch toán kinh doanh.
Như vậy hình thức tổ chức sản xuất đã phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ
của Công ty, đó là sự kết hợp giữa sản xuất theo chỉ tiêu được giao và sản xuất
theo nhu cầu của thị trường. Chính vì thế mà chủng loại sản phẩm rất đa dạng và
phụ thuộc nhiều các đơn đặt hàng.
Việc sản xuất của Công ty được tiến hành chủ yếu trên những quy trình
sau:
In LAZER điện từ : phục vụ cho việc soạn thảo tài liệu gốc, chứng từ ban
đầu đối với các tài liệu đòi hỏi chất lượng cao.
8
In OFFSET : phục vụ cho việc in tranh ảnh, sách báo, tạp chí...
In FLEXO : sử dụng các bảng in bằng chất dẻo để in lên các vật liệu có
tính mỏng, nhẹ như : nilon, giấy phóng...
Sản xuất khăn thơm. giấy vệ sinh...
Với quy trình công nghệ trên, Công ty tổ chức thành năm phân xưởng sản xuất:
Phân xưởng chế bản : có nhiệm vụ chế bản vi tính, bình bản, phối bản và
sửa chữa, tạo ra những bản in mầu trong để thông tin in ra được sắp xếp theo
một trình tự nhất định phục vụ cho quy trình in.
Phân xưởng in OFFSET : có nhiệm vụ kết hợp bản in, giấy in và mực in
để tạo ra những trang in theo yêu cầu kỹ thuật cao.
Phân xưởng sách : có nhiệm vụ xén, kẻ giấy theo kích cỡ quy định phục
vụ cho việc in, xén, gấp, đóng, khâu thành sách để đưa ra sản phẩm có chất
lượng cao.
Phân xưởng FLEXO : có nhiệm vụ sản xuất các loại bao bì màng mỏng
PP, PE, bao bì giấy tráng màng mỏng. Sau đó in và gia công chúng trên máy in
FLEXO, in lưới, bể hộp.
Phân xưởng giấy : tận dụng phế liệu để sản xuất, gia công khăn thơm,
giấy pơluya, giấy vệ sinh...
Các phân xưởng này đều chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty
thông qua các quản đốc phân xưởng. Nhiệm vụ sản xuất của các phân xưởng
được tiến hành theo lệnh sản xuất từ Phòng Kế hoạch trên cơ sở kế hoạch được
giao hoặc các hợp đồng kinh tế được duyệt.
2. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM.
Do đặc trưng của ngành in là sản phẩm được sản xuất theo kiểu chế biến
liên tục, sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng trên cơ sở các điều kiện về chất
9
lượng, chủng loại, mẫu mã ban đầu do chỉ tiêu giao hoặc khách hàng yêu cầu mà
quá trình sản xuất phải trải qua các bước công nghệ chủ yếu sau :
Lập Market điện tử : đối với những bản in nhiều mầu sắc (trừ mầu đen)
như: tranh ảnh mỹ thuật, chữ mầu... phải được đem chụp tách mầu điện tử, mỗi
mầu được chụp tách ra thành một bản riêng với bốn mầu chủ yếu : xanh, đỏ, tím,
vàng.
Việc lập Market và tách mầu điện tử được tiến hành đồng thời, sau đó
chuyển sang bước bình bản.
Bình bản : trên cơ sở các Market tài liệu và phun mầu diện tử, bình bản
làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một mầu vào các tấm
mica cho từng trang in.
Chế bản khuôn in : trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển
sang, bộ phận chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm, kẽm sau đó
đem phơi bản và sửa chữa để bản in không bị nhoè hoặc bị biến đổi về hoá lý.
In : khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm, kẽm do bộ phận chế bản
chuyển sang, bộ phận in sẽ tiến hành in hàng loạt theo như chế bản khuôn in đó.
Thành phẩm : khi nhận được các trang in do bộ phận in chuyển sang, bộ phận
thành phẩm sẽ tiến hành cắt, xén, đóng quyển và kiểm tra thành phẩm đóng gói.
Tất cả các bước công nghệ trên có thể được tóm lại qua sơ đồ sau :
10
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tài liệu gốc
Bình bản
Lập Market Tách mầu điện tử
Chế bản
In
Thành phẩm
11
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là một
doanh nghiệp hạch toán độc lập có quy mô nhỏ , trực thuộc Tổng Công ty Hàng
Không và là doanh nghiệp in duy nhất trong ngành Hàng Không, Công ty tổ
chức quản lý theo mô hình trực tuyến, bộ máy quản lý gọn nhẹ
Đứng đầu Công ty là Giám đốc Công ty, là người có quyền hành cao nhất
trong Công ty, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước, với Tổng Công ty Hàng
Không và với toàn thể cán bộ công nhân trong Công ty. Giúp việc cho Giám đốc
là một Phó Giám đốc và một quyền Giám đốc chi nhánh, có nhiêm vụ thực hiện
tốt mọi công việc Giám đốc giao và cùng Giám đốc điều hành mọi hoạt động
của công ty, bàn bạc, đóng, góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
Công ty. Bên dưới là một hệ thống các phòng ban và phân xưởng có chức năng,
nhiệm vụ như sau :
Phòng Tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ thư ký, quản trị tổ chức, quản
trị nhân lực... giúp việc cho Giám đốc. Mỗi người trong phòng được giao trách
nhiệm cụ thể, bao gồm cả trường hợp kiêm nhiêm chức trách được Giám đốc
phê duyệt.
12
Phòng Tài chính kế toán : có nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính, chuẩn
bị nguồn vốn, theo dõi thanh tóan, thống kê và kinh doanh nguồng vốn nhàn rỗi.
Ngoài ra, Phòng còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí, thanh toán các khoản
phải trả cho cán bộ công nhân, cho các tổ chức liên quan và giám sát các hợp
đồng kinh tế. Phòng hoạt động theo Pháp lệnh kế toán và quy chế quản lý tài
chính trong doanh nghiệp.
Phòng Kinh doanh : có nhiệm vụ khai thác, cung ứng vật tư, nguyên liệu
theo kế hoạch của phòng Kế hoạch chuyển sang, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, quản lý và giảm thiểu dự trữ tồn kho.
Phòng Kế hoạch sản xuất : trên cơ sở các chỉ tiêu được giao và hợp đồng
kinh tế với khách hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuất, marketing, tính toán
ban đầu chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm, chuản bị các thủ tục ký kết hợp
đồng in, gia công sản phẩm, điều hành sản xuất qua các phiếu giao việc tới các
phân xưởng.
Các phân xưởng sản xuất : như phân xưởng chế bản, sách, giấy... có
nhiệm vụ trực tiếp sản xuất theo phiếu giao việc từ phòng Kế hoạch.
Các chi nhánh phía Nam : có nhiệm vụ sản xuất và gia công các sản phẩm
giấy cung cấp cho thị trường phía Nam.
Như vậy, ta thấy các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty In Hàng
Không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xuyên suốt từ trên xuống dưới; tất cả
hoạt động và thực hiện theo lệnh của Giám đốc và trách nhiệm được giao.
13
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Quyền
Giám đốc
chi nhánh
phía Nam
Phó
Giám đốc
Chi
nhánh
phía
Nam
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
Kế
hoạch
sản
xuất
Phòng
Tài
chính
Kế
toán
Phòng
Kinh
doanh
Phân
xưởng
sản
xuất
Phân
xưởng
chế
bản
Phân
xưởng
offset
Phân
xưởng
sách
Phân
xưởng
flexo
Phân
xưởng
giấy
Kho
Tổ
sản
xuất
Tổ
sản
xuất
Ca
sản
xuất
Ca
sản
xuất
Tổ
sản
xuất
Kho
1,2...
Giám đốc
14
15
1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG
2.1. Tổ chức công tác kế toán.
Hiện nay, Công ty In Hàng Không đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết
định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, với niên độ kế
toán bắt đầu từ 01/01/năm N đến 31/12/ năm N+1. Hình thức sổ kế toán được
áp dụng trong Công ty là Nhật ký Sổ cái phù hợp với quy mô và đặc thù hoạt
động của Công ty.
Công ty đã hiện đại hoá công tác kế toán bằng cách trang bị bốn máy vi
tính có nối mạng cục bộ ở phòng kế toán với phần mềm kế toán ứng dụng:
MISA. Mặc dù có một số điểm khác biệt về quy trình kế toán giữa kế toán thủ
công với kế toán máy nhưng về cơ bản kế toán máy vẫn tuân theo những nguyên
lý chung của hạch toán kế toán theo hình thức sổ Nhật ký Sổ cái (đã có điều
chỉnh để tận dụng các tính năng về xử lý và lưu trữ của máy vi tính).
Các phần hành kế toán trên máy gồm :
Kế toán tiền mặt.
Kế toán tiền gửi ngân hàng.
Kế toán Vật tư.
Kế toán tiền lương.
Kế toán các nghiệp vụ khác.
Các loại sổ được lưu trữ trên máy gồm :
Sổ chi tiết tiền mặt.
Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
Sổ cái TK nguyên vật liệu – 152.
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào.
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra.
16
Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại.
Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.
Các loại sổ khác.
Các báo cáo tài chính trên máy :
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kho.
Báo cáo tài sản cố định.
Báo cáo công nợ.
Báo cáo lương.
Báo cáo khác.
Sơ đồ 3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ trên máy
Sổ quỹ Chứng từ
gốc
Xử lý chứng từ
Các phần hành kế toán
Sổ cái các TK
Báo cáo
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ kế toán
chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối ứng
Ghi chú:
17
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán trước hết phải xác định số lượng nhân viên kế
toán, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán và mối quan hệ giữa phòng kế toán với
các phòng ban khác có liên quan trong Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nói chung và tổ
chức công tác kế toán nói riêng và để phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý,
Công ty In Hàng Không tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Theo
hình thức này, toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán với
sáu người có chức năng và nhiệm vụ như sau :
Một Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán : là người bao quát công
tác kế toán của Công ty, quyết định mọi việc trong phòng kế toán, tham mưu
giúp việc Giám đốc và là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình
tài chính của Công ty.
Một Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương, BHXH có nhiệm vụ tổng
hợp, cân đối sổ sách, giúp Kế toán trưởng lập báo cáo tài chính và hàng tháng
tính ra các khoản phải trả cho công nhân viên trong Công ty.
Một Kế toán vật liệu kiêm thủ quỹ : có nhiệm vụ vừa hạch toán tình hình
nhập, xuất, tồn vật liệu vừa quản lý quỹ tiền ở Công ty.
Một Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ theo dõi quá trình xuất kho thành
phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh tóan công nợ với khách hàng, lập các chứng từ
tiền mặt (phiếu thu, phiếu chi,...).
Một Kế toán tài sản cố định và doanh thu : có nhiệm vụ theo dõi tình hình
tăng, giảm tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định và doanh thu...
18
Một Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành : có nhiệm vụ theo dõi các
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, tập hợp, phân bổ chi phí
một cách hợp lý và tính ra giá thành sản phẩm.
Với cách thức tổ chức bộ máy kế toán như trên, ta thấy bộ máy kế toán của
công ty In Hàng Không tương đối gọn nhẹ, hợp lý và phù hợp với tài nguyên (về
con người và phương tiện kế toán) hiện có của Công ty đồng thời đảm bảo được
nguyên tắc “ phân cách nhiêm vụ ” giữa các bộ phận, tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệh quả.
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp,
tiền
và
BHXH
Kế toán
vật liệu
và
thủ quỹ
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
TSCĐ
và
doanh thu
Kế toán
tập hợp
chi phí
và tính
giá thành
19
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu sổ sách kết hợp với phỏng vấn trực tiếp một
số cán bộ liên quan trong Công ty, bài viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về
Công ty In Hàng Không từ lịch sử hình thành, phát triển đến các đặc điểm về tổ
chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty.
Do đặc điểm của quá trình nghiên cứu lần I là nghiên cứu tổng quát về
Công ty In Hàng Không mà bài viết chưa đi sâu và đề cập đến những vấn đề chi
tiết của tổ chức kế toán.
Trên gốc độ đó, em xin có một ý kiến đề xuất như sau :
Việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán chưa thực sự sát với hình
thức sổ kế toán đăng ký là Nhật ký Sổ cái. Cần có sự đầu tư hơn nữa để tạo sự
thống nhất giữa kế toán thủ công và kế toán máy, phù hợp với những quy định
của chế độ tài chính kế toán./.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG ......................... 3
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG. .......................................... 3
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN
HÀNG KHÔNG. ................................................................................................... 3
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM Ở CÔNG TY IN
HÀNG KHÔNG ........................................................................ 7
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT. ................................................................. 7
2. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM. ............ 8
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 11
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. ............................................... 11
1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG ...... 15
2.1. Tổ chức công tác kế toán. ............................................................................. 15
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán. .............................................................................. 17
KẾT LUẬN ................................................................................................. 19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG.pdf