Tài liệu Luận văn Công ty cổ phần sản xuất các sản phẩm tiểu vi với kế hoạch sản xuất cho xuất nhập khẩu: Luận văn: Công ty cổ phần sản xuất các sản phẩm tiểu
vi với kế hoạch sản xuất cho xuất nhập khẩu
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Lời mở đầu
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển. Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng các quốc gia cần
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong
nước, còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả.
Hoạt động xuất nhập khẩu đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với thế giới, tham gia
tích cực vào phân công lao động quốc tế. Cụ thể là hoạt động xuất khẩu cho phép ta
tận dụng được những lợi thế của đất nước, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ về
văn hoá xã hội. Hoạt động nhập khẩu cho phép ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đời
sống kinh tế thế giới, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự phát
triển đất nước. Nhập khẩu còn là công cụ thúc đẩy quá trình sả...
37 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Công ty cổ phần sản xuất các sản phẩm tiểu vi với kế hoạch sản xuất cho xuất nhập khẩu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Công ty cổ phần sản xuất các sản phẩm tiểu
vi với kế hoạch sản xuất cho xuất nhập khẩu
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Lời mở đầu
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển. Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng các quốc gia cần
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong
nước, còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả.
Hoạt động xuất nhập khẩu đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với thế giới, tham gia
tích cực vào phân công lao động quốc tế. Cụ thể là hoạt động xuất khẩu cho phép ta
tận dụng được những lợi thế của đất nước, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ về
văn hoá xã hội. Hoạt động nhập khẩu cho phép ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đời
sống kinh tế thế giới, tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ cho sự phát
triển đất nước. Nhập khẩu còn là công cụ thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng
trong nước. Thông qua xuất nhập khẩu sản xuất trong nước đã có những biến đổi lớn
lao.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Hoạt động sản xuất và
xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức (ViWelCo), thực trạng và
giải pháp." làm đề tài thu hoạch thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của bài viết gồm 3 chương với nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty Cổ
phần que hàn điện Việt Đức.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và
xuất nhập khẩu ở công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Để hoàn thành bài viết này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần que hàn điện Việt
Đức, và sự giúp đỡ trực tiếp của thạc sĩ: Vũ Thị Hiền cùng các thày cô trong khoa kinh
tế Ngoại thương – Trường đại học Ngoại Thương.
Với hạn chế về thời gian thực tập và trình độ có hạn của một sinh viên, trong
thời gian nghiên cứu đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn bổ sung của cán bộ công ty, các thày cô giáo, cùng toàn
thể bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn thạc sĩ: Vũ Thị Hiền, các thầy cô giáo cùng toàn thể các
cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức đã tận tình tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Tiến Dũng
Chương I Tổng quan về công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức được thành lập từ tháng 3 năm 1967
mang tên “Nhà máy Que hàn điện Thường Tín”. Trong giai đoạn đầu mới thành lập
công ty mới chỉ sản xuất một số loại que hàn theo chỉ tiêu kế hoạch, đến năm 1978
công ty được trang bị dây chuyền sản xuất của Đức và đổi tên thành "Nhà máy que
hàn điện Việt Đức". Năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước, bộ máy lãnh đạo của công ty đẫ năng động và kip thời
chuyển đổi thích ứng với nền kinh tế mới. Công ty đã không còn chỉ sản xuất dựa vào
kế hoạch do cấp trên đưa xuống mà chủ động trong việc khai thác nguyên vật liệu để
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
sản xuất những sản phẩm đa dạng và phong phú. Ngoài sản phẩm chính là que hàn
N46, công ty còn chú ý sản xuất thêm một số loại que hàn Đồng C5.
Năm 1994, Tổng công ty hoá chất Việt Nam có quyết định đổi tên "Nhà máy
que hàn điện Việt Đức" thành "Công ty que hàn điện Việt Đức".
Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, bắt đầu từ những ngày tháng đầy
khó khăn, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cùng với sự quan tâm của giúp đỡ
của Đảng và Nhà nước, công ty đa không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều
sâu. Tháng 12 – 2003 công ty que hàn điện Việt Đức chuyển đổi cổ phần hóa công ty,
với nhà nước nắm giữ 51%. Từ đây Công ty Que Hàn ĐiệnViệt Đức có tên mới là: “
Công Ty Cổ Phần Que Hàn Điện Việt Đức”.
Công ty có tên giao dịch Quốc tế là: VIET DUC WELDING ELECTRODE JOINT
STOCK COMPANY.
Viết tắt là: ViWelCo
E –Mail: ViWelCo @ FPT.Vn
Websibe: WWW . ViWelCo @. Com.Vn
Địa chỉ: Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây.
Công ty có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng là: 24.379m2 . Có 6 dây chuyền sản
xuất que hàn có công suất thiết kế 7000tấn/ năm.
Que hàn điện Việt Đức đã có mặt trên thị trường gần 40 năm qua, khách hàng của
Công Ty chủ yếu là trong nước và một số nước của Châu á.
Hiện nay Công Ty đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 20 loại sản phẩm que hàn
có chất lượng và được phân làm 4 nhóm chính.
- Que hàn thép Carbon thấp: N38-VD; N42-VD; N45-VD; J420-VD; VD 6013.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
- Que hàn thép Carbon thấp, độ bền cao: N50-6B; N55-6B; E7016-VD; E7018-VD.
- Que hàn đắp phục hồi bề mặt: DCr60; DCr250; DMn350; DMn500; HX5.
- Các loại que hàn đặc biệt: Que hàn INOX. 308-16; Que hàn đồng Hm- Cu; Que hàn
gang GG33; Que cắt C5.
- Dây hàn H08A-VD và bột nóng chảy F6-VD. Dây hàn với khí bảo vệ C02W49-VD.
Nhiều sản phẩm của Công ty đã được tặng huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm
tại Vịêt Nam. Công ty Cổ phần Que hàn Việt Đức đã được tổ chức QMS ( Australia)
và Quacert (Việt Nam) cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001: 2000. Với bề dày kinh nghiệm sản xuất và hệ thống đảm bảo chất
lượng ISO 9001: 2000, sản phẩm của công ty được sản xuất ra luôn có chất lượng ổn
định, được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong cả nước. Tháng 5 năm 2001, công
ty đã được cấp chứng chỉ : NIPPON KAIJI KYOKAI của Nhật Bản.
Hiện nay công ty đã tiêu thụ que hàn trên toàn quốc với trên 70 đại lý. Công ty đang
đầu tư phát triển sản xuất và mua sắm thêm dây chuyền sản xuất, dây hàn dùng hàn
với khí CO2 trên thiết bị và công nghệ của Italy.
Vốn kinh doanh của công ty tính đến ngày 31-12-2005 là 45.474 triệu
đồng.Trong đó :
- Vốn cố định 12.174 triệu đồng
-Vốn lưu động 33.300 triệu đồng
-Vốn xây dựng cơ bản 3000 triệu đồng
Với nguồn lực trên, sự cải tiến dây chuyền công nghệ, sự điều hành của ban lãnh đạo
có hiệu quả cùng với lòng nhiệt tình và óc sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Công
ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
và phát huy những thế mạnh của mình, tiếp tục phát triển để khẳng định vai trò là một
doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất que hàn điện. Trong quá trình hoạt động công
ty đã đạt được nhiều thành tích và được tặng huân chương lao động hạng 3, hạng 2.
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.1. Tình hình lao động của công ty:
- Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty
(Nguồn : Phòng TCHC của công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua một số năm như sau:
- Tổng số CBCNV của công ty đã giảm trung bình 12%
- Tỷ lệ số lao động nam và lao động nữ tương đối bằng nhau
- Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp năm 2003 chênh lệch ít, nhưng
sang năm 2004 và 2005 chênh lệch khá lớn, do công ty đã cải tiến lại phương thức sản
xuất đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất mới, cải tiến dây chuyền sản xuất que hàn
điện cũ. Vì vậy số lao động đang gián tiếp giảm đi từ 40% năm 2004 xuống còn 12,6%
năm 2005.
- Tuy nước ta đã chuyển sang kinh tế vận động theo cơ chế thị trường nhưng nhìn
chung các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn phần nào bị ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch
hoá tập chung. Cụ thể là: Tác phong làm việc vẫn chưa linh hoạt, một số còn ỷ lại, tính
tự giác chưa cao. Nhưng đối với công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức thì đã tạo
được các đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Kể từ khi công ty chuyển
đổi cổ phần hoá công ty, nhà nước nắm 51% còn lại là công ty 49% cổ phiếu. Hội
đồng quản trị công ty gồm có 5 người. Người công nhân được tự do mua góp cổ phiếu
công ty theo năm công tác của mình trong công ty. Do người công nhân góp một phần
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh que hàn điện nên họ tập trung cao
sức lực, trí lực của mình vào công việc. Họ làm việc vì sự phát triển của công ty và vì
cuộc sống của mình. Cho nên thu nhập của người công nhân ngày một cải thiện. Năm
2003 thu nhập bình quân 1,9 triệu / người /tháng. Đến năm 2005 thu nhập bình quân
2,4 triệu / người /tháng.
2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng
bao gồm: Ban giám đốc ( Hội đồng quản trị), các phòng ban chức năng, 3 phân xưởng
và các ngành sản xuất.
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức.
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức)
- Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
+ Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc.
- Giám đốc (Chủ tịch HĐQT) là người chỉ đạo chung có thẩm quyền cao
nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính
sách chế độ nhà nước. Đồng thời giám đốc có trách nhiệm điều hành chung hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty dưới sự trợ giúp của phó giám đốc và các phòng ban.
- Phó giám đốc: Là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công
việc sản xuất của công ty. Giúp giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của công ty
để có kế hoạch và quyết định sau cùng giải quyết các công việc được phân công.
- Phòng kỹ thuật: Nắm vững các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản
xuất que hàn Việt Đức. Nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
triển sản phẩm mới, quản lý kỹ thuật sản xuất thiết bị máy móc, điện nước, quản lý kỹ
thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Phòng KCS: Lấy mẫu phân tích hoá quản lý chất lượng vật tư đầu vào, giám sát chất
lượng thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Đảm bảo sản phẩm do công ty sản
xuất ra đúng tiêu chuẩn đã đặt ra.
- Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp giám đốc quản lý về tổ chức nhân
sự, lao động tiền lương, hành chính, quản trị và các chế độ đối với người lao động, kế
hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó tổ chức nhân sự có nhiệm vụ tổ chức
đời sống và các mặt sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý,
năm căn cứ vào kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kịp thời điều độ
sản xuất đảm bảo tiến độ giữa các phân xưởng được nhịp nhàng. Lập và có kế hoạch
thực hiện các công tác đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư.
- Phòng tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm: Có chức năng bán các sản phẩm của
công ty và các mặt hàng do công ty kinh doanh. Lập kế hoạch ký kết các hợp đồng tiêu
thụ sản phẩm, thiết lập mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thực hiện
công tác quảng cáo xúc tiến bán hàng. Phản ánh các thông tin về đối thủ cạnh tranh
giúp giám đốc có chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp.
- Phòng tài vụ: Giúp giám đốc quản lý tài chính kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch
toán kinh doanh toàn công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh. Tổ chức thực hiện các
biện pháp quản lý tài chính, lập báo cáo quyết tâm quý năm theo đúng tiến độ sản xuất
và hoạt động theo cơ chế khoán sản phẩm.
3. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty:
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một doanh nghiệp chuyên sản xuất ra các
vật liệu hàn, được tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực kinh doanh bán hàng nội
địa, nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu các sản phẩm vật liệu hàn. Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như ; quặng Felomangan , Iminhit , lõi thép , dầu
bôi trơn và khuôn vuốt dây thép các loại . Các sản phẩm xuất khẩu và bán trong nước
là que hàn các loại , dây hàn .
Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua các hoạt động sản xuất và xuất nhập
khẩu để khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vốn , vật tư nhân lực để phục vụ
nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu , tăng thu ngoại tệ cho đất nước .
Công ty được chủ động trong giao dịch , đàm phán , ký kết và thực hiện các hợp đồng
mua bán ngoại thương , hợp đồng kinh tế với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước .
Chương 2 Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty cổ phần
que hàn điện Việt Đức
1.Đặc điểm thị trường Việt Nam và thị trường thế giới :
Que hàn nói riêng và vật liệu hàn nói nói chung là những mặt hàng chủ yếu phục vụ
nhu cầu của sản xuất, có nghĩa là nó không phải là hàng hoá tiêu dùng thông thường.
Vật liệu hàn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ các ngành công
nghiệp nặng dễ nhận biết như đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất sửa chữa ô tô, xe
máy, ngành xây dựng dầu khí cho tới những ngành có những đòi hỏi hết sức tinh tế
như ngành có những đòi hỏi hết sức tinh tế như ngành dụng cụ y tế. Trong tất cả các
ngành nêu trên thì vật liệu hàn đều có công dụng chung là ghép nối các kết cấu kim
loại.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Về mặt kỹ thuật, que hàn điện có thể được mô tả như sau: Cấu tạo của que hàn gồm 2
phần chủ yếu là lõi que và thuốc vỏ bọc. Lõi que có tác dụng dẫn điện là nguồn năng
lượng để làm nóng chính nó, sau đó hoá lỏng để liên kết các kết cấu kim loại cần ghép
nối hoặc phủ lên bề mặt kim loại cần phục hồi. Lớp vỏ bọc có tác dụng giúp cho quá
trình nóng lên và tan chảy của lõi que được nhanh hơn đồng thời làm sạch các bề mặt
kim loại cần hàn, giúp mói hàn thêm bền vững. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào nhu cầu đặc
thù mà cấu tạo này có thể thay đổi đôi chút như dây hàn lõi thuốc thì thuốc bọc lại nằm
trong vỏ bọc kim loại.
Sơ đồ 2 ; Cấu tạo chung của que hàn.
Vỏ que
Lõi que
Để phân biệt các vật liệu hàn, cách làm phổ biến nhất của các công ty trên thế giới
hiện nay, trong đó có cả các công ty Việt Nam đó là phân chia theo tính chất của lõi
que hàn và độ bền mối hàn. Theo cách làm đó ta có các loại que như: Que hàn cacbon
thấp độ bền cao; Que hàn đắp phục hồi bề mặt, que hàn thép không gỉ, dây hàn...
Ngoài ra người ta có thể phân chia theo trình độ phức tạp về mặt công nghệ sản xuất
đó là vật liệu hàn thông thường và vật liệu hàn cao cấp.
- Vật liệu hàn thông thường bao gồm các loại que hàn dùng hàn các loại thép thông
thường và có thông số về độ bền, tính thẩm mĩ mối hàn không cao. Phục vụ cho nhu
cầu hàn các chi tiết không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật.
- Vật liệu hàn cao cấp: gồm các loại đòi hỏi trình độ sản xuất cao do chúng phải đáp
ứng các yêu cầu cơ lý cao như độ bền kéo, độ dã đòi hỏi chung đối với sản xuất loại
que hàn này là nguyên liệu cao cấp và hiện đại.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Với công dụng như vậy, sự phát triển của ngành vật liệu hàn gắn bó chặt chẽ với sự
phát triển của công nghiệp hoá. Với lập luận đó và những thông tin thực tế có thể
khẳng định ngành sản xuất này đã và đang rất phát triển của công nghiệp phát triển
trên thế giới do nhu cầu to lớn của các nghành công nghiệp ở Việt Nam, mối quan hệ
này cũng đang được thể hiện một cách rõ nét ở các nghành:
Ngành xây dựng: Hàn kết nối các đường ống ( dẫn khí, dẫn dầu, kết nối các cột thép
giằng nối...)
Ngành đóng tàu : Dùng dây hàn, que hàn hàn nối các tấm thép làm khung tàu, vỏ tàu...
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy: Sử dụng vật liệu hàn để hàn các chi tiết như
khung xe, bô xe và một số bộ phận khác.
- Nhu cầu sửa chữa của các ngành khác.
Sơ đồ 3 : Quan hệ cung cấp giữa các ngành vật liệu hàn với các ngành khác.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay tồn tại trên dưới 10 công ty nội địa chuyên sản xuất
và cung cấp vật liệu hàn cùng một số lượng chưa được thống kê các doanh nghiệp và
cá nhân cung cấp các vật liệu nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... các
công ty que hàn Việt Nam đuợc phân bố :
Phía Nam là Nam Hà Việt, Kim Tín, Khánh Hội và phía Bắc là Việt Trung, Hữu
Nghị, Bắc Hà Việt, Viẹt Đức, Thái ý, Atlantic.
Do lượng que hàn nhập khẩu không đáng kể và sản lượng của que hàn Việt Trung,
Thái ý rất nhỏ bé nên những kết quả phân tích dưới đây có thể áp dụng cho toàn bộ thị
trường vật liệu hàn Việt Nam.
Trong năm 2005 Công ty Việt Đức đã tiêu thụ được 6.822 tấn vật liệu hàn các loại (
gồm 7.936 tấn que hàn và 686 tấn dây hàn) .
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Theo như bảng thống kê dưới đây so sánh với các công ty khác trong ngành ta thấy
con số tương đối lớn, chỉ đứng thứ 3 sau Hà Việt và Kim Tín.
Bảng số 2: Sản lượng tiêu thụ của các Công ty vật liệu hàn Việt Nam
trong năm 2005
Kim Tín 11.200 25,8
Hà Việt 9.500 21,9
Việt Đức 8.622 19,9
Hữu Nghị 2.851 6,5
Khánh Hội 2.100 4,84
Nam Triệu 6.500 14,9
Atlantic 2.600 6,1
Tổng 43.373 100%
(Nguồn Tổng hợp từ tài liệu tham khảo về doanh thu).
Về doanh thu
Bảng số 3 ; Doanh thu từ que hàn và tỷ lệ theo doanh thu của 1 số công ty vật liệu hàn
Việt Nam 2005
Kim Tín 120.1 25,8
Hà Việt 101.9 21,7
Việt Đức 92.6 19,9
Hữu Nghị 30.6 6,5
Khánh Hội 22.5 4,84
Nam Triệu 69.75 14,9
Atlantic 27.9 6,1
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Tổng 465.35 100%
(Nguồn tổng hợp từ tài liệu tham khảo).
Những kết quả tổng kết về doanh thu và tỷ lệ theo doanh thu nêu trên sử dụng những
con số thực tế của một số công ty. Với những Công ty không có doanh thu được công
bố chính thức, kết quả ở đây được tính toán trên cơ sở sản lượng được công bố của
công ty đó và giá bình quân của một công ty khác có cơ cấu sản phẩm tương tự.
Đó là tình hình thị trường năm 2005 nhưng cũng là bức tranh mô tả năng lực sản xuất
của các công ty trên thị trường Việt Nam.
Như vậy, hiện công ty cổ phần que hàn Việt Đức nắm giữ một khoản thị phần
khoảng19,9% thị trường Việt Nam.
Trên thị trường thế giới, các sản phẩm vật liệu hàn của Việt Nam rất khó cạnh tranh
được trong khu vực. Một là các nước có nền công nghiệp phát triển hơn Việt Nam do
đó họ sản xuất được các vật liệu hàn có chất lượng hơn ta.
Thứ hai một số nước trong khu vực và Châu á nhập khẩu vật liệu hàn Việt Nam với số
lượng rất khiêm tốn, hầu hết họ nhập khẩu các sản phẩm này từ Trung Quốc, Đài
Loan, Inđônêsia...Bởi vì các nước này sản xuất ra các sản phẩm vật liệu hàn có chất
lượng cao hơn, rẻ hơn Việt Nam. Cho nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất vật liệu
hàn ở Việt Nam chỉ phục vụ nhu cầu trong nước là chính. Cũng vì lý do đó mà các
doanh nghiệp sản xuất que hàn nói chung và Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức
nói riêng có kim nghạch xuất khẩu là khá khiêm tốn , kim ngạch xuất khẩu của công ty
trong năm 2005 là : 60.500 USD so với tổng doanh thu là 92,6 tỷ Việt Nam đồng
chiếm tỷ lệ 1%).
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
2. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần que hàn điện
Việt Đức.
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất que hàn của công ty.
2.1.1. Quy mô sản xuất:
Trong những năm gần đây công ty phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất và
công nghệ . Từ năm 1999, công ty đã đầu tư chuyển giao công nghệ sản xuất thêm
những loại que hàn mới phục vụ thị trường hàn vặt để cạnh tranh với que hàn Trung
Quốc. Bên cạnh đó công ty cũng đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và công
nghệ của Italy cùng với một số máy móc mà nước Đức cung cấp trước đây sản xuất ra
các sản phẩm vật liệu hàn từ trung đến cao cấp, đáp ứng được nhu cầu trong nước cho
các công ty xây dựng cầu đường, đóng sửa chữa tàu thuyền, sửa chữa và lắp ráp ô tô
xe máy và một số nhu cầu khác.
2.1.2. Cơ cấu sản xuất:
+Hiện nay công ty có hai phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng cắt chất bọc và
phân xưởng ép sấy (PXI). Ngoài ra để phục vụ cho hai phân xưởng sản xuất trên có
phân xưởng cơ điện và ngành sản xuất phụ
( Nguồn ; Phòng kỹ thuật sản xuất công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức )
- Phân xưởng cắt chất bọc là khâu đầu của quá trình sản xuất tiếp nhận nguyên vật liệu
theo kế hoạch sản xuất được phân chia thành 2 loại chính như sau:
+ Lõi que : Được vuốt xuống đường kính phù hợp, làm sạch bề mặt và uốn cắt
thành từng đoạn thẳng theo quy định.
+ Thuốc bọc: Từ các loại quặng được qua khâu xử lý, sấy tuyển, nghiền sàng và
cuối cùng được cân trộn theo quy định.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
- Phân xưởng I: Là nơi tiếp nhận bán thành phẩm của phân xưởng cắt chất bọc
gồm lõi que và thuốc bọc, sau đó có nhiệm vụ ép, sấy và bao gói nhập kho sản phẩm.
- Phân xưởng cơ điện: Là phân xưởng sửa chữa, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay
thế cho dây chuyền sản xuất.
- Ngành sản xuất phụ: Làm sản phẩm cho dây chuyền sản xuất chính như Silicat, hộp
cát tông, túi PE và gia công tận dụng phế liệu tại khâu sản xuất chính như làm đinh từ
phế liệu khâu cắt lõi que.
Tất cả các phân xưởng khi tiến hành công việc của mình đều phải theo kế hoạch sản
xuất thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu của điều độ sản xuất.
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty.
Trong 3 năm trở lại đây: Hoạt động sản xuất của Công ty luôn đạt hiệu quả, doanh thu
hàng năm không ngừng tăng lên, đời sống của cán bộ nhân viên được cải thiện nâng
cao rõ rệt. Ta có thể thấy rõ điều đó thông qua 1 số chỉ tiêu tài chính sau:
(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức)
Từ năm 2003 đến nay công ty luôn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năm 2004 công ty
đã sản xuất ra 8016 tấn vật liệu hàn nhưng thấp hơn năm 2003 là: 570 tấn. Nguyên
nhân giảm là do giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu cao hơn năm trước, bên cạnh đó
công ty cải tiến tập trung sản xuất ra các sản phẩm vật liệu hàn có chất lượng cao hơn
trước, do đó doanh thu cũng cao hơn. Năm 2005 sản liệu vật hàn tăng lên là 8622 tấn
cao hơn năm 2004 là: 606 tấn tăng 107%.
Doanh thu: Năm 2004 là: 80100 triệu đồng cao hơn so với năm trước là 128%. Năm
2005 doanh thu tăng lên 92600 triệu đồng tăng 115,6%. Nộp ngân sách nhà nước năm
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
2004 tăng so với năm 2003 là 119%. Năm 2005 nộp ngân sách nhà nước vẫn cao hơn
so với năm 2004 là: 115,9%.
Đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu
người năm 2004 tăng 109,8% so với năm 2003 cao hơn 0,21 triệu đồng. Năm 2005
tăng 103,3%.
Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có lãi. Năm sau cao hơn
năm trước. Năm 2003 lợi nhuận là 1842 triệu đồng, năm 2004 là1934 triệu đồng cao
hơn năm trước là 92 triệu đồng tăng 104,9%.
Sang năm 2005 là 2000 triệu đồng cao hơn năm 2004 là 66 triệu đồng tăng 103,4%.
- Đánh giá chung hoạt động sản xuất của Công Ty:
Trong những năm qua hoạt động sản xuất của công ty mang lại nhiều kết quả to lớn,
cung cấp ra thị trường trong nước một khối lượng lớn sản phẩm vật liệu hàn. Tuy
nhiên có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như thiếu vốn..., thiếu
công nghệ, thiếu máy móc thiết bị sản xuất cao cấp...Nhưng công ty vẫn cố gắng sản
xuất ra một số lượng sản phẩm tương đối lớn, doanh thu năm sau cao hơn năm trước,
nộp ngân sách nhà nước cũng tiếp tục tăng, đồng thời lợi nhuận vẫn tăng. Đời sống
cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty.
2.2.1. Hoạt động sản xuất của công ty trong những năm gần đây:
Trong những năm gần đây công ty đã phát triển nhanh chóng về năng lực và
công nghệ. Năm 2003 công ty đã đầu tư chuyển giao công nghệ sản xuất thêm những
sản phẩm que hàn mới phục vụ thị trường trong nước và cạnh tranh với que hàn Trung
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Quốc. Do đó doanh thu hàng năm không ngừng nâng cao đời sống người lao động dần
được cải thiện
2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây
- Hoạt động nhập khẩu:
Trong các năm gần đây công ty nhập khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu phục
vụ cho hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm que hàn. Các nguyên vật liệu chủ
yếu là lõi thép ; Felomangan (FeMn), hợp chất Iminhit, dầu dùng để bôi trơn dây thép
khi vuốt (Nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Italy), công cụ để phục vụ sản xuất
như ; Khuôn kéo vuốt dây thép các loại , nhập khẩu từ Italy và Trung Quốc ( Do
phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện). Hình thức nhập khẩu của công ty chủ yếu là
nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác , trong đó nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu .
Phương thức nhập khẩu của công ty nhập theo giá cif địa điểm giao hàng
thường là các cảng Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn.
- Hoạt động xuất khẩu:
Công ty xuất khẩu chủ yếu các loại que hàn J421 VD đường kính từ 2,5 đến 4
mm sang một số ở Châu á, như Đài Loan, Lào, Dubai.
- Hoạt động kinh doanh nội địa: Công ty bán hầu hết sản phẩm que hàn, dây
hàn các loại phục vụ trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu là khu vực phía bắc và
một số tỉnh miền Trung và miền Nam. Khách hàng chủ yếu chia thành 2 nhóm:
+ Khách hàng tiêu dùng cuối cùng chủ yếu là các doanh nghiệp với đủ loại quy
mô gồm các công ty đóng tàu, lắp ráp xe máy, ô tô; Công ty xây dựng cầu đường nhà
ở;, của hàng sửa chữa, nhà sản xuất.
+ Các nhà phân phối: Gồm các đại lý phân phối, người mua buôn.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Đại lý phân phối: Gồm hơn 100 đại lý khắp các tỉnh nhằm giới thiệu và bán sản
phẩm của công ty.
Người mua buôn: Là những người mua đứt bán đoạn kiếm lợi nhuận.
2.2.3. Thị trường các mặt hàng xuất nhập khẩu :
Với phương châm “Duy trì ổn định và phát triển kinh doanh nội địa đẩy mạnh
kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài” , công ty đã cố gắng vươn
tầm hoạt động ra khắp nơi, mở rộng thị trường tiêu thụ khá đa dạng, vừa phục vụ trực
tiếp người tiêu dùng vừa thực hiện các hợp đồng kinh tế với các công ty, xí nghiệp trên
địa bàn khu vực phía Bắc và cả nước. Không những thế công ty còn xuất khẩu một số
sản phẩm que hàn loại: J 42 VD ( đường kính 2,5; 3,2; 4) sang thị trường Myama, Lào,
Dubai (Tiểu các vương quốc ả Rập Thống Nhất).
Tổng kim ngạnh xuất khẩu năm 2003 là: 7300 USD; Năm 2004 là 44.500USD; năm
2005 là : 60.500USD. Cùng với kim ngạch xuất khẩu, hàng năm công ty phải nhập
khẩu một số lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tạo ra các sản phẩm có
chất lượng cao
Giá trị nhập khẩu năm 2003 là: 146.700 USD, năm 2004 là: 323.600USD năm 2005 là:
639.000USD
2.2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty:
Trong mấy năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã có những
thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên thể hiện
được sự phát triển của công ty qua các năm gần đây.
(Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức)
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Thông qua số liệu trên ta thấy Công ty nhập khẩu là các mặt hàng nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất, chủ yếu là quặng Iminhit, lõi thép, quặng Felo mangan, khuôn vuốt
lõi thép và dầu bôi trơn. Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này tăng đều trong
qua các năm với tỉ lệ trung bình trên 60%/ năm. Đối với nguyên liệu quặng Iminhit giá
trị nhập khẩu là 41.700 USD (năm 2003) chiếm 28,4% trong tổng giá trị nhập khẩu,
giá trị nhập khẩu năm 2003 là146.700 USD. Giá trị nhập khẩu của mặt hàng lõi thép là
70.000 USD ( năm 2003) chiếm 47,7% trong tổng giá trị nhập khẩu năm 2003. Đây là
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu. Quặng Felo
mangan có giá trị nhập khẩu 18.000 USD ( năm 2003) chiếm 12% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu, tiếp đó là khuôn vuốt lõi thép là 15.000 USD chiếm 10% và dầu bôi
trơn là 2.000 USD chiếm 1,3%.
Sang năm 2004 giá trị nhập khẩu của công ty là 323.600 USD cao hơn năm
2003 là 176.900 USD vượt 120%. Giá trị nhập khẩu tăng chủ yếu tập trung vào hai
mặt hàng nguyên liệu chủ yếu do nhu cầu tăng năng suất và sản lượng của công ty là
Iminhit và lõi thép. Năm 2004 công ty nhập khẩu 99.000 USD quặng Iminhit vượt
137% so với năm 2003. Lõi thép có giá trị nhập khẩu là: 170.000 USD chiếm 52,5%
tổng giá trị nhập khẩu năm 2004, vượt 100.000 USD so với năm 2003.
Năm 2005 giá trị nhập khẩu của công ty đối với các mặt hàng nguyên liệu chủ yếu này
tiếp tục tăng cao. Cụ thể tổng giá trị nhập khẩu là: 639.000 USD, trong đó Iminhit
được nhập khẩu có giá trị 216.000 USD chiếm 33,8% so với tổng giá trị nhập khẩu.
Lõi thép có giá trị nhập khẩu 304.000 USD chiếm 47,5% so với tổng giá trị nhập khẩu.
Felomangan có giá trị 28.000 USD chiếm 4,3% tổng giá trị nhập khẩu. Giá trị nhập
khẩu đối với ( khuôn vuốt lõi thép trong năm này là 70.000 USD chiếm 11% và dầu
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
bôi trơn là 10.000 USD chiếm 1,5% so với tổng giá trị nhập khẩu. Trong năm 2005
tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng cao gần gấp đôi so với năm 2004 và có giá trị
nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay đã thể hiện được sự phát triển của công ty. Trong
năm 2005 sản lượng vật liệu hàn là 8622 tấn cao nhất từ trước đến nay.
Qua bảng số liệu trên gía trị xuất khẩu cũng được phản ánh qua các năm gần đây, năm
2003 tổng giá trị xuất khẩu các loại que hàn và dây hàn chỉ là 7.300 USD so với tổng
doanh thu của công ty, con số trên là khá nhỏ bé. Sang năm 2004 giá trị xuất khẩu của
công ty đã khởi sắc hơn năm trứơc là 44.500 USD cao hơn năm 2003 là 37.200 USD
tăng 509%.
Năm 2005 gía trị xuất khẩu của công ty là 60.500 USD cao hơn năm 2004 là 16.000
USD tăng 35%.
Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây liên tục tăng
trưởng về mọi mặt doanh thu, lợi nhuận.
2.2.5 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
Hiện nay công ty đang có kế hoạch tăng giá trị xuất khẩu ra thị trường các nước qua
việc chuẩn bị đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất các loại que hàn có chất lượng cao
với công nghệ của Italy để cạnh tranh được với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên
công ty cũng có định hướng tập trung vào một số sản phẩm mà công ty đã xuất khẩu
như các loại que hàn: J421 VD và một số loại khác.
- Về mặt hàng xuất khẩu: Trong các năm gần đây công ty chỉ xuất khẩu được
với các loại que hàn, loại J421 VD có đường kính từ 2,5 mm đến 4,0 mm. Sản phẩm
này đã được trung tâm chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam ( Quacert) cấp
chứng nhận được thể hiện qua bảng số liệu
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Tổng hợp các số liệu trong hai năm qua ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty còn
khá khiêm tốn so với tổng doanh thu của công ty trong 2 năm: Năm 2004 là 80,547 tỷ
đồng và năm 2005 là 92,6 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu của que hàn các loại chiếm
phần lớn năm 2004 là: 33.400 USD chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm,
dây hàn chiếm 25%.
Sang năm 2005 kim ngạch xuất khẩu là 60.500 USD cao hơn năm 2004 là
16.000 USD. Trong đó các sản phẩm que hàn các loại giá trị xuất khẩu cũng tăng lên
hơn năm trước, que hàn loại J421 VD 2,5 mm có khối lượng là 20,6 tấn cao hơn năm
2004 là: 12,18 tấn với số tiền là 7.700 USD. Còn các sản phẩm khác tăng trung bình
trên 25%.
Qua việc phân tích kết quả xuất khẩu của công ty trong những năm qua ta thấy: Mặc
dù trong tình hình khó khăn chung của hoạt động xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất
khẩu của công ty vẫn được duy trì và tăng lên. Tuy nhiên một số sản phẩm que hàn
của công ty vẫn còn chưa xâm nhập được thị trường nước ngoài như: N42 VD;N45
VD; T420 VD; N50-6B; N55-6B...
Công ty còn chú trọng hơn nữa về chất lượng, giá cả sản phẩm, công tác thị trường để
mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Về mặt hàng nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu của công ty trong những
năm gần đây có tiến bộ nhưng phát triển không cân đối với xuất khẩu
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty lớn hơn rất nhiều
so với kim ngạch xuất khẩu của công ty đồng thời kim ngạch nhập khẩu cũng tỷ lệ
thuận theo tổng doanh thu của công ty. Kim ngạch nhập khẩu 2004 là 323.600 USD,
trong đó lõi thép trị giá cao nhất là 170.000 USD chiếm 52,5% so với tổng kim ngạch
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
nhập khẩu, cùng với lõi thép nguyên vật liệu Iminhit có giá trị nhập khẩu 99.000 USD
chiếm 30,5% so với tổng kim ngạch nhập khẩu.
Sang năm 2005 giá trị kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng gần gấp đôi 639.000
USD, trong đó hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là lõi thép 304.000 USD chiếm 47,5%
nhưng giảm 5% so với tỷ trọng 2004 và Iminhit là 216.000 USD chiếm 35,5% so với
2004.
2.2.6. Thị trường xuất nhập khẩu của công ty:
Thị trường nhập khẩu: Công ty chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu từ Trung Quốc,
Đài Loan và Italy. Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quỗc chiếm tỷ trọng lớn
nhất , tiếp đến là Đài Loan, được thể hiện qua bảng số liệu thống kê dưới đây
- Thị trường XK cuả Công ty chủ yếu là 3 thị trường Myama, Lào và Dubai với kim
ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn so với kim ngạch nhập khẩu và doanh thu bán
hàng trong nước. Ta có thể nhận thấy qua các số liệu dưới đây.
Trong 3 năm trở lại đây tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường nói chung là
tăng hơn so với năm trước thể hịên được sự cố gắng của công ty trong việc xâm nhập
thị trường nước ngoài. Trong năm tới công ty có kế hoạch nâng kim ngạch xuất khẩu
các sản phẩm của mình ra một số nước trong khu vực bằng cách chuẩn bị đầu tư mua
sắm các máy móc thiết bị mới với công nghệ Italy .
2.2.7. Phương thức xuất nhập khẩu của Công ty
- Phương thức nhập khẩu: Xét về hình thức nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp
và nhập khẩu uỷ thác.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Hình thức nhập khẩu trực tiếp luôn chiếm ưu thế hơn so với hình thức nhập khẩu uỷ
thác qua các công ty khác. Năm 2003 là 80.500 USD chiếm 54,8 % so với tổng giá trị
nhập khẩu.
Năm 2004 nhập khẩu trực tiếp chiếm 55,6% và năm 2005 chiếm 59,5% so với tổng
kim ngạch nhập khẩu. Điều này cho thấy công ty cố gắng tự chủ trong hoạt động nhập
khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất..
Phương thức nhập khẩu của Công ty chủ yếu là: Nhập theo giá CIF địa điểm giao hàng
là cảng Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn bằng đường sắt.
- Giả cả nhập khẩu đối với lõi thép và Imilit trong năm 2005 là ;
Lõi thép : 950 USD/ tấn
Imihit : 314 USD/ tấn
Felomangan: 1100USD/tấn
- Phương thức xuất khẩu: Vì khối lượng xuất khẩu của Công ty là khá ít cho nên công
ty thường giao hàng cho người chuyên chở giao trực tiếp cho người nhập khẩu giao
hàng tại cảng Hải Phòng.
2.2.8. Phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế là khâu phức tạp nhất đòi hỏi những
rủi ro và thủ tục. Ngày nay phương thức thanh toán được hoàn thiện hơn làm cho việc
thanh toán nhanh chóng an toàn. Công ty thường sử dụng phương thức mở thư tín
dụng L/C và thư bảo đảm trả tiền đối với hoạt động xuất nhập khẩu thanh toán nhận
tiền tại ngân hàng Công thương Hà Tây.
3.Những biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và Xuất nhập khẩu.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Giả cả nhiều khi phụ thuộc vào nguyên vật liệu của các thị trường. Ngoài ra giá
cả còn bị tác động sự cung và cầu trên thị trường , tình hình kinh tế chính trị trong và
ngoài nước. Nhất là các công ty nhập khẩu các nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt
động sản xuất và xuất nhập khẩu như công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập
khẩu các nguyên vật liệu máy móc thiết bị từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Italy.
Hiện nay Công Ty ViWelCo mới chỉ nhập khẩu từ các nước, nước này có giá cả và
chất lượng phù hợp với thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên như chúng ta đã biết thị trường Trung Quốc hay biến động bời vì tỷ trọng
nhập khẩu từ Trung Quốc lớn hơn thị trường Đài Loan.
Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn khi mà các sản phẩm vật
liệu hàn nới chung và que hàn điện nới riêng phải cạnh tranh với các sản phẩm tương
tự trong khu vực, đồng thời các sản phẩm này được Trung Quốc sản xuất ra với giá
khá rẻ, thấp hơn các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
4. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.
4.1 Những kết quả đạt được.
Từ một công ty nhỏ lúc mới thành lập là nhà máy que hàn điện Thường Tín , đến nay
công ty đã trở thành một công ty khá vững mạnh . Công ty đã nỗ lực phấn đấu không
ngừng , đã đạt được những thành công đáng kể với những ưu điểm nổi bật góp phần
tạo lên sự to lớn mạnh không ngừng của công ty.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh sản lượng các vật liệu hàn năm sau cao hơn
năm trước. Các sản phẩm ngày càng được cải tiến có chất lượng hơn phù hợp với thị
trường trong nước, sản phẩm được sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết đến đó, nhiều khi
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
không đáp ứng kịp các đơn đặt hàng từ các đại lý nhà máy chế tạo sửa chữa, các công
ty xây dựng .
Chính vì vậy doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm, đời sống cán bộ
công nhân viên không ngừng được cải thiện, ngân sách nộp cho nhà nước tăng, uy tín
và vị thế của công ty càng được củng cố.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu : Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty liên tục
tăng đều qua các năm gắn liền với những thành công của công ty đã đạt được. Một số
sản phẩm của công ty bước đầu đã xâm nhập thị trường nước ngoài trong khu vực.
4.2. Những hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của công ty:
- Thiếu vốn trong sản xuất: Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp
phải có một khối lượng nhất định về vốn. Nói cách khác vốn là yếu tố có tính chất
quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì thiếu vốn các doanh
nghịêp nhiều khi phải tìm kiếm vốn từ các ngân hàng. Công ty ViWelCo cũng vậy,
năm 2005 công ty phải vay ở ngân hàng hơn 13 tỷ đồng và số lãi phải trả là 1,179 tỉ
đồng. Nguồn vốn của công ty đã hạn hẹp lại còn bị khách hàng chiếm dụng vốn, năm
2005 nợ phải thu 18 tỉ đồng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất là các
nguyên vật liệu công ty phải nhập khẩu.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ: Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị
trường, các sản phẩm que hàn của công ty phải cạnh tranh với các công ty trong nước
và nước ngoài. Nhận thức điều đó, công ty cố gắng cải tiến nâng cấp trang thiết bị máy
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
móc, tăng cường công tác quản lý giảm thiểu chi phí sản xuất, tận dụng nguồn phế liệu
từ lõi thép để làm đinh, hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh được với các đối thủ khác.
- Một khó khăn là các nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài cho
nên để hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hiệu quả, công ty phải tìm hiểu nắm rõ
tâm lý động thái của khách hàng từ đó đề ra được các biện pháp thích hợp.
Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất nhập
khẩu ở công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức
1. Phương hướng của công ty trong thời gian tới
1.1 Những thuận lợi và khó khăn
* Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức có những thuận lợi cơ bản sau:
- Là Doanh nghiệp sản xuất que hàn điện đầu tiên Việt Nam được Cộng hoà dân
chủ Đức trang bị máy móc thiết bị.
- Nhà nước có chính sách bảo hộ que hàn bằng cách hạ tỷ lệ thuế nhập khẩu dây thép
que hàn xuống 0% , tăng thuế nhập khẩu que hàn lên cao hơn 30%.
-Có sự chỉ đạo giúp đỡ kịp thời có hiệu quả của Tổng công ty hoá chất Việt Nam.
- Công ty có thị trường, khách hàng truyền thống vẫn giữ vững và phát triển, lòng tin
của khách hàng ngày càng được nâng cao.
- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9002 của công ty bước đầu
đạt được kết quả.
- Một số sản phẩm đạt chất lượng cao như N46 –VD; E7018 – VD đã được Nhật Bản
cấp chứng chỉ đăng kiểm.
* Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
- Giá vật tư đầu vào chịu ảnh hưởng đồng USD tăng liên tục bởi vì các nguyên liệu
chính phải nhập khẩu như dây hàn, lõi thép, bột Iminhit, sơn chống gỉ, dầu bôi trơn.
- Nhiều cơ sở trong nước nhập dây chuyền sản xuất que hàn của Trung Quốc về sản
xuất để cạnh tranh các sản phẩm que hàn có độ bền thấp.
- Tình hình nhập lậu que hàn Trung Quốc qua biên giới vẫn còn rất lớn mà nhà nước
không quản lý được bằng chứng cho thấy từ tháng 1 năm 2002 nhà nước nâng thuế
nhập khẩu dây thép làm lõi que hàn lên 5% và nâng thuế nhập khẩu que hàn 30%.
1.2 Định hướng sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty cổ phần que hàn
điện Việt Đức trong thời gian tới.
Cùng với đà phát triển nền kinh tế của Tổng công ty hoá chất Việt Nam nói chung và
công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức nói riêng đã đưa kế hoạch sản xuất kinh doanh
cụ thể để phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất. Trên
cơ sở phát triển của công ty, công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức cũng đã đưa ra
các chỉ tiêu phấn đấu trong những năm tới cụ thể năm 2006 như sau:
(Nguồn :Phòng kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức.)
Cùng với việc xác định mục tiêu cụ thể cho năm 2006 công ty cũng xây dựng định
hướng chung trong thời gian tới.
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân, phấn đấu đến năm 2006 doanh thu
đạt giá trị 95 tỷ đồng trở lên.
- Tiếp tục đổi mới theo hướng hoàn thiện công tác quản lý và cơ chế điều
hành theo hướng tiên tiến, hiện đại. Giữ vững và phát huy vai trò doanh nghiệp trong
việc sản xuất que hàn điện hàng đầu ở Việt Nam
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh có đủ năng lực, đội ngũ
công nhân sản xuất có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới - Thường
xuyên đảm bảo ổn định, cải thiện đời sống và việc làm của cán bộ công nhân viên.
Nâng cao mức thu nhập bình quân tương ứng với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
- Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có để có khả
năng xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn hơn so với những năm trước đây.
- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng vốn, quảng cáo và nghiên cứu thị
trường.
- Có chính sách, giá cả cạnh tranh.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất nhập
khẩu tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức.
2.1 Giải pháp đối với công ty
2.1.1. Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo cán bộ để nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ.
Sự thành công hay thất bại của bất cứ doanh nghiệp nào cũng bắt nguồn từ
nguyên nhân đầu tiên và căn bản nhất đó là nhân sự và cơ cấu nhân sự. Các phòng
kinh doanh hiện nay đều có đội ngũ cán bộ kinh doanh tương đối hoàn chỉnh có chất
lượng cao, hầu hết đã qua đào tạo đại học chính quy hoặc tại chức về nghiệp vụ và
ngoại ngữ. Tuy nhiên việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu không yêu cầu đơn
thuần yêu cầu về trình độ mà còn có các yếu tố khác như kinh nghiệm, khả năng giao
tiếp, sự phản xạ nhạy bén trước các biến động của thị trường và lòng nhiệt tình trong
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
công việc.Dù muốn hay không thì cán bộ giàu kinh nghiệm thực tế nhưng lại hạn chế
về trình độ ngoại ngữ, còn các nhân viên trẻ thì lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Đứng
trước vấn đề đó, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ
kinh doanh ở công ty là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy ở công ty đội ngũ cán bộ
công nhân viên phòng kinh doanh tương đối đông nhưng cán bộ có chuyên môn về
xuất nhập khẩu là rất ít, thời gian công tác thường không ổn định, do đó ít nhiều ảnh
hưởng đến việc xuất nhập khẩu ở công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải bổ sung nhân
sự, mở các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
Cán bộ có kinh nghiệm thực tế hỗ trợ giúp hướng dẫn cho các cán bộ trẻ. Trên thực tế
bởi vì thị trường nước ngoài luôn biến động, đồng thời các chủ trương chính sách của
Nhà nước về ngoại thương cũng không phải cố định. Do vậy công ty phải luôn bổ sung
thêm các nguồn sách báo, thông tin tài liệu cập nhật.
Hiệu quả và chất lượng làm việc sẽ được nâng lên nếu công ty có sự quan tâm
đúng mức và kịp thời tới lợi ích vật chất và khuyến khích tinh thần đến đội ngũ cán bộ
kinh doanh. Công ty có thể lập quỹ đào tạo để hỗ trợ một phần cho cán bộ kinh doanh
đi học tập. Xây dựng một cơ cấu nhân sự hợp lý, phát huy được tính năng động của
mỗi cá nhân cũng như khai thác có hiệu quả nguồn lực chất xám của đội ngũ cán bộ
kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.1.2. Duy trì các mối quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động xúc
tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty cổ phần que hàn
điện Việt Đức đã chủ lập tạo dựng cho mình nhiều bạn hàng ở khắp nơi trên đất nước
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Việt Nam và một số mặt hàng ở Châu á đặc biệt ở khu vực Trung Đông, Lào và duy trì
được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu phải gắn chặt với thị
trường nước ngoài. Do vậy thiết lập được mối quan hệ bạn hàng tốt, tin tưởng lẫn nhau
là rất quan trọng bởi công ty phải nhập khẩu các nguyên vật liệu chủ yếu như: Lõi thép
que hàn FeMn, Iminhit nhập khẩu từ các công ty ở Trung Quốc. Các khuôn vuốt dây
thép từ và dầu kéo vuốt độ trơn từ Italia. Công ty xuất nhập khẩu que hàn J421(sang
Mianma và Trung Đông. Đứng trước yêu cầu tạo thế và lực vững chắc cho sự phát
triển lâu dài. Ban lãnh đạo công đã xác định,: công ty chỉ có thể tăng trưởng và phát
triển nếu tạo dựng cho mình một hệ thống bạn hàng vững chắc uy tín hơn nữa. Muốn
vậy công ty cần phải có các chính sách và giải pháp để mở rộng mối quan hệ với bạn
hàng, khai thác tốt các bạn hàng hiện nay, đồng thời tạo dựng cho mình một hệ thống
bạn hàng trọng điểm có tiềm năng.
Trước hết công ty cần phải cần phải duy trì khai thác chiều rộng và chiều sâu có
hiệu quả bạn hàng hiện tại. Trong thời gian tới thị trường que hàn đầy triển vọng với
nhu cầu ngày càng tăng. Các giải pháp cụ thể mà công ty cần phải tiến hành với các
bạn hàng là: Nghiên cứu tìm hiểu kĩ các thông tin về môi trường kinh tế – chính trị –
luật pháp của nước bạn hàng để làm điều kiện tiền đề cho việc thương thảo hợp đồng,
dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường cung cấp nguyên vật liệu sản xuất
que hàn, thiết lập được các mối quan hệ đối với các nhà tiêu thụ ở mỗi nước bạn hàng.
Thường xuyên cập nhật thông tin về khả năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên
vật liệu. Mỗi thông tin về nhà cung cấp và tiêu thụ là sự trợ giúp quý giá cho công ty
trong vấn đề thương thảo hợp đồng xuất nhập khẩu từ các nước bạn hàng đó. Phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu có thể chi tiết hoá các thông tin về nhà cung cấp nguyên
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm theo dang mục các sản phẩm. Từng bước mở rộng danh
mục nhà tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới xuác tiến thăm dò thị trường, tập hợp
các thông tin về thị trường các nước trong khu vực. Việc mở rộng thị trường cung cấp
và tiêu thụ là rất quan trọng tạo cho Công ty nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu ổn định
và có thể tự do lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng, giá cả phù hợp.
Đồng thời có thể sản xuất các sản phẩm có giá cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường trong khu vực, đặc biệt là các sản phẩm que hàn việt sản xuất từ Trung
Quốc có giá rẻ hơn các nước khác.
Trong nền kinh tế thị trường, sự khắc nghiệt của nó không cho phép một doanh
nghiệp chỉ bước hẹp trong phạm vi kinh doanh trong một thị trường nhất định với một
số bạn hàng nhất định. Bạn hàng truyền thống có thể chấm dứt làm ăn với ta một khi
lưọi ích của họ không được đảm bảo hoặc khi có những đối tác đem lại cho họ nhiều
lợi ích hơn. Do đó công ty cổ phần que hàn điện Vịêt Đức cũng như các công ty khác
phải luôn tìm kiếm và quan hệ các bạn hàng mới nhằm đảm bảo lợi ích và sự phát triển
của mình dựa trên việc : Giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng, chất lượng, mẫu mã,
chào giá hợp lý.
Hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin thị trường chính là sự nghiên
cứu các biến động của thị trường và đưa ra các quyết định phù hợp. Nghiên cứu thị
trường là công việc rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu của công ty. Thông qua nghiên cứu thị trường công ty sẽ nắm bắt được
các thông tin như tình hình cung cầu của thị trường, cơ cấu chủng loại mà thị trường
cung ứng mức giá và khả năng biến động, các đối thủ cạnh tranh, tỷ giá hối đoái, lãi
suất tiền vay. Từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời nhằm đảm
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
bảo cho hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu được an toàn và khai thác được cơ hội
có thể có.
Nắm bắt được thị trường, hiểu biết được các quy luật của thị trường là hết sức quan
trọng. Đối với các doanh nghiệp có liên quan đến việc xuất nhập khẩu thì công tác
nghiên cứu thị trường lại cần thiết và quan tâm thoả đáng. Công ty cổ phần que hàn
điện Vịêt Đức trong quá trình hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của mình công tác
nghiên cứu thị trường đã được quan tâm. Công ty đã giao cho phòng kinh doanh
chuyên trách về việc nghiên cứu thị trường. Hiện nay, thị trường nhập khẩu nguyên vật
liệu của công ty chủ yếu là Trung Quốc , Đài Loan và Italia, còn thị trường xuất khẩu
thì tương đối ít chủ yếu xuất sang Mianma, Lào và Trung Đông. Bên cạnh đó công ty
đang cố gắng mở rộng kinh doanh sang nước khác trong khu vực tạo vị thế của công ty
trên toàn thị trường quốc tế.
2.1.3. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Một vấn đề đặt ra đối với công ty cổ que hàn điện Vịêt Đức hiện nay là tình
trạng thiếu vốn để đầu tư sản xuất, nhập khẩu dây chuyền sản xuất các loại que hàn
điện tiên tiến để cạnh tranh được với các công ty trong nước và nước ngoài, cơ cấu
vốn lưu động công ty không đủ tài trợ cho các thương vụ nhập khẩu nguyên liệu trang
thiết bị, máy móc. Vì vậy để công tác nhập khẩu nguyên liệu đáp ứng kịp thời cho nhu
cầu SX trong công ty cũng như gảim thiểu các khoản chi phí thì công ty cần phải chú
trọng tới những biện pháp sau:
Công ty cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn cố định, vốn lưu động,
Thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ đảm bảo thúc đẩy hoạt động kinh doanh
nhất là hoạt động kinh nhập khẩu nguyên vật liệu cần có số vốn lớn. Công tác kế toán
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
phải phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tổng hợp các kết quả kinh doanh. Lập báo cáo
kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có
hệ thống diễn biến của các nguồn vốn cung cấp, vốn vay từ hệ thống ngân hàng, giải
quyết các loại vốn phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên liệu của công ty.
Theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh đề xuất kế hoạch thu chi tiền
mặt và các hình thức thanh toán khác. Khi công ty ký kết được các hợp đồng nhập
khẩu nguyên vật liệu lớn như: lõi thép, Iminhit, ... được nhà nước khuyết khích nhập
khẩu thì công ty có thể vay ngân hàng và xin giảm lãi vay( lãi xuất ưu đãi đối với các
mặt hàng khuyến khích nhập khẩu ).Việc này sẽ làm tăng hiệu quả nhập khẩu do chi
phí nhập khẩu giảm, công ty cần phải xây dựng các mối quan hệ với hệ thống ngân
hàng tốt hơn nữa lập và duy trì được niềm tin của các ngân hàng đối với công ty bằng
các hoạt động cụ thể và thiết thực như trả lãi vay ngân hàng đúng hạn, cung cấp cho
ngân hàng các thông tin lành mạnh tình hình tài chính của mình. Đồng thời tranh thủ
huy động khai thác nguồn vốn vay dài hạn và trung hạn để thúc đẩy kinh doanh xuất
nhập khẩu, tạo dựng uy tín đối với các bạn hàng và các tổ chức tín dụng để dễ dàng
huy động các nguồn vốn vay phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
2.1.4.Nâng cao hiệu quả giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng
nhập khẩu, xuất khẩu.
Giao dịch, đàm phát là khâu rất quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất của
thương vụ. Đàm phán giúp các bên tìm hiểu, thảo luận thấu đáo vấn đề nhằm đưa đến
ký kết hợp đồng. Tuy nhiên việc giao dịch này thường chiếm nhiều thời gian, chi phí
hội họp cao. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, người tham gia hoạt động này phải có
kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, kinh nghiệm trong lĩnh vực này , đặc biệt trong
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài,người cán bộ xuất nhập khẩu phải có kinh
nghiệm và nghệ thuật giao tiếp, có bản lĩnh, nắm vững các quy tắc trong đàm phán,
luật pháp quốc gia và quốc tế. Hiện nay hầu hết các hợp đồng nhập khẩu đều được lập
theo hình thức bên nước ngoài, lập gửi cho bên công ty xem xét và ký vào hợp đồng
giá nhập khẩu theo điều kiện CIF cảng Hải Phòng. Do vậy công ty cần phải cử cán bộ
thông thạo ngoại ngữ lập và kiêm tra các điều khoản của hợp đồng. Trong quá trình
đàm phán công ty cần tạo ra sự cạnh tranh, gây áp lực, nêu ra mục tiêu, không bộc lộ
suy nghĩ của mình…
Với lĩnh vực xuất khẩu, công ty thường giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng
xuất khẩu qua mạng, do vậy sẽ không đảm bảo chắc chắn mọi hợp đồng xuất khẩu
diễn ra được suôn sẻ, công ty cần phải cử người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất
khẩu sang nước bạn hàng đó để kiểm tra, đàm phán trực tiếp để ký hợp đồng sẽ có lợi
cho công ty. Tuy nhiên cho chi phí vấn đề này cao.
2.1.5. Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu, nhập khẩu.
Hiện nay công ty chi hoạt động nhập khẩu theo phương thức trực tiếp và củng thác do
đó để tăng kim ngạch nhập khẩu công ty nên áp dụng các phương thức nhập khẩu khác
nhau đặc biệt là phương thức nhấp khẩu liên doanh để không bỏ lỡ cơ hội nhất là hợp
đồng lớn trong điều kiện công ty thiếu vốn. Hoặc nhập khẩu qua các đại lý trung gian
có mối quan hệ kd thường xuyên hơn. Do đó giảm thiểu chi phí giá thành nguyên vật
liệu dẫn đến giá thành sản phảm cũng hạ theo có sức cạnh tranh với sản phẩm công ty
khác.
2.1.6. Tối thiểu hoá các chi phí để tăng lợi nhuận.
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
Trong sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng lấy lợi nhuận, an toàn và vị
thế trên thương trường làm mục tiêu chính, Trong đó lợi nhuận là mục tiêu quan trọng
nhất, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp . Muốn có lợi
nhuận cao công ty phải đầu tư tiền của, công sức vào hoạt động kinh doanh và phải
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh trong
từng giai đoạn của công ty. Hay nói cách khác là doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản
chi phí để đầu tư cho hoạt động sản xuất của mình sao cho doanh thu mà doanh nghiệp
đạt được phải bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và có lãi để tiếp tục hoạt động
sản xuất kinh doanh, mà chi phí thì luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả . Do vậy để nâng
cao hiệu quả sản xuất và xuất nhập khẩu thì việc tiết kiệm chi phí phải được chú trọng
hàng đầu. Bởi có quản lý hiệu quả chi phí trong các khâu mua nguyên vật liệu thì mới
tạo ra được sản phẩm có giá cạnh tranh.Đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn , tăng
doanh số bán và lợi nhuận cho công ty. Ngược lại nếu sử dụng không hiệu quả các chi
phí sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao hơn khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại của các công ty khác dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ được. Do đó doanh thu
và lợi nhuận sẽ giảm theo.
2.2.Giải pháp đối với Nhà nước .
2.2.1. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Nguyên vật liệu là nguồn cung cấp đầu vào cho các công ty sản xuất nói chung
và công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức nói riêng phục vụ đắc lực cho sự phát triển
của công ty và cả nền kinh tế nước ta. Nhà nước nên có chính sách ưu tiên hơn nữa
cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị ngành sản xuất que hàn điện trong nước. Nhanh
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
chóng khắc phục những bất hợp lý trong quy chế, chính sách liên quan đến xuất nhập
khẩu. Có như vậy các sản phẩm que hàn điện của công ty cổ phần que hanh điện Việt
Đức và các công ty que hàn điện khác trong nước có thể cạnh tranh với các sản phẩm
que hàn điện của Trung Quốc, Inđonesia và các nước khác.
2.2.2. Cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin trên thị trường quốc tế.
Các trung tâm tư vấn pháp luật quốc tế, phòng thông tin thương mại quốc tế của
Bộ Thương mại cần hoạt động tích cực hơn nữa trong việc cung cấp kế hoạch xuất
nhập khẩu, phương hướng đầu tư, luật lệ cũng như tập quán của các nước bạn hàng.
Cung cấp thông tin về diễn biến kinh tế cũng như chính trị của các nước và ảnh hưởng
của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty để công ty có kế hoạch chuẩn bị đối
phó với những thay đổi đó.
2.2.3.Đơn giản hoá thủ tục hải quan .
Do đặc thù của mặt hàng nhập khẩu của công ty là nguyên vật liệu, nên số
lượng nhập khẩu hàng năm thường tương đối lớn.
Đồng thời các vật liệu dễ bị ôxy hoá như dây thép làm lõi hàn, dây hàn. Do vậy
khi mà hải quan kiểm tra 100%. Cả khi xuất khẩu sản phẩm (que hàn, dây hàn) ra
nước ngoài rất bất tiện mất nhiều thời gian nên Tổng cục Hải quan cần có quy định
mặt hàng nào kiểm hoá ngay, loại nào cho phép kiểm hoá tại kho hàng. Có như thế
việc giải phóng hàng hoá ở cửa khẩu mới nhanh.
Kết luận
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, phân công lao động quốc
tế ngày càng sâu sắc, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không có hoà nhập
với xu thế đó. Toàn cầu hoá giúp cho các quốc gia không ngừng phát triển theo kịp
SVTH: Hoµng TiÕn Dòng Líp chuyªn
ngµnh 12B
thời đại khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Thực hiện đường lối đổi mới
kinh tế của Đảng và Nhà nước. Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã nỗ lực phấn
đấu không ngừng và đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động sản xuất và
xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm
gần đây công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 900 – 2000 đồng
thời liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Những kết quả thu
được trong những năm qua mưói chỉ là kết quả ban đầu sau những năm kiên trì đổi
mới trong hoạt động của công ty. Do vậy công ty cần tiếp tục cải tiến, đổi mới tìm tòi,
sáng tạo để nâng cao hiệu quả của mình, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu
cầu trong nước và quốc tế.
Qua đây tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trường Đại
học Ngoại Thương, đặc biệt cô giáo ThS. Vũ Thị Hiền đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm
ơn cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần que hàn Việt Đức tạo điều kiện cho tôi
được thực tập và cung cấp các số liệu cần thiết để hoàn thành bài viết này.
Tài liệu tham khảo
1. Các bản báo cáo tổng kết tài chính Công ty cổ phần que hàn Việt Đức từ 2003-
2005.
2. Hồ sơ ISO 2002 Công ty cổ phần que hàn Việt Đức.
3. Hồ sơ xuất nhập khẩu từ năm 2003-2005 của Công ty cổ phần que hàn Việt
Đức.
4. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương- GS. Đinh Xuân Trình.
5. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Tấn Bình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Công ty cổ phần sản xuất các sản phẩm tiểu vi với kế hoạch sản xuất cho xuất nhập khẩu.pdf