Tài liệu Luận văn Công nghệ GPS động và khả năng ứng dụng trong công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn tại Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
-------------------------
Vũ Tiến Quang
Công nghệ GPS động và khả năng ứng dụng trong
công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn tại Việt Nam.
Chuyên ngành : Trắc địa
Mã số : 2.16.00
luận văn thạc sĩ kỹ thuật
người hướng dẫn khoa học:
TS. Đặng Nam Chinh
Hà Nội năm 2002
id2910865 pdfMachine by Broadgun Software - a great PDF writer! - a great PDF creator! -
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung đề tài này là những kết qủa nghiên cứu,
những ý tưởng khoa học tôi tổng hợp từ công trình nghiên cứu, các công tác
thực nghiệm, các công trình sản xuất do tôi trực tiếp tham gia thực hiện.
3
mục Lục
trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Danh mục các bảng 3
Danh mục các hình 5
mở đầu: 6
Chưong 1. Lý thuyết chung về công nghệ GPS 10
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển 10
1.2 Cấu trúc hệ thống GPS 11
1.3 Cấu trúc tín hiệu GPS 16
1.4 Các trị đo GPS 20
1.5 Nguyên lý định...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Công nghệ GPS động và khả năng ứng dụng trong công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
-------------------------
Vũ Tiến Quang
Công nghệ GPS động và khả năng ứng dụng trong
công tác đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn tại Việt Nam.
Chuyên ngành : Trắc địa
Mã số : 2.16.00
luận văn thạc sĩ kỹ thuật
người hướng dẫn khoa học:
TS. Đặng Nam Chinh
Hà Nội năm 2002
id2910865 pdfMachine by Broadgun Software - a great PDF writer! - a great PDF creator! -
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung đề tài này là những kết qủa nghiên cứu,
những ý tưởng khoa học tôi tổng hợp từ công trình nghiên cứu, các công tác
thực nghiệm, các công trình sản xuất do tôi trực tiếp tham gia thực hiện.
3
mục Lục
trang
Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Danh mục các bảng 3
Danh mục các hình 5
mở đầu: 6
Chưong 1. Lý thuyết chung về công nghệ GPS 10
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển 10
1.2 Cấu trúc hệ thống GPS 11
1.3 Cấu trúc tín hiệu GPS 16
1.4 Các trị đo GPS 20
1.5 Nguyên lý định vị GPS 24
1.6 Các nguồn sai số trong đo GPS 29
1.7 Những kỹ thuật đo GPS 33
1.8 Toạ độ và hệ quy chiếu 39
Chương 2. Nguyên lý đo GPS động 42
2.1 Nguyên lý chung về đo GPS động 42
2.2 Thiết bị đo GPS động 45
Chương 3. nghiên cứu độ chính xác phương pháp đo
GPS động 49
3.1 Đo kiểm định phương pháp đo GPS RTK 50
3.2 Đo kiểm định phương pháp đo GPS PPK 55
Chương 4. bản đồ tỷ lệ lớn 64
4.1 Những khái niệm chung 64
4
4.2 Yêu cầu kỹ thuật của bản đồ tỷ lệ lớn 65
4.3 Quy trình thành lập bản đồ tỷ lệ lớn 66
Chương 5. Qui trình đo và xử lý số liệu đo GPS động 69
5.1 Công tác chẩn bị 69
5.2 Thiết lập trạm đo 70
5.3 Thủ tục khởi đo 73
5.4 Đo đạc tại thực địa 74
5.5 Giao diện thiết bị đo và phần mềm trút số liệu 77
5.6 Xử lý số liệu đo trên các phần mềm chuyên dụng. 78
5.7 Đo GPS RTK trên khu đo thử nghiệm 81
Chương 6. khảnăng ứng dụng phương pháp đo
GPS động 85
kết luận và kiến nghị 89
danh mục các công trình của tác giả 90
tài liệu tham khảo 90
phụ Lục
5
danh mục các bảng
Bảng 1. 1 Các vệ tinh của hệ thống GPS.
Bảng 1. 2 Bảng thống kê nguồn lỗi trong đo GPS và biện pháp khắc phục.
Bảng 1. 3 Bảng tổng hợp về các phương pháp đo GPS.
Bảng 3. 1 Kết quả đo GPS RTK tại bãi chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy
4600LS tháng 9-1999.
Bảng 3. 2 Kết quả đo GPS RTK tại bãi chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy
4800 tháng 5-2000.
Bảng 3. 3 Sai số tại các điểm quy chuẩn khu đo Hoà Lạc.
Bảng 3. 4 Toạ độ và sai số tại các điểm đo kiểm tra khu đo Hoà Lạc.
Bảng 3. 5 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra phương pháp GPS PPK trên bãi
chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy 4600LS tháng 5-2000.
Bảng 3. 6 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra phương pháp GPS PPK trên bãi
chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy 4800 tháng 5-2000.
Bảng 3. 7 Kết quả đo kiểm tra trên điểm khống chế 11607 - khoảng cách
11,27km sử dụng máy thu 4600 LS theo 2 phương án Fixed.
Bảng 3. 8 Kết quả đo kiểm tra trên điểm khống chế 10451 - khoảng cách
10,26km sử dụng máy thu 4800 theo 2 phương án Fixed.
Bảng 4. 1 Sai số về toạ độ cho phép với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
Bảng 4. 2 Sai số về độ cao với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
danh mục các hình vẽ
Hình 1. 1 Sơ đồ quỹ đạo vệ tinh hệ thống GPS.
Hình 1. 2 Vệ tinh khối II hệ thống GPS.
Hình 1. 3 Sơ đồ Đoạn Điều Khiển của hệ thống GPS.
Hình 1. 4 Sơ đồ truyền tí hiệu của Đoạn Điều Khiển của hệ thống GPS.
Hình 1. 5 Sơ đồ cơ chế xác định thời gian truyền tín hiệu GPS.
Hình 1. 6 Trị đo pha và số nguyên đa trị.
6
Hình 1. 7 Sơ đồ nguyên lý định vị điểm đơn.
Hình 1. 8 Sơ đồ mô tả sai phân bậc một.
Hình 1. 9 Sơ đồ mô tả sai phân bậc hai.
Hình 2. 1 Máy thu 4800 và các thiết bị đo GPS RTK.
Hình 2. 2 Máy thu 4600LSvà hệ thống Radio Link Trimtalk 900.
Hình 2. 3 Thiết bị điều khiển TSC1 vr. 7.5.
Hình 3. 1 Sơ đồ lưới thử nghiệm đo GPS PPK.
Hình 4. 1 Sơ đồ quy trình đo, xử lý số liệu đo GPS RTK.
7
Mở ĐầU
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống
định vị, dẫn đường sử dụng các vệ tinh nhân tạo được Bộ Quốc Phòng Mỹ
triển khai từ những năm đầu thập kỷ 70. Ban đầu hệ thống này được dùng cho
mục đích quân sự nhưng sau đó đã được thương mại hoá, được ứng dụng rất
rộng rãi trong các hoạt động kinh tế, xã hội và đặc biệt đối với ngành trắc
địa bản đồ thì đây là cuộc cách mạng thực sự về cả kỹ thuật, chất lượng cũng
như hiệu quả kinh tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng.
Cùng với thời gian, công nghệ GPS ngày càng phát triển hoàn thiện
theo chiều hướng chính xác, hiệu quả và thuận tiện hơn. Với mục tiêu nghiên
cứu một nhánh phát triển mới công nghệ GPS trong lĩnh vực trắc địa bản đồ,
tôi đã đề xuất và được phép tiến hành nghiên cứu đề tài Công nghệ GPS
động và khả năng ứng dụng trong đo công tác vẽ bản đồ tỷ lệ lớn tại Việt
Nam.
Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống định vị GPS đã được công nhận và sử dụng rộng rãi như một
công nghệ tin cậy, hiệu quả trong trắc địa bản đồ bởi các tính ưu việt sau:
1. Có thể xác định toạ độ của các điểm từ điểm gốc khác mà không
cần thông hướng.
2. Độ chính xác đo đạc ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (có thể đo
trong mọi điều kiện thời tiết).
3. Việc đo đạc toạ độ các điểm rất nhanh chóng, đạt chính xác cao, ở vị trí
bất kỳ trên trái đất.
4. Kết quả đo đạc có thể tính trong hệ toạ độ toàn cầu hoặc hệ toạ độ địa
phương bất kỳ.
5. Kết quả đo ở dạng file số liệu (digital file) nên dễ dàng nhập vào các
phần mềm đo vẽ bản đồ hoặc các hệ thống cơ sở dữ liệu.
8
Với những tính năng ưu việt, ngay từ nhũng năm đầu thập kỷ 90 công
nghệ GPS nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong công tác lập lưới
khống chế trắc địa ở Việt Nam sử dụng kỹ thuật đo GPS tĩnh. Những năm
gần đây, do tiến bộ nhanh về kỹ thuật xử lý số liệu, công nghệ chế tạo thiết bị
ngày càng hoàn thiện nên kỹ thuật đo GPS động đã và đang được ứng dụng
rộng rãi trên toàn thế giới do phương pháp này những ưu điểm đặc biệt. ở
Việt Nam, trong những năm gần đây một số thiết bị đo GPS động đã được
nhập và thử nghiệm ở một số cơ quan nghiên cứu. Để có những kết luận khoa
học về phương pháp đo GPS động thì việc nghiên cứu ứng dụng trong đo vẽ
bản đồ tỷ lệ lớn, đề xuất quy trình công nghệ là việc cần thiết phải tiến hành
để có cơ sở triển khai ứng dụng một cách phổ biến ở Việt Nam.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Từ những nghiên cứu chung về hệ thống GPS, những kỹ thuật định vị,
đề tài này sẽ nghiên cứu chi tiết các kỹ thuật đo GPS động sử dụng các thiết
bị đo GPS động mới được nhập. Kết quả nghiên cứu cần phải xác định được
về độ chính xác đạt được của tthiết bị trong điều kiện thực tế của Việt Nam,
so sánh với các công nghệ truyền thống để rút ra những kết luận khoa học, từ
đó đề xuất quy trình công nghệ áp dụng kỹ thuật đo GPS động cụ thể cho
việc áp dụng kỹ thuật đo GPS động ở các cơ sở sản xuất trắc địa bản đồ.
ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, các kết quả thực nghiệm, các
công trình sản xuất thực tiễn của đề tài này, tác giả mong muốn thể hiện các
vấn đề sau:
1. Công nghệ GPS là công nghệ mới, khác biệt, làm thay đổi hẳn quan
niệm về việc đo đạc trong công tác trắc địa bản đồ.
2. Đo GPS động là bước phát triển mới của công nghệ GPS cho phép đo
đạc chi tiết bỏ qua công đoạn lập lưới khống chế cơ sở, có độ chính xác đạt
9
yêu cầu kỹ thuật đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn, có những tính năng ưu việt so với
phương pháp đo vẽ bản đồ truyền thống.
3. Đo GPS động là phương pháp đo đạc khoa học, đáp ứng yêu cầu của
công tác tự động hoá đo vẽ bản đồ, phù hợp với việc tổ chức, quản lý số liệu
trong các hệ thống quản trị dữ liệu trong máy tính.
4. Đo GPS động kết hợp với các phương pháp đo vẽ truyền thống tạo được
hiệu quả kinh tế cao trong đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở Việt Nam.
Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật đo GPS động là phương pháp mới
áp dụng không chỉ tốt trong ngành Địa Chính mà còn với các cơ quan có chức
năng khảo sát, đo đạc khác trong các ngành Giao thông, Thuỷ lợi, Xây dụng,
Nông nghiệp...
Bản luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của
tiến sĩ Đặng Nam Chinh khoa Trắc Địa - trường đại học Mỏ - Địa Chất, đồng
thời được sự hỗ trợ tích cực của Viện Nghiên Cứu Địa Chính và các đồng
nghiệp trong việc tổ chức triển khai nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm tiến
sĩ Đặng Nam Chinh, trường đại học Mỏ - Địa Chất, Viện Nghiên Cứu Địa
Chính cùng các đồng nghiệp và mong nhận được những ý kiến đóng góp về
đề tài.
10
Chương I: lý thuyết chung về công nghệ gps
1.1 vài nét về Lịch sử phát triển
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, Cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ
(NASA) cùng với Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành chương trình nghiên cứu,
phát triển hệ thống dẫn đường và định vị chính xác bằng vệ tinh nhân tạo. Hệ
thống định vị dẫn đường bằng vệ tinh thế hệ đầu tiên là hệ thống TRANSIT.
Hệ thống này có 6 vệ tinh, hoạt động theo nguyên lý Doppler. Hệ TRANSIT
được sử dụng trong thương mại vào năm 1967. Một thời gian ngắn sau đó
TRANSIT bắt đầu ứng dụng trong trắc địa. Việc thiết lập mạng lưới điểm định
vị khống chế toàn cầu là những ứng dụng sớm nhất và giá trị nhất của hệ
TRANSIT.
Định vị bằng hệ TRANSIT cần thời gian quan trắc rất lâu mà độ chính
xác chỉ đạt cỡ 1m. Do vậy trong trắc địa hệ TRANSIT chỉ phù hợp với công
tác xây dựng các mạng lưới khống chế cạnh dài. Nó không thoả mãn được các
ứng dụng đo đạc thông dụng như đo đạc bản đồ, các công trình dân dụng.
Tiếp sau thành công của hệ TRANSIT. Hệ thống định vị vệ tinh thế hệ
thứ hai ra đời có tên là NAVSTAR-GPS (Navigtion Satellite Timing And
Ranging - Global Positioning System) gọi tắt là GPS . Hệ thống này bao gồm
24 vệ tinh phát tín hiệu, bay quanh trái đất theo những quỹ đạo xác định. Độ
chính xác định vị bằng hệ thống này được nâng cao về chất so với hệ
TRANSIT. Nhược điểm về thời gian quan trắc đã được khắc phục.
Một năm sau khi phóng vệ tinh thử nghiệm NTS-2 (Navigation
Technology Sattellite 2 ), giai đoạn thử nghiệm vận hành hệ thống GPS bắt
đầu với việc phóng vệ tinh GPS mẫu " Block I ". Từ năm 1978 ữ 1985 có 11
vệ tinh Block I đã được phóng lên quỹ đạo. Hiện nay hầu hết số vệ tinh thuộc
Block I đã hết thời hạn sử dụng. Việc phóng vệ tinh thế hệ thứ II (BlockII)
11
bắt đầu vào năm 1989. Sau giai đoạn này 24 vệ tinh này đã triển khai trên 6
quĩ đạo nghiêng 550 so với mặt phẳng xích đạo trái đất với chu kỳ gần 12 giờ
ở độ cao xấp xỉ 12.600 dặm (20.200 km). Loại vệ tinh bổ sung thế hệ III
(Block IIR) được thiết kế thay thế những vệ tinh Block II đầu tiên bắt đầu
phóng vào năm 1995. Cho đến nay đã có 27 vệ tinh của hệ thống GPS đang
hoạt động trên đạo.
Cùng có tính năng tương tự với hệ thống GPS đang hoạt động còn có hệ
thống GLONASS của Nga (nhưng không thương mại hoá rộng rãi) và một hệ
thống tương lai sẽ cạnh thị trường với hệ thống GPS là hệ thống GALIEO của
Cộng Đồng Châu Âu.
ở Việt Nam, phương pháp định vị vệ tinh đã được ứng dụng từ những
năm đầu thập kỷ 90. Với 5 máy thu vệ tinh loại 4000ST, 4000SST ban đầu
sau một thời gian ngắn đã lập xong lưới khống chế ở những vùng đặc biệt khó
khăn mà từ trước đến nay chưa có lưới khống chế như Tây Nguyên, Thượng
Nguồn Sông Bé, Cà Mau. Những năm sau đó công nghệ GPS đẫ đóng vai trò
quyết định trong việc đo lưới cấp "0" lập hệ quy chiếu Quốc gia mới cũng
như việc lập lưới khống chế hạng III phủ trùm lãnh thổ (gần 30000 điểm) và
nhiều lưới khống chế cho các công trình dân dụng khác[4].
Những ứng dụng sớm nhất của GPS trong trắc địa bản đồ là trong công
tác đo lưới khống chế. Hiện nay hệ thống GPS vẫn đang phát triển ngày càng
hoàn thiện về phần cứng (thiết bị đo) và phần mềm (chương trình xử lý số
liệu), được ứng dụng rộng rãi vào mọi dạng công tác trắc địa bản đồ, trắc địa
công trình dân dụng và các công tác định vị khác theo chiều hướng ngày càng
đơn giản, hiệu qủa.
1.2 Cấu trúc hệ thống GPS
GPS là một hệ thống kỹ thuật phức tạp, song theo sự phân bố không
12
gian người ta chia hệ thống GPS thành 3 phần gọi là Đoạn (Segment):
- Đoạn Không Gian (Space Segment),
- Đoạn điều khiển (Control Segment),
- Đoạn người sử dụng (User Segment).
1.2.1 Đoạn không gian
Đoạn không gian bao gồm các vệ tinh nhân tạo phát tín hiệu bay trên
các quỹ đạo xác định quanh trái đất. Vệ tinh được đưa vào bay trong 6 mặt
phẳng quĩ đạo nghiêng 550 so với mặt phẳng xích đạo trái đất, mỗi mặt phẳng
quĩ đạo có 4 hoặc 5 vệ tinh (xem hình 1.1). Quĩ đạo vệ tinh gần hình tròn, ở
độ cao 12.600 dặm (20.200km), chu kỳ 718 phút. Mỗi vệ tinh có trang bị tên
lửa đẩy để điều chỉnh quỹ đạo, thời hạn sử dụng khoảng 7,5 năm. Bảng 1.1
thống kê những vệ tinh GPS đã được phóng lên quỹ đạo đến tháng I/ 1997.
Bảng 1.1: Các vệ tinh của hệ thống GPS
Block Số hiệu vệ tinh Ngày phóng vệ tinh Trạng thái hoạt động
I 4 22/02/78 Chết ngày 25/01/80
I 7 13/05/78 Chết ngày 30/07/80
I 6 06/10/78 Chết ngày 19/04/92
I 8 11/12/78 Chết ngày 27/10/86
I 5 09/02/80 Chết ngày 28/11/83
I 9 26/04/80 Chết ngày 10/12/90
I 11 14/07/83 Chết ngày 04/05/93
I 13 13/06/84 Chết ngày 28/02/94
I 12 08/09/84 Chết ngày 18/11/95
I 3 09/10/85 Chết ngày 27/02/94
II 14 14/02/89 Đang hoạt động
II 2 10/06/89 Đang hoạt động
13
II 16 17/08/89 Đang hoạt động
II 19 21/10/89 Đang hoạt động
II 17 11/12/89 Đang hoạt động
II 18 24/01/90 Đang hoạt động
II 20 25/03/90 Chếtngày 10/05/96
II 21 02/08/90 Đang hoạt động
II 15 01/11/90 Đang hoạt động
IIA 23 26/11/90 Đang hoạt động
IIA 24 03/07/91 Đang hoạt động
IIA 25 23/02/92 Đang hoạt động
IIA 28 10/04/92 Đang hoạt động
IIA 26 07/07/92 Đang hoạt động
IIA 27 09/09/92 Đang hoạt động
IIA 1 22/11/92 Đang hoạt động
IIA 29 18/12/92 Đang hoạt động
IIA 22 03/02/93 Đang hoạt động
IIA 31 30/03/93 Đang hoạt động
IIA 7 13/05/93 Đang hoạt động
IIA 9 26/06/93 Đang hoạt động
IIA 5 30/08/93 Đang hoạt động
IIA 4 26/10/93 Đang hoạt động
IIA 6 10/03/94 Đang hoạt động
IIA 3 28/03/96 Đang hoạt động
IIA 10 15/08/96 Đang hoạt động
IIA 30 01/10/96 Đang hoạt động
14
Hình 1.1: Sơ đồ quỹ đạo vệ tinh hệ thống GPS
Hình 1.2: Vệ tinh GPS khối II
15
I.2.2 Đoạn điều khiển
Đoạn điều khiển là 5 trạm mặt đất phân bố đều quanh trái đất trong đó
1 trạm chủ (Master Station) và 4 trạm theo dõi (Monitor Station). Trạm chủ
đặttại căn cứ không quân Falcon ở Colorado Spring, bang Colorado, USA là
nơi nhận, xử lý tín hiệu thu được từ các vệ tinh tại 4 trạm theo dõi.
Hình1.3: Sơ đồ Đoạn điều khiển của hệ thống GPS
Sau khi số liệu GPS được thu thập, xử lý, toạ độ và độ lệch đồng hồ của
từng vệ tinh được tính toán và hiệu chỉnh tại trạm chủ trạm chủ và truyền tới
các vệ tinh hàng ngày qua các trạm theo dõi (xem hình 1.4).
Hình 1.4. Sơ đồ truyền tín hiệu của Đoạn điều khiển
16
1. 2. 3 Đoạn người sử dụng
Đoạn người sử dụng bao gồm các máy thu tín hiệu vệ tinh và phần mềm
sử lý tính toán số liệu. Máy thu tín hiệu GPS có thể đặt cố định trên mặt đất
hay gắn trên các phương tiện chuyển động như đi bộ, đi xe đạp, ô tô, máy
bay, tàu biển, tên lửa, vệ tinh nhân tạo...
Tín hiệu vệ tinh được thu qua anten máy thu. Cấu tạo anten đẳng hướng
cuả máy thu GPS có thể bắt tín hiệu GPS ở mọi hướng. Tâm pha của anten là
điểm thu tín hiệu và là điểm xác định toạ độ.
Tuỳ theo mục đích của các ứng dụng mà các máy thu GPS có thiết kế
cấu tạo khác nhau cùng với phần mềm xử lý, và quy trình thao tác thu thập số
liệu ở thực địa.
1.3 Cấu trúc tín hiệu GPS
Một thành phần quan trọng của hệ thống GPS là tín hiệu phát từ vệ tinh
đến các máy thu. Việc phát và thu tín hiệu là cơ sở cho việc đo đạc với hệ
thống GPS. Vậy, tín hiệu GPS có cấu trúc như thế nào ?
Tín hiệu vệ tinh là sóng điện từ. Sóng điện từ được dùng cho mục đích
đo đạc có những thông số đặc trưng, được nghiên cứu, thử nghiệm đảm bảo
các yêu cầu nghiêm ngặt về độ chính xác, tính ổn định và yêu yêu cầu kỹ
thuât khác. Về mặt vật lý, tín hiệu vệ tinh có các thông số cơ bản đó là bước
sóng, tần số và các mã điều biến trên sóng tải.
1.3.1 Tần số cơ bản
Tần số cơ bản của sóng truyền tín hiệu vệ tinh của hệ thống GPS là
fo = 10.23 MHz.
17
1.3.2 Các thông tin điều biến
Việc sử dụng tín hiệu mã hoá cho phép các vệ tinh GPS cùng hoạt động
mà không bị nhiễu, mỗi vệ tinh phát đi một mã giả ngẫu nhiên riêng biệt.
Máy thu GPS nhận dạng được tín hiệu của từng vệ tinh trên nền nhiễu không
xác định của không gian bao quanh trạm đo, điều đó cho phép tín hiệu GPS
không đòi hỏi công suất lớn và máy thu GPS có thể sử dụng anten nhỏ hơn,
kinh tế hơn. Có 3 loại mã điều biến trên sóng tải đó là : C/A.Code (Coarse
Acquisition), P.Code và Y.Code.
+ C/A Code- mã sơ bộ
Mã C/A.Code là mã giả ngẫu nhiên (PRN) được phát đi với tần số 1.023
MHz (fo/10). Mã này là chuỗi chữ số 0 và 1 sắp xếp theo quy luật tựa ngẫu
nhiên lặp lại với tần suất 1/1000giây. Mỗi vệ tinh được gán 1 mã C/A.Code
riêng biệt. Mã C/A.Code chỉ được điều biến trên sóng tải L1. Phương trình
giải mã C/A không bảo mật do vậy mã C/A.Code thông dụng trong nhiều
máy thu dân sự dùng để dẫn đường và lập bản đồ tỷ lệ nhỏ.
+ P.Code - mã chính xác
P.Code là mã giả ngẫu nhiên (PRN) thứ hai, phát đi với tần số cơ bản fo
= 10.23 MHz. Mã này tạo bởi nhiều chuỗi chữ số 0 và 1 sắp xếp theo quy luật
tựa ngẫu nhiên. Tín hiệu này lặp lại với tần suất 267 ngày. Chu kỳ 267 ngày
chia thành 38 đoạn 7 ngày, trong đó 6 đoạn giành riêng cho mục đích vận
hành. Mỗi một đoạn 7 ngày còn lại được gán mã phân biệt cho từng vệ tinh.
P-Code cũng sử dụng cho mục đích ứng dụng đo đạc quân sự có độ chính
xác cao.
18
+ Y.Code
Y.Code là mã bảo mật của P.Code. Việc giải mã Y.Code chỉ thuộc về
người dùng có thẩm quyền. Vì vậy khi kích hoạt Y.Code thì người dùng sẽ
không có khả năng sử dụng cả P.Code lẫn Y.Code. Việc sử dụng Y.Code
được coi là mã bảo mật (Anti-Spoofing) của người chủ hệ thống GPS.
1.3.3 Các loại sóng tải của hệ thống GPS
Tín hiệu phục vụ cho việc đo đạc bằng hệ thống GPS được điều biến
sóng tải có các độ dài bước sóng khác nhau. Đó là các thông tin về thời gian
và vị trí của vệ tinh. Mỗi vệ tinh có mã riêng phát trên 2 tần số tải.
- Sóng tải có bước sóng L1~19cm với tần số 54*fo =1575,42 MHz
- Sóng tải có bước sóng L2~24,4cm với tần số 120*fo=1227,60 MHz
Mã C/A Code chỉ điều biến trên sóng tải L1,
Mã chính xác P.Code điều biến cả hai sóng tải L1 và L2.
1.3.4 Các thông báo vệ tinh
Thông báo dẫn đường do vệ tinh phát đi ở tần số thấp 50 Hz, thông báo
này chứa dữ liệu về trạng thái của vệ tinh và vị trí của chúng. Máy thu GPS
giải mã thông báo để có được vị trí và trạng thái hoạt động của vệ tinh, số liệu
đã giải mã này gọi là Ephemeris.
Thông báo dẫn đường điều biến trên cả hai tần số sóng tải. Nó chia
thành 5 đoạn : Ephemeris, Almanac, mô hình khí quyển, các số hiệu chỉnh
đồng hồ, thông báo trạng thái . Thông báo vệ tinh được sử dụng trong chương
trình lập lịch đo và tính toán xử lý kết quả đo. Các tham số thông báo trạng
thái của vệ tinh bao gồm:
19
1.3.5 Vệ tinh khoẻ hoặc không khoẻ (Healthy or Unhealthy)
Các vệ tinh thường phát đi thông báo trạng thái khoẻ hay không khoẻ
trong tín hiệu của nó. Máy thu GPS sẽ tránh sử dụng vệ tinh không khoẻ.
Thông thường các vệ tinh bị trạm theo dõi coi là không khoẻ vì những lý do
sau :
-Vệ tinh mới phóng lên quỹ đạo, lúc đầu còn phải thực hiện các thao tác
kiểm tra quỹ đạo vệ tinh và trạng thái đồng hồ,
- Vệ tinh đang bảo trì định kỳ chuyển động quỹ đạo, bảo trì đồng hồ.
- Vệ tinh đang được kiểm tra chuyên môn, hoặc khi vệ tinh bị điều khiển
hoạt động theo cách gây sai số lớn,
- Khi vệ tinh đang được sửa chữa những động thái bất thường, hoạt động
sai chức năng.
Bộ Quốc Phòng Quân Đội Mỹ (DoD - Department of Defence) là người
công bố mỗi khi đặt vệ tinh vào trạng thái "không khoẻ". Thông tin này có
sẵn qua một số dịch vụ thông báo điện tử, như "Trimble BBS" của hãng
Trimble. Trạng thái khoẻ của tất cả các vệ tinh được thông báo trong thông số
Almanac do từng vệ tinh phát đi. Số liệu Almanac do DoD cập nhật hàng
ngày và được vệ tinh phát đi cách quãng chừng 12.5 phút một lần.
1.3.6 Vệ tinh hoạt động và không hoạt động (Enable or Disable)
Trong máy thu GPS tất cả các vệ tinh đều mặc định là hoạt động. Có
nghĩa là chúng đều được kể đến trong mọi phép tính ( với điều kiện vệ tinh
khoẻ ). Một số máy thu cho tuỳ chọn không kích hoạt vệ tinh khoẻ khiến cho
máy thu bỏ qua vệ tinh đó. Hãng Trimble khuyến nghị người dùng kích hoạt
sử dụng tất cả các vệ tinh.
20
1.3.7 Độ chính xác dự báo đo khoảng cách (URE)
Giá trị URE có trong tín hiệu vệ tinh. Giá trị này dự báo độ chính xác trị
đo đến một vệ tinh nhất định. URE của từng vệ tinh có thể xem trên màn hình
của máy thu.
Vị trí của từng vệ tinh có trong thông tin qũi đạo ephemeris. Do đó, vị trí
của anten máy thu được xác định khi biết toạ độ các vệ tinh và khoảng cách
tương ứng đến máy thu bằng cách tính giao hội nghịch không gian . Như vậy
tại một điểm thu tín hiệu vệ tinh bất kỳ trong không gian, toạ độ của điểm
được xác định. Đây là điểm hoàn toàn mới so với các nguyên tắc đo đạc
truyền thống. Vấn đề giải toạ độ cũng như độ chính xác về toạ độ điểm đo sẽ
được đề cập đến trong các phần cụ thể sau.
1. 4 Các trị Đo GPS
Trị đo GPS là những số liệu mà máy thu GPS nhận được từ tín hiệu của
vệ tinh truyền tới. Mỗi vệ tinh GPS phát 4 thông số cơ bản dùng cho việc đo
đạc chia thành 2 nhóm bao gồm:
+ Nhóm trị đo Code:
- C/A.Code,
- P.Code.
+ Nhóm trị đo pha:
- L1- Carrier,
- L2- Carrier,
- Tổ hợp L1/L2.
Các trị đo này có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp để xác định khoảng
cách đến từng vệ tinh.
21
1.4.1 Trị đo Code (C/A Code và P.Code)
Trong trường hợp này, máy thu nhận mã được phát đi từ vệ tinh, so sánh
với tín hiệu tương tự mà máy thu tạo ra nhằm xác định được thời gian tín hiệu
lan truyền từ vệ tinh tới náy thu và từ đó khoảng cách từ máy thu đến các vệ
tinh được xác định bằng công thức:
D = c.t +ct + (1.1)
trong đó:
- c là vận tốc lan truyền sóng (ánh sáng) = 299792458 m/s,
- t là thời gian truyền tín hiệu,
- t là lượng hiệu chỉnh do sai số sự không đồng bộ đồng hồ máy thu
và vệ tinh,
- là lượng hiệu chỉnh do môi trường.
Việc xác định theo trị đo Code có thể diễm tả như hình 1.5.
-
Thời gian truyền sóng
Hình 1.5 : Sơ đồ cơ chế xác định thời gian truyền tín hiệu GPS
Do chính sách làm giảm độ chính xác định vị của Chính Phủ Mỹ bằng sự
tác động nhiễu SA (Selective Availability) làm sai lệch đến các tín hiệu vệ
22
tinh nên với trị đo C/A Code, vị trí điểm đo có độ chính xác 100m, với trị đo
P.Code cho độ chính xác vị trí điểm 30m với độ tin cậy 95%[2]. Từ ngày
20/5/2000, chính phủ Mỹ đã bỏ tác động SA đến tín hiệu vệ tinh nên độ chính
xác định vị với trị đo Code có thể đạt tới 30m. Với độ chính xác định vị như
trên, các trị đo này sử dụng định vị trong việc dẫn đường, đo đạc những đối
tượng có độ chính xác thấp.
1. 4. 2 Trị đo pha sóng tải ( phase observable)
Sóng tải được phát đi từ vệ tinh có chiều dài bước sóng không đổi
(L1~19cm, L2~24,4cm). Nếu gọi là chiều dài bước sóng thì khoảng cách
giữa vệ tinh và máy thu GPS sẽ là:
D=N. +
trong đó: - N là số nguyên lần bước sóng,
- là phần lẻ bước sóng.
Trị đo pha chính là phần lẻ của bước sóng bằng cách đo độ di pha giữa
sóng tải thu được và sóng tải do máy thu tạo ra. Phần lẻ này có thể đo được
với độ chính xác khoảng cỡ 1% vòng pha tương đương vài mm (hình 1.6).
Biểu thức xác định độ di pha :
= R+ c( t - T) - N + atm + ( 1.2 )
Trong đó :
R = (Xs - Xr)
2 + (Ys - Yr)
2 + (Zs - Zr)
2
- R là khoảng cách đúng từ vệ tinh đến máy thu,
- Xs,Ys,Zs là toạ độ không gian 3 chiều của vệ tinh,
- Xr Yr Zr là toạ độ không gian 3 chiều của vị trí anten máy thu,
- c là tốc độ truyền sóng ( tốc độ ánh sáng),
23
- t là độ lệch đồng hồ máy thu,
- T là độ lệch đồng hồ vệ tinh,
- là bước sóng của sóng tải,
- N là số nguyên lần bước sóng từ vệ tinh đến anten máy thu,
- atm là sai số do khí quyển,
- là tổ hợp các sai số khác.
Giải pháp này cho kết quả định vị chính xác hơn giải pháp chỉ dùng trị
đo Code. Khó khăn chính là xác định số nguyên lần bước sóng giữa anten
máy thu và vệ tinh (số nguyên đa trị N). Một khi máy thu bắt được tín hiệu
của một vệ tinh nào đó nó sẽ đếm số bước sóng trôi qua sau thời điểm đó. Do
vậy điều cần thiết duy nhất là tính được số đa trị nguyên ban đầu.
Tuy nhiên nếu việc thu tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn-sự cố trượt chu kỳ
(Cycle slip) xẩy ra, số nguyên đa trị bị thay đổi, cần phải xác định lại.
Sự trượt chu kỳ phát sinh do vật cản, do tín hiệu yếu, anten di động
nhanh hoặc tác động mạnh của tầng ion.
Sự trượt chu kỳ phải được loại trừ để xác định số nguyên lần bước sóng
tín hiệu GPS trong biểu thức ( 1.3.2 ).
Hình 1.6: Trị đo pha và số nguyên đa trị
Phần lẻ bước sóng cần đo
Số nguyên lần bước sóng
Vệ tinh
Máy thu
24
Để xác định số nguyên lần bước sóng có nhiều phương pháp:
1. Phương pháp hình học dựa trên sự thay đổi hình học vệ tinh trong khi
đo để giải số nguyên lần bước sóng đồng thời với toạ độ anten,
2. So sánh (kết hợp) trị đo pha và trị đo code,
3. Trị đo dải rộng ( hiệu tần số L1 và L2 ) cho bước sóng 86,2cm để
xác định số nguyên đa trị nhưng kém chính xác hơn,
4. Sử dụng sai phân bậc 3,
5. Phương pháp hàm số ambiguity và kỹ thuật OTF (On The Fly) xác
định nhanh số đa trị trong khi anten di động ngay sau khi bị mất tín
hiệu vệ tinh. Phương pháp này được áp dụng với máy hai tần số.
1.5. nguyên lý định vị GPS
Định vị là việc xác định vị trí điểm cần đo. Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể
của việc xác định toạ độ người ta chia thành 2 loại hình định vị cơ bản: định
vị tuyệt đối và định vị tương đối.
1.5.1 Định vị tuyệt đối (định vị điểm đơn)
Khác biệt hẳn so với các phương pháp đo đạc truyền thống, việc định vị
một điểm nào đó không cần đến các trị đo góc, cạnh thông thường mà sử
dụng các trị đo Code và trị đo pha nêu trên. Khi đặt máy ở điểm bất kỳ
thu tín hiệu từ các vệ tinh, khoảng cách tương ứng từ máy thu đến các vệ
tinh được xác định và toạ độ của điểm đo được xác định trong hệ toạ độ
GPS. Nguyên lý định vị điểm đặt anten máy thu được mô tả như hình 1.7.
25
Hình 1.7: Sơ đồ nguyên định vị điểm đơn
Đây là bài toán giao hội nghịch không gian khi biết toạ độ của các vệ
tinh và khoảng cách tương ứng đến máy thu. Về mặt hình học có thể mô tả sự
định vị tại một thời điểm như sau:
- Nếu có 1 vệ tinh thì điểm cần đo sẽ nằm trên mặt cầu có tâm là vị trí
vệ tinh, có bán kính bằng khoảng cách đo được từ vệ tinh đến máy thu;
- Nếu có 2 vệ tinh thì điểm đo cũng nằm trên mặt cầu thứ 2 có tâm là vệ
tinh thứ 2, có bán kính là khoảng cách từ vệ tinh thứ 2 đến máy thu. Kết hợp
trị đo đến 2 vệ tinh thì vị trí của điểm đo sẽ nằm trên giao của của 2 mặt cầu
trong không gian - đó là 1 đường tròn;
- Khi có vệ tinh thứ 3 thì cũng như trên, vị trí của điểm đo sẽ là giao của
mặt cầu thứ 3 và đường tròn nêu trên - kết quả cho ta 2 nghiệm số là 2 vị trí
trong không gian.
- Nếu có vệ tinh thứ 4 thì kết quả tổng hợp sẽ cho 1 nghiệm duy nhất đó
chính là vị trí của điểm đo trong không gian.
26
Như vậy ít nhất cần thu tín hiệu 4 vệ tinh để xác định toạ độ điểm đo
trong không gian 3 chiều. Biểu thức toán học của việc định vị như sau:
D= (Xs - Xr)
2+ (Ys - Yr)
2 + (Zs - Zr)
2 + c( t - T) + atm + (1.3)
Trong đó :
- D là khoảng đo được từ vệ tinh đến máy thu,
- Xs,Ys,Zs là toạ độ không gian 3 chiều của vệ tinh,
- Xr Yr Zr là toạ độ không gian 3 chiều của vị trí anten máy thu,
- c là tốc độ truyền sóng ( tốc độ ánh sáng),
- t là độ lệch tuyệt đối đồng hồ máy thu,
- T là độ lệch tuyệt đối đồng hồ vệ tinh,
- atm là sai số do khí quyển,
- là tổng hợp các sai số khác.
Với 1 vệ tinh có thể thành lập được 1 phương trình kiểu (1.3) Với 3 ẩn số
Xr Yr Zr là toạ độ điểm cần đo và ẩn số thứ 4 là độ lệch tương đối đồng hồ vệ
tinh và đồng hồ máy thu ( t - T) thì tại mỗi điểm đo cần thu tín hiệu ít nhất
4 vệ tinh khoẻ thì toạ độ điểm đo mới xác định được Khi số vệ tinh thu được
tín hiệu lớn hơn 4 và só lần thu tín hiệu lớn hơn 1 lần thì vị trí điểm đo được
giải theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất.
1.5.2 Định vị tương đối
Như ta đã biết, do ảnh hưởng của sai số vị trí của các vệ tinh trên quỹ
đạo, do sai số đồng hồ và các yếu tố môi trường truyền sóng khác dẫn đến độ
chính xác định vị điểm đơn đạt từ 100m đến 30m trong hệ toạ độ WGS 84.
Ngay cả khi Chính phủ Mỹ loại bỏ nhiễu SA thì việc định vị tuyệt đối chính
xác nhất cũng chỉ đạt tới con số vài chục mét. Với độ chính xác này không
27
thể áp dụng cho công tác trắc địa. Một phương án định vị khác cho phép sử
dụng hệ thống GPS trong đo đạc trắc địa có độ chính xác cao đó là định vị
tương đối. Sự khác của phương pháp định vị này là ở chỗ phải sử dụng tối
thiểu 2 máy thu tín hiệu vệ tinh đồng thời và kết quả của phương pháp không
phải là toạ độ điểm trong hệ toạ độ GPS mà là véc tơ không gian (Baseline)
nối 2 điểm đạt máy thu hay nói chính xác là các thành phần số gia toạ độ
X, Y, Z (hoặc B, L, H) của 2 điểm trong hệ toạ độ GPS. Độ chính
xác tương đối đạt cỡ cm và chủ yếu áp dụng trong trắc địa.
Việc định vị tương đối sử dụng trị đo pha sóng tải. Để đạt được độ chính
xác cao trong định vị tương đối nguời ta tạo ra sai phân. Nguyên tắc của việc
này là dựa trên sự đồng ảnh hưởng của các đại lượng, nguồn sai số đến toạ độ
của điểm cần xác định trong bài toán định vị tuyệt đối như sai số đồng hồ vệ
tinh, máy thu, sai số toạ độ vệ tinh, ảnh hưởng của môi trường... Phương pháp
ở đây là lấy hiệu trị đo trực tiếp để tạo thành trị đo mới (các sai phân) để loại
trừ hoặc giảm bớt các sai số kể trên.
- Sai phân bậc một
Ký hiệu hiệu pha sóng tải đo được từ vệ tinh j tại điểm thu r vào thời
điểm ti là jr (ti). Khi đó, nếu xét 2 trạm 1 và 2 thu tín hiệu đồng thời vệ tịnh j
vào thời điểm ti thì hiệu số: j (ti)= j2 (ti) - j1 (ti) (1.4)
gọi là sai phân bậc một đối với vệ tinh j vào thời điểm ti.
Trị đo này loại trừ được sai số đồng hồ vệ tinh bởi giá trị này là như
nhau . Trị sai phân đơn có thể là hiệu số trị đo của 1 máy thu với 2 vệ tinh; trị
đo này loại trừ sai số đồng hồ máy thu.
28
Hình 1.7: Sơ đồ mô tả sai phân bậc một
- Sai phân bậc hai
Nếu lấy hiệu số 2 sai phân bậc một (2 trạm thu tín hiệu 2 vệ tinh j, k
đồng thời) : 2j,k (ti)= k (ti)- j (ti) (1.5)
thì (1.5) gọi là sai phân bậc hai vào thời điểm tl. Đây là trị đo chuẩn trong đo
GPS tương đối. Với trị đo này sai số vị trí vệ tinh, sai số đồng hồ máy thu,
đồng hồ vệ tinh được loại trừ.
Hình 1.9: Sơ đồ mô tả sai phân bậc hai
29
- Sai phân bậc ba:
Nếu xét 2 trạm tiến hành thu tín hiệu vệ tinh j, k vào thời điểm ti và ti+1
thì hiệu sai phân bậc hai : 3j,k = 2j,k (ti+1) - 2j,k (ti) (1.6)
gọi là sai phân bậc ba. Trị đo này không phụ thuộc vào số nguyên lần bước
sóng, do vậy được trị đo ứng dụng để sử lý sự trượt chu kỳ.
Việc xử lý các trị đo sai phân cho phép xác định các giá trị thành phần
của véc tơ không gian nối 2 điểm đặt máy thu với độ chính xác cao (cỡ cm).
Bài toán định vị này được áp dụng trong trắc địa phục vụ việc đo lưới khống
chế và các công tác đo đạc khác trong hệ thống toạ độ địa phương bất kỳ.
1.6 Các nguồn sai số trong đo GPS
Cũng như bất kỳ một phương pháp đo đạc khác, việc định vị bằng hệ
thống GPS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
1.6.1 Sai số quỹ đạo vệ tinh
Toạ độ điểm đo GPS được tính dựa vào vị trí đã biết của vệ tinh. Người
sử dụng phải dựa vào lịch thông báo toạ vệ tinh mà theo lịch toạ độ vệ tinh có
thể bị sai số. Do vậy nếu sử dụng quỹ đạo vệ tinh chính xác có thể đạt kết quả
định vị tốt hơn. Có hai phương án nhằm hoàn thiện thông tin quỹ đạo vệ tinh:
- Sử dụng những trạm mặt đất có vị trí chính xác làm những điểm chuẩn
để tinh chỉnh quỹ đạo vệ tinh dành cho công tác đo đạc đặc biệt.
- Thu nhận lịch vệ tinh chính xác (precise ephemeris) từ Dịch vụ Địa
động học GPS Quốc tế (The International GPS Service for Geodynamics-IGS)
Cơ quan IGS sử dụng một mạng lưới gồm 70 trạm theo dõi tinh chỉnh
quỹ đạo vệ tinh. Hệ thống này cho thông tin quỹ đạo ưu việt hơn so với lịch
vệ tinh thông báo ( broadcast ephemeris ) của hệ thống GPS chỉ có 5 trạm
theo dõi vệ tinh.
30
1. 6.2 ảnh hưởng của tầng ion
Tín hiệu vệ tinh trước khi đến máy thu phải xuyên qua môi trường không
gian gồm các tầng khác nhau. Tầng ion là lớp chứa các hạt tích điện trong bầu
khí quyển ở độ cao từ 50 - 1000 km, tầng ion có tính chất khúc xạ đối với
sóng điện từ, chiết suất của tầng ion tỷ lệ với tần số sóng điện từ truyền qua
nó. Do vậy trị đo của máy thu 2 tần số cho phép giảm ảnh hưởng tán sắc của
tầng ion.
Hiệu chỉnh ảnh hưởng của tầng ion đối với trị đo của máy thu tần số L1
phải dựa vào các tham số mô hình phát đi trong thông báo vệ tinh, tuy nhiên
chỉ giảm được khoảng 50% ảnh hưởng tầng ion.
Với máy thu 2 tần số ảnh hưởng tầng ion , trị đo giải trừ do đó việc địn
vị có độ chính xác cao hơn, nhất là đối với việc đo cạnh dài.
1.6.3 ảnh hưởng của tầng đối lưu
Tầng đối lưu có độ cao đến 8 km so với mặt đất là tầng làm khúc xạ đối
với tin hiệu GPS do chiết suất biến đổi. Do vậy số cải chính mô hình khí
quyển phải được áp dụng đối với trị đo của máy một tần số và cả máy hai tần
số. Chiết suất của tầng đối lưu sinh ra độ chậm pha tín hiệu, được chia thành
hai loại ướt và khô. ảnh hưởng chiết suất khô được tạo mô hình và loại trừ,
nhưng ảnh hưởng của chiết suất ướt là nguồn sai số khó lập mô hình và loại
bỏ trong trị đo GPS. Mô hình Hopfield là mô hình tầng đối lưu của khí quyển
được áp dụng phổ biến nhất khi xử lý trong đo GPS.
1.6.4. Tầm nhìn vệ tinh và sự trượt chu kỳ (Cycle slips)
Điểm quan trọng nhất khi đo GPS là phải thu được tín hiệu ít nhất 4 vệ
tinh tức là phải có tầm nhìn thông tới các vệ tinh đó.
31
Tín hiệu GPS là sóng cực ngắn trong phổ điện từ, nó có thể xuyên qua
mây mù, song không thể truyền qua được tán cây hoặc các vật che chắn. Do
vậy tầm nhìn vệ tinh thông thoáng có tầm quan trọng đặc biệt đối với công
tác đo GPS.
Khi sử dụng trị đo pha cần phải bảo đảm thu tín hiệu vệ tinh trực tiếp,
liên tục nhằm xác định số nguyên lần bước sóng khởi đầu. Tuy nhiên có
trường hợp ngay cả khi vệ tinh vẫn nhìn thấy nhưng máy thu vẫn bị gián đoạn
thu tín hiệu, trường hợp đó có một số chu kỳ không xác định đã trôi qua mà
máy thu không đếm được khiến cho số nguyên lần bước sóng thay đổi và làm
sai kết quả định vị. Do đó cần phải phát hiện và xác định sự trượt chu kỳ
trong tín hiệu GPS. Một số máy thu có thể nhận biết sự trượt chu kỳ và thêm
vào số hiệu chỉnh tương ứng khi xử lý số liệu. Mặt khác khi tính toán xử lý số
liệu GPS có thể dùng sai phân bậc ba để nhận biết và xử lý trượt chu kỳ.
1.6.5 Hiện tượng đa tuyến (Multipath)
Đó là những tín hiệu từ vệ tinh không đến thẳng anten máy thu mà đập
vào bề mặt phản xạ nào đó xung quanh rồi mới đến máy thu. Như vậy kết quả
đo không đúng. Để tránh hiện tượng này anten phải có tầm nhìn vệ tinh thông
thoáng với ngưỡng góc cao trên 150 . Việc chọn ngưỡng góc cao 150 này
nhằm giảm ảnh hưởng bất lợi của chiết quang của khí quyển và hiện tượng đa
tuyến. Khi bố trí điểm đo cần cách xa các địa vật có khả năng phản xạ gây
hiện tượng đa tuyến như hồ nước, nhà cao tầng , xe cộ, đường dây điện, mái
nhà kim loại... Hầu hết anten GPS gắn bản (mâm anten) dạng phẳng, tròn che
chắn tín hiệu phản xạ từ dưới mặt đất lên.
1.6.6 Sự suy giảm độ chính xác (DOPs) do đồ hình các vệ tinh
Ta biết việc định vị GPS là việc giải bài toán giao hội nghịch không gian
dựa vào điểm gốc là các vệ tinh và các khoảng cách tương ứng đến máy thu.
Trường hợp tối ưu khi thu tín hiệu vệ tinh GPS là vệ tinh cần phải có sự phân
32
bố hình học cân đối trên bầu trời xung quanh điểm đo. Chỉ số mô tả đồ hình
vệ tinh gọi là hệ số phân tán độ chính xác - hệ số DOP (Delution of
Precision). Chỉ số DOP là số nghịch đảo thể tích của khối tỷ diện tạo thành
giữa các vệ tinh và máy thu. Chỉ số DOP chia ra các loại :
- PDOP chỉ số phân tán độ chính xác về vị trí (Positional DOP),
- TDOP - chỉ số phân tán độ chính xác về thời gian (Time DOP),
- HDOP - chỉ số phân tán độ chính xác về mặt phẳng (Horizontal DOP),
- VDOP - chỉ số phân tán độ chính xác về cao độ (Vertical DOP),
- GDOP - chỉ số phân tán độ chính xác về hình học (Geometric DOP).
Đồ hình phân bố vệ tinh được thiết kế sao cho chỉ số PDOP đạt xấp xỉ
2.5 với xác xuất 90% thời gian. Đồ hình vệ tinh đạt yêu cầu với chỉ số
PDOP < 6.
1.6.7 Các sai số do người đo
Khi đo GPS, tâm hình học của anten máy thu cần đặt chính xác trên tâm
mốc điểm đo theo đường dây dọi. Anten phải đặt cân bằng, chiều cao từ tâm
mốc đến tâm hình học của anten cần đo và ghi lại chính xác. Đo chiều cao
anten không đúng thường là lỗi hay mắc phải của người đo GPS. Ngay cả khi
xác định toạ độ phẳng đo chiều cao cũng quan trọng vì GPS là hệ thống định
vị 3 chiều, sai số chiều cao sẽ lan truyền sang vị trí mặt phẳng và ngược lại.
Một loại sai số đo khác nữa là nhiễu trong trị đo GPS . Nguyên nhân là
do phần mạch điện tử và sự suy giảm độ chính xác cuả máy thu. Các thiết bị
mới hiện đại hơn sẽ cung cấp dữ liệu sạch hơn.
1.6.8 Tâm pha của anten
Tâm pha là một điểm nằm bên trong anten, là nơi tín hiệu GPS biến đổi
thành tín hiệu trong mạch điện. Các trị đo khoảng cách được tính vào điểm
33
này. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác trắc địa. ở nhà máy
chế tạo, anten đã được kiểm định sao cho tâm pha trùng với tâm hình học của
nó. Tuy nhiên tâm pha thay đổi vị trí phụ thuộc vào đồ hình vệ tinh. ảnh
hưởng này có thể kiểm định trước khi đo hoặc sử dụng mô hình tâm pha ở
giai đoạn tính xử lý. Quy định cần phải tuân theo là khi đặt anten cần dóng
theo cùng một hướng (thường là hướng Bắc) và tốt nhất sử dụng cùng một
loại anten cho cùng một ca đo. các nguồn lỗi và biện pháp khắc phục được
tổng hợp trong bảng 1. 2.
Bảng1. 2: Bảng thống kê nguồn lỗi khi đo GPS và biện pháp khắc phục
Nguồn lỗi Biện pháp xử lý
1. Phụ thuộc vệ tinh
- Ephemeris Ephemeris chính xác
- Đồng hồ vệ tinh Sai phân bậc một
- Đồ hình vệ tinh chọn thời gian đo có PDOP < 6
2. Phụ thuộc đường tín hiệu
- Tầng ion Dùng máy hai tần số
- Tầng đối lưu Lập mô hình
- Số đa trị nguyên Xác định đơn trị, sai phân bậc3
- Trượt chu kỳ Tránh vật cản, sai phân bậc3
- Đa tuyến Tránh phản xạ, ngưỡng góc cao
3. Phụ thuộc máy thu
- Chiều cao anten Đo 2 lần khi đo độ cao anten
- Cấu hình máy thu Chú ý khi lắp đặt
- Tâm pha anten Anten chuẩn, đặt quay về 1 hướng
- Nhiễu điện tử Tránh bức xạ điện từ (sóng cao tần)
- Toạ độ quy chiếu Khống chế chính xác, tin cậy
- Chiều dài cạnh Bố trí cạnh ngắn
1.7 Những kỹ thuật đo gps
1.7.1 Đo GPS tuyệt đối
34
Là kỹ thuật xác định toạ độ của điểm đặt máy thu tín hiệu vệ tinh trong
hệ toạ độ toàn cầu WGS-84. Kỹ thuật định vị này là việc tính toạ độ của điểm
đo nhờ việc giải bài toán giao hội nghịch không gian dựa trên cơ sở khoảng
cách đo được từ các vệ tinh đến máy thu và toạ độ của các vệ tinh tại thời
điểm đo. Do nhiều nguồn sai số nên độ chính xác vị trí điểm thấp, không
dùng được cho việc đo đạc chính xác, dùng chủ yếu cho việc dẫn đường, và
các mục đích đạc có yêu cầu độ chính xác không cao. Đối với phương pháp
này chỉ sử dụng 1 máy thu tín hiệu vệ tinh.
1. 7.2 Đo GPS tương đối
Thực chất của phương pháp đo là xác định hiệu toạ độ không gian của 2
điểm đo đồng thời đặt trên 2 đầu của khoảng cách cần đo (Baseline). Độ
chính xác của phương pháp rất cao do loại trừ được nhiều nguồn sai số nên
được sử dụng trong đo đạc xây dựng lưới khống chế trắc địa và các công tác
đo đạc bản đồ các tỷ lệ. Do bản chất của phương pháp nên cần tối thiểu 2 máy
thu vệ tinh trong 1 thời điểm đo. Phụ thuộc vào quan hệ của các trạm đo trong
thời gian đo mà người ta chia thành các dạng đo tương đối sau:
1. 7.2.1 Đo GPS tĩnh (Static)
Đây là phương pháp chính xác nhất vì nó sử dụng cả hai trị đo code và
phase sóng tải. Hai hoặc nhiều máy thu đặt cố định thu tín hiệu GPS tại các
điểm cần đo toạ độ trong khoảng thời gian thông thường từ 1 giờ trở lên.
Thời gian đo kéo dài để đạt được sự thay đổi đồ hình vệ tinh, cung cấp
trị đo dư và giảm được nhiều sai số khác nhằm mục đích đạt độ chính xác cao
nhất. Đo GPS tĩnh tương đối đạt độ chính xác cỡ 1cm dùng cho các ứng dụng
có độ chính xác cao nhất, như thành lập lưới khống chế trẵc địa.
1. 7.2.2 Đo GPS tĩnh nhanh (Fast Static)
35
Phương pháp này về bản chất giống như đo GPS tĩnh nhưng thời gian
đo ngắn hơn. Gọi là đo nhanh - tăng tốc độ đo là do giải nhanh được số đa trị
nguyên. Phương pháp đòi hỏi dữ liệu trị đo pha sóng tải và trị đo code.
Phương pháp đo tĩnh nhanh với máy thu GPS 2 tần số chỉ có hiệu quả trên
cạnh ngắn. Thời gian đo tĩnh nhanh thay đổi từ 8' ữ30' phụ thuộc vào số vệ
tinh và đồ hình vệ tinh. Số vệ tinh nhiều hơn 4 bảo đảm trị đo dư với đồ hình
vệ tinh phân bố đều sẽ hỗ trợ việc tìm nhanh số đa trị nguyên và giảm thời
gian định vị.
Hiện nay các hãng sản xuất đã có loại máy thu đo tĩnh nhanh với tần số
L1 - C/A Code. Hãng Trimble đã phát triển kỹ thuật đo tĩnh nhanh với máy
thu 4600 LS (tần số L1) , và 4800 (tần số L1, L2)...
1. 7.2.3. Đo GPS động (Kinematic)
Phương pháp được tiến hành với 1 máy đặt tại trạm cố định (base
station) và một hoặc nhiều các máy khác (rover stations) di động đến các
điểm cần đo toạ độ thu tín hiệu vệ tinh đồng thời. Đo GPS động là giải pháp
nhằm giảm tối thiểu thời gian đo so với phương pháp GPS tĩnh nhưng vẫn đạt
độ chính xác đo toạ độ cỡ cm.
Tuỳ thuộc vào thời điểm xử lý số liệu đo - xử lý ngay tại thực địa hay
trong phòng sau khi đo, người ta chia thành 2 dạng:
- Đo GPS động thời gian thực (GPS RTK - Real Time Kinematic
GPS)
Cách đo này ngoài các máy thu vệ tinh còn cần thêm hệ thống Radio
Link truyền số liệu liên tục từ trạm cố định đến trạm di động và thiết bị xử lý
số liệu gọn nhẹ. Số nguyên đa trị (số nguyên lần bước sóng từ vệ tinh đến
máy thu) được xác định nhanh nhờ giải pháp khởi đo (Initialization) và được
duy trì bằng cách thu tín hiệu liên tục từ tối thiểu với 4 vệ tinh trong khi di
36
chuyển máy thu đến điểm đo tiếp theo và thời gian đo tại các điểm này rất ít
chỉ cần 1 trị đo (1 epoch tương đương với 1"- 5" tuỳ theo chế độ lự chọn).
Nếu việc theo dõi vệ tinh bị gián đoạn, ví dụ như đi qua dưới vật cản - số
nguyên đa trị sẽ bị mất, phải xác định lại. Do phải dùng đến Radio Link
truyền số liệu nên tầm hoạt động đo của máy di động bị hạn chế (khoảng
5km). Ngoài việc đo toạ độ điểm, khống chế, chi tiết thực địa phương pháp
này còn có tính năng cắm điểm có toạ độ thiết kế trước ra thực địa và dẫn
đường có độ chính xác cao.
- Đo GPS động xử lý sau (Post Processing Kinematic GPS)
Đây là phương pháp đo sử dụng máy đo giống như phương pháp GPS
RTK để đo một loạt điểm định vị so với trạm tĩnh bằng cách di chuyển máy
thu đến các điểm cần xác định toạ độ. Toạ độ của các điểm đo có được sau
khi xử lý số liệu trong phòng do vậy không sử dụng thiết bị truyền số liệu
Radio Link. Để có thể đo theo phương pháp này cần phải tiến hành việc khởi
đo xác định số nguyên đa trị bằng cách đo tĩnh trên 1 đoạn thẳng sau đó mới
đến đo tại các điểm cần xác định toạ độ với thời gian ngắn - tối thiểu đo 2 trị
đo (2 epoch). Trong quá trình di chuyển đến điểm cần đo máy đo di động
cần phải thu tín hiệu liên tục đến tối thiểu 4 vệ tinh.
Nếu trong quá trình di chuyển đến điểm cần đo tín hiệu của một trong
4 vệ tinh bị mất có nghĩa là số nguyên đa trị giải được qua phép khởi đo bị
mất. Do đó phải khởi đo lại bằng cách: Máy thu quay lại điểm đo trước đó
hoặc đo tĩnh trên một cạnh mới. Tầm hoạt động của máy di động có thể đạt
đến 50 km [7].
Với kỹ thuật này máy thu di động có năng suất lao động cao hơn nhiều,
rất phù hợp cho việc phát triển lưới khống chế cấp đường chuyền, các điểm
khống chế ảnh, đo chi tiết bản đồ địa hình.
1. 7.3 Đo GPS cải chính phân sai (DGPS - Differential GPS)
37
Là phương pháp đo GPS sử dụng kỹ thuật định vị tuyệt đối sử dụng trị
đo code có độ chính xác đo toạ độ 0.5m - 3m. Nội dung của phương pháp đo
là dùng 2 trạm đo trong đó 1 trạm gốc (Base station) có toạ độ biết trước và 1
trạm đo tại các điểm cần đo toạ độ (Rover station). Trên cơ sở độ lệch về toạ
độ đo so với toạ độ thực tại trạm gốc để hiệu chỉnh vào kết quả đo tại các
trạm động theo nguyên tắc đồng ảnh hưởng. Yêu cầu quan trọng khi đo
phân sai là trạm tĩnh và trạm di động phải thu số liệu đồng thời, cùng số vệ
tinh. Có hai phương pháp cải chính phân sai :
- Cải chính vào cạnh
Sử dụng cạnh tính theo trị đo Code của trạm tĩnh tới từng vệ tinh và tìm
độ lệch so với khoảng cách thực của nó trên cơ sở toạ độ điểm gốc. Các độ
lệch này được dùng để cải chính cho chiều dài cạnh từ điểm cần định vị đến
các vệ tinh tương ứng trước khi đưa cạnh vào tính toạ độ cho trạm động.
-Cải chính vào toạ độ
Cũng tương tự với việc cải chính vào cạnh như trên, ở đây sẽ xác định
được độ lệch về toạ độ giữa toạ độ tính được của trạm tĩnh và toạ độ thực của
nó do ảnh hưởng của các nguồn sai số. Các độ lệch đó được cải chính tương
ứng vào toạ độ của trạm động.
Phụ thuộc vào thời điểm cải chính mà người ta chia thành các phương
pháp đo cải chính phân sai sau.
1. 7.3.1 Đo DGPS thời gian thực (Real Time DGPS)
Với phương pháp này, số cải chính được truyền từ trạm tĩnh tới trạm di
động ngay trên thực địa để cải chỉnh cho toạ độ trạm di động và hiển thị kết
quả tại thực địa ngay trong khi đo. Để thực hiện được như vậy, thiết bị đo cần
có thêm máy phát và thu tín hiệu Radio Link để truyền tín hiệu cải chính.
Máy phát Radio Link có thể đặt trên mặt đất hoặc phát qua vệ tinh địa tĩnh.
38
1. 7.3.2 Đo DGPS xử lý sau
Cũng tương tự như phương pháp đo DGPS thời gian thực nhưng số liệu
cải chính không thực hiện trong quá trình đo mà nhận được sau khi xử lý số
liệu trong phòng.
Do độ chính xác không cao nên phương pháp DGPS chỉ được sử dụng
trong đo vẽ bản đồ tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ hoặc các công tác dẫn đường
khác. Bảng 1. 3 là bảng tổng hợp mới nhất về các kỹ thuật đo GPS.
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp về các phương pháp đo GPS.
Kiểu đo Số vệ
tinh tối
thiểu
Thời gian
đo tối
thiểu
Độ chính xác đạt
được
Các đặc trưng khác
Đo tĩnh
(Static)
4 1 giờ - 1 tần số:
5mm+1ppm
- 2 tần số:
5mm+0.5ppm
- Máy 1 tần cho
đcx tốt nhất 10km
- Không hạn chế
khoảng cách với
máy 2 tấn số.
Đo tĩnh
nhanh
(Fast
Static)
4 8'-30' 5-10mm+1ppm
phụ thuộc t.g đo
Các thủ tục đo như
với đo tĩnh.
Đo động xử
lý lý sau
(GPS -PPK)
4 2 trị đo
1cm+1ppm -Khoảng cách tối
đa 50km.
-Cần khởi đo bằng
đo tĩnh nhanh trên
cạnh khởi đo.
Đo động
thời gian
4 1 trị đo
1cm+1ppm -Khoảng cách đo
phụ thuộc vào
39
thực(GPS -
RTK
RadioLink, <10km
- Cần khởi đo trên
điểm biết toạ độ
hoặc đo tĩnh
nhamh
Đo DGPS
xử lý sau
(PPK
DGPS)
4 2 trị đo
- 0.5m với máy
thu Everest,
Maxwel. với 5VT,
PDOP<4
- 1-3m với máy
thu khác cùng ĐK
- Không cần thu
liên tục vệ tinh,
không cần Radio
truyền sóng.
Đo DGPS
thời gian
thực(RTK
DGPS)
4 1 trị đo - 0.2m với máy
thu Everest,
Maxwel. với 5VT,
PDOP<4
- 1-3m với máy
thu khác cung ĐK
-Cần Radio truyền
sóng, không cần
thu vệ tinh liên tục
Các giá trị ghi trong bảng dựa trên kết quả mới nhất thu được với thiết bị đo
của hãng Trimble [7]
1.8 Toạ độ và hệ qui chiếu
Hình dạng trái đất theo quan niệm của thuyết đẳng tĩnh thì trái đất là
một khối vật chất lỏng, do vậy dạng tự nhiên của trái đất quay sẽ có dạng
ellipsoid và thế trọng trường trên mặt ellipsoid trái đất sẽ bằng nhau. Điều
này thể hiện sự cân bằng giữa lực trọng trường của khối vật chất lỏng của trái
đất và lực ly tâm do chuyển động quay của nó. Một ellipsoid có hình dạng
phù hợp với geoid trái đất phải là ellipsoid phù hợp theo nghĩa trên phạm vi
toàn cầu . Ellipsoid được chọn làm hệ toạ độ định vị toàn cầu là GRS-80
40
(Geodetic Reference System 1980), mặt quy chiếu này được hệ định vị GPS
sử dụng gọi là Hệ Trắc Địa Thế Giới 1984 (WGS-84). Hệ toạ độ này dùng
ellipsoid địa tâm xác định bởi bán trục lớn a=6378137.0 m và nghịch đảo độ
dẹt 1/f = 298.257223563.
Ellipsoid trái đất biểu thị một mô hình toán học mô tả bề mặt tự nhiên
của trái đất nhưng không chỉ rõ cách nhận biết một vị trí cụ thể trên trái đất.
Mỗi hệ toạ độ địa phương đều chỉ rõ mặt quy chiếu và phép chiếu bản đồ tức
là xác định một phương thức biểu thị một điểm trên mặt đất tự nhiên so với
mặt quy chiếu đó.
Hệ định vị GPS cho toạ độ vuông góc không gian 3 chiều X, Y, Z hoặc
các thành phần toạ độ mặt cầu B, L, H hoặc các gia số toạ độ trên trong hệ
toạ độ toàn cầu WGS84.
Do đó cần phải áp dụng phép tính chuyển toạ độ để chuyển toạ độ từ hệ
toạ độ GPS (WGS 84) về hệ toạ độ qui chiếu địa phương.
Toạ độ không gian địa phương (3 chiều) còn ở dạng được gọi là hệ thống
" 2 + 1". Nghĩa là toạ độ trắc địa B và L xác định độc lập với độ cao h.
Do đó bài toán tính chuyển toạ độ GPS B, L H về hệ toạ độ địa phương
yêu cầu một dạng tính chuyển toạ độ trong khi đó độ cao lại đòi hỏi dạng tính
chuyển hoàn toàn khác. X, Y, Z
Việc biến đổi toạ độ WGS 84 về toạ độ địa phương thực hiện qua 3 giai
đoạn.
1. Toạ độ vuông góc không gian X,Y,Z hoặc (X, Y, Z) thuộc hệ
WGS84 đổi thành toạ độ B, L, H hoặc (B, L, H) thuộc hệ WGS 84 sau
đó áp dụng 7 tham số tính chuyển về toạ độ không gian địa phương.
2. Toạ độ không gian địa phương tính đổi thành toạ độ trắc địa.
41
3. Tọa độ trắc địa sau đó tính chuyển đổi thành toạ độ phẳng qua phép
chiếu bản đồ.
Phép tính chuyển độ cao có sự khác biệt do độ cao xác định trên
Elipsoid WGS84 là bề mặt có phương trình toán học còn độ cao sử dụng thực
tế lại là độ cao thuỷ chuẩn so với bề mặt Geoid - bề kéo dài từ mặt nước biển
trung bình - một bề mặt không mô tả được bằng phương trình toán học.
Đẳng thức sau là biểu thức biến đổi đơn giản độ cao ellipsoid WGS84 về
độ cao địa phương bằng cộng thêm độ chênh Geoid-Ellipsoid tại điểm đó :
H = h +N (1.7)
Trong công thức (1.7.1), H là độ cao tính đến mặt Elipsoid - là độ cao
có thể đo chính xác được chính xác bằng công nghệ GPS; h là độ cao thuỷ
chuẩn, được sử dụng thực tế, N là độ chênh lệch 2 bề mặt Geoid và Ellipsoid
tại điểm đó. Dựa vào số liệu đo trọng lực toàn thế giới người ta đã lập ra mô
hình Geoid toàn cầu dùng cho việc nội suy giá trị chênh Geoid-Elipsoid phục
vụ cho việc tính độ cao bằng công nghệ GPS. Song do bề mặt Geoid biến đổi
phức tạp, số liệu đo trọng lực thưa nên thực tế phương pháp xác định độ cao
trong đo GPS còn đang được hoàn thiện thêm để kết quả đạt yêu cầu sử dụng.
Nếu có các điểm có độ cao thuỷ chuẩn bao quanh khu đo, có thể áp dụng
phép nội suy độ chênh Geoid-Elipsoid. Để thực hiện điều này tại các điểm
mốc độ cao cũng tiến hành thu dữ liệu GPS, độ chênh giữa trị số độ cao thuỷ
chuẩn và độ cao ellip WGS84 cho quy luật về độ chênh Geoid-Ellipsoid khu
đo và được dùng để thay thế hoặc kết hợp với mô hình Geoid chung để nội
suy, tính độ cao thuỷ chuẩn từ số liệu GPS.
42
Chương 2. Nguyên lý đo GPS động
Công nghệ GPS đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác đo đạc với
nhiều kỹ thuật đo GPS khác nhau trên phạm vi toàn thế giới. ở Việt Nam,
công nghệ GPS đã được áp dụng và đến nay đã trở thành một công nghệ sản
xuất trắc địa quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là lĩnh vực lập lưới khống
chế. Tuy nhiên cho đến nay với sự phát triển, hoàn thiện về thiết bị đo cũng
như phần mềm xử lý số liệu cho phép phát triển những ứng dụng mới. Một
trong những ứng dụng mới có thể áp dụng rộng ở Việt Nam đó là công nghệ
đo GPS động. Trong phạm vi đề tài này tôi cũng chỉ đề cập đến một loại hình
đo GPS động có độ chính xác cao, có khả năng áp dụng cho công tác đo đạc
chi tiết bản đồ tỷ lệ lớn đó là đo GPS động sử dụng kỹ thuật định vị tương
đối, trong đó chủ yếu đi sâu vào 2 phương pháp đo: đo GPS động thời gian
thực (GPS RTK) và đo GPS động xử lý sau (GPS PPK).
2.1 Nguyên lý chung về đo GPS động
Đo GPS động là một dạng của phương pháp đo GPS tương đối. Như đã
đề cập ở phần 1.6.2 thì đo GPS tương đối là phương pháp xác định hiệu toạ độ
trong hệ toạ độ GPS từ điểm cần đo đến điểm gốc có toạ độ đã biết trên cơ sở
số liệu thu vệ tinh đồng thời từ 2 máy thu đặt trên 2 điểm đó trong khoảng
thời gian nhất định. Toạ độ của điểm cần đo chỉ được xác định trong phòng
sau khi xử lý số liệu đo thực địa trên phần mềm xử lý trên máy vi tính. Với
kiểu đo như trên gọi là phương pháp đo GPS tương đối, dạng đo tĩnh. Toạ độ
điểm cần đo đạt độ chính xác cao 5mm+1ppm. Tuy đạt độ chính xác cao song
do thời gian đo cần nhiều (tối thiểu là 1 giờ =240 trị đo) nên các nhà thiết kế
đã nghĩ đến giải pháp đo GPS hiệu quả hơn song vẫn đảm bảo độ chính xác
cần thiết. Đo GPS tương đối dạng đo động là giải pháp thoả mãn yêu cầu trên
vì thời gian đo ngắn (1-2 trị đo), độ chính xác vẫn đạt 1cm+1ppm [7].
43
Sự khác nhau cơ bản giữa đo GPS động và đo GPS tĩnh là yếu tố thời
gian đo. Tuy độ chính xác thấp hơn một chút nhưng số lượng điểm đo tăng
thêm nhiều có khả năng lập được lưới khống chế trong khu đo với thời gian
ngắn, hoặc có thể dùng phương pháp để đo đạc lập bản đồ chi tiết đối với khu
vực phù hợp.
2.1.1 Giải pháp kỹ thuật trong đo GPS động
Để giảm được thời gian đo mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết các
nhà thiết kế đã đưa giải pháp kỹ thuật đặc biệt, đó là thủ tục khởi đo
(Initialization) và thủ tục quy chuẩn hệ toạ độ (Site Calibration)
- Thủ tục khởi đo
Là việc xác định nhanh số nguyên lần bước sóng từ vệ tinh đến anten
máy thu dựa vào việc thu tín hiệu vệ tinh (trị đo C/A.Code và trị đo Phase) tại
2 máy (trạm tĩnh và trạm động) đồng thời trên 1 đường đáy (Baseline). Khi
đã có được số nguyên đa trị thì việc giải toạ độ các điểm đo tiếp theo chỉ cần
với số lượng ít trị đo (1-2 trị đo).
Đường đáy đã biết ở đây có thể chọn là 2 điểm đã biết toạ độ, có thể là
1 đoạn thẳng có độ dài xác định được định hướng theo hướng Bắc hoặc cũng
có thể là 1 đoạn thẳng được đo theo phương pháp tĩnh. Sau khi giải được số
nguyên đa trị qua phép khởi đo, việc đo đạc các điểm khác được tiến hành chỉ
cần thời gian đo ngắn (chỉ cần thu 1-2 trị đo) nếu cả trạm cố định (Base) và
trạm động (Rover) đều duy trì được việc thu liên tục tín hiệu của ít nhất 4 vệ
tinh. Toạ độ của các điểm đo được tính với số liệu đo ít do vậy số liệu đo
được kiểm tra tại thực địa nếu số liệu thu được trong điều kiện không đảm
bảo độ chính xác (PDOP lớn), thiết bị đo sẽ không cho phép đo. Khi mất tín
hiệu thu vệ tinh hoặc số lượng vệ tinh ít hơn 4 thì thông tin về số nguyên đa
trị bị mất. Việc khởi đo phải được tiến hành lại.
44
Trong giữa những năm 80 và đầu những năm 90, chất lượng thiết bị
thu vệ tinh còn thấp nên số nguyên đa trị được xác định phải dựa trên tập hợp
số liệu đo đủ lớn - tức là khi đồ hình các vệ tinh đang thu tín hiệu thay đổi đủ
mức độ cần thiết nên không thể giải nhanh số nguyên đa trị ngay tại thực địa
phục vụ cho đo GPS động. Gần đây khi thiết bị thu, phần mềm xử lý số liệu
ngày càng hoàn thiện việc giải số nguyên đa trị rất nhanh, chỉ cần dựa trên sự
thay đổi rất nhỏ của đồ hình vệ tinh.
- Thủ tục quy chuẩn hệ toạ độ (Site Calibration)
Đo GPS động là một dạng đo GPS tương đối tức là chỉ xác định được số
gia toạ độ trong hệ WGS84 của điểm trạm động so với trạm tĩnh. Để sử dụng
được kết quả này về hệ toạ độ địa phương cần phải có thông số chuyển đổi.
Việc chuyển đổi đó gọi là thủ tục quy chuẩn hệ toạ độ (Site Calibration).
Việc quy chuẩn hệ toạ độ có thể sử dụng một trong 1 cách sau:
+ Sử dung 7 tham số tính chuyển
Để chuyển đổi từ hệ toạ độ GPS (WGS84) về hệ toạ độ địa phương cần
có tham số tính chuyển chính xác giữa 2 hệ thống toạ độ. Các tham số đó là:
- 3 giá trị về đô lệch gốc toạ độ X, Y, Z.,
- 3 tham số về góc xoay của 3 trục toạ độ,
- 1 tham số là hệ số tỷ lệ.
+ Sử dụng tập hợp điểm trùng
Chọn ít nhất 3 điểm trong khu đo có toạ độ trong hệ toạ độ địa phương
để đo trong hệ toạ độ GPS. Trên cơ sở 2 toạ độ trong 2 hệ thống của các điểm
trùng sẽ tính được các thông số quan hệ cục bộ giữa 2 hệ thống tại khu đo và
từ đó toạ độ của các điểm đo khác sẽ được tính theo các thông số này.
45
2.1.2 Các phương pháp đo GPS động
Tuỳ thuộc vào thời điểm xử lý số liệu, phương pháp đo GPS động chia
làm phương pháp đo:
- Đo GPS động thời gian thực (RTK - Real -Time Kinematic GPS)
Phương pháp này cho phép giải được toạ độ điểm đặt máy trạm động
ngay tại thực địa nhờ việc xử lý tức thời số liệu thu vệ tinh tại trạm cố định và
trạm di động trên bộ xử lý số liệu chuyên dụng đi kèm với trạm động tại thực
địa nhưng chỉ cần thu tín hiệu vệ tinh thời gian ngắn ít nhất 1 trị đo
(1 Epoch). Nếu khu đo có các điểm có toạ độ trong hệ toạ độ địa phương bất
kỳ có thể thực hiện việc đo đạc trong hệ toạ độ địa phương thông qua việc đo
quy chuyển hệ thống tọa độ (Calibration). Phương pháp này cần phải có hệ
thống truyền số liệu (Radio Link) để truyền liên tục số liệu thu được tại trạm
tĩnh đến thiết bị xử lý số liệu tại trạm động.
- Phương pháp đo GPS động xử lý sau (PPK- Postprocessing
Kinematic GPS)
Phương pháp này cho phép thu nhận toạ độ điểm đo có độ chính xác cỡ
cm trên cơ sở xử lý số liệu thu vệ tinh tại trạm cố định và trạm di động trên
phần mềm xử lý số liệu chuyên dụng sau khi đo thực địa. Thời gian thu tín
hiệu vệ tinh ngắn (tối thiểu 2 trị đo). Phương pháp này không cần đến hệ
thống Radio Link truyền số liệu.
Như vậy việc đo GPS theo giải pháp kỹ thuật đo động sẽ đáp ứng hiệu
quả hơn nhiều các dạng công tác đo đạc có số lượng điểm cần đo lớn. Hãng
Trimble đã thiết kế một số thiết bị gọn, nhẹ phù hợp để thực hiện các phương
pháp đo GPS động.
2.2 Thiết bị đo GPS động
Các thiết bị trong phương pháp đo GPS động bao gồm:
46
2.2.1 Máy thu tín hiệu vệ tinh
Máy thu phục vụ cho đo GPS động là thiết bị thu tín hiệu vệ tinh phục
vụ cho đo tĩnh thông thường nhưng được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện cho
việc di chuyển đo đạc tại thực địa. Ngoài chức năng là máy thu vệ tinh có
anten trong, bộ nhớ trong, máy thu loại này còn có các cổng kết nối với thiết
bị ngoại vi như thiết bị điều khiển (Survey Controller), hệ thống Radio Link
truyền số liệu. Hiện nay trên thị trường có các loại máy thu phù hợp cho
phương pháp đo GPS động là các kiểu máy thu chuyên dụng sau:
- Receiver 4600 LS (máy thu vệ tinh 1 tần số L1 - hình 2. 2)
- Receiver 4700 (máy thu vệ tinh 2 tần số L1/L2),
- Receiver 4800 (máy thu vệ tinh 2 tần số L1/L2 hình 2. 1),
- Receiver 5700 (máy thu vệ tinh 2 tần số L1/L2),
Hình 2.1: Máy thu 4800 và các thiết bị ngoại vi đo GPS RTK
47
2.2.2 Hệ thống Radio Link truyền số liệu
Để thực hiện việc đo GPS RTK thu được toạ độ tại thực địa cần có
thiết bị truyền liên tục số liệu thu vệ tinh từ trạm cố tĩnh đến trạm động động.
Công việc này được tiến hành nhờ hệ thống Radio Link bao gồm:
- Radio phát số liệu: Là thiết bị phát truyền số liệu được nối với máy
thu vệ tinh trạm tĩnh bằng cáp mềm truyền số liệu và phát số liệu thu vệ tinh
tại trạm tĩnh đến thiết bị thu số liệu tại trạm động.
- Radio thu số liệu: có nhiệm vụ nhập số liệu truyền từ trạm phát và
truyền vào thiết bị xử lý số liệu tại trạm động tại thực địa.
Thiết bị đồng bộ của bộ đo RTK gồm các máy thu phát Radio Link:
- Trimtalk 450,
- Trimtalk 450 S
- Trimtalk 900 (hình 2. 2)
Hình 2. 2: Máy thu 4600LS và hệ thống Radio Link Trimtalk 900
Các máy thu phát Radio Link trên có thể sử dụng cho trạm tĩnh hoặc
trạm độngr. Phạm vi thu phát sóng của hệ thống này khoảng 5 km. Nếu thiết
48
lập thêm 1 trạm thu phát trung gian thì tầm hoạt động của máy đo có thể
nâng cao tới 10 km.
2.2.3. Thiết bị xử lý số liệu
Trong đo GPS RTK số liệu thu vệ tinh được xử lý và cho kết quả tại
thực địa nên thiết bị xử lý số liệu cần phải được tiếp cận vị trí điểm đo. Với
đặc thù như vậy, thiết bị xử lý số liệu phải gọn nhẹ dễ di chuyển thuận tiện
trong thao tác tại thực địa. Thiết bị chuyên dụng đồng bộ mới nhất của bộ đo
GPS RTK là thiết bị Survey Controller TSC1 (hình 2. 3). Thực chất đây là
một thiết bị được cài đặt các phần mềm điều khiển, ghi và xử lý số liệu đo. Số
liệu đo bao gồm số liệu thu vệ tinh tại trạm đo trạm động và số liệu thu vệ
tinh từ trạm tĩnh được truyền đến thông qua bộ truyền số liệu Radio Link.
Hình 2.3: Thiết bị điều khiển TSC1 vr7.5
Ngoài các thiết bị chính nêu trên còn các phụ kiện khác như Acquy,
cáp truyền số liệu, thanh khởi động, giá máy trạm tĩnh và giá máy trạm động.
49
Chương 3 nghiên cứu độ chính xác phương pháp đo gps
động
Tuy phương pháp đo GPS đã trở thành một phương pháp có hiệu quả
cao, tin cậy, phổ biến trên thế giới nhưng đối với Việt nam, do còn hạn chế
về khả năng tài chính nên thực tế công nghệ GPS mới chỉ áp dụng phổ biến
cho việc lập lưới khống chế hạng cao. Việc áp dụng công nghệ GPS vào công
tác đo đạc chi tiết bản đồ, đo trắc địa công trình còn là vấn đề chưa được phổ
biến rộng. Chỉ riêng khái niệm về dùng máy đo GPS để đo vẽ chi tiết địa
hình, địa chính (GPS Totalstation) cũng đã là điều chưa dễ hình dung ngay cả
đối với nhiững người đã làm quen với việc đo hàng giờ mới đo được ca đo với
công nghệ GPS tĩnh.
Từ những năm 1997, trong khuôn khổ "Chương Trình Hợp tác Việt
nam - Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa Chính (CPLAR) Viện Nghiên Cứu
Địa Chính đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng thiết bị GPS Totalstation. Ban đầu
là loại 4600LS kèm theo thiết bị điều khiển TSC1 (Survey Controller TSC1)
vr 6.0, 6.5, 7.0 và đến năm 1999 hệ GPS Totalstation mới 2 tần số loại 4700,
4800 với thiết bị điều khiển TSC1 vr 7.5 được nghiên cứu sử dụng. Việc
nghiên cứu đã được tiến hành trong công tác đo đạc chi tiết thực tế để có
những kết luận khoa học về thiết bị, công nghệ làm cơ sở cho việc triển khai
trang bị cho các cơ sở đo đạc trong ngành Địa Chính. Để nghiên cứu sử dụng,
đánh giá độ tin cậy của công nghệ mới này cần phải làm các nhiệm vụ sau:
1. Đo kiểm định thiết bị trên các điều kiện chuẩn,
2. Tiến hành sản xuất thử nghiệm sử dụng công nghệ mới.
Việc kiểm nghiệm phương pháp đo GPS động đã được tiến hành riêng
biệt cho 2 phương pháp đo GPS RTK và PPK GPS.
50
3.1 Đo kiểm định phương pháp gps rtk
Về độ chính xác của các phương pháp đo GPS động, hãng chế tạo thiết
bị đo, xử lý số liệu GPS Trimble đưa ra các thông số kỹ thuật như sau:
- Sai số vị trí các điểm đo đạt độ chính xác 1cm +1ppm[7] cho tất cả
các điểm đo trong phạm vi hoạt động.
- Khi tiến hành đo trong phạm vi khu đo, độ chính xác điểm đo luôn
được kiểm soát, mổi điểm đo đều được đánh giá sai số vị trí điểm so với điểm
trạm cố định.
Để kiểm nghiên cứu khả năng thực tế trong điều kiện Việt Nam cần
phải tiến hành đo kiểm nghiệm trên các bãi chuẩn và các công trình sản xuất
thực nghiệm.
3.1.1 Kiểm định phương pháp RTK GPS trên bãi chẩn
Bãi kiểm nghiệm Xuân đỉnh là nơi có các khoảng cách chuẩn từ 20m
đến 1400m. Thực tế bãi chuẩn này không còn đủ các khoảng cách này. Để
kiểm tra độ chính xác thực tế của phương pháp đo, bộ thiết bị đo GPS RTK đã
được đo kiểm nghiệm tại đây. Trạm tĩnh được đặt tại đầu đường đáy trong
khi trạm động di chuyển đến các mốc còn tồn tại trên đường đáy. Trạm tĩnh
cũng như trạm động được định tâm, cân máy tốt để loại trừ ảnh hưởng của sai
số này. Để đánh giá sự khác nhau về độ chính xác với thời gian đo khác
nhau, tại các điểm toạ độ điểm được đo nhiều lần riêng biệt tương ứng với số
trị đo ghi trong bảng. Kết quả đo kiểm tra được tổng hợp trong các bảng 3. 1
sau:
51
Bảng 3.1: Kết quả đo GPS RTK tại bãi chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy
4600LS (9/1999)
điểm TOạ Độ (M) Độ
CAO
sốtrị KHOảNG CáCH sai c.cao c.cao sai
đo x y đo đo chuẩn số đo chuẩn số
gốc 2330891.743 506065.558 5.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
p1 2330915.635 506068.078 5.088 2 24.025 24.006 0.018 0.088 0.104 -0.016
p1 2330915.636 506068.073 5.105 3 24.025 24.006 0.019 0.105 0.104 0.001
p1 2330915.638 506068.079 5.103 5 24.028 24.006 0.022 0.103 0.104 -0.001
p1 2330915.639 506068.071 5.102 10 24.028 24.006 0.022 0.102 0.104 -0.002
p1 2330915.640 506068.071 5.115 15 24.029 24.006 0.023 0.115 0.104 0.011
p1 2330915.641 506068.069 5.108 20 24.030 24.006 0.024 0.108 0.104 0.004
p1 2330915.648 506068.067 5.102 30 24.036 24.006 0.030 0.102 0.104 -0.002
p2 2331345.320 506112.936 4.810 1 456.045 456.022 0.023 -0.190 -0.198 0.008
p2 2331345.321 506112.937 4.832 2 456.046 456.022 0.024 -0.168 -0.198 0.030
p2 2331345.322 506112.929 4.824 3 456.046 456.022 0.024 -0.176 -0.198 0.022
p2 2331345.324 506112.927 4.822 5 456.048 456.022 0.026 -0.178 -0.198 0.020
p2 2331345.324 506112.933 4.824 10 456.048 456.022 0.027 -0.176 -0.198 0.022
p2 2331345.326 506112.933 4.822 15 456.050 456.022 0.029 -0.178 -0.198 0.020
p2 2331345.326 506112.930 4.823 30 456.050 456.022 0.028 -0.177 -0.198 0.021
p3 2331798.763 506160.347 4.774 1 911.960 911.951 0.009 -0.226 -0.236 0.010
p3 2331798.763 506160.349 4.773 2 911.960 911.951 0.009 -0.227 -0.236 0.009
p3 2331798.764 506160.345 4.776 3 911.960 911.951 0.009 -0.224 -0.236 0.012
p3 2331798.767 506160.345 4.771 5 911.963 911.951 0.012 -0.229 -0.236 0.007
p3 2331798.767 506160.346 4.778 10 911.963 911.951 0.012 -0.222 -0.236 0.014
p3 2331798.768 506160.349 4.778 15 911.965 911.951 0.014 -0.222 -0.236 0.014
p3 2331798.769 506160.343 4.771 30 911.965 911.951 0.014 -0.229 -0.236 0.007
52
Bảng 3.2: Kết quả đo GPS RTK bãi chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy 4800
(16/5/2000)
đIểm toạ độ độ cao sốtrị k.cách k.c sai c.cao c.cao sai
đo x y h đo đo chuẩn số đo chuẩn số
gốc 2330188.852 584001.800 5.000
p1 2330212.741 584004.215 5.103 1 24.018 24.006 0.012 0.103 0.104 -0.001
p1 2330212.743 584004.216 5.111 5 24.020 24.006 0.014 0.111 0.104 0.007
p2 2330308.273 584013.716 5.530 1 120.052 120.022 0.030 0.530 0.548 -0.018
p2 2330308.274 584013.719 5.526 5 120.053 120.022 0.031 0.526 0.548 -0.022
p3 2330427.601 584025.607 4.840 1 240.008 239.982 0.026 -0.160 -0.136 -0.024
p3 2330427.605 584025.608 4.834 5 240.012 239.982 0.030 -0.166 -0.136 -0.030
p4 2330642.500 584047.041 4.776 1 456.041 456.022 0.019 -0.224 -0.198 -0.026
p4 2330642.501 584047.038 4.772 5 456.042 456.022 0.020 -0.228 -0.198 -0.030
p5 2331096.040 584092.263 4.743 1 911.973 911.951 0.022 -0.257 -0.236 -0.021
p5 2331096.044 584092.262 4.742 5 911.977 911.951 0.026 -0.258 -0.236 -0.022
p6 2331597.362 584142.271 5.202 1 1415.940 1415.935 0.005 0.202 0.218 -0.016
p6 2331597.370 584142.275 5.205 5 1415.949 1415.935 0.014 0.205 0.218 -0.013
Kết quả đo trên được xử lý bằng phầm mềm Trimble Survey Office.
Điểm gốc được giả định toạ độ, độ cao. Tổng hợp kết quả đo cho thấy:
- Sai số trung phương đo cạnh :
0.021m với máy 4600 LS
0.022m với máy 4800
- Sai số trung phương đo chênh cao :
0.014m với máy 4600 LS
0.021m với máy 4800.
Kết quả trong bảng 4, 5 cho thấy độ chính xác của 2 loại máy đo một
và 2 tần số gần như nhau với thời gian đo khác nhau.
53
3.1.2 Kiểm định phương pháp GPS RTK trong sản xuất
Việc kiểm định độ chính xác phương pháp GPS RTK trên lưới khống
chế cấp cao đã được tiến hành nhiều lần trên các lưới hạng cao ở các công
trình sản xuất thử nghiệm của Viện Nghiên Cứu Địa Chính ở Đắc Lắc, Đồng
Nai, Xuân Mai, Hoà Lạc .... Nguyên tắc kiểm định ở các công trình này là sau
khi tiến hành quy chuẩn hệ toạ độ (Site Calibration) trên ít nhất 3 điểm khống
chế hạng cao, sau đó đo toạ độ kiểm tra ở các điểm khống chế hạng cao khác
có trong khu đo để đánh giá sai số. Điểm hình là khu đo Hoà Lạc - Hà Tây.
Tại đây đã lập lưới khống chế 37 điểm theo phương pháp đo GPS tĩnh có độ
chính xác tương đương hạng IV Nhà Nước, độ cao được đo thuỷ chuẩn hình
học hạng 4. Việc đo chi tiết bằng công nghệ GPS RTK sử dụng máy thu 4800
được tiến hành sau khi tiến hành quy chuẩn hệ thống toạ độ tại 5 điểm khống
chế phân bố đều trên khu đo. Trong quá trình đo chi tiết đã đo kiểm tra tại 6
điểm khống chế hạng cao (không dùng cho quy chuẩn hệ toạ độ). Kết quả đo
quy chuẩn cũng như kết quả đo kiểm tra như trong các bảng 3. 3 và bảng 3. 4:
Bảng 3.3: Sai số tại các điểm quy chuẩn (Calibration)
STT T.ĐIểM X Y H K.CáCH
từ đ.gốc
1 DCI-14 0.007 0.019 0.021 0.000
2 DCI-26 0.030 0.019 0.035 1643.956
3 III6435 0.019 0.008 0.020 2670.202
4 DCI-9 0.002 0.009 0.009 2444.203
5 3531 0.016 0.012 0.020 2016.654
54
Bảng 3. 4: Toạ độ và sai số tại các điểm kiểm tra
ĐIểM X(ĐO RTK) Y(ĐO RTK) H(ĐO
RTK)
X(GPS TĩNH) Y(GPS TĩNH) H
(T.CHUẩN)
DCI-21 2323961.107 473362.828 36.711 2323961.095 473362.827 36.736
DCI-19 2324135.980 472508.035 41.543 2324135.979 472508.032 41.575
DCI-7 2324942.599 474105.187 17.481 2324942.598 474105.193 17.469
DCI-8 2325073.210 473568.877 23.817 2325073.219 473568.879 23.805
DCI-N1 2325275.090 473875.424 23.771 2325275.099 473875.426 23.744
đ.Gốc 2324565.881 473827.860 32.094
bảng sai số tại các điểm đo
ĐIểM MX MY MP MH K.CáCH đo
DCI-21 -0.012 -0.001 0.012 0.025 762.893
DCI-19 0.001 0.003 0.003 -0.032 1388.075
DCI-7 -0.001 0.006 0.006 -0.012 467.789
DCI-8 0.009 0.002 0.009 -0.012 569.609
DCI-N1 0.009 0.002 0.009 -0.027 710.8021
Trên cơ sở các số liệu đo kiểm tra trên bãi chuẩn và trên điểm khống
chế, có thể có những nhận xét về độ chính xác đo theo phương pháp GPS
RTK như sau:
1. Sai số đo toạ độ điểm khoảng 2cm không phụ thuộc rõ rệt vào
khoảng cách đo trong phạm vi đã đo kiểm tra,
2. Trong phương pháp đo GPS RTK thì số trị đo tăng không ảnh hưởng
rõ rệt đến độ chính xác của điểm đo (về mặt phẳng và về độ cao),
3. Không có sự khác nhau về độ chính xác giữa kết quả đo bằng máy
thu 1 tần số và máy thu 2 tần số (4800 và 4600),
55
4. Thời gian đo như nhau với 2 loại máy nhưng thời gian khởi đo với
máy 2 tần số nhanh hơn rất nhiều, do vậy năng xuất cao hơn nhiều so
với máy 1 tần số.
3.2 Đo kiểm định phương pháp gps ppk
Về lý thuyết phương pháp GPS PPK có cùng phương pháp xử lý số liệu,
cùng độ chính xác như phương pháp GPS RTK chỉ khác về thời điểm xử lý
số liệu và thủ tục đo tại thực địa. Song do không cần dùng Radio truyền số
liệu nên phương pháp GPS PPK có khả năng đo xa hơn.
3.2.1 Công tác chuẩn bị
Để kiểm nghiệm tính năng đo của phương pháp, bãi kiểm nghiệm được
bố trí theo tiêu chí như sau:
1. Chọn vị trí trạm Base thuận tiện cho việc thu tốt tín hiệu.
2. Thiết lập trạm đo trong đó Base ở vị trí vừa chọn, còn trạm Rover
đến đo tại 2 loại bãi chuẩn cho 2 mục đích:
- Bãi chuẩn 1 là các đường đáy trên bãi Xuân Đỉnh cách trạm Base
trung bình 7-9 km để kiểm tra khoảng cách và chênh cao tương đối giữa các
điểm đo.
- Bãi chuẩn 2 là lưới 4 điểm khống chế hạng cao Nhà nước có số hiệu:
11607, 11601, 10451, 11640 là các điểm có toạ độ chuẩn xác, độ cao
đo bằng phương pháp thuỷ chuẩn, cách trạm Base từ 3,8 km đến 16,7km để
kiểm tra về độ chính xác đo toạ độ, độ cao. Sơ đồ lưới kiểm định như hình
3. 1.
56
Hình 3. 1: Sơ đồ lưới thử nghiệm phương pháp GPS PPK
3.2.2 Đo đạc trên thực địa
3.2.2.1 Xây dựng lưới xác định toạ độ trạm Base
Toạ độ trạm Base được xác định bằng lưới GPS tĩnh gồm 6 điểm trong
đó có 4 điểm khống chế Nhà nước có số hiệu nêu trên và 2 điểm dùng làm
trạm Base: B46 và B48. Thời gian thu tín hiệu vệ tinh tại các điểm đo là 2 h.
Lưới được xử lý, bình sai bằng phần mềm GPSURVEY vr 2.35. Mục tiêu của
việc này là tạo ra 1 lưới GPS bao gồm điểm làm trạm Base và các điểm kiểm
tra chính xác về mặt bằng và độ cao để có chuẩn so sánh với số liệu đo bằng
công nghệ GPS PPK
10451
11601
11640
11607
B46,
B48
Bãi chuẩn Xuân Đỉnh
57
3.2.22 Đo các điểm trên đường đáy Xuân Đỉnh
Việc đo này nhằm mục đích kiểm tra độ chính xác toạ độ điểm đo bằng
phương pháp GPS PPK trên cơ sở so sánh các khoảng cách, chênh cao đo
tương đối (tính từ toạ độ, có hiệu chỉnh do phép chiếu phẳng) và các khoảng
cách, chênh cao chuẩn tương ứng trên đường đáy. Do điều kiện thực tế một
số mốc chuẩn không tiếp cận được nên thiếu một số khoảng cách, chênh cao
không đo được nê Việc đo tiến hành đồng thời, riêng biệt 2 loại máy thu
4600LS và 4800 với các thiết bị điều khiển TSC1. Mọi thao tác đo tiến hành
trên thiết bị điều khiển TSC1.
Sau khi đo khởi động tại trạm Base, máy đo (Rover) di chuyển đến các
điểm cần đo kiểm nghiệm. Tại mỗi điểm đo 5 lần riêng biệt theo các chế độ
thời gian đo khác nhau: 2, 5, 10, 20, 30, 120, 150... trị đo (5" 1 trị đo). Số
liệu quả đo được xử lý bằng chương trình Trimble Survey Office. Kết quả
được thể hiện trong các bảng 3. 4 bảng 3.5.
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra phương pháp GPS PPK trên bãi
chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy thu 4600LS (12/5/2000)
ĐIểM sô trị x y h k.c k.c sai c.cao c.cao sai
ĐO đo đo chuẩn số đo chuẩn số
Gốc 2331178.220 584002.019 6.689
1024 2 2331202.087 584004.420 6.784 23.985 24.006 -0.021 0.095 0.104 -0.009
1020 5 2331202.085 584004.406 6.807 23.982 24.006 -0.024 0.118 0.104 0.014
1023 10 2331202.092 584004.410 6.779 23.989 24.006 -0.017 0.090 0.104 -0.014
1021 20 2331202.092 584004.419 6.760 23.990 24.006 -0.016 0.071 0.104 -0.033
1022 30 2331202.106 584004.443 6.759 24.006 24.006 0.000 0.070 0.104 -0.034
1009 2 2331226.066 584006.786 6.788 48.078 48.061 0.017 0.099
1013 5 2331226.070 584006.834 6.806 48.088 48.061 0.026 0.117
1011 10 2331226.073 584006.804 6.795 48.088 48.061 0.026 0.107
1012 20 2331226.078 584006.826 6.805 48.094 48.061 0.033 0.116
1010 30 2331226.075 584006.819 6.790 48.091 48.061 0.029 0.101
1030 2 2331297.672 584013.905 7.210 120.031 120.022 0.009 0.521 0.548 -0.027
1031 5 2331297.681 584013.927 7.237 120.042 120.022 0.020 0.549 0.548 0.001
58
1033 10 2331297.694 584013.889 7.247 120.052 120.022 0.029 0.558 0.548 0.010
1032 20 2331297.692 584013.908 7.249 120.052 120.022 0.030 0.560 0.548 0.012
1034 30 2331297.690 584013.898 7.258 120.049 120.022 0.026 0.570 0.548 0.022
1039 2 2331417.072 584025.769 6.535 240.009 239.982 0.027 -0.154 -0.136 -0.018
1037 5 2331417.073 584025.803 6.531 240.013 239.982 0.032 -0.158 -0.136 -0.022
1038 10 2331417.068 584025.769 6.524 240.005 239.982 0.023 -0.165 -0.136 -0.029
1036 20 2331417.072 584025.820 6.539 240.014 239.982 0.032 -0.150 -0.136 -0.014
1035 30 2331417.062 584025.828 6.549 240.005 239.982 0.023 -0.140 -0.136 -0.003
1044 2 2331632.028 584047.276 6.467 456.020 456.022 -0.002 -0.222 -0.198 -0.024
1042 5 2331632.044 584047.265 6.489 456.034 456.022 0.013 -0.199 -0.198 -0.001
1041 10 2331632.050 584047.293 6.485 456.043 456.022 0.021 -0.204 -0.198 -0.006
1040 20 2331632.051 584047.272 6.471 456.042 456.022 0.020 -0.218 -0.198 -0.020
1043 30 2331632.058 584047.245 6.469 456.046 456.022 0.024 -0.220 -0.198 -0.022
1046 2 2331918.526 584075.873 6.418 743.916 743.932 -0.016 -0.271 -0.242 -0.029
1047 5 2331918.525 584075.847 6.418 743.913 743.932 -0.020 -0.271 -0.242 -0.029
1048 10 2331918.526 584075.837 6.416 743.912 743.932 -0.020 -0.273 -0.242 -0.031
1049 20 2331918.530 584075.860 6.415 743.919 743.932 -0.014 -0.274 -0.242 -0.032
1050 30 2331918.535 584075.835 6.422 743.922 743.932 -0.011 -0.267 -0.242 -0.025
1052 2 2332085.742 584092.547 6.407 911.946 911.951 -0.005 -0.282 -0.255 -0.027
1054 5 2332085.751 584092.573 6.397 911.958 911.951 0.006 -0.292 -0.255 -0.037
1051 10 2332085.760 584092.537 6.401 911.964 911.951 0.013 -0.288 -0.255 -0.032
1053 20 2332085.771 584092.566 6.401 911.977 911.951 0.026 -0.287 -0.255 -0.032
1055 30 2332085.765 584092.569 6.398 911.971 911.951 0.020 -0.290 -0.255 -0.035
1060 2 2332372.370 584121.117 6.586 1199.970 1199.986 -0.016 -0.102
1059 5 2332372.371 584121.104 6.579 1199.970 1199.986 -0.016 -0.110
1056 10 2332372.401 584121.143 6.537 1200.003 1199.986 0.017 -0.152
1058 20 2332372.405 584121.123 6.532 1200.006 1199.986 0.020 -0.157
1057 30 2332372.410 584121.094 6.531 1200.007 1199.986 0.022 -0.158
Sai số đo cạnh gián tiếp: 0.021m
Sai số đo chênh cao gián tiếp: 0.024m
59
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra phương pháp GPS PPK trên bãi
chuẩn Xuân Đỉnh sử dụng máy thu 4800 (12/5/2000)
s.hiệu số x y h k.c k.c sai c.cao c.cao sai
điểm trị đo đo chuẩn số đo chuẩn số
Gốc 2331178.050 584001.649 6.925
1016 2 2331201.934 584004.064 7.039 24.004 24.006 -0.002 0.115 0.104 0.011
1017 5 2331201.939 584004.069 7.031 24.010 24.006 0.004 0.106 0.104 0.002
1015 10 2331201.943 584004.063 7.027 24.013 24.006 0.007 0.102 0.104 -0.002
1018 20 2331201.944 584004.072 7.018 24.015 24.006 0.009 0.093 0.104 -0.011
1013 30 2331201.944 584004.063 7.041 24.014 24.006 0.008 0.117 0.104 0.013
1026 2 2331225.881 584006.449 7.098 48.068 48.061 0.006 0.174
1027 5 2331225.889 584006.450 7.089 48.076 48.061 0.015 0.164
1024 10 2331225.891 584006.455 7.099 48.078 48.061 0.016 0.174
1025 20 2331225.892 584006.450 7.110 48.078 48.061 0.017 0.186
1028 30 2331225.892 584006.449 7.093 48.079 48.061 0.017 0.169
1032 2 2331297.491 584013.556 7.507 120.024 120.022 0.001 0.582 0.548 0.034
1030 5 2331297.493 584013.559 7.493 120.026 120.022 0.003 0.569 0.548 0.021
1031 10 2331297.496 584013.556 7.504 120.028 120.022 0.006 0.579 0.548 0.031
1029 20 2331297.498 584013.559 7.488 120.030 120.022 0.008 0.564 0.548 0.016
1033 30 2331297.500 584013.550 7.522 120.032 120.022 0.009 0.597 0.548 0.049
1038 2 2331416.873 584025.463 6.780 239.987 239.982 0.005 -0.145 -0.136 -0.009
1037 5 2331416.879 584025.452 6.776 239.992 239.982 0.011 -0.149 -0.136 -0.013
1036 10 2331416.882 584025.460 6.776 239.996 239.982 0.014 -0.148 -0.136 -0.012
1035 20 2331416.884 584025.464 6.766 239.998 239.982 0.016 -0.159 -0.136 -0.023
1034 30 2331416.894 584025.466 6.772 240.008 239.982 0.026 -0.153 -0.136 -0.017
1040 2 2331631.857 584046.917 6.722 456.020 456.022 -0.002 -0.203 -0.198 -0.005
1043 5 2331631.860 584046.918 6.728 456.023 456.022 0.002 -0.197 -0.198 0.001
1041 10 2331631.861 584046.912 6.724 456.024 456.022 0.002 -0.201 -0.198 -0.003
1039 20 2331631.863 584046.908 6.742 456.025 456.022 0.003 -0.183 -0.198 0.015
1042 30 2331631.864 584046.915 6.731 456.027 456.022 0.005 -0.194 -0.198 0.004
60
1047 2 2331918.351 584075.488 6.708 743.910 743.932 -0.023 -0.216 -0.242 0.026
1044 5 2331918.352 584075.487 6.709 743.911 743.932 -0.022 -0.216 -0.242 0.026
1045 10 2331918.353 584075.485 6.711 743.912 743.932 -0.021 -0.214 -0.242 0.028
1046 20 2331918.354 584075.486 6.705 743.913 743.932 -0.020 -0.220 -0.242 0.023
1046 30 2331918.354 584075.486 6.705 743.913 743.932 -0.020 -0.220 -0.242 0.023
1049 2 2332085.579 584092.169 6.598 911.954 911.951 0.002 -0.327 -0.236 -0.091
1050 5 2332085.580 584092.163 6.662 911.954 911.951 0.003 -0.263 -0.236 -0.027
1052 10 2332085.586 584092.156 6.668 911.959 911.951 0.007 -0.256 -0.236 -0.020
1051 20 2332085.587 584092.161 6.670 911.961 911.951 0.009 -0.255 -0.236 -0.019
1053 30 2332085.588 584092.156 6.663 911.961 911.951 0.010 -0.262 -0.236 -0.026
1054 2 2332372.175 584120.732 6.786 1199.944 1199.986 -0.041 -0.138
1055 5 2332372.186 584120.729 6.815 1199.955 1199.986 -0.031 -0.110
1056 10 2332372.189 584120.729 6.831 1199.957 1199.986 -0.028 -0.094
1057 20 2332372.194 584120.727 6.822 1199.962 1199.986 -0.023 -0.103
1058 30 2332372.196 584120.730 6.805 1199.965 1199.986 -0.021 -0.119
Sai số trung phương đo cạnh gián tiếp: = 0.016m
Sai số trung phương đo chênh cao gián tiếp: = 0.026m
3.2.2.3 Đo các điểm trên các điểm khống chế đã biết toạ độ
Cũng như đối với việc đo kiểm tra trên đường đáy Xuân đỉnh, tại các
điểm khống chế đã biết toạ độ, việc đo đạc tiến hành riêng biệt, sử dung máy
thu vệ tinh 4600LS và 4800 với các thiết bị điều khiển TSC1, với lần đo
tương ứng với thời gian đo 2, 5, 10, 20, 30 trị đo đồng thời để kiểm tra ảnh
hưởng của việc liên kết với điểm gốc, số liệu được xử lý theo 2 phương án:
- Liên kết (Fixed) lưới đo với lưới chuẩn thông qua 1 điểm base,
- Liên kết (Fixed) lưới đo với lưới chuẩn thông qua 2 điểm (base và 1
điểm khống chế khác).
Kết quả đo kiểm tra sử dụng máy 4600LS trong bảng 3. 4 và kết quả đo
kiểm tra sử dụng máy 4800 trong bảng 3. 5
61
Bảng 3.7: Kết quả đo kiểm tra trên điểm khống chế 11607 - khoảng cách
11,27km sử dụng máy thu 4600 LS theo 2 phương án Fixed.
shđ sốtrị toa độ s.số s.số s.số ghi
đo x y h x y h chú
fixED 1 điểm base (B46)
B46 2323602.940 586169.476 19.548 đ. Base
15 180 2313586.354 591367.991 6.937 0.364 0.451 -0.028 đo ppk
1071 2 2313586.350 591367.976 6.963 0.360 0.436 -0.002 đo ppk
1072 5 2313586.352 591367.973 6.961 0.362 0.433 -0.004 đo ppk
1073 10 2313586.356 591367.972 6.964 0.365 0.432 -0.001 đo ppk
1074 20 2313586.357 591367.965 6.959 0.367 0.425 -0.006 đo ppk
1075 30 2313586.363 591367.956 6.947 0.373 0.416 -0.018 đo ppk
11607 2313585.990 591367.540 6.965 đ.K.chế
MP=0.566m MH=0.010 m
fixED 2 điểm: base (B46) và điểm 15
B46 2323602.940 586169.476 19.548 đ. Base
15 180 2313585.990 591367.540 6.965 0.000 0.000 0.000 đo ppk
1071 2 2313586.013 591367.559 6.917 0.023 0.020 -0.048 đo ppk
1072 5 2313586.011 591367.541 6.941 0.021 0.002 -0.024 đo ppk
1073 10 2313586.014 591367.540 6.944 0.024 0.001 -0.021 đo ppk
1074 20 2313586.016 591367.533 6.939 0.026 -0.007 -0.026 đo ppk
1075 30 2313586.021 591367.524 6.927 0.031 -0.015 -0.038 đo ppk
11607 2313585.990 591367.540 6.965 0.000 0.000 0.000 đ.K.chhé
MP=0.023m MH=0.026 m
62
Bảng 3.7: Kết quả đo kiểm tra trên điểm khống chế 110451 - khoảng cách
10,26km sử dụng máy thu 4680 theo 2 phương án Fixed.
shđ số toa độ s.số s.số s.số ghi
trị đo x y h dx dy dh chú
fix ed 1 điểm base (B48)
B48 2323601.138 586168.653 19.521 đ. Base
651 96 2332393.340 580876.790 8.709 0.037 -0.010 -0.207 đo ppk
652 2 2332393.344 580876.782 8.684 0.041 -0.018 -0.232 đo ppk
653 5 2332393.340 580876.789 8.681 0.037 -0.011 -0.236 đo ppk
654 10 2332393.348 580876.786 8.688 0.045 -0.014 -0.228 đo ppk
655 20 2332393.352 580876.786 8.701 0.049 -0.014 -0.215 đo ppk
1001 30 2332393.335 580876.795 8.714 0.032 -0.005 -0.203 đo ppk
10451 2332393.303 580876.800 8.916 -0.264 đ.K.ché
MP=0.051m MH=0.264 m
fixed2 điểm: base B48 và điểm 651
B48 2323601.138 586168.653 19.521 đ. Base
651 96 2332393.303 580876.800 8.916 0.000 0.000 0.000 đo ppk
652 2 2332393.296 580876.782 8.887 -0.007 -0.018 -0.029 đo ppk
653 5 2332393.292 580876.789 8.884 -0.011 -0.011 -0.032 đo ppk
654 10 2332393.300 580876.785 8.891 -0.003 -0.015 -0.025 đo ppk
655 20 2332393.304 580876.786 8.904 0.001 -0.014 -0.012 đo ppk
1001 30 2332393.287 580876.795 8.917 -0.016 -0.005 0.001 đo ppk
10451 2332393.303 580876.800 8.916 đ.K.chế
MP=0.016m MH=0.020m
Trên cơ sở phân tích hàng loạt kết quả đo GPS PPK trên các bãi chuẩn
có thể đưa ra các kết luận sau:
1. Độ chính xác đo toạ độ của phương pháp GPS PPK cũng giống như
độ chính xác của phương pháp GPS RTK (khoảng 0.02 m)
2. Quan hệ tương hỗ (khoảng cách và chênh cao) giữa các điểm đo GPS
PPK có độ chính xác tương đương như đo trực tiếp dù khoảng cách từ trạm
Base đến điểm đo đến 9 km.
63
3. Không có sự khác nhau rõ rệt về độ chính xác khi tăng thời gian đo
tại 1 điểm và không có sự khác biệt khi đo ở khoảng cách lớn (đến trên
10km).
4. Độ chính xác thấp nếu các điểm đo không trong vùng khống chế của
các điểm hạng cao tham gia vào việc quy chuẩn toạ độ (các điểm dùng làm
điểm FIXED).
5. Không có sự khác nhau rõ rệt về độ chính xác khi đo bằng máy đo 1
tần số và 2 tần số; thời gian khởi đo với máy 2 tần số nhanh hơn
6. Xuất hiện một số lần đo không giải được toạ độ chính xác (lời giải
Float khi xử lý cạnh) do chất lượng số liệu đo xấu. Do vậy cần đo với số trị
đo nhiều hơn số trị đo tối thiểu (tốt hơn cả là đo ít nhất 3 trị đo).
7. Thời gian đo theo phương pháp này lâu hơn nhưng lại đơn giản,
thuận tiện hơn vì không dùng đến thiết bị truyền số liệu Radio Link.
Với độ chính xác đo toạ độ điểm như trên phương pháp đo GPS động
có thể áp dụng cho các công đoạn của quy trình đo đạc bản đồ địa hình, địa
chính có yêu cầu độ chính xác cao. Trong các phần sau đây sẽ đề cập cụ thể
đến việc áp dụng công nghệ GPS động trong các công trình sản xuất thử
nghiệm.
64
Chương 4. Bản đồ tỷ lệ lớn
Để thấy rõ được khả năng áp dụng phương pháp đo GPS động trong
thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, chương này sẽ đề cập chủ yếu đến các vấn đề cơ
bản của việc thành lập bản đồ tỷ lệ lớn truyền thống mà phương pháp GPS
động có khả năng giải quyết và đáp ứng yêu cầu một cách tốt hơn.
4.1 Những khái niệm chung
Tỷ lệ bản đồ là chỉ số cơ bản nói nên mức độ chi tiết việc phản ánh
thực địa trong nội dụng bản đồ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể từng quốc gia có
các quy dịnh cụ thể về phân chia bản đồ theo tỷ lệ. ở Việt nam, bản đồ được
chia thành 3 loại tỷ lệ:
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ : có tỷ lệ từ 1:100.000 trở xuống,
- Bản đồ tỷ lệ trung bình: có tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1: 10.000,
- Bản đồ tỷ lệ lớn: có tỷ lệ từ 1:5000 đến 1:500.
Theo quy định trong quy phạm hiện hành bản đồ tỷ lệ lớn là khái niệm
chỉ các loại bản đồ có tỷ lệ từ 1:5000 đến 1: 500. Trong số 3 loại bản đồ nói
trên thì bản đồ tỷ lệ trung bình, bản đồ tỷ lệ lớn được thành lập trực tiếp hoặc
biên tập từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn, bản đồ tỷ lệ nhỏ được thành lập bằng phương
pháp biên tập từ các bản đồ tỷ lệ lớn hơn.
Khác với bản đồ tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ, bản đồ tỷ lệ lớn được
thành lập theo quy mô khu vực có theo nguyên tắc phân mảnh hoặc thậm chí
thành lập theo khu vực tự do để đáp ứng nhu cầu sử dụng trực tiếp của các
hoạt động kinh tế. Đối với bản đồ tỷ lệ lớn, tuỳ theo yêu cầu thực tế của nhu
cầu kinh tế, xã hội mà có thể áp dụng các loại tỷ lệ khác nhau ví dụ cùng
phục vụ cho nhiệm vụ quy hoạch, ở khu vực nông thôn có thể thành lập bản
đồ tỷ lệ 1:5.000 trong khi ở khu vực thành phố cần thành lập bản đồ tỷ lệ
1:2000. Để làm công tác quản lý đất đai đến hộ dân ở khu vực nông thôn có
65
thể thành lập bản đồ tỷ lệ 1:1000 nhưng ở thành thị lại cần phải thành lập
bản đồ đến tỷ lệ 1:500 hoặc thậm chí 1:200. Hiện nay do yêu cầu cấp bách
về quản lý đất đai cũng như do yêu cầu to lớn của việc phát triển kinh tế đòi
hỏi việc thành lập bản đồ tỷ lệ lớn cần phải có tốc độ cấp sản phẩm nhanh,
chất lượng cao và dặc biệt là khối lượng rất lớn trong thời gian ngắn. Ngoài
Tổng Cục Địa Chính ra hiện nay rất nhiều ngành khác thực hiện việc thành
lập bản đồ tỷ lệ lớn như Nông Nghiêp, Xây dựng, Giao Thông, Thuỷ Lợi...
4.2 Yêu cầu kỹ thuật của bản đồ tỷ lệ lớn
Theo quy định trong các quy phạm trước đây và hiện hành có rất nhiều
các yêu cầu kỹ thuật cụ thể về bản đồ tỷ lệ lớn song cơ bản nhất là sai số vị
trí điểm khống chế và điểm chi tiết thuộc nội dung bản đồ, trong đó:
- Yêu cầu về độ chính xác mặt bằng
Mọi đối tượng được biểu diễn trên bản đồ theo toạ độ và độ cao
của nó. Theo quy phạm 1996 các điểm địa vật cố định vùng bằng
phẳng có sai số không quá 0.5mm, vùng núi 0.7mm trong tỷ lệ bản
đồ. Với các địa vật quan trọng có sai số không quá 0.4mm trong tỷ lệ
bản đồ. Các sai số đó được tính so với cấp khống chế đo vẽ. Sai số của
các điểm thuộc lưới khống chế đo vẽ lại được quy định nhỏ hơn
0.2mm trongtỷ lệ bản đồ,.(Chi tiết xem bảng 4.1).
Bảng 4.1: Sai số vị trí điểm cho phép voí bản đồ tỷ lệ lớn
Tỷ lệ bản đồ Sai số điểm k.c đo vẽ Sai số điểm chi tiết
1:500 0.100m 0.200m
1:1000 0.200m 0.400m
1.2000 0.400m 0.800m
1:5000 1.000m 2.000m
66
- Yêu cầu về độ chính xác độ cao
Về độ cao quy phạm quy định sai số độ cao điểm chi tiết nhỏ hơn1/4
khoảng cao đều với vùng bằng phẳng và nhỏ hơn 1/3 khoảng cao đều với
vùng địa hình dốc. Như vậy sai số cho phép tương ứng với khoảng cao đều
đường đồng khác nhau thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4. 2: Sai số về độ cao cho phép với bản đồ tỷ lệ lớn
Khoảng cao đều Vùng bằng phẳng
(1/4 đm)
Vùng địa hình dốc
(1/3 đm)
0.25m 0.06m 0.08m
0.5m 0.12m 0.16m
1.0m 0.25m 0.33m
Quy định về sai số cho phép của quy phạm đối với việc đo vẽ bản đồ tỷ
lệ lớn là khá rộng khi thiết bị đo đã hiện đại hoá.
4.3 Quy trình kỹ thuật cơ bản thành lập bản đồ tỷ lệ
lớn
Tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình thực tế mà bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
có thể thành lập bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp đo vẽ bằng máy bàn đạc,
- Phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc,
- Phương pháp đo vẽ bằng thuỷ chuẩn bề mặt,
- Phương pháp đo vẽ bằng mặt cắt,
- Phương pháp đo vẽ ảnh hàng không,
- Phương pháp đo vẽ ảnh mặt đất,
67
- Phương pháp đo vẽ tổng hợp (đo vẽ dáng đất trên bình đồ ảnh).
Dù đo vẽ bản đồ theo phương pháp nào thì quy trình cơ bản cũng vẫn
sẽ bao gồm các công đoạn cơ bản sau:
- Lập lưới khống chế
Lập lưới khống chế là công đoạn đầu tiên cần thực đối với bất kỳ
phương án đo vẽ bản đồ truyền thống. Với quy định hiện hành thì trong khu
đo vẽ cần phải có ít nhất 4 điểm khống chế mặt bằng các cấp trên 1 km2 ở
khu vực thành phố và 1 điểm trên 1 km2 ở khu vực không xây dựng. Như vậy
cần phải tiến hành một cách tuần tự hạ cấp từ lưới khống chế cấp cao xuống
cấp cuối cùng là lưới khống chế đo vẽ. Phương pháp xây dựng lưới là lưới tam
giác, lưới đường chuyền sử dụng máy đo góc chính xác cao, thước thép, mia
bala, máy đo dài quang điện hoặc gần đây là máy toàn đạc điện tử, GPS tĩnh
.... Đây là công việc quan trọng quyết định đến chất lượng bản đồ sẽ thành
lập, nó chiếm tỷ trọng lớn về chi phí thời gian và kinh phí của công trình nếu
sử dụng các phương pháp đo truyền thống.
- Đo vẽ chi tiết
Đo vẽ chi tiết là việc thu thập số liệu thực địa phục vụ cho việc vẽ nội
dung bản đồ. Ngoài các phương pháp đo vẽ bản đồ bằng ảnh thì việc thu thập
số liệu được tiến hành bằng các phương pháp đo đạc trực tiếp như sau:
- Phương pháp đo vẽ bằng máy bàn đạc,
- Phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc,
- Phương pháp độ cao bằng máy thuỷ chuẩn.
Các phương pháp đo đạc trực tiếp trên là công việc có khối lượng lớn
nhất, phức tạp, nặng nhọc tốn kém thời gian, nhân lực và kinh phí khi tiến
hành với các thiết bị đo đạc quang học truyền thống. Những năm gần đây với
sự xuất hiện của máy toàn đạc điện tử thì công việc này đã được cải thiện
68
đáng kể về độ chính xác và năng xuất lao động song về phương pháp đo đạc
về cơ bản là không thay đổi.
Có thể nói với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy phạm hiện hành về độ
chính xác thì phương pháp đo GPS động có thể thay thế các thiết bị đo truyền
thống sử dụng trong các công đoạn đo đạc lập lưới khống chế và đo vẽ chi tiết
bản đồ tỷ lệ lớn. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp đo GPS động chỉ hiệu
quả trong những điều kiện phù hợp. Với các khu vực ẩn khuất thì việc kết hợp
phương pháp đo GPS động với các thiết bị đo đạc truyền thống chắc chắn sẽ
mang lại hiệu quả cao.
Chương 5. Quy trình đo và xử lý số liệu đo GPS động
Thực tế trên thế giới có nhiều hãng chế tạo thiết bị đo sử dụng nguồn
tín hiệu chung từ hệ thống GPS. Do cùng xuất phát từ 1 nguyên tắc đo, vả lại
ở Việt Nam hiện chỉ phổ biến thiết bị của hãng Trimble nên ở đây quy trình
công nghệ nêu ra là đối với thiết bị của hãng Trimble - Mỹ.
Xuất phát từ nguyên tắc đo đạc và xử lý số liệu, trên cơ sở kinh nghiệm
từ thực tế các công trình thử nghiệm có thể đề xuất quy trình công nghệ đo
GPS động như sau:
5.1. Công tác chẩn bị
Trong giai đoạn này cần phải làm các công tác sau đây:
5.1.1 Chuẩn bị về thiết bị đo
69
Thiết bị đo GPS RTK là hệ thiết bị mới, hoàn thiện, hoạt động ổn
định, tin cậy song vẫn phải xem xét trước khi tiến hành đo thực địa. Các vấn
đề cần kiểm tra bao gồm:
- Tính đầy đủ các thiết bị: trong đó cần kiểm tra xem có đủ máy thu
trạm động, trạm tĩnh, sổ điện tử TSC1, cáp nối các thiết bị, acquy, Radio trạm
phát, trạm thu, anten, thanh khởi động, chân máy trạm tĩnh, giá máy trạm
động. Với bộ do 4800 thì đơn giản hơn; không cần thanh khởi động vì đã
được cài đặt kỹ thuật OTF tự khởi động trong khi di chuyển; Radio trạm động
được lắp đặt sẵn trong máy thu tín hiệu vệ tinh 4800.
5.1.2 Chuẩn bị về tài liệu khống chế khu đo, khảo sát khu đo
Để tiến hành quy chuẩn hệ toạ độ về hệ toạ độ địa phương khu đo cần
có ít nhất 3 điểm khống chế hạng cao phân bố đều trong khu đo. toạ độ điểm
này cần được thu thập, vị trí của các điểm này cần được xác định sơ bộ trên
bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn để thiết kế tuyến đo nối. Nếu không có lưới cấp cao hơn
thì tốt nhất là tiến hành lập 1 lưới GPS tĩnh bao khu đo để quy chuẩn toạ độ.
Cũng có thể dùng 7 tham số tính chuyển từ hệ toạ độ GPS - hệ về hệ toạ độ
địa phương đang sử dụng nếu có. Song thực tế ít khi sử dụng cách này mà chủ
yếu dùng các điểm khống chế hạng cao để quy chuẩn hệ toạ độ. Việc khảo
sát khu là rất quan trọng, nhằm đánh giá, dự kiến về khối lượng có thể đo
GPS động, tuyến di chuyển tối ưu phục vụ cho việc đo đạc GPS động một
cách hiệu quả.
5.2 Thiết lập trạm đo
Vì mọi thao tác đo đạc thực địa đều tiến hành trên thiết bị ghi số liệu
điện tử TSC1 nên ở đây ta hiểu việc xác lập trạm đo bao gồm 2 việc: thiết
lập vị trí trạm đo trên thực địa và xác lập trạm đo trong sổ ghi điện tử TSC1.
5.2.1 Thiết lập vị trí trạm tĩnh trên thực địa
70
Ta hiểu trạm đo bao gồm 1 trạm tĩnh và các trạm di động. Từ nguyên
tắc đo GPS động ta có thể có 2 cách chọn trạm tĩnh:
- Chọn trạm tĩnh là điểm khống chế cấp cao nếu điểm đó có tầm quan
sát bầu trời thông thoáng,
- Chọn trạm tĩnh tại vị trí bất kỳ trong khu đo đảm bảo tầm khống chế
khu đo hợp lý nhất, có khả năng thu tín hiệu vệ tinh tốt nhất, tiếp cận được
diện tích rộng nhất. Toạ độ của điểm trạm tĩnh này sẽ được tính sau khi tiến
hành thủ tục quy chuẩn (Calibration).
Thông thường khi đo vẽ tỷ lệ lớn thì với tầm đo 5 km là khá dủ cho
việc chỉ sử dụng duy nhất 1 trạm tĩnh có thể đo hết khu đo. Vì vậy cần lưu ý
sao cho việc chọn trạm tĩnh có hiệu quả đo cao nhất.
5.2.2 Thiết lập trạm tĩnh trong file đo trong TSC1
Thiết bị TSC1 thực chất là máy vi tính có cấu tạo phù hợp cho việc sử
dụng tại thực địa. Ngoài việc chứa số liệu TSC1 còn điều khiển toàn bộ các
hoạt động đo đạc tại thực địa. Với các chương trình cài đặt và hiển thị trên
màn hình điều khiển, người đo có thể thao tác những bước cần thiết từ khi
định dạng chung đến việc đo đạc chi tiết. Những thao tác cần thiết để thiết lập
trạm đo bao gồm:
5.2.2.1 Thủ tục lập Job (lập file chứa toàn bộ số liệu về công trình)
Nhấn công tắc khởi động máy chờ cho màn hình cơ bản xuất hiện, di
chuyển con trỏ đến cửa sổ "File" và nhấn Enter. Màn hình xuất hiện các lựa
chọn. Ta đưa con trỏ đến " Job management" - mục quản lý Job và nhấn
Enter. Tại đây ngưòi đo sẽ có các lựa chọn : "New" - tạo Job mới; "Copy" -
lưu Job thành tên khác; "Delete" - xoá Job không sử dụng; "Undelete" - hồi
71
phục Job đã xoá. Để lập Job mới ta chọn "New" bằng cách nhấn phím tuơng
ứng F1 phía dưới. Lúc này ta đánh tên công trình vào ô trống "Name", xong
nhấn phím Enter. Tại đây chương trình hỏi về chọn phương pháp quy chuẩn
hệ toạ độ. Nếu sử dụng các tham số tính chuyển hệ toạ độ thì chọn"Key in
parameters" và đưa vào các tham số tính chuyển; nếu sử dụng điểm hạng cao
để quy chuẩn thì chọn "No projection/no datum" và màn hình trở lại màn
hình chi tiết của cửa sổ "File". Nhấn Esc để ra màn hình cơ bản.
5.2.2.2 Nhập toạ độ các điểm khống chế
Từ màn hình cơ bản chọn "Key in" nhấn Enter sau đó chọn "Point" và
nhấn Enter. Màn hình tiếp theo hiện các ô trống để đưa toạ độ và các thông số
cần thiết khác của điểm khống chế vào Job:
- Point name: nhấn vào số thứ tự điểm (ví dụ 01)
- Code: nhấn vào mã điểm (ví dụ DCI-1)
- Method: chọn chế độ "Key in coordinates)
- North: nhập vào toạ độ X
- east: nhập vào toạ độ Y
- Elevation: nhập vào độ cao h
- Contronl point: Chọn "yes" (trên màn hình sẽ có ký hiệu hình tam
giác).
Tương tự nhập lần lượt cho đến khi hết các điểm khống chế có trong
khu đo và trở về màn hình cơ bản.
5.2.2.3 Chọn kiểu đo
Với TSC1 có thể tiến hành đo GPS động ở 3 kiểu đo:
- Trimble Fastatic: đo tĩnh nhanh,
72
- Trimble PP Kinematic: đo GPS động xử lý sau (GPS PPK)
- Trimble RTK: đo GPS động thời gian thực (GPS RTK)
- Trimble RTK&Infill : đo kết hợp GPS RTK và GPS PPK
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế có thể chọn 1 trong 3 cách đo động nêu
trên. giả sử chọn GPS RTK nhấn Enter màn hình chuyển sang màn hình tiếp
theo với các lựa chọn chính phục vụ cho việc đo đạc thực địa:
- Start base receiver - khởỉ động máy thu trạm tĩnh,
- Start survey - thủ tục khởi đo,
- Measure points - đo chi tiết,
- Continous topo - đo chế độ đo liên tục,
- offset - các chức năng đo gián tiếp,
- Stakeout - cắm điểm có toạ độ ra thực địa,
- GPS site calibration - thủ tục quy chuẩn hệ toạ độ,
- End survey - kết thúc trạm đo.
5.2.2.4 Khởi động máy thu trạm tĩnh
Tại đây ta chọn "Start base receiver' để khởi động trạm tĩnh. Thủ tục
khởi động trạm tĩnh như sau:
Định tâm, cân máy trên điểm đã chọn, nối máy đo trạm tĩnh với acquy,
với bộ truyền tín hiệu Radio và TSC1 qua cáp mềm, đưa con trỏ đến "Start
base receiver' và nhấn Enter. Sau khi máy đo trạm tĩnh và TSC1 nối với nhau
sẽ xuất hiện màn hình với các ô trống cần phải trả lời, đó là:
- Base point: nhấn vào số hiệu điểm khống chế chọn làm base.
73
(Nếu chọn trạm tĩnh là điểm chưa biết toạ độ thì tại đây TSC1 sẽ nhắc đưa
vào toạ độ gần đúng của điểm đặt máy bằng cách đưa con trỏ đến "Here" và
Enter.
- instrument height: nhấn vào chiều cao máy.
Sau khi trả lời 2 yếu tố trên nhấn phím "Start" để khởi động trạm tĩnh.
Sau động tác này TSC1 sẽ nhắc " Disconnect ....". Lúc này trạm tĩnh bắt đầu
thu tín hiệu vệ tinh và phát qua bộ truyền tín hiệu Radio Link. Tháo dây nối
TSC1 khỏi máy thu trạm tĩnh và nối sang máy thu trạm động.
Đến đây có thể nói thủ tục lập đo trong TSC1 đã hoàn tất và chuyển
sang công đoạn tiếp theo.
5.3 Thủ tục khởi đo
Khởi đo là một kỹ thuật quan trọng nhất của việc đo GPS động. Bằng
thủ tục này TSC1 sẽ xá định nhanh được số nguyên lần bước sóng của từng vệ
tinh đến máy thu trạm tĩnh và trạm động. Nếu máy thu trạm tĩnh và trạm
động liên tục thu được (khoá được ) tín hiệu của các vệ tinh này thì TSC1 sẽ
luôn có được khoảng cách chính xác từ các máy thu đến các vệ tinh và do đó
chỉ cần 1 trị đo thôi cũng dủ để tính được toạ độ chính xác của điểm đo khác
sau đó. Thủ tục này như sau:
Nối TSC1 với máy thu trạm động, đưa con trỏ đến " Start survey" nhấn
Enter, màn hình sẽ hiện ra các lựa chọn cho người đo:
- Method - chọn phương pháp , cho phép 3 lựa chọn :
- New point - khởi động trên 1 đường đáy mới bằng phương pháp đo
tĩnh.
- Known point - khởi động từ điểm đã biết toạ độ có trong TSC1 và có
trên thực địa,
74
- Init bar - khởi động trên thanh khởi động có chiều dài xác định, định
hướng theo hướng Bắc từ.
- Anten height: cần đưa vào chiều cao anten máy thu trạm động.
Sau khi chọn phương pháp khởi đo và nạp chiều cao anten, nhấn phím
mềm tương ứng với "Init" và chờ cho đến khi màn hình hiện lên "RTK=
Fixed". Đó là lúc số nguyên đa trị của từng vệ tinh thu được đã xác định được
và sẵn sàng vào chế độ đo chi tiết. Tất cả các thao tác trên ở mục này ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cng ngh7879 GPS 2737897ng v kh7843 n259ng 7913ng d7909ng tron.pdf