Tài liệu Luận văn Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay: LUẬN VĂN:
Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị
của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN, của người
lao động. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn
luyện, xây dựng GCCN. Vai trò này của Công đoàn Việt Nam đã được Hiến pháp Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Công đoàn khẳng định.
Từ khi ra đời, qua các chặng đường lịch sử gian khổ và vinh quang của đất nước,
Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, thể hiện rõ vai trò của mình, đặc biệt
trong việc tuyên truyền giáo dục, giác ngộ ý thức chính trị cho GCCN, để GCCN thấy rõ
và từng bước hoàn thành SMLS của mình. Công đoàn Việt Nam đã góp phần không nhỏ
vào thắng lợi của cách mạng nước ta, đã xứng đáng với niềm tin của Đảng, là chỗ dựa
vững chắc của Nhà nước và là trường học CNCS của GCCN.
Ngày nay, thế giới đang có những biến đổi lớn lao và đ...
105 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị
của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN, của người
lao động. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn
luyện, xây dựng GCCN. Vai trò này của Công đoàn Việt Nam đã được Hiến pháp Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Công đoàn khẳng định.
Từ khi ra đời, qua các chặng đường lịch sử gian khổ và vinh quang của đất nước,
Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, thể hiện rõ vai trò của mình, đặc biệt
trong việc tuyên truyền giáo dục, giác ngộ ý thức chính trị cho GCCN, để GCCN thấy rõ
và từng bước hoàn thành SMLS của mình. Công đoàn Việt Nam đã góp phần không nhỏ
vào thắng lợi của cách mạng nước ta, đã xứng đáng với niềm tin của Đảng, là chỗ dựa
vững chắc của Nhà nước và là trường học CNCS của GCCN.
Ngày nay, thế giới đang có những biến đổi lớn lao và đầy phức tạp. Cách mạng
khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội. Kinh tế
tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn
cầu hóa là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia... Trong khi đó thì
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, CNTB hiện đại lại đang nắm ưu thế về nhiều
mặt... Thế giới đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực,
vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra
gay gắt. Những vấn đề toàn cầu đang đặt ra trách nhiệm nặng nề cho nhân loại: bảo vệ
môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm
quốc tế...
Đất nước sau nhiều năm đổi mới đã có những thành tựu to lớn và rất quan trọng
làm cho thế và lực của chúng ta lớn mạnh lên nhiều. Thế nhưng, vẫn còn nhiều yếu kém
và khuyết điểm: kinh tế phát triển chưa vững chắc, một số vấn đề văn hóa - xã hội bức
xúc chưa được giải quyết, cơ chế và chính sách không đồng bộ, tham nhũng, suy thoái về
tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất
nghiêm trọng... Đất nước vẫn phải đối mặt với bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ ra là:
tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng XHCN, tham nhũng và quan liêu, "diễn biến hòa
bình".
Tất cả những vấn đề trên của quốc tế và dân tộc đã tác động trực tiếp theo hướng
cả tích cực lẫn tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức của công nhân nước ta. Đảng ta, trong
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII) đã lưu ý có "một bộ phận công nhân chưa nhận thức
được vai trò và nhiệm vụ của giai cấp mình, thiếu tính tiền phong cách mạng" [6, tr. 68].
Vì vậy, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, như Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh, đang đòi
hỏi GCCN Việt Nam - lực lượng đi đầu trong sự nghiệp ấy, phải được "... coi trọng phát
triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn
và nghề nghiệp..." [9, tr. 124].
Công đoàn Việt Nam với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN
đã góp phần to lớn vào xây dựng GCCN nước ta phát triển toàn diện. Công đoàn Việt
Nam thực sự đã là hình ảnh đẹp đẽ, là niềm tin yêu và hy vọng của GCCN Việt Nam.
Tuy thế, trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng nước ta, hoạt động của Công đoàn,
trong đó có nhiệm vụ nâng cao ý thức chính trị của GCCN, còn nhiều bất cập.
Vì vậy, đề tài " Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chớnh trị của giai cấp
cụng nhõn ở nước ta hiện nay " mang tính cấp bách và thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trước yêu cầu của thực tiễn xây dựng GCCN vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là
lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, xuất phát từ
tầm quan trọng của việc nâng cao vai trò của Công đoàn để đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ
mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhiều nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã tập
trung nghiên cứu về GCCN và Công đoàn. Có thể liệt kê một số tác giả, tác phẩm mới được
công bố những năm gần đây như: "Giai cấp công nhân Việt Nam mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn " của Bùi Đình Bôn, Nxb Lao động, 4-1996; "Một số vấn đề về giai cấp công
nhân và lao động Việt Nam" của Văn Tạo, Nxb Chính trị quốc gia, 4-1997; "Đảng Cộng
sản Việt Nam với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam", Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam - Ban Tư tưởng - văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000; "Xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và Công đoàn, Nxb Lao động, Hà Nội, 1999...
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu về GCCN và lao động trên các tạp chí,
các báo như: "Giai cấp công nhân phát huy truyền thống vẻ vang đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của Lê Khả Phiêu, Báo Nhân Dân, 1998, ngày 6
tháng 11; "Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử" của
Nguyễn Viết Vượng, Báo Nhân Dân, 1998, ngày 1 tháng 11; "Vấn đề xây dựng giai cấp
công nhân vững mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta" của
Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Khoa học Chính trị, 1998, số 1; "Giai cấp công nhân Việt Nam
tự nhận thức về giai cấp mình trong thời đại mới" của Văn Tạo, Tạp chí Lao động và
Công đoàn, tháng 1 năm 2000; "Công đoàn Việt Nam với cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng" của Cù Thị Hậu, Tạp chí Cộng sản, tháng 4 năm 2000; "Mấy suy nghĩ về công
tác đào tạo, quy hoạch cán bộ Công đoàn hiện nay" của Lê Phan Ngọc Rỉ, Tạp chí Lao
động và Công đoàn, ngày 2 tháng 8 năm 1999...
Các công trình và bài viết nêu trên phần lớn tập trung phân tích và khẳng định
những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về SMLS của GCCN, đồng thời đặt nó trong
những điều kiện lịch sử cụ thể. Về Công đoàn, các công trình, bài viết đó cũng chỉ đề cập
đến mối quan hệ giữa Đảng và Công đoàn, những giải pháp để nâng cao vai trò của Công
đoàn nói chung. Vấn đề "Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp
công nhân" chưa trình bày một cách cơ bản và có hệ thống trong bất kỳ một công trình
khoa học nào, nếu có chỉ được trình bày lướt qua, đề cập đến một biểu hiện nào đó của
vấn đề. Vì vậy, đề tài "Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công
nhân ở nước ta hiện nay" không trùng lặp với các công trình, bài viết đã được công bố.
Trong đề tài này, tác giả đã kế thừa có chọn lọc các kết quả của những công trình
có trước, tiếp tục bổ sung, phát triển hơn nữa, góp phần làm sáng tỏ vấn đề. Tác giả cũng
hy vọng rằng có thể vận dụng được những kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn để
tổ chức Công đoàn đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc nâng cao ý thức chính trị cho
GCCN để GCCN xứng đáng là giai cấp lãnh đạo quá trình CNH, HĐN đất nước.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu
Luận văn nhằm khẳng định vai trò to lớn của Công đoàn Việt Nam trong việc
nâng cao ý thức chính trị cho GCCN, từ đó đưa ra những giải pháp để tổ chức Công đoàn
thực hiện tốt hơn nữa vai trò này của mình trong thực tiễn đổi mới của đất nước hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau
đây:
Một là: Làm rõ khái niệm "ý thức chính trị", những biểu hiện của ý thức chính trị
của GCCN Việt Nam và sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị của GCCN trong giai
đoạn hiện nay.
Hai là: Phân tích vai trò quan trọng của Công đoàn trong việc nâng cao ý thức
chính trị của GCCN Việt Nam. Qua đó, đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế của
việc thực hiện vai trò này trong thời gian vừa qua.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Công đoàn trong việc
nâng cao ý thức chính trị của GCCN nước ta để GCCN thực sự trở thành giai cấp tiên
tiến của xã hội, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐN của đất nước, thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn bàn đến vai trò của Công đoàn Việt Nam, nhưng chủ yếu ở các hoạt
động tác động đến ý thức chính trị của GCCN. Cũng như vậy, luận văn đề cập đến
GCCN Việt Nam, nhưng tập trung chính vào các biểu hiện của ý thức chính trị của giai
cấp này.
Bối cảnh thực tiễn của các vấn đề được nêu ở luận văn chỉ chủ yếu giới hạn trong
giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
so sánh và điều tra xã hội học trong việc nghiên cứu để thực hiện được nhiệm vụ và đạt
được mục đích mà luận văn đề ra.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Quan niệm về ý thức chính trị của GCCN thông qua việc chỉ ra những biểu hiện
cơ bản của nó trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Trình bày một cách có hệ thống những giải pháp để Công đoàn phát huy vai trò
quan trọng của mình trong việc nâng cao ý thức chính trị cho GCCN nhằm đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 7 tiết.
Chương 1
ý thức chính trị và sự cần thiết phải nâng cao
ý thức chính trị cho giai cấp công nhân nước ta
1.1. ý thức chính trị
1.1.1. Quan niệm về ý thức chính trị
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, toàn bộ đời sống xã hội chia thành
hai lĩnh vực lớn: vật chất và tinh thần. Đó là tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Nó bao gồm tình cảm, tập quán,
truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận.v.v. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý
thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội
như thế nào, ý thức xã hội như thế ấy. Khi tồn tại xã hội biến đổi, thì những tư tưởng và
lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học,
nghệ thuật... sớm muộn cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có tính độc lập
tương đối, nó có những tư tưởng tiến bộ, vượt trước so với tồn tại xã hội và nó có tác
động trở lại đối với tồn tại xã hội.
ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp
quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo,khoa học... Mỗi hình thái ý thức xã hội
phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội nhưng giữa
chúng có mối liên hệ với nhau. ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử xã hội
cụ thể mà thường có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu, ở chúng biểu hiện
tập trung ý thức của thời đại đó và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Tuy
nhiên, trong tính tổng thể của ý thức xã hội, thì ý thức chính trị có tầm quan trọng. Nó
quyết định đến xu hướng và bản chất của các hình thái ý thức xã hội khác. Vậy, ý thức
chính trị là gì?
Để hiểu ý thức chính trị, cần bắt đầu từ việc nghiên cứu khái niệm chính trị và ý
thức. Chính trị theo nguyên nghĩa của nó, là những công việc nhà nước hay công việc xã
hội liên quan với Nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giai cấp, dân tộc
và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền
lực nhà nước.
Theo Lênin, cái quan trọng nhất trong chính trị là "Tổ chức chính quyền nhà
nước", chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng xã hội về vấn đề nhà
nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nước; là tổng hợp những
phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng
phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các Nhà nước để thực hiện
đường lối đã được lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não của con người, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan vì nó không
có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần, nó cải biến cái vật chất được di truyền vào trong
bộ não của con người thành cái tinh thần. ở đây không phải sự phản ánh tùy tiện, xuyên
tạc hiện thực khách quan và cũng không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn mà là sự
phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan.
Từ khái niệm về chính trị và ý thức, có thể nhận thấy rằng ý thức chính trị chính
là sự hiểu biết, sự quan tâm đến những vấn đề chính trị. Cụ thể hơn, ý thức chính trị là sự
phản ánh các quan hệ kinh tế - xã hội, phản ánh những lợi ích cơ bản và địa vị của các
giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp đó trong việc giành hoặc duy trì quyền điều
hành nhà nước. Theo Lênin, ý thức chính trị bao gồm:
"Những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp, các tầng lớp với Nhà nước và
Chính phủ, lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau" 21, tr. 101.
ý thức chính trị rất phong phú nhưng cái cốt lõi của nó là những hiểu biết, những
nhận thức của một giai cấp về địa vị lịch sử, về đường lối, chiến lược, sách lược, những
nhiệm vụ của giai cấp mình trong sự phát triển của lịch sử.
Theo Lênin, chính trị là tham gia vào các công việc của Nhà nước, các định
hướng của Nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Vì
thế, ý thức chính trị còn là sự nhận thức về Nhà nước, về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như
con đường, lực lượng xã hội để thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước đó và sự tham
gia của chủ thể vào hoạt động của Nhà nước đó.
Nhà nước bao giờ cũng là Nhà nước của một giai cấp nhất định, bị chi phối trực
tiếp của một đảng phái nào đó. Bên cạnh những đảng phái cầm quyền là nhiều đảng phái
khác nữa (cả đảng đối lập và đảng không đối lập) đại biểu cho hệ tư tưởng, cho lợi ích của
các giai cấp trong xã hội. Mọi quan hệ giữa các đảng phái ấy là chính trị. Vì thế ý thức
chính trị đồng thời với việc nhìn nhận Nhà nước, là thái độ đối với hoạt động của các
đảng phái.
Trung tâm của đời sống chính trị là quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là
quyền lực của một giai cấp hay của liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội, nó nói lên khả
năng của một giai cấp thực hiện lợi ích của mình: "Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa
của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác" 29, tr. 628.
Quyền lực chính trị nói lên thực chất hoạt động chính trị của mọi giai cấp, mọi đảng phái
trong xã hội có giai cấp. Giai cấp nào, nhóm xã hội nào cũng muốn nắm, muốn chi phối
quyền lực chính trị. Vì nắm được quyền lực chính trị là nắm được công cụ cơ bản, trọng
yếu để giải quyết quan hệ lợi ích với các giai cấp khác, nhóm xã hội khác theo hướng có
lợi cho giai cấp mình, nhóm mình. Do đó, ý thức chính trị còn thể hiện ở sự nhận thức
được nhu cầu, lợi ích chính trị, hay nói cách khác, là sự nhận thức về quyền lực chính trị.
Đối với mỗi công dân nói chung thì nhu cầu và lợi ích chính trị thể hiện ở sự nhận thức
được quyền và nghĩa vụ công dân.
Chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa các
giai cấp trở nên gay gắt không thể điều hòa được. Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái
kinh tế - xã hội đều có một kết cấu giai cấp nhất định, trong đó có những giai cấp cơ bản,
những giai cấp không cơ bản và những tầng lớp xã hội. Vì vậy, ý thức chính trị còn thể
hiện ở quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích chính trị mà các giai cấp, tầng
lớp xã hội đó đang theo đuổi; ở sự liên minh giai cấp, đấu tranh và hợp tác giữa các giai
cấp, tầng lớp vì những yêu cầu nhất định.
Chính trị thực chất là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các
quốc gia dân tộc. Trong đó, trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế. Lênin đã cho rằng:
"Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế". Điều đó có nghĩa là sự hình thành, tồn
tại và phát triển của chính trị là trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của sự phát triển
kinh tế, của thực trạng kinh tế, của sự liên hệ những lợi ích kinh tế cơ bản của các giai
cấp, tầng lớp khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thông qua hoạt động chính trị
của các tổ chức chính trị của mình để phản ánh trực tiếp vị trí, lợi ích cơ bản của giai cấp,
tầng lớp mình. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế nên ý thức chính trị cũng
gắn trực tiếp với vấn đề kinh tế. ý thức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng của cơ sở
kinh tế xác định, thuộc ý thức xã hội bị quyết định bởi tồn tại xã hội. Tuy nhiên, chính trị
và ý thức chính trị không phải là hậu quả tiêu cực của kinh tế mà có sự tác động trở lại
đối với kinh tế. Nếu như không có một đường lối chính trị đúng đắn thì một giai cấp nhất
định nào đó không thể giữ vững được sự thống nhất chính trị của mình và do đó, cũng
không thể hoàn thành được nhiệm vụ kinh tế.
ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội nên nó cũng có hai cấp độ chính.
Đó là cấp độ thực tiễn - đời thường và cấp độ tư tưởng - lý luận.
ý thức chính trị thực tiễn - đời thường là biểu hiện của các dạng tâm lý, cảm xúc,
mơ ước... nảy sinh tự phát từ trong hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm, xã hội của con
người, từ môi trường xung quanh và từ ảnh hưởng chính trị trực tiếp nào đó. ý thức chính
trị thực tiễn - đời thường chưa có tính hệ thống, không có tầm nhìn lịch sử rộng lớn,
không có công thức lý luận, phạm trù triết học. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó
tầm thường, ít giá trị, mà ngược lại, nó có nội dung rất phong phú, bao hàm được nhiều
mặt của đời sống chính trị, và ở một mức độ nào đó nó đã phản ánh được bản chất của
các vấn đề chính trị. So với cấp độ tư tưởng - lý luận thì ý thức chính trị ở cấp độ thực
tiễn - đời thường có điểm mạnh ở chỗ nó gần hơn với hiện thực trực tiếp của đời sống
chính trị, do đó nó có thể phản ánh đầy đủ, toàn vẹn hơn những chi tiết của đời sống
chính trị. Vì vậy, ý thức chính trị thực tiễn - đời thường là kho tàng để ý thức chính trị có
tính lý luận tìm kiếm và khái quát thành nội dung của mình.
ở cấp độ thứ hai - cấp độ tư tưởng - lý luận, ý thức chính trị được biểu hiện là
những tư tưởng, quan điểm chính trị đã được hệ thống hóa thành một chỉnh thể mang tính
hợp lý, tính khoa học, phản ánh được mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện
tượng trong đời sống chính trị, được diễn tả dưới dạng các khái niệm khoa học và đỉnh
cao là các học thuyết chính trị - hệ tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng - chính trị là hệ thống
những quan điểm tư tưởng thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định, được cụ
thể hóa trong cương lĩnh chính trị, trong đường lối chiến lược và sách lược của chính
đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước. Hệ tư tưởng chính trị không tách rời tổ chức
và cơ quan chính trị, thông qua các tổ chức và cơ quan đó mà một giai cấp nhất định tiến
hành cuộc đấu tranh cho lợi ích giai cấp.
Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp nắm chính quyền có vai trò rất to lớn trong đời
sống xã hội. Nó tác động trở lại cơ sở kinh tế thông qua các tổ chức nhà nước, biểu hiện ở
chỗ nó thông qua quyền lực nhà nước để bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế mà giai cấp
cầm quyền là người đại diện cho quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị trong xã hội đó.
Hệ tư tưởng chính trị còn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội nói
chung. Thông qua tổ chức nhà nước sẽ xác lập vị trí chi phối của hệ tư tưởng - chính trị
của giai cấp cầm quyền trong văn hóa, nếp sống và mọi lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội. Bằng cách đó giai cấp cầm quyền hy vọng hình thành được sự thống nhất về
chính trị, tư tưởng, tinh thần trong xã hội mà hệ tư tưởng chính trị của nó đứng ở vị trí
trung tâm, mang tính chi phối.
Các hình thái ý thức xã hội đều chịu sự chi phối của ý thức chính trị, phục tùng
đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Hệ tư tưởng - chính trị của một giai cấp có
thể là tiến bộ, cách mạng nhưng cũng có thể là lạc hậu, phản cách mạng. Điều đó tùy
thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp đó quyết định. Khi giai cấp đó còn là giai cấp tiến
bộ, cách mạng, tiêu biểu cho tiến trình lịch sử thì hệ tư tưởng - chính trị của nó là tiến bộ,
phản ánh đúng hiện thực của đời sống chính trị và có tác động tích cực đến sự phát triển
của xã hội. Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, không còn vai trò lịch sử thì hệ tư tưởng của
nó là phản khoa học, phản ánh xuyên tạc, sai lầm các hiện thực trong đời sống chính trị
và nó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
ý thức chính trị thực tiễn - đời thường và ý thức chính trị có tính lý luận có quan
hệ biện chứng với nhau vì chúng đều là sự phản ánh hiện thực đời sống chính trị. ý thức
chính trị thực tiễn - đời thường, biểu hiện dưới dạng tâm lý, tình cảm giai cấp sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng chính trị của giai cấp, ngược lại hệ tư tưởng
chính trị của giai cấp lại củng cố, định hướng cho sự phát triển tâm lý, tình cảm giai cấp.
Vì mối quan hệ đó mà trong hoạt động thực tiễn giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá
nhân, cộng đồng cần khuyến khích, nuôi dưỡng, giáo dục cả ý thức chính trị thực tiễn -
đời thường và cả ý thức chính trị có tính lý luận.
Như vậy, phân loại theo trình độ phát triển của ý thức chính trị thì có hai cấp độ:
Cấp độ thực tiễn - đời thường và cấp độ tư tưởng - lý luận. Ngoài ra ý thức chính trị còn
được phân theo chủ thể. Theo cách này ý thức chính trị gồm ý thức chính trị cộng đồng
(xã hội, nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp v,v...) và ý thức chính trị cá nhân.
ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích chính trị
của cả cộng đồng xã hội hoặc của một nhóm xã hội, một giai cấp, một tầng lớp nào đó
trong cộng đồng. Đó là chuẩn mực giá trị chung về nhu cầu, lợi ích chính trị được cả
cộng đồng chấp nhận.
ý thức chính trị cá nhân là sự đánh giá, thái độ, sự hiểu biết của từng cá nhân về
những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị. Vì vậy, ý thức chính trị cá nhân rất đa
dạng, phong phú và mang đậm màu sắc chủ quan. Một vấn đề hiện thực của đời sống
chính trị có thể được nhìn nhận dưới những lăng kính khác nhau. Cho nên, trong thực tiễn
giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá nhân cần khuyến khích tính tích cực sáng tạo đồng
thời phải có sự định hướng để tránh những nhận thức không đúng dẫn đến những hậu quả
tiêu cực.
ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có quan hệ chặt chẽ với
nhau. ý thức chính trị cộng đồng cũng là ý thức chính trị của một xã hội, của một
nhóm người, một tập đoàn người. Vì vậy nó chỉ tồn tại, phát triển, thể hiện thông qua
ý thức chính trị của mỗi cá nhân. Tất nhiên, ý thức chính trị cộng đồng không phải là
phép cộng giản đơn của các ý thức chính trị cá nhân mà nó là chất mới được kết tinh
từ những tinh hoa của các ý thức chính trị cá nhân, nó được cả cộng đồng chấp nhận.
Ngược lại, mỗi cá nhân là một phần tử đơn nhất tạo thành cộng đồng xã hội, được
hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều sống trong một xã hội
cụ thể, một giai cấp cụ thể nên ý thức chính trị của cá nhân đều mang nội dung nào đó
của ý thức chính trị cộng đồng, đều bị chi phối, bị định hướng bởi ý thức chính trị
cộng đồng. Tất nhiên, ý thức chính trị cộng đồng ảnh hưởng đến ý thức chính trị cá
nhân không như nhau. Mỗi cá nhân có hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp, môi trường
giáo dục, kinh nghiệm sống v,v... riêng nên lĩnh hội, tiếp thu ý thức chính trị cộng
đồng và ảnh hưởng đến ý thức chính trị cộng đồng cũng khác nhau. Những cá nhân có
tài năng, có trách nhiệm với cộng đồng sẽ có trình độ giác ngộ chính trị cao và có tác
động tích cực đến ý thức chính trị cộng đồng, những cá nhân thoái hóa, biến chất,
không giác ngộ được ý thức chính trị cộng đồng sẽ tác động tiêu cực đến ý thức chính
trị cộng đồng, thậm chí ý thức chính trị cá nhân có thể mâu thuẫn đi đến đối lập với ý
thức chính trị cộng đồng mà họ xuất thân. Từ mối quan hệ giữa ý thức chính trị cộng
đồng và ý thức chính trị cá nhân cho thấy có thể biết được ý thức chính trị của cộng
đồng nào đó thông qua việc tìm hiểu một cách tổng hợp ý thức chính trị của từng
thành viên trong cộng đồng và ngược lại.
Việc phân loại ý thức chính trị theo chủ thể đã chỉ rõ nhóm xã hội nào, tầng lớp
nào, giai cấp nào trong xã hội cũng có ý thức chính trị. Trong xã hội có nhiều nhóm xã
hội, nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Mỗi giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội có điều kiện sinh
hoạt vật chất riêng, có địa vị và lợi ích khác nhau, do đó sẽ có nhiều loại ý thức chính trị
khác nhau (có thể đối lập có thể không) nhưng không phải ý thức chính trị của nhóm xã
hội, tầng lớp, giai cấp nào cũng đã vươn tới có được tầm lý luận, hơn nữa có hệ tư tưởng
chính trị. Chỉ có những giai cấp có khả năng đại biểu cho một phương thức sản xuất mới,
và do đó hình thái kinh tế - xã hội mới, mới có thể hình thành tư tưởng chính trị một cách
có hệ thống, có tính lý luận, tính khoa học dưới dạng học thuyết. Và tất nhiên, khi ấy, hệ
tư tưởng chính trị của giai cấp này sẽ trở thành thống trị trong xã hội và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để có được điều đó, trước hết
giai cấp này phải có những nhà khoa học để khái quát những tư tưởng chính trị rời rạc,
đời thường, kinh nghiệm, mang tính tự phát thành lý luận, thành hệ thống, thành học
thuyết. Sau đó, phải có những nhà hoạt động lý luận chính trị để phát triển và phổ biến
tuyên truyền học thuyết vào giai cấp và xã hội nói chung.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, hệ tư tưởng chính trị thống trị trong xã hội
bao giờ cũng là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế - giai cấp nắm
chính quyền. ý thức chính trị của các giai cấp bị trị khác, thường chịu ảnh hưởng hệ tư
tưởng chính trị (ý thức chính trị) của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này
chỉ là tương đối. Cùng với cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực kinh tế, cuộc đấu
tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng cũng diễn ra quyết liệt giữa giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị và làm cho hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị bị suy yếu.
Trong xã hội không có đối kháng giai cấp - xã hội XHCN, hệ tư tưởng chính trị
của GCCN giữ vị trí thống trị. Nhưng hệ tư tưởng chính trị của GCCN là tiến bộ, cách
mạng, nó phản ánh được những nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản của toàn thể nhân dân
lao động nên có vai trò chủ đạo, định hướng đúng đắn cho ý thức chính trị của các giai
cấp, tầng lớp khác trong xã hội nhằm mục đích giải quyết tốt những quan hệ lợi ích giữa
các giai cấp, tầng lớp trong quá trình xây dựng CNXH.
Để nghiên cứu ý thức chính trị của một xã hội, một giai cấp, một tầng lớp, một
nhóm xã hội, một cá nhân nào đó cần phải thông qua những quan hệ lớn phản ánh đời
sống chính trị. Đó là nhận thức về vị trí và vai trò của giai cấp mình đối với sự phát triển
của xã hội; là thái độ đối với các bộ phận cơ bản trong hệ thống chính trị (nhà nước, đảng
phái v,v...); là sự nhìn nhận những nội dung chính trị quan trọng (chế độ, chính thể,
đường lối, chính sách v,v... phát triển đất nước); thái độ đối với các giai cấp, tầng lớp cơ
bản trong xã hội (bạn đồng minh, kẻ thù) v,v... Tùy theo đối tượng tìm hiểu mà các quan
hệ chủ yếu thể hiện ý thức chính trị nêu trên được cụ thể hóa và sắp xếp với những vị trí
khác nhau.
Vận dụng những vấn đề đã phân tích ở trên để nghiên cứu ý thức chính trị của
GCCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, GCCN Việt Nam là
giai cấp lãnh đạo cách mạng, nếu không có một trình độ giác ngộ chính trị nhất định, sẽ
không thể hoàn thành được sứ mệnh đó của mình.
1.1.2. Biểu hiện ý thức chính trị của GCCN nước ta
GCCN Việt Nam ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX. Tuy ra đời muộn,
nhưng do được sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranh kiên cường bất
khuất chống ngoại xâm, có mối liên hệ mật thiết với nông dân và các tầng lớp lao động
khác trong xã hội và đặc biệt do sớm tiếp thu được ánh sáng khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác - Lênin - hệ tư tưởng của GCCN quốc tế, nên GCCN nước ta đã nhanh
chóng đảm đương được vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay,
GCCN Việt Nam thông qua Đảng tiền phong của mình đã lãnh đạo nhân dân giành được
được chính quyền, đem lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc và bước đầu xây dựng được
một xã hội mới, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Có thành quả đó, một phần
quan trọng là do GCCN có được một trình độ giác ngộ chính trị cao. Đó là một lòng yêu
nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất, là thái độ rõ ràng, dứt khoát đối với
thực dân phong kiến, là sự nhận thức được tầm quan trọng của bộ tham mưu chiến đấu
của mình - Đảng cộng sản, của kim chỉ nam cho hành động của mình - chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp và
lợi ích dân tộc, sự nhận thức được tầm quan trọng của liên minh với các giai tầng trong
xã hội.
Ngày nay, trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, để hoàn
thành SMLS của mình, GCCN phải không ngừng nâng cao ý thức chính trị. Tuy nhiên,
trong điều kiện mới thì ý thức chính trị của GCCN cũng có những biểu hiện mới. Hiện
nay, ý thức chính trị của GCCN nước ta được nhận thấy thông qua những biểu hiện chính
sau đây:
Biểu hiện thứ nhất là sự giác ngộ về giai cấp.
Giác ngộ về giai cấp (ý thức về giai cấp) là sự nhận thức về chính bản thân mình
trong mối quan hệ với các giai cấp, tầng lớp khác và với tiến trình phát triển chung của xã
hội. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, giác ngộ về giai cấp là yếu tố hàng đầu
của ý thức chính trị của GCCN. Người công nhân có hay chưa có sự giác ngộ giai cấp, có
sự giác ngộ giai cấp cao hay thấp lại được biểu hiện ở hai vấn đề là:
- Người công nhân hiểu về giai cấp mình ra sao? Có SMLS (vai trò) như thế nào?
Tại sao lại có SMLS ấy? Điều kiện để có thể thực hiện được sứ mệnh này?
Người công nhân chưa có sự giác ngộ giai cấp khi không hiểu được hoặc hiểu sai
lệch về những vấn đề nêu trên.
Có ý thức chính trị hay ý thức giai cấp khi người công nhân biết được những ý
khái quát rằng: GCCN là giai cấp của những người lao động trong công nghiệp hiện đại,
tạo ra phần lớn sản phẩm vật chất cho xã hội, có SMLS là xóa bỏ chế độ TBCN, chế độ
người áp bức bóc lột người, xây dựng chế độ XHCN tiến lên CNCS. Sở dĩ GCCN có
SMLS ấy là vì GCCN có vai trò quan trọng trong kinh tế và các mặt phát triển khác của
xã hội, có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỷ luật, có lý luận cách mạng,
khoa học dẫn đường - đó là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để hoàn
thành SMLS của mình, GCCN phải có một trình độ giác ngộ chính trị nhất định, phải có
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải xây dựng được khối liên minh với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức.
Có ý thức chính trị cao, hay ý thức giai cấp cao, khi người công nhân nắm được
những vấn đề nêu trên một cách đầy đủ, có tính lý luận nhất định, đồng thời liên hệ được
với thực tiễn và nhất là có niềm tin vào vai trò lịch sử của giai cấp mình, tích cực chống
lại những quan điểm xuyên tạc, phủ nhận SMLS ấy.
- Người công nhân nhận thức như thế nào về học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Chưa ý thức được về giai cấp mình, khi người công nhân không hiểu gì hoặc hiểu
sai tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có ý thức chính trị khi người công nhân hiểu được rằng học thuyết Mác - Lênin
là hệ tư tưởng chính trị của GCCN, chỉ ra bản chất bóc lột của CNTB, xác định con
đường cách mạng để GCCN có thể thực hiện được SMLS của mình. Bên cạnh đó, GCCN
phải biết được rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào
điều kiện của Việt Nam, chỉ ra con đường cụ thể để cách mạng Việt Nam giành được
thắng lợi; hiểu được rằng hiện nay chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đang là
nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của GCCN, của toàn dân tộc ta trên con
đường xây dựng xã hội mới.
Có ý thức chính trị cao là công nhân nhận thức một cách sâu sắc hơn những vấn
đề nêu trên. Về học thuyết Mác - Lênin, người công nhân còn hiểu được đó là một học
thuyết hoàn chỉnh gồm ba bộ phận hợp thành là triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa
xã hội khoa học và là vũ khí sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới. Về tư tưởng Hồ Chí
Minh, người công nhân có ý thức chính trị cao, không những chỉ hiểu đó là sự phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện Việt Nam, mà còn biết được những nội dung cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh như về con đường cách mạng Việt Nam, về dân tộc và
cách mạng giải phóng dân tộc, về Đảng Cộng sản... Từ đó, đặt niềm tin tuyệt đối vào chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có thái độ kiên quyết đấu tranh với những
quan điểm sai trái trong việc nhìn nhận, đánh giá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Biểu hiện thứ hai về ý thức chính trị của GCCN là sự nhận thức về các tổ chức
trong hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị là một phạm trù dùng để chỉ một chỉnh thể các đảng phái, các
tổ chức chính trị - xã hội tồn tại trong khuôn khổ của pháp luật với một Nhà nước thuộc
giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội nhằm duy trì và phát
triển chế độ xã hội nhất định nào đó. Vì vậy, sự nhận thức về các tổ chức trong hệ thống
chính trị của GCCN nước ta chính là hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và về các tổ chức chính trị - xã hội, mà trước hết là
về tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp mình là tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Đối với Đảng:
ý thức chính trị kém khi người công nhân không có hiểu biết nhất định về Đảng,
xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, thờ ơ với những hoạt động của Đảng, không có ý
thức phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Người công nhân có ý thức chính trị khi nhận thức được rằng Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của GCCN Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của
GCCN, nhân dân lao động và của cả dân tộc, vừa là bộ phận hợp thành vừa là lực lượng
lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN. Người công nhân thấy được tầm quan trọng của vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN.
Người công nhân quan tâm đến hoạt động của Đảng mà cụ thể là hoạt động của các tổ
chức cơ sở Đảng trong các đơn vị của mình.
Người công nhân có ý thức chính trị cao, ngoài những hiểu biết trên,còn phải
hiểu được mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh,
xã hội công bằng, văn minh, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là CNCS; hệ tư
tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng là một tổ chức
chặt chẽ thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình... Đặc biệt,
người công nhân có ý thức chính trị cao phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, có ý thức phấn đấu để trở thành đảng viên, xác định động cơ vào Đảng đúng đắn,
có thái độ đúng mức trước những thiếu sót của Đảng, tích cực tham gia xây dựng chỉnh
đốn Đảng, thường xuyên theo dõi các Đại hội cũng như các Hội nghị Trung ương của
Đảng...
- Đối với Nhà nước:
Người công nhân có ý thức chính trị là nhận thức được rằng Nhà nước ta là nhà
nước của dân, do dân, vì dân; là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân
dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của
đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Người công nhân có ý thức chính trị cao, khi nói đến Nhà nước, còn phân biệt
được sự khác nhau về bản chất giữa Nhà nước XHCN và Nhà nước tư sản. Nhà nước
XHCN mang bản chất công nhân, không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân lao động,
còn Nhà nước tư sản là công cụ áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản đối với nhân dân lao
động, nhất là đối với GCCN. Từ đó, người công nhân có ý thức và trách nhiệm đối với lá
phiếu của mình trong việc chọn lựa những đại biểu xứng đáng vào tổ chức Nhà nước của
mình. Đặc biệt, người công nhân có ý thức chính trị cao, còn có thái độ đúng mức đối với
những yếu kém trong hoạt động của bộ máy nhà nước như tình trạng tham nhũng, lãng
phí, quan liêu... Từ đó, có tinh thần đấu tranh chống các tiêu cực đó để xây dựng một Nhà
nước trong sạch, vững mạnh, một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, thực hiện
đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.
- Đối với Công đoàn:
Người công nhân có ý thức chính trị nhận thức được rằng Công đoàn là một tổ
chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN, của người lao động; cùng với cơ quan nhà
nước và các tổ chức kinh tế - xã hội khác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước,
quản lý xã hội; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế nhằm thiết thực bảo vệ lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của công nhân, viên chức,
lao động, của tập thể, của Nhà nước một cách căn bản, từ gốc và có hiệu quả; giáo dục
công nhân, viên chức và những người lao động khác nhận thức đầy đủ về lợi ích cá nhân
gắn với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, giáo dục kỷ luật lao động, giáo dục đạo đức, giáo
dục pháp luật, tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động vững tin vào đường
lối chính sách của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước...
Người công nhân có ý thức chính trị cao, bên cạnh việc nhận thức được những
vấn đề trên, còn phải thấy rằng Công đoàn là một thành viên quan trọng trong hệ thống
chính trị XHCN, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng, là người cộng tác đắc lực của
Nhà nước; Công đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; người công nhân
phải có ý thức tham gia hoạt động của tổ chức Công đoàn và có ý thức trong việc xây
dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Biểu hiện thứ ba về ý thức chính trị của GCCN là thái độ đối với sự nghiệp đổi
mới của đất nước.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước là do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thực
hiện và được đánh dấu từ Đại hội VI (1986). Từ đó đến nay, đất nước đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Thái độ của người công nhân về vấn đề này như thế
nào cũng là một thể hiện quan trọng về trình độ ý thức chính trị của mình.
Đối với những nội dung của sự nghiệp đổi mới, người công nhân có ý thức chính
trị khi nhận thức được rằng sự nghiệp đổi mới của chúng ta có nội dung rất rộng lớn, đổi
mới toàn diện mà trước hết là đổi mới tư duy trong sự lãnh đạo của Đảng, qua đó mà có
sự đổi mới về kinh tế và những mặt khác của sự phát triển đất nước nói chung và của các
địa phương, các ngành, các cấp, các tổ chức... nói riêng. Người công nhân có ý thức
chính trị còn thể hiện ở sự yên tâm, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, tin vào
sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước tiếp tục đưa sự nghiệp này tiến lên
với những thành tựu to lớn và vững chắc hơn nữa.
Người công nhân có ý thức chính trị cao khi niềm tin này có được trên cơ sở
nhận thức khoa học về tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới, về truyền thống dân tộc và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân, về sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta suốt hơn 70 năm qua...
Người công nhân có ý thức chính trị cao còn thấy rõ sự nghiệp đổi mới là một quá trình
phấn đấu lâu dài, đầy khó khăn, nhưng nhất định sẽ thành công.
Người công nhân nếu không có hiểu biết về sự nghiệp đổi mới, không tin tưởng
vào sự nghiệp đổi mới, hoặc coi sự nghiệp đổi mới là của Đảng, của Nhà nước chứ không
phải của chính bản thân mình, đơn vị mình... thì đó là những biểu hiện kém về ý thức
chính trị.
Có ý thức chính trị khi công nhân ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp đổi mới, từ đó có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp đổi mới, mà trước hết
là ý thức đối với những hoạt động đổi mới của đơn vị mình.
Biểu hiện thứ tư về ý thức chính trị của GCCN là sự nhận thức về quyền lợi và
nghĩa vụ chính trị của mình.
Người công nhân có ý thức chính trị là nhận thức được và tuân thủ những quyền
và nghĩa vụ cơ bản của mình được ghi trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam; đồng thời hiểu biết và tuân thủ những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể
trong quy chế của ngành, địa phương, đơn vị mình đề ra.
Có ý thức chính trị cao khi người công nhân không những hiểu được những
quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của mình mà còn đấu tranh để đạt được những lợi ích chính
đáng và tự giác trong việc thực hiện những nghĩa vụ
của mình.
Biểu hiện thứ năm về ý thức chính trị là thái độ của người công nhân đối với bạn
đồng minh và người sử dụng lao động trong đó có giới chủ.
Đối với bạn đồng minh, có ý thức chính trị khi người công nhân nhận thức được
rằng cần phải liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức để tạo thành một lực
lượng cách mạng đông đảo, mới có thể xây dựng thành công xã hội mới.
Có ý thức chính trị cao khi người công nhân, không những hiểu được tính tất yếu
của liên minh trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng xã hội mới, mà
còn nắm được nội dung của liên minh công - nông - trí thức, liên minh trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đặc biệt, người công nhân có ý thức chính trị cao còn
phải vận dụng được những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này
để tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị mình nhằm xác lập trực tiếp mối
quan hệ giữa công nhân trong đơn vị mình với nông dân và tầng lớp trí thức, từ đó làm cơ
sở để xây dựng liên minh công - nông - trí thức trên phạm vi toàn xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, GCCN không còn ở vào địa
vị bị áp bức bóc lột nữa, mà đã trở thành giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo
toàn xã hội trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. GCCN cùng toàn
thể nhân dân lao động trở thành người làm chủ xã hội, làm chủ những tư liệu sản xuất cơ
bản. Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế nước ta vẫn tồn tại nhiều
thành phần trong đó có cả những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, nên vẫn có một bộ
phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân. Những công nhân này vừa
tham gia làm chủ cùng toàn bộ GCCN và nhân dân lao động, vừa làm thuê xét về mặt cá
nhân. Điều này lý giải vì sao khi xem xét biểu hiện ý thức chính trị của GCCN trong giai
đoạn hiện nay lại xét cả thái độ của GCCN đối với giới chủ. Giới chủ ở đây là muốn nói
đến những người tổ chức, quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp ngoài thành phần kinh
tế nhà nước và tập thể, còn người sử dụng lao động ở đây là nói đến người tổ chức, quản
lý sản xuất trong những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước và tập thể.
Về vấn đề này, người công nhân có ý thức chính trị khi thái độ đối với người sử
dụng lao động trong đó có giới chủ, phải trên cơ sở quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ
luật Lao động. Hiểu được những điều khoản cơ bản trong Bộ luật Lao động là người
công nhân đã hiểu được những quyền lợi và nghĩa vụ lao động của mình. Từ đấy có cơ sở
để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa và ổn định cùng nhau hợp tác vì sự phát triển
của đơn vị và do đó của đất nước nói chung.
Người công nhân có ý thức chính trị cao là hiểu được bản chất của mối quan hệ
giữa mình và người sử dụng lao động, đặc biệt là với giới chủ. Phải thấy rằng sự hợp tác
với giới chủ là cần thiết nhưng phải vừa hợp tác vừa đấu tranh trên cơ sở thấu tình, đạt lý.
Người công nhân có ý thức chính trị cao phải có lập trường kiên định, vững vàng trước
mọi cám dỗ của lợi ích vật chất tầm thường, có thái độ rõ ràng, dứt khoát với những việc
làm sai trái của giới chủ, không vì lợi ích trước mắt của mình mà đánh mất đi danh dự,
nhân phẩm, mà phản bội lợi ích của giai cấp và của toàn thể nhân dân lao động. Hơn nữa,
người công nhân có ý thức chính trị cao phải động viên mọi người thực hiện tốt các qui
định của pháp luật, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu hiện vi
phạm mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong đó có giới chủ,
trên cơ sở tuân thủ pháp luật nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích.
Từ những phân tích trên, có thể thấy sự biểu hiện ý thức chính trị của GCCN rất
đa dạng, phong phú. Các biểu hiện có quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy và ảnh hưởng
lẫn nhau. Từ những biểu hiện đó, chúng ta có thể xem xét, đánh giá trình độ ý thức chính
trị hay trình độ giác ngộ giai cấp của một người công nhân cụ thể hoặc của cả GCCN.
Việc nghiên cứu biểu hiện ý thức chính trị của GCCN có ý nghĩa thực tiễn rất
quan trọng. Qua đấy có thể thấy ý thức chính trị sẽ quyết định đến các hoạt động chính trị
(là những hoạt động nhằm phản ánh những mối quan hệ cực kỳ quan trọng, liên quan đến
sự tồn vong của cả một giai cấp, một dân tộc, một quốc gia, trên tất cả các mặt của đời
sống của xã hội có giai cấp, mà vấn đề trung tâm của nó là vấn đề giành, giữ và duy trì
quyền lực nhà nước). vì vậy, ý thức chính trị cao hay thấp sẽ dẫn đến những hành động
chính trị đúng hay sai, từ đó quyết định đến việc đạt hay không đạt được lợi ích chính trị.
Cho nên, phải luôn luôn chú ý đến việc nâng cao ý thức chính trị cho GCCN.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị của GCCN nước ta
Sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị của GCCN nước ta được quy định từ
nhiều lý do. Trước hết, xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự chuyển biến
của phong trào đấu tranh của GCCN từ tự phát sang tự giác. GCCN là "con đẻ" của nền
đại công nghiệp. Sự ra đời của GCCN gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp và
GCCN chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ
bản nền sản xuất thủ công. Trong chế độ TBCN, GCCN hoàn toàn không có tư liệu sản
xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản, họ là giai cấp bị phụ thuộc, bị áp bức bóc lột
và có lợi ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản. Vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, GCCN
đã bắt đầu đấu tranh chống giai cấp tư sản.
Những cuộc đấu tranh đó dần phát triển từ thấp đến cao nhưng đều trong vòng tự
phát mà thôi. Ngay vào những năm giữa thế kỷ XIX, ở nhiều phong trào đấu tranh của
công nhân Châu Âu diễn ra khá sâu rộng cũng vậy. Phân tích cuộc cách mạng tháng 2
năm 1848 ở Pháp, Mác đánh giá: "ở Pháp cuộc đấu tranh chống tư bản, dưới hình thức
hiện đại phát triển của nó, đã tới điểm bùng nổ của nó, tức là cuộc đấu tranh giữa công
nhân làm thuê trong công nghiệp với nhà tư sản công nghiệp, đang còn là một hiện tượng
cục bộ" 28, tr. 30 và theo Mác, một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc
cách mạng này là do "công nhân không có lãnh tụ, không có kế hoạch hành động chung"
28, tr. 45. Hay phong trào công nhân Mỹ, thời kỳ đầu, cũng được Ăngghen nhận xét
rằng: ... mới nhen nhóm lên, mới chỉ bao gồm một loạt những chấn động vô ý thức, và
hình như là rời rạc của cái giai cấp mà do sự tiêu diệt chế độ nô lệ đối với người da đen
và sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp nên đã trở thành tầng lớp thấp kém nhất
của xã hội Mỹ.
Vì vậy, phải đưa ý thức giai cấp, ý thức XHCN vào phong trào công nhân, làm
cho những cuộc đấu tranh của GCCN chuyển từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh tự giác.
Lênin đã nói: "Nếu công nhân không tự giải phóng mình thì chẳng ai giải phóng cho họ
cả. Nhưng... chỉ có bản năng thôi thì chẳng đi được xa" và Người cũng khẳng định: chỉ
khi nào giai cấp vô sản và những người nông dân nghèo tỏ ra có đầy đủ tinh thần tự giác,
gắn bó với lý tưởng của mình, có tinh thần hy sinh bền bỉ, thì khi đó, thắng lợi của cách
mạng XHCN mới được đảm bảo, cho nên" phải nâng bản năng đó lên thành ý thức" 22,
tr. 491. Do đó, phải giáo dục, nâng cao ý thức giai cấp vô sản cho GCCN, để người công
nhân hiểu rằng họ tiến hành đấu tranh không phải chỉ để bảo vệ lợi ích riêng của mình mà
là đấu tranh để bảo vệ lợi ích cho toàn bộ GCCN và nhân dân lao động đối lập với lợi ích
của cả giai cấp tư sản.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đấu tranh của GCCN mang tính tự giác và
trước hết là tiến tới mục tiêu chính trị: giành chính quyền. Nhưng giành được chính
quyền thì mới hoàn thành được một nửa SMLS của mình, bước tiếp theo, GCCN phải sử
dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Nhiệm
vụ này khó khăn, phức tạp, lâu dài hơn nhiệm vụ trước rất nhiều. Vì vậy, để hoàn thành
SMLS của mình, GCCN phải không ngừng được nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có
ý thức chính trị. Như vậy, việc giáo dục ý thức giai cấp chân chính cho GCCN không chỉ
cần thiết, bức xúc ở những nước GCCN chưa giành được chính quyền mà còn ở cả những
nước đã giành được chính quyền.
Hai là, sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị cho GCCN không chỉ xuất phát
từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự chuyển biến của phong trào đấu tranh của
GCCN từ tự phát sang tự giác, không chỉ xuất phát từ SMLS của GCCN mà còn xuất
phát từ vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với các hoạt động khác của GCCN.
Có ý thức chính trị chân chính GCCN sẽ có định hướng đúng đối với hành vi của
mình. Trong đời sống xã hội có rất nhiều mặt hoạt động như hoạt động lao động sản xuất,
hoạt động khoa học, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, hoạt động tâm
linh, hoạt động tình cảm trong các quan hệ giao tiếp đối nhân, xử thế... ở mỗi người công
nhân thì những hoạt động đó đều nhằm đạt được những mục đích nhất định, nhằm thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của mình. Những hoạt động này đều được định hướng, chi phối
bởi ý thức chính trị của chính bản thân người công nhân. ý thức chính trị của người công
nhân sẽ quyết định nhiều đến đức tin, phẩm chất đạo đức, phương thức hành vi... của
công nhân. Có ý thức chính trị thì những hành vi của người công nhân mang tính tự giác
chứ không phải là những hành vi tự phát, nó đảm bảo tính đúng đắn, tránh được đến mức
tối đa những sai lầm trong mọi hoạt động của người công nhân. Chẳng hạn, khi người
công nhân nhận thức đúng về sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thì
sẽ lao động hăng say hơn với tinh thần trách nhiệm cao nhằm đóng góp một phần nhỏ bé
của mình vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Hoặc, khi người công nhân đã thấm nhuần
thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì nếu có
nhu cầu tâm linh như lễ bái, thờ cúng, cũng chỉ giúp họ sống thiện hơn, chứ không thể
dẫn họ đến chủ nghĩa duy tâm.
ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng đúng với hành
vi của con người. Vì thế phải thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức chính trị cho
GCCN, phải coi giáo dục chính trị - tư tưởng là linh hồn của giáo dục phẩm chất.
Ba là, ngoài những yếu tố trên, thì sự cần thiết phải nâng cao ý thức chính trị cho
GCCN còn bắt nguồn từ chính thực trạng ý thức chính trị của GCCN nước ta hiện nay.
Trong những năm vừa qua, do sự biến động lớn, nhanh chóng của tình hình thế
giới, đặc biệt là sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng khoa học công nghệ trên lĩnh vực thông tin, do những tác động tiêu cực của
cơ chế thị trường, do công tác giáo dục tư tưởng, chính trị có những biểu hiện buông
lỏng... đã tác động không nhỏ tới nhận thức, tư tưởng, lối sống của công nhân. Có thể
đánh giá thực trạng ý thức chính trị của GCCN nước ta hiện nay như sau:
Nhìn chung, ý thức chính trị của GCCN nước ta còn thấp so với vị trí và vai trò
quan trọng của mình, và so với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là trong giai
đoạn hiện nay - giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Phần lớn công nhân nhận thức được rằng mình là lực lượng chủ yếu sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội. Nhưng cũng không ít công nhân lại không thấy được vị trí,
vai trò lịch sử của giai cấp mình, không thấy được GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng,
là giai cấp có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội. Theo điều tra của
Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 8B, năm 1995, ở thành phố Hồ Chí Minh thì
chỉ có 10% công nhân được hỏi nhận mình là thuộc giai cấp lãnh đạo. Điều đó cho thấy ý
thức về giai cấp của GCCN nói chung, nhất là công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay rất thấp. Thực trạng này đã được Đảng
ta đánh giá: "Một bộ phận công nhân chưa nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của giai
cấp mình, thiếu tính tiên phong cách mạng. Không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa, quan
liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí, xa rời bản chất giai cấp công nhân" [6, tr. 68].
Chính vì không nhận thức được vai trò lịch sử của mình nên GCCN đã không thể
hiện được đầy đủ tính tiên phong cách mạng. GCCN không tích cực trong việc học tập
nâng cao trình độ. Xét về trình độ văn hóa, đến năm 1999, số công nhân có trình độ văn
hóa cấp I là 3,01%; cấp II: 33,67%; cấp III : 58,16 %. Xét về trình độ chuyên môn thì số
lao động giản đơn là 3,75%; công nhân bậc 2 đến bậc 7 là 71,4%; trung học chuyên
nghiệp là 10,74%; đại học là 10,16%; trên đại học là 0,04% [54, tr. 8, 11].
Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đặt công nhân trước những
khó khăn, thử thách gay gắt về việc làm, đời sống, thu nhập. Vì vậy công nhân chủ yếu
quan tâm đến việc làm, thu nhập, ít quan tâm đến hoạt động chính trị xã hội, không thiết
tha với việc học tập nâng cao trình độ chính trị. Theo báo cáo của Viện Công nhân và
Công đoàn, đến năm 1999, số công nhân chưa học lớp chính trị nào là 43,59%; học lớp
chính trị sơ cấp là 27,54%; lớp chính trị trung cấp là 5,94%; cử nhân chính trị là 0,66%
[54, tr. 16]. Đây là con số đáng lo ngại vì kết quả điều tra trên là ở 4 ngành cơ bản trong
nền kinh tế xã hội: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển
nông thôn và mới chỉ điều tra trong những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà
nước. Điều này, một mặt phản ánh sự buông lỏng trong công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, mặt khác biểu hiện sự thiếu tự giác trong học tập nâng cao trình độ chính trị của
công nhân, biểu hiện việc rèn luyện chính trị tư tưởng chưa trở thành nhu cầu thường
xuyên của công nhân. Theo kết quả điều tra tình hình công nhân tại các doanh nghiệp nhà
nước ở Hà Nội, đến tháng 4 năm 2001 của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì số công nhân, lao động thường xuyên đọc báo
Nhân dân chỉ là 23,1%, số thỉnh thoảng đọc là 67,2%; đối với báo Lao động con số tương
ứng là 45,1% và 55,4%. Còn đối với các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và
các Hội nghị Trung ương số công nhân lao động thường xuyên đọc chỉ là 22,1%, thỉnh
thoảng đọc là 67,7% và chưa đọc là 5,6% [16, tr. 2]. Chính vì vậy mà sự hiểu biết của
GCCN về chủ nghĩa Mác - Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường cách mạng
Việt Nam chỉ ở mức khái quát, hiểu một cách chung chung. Thậm chí một bộ phận công
nhân, dưới nhiều hình thức còn hoài nghi vào hệ tư tưởng, vào con đường cách mạng mà
chúng ta đã lựa chọn.
Đáng chú ý hơn là do không thấy được vai trò lịch sử của mình nên một bộ phận
công nhân không những không có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ văn hóa,
chuyên môn, lý luận chính trị mà còn không có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức.
Trước những biến động của tình hình thế giới, trong nước, trước sự chống phá của các
thế lực thù địch và trước những khó khăn về việc làm, đời sống..., một bộ phận công
nhân đã không giữ được lập trường vững vàng, không giữ được bản chất giai cấp của giai
cấp mình. Họ sống buông thả, không ít người đã phạm vào tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu
chè, mại dâm, nghiện ma túy). Theo báo cáo hoạt động quý I - 2001 của Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, chỉ mới kiểm tra ở 10 đơn vị thuộc ngành Công nghiệp, đã có 110 công
nhân, lao động mắc nghiện; ngành Bưu điện có hơn 100 người; ngành Than trên 300
người và đặc biệt là ngành Giao thông vận tải có 6000 công nhân, lao động mắc nghiện.
Kết quả khảo sát tại các Trung tâm cai nghiện thì có đến 30% đối tượng là công nhân
viên chức lao động. Trong số những người tham gia vào việc mua dâm thì cán bộ, viên
chức và công nhân lao động chiếm tới 70 - 80%. Những tệ nạn đó đã ảnh hưởng đến sức
khỏe, đến nhân phẩm của người công nhân, gây ảnh hưởng đến sản xuất và an ninh trật tự
xã hội.
Nhìn chung, công nhân đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và cả trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Tuy nhiên, ở
một số tổ chức cơ sở Đảng, do trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo của cán bộ đảng còn
hạn chế, do sự thiếu gương mẫu của một bộ phận đảng viên trong học tập, trong công tác,
trong rèn luyện đạo đức, lối sống đã làm cho công nhân mất niềm tin. Họ cho rằng Đảng
chỉ tồn tại hình thức còn thực tế chính quyền nắm hết mọi quyền lực. Khi được hỏi về tác
động thúc đẩy sản xuất kinh doanh của tổ chức Đảng tại doanh nghiệp thì có 75,51%
công nhân trả lời có tác dụng, 11,68% trả lời không có tác dụng và 12,81% không trả lời
[54, tr. 29]. Những số liệu này một mặt thể hiện tác dụng chưa cao trong lãnh đạo sản
xuất của các tổ chức Đảng ở cơ sở, mặt khác cũng thể hiện sự nhận thức chưa đầy đủ của
công nhân về vai trò của tổ chức Đảng ở cơ sở.
Mặc dù thấy hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sở chưa cao, mong muốn
tổ chức Đảng được chỉnh đốn để xứng đáng là đội tiên phong của GCCN, nhưng công
nhân chưa có ý thức cao trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Một vấn đề đáng lo ngại là phần lớn công nhân không có ý thức phấn đấu để
được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Tốc độ phát triển đảng viên là công nhân tuy có
tăng nhưng rất chậm, thời kỳ 1993-1996 là 0,38%/ năm, đến thời kỳ 1997-1999 chỉ có
0,1%/ năm. Do đó, tỷ lệ đảng viên là công nhân được kết nạp chiếm có 10% trong
tổng số đảng viên mới kết nạp trong toàn Đảng. Năm 1993 đội ngũ đảng viên là công
nhân, lao động chỉ chiếm 8,6%, năm 1995: 8,6%, năm 1997 là 9,2%, năm 1998 là
9,19%. ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty tư nhân, trong
nhiều năm không kết nạp được đảng viên [47, tr. 66-67]. Theo điều tra của Viện Công
nhân và Công đoàn về thực trạng tình hình công nhân đến thời điểm 1999 thì chỉ có
19,73% công nhân được hỏi trả lời có nguyện vọng gia nhập Đảng [54, tr. 7]. Trong
số 19,73% đó, có thể có nhiều người muốn gia nhập Đảng vì muốn dễ dàng hơn trên
con đường thăng quan tiến chức chứ không phải vì mục đích phục vụ đất nước, phục
vụ nhân dân. Điều này phản ánh trình độ nhận thức của công nhân đối với Đảng chưa
cao.
Về thái độ đối với nhà nước, nhìn chung công nhân thuộc lòng bản chất của
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân; biết đánh giá giữa bản chất của Nhà
nước và những cái đã thực hiện được trong thực tiễn hoạt động của Nhà nước ta. Khi
hỏi công nhân ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội rằng Nhà nước ta là nhà nước của
dân, do dân, vì dân, về mặt lý thuyết có đúng không, thì 92,3% công nhân cho là
đúng, 2,6% cho rằng chưa đúng, 5,1% cho rằng khó trả lời. Khi hỏi trong thực tế nhà
nước của dân, do dân, vì dân đã đạt chưa thì 22,6% công nhân trả lời đã đạt được,
32,3% cho rằng chưa đạt được, 46,2% cho rằng đã đạt được ở mức độ nhất định [16,
tr. 3].
Tuy đánh giá được những thành tựu và hạn chế trong hoạt động của Nhà nước,
nhưng ý thức của công nhân trong việc góp phần xây dựng một Nhà nước trong sạch
vững mạnh cũng chưa cao. Do bị ảnh hưởng của lối sống thực dụng, công nhân thường
nghĩ rằng mình là người làm công ăn lương, đấu tranh thì tránh đâu, "con kiến kiện củ
khoai" nên họ dù bất bình cũng rất ít dám đấu tranh chống tham nhũng. Khi được hỏi ba
vấn đề quan tâm nhất của công nhân hiện nay thì chỉ có 27,66% công nhân đưa ra vấn đề
chống tham nhũng và 25,12% đưa vấn đề công bằng xã hội [54, tr. 30]. Ngay trong các
doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội - nơi có điều kiện nhiều mặt để nâng cao ý thức chính
trị thì khi hỏi: trước những biểu hiện tiêu cực như tệ quan liêu, nạn tham nhũng anh (chị)
có thái độ như thế nào thì chỉ có 74,4% trả lời là đấu tranh phê phán, 12,8% trả lời bất
bình song không phê phán, 3,1% chấp nhận các hiện tượng đó, 9,7% khó trả lời [16, tr.
3]. Như vậy có thể thấy phần lớn công nhân có nhận thức đúng về Nhà nước, còn ý thức
trong việc xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh thì chưa cao.
Về thái độ của công nhân đối với tổ chức Công đoàn, hiện nay do tốc độ phát
triển đoàn viên và xây dựng công đoàn cơ sở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chậm
so với quy định của Bộ luật Lao động, và yêu cầu của Tổng Liên đoàn. Theo đánh giá
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì đến cuối năm 2000 vẫn còn khoảng 50%
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 70% doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện
nhưng chưa thành lập Công đoàn [74, tr. 44]. Do vậy, còn nhiều công nhân chưa có ý
thức về tổ chức chính trị - xã hội này của giai cấp mình.
ở những nơi có tổ chức Công đoàn, phần lớn công nhân nhận thức được vai trò,
chức năng của Công đoàn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sự thừa nhận trên lý thuyết. Trên
thực tế, công nhân thiếu tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, cho
rằng Công đoàn còn quá phụ thuộc vào chuyên môn, có người còn mỉa mai rằng chức
năng cơ bản của Công đoàn là bảo vệ giám đốc, tổ chức Công đoàn có thì thừa, không có
thì thiếu. Khi được hỏi tác dụng của Công đoàn trong việc thúc đẩy sản xuất - kinh doanh
tại doanh nghiệp thì 82,70% công nhân trả lời có tác dụng, 11,56% trả lời không có tác
dụng và 5,74% không trả lời [54, tr. 29]. Theo báo cáo tóm tắt kết quả khảo sát xã hội
học về "Vai trò của Công đoàn và thái độ của công nhân, viên chức, lao động với một số
vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách hiện nay" của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
tháng 10 năm 2000, thì công nhân đã đánh giá một số mặt hoạt động của Công đoàn như
sau: Về tham gia giải quyết việc làm: 40,3% công nhân trả lời có vai trò tốt; 36,4% trả lời
bình thường; 15,2% trả lời chưa tốt; 5,3% cho rằng khó trả lời. Về giải quyết vấn đề phúc
lợi xã hội, tỷ lệ trả lời tương ứng là: 53,6%; 34,4%; 6,7%; 5,3%. Về đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực, tỷ lệ trả lời tương ứng là: 38,2%; 38,9%; 15%; 7,9% [55, tr. 14].
Những số liệu trên cho thấy một bộ phận không nhỏ công nhân chưa ý thức đầy đủ về tổ
chức Công đoàn, thiếu tin tưởng vào tổ chức Công đoàn.
Một điều đáng buồn là do không tin tưởng vào hoạt động của tổ chức Công đoàn
nên nhiều công nhân không muốn gia nhập Công đoàn - một tổ chức chính trị - xã hội
của GCCN.
Về thái độ đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, phần lớn công nhân nhận thức
được những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới, thấy được những khó khăn của sự
nghiệp đổi mới, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Theo kết quả điều tra của
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về tình hình
công nhân tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội từ tháng 11năm 1999 đến tháng 4
năm 2000, thì có 8,2 % khẳng định sự nghiệp đổi mới đất nước thắng lợi to lớn, 91,8%
trả lời sự nghiệp đổi mới đất nước có nhiều thành tựu song còn nhiều khó khăn [16, tr. 4].
Tuy nhiên, công nhân còn chưa thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp
đổi mới đất nước. Biểu hiện ở chỗ công nhân tham gia tích cực các phong trào thi đua
yêu nước nhưng chỉ thuần túy vì kinh tế (lương, thưởng) chứ chưa nâng lên được tầm ý
thức chính trị của công nhân với tư cách là người lao động trong chế độ XHCN. Công
nhân chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt để
đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, ý thức của công nhân về
chống tham nhũng, lãng phí, chống các tệ nạn xã hội chưa cao. Từ đó, công nhân chưa
nhận thức được những nội dung cụ thể của sự nghiệp đổi mới, trước hết phải từ chính bản
thân mình, đơn vị mình.
Những năm gần đây, nhận thức của công nhân đối với quyền lợi và nghĩa vụ của
mình được nâng lên. Với sự phát triển mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các
loại sách báo, công nhân được tiếp cận nhiều hơn với các văn bản pháp luật. Tuy nhiên,
sự hiểu biết về các văn bản pháp luật đó mới chỉ ở mức độ rất khái quát. Một bộ phận
không nhỏ công nhân không tiếp cận được hoặc không quan tâm đến luật pháp. Ngay Luật
cơ bản - Hiến pháp, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội cũng chỉ có
46,7% tìm đọc; 45,6% có nghe tên song chưa đọc; 7,7% ít quan tâm. Với những luật liên
quan trực tiếp đến công nhân, thì tỷ lệ cũng chỉ khá hơn một chút, như Bộ luật Lao động:
73,8% công nhân đã tìm đọc, 23,1% có nghe tên song chưa đọc; Luật Công đoàn 57,4%
đã tìm đọc, 39% có nghe tên song chưa đọc [16, tr. 4].
Ngay cả những nội quy, quy chế quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công
nhân trong từng doanh nghiệp thì công nhân cũng rất ít quan tâm. Như kết quả sản xuất -
kinh doanh chỉ có 50,47% công nhân được hỏi trả lời biết, 49,53% trả lời không biết.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước chỉ có 46,8% công nhân trả lời biết, 53,2%
trả lời không biết. Đơn giá tiền lương 63,87% công nhân trả lời biết, 36,13% trả lời
không biết. Đối với những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thì tỷ lệ biết nhiều hơn nhưng
vẫn còn thấp như nội quy kỷ luật lao động có 83,44% công nhân trả lời biết, 16,56% trả
lời không biết. Quy chế của doanh nghiệp tỷ lệ trả lời tương ứng là 70,7% và 29,3%.
Thỏa ước lao động tập thể tỷ lệ trả lời biết là 78,44% và không biết là 21,56% [54, tr. 26].
Chính vì thiếu những hiểu biết cần thiết về quyền và nghĩa vụ của mình nên nhiều công
nhân bị thiệt thòi mà không biết để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình, và nhiều công
nhân do không hiểu những nghĩa vụ của mình mà vi phạm kỷ luật lao động bị sa thải,
hoặc thiệt mạng do vi phạm về an toàn vệ sinh lao động. Theo báo cáo của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam năm 1999 có 3.825 vụ tai nạn lao động, trong đó có 292 vụ tai
nạn lao động chết người, làm chết 355 người. Trong số đó, có đến trên 70% số vụ là do
người sử dụng lao động và người lao động vi phạm các quy tắc về an toàn, vi phạm các
quy trình kỹ thuật an toàn và các nội quy, biện pháp an toàn trong quá trình lao động [58,
tr. 4-5]. Một điều đáng chú ý hơn nữa là ngay những quy định về quyền và nghĩa vụ của
công nhân, đáng lẽ ra công nhân phải tham gia xây dựng vì họ là những người trực tiếp
lao động nhưng công nhân lại rất thờ ơ, phó mặc cho người khác. Cũng theo báo cáo kết
quả điều tra xã hội học về thực trạng GCCN Việt Nam đến thời điểm 1999 của Viện
Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tỷ lệ trả lời tham gia
và không tham gia của công nhân đối với các câu hỏi như sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh: 9,26% tham gia, 94,74% không tham gia.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước: 8,63% tham gia, 91,37% không
tham gia.
Đơn giá tiền lương: 11,21% tham gia, 88,97% không tham gia.
Nội quy kỷ luật lao động: 18,32% tham gia, 81,68% không tham gia.
Quy chế của doanh nghiệp: 16,21% tham gia, 83,79% không tham gia.
Thỏa ước lao động tập thể : 21,13% tham gia, 78,87% không tham gia [54, tr.
26].
Qua những số liệu trên có thể thấy công nhân còn hiểu biết rất ít về quyền và
nghĩa vụ của mình. Vì vậy, cần tuyên truyền giáo dục để công nhân hiểu rõ hơn để từ đó
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, để
công nhân thực sự trở thành người chủ của doanh nghiệp, người chủ của xã hội.
Về thái độ của công nhân đối với bạn đồng minh, thì từ lâu, công nhân đã thấy
được mối quan hệ máu thịt giữa công nhân - nông dân - trí thức. Điều đó cũng thể hiện
trong giai đoạn hiện nay nhưng chỉ chủ yếu thông qua các mối quan hệ kinh tế (giữa công
nghiệp với nông nghiệp, giữa các thành phần kinh tế, giữa kinh tế trung ương với kinh tế
địa phương...) và các mối quan hệ đó nhiều khi không phải do chính quan hệ trực tiếp
giữa công nhân - nông dân - trí thức tạo ra mà thực tế phần lớn do tác động quy định của
chính sách nhà nước. Nhưng thực trạng hệ thống chính sách của Nhà nước còn thiếu hoặc
chưa đồng bộ, chưa sát thực hoặc thực hiện không nghiêm nên nhiều khi không tạo ra
được sự liên minh, hoặc phá vỡ liên minh. Vì chưa có hệ thống chính sách phù hợp để tạo
lực hút đối với trí thức, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám hay chưa quan tâm đến
việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp. Thực trạng trên, một phần phản ánh sự chưa hiệu quả của các chính sách của Nhà
nước về vấn đề này, một phần cũng phản ánh ý thức phục vụ nông nghiệp và nông dân
của công nhân, trí thức chưa cao.
Đối với người sử dụng lao động, trong đó có giới chủ, thì hiện nay đa phần công
nhân đều khẳng định phải tuân thủ tuyệt đối lệnh của giám đốc. Tức là đã thấy được mối
quan hệ chủ thợ, cấp dưới phải phục tùng sự lãnh đạo của cấp trên. Một bộ phận công
nhân đã dám đứng lên đấu tranh, kể cả ở mức đình công để bảo vệ lợi ích kinh tế, chính
trị của mình.
Tuy nhiên, cả hai vấn đề trên đều có những mặt trái của nó. Thứ nhất, sự phục
tùng đôi khi đến mức tuyệt đối, không thể hiện được quyền làm chủ của mình, hay nói
cách khác là sự chịu nhục trước giới chủ vì "miếng cơm manh áo", sống an phận, "có tai
không nghe, có mắt không nhìn", thấy những việc làm sai trái của giới chủ chỉ im lặng,
không có phản ứng gì. Thứ hai, các cuộc đình công ở nước ta nhìn chung là không đúng
luật. Theo báo cáo của Ban pháp luật thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam thì từ
năm 1995 đến năm 2000 cả nước có 351 vụ đình công, trong đó 100% số vụ không theo
trình tự, thủ tục quy định, vi phạm quy định về chủ thể đình công [59, tr. 1-2]. Điều đó
cho thấy ý thức chính trị của công nhân chưa cao.
Từ những phân tích trên có thể thấy, nhìn chung ý thức chính trị của GCCN Việt
Nam hiện nay chưa cao so với SMLS của mình. Không những vậy mà ý thức chính trị
của GCCN hiện nay còn có biểu hiện chưa đồng bộ và chưa nhất quán. Điều đó có nghĩa
là về vấn đề này thì nhận thức đúng, có thái độ đúng, vấn đề khác lại nhận thức không
đúng. Chẳng hạn công nhân tin tưởng vào sự đúng đắn của con đường cách mạng Việt
Nam (88,2% công nhân), đánh giá một cách khách quan kết quả của sự nghiệp đổi mới
(91,8% công nhân cho rằng sự nghiệp đổi mới đạt được nhiều thành tựu song còn nhiều
khó khăn). Thế nhưng công nhân lại không thấy được vai trò của mình đối với sự
nghiệp đổi mới đó, đối với sự phát triển của xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ công nhân
chưa có ý thức cao trong việc học tập nâng cao trình độ. Trong thời đại khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, công nhân lại là đại diện cho lực lượng sản xuất
tiên tiến, vậy mà vẫn có những công nhân mù chữ và tái mù chữ. Theo báo cáo của Ban
Tư tưởng Văn hóa - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình độ học vấn,
tay nghề của công nhân lao động thì đến cuối năm 2000, ở Hà Giang có 1,5% công
nhân mù chữ, thành phố Hồ Chí Minh là 0,03%; KonTum là 0,33%, Khánh Hòa là
0,8%, Đắc Lắc là 0,45%, Quảng Nam là 0,3%. Điều đáng buồn là trong số đó có cả
những thanh thiếu niên - lực lượng lao động trẻ, chủ chốt của đội ngũ lao động công
nghiệp mới đầu thế kỷ XXI [67, tr. 2]. Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của công
nhân cũng còn nhiều bất cập so với yêu cầu (đã phân tích ở phần trước). Hoặc công
nhân có nhận thức được những kết quả hoạt động của Công đoàn: 75,3% công nhân
được hỏi trả lời Công đoàn thực hiện tốt việc thăm hỏi đoàn viên, 68,9% công nhân
được hỏi trả lời Công đoàn thực hiện tốt việc tham gia đảm bảo an toàn lao động, 57,4
% công nhân được hỏi trả lời Công đoàn thực hiện tốt việc tham gia xây dựng và thực
hiện kế hoạch sản xuất, 40,3% công nhân được hỏi trả lời Công đoàn thực hiện tốt việc
tham gia giải quyết việc làm, 53,6% công nhân được hỏi trả lời Công đoàn thực hiện tốt
việc giải quyết vấn đề phúc lợi [55, tr. 14]. Thế nhưng, chỉ có 5,47% công nhân được
hỏi trả lời có nguyện vọng gia nhập tổ chức Công đoàn [54, tr. 7]. Điều đó cho thấy
mặc dù công nhân đã thấy được ở mức độ nào đó những tác động của tổ chức Công
đoàn nhưng vẫn chưa ý thức được sự cần thiết phải tham gia tổ chức Công đoàn để
được bảo vệ lợi ích cho mình.
Một ví dụ nữa là công nhân bất bình trước những vi phạm của giới chủ, đã đình
công để phản đối. Tức là đã ý thức được mối quan hệ giữa giới chủ và công nhân là vừa
hợp tác vừa đấu tranh nhưng lại không có ý thức trong việc nghiên cứu các văn bản pháp
luật, nội quy, quy chế dẫn đến đình công không đúng luật.
ý thức chính trị của GCCN nước ta hiện nay không những còn thấp, chưa đồng
bộ, chưa nhất quán mà còn biểu hiện không đều ở độ tuổi và ở các đơn vị khác nhau.
Thường những công nhân lớn tuổi - những người đã trải qua cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, quan điểm sống theo chuẩn mực đạo đức cũ (đề cao yếu tố
tinh thần, ý chí), đã có điều kiện để so sánh, đối chiếu cuộc sống của một người dân nô lệ
mất nước, với cuộc sống của người dân tự do, làm chủ đất nước, thì có ý thức chính trị
cao hơn. Còn đối với những công nhân trẻ, lớn lên trong thời bình, có học vấn cao hơn,
nhưng chưa được giáo dục thế giới quan và nhân sinh quan một cách đầy đủ, chưa được
rèn luyện, thử thách, những chuẩn mực đạo đức mới đang hình thành nhưng chưa rõ ràng,
vì vậy thường đề cao yếu tố kinh tế, kỹ thuật mà xem nhẹ yếu tố chính trị, dễ hoang mang
dao động trong việc định hướng phấn đấu, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu của
cơ chế thị trường. Điều đó có nghĩa là, những công nhân trẻ dễ không vững vàng về bản
lĩnh chính trị.
Sự không đều của ý thức chính trị còn biểu hiện ở các đơn vị khác nhau của
GCCN. Thường thì những công nhân ở những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
nhà nước có ý thức chính trị cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác (đặc biệt những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Bởi vì trong các doanh
nghiệp nhà nước thì bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn, người công nhân không cảm
thấy mối quan hệ chủ - thợ ở đây, mà thấy mình là người chủ của doanh nghiệp, hơn nữa
trong các doanh nghiệp, ban giám đốc cũng thường tạo điều kiện về thời gian, về vật chất
cho các hoạt động chính trị. Còn trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác (đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì công nhân thường tự ti về
mình, cho rằng mình là người làm thuê, tốt nhất là nên tập trung làm tốt công việc chuyên
môn, không nên chú ý đến vấn đề chính trị. Hơn nữa, một bộ phận giới chủ trong các
doanh nghiệp này cũng không tạo điều kiện cho công nhân nâng cao ý thức chính trị. Vì
vậy, trong các doanh nghiệp này, công nhân dần sẽ phai nhạt ý thức chính trị, thờ ơ với
những hoạt động chính trị, thậm chí còn bị ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng trong
hoạt động chính trị (đi nghe phổ biến nghị quyết Đại hội Đảng, nghe thời sự phải bồi
dưỡng tiền mới đến...).
Trình độ ý thức chính trị còn biểu hiện khác nhau ở những doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả và ở những doanh nghiệp làm ăn chưa có hiệu quả. Thường những doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, đời sống của công nhân nâng cao cả về vật chất và tinh thần
thì có ý thức chính trị cao hơn. ở đó công nhân phấn khởi, tin tưởng vào con đường cách
mạng mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Còn những doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu
quả, thiếu việc làm, thu nhập thấp, lương thưởng không kịp thời thì thường xuất hiện tâm
lý lo lắng, chán chường, kỷ luật lao động lỏng lẻo, thiếu tin tưởng vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới, hoài nghi về con đường mà chúng ta đã lựa chọn.
Tuy nhiên, không phải cứ trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả thì công nhân sẽ có ý thức chính trị cao. Thực tế cho thấy, bầu không khí
cởi mở, dân chủ, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ là môi trường thuận lợi để phát triển ý
thức chính trị. ý thức chính trị không hình thành một cách tự phát mà phải qua thực tiễn
đấu tranh giai cấp, qua giáo dục, phụ thuộc vào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội trong doanh nghiệp đó như tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Thường, ở
những doanh nghiệp mà hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của các tổ chức chính trị -
xã hội tốt thì ý thức chính trị của công nhân rất cao. Ngược lại, những doanh nghiệp mà
hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của các tổ chức chính trị - xã hội không tốt thì công
nhân có ý thức chính trị thấp, thờ ơ với những hoạt động chính trị.
Từ việc nghiên cứu quan niệm về ý thức chính trị, biểu hiện và sự cần thiết phải
nâng cao ý thức chính trị cho GCCN ở nước ta hiện nay có thể thấy, ý thức chính trị là
một nhân tố chủ quan quan trọng để GCCN có thể hoàn thành SMLS to lớn và phức tạp
của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới và dân tộc có nhiều biến động như hiện
nay, ý thức chính trị của GCCN chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, cần xây dựng GCCN vững mạnh về mọi mặt, trong
đó có ý thức chính trị. Hội nghị Trung ương 7 (khóa VII) của Đảng đã chỉ rõ: "Cần xây
dựng GCCN phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư
tưởng... vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình" [6, tr. 98]. Để làm được điều đó
phải có sự hợp sức của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó quan trọng nhất là tổ chức
Đảng và tổ chức Công đoàn. Trong phạm vi của luận văn này chỉ bàn đến vai trò của tổ
chức Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị cho GCCN.
Chương 2
Vai trò của công đoàn trong việc nâng cao
ý thức chính trị của GCCN ở nước ta hiện nay
2.1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN Việt Nam.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã ghi rõ:
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của
người lao động. Cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người
lao động khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân, viên
chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [13, tr. 17].
Như vậy Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, một bộ phận hợp
thành của hệ thống chính trị, đại biểu cho lợi ích của GCCN, tầng lớp trí thức và những
người lao động khác, được Hiến pháp thừa nhận.
Công đoàn Việt Nam ra đời đáp ứng đòi hỏi của cuộc đấu tranh của GCCN Việt
Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. GCCN Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) và trưởng thành nhanh chóng trong đợt
khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929). Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến,
GCCN và nhân dân lao động nước ta bị hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề. Vì vậy, ngay từ
khi mới ra đời, tuy còn non trẻ GCCN Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các cuộc đấu
tranh chống lại sự áp bức, bóc lột đó. Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh của công nhân
ở các hầm mỏ, đồn điền, xưởng thợ, lúc đầu còn lẻ tẻ, thiếu sự liên kết trong phạm vi
lớn, thiếu sự tổ chức tập trung. Cho nên, các cuộc đấu tranh của họ không mang lại
kết quả gì nhiều ngoài một chút quyền lợi kinh tế trước mắt, có nhiều cuộc đấu tranh
còn bị đàn áp dã man. Từ đó, công nhân thấy rằng không tổ chức nhau lại tạo ra sức
mạnh của sự đoàn kết thì khó có thể thành công, và họ đã tổ chức ra những hội nghề,
nghiệp đoàn, công hội. Chẳng hạn, năm 1906, ở Bắc Kỳ xuất hiện "Hội ái hữu viên
chức ngành lục lộ" sau đó là "Hội Trí tri", "Hội hợp thiện" và tiêu biểu nhất là Công
hội đỏ Ba Son (Sài Gòn - Gia Định), thành lập năm 1920 do đồng chí Tôn Đức Thắng
(sau này là Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đứng đầu. Sự ra đời
của tổ chức Công hội đỏ Ba Son chứng tỏ phong trào công nhân đã bước đầu có tổ
chức, chuẩn bị bước vào giai đoạn mới, giai đoạn tự giác của nó. Tuy nhiên Công hội
đỏ Ba Son chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp, đó là xưởng đóng tàu Ba Son, nó tồn tại
không lâu (năm 1926 tự giải tán). Nó chưa có chính cương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích,
nên chỉ được coi là tổ chức Công đoàn sơ khai ở Việt Nam.
Người đặt cơ sở lý luận và nền tảng tư tưởng cho việc thành lập Công đoàn Việt
Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài, Người đã tiếp cận
được với chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với thực tiễn hoạt động trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, Người đã thấy được sự cần thiết phải thành lập tổ chức Công đoàn.
Trong tác phẩm nổi tiếng "Bản án chế độ thực dân Pháp", Người đã chỉ rõ "... Việc cần
thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công
đoàn ở các nước thuộc địa và phát triển các Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai"
[31, tr. 126].
Trong tác phẩm "Đường Cách mệnh" viết năm 1927, Người đã nói rõ hơn về
công hội, trình bày một cách mộc mạc, dễ hiểu về tổ chức, nhiệm vụ của tổ chức công hội
mà những tư tưởng đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị: "Tổ chức công hội trước hết là để
công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang
cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công
nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới" [31, tr. 302]. Người khẳng định
công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
Những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thành lập
tổ chức Công đoàn cách mạng được các hội viên Việt Nam thanh niên cách mạng đồng
chí hội - một tổ chức tiền thân của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập vào tháng 6 năm 1925,
truyền bá rộng rãi trong phong trào công nhân, và đã có ảnh hưởng lớn trong phong trào
công nhân, nhiều tổ chức công hội bí mật được thành lập.
Từ năm 1928 đến 1929, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng và chất lượng mang tính chất toàn quốc,hàng loạt các cuộc bãi công
lớn nổ ra. Năm 1928 có cuộc bãi công của công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng,
sợi Nam Định, diêm, cưa Bến Thủy, nước đá Sài Gòn, sát gạo Chợ Lớn, cao su Lộc
Ninh. Năm 1929 có cuộc đấu tranh của công nhân sửa chữa ô tô AVIA (Hà Nội), sợi Hải
Phòng, than Hòn Gai, xe lửa Tràng Thi. Các phong trào trên đã có sự phối hợp giữa nhiều
xí nghiệp, nhiều địa phương với nhau, sôi nổi, liên tục và lan rộng khắp trong cả nước, và
sử dụng nhiều hình thức đấu tranh. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đòi
hỏi phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản có khả năng lãnh đạo phong trào công
nhân. Đáp ứng yêu cầu đó tháng 6 năm 1929 Đông Dương cộng sản đảng (Bắc Kỳ) được
thành lập, tháng 10 năm 1929 An Nam cộng sản đảng (Nam Kỳ) thành lập, và tháng 1
năm 1930 Đông Dương cộng sản liên đoàn (Trung Kỳ) được thành lập. Ngay sau khi
thành lập trước sự phát triển của phong trào công nhân và nhu cầu tập hợp lực lượng,
Đông Dương cộng sản đảng đã triệu tập đại hội thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ vào
ngày 28 tháng 7 năm 1929, tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp
hành gồm
6 người do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời
Đông Dương cộng sản Đảng, phụ trách công tác vận động công nhân của Đảng đứng đầu.
Trong Đại hội đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã trình bày báo cáo, trong đó nhấn mạnh đặc
điểm tình hình phong trào công nhân nước ta và đề ra những nhiệm vụ thiết yếu của
GCCN, công hội trong thời gian sắp tới.
Đại hội thông qua Chính cương điều lệ và quyết định xuất bản tờ báo Lao động
và tạp chí "Công hội đỏ" vào ngày 14 tháng 8 năm 1929 làm cơ quan ngôn luận và truyền
bá lý luận của Tổng công hội đỏ miền Bắc Việt Nam.
Sự ra đời của Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ là kết quả tất yếu của sự phát triển của
phong trào công nhân với sự truyền bá lý luận cách mạng của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và
các đảng viên cộng sản vào phong trào công nhân nước ta. Sự ra đời của tổ chức này là
một mốc son chói lọi. Từ đây, GCCN Việt Nam có tổ chức đại diện cho quyền lợi của
mình, Công đoàn Việt Nam đã thực sự bước lên vũ đài lịch sử, dưới sự lãnh đạo của
Đảng đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ đã trở thành tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt
Nam. Ngày thành lập tổ chức này ngày 28 tháng 7 năm 1929 đã trở thành ngày thành lập
Công đoàn Việt Nam.
Từ khi ra đời đến nay, để phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử, Công
đoàn Việt Nam đã qua nhiều tên gọi khác nhau: Tổng công hội đỏ Bắc kỳ, Nghiệp đoàn
ái hữu, Hội công nhân phản đế, Hội công nhân cứu quốc, Tổng Công đoàn Việt Nam,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng bản chất cách mạng và mục tiêu cơ bản, lâu
dài của Công đoàn Việt Nam là không thay đổi.
Ngay từ khi mới ra đời, Công đoàn Việt Nam đã xác định tính chất của mình là
mang tính chất giai cấp của GCCN và tính chất quần chúng rộng lớn.
GCCN là cơ sở xã hội để hình thành, tồn tại và phát triển tổ chức Công đoàn.
Công đoàn sinh ra để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân. Vì vậy, Công đoàn Việt
Nam có tính chất giai cấp của GCCN. Tính chất đó được biểu hiện ở chỗ, mọi hoạt động
của Công đoàn đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên
phong của GCCN Việt Nam. Hoạt động của Công đoàn phải theo đường lối, mục tiêu
chính trị của Đảng đề ra, phải đảm bảo thống nhất hành động của GCCN để GCCN hoàn
thành SMLS của mình.
Tính chất quần chúng của Công đoàn Việt Nam thể hiện ở chỗ Công đoàn kết
nạp đông đảo công nhân, viên chức và mọi người lao động khác vào tổ chức Công đoàn.
Mọi công nhân, viên chức, lao động Việt Nam đều có quyền tự nguyện gia nhập và ra
khỏi tổ chức Công đoàn theo quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam. Cơ quan lãnh
đạo của Công đoàn Việt Nam bao gồm những người được quần chúng công nhân, viên
chức và lao động tín nhiệm, đại diện cho tiếng nói của công nhân, viên chức và lao động.
Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, trưởng thành từ phong trào
quần chúng ở cơ sở. Nội dung hoạt động của Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu và
nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động.
Hai tính chất trên của Công đoàn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy
trong hoạt động thực tiễn cần quán triệt cả hai tính chất này. Nếu chỉ coi trọng tính chất
giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, tự thu mình lại, không tập hợp, đoàn kết được
đông đảo quần chúng công nhân, viên chức và lao động vào tổ chức Công đoàn và trên
thực tế sẽ khó tồn tại đúng với bản chất của tổ chức Công đoàn. Ngược lại, nếu quá coi
trọng tính chất quần chúng mà xem nhẹ tính chất GCCN thì sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu
chính trị, biến Công đoàn dần dần trở thành tổ chức phường, hội, sai lệch phương hướng
hành động cách mạng và cũng không đúng với bản chất của Công đoàn cách mạng.
Công đoàn với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội của GCCN và người lao
động nên nó là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị ở nước ta. Nói về vị trí của
Công đoàn trong hệ thống chính trị XHCN, Lênin đã chỉ rõ: Công đoàn đứng giữa Đảng
và chính quyền Nhà nước. Đứng giữa nghĩa là Công đoàn không phải là tổ chức mang
tính chất đảng phái, nhà nước mà Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội độc lập, có
tổ chức, tôn chỉ, mục đích riêng. Tuy vậy, Công đoàn không tách biệt, đối lập với các
thành viên của hệ thống chính trị, đặc biệt đối với Đảng và Nhà nước, mà có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Trong mối quan hệ với Đảng, Công đoàn phải chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam. Đảng lãnh đạo tổ chức Công đoàn nhằm phát huy vai trò của Công đoàn.
Đảng lãnh đạo Công đoàn bằng các nghị quyết Đại hội, nghị quyết của cấp ủy Đảng,
Đảng tôn trọng tính độc lập tương đối về mặt tổ chức của Công đoàn, nghĩa là Công đoàn
xây dựng tổ chức và hoạt động phù hợp với điều lệ của tổ chức Công đoàn trên cơ sở
nghị quyết đại hội và điều lệ của tổ chức. Tuy nhiên, không được đồng nhất tính độc lập
tương đối về mặt tổ chức của Công đoàn với sự biệt lập, không phụ thuộc của Công đoàn
với Đảng. Nếu nhầm lẫn như vậy sẽ dẫn đến sự lệch lạc mục tiêu hoạt động đi theo xu
hướng phường hội chỉ đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế trước mắt mà không đấu tranh lật
đổ tận gốc chế độ bóc lột. Công đoàn chỉ có tính độc lập tương đối về tổ chức chứ không
độc lập về chính trị tư tưởng, Công đoàn không thể có chính sách tư tưởng riêng biệt,
khác hẳn với quy định, đường lối của Đảng.
Trách nhiệm của Công đoàn với Đảng thể hiện: Công đoàn là sợi dây nối liền
Đảng với GCCN, với toàn thể người lao động. Lênin đã chỉ rõ: Công đoàn là bộ phận
chuyền lực từ Đảng cộng sản đến quần chúng. Công đoàn là người tuyên truyền, phổ biến
chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đến với quần chúng, Công đoàn vận động
quần chúng nỗ lực thực hiện đúng những chủ trương, đường lối của Đảng và Công đoàn
nắm tâm tư nguyện vọng của quần chúng để phản ánh lại với Đảng, để Đảng lãnh đạo
Nhà nước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người lao động, bảo đảm lợi ích hợp
pháp cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn có trách nhiệm xây dựng Đảng, Công
đoàn bồi dưỡng công nhân ưu tú để kết nạp vào tổ chức Đảng, Công đoàn vận động, giáo
dục quần chúng tích cực tham gia xây dựng tổ chức Đảng.
Trong mối quan hệ với Nhà nước thì Công đoàn là người cộng tác đắc lực của
Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam. Quan hệ giữa Công đoàn và Nhà nước là quan hệ
bình đẳng, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước không chỉ đạo hoạt động của Công
đoàn, Nhà nước không can thiệp thô bạo vào hoạt động Công đoàn, Nhà nước tạo điều
kiện về vật chất, về pháp lý, về thời gian cho Công đoàn hoạt động. Quan hệ giữa Nhà
nước và Công đoàn là thống nhất, không có sự đối lập.
Công đoàn là chỗ dựa, là người cộng tác đắc lực của Nhà nước. Nhà nước ta là
nhà nước của dân, do dân, vì dân, Công đoàn lại là tổ chức chính trị - xã hội của GCCN,
cho nên đều có mục đích chung là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy Công đoàn phải góp phần xây dựng chính quyền
nhà nước; Công đoàn tuyên truyền, vận động công nhân thực hiện tốt các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; Công đoàn cung cấp cán bộ cho Nhà nước; không
những vậy Công đoàn còn kiểm tra hoạt động của Nhà nước, giúp các cơ quan nhà nước
thực hiện tốt chức năng của mình, chống bệnh quan liêu hành chính trong hoạt động của
nhà nước. Lênin nói: "...không có một nền móng như các tổ chức Công đoàn thì... không
thể thực hiện được các chức năng nhà nước" [24, tr. 250].
Công đoàn Việt Nam còn là thành viên của mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quan hệ
giữa Công đoàn với các thành viên khác trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ
bình đẳng, cùng phối hợp và thống nhất hành động để thực hiện những đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, Công đoàn Việt Nam là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt
Nam. Vì thế, Công đoàn phải có nhiệm vụ vận động, tổ chức, tập hợp, giáo dục và xây
dựng GCCN, những người lao động thành lực lượng cách mạng thực hiện tốt mọi chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hoạt động của Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã góp phần không
nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng nước ta.
Khi GCCN chưa giành được chính quyền, Công đoàn đã là trường học đấu tranh
giai cấp. Công đoàn tập hợp, tổ chức công nhân đấu tranh chống lại bọn thực dân, phong
kiến. Nhờ có tổ chức Công đoàn mà cuộc đấu tranh của GCCN Việt Nam những năm 20
của thế kỷ XX được phát triển trên một quy mô rộng hơn, thể hiện được sức mạnh của
đoàn kết và thể hiện rõ hơn tính chất của một cuộc đấu tranh giai cấp.
Từ khi GCCN đã giành được chính quyền, trở thành lực lượng lãnh đạo xã hội
thì vai trò của Công đoàn là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học CNCS.
Là trường học quản lý, Công đoàn giúp cho công nhân biết tham gia quản lý sản
xuất, quản lý xí nghiệp và quản lý xã hội.
Là trường học kinh tế, Công đoàn vận động công nhân tham gia tích cực vào việc
hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay Công đoàn vận động công nhân
tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH theo định hướng XHCN nhằm khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát
triển.
Là trường học CNCS, Công đoàn giáo dục công nhân thái độ lao động mới. Đây
là bước phát triển mới về vai trò của Công đoàn. Cùng với giáo dục thái độ lao động mới,
Công đoàn giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, lối sống nhằm hình thành thế
giới quan và nhân sinh quan khoa học cho công nhân.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam là trường học, song nó không giống như bất kỳ
loại trường học nào, nó là trường học đặc biệt, trường học không có thầy, không có trò,
trường học mà ở đó quần chúng tự giáo dục, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau
thông qua các hoạt động thực tiễn của Công đoàn.
Vai trò trên của Công đoàn được thể hiện qua các chức năng của nó.
Chức năng thứ nhất là chức năng bảo vệ lợi ích. Đây luôn là chức năng quan
trọng nhất của Công đoàn. Trong xã hội cũ, Công đoàn tập hợp, tổ chức công nhân đấu
tranh chống lại bọn thực dân, phong kiến, đòi lợi ích chính đáng của mình. Trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, Công đoàn vẫn phải thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích. Tuy nhiên, bảo
vệ lợi ích cho công nhân trong giai đoạn hiện nay có những hình thức rất khác so với trong
xã hội cũ. Nó không chống lại Nhà nước, không mang tính chất đối kháng giai cấp mà chỉ
chống lại các thói hư, tật xấu, sự thoái hóa biến chất của một số người, yêu cầu họ thực hiện
đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, để đảm bảo quyền lợi của công nhân. Việc bảo vệ
lợi ích cho GCCN ở đây cũng chính là bảo vệ chính quyền nhà nước, xây dựng một Nhà
nước trong sạch vững mạnh, Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Thực hiện chức
năng này, Công đoàn phải tham gia một loạt các hoạt động như: tham gia cùng chính quyền
để giải quyết việc làm cho công nhân; tham gia trong lĩnh vực tiền lương, phân phối phúc
lợi, nhà ở, ký kết hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp lao động...
Chức năng thứ hai là chức năng tham gia quản lý. Đây là chức năng mới của
Công đoàn so với chức năng của Công đoàn trong xã hội cũ. Trong xã hội cũ Nhà nước là
Nhà nước của giai cấp bóc lột, GCCN phải chịu sự thống trị, sự áp bức của Nhà nước
này, không được tham gia quản lý các công việc của Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay,
GCCN từ người làm thuê đã trở thành người chủ của xã hội, Công đoàn từ vị trí đối lập
với Nhà nước của giai cấp bóc lột đã trở thành chỗ dựa, người cộng tác đắc lực của Nhà
nước. Vì vậy, có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý công việc của Nhà nước. Chức năng
tham gia quản lý của Công đoàn chính là sự phối hợp hoạt động giữa Công đoàn với các
cấp quản lý của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, chính trị, văn hóa - xã
hội theo một mục tiêu thống nhất, vừa bảo vệ lợi ích của GCCN, vừa để công tác quản lý
đạt kết quả cao. Lênin đã nói: Sự tham gia của Công đoàn vào công tác quản lý kinh tế,
và việc Công đoàn lôi cuốn quần chúng rộng rãi tham gia vào công tác đó đồng thời cũng
là biện pháp chủ yếu để đấu tranh chống sự quan liêu hóa bộ máy kinh tế của chính
quyền Xô Viết và tạo khả năng thực sự kiểm tra thực tế của nhân dân đối với kết quả sản
xuất kinh doanh. Nội dung tham gia quản lý của Công đoàn rất đa dạng, phong phú, tùy
theo tính chất của mỗi đơn vị mà có những nội dung tham gia quản lý khác nhau. Chẳng
hạn trong các doanh nghiệp nhà nước, Công đoàn có thể tham gia vào việc xây dựng
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, tham gia tổ chức, củng cố bộ máy quản lý của
doanh nghiệp...
Chức năng thứ ba là chức năng giáo dục.Đây là chức năng đã có từ khi tổ chức
Công đoàn mới ra đời. Trong xã hội cũ Công đoàn giáo dục để công nhân thấy rõ bản
chất và từ đó đấu tranh không khoan nhượng với giai cấp bóc lột. Trong giai đoạn hiện
nay chức năng giáo dục của Công đoàn là giúp đỡ công nhân không ngừng nâng cao giác
ngộ chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, làm cho Công đoàn thực sự trở thành trường
học CNCS của GCCN. Nội dung giáo dục của Công đoàn rất đa dạng, gồm cả giáo dục
chính trị, tư tưởng; giáo dục pháp luật, giáo dục thẩm mỹ; giáo dục truyền thống, giáo
dục đạo đức. Tất cả những nội dung đó đều nhằm xây dựng một đội ngũ công nhân có lý
tưởng, có văn hóa, có đạo đức và có kỷ luật nhằm thực hiện thành công SMLS của mình.
Ba chức năng trên của Công đoàn có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chức
năng bảo vệ lợi ích là trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn, chức năng tham
gia quản lý là phương tiện để đạt được mục tiêu, chức năng giáo dục là động lực tinh thần
để đạt được mục tiêu. Xác định đúng các chức năng của Công đoàn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn rất quan trọng. Về lý luận, nó sẽ phản ánh được đầy đủ và toàn diện bản chất
của Công đoàn, về thực tiễn nó tránh được sự trùng lặp, chồng chéo giữa Công đoàn với
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác, đồng thời nó cũng làm cho công nhân có
niềm tin vào tổ chức Công đoàn, thấy được sự cần thiết của sự tồn tại tổ chức Công đoàn.
Các chức năng trên của Công đoàn được thực hiện thông qua một loạt các hoạt
động cụ thể. Những hoạt động đó ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến
việc hình thành và nâng cao ý thức chính trị của GCCN Việt Nam, trong đó có những
hoạt động sau đây thể hiện rõ vai trò quan trọng của Công đoàn đối với việc giáo dục,
nâng cao ý thức chính trị của GCCN hiện nay.
2.2. Những tác động quan trọng của Công đoàn để nâng cao ý thức chính trị
của GCCN Việt Nam
2.2.1. Công đoàn trực tiếp giáo dục lý luận chính trị cho GCCN
Giáo dục lý luận chính trị có thể coi là hoạt động quan trọng nhất để nâng cao ý
thức chính trị cho GCCN. Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu hàng đầu của giáo dục lý
luận chính trị là nhằm tăng cường sự thống nhất tư tưởng và hành động, khắc phục tâm
trạng bi quan, giảm sút niềm tin về CNXH, xây dựng GCCN vững vàng về chính trị, giác
ngộ về giai cấp, thiết tha phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Xuất phát từ
những yêu cầu đó mà công tác giáo dục lý luận chính trị cho GCCN của Công đoàn cần
tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
Trước hết, phải giáo dục, tuyên truyền để công nhân nhận thức rõ chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của
Đảng ta và của cách mạng nước ta.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học, là học thuyết duy
nhất trong thời đại ngày nay đã chỉ ra con đường để giải phóng xã hội, giải phóng con
người, thực hiện lý tưởng XHCN và CSCN. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam trên 70 năm qua đã chứng minh chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
vũ khí vô địch giúp chúng ta giành được thắng lợi to lớn trong cách mạng giải phóng dân
tộc và ngày nay chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn đang là vũ khí tư
tưởng không gì thay thế được trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội Đảng VII đã khẳng định: "Đảng
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động [5, tr. 127]. Đến Đại hội Đảng IX Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: "Đảng
và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [9, tr. 20].
Công đoàn với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của GCC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay.pdf