Tài liệu Luận văn Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (từ 1939 đến 1945): đại học thái nguyên
TRƯỜNG đại học SƯ phạm
----------------------------
Lê thị quỳnh liu
Công cuộc chuẩn bị lực LƯỢNG và khởi nghĩa giành
chính quyền ở phổ yên tỉnh thái nguyên
(từ 1939 đến 1945)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
Luận Văn thạc sĩ khoa học lịch sử
NGƯỜI HƯỚNG dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Tiến
Thái Nguyên – 2008
Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cỏch mạng thỏng
Tỏm năm 1945 là một trong những trang sử chúi lọi, là một biến cố vĩ đại trong
lịch sử dõn tộc Việt Nam. Nú lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xớch nụ lệ
của phỏt xớt Nhật và thực dõn Phỏp. Đưa nhõn dõn ta từ địa vị nụ lệ trở thành
người làm chủ đất nước, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở
thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bớ mật, bất hợp
phỏp trở thành Đảng hoạt động cụng khai, hợp phỏp.
Thành cụng của cỏch m...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (từ 1939 đến 1945), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc th¸i nguyªn
TRƯỜNG ®¹i häc SƯ ph¹m
----------------------------
Lª thÞ quúnh liu
C«ng cuéc chuÈn bÞ lùc LƯỢNG vµ khëi nghÜa giµnh
chÝnh quyÒn ë phæ yªn tØnh th¸i nguyªn
(tõ 1939 ®Õn 1945)
Chuyªn ngµnh: LÞch sö ViÖt Nam
M· sè: 60.22.54
LuËn V¨n th¹c sÜ khoa häc lÞch sö
NGƯỜI HƯỚNG dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Duy TiÕn
Th¸i Nguyªn – 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cách mạng tháng
Tám năm 1945 là một trong những trang sử chói lọi, là một biến cố vĩ đại trong
lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích nô lệ
của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ trở thành
người làm chủ đất nước, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở
thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp
pháp trở thành Đảng hoạt động công khai, hợp pháp.
Thành công của cách mạng tháng Tám có nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, đứng
đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc
lập tự do của nhân dân ta. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là kết quả của
quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo của toàn Đảng, toàn dân ta qua 3
phong trào cách mạng: phong trào (1930 - 1931), phong trào (1936 - 1939) và
trực tiếp là phong trào (1939 - 1945).
Ngày 20/8/1945, cách mạng tháng Tám thành công tại Thái Nguyên. Cùng
với nhân dân toàn tỉnh, ngày 19/8/1945 nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên
đồng loạt đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của nhân dân
huyện Phổ Yên đã góp phần tạo điều kiện cho quá trình giành chính quyền ở
tỉnh lỵ Thái Nguyên và các địa phương trong khu vực. Có đựơc thành công
nhanh chóng là do nhân dân Phổ Yên đã có quá trình chuẩn bị lực lượng sẵn
sàng cho tổng khởi nghĩa.
Về quá trình chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền ở
huyện Phổ Yên đã được một số cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên còn có những nội dung cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ hơn như:
vị trí, vai trò của Phổ Yên trong quá trình xây dựng An toàn khu của TW;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
việc đảm bảo giao thông liên lạc giữa phong trào cách mạng các tỉnh miền
xuôi với chiến khu.
Lịch sử dân tộc bao gồm lịch sử các địa phương, muốn nghiên cứu lịch sử
của dân tộc một cách toàn diện thì không thể không tìm hiểu lịch sử của các địa
phương. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần làm sáng rõ, bổ sung,
làm phong phú thêm lịch sử dân tộc và khẳng định vị trí không thể tách rời của
lịch sử các địa phương
Hiện nay, trước những yêu cầu cải tạo kinh tế, xã hội nhiều địa phương đã
đẩy mạnh quá trình nghiên cứu lịch sử địa phương, đúc kết những bài học kinh
nghiệm quý, phát huy những truyền thống tốt đẹp nhằm đẩy mạnh quá trình
phát triển kinh tế, xã hội địa phương, xây dựng chế độ mới, con người mới xã
hội chủ nghĩa. Qua đó, tìm ra những nhược điểm để khắc phục.
Lịch sử Phổ Yên là một bộ phận của lịch sử tỉnh Thái Nguyên, và là một
bộ phận của lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về lịch sử Phổ Yên từ
năm 1939 đến năm 1945 sẽ góp phần làm sáng rõ lịch sử dân tộc giai đoạn này.
Nghiên cứu công cuộc vận động xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
huyện Phổ Yên sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử, phục dựng
chân xác hoạt động chuẩn bị lực lượng cách mạng ở huyện Phổ Yên. Việc
nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử của địa phương sẽ góp phần khơi dậy giáo dục
truyền thống yêu quê hương, đất nước và nâng cao niềm tin vào Đảng, Nhà nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa cho mọi thế hệ nhân dân Phổ Yên hôm nay và mai sau.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề “Công
cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh
Thái Nguyên từ 1939 đến 1945” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đã được một số tác giả,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cơ quan nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, được trình bày trong một số cuốn
lịch sử địa phương và tản mạn ở nhiều tài liệu.
Năm 1970, cuốn “Lịch sử thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám tỉnh
Thái Nguyên 1939 – 1945” của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, các tác giả đã
phân tích về hoạt động chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám ở tỉnh
Thái Nguyên, trong đó có trình bày sơ lược về hoạt động cách mạng ở huyện
Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám.
Cuốn “Lịch sử cách mạng tháng Tám Bắc Thái” xuất bản năm 1978, đã
viết về hoạt động cách mạng ở Phổ Yên, ATK II và vai trò của nó đối với cách
mạng tháng Tám, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nêu các sự kiện.
Với đề tài “Hoạt động của các chiến sĩ cộng sản ở trại tập trung Bá Vân
thời kỳ 1941 – 1945” tác giả Nghiêm Xuân Thạo với sự hướng dẫn của Giáo sư
Lê Mậu Hãn đã nghiên cứu những hoạt động của các chiến sĩ cộng sản trong
Căng Bá Vân, nhưng chủ yếu dừng lại ở việc thu thập tài liệu.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên”, tập I (1930 – 1954), xuất bản
năm 1990, mở đầu các tác giả đã khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, con
người và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện
Phổ Yên trong quá trình xây dựng bảo vệ đất nước. Trong phần thứ nhất, với
tiêu đề Xây dựng cơ sở Đảng, cuốn sách đã trình bày quá trình Pháp xâm lược
nước ta và cuộc đấu tranh của nhân dân Phổ Yên chống thực dân Pháp, từng
bước hình thành cơ sở cách mạng đầu tiên ở tổng Tiên Thù (xã Tiên Phong
ngày nay), đường dây hoạt động cách mạng từ Căng Bá Vân lan ra Xuân Lãng,
Phúc Thuận, Phi Đơn, Niệm Cuông, Mỏ Chè, Phố Cò…Phần thứ hai, các tác
giả phân tích tình hình thế giới, trong nước và quá trình chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng đã góp phần định hướng thúc đẩy
phong trào cách mạng ở huyện Phổ Yên. Cuốn sách đã dành nhiều trang để
phân tích, trình bày phong trào cách mạng ở tổng Tiên Thù và những hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
du kích liên quan đến hoạt động của các chiến sĩ cách mạng ở “Căng Bá Vân”.
Về hoạt động chuẩn bị lực lượng trực tiếp cho tổng khởi nghĩa trong cao trào
kháng Nhật, các tác giả đã trình bày về quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ
trang và chớp thời cơ giành chính quyền ở huyện lỵ Phổ Yên. Tuy cuốn sách đã
dành nhiều trang trình bày về hoạt động chuẩn bị lực lượng, nhưng chưa hệ
thống, chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động chuẩn bị lực lượng vũ trang, có nhiều
sự kiện lịch sử chưa chính xác. Cuốn sách chưa phân tích và trình bày được vai
trò, vị trí của công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến đến khởi nghĩa giành chính
quyền của huyện Phổ Yên.
Từ năm 1990 đến năm 1995, trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các cán
bộ lão thành cách mạng, của đông đảo cán bộ, đảng viên trong toàn huyện, Ban
thường vụ huyện uỷ Phổ Yên đã thẩm định và xác minh làm rõ nhiều vấn đề
lịch sử trong thời kỳ 1930 – 1954 và quyết định biên soạn lại cuốn sách “Lịch
sử Đảng bộ Phổ Yên”. Trên cơ sở phê phán các loại tư liệu lịch sử, cuốn sách
đã chỉnh lý bổ sung một số sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, nội dung cuốn “Lịch sử
Đảng bộ Phổ Yên” xuất bản năm 1995 không có gì thay đổi lớn so với cuốn
“Lịch sử Đảng bộ Phổ Yên” xuất bản năm 1990.
Bài viết “Khởi nghĩa từng phần ở Bắc Thái” của tác giả Phạm Tất Quynh
in trong tạp chí Lịch sử Đảng số 4/1995, đã trình bày về quá trình khởi nghĩa
giành chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp
(9/3/1945). Trong đó, đã trình bày và phân tích một số sự kiện lịch sử diễn ra tại
ATKII, trong đó có Phổ Yên.
Năm 1997, Huyện uỷ Đồng Hỷ xuất bản cuốn sách “Sơ thảo lịch sử Đảng
bộ huyện Đồng Hỷ 1930 – 1995”, do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh làm Chủ biên
đã viết về một số sự kiện cách mạng diễn ra ở nam Đồng Hỷ, bắc Phổ Yên. Đây
là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu về lịch sử Phổ Yên và mối quan hệ giữa lịch
sử lịch sử Phổ Yên với các địa phương khác trong khu vực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Năm 1998, cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ thị xã Sông Công 1985 – 1995” đã
dành phần mở đầu chương I để viết về phong trào cách mạng trên địa bàn huyện
Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám, nhưng chỉ khái quát những nét chung chưa
trình bày cụ thể, hệ thống về quá trình chuẩn bị lực lượng trong thời kì 1939 – 1945.
Năm 1999, cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn 1938 – 1995” do Tiến
sĩ Nguyễn Xuân Minh làm chủ biên, đã có trình bày về mối quan hệ giữa các
địa phương trong ATK II và mối quan hệ giữa ATK II với các địa phương khác.
Năm 1999, trong cuốn sách “Thái Nguyên Lịch sử đấu tranh cách mạng và
kháng chiến chống Pháp 1941 -1954” của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Thái
Nguyên, nhóm tác giả cũng đã trình bày khái quát về hoạt động cách mạng ở
huyện Phổ Yên thời kỳ 1939 – 1945.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên”, tập I (1936 -1965) xuất
bản năm 2003, trong phần mở đầu và chương I nhóm tác giả đã có đề cập đến
tình hình Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám, nhưng chủ yếu là những thủ
đoạn cai trị của thực dân Pháp. Các tác giả mới chỉ nêu những nét chung về
phong trào cách mạng ở Phổ yên chưa nêu cụ thể, hệ thống về phong trào cách
mạng ở huyện Phổ Yên.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Phú Bình 1930 - 2005”, các nhà nghiên cứu
đã có phân tích vị trí, mối quan hệ, vai trò của ATK II với các địa phương khác
trong đó có hoạt động trước cách mạng tháng Tám ở huyện Phổ Yên.
Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình nào trình bày đầy đủ và hệ
thống về công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
ở Phổ Yên từ 1939 đến 1945. Tuy nhiên, những tài liệu nêu trên là nguồn tư
liệu lịch sử có giá trị khoa học, đó là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, hoàn
thiện luận văn của mình.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Đề tài nghiên cứu công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính
quyền ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: chủ yếu huyện Phổ Yên (sau năm 1985 là huyện Phổ
Yên và thị xã Sông Công).
Phạm vi thời gian: từ 1939 đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu công cuộc chuẩn bị lực lượng (lực lượng
chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa) và khởi nghĩa giành chính quyền ở
huyện Phổ Yên.
Khôi phục chân xác công cuộc chuẩn bị lực lượng và diễn biến Cách mạng
tháng Tám năm 1945 tại huyện Phổ Yên. Từ đó, nêu rõ vai trò, vị trí và mối
quan hệ giữa công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa ở Phổ Yên với
các địa phương khác.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng trong thời
kỳ trước cách mạng tháng Tám là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn tư
liệu lịch sử, tài liệu lịch sử liên quan đến công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi
nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám tại huyện lỵ Phổ Yên.
Các công trình nghiên cứu Lịch sử có liên quan đến quá trình chuẩn bị lực
lượng cách mạng cho cách mạng tháng Tám tại huyện Phổ Yên: Lịch sử Đảng
bộ, Huyện bộ, Chi bộ, Lịch sử quân sự,…
Các tập hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Đảng, cán bộ lão thành cách
mạng. Ngoài các tư liệu, tài liệu thành văn, những lời kể của các nhân chứng
lịch sử là nguồn tư liệu quý, góp phần làm sáng rõ, cụ thể về công cuộc chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám trên
quê hương Phổ Yên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc để phục dựng lại công cuộc
chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.
- Phương pháp thống kê, so sánh để thấy được sự phát triển của phong trào
cách mạng ở Phổ Yên so với các địa phương khác.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được vai trò, vị trí và mối liên
hệ giữa phong trào cách mạng ở Phổ Yên với các địa phương khác.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn.
5. Đóng góp của luận văn
- Khôi phục chân thực toàn cảnh quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới giành
chính quyền ở Phổ Yên trong cách mạng tháng Tám (từ 1939 đến 1945).
- Phân tích, đánh giá vai trò của công cuộc chuẩn bị lực lượng trước cách
mạng tháng Tám ở huyện Phổ Yên.
- Luận văn làm rõ vai trò của Phổ Yên trong quá trình tham gia xây dựng
An toàn khu của TW và vai trò “cầu nối liên lạc” giữa phong trào cách mạng
các tỉnh miền xuôi với khu giải phóng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình
giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương,
đất nước và lòng tự hào dân tộc.
6. Bố cục nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được
xây dựng thành 3 chương.
Chương 1. Vài nét về mảnh đất con người và truyền thống lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Chương 2. Công cuộc xây dựng lực lượng cách mạng (từ 1939 đến 3/1945)
Chương 3. Phổ Yên trong cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa giành
chính quyền (từ tháng 3 đến 8/1945)
Chương 1
VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Phổ Yên (nay là huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công) là một huyện trung
du, nằm phía nam tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc
Giang) và huyện Phú Bình, phía nam giáp Sóc Sơn (Hà Nội), phía tây và tây
bắc tiếp giáp với dãy Tam Đảo (Phúc Yên) và huyện Đại Từ, phía bắc giáp thị
xã Thái Nguyên. Trung tâm của huyện là thị trấn Ba Hàng.
Phổ Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa
rõ rệt, mùa mưa và mùa khô rất thuận lợi cho việc phát triển, thâm canh cây
trồng theo mùa. Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu Phổ Yên thường xuyên gây
ra tình trạng lũ lụt, đặc biệt là khu vực phía nam của huyện. Vì vậy, nhân dân
Phổ Yên thường xuyên phải kiên cường dũng cảm đương đầu với khó khăn của
thiên nhiên và cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ quê
hương từ đó đã tạo nên truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Diện tích tự nhiên của huyện khoảng 300 km2, thấp dần về phía nam và
đông nam, tạo thành hai vùng với đặc điểm địa hình khác nhau, phía bắc và tây
bắc của huyện là vùng đồi núi, xen kẽ với những dải đồng bằng hẹp, thích hợp
cho việc trồng các cây công nghiệp (chè, lạc,…), cây ăn quả lâu năm (vải, nhãn,
trám,…) và chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò). Phía đông nam và tây nam chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
là đồng đất tương đối bằng phẳng, liền kề với sông Cầu và sông Công, đất đai
dễ canh tác, thuận tiện cho việc tưới tiêu, phù hợp với trồng lúa nước và các loại
rau màu (su hào, cải bắp, cà chua đặc biệt là khoai lang và sắn).
Ở vị trí trung tâm khu vực miền núi phía bắc, nên ngoài mạng lưới các
tuyến đường liên huyện, liên xã đã được xây dựng và phát triển trong quá trình
phát triển kinh tế, xã hội, trên địa bàn Phổ Yên còn có hai tuyến đường quốc
gia. Đó là đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội đi Cao Bằng, đoạn đi qua huyện dài
tới 30 km chạy theo hướng bắc nam và tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều,
có ga đỗ tại trung tâm huyện lỵ. Hai tuyến đường này, cùng hệ thống đường liên
huyện, liên xã trở thành mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại của nhân
dân, thúc đẩy kinh tế, văn hoá địa phương phát triển.
Ngoài các tuyến đường bộ, sông Cầu và sông Công cùng với hệ thống
kênh máng, ao, hồ không chỉ thuận lợi cho việc tưới tiêu, là nguồn cung cấp
thuỷ sản cho nhân dân trong huyện mà còn là hệ thống giao thông đường thuỷ
hết sức quan trọng. Quan trọng nhất là sông Cầu và sông Công, từ thị xã Thái
Nguyên sông Cầu chảy xuống phía đông và đông nam của huyện Phổ Yên, tạo
thành danh giới tự nhiên với huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Sông Công chảy
theo hướng bắc xuống nam, chia Phổ Yên thành hai phần. Hai con sông hợp
lưu tại ngã ba Vát (thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành). Với lưu lượng nước tương
đối lớn, hai con sông đã mang nhiều phù sa, nguồn lợi về cho huyện và góp
phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong lịch sử sông Cầu
không chỉ là biên giới tự nhiên bảo vệ phía bắc kinh thành Thăng Long mà còn
là tuyến đường huyết mạch giao lưu kinh tế nối đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh
miền núi phía Bắc. Trên địa bàn huyện Phổ Yên, bến Đại Phùng xưa (nay là
chợ Chã) đã từng là trung tâm giao lưu buôn bán trên bến dưới thuyền lớn nhất
trong khu vực, từ đây hàng hoá ngược lên bến Thượng, Thái Nguyên và xuôi
đến tận Hải Phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho nên trong suốt quá trình lao
động, chống giặc ngoại xâm tộc người Kinh đã đoàn kết với các tộc người Tày,
Nùng, Sán Dìu,…cùng xây dựng, bảo vệ quê hương Phổ Yên. Sau khi giành
được quyền độc lập tự chủ, các triều đình phong kiến nước ta đã chọn Thái
Nguyên để xây dựng tuyến phòng ngự chống lại giặc phương Bắc. Với vị trí
nằm ở cực nam của tỉnh Thái Nguyên, cho nên Phổ Yên luôn là phên dậu quan
trọng bảo vệ phía Bắc kinh thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.
Nhìn chung, địa hình Phổ Yên là bán sơn địa, có nhiều đồi núi đất. Trước
cách mạng tháng Tám năm 1945 còn có nhiều rừng rậm rất thuận lợi cho hoạt
động bí mật, xây dựng các cơ sở cách mạng, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành
chính quyền.
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Phổ Yên
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, cho nên kinh tế chủ yếu là nông lâm
nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp, đa số dân cư đã biết làm thuỷ lợi để phát
triển nông nghiệp trồng lúa nước, ngoài ra cư dân trong huyện còn trồng xen
canh các loại cây hoa màu khác (khoai lang, sắn, ngô) và chăn nuôi các loại gia
súc gia cầm. Tại Phổ Yên, nghề thủ công đan lát khá phát triển, trong đó nghề
truyền thống đan lát ở thôn Yên Trung, xã Tiên Phong với sản phẩm chủ yếu là:
thúng, dần, sàng, nong, giỏ, nơm…không chỉ phục vụ cho nhân dân trong
huyện, đã có nhiều lái buôn từ các nơi về cất hàng đem bán cho các địa phương
trong khu vực. Thương nghiệp trong huyện nhìn chung không phát triển, chỉ
được coi là nghề phụ, phần lớn được tiến hành vào lúc nông nhàn hoặc chỉ là sự
trao đổi những nông sản dư thừa thông qua hệ thống chợ làng, ngoại trừ một vài
cửa hàng buôn bán tại chợ Ba Hàng và chợ Chã, mặt hàng trao đổi chủ yếu là
các mặt hàng thiết yếu như muối, diêm,…
Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi, Phổ Yên là một trong tám huyện thuộc
phủ Phú Bình, Đạo Thái Nguyên (Bắc Đạo). Địa danh Phổ Yên đã phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
cùng quá trình xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Qua
các thời kỳ lịch sử, Phổ Yên vẫn thuộc phủ Phú Bình. Năm 1887, thi hành chính
sách chia để trị của thực dân Pháp, Đồng Khánh cho thiết lập lại huyện Phổ
Yên. Khi thành lập khu tự trị Việt Bắc (8/1956) Phổ Yên được chuyển giao
sang cho tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 7/1957, Phổ Yên trở lại là huyện của tỉnh Thái
Nguyên. Năm 1932, Phổ Yên có 7 tổng, 38 làng. Cuối năm 1984, Phổ Yên có
19 xã và 4 thị trấn (thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, Phúc Thuận và Mỏ Chè). Tháng
4/1985, Phổ Yên cắt một xã và một thị trấn (xã Cải Đan và thị trấn Mỏ Chè) để
thành lập thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên còn lại là 18 xã và 3 thị trấn [42].
Cư trú trên địa bàn huyện Phổ Yên là những cư dân thuộc 7 tộc người:
“Kinh, Sán Dìu, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mường; trong đó người Kinh (Việt) có
số đông (93,76%), Sán Dìu (5,09%), Tày (0,53%), Nùng (0,3%), Dao (0,26%),
Hoa và các dân tộc khác chiếm 0,06% và sống xen kẽ với nhau, riêng đồng
bào Dao cư trú chủ yếu ở các xã chân dãy Tam Đảo” [41,tr.39]. Trên một địa
bàn không rộng, có nhiều tộc người cùng cư trú, văn hoá - xã hội của Phổ Yên
mang những sắc thái riêng. Bên cạnh kết cấu, quan hệ bản làng tồn tại ở các
vùng dân tộc ít người là kết cấu quan hệ làng xóm với đình làng, luỹ tre xanh
của người kinh. Đặc điểm đó đã làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tâm
linh của dân cư trên địa bàn. Trong quá trình phát triển của lịch sử, trải qua
các cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch hoạ, quan hệ giao lưu giữa các vùng,
các dân tộc đã tạo nên một cộng đồng dân cư thống nhất bền chặt, đó là “cơ
sở” để các tộc người trên địa bàn Phổ Yên cùng xây dựng quê hương và chống
lại thù trong giặc ngoài.
Với những đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những tư liệu
lịch sử chứng tỏ đất và người Phổ Yên đã luôn gắn với quá trình xây dựng đất
nước, chống giặc ngoại xâm, duy trì bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
phát triển lịch sử lâu dài đã hình thành cho con người Phổ Yên truyền thống yêu
nước, bất khuất trước mọi thách thức, khó khăn.
1.3. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và thường xuyên phải
cùng nhau trị thuỷ, chống lại giặc xâm lược từ phương Bắc, nhân dân các tộc
người Phổ Yên luôn đoàn kết, gắn bó keo sơn. Tuy đời sống của nhân dân Phổ
Yên còn nghèo khó về vật chất, nhưng họ đều rất dũng cảm, yêu lao động, căm
thù mọi sự áp bức bất công. Những phẩm chất tốt đẹp đó được lưu truyền và
phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành một trong những đặc điểm
nhân cách của con người Phổ Yên.
“Nhân dân Phổ Yên không chỉ cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động
sản xuất, chinh phục thiên nhiên để biến những mảnh đất hoang vu xưa thành
vùng đất màu mỡ, với những bản làng trù phú, mà còn dũng cảm kiên cường
đấu tranh chống lại mọi áp bức, bất công và giặc ngoại xâm” [16,tr.4].
Kể từ khi cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược thất bại đến thành
công của cuộc khởi nghĩa do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo (179 TCN - 905), đất
nước ta bị các triều đại phương Bắc kế tiếp nhau xâm lược. Trong hơn một
thiên niên kỷ đó, nhân dân ta đã liên tục vùng lên đấu tranh giành độc lập: Tiêu
biểu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248,
khởi nghĩa Lý Bí năm 542, khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722,..
Trong đó, mùa xuân năm 542, Lý Bí đã liên kết với các hào kiệt và nhân
dân các Châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Cùng với nhân dân
trong vùng, nhân dân Phổ Yên đã nổi dậy ủng hộ nghĩa quân. Hiện nay, tại xã
Hồng Tiến có nhiều ngôi chùa, đền đều thờ Lý Bí. Sự tham gia đóng góp của
nhân dân Phổ Yên với cuộc khởi nghĩa đã gắn liền với địa điểm “đồi khao
vương”, “ngòi khao vương” tại xã Tiên Phong ngày nay [77].
Năm 1077, nhà Tống cho 30 vạn quân vào xâm lược nước ta. Dựa vào địa
thế núi sông, Nhà Lý (1010 - 1225) đã cho dựng phòng tuyến trên sông Như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Nguyệt (Sông Cầu) để chặn giặc. Trong cuộc chiến đấu đó, nhân dân các dân
tộc Phổ Yên cùng đồng bào cả nước dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Dương
Tự Minh đã góp phần đánh tan quân Tống xâm lược. Ngày nay trên địa bàn
huyện có nhiều ngôi chùa, đền, nghè ven sông Cầu đều thờ Cao Sơn Quý Minh
đại vương thần (là Dương Tự Minh - một tướng quân thời Lý).
Sang thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam ngày càng khủng hoảng,
nền kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, bộ máy chính quyền ngày
càng quan liêu, tha hoá. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, đã làm bùng lên
làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp trong xã hội chống lại nhà
Nguyễn. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Năm 1806, Dương Đình Cúc phất cờ khởi nghĩa đã được đông đảo nhân
dân Phổ Yên tham gia.
Năm 1833, nhân dân Phổ Yên đã cùng đồng bào trong tỉnh hưởng ứng cuộc
khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo. Sau khi đánh chiếm Thái Nguyên, nghĩa
quân đã bắt quan lại, thích vào mặt dòng chữ “quan tỉnh ăn hối lộ”, rồi đuổi ra
khỏi thành. Sau đó nhân dân Phổ Yên lại tiếp tục tham gia cuộc khởi nghĩa do
Cai Vàng chỉ huy [77].
Do triều Nguyễn phải tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của
nông dân, cho nên biên giới phía bắc nước ta gần như bỏ ngỏ. Vì thế, năm
1870 tàn quân của phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc từ Vân Nam
(Trung Quốc) tràn vào tỉnh ta, đánh chiếm thành Thái Nguyên và phủ Phú
Bình. Nhân dân các dân tộc trong phủ Phú Bình cùng các vùng lân cận hưởng
ứng lời kêu gọi của tri phủ Đoàn Công Trịnh, đã tự vũ trang đánh trả kẻ thù,
bảo vệ quê hương.
Đầu năm 1884, quân Cờ Đen do Lý A Sinh cầm đầu đã đánh chiếm và
cướp bóc hầu hết các tổng trong phủ Phú Bình. Một lần nữa nhân dân trong
khu vực và quân triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy cùng đánh đuổi bọn
giặc cướp lên phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Cùng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động và dũng cảm, đoàn
kết chống lại giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Phổ Yên còn có truyền
thống hiếu học, thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng…Tất cả những truyền thống
tốt đẹp đó là chất men tạo nên khối đại đoàn kết, sức mạnh phi thường để con
người nơi đây chinh phục cải tạo thiên nhiên, chống lại mọi áp bức bất công và
đạp bằng mọi thế lực thù địch.
Sau các cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản đã đẩy nhanh cuộc cách
mạng kỹ thuật sản xuất nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Để đẩy nhanh nền
kinh tế phát triển, các nước tư bản chủ nghĩa đã tiến hành xâm lược các nước
thuộc địa, mà đích đến là các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh và trước hết là châu Á.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, lợi dụng sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam
thực dân Pháp từng bước tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Ngày
1/9/1858, quân Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho cuộc
chiến tranh xâm lược quy mô của thực dân Pháp.
Trong khi nhân dân cả nước quyết đứng lên kháng chiến, chống thực dân
Pháp xâm lược thì nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, đầu hàng giặc. Với
điều ước Nhâm Tuất (1862) triều đình Huế đã nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh
miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà). Trong tháng 6/1867,
quân Pháp đã chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ không tốn một viên đạn
(Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên). Với Hiệp ước Hác - măng (1883), Hiệp ước
Pa - tơ - nốt (1884) thực dân Pháp đã cơ bản đặt được ách thống trị lên đất nước
ta. Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng các tỉnh Nam bộ, Trung bộ và đồng
bằng Bắc bộ, thực dân Pháp bắt đầu đem quân đi đánh chiếm các tỉnh trung du
và miền núi phía bắc Bắc bộ.
Ngày 17/3/1884, thực dân Pháp đưa hai đại đội thuộc tiểu đoàn
xung kích Angiêri và một trung đội pháo từ Bắc Ninh qua Hiệp Hoà đánh
chiếm phủ Phú Bình, cửa ngõ phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên. Nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
dân Phổ Yên cùng với nhân dân phủ Phú Bình , Hiệp Hoà và quân đội
triều đình đã chặn đánh cuộc hành binh của Pháp , làm cho chúng bị tổn
thất nặng nề và phải bỏ dở cuộc tấn công.
Sau khi củng cố lực lượng, ngày 19/3/1884, quân Pháp từ Bắc Ninh tiến
sang đánh chiếm thị xã Thái Nguyên. Do chênh lệch về lực lượng và sự nhu
nhược của bọn quan quân, từ tháng 5/1884 thực dân Pháp từng bước đặt ách
thống trị lên đầu nhân dân Thái Nguyên, trong đó có huyện Phổ Yên.
Sau khi hoàn thành việc xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã biến bộ máy
nhà nước của triều Nguyễn thành công cụ, tay sai đắc lực cho chúng. Chính
quyền thực dân đã sử dụng cả hệ thống bộ máy nhà nước từ triều đình cho đến
tận các làng xã. Với những thủ đoạn đó, thực dân Pháp chẳng những che đậy
được bộ mặt thực dân xâm lược mà còn tạo ra một đội ngũ tay sai trung thành
với chúng cả về kinh tế và chính trị. ở mỗi cấp chính quyền, thực dân Pháp duy
trì một lực lượng quân sự nhất định để làm công cụ đàn áp nhân dân ta. Đứng
đầu bộ máy cai trị bản xứ ở cấp tỉnh là viên Công sứ người Pháp. “Đến năm
1901, thực dân Pháp cơ bản thiết lập xong bộ máy cai trị tại tỉnh Thái
Nguyên” [41,tr.10].
Thực dân Pháp chia huyện Phổ Yên làm 6 tổng, 28 làng (1901). Để bảo
vệ chính sách thống trị của mình, thực dân Pháp thiết lập hệ thống đồn bốt dày
đặc, vững chắc nhằm kiểm soát các đầu mối giao thông quan trọng, các khu vực
quan trọng như đồn Sơn Cốt (1886), đồn Trinh Nữ, Phố Cò, Phúc Thuận,…đến
năm 1934 - 1935 chúng lập thêm đồn Chã, Hà Châu. Hệ thống đồn bốt này nằm
trong bộ máy cai trị thực dân trong phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên, nhằm trấn
giữ vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng Bắc bộ với miền thượng du phía bắc.
Dưới thời thực dân phong kiến, nhân dân ta phải sống trong cảnh nghèo
đói. Phần lớn ruộng đất đều bị địa chủ người Pháp hoặc địa chủ người Việt
chiếm đoạt, người nông dân bị bần cùng hoá không lối thoát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Năm 1887, trong khi chưa hoàn thành công cuộc bình định Thái Nguyên,
nhưng thực dân Pháp đã cấp giấy phép cho địa chủ người Pháp chiếm đất lập
đồn điền, quá trình đó diễn ra liên tục từ năm 1887 đến những năm 30 đầu thế
kỷ XX. Nghị định 1/5/1900, cho phép Khâm sứ Trung Kì, Thống sứ Bắc Kì,
Thống đốc Nam Kì có quyền cấp cho mỗi người 300 ha trở xuống, Toàn quyền
Đông Dương có quyền cấp ít nhất từ 300 ha trở lên. Cho nên ruộng đất của
nông dân bị bọn địa chủ người Pháp, người Việt ra sức cướp đoạt trắng trợn.
Dựa vào Nghị định của Toàn quyền Đông Dương cho phép những nhà
doanh nghiệp Pháp được khẩn hoang ruộng đất bỏ trống để lập đồn điền. Được
sự giúp đỡ của viên Công sứ đầu tỉnh, bọn thực dân đã dùng vũ lực để đánh
đuổi hàng trăm gia đình nông dân đi nơi khác để chiếm đất, chiếm ruộng. Dưới
danh nghĩa “Công ty dân dụng đồn điền” do Guillaume làm chủ có trụ sở ở Chã
và Thác Nhái, cũng như Công ty “Râynud cha và con” có trụ sở ở Sơn Cốt đã
dùng nhân viên của sở địa chính có lính đi kèm để đo đất quy hoạch cho
đồn điền, ai có ruộng trong phạm vi quy hoạch đó sẽ mất quyền làm chủ ,
ai có thái độ chống lại lập tức bị kết tội: chống lại nhà nước bảo hộ và bị
trừng phạt nghiêm khắc [65].
Ngay từ năm 1898, bọn điền chủ Pháp đã bắt đầu cướp đoạt ruộng đất,
đồi bãi của nhân dân Nam Phổ Yên để lập đồn điền Chã, chúng chuyên canh
các loại cây nông sản như: lúa, cà phê, chè, trẩu. Trong đó, có 448 hộ tá điền
phần lớn được mộ từ dưới xuôi lên và hàng trăm người làm công hoặc làm
khoán theo việc, hằng năm đã mang lại cho chủ một khoản lợi rất lớn.
Sau đồn điền Chã, hàng loạt các đồn điền khác như đồn điền Sơn Cốt, do
tên Raynô lập 1898 rộng 3634 ha, các đồn điền Thác Nhái, Phúc Thuận rộng từ
200 đến 300 ha. Ngoài ra còn hơn 660 ha ruộng đất của 10 tên địa chủ người
Việt và gần 1000 mẫu ruộng nửa công nửa tư, về hình thức đây là ruộng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
làng xã nhưng thực chất thì do bọn cường hào địa chủ chức dịch địa phương
quản lý và dần tập trung vào tay chúng.
Số địa chủ người Việt tuy không có quyền lực, sức mạnh như địa chủ
người Pháp nhưng dựa vào chính quyền thực dân chúng ra sức áp bức, bóc lột
giai cấp nông dân, tước đoạt ruộng đất của nông dân ở những nơi mà bọn thực
dân chưa vươn tới.
Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân
số trong huyện. Trong đó, 80% không có hoặc thiếu ruộng đất canh tác, phải
làm tá điền, cam chịu cuộc sống làm thuê cuốc mướn trong các đồn điền của địa
chủ. Hầu hết ruộng đất bị chủ đồn điền và địa chủ chiếm đoạt. Ngoài các chủ
đồn điền, số địa chủ không nhiều, chủ yếu là địa chủ vừa và nhỏ. Hình thức bóc
lột chính và phổ biến nhất là thu tô và cho vay nặng lãi. Thông thường mức tô
từ 50 đến 60% sản lượng, bất kể ruộng đất tốt hay xấu, được mùa hay mất mùa,
mức tô là 8 phương thóc (tương đương 160 kg) một mẫu. Những gia đình nông
dân nghèo không có trâu cày, phải thuê trâu của nhà giàu với giá từ 8 - 12
phương thóc một con. Ngoài tô chính còn nhiều khoản tô phụ như lễ lạt, biếu
xén trong các dịp giỗ, tết. Lãi suất cho vay rất cao, vay thóc thường được địa
chủ tính lãi theo mùa, với mức lãi từ 50 đến 60%. Do đó, lãi mẹ đẻ lãi con khiến
cho người vay không thể trả hết nợ, buộc phải gán ruộng đất cho địa chủ [65].
Trong các đồn điền của Pháp, chúng kết hợp hình thức bóc lột phong
kiến với hình thức bóc lột tư bản. Bên cạnh việc duy trì hình thức phát
canh thu tô đối với tá điền, chúng tìm cách bóc lột ngày công đối những
người làm khoán hay công nhật vào các dịp mùa vụ. “Quyền lực của bọn
địa chủ Pháp - Việt rất lớn. Mỗi đồn điền được tổ chức như một đơn vị
hành chính riêng, có chánh phó tổng, lý trưởng và lực lượng tuần đinh
phục vụ cho công việc quản lý đồn điền và ấp trại” [41,tr.12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Cùng với các chính sách bóc lột, vơ vét cướp đoạt ruộng đất bần cùng
hoá nông dân của giai cấp địa chủ là chính sách thuế khoá nặng nề của chính
quyền thực dân phong kiến. Riêng thuế trực thu năm 1932, nhân dân Phổ
Yên phải nộp 26.871 đồng, bình quân mỗi xuất đinh nộp hơn 7 đồng trong
một năm (thời giá năm 1932 từ 3,8 đồng đến 4 đồng một tạ gạo). Ngoài ra
còn hàng chục thứ thuế vô lý khác, cùng với phu phen tạp dịch…đã đẩy
người lao động vào cuộc sống cùng cực, “nghèo nàn, sơ xác, thất nghiệp,
điêu linh. Đó là bộ mặt thật của dân cày Đông Dương” nói chung cũng như
nhân dân Phổ Yên nói riêng [42].
Sau khi từng bước đặt ách thống trị lên đầu nhân dân Thái Nguyên, thực
dân Pháp đã thi hành chính sách chia để trị. Chúng chia rẽ, gây ra sự thù hằn
giữa các tộc người, các tôn giáo, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ tối thiểu của
người dân. Thủ đoạn thâm độc, phổ biến của thực dân Pháp trên địa bàn Phổ
Yên là tạo ra sự khác biệt, gây ra sự thù hằn giữa những tá điền trong các đồn
điền với nông dân ngoài đồn điền (gọi là dân xứ). Đối với tá điền trong các đồn
điền chúng cho đi lại tự do, tự do nấu rượu, đánh bạc,…được miễn các thứ phu
phen tạp dịch. Ngược lại đối với “dân xứ” chúng tuyên truyền là bọn “khố rách
áo ôm” và bị chèn ép cướp bóc thường xuyên. Ngoài ra chúng tìm mọi cách
mua chuộc, nâng đỡ, dung dưỡng bọn tay sai, nâng đỡ bộ máy tay sai địa
phương, thông qua bọn này để kiểm soát, bóc lột nhân dân. Bên cạnh những thủ
đoạn chia để trị, mua chuộc dụ dỗ thực dân Pháp sẵn sàng sử dụng vũ lực thẳng
tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Đồng thời với những thủ đoạn thâm độc về chính trị và để tạo điều kiện
cho việc bóc lột, thực dân Pháp thi hành chính sách nô dịch và ngu dân. Trước
cách mạng tháng Tám năm 1945, toàn huyện chỉ có một trường tiểu học với
khoảng 100 học sinh, đa số là con em người nhà của địa chủ, quan lại và những
gia đình giàu có. Tuyệt đại đa số con em nông dân người lao động không được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
đi học, hơn 95% dân số Phổ Yên mù chữ. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền Pháp sử
dụng báo chí, văn hoá,…để phục vụ công cuộc khai thác và thống trị. Chúng ưu
tiên, khuyến khích xuất bản các loại sách báo theo chủ trương “Pháp - Việt đề
huề”, “Pháp - Việt hợp tác”. Hệ quả là các trào lưu tư tưởng mới, khoa học kỹ
thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam. Các yếu
tố, giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá ngoại nhập, nền văn hoá mới, tiến bộ
từng bước được định hình. Trên địa bàn huyện Phổ Yên, do tác động của chính
sách văn hoá giáo dục của thực dân Pháp, đã hình thành nên số ít trí thức tân
học, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu lý luận cách mạng tiên tiến
và hoạt động cách mạng, tiêu biểu như đồng chí Đỗ Đình Tạo (Tú Tạo), đồng
chí Ngô Hải Long.
Lợi dụng trình độ văn hoá thấp kém của quần chúng, thực dân Pháp
khuyến khích việc mê tín dị đoan. Sức khoẻ, tính mạng của nhân dân lao động
bị coi thường. Cả huyện chỉ có một y tá chữa bệnh cho bọn quan lại và binh
lính. Người dân mỗi khi bị đau ốm, chỉ biết cầu trời, khấn Phật. Các tệ nạn xã
hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,…được khuyến khích phát triển. Những
chính sách của thực dân Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Phổ Yên thêm cơ
cực. Với chính sách phản động trên, dưới chế độ thực dân, phong kiến, người
dân Phổ Yên vô cùng cực khổ lầm than, “tức nước vỡ bờ” nhân dân Phổ Yên
không cam chịu kiếp sống trâu ngựa, đã nhiều lần đứng lên đấu tranh để giành
lấy quyền sống, quyền làm người.
Ngay từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, trước sự chống cự
yếu ớt rồi đi đến đầu hàng giặc của quan quân triều Nguyễn, nhân dân các dân
tộc Phổ Yên đã luôn đoàn kết cùng nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nói
chung, sát cánh, quy tụ xung quanh các thủ lĩnh địa phương, tiến hành những
trận tập kích, phục kích các toán lính Pháp đang tiến hành lùng sục, bình định
các vùng phụ cận tỉnh lỵ, huyện lỵ, khiến cho tên Công sứ tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
phải thú nhận “Trong hai năm 1884 - 1885, nhiều cuộc chiến đấu đã diễn ra ở
Phổ Yên và Đại Từ” [41,tr.14].
Năm 1883, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Đề Nắm và Đề Thám
lãnh đạo bùng nổ. Đây là sự kiện quan trọng nhất của phong trào nông dân thời
Cận đại, cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, kéo dài khoảng 30 năm dưới sự thống
trị của chính quyền thực dân Pháp. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng khắp
ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên và Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Cuộc
khởi nghĩa Yên Thế đã thu hút, nhận được sự quan tâm ủng hộ của hào kiệt các
nơi và nhân dân trong vùng. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này, nhân dân Phổ
Yên không chỉ giúp đỡ lương thực, thực phẩm, vũ khí cho nghĩa quân mà nhiều
người đã trực tiếp tham gia vào lực lượng của nghĩa quân. Nhiều cuộc đụng độ
giữa nghĩa quân với thực dân Pháp diễn ra trên đất Phổ Yên. Thực dân pháp
phải thừa nhận: “toàn bộ vùng Nam Thái Nguyên,…đều quy thuộc Đề Thám và
có thái độ chống đối rõ rệt các nhà cầm quyền Pháp và bản xứ” [41,tr.15].
Với vị trí quan trọng về chính trị và quân sự đối với miền rừng núi Bắc
Kỳ, nơi thường xuyên nổ ra các phong trào đấu tranh chống Pháp. Thực dân
Pháp, bố trí ở đây một lực lượng quân sự mạnh và những tên chỉ huy khét tiếng
gian ác. Tháng 8/1917, cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Lương
Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo đã thu hút được đông đảo
nhân dân tham gia. Cuộc khởi nghĩa đã làm chủ toàn bộ thị xã Thái Nguyên (trừ
trại lính Tây), ngọn cờ “Nam Binh phục quốc” tung bay trên bầu trời tỉnh lỵ
Thái Nguyên. Cùng với nhân dân Thái Nguyên, nhân dân Phổ Yên đã tích cực
ủng hộ và tham gia cuộc khởi nghĩa. Được sự che chở, giúp đỡ của nhân dân
Phổ Yên, nghĩa quân đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực
địch như trận Hàm Lọn (Phúc Thuận), đặc biệt là trận Hoàng Đàm (Nam Tiến)
ngày 16 tháng 10 năm 1917 khiến cho chúng phải thừa nhận “cuộc chiến đấu
gay go và ta (Pháp) thiệt hại nghiêm trọng” [41,tr.15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Được sự dung dưỡng của chính quyền thực dân, địa chủ người Pháp và
địa chủ người Việt tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân thông qua
địa tô, thuế và chế độ lao dịch cưỡng bức. Nhân dân Phổ Yên lúc bí mật, lúc
công khai tiến hành cuộc đấu tranh làm cho bọn địa chủ phải vất vả đối phó.
Trong những năm 1887 – 1888, nông dân đã tự động dấy lên phong trào chống
lệnh Công sứ cắt đất cho địa chủ người Tây lập đồn điền. Những người nông
dân bị mất đất ruộng làm thuê trong các đồn điền, thường tìm cách phá hoại
ngấm ngầm (phá hoại hệ thống thuỷ lợi, phá hỏng sản phẩm,…) khiến cho công
việc mở rộng sản xuất, phát triển của bọn địa chủ gặp nhiều khó khăn. Năm
1932, bọn địa chủ phải xin trả bớt đất đai cho chính phủ bảo hộ với lý do ở đây
“đất không đãi khách”, “khó làm ăn”, “khí hậu độc, nhân công khan hiếm”,…
Ngoài ra, những cuộc đấu tranh chống bắt phu làm đường quân sự, chống
sưu cao thuế nặng, vận động con em không hợp tác, làm tay sai cho
địch,…thường xuyên diễn ra. Hơn nữa, nhân dân còn tổ chức trừng trị những tên
tay sai gian ác có nợ máu với nhân dân. Năm 1918, một số lính trong đồn Chã đã
bị nhân dân địa phương trừng trị khi chúng vào làng cướp bóc của dân [41].
Những cuộc đấu tranh của nhân dân Phổ Yên cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX lúc bí mật, lúc công khai đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia, đặc biệt là giai cấp nông dân, nhưng tất cả đều thất bại. Đây không chỉ là
đặc điểm riêng của phong trào đấu tranh của nhân dân Phổ Yên mà là đặc điểm
chung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX. Do khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo cách mạng cho nên
các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đều nổ ra mang tính tự phát, lẻ tẻ, chưa có
đường lối, tổ chức lãnh đạo rõ ràng. Vấn đề cấp thiết đặt ra cho cách mạng Việt
Nam lúc này là phải có một tổ chức lãnh đạo cách mạng tiên tiến để tổ chức
lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh phản đế, phản phong giành độc
lập tự do và ruộng đất cho dân cày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Tuy thất bại, nhưng các cuộc đấu tranh đó đã thể hiện tinh thần yêu
nước, ý thức dân tộc và lòng căm thù của nhân dân ngày càng sâu sắc , mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt, vấn đề
độc lập dân tộc trở thành vấn đề hàng đầu cần giải quyết. Đến khi có ánh
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, truyền thống cách mạng của nhân
dân Phổ Yên hoà cùng sức mạnh dân tộc tạo nên dòng thác cách mạng lật đổ
chế độ thực dân phong kiến giành lại độc lập tự do, đem hạnh phúc về với
mọi người dân lao động.
Sau nhiều năm trăn trở với vận nước, sự nghiệp cứu nước không thành
của các bậc cách mạng tiến bộ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết ra đi
tìm đường cứu nước. Qua nhiều nơi, làm nhiều nghề để hoạt động và kiếm
sống, Người rút ra kết luận: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc thực dân đều
độc ác, ở đâu những người lao động đều bị áp bức, bóc lột. Trên thế giới này
cũng có nhiều màu da khác nhau, nhưng cũng chỉ có hai hạng người: hạng
người bị bóc lột và hạng người đi bóc lột. Tháng 7/1920, Người đọc bản sơ thảo
Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, qua đó Người
đã tìm thấy con đường giải cứu nước giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, chuẩn bị những tiền đề về tư
tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một chính đảng ở Việt Nam. Ngày
3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
thành một chính đảng duy nhất: Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam,
chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và có đủ khả năng đảm
nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt
cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và lãnh đạo cách mạng, là nhân tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
quan trọng đầu tiên cho những thắng lợi tiếp theo. Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam là bước ngoặt lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Với Cương lĩnh cách mạng đúng đắn của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu
của lịch sử và nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta. Ngay sau khi ra đời, Đảng
đã đưa dân tộc ta vào cuộc đấu tranh mới.
Dưới dự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh
cao Xô viết Nghệ - Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng có ý
nghĩa hết sức to lớn. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 cùng với sự ra đời của
chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh
công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và
năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, phong trào tuy thất bại,
nhưng nó góp phần rèn luyện lực lượng cách mạng và để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý cho giai đoạn tiếp theo.
Từ cuối năm 1931, trước sự khủng bố ác liệt của thực dân Pháp, phong
trào cách mạng Việt Nam tạm thời lắng xuống, hàng vạn người con Việt Nam
yêu nước bị bắt, tù đầy, bị tra tấn hành hạ đến chết. Trước sự tổn thất nặng nề
của Đảng cộng sản Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã có kế hoạch tổ chức lại
Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản Lê
Hồng Phong và một số đồng chí khác về Hương Cảng lập ban lãnh đạo Trung
ương Đảng. Tháng 6/1932, “Chương trình hành động” của Đảng đã được soạn
thảo và thông qua. Dưới ánh sáng “Chương trình hành động”, quần chúng công
nông đã sáng tạo ra các tổ chức và hình thức đấu tranh thích hợp. Các tổ chức
biến tướng như Hội cày, Hội cấy, Hội hiếu,…được thành lập ra. Phong trào
cách mạng của quần chúng dần dần được nhen nhóm lại.
Đầu năm 1933, đồng chí Nguyễn Tạo (sau này là Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm Nghiệp) về hoạt động tại đồn điền Tú Tạo (Đa Phúc). Tại đồn điền
này, đồng chí Nguyễn Tạo đã gây dựng cơ sở trong tá điền, trong đó đã giác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
ngộ được Đào Thế Mưu, người làng Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.
Nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1933), đồng chí Đào Thế
Mưu được đồng chí Nguyễn Tạo giao cho một số truyền đơn và tài liệu đưa về
Phù Lôi tuyên truyền. Hoạt động của đồng chí Đào Thế Mưu bị địch phát hiện,
ngày 11/11/1933 chúng bắt đồng chí Đào Thế Mưu và ba người khác đưa về xử
tại toà án tỉnh Thái Nguyên. Cơ sở cách mạng ở phía nam huyện Phổ Yên tạm
thời bị phá vỡ, phải gần 10 năm sau mới khôi phục được.
Từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935 , Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản
Đông Dương họp tại Ma Cao - Trung Quốc đã đánh dấu sự phục hồi của hệ
thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa (1929 - 1933), đã dẫn
tới sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, đưa loài người đứng trước nguy cơ một
cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử. Trước tình hình đó, tháng 7/1935
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản được tổ chức và xác định: kẻ thù
trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít, nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình giành
tự do, dân chủ, xây dựng mặt trận thống nhất rộng rãi.
Tháng 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng
tuyển cử, tháng 6/1936, một chính phủ mới được thành lập và đã thi hành
một số chính sách tiến bộ ở các thuộc địa: trả tự do cho tất cả tù chính trị,
thành lập Uỷ ban điều tra tình hình các thuộc địa và thi hành một số cải cách
xã hội. Những thay đổi của Chính phủ, Mặt trận nhân dân Pháp còn thấp xa
so với những đòi hỏi của các dân tộc bị trị, chỉ mang tính tượng trưng hơn là
thực chất, nhưng dù sao nó cũng tạo điều kiện “hợp pháp” cho các dân tộc
thuộc địa của Pháp đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ trong những
năm 1936 - 1939.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Trước những thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, tháng 7/1936 Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức do Lê Hồng
Phong chủ trì đã họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) để định ra đường lối và
phương pháp đấu tranh mới, tiếp tục đưa cách mạng nước ta phát triển. Hội
nghị xác định mục tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh
chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi tự
do, dân chủ, cơm áo và hoà bình; kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, từ đó tạo ra
một phong trào cách mạng rầm rộ trên toàn quốc.
Trong phong trào cách mạng 1936 - 1939, trên địa bàn Phổ Yên nhiều tổ
chức, đoàn thể quần chúng được lập ra: Đoàn thanh niên phản đế, Hội cứu tế,
Công hội, Nông hội, Hội lợp nhà, Hội cày, Hội cấy được phát triển rộng khắp,
tập hợp đông đảo quần chúng tham gia [73].
Từ trong cuộc vận động cách mạng rộng lớn của Đảng, đồng chí Ngô
Hải Long, một thanh niên có tinh thần yêu nước ở làng Yên Trung, tổng Tiên
Thù, huyện Phổ Yên đã được giác ngộ cách mạng. Quá trình đó diễn ra từ
giữa những năm 30, khi đồng chí Ngô Hải Long thường xuyên qua lại với
tổng Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà - Nơi có phong trào cách mạng phát triển
sớm (quê ngoại của đồng chí Ngô Hải Long). Năm 1939, đồng chí Ngô Hải
Long đã được các đồng chí Ngô Tuấn Tùng, Ngô Duy Phương là cán bộ hoạt
động bí mật của Hoàng Vân (Hiệp Hoà) tuyên truyền giác ngộ. Từ đó đồng
chí Hải Long đem những hiểu biết của mình về cách mạng tuyên truyền,
giảng giải cho những thanh niên làng Yên Trung, trước hết là những người
họ hàng thân thích và tập hợp họ vào các Hội tương tế.
Cuối năm 1939, đã có một số thanh niên thôn Cổ Pháp, Thù Lâm, Yên
Trung thuộc tổng Tiên Thù tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cách
mạng, và đây cũng là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Phổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Yên được phát triển từ Hiệp Hoà sang và đặt trong sự chỉ đạo của tổ chức cách
mạng của huyện Hiệp Hoà [41].
Được sự tuyên truyền, giác ngộ của tổ chức cách mạng huyện Hiệp Hoà,
hoạt động chủ yếu với những người thân thích, đối tượng vận động phần lớn là
những người nông dân - đối tượng bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp, đang sẵn
sàng vùng lên đánh đuổi lũ tay sai bán nước và đế quốc cướp nước, cho nên quá
trình vận động xây dựng, phát triển cơ sở cách mạng ở Phổ Yên có điều kiện
phát triển nhanh và lan rộng. Hội tương tế từ nhóm 3 người do đồng chí Ngô
Hải Long tổ chức vào cuối 1939 ở Yên Trung, sau đó phát triển lên tới 50 người
ở hầu hết các xóm làng thuộc tổng Tiên Thù rồi từ đó phát triển rộng tới các xã
Trung Thành, Hồng Tiến, Thuận Thành, Thành Công.
Sự ra đời của các Hội tương tế nhằm mục đích đoàn kết nhân dân, giúp đỡ
nhau trong những việc lớn như làm nhà, cưới xin, ma chay, ốm đau, hoạn
nạn…Điều này phù hợp những đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán của nhân dân
ta ở các vùng nông thôn. Thực chất, Hội tương tế là một hình thức tổ chức của Mặt
trận dân chủ Đông Dương, do Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp lãnh đạo.
Thông qua các Hội tương tế, Hội cày, Hội cấy…Đảng ta từng bước giác ngộ ý
thức cách mạng, nâng cao trình độ chính trị và giúp cho quần chúng từng bước
nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của họ. Quần chúng nhân dân từ giúp đỡ, tương
trợ đến đoàn kết đấu tranh đòi cải cách chế độ hương, thôn và chống lại chế độ bóc
lột hà khắc của chính quyền thực dân phong kiến. Cao hơn nữa, chuẩn bị tiến tới
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Ngoài các tổ chức Hội, ở Phổ Yên lúc này còn có các lớp truyền bá chữ
quốc ngữ và những nhóm đọc sách báo tại các địa phương. Thông qua các
nhóm này, các cán bộ cách mạng đã đưa những bài thơ, bài ca cách mạng vào
nội dung sinh hoạt, học tập từ đó góp phần giác ngộ, tập hợp quần chúng nhân
dân, đặc biệt là giai cấp nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Thực tế lịch sử cho thấy, cơ sở cách mạng ở huyện Phổ Yên được hình
thành vào cuối phong trào dân tộc dân chủ 1936 - 1939, phong trào cách
mạng phát triển nhanh chóng, vừa có bề rộng và chiều sâu. Nhờ đó, từ cuối
1939 khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính quyền Pháp ở Đông Dương
từng bước được phát xít hoá, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, nhưng ở Phổ
Yên, phong trào cách mạng vẫn giữ nhịp độ phát triển. Hơn nữa, Xứ uỷ Bắc
Kỳ còn đặt trạm liên lạc bí mật ở đình Thông Hạc, một điểm trên tuyến giao
thông quan trọng giữa miền xuôi và miền ngược của Trung ương Đảng và Xứ
uỷ Bắc Kỳ. “Chứng tỏ phong trào cách mạng ở Phổ Yên lúc này là tương đối
mạnh” [42,tr.24].
Tiểu kết
Với vị trí là cầu nối giữa vùng đồng bằng với các tỉnh trung du, miền núi
và là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía bắc kinh thành Thăng Long - Hà Nội, cùng
với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động và dũng cảm, đoàn kết trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm cho nên trong suốt quá trình dựng nước và giữ
nước nhân dân các dân tộc Phổ Yên luôn sát cánh cùng nhân dân Thái Nguyên
và cả nước lập nên nhiều chiến công. Nhân dân các dân tộc Phổ Yên luôn tự
hào với truyền thống lịch sử vẻ vang của mình. Những truyền thống đó, đã tô
đậm thêm truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường chống giặc
ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, là nền tảng tạo thêm sức mạnh cho nhân dân
Phổ Yên trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Chương 2
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
(TỪ 1939 ĐẾN 9/3/1945)
2.1. Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới
Tháng 9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ. Lợi dụng tình hình chiến tranh, chính phủ Pháp đã thi hành hàng loạt
các biện pháp thẳng tay đàn áp các lực lượng dân chủ trong nước và phong trào
cách mạng ở thuộc địa. Tại Pháp, Mặt trận nhân dân bị tan vỡ, Đảng Cộng sản
Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Ngày 22/6/1940, quân đội Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lợi dụng sự thất
thủ của các đế quốc có thuộc địa ở châu Á, phát xít Nhật nhanh chóng cướp
đoạt lấy các thuộc địa và nô dịch nhiều dân tộc ở khu vực này. Ba tháng sau khi
Pháp đầu hàng Đức, ngày 22/9/1940 Nhật Bản cho quân vượt biên giới Việt –
Trung đánh vào Lạng Sơn. Sau khi đánh chiếm Trung Quốc và hầu hết các
nước Đông Nam Á, Nhật Bản tuyên bố thành lập “Khu vực thịnh vượng chung
Đại Đông Á” với khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á”, nhưng thực tế chúng
thiết lập ách thống trị bằng bạo lực và khủng bố công khai.
Tình hình Việt Nam
Về chính trị, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Pháp đã
phát xít hoá chính quyền, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà chúng ta giành
được trong thời kỳ 1936 – 1939. ở Việt Nam, toàn quyền Catơru đã tuyên bố:
Chúng ta đánh toàn diện và nhanh chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc
đấu tranh này phải tiêu diệt cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và trung
thành với nước Pháp…Tình thế chiến tranh bắt buộc chúng ta hành động không
thương tiếc [53]. Theo tinh thần đó, bộ máy đàn áp được tăng cường, chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
cấm tuyên truyền về cộng sản, giải tán các hội, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, truy
lùng bắt bớ các chiến sĩ cộng sản. Thực dân Pháp tiến hành cải tổ bộ máy cai
trị, tăng cường lực lượng cảnh sát, mật thám, phát xít hoá bộ máy cai trị để có
thể đối phó kịp thời với những chuyển biến mới và đàn áp phong trào cách
mạng nước ta.
Tháng 9/1940, phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn, đồng thời cho 6000
quân theo đường biển đổ bộ lên Đồ Sơn (Hải Phòng), chính thức xâm lược
Đông Dương. Trước sức ép của Nhật, thực dân Pháp đã thi hành chính sách hai
mặt, một mặt nhanh chóng đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật, mặt khác
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng nước ta. Từ đó, nhân dân ta rơi vào cảnh
“một cổ hai tròng” áp bức Pháp - Nhật.
Sau khi nhảy vào Đông Dương, để che đậy những hành động xâm lược
phi nghĩa của chúng, đồng thời để có chỗ dựa tiến lên độc chiếm Đông Dương,
Phát xít Nhật đã đưa ra nhiều thủ đoạn chính trị, lừa bịp thâm độc. Chúng tập
hợp, lôi kéo những phần tử trí thức, nhân sĩ bất mãn với thực dân Pháp (Trần
Trọng Kim, Nguyễn Xuân Chữ,…) lập ra những đảng thân Nhật, lợi dụng các
tôn giáo có xu hướng chống Pháp như Cao Đài, Hoà Hảo, và ráo riết chuẩn bị
cho sự ra đời một chính phủ bù nhìn thân Nhật. Về văn hoá tư tưởng, chúng tiến
hành tuyên truyền văn hoá Nhật, sức mạnh Nhật nhằm gạt dần ảnh hưởng của
Pháp ở Đông Dương.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thực hiện chính
sách “kinh tế chỉ huy” ở Đông Dương nhằm vơ vét lương thực, thực phẩm và
của cải của nhân dân ta để phục vụ cuộc chiến tranh đế quốc và đáp ứng những
yêu sách của người Nhật. Khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp thừa
nhận địa vị ưu đãi đặc biệt của Nhật trong quan hệ kinh tế với Đông Dương.
Thực chất Đông Dương bị biến thành thị trường độc quyền của Nhật. Các công
ty của Nhật đưa vốn vào Đông Dương ngày một nhiều, Nhật bán ít mà chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
mua. Phát xít Nhật buộc chính quyền Pháp phải cung cấp các nhu yếu phẩm
như gạo, ngô cho chúng. Để có đủ số thóc, gạo cung cấp cho Nhật, thực dân
Pháp bắt nhân dân ta phải bán thóc theo diện tích cày cấy. Tàn ác và dã man
hơn, chúng còn bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa mầu để trồng đay, thầu dầu. Từ
khi phát xít Nhật đặt chân đến Đông Dương, đã trực tiếp hoặc gián tiếp qua tay
Pháp bòn rút triệt để các nguyên liệu, lương thực và thực phẩm của đất nước và
nhân dân ta, nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh ăn cướp của chúng.
Mặc dù bị phát xít Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, nhưng thực dân Pháp
vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao. Trước hết chúng thi
hành chính sách “kinh tế chỉ huy” mà thực chất là thủ đoạn lợi dụng “thời
chiến” để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương. Thủ đoạn thứ hai là
tăng thuế, đặc biệt là các thứ thuế gián thu, riêng các khoản thuế rượu, muối và
thuốc phiện từ 1939 đến 1945 đã tăng lên gấp 3 lần. Ngoài ra chúng tiến hành
thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức, với giá rẻ mạt, một
phần để cung cấp cho Nhật, một phần để tích trữ chuẩn bị cho chiến tranh.
Chính những thủ đoạn tàn ác đó đã gây ra tình trạng khan hiếm lương thực và là
nguyên nhân trực tiếp làm cho hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói
trong những năm 1944 - 1945.
Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề Pháp - Nhật, các giai tầng trong xã
hội đều bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Giai cấp nông dân không chỉ
bị cướp đoạt ruộng đất mà còn bị tô, thuế và tạp dịch nặng nề, họ phải sống cầm
hơi với cháo cám nhạt và trần mình lúc đêm đông. Đời sống của giai cấp công
nhân cũng vô cùng cực khổ, người công nhân làm việc trong các nhà máy phục
vụ chiến tranh, luôn có nguy cơ bị Pháp cúp lương, sa thải, đánh đập. Tầng lớp
tiểu tư sản cũng bị đẩy vào ngõ cụt, tình trạng giá cả tăng vọt làm cho cuộc
sống ở các đô thị ngày càng khó khăn, nạn thất nghiệp, buôn bán thua lỗ, phá
sản,…sẵn sàng chờ đón họ. Ngay cả giai cấp tư sản có sự phân hoá sâu sắc, bộ
phận tư sản mại bản đã lợi dụng chiến tranh làm giàu, phục vụ cho đế quốc phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
xít Pháp - Nhật, bộ phận tư sản dân tộc bị phá sản do chính sách kinh tế thời
chiến của Pháp - Nhật. Giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hoá rõ rệt, tầng
lớp đại địa chủ kẻ thân Pháp, kẻ thân Nhật, lợi dụng chiến tranh làm giàu, đầu cơ
tích trữ, tập trung ruộng đất vào tay mình. Số địa chủ vừa và nhỏ luôn bị nguy cơ
phá sản đe doạ, họ chán ghét chiến tranh, lên án chính sách thời chiến của Pháp
và Nhật ở Đông Dương. Tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức cũng bị phân hoá, một số
theo Nhật hoặc theo Pháp phục vụ chính sách thống trị của chúng, một số bế tắc
không lối thoát, nhưng không ít văn nghệ sĩ trí thức có tinh thần dân tộc đã
hướng theo cách mạng, tham gia đấu tranh chống đế quốc, phát xít và tay sai của
chúng.
Những chính sách phản động của Pháp - Nhật, đã đẩy nhân dân ta vào
cảnh sống ngột ngạt về chính trị bần cùng về kinh tế. Trong xã hội, trừ đại địa
chủ và bộ phận tư sản mại bản, đại bộ phận nhân dân Việt Nam đều bị chính sách
thời chiến của Pháp - Nhật tác động tới. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc
Pháp - Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, trở thành vấn đề hàng đầu cần phải
giải quyết.
Những thủ đoạn cai trị của Pháp – Nhật tại Phổ Yên
Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Phổ Yên phải sống điêu
đứng, cơ cực dưới sự bóc lột tàn bạo, dã man của đế quốc, phát xít Pháp - Nhật.
Về chính trị, đế quốc Pháp và phát xít Nhật cùng nhau thi hành những
chính sách đàn áp, khủng bố dã man để trấn áp tinh thần đấu tranh của nhân dân,
đặc biệt là những địa phương có phong trào cách mạng phát triển mạnh như: Tiên
Phong, Trung Thành, Thuận Thành, Tân Phú. Ở những xã này thường xuyên diễn
ra những vụ lùng bắt, khám xét những gia đình, những người mà chúng tình nghi
có liên quan đến hoạt động cách mạng. Bọn chánh, phó tổng cùng với lũ mật
thám ngày đêm rình mò, theo dõi mọi động tĩnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Bên cạnh đó, để bù đắp sự hao tổn về quân số, phục vụ cho cuộc chiến
tranh phi nghĩa thực dân Pháp đã tiến hành bắt lính đi làm bia đỡ đạn cho chúng
ở các chiến trường châu Á.
Về kinh tế, nhân dân Phổ Yên cũng phải chịu chung cái gọi là “Công trái
phòng thủ Đông Dương” và chính sách “kinh tế chỉ huy” của thực dân Pháp.
Chính quyền thống trị đặt ra nhiều loại thuế mới và ngày một tăng “mỗi suất
thuế thân tăng từ 1 đồng chín hào bảy xu, lên 3 đồng” [16,tr.9]. Chính quyền
thực dân tiếp tục nâng đỡ, tạo điều kiện cho địa chủ người Pháp và người Việt
cướp đoạt ruộng đất của nhân dân lập đồn điền. Giai cấp địa chủ vẫn áp dụng
phương thức bóc lột “phát canh thu tô”, chế độ thu tô không ổn định, từ năm
1939 trở đi tô ngày càng cao, có năm lên tới chín hoặc mười “phương” một
mẫu. Cùng với nhiều hình thức bóc lột khác như: cho vay nặng lãi, cho thuê
mượn trâu, bò,…Những thủ đoạn của thực dân Pháp và bọn tay sai địa phương
đã gây nên tình trạng nghèo đói, thiếu thốn thường xuyên đe doạ cuộc sống của
nông dân Phổ Yên. Những chính sách bóc lột đó của chính quyền thực dân đã
làm cho đời sống nhân dân Phổ Yên lâm vào tình trạng cùng quẫn không lối
thoát. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đế quốc, phát xít ngày càng
sâu sắc. Tình cảnh đó, cả nước Việt Nam như một cánh đồng cỏ khô, chỉ một
tàn lửa nhỏ rơi vào sẽ bùng lên thiêu cháy bè lũ cướp nước và tay sai.
2.2. Chủ trương của Đảng
Trước những thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, Đảng Cộng sản Đông
Dương đã kịp thời chỉ thị cho những cán bộ hoạt động công khai, hợp pháp và
nửa hợp pháp nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công
tác về các vùng nông thôn, xây dựng các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
thành căn cứ cách mạng, đồng thời vẫn giữ vững phát triển cơ sở Đảng ở các
thành thị.
Ngày 29/9/1939, TW Đảng đã gửi Thông cáo cho các cấp bộ Đảng,
trong đó đã phác hoạ những nét đầu tiên của việc chuyển hướng chỉ đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
chiến lược, sách lược cách mạng trong tình hình mới. Thông cáo viết :
Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề giải phóng dân tộc, cho
nên mọi công tác tổ chức và đấu tranh của Đảng phải thay đổi cho phù hợp
với tình hình, nhiệm vụ mới [21].
Hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, từ ngày 6 đến ngày
8/11/1939, Hội nghị BCHTW lần 6 được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia
Định) dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Hội nghị đã phân tích
tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của Đông Dương trong cuộc
chiến tranh đó, chính sách của thực dân Pháp và thái độ chính trị của các giai
tầng trong xã hội Đông Dương. Hội nghị xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh
trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, giải
phóng dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Về
phương pháp đấu tranh, Đảng chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang
đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp,
nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Đảng chủ trương thành lập
Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Nghị quyết của Hội nghị TW 6 đã mở ra sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng
và được hoàn thiện tại Hội nghị TW 8 (5/1941).
Từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 7 được
triệu tập tại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) đề ra chủ trương trong tình
hình mới. Hội nghị đã thành lập BCHTW lâm thời và cử đồng chí Trường
Chinh làm Tổng bí thư, Hội nghị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông
Dương lúc này là đế quốc Pháp – Nhật, quyết định duy trì lực lượng vũ trang ở
Bắc Sơn và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị TW Đảng lần
thứ 8 tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941. Hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
nghị khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị TW 6 (11/1939) và Hội
nghị TW 7 (11/1940), nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, cuộc cách mạng Đông Dương giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng
dân tộc giải phóng. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất
cho từng nước ở Đông Dương, ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng
minh (Mặt trận Việt minh), với đơn vị hoạt động chủ yếu là các “Hội cứu
quốc”. Hội nghị quyết định xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ,
coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị
lần thứ 8 của BCHTW Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu
tranh được đề ra từ Hội nghị TW 6 (11/1939), những thay đổi đó đã đáp
ứng được yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của nhân dân, từ đó làm bùng
lên phong trào đấu tranh rộng lớn trên toàn quốc [21].
Tại Phổ Yên, từ cuối năm 1939 chính quyền thực dân Pháp tăng cường đàn
áp, khủng bố phong trào cách mạng, không khí căng thẳng bao trùm khắp nơi.
Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ Thái
Nguyên đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh từ đấu tranh đòi các quyền dân
sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai.
Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang bí mật, bất hợp pháp và tổ chức
hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống khủng bố, duy trì bảo vệ các cơ sở cách
mạng bí mật, tích cực chắp nối liên lạc với TW [12].
Tại Phổ Yên, từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1940, thực hiện nghị quyết
Hội nghị TW6, một số cán bộ của TW, của Xứ uỷ Bắc Kỳ được cử về để củng
cố phong trào.
Từ cuối năm 1939, để thích ứng với tình hình mới và theo tinh thần của
nghị quyết TW6, các cơ sở cách mạng ở các xã trong huyện tiếp tục lấy việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cốt cán là chủ yếu [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Thực hiện chủ trương của Đảng, các tổ chức cách mạng ở huyện Phổ Yên
nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết Hội nghi TW6 của Đảng, đã chuyển các tổ
chức quần chúng trong Mặt trận dân chủ thành tổ chức của Mặt trận phản đế.
Đồng thời giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cần tranh thủ thêm những quần chúng
có tinh thần yêu nước để tuyên truyền, giáo dục họ, đưa họ ra đấu tranh đòi
quyền sống thiết thực.
Đầu năm 1941, đồng chí Ngô Thế Sơn, phái viên của Xứ uỷ Bắc Kỳ triệu
tập một số cán bộ ở Phú Bình, Phổ Yên, Hiệp Hoà đến Kha Sơn Hạ (huyện Phú
Bình) để nghe phổ biến tinh thần Hội nghị TW lần thứ 8. Sau hội nghị này,
phong trào cách mạng ở các địa phương có một chuyển biến mới.
Tháng 2/1943, Ban thường vụ TW Đảng họp ở Võng La (Đông Anh -
Phúc Yên). Hội nghị đã đề ra kế hoạch cụ thể về công việc chuẩn bị toàn diện
cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. “Nghị quyết tháng 2/1943
của Ban thường vụ TW được nhanh chóng chuyển đến các địa phương, trong
đó có Phổ Yên” [41,tr.37].
Ngoài ra trên địa bàn huyện Phổ Yên, từ đầu năm 1943 nhiều cuộc họp
quan trọng của Xứ uỷ Bắc Kỳ và TW Đảng được tổ chức tại địa phương, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Phổ Yên nắm bắt kịp thời những chủ trương, đường lối
cách mạng của Đảng. Như vậy, những chủ trương của Đảng đã được nhân dân
Phổ Yên thường xuyên, nghiêm túc, kịp thời thực hiện.
2.3. Công cuộc chuẩn bị lực lượng cho tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền (từ 1939 đến 3/1945)
2.3.1.Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng
Quá trình xây dựng lực lượng và đấu tranh chính trị
Chiến tranh cách mạng là cuộc đấu tranh toàn diện giữa ta và địch, vì vậy
cần phải xây dựng toàn diện lực lượng cách mạng mới có thể chiến thắng kẻ thù
xâm lược. Trong đó, lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng nhân dân là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
chỗ dựa để phát triển mọi mặt của một cuộc chiến tranh. Cho nên, việc tập hợp,
động viên, giáo dục và giác ngộ lực lượng quần chúng để hình thành nên lực
lượng chính trị hùng hậu có ý nghĩa rất quan trọng. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta
luôn chú ý tập hợp, xây dựng và củng cố các tổ chức quần chúng.
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Hội nghị TW Đảng lần 6 (11/1939)
quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho
Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân
đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai. Chuyển trọng tâm công tác về các vùng
nông thôn, cho nên trên địa bàn Phổ Yên, Phú Bình, Hiệp Hoà thường xuyên có
sự đi lại hoạt động của các đồng chí trong Xứ uỷ Bắc Kỳ và TW Đảng.
Để thích ứng với tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết hội nghị TW 6,
từ cuối năm 1939 các cơ sở cách mạng ở các xã trong huyện tiếp tục lấy việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cốt cán là chủ yếu, lựa chọn thanh niên đã qua thử
thách vào các nhóm trung kiên. Thông qua hoạt động thực tế, những thành viên
tích cực được tập hợp làm cốt cán cho phong trào cách mạng địa phương [16].
Ảnh hưởng phong trào cách mạng từ Hiệp Hoà - Bắc Giang, cuối năm
1939 đầu năm 1940 đã có một số thanh niên ở các thôn Cổ pháp, Thù Lâm, Yên
Trung thuộc tổng Tiên Thù tự nguyện đứng vào hàng ngũ cách mạng. Năm
1942, Đồng chí Ngô Hải Long được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đây là cơ sở cách mạng đầu tiên của Phổ Yên được phát triển từ Hiệp Hoà sang
và đặt trong sự chỉ đạo của tổ chức cách mạng huyện Hiệp Hoà.
Cuối năm 1940, Phổ Yên thực hiện nghị quyết của Hội nghị TW6
(11/1939), đã chuyển một số tổ chức quần chúng trong Mặt trận dân chủ Đông
Dương thành tổ chức của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương vì
Mặt trận dân chủ thích hợp với hoàn cảnh trước kia, nay không thích hợp nữa.
Ngày nay thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế để đấu tranh chống đế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
quốc, chống chiến tranh, đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến thối nát, giải
phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Tháng 9/1940, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ và nhanh chóng bị thất
bại. Trước tình hình đó, TW Đảng quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ 7
(11/1940) và có chủ trương chỉ đạo kịp thời, giúp cho Đảng bộ và nhân dân
châu Bắc Sơn tránh được những tổn thất và kêu gọi các nơi trong cả nước
hành động ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Bắc Sơn. Nhân dân Phổ Yên mà nòng
cốt là các cơ sở cách mạng, các tổ chức yêu nước đã tổ chức quyên góp
trong nhân dân những thứ mà các chiến sĩ Bắc Sơn đang cần: đó là lương
thực, vũ khí. Chỉ trong ít ngày cuối năm 1940, nhân dân trong huyện đã góp
nhặt sắt, thép và lập lò rèn, bí mật sản xuất được 42 thanh kiếm và mã tấu
(rèn tại nhà đồng chí Nguyễn Ích Giáp) gửi lên Bắc Sơn để các chiến sĩ có
vũ khí giết giặc. Do địch phong toả gắt gao, điều kiện thực tế lúc đó, huyện
Phổ Yên chưa thể chi viện cho Bắc Sơn như thực lòng mong muốn của
mình. Song, cán bộ và cơ sở cách mạng trong huyện đã cố gắng lớn nhất để
tuyên truyền trong nhân dân và khuyến cáo mọi người noi theo tinh thần
dũng cảm của đồng bào chiến sĩ Bắc Sơn [41].
Tháng 5/1941, Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 được tổ chức và hoàn
chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng. Dưới ánh sáng của nghị quyết
TW8, khắp nơi trong cả nước dấy lên phong trào đấu tranh, mọi lực lượng
yêu nước trong xã hội đều được tập trung vào các “hội cứu quốc” trong Mặt
trận Việt minh. Tại Phổ Yên, nhiều cơ sở cách mạng đã duy trì tốt hoạt
động của mình, tiếp tục tập hợp, giác ngộ quần chúng, không ngừng tuyên
truyền tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, mối căm thù đế quốc và phong
kiến, nhiều nơi đã kết nạp được các thành viên mới vào các đoàn thể của
Việt minh tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Tháng 8/1941 khi được tin quân địch tập trung quân càn quét quy mô lớn
vào Bắc Sơn, Võ Nhai, tự vệ huyện đã đẩy mạnh hoạt động võ trang tuyên
truyền, vừa để gây thanh thế, vừa để phát triển lực lượng. Đó là các hoạt động
rải truyền đơn dọc quốc lộ 3 kêu gọi nhân dân đấu tranh chống lại ách thống trị
thực dân. Tổ chức treo cờ đỏ búa liềm ở đồi Thông Hạc, để ghi nhớ sự kiện này
đồng chí Ngô Hải Long đã viết:
Đồi Thông Hạc ghi pho lịch sử
Lá cờ bay báo tử quân thù
Trước ngày cách mạng mùa thu
Phổ Yên cơ sở Tiên Thù là đây.
Tất cả những hoạt động đó đã góp phần quan trọng cổ vũ và nâng cao
tinh thần yêu nước của nhân dân. Đồng thời là đòn đánh mạnh vào tinh thần của
binh lính đang bị bọn thống trị lừa bịp đẩy vào cuộc khủng bố ở Bắc Sơn và Võ
Nhai, gieo vào tinh thần của bọn cầm quyền, tay sai của chúng ở tỉnh Thái
Nguyên nỗi lo âu, căng thẳng.
Nhận thấy phong trào cách mạng ở Phổ Yên đã có những bước phát triển
mới vững chắc, qua báo cáo và trực tiếp kiểm tra tình hình, đồng chí Tổng bí
thư Trường Chinh đã quyết định chọn Tiên Thù làm địa điểm mở lớp huấn
luyện Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 8 cho cán bộ của Xứ uỷ Bắc Kỳ và TW
Đảng hoạt động ở các vùng lân cận vào tháng 10/1941.
Trong một thời gian ngắn, số đông cán bộ chủ chốt của Đảng tập trung
về Phổ Yên, cho nên nhiệm vụ bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối cho lớp học
được đặt ra. Trong điều kiện đế quốc Pháp đang tiến hành đợt khủng bố dài
ngày ở Võ Nhai, Đồng Hỷ với âm mưu tiêu diệt lực lượng cách mạng ở đây và
từ đó truy tìm ra những cơ sở cách mạng trong tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc
tập trung hàng ngàn quân càn quét khu vực Võ Nhai, mặt khác chúng đặt tất cả
đồn bốt ở các vùng phụ cận Võ Nhai vào tình trạng khẩn cấp, đồng thời tung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
một lực lượng mật thám và tay sai, phủ kín các thôn xã, đặc biệt những nơi
chúng nghi có phong trào “cộng sản” thì lực lượng do thám được tăng cường
đông hơn để truy lùng cán bộ, cô lập phong trào cách mạng ở Võ Nhai.
Để đảm bảo bí mật an toàn cho lớp học, các cơ sở cách mạng, nhân dân
Phổ Yên đã chuẩn bị mọi mặt và cụ thể. Trong đó yếu tố “bí mật” được đặt lên
hàng đầu, cho nên mỗi cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ đều cố gắng hoàn
thành công việc được giao. Các hoạt động chuẩn bị, đều được bí mật thực hiện,
các gia đình nhận đưa đón cán bộ đều đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật, thậm trí cả
người nhà cũng không được biết. Ngoài ra, nhân dân còn xây dựng kế hoạch
cản trở sự đi lại, giao tiếp của các phần tử phản động, gây cản trở khéo sự đi lại
của các lý dịch và sự tuần tra của tráng dõng, làm giảm tác dụng hoạt động của
chúng đến mức thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho lớp học. Mở rộng khả
năng an toàn ra ngoài phạm vi lớp học, càng xa càng tốt.
Hầu hết các gia đình nuôi giấu cán bộ đều rất nghèo, cho nên cần có sự
giúp đỡ về lương thực, hoạt động quyên góp vận động ủng hộ lương thực diễn
ra công khai nhưng vẫn đảm bảo bí mật với các hình thức hợp pháp như: đóng
giỗ, đóng họ,…Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thực tế chúng tôi thấy đa số
các gia đình làm cơ sở cách mạng tham gia vào nuôi dấu, đưa đón cán bộ đều
là những gia đình nông dân “khá giả” tiêu biểu như: gia đình đồng chí Ngô
Hải Long (Tiên Phong); ông Lưu Bá Mục (Hồng Tiến); ông Nguyễn Văn
Phong, Trịnh Quang Đông (Cải Đan); ông Chính Vần (Bá Xuyên)…Qua đó
chúng ta thấy tham gia vào hoạt động cách mạng bao gồm đông đảo các giai
tầng trong xã hội, có nơi cả làng theo cách mạng như làng Yên Trung, tổng
Tiên Thù (Tiên Phong).
Vượt qua những khó khăn, trở ngại nhân dân Phổ Yên, trước hết là nhân
dân Tiên Thù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
học. Với những việc đã làm được, từ năm 1942 trở đi Phổ Yên được TW Đảng
và Xứ uỷ Bắc Kỳ chọn làm địa điểm tổ chức nhiều hội nghị, lớp tập huấn ngắn
hạn, đặt cơ sở in báo “Cờ giải phóng” (tại nhà bà Hoàng Thị Úc, thôn Yên
Trung, tổng Tiên Thù). Tại Phổ Yên, nhiều tài liệu của Đảng đã được in và phát
hành bí mật trong cả nước. “Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và
nhiều cán bộ quan trọng của Đảng đã ở và làm việc, qua lại Phổ Yên nhiều lần
trong những năm 1940 - 1945”[42,tr.30].
Từ năm 1942, Phổ Yên đã được Xứ uỷ Bắc Kỳ đặt các trạm giao thông bí
mật. Các trạm này là nơi đưa đón cán bộ, chỗ dừng chân của cán bộ từ dưới
xuôi lên miền núi và ngược lại. Cùng với Hiệp Hoà và Phú Bình, Phổ Yên có vị
trí nằm giữa, ở vị trí trung chuyển, là gạch nối giữa các tỉnh đồng bằng, ATKI
(các tỉnh bao quanh Hà Nội) với căn cứ Võ Nhai, Bắc Sơn và Cao Bằng. Cuối
1942 đầu 1943, Xứ uỷ Bắc Kỳ thông qua các trạm giao liên tại Phổ Yên đã bắt
liên lạc với chi bộ nhà tù chợ Chu (Định Hoá), và chi bộ Căng Bá Vân (thuộc
tây nam Đồng Hỷ).
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, thực dân Pháp công khai đàn
áp hòng dập tắt phong trào cách mạng nước ta, hàng ngàn cán bộ, đảng viên bị
địch bắt, bị giam giữ trong các nhà tù đế quốc. Ngoài các nhà tù cũ đã chật ních,
thực dân Pháp còn lập ra các trại tập trung mới ở Hoà Bình, Chợ Chu, Phấn Mễ,
Phú Thọ, Nghĩa Lộ, Bá Vân để phục vụ cho chính sách khủng bố của chúng.
Đây là “trại tập trung những người lao động đặc biệt”, phần lớn giam giữ những
cựu chính trị phạm, những người bị tình nghi có hoạt động cộng sản, những
người bị bắt chưa thành án nhằm tách các chiến sĩ cộng sản ra khỏi quần chúng.
Họ phải sinh hoạt, làm việc dưới sự giám sát của chính quyền thực dân.
Trước năm 1941, ở Bá Vân (tổng Niệm Cuông, huyện Đồng Hỷ) có một
trại giam nhỏ, đặt dưới sự chỉ huy của Công sứ Thái Nguyên, nhằm giam giữ tù
thường phạm. Đầu năm 1941, thực dân Pháp lần lượt đưa gần 200 chính trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
phạm từ Nghĩa Lộ, Phú Thọ, Sơn La…về giam ở Bá Vân, biến nơi đây thành
một trại tập trung lớn.
Trại tập trung Bá Vân được xây dựng trên khu đồi trọc, có diện tích
3km
2. Từ thị xã Thái Nguyên vào Bá Vân khoảng 13 - 14 km bằng một con
đường nhỏ, đến gần Bá Vân phải qua sông Công bằng một con đò nhỏ để vào
trại. Xung quanh trại có hai hàng rào tre vót nhọn đan chéo nhau cao 5m, giữa
hai hàng rào có cắm lớp chông tre rộng 2m tạo ra hàng rào bao bọc có chiều dày
3m và có 4 vọng gác. Tại cổng trại luôn có hai tên lính gác. Từ đầu năm 1941,
trại tập trung Bá Vân chịu sự chỉ huy của Thống sứ Bắc Kỳ. Đứng đầu Trại -
Căng Bá Vân là tên quan hai Mô - Rô và thường có hai trung đội người Việt
thường trực canh gác [68].
Chính quyền thực dân cho các chính trị phạm hưởng chế độ “tự quản’’, áp
dụng chính sách đối xử với anh em trong Căng Bá Vân tương đối rộng rãi. Chúng
cho anh em ta hoàn toàn tự quản việc tổ chức ăn uống cho đến sinh hoạt hằng
ngày. Lợi dụng chế độ giam lỏng trong Căng, các đồng chí đảng viên đã bí mật
bàn với nhau để lập chi bộ. Tháng 6/1942, chi bộ Căng Bá Vân được thành lập
gồm 10 đồng chí (Hà Kế Tấn, Trần Kiên, Hoàng Văn Thành, Hoàng Đức Viên
(Hoàng Bắc Dũng), Nguyễn Danh Đích, Nông Văn Đô, Vương Thừa Vũ,
Nguyễn Đức Thắng, Phạm Bá Thoan, Bùi Văn Hách) do đồng chí Hà Kế Tấn
làm bí thư.
Với sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ, ngoài nhiệm vụ biến nhà tù thành
trường học cách mạng để đào tạo, rèn luyện cán bộ, chi bộ trong Căng rất chú ý
đến công tác tuyên truyền, giác ngộ và gây dựng cơ sở cách mạng ra các vùng
xung quanh. Các đảng viên đã tìm cách mở rộng hoạt động của mình ra ngoài trại
giam. Với những hoạt động tuyên truyền, đấu tranh ở trong Căng đã gây ảnh
hưởng lớn với nhân dân các vùng xung quanh.
Được sự giúp đỡ của các đảng viên chi bộ Căng Bá Vân, vùng Mỏ Chè,
Cải Đan đã hình thành các tổ chức hội cứu quốc. Sự ra đời các tổ chức cứu quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
đã làm tăng thêm sự ủng hộ của nhân dân với cách mạng. Đặc biệt các vùng phụ
cận xung quanh Căng Bá Vân, nhân dân đã được nghe, được đọc tờ báo “Dòng
Sông Công”, một tờ báo cách mạng của các chiến sĩ cộng sản ở Căng Bá Vân
xuất bản. Tuy chỉ ra được 3 số, nhưng tờ báo này đã có tác dụng tuyên truyền
những chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, giáo dục đông đảo các tầng
lớp nhân dân. Ngày nay nhiều người dân trong vùng vẫn còn nhớ bài thơ viết về
tờ báo:
Báo về uống nước sông Công
Tiếng báo gầm vang dậy núi sông.
Kêu gọi nhân dân đoàn kết lại
Cùng nhau đấu tranh diệt thù chung.
Nhận thấy phong trào cách mạng phía bắc của huyện phát triển tốt, Xứ uỷ
đã cử cán bộ về phối hợp với chi bộ Căng Bá Vân, mở rộng phong trào. Nhiều
thanh niên được lựa chọn để lập ra các tổ trung kiên, các đội tự vệ. Họ được huấn
luyện về quân sự, cách rải truyền đơn và phương pháp bảo vệ cán bộ, bảo vệ mít
tinh, làm nhiệm vụ giao thông cho cán bộ cấp trên, trong đó 20 người được các
đồng chí trong Căng huấn luyện quân sự, nhờ đó các cơ sở cách mạng đã lan ra
Xuân Lãng, Phúc Thuận, Phi Đơn, Niệm Cuông, Mỏ Chè, Cải Đan, Phố Cò.
Phong trào cách mạng phát triển mạnh, quần chúng nhân dân nô nức
tham gia vào các hội cứu quốc và kiên quyết đấu tranh với địch. Nông dân đấu
tranh chống việc đóng tô cao, bằng việc khất tô, phát triển lên các hình thức đấu
tranh cao hơn như tố cáo bọn chánh tổng, lý trưởng ăn chặn của nhân dân trong
việc thu thuế. Nhân dân Cải Đan đã làm hỏng giống thầu dầu trước khi đem đi
trồng…Các cuộc đấu tranh trên địa bàn Phổ Yên đã buộc địch nhượng bộ. Các
cuộc đấu tranh đã tiếp tục tập hợp quần chúng nhân dân, củng cố niềm tin của
nhân dân với Đảng và Mặt trận Việt minh.
Căn cứ vào hoạt động vững mạnh của phong trào cách mạng, TW Đảng
đã chọn Phổ Yên là một trong những địa phương để xây dựng ATKII vào đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
năm 1943. Đây là căn cứ bí mật nằm trong lòng địch, có nhiệm vụ bố trí, bảo
vệ các cơ quan, các đồng chí lãnh đạo và các lớp huấn luyện…của TW Đảng
và Xứ uỷ Bắc Kỳ. Để hoàn thành nhiệm vụ, mọi hoạt động trong ATK được
đảm bảo giữ bí mật. Đầu năm 1943, phong trào cách mạng ở phía đông nam
của huyện phát triển mạnh đã thu hút sự theo dõi của địch. Tháng 4/1943, địch
mở cuộc lùng sục lớn vào huyện Phổ Yên, mũi trọng tâm vào các xã đông nam
của huyện. Do những yếu tố bất ngờ về thời gian cho nên cuộc lùng sục này
của địch đã làm cho 2 cơ sở quần chúng bị phá vỡ. Tiếp đó, địch chăng lưới
bắt được một số cán bộ được cấp trên cử về Phổ Yên hoạt động. Với những
kết quả như vậy, địch ra sức lùng bắt, tăng cường mật thám để dò la tìm những
nơi như Tiên Thù, Thuận Thành…nơi mà chúng nghi có nhiều hoạt động cách
mạng, mặt khác chúng cho lĩnh dõng, lính khố xanh tuần phòng cả ngày và
đêm trên tất cả các đường giao thông quan trọng mà chúng cho là đường đi lại
của cán bộ [42].
Để đối phó với tình hình trên, mọi hoạt động tại các địa phương thuộc
khu vực đông nam của huyện được chỉ đạo rút vào hoạt động bí mật. Các cơ sở
in, liên lạc và cơ quan của TW, Xứ uỷ đã kịp thời di chuyển sang Kha Sơn (Phú
Bình) và Hiệp Hoà (Bắc Giang) nên đã tránh được những tổn thất. Trong đó,
nhờ sự mưu trí, dũng cảm của bà Hoàng Thi úc, cơ sở in báo Cờ giải phóng đã
thoát khỏi sự truy lùng của giặc trong gang tấc.
Cùng thời gian, các cơ sở cách mạng ở phía nam của huyện như các cơ sở
ở Phù Lôi, các lò gạch bên bờ sông Công (Thuận Thành) vẫn giữ được bí mật
làm cơ sở liên lạc của TW tại địa phương. Điều đó chứng tỏ, phong trào cách
mạng Phổ Yên tuy bị tổn thất nhưng vẫn được duy trì.
Mùa thu 1943, TW Đảng giao cho Ban cán sự ATK do đồng chí Nguyễn
Trọng Tỉnh làm trưởng ban, cùng đội công tác “An toàn khu” nhiệm vụ phải giữ
vững phong trào cách mạng ở Phổ Yên, củng cố và phát triển để đón thời cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
mới. Từ đó, các cơ sở cách mạng được hướng dẫn cách phát hiện những hoạt
động của mật thám, chỉ điểm trà trộn trong nhân dân. Đối phó với sự khủng bố
của địch ở địa phương, ta vẫn tổ chức giải truyền đơn, dán áp phích kêu gọi
nhân dân ủng hộ Mặt trận Việt minh, nhưng đã có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn,
tránh sơ hở và những tổn thất không đáng có.
Trong khi phong trào cách mạng ở các địa phương ở phía đông nam của
huyện đang từng bước được khôi phục, củng cố sau đợt khủng bố của địch thì
phong trào cách mạng ở xã phía bắc Phổ Yên vẫn trên đà phát triển. Hoạt động
hăng hái sôi nổi nhất là các nhóm thanh niên cứu quốc. Hai đồng chí Nguyễn
Đình Lim và Hà Kế Tấn là đảng viên của chi bộ Căng Bá Vân, đã tổ chức cho
quần chúng học tập chính trị. Các hội viên trong các đoàn thể cứu quốc được
nghe, đọc báo “Bắc Sơn”, “Cờ giải phóng” và được tuyên truyền chương trình,
điều lệ của Việt minh. Cuối 1943, ở Bá Xuyên và Lợi Xá đã lập được nhiều tổ
đọc sách báo, là hình thức tổ chức hoạt động bán công khai của các hội cứu
quốc. Qua đó quần chúng nắm vững đường lối cách mạng của Đảng. Từ trong
phong trào cách mạng, một đường dây liên lạc giữa Căng Bá Vân với khu vực
đông nam Phổ Yên được hình thành từ Phi Đơn qua Mỏ Chè, Xóm Miếu, Xóm
Bẫy, Cầu Đông…nhân dân xã Cải Đan đã tích cực tham gia bảo vệ đường dây
và đưa đón cán bộ từ Cầu Đông lên Phi Đơn [69].
Chịu tác động của phong trào cách mạng của các xã phía bắc tại các địa
phương phía tây của huyện quần chúng ở Phúc Thuận, Vạn Phúc (Vạn Phái)
cùng đấu tranh đòi khất thuế, đoàn kết gây áp lực buộc các lý trưởng phải đồng
tình cho dân khất thuế.
Tháng 6/1944, đồng chí Hoàng Quốc Thịnh được Xứ uỷ Bắc Kỳ cử về để
kiểm tra phong trào cách mạng ở nam Đồng Hỷ và bắc Phổ Yên, đồng thời bàn
với đại diện chi bộ Căng Bá Vân chuẩn bị kế hoạch cho các đảng viên trong
Căng vượt ngục về với phong trào cách mạng. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ
uỷ Bắc Kỳ, phong trào cách mạng ở các xã phía bắc Phổ Yên đã có những bước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
phát triển mới, từ giữa 1944 phong trào vận động nhân dân đi theo Việt minh
tiếp tục phát triển rộng khắp các xã, các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ
cứu quốc kết nạp được nhiều hội viên, phong trào ủng hộ vật chất cho Mặt trận
Việt minh được duy trì. Đường dây liên lạc giữa Căng Bá Vân với khu vực
đông nam Phổ Yên đã tổ chức cho 8 đảng viên vượt ngục. Nhờ được chuẩn bị
chu đáo, lại được sự che chở đùm bọc của nhân dân, 8 chiến sỹ cộng sản (gồm
các đồng chí: Trần Kiên, Hà kế Tấn, Phạm Bá Thoan, Nguyễn Văn Mó, Nguyễn
Danh Đích, Nông Văn Đô, Hoàng Đức Viên, Bùi Văn Hách) đã vượt ngục, qua
Cải Đan, Phố Cò, về Ba Hàng, sau đó xuống Tiên Phong và sang Kha Sơn (Phú
Bình) an toàn [68].
Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở nam Đồng Hỷ
và bắc Phổ Yên, tháng 11/1944 thực dân Pháp chuyển toàn bộ chính trị phạm ở
Căng Bá Vân đi nơi khác. Ngay sau đó, từ 6/12/1944 chúng tung lực lượng tay
sai, mật thám vào vùng Bá Xuyên, Bình Sơn, Tân Quang và Cải Đan để dò la,
lùng sục, tìm bắt cán bộ, triệt phá các cơ sở cách mạng của ta. Phong trào cách
mạng đứng trước những khó khăn thử thách mới. Mặc dù thiếu sự lãnh đạo trực
tiếp của chi bộ Căng Bá Vân, nhưng nhờ có đội ngũ cán bộ và quần chúng cách
mạng được giáo dục rèn luyện từ trước, cho nên các cơ sở và phong trào cách
mạng ở địa phương vẫn được giữ vững.
Cuối 1944 đầu 1945, Đảng cấp trên thấy được tình hình thực tế của
phong trào cách mạng Phổ Yên đã kịp thời cử đồng chí Quang Huy và đồng chí
Liên về Phổ Yên để khôi phục, giữ vững phong trào các xã phía đông nam của
huyện. Từ đó, phong trào cách mạng từng bước được phục hồi, các ban Việt
minh ngày càng được mở rộng [42].
Như vậy, từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra (9/1939) đến khi
Nhật đảo chính Pháp (3/1945), dưới sự lãnh đạo của TW Đảng và Xứ uỷ
Bắc Kỳ, phong trào cách mạng đến với Phổ Yên từ 3 hướng: Vĩnh Phúc
sang Thuận Thành, từ Bắc Ninh sang Tiên Thù và từ Bá Vân xuống các xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
phía bắc và tây bắc của huyện. Tuy từ ba hướng tới, thời gian đến có khác
nhau nhưng đều thống nhất một đường lối do Đảng Cộng sản Đông Dương
lãnh đạo [41]. Phong trào cách mạng Phổ Yên có những bước phát triển
mới, các cơ sở Đảng được hình thành, quần chúng nhân dân được tập hợp,
giác ngộ và đi theo cách mạng ngày càng nhiều. Từ trong phong trào cách
mạng, đã hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng, là cơ
sở vững chắc cho hoạt động chuẩn bị lực lượng vũ trang và xây dựng ATK ,
bị tiến tới giành chính quyền khi thời cơ đến.
Quá trình xây dựng lực lượng và đấu tranh vũ trang
Tháng 10/1930, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ nhất họp tại Hương Cảng
đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần
Phú khởi thảo. Trong đó, về phương pháp cách mạng Luận cương đã xác định
đúng đắn con đường tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách mạng
bạo lực của quần chúng,…đồng thời lưu ý sự cẩn thận, chính xác trong võ trang
bạo động là phải theo khuân phép nhà binh [26].
Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã hoàn chỉnh chủ trương
chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ Hội nghị TW6 (11/1939), Hội nghị quyết
định xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Coi đó là nhiệm vụ trung
tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại, và đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng
khởi nghĩa.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng vũ trang là một bộ phận
quan trọng, không thể thiếu của lực lượng cách mạng, dùng để đập tan bộ máy
chính quyền thực dân, tay sai và bảo vệ bộ máy chính quyền mới. Cho nên đồng
thời với việc xây dựng lực lượng chính trị và căn cứ địa, Đảng ta luôn chú ý
lãnh đạo các địa phương xây dựng lực lượng vũ trang.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, thực dân Pháp công khai đàn áp
phong trào cách mạng nước ta, được sự chỉ đạo trực tiếp của TW Đảng và Xứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
uỷ Bắc Kỳ, lực lượng vũ trang cách mạng huyện Phổ Yên đã ra đời và không
ngừng lớn mạnh. Giữa năm 1940, theo sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ, tổng
Tiên Thù đã thành lập đội tự vệ bí mật gồm 8 đồng chí (Long, Khoan, Sức,
Hải, San, Bình, Duệ và Thông), đây là lực lượng vũ trang đầu tiên của huyện
Phổ Yên. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong trào
cách mạng Phổ Yên.
Cuối năm 1940, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, thực dân Pháp thẳng
tay đàn áp cuộc khởi nghĩa. Để ủng hộ cuộc chiến đấu của du kích Bắc Sơn,
nhân dân Phổ Yên mà nòng cốt là các cơ sở cách mạng, các tổ chức yêu nước
đã tổ chức quyên góp trong nhân dân lương thực, vũ khí tự tạo,…để ủng hộ
du kích Bắc Sơn. Nhân dân trong huyện đã gom sắt, thép, lập lò rèn, bí mật
sản xuất được 42 thanh kiếm để gửi đi cho các chiến sĩ Bắc Sơn. Tháng
8/1941, khi được tin thực dân Pháp tập trung quân, mở cuộc càn quét quy mô
lớn vào Bắc Sơn, Võ Nhai, tự vệ của huyện đã đẩy mạnh hoạt động vũ trang
tuyên truyền, vừa để gây thanh thế vừa để phát triển lực lượng. Tiêu biểu là
hoạt động rải truyền đơn dọc quốc lộ 3 kêu gọi nhân dân đấu tranh chống lại
ách thống trị của thực dân, tổ chức treo cờ đỏ búa liềm ở đồi Thông Hạc (ngày
nay là trường Đảng của huyện)…Những hoạt động đó đã góp phần cổ vũ, nâng
cao tinh thần yêu nước của nhân dân và gây không ít khó khăn cho Pháp.
Từ các hoạt động mạnh mẽ này, đội tự vệ của huyện đã trưởng thành một
bước, từ một tổ 8 người ban đầu đến tháng 10/1941 đội đã phát triển thành
trung đội, võ khí tuy còn thô sơ, bằng gươm, mã tấu, nhưng mỗi chiến sĩ đã có
một võ khí. Mặc dù trang bị thô sơ, kỹ thuật chiến đấu mới chỉ là những nét yếu
lĩnh cơ bản, song về chính trị, họ đã được giảng giải và thấm nhuần nghĩa lớn vì
cách mạng như các chiến sĩ cứu quốc.
Trong điều kiện đế quốc Pháp đang tiến hành đợt khủng bố ác liệt dài
ngày ở Võ Nhai, Đồng Hỷ với âm mưu tiêu diệt lực lượng cách mạng ở đây và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
từ đó truy tìm những cơ sở cách mạng ở Thái Nguyên. Để đảm bảo an toàn, bí
mật cho lớp học huấn luyện nghị quyết Hội nghị TW8, bên cạnh lực lượng
chính trị, kế hoạch dùng lực lượng tự vệ đánh chặn sự càn quét để giải thoát cán
bộ khi bị lộ cũng được đặt ra với việc hướng dẫn nhân dân chống lại sự khủng
bố để bảo vệ cơ sở.
Cuối tháng 2/1943, Ban thường vụ TW Đảng họp ở Võng La (Đông Anh -
Phúc Yên). Hội nghị đề ra kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị toàn diện cho cuộc
khởi nghĩa vũ trang. Sau hội nghị này, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được gấp rút
tiến hành trên toàn quốc.
Cùng thời gian, nhận thấy phong trào cách mạng ở phía bắc huyện phát
triển khá tốt, Xứ uỷ Bắc kỳ đã cử một số cán bộ về hoạt động ở bắc Phổ Yên,
nam Đồng Hỷ nhằm phối hợp với chi bộ Căng Bá Vân mở rộng phong trào.
Nhiều thanh niên được lựa chọn để lập các đội tự vệ, được huấn luyện về quân
sự, phương pháp bảo vệ cán bộ, bảo vệ mít tinh. Một số hội viên thanh niên cứu
quốc tham gia các đội tự vệ, thường xuyên được cán bộ trong Căng Bá Vân
huấn luyện về quân sự, từ đó về tập cho anh em tại địa phương.
Trên cơ sở phát triển các tổ chức cứu quốc, các đội tự vệ lần lượt ra đời ở
Xuân Miếu, Lợi Xá…cán bộ và chiến sĩ tự vệ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở cách
mạng, bảo vệ các đường dây liên lạc bí mật. Trang bị của các đội tự vệ phần lớn
là vũ khí thô sơ, tự tạo nhưng họ được thường xuyên huấn luyện. Nội dung
huấn luyện gồm các động tác chiến đấu cá nhân, cách sử dụng hiệu quả một số
loại vũ khí, võ tay không,…Phong trào thi đua rèn, sắm vũ khí cho tự vệ được
dấy lên sôi nổi trong nhân dân.
Giữa lúc phong trào cách mạng đang dâng cao, tháng 6/1944 một cuộc
họp quan trọng của các cơ sở cách mạng vùng Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn
được triệu tập tại Bến Bùn (Bá Xuyên). Hội nghị quyết định hợp nhất hai tổ tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
vệ ở Bá Xuyên, Bình Định thành một liên tổ. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng
thành của lực lượng cách mạng trong vùng [69].
Phong trào cách mạng ngày càng phát triển, không khí chuẩn bị khởi
nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc nói chung và tại Phổ Yên ngày càng
khẩn trương. Trước tình hình ấy, thực hiện chủ trương của Xứ uỷ Bắc Kỳ,
ngày 25/8/1944 chi bộ Căng Bá Vân đã tổ chức cho 8 đảng viên vượt ngục về
với cách mạng.
Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở bắc Phổ Yên,
tháng 11/1944 thực dân Pháp chuyển toàn bộ chính trị phạm ở Căng Bá Vân đi
nơi khác. Sau đó chúng tung lực lượng tay sai, mật thám lùng sục, tìm bắt cán
bộ nhưng do quần chúng nhân dân được giác ngộ tốt cho nên phong trào cách
mạng ở địa phương vẫn được giữ vững.
Qua diễn biến dồn dập của phong trào cách mạng ở Phổ Yên, quân địch
đánh hơi thấy hoạt động của Mặt trận Việt minh tại địa phương, chúng tăng
cường tuần phòng và kiểm soát, đặc biệt là khu vực phía nam của huyện. Ngày
16/9/1944, binh lính khố xanh ở đồn Hà Châu đã bắt được đồng chí Trương
Công Lệnh là phái viên, cán bộ quân sự của Xứ uỷ Bắc Kỳ, đang trên đường đi
công tác. Tự vệ và nhân dân Tiên Phong (Phổ Yên) và Kha Sơn (Phú Bình) đã
đưa lực lượng đi chặn địch để đánh tháo người trước khi chúng giải đồng chí
Trương Công Lệnh về Thái Nguyên. Nhưng khi lực lượng của ta vận động đến
nơi thì địch đã bí mật đưa đồng chí Trương Công Lệnh về Thái Nguyên.
Từ đầu tháng 10/1944, địch mở cuộc càn quét quy mô vào địa bàn 5 làng
Kha Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Kha Nhi, Mai Sơn, Bằng Cầu của xã Kha Sơn;
Tiên Thù của Tiên Phong và Phù Lôi của Thuận Thành. Tại Tiên Thù và Phù
Lôi, chúng tung lực lượng vây chặn các ngả đường từ soi ven sông vào các xóm
làng, sục sạo vào từng nhà chúng tình nghi là cơ sở cách mạng, chúng thu cả sắt
vụn vì sợ nhân dân sử dụng vào việc rèn vũ khí, địch đã khám phá ra nhà in, nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
ta cất giấu tài liệu ở Kha Sơn Hạ và bắt được một số cán bộ của ta. Cuộc khủng
bố này đã gây nhiều tổn thất cho ATKII nói chung và phong trào cách mạng ở
đông nam Phổ Yên nói riêng. Một số cán bộ, đảng viên và bộ phận không nhỏ
quần chúng hoang mang dao động.
Trước tình trạng giảm sút của phong trào cách mạng, được sự chỉ đạo
trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ và Ban cán sự ATK đã giúp cho phong trào cách
mạng tại Phổ Yên được giữ vững. Để củng cố, phát triển phong trào cách mạng
ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động của lực lượng tự vệ võ trang, trừng trị những
tên tay sai có nhiều nợ máu, gây nhiều tội ác với cách mạng. Ban cán sự ATK
quyết định diệt trừ tên đội Vinh, chỉ huy đồn Hà Châu vì tên này là tay sai đắc
lực của thực dân Pháp, có nhiều hành động chống phá cách mạng điên cuồng.
Kế hoạch diệt đội Vinh được sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí trong Ban
cán sự ATK, có sự phối hợp của tự vệ Phổ Yên và Phú Bình. Việc xử tử đội
Vinh diễn ra như dự kiến, nhưng do thiếu kinh nghiệm ta chỉ làm đội Vinh bị
trọng thương. Hành động trên là đòn cảnh cáo đối với bọn tay sai, củng cố niềm
tin của nhân dân với cách mạng.
Cuối 1944 năm đầu năm 1945, lãnh đạo Đảng cấp trên thấy được thực tế
tình hình của phong trào cách mạng ở Phổ Yên, đã kịp thời cử đồng chí Quang
Huy và đồng chí Liên về Phổ Yên để khôi phục và giữ vững phong trào cách
mạng ở các xã phía đông nam của huyện. Từ đó, phong trào cách mạng từng
bước được hồi phục, các tổ chức hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh ngày
càng được mở rộng, tự vệ thôn, xã lại được thường xuyên luyện tập, phong trào
cách mạng ở Phổ Yên đã sẵn sàng tiến lên một cao trào cách mạng mới.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Ban
cán sự ATKII quá trình xây dựng lực lượng, đấu tranh vũ trang đã được tiến
hành khẩn trương. Từ đó hình thành nên lực lượng tự vệ tại các địa phương và
góp phần bảo vệ cách mạng, hạn chế các hành động chống phá của Pháp và tay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
sai. Đây là lực lượng quan trọng góp phần vào thắng lợi của quân dân Phổ Yên
trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
2.3.2. Xây dựng Phổ Yên thành An toàn khu của Trung ương
Trong quá trình hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, nhiều nước
trên thế giới như Trung Quốc, Cu Ba, Angiêri,…đều tiến hành xây dựng căn cứ
địa. Trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng ta rút ra kinh nghiệm: muốn
bảo đảm sự ổn định và phát triển liên tục của phong trào cách mạng và cơ quan
lãnh đạo cách mạng phải có những địa bàn tương đối an toàn.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa
phong kiến, để chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền thì
chúng ta buộc phải xây dựng căn cứ địa vì: căn cứ địa là nơi xây dựng, bảo vệ,
phát triển lực lượng và làm bàn đạp tiến công để mở rộng thế và lực của cách
mạng. Trong quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền ở một nước như nước ta, thực hiện khởi nghĩa từng phần, xây dựng căn
cứ địa cách mạng là một chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng.
Đảng Cộng sản Đông Dương, trong quá trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa,
đã tạo ra được những đội quân vũ trang và những khu căn cứ trước sức đàn áp
vô cùng tàn bạo của kẻ thù. Nếu không có những căn cứ địa đầu tiên và ngày
càng rộng lớn thì không thể có một đạo quân cơ bản để tuyên truyền cách mạng,
bảo vệ nhân dân [43].
Để có chỗ đứng chân, xây dựng lực lượng và điều kiện chỉ đạo phong trào
cách mạng, sau khởi nghĩa Bắc Sơn theo nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ 7
(11/1940), căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng tại Bắc Sơn - Võ Nhai.
Tháng 1/1941, sau khi v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945.pdf