Tài liệu Luận văn Chuyển giao công nghệ là con dao hai lưỡi: LUẬN VĂN:
Chuyển giao công nghệ là
con dao hai lưỡi
Lời nói đầu
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là tiến tới một "ngôi nhà chung" sẽ
được thiết lập cho nền kinh tế thế giới mà các quốc gia trong đó dù mạnh hay yếu
đều đóng một vai trò nhất định vào sự phát triển của ngôi nhà chung đó. Điều này
đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia nhưng đồng thời cũng nó cũng đặt môix quốc gia
trước những thách thức lớn. Thật vậy, với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ ngày nay thì các nước phát triển sẽ càng phát triển nhanh hơn đồng thời
cũng ngày càng bỏ xa các nước đang phát triển. Chính vì thế ,các nước đang phát
triển nói chung và nước ta nói riêng phải có những chính sách hợp lý để có thể bắt
kịp hay ít nhất là giữ được khoảng cách hiện nay với các nước phát triển. Để làm
được điều này không còn cách nào khác ngoài việc phải dùng nội lực của chính
mình để nghiên cứu và phát triển nền khoa học công nghệ trong nước. Tuy nhiên
,trong giai đoạn đầu của sự ph...
13 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Chuyển giao công nghệ là con dao hai lưỡi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Chuyển giao công nghệ là
con dao hai lưỡi
Lời nói đầu
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là tiến tới một "ngôi nhà chung" sẽ
được thiết lập cho nền kinh tế thế giới mà các quốc gia trong đó dù mạnh hay yếu
đều đóng một vai trò nhất định vào sự phát triển của ngôi nhà chung đó. Điều này
đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia nhưng đồng thời cũng nó cũng đặt môix quốc gia
trước những thách thức lớn. Thật vậy, với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ ngày nay thì các nước phát triển sẽ càng phát triển nhanh hơn đồng thời
cũng ngày càng bỏ xa các nước đang phát triển. Chính vì thế ,các nước đang phát
triển nói chung và nước ta nói riêng phải có những chính sách hợp lý để có thể bắt
kịp hay ít nhất là giữ được khoảng cách hiện nay với các nước phát triển. Để làm
được điều này không còn cách nào khác ngoài việc phải dùng nội lực của chính
mình để nghiên cứu và phát triển nền khoa học công nghệ trong nước. Tuy nhiên
,trong giai đoạn đầu của sự phát triển chúng ta không nhất thiết phải đi lần lượt
từng bước. Là những nước đi sau chúng ta có lợi thế là có thể "đi tắt, đón đầu" đối
với những công nghệ mới trên thế giới mà không phải tốn chi phí nghiên cứu ban
đầu. Đó là một thuận lợi lớn cho những nước đi sau như chúng ta .Song cũng như
mọi hiện tượng kinh tế xã hội khác "chuyển giao công nghệ" cũng có mặt trái của
mình. Điều này thể hiện ở cả bên chuyển giao công nghệ và bên tiếp nhận chuyển
giao công nghệ .Chính vì thế có nhận xét cho rằng "Chuyển giao công nghệ là con
dao hai lưỡi". Vậy chúng ta cùng xem xét nhận định này đã thoả đáng hay chưa
trong phần tiếp theo.
Đây là một vấn đề khá quan trọng nhất là trong điều kiện nước ta cũng đang
từng bước đi vào hội nhập với nền kinh tế cũng như khoa học công nghệ trong khu
vực và thế giới.
Phần nội dung
I. Lý luận chung về chuyển giao công nghệ
Để hiểu được những vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ trước hết
chúng ta phải tìm hiểu thế nào là công nghệ . Từ trước đến nay đã có rất nhiều khái
niệm khác nhau về công nghệ . Trước đây trong nền kinh tế giản đơn công nghệ
được hiểu là nghệ thuật làm việc để chuyển hoá biến đổi đối tượng lao động sao cho
đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất . Tuy nhiên ,định nghĩa đã không nêu
được bản chất của công nghệ ,chưa nêu được mối quan hệ giữa công nghệ với các
yếu tố liên quan .Chính vì vậy ,chúng ta có định nghĩa mới khá hoàn chỉnh về công
nghệ của Uỷ ban kinh tế và Xã hội Châu á - Thái Bình Dương ( ESCAP ) : " Công
nghệ bao gồm những kĩ năng ,kiến thức thiết bị và được sử dụng trong sản xuất
trong chế tạo hay trong dịch vụ sản xuất và dịch vụ quản lí .
Có thể thấy công nghệ chính là sản phẩm của lao động ,của tinh hoa trí tuệ con
người tạo ra xã hội . Nó là công cụ và phương tiện chủ yếu để con người đạt được
những lợi ích cần thiết. Sự phát triển của nhiều nước cho thấy công nghệ là nhân tố
quyết định khả năng của một nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
với tốc độ cao .Chính vì vậy ,người ta nói công nghệ là chìa khoá cho sự phát triển
.Điều này có thể thấy rõ trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại : được
bắt đầu khoảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2, nó đã tạo ra những lực lượng sản
xuất to lớn và mới về chất, góp phần quyết định thúc đẩy những quá trình hiện đại
của loài người như: cấu trúc lại các nền kinh tế, thay đổi và chuyển hướng cơ sở hạ
tầng của sản xuất; tăng cường các xu thế toàn cầu hoá nhiều lĩnh vực hoạt động giữa
các quốc gia trong đó có " chuyển giao công nghệ " .
Vậy chuyển giao công nghệ là gì và hoạt động chuyển giao công nghệ được
tiến hành như thế nào ?
Theo khái niệm của UNIDO ( Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp Quốc )
thì chuyển giao công nghệ được hiểu là quá trình truyền bá công nghệ từ nước này
sang nước khác ngoài nước sản sinh ra nó hay nói cách khác đó là quá trình chuyển
và nhận công nghệ qua biên giới .Quá trình này bao gồm những công việc sau đây :
+ Chuyển giao những phương pháp nguyên tắc ,nguyên lý của công
nghệ đó .
+ Chuyển giao những bí quyết và thông tin liên quan .
+ Chuyển giao máy móc trang thiết bị
+ Chuyển giao những hiểu biết thông qua đào tạo đội ngũ công nhân
lành nghề nắm vững về công nghệ mới được chuyển giao .
+ Truyền bá về kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm tổ chức khai thác và
điều hành quản lí công nghệ đó .
+ Truyền bá về thị trường nhất là thị trường xuất khẩu .
Còn việc chuyển và nhận công nghệ giữa các đơn vị các khu vực kinh tế và địa lý
trong một quốc gia thì chỉ được gọi là hỗ trợ công nghệ ,giúp đỡ công nghệ hay phát
triển công nghệ sở tại .
Như vậy với định nghĩa này chúng ta có sự phân biệt rõ ràng giữa một số vấn
đề phát triển công nghệ sở tại với chuyển giao công nghệ sở tại và chuyển giao
công nghệ vĩ mô. Ranh giới để phân biệt là đường biên giới và nền kinh tế quốc
gia. Chính vì vậy bất cứ sự truyền bá kiến thức nào qua đường biên giới quốc gia
đề được coi là chuyển giao công nghệ và bất cứ dòng công nghệ nào từ một nguồn
(bên giao) đi tới bên nhận nằm trong 1 nước thì được coi là phát triển công nghệ nội
tại. Như vậy, sự phát triển công nghệ sở tại có thể đạt được thông qua việc chuyển
giao và sử dụng các kết qủa nghiên cứu triển khai hữu ích của ngoài hoặc thông
qua việc truyền bá và chuyển giao các kiến thức kĩ thuật từ nơi này tới nơi khác
trong 1 nước. Quá trình này được xem như là sự truyền bá và thâm nhập công
nghệ.
Còn riêng đối với Việt Nam thì theo pháp lệnh chuyển giao công nghệ năm
1998 thì chuyển giao công nghệ được hiểu là quá trình thương mại và pháp lí để bên
tiếp nhận công nghệ có được trình độ của bên chuyển giao công nghệ .
Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm:
+ Chuyển giao quyền sở hữu hay sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc
các đối tượng sở hữu công nghệ khác.
+ Chuyển giao các bí quyết hay kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới dạng *
pán công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có hay không kèm
theo thiết bị.
+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ kể cả đào tạo và thông
tin.
Chuyển giao công nghệ có 2 hình thức chuyển giao cơ bản sau :
* Chuyển giao công nghệ dọc : là hình thức chuyển và nhận công nghệ đi từ nghiên
cứu đến triển khai ở quy mô công nghệ hay nói cách khác đó là quá trình chuyển và
nhận công nghệ đang trong quá trình quản lí và nghiên cứu ( tức là đã nghiên cứu
thành công nhưng chưa chuyển giao cho một đối tác nào. Với hình thức chuyển
giao này thì bên tiếp nhận chuyển giao có thể hoàn toàn hài lòng vì mức độ phù hợp
của nhu cầu về công nghệ của mình đồng thời sẽ nhận được một công nghệ mới
hoàn toàn với kỹ thuật chưa bị bại lộ ,đảm bảo được tính độc quyền cho bên tiếp
nhận .
Tuy nhiên chuyển giao công nghệ dọc cũng có những hạn chế nhất định như nó
đòi hỏi chi phí cao ,trình độ cao .Mặt khác nước tiếp nhận còn phải đứng trước rủi
ro về thị trường do công nghệ mới chưa được thử nghiệm ,sản phẩm chưa được
người tiêu dùng tin cậy .
* Chuyển giao công nghệ ngang : là hình thức chuyển và nhận công nghệ đã
qua áp dụng ,khai thác và sản xuất đại trà .
Hình thức này có ưu điểm rõ ràng là đơn giản dễ dàng trong tính chất quản lí
kĩ thuật ,sản phẩm đã có được sự tin tưởng trên thị trường ,tận dụng được nguồn tài
nguyên nhân lực trong nước song do nhận công nghệ đã qua khai thác nên nêú
không cân nhắc kĩ sẽ bị tiếp nhận những công nghệ lạc hậu .Mặt khác do là công
nghệ đã qua sử dụng nên sản phẩm cũng vấp phải sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn ,khó
thu lợi nhuận .
Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trong giai đoạn
đầu của sự phát triển ta vẫn phải ưu tiên cho chuyển giao công nghệ ngang một cách
hợp lí và có sự lựa chọn kĩ càng để giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt đồng
thời cũng phải kết hợp chuyển giao công nghệ dọc đối với những ngành kinh tế mũi
nhọn để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá _hiện đại hoá đất nước . Có thể thấy
công nghệ được cấu thành bởi 2 bộ phận: phần cứng và phần mềm. Trong chuyển
giao công nghệ cái khó, cái gây trắc trở không thể hiện nhiều ở phần cứng. Cái gây
thiệt hại, khó tìm hiểu, khó nắm vững và dễ bị thất thố nằm ở phần mềm. Bởi
vì phần mềm nhiều khi rất trừu tượng, bí ẩn và vì vậy giá cả không ổn định. Do đó
khi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ cho dù là chuyển giao công nghệ
dọc hay ngang chúng ta cũng phải quan tâm tới chuyển giao công nghệ phần mềm.
Song như đã nói ở trên ,liệu chuyển giao công nghệ có phải là " con dao hai lưỡi
" . Ta sẽ nghiên cứu vấn đề này ở phần tiếp theo .
II . Chuyển giao công nghệ _ " con dao hai lưỡi " ?
Bất kì một quốc gia ,một địa phương ,một ngành một cơ sở ,một tổ chức ,một cá
nhân nào tham gia quá trình sản xuất cũng cần có một công nghệ hay nhiều công
nghệ để triển khai .Để có được công nghệ này ngoài việc tự nghiên cứu ta có thể
nhận từ các nước ,các tổ chức ...khác .Nhưng bên cạnh những thuận lợi mà chuyển
giao công nghệ đem lại cho cả hai bên chuyển giao và nhận chuyển giao thì nó cũng
đem lại không ít những rủi ro mà hai bên sẽ phải chấp nhận trong quá trình chuyển
giao .
1. Đối với bên chuyển giao công nghệ
Bên chuyển giao công nghệ là những quốc gia ,tổ chức ...nghiên cứu thành
công một công nghệ nào đó và muốn chuyển giao cho một đối tác khác . Trước hết
ta xét những thuận lợi mà bên chuyển giao công nghệ có được khi thực hiện quá
trình này .
Thứ nhất , một điểm mà ta có thể dễ dàng nhận thấy là nhờ có chuyển giao công
nghệ cho đối tác khác mà công nghệ sẽ được đưa sang một môi trường làm việc
khác ,được sử dụng đại trà và dễ bộc lộ những khiếm khuyết nhược điểm của mình
.Chỉ lúc đó thì ta mới có điều kiện phát hiện xử lí các thiếu sót nhược điểm của
công nghệ .Trên cơ sở đó có thể hoàn thiện và nâng cao giá trị công nghệ của mình
.
Thứ hai , bằng việc chuyển giao công nghệ mà các nước ,các tổ chức ...này có
được thêm thu nhập từ hai con đường :
+ Trực tiếp từ việc bán công nghệ cho bên tiếp nhận
+ Gián tiếp từ việc bán những tài liệu chuyên môn nghiệp vụ kèm theo
thông tin khoa học công nghệ , cung cấp những phụ tùng thay thế, hay bao tiêu sản
phẩm .Đây là một quá trình rất lâu dài và nó là nguồn thu nhập chủ yếu của bên
chuyển giao .
Thứ ba, nhờ có chuyển giao công nghệ mà bên chuyển giao có thể mở rộng
vùng ảnh hưởng của mình và mở rộng thị trường về công nghệ cho mình .Bằng
cách này họ còn có thể đạt được vị trí độc quyền chuyển giao công nghệ trong một
lĩnh vực nhất định cho một quốc gia nào đó .
Thứ tư , cũng nhờ việc đưa công nghệ sang nước khác mà các nước này có thể
tận dụng được nguồn tài nguyên ,nguồn lao động dồi dào ở các nước sở tại .Nhờ đó
mà sản phẩm sẽ tăng được tính cạnh tranh do giá thành hạ .
Cuối cùng ,đó là những thuận lợi lớn không thể tính được về mặt quan hệ
ngoại giao giữa nước chuyển giao và nước tiếp nhận chuyển giao cũng như việc mở
rộng thị trường của các hàng hoá dịch vụ khác sang các nước tiếp nhận công nghệ .
Nhưng song song với những thuận lợi trên là những rủi ro mà bên chuyển giao
tất yếu sẽ phải gánh chịu khi tiến hành chuyển giao .
Đó trước hết là việc mất vị trí dẫn đầu về khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực (
ngành đó ) từ đó dẫn tới có thể mất vị trí dẫn đầu về thương mại ,mất vị trí độc
quyền .Và từ những ảnh hưởng này còn có thể gây suy giảm lợi nhuận quyền lợi
kinh tế quốc gia hay nặng nề hơn là làm mất uy tín quốc gia trên trường thế giới .
Tiếp theo ,với việc chuyển giao công nghệ mà còn có thể có khả năng làm mất
cán bộ công nhân viên và đặc biệt là chuyên gia trong các ngành đang chuyển giao .
Đặc biệt , chuyển giao công nghệ vô hình chung cũng là đã tạo ra đối thủ cạnh
tranh cho chính mình trước mắt và trong tương lai .
Như vậy, bên chuyển công nghệ có những ưu thế của một nước có công
nghệ mới, tiên tiến nhưng khi bộc lộ công nghệ đó họ cũng gặp phải rất nhiều bất
lợi. Do đó quan điểm của các nước này trong chuyển giao công nghệ là:
- Khuyến khích chuyển giao những công nghệ có lợi, hạn chế và cấm
chuyển giao công nghệ ảnh hưởng tới quốc gia đặc biệt là an ninh quốc phòng.
- Cấm chuyển giao công nghệ cao: là công nghệ áp dụng những thành tựu
khoa học mới nhất đòi hỏi trình độ cao như công nghệ sinh học, công nghệ hạt
nhân.
- Cấm chuyển giao cho các nước được coi là kẻ thù.
2. Đối với bên tiếp nhận công nghệ
Trái ngược với bên chuyển giao công nghệ bên tiếp nhận công nghệ thường là
những nước đang phát triển .Đối với những nước này có thể nói tiếp nhận công
nghệ từ những nước phát triển là con đường duy nhất để tiến hành quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .Điều này có nghĩa là có rất nhiều thuận lợi mà
bên tiếp nhận công nghệ sẽ nhận được trong quá trình chuyển giao công nghệ .
Một thuận lợi đầu tiên mà ta dễ dàng nhận thấy là bằng việc tiếp nhận một công
nghệ sẵn có mà các nước này sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí lớn cũng như thời
gian để nghiên cứu công nghệ .Đồng thời là người đi sau nên các nước này có được
những bài học quý báu về thành công cũng như thất bại của những nước đi trước
trong việc sử dụng công nghệ từ đó rút ra bài học cho mình .
Hai ,các nước đang phát triển thường có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên và
lao động. Tuy nhiên các nguồn lực này đều đang được sử dụng một cách lãng
phí, không có hiệu quả. Chuyển giao công nghệ đã tạo điều kiện cho các nước có
thể hạn chế được tình trạng trên. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất
góp phần tăng nhanh giá trị lao động, tạo công ăn việc làm, giải quyết nạn thất
nghiệp, khai thác tài nguyên một cách hợp lý. Nhờ đó, năng lực và chất lượng
sản xuất ngày càng nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế phát triển
có khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo chiều hướng có lợi.
Ba , việc tiếp nhận công nghệ từ những nước phát triển cũng đồng nghĩa với
việc ta có điều kiện tiếp xúc với những đối tác làm ăn có kinh nghiệm .Qua đó ta
cũng có cơ hội để nâng cao hiểu biết về những cung cách làm ăn khác nhau , có
kinh nghiệm hơn trong việc kí kết hợp đồng khác .
Đó là những thuận lợi cơ bản của việc tiếp nhận công nghệ .Nhưng cũng như
nhiều sự vật khác , việc tiếp nhận công nghệ cũng có mặt trái của mình .Đó là một
con dao hai lưỡi mà bất cứ ai bất cẩn sẽ bị chính nó gây tổn thương .
Có thể thấy song song với quá trình tiếp nhận công nghệ là sự lệ thuộc ngày
càng nhiều về nhiều mặt khác nhau như khoa học kĩ thuật ,tài chính ,chính trị văn
hoá và tiền tệ . Tiếp theo sau đó hậu quả là gì chắc mọi người trong chúng ta đều
biết đó là sự lệ thuộc ngày càng lớn về nhà nước .
Tiếp đến là sự lãng phí nghiêm trọng nguồn nhân lực vật lực của đất nước ,của
địa phương nếu công nghệ tiếp nhận không hợp lí , không phù hợp với khả năng
trình độ . Và điều đó tất yếu dẫn đến sự xói mòn lòng tin của nhân dân vào chính
sách phát triển của nhà nước .
Tiếp nhận công nghệ cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự mất cân
đối giữa các ngành các vùng kinh tế . Do sự tiếp nhận không hợp lí có thể làm cho
các miền các vùng phát triển không đồng đều ,gây ra sự mất cân đối giữa các ngành
. Từ đó gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội khác .
Ngoài ra bên tiếp nhận công nghệ có thể gặp phải những rủi ro bất khả
kháng như do thái độ không nghiêm túc của bên chuyển giao hay do thiên tai
, địch họa .
Tuy rằng còn khá nhiều nhũng rủi ro phải đối mặt song tiếp nhận công nghệ
là việc không thể không thực hiện nên bên tiếp nhận công nghệ cũng đưa ra những
quan điểm của mình nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cũng như phát huy được
những thuận lợi của quá trình này .
- Khuyến khích tiếp nhận những công nghệ góp phần giải quyết các
vấn đề cấp bách trước mắt kinh tế xã hội cũng như phát triển và tăng trưởng
kinh tế quốc dân.
- Khuyến khích tiếp nhận những công nghệ góp phần chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề tạo công ăn việc làm giải quyết nạn thất nghiệp.
- Khuyến khích tiếp nhận những công nghệ góp phần khai thác và chế
biến tài nguyên, tăng tỉ trọng xuất khẩu.
- Khuyến khích tiếp nhận những công nghệ hỗ trợ cho chiến lược CNH-
HĐH, thực hiện khẩu hiệu " Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn
minh"
- Khuyến khích tiếp nhận những công nghệ làm cơ sở cho sự phát triển
nền kinh tế tri thức.
- Hạn chế và cấm tiếp nhận những công nghệ không phù hợp và công
nghệ ảnh hưởng tới văn hoá xã hội, thuần phong mỹ tục.
Qua sự phân tích trên về những thuận lợi và khó khăn của hai bên tiếp
nhận và chuyển công nghệ chúng ta đã nhận thức được hai mặt của hoạt động
chuyển giao công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ mặc dù rất thiết thực
và rất cần thiết, nó xuất phát từ chính nhu cầu của hai phía nhưng thực sự những
rủi ro tiềm ẩn trong nó là không nhỏ. Một con dao hai lưỡi là hình ảnh khá
chính xác về hoạt động này. Nhưng hai lưỡi của nó đều sắc như nhau do đó
làm thế nào để sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất là vấn đề đang đặt ra
với cả hai phía.
Thực tiễn chuyển giao công nghệ ở nhà máy thuốc lá Thăng Long trên địa
bàn Hà Nội được trình bày dưới đây sẽ phần nào minh chứng cho quan điểm này.
3. Minh hoạ quan điểm này với tình hình chuyển giao công nghệ ở địa phương.
Từ khi nhà máy thuốc lá Thăng Long được thành lập, các thế hệ cán bộ làm
lãnh đạo của nhà máy đã không ngừng quan tâm tới hoạt động đổi mới trang thiết
bị máy móc, công nghệ để nhà máy có thể phát triển và đứng vững trên thị
trường. Từ năm 1990 đến nay thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và
Nhà nước nhà máy đã đẩy mạnh việc đầu tư cho khoa học công nghệ, tìm hiểu
công nghệ thuốc lá mới của thế giới để ứng dụng vào nước ta. Cụ thể năm
1980 nhà máy đã đầu tư và đưa vào sản xuất 2 dây chuyền thuốc lá bao chất
lượng tốt là Hồng Hà và Vinataba gồm, 2 máy cuốn điếu MAR8-MAX3 và 2 máy
đóng bao kính, 1 máy đóng tút BOXER do hãng Mollias - Anh chế tạo. Để thúc
đẩy sản xuất, nhà máy đã cho lắp đặt máy bơm hút chân không cung cấp chân
không cho công nghệ sản xuất thuốc lá, bình chứa khí nén của Hàn Quốc, máy
cuốn MAR8, MAX3, máy cuốn bao Tây Đức cho phân xưởng bao mềm. Năm
1991 đoàn cán bộ nhà máy đã đi thăm đảo Côn Minh ( Trung Quốc) để khảo sát dây
chuyền chế biến sợi. Sau khi cân nhắc và tính hiệu quả kinh tế, nhà máy quyết
định nhập dây chuyền chế biến sợi của tổng công ty tàu thuyền Côn Minh. Đầu năm
1993 hợp đồng mua bán được ký kết và tháng 11/1993 toàn bộ máy móc thiết bị
gồm 143 hạng mục được tập kết tại nhà máy chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm
toàn thể nhà máy quyết tâm lắp đặt xong dây chuyền, đến 6/1/1994 mẻ sợi thuốc
đầu tiên được chế thử đạt chất lượng rất tốt. Do tận dụng được thời cơ và bằng
sự nhạy bén của lãnh đạo nhà máy, nhà máy đã tiết kiệm được 4.000.000 USD khi
mua dây chuyền này.
Sự phát triển của nền kinh tế trong vài năm qua đòi hỏi doanh nghiệp
phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của mình để có thể
tồn tại được. Vì vậy việc đổi mới công nghệ phải được thực hiện một cách liên
tục không ngừng. Cho nên 1994-1998 nhà máy đã đầu tư thêm 1 dây chuyền sản
xuất thuốc lá bao cứng cho phân xưởng bao cứng gồm: 1 máy cuốn điếu MAR8,
1 máy đóng bao ALP và 1 máy đóng tút điếu do hãng Mollias - Anh sản xuất,
nhằm tăng số lượng sản phẩm Vinataba của nhà máy. Bên cạnh đó việc xây
dựng phân xưởng hợp tác với hãng Rothmons sản xuất thuốc lá Dunhill cũng
được tiến hành, 1 dây chuyền sản xuất thuốc Dunhill được lắp đặt và đi vào hoạt
động. Năm 2000 nhà máy lại hoàn thành việc lắp đặt, hiệu chỉnh dây chuyền
cuốn điếu công suất 6000 (đ/p) và dây chuyền liên hợp đóng bao tút cứng công suất
33(b/p) nhập từ cộng hoà Pháp và cộng hoà liên bang Đức với tổng vốn đầu tư là
37 tỷ đồng.
Như vậy hàng năm nhà máy đều đầu tư mua sắm thêm các loại máy móc
thiết bị mới, đưa các dây chuyền hiện đại vào sản xuất thay thế dần các loại máy
móc đã cũ kỹ và lạc hậu. Nhờ đó trong thời gian qua nhà máy đã không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, tăng năng suất sử dụng nhân
công và các nguồn lực một cách có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh với các
sản phẩm của các nhà máy khác trong nước.
Tuy nhiên việc đổi mới, chuyển giao công nghệ ở nhà máy vẫn còn một số
hạn chế. Chúng ta đã biết phần lớn các máy móc thiết bị của nhà máy đều do
Anh, Đức, Trung Quốc sản xuất từ những năm 70,80 nên đã gần như lạc hậu.
Thêm vào đó một số công nghệ hiện đại thì lại không được huy động hết công
suất như máy cuốn điếu, máy đóng bao, đóng tút không được sử dụng nhưng vẫn
tính khấu hao ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Mặt khác công nghệ tiên tiến
nhưng chưa có lao động đủ trình độ để vận hành cũng gây lãng phí lớn.
Trên đây mới phần nào điểm qua những nét tiêu biểu trong tình hình
chuyển giao công nghệ, đổi mới kỹ thuật của nhà máy thuốc lá Thăng Long trong
những năm gần đây. Quả thật việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng những máy
móc công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới đã đem lại nhiều hiệu quả tích
cực cho nhà máy đáp ứng yêu cầu trước mắt. Nhưng những khó khăn xung quanh
vấn đề này đang đặt ra cho nhà máy cũng rất nhiều. Do đó đây không chỉ là mối
quan tâm của riêng nhà máy thuốc lá Thăng Long mà của mọi ngành, mọi lĩnh
vực của Việt Nam và những nước đang phát triển.
Kết luận
Qua đây ta có thể nhận thấy rằng bất kì sự vật nào cũng có hai mặt của nó
.Chuyển giao công nghệ cũng vậy ,nó cũng là "con dao hai lưỡi ". Những hiệu quả
mà nó đem lại là vô cùng lớn song cái giá phải trả do sự bất cẩn khi thực hiện nó
cũng lại vô cùng lớn . Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để chúng ta có thể nhận
thức được tính hai mặt của nó để từ đó có thể có những chính sách chiến lược hợp lí
nhằm hạn chế những rủi ro mà nó mang lại .
Đối với nước ta ,trong thời điểm hiện nay khi mà xu hướng khu vực hoá toàn
cầu hoá đang chiếm lĩnh thì việc phát triển và tiếp nhận công nghệ là không thể
tránh khỏi hay nói cách khác đó là con đường ngắn nhất và nhanh nhất giúp ta hội
nhập với khu vực và thế giới .Để làm được điều này nhà nước phải đề ra những
chiến lược sách lược phát triển hợp lí trên cơ sở nhận thức rõ " chuyển dao công
nghệ là con dao hai lưỡi ". Đã có nhiều nước đi trước thành công trong quá trình
này và chúng ta tin tưởng trong một tương lai không xa nước ta cũng sẽ trở thành
một nước công nghiệp hiện đại và có một nền khoa học công nghệ phát triển .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Chuyển giao công nghệ là con dao hai lưỡi.pdf