Tài liệu Luận văn Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: - 1 -
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ
1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..............................................1
1.1.1 Cơ cấu kinh tế ........................................................................................1
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................................................2
1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng .................................................2
1.2.1 Tổng quan về tín dụng ............................................................................2
1.2.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng ........................................................6
1.2.3 Vai trò tín dụng ngân hàng: .....................................................................8
1.3 Tín dụng trung và dài hạn của NHTM ........................................
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ
1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..............................................1
1.1.1 Cơ cấu kinh tế ........................................................................................1
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................................................2
1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng .................................................2
1.2.1 Tổng quan về tín dụng ............................................................................2
1.2.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng ........................................................6
1.2.3 Vai trò tín dụng ngân hàng: .....................................................................8
1.3 Tín dụng trung và dài hạn của NHTM .......................................................11
1.3.1 Những vấn đề chung về tín dụng đầu tư ...............................................11
1.3.2 Vai trò của tín dụng T&DH đối với chuyển dịch CCKT .......................14
1.3.3 Điều kiện và đối tượng của tín dụng trung và dài hạn ..........................17
1.3.4 Các hình thức tín dụng trung và dài hạn ...............................................17
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.1 Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long..............................20
2.1.1 Vài nét về tình hình chung của tỉnh ......................................................20
2.1.2 Tình hình phát triển KT-XH của tỉnh....................................................20
2.2 Khái quát hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long .............23
2.2.1 Tình hình mạng lưới tổ chức hoạt động của các NHTM........................23
2.2.2 Tình hình huy động vốn của các NHTM................................................24
2.2.3 Tình hình đầu tư tín dụng .......................................................................26
2.3 Thực trạng đầu tư tín dụng trung và dài hạn của các NHTM trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long...................................................................................30
2.3.1 Tình hình đầu tư tín dụng trung và dài hạn ............................................30
2.3.2 Đánh giá chất lượng đầu tư tín dụng trung và dài hạn ...........................39
2.3.3 Đánh giá chung về cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài hạn .................42
2.3.3.1 Những mặt được ...........................................................................42
- 2 -
2.3.3.2 Những mặt tồn tại hạn chế ...........................................................45
2.3.3.3 Nguyên nhân những mặt tồn tại ..................................................48
Chương 3: CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐỂ THÚC
ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN
3.1 Quan điểm định hướng và mục tiêu trong việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế của tỉnh ...............................................................................................50
3.1.1 Quan điểm định hướng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
của tỉnh đến năm 2010. .........................................................................50
3.1.2 Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010. ................51
3.2 Quan điểm và mục tiêu trong việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng
trung và dài hạn .............................................................................................52
3.2.1 Quan điểm định hướng trong việc đầu tư tín dụng
của ngành ngân hàng ............................................................................52
3.2.2 Những mục tiêu cơ bản trong việc đầu tư tín dụng trung &
dài hạn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh ....................................53
3.3 Những giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng
trung và dài hạn..............................................................................................54
3.3.1 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn
theo thời hạn ..........................................................................................54
3.3.2 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn theo
thành phần kinh tế .................................................................................58
3.3.3 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn theo
ngành kinh tế và đối tượng cho vay .....................................................61
3.3.4 Những giải pháp hỗ trợ bổ sung để chuyển đổi cơ cấu
tín dụng trung & dài hạn đạt hiệu quả cao ............................................64
3.4 Những kiến nghị đến các cơ quan có liên quan .............................................67
3.4.1 Kiến nghị đối với NH nhà nước Việt Nam ...........................................67
3.4.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long..............................68
3.4.3 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long ............69
3.4.4 Kiến nghị đối với các NHTM nhà nước.................................................70
Kết luận ............. 71
- 3 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 do Đại hội IX đã xác
định phải tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để “Đưa đất nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” ( )1 Để đạt mục tiêu này
không gì khác hơn là phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nước
thuần nông sang một cơ cấu kinh tế với công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ
trọng cao. Mọi doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, mọi ngành kinh tế
phải đẩy mạnh phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Không ngừng tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá dịch
vụ của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng
vậy, là những định chế tài chính trung gian có nhiệm vụ cung ứng đại bộ
phận vốn cho các doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt là
vốn tín dụng trung và dài hạn. Cùng với vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn
tín dụng ngân hàng đã góp phần đổi mới tài sản cố định, hiện đại hóa các
dây chuyền công nghệ. Việc chuyển đổi cơ cấu vốn tín dụng trung và dài hạn
của các ngân hàng có một vai trò quan trọng mang tính định hướng giúp các
(1) Văn kiện Đại hội Đảng lần IX - NXB CTQG 2001 - Trang 159
- 4 -
doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Xuất phát từ yêu cầu trên, luận văn đi vào đề tài “CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐỂ THÚC ĐẨY
KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN.” Đây là một trong những nội
dung bức xúc để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Với một phạm vi hẹp của đề tài, luận văn xin tập trung trình bày, đánh
giá hoạt động tín dụng, thực trạng của cơ cấu tín dụng đầu tư trung và dài
hạn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Qua đó đánh giá những mặt
mạnh, những điểm yếu, tồn tại trong cơ cấu đầu tư. Từ đó đề ra những giải
pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng để thúc đẩy kinh tế của tỉnh
phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Thông qua đó luận văn cũng nhằm góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý
luận về hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh. Trong đó trọng tâm là lý luận tín dụng trung và dài hạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Vốn đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho các
thành phần kinh tế là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu tín dụng đầu tư trung và dài hạn ở các
NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp để đưa ra các
kết luận, minh chứng.
- 5 -
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Từ thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, thực trạng đầu tư tín
dụng trung và dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Luận văn đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng, chuyển đổi cơ cấu
đầu tư để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. Nội dung và kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày lý luận chung về cơ cấu kinh tế và vai trò
tín dụng ngân hàng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 2: Phản ánh thực trạng về cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài
hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời
gian vừa qua.
Chương 3: Nêu lên những quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện
chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn
nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát
triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- 6 -
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.4 CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế (CCKT) của một quốc gia là tổng thể những mối quan
hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó bao gồm các lĩnh vực
(sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng); các ngành kinh tế (công nghiệp,
giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ… ); các
thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, cá thể, tư nhân, hỗn hợp...); các
vùng kinh tế. Như vậy, nền kinh tế là một chỉnh thể hữu cơ hợp thành bởi các
loại CCKT. Nó vừa độc lập vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau
thành một thể thống nhất.
CCKT gắn với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng
với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận; gắn liền điều
kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội đã được xác định.
Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản ảnh cấu trúc bên
trong của một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, ổn định trong
một thời gian nhất định giữa các yếu tố cấu thành đối tượng đó.
Ở mỗi vùng mỗi ngành, CCKT là sự biểu hiện tập trung của vùng,
ngành theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Còn đối với một quốc gia thì
CCKT là biểu hiện tập trung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
nước đó.
1.1.1.2 Đặc trưng cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có bốn đặc trưng sau:
- 7 -
- CCKT mang tính khách quan: Nó phản ánh sự tác động của các qui
luật khách quan trong nền kinh tế. Tuy nhiên nó chịu sự tác động của yếu tố
chủ quan như phân công lao động, thực hiện kế hoạch, bảo đảm cân đối...
nhưng không vì thế mà mất tính khách quan của nó.
- CCKT mang tính lịch sử: Nền kinh tế chỉ phát triển khi các bộ phận
của quá trình tái sản xuất xã hội xác lập được những quan hệ cân đối. Giữa
các nền sản xuất, những yêu cầu về số lượng thì có thể tương tự nhau, nhưng
yêu cầu về chất lượng, cách thức thực hiện, tỉ lệ cân đối thì khác nhau. Điều
đó nó thể hiện tính lịch sử - xã hội cụ thể.
- CCKT mang tính động: Nó luôn luôn có sự chuyển dịch theo hướng
ngày càng mở rộng và hoàn thiện để hình thành nên một CCKT hợp lý phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
- Tiến tới một CCKT hợp lý: Đó là một quá trình xây dựng lâu dài và
phải được hình thành, xây dựng cùng với quá trình phát triển nền kinh tế. Đó
là quá trình phân công lao động xã hội dựa trên cơ sở kỹ thuật công nghệ
ngày càng hiện đại nhằm phát triển & tăng trưởng kinh tế bền vững.
1.1.2 Chuyển dịch CCKT
Chuyển dịch CCKT là quá trình làm biến đổi các yếu tố trong cấu trúc
kinh tế và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hợp thành nền kinh tế theo một
định hướng và mục đích cụ thể. Về thực chất, đó chính là quá trình chuyển
biến một nền kinh tế từ trình độ thấp đến cao, từ không cân bằng đến cân
bằng. Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo vừa tăng trưởng và phát triển nhanh;
vừa giải quyết các vấn đề xã hội vừa phát triển con người toàn diện. Sự phát
triển đó phải đảm bảo tính bền vững.
1.5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.2.1 Tổng quan về tín dụng:
1.2.1.1 Khái niệm:
Tín dụng ra đời từ khi xã hội có sự phân công lao động và xuất hiện
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thủy, các quan hệ sản xuất mới ra đời, lực lượng sản xuất phát triển
- 8 -
là điều kiện cho sự phân công lao động phát triển, hình thành sự phân hoá xã
hội: của cải tập trung vào tay người giàu, có quyền thế, trong khi đó có
người nghèo không đủ thu nhập để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của đời sống.
Mặt khác do ảnh hưởng điều kiện thiên nhiên biến động nên sản xuất luôn
luôn có rủi ro, đòi hỏi phải có sự vay mượn nhau để điều hoà sản xuất và
cuộc sống. Hình thức tín dụng sơ khai bằng hiện vật của người giàu cho người
nghèo vay để đảm bảo cuộc sống đã xuất hiện từ đó.
Khi sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng
được mở rộng để phục vụ nhu cầu về đầu tư tìm kiếm lợi nhuận và nhu cầu
tiêu dùng. Mặc khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn của từng doanh nghiệp trải
qua các giai đoạn và biểu hiện dưới các hình thái khác nhau. Không ăn khớp
về mặt thời gian và không gian, có những doanh nghiệp lúc này tạm thời thừa
vốn chưa sử dụng, nhưng cũng có đơn vị xí nghiệp thiếu vốn cần bổ sung. Do
đó đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu.
Trong cơ chế thị trường, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày
càng lớn, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất bao gồm
cả tài sản lưu động và sản tài cố định. Nguồn vốn đáp ứng này là nguồn vốn
tiết kiệm trong toàn xã hội: Vốn tiết kiệm cá nhân, các nhà kinh doanh, ngân
sách nhà nước. Như vậy, sự phát triển của tín dụng là xuất phát từ nhu cầu
tiết kiệm và đầu tư, tín dụng chính là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Vậy tín dụng là quan hệ vay mượn giữa hai chủ thể dựa trên nguyên
tắc có hoàn trả. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một
lượng giá trị, dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người
sử dụng sau đó được hoàn trả lại với một lượng lớn hơn .
Trong quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể thể hiện các nội dung sau:
Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá
trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như hàng
hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản. Người đi vay chỉ được quyền sử dụng
tạm thời trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn sử dụng, người đi
vay phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị như cũ và một phần giá
trị tăng thêm, đó chính là lợi tức.
- 9 -
1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng:
- Tín dụng chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ
chủ thể này sang chủ thể khác chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của
chúng. Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả; thời hạn tín
dụng được thỏa thuận giữa chủ thể đi vay và chủ thể cho vay, tức là sự
chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Giá trị tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao
nhờ lợi tức tín dụng; tức là khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho
người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm. Lượng giá trị dôi
thêm này phụ thuộc vào thời gian vay mượn và độ rủi ro của khoản vay.
1.2.1.3 Các giai đoạn của tín dụng:
Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng: Giai đoạn này một lượng giá trị
được biểu hiện dưới dạng vốn bằng tiền hoặc hiện vật được chuyển từ chủ
thể này sang chủ thể khác thông qua hành vi cho vay. Quyền sở hữu và
quyền sử dụng của giá trị đó được tách rời, trong đó quyền sở hữu vẫn thuộc
về chủ thể cho vay nhưng quyền sử dụng đã được chuyển sang chủ thể đi
vay.
Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng: Ở giai đoạn này vốn vay được sử
dụng trực tiếp (nếu vay bằng hàng hoá) hoặc vốn vay được sử dụng để mua
hàng hoá (vay bằng tiền) để thoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của
người đi vay. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó
mà chỉ có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định.
Giai đoạn 3: Hoàn trả vốn tín dụng: Là giai đoạn kết thúc một vòng
tuần hoàn của tín dụng nghĩa là sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất, vốn
lại trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người vay hoàn trả cho người
cho vay. Đồng thời sự hoàn trả luôn luôn phải đảm bảo giá trị ban đầu và có
phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Như vậy, bản chất của tín dụng là
hoàn trả và là cơ sở để phân biệt với phạm trù kinh tế khác. “…đem tiền đi
vay với tư cách là một vật có đặc điểm là quay trở về với điểm xuất phát của
- 10 -
nó thì vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá
trình vận động.” (1)
1.2.1.4 Chức năng của tín dụng:
Tín dụng có 3 chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Thông qua chức năng
này, tín dụng thực hiện điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nơi thừa
đến nơi thiếu. Bằng cách tập trung những ngồn vốn tạm thời chưa sử dụng
trong xã hội thành một quỹ để phân phối đáp ứng cho những doanh nghiệp,
cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Đây là chức năng căn bản nhất của tín dụng
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy sản xuất
phát triển & tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai: Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Thông qua
hoạt động tín dụng mà nền kinh tế tiết kiệm được một lượng lớn tiền mặt và
chi phí lưu thông khác. Tín dụng đã tạo ra các công cụ lưu thông như thương
phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ ngân hàng… Đồng thời thông qua tín dụng đã thúc
đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng phát triển. Điều này
đã làm thay thế một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm chi phí in
ấn phát hành bảo quản, mặt khác còn làm tăng vòng quay vốn trong toàn xã
hội.
Thứ ba: Kiểm soát các hoạt động kinh tế trong xã hội: Thông qua việc
thực hiện hai chức năng trên, tín dụng đã phản ánh mức độ phát triển của nền
kinh tế thông qua các chỉ số như khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi, nhu cầu
vốn trong từng thời kỳ. Từ đó giúp cho các nhà quản lý vĩ mô đánh giá được
tổng quát các cân đối lớn trong nền kinh tế trong đó có cân đối tích lũy và
tiêu dùng để đưa ra các đối sách thích hợp. Ngoài ra thông qua tín dụng còn
phản ánh tình hình quản lý và mức độ hiệu quả sử dụng vốn của các chủ thể
đi vay. Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra người vay về tình hình tài chính,
quá trình sử dụng vốn có đúng mục đích không. Qua đó kịp thời phát hiện
những trường hợp vi phạm chế độ, pháp luật nhà nước để chấn chỉnh kịp thời.
1Các Mác -Tư bản quyển 3, tập 2 nhà xuất bản sự thật - Hà Nội 1978 trang 28
- 11 -
1.2.1.5 Phân loại tín dụng ngân hàng:
Tùy theo tiêu thức phân loại mà người ta có những loại tín dụng sau:
- Dựa vào mục đích sử dụng vốn : Tín dụng có hai loại:
+ Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: Cấp vốn cho doanh
nghiệp, cá nhân vay kinh doanh, sản xuất hoặc dịch vụ.
+ Tín dụng phục vụ đời sống, tiêu dùng: Cấp vốn cho cá nhân
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong đời sống.
- Dựa vào đối tượng cho vay : Có hai loại tín dụng:
+ Tín dụng vốn lưu động: Cung cấp vốn nhằm hình thành vốn
lưu động cho các doanh nghiệp, cá nhân.
+ Tín dụng vốn cố định: Cho các doanh nghiệp, cá nhân vay để
hình thành nên tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Dựa vào thời gian cho vay : Có ba loại tín dụng:
+ Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn cho vay dưới 12 tháng.
+ Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ 12 đến 60 tháng.
+ Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
- Dựa vào mức độ tín nhiệm người vay: Có hai loại tín dụng:
+ Tín dụng có đảm bảo: Người cho vay yêu cầu người đi vay
phải có tài sản đảm bảo khả năng trả nợ cho khoản tín dụng
bằng các biện pháp cầm cố thế chấp, bảo lãnh ….
+ Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản: Người vay có uy tín,
có dự án sản xuất kinh doanh khả thi cao và năng lực tài chính
mạnh đảm bảo hoàn trả nợ vay nên người cho vay không yêu
cầu phải đảm bảo bằng tài sản.
- Dựa vào hình thức cấp vốn : Có hai loại:
+ Tín dụng cấp bằng tiền hoặc hiện vật;
+ Tín dụng cấp bằng uy tín hoặc chữ ký.
- Dựa vào chủ thể quan hệ tín dụng: Có ba loại tín dụng sau:
+ Tín dụng thương mại là quan hệ giữa các doanh nghiệp được
biểu hiện dưới hình thức bán chịu hàng hoá hoặc ứng trước
tiền khi mua hàng.
- 12 -
+ Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các
tổ chức tín dụng và định chế tài chính khác với các doanh
nghiệp và cá nhân.
+ Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước
là người đi vay và nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp là
người cho vay.
1.2.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng:
1.2.2.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận:
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay tạo điều
kiện thực hiện việc hoàn trả nợ vay. Ngân hàng cho vay trên cơ sở mục đích
đối tượng đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng. Những mục đích, đối
tượng đó đã được ngân hàng thẩm tra tính toán hiệu quả kinh tế. Nguồn vốn
dùng để trả nợ của người vay chủ yếu là các khoản thu nhập từ dự án, từ việc
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do vậy khách hàng cần phải tuân
thủ theo hợp đồng, sử dụng vốn vào đúng mục đích đối tượng thì mới có khả
năng thu hồi vốn & trả nợ ngân hàng đúng thời hạn. Nếu không thì khách
hàng sẽ dẫn đến không thực hiện được nguyên tắc hoàn trả đúng hạn của tín
dụng.
Ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh
không đúng với chức năng ngành nghề đã được đăng ký và cho phép của cơ
quan có thẩm quyền hoặc trái pháp luật. Trong quá trình sử dụng tiền vay,
ngân hàng có quyền kiểm tra việc sử dụng vốn theo mục đích đã được cam
kết giữa đôi bên. Nếu kiểm tra thấy người sử dụng sai mục đích thì ngân
hàng có quyền thu hồi vốn vay hoặc áp dụng các biện pháp chế tài tín dụng
khác.
1.2.2.2 Phải hoàn trả cả gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận:
Đây là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt trong quá trình hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các TCTD tồn tại
và hoạt động một cách bình thường. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ
yếu là nguồn huy động, đó là tài sản của chủ thể gửi tại ngân hàng mà ngân
hàng tạm thời quản lý và sử dụng. Ngân hàng cũng phải hoàn trả cho chủ sở
hữu theo những điều kiện về thời hạn và lãi suất đã thỏa thuận. Chính vì vậy
- 13 -
người vay phải hoàn trả cho ngân hàng đúng thời hạn và khối lượng gồm vốn
gốc và lãi để thanh toán cho người gửi tiền và trang trải chi phí cho hoạt động
ngân hàng.
Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tắc này, một yếu tố quan trọng đầu
tiên là ngân hàng cần phải thẩm định kỹ tính khả thi của dự án kế hoạch sản
xuất kinh doanh của người vay. Nếu không sẽ dẫn đến sản xuất kinh doanh
kém hiệu quả, người vay rất khó hoặc không có khả năng hoàn trả vốn tín
dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong
trường hợp trầm trọng, ngân hàng sẽ bị thua lỗ, dẫn đến nguy cơ mất khả
năng thanh toán và có thể bị phá sản. Đôi khi có thể ảnh hưởng dây chuyền
đến cả hệ thống ngân hàng của một quốc gia và dẫn đến khủng hoảng kinh
tế của cả một khu vực.
1.2.3 Vai trò tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là một kênh đáp ứng vốn quan trọng cho nền kinh
tế, nó là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng
trưởng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi
sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; Thị trường tiền tệ, thị trường vốn
chưa phát triển, các doanh nghiệp & cá nhân thiếu vốn chỉ trông chờ chủ yếu
vào kênh tín dụng ngân hàng. Chính vì vậy tín dụng ngân hàng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đưa kinh tế nước ta tiến lên công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Thể hiện:
1.2.3.1 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung
vốn tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất lưu thông, thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động của tín dụng ngân hàng thực hiện tập trung vốn bằng tiền
tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng trong xã hội để cho các chủ thể vay phục vụ
nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát
triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá. Tín dụng ngân hàng đáp
ứng được nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng với qui mô ngày
càng lớn cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc tập trung vốn và phân phối tín
dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi
thiếu. Nó góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ vốn để đầu tư mở rộng sản
- 14 -
xuất, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh
tế. Tín dụng góp phần vào sự phân công và hợp tác ngày càng cao thông qua
việc đẩy nhanh quá trình chuyên môn hóa sản xuất.
Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực khuyến khích
tiết kiệm để thúc đẩy đầu tư. Trong quá trình sản xuất, tín dụng ngân hàng
như là một nguồn hình thành vốn lưu động, vốn cố định là nguồn bổ sung
thiếu hụt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường đã làm phân hóa sự cách biệt về thu nhập; với vai trò
của mình hoạt động tín dụng ngân hàng tạo điều kiện tăng thêm vốn mở rộng
sản xuất, tăng thêm thu nhập kích thích quá trình tập trung vốn, tập trung sản
xuất đối với các tầng lớp xã hội trong đó một bộ phận vốn dành hỗ trợ cho
nông dân nghèo.
Như vậy, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ tập
trung vốn và tập trung đầu tư vào sản xuất, làm tăng quy mô vốn, thúc đẩy
nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.3.2 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có
lợi tức. Do vậy, kết quả hoạt động tín dụng phản ánh phần nào kết quả sản
xuất kinh doanh của đơn vị. Thông qua việc xem xét chất lượng tín dụng của
ngân hàng có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Tín dụng thúc đẩy các đơn vị kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả, đẩy
nhanh vòng quay vốn lưu động tạo ra lợi nhuận cao hơn. Các chủ thể sử dụng
vốn ngân hàng đều phải cam kết thực hiện sử dụng vốn đúng mục đích, có
hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh doanh và hoàn trả vốn lẫn lãi đúng hạn.
Nếu đơn vị không thực hiện đúng lời cam kết thì ngân hàng sẽ áp dụng biện
pháp chế tài tín dụng. Do vậy, để kinh doanh có hiệu quả thì các đơn vị phải
tính toán kỹ, đầu tư vào lĩnh vực nào, với một lượng vốn là bao nhiêu. Các
doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động, hạ giá
thành, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng vòng quay vốn… Từ đó làm cho sức
cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao.
- 15 -
1.2.3.3 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp
cũng như nền kinh tế tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế.
Trong điều kiện quốc tế hoá, toàn cầu hóa ngày một phát triển, nền
kinh tế của một nước luôn luôn phải gắn với thị trường khu vực & thế giới.
Chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta nhằm mở rộng quan hệ kinh tế
với nước ngoài để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. Chính vì vậy, tín
dụng ngân hàng cũng phải trở thành một trong những phương tiện nối liền
kinh tế trong nước với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm khai
thác tốt những thế mạnh của quốc gia, thực hiện phân công và hợp tác quốc
tế. Thông qua vốn tín dụng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh,
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận những công nghệ hiện đại, an
toàn vệ sinh môi trường để nâng cao năng suất lao động và phát triển bền
vững. Thông qua đó tăng cường & mở rộng xuất khẩu, liên doanh với các đối
tác nước ngoài để từng bước hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế so sánh và lợi
thế cạnh tranh của hàng Việt Nam.
1.2.3.4 Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, nhờ có cơ chế hợp lý và chính sách thông
thoáng của nhà nước, đã tạo ra môi trường kinh doanh năng động hơn. Điều
đó đã khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia quá trình sản xuất
kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế
hàng hóa với tốc độ nhanh và vững chắc hơn. Tín dụng ngân hàng đã tham
gia đầu tư vốn cho tất cả các thành phần kinh tế, xác lập quan hệ đối xử bình
đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế; Thông qua đó tín dụng ngân
hàng đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.3.5 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, tạo công ăn
việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân dân, duy trì & ổn định trật tự xã
hội.
Thông qua việc giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả sản xuất, tạo ra
nhiều hàng hóa, dịch vụ. Tín dụng kích thích đầu tư có hiệu quả ở các lĩnh
- 16 -
vực, ngành nghề, các vùng kinh tế theo định hướng của Nhà nước. Kết hợp
với công cụ lãi suất và một số các công cụ khác, tín dụng thực hiện điều tiết
vĩ mô nền kinh tế nhằm ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền. Từ
đó thúc đẩy sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên đây là bốn vai trò tổng quát của tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên
tín dụng chỉ phát huy tốt những vai trò trên trong điều kiện quy mô và cơ cấu
đầu tư của tín dụng phù hợp với điều kiện đặc điểm và mức độ hấp thụ vốn
của nền kinh tế. Mức độ tăng trưởng của tín dụng được kiểm soát, hiệu quả
của tín dụng được phát huy. Nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm
soát được thì không những làm cho nền kinh tế chậm phát triển mà còn làm
cho lạm phát gia tăng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế – xã hội.
1.6 TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM
1.3.1 Những vấn đề chung về tín dụng đầu tư:
1.3.1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung và dài hạn:
Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn. Để thỏa mãn các nhu cầu vốn
đầu tư to lớn đó, cần khai thác & động viên tối đa nguồn vốn trong nước và
các nguồn vốn bên ngoài đặc biệt là nguồn khoa học công nghệ hiện đại của
thế giới.
Đối với nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng có một
vai trò đặc biệt quan trọng vì trong điều kiện nền kinh tế nước ta, khi mà thị
trường vốn chưa phát triển, thị trường chứng khoán còn trong giai đoạn sơ
khai, do đó vốn đầu tư từ thị trường này còn rất hạn hẹp. Vốn đầu tư từ kênh
ngân hàng hiện đang đáp ứng đại bộ phận nhu cầu của các doanh nghiệp và
hộ gia đình.
Thông qua tín dụng đầu tư để góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế, khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế ứng dụng khoa học
đổi mới công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất, cải tiến mẫu mã, chất
lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- 17 -
Đầu tư qua tín dụng ngân hàng có ý nghĩa to lớn: Trước hết đó là loại
đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do vậy nó thúc đẩy việc sử dụng vốn tiết kiệm
và có hiệu quả. Đây là hình thức đầu tư linh hoạt có thể xâm nhập vào nhiều
ngành nghề, đa dạng về quy mô, do vậy nó thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư
xây dựng cơ bản cũng như đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ...
Thông qua đầu tư tín dụng để khai thác và sử dụng triệt để các nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội từ đó tận dụng các tiềm năng về lao động,
đất đai, tài nguyên đất nước để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Chính vì
vậy việc mở rộng tín dụng đầu tư là đòi hỏi khách quan và rất bức bách trong
điều kiện kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi và thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đảm bảo cho tín dụng đầu tư có hiệu quả, phải thực hiện các
nguyên tắc sau:
1.3.1.2 Nguyên tắc tín dụng trung & dài hạn:
* Phải bám sát phương hướng mục tiêu kế hoạch của Nhà nước:
Đầu tư là nhằm mục đích tăng cường cơ sở vật chất của nền kinh tế xã
hội nói chung và làm gia tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nói
riêng. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thì hoạt động kinh tế nói chung và
đầu tư nói riêng đều phải tiến hành theo qui luật thị trường. Bên cạnh đó đầu
tư của Nhà nước và đầu tư qua tín dụng ngoài việc phải tuân theo tín hiệu của
thị trường còn phải đầu theo định hướng cân đối vĩ mô của Nhà nước. Nhằm
đảm bảo cho các ngành, thành phần kinh tế, các vùng, miền cùng có điều
kiện để phát triển một cách cân đối và bền vững.
Việc bám sát định hướng mục tiêu của Nhà nước còn có ý nghĩa đem
lại hiệu quả cho vốn đầu tư cả về mặt kinh tế và xã hội. Doanh nghiệp thu
được lợi nhuận, ngân hàng thu hồi được vốn, xã hội tăng trưởng và phát triển,
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy đây là nguyên tắc
quan trọng của tín dụng đầu tư.
* Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả:
Đây là nguyên tắc của tín dụng nói chung. Đối với tín dụng trung và
dài hạn lại càng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này. Nếu thực hiện
- 18 -
được nó sẽ đem lại tác dụng trên hai mặt: Sử dụng tiền vay đúng mục đích là
yêu cầu cơ bản để hoàn thành kế hoạch chung của xã hội cũng như kế hoạch
xây dựng cơ bản của Nhà nước và các chủ thể đầu tư. Ngoài ra nó còn đảm
bảo phù hợp với khối lượng và chi phí đầu tư theo luận chứng kinh tế kỹ
thuật. Cho phép đảm bảo tiến độ thi công và hoàn thành từng hạng mục công
trình cũng như toàn bộ công trình. Đó là nhân tố để đưa công trình vào sử
dụng đúng thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
và của toàn xã hội.
* Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn:
Trong tín dụng đầu tư, việc hoàn trả đúng hạn có ý nghĩa quan trọng
hơn so với tín dụng ngắn hạn. Vì trong tín dụng đầu tư việc thực hiện nguyên
tắc hoàn trả đúng hạn đòi hỏi người sử dụng vốn phải sử dụng tiền vay đúng
mục đích, đúng đối tượng đã xác định. Thực hiện tiến độ thi công để đảm bảo
hoàn thành đúng thời gian, nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, sản xuất
ra sản phẩm từ đó tạo ra nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Phát huy được hiệu
quả của công trình vay vốn cả về mặt kinh tế và xã hội.
* Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán:
Thực hiện nguyên tắc này, cần thẩm định nghiên cứu kỹ dự án, kiểm
tra phân tích luận chứng kinh tế kỹ thuật để tránh rủi ro và đảm bảo khả năng
thanh toán. Phân tích sâu tính khả thi của dự án về mặt tài chính, thị trường
và về mặt kỹ thuật, trong đó thẩm định về mặt tài chính có ý nghĩa quyết
định nhất.
Trong quá trình đầu tư tín dụng phải thực hiện yêu cầu phân tán rủi ro
bằng cách không nên tập trung đầu tư vốn vào một số ít công trình. Phải đa
dạng hóa ngành nghề đầu tư, huy động nhiều TCTD đầu tư vào những công
trình có vốn lớn để phân tán rủi to. Chỉ đầu tư tín dụng vào những dự án có
tính khả thi cao, có hiệu quả kinh tế trực tiếp, thời gian hoàn vốn nhanh.
1.3.1.3 Nguồn vốn đầu tư của tín dụng trung và dài hạn.
Nhu cầu đầu tư của xã hội là rất lớn, đặc biệt trong điều kiện nước ta
đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có thể đáp ứng nhu cầu
vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp, các TCTD cần có kế hoạch về
nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, các nguồn vốn này gồm:
- 19 -
- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên: Đây là
nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự ổn định trong cơ cấu nguồn
vốn để cho vay T&DH. Do vậy các TCTD cần phải áp dụng các biện pháp
hữu hiệu để tăng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động.
- Vốn vay trong nước và nước ngoài thông qua việc phát hành trái
phiếu ngân hàng. Đây là những chứng khoán nợ, có tính thanh khoản cao trên
thị trường chứng khoán nên có điều kiện mở rộng để ngân hàng huy động
vốn. Các TCTD cần khai thác tốt nguồn này, nhất là trên thị trường quốc tế
đối với những TCTD hoạt động có uy tín, có khả năng tài chính mạnh.
- Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của TCTD. Vốn tự có và
quỹ dự trữ ngoài phần để trang bị mua sắm tài sản cố định thì phần còn lại
dùng để làm nguồn đầu tư cho vay T&DH.
- Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Đây là
những nguồn mà phía đối tác ủy thác tài trợ để đầu tư theo mục đích chỉ định.
- Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung
dài hạn theo tỷ lệ cho phép của NHNN. Hiện nay theo quy định của Thống
đốc NHNN, đối với các NHTM tỷ lệ này này 40%, đối với các TCTD khác là
30%.
1.3.2 Vai trò của tín dụng T&DH đối với chuyển dịch CCKT
1.3.2.1 Tín dụng T&DH thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật & công nghệ hiện đại để chuyển dịch CCKT.
Tín dụng T&DH đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân để đầu
tư mua sắm đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất nhằm tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn,
có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, phù hợp với nhu cầu ngày càng da
dạng của người tiêu dùng. Từ đó nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
trong GDP. Trong nông nghiệp tín dụng T&DH giúp nông dân và các chủ
trang trại đổi mới cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu
dùng và xuất khẩu. Áp dụng các công nghệ sạch để tăng chất lượng nông
phẩm và bảo vệ môi trường đồng thời giảm hao hụt sau thu hoạch, nâng cao
giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích để từng bước chuyển đổi đất nông
- 20 -
nghiệp sang đất chuyên dùng. Thúc đẩy chuyển dịch CCKT nói chung và
CCKT trong nông nghiệp nói riêng.
1.3.2.2 Tín dụng T&DH góp phần khai thác hợp lý, có hiệu quả tiềm
năng lao động, đất đai trong nông nghiệp; Phát huy lợi thế so
sánh của các địa phương và cả nước nhằm đẩy nhanh việc
chuyển dịch CCKT.
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn đòi hỏi một lượng vốn lớn. Vốn cho cơ sở hạ tầng giao thông, điện,
thủy lợi; Vốn cho việc đầu tư giống cây, con có chất lượng, hiệu quả và hệ
thống nhà máy chế biến, dịch vụ phụ trợ… Việc đầu tư vốn tín dụng T&DH
vào các đối tượng trên góp phần sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách
hợp lý, có hiệu quả thông qua phát triển những loại cây, con, những sản
phẩm có lợi thế so sánh. Đồng thời tín dụng T&DH góp phần khôi phục và
phát triển nhiều ngành nghề truyền thống trong nông thôn, thu hút nhiều lao
động, sử dụng tối đa lực lượng lao động nông nhàn. Thông qua đó vừa giải
quyết việc làm, nâng cao tay nghề, vừa tăng thêm thu nhập. Từ đó giảm áp
lực di chuyển lao động về khu vực thành thị.
Trong thời gian vừa qua vốn tín dụng T&DH của ngân hàng đã giúp
cho nông dân chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang trồng cây ăn trái, cây màu
và chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm có giá trị kinh tế cao. Đất đai đã được
sử dụng hợp lý hơn. Quy mô sản xuất đã được mở rộng, năng suất cây trồng
tăng cao, giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đã tăng. Hình thành
nhiều vùng chuyên canh nhất là các loại cây trồng đặc sản có giá trị xuất
khẩu cao. Điều đó thể hiện tín dụng ngân hàng đã trực tiếp hoặc gián tiếp
góp phần khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng về lao động, đất đai
để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn .
1.3.2.3 Tín dụng T&DH góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nói
chung và ở nông thôn nói riêng, tạo điều kiện chuyển dịch
CCKT trong nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm các cơ sở phục vụ trực tiếp và gián
tiếp cho quá trình sản xuất như hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống thủy
- 21 -
lợi, mạng lưới truyền tải điện, hệ thống thông tin, liên lạc và các kết cấu hạ
tầng phúc lợi khác. Kết cấu hạ tầng được xây dựng tốt sẽ đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đưa nhanh việc áp dụng tiến bộ khoa học vào
sản xuất, tiết giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tăng năng suất lao
động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân tiếp cận với thị trường
trong nước và quốc tế.
Nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi chủ yếu do
ngân sách Nhà nước đảm nhận. Tuy nhiên ở nước ta, do khả năng ngân sách
còn hạn chế nên vốn dành cho mục đích này chưa đáp ứng được yêu cầu. Với
phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", việc đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng, ngoài vốn ngân sách thì cần một lượng lớn vốn tín dụng của
ngân hàng và dân cư đóng góp. Nó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng
hệ thống mạng lưới kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, thúc đẩy chuyển dịch CCKT,
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, cải thiện
đời sống nhân dân vùng nông thôn rút ngắn khoảng cách với khu vực thành
thị, góp phần thúc đẩy nông thôn phát triển với tốc độ nhanh hơn.
1.3.2.4 Tín dụng T&DH góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn... góp phần chuyển
dịch nhanh CCKT.
Quá trình chuyển dịch CCKT, thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế yêu
cầu cả hai quá trình tích tụ và tập trung vốn. Quá trình này diễn ra càng
nhanh sẽ tác động thực hiện nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tín dụng
T&DH có tác động làm cho quá trình tích tụ và tập trung vốn diễn ra nhanh
hơn thông qua việc giúp các doanh nghiệp tích lũy vốn, đầu tư mua sắm
phương tiện sản xuất. Buộc các doanh nghiệp nhỏ phải tập trung lại để nâng
cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Trong nông nghiệp, đồng vốn
ngân hàng giúp cho nông dân mở rộng đất đai, mua sắm máy móc, thuê
mướn nhân công… Hình thành các trang trại tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, đưa hộ khá lên giàu, hộ nghèo lên khá hơn. Bên cạnh đó
những hộ nhỏ lẻ sản xuất không hiệu quả phải thay đổi ngành nghề, bán tư
liệu sản xuất cho những hộ có điều kiện và khả năng sản xuất.
- 22 -
1.3.2.5 Tín dụng T&DH tác động tới sự hình thành đồng bộ hệ thống
thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch CCKT.
Tín dụng T&DH là một trong những kênh của thị trường tiền tệ. Tuy
nhiên khi thực hiện tốt kênh này sẽ có tác động thúc đẩy các thị trường khác
phát triển như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất
động sản… Tín dụng T&DH một mặt thúc đẩy hành hóa dịch vụ phát triển
ngày càng tăng, mặt khác giúp hình thành các trung tâm mua bán trao đổi các
loại sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp… Bên cạnh đó thông qua việc cho
vay xuất khẩu lao động, cho vay xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực,
cho vay các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và cần tuyển dụng lao động đã
thúc đẩy hình thành nên thị trường lao động. Mặt khác tín dụng T&DH còn
cho vay các doanh nghiệp đầu tư mua bán nhà và đất ở, cho vay cá nhân mua
nhà trả góp… làm cho thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ.
Tóm lại tín dụng T&DH có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Giúp chuyển kinh tế nước ta từ
một nước nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp hiện đại, có bộ mặt nông
thôn phát triển, đời sống chính trị xã hội ngày một ổn định, văn minh.
1.3.3 Điều kiện và đối tượng của tín dụng trung và dài hạn:
1.3.3.1 Điều kiện của tín dụng trung và dài hạn:
Các doanh nghiệp, cá nhân muốn vay tín dụng T&DH phải có đầy đủ
các điều kiện sau đây:
Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có
khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đầy đủ đúng hạn. Mục đích sử dụng vốn
hợp pháp. Dự án đầu tư có tính khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp.
Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay của ngân hàng.
1.3.3.2 Đối tượng của tín dụng trung và dài hạn:
Đối tượng cho vay trung hạn, dài hạn là các công trình, hạng mục công
trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh
chóng phát huy hiệu quả đảm bảo thu hồi vốn nhanh. Đối tượng cho vay là
các chi phí hợp lý để xây dựng lắp đặt và đưa công trình vào sử dụng như nhà
xưởng, máy móc thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ.
- 23 -
1.3.4 Các hình thức tín dụng T&DH:
1.3.4.1 Cho vay theo dự án đầu tư:
Đây là loại cho vay đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư của Nhà nước,
của các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng kết cấu
hạ tầng hoặc dự án dịch vụ đời sống... Những dự án này tính toán được hiệu
quả kinh tế, có tính khả thi mà thiếu vốn thì Ngân hàng sẽ cho vay theo dự
án để chủ đầu tư hoàn thành dự án.
1.3.4.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Để đề phòng trường hợp chủ đầu tư đã sử dụng hết hạn mức tín dụng
mà dự án đầu tư chưa hoàn thành do phát sinh chi phí vượt dự toán. Ngân
hàng và chủ đầu tư cần xác định trước một hạn mức tín dụng dự phòng. Ngân
hàng sẽ cho vay theo hạn mức dự phòng nếu xảy ra trường hợp vượt như trên.
Hạn mức tín dụng dự phòng có thể bằng 10% đến 30% hạn mức tín
dụng chính, tùy theo tính chất của công trình và dự án đầu tư.
1.3.4.3 Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ):
Trường hợp công trình, dự án đầu tư có tổng dự toán vượt quá giới hạn
cho vay hoặc nguồn vốn của TCTD không đáp ứng đủ thì áp dụng phương
thức cho vay hợp vốn. Theo đó một NH sẽ đứng ra làm đầu mối kêu gọi các
NH khác cùng tham gia cho vay hợp vốn và phân bổ hạn mức cho từng NH
thành viên. Ngân hàng đầu mối sẽ trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi và phân
bổ mức hoàn trả cho các NH thành viên theo tỷ lệ vốn của từng NH tham gia.
1.3.4.4 Cho thuê tài chính:
Thuê tài chính là một hình thức tín dụng trung và dài hạn mới được áp
dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Theo đó bên cho thuê (công ty
cho thuê tài chính) tiến hành mua máy móc thiết bị phương tiện tiện vận
chuyển hoặc động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở
hữu tài sản thuê; Bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền
thuê trong thời hạn thuê và không được hủy bỏ trước hạn. Khi kết thúc thời
hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, ưu tiên mua lại hoặc thuê
tiếp.
- 24 -
Các chủ thể tham gia trong hoạt động cho thuê tài chính gồm có:
- Bên cho thuê (nhà tài trợ) là các công ty cho thuê tài chính. Họ dùng
vốn của mình mua tài sản thiết bị, xác lập quyền sở hữu của mình và giao
cho bên đi thuê sử dụng theo hợp đồng;
- Bên đi thuê là doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản;
- Nhà cung cấp là người có máy móc thiết bị… chịu trách nhiệm cung
cấp lắp đặt chuyển giao, bảo hành tài sản thiết bị.
Tín dụng thuê mua có nhiều tác dụng: Nó tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp không
cần phải có vốn tham gia vào tài sản. Ngân hàng có thể tài trợ 100% vốn để
mua sắm tài sản cho thuê mà các hình thức tín dụng khác không có được.
Ngoài ra hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa & nhỏ.
Tóm lại: Trong chương 1 đã trình bày và phân tích những cơ sở
lý luận chung về tín dụng, trong đó tập trung về tín dụng trung & dài
hạn; lý luận về cơ cấu kinh tế. Qua đó nêu lên vai trò của tín dụng
trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển mà cụ thể là thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- 25 -
Chương 2
THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
VĨNH LONG
2.1.1 Vài nét về tình hình chung của tỉnh:
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm giữa 2 nhánh sông Mê kông đổ ra biển là
sông Tiền và sông Hậu. Diện tích tự nhiên là 1.472,05 km2. Trong đó đất
nông nghiệp là 119.362 ha (đất vườn chiếm 45% diện tích). Dân số đến
1/1/2005 là 1.045 ngàn người, mật độ dân số 710 người/km2 , đứng thứ 2 trong
13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (sau Tiền Giang), cao gần gấp 3
lần so mật độ chung của cả nước. Tỉnh có 1 thị xã, 6 huyện, có tất cả 107 xã
phường, thị trấn.
Vĩnh Long hội tụ rất nhiều lợi thế được thiên nhiên ưu đãi: Là mảnh
đất địa linh nhân kiệt, nơi có vùng đất phù sa màu mỡ, nước ngọt quanh năm,
khí hậu thuận hòa, ít bị lũ lụt, hạn hán như các tỉnh khác trong vùng. Tỉnh có
quốc lộ 1A huyết mạch chạy qua cùng với quốc lộ 53, 54 nối với Trà Vinh và
Bến Tre. Cùng với hệ thống giao thông đường thủy khá thuận tiện, đó là
những yếu tố giúp cho việc giao lưu kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh trong vùng khá thuận lợi và thông suốt; Bên cạnh đó, nhân dân Vĩnh
Long có truyền thống yêu nước nồng nàn, thông minh, cần cù và sáng tạo
trong lao động sản xuất để xây dựng quê hương trên con đường đi lên giàu
đẹp.
2.1.2 Tình hình phát triển KT-XH của tỉnh
Tỉnh Vĩnh Long bước vào thời kỳ đổi mới, với sự nỗ lực rất to lớn của
Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng
trưởng khá và tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích
cực. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thể hiện rõ nét là tỷ trọng khu vực
công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên, tỷ trọng khu vực nông lâm
- 26 -
thủy sản giảm đi một cách tương ứng trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng ở tất cả các ngành kinh tế.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2004 (tính theo giá so sánh
1994) đạt 4.133 tỷ đồng, tăng 9,6 % so với năm 2003, cao hơn mức tăng GDP
chung của cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2002 là 305,5USD, năm
2003 là 328,2USD, năm 2004 là 357,3 USD cao gấp 1,4 lần so với năm 2000.
0
10
20
30
40
50
60
2002 2003 2004
Biểu đồ 1: CƠ CẤU TỶ TRỌNG CÁC KHU VỰC TRONG GDP
Khu vực I (Nông nghiệp)
Khu vực II (Công nghiệp -
xây dựng)
Khu vực III (Dịch vụ)
(%)
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ trong GDP không ngừng tăng lên thể hiện số liệu ở
Biểu đồ 1. Giá trị sản lượng khu vực I (nông nghiệp) đã giảm từ 57,19% năm
2002 xuống còn 54,76% năm 2004. Khu vực II (công nghiệp) đã tăng từ
12,68% năm 2002 lên 14,62% năm 2004 và khu vực III (dịch vụ) đã tăng từ
30,13% năm 2002 lên 30,62% năm 2004. Ước tính năm 2005 sẽ đạt cơ cấu
52,5% - 16,0% - 31,5%.
- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt
4.291 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) tăng 22,74% so với năm 2000. Sản
lượng lương thực trong những năm qua mặc dù diện tích canh tác giảm nhưng
do thâm canh nên vẫn đạt sản lượng từ 940 đến 970 ngàn tấn. Lương thực
bình quân đầu người đạt 920 - 930kg. Cây ăn trái và chăn nuôi đàn gia súc
gia cầm phát triển mạnh và đạt mức tăng trưởng khá cao so với các năm
- 27 -
trước. Đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
của tỉnh.
- Sản xuất công nghiệp: Trong những năm qua nhờ đầu tư chiều sâu
cùng với việc phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực
chế biến hàng nông sản đã làm tăng năng lực sản xuất. Một số cơ sở đã tổ
chức và sắp xếp lại sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường… Vì vậy
sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá cao. Giá trị sản
xuất công nghiệp năm 2004 đạt 1.660 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 20%
so năm 2003 và tăng 82% so năm 2000, tốc độ tăng bình quân giai đoạn
2000-2004 là 16%/năm. Một số ngành sản xuất có tốc độ phát triển khá cao
là chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược, công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, gạch nung, gốm mỹ nghệ…
- Các ngành dịch vụ: Có mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất của
các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm từ 10,2 đến 10,6%. Một số
ngành có mức tăng trưởng cao là: Thương mại - dịch vụ - du lịch, thông tin
liên lạc, giao thông vận tải, dịch vụ ngân hàng, đã đưa tỷ trọng các ngành
dịch vụ trong GDP từ 28,87% năm 2000 lên 31,16% năm 2003 và 30,62%
năm 2004.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2004 đạt 882 tỷ tăng 32,43% so
năm 2003, bình quân tăng 19%/năm giai đoạn 2001-2004. Tuy là một tỉnh
còn nghèo nhưng từ năm 2004 Vĩnh Long là một trong 15 tỉnh của cả nước tự
cân đối thu chi ngân sách và có phần đóng góp về trung ương (mặc dù còn
ít). Tỷ lệ huy động ngân sách hàng năm trên địa bàn so với GDP chiếm từ
10-13%. Năm 2000 là 10,89%, năm 2004 là 13,07%. Huy động vốn đầu tư
phát triển của tỉnh cĩ nhiều tiến bộ, trong giai đoạn 2001 - 2004 đã huy động
trên 7.668 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 10,10% và chiếm 34,39%
GDP. Ước tính GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 7,33 triệu đồng (tương
đương 463USD).
Những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế của Vĩnh Long sau gần 20
năm đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện đời sống kinh tế - xã hội
và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên so với 13 tỉnh ĐBSCL thì đa số các chỉ
tiêu của Vĩnh Long đều thấp hơn các tỉnh trong khu vực:
- 28 -
- Tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn mức bình quân các tỉnh trong khu
vực, năm 2003 là 8,3% so với bình quân 10,8%; năm 2004 là 9,7% so với
11,2%. Là tỉnh có mức tăng GDP đứng hạng 10 trong 13 tỉnh của khu vực.
- GDP bình quân đầu người năm 2004 là 357,3USD, đứng hàng 12/13
tỉnh (chỉ trên tỉnh Trà Vinh).
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế mặc dù có những tích cực nhưng tỷ lệ
giá trị khu vực I trong GDP vẫn còn cao so với các tỉnh trong vùng (năm 2003
chỉ thấp hơn 6 tỉnh trong vùng ĐBSCL).
- Trình độ lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao: năm 2000
là 90%, năm 2003 là 85,6%.
- Tỷ lệ huy động vốn đầu tư xã hội so GDP của tỉnh có xu hướng giảm
thấp, năm 2002 là 35,48% nhưng đến năm 2004 chỉ có 33,70%.
Ngoài ra sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chưa
được rõ nét. Tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm còn thấp trong
tổng giá trị ngành nông nghiệp, bình quân 28,60% giai đoạn năm 2002-2004.
Từ những vấn đề trên cho thấy Vĩnh Long là một tỉnh kinh tế đang còn
chậm phát triển. Tiềm năng kinh tế còn dồi dào nhưng chưa được phát huy.
Đòi hỏi trong những năm tới cần phải đầu tư nhiều hơn nữa đặc biệt phải
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kể cả
chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Bên cạnh đó cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư của toàn xã
hội nói chung và vốn đầu tư tín dụng nói riêng để khai thác tốt tiềm năng về
đất đai, lao động và các yếu tố thiên nhiên ưu đãi. Từng bước chuyển đổi cơ
cấu trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản lượng ngành công nghiệp và
dịch vụ.
2.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH LONG
2.2.1 Tình hình mạng lưới tổ chức hoạt động của các NHTM trong tỉnh
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 4 chi nhánh NHTM nhà nước
đang hoạt động là các ngân hàng: NH nông nghiệp & phát triển nông thôn,
NH công thương, NH đầu tư và phát triển, NH phát triển nhà Đồng bằng sông
- 29 -
Cửu Long, NH chính sách xã hội, hai Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và một Tổ
tín dụng của NHTM cổ phần Sài gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ.
Về lĩnh vực hoạt động: Các NHTM kể cả NH phát triển nhà đều hoạt
động đa năng, huy động vốn và cho vay trên khắp các lĩnh vực kinh tế. Hai
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở huy động vốn và cho vay chủ yếu hỗ trợ vốn
các thành viên trong sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nhỏ ở 2 thị trấn và một
số xã liền kề thuộc 2 huyện Bình Minh và Tam Bình. NH chính sách xã hội
thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, hộ nghèo thiếu vốn sản suất, cho
vay hỗ trợ học phí cho học sinh & sinh viên, cho vay các đối tượng chính sách
đi lao động hợp tác ở nước ngoài.
Về mạng lưới tổ chức và địa bàn hoạt động: Hiện nay không chỉ có NH
nông nghiệp & phát triển nông thôn, các NHTM khác cũng đã mở rộng mạng
lưới hoạt động đến các địa bàn các huyện thị trong tỉnh. Tuy nhiên hiện nay
hệ thống NHNo tỉnh vẫn chiếm địa bàn và thị phần chủ yếu, cụ thể:
- NH nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh có hội sở tỉnh và 8 chi
nhánh cấp 2 cùng với 21 chi nhánh cấp 3 liên xã và 5 phòng giao dịch, rải
đều ở khắp các huyện thị và các xã tập trung dân cư kể cả những xã vùng
sâu, vùng xa.
- NH công thương tỉnh có hội sở tỉnh và 6 phòng giao dịch. Trong đó tại
địa bàn thị xã có 3 phòng và 3 phòng đặt tại 3 huyện.
- NH Đầu tư & phát triển tỉnh có hội sở tỉnh và 2 phòng giao dịch tại
địa bàn thị xã và 1 huyện.
- NH Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh có hội sở tỉnh, 1 chi nhánh cấp 2 và 1
phòng giao dịch tại địa bàn thị xã và 1 huyện.
- NH chính sách xã hội có hội sở tỉnh, 6 chi nhánh cấp 2 tại 6 huyện.
2.2.2 Tình hình huy động vốn của các NHTM trong tỉnh
Tình hình hoạt động các NHTM trong những năm qua luôn có mức
tăng trưởng cao cả về huy động vốn và cho vay. Tổng nguồn vốn năm 2002
là 2.981,3 tỷ, cuối năm 2004 là 3.904,2 tỷ. Mức tăng trưởng tổng nguồn vốn
trong giai đoạn này là 14,43%/năm (Bảng 1); Trong đó vốn huy động tại chỗ
năm 2002 là 965,3 tỷ thì năm 2004 đã là 1.519,2 tỷ. Mức tăng bình quân
- 30 -
25,46%/năm, tăng nhanh hơn so với tổng nguồn vốn; Tỷ trọng vốn huy động
tại địa phương từ chỗ chỉ chiếm 32,37% trong tổng nguồn vốn đã tăng lên
38,90% vào cuối năm 2004, đáp ứng 39,73% tổng dư nợ. Điều này đã giúp
các NHTM chủ động hơn trong khâu kế hoạch hoá nguồn vốn, đỡ phải lệ
thuộc vào vốn điều động từ trung ương. Từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu
tài trợ, đầu tư phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.
Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÁC NHTM TRONG TỈNH
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004
Tỷ lệ tăng
bình quân
năm (%)
1. Tổng nguồn vốn hoạt động 2.981.289 3.194.051 3.904.262 14,43
2. Vốn huy động tại địa phương 965.333 1.203.359 1.519.235 25,46
- Tỷ trọng so tổng N.vốn (%) 32,37 37.66 38,90
4. Vốn huy động > = 12 tháng 285.073 361.074 561.224 40,33
- Tỷ trọng so vốn H.động (%) 29,53 30,01 36,95
5. Vốn huy động từ dân cư 604.570 949.033 1.143.021 35,50
- % so vốn huy động ở ĐP 62,63 78,86 75,25
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
Trong phần vốn huy động tại địa phương thì nguồn huy động từ khu
vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. Năm 2002 là
62,63%, năm 2004 tăng lên 75,25%. Tốc độ tăng vốn huy động tại khu vực
này là 35,50%/năm. Đây là nguồn vốn có độ ổn định tương đối cao, không
biến động thất thường như đối với nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và
kho bạc nhà nước.
Một vấn đề nữa là trong số vốn huy động tại chỗ thì vốn huy động có
kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã có sự tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng bình quân
40,33%/năm. Nguồn vốn này năm 2002 chỉ chiếm có 29,53% so vốn huy
động tại chỗ thì năm 2004 đã đạt 36,95%. Đây là một nguồn vốn quan trọng
đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của các NH trong tỉnh. Đáp ứng
được 38,48% dư nợ trung dài hạn tại thời điểm cuối năm 2004. Tuy nhiên
- 31 -
trong nguồn vốn này chủ yếu là loại 12 tháng, một số là 24 tháng còn từ 36
tháng trở lên thì rất ít, không đáng kể.
2.2.3 Tình hình đầu tư tín dụng
2.2.3.1 Về doanh số cho vay
Với đặc điểm là một tỉnh thuần nông, tỷ trọng giá trị sản lượng ngành
nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu GDP của tỉnh (từ 54% - 57%). Do
vậy trong những năm qua vốn tín dụng của ngân hàng cũng chủ yếu phục vụ
cho lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ phục vụ thu mua chế biến sản phẩm
nông nghiệp. Doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài dạn ở các khu vực qua
các năm thể hiện qua số liệu ở Bảng 2:
Bảng 2: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị: triệu đ, %
31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004
Ngành kinh tế
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
1. Doanh số CV ngắn hạn 3.066.669 100,00 4.337.039 100,00 5.480.475 100,00
- Nông nghiệp 1.154.356 37,44 1.346.748 31,06 1.631.318 29,75
- Công nghiệp 523.257 17,16 651.473 15,00 837.763 15,29
- Thương mại, dịch vụ 1.389.056 45,40 2.338.818 53,94 3.011.394 54,96
2. Doanh số CV T&DH 737.177 100,00 593.743 100,00 987.858 100,00
- Nông nghiệp 217.403 29,49 167.673 28,24 300.207 30,39
- Công nghiệp 173.515 23,54 97.108 16,36 103.243 10,45
- Thương mại, dịch vụ 346.259 46,97 328.962 55,40 584.408 59,16
Tổng cộng 3.803.846 4.930.782 6.468.333
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
Trong 3 năm qua, doanh số cho vay bình quân tăng 30,41%/năm, năm
2004 đạt 6.468,3 tỷ; Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình
quân 84% hàng năm, doanh số cho vay trung & dài hạn chiếm tỷ trọng 16%.
- 32 -
] Đối với doanh số cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay năm 2002 là
3.066,6 tỷ, năm 2004 là 5.480,5 tỷ. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là
33,69%/năm. Phân chia theo từng khu vực thì tỷ trọng doanh số cho vay khu
vực dịch vụ và nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao: Khu vực dịch vụ từ 45%
đến 54%. Khu vực nông nghiệp từ 30% đến 37%. Còn lại khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ từ 15 đến 17%. Vòng quay vốn
tín dụng ngắn hạn năm 2002 là 2,06 vòng, năm 2004 tăng lên đạt 2,57 vòng.
Sở dĩ khu vực dịch vụ có doanh số cho vay cao vì một lượng vốn lớn
hàng năm cung ứng cho nhu cầu thu mua lương thực, thủy sản và các loại
nông phẩm khác để chế biến xuất khẩu & tiêu thụ nội địa. Trong lĩnh vực
này hàng năm doanh số chiếm từ 50-60% trong cho vay dịch vụ. Mỗi năm đã
thu mua chế biến xuất khẩu từ 350 đến 400 ngàn tấn gạo, từ 2.000 đến 2.300
tấn thủy sản đông lạnh, từ 2.000 đến 2.500 tấn nấm rơm muối xuất khẩu và
nhiều mặt hàng nông sản khác.
] Đối với doanh số cho vay trung & dài hạn: Năm 2002 doanh số cho
vay là 737,2 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên là 987,8 tỷ. Tốc độ tăng bình quân
15,72%/năm. Cơ cấu tập trung ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng từ
47 đến 59%, năm 2002 cho vay chỉ có 346,2 tỷ thì năm 2004 lên đến 584,4
tỷ. Tốc độ tăng 29,91%/năm; Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 28 đến
30% doanh số cho vay hàng năm, tốc độ tăng bình quân 38,24%/năm. Khu
vực công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất: Năm 2002 chiếm 23,54% doanh
số cho vay trung dài hạn thì năm 2004 chỉ còn 10,45%. Năm 2002 cho vay
173,5 tỷ thì năm 2004 chỉ còn 103,2 tỷ. Tốc độ giảm bình quân 22%/năm.
2.2.3.2 Về dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế:
Tổng dư nợ cho vay của các NHTM đến cuối năm 2004 (Biểu đồ 2) là
3.823,75 tỷ, gấp 2,08 lần so năm 2000. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn
2002-2004 là 15,70%/năm. Trong số này, dư nợ cho vay thuộc ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân 45,10%; Tốc độ tăng dư nợ khu
vực này là 8,26%/năm; Dư nợ đến cuối năm 2004 đạt 1.854,9 tỷ. Khu vực
thương mại dịch vụ số dư nợ cuối 2004 là 1.508,95 tỷ, chiếm tỷ trọng đứng
thứ 2 sau nông nghiệp, bình quân 36,96%/năm. Tốc độ tăng dư nợ khu vực
này bình quân 21,84%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ nói chung. Khu
vực công nghiệp dư nợ 729,9 tỷ vào cuối năm 2004, chiếm tỷ trọng bình quân
- 33 -
hàng năm 17,94%. Đây là khu vực có tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong 3 khu
vực, bình quân 22,31%/năm giai đoạn 2002-2004.
] Trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn (Bảng 3): Số dư cuối năm 2004
đạt 2.365,2 tỷ, chiếm 61,86% tổng dư nợ, tốc độ tăng bình quân giai đoạn
2002 - 2004 là 19,97%/năm, cao hơn tốc độ tăng tổng dư nợ nói chung. Phân
chia theo khu vực kinh tế thì dư nợ lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng
cao, từ 50 đến 60% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ khu vực này có tốc độ
tăng bình quân là 9,20%/ năm. Dư nợ cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ có
dư nợ 698,9 tỷ vào cuối năm 2004, chiếm tỷ trọng 29,55%, tốc độ tăng dư nợ
bình quân 38,73%/năm, đây là khu vực có tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong
những năm vừa qua trong cho vay ngắn hạn. Đối với lĩnh vực công nghiệp,
tuy có tốc độ tăng dư nợ tương đối cao: 29,9%/năm nhưng là khu vực có tỷ
trọng dư nợ thấp nhất, đến cuối năm 2004 mới đạt 477,1 tỷ và chiếm tỷ trọng
20,17% so tổng dư nợ ngắn hạn.
0
1.000.000
2.000.000
3.000.000
4.000.000
2002 2003 2004
Biểu đồ 2: TỔNG DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
- Thương mại, dịch vụ
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
Triệu đ
Bảng 3: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị: triệu đ, %
31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004
Ngành kinh tế
Tỷ
trọng
Tỷ
trọng
Số tiền Số tiền Tỷ trọng Số tiền
- Nông nghiệp 997.262 60,69 1.136.664 60,30 1.189.113 50,28
- Công nghiệp 282.789 17,21 331.799 17,60 477.149 20,17
- 34 -
- Thương mại, dịch vụ 363.140 22,10 416.615 22,10 698.932 29,55
Tổng cộng 1.643.191 100,00 1.885.078 100,00 2.365.194 100,00
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
] Về dư nợ cho vay trung & dài hạn: Số dư cuối năm 2004 là 1.458,5
tỷ chiếm 38,14% so tổng dư nợ, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002 - 2004
là 9,64%/năm. Trong số này, khu vực tiêu dùng và đời sống có tỷ trọng
chiếm cao nhất: 31,58% (2004). Kế đến là khu vực công nghiệp có tỷ trọng
30,69% và có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất: 56,74%/năm.
Đánh giá chung về hoạt động tín dụng, nhìn chung trong những năm
qua tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chựng lại so giai đoạn 1998-2001.
Tốc độ tăng dư nợ của tỉnh thấp hơn so với mức bình quân của vùng ĐBSCL
(20-22%). Về cơ cấu dư nợ thì khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ đã
có tốc độ tăng dư nợ cao (từ 30 - 38%/năm), tuy nhiên tỷ trọng 2 khu vực này
vẫn còn thấp. Tỷ trọng dư nợ khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Bên
cạnh đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm
thấp, năm 2002 là 42,48% thì năm 2004 chỉ còn 39,59%. Tốc độ tăng dư nợ
trung và dài hạn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn.
2.3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA
CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.3.1 Tình hình đầu tư tín dụng trung và dài hạn trong 3 năm
2002-2004
Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh là tiếp tục
chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chính sang tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Trong những năm qua các NH trên địa
bàn đã từng bước mở rộng tín dụng trung và dài hạn. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 9,64%/năm. Sau đây là kết quả cụ thể:
2.3.1.1 Đầu tư tín dụng T&DH theo thành phần kinh tế (Bảng 4):
Với đặc điểm là một tỉnh kinh tế nông nghiệp chiếm chủ yếu cùng với
mô hình kinh tế hộ. Do đó trong những năm qua vốn đầu tư trung và dài hạn
- 35 -
cũng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế cá thể và hộ sản xuất nhỏ,
chiếm tỷ trọng từ 70% đến trên 80% tổng dư nợ trung và dài hạn.
Bảng 4: DƯ NỢ T&DH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị: triệu đ, %
31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004
THÀNH PHẦN
KINH TẾ Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
- Kinh tế Nhà nước 143.678 11,84 138.398 11,20 239.207 16,40
- Kinh tế Tập thể 454 0,04 2.085 0,17 1.615 0,11
- Kinh tế Hỗn hợp 12.492 1,03 21.102 1,71 47.294 3,24
- Kinh tế Tư nhân 40.473 3,34 72.974 5,91 207.383 14,22
- Kinh tế Cá thể 1.013.929 83,55 999.379 80,90 963.060 66,03
- K.vực có vốn ĐTNN 2.377 0,20 1.407 0,11 - -
Cộng 1.213.403 100,00 1.235.345 100,00 1.458.559 100,00
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên trong 3 năm gần đây thành phần kinh tế cá thể có xu hướng
giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng: Năm 2002 có số dư là 1.013,9 tỷ, chiếm
83,56%, năm 2004 chỉ còn 963 tỷ, chiếm tỷ trọng 66%. Tốc độ giảm bình
quân 2,54%/năm. Nguyên nhân do những năm trước, ngân hàng đã đầu tư
nhiều cho nông dân để cải tạo vườn tạp, mua máy nông nghiệp, làm đường
điện, xây dựng và sửa chữa nhà. Đến nay những nhu cầu này đã tạm ổn định,
nông dân trả nợ dần nên số dư giảm. Trong khi đó đối tượng mới phát sinh ít.
Thành phần kinh tế nhà nước sau một thời gian sắp xếp lại các công ty,
xí nghiệp, đã từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị nên làm ăn có hiệu quả,
ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư. Tuy tỷ trọng so với cá thể thì còn kém xa
nhưng số tuyệt đối và tỷ trọng trong những năm qua đã liên tục tăng. Năm
2002 chỉ có 143,6 tỷ, chiếm 11,84% trong tổng dư nợ trung dài hạn, nhưng
đến năm 2004 đã lên đến 239,2 tỷ và chiếm 16,40% trong tín dụng trung và
dài hạn. Tốc độ tăng của thành phần này bình quân 29,03%/năm.
- 36 -
Đối với thành phần kinh tế tư nhân, trong những năm qua do nhà nước
đổi mới trong thủ tục cấp phép, đăng ký kinh doanh và có nhiều chính sách
thông thoáng khuyến khích nhân dân bỏ vốn ra làm ăn nên các doanh nghiệp
tư nhân phát triển mạnh. Đến cuối năm 2004 có 1.044 doanh nghiệp với vốn
đăng ký 584,126 tỷ. Chính vì vậy vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho thành
phần kinh tế này trong 3 năm qua đều tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng.
Năm 2002 chỉ có 40,47 tỷ, chiếm 3,34% thì đến năm 2004 đã là 963 tỷ và
chiếm 14,22% trong tổng dư nợ trung & dài hạn. Tốc độ tăng bình quân là
126,36%/năm.
Thành phần kinh tế hỗn hợp mặc dù dư nợ và tỷ trọng trong các năm
2002-2004 còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm từ 1 đến trên 3%. Nhưng đã có sự gia
tăng khá do một số doanh nghiệp nhà nước lớn đã được cổ phần hóa, như
Công ty dược và vật tư y tế, Công ty xuất nhập khẩu, Công ty điện nước nông
thôn, Công ty vật liệu xây dựng… Do chuyển đổi phương thức quản lý, làm ăn
từng bước có hiệu quả nên NH đã mạnh dạn đầu tư giúp các doanh nghiệp
này đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất và mẫu mã chất lượng sản
phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2000 ngân hàng có
tham gia cho vay xây dựng nhà xưởng một công ty liên doanh nhưng đến năm
2004 đã thu hồi hết nợ và chuyển thành công ty 100% vốn trong nước. Hiện
nay có 4 doanh nghiệp thuộc thành phần này trên địa bàn nhưng chưa phát
sinh đầu tư trung & dài hạn.
Đối với thành phần kinh tế tập thể: Nhìn chung năng lực tài chính của
các HTX không cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên ngân hàng cũng
chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Hiện nay mới chỉ đầu
tư cho các hợp tác xã vận tải hành khách chuyển đổi đầu xe nên dư nợ cũng
rất ít, chỉ trên dưới 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1‰ tổng dư nợ trung & dài hạn.
Kết quả đầu tư trên đã thể hiện thực hiện chủ trương của Đảng và nhà
nước là các thành phần kinh tế đều bình đẳng. Bất cứ doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế nào hoạt động có hiệu quả, đủ điều kiện vay vốn thì ngân
hàng đều đáp ứng. Bên cạnh đó cũng thể hiện vốn ngân hàng đã tăng cường
tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những doanh nghiệp có
tính năng động thích ứng với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả cao.
- 37 -
Đó cũng là chủ trương của Thống đốc NHNN trong việc điều hành chính sách
tín dụng năm 2004.
2.3.1.2 Về đầu tư trung & dài hạn theo ngành kinh tế: (Số liệu Bảng 5)
Thực hiện từng bước giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong
GDP của tỉnh để tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ.
Những năm vừa qua vốn trung và dài hạn của các ngân hàng cũng đã chuyển
hướng đầu tư để thực hiện mục tiêu này. Thể hiện tốc độ đầu tư tín dụng vào
các khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng nhanh hơn so với khu
vực nông nghiệp.
Qua số liệu bảng 5 (trang sau) cho thấy khu vực công nghiệp & xây
dựng cuối năm 2004 chiếm tỷ trọng 30,69% so tổng dư nợ trung & dài hạn.
Là khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng đầu tư cao nhất trong những năm
qua, đạt bình quân 56,74%/ năm. Trong nội bộ khu vục này thì cho vay ngành
xây dựng chiếm tỷ trọng cao, có chiều hướng gia tăng từ 35% năm 2002 lên
74,3% trong năm 2004. Ngược lại ngành công nghiệp lại có tốc độ giảm
3,79%/năm, do đó tỷ trọng đã giảm, năm 2002 chiếm 46%, đến năm 2004 chỉ
còn 17,31%.
Bảng 5: DƯ NỢ TRUNG & DÀI HẠN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị: triệu đ, %
31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004
THÀNH PHẦN
KINH TẾ Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
1/ Nông nghiệp 275.543 22,71 298.263 24,14 357.744 24,53
2/ Công nghiệp & XD 182.212 15,02 208.495 16,88 447.624 30,68
3/ Thương mại & DV 136.227 11,23 166.067 13,44 192.641 13,21
4/ Phục vụ cá nhân,
cộng đồng
619.421 51,04 562.520 45,54 460.550 31,58
Tổng cộng 1.213.403 100,00 1.235.345 100,00 1.458.559 100,00
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
- 38 -
Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng dư nợ tương đối cao, năm 2002 dư
nợ 275,54 tỷ, chiếm tỷ trọng 22,71%, năm 2004 là 357,74 tỷ, chiếm tỷ trọng
24,53%. Tốc độ tăng khu vực này là 13,94%/năm, cao hơn mức tăng trung
bình của dư nợ trung dài hạn.
Khu vực thương mại dịch vụ có tốc độ tăng 18,92%/năm. Số dư cuối
năm 2002 là 136,2 tỷ chiếm tỷ trọng 11,23%, cuối năm 2004 đạt 192,6 tỷ,
chiếm tỷ trọng 13,21% so tổng dư nợ trung dài hạn. Là khu vực có tốc độ
tăng đứng thứ nhì trong các khu vực, bình quân tăng 18,92%/năm. Trong khu
vực này cho vay ngành thương nghiệp và các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ cao,
gần 60% dư nợ trong khu vực. Ngành dịch vụ vận tải chiếm từ 32-34%, ngành
khách sạn nhà hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Khu vực đầu tư phục vụ cho cá nhân và cộng đồng luôn chiếm tỷ trọng
cao trong những năm vừa qua: Năm 2002 là 619,4 tỷ, chiếm 51% tổng dư nợ
trung & dài hạn, năm 2004 còn 460,55 tỷ chiếm 31,58%. Tuy nhiên khu vực
này có số tuyệt đối và tỷ trọng giảm qua các năm. Tốc độ giảm bình quân là
13,77%/năm.
Tóm lại trong các khu vực kinh tế thì khu vực thương mại dịch vụ và
khu vực công nghiệp - xây dựng là những khu vực đang được các ngân hàng
ưu tiên đầu tư, có tốc độ dư nợ tăng nhanh. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng vẫn
còn thấp hơn so với khu vực phục vụ tiêu dùng của cá nhân và cộng đồng.
2.3.1.3 Về đối tượng đầu tư trung dài hạn: (Bảng 6)
] Trong lĩnh vực nông nghiệp: đối tượng chủ yếu là hỗ trợ vốn cho
nông dân mua sắm máy nông nghiệp, cải tạo chăm sóc vườn cây ăn trái,
chăn nuôi bò, dê lấy thịt và sinh sản.
- Máy nông nghiệp: chủ yếu là máy móc phục vụ cho cày xới làm đất,
vận chuyển, máy suốt lúa, bơm tát, xáng cạp phục vụ cho thủy lợi nội đồng…
Đối tượng này chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ khu vực nông nghiệp
trong những năm vừa qua. Tuy nhiên thời gian gần đây đầu tư cho đối tượng
này có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2002 có số dư
141,8 tỷ, chiếm 51,49% trong nông nghiệp, năm 2004 chỉ còn 105,97 tỷ,
chiếm 29,62%, giảm 25,6% so năm 2002. Tốc độ giảm 13,57%/năm. Nguyên
nhân giảm do nhu cầu đầu tư về máy truyền thống gần như bão hòa, trong khi
- 39 -
các loại máy mới như máy gieo hạt, thu hoạch phát triển không nhiều. Các
NHTM đa số tập trung thu nợ cũ, ít đầu tư mới do nhu cầu hạn chế. Mặt khác
hiện nay nhiều hộ nông dân đã khá lên, họ có thể tực túc vốn để mua sắm
trang bị máy móc với quy mô nhỏ hộ gia đình.
- Về đầu tư vốn cho chăn nuôi: Nhằm từng bước chuyển mạnh cơ cấu
nội bộ ngành nông nghiệp, trong những năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy sản… đã tăng mạnh. Ngân hàng đã đầu tư cho các hộ và trang trại vào
việc mua con giống, mở rộng chuồng trại theo hướng sản suất công nghiệp để
chăn nuôi chủ yếu là bò và dê lấy thịt, sinh sản. Dư nợ đối tượng này trong
những năm qua liên tục tăng cao. Năm 2002 chỉ có 24,14 tỷ chiếm 8,76% dư
nợ trung dài hạn trong nông nghiệp, thì năm 2004 đã tăng lên 105 tỷ, với tỷ
lệ 29,35%, với tốc độ tăng 108,56%/năm. Ngoài ra chăn nuôi heo và gia cầm
(chủ yếu là heo) cũng tăng mạnh. Năm 2002 có số dư 22,77 tỷ chiếm 8,26%
dư nợ khu vực nông nghiệp, năm 2004 là 62,02 tỷ, chiếm tỷ trọng 17,34%,
tốc độ tăng 65,03%/năm. Chăn nuôi thủy sản cũng được các NHTM đầu tư
Bảng 6: DƯ NỢ TRUNG & DÀI HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN
Đơn vị: triệu đ, %
31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004
ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
1/ Nông nghiệp 275.543 100,00 298.263 100,00 357.744 100,00
- Cải tạo vườn 74.068 26,88 70.691 23,70 77.852 21,76
- Chăn nuôi bò, dê 24.141 8,76 38.656 12,96 105.009 29,35
- Heo, gia cầm 22.770 8,26 28.383 9,52 62.015 17,34
- Máy nông nghiệp 141.866 51,49 153.447 51,45 105.972 29,62
- Thủy sản 1.995 0,73 1.591 0,53 2.131 0,60
- Khác 10.703 3,88 5.495 1,84 4.765 1,33
2/ Công nghiệp - XD 182.212 100,00 208.495 100,00 447.624 100,00
2.1. Công nghiệp 83.738 45,96 73.805 35,40 77.509 17,32
- Cơ khí sửa chữa 125 0,15 75 0,10 145 0,19
- CN chế biến 53.229 63,57 53.698 72,76 61.844 79,79
- Công nghiệp khác 30.384 36,28 20.032 27,14 15.520 20,02
2.2 Tiểu thủ C.nghiệp 34.190 18,76 37.925 18,19 37.410 8,36
- Gốm gạch 29.500 86,28 31.367 82,71 33.549 89,68
- Thủ công MNghệ &khác 4.690 13,72 6.558 17,29 3.861 10,32
2.3 Xây dựng 64.284 35,28 96.765 46,41 332.705 74,32
- 40 -
- Hạ tầng khu côngnghiệp 46.503 72,34 73.851 76,32 156.461 47,03
- Giao thông 213 0,33 129 0,13 5.218 1,57
- Kéo điện nông thôn 17.569 27,33 9.105 9,41 3.303 0,99
- Xây dựng khác - - 13.680 14,14 167.723 50,41
3/ Thương nghiệp, DVụ 136.227 100,00 166.067 100,00 192.641 100,00
- Thương nghiệp 83.346 61,18 103.089 62,08 114.837 59,61
- Vận tải, thông tin 44.307 32,53 54.919 33,07 64.653 33,56
- Khách sạn, nhà hàng 8.574 6,29 8.059 4,85 13.151 6,83
4/ Pvụ c.nhân, c.đồng 619.421 100,00 562.520 100,00 460.550 100,00
- XD, sửa chữa nhà 470.375 75,94 457.149 81,27 378.061 82,09
- Mua phương tiện t.dùng 102.143 16,48 86.284 15,34 59.272 12,86
- Cho vay sinh viên - - 1.812 0,32 3.801 0,83
- Đi lao động ở N.ngoài 590 0,10 3.054 0,54 13.703 2,98
- Khác 46.313 7,48 14.221 2,53 5.713 1,24
Tổng cộng 1.213.403 100,00 1.235.345 100,00 1.458.559 100,00
trực tiếp cho các hộ & trang trại nuôi cá (chủ yếu), tuy nhiên số vốn còn rất
khiêm tốn, khoảng trên dưới 2 tỷ/ năm, chiếm tỷ trọng không đáng kể.
- Lĩnh vực trồng trọt, các NHTM chủ yếu đầu tư trung dài hạn để nông
dân cải tạo và lập mới vườn cây ăn trái, xây dựng các vườn ươm cây giống
có chất lượng cao. Đây là một đối tượng đầu tư chiếm tỷ trọng cao trong
những năm vừa qua nhất là những năm 1998-2002. Tuy nhiên trong những
năm gần đây giá trái cây liên tục bị biến động và giảm mạnh như nhãn, xoài,
chôm chôm… nên nông dân đã hạn chế cải tạo vườn mới. Ngân hàng tập
trung thu nợ cũ, phát sinh đầu tư mới tăng không nhiều. Số dư đầu tư năm
2002 là 74,07 tỷ, chiếm tỷ trọng 26,88% trong nông nghiệp, năm 2004 là
77,85 tỷ, chiếm tỷ trọng 21,76% (tỷ trọng giảm 5,12%); Tốc độ tăng của đối
tượng này là 2,52%/ năm, thấp hơn tốc độ tăng chung của nợ trung dài hạn.
Như vậy trong khu vực nông nghiệp, các đối tượng chăn nuôi có tốc độ
tăng rất cao, đến năm 2004 chiếm tỷ trọng 61,39% dư nợ T&DH của khu vực
này. Còn lại các đối tượng khác như máy móc nông nghiệp, xây dựng và cải
tạo vườn và những đối tượng khác có xu hướng giảm thấp.
Ghi chú: Cột tỷ trọng các mục 2.1, 2.2, 2.3 là so sánh với mục 2
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
- 41 -
] Trong lĩnh vực công nghiệp:
Đối tượng đầu tư chủ yếu là xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc
đổi mới thiết bị dây chuyền công nghệ trong chế biến lương thực, thủy sản,
chế biến thức ăn cho gia súc gia cầm, thủy sản. Đầu tư cho các xí nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng như gạch, cát…
Đầu tư cho lĩnh vực chế biến có tốc độ tăng 7,79%/năm, năm 2002 là
53,23 tỷ, chiếm 63,57% dư nợ T&DH ngành công nghiệp, năm 2004 là 61,84
tỷ, chiếm 79,79%; Đối tượng công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp
khác dư nợ giảm: năm 2002 là 30,38 tỷ, chiếm 36,28%, năm 2004 còn 15,52
tỷ chiếm 20,02% so dư nợ khối công nghiệp, có tốc độ giảm 28,53%/năm.
Đối tượng cơ khí sửa chữa chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể.
] Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp:
Đối tượng chủ yếu là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, hộ tư nhân cá
thể xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc sản xuất gạch ngói, đồ gốm,
hàng thủ công mỹ nghệ đan lát… Trong đó chủ yếu là máy móc nhà xưởng
sản xuất gạch, gốm nung đất đỏ là một mặt hàng đang có lợi thế so sánh để
xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ. Trong những năm qua dư nợ đối
tượng này tăng bình quân 6,64%/năm, số dư cuối năm 2004 đạt 33,5 tỷ.
Ngoài ra trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, các NHTM cũng đầu tư
cho các làng nghề truyền thống như sản xuất nước mắm, tầu hũ, tương chao…
] Trong lĩnh vực xây dựng:
Đây là lĩnh vực hiện có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả các
khu vực và đối tượng, bình quân tăng 127,5%/năm. Đầu tư cho các doanh
nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Năm
2002 là 46,5 tỷ, năm 2004 là 156,5 tỷ, chiếm tỷ trọng 47% trong ngành xây
dựng, tốc độ tăng 83,43%/năm. Đối tượng cho vay xây dựng nhà ở để bán và
cho thuê cũng tăng mạnh: năm 2003 chỉ có 13,68 tỷ, năm 2004 là 167,72 tỷ,
chiếm 50% dư nợ trong ngành xây dựng và 11,5% so tổng dư nợ trung dài
hạn. Ngoài ra còn một số đối tượng khác như cho vay xây dựng giao thông
nông thôn, kéo điện nông thôn, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ. Riêng đối tượng
điện hạ thế phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt nông thôn, trước năm 2002 có
tỷ trọng cao nhưng những năm gần đây chương trình điện của tỉnh cơ bản đã
- 42 -
hoàn tất, có 97% hộ dân trong tỉnh được cấp điện. Do đó các NHTM chỉ tập
trung thu nợ cũ, số dư năm 2002 là 17,57 tỷ, năm 2004 chỉ còn 3,3 tỷ.
] Trong khu vực thương nghiệp và dịch vụ:
Đối tượng chủ yếu là thương nghiệp và vận tải. Trong thương nghiệp
tập trung cho vay các đối tượng xây dựng chợ, trung tâm mua bán hàng hóa.
Những đối tượng này có tốc độ tăng bình quân 17,38%/năm, số dư cuối năm
2004 là 114,84 tỷ, chiếm tỷ trọng gần 60% so dư nợ của khu vực. Cho vay
mua sắm phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách có dư nợ và tỷ trong
liên tục tăng, số dư cuối năm 2004 là 64,65 tỷ, có tốc độ tăng là 20,8%/năm.
Ngoài ra cho vay xây dựng khách sạn nhà hàng tuy tỷ trọng còn thấp (6,83%
so dư nợ trong khu vực năm 2004) nhưng cũng tăng mạnh. Năm 2002 chỉ có
8,57 tỷ nhưng năm 2004 là 13,15 tỷ (tăng 23,85%/năm).
] Trong lĩnh vực tiêu dùng và sinh hoạt:
Thực hiện phong trào xóa nhà tranh tre, nhà tạm, xây dựng nhà bán
kiên cố và kiên cố theo chương trình nhà ở đã được Nghị quyết Tỉnh đảng bộ
lần thứ 7 (2001-2005) đề ra. Vốn tín dụng trung và dài hạn của các ngân
hàng đã cho các hộ gia đình vay để cải tạo sửa chữa và xây dựng mới nhà ở.
Những năm vừa qua, đối tượng này chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong cho
vay phục vụ đời sống cũng như trong tổng dư nợ trung và dài hạn. Năm 2002
là 470,37 tỷ chiếm 75,94% dư nợ cho vay đời sống và 38,94% tổng dư nợ
T&DH, Năm 2004 là 378,06 tỷ chiếm 82,09% dư nợ cho vay đời sống và
25,92% tổng dư nợ trung và dài hạn. Trong khi đó đối tượng cho vay T&DH
có tỷ trọng đứng thứ nhì (cơ sở hạ tầng khu công nghiệp) cũng chỉ có 10,50%.
Ba năm qua dư nợ đối tượng này có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân
10,35%/năm.
Ngoài ra, đối tượng cho vay mua sắm phương tiện đi lại như ô tô, môtô,
đồ dùng gia đình, mua đất làm nhà ở chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cho
vay phục vụ đời sống: năm 2002 là 102 tỷ chiếm 16,5%, tuy nhiên có xu
hướng giảm, năm 2004 chỉ còn 59,2 tỷ, chiếm 12,87%; Tốc độ giảm bình
quân 24%/năm. Ngoài ra còn cho vay người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, cho vay hỗ trợ sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên ở các trường trung
học, cao đẳng và đại học trong tỉnh… tuy nhiên những đối tượng này dư nợ
- 43 -
Biểu đồ 3: DƯ NỢ DÀI HẠN SO TỔNG DƯ NỢ T&DH
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
1.600
2002 2003 2004
Tỷ đ
Tổng dư nợ T&DH
Dư nợ dài hạn
không lớn lắm, từ 1-3% dư nợ cho vay tiêu dùng. Nhưng những đối tượng này
lại đang có xu hướng tăng, tốc độ tăng bình quân từ 100 - 300%/năm.
2.3.1.4 Về cơ cấu đầu tư trung hạn và dài hạn
Qua số liệu ở biểu đồ 3 (trang sau) cho ta thấy tỷ lệ đầu tư nợ dài hạn
so với tổng dư nợ trung dài hạn còn chiếm tỷ lệ rất thấp và giảm mạnh trong
3 năm qua. Năm 2002 dư nợ 70,98 tỷ, chiếm 6,5%, năm 2004 còn 46,51 tỷ,
chiếm 3,25%. Tốc độ giảm là 19,05%/năm.
2.3.2 Đánh giá chất lượng đầu tư tín dụng trung và dài hạn.
2.3.2.1 Nợ quá hạn trung & dài hạn theo ngành kinh tế:
Qua số liệu ở Bảng 7 (trang sau), phản ánh tình hình nợ quá hạn phân
theo ngành kinh tế. Đầu tư cho ngành công nghiệp có tỷ lệ nợ quá hạn thấp
nhất và có xu hướng giảm dần, năm 2002 là 0,79%, năm 2004 là 0,30%.
Ngành thương mại dịch vụ là 0,50%. Ngành nông nghiệp - thủy sản có xu
hướng tăng cao: năm 2002 là 0,21%, năm 2004 là 2,81%. Hiện nay đầu tư
cho phục vụ cá nhân & cộng đồng cũng có xu hướng tăng theo thời gian và là
lĩnh vực có độ rủi ro cao nhất: 4,34%.
- 44 -
Bảng 7 : NỢ QUÁ HẠN TRUNG & DÀI HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị: triệu đ, %
2002 2003 2004
NGÀNH KINH TẾ
Dư nợ
Nợ
QH
tỷ lệ
NQH
Dư nợ
Nợ
QH
tỷ lệ
NQH
Dư nợ
Nợ
QH
tỷ lệ
NQH
1/ Nông nghiệp 275.543 573 0,21 298.263 4.816 1,61 357.744 10.065 2,81
2/ Công nghiệp, XD 182.212 1.448 0,79 208.495 931 0,45 447.624 1.353 0,30
3/ Thươngnghiệp, DV 136.227 - - 166.067 119 0,07 192.641 958 0,50
4/ PV cá nhân, Cđồng 619.421 1.869 0,30 562.520 3.558 0,63 460.550 20.002 4,34
Cộng 1.213.403 3.890 0,32 1.235.345 9.424 0,76 1458.559 32.378 2,22
Nguồn: Báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng năm 2002, 2003, 2004 – Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long.
2.3.2.2 Nợ quá hạn trung & dài hạn theo đối tượng đầu tư (bảng 8)
] Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đối tượng đầu tư có tỷ lệ nợ quá hạn
cao và có xu hướng gia tăng là nuôi thủy sản (cá tra, basa): năm 2004 là
4,69%; cải tạo và làm vườn, năm 2004 là 5,83%. Những đối tượng như chăn
nuôi heo, gà vịt, mua máy nông nghiệp, nợ quá hạn cũng cao hơn tỷ lệ NQH
chung của tín dụng trung & dài hạn: Chăn nuôi heo, gia cầm là 2,52%, máy
nông nghiệp là 2,46% (năm 2004). Đối tượng đầu tư nuôi bò, dê có nợ quá
hạn thấp nhất, chỉ dao động từ 0,4 đến 1,2%.
] Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Lĩnh vực này có độ
an toàn tương đối cao. Các đối tượng cơ khí, chế biến không có nợ quá hạn.
Tiểu thủ công nghiệp nợ quá hạn rất thấp, năm 2004 chỉ có 0,52%.
] Trong lĩnh vực xây dựng: Các đối tượng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng khu công nghiệp, xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê… nợ quá hạn thấp
hoặc không phát sinh. Do các NH mới tập trung đầu tư trong năm 2004 nên
chưa tới kỳ đáo hạn. Riêng lĩnh vực kéo điện nông thôn đa số là cuối kỳ hạn
thu nợ, phần nhiều là nợ tồn đọng nên có nợ quá hạn cao (năm 2004 là
33,45%).
- 45 -
Bảng 8 : NỢ QUÁ HẠN T& DH THEO ĐỐI TƯỢNG
Đơn vị: triệu đ, %
2002 2003 2004
ĐỐI TƯỢNG VAY
Dư nợ
Nợ
QH
%
NQH Dư nợ
Nợ
QH
%
NQH Dư nợ Nợ QH
%
NQH
1/ Nơng nghiệp 275.543 573 0,21 298.263 4.816 1,61 357.744 10.065 2,81
- Cải tạo vườn 74.068 119 0,16 70.691 2.972 4,20 77.852 4.535 5,83
- Chăn nuơi bị, dê 24.141 95 0,39 38.656 599 1,55 105.009 1.238 1,18
- Heo và gia cầm 22.770 166 0,73 28.383 629 2,22 62.015 1.561 2,52
- Máy nơng nghiệp 141.866 150 0,11 153.447 616 0,40 105.972 2.609 2,46
- Thủy sản 1.995 - - 1.592 - - 2.131 100 4,69
2/ Cơng nghiệp 83.738 314 0,37 73.805 - - 77.509 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 434221.pdf