Tài liệu Luận văn Chương trình quản lý điểm trung học phổ thông: LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội phát triển thông tin đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng và to lớn. Các mối quan hệ, tính trật tự và tổ chức là những thuộc tính phổ biến của mỗi xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng phát triển thì hệ thống cũng ngày càng phát triển, khi đó các mối quan hệ và trật tự xã hội càng phức tạp, do đó nội dung thông tin càng phong phú đến mức không thể xử lý bằng những phương pháp thủ công truyền thống. Nhằm xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và mang lại hiệu quả cao, ngày nay nghành công nghệ thông tin đã cung cấp cho chúng ta những biện pháp và công cụ cần thiết.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học và kỹ thuật, nghành công nghệ thông tin ngày càng được toàn xã hội quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin đã xâm nhập vào tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội và khẳng định được vị thế quan trọng không thể thiếu của mình. Máy tính điện tử đã trở thành công cụ đắc lực không chỉ giảm nhẹ lao độn...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Chương trình quản lý điểm trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội phát triển thông tin đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng và to lớn. Các mối quan hệ, tính trật tự và tổ chức là những thuộc tính phổ biến của mỗi xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng phát triển thì hệ thống cũng ngày càng phát triển, khi đó các mối quan hệ và trật tự xã hội càng phức tạp, do đó nội dung thông tin càng phong phú đến mức không thể xử lý bằng những phương pháp thủ công truyền thống. Nhằm xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và mang lại hiệu quả cao, ngày nay nghành công nghệ thông tin đã cung cấp cho chúng ta những biện pháp và công cụ cần thiết.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học và kỹ thuật, nghành công nghệ thông tin ngày càng được toàn xã hội quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin đã xâm nhập vào tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội và khẳng định được vị thế quan trọng không thể thiếu của mình. Máy tính điện tử đã trở thành công cụ đắc lực không chỉ giảm nhẹ lao động mà còn giúp cho con người những khả năng mới mà trước đây chúng ta khó hình dung ra được.
Phạm vi ứng dụng của công nghệ thông tin rất rộng lớn; đặc biệt là ứng dụng của thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động xã hội. Những thành tựu về tin học hoá công tác quản lý mang lại hiệu quả thiết thực tạo ra những phương pháp quản lý mới mang tính khoa học cao, giúp cho các nhà quản lý có tầm nhìn bao quát, nắm bắt kịp thời những thông tin và yêu cầu xử lý thông tin. Do vậy một câu hỏi đặt ra là: Làm sao để có thể khai thác triệt để tác dụng của máy tính nhằm đưa những ứng dụng của công nghệ thông tin vào đời sống thực tiễn để tin học thực sự hữu ích cho đời sống con người? Đề tài quản lý điểm của trường THPT cũng là một trong những ứng dụng của tin học để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý điểm ở trường THPT. Đề tài này được em khảo sát thực tế tại trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An.
Đề tài của khoá luận gồm 4 phần lớn:
Phần I: Tổng quan đề tài
Phần II: Khảo sát hệ thống
Phần III: Phân tích hệ thông mới
Phần IV: Thiết kế hệ thống
Khoá luận được hoàn thành vào tháng 05 năm 2006. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Thạc sỹ: Hoàng Hữu Việt, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường THPT Lê Viết Thuật, các thầy cô giáo trong khoa CNTT, các bạn trong lớp 43B1 Tin đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Vì khả năng và thời gian còn hạn chế nên quá trình phân tích thiết kế, cài đặt chương trình quản lý còn chưa tối ưu và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn để chương trình thêm hoàn thiện.
Vinh, ngày 19 tháng 4 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tý
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống thực tiễn không còn là một công việc mới mẻ. Công nghệ thông tin đã xâm nhập vào đời sống của toàn xã hội, nhu cầu thu nhận, lưu trữ, kết xuất và xử lý thông tin ngày càng cao. Thông tin đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên phong phú và vô tận mà toàn xã hội đang miệt mài khai thác. Trước đây, khi thông công nghệ thông tin chưa được phát triển rộng rãi, đặc biệt là sự hỗ trợ của máy tính điện tử còn ở mức hạn chế nên công việc chủ yếu được làm bằng thủ công thì hiệu quả của công việc không cao mà trên thực tế có những công việc không thể thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được ở mức tương đối. Vì thế yêu cầu tin học hoá công tác quản lý là vấn đề cấp thiết cần phải được thực hiện.
Giờ đây khi máy tính được phổ cập rộng rãi thì các yêu cầu của công việc quản lý có thể được xử lý một cách dễ dàng dù công việc có phức tạp đến đâu. Những sản phẩm phần mền quản lý chuyên dụng cho các tổ chức, cơ quan và các công ty….đang được xây dựng một cách khẩn trương nhất nhằm tạo ra những ứng dụng với một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo, nhanh chóng mà không làm mất đi sự chính xác đặc biệt của nó, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc áp dụng tin học vào các hệ thống quản lý.
Quản lý điểm là một bài toán quen thuộc đối với mỗi chúng ta; là công việc của toàn tập thể nhà trường từ Ban giám hiệu nhà trường đến các thầy cô giáo cũng như của những người làm công tác văn phòng, trợ lý. Chính vì vậy mà bài toán này đang được quan tâm và tiến hành xây dựng để có một hệ thống quản lý điểm đầy đủ nhất, chính xác nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Trong các trường THPT, có rất nhiều công tác quản lý, nhưng quản lý điểm là một công tác vô cùng quan trọng trong hệ thống của nhà trường. Có quản lý điểm được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả thì mới hoàn thành tốt được công tác quản lý chung trong toàn trường.
Hiện nay, công việc quản lý điểm học sinh ở trường THPT hầu hết được làm bằng công tác thủ công với sổ sách, hồ sơ lưu trữ hàng năm. Chính vì vậy mà đã gây ra rất nhiều sai sót trong quá trình quản lý từ việc lưu trữ, đến việc tính toán và tìm kiếm và tra cứu thông tin….đều rất chậm chạp, khó khăn, mất thời gian và công sức. Vì vậy em đã lựa chọn cho mình đề tài quản lý điểm của học sinh với mong muốn sẽ góp một phần công sức nhỏ của mình vào công việc xây dựng một hệ thống quản lý điểm tối ưu nhất được áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý chung ở trường THPT.
II. MÔ TẢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐIỂM
Trong nhà trường việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em là một công việc quan trọng được đặt lên hàng đầu. Đây là một công việc được tiến hành thường xuyên nhất trong suốt quá trình “sống” của nhà trường. Chính vì vậy mà công tác quản lý học tập của các em được quan tâm một cách sát sao nhất. Trong công tác quản lý học tập của các em thì công việc quản lý điểm là một công việc trọng tâm nhất, bởi đây là công việc rất mất thời gian, cần phải chi tiết, cẩn thận để có độ chính xác, an toàn và đầy đủ nhất về thông tin điểm của các em.
Tóm tắt quy trình quản lý điểm của trường THPT
Vào đầu mỗi năm học, Học sinh mới lại nộp đơn và hồ sơ với đầy đủ thông tin theo yêu cầu của nhà trường cho bộ phận làm công tác quản lý tuyển sinh. Bộ phận này sẽ xem xét, kiểm tra, đánh giá thật chính xác hồ sơ của học sinh trước khi duyệt trình lên BGH nhà trường. Khi hồ sơ đã được gửi lên BGH nhà trường, BGH nhà trường đưa quyết định nhận hồ sơ nhập học cuối cùng cho học sinh đó. Sau khi học sinh đã được tiếp nhận vào trường, hồ sơ của học sinh được gửi về phòng quản lý học sinh để phòng quản lý học sinh trực tiếp quản lý học sinh qua hồ sơ của các em. Được sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường thì phòng quản lý học sinh tiếp tục phân lớp và lưu danh sách vào sổ lưu hồ sơ. Mỗi khi có thay đổi về thông tin thì phòng quản lý học sinh phải sửa đổi lại thông tin của học sinh để phản ánh được chính xác thực tế hồ sơ học sinh của nhà trường.
BGH nhà trường cùng phối hợp với phòng quản lý học sinh để điều phối hợp lý, và phân công giảng dạy cho các giáo viên, đề ra thời khoá biểu thực hiện trong toàn trường theo đúng khung chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. BGH nhà trường và phòng quản lý học sinh giao trách nhiệm cho các giáo viên quản lý lớp và phản ánh đúng tình hình thực tế quá trình học tập vè rèn luyện của học sinh qua sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài….làm tiêu chí cho việc xếp loại học sinh sau này.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhận lớp sau khi đã được BGH phân lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lấy hồ sơ của học sinh có trong danh sách lớp mình từ phòng quản lý học sinh để lưu hồ sơ và một số thông tin cần thiết vào sổ chủ nhiệm hoặc sổ tay ghi chép của mình. Giáo viên chủ nhiệm đưa danh sách lớp cho các giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp chủ nhiệm của mình để giáo viên bộ môn theo dõi.
Giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy, kiểm tra và lấy điểm thông qua sổ ghi điểm và sổ đầu bài để phản ánh được tình hình học tập chung của cả lớp và kết quả học tập của từng học sinh trong lớp.
Cuối mỗi học kỳ, giáo viên bộ môn có trách nhiệm tổng kết điểm trung bình bộ môn của từng học sinh và đưa điểm trung bình bộ môn cho giáo viên chủ nhiệm tổng kết chung nhất điểm trung bình của cả học kỳ. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng kết lại điểm trung bình của từng học kỳ.
Vào cuối mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm lại tiếp tục tổng kết điểm trung bình cả năm học. Giáo viên chủ nhiệm gửi thông tin về điểm số của học sinh cho phòng quản lý học sinh để phòng quản lý học sinh lưu trữ lại thông tin điểm của học sinh để xử lý.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trường THPT Lê Viết Thuật là một trường THPT có truyền thống tốt đẹp về tất cả mọi phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; trường có bề dày lịch sử trong công tác học tập và giảng dạy. Trường THPT Lê Viết Thuật có bộ phận lãnh đạo quan tâm sát sao đến mọi hoạt động, lo lắng cho từng học sinh trong trường, cho chất lượng dạy và học.Trường có hệ thống quản lý chặt chẽ, nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Trường còn có đội ngũ giáo viên giỏi, đầy nhiệt huyết, yêu nghề ; có phần đa số học sinh là ngoan và học lực khá. Chính vì vậy, khi đến khảo sát đề tài quản lý điểm ở nhà trường, em rất mong muốn hiểu được một phần nào đó về công tác quản lý điểm của nhà trường.
Đầu tiên, em cố gắng khảo sát thật kỹ, tìm hiểu thật chi tiết mọi quá trình xử lý của phòng quản lý học sinh trong công tác quản lý để tìm hiểu được cách thức hoạt động của hệ thống nhà trường đang sử dụng. Từ những vấn đề em đã khảo sát được ở nhà trường, em đã phân tích thiết kế cụ thể từng chức năng trong công tác quản lý của phòng quản lý học sinh, thu nhập các tài liệu liên quan và các quy trình xử lý dữ liệu của hệ thống hiện tại, sau đó lên kế hoạch và vạch ra những nhiệm vụ cụ thể trước khi bắt tay vào giải quyết bài toán quản lý điểm.
IV. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống phải có giao diện quen thuộc, dễ sử dụng, thông tin lưu trữ được tối ưu. Các chức năng phải sát với yêu cầu thực tế, và đáp ứng được những đòi hỏi của hệ thống quản lý điểm, gần gũi với thực tế và phù hợp với công tác quản lý chung của nhà trường. Có khả năng hỗ trợ đa người dùng, phù hợp với xu thế phát triển của mạng máy tính.Với đặc điểm đó, hệ thống thực hiện những công việc sau:
Cập nhật thông tin và điểm của học sinh một cách nhanh chóng, linh hoạt. Xử lý thông tin một cách chính xác và khoa học
Quản lý điểm, và tìm kiếm thông tin điểm cũng như tra cứu và tổng kết điểm một cách chính xác, kịp thời, hiệu quả.
Các báo biểu và bản in điểm, in hồ sơ khi có yêu cầu phải được in ra đẹp, đáp ứng được mọi yêu cầu.
V. LỰA CHỌN CÔNG CỤ CÀI ĐẶT
Để lưu trữ và cài đặt dữ liệu được tốt thì những năm gần đây hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access đã được sử dụng một cách rộng rãi và có nhiều ưu điểm nổi bật khi quản lý dữ liệu của những hệ thống vừa và nhỏ. Vì vậy, em đã sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access để cài đặt cơ sở dữ liệu.
Ngôn ngữ Visual Basic ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các đề án thực hiện trong và ngoài nước và khẳng định được tầm quan trọng của nó. Song song với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access thì em chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic để thiết kế các giao diện vài cài đặt cho toàn bộ chương trình.
PHẦN II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
I. MÔ TẢ HỆ THỐNG CŨ
1. Nhiệm vụ cơ bản
Hệ thống quản lý điểm ở trường THPT Lê Viết Thuật nhằm mục đích quản lý kết quả học tập của mỗi em học sinh trong từng học kỳ và trong từng năm học. Giúp cho nhà trường có cơ sở để đánh giá xét duyệt khen thưởng đối với những học sinh có kết quả học tập cao, hạnh kiểm tốt và xét lưu ban đối với những học sinh có học lực và hạnh kiểm yếu, kém. Tạo ra không khí hăng hái học tập thi đua lập nhiều thành tích trong toàn trường. Qua đó, các em cũng có cơ hội để đánh giá lại học lực của mình để có hướng phấn đấu cao hơn.
Phòng quản lý học sinh lưu trữ hồ sơ và điểm của các em trong từng học kỳ và từng năm học để khi có yêu cầu tìm kiếm hồ sơ, tìm kiếm thông tin điểm từ phía BGH, hoặc học sinh thì có thể đáp ứng được mọi yêu cầu. Vào cuối mỗi năm học thì phòng quản lý học sinh phải tổng kết chung lại cả quá trình học tập của toàn trường để đánh giá tình hình học tập theo yêu cầu của Ban giám hiệu nhà trường. Qua đó, nhà trường có thể tự đánh giá những thành tích đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục nhằm đề ra phương pháp tối ưu nhất để thực hiện tốt công tác học tập của học sinh trong những năm học tiếp theo.
2. Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm
Hệ thống tổ chức quản lý điểm ở THPT Lê Viết Thuật được phân công như sau:
Học sinh có nhiệm vụ cung cấp hồ sơ với đầy đủ thông tin theo yêu cầu của nhà trường quy định. Tham gia học tập và làm bài kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên để lấy điểm. Khi cần xem thông tin về điểm số, hoặc tìm kiếm, kiểm tra điểm từng năm của mình thì phải báo lại với phòng quản lý học sinh để được đáp ứng yêu cầu.
Giáo viên bộ môn có trách nhiệm giảng dạy, kiểm tra học sinh và lấy điểm của các em. Cuối mỗi học kỳ phải tổng kết lại điểm trung bình môn học cho từng học sinh. Sau đó đưa bản tổng kết điểm trung bình môn học cho giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng kết lại điểm trung bình của từng học kỳ sau khi đã nhận được điểm trung bình môn học từ giáo viên bộ môn. Cuối mỗi năm học phải tổng kết lại điểm trung bình cả năm của từng học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải chuyển những số liệu đã tổng kết cho phòng quản lý học sinh vào cuối mỗi kỳ, cuối mỗi năm học.
BGH nhà trường có chức năng nắm bắt thông tin điểm của từng lớp trong từng học kỳ và trong từng năm để tổng kết được tình hình học tập chung của học sinh trong toàn trường. Mỗi khi cần xem thông tin của học sinh trong trường để kiểm tra đột xuất thì BGH lấy điểm từ phòng quản lý học sinh. Cuối mỗi học kỳ, và cuối mỗi năm học BGH phải có bản tổng kết học tập của tất cả các học sinh trong trường để có cơ sở xếp loại và có quyết định khen thưởng hay kỷ luật đối với từng trường hợp vi phạm.
Phòng quản lý học sinh có nhiệm vụ quản lý điểm của học sinh trong trường, cập nhật thông tin học sinh mới vào lưu vào hồ sơ sổ sách. Trong quá trình học sinh học tập phòng quản lý học sinh nhận điểm của từng môn học, nhận điểm tổng kết môn học, nhận điểm tổng kết học kỳ, nhận điểm tổng kết cả năm và tổng kết lại một lần nữa. Sau đó kiểm tra đối chiếu với kết quả của giáo viên chủ nhiệm đã tổng kết, để từ đó phối hợp với BGH nhà trường xét khen thưởng, kỷ luật, xét lưu ban, xét học sinh giỏi…
3. Quy trình xử lý dữ liệu
Vào đầu mỗi năm học thì ở khối 12, học sinh sẽ ra trường và học sinh khối lớp 10 sẽ nhập trường. Phòng quản lý học sinh phải cập nhật danh sách học sinh của toàn khoá mới. Có nghĩa là nhập danh sách học sinh mới nhập trường với những thông tin sau:
Họ và tên, Ngày sinh, Quê quán, Địa chỉ, Họ tên cha, Họ tên mẹ.
Khi các thủ tục cập nhật danh sách học sinh đã hoàn thành thì bước vào năm học mới, một năm học gồm 2 học kỳ: Học kỳ 1 và học kỳ 2: Trong mỗi học kỳ có những điểm số nhất định và nhiệm vụ của hệ thống quản lý điểm là cập nhật điểm và tính toán, tổng kết theo một phương pháp nào đó.
3.1. Nhập điểm và tổng kết điểm
Nhập điểm và tổng kết điểm là một công việc quan trọng nhất của chương trình quản lý điểm của phòng quản lý học sinh . Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để lấy điểm của học sinh trong lớp. Giáo viên bộ môn đánh giá học sinh qua việc chấm điểm, việc đánh giá này phải khách quan, chính xác, đầy đủ, và chi tiết. Có nhiều điểm nhưng chung quy lại thì có những loại điểm như sau:
+ Điểm hệ số 1: ( Bao gồm điểm miệng, điểm kiểm tra 15 phút, điểm thực hành).
+ Điểm hệ số 2: ( Bao gồm những điểm kiểm tra từ 1 tiết trở lên).
+ Điểm hệ số 3: ( Là điểm thi học kỳ, được tính đặc biệt hơn so với điểm hệ số 1 và điểm hệ số 2).
Khi giáo viên bộ môn lấy được đầy đủ các con điểm của học sinh, cuối mỗi học kỳ giáo viên bộ môn sẽ tổng kết lại điểm trung bình của môn học do mình trực tiếp giảng dạy. Sau đó, giáo viên bộ môn đưa lại cho giáo viên chủ nhiệm điểm trung bình của môn học.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tổng kết lại điểm trung bình cả học kỳ và cả năm khi đã có số liệu về điểm trung bình môn học. Giáo viên chủ nhiệm chuyển những tổng kết cuối cùng lại cho phòng quản lý học sinh để phòng học sinh lưu lại số liệu về điểm một cách chi tiết nhất.
3.1.1. Chế độ cho điểm của học sinh được xác định như sau:
Tuỳ theo khung chương trình mà BDG và đào tạo đã quy định trong mỗi năm học và dựa vào đặc điểm đặc thù của nhà trường, BGH và phòng quản lý học sinh sẽ phân công lịch giảng dạy cho giáo viên và số tiết dạy của từng môn học. Và cũng theo phân phối chương trình đó để giáo viên có thể đề ra số lần kiểm tra cho mỗi học kỳ:
* Xác định số lần kiểm tra đối với từng môn học:
+ Môn học có từ 2 tiết/ tuần trở xuống thì kiểm tra ít nhất 4 lần.
+ Môn học có 3 tiết/ tuần thì kiểm tra ít nhất 6 lần.
+ Môn học có từ 4 tiết/ tuần trở lên thì kiểm tra ít nhất 7 lần.
* Xác định hệ số các loại điểm:
+ Hệ số 1: Điểm kiểm tra miệng, viết 15 phút, thực hành.
+ Hệ số 2: Điểm kiểm tra 1 tiết trở lên
+ Hệ số 3: Điểm kiểm tra học kỳ nhưng với cách tính đặc biệt hơn.
* Cách xác định điểm:
Chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân, sau khi làm tròn.
Bước 1: Giáo viên bộ môn kiểm tra và lấy điểm hệ số 1, và hệ số 2. Sau đó tính điểm trung bình kiểm tra như sau:
Tổng số điểm hệ số 1+( Tổng số điểm hệ số 2)*2
TBKT=
Số đầu điểm hệ số 1+( Số đầu điểm hệ số 2)*2
Bước 2: Giáo viên bộ môn tính điểm trung bình môn học bằng công thức:
TBKT + (DHK*2)
TBM=
3
Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm tính điểm trung bình học kỳ như sau:
Do môn Toán và Văn có hệ số II.
(TBMToán + TBMVăn)*2 + TBMLý + ……+ TBMHoá
TBKI =
Số môn học + 2
(TBMToán + TBMVăn)*2 + TBMLý + ……+ TBMHoá
TBKII =
Số môn học + 2
Bước 4: Tính điểm trung bình cả năm bằng công thức:
TBKI + TBKII*2
TBCN=
3
Chú thích:
+ TBKT: Là điểm trung bình kiểm tra.
+ DHK: Là điểm kiểm tra học kỳ.
+ TBM: Là điểm trung bình môn học.
+ TBMVăn: Là điểm trung bình môn Văn
+ TBMToán: Là điểm trung bình môn Toán
+ TBKI: Là điểm trung bình học kỳ I.
+ TBKII: Là điểm trung bình học kỳ II.
+ TBCN: Là điểm trung bình cả năm .
3.1.2. Quy trình tổng hợp điểm
Giáo viên bộ môn có trách nhiệm giảng dạy và kiểm tra để lấy điểm, sau đó tổng kết điểm trung bình môn học của từng học sinh trong lớp. Sau khi đã tổng kết đánh giá toàn bộ học sinh thì giáo viên bộ môn sẽ chuyển bản tổng kết lại cho giáo viên chủ nhiệm có kèm theo danh sách điểm cụ thể để giáo viên chủ nhiệm có thể kiểm tra chi tiết lại xem điểm trung bình môn học đã được tính toán chính xác chưa. Giáo viên chủ nhiệm tiếp tục kiểm tra điểm trung bình môn học đã được phản ánh chính xác hay chưa?. Sau đó, tổng kết lại điểm trung bình của cả học kỳ sau khi đã có số liệu về điểm môn học chi tiết mà giáo viên giảng dạy đã cung cấp. Sau khi đã tổng kết xong điểm trung bình học kỳ của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm lại phải chuyển bản tổng kết điểm học kỳ (có kèm theo chi tiết bảng điểm của từng môn học) cho phòng quản lý học sinh. Phòng quản lý học sinh có một máy tính điện tử để tính toán và in các văn bản đề nghị, vì vậy phòng quản lý học sinh sẽ tiếp tục kiểm tra xem xét giáo viên chủ nhiệm đã tính toán chính xác chưa? Phòng quản lý học sinh cập nhật thông tin điểm của học sinh vào hồ sơ lưu trữ để theo dõi và tổng kết. Khi cần thiết phải lấy lại những số liệu điểm thì phòng quản lý học sinh phải tìm kiếm lại điểm của học sinh trong hồ sơ. Cuối mỗi học kỳ, hoặc cuối mỗi năm học thì phòng quản lý học sinh phải tổng kết lại điểm của toàn trường, căn cứ vào điểm để làm cơ sở xét duyệt khen thưởng, kỷ luật, xét học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh lưu ban.
3.2. Cách thức xếp loại
3.2.1. Xếp loại học kỳ.
+ Loại giỏi:
Điểm trung bình chung học kỳ (TBHK) >= 8.0 và không có môn học nào dưới 6.5.
+ Loại khá:
a) TBHK > 8.0 nhưng có ít nhất một môn học dưới 6.5.
b) 8.0 > TBHK >=6.5 và không có môn học nào dưới 6.5.
+ Loại trung bình:
a) 8.0 >TBHK >= 6.5 nhưng có ít nhất một môn học dưới 5.0
b) 8.0 > TBHK >= 6.5 và không có môn học nào dưới 5.0
+ Loại yếu:
a) 6.5 >TBHK >= 5.0 nhưng có ít nhất một môn học dưới 3.5
b) 5.0 > TBHK >= 3.5 và không có môn học nào dưới 2
+ Loại kém:
a) 5.0 > TBHK >=3.5 nhưng có ít nhất một môn học dưới 2.
b) 2.0 >TBHK
Chú ý: Nếu vì một môn học nào đó điểm tổng kết quá thấp làm kết quả xếp loại học lực của học sinh đó bị giảm đi hai bậc so với mức điểm tổng kết học kỳ mà học sinh đó có thì được chiếu cố chỉ xếp xuống một bậc.
3.2.2. Xếp loại năm học
+ Loại giỏi:
Điểm trung bình chung cả năm ( TBCN) >= 8.0 và không có kỳ nào điểm dưới 6.5.
+ Loại khá:
TBCN >=8.0 và có ít nhất một kỳ điểm dưới 6.5.
8.0 > TBCN >= 6.5 và không có kỳ nào điểm dưới 5.0.
+ Loại trung bình:
8.0 >TBCN >= 6.5 và có ít nhất một kỳ điểm dưới 5.0.
6.5 > TBCN >= 5.0 và không có kỳ nào điểm dưới 3.5.
+ Loại yếu:
6.5 >TBCN >= 5.0 và có ít nhất một kỳ điểm dưới 3.5
5.0 > TBCN >= 3.5 và không có kỳ nào điểm dưới 2.
+ Loại kém:
5.0 > TBCN >= 3.5 và có ít nhất một kỳ điểm dưới 2.
2 > TBCN
3.2.3. Cách xét học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh lưu ban, học sinh lên lớp
+ Học sinh giỏi : Học sinh có học lực loại giỏi và hạnh kiểm trong học kỳ là tốt.
+ Học sinh tiên tiến: Học sinh có học lực loại khá và hạnh kiểm tốt, hoặc học sinh có học lực loại giỏi nhưng hạnh kiểm chỉ loại trung bình hoặc khá.
+ Học sinh lên lớp: Học sinh có học lực loại trung bình trở lên và hạnh kiểm không phải là loại yếu.
+ Học sinh lưu ban: Học sinh có học lực loại yếu, kém hoặc học sinh có hạnh kiểm loại yếu.
3.3. Các biểu mẫu báo cáo được dùng:
3.3.1. Mẫu bảng điểm của giáo viên bộ môn.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------o0o----------------- ---------o0o--------
BẢNG ĐIỂM BỘ MÔN
Môn học:…………. Danh sách học sinh lớp:……….
Giáo viên chủ nhiệm:……………..
TT
HọTên
Học kỳ I
Học kỳ II
Ghi chú
Hệ
Số
1
Hệ
Số
2
TB
KT
D
H
K
T
B
M
H
Hệ
Số
1
Hệ số
2
TB
KT
D
H
K
T
B
M
H
M
15
M
15
…..
….
…
…
….
….
…..
…
…
3.3.2. Sổ gọi tên ghi điểm của giáo viên chủ nhiệm
*) Bìa sổ gọi tên ghi điểm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
SỔ GỌI TÊN VÀ GHI ĐIỂM
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT
Thành phố Vinh Tỉnh Nghệ An
LỚP :…….
Giáo viên chủ nhiệm Hiệu trưởng
(Ghi rõ họ tên và ký) ( Ký tên và đóng dấu)
Năm học 2005 - 2006
*) Nội dung:
Tổng hợp học kỳ I.
S
T
T
Điểm trung bình môn học
Điểm
TBKI
Xếp loại
Toán
Văn
Hoá
Lý
Sinh
…
Anh
Thể
Dục
Học
Lực
Hạnh kiểm
….
….
….
….
….
……
…
…….
Tổng hợp học kỳ II
S
T
T
Điểm trung bình môn học
Điểm
TBKII
Xếp loại
Toán
Văn
Hoá
Lý
Sinh
…
Anh
Thể
Dục
Học
Lực
Hạnh kiểm
….
……
…..
……
ANH ƠI! TRANG NÀY BỎ KHÔNG , IN CHỖ TRANG NGANG CHO EM
II. XÁC ĐỊNH CÁC LUỒNG THÔNG TIN VÀO RA
1. Các luồng thông tin vào :
- Lý lịch trích ngang của học sinh:
+ Họ và tên
+ Ngày sinh
+ Địa chỉ
+ Quê quán
+ Họ tên cha
+ Họ tên mẹ
- Điểm của giáo viên bộ môn
+ Năm học
+ Học kỳ
+ Tên lớp
+ Tên môn
+ Tên học sinh
+ Ngày sinh
+ Điểm thành phần
2. Các luồng thông tin ra:
+ Bảng điểm tổng kết môn học của giáo viên bộ môn
+ Bảng điểm tổng kết học kỳ, tổng kết cả năm học của giáo viên chủ nhiệm
+ Danh sách khen thưởng
+ Danh sách kỷ luật
+ Danh sách học sinh giỏi, học sinh tiên tiến
+ Danh sách học sinh lên lớp, học sinh lưu ban
+ Bảng điểm của từng lớp trong trường.
+ Danh sách lớp
+ Danh sách học sinh và thông tin điểm khi có yêu cầu
III. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CŨ
1. Ưu điểm của hệ thống cũ:
- Hệ thống làm việc đơn giản
- Công cụ và phương tiện làm việc rẻ tiền
- Ít phụ thuộc vào những ảnh hưởng sự cố bất thường, và những tác động của khách quan
- Hệ thống gần gũi, dễ thực hiện do công việc gắn liền với thực tiễn
2. Nhược điểm của hệ thống cũ:
- Mất thời gian, công sức ghi chép, lưu trữ, và đòi hỏi phải cẩn thận để số liệu về thông tin học sinh cũng như thông tin điểm của học sinh không bị mất mát, đảm bảo an toàn, chính xác, đầy đủ.
- Khi có yêu cầu công việc tìm kiếm, báo cáo rất mất thời gian.
- Việc cập nhật, sửa đổi thông tin thiếu chính xác, chưa mang tính khoa học.
- Việc chuyển lưu thông tin chậm, kém hiệu quả.
- Sổ sách có thể bị mất mát, không được bảo quản tuyệt đối do thời gian quá lâu nên khi muốn lưu trữ hồ sơ và thông tin điểm của học sinh cũ không thể thực hiện được. Và do đó việc điều phối hoạt động mất thời gian, phải cẩn thận tỷ mỷ.
PHẦN III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MỚI
Dựa vào kết quả khảo sát được thì hệ thống có các chức năng chính đó là:
+ Cập nhật thông tin về hồ sơ và thông tin về điểm .
+ Xử lý thông tin: Tính toán, xử lý điểm ( Tính điểm trung bình bộ môn, tính điểm trung bình học kỳ, tính điểm trung bình cả năm, xét học lực, xét khen thưởng, kỷ luật, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh lưu ban). Xem thông tin khi có yêu cầu.
+ Thống kê điểm của từng lớp trong toàn trường.
+ In ấn bảng điểm theo yêu cầu của BGH, hoặc của học sinh , in ấn bảng điểm tổng kết chung của toàn trường về những thành tích đạt được trong học tập , in danh sách điểm của từng lớp.
Cụ thể của các chức năng:
* Cập nhật thông tin
+ Cập nhật hồ sơ học sinh
+ Cập nhật giáo viên
+ Cập nhật môn học
+ Cập nhật lớp
+ Cập nhật điểm
+ Cập nhật hạnh kiểm
* Xử lý thông tin
+ Phân lịch giảng dạy
+ Phân lớp
+ Tính điểm
+ Xét học sinh lưu ban
+ Xét học sinh giỏi
+ Xét học sinh tiên tiến
+Sắp xếp danh sách học sinh
+Tìm kiếm hồ sơ, điểm
* Thống kê
+Danh sách học sinh
+Điểm TBKI theo lớp
+Điểm TBKII theo lớp
+Điểm TBCN theo lớp
+Học sinh lưu ban, học sinh lên lớp
+ Học sinh tiên tiến, học sinh giỏi
* In ấn
+Danh sách học sinh
+Điểm TBKI theo lớp
+Điểm TBKII theo lớp
+Điểm TBCN theo lớp
+Học sinh lưu ban, học sinh lên lớp
+ Học sinh tiên tiến, học sinh giỏi
I. BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG:
Điểm TBCN
theo lớp
Điểm TBCN
theo lớp
Học sinh tiên tiến, giỏi
Học sinh lưu ban, lên lớp
Điểm TBKI
theo lớp
Điểm TBKII
theo lớp
Danh sách học sinh
Học sinh tiên tiến, giỏi
Học sinh lưu ban, lên lớp
Điểm TBKI
theo lớp
Điểm TBKII
theo lớp
Danh sách học sinh
Sắp xếp danh sách học sinh
Xét học sinh giỏi
Xét lưu ban
Cập nhật hạnh kiểm
Tìm kiếm
hồ sơ, điểm
Xét học sinh tiên tiến
Tính điểm
Phân lớp
Cập nhật điểm
Cập nhật lớp
Cập nhật môn học
Cập nhật giáo viên
Phân lịch giảng dạy
Cập nhật hồ sơ học sinh
Quản lý điểm
In ấn
Thống kê
Xử lý thông tin
Cập nhật T2
II. BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU
1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Yêu cầu/ Đáp ứng TT Yêu cầu/ Đáp ứng TT
Gửi đề nghị
BGH
Học sinh
Quản lý
điểm
Qu
T2 môn học, T2 giáo viên
Thông tin cá nhân
Yêu càu/cung cấp điểm HK
Thông tin về kết quả học tập
Duyệt đề nghị
Không duyệt
Giáo viên
Điểm kiểm tra
Giải thích:
* Học sinh : Là tác nhân ngoài, đây là tác nhân ngoài quan trọng nhất của hệ thống quản lý điểm. Vào mỗi năm học; học sinh mới nhập trường phải gửi hồ sơ cung cấp lý lịch đến cho phòng quản lý học sinh của nhà trường. Trong quá trình học tập, giáo viên sẽ giảng dạy và kiểm tra học sinh để lấy điểm. Khi có yêu cầu xem thông tin điểm của mình học sinh sẽ đề nghị lên phòng quản lý học sinh để được giải quyết. Khi cần in điểm của mình, học sinh cũng phải gửi yêu cầu đó lên phòng quản lý học sinh. Cuối mỗi học kỳ, cuối mỗi năm học phòng quản lý học sinh sẽ gửi thông tin về điểm của từng môn học và điểm tổng kết học kỳ, điểm tổng kết cả năm cho học sinh nắm bắt được một cách chính xác và khách quan nhất để đánh giá được học lực của mình.
* BGH: Là tác nhân ngoài. Vào đầu mỗi năm học, BGH sẽ dựa vào khung chương trình do Bộ Giáo Dục quy định và dựa vào tình hình thực tiễn của nhà trường để phân chia giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giảng dạy cho từng lớp , cũng như phân lớp và các môn học. Sau đó gửi tất cả những thông tin đó tới phòng quản lý học sinh để phòng quản lý học sinh nắm được thông tin để cập nhật vào hồ sơ lưu trữ và theo dõi. Khi có yêu cầu gì BGH phải gửi yêu cầu đó tới phòng quản lý học sinh để được đáp ứng.
* Giáo viên: Là tác nhân ngoài. Sau khi được BGH phân chia lớp chủ nhiệm và lớp giảng dạy thì giáo viên có nhiệm vụ dạy học sinh theo đúng quy định của nhà trường về thời lượng và chất lượng. Trong quá trình giảng day, giáo viên phải kiểm tra học sinh để lấy đủ số điểm yêu cầu. Cuối mỗi học kỳ, cuối mỗi năm học, giáo viên bộ môn đưa điểm tổng kết của học sinh trong lớp cho giáo viên chủ nhiệm tổng hợp. Khi tổng hợp xong, giáo viên chủ nhiệm chuyển bản tổng kết lên phòng quản lý học sinh. Vì vậy chức năng chính nhất của giáo viên là cung cấp thông tin điểm của học sinh cho phòng quản lý học sinh.
* Quản lý điểm: Là chức năng chung nhất, tổng quát nhất của hệ thống quản lý điểm.
* Các luồng dữ liệu vào ra: T2 môn học, T2 cá nhân, T2 lớp, T2 giáo viên, T2 yêu cầu/ đáp ứng, T2 về kết quả học tập, T2 điểm …..
2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Kho lưu trữ
Học sinh
Cập nhật
Thông tin
Xử lý thông tin
Thống kê
In ấn
T2cá nhân
BGH
T2 giáo viên T2 môn học
T2 Phân lớp
Giáo viên
T2điểm
Điểm kiểm tra
T2yêu cầu thống kê / đáp ứng
Thông tin yêu cầu in/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu in/ đáp ứng
Giải thích:
* Các chức năng ngoài vẫn giữ nguyên ( Học sinh, giáo viên, BGH nhà trường)
* Kho lưu trữ: Đây là kho lưu trữ tổng hợp nhất của hệ thống. Lưu trữ hồ sơ học sinh, lưu trữ thông tin về giáo viên giảng dạy, lưu trữ môn học, lưu trữ thông tin điểm của học sinh khi chưa được tính toán và sau khi đã được tính toán, lưu trữ những số lượng thống kê hằng năm.
* Lúc này chức năng quản lý điểm đã phân chia thành 4 chức năng chính:
+ Chức năng cập nhật thông tin : Có chức năng cập nhật thông tin cá nhân của học sinh gửi đến, thông tin về giáo viên giảng dạy, thông tin về môn học do BGH nhà trường gửi đến, thông tin về điểm do giáo viên gửi đến. Khi đã cập nhật xong các thông tin thì gửi vào kho lưu trữ thông tin.
+ Chức năng xử lý thông tin: Có chức năng lấy thông tin về học sinh, về giáo viên và môn học từ kho lưu trữ thông tin để phân lớp, phân giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giảng dạy cho từng lớp. Lấy điểm của học sinh từ kho lưu trữ để tổng kết, đánh giá, xếp loại, xét lên lớp, xét khen thưởng. Khi đã xử lý thông tin xong thì chuyển kết quả đã xử lý vào kho lưu trữ thông tin.
+ Chức năng thống kê: Có chức năng lấy thông tin đã được cập nhật và xử lý từ kho lưu trữ thông tin để thống kê theo yêu cầu của BGH nhà trường và của học sinh ( Thống kê danh sách học sinh; thống kê điểm TBKI, điểm TBKII của từng lớp; thống kê danh sách học sinh lưu ban, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến…). Thống kê xong thì chuyển kết quả thống kê vào kho lưu trữ để lưu lại kết quả của từng kỳ, từng năm của nhà trường làm tiêu chí đánh giá chung tình hình của nhà trường trong cả năm học.
+ Chức năng in ấn: Có chức năng lấy thông tin đã được cập nhật và xử lý từ kho lưu trữ thông tin để in ấn theo yêu cầu của BGH nhà trường và của học sinh ( In ấn danh sách học sinh; in ấn điểm TBKI, điểm TBKII của từng lớp; in ấn danh sách học sinh lưu ban, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến…).
* Các luồng thông tin vào ra tác nhân ngoài và vào ra kho dữ liệu vẫn được giữ nguyên.
3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng cập nhật thông tin
T2hạnh kiểm
Thông tin học sinh
Kho điểm
Kho hạnh kiểm
Kho lớp học
Thông tin lớp học
Thông tin điểm
T2 môn học
Kho hồ sơ
BGH
Giáo viên
Học sinh
Cập nhật hạnh kiểm
Cập nhật lớp
Cập nhật điểm
Cập nhật môn học
Cập nhật hồ sơ học sinh
Điểm kiểm tra
Thông tin giáo viên
Cập nhật giáo viên
Kho môn học
Kho giáo viên
Giải thích:
* Tác nhân ngoài: (Học sinh, giáo viên, BGH) vẫn được giữ nguyên.
* Chức năng cập nhật thông tin được tách thành 6 chức năng
+ Cập nhật hồ sơ học sinh : Khi học sinh mới nhập trường học sinh phải nộp lại thông tin cá nhân của mình lại cho hệ thống cập nhật hồ sơ học sinh. Khi hồ sơ học sinh đã được cập nhật xong thì phải chuyển dữ liệu vào trong kho hồ sơ.
+ Cập nhật giáo viên: Đầu mỗi năm học, BGH gửi thông tin về giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cho chức năng cập nhật giáo viên. Khi thông tin về giáo viên đã được cập nhật thì phải chuyển dữ liệu vào kho giáo viên.
+ Cập nhật môn học: Đầu mỗi năm học, BGH gửi thông tin về môn học theo khung chương trình của Bộ giáo dục đào tạo cho chức năng cập nhật môn học. Khi thông tin về môn học đã được cập nhật thì phải chuyển dữ liệu vào kho môn học.
+ Cập nhật lớp: Đầu mỗi năm học, BGH gửi thông tin về các lớp học, danh sách từng lớp theo số lượng học sinh và chất lượng thi tuyển cho chức năng cập nhật lớp học. Khi thông tin về lớp học đã được cập nhật thì phải chuyển dữ liệu vào kho lớp học.
+ Cập nhật điểm: Giáo viên sẽ gứi thông tin về điểm của học sinh cho chức năng cập nhật điểm. Khi cập nhật điểm xong thì phải chuyển dữ liệu vào kho điểm.
+ Cập nhật hạnh kiểm: Giáo viên gửi kết quả về hạnh kiểm cho chức năng cập nhật hạnh kiểm. Khi chức năng cập nhật hạnh kiểm đã cập nhật đầy đủ thông tin về hạnh kiểm thì phải chuyển dữ liệu vào kho hạnh kiểm.
* Các luồng dữ liệu được giữ nguyên
* Xuất hiện thêm các kho lưu trữ thông tin mới: ( Kho điểm, kho lớp học, kho môn học, kho giáo viên , kho học sinh , kho hạnh kiểm).
3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng xử lý thông tin
Kho điểm
Kho hồ sơ HS
Phân lịch giảng dạy
Kho lớp học
Tìm kiếm hồ sơ, điểm
Xét HS tiên tiến, HS giỏi
Tính điểm
Sắp xếp
danh sách HS
Phân lớp
Xét lưu ban
Kho môn học, giáo viên
Giải thích:
* Chức năng: Lúc này chức năng xử lý thông tin đã được phân thành:
+ Phân lịch giảng dạy: Dựa vào thông tin về môn học và giáo viên đã được lưu trữ trong kho môn học, giáo viên để phân lịch giảng dạy cho giáo viên trong trường. Khi đã phân lịch giảng dạy xong, ta phải chuyển thông tin về lịch giảng dạy đã được xử lý vào trong kho môn học, giáo viên.
+ Phân lớp: Dựa vào thông tin về lớp học đã được lưu trữ trong kho lớp học để phân chia danh sách học sinh trong từng lớp. Phân lớp xong thì phải chuyển thông tin về lớp học vào kho lưu trữ lớp học.
+ Tính điểm: Dựa vào thông tin điểm đã được lưu trữ trong kho điểm để tính điểm, tính điểm xong thì phải chuyển thông tin điểm đã được xử lý vào kho lưu trữ điểm
+ Xét học sinh lưu ban: Dựa vào thông tin điểm trong kho lưu trữ điểm để xét học sinh lưu ban. Xét xong học sinh lưu ban thì phải chuyển thông tin đã được xử lý vào kho lưu trữ thông tin điểm.
+ Xét học sinh giỏi: Dựa vào thông tin điểm trong kho lưu trữ điểm để xét học sinh giỏi. Xét xong học sinh giỏi thì phải chuyển thông tin đã được xử lý vào kho lưu trữ thông tin điểm.
+ Xét học sinh tiên tiến: Dựa vào thông tin điểm trong kho lưu trữ điểm để xét học sinh tiên tiến. Xét xong học sinh tiên tiến thì phải chuyển thông tin đã được xử lý vào kho lưu trữ thông tin điểm.
+ Sắp xếp danh sách học sinh: Dựa vào kho hồ sơ để sắp xếp danh sách học sinh. Khi đã xắp xếp xong thì phải chuyển thông tin đã được xử lý vào kho hồ sơ.
+Tìm kiếm hồ sơ, điểm: Dựa vào kho hồ sơ và kho điểm để tìm kiếm hồ sơ, tìm kiếm điểm theo một cách thức nào đó. Khi tìm kiếm xong thì phải chuyển thông tin đã được xử lý vào kho hồ sơ.
* Luồng dữ liệu: Các luồng dữ liệu vào ra vẫn được giữ nguyên
* Kho dữ liệu: Xuất hiện thêm các kho lưu trữ ( kho hồ sơ, kho điểm, kho lớp học) để lưu trữ các thông tin mới được xử lý.
3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng thống kê
Học sinh
Thống kê
điểm TBKI
Thống kê điểm TBKII
Thống kê danh sách HS
Thống kê
HS lưu ban, HS lên lớp
Thống kê
HS tiên tiến, HS giỏi
BGH
T2 yêu cầu/đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
Kho lưu trữ tổng hợp
Giải thích:
* Tác nhân ngoài : Có 2 tác nhân ngoài ( học sinh, và BGH nhà trường )
* Chức năng: Lúc này chức năng thổng kê đã phân chia thành 6 chức năng nhỏ:
+Thống kê danh sách học sinh : Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu thống kê danh sách học sinh của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì bộ phận thống kê danh sách học sinh sẽ lấy thông tin học sinh từ kho hồ sơ để thống kê chi tiết. Sau khi đã thống kê được danh sách học sinh thì phải chuyển bản thống kê danh sách học sinh vào kho lưu trữ thông tin tổng hợp để lưu lại kết quả của năm học đó.
+Thống kê điểm TBKI theo lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu thống kê điểm TBKI theo từng lớp của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì bộ phận thống kê điểm TBKI theo lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho điểm để thống kê điểm TBKI chi tiết. Sau khi đã thống kê được diểm TBKI theo từng lớp thì phải chuyển bản thống kê điểm TBKI vào kho lưu trữ thông tin tổng hợp để lưu lại kết quả của năm học đó.
+Thống kê điểm TBKII theo lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu thống kê điểm TBKII theo từng lớp của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì bộ phận thống kê điểm TBKII theo lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho điểm để thống kê điểm TBKI chi tiết. Sau khi đã thống kê được điểm TBKI theo từng lớp thì phải chuyển bản thống kê điểm TBKII vào kho lưu trữ điểm để lưu lại kết quả của năm học đó.
+Thống kê điểm TBCN theo lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu thống kê điểm TBCN theo từng lớp của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận thống kê điểm TBCN theo lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho điểm để thống kê điểm TBCN chi tiết. Sau khi đã thống kê được điểm TBCN theo từng lớp thì phải chuyển bản thống kê điểm TBCN vào kho lưu trữ thông tin tổng hợp để lưu lại kết quả của năm học đó.
+Thống kê học sinh lưu ban, học sinh lên lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu thống kê học sinh lên lớp hay thống kê học sinh lưu ban của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận thống kê danh sách học sinh lưu ban , học sinh lên lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho điểm để thống kê học sinh lưu ban, học sinh lên lớp chi tiết. Sau khi đã thống kê được học sinh lưu ban, học sinh lên lớp theo từng lớp thì phải lại chuyển bản thống kê học sinh lưu ban, học sinh lên lớp vào kho lưu thông tin tổng hợp để lưu lại kết quả của năm học đó.
+ Thống kê học sinh tiên tiến, học sinh giỏi: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu thống kê học sinh tiên tiến hay thống kê học sinh giỏi của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận thống kê danh sách học sinh tiên tiến hay học sinh giỏi sẽ lấy thông tin học sinh từ kho điểm để thống kê học sinh tiên tiến, học sinh giỏi chi tiết. Sau khi đã thống kê được học sinh tiên tiến, học sinh giỏi theo từng lớp thì phải chuyển bản thống kê học sinh tiên tiến, học sinh giỏi vào kho lưu thông tin tổng hợp để lưu lại kết quả của năm học đó.
*Luồng dữ liệu: Các luồng dữ liệu vào ra vẫn được giữ nguyên
3.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của chức năng in ấn
Kho lưu trữ thông tin
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu/ đáp ứng
T2 yêu cầu\/đáp ứng
BGH
In ấn
HS tiên tiến, HS giỏi
In ấn
HS lưu ban, HS lên lớp
In ấn danh sách HS
In ấn điểm TBKII
In ấn
điểm TBKI
Học sinh
Giải thích:
* Tác nhân ngoài : Có 2 tác nhân ngoài ( học sinh, và BGH nhà trường )
* Chức năng: Lúc này chức năng in ấn đã phân chia thành 6 chức năng nhỏ:
+In ấn danh sách học sinh : Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu in ấn danh sách học sinh của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì bộ phận in ấn danh sách học sinh sẽ lấy thông tin học sinh từ kho lưu trữ thông tin tổng hợp để in ấn danh sách học sinh chi tiết.
+In ấn điểm TBKI theo lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu in ấn điểm TBKI theo từng lớp của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì bộ phận in ấn điểm TBKI theo lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho lưu trữ thông tin tổng hợp để in ấn điểm TBKI chi tiết.
+In ấn điểm TBKII theo lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu in ấn điểm TBKII theo từng lớp của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận in ấn điểm TBKII theo lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho lưu trữ thông tin tổng hợp để in ấn điểm TBKII chi tiết.
+In ấn điểm TBCN theo lớp: Vào cuối mỗi năm học khi có yêu cầu in ấn điểm TBCN theo từng lớp của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận in ấn điểm TBCN theo lớp sẽ lấy thông tin học sinh từ kho lưu trữ thông tin tổng hợp để in ấn điểm TBCN chi tiết.
+In ấn danh sách học sinh lưu ban, học sinh lên lớp: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu in ấn học sinh lên lớp hay in ấn học sinh lưu ban của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận in ấn danh sách học sinh lưu ban , học sinh lên lớp sẽ lấy thông tin từ kho lưu trữ thông tin tổng hợp để in ấn danh sách học sinh lưu ban, họ sinh lên lớp chi tiết.
+ In ấn danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi: Vào cuối mỗi năm học hay cuối mỗi học kỳ; khi có yêu cầu in ấn học sinh tiên tiến hay in ấn học sinh giỏi của BGH nhà trường hoặc của học sinh thì phận in ấn danh sách học sinh tiên tiến hay học sinh giỏi sẽ lấy thông tin học sinh từ kho lưu trữ thông tin tổng hợp để in ấn danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi một cách chi tiết.
*Luồng dữ liệu: Các luồng dữ liệu vào ra vẫn được giữ nguyên
III. DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG MỚI
Để cho CSDL dễ dàng cài đặt, em đã đưa thêm các thuộc tính Mã học sinh, mã giáo viên, mật khẩu, mã lớp, mã môn học và các ràng buộc của nó như sau:
- Thuộc tính: Mã học sinh
Mỗi học sinh trong trường chỉ có duy nhất một mã của mình. Nhà trường căn cứ vào mã học sinh để có thể xác định được những thông tin về lý lịch và thông tin về điểm số của học sinh đó.
- Thuộc tính: Mã giáo viên
Mỗi giáo viên trong trường có một mã duy nhất của mình . Chỉ cần biết mã giáo viên thì sẽ biết được tên của giáo viên, điện thoại của giáo viên, chức năng của giáo viên cũng như lịch giảng dạy của giáo viên đó.
- Thuộc tính: Mã lớp
Mỗi lớp học có một mã lớp riêng biệt, dựa vào mã lớp có thể biết được tên lớp.
- Thuộc tính : Mã môn học
Mỗi môn học có một mã môn riêng biệt. Dựa vào mã môn có thể xác định được tên môn học và hệ số môn học đó.
* Mô hình quan hệ
Tài liệu kiểu: thực thể
Danh sách thuộc tính
1NF
2NF
3NF
Mã môn học
Tên môn học
Hệ số
Mã lớp
Khoá vào học
Tên lớp
Mã học sinh
Họ đệm học sinh
Tên học sinh
Ngày sinh học sinh
Quê quán học sinh
Mã giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Điện thoại
Học kỳ
Điểm KT miệng
Điểm KT 15 phút
Điểm KT 1 tiết
Điểm KT học kỳ
Điểm TB môn học
Điểm TB kỳ I
Điểm TB kỳ II
Điểm TB cả năm
Xếp loại
Mã môn học
Tên môn học
Hệ số
Mã lớp
Tên lớp
Khoá vào học
Mã học sinh
Họ đệm HS
Tên học sinh
Ngày sinh HS
Quê quán HS
Mã giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Điện thoại
Mã môn học
Học kỳ
Mã học sinh
Mã giáo viên
Mã lớp
Điểm KT miệng
Điểm KT 1 tiết
Điểm KT học kỳ
Mã môn học
Tên môn học
Hệ số
Mã lớp
Tên lớp
Khoá vào học
Mã học sinh
Họ đệm HS
Tên học sinh
Ngày sinh HS
Quê quán HS
Mã giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Điện thoại
Mã môn học
Học kỳ
Mã học sinh
Mã giáo viên
Mã Môn học
Học kỳ
Mã học sinh
Điểm KT miệng
Điểm KT 1 tiết
Điểm KT học kỳ
Mã môn học
Tên môn học
Hệ số
Mã lớp
Tên lớp
Khoá vào học
Mã học sinh
Họ đệm học sinh
Tên học sinh
Ngày sinh HS
Quê quán HS
Mã giáo viên
Tên giáo viên
Chức năng
Điện thoại
Mã học sinh
Mã môn học
Học kỳ
Mã lớp
Điểm KT miệng
Điểm KT 15 phút
Điểm KT miệng
Điểm KT 1 tiết
Điểm TB môn học
Mã môn học
Mã lớp
Mã giáo viên
PHẦN IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. THIẾT KẾ CÁC FILE DỮ LIỆU
Bảng LOPHOC
TT
Tên
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MALOP
Text
5
Mã lớp học
2
KHOAVAO
Text
4
Khoá vào học
3
TENLOP
Text
5
Tên lớp học
* Chức năng: Lưu trữ thông tin về lớp học hiện có của trường. Mỗi lớp học có một MALOP duy nhất (khoá MALOP) . Và dựa vào MALOP có thể tìm thấy được TENLOP và KHOAVAO của lớp đó.
Bảng MONHOC
TT
Tên
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAMON
Text
2
Mã môn học
2
TENMON
Text
30
Tên môn học
3
HESO
Number
Long integer
Hệ số môn học
* Chức năng: Lưu trữ thông tin về các môn học hiện có của trường bảo đảm đúng quy định về khung chương trình đào tạo của BGD. Mỗi môn học có một MAMON duy nhất ( khoá MAMON). Dựa vào MAMON có thể biết được TENMON và HESO của môn học đó, và để phân chia giáo viên giảng dạy cho từng lớp
Bảng HOCSINH
TT
Tên
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAHS
Text
10
Mã học sinh
2
HODEM
Text
20
Họ và tên lót HS
3
TEN
Text
10
Tên học sinh
4
NGAYSINH
Date\time
dd\ mm\ yy
Ngày sinh HS
5
QUEQUAN
Text
50
Quê quán HS
* Chức năng: Lưu trữ thông tin của học sinh trong trường, thông tin của học sinh được xác định bởi: MAHS. Mỗi học sinh có một MAHS duy nhất dựa MAHS để có thể biết được toàn bộ thông tin của học sinh đó.
Bảng HOCLOP
TT
Tên
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAHS
Text
10
Mã học sinh
2
MALOP
Text
5
Mã lớp
* Chức năng: Có chức năng phân lớp trong trường. Dựa vào MAHS để biết học sinh đó thuộc lớp nào. Mỗi học sinh chỉ thuộc một lớp.
Bảng GIAOVIEN
Tiristor
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAGV
Text
5
Mã giáo viên
2
TENGV
Text
30
Tên giáo viên
3
CHUCNANG
Text
20
Chức năng GV
4
DIENTHOAI
Text
15
Điện thoại GV
* Chức năng: Lưu trữ tất cả thông tin của giáo viên giảng dạy. Mỗi giáo viên được xác định bởi MAGV. MAGV là duy nhất( Khoá MAGV). Chỉ cần biết được MAGV là biết được tất cả thông tin giáo viên
Bảng DAYMON
Tiristor
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAGV
Text
5
Mã giáo viên
2
MAMON
Text
2
Mã môn học
3
MALOP
Text
5
Mã lớp
* Chức năng: Dùng để phân chia giáo viên giảng dạy cho các lớp, phân chia môn học cụ thể mà giáo viên đảm nhận trong từng lớp cụ thể.
Bảng BANGDIEM
Tư TưậNG
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAHS
Text
10
Mã học sinh
2
MALOP
Text
5
Mã lớp
3
MAMON
Text
2
Mã môn học
4
HOCKY
Text
1
Học kỳ
5
DM
Text
10
Điểm KT miệng
6
DP
Text
10
Điểm KT 15 phút
7
DT
Text
10
Điểm KT 1 tiết
8
DK
Text
10
Điểm KT học kỳ
9
TBM
Numberic
double
Điểm TB môn học
* Chức năng: Dùng để lưu điểm của học sinh trong trường. Dựa vào số liệu điểm trong bảng phòng quản lý học sinh sẽ tổng kết điểm cho học sinh , xét lưu ban, xét khen thưởng…. MAHS, MAMON, HOCKY là khoá của bảng. Nếu có được MAHS, MAMON, HOCKY sẽ biết được điểm thành phần của từng môn học, và điểm tổng kết học kỳ của học sinh đó.
Bảng CAUTRUC
TT
Tên trường
Kiểu
Độ rông
Giải thích
1
MAHS
Text
10
Mã học sinh
2
HODEM
Text
20
Họ đệm học sinh
3
TEN
Text
10
Tên học sinh
4
NGAYSINH
Date/time
Dd/mm/yy
Ngày sinh học sinh
5
TBC
Text
5
Điểm TBC học kỳ
6
XEPLOAI
Text
15
Xếp loại học lực
*Chức năng: Dùng để lưu trữ tạm thời thông tin về điểm TBC của môn học, và kết quả xếp loại học lực của học sinh. Khi cần thiết phải tính toán xử lý điểm thì ta sẽ lấy thông tin ở bảng này.
Bảng CONTROL_ID
Tư TưậNG
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MALOP
Text
5
Mã lớp học
2
MAMON
Text
2
Mã môn học
3
MAHS
Text
10
Mã học sinh
4
MAGV
Text
5
Mã giáo viên
* Chức năng: Lưu trữ thông tin ban đàu của các mã dùng để đánh mã tự động.
Bảng TONGKET
TT
Tên trường
Kiểu
Độ rộng
Giải thích
1
MAHS
Text
10
Mã học sinh
2
MALOP
Text
5
Mã lớp học
3
TBKI
Text
5
Điểm TB kỳ I
4
TBKII
Text
5
Điểm TB kỳ II
5
TBCN
Text
5
Điểm TB cả năm
*Chức năng: Dùng để lưu kết quả của điểm trung bình của học kỳ I, điểm trung bình của học kỳ II. Cuối cùng để tổng hợp đánh giá điểm trung bình của cả năm học
II. LƯỢC ĐỒ CHƯƠNG TRÌNH:
1. Modul cập nhật
1.1. Modul cập nhật tổng hợp:
Chính
Dữ
liệu
Dữ liệu
Cập nhật
Đặc tả Modul.
Các Modul cập nhật có các chức năng chung là: Thêm mới, Sửa, huỷ, xoá, ghi, thoát.
- Thêm mới: Thêm mới 1 bản ghi
- Sửa: Sửa bản ghi được chọn
- Huỷ: Trở lại trạng thái ban đầu
- Ghi: ghi lại dữ liệu thay đổi
- Xoá: Xoá bản ghi đã chọn
- Thoát: Thoát khỏi chức năng hiện thời
1. 2. Đại diện chức năng cập nhật
Chức năng cập nhật môn học
Thuật toán chính:
Vào:
+ Mã môn đánh tự động
+ Tên môn
+ Hệ số
Xử lý:
- Thêm:
Nhập vào: Tên môn học, Hệ số môn học.
- Ghi :
+ Kiểm tra tên môn học: Tên môn không được rỗng.
+ Kiểm tra hệ số môn học: Hệ số phải là số.
+ Kiểm tra xem là ghi cho chức năng thêm háy sửa:
* Thêm: Cập nhật vào bảng MONHOC( Tên môn hoc, hệ số môn học), MAMON được đánh số tự động.
* Sửa: Cập nhật vào bảng MONHOC( Tên môn học, hệ số môn học) nơi MAMON được chọn để sửa.
- Huỷ:
Huỷ bỏ thao tác vừa chọn trước đó.
- Sửa:
+ Chọn tên môn học cần sửa trên bảng danh sách MONHOC.
+ Sửa lại thông tin ở các ô: Tên môn học, hệ số môn học.
- Xoá:
+ Thông báo có thực sự muốn xoá không?
*Nếu không: Huỷ bỏ thao tác này.
* Nếu xoá: Xoá trong bảng MONHOC.
- Thoát:
Thoát khỏi chức năng hiện tại.
2. Modul tính toán:
Chính
Tính toán
Xét khen thưởng, lưu ban
Tính điểm tổng hợp
Tính điểm bộ môn
Điểm thành phần
điểm, hạnh
kiểm,
các
điều
kiện
Kết quả
3. modul tính điểm bộ môn
Bước 1: Chọn lớp và môn cần tính trong năm học và học kỳ hiện tại
Bước 2: Kiểm tra điểm đã được nhập đầy đủ chưa
- Nếu chưa nhập đầy đủ thì đưa ra thông báo và chuyển bước 3
- Nếu đã nhập đầy đủ thì:
+ Di chuyển về bản ghi đầu tiên
+ Tính điểm theo công thức
åHS1 + åHS2 *2
TBKT =
åHS
(TBKT: Trung bình kiểm tra
HS1: Điểm miệng và điểm 15’
HS2: Điểm hệ số 2)
TBKT + HK *2
TBHK =
3
(HK: Điểm kiểm tra học kỳ)
+ Cập nhật lại điểm đã tính
Cho qua bản ghi tiếp cho đến khi hết học sinh trong lớp
Bước 3: Kết thúc
4. Modul tính điểm tổng hợp:
Bước 1: Chọn lớp cần tính điểm trong năm học và học kỳ hiện tại
Bước 2: Kiểm tra điểm các bộ môn đã tính xong cả hay chưa:
+ Nếu chưa thì đưa ra thông báo và không tính
+ Nếu đã nhập đầy đủ thì:
+ Di chuyển về bản ghi đầu
+ Tính điểm theo công thức
åDiem_Mon*HS
*TBKI =
åHS
(TBKI: Trung bình học kỳ I)
åDiem_Mon*HS
*TBKII =
åHS
(TBC: Trung bình học kỳ II)
TBK1 + BK2 *2
*TBCN =
3
(TBCN:Trung bình cả năm)
+ Cập nhật lại
Cho qua bản ghi tiếp và tính cho đến hết học sinh
5. Modul xét khen thưởng, lưu ban, học lực
5.1. Xét khen thưởng, học lực:
- Chọn tất cả học sinh và năm học trong học kỳ hiện tại
- Chuyển về bản ghi đầu tiên
(Trong bảng Điểm GVBM và điểm GVCN)
- Xét theo quy định đã khảo sát được ở phần khảo sát
- Chuyển qua bản ghi cho tới khi hết sanh sách
- Kết thúc
5.2. Xét danh sách lưu ban
- Nếu năm học chưa kết thúc thì đưa ra thông báo và kết thúc công việc mà không làm gì cả
- Nếu năm học hiện tại kết thúc.
- Chọn các bản ghi trong năm học và trong học kỳ 2
(Trong bảng Điểm GVCN)
- Chuyển về bản ghi đầu tiên
- Nếu học lực kém hoặc hạnh kiểm kém thì cho lưu ban
- Xét sang bản ghi tiếp theo cho tới khi hết học sinh.
- Kết thúc
\
IV. MỘT SỐ GIAO DIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Giao diện chính
Form nhập hồ sơ
Form Cập nhật môn học
Form Điểm
Form In DS học sinh
Form Tìm kiếm học sinh
KẾT LUẬN
Xây dựng phần mền quản lý là một trong những nhu cầu xuất phát từ thực tế phát triển của các hệ thống. Xã hội ngày càng phát triển thì các hệ thống thông tin ngày càng đa dạng, thông tin đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên quan trọng chiếm lĩnh trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống với một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng mà không mất đi tính chính xác. Tin học hoá các hoạt động quản lý, giúp các nhà quản lý có tầm nhìn bao quát, tìm kiếm nhanh chóng các thông tin cần nắm bắt, hiệu quả công việc được nâng cao, chi phí thấp và làm việc với một cách thức khoa học, chính xác.
Đây là một chương trình quản lý được xây dựng từ thực tế của bài toán quản lý điểm ở trường THPT Lê Viết Thuật trong mục tiêu tin học hoá các hoạt động của nhà trường. Chương trình giúp cho phòng quản lý học sinh của nhà trường có thể thực hiện công việc quản lý của mình một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả mỗi khi cần cập nhật hồ sơ học sinh mới vào trường hay học sinh chuyển trường, ra trường. Ngoài ra, chương trình còn giúp ích thiết thực cho BGH nhà trường có thể phân chia lớp, phân chia giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn một cách hợp lý, mỗi khi cần số liệu thống kê sẽ được chi tiết, tìm kiếm điểm của học sinh được thực hiện nhanh chóng. Và điều đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong các chức năng của chương trình là : Có thể cập nhật điểm trong quá trình học tập của học sinh để tính điểm trung bình của từng học kỳ, của từng năm và dựa vào đó để xét học sinh lưu ban, học sinh lên lớp, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến tạo không khí thi đua học tốt của học sinh trong trường . Qua đó BGH nhà trường có thể tổng kết được tình hình học tập chung để phát huy những thành tích đạt đực và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong học tập của các em.
1. Kết quả đạt được.
Em nhận thấy khoá luận đạt được một số kết quả sau:
* Trình bày một cách có hệ thống quá trình phân tích và thiết kế của hệ thống quản lý điểm ở trường THPT Lê Viết Thuật.
* Hoàn thành chương trình quản lý điểm của trường THPT Lê Viết Thuật
bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
* Chương trình đơn giản, dễ sử dụng, giao diện thân thiện, có khả năng hỗ trợ đa người dùng, phù hợp với xu thế phát triển của mạng máy tính.
2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Phát triển chương trình theo quy mô lớn hơn bao gồm cả hệ thống quản lý chung của nhà trường( quản lý điểm, quản lý nhân sự giáo viên, quản lý lương giáo viên, quản lý các hoạt động đoàn thể của học sinh, quản lý phòng học học sinh , quản lý thư viện trường…) để hoàn thiện một chương trình quản lý trường THPT.
LỜI CẢM ƠN
Để xây dựng được chương trình quản lý này, em đã đến khảo sát thực tế tại trường THPT Lê Viết Thuật để có thể nắm bắt được chi tiết cách thức làm việc và tìm hiểu chính xác hệ thống quản lý điểm của phòng quản lý học sinh nhà trường. Đây cũng là một minh chứng thiết thực để đánh giá khả năng hiểu biết của em trong việc tìm hiểu hệ thống hiện tại và xây dựng hệ thống mới nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Với kiến thức có được trong quá trình học tập ở nhà trường, với sự cọ sát từ thực tế công việc và sự nỗ lực của bản thân, đặc biệt là có được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ths. Hoàng Hữu Việt ; em đã hoàn thành luận văn của mình.
Quan thời gian làm luận văn này, em đã được học hỏi rất nhiều từ bạn bè, từ các thầy cô giáo, từ thực tế của công tác quản lý trong trường THPT Lê Viết Thuật để đúc kết thành những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu, những bài học ý nghĩa của cuộc sống. Khoá luận được hoàn thành vào tháng 05 năm 2006 , công việc quản lý điểm ở trường THPT Lê Viết Thuật đã được xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh đáp ứng được những chức năng cơ bản của hệ thống cũ đặt ra. Song do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian khảo sát thực tế cũng chưa được nhiều nên chắc chắn hệ thống còn nhiều hạn chế nhất định. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của bạn bè gần xa để hệ thống được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Hoàng Hữu Việt – Người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và định hướng cho em trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa CNTT, các thầy cô giáo trường THPT Lê Viết Thuật, xin cảm ơn tập thể lớp 43B1 Tin đã tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như đóng góp mọi ý kiến quý báo cho khoá luận này.
Vinh, ngày 05 tháng 05 năm 2005
BẢNG ĐIỂM TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢ NĂM
TT
Họ Tên
TBKI
TBKII
TBCN
Xếp loại
Được lên lớp
Phải lưu ban
Học sinh tiên tiến
Học sinh
Giỏi
Tổng hợp chung
HL
HK
1
……
…….
……..
……..
…..
…..
……….
………
……
…..
Tổng số học sinh:……
Được lên lớp:……..
Ở lại lớp:……
Tổng số học sinh giỏi:….
Tổng số học sinh tiên tiến:……….
2
……
…….
……..
…….
…..
…..
……….
………
………
…..
3
……
…….
…….
…….
…..
…..
………..
……….
………
…..
4
……
…….
……..
…….
…..
…..
……….
……….
……..
…..
5
…..
6
….
7
…..
8
….
9
….
….
Giáo viên chủ nhiệm:
( Ghi rõ họ tên , ký)
……………
….
….
….
….
Hiệu trưởng:
( Ghi rõ họ tên, ký)
……………
….
….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quang Trình, Giáo trình phân tích thiết kế, Khoa công nghệ thông tin trường Đại Học Vinh.
2. Hoàng Hữu Việt, Bài giảng Visual Basic 6.0, Khoa công nghệ thông tin trường Đại Học Vinh.
3. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Microsoft Visual Basic 6.0 và lập trình cơ sở dữ liệu, Nhà xuất bản giáo dục
4. Trần Thành Trai, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB trẻ( Trung tâm KHTN và công nghệ Quốc gia)
5. Nguyễn Tế An, giáo trình nhập môn cơ sở dữ liệu, 1994, Nhà xuất bản khoa học và kxy thuật.
6. Nguyễn Văn Ba, Bài giảng môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Khoa CNTT, ĐHBK Hà Nội.
7. Ngô Trung Việt, phân tích thiết kế tin học hệ thống quản lý doanh nghiệp dịch vụ, Nhà xuất bản giao thông vận tải.
PHỤ LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU:………………………………………………… . 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI……………………………… 3
I. Lý do chọn đề tài……………………………………… 3
II. Mô tả đề tài quản lý điểm…………………………… 4
III. Phương pháp thực hiện đề tài……………………… 6
IV. Yêu cầu của đề tài…………………………………... 7
V. Lựa chọn công cụ cài đặt……………………………. 7
PHẦN II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG…………………………. 8
I. Mô tả hệ thống cũ…………………………………….. 8
1. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống………………… 8
2. Cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm…….. 8
3. Quy trình xử lý dữ liệu…………………………. 10
3.1. Nhập điểm và tổng kết điểm………………….. 10
3.1.1. Chế độ cho điểm của học sinh ……….. 11
3.1.2. Quy trình tổng hợp điểm……………… 13
3.2. Cách thức xếp loại……………………………. 13
3.2.1. Xếp loại học kỳ……………………….. 13
3.2.2. Xếp loại năm học……………………… 14
3.2.3. Cách xét học sinh giỏi………………… 15
3.3. Các biểu mẫu báo cáo thường dùng………….. 16
3.3.1. Mẫu bảng điểm của giáo viên bộ môn…. 16
3.3.1. Sổ gọi tên ghi điểm của giáo viên chủ nhiệm .16
II. Xác định các luồng thôn g tin vào ra…………………. 20
1. Các luồng thông tin vào………………………….. 20
2. Các luồng thông tin ra…………………………… 20
III. Đánh giá hệ thống cũ…………………………………. 21
1. Ưu điểm của hệ thống cũ………………………… 21
2. Nhược điểm của hệ thống cũ…………………….. 21
PHẦN III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MỚI…………………… 22
I. Biểu đồ phân cấp chức năng…………………………… 24
II. Biểu đồ luồng dữ liệu…………………………………... 25
1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh…………. 25
2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh…………………. 28
3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh……………. 31
3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật thông tin…………………………………………………….. 31
3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng xử lý thông tin………………………………………………………….. 33
3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng thống kê…………………………………………………………………. 35
3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng in ấn…
…………………………………………………………………… 38
III. Phân tích hệ thống về dữ liệu của hệ thống mới…… 40
PHẦN IV:THIẾT KẾ HỆ THỐNG…………………………… 43
I. Thiết kế các file dữ liệu………………………………... 43
II. Lược đồ chương trình………………………………… 49
1. Modul cập nhật…………………………………. 53
2. Modul tính toán……………………………… 51
3. Modul tính điểm bộ môn……………………..
4. Modul tính điểm tổng hợp……………………
III. Một số giao diện của chương trình………………
KẾT LUẬN…………………………………………………..
LỜI CẢM ƠN………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...
PHỤ LỤC…………………………………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế chương trình quản lý điểm THPT.DOC