Luận văn Chính sách nhập khẩu ô tô cũ của Việt Nam

Tài liệu Luận văn Chính sách nhập khẩu ô tô cũ của Việt Nam: 1 Luận văn Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam 2 Li M u Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Công Nghiệp ô tô Việt Nam lần lượt vào tháng 12 năm 2002 và tháng 10 năm 2004. Trong thời gian tới, cần xác định và giải quyết một số vấn đề. Một trong những vấn đề làm dư luận nóng lên trong thời gian qua là với Nghị Định số 12/2006/ CĐ - CP, có hiệu lực vào ngày 01/05/2006 cho phép nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam. Chính sách này tác động như thế nào đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà nước: Ai được lợi? Ai bị thiệt hại? và đặc biệt là phản ứng của nhà sản xuất là ra sao? Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ, để giải thích cho chính sách này liệu có phù hợp trong điều kiện hiện nay không. Nhất là ngành công nghiệp ô tô giai đoạn cận kề xoá bỏ bảo hộ trong thời kì nền kinh tế Việt Nam hội nhập. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu Em quyết định chọn đề tài: “ Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam...

pdf29 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Chính sách nhập khẩu ô tô cũ của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam 2 Li M u Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Công Nghiệp ô tô Việt Nam lần lượt vào tháng 12 năm 2002 và tháng 10 năm 2004. Trong thời gian tới, cần xác định và giải quyết một số vấn đề. Một trong những vấn đề làm dư luận nóng lên trong thời gian qua là với Nghị Định số 12/2006/ CĐ - CP, có hiệu lực vào ngày 01/05/2006 cho phép nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam. Chính sách này tác động như thế nào đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà nước: Ai được lợi? Ai bị thiệt hại? và đặc biệt là phản ứng của nhà sản xuất là ra sao? Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ, để giải thích cho chính sách này liệu có phù hợp trong điều kiện hiện nay không. Nhất là ngành công nghiệp ô tô giai đoạn cận kề xoá bỏ bảo hộ trong thời kì nền kinh tế Việt Nam hội nhập. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu Em quyết định chọn đề tài: “ Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam.” Đề án của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Tình hình ngành công nghiệp ô tô trước và sau thời điểm cho phép nhập ô tô cũ vào Việt Nam. Chương 2: Động cơ của Chính Phủ và Phản ứng của một hãng ô tô hoạt động tại Việt Nam. Chương 3: Biện pháp và Bài học kinh nghiệm. 3 mục lục Li M u ....................................................................................................... 1 Chng 1: ngành công nghip ô tô trc và sau thi im cho phép nhp ô tô c vào th trng Vit Nam ......................... 4 1.1. Trc ngày 01/05/2006 ................................................................................ 4 1.2. Sau ngày 01/05/2006 ................................................................................... 4 1.2.2. Xét ngh nh ban hành.................................................................. 4 1.2.2. Th trng vo cui nm 2006 ........................................................ 5 1.2.3. S lng xe c ã nhp ..................................................................... 6 1.2.4. Th trng ô tô 6 tháng u nm 2007........................................ 6 1.2.5. Vn ny sinh khi cho nhp ô tô c ......................................... 8 Chng 2: ng c ca Chính Ph và phn ng ca mt s Hãng ô tô ...................................................................................................... 9 2.1. Vì sao Chính Ph li a ra chính sách nhp ô tô c ................................ 9 2.1.1. Xét li ích ca ngi tiêu dùng ................................................ 9 2.1.2. Tác ng n ngnh sn xut ô tô trong nc ..................... 10 2.1.3. Thúc y cnh tranh ...................................................................... 11 2.2. Tác ng ca chính sách........................................................................... 12 2.2.1. Tác ng tích cc .......................................................................... 12 2.2.2. Tác ng tiêu cc .................................................................................. 13 2.3. Phn ng áp li ca mt s doanh nghip chính có nhiu hot ng trong nc ................................................................................................................. 16 2.3.1. Trin lãm quc t v ô tô Autotech 2007 .............................. 16 2.3.2.Hot ng ca BMW ............................................................................... 17 2.3.3. Mitsubishi s phân phi Triton vào Vit Nam ........................................ 18 2.3.4. Nhng hot ng chính ca Ford trong thi gian gn ây ..................... 19 2.3.5. Posche phân phi chính thc ti Vit Nam ............................................ 19 Chng 3: Bin Pháp v Bi hc kinh nghim ................................... 20 Kt Lun ....................................................................................................... 23 Phn ph lc ............................................................................................... 24 Tài liu tham kho ................................................................................. 28 4 Chng 1: ngành công nghiàp ô tô trààc và sau thài đim cho phép nhp ô tô c vo th trng Vit Nam Để hiểu một cách tổng quát hơn về thị trường ô tô Việt Nam ta tìm hiểu các quyết định lớn tác động mạnh đến ngành công nghiệpô tô theo các mốc thời gian chính sau: 1.1. Trc ngày 01/05/2006 Trong giai đoạn này ta cần xét hai vấn đề mà tác động lớn đến quyết định của Chính Phủ. Thứ nhất, về luật thì có nghị định số 57/1998/ ND-CP quy định về mặt hàng cấm nhập khẩu: Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ô tô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy, kể cả khung gầm có gắn động cơ ô tô các loại đã qua sử dụng. Thứ hai, về chính sách ưu đãi thì Chính Phủ bảo hộ nhằm mục đích giúp doanh nghiệp bớt khó khăn trong thời kì đầu sản xuất, tạo điều kiện cho tái đầu tư, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Nhưng kết quả là không như mong muốn,các nhà sản xuất, lắp ráp cam kết tỷ lệ nội địa hoá lên 30- 40% trong vòng 10 năm. Nhưng đến thời điểm này tỷ lệ là 2- 10% tập trung chủ yếu các công đoạn đơn giản như hàn, lắp khung, thân xe, tẩy rửa, sơn, lắp ráp. Thứ ba là sự khác nhau giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu: Đối với ô tô sản xuất trong nước, thời gian qua nhà nước đã thực hiện cắt giảm mức độ bảo hộ. Nếu như trước ngày 01/01/2003, mức bảo hộ đối với xe lắp ráp trong nước lên tới 300% thì tính đến đầu năm 2006, mức bảo hộ chỉ còn khoảng 70%. Thứ tư là về giá, thực tế là giá sản xuất xe trong nước cao hơn 1,5- 2 lần giá xe ở các nước trong khu vực và giấp 2,5 lần so với xe sản xuất ở chính hãng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào quá cao, tỷ lệ nội địa hoá quá thấp. Bên cạnh đó, do chính sách bảo hộ quá cao nên các doanh nghiệp có xu hướng đưa ra giá bán cao để thu lãi, thu lợi nhuận ngoài sức tưởng tượng nhiều người ( năm 2002 và 2003 là khoảng 23% - theo thời báo tài chính thống kê ). 1.2. Sau ngày 01/05/2006 Thì có các sự kiện lớn cần đề cập sau: 1.2.2. Xét nghị định ban hành 5 Theo quy định tại khoản 3, điều 10, nghị định 12, ô tô cũ được nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện đã qua sử dụng không quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng là 150% (xem bảng số 2 Phụ lục số 2) và dự kiến sẽ giảm thấp hơn trong thời gian tới ( xem Bảng 1 phụ lục số 1). Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, bị đục sửa số khung, số máy vẫn thuộc diện cấm nhập khẩu. Xe tay lái nghịch ( tay lái bên phải, kể cả dạng tháo rời và dạng đã chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam) củng bị cấm nhập. 1.2.2. Thị trường vào cuối năm 2006 Trong khi đó trên thị trường vào giai đoạn cuối năm 2006: Khả năng giảm giá ô tô trong nước cũng có thể diễn ra nhanh hơn so với lộ trình cắt giảm thuế quan, bởi vì còn có những tác động khác từ việc dỡ bỏ một số rào cản về nhập khẩu và phân phối ô tô cũ- mới. Rõ rệt nhất là việc cho nhập khẩu ô tô cũ hồi đầu năm và sắp tới, từ năm 2009 sẽ mở hoàn toàn cánh cửa thị trường cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập để phân phối ô tô. Biểu hiện rõ nét là đầu năm nay, Hãng Toyota đã cho ra đời mẫu xe mới Innova, với hình thức và chất lượng, giá bán được người tiêu dùng đánh giá là hợp lí hơn so với các sản phẩm trước đó của Toyota. Suốt một quảng thời gian từ đó đến nay, mặc dù các nhà sản xuất chưa có động tác thái mạnh nào khuyến mại, giảm giá bán, nhưng trên thị trường giá ô tô đã bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do: Bắt đầu từ tháng 09/2006, ngành công nghiêp ô tô đã bước vào giai đoạn được coi là sôi động nhất hàng năm, nhưng doanh số bán ra của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam vẫn chưa có gì chuyển biến. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải tính đến các phương án cụ thể để kích cầu. Nếu không nhanh tay thì sẽ bỏ lỡ cơ hội làm ăn; xe nhập khẩu nguyên chiếc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với những lợi thế về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Cụ thể là: Thứ nhất: các mẩu xe nhập khẩu nguyên chiếc, nhất là xe Huynhdai Motor Việt Nam với các mẫu Santa Fe, Coupe hay Getz đều có mức giá hợp lí trong khi mức thuế nhập khẩu, GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn như trước. Thứ hai: Vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã đưa ra thị trường loại xe khá sang trọng – Camry 2007, mức giá hợp lí hơn nhiều so với phiên bản trước, nhưng lại có giá rẻ hơn khoảng 1.000 USD. Đó là chưa kể đến việc, khi mua tại đại lý, khách hàng được giảm giá trên dưới 1.000 USD. 6 Thứ ba: Trước đó, một thành viên thuộc công ty liên doanh Mercedes- Benz Việt Nam cũng cho biết, giá của mẫu xe sang trọng nhất Việt Nam hiện nay là E 280 phiên bản 2007 cũng được giảm giá bán tại các đại lý trên 1.000 USD. Như vậy, xu hướng giảm giá ô tô đã hiển hiện, nhưng lộ trình giảm nhanh hay chậm là vấn đề đặt ra mà người tiêu dùng đang chờ đợi . 1.2.3. Số lượng xe cũ đã nhập Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, sau một năm cho phép nhập khẩu xe cũ, đã có 1.421 chiếc xe được thông quan và đang lưu hành trên thị trường. Trong đó có 489 chiếc được nhập trong 7 tháng cuối năm ngoái số còn lại là của 4 tháng đầu năm nay. Dù chính sách thuế thay đổi theo hướng giảm 5- 20% ( tuỳ chủng loại xe ) song lượng xe về gần như không có gì biến động, vẫn duy trì ở mức 100 xe / tháng. Hai dòng xe hạng sang và hạng nhỏ vẫn chiếm đa số, điều này trái với dự đoán của Bộ Tài Chính là dòng xe hạng trung sẽ về nhiều khi thuế nhập khẩu giảm xuống 15% hồi giữa tháng 02/2007. Trong tổng số 572 chiếc được thông quan từ tháng 01 đến nay, chỉ có 11 chiếc xe thuộc loại độc, gồm chiếc Humer H3 loại 5 chỗ ngồi, sản xuất năm 2005 vơí giá sau thông quan là 172.000 USD; 04 chiếc Cadillac Escalade đời 2006, 06 chiếc Audi Q7, đời 2006. Dòng xe chiếm lượng lớn nhất vẫn là KIA morning với 170 chiếc, tiếp đó là Lexus với 87 chiếc, Mercedes 69 chiếc và BMW 60 chiếc và 41 chiếc Toyota Sienna Xle. Số còn lại là các dòng xe Smart Forfou, Volkswagen Newbeatle... 1.2.4. Thị trường ô tô 6 tháng đầu năm 2007 Thị trường ô tô đã tăng trưởng 6 tháng liên tiếp đầu năm 2007 có thể chưa dừng lại ở mức 6.474 chiếc tiêu thụ trong tháng 07/2007. Sôi động nhất vẫn là dòng xe đa dụng với sự góp mặt của Chevtolet Captiva và Toyota Innova. Theo số liệu của hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA ), tổng lượng xe các thành viên bán ra tháng 07 đạt 6.474 chiếc, tăng 6% so với tháng 06/2007, nhưng gần gấp đôi cùng kỳ 2006. Dòng xe đa dụng vươn lên mốc mới với 1.867 chiếc bán ra, cao nhất kể từ đầu năm và tăng 49% cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tăng cao trong khi số lượng xe không đáp ứng đủ đã đẫn tới tình trạng khan hiếm ở những mẫu xe mới. Trong tổng số 13 mẫu đa dụng hiện còn sản xuất, có tới 7 mẫu mà thời gian sử 7 dụng trên 3 năm, quá cũ so với diễn biến của thị trường đặc biệt là sự tham gia của xe nhập khẩu nguyên chiếc. Đứng đầu trong xe bán chạy, Toyota Innova tự lập cho mình kỷ lục khi tháng thứ hai liên tiếp có doanh số trên 1.000 chiếc. Thị trường chủ yếu của Innova vẫn là phía Nam với lượng bán ra trong tháng 07 cao hơn 69% so với miền Bắc. Ngoài Innova, Everest của Ford củng đạt thành tích ấn tượng, 232 chiếc, cao hơn 60% so với tháng trước. Nếu Ford có khả năng đáp ứng tốt hơn, doanh số Everest không dừng lại ở đây bởi nếu đặt hàng từ bây giờ, khách phải đợi vài tháng nữa mới có xe. Chevrolet Captiva tháng 07 giao được 251 chiếc, nhiều hơn 14 xe so với tháng 06 nhưng so với nhu cầu của thị trường, Captiva vẫn còn quá ít. Kể từ khi thành lập VAMA năm 2000, Captiva là một trong những mẫu xe đầu tiên tại Việt Nam nhiều tới mức đơn hàng kéo dài đến 5- 6 tháng. Sau khi tăng vọt lên mức 404 chiếc tháng 05, khả năng giao Captiva của Vidamco lại rơi vào tình trạng cũ và khó có thể cao hơn vì phụ thuộc vào kế hoạch của hãng mẹ GM Daewoo. Cùng ở mức cao như những mẫu đa dụng khác, Mitsubishi Grandis bán với 112 xe, giảm 10 chiếc nếu đặt cạnh tháng 06, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với 28 chiếc của tháng 07/2006. Sau gần 2 năm Grandis mới vượt lên mức 100 xe, chủ yếu nhờ chiến dịch marketing rầm rộ. ở dòng 5 chỗ, tháng 07 ghi nhận sự tăng trưởng tốt của phân khúc xe có dung tích động cơ 1.5 lít trở xuống. Vios tăng thêm 21 xe, đạt doanh số 280 xe , cao nhất kể từ đầu năm. Daewoo Matiz có sản lượng 191 xe, còn Gentra cũng vươn lên mức ấn tượng 95 từ con số 80 xe tháng trước. Thế nhưng, phân khúc Sedan hạng trung lại chứng kiến sự đi xuống của hầu hết các sản phẩm. Toyota Altis sau tháng 06 bán được 112 chiếc, tháng 07 tụt xuống còn 71 xe. Honda Civic giảm đáng kể, từ 333 xuống còn 270 chiếc. Cùng chung tình cảnh doanh số của Daewoo Lacetti vỏn vẹn có 50 chiếc , giảm tới 60% so với tháng trước, nếu tính chung cho cả hai bản 1.5 và 1.8. Dòng xe Sedan cao cấp vẫn là nơi Toyota Camry thống trị khi bán được 229 chiếc, tăng 24 xe. Trong khi Mercedes tiêu thụ những chiếc C- Class cuối cùng trước khi trình làng phiên bản hoàn toàn mới trong thời gian tới. Như vậy, ta tính một cách tổng thể trong vòng 07 tháng , Toyota vẫn dẫn đầu thị trường với 1.774 chiếc. Trường Hải khẳng định là nhà sản xuất xe 8 thương mại hàng đầu Việt Nam khi bán được 972 chiếc. Vinxuki xếp thứ 3 ( 609 xe), Vidamco xếp thứ 4 ( 613 xe) và thứ 5 là Vinastar ( 487 xe). 1.2.5. Vấn đề nảy sinh khi cho nhập ô tô cũ Vấn đề là gian lận thương mại Vì theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, thuế nhập khẩu đối với ô tô cũ là 150%, cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt 50% và thuế giá trị gia tăng 10%. Như vậy thuế chồng thuế, tính ra ô tô cũ nhập khẩu sẽ chịu mức thuế vào khoảng 250%. Do đó với mức thuế cao như vậy, xe cũ khai đúng giá mua khi nhập về và bán ra tại Việt Nam sẽ không rẽ chút nào, nhưng điều đáng ngại nhất và làm đau đầu cho cơ quan chức năng là vấn đề gian lận thương mại. Cơ quan hải quan đã họp, tập trung bàn thảo cho vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể. Những người trong cuộc cho rằng vấn đề rắc rối hiện nay không phải chỉ có chuyện xác định mức giá để đánh thuế, là trước tiên là phải phân biệt được các loại xe cũ. Giữa xe cũ 1 năm với xe cũ 2, 3 hay 5 năm do dó giá củng khác nhau. Ngược lại thế nào là xe mới, cũng phải xem xét và tính đến. Xe mới cũng có rất nhiều loại cần phải phân biệt, chẳng hạn xe mới xuất xưởng hay xe mới đưa ra sử dụng. Đây chính là những điểm dễ xảy ra gian lận thương mại nhất. Nếu những vấn đề này không làm được một cách rõ ràng, minh bạch thì điều đáng lo ngại rất có thể xảy ra là chuyện biến xe mới tinh, thành xe cũ nhập khẩu. Đây mới là điều cần tính toán kĩ bởi với quy định chỉ được nhập khẩu xe cũ từ 5 năm trở lại thì có nhiều xe còn rất mới, nhất là với xe sản xuất trong năm kề cận với năm nhập khẩu. Khi xe mới bị khai thành xe cũ thì nguy hại khôn lường. Một chiếc xe mới giá bán tại nước ngoài 15.000 USD khi nhập về khai giá theo giá xe cũ ở mức 5.000 USD thì giá thành của nó chỉ khoảng 30.000 USD , tức là chỉ phải chịu thuế ở mức 100% các loại xe khác sẽ không cạnh tranh nỗi. Chỉ cần trong lô xe cũ nhập khẩu, trà trộn một số ít xe mới cũng đủ gây ra hậu quả lớn. Biện pháp để giải quyết được vấn đề này thì các cán bộ Hải Quan phải là Thứ nhất: được trang bị các kiến thức trong sản xuất xe, căn cứ vào đâu để xác định dòng xe, loại nào, sản xuất từ bao giờ ... Thông qua đó mới có thể kiểm tra được chính xác. Nhưng việc trang bị những kiến thức đó cho cán bộ Hải Quan không phải là chuyện dễ làm, nhất là hiện nay khi thời điểm nhập xe cũ đã đến gần. 9 Thứ hai: còn đối với việc xác định giá để tính thuế, hiện đang có hai ý kiến được quan tâm nhất là áp dụng biện pháp trừ lùi để cho cơ quan Hải Quan dễ làm và doanh nghiệp đỡ phải tranh cải. Ví dụ xe mới có gía trị là bao nhiêu thì quy định xe cũ 6 tháng, 12 sẽ trừ lùi giá là bao nhiêu, 2 năm là bao nhiêu...Tất nhiên cần phải nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật ô tô để đưa ra Barem trừ lùi hợp lý, có tính chất như là khấu hao. Hoặc áp dụng biện pháp tính thuế tuyệt đối, tức là giá nhập khai bao nhiêu không cần biết mà áp một mức giá cố định để tính thuế. Chng 2: ng c ca Chính Ph v phn ng ca mt s Hãng ô tô Để hiểu rõ hơn về chính sách này ta đi sâu vào việc trả lời các câu hỏi sau đây: 2.1. Vì sao Chính Ph li a ra chính sách nhp ô tô c 2.1.1. Xét li ích ca ngi tiêu dùng Theo chiến lược phát triển công nghiêp ô tô năm 2010 thì công nghiệp ô tô ưu tiên phát triển mà muốn ưu tiên phát triển do đó phải ưu tiên cho tiêu dùng. Cấm và giới hạn tiêu dùng thì e rằng chúng ta đi ngược lại với cơ chế thị trường mà cả nước đang nổ lực thực hiện : Thứ nhất là về giá: Để cho người tiêu dùng Việt Nam không phải trả một cái giá quá cao để sở hữu một chiếc ô tô như ý muốn, vì ít nhiều khi mà xe cũ được nhập thì xe lắp ráp trong nước sẽ đẩy mạnh xu hướng giảm giá . Và nếu như người tiêu dùng mua xe cũ thì luôn có giá bằng 30- 50% giá xe mới mà chất lượng chỉ chênh một ít thôi. Thứ hai là tính chủ động: Lúc này trên thị trường có thêm một nguồn cung về ô tô với sản lượngvà chủng loại là dồi dào đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Do đó người tiêu dùng Việt Nam sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn so với trước kia . Thứ ba là tăng áp lực: xe cũ sẽ tao sức ép cho các doanh nghiệp ô tô trong nước phải cải tiến công nghệ, mở rộng đầu tư theo quy mô. Nhằm làm cho giá thành xe sản xuất trong nước hạ xuống và chất lượng tăng lên. Thứ tư là quan tâm nhiều hơn đến khách hàng: Để cạnh tranh được trên sân nhà thì các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng dịch vụ sau bán hàng, quan tâm nhiều hơn đến khách hàng như: bảo dưỡng và thay thế phụ tùng, mà trước kia họ làm chưa nhiều và thiếu nhiệt tình đối với khách hàng. 10 2.1.2. Tác ng n ngành sn xut ô tô trong nc Khi mà nghị định số 12/2006/ND- CP có hiệu lực thì sẽ kích được cầu tiêu dùng ô tô , họ vốn có tâm lý chờ đợi xe giá rẻ. Do vậy để giành được thị phần ở Việt Nam thì nhà sản xuất ô tô nội địa phải nghĩ đến chuyện giảm giá bán của xe mình. 2.1.2.1. Vấn đề về chi phí Nguyên nhân của giá cao ở Việt Nam thì ta xét hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất thị trường nhỏ bé cản trở các nhà sản xuất giảm chi phí. Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triễn ngành ô tô. Một thị trường lớn hàm ý quy mô xứng đáng, hiệu quả cao, các ngành phụ trợ tăng trưởng mạnh và khả năng đưa ra các hổn hợp sản phẩm rộng lớn hơn trong khi một thị trường nhỏ hàm ý điều đối lập tất cả các điều trên. Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất. Theo số liệu của JETRO Hà nội khảo sát thị trường ô tô năm 2006 ở Châu á thì cao nhất là Nhật Bản là 10 triệu xe chiếc/năm, tiếp theo là Trung Quốc với 4.8 triệu, Thái Lan là 0.64 triệu, Việt Nam là 0.063 triệu. Thứ hai là thuế nhập khẩu và các khoản thuế thuế nội địa tương đối cao. Hơn nữa chính phủ dự định tăng thuế đáng kể đối với xe sản xuất trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước đang từng bước nâng lên từ 5% năm 2003 đến 80% vào năm 2007. Điều này được giải thích là sự đảm bảo đối xử công bằng giữa sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Đứng trên quan điểm tự do hoá thương mại và đàm phán WTO, mục tiêu này rất đáng ca ngợi song lại góp phần tạo ra việc tăng giá xe vốn đã quá cao và triệt giảm nỗ lực hạ chi phí của các nhà sản xuất. Như vậy tóm lại cũng không thể để giá xe quá cao mãi được chỉ vì quy mô thị trường nhỏ mà doanh nghiệp không đầu tư để mở rộng sản xuất. Bởi vì thị trường Việt Nam không thể nhỏ bé mãi được. Vấn đề là ở chổ cắt giảm chi phí nhưng không đồng nghĩa là chất lượng sản phẩm giảm. Vậy là công việc cắt giảm không thu được hiệu quả tốt. Muốn giá giảm và chất lượng tăng thì phải cải tiến và đổi mới công nghệ hiện đại . 2.1.2.2. Gia tăng lực lượng sản xuất trong ngành cả về chất lượng và số lượng Thể hiện chủ yếu hai khía cạnh: 11 + Đội ngũ quản lý: Sẽ có nhiều chuyên gia chất lượng cao ở các hãng ô tô toàn cầu đến Việt Nam để trực triếp quản lý trong quá trình sản xuất. Do đó năng lực của các nhà quản lý Việt Nam sẽ học hỏi nhiều hơn kinh nghiệm của họ. + Đội ngũ công nhân: Sẽ được nâng cao tay nghề để phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất và vận hành công nghệ mới hiện đại hơn gấp nhiều lần. Vì lâu nay các nhà sản xuất ô tô Việt Nam chỉ lo lắp ráp nên không cần công nhân chất lượng cao. 2.1.2.3. Tỷ lệ nội địa hoá Nguyên liệu, nhân lực và các thành phần khác là đầu vào cho sản xuất ở tại chỗ. Nhằm mục đích là chi phí giảm tối đa có thể được, ban đầu là một số phụ kiện nhỏ sau đó mới đến phụ kiện giá trị cao hơn. Do đó chúng ta có cơ hội phát triễn ngành phụ kiện. 2.1.2.4. Vấn đề vốn Do yêu cầu đặc thù ngành công nghiêp ô tô là phải cần nhiều vốn. Cho nên vốn đầu tư vào ngành sẽ tăng lên nhiều lần so với hiện tại. Vi trước đây để sản xuất ra một chiếc ô tô thì chỉ cần nhập hầu hết linh kiện sản xuất ở nước ngoài và đem về nước lắp ráp là được, nên nhà sản xuất chủ yếu là nhà lắp ráp và sơn ô tô. Do đó, không cần vốn nhiều trong sản xuất. 2.1.3. Thúc y cnh tranh Trong khi cầu về ô tô chỉ có một chút là tăng trưởng do tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng bây giờ mới bộc phát. Nhưng cung trên thị trường xuất hiện ô tô cũ. Do đó, để giành giật được khách hàng trên thị trường gữa các nhà sản xuất xe trong nước cạnh tranh với nhau quyết liệt hơn. Các nhà sản xuất sẽ khuyếch đại ưu điểm của mình trên thị trường. Thể hiện cạnh tranh ở các mặt : Thứ nhất là về giá : Xu hướng phải giảm, hợp lý hơn đối với túi tiền người tiêu dùng. Thứ hai là sản phẩm mới: Tung ra chủng loại hàng hoá đa dạng hơn, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Dự đoán được xu hướng dùng xe theo các trào lưu, thị hiếu của họ. Thứ ba là chất lượng sản phẩm: chất lượng xe trong nước phải luôn được cải tiến theo kịp với chất lượng xe ngoại nhập khẫu. Thứ tư là dịch sau khi bán hàng : Các chiêu thức trong Marketing được sử dụng nhiều hơn. Điều này được thể hiện rõ nét trong phần 3, phản ứng của một số doanh nghiệp được đề cập sau. 12 2.2. Tác ng ca chính sách Phân tích xem sau khi chính sách đi vào thực tế có đúng với ý đồ của nhà nước mong đợi không? Và thực tế xảy ra là: 2.2.1. Tác ng tích cc 2.2.1.1. Ngươì tiêu dùng Việt Nam Họ rõ ràng là có lợi. Họ chỉ phải trả giá chỉ bằng 30 – 50% so với việc họ mua một chiếc xe mới, trong khi chất lượng chẳng kém hơn là bao. Như vậy có thể kết luận rằng chính sách này là ưu tiên cho người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề mới phát sinh là việc thay thế phụ tùng xe cũ khó khăn hơn nếu xe này bị hỏng hóc. 2.2.1.2. Tới ngành công nghiệp nội địa Tuy phải chia thị phần ra cho nhà cung cấp khác, nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh trước mắt là giành thị phần trên sân nhà và dài hạn nữa là phải tự thân trong cạnh tranh khi mà nhà nước xoá bảo hộ trong lộ trình hội nhập . Nhưng ta cũng thừa nhận với nhau rằng tuy có sự nỗ lực doanh nghiệp sản xuất trong nước ( chỉ là việc giảm giá bán ). Nhưng thực sự là chưa đáng kể so với yêu cầu của thị trường. 2.2.1.3. Tới nguồn ngân sách của Nhà Nước Với mức thuế đánh vào ô tô cũ nhập khẩu là tương đối cao, nhưng giá vẫn hợp túi tiền người tiêu dùng nên họ vẫn mua, lượng xe cũ nhập vào nhiều, do đó nhà nước vẫn thu được khoản thuế lớn. Với lại so với trước thì để tiêu dùng một ô tô nhập khẩu mới thì người tiêu dùng phải trả một khoản thuế khá cao ( vì bảo hộ mức 300%). Do đó người tiêu dùng sẽ ít mua xe mới nhập khẩu nguyên chiếc. Vì vậy ở đây nhà nước có một chút thiệt hại về loại ô tô mới nhập khẩu nguyên chiếc. Do đó về tổng thể Nhà Nước vẫn tăng thu nhập từ xe cũ nhập khẩu. 2.2.1.4. Tới ngành công nghiệp ô tô nội địa ( xét phạm vi rộng) Theo các nhà nhập khẩu ô tô, đây sẽ là cơ hội để họ tham gia nhập xe cũ, bởi xe cũ được phép nhập có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm nên chất lượng vẫn còn tốt, trong khi giá xe rẻ và nhu cầu trong nước còn rất lớn. Nhiều doanh nghiệp phân tích, dù nhà nước có áp tất cả các loại thuế đối với ô tô cũ nhập khẩu thì giá của loại xe này khi nhập về củng chỉ bằng 30 – 50% so với giá xe mới sản xuất trong nước. 13 Nghị định cho phép nhập xe cũ chưa có hiệu lực nhưng trên thị trường đã xuất hiện cuộc giành giật thị phần bằng cách giảm giá quyết liệt: Thứ nhất là: Nếu đầu năm 2006, hãng xe Mitsubishi, Mercedes... vẫn tuyên bố tăng giá thì nay Mercedes thông báo khuyến mãi đặc biệt cho hai dòng xe C180K Classic ( giá thông báo 59.200 USD nhưng bán chỉ 54.999USD ) và C240 Advantage ( thông báo 81.000 USD nhưng bán 64.999 USD ). Thứ hai là: Hãng Toyota sau khi tung ra thị trường hai loại xe Innova đã giảm giá xuống còn 26.900 USD/ xe và 29.900 USD/ xe, mới đây tiếp tục hạ giá từ 1.000 đến 3.000 USD/ chiếc cho các loại xe; Corola Altis, Zace, Vios để thu hút khách. Trong tháng 02/2006, Vidamco cũng đã áp dụng chương trình khuyến mãi giá xe Matis Lanos, Gentra, Lacetti, Magnus với mức giảm từ 200 USD đến 1.700 USD/ xe. Thứ ba là: Hãng Ford Việt Nam cũng giảm giá một loạt sản phẩm như: xe Mondeo 2.0 niêm yết giá 46.446 USD/ chiếc, người mua được bớt tới 3.500 USD; Escape 2.3 L giá thông báo 41.900 USD, bớt 2.000 USD; Escape 3.0 niêm yết giá 47.900, bớt 3.000 USD ... Theo nhận xét của giới kinh doanh, khuyến mãi chỉ là biện pháp thăm dò thị trường của nhiều hãng, nếu xe không bán được chắc chắn phải giảm giá thực sự. 2.2.1.5. Tới từng nhà sản xuất ô tô ( xét từng dòng xe) Đối dòng xe giá rẽ và đắt thì ít bị ảnh hưởng, vì đối dòng xe giá rẽ thì sự chênh lệch về giá là không lớn lắm, họ được hưởng tối đa lợi thế doanh nghiệp trong nước; còn đối xe với giá đắt thì đối tượng người tiêu dùng đa số là người có số may mắn như: họ có một món hời từ trúng sổ số, cá cược hay họ là quan chức có địa vị cao trong xã hội hay là các ông chủ của doanh nghiệp lớn. Đối với dòng xe với giá trung bình thì sẽ bị tác động mạnh, vì đối tượng tiêu dùng là người thu nhập khá, doanh nghiệp vừa và nhỏ... đối tượng này khá lớn nên khi mà có sự thay đổi về giá thì nó là vấn đề nhạy cảm. Sự tác động này thể hiện rõ ở hai khía cạnh là doanh số bán của năm 2006 ( Bảng số 3 Phụ lục số 3) và doanh số bán 5 tháng đầu năm 2007 ( Bảng số 4 Phụ lục số 4) và giá xe lắp ráp trong nước năm 2007 ( Bảng số 5 Phụ lục số 5). 2.2.2. Tác ng tiêu cc Việc nhập ô tô với số lượng khá lớn, chủng loại moden nhiều, sản phẩm của nhiều hãng, thì gây ra các tác động không nhỏ sau: 2.2.2.1. Gây ra hiện tượng gian lận trong quá trình nhập khẩu Xét các trường hợp có thể xãy ra sau: 14 Thứ nhất là về kiểm tra, đăng kiểm với xe ô tô cũ Nhập khẩu ô tô cũ không phải là vấn đề mới. Hiện chúng ta đang cho nhập ô tô cũ và 80 % - 90% xe nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua là xe cũ, nay chỉ mở rộng thêm với xe du lịch . Và kiểm tra , đăng kiểm xe cũ nhập khẩu vẫn là công việc thường xuyên của Cục Đăng Kiểm từ trước đến nay. Với xe cũ, điều kiện sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng, sữa chữa và hoạt động có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên cùng một model, nhưng các loại xe lại có chất lượng không giống nhau. Vì vậy bắt buộc phải kiểm tra từng chiếc, khác với xe mới chỉ kiểm tra mẫu đại diện. Thứ hai là khi mà có lô xe lớn Do đó phải kiểm tra từng xe một sẽ gây khó khăn cho Cục Đăng Kiểm. Doanh nghiệp nhập cả lô trước hết sẽ được hải quan thông quan tạm thời, tập kết lại một nơi dưới sự giám sát của hải quan, sau đó các cơ quan quản lý chất lượng sẽ đến kiểm tra theo quy trình, nếu đảm bảo tiêu chuẩn phía hải quan sẽ làm thủ tục thông qua chính thức. Cục Đăng Kiểm phải đưa người và thiết bị xuống tận nơi để kiểm tra. Hiện nay cục đã trang bị một số xe ô tô chuyên dụng trong đó có đầy đủ các thiết bị kiểm tra để làm công việc này. Sau khi kiểm tra xong, ngay lập tức số liệu được chuyển về trung tâm qua internet và trung tâm sẽ duyệt chuyên môn. Công việc này diễn ra rất nhanh và thống nhất được trong công việc cấp đăng kiểm trên toàn quốc. Thứ ba là thực tế trong thời gian qua Đã có hiện tượng gian lận trong nhập khẩu xe ô tô cũ xảy ra : Hiện tượng gian lận thương mại trong nhập khẩu xe cũ thời gian qua không phải là ít. Chẳng hạn hiện tượng sửa số khung, số máy để nâng đời xe vẫn thường xuyên xảy ra. Trong năm 2005 có tới trên 100 xe cũ nhập khẩu đã bị phát hiện sửa số khung và số máy để nâng đời. Việc phát hiện là do kiểm tra xe cụ thể, thấy có nghi ngờ và gửi đến cơ quan giám định chuyên ngành của Bộ Công An giám định. Bên cạnh đó, tỷ lệ ô tô bị tái xuất cũng không phải là ít, năm 2005 có trên 100 xe nhập khẩu qua kiểm tra đã buộc phải tái xuất do cũ nát vì các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong nhập khẩu xe cũ . Thứ tư là có chuyện biến xe mới tinh thành xe cũ để nhập khẩu Trong thời gian qua cũng đã phát hiện hiện tượng biến xe mới thành xe cũ nhập khẩu đối với xe tải. Cách làm là lấy thùng xe và 4 lốp của xe tải cũ lắm vào mới, nhập song song một xe cũ tương tự và lắp thùng và 4 lốp của xe mới vào, sau khi thông qua rồi sẽ đổi lại. 15 Thứ năm là khi cho nhập xe từ 16 chỗ trở xuống cũng sẽ xảy ra hiện tượng trên Thực tế việc kiểm tra xe cũ đã làm từ nhiều năm nay. Từ lâu, chúng ta đã có kinh nghiệm và các tiêu chí cụ thể để kiểm tra các loại xe nhập về. Trên cơ sở đó , Cục đăng kiểm đã trang bị những trang thiết bị phù hợp với quy định để đảm bảo việc kiểm tra sao cho những chiếc xe nhập về đảm bảo những quy định của nhà nước. Chẳng qua là hiện nay chúng ta chỉ mở rộng thêm diện xe nhập khẩu mà thôi chứ còn bộ máy Đăng kiểm vẫn hoạt động từ nhiều năm nay. Để ngăn chặn hiệu quả gian lận trong nhập khẩu, thì không còn cách nào khác là phải kiểm tra thật chặt chẽ đối vối từng chiếc xe cũ. Gặp trường hợp này Đăng kiểm phải tháo cầu xe, lấy mẫu dầu, mỡ, má phanh để xem mới kết luận được. Hiện hàng rào kiểm định kỹ thuật xe khá nghiêm ngặt và các lô xe nhập về phải được đăng kiểm, kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được thông quan. Vì thế, không có khả năng gian lận nếu các bộ phận làm đúng quy định. 2.2.2.2. Tới ngành công nghiệp ô tô Ta xét lịch sử ngành ô tô vào những năm 90. + Trong giai đoạn từ năm 1990- 1995, trên thị trường ô tô chỉ có hai liên doanh là VMC và Mêkông. Họ chỉ chủ yếu là lắp ráp và bán sản phẩm của một số ít nhãn hiệu như BMW, Latder. + Giai đoạn năm 1995- 1999, trên thị trường xuất hiện thêm một vài hãng liên doanh với các công ty của Việt Nam bán sản phẩm trực tiếp như Honda, Ford, Daewoo... + Mục đích chính sách của nhà nước ta trong giai đoạn những năm 90 là dựa vào một số hãng lớn chủ lực liên doanh với công ty trong nước như VMC, Mêkông để phát triển ngành công nghiệp này, bằng cách là đưa ra mức bảo hộ thật cao. Đặc biệt là giai đoạn năm 1990- 1995 Nhà nước còn đưa ra nhiều rào cản để ngăn không cho các hãng ô tô khác vào Việt Nam. Nếu dùng mô hình 5 nhân tố của M. Porter để phân tích sự cạnh tranh trong ngành ô tô thì thấy rõ là chỉ có hai hãng cạnh tranh với nhau thôi, cho nên có sự độc quyền bán. Vì vậy các nhà sản xuất chỉ việc nhập khẩu linh kiện từ công ty mẹ mang về Việt Nam lắp ráp và bán ra với giá tuỳ ý, còn đối với khách hàng muốn sử dụng ô tô buộc phải mua vì không có sự lựa chọn nào khác. Nói cách khác giai đoạn này thì VMC và Mêkông thâu tóm toàn bộ thị trường Việt Nam, họ cứ thế mà móc hầu bao người tiêu dùng. 16 Bây giờ Nhà nước bỏ dần sự bảo hộ trên thì nó sẽ tác động trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Với ưu thế là xe cú giá rẻ, hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Cho nên nếu không có biện pháp hợp lý của các doanh nghiệp để thích nghi trong điều kiện tình hình mới, đặc biệt là sắp dỡ bỏ bảo hộ thì các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ thua trên thị trường trong nước và đẩy đến bờ vực phá sản. 2.3. Phn ng áp li ca mt s doanh nghip chính có nhiu hot ng trong nc Việc giảm dần sự bảo hộ trong chính sách của nhà nước, thì làm cho các nhà sản xuất trong nước có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.3.1. Triển lãm quốc tế về ô tô Autotech 2007 2.3.1.1. Các hoạt động và kết quả đạt được Là hoạt động nổi bật nhất của hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thu được hiệu quả nhất định và kết quả của cuộc triển lãm như sau: Theo số liệu mới nhất vừa được ban tổ chức triển lãm quốc tế về ô tô xe máy ( Autotech 2007 ) công bố, ngay trong thời gian triển ( từ ngày 22-25/06 ) đã có hơn 900 đơn đặt hàng các loại xe ô tô, trong đó có gần 400 đơn đặt hàng của công ty Trường Hải. Đa số đơn đặt hàng tập trung vào dòng xe du lịch, gia đình KIA 5 chỗ và 7 chỗ như Picanto và Rio, Cerato, Optima, New Carens, Sorento ... Điều này khiến nhiều người bất ngờ từ trước tới nay, Trường Hải đã khá nổi tiếng với các mẫu xe tải và doanh số xe tải đứng đầu trong hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Tuy nhiên, thực tế các mẫu xe du lịch và gia đình của KIA mà Trường Hải được nhập khẩu và phân phối lại khá hấp dẫn về mặt giá cả và mẫu mã, trong đó phải kể đến mẫu xe hạng nhỏ Picanto ( tên gọi khác của Kia morning ) và New Carens. Đứng thứ hai về số lượng các đơn đặt hàng thuộc về Vinamotor, với gần 200 đơn cho dòng xe buýt nhãn hiệu Transinco. Dù Ford Việt Nam thực hiện quảng bá rầm rộ về hai sản phẩm mới là Transit 9 chỗ và Ranger phiên bản 2007 nhưng hiệu quả thu được lại nằm ở mẫu xe Everest, với gần 150 đơn hàng dành cho mẫu xe đa dụng và thể thao việt dã này. Công ty cơ điện Hà Giang ( EMC ) cũng đã khá thành công tại triển lãm với hơn 100 đơn đặt hàng cho các xe chuyên dụng cho ngành mỏ và xây dựng như: xe KAMAZ, KRAZ, SCANIA; Trường Thanh với khoảng 70 đơn đặt hàng cho 17 xe du lịch : Soyat, Jetstar ... ; NISSAN được 10 đơn đặt hàng cho dòng xe du lịch 5 chỗ và 7 chỗ mang nhãn hiệu : SUNNYvà X-Trail. 2.3.1.2. Mục đích triển lãm Nhằm thu hút lại sự quan tâm của khách hàng vốn bị ảnh hưởng bỡi sự xuất hiện của xe cũ. Các hãng thông qua việc hạ giá và tung ra sản phẩm mới. Điển hình ở đây là công ty Trường Hải, họ đã thu được số lượng lớn đơn đặt hàng qua các mẫu xe Rio, New Caens, Picanto. 2.3.1.3. Đánh giá Triển lãm Autotech đã đánh đúng vào tâm lí người tiêu dùng Việt Nam. Với số lượng đơn đặt hàng lớn như vậy,thì có thể khẳng định rằng: nếu nhà sản xuất trong nước có nhiều nỗ lực làm cho giá xe hạ xuống thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ không quay lưng lại với họ. 2.3.2. Hoạt động của BMW 2.3.2.1. Những hoạt động chính của BMW Ngày 17/07/2007, tập đoàn xe hơi sang trọng hàng đầu thế giới BMW khu vực châu á chính thức thông báo việc chỉ định Công Ty Cổ phần ô tô châu âu (Euro Auto) là nhà nhập khẩu và bán lẽ xe BMW tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông Roland Krueger, Tổng Giám Đốc tập đoàn BMW Châu á cho biết : “ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các dòng xe cao cấp của nhãn hiệu BMW tại Việt Nam _ một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Nam á, tập đoàn BMW chính thức chỉ định công ty Cổ phần Ô TÔ Châu Âu ( Euro Auto) thực hiện việc nhập khẩu, phân phối và cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho các sản phẫm của mình. Lần đầu tiên, tất cả các dòng sản phẩm của BMW, bao gồm xe 3 Series thế hệ mới, được giới thiệu đến khách hàng Việt Nam. Hơn thế nữa, Euro Auto sẽ là đơn vị cung cấp toàn bộ các dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn BMW toàn cầu, tao nên những chuẩn mực mới tại thị trường Việt Nam”. Ông Roland Krueger cũng cho rằng thị trường Việt Nam hiện đang phát triển rất nhanh và đầy tiềm năng và BMW nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như thời điểm tốt cho việc chính thức hợp tác với đối tác mới của mình _ Công Ty Euro Auto. Trong khi đó, về phía Ban Giám Đốc của Euro Auto, cam kết sẽ cung cấp cho những thành viên của gia đình BMW những dịch vụ tốt nhất, cũng như những dòng xe cao cấp hiện đại nhất. Dự kiến quý III năm 2008, Euro Auto sẽ chính thức đưa vào hoạt động trung tâm BMW được xây dựng mới tại Phú Mỹ 18 Hưng. Với diện tích 8.800 m2, của hàng và trung tâm dịch vụ hậu mãi này là nơi cung cấp tất cả dòng xe BMW, dịch vụ hậu mãi, phụ tùng, phụ kiện và các sản phẩm mang phong cách BMW. Ngoài ra, một phòng trưng bày sang trọng, thiết kế độc đáo ở 165 Pasteur dự kiến khai trương trong năm nay để phục vụ khách hàng. 2.3.2.2. Mục đích BMW họ thực sự muốn đi sâu vào chất lượng sản phẩm của hãng. Họ ít quan tâm đến giá cả. Bởi vì đối tượng khách hàng mà họ quan tâm là người tiêu dùng có thu nhập cao. 2.3.2.3 . Đánh giá Đây là một chiến lược của BMW, họ thu hút khách hàng bằng cách quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ. Họ đánh giá rằng thị trường Việt Nam là thị trường tiềm năng về sử dụng xe cao cấp. Nên họ tập trung mọi nỗ lực vào phân khúc thị trường này. Có lẽ nếu họ thành công thì sự nhập khẩu ô tô cũ ít ảnh hưởng tới tập đoàn này ở Việt Nam. 2.3.3. Mitsubishi sẽ phân phối Triton vào Việt Nam 2.3.3.1. Các hoạt động Vinastar, đơn vị lắp ráp và bán các sản phẩm Mitsubishi, là liên doanh đầu tiên tuyên bố sẽ nhập khẩu và bán ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam. Trong lễ giới thiệu hành trình xuyên Việt Donnavventura ngày 12/08, Vinastar cho biết sẽ phân phối thử nghiệm chiếc xe bán tải Triton vào thời gian sớm nhất. Tuyên bố này của Vinastar được đánh giá là bước khởi đầu cho một xu hướng kinh doanh mới của các liên doanh sản xuất ô tô trong nước, đó là vừa lắp ráp và phân phối xe nguyên chiếc. Hiện tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như 11 liên doanh ô tô trong VAMA, không được phép nhập khẩu và bán các sản phẩm tại Việt Nam. Theo lý giải của Vinastar, hình thức lắp ráp trong nước CKD hiện có chi phí cao do phải đầu tư thêm dây chuyền lắp ráp. Trong khi đó riêng với Triton thì hình thức nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế về thuế ưu đãi trong khối các nước ASEAN. Nếu Triton thành công, có thể Vinastar sẽ mở rộng thêm các dòng sản phẩm khác. Chiến lược về giá được so sánh qua việc bán sản phẩm với giá ở Thái Lan: Thứ nhất là về giá: Chiếc xe bán tải Triton được lắp ráp tại Thái Lan. Về kiểu dáng, Triton không có nét vuông vức như các mẫu xe bán tải khác mà yễn chuyển kiểu Sedan. 19 Thứ hai là mẫu mã: Tại Thái Lan, Triton có 2 phiên bản động cư Diesel gồm 2.5 lít và 3.2 lít. Bản động cơ cao cấp nhất 3.2 lít có công suất 165 mã lực tại vòng tua 4.000 vòng /phút, mômen xoắn cực đại 351 Nm tại 2.000 vòng/ phút. Triton sử dụng hệ thống hệ dẫn động 4 bánh nhưng nếu thích, khách hàng có thể chọn loại một cầu. Mitsubishi cũng đưa ra hai loại hộp số, 4 cấp tự động hay 5 cấp số sàn. Dù là xe nhập khẩu nhưng theo Vinastar, giá của Triton sẽ đủ sức cạnh với các sản phẩm trong nước như Ford Ranger hay Isuzu D_max. Giá của Triton 3.2 lít dẫn động 4 bánh, số tự động tại Thái Lan là 29.100 USD. 2.3.3.2. Mục đích Tạo ra xu hướng kinh doanh mới là vừa lắp ráp vừa phân phối xe trong nước. Tìm kiếm lợi nhuận thông qua đáp ứng yêu cầu xe giá rẻ của khách hàng. 2.3.3.3. Đánh giá Vinastar, họ đối phó với giá rẻ của xe cũ bằng cách hạ giá xe của họ bán ra. Nhưng bằng cách là nhập xe nước ngoài nhờ ưu đãi về thuế trong các nước thuộc khối asian. Như vậy mục đích cao nhất của họ là lợi nhuận cao ở Việt Nam mà không quan tâm sự phát triễn ngành ô tô như họ đã từng cam kết khi họ nhận sự bảo hộ từ nhà nước. Với cách làm như thế này thì Việt Nam chẳng có công nghệ gì về ô tô cả. 2.3.4. Những hoạt động chính của Ford trong thời gian gần đây 2.3.4.1. Các hoạt động Có người nói rằng kiểu xe thể thao truyền thống của Ford đã hết thời, khiến cho giá cổ phiếu tụt xuống mức kỷ lục trong vòng 13 năm qua. Đáp trả, Ông trùm xe hơi lớn thứ 2 nước Mỹ ngay lập tức công bố những mẫu xe mới sẽ ra mắt vào tháng 11/2007. Thực chất sản phẩm mới của Ford lần này không hoàn toàn mang tính đột phá. Chỉ đơn giản là thêm thắt dòng xe cũ công nghệ All_wheel_drive (có tác dụng phân bổ động lực mô men xoắn cho cả 4 bánh xe nhằm tạo ra hệ số góc tối ưu, tăng tính ổn định và dễ điều khiển ) để tạo nên mẫu Ford Fusion, Mercury Milan và Lincoln MKZ kiểu mới. Ngoài ra dòng xe Expedition SUVsẽ được tu chỉnh lại, tạo nên mẫu xe thân dài mơí có khoang chứa rộng hơn, chưa kể dòng Lincoln cũng sẽ biến tấu thành Navigator và Navigator L. 2.3.4.2. Mục đích Họ chỉ chủ yếu giới thiệu sản phẩm mới đã có một chút thay đổi từ sản phẩm cũ trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra không có gì mới. 2.3.5. Posche phân phối chính thức tại Việt Nam 20 2.3.5.1. Các hoạt động Công ty tránh nhiệm hữu hạn Xe Hơi thể thao uy tín PSC là đơn vị được Posche uỷ quyền nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm tại Việt Nam. Công ty này sẽ phân phối mẫu xe đầu tiên, Posche Cayenne, từ tháng 09. Đến cuối năm, Posche sẽ hội tụ đủ các dòng gồm 911, Boxster và Cayman. Giá dự kiến ( đã bao gồm VAT) của Cayenne từ 137.000 USD trở lên, của 911 từ 220.000 USD. Hai mẫu Boxter và Cayman có giá trên 150.000 USD. Dự kiến, Posche Center sẽ khai trương vào đầu 2008. Với chính sách bảo hành toàn cầu, các sản phẩm mà khách hàng không mua qua Xe Hơi thể thao uy tín vẫn được sử dụng các dịch vụ hậu mãi tại Posche Center. Tuy nhiên, chủ nhân của chúng phải đóng khoãn phí và Posche sẽ xác định nguồn gốc xe trước khi tiến hành bảo dưỡng. 2.3.5.2. Mục đích Cách làm thì tương đối giống với BMW, họ đi thẳng vào sự tin cậy của người tiêu dùng vào sản phẩm chính hãng mà họ phân phối, cộng với chất lượng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cao. Chng 3: Bin Pháp v Bi hc kinh nghim Với việc Chính Phủ cho phép nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam thì cũng đạt được một số lợi ích nhất định, nhưng chính sách này cũng gây ra hậu quả lớn là hiện tượng gian lận trong quá trình cho nhập xe. Vậy cách thức giải quyết như thế nào? Sau đây xét biện pháp của VAMA và Tổng Cục Hải Quan là khả thi nhất. Nhưng đây cũng là các giải pháp mang tính chất tạm thời. Về lâu dài để phát triển nghành công nghiệp ô tô Việt Nam thì ta xét hai mô hình mà Thái Lan và Malaysia đã từng áp dụng. Thứ nhất, Để kiểm soát ô tô cũ nhập khẩu thì VAMA đã gửi thư cho Bộ Thương Mại, đồng thời gửi các bộ: Tài chính, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Cục tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng, Cục đăng kiểm, Văn phòng chính phủ đề xuất hỗ trợ việc ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị Định 12/2006/ NĐ- CP về nhập khẩu ô tô cũ dưới 16 chỗ đã qua sử dụng. Nội dung bức thư viết, về Nghị định 12/2006/ ND- CP ra ngày 21/01/2006 cho phép nhập ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/05/2006, chúng tôi xin bày tỏ một số ý kiến sau: “ Về phía VAMA chúng tôi đề cao nổ lực không ngừng của Chính Phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiêp ô tô Việt Nam. Chúng tôi 21 cũng hiểu và đánh giá cao những nỗ lực của Chính Phủ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia tổ chức WTO”. Mặc dù vậy chúng tôi lo ngại vệc nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng nếu không được kiểm soát đầy đủ và kịp thời sẽ tác động tiêu cực tới môi trường sống của người dân Việt Nam , sự an toàn giao thông, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước bao gồm các công ty vốn trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đến bờ vực nguy hiểm. Chất lượng ô tô đã qua sử dụng quá 5 năm rất khác nhau và khó kiểm định . Có nhiều loại xe qua sử dụng bị một số nước trong khu vực cấm nhập, những loại này đều được nhập vào Việt Nam sẽ làm huỷ hoại nghiêm trọng môi trường tự nhiên Việt Nam. Ngoài ra ngân sách Chính Phủ thu từ thuế có thể bị thất thoát vì có nhiều xe nhập khẩu ghi thấp giá hoá đơn để gian lận. Trong trường hợp này thì thất thu sẽ rất lớn. Một điều quan trọng nữa là vấn đề dịch vụ và phụ tùng thay thế cho xe đã qua sử dụng. Các nhà nhập khẩu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ và phụ tùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng. Các nước như Thái Lan, Malayxia vẫn nghiêm cấm nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng. Các nước khác cũng kiểm tra rất nghiêm ngặt việc nhập khẩu xe cũ để tránh thất thu thuế và bảo vệ môi trường. Với mục đích hỗ trợ quý Bộ ban hành hướng dẫn thực hiện nghị định 12/2006/ ND- CP VAMA đề nghị được thảo luận với quý Bộ và các Bộ ngành liên quan để chia sẽ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Vì vậy chúng tôi mong muốn được sắp xếp cuộc họp với quý Bộ và các Bộ, ngành liên quan vào cuối tháng 02 hay đầu tháng 03 năm 2006. Thứ hai, là theo Tổng Cục Hải Quan: Việc nhập khẩu xe cũ có những vấn đề rất phức tạp, bởi vì chắc chắn khi nhập khẩu ô tô cũ sẽ có nhiều chủng loại xe, nhiều moden, nhiều năm sản xuất...giá xe ô tô cũ rất phong phú gây ra nhiều khó khăn trong quản lý. Để giải quyết vấn đề này, nhằm tạo thông thoáng cho doanh nghiệp khi nhập ô tô cũ, ngành Hải Quan đã đưa ra phương án quản lý chắc chắn. Theo đó, ngoài việc căn cứ vào giá thanh toán trong hoá đơn của doanh nghiệp mua ở nước ngoài để áp thuế , sẽ có biện pháp thu cụ thể để doanh nghiệp chủ động khi nhập khẩu và đỡ phải cải nhau với cơ quan Hải Quan. Còn Bộ trưởng Bộ Thương Mại: Trương Đình Tuyển toả ra cứng rắn hơn: “Việc mở cửa thị trường ô tô cũ là điều tất yếu phải làm khi chúng ta thực hiện cam kết hội nhập thị trường quốc tế và gia nhập WTO. Nhưng không vì thế mà 22 chúng ta mở cửa để các loại ô tô cũ ồ ạt tràn vào, biến Việt Nam thành bãi rác ô tô như dư luận lo ngại, mà phải có biện pháp để kiểm soát chặt chẽ”: + Về chính sách thuế, sẽ không duy trì ở mức thuế 150% như hiện nay mà dự kiến sẽ áp dụng cả thuế suất tuyệt đối và thuế phần trăm (%) đối với xe ô tô cũ nhập khẩu. khi đó sẽ không cần biết giá ô tô cũ mua bao nhiêu, chỉ cần biết rằng khi mà nhập khẩu vào Việt Nam doanh nghiệp nộp khoản thuế là 10.000 USD -15.000 USD/ xe hoặc thậm chí là cao hơn nữa. Trong đó trên cơ sở giá sẽ cộng thêm bao nhiêu phần trăm để tính ra mức thuế phải nộp đối với ô tô cũ nhập khẩu. + Biện pháp kỹ thuật, theo đó sẽ được quy định chỉ được nhập khẩu các loại xe ô tô có tuổi đời từ 5 năm trở xuống kể từ ngày xuất xưởng; tiêu chuẩn kỹ thuật khi đăng ký đối với ô tô cũ nhập khẩu sẽ được quy định theo một quy trình rất chặt chẽ, được Bộ Khoa Học Công Nghệ, Bộ Giao Thông- Vận Tải định ra để quản lý. Các biện pháp nêu trên được các Bộ, ngành liên quan thảo luận để báo cáo với Chính Phủ. Sắp tới đây, Bộ Thương Mại sẽ chủ trì một cuộc họp trên cơ sơ là các đề xuất của Bộ, ngành liên quan tới việc quản lý ô tô để thống nhất đưa ra biện pháp quản lý mặt hàng được coi là nhạy cảm. Thứ ba, bài học từ Thái Lan và Malaysia: Có hai mô hình để phát triển ngành ô tô mà nhiều người nhắc tới, đó là mô hình về sự bảo hộ tối đa của Malaysia và mô hình mở của tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Thái Lan. ở mô hình bảo hộ của Malaysia thì tuy không đạt được những bước phát triễn lớn như Hàn Quốc, nhưng trong lĩnh vưc xe bình dân giá cực rẽ thì họ đã có được nhãn hiệu Proton đử thoả mãn nhu cầu trong nước. Nhập dây chuyền sản xuất chìa khoá trao tay của Mitsubishi, Malaysia làm ra chiếc Proton và bán trả góp với giá 3.000 đô la mỹ cho toàn dân. Một sớm một chiều toàn dân Malaysia có ô tô đi và theo đó đường sá được đầu tư phát triển mạnh mẽ vì ô tô nhiều thì đầu tư dạng BOT ( thu phí) cũng tăng lên. Và quan trọng nhất là vấn đề giao thông đô thi được giải quyết một bước, đô thị được tái cấu trúc vì một bộ phận dân cư trung tâm chịu ra ngoại thành khi có ô tô. Được bảo hộ mạnh mẽ, xe nhập khẩu bị đánh thuế gấp 2-3 lần trong khi Proton thì được ưu đãi đặc biệt về thuế. Đến nay khi gia nhập các tổ chức thương mại, sự bảo hộ này chấm dứt, Proton cũng lao đao một thời gian. Tuy nhiên, Malaysia củng đủ khả năng thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe hơi. Nhìn góc độ này thì nếu bảo Malaysia phá sản kế hoạch phát triển ô tô cũng đúng, mà bảo rằng chính nhờ sự bảo hộ này mà Malaysia thành công rực 23 rỡ khi thay đổi một sớm một chiều hình ảnh đô thị của một quốc gia đang phát triển thì cũng không có gì là sai. Chỉ tiếc rằng ở ta, sự bảo hộ đã không có gì cụ thể mà chỉ là bảo hộ các cam kết, các lời hứa! và ta đã trắng tay khi người ta đã thu lãi đủ từ sự bảo hộ đó . Sự lặp lại mô hình Malaysia đã không còn có thể thực hiện khi mà chỉ có còn ít thời gian nữa thì thuế nhập khẩu ô tô đã phải bằng không. ở mô hình Thái Lan thì các Công Ty sản xuất ô tô và phụ tùng vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng tiêu thụ linh kiện, phụ tùng của công ty khác ở nước ngoài. Với hướng này công nghiệp phụ trợ, sản xuất từ chiếc lốp đến tấm thảm, hệ thống điện, chi tiết máy, gầm... riêng lẽ được nhà đầu tư công nghiệp hiện đại nhất, thoả mãn bất cứ đơn hàng nào khó tính. Một nhãn hiệu ô tô cụ thể thì không, nhưng Thái Lan trở thành một nơi có ngành sản xuất phụ tùng ô tô lớn của khu vực. Mà muốn phát triển theo hướng này thì thị trường Thái Lan đã vượt 1 triệu chiếc trong khi dân số chỉ bằng 3/4 nước ta. Năm 2006ta chỉ tiêu thụ được 41.000 chiếc, trong đó quá nửa là ô tô tải. Kt Lun Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020 đã xác định Việt Nam phải có ngành công nghiệp ô tô vào năm 2020, với những hãng sản xuất thực sự của Việt Nam. Muốn như thế sản lượng tiêu thụ xe phải đạt 100.000 xe/ năm, mới có thể nói tới nội địa hoá và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Trong khi đó tiêu thụ ô tô năm 2006 là 40.853 chiếc ( năm 2005 là 39.876 chiếc ). Do vậy 30 doanh nghiệp sản xuất ô tô với tổng năng lực lắp ráp 60.000 xe / năm nên chỉ có thể ... nhập linh kiện về ráp. Khi mà Nhà Nước cho nhập khẩu ô tô cũ thì Nhà sản suất bắt đầu cuống cuồng đề xuất hội họp và bàn bạc với cơ quan này, với ban ngành kia, với mục đích cuối cùng là giảm dần dần áp lực của xe cũ và duy trì vị trí thống trị của mình. Mặt khác, họ cũng tung ra nhiều chiêu thức giảm giá, khuyến mãi nhằm thu hút lại khách hàng... Làm như vậy họ cũng chỉ là giảm bớt một chút lợi nhuận của mình, còn tương lai ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bị bõ ngõ. 24 Mặc dù đây là ngành mà Nhà Nước đã tốn nhiều tâm sức. Thậm chí là hi sinh nhiều lợi ích của người dân với một chính sách bảo hộ rất có lợi cho nhà đầu tư. Với kỳ vọng họ sẽ chuyển giao công nghệ theo cam kết tỷ lệ nội địa hoá. Mà cam kết thì như ta đã thấy, không có gì là ràng buộc và tuỳ thuộc vào lòng “ hảo tâm” của nhà đầu tư. Nên sau hàng thập kỷ kỳ vọng, ngành công nghiệp chế tạo ô tô vẫn là con số không như bước khởi đầu. Vì vậy với chính sách này thì được coi là biện pháp đi đầu trong việc giảm dần sự lệ thuộc quá lớn vào các nhà sản xuất. Nó có tác động đến ý thức các nhà đầu tư đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Và do vậy trong thời gian tới Chính Phủ đưa ra nhiều biện pháp mang tính cứng rắn hơn, quyết liệt hơn. Phần phụ lục Phụ lục số 1: Bảng số 1. Thuế suất tuyệt đối mặt hàng ô tô đã qua sử dụng Mặt hàng Thuế(USD/chiếc) Năm 2006 Thuế (USD/chiếc) Năm 2007 Mức giảm (% ) Xe từ 5 chỗ ngồi trỡ xuống, kể cả lái xe, có dung tích xi- lanh động cơ: Dưới 1.0 3.000 3.000 0% Từ 1.0 đến 1.5 7.000 6.300 10% Từ 1.5 đến 2.0 10.000 8.500 15% Từ 2.0 đến 2.5 15.000 12.000 20% Từ 3.0 đến 4.0 18.000 18.000 0% Từ 4.0 đến 5.0 22.000 22.000 0% Trên 5.0 25.000 26.250 ( tăng 5%) Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ: Từ 2.0 trở xuống 9.000 7.650 15% 25 Trên 2.0 đến 3.0 14.000 11.200 20% Trên 3.0 đến 4.0 16.000 16.000 0% Trên 4.0 20.000 20.000 0% Xe từ 10 đến 15 chỗ, kể cả lái xe, co dung tích xi-lanh động cơ: Từ 2.0 trở xuống 8.000 6.800 15% Trên 2.0 đến 3.0 12.000 9.600 20% Trên 3.0 15.000 15.000 0% ( Nguồn: Bộ Tài chính) Phụ lục số 2: Bảng số 2. Mức thuế dự kiến phải nộp đối với ô tô cũ ( xe chở người dưới 5 chổ ) Dung tích Thuế tuyệt đối (USD/chiếc) Giá NK dự kiến(US D/chiếc) Thuế tiêu thụ đặc biệt (USD/chiếc) Thuế GTGT(U SD/chiếc) Tổng số thuế(US D/chiếc) Dưới 1.0 3.000 1.000 2.000 600 5.600 1.0- dưới 1.5 7.000 2.000 4.500 1.350 12.850 1.5- dưới 2.0 10.000 3.000 6.500 1.950 18.450 2.0- dưới 3.0 15.000 5.000 10.000 3.000 28.000 3.0- dưới 4.0 18.000 6.000 12.000 3.600 33.600 4.0- dưới 5.0 22.000 8.000 15.000 4.500 41.500 Trên 5.0 25.000 10.000 17.500 5.250 47.750 ( Nguồn: Bộ Tài Chính) Phụ lục số 3: Bảng số 3. Doanh số bán hàng của một số hãng của WAMA năm 2006 Maker Model name type Production Total Mekong Musso 661 TDI 2.3 SUV 0 0 Mekong Musso 602 EL: 2.9 SUV 0 0 Mekong Musso E 230 2.3 SUV 45 69 Mekong Musso 661 TDI CT MPV 0 0 Mekong Fiat Siena ED 1.3 PC 0 0 Mekong Fiat Siena HL 1.6 PC 0 3 Mekong Fiat Albea HLX 1.6 PC 45 71 Mekong Fiat Albea ELX 1.3 PC 77 105 Mekong Fiat Doblo MPV 20 61 Mekong Premio Pick- up 96 111 Mekong Pronto SUV 155 177 26 Mekong Iveco Minbus Minibus 0 0 Mekong Iveco Truck Truck 0 0 Mekong Sub- Total 438 597 VMC Kia Pride GTX PC 0 0 VMC Kia Pride CD5 PC 0 0 VMC Kia Spectra PC 27 71 VMC Kia Camival MPV 122 181 VMC Mazda Premacy MPV 20 93 VMC Mazda Famda PC 0 0 VMC Mazda 3 PC 3 100 VMC Mazda 6 2.0 PC 0 80 VMC Mazda 6 2.3 PC 0 33 VMC BMW 318i 1.9 PC 0 73 VMC BMW 325i 2.5 PC 0 28 VMC BMW 525i 2.5 PC 0 0 VMC Sub_ Total 172 659 Vidamco Matis 0.8 PC 563 940 Vidamco Lanos 1.5 PC 30 202 Vidamco Gentra 1.5 PC 225 277 Vidamco Magnus 2.0 PC 4 11 Vidamco Magnus 2.5 PC 5 16 Vidamco Magnus EX 1.6 PC 6 107 Vidamco Magnus MAX 1.8 PC 4 25 Vidamco Captiva SUV 62 56 Vidamco Bus BS 090 Bus 0 0 Vidamco Bus BS 105 Bus 0 0 Vidamco Sub_ total 899 1.634 Vinastar Lancer 1.6 PC 0 70 Vinastar Lancer 2.0 PC 0 20 Vinastar Grandis MPV 457 285 Vinastar Paiero 3.5 SUV 82 54 Vinastar Paiero 3.0 SUV 271 262 Vinastar Jolie MPV 270 1.372 Vinastar Canter Truck 1.9 Truck 658 640 Vinastar Canter Truck 3.5 Truck 504 571 Vinastar Canter Truck 4.5 Truck 224 124 Vinastar Sub_ Total 2.466 3.398 Mercedes C180K PC 18 38 Mercedes C180K Sport PC 19 9 Mercedes C240A PC 0 36 Mercedes C280A PC 13 3 Mercedes E200K PC 63 123 Mercedes E240 PC 0 8 27 Mercedes E280 PC 94 82 Mercedes MB 140D 2.9 Minibus 0 0 Mercedes Sporinter Minibus 697 899 Mercedes MB 140 series Minibus 0 0 Mercedes MB 100 Minibus 0 1 Mercedes OF- 8.000 Bus 0 0 Mercedes MBO 800 Bus 0 0 Mercedes Bus Chassis Chassis 0 0 Mercedes Euro II Bus 0 3 Mercedes Tourist Liner Bus 0 0 Mercedes Sub_ Total 904 1.202 (Nguồn : VAMA sales cord 2006.) Phụ lục số 4: Bảng số 4. Doanh số bán của VAMA tháng 05/2007 STT Maker Sales_May 2007 ( chiếc) Share(%) 1 Mekong 70 1.3 2 VMC 84 1.5 3 Vidamco 298 5.3 4 Mercedes 127 4 5 Vidaco 570 10.2 6 Vinastar 298 5.3 7 Suzuki 209 3.7 8 Vidaco 0 0 9 Toyota 1.536 27.5 10 Isuzu 187 5.3 11 Ford 314 5.6 12 Hino 87 1.6 13 Samco 66 1.2 14 Trường Hải 930 16.7 15 VEAM 0 0 16 Vinacomin 7 0.2 17 Vinaxuki 604 10.82 18 Honda 286 5.13 (Nguồn: WAMA) Phụ lục số 5: Bảng số 5. Giá Xe Hơi lắp ráp trong nước (2007) Tên xe Giá bán(US D) Chiều dài (mm) Động cơ(cc) Công suất(mã lực) Hộp số Chỗ ngồi Phanh( ABS) Lanos SX 17.600 4.237 1.498 94 5M 5 Lacetti EX 19.800 4.500 1.799 121 5M 5 X Captiva LT 31.500 4.635 2.405 136 5M 7 X Doblo 22.400 4.159 1.596 103 5M 7 28 Albea HLX 22.900 4.186 1.596 105 5M 5 X Ranger XL 27.800 5.128 2.492 114 4A 5 Escape 2.3 40.300 4.475 2.261 142 4A 5 Mondeo 2.0 44.400 4.805 1.999 143 5M 5 X Everest 4x2 diesel 33.200 4.752 2.499 107 5M 7 X Focus 1.8 MT 30.900 4.488 1.798 129 5M 5 X Civic 2.0 36.850 4.540 1.998 153 5A 5 X Civic 1.8 AT 35.200 4.540 1.799 138 5A 5 X Civic 1.8 MT 34.700 4.540 1.799 138 5M 5 X Carnival GS 31.400 2.497 173 5M 7 Carnival LS 29.400 2.497 173 5M 9 Spectra 20.500 4.510 1.594 100 5M 5 C180K Classic 49.900 4.526 1.796 143 5A 5 X C180K Sport 61.000 4.526 1.796 143 5A 5 X C280Avantgarde 69.000 4.526 2.996 231 7A 5 X E200Avantgarde 92.000 4.818 1.796 163 5A 5 X Lancer Gala 2.0 28.500 4.480 1.999 123 4A 5 X Pajero XX 42.900 4.755 2.792 168 5M 7 Pajero Supreme 52.800 4.765 3.497 225 4M 7 Wagon R+ 15.600 3.400 970 43 5M 5 Vitra 22.250 4.030 1.590 105 5M 5 Innova G 29.900 4.555 1.998 134 5M 8 X Innova J 26.900 4.555 1.998 134 5M 8 ( Nguồn : VAMA.) Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế quốc tế 2005. GS. Đỗ đức Bình. NXB thống kê. 2. Mai thế Cường , 2006. Số 09 “ ngành công nghiệp ô tô VN những việc cần làm để triển khai quy hoạch ngành”. 3. Diễn đàn doanh nghiệp .com.vn 13/05/2006. “Chính sách thuế đối với ô tô chỉ nhà sản xuất có lợi”. 4. Vnexpress 06/07/2007. “Thị trường xe hơi 6 tháng lại nóng”. 17/05/2007. “ Hơn 1.400 xe cũ nhập khẩu vào Việt Nam”. 5. Dantri.com 03/07/2007. “ phát triển ngành công nghiệp ô tô - một chiến lược phá sản”. 6. nghị định số 12/2006/ ND- CP. 7. Thời báo tài chính 04/06/2006. “ Lộ trình thuế ô tô cũ phải giảm”. 8. Vietnamnet 23/02/ 2006. Trần Thuỷ. “ Biến xe mới thành xe củ nhập khẩu”. 22/02/2006. “VAMA muốn giúp chính phủ quản lí ô tô cũ”. 9. Báo tuổi trẻ- HNM 16/10/2006. “Chưa giảm thuế nhập khẩu ô tô cũ”. 29 10. Báo SGGP 21/02/2006. “ Nhập khẩu ô tô cũ- quản lí rối bời”. 11. vneconomy 05/12/2006. Đức Thọ. “ Ô tô trong nước xu thế giảm giá”. 12. Mức thuế phải nộp đối với ô tô cũ. Nguồn Bộ tài chính. 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan