Tài liệu Luận văn Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015: Luận văn
Chiến lược mở rộng thị
trường của Công ty kinh
doanh than Hà Nội đến
năm 2015
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TKV : Tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam
QLKT : Quản lý kinh tế
BCG : ( Boston Consulting Group)
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự hội nhập và
hợp tác của các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta đang ngày càng phát
triển. Môi trường kinh tế thuận lợi và nhiều cơ hội rộng mở là nguyên nhân và
động lực cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sự
phát triển đó là nguyên nhân của cạnh tranh, dẫn đến sự thành đạt và sự đào
thải. Có thể nói trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được những bước tiến vượt bậc trên con đường chinh phục thị trường. Chậm
chân hơn so với các ngành kinh tế khác, ngành than Việt Nam chỉ mới thực sự
bị cuốn vào cơ chế thị trường vài năm nay, và đến nay sự cạnh tranh đang dần
hình thành trong ngành than. Được may mắn thực tập tại Công t...
84 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Chiến lược mở rộng thị
trường của Công ty kinh
doanh than Hà Nội đến
năm 2015
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TKV : Tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam
QLKT : Quản lý kinh tế
BCG : ( Boston Consulting Group)
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự hội nhập và
hợp tác của các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế nước ta đang ngày càng phát
triển. Môi trường kinh tế thuận lợi và nhiều cơ hội rộng mở là nguyên nhân và
động lực cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sự
phát triển đó là nguyên nhân của cạnh tranh, dẫn đến sự thành đạt và sự đào
thải. Có thể nói trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được những bước tiến vượt bậc trên con đường chinh phục thị trường. Chậm
chân hơn so với các ngành kinh tế khác, ngành than Việt Nam chỉ mới thực sự
bị cuốn vào cơ chế thị trường vài năm nay, và đến nay sự cạnh tranh đang dần
hình thành trong ngành than. Được may mắn thực tập tại Công ty kinh doanh
than Hà Nội, tôi được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều về đặc điểm và vai trò của
than và toàn ngành than đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói
chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, bên cạnh đó tôi cũng nhận rõ vai trò
ngày càng được khẳng định của thị trường và những áp lực cạnh tranh mà thị
trường mang đến cho ngàng than Việt Nam nói chung và Công ty kinh doanh
than Hà Nội nói riêng. Nhận thức được sự cần thiết của thị trường cho sự tồn
tại và phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới, dưới sự chỉ dẫn tận tình
của thày giáo, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng và Trưởng phòng tổ chức hành
chính Công ty kinh doanh than Hà Nội, anh Nguyễn Văn Giang, tôi đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh
doanh than Hà Nội đến năm 2015”
Mục tiêu của đề tài là đưa ra một chiến lược mở rộng và phát triển thị
trường cho Công ty kinh doanh than Hà Nội dựa trên cơ sở dự báo những tác
động có lợi và bất lợi của nền kinh tế đối hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty và trên những điều kiện mà Công ty đang có, từ đó làm tăng thị phần
2
và lợi nhuận của Công ty đến năm 2015 nhằm tạo lập sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp trong tương lai.
Toàn bộ đề tài nghiên cứu của tôi bao gồm ba chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược mở rộng thị trường
Chương II: Thực trạng thị trường Công ty kinh doanh than Hà Nội
Chương III: Chiến lược mở rộng thị trường Công ty kinh doanh than
Hà Nội đến năm 2015
I. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kinh tế
tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường với những đặc trưng tự do
cạnh tranh, tự chủ tài chính, mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế…
Những chính sách của nền kinh tế mới mang đến cho các doanh nghiệp không
ít những cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp thu vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại trên thế giới, nhưng cũng khiến các doanh nghiệp phải đối mặt
với không ít khó khăn, thách thức mà lớn nhất trong số đó chính là sự cạnh
tranh, cạnh tranh nội bộ ngành, cạnh tranh với các hàng hóa thay thế, cạnh
tranh với các đối thủ tiềm ẩn… khến cho các doanh nghiệp phải thực sự
chứng tỏ được năng lực của mình. Chính vì vậy, nhìn chung kinh tế thị trường
có thể nói là môi trường hoàn hảo để rèn rũa kinh nghiệm kinh doanh cho các
3
doanh nghiệp từ đó giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn trong thị trường.
Mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đang theo đuổi chính là thị phần và lợi
nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vai trò quan trọng quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty kinh doanh than Hà Nội là một doanh nghiệp cung ứng than
trên thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận, là một công ty trực thuộc Công
ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc- TKV. Kể từ ngày thành lập cho đến
nay, Công ty đã trải qua hơn 30 năm phát triển và có những thành tựu vượt
bậc, luôn là tiên phong trong Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.
Nhiều năm trở lại đây Công ty luôn đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định
chứng tỏ Công ty là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thành đạt. Như
vậy câu hỏi đặt ra là tại sao đang làm ăn phát đạt như thế Công ty lại phải mở
rộng thị trường để làm gì? Nó có thực sự cần thiết không? Câu trả lời là rất
cần thiết vì những nguyên nhân dưới đây:
Thứ nhất, cạnh tranh trong ngành than ngày càng trở lên gay gắt là
nguy cơ đe dọa thị phần của Công ty có thể sụt giảm nghiêm trọng trong
tương lai. Chính sách tự chủ tài chính và tự do cạnh tranh cùng với kê hoạch
thả nổi giá than theo thị trường trong tương lai đưa ngành than hòa nhập một
cách sâu rộng với nền kinh tế thị trường. Do vậy trong vùng thị trường của
Công ty kinh doanh than Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều nhà cung ứng
than khiến cho thị phần của Công ty sụt giảm nhanh chóng. Đến nay thị phần
của Công ty vẫn chiếm 70%, có vị trí áp đảo so với các đối thủ khác nhưng
nếu cứ giữ nguyên tình trạng và diễn biến dự đoán như hiện nay thì con số
70% kia chắc chắn sẽ khó mà giữ được. Đây chính là động lực chính thôi thúc
Công ty kinh doanh than Hà Nội phải có những động thái cần thiết để bảo vệ
thị phần của mình nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững trong
tương lai.
4
Thứ hai, cơ chế mới và kế hoạch thả nổi ngành than không chỉ đưa đến
hiểm họa như trên, mặt khác nếu biết cạnh tận dụng thì nó chính là cơ hội làm
giàu cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành than chứ không riêng gì Công ty
kinh doanh than Hà Nội. Hiện nay giá than bán cho một số ngành đang được
bao cấp thấp hơn giá thị trường và giá xuất khẩu rất nhiều mà ngành than vẫn
được coi là một ngành béo bở, doanh thu và sản lượng tiêu thụ hàng năm liên
tục tăng cao. Như vậy thì khi giá than được thả nổi thì mức lợi nhuận thu
được còn cao hơn trước rất nhiều. Lợi nhuận là động lực lớn nhất thúc đẩy
các nhà kinh doanh tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Hơn thế nữa, cơ
chế cạnh tranh tự do và tự chủ tài chính giúp các doanh nghiệp có động lực
hơn khi mà lợi nhuận thu được do mình làm ra lại thuộc về bản thân doanh
nghiệp mình.
Thứ ba, sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và của vùng thị
trường Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng mang đến nhiều cơ hội phát
triển. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế non
trẻ và đang được đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay công nghiệp nước ta đang phát triển sôi động và mở rộng quy mô ra
tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Đối tượng phục vụ chính của ngành than
chính là ngành công nghiệp, vì vậy sự phát triển của ngành than trong thời kỳ
tới sẽ là cơ hội lớn đối với ngành than trong việc phát triển, mở rộng thị
trường.
Thứ tư, nội lực của Công ty trong thời điểm hiện nay rất mạnh, có khả
năng đầu tư tạo ra bước nhảy lớn trong quá trình phát triển của mình. Nội lực
của Công ty ở đây là nguồn vốn, nguồn nhân lực, thị phần và uy tín thị trường
của Công ty, trong thời điểm hiện tại nội lực của Công ty đang ở mức độ cao
nhất, có thể huy động và sử dụng bất cứ khi nào.
5
Những nguyên nhân trên đây cho thấy Công ty kinh doanh than Hà Nội
đã có đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để mở rộng thị trường, nâng cao thị
phần và tên tuổi trên thị trường ngành than nói riêng và trong nền kinh tế nói
chung nhằm tạo ra sự phát triển cao, ổn định và bền vững trong tương lai. Tuy
nhiên, cho đến nay Công ty kinh doanh than Hà Nội vẫn chưa có những định
hướng rõ ràng và kế hoạch cụ thể nên với đề tài của mình tôi xin được đi sâu
nghiên cứu biện giải cho sự cần thiết phải mở rộng thị trường và đưa ra một
số giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Như đã phân tích ở trên, vấn đề của Công ty kinh doanh than Hà Nội
hiện nay là làm thế nào để duy trì và tiếp tục phát triển mức tăng trưởng cao
như hiện nay khi mà tương lai với những áp lực cạnh tranh gay gắt đang đe
dọa sự tồn tại và phát triển của Công ty. Câu trả lời theo tôi là nằm ở vấn đề
thị trường, Công ty cần phải có một chiến lược mở rộng thị trường hợp lý và
hiệu quả để có thể giành lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, không để
các đối thủ khác lấn át bằng cách tận dụng các cơ hội mà nền kinh tế đem lại,
từ đó hạn chế sự phát triển kinh doanh của đối thủ trên vùng thị trường của
mình.
Như vậy có thể cụ thể mục tiêu nghiên cứu của đề tài này như sau:
- Đầu tiên đó là sự phân tích các điều kiện bên trong và bên ngoài tác
động đến hoạt động kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội để có
được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty nói
riêng và ngành than nói chung.
- Tiếp theo, dựa vào các kết quả nghiên cứu và phân tích đó để đưa ra
một chiến lược bao gồm các định hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm mở rộng
thị trường tiêu thụ của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
Đề tài xoay quanh vấn đề làm thế nào để mở rộng thị trường cho Công
ty kinh doanh than Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, vì vậy đối
tượng nghiên cứu chính là Công ty kinh doanh than Hà Nội và hoạt động kinh
doanh của Công ty đặt trong sự tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường
kinh tế vĩ mô và các yếu tố môi trường ngành, xác định được điểm mạnh,
điểm yếu của Công ty, nhận biết những cơ hội và thách thức có thể gặp phải
trong thời gian tới để ước tính và dự báo một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu
cho năm 2015.
Sở dĩ tôi chọn mốc thời gian hoàn thành chiến lược là năm 2015 do
những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là công việc mở rộng thị trường là một quy trình gồm nhiều công
đoạn( nghiên cứu thị trường, xâm nhập thị trường, tìm kiếm khách hàng, phát
triển thị trường và chiếm lĩnh thị trường) nên cần sự đầu tư thời gian, công
sức và vật chất không nhỏ, không phải là việc có thể hoàn thành trong một
sớm một chiều, sự thành công của việc mở rộng thị trường có tác động quan
trọng đến sự phát triển của Công ty trong dài hạn, nó quyết định tương lai của
doanh nghiệp. Vì vậy chiến lược giúp cho Công ty xây dựng tầm nhìn chiến
lược trong dài hạn và tìm cách để Công ty đạt được mục tiêu đã đặt ra một
cách tối ưu nhất dựa trên những điều kiện nguồn lực sẵn có nhằm giúp Công
ty tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai ngay cả khi điều kiện cạnh
tranh thị trường ngày càng khốc liệt.
Hai là hiện tại nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đang phải trải
qua một cuộc suy thoái trầm trọng nên Công ty cũng cần có một khoảng thời
gian để hồi phục trước khi bước vào sự tăng trưởng cao hơn. Theo ước tính
của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam và thế giới thì nền kinh tế Việt
Nam có khả năng phục hồi sớm vào năm 2010 tới, như vậy khoảng thời gian
5 năm kể từ năm 2010 đến năm 2015 là khoảng thời gian phục hồi và tiếp tục
7
phát triển của toàn nền kinh tế theo lộ trình đã đặt ra từ trước, khi đó cơ hội
của Công ty mới thực sự bắt đầu.
Do vậy khoảng thời gian từ nay đến năm 2015 là khoảng thời gian dài
vừa đủ để Công ty kinh doanh than Hà Nội có thể hoàn thành mục tiêu chiến
lược một cách toàn diện nhất.
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm về thị trường
1.1.1. Khái niệm
Thị trường là một phạm trù kinh tế tổng hợp và khách quan, nó gắn liền
với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, là điều kiện tiên quyết cho sự
tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Theo quan niệm cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động buôn
bán, trao đổi hàng hóa, nghĩa là thị trường được hiểu như là chợ hay những
địa điểm mua bán cụ thể, muốn mua gì, bán gì đều tìm đến chợ. Ngày nay
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ mua bán trao
8
đổi không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa với nhau và trong một không
gian cụ thể là cái chợ nên quan niệm này không còn đúng nữa vì nó không
phản ánh được đầy đủ bản chất của thị trường.
Ngày nay, cùng với sự phát triển sôi động của cơ chế kinh tế thị trường
và khoa học công nghệ cùng các phương tiện giao thông tin liên lạc thì cách
nhìn nhận về thị trường của con người đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên lại có
nhiều ý kiến khác nhau. Theo một quan điểm tổng quát và hiện đại nhất, thị
trường được định nghĩa là nơi diễn ra các hoạt động của người mua và người
bán tác động qua lại lẫn nhau nhằm xác định giá cả và khối lượng mua bán.
Thị trường ở đây không xác định về địa điểm mua bán và chủng loại hàng hóa
đem trao đổi, nó là tổng hòa các mối quan hệ về lưu thông hàng hóa, tiền tệ,
các giao dịch mua bán và các dịch vụ khác. Thị trường theo quan niệm này
vừa cụ thể lại vừa trừa tượng, bao quát cả thị trường đầu ra và đầu vào với hai
chủ thể là người mua và người bán.
Thị trường của một doanh nghiệp bao gồm cả thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho sản xuất ( nguyên
vật liệu, vốn, nhân lực) bao gồm các nhà cung cấp. Thị trường đầu ra là nơi
doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho khách hàng, thị trường này bao gồm các
khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Cả hai loại thị trường này
đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động của một doanh nghiệp, nếu như
thị trường đầu vào quyết định sự tồn tại và chất lượng của sản phẩm thì thị
trường đầu ra quyết định xem hàng hóa đó có được thị trường chấp nhận hay
không, có nên tiếp tục sản xuất hay không, từ đó quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy để làm rỗ các vấn đề của đề tài
này tôi xin đi sâu phân tích thị trường đầu ra hay còn gọi là thị trường tiêu
thụ.
9
Tiếp cận từ khía cạnh của một người bán đối với thị trường tiêu thụ,
Philip Kotler - ông tổ ngành Marketing đã đưa ra một quan điểm cụ thể hơn
về thị trường của một doanh nghiệp: Thị trường bao gồm tất cả những khách
hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng tham gia trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Như vậy quy mô thị trường phụ thuộc vào số người có nhu cầu và có
khả năng thỏa mãn nhu cầu đó thông qua trao đổi và được giới hạn trong một
không gian cụ thể là một vùng hay miền nào đó( khác với địa điểm). Theo
quan điểm này, thị trường có tính chất cụ thể hơn, có thể đo đếm, ước lượng,
so sánh được. Đối với mục tiêu của mà các doanh nghiệp đang theo đuổi hiện
nay là thị phần và lợi nhuận thì cách tiếp cận thị trường theo quan điểm của
Philip Kotler là thích hợp và được ưa chuộng hơn cả. Và trong quan điểm này
thị trường dường như được xem như là khách hàng, tức là muốn đo quy mô
thị trường như thế nào ta chỉ cần đếm lượng khách hàng có trong thị trường
đó. Tuy nhiên hiểu theo nghĩa đơn giản thế này thì không hoàn toàn chính xác
mà quy mô thị trường được tính toán không chỉ dựa vào số lượng khách hàng
mà còn dựa vào sản lượng tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp từ lượng
khách hàng trên.
Cũng theo theo quan điểm Marketing, thị trường được phân chia thành
nhiều đối tượng: thị trường tổng thể, thị trường tiềm năng, thị trường mục
tiêu. Thị trường tổng thể bao gồm những khách hàng là toàn bộ số người cư
trú trong một không gian nhất định, họ có những nhu cầu mua, đặc tính mua
và sức mua khác nhau, vì vậy thị trường tổng thể có số lượng khách hàng rất
lớn. Số lượng khách hàng này được phân chia thành nhiều nhóm theo nhu
cầu, sức mua và khả năng mua khác nhau. Một hoặc nhiều trong số các nhóm
đó trở thành thị trường tiềm năng của doanh nghiệp, một hoặc nhiều số khác
là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp đó. Tức là trong thị trường tổng thể
10
bao gồm cả thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu. Thị trường tiềm năng
là thị trường bao gồm một hoặc nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu, đặc tính
mua và sức mua mà doanh nghiệp trong một tương lai gần nào đó mong muốn
và có khả năng thỏa mãn. Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm một hoặc
vài nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đã lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu dựa
trên một quy trình nghiên cứu thận trọng về nhu cầu, sức mua, khả năng mua
của thị trường có sự tương đồng và hợp nhất với khả năng tài chính, năng lực
sản xuất, quản lý và các điều kiện kinh tế vĩ mô và vi mô khác. Như vậy, thị
trường mục tiêu là thị trường mà doamh nghiệp đang chiếm lĩnh và phục vụ,
còn thị trường tiềm năng là thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới, mong
muốn và có khả năng chiếm lĩnh.
Có thể nói thị trường mục tiêu là một điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại
của doanh nghiệp còn thị trường tiềm năng là điều kiện cần cho sự phát triển
lớn mạnh của doanh nghiệp đó trong tương lai. Càng lớn mạnh hơn, doanh
nghiệp càng có tham vọng cao về chiếm lĩnh thị trường, vì vậy họ phải tìm
mọi cách để khai thác thị trường tổng thể, tìm kiếm và chinh phục thị trường
tiềm năng biến nó thành thị trường mục tiêu của mình.
1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường đối với doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà trong bất cứ một dự án thành lập doanh
nghiệp nào cũng có một công tác được xem là vô cùng quan trọng và được
thực hiện cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ, đó là công tác nghiên cứu thị trường. Công
tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp trả lời một loạt các câu hỏi
chiến lược: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất bao nhiêu? Câu trả lời
cho tất cả những điều này đều nằm ở thị trường: Quy mô thị trường là bao
nhiêu? Đặc điểm thị trường ra sao? Nhu cầu thị trường như thế nào? Trả lời
được các câu hỏi này doanh nghiệp mới quyết định được mình có thể tiếp tục
dự án hay phá sản dự án. Càng hoàn thiện bước đi này một cách chính xác thì
11
cơ hội thành công của dự án thành lập doanh nghiệp càng lớn. Thị trường là
điều kiện cần cho sự ra đời của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, thị trường là môi trường
nuôi sống doanh nghiệp: cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, cung cấp
phương tiện cho lưu thông hàng hóa, cung cấp khách hàng cho quá trình tiêu
thụ sản phẩm. Doanh thu và lợi nhuận vừa là động lực vừa là nguồn sống của
doanh nghiệp.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào bước chân vào nền kinh tế cũng đều
mong muốn ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Muốn được vậy doanh
nghiệp phải không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu
thụ. Quy mô của một doanh nghiệp phụ thuộc vào thị phần của doanh nghiệp
đó trên thị trường, tức là phụ thuộc vào quy mô thị trường, quy mô thị trường
càng lớn thì doanh nghiệp càng phát triển và ngược lại. Như vậy thị trường
vừa là tiêu thức đánh giá lại vừa là phương thức phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị
trường, khi mà mục tiêu thị phần và lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu thì
thị trường có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,
là môi trường nuôi sống doanh nghiệp cả ở hiện tại và tương lai.
1.2. Tổng quan về công tác mở rộng thị trường
Ở phần trước chúng ta đã biết đến tầm quan trọng của thị trường đối
với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để không những chỉ tồn
tại mà còn ngày càng phát triển vững mạnh trên thị trường? Đó cũng chính là
mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đã và đang
nỗ lực theo đuổi. Vì vậy không ngạc nhiên là tất cả các doanh nghiệp đều hiểu
rằng muốn phát triển thì phải bán nhiều hàng hóa, nâng cao thị phần, mở rộng
quy mô sản xuất, và để được vậy thì ai cũng hiểu công việc cần làm là mở
rộng thị trường.
12
1.2.1. Quan niệm về mở rộng thị trường
Điều đầu tiên cần biết về mở rộng thị trường là đó không đơn giản chỉ
là một thuật ngữ hay một hành động đơn giản mà là một công việc phức tạp
đòi hỏi phải tiêu tốn thời giờ, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình dài
chứ không phải là một công việc ngày một ngày hai. Để thực hiện mở rộng thị
trường, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể với các phương hướng
đúng đắn, các chính sách hợp lý, các giải pháp hiệu quả và được thực hiện
trong dài hạn một cách thường xuyên liên tục. Vì vậy mở rộng thị trường
được xem như một công tác quan trọng trong kinh doanh chứ không đơn giản
chỉ là một hoạt động kinh doanh.
Công tác mở rộng thị trường được hiểu theo một nghĩa đơn giản là một
quá trình bao gồm các công việc nghiên cứu, khai thác và chiếm lĩnh thị
trường nhằm làm tăng quy mô thị trường của doanh nghiệp, tức là làm tăng
thêm khối lượng khách hàng từ đó tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Suy đến cùng thì mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp
kinh doanh nào trong nền kinh tế cũng đều là lợi nhuận, mà lợi nhuận có được
là do phát triển kinh doanh và muốn phát triển kinh doanh thì phải mở rộng
thị trường. Như vậy có nghĩa là mở rộng thị trường vừa là mục tiêu, vừa là
phương thức hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.
Khái niệm công tác mở rộng thị trường chỉ có trong nền kinh tế thị
trường vì sự tồn tại của thị trường, vai trò của nó đối với doanh nghiệp và cơ
chế tự do cạnh tranh là nguyên nhân cho sự cần thiết và điều kiện đảm bảo
cho mở rộng thị trường được thực hiện. Như thế đồng nghĩa với việc công tác
mở rộng thị trường không tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nơi
không tồn tại thị trường.
1.2.2. Nội dung của công tác mở rộng thị trường
13
Thị trường được đánh giá là điều kiện cần cho sự tồn tại của một doanh
nghiệp, còn mở rộng thị trường là tuyệt chiêu của một doanh nghiệp thành
đạt, nó vừa là mục tiêu vừa là phương thức hoạt động của tất cả mọi doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được nếu chỉ khư khư giữ
những khách hàng hiện tại và chung thành với một phương thức sản xuất cũ
kĩ lạc hậu bởi sự thay đổi của nhu cầu con người và sự cạnh tranh gay gắt
nhằm tranh giành khách hàng của đủ mọi loại đối thủ. Có thể nói rằng, trong
nền kinh tế thị trường chỉ có hai con đường để một doanh nghiệp lựa chọn:
PHÁT TRIỂN hoặc PHÁ SẢN, nhưng chẳng có doanh nghiệp nào xác định
bước chân vào để “chết” cả, tức là mục tiêu phát triển là tham vong, là hoài
bão của tất cả họ, đó là điều không thể chối cãi. Và mở rộng thị trường là con
đường đúng đắn và hiệu quả nhất bởi vì kết quả của việc mở rộng thị trường
là tăng số lường khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, từ đó tăng sản
lượng tiêu thụ, doanh thu, tăng lợi nhuận và thị phần.
Mỗi doanh nghiệp đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng, chịu ảnh
hưởng của những yếu tố môi trường vi mô, vĩ mô khác nhau nên mở rộng thị
trường cũng được các doanh nghiệp thực hiện theo nhiều phương thức và nội
dung khác nhau sao cho phù hợp nhất với tình hình và đặc điểm của mình.
Tuy nhiên có thể tóm tắt nội dung của công tác mở rộng thị trường trong hai
phương thức sau:
1.2.2.1. Mở rộng thị trường theo chiều rộng
Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc làm tăng quy mô thị trường,
tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các khách
hàng mới có cùng nhu cầu, thị hiếu và có khả năng mua sản phẩm mà doanh
nghiệp đang cung ứng. Muốn vậy doanh nghiệp phải thực hiện mở rộng mức
độ bao phủ sản phẩm sang các vùng thị trường mới. Tức là doanh nghiệp sẽ
thực hiện mở rộng không gian thị trường, mang sản phẩm hiện tại của doanh
14
nghiệp đến các vùng dân cư mới, cung ứng sản phẩm này cho những nhóm
người mua có nhu cầu và thị hiếu tương tự với khách hàng ở vùng thị trường
cũ. Mục tiêu của doanh nghiệp là phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng
cố định và duy nhất( có cùng nhu cầu và khả năng mua) trên các vùng địa lý
khác nhau với cùng một chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất
kinh doanh.
Ưu điểm của mở rộng thị trường theo chiều rộng là :
- Tiết kiệm chi phí nghiên cứu sản phẩm mới để phục vụ nhóm khách
hàng mới.
- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bao phủ trên một vùng thị trường rộng
lớn giúp doanh nghiệp tăng cao uy tín và quảng bá tên tuổi, thương hiệu rất
tốt.
Nhược điểm của phương thức mở rộng thị trường theo chiều rộng là:
- Tiêu tốn chi phí trong nghiên cứu các vùng thị trường mới( thị hiếu,
nhu cầu, đặc điểm văn hóa, dân cư, điều kiện tự nhiên xã hội…) và chi phí
phân phối sản phẩm( tăng cường đại lý, mở rộng quy mô sản xuất và vùng sản
xuất, tăng cường nhân lực và vật lực…).
- Sản phẩm của doanh nghiệp dễ bị thất sủng, lạc hâu, lỗi thời vì không
được cải tiến theo sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
1.2.2.2. Mở rộng thị trường theo chiều sâu
Mở rộng theo chiều sâu là việc làm tăng quy mô thị trường, tăng số
lượng khách hàng của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm những khách hàng
mới trong chính vùng thị trường hiện tại của mình mà không phải mở rộng
không gian địa lý. Muốn vậy doanh nghiệp phải thực hiện tăng cường mật độ
bao phủ sản phẩm của công ty trên vùng thị trường hiện tại nhằm thỏa mãn tối
đa nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Phương thức thực hiện chủ yếu là liên
tục cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu không chỉ
15
của nhóm khách hàng hiện tại mà còn lần lượt mở rộng đến các nhóm khách
hàng khác. Tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp là phục vụ ngày càng nhiều
nhóm khách hàng khác nhau trong vùng thị trường hiện tại của mình tiến tới
chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường đó.
Ưu điểm của việc mở rộng thị trường theo chiều rộng là:
- Doanh nghiệp có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường(
nhu cầu thị hiếu tiêu dùng) vi liên tục nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới.
- Không tốn kém hoặc tốn kém ít chi phí phân phối sản phẩm vì tận
dụng được mạng lưới phân phối sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp.
Nhược điểm của phương thức này là:
- Rất tốn kém chi phí nghiên cứu cải tiến sản phẩm, cải tiến công nghệ,
đôi khi việc nghiên cứu và cho ra sản phẩm mới không thành công sẽ gây cho
doanh nghiệp tổn thất to lớn.
- Việc mở rộng thị trường theo chiều sâu đôi khi vấp phải khó khăn bởi
sự giới hạn về không gian, khả năng nguồn lực để nghiên cứu và phát triển
những loại sản phẩm mới.
Cả hai phương thức trên đều có ưu nhược điểm riêng, vậy nên tùy theo
những điều kiện về địa điểm, không gian, điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội
của các vùng thị trường và năng lực cũng như lộ trình phát triển của mình,
doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phương thức riêng cho mình. Tuy nhiên trong
điều kiện kinh tế hội nhập, xu hướng chung hiện nay của hầu hết các doanh
nghiệp là kết hợp cả hai nội dung này lại với nhau, vừa không ngừng cải tiến
và đa dạng hóa sản phẩm, vừa ra sức tìm kiếm và chiếm lĩnh các vùng thị
trường mới. Thực tế cho thấy đây chính là phương thức hiệu quả hơn cả.
1.2.3. Các tiêu thức đánh giá công tác mở rộng thị trường
Kết quả của việc mở rộng thị trường là sự tăng lên của số lượng khách
hàng, của sản lượng tiêu thụ, doanh thu và thị phần. Vì vậy đây chính là
16
những tiêu thức đánh giá công tác mở rộng thị trường một cách chính xác
nhất.
1.2.3.1. Tổng doanh thu
Tổng doanh thu= Tổng sản lượng × Gía bán
Kết quả trực tiếp của mở rộng thị trường là sự tăng lên của sản lượng
tiêu thụ nên tổng doanh thu là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả của công
tác mở rộng thị trường. Doanh thu càng tăng cao và tăng nhanh thì việc mở
rộng thị trường càng hiệu quả và ngược lại.
1.2.3.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận= Tổng doanh thu- Tổng chi phí
Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả các chi
phí, lợi nhuận cao là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp theo đuổi nên
tất yếu của việc mở rộng thị trường là phải tăng lợi nhuận, vì vậy khi xét đến
một phương án mở rộng thị trường phải xem xét xem doanh thu có đủ bù đắp
phần chi phí để thu lợi nhuận hay không. Lợi nhuận thu được càng cao chứng
tỏ phương án mở rộng thị trường càng hiệu quả, ngoài ra lợi nhuận còn là
động lực để doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển thị
trường.
1.2.3.3. Thị phần
Thị phần được hiểu theo nghĩa đơn giản là phần thị trường mà doanh
nghiệp đó đang chiếm lĩnh.
Thị phần được đo bằng hai cách: thị phần tương đối và thị phần tuyệt
đối. Thị phần tuyệt đối được tính theo công thức dưới đây:
Doanh số bán hàng của doanh nghiệp
Thị phần =
Tổng doanh số thị trường
Hoặc:
17
Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
Thị phần =
Tổng sản phẩm tiêu thụ thị trường
Thị phần tuyệt đối phản ánh lượng sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh
nghiệp trên thị trường so với tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường đó.
Thị phần tương đối được tính bằng công thức như sau:
Thị phần tương đối= thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp/ thị phần
tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh
Thị phần tương đối giúp doanh nghiệp so sánh được sản lượng tiêu thụ
của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường.
Từ việc so sánh thị phần tương đối và tuyệt đối của các doanh nghiệp
với nhau sẽ tìm ra đâu là doanh nghiệp lớn mạnh nhất. Thị phần của một
doanh nghiệp là thước đo sức mạnh, uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường. Hiệu quả của công tác mở rộng thị trường được đánh giá bằng giá trị
thị phần gia tăng và tốc độ tăng thị phần hàng năm của doanh nghiệp đó.
1.2.3.4. Mạng lưới kênh phân phối
Mạng lưới kênh phân phối là hệ thống các đại lý, nhà phân phối, các
cửa hàng bán, trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp và phương thức để phân
bổ sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường. Mạng lưới này được đánh
giá ở mật độ, số lượng, phạm vi bao phủ của hệ thống nhà phân phối và trình
độ của phương thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Nó đánh giá mức
độ có mặt của phẩm trên thị trường, mạng lưới này càng dày và rộng chứng tỏ
mức độ bao phủ của sản phẩm rất cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn và
ngược lại.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng sẽ mở rộng phạm vi bao phủ của
mạng lưới phân phối, mở rộng thị trường theo chiều sâu có tác dụng làm tăng
mật độ bao phủ của mạng lưới phân phối.
18
1.3. Chiến lược mở rộng thị trường
1.3.1. Sơ lược về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
1.3.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ chiến lược kinh doanh xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và được
đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức tại Havard năm 1911. Khái
niệm về chiến lược kinh doanh được rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và
khẳng định. Theo Alfred Chandned thì: Chiến lược kinh doanh là việc xác
định những mục tiêu cơ bản và dài hạn của một doanh nghiệp và thực hiện
các chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để
đạt được mục tiêu đó.
Tiếp cận từ khía cạnh cạnh tranh, Tập đoàn tư vấn Boston- BCG(
Boston Consulting Group) cho rằng chiến lược xác định việc phân bổ các
nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng cạnh tranh và
chuyển dần lợi thế cạnh tranh về phía mình. Còn Micheal Porter khẳng định
chiến lược để đương đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữa những mục tiêu
cần đạt tới và những phương tiện mà các doanh nghiệp cần tìm nhằm đạt
được mục tiêu. Điều này có nghĩa rằng chiến lược rất cần thiết cho sự phát
triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tác
dụng của chiến lược là vô cùng lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh về cho mình.
Tất cả các quan điểm kể trên của các nhà kinh tế học nổi tiếng đều gặp
nhau ở một điểm: Chiến lược xác định mục tiêu và đưa ra phương án đạt được
các mục tiêu đó trong điều kiện các nguồn lực sẵn có nhằm tận dụng tối đa
các cơ hội và giảm thiểu các khó khăn thách thức do môi trường ngành và nền
kinh tế mang lại. Như thế có nghĩa là chiến lược kinh doanh giúp doanh
nghiệp có cái nhìn tổng quan về hai vấn đề quan trọng kiên quan trực tiếp đến
sự phát triển của doanh nghiệp: năng lực của doanh nghiệp và những yếu tố
19
môi trường ngành và nền kinh tế, từ đó giúp doanh nghiệp xác định được mục
tiêu đúng đắn và phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
1.3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp cùng với kế hoạch kinh
doanh là những công cụ kế hoạch hóa rất cần thiết và hữu ích cho sự phát
triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi các tác dụng to lớn
của nó.
Thứ nhất, chiến lược giúp doanh nghiệp ứng phó với môi trường. Mỗi
doanh nghiệp đều được đặt trong một môi trường cụ thể, chịu tác động của rất
nhiều nhân tố như đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội và kinh tế khác nhau. Môi
trường này luôn luôn biến động và không phải lúc nào cũng có xu hướng
giống nhau, có khi nó là tích cực, có khi nó lại là tiêu cực, nên đôi khi nó
mang đến cơ hội, nhưng đôi khi nó lại tạo ra thách thức. Chiến lược giúp
doanh nghiệp nhìn nhận, dự báo trước những tác động của môi trường, phân
biệt các cơ hội và thách thức để có thể kịp thời ứng phó, giúp doanh nghiệp có
thể tồn tại và phát triển thuận lợi hơn.
Thứ hai, chiến lược giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu xác định.
Mỗi doanh nghiệp thường có rất nhiều tham vọng và mong muốn cùng một
lúc có thể đạt được tất cả các tham vọng đó nhưng thường thì điều đó là
không thể vì những giới hạn về nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp. Chiến
lược như đã nói ở trên là công cụ giúp doanh nghiệp xác định quy mô nguồn
lực mình đang có, xác định những mục tiêu cần phải đạt được, phân loại mục
tiêu nào cần đạt trước, mục tiêu nào có thể và phải để sau, từ đó đưa ra các
quyết định đầu tư và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả nhất, vì
vậy chiến lược giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu và tập trung vào mục
tiêu cần thiết chứ không dàn trải dẫn đến hao tổn nguồn lực phung phí mà kết
quả đạt được lại không cao.
20
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường hiện nay, chiến lược nên và phải trở thành một công cụ cần thiết
cho phát triển, đồng thời là một công cụ cạnh tranh hiệu quả nếu biết sử dụng
đúng cách và hợp lý. Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đến
nay vẫn chưa hiểu biết hết được vai trò của công cụ chiến lược và chưa có khả
năng sử dụng nó như một công cụ kinh doanh hiệu quả, đây là một điều đáng
tiếc và cần phải được sớm khắc phục.
1.3.1.3. Nội dung chiến lược
Chiến lược kinh doanh không đơn giản chỉ là một văn bản giấy tờ mà
nó là một quy trình gồm nhiều bước bao quát từ công tác nghiên cứu đến các
hoạt động triển khai thành hoạt động cụ thể, vì vậy người ta gọi quá trình này
là quy trình hoạch định chiến lược. Cũng có rất nhiều cách phân chia các
bước của một quy trình hoạch định chiến lược, nhưng theo cách phân chia
phổ biến và hoàn chỉnh nhất hiện nay thì quy trình này bao gồm bốn bước, trả
lời cho bốn câu hỏi chiến lược:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu
Thực hiện bước này là đi trả lời câu hỏi “ Doanh nghiệp muốn gì?”, ở
đây mô tả những gì mà doanh nghiệp muốn đạt đến ở một thời điểm cụ thể
trong tương lai( xác định sản lượng tiêu thụ, doanh thu, thị phần, mức lợi
nhuận mong muốn).
+ Bước 2: Phân tích chiến lược
Phần này giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi “ Doanh nghiệp cần
làm gì và có thể làm gì?”, muốn vậy doanh nghiệp phải phân tích những yếu
tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
các yếu tố môi trường vĩ mô( kinh tế, chính trị- pháp luật, văn hóa- xã hội…)
và các yếu tố môi trường ngành( đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách
hàng…)
21
+ Bước 3: Lựa chọn chiến lược
Bước 3 giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi” Doanh nghiệp sẽ làm
gì?”, tức là doanh nghiệp sẽ thực hiện những giải pháp nào, sử dụng những
chính sách nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra một cách tối ưu nhất.
+ Bước 4: Tổ chức thực hiện chiến lược
Câu hỏi đặt ra là “Doanh nghiệp sẽ làm như thế nào?”, đưa ra cách thức
thực hiện các chương trình hành động, thực hiện theo dõi, giám sát và thực
hiện chiến lược đảm bảo chiến lược được thực hiện đúng đắn và hợp lý.
Đây là một quy trình chuẩn để hoạch định một chiến lược kinh doanh.
Bất kỳ một bước nào trong quy trình cũng đều rất quan trọng, trả lời cho từng
câu hỏi trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản thân mình cũng như
những gì mà mình phải đối mặt, nên đặt ra mục tiêu gì trong thời gian tới và
biết được mình phải làm những gì để có thể đạt được mục tiêu đó.
1.3.2. Chiến lược mở rộng thị trường
1.3.2.1. Khái niệm
Chiến lược mở rộng thị trường là một chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm mục tiêu mở rộng quy mô thị trường trong một khoảng thời gian
nhất định dựa trên những thế mạnh nguồn lực sẵn có.
Kết quả của chiến lược mở rộng thị trường được đo bằng các chỉ tiêu
như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, mật độ và độ rộng của mạng lưới phân
phối sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược là tăng số lượng khách hàng tiêu thụ
sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ từ đó làm tăng các chỉ tiêu trên. Hoạch định
chiến lược thực chất là xác định khả năng về thị trường( cung- cầu) và năng
lực của doanh nghiệp, từ đó tìm ra các giải pháp để tăng lượng khách hàng
của doanh nghiệp, tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu hàng năm của doanh
nghiệp nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao lợi nhuận và thị phần.
22
Chiến lược mở rộng thị trường của một doanh nghiệp có thể kết hợp cả
hai nội dung: mở rộng theo chiều rộng và mở rộng theo chiều sâu.
1.3.2.2. Nội dung chiến lược
Như đã nói ở trên, chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp là
việc xác định phương hướng và quy mô của thị trường cần đạt đến, dựa trên
cơ sở các thế mạnh và nguồn lực sẵn có để xác định phương pháp giành được
mục tiêu tăng quy mô thị trường. Vì vậy quy trình hoạch định chiến lược cũng
gồm bốn bước như một chiến lược kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, cụ
thể hơn, khi hoạch định một chiến lược mở rộng thị trường cần phải trả lời
các câu hỏi sau:
* Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng)
là gì?( quy mô thị trường như thế nào, sản lượng tiêu thụ tăng bao nhiêu, mức
doanh thu kỳ vọng,…?) Cơ sở lý luận cho vùng thị trường đó?
* Thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới có những đối
thủ cạnh tranh nào( các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn, trong ngành và ngoài
ngành)? Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường ấy( sự khác biệt hóa trong phương thức sản xuất
kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác)?
* Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp( môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội…)?
* Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ,
năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) doanh nghiệp đang có và cần phải có để có
thể cạnh tranh được ( các nguồn lực)?
* Gỉai pháp và chính sách nào doanh nghiệp có thể đưa ra để đạt được
mục tiêu đó?
* Tổ chức thực hiện và giám sát như thế nào để đảm bảo cho chiến lược
đạt hiệu quả tốt nhất?
23
Trả lời các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về
bản thân doanh nghiệp, tìm ra những khó khăn, thuận lợi, điểm mạnh điểm
yếu để từ đó tìm ra phương án phát triển tối ưu nhất. Đó cũng là các bước
hoàn thành một quy trình chiến lược hoàn hảo.
24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI
Như đã phân tích ở trên, thị trường sinh ra doanh nghiệp và là môi
trường nuôi sống doanh nghiệp đó, hầu hết những vấn đề của một doanh
nghiệp đều xuất phát từ thị trường. trong phần này chúng ta hãy cùng tìm hiểu
thực trạng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội trong sự tác động
tổng hợp của thị trường ngành than và nền kinh tế để thấy được những vấn đề
mà Công ty đang gặp phải là gì?
2.1. Đôi nét về ngành than Việt Nam
Như chúng ta đều biết than là một loại nguyên liệu quý mà chúng ta
thường gọi là “Vàng đen”, là một loại chất đốt có nhiệt lượng cao nhất trong
các loại nhiên liệu hiện nay nên được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào chủ
yếu của các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất điện, xi măng, luyện
kim, sản xuất phân bón…
Ngành than là ngành kinh tế chuyên biệt về khai thác, chế biến và cung
ứng than. Nước ta là một nước có ngành than khá phát triển vì may mắn có
được một tài nguyên than với trữ lượng rất lớn tập trung phần lớn ở Quảng
Ninh. Với lịch sử gần 170 năm kể từ khi than được chính thức khai thác tại
Việt Nam, ngành than đã trải qua bao thăng trầm và đã đạt được rất nhiều
thành tựu đáng kể. Ngay từ những ngày đầu tiên khi được tiếp quản các mỏ
than từ tay thực dân Pháp, ngành than Việt Nam đã thực sự khởi sắc, đáp ứng
được các yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước
ngoài. Trong suốt quá trình phát triển của mình, ngành than Việt Nam liên tục
đạt được những thành tựu vượt bậc, luôn hoàn thành vượt mức và sớm trước
các kế hoạch 5 năm và các mục tiêu chiến lược đề ra, cụ thể trong kế hoạch 5
năm 2001- 2005 ngành than đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vào cuối năm
25
2003 hay về đích sớm trước 10 năm so với mục tiêu chiến lược đến năm
2020…
So với các ngành công nghiệp khác, ngành than có rất nhiều điểm khác
biệt mà chính những đặc trưng này có tác động trực tiếp đến phương thức
hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, trong
đó có Công ty kinh doanh than Hà Nội. Tôi xin kể đến ba đặc trưng quan
trọng có ảnh hưởng lớn nhất dưới đây:
Thứ nhất, than là một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hầu hết các
ngành công nghiệp nặng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Sở dĩ như
vậy là do nó là một trong số ít các loại chất đốt cho nhiệt lượng cao nhất mà
con người đã khám phá ra tính đến thời điểm này, thêm vào đó ở nước ta than
có trữ lượng lớn và chi phí khai thác, chế biến rẻ hơn các loại chất đốt khác(
như xăng dầu, điện, gas) nên nó trở thành nguyên liệu hàng đầu và cần thiết
cho các ngành công nghiệp nặng quan trọng của toàn thế giới và cực kỳ phù
hợp với hoàn cảnh kinh tế của nước ta mà đến nay chưa có hàng hóa thay thế
khả thi. Có thể kể đến hàng loạt các ngành công nghiệp hiện đang sử dụng
đầu vào là than như: ngành điện, sản xuất xi măng, hóa chất, giấy, cơ khí chế
tạo, luyện kim… Trong đó than là nguyên liệu đặc biệt quan trọng đối với
ngành điện bởi vì nguồn điện ở nước ta phần lớn đều là nhiệt điện với nguyên
liệu sản xuất là than. Than là nguyên liệu phù hợp với điều kiện kinh tế nước
ta và nhu cầu than của nước ta luôn luôn cao và chưa dừng lại ở đây vì các
ngành công nghiệp của nước ta chưa phát triển hết tiềm năng.
Thứ hai, ngành than là ngành công nghiệp trọng yếu có tác động trực
tiếp đến các ngành công nghiệp nặng quan trọng của nước ta nên hoạt động
của ngành vẫn chịu sự điều tiết về giá cả của Nhà nước. Than là một tài
nguyên thiên nhiên, thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân ta, Nhà nước đại
diện cho nhân dân có quyền quản lý và điều tiết nhằm sử dụng tài nguyên này
26
một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Do là nguyên liệu đầu vào thiết yếu của các
ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta nên ngành than có nhiệm vụ cung
ứng than cho các ngành này. Tuy nhiên nhằm mục tiêu phát triển toàn diện
nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn, Nhà
nước ta mặc dù đã trao quyền quản lý ngành than cho TKV( Tập đoàn than
khoáng sản Việt Nam) từ năm 1994, nhưng vẫn thực hiện điều tiết giá bán
than của ngành than cho các ngành công nghiệp trọng điểm, cụ thể là bốn
ngành sau: ngành điện, ngành xi măng, ngành hóa chất và ngành giấy. Bốn
ngành này dược tính theo một khung giá riêng, cao hay thấp tùy theo yêu cầu
của Nhà nước và sự đàm phán giữa ngành than với các khách hàng, theo đó
giá bán than cho các ngành này thấp hơn rất nhiều so với giá bán trên thị
trường cho các ngành khác và giá bán than xuất khẩu.
Thứ ba, tất cả các doanh nghiệp trong ngành than đều hoạt động dưới
sự quản lý của TKV. Trước kia TKV quyết định và điều tiết nguồn cung, giá
cả và thị trường của tất cả các doanh nghiệp trong ngành nên cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp hầu như là không có. Nhưng vài năm trở lại đây, do sự phát
triển và tác động to lớn của cơ chế thị trường đến toàn nền kinh tế, ngành than
đã tích cực thực hiện cơ chế quản lý mới, giao quyền tự chủ tài chính và tự do
kinh doanh cho các doanh nghiệp, định hướng cho các doanh nghiệp tự tìm
thị trường tiêu thụ cho mình để thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp
trong ngành nên trên thị trường than Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện cạnh
tranh và ngày càng trở lên gay gắt.
Hiện tại ngành than vẫn phải cung cấp than với giá bao cấp cho bốn
ngành công nghiệp kể trên, nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển và chi phí
sản xuất than ngày càng tăng cao, nguồn cung than ngày càng hạn hẹp, lãnh
đạo ngành than đang nỗ lực yêu cầu Chính phủ cho phép thả nổi giá than với
27
tất cả các ngành để bù đắp chi phí sản xuất. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế
khó khăn của các khách hàng và chiến lược phát triển chung của đất nước mà
giá than chỉ tăng lên nhằm giảm bớt bao cấp chứ chưa được thả nổi. Tháng
7/2008 Chính phủ đã chính thức phê duyệt chiến lược phát triển ngành than
đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu tới năm 2010
ngành than sẽ đạt sản lượng than sạch khoảng 48- 50 triệu tấn. Cùng với đó,
hoạt động của ngành Than sẽ được chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội
nhập với thị trường khu vực và quốc tế có sự điều tiết của Nhà nước, có cạnh
tranh để tìm kiếm thị trường. Giá than sẽ được xác định phù hợp với cơ chế
thị trường. Nhà nước điều tiết giá than qua chính sách thuế và các công cụ
quản lý khác. Theo định hướng của Chính phủ, ngành than đã có lộ trình điều
chỉnh giá cụ thể. Xu hướng tương lai thị trường than sẽ được điều hành theo
cơ chế cạnh tranh, do đó sẽ không có sự chênh lệch giữa giá than trong và
ngoài nước mà sẽ để cho thị trường tự điều tiết. Như vậy, trong vài năm tới,
thị trường ngành than sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị
trường và tự do cạnh tranh mở ra cơ hội cũng như thách thức cho tất cả các
doanh nghiệp trong ngành đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực thực sự
mới có thể tồn tại và phát triển.
Hơn thế nữa, là một ngành công nghiệp năng lượng phát triển nhất
nước ta, ngành than có thể nói là một ngành “béo bở” do mức cần thiết của
than với các ngành công nghiệp khác và khối lượng than xuất khẩu hàng năm
của Việt Nam tương đương tiêu dùng trong nước đem đến cho ngành than
những món lợi nhuận khổng lồ. Chính vì vậy, năm 2008 là năm khủng hoảng
kinh tế toàn cầu mà ngành than vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như mọi
năm, điều này cho thấy sự phát triển của ngành than trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
28
2.2. Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty kinh doanh than Hà Nội là một trong mười đơn vị trực thuộc
của Công ty kinh doanh than Miền Bắc, được thành lập ngày 09/12/1974 theo
quyết định số 1878/ ĐT- QLKT của Bộ trưởng Bộ điện than. Lĩnh vực hoạt
động chính của Công ty là mảng hoạt động thương mại, chủ yếu phân phối
than cho khu vực Hà Nội và các tỉnh xung quanh Hà Nội như Hưng Yên, Hà
Tây cũ, Hòa Bình, …
Công ty kinh doanh than Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày
01/01/1975 và đó cũng là ngày thành lập của Công ty hiện nay. Thực hiện chủ
trương của Nhà nước về quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông
và phân phối, ngày 25/11/1974, Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số 254/
CP chuyển chức năng quản lý và cung ứng than từ Bộ vật tư qua Bộ điện than
với tên gọi ban đầu là “ Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội”. Trong
quá trình phát triển, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu hoạt
động kinh doanh trong từng thời kỳ, Công ty đã nhiều lần thay đổi tên giao
dịch của mình. Cuối cùng, ngày 19/12/2006, Hội đồng quản trị Công ty cổ
phần kinh doanh than Miền Bắc quyết định đổi tên Công ty chế biến và kinh
doanh than Hà Nội thành Công ty kinh doanh than Hà Nội và giữ nguyên tên
đó đến tận ngày nay.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, gặp phải rất nhiều khó khăn,
thách thức, Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường
ngành than nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Là một đơn vị trực thuộc
của Tổng công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, Công ty kinh doanh
than Hà Nội luôn luôn thực hiện và hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà
cấp trên giao cho. Với những thành tích đã đạt được, năm 1995, Công ty đã
được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Mục tiêu trước mắt của
29
Công ty là nỗ lực hết mình để đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh
trong ngành than nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty kinh doanh than Hà Nội là chế
biến và kinh doanh than. Công ty nhập than từ các mỏ than ở Quảng Ninh
sau đó bán cho khách hàng, bên cạnh đó Công ty có chế biến một lượng than
nhỏ để bán theo nhu cầu của người tiêu dùng, hai loại than mà Công ty hiện
đang chế biến là than tổ ong và than bánh.
2.2.3. Sản phẩm và thị trường
2.2.3.1. Sản phẩm
Công ty kinh doanh than Hà Nội nhập về 3 chủng loại than chính: than
cục, than cám, than bùn. Trong đó lại bao gồm nhiều loại than có chỉ số kỹ
thuật khác nhau, ví dụ, nhóm than cục bao gồm các loại than cục số 2, số 3, số
4, số 5; nhóm than cám bao gồm than cám số 3, số 4, số 5, số 6, số 7. Than
chế biến là các loại than do Công ty sản xuất ra sử dụng nguyên liệu là các
loại than nhập về, bao gồm hai loại là than tổ ong và than bánh.
Cơ cấu các chủng loại than theo doanh thu như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh doanh
than Hà Nội theo doanh thu
Chủng loại than Tỷ trọng trong doanh thu
Than cục 10%
Than cám 70%
Than bùn 20%
Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường
Và dưới đây là danh mục than kinh doanh của Công ty kinh doanh
than Hà Nội:
30
Bảng 2.2: Danh mục các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh
doanh than Hà Nội
STT Chủng loại than Địa điểm thu mua
I Than cục
1 Than cục số 2 Hòn Gai, Mạo Khê
2 Than cục số 3 Hòn Gai, Vàng Danh
3 Than cục số 4 Hòn Gai, Vàng Danh
4 Than cục số 5 Hòn Gai
II Than cám
1 Than cám số 3 Hòn Gai, Mạo Khê
2 Than cám số 4 Hòn Gai, Núi Hồng
3 Than cám số 5 Mạo Khê
4 Than cám số 6 Hòn Gai, Mạo Khê
5 Than cám số 7 Hòn Gai, Núi Hồng
III Than chế biến
1 Than tổ ong
2 Than đóng bánh
Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường
2.2.3.2. Thị trường
a) Thị trường đầu ra
Thị trường đầu ra của Công ty kinh doanh than Hà Nội trước đây tuân
theo sự phân vùng địa lý của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc,
vùng thị trường của doanh nghiệp bao gồm khu vực Hà Nội và các vùng lân
cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu…
Khách hàng của Công ty được chia thành ba nhóm chính như sau:
31
- Khách hàng là các tổ chức sản xuất: là các doanh ngiệp sản xuất
công nghiệp sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Nhóm khách
hàng này tiêu thụ 70% sản lượng tiêu thụ của Công ty.
- Khách hàng là các tổ chức thương mại: là các doanh nghiệp mua
than của Công ty về để bán buôn và bán lẻ cho các nhà buôn nhỏ hơn và
người tiêu dùng lẻ.
- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: là các khách
hàng tiêu dùng than cho mục đích sinh hoạt và sản xuất hộ gia đình. Nhóm
khách hàng này tiêu thụ sản phẩm của Công ty với số lượng không lớn nhưng
đây lại là một nhóm khách hàng đem lại cho Công ty nhiều lợi ích như: có thể
thu hồi vốn nhanh, đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn, số lượng mua biến
động không lớn.
Nhờ có sự đa dạng hóa sản phẩm mà Công ty đã đáp ứng đủ và đáp ứng
rất tốt nhu cầu của các nhóm khách hàng trên, từ đó giữ thị phần của mình
trên thị trường ngành than cao hơn hẳn với các đối thủ khác như Công ty than
Đông Bắc, Công ty than Nội Địa, … Vì việc xuất khẩu than ra nước ngoài do
TKV quản lý nên Công ty kinh doanh than Hà Nội không có danh mục than
xuất khẩu.
Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành than và trong
vùng thị trường này nên Công ty đã gây dựng được rất nhiều uy tín cũng như
kinh nghiệm, có được một số lượng khách hàng truyền thống đông đảo tiêu
dùng phần lớn sản lượng than kinh doanh của Công ty. Có thể kể đến một vài
“hộ tiêu dùng lớn” như Tổng công ty gốm sứ Việt Nam( Viglacera)( bao gồm
các nhà máy gạch), Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy xi măng Tiên Sơn,
Nhà máy xi măng Sài Sơn, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Công ty bia Hà Nội,
Công ty cao su Sao Vàng…, ngoài ra là các đơn vị sản xuất nhỏ, các tổ chức
thương mại và các hộ gia đình. Đối với các khách hàng trong các ngành thuộc
32
chế độ bao cấp giá, Công ty chỉ đóng vai trò trung gian vận chuyển từ mỏ
than đến khách hàng, thực hiện theo đúng đơn giá quy định của ngành than.
Từ khi thực hiện cơ chế thị trường trong ngành than, Công ty kinh doanh than
Hà Nội đã có định hướng mở rộng thị trường của mình ra các vùng khác
nhằm tìm kiếm thêm khách hàng, tuy nhiên hoạt động này của Công ty là
không hiệu quả bởi chưa được chú trọng đúng mức, vì vậy đến nay Công ty
vẫn chỉ phục vụ than trong vùng thị trường được phân chia từ trước.
b) Thị trường đầu vào
Thị trường đầu vào có vai trò đặc biệt qua trọng đối với một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh vì nều không có đầu vào sẽ không có đầu ra. Làm
thế nào để tìm được thị trường đầu vào ổn định, chất lượng cao, số lượng dồi
dào là một vấn đề không dễ giải quyết của một doanh nghiệp, đặc biệt đối với
các doanh nghiệp trong ngành than vì than là một loại tài nguyên thiên nhiên
không tái tạo nên trữ lượng ngày càng thu hẹp.
Đối với Công ty kinh doanh than Hà Nội, do hoạt động trên thị trường
than từ rất sớm và hàng năm tiêu thụ một khối lượng than lớn nên Công ty trở
thành một khách hàng lâu năm và uy tín đối với các mỏ than tại Quảng Ninh,
vấn đề nguồn cung than đối với Công ty có phần dễ dàng hơn so với các
doanh nghiệp mới vào ngành khác.
Dựa trên nguyên tắc là doanh nghiệp thu mua than tại các mỏ và các
Công ty khai thác than thuộc TKV, hiện Công ty đang nhập than tại nhiều mỏ
khác nhau với những sản phẩm than khác nhau, có thể kể đến như Mỏ than
Mạo Khê, Mỏ than Hà Tu, Mỏ than Hòn Gai, Cao Sơn, Vàng Ranh, Uông Bí,
Cẩm Phả… Trong đó ba nhà cung cấp lớn nhất là Mỏ than Mạo Khê, Mỏ than
Hà Tu, Mỏ than Hòn Gai, hàng năm cung cấp cho Công ty trung bình khoảng
80% sản lượng than tiêu thụ, số còn lại được nhập từ các mỏ khác. Chất lượng
33
than của các mỏ này rất tốt với thông số kỹ thuật khá chuẩn xác đã đáp ứng
được những khách hàng khó tính của Công ty.
2.2.4. Nguồn nhân lực và nguồn vốn
Hiện nay tổng số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 92 người,
bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý các trạm và
nhân viên bán hàng tại các trạm. Các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn
cao và có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành than, đội ngũ nhân
viên văn phòng nhiệt tình và ham học hỏi… Nhìn chung Công ty có cơ cấu
nhân sự thống nhất từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng ăn
khớp nhau, cán bộ công nhân viên hòa đồng tạo môi trường làm việc thân
thiện nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều.
Do hoạt động hiệu quả trong nhiều năm và là một đơn vị trực thuộc của
công ty mẹ là Công ty cố phần kinh doanh than Miền Bắc nên Công ty kinh
doanh than Hà Nội có thể huy động được vốn từ nhiều nguồn khi cần thiết, cụ
thể là:
- Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tích lũy qua nhiều năm
- Nguồn tài trợ của Công ty mẹ
- Vốn vay dài hạn của các ngân hàng
Có thể nói Công ty có năng lực vồn tài chính và vốn nhân lực rất lớn,
rất dễ dàng huy động đầu tư vào các sự án phát triển trong tương lai nếu cần.
2.2.5. Mạng lưới kênh phân phối
Mạng lưới phân phối của Công ty kinh doanh than Hà Nội bao gồm các
trạm chế biến và kinh doanh than cùng với hệ thống các cửa hàng bán than tại
các trạm.
Có thể hình dung hệ thống kênh phân phối than của Công ty theo sơ đồ
2.1 ở trang bên. Trước năm 2006, Công ty chỉ quản lý bốn trạm chế biến và
kinh doanh than là các trạm Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị và Vĩnh Tuy. Năm
34
2006, Công ty sáp nhập thêm trạm Sơn Tây, năm 2007 Công ty sáp nhập
thêm trạm Hòa Bình theo sự điều phối của công ty mẹ, đến nay tổng cộng
Công ty đã có sáu trạm chế biến và kinh doanh than. Các trạm than này có
quy mô to nhỏ khác nhau nên cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than hàng
năm cũng khác nhau. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ
than trong năm 2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.
Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty kinh doanh than
Hà Nội năm 2009
Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính
. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than trong năm
2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.
Các trạm chế biến và kinh doanh than
Trạm
Cổ
Loa
Trạm
Giáp
Nhị
Trạm
Vĩnh
Tuy
Trạm
Ô
Cách
Cửa
hàng
số 1
Cửa
hàng
số 3
Cửa
hàng
số 2
Trạm
Hòa
Bình
Trạm
Sơn
Tây
Cửa
hàng
Đông
Anh
35
Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực và sản lượng tiêu thụ của Công ty kinh doanh
than Hà Nội năm 2008
STT Trạm CB& KD
than
Số
nhân viên
(người)
Tỷ lệ
nhân viên
(%)
Sản lượng
tiêu thụ
(tấn)
Tỷ trọng
sản lượng
tiêu thụ
1 Giáp Nhị 7 7,6 63000 15%
2 Vĩnh Tuy 32 34,8 155400 37%
3 Cổ Loa 9 9,8 63000 15%
4 Ô Cách 6 6,5 71400 17%
5 Sơn Tây 4 4,3 33600 8%
6 Hòa Bình 4 4,3 33600 8%
Tổng cộng 92 100 420000 100%
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
Nhìn vào bảng trên ta thấy trạm chế biến và kinh doanh than Vĩnh Tuy
là trạm than có số nhân viên đông nhất( chiếm 34,8% tổng số nhân viên của
Công ty) và tiêu thụ sản lượng than nhiều nhất( chiếm 37% tổng sản lượng
than tiêu thụ của Công ty), nguyên nhân là do trong trạm than Vĩnh Tuy có
một hệ thống gồm ba cửa hàng kinh doanh than, các cửa hàng này có quy mô
tương đương với các trạm than khác, trạm than Vĩnh Tuy nằm ở đầu mối giao
thông giữa Hà Nội và Hưng Yên, lại rất thuận lợi về bến bãi vì nằm trên bờ
sông Hồng vì vậy nó cung cấp than cho cả vùng rộng lớn.
Phương thức vận chuyển hàng hóa cũng là một vấn đề đáng quan tâm,
khách hàng không chỉ yêu cầu hàng hóa tốt mà còn phải yêu cầu được chuyển
đến nhanh chóng và thuận tiện. Phương thức vận chuyển hợp lý giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ.
Do tính đặc thù của than là một loại hàng hóa nặng, nguồn cung than xa
các trạm than của Công ty, thị trường lại rộng lớn nên việc vận chuyển than
36
đến tận tay khách hàng tốn kém một khoản chi phí không nhỏ, nó làm tăng
giá thành than lên rất nhiều so với giá nhập than.
Gía xuất= Gía nhập + Chi phí vận chuyển
Vì việc vận chuyển than đến tay người tiêu dùng của Công ty hoàn toàn
là thuê ngoài nên giá than tại mỗi nơi lại khác nhau tùy thuộc vào chi phí vận
chuyển than. Chi phí vận chuyển này cao hay thấp lại phụ thuộc vào vị trí địa
lý của khách hàng và phương tiện vận chuyển.
Hiện nay, đối với vận chuyển từ các mỏ than về các trạm than, Công ty
sử dụng phương tiện vận chuyển chủ yếu là đường thủy và đường sắt. Trong
đó vận chuyển đường thủy là chủ yếu, chiếm khoảng 85-90% sản lượng nhập
về, vận chuyển đường sắt chỉ chiếm khoảng 10-15%. Chi phí vận chuyển cho
một tấn than( khoảng 50.000 – 55.000 đồng/ tấn) và khối lượng vận chuyển là
như nhau( khoảng 1000 tấn/ lần vận chuyển) nhưng vận tải đường thủy thuận
tiện hơn về bến bãi nên được Công ty sử dụng làm phương tiện vận chuyển
chủ yếu.
Vấn đề làm thế nào để vận chuyển than đến tay khách hàng nhanh gọn
và kịp thời nhất cũng là vấn đề được Công ty hết sức quan tâm. Hiện nay
phương tiện giao hàng chính là vận tải đường bộ. Đối với các khách hàng tiêu
thụ với số lượng lớn và có nhu cầu Công ty sẽ giao hàng tận nơi, giá bán có
tính chi phí vận chuyển. Đối với những khách hàng tiêu thụ sản lượng ít hoặc
không có nhu cầu vận tải, Công ty sẽ để họ tự vận chuyển, giá bán không tính
thêm chi phí vận chuyển.
2.3. Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết
năm 2008
Mang trong mình những ưu thế vốn có của một ngành công nghiệp
năng lượng, được nâng niu chiều chuộng như những đứa con cưng của nền
kinh tế, ngành than đã và đang tận dụng cũng như phát huy tối đa các cơ hội
37
và lợi thế của mình. Bởi vậy mà năm 2008, khi mà hầu hết tất cả các ngành
khác trong nền kinh tế lao đao vì khủng kinh tế, tài chính nặng nề thì ngành
than vẫn ung dung tiến bước với mức tăng trưởng cao tương đương với những
năm về trước.
Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng là một doanh nghiệp trong ngành
than, chuyên về mảng kinh doanh than, tức là cung ứng than trên thị trường.
Cũng giống như bất kì doanh nghiệp nào trong ngành than, hoạt động kinh
doanh của Công ty không ngừng lớn mạnh qua từng năm. Điều này được thể
hiện qua các số liệu về sản lượng tiêu thụ và tổng doanh thu hàng năm trong
bảng 2.5 bên dưới.
Theo dõi các số liệu trong bảng này ta thấy sản lượng tiêu thụ liên tục
tăng hàng năm với tỷ lệ tăng khá ổn định, theo đó mà doanh thu hàng năm
cũng tăng nhanh, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty kinh
doanh than Hà Nội rất cao chứng tỏ sự hoạt động rất hiệu quả của Công ty
trong những năm vừa qua. Kết quả kinh doanh năm 2008 cho với mức tăng
doanh thu lên 1,57 lần giúp doanh nghiệp chứng tỏ mình không hề kém cạnh
trang ngành than.
Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Công ty kinh doanh than
Hà Nội giai đoạn 2005- 2008
Năm Sản lượng
tiêu thụ
(tấn)
Tỷ lệ tăng
sản lượng
(%)
Doanh thu
( tỷ)
Tỷ lệ tăng
doanh thu
(%)
2005 220.000 117,7 86 110,8
2006 280.000 127,2 105 122,1
2007 350.000 128,6 140 133,3
2008 420.000 116,7 220 157,1
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
38
Với mức sản lượng tiêu thụ hàng năm như trên, hiện nay Công ty là
doanh nghiệp cung ứng than lớn nhất trong vùng thị trường này, thị phần của
Công ty chiếm khoảng 70%( đây là con số được đưa ra theo điều tra của Công
ty), 30% thị phần còn lại do các đối thủ khác nắm giữ, đó là các doanh nghiệp
cùng ngành mới xâm nhập vào vùng thị trường này như Công ty than Nội
Địa, Công ty than Đông Bắc… Trước kia, khi nền kinh tế còn bao cấp, Công
ty còn là một doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ cung ứng than cho
toàn bộ vùng thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận là Hưng Yên, Hòa
Bình, Hà Tây…, sau khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, thuộc quyền
quản lý của TKV, Công ty lại tiếp tục được giao cho phát triển vùng thị
trường đó, nên ban đầu Công ty gần như là đơn vị cung ứng than độc quyền
cho vùng thị trường này. Nhưng vài năm gần đây, sự xuất hiện của các đối thủ
cạnh tranh mới như đã kể ở trên đã làm cho thị phần của Công ty giảm tương
đối so với trước, không những thế thị phần của các đối thủ còn có khả năng
tăng cao hơn trong những năm tiếp theo do công nghiệp trong vùng thị trường
này đang được đầu tư phát triển mạnh mở ra cơ hội thị trường cho tất cả các
doanh nghiệp chứ không riêng gì Công ty kinh doanh than Hà Nội. Vì vậy
muốn phát triển Công ty phải thực sự nhanh nhạy và biết nắm bắt thời cơ.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có cái nhìn
chiến lược về thị trường. Đây cũng là một điểm yếu của Công ty kinh doanh
than Hà Nội mà Công ty đang nỗ lực khắc phục.
Không những chỉ phải đối phó với các doanh nghiệp trong ngành than,
Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng và ngành than nói chung đang phải
đối mặt với một đối thủ được coi là đáng gườm nữa đó là “than thổ phỉ” hay
là “than lậu”. Do lợi nhuận từ than mang lại quá lớn mà việc khai thác than
trái phép tại các mỏ than lộ thiên nhỏ ở Quảng Ninh sau đó đem bán với giá
thành rẻ trên thị trường đang ngày càng phát triển. Việc khai thác này không
39
có sự đồng ý và các cơ quan nhà nước không biết đến nên không phải đóng
thuế, bên cạnh đó phương thức khai thác thô sơ( chủ yếu là thủ công) nên chi
phí khai thác thấp, giá thành than rẻ, rất dễ được khách hàng chấp nhận. Tuy
nhiên do khai thác và chế biến đơn giản, thô sơ nên chất lượng than không
cao, chỉ có thể bán cho các khách hàng tiêu dùng với số lượng ít. Hiện nay
than lậu cũng đã có mặt trên khu vực thị trường của Công ty và đã nắm giữ
được một số lượng khách hàng nhỏ. Số lượng khách hàng này cũng có khả
năng tăng nên do nhu cầu than ngày một gia tăng trong khi cung than hạn hẹp.
Vì vậy mà đây cũng được coi là một đối thủ mà sự phát triển rộng rãi của nó
uy hiếp không nhỏ đến thị phần của Công ty kinh doanh than Hà Nội nói
riêng và các doanh nghiệp ngành than nói chung.
Những năm gần đây, tuy thị phần của Công ty có giảm đi nhưng mạng
lưới phân phối của Công ty thì ngày càng được mở rộng cho thấy nhu cầu
than tăng như vũ bão. Cụ thể, trước năm 2006 hệ thống phân phối của Công
ty chỉ bao gồm bốn trạm chế biến và kinh doanh than phân bổ xung quanh
khu vực Hà Nội là Vĩnh Tuy, Cổ Loa, Ô Cách và Giáp Nhị chủ yếu cung ứng
than cho khu vực thị trường Hà Nội, nhưng đến năm 2006, Công ty được sáp
nhập thêm trạm than Sơn Tây, năm 2007 sáp nhập thêm trạm Hòa Bình, có
khả năng cung ứng than trên diện rộng hơn, điều này chứng tỏ Công ty đã nỗ
lực vì mục tiêu cung ứng đúng và đủ than cho tất cả các khách hàng trong
vùng thị trường của mình.
Những thành tựu đạt được trong những năm vừa qua đánh giá sự hoạt
động hiệu quả của Công ty kinh doanh than Hà Nội và những nỗ lực vì sự
sống còn và phát triển của Công ty cũng như vì mục tiêu chung của toàn
ngành than. Tuy nhiên, đứng trước những kết quả đó Công ty kinh doanh than
Hà Nội vẫn còn khá thụ động trong việc định hướng cho sự phát triển của
mình, chưa thực sự chú trọng đến những nguy cơ thị trường đang rình rập( số
40
lượng các đối thủ và áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ ngày càng gia tăng).
Bằng chứng là việc thị phần của Công ty đang ngày càng thu hẹp và Công ty
vẫn chưa có kế hoạch hay định hướng cụ thể và đúng đắn trong việc phát triển
hay mở rộng thị trường trong dài hạn. Tất cả ngững vấn đề này sẽ được phân
tích tỉ mỉ trong phần dưới đây.
2.4. Phân tích tình hình
Ở phần trên chúng ta đã đi tìm hiểu và có được cái nhìn tổng quan nhất
về ngành than với những tác động của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong ngành cũng như thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội trong những năm vừa qua. Ở
phần này chúng ta sẽ rút ra những cái gọi là vấn đề của Công ty kinh doanh
than Hà Nội và phân tích cặn cẽ gốc tích từng vấn đề.
2.4.1. Đánh giá chung
Nhìn chung trong những năm vừa qua Công ty kinh doanh than Hà Nội
hoạt động khá hiệu quả, điều này thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty( bảng 2.5), sản lượng tiêu thụ và doanh thu liên tục tăng qua các năm
với tỷ lệ ngày càng cao, ngay cả năm 2008 khi mà toàn nền kinh tế đang lao
đao thì doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng cao hơn so với mức tăng của các
năm trước(1,57 lần) so với năm 2007. Thành tích này không phải doanh
nghiệp nào cũng có được, nó là điều đáng mơ ước của hầu hết các doanh
nghiệp. Kết quả này đã đưa Công ty trở thành một đơn vị xuất sắc nhất của
Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.
Tuy nhiên, trong tương lai, khi nền kinh tế thị trường phát triển sôi
động hơn và cơ chế thị trường xâm nhập sâu rộng hơn vào ngành than sẽ tiềm
tàng những cơ hội và thách thức mà nếu không nhanh nhạy Công ty kinh
doanh than Hà Nội khó có thể tận dụng hoặc chống đỡ. Cụ thể như sau:
41
Thứ nhất vùng thị trường của Công ty là một vùng thị trường phát triển
sôi động không chỉ ở khu vực Hà Nội mà ở các tỉnh khác cũng đang được đầu
tư phát triển về công nghiệp, dịch vụ, giao thông liên lạc…, bằng chứng là rất
nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang được xây dựng, rất nhiều
dự án công nghiệp được phê duyệt và đi vào triển khai tại các tỉnh Hòa Bình,
Hưng Yên, Sơn La, khu vực Hà Tây cũ nay đã sáp nhập Hà Nội cũng là trọng
điểm đầu tư phát triển của nhà nước và tư nhân. Khối lượng các doanh nghiệp
mới tham gia vào thị trường sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tăng thêm lượng
khách hàng cho mình.
Thứ hai, cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và tự chủ tài chính vừa cho
phép Công ty có quyền giao thương với các khách hàng ở mọi vùng trên cả
nước, nhưng đồng thời cũng tiềm tàng những nguy cơ đáng báo động, đó là
sự cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị trường, đó là việc tự chịu trách nhiệm
với tất cả các hành động của mình trong kinh doanh, được tự ăn, thua tự chịu.
Đây là điều khá khó khăn đối với một doanh nghiệp nhà nước khi mới đầu
bước chân vào nền kinh tế thị trường như Công ty kinh doanh than Hà Nội.
Vấn đề của Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng xuất phát từ nguyên
nhân trên, tuy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh năm nào cũng có những sự
tăng trưởng ổn định nhưng đó là sự tăng trưởng hẹp, không bền vững và
không có chiều sâu. Sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng đều phần lớn là do nhu
cầu của các khách hàng truyền thống tăng lên do mở rộng sản xuất chứ không
hoàn toàn là do Công ty tìm kiếm được khách hàng mới. Lượng khách hàng
mới hàng năm của Công ty tăng lên không đáng kể và có khi còn không có.
Công ty cũng không chú trọng vào việc tìm kiếm thị trường mới tạo khe hở
cho các đối thủ khác chen chân vào, làm cho thị phần của Công ty càng ngày
càng giảm. Nguyên nhân của vấn đề này là Công ty trước là một doanh
nghiệp Nhà nước và ngành than mới đưa ra chính sách tự chủ mấy năm nay,
42
quen với kiểu hoạt động bao cấp, yên tâm với vùng thị trường được giao và
chung thủy với các khách hàng truyền thống nên Công ty vẫn còn hơi chậm
tiến và ì ạch so với kinh tế thị trường và các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Vì vậy nhận biết cơ hội thị trường và cạnh tranh hiệu quả là vấn đề mà Công
ty cần phải xem xét hiện nay nếu muốn tiếp tục phát triển. Đây cũng là mục
tiêu nghiên cứu của đề tài này, một chiến lược phát triển hiệu quả sẽ chỉ ra
cho doanh nghiệp thấy được những cơ hội và thách thức, giúp doanh nghiệp
nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh
doanh, những điểm mạnh điểm yếu của bản thân doanh nghiệp để từ đó đưa
ra những giải pháp phát triển đúng đắn.
2.4.2. Phân tích cụ thể
Trong phần này chúng ta sẽ phải làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm các yếu tố môi trường vĩ
mô, các đối thủ cạnh tranh, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của Công ty trong công cuộc mở rộng thị trường thời gian sắp tới. Vì vậy
trong phần này tôi xin phép được phân tích chiến lược của Công ty theo mô
hình SWOT.
Mô hình SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh
của doanh nghiệp. SWOT là kí hiệu viết tắt bốn chữ cái đầu của bốn từ tiếng
Anh: Strengths( Các điểm mạnh), Weaknesses( Các điểm yếu), Opportunities(
Các cơ hội) và Threats( Các thách thức). Phân tích SWOT là phương pháp liệt
kê các yếu tố được coi là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh
nghiệp để từ đó xem xét xem doanh nghiệp có thể làm gì và không nên làm gì
nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra, đôi khi phân tích SWOT để xem xét xem
doanh nghiệp có thể kì vọng gì trong tương lai. Dưới đây là phân tích SWOT
của Công ty kinh doang than Hà Nội.
43
2.4.2.1. S- Các điểm mạnh
Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra những điểm mạnh mà
Công ty đang có như sau:
Thứ nhất, là một doanh nghiệp có kinh nghiệm và uy tín cao đối với
các khách hàng trong vùng thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Niềm tin
của khách hàng đối với một doanh nghiệp quyết mức độ trung thành của
khách hàng đối với doanh nghiệp đó. Hiện nay các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường đặt rất nhiều kỳ vọng vào mức độ trung thành của khách
hàng, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung ứng khiến họ không thể chỉ quan
tâm đến việc tìm kiếm khách hàng mà còn phải quan tâm xem làm thế nào để
gìn giữ lượng khách hàng ấy. Uy tín của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng
không những làm cho khách hàng tìm đến nhà cung ứng mà còn là yếu tố níu
chân khách hàng vô cùng hiệu quả bởi lẽ con người luôn đặt niềm tin vào
những điều tốt đẹp và uy tín là một trong những điều tốt đẹp đó. Với lịch sử
hơn 30 năm hình thành và phát triển của mình cộng với những thành tích cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty kinh doanh than Hà Nội đã xây
dựng cho bản thân một uy tín không nhỏ đối với các khách hàng và thị trường
than nói chung, vì vậy lượng khách hàng truyền thống của Công ty rất lớn và
rất trung thành. Đây chính là lượng khách hàng tiêu thụ phần lớn sản lượng
tiêu thụ hiện tại của Công ty( khoảng 70%).
Thứ hai, là một khách hàng lớn và uy tín đối với các nhà cung cấp là
các mỏ than lớn ở Quảng Ninh. Ngành than là một ngành công nghiệp năng
lượng, như đã nói ở trên, hiện tượng khan hiếm năng lượng là một vấn đề
nóng của xã hội hiện nay, đồng nghĩa với việc cung không đủ đáp ứng cầu,
trái ngược với các ngành kinh tế khác với cung luôn vượt quá cầu. Than là
một loại năng lượng tỏa nhiệt, là nguyên liệu hàng đầu cho nhiều ngành công
nghiệp và là một tài nguyên có giới hạn, đến nay đã có dấu hiệu cạn kiệt, cầu
44
than hàng năm luôn luôn vượt quá cung. Thế nên đối với một doanh nghiệp
để tìm được nguồn cung than ổn định với chất lượng và giá thành hợp lý theo
đúng yêu cầu của mình là một vấn đề ngày càng khó và sẽ còn khó khăn hơn
rất nhiều trong tương lai. Chính nhờ uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm
mà Công ty kinh doanh than Hà Nội đã giữ cho mình các nhà cung cấp than
ổn định với chất lượng cao và giá thành đảm bảo, đó hoàn toàn là những mỏ
than lớn của vùng mỏ Quảng Ninh như mỏ than Mạo Khê, Hà Tu, Hòn Gai…
Thứ ba, Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên
môn cao và giàu kinh nghiệm, hơn nữa lại nhiệt tình, hòa đồng, hết lòng vì
mục tiêu phát triển doanh nghiệp tạo cho Công ty một không khí làm việc
thân thiện, cởi mở và là động lực làm việc của tất cả mọi người. Nguồn nhân
lực là vấn đề hết sức quan trọng, nhưng môi trường làm việc còn quan trọng
hơn rất nhiều, con người dù có trình độ cao, học vấn xuất xắc nhưng môi
trường làm việc khắc nghiệt, cạnh tranh quá gay gắt là nguyên nhân triệt tiêu
mọi động lực phát triển của doanh nghiệp, khi mà sự ích kỷ chỉ để thỏa mãn
bản thân một cá nhân nào đó, nhân viên sẽ không thể dốc lòng dốc sức cho sự
nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp. Điểm mạnh nổi bật của Công ty
kinh doanh than Hà Nội chính là sự thân thiện và hòa đồng giữa tất cả các
nhân viên, điều này được nhận ra bởi bất cứ ai khi bước chân vào văn phòng
công ty, kể cả một sinh viên thực tập như tôi. Đây là điều mà không phải bất
kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt này đều
có thể có được. Sự đoàn kết giữa các nhân viên sẽ là động lực để họ có thể
phối hợp ăn ý với nhau trong công việc đưa đến hiệu quả làm việc tốt nhất.
Thứ tư, Công ty có khả năng cao về nguồn nhân lực và nguồn vốn.
Như đã phân tích ở trên, Công ty có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng nổ, có
trình độ chuyên môn cao, ham học hỏi và hòa đồng, thân thiện. Nguồn vốn
của Công ty có thể huy động tự nhiều nguồn với số lượng nhiều trong một
45
khaongr thời gian dài. Đây chính là điểm mạnh mấu chốt, là điều kiện tiên
quyết để có thể tiến hành bất kì một dự án phát triển kinh doanh nào.
Trên đây là những điểm mạnh chủ yếu của Công ty kinh doanh than Hà
Nội có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thị trường và chiến lược mở
rộng thị trường của Công ty trong thời gian tới mà Công ty có thể tận dụng tối
đa các thế mạnh này nhằm đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất.
2.4.2.2. W- Các điểm yếu
Không có một doanh nghiệp nào không có điểm yếu, song song với các
điểm mạnh chính là các điểm yếu. Cần phải nhận biết được các điểm yếu của
bản thân để từ đó có phương hướng khắc phục. Sau quá trình nghiên cứu kĩ
lưỡng về bản thân doanh nghiệp, tôi xin đưa ra những điểm yếu quan trọng
mà Công ty kinh doanh than Hà Nội cần phải khắc phục như sau:
Thứ nhất, nguồn cung than rất xa các trạm than của Công ty gây ra
nhiều bất lợi trong việc vận chuyển. Than là một loại vật chất nặng nên việc
vận chuyển như thế nào để được vừa nhanh, vừa nhiều và chi phí thấp nhất là
điều cần tính toán bởi vì chi phí vận chuyển cao trực tiếp tác động đến giái
bán than trên thị trưởng của Công ty, thời gian vận chuyển nhanh hay chậm
ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng than cho khách hàng, tất cả đều gián tiếp
ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay Công ty chủ
yếu vận chuyển than bằng đường thủy, trọng tải khoảng 1000 tấn/ lần vận
chuyển, chi phí trung bình từ 50.000- 55.000 đồng/ tấn. Ta có:
Gía xuất = Gía nhập + Tổng chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển càng cao khiến cho giá bán của doanh nghiệp càng
chênh lệch nhiều với giá thị trường. Tất cả các khách hàng đều mong muốn
mua được hàng với giá càng rẻ càng tốt nên ở đâu bán giá rẻ sẽ thu hút được
nhiều khách hàng hơn nơi bán giá cao. Chỉ một sự chênh lệch nhỏ về giá bán
của doanh nghiệp so với các đối thủ cũng đủ làm doanh nghiệp mất đi một
46
lượng khách hàng lớn. Vậy nên Công ty phải tìm mọi cách để giảm chi phí
vận chuyển đến tối thiểu để cho giá bán than ít nhất là phải bằng với giá bán
trên thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là phương thức vận chuyển hợp lý
và hiệu quản nhất mà doanh nghiệp có thể làm, bởi vì ngoài phương thức này
ra còn có thể vận chuyển bằng đường sắt với giá cả và trọng tải tương đương
nhưng không thuận tiện về bến bãi, nhà ga cách quá xa địa điểm các trạm, để
vận chuyển được than về trạm Công ty lại tốn thêm một khoản chi phí khá lớn
nữa, trong khi vận chuyển đường thủy thì thuận tiện hơn có thể đưa than về
rất gần các trạm do vị trí các trạm đều gần các bến sông lớn của Sông Hồng
và một số sông khác. Đây chính là điều mà Công ty phải chấp nhận khi chưa
có phương thức vận chuyển nào tối ưu hơn.
Thứ hai, cơ sở vật chất và công nghệ của Công ty vẫn còn lạc hậu. Cơ
sở vật chất của Công ty từ văn phòng cho đến các trạm chế biến và kinh
doanh than đều rất đơn sơ, cũ kỹ do đều được xây dựng từ thời kỳ kinh tế bao
cấp, đến nay được giao cho Công ty quản lý chứ chưa được xây mới. Công
nghệ của công ty cũng được coi là khá lạc hâu. Công nghệ bao gồm hai loại
dây chuyền công nghệ: làm than tổ ong và làm than bánh. Công ty đang sử
dụng hai loại dây chuyên chuyền ép than cũ chỉ có thể sản xuất ra loại than tổ
ong thông thường, trong khi nhu cầu hiện nay của nhân dân là loại than hoạt
tính thải ít khí độc khi cháy để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra
phương tiện vận chuyển chuyên biệt dùng để vận chuyển than đến người tiêu
dùng cũng không có mà hoàn toàn đi thuê ngoài nên chi phí vận chuyển cao.
Bộ mặt của Công ty và mức độ thành đạt của doanh nghiệp được đánh giá qua
trình độ cơ sở vật chất và công nghệ của doanh nghiệp đó, cơ sở vật chất và
công nghệ càng hiện đại có thể chứng tỏ cho khách hàng thấy doanh nghiệp
47
đang làm ăn phát đạt và ngược lạị. Sự thành đạt đó tỷ lệ thuận với mức độ uy
tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Thứ ba, đến nay Công ty vẫn chưa có phương thức tiếp cận thị trường
và chưa có chiến lược phát triển thị trường một cách hiệu quả, nói đúng hơn
là Công ty chưa có sự quan tâm đến thị trường và phát triển thị trường một
cách đúng đắn. Cũng giống hầu hết các doanh nghiệp khác tại Việt Nam, đến
nay Công ty kinh doanh than Hà Nội vẫn còn bị ám ảnh với các công cụ kế
hoạch hóa, chưa biết cách sử dụng nó một cách hiệu quả trong công việc kinh
doanh của mình nên tấtcar mọi định hướng trong tương lai của Công ty chỉ
được trình bày rất sơ lược trên văn bản chứ chưa thực sự có sự phân tích sâu
rộng để tìm ra phương hướng và giải pháp cho các mục tiêu đó, đây chính là
một điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Mặt khác, trước kia Công ty là
doanh nghiệp cung ứng than độc quyền cho vùng thị trường này, lẽ ra Công ty
phải tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường khi mới bắt đầu
chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng do chưa có sự quan tâm sâu sát và thái
độ chủ quan với thị trường nên đến nay 30% thị phần đã do các doanh nghiệp
khác nắm giữ, đây là một con số không nhỏ cho thấy sự mất mát to lớn của
Công ty, nếu nhận biết được cơ hội thị trường và nắm bắt nó thì chắc chắn
trong 30% thị phần ấy sẽ có phần của Công ty than Hà Nội. Và một điều chắc
chắn nữa là nếu Công ty không có chiến lược hay cách thức tiếp cận thị
trường hiệu quả thì chỉ trong vài năm tới số 30% kia sẽ tăng lên và số 70%
này sẽ giảm xuống. Ai cũng biết trên thị trường cạnh tranh, lợi nhuận là mục
tiêu hàng đầu thì dù 0,1% thị phần cũng trở lên vô cùng quan trọng, vấn đề
đặt ra là tăng thị phần ấy lên bằng cách nào.
Thứ tư, hệ thống kênh phân phối của Công ty hẹp và phân bổ không
đồng đều. Trước kia chỉ có khu vực Hà Nội là có các ngành công nghiệp nặng
phát triển cần đến nguyên liệu là than nên nói là cung ứng than cho Hà Nội và
48
các tỉnh lân cận nhưng chủ yếu là cung cấp cho khu vực Hà Nội, do vậy Nhà
nước mới bố trí bốn trạm than ở bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc của Hà Nội.
Nhưng đến nay công nghiệp hóa lan dần đến hầu hết các tỉnh và phát triển rất
sôi động, nhu cầu than vì thế mà tăng lên, lượng khách hàng của Công ty
cũng tăng lên. Khối lượng cung ứng nhiều hơn, khoảng cách địa lý xa hơn
nên chi phí vận chuyển nhiều hơn, lợi nhuận vì thế mà không cao. Tuy nhiên
đối với các khu vực thị trường mà lượng khách hàng không lớn và sản lượng
tiêu thụ không nhiều thì Công ty cũng không thể xây dựng hoặc sáp nhập
thêm các trạm than mới vì chi phí quá cao. Ngược lại nếu sản lượng tiêu thụ
của vùng đủ lớn để xây dựng thêm một trạm than thì sẽ tiết kiệm được chi phí
vận chuyển và giảm giá thành sản phẩm, từ đó tiếp tục thu hút khách hàng.
Việc xây dựng thêm trạm than mới vì thế mà có tác động dây chuyền trong
việc phát triển thị trường của Công ty. Vì vậy mà Công ty cần phải tính toán
một cẩn thận để có thể có được những bước phát triển hợp lý.
Thứ năm, Công ty chưa có sự quan tâm hợp lý đến nhóm khách hàng
là các hộ tiêu dùng sinh hoạt và sản xuất nhỏ. Ai cũng biết lợi ích mà nhóm
khách hàng này đem lại, đó là sự thu hồi vốn nhanh góp phần đẩy mạnh quay
vòng vốn. Tuy nhiên Công ty quan tâm rất nhiều đến nhóm khách hàng lớn là
các tổ chức sản xuất mà coi nhẹ nhóm khách hàng này trong khi có rất nhiều
tiềm năng phát triển vì đặc điểm dân cư đông đúc của vùng thị trường này.
Đây là những yếu điểm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, chính nó là nguy cơ tiềm ẩn cho tương lai của
doanh nghiệp, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hậu quả
nghiêm trọng mà nếu cẩn thận bản thân Công ty cũng có thể tính toán được.
2.4.2.3. O- Các cơ hội
Như đã nói ở trên, Công ty kinh doanh than Hà Nội đứng trước thời
điểm hiện nay có không ít những cơ hội để có thể mở rộng thị trường than của
49
mình. Dưới đây tôi xin liệt kê các cơ hội lớn nhất mà Công ty kinh doanh than
Hà Nội đang có:
Thứ nhất, sự phát triển của cơ chế kinh tế thị trường và tự do cạnh
tranh mở ra cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội xâm nhập và chiếm lĩnh các
vùng thị trường mới. Trước kia khi còn hoạt động trong cơ chế tập trung bao
cấp, doanh nghiệp được phân chia một vùng thị trường nhất định và chỉ được
hoạt động trong vùng thị trường đó dưới sự điều tiết của Nhà nước, hoạt động
của doanh nghiệp không phải là hoạt động kinh doanh mà là một đơn vị quản
lý nhà nước, không có doanh thu và không có lợi nhuận. Từ khi chuyển sang
cơ chế kinh tế thị trường, Công ty được hoạt động như một đơn vị kinh
doanh, có doanh thu và lợi nhuận, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, nó
là động lực phát triển của doanh nghiệp, nên hoạt động của doanh nghiệp từ
đó mà hiệu quả hơn rất nhiều. Công ty được Công ty mẹ là Công ty cổ phần
kinh doanh than Miền Bắc giao cho nhiệm vụ quản lý và phát triển vùng thị
trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, tức là Công ty được tự tìm kiếm khách
hàng cho mình, không phải bó buộc trong khuôn khổ về điều kiện hay một
không gian xác định nữa. Chính sách tự do cạnh tranh và tự chủ tài chính cho
phép doanh nghiệp có thể có những quyết định đầu tư, mở rộng thị trường
theo ý mình, bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội về vốn, về thị trường đầu vào,
đầu ra, giao lưu với các vùng khác…
Thứ hai, giá than ngày càng tăng cao và tiến dần đến thả nổi theo thị
trường hứa hẹn một mức lợi nhuận cao hơn trước nhiều lần. Khác với các
ngành khác, nganh than nói riêng và các ngành năng lượng nói chung hiện
nay được đánh giá là những ngành công nghiệp “kiêu kì” bởi lẽ nhu cầu đối
với các mặt hàng này luôn luôn cao hơn cung rất nhiều nên chúng có khả
năng điều tiết giá cả thị trường, thị trường vì sự cần thiết nên phương án lựa
chọn duy nhất là chấp nhận giá. Ngành than Việt Nam cũng vậy, sau bao
50
nhiêu năm thực hiện bao cấp giá cho các ngành công nghiệp trọng điểm của
Nhà nước, đến nay đang dần dần điều chỉnh để đưa về mức giá thị trường.
Khi còn thực hiện giá bao cấp lợi nhuận của ngành than đã cao, nên khi đưa
về giá thị trường thì lợi nhuận ấy còn cao hơn nữa. Đây chính là một cơ hội
thu lợi béo bở mà ngành than mang đến cho các doanh nghiệp trong ngành, kể
cả Công ty kinh doanh than Hà Nội. Thị phần càng cao lợi nhuận thu được
càng cao, vậy vấn đề vẫn là làm thế nào để tăng thị phần?
Thứ ba, Công ty được hoạt động trong một vùng thị trường béo bở,
giàu tiềm năng. Sở dĩ như vậy là vì khu vực thị trường này bao gồm Hà Nội
và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… là những
vùng dân cư đông đúc, có nền công nghiệp đang phát triển và đang được quy
hoạch phát triển rầm rộ. Hà Nội là trung tâm kinh tế phát triển sôi động bậc
nhất của cả nước, là một vùng thị trường đã đem lại cho công ty một lượng
khách hàng lớn và lợi nhuận cao từ nhiều năm nay. Nhưng hiện nay ngay cả
các tỉnh như Hưng Yên, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… cũng đang được đầu
tư phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu công nghiệp,
khu chế xuất đồng loạt mọc lên như nấm mở ra cơ hội thị trường lớn cho tất
cả các doanh nghiệp không ngoại trừ Công ty kinh doanh than Hà Nôi. Vì vậy
để tận dụng được cơ hội này đòi hỏi Công ty phải “nhanh chân” hơn các đối
thủ khác.
Thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự phát triển của giao
thông liên lạc, của các phương tiện vận chuyển, thông tin đại chúng, của các
công nghệ và dịch vụ hỗ trợ giúp cho việc nghiên cứu thị trường, thâm nhập
thị trường và phục vụ khách hàng thuận tiện và hiệu quả hơn trước rất nhiều.
Thứ năm đó là cơ hội từ các chính sách thuận lợi thúc đẩy kinh tế phục
hồi của Nhà nước. Hiện nay cả thế giới đang phải trải qua cuộc khủng hoảng
tài chính kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các nước có thể khởi
51
sắc sau năm 2009( theo dự báo của các chuyên giá kinh tế trong và ngoài
nước và dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 của Việt Nam), vì vậy Chính
phủ đang thực hiện rất nhiều các chính sách đòn bẩy nhằm kích cầu, kích
thích sản xuất… Đây là cơ hội với môi trường vĩ mô vô cùng thuận lợi cho sự
phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào.
Những cơ hội trên đây nếu có thể tận dụng được, doanh nghiệp có thể
có được những bước phát triển vượt bậc trong tương lai.
2.4.2.4. T- Các thách thức
Cuối cùng, trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu xem những khó
khăn, thách thức nào mà Công ty sẽ gặp phải trong quá trình phát triển thị
trường.
Thứ nhất, kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế buộc doanh
nghiệp phải đối mặt với áp lực cạnh tranh và nguy cơ bị đào thải. Đúng vậy,
cái gì cũng có tình hai mặt của nó, cơ chế thị trường cho phép các doanh
nghiệp tự do phát triển thị trường, tự do tìm kiếm khách hàng nhưng lại đẩy
các doanh nghiệp vào tư thế cạnh tranh gay gắt với nhau để tranh giành khách
hàng và theo đuổi lợi nhuận. Kết quả tất yếu của việc cạnh tranh là sự đào thải
các thành viên yếu kém hoặc các thành viên này chịu lép về trên thị trường để
nhìn nhận sự đi lên của các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy muốn tồn tại và phát
triển vững mạnh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực
thật sự và nỗ lực hết mình. Cạnh tranh trong ngành than nói chung và trong
vùng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng đang có chiều
hướng nóng lên theo thời gian do số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều
hơn và thị phần của đối thủ ngày càng lớn hơn trước.
Thứ hai, do những nguy cơ bị thu hẹp nguồn cung than nên khi mở
rộng thị trường, lượng khách hàng sẽ tăng lên, sản lượng than tiêu thụ nhiều
hơn trước thì mối lo về nguồn cung cũng tăng cao hơn trước. Nếu không tìm
52
được nguồn cung mà có tìm thêm được khách hàng thì cũng vô ích. Vì vậy
Công ty cần phải có sự nghiên cứu và tính toán để cân bằng cán cân cung- cầu
của mình.
Thứ ba, than “thổ phỉ”, than lậu ngày càng hoành hành ác liệt trên thị
trường than Việt Nam. Việc bán than bừa bãi với giá rẻ hơn trong khi than
đang tăng giá và nguồn cung than khan hiếm làm rối loạn thị trường than, gây
đau đầu các nhà quản lý. Trong số 30% thị phần của các đổi thủ có một phần
khong nhỏ của than lậu( chiếm khoảng 4%). Nếu không có biện pháp ngăn
chặn kịp thời con số này còn có thể tăng thêm vào những năm tới.
Thứ tư, tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn
cầu. Theo như đánh giá của các chuyên gia, ngành than nói chung cũng bị ảnh
hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế này. Lạm phát tăng cao khiến cho sản xuất
công nghiệp trì trệ, nguồn cung than vì thế mà sụt giảm. Năm 2008 con số này
chưa được thể hiện rõ ràng nhưng theo dự báo chung của ngành than thì năm
2009, sản lượng than tiêu thụ sẽ giảm đáng kể. Thực tế là đầu năm 2009, giá
than và sản lượng tiêu thụ than đều sụt giảm nghiêm trọng cho thấy sự khó
khăn mà Công ty kinh doanh than Hà Nội và tất cả các doanh nghiệp khác
trong ngành than đang gặp phải đó là tìm nguồn tiêu thụ than. Để có thể tiếp
tục phát triển trong tương lai doanh nghiệp cần phải ứng phó để tồn tại qua
giai đoạn khó khăn này.
Trên đây những phân tích tổng quan về những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức của Công ty kinh doanh than Hà Nội khi thực hiện hoạt
động mở rộng thị trường. Để mọi người tiện theo dõi tôi xin được hẹ thống
hóa thành ma trận SWOT theo bảng dưới đây:
53
Bảng 2.6. Ma trận SWOT của Công ty kinh doanh than Hà Nội
● Nguồn cung than ổn định, chắc
chắn, than có chất lượng cao và chỉ
số kỹ thuật chuẩn.
● Là một doanh nghiệp có uy tín
và kinh nghiệm cao trong thị
trường
● Đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm, nhiệt tình, năng nổ.
● Nguồn vốn kinh doanh
dồi dào tự nhiều nguồn
chắc chắn.
● Đối mặt với cạnh tranh
● Nguồn cung đang thu hẹp
● Vấn đề gây rối loạn của than thổ
phỉ.
● Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
làm giá than tăng, sản lượng tiêu
thụ giảm, thị trường bị thu hẹp.
● Hội nhập kinh tế quốc tế
tạo cơ hội giao thương
giữa các vùng.
● Vùng thị trường béo bở.
● Gía than đang được điều
chỉnh dần đến chỗ được
thả nổi tạo cơ hội thu lợi
béo bở.
● Khoa học, kĩ thuật hiện đại tạo
thuận lợi trong kinh doanh.
● Chính sách thúc đẩy kinh tế của
Nhà nước.
● Hệ thống phân phối còn yếu
kém, phân bố không hợp lí.
● Chi phí vận chuyển than cao làm
tăng giá than
● Chưa có chiến lược hay giải
pháp tiếp cận khách hàng một cách
cụ thế và hợp lý.
● Thụ động trong việc tiếp cận thị
trường và chiếm lĩnh thị trường.
S
T
O
W
54
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN
HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015
Ở phần trước tôi đã phân tích về thực trạng của Công ty kinh doanh
than Hà Nội, từ đó chúng ta có được cái nhìn tổng quan về những thế mạnh và
những yếu kém của doanh nghiệp, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
nền kinh tế và ngành than đến hoạt động thị trường của doanh nghiệp cả ở
hiện tại và trong tương lai. Dựa trên những phân tích đó, tôi thiết nghĩ việc
cần thiết mà Công ty phải và có khả năng làm là mở rộng thị trường nhằm tạo
sự phát triển bền vững trong dài hạn. Trong phần này chúng ta sẽ xây dựng
chiến lược mở rộng thị trường cho Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm
2015 bao gồm các định hướng chung, các chính sách và hệ thống các giải
pháp giúp Công ty mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
và quan trọng hơn cả là nâng cao thị phần, chiếm lĩnh thị trường mà đáng lẽ ra
đã thuộc về Công ty kinh doanh than Hà Nội.
3.1. Cơ sở hình thành chiến lược
Mặc dù hiện tại Công ty kinh doanh than Hà Nội đang là một doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả với mức tăng trưởng hàng năm cao, thị phần lớn
nhưng từ những phân tích ở trên cho thấy những nguy cơ tiềm tàng về cạnh
tranh có thể làm giảm thị phần của Công ty trong tương lai, những cơ hội mở
rộng thị trường và nâng cao lợi nhuận đang mở ra trước mắt là những nguyên
nhân và điều kiện đầy thuyết phục để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện
chiến lược mở rộng thị trường chứ không phải là bất kỳ một chiến lược nào
khác. Chiến lược mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra phương hướng
và giải pháp đề tăng quy mô thị trường, tìm kiếm và chiếm lĩnh nhiều vùng thị
trường mới, phục vụ thêm nhiều khách hàng mới, từ đó giúp doanh nghiệp
55
mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao tầm vóc của doanh nghiệp trên thị
trường ngành than nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó chiến lược
mở rộng thị trường hoàn thành vào năm 2015 nhưng có hiệu quả lâu dài tác
động toàn diện đến phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong dài hạn, cụ thể là giúp doanh nghiệp rèn rũa thói quen làm việc khoa
học một cách có kế hoạch, hình thành đường lối, cách thức hoạt động chung
cho doanh nghiệp sau này. Có thể tổng quát rằng, cơ sở để doanh nghiệp có
thể và cần phải xây dựng một chiến lược mở rộng thị trường trong dài hạn, cụ
thể là đến năm 2015, là những yếu tố thúc đẩy trong môi trường ngành, nền
kinh tế, năng lực của Công ty và những dự báo các kết quả đạt được. Dưới
đây là những cơ sở cơ bản và có vai trò quyết định nhất:
3.1.1. Định hướng phát triển của ngành than
Định hướng phát triển của ngành than có ảnh hưởng trực tiếp đến định
hướng phát triển riêng của Công ty vì Công ty là một doanh nghiệp chịu sự
quản lý và là người thực hiện những cơ chế, chính sách mà ngành than đưa ra,
hoàn thành những chỉ tiêu mà ngành than hướng đến. Vì thế mọi hoạt động và
chiến lược phát triển của doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ
các cơ chế, chính sách và định hướng của ngành than. Mục tiêu chung của
ngành than trong những năm tới là đưa hoạt động của ngành Than sẽ được
chuyển mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc
tế dưới sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh để tìm kiếm thị trường. Giá than
sẽ được xác định phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá than
qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác. Theo định hướng của Chính
phủ, ngành than đã có lộ trình điều chỉnh giá cụ thể. Xu hướng tương lai thị
trường than sẽ được điều hành theo cơ chế cạnh tranh, do đó sẽ không có sự
chênh lệch giữa giá than trong và ngoài nước mà sẽ để cho thị trường tự điều
tiết. Đây vừa là định hướng phát triển lại vừa là cơ hội lớn mở ra cho tất cả
56
các doanh nghiệp trong ngành chứ không riêng gì Công ty kinh doanh than
Hà Nội nhằm tăng cao lợi nhuận kinh doanh. Như vậy nếu thị phần càng cao
và khách hàng càng nhiều thì càng hứa hẹn một mức lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp trong tương lai.
3.1.2. Nhu cầu than không ngừng tăng trong những năm tới
Do tính chất quan trọng và cần thiết của than đối với nền kinh tế như đã
phân tích ở trên, bên cạnh đó nguồn tài nguyên than đang dần bị cạn kiệt mà
nhu cầu than ngày càng tăng cao không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm được nhiều
khách hàng tiêu thụ mới và tăng sản lượng tiêu thụ. Không phải là chất đốt
duy nhất có thể dùng trong sản xuất công nghiệp nhưng xét về nhiều khía
cạnh thì than là loại nguyên liệu được công nghiệp ưa chuộng hơn cả vì nhiệt
lượng cao, trữ lượng lớn, giá thành rẻ hơn các loại nhiên liệu khác là gas, dầu,
xăng…, bên cạnh đó việc khai thác và sử dụng lại dễ dàng và an toàn hơn rất
nhiều so với các loại nhiên liệu khác. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế
nước ta đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp vẫn còn khá non trẻ và
khiêm tốn về nguồn vốn, công nghệ kĩ thuật và kinh nghiệm kinh doanh nên
than dường như là sự lựa chọm hàng đầu và tối ưu nhất của hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành
luyện kim, cơ khí chế tạo, sản xuất vật dụng sinh hoạt, công cụ dụng cụ cho
sản xuất, chế biến nguyên liệu công- nông nghiệp… chưa kể đến các ngành
công nghiệp trọng điểm của đất nước như đã kể trên.
Nhu cầu than trong công nghiệp ngày càng tăng chứng tỏ ngành than sẽ
ngày càng được trọng dụng, cơ hội phát triển làm giàu là rất lớn, vì vậy muốn
có được mức lợi nhuận cao trong tương lai đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
thật nhiều khách hàng và sản lượng tiêu thụ hàng năm phải cao.
57
3.1.3. Thị phần bị thu hẹp và cơ hội thị trường rộng mở
Những năm gần đây, một mối nguy tiềm tàng mà doanh nghiệp đã nhận
ra nhưng chưa có sự quan tâm cần thiết đó là vấn đề thị phần Công ty đang bị
thu hẹp. Biết rằng với vùng thị trường lớn như vậy và trong nền kinh tế thị
trường thì không thể nào không xuất hiện những đối thủ mới nhưng nếu quan
tâm kịp thời và đúng mức đến vấn đề thị trường thì có nhiều khả năng trong
những năm tới thị phần của Công ty sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn hiện nay.
Vì vậy, giữ vững và nâng cao thị phần là vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp.
Hơn nữa như đã phân tích ở trên, hiện công ty đang có rất nhiều cơ hội mở
rộng thị trường mà ngành và nền kinh tế mang lại, đó là động lực lớn nhất của
bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường chứ không
riêng gì Công ty kinh doanh than Hà Nội.
3.1.4. Có nhiều tiềm năng về nguồn lực
Điều kiện quan trọng nhất để thực hiện một chiến lược chính là nguồn
lực, nguồn lực đảm bảo cho việc thực thi và thành công của chiến lược.
Nguồn lực bao gồm ba loại chính là nhân lực, vật lực và tài lực. Công ty kinh
doanh than Hà Nội như đã phân tích ở trên, có nguồn nhân lực có tronhf độ
cao, giàu kinh nghiệm là một trong mười đơn vị thuộc quyền quản lý của
Công ty cố phần kinh doanh than Miền Bắc và là một doanh nghiệp có thể coi
là làm ăn phát đạt nên có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn với tốc độ
nhanh và khối lượng nhiều. Bên cạnh đó, hiện Công ty đang quản lý sáu trạm
chế biến và kinh doanh than phân bổ dải dác trên một vùng thị trường rộng
lớn bao gồm Hà Nội, Hoà Bình, Hà Tây cũ có khả năng phục vụ cho cả vùng
thị trường rộng lớn của Công ty hiện này và còn hơn thế nữa. Đội ngũ cán bộ
nhân viên của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm,
nhiệt tình, năng nổ và đoàn kết tạo môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện.
58
Những điều trên đây cho thấy Công ty kinh doanh than hà Nội có tiềm năng
nguồn lực rất tốt, có đủ điều kiện để thực thi và hoàn thành chiến lược đưa ra.
Trên đây là những cơ sở lý luận cho thấy muốn tồn tại và đứng vững
trên thị trường thì Công ty kinh doanh than Hà Nội cần thiết và có đủ điều
kiện để thực hiện một chiến lược mở rộng thị trường với mục tiêu tìm kiếm
khách hàng mới, tăng sản lượng tiêu thụ, giữ vững và nâng cao thị phần, tối
đa hóa lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu mà tôi sử dụng trong đề tài nghiên cứu này
bao gồm:
- Thu thập số liệu và tài liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình hoạt động
của Công ty kinh doanh than Hà Nội trong 5 năm trở lại đâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015.pdf