Tài liệu Luận văn Chiến lược công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang: GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS NGUYỄN TRI KHIÊM PHẠM THANH HÀ
MSSV: DTC004475
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DNNN:
TRƯỜNG HỢP
CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỜI CẢM TẠ
-]U^-
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang, nhờ
sự giúp đỡ của các thầy cô ở trường và Ban Giám đốc Công ty, em đã hoàn
thành luận văn đồng thời hiểu một cách cụ thể về những kiến thức đã học
ở trường.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè trường Đại
học An Giang, nhất là khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh đã truyền đạt
nhiều kiến thức quý giá cho em trong những năm qua. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Tri Khiêm đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, anh Lực phòng tổ chức
đã giúp đỡ, giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của em và tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt khoá luận.
u những ý ...
130 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Chiến lược công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS NGUYỄN TRI KHIÊM PHẠM THANH HÀ
MSSV: DTC004475
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DNNN:
TRƯỜNG HỢP
CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỜI CẢM TẠ
-]U^-
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang, nhờ
sự giúp đỡ của các thầy cô ở trường và Ban Giám đốc Công ty, em đã hoàn
thành luận văn đồng thời hiểu một cách cụ thể về những kiến thức đã học
ở trường.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè trường Đại
học An Giang, nhất là khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh đã truyền đạt
nhiều kiến thức quý giá cho em trong những năm qua. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Tri Khiêm đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, anh Lực phòng tổ chức
đã giúp đỡ, giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của em và tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt khoá luận.
u những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thầy cô cũng như của Công ty để đề tài
được hoàn thiện hơn.
An Giang, ngày 01 tháng 05 năm
Sinh viên thực hiện
Phạm Thanh Hà
# .........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
An Giang, ngày .... tháng .... năm 2004
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-] U ^-
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
An Giang, ngày .... tháng .... năm 2004
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-] U ^-
#
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
An Giang, ngày .... tháng .... năm 2004
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-]U^-
#
MỤC LỤC
-] U ^-
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 2
1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 2
1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 5
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.................... 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 5
2.1.1.1. Công ty cổ phần .................................................................................. 5
2.1.1.2. Cổ đông ............................................................................................... 6
2.1.1.3. Cổ phần ............................................................................................... 6
2.1.1.4. Cổ phiếu .............................................................................................. 6
2.1.1.5. Trái phiếu ............................................................................................ 6
2.1.1.6. Cổ tức .................................................................................................. 6
2.1.2. Mô hình cổ phần hoá của Việt Nam ........................................................... 6
2.1.3. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
ở các nước trên thế giới............................................................................... 7
2.1.4. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ...................... 8
2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...................................... 9
2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ............................................... 10
2.2.2. Quan điểm của tỉnh Đảng bộ tỉnh An Giang............................................. 13
2.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................ 13
2.3.1. Tỷ số thanh toán........................................................................................ 14
2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời................................................................. 14
2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh ..................................................................... 15
2.3.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính........................................................................... 16
2.3.2.1. Tỷ số nợ............................................................................................. 16
2.3.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay .................................................................... 17
2.3.2.3. Đảm bảo nợ ....................................................................................... 18
2.3.3. Tỷ số hoạt động......................................................................................... 19
2.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân........................................................................ 19
2.3.3.2. Vòng quay tồn kho............................................................................ 20
2.3.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định...................................................... 20
2.3.3.4. Vòng quay tổng tài sản...................................................................... 21
2.3.4. Tỷ số lợi nhuận.......................................................................................... 22
2.3.4.1. Doanh lợi tiêu thụ.............................................................................. 22
2.3.4.2. Tỷ lệ lãi gộp ...................................................................................... 22
2.3.4.3. Doanh lợi tài sản ............................................................................... 23
2.3.4.4. Doanh lợi vốn tự có........................................................................... 24
Chương III: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT
AN GIANG 25
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ............................... 25
3.1.1. Lịch sử hình thành..................................................................................... 25
3.1.2. Quá trình phát triển ................................................................................... 28
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ..................................................................... 29
3.3. QUY MÔ PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT ......................................................... 32
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................ 32
3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 32
3.4.2. Khó khăn ................................................................................................... 33
3.4.3. Xu hướng phát triển .................................................................................. 33
Chương IV: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TRƯỚC KHI
CỔ PHẦN HOÁ 35
4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ................................................... 35
4.2. ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH.............................................................................. 37
4.3. NHÂN SỰ......................................................................................................... 38
4.4. TỶ SUẤT LỢI NHUẤN SAU THUẾ TRÊN NGUỒN VỐN.......................... 39
Chương V: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ 41
5.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .......................... 41
5.1.1. Tình hình doanh thu của Công ty.............................................................. 41
5.1.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.................................................. 43
5.1.1.2. Thu nhập khác................................................................................... 45
5.1.2. Tình hình chi phí của Công ty................................................................... 46
5.1.2.1. Chi phí nhiên liệu.............................................................................. 48
5.1.2.2 . Chi phí nhân công ............................................................................ 48
5.1.2.3. Chi phí sửa chữa................................................................................ 49
5.1.2.4. Chi phí cẩu và vận chuyển ................................................................ 49
5.1.2.5. Chi phí khấu hao ............................................................................... 49
5.1.2.6. Chi phí quản lý.................................................................................. 50
5.1.2.7. Chi phí thuế tài nguyên ..................................................................... 50
5.1.3. Tình hình lợi nhuận của Công ty............................................................... 51
5.2. TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.............................................................. 54
5.2.1. Tỷ số thanh toán........................................................................................ 54
5.2.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời................................................................. 54
5.2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh ..................................................................... 57
5.2.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính........................................................................... 60
5.2.2.1. Tỷ số nợ............................................................................................. 60
5.2.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay .................................................................... 63
5.2.2.3. Đảm bảo nợ ....................................................................................... 65
5.2.3. Tỷ số hoạt động......................................................................................... 68
5.2.3.1. Kỳ thu tiền bình quân........................................................................ 68
5.2.3.2. Vòng quay tồn kho............................................................................ 70
5.2.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định...................................................... 73
5.2.3.4. Vòng quay tổng tài sản...................................................................... 76
5.2.4. Tỷ số lợi nhuận.......................................................................................... 79
5.2.4.1. Doanh lợi tiêu thụ.............................................................................. 79
5.2.4.2. Tỷ lệ lãi gộp ...................................................................................... 82
5.2.4.3. Doanh lợi tài sản ............................................................................... 84
5.2.4.4. Doanh lợi vốn tự có........................................................................... 87
Chương VI: HIỆU QUẢ CHỦ TRƯƠNG
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC..................................... 91
6.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH......................................................................... 93
6.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH................................................................................. 94
6.2.1. Về khả năng thanh toán............................................................................. 94
6.2.2. Về tỷ số cơ cấu tài chính ........................................................................... 96
6.2.3. Về tỷ số hoạt động .................................................................................... 98
6.2.4. Về tỷ số doanh lợi ..................................................................................... 98
Chương VII: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC............................. 100
7.1. ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG ...........................100
7.1.1. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc ........................................................101
7.1.2. Bộ phận văn phòng ..................................................................................102
7.1.2.1. Bộ phận kế hoạch.............................................................................102
7.1.2.2. Bộ phận kế toán................................................................................102
7.1.2.3. Bộ phận tổ chức ...............................................................................102
7.1.3. Bộ phận sản xuất kinh doanh ...................................................................103
7.1.3.1. Bộ phận xáng guồng và xáng cẩu ....................................................103
7.1.3.2. Bộ phận công trình...........................................................................103
7.1.3.3. Bộ phận cơ khí .................................................................................103
7.1.3.4. Bộ phận máy bơm ............................................................................103
7.2. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC .................................................................104
7.2.1. Về phương pháp định giá doanh nghiệp ..................................................104
7.2.2. Về tư tưởng của Giám đốc doanh nghiệp nhà nước.................................104
PHẦN KẾT LUẬN
Chương VIII: KẾT LUẬN......................................................................107
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm vị trí chủ đạo, hoạt động trong lĩnh vực then
chốt trong nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện hiện nay, quá trình mở cửa và hội nhập
với các nền kinh tế của các nước trên thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với
nền kinh tế của nước ta nói chung và đối với khu vực kinh tế nhà nước nói riêng. Xu thế
hội nhập này tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, song nó cũng đặt các
doanh nghiệp vào một cuộc chơi với quy luật “mạnh thắng, yếu thua”. Đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp nhà nước vốn được biết đến là thành phần kinh tế có cơ chế quản lý
thiếu chặt chẽ; trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu; thiếu năng động trong kinh doanh; bộ
máy quản lý cồng kềnh... từ nhiều năm nay.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới và sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả hơn, mà
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba (Khóa IX) đã khẳng định: “Đẩy mạnh cổ phần hóa
những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu
quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước”.
Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tỉnh An
Giang đã tiến hành thí điểm và triển khai cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước từ
năm 1998. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh An Giang được đánh giá là có tiến trình cổ
phần hóa đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra. Qua khảo sát thực tế, hầu hết các doanh
nghiệp đều có mức tăng trưởng khá về sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, nộp ngân sách...
Điều này cho thấy việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh An Giang là
giải pháp đúng đắn và rất cần thiết đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương. Nhằm hiểu hơn về hiệu quả của chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
đã đem lại ở tỉnh An Giang, tôi đã chọn đề tài “HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN
GIANG” để nghiên cứu thực tập và làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Qua việc chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi muốn đánh giá hiệu quả cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua, mà ở đây là trường hợp Công ty Cổ
phần Xáng cát An Giang. Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần đẩy mạnh hiệu quả
hoạt động ở Công ty, cũng như công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong
thời gian tới ở tỉnh An Giang.
Để đạt được mục đích của đề tài đã đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung
vào các vấn đề sau:
Tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty sau
khi cổ phần hóa.
Đánh giá hiệu quả của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Công
ty Cổ phần Xáng cát An Giang.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để có được dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã trực tiếp đến
phỏng vấn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch, Phòng Hành chính và Phòng Kế toán của
Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang.
Ngoài những dữ liệu sơ cấp thu thập được, tôi còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp sau:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX.
Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà
nước thành Công ty cổ phần.
Các bài viết về Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên các báo và tạp chí
trong nước.
Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xáng cát
An Giang.
1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Do đề tài có phạm vi nghiên cứu trong một lĩnh vực mới nên việc phân tích dữ liệu
được thực hiện với nhiều phương pháp:
Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích kết quả kinh doanh và phân
tích tỷ số tài chính thông qua việc so sánh các chỉ số của năm này với năm
khác. Từ đó, nhận thấy được xu hướng biến động về tình hình kinh doanh cũng
như tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu qua các năm, nhằm đề ra
những giải pháp thích hợp trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Phương pháp tỷ lệ thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh
trong quá trình phân tích nhằm thấy được sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm của các
chỉ số qua các năm, giúp ta dễ dàng nhận ra được hiệu quả từng nội dung cần
nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu thu thập được, tôi
còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia về cổ phần hóa để đưa ra các nhận
định, rút ra kết luận có tính chính xác hơn.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu mới nên tôi chỉ tập
trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty
Cổ phần Xáng cát An Giang – doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đầu tiên trong
tỉnh – để rút ra tính hiệu quả của chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Để có được cái nhìn bao quát, tôi đã thu thập số liệu của Công ty từ khi được thành
lập (năm 1998) cho đến nay để tiến hành nghiên cứu.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Công ty cổ phần (Điều 51, Luật Doanh nghiệp)
¾ Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58
của Luật này;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
¾ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
định của pháp luật về chứng khoán.
¾ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
2.1.1.2. Cổ đông: là một pháp nhân hoặc thể nhân chủ sở hữu phần vốn cổ phần của
công ty cổ phần.
2.1.1.3. Cổ phần: là phần vốn góp tối thiểu mà mỗi cổ đông tham gia đầu tư vào công
ty cổ phần. Đối với Việt Nam, giá trị của một cổ phần là 100.000 đồng.
2.1.1.4. Cổ phiếu: là giấy chứng nhận cổ phần. Được phát hành dưới hai hình thức:
chứng chỉ và bút toán ghi sổ. Nó xác nhận quyền hợp pháp của người có cổ phiếu đối với
tài sản và vốn của công ty cổ phần.
2.1.1.5. Trái phiếu: là một hợp đồng vay nợ, được phát hành dưới dạng chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ thanh toán nợ của nhà phát hành đối với người sở
hữu trái phiếu.
2.1.1.6. Cổ tức: là lợi tức của cổ phần, là phần lợi nhuận ròng của công ty phân phối
cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu sở hữu.
2.1.2. Mô hình cổ phần hóa của Việt Nam
Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần là rất phức tạp.
Nó dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn,
hình thức sở hữu... Vì vậy, Nhà nước đã đề ra 3 mô hình cổ phần hóa cơ bản sau:
Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành
thêm cổ phiếu nhằm huy động thêm vốn của xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước cần giữ một
tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp và doanh nghiệp đang hoạt động có
hiệu quả, cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bán bớt phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho người lao động trong
doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ phần. Hình
thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cần huy động thêm vốn, mà
chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp quản lý doanh nghiệp.
Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, áp dụng cho các
doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tuỳ từng hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp mà
có thể áp dụng hình thức nào hoặc kết hợp linh hoạt giữa các hình thức trên. Nhưng vấn
đề quan trọng là làm sao để người lao động chiếm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong
doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá, tạo điều kiện để người lao động làm chủ
thực sự doanh nghiệp, tạo động cơ để họ nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
2.1.3. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới đã diễn ra
sôi nổi ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, đặc biệt là ở các nước Châu Âu(1). Điển
hình:
Ở Anh, từ năm 1979 đến năm 1988, Chính phủ đã bán ra 22,25 tỷ USD cổ phần
Nhà nước trong các Ngành: bưu chính viễn thông, đóng tàu, hàng không...
Ở Pháp, từ năm 1986 đến năm 1991, Chính phủ đã bán được 66 doanh nghiệp
và ngân hàng của Nhà nước với tổng trị giá 275 tỷ Frăng.
Ở CHLB Nga, từ năm 1991 đến năm 1996, Chính phủ đã chuyển đổi được
122.000 doanh nghiệp nhà nước.
Gần đây là Trung Quốc với quan điểm “tiến hành chuyển đổi sở hữu từ từ, không
nhanh, không chậm và luôn tỉnh táo, thận trọng”, tiến trình CPH đã diễn ra một cách bài
bản với nhiều giai đoạn khác nhau từ năm 1978 đến năm 1997, kết quả Chính phủ đã cổ
phần hóa được hơn 100.000 doanh nghiệp nhà nước.
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm thực hiện mô hình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước của các nước trên thế giới, hầu hết các nước đều đạt được mục tiêu đề ra và đã
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đi sau. Bên cạnh những thành
công vẫn còn tồn tại không ít những bất cập đặt ra cho các nước như một thách thức cần
phải giải quyết như: tình trạng lao động dôi dư, việc định giá doanh nghiệp... để quá trình
cổ phần hóa thành công hơn.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian tới, việc nghiên cứu
ứng dụng những bài học kinh nghiệm và khắc phục những mặt trái, những tồn tại còn
vứng mắc ở các nước vào điều kiện cụ thể ở nước ta là việc làm cần thiết.
2.1.4. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Ở nước ta, công cuộc cổ phần hóa bắt đầu trong bối cảnh tiến trình cổ phần hóa
của các nước trên thế giới đang diễn ra hết sức sôi nổi. Tuy chậm hơn so với các nước
nhưng đây cũng là một lợi thế, vì có thể ứng dụng được nhiều bài học kinh nghiệm của
các nước vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta hiện nay.
Sau hơn 10 năm tiến hành thí điểm và triển khai thực hiện, ta đã xây dựng được
một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, làm cơ sở để các doanh nghiệp nhà nước
chuyển đổi sang công ty cổ phần. Qua đó đã nổi lên một số doanh nghiệp với cách làm
bài bản, hoàn chỉnh đã trở thành mô hình điển hình cho các doanh nghiệp khác học tập.
Tính đến 12/2001, cả nước đã có 772 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà
nước – chiếm khoảng 13% tổng số doanh nghiệp hiện có trong cả nước – đã hoàn thành
chương trình cổ phần hóa (2). Đây là một thành công, điều này đã khẳng định chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Biểu hiện qua một số thành công:
Hầu hết các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu
quả.
Huy động được thêm nguồn vốn của xã hội.
Vai trò của người lao động và thu nhập của họ được tăng lên đáng kể.
Trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp được hiện đại hóa hơn.
Bên cạnh những thành công đáng kể đó vẫn còn không ít những vướng mắc cần
giải quyết để công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh hơn và thành
công hơn. Một số vấn đề còn tồn tại:
Cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý và bộ máy chỉ đạo tiến trình cổ phần hóa.
Nhà nước vẫn còn giữ một lượng lớn cổ phần trong doanh nghiệp nhằm chi
phối hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã làm hạn chế khả năng tự chủ và
giảm đi tính năng động của doanh nghiệp trong việc ra quyết định, hoạch định
chiến lược sản xuất kinh doanh...
Đa số các doanh nghiệp của ta thuộc loại vừa và nhỏ nên không đủ điều kiện để
tham gia thị trường chứng khoán, làm hạn chế khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp.
Việc xác định giá trị của doanh nghiệp và việc giải quyết tình trạng lao động
dôi dư khi chuyển sang cổ phần hóa còn khó khăn.
Để chương trình cổ phần hóa hoàn thành cơ bản vào năm 2005, vẫn còn nhiều việc
phải giải quyết nhằm khắc phục những tồn tại trong thời gian qua và những năm tới.
Đồng thời, cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được thông qua việc nhân rộng
ra trong cả nước các mô hình cổ phần hóa thành công. Chặng đường sắp tới sẽ không thể
diễn suôn sẻ, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, cố gắng lớn và luôn linh hoạt trước
khó khăn, thử thách.
2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau 30/4/1975, nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển theo mô hình kinh
tế kế hoạch hóa tập trung. Hai thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã
gánh trọng trách duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, sản xuất và cung cấp hàng
hóa cho nhân dân cả nước. Tuy nhiên do cơ chế quản lý không phù hợp, trình độ công
nghệ lạc hậu và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến hậu quả, vào những năm đầu của
thập kỷ 80 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cung không
đủ cầu, đời sống nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra con đường phát
triển kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà
nước. Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thành phần kinh tế
khác nhau ở trong và ngoài nước đã đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới để tăng
khả năng kinh doanh và để tồn tại.
Vì vậy, việc chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần
là việc làm cần thiết và là xu hướng tất yếu để kiện toàn hơn vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước. Chủ trương này của Đảng và Nhà nước ta được thể
hiện xuyên suốt qua các kỳ Đại hội Đảng. Cụ thể:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VII (12-1991)
“Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và
thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút
kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”.
Nghị quyết Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ Khóa VII
“Để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy
doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa ở mức
độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; trong đó sở hữu nhà nước
chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối”.
“Thí điểm việc bán một phần cổ phần, cổ phiếu của một số doanh nghiệp nhà nước
cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp”.
Nghị quyết số 10/NQ-TW (17-3-1995)
“Tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp nhà nước mà tiến hành bán một số tỷ lệ cổ
phần cho cán bộ công nhân viên chức... và cá nhân ngoài doanh nghiệp”.
Nghị quyết Đại hội VIII (7-1996)
“Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy
động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài
sản nhà nước ngày càng tăng, không phải để tư nhân hóa. Bên cạnh những doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần
chi phối. Gọi thêm cổ phần hay bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các
tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được
phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh”.
Thông báo ý kiến của Bộ chính trị Khóa VIII/Số 63-TB/TW (04-04-1997)
“Cổ phần hóa phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp nhà nước,
nhằm huy động thêm vốn của cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để mở rộng ngành
nghề, hiện đại hóa công nghệ, tạo thêm việc làm, phân công lại lao động, phát triển sản
xuất, tích luỹ cho doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách và thu nhập cho người lao động.
Cổ phần hóa phải làm tiềm lực kinh tế của Nhà nước tăng lên, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ngày càng cao, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa VIII (12-1997)
“Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế
hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi, bổ
sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo cổ phần hóa các cấp. Thí điểm việc bán cổ
phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu, tham gia mua
cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản”.
“Phân định loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh; xác định danh
mục loại doanh nghệp cần nắm giữ 100% vốn nhà nước; loại doanh nghiệp nhà nước cần
nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại doanh nghiệp nhà nước chỉ cần giữ tỷ lệ cổ phần ở
mức thấp”.
Nghị quyết Đại hội IX (4-2001)
“Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh
nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn”.
“Hoàn thành cơ bản việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước
không cần nắm giữ 100% sở hữu vốn. Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, mở rộng
việc bán cổ phần cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khóa IX (8-2001)
“Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh
nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả
vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo động lực mạnh mẽ và có cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh
nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và
tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được
biến thành tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ”.
“Đối tượng cổ phần hóa là những doanh nghiệp nhà nước hiện có mà Nhà nước
không cần nắm giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh
doanh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển doanh
nghiệp nhà nước và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển doanh
nghiệp nhà nước hiện có thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối,
cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp hoặc Nhà nước không giữ cổ phần”.
2.2.2. Quan điểm của tỉnh Đảng bộ tỉnh An Giang
Chủ trương sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần ở An Giang
được thực hiện từ năm 1998. Đây là nhiệm vụ tương đối quan trọng trong phát triển kinh
tế của địa phương, khi mà thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn.
Chủ trương này đã được Đảng bộ tỉnh An Giang chỉ đạo xuyên suốt từ năm 1996 cho đến
nay qua các Kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh:
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000
“Việc đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp chuyển biến chậm. Khu vực
kinh tế nhà nước chậm được sắp xếp, cổ phần hóa một số doanh nghiệp thiếu năng động
trong sản xuất kinh doanh”.
Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển thời kỳ 2001-2005
“Thực hiện nhanh cổ phần hóa và từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý
các doanh nghiệp cổ phần”.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005
“Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước là hợp lực để phát huy thế mạnh và
tăng cường sức cạnh tranh trong kinh doanh. Nghiên cứu thành lập một hoặc hai tổng
công ty chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu, đồng thời tiến hành cổ phần
hóa những doanh nghiệp kém hiệu quả và những doanh nghiệp cần tăng vốn đầu tư để mở
rộng hoạt động kinh doanh”.
2.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP
Quản trị tài chính là việc nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong
phạm vi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó có thể đưa ra các
quyết định tài chính nhằm những mục tiêu khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu khác.
Việc hoạch định tài chính của một doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm đề ra
một kế hoạch tốt và hiệu quả trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Nó có thể được
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải dựa trên điều kiện thực tế của
doanh nghiệp. Một việc làm thường xuyên của các nhà quản trị tài chính là phân tích các
tỷ số tài chính của doanh nghiệp, nó không những đáp ứng được nhu cầu của nhà quản trị
mà còn giúp cho các chủ thể khác hiểu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi
quan tâm đến. Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại sau:
2.3.1. Tỷ số thanh toán (thanh khoản)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh
nghiệp. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp có khả năng trả
các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không, căn cứ vào đây nhà đầu tư quyết định cho doanh
nghiệp vay vốn hay không.
2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời
Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng
chính tài sản ngắn hạn của mình. Tỷ số này của doanh nghiệp tốt nhất là nằm trong
khoảng từ 1,5 lần đến 2,5 lần.
Tỷ số thanh toán hiện thời trung bình Ngành là: 2,0 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là toàn bộ tài sản lưu động và các khoản
đầu tư ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó là
những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong khoảng thời gian dưới một
năm. Cụ thể bao gồm các khoản như: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải
thu và tồn kho.
Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ ngày
lập báo cáo. Vì vậy dùng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn để
trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp. Cụ thể bao gồm các khoản như:
các khoản phải trả, vay ngắn hạn, vay tích luỹ và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Tỷ số này được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh
toán trung bình Ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với các năm
trước để thấy được sự tiến bộ hay giảm sút.
Nếu tỷ số thanh toán hiện thời giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng
là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn
sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá
cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào
tài sản lưu động hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lưu động không hiệu
quả. Ngoài ra, một doanh nghiệp nếu dữ trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số
thanh toán hiện thời cao, mà hàng tồn kho là những hàng ứ đọng, hàng có phẩm
chất kém.
Vì vậy, trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiên thời không phản ánh chính xác
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính
thanh khoản cao.
Tỷ số thanh toán nhanh trung bình ngành là: 1,0 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Đó là tỷ lệ của những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền
mặt, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho bởi vì hàng tồn kho là tài sản cần
phải có thời gian bán chúng và có khả năng mất giá cao – nghĩa là nó có khả năng thanh
toán kém nhất.
2.3.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính được khái niệm như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay
để khuếch đại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính được coi như một chính sách
tài chính của doanh nghiệp, có vai trò và vị trí quan trọng.
2.3.2.1. Tỷ số nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu từ nợ
và qua đó đánh giá tình hình nợ vay của doanh nghiệp có hiệu quả không. Đây cũng
là căn cứ để nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Tỷ số nợ trung bình Ngành là: 33%.
Được xác định bởi công thức sau:
Tỷ số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau:
Tổng nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
cho đến thời hạn lập báo cáo. Nợ ngắn hạn như: các khoản phải trả, các khoản
nợ tích luỹ, các khoản vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ khác. Nợ
dài hạn: các khoản nợ vay dài hạn của ngân hàng, nợ do phát hành trái phiếu,
do mua hàng trả chậm.
Tổng tài sản là toàn bộ tài sản hiện có cho đến thời điểm lập báo cáo, gồm tài
sản lưu động và tài sản cố định.
Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ càng
được đảm bảo. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động thêm vốn bằng cách đi vay.
Nhưng doanh nghiệp lại muốn tỷ số nợ cao, vì việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng vốn
tự có để đáp ứng như cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm giảm quyền
kiểm soát doanh nghiệp; còn việc tăng lợi nhuận bằng cách đi vay nợ để đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của doanh
nghiệp. Và điều này làm hạn chế khả năng huy động thêm vốn cho doanh nghiệp một
khi tỷ số nợ của doanh nghiệp cao.
2.3.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay
Được dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn
để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào.
Tỷ số thanh toán lãi vay trung bình Ngành là: 8 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Tỷ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Chi phí lãi vay
Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể có để
trả lãi vay trong năm. Ở đây phải sử dụng lợi tức trước thuế mà không phải là
lãi ròng là vì lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập.
Chi phí lãi vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả hàng năm cho các khoản
vay nợ của mình như: lãi vay ngắn hạn ở ngân hàng, lãi nợ vay do phát hành
trái phiếu.
Chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng các khoản nợ vay có hiệu quả,
nó là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng huy động thêm vốn vay từ các nhà đầu tư khác.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp quá yếu về chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể nhanh chóng
rút lại các khoản đầu tư vào doanh nghiệp và có thể đưa đến việc phá sản doanh
nghiệp.
2.3.2.3. Đảm bảo nợ
Được dùng để đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế
toán.
Tỷ số đảm bảo nợ trung bình Ngành là: từ 0% đến 100%.
Được xác định bởi công thức sau:
Đảm bảo nợ =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số đảm bảo nợ cho phép có thể được giới hạn trong khoảng từ 0 đến 1:
Nếu tỷ số đảm bảo nợ = 0, điều đó có nghĩa doanh nghiệp không sử dụng nợ
cho việc mua sắm tài sản mà nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành
bởi 100 % vốn chủ sở hữu.
Nếu tỉ số đảm bảo nợ =1, điều đó có nghĩa nguồn tài sản của doanh nghiệp
được hình thành bởi 50 % nợ và 50 % vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm toàn bộ nguồn vốn và nguồn kinh phí.
Nguồn vốn như: nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng và
phúc lợi... Nguồn kinh phí như: quĩ quản lý của cấp trên, nguồn kinh phí sự nghiệp...
2.3.3 Tỷ số hoạt động (Hiệu suất sử dụng – Doanh thu)
Các tỷ số này đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để nâng cao
chỉ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản nào chưa dùng hoặc không
dùng không tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu
quả hơn hoặc loại bỏ chúng đi.
2.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân
Phản ánh số ngày thu tiền bình quân từ khi ghi nhận doanh thu.
Kỳ thu tiền bình quân trung bình Ngành là: 20 ngày.
Được xác định bởi công thức sau:
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu * 360
Doanh thu thuần
Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau:
Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh
nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán,
khoản trả trước cho người bán...
Doanh thu thuần là doanh số bán ra của doanh nghiệp trong năm sau khi trừ đi
các khoản giảm trừ trong năm như: chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại và thuế
doanh thu.
Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh
nghiệp. Về nguyên tắc, tỷ số này càng thấp càng tốt, nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh
nghiệp thấp thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó cao do vốn ít bị chiếm dụng
trong khâu thanh toán. Nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp quá cao thì sức cạnh
tranh của doanh nghiệp sẽ giảm do các khoản phải thu quá lớn, điều đó có nghĩa chính
sách bán chịu của doanh nghiệp quá nhiều_ điều mà thông thường chỉ doanh nghiệp có
sức cạnh tranh kém mới thực hiện chính sách này để tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, không
thể chỉ dựa vào chỉ số kỳ thu tiền trong kỳ mà kết luận tính hiệu quả về khả năng thu hồi
vốn mà cần phải xem xét thêm một số yếu tố khác như: đặc điểm Ngành nghề kinh doanh,
chiến lược phát triển, chính sách bán hàng của doanh nghiệp...
2.3.3.2. Vòng quay tồn kho
Đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng
hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu…
Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng vì dự trữ nguyên vật liệu là để sản
xuất, sản xuất hàng hoá là để tiêu thụ nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao
trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quy mô tồn kho của một doanh nghiệp có thể lớn nhưng cũng có thể nhỏ, điều
đó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và thời gian kinh doanh
trong năm.
Vòng quay tồn kho trung bình Ngành là: 9 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Vòng quay tồn kho =
Doanh thu thuần
Tồn kho
Tồn kho là toàn bộ các loại tài sản như: nguyên vật liệu trong khâu dữ trữ, chi phí sản
xuất dở dang trong khâu sản xuất và thành phẩm trong khâu lưu thông.
2.3.3.3 . Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản
cố định trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trung bình Ngành là: 5 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản cố định (tài sản
cố định thuần) đến thời điểm lập báo cáo. Nó được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài
sản cố định sau khi khấu trừ phần khấu hao tích luỹ đến thời điểm lập báo cáo.
Tỷ số này càng cao thì càng tốt. Vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho
thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao.
Nếu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp không cao thì doanh
nghiệp cần xem lại nguyên nhân của việc sử dụng tài sản cố định không hiệu quả, thường
là: đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỷ trọng
lớn, tài sản cố định được sử dụng với công suất thấp hơn công suất được thiết kế.
2.3.3.4. Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp,
nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần.
Vòng quay tổng tài sản trung bình Ngành là: 2 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Tổng tài sản được xác định báo gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh
nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
Chỉ tiêu này của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản rất
hiệu quả trong một kỳ kinh doanh.
Nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp phải xem xét việc sử dụng tài sản cố định và
tài sản lưu động có hiệu quả không, bằng cách kết hợp với các chỉ tiêu: tỷ số thanh toán
hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh và hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
2.3.4. Tỷ số lợi nhuận (doanh lợi)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh
nghiệp. Các tỷ số tài chính nói trên cho thấy phương thức mà doanh nghiệp được điều
hành, thì các tỷ số về lợi nhuận sẽ cho thấy hiệu năng quản trị của doanh nghiệp. Trước
khi đầu tư vào một doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về lợi
nhuận và sự thay đổi của chỉ tiêu này như thế nào qua quá trình hoạt động kinh doanh bởi
vì mức lợi tức sau thuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư.
2.3.4.1. Doanh lợi tiêu thụ
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, chúng ta nên kết hợp chỉ
tiêu này với mức sinh lợi tức sau thuế của năm trước để so sánh.
Doanh lợi tiêu thụ trung bình Ngành là: 5%.
Được xác định bởi công thức sau:
Doanh lợi tiêu thụ =
Lợi tức sau thuế
Doanh thu thuần
Lợi tức sau thuế là phần lợi nhuận còn lại của doanh thu thuần sau khi đã khấu trừ
tổng chi phí và thuế thu nhập.
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả. Đây cũng
là yếu tố để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Nếu chỉ tiêu này không cao có nghĩa là chi phí hoạt động của doanh nghiệp không
được hợp lý so với các doanh nghiệp cùng Ngành. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp
quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp nhất chi phí để gia tăng mức sinh lời.
2.3.4.2 . Tỷ lệ lãi gộp
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trước khi trừ chi phí chung, chi trả lãi
vay, thuế thu nhập của doanh nghiệp trên doanh thu.
Tỷ lệ lãi gộp trung bình Ngành là: 20%.
Được xác định bởi công thức sau:
Tỷ lệ lãi gộp =
Lãi gộp
Doanh thu thuần
Lãi gộp được xác định là phần doanh thu thuần của doanh nghiệp còn lại sau khi
đã trừ đi giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này của doanh nghiệp cao cho thấy doanh nghiệp đang có chi phí sản xuất
sản phẩm ở mức hiệu quả nhất, không ảnh hưởng lớn đến lãi gộp của doanh nghiệp.
Nếu tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp phải xem lại chi phí sản
xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả không so với các doanh nghiệp khác trong
cùng Ngành.
2.3.4.3. Doanh lợi tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu
quả của các tài sản được đầu tư hay còn được gọi là khả năng sinh lời của đầu tư.
Doanh lợi tài sản trung bình Ngành là: 10%.
Được xác định bởi công thức sau:
Doanh lợi tài sản =
Lợi tức sau thuế
Tổng tài sản
Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài
sản hợp lý và hiệu quả; cho thấy mức độ hiệu quả mà tổng tài sản của doanh nghiệp mang
lại. Đồng thời, cũng cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các khoản lãi vay trong doanh
nghiệp đang rất tốt, nó không làm giảm lợi tức sau thuế quá nhiều.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp có nghĩa là việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp
không tốt, tài sản của doanh nghiệp quá lớn trong khi lợi tức sau thuế không đổi, doanh
nghiệp cần giảm lượng tài sản không cần thiết sử dụng và nâng cao năng suất sử dụng tài
sản trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí lãi vay cũng là nguyên nhân làm giảm lợi
tức sau thuế, dẫn đến giảm doanh lợi tài sản.
2.3.4.4. Doanh lợi vốn tự có (ROE)
Doanh lợi vốn tự có hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông, chỉ tiêu
này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời
đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi
vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra để đầu
tư.
Doanh lợi vốn tự có trung bình Ngành là: 15%.
Được xác định bởi công thức sau:
Doanh lợi vốn tự có =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn tự có
Khi đánh giá chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp ta thường kết hợp với
chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có trung bình của Ngành và chỉ tiêu doanh lợi tài sản của doanh
nghiệp.
Nếu doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp cao hơn trung bình Ngành thì các chủ
sở hữu hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động của doanh nghiệp.
Ngược lại, doanh lợi vốn tự có thấp hơn trung bình Ngành thì sẽ không được các
chủ sở hữu tán thành. Tuy nhiên, nếu so sánh với doanh lợi tài sản mà doanh lợi vốn tự có
không quá chênh lệch thì ta có thể nhận thấy doanh nghiệp đang sử dụng tỷ số nợ cao hơn
mức bình thường.
CHƯƠNG III
GIỚI THIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang.
Vốn điều lệ : 1.920.000.000 đồng (Một tỷ chín trăm hai mươi triệu đồng).
Địa chỉ : 22/2 Phan Bội Châu, P. Bình Khánh, Tp. Long Xuyên, An Giang.
Điện thoại : 076.954211 – 076.954611.
Fax : 076.841280.
3.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang tiền thân là Bộ phận khai thác kinh doanh cát
sông, trực thuộc Công ty Xây lắp và Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng An Giang
(thường gọi là Công ty Xây lắp An Giang – đây là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang). Lĩnh vực hoạt động của đơn vị là kinh doanh và khai
thác cát sông trong phạm vi tỉnh An Giang. Năm 1997, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh
doanh và phương án thực hiện mục tiêu cổ phần hoá của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang
từ năm 1998 – 2002, Công ty Xây lắp An Giang có đầy đủ điều kiện thực hiện cổ phần
hoá bộ phận xáng cát:
Xáng cát không thuộc loại Nhà nước đầu tư nắm giữ 100% vốn sản xuất kinh
doanh.
Công ty Xây lắp An Giang luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch trên giao, là
một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong tỉnh.
Điều kiện để phát triển tương đối thuận lợi, xét về tất cả các mặt như: thị
trường, kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý và lực lượng
nhân công kỹ thuật.
Mức thu nhập bình quân ở Công ty Xây lắp An Giang tương đối cao so với các
doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh. Khi chuyển bộ phận Xáng cát sang hoạt
động dưới hình thức Công ty cổ phần, với cơ chế quản lý tự chủ và có hiệu quả
sẽ vẫn đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức.
Cán bộ công nhân viên chức của Công ty đã nhận thức được chủ trương cổ
phần hoá của Nhà nước, có thái độ ủng hộ và quyết tâm thực hiện ở đơn vị
mình.
Tình hình kinh tế ổn định, chỉ số lạm phát ở mức thấp, giá cả được kiềm giữ
không biến động lớn... và sự xuất hiện của các công ty kiểm toán và thị trường
chứng khoán sắp được thành lập đã tạo cơ sở để mọi người dân, nhất là cán bộ
công nhân viên trong Công ty Xây lắp An Giang yên tâm đầu tư vào Công ty.
Do vậy, ngày 30/03/1997, bộ phận xáng cát của Công ty Xây lắp An Giang ngừng
hoạt động để tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản và xây dựng phương án cổ phần hoá
theo các căn cứ sau:
Căn cứ vào Nghị định số 28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần;
Căn cứ thông tư số 50TC/TCDN, ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn
những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc
chuyển mốt số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Nghị định
28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 01/CPH, ngày 04/09/1996 của Bộ trưởng Trưởng Ban
chỉ đạo Trung ương Cổ phần hoá về ban hành quy trình chuyển doanh nghiệp
Nhà nước thành Công ty Cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 17/LĐTBXH-TT, ngày 07/09/1996 hướng dẫn về chính
sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty
Cổ phần theo Nghị định 28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 1104/TLĐ, ngày 13/09/1996 của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam hướng dẫn nội dung hoạt động Công đoàn khi chuyển doanh nghiệp
Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Nghị định 28/CP, ngày 07/05/1996 của
Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 7506/QĐ-UB ngày 15/12/1997 của UBND tỉnh An
Giang về việc thực hiện cổ phần hoá bộ phận xáng cát của Công ty Xây lắp An
Giang để thành lập Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang;
Căn cứ Bảng cân đối kế toán của bộ phận xáng cát đến ngày 30/03/1997 của
Công ty Xây lắp An Giang đã được kiểm toán bởi Cục Quản lý Vốn và Tài sản
Nhà nước tại An Giang.
Ngày 06/08/1997, phương án cổ phần hoá được Ban chỉ đạo Cổ phần hoá tỉnh An
Giang và Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt. Sau đó, từ tháng 09/1997 đến tháng
12/1997, Ban Cổ phần hoá doanh nghiệp đã tiến hành xin Uỷ ban nhân dân được phép
bán cổ phần; tiến hành bán cổ phần; tổ chức Đại hội đồng Cổ đông; bầu Hội đồng quản
trị; thông qua điều lệ hoạt động của Công ty và tiến hành đăng ký kinh doanh.
Ngày 01/01/1998, Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang chính thức được thành lập
và đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064850 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 14/02/1998.
3.1.2. Quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh An Giang
được cổ phần hoá từ một bộ phận doanh nghiệp nhà nước nên đã gặp rất nhiều khó khăn
về thủ tục thành lập, việc định giá lại giá trị tài sản, phát hành cổ phiếu, tiến hành Đại hội
cổ đông, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động cho Công ty... Đồng thời, Hội đồng quản trị
và Ban Giám đốc phải tự chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, trả lương
cho cán bộ công nhân viên cũng như về kết quả kinh doanh trước Đại hội đồng cổ đông.
Trước những khó khăn và thử thách ban đầu, Công ty đã có những giải pháp kịp thời:
Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân và các
ban ngành trong việc xin giấy phép khai thác cát sông, đấu thầu công trình,
hoạch toán sổ sách kế toán...
Quản lý, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng lao động.
Cải tiến kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí trong việc sửa chữa cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Mở rộng phạm vi hoạt động để tìm kiếm khách hàng mới.
Bằng sự nỗ lực phấn đấu, phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn của toàn thể
cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty mà lĩnh vực hoạt động của Công ty ngày càng
được mở rộng. Từ một lĩnh vực đăng ký kinh doanh sau khi thành lập là khai thác và kinh
doanh cát sông, qua một thời gian hoạt động, do yêu cầu phát triển của Công ty và của thị
trường, Công ty đã đăng ký thêm một số lĩnh vực hoạt động khác:
Ngày 21/02/2000, bổ sung hoạt động san lấp mặt bằng.
Ngày 17/10/2000, được bổ sung hoạt động vận tải thuỷ bộ.
Ngày 13/03/2001, được bổ sung hoạt động nạo vét kênh mương.
Ngày 25/08/2002, được bổ sung hoạt động xây dựng cơ bản.
Năm 2002, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh – đầu tư mua cần
cẩu Unit, cần cẩu Koering 25 tấn và cần cẩu Koering 60 tấn – Công ty đã tăng thêm 50%
vốn điều lệ – trị giá 640.500.000 đồng (Sáu trăm bốn mươi triệu năm trăm ngàn đồng) –
bằng việc phát hành cổ phiếu phổ thông, nâng tổng số vốn điều lệ của Công ty lên
1.920.000.000 đồng (Một tỷ chín trăm hai mươi triệu đồng). Việc tăng vốn điều lệ chứng
tỏ Công ty đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu và từng bước hoạt động có hiệu
quả, đầu tư mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả của việc đẩy mạnh đầu tư được thể hiện rất rõ vào đầu năm 2003, Công ty
đã đầu tư phương tiện xe đào (trị giá 340 triệu đồng) và mua đất xây dựng trụ sở mới (trị
giá 700 triệu đồng). Hiệu quả của việc đầu tư này là rất cao, phương tiện xe đào giúp cho
Công ty chủ động giải quyết nhiều việc trong công tác thi công đê bao, san lấp mặt bằng ở
những công trình vừa và nhỏ... góp phần giảm chi phí và thời gian thi công, từ đó, nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như tăng lợi nhuận. Việc mua đất xây dựng
trụ sở Công ty là một hướng đầu tư đúng đắn và nhạy bén, bởi vì, theo giá thị trường bất
động sản tự do hiện nay thì giá trị của khu đất đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra, Công ty
không phải trả tiền thuê mướn văn phòng, tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch với
khách hàng cũng như nâng cao uy tín của mình.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
Hiện nay, Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang tự chịu trách nhiệm về tổ chức,
quản lý, tiến hành hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng về mặt Đoàn thể, Đảng uỷ và
Công đoàn, Công ty vẫn là một đơn vị trực thuộc Công ty Xây lắp An Giang. Ngoài Hội
đồng quản trị và Ban Giám đốc, tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 43 người,
được tổ chức thành 6 bộ phận: bộ phận văn phòng, bộ phận xáng guồng, bộ phận xáng
cẩu, bộ phận cơ khí – sửa chữa, bộ phận thi công san lấp công trình, bộ phận thi công
bơm cát.
(Sơ đồ tổ chức, quản lý của Công ty Cổ phần Xáng Cát An Giang)
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên:
HỘI ĐỒNG
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chung công việc của Hội đồng
quản trị, có nhiệm vụ kiểm oạt động của Công ty cũng
như tạo mọi điều kiện thuậ
quyết, quyết định của Hội đồ
Phó Chủ tịch Hội đồng quản
doanh.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản
BỘ PHẬN
XÁNG GUỒNG
BỘ PHẬN
CƠ KHÍ
BỘ PHẬN
XÁNG CẨU
BỘ PHẬN
MÁY BƠM
BỘ PHẬN
CÔNG TRÌNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG
TỔ CHỨC
PHÒNG
KẾ TOÁNtra, quản lý, giám sát h
n lợi cho Giám đốc tổ chức thực hiện các Nghị
ng quản trị.
trị phụ trách về lĩnh vực thị trường phát triển kinh
trị phụ trách về lĩnh vực đầu tư phát triển.
Các thành viên còn lại thực hiện công việc theo sự phân công của Hội đồng
quản trị.
Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó có một thành viên phải có nghiệp vụ tài
chính kế toán. Ban Kiểm soát có quyền và trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán chứng từ
trong Công ty.
Ban Giám đốc gồm:
Giám đốc có trách nhiệm phụ trách, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Đồng thời, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
trước Hội đồng quản trị.
Phó Giám đốc phụ trách về tổ chức, hoạt động kinh doanh.
Phó Giám đốc phụ trách về kỹ thuật.
Phòng Tổ chức: tuyển chọn và quản lý nhân sự; có trách nhiệm quan tâm đến đời
sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Phòng Kế hoạch: hoạch định kế hoạch kinh doanh và phương hướng hoạt động của
Công ty, có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các bộ phận khác hoàn thành đúng chỉ tiêu mà
kế hoạch đã đề ra.
Phòng Kế toán: thực hiện ghi chép chứng từ, hoá đơn, lập báo cáo thuế, báo cáo tài
chính... rõ ràng, đúng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.
Bộ phận xáng guồng và xáng cẩu: khai thác cát sông trong địa bàn cho phép: Long
Xuyên, Mỹ Hoà Hưng, Châu Phú nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình của
Công ty và bán cho khách hàng.
Bộ phận công trình: tiến hành tham gia đấu thầu và thi công các công trình vượt lũ,
san lấp mặt bằng.
Bộ phận cơ khí: cải tiến và sửa chữa máy móc nhằm đảm bảo cho máy móc được hoạt
động liên tục, tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Bộ phận máy bơm: phục vụ cho việc thi công các công trình mà Công ty đã trúng
thầu, góp phần hạn chế chi phí thuê ngoài và tăng tính chủ động trong việc đảm báo tiến
độ thi công.
3.3. QUY MÔ PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT
Sau hơn 6 năm thành lập, bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ trong Công ty và sự
quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời của Hội đồng quản trị mà Công ty đã vượt qua được
những thách thức ban đầu, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Khi mới
hình thành, vốn điều lệ của Công ty là 1.279.500.000 đồng, với 3 chiếc xáng hoạt động
khai thác và kinh doanh, trụ sở làm việc phải đi thuê. Đến nay, vốn điều lệ của Công ty đã
tăng lên 50%, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được mở rộng liên
tục gồm:
Mua đất xây dựng trụ sở, trị giá 700 triệu đồng.
1 cẩu Unit, trị giá 237 triệu đồng.
1 cẩu Koering 25 tấn, trị giá 285,65 triệu đồng.
1 cẩu Koering 60 tấn, trị giá 976 triệu đồng.
1 xe đào, trị giá 340 triệu đồng.
2 máy bơm, trị giá 126 triệu đồng.
Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động cũng phát triển tương xứng với quy mô của Công ty,
hiện nay Công ty đã đủ sức tham gia đấu thầu và khả năng thi công những công trình có
quy mô vừa trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: thi công các công trình xây dựng cơ bản,
trình vượt lũ, đường nông thôn, khai thác và kinh doanh cát...
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.4.1. Thuận lợi
Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành trong tỉnh.
Sự quan tâm thường xuyên, sâu sát và kịp thời của Đảng uỷ Công ty Xây lắp An
Giang và của Hội đồng quản trị Công ty.
Tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn đoàn kết, xác định tốt trách
nhiệm và nhận thức đúng đắn về công việc của mình. Công tác tổ chức quản lý điều hành
từng bước có tiến bộ.
Phương tiện hoạt động được cải tiến kỹ thuật nên tiết kiệm được chi phí, nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công ty. Do vậy, khách hàng của Công ty luôn ổn định và ngày
càng mở rộng.
3.4.2. Khó khăn
Điều kiện thời tiết thất thường và độ sâu của lòng sông ở một số khu vực hiện nay
không còn phù hợp cho việc khai thác, đặc biệt vào mùa nước đổ.
Việc hút cát không giấy phép của các cơ sở tư nhân vẫn chưa được cơ quan chức
năng hạn chế, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh.
Hồ sơ thủ tục xin phép khai thác còn quá khó khăn, do nhiều ngành quản lý. Vì
vậy, các bước tiến hành khá chậm, không kịp thời... làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh.
Phương tiện khai thác cũ và thiếu đồng bộ do sửa chữa chắp vá, làm cho khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng bị hạn chế.
Công ty hoạt động trong điều kiện không có vốn lưu động nên khi sự cố bất
thường xảy ra, Công ty không thể giải quyết được kịp thời, đôi lúc ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh.
Do đặc điểm hoạt động của Công ty phân tán nên việc tập trung sinh hoạt, giáo dục
tư tưởng và nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên chỉ tập trung ở một số
cán bộ chủ chốt, do đó, nhận thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty chưa
đều.
3.4.3. Xu hướng phát triển
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, Công ty đã đề ra xu hướng phát
triển như sau:
Tiếp tục phát huy những thành công mà Công ty đã đạt được trong thời gian
qua.
Từng bước mở rộng quy mô sản xuất đối với các loại hình kinh doanh hiện tại
và phát triển thêm các loại hình kinh doanh mới như: kinh doanh xăng dầu, xây
dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng và công nghiệp...
Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo mô hình gọn nhẹ, có trình độ chuyên môn cao,
nhằm phát huy trách nhiệm của từng bộ phận, hạn chế tình trạng đùn đẩy công
việc cũng như trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, xây
dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý nhằm kích thích thái độ làm việc
của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tăng cường biện pháp kiểm tra, bảo dưỡng và cải tiến máy móc thiết bị nhằm
đảm bảo cho các phương tiện hoạt động đều đặn, hết công suất, tiết kiệm chi
phí sửa chữa.
CHƯƠNG IV
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY
TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HOÁ
Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận xáng cát là khai thác tối
đa công suất hoạt động của xáng guồng, trên cơ sở đảm bảo có đủ cát cung cấp cho
thị trường, nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí nhằm mang lại lợi nhuận ngày
càng cao. Sau đây là khái quát tình hình tài chính của bộ phận xáng cát của Công ty
Xây lắp An Giang trước khi tiến hành cổ phần hoá:
4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trước năm 1998, Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang là bộ phận trực thuộc Công
ty Xây lắp An Giang với nhiệm vụ khai thác và kinh doanh cát sông. Năm 1994, với tài
sản là 2 chiếc xáng AG1460 và AG1461, bộ phận xáng cát đã khia thác và tiêu thụ được
151.061 m3, đạt 79,5% công suất thiết kế nên doanh thu đạt 906.907.000 đồng. Sau khi đã
trừ đi chi phí hoạt động cũng như thuế lợi tức, lợi nhuận sau thuế của của bộ phận xáng
cát đạt 61.007.000 đồng. Có nghĩa là cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra được 0,0673 đồng
lợi nhuận ròng. Đến năm 1995, điều kiện hoạt động thuận lợi và ít bị hư hỏng do đã được
sửa chữa năm 1994 nên 2 xáng AG1460 và AG1461 hoạt động liên tục, sản lượng sản
xuất đạt 204.328 m3 bằng 107,54% công suất thiết kế. Toàn bộ sản lượng khai thác được
tiêu thụ hết nên doanh thu năm 1995 là 1.226.000.000 đồng, tăng 35,17% so với năm
1994. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 78,69% so vời cùng kỳ.
(Tình hình tài chính của Công ty trước khi cổ phần hoá)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 1994
Năm
1995
Năm
1996
Quí
I/1997
1/. NGUỒN VỐN 1.000đ 1.147.400 1.147.400 1.147.400 1.170.232
a. Vốn cố định 1.000đ 1.147.400 1.147.400 1.147.400 1.170.232
- Ngân sách cấp 1.000đ 690.000 690.000 690.000 690.000
- Vốn tự bổ sung 1.000đ 135.000
- Vốn vay 1.000đ 457.400 457.400 457.400 345.232
- Nhận góp vốn liên doanh
b. Vốn xây dựng cơ bản
c. Vốn lưu động
d. Quỹ phát triển sản xuất
2/. DOANH THU 1.000đ 906.907 1.225.971 1.384.906 508.508
3/. TỔNG CHI PHÍ 1.000đ 825.564 1.080.599 1.348.810 385.085
4/. LN TRƯỚC THUẾ 1.000đ 81.343 145.372 36.095 123.423
5/. THUẾ LỢI TỨC 1.000đ 20.336 36.343 9.024 30.856
6/. LN SAU THUẾ 1.000đ 61.007 109.029 27.071 92.567
7/. NỘP NGÂN SÁCH 1.000đ 317.538 478.122 556.821 197.986
8/. TỶ SUẤT LNST/N.VỐN % 5,31 9,50 2,35 7,40
9/. NHÂN SỰ Người 10 10 12 12
- Biên chế Người 1 1 1 1
- Hợp đồng dài hạn Người 9 9 11 11
10/. TNBQ NGƯỜI/NĂM 1.000đ 7.398 10.010 8.073 2.777
- Lương 1.000đ 6.348 8.580 7.452 1.959
- Thưởng 1.000đ 1.050 1.430 621 818
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Năm 1996, Công ty xây lắp An Giang đã đầu tư thêm xáng AG1462 vào tháng
4/1996 nhưng 2 xáng AG 1460 và AG1461 hư hỏng liên tục, phải ngưng sản xuất vào 4
tháng cuối năm nên sản lượng khai thác thấp, dẫn đến doanh thu và sản lượng của xáng
AG1460 và AG1461 đạt rất thấp so với năm 1995. Mặc dù tổng sản lượng tăng 26.489 m3
so với năm 1995 nhưng lại chỉ đạt 76,93% so với công suất thiết kế, nên dù tiêu thụ hết
sản phẩm doanh thu cũng chỉ đạt 1.384.000.000 đồng. Bên cạnh đó, năm 1996 bộ phận
xáng cát phải tiến hành sửa chữa xáng AG1460 và AG1461 nên chi phí trong năm tăng,
làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh và chỉ đạt 27.000.000 đồng. Đến năm 1997, thực
hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, bộ phận xáng cát của Công ty chỉ
hoạt động đến hết quí I/1997 thì ngừng hoạt động để tiến hành định giá tài sản và xây
dựng phương án cổ phần hoá. Thời gian hoạt động chỉ trong 3 tháng nhưng do 3 xáng
hoạt động tốt nên doanh thu đạt 516.000.000 đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 98.000.000
đồng, tăng so với quí I/1996.
Qua nghiên cứu trên, ta có thể kết luận tình hình hoạt động kinh doanh của bộ phận
xáng cát có xu hướng phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để Công ty Xây lắp An Giang
tiến hành cổ phần hoá thành công bộ phận xáng cát của Công ty.
4.2. ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH
Nhìn vào bảng số liệu về tình hình tài chính, năm 1994 đóng góp ngân sách
của bộ phận xáng cát là 317.538.000 đồng và đến năm 1995, tăng lên 160.584.000
đồng, tăng tương ứng với 50,57% so với năm 1994. Mặc dù năm 1996, tình hình hoạt
động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng bộ phận xáng cát vẫn hoàn thành nghĩa
vụ đối với Nhà nước và tăng 16,46% so với cùng kỳ. Đến hết quí I/1997, cả 3 xáng
hoạt động tốt nên nộp ngân sách đạt 197.986.000 đồng, so với quí I/1996 tăng
42,43%.
Đồ thị 4.1: Tình hình nộp ngân sách của Công ty trước khi cổ phần hoá
Tình hình np ngân sách
0
200
400
1994 1995 1996 1/199
S
ố
ti
n
(t
ri
u
đ
ồ
600
7
Năm
ề
ệ
n
g
)
Tình hình np ngân sách
ân sách của bộ phận xáng cát ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ tính tích cực trong
qua
Sản lượng khai thác được thị trường chấp nhận và tiêu thụ hết nên thu nhập
của người lao động đạt khá cao so với các đơn vị cùng ngành. Cụ thể năm 1994,
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Qua bảng phân tích tình hình tài chính và đồ thị, dễ dàng nhận thấy mức đóng góp
ng
n hệ với cơ quan Thuế, nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hoá
như: thành lập hồ sơ, thủ tục cổ phần hoá; tiến hành đăng ký kinh doanh…
4.3. NHÂN SỰ
Do hoạt động xáng cát chủ yếu là dây chuyền máy móc nên số lượng công nhân
viên không nhiều. Năm 1994 và năm 1995, tổng số cán bộ công nhân viên là 10 người,
trong đó có 1 người trong biên chế còn lại 9 người hợp đồng dài hạn. Năm 1996, Công ty
Xây lắp đầu tư thêm 1 chiếc xáng nên số lượng nhân viên tăng lên 2 người hợp đồng dài
hạn.
lương
ăm 1996, phải tiến hành sửa chữa 2 chiếc xáng nên tiền lương của
người lao động bị giảm 13,15%/tháng so với cùng kỳ. Quí I/1997, cả 3 xáng hoạt
ới năm 1996,
đạt 65
thuế trên nguồn vốn đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận ròng
trên tổ
6, bộ phận xáng cát tiến hành sửa chữa xáng
AG146
bình quân của một lao động là 529.000 đồng/tháng, ngoài ra cuối năm người
lao động còn có chế độ khen thưởng từ Công ty là 1.050.000 đồng, nâng tổng thu
nhập một năm lên 7.398.000 đồng. Đến năm 1995, do hoạt động có hiệu quả cao nên
lương bình quân tăng 186.000 đồng/người/tháng và thưởng cuối năm là 1.430.000
đồng/người. N
động tốt nên tiền lương của người lao động đã được cải thiện hơn so v
3.000 đồng/tháng, đồng thời bình quân một lao động còn được thưởng 818.000
đồng.
Nhìn chung sau hơn 3 năm hoạt động, nhân sự của bộ phận xáng cát luôn ổn định
và thu nhập của người lao động có xu hướng tăng đều, đảm bảo được nhu cầu tái sản xuất
sức lao động của bản thân họ. Qua đó, tạo được tâm lý và nhận thức đúng đắn về chủ
trương cổ phần hoá trong cán bộ công nhân viên; tạo thuận lợi cho tiến trình cổ phần hoá
ở Công ty.
4.4. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN SAU THUẾ TRÊN NGUỒN VỐN
Tỷ suất lợi nhuận sau
ng nguồn vốn đã bỏ ra. Năm 1994, một đồng vốn đưa vào hoạt động kinh doanh tạo
ra được 0,0531 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 1995, nguồn vốn không thay đổi nhưng do
điều kiện hoạt động kinh doanh thuận lợi nên lợi nhuận sau thuế tăng, do đó chỉ số này
tăng 78,91% so với năm 1994. Năm 199
0 và AG1461 nên tổng chi phí tăng làm cho lợi nhuận sau thuế giảm, kéo theo khả
năng sinh lời trên nguồn vốn giảm mạnh, chỉ đạt 2,35% trong năm. Tình hình hoạt động
kinh doanh có chuyển biến tích cực trong quí I/1997, cả 3 chiếc xáng hoạt động hiệu quả
nên sau khi trừ đi tổng chi phí và thuế lợi tức, một đồng vốn được sử dụng đã đem lại
0,074 đồng lợi nhuận ròng.
Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn với trung bình ngành là
10%, ta có thể kết luận rằng, trong quá trình hoạt động khả năng đem lại lợi nhuận ròng
trên nguồn vốn của bộ phận xáng cát của Công ty Xây lắp An Giang còn thấp, chứng tỏ
kết quả kinh doanh chưa thật sự hiệu quả.
Nghiên cứu sơ lược về tình hình hoạt động trong năm 1994, 1995, 1996 và quí
I/1997 của bộ phận xáng cát của Công ty Xây lắp An Giang, nhận thấy có sự tăng trưởng
về doanh thu, đóng góp ngân sách Nhà nước, thu nhập của người lao động… nhưng hiệu
quả củ hoạt động kinh doanh lại không thật sự cao. Trước thực trạng đó, Ban Cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước tỉnh An Giang và Ban Giám đốc Công ty Xây lắp An Giang
đã tiến hành xây dựng phương án để cổ phần hoá bộ phận xáng cát của Công ty nhằm
phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế. Mô hình doanh nghiệp
mới sẽ hát huy tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, huy động thêm nguồn lực từ các
thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp, nâng
cao trách nhiệm và năng suất của người lao động… từ đó góp phần đẩy mạnh hiệu quả
hoạt đ nh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá.
a
p
ộng kinh doa
CHƯƠNG V
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
h 2
Do số liệu về
hoạt đ ích
ố
ề
DOANH CỦA CÔNG TY
5.1.1. nh doanh thu của Công ty
ổ phần Xáng cát An Giang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực
khác nhau nên doanh thu của Công ty được hạch toán chi tiết theo từng loại hình hoạt
động kinh doanh như: xáng guồng, xáng cẩu, san lấp mặt bằng, máy bơm...
oanh thu của Công ty không ngừng tăng trưởng trong 3 năm qua, cụ thể năm
2001 t nh thu 3.545,5 triệu đồng, năm 2002 Công ty đạt mức doanh thu là 4.118
triệu đ ăng 572,5 triệu đồng, tương ứng với 16,15 so với năm 2001. Vào năm 2003
doanh thu tiếp tục tăng đến 6.844 triệu đồng. So với năm 2002 tăng 2.726 triệu đồng về số
tuyệt đối và tăng 66,2% về số tương đối.
Bảng 5.1: Tình hình doanh thu của Công ty
SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ
Nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động của Công ty, tôi đã đi sâu phân tíc
lĩnh vực quan trọng là tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính.
ộng kinh doanh chỉ được Công ty hạch toán chi tiết từ năm 2001 nên tôi phân t
kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây là năm 2001, 2002 và 2003. Còn s
liệu về tình hình tài chính sẽ được phân tích liên tục trong 6 năm để có cái nhìn cụ thể v
hiệu quả tài chính của Công ty.
5.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
Tình hì
Công ty C
D
ổng doa
ồng, t
ĐVT: triệu đồng
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02
Chỉ tiêu
Số tiền
(Tr.đ)
T.T
(%)
Số tiền
(Tr.đ)
T.T
(%)
Số tiền
(Tr.đ)
T.T
(%)
Số tiền
(Tr.đ) %
Số tiền
(Tr.đ) %
A. Doanh thu HĐKD 3.485 98,29 4.076 98,98 6.814 99,56 591 16,96 2.738 67,17
1. Doanh thu xáng cát 1.522 42,93 1.394 33,85 1.060 15,49 (128) (8,41) (334) (23,96)
2. Doanh thu công trình 1.474 41,57 2.270 55,13 4.345 63,49 796 54 2075 91,41
3. Doanh thu xáng cẩu 351 9,9 288 6,99 1.248 18,23 (63) (17,95) 960 333,33
4. Doanh thu máy bơm 56 1,58 124 3,01 161 2,35 68 121,43 37 29,84
5. Doanh thu bán lẻ 82 2,31 (82) (100)
B. Thu nhập HĐTC 60 1,69 42 1,02 27 0,4 (18) (30) (15) 35,71
C. Thu nhập bất thường 0,5 0,02 3 0,04 (0,5) (100) 3 100
Tổng cộng 3.545,5 100 4.118 100 6.844 100 572,5 16,15 2.726 66,2
5.1.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu hoạt động xáng cát
Khai thác và kinh doanh cát sông là lĩnh vực hoạt động từ ngày thành lập đến nay,
do đó khi hoạt động kinh doanh của bộ phận xáng cát có sự biến động sẽ ảnh hưởng đến
doanh thu của toàn Công ty. Năm 2001, nguồn thu từ hoạt động này là 1.522 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 42,93% trong tổng nguồn thu của Công ty. Đến năm 2002, doanh thu từ
hoạt động này là 1.394 triệu đồng giảm 8,41% so với năm 2001, sở dĩ như vậy là do tình
trạng khai thác cát trái phép diễn ra tràn lan đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.
Năm 2003, do điều kiện địa lý có sự thay đổi phức tạp nên sản lượng ở những khu vực mà
Công ty được phép khai thác có sự giảm sút về sản lượng, đồng thời, Công ty phải cạnh
tranh với các nhiều doanh nghiệp như Công ty Phát triền nhà, Công ty Xây dựng thuỷ lợi,
DNTN Tân Lê Quang, DNTN Thái Bình... và hàng loạt các hộ kinh doanh cá thể hoạt
động trái phép nên doanh thu hoạt động xáng cát tiếp tục giảm là 334 triệu đồng, tương
ứng với 23,96% so với cùng kỳ.
Doanh thu công trình
Hoạt động san lấp mặt bằng và thi công các công trình được đưa vào khai thác năm
2000, nhưng thật sự đến năm 2001 mới có sự phát triển đáng kể. Năm 2001, doanh thu
của hoạt động này là 1.474 triệu đồng chiếm 41,57% trong tổng doanh thu của Công ty.
Đến năm 2002, doanh thu tiếp tục tăng 796 triệu đồng, tương ứng 54% so với năm 2001
nhưng tính hiệu quả mang lại không cao vì chi phí thuê cẩu và vận chuyển còn khá cao,
chiếm 60% doanh thu trong năm. Năm 2003, Công ty quyết toán công trình vượt lũ Vĩnh
Hậu nên doanh thu tăng 2.075 triệu đồng, chiếm 63,49% tổng doanh thu của Công ty
trong năm.
Doanh thu xáng cẩu
Xáng cẩu là phương tiện mà Công ty đã trích khấu hao từ 3 chiếc xáng guồng để
tái đầu tư sản xuất nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình san lấp mặt bằng của
Công ty. đã đi vào hoạt động năm 2001 và đem lại hiệu quả khá cao, doanh thu xáng cẩu
chiếm 9,9% tổng doanh thu trong năm. Năm 2002, Công ty tiếp tục đầu tư thêm cẩu
Koering 25 và cẩu Koering 60, nhưng cẩu Koering 25 phải sửa chữa nhiều nên hiệu quả
hoạt động không cao, đồng thời, cẩu Koering 60 được đầu tư vào giai đoạn cuối năm nên
doanh thu mang lại không đáng kể. Vì vậy, doanh thu xáng cẩu năm 2002 chỉ chiếm
6,99% trong tổng doanh thu toàn Công ty và giảm 63 triệu đồng so với năm 2001. Đến
năm 2003, Công ty quyết toán công trình vượt lũ Vàm kênh Vĩnh Hậu và trúng thầu thi
công một số công trình khác như: tuyến dân cư vượt lũ Ấp 2, xã Vĩnh Hội Đông, huyện
An Phú; tuyến dân cư vượt lũ Kênh 1, xã Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc... nên doanh thu
xáng cẩu đạt 1.248 triệu đồng, chiếm đến 18,23% trong tổng doanh thu của Công ty, tăng
960 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 333,33% về số tương đối so với năm trước.
Doanh thu máy bơm
Đây là phương tiện mới đầu tư được đưa vào hoạt động đầu tháng 9/2001 do đó
còn khá nhiều mới mẻ, cán bộ chủ chốt chưa có kinh nghiệm quản lý điều hành nên doanh
thu chưa cao, lợi nhuận thấp và còn hư hỏng nhiều. Vì vậy, năm 2001 doanh thu của bộ
phận này chỉ chiếm 1,58% trong tổng doanh thu. Đến năm 2002, nhằm phục vụ cho việc
thi công công trình Vĩnh Hậu nên Công ty đầu tư thêm 1 chiếc máy bơm ống 140 mm.
Việc đầu tư này đã tạo ra sự chủ động trong việc thi công công trình Vĩnh Hậu và các
công trình san lấp khác nên hiệu quả kinh doanh năm 2002 khá cao, đạt 124 triệu đồng,
tăng 121,43% so với cùng kỳ. Năm 2003, mặc dù doanh thu tăng 29,84% nhưng vẫn
không đạt so với kế hoạch mà Công ty đã đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sự ỉ lại của
cán bộ quản lý, chỉ thi công các công trình san lấp mà Công ty đã trúng thầu, không chủ
động tìm kiếm các công trình vừa và nhỏ trong dân nên doanh thu chỉ đạt 161 triệu đồng,
chiếm 2,35% doanh thu của Công ty.
Doanh thu bán lẻ
Năm 2001, doanh thu hoạt động bán lẻ chiếm 2,31% tổng doanh thu, tương ứng 82
triệu đồng. Sau đó, khi Công ty mở thêm lĩnh vực san lấp mặt bằng thì hoạt động khai
thác cát sông bán cho khách hàng vãng lai không còn phát triển. Do vậy năm 2002 và
năm 2003, hoạt động này không được duy trì vì bộ phận xáng guồng và xáng cẩu khai
thác phục vụ cho việc thi công các công trình vượt lũ.
5.1.1.2. Thu nhập khác
Ngoài hoạt động kinh doanh, Công ty còn có nguồn thu từ hoạt động tài chính và
thu nhập bất thường. Mặc dù nguồn thu này chiếm tỷ trọng không cao trong doanh thu
của Công ty nhưng cũng góp phần cải thiện thu nhập của cán bộ công nhân viên. Năm
2001, thu nhập từ hoạt động tài chính là 60 triệu đồng chiếm 1,69% doanh thu trong năm.
Đến năm 2002, thu nhập từ hoạt động tài chính giảm 30% tương ứng 18 triệu đồng và
Công ty không có thu nhập bất thường trong năm. Năm 2003, tổng thu nhập hoạt động
khác của Công ty là 30 triệu đồng, trong đó hoạt động tài chính là 27 triệu động và 3 triệu
đồng từ thu nhập bất thường.
Đồ thị 5.1: Tình hình doanh thu của Công ty
Năm 2001
Doanh thu
xáng cát
42,93%
Thu nhp bt
thưng
0,01%
Doanh thu bán
l
2,31%
Thu nhp hot
đng tài chính
1,69%
Doanh thu
công trình
41,57%
Doanh thu cu
9,90%
Doanh thu máy
bơm
1,58%
Năm 2002
Doanh thu máy
bơm
3,01%
Doanh thu cu
6,99%
Doanh thu
công trình
55,12%
Thu nhp hot
đng tài chính
1,02%
Doanh thu bán
l
0,00% Thu nhp bt
thưng
0,00%
Doanh thu
xáng cát
33,85%
Năm 2003
Doanh thu
Thu nhp bt
thưng
0,04%
Doanh thu bán
l
0,00%
đng tài chính
0,39%
Doanh thu cu
18,23%
Doanh thu máy
bơm
2,35%
xáng cát
15,49%
Thu nhp hot
Doanh thu
công trình
63,49%
Nguồn tổng hợp từ Công ty
5.1.2. Tình hình chi phí của Công ty
Để thực hiện nghĩa vụ lập kế hoạch và kiểm tra, các nhà lãnh đạo cần có thông tin
về tổ chức của mình. Xét theo quan điểm kế toán thì thông tin mà nhà quản lý cần biết
trước tiên là chi phí, bởi nó giúp nhà quản lý hiểu được tình hình phát sinh chi phí ở đơn
vị mình, qua đó có kế hoạch kịp thời nhằm giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận ngày càng
cao.
ấy chi phí của Công ty năm 2001 là 2.860 triệu đồng,
năm 2
Bảng 5.2: Tình hình chi phí của Công ty
ĐVT: triệu đồng
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02
Chỉ tiêu
Số tiền
(Tr.đ)
T.T
(%)
Số tiền
(Tr.đ)
T.T
(%)
Số tiền
(Tr.đ)
T.T
(%)
Số tiền
(Tr.đ) %
Số tiền
(Tr.đ) %
1. Chi phí nhiên liệu 262 9,16 396 11,74 617 10,59 134 51,15 221 55,81
2. Chi phí nhân công 168 5,88 282 8,36 401 6,88 114 67,86 119 42,2
3. Chi phí sửa chữa 383 13,39 437 12,96 519 8,91 54 14,1 82 18,76
4. Chi phí cẩu, vận chuyển 1.175 41,09 1.441 42,74 3.184 54,65 266 22,64 1.743 120,96
5. Chi phí khấu hao 210 7,34 262 7,77 438 7,52 52 24,76 176 67,18
6. Chi phí quản lý 610 21,33 488 14,47 589 10,11 (122) (20) 101 20,7
7. Chi phí thuế TN 52 1,81 66 1,96 78 1,34 14 26,92 12 18,18
Tổng cộng 2.860 100 3.372 100 5.826 100 512 17,9 2.454 72,78
Qua bảng phân tích nhận th
002 tổng chi phí tăng 17,9% và năm 2003 chi phí hoạt động kinh doanh của Công
ty là 5.826 triệu đồng tăng 72,785 so với năm 2002.
5.1.2.1. Chi phí nhiên liệu
Chi phí nhiên liệu là chi phí gắn liền với hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm
2001, chi phí này là 262 triệu đồng. Năm 2002, chi phí nhiên liệu lên đến 396 triệu đồng,
tăng 134 triệu đồng, về số tương đối là 51,15%. Năm 2003, Công ty đã chi 617 triệu đồng
cho chi phí nhiên liệu, so với năm 2002 tăng 55,81%. Vì các bộ phận của Công ty như xe
đào, cẩu, máy bơm... không thể hoạt động nếu như không có nhiên liệu, do đó khi hoạt
động kinh doanh càng phát triển thì số lượng nhiên liệu cần sử dụng tăng là tất yếu, đồng
thời trong những năm gần đây giá chi phí nhiên liệu tăng cũng là nguyên nhân làm cho
tổng chi phí nhiên liệu tăng. Tuy nhiên, Công ty không thể tiết kiệm chi phí nhiên liệu để
giảm hư vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công
ty. Hiệ uất
ng năm. Năm
2001, chi phí nhân công chiếm 5,88% tổng chi phí của Công ty và tăng 114% vào năm
200 nhân công là do Công ty mở rộng kinh doanh ở nhiều lĩnh
vực nê
n
cao. Năm 2001, chi
phí sửa chữa là 383 triệu đồng, chiếm 13,39% tổng chi phí của Công ty. Năm 2002, chi
phí ơng ứng 14,1% và tiếp tục tăng 18,76% trong năm
2003.
a
5.1.2.4. Chi phí cẩu và vận chuyển
chi phí toàn Công ty, vì n
n nay, chi phí nhiên liệu tăng trong khi đó tài sản sử dụng cho hoạt động sản x
kinh doanh tăng, đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nên việc tăng
chi phí nhiên liệu là chấp nhận được.
5.1.2.2. Chi phí nhân công
Chi phí nhân công của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các
khoản phụ cấp có tính chất tiền lương phải trả cho người lao động khi tham gia vào hoạt
động kinh doanh của Công ty. Tiền lương của người lao động trong Công ty phụ thuộc
vào kết quả hoạt động kinh doanh và chịu ảnh hưởng lớn bởi chi phí tro
2, sở dĩ có sự tăng chi phí
n số lượng lao động tăng lên. Năm 2003, chi phí nhân công là 401 triệu đồng, tăng
42,2% so vói cùng kỳ. Mặc dù chi phí nhân công tăng lên hàng năm nhưng doanh thu vẫ
tăng đều chứng tỏ chi phí không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
5.1.2.3. Chi phí sửa chữa
Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa trên tài sản cố định là chủ yếu,
đồng thời, các bộ phận kinh doanh của Công ty hoạt động không tập trung nên việc bảo
quản tài sản gặp nhiều khó khăn, chi phí sửa chữa thường xuyên khá
sửa chữa tăng 54 triệu đồng, tăng tư
Chi phí sửa chữa tăng cùng với việc tăng tài sản cố định là điều tất yếu đối với
Công ty, tuy nhiên, Công ty cũng cần có biện pháp nhằm tối thiểu hoá chi phí sửa chữ
như gắn trách nhiệm quản lý tài sản đối với người có trách nhiệm.
Chi phí cẩu và vận chuyển thường gắn với hoạt động san lấp mặt bằng của Công
ty, do vậy những năm Công ty thi công các công trình vượt lũ thì chi phí cẩu và vận
chuyển thường cao. Năm 2001, chi phí này là 1.175 triệu đồng, chiếm 41,09% tổng chi
phí 2, chi phí vận chuyển tăng 266 triệu đồng và tiếp tục tăng
1.743
i
ình
sản xu ời gian, tài sản cố định sẽ bị hao mòn hữu hình và vô hình nên
Côn khấu hao hằng năm theo đúng quy định để tái đầu tư. Do vậy
chi ph
hiếm 21,33% trong tổng
chi phí. Đến năm 2002, chi phí này giảm 122 triệu đồng, tương ứng 20% so với kỳ trước.
Điề của cán bộ trong Công ty đã được nâng lên nên chi
phí nà
không thể giảm trong Công ty, vì cấu thành
nên chi phí tài nguyên là mức phí khai thác cá hà nước ấn định và tổng sản lượng
khai thác được. Do đó, chi phí tài nguyên tăng qua các năm thể hiện tình hình hoạt động
kinh doanh của Công ty đang rất thuận lợi.
của Công ty. Đến năm 200
triệu đồng vào năm 2003. Sở dĩ chi phí vận chuyển tăng 120,96% trong năm 2003
là do Công ty tiến hành thi công công trình Vĩnh Mỹ.
5.1.2.5. Chi phí khấu hao
Năm 2001, chi phí khấu hao của Công ty là 210 triệu đồng chiếm 7,34% trong tổng
chi phí và tăng 24,76% vào năm 2002. Đến năm 2003, tài sản cố định của Công ty tăng
nên chi phí khấu hao cũng tăng lên 438 triệu đồng trong năm đó. Tài sản có định đóng va
trò quan trọng, là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá tr
ất kinh doanh. Qua th
g ty phải tiến hành trích
í khấu hao không thể giảm trong tổng chi phí của Công ty, ngược lại chi phí khấu
hao tăng nhưng không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lại là yếu tố tích cực.
5.1.2.6. Chi phí quản lý
Chi phí quản lý của Công ty năm 2001 là 610 triệu đồng, c
u này cho thấy khả năng quản lý
y giảm, góp phần nâng cao lợi nhuận trước thuế của Công ty. Năm 2003, chi phí
quản lý tăng 20,7% tương ứng 101 triệu đồng so với năm 2002.
5.1.2.7. Chi phí thuế tài nguyên
Chi phí thuế tài nguyên là loại chi phí
t do N
Đồ thị 5.2: Tình hình chi phí của Công ty
Năm 2001
Chi phí nhiên
liu
9,16%
Chi phí thutài
nguyên
1,82%
Chi phí khu
hao
7,34%
Chi phí qun lý
21,33%
Chi phí nhân
công
5,87%
Chi phí sa
cha
13,39%Chi phí cu,
vn chuyn
41,08%
Năm 2002
hí khu
công
8,36%
Chi phí sa
cha
,96
Chi phí cu,
vn chuyn
42,73%
Chi phí nhiên
liu
11,74%
Chi phí thutài
nguyên
1,96%
Chi p
Chi phí qun lý
14,47%
Chi phí nhân
hao
7,77%
12 %
Năm 2003
Chi phí cu,
vn chuyn
5 %
i ph
cha
91
phí
công
88
hí qun lý
Chi phí khu
7,52%
í th i
uy
,34
hí n
liu
,59
4,65
Ch í sa
8, %
Chi nhân
6, %
Chi p
10,11%
hao
Chi ph utà
ng
1
ên
%
Chi p hiên
10 %
Nguồn t ợ Công ty
.1.3. Tình hình lợi nhuận của Công ty
Lợi nhuận của Công ty là s hu và tổng chi phí trong
oạt động kinh doanh. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của Công ty, là chỉ tiêu
hất lượng, tổng hợp phản ảnh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Bảng 5.3: Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty
ĐVT: triệu đồng
Năm So sánh 02/01 So sánh 03/02
ổng h p từ
5
ố chênh lệch giữa tổng doanh t
h
c
doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền %
1. Tổng doanh thu 3.545,5 4.118 6.844 572,5 16,15 2.726 66,2
2. Tổng chi phí 2.860 3.372 5.826 512 17,9 2.454 72,78
3. Tổng lợi nhuận trước thuế 685,5 746 1.018 60,5 8,83 272 36,46
- Lợi nhuận HĐKD 625 704 987 79 12,64 283 40,2
- Lợi nhuận HĐTC 60 42 28 (18) (30) (14) (33,33)
- Lợi n ận bất thường 0,5 3 (0,5) (100) 3 100 hu
4. Thuế TNDN 171 239 326 68 39,77 87 36,4
5. Lợi nhuận sau thuế 514,5 507 692 (7,5) (1,46) 185 36,49
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Đồ thị 5.3: So sánh tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận
0
2.000
4.000
2001 2002 2003
Năm
S
ố
tiề
6.000
8.000
u
đ
ồn
g
n
(t
ri
ệ
)
Tng doanh thu Tng chi phí Li nhun sau thu
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Năm 2001, tổng doanh thu của Công ty là 3.545,5 triệu đồng sau khi đã trừ đi chi
ô ận trước thuế bao gồm 91,17% lợi nhuận
uần từ hoạt động kinh doanh; 8,75% từ hoạt động tài chính và 0,33% từ hoạt động bất
thường
ủa Công ty vẫn tăng
ới năm 2001. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm
2002 t nh doanh còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính
giảm 30% và không có l ăm. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp
đánh trên doanh thu của Công ty nên khi doanh thu tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng tăng đồng thời mức thuế thu nhập % nên
lợi nhu ảm về lợi nh ng năm không thể
hiện sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, sự sụt giảm về lợi nhuận năm 2002 là
do việc tăng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp.
phí, C ng ty thu được 685,5 triệu đồng lợi nhu
th
. Với mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 171 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế của
Công ty là 514,5 triệu đồng.
Năm 2002, tổng doanh thu tăng 572,5 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 16,15% về
số tương đối. Đồng thời chi phí của Công ty năm 2002 tăng 512 triệu đồng, mức tăng
doanh thu cao hơn mức tăng về chi phí nên lợi nhuận trước thuế c
60,5 triệu đồng, tương ứng 8,83% so v
ăng là do doanh thu từ hoạt động ki
ợi nhuận bất thường trong n
doanh nghiệp năm 2002 tăng từ 25% lên 32
ận sau thuế giảm 1,46%. Sự sụt gi uận sau thuế tro
Đến năm 2003, tổng chi phí là 5.826 triệu đồng, tăng 2.454 triệu đồng so với năm
2002 nhưng doanh thu tăng 2.726 triệu đồng nên lợi nhuận trước thuế tăng 272 triệu
đồng, tương ứng 36,46%, trong đó, chủ yếu lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng. Sau khi
trừ i chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 692 triệu
đồng, tăng 185 triệu đồng, tương ứng 36,49% so với năm 2002.
Nhìn chung, qua phân tích về tình hình kinh doanh của Công ty ta có thể kết luận
ợi nhuận sau thuế của Công ty luôn
ng hàng năm. Để có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của Công ty, ta cần
ghiên cứu thêm về các tỷ số tài chính của Công ty từ ngày thành lập đến nay.
5.2. SỐ A CÔNG TY
tí ố là h c q í
từ đó rút ta những điểm cần phải khắc phục trong kỳ vừa qua, trong một giai đoạn phát
ỗi doanh nghiệ đưa ra c các quyết định chính xác trong ho ng c
hiệp trong kỳ tiế theo. Đồng thời, đây c ng là cơ Công ty có thể huy đ
vốn từ ngân hàng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và dựa vào đây
ông ty có thể đánh giá được tính hiệu quả trong kỳ kinh doanh.
a
5.2.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời
Đư xá ôn hức s
Tỷ số thanh toán hiện thời =
n l ộ ư n
Nợ ngắn hạn
đ
Công ty đang hoạt động có hiệu quả, doanh thu và l
tă
n
TỶ TÀI CHÍNH CỦ
Phân ch tỷ s tài chính việc làm t ường thấy ủa các nhà uản trị tài ch nh để
triển của m p và đượ ạt độ ủa
doanh ng p ũ sở để ộng
C
5.2.1. Tỷ số th nh toán
ợc c định bởi c g t au:
Tài sả ưu đ ng và đầu t ngắ hạn
Bảng 5.4: Tỷ số thanh toán hiện thời của Công ty
Chênh lệch 1999/1998 Chênh lệch 2000/1999 Chênh lệch 2001/2000 Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2003/2002
Chỉ tiêu
Số tiền
(đồng) % Số tiền (đồng) %
Số tiền
(đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
TSLĐ 548.550.214 269,30 (240.636.526) 32 61.896.186 12,1 1.044.923.832 182,2 (249.392.663) (15,41)
NNH 0 / 0 / 249.484.694 / 1.611.042.353 645,75 263.889.521 14,18
TSTTHT / / / / / / / (62,17) / (26,44)
Nguồn tổng hợp từ Công ty
ần và năm 2003 là 0,64 lần.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tài sản lưu
động đồng 203.702.492 752.252.706 511.616.180 573.512.366 1.618.436.198 1.369.043.535
Nợ ngắn hạn đồng 0 0 0 249.484.694 1.860.527.047 2.124.416.568
TSTTHT lần / / / 2,30 0,87 0,64
Tỷ số thanh toán hiện thời cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính
thanh khoản cao. Năm 1998,1999 và 2000, Công ty không sử dụng nợ ngắn hạn nên tỷ số
thanh toán hiện thời không xác định được. Đến năm 2001, chỉ số này là 2,30 lần và giảm
dần vào 2 năm tiếp theo, cụ thể năm 2002 chỉ số này là 0,87 l
Đồ ị th 5.4: Tỷ số thanh toán hiện thời của Công ty
0,5
1
1,5
2
2,5
Lần
0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm
T s thanh toán hin thi
Nguồn tổng hợp từ Công ty
Chỉ số thanh toán hiện thời cao hay th n xuất kinh
doanh, như hoặc lớn
hơn 2 được xem là tốt. Như vậy, năm 2001 Công ty có khả năng thanh toán hiện thời tốt
nhất, k
Công ty chưa tốt, khả năng trả nợ ngắn hạn sẽ gặp nhiều khó khăn và
Công ty không thể đáp ứng yêu cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieuqua.PDF