Tài liệu Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt: BÙI THỊ THÚY HẰNG
CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG
CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH SÂM
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu
nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi
người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp
bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học
người Pháp là E. Benveniste đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên một
đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp
độ câu là không có” [ 38, tr8].
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng
lòng với việ...
135 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÙI THỊ THÚY HẰNG
CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG
CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60 22 01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH SÂM
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------------
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu
nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi
người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp
bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngôn ngữ học
người Pháp là E. Benveniste đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên một
đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp
độ câu là không có” [ 38, tr8].
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng
lòng với việc nghiên cứu ngữ pháp học chỉ là dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng
cùng với năm tháng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Đây cũng chính là cơ hội để sang giữa trước và nửa sau thế kỷ hai
mươi, một số quan niệm về việc có đơn vị lớn hơn câu đã dần xuất hiện và gây
nhiều tranh luận. Cuối cùng, đã hình thành một bộ môn mới có tên gọi là Ngữ
pháp văn bản. Nó thực sự xua đi những quan niệm về việc ngự trị cao nhất của
câu trong ngôn ngữ học. Thăng trầm trong suốt mấy mươi năm, mãi tới những
năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản mới thực sự phát triển rầm rộ.
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản đã ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu cũng ngày càng
trở nên phong phú.
Việc làm đầu tiên, khi các nhà nghiên cứu bước chân vào một mảnh đất mới
và màu mỡ như ngữ pháp văn bản là họ phải tìm hiểu những yếu tố nào làm kết
dính các câu, các nhóm câu để chúng tạo nên một văn bản hoàn chỉnh và thống
nhất. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn và N. V. Stankevich đã nhận định:
“ […] Hoàn toàn có thể cho rằng chỉ với câu thì ta mới bắt đầu bước chân vào
địa hạt của thông báo.”. Như vậy, theo ông, thì câu chưa đủ năng lực để thể hiện
hết vai trò làm chức năng thông báo, hay còn gọi là chức năng giao tiếp mà phải
cần đến một đơn vị cao hơn đó là văn bản. Để truyền đạt một lượng thông tin
đầy đủ và chính xác, các câu và các nhóm câu phải xác lập vị trí quan yếu của
mình, chứ không đơn thuần xem nó như là sự kết hợp theo kiểu cộng các câu lại
với nhau để tạo nên văn bản.
Chính sự thiếu gắn kết của các câu là nguyên nhân làm cho văn bản rời rạc
hay nói cách khác là không bảo đảm được tính thống nhất và trọn vẹn chủ đề-
một yêu cầu cần có của một văn bản mạch lạc. Qua đây, chúng ta cũng phần nào
thấy được vai trò rất quan trọng của tính liên kết. Khi nói đến tính liên kết, chúng
ta thường nhắc đến liên kết nội dung hay còn gọi là tính mạch lạc và liên kết
hình thức hai mặt này luôn tồn tại song song và nó cũng là dấu hiệu để phân biệt
văn bản với phi văn bản. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến liên kết về hình thức,
tức là các phép liên kết được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phép liên kết là có
thể nói nó đã góp phần tạo lập văn bản, mà để có một văn bản, người nói, người
viết phải sử dụng rất nhiều các phương tiện liên kết. Và tùy vào nội dung của văn
bản mà người tạo lập văn bản sử dụng phép liên kết nào, để nhằm mục đích tránh
cho văn bản rườm rà, lủng củng và dài dòng không cần thiết. Và nếu có phép
liên kết nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta phải tự hiểu là tác
giả đang có ý nhấn mạnh về một nội dung nào đó hay một nhân vật nào đó.
Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy trong hầu hết các văn bản
có các phép liên kết như: phép nối và phép thế (thế đại từ) là được sử dụng phổ
biến và xuyên suốt trong một văn bản.
Vd : Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng
nhiên lại hỏi.
- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn
bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả
Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa à?
- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế.
Nhưng bây giờ chưa phải lúc.
- Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì?
Nhà họa sĩ phá lên cười:
- Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh
nó để làm việc đời.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Từ dùng để nối giữa các câu là: “và”, “nhưng”
Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết trong phép thế là: “Tôi”,
“bác” thay thế cho “Nhà họa sĩ”; “đấy” thay cho “Sa Pa”; “Thế” thay cho một
mệnh đề “tôi cũng về ở hẳn đấy”; “nó” thay cho tính từ “buồn”.
Như vậy, điều làm nên một văn bản, với tư cách là một đơn vị giao tiếp
trước hết là liên kết. Mỗi một phép liên kết thì đóng một vai trò, chức năng riêng
biệt. Phép liên kết thay thế cũng vậy. Xuất hiện với tư cách là một phương tiện
dùng để liên kết và tránh sự lặp lại trong một văn bản, phép thế (hay còn gọi là
phép thay thế) xuất hiện gần như trong tất cả các văn bản. Nó được xem là một
phương tiên liện kết quan trọng và là sự lựa chọn thường nhật của người viết,
người tạo lập văn bản.
Từ trước đến nay, trong ngôn ngữ học chúng ta chỉ thường được nghe đến
phép thế, với cách gọi này nó mang nghĩa thay thế ở một phạm vi tương đối rộng
và ranh giới của nó là khá mơ hồ. Còn với tên gọi liên kết thay thế từ vựng, đã
giới hạn phạm vi thay thế của nó là chỉ ở cấp độ từ và ngữ. Tuy vậy, cũng còn có
rất nhiều vấn đề bên trong cần được làm rõ. Chẳng hạn, việc thay thế giữa các từ
ngữ ở câu trước và câu sau hay giữa đoạn văn này với đoạn văn khác thường
xuyên có sự lặp lại, vậy có thể tạo nên một cấu trúc hay một mô hình chung nào
không? Những cấu trúc khác nhau liệu sẽ kéo theo các quan hệ ngữ nghĩa khác
nhau không? Hay sự thay thế giữa các từ chịu ảnh hưởng như thế nào của ngữ
cảnh. Vai trò của ngữ cảnh trong việc thay thế các từ ngữ này ra sao? Và thực
chất chức năng thay thế trong tổ chức văn bản là gì?
Chính vì những lý do trên, mà chúng tôi đã chọn : “ Cấu trúc, ngữ nghĩa,
ngữ dụng của phép liên kết thay thế từ vựng trong tiếng Việt” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Trước đây, khi mọi người chưa nhận ra vai trò của các phương tiện liên kết
trong quá trình xây dựng một đơn vị ở cấp độ trên câu, đó là văn bản thì họ vẫn
cho rằng câu là đơn vị lớn nhất, không có đơn vị nào lớn hơn câu, cụ thể là quan
niệm của nhà ngôn ngữ học người Pháp E. Benveniste: “Nhóm các câu không
tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vì
từ là không có” [38]. Nhưng về sau có nhiều quan niệm đưa ra có tính thuyết
phục cao đã chứng minh được sự có mặt của một đơn vị trên câu được gọi là văn
bản (text) hay diễn ngôn (discourse). Đơn vị này, gắn liền với ngôn ngữ học văn
bản hay phân tích diễn ngôn. Bộ môn này, nghiên cứu những vấn đề gì hay nói
cách khác nội dung mà nó quan tâm là những nội dung như thế nào? Có thể nói,
trong rất nhiều vấn đề thuộc về Ngữ pháp văn bản thì trong đó hiện tượng đầu
tiên được giới ngôn ngữ học văn bản chú ý đến là việc văn bản không phải là
một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi
dây liên hệ chặt chẽ. “Những sợi dây này kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều
đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt
chẽ với những câu còn lại” [ dẫn theo Moskal’skaja 1981, tr5] [ 38, tr 13].
Như vậy, giữa các câu có những sợi dây liên hệ chặt chẽ ở đây được hiểu là
sự liên kết. Ngay từ khi có bộ môn Ngữ pháp văn bản thì tính liên kết đã được
nghiên cứu, trong đó được khảo sát sớm hơn hết là hiện tượng “lặp” hoặc
“điệp”. Lúc ấy, khái niệm này được hiểu còn tương đối rộng rằng trong “lặp”
còn bao gồm việc lặp các từ cùng gốc, lặp cấu tạo từ, thế bằng đại từ, bằng từ
đồng nghĩa. Dễ thấy, vào thời điểm ấy, thế bằng đại từ và thế bằng đồng nghĩa
được xem là thuộc về hiện tượng lặp. Và sau này, khi ngữ pháp văn bản đã phát
triển, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu hơn thì các yếu tố trong hiện
tượng lặp ở trên được tách ra là phương thức “lặp” và phương thức “thế”.
Đề tài của luận văn là tìm hiểu về phương thức thay thế từ vựng nên đây sẽ
là chủ đề chúng tôi dành cho nó một sự quan tâm đặc biệt.
Với sự xuất hiện trong mối quan hệ với các phương thức khác, phương thức
thế sau này được nghiên cứu tuy cũng không được cụ thể thành một phương thức
lớn hoàn toàn tách biệt với các phương thức khác, nhưng nằm rải rác trong các
sách ngữ pháp văn bản hay khi nghiên cứu về một phép liên kết nào đó, nó cũng
được các nhà ngôn ngữ nhắc đến như một phương thức nằm trong cùng một hệ
thống các phép liên kết khác. Cụ thể:
Như trong luận án tiến sĩ với tên đề tài “So sánh các biện pháp liên kết từ
vựng trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh”, ở chương hai Nguyễn Phú Thọ
(2007) đã liệt kê các phương thức liên kết trong tiếng Việt, trong đó có phương
thức thế để đối chiếu với cùng phương thức trong tiếng Anh. Trong phần giới
thiệu về phương thức này hay còn gọi là phép thế, tác giả đã trình bày có ba loại
thế: thế danh từ, thế động từ và thế mệnh đề. Trong thế danh từ chỉ ra có:
phương tiện thế là đại từ chỉ ngôi, phương tiện thế là đại từ chỉ không gian, đại
từ chỉ định, đại từ chỉ loại. Dễ thấy cách phân loại này, ảnh hưởng rất lớn từ
M.A.K Halliday & R. Hasan (1976). Có thể nói, luận án chỉ nhắc lại những kiến
thức đã được nêu như trong các sách nghiên cứu đã nhắc đến về phép thế mà
không có một hướng phân tích nào khác để đi sâu hơn về phương thức này. Cũng
vì phạm vi đề tài nên hướng đi của luận án không thể có cách làm khác khi nói
về phép thế.
Trong các sách về ngữ pháp văn bản, không thể thiếu việc nêu ra các
phương thức liên kết và trong đó không thể không nhắc đến phương thức thế.
Như trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” của M.A.K Halliday ông đã để
phép tỉnh lược song hành với phép thay thế. Ông có nêu: yếu tố thay thế được
dùng như là một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra thành phần nào đó bị lược bỏ ở
chỗ nào và chức năng ngữ pháp của nó là gì [ 28, tr 505]. Theo ông, thế có ba
loại: thế bằng cú hay còn gọi là mệnh đề (so và not), thế động từ (do, does, did)
và thế danh từ (one/ones, same). Ông còn cho rằng tỉnh lược chẳng qua là thay
thế ở vị trí đó một yếu tố zêro.
Một nhà ngôn ngữ học có nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu về hệ thống liên
kết trong tiếng Việt, cụ thể là các phương tiện liên kết, phải nhắc đến
Trần Ngọc Thêm. Trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt”, khi
đề cập đến phương thức thay thế, ông đã chỉ ra hai loại phép thế là thế đồng
nghĩa và thế đại từ. Thế đồng nghĩa ông xếp vào phương tiện liên kết cho cả ba
loại phát ngôn là: phát ngôn tự nghĩa, pháp ngôn hợp nghĩa và ngữ trực thuộc.
Còn thế đại từ chỉ thuộc về phát ngôn hợp nghĩa hay phương thức liên kết hợp
nghĩa. Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ
nhất là theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm: thế đồng
nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế
đồng nghĩa phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của
quan hệ đồng nhất có: thế ổn định (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng
nghĩa phủ định), thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng
nghĩa miêu tả ). Như vậy, có thể nói được rằng, trên cứ liệu tiếng Việt, Trần
Ngọc Thêm là người tiên phong trong việc nghiên cứu về hệ thống liên kết nói
chung và phép thế nói riêng.
Với G. Brown –G Yule, hai tác giả này nêu lên quan niện về thay thế dựa
trên quan niệm của Halliday & Hasan. Cụ thể: “Halliday&Hasan thừa nhận một
mô hình rất đơn giản về đồng-quy chiếu. Họ chủ trương một quan điểm thay thế
đơn giản ở những nơi mà một biểu thức có thể được thay thế một cách đơn giản
bằng một biểu thức khác trong văn bản” [ 18 , tr 312]. Theo cách hiểu này, thì sự
thay thế diễn ra không có gì quá phức tạp theo lý giải của M.A.K Halliday đã
nêu trong “Cohesion in English”, thực chất hai ông cũng tán đồng ý kiến của
Halliday&Hasan là có thể thay thế yếu tố này bằng một yếu tố khác trong văn
bản. Cách hiểu về phương thức thay thế của G. Brown –G Yule chỉ đơn giản là
như vậy.
Diệp Quang Ban trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, đã hệ
thống hóa các quan điểm của M.A.K Halliday & R. Hasan và của Trần Ngọc
Thêm về hệ thống các phương tiện liên kết. Quan niệm của Diệp Quang Ban về
phương thức thế cụ thể như sau: đầu tiên ông xếp phép thế theo cách trình bày
của Trần Ngọc Thêm là nó thuộc vào liên kết hình thức trong sự so sánh với liên
kết nội dung. Sau đó, ông lại trình bày một phép thế nữa theo cách hiểu của
chính tác giả, đó là phép thế cùng với các phương thức khác như: Phép quy
chiếu, phép tỉnh lược, phép nối phép liên kết từ vựng là thuộc về “phi cấu trúc
tính” để phân biệt với tên gọi Liên kết hình thức và liên kết nội dung. Đây là
cách hiểu theo quan niệm của Halliday & Hasan.
Như vậy, có không ít các công trình đã nghiên cứu về phương thức thay thế,
nhưng hầu hết đều chỉ xem đây chỉ là một phương thức như bao phương thức
khác có cùng một vai trò là liên kết trong văn bản và để tạo lập văn bản. Qua tìm
hiểu, chúng tôi thấy được chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu ba bình diện cơ
bản của phép thế như cách hình dung của luận văn này. Trên cơ sở kế thừa thành
quả của các công trình đi trước, luận văn của chúng tôi đứng ra nghiên cứu và
khảo sát cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng một cách hệ thống và toàn diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng khảo sát của luận văn này là phương thức thay thế từ vựng. Nói
rõ hơn, tất cả các phương tiện thay thế ở cấp độ từ như: thay thế đại từ (nhân
xưng, chỉ xuất), thay thế không phải đại từ như: thế bằng từ gần nghĩa, đồng
nghĩa, hàm nghĩa…đều thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi. Và liên kết có thể
bao gồm các phát ngôn nằm gần nhau hoặc xa nhau hoặc có thể là thay thế cho
cả đoạn văn, tùy theo chức năng cụ thể. Như vậy, phép thay thế theo cách hình
dung của chúng tôi là bao gồm cả thay thế (substituation) và phối hợp từ vựng
(lexcical cohension) theo quan niệm của M.A.K Halliday & R. Hasan (1976).
3.2 Do phạm vi của một luận văn thạc sĩ, những khảo sát của chúng tôi được
khái quát từ 500 ví dụ được sưu tập. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc là chưa đi sâu
miêu tả sự khác biệt của phương thức thế từ vựng giữa các phong cách chức
năng ngôn ngữ, mà bước đầu chỉ nhận diện, phân loại và miêu tả một cách chung
nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã định hướng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
a, Phương pháp phân tích diễn ngôn: tất cả ngữ liệu đều được xem xét trong
những ngữ cảnh cụ thể, và trong một chừng mực nhất định, xuất phát điểm để
phân tích ngôn ngữ không chỉ bó hẹp ở phạm vi thụ ngôn và cả trong lĩnh vực
phát ngôn.
b, Phương pháp hệ thống cấu trúc: phép thay thế từ vựng là một hệ thống bao
gồm nhiều tiểu hệ thống với những cấu trúc đan cài vào nhau và tùy theo các
mối quan hệ hoặc bên trong hoặc bên ngoài mà có thể tạm thời phân xuất để làm
nổi rõ một đặc điểm nào đó của chúng.
5. Đóng góp của luận văn
Như đã xác định, luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề
của lý thuyết mà chỉ đặt ra cho mình một mục đích khiêm tốn:
a, Góp phần xác lập rõ hơn phép thay thế từ vựng trên ba bình diện: cấu trúc,
ngữ nghĩa và ngữ dụng.
b, Từ đó hy vọng rút ra được một số nhận xét thực tế về vai trò của phương thức
này trong việc tạo ra sự mạch lạc, liên kết cho văn bản.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung ở
hai chương:
Chương 1: Liên kết và liên kết thay thế
Chương này trình bày những tri thức đại cương mà khi khảo sát phương
thức thay thế không thể không nhắc đến. Đây là phần lý thuyết, xuất phát điểm
để luận văn dựa vào mô tả một cách chi tiết ở những phần tiếp theo.
Chương 2: Phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt.
Chương này tập trung khảo sát các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của
phép thế tiếng Việt qua việc phân tích những ngữ liệu cụ thể.
CHƯƠNG 1: LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT THAY THẾ
1.1. Mạch lạc và liên kết
1.1.1 Mạch Lạc (Coherence)
Chúng ta hãy xem xét một ví dụ (1) sau:
“ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng (1). Còn những ngày
chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như nung như đốt, lá quằn
quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình trong đất trong nhau
(2). Tôi từng ngạc nhiên đi trên núi trọc Tây Bắc hằng ngày đường, đá sừng
sững đá, bỗng hoa mắt gặp từng bụi cỏ mọc cheo leo sườn vực, như suốt đời tự
nhiên ở đấy, không cần ai biết, không thiết ai chăm (3). Lá cỏ gặp mưa khỏi nói,
ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng (4).”
Đoạn văn trên đã thể hiện tính mạch lạc hay chưa? Và làm thế nào để xác
định được tính mạch lạc của đoạn văn?
Trong cuốn “ Từ điển tu từ-phong cách, thi pháp học” của Nguyễn Thái
Hòa, ông có nêu: Trong các văn bản ( khoa học, nghệ thuật chính luận…)
mạch văn phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là:
- Tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói.
- Tính lôgic của tư duy: Xếp đặt sự kiện theo chiều hướng nào, ví dụ: nhân->
quả ( quả-> nhân), dữ kiện -> kết luận ( kết luận -> dữ kiện), tóm lại là trật tự lập
luận hàm ẩn hay hiển ngôn
- Tính hiệu lực của cảm xúc: nhằm gây một ấn tượng duy nhất, thống nhất
[tr136].
Còn trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban,
thì lại đưa ra một số hướng xác định như sau:
- Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài- chủ đề.
- Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề.
- Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lôgic giữa các câu (mệnh đề).
- Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn
từ [tr52].
Nếu xét từng tiêu chí một thì đoạn văn trên vẫn được xem xét là có tính
mạch lạc. Chẳng hạn: nó có tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói (
tôi quan sát nó hàng ngày, vào những ngày nắng gắt cho đến những lúc mưa về.
Tức theo dõi sự sinh trưởng của cỏ.); Về tính lôgic của tư duy, thì văn bản sắp
đặt sự kiện theo hướng hiển ngôn ( lối diễn dịch); Còn ở tiêu chuẩn cuối, có thể
nói văn bản thể hiện tính hiệu lực của cảm xúc rất cao, đó là sự khâm phục của
tác giả về sự trường tồn và sự vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của loài cỏ hoang
để tồn tại. Nó xuyên suốt từ câu (1) đến câu (4) để thể hiện một cảm xúc thống
nhất.
Nếu xét theo hướng của Diệp Quang Ban, thì văn bản trên chưa thể hiện
được rõ tính mạch lạc. Nhưng nếu xét ở tiêu chí một thì nó thể hiện được đề tài-
chủ đề, với lối văn diễn dịch có câu mở đầu là chủ đề “Cái giống cỏ hoang sống
đến khốc liệt và dai dẳng”. Diệp Quang Ban có trích lời của Halliday và Hasan,
tính thống nhất đề tài- chủ đề có tầm quan trọng nhất định đối với việc tạo lập và
giải thuyết văn bản. Mặc dù, đề tài- chủ đề không phải là tiêu chuẩn cần và đủ để
có văn bản. Tính thống nhất đề tài- chủ đề là kết quả của mạch lạc. Như vậy,
theo Halliday và Hasan thì để có một văn bản thì yếu tố thống nhất đề tài-chủ đề
chưa phải là quyết định mà bên cạnh đó còn có những yếu tố khác. Còn để có
tính mạch lạc thì sự thống nhất đề tài là một trong nhiều yêu cầu. Xét tiêu chí
hai, chúng ta thấy ý ở câu (1) và câu (2) vẫn có sự liên kết về nội dung nhưng
sang đến câu thứ (3) nếu là ý triển khai cho câu chủ đề để làm rõ sức sống khốc
liệt và dai dẳng của giống cỏ hoang thì bắt đầu đã có sự không ăn nhập giữa ý
câu (2) và câu (3) vì đơn thuần ý ở câu (3) chỉ là việc nhớ lại của nhân vật “tôi”
khi đi trên núi trọc Tây Bắc và bắt gặp giống cỏ hoang này. Đến câu (4) lại
không thấy sự liên kết về hình thức lẫn nội dung so với ba câu trên. Như vậy, tuy
có tính thống nhất chủ đề-đề tài nhưng về tính hợp lôgic trong việc triển khai đề
tài thì ở văn bản này đã không đáp ứng được. Về tiêu chí thứ ba, hiểu một cách
đơn giản là giữa các câu có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đó là mối quan
hệ nguyên nhân-kết quả, suy luận, khái quát, song hành….Vì không thể hiện
được tính hợp lôgic trong việc triển khai đề tài nên trong tiêu chí này, chúng ta
cũng không xác định được giữa các vế câu là quan hệ gì.
Như vậy, đoạn văn trên không thể được xem là một văn bản. Vì rằng để là
một văn bản nó cần bao gồm rất nhiều các yêu cầu nhưng một trong những yêu
cầu cần đầu tiên là phải có tính mạch lạc. Một văn bản có tính mạch lạc là các
phân đoạn, các phần, các câu trong văn bản đều hướng đến một sự thống nhất về
chủ đề và hoàn chỉnh về đề tài. Trong văn bản, các phần, các đoạn, các câu được
nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, rõ ràng, hợp lý, trước sau bổ sung cho
nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch. Có như vậy, dụng ý của tác giả mới như ý,
còn người đọc cảm thấy hứng thú khi tiếp nhận.
Tính mạch lạc, theo như I. R. Galperin gọi với cái tên khác là mối liên hệ
bên trong [ 33, tr147]. Với cách gọi này, làm cho mục đích của tính mạch lạc
được thể hiện rất rõ. Mạch lạc đôi khi là thể liên tục, tức nó thể hiện các ý theo
mạch liên tục từ ý câu này nối tiếp đến ý câu sau, và cứ như thế đến hết văn bản.
Vd 2: “ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng. Thử dứt một nắm
cỏ, đặt trong lòng bàn tay, rồi ngẫm nghĩ, sao nó lại có mặt giữa điệp trùng màu
xanh cây lá cõi đời. Rễ cỏ thì đấy, một đống lùi xùi xoải ngang mặt luống,
chỉ cần chút xíu đất dính vào là nghiễm nhiên sống, thoi thóp mọc mầm. Lá cỏ
gặp mưa khỏi nói, ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng.
Còn những ngày chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như
nung như đốt, lá quằn quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình
trong đất, trong nhau.”
(Lý Biên Cương- Nghe gió hun hút thổi)
Như vậy, văn bản mạch lạc được nhận diện không đơn giản là qua sự thống
nhất chủ đề, tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề, trong trình tự hợp lôgic
giữa các câu (mệnh đề), hay trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động
ngôn từ. Nói rõ hơn, để một văn bản trở thành một chỉnh thể thống nhất, nó tức
một văn bản phải bao gồm nhiều yếu tố. Ví dụ phản đề trên đây, trong thực tế
nói năng sẽ không xảy ra, nhưng qua phân tích, chúng ta có thể nhận thấy nói tới
văn bản không thể không đề cập đến liên kết.
1.1.2. Liên kết (Cohesion)
Liên kết (cohesion) gốc La tinh là Integratio có nghĩa là: phục hồi, bù đắp;
Integer: nguyên vẹn; theo định nghĩa của Đại bách khoa toàn thư Xô viết, là khái
niệm của lý thuyết hệ thống, có nghĩa là tình trạng gắn bó các phần đơn lẻ khác
biệt thành một chỉnh thể, cũng có nghĩa là quá trình dẫn đến tình trạng ấy
[30, tr 249].
Trong ví dụ (1) đó là các câu đúng về ngữ pháp, được xếp đứng cạnh nhau
và sự sắp xếp đó không tuân theo một tiêu chí nào thì không thể có tính mạch lạc
và cũng không có được tính liên kết. Nhưng nếu có tính liên kết, cụ thể bằng các
phương tiện liên kết giữa câu trước với câu sau, giữa đoạn này với đoạn kế tiếp
mà không tạo nên một chủ đề thống nhất nào thì tồn tại sự liên kết cũng vô
nghĩa.
Qua ví dụ đúng (2) đưa ra, các phép liên kết được tác giả lựa chọn, sử dụng
phù hợp đã làm cho đoạn văn trở nên mạch lạc và cuối cùng là nêu bật được một
chủ đề.
Cụ thể ở ví dụ 2 tính mạch lạc được thể hiện qua các phương tiện liên kết
như: phép thế (giống cỏ nó), phép lặp ( cỏ, lá cỏ), phép liên tưởng (giống cỏ
lá, rễ…)….
Liên kết ( hay còn gọi là phép liên kết) là một trong những tính chất quan
trọng nhất của văn bản. Nó giúp cho văn bản thể hiện được tính mạch lạc và tạo
cho văn bản một lượng thông tin (nghĩa) xuyên suốt và nhất quán.
Để văn bản trở nên mạch lạc thì sự có mặt của các phương tiện liên kết là rất
cần thiết. Và để tạo được sự liên kết, yêu cầu người viết (người nói) phải làm cho
nội dung các câu, các đoạn liên kết với nhau phải thống nhất và đan kết vào nhau
thật chặt chẽ. Đồng thời, giữa các câu, các đoạn phải sử dụng các phương tiện
liên kết phù hợp. Có như vậy, lượng thông tin và hiệu quả giao tiếp mới đạt được
tới mức tối đa.
Vd 3: Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày Tết, cây sấu Hà Nội gợi nhớ,
gợi thương trong tấm lòng những người xa xứ. Tôi có chị bạn đã theo chồng về
Nam ngót hai chục năm, mỗi lần có dịp vẫn không quên nhắn bạn gửi cho ít trái
sấu xanh Hà Nội. Ngày hè, mâm cơm mỗi gia đình thành phố chúng ta ít khi
thiếu bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn kèm với cà pháo giòn tan. Thức ăn
giản dị ấy đã là nỗi khát khao của chị bạn tôi (và cả nhiều người khác) mỗi bữa
cơm trong cái thành phố phương Nam nóng ngột mà cái mát lạnh của những cốc
trà đá không làm dịu nổi.
(Theo Nguyễn Tuân, Cây sấu Hà Nội trong Cây Hà Nội)
Ở vị dụ trên, tác giả đã sử dụng ba phép liên kết. Đó là phép lặp ( từ “sấu”,
đại từ nhân xưng “tôi”, từ “chị bạn”, “Hà Nội”), phép thay thế từ vựng ( thế
bằng đại từ chỉ xuất “ấy” ( thế mệnh đề “bát nước rau muống luộc dầm sấu, ăn
kèm với cà pháo giòn tan” Thức ăn giản dị ấy), phép liên kết liên tưởng
(ngày hè nóng, trái sấu..)
Để dễ hình dung hơn về liên kết, chúng ta có thể nói nếu liên kết giữa các
câu, các đoạn để tạo nên tính mạch lạc cho văn bản là có quan hệ tuyến tính,
quan hệ ngang, thì việc sử dụng các phương tiện liên kết là sự thể hiện của mối
quan hệ dọc, quan hệ liên tưởng.
Vd (4): Tôi đang trông xuống mặt nước hồ. Các con sóng dập dềnh những
chiếc lá khô. Trời xanh ngắt còn nước hồ thì xanh rêu. Bị kéo tay, tôi quay lại.
Trước mặt tôi là đứa bé gái trạc 8,9 tuổi. Tóc nó đỏ quạch. Ánh lên khuôn mặt
lắm lem của nó là đôi mắt trong veo. Đôi mắt vẫn nguyên vẹn sự hồn nhiên của
một đứa trẻ thơ. Nó đứng im lặng giơ chiếc ống bơ cáu bẩn ra trước mặt chúng
tôi chẳng nói một câu nào. Tôi lúng túng nhìn cái Hậu. Cái Hậu cũng lúng túng
nhìn tôi.
(Trần Hữu Tòng-Lời ru của bà)
Trong ví dụ này, chúng ta thấy ở phép thế đại từ nhân xưng, từ được thay thế
là “đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” từ để thay thế là “nó”. Nếu tác giả không muốn nói
“đứa bé gái trạc 8,9 tuổi” mà nói là “đứa con gái trạc 8,9 tuổi” hay “một đứa
trẻ thơ”. Sự thay thế như trên, sẽ làm cho mạch văn thay đổi, giọng điệu và tình
cảm của tác giả cũng như của người đọc sẽ thay đổi theo chiều hướng thiếu thiện
cảm.
Như vậy, sử dụng phép liên kết phù hợp là một yêu cầu có tính nguyên tắc
đối với người tạo lập văn bản, nhưng lựa chọn các từ ngữ để thay thế, liên kết
nội dung các câu cho lôgic và thống nhất được chủ đề quả thật là không phải dễ.
Nếu mạch lạc là sự liên kết bên trong, thì liên kết là hình thức để thể hiện các
nội dung bên trong ấy ra bên ngoài cho chủ đề của văn bản được hiển hiện. Và
giữa hai tính chất này bao giờ cũng có mối quan hệ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết
Trước khi tìm hiểu mối quan hệ về mạch lạc và liên kết, chúng ta thử xem
xét câu hỏi vốn là mối quan tâm của nhiều người và cũng là sự tranh luận của
nhiều nhà ngôn ngữ học. Đó là , trong văn bản tính mạch lạc hay liên kết cái nào
là quan trọng và quyết định đến sự tạo lập văn bản?
Theo quan niệm của K.Wales: “Để có một văn bản hoặc một diễn ngôn nào
đó là có mạch lạc thì nó phải có nghĩa và cũng phải có tính chất một chỉnh thể
và phải được định hình tốt. Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện
hoặc những đặc trưng hàng đầu của một văn bản: ngoài mạch lạc, một văn bản
không đích thực là một văn bản ”. Theo K.Wales mạch lạc để trong sự đối chiếu
với liên kết thì trong một văn bản có thể có mạch lạc mà không cần đến liên kết,
còn một số văn bản có liên kết mà không có mạch lạc thì dù sao cũng khó bề là
một văn bản. Ông dẫn ví dụ sau:
Vd (5): Một người đàn ông bước vào một quán “bar”. Các quán “bar” bán
bia ngon. Thứ (bia) này được chế biến ở Đức. Đức đã đi vào cuộc chiến tranh
với Anh.
(Wales, liên kết và mạch lạc trong văn học)
Theo chúng tôi, quan niệm trên của K.Wales là rất phiến diện. Vì có những
văn bản tuy không có tính liên kết nhưng nó vẫn được xem là một văn bản.
Vd (6): A: Ngày 8-3 bạn mua gì tặng Lan?
B: Hoa hồng sẽ là ý nghĩa nhất.
Bạn A hỏi mua gì cho Lan? Bạn B có thể trả lời đầy đủ là: Mình nghĩ nên
tặng Lan một bó hoa hồng là ý nghĩa nhất. Nhưng dựa vào sự tương tác hội thoại
với câu trả lời ngắn gọn, không một phép liên kết nào nhưng văn bản vẫn đạt
được cái đích giao tiếp và chủ đề vẫn thống nhất.
Tương tự, Widdowson, Edmonson, Green cũng có cùng quan điểm với
K.Wales. Ông không thừa nhận mạch lạc có vai trò quyết định trong việc làm
cho một chuỗi câu trở thành một văn bản. Mạch lạc vẫn là nhân tố hàng đầu.
Trái ngược với quan điểm của các nhà ngôn ngữ trên, theo M.A.K Halliday
và R. Hasan yếu tố quan trọng quyết định một tập hợp câu có tạo nên hay không
tạo nên văn bản tùy thuộc vào quan hệ liên kết bên trong và giữa các câu với
nhau, điều này tạo ra tính văn bản. “ […] Tính văn bản được tạo ra nhờ quan hệ
liên kết” [ 38, tr 296].
Đi theo cùng hướng với Halliday và Hasan, Trần Ngọc Thêm cũng nhận
định: “ Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một
chuỗi câu trở thành văn bản.” [ 38, tr 19].
Ngoài ra, các tác giả còn cho rằng mạch lạc được thể hiện ở những mức độ
khác vừa phân biệt với liên kết lại vừa thuộc về liên kết. Nếu hiểu theo hướng
như các tác giả trên thì mạch lạc và liên kết không cùng một mục đích hướng tới
văn bản mà có hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau.
Trên thực tế, trong một văn bản chúng ta không thể xét tính mạch lạc hay
tính liên kết là quyết định cho sự hình thành một văn bản. Mà chúng ta nên nhìn
nhận giữa hai tính chất này có một mối quan hệ gắn kết, quy định lẫn nhau, bổ
trợ cho nhau để tạo nên văn bản. Như đã nói ở trên, nếu mạch lạc là sự liên kết
bên trong thì liên kết là sự liên kết bên ngoài, cụ thể là có thể được thể hiện bằng
các phương tiện hình thức.
Khi tiếp nhận một văn bản, điều mà phần đông người tiếp nhận quan tâm
đến thường là nội dung của văn bản mà ít ai quan tâm đến tác giả đã sử dụng các
liên kết nào để tạo nên một sự thống nhất về chủ đề, cho dù, tính liên kết đã
đóng một vai trò rất quan trọng trong văn bản. Một văn bản có nội dung, chủ đề
nhưng về phương diện liên kết không phù hợp thì văn bản sẽ trở nên hỗn độn.
Nhưng nói ngược lại, nếu tính liên kết có vai trò chính trong việc gắn kết các
câu, các đoạn thành văn bản như các nhà ngôn ngữ học như Halliday và Hasan
và Trần Ngọc Thêm đã nhận định thì phần nội dung của văn bản đã không còn
là yếu tố được chú ý như từ trước đến nay chúng ta vẫn thường nói.
Tính mạch lạc ngoài việc gắn kết với tính liên kết, thì đôi khi sự tồn tại của
nó còn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Còn liên kết, không nhất thiết là yếu tố cần thiết
để tạo nên văn bản vì có những văn bản mạch lạc vẫn không có các phương tiện
liên kết. Nói một cách khách quan, thì trong một văn bản cần và đủ cả tính mạch
lạc và tính liên kết. Sử dụng các phương tiện liên kết giúp cho văn bản mạch lạc
và chủ đề được làm rõ. Và các phương tiện liên kết sẽ có hiệu quả hơn khi
kết nối các câu, các đoạn, các ý lại để tạo nên một văn bản xuyên suốt mạch lạc
và có chủ đề.
Quả nhiên, đúng như I.R.Galperin (1987) đã nhận định về mối quan hệ giữa
mạch lạc và liên kết trong văn bản: “Mạch lạc là những hình thức liên kết riêng
biệt, đảm bảo thể liên tục, nghĩa là sự liên tục lôgic về thời gian, không gian, sự
lệ thuộc lẫn nhau giữa các thông báo cụ thể, sự kiện, hành động cụ thể..”. Trong
nhận định của I.R.Galperin, nổi lên là sự nhấn mạnh của ông về tính không bị
ngắt quãng trong văn bản và sự hỗ trợ của các yếu tố hình thành văn bản.
1.2. Liên kết nội chiếu và liên kết ngoại chiếu
1.2.1 Liên kết nội chiếu
Theo G. Brown và G Yule, nội chiếu (endophora) tức là hướng người
nghe nhìn vào trong văn bản để tìm được cái quy chiếu đến. Nói cách khác, liên
kết nội chiếu là sự quy chiếu với văn bản, tức sự quy chiếu diễn ra giữa hai yếu
tố (hoặc hơn hai yếu tố) trong cùng một văn bản.
Vd 7: Bà ơi! Cây hạnh, cây đức là gì ạ?
Bà ngừng tay quạt, thong thả trả lời cháu:
- Bà chỉ biết các cụ ngày xưa truyền lại rằng, cây hạnh là loại cây mơ, cây đào
có hoa đẹp, có quả ăn ngon lại lành. Các cụ ví nó như tính nết tốt của người
ngoan đó cháu ạ. Còn cây đức các cụ ám chỉ con người ăn ở có nhân, có nghĩa.
Đức-hạnh là hai tính quý nhất của con người đấy cháu ạ. Người có đức hạnh là
người hiền hậu, nết na, biết thương người, biết kính trên nhường dưới, sống thật
thà, ngay thẳng, không tham lam…Các cụ xưa dạy rằng ông cha mà giữ mình
như thế rồi lưu truyền cho con cháu nền nếp ấy là nhà có phúc đấy cháu ạ. Cũng
ví như ông cha trồng được cái cây quý để con cháu hưởng lộc, ăn quả ấy mà.
Cháu ơi ông nội cháu ngày trước cũng dạy học trò câu ấy đấy.
(Trần Hữu Tòng- Lời ru của bà)
Trong đoạn văn trên, có ba yếu tố: nó, cái cây quý, đức-hạnh cùng quy
chiếu đến cây hạnh, cây đức, tính nết của người ngoan. Có thể hình dung quá
trình liên kết như sau:
Cây hạnh Nó
Cây hạnh, cây đức Cái cây quý
Tính nết tốt của người ngoan Đức- hạnh
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy, quy chiếu nội hướng chính là sự
liên kết trong văn bản. Nó giúp cho ý câu trên được giải thích rõ hơn và giúp cho
ý câu sau được tiếp tục triển khai. Dễ thấy, trong liên kết nội chiếu có bao gồm
liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu. Đây là hai hình thức liên kết khái quát
trong một văn bản.
1.2.2 Liên kết ngoại chiếu
Liên kết ngoại chiếu ( exophora) luôn được đặt trong sự phân biệt với liên
kết nội chiếu (nội >< ngoại). Nếu liên kết nội chiếu là hướng đến các yếu tố
trong một văn bản thì liên kết ngoại chiếu lại nhìn ra ngoài văn bản để xác định
cái được quy chiếu đến.
Vd 8: Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó
Vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão bằn
bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải
buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi
nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có
việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm
trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những
buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại
gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho trẻ con. Rồi lão chửi yêu
nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:
- Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố
cậu đi có lẽ đã được ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm…
Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết
cậu. Liệu hồn cậu đấy!
(Nam Cao-Lão Hạc)
Trong ví dụ trên, yếu tố thể hiện liên kết ngoại chiếu là từ “bố cậu”. Người
đọc sẽ không hiểu “bố cậu” là ai? Đọc tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, người
đọc sẽ hiểu được hai từ “bố cậu” ở đây là chỉ “con trai lão Hạc” người đã đem
con Vàng về nuôi.
Hay trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão sau:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
( “Tỏ lòng” Trần Trọng Kim dịch)
Vũ Hầu là ai? Nếu người đọc không xem phần chú giải sau sách, hoặc
không biết về câu chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp
Lưu Bị khôi phục nhà Hán thì chúng ta không hiểu được nhà thơ Phạm Ngũ Lão
đang nói về ai và có ngụ ý gì khi thẹn mình với Vũ Hầu.
Hai ví dụ trên là hai dẫn chứng cho liên kết ngoại chiếu. Nhưng để hiểu
được đối tượng được quy chiếu đến ngoài văn bản phải cần đến một ngữ cảnh.
Như vậy, nội chiếu là quan hệ đồng nhất hay tương tự xác lập được giữa những
đơn vị ngữ pháp trong cùng một văn bản. Ngoại chiếu, là mối quan hệ xác lập
được giữa các từ ngữ trong phát ngôn với vật, việc, hiện tượng cụ thể bên ngoài
phát ngôn. Hay nói cách khác, ngoại chiếu được xét theo quan hệ với ngữ cảnh
của tình huống.
1.3. Liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu.
1.3.1 Liên kết hồi chiếu (anaphora)
Xét ví dụ 9 sau:
Mấy chục năm sau, thực dân Pháp xâm lược chiếm toàn nước ta. Việc
đầu tiên của bọn giặc cướp nước là tìm một nơi hẻo lánh, xa đất liền để làm chỗ
tù đày, giam cầm những người yêu nước Việt Nam chống lại chúng. Chúng đã
chọn đảo Côn Sơn. Số người bị kết án từ mười năm tù trở lên bị đưa ra đấy.
(Viết năm 1957, Người cập-rằng hầm xay lúa)
Thực dân Pháp xâm lược Bọn giặc cướp nước, chúng
Côn Sơn đấy
Các yếu tố được biểu diễn theo sơ đồ trên là thể hiện cho liên kết hồi chiếu.
Yếu tố được quy chiếu là danh ngữ “ thực dân Pháp xâm lược” và danh từ địa
danh “Côn Sơn”, còn yếu tố thay thế là “Bọn giặc cướp nước”, “chúng”. Nhìn
trên sơ đồ, theo hình mũi tên chúng ta có thể dễ hình dung ra liên kết hồi chiếu
có hướng đi tiến về trước. Hay nói cách khác, yếu tố giải thích bao giờ cũng
xuất hiện trước, còn yếu tố được giải thích bao giờ cũng xuất hiện sau. Chính vì
vậy, muốn hiểu được các yếu tố xuất hiện sau chúng ta phải quay trở lại với yếu
tố xuất hiện ở câu trước nó.
Vd 10 : Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn-Ki-hô-tê bẻ
một cành khô, rút cái mũi sắt ở cái chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo.
Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt
chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong
rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô-Pan-xa thì
không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu
như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót
đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy,
bác vớ lấy ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì
xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy.
Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến
người yêu cũng đủ no rồi.
(Xéc-van-tét, Đôn Ki-hô-tê, Phùng Văn Tửu dịch.)
Yếu tố giải thích Yếu tố được giải thích
Đôn-ki-hô-tê Lão
Chàng
Đuyn-xi-nê-a Nàng
Tình nương
Người yêu
Xan-chô-pan-xa Bác
Các danh từ thân tộc như: Lão, chàng quy chiếu với danh từ riêng
Đôn-ki-hô-tê; nàng, tình nương, người yêu quy chiếu với danh từ riêng
Đuyn-xi-nê-a; “bác” quy chiếu với danh từ riêng Xan-chô-pan-xa là thể hiện
liên kết hồi chiếu. Các yếu tố được giải thích là những yếu tố đứng sau. Các yếu
tố còn lại, đứng về phía bên phải là những yếu tố giải thích. Như vậy, muốn hiểu
được yếu tố đứng sau, chúng ta phải quay về các yếu tố đứng trước để tìm câu
trả lời, lời giải thích.
1.3.2 Liên kết khứ chiếu (Cataphora)
Nếu ngoại chiếu phân biệt với liên kết nội chiếu, thì liên kết khứ chiếu cũng
được đặt trong sự đối sánh với liên kết hồi chiếu. Liên kết khứ chiếu, các yếu tố
được giải thích lại đứng ở câu trước còn các yếu tố giải thích lại đứng ở sau.
Trong liên kết khứ chiếu, yếu tố được giải thích đứng trước tuy tạo ra một sự mơ
hồ khi mới tiếp nhận văn bản nhưng đó cũng là dụng ý của tác giả là nhằm mục
đích nhấn mạnh cho yếu tố giải thích.
Vd 11: Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn màng đó đã thơ
mộng lắm rồi: Rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét cái rét ấy, sầu cái
sầu ấy đôi lần, tất đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp
như thế hay hơn thế: đàn bà con gái trời đã cho xinh đẹp, gặp cái rét nàng Bân
tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như có thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu
huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa ta cảm thấy người nào
cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân”
(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai- Tháng ba, rét nàng Bân)
Ngữ danh từ “cái rét muộn màng đó” đang gây một sự tò mò cho người
đọc khi mới đọc vào dòng đầu, họ thắc mắc không biết cái rét muộn màng mà
tác giả muốn nhắc tới ở đây là cái rét nào? Liên kết khứ chiếu tức yếu tố giải
thích nằm ở vế câu sau tức “rét nàng Bân”, trả lời cho yếu tố được giải thích ở
đây là “cái rét muộn màng đó”. Tượng tự, cụm từ “ đẹp như thế hay hơn thế”
là yếu tố được giải thích và nó được yếu tố giải thích xuất hiện ở sau là
“làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói”.
Vd 12: Ấy đấy, thương người đàn bà Bắc như thế đấy. Sạch cứ như ly như
lau, cận thận từng ly, từng tý. Và càng thương hơn nữa khi tha thấy người đàn
bà chậm rãi vuốt ve từng cái tà áo, lồng nhỏ nhẹ từng cái khuyết vào cái khuy
rồi xếp vuông vức áo nọ lên quần kia, như thể sợ động mạnh thì quần áo sẽ
không còn vẹn tuyết trinh, vì nhầu nếp lụa.
(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai- Tháng ba, rét nàng Bân)
Ở ví dụ 12 này, từ ngữ dùng để thể hiện liên kết hồi chiếu là quy chiếu cho
cả một mệnh đề. Cụm từ “như thế đấy” xuất hiện trong câu “ Thương người
đàn bà Bắc” sẽ được làm rõ ở ngay câu kế tiếp “Sạch cứ như ly như lau, cẩn
thận từng ly, từng tý.”. Và nó còn có thể được hiểu rộng ra ở câu cuối của đoạn
văn.
Cả hai liên kết hồi chiếu và khứ chiếu đều thuộc về liên kết nội chiếu. Tức
chúng chỉ thể hiện các phép liên kết bên trong một văn bản. Trong liên kết
nội chiếu, hình thức liên kết chủ yếu thể hiện cho liên kết hồi chiếu và liên kết
khứ chiếu thường là phép liên kết thay thế.
1.4. Một số quan niệm về liên kết thay thế
1.4.1 Quan niệm của M.A.K Halliday & R. Hasan
Theo Halliday và Hasan (1976) có 5 kiểu liên kết khác nhau, liên kết quy
chiếu (reference), liên kết thay thế (substitution), liên kết tỉnh lược (ellipisis),
liên kết nối (conjunction) và liên kết từ vựng (lexcical) [8, tr28]. Sau này, trong
An introduction to function grammar, M.A.K Halliday (1984) có chỉnh sửa như
sau:
-Quy chiếu
-Tỉnh lược và thay thế
-Liên từ
-Liên kết từ vựng
Để tiện cho việc nhận xét, tại đây chúng tôi chỉ dựa vào M.K.A Halliday và
R. Hasan (1976), tức cuốn Cohesion in English.
Chúng ta đang xem xét về phép liên kết thay thế mà theo Halliday và Hasan
trong sách vừa dẫn có ba hình thức thay thế. Đó là, thế danh từ, động từ và mệnh
đề ( cú).
Liên kết thay thế là mối quan hệ diễn ra bên trong văn bản. Sự thay thế thể
hiện một mối quan hệ về từ vựng-ngữ pháp. Yếu tố thay thế được dùng như là
một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra một thành phần nào đó bị lược bỏ ở chỗ nào
và chức năng ngữ pháp của nó là gì.
- Thế mệnh đề: Trong phép thế mệnh đề, phần được thay thế là cả một mệnh
đề. Phương tiện thay thế thường là các từ So và not. Tùy theo ngôn cảnh nhất
định mà hai hình thức thay thế này được sử dụng khác nhau như: đứng sau If so,
if not; như một cú được thông báo lại: He said so ( anh ta nói như vậy), he said
not (anh ta không nói như vậy). Còn trong ngôn cảnh tình thái, thì lại sử dụng
perhaps so (có lẽ như vậy), perhaps not (có lẽ không như vậy).
Trong thay thế mệnh đề, các tác giả đã đưa ra một nguyên tắc chung là một
yếu tố thay thế được cần đến nếu cú được phóng chiếu như là một thông báo, với
yếu tố tình thái Perhaps (có lẽ) và yếu tố giả định if (nếu) được giải thích như
một kiểu phóng chiếu, dọc theo tuyến tính.
Như vậy, trong thế mệnh đề, từ ngữ để thay thế nếu ở dạng khẳng định là
“So”, còn dạng phủ định là “not”. Và tùy theo từng ngữ cảnh mà hai từ này có
sự kết hợp khác nhau như các hình thức nêu trên.
- Từ dùng để thay thế là động từ “do”.
Trong một đoạn văn, hay trong một phát ngôn ý ở câu trước có tự động từ
hoặc ngữ cần được thay thế, nếu là động từ thì từ thay thế ở câu sau sẽ là “do”.
Thành phần này, có thể thay thế cho bất kỳ động từ nào, miễn là động từ đó phải
ở dạng chủ động, không phải ở dạng bị động. Ý nghĩa của từ thay thế “do” được
hiểu nhờ quy chiếu với phần xuất hiện ở trước. Tùy vào ý nghĩa ngữ pháp là thời
hiện tại, quá khứ hay tương lai mà “do” có những hình thức tương ứng
( do, doing, done).
Vd 13: Have the children gone to sleep?
I think they must have done.
- Từ dùng để thay thế là danh từ “one” và “ones”
Lấy một ví dụ 14:
This here ought to have been a red rose-tree, and we put a white one in by
mistake. (Ở đây, cây này phải là một cây hoa hồng đỏ, nhưng do nhầm lẫn chúng
tôi lại trồng một cây hoa hồng trắng.)
Từ “one” trong câu trên là để thay thế cho “ rose-tree”, nếu thay thế cho
danh từ số nhiều từ thay thế sẽ có hình thức là “ones”.
Yếu tố thay thế cho danh từ “one” và “ones” thường thay thế cho chính
tố.
Ngoài one và ones, trong thay thế danh từ còn có từ same. “Same” xuất
hiện như một yếu tố liên kết có tính chất như để so sánh. Same là một từ dùng để
quy chiếu, không phải dùng để thay thế. Nhưng trong một số trường hợp liên kết
khác vẫn có thể sử dụng same như một danh từ thay thế. Không giống one,
thường dùng để thay thế cho các danh từ là chính tố, same lại dùng để thay thế
cho một ngữ danh từ bao gồm những yếu tố là bổ ngữ.
Vd 15: A: I’ll have two poached eggs on toats, please
B: I’ll have the same
( Làm ơn, cho hai quả trứng vào bánh mì nhé!
Tôi sẽ làm như vậy.)
Quan điểm của Halliday và Hasan về liên kết thay thế là dựa vào các từ
ngữ là chính tố hay những mệnh đề có nội dung thông báo muốn nhấn mạnh
nhưng không muốn lặp lại.
Có thể thấy, mặc dù xét về chức năng, tất cả những trường hợp trên đều là
thay thế từ vựng, nhưng rõ ràng cách thức này chỉ thực sự minh xác trong một
ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, còn trong tiếng Việt có lẽ sự biến đổi của
phương thức thay thế phức tạp hơn nhiều. Cần lưu ý, trong hệ thống từ vựng của
hai tác giả này, không thấy xuất hiện đại từ nhân xưng và đại từ chỉ xuất.
M.A.K Halliday và R. Hasan xếp hai tiểu phương thức liên kết vừa đề cập vào
phương thức quy chiếu. Thực ra, như chúng tôi sẽ giải trình ở sau, xếp chúng
vào loại nào không quan trọng mà cần yếu hơn là phải xác lập cho được bản chất
ngữ nghĩa và ngữ pháp của chúng.
1.4.2 Quan niệm của Trần Ngọc Thêm
Trần Ngọc Thêm là nhà ngôn ngữ học đã có công lao rất lớn trong việc xây
dựng nên một hệ thống liên kết của tiếng Việt tương đối cụ thể và chi tiết.
Cuốn sách “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” có nhiều nội dung bổ ích.
Trong các phép liên kết nói chung, phép thế được tác giả chia làm hai loại riêng
biệt, khác với cách phân loại của Halliday và Hasan. Đó là, thế đại từ và thế
đồng nghĩa. Cách phân loại, chủ yếu là dựa vào sự xuất hiện của chúng trong các
kiểu loại phát ngôn.
Phép thế đồng nghĩa được đưa vào cùng loại với các phương thức liên kết
chung cho cả ba loại phát ngôn: Câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc.
Còn thế đại từ lại thuộc về câu hợp nghĩa, phát ngôn hợp nghĩa.
Phép thế đại từ là phương thức được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các văn
bản. Theo Trần Ngọc Thêm xếp phép thế này vào phát ngôn hợp nghĩa, vì theo
lý thuyết câu không hoàn chỉnh về nội dung nhưng có thể hoàn chỉnh về mặt cấu
trúc. Chính vì không hoàn chỉnh về mặt nội dung nên nó cần liên kết với các
phát ngôn hay câu xung quanh mới đủ nghĩa, đó là bản chất của các phép liên kết
như: Phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng và phép thế đại từ. Còn phép thế đồng
nghĩa lại là phương thức liên kết được dùng cho cả ba phát ngôn. Tức trong văn
bản có sự hiện diện của cả ba kiểu loại câu: tự nghĩa, hợp nghĩa và ngữ trực
thuộc thì khả năng xuất hiện của phép thế đồng nghĩa tùy vào từng nội dung có
thể thay thế.
Tác giả cũng đã miêu tả rất chi tiết các nội dung bên trong của phép thế đồng
nghĩa như:
Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng là chủ tố và kết tố có thể
phân loại phép thế đồng nghĩa thành bốn loại: Thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng
nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa phủ định, thế đồng nghĩa lâm thời. Và nếu căn cứ
vào tính ổn định của quan hệ đồng nhất do các phương tiện tạo ra thì có thể chia
phép thế đồng nghĩa thành hai nhóm là: Nhóm thế đồng nghĩa ổn định ( thế đồng
nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định) và nhóm thế đồng nghĩa không ổn
định.
Như vậy, theo như ông các tiêu chí về các từ ngữ thay thế và được thay thế
cùng hướng vào một đối tượng sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động là yếu tố
quyết định cho sự xuất hiện của các loại thay thế đồng nghĩa.
Ông tiếp tục chia ra làm hai loại thế lớn là: thế đại từ và thế đồng nghĩa.
Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ nhất là
theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm: thế đồng nghĩa từ
điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế đồng nghĩa
phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của quan hệ đồng
nhất : thế ổn định (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định),
thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng nghĩa miêu tả).
Như vậy, cách xác định yếu tố thay thế của Trần Ngọc Thêm không có sự phân
chia cụ thể là thế danh từ, động từ, tính từ và mệnh đề mà ông dựa vào ngữ nghĩa
để xác định yếu tố thay thế. Chính vì vậy, mà yếu tố thay thế ở đây thường là từ
và cụm từ rất ít là mệnh đề.
Trong phép thế đại từ, Trần Ngọc Thêm cho rằng vì mang tính chất rỗng
nghĩa cho nên đại từ chỉ có khả năng lấp đầy phát ngôn về mặt cấu trúc. Còn về
mặt ngữ nghĩa thì đại từ chỉ là cái địa chỉ liên lạc cho ngữ đoạn mà nó thay thế ở
ngoài phát ngôn [38, tr 142]. Phép thế đại từ đóng vai trò quan trọng là tránh sự
lặp lại về mặt cấu trúc và rút gọn được những cấu trúc không cần thiết trong văn
bản. Nó thể hiện rõ về mặt ngữ pháp còn về mặt ngữ nghĩa chức năng của các
đại từ không được thể hiện rõ rệt.
Trong đại từ có các đại từ như: đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ nghi
vấn …Khi được dùng làm phương thức để thay thế chúng được cụ thể hóa dưới
sự miêu tả như sau:
Đại từ nghi vấn chỉ người: tao, tôi, tớ, mày, cậu, anh, y, ông, đồng chí..,
hắn, y, thị, họ, nó, chúng, tất cả, mình, nhau; ai, gì ( nghi vấn- phiếm chỉ).
Đại từ chỉ sự vật: gì (nghi vấn phiếm chỉ).
Đại từ chỉ số lượng: bây nhiêu, bấy nhiêu, bao nhiêu (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ thời gian: bây giờ, này, bấy giờ, nãy mai, bao giờ (nghi vấn-
phiếm chỉ)
Đại từ chỉ không gian: đây, đấy, trên, sau.., đó, kia, nào (nghi vấn-
phiếm chỉ)
Đại từ chỉ dấu hiệu: này, nọ, ấy, đó, kia, nào (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ cách thức: thế, vậy, sao (nghi vấn- phiếm chỉ)
Với cách phân chia chi tiết và cụ thể của tác giả, khi sử dụng một trong
nhiều các đại từ trên để làm phương tiện thay thế, về mặt cấu trúc trong văn bản
không mắc phải tình trạng lặp lại mà nó còn giúp cho văn bản trở nên nén kín
nhưng vẫn đảm bảo về mặt nội dung.
Nếu tách riêng từng phương thức để so sánh, dễ thấy hệ thống liên kết của
M.A.K Halliday - R. Hasan và Trần Ngọc Thêm là rất khác nhau. Nhưng nếu
nhìn một cách tổng quát thì thay thế về nghĩa của từ trong hệ thống của Trần
Ngọc Thêm chính là phối hợp từ vựng của M.A.K Halliday và R. Hasan. Mở
rộng ra, có thể thấy tuy hai hệ thống liên kết được khái quát từ hai ngôn ngữ
khác nhau về loại hình, nhưng về mặt phân loại là khá gần nhau.
1.5 Liên kết thay thế từ vựng
Khi nhận xét ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm, nghĩa là những nhận
định của nó bao giờ cũng xuất phát từ cứ liệu thực tế chứ không phải thuần túy
dựa trên suy luận. Điều này được hiểu là khi xây dựng nên những lập luận mang
tính chất khách quan, những lý luận chung khái quát, các nhà ngôn ngữ học đã
tiến hành tập hợp các cứ liệu rồi từ hệ thống các cứ liệu đã được phân tích, nhận
xét cho ra đời những lý thuyết ngôn ngữ học mà chúng ta có như hôm nay. Với
hướng đi như vậy, chúng tôi thiết nghĩ đó là một cách làm hay và chuẩn xác cho
các lý thuyết được xây dựng sau này cho nên chúng tôi cũng xây dựng luận văn
theo hướng đi từ tập hợp cứ liệu cho đến việc xây dựng cấu trúc của các phương
thức thay thế, tiếp đến là tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương
thức này.
1.5.1 Định nghĩa
Thay thế từ vựng là phương thức dùng từ ngữ ở vế câu hay đoạn văn này
thay thế cho từ ngữ xuất hiện ở vế câu hay đoạn văn khác nhằm mục đích rút gọn
hoặc nhấn mạnh cho các ý được thay thế.
1.5.2. Điều kiện để sử dụng phương thức thay thế từ vựng
Để trong một văn bản có sự xuất hiện của phép thay thế từ vựng, nó cũng
cần có một số điều kiện như sau:
- Thông thường người viết hay tác giả thường hướng tới cái đích trong văn bản
là không bị lặp lại từ ngữ, họ thường dùng phép thay thế hay còn gọi là phép thế.
Như vậy, cái đầu tiên họ nghĩ tới chính là sự tránh lặp lại ý trên, ý trước và có
khả năng rút gọn.
Vd 16: Khi Giéc-đa đọc xong bài kinh thì xung quanh cô đã hình thành một đội
quân. Họ đập tan những mảnh tuyết thành muôn mảnh. Nhờ đó Giéc-đa có thể
ung dung tiến tới tòa lâu đài. Những tiên đồng vỗ vào tay, vào chân cô gái để cô
đỡ rét, đi được nhanh.
( Andecxen- Bà chúa tuyết)
“Giéc-đa” được thay thế bằng là danh từ thân tộc “cô” và “cô gái”. Cụm
danh từ “ một đội quân” được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi 3, số nhiều là
“họ”. Từ “cô gái”, “cô” và từ “họ” là ba từ được sử dụng để tránh sự lặp lại và
rút gọn ý trong văn bản.
- Trong một đoạn văn như sau:
Vd 17: Cổng ngôi biệt thự ấy vào loại đẹp nhất phố. Hai cột cổng xây tròn, đỡ
một mái bằng đúc bê tông chìa ra vỉa hè rộng đến mức mấy chục người có thể
trú mưa, trú nắng cùng một lúc. Trên mái rủ đều xuống những chùm hoa đăng
tiêu, mùa hè nở đỏ như chum lửa. Hai cánh cổng sắt sơn màu xanh da trời, trang
trí những họa tiết hình hoa loa kèn cứng cỏi và những chiếc lá dài uốn lượn một
cách mềm mại. Suốt ngày, hai cánh cổng đóng im ỉm, chỉ hé mở khi những người
chủ ngôi nhà có việc, phải dắt xe máy lách ra. Nghịch cảnh với chiếc cổng rất
“tây” ấy là một hàng cháo gánh bán trước cổng.
(Nguyễn Ngọc Chụ- Cô hàng cháo cá lóc)
Đoạn văn trên, có phép thay thế:
Cổng ngôi biệt thự ấy Chiếc cổng rất “tây” ấy
Chỉ với một phép thay thế như trên, khó lòng nói không làm rút gọn về
mặt từ ngữ và cũng không thể nói làm cho đoạn văn trở nên súc tích. Nhưng lại
tạo nên một cách diễn đạt, cách hiểu sâu sắc và có kèm theo sự đánh giá về một
ngôi nhà qua cách dùng từ để thay thế là “chiếc cổng rất “tây” ấy”, đồng thời
với cách miêu tả đó, là dụng ý để đối lập một ngôi nhà giàu có với một hàng
cháo gánh bán trước cửa của ngôi biệt thự. Như vậy, trong ngữ liệu đang xét
phép thay thế từ vựng thường được sử dụng để làm cho lời văn thêm sinh động
và làm phong phú về hình ảnh cũng như sự đánh giá, sự tương phản giữa sự vật
này với sự vật khác trong cùng một không gian.
- Nếu đi theo hướng ngữ dụng, tức xét trong ngữ cảnh hay nói cách khác là hoàn
cảnh giao tiếp thì phép thay thế còn được sử dụng để thay đổi cho phù hợp với
các vai nhân xưng.
Vd 18: Đã thành lệ, ngày nào má cũng phải dành bát cháo gốc để mời cậu chủ,
nhưng chẳng bao giờ cậu màng tới, nên bát cháo ấy mới đến lượt má con Thảo.
Bữa nay, thấy con gái vừa bưng bát cháo, vừa thút thít, má Năm hốt hoảng hỏi:
- Có chuyện gì thế con?
Hai Thảo òa lên tức tưởi, mãi sau mới nói lên lời:
- Má ơi! Cậu chủ bảo là sáng mai không được dọn hàng nữa.
- Con cư xử với người ta thế nào mà đến nông nỗi ấy? Hay là tháng này
con trả tiền không đúng hẹn? Hay là con không mời cậu ta chu đáo?
(Nguyễn Ngọc Chụ- Cô hàng cháo cá lóc)
Ở đây, trong quá trình giao tiếp của Thảo và má Năm đã tạo ra tương đối
nhiều thế tố để thay thế. Cụ thể: “Hai Thảo” được thay bằng “con gái”, “con”;
“cậu chủ” được thay thế bằng: “người ta”, “cậu ta”. Các thế tố được dùng để
thay thế tạo nên sự phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
Trên đây, là một số điều kiện để sử dụng phép thay thế từ vựng.
1.5.3 Thay thế từ vựng và một số phương thức liên kết khác
1.5.3.1 Thay thế từ vựng với liên kết quy chiếu
a. Liên kết quy chiếu
Theo Diệp Quang Ban trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”,
ông có trình bày về liên kết quy chiếu như sau:
Liên kết quy chiếu xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ có nghĩa chưa cụ thể ở
một câu nào đó cần được giải thích bằng yếu tố ngôn ngữ có nghĩa cụ thể ở câu
khác, trên cơ sở đó hai câu liên kết với nhau. Trong hai yếu tố đó, yếu tố có
nghĩa chưa cụ thể được gọi là yếu tố được giải thích, yếu tố có nghĩa cụ thể gọi
là yếu tố giải thích, tức có tác dụng giải thích. [148]
Vd 19: Những năm tháng cuối đời, nhà thơ Nguyễn Bính làm việc ở ti Văn hóa
Nam Hà. Một đêm, ông trằn trọc không ngủ nổi chỉ vì một chữ còn khuyết trong
câu thơ nọ “ hạt mạ, mầm mạ gieo xuống đất, bén rễ trỗi dậy, nhỏm dậy, vương
dậy, nhú thẳng cái thân nón bé xíu. Hiện tượng ấy gọi là gì nhỉ?”. Cứ thế
nhà thơ suy nghĩ lung tung lắm. Không biết bao nhiêu lần ông vùng dậy hút
thuốc lào, nhưng con chữ mà ông đang lần tìm kia thì vẫn cứ chơi trò ú tim.
(Theo Phạm Khải, Nhà văn Việt Nam với ngôn ngữ của thôn dân, tạp chí Ngôn
ngữ và Đời sống số 4, 1996)
Ở ví dụ trên, Nguyễn Bính là yếu tố rõ nghĩa, nghĩa cụ thể, cũng là yếu tố
giải thích; còn các từ như: ông và nhà thơ là hai yếu tố chưa rõ nghĩa và là yếu
tố được giải thích.
Còn theo David Nunan trong cuốn “Phân tích diễn ngôn” đã viết: nếu một
câu đơn bị lấy ra khỏi ngữ cảnh và được giới thiệu riêng, nó có thể chứa những
thành tố khó hiểu, nếu không nói là không thể nào hiểu được [8, tr39] . Như vậy,
theo cách hiểu của Diệp Quang Ban và của David Nunan là có điểm chung
nhưng với David Nunan, ông lại nhấn mạnh đến ngữ cảnh mà câu xuất hiện để
thể hiện tính quy chiếu.
Chẳng hạn, như đại từ nhân xưng “ông” và danh từ “nhà thơ” xuất hiện
trong câu hỏi Ai là người trằn trọc ngủ không được? Chúng ta không thể giải
thích được nếu không đặt nó trong văn bản và trong ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
b. Mối quan hệ
Có hai cách để thể hiện chức năng của các yếu tố quy chiếu trong văn bản
đó là phương thức hồi chiếu và khứ chiếu. Chẳng hạn như: các từ “ông” và “nhà
thơ” là yếu tố chưa rõ nghĩa, nghĩa chưa cụ thể. Nó sẽ được giải thích bởi một
yếu tố rõ nghĩa còn gọi là yếu tố giải thích nhưng là tiến về phía trước. Hay nói
cách khác, nó sẽ được quy chiếu về yếu tố xuất hiện ở trước. Kiểu quy chiếu này,
người ta gọi là hồi chiếu. Nếu đi theo hướng ngược lại, yếu tố giải thích sẽ được
làm rõ hơn nhờ yếu tố được giải thích nằm ở phía trước, nó đưa yếu tố giải thích
đi sâu vào bên trong văn bản để nhận diện các yếu tố mà nó quy chiếu đến.
Cụ thể ở ví dụ trên là: Nguyễn Bính ông, nhà thơ.
Trong phép thay thế từ vựng, chúng ta thấy trước tiên nó cũng bao gồm
hai yếu tố chính là yếu tố nằm trước, yếu tố giải thích hoặc yếu tố được giải
thích. Và yếu tố nằm sau, cũng có thể là yếu tố giải thích và được giải thích tùy
vào từng ngữ cảnh. Như vậy, thực tiễn tổ chức văn bản cho thấy đã có yếu tố
được quy chiếu đến và yếu tố đi tìm sự quy chiếu. Nếu hiểu theo cách khác thì,
liên kết quy chiếu là cái nghĩa định hướng và xác định cho chúng ta nếu đó là
chính tố thì nó sẽ quy chiếu hay nói cách khác, là có nghĩa giải thích như vậy, để
theo hướng đó chúng ta xác định yếu tố được giải thích. Đây được xem là sự
tương đương về ngữ nghĩa trong phép quy chiếu. Trong thế từ vựng, thường
người ta áp dụng lý thuyết của phép quy chiếu và xem đây là cơ sở để tìm ra thế
tố cho chính tố. Và như G. Brown đã nói: sự chú ý của các nhà phân tích diễn
ngôn không phải là sự quy chiếu chính xác mà là sự quy chiếu thành công. Sự
quy chiếu thành công là tùy thuộc vào việc người nghe xác định thực thể mà
người nói định quy chiếu đến, để hiểu được thông điệp ngôn ngữ đang diễn ra,
trên cở sở biểu thức quy chiếu được dùng [18, tr318]. Đây cũng là định hướng
cho cả phương thức thay thế hay còn gọi là phép thế. Tóm lại, giữa chúng là có
mối tương quan qua lại với nhau.
1.5.3.2 Thay thế với liên kết hồi chiếu và khứ chiếu
Như đã xác định, liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu là hai dạng của
liên kết nội chiếu. Liên kết hồi chiếu là liên kết ngược, liên kết về phía trái của
văn bản. Còn liên kết khứ chiếu lại đi theo chiều hướng xuôi, tức liên kết về phía
phải. Và như vậy, cả liên kết hồi chiếu và khứ chiếu đều là đối tượng khảo sát,
hãy quan sát văn bản sau:
Vd 20: Bà mẹ chồng đang ở chợ bán cá mà con trai đánh được hồi
đêm, nghe con Xin ra mách, vội chạy về. Với tất cả cái hùng hổ của của những
mẹ chồng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh bàn tay ngoặt ra sau, và hếch
mặt nạt:
- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa
nằm ăn vạ
Chị Đỏ nằm im. Mụ cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay; mụ vừa chạy ra, vừa
kêu như sắp bị chết chém: “ Ua làng nước ôi! A làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay
tôi rồi.
(Bùi Hiển-Nằm vạ)
Trên cứ liệu tiếng Anh, M.A.K Halliday và R. Hasan (1976) đã lược quy
thành ba kiểu quy chiếu cụ thể: nhân xưng (personal), chỉ định (demonstrative)
và so sánh và bao trùm lên tất cả các phương thức liên kết là hai hướng quy
chiếu: hồi chỉ và khứ chỉ. Trong ngữ nghĩa học hiện đại ít đề cập đến sở chỉ,
nhưng thật ra nói đến nghĩa là nói đến sở chỉ, nói đến quy chiếu. Có những từ
loại như đại từ về nguyên tắc là không có sở chỉ, ví dụ: tôi có thể là anh, là tôi là
nó (khi tự xưng)…và chỉ gắn kết với ngữ cảnh thì sở chỉ mới xuất hiện. Trở lại
văn bản đang xét, mụ, bà mẹ chồng, những bà mẹ chồng đều có cùng quy
chiếu, tuy không đồng nhất, con kia, chị đỏ hẳn là có cùng quy chiếu.
Như vậy, thực chất liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu cũng được hiểu
là một dạng của phương thức thay thế. Có điều nếu xét về một số trường hợp thì
bên trong nó còn bao chứa những phương thức liên kết khác như lặp, liên
tưởng…Và nếu nói ngược lại thì phương thức thay thế là sự miêu tả dựa trên cơ
sở của liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu.
Có thể nói, liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu được xem là phương
thức liên kết bao trùm, còn phương thức thay thế từ vựng là sự cụ thể hóa của
chúng. Chính vì vậy, có thể nói giữa liên kết hồi chiếu, khứ chiếu và phương
thức thế từ vựng có mối tương quan với nhau.
1.6 Hướng tiếp cận của luận văn
Trở lên, luận văn đã đi vào phần lý thuyết có liên quan đến phép liên kết
thay thế từ vựng. Tổng thuật thành tựu của các công trình đi trước để giúp làm
sáng rõ hơn cho các mục sau ở chương 2, luận văn sẽ có một hướng đi cụ thể
dựa trên nền tảng những kiến thức đã được trình bày ở trên và có bổ sung thêm
một số kiến thức mà trong nhận thức của chúng tôi là có sức giải thích hơn đối
với tiếng Việt. Nhìn đại thể ở chương 1, các kiến thức được đưa ra không phải là
phần mà chúng tôi muốn nhấn mạnh nhưng để nắm bắt được các nội dung sẽ viết
ở chương sau, chúng tôi phải giới thiệu sơ qua các đề mục như trên. Qua đó, để
trong quá trình viết tiếp chương sau chúng tôi có sự liên hệ và đối chiếu với một
số kiến thức có liên quan đến phương thức thay thế từ vựng.
Như ai cũng đều biết, trong một hệ thống các phương thức liên kết,
phương thức thay thế từ vựng là một trong các phương thức được sử dụng tương
đối phổ biến trong các văn bản. Nó đóng một vai trò khá quan trọng trong việc
tạo nên sự thống nhất về chủ đề, tạo nên sự mạch lạc trong băn bản. Luận văn đi
vào tìm hiểu về cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương thức thay thế từ
vựng nên sẽ có cách giải quyết tương đối sát với mục tiêu đã đặt ra.
Hướng đi của luận văn là tập hợp khoảng 500 cứ liệu từ rất nhiều các tác
phẩm khác nhau. Dựa trên khối ngữ liệu, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê các liên
kết thay thế được các tác giả trong từng tác phẩm đã sử dụng. Sau khi thống kê
được, chúng tôi lại tiến hành phân loại các loại các phương thức thay thế như:
thế đại từ, thay thế đồng nghĩa, thay thế gần nghĩa..vv
Trên cơ sở ngữ liệu đã được phân loại, chúng tôi xác lập các cấu trúc và
một số mô hình tương ứng với các phương thức thay thế. Cấu trúc khác nhau thì
nghĩa cũng sẽ khác nhau, trong khi xét nghĩa qua một số cấu trúc, chúng tôi còn
xem xét thêm vai trò của ngữ cảnh, ngữ dụng trong việc tạo nên nghĩa khác nhau
trong từng hoàn cảnh khác nhau. Luận văn, xem xét có sự tương đương và điển
hình hay không giữa chính tố và thế tố.
Ngoài ra, luận văn còn lưu ý đến tính khái quát và bao hàm về nghĩa giữa
yếu tố được thay thế và yếu tố thay thế. Về ngữ dụng, là xem xét trong mối quan
hệ giữa các vai giao tiếp với ngữ cảnh. Theo chúng tôi nhìn nhận, đây sẽ là phần
đan xen và hòa quyện với hai phần trên: cấu trúc và ngữ nghĩa. Chính xuất phát
từ định hướng như trên, khi triển khai đề tài, các bình diện trên được mô tả trong
thế tương tác chứ không tách bạch quá, rạch ròi quá, mặc dù chúng tôi hiểu, tiếp
cận theo hướng tách bạch dễ làm nổi rõ các trọng tâm của vấn đề.
1.7. Tiểu kết
Ngược lên trên, luận văn đã trình bày một số tri thức đại cương mà khi khảo
sát phương thức thế từ vựng không thể không đề cập đến. Việc điểm qua một số
tri thức liên kết nổi bật, như M.A.K Halliday - R. Hasan và Trần Ngọc Thêm
cũng rất cần thiết. Tại đây, luận văn cũng đã làm rõ thêm một số quan hệ giữa
quy chiếu bao gồm hồi chiếu và khứ chiếu vốn là bệ phóng trong thay thế từ
vựng. Rõ ràng, thay thế về sâu xa cũng là quy chiếu hay ít ra cũng dựa vào quy
chiếu để thể hiện liên kết.
Những tri thức này, là xuất phát điểm để luận văn dựa vào đó mà mô tả
những đặc điểm cụ thể trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG
TRONG TIẾNG VIỆT
2.1 Cấu trúc của phương thức thay thế từ vựng
2.1.1 Thay thế đại từ
Để dễ hình dung hơn về phương thức thay thế từ vựng, chúng tôi đưa ra
một cấu trúc chung cho các dạng của phép liên kết này như sau:
Chúng tôi gọi yếu tố được thay thế ở câu, đoạn văn trước là A và yếu tố
thay thế cho từ và ngữ xuất hiện ở trước là B. Ta có: A B
Đây là sự thay thế theo hướng hồi chiếu.
Trường hợp ngược lại, lúc này hướng mũi tên sẽ đi về B để chỉ vào yếu tố
giải thích nằm ở phía sau, còn A là yếu tố được giải thích xuất hiện ở phía trước.
Đây là sự thay thế theo hướng khứ chiếu. Ta có: A B.
Trên đây là hai mô hình sẽ được sử dụng xuyên suốt cho tất cả các phép thay
thế chứ không chỉ dùng riêng cho phương thức thay thế bằng đại từ.
2.1.1.1 Đại từ nhân xưng
Trong thế bằng đại từ nhân xưng, chúng tôi cũng phân loại và xây dựng
cấu trúc của phương phức thay thế này theo sự phân chia từ trước đến nay là ba
ngôi nhân xưng (ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3).
a. Đại từ nhân xưng ngôi 1.
Theo cách phân chia của Diệp Quang Ban, ngôi 1 là sự quy chiếu đến người nói
được chia làm 3 dạng là :
- Số ít: Tôi, tao, tớ (ta), mình
- Số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, chúng tao
- Số nhiều bao gộp: ta, chúng mình.
Dựa trên ngữ liệu chúng tôi tập hợp, sự thay thế trong đại từ nhân xưng
ngôi 1 cũng có chung hai mô hình như trên. Nhưng đi vào chi tiết hơn chúng ta
có những vấn đề như sau:
Các đại từ nhân xưng ngôi 1 được dùng để thay thế cho hầu hết là các danh từ
tên riêng và các danh từ chung (chỉ người và chỉ vật). Từ những danh từ riêng,
danh từ chung và ngữ danh từ là số ít đến những danh từ và ngữ danh từ là số
nhiều, tương ứng sẽ có các đại từ nhân xưng ngôi một số ít hoặc số nhiều
thay thế cho các danh từ và ngữ danh từ đó để rút gọn và tránh sự lặp lại.
Vd 21: Chợt hai thầy trò phát hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng,
và Đôn Ki-hô-tê vừa nhìn thấy liền nói với giám mã: :Vận may run rủi khiến cho
sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn, và kia kìa, anh bạn
Xan- chô-Pan-xa ơi, có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao
chiến giết hết bọn chúng; và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt
đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống
xấu xa này mặt đất là phụng sự Chúa đấy”. “Những tên khổng lồ nào cơ?” Xan-
chô Pan-xa hỏi. “Những đứa mà anh đang nhìn thấy kia kìa”, Đôn Ki-hô-tê đáp,
“cánh tay chúng dài ngoẵng, có đứa, cánh tay dài đến hai dặm”.
(Xéc-van-tét, Đôn Ki-hô-tê, Phùng Văn Tửu dịch.)
Trong đoạn văn trên, ở đại từ nhân xưng ngôi 1, số nhiều “chúng ta” được
tác giả sử dụng để thay thế cho nhân vật là Đôn-ki-hô-tê và Xan- chô- Pan-xa .
Sự thay thế trong ví dụ trên diễn ra theo hướng hồi chiếu. Chính vì vậy,
không khó khăn mấy để tiếp nhận nội dung của văn bản một cách mạch lạc và
xuyên suốt.
Nếu thay thế sử dụng đại từ nhân xưng ngôi 1, theo chúng tôi sự xuất hiện
của các từ như: tôi, tao (tớ), ta, mình sẽ có số lần xuất hiện tương đối nhiều.
Và khi chúng xuất hiện bao giờ cũng đi kèm với ngữ cảnh. Chỉ trong ngữ cảnh
đó chúng ta mới hiểu được các đại từ nhân xưng này đang quy chiếu tới những
yếu tố nào trong văn bản.
Vd 22: Chúa thượng thật là lo xa, chúng tôi ngu dại không thể nghĩ tới chỗ đó.
Hiện nay, phương lược tiến đánh ra sao, xin chúa thượng nhất nhất chỉ rõ để
chúng tôi tuân theo mà làm.
Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra thành năm
đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng:
-Ta với các ngươi tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên
đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm tới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn
mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!
(Ngô Gia Văn Phái- Hoàng Lê nhất thống chí)
Trong đoạn văn trên, có hai đại từ nhân xưng ngôi 1, đại từ nhân xưng số
nhiều “chúng tôi” ở đây dùng để thay thế khứ chiếu với “các tướng” và
“các ngươi” xuất hiện ở đoạn văn sau. Còn đại từ nhân xưng ngôi 1, số ít “ta”
thay thế hồi chiếu với Chúa thượng và vua Quang trung.
Có thể nói, nếu không quy chiếu theo hướng hồi chiếu và khứ chiếu của
hai đại từ nhân xưng trong một ngữ cảnh nhất định ở đây là buổi mở tiệc khao
quân của vua Quang Trung cho quân sĩ của mình thì chúng ta khó lòng biết được
đại từ nhân xưng “chúng tôi” là thay thế cho ai hoặc cái gì? Tương tự đại từ
nhân xưng “ta” cũng vậy.
Thông thường thì các đại từ nhân xưng được dùng để thay thế cho các
danh từ nhưng trong một số trường hợp, nó được sử dụng để thay thế cho chính
nó.
Vd 23: Mình nói thật đấy. Rất bi thảm. Bi thảm vì cứ phải cao thượng. Ngay cả
chuyện vợ con cũng rất rắc rối. Thưở trẻ trung, tớ yêu một cô gái. Nàng đẹp lắm.
Nếu không có vết chủng đậu mờ mờ ở cánh tay óng nuột, có lẽ chẳng ai nghĩ
nàng là con người của cõi phàm trần.
( Trần Đăng Khoa- Đảo Chìm- Bi kịch của một người nổi tiếng)
Nằm trong số các đại từ nhân xưng ngôi 1, số ít, ở ví dụ trên chúng ta thấy
rất rõ từ “mình” được thay thế bằng từ “tớ” cũng là đại từ nhân xưng chỉ ngôi 1,
số ít. Như vậy, không phải tuyệt đại đa số là các đại từ nhân xưng đều có một
cấu trúc thống nhất là chỉ thay thế cho danh từ mà thôi. Trong nhiều tác phẩm
chúng ta sẽ thấy có những lúc chính chúng thay thế cho nhau để tránh đi sự đơn
điệu và lặp lại quá nhiều lần từ đó trong đoạn văn hoặc văn bản.
b. Đại từ nhân xưng ngôi 2.
Các đại từ nhân xưng trong ngôi 2 chủ yếu là quy chiếu đến người nghe.
Xét trong 500 cứ liệu chúng tôi thu thập được, có thể nói số lượng các danh từ
được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi 2 chiếm số lượng không nhiều.
Ngôi 2:
Số ít: Mày, mi
Số nhiều: chúng mày, bay, chúng bay
Nhìn chung nhóm các đại từ trên, chúng xuất hiện với sắc thái biểu cảm
suồng sã.
Vd 24: Một sáng kia, có tin về nhắn bọn lá đầu cành đứng gọn gọn vào,
nhắn mấy cậu rễ bơm nước cho đủ vào, một hai bữa nữa hoa về, nghe nói lần
này khá đông, để bù cho năm trước…
Ngay từ lúc mới nhận tin, cái lá xinh đã bảo: “kệ chúng mày1 không việc
gì phải làm thế, hoa chứ có phải bà tướng đâu!”. Những cái lá kia cười ngượng
ngập: “Thôi chúng tôi không dám cãi đâu. Nhỡ quả ít đi lại phải chịu trách
nhiệm!” cái lá xinh bảo: Chúng mày hèn lắm!” rồi quay mặt đi hướng khác, có
mấy cái lá khác đến rủ đi ăn điểm tâm, nắng mặt trời nó cũng từ chối, lại còn
nhếch mép hỏi: “ chúng mày2 ăn cho mập để nuôi hoa phải không?”
(Phan Thị Vàng Anh-Chuyện của lá và hoa )
Đại từ nhân xưng ngôi 2, số nhiều “chúng mày1” xuất hiện trong đoạn
văn trên thay thế cho một từ khiếm diện (theo cách gọi của Trần Ngọc Thêm) tức
là yếu tố giải thích lúc này không được xác định rõ là thay thế cho yếu tố gì ở
trong đoạn văn trên. Xét đến từ nhân xưng “chúng mày2” chúng thay thế cho
ngữ “mấy cái lá khác” phân biệt với “cái lá xinh” cũng xuất hiện trong đoạn
văn.
Vd 25: Ngồi học chung bàn, tôi bày sách vở thật nhiều, lấn sang phần bàn
của chị Hà. Có lần chị không nói gì, rồi có khi chị cũng lấy sách vở ra bày lên
trên sách vở của tôi, vẻ như vô tình. Thấy chị cắn bút suy nghĩ bài toán, tôi
phồng môi phồng má lấy vở sử địa ra học ra rả.
- Học thầm đi Thủy
- Em phải đọc lớn mới thuộc bài được.
- Nhưng mày làm tao phân tâm
- Người ta học mà cũng bắt bẻ!- Tôi sụt sịt
Trong ví dụ tiếp theo này, chúng ta thấy các yếu tố giải thích không còn ở
dạng khiếm diện nữa mà tất cả đều hiện diện. Từ “mày” trong cuộc hội thoại
giữa hai chị em Hà và Thủy là dùng để thay thế cho người em tên “Hà”, còn từ
“tao” thì thay thế cho “Thủy”.
Rõ ràng, đại từ nhân xưng ngôi 2 thường hướng đến người nghe nhưng
thường là theo hướng thay thế hồi chiếu. Cấu trúc của nó cũng không khác mấy
với cấu trúc của ngôi nhân xưng thứ 1. Nếu dựa vào ngữ liệu đưa ra ở trên thì ta
có thêm một cấu trúc nữa là: Yếu tố khiếm diện đại từ nhân xưng ngôi 2.
c. Đại từ nhân xưng ngôi 3
Ở ngôi 3, có một số dạng như sau:
- Số ít: Nó, hắn, y
- Số nhiều: chúng nó, họ, chúng
Khác với hai nhóm đại từ nhân xưng ngôi 1 và ngôi 2, ở đại từ nhân xưng
ngôi 3, dựa vào ngữ liệu mà chúng tôi thu tập được có thể nói số lần xuất hiện
của chúng là khá phổ biến. Trong hầu hết các ngữ liệu, đều có ít nhất là một
phép thế sử dụng đại từ nhân xưng ngôi 3 để thay thế. Điển hình nhất là đại từ
nhân xưng ngôi 3, số ít “nó”.
Vd 26: Mùa xuân của tôi mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa
xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng
trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp
như thơ mộng…
Người yêu cảnh vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo
lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ
êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một
cái gì đó- có lẽ là sự sống!
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát
điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng
lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im
mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những
cặp uyên ương đứng cạnh.
(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai)
Từ “nó”-yếu tố được giải thích là đại từ nhân xưng ngôi 3 thay thế cho
yếu tố giải thích xuất hiện phía trước ở đầu đoạn văn đó là “mùa xuân Bắc
Việt”. Đây là phép thế hồi chiếu gián cách, nó không thay thế trong một đoạn
văn hay ở đoạn kế tiếp mà cách đoạn giữa đoạn một và đoạn ba, mới xuất hiện
sự thay thế. Trong tính liên kết ở chương 1, chúng tôi gọi đây là liên kết ở thể
không liên tục so sánh với thể liên tục là không bị ngắt quãng.
Đối với các đại từ nhân xưng khác, theo chúng tôi số lần xuất hiện của
chúng có phần bị hạn chế bởi vì đây là những lớp từ mang sắc thái không hay,
thường là có thái độ không tôn trọng đối với nhân vật được quy chiếu đến.
Vd 27: Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp đẽ của
hắn, và thấy cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ
còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là
một nhà văn, trước kia với cách viết thận trọng của Hắn, hắn chỉ kiếm được vừa
đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bây giờ
hắn chỉ có một mình. Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý
tưởng.
(Nam Cao-Đời thừa)
Đại từ nhân xưng ngôi 3, số ít “hắn” là yếu tố thay thế hồi chiếu cho danh
từ riêng “Hộ” đây là yếu tố giải thích xuất hiện lùi về phía trước văn bản.
Hộ hắn
Vd 28: Còn mèo, rất khác. Mèo lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thày giáo
nhà dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và
trưởng giả. Lúc nào hắn cũng ra vẻ nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê
gớm lắm. Có phải thế chăng, hỡi cái gã lừ đừ và nghiêm nghị kia? Gã lại càng
làm ra vẻ khó hiểu tợn. Nhưng cái vỏ ngoài chưa thể đủ nói rõ được bề trong
của con người ta. Biết đâu mèo ta không khó chịu như mình tưởng. Mà vốn hắn
lại hiền lành cũng nên?
(Tô Hoài- O chuột)
Trong ví dụ này, chúng ta thấy từ “hắn” ở đây không thường dùng để chỉ
người theo đúng nghĩa của nó mà trong đoạn trích này tác giả đã sử dụng để thay
thế cho một con vật được nhân cách hóa, đó là “con mèo”. Cũng tương tự, như
ví dụ trên từ hắn thay thế cho từ con mèo rồi tác giả lại nhắc lại từ con mèo để
rồi lại dùng hắn để thay thế. Nó như một chuỗi móc xích có sự gắn kết chặt chẽ
với nhau và cũng nhờ sự liên kết này cũng tránh được sự lặp lại, lủng củng trong
đoạn văn.
Vd 29: Vào rồi, hắn1 mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá Kiến quả có ý
muốn dàn xếp cùng hắn thật Không phải cu đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ
nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí phèo không anh hùng,
nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai thèm chấp! Thế nào là mềm nắn
rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cũng đè đầu ấn cổ thì lại
bán nhà cho sớm. Cụ vẫn bảo Lý Cường như thế đấy. Vũ dũng như hắn2 mà làm
lý trưởng là nhờ có cụ. Cụ mà chết đi rồi, “chúng nó” lại không cho ăn bùn.
(Nam Cao-Chí Phèo)
Rất dễ nhầm lẫn trong ví dụ này, vì cùng lúc tác giả sử dụng một từ “hắn”
để thay thế cho hai yếu tố giải thích. Từ “hắn1” dùng để thay thế cho Chí Phèo,
từ “hắn2” lại dùng để thay thế cho Lý Cường. Về mặt lý thuyết, thì đây là liên
kết nội chiếu. Vì chỉ có quy chiếu trong văn bản chúng ta mới xác định được yếu
tố nào thay thế cho yếu tố nào. Hướng thay thế trong hai trường hợp trên cũng
diễn ra trái ngược nhau: Hắn Chí Phèo theo hướng khứ chiếu,
Lý Cường Hắn theo hướng hồi chiếu. Thay thế theo hướng khứ chiếu như
trên là tác giả có dụng ý nhấn mạnh.
Vd 30: Y là chàng mèo mướp. Giống đó, nhà quê người ta nuôi nhiều. Cái bộ
lông mèo mướp thực là dị kì. Nó vừa trắng màu lụa, vừa xám màu tro, lại vừa
đen xỉn. Khắp mình ba màu ấy trộn lẫn với nhau, mà trộn rất nhỏ, hòa hợp lại
thành một màu đặc biệt như màu cái chăn dạ của các chú lính tập. Chỉ ở dưới
bụng mới có một mảng lông trắng mềm mềm. Màu mướp ấy trông bẩn, vì đen
ngòm ngòm, nhưng chính ra sạch lắm. Nó sạm như đất, mà không phải là có đất
bám . Nó lại mờ mịt như có tro ở bếp phủ lên- bếp tro là chỗ ngủ tốt nhất của
loài mèo- mà thực ra cái bờm lông xấu xí đó chẳng vẩn một ít tro bụi. Ngắm thì
không đẹp mắt, nhưng nếu sờ tay vào, nó muốt như sờ tay trên tấm nhung tơ.
(Tô Hoài-O chuột)
Mở đầu là một đại từ nhân xưng ngôi 3, số ít là “Y” nhưng đọc hết đoạn
văn chúng ta sẽ thắc mắc là Y tuy ở ngay câu đầu có viết “ Y là chàng mèo
mướp” sẽ được ngầm hiểu là thay thế cho “chàng mèo mướp”, nhưng lại không
phù hợp nếu thay thế như vậy. Theo lý thuyết, phép thay thế được hiểu là việc sử
dụng các từ ngữ để thay thế cho nhau giữa các câu và các đoạn văn, nhưng ở
ví dụ này, ta không thấy đúng trình tự đó. Nếu nói ở câu thứ ba ( cái bộ lông mèo
mướp thực là kỳ dị) chúng ta cũng có thể chấp nhận là Y sẽ được thay thế khứ
chiếu cho từ mèo mướp, nhưng tính thuyết phục không cao. Để ý kỹ hơn, chúng
ta sẽ thấy đoạn văn này chủ yếu là muốn giới thiệu đến bộ lông của anh chàng
mèo mướp. Điều này, sẽ được hiểu đúng khi chúng ta quy chiếu ngữ danh từ
“cái bộ lông mèo mướp” với từ “nó”, như vậy sẽ hợp lôgic hơn.
Để đưa ra một cấu trúc cho ví dụ trên thì chúng ta nên hiểu việc dùng đại
từ nhân xưng “Y” ở đầu đoạn văn như tác giả là không nhằm mục đích quy chiếu
mà để giới thiệu và nhấn mạnh, chính vì vậy chỉ có thể có một cấu trúc cho phép
thay thế hồi chiếu giữa Cái bộ lông mèo mướp nó và một mảng lông trắng
mềm mềm nó. Như vậy, “nó ” ở đây dùng để thay thế cho hai yếu tố giải
thích. Chúng không có cùng một cách hiểu.
Theo chúng tôi, nếu ở đại từ nhân xưng ngôi 3, số ít chỉ gồm có: nó, hắn,
y thì vẫn còn khuyết. Chúng tôi sẽ bổ sung thêm vào hai đại từ đó là: thị và ả.
Đây là hai đại từ có chức năng và từ loại giống với hai đại từ: hắn và y đã được
các tác giả, các sách công nhận.
Vd 31 : Trong ánh sáng mờ mờ, hiện lên một người đàn bà đầu tóc rũ rượi.
Ả cười man rợ và kỳ dị. Lão già bật dậy căng mắt nhìn. Chị ta điên, một ý nghĩ
lướt nhanh trong đầu lão. Cứ nhìn bộ quần áo rách rưới phô cả cơ thể ra ngoài
thì biết. Chị ta nghiêng người nhìn lão cười. Chị ta đẹp. Phải, người đàn bà ấy
thật đẹp. Cơn điên làm vẻ đẹp hoang dại đi. Chị ngồi xuống bên cạnh lão, cười
rào lên một hồi rồi ngoẹo người xuống mà ngủ. Đây là khách, phải lịch sự, lão
nhường giường cho chị ta. Thật ra lúc đầu người đàn ông cô đơn có ý nghĩ
chẳng mấy lịch sự.
(Đặng Minh Sáng -Người quản trang)
Đại từ “Ả” được thay thế cho “một người đàn bà đầu tóc rũ rượi”. Tức
yếu tố giải thích xuất hiện nhưng không xác định cụ thể là ai mà chỉ được giới
thiệu rất chung chung và được thay thế bằng một yếu tố được giải thích là “Ả”.
Ngữ được thay thế mơ hồ thì từ dùng để thay thế cũng không được làm rõ và xác
định. Trong ví dụ này, lại xuất hiện thêm một sự thay thế đó là danh từ thân tộc
“chị” kết hợp với đại từ “ta” để làm thành từ nhân xưng ngôi ba và được dùng
thay thế cho cả Ả và một người đàn bà đầu tóc rũ rượi. Chúng ta có thể hình
dung như sau:
Một người đàn bà đầu tóc rũ rượi Ả, chị ta
Vd 32: Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Điền cũng khuân đủ
bốn cái ghế ra sân. Rồi Điền gọi vợ, con ra. Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc. Con
lớn một chiếc. Còn một chiếc Điền dùng làm gác chân. Họ ngồi ghế, đợi trăng
lên. Nếu con nhỏ không khóc, con lớn không bắt gãi thì hạnh phúc thật hoàn
toàn. Gió thổi tan những lo lắng, chua cay chất ở lòng. Ánh trăng êm xoa nước
mát lên da. Da mềm dịu. Những nét cau có chìm đi tất cả. Trán vợ Điền hóa
phẳng phiu, mặt thì tươi hẳn. Thị trẻ ra mười tuổi. Những phút thảnh thơi ấy,
sao mà thị hiền dịu thế! Đáng yêu đến thế!
(Nam Cao-Giăng sáng)
Tương tự như những ví dụ trên, sự có mặt của từ “thị” có vai trò làm chức
năng thay thế trong câu. “Thị” là yếu tố xuất hiện sau, là yếu tố dùng để thay thế
cho “vợ Điền” yếu tố đã xuất hiện trước đó. Đây cũng là thay thế hồi chiếu.
Nếu chỉ nhìn nhận về mặt lý thuyết trong ngữ pháp văn bản là đại từ “nó”
luôn chỉ ở ngôi 3, số ít thì chưa bao quát hết được chức năng của nó. Trong một
số trường hợp, đại từ “nó” dùng để thay thế cho danh từ số nhiều.
Vd 33: Dạo này chị hay đứng trước gương. Nhiều đến nỗi, chưa bao giờ chị
thuộc thân thể mình đến như vậy. Mỗi lần chị lại phát hiện thêm một điều gì đó.
Thường thì những phát hiện chẳng có gì mới. Tỉ như số nếp nhăn trên vầng trán
rộng- chị không thích những đường rãnh cắt chia vầng trán. Nó thật quá. Thật
như quãng thời gian được khắc vào đời chị. Nhưng chị vẫn đếm kỹ càng. Đếm
thật kỹ để tin rằng mình sắp về chiều…
(Phạm Ngọc Tiến- Thế giới đàn ông ngọt ngào)
Đại từ nhân xưng “nó” lúc này không còn được dùng để thay thế cho một
danh từ số ít nữa mà ở trong ví dụ này nó lại thay thế cho một ngữ danh từ chỉ số
nhiều. Đó là “những đường rãnh cắt chia vầng trán”.
Vd 34: Nhưng cái điều bà ớn nhất, kinh tởm nhất là dân phố xá nó không có
tình cảm. Nhà nọ giáp nhà kia mà nó chẳng biết tên nhau. Bên này có người
chết, bên kia nó mở nhạc xập xình. Thế thì làm sao mà sống được hả giời. Gần
mực thì đen, gần đèn thì rạng. Ở với cái lũ bất nhân ấy thì rồi bụt cũng thành ma
hết.
(Trần Đăng Khoa-Thời sự làng tôi)
“Dân phố xá” là một ngữ danh từ chỉ sự bao quát, chung chung, số nhiều
nhưng ở đây từ thay thế nó vốn từ trước đến nay là chỉ số ít nhưng nay lại được
dùng để chỉ số nhiều và từ “nó” được dùng để thay thế cũng sẽ mang tính chất là
số nhiều để tương đương với ngữ danh từ mà nó thay thế.
Vd 35: “Ái” tiếng kêu ẩn dưới lưỡi. Việt thấy nhói dữ dội ở nách. Những cặp
chân li ti dẫm rào rào lên cỏ. Anh mở căng mắt: Một đàn kiến “mụn nhọt” lòa
nhòa, loằng ngoằng đang nhằm anh băm tới. Con đầu chắc đã gặp mồi. Chà!
Việt như nảy lên khỏi mặt cỏ: anh nín thở chờ đợi những cây kim nhỏ xoáy vào
da thịt. Con thứ hai…thứ ba…thứ tư…Anh rân rân cảm thấy tiếng “bực!” khi
cặp răng bé tí của nó bặp vào nhả ra nhoay nhoáy, để lại những dấu tròn mọng,
tái tái…
(Chu Lai-Lửa mắt)
“Một đàn kiến mụn nhọt” nó mang nghĩa là nhiều con kiến tập hợp lại thì
thành một đàn, chính vì vậy theo như cách chúng ta vẫn làm thì để thay thế cho
ngữ danh từ này, chúng ta sẽ dùng đại từ ngôi 3, số nhiều là “chúng” để thay thế.
Nhưng trái với thông lệ ở đây, tác giả lại sử dụng đại từ nhân xưng ngôi 3, số ít
“nó” để thay thế.
Vd 36: Đột nhiên anh nhấn mạnh vào nóc hầm nói như quát – Chà! Thế là hư
hết trơn rồi! Nghị quyết cả tháng trời, phong trào cả một xã đang chờ…Uổng
quá! Bao công lao- Giọng nói anh lại đằm xuống- Thôi đừng buồn. Bày keo khác
chứ biết làm sao. Có điều, Việt ạ! Những lúc hiểm nghèo nhất phải biết cắn
răng nhích lên, quên mình đi. Nhất định sẽ đạp được lên đầu nó...
(Chu Lai- Truyện ngắn-Lửa mắt )
Nếu những ví dụ trên ở các ngữ danh từ chỉ một sự bao quát, sự tập hợp
thì ở ví dụ này lại là một khái niệm mang tính chất trừu tượng, không đong, đo,
đếm được. Cụ thể là: ngữ danh từ “những lúc hiểm nghèo nhất” được thay thế
bằng đại từ “nó”.
Tóm lại, đại từ nhân xưng ngôi 3 thường được sử dụng với một tần suất
cao trong hầu hết các văn bản và cũng như các đại từ khác, chức năng chính của
chúng là dùng để thay thế. Trong đó, xét về ngữ dụng, nó không phải lúc nào
cũng là đại từ số ít mà như đã thấy trong một số ngữ cảnh trên, nó còn cho thấy
có thể được sử dụng như một đại từ ngôi 3, số nhiều.
2.1.1.2 Thay thế đại từ hóa (từ ngữ thân tộc)
Trong tiếng Việt, bên cạnh đại từ còn có một lượng từ được đại từ hóa và
cũng thực hiện chức năng thay thế. Trên thực tế, trong quá trình giao tiếp hoặc
trong văn bản dù muốn hay không đều chịu sự chi phối của các quan hệ thân tộc
hay quan hệ xưng hô xung quanh mình. Thường trong giao tiếp khi muốn quá
trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻ thì người nói, người viết phải quy chiếu đến
một yếu tố cần giải thích từ đấy nảy sinh nhiều quan hệ. Đó là quan hệ về tuổi
tác, địa vị hay nói cách khác là có sự quy chiếu đến tuổi, địa vị, thứ bậc của
người tiếp nhận trong giao tiếp để có cách hô ứng cho phù hợp. Trong một số
trường hợp, nó sẽ có sự biến cách theo dụng ý của tác giả hoặc theo hoàn cảnh
giao tiếp.
Khảo sát một số ví dụ sau, chúng ta sẽ làm rõ được nội dung trên.
Vd 37: Mãi năm bảy bảy, khi ông lấy vợ nàng mới tìm được ông. Trong nhật ký
nàng viết: Muộn rồi con ạ. Tìm được cha con, mẹ đứng chết sững trước cửa ngôi
nhà đang nổ pháo cưới. May không gặp ai. Vâng, cô dâu xinh lắm, người ta xì
xào vậy. Con một ông đại tá công an cơ. Vậy là tất cả đã chấm hết… Chấm hết
những thổn thức xót xa bao đêm khóc thầm. Mẹ xin hứa với con, mẹ sẽ chôn chặt
quá khứ lại. Người ta đã quên mất có mẹ trên đời này cơ mà, ừ thì thôi, cũng
như trước đây mẹ đã âm thầm chịu đựng để giữ trọn vẹn cho kẻ ấy được thênh
thang thoả mãn với con đường công danh sự nghiệp!
Kể từ đó Nguyệt không rời khỏi sườn đồi quạnh hiu với ngôi nhà bán sách báo.
- Tôi xin thề với ông , tôi đã hết lòng dò la tin tức của Nguyệt, biết bao nhiêu
năm mà không có kết quả. Thì chính ông cũng biết đấy.
(Đoàn Lê -Ngày cuối)
Ở ví dụ này, từ ngữ được thay thế lại chính là danh từ thân tộc “ông”. Khi
tìm từ để thay thế trong đoạn văn này cho từ “ông”, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra
đó là từ “người ta”, nhưng lại cũng có thể là từ “kẻ ấy”. Trong trường hợp này,
có thể nói hai ngữ danh từ này cụ thể là hai danh từ thân tộc (người và kẻ) đều
dùng để thay thế cho một từ “ông”. Khi hai ngữ này xuất hiện, mạch tình cảm
của nhân vật có sự thay đổi theo chiều hướng từ thân tình sang hời hợt, dửng
dưng và có phần trách móc.
Như vậy, có thể đưa ra mô hình cho đoạn văn trên như sau:
Ông người ta, kẻ ấy.
Vd 38: Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu chơi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà
cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông ban nãy, nhưng xin bà
đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà
cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhử rằng nếu cháu
ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí
nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
( Andecxen-Cô bé bán diêm)
Tương tự ví dụ trên, các danh từ thân tộc cũng thay thế cho nhau. “Em bé”
được thay bằng từ “cháu”. Cũng là từ “người” nhưng khác với ví dụ trên từ
“Người” này là danh từ thân tộc được viết hoa và nó dùng để thay thế cho một
biệt ngữ là từ “Thượng đế”. Điều này, có thể lý giải được “Người” ở đây được
thần thánh hóa theo từ mà nó thay thế. Chính vì vậy, mà tác giả đã viết hoa từ
này.
Vd 39: Đang miên man suy nghĩ thì Hằng thấy một bóng người lấp ló ngoài cửa.
- Chào cô! Cô cho hỏi anh Hách giám đốc có nhà không ạ?
Hằng quan sát vị khách mới đến. Ông này trạc tuổi ông Hách, ăn mặc khá sang
trọng. Cô ướm hỏi:
- Dạ… Xin lỗi bác ở đâu đến ạ?
- Tôi ở trên Công ty, bạn thân của anh Hách đây. Chúng tôi hẹn gặp nhau chiều
nay mà.
- Dạ… Xin lỗi bác, thủ trưởng em lên tỉnh họp rồi ạ.
Hằng đáp y lời dặn của ông Hách. Ông khách nhìn cửa phòng ông Hách. Mấy
ông bạn vàng có quy ước riêng với nhau là nếu cửa chính khoá nhưng cửa sổ
vẫn mở thì chủ của nó vẫn ở nhà. Đấy là cơ hội, là tín hiệu để họ gặp nhau. Ông
khách khẩn khoản:
- Phiền cô nói với anh Hách là có anh Phi, trưởng phòng Tổ chức Công ty tới
thăm nhé.
Ông khách mới nói vậy, sự nhạy cảm trong thư ký Hằng bỗng nổi lên.
- Dạ… Vâng. Để em vào báo sếp em ạ.
(Xuân Thu- Giải đen)
Trong ví dụ trên, chúng ta lại có một cấu trúc về sự thay thế của các danh
từ thân tộc. Cụ thể là các yếu tố dùng để thay thế đã có sự thay đổi cho phù hợp
với người giao tiếp và phù hợp với chức vụ giữa người lãnh đạo và nhân viên.
Người ta gọi đây là sự thay đổi theo ngữ dụng.
Cụ thể: Hằng yếu tố xuất hiện trước, yếu tố giải thích được thay thế bằng danh
từ thân tộc “cô”, đến đoạn hội thoại tiếp theo nó lại được thay thế bằng từ “em”.
Còn “vị khách” (trạc tuổi với ông Hách) được thay thế bằng từ “bác” ( người lớn
hơn mình rất nhiều tuổi). Với cụm từ “ông Hách” lúc này không giống như trên
lại có một từ rất ít khi được dùng và nó thường chỉ cấp bậc trên dưới đó là từ
“thủ trưởng” để thay thế. Và còn một từ nữa, đó là từ “sếp” thay thế cho ông
Hách thủ trưởng của cô thư ký Hằng.
Chúng ta có: Hằng cô em; vị khách bác và ông Hách thủ
trưởng sếp.
Tóm lại, chỉ một số các danh từ thân tộc thôi, nhưng lại giúp cho văn bản
trở nên đa dạng trong định danh với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Sự xuất
hiện của chúng đã giúp ích rất nhiều trong việc tạo nên tính liên kết và tạo nên sự
mạch lạc trong văn bản.
2.1.1.3 Thế bằng đại từ chỉ xuất
Không hoàn toàn giống với đại từ nhân xưng và danh từ thân tộc là thay
thế bằng các đại từ trong ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 và các danh từ chỉ quan hệ thân
tộc như: anh em, bác, cô,…, thay thế bằng đại từ chỉ xuất là một sự kết hợp
tương đối nhuẫn nhuyễn giữa các yếu tố đứng trước với các từ ngữ đứng liền kề
với nó như các từ chỉ xuất: này kia, ấy, nọ, đó… Có nhiều sự thay thế được phân
chia theo từng sự vật, hiện tượng khác nhau nên cũng có những cách xây dựng
cấu trúc tương ứng. Cụ thể là các đại từ chỉ xuất như sau:
a. Đại từ chỉ xuất chỉ người
Các đại từ chỉ xuất chỉ người sẽ trình bày dưới đây được chúng tôi lấy
trong số 500 cứ liệu mà chúng tôi đã thu thập. Tuy không thể khái quát được hết
nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những cấu trúc chung nhất từ các ví dụ điển
hình nhất.
Vd 40: Đầu tiên lại là Hải. Không biết bằng cách nào Hải hiểu được tình cảnh
chị. Suốt từ ngày chia tay chị chưa gặp lại Hải. Sau bảy nhăm, đã lấy vợ trong
Nam. Hải đường đột đến. Chị sững người. Thời gian đã đi qua người đàn ông
này quá nhanh. Chính sự già nua, mỏi mệt của người bạn cũ đã khiến chị có thói
quen đứng trước gương nhìn lại mình.
(Phạm Ngọc Tiến -Thế giới đàn ông ngọt ngào)
Sự thay thế diễn ra trong đoạn văn trên nằm ở ngữ danh từ “người đàn
ông này” thay thế cho tên riêng Hải. Tuy là cả ngữ này thay thế cho Hải, nhưng
nếu xét về sự quy chiếu thì chỉ có đại từ chỉ xuất “này” là yếu tố chính để quy
chiếu đến Hải. Như vậy, đồng thời cũng có thể hiểu nó cũng là yếu tố chính thay
thế cho yếu tố xuất hiện ở phía trước. Nếu bỏ đi từ “này” thì cả ngữ còn lại
không làm nhiệm vụ thay thế được vì không rõ người đàn ông đang được nhắc
đến ở đây là người đàn ông nào.
Vd 41: Tên đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên
trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay
buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu
đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương xuống
đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin
làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người
phỉ nhổ.
(Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục)
“Kẻ bạc mệnh này” có một kết cấu tương tự như ở ví dụ trên, nó cũng là
yếu tố dùng để thay thế cho từ xuất hiện ở phía trước theo hướng hồi chiếu là từ
“nàng”.
Vd 42: Đó là giấc mơ của một cái lá bưởi; một cái lá dầy, mướt xanh ở giữa
chừng lại có thắt eo kiểu cách. Ngày hôm qua, trẻ con đi bẻ gai để ăn ốc, có đứa
đưa ngón tay bé tí vuốt lên mặt lá , khen: “ Cái lá này xinh!”. Chuyện tự dưng đi
khen một cái lá “xinh” là đâu phải chuyện thường, người ta vẫn chỉ khen mỗi
hoa, mà cũng phải, bọn hoa mới lớn, hoặc là khen mấy cái quả con, bé tí teo mà
cũng ra dáng, cũng cuống, cũng vỏ xanh, từ trong đám lá nhô ra uy quyền.
Thế mà đứa bé ấy lại khen, lại còn rủ mấy đứa kia nhìn mà xác nhận. Một
đứa dí mũi vào, bảo: “Chẳng thơm gì cả!”, cả đám cười ồ: “ Lá chứ có phải
hoa đâu!”, rồi chúng nó hỏi nhau: “Chùng nào có hoa?”, nghe chừng có vẻ rất
nôn nóng.
(Phan Thị Vàng Anh-Chuyện của lá và hoa)
Nếu lựa chọn quan hệ ngang và quan hệ dọc để xây dựng cấu trúc cho đại
từ chỉ xuất chỉ người chúng ta có thể giải thích như sau: về quan hệ ngang hay
còn gọi là quan hệ ngữ đoạn, trong các ngữ danh từ “người đàn ông này”,
“Kẻ bạc mệnh này”, chúng có sự sắp xếp theo trật tự trước sau, theo tuyến tính,
hết từ này đến từ khác (người + đàn + ông + này). Từ sự kết hợp đó, mà chúng ta
có các ngữ đoạn trên. Xét về quan hệ học, ở vị trí từ “người” chúng ta có thể
thay bằng một số từ khác nếu có thể nhưng vẫn đảm bảo về nghĩa cho ngữ đoạn
đó. Cứ hình dung các ngữ đoạn trên, cụ thể là ở vị trí từ “người” chẳng hạn,
chúng ta thay vào đó từ “kẻ” và ở vị trí từ “đàn ông” chúng ta thay vào đó là từ
“bạc mệnh”, cuối cùng là ở từ “này” chúng ta cũng có thể thay vào đó một từ
khác. Tương tự như vậy, ở ví dụ này từ cấu trúc “ Kẻ + danh từ + này” nếu sử
dụng quan hệ dọc, chúng ta sẽ có một cấu trúc giống các cấu trúc trên nhưng từ,
ngữ có khác vì nó nằm trong nột văn bản khác, nội dung khác.
Cụ thể: Đứa + danh từ + ấy.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phổ biến những cấu trúc như: người,
kẻ, đứa + danh từ + ấy, này. Bên cạnh đó, có một số sự thay thế với những cấu
trúc đơn giản và thường gặp trong phép thế đại từ.
Vd 43: Con người tuyệt vời đấy! Đợt này quay về phải ghé vào thăm ông ta một
chút mới được. Ấy, nghe nói trước đây cũng là một tay lái xe có hạng ở chiến
trường Tây Nam, con người đầy chiến tích, ngang dọc một thời nhưng đời riêng
cũng lắm cái lận đận? Cánh xé kháo nhau cô vợ chưa cưới của ông ấy đẹp kinh
người nhưng…Hả?
- Chắc ông đồn trưởng này phải tài hoa lắm, mắt sáng và râu quai nón
xanh rì- Cô áo xanh phán đoán một cách hào hứng tưởng đâu từ đầu giờ cô luôn
tỏ ra háo hức cực kỳ trước mắt bất cứ một việc gì xảy ra trên đường- Giá gặp
được viên thủ lĩnh trấn ải ấy một chút nhỉ. Chắc ối chuyện ly kỳ, rùng rợn.
(Chu Lai- Một khái niệm tình yêu)
Đây là một đoạn văn được trích dẫn trong truyện ngắn của Chu Lai. Ở
đoạn văn này, có xuất hiện phép thế từ vựng. Cụ thể ở đây là, “ông ấy” dùng để
thay thế cho “con người tuyệt vời ấy”. Đoạn văn sau, có hai yếu tố thay thế nữa
là: ông đồn trưởng này và viên thủ lĩnh trấn ải ấy cùng thay thế cho “con
người tuyệt vời ấy”. Như vậy, với sự thay thế đầu tiên hình thức của cụm từ thay
thế tương đối đơn giản chỉ là danh từ thân tộc+ấy. Nhưng ở hai ngữ thay thế sau,
có cùng cấu trúc với các ngữ thay thế ở các ví dụ trên, ở đây từ thay thế không
phải là kẻ, người, đứa mà còn là con, viên.
Trong đại từ chỉ xuất chỉ người, cấu trúc từ ngữ cũng có những quy định
riêng, thông thường từ, ngữ thay thế thường là danh từ chỉ người kết hợp với
ấy, này, đó, kia, nấy. Nhưng đôi lúc, nó có là cấu trúc phức tạp hơn như:
danh từ chỉ loại ( kẻ, người, đứa, con, viên) + danh từ + đại từ chỉ xuất (ấy,
này, đó, kia, nấy).
Liên quan đến đại từ chỉ xuất với chức năng thay thế cho người trong từng
việc có đó (đấy) và đây. Đây là hai từ ngữ rất độc đáo.
- Đấy với đây không dây mà buộc
(Ca dao)
- Đấy mày đây cũng song già, đấy quan tổng đốc, đây bà quận công.
( Ca dao)
về nguyên tắc nó cũng có một số đặc điểm về chức năng thay thế. Tuy nhiên, ít
nhiều phải gắn liền với ngữ cảnh cụ thể, thậm chí phải sử dụng ngoại chiếu mới
xác định sở chỉ. Tiếc rằng, do khuôn khổ của luận văn không cho phép chúng tôi
mô tả chúng.
b. Đại từ chỉ xuất chỉ không gian
Chiếm số lượng không nhiều khi đảm nhiệm vai trò thay thế trong phép
thay thế từ vựng, nhưng những đại từ chỉ xuất chỉ không gian, là một yếu tố
không thể thiếu. Chính vì vậy, ở đâu đó trong văn bản hay trong đoạn văn khi
xuất hiện yếu tố không gian, thì ngay lập tức đại từ này cũng sẽ xuất hiện. Chi
tiết hơn là:
Vd 44: Có lẽ suốt đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được khúc sông này, dòng
Thị Tính, một nhánh đẹp của sông Sài Gòn, chảy qua mảnh đất lửa Bến Cát,
Bình Dương, cùng với con lộ 13 nằm duỗi dài trên đất rừng miền Đông Nam Bộ.
Ở nơi đó, có một người con gái đã nằm xuống cho thắng lợi hôm nay.
(Chu Lai- Kỷ niệm vùng ven)
“Ở nơi đó” chỉ thay thế cho một yếu tố trong cả câu trên đó là “dòng Thị
Tính”. Được rút gọn qua phép thế và cụ thể hơn là qua đại từ chỉ xuất “đó” cùng
với sự kết hợp của hai từ “ở” và “nơi” mà ngữ “dòng Thị Tính” tuy không xuất
hiện lại nhưng nó vẫn hiển hiện trong đầu của người đọc, người nghe.
Vd 45: Khu rừng chúng tôi ở kêu bằng Hố đá. Giáp vòng là hố cạn, màu đá sỏi
đỏ tươi, có đoạn trũng sâu xuống chứa nước thành suối. Mùa mưa ăn nước ở đó,
mùa khô xách can ra ruộng chắt từng ly nước mang về. Hố chạy liên hoàn thành
một đường rào tự nhiên, dích dắc, hóc hiểm, bao quanh, che chở cho khu rừng
chồi xen lẫn từng cụm rừng già ngăn cách bởi những trảng trống, cỏ xanh mơn
mởn, tất cả ước chừng hơn một mẫu.
(Chu Lai- Anh hai Đởm)
Nếu ở ví dụ trên, từ “nơi” xuất hiện giữa hai từ “ở” và “đó” để nhấn mạnh
hơn về địa điểm nơi có một người con gái đã nằm xuống cho thắng lợi hôm nay
thì ở ví dụ này, chỉ với cụm từ “ở đó” nó cũng có thể thay thế cho một địa điểm,
đó là “hố cạn”.
Vd 46: Nếu có gì đó tôi say mê nhất ở Chicago thì đó là những quán nhạc.
Chicago có vô vàn các quán bar chơi nhạc sống. Thành phố này là thành phố
của nhạc. Dọc những con phố phía trên mạn Bắc, cách downtown một chút,
không xa hồ Michigan lộng gió là những quán nhạc nằm chen n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH015.pdf