Luận văn Câu quan hệ có từ“là” trong tiếng việt

Tài liệu Luận văn Câu quan hệ có từ“là” trong tiếng việt: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________ Bùi Mai Hương CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh -2009 LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài này, tôi chỉ mong góp thêm một thử nghiệm vận dụng lý thuyết về câu quan hệ, khảo sát, phân tích các ngữ liệu thu thập được nhằm hiểu rõ thêm về câu quan hệ trong tiếng Việt. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Dư Ngọc Ngân- người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức, động viên, hướng dẫn tận tình tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, phòng Khoa học-Công nghệ Sau Đại học, thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã quan tâm, tạo đ...

pdf146 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Câu quan hệ có từ“là” trong tiếng việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________ Bùi Mai Hương CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh -2009 LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài này, tôi chỉ mong góp thêm một thử nghiệm vận dụng lý thuyết về câu quan hệ, khảo sát, phân tích các ngữ liệu thu thập được nhằm hiểu rõ thêm về câu quan hệ trong tiếng Việt. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Dư Ngọc Ngân- người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức, động viên, hướng dẫn tận tình tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, phòng Khoa học-Công nghệ Sau Đại học, thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 LỜI CAM ÐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Bùi Thị Mai Hương QUI ƯỚC TRÌNH BÀY Luận văn này chúng tôi trình bày theo những quy ước như sau: 1. Những trường hợp in nghiêng: - Tên tác phẩm - Các trích dẫn 2. Trường hợp in nghiêng, chữ đậm : Nội dung nhấn mạnh. 3. Những số ở trong ngoặc vuông [,]: số đầu chỉ nguồn trích dẫn theo thứ tự trong “ Tài liệu tham khảo”, số thứ hai chỉ số trang của tài liệu trích dẫn. Ví dụ: [3,5] là nguồn trích dẫn lấy từ tài liệu Các văn bản pháp quy, trang 5. 4. Những số trong ngoặc đơn ( ) có hai trường hợp: a. Số thứ tự của các ví dụ: được đặt trước các ví dụ. b. Cho biết nguồn của các ví dụ: đặt sau các ví dụ. 5. Những ví dụ không ghi chú nằm trong trường hợp: - Những ví dụ do người viết đặt ra. - Những ví dụ lấy từ đối thoại thực tế. 6. Tài liệu trích dẫn được viết tắt là : TD DẪN NHẬP 0.1 . Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Ngôn ngữ là một thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Mỗi ngôn ngữ thể hiện trong nó không chỉ là bề dày lịch sử, nền văn hóa, mà cả trình độ văn minh của một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ học, ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, có một vị trí rất quan trọng trong các khoa học xã hội và nhân văn. Nó giúp chúng ta tìm hiểu về ngôn ngữ nói chung và đặc trưng của các ngôn ngữ cụ thể. Việc nghiên cứu ngôn ngữ cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ cách nhận thức thế giới, cách truyền đạt tri thức và cách giao tiếp của các cộng đồng ngôn ngữ. Hơn thế, nghiên cứu tiếng mẹ đẻ còn góp phần giữ gìn, bổ sung, trau dồi cho ngôn ngữ của mỗi người ngày càng trong sáng hơn, hoàn thiện hơn. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ, yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ, và suy nghĩ rằng nghiên cứu sâu tiếng Việt trên một bình diện nào đó cũng đều rất quan trọng, chúng tôi chọn nghiên cứu về câu quan hệ trong tiếng Việt. Trong ngữ pháp truyền thống, các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng cấu trúc chủ yếu khảo sát câu về cấu trúc hình thức. Gần đây khuynh hướng ngữ pháp chức năng đã đi sâu tìm hiểu câu từ góc độ ngữ nghĩa của câu, chẳng hạn dựa trên sự hình thành các quá trình (Process) để phân ra các loại câu như: các quá trình vật chất (các quá trình hành động), các quá trình tinh thần (các quá trình cảm giác) và quá trình quan hệ (các quá trình tồn tại). Trong các loại câu đó thì câu quan hệ là loại câu khá đa dạng, phong phú về ngữ nghĩa và được dùng phổ biến trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác. Từ trước tới nay, một số công trình về ngữ pháp tiếng Việt có đề cập đến câu quan hệ nhưng có lẽ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và cụ thể vào một khía cạnh nào đó của câu quan hệ. Chúng tôi nhận thấy vấn đề “Câu quan hệ trong tiếng Việt” đặc biệt là “câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt” là một vấn đề lý thú và bổ ích nên quyết định chọn làm đề tài luận văn. Để tiện cho việc khảo sát, chúng tôi dùng các ngữ liệu trên ngôn ngữ viết thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau như phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính, phong cách ngôn ngữ văn chương. Luận văn khảo sát câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt nhằm các mục đích sau đây : - Tiếp xúc với các vấn đề lý thuyết về ngữ nghĩa học, về ngữ pháp chức năng (đặc biệt là quan niệm của M.A.K. Halliday, S.C. Dik), vận dụng vào việc khảo sát, lý giải một loại câu quan hệ trong tiếng Việt. - Kết quả khảo sát, phân tích loại câu quan hệ có từ “là”trong tiếng Việt có thể có những đóng góp thiết thực vào thực tiễn nói, viết và thực tiễn giảng dạy tiếng Việt. 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như trên đã nói, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các kiểu quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ, trong đó có quá trình quan hệ. Ở mỗi công trình các tác giả có thể có những cách tiếp cận khác nhau. Luận văn không có tham vọng bao quát đầy đủ quá trình nghiên cứu về câu quan hệ trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng. Thông qua tìm hiểu của bản thân, chúng tôi chỉ cố gắng điểm qua tình hình nghiên cứu câu quan hệ của những tác giả tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam. Trên thế giới: Các kiểu quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ được rất nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Có nhiều cách tiếp cận các quá trình này với những quan điểm khác nhau. Công trình nghiên cứu được xem là đầy đủ, xứng đáng được xem là một cuốn sách giáo khoa cho những ai muốn tìm hiểu về các kiểu quá trình trong hệ thống ngôn ngữ, là của M.A.K.Halliday. Đó là cuốn “Dẫn luận Ngữ pháp chức năng”. Các quá trình mà M.A.K.Halliday miêu tả chủ yếu là trong tiếng Anh, nhưng xét thấy có nhiều điểm có thể vận dụng vào tiếng Việt nên luận văn của chúng tôi áp dụng những mô hình lý thuyết mà ông đưa ra để giải thích và nghiên cứu về câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt. M.A.K.Halliday khái quát về quá trình quan hệ (Relational processes) như sau: “để liên hệ mảng này với mảng kia của thế giới kinh nghiệm: cái này giống cái kia, cái này là một loại của cái kia là quá trình quan hệ” [24, 206]. Hệ thống các quá trình quan hệ trong tiếng Anh của M.A.K. Halliday hoạt động theo ba kiểu chính là: Quan hệ sâu (intensive): ‘x is a’  x là a Quan hệ chu cảnh (circumstantial): ‘x is at a’ x ở a Quan hệ sở hữu (possessive): ‘x has a’  x có a Mỗi kiểu như vậy xuất hiện dưới hai phương thức tách biệt mà Halliday gọi là phương thức đồng nhất (identifying) và phương thức định tính (attributive). Như thế, chiếu theo phương thức quan hệ và kiểu quan hệ mà ông đưa ra, sẽ có sáu cặp phạm trù quan hệ tương ứng. Những đóng góp của Halliday về các quá trình chuyển tác có giá trị rất lớn với tiếng bản xứ (Anh) và cả với các ngôn ngữ khác trên thế giới, chẳng hạn tiếng Việt. Cùng với M.A.K. Halliday, các nhà chức năng luận khác như Fawcett, V.Z. Panfilov, C. Fillmore, Simon C.Dik … cũng đề cập đến câu quan hệ hay loại câu tương tự câu quan hệ. Nhà ngôn ngữ học Simon C. Dik trong Functional Grammar (Ngữ pháp chức năng-1978), đã dùng thuật ngữ “sự tình” (cái có thể là tình huống trong một thế giới nào đó). S.C. Dik dựa trên hai thông số cơ bản là tính động (Dynamism) và tính có chủ ý (Control) để xác lập ra bốn loại hình sự tình: hành động, quá trình, trạng thái, tư thế (xem bảng trình bày các sự tình của S.C. Dik) trong đó không có loại hình sự tình quan hệ. Đến năm 1989, S.C. Dik đưa thêm Tính thành quả (Telicity) vào bộ thông số và cho ra một bảng phân loại gồm sáu sự tình: Tư thế (Position), Trạng thái (State), Hành động hoàn thành (Accomplishment), Hành động diễn tiến (Activity), Quá trình biến đổi (Change), Quá trình biến động (Dynamism). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khiếm khuyết như Siewierska (1991) thừa nhận: “Những loại hình sự thể lọt ra ngoài bảng phân chia loại nhỏ này thì không được nêu tên gọi.” [54, số 10, tr.14]. Diệp Quang Ban cho rằng ngoài lĩnh vực các quan hệ, cách phân loại sự thể của S.C. Dik khá thỏa đáng nhưng rất khó để tìm kiếm được một giải pháp khả thi mới để kết hợp cả hai cách phân loại của S.C. Dik và M.A.K. Halliday. Bảng trình bày các loại sự tình của S.C. Dik.(nguồn NPCN,tr.50) Sự tình + Động Sự kiện -Động Tình huống + Chủ ý Hành động Tư thế - Chủ ý Quá trình Trạng thái Sự tình quan hệ ở đây được S.C. Dik xem là một thể loại của sự tình trạng thái và cũng dựa trên những phân biệt trong các chỉ định của kết cấu vị ngữ hạt nhân. Ví dụ: (1) The substance is red .(trạng thái) (2) The table stood in the corner. (trạng thái) [-Động,-Chủ ý] (3) John tasted the wine in the soup. (trạng thái) Theo S.C. Dik “ Nếu một kết cấu vị ngữ trạng thái chỉ có một tham tố, tôi cho rằng tham tố đó có chức năng nghĩa là zero. Tôi thấy không có lý do gì để quy gán bất kỳ một chức năng ngữ nghĩa cụ thể nào cho các tham tố như thế. Các tham tố kết cấu vị ngữ trạng thái hai vai thường có hai tham tố chức năng zero, và thậm chí có thể có sự tình trạng thái ba vai với ba tham tố chức năng zero. Tuy nhiên, tham tố thứ hai trong các kết cấu vị ngữ trạng thái cũng có thể có chức năng thời gian hay vị trí.” [29; 54] Ví dụ: (4) Rose ф are red. (5) That man ф is the killer.  ф chức năng nghĩa là zero. (6) The cup ф is on the table. Theo nhận định của Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng thì tiêu chí (+Động, - Động) và (+Chủ ý, -Chủ ý) của Simon C.Dik rất quan trọng đối với nhiều loại ngôn ngữ trên thế giới. S.C.Dik đã đưa ra được một lược đồ khá cơ bản, thế nhưng sự đơn giản ấy lại làm cho lược đồ của ông trở nên khó ứng dụng, chẳng hạn ô tư thế (+chủ ý,-động) không cân bằng với ba ô còn lại. Các vị từ làm hạt nhân cho loại câu này như đứng, ngồi, nằm, quỳ… có thể đếm trên đầu ngón tay, theo thống kê không tới 0,2% trong số các vị từ làm hạt nhân cho các loại câu nằm ở ô hành động, trạng thái, quá trình. Không chỉ vậy, lược đồ của Dik khó có thể chia ra chi tiết hơn nữa, chẳng hạn không thể xếp các câu tồn tại, câu định vị (ví dụ như câu: “Cá nằm trên thớt” không được xếp vào ô loại tư thế vì thiếu tiêu chí (+ chủ động).), hay câu đẳng thức .v.v… không xếp vào ô nào trong bốn ô phân loại các loại sự tình của Dik). Như vậy, không thể dựa vào bảng phân loại sự tình của S.C. Dik để miêu tả câu quan hệ tiếng Việt. John Lyons, nhà ngôn ngữ học truyền thống ở Anh, tiếp cận vấn đề từ quan điểm logic. Ông cũng đã đưa ra các kết cấu tồn tại, định vị và sở hữu tương tự thuật ngữ “các quá trình quan hệ” mà luận văn đang đề cập. John Lyons cho rằng trong rất nhiều ngôn ngữ có những tương tự hiển nhiên giữa những câu định vị và câu tồn tại, chẳng hạn: Ví dụ: Tiếng Anh (7) Coffee will be here in a moment. không có sự khác nhau (7’) There will be coffee here in a moment. về nghĩa giữa (7) và (7’) John Lyons, tiếp cận vấn đề từ quan điểm logic học, với các câu tồn tại câu định vị, và câu sở hữu, ông phân ra làm hai xu hướng “vị ngữ tính” (tương đương với câu tả trong tiếng Việt) và “vị ngữ danh” (tương đương với câu luận trong tiếng Việt). Tuy nhiên, vì sự phân tích cú pháp của các câu có “vị ngữ danh” phức tạp nên ông quyết định bỏ qua tất cả những điểm khác nhau giữa các tiểu loại và phân tích tất cả như những “vị ngữ danh từ”. Đặc biệt, trong Nhập môn ngôn ngữ học ông nói nhiều đến “động từ là” và “động từ có”, ông cho rằng đó là những câu tồn tại, định vị và sở hữu có quan hệ qua lại trong nhiều ngôn ngữ “…cái thường được gọi là “động từ là”, và “động từ có” trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác là một yếu tố ngữ pháp, vô nghĩa, chỉ dùng để “mang” các dấu hiệu về thời, thức, thể ở cấu trúc nổi của câu.” Theo mô hình của Fawcett, giao điểm của kiểu quá trình và kiểu đương thể cho ra 12 kiểu quá trình quan hệ trong tiếng Anh. Mô hình các quá trình quan hệ trong tiếng Anh của Fawcett: Các hệ thống ban đầu. [40, 273] Hoàng Văn Vân cho rằng “ … đây là một mô hình chi tiết và đã đi sâu vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình quan hệ trong tiếng Anh … Mô hình của Fawcett quan tâm đến những kiểu quá trình cụ thể hơn là đến sự khái quát hóa các quá trình quan hệ”. [40, 276]. Cũng theo Hoàng Văn Vân, mô hình các quá trình quan hệ của Fawcett đã không thể hiện được sự khái quát hóa các quá trình quan hệ; đồng thời trong công trình nghiên cứu về các quá trình quan hệ của Fawcett cũng không hề đề cập đến hệ thống Dạng (là một Định tính Đương thể đơn Sở hữu Định vị Kiểu đương thể Đương thể bị tác động Đương thể tác nhân Đương thể thứ ba thể thứ ba Kiểu quá trình hệ thống mà chính Fawcett khẳng định không thể thiếu khi nghiên cứu các công trình ngữ pháp) đồng thời “… nếu chấp nhận một mô hình như vậy sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp vì người ta phải xây dựng lại các tiêu chí định nghĩa” [40, 277] cho tất cả các quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ. Từ việc tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu theo hướng chức năng luận, chúng tôi nhận thấy mô hình miêu tả quá trình chuyển tác quan hệ của M.A.K. Halliday là mô hình lý thuyết phù hợp nhất để miêu tả câu quan hệ tiếng Việt. Tại Việt Nam Đã có khá nhiều công trình ngữ pháp đề cập trực tiếp đến câu quan hệ như Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Kim Liên … Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu về những kiểu câu tương tự câu quan hệ như câu tả, câu luận, trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việ t Nam (1983), hay những những động từ chỉ các trạng thái tâm lý hướng tới đối tượng, biểu thị trạng thái tồn tại, sở hữu có thể có thành tố phụ sau là một danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng như : có, còn, xuất hiện, diễn ra … trong Ngữ pháp Việt Nam của Nguyễn Thị Ly Kha, hay những bài viết cùng bàn về cấu trúc “Danh là Danh” và các mối quan hệ của nó của Lê Xuân Thại, Nguyễn Đức Dân, Trần Ngọc Thêm, v.v… Từ những năm 2000 trở lại đây, cũng có một số bài viết đề cập đến một số tiểu loại của câu quan hệ trong tiếng Việt trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, của các tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thế Lịch …, hoặc so sánh đối chiếu câu quan hệ tiếng Việt với tiếng Anh của Hoàng Tuyết Minh nhằm tìm ra một số lỗi người Việt thường mắc khi sử dụng động từ quan hệ tiếng Anh … Cao Xuân Hạo kế thừa lược đồ phân loại các loại sự tình cơ bản của S.C. Dik nhưng ông xếp loại câu quan hệ và câu trạng thái vào một loại câu, đó là câu chỉ tình hình : “Trong các câu chỉ tình hình có thể phân biệt câu chỉ trạng thái với câu chỉ quan hệ. Trạng thái là một tình hình có mặt trong bản thân chủ thể (thực thể mang nó, hay ở “trong trạng thái” đó). Quan hệ là một tình hình mà nội dung là một cái gì ở giữa hai sự vật, dù đó là một sự tiếp xúc, một khoảng cách, một mối dây nhân quả, hay một sự so sánh.” [13, 430]. Cao Xuân Hạo đưa thêm sự tình tồn tại (hiện hữu), mà S.C.Dik còn thiếu, vào hàng sự tình cơ bản bậc một ngang hàng với biến cố và tình hình. Cao Xuân Hạo đã thay ô sự tình tư thế (bậc hai) của S.C. Dik bằng loại quan hệ và xem vị trí của nó tương đương với vị trí của sự tình trạng thái trong những sự tình tĩnh [-Động]. Theo khảo sát trên tư liệu tiếng Việt của tác giả Bùi Minh Toán và Lê Thị Lan Anh thì bên cạnh những nét cơ bản phù hợp hệ thống các quá trình mà M.A.K. Halliday nghiên cứu “…có thể nhận thấy chỉ có một số kiểu sự tình quan hệ là được tổ chức theo cả hai phương thức đồng nhất và định tính” [2, 1], chẳng hạn quan hệ cảnh huống (chỉ có loại quan hệ vị trí và quan hệ nguyên liệu là tổ chức theo hai phương thức đồng nhất và định tính; còn các quan hệ cảnh huống khác như: quan hệ mục đích, quan hệ so sánh, quan hệ tương hỗ, quan hệ nguyên nhân, quan hệ nguồn gốc, quan hệ vai diễn thì không tồn tại cả hai phương thức trên.), hay quan hệ sở hữu (chỉ tổ chức theo một phương thức định tính). Trong bài viết “Câu quan hệ tiếng Việt: sự hiện thực hóa các thành tố của sự tình quan hệ ”, tác giả Bùi Minh Toán và Lê Thị Lan Anh đã đưa ra 13 loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt theo quan niệm của M.A.K. Halliday. Tiếc là bài viết này không coi “câu quan hệ có từ là” như là một đối tượng nghiên cứu mà chỉ nói chung chung đến các loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt. Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam cũng nhắc đến câu quan hệ nhưng dưới thuật ngữ câu tả và câu luận. Đây cũng chính là hai loại câu chính của câu đơn hai thành phần được làm thành từ một cụm chủ ngữ (C)- vị ngữ (V), chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ qua lại với nhau. Câu tả là loại câu để biểu thị một quá trình miêu tả đối tượng trong hoạt động, trạng thái hay tính chất của nó. Câu tả có nghĩa về trạng thái tồn tại của sự vật (câu tồn tại) có phần đề do từ loại danh từ, phần thuyết do tiểu loại động từ tồn tại đảm nhận (có, còn, hết…), đây là loại câu khá đặc biệt, tương đương câu quan hệ mang đặc điểm “không có từ là”. Vì ở luận văn này chúng tôi nghiên cứu loại “câu quan hệ sâu có từ là” trong tiếng Việt, nên chúng tôi sẽ nhắc nhiều đến loại câu luận là loại câu tương đương câu quan hệ đặc biệt “có dùng động từ là”. Câu luận là kiểu câu biểu thị một quá trình tư duy và thông báo mang tính suy luận, phán đoán. Nó có thể đưa ra một nhận xét, một ý kiến đánh giá và đôi khi mang tính triết lý. Vị từ “là” trong câu luận có thể coi là động từ mang trọng trách đặc biệt, làm “chính tố”, “động từ thuyết tính của câu luận”. Ví dụ: (8) Tổ chức là biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách . (mô hình A là B) A B (9) Ruộng rẫy là chiến trường. (mô hình A=B) A B Câu luận trong tiếng Việt là loại câu tương đương “câu quan hệ sâu có từ là”. Đó là một loại câu có cách thể hiện khá đa dạng. Ví dụ: Câu luận “A là B” (10) Cuốc cày là vũ khí. [39, 185]  có thể thay đổi vị trí A và B [57, 185] (11) Nguyên tắc là nguyên tắc. [39, 185]  có thể thay đổi vị trí A và B. (12) Hà là một cán bộ nhà nước.[39, 183] không thể thay đổi vị trí A và B Như trên có thể thấy loại câu luận có mô hình “A là B” tương đương câu quan hệ sâu đồng nhất và định tính,“là” ở câu luận đóng vai trò là động từ (vị từ) chứ không phải trợ từ. Diệp Quang Ban đã đưa ra cách phân loại chi tiết và khá bao quát cho các loại câu tồn tại. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm ấy, cách phân loại của ông không đưa ra được “một mô hình toàn diện nhất để giải thích các kiểu quá trình quan hệ.” tức là phải đáp ứng “… ba điều kiện: (i) nó phải xem ‘quan hệ’ như là một đặc điểm của cả cú chứ không phải chỉ là một đặc điểm của động từ; nghĩa là, nó phải được trừu tương hóa để có đủ sức giải thích cho những đặc điểm cụ thể của các quá trình quan hệ trong tiếng Việt; và (ii) nó phải được kiểm chứng bằng sự phù hợp của cả hai tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp-từ vựng’’[40, 271]. Lê Thị Lan Anh bàn nhiều về sự tình quan hệ trong bài viết “Đặc trưng ngữ nghĩa của sự tình quan hệ so sánh trong tiếng Việt”. Tác giả đã đưa ra vị tố biểu thị quan hệ so sánh trong tiếng Việt gồm: như, như thể, in như, như, giống, khác, khác biệt, bằng, hơn, kém, tựa, hệt, sánh, ví, tày ... và tổ hợp của các vị tố này: như là, hệt như, giống như là, y hệt như là …, đồng thời đưa ra khá đầy đủ những ví dụ để phân tích, chứng minh làm nổi bật các đặc trưng ngữ nghĩa của sự tình so sánh trong tiếng Việt. Tuy nhiên bài viết không nhắc đến vị từ “là”, trong khi “là” cũng có thể là một vị từ so sánh trong một số trường hợp. Bài “Phương thức định tính và đồng nhất trong sự tình quan hệ thâm nhập” của Lê Thị Lan Anh dùng thuật ngữ “thâm nhập” thay vì thuật ngữ “sâu” của M.A.K. Halliday, nhưng về cơ bản cũng dựa trên mô hình “x is a”, dựa trên cơ sở lý thuyết của M.A.K. Halliday để xem xét loại sự tình quan hệ thâm nhập ở hai phương thức: định tính và đồng nhất trong tiếng Việt “Đồng nhất thể và định tính là hai phương thức quan hệ hoàn toàn khác nhau, mỗi phương thức sẽ cho chúng ta một loại sự tình riêng với những đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa đặc thù của nó” [54,số 2, tr.62]. Theo tác giả, trong tiếng Việt, các vị tố : là, biểu hiện, biểu đạt, minh họa, thể hiện… thường chỉ xuất hiện trong câu biểu thị sự tình quan hệ thâm nhập định tính. Ví dụ: (13) Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang. (Yêu thơ văn em tập viết)[54, số 2; tr.62] (14) Sài Gòn tức Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đầy nắng gió phương Nam với những chiều mưa về hối hả. (Yêu thơ văn em tập viết) [54; số2, tr.62] Còn các vị tố : là, tức là, nghĩa là, có nghĩa (có nghĩa là), đồng nghĩa, đóng vai, làm … là những vị tố quan hệ xuất hiện trong câu quan hệ thâm nhập đồng nhất. Ví dụ: (15) Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân. (Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục) [1, 61] (16) Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. (Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục) [1, 61] Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh chưa trình bày được hết những vấn đề của “câu quan hệ thâm nhập” (theo cách gọi của tác giả), câu quan hệ sâu (cách gọi của Halliday). Tuy nhiên, bài viết đã gợi ra một số vấn đề cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Hoàng Văn Vân, người trực tiếp dịch công trình “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” của M.K.A. Halliday, … Trong công trình “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống”, Hoàng Văn Vân đã tiếp thu quan điểm của M.A.K. Halliday: quan điểm chức năng hệ thống. Công trình của Hoàng Văn Vân nghiên cứu bình diện kinh nghiệm của cú tiếng Việt, dựa vào mô hình kinh nghiệm của Halliday để mô hình hóa các khu vực chuyển tác khác nhau trong cú tiếng Việt. Tuy nhiên, chuyên khảo của Hoàng Văn Vân mới chỉ nghiên cứu giải thích các phạm trù ngữ pháp trong hệ thống chuyển tác (hay hệ thống các kiểu quá trình) trong tiếng Việt, còn ở cấp độ chi tiết hơn như “câu quan hệ sâu có từ “là” trong tiếng Việt” thì Hoàng Văn Vân chưa khảo sát đến. Bàn thêm về cấu trúc “Danh + là + Danh” của Trần Ngọc Thêm có phân ra hai kiểu: “Danh + là + Danh” kiểu 1: tự bản thân hoàn toàn là một câu độc lập, không phụ thuộc bên ngoài cả cấu trúc và nội dung. Cấu trúc này có thể tham gia vào câu lớn hơn với tư cách như một mệnh đề, hay một đối tượng. Đặc biệt, nó không kết hợp được với đại từ chỉ định. “Danh + là + Danh” kiểu 2: không bao giờ là một câu độc lập, và chỉ có thể là một thành phần của một câu độc lập khác. Cấu trúc câu kiểu này luôn kết hợp được với các đại từ chỉ định. Theo Trần Ngọc Thêm, cấu trúc kiểu 1 khi nghĩa của từ “là” biểu hiện quan hệ đồng nhất giữa Danh 1 và Danh 2. Danh 1 là tập hợp được xác định, có thể đơn nhất hay trên một phần tử. Quan hệ ngữ pháp của cấu trúc kiểu 1 là quan hệ chủ - vị. Ví dụ: (17) Em tôi là công nhân. Cấu trúc kiểu 2 khi nghĩa của từ “là” chỉ sự phụ thuộc của Danh 2 vào Danh 1. Danh 1 ở kiểu 2 là tập hợp không đơn nhất và không được xác định. Quan hệ ngữ pháp của kiểu cấu trúc 2 là quan hệ chính - phụ. Ví dụ: (18) Những cô gái là sinh viên. Đỗ Thị Kim Liên trình bày các nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc biểu thị quan hệ so sánh trong các câu tục ngữ Việt cũng có nhắc đến từ so sánh “là”. Tuy nhiên, tác giả cho rằng khi câu tục ngữ chỉ quan hệ thân tộc có từ so sánh “là” thì “luôn vắng yếu tố cơ sở so sánh”, ở một số trường hợp có thể lược bỏ “là”. Ví dụ: (20) Cái bị là chị cái thúng.  Cái bị chị cái thúng. [54,số 11, tr.11] (21) Đậu nành là anh nước lã. Đậu nành anh nước lã. [54,số 11, tr.11] Khi lược bỏ “là”, các câu tục ngữ có nhóm danh từ chỉ quan hệ thân tộc có sự bù đắp hết sức tinh tế, từ ba nét nghĩa (giới tính, thứ bậc, quan hệ huyết thống) chúng chỉ còn lại một nét nghĩa. Ví dụ: “là” là vị từ so sánh. (22) Bàng già là bà lim.  Bàng già bà lim. Cái so sánh Cái được so sánh. Trong các câu tục ngữ chỉ quan hệ thân tộc, “là” có thể được coi như một vị từ so sánh. Ví dụ: “là”  vị từ so sánh (23) Cờ bạc là bác thằng bần. Cái so sánh Cái được so sánh (24) Chồng già vợ trẻ là tiên. Cái so sánh Cái được so sánh (25) Ruộng rẫy là chiến trường. Cái so sánh Cái được so sánh Nguyễn Thị Thanh Hương với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về kiểu câu vị ngữ danh từ tiếng Việt” đã phân ra làm 5 tiểu loại ( câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng; câu vị ngữ danh từ nêu lai lịch; câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về màu sắc, mùi vị, hình thể; câu vị ngữ danh từ xác định thời gian, không gian; câu vị ngữ danh từ nêu quan hệ phân phối). Bài viết này cho thấy khá rõ tác giả đồng quan điểm với John Lyons, khi cho là cách dùng động từ “có” và động từ “là” trong các “câu vị ngữ động” khi chuyển qua kiểu “câu vị ngữ danh” của tiếng Việt có thể loại bỏ hoặc ngược lại khá thú vị. Tiểu loại câu vị ngữ DT xác định thời gian cho rằng “Tất cả các câu xác định thời gian, không gian cũng có thể được diễn đạt theo cấu trúc câu vị ngữ động từ, mà trong đó từ “là” làm thành tố chính” [55,số 4, 10] nhưng nếu diễn đạt theo cấu trúc vị ngữ DT (tức là lược bỏ vị từ “là”) thì sẽ cho ra cấu trúc câu ngắn gọn hơn, độc đáo hơn, mang đậm sắc màu Á Đông hơn. Ví dụ: (26) Lạt theo chân Keng đi luôn. Đến đầu ngõ thì gặp Ngọ. Hôm nay chủ nhật. (…) Cô lên phố huyện chơi với bạn làm công trường trên đó. (Anh Keng- Nguyễn Liên) [55,số 4; tr.9] (27) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác. (Hồ Chí Minh) [55,số 4, tr.9] Với tiểu loại “câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng” thì “trừ các câu nêu số lượng tuổi, các câu nêu số lượng khác của tiếng Việt đều có thể kết hợp được với động từ có hay các tính từ khác mà không tạo ra sự khác biệt với người giao tiếp” [55, số 4; tr.8] Ví dụ: (28) Chiếc xe này ba bánh.  Chiếc xe này có ba bánh. [55,số 4; tr.8] (28) Vườn nhà tôi hai sào.  Vườn nhà tôi rộng hai sào. [55,số 4; tr.8] Tiểu loại “câu vị ngữ danh nêu lai lịch của con người” đều có thể kết hợp với động từ “là” để tạo thành câu có nghĩa tương đương. Ví dụ: - Cháu tên gì? (29) - Tui tên Nhọn. [55,số 4,8]  - Tui tên là Nhọn. (30) - Anh ấy kỹ sư. [55,số 4,8]  - Anh ấy là kỹ sư. Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu trên ở những mức độ khác nhau đều đã đề cập đến câu quan hệ, hay tương tự “câu quan hệ sâu có từ là trong tiếng Việt”, nhưng vẫn chưa có sự phân tích kỹ lưỡng về kiểu câu này và chưa đưa ra đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của “câu quan hệ có từ là” trong tiếng Việt. 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Câu quan hệ của tiếng Việt là một loại câu rất phong phú và đa dạng. Điều kiện của một luận văn thạc sĩ không cho phép nghiên cứu toàn bộ những kiểu câu quan hệ như câu quan hệ sở hữu, câu quan hệ chu cảnh và các phương thức quan hệ của chúng nên chúng tôi chỉ xin giới hạn đề tài trong một phạm vi nhất định. Mục đích của luận văn là tìm hiểu câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt theo quan niệm ngữ pháp chức năng; xác định cái nhìn tổng quan về câu quan hệ trong tiếng Việt; thống kê, khảo sát các dữ liệu về câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt nhằm nêu lên được đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của chúng, tần số xuất hiện của kiểu câu này trong các loại phong cách văn bản. Về cơ sở lý thuyết luận văn này dựa trên quan điểm của M.A.K. Halliday trong “ Dẫn luận ngữ pháp chức năng”. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng giữa kiểu và hai phương thức quan hệ định tính và đồng nhất của “câu quan hệ sâu” trong tiếng Anh mà Halliday nghiên cứu với câu quan hệ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo thêm các công trình nghiên cứu của các nhà ngữ pháp trong và ngoài nước khác như S.C. Dik, John Lyons, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, các tác giả quyển Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam …. 0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 0.4.1. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như: thu thập dữ liệu, phân loại, luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp : Phương pháp này dùng để phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc của các loại câu quan hệ trong tiếng Việt. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng khảo sát, miêu tả các loại câu quan hệ trong tiếng Việt. - Phương pháp thống kê: Thống kê ngữ liệu về mặt số lượng nhằm xác định tần số xuất hiện của loại “câu quan hệ có từ là” trong tiếng Việt trong văn bản thuộc những phong cách khác nhau. 0.4.2. Nguồn ngữ liệu Về ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng giới hạn cụ thể như sau: Một số bài nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), các bài nghiên cứu trong tạp chí nghiên cứu và phê bình văn học (phong cách ngôn ngữ khoa học) Truyện ngắn của các tác giả như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Lý Biên Cương …. (phong cách ngôn ngữ văn chương) Các tin tức trên một số báo điện tử, báo viết, truyền hình, lời kêu gọi của Bác … (phong cách ngôn ngữ chính luận) Một số nghị quyết, nghị định, thông tư, hợp đồng, báo cáo, thông báo …(phong cách ngôn ngữ hành chính) 0.5. Bố cục luận văn Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được cấu trúc thành hai chương. Chương 1: Chương này tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước như Simon C. Dik, M.A.K. Halliday, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân …. về câu quan hệ, chủ yếu là quan điểm của M.A.K. Halliday về câu quan hệ. Đây là chương làm tiền đề cho việc miêu tả và khảo sát câu quan hệ trong tiếng Việt ở chương sau. Chương 2: Chúng tôi đi vào chức năng ngữ nghĩa của từ “là” trong câu quan hệ (câu quan hệ sâu theo Halliday), hình thức các tham thể xung quanh vị từ “là” trong câu quan hệ, thống kê và đưa ra tần số xuất hiện của kiểu câu này trong văn bản mà chúng tôi chọn làm ngữ liệu, có chú ý khảo sát trong một số phong cách văn bản. Chương này thông qua những dữ liệu thu thập, làm nổi rõ chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm cấu trúc của loại câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt. Chương 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm câu Các công trình nghiên cứu và sách về ngữ pháp tiếng Việt từ trước đến nay thường nêu lên nhiều định nghĩa về câu. Cho đến nay đã có đến hàng trăm định nghĩa về câu được đưa ra. 1.1.1. Theo ngữ pháp truyền thống. Từ những thế kỷ thứ III-II trước Công nguyên, học phái ngữ pháp Alêcxăngđria đã nêu định nghĩa: “Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói,hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”.[4,tập 2; tr.107]. Aristoteles thì đề cao cấu trúc chủ - vị biểu hiện mệnh đề, theo ông cấu trúc chủ - vị là điều kiện giúp cho câu có tính trọn vẹn, Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Nga, viện sĩ Vinogradov đã định nghĩa về câu như sau: “Câu là sự hoàn chỉnh về lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu đạt và truyền đạt tư tưởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt tư tưởng mà còn có cả mối quan hệ của người nói và hiện thực.” [40, 58]. Nhà ngôn ngữ học cổ điển của Mỹ, L.Bloomfield, coi câu là kết cấu lớn nhất trong bất kỳ lời nói nào. Bystrov, Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich đã đưa ra bốn tiêu chí xác định câu tiếng Việt: “Câu là một đơn vị ngôn ngữ biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn; câu không chỉ phản ánh hiện thực mà còn chứa đựng sự đánh giá hiện thực về phía người nói nữa; câu có những đặc trưng bên ngoài là các tiểu từ tình thái dứt câu và chỗ ngắt câu; câu có những đặc trưng bên trong là cấu trúc của nó” [40, 58]. Như vậy, câu theo quan điểm các nhà ngôn ngữ học từ trước đến nay là “sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn” (học phái ngữ pháp Alêcxangđria); là “đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản’’ (Benveniste), là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tế. Nói cách khác, câu là ngôn bản (văn bản) nhỏ nhất. Định nghĩa về câu của Trần Trọng Kim : “Câu lập thành do một mệnh- đề có nghĩa lọn hẳn, hoặc do hai hay nhiều mệnh- đề.” [23, 27], và ông phân ra làm ba thứ mệnh- đề, thứ nhất là mệnh đề phụ (gồm có mệnh đề phụ bổ túc, mệnh đề chỉ trường hợp và mệnh đề chỉ định), thứ hai là mệnh đề độc lập và thứ ba là mệnh đề chính. Theo Trần Trọng Kim một câu có bao nhiêu tiếng tĩnh từ biểu diễn một cái thể hay tiếng động từ biểu diễn một cái dụng của chủ từ, là có bấy nhiêu mệnh đề, đồng thời một mệnh đề có thể là một câu hay là một vế trong câu. Định nghĩa về câu của Hoàng Trọng Phiến: [(…), câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và về thái độ của người nói đối với hiện thực] Hay cách phân tích câu tiếng Việt theo mô hình Chủ - Vị với chức năng thông báo: “ Chủ ngữ là phần nêu lên một cái gì đó, vị ngữ là phần nói về chủ ngữ” [32, 31] Câu nói chung gồm câu đơn và câu ghép được định nghĩa ngắn gọn: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo; nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp, và có tính chất độc lập” [39, 167]… Hoàng Dân đã đúc kết khái niệm chung về câu thật đơn giản trong “Tiếng Việt cho mọi nhà” theo ngữ pháp truyền thống, câu là đơn vị ngôn ngữ có một hình thức hoàn chỉnh, khởi đầu bằng một chữ cái viết hoa, kết thúc bằng một dấu ngắt câu. Cấu trúc hoàn chỉnh hay chưa hoàn chỉnh ấy được xác định dựa trên sự có mặt của thành phần chủ ngữ , vị ngữ hay khuyết vắng thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Câu phải có một nội dung thông báo hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh kèm theo một ngữ điệu nhất định. Vấn đề ngữ điệu kết thúc câu cũng như vấn đề câu là đơn vị của ngôn ngữ hay đơn vị lời nói đã và còn rất nhiều ý kiến tranh luận. Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng khi người ta muốn nói đến một đơn vị ngữ pháp lớn nhất mà đơn vị ngữ pháp ấy chính là đơn vị được làm thành từ một mệnh đề hay hơn một mệnh đề, là đơn vị nằm ở bậc cao nhất của tổ chức ngữ pháp và được làm thành từ các đơn vị nhỏ hơn nó (chẳng hạn: cụm từ, từ, hình vị)… Nói tóm lại, ngôn ngữ học truyền thống khi phân tích, nghiên cứu câu thì đặt câu dưới dạng hằng thể, câu chỉ được chú trọng về mặt cú pháp và hình thức mà chứ không chú trọng đến hai bình diện rất quan trọng khác, đó là bình diện nghĩa và dụng pháp của câu. Một định nghĩa về câu đơn giản, dễ hiểu và được coi là khá hoàn chỉnh nhất của ngữ pháp truyền thống có lẽ là định nghĩa của nhóm Alêcxăngđria: “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”. 1.1.2. Theo ngữ pháp chức năng Ngữ pháp chức năng là một trào lưu ngữ pháp được kế thừa di sản chủ yếu của ba trường phái: Trường Prague (The Prague School) đứng đầu là ba nhà ngôn ngữ người Nga: N.S.Trobeckoj, R.O. Jackobson, và Karccuski (học trò của F. de .Saussure) và những nhà ngôn ngữ Tiệp Khắc: V. Mathesius, J. Vachk. Trường London (The London School) với những tên tuổi như J.R. Firth, V. Malinonski, M.A.K. Halliday … Lý thuyết của C.S. Peirce về ba bình diện của ký hiệu (trong đó có bình diện dụng pháp hay dụng học). “Ngữ pháp chức năng là một hệ lý thuyết và hệ phương pháp được xây dựng trên quan niệm coi ngôn ngữ là một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người và người” [13, 11]. “Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình cái nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng (trong mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích) thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tế hiện thực … để theo dõi cách hành chức của ngôn ngữ qua các biểu hiện sinh động của nó trong khi sử dụng.” [13, 16]. Khác với ngôn ngữ học truyền thống, khi bàn về nghĩa, người ta chỉ nói đến nghĩa của từ chứ không bàn về nghĩa của câu. Câu theo quan niệm của ngữ pháp chức năng được định nghĩa như sau: “… Câu là sản phẩm của ba quá trình biểu nghĩa diễn ra đồng thời. Nó vừa là một sự trao đổi có tính chất tác động lẫn nhau, vừa là một thông điệp.” [13, 24]. Cũng theo ngữ pháp chức năng, câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ mà đơn vị nhỏ nhất ấy được đặt trên ba bình diện khác nhau: bình diện ngữ nghĩa- bình diện cú pháp - bình diện dụng pháp, các bình diện này có quan hệ khăng khít và cùng bổ sung cho mô hình lưỡng phân “năng biểu – sở biểu”. Theo M.A.K. Halliday, câu và từ là hai đơn vị ngữ pháp không được ngăn cách nhau rõ ràng lắm, cụm từ - group, cú đoạn – phrase là các đơn vị trung gian giữa câu-từ. Ông cho rằng cú phức là đơn vị ngữ pháp duy nhất trên cú được công nhận, vì vậy không nhất thiết phải đưa ra một khái niệm câu tách biệt. Một câu sẽ được định nghĩa như một cú phức, dùng đơn thuần để chỉ một đơn vị văn tự nằm giữa hai dấu chấm. “… Trong ngữ pháp chức năng, cú ở bất kỳ chỗ nào cũng giống nhau, cho dù nó đóng chức năng một mình (như một câu đơn) hay một phần của cú phức (câu phức/câu ghép)”. Cao Xuân Hạo cho rằng “lời nói hay ngôn từ, phát ngôn, văn bản ngắn nhất là câu”, tuy nhiên ông cũng công nhận không phải câu nào cũng có thể độc lập làm thành một văn bản hay một ngôn từ. Có những câu tự nó đã mang được một ý nghĩa trọn vẹn mà không cần sự bổ sung nghĩa của các câu khác gọi là “câu tự lập”. Bên cạnh đó cũng có những câu chỉ trọn vẹn ý nghĩa khi có sự hỗ trợ ý nghĩa từ những câu kế cận nó (câu tỉnh lược, câu chứa các từ ngữ hồi chỉ hay khứ chỉ…) là những câu liên đới hoặc là câu ứng tiếp. Những câu như vậy bao giờ cũng giả định một câu kế cận và không tự mình làm thành một văn bản, một ngôn từ độc lập. Trong giao tiếp hàng ngày, muốn khôi phục dạng trọn vẹn và độc lập cho các câu ứng tiếp chúng ta thêm cho nó những từ ngữ bị tỉnh lược, thay thế những từ ngữ hồi chỉ bằng những ngữ đoạn đồng sở chỉ và tách riêng các kết từ. Khi thực hiện một hoạt động giao tiếp, cái đơn vị cơ bản nhất mà mỗi đối tượng tham gia giao tiếp phải sử dụng chính là câu. Bản thân mỗi câu không chỉ là một đơn vị giao tiếp mà nó còn có khả năng độc lập về mặt ngữ pháp. Nguyễn Thị Ly Kha khẳng định “Việc định nghĩa câu nan giải không khác gì việc định nghĩa từ mặc dù ta vẫn cảm nhận được sự hiện hữu của nó” nên khi định nghĩa câu các nhà ngôn ngữ học luôn phải thể hiện được bốn yếu tố quan trọng nhất, đó là yếu tố hình thức (Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định, có tính tự lập, có ngữ điệu kết thúc), yếu tố nội dung (câu biểu thị một nội dung sự tình nhất định, và có thể kèm theo thái độ của người nói, tình cảm của người nói), yếu tố tiếp theo là yếu tố chức năng (vì câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất, các chức năng như hình thành –biểu hiện –truyền đạt tư tưởng – tình cảm phải được thể hiện rõ ràng trong câu), yếu tố cuối cùng là câu là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học nên nó thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa : “Câu là đơn vị lời nói có cấu tạo ngữ pháp nhất định, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo.”… Như vậy, với ngữ pháp chức năng, câu và những vấn đề hữu quan của nó được đem ra xem xét, nghiên cứu dưới cả ba bình diện : nghĩa, cú pháp và dụng pháp chứ không chỉ đơn thuần qua tâm tới mặt cấu trúc hình thức. Đặc biệt, ở mặt nghĩa thì nghĩa miêu tả của câu (hay còn gọi là nghĩa phản ánh một sự tình được nói đến trong câu) được quan tâm hơn hết. 1.2. Khái niệm câu quan hệ 1.2.1. Theo quan niệm của M.A.K. Halliday Vật chất, tinh thần, và quan hệ là ba kiểu quá trình chính trong hệ thống chuyển tác tiếng Anh. “Nếu quá trình vật chất là những quá trình hành động, quá trình tinh thần là quá trình cảm giác thì kiểu quá trình chính thứ ba, quá trình quan hệ, có thể được coi là quá trình tồn tại.”[24, 223]. Theo M.A.K. Halliday một quá trình bao gồm có 3 thành phần, thứ nhất đó là chính quá trình đó, thứ hai là các tham thể tham gia trong quá trình, và thứ ba là các chu cảnh liên quan đến quá trình. ‘Quan hệ’ không phải là ‘tồn tại’ theo nghĩa hiện hữu mà M.A.K. Halliday cho rằng “Trong cú quan hệ có hai phần của ‘sự tồn tại’: cái này được cho là của cái kia … một mối quan hệ được thiết lập giữa hai thực thể tách biệt” [24, 223]. Các quá trình quan hệ (relational) phản ánh thế giới các quan hệ trừu tượng gồm có : Quan hệ sâu (intensive): x is a  ‘x là a’: là quá trình tìm hiểu sâu về một mối liên hệ giống, tương đương, đồng nhất của các đối tượng. Ví dụ: (31) Paula is a poet. (Paula là một nhà thơ.) [24, 224] (31’) Tom is the leader. (Tom là lãnh tụ.) [24, 224] Quan hệ chu cảnh (circumstantial): ‘x is at a’  ‘x ở a’: tìm hiểu sâu về các cảnh huống của đối tượng. Ví dụ: (32) The fair is on Tuesday. (Hội chợ mở vào thứ ba.) [24, 224] (32’)Tomorrow is the 10th. (Ngày mai là mùng 10.) [24, 224] Quan hệ sở hữu (possessive): x has a  ‘x có a’: nêu lên quan hệ sở hữu của đối tượng. Ví dụ: (33) Tom has piano. (Tom có một đàn piano) (33’) The piano is Peter’s. (Chiếc đàn piano là của Peter.) Giao điểm của ba kiểu và hai phương thức quan hệ của Halliday cho ra sáu loại cú quan hệ, đó là : quan hệ sâu định tính (31), quan hệ sâu đồng nhất (31’), quan hệ chu cảnh định tính (32), quan hệ chu cảnh đồng nhất (32’), quan hệ sở hữu định tính (33), quan hệ sở hữu đồng nhất (33’). M.A.K. Halliday cũng khẳng định: “Mọi ngôn ngữ đều chứa đựng trong ngữ pháp của nó một cấu trúc có hệ thống các quá trình quan hệ”. [24, 223],. Như vậy, tiếng Việt cũng có hệ thống các quá trình quan hệ đó. 1.2.2. Theo quan niệm của S.C.Dik Như ở phần trình bày lịch sử vấn đề chúng tôi đã nói đến cách phân loại sự thể (sự tình) của S.C. Dik, S.C. Dik dựa trên hai thông số cơ bản là tính động (Dynamism) và tính có chủ ý (Control) để xác lập ra bốn loại hình sự thể: Trạng thái, Quá trình, Tư thế, Hành động (xem bảng trình bày các sự tình của Dik ở phần trình bày LSVĐ) trong đó không có loại hình sự thể quan hệ. Đến năm 1989, S.C. Dik đưa thêm vào Tính thành quả (Telicity) vào bộ thông số và cho ra một bảng phân loại gồm sáu sự thể: Tư thế (Position), Trạng thái (State), Hành động hoàn thành (Accomplishment), Hành động diễn tiến (Activity), Quá trình biến đổi (Change), Quá trình biến động(Dynamism). Tuy nhiên, vẫn có những khiếm khuyết như Siewierska (1991) nhận xét: “Những loại hình sự thể lọt ra ngoài bảng phân chia loại nhỏ này thì không được nêu tên gọi.” [11B, số 10, tr.12]. Theo Diệp Quang Ban, ngoài lĩnh vực các quan hệ, cách phân loại sự thể của S.C. Dik khá thỏa đáng. Nhưng phải tìm kiếm được một giải pháp khả thi mới có thể dùng kết hợp hai cách phân loại của S.C. Dik và M.A.K. Halliday. 1.2.3. Theo quan niệm của John Lyons John Lyons đề cập đến loại câu quan hệ nhưng dưới một tên gọi khác, đó là “các kết cấu tồn tại, định vị và sở hữu”. Theo John Lyons, cái thường được gọi là “động từ là” trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác là một yếu tố ngữ pháp, vô nghĩa, chỉ dùng “mang” các dấu hiệu về thời, thể và thức ở cấu trúc nổi của câu, ông lấy dẫn chứng trong tiếng Anh: Ví dụ: Tiếng Anh: Mary is beautiful  Mary beautiful Mary is a child  Mary child Tiếng Nga: Marija krasivaja Mary đẹp (krasivaja là hình thức giống cái của tính từ hợp dạng với Marija ) Hay tiếng Latin và Hy Lạp “động từ là” có hay không có cũng được trong một số câu như thế, trừ trường hợp câu trong thời quá khứ hay ở một thức khác, thức trần thuật “Sự kiện đó cho rằng chính các động từ là trong tiếng Anh và Latin được dùng như một định vị ở cấu trúc nổi để đánh dấu thời, thức, thể ” “… bản thân “là” không phải là một yếu tố của cấu trúc chìm, mà là một động từ “câm” rỗng nghĩa được tạo sinh do các quy tắc ngữ pháp của tiếng Nga, Hylap và Latin để quy định một số phân biệt. Như đã xác nhận, trong mọi câu đơn thông thường đều có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ luôn là danh từ hay một đại từ thay thế cho danh từ đó. Còn vị ngữ có thể là động từ nội động; động từ ngoại động và tân ngữ của nó; hay động từ “là”. 1.2.4. Theo quan niệm của Cao Xuân Hạo Theo Cao Xuân Hạo có hai cách phân loại câu, theo lực ngôn trung và theo nghĩa biểu hiện. Theo lực ngôn trung thì có các loại câu như câu nghi vấn, câu trần thuật có giá trị ngôn trung được đánh dấu, câu ngôn hành. Theo nghĩa biểu hiện “phân loại hình các nghĩa biểu hiện của câu là một trong những công việc tất yếu của ngữ pháp chức năng” [13,427], câu gồm có ba loại: thứ nhất là câu tồn tại; thứ hai là câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố; thứ ba là câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình. Câu quan hệ mà chúng ta nghiên cứu thuộc loại câu thứ ba, “quan hệ là tình hình mà nội dung là một cái gì đó ở giữa hai sự vật, dù đó là một sự tiếp xúc, một khoảng cách, một mối dây nhân quả, hay một sự so sánh, ...”. Câu quan hệ ở đây là loại câu [- động,- nội tại] của sự tình tình hình. Trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, tác giả Cao Xuân Hạo phân loại câu quan hệ trong tiếng Việt thành 4 loại lớn, đó là: - Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể. Quan hệ so sánh: A hơn B, A kém B A giống B, A khác B A bằng B, A cũng như B. Quan hệ đồng nhất ( quan hệ so sánh hay quan hệ tương đối): A là B, A không phải là B A đồng nhất với B Quan hệ tương liên gồm Quan hệ sở hữu: A là của B, A là sở hữu chủ của B Liên hệ thân thuộc, liên hệ xã hội: A là con của B, A là thầy của B Liên hệ vị trí: A ở trong B, A ở dưới B, A ở bên B, A ở cách B 12 km - Quan hệ giữa một thực thể với một sự tình hay một chu cảnh: Quan hệ nhân quả : A làm cho X Quan hệ liên đới: A có liên quan đến vụ X, A là nạn nhân của vụ X. Quan hệ vị trí: A là nơi xảy ra X - Quan hệ giữa hai sự tình: Quan hệ thời gian: X diễn ra đồng thời với Y, trước Y sau Y Quan hệ tương tác: X làm cho Y, X cản trở Y, X quy định Y, X loại trừ Y, X là mục đích của Y - Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh: Quan hệ định vị trong không gian: X diễn ra trong một khoảng từ Y-Z Quan hệ định vị trong thời gian: X diễn ra năm X, thế kỷ Y Như vậy, theo cách phân loại của Cao Xuân Hạo thì loại câu quan hệ sâu (định tính, đồng nhất) mà luận văn chọn nghiên cứu thuộc loại 1 của câu quan hệ “giữa một thực thể với một thực thể ”, tiểu loại quan hệ đồng nhất (A là B, A không phải là B, A đồng nhất với B). 1.2.5. Theo quan niệm của Diệp Quang Ban Khi xét các kiểu câu cơ bản của tiếng Việt, xét theo cấu trúc cú pháp và nghĩa biểu hiện, Diệp Quang Ban nhấn mạnh vai trò quan trọng của vị tố, vị tố có thể do yếu tố có tính chất động từ, tính từ hay yếu tố có tính chất danh từ đảm nhận. Vì vậy ông đưa ra khái niệm “động từ tính”, “tính từ tính”, “danh từ tính” để chỉ các vị tố là động từ, tính từ, danh từ hay hoạt động như động từ, tính từ, danh từ. Theo Diệp Quang Ban, trong tiếng Việt các vị tố - hư từ phong phú và gắn với các hư từ cụ thể sẽ cho ra nhiều kiểu câu quan hệ khác nhau gồm: - Quan hệ thâm nhập đi sâu vào vật, hiện tượng được xem xét, là quan hệ giữa vật, hiện tượng được xem xét với những đặc điểm, tính chất giúp hiểu sâu hơn về nó. Công thức khái quát : x là a . - Quan hệ cảnh huống là quan hệ của vật, hiện tượng xét trong quan hệ với cảnh huống (thời gian, không gian, cách thức, nguyên nhân, vật đi kèm, vai trò hay quan điểm, vấn đề ... của vật, hiện tượng đó). Công thức khái quát: x ở a. - Quan hệ sở thuộc là quan hệ được xem xét với chủ sở hữu của nó. Công thức khái quát: x của a. Ở kiểu quan hệ thứ ba, quan hệ sở thuộc, Diệp Quang Ban phân biệt khá rõ sự khác nhau giữa quan hệ sở thuộc và quan hệ sở hữu, ông cho rằng hai quan hệ này khác nhau cả về phương tiện diễn đạt lẫn quan hệ nghĩa (quan hệ sở thuộc: vật đó thuộc về chủ sở hữu nào? “Chiếc xe này của Giáp” # “Giáp có một chiếc xe” Chủ sở hữu có cái gì thuộc về mình?) . Riêng ý kiến của chúng tôi thì lại cho rằng hai câu trên đều thuộc quan hệ sở hữu, nhưng câu “Giáp có một chiếc xe” là câu quan hệ sở hữu định tính, còn câu “Chiếc xe này của Giáp” là câu quan hệ sở hữu đồng nhất. Diệp Quang Ban cũng nhấn mạnh tất cả các câu gồm có danh từ làm chủ ngữ và danh từ làm vị tố đều mang khả năng diễn dạt quan hệ, có thể là quan hệ thâm nhập đi sâu vào các tính chất của thực thể nêu ở chủ ngữ; có thể là quan hệ cảnh huống chỉ thời gian, không gian, phương tiện đối với các thực thể đã nêu ra ở chủ ngữ; có thể là quan hệ sở hữu nhằm chỉ ra thực thể đã nêu ở chủ ngữ có đặc điểm gì, có cái gì làm dấu hiệu của mình. 1.2.6. Theo quan niệm của Hoàng Văn Vân Theo Hoàng Văn Vân “quá trình quan hệ là quá trình thể hiện các ý nghĩa khái quát như tồn tại (tĩnh tại), sở hữu và định vị. Mỗi ý nghĩa được thể hiện bằng một kiểu quá trình.”, ông đưa ra ba kiểu quá trình quan hệ là quá trình quan hệ tồn tại, quá trình quan hệ chu cảnh và quá trình quan hệ sở hữu, mỗi quá trình ấy xuất hiện dưới hai hình thức quy gán và đồng nhất. Hoàng Văn Vân khái quát hóa quá trình tồn tại quy gán bằng công thức: “A mang đặc điểm của X”, trong đó A là kẻ mang thuộc tính gọi là Đương thể (Đgt), X là đặc tính của A gọi là Thuộc tính (Tht). Còn quá trình quan hệ tồn tại đồng nhất thì khái quát bằng công thức “A được đồng nhất bởi X”, thành phần thứ nhất được gọi là Bị đồng nhất thể hay Biểu hiện (Bh) thành phần thứ hai là Đồng nhất thể hay Giá trị (Gt). Ví dụ: (34) Con chim gáy hiền lành.  tồn tại quy gán.[40, 262] Đgt Tht (35) Tôi là Nhâm.  tồn tại đồng nhất[40, 262] Bh quá trình QH Gt Quá trình quan hệ chu cảnh quy gán là quá trình thể hiện mối quan hệ giữa người hay vật trong một chu cảnh nào đó: thời gian, không gian, phạm vi. Hai thực thể tham gia trong quá trình có thể là cân bằng (đồng nhất) hay không cân bằng (quy gán).Tham thể ở quá trình quan hệ chu cảnh quy gán này cũng được đặt tên là Đương thể (Đgt) và hoàn cảnh mà quá trình đó tham gia là thuộc tính (Tht). Tham thể tham gia quá trình chu cảnh đồng nhất là Biểu hiện (Bh) và Giá trị (Gt). Ví dụ: (36) Ngày mai là chủ nhật. QH chu cảnh đồng nhất [40, 262] Bh quá trình QH Gt (37) Nhà tôi ở dưới đám dâu. QH chu cảnh quy gán [40, 117] Đgt quá trình QH Tht Quá trình quan hệ thứ ba mà Hoàng Văn Vân đề cập đến là quá trình quan hệ sở hữu, đây là một quá trình thể hiện sự sở hữu của một thực thể hay một vật bởi một đối tượng khác, các tham thể tham gia trong quá trình quan hệ sở hữu quy gán được đặt tên là Thuộc tính (Tht) và Đương thể (Đt). Các tham thể tham gia quá trình quan hệ sở hữu đồng nhất được đặt tên là Biểu hiện (Bh) hay Bị sở hữu thể và Giá trị (Gt) hay Sở hữu thể. Ví dụ: (38) Chiếc trống này thuộc về thời đại đồ đồng. QHSH quy gán[40, 308] Đgt quá trình QH Tht (39) Bài viết ấy là của Thành.  QHSH đồng nhất.[40, 310] Bh quá trình QH Gt 1.2.7. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu khác Hai tác giả Bùi Minh Toán và Lê Thị Lan Anh dựa theo quan niệm của M.A.K. Halliday đưa ra định nghĩa đơn giản “Câu quan hệ là câu mà nòng cốt biểu hiện sự tình quan hệ.”. “Là một sự liên quan, một mối quan hệ nào đó (có thể là so sánh, tiếp xúc, một sự tương hỗ ...) giữa hai hay nhiều thực thể...”. Từ đó, Bùi Minh Toán và Nguyễn Thị Lan Anh đã phân xuất ra ba kiểu sự tình quan hệ với 13 loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt. Bùi Mạnh Hùng cho rằng: “Câu quan hệ là câu biểu hiện quan hệ nào đó về xã hội, không gian, thời gian, kích thước, nhân- quả, v.v…” [19, 111] Trên đây là những tóm tắt các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước về câu quan hệ, các nhà nghiên cứu Việt ngữ học khi nói về câu quan hệ tiếng Việt, nền tảng cơ bản thường là dựa trên mô hình lý thuyết của M.A.K. Halliday. Chúng tôi nhận thấy có thể dùng khái niệm sau, một khái niệm khái quát và dễ hiểu để nói về câu quan hệ trong tiếng Việt: Câu quan hệ là loại câu biểu hiện quan hệ nào đó giữa hai hay nhiều thực thể, các quan hệ ấy có thể là sự tiếp xúc xã hội, không gian, thời gian, địa điểm, một mối dây nhân quả, hay một sự so sánh ... Mục đích cuối cùng nhất của câu là phục vụ cho sự giao tiếp của con người, do vậy khi nghiên cứu về câu nói chung và câu quan hệ nói riêng, luận văn cần thiết nghiên cứu câu trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng để làm rõ đặc điểm hình thức- nội dung- hoạt động của câu khi giao tiếp. 1.3. Vị từ quan hệ và tham thể quan hệ 1.3.1. Vị từ quan hệ 1.3.1.1. Vị từ Trong ngữ pháp học truyền thống tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học quen dùng “động từ” khi dịch từ thuật ngữ “verb” (verbe) và “tính từ” khi dịch từ thuật ngữ “Adjective” (Adjectif). Động từ, tính từ là hai trong nhiều từ loại của hệ thống từ loại tiếng Việt như : danh từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, …. Tuy nhiên, Cadière khi nghiên cứu về tiếng Việt đã phát hiện ra tiếng Việt của chúng ta có khuynh hướng coi “tính từ” như “động từ” : “Việt ngữ có khuynh hướng coi adjectif như verbe”. Theo Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) thì: “Việt ngữ không thể theo Pháp ngữ mà phân biệt hai loại verbe và adjectif ngay được”. Trong “Động từ tiếng Việt” (1977), Nguyễn Kim Thản phân thực từ thành hai nhóm từ đối lập nhau cả hình thức và ý nghĩa: thể từ và vị từ. Trong đó vị từ được ông xác định như sau: Về mặt ý nghĩa: vị từ biểu thị quá trình hay tính chất của sự vật. Về mặt hình thức: vị từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ, đặt trước nó là những hư từ: đều, chẳng, sẽ …, và sau nó là những từ phủ định: không, chưa … để tạo câu nghi vấn. Nguyễn Thị Quy cũng chỉ ra nghĩa của vị từ quy định cái khung cho những tham tố có mặt trong sự thể, nó là “linh hồn ngữ nghĩa” của toàn câu, là trung tâm ngữ đoạn, có tác dụng quyết định đối với cấu tạo ngữ pháp của câu. Với Hoàng Phê: “Vị từ là phạm trù từ loại bao gồm động từ và tính từ, thường có khả năng trực tiếp làm vị ngữ trong câu.” [26,1092]. Cao Xuân Hạo cho rằng các “tính từ” giống “động từ” ở chức năng tự mình làm vị ngữ, hay trung tâm vị ngữ . Điều này cho thấy “động từ” và “tính từ” là hai từ loại tương đương nhau. Có thể tạm dựng lên mô hình một vị ngữ có vị từ làm trung tâm như sau: V (vị từ làm trung tâm) S O1 O2 (chủ thể hành động) (Đối thể) (thể thụ hưởng) Mô hình vị ngữ có vị từ là trung tâm Tóm lại, vị từ là một từ có thể tự nó đóng vai trò trung tâm làm hạt nhân ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dung của sự tình (hoặc sự thể), vậy có thể hiểu như sau: “Vị từ là loại thực từ có thể tự mình làm thành một ngữ vị từ, làm trung tâm của một vị ngữ”. 1.3.1.2. Vị từ quan hệ Dựa vào nghĩa biểu hiện của vị từ có thể xác định vị từ quan hệ là vị từ biểu thị quá trình quan hệ của đối tượng. Những vị từ quan hệ trong tiếng Việt chẳng hạn như: là, hơn, kém, bằng, đại diện, bao hàm, biến thành, trở nên, … Tương tự như các vị từ hành động, quá trình, trạng thái, tư thế, vị từ quan hệ cũng được phân ra làm nhiều tiểu loại, mỗi tiểu loại ứng với một loại quan hệ khác nhau. Để phân biệt các kiểu quan hệ chính trong hệ thống các quá trình quan hệ trong tiếng Anh, M.A.K. Halliday đưa ra ba nhóm vị từ quan hệ tiêu biểu: Vị từ “là” đại diện cho quá trình quan hệ sâu. Vị từ “ở” đại diện cho quá trình quan hệ chu cảnh. Vị từ “của” , “có” đại diện cho quá trình quan hệ sở hữu. Diệp Quang Ban dùng thuật ngữ “vị tố” quan hệ: chỉ quan hệ đồng nhất “là”; chỉ quan hệ với chất liệu “bằng”; chỉ quan hệ mục đích “để”, “do”; chỉ quan hệ so sánh “bằng”, chỉ quan hệ sở hữu, tồn tại “có”, chỉ quan hệ biến hóa “biến thành”…. Cao Xuân Hạo đưa ra các “vị từ quan hệ: hơn, kém, bằng, (cũng) như, giống, khác, đồng nhất (với), xa, gần, sát, và những danh từ quan hệ như trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, giữa.” Hoàng Văn Vân đưa ra các vị từ quan hệ trong tiếng Việt gồm: Vị từ quan hệ gây khiến: làm, làm cho, khiến cho, gây cho, khiến, gây … Vị từ quan hệ đồng nhất sâu gồm: minh họa, đại diện, bao hàm, bao gồm, đóng, biểu đạt, hiện thực hóa, nghĩa là … Vị từ quan hệ quy gán (định tính) sâu: trở nên,đâm/ hóa, cảm thấy, bị, trở thành, biến hóa, hóa thành, hóa ra … Như chúng ta đã biết, câu tiếng Việt được cấu tạo bởi hai thành phần nòng cốt : Chủ ngữ và Vị ngữ (theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống) hoặc Đề và Thuyết (theo quan niệm của ngữ pháp chức năng). Vị từ là thành phần nòng cốt biểu hiện nội dung của sự thể được thông báo trong câu, thường nằm ở phần thuyết và “Nghĩa của vị từ có một tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của cả câu”, vậy vị từ quan hệ là những loại vị từ có khả năng là trung tâm của câu quan hệ, có đặc trưng thể hiện ngữ nghĩa của câu quan hệ. Ví dụ: Văn phạm là phép dạy nói và dạy viết cho đúng mẹo-luật của một tiếng nói. (40) Đề Thuyết [ 23, 13]  câu thể hiện quá trình quan hệ sâu đồng nhất; vị từ “là” là vị từ quan hệ. (41) Ông Garick đóng vai Hamlet. [24, 228] Đề Thuyết  câu thể hiện quá trình quan hệ sâu đồng nhất, vị từ quan hệ là vị từ “đóng vai” (42) Chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình. Đề Thuyết  câu thể hiện quá trình quan hệ sâu định tính, vị từ quan hệ là vị từ “tượng trưng”. Các vị từ “đóng vai”, “tượng trưng” là vị từ trung tâm của các câu thể hiện quá trình QHS (41),(42). Tuy vị từ là thành phần cốt lõi của sự tình, nêu lên đặc trưng hay thể hiện loại sự tình quan hệ, nhưng trong một số trường hợp của câu quan hệ sâu định tính vị từ có thể vắng mặt, lúc này tham thể Thuộc tính thể sẽ đóng vai trò hình thức nhận diện và biểu hiện nghĩa cho sự tình quan hệ định tính. Ví dụ: (43) Tôi tên Ф Trần Thị Hà (44) Gái thương chồng Ф đương đông buổi chợ Trai thương vợ Ф nắng quái chiều hôm. (Ca dao) 1.3.2. Tham thể quan hệ Câu quan hệ sâu là loại câu quan hệ thể hiện, tạo ra một mối quan hệ tương đương, giống hoặc đồng nhất giữa các tham thể tham gia giao tiếp. Cụ thể ở đây là các tham thể Bị đồng nhất thể/ Đồng nhất thể; Đương thể / Thuộc tính thể. Tham thể tham gia trong câu quan hệ sâu biểu thị quan hệ giữa các thực thể, một sự tình quan hệ nhất thiết phải có hai tham thể quan hệ. Chức năng nghĩa của hai tham thể một mặt chịu sự tác động của vị từ quan hệ, một mặt được xác định trong sự tương tác quy định lẫn nhau. Tùy thuộc mối quan hệ nhất định mà xuất hiện những tương quan ngữ nghĩa đặc trưng cho các tham thể tham gia trong sự tình quan hệ đó. * Tham thể Một vị từ có thể có một hay nhiều tham thể xoay quanh nó tạo nên cấu trúc của một sự tình. Nội dung của sự tình có thể là một đặc trưng, một quan hệ có tính động hay tĩnh. Những sự tình được thông báo, các hiển ngôn hay hàm ngôn đều hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp dựa vào câu để biểu hiện. Mỗi từ ngữ, mỗi thành phần chức năng trong câu đều có một vai trò riêng của nó, nhưng có thể nói hạt nhân của câu quan hệ là cái khung ngữ vị gồm vị từ trung tâm và các tham thể của nó. Như vậy tham thể (hay tham tố) của vị từ là những yếu tố tham dự vào sự tình, cùng với vị từ để tạo nên ý nghĩa của câu. Theo L.Tesnière, trong hiện thực, mỗi sự tình diễn ra có thể xem như là một màn kịch nhỏ, trong màn kịch ấy, vị từ sẽ đóng vai trò trung tâm còn các tham thể (tham tố) là các vai nghĩa. Nghĩa của vị từ sẽ quy định cái khung tham thể (tham tố) của nó, số lượng và tính chất của các tham tố tham gia trong sự tình biểu hiện trên câu có vị ngữ làm trung tâm. Ví dụ: (45) Cây nguyệt quế (1) biểu hiện sự vinh quang. (2) (Đương thể) vị từ quan hệ (Thuộc tính thể) Các tham thể của ví dụ (45) gồm 2 tham thể (đương thể, thuộc tính thể) và còn có thể có cả chu tố chỉ thời gian hay địa điểm, nguyên nhân khác nữa. Như vậy, ở (45) tham thể 1 và 2 là tham thể bắt buộc, còn tham thể chỉ thời gian, địa điểm không bắt buộc (chu tố). Tham thể diễn tố là tham thể tất yếu, đặc trưng cho từng loại vị từ, luôn được giả định trong ý nghĩa của vị từ. Ví dụ như với vị từ “bật”, phải có các diễn tố là: người “bật”, đối tượng của hành động “bật”, và vật chịu hành động “bật”. Tuy nhiên, tùy thuộc ngữ cảnh của sự tình, diễn tố có thể tường minh hay hàm ẩn. Ví dụ: (46) A: Công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người là gì? B: Ngôn ngữ. Ở ví dụ (46) diễn tố “công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người” không được nói ra nhưng nhờ ngữ cảnh giao tiếp người nghe vẫn hiểu trọn vẹn sự tình. Tham thể chu tố là tham thể không do ý nghĩa vị từ quy định, không xác định đặc tính của vị từ mà chỉ đóng chức năng nghĩa phụ trợ, tùy thuộc, nó bổ sung vào vào sự tình các yếu tố thuộc về hoàn cảnh, tình huống, các điều kiện về thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích … Ví dụ: (47) Trong vườn, ông đang tưới cây. Như vậy, chu tố không phải là tham tố phải có mặt trong sự tình, không có số lượng nhất định như diễn tố. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị từ và loại hình sự tình mà một tham thể có thể là chu tố trong trong sự tình này, nhưng lại là diễn tố trong một sự tình khác. Ví dụ: (48) Trong vườn có nhiều cây ăn trái. 1.3.2.1. Tham thể tham gia vào quá trình quan hệ sâu định tính Tham gia vào câu quan hệ sâu định tính có hai tham thể. Tham thể Đương thể (x) và một tham thể mang đặc điểm của Đương thể ấy gọi là Thuộc tính thể (a). Đương thể (x) là thực thể tham gia vào quá trình quan hệ, hay còn gọi là thực thể được quy gán. Thuộc tính thể (a) là đặc điểm, phẩm chất được quy gán cho thực thể ấy. Ví dụ: (49) Thì giờ là vàng bạc. [14, 30] Đương thể (x) Thuộc tính thể (a) (50) Hổ là loài thú ăn thịt . [14, 48] Đương thể (x) Thuộc tính thể (a) Mô hình của kiểu quan hệ sâu định tính này là: Ở đây, a là tham thể chỉ ra thuộc tính vốn là của một lớp, một loại, một đối tượng hay sự vật khác nhưng được quy gán cho x gọi là thuộc tính thể. Còn x là tham thể mang thuộc tính gọi là đương thể. Chẳng hạn với ví dụ 49,50 có các đương thể (x) là thì giờ, hổ và các thuộc tính thể (a) là vàng bạc, loài thú ăn thịt. Các thuộc tính đó (a) thuộc lớp vàng bạc, lớp loài thú ăn thịt, lớp thú có hành động dữ. Ngoài các đương thể (x) thì giờ, hổ thì các thuộc tính vàng bạc, loài thú ăn thịt có thể quy gán cho các đối tượng khác trong vai trò đương thể (chẳng hạn: muối là vàng bạc, sư tử là loài thú ăn thịt v.v…). Như vậy, đương thể (x) có khả năng xác định được thuộc tính thể nhưng thuộc tính thể (a) thì trái lại, không có khả năng xác định đương thể (x) . Trong sự tình quan hệ sâu định tính, tham thể Đương thể không thể đổi ngược vị trí với Thuộc tính thể. Điều này trái ngược hoàn toàn và là đặc điểm quan trọng để phân biệt sự tình quan hệ sâu định tính với sự tình quan hệ sâu đồng nhất. Quan hệ sâu đồng nhất có hai tham thể có giá trị tương đương nhau, có thể hoán đổi vị trí cho nhau mà nội dung câu không thay đổi. “a là một thuộc tính nào đó của x”. 1.3.2.2. Tham thể tham gia vào quá trình quan hệ sâu đồng nhất Tham gia vào quá trình quan hệ đồng nhất có hai tham thể, tham thể Bị đồng nhất thể và tham thể Đồng nhất thể. Bị đồng nhất thể (x) là tham thể được nêu lên để nhận dạng, xác định một thực thể, một đối tượng được nêu lên trong sự tình. Đồng nhất thể (a) là tham thể được dùng để đặt tên thực thể, đối tượng trong sự tình đó. Đồng nhất thể và bị đồng nhất thể có giá trị tương đương về nội dung biểu hiện, do vậy có thể hoán đổi vị trí của chúng mà không gây ảnh hưởng lớn đến nội dung sự tình. Ví dụ: (51) Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. [24, 11] Bị đồng nhất thể (x) Đồng nhất thể (a) (52) Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin. [24, 11] Bị đồng nhất thể (x) Đồng nhất thể (a) Mô hình khái quát nhất của loại câu quan hệ sâu đồng nhất Trong đó a là tham thể được đưa ra để nhận diện đối tượng hay thực thể của sự tình, thường có giá trị duy nhất; x là tham thể được dùng để nhận dạng, xác định đối tượng, thực thể tham gia trong sự tình quan hệ ..... Chẳng hạn trong ví dụ (51), (52) đồng nhất thể là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin và bị đồng nhất thể là ngôn ngữ học, giao tiếp. Khác với thuộc tính thể trong quan hệ sâu định tính x là a (danh từ xác định) không dùng để xác định đương thể, đồng nhất thể hoàn toàn có thể xác định được bị đồng nhất thể. Do vậy, vị trí của bị đồng nhất thể và bị đồng nhất thể hoàn toàn có thể hoán đổi cho nhau mà không gây ảnh hưởng đến nội dung sự tình quan hệ. 1.4. Các loại câu quan hệ sâu trong tiếng Việt Câu quan hệ sâu là loại câu quan hệ đi sâu vào tìm những đặc tính, thuộc tính, hiện tượng của thực thể tham gia vào quá trình quan hệ, công thức của loại câu quan hệ này được M.A.K.Halliday mô hình hóa như sau: Theo các nhà nghiên cứu Việt ngữ như Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, Bùi Minh Toán, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Dân và theo kết quả khảo sát trên các văn bản tiếng Việt của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy có nhiều sự tương quan phù hợp của tiếng Việt với mô hình của M.A.K. Halliday, đặc biệt là câu quan hệ sâu có từ “là” nên chúng tôi cũng sử dụng công thức mô hình của Halliday trong luận văn của mình. Câu quan hệ sâu trong tiếng Việt là loại câu quan hệ thể hiện đặc tính, thuộc tính, hiện tượng, hay tạo ra một mối quan hệ có liên quan, tương đương, giống hoặc đồng nhất giữa các tham thể tham gia giao tiếp. 1.4.1. Câu quan hệ định tính Với quan hệ sâu định tính (hay quy gán) : “x là a” , ta thấy a là một thuộc tính nào đó của x, vậy x là một tham thể mang thuộc tính được gọi là đương thể, a là một tham thể chỉ ra thuộc tính vốn là của một lớp, một loại nào đó nhưng, đang, hay đã được quy gán cho x. a được gọi là thuộc tính thể. x is a Thuộc tính thể có thể quy gán cho nhiều đương thể khác nhau do vậy nó không có khả năng xác định đương thể. Chẳng hạn ví dụ sau: (53) Đảng ta là một đảng cầm quyền. (HCM) Đương thể (x) Thuộc tính thể (a) (54) Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh) là một người gốc Hoa. Đương thể (x) Thuộc tính thể (a) một đảng cầm quyền là thuộc tính thể của Đương thể đảng ta trong ví dụ 53, nhưng nó vẫn có thể là một thuộc tính thể của các Đương thể khác. Trung quốc, Cu Ba, Triều Tiên cũng là những nước có một đảng, do đảng cầm quyền. Có thể thay đương thể đảng ta ở (53) bằng các đương thể đảng Trung Quốc, đảng Cu Ba, đảng Triều Tiên mà thuộc tính thể một đảng cầm quyền đều có thể là một thuộc tính của các đương thể đó. Do tính chất không có khả năng nhận dạng hay xác định cho đương thể nên các danh từ, cụm danh từ trong câu quan hệ sâu định tính thường không có tính xác định. Cụ thể là khi thuộc tính là danh từ, hay cụm danh từ thì danh từ hay cụm danh từ ấy ắt sẽ không xác định, nó thường bắt dầu bằng từ một, hay những, hoặc không có những yêu tố miêu tả cho thấy thuộc tính đó là duy nhất, là đặc biệt nhất của thực thể trong vai trò đương thể. Cũng chính vì tính chất không xác định, không nhận dạng được đương thể của thuộc tính thể mà hai thành phần đương thể và thuộc tính thể không hoán đổi vị trí cho nhau được. Để dò tìm câu quan hệ định tính chúng ta có thể dựa trên câu hỏi: đối tượng x (ai, cái gì) thế nào?. Trong đó, xác định được đối tượng x giúp ta xác định được đương thể, trả lời được câu hỏi thế nào giúp chúng ta xác định thuộc tính thể. Đồng thời, khi thuộc tính là tính từ thì sự có mặt của vị từ “là” không bắt buộc, còn khi thuộc tính là cụm danh từ thì sự có mặt của vị từ “là” là bắt buộc. 1.4.2. Câu quan hệ đồng nhất Với câu quan hệ đồng nhất : “x là a” chúng ta có x là thực thể được đưa ra để xác định, nhận diện còn a là thực thể dùng để xác định, nhận diện cho x. Như vậy, nói đến x hẳn phải là nói đến a, và ngược lại để như a hẳn phải là x, có nghĩa là x đồng nhất với a. Thuật ngữ được dùng chỉ x gọi là bị đồng nhất thể, thuật ngữ chỉ a gọi là đồng nhất thể. Ví dụ: (55) Màu cây trong khói là bài thơ xuất sắc, mang đậm nét hồn thơ HồDzếnh Bị đồng nhất thể (x) qt: QH đồng nhất thể (a) Màu cây trong khói (là tên của một bài thơ của Hồ Dzếnh đã được Dương Thiệu phổ nhạc) là thực thể được đưa ra để xác định, nhận dạng; Bài thơ xuất sắc, mang đậm nét hồn thơ Hồ Dzếnh là thực thể đặc biệt, có thể coi là duy nhất dùng để nhận diện, xác định cho Màu cây trong khói . Như vậy, nói đến Màu cây trong khói (Bị đồng nhất thể - x ) là nói đến bài thơ xuất sắc, mang đậm nét hồn thơ Hồ Dzếnh (Đồng nhất thể - a ). Trong ngữ cảnh của sự tình quan hệ nhất định, hai tham thể của quá trình quan hệ sâu đồng nhất này đồng nhất với nhau, có tính chất xác định, nhận dạng cho nhau. Đây là một sự khác biệt lớn, đặc biệt quan trọng để nhận dạng câu QHS đồng nhất và câu QHS định tính. Cũng chính do tính chất có khả năng xác định, nhận dạng nhau mà hai tham thể trong quá trình quan hệ sâu đồng nhất hoàn toàn có khả năng hoán đổi vị trí cho nhau mà vẫn có cùng nghĩa. Tuy nhiên, tính xác định và nội dung của câu sau khi hoán đổi vị trí các tham thể cũng chỉ mang tính chất phỏng nghĩa, vì giữa hai câu tương ứng vẫn có nhiều dị biệt về cấu trúc thông tin. Trong tiếng Việt, tính không xác định của một danh từ thường được đánh dấu bằng sự xuất hiện của quán từ những, một trước danh từ đó. Ví dụ: (56) Ấn Độ là một thị trường đầy hấp dẫn đối với hãng nước giải khát Coca Cola.(Mỹ)  không xác định. . (57) Chúng tôi là những giáo viên. không xác định Tính xác định của danh từ hay cụm danh từ được đánh dấu bằng sự có mặt của các thành tố phụ sau danh từ như duy nhất, đầu tiên, cuối cùng … Ví dụ: (58) Cô ấy là người đến sớm nhất . Một danh từ riêng hay một đại từ khi làm đồng nhất thể cũng thể hiện tính xác định. Ví dụ: (59) Lẩu nấm cá nhân đầu tiên có mặt tại Việt Nam là Kichi Kichi. [Lẩu nấm Kichi-Thanh niên số 228, tr.19] Sự có mặt của những từ ngữ hạn định cụ thể về thời gian, không gian cho sự vật được gọi tên ở danh từ chung. Ví dụ: (60) Ngày ra Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở là ngày 6-9. (Hỏi đáp pháp luật, 28.TD) Sự có mặt của những cụm từ một trong số, một trong những … Ví dụ: (61) Guiness là một trong số những quyển sách bán chạy nhất, khoảng 3,5 triệu bản mỗi năm. (Những kỷ lục thế giới,23.TD) Tính từ khi được dùng ở cấp so sánh cao nhất cũng tạo nên tính xác định cho đồng nhất thể. Ví dụ: (62) Anh Toàn là người cao nhất. (trong lớp tôi.) Chúng tôi sẽ xét tiếp các hình thức của các tham thể trong câu quan hệ có từ “là” và có những ví dụ cụ thể ở chương 2 của luận văn. Vị từ trong câu quan hệ đồng nhất là những vị từ nằm trong lớp vị từ đẳng thức, có tác dụng thể hiện sự đồng nhất về nghĩa giữa hai tham thể đồng nhất thể và bị đồng nhất thể. Riêng vị từ “là” là một vị từ đặc biệt, trung hòa, vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ đồng nhất vừa có thể xuất hiện trong câu quan hệ định tính. Tiểu kết Nhìn chung, ở chương này, chúng tôi đã trình bày khái quát những khái niệm cơ bản về câu, câu quan hệ, câu quan hệ sâu trong tiếng Việt của các tác giả trong và ngoài nước theo quan niệm ngữ pháp chức năng. Cũng cần phải nói thêm, trong luận văn này chỉ đề cập đến một vấn đề khá nhỏ trong phạm vi rộng lớn như khái niệm câu quan hệ trong tiếng Việt. Đó là loại câu quan hệ sâu có vị từ “là” (gồm câu quan hệ đồng nhất và câu quan hệ định tính) trong tiếng Việt. Một trong những dấu hiệu để nhận diện câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất là tính không xác định của thuộc tính thể và tính xác định của đồng nhất thể. Cùng với các loại câu quan hệ khác, câu quan hệ có từ “là” là loại câu có khả năng biểu hiện nội dung phong phú, có thể xuất hiện trong nhiều loại phong cách văn bản tiếng Việt. Luận văn sẽ tiếp tục khảo sát chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm cấu trúc của câu quan hệ có từ “là” ở chương 2. Bảng so sánh đặc điểm của câu quan hệ định tính và câu quan hệ đồng nhất Đặc điểm Câu Ngữ nghĩa Tham thể Sự linh hoạt của các tham thể Vị từ Câu quan hệ đồng nhất Bị đồng nhất thể, Đồng nhất thể x đồng nhất với a. Đồng nhất thể luôn phải là một cụm danh từ xác định, một đại từ hay một danh từ riêng Có thể thay đổi linh hoạt vị trí các tham thể mà không làm biến đổi nội dung của câu. Vị từ “là” Câu quan hệ định tính Đương thể, Thuộc tính thể a là thuộc tính của x Thuộc tính thể là cụm danh từ không xác định, một tính từ làm chính tố (hoặc một cụm tính từ) Không thể thay đổi vị trí các tham thể trong câu nếu muốn đảm bảo nội dung của câu. Vị từ “là” Chương 2: CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA VÀ ÐẶC ÐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÂU QUAN HỆ CÓ TỪ “LÀ” TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ KHẢO SÁT TRONG MỘT SỐ PHONG CÁCH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT) 2.1. Chức năng ngữ nghĩa của câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt 2.1.1. Từ “là” trong tiếng Việt Theo Nguyễn Kim Thản (34) thì tiếng Mường “là” = “la” phát âm “là” vốn có nghĩa là làm, chẳng hạn : làm việc = la wiek, làm hỏng = la hư, tôi làm thợ = toi la thợ, … . Chỉ với những trường hợp vị ngữ là danh từ biểu thị chức vụ, nghề nghiệp, quan hệ trong gia đình hay đặc trưng của sự việc, “là” có thể thay thế “làm”. Còn các trường hợp khác thì không thể thay “là” bằng “làm” được như trước danh từ riêng, động từ, tính từ thuộc bộ phận vị ngữ của câu đặc chỉ. Nguyễn Kim Thản cho rằng “là” không có bất cứ một điều kiện nào của thực từ, không có ý nghĩa từ vựng và không định nghĩa được. Về mặt ngữ pháp ông cho rằng nó không làm thành phần của câu, không thể làm thành vị ngữ mà chỉ có một chức năng là đặt trước vị ngữ do danh từ biểu thị. Không chỉ vậy, Nguyễn Kim Thản còn cho rằng nếu chỉ lấy khả năng kết hợp với đã, sẽ, …( đã vui, sẽ khổ) làm kiểm nghiệm “là” có phải là động từ không là không đúng. Bằng cách đối chiếu so sánh với “être” (tiếng nối liền chủ ngữ và vị ngữ) trong tiếng Pháp, và “to be” trong tiếng Anh, “thị” trong tiếng Hán, Nguyễn Kim Thản cho rằng “là” không còn đặc điểm của một động từ mà là một hư từ, thuộc loại trợ trừ. Theo các tác giả sách Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (40), bên cạnh các tiểu loại động từ: động từ ngoại động, động từ nội động, động từ cảm nghĩ, động từ phương hướng, động từ biến hóa, động từ ý chí, động từ tiếp thụ, động từ so sánh, từ “là” được xem là động từ có tính chất đặc biệt, “là” là động từ thuyết tính của câu luận, động từ “là” làm chính tố trong phần thuyết của câu luận mà phần thuyết trong câu luận luôn là một ngữ động từ. Trong câu luận, hai trung tâm về nghĩa thường là danh từ, và được nhận ra rất rõ. Theo Cao Xuân Hạo (13), từ “là” là một trong những từ thuộc nhóm công cụ cú pháp (thì, là, mà), có chức năng đánh dấu biên giới Đề - Thuyết. Từ “là” vừa đánh dấu biên giới Đề - Thuyết của câu vừa đánh dấu biên giới Đề - Thuyết của tiểu cấu trúc Đề - Thuyết. Ngoài chức năng trên, từ “là” “còn được dùng như một vị từ thuyết hóa phần đi sau” và có thể kết hợp được với một số từ có ý nghĩa tình thái như: vẫn, cũng, lại, đang, đã, đã từng, … Ví dụ: (63) Nam đã từng là người đoạt giải nhất môn bóng bàn. (64) Mẹ vẫn là người yêu con nhất. Diệp Quang Ban (3) gọi “là” là vị tố, vị tố “là” chủ yếu diễn đạt quan hệ thâm nhập cùng hai tiểu loại đồng nhất và định tính. Tiếng “là” là một vị tố có phẩm chất của một trợ động từ, nó có thể đi cùng các phó từ đang, vừa, đã, đã từng, …trong khi nhiều hư từ như vì, của … không làm được như vậy. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cũng giải thích từ “là” là một động từ đặc biệt, biểu thị mối quan hệ giữa phần nêu sự vật, sự việc với phần nêu chính bản thân nó nhưng được nhìn ở một khía cạnh khác. Động từ “là” nêu lên đặc trưng của sự việc, sự vật hoặc nội dung nhận thức hoặc giải thích về nó. Ví dụ: (65). Cô nữ sinh Trần Thị Khánh là một thiếu nữ đẹp. (Thụy Khuê, Huyền Thoại TTKH và Hai sắc hoa ti gôn) (66). Nhân dân là bể. Văn nghệ là thuyền. Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên Gió căng buồm lộng Buồm là lao động Gió là Đảng ta . (Tố Hữu, Đề từ tập thơ việt Bắc) (67). Thủ đô nước Việt Nam là Hà Nội. Luận văn chọn quan điểm cho từ “là” là một vị từ quan hệ, là một vị từ đặc biệt trong cấu trúc câu quan hệ tiếng Việt. Trong câu quan hệ, “là” là vị từ quan hệ, tuy không có ý nghĩa từ vựng nhưng có khả năng đóng vai trò vị từ trung tâm, thiết lập mối quan hệ được giữa Bị đồng nhất thể và Đồng nhất thể, Đương thể và Thuộc tính thể. Chẳng hạn ở ví dụ trên, “là” đánh dấu biên giới Đề-Thuyết của của các câu ở ba ví dụ (65), (66), (67). (65) là câu quan hệ định tính, “Cô nữ sinh TTKH” là cụm danh từ có vai trò là thực thể được quy gán gọi là đương thể (x). “một cô gái đẹp”, là cụm danh từ không xác định đóng vai trò là đặc điểm nổi bật được quy gán cho cụm danh từ “Cô nữ sinh TTKH”, là thuộc tính thể (a). Ngoài “Cô nữ sinh TTKH”, thuộc tính thể “một cô gái đẹp” có thể gán cho các tham thể khác trong vai trò Đương thể, chẳng hạn “Thúy Kiều là một cô gái đẹp”, “Thúy Vân là một cô gái đẹp”. Như trong phần lý thuyết đã chứng minh, thuộc tính thể không có khả năng nhận dạng, xác minh, không là duy nhất với đương thể (x) “Cô nữ sinh TTKH”. Vị từ “là” ở đây đóng vai trò giải thích, giới thiệu một đặc điểm có giá trị tương đương, có liên quan giữa hai tham thể xoay quanh nó là đương thể “Cô TTKH” (x) thông qua một thuộc tính được quy gán “cô gái xinh đẹp”(a). (66) gồm những câu quan hệ đồng nhất. Với tư cách là một nhà thơ, nhà văn nghệ sĩ của Đảng, Tố Hữu đã viết những vần thơ đầy hình tượng, cảm xúc nói lên quan điểm văn nghệ của Đảng. “Nhân dân”, “văn nghệ”, “buồm”, “gió” là tham thể Bị đồng nhất thể được đưa ra để xác định, nhận diện . Còn những hình ảnh “bể”, “thuyền”, “lao động”, “Đảng” là những tham thể Đồng nhất thể có giá trị là duy nhất dùng để khái quát hóa, hình tượng hóa cho Bị đồng nhất thể trên , từ đó có thể xác định được, nhận diện tầm quan trọng của mối quan hệ qua lại giữa Đảng, nhân dân, lao động, văn nghệ thông qua hình ảnh bể, thuyền, gió, buồm. Vị từ “là” ở đây có tác dụng tạo ra mối liên hệ khái quát hóa, hình tượng hóa giữa các tham thể Bị đồng nhất thể “nhân dân”, “văn nghệ”, “buồm”, “gió” và Đồng nhất thể “bể”, “thuyền”, “lao động”, “Đảng ta” trong ví dụ (66). Tương tự ta có câu (67) cũng là một câu quan hệ đồng nhất. Đồng nhất thể đây là danh từ “Hà Nội”, là danh từ riêng xác định, có giá trị là duy nhất giải thích cho Bị đồng nhất thể “Thủ đô nước Việt Nam”. 2.1.2. Chức năng ngữ nghĩa của câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt Là vị từ trung tâm, từ “là” đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nghĩa cho câu quan hệ trong tiếng Việt. Về chức năng cú pháp, từ « là » có chức năng phân giới Đề - Thuyết trong câu, tức là chức năng đánh dấu ranh giới hai bộ phận chủ yếu của câu phân giới Đề - thuyết trong câu . Ví dụ: C Đ T (68) Tôi là Trần Thị Hà C Đ T (69) Chưa nói đã cười là người vô duyên. Về ngữ nghĩa, ví dụ (68), (69) là hai câu quan hệ đồng nhất, Đồng nhất thể « Trần Thị Hà », « người vô duyên » chỉ đối tượng « tôi », một hành động cụ thể « chưa nói đã cười ». ► Vị từ «là» cùng với các tham thể có thể đảm nhiệm một số chức năng ngữ nghĩa sau đây : ٭Chức năng giới thiệu lai lịch, tên, nghề nghiệp, ... của đối tượng giao tiếp. Ví dụ: (70) Tôi tên là Trần Thị Hà. Tôi tên Trần Thị Hà. (71) Chị ấy là người Hà Nội Chị ấy người Hà Nội. (72) Hồ Ngọc Hân là nhà vô định Olympia 9 Hồ Ngọc Hân nhà vô địch olympia 9. đ t (73) Cương Gián là một làng Việt Cổ. (74) Bác Hồ là người Nghệ An, làng Kim Liên. Bác Hồ người Nghệ An, làng Kim Liên. (75) Thanh Giám là một thắng cảnh Hà Nội. (76) « Áo em mặc còn xanh » là tập thơ mang tính trò chơi rất rõ. (p.4,47) (77) Hồ Ngọc Hân là một học sinh giỏi toàn diện. Các ví dụ 70, 72, 76 là những câu quan hệ đồng nhất. Các Đồng nhất thể danh từ riêng “Trần Thị Hà”, ngữ danh từ xác định “nhà vô địch Olympia 9”, hay Đồng nhất thể có cấu trúc cú pháp là một sự tình có cấu trúc Đề thuyết đầy đủ “tập thơ mang tính trò chơi rất rõ” giải thích cho mối quan hệ, tính chất, đặc điểm riêng … để xác định, nhận diện cho các Bị đồng nhất thể “tôi”, “Hồ Ngọc Hân”, “Áo em mặc còn xanh”. Các ví dụ 73, 75, 77 là những câu quan hệ định tính. Các Đương thể là “Cương Gián”, “Thanh Giám”, “Hồ Ngọc Hân” được quy gán bởi các thuộc tính thể là những danh từ hay cụm danh từ không xác định “một làng Việt cổ”, “một thắng cảnh Hà Nội”, “một học sinh giỏi toàn diện”. Các ví dụ 71, 74 là thuộc loại những câu quan hệ khó xác định là câu quan hệ định tính hay đồng nhất. Những câu quan hệ này cần phải có sự hỗ trợ của từ sở chỉ, hay có sự xuất hiện của tính từ ở bậc so sánh ở vị trí tham thể đứng sau vị từ “là” để trở thành câu quan hệ đồng nhất. Chẳng hạn, “Trong nhóm tôi, chị ấy là người Hà Nội”, “Bác Hồ là người Nghệ An, làng Kim Liên vĩ đại nhất.”… . Khi không có sự hỗ trợ của từ sở chỉ, hay sự xuất hiện của tính từ ở bậc so sánh nhất ở vị trí sau vị từ “là” chúng ta có thể xác định đây là những câu quan hệ định tính mặc dù cụm danh từ “người Hà Nội”, “người Nghệ An, làng Kim Liên” là những cụm danh từ xác định. Những trường hợp đặc biệt như vậy thường xuất hiện khi tham thể thứ nhất (x) bị bao hàm trong tham thể thứ hai (a) ( x < a ) Như vậy, thông thường, các tham thể tham gia vào câu quan hệ định tính (tức câu quan hệ sâu định tính ) và câu quan hệ đồng nhất (tức câu quan hệ sâu đồng nhất) có chức năng giới thiệu lai lịch, tên tuổi, nghề nghiệp của đối tượng khi giao tiếp thường là đại từ, danh từ riêng, ngữ danh từ ... Một số câu quan hệ có vị từ “là” này có thể lược bỏ vị từ “là” mà nội dung câu không thay đổi (ví dụ 70, 71, 74). Lúc này, trong văn nói có thể dùng ngữ điệu để hỗ trợ biểu thị quan hệ đề thuyết của câu. ٭Chức năng định nghĩa, giải thích, giới thiệu khái quát đối tượng, sự vật. Ví dụ : (78) Thơ là đau thương. (p.4,31) (79) Hình tròn là tập hợp tất cả các điểm nằm trong và nằm trên đường tròn. Đường tròn không có diện tích như hình tròn mà chỉ có chu vi. (Đường tròn, Bách khoa toàn thư mở). (80) Từ và câu là hai loại đơn vị khác nhau. Ví dụ (78) là câu quan hệ định tính. Đương thể «Thơ » mang đặc điểm được biểu thị ở thuộc tính thể «đau thương» . Ngoài «thơ » , thuộc tính thể «đau thương» có thể được quy gán cho các tham thể khác trong vị trí Đương thể. Do vậy, để định nghĩa một đối tượng, sự vật nếu chỉ sử dụng câu quan hệ sâu định tính chưa đủ, chưa chính xác. Dạng câu này thích hợp với lời giới thiệu khái quát một đặc điểm, một tư cách, một tính chất của sự vật, sự việc. Ví dụ (79), (80) là những câu quan hệ Ðồng nhất bởi đồng nhất thể « tập hợp tất cả các điểm nằm trong và nằm trên đường tròn », « hai loại đơn vị khác nhau» có tác dụng giúp người nghe nhận diện được chính xác đối tượng đang được đề cập đến ở đây là những Bị đồng nhất thể «hình tròn», «từ và câu» . Hoàn toàn có thể đảo vị trí của Đồng nhất thể và Bị đồng nhất thể mà nội dung diễn đạt không bị thay đổi nhiều. Chính vì ưu điểm có tính xác định của Đồng nhất thể nên ngoài chức năng giới thiệu khái quát sự vật, hiện tượng loại câu này còn được dùng khi định nghĩa, hay cần diễn dạt sự chính xác cao của nội dung cần diễn đạt. Qua ngữ liệu khảo sát của chúng tôi, câu quan hệ sâu có từ là với chức năng này xuất hiện nhiều trong những văn bản chính luận và văn bản khoa học. Có 51 câu quan hệ sâu có từ là / 386 câu văn chính luận. Trong đó có 19 câu quan hệ sâu định tính chiếm tỷ lệ 4,9 %. Có 32 câu quan hệ sâu đồng nhất, chiếm tỷ lệ 8,3%. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các tỷ lệ xuất hiện trong bốn loại phong cách văn bản mà luận văn khảo sát. Tương tự 80 câu quan hệ sâu có từ «là»/ 1197 câu của văn bản khoa học. Trong đó tần số xuất hiện của câu quan hệ sâu đồng nhất là 5,9 %. Tần số xuất hiện của câu quan hệ sâu định tính là 3,3 %. Tần số xuất hiện của các câu quan hệ sâu định tính và đồng nhất ở phong cách văn bản khoa học xếp ở vị trí thứ hai trong bốn loại phong cách văn bản chúng tôi khảo sát. ٭Chức năng khái quát hóa, hình tượng hóa sự vật, hiện tượng. Ví dụ : (81) Thơ là một trò chơi. Kinh doanh là câu chuyện lợi nhuận. (Doanh nhân,21.TD) (82) Văn học là nhân học. (83) Con trâu là đầu cơ nghiệp (84) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè ... (Đỗ Trung Quân) Khi nhận xét, đánh giá, hình tượng hóa một đối tượng trong một tác phẩm, trong một phát ngôn, người đưa ra nhận xét phải có cái nhìn tổng quát, mang tính chung, có thể áp dụng đối với những trường hợp chung nhất. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn cưỡi ngựa là một môn thể thao tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với người bị bệnh tim thì không nên chơi môn thể thao này. Hay giúp đỡ người khác là một hành động tốt nhưng không phải trong phòng thi. Thuộc tính thể là danh từ không xác định như «một trò chơi» (81), «nhân học» không đủ yếu tố miêu tả, xác định cụ thể để khẳng định chúng là duy nhất của sự vật trong vai trò Đương thể «thơ», «văn học». Tuy nhiên, vị từ «là» vẫn phát huy tác dụng tạo ra mối liên hệ có sự liên quan giữa Đương thể và thuộc tính thể giúp người đọc hình dung khái quát hóa, hình tượng hóa Đương thể « thơ » như một hình ảnh trừu tượng nhưng dễ hiểu « một trò chơi », hình dung một trong những đặc tính của « văn học » là tính nhân văn . Các Đồng nhất thể «câu chuyện lợi nhuận» (81) ; «đầu cơ nghiệp» (83) ; «chùm khế ngọt», «con diều biếc», «đường đi học», «con đò nhỏ», «cầu tre nhỏ», «đêm trăng tỏ» (84) là những cụm danh từ có tính chất lý giải, hay so sánh để làm nổi rõ sự tương đồng nhận xét khái quát hóa cho Bị đồng nhất thể «kinh doanh», « con trâu ». Vị từ « là » cũng mang nghĩa khái quát hóa, hình tượng hóa các Bị đồng nhất thể thành những hình ảnh khái quát, dễ hiểu, gần gũi đối tượng giao tiếp hơn với những Đồng nhất thể «câu chuyện lợi nhuận», «đầu cơ nghiệp», «chùm khế ngọt», «đường đi học», «con diều biếc», «con đò nhỏ», «cầu tre nhỏ», «đêm trăng tỏ» Chức năng hình tượng hóa sự vật, hiện tượng thường thấy xuất hiện nhiều trong những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương. ٭ Chức năng chỉ kết quả của một quá trình suy luận. Ví dụ: (85) Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức thu nhập của người dân thì mức học phí mới của bảy nhóm ngành Đại học là quá cao. (86) Ngoài thì là lý, song trong là tình. (TK) (87) Thế mới biết Tây người ta nói “phú quý sinh chữ nghĩa” là phải. (88) Đề ra yêu cầu bắt trẻ chạy 150m liên tục trong 5 giây là quá cao. (Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bv Nhi Trung ương, 23.TD). Vị từ « là » có nghĩa dẫn đến kết quả của một hay nhiều nhận định, thông qua ngữ cảnh, những nội dung trong câu, vị từ « là » có những chức năng ngữ nghĩa khác nhau bởi chúng ta biết là không thể có một câu, một ngôn ngữ nào hoàn toàn tách khỏi ngữ cảnh, tách khỏi người sử dụng (nghĩa là không chứa bất kỳ một nhân tố dụng học nào). Chức năng ngữ nghĩa này thường được sử dụng trong những nhận định mang tính kết luận , hay nhận xét một vấn đề. ٭Chức năng thể hiện sự so sánh. Ví dụ: (89) Lấy chồng tài xế là tiên, lấy chồng cày cuốc là duyên nợ nần. (90) Vợ là ông, chồng là tớ. (Tục ngữ) (91) Quốc gia là một con thuyền, doanh nhân là những tay chèo. (Doanh nhân, 25.TD) Vị từ « là » (89) có nghĩa so sánh, thông qua so sánh thể hiện sự sung sướng của việc « lấy chồng tài xế », và cái khổ phải cam chịu của « lấy chồng cày cuốc ». Câu quan hệ sâu đồng nhất này cũng hàm ý khuyên bảo về sự lựa chọn giữa lấy chồng tài xế và lấy chồng làm nghề nông. Tương tự, ví dụ (90) là hình ảnh so sánh Vợ- ông  một vị trí cao hơn chồng, Chồng - tớ  một vị trí thấp. Thông qua việc so sánh hai hình ảnh trái ngược này hàm ý chê trách sự ứng xử không hợp lý của người vợ với chồng. Ví dụ (91) là câu quan hệ sâu định tính, từ « là » có nghĩa so sánh giữa hình ảnh quốc gia – con thuyền, doanh nhân - những tay chèo. Con thuyền và những tay chèo có mối liên quan qua lại mật thiết đến nhau. Thông qua đó muốn mói đến sự quan trọng của đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để dân giàu – nước mạnh. ٭Chức năng liệt kê để giải thích, chứng minh, phân tích sự vật hay thể hiện trật tự xuất hiện hoặc mức độ quan trọng của đối tượng trình bày. Ví dụ: (92) Một là cứ phép gia hình Hai là lại cứ lầu xanh phó về. [Nguyễn Du, Truyện Kiều] (93) Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh Thứ hai là công nghệ viễn thám, thực chất là công nghệ thu và sử dụng các hình ảnh vệ tinh. (GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh, Việt báo.vn) (94) Đầu tiên là công việc đối với con người. [Di chúc Hồ Chủ Tịch, 29.TD] (95) Phía xa là Tử Cấm Thành, gần hơn là quảng trường Thiên An. (96) Công Minh và Quang Hà: Trước là bạn, sau là ... địch thủ. Từ “là” ở (92)có nghĩa có thể chọn lựa, thông qua liệt kê hai hình phạt để thể hiện sự bắt buộc phải chọn lựa. (93), (94) ”là” có nghĩa nhấn mạnh mức độ quan trọng của sự việc, chẳng hạn thông qua cách nêu trình tự vấn đề nói lên tầm quan trọng của công nghệ vệ tinh phải được ưu tiên đầu tiên, tiếp đó là công nghệ viễn thám . Đây là hai công nghệ của ngành thiên văn học. Ví dụ (92), (93), (94), (95), (96) đều là các câu quan hệ đồng nhất. Các Bị đồng nhất thể là những lượng từ (số từ: một, hai, ưu tiên số một, thứ hai, hay từ chỉ trình tự xuất hiện như đầu tiên, vị trí sự vật như phía xa, gần hơn, trước, sau) . Các Đồng nhất thể là những danh từ như “bạn”, “địch thủ”, “Tử Cấm Thành”, “”Quảng trường Thiên môn” hay cụm danh từ như “cứ phép gia hình”,”cứ lầu xanh đưa về”,”công nghệ vệ tinh”, công nghệ viễn thám”, “công việc đối với con người”. Vị từ “là” khi kết hợp với các số từ, hay các giới từ (trên, dưới, trước, sau, trên đây, sau đây .... ) hoặc các từ chỉ vị trí phía xa, gần hơn ... hình thành nên chức năng thể hiện trật tự xuất hiện hay mức độ quan trọng của sự vật, sự việc trình bày. ٭Chức năng nêu lên kết quả, kết luận của sự vật, sự việc Ví dụ: (97) Thế là ... mợ nó đi Tây. [Nguyễn Công Hoan, Thế là mợ nó đi Tây] (98) Thế là xong chuyện. (99) Thế là sướng nhất. (100) Đó là một chất cực độc. (101) Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Ví dụ (97) có Đồng nhất thể là “mợ nó đi Tây” có cấu trúc cú pháp là một sự tình có cấu trúc Đề thuyết đầy đủ. Bị đồng nhất thể là đại từ chỉ định “thế”. Vị từ “là” nêu lên kết luận mợ nó đã đi Tây rồi, sự việc đã xảy ra rồi. Ví dụ (98) là sự kết thúc, hoàn thành một sự việc, thông qua việc nêu lên sự kết thúc bày tỏ thái độ của người nói đối với vấn đề. Ví dụ (99) “là” cũng có nghĩa nêu kết luận đối với sự việc, đây là câu quan hệ sâu đồng nhất, có Đồng nhất thể là tính từ ở bậc so sánh nhất (xác định), hàm ý nên lựa chọn sự việc này là tốt nhất. Tương tự, (100), (101) “là” cũng có nghĩa kết luận đối với đối tượng được đề cập đến. Như vậy, chức năng nêu lên kết quả của sự vật, sự việc được nói đến thông thường là khi kết hợp cùng đại từ chỉ định “thế”, “đó” tạo nên tổ hợp từ “thế là” “đó là” … ٭ Chức năng thể hiện sự phán đoán, sự phỏng đoán về sự việc, sự vật. Ví dụ: (102) Nghe dễ là gần sáng. (103) Hạnh phúc có lẽ là niềm tin, là yêu thương. (104) Với những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp thì việc làm đúng chuyên môn có lẽ là đáng giá nhất. (PGS.Trần Nam Bình, “Sinh viên Việt Nam không thể là những người nghèo mới”, Việt báo.vn) (105) Tôi có lẽ là huấn luyện viên không thật sự giỏi và các cầu thủ có lẽ cũng vậy. Và có lẽ chúng tôi không phải là đội bóng mạnh như chúng tôi từng nghĩ. (HLV Morinho, “Có lẽ tôi không đủ tài”, Việt báo.vn) Ở ví dụ (102), (103), (104), (105) “ là” thể hiện sự phán đoán trời “gần sáng” thông qua giác quan của nhân vật; “là” thể hiện sự phán đoán về ý nghĩa, giá trị của “hạnh phúc”; “là” là sự khẳng định chưa chắc chắn lắm về cái đáng giá nhất đối với các bạn sinh viên mới ra trường, bởi tùy từng hoàn cảnh cụ thể của thời điểm diễn ra của sự việc; “là” còn có ý phán đoán, hoài nghi về một điều tưởng như đúng của đối tượng, đối tượng đã cho rằng mình “là một huấn luyện viên giỏi”, “cầu thủ cũng vậy”, có “một đội bóng mạnh”. Vị từ “là” có chức năng phán đoán, hay chức năng thể hiện sự không chắc chắn, sự hoài nghi về sự việc, sự vật giao tiếp (“là” thường kết hợp với các từ, cụm từ mang nghĩa phán đoán “có lẽ”, “có lẽ … là”, “có thể”, “có thể … là”). Có thể khảo sát thêm một số ví dụ khác cũng có chức năng này: (106) Em mà thắng được anh ván cờ này họa là Thánh. (107) Anh chuẩn bị nhanh lên may là kịp. Chức năng này của từ “là” thường xuất hiện khi từ “là” đi sau các từ “may”, “họa” … ٭Chức năng giải thích hay chứng minh nhằm làm sáng rõ đối tượng đề cập trong câu (“là” thường nằm trong tổ hợp từ: tức là, nghĩa là, hoặc là …) Ví dụ: (108) Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn, tức là tà.. (109) Chính có nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. (110) Đi du học nghĩa là lớn lên. Đi du học nghĩa là tự hào nhưng đi du học không phải là dễ dàng và sung sướng. …. Đi du học nghĩa là nụ cười, nước mắt, là lời hứa, là thời gian rất dài. (Anh Tú, “Thảo luận Đi du học”, 26.TD) Ví dụ (108), (109) là hai câu quan hệ, vị từ “là” mang nghĩa giải thích “tà” là một sự không ngay thẳng, không đúng đắn về đạo đức; tương tự trái nghĩa với “tà” là thẳng thắn và đứng đắn. Đây là cách giải thích dùng mối quan hệ trái nghĩa (chính-tà). Ví dụ (110) là một đoạn trong bài thảo luận của Anh Tú, một du học sinh Mỹ bàn về đi du học. Ở đây từ “là”, tổ hợp từ “nghĩa là” thiết lập mối quan hệ giữa “Đi du học” với những tính chất “lớn lên “, “tự hào“, “không dễ dàng và sung sướng” và những thực thể “nụ cười, nước mắt”, “lời hứa”, “thời gian rất dài” để nêu lên, diễn giải, chứng minh vấn đề đi du học là niềm tự hào của các du học sinh như phải xác định trước sẽ phải độc lập trong cuộc sống hơn “lớn lên”, là sẽ có nhiều khó khăn phải vượt qua … ٭ Chức năng nhấn mạnh đối tượng với sắc thái khẳng định. Ví dụ: (111) Toàn núi là núi nhỉ. (NHThiệp, Sống dễ lắm) (112) Nguyên tắc là nguyên tắc. [39, 185] (113) Học là học mà chơi là chơi. (114) Thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ. (Nguyễn Sơn, Phó thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Vnenomy.vn) (115) Người mãi là nguồn cảm hứng lớn lao. Người là niềm tin chiến thắng dạt dào. Người là niềm tin tất thắng sáng ngời… (Tất Luận, Bác Hồ- Người là niềm tin tất thắng) (116) Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ (Hồ Chí Minh) Trong các ví dụ trên, từ “là” có nghĩa nhấn mạnh nội dung của sự việc, sự vật. Vị từ “là” ở ví dụ (112) , (113) nhấn mạnh sự không thay đổi, bắt buộc phải chấp nhận đối với những nguyên tắc đặt ra, hay thái độ nghiêm túc trong các hoạt động (học tập, giải trí ) của đối tượng. Hay ở (114) là kết hợp với từ tình thái “vẫn” có tác dụng khẳng định sự tiếp tục tiếp diễn, hướng đến thị trường Hoa Kỳ trong thời điểm nói đến của ngành dệt may Việt Nam. Ví dụ (115), Bị Đồng nhất thể “Người” được lặp lại ba lần đều là chỉ đối tượng Bác. Các Đồng nhất thể “nguồn cảm hứng lớn lao”, “niềm tin chiến thắng dạt dào”, “niềm tin tất thắng sáng ngời” đều là chỉ những giá trị tích cực về tinh thần. Đó là hai đối tượng tuy khác nhau về ý nghĩa nhưng đều có thể liên quan đến nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vị từ “là” được lặp lại liên tục trong các câu liền nhau có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu những giá trị tinh thần mà đối tượng mang lại cho bản thân tác giả. Tương tự, ở (115), các Bị đồng nhất thể ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông là những danh từ gắn với đời sống sản xuất nông nghiệp. Các Đồng nhất thể chiến trường, vũ khí, chiến sĩ là những danh từ gắn với đời sống chiến đấu. Tuy là hai lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh lĩnh vực nào cũng quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực của con người. Vị từ “là” được lặp lại liên tục trong các câu liền nhau có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu sự giống nhau của hai lĩnh vực này. Chức năng nhấn mạnh sắc thái khẳng định đối với đối tượng còn có thể được thể hiện trong các ví dụ sau đây: (117) Vợ anh ấy rất chi là đẹp. (118) Như vậy thật là xấu bụng (119) Không chỉ là những câu chuyện phiếm, những icon buồn – vui mà còn là một nhắn gửi thiêng liêng: tự hào dân tộc. (120) Không chỉ là một người máy tốt, đẹp mà còn là một người máy rẻ tiền. (Lê Trung và người đẹp máy có cảm xúc đầu tiên trên thế giới, 25.TD) (121) Hỏi người yêu, cô chỉ cười. Với cô bây giờ, bóng chuyền là bạn đồng hành duy nhất. ( Linh Anh, ‘‘Chân dài trên sàn đấu : Chủ công yêu thời trang’’, báo Giáo dục online. TP HCM) (122) Trong gia đình, Yến là cô con gái duy nhất (Yến có 1 anh trai và 2 em trai). Chức năng này được thể hiện rất rõ khi « là » đi kèm với các trợ từ như: đặc biệt là, rất là, rất chi là, « là ... nhất », « là... duy nhất », rõ là, thật là ...; hay kết hợp với từ phủ định và «những» hoặc «chỉ», «mà còn» tạo thành các tác tử lập luận như «không những là , không chỉ là ... mà còn là ...» . Các ví dụ (117), (118), (119), (120) là các câu quan hệ sâu định tính. Các tính từ « đẹp », « xấu bụng », cụm danh từ không xác định « một người máy tốt », « một người máy rẻ tiền », với chức năng nghĩa chỉ ra vốn là một lớp, một thành phần, một loại nhưng được quy gán cho tham thể trong vị trí Đương thể « vợ anh ấy », « như vậy », cặp tác tử lập luận « không chỉ ...mà còn là ... ». Từ « là » cho thấy sắc thái khẳng định, nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của đối tượng giao tiếp. ٭Chức năng diễn tả ý nên vừa lòng với điều đề cập đến trong hoàn cảnh nhất định. Ví dụ: (123) Về được nhà là may. (124) Qua được hạn ấy là phúc. Chức năng này của từ “là” thường xuất hiện khi đi kèm các danh từ có ý nghĩa tích cực (chỉ điều tốt lành), có thể là tình cờ như “may”, hay may mắn lớn như “phúc”, hay phẩm chất “tốt” … . ٭Chức năng làm cho lời nói mang sắc thái tự nhiên, giàu sắc thái biểu cảm hơn, cũng có thể là mang nghĩa khuyên bảo nhẹ nhàng. Ví dụ: (125) Tôi cũng chẳng giàu hơn anh là bao nhiêu. (126) Cậu nên quay lại là hơn. (127) Nên nhận lỗi trước là hơn. (128) Phần nhiều kéo đến đây là “hạng tứ bất tử cả đấy”. Trốn chúa lộn chồng, năm tao bảy tiết, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, vỡ nợ tam tứ từng. (Nguyễn Tuân, Sông Đà) (129) Bên anh chăn nuôi thế nào chứ ở đây thật là năm tao bảy tuyết đấy. (Nhiều tác giả, Hội Thi) Từ “là” có chức năng làm lời nói tự nhiên hơn khi khi kết hợp với các từ như “hơn”, “bao nhiêu”, hay các thành ngữ tục ngữ … ٭Chức năng đưa ra kết luận hay lời khẳng định (mang tính chất đánh giá). Ví dụ: (130) Đúng là cái đồ giặc cái. (Nguyễn Huy Thiệp, Cánh buồm nâu,23.B) (131) Đúng là nó học giỏi nhất khoa. (132) Cháu quả là một chàng trai dũng cảm. (133) Học như thế đậu là cái chắc. (134) Thế là xong. Chức năng đưa ra kết quả, hay lời khẳng định, phủ định c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH002.pdf
Tài liệu liên quan