Tài liệu Luận văn Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam: LUẬN VĂN:
Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con
người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng
đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Tư pháp là nhánh quyền lực quan trong trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước.
Tư pháp là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo nền an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
đảm bảo quyền tự do của con người, do đó vấn đề CCTP luôn là ưu tiên hàng đầu trong
quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu lực.
CCTP là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước hiện nay. Không phải đến bây giờ chúng ta mới có chủ trương CCTP, tư
pháp luôn được xem như là một bộ phận trọng tâm cần phải cải cách để hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả nhằm đảm bảo các quyền tự do của công dân. Nhận thức được vấn đề này,
trong quá trình xây dựn...
120 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con
người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng
đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Tư pháp là nhánh quyền lực quan trong trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước.
Tư pháp là lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo nền an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
đảm bảo quyền tự do của con người, do đó vấn đề CCTP luôn là ưu tiên hàng đầu trong
quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu lực.
CCTP là một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước hiện nay. Không phải đến bây giờ chúng ta mới có chủ trương CCTP, tư
pháp luôn được xem như là một bộ phận trọng tâm cần phải cải cách để hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả nhằm đảm bảo các quyền tự do của công dân. Nhận thức được vấn đề này,
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, Đảng và Nhà nước luôn giành sự
quan tâm đặc biệt đến công tác CCTP. Ngay từ khi giành được độc lập, chúng ta đã bắt tay
vào xây dựng bộ máy tư pháp với tiêu biến bộ máy đó thành “một cơ quan trọng yếu của
chính quyền” (Hồ Chí Minh), và chỉ sau một thời gian ngắn, bộ máy tư pháp đã được thiết lập
trên phạm vi cả nước. Tư pháp đã giữ một vị trí quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, là công cụ đảm bảo trật tự, công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm
bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, đòi hỏi bộ máy tư pháp phải cải cách một cách
triệt để và đồng bộ. Nhận thực được yêu cầu này, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng
vấn đề CCTP, trong các văn kiện đại hội Đảng, vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước, trong
đó có CCTP được xem là một nhiệm vụ quan trọng. Hơn thế nữa, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã cụ thể hoá các chủ trương này thành các nghị quyết chuyên đề về hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cải cách tư pháp; đó là, Nghị quyết số 48-NQ/TW; ngày 24/5/2005 Về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-
NQ/TW; ngày 02/6/2005 Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nghị quyết số 49-NQ/TW Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra
nhiệm vụ CCTP, theo đó làm cho “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân
dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người”1. Đây là một yêu cầu nhiệm vụ quan
trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng NNPQ của Đảng; chính
vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng CCTP để đề ra phương hướng, giải
pháp đẩy mạnh CCTP nhằm đảm bảo các quyền con người ở nước ta trong giai đoạn từ nay
đến năm 2020 là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu này, một mặt là
sự tổng kết, đánh giá một cách khách quan quá trình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị
quyết 49-NQ/TW, mặt khác nó cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đẩy mạnh CCTP,
bổ sung cương lĩnh của Đảng về xây dựng bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh, nghiêm
minh, dân chủ, bảo vệ các quyền con người.
1.2. Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo các quyền con người là yêu cầu quan trọng
trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta
Nhà nước pháp quyền (NNPQ) là một mô hình tổ chức nhà nước chống lại sự lạm
quyền, đề cao, bảo vệ và tôn trọng các quyền con người. Quá trình xây dựng NNPQ đòi
hỏi chính quyền phải chịu sự kiểm soát của pháp luật. NNPQ yêu cầu chính quyền phải
chịu sự ràng buộc bởi pháp luật để bảo vệ con người, tư pháp là lĩnh vực có chức năng
đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và bảo vệ con người. Do đó, việc xây dựng NNPQ
không thể tách rời với quá trình xây dựng, cải cách nền tư pháp, hướng tới một nền tư pháp
công minh, độc lập, hiệu quả, bảo vệ các quyền con người. Chính vì vậy, để xây dựng thành
công NNPQ ở Việt Nam, chúng ta cần phải đẩy mạnh CCTP nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền
con người- một giá trị không thể thiếu của NNPQ.
Công cuộc CCTP trong bối cảnh xây dựng NNPQ đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải
giải quyết trên phương diện chính trị - pháp lý. Quá trình này đòi hỏi phải tôn trọng và bảo
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020",
(Nghị quyết số 49-NQ/TW), xem tại: www.cpv.org.vn/tulieu/vankien/adj/%123.
vệ các quyền tự do của con người với tính chất là các giá trị xã hội cao quí, được thừa nhận
chung của nền văn minh nhân loại, nếu như không được bảo vệ bằng hệ thống toà án công
minh, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thì khó có thể xây dựng thành công NNPQ.
Chính hoạt động CCTP sẽ góp phần làm cho: (1) cơ sở của quyền lực nhà nước thực sự là
ý chí của nhân dân; (2) đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy công quyền; (3) các quyền tự do của con người được đảm bảo
thông qua những cơ chế pháp lý và hệ thống pháp luật.
Xuất phát từ những bình diện đã phân tích trên cho thấy rằng việc CCTP nhằm đảm
bảo các quyền con người ở Việt Nam là vấn đề cần được nghiên cứu một cách kỹ càng cả
về lý luận và thực tiễn.
1.3. Xuất phát từ hoạt động của các cơ quan tư pháp, vấn đề cải cách tư pháp
nhằm đảm bảo các quyền con người là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 02/6/2005 Về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 đã chỉ ra những hạn chế của công tác CCTP: “Chính sách hình sự, chế
định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa
đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp
còn bất hợp lý… Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử”1.
Những bất cập, hạn chế đó thể hiện cụ thể trong tổ chức và hoạt động tư pháp trên các mặt sau:
- Sự tổ chức bất hợp lý của Toà án đã dẫn tới tình trạng quá tải trong việc xét xử các
vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động ở các thành phố lớn. Qua các số liệu thống kê về
thực tiễn xét xử của TAND các cấp cho thấy ở một số quận thuộc các thành phố lớn hàng
năm số lượng các vụ án cần xét xử bao gồm: hình sự, kinh tế, dân sự, lao động, hành chính
nhiều hơn số lượng các vụ án tương ứng ở một số tỉnh. Ở các quận này, trung bình một
Thẩm phán một năm phải xét xử tới cả trăm vụ án, trong khi ở một số Tòa án thuộc các
tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, mỗi năm mỗi Thẩm phán chỉ xét xử dăm bảy vụ án.
Cũng với cách tổ chức tòa án như hiện nay, các Tòa chuyên trách được tổ chức ở
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020", (Nghị quyết số 49-NQ/TW), xem tại: www.cpv.org.vn/tulieu/vankien/adj/%123
TAND tối cao và tất cả các TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm mục
đích là chuyên môn hóa công việc của các Thẩm phán. Tuy nhiên, điều này lại đang làm
nảy sinh một số bất hợp lý: Thứ nhất, vì ở nước ta, các vụ án hình sự (VAHS) vẫn chiếm
một tỷ lệ cao so với các loại án khác nên các Thẩm phán của Tòa hình sự luôn luôn phải
làm việc với cường độ cao hơn nhiều so với các Thẩm phán khác và để khắc phục tình
trạng này, các TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lẫn Toàn phúc thẩm,
TAND tối cao trên thực tế đều phải tăng cường Thẩm phán ở các Tòa khác sang xét xử các
vụ án hình sự, vì vậy, mục đích chuyên môn hóa công tác xét xử của các Thẩm phán đã
không thực hiện được; Thứ hai, việc tổ chức ra các tòa chuyên trách không được tiến hành
đồng bộ với việc phân định thẩm quyền thụ lý hồ sơ vụ việc giữa các tòa, nên có tình trạng
khi người dân đến nộp hồ sơ khởi kiện thì họ không biết nộp ở tòa nào vì có những trường
hợp các tòa đều cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Điều này có
nghĩa là việc tồn tại các tòa chuyên trách như cách hiện nay đang gây những khó khăn cho
người dân khi tham gia vào các quan hệ tố tụng, đây là một hiện tượng không mang tính
pháp quyền đang diễn ra trong thực tiễn xét xử.
Với cách tổ chức toà án như hiện nay thì nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” còn đang có nhiều vướng mắc. Mặc dù
được coi là một ngành dọc nhưng sự tồn tại và hoạt động của các tòa phải diễn ra và bị
quản lý về mặt lãnh thổ của một cấp chính quyền nên luôn bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cấp
chính quyền tương đương.
- Việc đổi mới hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đối với nhiệm vụ
kiểm sát tư pháp vẫn còn khá nhiều vấn đề chưa rõ. Nếu tính từ thời điểm tiến hành cải cách
tổ chức và hoạt động của hệ thống VKSND theo các quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi và luật Tổ chức VKSND năm 2002 thì vẫn nhận thấy sự chưa rõ ràng về vị trí, thẩm quyền
của VKSND trong các hoạt động kiểm sát, đặc biệt là về hình thức thực hiện và giới hạn của
hoạt động kiểm sát trong lĩnh vực tư pháp về kinh tế, dân sự, lao động.
- Những bất cập của hệ thống cơ quan tư pháp cũng bộc lộ rất rõ ở tình trạng chưa
rõ ràng trong quan hệ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan điều tra; ở tính phức
tạp, chồng chéo, nhiều đầu mối và không hiệu quả của hệ thống cơ quan thi hành án; ở cơ chế
không mấy thuận lợi cho việc thực hiện chế độ tranh tụng và phát huy vai trò của Luật sư; ở
những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý tư pháp và các cơ quan bổ
trợ tư pháp…
- Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ và năng lực
nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất. Đó
cũng là tình trạng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng
được yêu cầu công tác, nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phương tiện
làm việc vừa thiếu vừa lạc hậu, chính sách đối với cán bộ tư pháp chưa tương xứng với
nhiệm vụ và chức trách được giao.
Thực trạng trên cho thấy, mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn nhưng mô hình tổ chức
và hoạt động hiện nay vẫn đang hạn chế đáng kể hiệu quả của hoạt động tư pháp. Trong
bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh CCTP nhằm
mục tiêu đảm bảo một cách tốt nhất các quyền con người.
Từ những luận giải trên cho thấy, CCTP nhằm đảm bảo các quyền con người cần
phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận lẫn hoạt động thực tiễn.
Đây là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu
đầy đủ về vấn đề này, qua đó cung cấp luận cứ khoa học cho việc đẩy mạnh cải cách tư pháp,
đưa ra những phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP nhằm đảm bảo quyền
con người trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Kể từ khi xuất hiện xã hội giai cấp, ý tưởng và mong muốn về một xã hội tự do,
bình đẳng, được bảo vệ và tôn trọng các quyền con người luôn là ước mơ cháy bỏng của
nhân loại. Những ý tưởng này, thoạt nhiên ban đầu chưa được thể chế hoá thành luật pháp,
nó chỉ tồn tại trong văn học thành văn và truyền miệng, hay trong các triết lý tôn giáo.
Khởi đầu của sự phân chia giai cấp là sự ra đời của xã hội chiếm hữu nô lệ và Nhà nước
chiếm hữu nô lệ, với bản chất giai cấp là công cụ duy trì sự thống trị, đàn áp của giai cấp
chủ nô đối với nô lệ. Nô lệ, khi ấy hoàn toàn không được coi là con người, chỉ là “công cụ
lao động biết nói”, vì vậy cũng không thể nói có quyền con người. Và nói như V.I. Lenin:
“Nhà nước chủ nô bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực và khả năng
cai trị tất cả những người nô lệ… là một bộ máy để duy trì những người nô lệ trong địa vị
phụ thuộc và cho phép một bộ phận này của xã hội (giai cấp chủ nô) cưỡng bức và đàn áp
bộ phận kia (giai cấp nô lệ)”1, còn nói theo Jean Jacques Rousseau thì: “quyền nô lệ là con
số không, chẳng những nó không chính đáng, mà còn mơ hồ, vô nghĩa lý. Chữ nô lệ và
chữ quyền là hai chữ mâu thuẫn nhau, bài trừ lẫn nhau. Nói quyền nô lệ của một người đối
với một người hay của một người đối với một dân tộc đều là nói điều vớ vẩn”2.
So với xã hội nô lệ, địa vị của người nông dân trong xã hội phong kiến có khác hơn,
nhưng “trên thực tế địa vị của người nông dân chỉ khác rất ít địa vị của nô lệ trong xã hội
chiếm hữu nô lệ”, bởi lẽ “ở đâu người nông dân đều bị đối xử như là một đồ vật, như là một
súc vật thô hoặc còn tồi tệ hơn nữa”, và cũng như nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong
kiến với các thiết chế tổ chức và pháp luật phải bảo vệ chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến,
duy trì các hình thức bóc lột phong kiến, trấn áp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
Cùng với nhà nước là nhà thờ với các thiết chế tôn giáo hà khắc đã vi phạm các
quyền con người một cách nghiêm trọng, điều này đã dẫn tới sự phản kháng của các tầng
lớp bị áp bức, song những sự phản kháng này cũng nhanh chóng bị dẹp tan. Ý tưởng đề
cao các giá trị nhân văn, nhân bản, các quyền tự do chỉ phát triển một cách mạnh mẽ ở thời
kỳ Khai sáng. Đây là thời kỳ xuất hiện các trào lưu tư tưởng đề cao tính pháp quyền,
quyền tự do của công dân phát triển một cách hết sức mạnh mẽ, nó trở thành ngọn cờ của
giai cấp tư sản kêu gọi đông đảo những người bị áp bức chống lại các giai cấp tầng lớp đối
lập với lợi ích của giai cấp tư sản.
Trong thời kỳ này, đã xuất hiện nhiều tác phẩm cổ vũ quyền tư do cá nhân, đòi nhà
nước phải pháp lý hoá các quyền con người và đảm bảo thực hiện trên thực tế. Ở giai đoạn
này có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Những thành tố của pháp luật
1 V.I. Lenin (1905), Toàn tập, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mat-cơ-va, 1978, tr. 85.
2 Jean Jacques Rousseau (1762), Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr. 39.
tự nhiên và chính trị (The Elements of Law Natural and Politic, 1649), Công dân (The
Citizent, 1651), của T. Hobber; Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The Second
Treatise of Civil Government, 1690), Lá thư về sự khoan dung (The Letter on Toleration,
1692)… của J. Locke; Những lá thư Ba Tư (Lettres Persanes, 1721), Tinh thần pháp luật
(The Spirit of the Laws, 1748),.. của C.L. Mongtesquier; Khế ước xã hội (The Social
Contract, 1762), của J.J. Rousseau…
Theo các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng, con người đã trải nghiệm để tìm các
phương thức và các thiết chế để đảm bảo, quyền lợi của mình. Trong xã hội phong kiến,
khi mọi quyền hành nằm trọn vẹn trong tay một người - nhà vua, vua nắm quyền lực tối
cao trong việc ban hành pháp luật, thi hành luật pháp và thực hiện việc xét xử, thì mọi biểu
hiện của tự do, công lý và bình đẳng đều trở nên xa lạ. Quyền con người là những quyền tự
nhiên, không thể bị tước đoạt bởi giai cấp thống trị, Locke đã chỉ ra rằng: “trong “trạng
thái tự nhiên” con người có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Các quyền này bắt
nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người và bởi vậy không ai có thể làm thay
đổi được chúng”1. Montesquieu trong Tinh thần của pháp luật đã phát triển thêm tư tưởng
của Locke về quyền tự nhiên và cho rằng “trong trạng thái tự nhiên, mọi người sinh ra bình
đẳng”2 và sau này trong Bàn về khế ước xã hội, Jean-Jacques Rousseau nhà tư tưởng vĩ đại
trong thời Khai sáng cũng đã viết: Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng
sống trong xiềng xích3, vậy tự do và quyền con người là cơ sở tự nhiên, nhưng sự mất tự do,
quyền con người chính là do chế độ nhà nước, chế độ xã hội.
Sự xuất hiện khái niệm quyền con người trong thời kỳ cách mạng tư sản với nội
dung ban đầu là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền tư hữu; tiếp đến chế
định quốc tịch, quyền bầu cử của công dân được thiết lập và khẳng định, đó là các quyền tự
nhiên, gắn với mỗi cá nhân. Các quyền tự nhiên đó của con người từ chỗ chỉ là yêu sách đến
1 Locke (1690), Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The Second Treatise of Civil Government), bản
dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2003, tr.80.
2 C.L. Mongtesquier (1748), Tinh thần pháp luật (The Spirit of the Laws), bản dịch của Hoàng Thanh
Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.87.
3 J.J. Rousseau (1762), Khế ước xã hội (The Social Contract), bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr.34.
sự ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật của nhà nước do Nghị viện ban hành, và lúc đó sẽ nảy
sinh việc phán xét các vi phạm quyền con người cũng như các thiết chế quyền lực để bảo vệ
quyền con người, đó là các thiết chế tư pháp. Và chỉ đến lúc này mới xuất hiện yêu cầu cải
cách, cải tổ các thiết chế quyền lực nhà nước để đảm bảo thực hiện tốt các quyền con người,
trong đó có cải cách trên lĩnh vực tư pháp.
Cải cách bộ máy nhà nước để quản lý xã hội một cách hiệu quả, đảm bảo việc thực
hiện các quyền con người là yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển dân chủ ở mỗi quốc gia.
Cùng với đó, vào giữa thế kỷ XX, vấn đề quyền con người trở thành vấn đề mang tính toàn
cầu, thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Các công trình
nghiên cứu về quyền con người ở giai đoạn này tập trung vào nhiều vấn đề như quyền dân
sự, chính trị, văn hoá; quyền của các nhóm dễ bị tổn thương… Chúng ta thấy, có sự kết
hợp chặt chẽ, sự giao thoa của hai vấn đề nghiên cứu, đó là cải cải tư pháp và quyền con
người. Trong hoạt động thực tiễn, quyền con người chỉ được đảm bảo thực hiện nghiêm
túc khi có sự đảm bảo bởi một nền tư pháp nghiêm minh, hiệu lực.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ liệt kê, mô tả các công trình nghiên
cứu cải cách tư pháp có liên quan đến việc đảm bảo quyền con người. Hoạt động tư pháp là
hoạt động có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện quyền tự do, quyền dân chủ, quyền sống
của con người, nó biểu hiện qua các hoạt động tư pháp như: khởi tố, điều tra, tạm giam, tạm
giữ, xét xử, thi hành án… Các công trình nghiên cứu này thường được chia làm hai loại: (1)
các công trình nghiên cứu của cá nhân; (2) các báo cáo, văn kiện của các tổ chức quốc tế.
- Danh mục các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan
đến đề tài:
1. Locke (1690), Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The Second Treatise
of Civil Government), bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2003,
tr.80.
2. Mongtesquier (1748), Tinh thần pháp luật (The Spirit of the Laws), bản dịch của
Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005;
3. J.J. Rousseau (1762), Khế ước xã hội (The Social Contract), bản dịch của Hoàng
Thanh Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005;
4. Locke (1690), Chuyên luận thứ hai về chính quyền dân sự (The Second Treatise of
Civil Government), bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2003;
5. S. Ogourtsov (1985), Sự tham gia của RSS ở Biélorussie vào cuộc đấu tranh cho
quyền con người Minsk : Ed. Belarus;
6. F.A. Hayek and Raymond plant / Joãn Carlos Espada (1996), Quyền dân sự xã hội
MacMillan press Ltd St. Martin''s press, Inc;
7. Liên hiệp quốc (1992), Những quyết định được lựa chọn bởi Uỷ ban nhân quyền
dưới dạng nghị định thư mang tính lựa chọn: Hội nghị quốc tế về quyền công dân và
quyền chính New York Geneva : Vol.5 IV, 194p.;
8. Liên hiệp quốc (2004), Nghị định thư Istanbul: Ghi nhận về những điều tra và
những bằng chứng dùng nhục hình và những sự hành hạ khác trong việc đối xử và trừng
phạt con người Geneva New York: X, 75p:fing; 28cm (Professional traning series; No.8 /
rev.1);
9. Liên hiệp quốc (2005) Quyền con người và tù nhân: Những ghi nhận về thực thi
quyền con người của các giám thị nhà tù New York Geneva : United Nations, 2005-IX,
221p;
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về CCTP, đảm bảo quyền con người là vấn đề được Đảng, Nhà nước
cùng các nhà khoa học hết sức quan tâm, đặc biệt kể từ khi chúng ta thực hiện công cuộc
đổi mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này, các công trình tiếp cận vấn đề
dưới nhiều góc độ, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu khác nhau; thể hiện công trình dưới
nhiều dạng khác nhau như: luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ; đề tài nghiên cứu khoa học;
sách chuyên khảo, các bài đăng tạp chí chuyên ngành… Để khảo sát tình hình nghiên cứu
của vấn đề, chúng tôi đã phân loại các cách tiếp cận như sau:
- Tiếp cận trên góc độ nghiên cứu lý luận chung về quyền con người, gồm có các
công trình nghiên cứu: (1) Chương trình KX-07 (do GS.TS Phạm Minh Hạc làm chủ
nhiệm) : Con người, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; mã số 07-16;
chủ nhiệm GS, TS Hoàng Văn Hảo; công trình nghiên cứu đã được Trung tâm Nghiên cứu
Quyền con người biên tập hai tập chuyên khảo Quyền con người, quyền công dân, xuất
bản năm 1995; (2) Quyền con người trong thế giới hiện đại do PGS. Phạm Khiêm Ích và
GS.TS Hoàng Văn Hảo đồng chủ biên, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản năm
1995…
- Tiếp cận trên góc độ xây dựng, hoàn thiện pháp luật, gồm có: Luận án tiến sỹ luật
học của tác giả Nguyễn Văn Mạnh; luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Hùng Hải; Mai Thị
Chung,Vũ thị Thu Quyên…
- Tiếp cận trên góc độ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước (trong đó có cơ
quan tư pháp) trong việc bảo đảm quyền con người có các công trình:
Luận án tiến sỹ của tác giả: Đinh Xuân Nam, Nguyễn Văn Tuân, Tường Duy Kiên,
Nguyễn Huy Hoàn,…luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tiến Long, Lê Minh Thắng;
Đề tài KX-05-07 (thuộc chương trình KX.05) về Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp nước ta với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; chủ nhiệm Nguyễn Văn Thảo, nghiệm thu 2005;
Đề tài KX-07-16: Về các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân
trong sự nghiêp đổi mới đất nước năm 1995”do GS.TS Hoàng Văn Hảo làm chủ nhiệm;
Sách chuyên khảo của các tác giả: Vũ Ngọc Bình (2000); Đào Trí Úc, Trần Thị
Tuyết, Nguyễn Việt Hương (2003); Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí (2004); Viện nghiên cứu
Khoa học pháp lý (Tổng hợp các kiến nghị khoa học góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp);
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã được đăng tải trên
tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nhà nước và pháp luật, tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp
chí Tòa án nhân dân, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp…
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng công tác CCTP, qua đó xác định
phương hướng, giải pháp đẩy mạnh hoạt động CCTP đảm bảo quyền con người ở nước ta
hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác như:
- Phương pháp phân tích, so sánh;
- Phương pháp tổng hợp;
- Phương pháp lô-gic và lịch sử;
- Phương pháp khảo cứu tài liệu;
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Đề tài là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và
tương đối toàn diện về vấn đề CCTP với việc đảm bảo quyền con người ở nước ta;
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm phong phú hơn lý luận về quyền con
người, về CCTP nói chung và cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người nói riêng;
- Đề tài đề xuất phương hướng và những giải pháp cải cách tư pháp nhằm đảm bảo
các quyền con người trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân ở
nước ta hiện nay.
6. Kết cấu Báo cáo tổng hợp nghiên cứu
Báo cáo kết quả tổng hợp nghiên cứu gồm 3 chương, 9 tiết với các nội dung sau:
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP
1.1. CƠ QUAN TƯ PHÁP- MỘT TRONG NHỮNG THIẾT CHẾ QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI HIỆN NAY
1.1.1. Quan niệm về quyền con người và đảm bảo quyền con người trong quá
trình cải cách tư pháp
1.1.1.1. Quan niệm chung về quyền con người.
Quyền con người là phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời của khái niệm quyền con
người gắn liền với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xã hội
thần dân thế kỷ XVII, XVIII. Ở Anh, khái niệm đó nằm trong Luật về các quyền (1689); ở
Mỹ, nằm trong Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (bổ sung, 1789); ở Pháp, nằm
trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789); và về sau khái niệm này được ghi
nhận trong các văn kiện quốc tế do Liên hiệp quốc khởi xướng.
Theo quan điểm của các nhà triết học, chính trị học thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII-
XVII) thì quyền con người là các quyền không thể tước bỏ được; đây là các quyền tự nhiên
(natural right) do tạo hóa ban cho họ. Tiêu biểu cho quan điểm này là Thomas Hobbes
(1588-1679), Jonh Locke (1632-1704) và Thomas Paine (1731-1809) Đây là những quyền
mang tính bẩm sinh, vốn có của các cá nhân, khi sinh ra đã được thừa hưởng, bởi vì họ là
thành viên của nhân loại. Các quyền này không không một xã hội hay một chính phủ nào
có thể ban phát, xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” và nó không phụ thuộc vào các phong tục,
tập quán, truyền thống văn hóa,… đây là các quyền vốn có của các cá nhân. Các quyền đó
bao gồm: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập
hội và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt
kê đầy đủ các quyền của công dân trong một nền chính trị dân chủ. Theo quan niệm
phương Tây thì các xã hội dân chủ phải thừa nhận các quyền con người mà bất kỳ chính
phủ dân chủ nào cũng phải duy trì, vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính
phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn
nhất thời của đa số cử tri nào đó.
Trong các tác phẩm như: An Easy Concerning Human Understanding (1690),
Second Tract Government (1662), Questions Concerning the Law of Nature (1664)… J.
Locke cho rằng chính phủ được lập ra nhằm để bảo vệ các “quyền tự nhiên” của cá nhân
con người trước sự xâm phạm của cộng đồng; nhà nước không phải thế lực ban phát các
quyền con người và J. Locke đi đến kết luận: nhà nước chỉ tồn tại hợp pháp (và cũng là lý
do mà nhân dân cần đến nhà nước) khi nó thừa nhận, tôn trọng, thúc đẩy các quyền con
người - những quyền vốn có do “tự nhiên” ban tặng. Trong tác phẩm Right of Man (1791)
T. Pain cho rằng, các quyền không phải do chính phủ ban phát, bởi lẽ điều đó đồng thời
cho phép các chính phủ được rút lại các quyền ấy theo ấy theo ý chí của họ1.
Ngược lại với các quan điểm cho rằng quyền con người là quyền tự nhiên là học
thuyết cho rằng quyền con người là quyền pháp lý (legal right). Các học giả tiêu biểu cho
quan điểm này là: Edmund Burke (1727-1797) và Jeremy Bentham (1748-1832). Theo đó,
các quyền con người không phải tự nhiên mà có mà nó phải được thừa nhận và luật hoá.
Các quyền này phụ thuộc vào ý chí của nhà nước (tức giai cấp thống trị) và truyền thống
văn hóa, các phong tục tập quán.
Những quan điểm gắn các quyền con người với luật pháp đã được thừa nhận từ lâu.
Trong lịch sử phát triển của quyền con người, nhân loại đã chứng kiến sự tồn tại của các
hình thức pháp lý nay. Khởi đầu là Bộ luật cải cách, của Urukagina, đây là bộ luật được
biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TCN), trong bộ luật này đã nói đến những khái niệm
về quyền con người, tuy nhiên văn bản chính thức bộ luật đó hiện vẫn chưa được tìm thấy.
Một trong những bộ luật cổ hiện còn ngày nay là Luật Ur-Nammu (khoảng năm
2050 TCN) và Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) đây là những bộ luật xa xưa nhất
1 Xem: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng - đồng chủ biên (2009), Giáo trình lý luận và
pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 45.
ghi nhận về các quyền con người, kể cả nữ quyền, quyền trẻ em, và quyền của nô lệ. Mặt
khác, quyền con người vẫn còn được ghi nhận trong các tài liệu tôn giáo, dĩ nhiên không
nhiều lắm. Kinh Vệ đà, Kinh Thánh, Kinh Koran và sách văn tuyển Luận Ngữ của Khổng
Tử cũng nằm trong số những tài liệu ra đời sớm đã nêu ra những vấn đề về nghĩa vụ,
quyền, và bổn phận của con người.
Hiện nay trụ Cyrus (hay Cyrus Cylinder) được cho là hiến chương đầu tiên của
nhân quyền thế giới, “ra đời trước hiến chương Magna Carta hơn một ngàn năm”. Trụ này
có từ thời hoàng đế Cyrus Đại đế (559-530 TCN), người sáng lập ra nước Iran, đã có một
bản mẫu của trụ được Iran tặng cho Liên hiệp Quốc vào năm 1971.
Hiến chương Magna Carta của người Anh lần đầu tiên được công bố năm 1215.
Hiến chương này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thông luật (common law) và nhiều
văn kiện, tài liệu liên quan đến quyền con người như Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là Đạo
luật Nhân quyền (Bill of Rights)… Hiến chương Magna Carta còn là một trong những tài
liệu pháp lý đầu tiên tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân
nước đó. Hiện nay, giá trị còn tồn tại lớn nhất của nó là luật bảo thân (habeas corpus - thân
xác thuộc về người). Quyền này phát sinh từ các điều 36, 38, 39 và 40 của Hiến chương
Magna Carta năm 1215; nó cũng bao gồm due process of law (luật tôn trọng tất cả các
quyền hợp pháp của công dân)1.
Hai luồng tư tưởng bàn về nguồn gốc của quyền con người hiện vẫn còn gây nên
nhiều tranh cãi, và nhận thức của nhân loại hiện vẫn đang bị chia rẽ bởi vấn đề này. Việc
phân định tính đúng sai của hai quan điểm này là vấn đề hết sức khó khăn, bỏi vì quyền
con người là phạm trù phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học như luật học, triết
học, xã hội học, chính trị học, đạo đức học… Mặc dù thừa nhận quyền con người có nguồn
gốc tự nhiên hay nguồn gốc pháp lý thì có một thực tế rằng các quyền này vẫn phải được
ghi nhận và đảm bảo thực hiện dưới những hình thức pháp lý cụ thể. Và chỉ thông qua sự
thể chế này các quyền con người mới có cơ chế đảm bảo thực hiện. Theo nghĩa đó, pháp
luật là công cụ quan trọng để pháp lý hóa, pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con
1 Xem: wikipedia
người, đồng thời nó cũng là phương tiện quan trọng để đảm bảo thực hiện các quyền đó.
Khái niệm về quyền con người hiện đại chủ yếu bắt nguồn từ châu Âu, tuy nhiên
cần khẳng định rằng, khái niệm tự do và công bằng xã hội - những khái niệm cơ bản của
quyền con người, nằm trong tất cả mọi nền văn hóa. Các nội dung đầu tiên của quyền con
người quốc tế thực sự có thể được tìm thấy trong các Hiệp định về Quyền tự do tôn giáo,
Công ước Westphalia năm 1648 và việc cấm chế độ chiếm hữu nô lệ như tuyên ngôn về
việc buôn bán nô lệ của Quốc hội Vienna vào năm 1815, việc sáng lập Xã hội chống chế
độ chiếm hữu nô lệ Mỹ vào năm 1833 và Công ước quốc tế về chống chế độ chiếm hữu nô
lệ năm 1926.
Khái niệm quyền con người phổ biến cho tất cả loài người mới được các nước chấp
nhận sau chiến tranh thế giới lần II. Vào những năm 1940-1950, dưới sự lãnh đạo của
Roosevelt, René Cassin và Joseph Malik, Liên hiệp quốc đã soạn thảo nên bản Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người, kể từ đó, quyền con người đã trở thành một khái niệm rộng
khắp thế giới có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, đó là khái niệm về các quyền văn hóa,
kinh tế và xã hội, quyền tự quyết và quyền phát triển, quyền tự do không bị phân biệt
chủng tộc, quyền bình đẳng về tư pháp...
Theo một thống kê của Liên hiệp quốc thì hiện nay đã có khoảng hơn 50 định nghĩa
khác nhau về quyền con người đã được công bố. Theo cách tiếp cận của Liên hiệp quốc thì
quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc
(omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con
người.
Bên cạnh đó, người ta vẫn tiếp cận quyền con người dưới khía cạnh là những sự
được phép (entitlement) mà tất cả các thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt
giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì
họ là con người (cách tiếp cận này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên)1.
1 Xem: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng - đồng chủ biên (2009), Giáo trình lý luận và
pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 41-42.
Khi được thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người trở thành một phần
không thể thiếu của hệ thống Liên hiệp quốc. Mặc dù, Liên hiệp quốc đã lên tới 191 thành
viên nhưng không một quốc gia nào thực sự nghi ngờ tuyên ngôn này, nhờ đó đến nay
phần lớn nội dung của tuyên ngôn đã trở thành tập quán luật quốc tế về quyền con người,
dựa trên sự chia sẻ các giá trị chung đã được nhất trí theo khuôn khổ của Liên hiệp quốc,
trong đó bao gồm các yếu tố hình thành nên đạo đức toàn cầu.
Theo quan điểm được đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận thì quyền con người
mang các thuộc tính cơ bản là: tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không
thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
Ở Việt Nam, đã có nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa, cách
tiếp cận khác nhau về vấn đề quyền con người. Mặc dù còn có những điểm khác nhau, song
phần lớn họ đều thống nhất quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa
thuận pháp lý quốc tế1.
Quyền con người là những chuẩn mực mang tính toàn cầu, đây là vấn đề chính trị -
pháp lý vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Tính phổ biến thể hiện ở chỗ
quyền con người bao hàm những nguyên tắc, những quyền được thừa nhận và áp dụng ở
mọi nơi, nó là sự kết tinh những giá trị nhân văn của nhân loại mà loài người phải bảo vệ.
Tính đặc thù thể hiện ở chỗ, tùy theo điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội mà sẽ có những
mức độ riêng để qui định đảm bảo thực hiện phù hợp với những đặc điểm riêng của quốc
gia. Trong quá trình nghiên cứu, giải quyết vấn đề quyền con người cần phải chú ý những
điểm chung và những nét đặc thù, đảm bảo sự cân bằng, hòa hợp giữa những giá trị phổ
biên và đặc thù.
1.1.1.2. Quan niệm về tư pháp và cải cách tư pháp
Trong các tác phẩm kinh điển về chính trị - pháp lý, đã có nhiều nhà nghiên cứu,
luật gia đã tiếp cận ý nghĩa đích thực của cơ quan tư pháp theo nghĩa hẹp. C.L.
1 Xem: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng - đồng chủ biên (2009), Giáo trình lý luận và
pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 41-42.
Montesquieu người được coi là “cha đẻ” của học thuyết “tam quyền phân lập”, trong tác
phẩm Tinh thần pháp luật (1748) ông đã chỉ ra: “với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp
quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân. Người ta gọi đây là quyền tư
pháp”1. Theo ông, “Quyền phán xét không nên giao cho một Viện Nguyên lão thường trực
mà phải do những người trong đoàn thể dân chúng được cử ra từng thời gian trong một
năm, do luật quy định thành toà án, làm việc kéo dài bao lâu tuỳ theo sự cần thiết”2. Như
vậy, theo Montesquieu, cơ quan tư pháp là toà án, là cơ quan xét xử, cơ quan thực hiện
nhánh quyền lực tư pháp.
Nối tiếp những tư tưởng của Mongtesquie, mười bốn năm sau, trong tác phẩm Bàn
về khế ước xã hội (1762), J.J. Rousseau đã viết: “Khi người ta không thể định rõ một tỷ lệ
chính xác giữa các bộ phận cấu thành của nhà nước, hoặc khi mà những nguyên nhân
khách quan làm suy yếu không ngừng mối quan hệ giữa các bộ phận ấy, thì người ta phải
đặt một cơ quan đặc biệt, không tham dự vào bất cứ một bộ phận nào. Cơ quan này đặt
mỗi bộ phận vào đúng vị trí của nó, làm mối dây liên lạc và yếu tố trung gian giữa Chính
phủ với nhân dân, hoặc giữa Chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao, hoặc giữa cả ba vế
ấy khi cần. Cơ quan này tôi gọi là cơ quan tư pháp (tribunal)”3. Với quan niệm như thế này
của Rousseau về cơ quan tư pháp thì không có gì khác biệt với Montesquieu, theo đó nói
đến cơ quan tư pháp phải hiểu đó là toà án, là hoạt động xét xử.
Chịu ảnh hưởng tư tưởng của các luật gia thời Khai sáng, khi làm bản Hiến pháp
năm 1787, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã quy định ở Điều III, khoản 1 như sau: “Quyền lực
tư pháp Hoa Kỳ sẽ được trao cho Toà án tối cao và những toà án cấp dưới mà Quốc hội có
thể thiết lập trong một số trường hợp”. Và hầu hết các hiến pháp của các nước tư bản như
Nhật, Pháp, Đức, Thuỵ Điển… sau này khi quy định về cơ quan tư pháp đều coi đó là các
toà án. Như vậy, quan niệm có tính chung nhất theo nghĩa hẹp về về cơ quan tư pháp từ
học thuyết đến xây dựng hiến pháp thành văn của các nước có lịch sử lập hiến lâu năm
1 Montesquieu (1748), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn-
Khoa Luật, Hà Nội, 1996, tr. 100.
2 Montesquieu (1748), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn-
Khoa Luật, Hà Nội, 1996, tr. 100
3 Jean-Jacques Rousseau (1762), Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004, tr 218
được hiểu là các toà án.
Như vậy có thể nói rằng, trên phương diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn tổ
chức hệ thống bộ máy ở nhiều quốc gia người ta thường xem tư pháp là một trong những
nhánh quan trọng của hệ thống quyền lực nhà nước, thường đồng nhất tư pháp với hoạt
động xét xử của tòa án.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “tư pháp” có nghĩa là “việc xét xử các hành vi phạm
pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân ”1. Còn theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học
pháp lý (Bộ Tư pháp) thì:
“Với nghĩa chung nhất, tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng về một
nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng
pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào
pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân,
sự ổn định và phát triển của xã hội”2.
Tư pháp với nghĩa là phán xử, trông coi, bảo vệ pháp luật đã xuất hiện từ rất sớm,
và nó trở thành một nhu cầu hết sức quan trọng trong đời sống của xã hội. Trong xã hội tồn
tại nhiều quan hệ đa dạng giữa con người với nhau, quá trình giao tiếp sẽ không tránh khỏi
những tranh chấp cần có sự giải quyết công bằng giữa các bên, từ đó xuất hiện nhu cầu cần
phải hình thành những định chế bảo vệ lợi ích, tính mạng của các cá nhân trong xã hội, giữ
cho xã hội phát triển một cách hài hòa. Khi xảy ra các xung đột, trong trường hợp không tự
hoà giải được, không tự bảo vệ được quyền lợi, tính mạng của mình, họ cần phải nhờ đến
những định chế khác, mà họ cho là vô tư, công tâm để giải quyết. Định chế đóng vai trò có
thể phán xử tính đúng đắn trong hành vi xử sự của một cá nhân, tổ chức nào đó là toà án.
Vì vậy, thông thường khi nói đến tư pháp là nói tới công tác xét xử và những hoạt động
phục vụ hoặc liên quan trực tiếp tới hoạt động xét xử được thực hiện trên cơ sở các qui
định của Hiến pháp và pháp luật.
1 Hoàng Phê- chủ biên (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, tr. 1034.
2 Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp;
Hà Nội, tr. 828.
Một trong những nguyên tắc quan trọng không thể thiếu của hoạt động tư pháp đó
là tính khách quan, vô tư giữa các chủ thể tham gia tố tụng; vi phạm nguyên tắc này thì
phán quyết của cơ quan tư pháp sẽ không đảm bảo được tính công bằng, khi đó các bên
tranh chấp sẽ không cần đến các cơ quan tư pháp nữa. Chính vì vậy, những người tham gia
vào các hoạt động tư pháp phải được coi là những người đại diện cho nhà nước, nhân danh
và bảo vệ công lý, ở họ nguyên tắc công bằng, bình đẳng, khách quan là những phẩm chất
quan trọng cần phải có.
Trong nhà NNPQ, tư pháp giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính
thượng tôn của pháp luật và thực hiện quyền làm chủ, quyền giám sát tối cao của nhân dân
đối với bộ máy nhà nước. Quá trình xây dựng NNPQ đòi hỏi tư pháp phải đáp ứng được
các yêu cầu sau:
- Quyền tư pháp phải là một quyền độc lập. Một trong những nguyên tắc quan trọng
của tư pháp là tính độc lập trong hoạt động, chỉ khi nào tư pháp độc lập thì tính tối cao của
Hiến pháp và pháp luật mới được đảm bảo, mới có khả năng kiểm soát được quyền lực của
các cơ quan nhà nước khác và cũng là điều kiện quan trọng để đảm bảo thực hiện các quyền
con người. Có thể nói rằng, phần lớn các cuộc CCTP của các quốc gia đều tập trung vào
việc đảm bảo và nâng cao tính độc lập của tư pháp trong cơ cấu bộ máy nhà nước.
- Tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, tư pháp phải trở thành biểu tượng của
công lý để giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Trong NNPQ, tính tối cao của pháp luật
đóng vai trò quan trọng; vì vậy, các tranh chấp xảy ra trong xã hội cần thiết được xem xét
tại Toà án, và Toà án được coi là nơi có kết luận cuối cùng đối với các tranh chấp phát sinh
và phán quyết này có tính chất bắt buộc thi hành đối với các chủ thể. Ở góc độ là một thiết
chế quan trọng cấu thành bộ máy nhà nước, quyền tư pháp phải được xem như một biểu
tượng của công lý, là nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân qua việc xét xử các tranh chấp
trong đời sống hàng ngày. Mặt khác, thông qua cơ chế và hoạt động xét xử, quyền con
người mới được bảo đảm về mặt pháp lý.
Có thể hiểu tư pháp theo nghĩa chung, đó là ý tưởng về một nền công lý, những
nguyên tắc trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra theo đúng pháp luật, phù hợp với
lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, vào các cơ quan nhà
nước; tạo ra và duy trì tính tối cao của pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân,
sự ổn định và phát triển của xã hội. Trọng tâm của các cơ quan tư pháp là Tòa án, hoạt
động xét xử là hoạt động tư pháp chủ yếu nhất.
Thuật ngữ cải cách được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Theo quan niệm của
Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu thì (OECD):
“Cải cách tư pháp được sử dụng trong công trình của OECD đề cập tới
những sự thay đổi nhằm cải thiện chất lượng của các qui định, đó là, thúc đẩy sự
thực hiện, giảm chi phí, hoặc chất lượng pháp lý của các qui định và các thủ tục liên
quan của chính quyền. Cải cách có thể có nghĩa sửa đổi một qui định đơn lẻ, loại bỏ
và xây dựng lại toàn bộ một chế độ pháp luật và các chế định của nó, hoặc cải thiện
qui trình làm luật và quản lý cải cách”1.
Quan niệm CCTP theo cách hiểu này có nghĩa rất rộng, nó không chỉ bao hàm việc
“sửa đổi các qui định đơn lẻ, loại bỏ và xây dựng lại toàn bộ một chế độ pháp luật” mà nó
còn bao hàm nhiều vấn đề như “giảm chi phí” và “các thủ tục liên quan đến chính quyền”.
Vì vậy, CCTP xét đến cùng được hiểu là sự sửa đổi, xây dựng pháp luật theo một chế độ
mới, đối tượng của CCTP có thể là các qui định pháp luật, mà chưa nói tới các định chế thực
hiện.
Trong nghiên cứu này nhóm tác giả tiếp cận CCTP với ý nghĩa là quá trình đổi mới
toàn diện hệ thống tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử với mục tiêu làm cho tổ chức
và hoạt động của hệ thống tư pháp đảm bảo tính công bằng, dân chủ, minh bạch đáp ứng yêu
cầu bảo vệ công lý, bảo đảm các quyền của con người trong điều kiện xây dựng NNPQ
XHCN.
Ở nước ta, CCTP nằm trong tổng thể việc thực hiện quyền lực nhà nước và đảm bảo
các quyền con người của công dân. Chúng ta xây dựng NNPQ, vì vậy, việc tôn trọng pháp
luật được chú trọng và đề cao. Do đó, tư pháp với tư cách là người bảo vệ pháp luật cũng
1 Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, trang 6.
phải được đề cao, có vị trí xứng đáng trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Xét trong một
quan hệ nhất định, tư pháp sẽ thực hiện chức năng kiểm soát cần thiết đối với lập pháp và
hành pháp trong trường hợp hoạt động của lập pháp và hành pháp làm tổn hại tới các
quyền tự do, dân chủ của công dân, hoặc Hiến pháp và pháp luật; do đó, CCTP sẽ đụng
chạm đến quyền hành pháp và lập pháp. Việc CCTP cần hướng tới việc đề cao vai trò của
tư pháp, tính độc lập trong xét xử của Tòa án; tạo ra khả năng, cơ chế để thực hiện những
quyền năng vốn có của tư pháp, làm cho quyền lực nhà nước có hiệu lực và hiệu quả. Vì
vậy, CCTP cần hướng tới đối tượng và mục tiêu sau:
Về đối tượng của CCTP. Theo nghĩa hẹp, đối tượng của CCTP ở Việt Nam hiện
nay đó là toàn bộ hệ thống và hoạt động thực tiễn của Toà án, của đội ngũ thẩm phán và
các qui định của pháp luật có liên quan mà CCTP tác động đến để đạt được kết quả cuối
cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần. Theo nghĩa rộng thì đối
tựơng của CCTP là toàn bộ hệ thống toà án, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ
quan bổ trợ tư pháp cùng những hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ của các cơ quan này,
cũng như các qui định mà CCTP tác động đến để đạt hiệu quả cuối cùng. Trong phạm vi
nghiên cứu này chúng tôi tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo nghĩa rộng, bởi vì việc đảm bảo
thực hiện quyền con người trong quá trình CCTP không chỉ nằm trong giới hạn hoạt động
xét xử của tòa án, mà nó còn liên quan đến các hoạt động khác như điều tra, truy tố… cũng
như việc đảm bảo các nguyên tắc dân chủ, minh bạch trong quá trình xét xử. Việc CCTP
hiện nay có rất nhiều nội dung, song nghiên cứu này chỉ tiếp cận dưới góc độ cải cách bộ
máy và các nguyên tắc hoạt động tư pháp có liên quan trực tiếp đến các vấn đề đảm bảo các
quyền tự do của con người.
Về mục tiêu của CCTP hiện nay, tức là kết quả cuối cùng với tính chất là các giá trị
cuối cùng mà chúng ta hướng tới trong cải cách tư pháp là: (1) Góp phần nâng cao ý thức
pháp luật về vai trò, chức năng của các cơ quan tư pháp trong xây dựng NNPQ; (2) Làm
cho nhánh quyền lực tư pháp được tổ chức một cách khoa học, độc lập, hoạt động có hiệu
quả và hiệu lực; (3) Làm cho cơ sở của quyền lực Nhà nước thực sự là ý chí của nhân dân;
(4) Góp phần đổi mới và làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phát
huy hiệu quả trong cuộc sống.
1.1.2. Vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo quyền con người
1.1.2.1. Toà án nhân dân
Xét xử là hoạt động nòng cốt của tư pháp, đây là bộ phận không thể thiếu trong tổ
chức và vận hành của bộ máy nhà nước. Việc xét xử đã hình thành từ lâu trong tiến trình
phát triển của lịch sử; nó xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước.
Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ, hoạt động xét xử cũng đã diễn ra, song nó chỉ chủ yếu phục
vụ lợi ích của giai cấp chủ nô và những người tự do. Dưới chế độ phong kiến, nhà vua là
người ban hành pháp luật, và cũng là người có quyền xét xử cao nhất, hệ thống cơ quan tư
pháp tập trung trong tay giai cấp quí tộc phong kiến. Chỉ đến thế kỷ XVII-XVIII, khi giai
cấp tư sản phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của Nhà nước tư sản thì mô hình tư pháp
độc lập mới thực sự hình thành. Dưới ảnh hưởng của trào lưu tự do với các đại biểu như T.
Hobber, J. Locke, C.L. Mongtesquier, J.J. Rousseau… đã xuất hiện yêu cầu hoạt động tư
pháp phải có tính độc lập, nó là một trong ba nhánh quyền lực căn bản cấu thành quyền lực
nhà nước.
Theo qui định tại Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 10) và Luật Tổ chức
TAND đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 11 thông
qua ngày 02 tháng 4 năm 2002 thì hệ thống TAND của nước ta gồm có:
(1). Tòa án nhân dân tối cao. Theo qui định từ các Điều 18 đến Điều 26 của Luật
Tổ chức TAND thì TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của TAND tối cao gồm:
- Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao;
- Tòa án quân sự Trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động,
Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm TAND; trong trường hợp cần thiết, ủy ban Thường
vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án
TAND tối cao;
- Bộ máy giúp việc.
Theo qui định tại Điều 19, Luật Tổ chức TAND thì TAND tối cao có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
- Hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử;
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
(2). TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo qui định của Điều 27, Luật
Tổ chức TAND thì cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có:
- Ủy ban Thẩm phán;
- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong trường
hợp cần thiết Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác
theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.
- Bộ máy giúp việc.
TAND, thành phố trực thuộc Trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.
Cũng theo qui định tại Điều 28 của luật trên thì TAND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có thẩm quyền:
- Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
(3). TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo qui định, cơ cấu của
TAND cấp này gồm có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thư ký Tòa án. TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ
thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
(4). Tòa án quân sự. Theo qui định tại Điều 34, Luật Tổ chức TAND thì các tòa án
quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo
là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của pháp luật. Các tòa án quân sự
gồm có:
- Tòa án quân sự Trung ương;
- Các tòa án quân sự quân khu và tương đương;
- Các tòa án quân sự khu vực.
Tòa án quân sự Trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký
tòa án. Chánh án tòa án quân sự Trung ương là Phó Chánh án TAND tối cao, Thẩm phán
Tòa án quân sự Trung ương là Thẩm phán TAND tối cao. Tòa án quân sự quân khu và
tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký tòa
án. Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân,
Thư ký tòa án.
Tòa án xét xử những VAHS, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành
chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng
của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền
làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể
quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
Thẩm phán là những người chuyên thực hiện chức năng xét xử, họ được cử ra hoặc
được nhân dân bầu lên. Trong quá trình thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán là những
người giữ vai trò trọng yếu, họ là những người nhân danh công lý và tự do để đưa ra các
phán quyết, mà những phán quyết này có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, danh dự và thậm
chí là tính mạng của người khác, đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền con
người. Với tư cách là người giữ vị trí trung tâm trong xét xử, Thẩm phán phải chịu trách
nhiệm về những phán quyết của mình và chịu trách nhiệm pháp lý (và cả dưới khía cạnh
đạo đức nghề nghiệp) về những sai sót mắc phải trong quá trình xét xử. Với vị trí, tầm
quan trọng của mình, Thẩm phán có quyền hạn rất lớn trong việc ra các quyết định, bản án.
Do vậy, khi xét xử Thẩm phán phải độc lập và tuân theo pháp luật và pháp luật cũng qui
định một cách hết sức chặt chẽ trách nhiệm của thẩm phán trong quá trình xét xử. Thẩm
phán có thể bị kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như có những vi phạm
nghiêm trọng trong quá trình xét xử.
Khi xét xử, đội ngũ Thẩm phán phải đảm bảo tính công bằng, sự nghiêm minh, đây
là một trong những nguyên tắc căn bản của một nền tư pháp dân chủ. Theo đó, bất kể ai,
không phân biệt địa vị xã hội, tài sản, xuất thân… khi có phạm tội thì đều bị xét xử như
nhau, thực hiện nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Xuất phát từ
yêu cầu này, người thẩm phán trong quá trình xét xử phải nghiên cứu vụ án một cách kỹ
lưỡng, đảm bảo tính khách quan, sự chính xác và công bằng trong quá trình luận tội. Đảm
bảo các hành vi vi phạm phải được trừng trị thích đáng, không xử oan người vô tội, bảo vệ
được người bị hại, pháp chế trong quá trình xét xử.
Cùng với đội ngũ Thẩm phán, tại Việt Nam, nguyên tắc Hội thẩm nhân dân (HTND)
tham gia xét xử đã đi vào thực tiễn cuộc sống hơn 50 năm qua. Ngay sau khi giành được
chính quyền, bộ máy tư pháp của chế độ mới được thiết lập. Chế định HTND đã được ghi
nhận và trở thành một chế định quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Chế định này
đã được ghi nhận trong các Sắc lệnh của Chính phủ lúc bấy giờ như: Sắc lệnh 33/SL ngày
13/9/1945; Sắc lệnh 13/SL ngày 24/1/1946… Nguyên tắc tham gia xét xử của HTND tiếp
tục được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức TAND, Pháp lệnh Thẩm phán và
Hội thẩm TAND năm. Theo qui định của pháp luật, Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo
đa số; khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán; khi xét xử, Thẩm phán và HTND
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. HTND làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án,
Chánh án có nhiệm vụ giữ mối quan hệ với Hội thẩm, bồi dưỡng chuyên môn và đề nghị
HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm.
1.1.2.2. Viện kiểm sát nhân dân
Theo qui định tại Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, Kỳ họp thứ 10) thì Viện kiểm sát được coi là
một trong những cơ quan quan trọng nhất cấu tạo nên bộ máy tư pháp. Cụ thể hơn, theo qui
định của Luật Tổ chức VKSND (được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X,
kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002) thì VKSND có chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật. Cụ thể, VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,
góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; các VKSND
địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương
mình; các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, VKSND có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp
chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. VKSND thực hiện chức
năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra
các VAHS của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra;
- Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp;
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử
các VAHS;
- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh
tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của
TAND;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND có quyền ra quyết định,
kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đó.
Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ sai phạm
mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của mình, VKSND có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Tòa án, Công
an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội
phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật
trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.
VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc
điều tra các VAHS của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, nhằm bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi
tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan
người vô tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các
quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm
một cách trái pháp luật.
Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn
sau đây:
- Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của
cơ quan điều tra;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều
tra; yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh điều tra viên đã vi phạm pháp
luật trong khi tiến hành điều tra;
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng
ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Trong giai đoạn xét xử các VAHS, VKSND có trách nhiệm thực hành quyền công
tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và
người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các VAHS, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp
luật, nghiêm minh, kịp thời. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các
VAHS, VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Đọc cáo trạng, quyết định của VKSND liên quan đến việc giải quyết vụ án tại
phiên tòa;
- Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm
về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những
người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
- Phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử các VAHS, VKSND có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
- Kiểm sát các bản án và quyết định của TAND theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những VAHS để xem xét,
quyết định việc kháng nghị.
Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các VAHS, VKSND có quyền
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của
TAND theo quy định của pháp luật; kiến nghị với TAND cùng cấp và cấp dưới khắc phục
vi phạm trong việc xét xử; kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các
biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố
về hình sự.
VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND, cơ quan thi hành án, chấp
hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo
quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp
luật, đầy đủ, kịp thời.
VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách
nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Hệ thống tổ chức của VKSND gồm có:
(1). VKSND tối cao. Cơ cấu tổ chức của VKSND tối cao gồm có: Ủy ban kiểm sát,
các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. VKSND
dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra
viên; bộ máy giúp việc của VKSND tối cao.
(2). Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu tổ chức của VKSND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Ủy ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.
VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và
các kiểm sát viên.
(3). Các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. VKSND huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện
trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên.
(4). Các Viện kiểm sát quân sự. Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong quân
đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo
quy định của pháp luật. Các Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung
ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
1.1.2.3. Cơ quan điều tra
Theo qui định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (được Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thông qua ngày 20/8/2004) thì cơ quan điều tra gồm có cơ quan cảnh sát điều tra,
cơ quan điều tra của quân đội nhân dân, VKSND và một số cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ đội ciên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện
những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt
động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh điều tra hình sự.
Ngoài ra, các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự
việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra
ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại các điều 23,
24 và 25 của Pháp lệnh điều tra hình sự.
- Trong lực lượng công an nhân dân có các cơ quan điều tra sau đây:
(1). Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an; cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan cảnh sát điều tra công an
cấp tỉnh); cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện);
(2). Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an; cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan an ninh điều tra công an
cấp tỉnh).
- Trong quân đội nhân dân có các cơ quan điều tra sau đây:
(1). Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; cơ quan điều tra hình sự quân khu và
tương đương; cơ quan điều tra hình sự khu vực;
(2). Cơ quan an ninh điều tra Bộ Quốc phòng; cơ quan an ninh điều tra quân khu và
tương đương.
- Ở VKSND tối cao có các cơ quan điều tra sau đây:
(1). Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
(2). Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương.
1.1.2.4. Các cơ quan bổ trợ tư pháp
Bổ trợ tư pháp là hoạt động trợ giúp, tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp được tiến
hành thuận lợi, nhanh chóng, chính xác bằng cách cung cấp hồ sơ, chứng cứ, phản biện
cho các khâu, đoạn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời giúp cho cá nhân
công dân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các hoạt động bổ trợ tư
pháp bao gồm hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định, công chứng, lịch tư pháp.
Trong đó, luật sư và giám định là hai hoạt động điển hình nhất của bổ trợ tư pháp, có liên
quan trực tiếp đến việc xét xử của tòa án và bảo đảm các quyền con người trong quá trình
TTHS.
1.2. NHỮNG QUYỀN CON NGƯỜI CẦN ĐƯỢC ĐẢM BẢO TRONG CẢI
CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Để tồn tại và phát triển với tư cách là con người thì các cá nhân phải được đảm bảo
đầy đủ các quyền cơ bản trong tất cả các lĩnh vực vốn là môi trường sống và hoạt động của
mình. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Đại Hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 16/12/1966 theo Nghị quyết 2200 A (XXI), đã viết: “… theo Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người thì chỉ có thể đạt lí tưởng về con người tự do được hưởng tự
do về dân sự và chính trị, không bị sợ hãi và thiếu thốn nếu tạo được những điều kiện để
mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội
và văn hoá của mình”. Có thể nói rằng quyền dân sự và chính trị và quyền kinh tế, xã hội
và văn hoá là những quyền căn bản nhất trong hệ thống quyền con người.
- Các quyền dân sự và chính trị: Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị bao gồm: quyền sống, quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được
đối xử nhân đạo của người bị giam giữ, quyền tự do đi lại và cư trú của công dân, quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở và bí mật thư tín, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự
do ngôn luận, quyền tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội.
- Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá: Có những quyền cụ thể sau: quyền sở hữu,
quyền làm việc, quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi,
quyền thành lập và gia nhập công đoàn, quyền được hưởng an toàn xã hội.
Trong lĩnh vực tư pháp, quyền con người gắn liền với sự tự do thân thể, nó liên
quan trực tiếp với hệ thống pháp luật TTHS và những người tham gia tố tụng. Việt Nam đã
phê chuẩn hoặc gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng về nhân quyền hoặc liên
quan đến nhân quyền như: Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về việc bảo hộ thường dân trong
chiến tranh (do Hội nghị Ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949
(Việt Nam gia nhập ngày 5.6.1957); Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về đối xử với tù binh (do
Hội nghị Ngoại giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam gia
nhập ngày 5.6.1957); Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về cải thiện tình cảnh của những người bị
thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển (do Hội nghị Ngoại
giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam gia nhập ngày
5.6.1957); Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị
bệnh hoặc bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ (do Hội nghị Ngoại
giao họp tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ sỹ thông qua ngày 12.8.1949 (Việt Nam gia nhập ngày
5.6.1957); Nghị định thư của Công ước quốc tế Giơ-ne-vơ về bảo hộ nạn nhân trong các
cuộc xung đột quốc tế (Việt Nam gia nhập ngày 28.8.1981); Công ước Quốc tế về Ngăn
ngừa và Trừng trị tội ác diệt chủng (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 9-12-
1948 (Việt Nam gia nhập ngày 9.6.1981); Công ước Quốc tế về Loại trừ tất cả các hình
thức phân biệt chủng tộc (Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 21-12-1965, Việt
Nam gia nhập ngày 9.6.1981); Công ước Quốc tế về Ngăn chặn và trừng trị tội ác A-pác-
thai (Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 30-11-1973. Việt Nam gia nhập ngày
9.6.1981); Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Đại hội đồng Liên hợp
quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966 (Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982); Công ước Quốc tế
về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày
16-12-1966. Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982); Công ước Quốc tế về Xoá bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18-12-
1979, Việt Nam phê chuẩn ngày 19-3-1982); Công ước Quốc tế về không áp dụng những
hạn chế luật định đối với các tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại (do Đại hội
đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 26-11-1968, Việt Nam phê chuẩn ngày 4-6-1983);
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (do Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 20-
11-1989, Việt Nam phê chuẩn ngày 20-2-1990).
Vấn đề đảm bảo quyền con người là vấn đề nhạy cảm, Việt Nam đã gia nhập và
“nội luật” hóa các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Những cam
kết này được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp 1992 (sẳ đổi), nhất là Bộ luật TTHS năm
2003, tất cả các tư tưởng tiến bộ về quyền con người tuyên bố tại Hiến chương Liên Hợp
Quốc, Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị cũng như các văn kiện quốc tế khác liên quan mà Việt Nam đã cam kết thực hiện,
đều đã được thể chế hoá một cách đầy đủ, sâu sắc.
Trong các văn bản pháp lí quan trọng nêu trên, các quyền con người cơ bản của bị
can, bị cáo được quy định cụ thể và có thể khái quát thành các nhóm sau:
1.2.1. Đảm bảo quyền được sống, quyền tự do, không bị giam giữ, xét xử oan sai,
bị tra tấn, mớm cung, ép cung, quyền tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư
Quyền được sống, quyền tự do là những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con
người. Những quyền này đã được ghi nhận từ trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa và được các bản Hiến pháp về sau tiếp tục kế thừa.
Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là những biện pháp cưỡng chế cần thiết do các
cơ quan điều tra, VKSND, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo. Một số trường hợp, có
thể áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố (như người bị bắt trong trường hợp phạm tội
quả tang và trong trường hợp khẩn cấp) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã
hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở
cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án.
Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một
số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Mục đích của các biện pháp này
là để đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và
pháp chế.
Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân cũng rất dễ tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực, có tác động
đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố
tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền
được thông tin... của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ,
tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng
đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền
công dân trong quá trình thực hiện các quyền tư pháp là yêu cầu hết sức quan trọng trong
quá trình CCTP ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu
không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp
phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành
vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”1. Điều 72 Hiến pháp
1992 cũng nhấn mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có
quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật
trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm
minh”2.
Để cụ thể hơn vấn đề này, Bộ luật TTHS năm 2003 đã thêm Chương XXXV. Khiếu
nại, tố cáo trong TTHS và Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11 ngày 17/03/2003 đã ban
hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 “Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan
1 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992 (sửa đổi), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr. 22
2 Đã dẫn, tr. 22.
do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra”; VKSND tối cao, Bộ công
an, TAND tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch
số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC, ngày 25/03/2004 hướng
dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết này.
Những quy định này nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các
cơ quan, cán bộ nhà nước. Đây cũng là các qui định làm cơ sở để xây dựng các đạo luật để
bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong thực tiễn hoạt động tư pháp.
Việc bắt người để tạm giữ, tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người,
quyền tự do dân chủ của công dân vì vậy chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền ra
lệnh bắt.
Trong quá trình tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn, các quyền con
người cần phải được bảo đảm. Các cơ quan tư pháp không được sử dụng các biện pháp đối
xử vi phạm quy định pháp luật, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính khách quan của
vụ việc. Đó là các hành vi như bức cung, mớm cung, dùng nhục hình trong quá trình điều
tra vụ án. Cụ thể hơn, Bộ luật TTHS năm 2003 đã qui định: “Nghiêm cấm mọi hình thức
truy bức, nhục hình”, và trong Chương XXII BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)
cũng đã có qui định khung hình phạt đối với các tội “xâm phạm hoạt động tư pháp”, trong
đó có đề cập đến các tội dùng nhục hình (Điều 298) và tội bức cung (Điều 299). Mặt khác,
trong trường hợp nếu phát hiện các hành vi xâm phạm thì cơ quan có thẩm quyền cần phải
áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo qui định của pháp luật.
1.2.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Nguyên tắc này đã được qui định tại các Điều 16, 26 ICCPR, và đã được Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận tại Điều 52: “Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật”.
Nguyên tắc này không chỉ được quy định trong Bộ luật TTHS mà trong BLHS và
các đạo luật khác cũng quy định nguyên tắc này. Trong hoạt động tố tụng, Điều 8 Luật tổ
chức TAND qui định: “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã
hội”. Còn theo qui định tại Điều 4, Bộ luật TTHS năm 2003 thì: “Tố tụng hình sự tiến
hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam,
nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều
bị xử lý theo pháp luật. Tóm lại, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước
pháp luật, đặc biệt trong tố tụng hình sự nói chung và tố tụng tại tòa nói riêng được thể
hiện như sau:
- Mọi người, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần xã
hội, địa vị xã hội nếu phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
- Mọi người, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần xã
hội, địa vị xã hội nếu là người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng thì đều có
quyền và nghĩa vụ như nhau.
1.2.3. Đảm bảo nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền kết tội một người nào đó và quyết định
hình phạt đối với người phạm tội. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực của pháp luật
phải được thi hành và có tính chất bắt buộc đối với cơ quan nhà nước và công dân. Theo
qui định của Bộ luật TTHS thì: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi
chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Một người thực hiện hành vi phạm tội nếu họ chưa bị tòa án kết án thì họ chưa bị
coi là có tội. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
và những người khác phải có thái độ tôn trọng họ khi tiến hành các hoạt động tố tụng.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, nguyên tắc này được thể hiện: người bị Viện kiểm
sát truy tố và Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa bị coi là người có tội, họ tham
gia tố tụng với tư cách là bị cáo; họ còn đầy đủ các quyền của một công dân, vì vậy những
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng không được đối xử với họ như một
người có tội. Ngay cả khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án và kết án bị cáo phạm vào một tội
nào đó quy định tại BLHS và áp dụng hình phạt đối với họ thì cũng không vì thế mà cho
rằng họ đã là người bị coi có tội, mà chỉ khi nào bản án có hiệu lực pháp luật thì họ mới bị
coi là có tội.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
phải tạo điều kiện để bị cáo và người bào chữa cho bị cáo được sử dụng các biện pháp do
luật định để gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm bớt trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và những gì có lợi cho bị cáo.
Để đánh giá một người có tội hay không thì chỉ có Tòa án mới có quyền, ngoài Tòa
án không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền này. Hiện nay còn không ít người quan
niệm rằng, một người đã bị khởi tố, đã bị bắt tạm giam là có tội nên mọi người đối xử với
họ với thái độ kinh miệt, xa lánh, thậm chí những người thân của họ cũng bị khinh rẻ, hắt
hủi, kể cả những người sau một thời gian tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra không chứng
minh là họ có hành vi phạm tội, họ được đình chỉ điều tra, nhưng khi trở lại với gia đình và
xã hội vẫn bị mặc cảm.
Phạm tội là hành vi của người đã thực hiện một tội phạm do Bộ luật hình sự quy
định. Vì vậy, khi nói hành vi phạm tội, tức là mới nói đến một thực trạng khách quan đã và
đang xảy ra và việc ngăn chặn hành vi này là rất cần thiết như bắt giữ, ra lệnh tạm giam,
tiến hành các biện pháp điều tra xác minh theo quy định của Bộ luật TTHS để chứng minh
hành vi phạm tội của một người. Việc cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những biện pháp
ngăn chặn đối với người có hành vi phạm tội là nhằm ngăn chặn những thiệt hại cho xã
hội, đồng thời giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử không bị cản trở. Dù bị tạm giam hay
được tại ngoại thì họ cũng chỉ bị coi là người có hành vi phạm tội (người bị tình nghi) chứ
chưa bị coi là có tội.
Tội phạm là khái niệm pháp lý chỉ một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan. Theo
Điều 8 BLHS thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa1.
Trong điều kiện xây dựng NNPQ và đẩy mạnh CCTP, việc đảm bảo nguyên tắc này
là hết sức quan trọng, nó là điều kiện cần thiết, tiên quyết nhất để đảm bảo việc tôn trọng
quyền con người trong quá trình TTHS. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi việc xem
xét vụ án phải dựa trên cơ sở khoa học, tôn trọng tính khách quan, sự thật của vụ án.
Những người tiến hành tố tụng phải công tâm, không định kiến với bị can, bị cáo, không
được bỏ qua những tình tiết, chứng cứ gỡ tội có lợi cho bị can, bị cáo.
1.2.4. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố
tụng hình sự
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS là việc quy
định và thi hành những biện pháp, phương tiện do pháp luật TTHS quy định, buộc cơ quan và
những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng phải thực hiện
đúng nghĩa vụ nhằm tôn trọng và tạo điều kiện để quyền bào chữa (bao gồm tự bào chữa và
nhờ người khác bào chữa) của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được thực thi trên thực tế.
Việc qui định quyền bào chữa cho bị can, bị cáo nhằm đảm bảo cho họ có quyền bày tỏ
thái độ của mình đối với người buộc tội, đưa ra các chứng cứ chứng minh sự vô tội, hoặc các
tình tiết giảm nhẹ hình phạt theo qui định của pháp luật. Đảm bảo việc thực hiện quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là điều kiện cần thiết để các cơ quan tiến hành tố
tụng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, đây cũng là yêu cầu quan trọng để
đảm bảo các quyền con người trong quá trình tố tụng.
Trong một xã hội dân chủ, các quyền con người cần được tôn trọng và bảo đảm bằng
pháp luật của Nhà nước. Ngay từ khi giành được chính quyền, vấn đề bảo đảm quyền con
người, quyền công dân luôn được ghi nhận một cách nhất quán tại tất cả các bản Hiến pháp
năm 1946, 1959, 1980 và 1992 của nước ta. Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống
xã hội và công cuộc xây dựng NNPQ ở Việt Nam hiện nay, thì quyền con người trong đó có
1 Xem: Đinh Văn Quế (2007), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm và tái thẩm), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24-25.
được bào chữa ngày càng được tôn trọng. Điều 132 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001) quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa cho mình . Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự
khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN”.
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã được ghi nhận và cụ thể hóa trong các đạo luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo qui định của pháp luật Việt Nam, bị can, bị cáo có thể sử
dụng các hình thức, biện pháp để chứng minh mình vô tội, đưa ra các tình tiết để giảm nhẹ hình
phạt. Ngoài ra, pháp luật còn có những qui định đảm bảo cho bị cáo có quyền nhờ người bào
chữa (người bào chữa có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người đại diện hợp pháp
của bị can, bị cáo), trong một số trường hợp nhất định, tòa án phải chỉ định người bào chữa cho
bị cáo (ví dụ: bị cáo, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tinh
thần; hoặc phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình theo qui định trong
BLHS…). Những người được bị cáo nhờ bào chữa, được chỉ định bào chữa có quyền sử dụng
các biện pháp theo qui định của pháp luật để bảo vệ người bị kết án.
Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS được
thực hiện bằng các phương pháp và phương tiện sau:
- Ghi nhận và quy định cụ thể quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong
Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Pháp luật không chỉ ghi nhận bị can, bị cáo có quyền
bào chữa mà còn thiết lập cơ chế giám sát việc thực hiện các quyền trên.
- Quy định nghĩa vụ của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải bảo đảm cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Trong đó có việc cơ quan tiến hành
tố tụng phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chọn người bào
chữa và trong các trường hợp do pháp luật quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm
có người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho họ được thực hiện quyền bào chữa bằng cách phải tạo điều
kiện thuận lợi cho họ được giao nhận quyết định khởi tố, kết luận điều tra, bản cáo trạng, quyết
định đưa bị cáo ra xét xử… tạo thuận lợi cho bị can, bị cáo tiếp xúc với người bào chữa.
- Xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác, đều phải được xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật .
- Tăng cường vai trò của Luật sư trong các giai đoạn tố tụng. Vai trò của Luật sư luôn
được gắn liền với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa mà pháp luật ghi nhận. Tại Điều 132
Hiến pháp 1992 quy định: Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo
và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp
chế XHCN.
Theo qui định tại Khoản 1, Điều 56 Bộ luật TTHS năm 2003, thì khái niệm “người bào
chữa” được sử dụng để chỉ: a) Luật sư; b) Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo, đương
sự; và c) Bào chữa viên nhân dân. Luật sư là người hoạt động bào chữa chuyên nghiệp, hoạt
động trong Đoàn Luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là cha, mẹ, anh, chị, em
ruột, người đỡ đầu; còn người bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể xã hội
cử ra để bào chữa cho bị cáo. Việc ghi nhận này là một trong những cơ sở làm phát sinh các
quyền và trách nhiệm của luật sư, theo đó luật sư có quyền tham gia tố tụng từ khi người đó
bị tạm giữ.
Kết luận Chương 1:
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo quyền con người trong quá
trình xây dựng NNPQ đó là đẩy nhanh tiến trình CCTP ở nước ta theo hướng dân chủ mà
trọng tâm là nâng cao chất lượng xét xử của TAND. Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn bức
xúc, đang có nhiều tranh cãi trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư
pháp hiện nay. Trong Chương 1, đề tài đã trình bày những vấn đề lý luận căn bản nhất, với
tư cách cung cấp khung lý thuyết cho việc CCTP để đảm bảo tốt nhất các quyền con người
ở nước ta hiện nay. Cụ thể, đề tài đã trình bày và làm rõ về: (1). Quan niệm về quyền con
người, tư pháp và CCTP; (2). Những quyền con người cần được bảo đảm trong quá trình
CCTP ở Việt Nam hiện nay.
Đây là những vấn đề lý luận chung, nó sẽ làm căn cứ, tiêu chí cho việc đánh giá
thực trạng chất lượng tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp (sẽ trình bày ở Chương 2),
và cũng là căn cứ lý luận để đề ra các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp ở Chương 3.
Chương 2:
ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam, CCTP được
đặt ra như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với mục tiêu đảm bảo sự
nghiêm minh của công lý, giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ngay từ khi
giành được chính quyền, trong bản Hiến pháp năm 1946 đã có chương VI quy định riêng
về cơ quan tư pháp bao gồm Toà án tối cao, các Toà án phúc thẩm, các Toà án đệ nhị cấp
và sơ cấp. Hiến pháp 1946 đã vận dụng một cách sáng tạo học thuyết phân quyền mà thể
hiện rõ nhất là đã có chương quy định riêng về cơ quan tư pháp và mối quan hệ của cơ
quan này với Nghị viện và hệ thống cơ quan hành chính.
Theo Hiến pháp năm 1946, cơ cấu của Toà án nước ta thời kỳ này có những điểm
khá đặc thù, không hoàn toàn giống như quan niệm về cơ quan tư pháp theo nghĩa hẹp ở
trên. Theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán,
Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các
nhân viên trong Toà án, Sắc lệnh số 31 ngày 19/3/1947 sửa đổi Sắc lệnh số 131 ngày
20/7/1946 về tổ chức Tư pháp công an, Sắc lệnh số 258-SL quy định cách tổ chức Công an
quân pháp trong thời kỳ kháng chiến, thì trong cơ cấu tổ chức của Toà án không chỉ có
thẩm phán xét xử (thẩm phán ngồi) mà còn có thẩm phán buộc tội (thẩm phán đứng) được
gọi là Chưởng lý, Biện lý, Phó Biện lý giữ vai trò công tố viên. Trong quân đội, công an
quân pháp được giao thẩm quyền thi hành bản án của Toà án binh. Như vậy, ngay từ
những năm tháng đầu tiên xây dựng nền tư pháp non trẻ thì nội hàm khái niệm cơ quan tư
pháp theo Hiến pháp năm 1946 đã được thu nhận thêm những thành tố khác như cơ quan
công tố, điều tra, thi hành án1.
Lần CCTP đầu tiên là năm 1950, vào thời kỳ đó, Bộ Tư pháp đã trình lên Chủ tịch
Hồ Chí Minh dự án Sắc lệnh Cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng với những mục
đích rất rõ ràng là bộ máy tư pháp cần được “dân chủ hoá”, “để công việc xét xử được
nhanh chóng và gần dân hơn”, “thủ tục tố tụng cần được hợp lý và giản dị hơn”. Để thực
hiện mục tiêu này, ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85 về cải cách
bộ máy tư pháp, đây là lần CCTP đầu tiên.
Tiếp đó, vấn đề CCTP tiếp tục được thực hiện ở các mức độ khác nhau. các bản
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 không có quy định cụ thể về cơ quan tư pháp.
Theo mô hình tổ chức cơ quan tư pháp của các nước XHCN, các bản hiến pháp về sau này
đã có sự thay đổi về cấu trúc, theo đó không còn chương quy định riêng về cơ quan tư
pháp mà thay vào đó là chương quy định về TAND và VKSND.
Trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân, vấn đề CCTP
được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt từ năm 1997 đến nay. Thực
hiện chủ trương CCTP, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương hết sức quan trọng về
cải CCTP. Thực hiện chủ trương CCTP, Nhà nước đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban
hành mới nhiều văn bản pháp luật trên cơ sở thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng,
trong đó phải kể đến Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức TAND, Pháp lệnh Thẩm phán và
Hội thẩm TAND, Pháp lệnh Tổ chức Toà án quân sự năm 1993. Đây là những cơ sở pháp
lý đánh dấu một bước tiến quan trọng của công cuộc CCTP, trong đó trọng tâm là hoạt
động của Toà án.
Điều 127 Hiến pháp năm 1992 qui định: TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam; theo qui định, hệ thống TAND bao gồm: TAND tối cao, các TAND
địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định. So với các bản hiến pháp
trước, hệ thống cơ quan Toà án vẫn được giữ nguyên như cũ, nhưng có điểm khác biệt đó
là Hiến pháp năm 1992 quy định khả năng thành lập thêm các Toà án mới. Điều này bảo
1 Xem: Phạm Văn Hùng, Tòa án và vấn đề cải cách tư pháp, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 135, tháng
11/2008.
đảm khả năng thành lập các Toà án trong những trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển xã hội. Trong thực tế, quy định này đã được vận dụng bằng việc lập thêm
Toà kinh tế, Toà hành chính và Toà lao động trong cơ cấu của TAND cấp tỉnh và TAND
tối cao.
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức TAND năm 2002, thì chế độ bầu Thẩm
phán trước đây được thay bằng chế độ bổ nhiệm; bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm và chung
thẩm; chú ý đến chất lượng tranh tụng tại phiên toà. Luật Tổ chức TAND năm 2002 đã có
sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của Toà án: Trong cơ cấu của TAND tối cao
không có Ủy ban thẩm phán; Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có sự thay đổi về thành
phần với tổng số không quá 17 người; bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm của
TAND tối cao; bỏ quy định về sự tham gia của HTND trong xét xử ở TAND tối cao; mở
rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, bảo đảm thực hiện hai cấp xét xử.
Theo qui định, TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm, còn việc xét xử phúc thẩm được
trao cho TAND cấp tỉnh. TAND tối cao chỉ làm nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm,
phúc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, chuẩn bị các dự án luật, hướng dẫn các Toà án
địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật. TAND tối cao trực tiếp quản lý toà
án địa phương và toà án quân sự về các mặt nghiệp vụ, chuyên môn và tổ chức cán bộ.
Những đổi mới về tổ chức và nhiệm vụ của Toà án bảo đảm cho TAND phát huy vị trí
pháp lý và vai trò của mình trong NNPQ XHCN Việt Nam1.
Cải cách tổ chức và hoạt động của TAND là trong tâm của CCTP, song để đạt được
hiệu quả thì những cải cách TAND phải được tiến hành đồng bộ với việc cải cách cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp khác. Để tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng và đẩy mạnh CCTP theo hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các
cơ quan trong bộ máy tư pháp, ngày 02-01-2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-
NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết
số 08 - NQ/TW đã đề cập một cách toàn diện vấn đề CCTP, Nghị quyết đã nêu những
1 Xem: Hoàng Mạnh Hùng, Tiếp tục đổi mới hoạt động của hệ thống tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay,
tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử
quan điểm chung và chủ trương, giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan tư pháp. Đối với
Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các
cấp theo hướng TAND tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật
và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật. TAND cấp tỉnh, thành
phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm. TAND cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động.
Tiếp đó để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CCTP theo hướng xây dựng NNPQ, ngày
2-6-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020”. Nghị quyết đề ra phương hướng: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và
các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học, hiện đại về cơ cầu tổ chức và điều kiện,
phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động
trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp”. Đối với hệ thống tổ chức và
thẩm quyền xét xử của Tòa án, Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Tòa án các cấp như sau:
“Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành
chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính
cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm
một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm;
Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Nghị quyết nhấn
mạnh: “Đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn, với đội ngũ Thẩm
phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.
Có thể nói rằng, CCTP là một yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng, với mục tiêu
đảm bảo công lý, đảm bảo quyền con người thì việc cải cách tổ chức và hoạt động của Toà
án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động CCTP trong điều kiện
xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN
CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Thực trạng cải cách hoạt động điều tra hình sự nhằm đảm bảo quyền
con người trong hoạt động tư pháp
Thực hiện chủ trương CCTP của Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua
ngành tư pháp đã có nhiều chuyển biến hết sức quan trọng, góp phần vào việc bảo đảm
công lý, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng NNPQ và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp, các đề án CCTP đã được
xây dựng và triển khai đối với từng cơ quan cụ thể; trong đó, các đề án đều chú trọng tập
trung vào việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là hoạt
động xét xử của Tòa án. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị,
Nghị quyết 49-NQ/TW, Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chủ
trương của Ban chỉ đạo CCTP Trung ương, các cơ quan tư pháp đã thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng hiệu quả, hiệu lực.
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra
Công an là lực lượng quan trọng, đi đầu trong việc giữ gìn trật tự, trị an trên địa bàn
địa phương, thực hiện chủ trương CCTP, lực lượng công an đã đề ra nhiều biện pháp quan
trọng nhằm nâng cao năng lực hoạt động của mình.
Thực hiện CCTP theo tinh thần Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49, các cơ quan điều
tra đã được từng bước sắp xếp, tổ chức lại theo hướng khoa học hơn. Hiện nay, Bộ Công
an thống nhất chỉ huy các cơ quan điều tra thuộc Bộ, đã và đang tiến hành việc sáp nhập
các cơ quan điều tra thuộc công an địa phương. Cơ quan điều tra trong quân đội đã được
đổi mới; chỉ tổ chức cơ quan điều tra ở VKSND tối cao để điều tra một số loại tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp.
Cụ thể, cơ quan ANĐT: Ở Bộ là Cục ANĐT (A24), gồm 4 phòng, 2 trại tạm giam
với 238 cán bộ, chiến sỹ. Ở cấp tỉnh là Phòng ANĐT (PA24), gồm có 955 cán bộ, chiến
sỹ. Tổng số cán bộ lực lượng ANĐT là 1.193, trong đó có 698 điều tra viên (cao cấp: 160,
trong cấp 338, sơ cấp 200). Cơ quan CSĐT: Ở cấp Bộ gồm 5 đơn vị điều tra, ở cấp tỉnh có
3 phong CSĐT và 01 Văn phòng cơ quan CSĐT. So sánh với mô hình cơ quan điều tra
theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 1989 thi mô hình của lực lượng ANĐT về cơ bản
không có gì thay đổi. Lực lượng CSĐT có sự thay đổi cơ bản là: đầu mối cơ quan CSĐT
các cấp tăng lên, đến nay có 1.629 đầu mối là các đội CSĐT. Lực lượng CSĐT toàn quốc
có 28.197 cán bộ; trong đó điều tra viên là 11.826 (chiếm 41,94%), tăng 3.546 điều tra
viên (42,82%) so với trước khi triển khai pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 20041.
Bên cạnh việc sắp xếp lại tổ chức, thẩm quyền điều tra cũng đã được phân công,
phân cấp theo hướng khoa học hơn. Theo đó, cơ quan ANĐT thuộc công an và quân đội
chịu trách nhiệm điều tra các loại tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XI, BLHS) và
các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Chương XXIV). Cơ
quan cảnh sát điều tra (thuộc công an nhân dân) và cơ quan điều tra hình sự (thuộc quân
đội nhân dân) có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự theo qui định của BLHS, trừ các
loại tội thuộc thẩm quyền của ANĐT và VKSND như đã nêu trên.
Các nguyên tắc về hoạt động điều tra cũng đã được xác lập. Theo qui định của
Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì quá trình điều tra phải tuân thủ các nguyên tắc như:
tôn trọng sự thật khách quan, toàn diện, đầy đủ; phát hiện kịp thời, chính xác mọi hành vi
phạm tội, làm rõ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Về công tác tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp, thực hiện chủ
trương CCTP, ngành công an đã thường xuyên thực hiện việc rà soát đội ngũ cán bộ trong
ngành, lựa chọn, bố trí những cán bộ, chiến sỹ giỏi về nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt
đảm nhận các chức vụ lãnh đạo các cơ quan điều tra và các đội điều tra.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng
lực lượng, ngành công an đã không ngừng tổ chức cho cán bộ đi học nhằm đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; cụ thể, đã tổ chức tập huấn về Bộ luật TTHS năm 2003 cho
các điều tra viên trong toàn quốc, cử cán bộ, chiến sỹ tham dự các lớp đại học do Học viện
An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và các trường trung học an ninh khác tổ
chức... Thực hiện kế hoạch số 48/KH-BCA ngày 10/11/2004 của Bộ Công an về đào tạo,
1 Nguyễn Ngọc Anh (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra trong công an nhân
dân theo tiến trình cải cách tư pháp, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 96-100.
bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra đáp ứng yêu cầu thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều
tra hình sự năm 2004, ngành công an đã tiến hành bồi dưỡng cho khoảng 5.000 cán bộ làm
công tác điều tra.
Để nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm,
đặc biệt đối với những loại tội phạm mới xuất hiện, lực lượng công an đã tiến hành việc
s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.pdf