Tài liệu Luận văn Các kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng ip: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN TƢ KHOA
CÁC KỸ THUẬT ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TRONG MẠNG IP
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.01
Lớp Cao học K6
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN GIA HIỂU
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới Thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Gia Hiểu, Viện Công Nghệ Thông Tin, ngƣời đã định hƣớng đề tài và tận tình hƣớng
dẫn chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học.
Tôi xin đƣợc cảm ơn tới các Thầy cô trong Viện Công Nghệ Thông Tin và
Khoa Công Nghệ Thông Tin - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 2 năm học Cao học.
Cuối cùng tôi xin dành một tình cảm biết ơn tới gia đình và bạn bè, những
ngƣời đã luôn luôn ở bên cạnh tôi, động viê...
104 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Các kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng ip, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN TƢ KHOA
CÁC KỸ THUẬT ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TRONG MẠNG IP
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.01
Lớp Cao học K6
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN GIA HIỂU
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới Thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Gia Hiểu, Viện Công Nghệ Thông Tin, ngƣời đã định hƣớng đề tài và tận tình hƣớng
dẫn chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học.
Tôi xin đƣợc cảm ơn tới các Thầy cô trong Viện Công Nghệ Thông Tin và
Khoa Công Nghệ Thông Tin - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 2 năm học Cao học.
Cuối cùng tôi xin dành một tình cảm biết ơn tới gia đình và bạn bè, những
ngƣời đã luôn luôn ở bên cạnh tôi, động viên, chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian học
Cao học cũng nhƣ quá trình thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2009
Học viên:
Nguyễn Tƣ Khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của Thầy
hƣớng dẫn và những ngƣời tôi đã cám ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 2009
Học viên:
Nguyễn Tƣ Khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 1
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 2
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 3
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................... 6
DANH SÁCH HÌNH VẼ ....................................................................................................... 9
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 12
CHƢƠNG I: ........................................................................................................................ 13
CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG TRUYỀN THÔNG ........................................ 13
Nhập đề: .......................................................................................................................... 13
1.1 Khái niệm về chất lƣợng dịch vụ ............................................................................... 14
1.2 Các thông số QoS ....................................................................................................... 15
1.2.1 Băng thông .......................................................................................................... 16
1.2.2 Trễ ....................................................................................................................... 16
1.2.3 Jitter (Biến động trễ) ........................................................................................... 17
1.2.4 Mất gói ............................................................................................................... 18
1.2.5 Tính sẵn sàng (Độ tin cậy) ................................................................................... 19
1.2.6 Bảo mật .............................................................................................................. 19
1.3 Yêu cầu QoS đối với các dịch vụ khác nhau ............................................................... 20
1.3.1 Ứng dụng E-mail, FTP ........................................................................................ 20
1.3.2 Ứng dụng Streaming, âm thanh hình ảnh lưu trước.............................................. 21
1.3.3 Ứng dụng Streaming cho âm thanh, hình ảnh sống .............................................. 22
1.3.4 Ứng dụng Hình ảnh âm thanh tương tác thời gian thực ....................................... 22
1.3.5 Ví dụ về điện thoại VOIP: .................................................................................... 23
1.3.6 Các lớp dịch vụ .................................................................................................... 30
1.4 Một số kỹ thuật hỗ trợ chất lƣợng dịch vụ .................................................................. 32
Kết luận chƣơng ............................................................................................................... 34
CHƢƠNG II: ....................................................................................................................... 35
CÁC KỸ THUẬT ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ .................................................. 35
Nhập đề: .......................................................................................................................... 35
2.1 Kỹ thuật đo lƣu lƣợng và mầu hóa lƣu lƣợng .............................................................. 35
2.1.1 Đánh dấu ba mầu tốc độ đơn ............................................................................... 35
2.1.2 Đánh dấu ba mầu hai tốc độ ................................................................................ 37
2.2 Kỹ thuật quản lý hàng đợi tích cực ............................................................................. 39
2.2.1 Kỹ thuật loại bỏ gói ngẫu nhiên sớm RED .......................................................... 39
2.2.2 Kỹ thuật loại bỏ gói sớm theo trọng số WRED .................................................... 40
2.2.3 Thông báo tắc nghẽn hiện ECN .......................................................................... 40
2.3 Lập lịch gói ................................................................................................................ 41
2.3.1 FIFO ................................................................................................................... 42
2.3.2 Hàng đợi ưu tiên PQ ............................................................................................ 42
2.3.3 Hàng đợi công bằng FQ ...................................................................................... 43
2.3.4 Vòng quay trọng số Robin (WRR) ........................................................................ 44
2.3.5 Hàng đợi công bằng có trọng số WFQ ................................................................. 45
2.3.6 Hàng đợi công bằng có trọng số dựa trên cơ sở lớp (CB WFQ) ........................... 47
2.4 Trafic Shaping ............................................................................................................ 48
2.4.1 Bộ định dạng lưu lượng thường ........................................................................... 48
2.4.2 Bộ định dạng lưu lượng gáo rò ............................................................................ 49
Kết luận chƣơng ............................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: ........................................................................................................................ 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG IP ................................................................... 52
Nhập đề: .......................................................................................................................... 52
3.1 Các dịch vụ tích hợp ................................................................................................... 52
3.2 Giao thức dành riêng tài nguyên (RSVP) .................................................................... 52
3.2.1 Tổng quan về RSVP ............................................................................................. 52
3.2.2 Hoạt động của RSVP ........................................................................................... 53
3.2.3 Các kiểu RSVP dành riêng ................................................................................... 53
3.2.4 Các ví dụ về IntSer .............................................................................................. 54
3.2 Các dịch vụ phân biệt ................................................................................................. 57
3.2.1 Tổng quan DiffServ .............................................................................................. 57
3.2.2 Cấu trúc DiffServ ................................................................................................. 58
3.2.3 Cư sử từng chặng (PHB) ..................................................................................... 63
3.2.4 Ví dụ về Differentiated Services ........................................................................... 66
Kết luận chƣơng ............................................................................................................... 68
CHƢƠNG IV:...................................................................................................................... 69
CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG ATM .............................................................. 69
Nhập đề: .......................................................................................................................... 69
4.1 Nền tảng về ATM ....................................................................................................... 69
4.1.1 Nguồn gốc của ATM ............................................................................................ 69
4.1.2 Giao diện mạng ATM........................................................................................... 69
4.2 Giao thức ATM .......................................................................................................... 70
4.2.1 Lớp tế bào ATM....................................................................................................... 71
4.2.2 Lớp tương thích ATM........................................................................................... 72
4.3 Các kết nối ảo ATM ................................................................................................... 72
4.3.1 Kênh ảo và đường ảo ........................................................................................... 72
4.3.2 Liên kết ảo ........................................................................................................... 73
4.3.3 Kết nối ảo (Virtual Connection) ........................................................................... 75
4.3.4 Kết nối chuyển mạch ảo (SVC) ............................................................................ 76
4.4 Các loại dịch vụ ATM ................................................................................................ 77
4.4.1 Các loại dịch vụ ATM .......................................................................................... 77
4.4.2 Miêu tả lưu lượng ................................................................................................ 78
4.4.3 Các kiểu AAL ....................................................................................................... 79
Kết luận chƣơng: .............................................................................................................. 80
CHƢƠNG 5: ........................................................................................................................ 81
QOS TRONG GIAO THỨC CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS ............................................ 81
Đặt vấn đề: ....................................................................................................................... 81
5.1 Cơ sở lý thuyết của MPLS .............................................................................................. 81
5.1.1 Sự chuyển tiếp gói IP thông thường ......................................................................... 81
5.1.2 Các cải tiến của MPLS ........................................................................................ 82
5.1.3 Kiến trúc MPLS ................................................................................................... 83
5.2 Mã hóa nhãn ............................................................................................................... 83
5.2.1 MPLS shim header .............................................................................................. 83
5.2.2 Mã hóa nhãn qua mạng ATM............................................................................... 84
5.3 Hoạt động của MPLS ................................................................................................. 85
5.3.1 Ánh xạ nhãn......................................................................................................... 85
5.3.2 Một ví dụ về các đường hầm phân cấp MPLS ...................................................... 87
5.4 MPLS hỗ trợ DiffServ ................................................................................................ 88
5.4.1 E-LSP .................................................................................................................. 88
5.4.2 L-LSP .................................................................................................................. 90
Kết luận chƣơng ............................................................................................................... 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ............................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ARED Adapted Random Early Detection Tìm kiếm sớm ngẫu nhiên thích
ứng
ARP Address Resolution Protocol Giao thức phân giai địa chỉ
ARPA Advance Research Projects Agency Trung tâm nghiên cứu cấp cao
ATM Assyschronous Tranfer Mode Chế độ truyền bất đồng bộ
AF Assured Forwarding Chuyển tiếp đảm bảo
BB Bandwidth Brokering Thu hồi băng thông
BGP Border Gateway Protocol Giao thức định tuyến ngòai
CBQ Class Base Queuing Hàng đợi cơ sở lớp
CBR Contant Bitrate Rate tốc độ bit cố định
CL Controlled Load Tải điều khiển
CPU Center Processor Unit Khối xử lí trung tâm
CQS Classify Queue Shedule Lập lịch hàng đợi phân loại
CAC Call Adminission Contron Điều khiến xác nhận cuộc gọi
CE Congestion Experience Nghẽn trải qua
DFF Drop from Front Loại bỏ phía trƣớc
DiffServ Differentiated Service Dịch vụ khác biệt
DNS Domain Name System Hệ thống tên miền
DOD Deparment of Defense thuộc bộ quốc phòng Mĩ
DRR Deficit Round Robin
DSCP Difserv Code-Point Điểm mã dịch vụ khác biệt
ECN Explicit congestion notification Thông báo nghẽn cụ thể
EF Expedited Forwarding Chuyển tiếp ngay
FBI Forwarding information base Khối chuyển tiếp
FIFO First in first out Hàng đợi theo nguyên tắc vào
trƣớc ra trƣớc
FRED Flow Random Early Detection Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm theo
luồng
FTP File Transfer Protocol Giao thức truyền file
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
GS Guaranteed Service Dịch vụ đảm bảo vụ
HL Header length Độ dài tiêu đề
ICMP Internet Control Message Protocol Giao thức tín hiệu điều khiển
Internet
IHL Identifed Header Length Trƣờng xác nhận độ dài tiêu đề
Intserv Intergrated Service Dịch vụ tích hợp
IP Internet Protocol Giao thức Internet
LSP Label-switching Paths Đƣờng dẫn chuyển mạch nhãn
MF Multi field Đa trƣờng
MPLS Multi protocol lable Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức
MTU Maximum Transfer Unit Đơn vị truyền tối đa
NGN Next Generation Network Mạng thế hệ kế tiếp
OSI Open Systems Interconection Mô hình tham chiếu “liên kết hệ
thống mở”
OSPF Open Sortest Path First Đƣờng dẫn đầu tiên ngắn nhất mở
PHB Per-Hop Behavior Cƣ sử từng chặng
PNNI Private network Node Interface Giao diện node mạng riêng
PQ Priority Queue Hàng đợi ƣu tiên
QoS Quality of service Chất lƣợng dịch vụ
RAP Resource Allocation Protocol Giao thức phân phát tài nguyên
RARP Reverse Address Resolution Protocol Giao thức phân giải địa chỉ ngƣợc
RED Random Early Detection Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm
RIO RED With IN/ OUT Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm theo vào
ra
RSVP Resource Reservation Protocol Giao thức dành trƣớc tài nguyên
SDH Synchronous Digital Hiearachy Phân cấp số đồng bộ
SLA Service level agreement Thỏa thuận mức dịch vụ
SMTP Simple Mail Transfer Protocol Giao thức truyền thƣ điện tử đơn
giản
TCP Tranmission Control Protocol Gíao thức điều khiển truyền dẫn
Telnet Terminal NETwork Mạng đầu cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
TL Total length Độ dài tổng
TOS Type Of Service Loại dịch vụ
TTL Time-to-live Thời gian sống
UDP User Datagram protocol Giao thức ngƣời sử dụng
VCI Virtual circuit Identify Nhận biết kênh ảo
VPI Virtual Path Identify Nhận biết đƣờng ảo
VPN IP virtual private Network IP virtual private Network
WRED Weight Random Early Detection Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm theo
trọng số
WRED Weighted Random Early Detection Tìm kiếm sớm ngẫu nhiên theo
trọng số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình Nội dung
Hình 1.1 Băng thông, trễ
Hình 1.2 FTP truyền file giữa các hệ thống
Hình 1.3 Phân loại các kỹ thuật sửa đổi dữ liệu phía ngƣời gửi
Hình 1.4 Sửa đổi dữ liệu sử dụng FEC
Hình 1.5 Sửa chữa sử dụng FEC phụ thuộc môi trƣờng
Hình 1.6 Các khối đƣợc đan xen trong nhiều gói
Hình 1.7 Phân loại các kỹ thuật che dấu lỗi
Hình 2.1 Khoản thời gian đo CBS và CIR
Hình 2.2(a) Gáo C và gáo E ở chế độ mù mầu
Hình 2.2(b) srTCM ở chế độ mù mầu
Hình 2.3 srTCM ở chế độ rõ mầu
Hình 2.4(a) Gáo rò C và P trong trTCM
Hình 2.4(b) trTCM ở chế độ mù mầu
Hình 2.5 Chế độ rõ mầu với trTCM
Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của RED
Hình 2.7 Hồ sơ RED
Hình 2.8 Khái niệm ECN
Hình 2.9 Biểu đồ khái niệm của lập lịch gói
Hình 2.10 FIFO
Hình 2.11 Hàng đợi ƣu tiên PQ
Hình 2.12 Ảnh hƣởng của kích thƣớc gói với phân bổ băng thông
Hình 2.13 WRR
Hình 2.14 Vòng quay Robin trọng số theo từng bit
Hình 2.15 WFQ
Hình 2.16 CB WFQ
Hình 2.17 Bộ định dạng lƣu lƣợng thƣờng
Hình 2.18 Gáo rò token traffic shaper
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Hình 3.1 Hoạt động của RSVP
Hình 3.2 Các kiểu dàng riêng RSVP
Hình 3.3 Các ống chia sẻ đƣợc dành riêng
Hình 3.4 Ví dụ 1 về RSVP trong IntServ
Hình 3.5 Ví dụ 2 về RSVP trong IntServ
Hình 3.6 Ví dụ về RSVP Style
Hình 3.7 Dành riêng Wildcard filter
Hình 3.8 Dành riêng Fixed filter
Hình 3.9 Dành riêng Shared-explicit
Hình 3.10 Các bƣớc của DiffServ
Hình 3.11 Miền IP
Hình 3.12 Một miền DS và các mạng con
Hình 3.13 Miền DiffServ
Hình 3.14 Vùng DS
Hình 3.15 IPv4 Header 24 byte
Hình 3.16 Các trƣờng TOS trong Ipv4 header
Hình 3.17 IPv6 Header 48 byte
Hình 3.18 Trƣờng DS
Hình 3.19 Ví dụ về cài đặt EF
Hình 3.20 Một ví dụ cài đặt AF
Hình 3.21 Ví dụ về DiffServ
Hình 4.1 Các giao tiếp ATM
Hình 4.2 Xếp chồng giao thức ATM
Hình 4.3 Cấu trúc tế bào ATM
Hình 4.4 Tế bào ATM cắt và lắp ghép
Hình 4.5 Kết nối kênh ảo
Hình 4.6 Biên dịch VPI/VCI
Hình 4.7 Liên kết đƣờng ảo (VPL)
Hình 4.8 Quan hệ giữa VCL và VPL
Hình 4.9 Kết nối đƣờng ảo (VPC)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Hình 4.10 Kết nối kênh ảo (VCC) trong một VPL
Hình 4.11 VCC đƣợc tạo từ các VCL của các VPL khác nhau
Hình 4.12 SVCC
Hình 5.1 Chức năng định tuyến IP chuẩn
Hình 5.2 Kiến trúc của MPLS
Hình 5.3 Đầu mào MPLS
Hình 5.4 Xếp chồng nhãn độ sâu m
Hình 5.5 MPLS LSP sử dụng ATM SVC
Hình 5.6 MPLS LSP sử dụng ATM SVP
Hình 5.7 MPLS LSP sử dụng ATM SVP mã hóa đa điểm
Hình 5.8 Ánh xạ nhãn vào
Hình 5.9 Ánh xạ FTN
Hình 5.10 Trao đổi nhãn
Hình 5.11 Đẩy nhãn
Hình 5.12 Một ví dụ về LSP phân cấp
Hình 5.13 Ánh xạ giữa DiffServ PBH với các bit MPLS EXP
Hình 5.14 E-LSP
Hình 5.15 L-LSP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hƣớng phát triển bùng nổ thông tin ngày này, các nhu cầu về thông tin
liên lạc ngày càng mở rộng. Nó đi đôi với nhu cầu đòi hỏi cao về chất lƣợng dịch vụ.
Đối với nhà khai thác mạng nâng cao chất lƣợng dịch vụ đồng nghĩa với khả năng tăng
khả năng cạnh tranh. Đó là điều tất yếu mà một nhà khai thác phải làm tốt để tồn tại.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một quốc gia có nhu cầu về thông tin lớn. Hệ thống
viễn thông mạng Việt Nam rất đa rạng, phong phú, trong đó công nghệ mạng trên nền
chuyển mạch gói là rất phổ biến. Song song với việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ
mục tiêu nâng cao chất lƣợng dịch vụ đang là một vấn đề trọng tâm của các nhà cung
cấp đặt ra.
Mạng hiện thời đang tồn tại ở Việt Nam so với một số nƣớc trong khu vực còn
chƣa thật sự ổn định, vẫn còn nhiều hiện tƣợng nghẽn mạng hay tốc độ truy cập mạng
còn thấp. Ngoài biên pháp cải thiện băng thông (rất tốn kém), chƣa thể đáp ứng ngay
thì chúng ta cần phải cải thiện chất lƣợng dịch vụ theo một số hƣớng khác. Bản luận
văn này tìm hiểu về QoS trong mạng IP và một số giải pháp nâng cao QoS phổ biến
đang đƣợc áp dụng.
Đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Gia
Hiểu, bản luận văn với đề tài “Các kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ trong mạng
IP” đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về chất lƣợng dịch vụ trong mạng IP. Sau một
thời gian tìm hiểu và nghiên cứu bản luận văn đã hoàn thành với những nội dung chính
sau đây:
Chƣơng 1: Chất lƣợng dịch vụ trong mạng Viễn thông.
Chƣơng 2: Các kỹ thuật đảm bảo chất lƣợng dịch vụ trong mạng IP.
Chƣơng 3: Chất lƣợng dịch vụ trong mạng IP.
Chƣơng 4: Chất lƣợng dịch vụ trong mạng ATM.
Chƣơng 5: QOS trong giao thức chuyển mạch nhãn MPLS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
CHƢƠNG I:
CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG TRUYỀN THÔNG
Nhập đề:
Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của các công nghệ về chất lƣợng dịch vụ
(QoS) đối với các mạng truyền thông đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong các mạng chuyển
mạch gói. Trƣớc đây, các mạng ra đời với một mục đích là chuyền tải một loại thông tin
nhất định. Mạng điện thoại đã ra đời dựa trên một phát minh của Bell vài trăm năm
trƣớc đây, đã đƣợc thiết kế để truyền tải âm thanh. Còn mạng IP thì khác, nó ra đời với
mục đích truyền tải dữ liệu.
Đối với mạng điện thoại, khi thiết lập một cuộc gọi mạng sẽ phải dành riêng
một kênh kết nối trong suốt quá trình hội thoại. Khi cuộc gọi kết thúc, các kênh này sẽ
đƣợc tiếp tục sử dụng cho một cuộc gói khác. Có thể đƣa ra hai phép đo chính đối với
chất lƣợng dịch vụ trong mạng điện thoại, thứ nhất là tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành
công và thứ hai là chất lƣợng các cuộc gọi, những vấn đề này sẽ chịu ảnh hƣởng bởi
dung lƣợng truyền dẫn trung kế của mạng và các vấn đề nhƣ lỗi đƣờng truyền hay
nhiễn mạch.
Với đặc tính nhƣ vậy, mạng điện thoại đã đƣợc thiết kế với hai vấn đề chính,
thứ nhất là làm sao để cung cấp đủ các mạch trung kế phục vụ cho nhiều cuộc gọi
đồng thời qua đó năng cao tỷ lệ kết nối thành công. Thứ hai là phải tối ƣu mạng để
giảm tối đa những vấn đề nhƣ suy hao, nhiễu, vọng và trễ. Thoại là một loại dịch vụ
thời gian thực và nó không cần hàng đợi để lƣu trữ tín hiệu âm thanh.
Mạng IP ra đời có rất nhiều điểm khác so với mạng điện thoại. Thứ nhất mạng
IP đƣợc thiết kế để truyền tải dữ liệu. Thứ hai các dịch vụ truyền dữ liệu đa phần là các
dịch vụ không thời gian thực, dữ liệu có thể đƣợc lƣu lại trong mạng và truyền đi sau,
khi dữ liệu truyền đi bị lỗi nó có thể đƣợc truyền lại. Các dịch vụ truyền dữ liệu còn
đƣợc gọi là dịch vụ “lƣu và chuyển tiếp”. Mô hình hoạt động của mạng IP nhƣ vậy sẽ
đƣợc gọi là best-effort.
Việc thiết kế các mạng khác nhau sẽ tạo ra những vấn đề nhƣ kinh phí đầu tƣ hạ
tầng sẽ lớn, khi kết nối các mạng với nhau sẽ trở nên phức tạp. Vào giữa những năm
90 các nhà thiết kế mạng đã đƣa ra một ý tƣởng là tạo ra một mạng duy nhất dựa trên
chuyển mạch gói để truyền tải cả âm thanh và dữ liệu. Và mạng này thƣờng đƣợc gọi
mà mạng thế hệ mới Next-Generation-Network. Mạng này đƣợc thiết kế chủ yế dựa
trên nền mạng IP, nhƣng những nhƣợc điểm của mô hình best-effort của mạng IP
không phù hợp với các loại dịch vụ âm thanh, hình ảnh, đa phƣơng tiện cần thời gian
thực. Để khắc phục những hạn chế này, các mô hình chất lƣợng dịch vụ trong mạng IP
đã phát triển và đóng một vai trò then chốt trong vấn đề phát triển mở rộng của mạng
cũng nhƣ khả năng cung cấp các loại dịch vụ khác nhau trên cùng một hạ tầng mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Những nghiên cứu dƣới đây sẽ đi vào những vấn đề mà mạng IP cần quan tâm
đề đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.
1.1 Khái niệm về chất lƣợng dịch vụ
Chất lƣợng dịch vụ là một vấn đề rất khó cho sự định nghĩa chính xác, bởi vì
nhìn từ góc độ khác nhau ta có quan điểm về chất lƣợng dịch vụ khác nhau. Ví dụ nhƣ
với ngƣời sử dụng dịch vụ thoại chất lƣợng dịch vụ cung cấp tốt khi thoại đƣợc rõ
ràng, tức là chúng ta phải đảm bảo tốt về giá trị tham số trễ, biến động trễ. Nhƣng giá
trị tham số mất gói thông tin về một tỉ lệ tổn thất nào đó có thể chấp nhận đƣợc.
Nhƣng giả dụ, đối với khách hàng là ngƣời sử dụng trong truyền số liệu ở ngân hàng
thì điều tối quan trọng là độ tin cậy, họ có thể chấp nhận trễ lớn, độ biến động trễ lớn,
nhƣng thông số mất gói, độ bảo mật kém thì họ không thể chấp nhận đƣợc .v.v..
Từ góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng đảm
bảo QoS cung cấp cho ngƣời sử dụng, và thực hiện các biện pháp để duy trì mức QoS
khi điều kiện mạng bị thay đổi vì các nguyên nhân nhƣ nghẽn, hỏng hóc thiết bị hay
lỗi liên kết, v..v. QoS cần đƣợc cung cấp cho mỗi ứng.
Chất lƣợng dịch vụ chỉ có thể đƣợc xác định bởi ngƣời sử dụng, vì chỉ ngƣời sử
dụng mới có thể biết đƣợc chính xác ứng dụng của mình cần gì để hoạt động tốt. Tuy
nhiên, không phải ngƣời sử dụng tự động biết đƣợc mạng cần phải cung cấp những gì
cần thiết cho ứng dụng, họ phải tìm hiểu các thông tin cung cấp từ ngƣời quản trị
mạng và chắc chắn rằng, mạng không thể tự động đặt ra QoS cần thiết cho một ứng
dụng của ngƣời sử dụng. Để giải quyết vấn đề đó nhà cung cấp và khách hàng họ lập
ra một bản cam kết, trong đó nhà cung cấp phải thực hiện đầy đủ cung cấp các thông
số thoả mãn chi tiết bản cam kết đặt ra. Còn phía đối tác cũng phải thực hiện đầy đủ
điều khoản của mình.
Nếu một mạng đƣợc tối ƣu hoàn toàn cho một loại dịch vụ, thì ngƣời sử dụng ít
phải xác định chi tiết các thông số QoS. Ví dụ, với mạng PSTN, đƣợc tối ƣu cho thoại,
không cần phải xác định băng thông hay trễ cần cho một cuộc gọi. Tất cả các cuộc gọi
đều đƣợc đảm bảo QoS nhƣ đã đƣợc quy định trong các chuẩn liên quan cho điện thoại.
Nếu nhìn từ góc độ mạng thì bất cứ một mạng nào cũng bao gồm:
- Hosts (chẳng hạn nhƣ: Servers, PC…).
- Các bộ định tuyến và các thiết bị chuyển mạch.
- Đƣờng truyền dẫn.
Nếu nhìn từ khía cạnh thƣơng mại:
- Băng thông, độ trễ, jitter, mất gói, tính sẵn sàng và bảo mật đều đƣợc coi là tài
nguyên của mạng. Do đó với ngƣời dùng cụ thể phải đƣợc đảm bảo sử dụng các
tài nguyên một cách nhiều nhất.
- QoS là một cách quản lý tài nguyên tiên tiến của mạng để đảm bảo có một chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
sách ứng dụng đảm bảo.
Vậy sự định nghĩa chính xác QoS là rất khó khăn nhƣng ta có thể hiểu chúng gần
nhƣ là khả năng cung cấp dịch vụ (ở lớp phần tử mạng, vvv...) đƣa ra cho khách hàng
thông qua những yêu cầu chính xác (trên khả năng thực tế hay lý thuyết) có thể đáp
ứng dựa trên bản hợp đồng về thoả thuận lƣu lƣợng. Sự định nghĩa khuôn dạng của nó
kết thành chất lƣợng dịch vụ của lớp mạng do sự phân phát chất lƣợng dịch vụ của
peer-to-peer (ngang hàng) edge-to-edge (biên tới biên) hay end-to-end (đầu cuối tới
đầu cuối). Lẽ tự nhiên những yêu cầu này có thể thay đổi từ phía ứng dụng cho ứng
dụng hay từ phân phối dịch vụ.
Vậy trong tất cả những điều đã nêu về cấp QoS, đảm bảo chất lƣợng và Service
Level Agreement SLA thỏa thuận mức độ dịch vụ, để thoả mãn ta phải làm nhƣ thế
nào? Vấn đề là bản chất định hƣớng IP là một mạng nỗ lực tối đa do đó “không tin
cậy" khi yêu cầu nó đảm bảo về QoS. Cách tiếp cận gần nhất để các nhà cung cấp
dịch vụ IP có thể đạt tới đảm bảo QoS hay SLA giữa khách hàng và ISP là với dịch vụ
mạng IP đƣợc quản lý. Thuật ngữ đƣợc quản lý ở đây là bất cứ cái gì mà nhà cung cấp
dịch vụ quản lý thay mặt cho khách hàng , điều đó cũng làm nâng cao đƣợc chất lƣợng
dịch vụ.
1.2 Các thông số QoS
Phần này sẽ giới thiệu qua về các thông số của QoS. Sáu thông số chung về
chất lƣợng dịch vụ:
- Băng thông.
- Độ trễ (delay).
- Jitter (biến động trễ).
- Mất gói.
- Tính sẵn sàng (tin cậy).
- Bảo mật.
Các giá trị ví dụ, đƣợc liệt kê trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Sáu thông số của QoS
Thông số QoS Các giá trị ví dụ
Băng thông (nhỏ nhất) 64 kb/s, 1.5 Mb/s, 45 Mb/s
Trễ (lớn nhất) 50 ms trễ vòng, 150 ms trễ vòng
Jitter (biến động trễ) 10% của trễ lớn nhất, 5 ms biến động
Mất thông tin (ảnh hƣởng của lỗi) 1 trong 1000 gói chƣa chuyển giao
Tính sẵn sàng (tin cậy) 99.99%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Bảo mật Mã hoá và nhận thực trên tất cả các luồng
lƣu lƣợng
1.2.1 Băng thông
Băng thông là một thông số quan trọng nhất, nếu chúng ta có băng thông dùng
rộng rãi thì mọi vấn đề coi nhƣ không cần phải quan tâm đến, nhƣ nghẽn, kỹ thuật lập
lịch, phân loại, trễ….tuy nhiên điều này là không thể xẩy ra.
Băng thông chỉ đơn giản là thƣớc đo số lƣợng bit trên giây mà mạng sẵn sàng
cung cấp cho các ứng dụng. Các ứng dụng bùng nổ (bursty) trên mạng chuyển mạch
gói có thể chiếm tất cả băng thông của mạng nếu không có ứng dụng nào khác cùng
bùng nổ với nó. Khi điều này xảy ra, các bùng nổ phải đƣợc đệm lại và xếp hàng chờ
truyền đi, do đó tạo ra trễ trên mạng. Để giải quyết sự hạn chế băng thông này mà
nhiều giải pháp tiết kiệm, hay khắc phục băng thông đƣợc đƣa ra.
Khi đƣợc sử dụng nhƣ là một thông số QoS, băng thông là yếu tố tối thiểu mà
một ứng dụng cần để hoạt động. Ví dụ, thoại PCM 64 kb/s cần băng thông là 64 kb/s.
Điều này không tạo ra khác biệt khi mạng xƣơng sống có kết nối 45 Mb/s giữa các nút
mạng lớn. Băng thông cần thiết đƣợc xác định bởi băng thông nhỏ nhất sẵn có trên
mạng. Nếu truy nhập mạng thông qua một MODEM V.34 hỗ trợ chỉ 33.6 kb/s, thì mạng
xƣơng sống 45 Mb/s sẽ làm cho ứng dụng thoại 64 kb/s không hoạt động đƣợc. Băng
thông QoS nhỏ nhất phải sẵn sàng tại tất cả các điểm giữa các ngƣời sử dụng. Các ứng
dụng dữ liệu đƣợc lợi nhất từ việc đạt đƣợc băng thông cao hơn. Điều này đƣợc gọi là
các “ứng dụng giới hạn băng thông”, bởi vì hiệu quả của ứng dụng dữ liệu trực tiếp liên
quan tới lƣợng nhỏ nhất của băng thông sẵn sàng trên mạng. Mặt khác, các ứng dụng
thoại nhƣ thoại PCM 64 kb/s đƣợc gọi là các “ứng dụng giới hạn trễ”. Thoại PCM 64
kb/s này sẽ không hoạt động tốt hơn chút nào nếu có băng thông 128 kb/s. Loại thoại
này phụ thuộc hoàn toàn vào thông số QoS trễ của mạng để có thể hoạt động đúng đắn.
1.2.2 Trễ
Trễ liên quan chặt chẽ với băng thông khi nó là một thông số QoS. Với các ứng
dụng giới hạn băng thông thì băng thông càng lớn trễ sẽ càng nhỏ. Đối với các ứng dụng
giới hạn trễ, nhƣ là thoại PCM 64 kb/s, thông số QoS trễ xác định trễ lớn nhất các bit
gặp phải khi truyền qua mạng. Tất nhiên là các bit có thể đến với độ trễ nhỏ hơn.
Trễ đƣợc định nghĩa là khoảng thời gian chênh lệch giữa hai thời điểm của cùng
một bít khi đi vào mạng (thời điểm bít đầu tiên vào với bít đầu tiên ra) .
Với băng thông có nhiều cách tính, giá trị băng thông có thể thƣờng xuyên thay
đổi. Nhƣng thông thƣờng giá trị băng thông đƣợc định nghĩa là số bit của một khung
chia cho thời gian trôi qua kể từ khi bit đầu tiên rời khỏi mạng cho đến khi bit cuối
cùng rời mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
n 6 5 4 3 2 1
1 1
Bít cuối cùng ra
Bít đầu tiên ra
Bít đầu tiên vào Bít đầu tiên ra
X(bit)
t2 t3
t2
t1
Hình (a)
Hình (b)
Hình 1.1 (a) băng thông , (b) trễ
Mối quan hệ giữa băng thông và trễ trong mạng đƣợc chỉ ra trong hình 2.1.
Trong phần (b), t2 – t1 = số giây trễ. Trong phần (a), X bit/ (t3 - t2) = bit/s băng thông.
Nhiều băng thông hơn có nghĩa là nhiều bit đến hơn trong một đơn vị thời gian, trễ
tổng thể nhỏ hơn. Đơn vị của mỗi thông số, bit/s với băng thông hay giây với trễ, cho
thấy mối quan hệ hiển nhiên giữa băng thông và trễ.
Các mạng chuyển mạch gói cung cấp cho các ứng dụng các băng thông biến đổi
phụ thuộc vào hoạt động và bùng nổ của ứng dụng. Băng thông biến đổi này có nghĩa
là trễ cũng có thể biến đổi trên mạng. Các nút mạng đƣợc nhóm với nhau cũng có thể
đóng góp vào sự biến đổi của trễ. Tuy nhiên, thông số QoS trễ chỉ xác định trễ lớn nhất
và không quan tâm tới bất kỳ giới hạn nhỏ hơn nào cho trễ của mạng. Nếu cần trễ ổn
định, một thông số QoS khác phải quan tâm đến yêu cầu này.
Một số nguyên nhân gây ra trễ trong mạng IP:
Trễ do quá trình truyền trên mạng.
Trễ do xử lý gói trên đƣờng truyền.
Trễ do xử lý hiện tƣợng jitter.
Trễ do việc xử lý sắp xếp lại gói đến (xử lý tại đích).
1.2.3 Jitter (Biến động trễ)
Biến động trễ là sự khác biệt về độ trễ của các gói khác nhau trong cùng một
dòng lƣu lƣợng. Biến động trễ có tần số cao đƣợc gọi là jitter với tần số thấp gọi là
eander. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tƣợng jitter do sự sai khác trong thời gian
xếp hàng của các gói liên tiếp nhau trong một hàng gây ra.Trong mạng IP jitter ảnh
hƣởng rất lớn tới chất lƣợng dịch vụ của tất cả các dịch vụ. Thông số QoS jitter thiết
lập giới hạn lên giá trị biến đổi của trễ mà một ứng dụng có thể gặp trên mạng. Jitter
không đặt một giới hạn nào cho giá trị tuyệt đối của trễ, nó có thể thể tƣơng đối thấp
hoặc cao phụ thuộc vào giá trị của thông số trễ.
Jitter theo lý thuyết có thể là một giá trị thông số QoS mạng tƣơng đối hay tuyệt
đối. Ví dụ, nếu trễ mạng cho một ứng dụng đƣợc thiết lập là 100 ms, jitter có thể đặt
là cộng hay trừ 10 phần trăm của giá trị này. Theo đó, nếu mạng có trễ trong khoảng
90 đến 110 ms thì vẫn đạt đƣợc yêu cầu về jitter (trong trƣờng hợp này, rõ ràng là trễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
không phải là lớn nhất). Nếu trễ là 200 ms, thì 10 phần trăm giá trị jitter sẽ cho phép
bất kỳ trễ nào trong khoảng 180 đến 220 ms. Mặt khác, jitter tuyệt đối giới hạn cộng
trừ 5 ms sẽ giới hạn jitter trong các ví dụ trên trong khoảng từ 95 tới 105 ms và từ
195 tới 205 ms.
Các ứng dụng nhạy cảm nhất đối với giới hạn của jitter là các ứng dụng thời gian
thực nhƣ thoại hay video. Nhƣng đối với các trang Web hay với truyền tập tin qua
mạng thì lại ít quan tâm hơn đến jitter. Internet, là gốc của mạng dữ liệu, có ít khuyến
nghị về jitter. Các biến đổi của trễ tiếp tục là vấn đề gây bực mình nhất gặp phải đối
với các ứng dụng video và thoại dựa trên Internet.
1.2.4 Mất gói
Mất thông tin là một thông số QoS không đƣợc đề cập thƣờng xuyên nhƣ là băng
thông và trễ, đặc biệt đối với mạng Internet. Đó bởi vì bản chất tự nhiên đƣợc thừa nhận
của mạng Internet là "cố gắng tối đa". Nếu các gói IP không đến đƣợc đích thì Internet
không hề bị đổ lỗi vì đã làm mất chúng. Điều này không có nghĩa là ứng dụng sẽ tất yếu
bị lỗi, bởi vì đối với những dịch vụ khác nhau đều đặt ra giá trị ngƣỡng của riêng mình.
Nếu các thông tin bị mất vẫn cần thiết đối với ứng dụng thì nó sẽ yêu cầu bên gửi gửi lại
bản sao của thông tin bị mất. Bản thân mạng không quan tâm giúp đỡ vấn đề này, bởi vì
bản sao của thông tin bị mất không đƣợc lƣu lại tại bất cứ nút nào của mạng.
Thực ra Internet là mạng của các mạng và không có cơ chế giám sát đầy đủ nào
đảm bảo chất lƣợng thông tin truyền. Hiện tƣợng mất gói tin là kết quả của rất nhiều
nguyên nhân :
Quá tải lƣợng ngƣời truy nhập cùng lúc mà tài nguyên mạng còn hạn chế.
Hiện tƣợng xung đột trên mạng LAN.
Lỗi do các thiết bị vật lý và các liên kết truy nhập mạng.
Cho một ví dụ nếu một kết nối bị hỏng, thì tất cả các bit đang truyền trên liên kết
này sẽ không, và không thể, tới đƣợc đích. Nếu một nút mạng ví dụ nhƣ bộ định tuyến
hỏng, thì tất cả các bit hiện đang ở trong bộ đệm và đang đƣợc xử lý bởi nút đó sẽ biến
mất không để lại dấu vết. Do những loại hƣ hỏng này trên mạng có thể xảy ra bất cứ
lúc nào, nên việc một vài thông tin bị mất do lỗi trên mạng là không thể tránh khỏi.
Tác động của mất thông tin là tuỳ thuộc và ứng dụng. Điều khiển lỗi trên mạng
là một quá trình gồm hai bƣớc, mà bƣớc đầu tiên là xác định lỗi. Bƣớc thứ hai là khắc
phục lỗi, nó có thể đơn giản là bên gửi truyền lại đơn vị bị mất thông tin. Một vài ứng
dụng, đặc biệt là các ứng dụng thời gian thực, không thể đạt hiệu quả khắc phục lỗi
bằng cách gửi lại đơn vị tin bị lỗi. Các ứng dụng không phải thời gian thực thì thích
hợp hơn đối với cách truyền lại thông tin bị lỗi, tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ (ví
dụ nhƣ các hệ thống quân sự tấn công mục tiêu trên không thể sử dụng hiệu quả với
cách khắc phục lỗi bằng truyền lại).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Vì những lý do này, thông số QoS mất thông tin không những nên định rõ một
giới hạn trên đối với ảnh hƣởng của lỗi mà còn nên cho phép ngƣời sử dụng xác định
xem có lựa chọn cách sửa lỗi bằng truyền lại hay không. Tuy nhiên, hầu hết các mạng
(đặc biệt là mạng IP) chỉ cung cấp phƣơng tiện vận chuyển thụ động, còn xác định lỗi,
khắc phục lỗi thƣờng đƣợc để lại cho ứng dụng (hay ngƣời sử dụng).
1.2.5 Tính sẵn sàng (Độ tin cậy)
Là tỉ lệ thời gian mạng hoạt động để cung cấp dịch vụ. Yếu tố này bất kỳ nhà
cung cấp dịch vụ nào tối thiểu cũng phải có. Tổn thất khi mạng bị ngƣng trệ là rất lớn.
Tuy nhiên, để đảm bảo đƣợc tính sẵn sàng chúng ta cần phải có một chiến lƣợc đúng
đắn, ví dụ nhƣ: định kỳ tạm thời tách các thiết bị ra khỏi mạng để thực hiện các công
việc bảo dƣỡng, trong trƣờng hợp mạng lỗi phải chuẩn đoán trong một khoảng thời
gian ngắn nhất có thể để giảm thời gian ngừng hoạt động của mạng. Tất nhiên, thậm
chí với một biệt pháp bảo dƣỡng hoàn hảo nhất cũng không thể tránh đƣợc các lỗi
không thể tiên đoán trƣớc.
Đối với mạng PSTN vì là mạng thoại nên điều này luôn luôn chiếm một vị trí
quan trọng. Mạng đảm bảo hoạt động 24/24 trong ngày , tất cả những ngày lễ, kỉ niệm,
khi nhu cầu lớn hay ngay cả khi nhu cầu giảm xuống rất thấp. Thông thƣờng tỉ lệ thời
gian hoạt động là 99,999% hay 5,25‟/ năm.
Mạng dữ liệu thực hiện công việc đó dễ hơn. Hầu hết mạng dữ liệu dành cho
kinh doanh, và do đó hoạt động trong những giờ kinh doanh, thƣờng là từ 8 giờ sáng đến
5 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Hoạt động bổ trợ có thể thực hiện "ngoài giờ", và
một tập kiểm tra đầy đủ với mục đích phát hiện ra các vấn đề có thể chạy trong ngày
nghỉ.
Internet và Web đã thay đổi tất cả. Mọi mạng toàn cầu phải giải quyết vấn đề
rằng thực sự có một số ngƣời luôn cố gắng truy nhập vào mạng tại một số địa điểm. Và
thậm chí Internet có thể thậm chí có ích ở nhà vào 10 giờ tối hơn là ở cơ quan vào 2 giờ
chiều.
Tuy nhiên, nếu ngƣời sử dụng nhận thức rõ rằng họ không thể có mạng nhƣ
mong muốn trong tất cả thời gian
Tuy nhiên thông số QoS khả dụng thƣờng đƣợc quy cho mỗi vị trí hoặc liên kết
riêng lẻ.
1.2.6 Bảo mật
Bảo mật là một thông số mới trong danh sách QoS, nhƣng lại là một thông số
quan trọng. Thực tế, trong một số trƣờng hợp độ bảo mật có thể đƣợc xét ngay sau
băng thông. Gần đây, do sự đe doạ rộng rãi của các hacker và sự lan tràn của virus trên
mạng Internet toàn cầu đã làm cho bảo mật trở thành vấn đề hàng đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Hầu hết vấn đề bảo mật liên quan tới các vấn đề nhƣ tính riêng tƣ, sự tin cẩn và
xác nhận khách và chủ. Các vấn đề liên quan đến bảo mật thƣờng đƣợc gắn với một
vài hình thức của phƣơng pháp mật mã, nhƣ mã hoá và giải mã. Các phƣơng pháp mật
mã cũng đƣợc sử dụng trên mạng cho việc xác nhận (authentication), nhƣng những
phƣơng pháp này thƣờng không liên quan chút nào đến vấn đề giải mã.
Toàn bộ kiến trúc đều xuất phát từ việc bổ sung thêm tính riêng tƣ hoặc bí mật
và sự xác nhận hoặc nhận thực cho mạng Internet. Giao thức bảo mật chính thức cho
IP, gọi là IPSec, đang trở thành một kiến trúc cơ bản để cung cấp thƣơng mại điện tử
trên Internet và ngăn ngừa gian lận trong môi trƣờng VoIP. Thật trớ trêu là mạng
Internet công cộng toàn cầu, thƣờng xuyên bị coi là thiếu bảo mật nhất, đã đƣa vấn
đề về bảo mật trở thành một phần của IP ngay từ khi bắt đầu. Một bit trong trƣờng
loại dịch vụ (ToS) trong phần tiêu để gói IP đƣợc đặt riêng cho ứng dụng để có thể
bắt buộc bảo mật khi chuyển mạch gói. Tuy nhiên lại nảy sinh một vấn đề là không
có sự thống nhất giữa các nhà sản xuất bộ định tuyến khi sử dụng trƣờng ToS.
Ngƣời sử dụng và ứng dụng có thể thêm phần bảo mật của riêng mình vào
mạng, và trong thực tế, cách này đã đƣợc thực hiện trong nhiều năm. Nếu có chút nào
bảo mật mạng, thì nó thƣờng dƣới dạng một mật khẩu truy nhập vào mạng. Các mạng
ngày nay cần một cơ chế bảo mật gắn liền với nó, chứ không phải thêm vào một cách
bừa bãi bởi các ứng dụng.
Một thông số QoS bảo mật điển hình có thể là "mã hoá và nhận thực đòi hỏi
trên tất cả các luồng lƣu lƣợng". Nếu có lựa chọn, thì truyền dữ liệu có thể chỉ cần mã
hoá, và kết nối điện thoại Internet có thể chỉ cần nhận thực để ngăn gian lận.
1.3 Yêu cầu QoS đối với các dịch vụ khác nhau
1.3.1 Ứng dụng E-mail, FTP
E-mail là một dịch vụ phổ biến nhất trên Internet trƣớc khi World Wide Web ra
đời, nó đƣợc đƣa ra để ngƣời sử dụng trên mạng có thể trao đổi các thông báo cho
nhau trên phạm vi thế giới. Bằng dịch vụ này, mọi ngƣời sử dụng máy tính kết nối với
Internet đều có thể trao đổi thông tin với nhau. Đây là một dịch vụ mà hầu hết các
mạng diên rộng đều cài đặt và cũng là dịch vụ cơ bản nhất của một mạng khi gia nhập
Internet. Nhiều ngƣời sử dụng máy tính tham gia mạng chỉ dùng duy nhất dịch vụ này.
Dịch vụ này sử dụng giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) trong họ giao
thức TCP/IP.
Một điểm mạnh của thƣ điện tử là nó là phƣơng thức trao đổi thông tin nhanh
chóng và thuận tiện. Ngƣời sử dụng có thể trao đổi những bản tin ngắn hay dài chỉ
bằng một phƣơng thức duy nhất. Rất nhiều ngƣời sử dụng thƣờng truyền tập tin thông
qua thƣ điện tử chứ không phải bằng các chƣơng trình truyền tập tin thông thƣờng.
Đặc điểm của dịch vụ thƣ điện tử là không tức thời (off-line) - tất cả các yêu
cầu gửi đi không đòi hỏi phải đƣợc xử lý ngay lập tức. Khi ngƣời sử dụng gửi một bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
thƣ, hệ thống sẽ chuyển thƣ này vào một vùng riêng (gọi là spool) cùng với các thông
tin về ngƣời gửi, ngƣời nhận, địa chỉ máy nhận... Hệ thống sẽ chuyển thƣ đi bằng một
chƣơng trình không đồng bộ (background). Chƣơng trình gửi thƣ này sẽ xác định địa
chỉ IP máy cần gửi tới, tạo một liên kết với máy đó. Nếu liên kết thành công, chƣơng
trình gửi thƣ sẽ chuyển thƣ tới vùng spool của máy nhận. Nếu không thể kết nối với
máy nhận thì chƣơng trình gửi thƣ sẽ ghi lại những thƣ chƣa đƣợc chuyển và sau đó sẽ
thử gửi lại một lần nó hoạt động. Khi chƣơng trình gửi thƣ thấy một thƣ không gửi
đƣợc sau một thời gian quá lâu (ví dụ 3 ngày) thì nó sẽ trả lại bức thƣ này cho ngƣời
gửi. Với cơ chế hoạt động nhƣ trên thì rõ ràng đối với dịch vụ E-mail không đòi hỏi
yếu tố thời gian thực do vậy yêu cầu QoS đòi hỏi không quá lớn. Khi mạng xẩy ra tắc
nghẽn các mail có thể ngừng chuyển đi mà có thể đợi khi mạng rỗi trở lại thì thực hiện
truyền đi. Tuy nhiên một yêu cầu đối vơi E-mail đó là độ tin cậy, các gói gửi đi phải
đảm bảo đến đích và nội dung cần phải chính xác hòan toàn. Do vậy đòi hỏi mạng
không bị mất gói, hoặc khi có xẩy ra mất gói thì phải có cơ chế truyền lại an toàn do
vậy E-mail sử dụng TCP.
FTP (File Transfer Protocol) là giao thức truyền một file từ một host tới một
host khác. Hình 1.2 diễn tả tổng quan về FTP
User
Giao tiếp
ngƣời dùng
FTP
FTP Client
`
FTP Server
Server
N ƣời dùng
tại trạm
File hệ thống
local
File hệ thống
remote
Truyền file
Hình 1.2: FTP truyền file giữa các hệ thống
Dịch vụ FTP có những yêu cầu giống với dịch vụ E-mail về chất lƣợng truyền
dẫn, nó không đòi hỏi nhiều về độ trễ hay jitter, các file có thể đến đích nhanh khi có
nhiều băng thông hay chậm khi băng thông bị hạn chế nhƣng quan trọng các gói nhận
đƣợc phải đầy đủ và không có lỗi. FTP cũng sử dụng giao thức TCP để khi có mất gói
hay lỗi gói thì có sự truyền lại.
1.3.2 Ứng dụng Streaming, âm thanh hình ảnh lưu trước
Có rất nhiều ứng dụng khác nhau chạy trên nền mạng Internet nhƣ Streaming,
Stored Audio và video. Trong các ứng dụng này, các client đƣa ra yêu cầu các file âm
thanh hình ảnh nén đƣợc lƣu trữ trong máy chủ. Các file âm thanh đƣợc lƣu trƣớc có
thể gồm thu thanh bài giảng của một giáo sƣ, một bài hát, một bản giao hƣởng, nội
dung từ một kênh radio quảng bá, hoặc một đoạn ghi âm lịch sử. Các file video đƣợc
lƣu trƣớc có thể gồm có các video về một bài giảng của giáo sƣ, đủ một bộ phim, các
chƣơng trình tivi đã ghi lại từ trƣớc, phim tài liệu, các hình ảnh về các sự kiện lịch sử,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
các clip nhạc hình hay hoạt hình. Có ba đặc tính quan trọng để phân biệt các lớp ứng
dụng này.
Stored Media: các nội dung media đã đƣợc ghi trƣớc và đƣợc lƣu tại máy chủ.
Do vậy, ngƣời dùng có thể tạm dừng, tua lại và tua nhanh cũng nhƣ chọn điểm xem
của chƣơng trình. Thời gian từ khi một client đƣa ra yêu cầu đến khi hình ảnh hiện ra
tại client vào khoảng 1 tới 10 giây là có thể chấp nhận đƣợc.
Streaming: Trong hầy hết các ứng dụng âm thanh, hình ảnh một máy khách bắt
đầu hiển thị các âm thanh hình ảnh sau khi nó nhận file từ máy chủ. Bằng cách này mà
máy khách sẽ hiển thị đƣợc hình ảnh, âm thanh từ chỗ trong file trong khi nó vẫn nhận
phần còn lại của file từ máy chủ. Kỹ thuật này gọi là streaming, để tránh việc phải
dowload toàn bộ file (và phải chịu độ trễ lớn) trƣớc khi bắt đầu hiển thị ra. Có nhiều
sản phẩm phần mền phục vụ cho streaming đa phƣơng tiện, gồm có RealPlayer của
hãng RealNetwork vàWindows Media của Microsoft. Tuy nhiên cũng có các ứng dụng
nhƣ Napster yêu cầu tòan bộ file phải đƣợc dowload trƣớc khi bắt đầu hiện thị.
Continuous phayout: Khi bắt đầu hiển thị một hình ảnh, nên bắt đầu dựa vào
định thời gốc của hình ảnh. Cách này tạo ra một độ trễ đáng kể cho việc phân phát dữ
liệu. Dữ liệu phải đƣợc nhận từ máy chủ kịp thời cho việc hiển thị ở máy khách; ngƣợc
lại thì mọi thứ trở nên vô nghĩa. Trễn end to end là bắt buộc đối với streaming, stored
media thƣờng ít liên tục hơn so với các chƣơng trình trực tuyến, các ứng dụng tƣơng
tác nhƣ là thoại trên internet và hội nghị truyền hình.
1.3.3 Ứng dụng Streaming cho âm thanh, hình ảnh sống
Lớp ứng dụng này tƣơng tự nhƣ các chƣơng trình radio và tive quản bá cổ điển,
ngoại trừ việc truyền dẫn là thông qua Internet. Các ứng dụng này cho phép một ngƣời
dùng nhận live radio hoặc tivi truyền từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Có thể xen trên
Yahoo !Broadcast 2000 và Netradio 2000 trên Internet.
Bởi vì streaming của âm thanh hình ảnh sống không đƣợc lƣu trƣớc, một máy
khách không thể tua nhanh. Hơn nữa với phần dữ liệu đã đƣợc lƣu trong bộ nhớ của
máy khách, thì các hành động tƣơng tác nhƣ là dừng và tua lại là có thể thực hiện ở
một số ứng dụng. Các ứng dụng sống, quảng bá online thƣờng có nhiều máy khách
nhận cùng một chƣơng trình. Việc phân bố ânh thanh/ hình ảnh tới nhiều nơi nhận có
thể đạt đƣợc bằng kỹ thuật multicast.
1.3.4 Ứng dụng Hình ảnh âm thanh tương tác thời gian thực
Lớp ứng dụng này cho phép ngƣời dùng sử dụng âm thanh hình ảnh để kết nối
với ngƣời khác theo thời gian thực. Âm thanh tƣơng tác thời gian thực thƣờng đƣợc đề
cập tới là điện thoại Internet, theo quan điểm từ phía ngƣời dùng, nó tƣơng đƣơng nhiƣ
dịch vụ điện thoại chuyển mạch kênh cổ điển. Điện thoại internet có thể cung cấp bằng
các tổng đài nội bộ PBX, dịch vụ điện thoại đƣờng dài với giá cả thấp. Nó cũng cung
cấp cả dịch vụ tích hợp điện thoại máy tình, kết nối nhóm thời gian thực, các dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
chuyển huớng, định danh ngƣời gọi, lọc ngƣời gọi và nhiều dịch vụ khác. Hiện nay đã
có nhiều sản phẩn điện thoại Internet. Với các video tƣơng tác hay còn gọi là hội nghị
truyền hình thì có sản phẩm NetMeeting của Microsoft. Chú ý rằng các ứng dụng âm
thanh hình ảnh tƣơng tác, một user có thể nói hoặc di chuyển bắt cứ lúc nào. Với một
cuộc hội thoại tƣơng tác giữa nhiều ngƣời, trễ từ lúc một ngƣời nói và di chuyển cho
tới khi hành động đó đƣợc chuyển tới đầu nhận nên nhỏ hơn một vài trăm ms. Với âm
thanh, độ trễ nhỏ hơn 150ms là không thể cảm nhận đƣợc đối với ngƣời nghe. Độ trễ
từ 150ms tới 400ms là có thể chấp nhận đƣợc, và độ trễ lớn hơn 400ms là có thể dẫn
đến cuộc hội thoại mà các bên không hiểu nhau nói gì.
1.3.5 Ví dụ về điện thoại VOIP:
Tầng IP cung cấp các dịch vụ best-effort. Với best-effort các gói đƣợc truyền đi
từ nguồn tới đích một cách nhanh nhất có thể. Hơn nữa, best-effort không đảm bảo bất
cứ điều gì về độ trễ end to end của các gói, hay biến động trễ hay việc mất gói trong
luồng dữ liệu.
Các ứng dụng đa phƣơng tiện tƣơng tác thời gian thực, nhƣ là điện thoại
internet và hội nghị truyền hình thời gian thực thƣờng rất nhẩy cảm với trễ gói, biến
động trễ và mất gói. Chính vì vậy cần phải có các kỹ thuật để đảm bảo các ứng dụng
âm thanh hình ảnh khi truyền qua mạng mà các giá trị về trễ, jitter và mất gói không
vƣợt quá mức quy định. Chúng ta sẽ xem xét một kỹ thuật trong ngữ cảnh là ứng dụng
điện thoại Internet và trong hội nghị truyền hình thời gian thực thì cũng tƣơng tự.
Một ngƣời gọi điện trong ứng dụng VOIP sinh ra một tín hiệu âm thanh gồm có
khoảng có âm và các khoảng lặng. Để tiết kiệm băng thông, ứng dụng điện thoại
internet chỉ sinh ra các gói trong khi nói. Trong khi nói ngƣời gửi sinh ra các byte với
tốc độ 8Kbyte/s, và cứ 20 ms ngƣời gửi tập hợp các byte thành các đoạn. Bởi vậy, số
lƣợng byte trong một đoạn là (20ms).(8byte)=160 byte. Một đoạn đầu mào đƣợc gắn
vào mỗi đoạn. Các đoạn và đầu mào của nó đƣợc đóng gói trong khung UTP, rồi các
khung UTP đƣợc gửi tới giao diện Socket. Bởi vậy trong quá trình nói, một khung
UTP đƣợc gửi định kỳ 20ms.
Nếu nhƣ mỗi gói truyền tới phía nhận với độ trễ cố định, các gói đƣợc nhận ở
phía ngƣời nghe định kỳ 20ms trong quá trình nói. Trong điều kiện lý tƣởng, phía nhận
có thể nghe lại các đoạn một cách đơn giản. Nhƣng, một số gói có thể bị mất và các
gói sẽ không có cùng độ trễ, đặc biệt trong khi xẩy ra tắc nghẽn trên mạng. Vì vậy phía
nhận phải quan tâm tới việc xác định khi nào diễn tả lại đoạn và xác định làm gì với
các đoạn mất.
Hạn chế của dịch vụ Best-effort
Nhƣ đã đề cập dịch vụ best-effort có thể dẫn đến mất gói, trễ lớn và biến động
trễ lớn. Bây giời ta sẽ xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Mất gói: Giả sử một khung UDP đƣợc sinh ra bởi ứng dụng VOIP. Các khung
UDP đƣợc đóng gói trong IP packet. Khi các packet truyền đi trong mạng, nó phải đi
qua các buffer (hành đợi) trong các router để đi tới đƣờng ra. Hoàn toàn có thể là một
hoặc nhiều hàng đợi trong router bị đầy và không thể tiếp nhận các IP packet. Trong
trƣờng hợp này, các IP packet sẽ bị loại bỏ và phía nhận sẽ không thể nhận đƣợc.
Mất gói có thể loại bỏ bằng cách gửi các gói thông qua TCP mà không dùng
UDP. Bởi TCP truyền lại các gói không nhận đƣợc từ phía đích. Hơn nữa, kỹ thuật
truyền lại không phù hợp với các ứng dụng tƣơng tác thời gian thực nhƣ là VOIP bởi
vì chúng sẽ tăng độ trễ. Hơn nữa, bởi vì đặc tính điều khiển tắc nghẽn của TCP, sau
khi gói mất tốc độ truyền tại phía gửi có thể giảm và làm cho tốc độ này nhỏ hơn tốc
độ ở phía nhận. Điều này có thể có một số trở ngại trong vấn đề nhận dạng âm thanh
tại phía thu. Với lý do đó, hầu hết các ứng dụng VOIP thƣờng chạy trên UDP và
không thực hiện việc truyền lại gói tin.
Thực ra vấn đề mất gói không nghiêm trọng nhƣ chúng ra nghĩ. Thực ra, tỷ lệ
mất gói nằm trong khoảng từ 1% đến 20% có thể chấp nhận đƣợc, dựa vào cách mà
âm thanh mã hóa và truyền đi, và cách mà mất gói có thể che giấu ở phía thu. Ví dụ,
forward error correction (FEC) có thể giúp cho việc che giấu đƣợc sự mất gói. Với
FEC, các thông tin dƣ thừa đƣợc truyền cùng với thông tin gốc để mà một số dữ liệu
gốc lỗi có thể khôi phục lại từ các dữ liệu dƣ thừa. Tuy nhiên, nếu một hoặc một số
đƣờng link giữa ngƣời nhận và ngƣời gửi có tắc nghẽn, các gói mất vƣợt quá 20% thì
khó có thể đảm bảo chất lƣợng âm thanh.
Trễ end to end:
Trễ end to end là gồm có trễ xử lý và trễ hàng đợi trên router, trễ lan truyền, và
các trễ xử lý tại đầu cuối dọc theo đƣờng từ nguồn tới đích. Với những ứng dụng
tƣơng tác cao, nhƣ là VOIP, trễ end to end nhỏ hơn 150ms thì ngƣời nghe sẽ không
cảm nhận đƣợc; trễ giữa 150ms và 400ms có thể chấp nhận đƣợc nhƣng chƣa lý tƣởng;
và trễ vƣợt quá 40 ms sẽ làm hỏng các cuộc hội thoại tƣơng tác bằng âm thanh.
Biến động trễ :
Một thành phần chủ yếu đối với trễ end to end là trễ hành đợi ngẫu nghiê trong
một router. Bởi vì trễ là khác nhau trong mạng, thời gian từ lúc một gói đƣợc sinh ra ở
nguồn cho đến khi nó nhận ở phía thu có thể giao động giữa các gói với nhau. Hiện
tƣợng này đƣợc gọi là jitter.
Một ví dụ, giả sử hai gói liên tiếp nhau trong lúc phát tiếng nói đi vào ứng dụng
VOIP. Ngƣời gửi gửi gói thứ hai 20ms sau khi gửi gói thứ nhất. Nhƣng ở phía nhận,
khoảng thời gian giữa các gói có thể lên đến hơn 20ms. Để làm rõ điều này, giả sử gói
đầu tiên ở gần hàng đợi trống của router, nhƣng sau khi gói thứ nhất rời đi thì tại hàng
đợi có nhiều gói từ nguồn khác đến cùng hàng đợi đó. Do vậy gói thứ hai phải chịu độ
trễ hàng đợi lớn hơn, gói thứ nhất và thứ hai trở nên xa nhau hơn 20ms. Khoảng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
gian giữa các gói cũng có thể nhỏ hơn 20ms. Để thấy rõ điều này, lại giả sử hai gói
liên tiếp trong đó gói thứ nhất đi vào phần cuối của hàng đợi với một số lƣợng lớn các
gói, và gói thứ hai đến hàng đợi trƣớc khi các gói từ nguồn khác tới. Trong trƣờng hợp
này, hai gói đang xét sẽ ở gần kề nhau trong hàng đợi. Nếu nhƣ thời gian để truyền
một gói trong đi ra ngoài nhỏ hơn 20ms thì gói thứ nhất và thứ hai sẽ cách nhau
khoảng thời gian nhỏ hơn 20ms.
Nếu nhƣ phía nhận bỏ qua sự tồn tại của jitter, và khôi phục các đoạn nhƣ là
những gì nhận đƣợc, khi đó sẽ dẫn đến chất lƣợng âm thanh trở nên không nhận ra tại
phía thu. Tuy nhiên jitter có thể đƣợc loại bỏ bằng cách sử dụng sequence number,
timestamps và plauout delay.
Loại bỏ jitter tại đầu thu đối với âm thanh
Đối với ứng dụng âm thanh nhƣ VOIP hoặc âm nhạc theo yêu cầu, phía nhận
nên cung cấp khả năng phát đồng bộ các đoạn âm thanh khi mà vẫn tồn tại jitter mạng.
Điều này thực hiện đƣợc bằng việc kết hợp ba kỹ thuật sau :
Gán vào mỗi đoạn một số liên tục. Ngƣời gửi tăng dãy số liên tục lên một đối
với các gói tin sinh ra.
Gán cho mỗi đoạn một nhãn thời gian. Phía gửi gán mỗi đoạn một thời gian cho
mỗi đoạn đƣợc sinh ra.
Hiển thị trễ các đoạn ở phía nhận. Hiển thị trễ các đoạn âm thanh nhận đƣợc
phải đủ dài để cho các gói nhận đƣợc trƣớc khi lên lịch hiển thị. Trễ hiển thị có thể
đƣợc cố định trong khoảng thời gian trong suốt toàn bộ thời gian hội nghị, hoặc có thể
thay đổi tùy biến trong thời gian hội nghị. Các gói không đến đƣợc trƣớc khi thời gian
lên lịch hiển thị sẽ bị coi là mất; nhƣ đã đề cập, phía nhận có thể sử dụng một số dạng
nội suy tiếng nói để cố gắng làm ẩn đi sự mất gói.
Khôi phục lại gói mất:
Chỉnh sửa dữ liệu phía người gửi (Sender-Based Repair)
Một số kỹ thuật chỉnh sửa dữ liệu với sự tham gia của bên gửi luồng dữ liệu có
thể để phục hồi các gói bị mất. Các kỹ thuật này có thể chia thành hai loại: sự truyền
lại tích cực và mã hoá kênh thụ động. Mã hoá kênh thụ động lại đƣợc chia làm hai
dạng là sửa lỗi trƣớc (FEC: Forward Error Correction) và sự sắp xếp đan xen. FEC có
thể là : không phụ thuộc môi trƣờng (media-independent) hay phụ thuộc môi trƣờng
(media-specific). Sự phân loại này đƣợc thể hiện ở hình 1.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Sửa lỗi dựa trên ngƣời gửi
Chủ động Thụ động
Truyền lại Đan xen Sửa lỗi trƣớc
Phụ thuộc môi
trƣờng
Độc lập môi
trƣờng
Hình 1.3: Phân loại các kỹ thuật sửa đổi dữ liệu phía người gửi
Để đơn giản cho thảo luận tiếp theo chúng ta tách biệt khái niệm đơn vị dữ liệu
và gói dữ liệu. Một đơn vị là một khoảng thời gian dữ liệu về âm thanh, chúng đƣợc
lƣu trữ ở thiết bị đầu cuối tại công cụ audio. Một gói bao gồm một hay nhiều đơn vị
liên kết với nhau để truyền dẫn trên mạng.
- Sửa lỗi trƣớc (Forward Error Correction)
Một số kỹ thuật hiệu chỉnh lỗi trƣớc đã đƣợc phát triển để khắc phục sự mất
mát dữ liệu trong thời gian truyền dẫn. Bằng cách đƣa thêm dữ liệu vào luồng gửi đi ta
có thể phục hồi đƣợc nội dung của các gói bị mất.
+ FEC độc lập với môi trƣờng (Media-independent FEC)
Có nhiều phƣơng pháp mã hoá FEC không phụ thuộc vào dữ liệu nhƣ là mã hoá
đại số hay mã khối để thêm vào các gói tin trong quá trình truyền dẫn giúp chúng ta
hiệu chỉnh sự mất gói. Mỗi mã có một từ mã riêng và kết hợp với k gói dữ liệu để tạo
ra n-k gói kiểm tra, kết quả là số gói đƣợc truyền trên mạng là n gói.
1 2 3 4
1 2 3 4 FEC
1 2 3 4
1 2 4 FEC
Luồng gốc
Hiệu chỉnh lỗi trƣớc
Mất gói
Luồng khôi phục
Hình 1.4: Sửa đổi dữ liệu sử dụng FEC
Có rất nhiều cách mã hoá khối song ở đây chỉ đề cập đến hai cách là : mã hoá
chẵn lẻ và mã Reed-Solomon. Các cách mã hoá khối này đầu tiên đƣợc sử dụng để
phát hiện và hiệu chỉnh các lỗi trong luồng bít truyền dẫn bằng cách tạo ra các bít kiểm
tra từ các bít dữ liệu. Một luồng các gói đƣợc truyền đi chúng ta quan tâm tới sự mất
mát các gói tin của nó vì vậy chúng ta phải áp dụng cách mã hoá khối thông qua các
các bít trong các khối của các gói tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Trong mã hoá chẵn lẻ các thao tác XOR đƣợc áp dụng cho một nhóm các gói để
tạo ra các gói tin chẵn lẻ phù hợp. Trong giản đồ hình 1.4 thì cứ n-1 gói dữ liệu lại
truyền đi một gói chẵn lẻ. Với điều kiện chỉ mất một gói trong n gói dữ liệu đƣợc
truyền đi thì gói mất đó sẽ đƣợc phục hồi lại. Có nhiều cách mã hoá chẵn lẻ khác nhau
bắt nguồn từ sự tổ hợp khác nhau về XOR của các gói. Một vài cách mã hoá kiểu này
đƣợc đề cập bởi Budge và đã đƣợc tổng kết bởi Rosenberg và Schulzrinne.
Mã Reed- Solomon (RS) rất nổi tiếng về việc hiệu chỉnh các lỗi. Việc mã hoá
dựa trên thuộc tính của các đa thức. Bản chất của mã hoá RS là lấy một số từ mã và sử
dụng chúng làm hệ số của đa thức f(x).
Phƣơng pháp FEC có nhiều ƣu điểm. Trƣớc tiên, về cách mã hoá độc lập với
môi trƣờng, các thao tác của FEC không phụ thuộc vào nội dung gói tin và khi sửa
chữa sẽ lập lại chính xác vị trí của gói tin bị mất. Các thao tác tính toán nhằm khắc
phục gói tin bị mất và khôi phục chúng là rất đơn giản. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp
này là thêm độ trễ, tăng băng thông và công cụ mã hoá khó khăn.
+ FEC phụ thuộc vào môi trƣờng (Media-specific FEC)
Một cách đơn giản để chống lại sự mất gói tin là truyền mỗi khối audio trong
nhiều gói. Nếu một gói bị mất thì nội dung của gói khác có khối tƣơng tự sẽ khôi phục
lại gói bị mất đó. Nguyên lý này đƣợc minh hoạ trong hình 1.5. Cách làm này đƣợc đề
nghị bởi Hardman và Bolot và đƣợc mở rộng bởi Podolsky.
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2 4
Luồng gốc
Môi trƣờng riêng FEC
Mất gói
Khôi phục luồng
1
1 2 3
3
Hình 1.5: Sửa chữa sử dụng FEC phụ thuộc vào môi trường.
Bản sao truyền dẫn đầu tiên của dữ liệu audio đƣợc truyền nhƣ là mã hoá chính
và sau đó truyền tiếp theo nhƣ là mã hoá phụ. Ta có thể gửi lƣợc đồ mã hoá phụ giống
nhƣ lƣợc đồ mã hoá chính. Nhƣng thƣờng thì sơ đồ mã hoá phụ có băng thông nhỏ
hơn và chất lƣợng thấp hơn sơ đồ mã hoá chính.
Lựa chọn sơ đồ mã hoá là vấn đề khó khăn và phụ thuộc vào cả yêu cầu băng
thông và độ phức tạp tính toán của bộ mã hoá (Erdol sử dụng phƣơng pháp mã hóa và
giải mã thông qua việc đo và thống kê các bit 0 (zero) trong khoảng thời gian ngắn).
Ƣu điểm của việc sử dụng sơ đồ này là ít phải thực hiện tính toán và có thể nhanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
chóng đƣợc mã hoá. Hardman và Bolot đề nghị sử dụng cách mã hoá phân tích-tổng
hợp tốc độ bít thấp chẳng hạn nhƣ LPC (2,4-5,6 kb/s) và mã hoá GSM toàn tốc
(13kb/s).
Nếu bộ mã hoá chính dùng bộ xử lý mạnh để cho ta chất lƣợng vừa phải và
băng thông thấp thì bộ mã hoá phụ có thể sử dụng giống nhƣ bộ mã hoá chính. Một ví
dụ của trƣờng hợp này là bộ mã hoá G.723.1 của hiệp hội viễn thông quốc tế ITU sử
dụng một phần lớn sức mạnh tính toán của bộ xử lý cá nhân, nó cho ta độ rộng băng
thông thấp (5,3/6,3 kb/s).
Sử dụng FEC phụ thuộc vào môi trƣờng thì ta phải chịu một tiêu đề gói lớn.
Trong ví dụ sử dụng 8 kHz PCM (64 kb/s) nhƣ là sơ đồ mã hoá chính và GSM (13
kb/s ) làm mã hoá phụ thì kết quả là kích thƣớc của gói dữ liệu sẽ tăng thêm 20%.
Giống nhƣ sơ đồ FEC độc lập với môi trƣờng thì tiêu đề của FEC phụ thuộc vào môi
trƣờng có thể thay đổi. Tuy nhiên, không giống nhƣ các giản đồ mã hoá khác, tiêu đề
của gói tin trong FEC phụ thuộc vào môi trƣờng có thể giảm đi mà vẫn có thể phục hồi
đƣợc gói bị mất nhƣng với mức chất lƣợng thấp hơn. Giảm tiêu đề gói đã đƣợc sử
dụng cho các ứng dụng audio.
Khác với nhiều công nghệ phía đầu gửi khác đã đƣợc thảo luận, sử dụng FEC
phụ thuộc vào môi trƣờng có ƣu điểm là độ trễ thấp chỉ có độ trễ gói đơn đƣợc thêm
vào. Điều này phù hợp cho các ứng dụng mang tính tƣơng tác.
- Đan xen (Interleaving)
Khi kích thƣớc của khối nhỏ hơn kích thƣớc của gói tin và trễ từ đầu cuối tới
đầu cuối là không quan trọng, đan xen (interleaving) là kỹ thuật hữu ích cho việc giảm
hiệu ứng mất gói. Trƣớc khi truyền các khối đƣợc sắp xếp lại. Các khối cạnh nhau
đƣợc tách ra xa nhau với khoảng cách đảm bảo trong luồng đƣợc truyền dẫn và lập lại
thứ tự các gói tin tại bên nhận. Đan xen làm giảm hiệu ứng mất gói. Nếu cho ví dụ các
khối có chiều dài là 5ms và các gói chiều dài 20 ms (tức là 4 khối trong một gói) thì
gói thứ nhất chứa các khối 1, 5, 9, 13; các khối của gói thứ hai là 2, 4, 6, 14. Thí dụ
minh hoạ đƣợc thể hiện trên hình 1.6.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 5 9 13 2 6 10 14 3 7 11 15 4 8 12 16
1 5 9 13 2 6 10 14 4 8 12 16
1 2 4 5 6 8 9 10 12 13 14 16
Luồng ban đầu
Đan xen luồng
Mất gói
Khôi phục luồng
Hình 1.6: Các khối được đan xen trong nhiều gói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Khi xuất hiện mất một gói đơn từ dòng lƣu lƣợng đƣợc đan xen thì kết quả là
tạo ra nhiều các khe nhỏ trong dòng dữ liệu khôi phục, khác với xuất hiện một khe lớn
trong dòng dữ liệu không đan xen.
Nhƣợc điểm của đan xen là nó làm tăng thêm độ trễ. Đây là giới hạn của sử
dụng kỹ thuật cho các ứng dụng tƣơng tác. Bởi vậy nó thƣờng chỉ đƣợc sử dụng cho
các ứng dụng không tƣơng tác. Ƣu điểm chính của đan xen là nó không yêu cầu dùng
thêm băng thông cho dòng dữ liệu truyền.
- Sự phát lại gói tin (Retransmission)
Các ứng dụng audio tƣơng tác bị giới hạn độ trễ và yêu cầu trễ từ đầu cuối tới
đầu cuối nhỏ hơn 250 ms. Đây là lý do không thể sử dụng việc truyền lại cho các gói
bị mất. Nếu trễ từ đầu cuối tới đầu cuối nhỏ thì vẫn có thể chấp nhận đƣợc.
Sơ đồ multicast tin cậy đƣợc phát triển rộng khắp dựa trên việc truyền lại các
gói bị mất là SRM (Scaleble Reliable Multicast). Khi các phần tử của một SRM phát
hiện ra mất gói, nó sẽ đợi một khoảng thời gian ngẫu nhiên xác định bởi khoảng cách
từ nguồn có dữ liệu bị mất và sau đó truyền đa hƣớng các yêu cầu sửa chữa.
Trong khi các giao thức SRM và tƣơng tự sẽ phù hợp cho truyền đa hƣớng tin
cậy của dữ liệu, chúng không phù hợp cho các luồng đa phƣơng tiện chẳng hạn nhƣ là
audio. Điều này là bởi vì chúng không giới hạn trễ truyền dẫn và khắc phục gói bị mất
có thể lấy một lƣợng bất kỳ của thời gian. Một số lƣợng lớn các giao thức truyền đa
hƣớng tin cậy. Có rất nhiều các giao thức truyền đa hƣớng tin cậy đã đƣợc biết tới
nhƣng mà không phù hợp cho luồng đa phƣơng tiện do đó sẽ không đƣợc nghiên cứu ở
đây. Lý do tƣơng tự nhƣ vậy TCP là không phù hợp cho audio truyền đẫn đơn hƣớng.
Nói nhƣ vậy không có nghĩa là các giản đồ truyền lại gói tin không đƣợc sử
dụng cho luồng đa phƣơng tiện, Các giao thức có thể đƣợc sử dụng để truyền dẫn lại
nhƣng giới hạn cho phép yêu cầu truyền lại cho một khối dữ liệu. Giản đồ truyền dẫn
lại làm việc tốt khi tỉ lệ mất gói là tƣơng đối nhỏ. Khi tỉ lệ mất gói tăng lên thì yêu cầu
truyền dẫn lại gói tin tăng lên.
Việc truyền đẫn lại một khối tín hiệu audio không cần thiết phải truyền dẫn gói
tin nguồn mà khối có thể mã hoá lại với băng thông nhỏ hơn. Có sự tƣơng đồng về
truyền lại và truyền thêm thông tin dƣ thừa và một giao thức có thể có cả truyền dẫn
lại và truyền dẫn dƣ thừa thông tin. Điều này cho phép bên nhận không tham gia vào
việc xử lý các gói tin truyền lại nếu trễ xuất hiện là lớn.
Các kỹ thuật sửa lỗi phía người nhận (Receiver-based repair)
Chúng ta có một số kỹ thuật để che giấu lỗi có thể sử dụng tại bên nhận của
dòng audio và không yêu cầu sự giúp đỡ từ bên gửi. Kỹ thuật này sử dụng khi sơ đồ
phục hồi ở bên gửi thất bại trong hiệu chỉnh tất cả các lỗi hoặc khi bên gửi của dòng
dữ liệu không thể tham gia vào quá trình phục hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Sơ đồ che giấu lỗi dựa vào kết quả lặp lại gói tin bị lỗi trong luồng lƣu lƣợng
truyền dẫn. Điều này có thể thực hiện đƣợc với tín hiệu âm thanh. Kỹ thuật này sử
dụng cho luồng lƣu lƣợng có tỉ lệ mất gói nhỏ (<15%) và dùng cho các gói nhỏ (4-40
ms). Khi mà gói tin có độ dài lớn thì kĩ thuật này sẽ không áp dụng đƣợc vì nó gây lỗi
ở phía ngƣời nghe.
Phân loại kỹ thuật phục hồi phía nhận đƣợc thể hiện trong hình 1.7. Các kỹ
thuật này đƣợc phân làm 3 loại:
Sửa lỗi dựa trên
đầu thu
Chèn Nội suy Phục hồi
Nối Mô phỏng
gói
Thay thế Nội suy trạng
thái phát
Khôi phục
dựa trên mô
hình
Thay thế
bƣớc sóng
Tái tạo cƣờng độ
bƣớc sóng
Cải thiện thang
thời gian
Hình 1.7: Phân loại các kỹ thuật che dấu lỗi
Chèn: Sửa chữa trên cơ sở chèn (Insertion-Based) đƣợc thực hiện chèn bằng
cách chèn các gói lấp đầy vào các vị trí gói mất. Các gói đƣợc sử dụng để chèn có thể
là khoảng lặng, tiếng ồn hoặc gói nhận đƣợc trƣớc đó. Với kỹ thuật lặp sẽ thay thế các
gói bị mất bằng các gói ngay trƣớc gói đó. Nó có độ phức tạp thấp và thực hiện dễ
dàng. Trong một số trƣờng hợp phƣơng pháp này có thể cho kết quả tốt.
Nội suy: Phƣơng pháp này sử dụng một vài dạng tính toán và nội suy để đƣa ra
đƣợc gói tin tƣơng tự nhƣ gói bị mất. Các kỹ thuật này gặp nhiều khó khăn trong thực
hiện và yêu cầu tính toán nhiều so với sơ đồ chèn.
Tái tạo lại: Máy thu sẽ tìm cách tái tạo lại gói tin bị mất từ các gói tin nhận
đƣợc. Cách này cũng khó thực hiện nhƣng nó có thể cho kết quả tốt.
1.3.6 Các lớp dịch vụ
Dƣới đây là bảng phân ra một số loại ứng dụng phổ biến cũng nhƣ các yêu cầu
tài nguyên của chúng.
Bảng 1.2: Các ứng dụng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ
STT Tên ứng dụng Mất gói Băng thông Nhậy cảm với trễ
và jitter
1 Truyền file
FTP
Không mất gói Không đòi hỏi cố định Không
2 E-mail Không mất gói Không đòi hỏi cố định Không
3 WEB Không mất gói Không đòi hỏi cố định Không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
4 Âm thanh hình
ảnh thời gian
thực
Có thể mất gói
ở một mức
nhất định
Đòi hỏi cố định
Âm thanh: từ vài Kb
đến 1Mb
Hình ảnh: từ 10Kb đến
8Mb
Có, khoảng 100ms
5 Âm thanh hình
ảnh đƣợc lƣu
trƣớc
Có thể mất gói
ở một mức
nhất định
Đòi hỏi cố định
Âm thanh: từ vài Kb
đến 1Mb
Hình ảnh: từ 10Kb đến
8Mb
Có, khoảng vài
giây
6 Game tƣơng
tác
Có thể mất gói
ở một mức
nhất định
Có, khoảng 100ms
7 Ứng dụng tài
chính
Không mất gói Không đòi hỏi cố định Đối với các loại
giao dịch thì có.
Đối với các trao
đổi dữ liệu thì
không
Tất cả các ứng dụng đều yêu cầu một mức chất lƣợng dịch vụ nhất định, mỗi
úng dụng đều có một số đặc tính cơ bản khác nhau. Để nhận biết các các yêu cầu chất
lƣợng dịch vụ, hệ thống thƣờng nhận biết qua các lớp dịch vụ. Theo quan điểm của
ITU-T, khuyến nghị I-1541 các lớp dịch vụ đƣợc chia thành các mức nhƣ trên bảng
1.3 dƣới đây:
Bảng 1.3 : Các mức chất lượng dịch vụ
Lớp QoS Các đặc tính QoS
0 Thời gian thực, nhậy cảm với jitter, tƣơng tác cao
1 Thời gian thực, nhậy cảm với jitter, tƣơng tác
2 Dữ liệu chuyển giao, tƣơng tác cao
3 Dữ liệu chuyển giao, tƣơng tác
4 Tổn hao thấp (chuyển giao ngắn, dữ liệu video)
5 Các ứng dụng nguyên thủy của IP
Nhƣ vật tham số thời gian thực và tƣơng tác cao đƣợc đặt lên hành đầu đối với
mạng IP, phần lớn các ứng dụng thực hiện tốt trong các mạng chuyển mạch hƣớng kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
nối (chuyển mạch kênh và ATM) đáp ứng tốt đƣợc các yêu cầu này. Trong khi mạng
IP truyền thống không hỗ trợ QoS cho các dịch vụ thời gian thực.
1.4 Một số kỹ thuật hỗ trợ chất lƣợng dịch vụ
Phân loại-Nhận dạng luồng: Để cung cấp sự ƣu tiên cho một số luồng nhất định,
thì luồng phải đƣợc nhận dạng và nếu cần còn phải đánh dấu. Hai nhiệm vụ này lại
thƣờng liên quan đến việc phân loại luồng. Khi gói đƣợc nhận dạng nhƣng không đƣợc
đánh dấu, thì phân loại đƣợc gọi là trên cơ sở từng chặng. Đó là khi việc phân loại chỉ
liên quan đến thiết bị chứa gói đó mà không đƣợc chuyển tới bộ định tuyến kế tiếp.
Điều này xảy ra cùng với cơ chế xếp hàng theo yêu cầu (CQ) và xếp hàng ƣu tiên
(PQ). Khi các gói đƣợc đánh dấu cho việc sử dụng trong toàn mạng, các bit ƣu tiên IP
có thể đƣợc thết lập.
Xếp hàng: Do bản chất cụm của lƣu lƣợng audio/video/data, thỉnh thoảng lƣu
lƣợng vƣợt quá tốc độ của đƣờng truyền (hay băng thông), ở trƣờng hợp này thì bộ
định tuyến sẽ phải làm gì? Một cách để các phần tử mạng giải quyết vấn đề tràn lƣu
lƣợng là sử dụng thuật toán hàng đợi để sắp xếp lƣu lƣợng và sau đó xác định một số
phƣơng pháp để ƣu tiên ở đầu ra hàng đợi. Một số cơ chế hàng đợi hiện nay là:
Xếp hàng theo nguyên tắc vào trƣớc ra trƣớc (FIFO).
- Xếp hàng ƣu tiên (PQ).
- Xếp hàng theo yêu cầu (CQ).
- Xếp hàng theo trọng số phù hợp (WFQ).
- Xếp hàng theo tải trọng phụ thuộc vào lớp (CB-WFQ).
Mỗi thuật toán xếp hàng đƣợc thiết kế để giải quyết các vấn đề lƣu lƣợng mạng
cụ thể và có ảnh hƣởng đặc biệt lên chất lƣợng của mạng. Thuật toán xếp hàng có hiệu
lực khi xảy ra tắc nghẽn. Nếu hàng đợi không tắc nghẽn, không cần phải xếp các gói
trong hàng đợi mà phân phát trực tiếp các gói tới giao diện.
Quản lý hàng đợi: Do các hàng đợi có kích thƣớc hữu hạn nên chúng có thể bị
tràn khi ta chèn đầy lƣu lƣợng quá mức. Khi hàng đợi đầy, các gói tin đến sẽ không
đƣợc xếp vào hàng đợi mà sẽ bị bỏ đi (thậm chí đó là các gói đó có độ ƣu tiên cao).
Do đó các cơ chế quản lý hàng đợi cần thiết phải thực hiện hai việc sau:
- Đảm bảo hàng đợi không đầy để còn có chỗ cho các gói có độ ƣu tiên cao.
- Đƣa ra một số tiêu chuẩn cho phép loại bỏ các gói có độ ƣu tiên thấp trƣớc các
gói có độ ƣu tiên cao.
Tránh tắc nghẽn là một hình thức của quản lý hàng đợi. Kỹ thuật tránh tắc nghẽn
giám sát tải trọng lƣu lƣợng trên mạng nhằm cố gắng tiên đoán trƣớc và tránh xảy ra
nghẽn tại những nút cổ chai của mạng, điều này ngƣợc lại kỹ thuật quản lý tắc nghẽn,
bởi vì kỹ thuật quản lý tắc nghẽn chỉ hoạt động sau khi tắc nghẽn xảy ra. Công cụ
tránh tắc nghẽn cơ bản của Cisco là WRED .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Lập chính sách: Lập chính sách bao gồm các bƣớc sau:
- Một vài lƣu lƣợng có thể đƣợc hạn chế tới một tốc độ cụ thể.
- Những gói vƣợt quá mức quy định có thể bị huỷ hay đánh dấu đặc biệt.
Các bƣớc trong việc định dạng lƣu lƣợng:
- Lƣu lƣợng đƣợc hạn chế tới một tốc độ cụ thể đảm bảo phù hợp với các chính
sách định ra cho nó.
- Những gói vƣợt quá mức quy định sẽ đƣợc xếp vào hàng đợi chứ không bị huỷ
hay đánh dấu giống nhƣ việc lập chính sách.
Có thể sử dụng định dạng lƣu lƣợng để:
- Kiểm soát việc sử dụng băng thông hiện có.
- Thiết lập chính sách lƣu lƣợng.
- Điều phối luồng lƣu lƣợng để tránh tắc nghẽn.
Lập lịch: Lập lịch đặc trƣng về điều khiển thời gian của việc lƣu thoát gói khỏi
mỗi hàng đợi. Lập lịch liên quan mật thiết tới hàng đợi-thƣờng tại giao diện đầu ra
hƣớng tới router hoặc host tiếp theo, nhƣng cũng có thể là tại các điểm hàng đợi trong
một router. Nhƣ vậy lập lịch có nhiệm vụ đơn giản là lôi các gói ra khỏi hàng đợi
nhanh bằng khả năng kết nối có thể chuyển đƣợc. Bộ lập lịch tồn tại trong các router
có kiến trúc CQS, mỗi giao diện có một tầng bộ lập lịch chia sẻ khả năng chứa của kết
nối đầu ra giữa sự kết hợp các hàng đợi trong giao diện.
Bộ lập lịch chủ yếu cƣỡng chế quyền ƣu tiên tƣơng đối, hạn chế trễ, hoặc băng
thông chủ định giữa các lớp lƣu lƣợng khác nhau. Một bộ lập lịch có thể thiết lập băng
thông khả dụng nhỏ nhất cho một lớp đặc biệt bằng cách đảm bảo rằng các gói đƣợc
lấy ra khỏi hàng đợi có quan hệ với các lớp đó một cách thông thƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Kết luận chƣơng
Chƣơng I nói về tổng quan chất lƣợng dịch vụ trong mạng IP. Trình bày khái
niệm chất lƣợng dịch vụ, với các thông số, các nguyên tắc với những đặc tính kỹ thuật
cơ chế của nó. Ngoài ra đề cập đến một số ứng dụng thực tế và phân tích các yêu cầu
khác nhau của chúng về chất lƣợng dịch vụ. Ở các chƣơng sau sẽ trình bày chi tiết
hơn những vấn đề trình trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
CHƢƠNG II:
CÁC KỸ THUẬT ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
Nhập đề:
Sau khi kết thúc chƣơng I chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về các yêu cầu về
chất lƣợng dịch vụ trong mạng IP khi mà mạng phải hỗ trợ truyền tải cùng lúc nhiều
lại dịch vụ khác nhau. Mỗi loại dịch vụ khác nhau đều có những đòi hỏi khác nhau về
độ trễ, jitter, tỷ lệ mất gói và độ lƣu thoát. Trong chƣơng II chúng ta sẽ nghiên cứu về
những phƣơng pháp kỹ thuật đƣợc cài đặt trên các bộ định tuyến, đây là nội dung
quan trọng nhất để thể hiện trong các mô hình đảm bảo chất lƣợng dịch vụ trong
mạng IP.
2.1 Kỹ thuật đo lƣu lƣợng và mầu hóa lƣu lƣợng
Để thực hiện việc hạn chế lƣu lƣợng, các bộ định tuyến thƣờng sử dụng kỹ
thuật đo lƣu lƣợng nhằm xác định tốc độ dữ liệu đầu vào có phù hợp với tốc độ cam
kết hay không. Các khối đo lƣu lƣợng thƣờng sử dụng mô hình toán gọi là góa rò
token để xác định và hạn chế lƣu lƣợng. Mô hình gáo giò token gồm hai thành phần:
Token mang ý nghĩa về số bit đƣợc đƣa vào mạng; góa giò là nơi lƣu trữ các token và
độ sâu của gáo thể hiện kích thƣớc của gói. Có hai dạng đo lƣu lƣợng và màu hóa lƣu
lƣợng: Đánh dấu ba mầu tốc độ đơn srTCM (single rate Three Color Marker) và đánh
dấu ba mầu hai tốc độ trTCM (two rate Three Color Marker).
2.1.1 Đánh dấu ba mầu tốc độ đơn
Kỹ thuật đánh dấu ba mầu tốc độ đơn đƣợc định nghĩa trong RFC 2696,
srTCM dùng để đặt chính sách cho một luồng đơn tốc độ CIR. Nó đo tốc độ lƣu
lƣợng dựa vào kết quả đánh dấu các gói theo ba mầu. Ba mầu là xanh đỏ vàng thể
hiện tốc độ tƣơng thích tốc độ theo cấp độ giảm dần.
srTCM có hai chế độ là chế độ mù mầu và chế độ rõ mầu. Chế độ mù mầu thì
coi các gói đến không có mầu, còn chế độ rõ mầu thì các gói đến sẽ đƣợc quan tâm
tới mầu đã đƣợc đánh dấu từ trƣớc.
Mục đích của scTCM là đảm bảo tốc độ lƣu lƣợng trung bình dài hạn của
ngƣời sử dụng trong tốc độ thông tin cam kết CIR. Khoảng thời gian dài hạn không
tƣơng thích với khoảng thời gian áp dụng chính sách vì mục đích của chính sách là
xác định các luồng lƣu lƣợng vi phạm các tốc độ thỏa thuận trƣớc và đánh dấu các gói
tin để chuyển chúng đi. Do đó các gói tin sẽ chuyển đi ngay mà không lƣu lại ở bộ
định tuyến một thời gian dài để chờ CIR đƣợc xác định dựa trên thời gian dài hạn. Vì
vậy, áp dụng chính sách phải dựa trên một khoảng thời gian ngắn, sử dụng hai tham
số CBS và CIR thay cho CIR.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Hình 2.1 dƣới đây chỉ ra khoảng thời gian CBS trong CIR của tốc độ lƣu lƣợng
đầu vào đơn.
Thời gian…….
Vị trí byte
Thời gian đo CIR
Thời gian đo CBS
Hình 2.1: Khoảng thời gian đo CBS và CIR
Đánh dấu 3 mầu tốc độ đơn srTCM gồm 2 kiểu gáo token, gáo token C và gáo
token E nhƣ trên hình 2.2. Độ sâu gáo C là kích thƣớc bùng nổ cam kết CBS, gáo C
đƣợc khởi tạo đầy với số token Tc=CBS. Độ sâu của gáo E là kích thƣớc bùng nổ quá
hạn EBS. Gáo E cũng đƣợc khởi tạo đầy với số lƣợng Te+EBS. Cả hai bộ đếm token
Tc và Te đƣợc cập nhật tại tốc độ CIR, ví dụ tại thời điểm 1/CIR giây.
Gáo rò C Gáo rò E
CBS EBS
Thời gian
CIR/sec
1/CIR sec
Hình 2.2 (a): Gáo C và gáo E ở chế độ mù mầu
B byte
So sánh B
với Tc và Te
Tc >=B
Xanh Vàng Đỏ
Te>=B Te<B
Tc<B
Gói vào
không bị
đ nh dấ
Gói ra bị đánh dấu
Hình 2.2 (b): srTCM ở chế độ mù mầu
Thuật toán cập nhật của hai gáo nhƣ sau:
Tại khoảng thời gian cập nhật, nếu gáo C không đầy (Tc<CBS) thì Tc sẽ tăng
lên 1 (Tc:=Tc+1).
Nếu gáo C đầy mà gáo E không đầy (Tc=CBS và Te<EBS) thì Tc không thay
đổi và Te tăng lên1 (Te:=Te+1).
Nếu cả hai gáo đầy thì không có gáo nào thay đổi trạng thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Hình 2.2 (b) chỉ ra phƣơng pháp hoạt động của chế độ mù mầu srTCM, một
gói không đánh dấu có kích thƣớc B byte đến tại thời điểm t.
Đầu tiên, bộ đếm so sánh kích thƣớc B với token hiện thời của gáo C (Tc), nếu
gáo C đủ chỗ (B
Tc) thì gói đƣợc đánh dấu mầu xanh, Tc sẽ giảm đi một lƣợng B
(Tc:=Tc-B).
Nếu không đủ chỗ trong C (B>Tc) bộ đếm kiểm tra gáo thứ 2 (gáo E), nếu gáo
E còn đủ chỗ (B
Te) gói sẽ đƣợc đánh dấu mầu vàng và Te:=Te-B. Khi đó gáo C
không sử dụng nên Tc không thay đổi trạng thái.
Cuối cùng, nếu gáo E cũng không đủ chỗ (B>Te), gói sẽ đƣợc đánh dấu mầu
đỏ và cả Tc và Te không thay đổi trạng thái.
Hình 2.3 thể hiện chế độ họat động rõ mầu của srTCM, nó tƣơng ứng nhƣ
trong chế độ mù mầu. Các gói mầu xanh kích thƣớc B bytes đến tại thời điểm t.
Vẫn giữ mầu xanh nếu Tc
B và Tc:=Tc-B.
Đƣợc đánh dấu mầu vàng nếu Tc
B
Te và Te:=Te-B.
Đánh dấu mầu đỏ nếu Te<B và không có sự thay đổi của Te và Tc.
Mầu đầu
vào
Mầu đầu ra
Tc>=B
Tc<B
Te>=B Te<B
Đỏ Đỏ Đỏ Đỏ
Vàng Vàng Vàng Đỏ
Xanh Xanh Vàng Đỏ
Hình 2.3: srTCM ở chế độ rõ mầu
Các gói mầu vàng có thể giữ nguyên mầu vàng hoặc chuyển sang mầu đỏ và
không thể chuyển sang mầu xanh. Các gói đỏ luôn giữ mầu đỏ và không bao giờ
chuyển sang tới cấp độ mầu xanh hoặc vàng.
2.1.2 Đánh dấu ba mầu hai tốc độ
Bộ đánh dấu 3 mầu hai tốc độ đƣợc định nghĩa bởi RFC 2698. trTCM sử dụng
cho cả tốc độ thông tin đỉnh PIR và tốc độ thông tin cam kết. Giống nhƣ srTCM,
trTCM có hai chế độ họat động: Chế độ mù mầu và chế độ rõ màu. Đánh dấu 3 mầu
hai tốc độ đƣợc cấu hình bởi các chế độ hoạt động và các tham số PIR, CIR, PBS và
CBS.
Bộ đánh dấu 3 mầu hai tốc độ trTCM hoạt động với hai gáo rò: Gáo rò token C
và gáo rò token P. Gáo rò token C đƣợc dùng để điều khiển CIR và góa rò token P
điều khiển PIR.Gáo rò C trong trTCM tƣơng tự nhƣ trong srTCM, gáo rò P có độ sâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
cân bằng với kích thƣớc bùng nổ đỉnh PBS và đƣợc cập nhật tại tốc độ PIR (thí dụ tại
thời điểm 1/PIR giây nhƣ trên hình 2.4(a)).
Gáo rò C Gáo rò P
CBS EBS
Thời gian
CIR/sec
1/CIR sec
Thời gian
PIR/sec
1/PIR sec
Hình 2.4 (a): Gáo rò C và P trong trTCM
B byte
So sánh với
Tp
So sánh
với Tc
Tp>=B Tp<B
Tc<B
Tc>=B
Vàng Đỏ
Xanh Đỏ
Gói vào
không tô mầu
Gói ra tô mầu
Hình 2.4 (b): trTCM ở chế độ mù mầu
Chế độ hoạt động mù màu đƣợc mô tả trên hình 2.4(b). Giả thiết các gói không
màu có kích thƣớc B đến tại thời điểm t. Gói tin kích thƣớc B sẽ so sánh với token
trong gáo rò P.
Nếu gáo rò P không đủ chỗ (B > Tp), gói tin sẽ đƣợc đánh dấu bằng màu đỏ
bất kể C có đủ hay không.
Nếu gáo P đủ chỗ (Tp ≥ B), gói kích thƣớc B đƣợc so sánh với bộ đếm token
trong gáo C, Tc.
Nếu (Tc ≥ B), gói đƣợc đánh dấu màu xanh và Tp:=Tp-B và Tc:=Tc-B.
Nếu (Tc < B), gói đƣợc đánh dấu màu vàng và Tp:=Tp-B.
Chế độ hoạt động rõ màu chỉ ra trên hình 2.5. Giống nhƣ chế độ hoạt động của
srTCM, các gói đến không thể cải thiện cấp độ tốt hơn (luôn luôn bằng hoặc nhỏ hơn
cấp độ đƣa tới). Giả thiết các gói đã đƣợc đánh dấu màu tới:
Nếu gói đã đƣợc đánh dấu màu đỏ, gói sẽ đƣợc đánh dấu lại màu đỏ và các gáo
rò đƣợc bỏ qua.
Nếu gói đã đƣợc đánh dấu màu vàng, nó đƣợc đánh dấu màu đỏ khi B≤ Tp và
Tp:=Tp-B; đƣợc đánh dấu màu vàng nếu Tp>B.
Nếu gói đã đƣợc đánh dấu màu xanh, nó đƣợc chuyển sang màu:
Đỏ, nếu Tp<B
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Vàng, nếu Tc<B≤Tb và Tp:=Tp-B;
Xanh, nếu Tc≥B, Tp≥B và Tc:= Tc-B, Tp:=Tp-B.
Mầu ban đầu
Tp>=B
Tp<B
Tc>=B Tc<B
Đỏ Đỏ Đỏ Đỏ
Vàng Vàng Vàng Đỏ
Xanh Xanh Vàng Đỏ
Hình 2.5: Chế độ rõ mầu với trTCM
2.2 Kỹ thuật quản lý hàng đợi tích cực
Trong kỹ thuật quản lý hàng đợi tích cực gồm có 3 kiểu cơ bản: RED, WRED
và ECN. Dƣới đây, chúng ta xem xét chi tiết các kiểu hàng đợi này.
2.2.1 Kỹ thuật loại bỏ gói ngẫu nhiên sớm RED
RED phát hiện nguy cơ tắc nghẽn và loại bỏ gói ngẫu nhiên từ bộ đệm. Hình
2.6 thể hiện sơ đồ nguyên lý hoạt động của kỹ thuật loại bỏ gói ngẫu nhiên sớm. Nhƣ
chỉ ra trên hình, phần quan trọng nhất của RED là dự đoán tắc nghẽn và hồ sơ loại bỏ
gói.
Khối dự đoán
tắc nghẽn
Hồ sơ loại bỏ
gói
Bộ loại bỏ gói
% bộ đệm đầy
α
Xác suất loại gói
pChiều dài
hàng đợi tức thời
N
X X
Kích thước bộ đệm B
Chiều dài hàng đợi N
X Gói loại bỏ ngẫu nhiên
X
Các gói vào
Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của RED
Chức năng của khối dự đoán tắc nghẽn là đánh giá lƣu lƣợng trong bộ đệm
theo thời gian và phát hiện khả năng tắc nghẽn.
Tiếp cận đơn giản nhất là dựa vào chiều dài hàng đợi (N) và xác định trạng
thái tắc nghẽn dựa trên cơ sở hàng đợi đầy (so sánh với kích thƣớc bộ đệm (B)).
Một phƣơng pháp khác sử dụng để dự đoán tắc nghẽn là dựa trên thuật toán
tính toán thời gian trung bình của hàng đợi, đầu ra của khối dự đoán tắc nghẽn là
chiều dài hàng đợi trung bình trọng số (nN). Mặc dù nó phản ánh độ dài hàng đợi hiện
thời, nhƣng (nN) không phải là chiều dài hàng đợi thực tế mà là phép đo cho hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
tƣợng tắc nghẽn. Gọi α là phần trăm (%) bộ đệm sử dụng đƣợc tính theo công thức
sau:
B
nN
Công thức (2.1)
Trong đó, B là kích thƣớc bộ đệm
Hồ sơ loại bỏ gói là một phƣơng pháp tham chiếu giữa % bộ đệm đầy và xác
suất loại bỏ gói, khi α đạt một giá trị nào đó thì RED đƣợc kích hoạt, khi α đạt giá trị
lớn nhất (<100%) thì xác suất loại bỏ gói bằng 1. Cơ chế loại bỏ gói chuyển sang theo
phƣơng pháp cắt đuôi lƣu lƣợng.
% bộ đệm đầy
100%α max
% bộ đệm
hiện thời
α min
RED kích hoạt
0%
1
Xác suất loại bỏ gói
RED Kết thúc và loại
bỏ đuôi
Hình 2.7: Hồ sơ RED
2.2.2 Kỹ thuật loại bỏ gói sớm theo trọng số WRED
Kỹ thuật loại bỏ gói sớm theo trọng số WRED là kỹ thuật loại bỏ gói sớm
RED với nhiều hồ sơ loại bỏ gói. Thay vì sử dụng một hồ sơ loại bỏ gói cho tất cả các
hàng đợi, WRED sử dụng nhiều hồ sơ loại bỏ gói cho một hàng đợi (Ví dụ, 3 hồ sơ
loại bỏ gói khác nhau có thể sử dụng cho 3 màu của các gói).
2.2.3 Thông báo tắc nghẽn hiện ECN
Phƣơng pháp thông báo tắc nghẽn hiện ECN đƣợc ứng dụng cho các lƣu lƣợng
TCP, ECN đƣợc đề xuất từ năm 1999 trong RFC 2481 nhƣ là một bổ sung trong kiến
trúc IP. Hình vẽ 2.8 dƣới đây chỉ ra phƣơng pháp ECN. Trong ECN, tắc nghẽn đƣợc
thông tin tới các hệ thống kết cuối bằng cách đánh dấu trong trƣờng hợp chức năng
đặc biệt của tiêu đề IP và TCP với các chỉ thị tắc nghẽn thay vì loại bỏ gói. Một thuật
toán tƣơng tự nhƣ trong kỹ thuật loại bỏ gói sớm đƣợc thực hiện để chỉ ra ngƣỡng và
thời điểm thông báo tắc nghẽn.
ECN yêu cầu đánh dấu trên cả hai tiêu để IP và TCP. ECN sử dụng hai bit dự
phòng trong tiêu đề TCP và hai bit dự phòng trong tiêu đề IP. Hai bit dự phòng cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
cùng trong 8 bit của trƣờng kiểu dịch vụ ToS trong tiêu đề IPv4 và 8 bit trƣờng phân
lớp lƣu lƣợng trong IPv6 sử dụng để đánh dấu ECN.
Thuật toán RED
ECN
Xác suất loại gói
p
Chiều dài
hàng đợi tức thời
N
X X
Chiều dài hàng đợi N
X Gói ngẫu nhiên với chỉ thị tắc nghẽn
Các gói vào
X
Hình 2.8: Khái niệm ECN
2.3 Lập lịch gói
Lập lịch gói điều khiển đặc trƣng thời gian của việc lƣu thoát gói khỏi mỗi
hàng đợi - thƣờng tại giao diện đầu ra hƣớng tới router hoặc host tiếp theo, nhƣng
cũng có thể là tại các điểm hàng đợi trong một router. Các router truyền thống chỉ có
một hàng đợi đơn trên một giao diện kết nối đầu ra. Nhƣ vậy lập lịch có nhiệm vụ đơn
giản là chuyển các gói ra khỏi hàng đợi nhanh bằng khả năng kết nối có thể chuyển
đƣợc.
Các hàng đợi
Lập lịch gói
Phân loại
gói
Cổng ra 1
Các hàng đợi
Lập lịch gói
Phân loại
gói
Cổng ra m
.
.
.
Đường ra
Đường ra
Cổng vào 1
Cổ g và n
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Hình 2.9: Biểu đồ khái niệm của Lập lịch gói
Hình 2.9 là sơ đồ khái niệm của lập lịch gói. Lập lịch gói đƣợc áp dụng cho
mỗi đầu ra cơ sở, các gói đi đến các cổng vào (từ 1 đến n) trƣớc tiên đƣợc định tuyến
đến các cổng ra (từ 1 đến m) dựa vào bảng định tuyến của router. Với mỗi cổng ra,
các gói đƣợc phân loại gói và đƣợc xếp hàng trên các hàng đợi trƣớc khi đi qua bộ lập
lịch gói.
Dƣới đây là một số phƣơng pháp lập lịch gói phổ biến sẽ đƣợc đề cập:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
- Vào trƣớc ra trƣớc (First-in-first-out FIFO).
- Hàng đợi ƣu tiên (Priority queuing PQ).
- Hàng đợi công bằng (Fair-queuing FQ).
- Vòng tròn trọng số Robin (Weighted Round Robin WRR).
- Hàng đợi công bằng có trọng số (Weight Fair Queuing WFQ).
- WFQ dựa trên lớp (CBWFQ).
2.3.1 FIFO
FIFO đƣợc trình bày trong hình 2.10. FIFO là kỹ thuật mặc định khi không có
mặt thuật toán lập lịch gói đặc biệt nào. Với FIFO, các gói đƣợc xếp hàng trong một
hàng đợi đơn theo thứ tự đến của chúng và đƣợc gửi đi trên các liên kết ra theo cùng
trình tự trong hàng đợi của chúng. Từ việc gói đến trƣớc là gói đƣợc phục vụ trƣớc,
hàng đợi FIFO cũng đƣợc biêt đến là hàng đợi đến trƣớc phục vụ trƣớc.
Lập lịch gói
Phân loại
gói
Cổng ra Hàng đợi FIFO
Các luồng vào
IP Router
Hình 2.10: FIFO
Ƣu điểm lớn nhất của FIFO là sự đơn giản. Không thuật toán đặc biệt nào cần
thiết để cài đặt FIFO. Nó chỉ cần một bộ đệm có thể lƣu các gói đến khi chúng đến và
gửi đi theo cùng một trình tự.
FIFO đối xử công bằng với tất cả các gói, theo đó nó thích hợp nhất với các
mạng best effort. Nhƣợc điểm lớn nhất của FIFO là nó không phân biệt (hay có khả
năng phân biệt rất hạn chế) các lớp lƣu lƣợng. Bởi vì FIFO không cung cấp sự phân
biệt các lớp, tất cả các luồng lƣu lƣợng đều chịu mức tắc nghẽn nhƣ nhau
2.3.2 Hàng đợi ưu tiên PQ
FIFO đặt tất cả các gói trong một hàng đợi đơn mà không quan tâm đến sự
phân biệt các lớp lƣu lƣợng. Một cách đơn giản để phân chia các lớp là sử dụng hàng
đợi ƣu tiên. Trong phƣơng pháp PQ, N hàng đợi đƣợc tạo ra nhƣ trong hình 2.11 với
thứ tự ƣu tiên xếp từ 1 đến N. Thứ tự sắp xếp đƣợc xác định bởi thứ tự ƣu tiên và nhờ
đó có các gói trong các hàng đợi ƣu tiên cao hơn. Các gói trong hàng đợi thứ j đƣợc
xử lý chỉ khi không có gói nào trong bất kỳ 1 hàng đợi nào có ƣu tiên cao hơn, cụ thể
các hàng đợi từ 1 đến j-1. Ví dụ, nếu 1 gói đến bất kỳ hàng đợi nào ở trên hàng j, ví
dụ hàng j-3, trong khi đó bộ sắp xếp đang ở hàng j, bộ sắp xếp nhảy tới hàng j-3, cụ
thể, không có thứ tự nào thiết lập trƣớc nhƣ thứ tự vòng quay robin sử dụng trong các
kỹ thuật lên lịch gói khác đƣợc thảo luận sau đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Các hàng đợi
Lập lịch gói
Phân loại
gói
Cổng ra
Ưu tiên 1
Ưu tiên 2
Ưu tiên N
Các luồng vào
.
.
.
IP Router
Hình 2.11: Hàng đợi ưu tiên (PQ)
Nhƣ trong FIFO, ƣu điểm cơ bản của PQ là sự đơn giản của nó: nó cung cấp
một định nghĩa đơn giản để tạo ra sự phân chia các lớp lƣu lƣợng. Nhƣợc điểm cơ bản
của PQ là PQ có thể gây ra hiện tƣợng đƣợc gọi là sự “thiếu đói” của các hàng đợi có
ƣu tiên thấp. Nhƣ tên gọi của hiện tƣợng đã gợi ý, nếu các hàng đợi có ƣu tiên cao
hơn luôn có các gói đƣợc xử lý, thì các hàng đợi có ƣu tiên thấp có thể không bao giờ
có cơ hội để gửi gói đi: các hàng đợi ƣu tiên thấp có thể bị hoàn toàn mất khả năng
truy nhập tới băng thông của các cổng ra. Vì nguy cơ của vấn đề thiếu đói, phải cẩn
thận khi áp dụng PQ.
PQ đặc biệt phù hợp nếu các lƣu lƣợng ƣu tiên cao chỉ chiếm một phần nhỏ
trong toàn bộ lƣu lƣợng của các hàng đợi. PQ thích hợp cho việc tạo ra các hàng đợi
chuyên dụng cho các lƣu lƣợng thời gian thực, nhƣ thoại và video qua IP bởi PQ luôn
cố gắng đạt đƣợc chất lƣợng nhƣ các mạng chuyển mạch kênh. Lƣu lƣợng thời gian
thực nhƣ thoại và video thông thƣờng sử dụng UDP. Việc sử dụng PQ cho lƣu lƣợng
TCP là không hợp lý bởi vì đặc tính của TCP khi xảy ra tắc nghẽn sẽ thực hiện truyền
lại nen có thể làm nghiêm trọng hơn vấn đề “thiếu đói” cho các lƣu lƣợng khác trong
các hàng đợi khác.
2.3.3 Hàng đợi công bằng FQ
Một phƣơng pháp hàng đợi khác đƣa ra đối với việc phân chia các lớp lƣu
lƣợng là hàng đợi công bằng FQ, hay còn biết đến nhƣ là xếp hàng dựa trên luồng lƣu
lƣợng. Với hàng đợi FQ, các gói đến đƣợc phân loại vào N hàng đợi. Mỗi hàng đợi
đƣợc chỉ định 1/N băng thông của cổng ra. Bộ lập lịch ghé thăm các hàng đợi tùy
thuộc vào việc bỏ qua các hàng đợi rỗng của trình tự vòng quay robin. Mỗi khi bộ lập
lịch ghé thăm một hàng đợi, một gói của hàng đợi đó đƣợc chuyển đi.
Hàng đợi FQ đơn giản. Nó không yêu cầu 1 kỹ thuật phân phát băng thông
riêng biệt. Nếu một hàng đợi mới đƣợc thêm vào N hàng đã có sẵn để tạo ra một lớp
lƣu lƣợng mới, bộ lập lịch tự động điều chỉnh băng thông cho mỗi hàng đợi thành
1/(N+1) băng thông của cổng ra. Tính đơn giản này là ƣu điểm cơ bản của FQ.
Hàng đợi FQ có hai nhƣợc điểm chính. Đầu tiên, khi băng thông của cổng ra
đƣợc chia đều cho N hàng đợi thành 1/N, nếu các lớp lƣu lƣợng đến có yêu cầu băng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
thông khác nhau, hàng đợi FQ sẽ không thể phân phối băng thông của cổng ra cho các
luồng đến tùy theo yêu cầu băng thông của chúng đƣợc.
Thứ hai, khi toàn bộ một gói đƣợc chuyển đi mỗi khi bộ lập lịch ghé thăm một
hàng đợi không cần quan tâm đến kích thƣớc gói tin, kích thƣớc gói tin sẽ tác động
đến sự phân phối băng thông thực tế giữa các hàng đợi mặc dù mỗi hàng đợi đƣợc
chia đều là 1/N. Ví dụ, nếu 1 hàng đợi cụ thể phục vụ các gói có kích thƣớc lớn hơn
các hàng đợi khác, hàng đợi đó sẽ chiếm lấy nhiều hơn 1/N băng thông đƣợc chia sẻ
của cổng ra. Điều này đƣợc minh họa trong hình 2.12.
Phân bố đều băng hông
50%
50%
50%
50%
Phân bố không đều băng thông
Hình 2.12: Ảnh hưởng của kích thước gói với phân bố băng thông
2.3.4 Vòng quay trọng số Robin (WRR)
Hàng đợi WRR đƣa ra để giải quyết vấn đề thứ nhất trong hai nhƣợc điểm của
FQ đã đƣợc thảo luận trong phần 2.3.3, đó là FQ không có khả năng phân phối băng
thông đầu ra cho các lớp lƣu lƣợng đến tùy theo yêu cầu của chúng. Hàng đợi WRR
chia băng thông đầu ra cho các lớp lƣu lƣợng đến tùy theo yêu cầu băng thông của
chúng. Hàng đợi WRR cũng đƣợc biết đến nhƣ hàng đợi dựa trên lớp hay hàng đợi
điều chỉnh.
Hình 2.13 trình bày về WRR. Đầu tiên, các luồng lƣu lƣợng đến đƣợc phân
nhóm vào m lớp và băng thông cổng ra đƣợc phân bố cho m lớp tùy theo trọng số
thích hợp đƣợc xác định bởi yêu cầu băng thông của m lớp. Trọng số có thể nâng lên
tới 100%:
Lớp 1
Lập lịch gói
Phân loại
gói
Số lượng
các hàng
đợi FQ
Cổng ra
Lớp i
Lớp m
N1
Ni
Nm
Thứ tự
Round Roubin
.
.
.
.
.
.
W1
Wi
Wm
IP Router
Các luồng
gói vào
Hình 2.13: WRR
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
m
i
iW
1
= 100% (Công thức 2-2)
Trong đó m là số lớp lƣu lƣợng và Wi là phần trăm trọng số của lớp i. Trong
mỗi lớp, các luồng riêng biệt đƣợc sắp xếp bởi FQ. Ni biểu hiện số lƣợng FQ trong
lớp i, tổng số FQ trong trình tự WRR đƣợc đƣa ra trong công thức sau đây:
WRR =
m
i
iN
1
(Công thức 2-3)
trong đó m là tổng số lớp lƣu lƣợng.
Nhƣ trình bày trong hình 2.13, hàng đợi WRR bao gồm 2 lớp lập lịch vòng
quay robin. Đầu tiên, các lớp 1 đến m đƣợc ghé thăm bởi bộ lập lịch trong trình tự
vòng quay robin. Hay ta còn coi chúng là tầng vòng quay robin đầu tiên. Khi bộ lập
lịch làm việc với một lớp cụ thể, hàng đợi FQ của lớp đó đƣợc ghé thăm bởi bộ lập
lịch trong trình tự vòng quay robin, đó là tầng vòng quay robin thứ hai.
Phần trăm băng thông cổng ra đƣợc phân cho lớp i, cụ thể là trọng số cho lớp i,
Wi, có thể thực hiện bởi việc chỉ rõ lƣợng thời gian đƣợc sử dụng của bộ sắp lịch với
lớp i. Ví dụ, giả sử là lớp i đƣợc cho 20% băng thông của cổng ra, cụ thể Wi =20%,.
Bộ xếp lịch phải sử dụng 20% thời gian trong khi tầng vòng quay robin đầu tiên quay
vòng với lớp i. Trong khi bộ xếp lịch làm việc với lớp i, nó sử dụng 1 lƣợng cân bằng
thời gian với mỗi hàng đợi trong số Ni hàng đợi FQ, cụ thể là 1/Ni. Vì vậy, trọng số
đƣợc cấp phát cho mỗi hàng đợi FQ riêng biệt trong lớp i là:
Wij = Wi *(1/Ni) (Công thức 2-4)
trong đó Wi là trọng số của lớp i, Ni là số hàng đợi FQ trong lớp i, và Wij là
trọng số của hàng đợi thứ j trong lớp i. Công thức trên có thể đƣợc viết là :
Wij = Wi * wij (Công thức 2-5)
trong đó wij là phần trăm phân phối (trọng số) băng thông của lớp i cho hàng
đợi thứ j trong lớp i, và hàng đợi FQ phân cho các hàng đợi 1 trọng số bằng nhau:
wij = 1/Ni (Công thức 2-6)
Và công thức sau cũng đúng:
Wi =
N i
i
iiw
1
(Công thức 2-7)
Bằng việc sử dụng các Wi, hơn là sự chia đều 1/m, hàng đợi WRR có thể tạo ra
m lớp lƣu lƣợng với nhu cầu băng thông cổng ra khác nhau, nhờ đó khắc phục đƣợc
nhƣợc điểm của hàng đợi FQ đã thảo luận trong phần 2.3.3.
2.3.5 Hàng đợi công bằng có trọng số WFQ
WRR đã giải quyết nhƣợc điểm thứ nhất của FQ, nhƣng WRR không giải
quyết đƣợc nhƣợc điểm thứ hai của FQ, đó là ảnh hƣởng của kích thƣớc gói tới băng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
thông chia sẻ, vì WRR sử dụng hàng đợi FQ bên trong các lớp. Phƣơng pháp hàng
đợi công bằng có trọng số WFQ chú tâm vào nhƣợc điểm này của FQ. Trong hàng
đợi WFQ, cũng giống nhƣ FQ, các luồng lƣu lƣợng vào đƣợc nhóm vào m hàng đợi;
tuy nhiên, băng thông của cổng ra bị phân phối tới m hàng đợi tùy thuộc vào trọng số
thích hợp đƣợc xác định bởi yêu cầu băng thông của m lớp thay vì chia đều, và trọng
số có thể lên tới 100%:
%100
1
m
i
iW
(Công thức 2-8)
trong đó m là số lớp lƣu lƣợng trong hàng đợi WFQ và Wi là phần trăm trọng
số của lớp i. Trong phƣơng pháp hàng đợi FQ, mỗi hàng đợi gửi đi trọn vẹn một gói
tin khi bộ lập lịch ghé thăm. Trong phƣơng pháp hàng đợi WFQ, bộ lập lịch gửi đi
các gói từ các hàng đợi dựa trên cơ sở thứ tự đã đƣợc tính toán thời gian hoàn tất gói.
Hàng đợi WFQ cố gắng làm gần đúng một mô hình lý thuyết biết đến nhƣ bộ lập lịch
vòng quay robin trọng số theo bit (weighted bit-by-bit) đƣợc trình bầy trong hình
2.14.
Lập lịch gói
Phân loại
gói
IP Router
Các luồng
gói vào
Bộ ghép
gói
Cổng ra
Các hàng đợi
Bít cuối
cùng
gói 1
Bít cuối
cùng
gói M
Bít cuối
cùng
gói j
Gói 1
Gói 2
Gói M
Hình 2.14: Vòng quay Robin trọng số theo từng bít
Lập lịch gói
Phân loại
gói
IP Router
Các luồ g
gói vào
Ứớ lượng
thời g an kết
thúc gói
Pij
Cổng ra
Các hàng đợi
. . .
. . .
. . .
.
.
.
.
.
.
Hình 2.15: WFQ
Nhƣ đã trình bày trong hình vẽ, bộ lập lịch vòng quay robin trọng số theo bit
ghé thăm các hàng đợi trong thứ tự vòng quay Robin; tuy nhiên, mỗi lần ghé thăm, bộ
lên lịch chỉ lấy đi từ hàng đợi 1 bit; bộ ghép gói sẽ thu thập tất cả các bit của 1 gói,
khi gói đã đƣợc ghép lại, nó sẽ đƣợc gửi đi. Do đó, 1 gói có kích thƣớc lớn phải đợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
lâu hơn để đƣợc ghép lại. Bộ lập lịch bit-by-bit này chỉ là 1 mô hình lý thuyết và nó
không thực tế.
Hình 2.15 mô tả về hàng đợi WFQ. Hàng đợi WFQ tính toán thời gian kết thúc
của các gói và gửi chúng tới cổng ra theo thứ tự thời gian hoàn thành đã đƣợc tính
toán bởi bộ lập lịch.
2.3.6 Hàng đợi công bằng có trọng số dựa trên cơ sở lớp (CB WFQ)
Hình 2.16 trình bày về hàng đợi công bằng có trọng số dựa trên cơ sở lớp CB
WFQ. Trong hàng đợi CB WFQ, cũng nhƣ trong WRR, các luồng lƣu lƣợng vào
đƣợc nhóm vào m lớp và băng thông cổng ra đƣợc phân phối tới m lớp tùy thuộc vào
trọng số thích hợp đƣợc xác định bởi yêu cầu băng thông của m lớp, trong đó trọng số
có thể tăng đến 100%:
m
i
iW
1
%100
(Công thức 2-9)
trong đó m là số lớp lƣu lƣợng và Wi là phần trăm trọng số của lớp i. Theo
điểm này, hàng đợi CBWFQ và WRR là nhƣ nhau. Sự khác nhau là ở trong mỗi lớp.
Với hàng đợi CB WFQ, trong một lớp, các luồng riêng biệt đƣợc lên lịch bởi hàng đợi
WFQ, trong khi đó với hàng đợi WRR, chúng đƣợc lên lịch bởi hàng đợi FQ.
Lớp 1
Lập lịch gói
Phân loại
gói
Số luợng
hàng đợi
WFP
Cổng ra
Lớp i
Lớp m
N1
Ni
Nm
Thứ tự
Round Roubin
.
.
.
.
.
.
W1
Wi
Wm
IP Router
Các luồng
gói vào
Hình 2.16: CB WFQ
Biểu thị số hàng đợi WFQ trong lớp i là Ni, tổng số hàng đợi WFQ trong hàng
đợi CB WFQ đƣợc tính theo công thức sau:
Tổng số hàng đợi FQ trong hàng đợi CB WFQ =
m
i
iN
1
(Công thức 2-10)
trong đó m là tổng só lớp lƣu lƣợng. Băng thông cấp cho lớp i đƣợc phân phối
giữa Ni hàng đợi trong lớp i tùy thuộc vào trọng số thích hợp, wij. Trọng số cấp cho
hàng đợi WFQ j trong lớp i đƣợc cho bởi công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Wij = Wi * wij (Công thức 2-11)
trong đó
Wi - là phần trăm phân phối (trọng số) băng thông cổng ra cho lớp i
wij – là phầm trăm phân phối (trọng số) băng thông lớp i cho hàng đợi thứ j
trong lớp i
Wij – là phần trăm phân phối băng thông cổng ra cho hàng đợi thứ j trong lớp i
Ni – tổng số hàng đợi trong lớp i
m – số lƣợng lớp
Tống của các trọng số (của cổng ra chia sẻ) của các hàng đợi trong 1 lớp bằng
trọng số (của cổng ra chia sẻ) của lớp đó:
Wi =
iN
j
ijW
1
(Công thức 2-12)
2.4 Trafic Shaping
Traffic shaping là thay đổi tốc độ luồng lƣu lƣợng đến để điều chỉnh tốc độ
theo cách mà luồng lƣu lƣợng ra chuyển tiếp trôi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc541.pdf