Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909

Tài liệu Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909: LUẬN VĂN: Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909 Lời nói đầu Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển . Để đạt được mục tiêu đó, cần có nỗ lực của Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế. Một nhân tố quan trọng, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế là phải có một cơ sở hạ tầng tiên tiến hiện đại. Ngành xây dựng cơ bản là một trong những ngành kinh tế lớn (Ngành cấp I) của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất – kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá) tạo ra động lực phát triển nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kể từ khi nước ta chuy...

pdf48 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909 Lời nói đầu Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển . Để đạt được mục tiêu đó, cần có nỗ lực của Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế. Một nhân tố quan trọng, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế là phải có một cơ sở hạ tầng tiên tiến hiện đại. Ngành xây dựng cơ bản là một trong những ngành kinh tế lớn (Ngành cấp I) của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất – kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá) tạo ra động lực phát triển nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến, tăng trưởng cao, kích thích phát huy nội lực của nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt cần phải quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh,làm ăn có lãi, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để đạt được điều đó, điều đầu tiên,quan trọng nhất là phải quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh,hạ giá thành sản phẩm . Doanh nghiệp cần đề ra phương hướng, biện pháp quản lý riêng, phù hợp với ngành nghề, đặc điểm kinh doanh, điều kiện của doanh nghiệp mình Qua quá trình học tập nghiên cứu tại Học Viện Tài Chính Hà Nội và thời gian thực tập tai công ty cổ phần Sông Đà 909, có một vấn đề rất tâm đắc và chọn làm đề tài chuyên đề của mình là: Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909 Chuyên đề được trình bày theo 3 phần : Phần I : Những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế thị trường Phần II : Tình hình thực tế quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sông đà 909 Phần III : Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ gía thành sản phẩm của công ty cổ phần Sông Đà 909 CHƯƠNG I Những vấn đề cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lăp trong nền kinh tế thị trường I – Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1 . Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh (luật doanh nghiệp 1999). Các loại hình doanh nghiệp chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng và phong phú . Hiện nay,có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau. Nếu dựa vào tính chất sở hữu người ta chia doanh nghiệp thành :  Doanh nghiệp nhà nước  Doanh nghiệp tập thể ( bao gồm hợp tác xã, liên hiệp các hợp tác xã và tổ hợp tác )  Công ty (bao gồm : công ty hợp danh, công ty góp vốn đơn giản,công ty TNHH một thành viên, công ty trách nhiệm từ 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần)  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội 2. Những đặc điểm về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế, môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước có sự thay đổi cơ bản sau : * Các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình mà không có sự phân biệt về thành phần kinh tế . Điều đó tạo ra môI trường kinh doanh bình đẳng và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp . Mặt khác, tạo sự găn bó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh cuối cùng của mình. Khuyến khích các doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh *Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn chịu sự chi phối một cách bình đẳng bởi các quy luật của nền kinh tế thi trường, đó là các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh trạnh . Sự tác động của hệ thống các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thi trường hình thành cơ chế thị trường tự vận động, tự điều chỉnh. Yêu cầu cơ bản của quy luật giá trị là sự trao đổi ngang giá của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hoá phải được xác định dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết . Điều đó đòi hỏi người sản xuất muốn có lợi nhuận siêu ngạch thì phải tìm mọi biện pháp hạ chi phí cá biệt so với mức chi phí chung của xã hội Sự tác động của quy luật cung cầu cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì quy luật cung cầu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội . Thông qua tín hiệu về sức mua,và gía cả trên thi trường các doanh nghiệp sẽ năm bắt tình hình cung cầu các loại sản phẩm . Đây là điều kiện cơ bản dẫn đến sự thành đạt trong kinh doanh cuả mỗi doanh nghiệp vì nó giúp cho doanh nghiệp ra được các quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh nhăm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cạnh tranh là một quy luật kinh tế quan trọng tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp . Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai thác triệt để những lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh , sự cạnh tranh này có thể diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh doanh song quan trọng nhất là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm . Doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm cao, giá bán hợp lý sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh như chiếm thị phần rộng lớn tăng uy tín với khách hàng, tăng doanh thu m tăng lợi nhuận tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển quy mô sản xuất theo chiều rộng lẫn chiều sâu *Kinh tế thị trường vừa tạo thời cơ vừa chứa đựng nhiều nguy cơ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới cuối thế kỷ 20 hiện nay và cả trong tương lai đã tạo ra thời cơ mới và cả những thách thức mới với tất cả các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào nhanh nhạy dám đi đầu trong đổi mới kỹ thuật ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất phù hợp với xu hướng tiêu dùng của xã hội sẽ có khả năng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, thắng thế trong cạnh tranh tạo ra bước nhảy vọt về chất của doanh nghiệp . Ngược lại doanh nghiệp nào bảo thủ trì trệ không biết chớp thời cơ sẽ tụt hậu do sản phẩm sản xuất ra không được thị trường chấp nhân dẫn tới sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và phá sản . Bên cạnh đó theo xu hướng quốc tế hoá hiện nay ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư, tranh thủ vốn , công nghệ của nước ngoài nhằm nâng cao trình độ quản lý . Do đó doanh nghiệp nào sớm hội nhập được thì có điều kiện phát triển mạnh mẽ còn ngược lại có nghĩa là doanh nghiệp tự đào thải mình ra khỏi quỹ đạo của sự phát triển kinh tế . Tuy nhiên, để phát triển được bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì nhà nước cũng cần tạo ra một môi trường đầu tư ổn định thuận lợi cho các doanh nghiệp bằng các công cu thuế, thị trường chứng khoán, kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý . Đồng thời nhà nước cũng cần tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp bằng cách không ngừng ban hành sửa chưả bổ sung tiến tới hoàn thành các luật như luật đầu tư chứng khoán *Trong nền kinh tế thị trường lợi ích kinh tế trở thành động lực mạnh mẽ là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với các doanh nghiệp . Lợi nhuận được xem là mục tiêu là khát vọng của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh tranh vơí nhau là vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật, phải tôn trọng người tiêu dùng không vì lợi ich riêng của doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho người nhà nước và các bạn hàng *Trong nền kinh tế thị trường phân phối lợi ích kinh tế không chỉ tuân theo lao động mà còn tuân theo giá trị Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động ( căn cứ vào số lượng chất lượng đóng góp để trả lương ), Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chủ trương tiền tệ hoá tiền lương để sau một thời gian ngắn có thể trả lương cho công nhân theo đúng tính chất và đủ về mặt lượng của tiền lương . Tìên lương là giá cả của hàng hoá sức lao động khi chế độ tiền lương chưa thực hiện một cách đầy đủ thì cơ chế phân phối lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp phải thể hiện sự quan tâm tới người lao động thông qua trích lập sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi nhằm tạo nguồn thu nhập bổ sung cho người lao động Trong nền kinh tế thị trường vốn cho sản xuất kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp . Vì vậy, trong phân phối lợi ích kinh tế doanh nghiệp không chỉ phân phối theo lao động mà còn phân phối theo giá trị góp vốn của bên tham gia . Đây chính là một trong những đặc điểm về môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường . Như vậy với mục đích kiếm lời người có vốn cũng không cần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mà chỉ góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp là có thể đạt được mục đích 3 . Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh xây lắp Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập , nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân . Công tác xây dựng cơ bản thông thường do các doanh nghiệp xây lắp nhận giao thầu . Ngành sản xuất kinh doanh xây lắp có các đặc đIểm chủ yếu sau : - Sản phẩm xây lắp là công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc - Sản phẩm xây lăp cố định tại nơi sản xuất, các đIều kiện sản xuất như : Vật liệu, máy thi công, lao động phải di chuyển theo địa đIểm thi công xây lắp công trình - Hoạt động sản xuất xây lắp thường tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của đIều kiện tự nhiên, thiên nhiên ảnh hưởng tới quản lý tàI sản vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng tới tiến độ thi công - Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các hạng mục công trình các giai đoạn của hạng mục công trình hay nhóm hạng mục công trình .Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng công trình hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình - Sản phẩm xây lăp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận của chủ đầu tư từ trước II – Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp 1 . Khái niệm Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải huy động và sử dụng các nguồn tài lực, vật lực ( lao động, vật tư , tiền vốn ….) Để thực hiện công việc sản xuất kinh doanh của mình : Từ công việc mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm . Như vậy, trên góc độ doanh nghiệp chi phí kinh doanh la biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong một thời gian nhất định Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí tìm ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm . Để quản lý sản xuất kinh doanh một cách chặt chẽ, quản lý thực hiện các định mức kinh tế - kĩ thuật tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng khoản mục chi phí cần thiết phảI phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo những tiêu thức nhất định 2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 2.1 - Phân loại chi phí theo yếu tố Căn cứ nội dung tính chất kinh tế của chi phí để phân loại . Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm các loại sau : - Nguyên nhiên vật liệu : Là toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, các thiết bị lắp đặt, xây dựng cơ bản ... mà doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định - Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích trên lương theo quy định của nhà nước ( Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ lần lượt là 2%, 2% . 15% trích trên lương ) - Chi khấu hao tài sản cố định : Trong qúa trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn . Một bộ phận tương ứng với giá trị hao mòn đó chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định . Thông thường, các doanh nghiệp trích khấu hao hàng năm theo phương pháp tuyến tính cố định . Mức trích khấu hao hàng năm được tính bằng cách lầy nguyên giá của từng loại tàI sản cố định chia cho số năm sử dụng ước tính của tài sản cố định đó . Sau đó cộng lại để xác định mức trích khấu hao của toàn doanh nghiệp trong năm - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các khoản chi t rả về các loại dịch vụ mua ngoài như : tiền đIện, tiền nước, tư vấn, quảng cáo, đIện thoại - Chi phí bằng tiền khác : là các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí quy định như trên như : Thuế môn bài thuế đất chi phí tiếp tân, chi phí dự thầu, chi phí bàn giao quyết toán công trình , .. . Đặc đIểm của cách phân loại này là dựa trên hình thái nguyên thuỷ bỏ vào chi phí sản xuất , không phân biệt chi phí đó được bỏ vào đâu . mục đích gì Theo cách phân loại này có tác dụng trong công tác chi phí cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh gía tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn hay sử dụng lao động 2.2 – Phân loại chi phí theo mục đích công dụng Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí , địa đIểm phát sinh chi phí để phân loại chi phí thành những khoản mục nhất định : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Gồm những chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp - Chi phí sử dụng máy thi công : Là toàn bộ chi phí về tiền lương của nhân viên vận hành, tiền nhiên liệu sửa chửa tiền khấu hao tàI sản cố định, tiền thuê máy thi công, chi phí máy thi công không phảI là tàI sản cố định . Chi phí này gồm toàn bộ chi phí phát sinh khi sử dụng máy thi công tại công trình - Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm tiền lương trả cho người lao động trực tiếp, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương ,các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, trích trên lường cơ bản của công nhân sản xuất ( theo tỷ lệ lần lượt là 15%, 2%, 2 % ) - Chi phí sản xuất chung : Gồm chi phí phát sinh ở các đội sản xuất bao gồm : chi phí cho bộ máy quản lý tại công trình, các chi phí phục vụ sản xuất chung cho toàn công trình, chi phí về công cụ, dụng cụ như đà giáo, cốt pha… - Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ bao gồm : chi phí xúc tiến ký kết hợp đồng, chi phí bàn giao quyết toán công trình . . . - Chi phí quản ly doanh nghiệp : Bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính, các chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất của toàn doanh nghiệp . Cụ thể khoản mục chi phí này gồm : chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước ( Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn ) của càn bộ quản lý, cán bộ hành chính, tiền khấu hao tài sảna cố định dùng chung cho doanh nghiệp, thuế phí, lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác . Do đặc điểm của ngành xây dựng nên chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ được tập hợp sau đó phân bổ cho từng công trình hạng mục công trình theo những tiêu thức nhất định Phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục , là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau 2.3 – Phân loại dựa theo mối tương quan giữa chi phí và khối lượng công tác xây lắp thực hiện : Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành : - Chi phí biến đổi ( khả biến ): Là những chi phí có mối liên quan tỷ lệ thuận với công tác xây lắp . Thuộc loại chi phí này gồm có : Chi phí vật liệu xây dựng, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí cố định ( bất biến ): Là những chi phí không phụ thuộc vào khối lượng công tác xây lắp hoàn thành, cũng như không phụ thuộc vào mức độ sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp xây lăp . Tinh bất biến ở đây mang tính tương đối và giữ nguyên trong một khoảng thời gian nhất định tương ứng với quy mô sản xuất nhất định . Khi quy mô sản xuất thay đổi thì chi phí này cũng thay đổi tương ứng . Thuộc loại này có : Lãi vay dài hạn, khấu hao tàI sản cố định, . . . Theo cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình biến động của chi phí nhất là đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó đề ra được phương hướng, biện pháp để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm 2.4 – Phân loại dựa theo phương pháp tập hợp chi phí cho đối tượng chịu chi phí , chi phí sản xuất được chia ra : - Chi phí trực tiếp : Là chi phí có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất sản phẩm . Chi phí này được tập hợp trực tiếp vào gía thành sản phẩm là : Các công trình, hạng mục công trình hay giai đoạn công trình - Chi phí gián tiếp : là chi phí sản xuất có liên quan gián tiếp tới việc sản xuất ra sản phẩm và được phân bổ cho các sản phẩm sản xuất ra theo tiêu thức nhất định . Bao gồm : khấu hao tàI sản cố định, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, ... Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn, hợp lý, chính xác III – Giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định Trong ngành xây dựng, giá thành sản phẩm được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình riêng biệt . Giá thành công trình, hạng mục công trình được xác định bằng cách : Z = V + MTC + NC + C Trong đó : Z là: giá thành xây lắp của công trình hạng mục công trình V là: chi phí vật tư trực tiếp MTC là: chi phí sử dụng máy thi công NC là : chi phí nhân công trực tiếp C là : chi phí sản xuất chung Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Đối với doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doanh chỉ tiêu này giữ một vai trò đăc biệt quan trọng thể hiện : - Là thước đo hao phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh, - Là công cụ quan trọng của một doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như trong tính đúng đắn của những giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động chất lượng sản xuất tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Phát hiện nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý, hợp lệ để có biện pháp loại trừ - Là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách giá cả : Đối với ngành xây lắp già thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bằng tiền để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo thoả thuận với bên chủ đầu tư . Khối lượng công tác xây lắp là khối lượng công việc tính theo chỉ tiêu hiện vật nằm trong thiết kế công trình . Khối lượng công tác xây lắp có thể là toàn bộ khối lượng công tác xây lắp của công trình hoàn chỉnh , cũng có thể là khối lượng công tác đã thi công đạt tới một đIểm dừng kỹ thuật hợp lý có thể tiến hành nghiệm thu bàn giao Như vậy, về bản chất chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm là hai kháI niệm giống nhau : Chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá . Tuy vậy giữa chi phí và giá thành cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau : + Nói đến chi phí sản xuất là xét đến hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là nói đên mối quan hệ của chi phí đến quá trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, hoàn toàn đến một giai đoạn nhất định . Đó là hai mặt của một quá trình sản xuất cua doanh nghiệp + Về mặt lượng chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có sự khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu ky , cuối kỳ . Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức kháI quát sau : Z = D dk + C - Dck Trong đó : Z là tổng giá thành sản phẩm C là : tổng chi phí sản phẩm đk, D ck là trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ  Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm . Việc tính giá thành là công việc chủ yếu, quan trọng để tính toán được chính xác giá thành sản phẩm thì phảI tập hợp chi phí một cách chính xác đầy đủ kịp thời . Vì từ số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được người ta dùng những phương pháp nhất định để tính toán ra giá thành sản phẩm và ngược lại dựa vào phân tích giá thành sản phẩm để xem xét tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất trong thời kỳ nhất định . Nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm đảm bao cho gía thành được tính một cách đúng đắn, kịp thời, chính xác Trong công tác quản lý sản xuất xây lắp cần phải phân biệt được các loại giá thành sau đây : - Giá thành dự toán : Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình . Giá thành dự toán được xác định dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của nhà nước. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ỏ phân lãi định mức : Giá dư toán của công trình,hạng mục công trình = giá thành dự toán của công trình,hạng mục công trình + lãi định mưc Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất theo đơn đạt hàng thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, tức là người bán (nhà thầu xây dựng )và ngươi mua (nhà đầu tư )được biết rõ từ đâu . nhà thầu xây dựng không thể bán sản phẩm xây dựng nhận thầu ấy cho người khác được .do đó trong giá nhận thầu (giá hợp đồng )phải bao gồm đủ các chi phí và thêm cả thuế VAT và lãi định mức Giá thành kế hoạch của công trình hạng mục công trình = Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình - Mức hạ giá thành kế hoạch Giá thành thực tế : là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định . giá thành thực tế được tính dựa trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ . - Giá thành xây lắp gồm các khỏan mục chi phí : + Chi phí vật liệu trực tiếp . + Chi phí nhân công trực tiếp . + Chi phí sửa dụng máy thi công . +Chi phi sản xuất chung . - Giá thành sản phẩm tiêu thụ bao gồm : + Giá thành xây lắp . + Chi phí bán hàng . +Chi phí quản lý doanh nghiệp . - Giá trị quyết toán công trình : Giá thành quyết toán là toàn bộ chi phí hợp lý đã thực hiện trong quá trình xây lắp để đưa công trình vào khai thác sử dụng . trong quá trình thi công công trình do đòi hỏi của yêu cầu thực tiễn, nhiều khi khối lượng công tác xây lắp thường có sự sai lếch so với dự toán ban đầu .chỉ những khối lượng công tác sau đây mới được quyết toán . + Do chủ đầu tư quyết định thay đổi chủ trương xây dựng dẫn đến thay đổi thiết kế làm tăng, giảm khối lượng xây lắp . + Khi tiến hành thi công công trình do đòi hỏi của điều kiện thực tế dẫn đến bổ xung bản vẽ thi công làm ảnh hưởng đến công tác xây lắp . + Do bóc tách khối lượng xây lắp từ thiết kế thừa hoặc thiếu dẫn đên tăng giảm khối lượng xây lắp . Giá trị quyết toán được lập căn cứ vào khối lượng công tác xây lắp theo quyết toán đơn giá dự đoán ban đàu ( hoặc điều chỉnh trong các điều khoản hợp đồng ) . Giá thành quyết toán công trình bao gồm : chi phí trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công (nếu có), và chi phí chung trong giá trị quyết toán của công trình . Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh va quản lý của các doanh nghiệp xây lắp mà chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp có mọt số khác biệt : giá thành công trình lắp đạt thiết bị, không bao gồm giá trị bản thân thiết bị đưa vào lắp đặt . Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm :Giá trị vật kết cấu và giá trị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị truyền hơi ấm, điều hoà nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn . 3.1 – Sự cần thiết của việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm chú trọng tới công tác quản lý chi phí . vì các lý do đó : Nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực chất của nó đều gây ra những khó khăn trong quản lý và đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp . Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định nghiã xã hội chủ nghĩa, để tạo điều kiên cho sự phát triển cho nền kinh tế đảng và nhà nước đã có những chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế như : Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, …. Chính sách thu hồi vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó là sự phát triển của các ngành kinh tế không ngừng mở rộng quy mô năng lực sản xuất . một lượng vốn ngày càng tăng trong ngành kinh tế được đầu tư cho xây dựng cơ bản . Để quản lý chạt chẽ nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhà nước đã ban hành điều lệ quản lý đầu tư, một trong những số đó là quy chế đấu thầu mà nội dung của nó quy định đối với gần như hầu hết các công trình trước khi dao cho các doanh nghiệp xây lắp thi công phải thông qua các tổ chức đấu thầu . Do đo khi tham gia đấu thầu các doanh nghiệp xây lắp muốn giành được lợi thế cạnh tranh của mình chiến thắng trong đấu thầu buộc phải hạ thấp giá thầu gần sát với giá thành tiêu thụ sản phẩm . cơ sở để hạ thấp được giá thầu chính là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm . Như vậy điều cần thiết quyết định có tính sống còn đối với các doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện hiện nay là phải tăng cường quản lý chi phí , hạ giá thành sản phẩm, giành thăng lợi trong đấu thầu . Trong ngành xây dựng cơ bản để đảm bảo nâng cao hiệu quả vôn đàu tư xây dựng vốn cơ bản, các công cụ đièu tiết vĩ mô của nhà nước hướng vào việc quản lý chạt chẽ nguồn vốn đầu tư, nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước . chính điều này đã làm cho giá trị dư đoán của công trình xây dựng rất sát với chi phí ma doanh nghiệp xây lắp bỏ ra để hoàn thành công việc đó . Do đó vấn đề đạt ra với các doanh nghiệp xây lắp là phải quản lý chi phí, hạ giá thành sản phảm để kinh doanh có lãi là đặc biệt quan trọng . Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập, lấy thu bù chi làm ăn có lãi cần thiết phải quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh . Từ những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc hạch toán kinh doanh đó là tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi . Đây là yêu cầu tất yếu, phương hướng và biện pháp cơ bản lâu dài để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là phải tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm xây lắp Do đặc điểm của ngành xây dựng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm xây lắp . có thể quy lại thành hai nhân tố : 3.2.1 – Nhóm các nhân tố khách quan - Các nhân tố về điều kiện tự nhiên : Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng, hầu hết các công trình xây dựng đều nằm ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên . Mỗi công trình xây dựng nằm trên một địa hình thuỷ văn, khí tượng khác nhau do đó để tránh những sự cố xẩy ra phải lập các biện pháp quản lý thi công thích hợp, trích lập dự phòng tài chính, mua bảo hiểm đề phòng sự cố xẩy ra, đảm bảo an toàn cho công trình và doanh nghiệp . chính điều này cũng làm tăng lên giá thành xây lắp của mỗi công trình . -Địa điểm, mặt bằng xây dựng : Mỗi công trình xây lắp ở những địa điểm khác nhau, thời gian thi công khác nhau thường có chi phí thi công xây lắp khác nhau, cho dù có cùng thiết kế giống nhau . Đia điểm, mặt bằng xây lắp ảnh hưởng tới giá thành công trình vì nó ảnh hưởng tới khả năng tập kết nguyên vật liệu, khả năng di chuyển máy móc thi công, việc trông coi bảo quản nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị …. - Thời gian và tiến độ thi công : các công trình xây dựng thường có thời gian thi công dài . Đối với công trình xây dựng, với bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới thời gian và tiến độ thi công sẽ dẫn đến sự biến động của các khoản chi phí . Khi tiến độ thi công chậm, kéo dài thời gian xây dựng sẽ dẫn đến sự tăng lên của những chi phí có tinh chất cố định . - Các nhân tố thuộc về thị trường : Do đặc điểm của ngành xây dựng, các công trình xây dựng dược phân bố trên những vùng lãnh thổ khác nhau, nên thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm xây lắp cũng rất khác nhau : Đối với thị trường vật tư, nhiên liệu, động lực : nếu công trình nằm gần nơi cung ứng vật tư, có nhiều nguồn cung cấp để lựa chọn thì sẽ có thể mua được vật tư với giá rẻ hơn, có khả năng hạ thấp chi phí vận chuyển bốc dỡ bảo quản, những hao phi trong khi vận chuyên, giảm khối lượng vật tư dự trữ từ đó tiết kiệm giảm chi phí sản xuất . Đối với máy móc thi công cũng vậy, khả năng cung cấp máy móc xây dựng trên thị trường, giá thuê máy, chi phí di chuyển máy thi công tới công trường và các chi phí kèm theo cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm xây lắp . +Đối với thị trường lao động :Khi xem xét nhân tố này ảnh hưỏng tới giá thành sản phẩm xây lắp người ta xem xét các mặt về khẳ năng cung cấp số lượng và chất lượng lao động ở khu vực thi công công trình ( do yêu cầu của công tác xây lắp nhiều khi phát sinh nhu cầu phảI thuê lao động hợp đồng ngắn hạn tại địa phương nơi thi công công trình ) . Chi phí tuyển mộ lao động và di chuyển lao động tới địa điểm thi công, đơn giá tiền lương bình quân ngày ở những thị trường . 3.2.2 Các nhân tố chủ quan : Doanh nghiệp có tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ được giá thành sản phẩm hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp, bao gồm : -Trình độ tổ chúc sản xuất . - Trình độ sử dụng lao động . -Trình độ sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu, đông lục . -khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất và mức độ trang bị kỹ thuật công nghệ vào sản xuất . -Trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp . Việc xem xét, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy được nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó đề ra các phương hướng, biện pháp để khuyến khích, đông viên các nhân tố tích cực, hạn chế, loại bỏ các nhân tố tiêu cực . 3.3 Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 3.3.1 Các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp đối với quản trị chi phí là phải đảm bảo tiết kiệm chi phí kinh doanh . tiết kiệm chi phí kinh doanh đó chính là việc khai thác và sử dụng cấc nguồn vốn một cách hợp lý, không lãng phí, sử dụng các loại vốn kinh doanh một cách hợp lý, đúng tính chất của nó, đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất . Muốn tiết kiệm chib phí phải tăng cường công tấc quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp . phải lập kế hoạch chi phí, dùng thước đo tiên tệ tính toán trước cho mọi chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch . phải thường xuyên rút kinh nghệm, phát hiện những khoản chi không hợp lý, không hiệu quả từ đó tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí . phải luôn xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra . Khi lập kế hoạch chi phí phải tính toán được trước mọi chi phí: Trong kỳ doanh nghiệp sẽ sử dụng những nguồn nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định kết cấu tốii ưu các nguồn vốn, đảm bảo hai yêu cầu là : Chi phí sửa dụng các nguồn tài trợ đó là thấp nhất và phải đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp . Sau đó lên kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh một cách tiết kiệm hiệu quả nhất . đây là một công việc rất quan trọng, cần phải lên kế hoạch một cách đúng đắn làm cơ sở đưa ra các biên pháp quản lý chi phí kinh doanh . Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tiến hành : Phân biệt các loại sản xuất kinh doanh : Điều đó giúp cho nhà quản lý nhận thức và đánh giá được sự biến động của từng loại chi phí . - Đối với các khoản chi về nguyên, nhiên, vật liệu : Thông thường những khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm . Nếu tiết kiệm những khoản chi này sẽ có tác dụng rẩt lớn đến hạ giá thành sản phẩm . Chi phí nguyên, vật liệu phụ thuộc vào hai nhân tố: số lượng nguyên, vật liệu tiêu hao và đơn gia nguyên, vật liệu . Phải xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật, các định mức tiêu hao vật tư tiên tiến, phù hợp với doanh nghiệp và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật cho phép . - Đối với các khoản chi về lao đông : Doanh nghiệp cần xây dựng mức lao đông hợp lý, khoa học đến từng người, từng bộ phận và định mức tổng hợp phù hợp với những thông lệ mà nhà nước đã hướng dẫn và ban hành . Tổ chức lao đông một cách khoa học hợp lý đúng người, đúng việc động viên lòng nhiệt tình yêu nghề, phat huy hết khả năng sáng tạo của công nhân có chính sách đào tạo, năng cao tay nghề, từ đó đưa năng suất lao động lên cao . - Doanh nghiệp, xây dựng đơn giá tiền lương, thường xuyên kiểm tra định mức lao đông, đơn giá tiền lương . Đảm bảo mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương một cách hợp lý . xác định tổng quỹ lương của doanh nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . - Tiếp kiệm chi phí tiền mặt, chi phí giao dịch tiếp khách thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải hêt sức chú ý tới khoản chi này . Những khoản chi này rất khó kiểm tra kiểm soát và rất bị lạm dụng . Doanh nghiệp cần tự xây dựng các định mức chi tiêu phù hợp, mọi khoản chi phải có chúng từ hợp lý, hợp lệ, phải gán với kết quả kinh doanh và không được vượt quá mức khống chế tối đa theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, các khoản chi hoa hồng môI giới căn cứ vào hiệu quả do khoản chi đó mang lại . 3.3.2 Hạ giá thành sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý giá thành sản phẩm : Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm . Trên góc độ doanh nghiệp việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiên : -Hạ giá thành sản phẩm là phương hướng cơ bản, lâu dài để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Hạ giá thành sản phẩm là môt trong những nhân tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm . Trong ngành xây dựng, sản phẩm xây dựng được thoả thuận từ trước giữ chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp thông qua đấu thầu . Để chiến thắng trong đấu thầu doanh nghiệp buộc phải có giá dự thầu thấp hơn các đối thủ . Trong điều kiện doanh thu đã được xác định trước như vậy, để tăng lợi nhuận cho từng công trình thì doanh nghiệp phải hạ được giá thành xây lắp . - Hạ giá thành sản phẩm có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất, do đã tiết kiệm được chi phi kinh doanh * Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản ký chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệo sản xuất sản phẩm so sánh được thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất ra, do đó việc hạ giá thành của loại sản phẩm này có ý nghĩa quyết định đối với việc hạ giá thành sản phẩm . Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây lắp, mỗi công trình thi công ở những thời điểm khác nhau, thiết kế khác nhau, thời gian thi công khác nhau, sản phẩm mang tính đơn chiếc nên giá thành của từng công trình cũng khác nhau, thậm chí cùng một thiết kế giống nhau nhưng ở những địa điểm thi công khác nhau thì giá thành cũng khác nhau . … Vì thế, để phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp xây lắp dựa trên hai chỉ tiêu : Mức hạ ( Mz ) và tỷ lệ hạ (Tz ) chỉ có thể áp dụng cho tưng công trình xây lắp riêng biệt . Bằng cách so sánh giữa giá thành dự toán với gía thành kế hoạch ( xác định nhiệm vụ hạ giá thành cho công trình đó ), so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành quyết toán ( xác định thực tế tình hình hạ giá thành, sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của khối lượng công tác xây lắp phát sinh thêm ) sau đó, so sánh nhiệm vụ hạ giá thành và tình hình thực tế hạ giá thành . Qua đó xác định doanh nghiệp có hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành hay không, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề ra các phương pháp quản lý đúng đắn, hiệu quả hơn . Cách xác định : Mz Mz = Zl, K –Zd, q ; Tz = Zd Trong đó : Zl, K giá thành thực tế của công trình thực tế và kế hoạch Zd, q giá thành dự toán và quyết toán của công trình Xác định cho từng công trình cụ thể và tiến hành đánh giá chung mức hạ giá thành, tỷ lệ hạ giá thành của công trình, đòng thời đánh giá từng khoản mục chi phí (chi phí vật liệu, chi phí nhân công, ….), đánh giá từng loại chi phí trong khoản mục ( chẳng hạn, với khoản mục vật liệu trực tiếp đẻ thi công công trình gồm : sắt, xi măng, vôi, cát ….) Ngoài ra, để đánh giá chất lượng công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành (Ts%), cách xác định chỉ tiêu : Ts% = *100 p z Trong đó : p – là lợi nhuận thuần của công trình Z - giá thành sản phẩm xây lắp công trình Chỉ tiêu này được xác định cho từng công trình cụ thể riêng biệt Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng giá thành thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Để tăng tỷ suất lợi nhuận giá thành thì phải hạ được giá thành sản phẩm . 3.3.3 Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm xây lắp : Trong hoạt động kinh doanh, một yêu cầu khách quan đặt ra cho cac doanh nghiệp là : Tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm . Để thực hiện được điều này, các nhà quản trị tài chính phảI thấy được các nhân tố tác động để hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình . đó là : - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất là nhân tố cực kỳ quan trọng, cho phép các doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh . Đối với ngành xây dựng, được áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, toạ điều kiện nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh - Tổ chức lao động và sử dụng con người : là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm . Đối với các doanh nghiệp xây lắp, sử dụng nhiều lai động, việc quản lý là khá phức tạp và khó khăn, thêm vào đó do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành, địa bàn sản xuất phân tán, … Trên cơ sở đó nhà quản trị doanh nghiệp phải tổ chức lao đông một cách khoa học, hợp lý, tạo ra sức kết hợp giữa các yếu tố sản xuất, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, giảm thời gian ngừng việc . Điều quan trọng nhất là phải biết bố trí đúng người, đúng việc, khơi dậy lòng nhiệt tình hăng say lao động, phát huy sáng kiến, … trong mỗi người làm cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp . Vấn đề này đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phảI co trình độ tổ chức, xây dựng kỷ luật, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân, biết động viên một cách kịp thời thoả đáng, quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của mỗi người . - Tổ chức sản xuất và tài chính : tổ chức tốt quản lý sản xuất và quản lý tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm . Đối với ngành xây dựng do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nên ngoài các biện pháp quản lý chung như các ngành khác, các doanh nghiệp xây lắp còn có một số đặc điểm quản lý riêng như + Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, phức tạp, địa điểm khác nhau nên doanh nghiệp cần đưa ra phương pháp quản lý và tài chính riêng cho từng công trình riêng biệt . + Thời gian thi công thường dài, vì thế việc tổ chức quản lý sản xuất và tài chính phải phối hợp với nhau một cách ăn khớp . Tìm nguồn tài trợ tối ưu, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, khi đã được cung ứng vốn thì phải tiến hành tổ chức sản xuất đúng tiến độ, chất lượng đúng thiết kế, khối lượng đúng kế hoạch để nhanh chóng hoàn thành bàn giao, thanh toán thu hồi vốn đàu tư, trang trải các khoản nợ, … + Phải có các giải pháp tài chính dự phòng cho từng công trình, để giảm rủi ro cho doanh nghiệp . 3.4 Giám đốc tài chính trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm . Đây là chức năng vốn có của tài chính doanh nghiệp . Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp cần thực hiện công tác kiểm tra bằng đồng tiền, các công trình xây dựng nhằm thúc đẩy các đội nhận khoán, thi công công trình sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch . Cấp vốn cho các tổ đội sản xuất dưới dạng vốn tạm ứng, thực hiện cấp tạm ứng theo nhu cầu của công việc xây lắp, thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, việc sử dụng vốn . Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, đẩy nhanh tiến độ thi công, ngăn chặn những chi phí vượt định mức . Trên cơ sở đó ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp . Để thực hiện tốt chức năng giám đốc tài chính, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, kết hợp với việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên, định kỳ, đột xuất, công tác thi công ở các công trình . Cần thiết phải kiểm tra tài chính đối với từng khoản mục chi phí . - Đối với khoản mục vật tư : Đây là khoản mục chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản phẩm . Tiết kiệm chi phí vật tư có ảnh hưởng lớn tới hạ giá thành sản phẩm . Đây là trọng tâm trong công tác quản lý chi phí sản xuất . Mức tiêu hao vật tư phụ thuộc vào hai nhân tố : Định mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư . Để giảm định mức tiêu hao vật tư cần phải sử dụng tiết kiệm, giảm hao hụt trong các khâu của quá trình sản xuất . Doanh nghiệp cần xây dựng định mức tiêu hao cho từng loại vật tư, định mức hao hụt, đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các định mức kinh tế – kỹ thuật tiên tiến . Về giá cả vật tư là do quy định của thị trường, để giảm được chi phí vật tư doanh nghiệp cần phải lựa chọn được bạn hàng cung cấp uy tín, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản thấp nhất . -Đối với khoản mục chi phí nhân công : Để hạ thấp chi phí này trong các doanh nghịêp thường đẩy nhanh tiến độ thi công, năng cao năng suất lao đông, đảm bảo nâng cao đời sống của công nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp . Nghĩa là, cần phải giải quyết được hai yêu cầu : tăng năng suất lao đông, tăng lương cho công nhân và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương . Để đạt được điều đó nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra được các giải pháp tổ chức sử dụng lao đông, có chế độ khuyến khích vật chất, hứa hẹn khả năng thăng tiến cho người lao đông, … - Đối với khoản mục chi phí tổng hợp : Bao gồm chi phí giao dịch, tiếp khách, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác …Đây là những khoản chi rất khó kiểm soát và rất dễ bị lạm dụng . Việc kiểm tra tài chính đối với khoản mục này là rất quan trọng . Để kiểm tra được khoản mục này cần phải xây dựng định mức chi tiêu theo tỷ lệ % trên doanh thu, mọi khoản chi phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ, phải xem xét đánh giá xem lợi ích của các khoản chi đó mang lại có tương xứng với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không . Kết luận : Tóm lại, để quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải am hiểu đặc điểm kinh doanh của doanh nghịêp mình, tiến hành phân loại chi phí, thấy được sự cần thiết của việc quản lý chi phí, xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí và giá thành sản phẩm . Từ đó đưa ra các phương hướng, biện pháp quản lý phù hợp với doanh nghiệp mình . Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình . CHƯƠNG II Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sông đà 909 I - Đặc đIểm chung về công ty cổ phần Sông Đà 909 1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Sông Đà 909 Công ty cổ phần Sông Đà 909 là thành viên của công ty Sông Đà 9 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà, được thành lập theo quyết định số 995 ngày 25/7/2003 của bộ xây dựng . Trụ sở chính đóng tại toà nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội Công ty cổ phần Sông Đà 909 hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần, trước có tên là xí nghiệp Sông Đà 903 ( là thành viên của doanh nghiệp nhà nước – công ty xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 9 hay công ty Sông Đà 9 ). Thành lập theo giấy phép kinh doanh số 05 TT / TCT/TCLĐ ngày 23/12/1998 của tổng công ty xây dựng Sông Đà tại phường Tây Mỗ – Văn Mỗ – Hà Đông – Hà Tây Qua 6 năm hoạt động công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và hoạt động, hiện nay công ty đã có 3 xí nghiệp và 2 đội đóng trên nhiều địa bàn khác nhau .Ngay từ khi thành lập công ty đã được giao nhiệm vụ thi công quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn và công trình đường tránh Thường Tín – Cỗu Giẽ . Cho đến nay công ty đã hoàn thành các công trình xây dựng như : công trình Hà Nội – Lạng Sơn, công trình Cầu GIẽ, công trình nước sốt Hà Tĩnh, công trình Sesan 3, công trình quốc lộ 10 TháI Bình, công trình Nam Ô - Hồ Truồi . . . NgoàI ra công ty còn đang tham gia thi công xây dựng các công trình thuỷ đIện Sơn La và Bản vẽ Nghệ An Dưới sự lãnh đạo của ban đIều hành có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình cùng đội ngũ kỹ sư lành nghề, với hệ thống trang thiết bị hiện đại của công ty ngày càng mang lại lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều vốn cổ đông, đồng thời công ty cũng có thể giành được những công trình có tầm cỡ lớn 2 . Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần Sông Đà 909 Theo quyết định số 995 ngày 25/7/2003 và quyết định của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần Sông Đà 909 về việc quy định đIều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, công ty cổ phần Sông Đà 909 có nhiệm vụ sau : - Nhận thầu công trình xây dựng công nghiệp, Bưu đIện, công trình thuỷ lợi giao thông đường bộ các cấp sân bay bến cảng, cầu cống công trình hạ tầng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp công trình đường dây trạm biến thế, thi công san lấp nền móng xử lý nền móng đât yếu, công trình xây dựng cấp thoát nướcgia công lắp đặt đường ống công nghiệp và hệ thống đIện lạnh, trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm các loại, nhận thầu các công trình bằng khoan nổ mìn - Kinh doanh xây dựng các loại : + Kinh doanh gạch ngói, cát sỏi, xi măng, tấm lợp, đồ dùng trong xây dựng và trong tiêu dùng khác + Kinh doanh nhập khẩu thiết bị công nghiệp xây dựng, kinh doanh nhập khẩu tư liệu xây dựng, tư liệu tiêu dùng +Kinh doanh vận tảI hàng hoá  Về quyền hạn : - Công ty được phép ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoàI nước, đầu tư liên doanh liên kết - Được tiếp nhận vốn cổ đông, - Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam - Được thế chấp quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty tại ngân hàng Việt Nam theo quy định của pháp luật - Tự hạch toán và tổ chức sản xuất kinh doanh  Về nghĩa vụ : - Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của pháp luật - Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ tài sản, môi trường an ninh quốc gia - Phải có nghĩa vụ thông báo, khai báo tài chính hàng năm các thông tin đánh giá phải khách quan, và đúng đắn về hoạt động của công ty theo đúng quy định của pháp luật - Phải có nghĩa vụ nộp thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định - Chia cổ tức cho các cổ đông 3 – Tổ chức hoạt động của công ty 3.1 – Tổ chức hoạt động cuả công ty cổ phần Sông Đà 909  Tổ chức lao động Là công ty xây lắp thực hiện thi công các công trình xây dựng và thuỷ đIện ở nhiều nơi đòi hỏi công ty cần một số lượng công nhân lớn, ngoài việc sử dụng lao động ngay tại địa phương nơi công ty thi công các công trình công ty còn cần có đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao . Sau 6 năm thành lập số lượng công nhân của công ty ngày càng tăng . Tính đến năm 2004 tổng số công nhân trong công ty là 480 người . Trong đó có 65 nhân viên quản lý 400 công nhân và thợ kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ  Tổ chức kinh doanh : Công ty cổ phần Sông Đà 909 có 2 xí nghiệp : - Xí nghiệp I : Đóng tại Sơn La, chuyên thực hiện thi công các công trình thuỷ điện, công trình xây dựng cầu cống, các công trình hạ tầng, trạm biến thế điện, các đường ống công nghiệp . . . - Xí nghiệp II : Đóng tại Bản Vẽ – Nghệ An, chuyên thực hiện thi công các công trình thuỷ điện, bưu điện, công trình khác về điện Ngoài ra công ty còn có 5 đội đóng ở nhiều nơi chuyên thi công xây lắp, sửa chửa các công trình thuỷ điện  Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh : Mặc dù là đơn vị thành viên của công ty Sông Đà 9 nhưng công ty cổ phần Sông Đà 909 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần . Mặt khác do lĩnh vực hoạt động của công ty khá rộng nên ngay từ khi mới thành lập ban giám đốc và hội đồng quản trị đã đề ra mô hình bộ may hoạt động của công ty như sau : - Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết theo quy định tại điều 26 khoản 10 và điều 34 khoản 2 điểm a, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty . Đại hội cổ đồng cổ đông gồm Đại hội cổ đông thành lập, Đại hội cổ đông thường niên, và Đại hội cổ đông bất thường . Đại hội đồng cổ đông thường mỗi năm họp một lần do chủ tịch Hội đồng cổ đông triệu tập trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính - Hội đồng quản trị : Bao gồm những cổ đông có số phiếu cao trong công ty , có trách nhiệm tổ chức đại hội cổ đông và trình trước Đại hội cổ đông những vấn đề cần giải quyết - Ban kiểm soát : Gồm 3 – 5 thành viên là cơ quan giám sat và kiểm tra tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các cổ đông - Giám đốc : Do Hội đồng quản trị công ty bầu ra chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông và ban quản lý công ty Sông Đà 9 vè những hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch đề ra - Các phòng chức năng bao gồm + Phòng tổ chức hành chính : Giúp giám đốc công ty công tác quản lý lao động , điều hành nhân lực nội bộ, bố trí cán bộ và công nhân trong thi công công trình. Thực hiện công tác giám sát chế độ tiền lương, tiền thưởng liên hệ với cơ quan bảo hiểm làm thủ tục giải quyết chế độ chính sách và những vấn đề xã hội khác theo quy chế hiện hành + Phòng kỹ thuật an toàn : Giúp giám đốc trong việc đề ra các biện pháp và thực hiện công tác thi công công trình + Phòng kinh tế kế hoạch : Giúp giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hàng tháng hàng, quý, năm lập dự án công trình , ban hành các định mức về năng suất lao động, tiền lương, chi phí . ., + Phòng vật tư cơ giới : Chịu trách nhiệm về toàn bộ xe máy, vật tư, thiết bị nhiên liệu của công ty, mua sắm trao đổi vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty, giám sát vật tư thiêt bị của từng đội, từng xí nghiệp, tìm nguồn vật tư mới có chi phí thấp đảm bảo chất lượng +Phòng đầu tư thị trường : Có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, đảm trách toàn bộ công tác kỹ thuật thi công và tìm kiếm tiếp thị thầu công trình + Ban quản lý dự án đầu tư : Có chức năng quản lý lựa chọn, và thưc hiện các công tác đầu tư +Phòng kế toán : Có 7 nhân viên  Kế toán trưởng do đồng chí Tô Ngọc Tuyết làm, phụ trách toàn bộ công tác kế toán tài chính của công ty, tổ chức giám sát hạch toán kế toán của công ty từ xí nghiệp đến các đội . Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc công ty trước hội đồng quản trị, trước đại hội cổ đông về tính hợp lý của báo cáo tài chính toàn công ty  Phó kế toán trưởng : Do đồng chí Đỗ Thu Hà đảm nhiệm phụ trách toàn bộ mảng kế toán của công ty, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong phòng kết hợp với kế toán trưởng tổ chức phổ biến triển khai kịp thời cụ thể hoá các văn bản chế độ tài chính kế toán Nhà nước và cấp trên, là người thay thế kế toán trưởng khi vắng mặt , chiụ trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc, đại hội cổ đông về tính trung thực, hợp lý của lĩnh vực kinh tế tàI chính được giao  kế toán tổng hợp : Thực hiện ghi chép các chứng từ cập nhật hàng ngày . Nhiệm vụ này do đồng chí Phạm Thu Thủy đảm nhận  Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT , KPCĐ : chịu trách nhiệm tính toán tiền lương, các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ sau đó phân bổ vào đối tượng liên quan . Công việc kế toán này do đồng chí Nguyễn Tú Quỳnh đảm trách  Kế toán thanh toán : Kiểm tra việc thanh toán tạm ứng, các khoản nợ cá nhân, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ kế toán về kế toán tổng hợp để ghi sổ  Kế toán vật tư : Theo dõi và ghi sổ tình hình xuất nhập vật tư, chu kỳ lập báo cáo liên quan . Công tác này do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà đảm nhiệm  Kế toán đội xí nghiệp trực thuộc : Chịu trách nhiệm tập hợp luân chuyển chứng từ ban đầu . Hàng tháng phải luân chuyển chứng từ về phòng kế toán của công ty để hạch toán Ngoài ra còn có thủ quỹ riêng 4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Theo quyết định số 995 ngày 25/7/2003 và quyết định của hội đồng quản trị của công ty Sông Đà 909 về việc quy định điều lệ tổ choc và hoạt động của công ty, công ty cổ phần Sông Đà 909 có những chức năng nhiệm vụ sau : - Nhận thầu thi công công trình xây dung, xây dung công nghiệp, xây dung thuỷ điện, công trình thuỷ lợi, giao thông đường bộ các cấp, sân bay bến cảng, cầu cống, công trình hạ tầng, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình đường dẫn, trạm biến thế điện, thi công san lấp nền móng đất yếu, công trình xây dung cấp thoát nước, gia công lắp đặt khung nhôm các loại, gia công lắp đặt đường ống công nghiệp, hệ thống điện lạnh trang trí nội thất, nhận thầu các công trình bằng phương pháp khoan, nổ mìn - Kinh doanh các loại + Kinh doanh gạch ngói, cát sỏi, xi măng, tấm lợp, đồ ding xây dựng và tiêu ding khác +Kinh doanh nhập khẩu thiết bị xây dựng, và thiết bị công nghiệp, kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư xây dựng và vật tư tiêu dùng khác +Kinh doanh vân tảI hàng hoá Về cơ sở vật chất kỹ thuật : Công ty cổ phần Sông Đà 909 là đơn vị trực thuộc hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, Nhà nước chiếm đa số cổ phần của công ty . Mặt khác công ty mới chuyển sang hoạt động độc lập chưa đầy 1 năm nên cơ sở vật chất của công ty chủ yếu là do vốn cổ đông góp, hiện nay tổng tàI sản của công ty lên đến trên 63 tỷ đồng chủ yếu là mua mới, và thuê tàI chính . Là một công ty mới đI vào hoạt động thì con số này nói lên rằng công ty đã khá chú trọng tới công tác đầu tư phục vụ sản xuất 5. Kết quả kinh doanh chủ yếu năm 2004 Đơn vị tính: VNĐ + Lợi nhuận trước thuế : 1 022 229 178 (VNĐ) + Lợi nhuân sau thuế : 865 605 008 (VNĐ) +Doanh thu :44 044 085 033( VNĐ) Bảng 1 + Tổng thu nhập trong năm : 8 976 068 191 + Tổng lao động : 480 người + Lương bình quân / năm / người : 18 700 142 + Lương bình quân / tháng /người : 1 558 345 + Nộp ngân sách : 336 624 170 Chỉ tiêu Tỷ suất 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 2.73% -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 1.97% 2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 3.04% - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 2.19% 3 . Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 33.77% II. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Sông Đà 909 1.Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Theo đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh xây lắp và đặc điểm điều kiện kinh doanh ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909 là toàn bộ công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ. Các hạng mục công trình trước khi thi công được lập dự toán tổng hợp và dự toán chi tiết số chi phí phải chi ra để thực hiện công trình. Trong thời gian thi công, các chi phí chi ra cho công trình, hạng mục công trình được tập hợp, ghi chép lại cho đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi đó Công ty lập báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. Để đánh giá tình hình thực tế quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty phải dựa trên báo cáo quyết toán công trình, hạng mục công trình theo từng thời kỳ. 2.Tình hình thực tế quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909. 2.1.Đánh giá tình hình thực tế quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành của Công ty Cổ phần Sông Đà 909. Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, Công ty Cổ phần Sông Đà 909 tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên yếu tố của chi phí. Để đánh giá tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp ta phải dựa trên bảng tổng hợp chi phí giá thành của doanh nghiệp hàng quý và so sánh chi phí từng quý với nhau.Ta có bảng sau: Quý III, Quý IV năm 2004: ( Bảng 2 ) ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu Quý III Quý IV mức tăng , giảm Tỉ lệ tăng giảm Chi phí NC trực tiếp 2,438,858,526 368,748,893 (2,070,109,633) -85% Chi phí NVL trực tiếp 4,968,512,158 (2,586,665,469) -52% 2,381,846,689 Chi phí máy thi công 1,909,426,942 2,812,781,318 903,354,376 47% Chi phí sản xuất chung 7,385,679,434 2,536,352,615 (4,849,326,819) -66% Chi phí QLDN 1,738,610,525 1,497,681,449 (240,929,076) -14% Chi phí sản xuất KDDD 11,017,707,009 13,265,607,833 2,247,900,824 20% Giá thành thực tế sản xuất 14,868,030,083 7,475,162,362 (7,392,867,721) -50% Qua bảng trên ta thấy hầu hết các khoản mục của chi phí đều giảm xuống (trừ chi phí máy thi công). Cùng với đó giá thành sản xuất của doanh nghiệp cũng giảm xuống và chi phí sản xuất dở dang tăng lên với tốc độ tăng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thấp hơn so với tỷ lệ giảm của khoản mục chi phí (20,41% so với 52,23%, 84,88%, 47,31%) cho thấy quý IV Công ty bỏ chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi đáng kể. Do đó việc hoàn thành các công trình, hạng mục công trình thi công cũng giảm đi. Cụ thể chỉ còn 7.475.162.362đ giảm 7.392.867.721đ tức là giảm 19,72%. Và kéo theo làm tăng tổng giá thành sản xuất chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, qua thực tế việc giảm đó là do: Thứ nhất, là do giá của nguyên vật liệu xây dựng tăng vào cuối năm, như xăng dầu, thép xây dựng.... với mức tăng đáng kể, đã đẩy chi phí thực tế lên cao, làm tăng giá thành sản phẩm và có thể dẫn đến việc hoà vốn hoặc lỗ nếu Công ty tiếp tục thi công. Với sự biến động của môi trường kinh doanh thì việc Công ty rút lót những khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh là một quyết định có tính tạm thời và là một quyết định đúng đắn nhằm giảm bớt những chi phí không hiệu quả có thể làm giảm lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó, việc thi công không đòi hỏi phải gấp rút trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu tăng. Một số hạng mục công trình chỉ đòi hỏi hoàn thành trong kỳ, với chi phí sản xuất kinh doanh thấp cũng là lý do làm cho chi phí sản xuất kinh doanh được giảm đáng kể trong kỳ. Xét vào từng khoản mục của chi phí ta thấy. Chỉ có chi phí về máy thi công là tăng. Cụ thể: tăng 903.354.376 tức là tăng 47,31%. Việc tăng là do yêu cầu của công trình thi công đòi hỏi cần nhiều chi phí máy thi công. Bên cạnh đó là do chi phí thuê TSCĐ (máy gia công) tăng theo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đã làm tăng chi phí máy thi công trong tổng giá thành sản xuất của Công ty. Việc giảm tổng giá thành sản xuất của Công ty trong kỳ là do yêu cầu của tiến độ thi công. Tuy nhiên, muốn biết cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ giá thành ở từng đội sản xuất thế nào ta có bảng phân tích sau: (Quý IV /2004) Bảng 3 ĐVT: VNĐ Đơn vị thực hiện Dự toán Thực tế Mức tăng, giảm Tỷ lệ tăng giảm (%) Đội tổng hợp 1 1.362.734.569 1.359.611.169 -3.123.400 -0,23 Đội tổng hợp 2 1.054.692.745 1.041.243.538 -13.449.216 -1,98 Đội tổng hợp 3 17.368.333 17.368.333 0 0 Đội tổng hợp 4 2.257.259.730 2.243.836.925 -13.422.805 -0,5 Đội tổng hợp 5 1.583.541.306 1.551.495.455 -32.045.851 -0,2 Qua bảng trên ta thấy nhìn chung các đội đều hạ giá thành, thực tế so với dự toán đội tổng hợp số 3. Điều đó thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các đội sản xuất giá thành thực tế của đọi tổng hợp chỉ hoàn thành ở mức kế hoạch là do đội tổng hợp số 3 chỉ tham gia một bộ phận nhỏ vào công trình đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đội còn tham gia xây dựng các công trình khác chưa hoàn thành. (Thể hiện ở bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang của Công ty). Các đội còn lại đều hạ giá thành thực tế so với dự toán. ở đây nếu như các đội đều hoàn thành khối lượng xây lắp đúng như dự toán và chất lượng công trình đảm bảo theo đúng thiết kế (có thể được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán) thì đây là thành tích của các đội. Các đội đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nếu như các đội không hoàn thành khối lượng theo đúng kế hoạch, tiến độ thi công chậm, chất lượng không đảm bảo, không đúng theo thiết kế thì việc hạ giá thành thực tế so với dự toán không phải là thành tích của các đội nếu không muốn nói là khuyết điểm yếu kém của các đội. Vì việc đó có thể dẫn tới sản phẩm không được chủ đầu tư chấp nhận, tiến độ thi công chậm, không thể bàn giao thanh toán đúng kế hoạch với chủ đầu tư, có thể bị phạt, làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín bị ảnh hưởng. Trên đây là những đánh giá chung nhất về tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành của Công ty Cổ phần Sông Đà 909 trong quý IV 2004. Để có thể đánh giá chính xác cụ thể đó là thanh tích hay khuyết điểm của Công ty. Đây là nguyên nhân chính, nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ giá thành của các đội ta phải tiến hành phân tích cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành của các đội. Ta phải tiến hành phân tích cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ giá thành. Do phạm vi của chuyên đề nên tôi chỉ phân tích 1 công trình cụ thể ở phần sau. phải bỏ ra xem có tương ứng hay không. +Với khoản chi về đồ dùng văn phòng, khấu hao văn phòng. Để tiết kiệm chi phí này Công ty cần xem xét khi mua sắm, chỉ mua đủ phục vụ cho nhu cầu cần thiết (thiết yếu) cho bộ phận quản lý, sử dụng tiết kiệm, tối đa công suất máy móc, thiết bị quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc quản lý và sử dụng với máy móc, thiết bị, đồ dùng văn phòng của Công ty. +Với các khoản chi phí khác mua ngoài. Như chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí vật liệu quản lý,... Công ty xây dựng được kế hoạch chi tiêu hợp lý. Hiện tại Công ty sử dụng phương pháp khoán chi phí cho từng loại dịch vụ với từng phòng ban, từng cá nhân. Trong Công ty như dịch vụ điện thoại, tiền thuê xe. Theo đó mỗi phong ban, cá nhân được phép sử dụng chi phí trong định mức nhất định, vượt khỏi định mức đó phòng ban cá nhân đó phải nộp số tiền dùng quá định mức cho Công ty. Đây là phương pháp hữu hiệu, tuy nhiên để phát huy hết điểm mạnh của phương pháp còn yêu cầu một kỷ luật chặt chẽ, các thành viên phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn. .2.Phương pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả, sản xuất kinh doanh tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp xây lắp đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau. Nhưng nhìn chung với các công trình riêng biệt thường sử dụng hai biện pháp phổ biến sau: biện pháp quản lý chi phí theo phương pháp khoán và biện pháp quản lý chi phí theo phương pháp khoản mục. ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909 tuỳ theo từng công trình mà áp dụng phương pháp tổng hợp chi phí giá thành khác nhau. Nhưng nhìn chung các công trình xây dựng mà Công ty đảm nhận chủ yếu áp dụng theo phương pháp khoán. Trong chuyên đề này em xin phép trình bày về phương pháp khoán. 2.2.1.Nội dung phương pháp khoán. Quản lý chi phí theo phương pháp khoán biện pháp mới sử dụng những năm gần đây. Theo phương pháp này Công ty giao khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị, các đội sản xuất. Đây là phương thức quản lý mới thích hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Việc áp dụng phương pháp khoán trong công tác xây lắp có ý nghĩa sau: +Gắn liền lợi ích vật chất của từng tổ, từng người lao động, từng đội thi công với chất lượng, với tiến độ thi công công trình, khuyến khích lợi ích vật chất trong lao động, người lao động quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả công trình. +Xác định số trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp với từng đội, từng cán bộ công nhân viên. +Mở rộng quyền tự chủ về mặt hạch toán kinh doanh, việc tạo vốn, lựa chọn phương thức, tổ chức quản lý, tổ chức lao động hợp lý. +Xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp với từng đội, từng cán bộ công nhân viên. +Mở rộng quyền tự chủ về mặt hạch toán kinh doanh, việc tạo vốn, lựa chọn phương thức, tổ chức quản lý, tổ chức lao động hợp lý. +Xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp với từng tổ, đội, từng cán bộ công nhân viên. +Mở rộng quyền tự chủ về mặt hạch toán kinh doanh, việc tạo vốn, lựa chọn phương thức, tổ chức quản lý, tổ chức lao động hợp lý. +Xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp với từng tổ, đội, từng cán bộ công nhân viên. +Phát huy kinh nghiệm sẵn có của các tổ, các đội sản xuất. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành trong điều kiện khoán. +Đối tượng giao khoán là toàn bộ chi phí nhân công hay toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt. +Các bên trong hợp đồng: đại diện bên giao khoán là giám đốc Công ty, đại diện bên nhận khoán là đội trưởng các đội sản xuất. +Chi phí doanh nghiệp xây lắp (bên giao khoán) bao gồm toàn bộ chi phí khoán (giá khoán) và chi phí chung (chi phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên toàn doanh nghiệp phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Để từ đó xác định giá thành toàn bộ của công trình, hạng mục công trình khoán bàn giao cho bên đầu tư. +Chi phí sản xuất ở các đơn vị thi công, (bên nhận khoán) bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến thi công công trình, hạng mục công trình (chi phí vật tư, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) làm cơ sở xác định giá thành sản xuất thực tế của công trình, hạng mục công trình nhận khoán hoàn thành. Các hình thức khoán sản phẩm xây lắp: có nhiều hình thức khoán sản phẩm xây lắp, thông thường các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu hai hình thức sau: Hình thức khoán gọn công trình (khoán toàn bộ chi phí): theo hình thức này đơn vị giao khoán tiến hành khoán toàn bộ giá trị công trình cho bên nhận khoán: khoán chọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí, khi quyết toán công trình, quyết toán trọn gói cho bên giao nhận khoán. Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị kỹ thuật, công nhân.... để tiến hành thi công công trình. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận khoán. Nộp cho đơn vị giao khoán phần chi nộp cho NSNN số trích lập các quỹ của doanh nghiệp. Hình thức khoán theo từng khoản mục chi phí. Theo hình thức này đơn vị giao khoán sẽ khoán những khoản mục chi phí với bên nhận khoán: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công. Bên nhận khoán sẽ chi những khoản mục đó. Bên giao khoán có trách nhiệm về chi phí và tổ chức công tác kế toán, các khoản mục chi phí không giao khoán và giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình. Để xác định giao khoán Công ty lập kế hoạch giá thành sản phẩm của công trình dựa trên cơ sở giá trị dự toán của công trình. Xây dựng giá giao khoán công trình cho bên nhận khoán là các đội sản xuất, đảm bảo giá trị dự toán của công trình phải lớn hơn giá giao khoán. tuỳ theo phương thức giao khoán mà xác định giá giao khoán cho hợp lý: Một trong những nội dung của kế hoạch giá thành là xác định tỷ lệ hạ giá thành sản xuất và tỷ lệ giá thành kế hoạch của từng khoản mục chi phí, chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Tỷ lệ trong kế hoạch với từng khoản mục được dùng để xác định để xác định giá trị giao khoán khoản mục đó. Giá trị giao khoán với từng khoản mục của dự toán = Tỷ lệ giao khoán khoản mục x Giá trị dự toán của khoản mục Sau đó tổng hợp lại giá trị giao khoán của toàn công trình. ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909, giá trị giao khoán với công trình giao khoán dựa trên giá dự toán của công trình, Công ty giao khoán cho đội sản xuất toàn bộ khoản mục chi phí sản xuất x chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung theo giá dự toán của các khoản mục. Các đội nhận khoán sẽ lập kế hoạch giá thành và tổ chức xây lắp theo kế hoạch (tuy nhiên khâu lập kế hoạch giá thành ở Công ty chưa được chú trọng nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng tới ý nghĩa, tác dụng của phương pháp khoán. Trong thời gian tới Công ty cần coi trọng hơn công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất). Ngoài ra, giá khoán còn bao gồm phần đảm bảo các khoản nộp cho đơn vị giao khoán như: nộp toàn bộ lãi định mức, nộp một phần lãi do hạ giá thành, nộp đầy đủ kế hoạch cơ bản và tiền sử dụng vốn thuộc nguồn vốn từ Công ty mẹ giao cho, lãi vay vốn lưu động, nộp theo tỷ lệ quy định các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ lao động ở các đội. -Trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện thi công công trình. Bên giao khoán (Công ty) có quyền giám sát về mặt kỹ thuật trong quá trình thực hiện thi công, kiểm tra chất lượng công trình, có trách nhiệm tư vấn kỹ thuật cho các đội sản xuất. Công ty có trách nhiệm cung cấp vốn cho các đội sản xuất trong quá trình thi công căn cứ vào khối lượng xây lắp hoàn thành ở các đội kiểm tra xem tình hình sử dụng chi phí có đúng mục đích hay không. Bên nhận khoán : (Các đội sản xuất) phải thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng nhận khoán, đảm bảo tiến độ thi công theo đúng kế hoạch, khối lượng, đúng thiết kế. Các đội tự quản lý tổ chức thi công, lao động, bố trí sắp xếp công việc sao cho khoa học, hợp lý, sử dụng máy móc thi công, phương tiện vận chuyển của Công ty nếu Công ty không đáp ứng được thì mới thuê ngoài. Trong quá trình thi công công trình khi có khối lượng công việc xây lắp phát sinh thay đổi so với dự toán ban đầu dẫn đến thay đổi giá trị giao khoán, chỉ những khối lượng mà bên chủ thầu (bên A) chấp nhận thì mới được phép điều chỉnh chi phí ấy trong giá trị giao khoán. Sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được bên A nghiệm thu và thanh toán. Hai bên ký hợp đồng giá trị thanh toán là giá trị theo hợp đồng của dự án điều chỉnh khối lượng công việc phát sinh (giá quyết toán). Do giá trị thanh toán với từng khoản mục bằng giá trị quyết toán khoản mục đó theo tỷ lệ giao khoán, sau khi tổng hợp giá trị giao khoán với từng khoản mục là: Giá trị thanh toán của hợp đồng : Giá trị thanh toán từng khoản mục = Giá trị quyết toán từng khoản mục x Tỷ lệ giao khoán khoản mục đó Như vậy, nếu không có khối lượng, công việc phát sinh thêm làm thay đổi giá khoán thì giá trị thanh toán của công trình, hạng mục công trình bằng giá trị giao khoán ban đầu về công tác tổ chức hạch toán kế toán: Sau khi ký hợp đồng giao khoán để đảm bảo các đội tiến hành thi công công trình theo đúng tiến độ, Công ty có trách nhiệm cấp vốn dưới dạng tiền mặt, nguyên vật liệu, máy thi công, phương tiện vận chuyển (hạch toán dưới hình thức tạm ứng) khi bên A nghiệm thu thanh toán đọi phải có trách nhiệm tập hợp đầy đủ chứng từ, chi phí phát sinh và thanh toán tạm ứng. Phòng kế toán Công ty cấp tạm ứng dựa trên khối lượng công việc nhận khoán sẽ thực hiện trong kỳ và kế hoạch chi tiêu mà các đội lập ra (sau khi được giám đốc duyệt chi). Cũng như việc xem xét kiểm tra tình hình thực hiện tiến độ thi công công trình. Hàng tháng căn cứ vào tiến độ thi công khối lượng công việc phải thực hiện trong các kỳ, các đội nhận khoán phải lập kế hoạch chi tiêu, kế hoạch sản xuất để từ đó phòng kế toán cấp tạm ứng. Về mặt nguyên tác, giá trị cấp tạm ứng bằng tiền, vật tư, máy thi công không quá giá trị thực tế của hợp đồng. Qua tìm hiểu thực tế Công ty Cổ phần Sông Đà 909 chủ yếu áp dụng phương pháp khoán quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty đã được quản lý tương đối tốt. Thể hiện ở kết quả Công ty đã đạt được. Công ty đã luôn kiểm tra, giám sát yêu cầu các đội chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của hợp đồng khoán, kiểm tra kỹ thuật tiến độ thi công công trình. Các đội chấp hành tốt nhiệm vụ sản xuất mà Công ty giao cho. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại ở Công ty mà chưa chú ý lập kế hoạch giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình và khoản mục chi phí. Để thấy rõ tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tính giá thành của Công ty. Và nguyên nhân ảnh hưởng, nhân tố tích cực, và những tồn tại cần được giải quyết phân tích từng công trình cụ thể. Sau đây là một ví dụ : 2.2.2.Phân tích tình hình thực hiện quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở công trình cụ thể. Hầu hết các công trình ở Công ty Cổ phần Sông Đà 909 đang thi công (do Công ty mới hoạt động độc lập từ tháng 7/2002. Nên đến 2004 các công trình vẫn đang được thi công), chỉ hoàn thành được từng hạng mục công trình và được thanh toán quyết toán theo từng khoản mục hoàn thành. Một trong những công trình như thế là công trình thuỷ điện Phi Krong. Chủ đầu tư là Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Khởi công 2003, giá trị dự toán dựa trên thông báo giá của Sở Tài chính vật giá. Định mức do Công ty xây dựng tuỳ theo hợp đồng nhận thầu. Căn cứ biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành ở công trình thuỷ điện Pleikrong. Quý IV /2004 Bảng 6 ĐVT:VNĐ Qua bảng phân tích ta thấy công việc thuỷ điện Pleikrong đã hoàn thành vượt mức KH (mức hạ là90 544 000 tỷ lệ hạ là3.62%) ta thấy mức hạ còn thấp, thực tế thấp hơn giá thành chênh lệch giữa các loại giá thành là không lớn. Hầu hết các khoản mục chi phí đều được hạ có thể đánh giá khái quát công tác quản lý chi phí của Công ty là khá tốt.... Nếu coi giá thành dự toán là chi phí xã hội cần thiết để hình thành công trình. Giá thành sản phẩm là chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp bỏ ra để hình thành công trình. Khi đó ta so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán để biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, chất lượng công tác có tốt không. Nếu như doanh nghiệp bỏ ra chi phí cá biệt cho từng công trình riêng biệt nhỏ hơn chi phí xã hội cần thiết để hình thành công trình thì doanh nghiệp có lợi nhuận. Và tất nhiên là công trình phải đảm bảo khối lượng theo đúng thiết kế, định hình và chất lượng đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Ngược lại, nếu chi phí của doanh nghiệp bỏ ra lớn hơn chi phí xã hội cần thiết để hình thành công trình (giá thành thực tế nhỏ hơn giá thành quyết toán) doanh nghiệp sẽ bị lỗ vốn. Có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nó cho thấy những yếu kém của doanh nghiệp là chưa tốt ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy giá thành thực tế thấp hơn so với dự toán. Điều này phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý giá thành nói riêng là tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác chất lượng công tác quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm của Công ty đối với công trình thuỷ điện Pleikrong. Từ đó phân tích xem Công ty đã phát huy hết khả năng hạ giá thành hay chưa. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới giá thành của công trình và dựa trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù hợp từ đó rút ra kinh nghiệm cho các công trình sau. +Khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Qua bảng trên cho thấy chi phí giảm842 000 tỷ lệ giảm là 0.63% và khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá thành chủ yếu là nhựa đường, xi măng, đá, và xăng, dầu. Trong năm 2004 giá xăng tăng 500đ/lít làm cho chi phí sử dụng xăng dầu tăng. Tuy nhiên, khối lượng xăng dầu sử dụng cho công trình không lớn nên ảnh hưởng ít tới giá thành sản phẩm của hạng mục còn lại. Chi phí nguyên vật liệu giảm cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm khi sử dụng nguyên vật liệu, giảm hao hụt. Trong ngành xây dựng định mức tiêu hao với từng loại vật tư với từng công trình, từng địa bàn xây dựng đã được quy định rõ. Việc tăng định mức chi phí nguyên vật liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Ngược lại nếu doanh nghiệp sử dụng giảm so với định mức làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí NVL Công ty đã giảm các chi phí như chi phí bảo quản bốc dỡ vận chuyển giảm mức hao hụt, mất mát lãng phí NVL trong quá trình thi công. Đối với đá dùng để thi công hạng mục công trình hoàn thành Công ty sử dụng từ nguồn cung cấp là Công ty Sông đà 3. Với giá cả thấp hơn, giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Xi măng Công ty mua tại xí nghiệp kinh doanh vật tư, ngay tại Công ty cũng nhằm giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản. Nhựa đường của xí nghiệp SOTRACO 1. Việc quản lý và sử dụng vật tư là khá tốt và lãng phí, hao hụt không đáng kể làm cho chi phí giảm, đồng thời việc chọn đói tác cung ứng vật tư cũng là yếu tố quan trọng trong việc giảm chi phí NVL trong giá thành, từ giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản.... +Khoản mục chi phí nhân công: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành công trình mức43 636 000 tỷ trọng 1,8% . So với dự toán giảm1 395 000 tỷ lệ giảm2.92 % khoản mục hoàn thành trong quý 4 yêu cầu chi phí nhân công thấp. Đồng thời do điều kiện công trình thi công Công ty có thể thuê nhân công ngay tại địa phương với chi phí nhân công rẻ hơn. Điều này làm cho chi phí nhân công hạ. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét chất lượng công trình. +Khoản mục chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá thành sản phẩm : bao gồm khấu hao TSCĐ và các chi phí nhân công, vật liệu, quản lý, các chi phí mua ngoài khác. Khoản mục này giảm27 336 000 tỷ lệ 3.65% công tác lập kế hoạch của Công ty chưa được tiến hành hoặc tiến hành nhưng chưa sát. Do ở và thi công công trình trong thời gian dài nên phát sinh nhiều chi phí như chi phí đi lại, công tác, phí giao dịch, tiếp khách, điện thoại.... +Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành cũng là hạng mục chi phí giảm nhiều nhất. Với mức86 626 000 tỷ lệ7.08%, việc giảm chi phí máy thi công là do Công ty đã sử dụng máy do xí nghiệp kinh doanh vật tư tại Kontum cho công trình. Đồng thời do chi phí kết chuyển lớn do đó chi phí máy lớn. Tuy nhiên do sử dụng có hiệu quả máy móc và sử dụng nơi cung ứng tốt đã làm giảm chi phí máy thi công cho công trình thuỷ điện Pleikrong. 3.Đánh giá chung tình hình áp dụng biện pháp quản lý chi phí giá thành Như đã trình bày ở trên về phương pháp khoán. Kết quả thu được là đã tiết kiệm được chi phí và hạ được giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung việc hạ giá thành trong toàn bộ Công ty là chưa cao. Điều này có thể giải thích do Công ty mới tách ra hoạt động độc lập đang trong quá trình phát triển, đang từng bước hoàn thiện dần, nâng cao năng lực quản lý. Qua kết quả đạt được ta có thể đánh giá những ưu điểm và tồn tại của việc quản lý chi phí của Công ty Cổ phần Sông Đà 909. 3.1.Những ưu điểm trong công tác quản lý. Ngoài ưu điểm của phương pháp khoán như đã trình bày ở trên: qua tìm hiểu ở Công ty, tôi nhận thấy có một số ưu điểm trong công tác quản lý chi phí. -Việc tách ra hạch toán độc lập tạo điều kiện cho Công ty có điều kiện quản lý chi phí theo kế hoạch của mình. -Sự đoàn kết, phối hợp giữa các đội sản xuất, các bộ phận trong toàn Công ty, sáng tạo của công nhân trong các đơn vị sản xuất, tổ chức khoa học. -Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình bằng cách cho các đội nhận tạm ứng; theo nhu cầu công việc thực hiện. Đôn đốc thường xuyên công tác sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công làm giảm đáng kể chi phí cố định, đẩy nhanh tốc độ vốn lưu động. Việc các đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn khác nhau ngay tại nơi thi công công trình giúp cho có thể sử dụng nhân công địa phương giảm chi phí. 3.2.Những tồn tại chủ yếu trong công tác quản lý chi phí tính giá thành. -Khâu lập kế hoạch chi phí sản xuất chưa được chú trọng, tương xứng với ý nghĩa của nó làm cơ sở cho việc thực hiện các bước thi công công trình. -Việc tách ra hoạt động độc lập vừa tạo ra những điều thuận lợi, vừa gây khó khăn cho Công ty trong công tác quản lý chi phí do kinh nghiệm quản lý chưa có, cán bộ công nhân viên nhiều người còn thiếu năng lực). Việc quyết toán công trình diễn ra khi công trình đã hoàn thành làm tăng những giá trị chi phí không hiệu quả do khách quan như tăng lạm phát, tăng giá cả, một số loại vật liệu xây dựng III . Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Sông Đà 909 1 . Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, xắp xếp lực lượng lao động ở công ty cổ phần Sông Đà 908 Là một doanh nghiệp mới thành lập nên công việc hoàn thiện bộ máy quản lý tổ chức lao động khoa học là điều hết sức quan trọng, cần thiết đối với công ty . Công ty cần nghiên cứu xem xét cơ cấu tổ chức các phòng ban, số lượng cán bộ quản lý, công nhân viên trong danh sách, cần thiết là bao nhiêu, tuyển dụng những người có năng lực, trình độ, trách nhiệm . Tổ chức lao động một cách khoa học, đem lại hiệu quả cao : Cơ cấu lao động trong danh sách, và lao động ngắn hạn tối ưu, đáp ứng nhu cầu sản xuất có tính mùa vụ mang tính linh hoạt đáp ứng nhu cầu lao động và những thời kỳ cao điểm sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Xây dựng kỷ luật nghiêm minh, chế độ khen thưởng, lỷ luật đích đáng, động viên kịp thời, quan tâm điều kiện sống của công nhân viên, kich thích lòng hăng say lao động, tạo môI trường đoàn kết thi đua trong toàn doanh nghiệp 2 . áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật _ công nghệ tiên tiến vào sản xuất Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh, là một doanh nghiệp mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, nguồn vốn kinh doanh còn hạn hẹp, việc áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới còn khó khăn . Để giảI quyết vấn đề đó công ty đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực như : Tích luỹ lợi nhuận, xin cấp vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu, vay ngân hàng, …. Thường xuyên học hỏi rut kinh nghiệm từng bước đầu tư mở rộng và chiều sâu 3 . Đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường ký kết hợp đồng xây lắp Đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp : Giảm được những chi phí cố định trong chi phí sản xuất kinh doanh, ( tiền lương cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tàI sản cố định, tiền điện nước, điện thoại … ) mặt khác đẩy nhanh vòng quay của vốn tạo điều kiện mở rộng sản xuất do đã tiết kiệm được một lượng vốn từ việc đâỷ nhanh tiến độ thi công, tăng lợi nhuận, công ty phảI có biện pháp tổ chức lao động sản xuất khoa học, phối hợp một cách nhịp nhàng, cung ứng vật tư, tiền vốn đủ đáp ứng nhu cầu Tăng cường ký kết hợp đồng xây lắp tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động . Để đạt được điều đó công ty phảI không ngừng nâng cao uy tín của mình thăm dò thị trường, xúc tiến ký kết hợp đồng xây lắp, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tìm biện pháp để thắng thầu  Kết luận : Qua những phân tích ở trên ta thấy công tác quản lý chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm ở công ty cổ phần Sông Đà 909 là khá tốt . Công ty áp dụng những phương pháp khác nhau thích hợp với từng công trình thi công để có kết quả tốt nhất trong việc tính giá thành, nhằm hạ giá thành sản phẩm . Kết qủa đạt được trong nh.ững năm đầu là rất đáng khích lệ thể hiện sự cố gắng để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, công ty đang từng bước tích luỹ, rút kinh nghiệm để nâng cao công tác quản lý Chương III Một số biện pháp nhằm tăng cường quản trị chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sông đà 909 Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là một trọng tâm quản lý chủ yếu của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng phản ánh kết qủa hoạt động của doanh nghiệp . Hạ giá thành sản phẩm là phương hướng cơ bản lâu dàI để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Để hạ gía thành sản phẩm các doanh nghiệp xây lắp thường chú trọng tới những phương hướng chung như : Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh trong giá thành sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh . Từ những phương hướng chung đó mỗi doanh nghiệp xây lắp phảI căn cứ vào điều kiện cụ thể cuả mình để đề ra các biện pháp thích hợp cho công ty mình . Qua tìm hiểu công ty cổ phần Sông Đà 909 tôI cho rằng để phấn đấu hạ giá thành phảI thực hiện những biện pháp sau 1 . Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh 1.1 Quản lý chi phí ở công ty ở công ty cổ phần Sông Đà 909 các công trình thi công được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau , tuy nhiên phương pháp khoán là phương pháp chủ yếu được sử dụng . Do đó, để quản lý chi phí kinh doanh tốt công ty cần phảI tiến hành lập kế hoạch một cách chi tiết, đúng đắn, nghiêm cứu xác định tỷ lệ khoán sao cho hợp lý .Như đã trình b ày ở phần 2, ta thấy để phát huy hết khả năng hạ giá thành sản phẩm công ty cần tiến hành phân tích hoạt động kinh tế sau khi công trình hoàn thành để kiểm tra xem giá trị thanh toán có phù hợp với thực tế chi phí mà công ty bỏ ra hay không . Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí sản xuất và giáa thành sản phẩm, phát hiện ra các nhân tố thích hợp tích cực, tiêu cực . Thẩm định kết qủa của tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh : Khâu lập dự toán, khâu khảo sát, khâu lập kế họach, tổ chức thực hiện thi công . Trên cơ sở đó rút ra các kinh nghiệm quản lý đưa ra các biện pháp quản lý khoa học và sát thực hơn Qua tìm hiểu thấy công ty chưa chú trọng tới việc lập kế hoạch chi phí sản xuất cho từng công trình, mức hạ giá thành kế hoạch . Công ty thường sử dụng luôn giá dự toán làm cơ sở để giao khoán cho các đội . Chính vì thế mà hiệu quả kinh tế chưa cao chưa khuyến khích nhiều để các đội tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm . Trong thời gian tới công ty cần xem xét chú trọng khâu lập kế hoạch chi phí hạ giá thành sản phẩm, trong đó phảI xác định rõ nhiệm vụ giá thành của từng công trình . Đây là công việc quan trọng góp phần quản lý tôt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Một số phương pháp khắc phục những tồn tại của phương pháp khoán như đã đề cập ở phần trước : Hạn chế căn bản chi phi nhân công thuê ngoàI là những công nhân có trình độ tay nghề thấp, thường chưa qua đào tạo cơ bản ( các đội không muốn sử dụng lao động dàI hạn trong doanh nghiệp vì phảI trả lương cao hơn và phảI thực hiện nhiều chế độ như :BHXH,BHYT, KPCĐ, trợ cấp thôI việc, … ) ý thức kỷ luật lao động của công nhân thuê ngoàI thường kém .Để khắc phục hạn chế này theo tôI cần giảI quyết một số biện pháp sau : - Có chính sách đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật nòng cốt là những lao động dàI hạn cuả doanh nghiệp . Đội ngũ này do phòng hành chính của công ty quản lý, được điều động theo từng công trình, yêu cầu các đội sản xuất phảI tuân thủ các yêu cầu về lao độn kỹ thuật, để đảm bảo chất lượng công trình . Để đáp ứng nhu cầu công việc quản lý điều hành và cán bộ kỹ thuật công ty cần tuyển thêm một số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên, có tâm huyết và kinh nghiệm làm việc . Để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp công ty cần thực hiện một số biện pháp như sau: + Để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện công ty mới tách ra hoạt động độc lập . Do đó cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cần phảI hoàn thiện dần xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban, cá nhân, để nâng cao bộ máy quản lý, + Đối với tàI sản cố định dùng trong công tác quản lý ở công ty hiện nay theo tôI là hợp lý, đủ đáp ứng yêu cầu thiết yếu của công tác quản lý điều hành . Mặt khác vốn sản xuất kinh doanh của công ty còn rất hạn hẹp vì thế công ty cần xem xet kỹ việc mua sắm thêm tàI sản cố định dùng trong quản lý của công ty . Chú trọng tập trung hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, tàI sản cố định dùng trong quản lý, nếu làm được như vậy thì tỷ trọng chi phí doanh nghiệp trong giá thành tiêu thụ sẽ giảm đI góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh +Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bằng tiền như: Chi phí tiếp khách, điên nước, điện thoại, … .cần xây dựng được định mức hợp lý theo quy định của nhà nước, xây dựng tỷ lệ % chi tiêu tối đa trên doanh thu . Mọi khoản chi phảI có chứng từ hợp lý, hợp lệ . xem xét chi phí bỏ ra có tương ứng với lợi ích mà các khoản chi manng lại hay không, đảm bảo nguyên tăc tiết kiệm – hiệu quả . + Để giảm chi phí lãI vay phảI trả ngân hàng, công ty cần tìm cách tăng vòng quay của vốn, tận dụng các món nợ ổn định như : BHXH, nợ lưu chuyển tối thiểu đối với tiền lương cán bộ công nhân viên, nợ các bạn hàng cung cấp vật tư, xin ứng trước từ các chủ đầu tư,… - Công ty cũng cần nghiên cứu, xem xet phương pháp khoán theo khoản mục và cac phương pháp khác mà công ty ap dụng để vận dụng vào công ty cho phù hợp - Tăng cường quản lý giám sát, giám đốc tàI chính đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra chặt chẽ việc cấp tạm ứng với khối lượng công tác xây lắp thực hiện trong kỳ, thực hiện việc kế hoạch sản xuất, tiến độ thi công các công trình, giám sát xem xét các đội sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, việc thanh toán tạm ứng, quyết toán công trình phảI được chấp hang một cách nghiêm chỉnh 2. Quản lý chi phí sản phẩm đối với các đội sản xuất Khi các đội nhận công trình, nhận vốn tạm ứng phảI sử dụng vốn dúng mục đích, tiến hành thi công công trình theo dúng tiến độ thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí, tiến hành hạch toán theo dõi đầy đủ chính xác kịp thời tất cả các khoản chi, phát hiện khoản nào chi chưa hợp lý,gây lãng phí để có điều chỉnh kịp thời, có trách nhiệm báo cáo với công ty về tình hình sử dụng vốn, tình hình sản xuất hàng tháng, Để làm tốt công tác quản lý chi phí sản xuất cho các đội phảI tiến hành quản lý cho từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công trình theo từng khoản mục chi phí, sau đó cuối tháng tổng hợp lại tiến hành phân tích đánh giá tình hình sản xuất, tình hình quản lý chi phí giá thành, tiến hành lập kế hoạch cho tháng sau : - Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu, khoản mục này chiếm tỷ trong nhất định trong giá thành sản phẩm xây lắp . Việc quản lý nhằm tiết kiệm chi phí đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quan trọng trong hạ giá thành sản phẩm . Do công ty đã không tổ chức mua sắm vật tư dự trữ, khi có nhu cầu phát sinh các đội tổ chức cung ứng vật tư trên cơ sở gia trị giao khoán công ty giao cho . Các đội phảI tiến hành mua vật tư theo đúng khối lượng, chủng loai đã định tìm nguồn cung ứng tốt nhất, chi phí vận chuyển bốc dỡ là nhỏ nhất . Sử dụng vật tư theo đúng định mức kinh tế,, kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế, sử dụng một cách tiết kiệm, tránh lãng phí . Các công trình thường nằm trong mặt bằng trống trảI, ngoàI trời . Vì thế việc đầu tiên trong công tác quản lý vật liệu bảo vệ công trình xây lắp là phảI thiết lập hàng rào bảo vệ, bảo vệ công trình xây lắp là đảm bảo an toàn thi công, xây dựng được mức hao hụt khống chế trên một đơn vị sử dụng - Đối với chi phí nhân công : Cần bố trí lao động một cách khoa học hợp lý, đúng người đúng việc, nâng cao năng suất lao động . Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phảI lớn hơn tốc độ tăng tiền lương, không được sử dụng lao động có trình độ thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật, công việc đòi hỏi để giảm chi phí, vì như thế sẽ làm ảnh hưởng chất lượng công trình, giảm trực tiếp uy tín của doanh nghiệp - Đối với chi phí sản xuất chung : Cần phảI quản lý chặt chẽ khoản chi phí này, kiện toàn bộ máy quản lý ở các đội sản xuất theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hiệu quả . Mặt khác giám sát chặt chẽ các khoản chi như tiếp khách, giao dịch, hội họp điện thoại,công tác phí, … Mọi khoản chi phí phát sinh đều phảI hợp lệ, cần có định mức cụ thể cho các chi phí này . Tổ chức lao động thi công một cách khoa học, phối hợp các khâu, các giai đoạn thi công một cách nhịp nhành ăn khớp, đảm bảo các điểm dừng”kỹ thuật “ đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đây là phương hướng cơ bản để hạ gía thành công trình đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả kinh t ế, tạo điều kiện thực hiện công việc tiếp theo sớm hơn 3. Coi trọng cảI tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học Công ty cổ phần Sông Đà 909 là môt doanh nghiệp cổ phần, trong dó nhà nước chiếm phần lớn vốn kinh doanh như đã nêu ở trên . Do mới thành lập vốn kinh doanh còn hạn hẹp, cơ sở vật chất thiết bị còn thiếu thốn, việc đầu tư mua sắm áp dụng các thành tựu khoa học còn khó khăn đặc biệt là khó khăn về vốn . Để khắc phục khó khăn trên, đẩy nhanh áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất công ty cần áp dụng các biện pháp sau : - Tự tích luỹ lợi nhuận để táI đầu tư : Đây là nguồn có vị trí quan trọng an toàn nhất doanh nghiệp . Tuy nhiên ở công ty cổ phần Sông Đà 909 do mới thành lập nên, lợi nhuận còn thấp, lượng tích luỹ từ lợi nhuận của công ty chưa nhiều . Để tăng lợi nhuận công ty cần phảI, nâng cao hiệu quả quản lý tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm đồng thời dành phần lớn lợi nhuận từ 60% trở lên để táI đầu tư - Vay ngân hàng : đây là nguồn chủ yếu của công ty hiện nay ( chủ yếu là vay ngắn hạn ), điều này là một lợi thế cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn, và tăng chi phí lãI vay, làm cho công ty bị lệ thuộc vào ngân hàng . Qua tìm hiểu thực tế cho thấy một phần tàI sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn vay ngắn hạn .Trong khi đó lợi nhuân chưa lớn đủ để trả nợ, làm cho tình hình tàI chính của công ty căng thẳng nhất là khi công ty đến hạn trả những khoản nợ ngắn hạn, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Về vấn đề này công ty cần thương lượng với ngân hàng xem xét các vấn đề trên, hoặc cho chuyển từ vay ngắn hạn sang vay dàI hạn . Để đạt được điều đó trước hết công ty phảI làm ăn có lãI, phảI thanh toán sòng phẳng đầy đủ đúng hạn với ngân hàng các khoản lãI, tạo lập uy tín với ngân hàng - Xin cấp vốn bổ sung :V ốn của công ty mẹ giao cho công ty khi mới thành lập chiếm tỉ trọng không đáng kể, để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty cần xin cấp vốn bổ sung sản xuất kinh doanh - Phát triển hình thức thuê hoạt động, và thuê tàI chính máy móc thiết bị với các loại mà công ty không có, để đáp ứng nhu cầu không liên tục về loại máy đó cho công tác sản xuất - Vay cán bộ công nhân viên, - Phát hành thêm cổ phiếu nội bộ - Về vấn đề con người : Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, công ty cần tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm làm viêc tốt, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật để nâng cao trình độ và năng lực tiếp cận khoa học cho họ 4. Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn Quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm . Trong quá trình kinh doanh của công ty phảI xác định được nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, xác định nguồn tàI trợ tối ưu . Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi đảm bảo khả năng thanh toán của công ty, phảI thường xuyên tìm mọi biện pháp huy động tối đa nguốn vốn hiện có vào sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thi công tăng vòng quay của vốn, đưa ra các biện pháp sử dụng hiệu quả vốn an toàn vốn đảm bảo phát triển vốn 4.1 Đối với vốn cố định Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, vốn cố định cần phảI được quản lý trên cả hai mặt : quản lý chặt chẽ về mặt giá trị : PhảI theo dõi số còn lại của của tàI sản cố định, và vốn khấu hao . Quản lý chặt chẽ về hiện vật của vốn cố định là quản lý tàI sản cố định phảI tiến hành mở sổ theo dõi đánh số xem xét kết cấu tài sản cố định . Công ty mới được thành lập nên ngoài việc sử dụng có hiệu quả đối với vốn cố định hiện tại, công ty phải nghiên cứu để mua sắm tài sản cố định tiên tiến hiện đại, phù hợp điều kiện của mình Trong quá trình sử dụng tài sản cố định công ty phải có kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng, định kỳ hàng tháng hàng quý phải tổ chức đánh giá lại tài sản để nắm bắt tình hình sử dụng, khả năng sử dụng của chúng . Có biện pháp khắc phục hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình : Đối với tài sản cố định chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình như : Máy vi tính, một số máy móc thiết bị thi công công ty cần phải sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để nhanh chóng thu hôid vốn đầu tư 4.2 Đối với vốn lưu động ở công ty hiện nay tốc độ lưu chuyển vốn lưu động thấp cơ cấu vốn lưu động còn nhiều bất cập . tỉ trong hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động . Nguồn tài trợ ngắn hạn cho nhu cầu vốn lưu động của công ty là vay ngắn hạn ngân hàng . Khi tiến độ thi công công trình châm công ty sẽ gặp khó khăn về vốn lưu động đặc biệt là tiền mặt, điều đó làm trở ngại, trì trệ sản xuất . Để khắc phục tình trạng này công ty cần thực hiện một số biện pháp sau : - Tìm kiếm các nguồn bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty như : Đề nghị xin chủ đầu tư tạm ứng trước một phần vốn sử dụng mua chịu vật liệu,… - Công tác tổ chức đảm bảo trong kỳ ngắn hạn theo quý cần được chú trọng lập kế hoạch vay vôn dài hạn ở ngân hàng từ tháng cuối của quý trước để thời gian làm thủ tục vay vốn ngâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Các giải pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 909.pdf
Tài liệu liên quan