Tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – thành phố Hồ Chí Minh: MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ----------- 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư -------------------------------------------------------------------- 4
1.1.2. Phân loại đầu tư---------------------------------------------------------------------- 6
1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp ----------------------------------------------------------- 6
1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp ----------------------------------------------------------- 7
1.1.2.3. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư -------------------------------------- 8
1.1.2.4. Theo ngành đầu tư--------------------------------------------------------- 9
1.1.2.5 Theo tính chất đầu tư ---------------------------------------------------- 10
1.1.3. Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của một quốc gia các vùng
kinh tế------------------------------------------------------...
89 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Các giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------- 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ----------- 4
1.1.1. Khái niệm đầu tư -------------------------------------------------------------------- 4
1.1.2. Phân loại đầu tư---------------------------------------------------------------------- 6
1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp ----------------------------------------------------------- 6
1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp ----------------------------------------------------------- 7
1.1.2.3. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư -------------------------------------- 8
1.1.2.4. Theo ngành đầu tư--------------------------------------------------------- 9
1.1.2.5 Theo tính chất đầu tư ---------------------------------------------------- 10
1.1.3. Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của một quốc gia các vùng
kinh tế------------------------------------------------------------------------- 10
1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ----------- 12
1.2.1. Nguồn vốn trong nước -------------------------------------------------------- 12
1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài -------------------------------------------------------- 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư ----------------------------- 16
1.2.3.1. Tác động của lãi suất đến nguồn vốn đầu tư ------------------------ 16
1.2.3.2. Tác động của lạm phát đến đầu tư ------------------------------------ 20
1.2.3.3. Các cải cách tài chính và cải cách thị trường vốn------------------ 21
1.2.3.4. Môi trường đầu tư ------------------------------------------------------- 22
1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ----------------------------------------------------------------------------- 22
1.3.1. Khuynh hướng huy động vốn của các quốc gia trên thế giới ------------ 23
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn -- 25
Kết luận chương I ------------------------------------------------------------------------ 29
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO
TẠI QUẬN 9 –TP. HỒ CHÍ MINH giai đoạn 1999-2003
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KT-XH QUẬN 9
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên-------------------------------------------------------------- 30
2.1.1.1. Tình hình sử dụng đất ------------------------------------------------- 30
2.1.1.2. Tình hình đô thị hoá--------------------------------------------------- 32
2.1.2. Tình hình dân số và nguồn nhân lực----------------------------------------- 32
2.1.2.1. Dân số------------------------------------------------------------------- 32
2.1.2.2. Nguồn nhân lực -------------------------------------------------------- 34
2.1.3. Thực trạng và tiềm năng về phát triển một số ngành nghề kinh tế
chủ chốt ------------------------------------------------------------------------ 35
2.1.3.1. Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp -------- 35
2.1.3.2. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ----------------- 36
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển
kinh tế -------------------------------------------------------------------------- 37
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUẬN 9 --------- 39
2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư --------------------------------------------- 39
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn --------------------------------------------------------- 42
2.2.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế----------------------------------------------- 42
2.2.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội ----------------------------------------------- 43
2.2.3. Lĩnh vực và hướng sử dụng vốn đầu tư ------------------------------------- 44
2.2.3.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp-------------------------------- 44
2.2.3.2. Thương mại dịch vụ --------------------------------------------------- 45
2.2.3.3. Nông nghiệp------------------------------------------------------------ 45
2.2.3.4. Xây dựng cơ bản------------------------------------------------------- 45
2.2.4. Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư------------------ 46
2.2.4.1. Tồn tại trong quá trình thu hút vốn đầu tư------------------------- 46
a. Tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành ----------------------- 46
b. Tồn tại trong thủ tục hành chánh ------------------------------------ 48
c. Vốn thu hút chưa đa dạng--------------------------------------------- 49
d. Chưa hình thành khu sản xuất công nghiệp ------------------------ 49
e. Tồn tại trong cơ chế kiểm tra và giám sát tài chánh đối với
hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh
đóng trên địa bàn-------------------------------------------------------- 50
f. Tồn tại trong đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý --------- 50
2.2.4.2. Tồn tại trong quá trình sử dụng vốn đầu tư------------------------ 51
Kết luận chương II ----------------------------------------------------------------------- 53
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI QUẬN 9 –TP. HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2004-2010
3.1. Định hướng huy động vốn vào Quận 9 giai đoạn 2005-2010 theo chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 9
lần thứ III ---------------------------------------------------------------------------- 54
3.2. Giải pháp chung hỗ trợ cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả- 55
3.2.1. Giải pháp đổi mới chính sách thuế nhằm tạo ra nguồn vốn cho
NSNN ------------------------------------------------------------------------ 56
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế --------------------------------------- 56
3.2.1.2. Hoàn thiện việc tổ chức và quản lý thu thuế-----------------------------58
3.2.2. Giải pháp tạo nguồn thu khác ngoài thuế -------------------------------- 59
3.2.3. Tiết kiệm các khoản chi -------------------------------------------------------------60
3.2.4. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tư từ hệ thống
ngân hàng----------------------------------------------------------------------- 61
3.2.5. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài ---------------------------------------------------------------------------- 67
3.2.6. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán------------- 69
3.3. Các giải pháp đặc thù hỗ trợ huy động vốn cho phát triển kinh tế
của Quận 9---------------------------------------------------------------------------- 72
3.3.1. Hoàn thành dự án khu sản xuất vật liệu xây dựng Long Sơn và xây
dựng dự án khu công nghiệp Phú Hữu------------------------------------ 71
3.3.2. Phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp trong Quận và UBND ------ 74
3.3.3. Áp dụng rộng rãi mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm----------- 74
3.3.4. Thu hút sự tham gia của Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố về cơ
sở hạ tầng----------------------------------------------------------------------- 75
3.3.5. Đề nghị Thành phố phát hành trái phiếu có kỳ hạn -------------------------75
3.4. Các giải pháp đặc thù hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả cho đầ u tư phát
triển kinh tế của Quận 9 ---------------------------------------------------------- 76
3.4.1. Hạn chế tình trạng đầu tư phân tán, manh mún---------------------------- 76
3.4.2. Hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tư hạ tầng ------------------ 76
3.5. Các giải pháp khác hỗ trợ huy động và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế
của Quận 9---------------------------------------------------------------------------- 76
3.5.1. Hỗ trợ công tác di dời của các cơ sở theo yêu cầu quy hoạch của
Quận ----------------------------------------------------------------------------- 77
3.5.2. Hỗ trợ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng --------------------------- 78
3.5.3. Đào tạo giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và người lao động
trên địa bàn --------------------------------------------------------------------- 79
3.5.4. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc tại
Quận----------------------------------------------------------------------------- 80
Kết luận chương III---------------------------------------------------------------------- 81
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 82
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ chiến lược, vừa là giải pháp chủ yếu nhằm
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2001 - 2005
của nước ta. Một cách tổng quát, đầu tư là sự sử dụng nguồn lực hiện có nhằm
mang lại cho nhà đầu tư những kết quả nhất định trong tương lai. Nhìn trên góc độ
toàn nền kinh tế thì không phải tất cả hành động trên không chỉ mang lại lợi ích tài
chính mà còn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Đầu tư phát triển là quá trình sử dụng
vốn đầu tư để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật
kinh tế - xã hội.
Dưới góc độ tiêu dùng, đầu tư được hiểu là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện
tại để thu được một mức tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Dưới góc độ tài chính,
đầu tư là các hoạt động chi tiêu của chủ đầu tư để thu lợi nhuận trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Quận 9 cùng nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của nhân dân Quận 9 đã có chuyển
biến đáng kể, tạo ra tiền đề cần thiết và quan trọng trong thời kỳ phát triển mới, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng và huy động vốn là một lĩnh vực phức
tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác liên quan; đặc
biệt phải xử lý đa dạng các mối quan hệ dân sự, quan hệ hành chính và nhiều mối
quan hệ khác mà đáng lẽ phải được điều tiết bằng các Luật và văn bản pháp luật,
văn bản pháp qui một cách đồng bộ, nhất quán và thống nhất.
Bên cạnh đó, Quận 9 là một quận đô thị mới chắc chắn sẽ có vô vàn khó khăn
như cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, nguồn
lực lao động trình độ thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu…Do đó, nhu cầu vốn
đầu tư phát triển hiện nay là rất lớn.
Hiện nay, công tác quản lý, sử dụng và huy động vốn tại Quận 9 còn nhiều vấn
đề bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan và đang trong quá trình điều chỉnh
và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế khách quan.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm
huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9
– TP. Hồ Chí Minh”.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề cơ bản mà đề tài quan tâm muốn giải quyết nghiên cứu những tồn tại
và nguyên nhân trong quá trình huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của
Quận 9, từ đó đề ra các giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả theo một lộ
trình từ nay đến năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển kinh
tế của Quận 9 trong giai đoạn từ năm 1999-2003 để trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế của Quận 9.
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Phương pháp sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện
chứng. Dựa vào phương pháp này, quá trình thu hút và sử dụng vốn cho đầu tư phát
triển của Quận 9 là một quá trình luôn biến động và chịu tác động bởi rất nhiều
nhân tố, do đó phải tác động thường xuyên đến môi trường đầu tư, tạo nên những
lực đẩy cần thiết cho việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư.
Một số các nguyên tắc và phương pháp sau đây cũng được quán triệt và vận
dụng: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc thống nhất giữa lịch
sử và logic, nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp diễn dịch – quy
nạp, phương pháp hệ thống…
IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Trong các mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản, xét về phương diện tiêu dùng thì
đầu tư là bộ phận hợp thành lớn thứ hai sau nhu cầu. Khái niệm đầu tư theo nghĩa
rộng bao hàm hai phạm trù phân biệt:
• Một mặt đầu tư liên quan đến việc mua sắm tài sản tài chính như: cổ phiếu,
trái phiếu và các loại chứng khoán khác, đó là loại đầu tư tài chính. Các tài
sản tài chính có thể có được từ các đợt phát hành mới hay được mua lại trên
thị trường tài chính.
• Mặt khác, đầu tư nhằm vào việc mua sắm các tài sản vật chất, hay còn gọi là
hàng hoá vốn như máy móc thiết bị những thứ mà bản thân là hàng hoá vốn
này có thể là đồ đã dùng được mua lại.
Việc mua sắm các tài sản tài chính được xem như một việc đầu tư, bởi người
mua hy vọng chúng sẽ đem lại nguồn thu nhập trong tương lai (chẳng hạn như cổ
tức cổ phiếu hay lãi của trái phiếu…). Tuy nhiên, ở đây không xuất hiện sự gia tăng
nguồn vốn mới cho nền kinh tế, bởi vì việc mua bán một sản phẩm tài chính sẽ là sự
đầu tư đối với người mua nó, nhưng lại là sự giảm đầu tư đối với người bán. Hay
nói cách khác, về phương diện kinh tế vĩ mô, các khoản đầu tư và giảm đầu tư về tài
sản tài chính bù trừ cho nhau.
Như vậy, chỉ có sự tạo ra các hàng hoá đầu tư vật chất (máy móc, thiết bị, nhà
xưởng…) sẽ không dẫn đến hiện trạng bù trừ, và hình thức đầu tư loại này mới thực
sự đem lại nguồn vốn cho nền kinh tế. Chính việc tạo ra hàng hoá đầu tư vật chất
mới này sẽ tạo thêm việc làm mới kéo theo các sản xuất bổ sung khác, trong khi tài
sản tài chính trên thị trường thứ cấp không ảnh hưởng trực tiếp với hai quá trình đó.
Và cũng chính vì điều đó mà loại đầu tư này được xem là đầu tư có tính chất phát
triển, gọi tắt là đầu tư phát triển.
Tổng giá trị các hàng hoá đầu tư mới được sản xuất trong nền kinh tế ở thời kỳ
nhất định tạo nên tổng lượng đầu tư. Nhưng vì các hàng hoá vốn này được sử dụng
và phần nào bị hao mòn trong năm đó để phục vụ sản xuất, nên một phần hàng hoá
đầu tư được dành cho đầu tư thay thế, phần còn lại tạo nên khoản bổ sung cho tổng
giá trị tư bản vật chất của nền kinh tế và được gọi là đầu tư ròng.
Như vậy, để cho nền kinh tế có thêm được nguồn đầu tư mới, là điều kiện cần
có là làm sao cho các doanh gia và những người đầu tư hy vọng rằng họ sẽ nhận
được một khoản lợi nhuận từ việc đầu vào hàng hoá mới cao hơn khoản lãi do mua
tài sản tài chính trên thị trường. Theo quan điểm của kinh tế học thì tổng thu nhập
của nền kinh tế (Y) tức là tổng sản phẩm quốc dân GNP thường được biểu hiện ở
mô hình đơn giản:
Y = C + S (1)
Trong đó: C: tiêu dùng, S: tiết kiệm. Tuy nhiên, kinh tế học luôn giả định rằng
phần không sử dụng mục đích tiêu dùng - phần tiết kiệm (S) – là phần tài sản được
tích luỹ cho mục đích đầu tư. Do vậy:
Y = C + I (2)
từ (1) và (2), suy ra: S = I
Từ đó, có thể thấy được mục đích của tiết kiệm hay tích luỹ vốn là để đầu tư.
Hay nói cách khác, đầu tư là từ bỏ tiêu dùng hiện tại để đổi lấy sản lượng cao hơn
và như vậy gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
Qua phân tích trên cho thấy:
• Đầu tư theo nghĩa rộng được hiểu là bao hàm đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp. Chỉ có đầu tư trực tiếp ròng tức là đầu tư tạo ra hàng hoá vốn mới
làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế xét về tổng thể.
• Để cho nền kinh tế có thêm được nguồn vốn, điều quan trọng và mang tính
quyết định là làm sao cho những người có ý định đầu tư tin tưởng rằng họ
sẽ nhận được khoản hiệu quả (kinh tế - chính trị - xã hội) do đầu tư vào
hàng hoá vốn đem lại cao hơn việc bỏ vốn đầu tư vào các hoạt động khác.
• Hoạt động vốn đầu tư luôn gắn liền với rủi ro như: rủi ro kinh doanh, rủi ro
tài chính.
Từ đó, chúng ta có thể dẫn đến khái niệm đầu tư:
• Theo quan điểm của doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh,
trên cơ sở chấp nhận rủi ro nhất định, để thu được số lợi nhuận lớn hơn số
vốn đã bỏ ra.
• Theo quan điểm của xã hội: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, chấp
nhận rủi ro nhất định nhằm thu được hiệu quả nhất định vì mục tiêu phát
triển quốc gia.
1.1.2. Phân loại đầu tư
1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ
thể. Người đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp Nhà
nước hoặc cũng có thể là tư nhân hoặc tập thể thông qua các công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn…
Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài thì phải tuân theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật này, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt
Nam có thể tiến hành theo bốn hình thức:
a) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đặc điểm của hình
thức này là không tạo ra pháp nhân mới, mà sử dụng pháp nhân của bên Việt Nam.
Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên và
quan hệ giữa hai bên (Việt Nam và nước ngoài) do hai bên thỏa thuận và được ghi
rõ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
b) Xí nghiệp hoặc công ty liên doanh (dưới đây gọi chung là công ty liên doanh có
tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam). Hình thức này do hai bên cùng góp
vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ mọi rủi ro. Tỉ lệ phân
chia lợi nhuận, rủi ro lấy theo tỉ lệ góp vốn.
c) Công ty 100% vốn nước ngoài cũng có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt
Nam. Công ty tự mình quản lý, chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước quản lý
đầu tư nước ngoài, được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi
trong Giấy phép đầu tư.
d) Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Đây là hình thức nhà đầu tư ký
hợp đồng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ
tầng. Hợp đồng này được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài hoặc bằng vốn nước
ngoài công với vốn của Chính phủ Việt Nam (hoặc của tổ chức, cá nhân Việt Nam).
Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một
thời gian đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ giao công
trình cho Nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.
Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn trong nước thì phải tuân theo Luật khuyến khích
đầu tư trong nước.
1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không cùng
một chủ thể. Hay nói khác hơn, người đầu tư này hoàn toàn không can dự vào quá
trình quản lý doanh nghiệp mà họ đã bỏ vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp thông thường
dưới hình thức tín dụng ngân hàng hay chứng khoán.
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là rất khắng khích, luôn
đi kèm với nhau trong mọi tiến trình đầu tư. Mối quan hệ này thể hiện trên hai
phương diện:
- Tác động hỗ trợ để tạo nên sự phát triển đồng đều: Đầu tư trực tiếp mở rộng
là tiền đề quan trọng để phát triển đầu tư gián tiếp. Thật vậy, sự khuyếch trương ở
mức độ sâu rộng của hình thái đầu tư trực tiếp tất yếu kéo theo nhu cầu vay mượn
vốn thông qua tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu hay bổ sung vốn bằng cổ
phiếu để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc
thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu hay thành lập mới các doanh nghiệp. Mặt khác, sẵn
sàn ở qui mô lớn các phương tiện đầu tư gián tiếp sẽ tạo điều kiện dễ dàng thực hóa
đầu tư trực tiếp dưới sự hỗ trợ của vốn tín dụng ngân hàng, hay của người bảo lãnh
phát hành chứng khoán trên thị trường vốn, ý đồ tham nhập trực tiếp của người đầu
tư ra thị trường nước ngòai sẽ được mau lẹ và thuận tiện hơn.
- Khả năng chuyển hóa lẫn nhau: không chỉ tác động hỗ tương một cách độc
lập, mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp còn thể hiện ở sự chuyển
hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa này phụ thuộc vào ý đồ, cũng như những cân nhắc về
mặt lợi ích và hậu quả theo quan điểm của người đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.2.3. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư
a) Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp; trong đó, việc bỏ vốn nhằm
gia tăng giá trị tài sản.
Sự gia tăng giá trị tài sản trong đầu tư phát triển nhằm tạo ra những năng lực
mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư phát triển có vai trò quan trọng hàng
đầu; là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập quốc dân, tạo ra
việc làm và thu nhập cho người lao động như: đầu tư để tạo mới, mở rộng, cải tạo
hoặc nâng cấp đường xá, cầu cống, doanh nghiệp sản xuất, cơ sở dịch vụ,…
b) Đầu tư dịch chuyển
Đầu tư dịch chuyển là phương thức đầu tư trực tiếp; trong đó, việc bỏ vốn
nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản.
Trong đầu tư dịch chuyển, không có sự gia tăng giá trị tài sản.
Đầu tư dịch chuyển có ý nghĩa quan trọng trong hình thành và phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái…, hỗ trợ cho hoạt động
đầu tư phát triển như: hoạt động mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường
vốn…
1.1.2.4. Theo ngành đầu tư
a) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước…
- Cơ sở hạ tầng xã hội như: trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hóa, thể
thao…
Đối với các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng rất yếu kém và mất cân đối
nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng cần được đầu tư phát triển, đi trước một bước, tạo tiền
đề để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.
b) Đầu tư phát triển công nghiệp
Đầu tư phát triển công nghiệp là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng
các công trình công nghiệp.
Trong công cuộc phát triển ở Việt Nam hiện nay theo hướng công nghiệp hóa-
hiện đại hóa đất nước đầu tư công nghiệp là chính yếu, nhằm gia tăng giá trị sản
lượng công nghiệp trong GDP.
c) Đầu tư phát triển nông nghiệp
Đầu tư phát triển nông nghiệp là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng
các công trình nông nghiệp.
Việt Nam từ điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, với lợi thế só sánh trong
nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực cho nên đầu tư phát triển nông nghiệp
có ý nghĩa chiến lược, lâu dài nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và tỷ
trọng giá trị sản lượng nông nghiệp hợp lý trong GDP.
d) Đầu tư phát triển dich vụ
Đầu tư phát triển dich vụ là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các
công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác…).
Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng cao, đầu tư dịch vụ là xu thế
phát triển, nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.2.5. Theo tính chất đầu tư
a) Đầu tư mới
Đầu tư mới là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công
trình mới. Trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đòi hỏi
có bộ máy quản lý mới. Đầu tư mới có ý nghĩa quyết định trong thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư mới đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và
quản lý mới.
b) Đầu tư chiều sâu
Đầu tư chiều sâu là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm cải tạo, mở rộng,
nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở các
công trình đã có sẵn.
Trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo, mở rộng và nâng cấp các công
trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư.
Đầu tư chiều sâu là hình thức đầu tư ưu tiên đối với các nước đang phát triển
trong điều kiện còn thiếu vốn – công nghệ và quản lý. Đầu tư chiều sâu cần được
xem xét trước khi có qui định đầu tư mới.
c) Tận dụng năng lực sản xuất – dịch vụ
Trước khi quyết định đầu tư, dù là đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu; cần đánh
giá đúng năng lực sản xuất – dịch vụ hiện có.
Nếu năng lực sản xuất – dịch vụ của một ngành – sản phẩm kinh tế - kỹ thuật
chưa được tận dụng, trên quan điểm tiết kiệm và hiệu quả, cần huy động các giải
pháp để sử dụng 100% công suất thiết kế của năng lực sản xuất đã có.
1.1.3. Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của một quốc gia và vùng kinh
tế
Đầu tư phát triển có hai vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội:
• Thứ nhất: đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cầu, đến lượt nó tổng cầu lại tác
động đến sản lượng và việc làm.
• Thứ hai: đầu tư tạo ra tích luỹ vốn. Đầu tư phát triển làm cho quỹ nhà
xưởng và máy móc, thiết bị tăng thêm, thúc đẩy tiềm năng của quốc gia và
kích thích tăng trưởng dài hạn.
Vì thế, đầu tư đóng vai trò kép, nó tác động đến sản lượng ngắn hạn thông qua
ảnh hưởng của nó đến tổng cầu và đầu tư tác động đến tăng trưởng dài hạn thông
qua việc hình thành vốn đối với sản lượng tiềm năng và tổng cung. Trong ngắn hạn,
đầu tư phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng sản lượng, tỉ lệ sử dụng công suất hoặc cả
hai như là những chỉ số cho biết cầu tương lai và mức độ của các hạn chế về tính
thanh khoản mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Hai biến số này có ý nghĩa quan
trọng đối với các quyết định mở rộng khả năng sản xuất.
Quá trình sử dụng vốn gồm hai giai đoạn và tác động của nó ở từng giai đoạn
cũng khác nhau:
Ở giai đoạn đầu, sự tăng lên của đầu tư làm cho nhu cầu chi tiêu tăng lên
tác động đến tổng cầu, từ đó dẫn đến tăng sản lượng, công ăn việc làm và kèm theo
sự biến động của giá cả. Tuy nhiên, nhu cầu của quá trình đầu tư tạo ra chủ yếu là
về tư liệu sản xuất, là cái mà ở các nước đang phát triển rất thiếu. Do đó, nhu cầu
xuất khẩu các hàng hoá trong nước sản xuất ra để nhập khẩu tư liệu sản xuất là yêu
cầu tất yếu của quá trình phát triển. Mặt khác, khi tích luỹ trong nước còn thấp, việc
thu hút đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài là cần thiết và tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt
trong quá trình thực hiện đầu tư.
Ở giai đoạn thứ hai, đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn vật chất và hàng hoá tồn
kho cho sản xuất và các tài sản vật chất phi sản xuất. Vốn sản xuất tăng lên, làm
tăng khả năng sản xuất của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tác
động đến tổng cung bằng tăng sản lượng và công ăn việc làm, kéo theo mức giá
giảm xuống. ở giai đoạn này, sự gia tăng về vốn làm tăng năng lực sản xuất trong
nước, thúc đẩy gia tăng sản lượng, năng suất lao động, chất lượng hàng hoá sản xuất
ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố tài nguyên và lao động.
Chính vì vậy, vốn trở thành nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế của các quốc gia đang phát triển.
Nhìn nhận vai trò của vốn qua hai giai đoạn đã nêu cho thấy cần có cái nhìn
thực tế hơn qua các con số về tốc độ tăng trưởng và bản chất hơn về tác động của
vốn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2 . CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong nền kinh tế mở, vốn cho sự đầu tư phát triển của một quốc gia chủ yếu
được cung ứng từ các nguồn lực tài chính sau đây:
1.2.1. Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn
vốn này có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu đươc rủi ro và
hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài.
Nguồn vốn trong nước chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong
nền kinh tế. Mặc dù, thời đại ngày nay các dòng vốn nước ngoài ngày càng trở nên
đặc biệt không thể thiếu được đối với các nước đang phát triển, nhưng nguồn vốn từ
tiết kiệm trong nước vẫn giữ vị trí quyết định.
Tuy rằng, hiện tại chưa có kết luận dứt khoát về mối quan hệ nhân quả tiết
kiệm và tăng trưởng, song phải thừa nhận, tiết kiệm luôn ảnh hưởng tích cực đối với
tăng trưởng, nhất là những nước đang phát triển, vì làm tăng vốn đầu tư. Hơn nữa,
tiết kiệm đó là điều kiện cần thiết để hấp thụ vốn nước ngoài có hiệu quả, đồng thời
làm giảm sức ép về phía Ngân hàng Trung Ương trong việc hàng năm phải cung
ứng thêm tiền để tiêu hóa ngoại tệ.
Tiết kiệm trong nước được hình thành từ các khu vực sau:
• Tiết kiệm của ngân sách Nhà nước
• Tiết kiệm của doanh nghiệp
• Tiết kiệm của các hộ gia đình và tổ chức đoàn thể xã hội (hay gọi tắt là khu
vực dân cư)
Tóm lại, tiết kiệm là quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập ở hiện tại
để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đó nâng cao hơn nữa nhu
cầu tiêu dùng trong tương lai. Tuy vậy, đối với những nền kinh tế đang chuyển đổi,
bước đầu đang thực hiện chính sách công nghiệp hóa do nguồn tiết kiệm trong nước
thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vốn nên cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài để
tạo ra cú hích cho sự đầu tư phát triển nền kinh tế.
1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài
So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là mang lại
ngoại tệ cho nền kinh tế. Tuy vậy, nguồn vốn nước ngoài lại luôn chứa ẩn những
nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc; nguy cơ khủng
hoảng nợ; sự tháo chạy đầu tư; sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong
nước,… Như vậy, vấn đề huy động vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không
nhỏ trong chính sách huy động vốn của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là: một
mặt, phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công
nghiệp hóa; mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự huy động vốn nước ngoài để ngăn
chặn khủng hoảng. Để vượt qua những thử thách đó, đòi hỏi nhà nước phải sử dụng
tốt các công cụ tài chính trong việc ổn định hóa môi trường kinh tế vĩ mô, tạo lập
môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước ngoài, điều chỉnh và lựa
chọn các hình thức thu hút vốn sao cho có lợi cho nền kinh tế.
Về bản chất, vốn nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể
kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
Tài trợ phát triển chính thức (Oficial Development Assistance - ODA)
Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước
ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ
không hoàn lại, các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối
lượng vốn vay và thời hạn thanh toán, nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các
chương trình, dự án,…
Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nước tiếp nhận
viện trợ thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ
quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ
tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị. Mỗi tổ chức,
mỗi chính phủ đều có những phương cách và thông lệ riêng trong việc cung cấp
ODA nhằm để đạt được những mục tiêu chính sách riêng của họ. Với những ràng
buộc về chính trị không phải nước nào cũng có thể nhận được viện trợ hoặc sử dụng
có hiệu quả cao trong hoàn cảnh riêng của mình. Còn đối với điều kiện về kinh tế,
điển hình nhất là IMF và WB đều đưa ra cung cách áp đặt nước nhận tài trợ phải
tiến hành những chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo một khuôn khổ rất
cứng nhắc. Thực tế, cung cách đó đã mang lại những hệ quả tố lẫn xấu trong việc
tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI)
Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu
tư trực tiếp bằng việc tạo ra những doanh nghiệp. FDI đã và đang trở thành hình
thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà
luồng dịch chuyển vốn đầu tư từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước
ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh.
Khác với nguồn vốn ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệ vào
nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và
khả năng tiếp cận thị trường thế giới,… Tiếp nhận FDI lợi thế hiển nhiên mà thời
đại tạo ra cho các nước đang phát triển. Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước
tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt
được tổng thể cao về kinh tế. Bởi lẽ, FDI cũng có những mặt trái của nó. Nguồn vốn
FDI về thực chất của nó cũng là những khoản nợ; trước sau nó vẫn không thuộc
quyền sở hữu và chi phối của nước sở tại. Ngày hôm nay, nhà đầu tư đưa vốn vào
và hết hạn họ lại rút ra, giống như những khoản nợ - có vay có trả. Vả lại, trong các
khoản vay nợ, thông thường mức lãi suất do hai bên thoả thuận trước, còn trong đầu
tư trực tiếp, chủ đầu tư bao giờ cũng mưu cầu một lợi nhuận tối đa. Hơn nữa, đối
với các khoản nợ, người đi vay có toàn quyền sử dụng vốn vay, người cho vay
không có quyền can thiệp, miễn là người đi vay thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay
và lãi; còn trong FDI, chủ đầu tư vẫn toàn quyền sử dụng vốn, nếu là hình thức đầu
tư 100% vốn nước ngoài, còn nếu là hinh thức liên doanh thì quyền đó cũng bị chia
sẻ dựa vào tỷ lệ góp vốn. Đó là chưa kể đến các nước nhận đầu tư còn phải gánh
chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi cho những nhà đầu tư hay bị các
nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các nhân tố đầu vào,
cũng như bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu.
Huy động qua thị trường vốn
Phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán trên cả nước. Với sự
chuyên môn hoá về mua bán các loại chứng khoán, TTCK được xem như một cơ sở
hạ tầng tài chính để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của công chúng trong và
ngoài nước, tạo nên nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế. So với hình
thức huy động qua ngân hàng, TTCK huy động vốn với phạm vi rộng rãi và linh
hoạt hơn, có thể đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu khác nhau của người cần vốn,
đảm bảo về hiệu quả và thời gian lựa chọn. Còn đối với nhà đầu tư, trên TTCK, các
hình thức bỏ vốn của họ trở nên linh hoạt, vì vậy, hạn chế tối đa trong đầu tư…
Phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế. Ưu điểm của
phương thức này là huy động vốn trực tiếp, không phải thông qua các tổ chức tài
chính trung gian nên chi phí sử dụng vốn thấp hơn các khoản vay tín dụng. Người
đi vay có thể là doanh nghiệp và chính phủ. Tuy vậy, việc tìm kiếm vốn trên thị
trường tài chính quốc tế cũng có nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là các tiêu
chuẩn tín nhiệm của chứng khoán để được chấp nhận giao dịch trên các thị trường
tài chính quốc tế. Vì các mức tiêu chuẩn tín nhiệm rất cao nên các doanh nghiệp ở
mức thông thường khó đạt được, do vậy các loại chứng khoán lưu hành trên thị
trường tài chính quốc tế phổ biến là trái phiếu của chính phủ. Ngoài ra, việc phát
hành trái phiếu quốc tế cũng có những hạn chế nhất định. Một mặt, phải tuân thủ
các thông lệ quốc tế, những thủ tục tục này rất phức tạp đòi hỏi phải có bước chuẩn
bị kỹ càng; mặt khác, vấn đề có tính chất bất khả kháng là khi đến hạn nhà phát
hành không được trì hoãn trong việc thanh toán nợ. Do đó, khi vay nợ người đi vay
phải xây dựng phương án đầu tư có khả năng sinh lời, đủ sức chịu đựng chi phí sử
dụng vốn vay và tái tạo ngoại tệ, đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai.
Ngoài ra, việc huy động vốn nước ngoài còn được thông qua các hoạt động
thuê tài chính; tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng…
Tóm lại, vốn đầu tư phát triển nền kinh tế chủ yếu được huy động từ hai
nguồn: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Trên cơ sở đó, đòi hỏi nền
kinh tế phải phát triển các công cụ tài chính để tổ chức khai thác và thực hiện huy
động vốn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư
Nền kinh tế là một hệ thống, trong đó các biến số kinh tế vĩ mô có quan hệ với
nhau. Trong các mối quan hệ đó ảnh hưởng tương tác giữa vốn đầu tư và các chỉ số
kinh tế khác như lãi suất thị trường thu nhập quốc dân, chính sách tài chính công,
chính sách tín dụng chính sách xuất khẩu, chính sách nhập khẩu,… là những quan
hệ cơ bản. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này thể hiện cụ thể như sau:
1.2.3.1. Tác động của lãi suất đến nguồn vốn đầu tư
Tác động của lãi suất đến nguồn vốn đầu tư trong nước (theo mô hình tự do
hoá tài chính của Mac. Kinnon - Shaw)
Lãi suất thị trường có ảnh hưởng tích cực đến tiết kiệm, do đó nó có ảnh
hưởng đến nguồn vốn đầu tư, nhưng mối quan hệ giữa các mức lãi suất với tiết
kiệm không đơn điệu.
• Giả sử: r là hiệu suất biên của vốn đầu tư – Nó là giá trị hiện tại của thu
nhập tương lai mong đợi từ việc đầu tư vào hàng hoá mới.
• i là lãi suất thị trường
• Điều kiện của đầu tư là hiệu suất biên của vốn đầu tư tối thiểu phải bằng
với lãi suất thị trường (r = i). Như vậy, việc đầu tư phát triển sẽ xảy ra khi r
> i.
Xét trên tổng thể nền kinh tế với giả định rằng tất cả các khoản tiết kiệm sẽ
được chuyển hoá thành đầu tư thông qua các kênh tài chính thì tiết kiệm và đầu tư
đều là các hàm của lãi suất thực. Trong đó, tiết kiệm là hàm đồng biến của lãi suất
thực, còn đầu tư là hàm nghịch biến.
Sở dĩ giả định tiết kiệm là một hàm đồng biến của lãi suất thực là do xuất phát
từ mong muốn tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Bởi lẽ, khi lãi suất thực tăng,
việc tiêu dùng hiện tại sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với việc tiêu dùng trong tương lai.
Do đó, để tối đa hoá lợi ích ứng với một khoản thu nhập nào đó, tiêu dùng hiện tại
sẽ được điều chỉnh giảm. Điều này dẫn đến kết quả là tiết kiệm tăng lên. Và ngược
lại, khi lãi suất thực giảm, việc tiêu dùng hiện tại sẽ trở nên rẻ hơn so với việc tiêu
dùng trong tương lai. Do đó, để tối đa hoá lợi ích ứng với một khảon thu nhập nào
đó, tiêu dùng hiện tại sẽ được điều chỉnh tăng, kết quả là tiết kiệm giảm.
Còn đối với đầu tư thì ngược lại, đầu tư sẽ giảm khi lãi suất thực tăng, đầu tư
sẽ tăng khi lãi suất thực giảm. Bởi lẽ, theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận, khi lãi
suất thực tăng lên có một số dự án sẽ bị loại bỏ vì hiệu suất biên của vốn đầu tư thấp
hơn lãi suất. Và khi lãi suất thực giảm sẽ có thêm một số dự án đầu tư gia nhập, kết
quả là tăng thêm nhu cầu về đầu tư. Điều này có thể biểu diễn bằng đồ thị của hoạt
động tài chính:
Nếu lãi suất bị ấn định ở mức cân bằng i1, thì nhu cầu đầu tư ở mức I1, nhưng
do mức tiết kiệm thực tế là S1, nên đầu tư thực tế sẽ bị giới hạn ở mức S1.
Theo mô hình trên, ở mức lãi suất i1, mức tiết kiệm thực tế là S1, thấp hơn so
với mức tiết kiệm có thể có được ở mức lãi suất cân bằng là S0. Tại i1, nhu cầu đầu
tư cao hơn so với nhu cầu đầu tư ở mức lãi suất cân bằng nhưng đầu tư thực tế lại
thấp hơn, vì bị giới hạn bởi nguồn tiết kiệm.
Như vậy, việc duy trì lãi suất thấp để thúc đẩy đầu tư không phải đơn giản vì
sẽ đễ dẫn đến sự bóp méo sản xuất, kéo theo sự xói mòn trong hoạt động của hệ
thống tài chính do tại mức i1 sẽ xảy ra sự mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng
cung ứng vốn đầu tư, dẫn đến việc phải thực hiện cơ chế phân bổ vốn bằng các biện
pháp phi thị trường.
Khi đó, nếu tăng lãi suất và đạt tới mức cân bằng sẽ làm tăng tiết kiệm là điều
kiện để tăng đầu tư thực tế. Đồng thời với việc tăng lượng đầu tư, hiệu quả đầu tư
cũng sẽ được cải thiện cho các dự án có khả năng sinh lời thấp sẽ không còn cơ hội
để nhận được khoản tài trợ và cơ chế phân bổ vốn đầu tư cũng sẽ bị thu hẹp. Kết
quả làm tăng trưởng kinh tế lại tạo ra tiền đề để gia tăng tiết kiệm, tức là tiết kiệm sẽ
tăng trong khi lãi suất không thay đổi. Và đầu tư sẽ được cải thiện không chỉ về mặt
số lượng mà cả về chất lượng cho dù lãi suất vẫn giữ nguyên. Tăng trưởng lại được
củng cố và quá trình cứ tiếp tục như vậy.
Như vậy, việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ tạo ra chuỗi ảnh hưởng sau:
S(Y0)
S(Y1)
i3
I0
i1
S0 I1
Lãi suất
Tiết kiệm, đầu tư
S1
• Tăng lãi suất làm tăng mức tiết kiệm thực trong nền kinh tế.
• Tăng mức tiết kiệm thực trong nền kinh tế sẽ làm tăng mức đầu tư thực.
• Tăng lãi suất thực làm tăng hiệu quả của các hoạt động đầu tư.
Như vậy, việc tăng lãi suất thực có thể cải thiện tăng trưởng kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế sẽ kích thích tiết kiệm ở bất kỳ mức lãi suất nào và một vòng ảnh
hưởng lại bắt đầu. Việc tăng lãi suất ảnh hưởng tới tiết kiệm thông qua hai kênh:
• Kênh trực tiếp: tăng lãi suất thực làm tăng tiết kiệm thực
• Kênh gián tiếp: tăng lãi suất cải thiện hiệu quả đầu tư, tăng trưởng kinh tế
và qua đó ảnh hưởng đến tiết kiệm.
Đối với kênh gián tiếp, tăng hiệu quả đầu tư được thể hiện thông qua hai chỉ số
sau:
• Hệ số ICOR (chỉ số phản ánh hiệu suất đầu tư vốn: để tăng một đơn vị sản
phẩm cần tăng bao nhiêu vốn đầu tư)
• Phương sai của lãi suất tín dụng (mức độ thay đổi của lãi suất tín dụng)
Thật ra, hiệu quả đầu tư được xác định dựa trên phương sai của tỉ lệ sinh lợi
của vốn đầu tư. Bởi vì, phương sai của tỉ lệ sinh lợi của vốn đầu tư phản ảnh mức
độ biến động của tỉ lệ sinh lợi. Nếu mức độ biến thiên của tỉ lệ sinh lợi cao thì vốn
đầu tư đã bị phân tán. Về mặt lý thuyết, nếu vốn được đầu tư một cách có hiệu quả
thì chỉ có các dự án có khả năng sinh lợi cao mới có khả năng tiếp cận được nguồn
vốn đầu tư và tỉ lệ sinh lợi chung của các dự án được tài trợ vốn có xu hướng hội tụ
về tỉ lệ sinh lợi bình quân. Do đó, nếu phương sai của tỉ lệ sinh lợi cao thì thực tế
vốn đầu tư đã được tài trợ cho các dự án có tỉ lệ sinh lợi khác nhau. Điều này chỉ
xảy ra khi tồn tại cơ chế phân bổ vốn đầu tư. Và trong điều kiện đó, vốn đầu tư đã
được cấp cho cả những dự án có khả năng sinh lời thấp. Vì vậy, để đảm bảo mức lợi
tức, vốn đầu tư phải được đầu tư vào những dự án có tỉ lệ sinh lợi cao và cùng với
nó là mức rủi ro rất cao, dẫn đến tỉ lệ biến thiên tỉ lệ sinh lợi vốn đầu tư càng nhiều
thì hiệu quả đầu tư càng thấp, và ngược lại, tỉ lệ biến thiên tỉ lệ sinh lợi vốn đầu tư
càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng cao.
Trên thực tế, lãi suất cho vay thường cao hơn lãi suất tiền gửi. Chênh lệch giữa
hai loại giá này là nguồn thu cho hoạt động trung gian tài chính. Trong trường hợp
này, việc ấn định lãi suất thấp sẽ mở rộng mức chênh lệch lãi suất. Có thể ngân
hàng sẽ nâng mức lãi suất cho vay lên đến mức i3 để cân bằng cung - cầu tín dụng
trong nền kinh tế. Lãi suất tín dụng cao, về lý thuyết, có thể khắc phục được việc
đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời thấp, và do đó cải thiện được hiệu quả
đầu tư. Song thực tiễn, lãi suất cho vay quá cao so với mức lãi suất cân bằng trong
nền kinh tế sẽ đẩy các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động quá mạo hiểm. Và với
mức độ rủi ro cao của các khoản tín dụng đầu tư có thể ngay lập tức làm giảm hoạt
động kinh tế có khả năng sinh lời cao, gắn liền với mức độ rủi ro cao được đầu tư,
nên nền kinh tế sẽ bị bất ổn và có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nếu thiệt hại xảy ra.
Trong bối cảnh như vậy, việc tăng lãi suất sẽ thu hẹp mức độ chênh lệch, tăng tiết
kiệm và làm giảm lãi suất tín dụng, và mức độ rủi ro trong các hoạt động kinh tế sẽ
giảm dần và hiệu quả đầu tư sẽ được cải thiện.
1.2.3.2. Tác động của lạm phát đến đầu tư
Lạm phát là một vận động đi lên kéo dài trong tổng mức giá cả. Một sự gia
tăng liên tục trong cầu đẩy mức giá cả lên cao một cách liên tục. Loại quá trình lạm
phát này đôi khi được gọi là lạm phát do nhu cầu đẩy lên, trong đó có nhân tố cầu
đầu tư.
Trong nền kinh tế, đầu tư tăng dẫn đến tăng mức cầu, và nếu cầu đầu tư tăng
một mặt và liên tục trong tổng cầu sẽ làm tăng mức lạm phát. Tại mức lạm phát cao,
suất sinh lợi thực thấp hay thậm chí âm đối với người tiết kiệm, nhưng chi phí lại rất
thấp đối với người cho vay. Đầu tư có lợi từ đó đẩy mức đầu tư tăng lên. Kết quả
tăng trưởng kinh tế do đầu tư mang lại sẽ làm giảm áp lực lạm phát một cách ổn
định, vững chắc và có hiệu quả nhất, thông qua tăng mức cung cho nền kinh tế.
Để giảm lạm phát các nhà hoạch định chính sách sẽ có nhiều biện pháp lựa
chọn, như thắt chặt chính sách tài chính tiền tệ. Cụ thể là chính phủ sẽ tăng lãi suất,
tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm cho vay tái chiết khấu, tăng thuế,… Các chính sách
này sẽ làm giảm mức đầu tư. Tuy nhiên, các chính sách này chỉ có tác dụng trong
ngắn hạn, bởi vì hậu quả của nó là đưa nền kinh tế vào tình trạng suy thoái, thất
nghiệp cao và chu kỳ khủng hoảng, lạm phát mới lại xuất hiện.
1.2.3.3. Các cải cách tài chính và cải cách thị trường vốn
Cải cách tài chính và cải cách thị trường vốn có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm tư
nhân thông qua nhiều kênh khác nhau, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
Trước hết, cải cách thị trường vốn và ổn định kinh tế vĩ mô trong nội địa có thể
làm đảo ngược dòng xuất vốn ra nước ngoài, khiến cho vốn quay trở lại nội địa.
Nhờ đó làm tăng tỉ lệ của các tài sản trong nước trong danh mục đầu tư và tăng thu
nhập, tăng xuất khẩu và tiết kiệm, nhưng lại ít có ảnh hưởng đến tiết kiệm khu vực
tư nhân.
Thứ hai, tự do hoá tài chính và sự phát triển sâu rộng thị trường vốn có thể làm
tăng hiệu quả hoạt động trung gian tài chính, nhờ đó làm tăng mức tăng trưởng kinh
tế và do vậy làm tăng tiết kiệm tư nhân.
Kết tiếp, tự do tài chính – là sự gia tăng về mật độ địa lý của những tổ chức tài
chính, và chất lượng của việc quản lý và giám sát tài chính - thường dẫn đến sự tăng
cường tài chính sâu rộng hơn và sẽ được phản ánh bằng một sự gia tăng lâu dài của
trữ lượng tài chính.
Thứ tư, tự do hoá tài chính thường làm tăng các khoản cho vay tiêu dùng và
giảm bớt những hạn chế nghiêm ngặt về việc vay tiền cho tiêu dùng. Cả hai điều đó
sẽ làm giảm tiết kiệm tư nhân.
1.2.3.4. Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư tác động đến đầu tư qua các lĩnh vực chủ yếu sau đây:
a. Ổn định chính trị xã hội
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong một xã hội
ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo bảo an toàn về đầu tư, quyền
sở hữu và các loại tài sản khác. Do đó, họ sẳn sàng đầu tư những khoản tiền lớn vào
những dự án dài hạn.
b. Ổn định kinh tế vĩ mô để giảm tính bấp bênh xung quanh việc đầu tư
Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô là giảm những biến động ngắn hạn trong nền
kinh tế và khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài.
c. Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thoả đáng, đồng thời có chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch đầu tư rõ ràng cụ thể
Các quốc gia thường dùng nhiều công cụ khác nhau để tác động đến tổng đầu
tư, đến sự phân phối đầu tư giữa các khu vực, các loại tài sản và theo thời gian bằng
cách tác động đến tỷ suất sinh lợi của vốn. Vì vậy, để thu hút các nhà đầu tư phần
lớn các nhận đầu tư thường sử dụng những biện pháp tích cực như khuyến khích về
thuế, cho độc quyền ở thị trường nội địa, hoặc có những thỏa thuận cho phép các
nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước. Trong đó ưu đãi về thuế là biện pháp khuyến
khích đầu tư thường gặp nhất.
d. Môi trường thể chế ổn định
Chính phủ có một vai trò quyết định trong việc xây dựng và duy trì một môi
trường kinh tế lành mạnh. Chính phủ phải bảo đảm luật pháp và trật tư, thực thi các
hợp đồng và định hướng những điều tiết của nó để hỗ trợ cạnh tranh và đổi mới.
Quan trọng nhất là chính phủ phải bảo đảm môi trường thể chế ổn định thông qua
ổn định hệ thống luật pháp và đảm bảo thực thi có hiệu quả, nhằm giúp cho nhà đầu
tư an tâm và tính toán được hiệu quả đầu tư.
e. Bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển
Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình, các
phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định được dùng làm điều kiện sản xuất và
điều kiện sinh hoạt nói chung, bảo đảm sự vận hành liên tục, thông suốt các luồng
của cải vật chất, các luồng thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu có tính phổ
biến của sản xuất và đời sống.
1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ
1.3.1. Khuynh hướng huy động vốn của các quốc gia trên thế giới
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới khi đầu tư đều có khuynh hướng
chung phải tuân thủ theo qui luật của kinh tế thị trường, tận dụng tối đa các lợi thế
so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ các điều kiện thiên nhiên, địa
lý, các nguồn lực tự nhiên, các tập quán, tâm lý người dân, đặc điểm riêng của dân
tộc mình. Biết phát huy nội lực trong nước, tranh thủ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên
tùy vào thực trạng xã hội của mỗi nước mà có những biện pháp huy động vốn mang
bản sắc riêng của nước mình.
Khuynh hướng huy động vốn mà các nước đang phát triển cần quan tâm:
Tích lũy nội bộ, tiết kiệm chi tiêu. Tiết kiệm tiêu dùng hiện tại sẽ tạo ra một
khoản vốn nhàn rỗi khá lớn để đầu tư trong tương lai, đặc biệt là hạn chế chi tiêu
công cộng. Chú trọng trong chi tiêu của cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, mà đối
với các nước đang phát triển thì cơ cấu tổ chức này quá cồng kềng, cộng thêm nạn
tham nhũng quá lớn gây lãng phí nguồn vốn. Vì vậy, cần tổ chức một cơ cấu tổ
chức gọn nhẹ với những nguyên tắc chi tiêu hợp lý là có ý nghĩa quan trọng đối với
tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân.
Thuế vừa là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước vừa là công
cụ điều tiết nhập khẩu, khuyến khích và kinh doanh tư nhân, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp phát triển nguồn lực tài chính dành cho tích luỹ.
Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh
bạch không phân biệt các thành phần kinh tế, đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo
hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những
giải pháp quan trọng nhằm gây sức ép buộc các doanh nghiệp tăng cường đổi mới
công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối
mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Nhu cầu tích lũy vốn để
phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì
vậy, thuế cần phải được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất,
hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi
dưỡng nguồn thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Coi chính sách công nghiệp là bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội. Bởi
phát triển ngành công nghiệp là nền tảng cho sự tăng trưởng của các ngành kinh tế
khác trong xã hội như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Nhất là các ngành công
nghiệp chủ chốt nhằm giảm tối đa nhập khẩu công nghệ sản xuất mới, tiết kiệm một
khoản vốn giúp mở rộng sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề vốn cho công
nghiệp hoá cần quan tâm đến tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước đã lan rộng ở
các nước đang phát triển ở Châu Á và được coi là một giải pháp quan trọng nhằm
huy động đến mức tối đa vốn cho phát triển. Quan trọng hơn là các doanh nghiệp tư
nhân còn có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Phát huy tối đa các nguồn lực tài chính bên ngoài. Bởi các nước đang phát
triển đang có lợi thế nhưng chưa có hoặc không có khả năng khai thác, đặc biệt là
các nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, có nguồn lao
động dồi dào và giá nhân công rẻ. Nguồn lực tài chính bên ngoài sẽ đóng góp nhất
định vào sự phát triển của họ, giúp chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một
số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hay một số ngành nghề, hoặc những yếu tố xúc tác
làm cho tiềm năng nội tại của nước nhận đầu tư phát triểm một cách mạnh mẻ và có
hiệu quả hơn.
Các nguồn lực tài chính bên ngoài được huy động dưới 4 hình thức chủ yếu:
viện trợ phát triển của chính phủ, vay tín dụng quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Hai hình thức đầu tiên thường được các
nước đang phát triển ở Châu Á khai thác vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp
hoá. Hai hình thức sau, đặc biệt là đầu tư gián tiếp được phát triển rất mạnh trong
thời gian gần đây và trở thành một trong những hình thức ưa chuộng trong nền kinh
tế thị trường Châu Á.
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, độ ổn định kinh tế vĩ mô là
những yếu tố có tính quyết định đến việc hướng các dòng ODA và tín dụng quốc tế
nhẹ lãi vào các nền kinh tế thị trường ở Đông Á và Đông Nam Á.
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn đầu
tư
- Nếu trong ngành kinh tế có những mất cân đối như cán cân thương mại bị
thâm thụt so với GDP, tỉ giá hối đoái bị gắn liền với đồng ngoại tệ duy nhất trong
một thời gian quá lâu làm đồng nội tệ bị lên giá thực, khủng hoảng thừa cung và
mất giá trong khu vực địa ốc, ngân hàng bị lỗ lãi vì bị gánh nhiều món nợ xấu,… thì
có nguy cơ khủng hoảng kinh tế nếu không nhanh chóng giải quyết.
- Sử dụng chính sách vĩ mô vừa khéo léo, linh hoạt, vừa sửa đổi bổ sung kịp
thời tránh rơi vào tình trạng của thập niên 80 kinh tế Việt Nam đã khủng hoảng
trong thời gian dài. Riêng trong từng thời kỳ nhất định cần có chính sách hợp lý để
thu hút được nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển tiềm năng hiện có của Việt Nam,
đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện đại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế càng trở nên rõ ràng hơn. Đặc biệt các nước càng nhỏ bé về sức mạnh kinh
tế càng dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi mở cửa Việt Nam cần xem xét các điều kiện
trong nước.
- Duy trì tình hình chính trị kinh tế xã hội ổn định như hiện nay. Bởi những bất
ổn về kinh tế cũng như chính trị ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nhà đầu tư mà
mục đích cuối cùng trong kinh doanh của họ là lợi nhuận. Vì vậy, bất kỳ lý do nào
ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của họ hoặc có khả năng gây ra rủi ro đều ảnh hưởng
đến các quyết định đầu tư cũng như lượng vốn đầu tư.
Thực tế Việt Nam trong những năm qua đã thu hút một khối lượng vốn đáng
kể trong và ngoài nước, đóng góp vào đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước. Đặc biệt nổi trội nhất là hai Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Đồng Nai.
Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Bình Dương
Bình Dương hiện là địa phương tăng trưởng nhanh nhất trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam và cả nước đồng thời cũng đang là nơi thu hút đầu tư nước
ngoài lớn nhất. Hiện Tỉnh có 9 KCN thu hút được 660,4 triệu USD vốn đầu tư nước
ngoài. Cơ cấu kinh tế Bình Dương có sự chuyển dịch lớn đáng chú ý từ việc lấy sản
xuất nông nghiệp làm trọng điểm chuyển sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ
- nông nghiệp. Tuy nhiên, khác với Đồng Nai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Bình Dương trong 10 năm qua chủ yếu diễn ra giữa khu vực nông nghiệp - dịch vụ,
trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng không thay đổi. Những
ngành công nghiệp chủ lực của Bình Dương hiện nay là công nghiệp chế biến nông
lâm sản thực phẩm (chiếm 36% giá trị sản xuất công nghiệp), cơ khí (15%), dệt may
và da giày (11%), gốm sứ và vật liệu xây dựng (10%), và hóa chất 26%. Trong
những ngành này, Bình Dương đang có lợi thế so sánh cao ở ngành gốm sứ, vật liệu
xây dựng, dệt may và da giày.
Với thế mạnh về quỹ đất, đặc biệt là diện tích đất bằng chưa sử dụng còn
nhiều, thuận lợi cho việc phát triển phi nông nghiệp theo hướng bố trí các khu và
cụm công nghiệp. Vì vậy, ngay đầu năm 1996 sau khi được phê duyệt quy hoạch
vùng kinh tế trọng điểm của chính phủ, tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng bắt tay
vào xây dựng định hướng phát triển. Tỉnh đã tập trung vốn đặc biệt là vốn ngân
sách nhà nước vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển theo cơ cấu kinh tế công nghiệp -
dịch vụ - nông nghiệp. Đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp theo hướng:
• Xây dựng các vùng công nghiệp tập trung, đặc biệt là phía Nam của tỉnh,
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp và phát
triển các ngành sản xuất có công nghệ - kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại như:
cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử, công nghệ thông tin.
• Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm gắn với vùng
nguyên liệu; có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh lên các vùng phía Bắc của tỉnh.
• Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm dệt, giày da, may mặc,... góp
phần tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, giá trị xuất khẩu và giải quyết
nhiều việc làm, nâng cao đời sống đại bộ phận dân cư.
Ngoài chính sách chung của Nhà nước, tỉnh mong muốn các nhà đầu tư có thể
tìm thấy không những có cơ hội đầu tư mà còn cả thiện chí khi đầu tư vào tỉnh nhà.
Vì vậy, Tỉnh đã áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư (tạo lập môi trường kinh doanh
với chi phí thấp) song song với chính sách đầu tư chung của nhà nước.
Thứ nhất, tỉnh Bình Dương đã triển khai và cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành
chính trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để các dự án sớm được
tiến hành và đi vào hoạt động. Các dự án khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương
đều thực hiện theo cơ chế một cửa một cách nhanh chóng và thuận lợi. Ban quản lý
khu công nghiệp thực hiện cơ chế một cửa cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp; từ
khâu hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư, thẩm định dự án và cấp phép đầu tư
(nước ngoài đối với các dự án thuộc nhóm B có quy mô vốn đầu tư đến 40 triệu
USD) cho đến xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, cấp Giấy phép cho người lao động
nước ngoài. Riêng ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) được
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền xét cấp phép các dự án đầu tư từ tháng
07 năm 1997.
Thứ hai, tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát
thị trường, tìm cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ,
kịp thời các ưu đãi đối với đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ ba, mặc dù có vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh song lợi thế so
sánh của tỉnh so với các vùng lân cận lại là chính sách giá cho thuê đất ưu đãi; về
các dịch vụ cung ứng cho các khu công nghiệp và các dự án đầu tư như: điện nước,
lao động, thông tin, tỉnh Bình Dương đã đầu tư đảm bảo các nguồn cung cấp cho
các nhà đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước so
sánh và lựa chọn.
Thứ tư, đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp tập trung, các cụm
sản xuất công nghiệp được hỗ trợ lập dự án đầu tư, hồ sơ ưu đãi đầu tư và hoàn tất
việc khắc dấu, mã số thuế, mã số hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu sau khi nhận giấy
phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với các dự án cần có sự thỏa thuận của các Bộ, ngành trung ương, tỉnh sẵn
sàng hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tranh thủ ý kiến ủng hộ của Bộ, ngành để xúc
tiến dự án.
Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai với 9 KCN với tổng diện tích 2.343 ha đã được Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập, đến nay đã cho thuê 660 ha (chiếm 39% diện tích
dùng cho thuê) thu hút 186 dự án được cấp phép, trong đó có 22 dự án trong nuớc
với số vốn lên tới 3.600 triệu USD. Hiện nay đã có 137 doanh nghiệp đang hoạt
động với số vốn đăng ký lên tới 2,5 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 1,1 tỷ USD, thu
hút 46 nghìn lao động. Trong số các KCN tập trung được quy hoạch, KCN Biên
Hoà II là một trong những KCN thành công nhất, đến nay diện tích đất cho thuê đã
đạt 93,1%; thu hút 26 nghìn lao động; ước năm 2000 sẽ lấp đầy diện tích thuê đất
của KCN này.
Kết quả phát triển công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh Đồng Nai từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu công
nghiệp nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Khu vực công nghiệp của Đồng Nai hiện
chiếm đến 52% GDP của tỉnh, tiếp theo là dịch vụ (25%) và nông nghiệp (23%)
chiếm đến 52,12% trong GDP trong năm 2000.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đưa kinh tế tỉnh phát
triển theo đúng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Một mặt, phát huy
lợi thế về vị trí địa lý nhất là hệ thống giao thông có nhiều trục đường chính xuyên
quốc gia và về tài nguyên khoáng sản như: đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói
cũng như về nguồn lao động nhân công rẻ. Tỉnh Đồng Nai chọn hướng phát triển
của ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ để thu hút vốn đầu tư. Mặt
khác, xây dựng một số chính sách được khái quát sau:
- Đảm bảo hạ tầng cho phát triển công nghiệp: UBND tỉnh Đồng Nai tập trung
toàn nguồn lực nhất là vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng hay những dự án mà cơ sở
tư nhân không có khả năng đầu tư như: xây dựng hệ thống đường xá, hệ thống điện
- nước trong các khu công nghiệp, bến cảng,..
- Xoá bỏ dần chính sách hai giá đối với người nước ngoài.
- Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, thể dục thể thao.
Đào tạo nghề cho lao động phổ thông một mặt giúp lao động trong tỉnh có chuyên
môn mặt khác giúp các nhà đầu tư dễ dàng trong công tác tuyển chọn.
Kết luận chương I
Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay nói chung và Quận 9 nói riêng,
nhu cầu vốn đầu tư đang là yêu cầu cấp bách trong bốn nguồn lực của phát triển,
vốn đầu tư là vấn đề mấu chốt nhất của mọi vấn đề. Vì vậy, vấn đề là cách giải
quyết để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đang hoạt động sôi động có tính
quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong chương 1, luận văn tập trung
giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Những đặc điểm chung về vấn đề đầu tư trong phát triển kinh tế.
Phân tích các nguồn vốn đầu tư hiện nay đang có và phân tích các nhân tố
khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư.
Nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của các Tỉnh lân cận và xu
hướng huy động vốn của các quốc gia trên thế giới, đồng thời rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn.
Những vấn đề lý luận trong chương này sẽ là cơ sở phân tích thực trạng hoạt
động thu hút và sử dụng vốn của Quận 9 trong chương 2 và là nền tảng để xây dựng
các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả tại Quận 9.
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI QUẬN 9 –TP. HỒ
CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1999-2003
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Q. 9
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận 9 được thành lập vào tháng 04/1997, được tách ra từ 10 xã của Huyện Thủ Đức
trước kia, với vị trí địa lý phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa qua ranh giới sông Đồng Nai;
phía Tây giáp Quận Thủ Đức qua ranh giới xa lộ Hà Nội; phía Nam giáp Quận 2 qua ranh
sông Rạch Chiếc; phía Đông giáp Tỉnh Đồng Nai qua ranh giới sông Đồng Nai.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tp.Hồ Chí Minh lên hướng
Bắc, cũng chính là hình thành một hành lang công nghiệp hoàn chỉnh, nối với khu
công nghiệp Biên hòa thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của tam giác kinh tế
Tp.Hồ Chí Minh – Bà Rịa Vũng Tàu – Đồng Nai. Bên cạnh đó, Quận 9 có một diện
tích Vùng bưng với hệ thống kênh rạch và các mảng xanh hiện hữu bảo vệ môi
trường, cân bằng sinh thái cho trung tâm công nghiệp lớn nhất nước và cả Thành
phố. Hơn nữa, theo qui hoạch chung của Thành phố, Quận 9 là khu vui chơi, giải
trí, du lịch truyền thống với nhiều khu di tích văn hóa sẽ tạo điều kiện phát triển
ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn Quận.
2.1.1.1. Tình hình sử dụng đất.
Có thể nói quỹ đất Quận 9 đang sử dụng cho các mục đích sản xuất chưa phù hợp
với yêu cầu đô thị cần được điều chỉnh. Cụ thể đất chuyên dùng cho các mục đích
giao thông, trường học, y tế, công trình công cộng còn thấp.
BẢNG 2.1: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Ha
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng diện tích 11.400,87 11.400,87 11.400,87 11.400,87 11.400,87
1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6398,11 6.383,31 6.282,31 6.024,98 5.817,60
a. Đất canh tác 4865,44 4.850,64 4.737,64 4.237,79 4.053,09
+ Trồng lúa 4559,37 4.544,58 4.444,60 3.957,91 3.833,36
+ Trồng màu 212,60 212,60 202,60 192,05 143,15
+ Rau đậu 9,40 9,40 6,40 3,80 3,80
+ Cây công nghiệp ngắn ngày - - - - -
+ Cây hàng năm khác 84,07 84,06 84,04 84,03 72,78
b. Đất trồng cây lâu năm 1251,91 1.251,91 1.263,91 1.512,74 1.490,06
+ Vườn chuyên cây ăn trái 230,71 230,71 245,71 503,20 490,07
+ Vườn tạp cây ăn trái 693,02 693,02 690,02 684,96 677,37
+ Cây công nghiệp lâu năm 0,19 0,19 0,19 0,19 0,19
+ Cây lâu năm khác 327,99 327,99 327,99 324,39 322,43
c. Mặt nước nuôi trồng thủy sản 280,76 280,76 280,76 274,45 274,45
2. ĐẤT LÂM NGHIỆP 27,30 27,30 27,30 27,30 27,30
3. ĐẤT CHUYÊN DÙNG 1470,80 1.482,65 1.571,65 1.793,59 1.918,49
4. ĐẤT Ở (không tính vườn tạp) 868,05 871,00 883,00 947,51 1.030,86
5. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 2636,61 2.636,61 2.636,61 2.607,49 2.606,62
Có khả năng nông nghiệp 109,63 109,63 109,63 106,35 105,48
Đất có mặt nước 73,97 73,97 73,97 73,87 73,87
Sông suối 2453,01 2.453,01 2.453,01 2.427,27 2.427,27
Đất khác - - - - -
Nhìn vào BẢNG 2.1 cho thấy diện tích đất nông nghiệp còn chiếm khá lớn,
với 5.817,6 ha chiếm 51,03% tổng diện tích của Quận. Do điều kiện địa hình trong
những năm trước năng suất lúa đạt rất thấp từ 2,5 –2,6 tấn/ha trong khi bình quân
của thành phố đạt 3 tấn/ha. Điều đáng chú ý là đất chưa sử dụng còn nhiều với
2.606,62 ha, đất hoang vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (22% tổng diện tích) gây ra nhiều
hậu quả bất lợi cho kinh tế xã hội Quận 9.
Đất ở có diện tích 1.030,86 ha chiếm 7,63% trong đó đất dạng dân cư nông
thôn chiếm phần lớn diện tích dân cư toàn quận. Bình quân đất ở đạt 72m2/người so
với các quận mới thành lập thì bình quân đất ở của Quận 9 là khá lớn, rất thuận lợi
cho việc phát triển các dạng dân cư nhà vườn. Tuy nhiên hiện tượng mua bán, sang
nhượng đất không phép đang diễn ra khá phổ biến gây khó khăn trong việc xây
dựng phát triển kinh tế theo quy hoạch.
Qua số liệu cho thấy đất chuyên dùng có xu hướng tăng do yêu cầu phát triển
hạ tầng đô thị đặc biệt là đất giao thông, đất xây dựng và đất cho khu vui chơi giải
trí. Diện tích sông suối 2.427,27 ha là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và rất thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, ngoài ra là cảnh quang phục vụ cho vui chơi giải trí,
nhưng hiện nay chưa khai thác được nhiều.
2.1.1.2. Tình hình đô thị hoá
Là một quận chủ yếu thuần về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều
hạn chế, nên việc thực hiện đô thị hóa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên quá trình đô
thị hoá diễn ra nhanh chóng, hiện toàn quận mức độ đô thị hoá đạt 60%, các phường
Hiệp Phú, Phước Bình (đô thị hóa đạt 70%), Phước Long A, Phước Long B, Phú
Hữu có tốc độ đô thị hoá nhanh hơn các phường khác. Nhiều công trình cơ sở hạ
tầng được xây dựng: cầu, đường, điện, nước, trường học, bệnh viện… đã thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của cả Quận.
Quy mô đất sản xuất nông nghiệp được thu hẹp dần đây là một tất yếu của một
quận đô thị mới. Trong sản xuất nông nghiệp người dân đã chuyển cơ cấu vật nuôi,
cây trồng tiếp cận phương pháp sản xuất mới mang lại giá trị kinh tế cao. Diện tích
đất xây dựng, đất hoạt động dịch vụ ngày càng cao, hoạt động thương mại dịch vu
ngày càng sôi động hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng dần đi lên,
nhiều công trình liên quan trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân
được xây dựng. Trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, thu nhập nâng lên.
Tuy nhiên quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng cũng mang lại nhiều yếu tố
tiêu cực nhất định trong các lĩnh vực đời sống xã hội: việc xây dựng mua bán, sang
nhượng đất trái phép đang diễn ra nhiều, tình trạng đất hoang nhiều, các tệ nạn xã
hội cũng phát sinh như ma túy, mại dâm…những điều này đã làm ảnh hưởng đến
việc quy hoạch phát triển kinh tế của Quận.
2.1.2. Tình hình dân số và nguồn nhân lực
2.1.2.1. Dân số
Theo điều tra toàn Quận năm 2003 có 166.681 người, mật độ trung bình 1.366
người/km2, dân số trong độ tuổi lao động 107.447 người, dân số thành thị là 37.521
người và dân số nông thôn là 129.160 điều này cho thấy tỷ lệ dân số thành thị thấp
hơn nông thôn có ảnh hưởng đến kinh tế xã hội rất lớn.
BẢNG 2.2: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA DÂN CƯ TỪ 16 TUỔI TRỞ LÊN
STT Trình độ Số người Tỷ trọng (%)
Tổng dân cư 6 tuổi trở lên 117.580 100,00
1 Chưa học tiểu học 10.395 8,20
2 Đã học xong từ 1-5 39.091 31,00
3 Đã học xong từ 6-9 40.352 32,00
4 Đã học xong từ 10-12 27.742 22,00
Nguồn : UBND Quận 9
Qua số liệu trên BẢNG 2.2 cho thấy tỷ lệ người chưa biết chữ chiếm 8,2% là
tỷ lệ cao so với 5 quận mới thành lập, tập trung ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, phần lớn
dân cư đã học xong cấp 1 và 2 khoảng 63%, số người có trình độ phổ thông trung
học còn thấp. Qua nhiều năm phát triển trình độ văn hóa mỗi năm điều được nâng
cao, tỷ lệ biết chữ tăng. Tuy nhiên mặt bằng trình độ văn hóa Quận 9 còn thấp so
với các Quận khác.
BẢNG 2.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP VỀ DÂN SỐ
1999 2000 2001 2002 2003
1. Số người trong độ tuổi LĐ(người) 102.626 104.656 105.150 107.599 107.447
2. Tỷ lệ sinh ( ‰ ) 17,29 16,17 16,00 16,10 15,73
3. Tỷ lệ chết ( ‰ ) 3,13 2,80 3,00 3,10 2,91
4. Tỷ lệ tăng tự nhiên ( ‰ ) 14,15 13,37 13,10 13,07 12,83
5. Tỷ lệ tăng cơ học ( ‰ ) 44,01 16,29 12,70 24,12 24,12
6. Dân số cuối kỳ 150.025 154.512 157.037 162.987 166.681
- Nam 74.325 76.836 77.987 81.131 82.914
- Nữ 75.790 77.676 79.050 81.856 83.767
- Thành thị 150.025 154.425 35.832 37.158 37.521
- Nông thôn - - 121.205 125.829 129.160
Nguồn UBND Quận 9
Theo số liệu thống kê hàng năm quy mô dân số hàng năm tăng nhanh trên
3,5%, tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần, nhưng so với tỷ lệ tăng tự nhiên
của toàn thành phố còn thấp. Trong khi đó tỷ lệ tăng cơ học ngày càng tăng do
lượng dân nhập cư ngày càng tăng, thành phần gồm: sinh viên, học sinh các trường
trung học chuyên nghiệp, đại học, dạy nghề chiếm khoảng 25% dân nhập cư, lao
động tiềm kiếm việc làm khoảng 36%, ngoài ra do các nguyên nhân khác. Dân nhập
cư có xu hướng thu hút về các vùng có mức đô thị hóa cao như Phường Hiệp Phú,
Phước Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B.
Nhìn vào cơ cấu dân nhập cư thấy rằng có 85% số người trong độ tuổi lao động,
chính là nguồn bổ sung lực lượng lao động đáng kể cho Quận. Đồng thời cũng tạo
ra áp lực lớn cho Quận trong việc quản lý con người và sự quá tải về cơ sở hạ tầng
gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực
Theo BẢNG 2.3 lao động Quận chiếm 65% dân số, trong đó nữ chiếm
49,53%, nam chiếm 50,47%; số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 2,3%
trong tổng số lao động, dưới độ tuổi lao động chiếm 0,5%. Như vậy cho thấy lực
lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động
có sức khoẻ tốt, năng suất cao đây là một điểm mạnh của quận trong việc nghiên
cứu xây dựng chiến lược kinh tế xã hội. Lao động tập trung nhiều nhất ở các
Phường Hiệp Phú, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú A, Phước Long A, Phước Long B
là những phường mức đô thị cao hơn, những phường còn lại lực lượng lao động
thấp hơn.
Trình độ lao động cấp I và cấp II chiếm tỷ trọng lớn, số lao động tốt nghiệp
phổ thông trung học chiếm tỷ lệ khoảng 23,33% chủ yếu ở các trường đại học, số
người ở độ tuổi lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất thấp. Trình
độ chuyên môn tay nghề của lao động còn thấp có khoảng 5% có trình độ đại học,
6% trình độ công nhân kỹ thuật, công nhân học các trường dạy nghề chiếm khoảng
11,33%.
Qua phân tích tình hình và tiềm năng dân số, nguồn nhân lực Quận 9 cho thấy:
dân số Quận 9 chủ yếu là dân số trẻ và dân cư nhập cư cao nên mức tăng trưởng của
lực lượng lao động cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của dân cư. Đây là nguồn lao
động dồi dào, song đây cũng là áp lực lớn về giải quyết việc làm và cải thiện mức
sống dân cư, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Mặt khác, một
lực lượng tạm cư có thời hạn rất lớn đó là học sinh sinh viên ở các trường Đại học,
trung học chuyên nghiệp cũng tác động đến sinh hoạt xã hội.
2.1.3. Thực trạng và tiềm năng phát triển một số ngành nghề kinh tế chủ chốt
2.1.3.1. Tình hình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Nếu xét trên toàn địa bàn Quận 9, thì lực lượng sản xuất công nghiệp của trung
ương và thành phố đóng trên địa bàn quận là chủ yếu (có 65 đơn vị, trong khi đó
quận có 32 đơn vị). Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của quận. Năm 1998 chiếm
90,6%, năm 2001 chiếm khoảng 91%, năm 2003 chiếm 70%. Số lao động thu hút
vào khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, xu hướng phát
triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối khá, tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm vào khoảng 13% năm.
BẢNG 2.4: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUẬN QUẢN LÝ
Chia theo thành phần kinh tế (Tính theo giá cố định 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
1999 2000 2001 2002 2003
TỔNG SỐ 203.421 246.793 290.364 434.172 653.720
Chia theo thành phần - - - - -
- Công ty cổ phần 20.324 17.431 19.181 18.152 72.368
- Hợp tác xã 3.412 10.238 15.380 12.019 10.083
- Ngoài quốc doanh
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Hộ cá thể
179.685
83.595
40.866
55.224
219.124
98.908
47.541
72.675
225.803
127.627
49.285
78.891
404.001
234.672
81.473
87.856
571.269
270.999
210.449
89.821
Qua xem xét số liệu BẢNG 2.4 cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn hàng năm đều tăng, tuy nhiên khối công nghiệp quốc
doanh ngày càng giảm tỉ trọng do trong quá trình đổi mới công nghiệp tại Việt
Nam, nhiều doanh nghiệp nhà nước của quận đã chuyển đổi hình thức sang cổ phần
hóa. Khối công ty, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị
tăng, hộ cá thể có giá trị không ổn định có xu hướng ngày càng giảm do không có
vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc, cải tiến công nghệ, phần lớn sản xuất thủ công
lạc hậu giá thành cao, sản phẩm chất lượng thấp khó cạnh tranh trên thị trường.
Ngành sản xuất trang phục, sản phẩm thuộc da, túi xách chiếm tỉ trọng lớn 31,42%;
ngành sản xuất khoáng chất phi kim loại chiếm tỉ trọng lớn thứ hai 20,01%; ngành
thực phẩm và đồ uống chiếm 11,89%.
Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm
2003 có 1152 cơ sở trong đó có 2 doanh nghiệp quốc doanh còn lại là doanh nghiệp
liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân công ty trách nhiệm hữu hạn và
hộ sản xuất nhỏ. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của quận quản lý chủ
yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân phát triển đa dạng về
số lượng và ngành nghề.
Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong thời
gian qua đạt được những kết quả khích lệ, tốc độ phát triển bình quân hàng năm trên
13% chiếm 4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Tuy nhiên, tốc độ
phát triển vẫn còn thấp so với tốc độ phát triển của thành phố và các quận nội thành.
2.1.3.2. Tình hình phát triển ngành thương mại – dịch vụ.
Quận 9 có vị trí nằm giữa hai trung tâm thành phố lớn Tp.Hồ Chí Minh và
Tp.Biên Hòa, hơn nữa được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên sông nước
tạo điều kiện phát triển ngành du lịch của quận. Trong những năm gần đây dần hình
thành những khu du lịch có qui mô lớn và nhỏ với nhiều loại hình vui chơi giải trí
khác nhau: khu du lịch Suối Tiên, các khu vui chơi giải trí nhà vườn đã thu hút hàng
chục triệu du khách mỗi năm từ thành phố và các tỉnh lân cận. Chính vì sự phát triển
này đã kéo theo hàng chục các loại dịch vụ khác đi kèm như: ăn uống, chụp ảnh, cửa
hàng lưu niệm, xe đưa đón,…thúc đẩy các ngành này phát triển khá trong những
năm gần đây.
Ngoài ra, hiện nay dân cư tương đối đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số gia
tăng chủ yếu là dân nhập cư làm tác động mạnh mẽ đến hoạt động dịch vụ thương
mại – dịch vụ. Mặt khác, hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại phục vụ hàng
hóa cho sản xuất và tiêu dùng không những cho nhân dân địa phương mà còn cho
khách từ các địa phương khác đến. Hiện nay, khu vực thương mại – dịch vụ chiếm tỉ
trọng thứ hai sau ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
BẢNG 2.5: DOANH THU NGÀNH TM-DV TRÊN ĐỊA BÀN
Đơn vị tính: Triệu đồng
1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số 390.808 505.718 764.221 862.592 1.094.469
1. Quốc doanh 161.955 203.653 251.799 298.436 357.703
2. Hợp tác xã 733 768 937 971 1.326
3. Ngoài quốc doanh 167.643 229.144 430.445 479.205 652.962
4. Có vốn đầu tư nước ngoài 60.477 72.153 81.040 83.980 82.478
Nhìn vào số liệu ở BẢNG 2.5 cho thấy hoạt động thương mại – dịch vụ trong
thời gian qua có doanh thu tăng trưởng ổn định. Điều này chứng tỏ tiềm năng thương
mại – dịch vụ của quận rất lớn và đóng góp tích cực trong cơ cấu kinh tế của quận.
Hoạt động thương mại – dịch vụ ở khối ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao
năm 1999 doanh thu đạt 167.643 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 652.962 triệu
đồng. Khối quốc doanh có tăng trưởng nhưng chậm hơn năm 1999 doanh thu đạt
161.955 triệu đồng, năm 2003 doanh thu đạt 357.703 triệu đồng. Như vậy, hoạt động
thương mại – dịch vụ chỉ tập trung sôi nổi ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
song mang tính tự phát cao, khu vực quốc doanh tăng trưởng chậm nên cần có sự
quản lý chặt chẽ hơn.
Ngành du lịch phát triển khá nhanh trong những năm gần đây với sự ra đời của
một số khu du lịch với qui mô lớn và các khu du lịch nhà vườn sinh thái lý tưởng
cho khách du lịch cho các địa phương khác đến tham quan.
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển kinh
tế
Qua phân tích hiện trạng tình hình kinh tế Quận 9 cho thấy được thực tế trong
5 năm qua các ngành kinh tế trong địa bàn đã tiếp cận và phát triển đạt yêu cầu
chung của thành phố. Tốc độ phát triển hàng năm tương đối cao, các ngành mũi
nhọn gồm: dệt, các sản phẩm kim loại có tăng trưởng nhưng chưa bằng các quận nội
thành, phân bố công nghiệp hiện nay khá hợp lý, ngành thương mại - dịch vụ chiếm
vị trí then chốt trong thời gian qua trong cơ cấu kinh tế của quận, hoạt động sản xuất
nông nghiệp có quan tâm phát triển nhưng mức độ đóng góp chưa cao. Cơ sở hạ
tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đúng mức, cần phải tăng cường đầu
tư trong thời gian tới.
Từ hiện trạng tình hình kinh tế nêu trên, Quận 9 có những thuận lợi sau:
Quận 9 là địa bàn nằm trên hướng phát triển chiến lược của thành phố lên phía
Bắc, yêu cầu của thành phố đặt ra cho quận là duy trì khu công nghiệp hiện có,
đồng thời hình thành các khu du lịch, vui chơi giải trí sinh thái có tầm cỡ, nhằm cải
thiện môi trường và là nơi giãn dân trong trung tâm thành phố. Chính vì vậy, quận
được thành phố đầu tư cao cả về kinh tế lẫn xã hội.
Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển xã hội trên địa bàn, địa hình phong phú đa
dạng, có nhiều cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển dịch vụ du lịch. Quỹ
đất còn nhiều cho việc bố trí các khu vui chơi giải trí, khu đô thị, du lịch và công
nghiệp sinh thái.
Trong lĩnh vực giao thông có các tuyến đường bộ quan trọng nối liền nội thành
với các vùng lân cận như: Biên Hoà, Bình Dương, Vũng Tàu,… tạo điều kiện cho
giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa quận với thành phố và các vùng lân cận khác.
Đường thuỷ với hệ thống kênh rạch chằng chịt nhất là sông Đồng Nai là con
sông lớn nhất vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển giao thông đường thuỷ góp
phần phát triển giao lưu hàng hoá thúc đẩy kinh tế phát triển.
Số người trong độ tuổi lao động trong quận cao chiếm 60% dân số sẽ cung cấp
nguồn nhân lực đáng kể cho quận và địa bàn lân cận.
Tài nguyên thiên nhiên nhiều, đặc biệt là tài nguyên đất, hiện quỹ đất của quận
còn nhiều thuận lợi cho việc xây cơ sở kinh tế.
Bên cạnh những thuận lợi về mặt kinh tế, quận còn tồn tại những khó khăn
cần phải khắc phục:
Sản xuất kinh doanh có phát triển, song so với thế mạnh và tiềm năng trên địa
bàn thì chưa khai thác hết, tốc độ phát triển chưa cao, sự chuyển dịch về cơ cấu kinh
tế còn chậm, nguyên nhân cơ bản là do thiếu vốn, thiếu đầu tư từ nhiều nguồn khác
nhau, nhất là đầu tư nước ngoài.
Trong công nghiệp việc đổi mới thiết bị công nghệ còn chậm, phương tiện sản
xuất còn lạc hậu, do đó năng suất lao động không cao, giá thành sản phẩm tăng, sản
phẩm tiêu thụ chậm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với các khu vực
lân cận và trong cả nước cũng như thị trường thế giới.
Sản xuất nông nghiệp quy mô có khuynh hướng thu hẹp do việc đô thị hoá
tăng nhanh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hợp lý, vốn phát triển nông
nghiệp ít chủ yếu là ngắn hạn nên mức phát triển nông nghiệp còn thấp. Chăn nuôi
còn ảnh hưởng đến giá cả thị trường do người sản xuất không dự tính được giá cả,
lời lỗ. Mặt khác, chăn nuôi là ngành có ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường do đó đã
ảnh hưởng đến tốc độ của ngành.
Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch có bước phát triển khá nhưng chưa ổn
định, hiện quận chưa có chợ đầu mối, mức bán buôn chưa cao chủ yếu là bán lẻ
phục vụ cho dân địa phương. Dịch vụ có bước đầu phát triển nhưng vốn còn hạn
chế cần phải đầu tư mạnh trong tương lai.
Về cơ sở hạ tầng, mặc dù đất đai là lợi thế của quận nhưng chưa phát huy tốt
do cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác qui hoạch còn chậm và chồng chéo,
đầu tư còn chưa tương xứng với nhu cầu đô thị hoá của địa bàn. Cơ sở hạ tầng còn
hạn chế, các dự án đầu tư còn đan xen, chưa đồng bộ như đường xá, điện, nước,
điện thoại gây lãng phí, không hiệu quả.
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUẬN 9
2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư
BẢNG 2.6 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: %
31.02 40.438.418.317.54. Vốn từ khu vực dân cư
20.71 15.715.724.334.03. Vốn từ DNNN
28.49 23.327.631.935.32. Vốn từ DN đầu tư NN
19.78 20.418.125.313.0
1. Vốn từ NSNN
(tập trung cho XDCB)
Tỷ lệ huy động từ
vốn từ năm 1999-
2003 2003 2002 2001 2000
HUY ĐỘNG THEO NGUỒN
VỐN
BẢNG 2.7 : VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH
Đơn vị tính: %
VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2000 2001 2002 2003
Tỷ lệ huy động từ vốn
từ năm 1999-2003
1. Thương mại - dịch vụ 5.82 9.80 8.31 14.13 10.17
2. Công nghiệp - TTCN 78.52 70.48 78.38 67.34 72.92
3. Nông nghiệp
4. Xây dựng 15.66 19.72 13.31 18.52 16.91
Qua số liệu cho thấy tốc độ huy động vốn bình quân trong năm năm (1999-
2003) tăng 26% năm. Tuy nhiên nguồn vốn còn nghèo nàn, có qui mô nhỏ, phần lớn
vốn huy động từ các hộ kinh doanh cá thể chiếm 31.02% tổng số vốn huy động.
Vốn ngân sách nhà nước cấp chiếm sắp sĩ 20% và vốn đầu tư của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28.49%, còn lại là vốn của doanh nghiệp nhà nước.
Chưa thu hút được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng trong địa bàn Quận và nguồn
viện trợ.
Hình 1: Vốn huy động theo nguồn
Vốn từ
NSNN
19.78%
Vốn từ khu
vực dân cư
31.02%
Vốn từ
DNNN
20.71%
Vốn từ
DN ĐTNN
28.49%
Tỷ trọng vốn huy động ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cao chiếm
72.92% so với các ngành nghề khác trong địa bàn Quận; tốc độ tăng vốn bình quân
là 20%. Khối lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này nhỏ so với các Quận khác của
thành phố, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đa phần là doanh nghiệp nhỏ, trang
thiết bị sơ sài, cũ thậm chí lạc hậu. Năm 2003 vốn huy động có phần chậm lại là do
sự bảo hòa về vốn đầu tư của tình hình đất nước.
Tỷ trọng vốn ngành thương mại - dịch vụ du lịch tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
10% so với các ngành kinh tế khác nhưng tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm
qua cao 70%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế Quận đã đúng hướng quy hoạch phát
triển của thành phố.
Đáng chú ý nhất là ngành nông nghiệp vốn huy động rất thấp không đáng kể
thậm chí khó tập hợp được số liệu chính xác, một phần bởi người nông bỏ ít vốn và
lấy công làm lời, một phần bởi lãnh đạo quận chưa thực sự quan tâm đến ngành
này. Nguồn vốn này chủ yếu là do người nông dân canh tác tự phát, phục vụ nhu
cầu lương thực trong quận. Điểm đáng chú ý thứ hai, nguồn vốn huy động từ ngân
sách nhà nước đa phần phục vụ cho xây dựng cơ bản như đường xá, cầu- cống,
trường học,…phù hợp với một cơ sở hạ tầng hiện có của Quận.
Hình 2: Vốn huy động theo ngành
Nông nghiệp
0%
Công nghiệp -
TTCN
72.92%
Thương mại
dịch vụ
10%
Xây dựng
16.91%
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Với quyết tâm của nhân dân và lãnh đạo Quận sau 05 năm tích cực cùng nổ
lực huy động vốn và sử dụng vốn đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của Quận không
chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội, đóng góp tích cực và ngày càng rõ nét trong
công cuộc xây dựng thành phố văn minh hiện đại nói riêng và công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước nói chung. Cụ thể vốn sử dụng đã đạt hiệu quả
như sau:
2.2.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
BẢNG 2.8 : TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH QUA CÁC NĂM
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU 1999 2000 2001 2002 2003
1. Nguồn thu ngân sách Quận
Trong đó : Thuế
13.869
2.350
10.190
2.978
15.711
3.324
17.729
3.734
35.534
7.824
2. Số thuế DN nộp vào NSTW 11.355 10.574 11.908 13.756 21.224
3. Tốc độ phát triển số thuế nộp vào
ngân sách Quận.
- 1,26 1,12 1,12 2,1
Nguồn UBND Quận 9
Được tách ra từ Quận Thủ Đức, Quận 9 vốn là một quận ngoại thành nghèo.
Vì vậy, số vốn đầu tư của ngân sách bỏ vào xây dựng cơ bản hàng năm khá lớn.
Song với sự nổ lực và cố gắng của lãnh đạo Quận trong quá trình xây dựng và thực
hiện quy hoạch kinh tế xã hội đó đã đóng góp vào ngân sách Quận một kết quả đáng
kể. Tỷ trọng số thuế nộp vào ngân sách tăng lên mỗi năm, năm 1999 là 17% và đến
năm 2002 là 21%, năm 2003 là 22%. Bên cạnh đó, số thuế thu được từ các doanh
nghiệp trong địa bàn cũng đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Thành phố, số
thuế thu được tăng hàng năm, năm 1999 là 11.355 triệu đồng, năm 2002 là 13.756
triệu đồng và đến năm 2003 là 21.224 triệu đồng, giúp ngân sách Thành phố giảm
gánh nặng vốn cho Quận 9.
2.2.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Hình 3: Số lao động trong lĩnh vực CN-TTCN và Thương mại dịch vụ
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
1999 2000 2001 2002 2003
Tính đến hết năm 2003 đã có 8.299 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại do
Quận quản lý, trong đó 1.122 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, số
cơ sở sản xuất tăng bình quân 220% mỗi năm, góp phần giải quyết hết 27.134 lao
động, thu hút được một số lao động sản xuất nông nghiệp nhàn rỗi đáng kể. Mức
thu nhập của người lao động cũng được tăng so với người lao động trong sản xuất
nông nghiệp phải làm việc theo mùa vụ. Vì vậy, đời sống của người dân quận 9
ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh đó, do sự phát triển của Quận 9 số lượng dân nhập cư về ngày càng
nhiều đặc biệt là có sự giãn dân từ trong thành phố ra. Đánh giá được Quận 9 đã đạt
thành tích quan trọng trong chính sách kinh tế của Thành phố, giúp các Quận nội
thành Thành phố giải quyết chính sách kinh tế - xã hội, làm cho Thành phố ngày
càng phát triển bền vững hơn.
Các cơ sở kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải liên tục đổi mới công
nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ đã
giúp nâng cao trình độ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh cho cán
bộ quản lý và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Đặc biệt số người
trong độ tuổi lao động trước kia phần lớn là lao động phổ thông và làm nghề nông;
nay đã được các doanh nghiệp tuyển dụng bồi dưỡng đào tạo trở thành những người
lao động bậc cao, có tác phong công nghiệp và kỷ luật nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ
trong quản lý hành chánh cũng được nâng cao về trình độ trong công tác qua quá
trình học hỏi và đúc kết kinh nghiệm quản lý ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh
trong địa bàn.
Số dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhiều và số dự án của Trung Ương và Thành
phố tập trung vào Quận 9 cũng nhiều, giúp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quận có sự
thay đổi rõ rệt, hiện các cây cầu bằng tre hay gọi là “cầu khỉ” nay đã được bê tông
hóa hoàn toàn; các tuyến đường xương cá đã được thảm nhựa, mở rộng các con
đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, có sự phối hợp đầu tư của các ngành điện,
nước, bưu điện đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện, điện thoại, phát triển mạng lưới
cấp nước và hạ tầng các khu quy hoạch dân cư mới.
2.2.3. Lĩnh vực và hướng sử dụng vốn đầu tư
Từ nay đến năm 2010, bên cạnh vốn (đặc biệt là vốn ngân sách cấp) tập trung
vào hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật về giao thông đô thị, điện,
nước,…Vốn còn sử dụng cho phát triển các ngành kinh tế trong Quận theo đúng cơ
cấu ưu tiên ngành ngành thương mại dịch vụ kế đến ngành công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp và cuối cùng đến nông nghiệp. Cụ thể là:
2.2.3.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Sắp xếp chỉnh trang các xí nghiệp và cơ sở công nghiệp cũ ở phía đông hương
lộ 33 vào khu công nghiệp Long Sơn. Hỗ trợ di dời toàn bộ khu công nghiệp phía
tây hương lộ 33 thuộc ấp Thái Bình – Long Bình (gồm 30 lò gạch và 01 cơ sở chế
biến gỗ) và một số xí nghiệp dọc theo phía nam xa lộ Hà Nội có mức độ ô nhiễm
nặng vào khu công nghiệp do Quận quản lý tại Phường Phú Hữu.
Bên cạnh đó, trong địa bàn Quận còn đang thực hiện dự án của Trung Ương là
xây dựng khu công nghệ cao với 804ha. Vì vậy, ngay từ bây giờ phải tập trung vốn
ngân sách nhanh chóng hoàn tất 300 ha cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao, giao cho
các nhà đầu tư. Đến năm 2010 toàn bộ khu công nghệ với 804 ha đi vào hoạt động.
2.2.3.2. Thương mại dịch vụ
Dự kiến xây dựng các dự án đầu tư sau:
ĐVT: triệu đồng
Hạng mục xây dựng Số vốn
1. XD cơ sở hạ tầng cho khu vui chơi thanh thiếu niên 50.000
2. XD cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình khu du lịch Long Phước 680.000
3. XD một số hạng mục khu lịch sử văn hóa dân tộc 700.000
4. XD một số khu thương mại trong các khu dân cư quy hoạch mới 3.000
5. Đầu tư thêm một số cửa hàng thuộc trung tâm thương mại cấp thành
phố
5.000
Tổng cộng 1.438.000
2.2.3.3. Nông nghiệp
Đầu tư vốn vào xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất
nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thuỷ lợi (ngăn lũ, tiêu thoát nước) kết hợp giao thông
nông thôn và giao thông nội đồng. Nhanh chóng hoàn chỉnh các công trình thi công
dỡ dang đồng thời cải tạo nâng cấp tuyến đường bờ bao ven sông Đồng Nai khu vực
phía nam Long Phước dài 12 km để ngăn lũ. Xây dựng tuyến bờ bao ngăn lũ ven
sông Tắc thuộc Phường Trường Thạnh.
Phát triển nông nghiệp còn phải tập trung vốn vào các tuyến đường nông
thôn trong vùng cây ăn trái, mặt đường từ 5-6m kết cấu chủ yếu là cấp phối sỏi đỏ.
Ước tính đến năm 2010 cần 80 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thuỷ lợi, giao thông
khoảng 40%; còn lại là chuyển đổi cây trồng và ứng dụng thành tựu khoa học.
2.2.3.4. Xây dựng cơ bản
Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn dự kiến bình quân hàng năm
từ 150-200 tỷ đồng (vốn ngân sách, vốn nhà nước và nhân dân cùng làm) chủ yếu
đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong đó vốn ngân sách từ 100-200 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu vốn cần có để đạt được mục tiêu, đi đúng định hướng và phù
hợp với quá trình phát triển kinh tế của thành phố như sau:
BẢNG 2.9 : NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: triệu đồng
VỐN HUY ĐỘNG THEO NGÀNH 2004-2005 2006-2010
1. Thương mại - dịch vụ 113.933 743.229
2. Công nghiệp - TTCN 1.254.150
7.290.718
3. Nông nghiệp - 80.000
Tổng cộng 1.368.083 8.113.937
2.2.4. Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư
Bên cạnh những thành quả đạt được qua việc thu hút và sử dụng vốn, nhưng
trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những những tồn đọng vướng mắc
cần phải chỉ ra và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục được những tồn tại vướng
mắc này giúp vốn ngày càng chảy nhiều vào Quận 9.
2.2.4.1. Tồn tại trong thu hút vốn đầu tư
a. Tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành
Một tồn tại lớn trong hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung và Quận 9 nói
riêng là chưa mang tính hệ thống, chưa nhất quán theo yêu cầu quản lý nhà nước
trong nền kinh tế thị trường, thể hiện ở những mặt sau:
• Một số luật liên quan trực tiếp đến đến hoạt động của các doanh nghiệp
thay đổi khá nhiều và quá nhanh, gây tác động xấu đến trạng thái ổn định
trong kinh doanh.
• Các văn bản dưới luật thường ban hành rất chậm so với thời điểm quy định,
các nghị định và pháp lệnh thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa, thậm chí có
khi không phù hợp với văn bản luật, gây rất nhiều khó khăn cho việc thực
hiện của các doanh nghiệp.
Nhược điểm này của hệ thống pháp luật nước ta đã làm giảm đi rất nhiều hiệu
lực quản lý của nhà nước. Và bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.
Xét về nguyên nhân khách quan, để phù hợp với yêu cầu đổi mới và mở cửa
của nền kinh tế, phát sinh yêu cầu xây dựng và hoàn thiện lại hầu như toàn bộ hệ
thống pháp luật, kể cả hiến pháp, do đó hàng năm có rất nhiều luật mới được ban
hành, một số luật khác lại sửa đổi, bổ sung làm cho các cấp thừa hành khó có thể
nắm bắt kịp trong quá trình thi hành luật.
Xét về nguyên nhân chủ quan, thì tồn tại trên bắt nguồn từ nămg lực và
phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai, phối
hợp liên ngành và điều hành thực hiện pháp luật.
Tình hình thực tế có thể minh họa cho hiện tượng thiếu đồng bộ và nhất quán
trong hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể:
Bất cập ngay khi thay đổi văn bản thuế. Các dự án phân nền phục vụ các hộ tái
định khu công nghệ cao, các chủ đầu tư đã đệ trình và thực hiện trước năm 2005. Số
tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp áp theo đơn giá thời điểm đó là rất thấp,
nhưng đến năm 2005 văn bản thuế thay đổi về đơn giá tính tiền sử dụng đất so với
thời điểm trước là rất lớn, gấp hàng chục lần và đến thời điểm này chủ đầu tư thực
hiện việc phân nền dự án hoàn tất. Nếu chủ đầu tư nộp số tiền sử dụng đất theo đơn
giá mới này thì dự án sẽ bị lỗ. Chủ đầu tư đã gửi văn bản xin giải quyết trường hợp
trên mà thời gian chờ đợi quá lâu vẫn chưa được phản hồi.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, về hình thức có tính cạnh tranh so với
các nước trong khu vực (Việt Nam là 28% so với Trung Quốc là 33%, Indonesia là
30% Malaisia là 28%). Tuy nhiên, về thực chất thu nhập chịu thuế của các doanh
nghiệp lại cao hơn các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do duy trì việc khống
chế chi phí và hầu hết các khoản thu nhập đều bị xem là thu nhập chịu thuế. Nhiều
chi phí cần thiết trong kinh doanh không được xem là chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc bị
khống chế như: giảm giá, khuyến mãi, tiền hoa hồng, chi phí thiệt hại vật tư hàng
tháng, nợ khó đòi đã xử lý. Do vậy, thuế suất trên thực tế có thể lên đến 40% so với
thuế suất theo qui định là 28%, vậy tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư thông qua
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế nhập khẩu những mặt hàng tăng cao đột ngột (khi xây dựng dự án, hàng
được miễn thuế hoặc thuế suất nhập khẩu chỉ ở mức thấp)
Nộp thuế trước và hoàn thuế sau là sự linh hoạt của công cụ thuế ở nước ta,
nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng nhưng gặp khó khăn trong
việc hoàn thuế, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài còn quá cao và luỹ tiến nhanh so
với các nước trong khu vực.
b. Tồn tại trong thủ tục hành chánh
Từ năm 1994, việc cải cách thủ tục hành chánh và đặc biệt là thủ tục đầu tư đã
được nhà nước nêu ra nhưng cho đến nay vẫn còn một số trường hợp thủ tục hành
chánh vẫn còn phức tạp, phiền hà, phần nào làm xấu đi môi trường đầu tư.
Việc chậm trễ rườm rà trong thủ tục đầu tư thể hiện rõ ở giai đoạn thẩm định
cấp giấy phép đầu tư và giai đoạn quản lý sau khi cấp giấy phép. Trong giai đọan
thẩm định và cấp phép đầu tư, nhìn chung quá trình thẩm định dự án ở nước ta còn
phức tạp hơn so với nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan…
Các cơ quan có thẩm quyền từ trung ướng đến địa phương còn mất quá nhiều thời
gian cho việc thẩm định và cấp giấy phép cho dự án một cách không cần thiết. Nhà
đầu tư còn khá vất vả trong quá trình đi xin và chờ đợi xét duyệt các lọai giấy phép,
làm chậm quá trình triển khai dự án, gây nản lòng cho không ít nhà đầu tư đặc biệt
là các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn quản lý sau khi dự án được cấp phép và triển khai các hoạt động có
thể nói là giai đoạn quyết định nhất trong toàn bộ hoạt động đầu tư bởi vì việc triển
khai các dự án đầu tư, hình thành bộ máy các doanh nghiệp, xây dựng các công
trình, mua sắm thiết bị, nghiên cứu thị trường, ký hợp đồng với các khách
hàng,…sẽ thực sự biến những ý tưởng trong dự án đầu tư trên giấy tờ thành hiện
thực. Tuy nhiên, đây lại là khâu yếu nhất trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ở
nước ta. Khi triển khai thực hiện dự án các nhà đầu tư tốn rất nhiều chi phí và thời
gian cho việc xin các loại giấy phép của các cơ quan nhà nước để giải phóng mặt
bằng, đấu thầu xây dựng, duyệt thiết kế xây dựng,…mà lẽ ra, nếu có những quy
định cụ thể, rõ ràng thì thời gian và chi phí sẽ giảm đi rất nhiều.
c. Vốn thu hút chưa đa dạng
Vốn thu hút hiện nay chủ yếu là vốn của các hộ kinh doanh cá thể, vốn của nhà
nước, chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân và vốn viện trợ. Hiện
nay nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân là khá lớn, do Quận 9 đang thực hiện dự án
lớn xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao, do vậy các hộ dân nhận được số tiền bồi
thường rất lớn. Sau khi trang trãi ổn định cuộc sống, nhiều hộ gia đình vẫn còn số
vốn khá lớn. Như vậy, đây là số vốn đáng quan tâm của các nhà đầu tư. Bên cạnh
đó, vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
phần lớn đầu tư mang tính chất thay thế, vẫn chưa có nhiều nhà máy, nhà xướng lớn
được xây dựng.
Vốn của ngân hàng chưa tham gia vào các dự án lớn của nhà đầu tư, do các
ngân hàng thường cho vay với hình thức thế chấp là chính. Ngân hàng cho vay tối
đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Hầu hết các ngân hàng đóng trên địa bàn Quận 9 hay
trên vùng lân cân chưa có đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp nên ngân hàng e sợ
không thu hồi được số tiền đã cho vay. Do vậy, vốn vay được rất thấp không thực
hiện được dự án hoặc không thay đổi được công nghệ.
Chưa tạo được lòng tin để cùng kêu gọi sự đóng góp của nhân dân bằng cách
cùng nhân dân tham gia làm một số con đường qua khu vực đông dân cư, phần nào
giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
d. Chưa hình thành khu sản xuất công nghiệp
Hiện Quận chưa có khu sản xuất công nghiệp tập trung, và trong tình hình quy
hoạch một quận mới chưa ổn định, nhiều nhà đầu tư e dè khi bỏ vốn vì không biết
lúc nào xưởng sản xuất bị vướng vào quy hoạch.
Trên địa bàn Quận 9 đang thực hiện một dự án cấp Quốc gia là hình thành khu
công nghệ kỹ thuật cao với 800ha, nhưng đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ
tầng tương đối hòan tất 300ha, mới bắt đầu có 03 công ty đang hoạt động. Đây cũng
là mở ra một tương lai cho Quận 9. Song song đó, Quận 9 cũng đã trình duyệt dự án
xây dựng khu sản xuất vật liệu Long Sơn đóng trên địa bàn phường Long Bình. Dự
án này sẽ tập trung các cơ sở đang sản xuất vật liệu đóng trên địa bàn. Hiện các dự
án đang vấp phải vấn đề giải tỏa đền bù và vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư.
e. Tồn tại trong cơ chế kiểm tra và giám sát tài chánh đối với hoạt động của
các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn.
Có thể nói sau khi các doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
thì chúng ta chưa có một cơ chế và giám sát hoàn chỉnh, đồng bộ chặt chẽ và có
hiệu quả. Làm xuất hiện nhiều “doanh nghiệp ma” thành lập để mua bán hóa đơn
sau đó bỏ trốn, và chuyển sang tỉnh khác lại tiếp tục thành lập công ty ma. Nhưng
không có cơ quan nào đưa ra thông báo một cách cụ thể danh sách các công ty có
dấu hiệu như trên cho các doanh nghiệp khác. Khi các doanh nghiệp này chưa bị
phát hiện, các hóa đơn này làm chứng từ hoàn thuế gây thất thoát hàng tỷ đồng
trong việc khấu trừ thuế của ngân sách nhà nước và cả ngân sách Quận. Mặt khác,
cơ quan thuế không chấp nhận khoản chi phí mà doanh nghiệp mua hàng và được
cung cấp hóa đơn bởi các công ty ma nên buộc doanh nghiệp phải xuất toán khỏi sổ
sách trong khi chi phí này thực tế đã xảy ra, do vậy làm ảnh hưởng đến tình hình tài
chánh và kinh doanh của các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43791.pdf