Luận văn Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang

Tài liệu Luận văn Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang: HUỲNH QUANG HUY MSSV: DPN010720 BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tháng 6 năm 2005 BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Do sinh viên: HUỲNH QUANG HUY thực hiện và đề nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày 01 tháng 6 năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Do sinh viên: HUỲNH Q...

pdf82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUỲNH QUANG HUY MSSV: DPN010720 BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tháng 6 năm 2005 BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Do sinh viên: HUỲNH QUANG HUY thực hiện và đề nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày 01 tháng 6 năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Do sinh viên: HUỲNH QUANG HUY Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày: …………………....……… Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:…………………….…… Ý kiến của Hội đồng:…………………………………………..……… ………………………………………………………………....……… ………………………………………………………………………… ...……………………………………………………………………… ……………....………………………………………………………… Long xuyên, ngày…..tháng 6 năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN LỜI CẢM TẠ  Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản thân, em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bè bạn quanh em. Tất cả những tình cảm đó em xin khắc ghi mãi mãi… Con kính dâng Cha Mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Không bao giờ quên công ơn to lớn của Thầy Trần Văn Khải đã dẫn dắt em từng bước đi, hết lòng động viên em trong suốt khóa luận của mình. Mãi không quên công ơn cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Hồng và cô Nguyễn Thị Hạnh Chi cùng quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn thành khóa luận. Luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những Thầy Cô đã từng giảng dạy em trong suốt quá trình học tập. Thầm cảm ơn tất cả bạn bè và các thành viên của lớp DH2PN2, thân gởi đến các bạn lời chúc sức khỏe và sự thành công. HUỲNH QUANG HUY Huỳnh Quang Huy – 2005. “Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn – Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Thiên – Trường Đại Học An Giang. Cán bộ hướng dẫn: Ks. Trần Văn Khải TÓM LƯỢC Cùng với hướng nghiên cứu và đánh giá sự hiện diện của nhiều loài sâu hại trên cây trồng, đề tài “Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang ” được thực hiện nhằm ghi nhận lại phổ ký chủ rầy phấn trắng, hoàn thiện hơn danh sách ký chủ của loài này được một số tác giả nghiên cứu trước đây, đồng thời cũng ghi nhận tình hình thiên địch, những tác động của địa phương và nông dân đến loài gây hại này. Đề tài nghiên cứu tại 4 Huyện trong Tỉnh An Giang bao gồm: Tân Châu, Chợ Mới, Tri Tôn và Thoại Sơn. Mỗi huyện chọn ra 4 xã, mỗi xã được quan sát 3 đợt. Ngoài ra còn ghi nhận tình hình ở một số nơi khác để có đánh giá khách quan hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tân Châu là nơi có tình hình thiệt hại nặng nề nhất, đặc biệt là ở xã Phú Vĩnh và xã Lê Chánh bị thiệt hại trên đậu nành và bầu bí gây ra bởi loại Bemisia tabaci Gennadiu. Các địa phương khác có mức độ hiện diện tương đối cao, nhưng chưa có công bố về thiệt hại. Trong 16 kỹ thuật viên của 16 xã đã khoanh vùng nghiên cứu thì có 31,25% trong số họ biết nhiều về rầy phấn trắng, 31,25% biết ít, còn lại 37,5% là không biết. Qua ghi nhận trong điều kiện ngoài đồng thì thấy có 3 loại là thiên địch của rầy phấn trắng: các loại nhện giăng tơ, rệp sáp và kiến vàng. Tổng số ký chủ quan sát được là 78 ký chủ, phân bố trên 6 nhóm cây trồng khác nhau. Quan sát những nơi ngoài vùng nghiên cứu còn phát hiện được khoảng 29 ký chủ mới, đồng thời cũng ghi nhận được sự hiện diện của 2 loại B. tabaci và Aleurodicus dispersus Russell trên cùng một ký chủ, điều này không tìm thấy đối với nghiên cứu nội tuyến. MỤC LỤC Nội Dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG iv DANH SÁCH HÌNH v Chương 1 GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 Đặc điểm chung của rầy phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) 2 2.1.1 Giới thiệu 2 2.1.2 Phân bố 3 2.1.3 Định danh 3 2.1.4 Khả năng gây hại 4 2.1.5 Khả năng truyền bệnh 4 2.1.6 Ký chủ 4 2.1.7 Tình hình nghiên cứu trong nước 5 2.1.8 Kiểm soát bằng hoá học 5 2.2 Đặc điểm của một số loài rầy phấn trắng phổ biến 6 2.2.1 Rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 6 2.2.1.1 Phân bố 6 2.2.1.2 Ký chủ 6 2.2.1.3 Đặc điểm sinh thái 6 2.2.1.4 Đặc điểm sinh học 6 2.2.1.5 Thiên địch 6 2.2.1.6 Khả năng gây hại 7 2.2.1.7 Phòng trừ hoá học 8 2.2.2 Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 8 2.2.2.1 Phân bố 8 2.2.2.2 Ký chủ 9 2.2.2.3 Đặc điểm hình thái 9 2.2.2.4 Đặc điểm sinh học 9 2.2.2.5 Thiên địch 9 2.2.2.6 Khả năng gây hại 10 2.2.2.7 Phòng trừ hoá học 11 2.2.3 Rầy phấn trắng Dialeurodes spp. 11 2.2.3.1 Phân bố 11 2.2.3.2 Ký chủ 11 2.2.3.3 Đặc điểm hình thái 11 2.2.3.4 Đặc điểm sinh học 11 2.2.3.5 Thiên địch 12 2.2.3.6 Khả năng gây hại 12 2.2.3.7 Phòng trừ hoá học 12 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Phương tiện 13 3.2 Phương pháp nghiên cứu 13 3.2.1 Phương pháp tiến hành 13 3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi 14 3.3 Xử lý số liệu 14 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 4.1 Tình hình xuất hiện rầy phấn trắng trong địa bàn nghiên cứu 15 4.2 Tình hình khí hậu thời tiết 16 4.2 Đánh giá những thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ và nông dân 16 4.2.1 Đối với cán bộ huyện 16 4.2.2 Đối với cán bộ xã 16 4.2.3 Đối với nông dân 17 4.3 Tình hình cụ thể của từng huyện nghiên cứu 18 4.3.1 Huyện Tân Châu 18 4.3.1.1 Đặc điểm chung 19 4.3.1.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 19 4.3.1.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 20 4.3.1.4 Tình hình khảo sát ký chủ 21 4.3.2 Huyện Chợ Mới 26 4.3.2.1 Đặc điểm chung 26 4.3.2.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 28 4.3.2.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 28 4.3.2.4 Tình hình khảo sát ký chủ 31 4.3.3 Huyện Tri Tôn 34 4.3.3.1 Đặc điểm chung 34 4.3.3.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 36 4.3.3.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 36 4.3.3.4 Tình hình khảo sát ký chủ 36 4.3.4 Huyện Thoại Sơn 38 4.3.4.1 Đặc điểm chung 38 4.3.4.2 Khả năng nhận diện và cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 38 4.3.4.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 38 4.3.4.4 Tình hình khảo sát ký chủ 39 4.3.5 Ghi nhận ký chủ từ những nơi ngoài địa bàn nghiên cứu 42 4.3.5.1 Xác định phổ ký chủ 42 4.3.5.2 Mức độ hiện diện 44 4.3.5.3 Sự khác biệt so với các địa bàn đã nghiên cứu 45 4.4 Danh sách phổ ký chủ của rầy phấn trắng 46 4.4.1 Trên nhóm cây ăn trái 46 4.4.2 Trên nhóm cây công nghiệp 47 4.4.3 Trên nhóm cây hoang dại 48 4.4.4 Trên nhóm cây kiểng 49 4.4.5 Trên nhóm cây che bóng 50 4.4.6 Trên nhóm cây rau màu 51 4.5 Tình hình thiên địch 52 4.5.1 Các loài nhện 52 4.5.2 Rầy mềm 52 4.5.3 Kiến vàng 52 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1 Kết Luận 58 5.2 Đề Nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ CHƯƠNG pc-1 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tên Hình Trang 1 Sơ đồ 4 huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang 15 2 Đánh giá về tình hình nắm bắt các thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ xã 17 3 Bản độ hành chính huyện Tân Châu 18 4 So sánh sự biến động mật số B. tabaci qua 3 đợt khảo sát trên cây đậu nành tại huyện Tân Châu từ tháng 11/2004 đến tháng 3/2005 21 5 So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại huyện Tân Châu 25 6 Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới 27 7 Đánh giá sự hiện diện trên mỗi tầng của ký chủ đậu nành 30 8 So sánh mật số B. tabaci trên đậu nành qua 3 đợt tại Chợ Mới 30 9 So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại huyện Chợ Mới 34 10 Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn 35 11 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn 38 12 Aleurodiscus dispersus Russell đeo bám trên lá khoai mì tại huyện Thoại Sơn 40 13 So sánh mật số giữa 3 tầng của 9 ký chủ rầy phấn trắng có mật số cao nhất đối với địa bàn ngoại tuyến 44 14 Mật số rầy phấn trắng của 9 ký chủ có mật số cao đối với địa bàn ngoại tuyến 45 15 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá ổi 53 16 Thành trùng B. tabaci trên lá đậu nành 53 17 Ổ trứng Aleurodicus dispersus trên lá đu đủ 54 18 Ổ trứng Aleurodicus dispersus trên trái xoài 54 19 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá vú sữa 55 20 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên cây sôi nhái 55 21 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá khoai mì 56 22 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá chuối 56 23 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá chùm ruột 57 24 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá đậu nành 57 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tên Bảng Trang 1 Tình hình thời tiết ở An Giang từ tháng 7/2004 đến tháng 3/2005 16 2 Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn trắng tại huyện Tân Châu 22 3 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại Huyện Tân Châu 23 4 Mật số trung bình trên các ký chủ giữa phỏng vấn và quan sát 24 5 Mức độ hiện diện và mật số B. tabaci trên đậu nành 29 6 Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn trắng tại huyện Chợ Mới 31 7 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Chợ Mới 32 8 Mật số rầy phấn trắng giữa quan sát và phỏng vấn 33 9 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Tri Tôn 37 10 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Thoại Sơn 41 11 Danh sách ký chủ mới của rầy phấn trắng khảo sát ở ngoại tuyến loại con lớn (Aleurodiscus dispersus Russell) 43 12 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây ăn trái 46 13 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây công nghiệp 47 14 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây hoang dại 48 15 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây kiểng 49 16 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây che bóng 50 17 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây rau màu 51 18a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới pc-1 18b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới pc-2 18c Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới pc-3 19a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tân Châu pc-4 19b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tân Châu pc-5 19c Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tân Châu pc-6 20a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Thoại Sơn pc-7 20b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Thoại Sơn pc-8 21a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tri Tôn pc-9 21b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tri Tôn pc-10 22 Số liệu khí tượng thủy văn trong năm 2003 pc-11 23 Số liệu khí tượng thủy văn trong năm 2004 pc-11 24 Danh sách 16 kỹ thuật viên của 4 huyện nghiên cứu pc-12 25 Phiếu thu thập thông tin pc-13 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trước tình hình nhiều địa phương trong nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngày càng nhanh, cây màu đã được trồng xen hoặc thay thế cây lúa truyền thống, từ đó mà tình hình diễn biến sâu bệnh ngày càng phức tạp. Theo đó, rầy phấn trắng xuất hiện ngày càng nhiều với mật số ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, rầy phấn trắng xuất hiện rất nhiều ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, sống ký sinh trên các bộ phận của cây, nhiều nhất là ở mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây và làm biến dạng lá. Đồng thời, nó còn tạo môi trường cho nấm đen có hại (nấm bồ hóng) phát triển, nếu thiệt hại nặng sẽ dẫn đến chết cây. Ngoài ra, các loại virus gây bệnh cũng được lan truyền từ rầy phấn trắng. Từ đó đã làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, rầy phấn trắng có sức sinh sản rất nhanh, theo một nghiên cứu thì trong điều kiện phòng thí nghiệm, cứ 20 cặp, trong vòng 37 ngày đã cho ra 1549 thế hệ con cháu (Waterhouse và Norris, 1989). Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nếu không được chế ngự thì trong một tương lai không xa, rất có khả năng xảy ra hiện tượng “dịch rầy phấn trắng”. Song song với biện pháp phòng trừ sinh học thì ta cũng cần xác định ký chủ của rầy phấn trắng để làm sao có thể cách ly ký chủ và bảo vệ tốt cho cây trồng. Đồng thời tiết kiệm được chi phí phòng trừ dịch hại, điều này đúng với xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện nay. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang ” được thực hiện nhằm:  Ghi nhận phổ ký chủ rầy phấn trắng  Hoàn thiện hơn danh sách ký chủ của loài này được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây  Ghi nhận tình hình thiên địch, những tác động của địa phương và nông dân đến loài gây hại này. Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm chung của rầy phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) 2.1.1 Giới thiệu Rầy phấn trắng thuộc bộ cánh đều (Homoptera), họ Aleyrodidae, có cơ thể nhỏ và dài khoảng 1 – 3 mm, gân cánh trước là gân đơn hoặc phân một nhánh (Gill, 1990). Thành trùng trông giống con bướm nhỏ, cả đực và cái đều có cánh, cánh được phủ một lớp bụi sáp trắng mịn. Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt dưới lá và chích hút nhựa lá. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Berlinger (1986) cho rằng sự biến thái của rầy phấn trắng có điểm khác với bộ Homoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 hay “nhộng” không hoạt động giống như vảy của rệp dính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra khi chúng vũ hóa thành con trưởng thành. Berlinger (1986) còn cho biết thêm rầy phấn trắng gây hại dưới 3 hình thức: trực tiếp, gián tiếp và vai trò vector truyền bệnh. Gây hại trực tiếp: cả thành trùng và ấu trùng sử dụng kim chích để hút chích nhựa lá, làm cho lá rụng. Tuy nhiên, việc gây hại trực tiếp, ngay cả mật số cao, vẫn không làm chết cây (Berlinger, 1986). Gây hại gián tiếp: do sự bài tiết chất mật ngọt và lớp sáp trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, giảm khả năng quang hợp và làm giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm ăn lá và trái (Berlinger, 1986). Truyền bệnh virus: rầy chích hút ở cây bệnh, sau đó bay sang chích hút ở cây khỏe thì sẽ truyền virus gây bệnh qua cây này, cây sẽ có các triệu chứng thể hiện như: chùn đọt, ngừng sinh trưởng, cây yếu, thất thu năng suất trầm trọng (Martin và Ronald, 1992). Cohen và Berlinger (1986) còn cho biết với một quần thể nhỏ rầy phấn trắng cũng đủ gây thiệt hại đáng kể. (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.2 Phân bố Rầy phấn trắng có nguồn gốc từ Trung Mỹ và vịnh Caribe. Ở một số vùng của Châu Mỹ, loài này được báo cáo xuất hiện ở các quốc gia, khu vực như: Bahamas, Barbados, Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và Nam Florida, trên các đảo ở Thái Bình Dương rầy phấn trắng tìm thấy ở các khu vực như: American Samoa, đảo Cook, Fiji, Hawaii, Kiribati, Majuro, đảo Mariana, Nauru, Palau, Pohnpei, Tokelau, Tonga và Tây Samoa (Waterhouse and Norris, 1989). Tình hình rầy phấn trắng được báo cáo đầu tiên xuất hiện ở đảo Hawaii vào năm 1978 trên đảo Oahu và được báo cáo trên các đảo chính khác vào năm 1981. Loại này xuất hiện nhiều ở các vùng duyên hải và ở độ cao dưới 3048 mét1. Đối với loài dịch hại này có xuất hiện ở rất nhiều nước như: Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và miền nam Florida (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). 2.1.3 Định danh Việc phân loại rầy phấn trắng rất phức tạp và không thể dựa vào các đặc tính hình thái của thành trùng để định danh chúng, vì nhiều loại có hình dạng thành trùng tương tự nhau. Do đó, việc xác định giống và loài thường dựa vào hình dạng và cấu tạo của ấu trùng tuổi 4, hay còn được gọi là nhộng (Gill, 1992; Mound và Halsey, 1978). Tuy nhiên, theo Lopez-Avila (1986) thì hình dạng và kích thước nhộng của các loài rầy phấn trắng luôn thay đổi tùy thuộc vào thành phần cutine cây ký chủ mà chúng sống trên đó (được Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.4 Khả năng gây hại Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật do kim chích và tiết nước bọt. Mật số rầy phấn trắng cao làm cho cây bị suy yếu như rụng lá và giảm sự sinh trưởng (Mound, 1965). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) Hơn nữa, chúng bài tiết ra nhiều chất mật làm bẩn bề mặt lá, trái, kết hợp với sự phát triển của nấm bồ hóng làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây và có ảnh hưởng đến nhiệt độ bề mặt lá làm gia tăng sự hấp thụ nhiệt do lớp màu đen của nấm bồ hóng, làm chết mô lá và rụng lá. Điều này làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, nhất là các cây cảnh trang trí (Traboulsi, 1994). Trong thập niên qua, các bệnh virus 1 1 theo Jayma L. Martin Kessing, Ronald F.L. Mau, available from: accessed 28/3/2005 được truyền bởi rầy phấn trắng đã gia tăng về mức độ phổ biến và sự phân bố, chúng làm thất thu năng suất từ 20 – 100% tuỳ thuộc vào cây trồng, mùa vụ và mức độ phổ biến của rầy phấn trắng. Các bệnh có liên quan đến rầy phấn trắng như khảm vàng trên rau diếp, cà chua, bạc lá bí đao, xoăn lá bông vải, xoăn lá thuốc lá, khảm khoai mì (Martin và Ronald, 1992). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.5 Khả năng truyền bệnh Theo Cohen và Berlinger (1986) và Waterhouse và Norris (1989) thì ngoài sự gây hại trực tiếp trên các bộ phận của cây, loài này còn là tác nhân truyền trên 40 loại bệnh virus cho cây trồng. Tuy nhiên, theo Costa (1976), Byrne và ctv. (1990) thì cho rằng rầy phấn trắng có thể truyền hơn 70 bệnh virus trên cây trồng và cỏ dại. Ba loài rầy phấn trắng Bemisia tabaci, Trialeurodes vaporariorum và T. abutiloneus đều có thể truyền bệnh virus, trong đó B. tabaci là quan trọng nhất (Brunt, 1986). Khả năng truyền bệnh virus của B. tabaci đã được ghi nhận được từ thập niên 1930 ở Châu Phi và giữa thập niên 1940 ở Châu Mỹ, nhưng sự lây lan, phân bố của B. tabaci gia tăng có ý nghĩa trong thập niên 1990 (Brown, 1994). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.6 Ký chủ Loài này có thể sống ký sinh trên 27 họ và trên 100 loại cây khác nhau (Waterhouse và Norris, 1989). Theo Thomas R. Fasulo và ctv.2 thì cho rằng rầy phấn trắng hiện nay được biết chúng tấn công lên khoảng 500 loài cây trồng đại diện cho 74 họ. Chúng đeo bám trên hầu hết các bộ phận của họ bầu bí (bí, dưa hấu, dưa leo, dưa gang), họ cà chua, họ bông, họ đậu. Trên cây cảnh rầy phấn trắng thường xuất hiện trên bông cúc, hoa xô đỏ, cây trạng nguyên và nhiều cây cảnh khác. Riêng đối với cây trạng nguyên là ký chủ ưa thích nhất của rầy phấn trắng, vì thế chất lượng màu sắc của cây bị giảm mạnh đồng thời cũng thiệt hại nặng cho lá. Còn theo nghiên cứu gần đây của Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì rầy phấn trắng loại Aleurodicus dispersus Russell có phổ ký chủ rất rộng và mật độ khá cao, khả năng gây hại lớn cho nhóm cây ăn trái (đặc biệt là ổi), nhóm cây công nghiệp (đặc biệt là bông vải, khoai mì), nhóm hoa kiểng – cây cảnh – cây che bóng (đặc biệt là bàng, 2 theo Thomas R. Fasulo và ctv. available from accessed 28/3/2005) địa lan, sứ cùi, trạng nguyên), nhóm rau màu (đặc biệt là cà chua, đậu nành, ớt), cũng theo tác giả này thì loài Bemisia tabaci Gennadiu có phổ ký chủ hẹp hơn chỉ trên rau màu và một số ít cây thuộc nhóm cây công nghiệp và loài Dialeurodes sp. có phổ ký chủ chỉ trong nhóm cây có múi, đặc biệt trên cam, chanh quít mật số tương đối cao. 2.1.7 Tình hình nghiên cứu trong nước Việc nghiên cứu trong nước đối với loài dịch hại này thì cũng có nhiều tác giả nhắc đến như: Huỳnh Thanh Lộc (2003), Nguyễn Thị Mỹ Phụng (2004) Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) …nhưng chưa có một nghiên cứu nào cụ thể đối với địa bàn tỉnh An Giang. Do đó trong những năm gần đây sự hiện diện gây hại của loài ngày càng quan trọng hơn. 2.1.8 Kiểm soát bằng hóa học Việc kiểm soát rầy phấn trắng bằng hóa chất một mặt tốn tiền mặt khác lại kiềm hãm sự phát triển của thiên địch rầy phấn trắng. Nếu tốc độ bộc phát lại đủ lớn, tức là đã bắt đầu có tính kháng thuốc thì rất có thể sẽ có loài khác biến thể từ rầy phấn trắng xuất hiện và từ đó tình hình càng trở nên nặng nề hơn3. 2.2 Đặc điểm của một số loài rầy phấn trắng phổ biến 2.2.1 Rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 2.2.1.1 Phân bố Theo nguồn tài liệu từ European and Mediterrannean Plant Protection Organization4 rầy phấn trắng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới: vùng EPPO: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…; Châu Á: Brunei, Ấn Độ, Philipines, Lào, Việt Nam…; Châu Phi: Congo, Nigeria…; Nam Mỹ: Brazil, Peru…; Bắc Mỹ: Florida, Hawaii; Trung Mỹ và vùng Địa Trung Hải: Costarica, Cuba…; Châu Đại Dương: Australia, Fiji… (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 3 theo Thomas R. Fasulo và ctv. available from accessed 25/02/2004) 4 theo European and Mediterrannean Plant Protection Organization available from accessed 25/02/2004 2.2.1.2 Ký chủ Theo Wen và ctv. (1994) thì rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus là loài đa ký chủ, rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Tại Đài Loan, loài này được ghi nhận trên 144 loài ký chủ thuộc 64 họ. Tại Indonesia, Kajita và ctv. (1991) ghi nhận loài này gây hại trên 22 cây trồng thuộc 14 họ. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.1.3 Đặc điểm sinh thái Thành trùng có cặp cánh trắng, cơ thể dài khoảng 2 – 3 mm (Waterhouse và Norris, 1989). Râu đầu của thành trùng có 7 đốt. Trứng được đẻ theo hình xoắn ốc, ở mặt dưới lá, được che phủ bởi lớp xám trắng mịn. Trứng dài khoảng 0.25 mm. Giai đoạn ấu trùng có 4 tuổi. Trên cơ thể ấu trùng tuổi cuối có những sợi sáp trắng dài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). 2.2.1.4 Đặc điểm sinh học Thành trùng và ấu trùng đều tấn công ở mặt dưới lá, do cấu trúc ở mặt dưới là có liên quan đến tính ưa thích ký chủ của loài rầy này (Wen và ctv., 1994). Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút dịch lá cây, tiết mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển trên lá. Con cái đẻ 14 – 26 trứng thành những vòng tròn xoắn ốc ngay trên biểu bí của mặt dưới lá (Wijiesekera và Kudagamage, 1990). Đây cũng là đặc điểm đặc trưng để nhận ra loài này. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Theo Waterhouse và Norris (1989) thành trùng cái đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa. Những thành trùng cái không bắt cặp thì trứng sẽ nở toàn con đực, nếu bắt cặp thì trứng sẽ nở ra cả đực và cái. Trong điều kiện nhiệt độ 200C – 390C, thời gian ủ trứng 9 – 10 ngày, tuổi 1: 6 – 7 ngày, tuổi 2: 4 – 5 ngày, tuổi 3: 5 – 7 ngày, nhộng: 10 – 11 ngày. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Thành trùng có cặp cánh trắng, lúc mới nở cánh chưa có lớp bụi phấn trắng, lớp bụi phấn trắng sớm được tiết ra trong một vài giờ sau đó từ các tuyến sáp của cánh và cơ thể. Cơ thể thành trùng dài 2,8 mm, râu đầu có 7 đốt, khi đậu cánh dang rộng, chỉ thấy cặp chân trước. Thời gian sống ở điệu kiện thí nghiệm đối với con đực là 2,8 ngày (dao động trong khoảng 1 – 4 ngày) (Huỳnh Thanh Lộc, 2003) Nhưng theo Wijesekera và Kudagamange (1990) thì thành trùng có thời gian sống khoảng 2 tuần lễ. (được Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.1.5 Thiên địch Ngoài tự nhiên loài rầy Aleurodicus dispersus thường bị nhiều loại thiên địch tấn công. Thiên địch của loài này bao gồm các loài ong kí sinh như: Encasia guadeloupae, Encarsia haitiensis, Euderomphae vittata, các loài côn trùng ăn mồi như: Allograpta obliqua, Cheilomenes sexmaculata, Coelophora inaequalis, Delphastus pusillus… Tại Hawaii (Kumashiro và ctv., 1983) rầy Aleurodicus dispersus đã bị khống chế bởi bọ rùa Nephaspis annicola “du nhập”. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.1.6 Khả năng gây hại Loài Aleurodidus dispersus có 3 hình thức gây hại: trực tiếp, gián tiếp và vai trò vật chủ truyền bệnh. Gây hại trực tiếp: cả thành trùng và ấu trùng sử dụng kim chích để chích hút nhựa của lá. Tuy nhiên việc ăn trực tiếp, ngay cả mật số cao, vẫn không gây chết cây (Waterhours và Norris, 1989). (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Gây hại gián tiếp: do sự bài tiết chất mật ngọt và lớp sáp trắng, tạo môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen lá dẫn đến giảm khả năng quang hợp của lá. Lớp bồ hóng đen cũng làm giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm trái cây (Berlinger, 1986). (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Truyền bệnh virus: cây truyền bệnh virus bởi rầy phấn trắng trên 40 bệnh ở rau màu và các loại cây lấy sợi trên khắp thế giới5. 2.2.1.7 Phòng trừ hóa học Việc sử dụng thuốc hóa học có thể tạm thời làm giảm mật số trong quần thể rầy phấn trắng (Waterhouse và Norris, 1989). Hai loại thuốc Cyperan 10 EC và Supracide 40 EC có tác dụng diệt ấu trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell cao nhất. Đối với thuốc Cyperan 10 EC, hai nghiệm thức nồng độ 1‰ và 2‰ có độ hữu hiệu diệt ấu trùng Aleurodicus dispersus Russell cao nhất (Huỳnh Thanh Lộc, 2003) 5 theo Cropknownledge Master, available from: accessed 25/02/2004 2.2.2 Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 2.2.2.1 Phân bố Bemisia tabaci được ghi nhận hiện diện trên 90 nước thuộc khu vực vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số nước ôn đới. Ở Châu Âu, Bemisia tabaci hiện diện ở tất cả thuộc khu vực Địa trung hải. Ở Bắc Âu cũng ghi nhận được loài này trong nhà kính (Giustia, Martinez Bertaux, 1989); ở Liên Xô cũ, Bemisia tabaci được ghi nhận có hiện diện ở Agerbaijan, Georgia, Crimea và Causesus (Dantsig và Shenderovska,1988); Bemisia tabaci hiện ghi nhận có mặt ở một số nước Châu Á và Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Thái Lan ….(R. Traboulsi, 1994); nhiều khu vực ở một số nước ở Nam Mỹ và vùng biển Caribean, Bemisia tabaci là dịch hại nghiêm trọng cho cây trồng (R. Traboulsi, 1994); loài rầy này cũng có mặt ở nhiều nước thuộc vùng cận đông như: Sudan, Pakistan, Isarel, Morocco... (R. Traboulsi, 1994) (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.2.2 Ký chủ Bemisia tabaci được ghi nhận có mặt nhiều trên bông vải, phần lớn xuất hiện trên nhiều loại rau dưa, cà chua và một số loại cây trồng khác6 2.2.2.3 Đặc điểm hình thái Nhộng hình ô-val, màu vàng sáng trở nên tối hơn khi sắp nở. Cả hai mặt của giai đoạn sớm của nhộng đều có điểm màu cam và sẽ biến mất khi sắp vũ hóa, xác nhộng màu trắng, không có các tua sáp xung quanh nhộng. Trứng màu nâu và bề mặt nhẵn6.(do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.2.4 Đặc điểm sinh học Bemisia tabaci trong điều kiện thí nghiệm trên cà chua ở nhiệt độ 250C và độ ẩm không khí 65 %, thì thời gian ủ trứng 7.5 ± 0.5 ngày, tuổi 1:4±1 ngày tuổi 2:27 ± 1.1 ngày tuổi 2.5 ± 0.7 ngày tuổi (nhộng): 5.8 ± 0.3 ngày. Tổng vòng đời từ trứng đến vũ hóa là 22.3 ngày. Thành trùng sống 19 ± 5,8 ngày. Trong điều kiện tối hảo thành trùng cái đẻ 194,9 ± 59,1 trứng, trứng thụ tinh 86,5%. Tỷ lệ đực : cái là 1 : 2,7 (J. Salas và O. Mendeoza, 1995). (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 6 theo Sweetpotato whitefly, available from accessed, 26/3/2004). 2.2.2.5 Thiên địch Trong điều kiện tự nhiên, Bemisia tabaci thường bị các loài thiên địch tấn công, bao gồm các loài ong ký sinh thuộc hai nhóm Encarsia và Eretmocerus (giống như loài Aleurodicus dispersus đã nói trên). Trên 20 loài côn trùng ăn mồi ăn Bemisia tabaci trong họ Chrysopidae, Coccinellidae, Miridae, Ceraphronidae và Phytoseiidae được ghi nhận (Gerling, 1980). Nhiều loài nấm kí sinh như: Paecilomyces farinosus, Paecilomyces fumosoroseus, Aschersnia aleyrodis, Erynia radicans, Verticillium lecanii được ghi nhận có khả năng tấn công trên Bemisia tabaci (Ben-Zé và ctv., 1989, Fránen, 1990). (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Ngoài ra, theo nguồn thông tin khác thì loài Bemisia tabaci còn có các loài thiên địch như: Hai mươi loài côn trùng săn mồi thuộc 4 họ Chrysopidae, Miridae, Anthocoridae, coccinellidae và 11 loài nhện thuộc 2 họ Phytoseiidae và Stigmaeidae (Lopez-Avila, 1986, Gerling, 1986). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) Hai mươi tám loài ký sinh B. tabaci thuộc bộ Aphelinidae (Aphelosoma: 1 loài, Encarsia: 20 loài, Eretmocerus: 6 loài) và Platygasteridae (Amitus: 1 loài) (Lopez-Avila, 1986, Gerling, 1990). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) Bốn loài nấm là Paecilomyces fumosoroseus, P. farinosus, Erynia radicans và Aschersonia aleyrodis. Trong phòng thí nghiệm P. farinosus gây chết 90% thành trùng B. tabaci nhưng không có số liệu ngoài đồng (Hirano, 1993 trích dẫn Fransen, 1990). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) Matsui (1992) cho rằng trong nhà kính đã có vài ký sinh kiểm soát B. tabaci có hiệu quả như ong Encarsia formosa. Các ký sinh khác được xem như những tác nhân phòng trừ sinh học hữu dụng trong việc kết hợp với các phương pháp phòng trừ khác như Eretmocerus haldemani trên bông vải ở Caliornia, Mỹ (Gerling, 1967), Eretmocerus mumdus trên khoai mì ở Zimbabwe (Gerling, 1985) và Eretmocerus aligarhensis trên bông vải ở Pakistan (Cock, 1986). Tuy nhiên, thiên địch không phải là những tác nhân có hiệu quả làm giảm mật số B. tabaci ở ngoài đồng (Gerling, 1990). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.2.2.6 Khả năng gây hại Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa lá và thải ra chất ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển , tạo lớp đen trên lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá. Bemisia tabaci có khả năng truyền trên 40 bệnh virus được ghi nhận trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều trong số đó còn thiếu tài liệu nghiên cứu (K. Brown, trang 3 trong “This issue of the Bulletin”. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.2.7 Phòng trừ hóa học Tính kháng thuốc: Figures đã đưa ra bằng chứng cho nhân tố kháng thuốc đối với những loại thuốc trừ sâu khác nhau. Sự thay đổi này quan trọng là lệ thuộc vào các cách tác động của thuốc, loại dịch hại và biện pháp phòng trừ chúng trước đó. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.3 Rầy phấn trắng Dialeurodes spp. Theo whitefly of Citrus in Florida7, thì 2.2.3.1 Phân bố Loài rầy phấn trắng Dialeurodes spp. Phân bố ở nhiều nước trên thế giới như: florida, Mississipi, Louisiana (New Orleans), California; Mexico; Chile; Peru; Argentina; Brazil; Pháp; Srilanca; Trung Quốc; Đài Loan; Ấn Độ; Nhật Bản…(do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.3.2 Ký chủ Cam quít là ký chủ quan trọng. Tuy nhiên, các loài cây sau cũng là ký chủ của loài rầy này: chuối, cây hoa nhài, cà phê, tử đinh hương, cây lựu, ô lui dại…(do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.3.3 Đặc điểm hình thái Nhộng hình ô-val, có điểm vàng xanh đến cam trên lưng, xác nhộng thì màu trắng đục, sau khi thành trùng vũ hóa và giữ lại hình thù chính nó. Trứng màu vàng có bề mặt hơi láng. Thành trùng có cặp cánh trắng. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.3.4 Đặc điểm sinh học Trứng được đẻ trên tán lá và nở sau 8 – 24 ngày, lệ thuộc vào mùa, trứng không thụ tinh chỉ nở ra toàn con đực. Ấu trùng sớm định cư để ăn và không di 7 theo Whitefly of Citrus in Florida, available from State.flus/~pi/enpp/ento/aleyrodi.htm. chuyển cho đến khi vũ hóa, giai đoạn ấu trùng trung bình 23 – 30 ngày, nhộng 10 – 30 ngày. Thành trùng sống trung bình 10 ngày, có khi đến 27 ngày, mỗi thành trùng cái trung bình đẻ 150 trứng ở điều kiện ngoài đồng. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.3.5 Thiên địch Một vài loài côn trùng kí sinh và ăn mồi tấn công rầy phấn trắng Dialeurodes spp. như: các loài ong Encarsia lahorensis Howrd; các loài bọ rùa như: Delphastus pusillus lec., Delphastus catalinae Horn, cryptogntha flavescens Motsch, Verania cardoni Weise, Cyloneda sanguinea L., (ghi nhận ở Florida). Một số loài nấm có khả năng ký sinh trên Dialeurodes sp. như: Aschersinia aleyrodis Webber, Aegerita wbberi Fawcett… (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) 2.2.3.6 Khả năng gây hại Giống các loài Aleurodicus dispersus và Bemisia tabaci. 2.2.3.7 Phòng trừ hóa học Rầy phấn trắng Dialeurodis spp. cũng có thể phòng trừ bằng thuốc hóa học. Những loại thuốc hóa học phòng trừ rầy phấn trắng trên cam quít thì ít được sử dụng ở Florida. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện  Bút chì  Nhãn ghi  Giấy A4  Máy đếm đơn: dùng để đếm rầy.  Bọc nylon: để đựng mẫu.  Kính lúp cầm tay dùng để quan sát. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp tiến hành – Tìm và tham khảo tài liệu về tình hình dịch hại của rầy phần trắng trong và ngoài nước – Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng Nông Nghiệp huyện, Ban Nông Nghiệp xã, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật ở địa phương trong địa bàn khảo sát. – Tiến hành điều tra ghi nhận mật số và ký chủ trong 4 huyện: Tri Tôn, Tân Châu, Chợ Mới, Thoại Sơn. Mỗi huyện điều tra trên 4 xã có thông qua ý kiến của Phòng Nông Nghiệp huyện và kết hợp với cán bộ kỹ thuật địa phương trong mỗi lần quan sát. – Chọn 5 nhóm cây chính để khảo sát:  Cây công nghiệp  Cây rau màu  Cây ăn trái  Cây kiểng  Cây che bóng, cỏ dại – Chọn cố định điểm quan sát trên từng nhóm cây, mỗi tán cây được quan sát ở 3 tầng, tầng trên cùng là tầng 1; tầng giữa là tầng 2; tầng 3 là tầng dưới. Mỗi tầng chọn ngẫu nhiên 4 điểm quan sát, mỗi điểm chọn khoảng 5 lá. – Sau đó thu mẫu ký chủ mang về phòng thí nghiệm khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên – trường Đại Học An Giang để tiến hành định danh ký chủ hiện diện trên địa bàn khảo sát. – Đồng thời trong quá trình khảo sát thu mẫu cũng quan tâm đến thiên địch của rầy phấn trắng bằng quan sát và phỏng vấn nông dân. 3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi – Tình hình khí tượng thủy văn trong địa bàn khảo sát – Đặc điểm cũng như hiện trạng của cây trồng trong địa bàn khảo sát – Mức độ hiện diện và khả năng thiệt hại của rầy phấn trắng trên từng nhóm cây khảo sát. – Theo dõi cách gây hại và khả năng phát tán của loài này như thế nào trong điều kiện ngoài đồng. – Ghi nhận tình hình thiên địch của rầy phấn trắng trong thời gian khảo sát. – Ghi nhận khả năng hiểu biết của nông dân và cán bộ kỹ thuật về loài này như thế nào? 3.2.2. Xử lý số liệu Chỉ tính phần trăm và trung bình nên sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình xuất hiện rầy phấn trắng trong địa bàn nghiên cứu Qua khảo cứu các tài liệu liên quan cho thấy tình hình xuất hiện của rầy phấn trắng là không đáng kể, phần lớn cán bộ, kỹ thuật viên xã, huyện chưa biết về hình dạng của loài này. Tuy nhiên, trong thực tế và đặc biệt ngay tại thời điểm tiến hành đề tài thì nhiều địa phương đã bị thiệt hại bởi rầy phấn trắng như xã Phú Vĩnh, xã Lê Chánh, xã Vĩnh Hoà của huyện Tân Châu. Những thiệt hại chủ yếu ở đây là trên rau màu, đặc biệt là trên bầu bí và đậu nành. Gần 50 ha đậu nành phải mất trắng vì thiệt hại của rầy phấn trắng. Đối với các vùng khác như: Tri Tôn, Thoại Sơn, Chợ Mới thì rầy phấn trắng xuất hiện ít, chỉ có loại con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) xuất hiện nhiều trên cây ăn trái (ổi, mận…), cây che mát (bàng, trứng cá, gáo trắng, gòn…), điểm nổi bật là ở thị trấn Tri Tôn thuộc huyện Tri Tôn, rầy phấn trắng xuất hiện nhiều trên cây xoài, không những xuất hiện ở lá mà xuất hiện cả ổ trứng ở trái. 4.2 Tình hình khí hậu thời tiết Trong ba đợt khảo sát được bắt đầu từ tháng 11 năm 2004, khi đó lượng mưa trung bình khoảng 40,13 mm, độ ẩm 75,67%, nhiệt độ trung bình là 27,700C. Trong những tháng tiếp theo (từ tháng 12/2004 đến 3/2005) không có mưa, tuy nhiên độ ẩm vẫn dao động trong khoảng 73% đến 78% và nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 250C đến 290C. Với nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đó là điều kiện thích hợp đối với sự phát triển của rầy phấn trắng. Bảng 1: Tình hình thời tiết ở An Giang từ tháng 7/2004 đến tháng 3/2005 Tháng Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Nhiệt độ trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng mưa TB (mm) 11/2004 32,90 23,03 27,70 75,60 40,10 12/2004 27,00 26,00 26,50 76,00 0 01/2005 31,90 20,70 25,40 78,30 0 02/2005 34,10 22,00 26,80 80,30 0 3/2005 32,40 22,10 27,90 73,30 0 (Nguồn: số liệu của đài KTTV An Giang, 2004 và 2005) Hình 1: Sơ đồ 4 huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang (nguồn: website: http:// www.angiang.gov.vn) 4.3 Đánh giá những thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ và nông dân 4.3.1 Đối với cán bộ huyện Nhìn chung các cán bộ ở huyện thì nắm bắt rất nhiều thông tin về đặc tính và cách gây hại của rầy phấn trắng. Tuy nhiên, tất cả đều có nhận xét chung là xuất hiện ít trên địa bàn của mình. Theo quan điểm của các cán bộ ở đây là không quan trọng so với các côn trùng, bệnh hại khác (ngoại trừ huyện Tân Châu) như: sâu ăn lá, sâu xanh da láng, sâu đục thân, bọ trĩ, rầy mềm…. 4.3.2 Đối với cán bộ xã Đa số cán bộ nông nghiệp, kỹ thuật viên nông nghiệp xã không biết gì về loài rầy phấn trắng này, nhiều người còn nhận diện nhầm với loại sâu rầy khác (như rệp sáp…), họ còn cho biết là nông dân chưa bao giờ nhắc đến loài này trong các lần hội thảo, khuyến nông…Nhưng có một vài kỹ thuật viên ở những khu vực bị thiệt hại bởi rầy phấn trắng thì nắm rất nhiều thông tin về loài này và cả những hộ nông dân có rau màu bị rầy phấn trắng phá hại. Biết Nhiều (31,25%) Biết Ít (31,25%) Không Biết (37,5%) Hình 2: Đánh giá về tình hình nắm bắt các thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ xã Dựa vào hình 2 cho ta thấy, trong 16 xã điều tra chỉ có 5 cán bộ nông nghiệp xã (chiếm 31,25%) nắm nhiều thông tin về loài này và 5 cán bộ nắm rất ít (chiếm 31,25%), 6 cán bộ xã còn lại (chiếm 37,50%) là không biết bất kì thông tin nào thậm chí không nhận dạng được hình dáng rầy phấn trắng. 4.3.3 Đối với nông dân Đa số nông dân ít hoặc không biết về rầy phấn trắng, có những nông dân biết nhận diện, phân biệt giữa rầy phấn trắng với các loài khác nhưng tất cả vẫn còn xem nhẹ về khả năng gây hại của rầy phấn trắng trong đợt khảo sát đầu tiên (đợt 1). Đến những lần khảo sát tiếp theo, do mật số ngày càng gia tăng nên nông dân đã bắt đầu chú ý và tìm hiểu các loại thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt loại này, đặc biệt là những nông dân đang trồng rau màu. 4.4 Tình hình cụ thể của từng huyện nghiên cứu 4.4.1 Huyện Tân Châu Hình 3: Bản đồ hành chính huyện Tân Châu (Nguồn: Địa chí An Giang năm 2003) 4.4.1.1 Đặc điểm chung Tân Châu là một huyện đầu nguồn, hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt lũ lớn, đây là vùng thấp và có đường biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia, phân bố thực vật cũng rất phức tạp. Vùng rau màu tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Hòa, vùng cây ăn trái chưa qui hoạch và định hình rõ ràng, phân bố rải rác khắp huyện, chủ yếu là vườn tạp qui mô hộ gia đình. Tổng diện tích gieo trồng cả năm khoảng 29.100 ha. Trong đó, diện tích cây màu khoảng 4.025 ha, và trong 4.025 ha cây màu đó, diện tích trồng cây đậu nành đạt 727,5 ha (chiếm 18,07% diện tích cây màu). Theo báo cáo của phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện Tân Châu, trong năm 2004, tổng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp là 46.236.000đ/năm (gồm trồng trọt + chăn nuôi + thuỷ sản + dịch vụ nông nghiệp). Cơ cấu kinh tế nội ngành trồng trọt bào gồm: lúa (75,80%); màu (23,49%); cây lâu năm và phụ phẩm trồng trọt (0,71%). Lê Chánh, Phú Vĩnh, Vĩnh Hòa, Phú Lộc là 4 xã nghiên cứu. Ngoài ra, còn khảo sát tình hình tại một số xã khác trong huyện Tân Châu nhằm nắm được tình hình tổng quát hơn. 4.4.1.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân Thông qua 3 đợt khảo sát ở 4 xã thuộc huyện này đã tạo cơ hội cho một số kỹ thuật viên và nông dân của các xã hiểu biết thêm và biết nhận diện về cơ bản 2 loại rầy phấn trắng: loại con lớn và loại con nhỏ, cả ổ trứng và tác hại của chúng. Đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt các loại côn trùng, trong đó có rầy phấn trắng. Qua trao đổi, nhiều nông dân cho biết rầy phấn trắng không phải là loại côn trùng mà họ tác động trực tiếp, họ dùng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt các côn trùng gây hại khác, khi đó, thuốc bảo vệ thực vật sẽ tiêu diệt luôn rầy phấn trắng. Tuy nhiên, chỉ sau 4 - 5 ngày là rầy phấn trắng xuất hiện trở lại. Mặc dù trên mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có chỉ dẫn cụ thể, nhưng nhìn chung nông dân sử dụng còn tuỳ tiện Việc dùng các phương pháp khác để phòng trừ rầy phấn trắng hầu như không được nông dân áp dụng. Tuy nhiên, có một nông dân ở xã Lê Chánh có dùng một phương pháp khác để xua đuổi rầy phấn trắng cũng như các côn trùng khác bằng cách: lấy nước ép 50gr tỏi , hoà tan với 2 viên long não cùng 16 lít nước, cho vào bình xịt giống như xịt thuốc sâu. Phương pháp này đuổi rầy phấn trắng và một số côn trùng khác đi từ 3 – 5 ngày. 4.4.1.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật tại địa bàn, trong năm 2003 đã có khoảng 5 ha đậu nành phải nhổ bỏ bởi rầy phấn trắng, thiệt hại 100% tổng số diện tích đậu nành của xã. Tại thời điểm khảo sát, nhiều nông dân đang trồng bí đao phải phun xịt thuốc thường xuyên để tiêu diệt rầy phấn trắng. Trong đợt 1, nông dân xã Phú Vĩnh, tuy có thiệt hại do rầy phấn trắng nhưng mức độ không cao. Trong đợt 2 và 3 mức độ tăng lên đáng kể. Nhiều nông dân trồng bầu bí không dám xuống giống vì sợ rầy phấn trắng phá hại. Kết quả ghi nhận tại xã Phú Vĩnh, mật số rầy phấn trắng ngày càng gia tăng, nông dân luân phiên sử dụng giữa các loại thuốc như Actara, Acmire,… nhưng mật số giảm ít. Ghi nhận ngoài đồng cho thấy rầy phấn trắng làm cho lá bị phồng lên, xoắn lại và vàng đi, tập trung nhiều ở lá đang phát triển. Nhiều nông dân ở xã Vĩnh Hòa ít quan tâm đến loài dịch hại này, nguyên nhân là do đây là vùng chuyên màu và thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên phần nào đã kìm hãm sự phát triển của quần thể rầy phấn trắng. Qua khảo sát thực tế tại nơi đây cho thấy mật số xuất hiện rầy phấn trắng là tương đối cao (trung bình khoảng 19 con/lá). Tuy nhiên, có sự biến động lớn, mật số ngày càng cao. 40 60 60 0 10 20 30 40 50 60 70 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Cây Đậu Nành Con/lá Hình 4: So sánh sự biến động mật số B. tabaci qua 3 đợt khảo sát trên cây đậu nành tại huyện Tân Châu từ tháng 11/2004 đến tháng 3/2005 Qua hình 4 ta thấy mật số hiện diện của B. tabaci trên cây đậu nành rất nhiều ngay từ đợt 1, mật số tăng lên ở đợt 2 và 3. Giữa đợt 2 và 3 mật số ít thay đổi, do lúc này cường độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân tăng lên. Xã Phú Lộc, theo báo cáo của kỹ thuật viên nông nghiệp xã và qua tiếp xúc với nông dân ở đây tất cả đều cho biết là không bị thiệt hại bởi rầy phấn trắng và cũng rất ít thấy loài này xuất hiện. Ghi nhận thực tế cho thấy, mật số ở đây rất thấp, nhiều nông dân không quan tâm về loài này. 4.4.1.4 Tình hình khảo sát ký chủ Qua phỏng vấn ghi nhận được 11 ký chủ, chủ yếu là trên rau màu. STT Ký Chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại – Bầu N ++++ +++ – Bí đao N ++++ ++++ – Bí rợ N ++++ ++++ – Cà Chua N ++++ +++ – Cà Phổi N ++++ +++ – Đậu Nành N ++++ ++++ – Đậu Phộng N ++ + – Dưa Hấu N ++ + Bảng 2: Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn trắng tại huyện Tân Châu – Ớt L ++++ ++ – Sắn N + + – Ổi L ++++ ++ Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus g Qua bảng 2 ghi nhận 11 ký chủ, trong đó có 9 ký chủ của loài B. tabaci phân bố chủ yếu trên rau màu và 2 ký chủ của loài Alerodicus dispersus. Mức độ hiện diện và thiệt hại nhiều nhất trên bí rợ, bí đao và đậu nành. Qua quan sát thực tế ngoài đồng ghi nhận được 17 ký chủ (bảng 3) STT Ký Chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại 1. Bầu N ++++ ++++ 2. Bí đao N ++++ ++++ 3. Bí đỏ N +++ ++ 4. Cà chua N +++ ++ 5. Cà Phổi N ++++ ++ 6. Đậu đũa N + + 7. Đậu nành N ++++ ++++ 8. Đậu phộng N + + 9. Đậu xanh N + + 10. Dưa hấu N + + 11. Lục bình L ++++ ++ 12. Me nước L ++++ + 13. Me tây L ++ + 14. Ổi L ++++ ++ Bảng 3: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại Huyện Tân Châu 15. Ớt L ++++ +++ 16. Sắn N + + 17. Trứng cá L + + Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus gGhi nhận từ thực tế cho thấy trong 17 ký chủ, có 11 ký chủ của B. tabaci và 6 ký chủ của Aleurodicus dispersus. Các ký chủ của B tabaci phần lớn là trên rau màu. Mức độ hiện diện cao trên đậu nành, bầu, bí đao, cà phổi. Tuy nhiên thiệt hại nhiều nhất trên 3 ký chủ: đậu nành, bầu, bí đao. Mức độ thiệt hại đối với các ký chủ của Aleurodicus dispersus không đáng kể  Đối chiếu ký chủ và mật số từ phỏng vấn và quan sát Qua những thông tin được cung cấp từ nguồn phỏng vấn, kết hợp với những thông tin ghi nhận từ qua sát cho thấy: 100% ký chủ mà nông dân và kỹ thuật viên xã cung cấp đều xuất hiện ngoài thực tế. Mật số trên từng ký chủ, tuy không chính xác 100% nhưng qua hình 5 cũng phản ánh được nông dân và kỹ thuật viên huyện Tân Châu đã và đang qua tâm đến loài dịch hại này. Bầu, bí đao, đậu nành bị thiệt hại nặng nhất. Bảng 4: Mật số trung bình trên các ký chủ giữa phỏng vấn và quan sát ĐVT: con/lá Nguồn Bầu Bí Cà Chua Cà Phổi Đậu Nành Dưa Hấu Phỏng Vấn 72 50 30 12 21 Quan Sát 34 47 50 53 57 30 50 72 21 50 12 57 47 34 53 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Bầu Bí Cà Chua Cà Phổi Đậu Nành Dua Hấu Con/lá Phỏng Vấn Quan Sát Hình 5: So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại huyện Tân Châu Qua khảo sát mật số rầy phấn trắng loại con nhỏ (B. tabaci) xuất hiện không đều giữa những nơi khảo sát tại địa bàn huyện Tân Châu, ngay cả trên cùng một ký chủ. Kết quả quan sát cho thấy tầng 3 có mật số cao nhất, tầng 1 thấp nhất . Ở tầng 2 có mật số thấp hơn tầng 3 nhưng mật số có tính ổn định hơn cả tầng 1 và tầng 3. Theo nghiên cứu trước đây của Huỳnh Thanh Lộc (2003) đã thừa nhận có 3 loại rầy phấn trắng, ngoài 2 loại đã nêu trên còn có loài Dialeurodes spp, loài này thường xuất hiện trên cây có múi như cam quýt, xuất hiện ít trên chuối, hoa nhài, cà phê…Tuy nhiên, qua quan sát thực tế và tiếp xúc ghi nhận nông dân không quan tâm đến loài này. Hơn nữa, trong địa bàn nghiên cứu rất ít ký chủ như đã nêu. Vì thế, trong phần này chỉ chú trọng nghiên cứu 2 loại: con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) và con nhỏ (B. tabaci). ưa ấu 4.4.2 Huyện Chợ Mới 4.4.2.1 Đặc điểm chung Chợ mới là vùng rau màu trọng điểm và có sản lượng lớn của Tỉnh An Giang. Do thuận lợi về điều kiện địa lý mà thị trường tiêu thụ rau màu của huyện Chợ Mới rất lớn, ngoài cung ứng cho thị trường tại các nơi trong tỉnh như: Thành Phố Long Xuyên, huyện Tân Châu, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú… rau màu Chợ Mới còn được tiêu thụ ở tỉnh Đồng Tháp nhiều nhất là huyện Lấp Vò, thị xã Sa Đéc, thị xã Cao Lảnh…Từ đó cho thấy tiềm năng kinh tế ở huyện Chợ Mới là rất lớn. Tổng diện tích đất trồng trọt của năm 2004 của huyện Chợ Mới đạt 74.166 ha, trong đó, lúa chiếm 54.730 ha; cây màu đạt 19.436 ha và canh tác 3 vụ trong năm. Theo định hướng của huyện trong năm 2005 vẫn canh tác 3 vụ với diện tích cây lúa là 52.000 ha và cây màu là 22.000 ha. Theo đó, diện tích cây màu tăng 1.546 ha so với năm 2004. Đây là vùng đê bao triệt để lâu năm, phần lớn canh tác xuyên suốt 3 vụ nên diễn biến sâu bệnh và dịch hại khá phức tạp. Hội An, Mỹ An, Kiến An, Bình Phước Xuân là 4 xã được chọn khảo sát. Hình 6: Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới (Nguồn: Địa chí An Giang năm 2003) 4.4.2.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân Ba trong 4 kỹ thuật viên được phỏng vấn biết và quan tâm đến rầy phấn trắng (chiếm 75% tổng số) Trong đợt 1 phần lớn nông dân ít biết và ít quan tâm đến rầy phấn trắng, nhưng qua đợt 2 và 3 thì nông dân bắt đầu quan tâm hơn. Vì Chợ Mới là vùng chuyên màu nên lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng thường xuyên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sâu rầy ở huyện Chợ Mới đã có dấu hiệu kháng thuốc và xuất hiện nhiều loại sâu mới với hình dạng lạ. Tuy nhiên, nông dân ở đây, mặc dù biết tác hại về sau của thuốc bảo vệ thực vật nhưng vì thói quen và tính kinh tế nên họ vẫn sử dụng thường xuyên. Qua tiếp xúc cho thấy những nông dân nào thường tham dự các buổi hội thảo hay các buổi trình diễn thì họ có hướng áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng khoa học hơn như: luân phiên thuốc, pha lượng nước nhiều hơn khuyến cáo, khi quan sát mật số đủ lớn mới dùng thuốc… 4.4.2.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng Thông qua nguồn tin từ cán bộ nông nghiệp huyện và xã cho biết về tình hình chung ở đây chưa bị thiệt hại bởi rầy phấn trắng. Qua khảo sát thực tế cho thấy trong đợt 1 mật số xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, mức độ biến động lại rất lớn, do nông dân sử dụng thường xuyên thuốc bảo vệ thực vật (có nông dân khoảng 3 – 4 ngày là xịt thuốc 1 lần). Từ đó, quần thể rầy phấn trắng luôn luôn bị biến động, vì thành trùng bị chết trong khi trứng chưa kịp vũ hóa và khả năng trứng chết đi do thuốc bảo vệ thực vật là rất có thể. Dĩ nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn cho việc khống chế rầy phấn trắng. Trong các chuyến khảo sát tiếp theo ghi nhận được nhiều nông dân biết về rầy phấn trắng hơn, nhất là trong khoảng từ tháng 02/2005 đến tháng 04/2005 mật số rầy phấn trắng xuất hiện rất cao, đa số là loại con nhỏ (B. tabaci) trên đậu nành. Thông tin qua tiếp xúc với kỹ thuật viên xã Bình Phước Xuân cho thấy có khoảng 70 ha rau màu bị rầy phấn trắng hoành hành, phần lớn là trên đậu nành, đậu xanh và dưa leo. Tuy nhiên, do thăm đồng thường xuyên và được sự hỗ trợ kịp thời của cán bộ và kỹ thuật viên xã nên đã kiểm soát và khống chế sự lây lan của loài này. Trong tháng 4/2005 xã Hội An đã tổ chức 1 buổi hội thảo nói về tác hại và cách phòng trị loài này. Nhiều nông dân cho biết khoảng 1 tháng trước mật số rầy phấn trắng loại con nhỏ xuất hiện rất nhiều, có lá có khoảng 80 thành trùng, lá đậu nành bị phồng lên và xoăn lại, do theo dõi thường xuyên nên họ dùng thuốc khống chế ngay, tính tới thời điểm này (tháng 5/2005) thì mật số đã giảm do có mưa nhiều. Bảng 5: Mức độ hiện diện và mật số B. tabaci trên đậu nành Tầng Đợt 1(%) Đợt 2 (%) Đợt 3 (%) 1 30 30 30 2 50 50 70 3 50 60 80 Mật số (con/lá) 20 20 30 Ghi nhận từ bảng 5 và hình 5 cho thấy vẫn có sự chênh lệch mật số giữa 3 tầng đối với cả 3 đợt khảo sát. Tuy nhiên ở tầng 1, do chịu tác động nhiều yếu tố trong đó có sự tác động của thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên mật số không tăng. Trong đợt 3, quan sát ngoài đồng cho thấy đậu nành đã thuần thục, bắt đầu ra hoa và kết trái, từ hình 6 cho thấy mật số trong đợt này đã tăng lên 30 con/lá (hơn đợt 2 và đợt 1 là 10 con/lá). Từ đó cho thấy, giai đoạn ra hoa và kết trái trên cây đậu nành là giai đoạn rầy phấn trắng tấn công nhiều nhất. Tuy tác hại của rầy phấn trắng tính đến thời điểm này tại huyện Chợ Mới là không lớn, tuy nhiên, diễn biến tiếp theo còn rất phức tạp và chiều hướng mật số gia tăng ngày càng cao. Đến đây, một phần nào đã thể hiện tính kháng thuốc của rầy phấn trắng, đây là một tín hiệu xấu và cần theo dõi nhiều hơn 3030 30 50 70 50 60 50 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Phần trăm (%) Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Hình 7: Đánh giá sự hiện diện trên mỗi tầng của ký chủ đậu nành 20 20 30 0 5 10 15 20 25 30 35 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Con/lá Hình 8: So sánh mật số B. tabaci trên đậu nành qua 3 đợt tại Chợ Mới 4.4.2.4 Tình hình khảo sát ký chủ Qua phỏng vấn bằng phiếu, tiếp xúc trực tiếp với nông dân và kỹ thuật viên xã ghi nhận được 9 ký chủ. Bảng 6: Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn trắng tại huyện Chợ Mới STT Tên ký chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại 1 Bàng L ++++ ++ 2 Chuối L ++++ ++ 3 Dâm bụt L +++ + 4 Đậu nành N ++++ ++ 5 Dừa L + + 6 Gòn L ++++ ++ 7 Mai L + + 8 Ổi L ++++ ++ 9 Rau Muống L + + Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus g Ghi nhận từ phỏng vần cho thấy có 9 ký chủ được xác định, trong đó phần lớn là ký chủ của Aleurodicus dispersus (8 ký chủ). Mặc dù mức độ hiện diện rất cao nhưng do đây không phải là cây có mục đích chính nên mức thiệt hại không lớn. Từ quan sát trên đồng ruộng, vườn cây, cây ven đường…trong huyện Chợ Mới ghi nhận được 21 ký chủ. Trong 21 ký chủ này có cả 2 loài B. tabaci và Aleurodicus dispersus Russell. Bảng 7: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Chợ Mới STT Ký Chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại 1 Bàng L ++++ ++ 2 Chùm ruột L ++ + 3 Chuối L ++++ + 4 Đậu nành N ++++ ++ 5 Đậu rồng L +++ + 6 Đu đủ L ++++ ++ 7 Dưa hấu N ++ + 8 Cau kiểng L + + 9 Dúi L +++ + 10 Gáo trắng L +++ + 11 Gòn L ++++ +++ 12 Khổ qua L ++++ +++ 13 Khoai lang N + + 14 Mận L ++ + 15 Nghễ L ++++ ++ 16 Rau mương L ++++ ++ 17 Rau ngót L +++ + 18 Sa kê L +++ + 19 Trứng cá L + + 20 Vú sữa L ++ + 21 Xương cá L + + 22 Ổi L +++ +++ Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus g Ghi nhận ngoài đồng chỉ xác định được đậu nành và dưa hấu là 2 ký chủ của B. tabaci, còn lại 19 ký chủ của Aleurodicus dispersus. Trong đó, gòn và khổ qua có thiệt hại nhiều. Sở dĩ khó ghi nhận thêm các loài ký chủ khác trên rau màu là do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục, không phải để phòng trừ rầy phấn trắng, nhưng phòng trừ các loài dịch hại khác. Trong điều kiện đó, rầy phấn trắng khó đẻ trứng và phát triển.  Đối chiếu ký chủ và mật số từ phỏng vấn và quan sát Dựa vào bảng 6 và so sánh với bảng 5 ta thấy chỉ có khoảng 5/9 ký chủ từ phỏng vấn ghi nhận xuất hiện trong địa bàn. Tuy nhiên, 4 ký chủ còn lại đã thấy xuất hiện đối với các địa bàn khác. Bảng 8: Mật số rầy phấn trắng giữa quan sát và phỏng vấn ĐVT: con/lá Ký chủ Bàng Dâm bụt Đậu nành Dừa Gòn Ổi Mật số phỏng vấn 10 2 40 2 60 20 Mật số quan sát 15 2 23 0 20 20 Như vậy 100% ký chủ phỏng vấn từ nông dân có trong thực tế. Từ bảng 8 và hình 9 cho thấy có sự chênh lệch giữa phỏng vấn và quan sát, cụ thể là chênh lệch 5 con/lá đối với cây bàng, 17 con/lá đối với cây đậu nành và 20 con/lá đối với cây che bóng khác (gòn). Nhưng nhìn chung cán bộ kỹ thuật và nông dân có quan tâm đến loài gây hại này. 2 0 2020 60 40 10 2 23 20 15 2 0 10 20 30 40 50 60 70 Bàng Dâm Bụt Đậu Nành Dừa Gòn Ổi Con/lá Phỏng Vấn Quan Sát Hình 9: So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại huyện Chợ Mới 4.4.3 Huyện Tri Tôn 4.4.3.1 Đặc điểm chung Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang, ngoài địa hình phức tạp, Tri Tôn còn có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Trong những năm qua huyện đã không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng, đa dạng nhiều chủng loại sản phẩm. Trong đó, lúa, đậu phộng, bò, heo…là các sản phẩm chính phát triển mạnh trong năm 2004. Hình 10: Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn (Nguồn: Địa chí An Giang năm 2003) Tuy nhiên, thời tiết nơi đây khá phức tạp, lũ không ngập sâu, phù sa không nhiều… đã ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Tổng diện tích cây trồng trong năm 2004 là 65.283,4 ha, trong đó, cây lúa chiếm 62.005,3 ha và cây màu chiếm 3.233,1 ha. Cây đậu nành đang phát triển mạnh ở huyện Tri Tôn. Trong năm 2004 đã xuống giống được 17,5 ha, nhờ áp dụng giống mới và cải tiến kỹ thuật nên năng suất đạt 1,6 tấn/ha, con số này cao nhất từ trước đến nay. Lương Phi, Tà Đảnh, Châu Lăng và Cô Tô là 4 xã nghiên cứu. 4.4.3.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân Phần lớn kỹ thuật viên quan tâm đến loài gây hại này, trong đợt khảo sát lần đầu tiên có khoảng hơn 80% nông dân và 1 kỹ thuật viên ở đây không biết nhận diện rầy phấn trắng. Trong 2 đợt khảo sát tiếp theo thì có rất nhiều nông dân đã nhận diện và phân biệt được rầy phấn trắng với một số loài sâu rầy khác. Tri Tôn có cộng đồng người dân tộc Khmer rất lớn và phân bố khắp huyện. Do tri thức bản địa nên đa số nông dân ở đây rất ít sử dụng nông dược, nếu có thì việc sử dụng của họ mang tính chu kỳ và cùng chủng loại, ví dụ như trong vụ trước họ sử dụng bao nhiêu phân, bao nhiêu thuốc, thuốc gì… thì vụ sau họ dùng tương tự. Tuy nhiên, theo quan điểm ngày nay thì việc dùng như thế, mặc dù ít nhưng hiệu quả sẽ không cao và không khoa học. 4.4.3.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng Qua báo cáo của huyện Tri Tôn và kỹ thuật viên thì hiện chưa có thiệt hại nào gây ra bởi rầy phấn trắng. Tuy nhiên qua quan sát thực tế cho thấy rầy phấn trắng loại con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) xuất hiện nhiều và mật số cao trên cây ổi, khoai mì, ớt…Nhưng những loại cây này phân bố rải rác nên không được quan tâm. Ghi nhận tại xã Châu Lăng, có khoảng 100 con/lá ở cây ổi và cây khoai mì, nấm đen phát triển đầy trên lá, lá xoăn lại, khô và chết. Các nơi trồng đậu nành vẫn xuất hiện với mật số thấp. 4.4.3.4 Tình hình khảo sát ký chủ Do ở địa bàn này, nông dân nắm rất ít thông tin về rầy phấn trắng, nên việc xác định ký chủ ở đây chỉ phụ thuộc vào quan sát thực tế. Qua 3 đợt khảo sát ghi nhận phổ ký chủ rầy phấn trắng ở đây có khoảng 19 loại (bảng 9) Bảng 9: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Tri Tôn STT Ký chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại 1 Bàng L ++ + 2 Cà phổi N +++ + 3 Ca ri L ++++ ++ 4 Chuối L +++ + 5 Gõ nước L + + 6 Dác L +++ + 7 Dâm bụt L +++ + 8 Đậu nành N +++ + 9 Điều L + + 10 Đu đủ L +++ + 11 Dưa hấu N ++ + 12 Dưa leo N + + 13 Gòn L +++ + 14 Khoai mì L +++ +++ 15 Ổi L ++++ +++ 16 Ớt L +++ + 17 Vú Sữa L + + 18 Xoài L +++ + 19 Xoan L + + Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus gTóm lại, mật số rầy phấn trắng ở huyện Tri Tôn tương đối thấp, số ký chủ hiện tại chưa nhiều. Nhưng vì đây là vùng cao, diễn biến thời tiết lại phức tạp, đồng thời phân bố thực vật tự nhiên cũng rất đa dạng…Cho nên, ngoài danh sách ký chủ này, chắc chắn còn nhiều ký chủ khác nữa, vì thế cần quan tâm, theo dõi để có tác động kịp thời nhằm kiểm soát và khống chế loài dịch hại này. 4.4.4 Huyện Thoại Sơn 4.4.4.1 Đặc điểm chung Thoại Sơn có địa hình tương đối phức tạp, mặc dù có núi non nhưng nhìn chung đây vẫn là vùng thấp, có lũ hàng năm. Thế mạnh là cây lúa và đặc biệt là cây sen, trồng sen nơi đây thường mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Trong những năm vừa qua, huyện đã có chủ trương đê bao triệt để một số tiểu vùng trong huyện để sản xuất vụ 3, từ đó đã tạo thuận lợi cho 33 tiểu vùng sản xuất vụ 3 với diện tích khoảng 11.434 ha. Hình 11: Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn (Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang, Phạm Văn Quang trích lược, 2005) Trong vụ đông xuân và hè thu vừa qua, diện tích canh tác cây lúa đạt khoảng 73.458 ha, năng suất bình quân từ 5,5 – 6,5 tấn/ha, vụ thu đông xuống giống khoảng 34.109 ha. Đối với cây màu, diện tích trồng bắp lai khoảng 50 ha, đậu nành 57 ha, đậu xanh 12 ha, rau dưa các loại 250 ha… Kế hoạch đê bao của huyện là nhắm tăng thời gian canh tác trong năm từ 2 lúa sang 2 lúa 1 màu và dự tính đối với rau màu, chủ lực vẫn là cây đậu nành. Bốn xã nghiên cứu bao gồm: Phú Thuận, Phú Hoà, Vĩnh Trạch và Vĩnh Khánh. 4.3.4.2 Khả năng nhận diện và cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân Qua tiếp xúc với hơn 20 nông dân và 4 kỹ thuật viên nông nghiệp của xã cho thấy hầu hết đều biết rất ít về rầy phấn trắng, trong đó, có những nông dân biết về loài này nhưng không biết gọi tên là gì. Có những kỹ thuật viên xã không nhận diện được loài này mặc dù loài Aleurodicus dispersus Russell xuất hiện với mật số rất cao trên cây ổi ngay trước Ủy Ban Xã (khoảng 150 con/lá). Tuy nhiên, các đợt tiếp theo thì những nông dân đã tiếp xúc trước đây đều biết và đang theo dõi thường xuyên hơn diễn biến của loài này. Ở huyện Thoại Sơn, vấn đề sử dụng nông dược, cơ bản có thể chi ra thành 2 nhóm: nhóm độc canh cây lúa và nhóm canh tác rau màu. Đối với nhóm độc canh cây lúa thì việc sử dụng nông dược của họ thường mang tính chu kỳ và không đa dạng về chủng loại. Ngược lại, nhóm canh tác rau màu thì việc sử dụng nông dược thường xuyên hơn và đa dạng về chủng loại hơn, nghĩa là khi phát hiện mật số đủ lớn là phun xịt ngay. 4.4.4.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng Qua báo cáo của phòng xây dựng và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện, và các thông tin qua trao đổi trực tiếp với 4 kỹ thuật viên nông nghiệp của 4 xã khảo sát thì chưa có thiệt hại nào đáng kể gây ra bởi rầy phấn trắng. Qua quan sát thực tế thì mật số B. tabaci rất ít, ngược lại mật số Aleurodicus dispersus Russell lại rất cao, ghi nhận tại Phú Thuận thì có những cây ớt chết đi do rầy phấn trắng gây hại. Tuy nhiên, do phổ ký chủ ở đây cũng tương tự như ở huyện Tri Tôn nên không được nông dân quan tâm, vì phổ ký chủ đó không phải là cây mục đích chính. 4.4.4.4 Tình hình khảo sát ký chủ Việc khảo sát phổ ký chủ nơi đây hoàn toàn dựa vào quan sát thực tế. Qua 3 đợt khảo sát ghi nhận được khoảng 20 ký chủ. Đa số là loại con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) và phổ ký chủ phân bố rộng và rải rác. Hình 12: Aleurodicus dispersus Russell đeo bám trên lá khoai mì tại huyện Thoại Sơn Bảng 10: Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Thoại Sơn STT Ký chủ Loại Hiện Diện Thiệt Hại 1 Bàng L +++ + 2 Cà phổi N +++ + 3 Chăm L + + 4 Chuối L +++ + 5 Cóc L + + 6 Dâm bụt L +++ + 7 Đậu ma L +++ ++ 8 Đậu nành N ++ + 9 Đu đủ L +++ ++ 10 Dúi L + + 11 Gòn L ++++ + 12 Khổ qua L +++ + 13 Khoai mì L ++++ ++ 14 Me nước L ++++ ++ 15 Nhãn lồng L + + 16 Ổi L ++++ +++ 17 Sung L + + 18 Trâm bầu L ++ + 19 Tre L + + 20 Xoan L + + Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus g Theo bảng thông tin được ghi nhận ở huyện Thoại Sơn phần lớn là loại con lớn (chiếm 77,14%, tương ứng với 27 lượt ký chủ trong tổng số 35 lượt ký chủ). Mà trong khi phổ ký chủ của Aleurodicus dispersus Russell lại phân bố rộng và đa số không phải là cây mục đích chính, cho nên rầy phấn trắng không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ở đây. Với mức độ hiện diện khoảng 3 con/lá và mật số phân bố trung bình khoảng 12% (của 3 tầng) đối với B. tabaci là rất thấp (nguồn: bảng 20a và bảng 20b trang pc-7, pc-8), mật số này không đủ lớn để gây hại và ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không cần quan tâm, vì nếu như đã xuất hiện, cho dù mật số thấp nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, B. tabaci sinh sản và nhân mật số tăng lên rất nhanh. 4.4.5 Ghi nhận ký chủ từ những nơi ngoài địa bàn nghiên cứu 4.4.5.1 Xác định phổ ký chủ Thông qua những thông tin ghi nhận được ở những nơi ngoài địa bàn nghiên cứu (ngoại tuyến) đã xác định thêm được khoảng 29 ký chủ mới được liệt kê ở bảng bên dưới Bảng 11: Danh sách ký chủ mới của rầy phấn trắng khảo sát ở ngoại tuyến loại con lớn (Aleurodicus dispersus Russell) STT Ký chủ Mức Độ 1. Bạch đàn +++ 2. Bằng lăng + 3. Bình bát + 4. Bưởi ++ 5. Cari ++++ 6. Trichantera ++++ 7. Cỏ lông tây +++ 8. Dác +++ 9. Đào + 10. Dâu tằm ++++ 11. Đay ++ 12. Cau kiểng + 13. Hoa hồng ++ 14. Mai + 15. Mãng cầu xiêm ++ 16. Mãng cầu ta ++ 17. Me chua ++ 18. Môn ngứa + 19. Nhãn + 20. Nổ + 21. Phát tài + 22. Rau ngót + 23. Sơ ri + 24. Sôi nhái ++++ 25. Sứ cùi +++ 26. Táo ++ 27. Thù lù ++ 28. Trạng nguyên ++++ 29. Trứng cá + Chú Thích: + rất ít +++ nhiều ++ ít ++++ rất nhiều 4.3.5.2 Mức độ hiện diện Diễn biến về mật số ở một số nơi ngoài địa bàn nghiên cứu cũng rất phức tạp, có những ký chủ xuất hiện với mật số rất cao, chẳng hạn như ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell xuất hiện với mật số khoảng 300 con/lá trên cây đuôi chồn và khoảng 200 con/lá trên cây chuối ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp… Trong bảng số liệu ghi nhận được, chọn ra 9 loại ký chủ có mật số hiện diện cao nhất, từ đó, khảo sát mức độ hiện diện giữa 3 tầng 020 40 60 80 100 120 Đuôi chồn Đậu nành Chuối Khoai Mì Cari Ớt Đu Đủ T rạng nguyên Bàng Ký Chủ Ph ầ n tră m (% ) Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Hình 13: So sánh mật số giữa 3 tầng của 9 ký chủ rầy phấn trắng có mật số cao nhất đối với địa bàn ngoại tuyến Qua biểu đồ trên ta thấy đối với những ký chủ có thân cao và tầng trên chịu tác động nhiều bởi gió thì mật số không cao, mặc khác, tầng trên cũng là tầng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: ánh sáng mạnh, lực tác động lớn từ hạt mưa…cho nên đây không phải là tầng thuận lợi cho rầy phấn trắng đeo bám. 10 15 20 40 90 120 200 250 300 0 50 100 150 200 250 300 350 Bàng T rạng nguyên Đu Đủ Ớt Cari Khoai mì Chuối Đậu nành Đuôi chồn Ký Chủ Con/lá Hình 14: Mật số rầy phấn trắng của 9 ký chủ có mật số cao đối với địa bàn ngoại tuyến Qua biểu đồ cho thấy cây đuôi chồn có mật số cao nhất (300 con/lá) và trên cây khoai mì chỉ có 120 con/lá, điều này không đồng nghĩa cây đuôi chồn là ký chủ ưa thích đối với rầy phấn trắng hơn cây khoai mì. Sự phân bố với mật số cao như vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: cơ cấu cây trồng, tình hình phân bố ký chủ rầy phấn trắng ở xung quanh, tình hình khí hậu, thời tiết… 4.4.5.2 Sự khác biệt so với các địa bàn đã nghiên cứu Ngoài phát hiện những ký chủ có mật số cao hơn nhiều so với nội tuyến còn có một sự khác biệt khác nữa là có những cây trồng vừa là ký chủ của con nhỏ (B. tabaci) vừa là ký chủ của con lớn (Aleurodicus dispersus Russell), sự khác biệt này được tìm thấy ở Tiền Giang trên cây cà phổi và cây chùm ruột, ở Long Xuyên trên cây đậu nành, điều này không xảy ra đối với địa bàn nội tuyến trong suốt 3 đợt nghiên cứu. 4.6 Danh sách phổ ký chủ của rầy phấn trắng 4.6.1 Trên nhóm cây ăn trái Bảng 12: Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây ăn trái STT Tên Việt Nam Tên Chung Tên thường gọi Tên Khoa Học Hiện Diện 1. Ổi Ổi Psidium guajava L. ++++ 2. Cà ri Ca ri Murraya koenigii (L.) ++++ 3. Chuối Chuối Musa paradisiaca L +++ 4. Cóc Cóc Spondias cythera ++ 5. Bưởi Bưởi Citrus grandis (L.) ++ 6. Xoài Xoài Mangifera indica L. ++ 7. Sơ Ri Vuông Sơ Ri Malpighia glabra L. ++ 8. Đu Đủ Đu Đủ Carica papaya L. ++ 9. Chùm ruột Chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) ++ 10. Táo ta Táo Zizyphus mauritiana + 11. Mãng cầu xiêm Mãng cầu xiêm Annoona muricata L. + 12. Na Mãng cầu ta Anona aquamosa L. + 13. Mít Mít Artocarpus heterrophyllus + 14. Nhãn Nhãn Dimocarpus longan + 15. Mận Mận Prunus salisina + 16. Vú Sữa Vú Sữa Chrysophyllum cainito L. + Chú thích: + rất ít +++ nhiều ++ ít ++++ rất nhiều (Nhóm cây ăn trái thường là phổ ký chủ của Aleurodicus dispersus Russell) 4.6.2 Trên nhóm cây công nghiệp Bảng 13: Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây công nghiệp STT Tên Việt Nam Tên Chung Tên thường gọi Tên Khoa Học Hiện Diện 1 Điểu Đào lộn hột Anacardium occidentale L. + 2 Dâu tằm ăn Dâu tằm ăn Morus alba L. +++ 3 Dừa Dừa Cocos nucifera L. + 4 Chuối xiêm Chuối xiêm Musa sinensis Lour ++ 5 Gòn Gòn Ceiba pentandra (L.)Gaertn ++++ 6 Sắn Khoai mì Manihot esculenta Grantz ++++ 7 Bạch đàn trắng Bạch đàn Eucalyptus camaldulensis ++ 8 Đay Đay Hibiscus cannabinus L ++ Chú Thích: + rất ít +++ nhiều ++ ít ++++ rất nhiều Nhóm cây công nghiệp thường là phổ ký chủ của Aleurodicus dispersus Russell 4.6.3 Trên nhóm cây hoang dại Bảng 14: Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây hoang dại STT Tên Việt Nam Tên Chung Tên thường gọi Tên Khoa Học Hiện Diện 1 Bình bát nước Bình bát Annona reticulata L. + 2 Trichantera Chè khổng lồ Trichantera gigantea +++ 3 Cỏ lông tây Cỏ lông tây Brachiasia mutica ++ 4 Gõ nước Gõ nước Intsia bijuga + 5 Dác Dác Testrastigma ++++ 6 Duối nhám Duối Streblus asper Lour +++ 7 Lục bình Lục bình Pontederiaceae +++ 8 Nổ Nổ ++ 9 Thù lù cạnh Thù lù Physalis angulata L ++ 10 Xương cá Xương cá Xylocarpus granatum Koen + 11 Đậu ma Đậu ma Pueraria phaseoloides Benth ++++ 12 Nhãn lồng Nhãn lồng Dimocarpus longan ++ 13 Nghễ Nghễ Polygonum tomentosum Willd ++ 14 Rau mương Rau mương Jussiaea erecta L ++ Chú Thích: + rất ít +++ nhiều ++ ít ++++ rất nhiều Nhóm cây hoang dại thường là phổ ký chủ của Aleurodicus dispersus Russell 4.6.4 Trên nhóm cây kiểng Bảng 15: Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây kiểng STT Tên Việt Nam Tên Chung Tên thường gọi Tên Khoa Học Hiện Diện 1 Dâm bụt Dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis L. +++ 2 Cau kiểng vàng Cau kiểng Chrysalidocarpus lutescens Wendl + 3 Mai Mai Ochna Interrima + 4 Phát tài Phát tài Draceana Janet Craig + 5 Chuồn chuồn vàng, sôi nhái Hoa nhái Cosmos sulphureus Cav ++ 6 Trạng nguyên Trạng nguyên Euphorbia pulcherrimam Willd +++ 7 Sứ cùi Sứ cùi Plumeria rubra L. +++ 8 Hoa hồng Hoa hồng Rosa chinensis Jacq ++ Chú Thích: + rất ít +++ nhiều ++ ít ++++ rất nhiều Nhóm cây kiểng thường là phổ ký chủ của Aleurodicus dispersus Russell 4.6.5 Trên nhóm cây che bóng Bảng 16: Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây che bóng STT Tên Việt Nam Tên Chung Tên thường gọi Tên Khoa Học Hiện Diện 1 Bàng Bàng Terminalia catappa L. ++++ 2 Gáo trắng Gáo trắng Neolamarckia cadamba ++ 3 Bằng lăng Bắng lăng Lagerstroemia speciosa Pers + 4 Me Me chua Tamarindus indica L. + 5 Me keo Me nước Pithecellobium dulce ++ 6 Muồng ngủ Còng (me tây) Samanea saman ++ 7 Trứng cá Trứng cá Muntingia calabura L. + 8 Xa kê Xa kê Artocarpus altilis ++ 9 Chùm ruột Chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) ++ 10 Dâu tắm Dâu tắm ăn Morus alba L. +++ 11 Trâm vỏ đen Chăm Syzygium cumini (L.) ++ 12 Tre Tre nhà Bambusa stenostachya + 13 Xoan Xoan Melia azedarach L. ++ 14 Sung Sung Ficus racemosa L. + 15 Chưng bầu Trâm bầu Combretum quadrangulare +++ Chú Thích: + rất ít +++ nhiều ++ ít ++++ rất nhiều Nhóm cây che bóng thường là phổ ký chủ của Aleurodicus dispersus Russell 4.6.6 Trên nhóm cây rau màu Bảng 17: Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây rau màu ST T Tên Việt Nam Tên chung Tên thường gọi Tên Khoa Học Hiện Diện Loại 1 Cà chua Cà dó Lycopersicum esculentum L. ++++ N 2 Cà phổi Cà tím Solanum melonggana L. ++++ N,L 3 Đậu rồng Đậu rồng Psophocarpus tetragonolobus Card +++ L 4 Đậu nành Đậu nành Glrcine soja Sieb ++++ N,L 5 Khoai lang Khoai lang Ipomoea batatas Link + N 6 Ớt Ớt Capsicum fritescens L. ++++ L 7 Rau muống Rau muống Ipomoes aquatica Forsk + L 8 Bí đỏ Bí đỏ Cuccurbita pepo L. ++++ N 9 Bí rợ Bí rợ Cucurbita pepo Duch ++++ N 10 Bí đao Bí đao Benincasa hispida ++++ N 11 Đậu phộng Đậu phộng Arachis hypogea ++ N 12 Đậu xanh Đậu xanh Phaseolus aureus Roxb ++ N 13 Dưa hấu Dưa hấu Citrullus lanatus ++ N 14 Dưa chuột Dưa leo Cucumis sativus L. ++ N 15 Sắn Sắn Pachyrrhizus erosus (L.) + N 16 Rau ngót Bồ ngót Sauropus androgynus +++ L 17 Khổ qua Khổ qua Momordica charantia +++ L Chú thích: + ++ rất ít ít +++ ++++ nhiều rất nhiều N: loài B. tabaci L: loài Aleurodicus dispersus g 4.7 Tình hình thiên địch Phần lớn nông dân chỉ mới qua tâm đến rầy phấn trắng nên phần đông là không biết về thiên địch loài này. Nhưng qua quan sát ghi nhận có 3 loại là thiên địch rầy phấn trắng, đó là loài nhện giăng tơ, rầy mềm và kiến vàng. 4.7.1 Các loài nhện Các loài nhện dùng tơ làm bẫy để bắt côn trùng trong đó có rầy phấn trắng, sau khi bị bị dính vào lưới nhện, nhện sẽ tiêm chất độc gây chết và làm biến đổi các bộ phận bên trong thành dạng lỏng, các chất lỏng đó chính là thức ăn của nhện, nhện sẽ chích hút và đưa vào cơ thể. 4.7.2 Rầy mềm Rầy mềm không tiêu diệt thành trùng rầy phấn trắng nhưng thành trùng rầy mềm dùng chân trước của nó đẩy các trứng của rầy phấn trắng ra khỏi vị trí của nó nó phá hoại ổ trứng của rầy phấn trắng làm cho trứng bị chết đi. 4.7.3 Kiến vàng Trên cây trichantera ghi nhận thấy kiến vàng phá hoại và ăn trứng của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell. 4.8 Một số hình ảnh về ký chủ của rầy phấn trắng Hình 15: Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá ổi Hình 16: Thành trùng B. tabaci trên lá đậu nành Hình 17: Ổ trứng Aleurodicus dispersus trên lá đu đủ Hình 18: Ổ trứng Aleurodicus dispersus trên trái xoài Hình 19: Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá vú sữa Hình 20: Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên cây sôi nhái Hình 21: Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá khoai mì Hình 22: Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá chuối Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết Luận  Trong địa bàn nghiên cứu chỉ tìm thấy 2 loại phổ biến là: loại con nhỏ (B. tabaci) và loại con lớn (Aleurodiscus dispersus Russell).  Mật số B. tabaci xuất hiện nhiều nhất trên đậu nành, cà phổi ở Tân Châu và mật số Aleurodiscus dispersus Russell cao trên ổi tại Thoại Sơn.  Mật số cao trong giai đoạn đậu nành đang ra hoa và kết trái. Hình 23: Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá chùm ruột  Ghi nhận được 78 ký chủ. Trong đó:  Nhóm cây ăn trái: 16 ký chủ  Nhóm cây công nghiệp: 8 ký chủ  Nhóm cây che bóng: 15 ký chủ  Nhóm cây kiểng: 8 ký chủ  Nhóm cây hoang dại: 14 ký chủ  Nhóm cây rau màu: 17 ký chủ  Loài Aleurodiscus dispersus Russell có phổ ký chủ rộng nhất, có mặt trong tất cả các nhóm cây.  Loài B. tabaci phần lớn chỉ xuất hiện trên rau màu.  Các ký chủ ưa thích của B. tabaci bao gồm: đậu nành, bầu, bí, cà phổi, cà chua…  Các ký chủ ưa thích của Aleurodiscus dispersus Russell bao gồm: cây đuôi chồn, ổi, bàng...  Đã có sự xuất hiện đồng thời cả 2 loại B. tabaci và Aleurodiscus dispersus Russell trên cùng một ký chủ, đó là cây cà phổi, cây đậu nành và cây chùm ruột.  Thiên địch được ghi nhận ban đầu bao gồm 3 loại: các loài nhện giăng tơ, rầy mềm và kiến vàng. 5.2 Đề Nghị  Cần phổ biến tác hại của rầy phấn trắng và danh sách ký chủ đã xác định được cho kỹ thuật viên, nông dân ở các xã.  Tiếp tục có những nghiên cứu về rầy phấn trắng với những địa bàn rộng hơn để nghiên cứu sâu hơn, đồng thời hoàn thiện danh sách ký chủ tốt hơn.  Đối với những loại cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy phấn trắng thì nông dân nên xen canh với những loại cây trồng khác không là ký chủ của rầy phấn trắng .  Có thể tiêu diệt những cây không mục đích mà là ký chủ của rầy phấn trắng tại nơi canh tác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2004, định hướng 2005. 2004. Huyện Chợ Mới. Tỉnh An Giang. Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2004, định hướng 2005. 2004. Huyện Tân Châu. Tỉnh An Giang. Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2004, định hướng 2005. 2004. Huyện Thoại Sơn. Tỉnh An Giang. Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2004, định hướng 2005. 2004. Huyện Tri Tôn. Tỉnh An Giang. Cherry R.H. 1979. Temperature Tolerance of Three Whitefly Species Found in Florida. Environ [on-line]. Entomol. 8: 1150-1152. Available from: [Accessed 12/10/2004] Cohen S. and M.J. Berlinger. 1986. Transmission and Cultural Control of Whitefly - borne Viruses [on-line]. Agric. Ecosystems Environ. Available from: [Accessed 12/10/2004] Heather J. McAuslane. April 2000. Common name: sweetpotato whitefly B biotype or silverleaf whitefly [on-line]. University of Florida . Available from: [Accessed 28/11/2004] Địa Chí An Giang. 2003. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Huỳnh Thanh Lộc. 2003. Xác định phổ ký chủ của rầy phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) và hiệu quả của một số loại nông dược đối với rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ. Martin J.L. Kessing and Ronald F.L. Mau. Jan/1993. Crop Knowledge Master Aleurodicus dispersus (Russell) spiraling whitefly [online]. Department of Entomology, Honolulu, Hawaii. Available from: [Accessed 12/10/2004] Nguyễn Thị Mỹ Phụng. 2004. Tuyển chọn bộ giống/dòng cà chua kháng bệnh khảm vàng xoăn lá và phòng trị rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius bằng nông dược. Luận văn thạc sĩ ngành Trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Thu Cúc. 1993. Bài giảng côn trùng đại cương. Bộ môn bảo vệ thực vật. Khoa trồng trọt. Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Thu Cúc. 2000. Côn trùng và nhện hại cây ăn trái ở vùng ĐBSCL. NXB Nông Nghiệp TP.HCM Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển 1. TPHCM: NXB Trẻ Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển 2. TPHCM: NXB Trẻ Pests and diseases [on-line]. Available from: www.granitehydro.com/learnxx/pests&diseases.html [Accessed 12/10/2004] Ronald F. L. Mau và Jayma L. Martin Kessing. 1992. Bemisia tabaci biological charateristics as biological control agents [on-line]. Department of Entomology, Honolulu, Hawaii. Available from: [Accessed 12/10/2004] Trần Hợp. 2002. Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. TPHCM: NXB Nông Nghiệp TPHCM The problem: whitelfies [on-line]. Available from: [Accessed 27/10/2004] United States Department of Agriculture, whitefly knowledgebase. 1995. . Whitefly Damage [on-line]. University of Florida. Available from: [Accessed 28/11/2004] United States Department of Agriculture, whitefly knowledgebase. 1995. Sweetpotato Whitefly Bemisia tabaci (Gennadius) [on-line]. University of Florida. Available from: [Accessed 28/11/2004] Waterhouse D.F. and K.R. Norris. 1989. Aleurodicus dispersus (Russell) spiraling whitefly [on-line]. Australian Center for International Agriculture Research, Canberra. available from: [Accessed 12.10.2004] PHỤ CHƯƠNG Bảng theo dõi huyện Chợ Mới Bảng 18a: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ tr ứn g/l á HD Mặ t Dư ới Đậu nành 3 HA CM NT X 50 X 70 X 90 80 0 X Gòn 1 KA CM NT X 10 X 30 X 95 60 6 X Gòn 2 KA CM NT X 10 X 50 X 95 60 10 X Rau Mương 1 MA CM NT X 50 X 80 X 90 50 8 X Đậu Nành 1 HA CM NT X 30 X 50 X 50 20 0 X Đậu Nành 2 HA CM NT X 30 X 50 X 60 20 0 X Đậu Nành 3 HA CM NT X 30 X 70 X 80 30 0 X Ổi 1 KA CM NT X 95 X 95 X 90 20 5 X Đậu Nành 2 BPX CM NT X 20 X 30 X 60 20 0 X Đậu Nành 3 BPX CM NT X 20 X 40 X 60 20 0 X Chuối 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 90 15 30 X Bàng 2 KA CM NT X 50 X 50 X 60 15 5 X Bàng 1 KA CM NT X 50 X 50 X 20 10 3 X Chuối 1 BPX CM NT 0 0 0 0 X 50 10 5 X Gòn 1 KA CM NT 0 0 X 20 X 70 10 3 X Đậu Nành 1 BPX CM NT X 20 X 30 X 50 10 0 X Đậu Rồng 1 KA CM NT X 50 X 50 X 30 5 3 X Đu Đủ 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 20 5 2 X Bảng 18b: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Chợ Mới (tiếp theo) Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ tr ứn g/l á HD Mặ t Dư ới Sa Kê 1 KA CM NT 0 0 X 20 X 30 5 2 X Gòn 2 BPX CM NT 0 0 X 20 X 50 5 1 X Khổ qua 3 MA CM NT X 50 X 60 X 90 5 3 X Rau Muống 1 KA CM NT X 10 X 5 X 5 4 2 X Xương cá 1 KA CM NT 0 0 X 5 X 10 4 1 X Khổ qua 2 MA CM NT X 20 X 60 X 80 4 3 X Dưa Hấu 1 KA CM NT X 5 X 10 X 5 4 0 X Chùm ruột 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 5 3 1 X Gòn 1 BPX CM NT 0 0 0 0 X 20 3 1 X Dâm Bụp 1 KA CM NT X 5 X 5 X 10 2 1 X Dừa 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 5 2 1 X Gáo trắng 1 KA CM NT 0 0 X 1 X 5 2 1 X Khổ qua 1 MA CM NT X 50 X 60 X 80 2 3 X Mai 1 KA CM NT X 5 X 5 0 0 2 1 X Mận 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 5 2 1 X Nghễ 1 MA CM NT X 10 X 30 X 50 2 2 X Trứng cá 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 10 2 1 X Bảng 18c: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Chợ Mới (tiếp theo) Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ tr ứn g/l á HD Mặ t Dư ới Vú 1 KA CM NT 0 0 X 1 X 5 2 1 X Sữa Khoai lang 1 KA CM NT X 5 0 0 0 0 2 0 X Dúi 1 KA CM NT 0 0 X 5 X 5 1 1 X Rau ngót 1 MA CM NT 0 0 X 10 X 10 1 1 X Dừa kiểng 1 KA CM NT 0 0 0 0 X 2 0 1 0 Chùm ruột 3 HA CM NT 0 0 X 30 X 30 2 1 X Dâm bụt 3 KA CM NT X 20 X 40 X 40 2 2 X Ổi 3 KA CM NT X 50 X 60 X 80 20 8 X Chú thích: BPX Bình Phước Xuân X Có xuất hiện HA Hội An 0 Không xuất hiện KA Kiến An QS Quan sát MA Mỹ An PV Phỏng vấn NT Nội tuyến L Aleurodicus dispersus NgT Ngoại tuyến N B. tabaci Bảng theo dõi huyện Tân Châu Bảng 19a: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Tân Châu Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ trứ ng/ lá H D M ặ t D ư ớ i Cà Phổi 1 VH TC NT X 90 X 90 X 80 100 0 X Bầu Bí 2 PV TC NT X 100 X 100 X 100 100 0 X Cà Phổi 2 LC TC NT X 90 X 90 X 100 90 1 X Đậu Phộng 1 LC TC NT X 20 X 30 X 30 70 0 X Cà Phổi 3 VH TC NT X 90 X 90 X 100 70 0 X Bí 1 PV TC NT X 80 X 80 X 50 60 0 X Đậu Nành 2 VH TC NT X 90 X 99 X 100 60 0 X Đậu 3 PV TC NT X 90 X 90 X 100 60 0 X Nành Cà Phổi 1 LC TC NT X 90 X 90 X 100 55 1 X Bầu Bí 1 LC TC NT X 70 X 80 X 90 50 0 X Đậu Nành 1 PV TC NT X 100 X 100 X 100 50 0 X Đậu Nành 1 PV TC NT X 99 X 99 X 90 50 0 X Đậu Nành 2 PV TC NT X 90 X 90 X 100 50 0 X Bảng 19b: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Tân Châu (tiếp theo) Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ trứ ng/ lá H D M ặ t D ư ớ i Bầu Bí 1 PV TC NT X 100 X 50 X 80 40 0 X Đậu Nành 1 LC TC NT X 20 X 40 X 40 0 X Cà Phổi 2 VH TC NT X 20 X 50 X 80 25 0 X Ớt 1 VH TC NT X 60 X 60 X 50 20 2 X Lục bình 2 TC TC NT X 90 0 0 0 0 20 6 X Dưa Hấu 1 LC TC NT X 80 X 80 X 60 20 0 X Bầu Bí 2 VH TC NT X 90 X 90 X 60 20 0 X Bí 3 PV TC NT X 10 X 50 X 70 20 0 X Lục Bình 1 TC TC NT X 95 0 0 0 0 15 6 X Ổi 3 VH TC NT X 70 X 80 X 100 15 7 0 Ổi 2 VH TC NT X 50 X 70 X 100 10 5 0 Cà Phổi 1 VH TC NT X 70 X 80 X 99 10 0 X Dưa Hấu 1 LC TC NT X 50 X 60 X 80 10 0 X Cà Phổi 1 VH TC NT X 5 X 10 X 5 10 0 X Cà Chua 1 VH TC NT X 50 X 50 X 40 8 0 X Bảng 19c: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Tân Châu (tiếp theo) Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ trứ ng/ lá H D M ặ t D ư ớ i Đậu Phộng 1 LC TC NT X 50 X 50 X 30 8 0 X Cà chua 3 VH TC NT X 40 X 40 X 50 8 0 X Ổi 1 VH TC NT X 30 X 40 X 60 6 3 0 Ổi 1 PL TC NT X 10 X 20 X 50 6 2 0 Me Nước 1 TC TC NT X 10 X 20 X 30 5 1 X Bí rợ 1 VH TC NT X 20 X 25 X 40 5 0 X Sắn 1 VH TC NT X 3 X 3 X 3 4 0 X Cà chua 1 VH TC NT X 10 0 0 X 5 4 0 X Sắn 1 VH TC NT X 5 X 2 X 2 3 2 X Trứng cá 1 CP TC NgT 0 0 0 0 X 2 2 0 X Bí Đỏ 1 VH TC NT X 5 X 5 X 2 2 0 X Đậu đũa 1 VH TC NT 0 0 X 20 X 10 2 0 X Đậu Xanh 1 CP TC NgT X 30 X 30 X 10 2 0 X Me Tây 1 CP TC NgT 0 0 0 0 X 0 0 3 X ớt 1 VH TC NT 0 0 0 0 0 0 0 1 X Chú thích: PV Phú Vĩnh X Có xuất hiện VH Vĩnh Hòa 0 Không xuất hiện PL Phú Lộc QS Quan sát LC Lê Chánh PV Phỏng vấn NT Nội tuyến L Aleurodicus dispersus NgT Ngoại tuyến N B. tabaci Bảng theo dõi huyện THOẠI SƠN Bảng 20a: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Thoại Sơn Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã H u y ệ n T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ trứ ng/ lá HD Mặ t Dư ới Ổi 2 PT TS NT X 90 X 100 X 100 200 20 X Ổi 3 PT TS NT X 100 X 100 X 100 200 25 X Me nước 2 PT TS NT X 50 X 80 X 95 20 5 X Chuối 1 VK TS NT 0 0 X 20 X 60 10 4 X Me nước 3 PT TS NT X 30 X 60 X 80 10 2 X Khoai mì 1 VK TS NT 0 0 X 20 X 50 8 2 X Bàng 3 PH TS NT X 10 X 50 X 60 6 2 X Me nước 2 PT TS NT X 30 X 60 X 80 6 2 X Cà phổi 1 PH TS NT X 30 X 50 X 60 6 0 X Dâm bụt 2 PH TS NT X 10 X 40 X 70 5 2 X Khoai mì 2 VT TS NT 0 0 X 30 X 40 5 2 X Ổi 1 VK TS NT X 30 X 50 X 60 5 2 X Đậu ma 2 VK TS NT X 30 X 50 X 60 4 1 X Nhãn lồng 3 PT TS NT X 10 X 20 X 40 4 1 X Cà phổi 3 PH TS NT X 10 X 20 X 40 4 0 X Cóc 2 PT TS NT 0 0 X 20 X 40 3 3 X Gòn 1 VK TS NT 0 0 0 0 X 30 3 1 X Trâm Bầu 2 VT TS NT X 20 X 30 X 30 3 1 X Bảng 20b: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Thoại Sơn (tiếp theo) Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã H u y ệ n T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ trứ ng/ lá HD Mặ t Dư ới Trâm Bầu 3 VT TS NT X 20 X 30 X 50 3 2 X Đậu 3 PH TS NT X 10 X 30 X 30 3 0 X nành Bàng 1 PH TS NT X 10 X 30 X 30 2 2 X Chăm 2 PT TS NT 0 0 X 30 X 40 2 3 X Chuối 1 PT TS NT 0 0 0 0 X 10 2 1 X Đu đủ 1 VC TS NT 0 0 0 0 X 30 2 1 X Khổ qua 3 VC TS NT 0 0 X 20 X 30 2 1 X Sung 2 PT TS NT 0 0 X 10 X 20 2 2 X Xoan 3 VC TS NT 0 0 X 20 X 30 2 1 X Đậu nành 1 PH TS NT 0 0 X 10 X 10 2 0 X Đậu nành 2 PH TS NT 0 0 X 10 X 20 2 0 X Đậu nành 2 PT TS NT 0 0 X 10 X 10 2 0 X Đậu nành 3 PT TS NT 0 0 X 10 X 20 2 0 X Dúi 3 PH TS NT 0 0 X 30 X 30 1 1 X Đậu nành 1 PT TS NT 0 0 0 0 X 10 1 0 X Nhãn lồng 2 PT TS NT 0 0 X 10 X 10 0 2 X Tre 2 PT TS NT 0 0 0 0 X 5 0 1 X Chú thích: PH Phú Hòa X Có xuất hiện PT Phú Thuận 0 Không xuất hiện VC Vĩnh Chánh QS Quan sát VT Vĩnh Trạch PV Phỏng vấn NT Nội tuyến L Aleurodicus dispersus NgT Ngoại tuyến N B. tabaci Bảng theo dõi huyện TRI TÔN Bảng 21a: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Tri Tôn Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ t r ứ n g / l á H D M ặ t D ư ớ i Ca ri 3 TĐ TT NT X 60 X 80 X 100 70 10 X Khoai mì 1 CL TT NT X 50 X 90 X 95 50 20 X Khoai mì 1 CL TT NT X 50 X 70 X 90 10 5 X Cà phổi 2 CT TT NT X 30 X 30 X 60 10 0 X Cà phổi 3 CT TT NT X 30 X 50 X 70 10 0 X ổi 3 CL TT NT X 90 X 95 X 90 6 10 X Chuối 1 TĐ TT NT 0 0 0 0 X 20 5 3 X Gòn 2 TĐ TT NT 0 0 X 30 X 20 5 3 X Đu Đủ 3 LP TT NT X 5 X 40 X 40 5 3 X Ổi 3 CL TT NT X 10 X 40 X 60 5 3 X ổi 2 CL TT NT X 90 X 95 X 100 5 8 X Đậu nành 3 CT TT NT 0 0 X 50 X 50 5 0 X Bàng 2 CT TT NT X 5 X 30 X 40 4 3 X Bàng 3 CT TT NT X 5 X 40 X 40 4 3 X Cà phổi 1 CT TT NT 0 0 X 10 X 30 4 30 0 Gòn 1 TĐ TT NT 0 0 X 30 X 10 3 2 X Dâm bụt 1 CL TT NT 0 0 X 10 X 30 3 3 X ổi 1 CL TT NT X 20 X 40 X 40 3 4 X Bàng 1 CT TT NT 0 0 X 20 X 40 3 3 X Xoài 1 CT TT NgT 0 0 X 30 X 50 3 2 X Đậu nành 2 CT TT NT 0 0 X 30 X 50 3 0 X Đu đủ 1 LP TT NT 0 0 0 0 X 20 2 1 X Bảng 21b: Thông tin về tình hình rầy phấn trắng Huyện Tri Tôn (tiếp theo) Kí Chủ Đợt Địa Điểm Tầng Xã Huyện T/C 1 2 3 xh % xh % xh % Số co n/l á ổ t r ứ n g / l á H D M ặ t D ư ớ i Đu đủ 2 LP TT NT 0 0 X 10 X 20 2 2 X Dâm bụt 3 CL TT NT X 5 X 10 X 30 2 1 X Khoai mì 2 CT TT NT X 20 X 30 X 30 2 2 X Cỏ nước 1 TĐ TT NT 0 0 X 10 X 30 2 2 X ớt 1 TĐ TT NT X 30 X 30 X 50 2 3 X Đậu nành 1 LAT TT NgT 0 0 X 10 X 20 2 0 X Dưa hấu 1 LP TT NT X 5 X 10 X 10 2 0 X Dưa hấu 2 LP TT NT X 5 X 10 X 20 2 0 X Dưa hấu 3 LP TT NT X 5 X 20 X 20 2 0 X Xoan 1 CT TT NT X 5 X 10 X 10 1 2 X Vú Sữa 1 CL TT NT 0 0 0 0 X 10 1 1 X Dác 1 TĐ TT NT X 10 X 10 X 10 1 2 X Dưa leo 1 CL TT NT X 0 X 5 0 0 1 0 X Điều 2 TĐ TT NT 0 0 0 0 X 10 0 1 X Chú thích: CL Châu Lăng X Có xuất hiện LP Lương Phi 0 Không xuất hiện TĐ Tà Đảnh QS Quan sát CT Cô Tô PV Phỏng vấn NT Nội tuyến L Aleurodicus dispersus NgT Ngoại tuyến N B. tabaci DANH SÁCH KỸ THUẬT VIÊN CÁC XÃ Bảng 24: Danh sách 16 kỹ thuật viên của 4 Huyện nghiên cứu STT Huyện Xã Tên – Tân Châu Lê Chánh Chung Đức Thắng Phú Vĩnh Trần Công Hoàng Phú Lộc Anh Điền Vĩnh Hòa Trần Văn Dứt – Chợ Mới Hội An Trịnh Vĩnh Thụy Mỹ An Châu Phước Dũng Kiến An Anh Hô Bình Phước Xuân Chị Thắm – Thoại Sơn Phú Hòa Phạm Minh Triều Phú Thuận Nguyễn Phương Đằng Vĩnh Khánh Phan Ngọc Sơn Vĩnh Trạch Phan Thành Tâm – Tri Tôn Lương Phi Võ Văn Vô Tà Đảnh Nguyễn Văn Thanh Cô Tô Anh Hiếu Châu Lăng Chau Phola BẢNG SỐ LIỆU THỦY VĂN 2003 Bảng 22: Số liệu khí tượng thủy văn trong năm 2003 to tối cao (0C) to tối thấp (0C) to trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng bốc hơi (mm) Lượng mưa TB (mm) – 31.8 20.97 25.4 80.33 32.47 6.7 – 33.37 21.8 26.43 83.67 31.1 0 – 34.77 23.63 27.93 81.67 39.4 0.87 – 36.37 25.17 29.43 76 44.63 10.7 – 35.27 24.6 28.1 84.33 33.1 49.2 – 34.37 24.53 28.23 83 35.93 40.17 – 33.97 22.83 27.33 84.33 31.47 79.83 – 34.3 23.57 27.97 82.67 37.17 60.7 – 32.97 24.43 27.47 83.33 33.13 31.2 – 32.93 23.77 27.4 84.33 26.63 83.87 – 33 23.13 27.5 80 31.97 35.53 – 31.87 21.03 25.4 77.67 37 13.53 BẢNG SỐ LIỆU THỦY VĂN 2005 Bảng 28: Số liệu khí tượng thủy văn trong năm 2005 to tối cao (0C) to tối thấp (0C) to trung bình (0C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng bốc hơi (mm) Lượng mưa TB (mm) – 31.9 20.77 25.4 78.33 31.87 0 – 34.13 22.03 26.83 80.33 29.57 0 – 32.4 22.17 27.9 73.33 45.97 0.03 – 36.37 24.57 29.6 73.67 43.23 0 Phiếu Phỏng Vấn (Về tình hình xuất hiện và khả năng gây hại của rầy phấn trắng) Buổi...........................ngày................tháng...............năm.............................. Người được phỏng vấn: ……………………………...tuổi …….. Nam, Nữ Nông dân , cán bộ....................................................................................... Địa điểm: ấp……………………..Xã……….………..Huyện…….……….. Mô tả thời tiết lúc phỏng vấn:……………………………………………. …………………………………………………………………………… Nội Dung Tháng Tháng Chỉ số  Rầy phấn trắng thường xuất hiện trên những loại cây nào? .................... ……………………………………………………………………………...  Nhiều nhất vào mùa nào?............................................................................  Vào giai đoạn nào của cây?........................................................................ ………………………………………...……………………………………..  Nếu chia toàn bộ thân cây ra làm 3 tầng (trên, giữa, dưới) thì rầy phấn trắng xuất hiện nhiều ở tầng nào?..................................................................  Có dùng thuốc hóa học để tiêu diệt rầy này không?..................................  Nếu có thường dùng những loại nào?........................................................ .........................................................................................................................  Ngoài ra còn có những biện pháp nào khác không?................................... .........................................................................................................................  Theo kinh nghiệm, có loài côn trùng nào “ăn” con rầy phấn trắng này không?....................................................................................................... ................................................................................................................... ..........

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBUOC DAU XAC DINH KY CHU VA THIEN DICH RAY PHAN TRANG TREN CAY TRONG TAI MOT SO HUYEN TRONG DIA .PDF
Tài liệu liên quan