Tài liệu Luận văn Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Hoàng Thị Quỳnh Ngân
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI
TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ.
Mã số: 60 22 01.
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Thị Vân
Thái Nguyên, năm 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Hoàng Thị Quỳnh Ngân
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI
TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Thái Nguyên, năm 2008
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 8
Phần nội dung chính 9
Chương 1 - Cơ sở lý thuyết 9
1.1. Lý thuyết về ngữ dụng học 9
1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 32
1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 33
1.4. Kết luận chương 34
Chương 2 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện
cấu tạo ngữ pháp
35 ...
126 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Hoàng Thị Quỳnh Ngân
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI
TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ.
Mã số: 60 22 01.
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Thị Vân
Thái Nguyên, năm 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Hoàng Thị Quỳnh Ngân
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI
TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Thái Nguyên, năm 2008
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 8
Phần nội dung chính 9
Chương 1 - Cơ sở lý thuyết 9
1.1. Lý thuyết về ngữ dụng học 9
1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 32
1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 33
1.4. Kết luận chương 34
Chương 2 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện
cấu tạo ngữ pháp
35
2.1. Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) trong
văn xuôi Vi Hồng
35
2.2. Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp (tham thoại hồi đáp) trong văn
xuôi Vi Hồng
44
2.3. Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng 53
2.4. Kết luận chương 63
Chương 3 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện
dụng học
64
3.1. Những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại (trong
văn xuôi Vi Hồng)
64
3.2. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn
xuôi Vi Hồng)
86
3.3. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp được
sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)
91
3.4. Kết luận chương 102
Chương 4 - Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại
trong văn xuôi Vi Hồng
103
4.1. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng
dân tộc
103
4.2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ 108
4.3. Phương thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 110
4.4. Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại
(trong văn xuôi Vi Hồng)
114
4.5. Kết luận chương 116
Phần kết luận 117
Tài liệu tham khảo và tư liệu khảo sát 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp thường xuyên,
phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn
ngữ khác. Hội thoại đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực được
nhiều người quan tâm bởi sự đa dạng, thú vị và phức tạp của nó.
Tìm hiểu lời thoại không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi giao tiếp thường
ngày mà còn cần phải dấn vào địa hạt văn chương, đặc biệt là văn xuôi mới có
thể thấy hết màu sắc của lời thoại.
1.2. Vi Hồng là nhà văn dân tộc miền núi tiêu biểu cho bộ phận văn học
thiểu số Việt Nam sau cách mạng. Chất dân tộc và miền núi Việt Bắc là yếu
tố làm nên nét đặc sắc và mới lạ trong sáng tác của ông dù ở bất kỳ thể loại
nào, truyện ngắn hay tiểu thuyết. Trong tác phẩm của mình, Vi Hồng đã đề
cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số
miền núi. Chính cuộc sống sinh động của con người Việt Bắc được phản ánh
chân thực đã đưa các tác phẩm của ông trở thành khóm hoa lạ trong vườn hoa
dân tộc. PGS.TS Vũ Anh Tuấn đã nhận xét: "Thành tựu lớn nhất mà Vi Hồng
để lại cho đồng bào dân tộc miền núi có lẽ được trầm kết trong những trang
văn. Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà
văn Vi Hồng vẫn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thương và hờn giận.
Song, trước sau, ông vẫn là một con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và
khao khát được yêu thương" [52,15].
Nhà văn Vi Hồng thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, nghiên cứu
văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Với hơn 10 cuốn tiểu thuyết, Vi Hồng đã đề
cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
miền núi, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển thể loại tiểu thuyết
văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Trong những năm qua, các tác phẩm của Vi Hồng chưa được giới ngôn
ngữ học quan tâm đúng mức. Đã có khá nhiều bài viết cũng như công trình
nghiên cứu về các tác phẩm của ông nhưng các bài viết hay công trình này
mới chỉ dừng lại dưới dạng đánh giá chung hoặc phê bình một vài tác phẩm
cụ thể. Việc tìm hiểu ngôn ngữ nói chung, đặc biệt nghiên cứu về lời thoại nói
riêng trong tiểu thuyết của Vi Hồng đến nay dường như còn để ngỏ.
1.3. Tiếp cận tiểu thuyết Vi Hồng để tìm hiểu đặc điểm lời thoại trong
thể loại này của ông không chỉ giúp ta thấy được phong cách nghệ thuật của
văn xuôi Vi Hồng mà còn giúp ta thấy được lối nói riêng của người miền núi
Cao Bằng, thấy được sự đa dạng của lời thoại, từ đó góp phần củng cố lý
thuyết hội thoại nói riêng và lý thuyết ngữ dụng nói chung.
Thiết nghĩ, những điều trình bày trên đây cho thấy việc tìm hiểu lời
thoại trong văn xuôi Vi Hồng là công việc cần thiết và nên làm. Đó cũng
chính là những lý do cơ bản khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về nghiên cứu lý thuyết hội thoại
Từ lâu, hội thoại đã trở thành lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
hội thoại.
Trên thế giới, hội thoại được các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như
C.K.Orecchioni, H.P.Grice, G.Leech, D.Wilson...khai thác khá toàn diện về
các vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại hay sự vận động hội
thoại v.v...
Ở Việt Nam, những vấn đề lý thuyết hội thoại đã được các nhà ngôn
ngữ học tiêu biểu như GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Đức Dân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đi sâu nghiên cứu. Trong công trình "Đại cương
Ngôn ngữ học" (Tập II, Ngữ dụng học), Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách
hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt về lý thuyết hội thoại với các nội
dung chủ yếu: vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời các quy tắc
hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại và ngữ pháp hội thoại.
Cũng bàn về hội thoại, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn "Dụng học Việt
ngữ" đã đề cập đến các yếu tố của cấu trúc hội thoại, cặp thoại, câu đáp được
ưu tiên, sự trao đáp và thương lượng hội thoại, những lời ướm thử và những
yếu tố phi lời trong hội thoại,v.v...
Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ cũng bước đầu tìm hiểu về lý thuyết hội
thoại như hai luận án tiến sĩ: "Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc
thoại, đoạn thoại" của Nguyễn Thị Đan, Trường Đại Sư phạm Hà Nội I, 1995
và "Đề tài diễn ngôn: Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và
các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn" của Chu Thị Thanh Tâm, Trường Đại
Sư phạm Hà Nội I, 1995.
Lý thuyết hội thoại còn được soi sáng trong từng tác phẩm văn chương
cụ thể qua một số bài nghiên cứu, luận văn tiến sĩ hay luận văn cử nhân như:
luận án tiến sĩ "Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao" của Mai Thị Hảo Yến,
ĐHSP Hà Nội I, 2000; luận văn cử nhân"Tìm hiểu thoại dẫn trong tác phẩm
Tắt đèn của Ngô Tất Tố" của Vũ Thị Quyên, ĐHSP Thái Nguyên, 2003.
Trong hai công trình này, các giả đều chú ý tìm hiểu về thoại dẫn - một bộ
phận quan trọng của hội thoại chứ không đi sâu vào lời thoại.
Tóm lại, các công trình đã dẫn trên đây cho thấy hội thoại là một mảnh
đất màu mỡ cần được nghiên cứu và khai thác song việc đi sâu tìm hiểu lời
thoại trong từng tác phẩm cụ thể là vấn đề vẫn còn để ngỏ như đã nói ở trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2. Về nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng
2.2.1. Từ góc độ văn chương
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn
Vi Hồng đã được quan tâm và chú trọng. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã khai thác các tác phẩm của
nhà văn Vi Hồng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong luận văn“Tính dân tộc trong tiểu thuyết: Tháng năm biết nói;
Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng" (Luận văn cử
nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2004), Nông Thị Quỳnh Trâm đã làm sáng tỏ và
khẳng định những đặc sắc của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng trên
hai phương diện: nội dung (tìm hiểu tính dân tộc qua cảm hứng về thiên
nhiên, về phong tục tập quán, về nhân vật và cốt cách - tâm hồn nhân vật
trong tác phẩm) và hình thức (biện pháp so sánh - liên tưởng, câu văn giàu
hình ảnh, cách xây dựng kết cấu theo lối truyền thống...).
Cũng nghiên cứu về tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn
thạc sĩ "Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng" (Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
Thái Nguyên, 2003) của tác giả Hoàng Văn Huyên được xem là công trình
nghiên cứu công phu nhất về tiểu thuyết Vi Hồng từ trước đến nay. Trong đó,
luận văn đã chỉ ra cốt cách tâm hồn dân tộc Việt Bắc trong hệ thống nhân vật
Vi Hồng, chỉ ra một số phương diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc
như: lời văn giản dị, mộc mạc…
Còn tác giả Vi Hà Nguyên thì tìm hiểu "Hình tượng nhân vật thiếu nhi
trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái
Nguyên, 2004). Trên cơ sở những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật thiếu nhi của Vi Hồng, luận văn đã có được cái nhìn đúng đắn về sự phản
ánh con người miền núi trong sáng tác của nhà văn, thấy được nét độc đáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả, góp phần khẳng định những đóng góp
của Vi Hồng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đặc biệt, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng đã được TS Phạm
Mạnh Hùng - Đại học Thái Nguyên nghiên cứu một cách toàn diện trong đề
tài "Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng" (Đề tài khoa học cấp
Bộ năm 2003). Trong khi việc nghiên cứu và tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng còn
mới mẻ thì đề tài này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp những cứ liệu về
các tác phẩm của Vi Hồng.
2.2.2. Từ góc độ ngôn ngữ
Trên phương diện ngôn ngữ, có một số đề tài và luận văn cử nhân của
sinh viên như: "Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng" (Đề tài nghiên
cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên, 2005) của Ngô Thu Thuỷ, "Đặc điểm
ngôn ngữ trong tiểu thuyết "Người trong ống" của nhà văn Vi Hồng" (Luận
văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2007) của Trần Thị Hồng Nhung... nghiên
cứu về các tác phẩm của nhà Vi Hồng từ các góc độ như: giọng điệu trần
thuật, cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ... nhằm toát lên phong cách của
nhà văn.
Tuy nhiên, nếu xét từ phương diện ngữ dụng học thì hầu như chưa có
công trình nghiên cứu nào tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng một cách
bài bản và có hệ thống.
Tóm lại, các công trình đã dẫn trên cho thấy việc nghiên cứu văn xuôi
Vi Hồng dưới nhiều góc độ bắt đầu có sức thu hút nhiều người nghiên cứu.
Như đã nói ở mục lí do chọn đề tài, dưới góc độ văn chương, các tác phẩm
của nhà văn Vi Hồng đặc biệt được quan tâm bởi những nét độc đáo trong
ngôn ngữ cũng như trong cách xây dựng nhân vật của ông. Nhưng xét từ
phương diện ngữ dụng học, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ
thống về hội thoại nói chung và đặc điểm lời thoại nói riêng trong văn xuôi Vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Hồng. Vì thế, tác giả luận văn này đã chọn hướng nghiên cứu đặc điểm lời
thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ phương diện ngữ pháp truyền thống, phương
diện ngữ dụng học và phương diện văn hoá. Hy vọng công trình này sẽ góp
phần làm sáng tỏ thêm những nét độc đáo của phong cách nhà văn Vi Hồng -
một trong số những nhà văn dân tộc thiểu số miền núi tiêu biểu của Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng, luận văn nhằm bốn
mục đích chính sau đây:
Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi
Hồng để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của ông.
Thứ hai: Tìm hiểu lời thoại trong văn Vi Hồng để hiểu thêm về ngôn ngữ
của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và đồng bào miền núi Việt Bắc nói chung.
Thứ ba: Bước đầu tìm hiểu lý thuyết hội thoại từ góc nhìn văn hóa.
Thứ tư: Làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về ngôn
ngữ trong văn Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi nói về miền núi Việt Bắc
nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ như: lý thuyết về ngữ dụng
học, lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (từ, câu...), lý thuyết về cơ sở văn hoá.
- Khảo sát và phân loại lời thoại trong văn Vi Hồng theo các tiêu chí
đặt ra.
- Miêu tả lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về các phương diện: cấu tạo
ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng học.
- Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn
xuôi Vi Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là lời thoại trong một số tác
phẩm văn xuôi tiêu biểu của Vi Hồng, đó là:
- Chồng thật - vợ giả;
- Đi tìm giàu sang;
- Núi cỏ yêu thương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Có thể nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ nhiều phương
diện nhưng luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng về mặt cấu tạo ngữ pháp;
- Tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng về mặt dụng học, cụ thể:
+ Tìm hiểu những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại ở
văn xuôi Vi Hồng;
+ Tìm hiểu chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ của lời thoại;
+ Tìm hiểu việc sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn
ngữ gián tiếp trong lời thoại.
- Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong
văn xuôi Vi Hồng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê – phân loại: phương pháp nghiên cứu này được
dùng để thống kê và phân loại lời thoại trong các tác phẩm văn xuôi của Vi
Hồng.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này
được dùng để phân tích lời thoại, tổng kết các kết quả nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Phương pháp đối chiếu – so sánh: phương pháp nghiên cứu này được
dùng để đối chiếu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng với những cách diễn đạt
khác khi cần thiết để làm nổi bật đặc điểm và vai trò của lời thoại trong văn
xuôi Vi Hồng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn,
luận văn gồm 4 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo
ngữ pháp
Chƣơng 3. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện
dụng học
Chƣơng 4. Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn
xuôi Vi Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Luận văn này lấy lý thuyết về ngữ dụng học và lý thuyết về ngữ pháp
tiếng Việt là cơ sở chính để tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng.
Chương này chỉ trình bày sơ lược một số vấn đề lý thuyết về ngữ dụng học
như: lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh
và ý nghĩa hàm ẩn vì đó là những mảng lý thuyết còn mới mẻ.
Ngoài ra, chương này cũng điểm qua một vài nét về bản sắc văn hoá
dân tộc nói chung và bản sắc văn hoá Tày nói riêng để hiểu thêm về ngôn ngữ
trong văn xuôi Vi Hồng.
Lý thuyết về ngữ pháp học tiếng Việt mà luận văn sử dụng được trình
bày trong các công trình dẫn ở mục tài liệu tham khảo.
1. 1. Lý thuyết về ngữ dụng học
1.1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Trong giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong
đó có một phương tiện đặc biệt là ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp nhằm gây ra các hiệu quả, tác động nào đó đối với nhân vật giao tiếp
chính là người nói đã dùng các hành vi ngôn ngữ.
Theo cách hiểu thứ nhất, hành vi ngôn ngữ (hay còn gọi là hành động
ngôn ngữ, hành động phát ngôn) là một hành động đặc biệt của con người với
phương tiện là ngôn ngữ. Theo cách hiểu thứ hai, hành vi ngôn ngữ là "Một
đoạn lời có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện
nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và người nghe đều có
liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó" [54,107].
Khi người nói (người viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người
đọc) trong một ngữ cảnh nhất định là người nói (người viết) đã thực hiện một
hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ có khả năng thay đổi trạng thái, tâm lý,
hành động của người nói, thậm chí của cả người nghe. Do vậy, hành vi ngôn
ngữ có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con người.
1.1.1.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ
a. Các lớp hành vi ngôn ngữ được phân loại theo quan điểm của
J.L.Austin
J.L.Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn đó là: hành vi tạo
lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.
- Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như: ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn về hình thức
và nội dung. Ví dụ: Để có được hành vi yêu cầu "Ngày mai các bạn phải tập
trung đúng giờ", trước hết người nói phải sử dụng các từ kết hợp với nhau
theo một quy tắc nhất định để tạo được phát ngôn đó.
- Hành vi mượn lời là hành vi "mượn" phương tiện ngôn ngữ, đúng hơn
là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người
nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ: Khi nghe phát ngôn sai
khiến: Bật quạt lên!, người nghe đứng dậy, đi về phía công tắc điện và bật quạt
lên. Song vì bị sai khiến nên người nghe có thể càu nhàu và tỏ vẻ khó chịu. Hành
động bật quạt, càu nhàu và thái độ khó chịu đều thuộc hành vi mượn lời. Chức
năng hành động của giao tiếp được thực hiện bằng các hiệu quả mượn lời.
- Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Chúng gây ra phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Các
hành vi như: hỏi, khuyên, mời, ra lệnh, hứa…đều là các hành vi ở lời. Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Hành vi khuyên "Tôi khuyên bạn không nên hút thuốc lá" được thực hiện
ngay khi người nói phát âm ra phát ngôn và gây ra hiệu quả nhất định đối với
người nghe, đó có thể là sự nghe lời (đồng ý bỏ thuốc lá) hoặc phản đối
(không đồng ý bỏ thuốc lá). Ngữ dụng học chỉ quan tâm đến hiệu lực ở lời do
hành vi ở lời tạo ra.
Dựa vào động từ ngữ vi và một số tiêu chí khác, Austin đã chia hành vi
ở lời thành 05 phạm trù khác nhau như sau:
- Phạm trù thứ nhất là phán xử. Đây là những hành vi đưa ra những lời
phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên
hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán, v.v...
- Phạm trù thứ hai là hành sử. Đây là những hành vi đưa ra những
quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ
huy, biện hộ cho, v.v...
- Phạm trù thứ ba là cam kết. Những hành vi này ràng buộc người nói
vào một chuỗi hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, v.v...
- Phạm trù thứ tư là trình bày. Những hành vi này được dùng để trình
bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng
định, phủ định, từ chối,v.v...
- Phạm trù thứ năm là ứng xử. Đây là những hành vi phản ứng đối với
các xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là
cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi,
cảm ơn, khen ngợi,v.v...
b. Các lớp hành vi ngôn ngữ theo quan điểm của J.R. Searle
Searle phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa
và các động từ gọi tên chúng. Theo hướng đó, ông liệt kê 12 điểm khác biệt
giữa các hành vi ngôn ngữ có thể dùng làm tiêu chí phân loại đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
- Thứ nhất là đích ở lời. Đích ở lời là đích của các phát ngôn mà
người nói hướng tới người nghe. Ví dụ: Hành vi thỉnh cầu hướng tới việc đưa
Sp2 đến việc thực hiện cái gì đó.
- Thứ hai là hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến. Ví
dụ: hành vi trần thuật có hướng khớp ghép lời - hiện thực vì giá trị đúng sai
mà nó nêu ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp hay không với
sự vật được nói tới.
- Thứ ba là trạng thái tâm lý được thể hiện qua phát ngôn. Ví dụ:
hành vi thỉnh cầu thể hiện mong muốn của Sp1 rằng Sp2 thực hiện cái gì đó.
- Thứ tư là sức mạnh mà đích tại lời trình bày ra. Ví dụ: Tôi ra lệnh
cho anh mạnh hơn là tôi nhờ anh.
- Thứ năm là tính quan yếu của mối liên hệ giữa người nói và người
nghe. Ví dụ: hành vi sai bảo nhạy cảm với mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1
và Sp2 còn hành vi trần thuật thì không.
- Thứ sáu là định hướng của đích tại lời. Ví dụ hành vi khoe hướng về
Sp1, hành vi an ủi hướng về Sp2.
- Thứ bảy là sự khác biệt trong thiết lập mối quan hệ với thành phần
còn lại của diễn ngôn. Ví dụ: câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một
cặp kế cận, còn sai bảo thì không.
- Thứ tám là nội dung mệnh đề. Ví dụ Sp2 thực hiện một hành động
nào đó là đặc trưng của nội dung mệnh đề của hành vi sai bảo, còn Sp1 thực
hiện một hành động nào đấy là đặc trưng của nội dung mệnh đề của hành vi
hứa hẹn.
- Thứ chín là sự khác biệt giữa hành động luôn luôn là hành động
phát ngôn với những hành động có thể thực hiện bằng lời hoặc không bằng
lời. Ví dụ: hành vi hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời tức là thực hiện một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
hành vi ở lời trong khi hành vi chào có thể thực hiện bằng phương thức khác
không phải bằng lời.
- Thứ mười là thể chế xã hội. Ví dụ: hành vi kết án phải có thể chế xã
hội mới có hiệu lực nhưng hành vi trần thuật thì không đói hỏi như vậy.
- Mười một là động từ nói năng. Không phải tất cả động từ gọi tên
hành vi ở lời đều là động từ nói năng. Ví dụ: khoe và dọa không phải là động
từ ngữ vi.
- Mười hai là phong cách thực hiện hành vi ở lời. Ví dụ: công bố và
thổ lộ khác nhau ở phong cách thực hiện.
Với 12 tiêu chí này, Searle chỉ lấy 4 tiêu chí làm căn cứ chính để phân
loại hành vi ngôn ngữ là: đích ở lời, hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời
đề cập, trạng thái tâm lý được thể hiện và nội dung mệnh đề.
Theo các tiêu chí trên, Searle đã phân loại hành vi ngôn ngữ thành 05
lớp sau đây:
- Lớp thứ nhất là lớp hành vi tái hiện (trước đó còn được Searle gọi là
lớp xác tín)
+ Đích ở lời của lớp hành vi này là miêu tả một sự tình đang được nói
đến, trách nhiệm của người nói đối với việc mình thông báo.
+ Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là lời - hiện thực.
+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là niềm tin vào điều mình xác tín.
+ Nội dung mệnh đề là một mệnh đề.
+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói: miêu tả, khẳng định,
minh hoạ...
- Lớp thứ hai là lớp hành vi điều khiển
+ Đích ở lời của lớp hành vi này là đặt người nghe vào trách nhiệm
thực hiện một hành động trong tương lai.
+ Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là thế giới được ghép vào từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là sự mong muốn người nghe
thực hiện.
+ Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là hành động tương lai của Sp2.
+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: ra lệnh, hỏi, yêu
cầu, cho phép...
- Lớp thứ ba là lớp hành vi cam kết
+ Đích ở lời của hành vi lớp này là trách nhiệm phải thực hiện một
hành động tương lai mà Sp2 ràng buộc.
+ Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là hiện thực - lời.
+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là ý định của người nói.
+ Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là hành động tương lai của Sp1.
+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: hứa hẹn, tặng,
biếu...
- Lớp thứ tư là lớp hành vi biểu cảm
+ Đích ở lời của lớp hành vi này là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với
hành vi ở lời.
+ Lớp hành vi này không có hướng khớp ghép.
+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này thay đổi tuỳ từng hành vi.
+ Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là một hành động hay một
tính chất nào đó của Sp1 hoặc Sp2.
+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: chúc mừng, cảm
ơn, mong muốn...
- Lớp thứ năm là lớp hành vi tuyên bố
+ Đích ở lời của lớp hành vi này là nhằm tạo ra tác dụng nội dung của
hành vi.
+ Hướng khớp ghép của lớp hành vi này vừa là lời - hiện thực, vừa là
hiện thực - lời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này không có đặc trưng khái quát
nhưng có các yếu tố thể chế làm cho lời có giá trị.
+ Nội dung mệnh đề của hành vi lớp này là một mệnh đề.
+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: tuyên bố, kết luận,
đuổi...
1.1.1.3. Những dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ
Có nhiều dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ. Dưới đây là một số dấu
hiệu cơ bản:
a. Động từ ngữ vi
Austin và Searle đã tiến hành phân biệt động từ chỉ hành động vật lý và
động từ nói năng. Động từ nói năng là các động từ chỉ hành vi ngôn ngữ.
Trong các động từ nói năng, ta thấy có những động từ có thể thực hiện
chức năng ngữ vi, tức là thực hiện chức năng ở lời, đó là động từ ngữ vi.
"Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với
biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực
hiện luôn các hành vi ở lời do chúng biểu thị" [12,97].
Ví dụ: Tôi thề với anh tôi không làm chuyện đó.
Khi người nói phát âm ra phát ngôn trên với động từ thề thì đồng thời
người đó cũng đã thực hiện luôn hành vi thề của mình. Thề là động từ ngữ vi,
nhờ nó mà chúng ta biết phát ngôn trên là hành vi ngôn ngữ gì.
Một động từ nói năng muốn trở thành động từ ngữ vi phải đảm bảo
được một số điều kiện dùng nhất định. Đó là:
- Người phát ngôn phải ở ngôi thứ nhất;
- Phát ngôn xảy ra ở thì hiện tại, cũng tức là động từ nói năng phải
được dùng ở thì hiện tại;
- Đối tượng tiếp nhận của động từ nói năng phải ở ngôi thứ hai;
- Phát ngôn không chứa các yếu tố tình thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Các động từ ngữ vi: hứa, thách, cược...đều có khả năng thực hiện một
hành vi ở lời, tức là đều có thể được dùng với tư cách là một động từ ngữ vi.
Ví dụ:
- Tôi hứa với anh tôi sẽ cai thuốc lá.
- Tôi cam đoan rằng kết quả đó là đúng.
Các động từ hứa, cam đoan trong các phát ngôn trên đều là động từ
ngữ vi.
Động từ ngữ vi là dấu hiệu đầu tiên và là một trong những dấu hiệu
quan trọng nhất để giúp ta nhận biết các biểu thức ngữ vi tường minh. Vì vậy,
các động từ ngữ vi trong biểu thức ngữ vi sẽ giúp ta biết chính xác hành động
ngôn ngữ nào đó đang được thực hiện.
b. Những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc trưng cho hành vi ngôn ngữ
Kiểu kết cấu là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống. Nó cũng là
những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời. Kết cấu ngữ pháp không chỉ
có kiểu câu phân loại theo mục đích nói như trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm
thán...với những dấu hiệu hình thức chung chung như các nhà ngôn ngữ tiền
dụng học đã nói mà còn bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời.
Ví dụ: Các kết cấu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt thường là: hãy,
đừng...nữa, làm ơn... Hành vi ngôn ngữ cảm thán lại bao gồm 2 kiểu kết cấu:
từ ngữ cảm thán kết hợp với câu hỏi (Ví dụ: Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?) và
từ ngữ cảm thán kết hợp câu trần thuyết (Ví dụ: Ôi! Phong cảnh ở đây thật
đẹp) v.v...
c. Những từ ngữ chuyên dụng cho một kiểu hành vi ngôn ngữ
Những từ ngữ chuyên dụng là những từ ngữ chuyên dụng để tổ chức
kết cấu của một biểu thức ngữ vi cụ thể. Chẳng hạn, với biểu thức ngữ vi hỏi,
ta có các từ ngữ chuyên dụng như: có...không, đã....chưa, ai, cái gì...
Ví dụ: - Ai đấy?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Em đã làm bài tập chưa?
- Đây là cái gì thế?
- Bạn có đi Hà Nội không?
Những từ ngữ chuyên dụng được gạch chân trên cho ta biết hành vi
ngôn ngữ được thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ hỏi.
Những từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi khuyên lại là:
nên, không nên...
Ví dụ: - Bạn nên đi học đúng giờ.
- Anh không nên hút thuốc lá.
Những từ ngữ chuyên dụng được gạch chân trên cho ta biết hành vi
ngôn ngữ được thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ khuyên.
Ngoài ra, còn có những từ ngữ mở đầu chuyên dùng cho các biểu thức
đánh giá như: thật là..., quả là...hay các từ ngữ chuyên dùng cho các hành vi
biểu cảm: ôi, trời ơi, ối cha mẹ ơi...
Ví dụ: - Bộ phim này thật là hay! (Hành vi đánh giá)
- Ôi! Em đẹp quá! (Hành vi biểu cảm)
Tóm lại, những từ ngữ chuyên dụng trên thường được sử dụng trong
các biểu thức ngữ vi đặc thù. Nó cũng là dấu hiệu quan trọng để ta nhận biết
ra những biểu thức ngữ vi mà người nói đang thực hiện,
1.1.1.4. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ bao giờ cũng được nói ra bởi người phát ngôn (Sp1).
Người phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ ấy có thể là chủ ngôn (nguồn phát) hoặc
chỉ là thuyết ngôn. Sp1 là chủ ngôn khi Sp1 nói ra hành vi ngôn ngữ của
chính mình chứ không phải là người nói lại lời của người khác. Sp1 diễn đạt
lại một hành vi của ai đó thì Sp1 chỉ có tư cách thuyết ngôn. Đích ngôn là Sp2
nhưng phải là nguồn nhận đích thực của phát ngôn do Sp2 phát ra. Tiếp ngôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
là người nhận phát ngôn của Sp1 trực tiếp nhưng không phải là người nhận
đích thực.
Ví dụ: Lan (Sp1) nói với Mai (Sp2) phát ngôn: Mai về nói với An là cô
giáo bảo An đến gặp cô giáo ngay. Phát ngôn này có chủ ngôn là cô giáo,
thuyết ngôn là Lan, đích ngôn là An và tiếp ngôn là Mai.
Trong giao tiếp luôn có sự phân vai: vai phát (vai nói, viết) và vai tiếp
nhận (vai nghe, đọc). Hai vai này thường luân chuyển nhau. Sp1 (vai phát)
sau khi nói chuyển thành Sp2 (vai nhận) và ngược lại. Trong hai vai trên, vai
phát nói ra phát ngôn thể hiện ý kiến của mình thì được gọi là chủ ngôn. Chủ
ngôn (Sp1) của hành vi ngôn ngữ như đã nói có thể chuyển thành đích ngôn
(Sp2) cho nên đích ngôn cũng phải có ý định và niềm tin tương tự.
Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn phải xây dựng nên hình ảnh tinh
thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người nghe (Sp2), tức là phải
hiểu rõ về Sp2 để rồi căn cứ vào đó mà đề ra kế hoạch giao tiếp, lựa chọn các
hành vi ngôn ngữ thích hợp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Hành vi
ngôn ngữ bao gồm hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mượn lời. Vì thế
mà chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ khi phát ngôn đã thực hiện tất cả các hành
vi trên.
1.1.1.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và
hình thức diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ gián tiếp và
hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hai loại hành vi ngôn ngữ này được phân biệt với
nhau ở điểm cơ bản nhất là đích ở lời mà chúng hướng đến.
a. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp
Như đã biết, hành vi ở lời là những hành vi ngôn ngữ được người nói
thực hiện ngay khi nói năng. Những hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng
với điều kiện sử dụng, với đích ở lời của chúng được gọi là hành vi ngôn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
trực tiếp. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã gọi là hành vi ngôn ngữ trực tiếp là “hành
vi ngôn ngữ chân thực” [52, 145].
Ví dụ: Phát ngôn “Bạn cho mình mượn quyển sách này nhé” là phát
ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ đề nghị. Phát ngôn “Ngày mai tôi sẽ đến” là
phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ hứa hẹn. Hành vi ngôn ngữ đề nghị và
hứa hẹn trên là hành vi ngôn ngữ trực tiếp.
Trong cuộc sống hàng ngày, hành vi ngôn ngữ trực tiếp luôn được sử
dụng thường xuyên và rộng rãi bởi nghĩa tường minh, chân thực của nó.
b. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng với bề mặt là hành vi ngôn
ngữ này nhưng lại nhằm đạt tới đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác. Đỗ
Hữu Châu cho rằng: "Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi
trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho
người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho
cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác" [12,146].
Ví dụ:
A: Cho tớ vay ít tiền nhé!
B: Mình vừa nộp học phí hết rồi.
Trong ví dụ này, Sp1 (vai nói) đề nghị Sp2 (vai nghe) cho vay tiền
nhưng Sp2 không trả lời là có hay không mà đưa ra một lời thông báo mình
vừa nộp học phí hết rồi với ý gián tiếp từ chối lời đề nghị của Sp2 là mình
không có tiền cho bạn vay đâu vì mình vừa nộp học phí hết rồi. Sp2 đã sử
dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và Sp1 sẽ suy được đích ngôn mà Sp2 muốn
diễn đạt thông qua ngữ cảnh.
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp luôn có mối
quan hệ gắn bó với nhau. Muốn nhận biết được hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì
trước hết người nghe phải nhận biết được hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hành vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
ngôn ngữ gián tiếp chính là kết quả của hoạt động suy ý từ hành vi ngôn ngữ
trực tiếp mà Sp1 phát ngôn.
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu thứ nhất là ngữ cảnh.
Ngữ cảnh là một dấu hiệu quan trọng để nhận ra hành vi ngôn ngữ gián
tiếp. Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh khác nhau mà người nghe nhận biết được người
nói sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp nào.
Ví dụ: Phát ngôn Tôi bận quá sẽ được hiểu theo những cách khác nhau
tuỳ thuộc vào vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Nếu trong hoàn cảnh hai
người bạn đang trò chuyện với nhau về công việc thì phát ngôn trên chỉ thông
thường là hành vi thông báo về tình trạng công việc. Nếu trong hoàn cảnh
một người rủ bạn đi chơi thì phát ngôn trên được hiểu là hành vi từ chối.
- Dấu hiệu thứ hai là các biểu thức ngữ vi đặc thù.
Chúng ta đã biết hành vi ngôn ngữ luôn có một (hoặc một số) biểu thức
ngữ vi đặc thù. Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần tạo nên
nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa giữa các nhân tố của ngữ cảnh, đặc biệt
là những người giao tiếp đóng vai trò là phương tiện giao tiếp chỉ dẫn ở lời
cho các biểu thức ngữ vi đó. Ngữ nghĩa của các thành phần tạo nên nội dung
mệnh đề của biểu thức ngữ vi trực tiếp càng gắn bó với nhân tố ngữ cảnh bao
nhiêu thì càng có khả năng thực hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp bấy nhiêu.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, các biểu thức ngữ vi hỏi để thực hiện hành vi
gián tiếp chào khá phổ biến, như phát ngôn "Bác đi đâu đấy ạ?". Phát ngôn này
có hình thức diễn đạt là biểu thức ngữ vi là hỏi nhưng lại lại có đích là chào.
Nhưng biểu thức ngữ vi đặc thù là dấu hiệu để nhận ra hành vi ngôn
ngữ gián tiếp rất hiệu quả.
1.1.2. Lý thuyết về hội thoại
1.1.2.1. Khái niệm hội thoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Hiểu một cách thông thường nhất, hội thoại là "nói chuyện với nhau".
Hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người.
Hội thoại được nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ trên phương diện xã hội học, ngôn
ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học. Từ năm 1970, hội thoại là đối tượng chính
thức của phân ngành ngôn ngữ học Mỹ, phân ngành phân tích hội thoại. Sau đó,
phân tích hội thoại được tiếp nhận tại Anh, tại Pháp…Cho đến nay, ngành ngôn
ngữ học của hầu hết các nước trên thế giới đều đã, đang bàn về hội thoại.
Trong hội thoại diễn ra sự tương tác hai chiều giữa người nói và người
nghe với sự luân phiên lượt lời. Các hình thức của hội thoại gồm có: song
thoại (hội thoại diễn ra giữa hai người), tam thoại (hội thoại diễn ra giữa ba
người) và đa thoại (hội thoại diễn ra giữa nhiều người).
Mỗi cuộc hội thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Mỗi
cuộc hội thoại có thể có nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại chứa đựng nhiều vấn đề.
Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại. Có
những căn cứ để phân biệt các cuộc hội thoại với nhau, như: thoại trường, số
lượng nhân vật hội thoại, cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại,
đích của hội thoại, hình thức của hội thoại và ngữ vực của hội thoại, v.v...
1.1.2.2. Vận động hội thoại
Bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu là:
- Vận động trao lời;
- Vận động trao đáp;
- Vận động tương tác.
Vận động trao lời là vận động của Sp1 (vai nói) nói lượt lời của mình
ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 (vai nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận
biết được lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2. Một chuỗi các đơn vị ngôn
ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt
để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời. Trừ trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
hợp độc thoại, Sp1 và Sp2 là hai người khác nhau. Trong lời trao, sự có mặt
của Sp1 là điều tất yếu, được thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm,
thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của Sp1 trong nội dung của lượt lời trao. Cuộc
thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1.
Vận động trao đáp là sự hồi đáp của vai nói và vai nghe. Vận động này
là cốt lõi của hội thoại, nó diễn ra liên tục, nhịp nhàng với sự thay đổi linh
hoạt. Giống như sự trao lời, sự hồi đáp cũng được thể hiện bằng các yếu tố
phi lời hoặc bằng lời. Diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất
cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các
hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập.
Vận động tương tác là vận động trong đó các nhân vật hội thoại là các
nhân vật liên tương tác, có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau,
làm biến đổi lẫn nhau. Họ tác động nhau về mọi phương diện, đối với ngữ
dụng học, quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau. Giữa các nhân vật
liên tương tác có sự liên hoà phối - tức là sự phối hợp, sự tự hoà phối của từng
nhân vật. Sự hoà phối theo trục nối tiếp hoặc theo trục đồng thời. Sự liên hoà
phối đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hoà phối. Tương tác
vào lượt lời và bằng lượt lời trong hội thoại được thực hiện thông qua vận
động liên hoà phối. Sự liên hoà phối trong đối thoại được đảm bảo nhờ các tín
hiệu phát ngôn.
Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng
của hội thoại, trong đó vận động đầu và vận động thứ hai do từng đối tác thực
hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba. Bởi tương tác là tác động
chủ yếu trong hội thoại cho nên ngữ dụng học hội thoại còn được gọi là ngữ
dụng học tương tác.
Sự liên hoà phối khiến cho một cuộc thoại là một hoạt động đặc biệt
của con người, trong đó “có thể xem mỗi nhân vật tương tác là những nhạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
công trong bản giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không được biên
soạn từ trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của cuộc hoà nhạc, một
cuộc hoà nhạc không có nhạc trưởng” [12, 219-220].
1.1.2.3. Cấu trúc hội thoại và các đơn vị hội thoại
Có ba trường phái mang những quan điểm khác nhau về cấu trúc hội
thoại. Tương ứng với mỗi cấu trúc hội thoại là đơn vị hội thoại tương ứng.
a. Đơn vị hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại
Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là các lượt lời. Harvey Sack là
người đặt nền móng đầu tiên cho trường phái phân tích hội thoại. Theo ông,
dưới các lượt lời không có đơn vị nào khác nữa ngoài các phát ngôn. Dù khác
nhau về kiểu loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời
thường đi với nhau lập thành từng cặp gần như tự động, gọi đó là các cặp kế cận.
Ví dụ các cặp sau đây là các cặp kế cận:
Sp1: Xin chào! Sp2: Chào!
Sp1: Bạn khoẻ chứ? Sp2: Mình khoẻ, cảm ơn!
Sp1: Bạn đi đâu đấy? Sp2: Mình đi đến rạp chiếu bóng.
Hai phát ngôn được coi là cặp kế cận phải thoả mãn các điều kiện sau:
(a) kế cận nhau, (b) do hai người nói khác nhau nói ra, (c) được tổ chức thành
bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, (d) có tổ chức riêng sao cho bộ phận
riêng thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai. Những cặp kế cận
thường thấy là: cặp chào - chào, cặp hỏi - trả lời, cặp trao - nhận, cặp đề nghị
- đáp ứng v.v… Cốt lõi của lý thuyết phân tích hội thoại là cặp kế cận.
b. Đơn vị hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn
Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là phát ngôn và cặp thoại. Nền
tảng của phân tích diễn ngôn là công trình “Hướng tới việc phân tích diễn
ngôn” của Sinclair và Coulthard được công bố năm 1975. Theo hai ông, hội
thoại là một đơn vị lớn được cấu trúc theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
thoại, bước thoại và hành vi. Trong đó, hành vi là đơn vị nhỏ nhất của cuộc
thoại. Hành vi này không trùng với khái niệm hành vi ngôn ngữ hay hành vi ở
lời mà hành vi được xác định theo chức năng của chúng đối với bước thoại.
22 hành vi được đề cập đến là: đánh dấu, khởi phát, phát vấn, điều khiển,
thông tin, giục, gợi nhắc, gợi ý, xin phép, chỉ định, tri nhận, trả lời, phản ứng,
chú thích, chấp nhận, đánh giá, dấu lặng nhấn mạnh, siêu trần thuật, móc lại
và ngoài lề. Một bước thoại do một số hành vi tạo nên. Đến lượt mình, bước
thoại lại chiếm vị trí trong cấu trúc cặp thoại. So với lý thuyết phân tích hội
thoại, lý thuyết phân tích diễn ngôn đi vào các đơn vị hội thoại trên và dưới
đơn vị lượt lời sâu hơn, toàn diện hơn.
c. Đơn vị hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp
Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, đơn vị hội thoại gồm cuộc
thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ. Tiếp nhận
quan điểm của hai trường phái trước, lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp cho
rằng hội thoại là một tổ chức tôn ty như một đơn vị cú pháp. Các đơn vị hội
thoại đã nêu trên theo trường phái này đã thể hiện rõ điều đó.
- Cuộc thoại được coi là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất, được xác
định bởi các tiêu chí: nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thời gian và địa
điểm, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn. Đối với tiêu chí về các dấu hiệu
định ranh giới cuộc thoại, thông thường có dấu hiệu mở đầu cuộc thoại và kết
thúc cuộc thoại nhưng không bắt buộc, đặc biệt trong cuộc thoại giữa những
người quá thân quen.
- Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết
chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Dù sự phân định đoạn
thoại không có sự phân định rành mạch vì đường phân giới khá mơ hồ, nhiều
khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán nhưng đây vẫn là đơn vị có thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
- Cặp trao đáp là đơn vị tối thiểu. Cuộc hội thoại chính thức được bắt
đầu khi có sự xuất hiện của đơn vị này. Cặp thoại có thể là một tham thoại, có
thể là hai hoặc ba tham thoại. Tính chất của các cặp thoại thường mang tính
chất nghi thức tương ứng với hai kiểu cặp thoại: cặp thoại sửa chữa và cặp
thoại củng cố.
Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc
thoại. Cặp thoại sửa chữa có đơn vị cơ bản là tham thoại sửa chữa – tham
thoại dựa trên khái niệm sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối
thoại. Khi một cặp thoại thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập thì đó
là một cặp thoại tích cực và người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó. Ngược lại,
ta có cặp thoại tiêu cực và có tính chất không bình thường.
- Tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên xét về tổ
chức nội tại. Một tham thoại có một hành vi chủ hướng và có thể có một hoặc
một số hành vi phụ thuộc. Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết
định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối
thoại. Hành vi phụ thuộc là hành vi thêm vào cho hành vi chủ hướng. Nó có
thể là các hành vi dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích...
Trong một cặp thoại, thường có các tham thoại sau:
+ Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng).
+ Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại.
+ Tham thoại hồi đáp (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại).
Chức năng ở tham thoại dẫn nhập là chức năng ở lời quy định quyền
lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng ở tham thoại dẫn
nhập là: yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban
tặng, mời, khẳng định, ra lệnh. Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra
là: trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Chức năng của tham thoại hồi đáp là chức năng ở lời của các tham
thoại hồi đáp lại chức năng ở tham thoại dẫn nhập. Các chức năng ở tham
thoại hồi đáp có thể chia thành 2 nhóm: chức năng hồi đáp tích cực và chức
năng hồi đáp tiêu cực. Các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của
tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải nó chỉ thực hiện trách nhiệm đối với
tham thoại dẫn nhập mà nó còn đưa ra một quyền lực buộc người đối thoại
phải tin vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra. Vì vậy, khi một tham
thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một
tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại.
- Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Để hiểu
các cặp thoại, các ứng xử bằng lời cũng như các yếu tố kèm ngôn ngữ đều
phải căn cứ vào hành vi ngôn ngữ đi trước hoặc sau. Vì thế, hành vi ngôn ngữ
cần xem xét trong hội thoại.
Vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại. Tức là vai
trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa các lời thoại tổ chức
nên tham thoại, cặp thoại…và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại
trong từng thời điểm tạo nên cuộc thoại.
1.1.2.4. Vấn đề liên kết các đơn vị hội thoại
Có 3 kiểu liên kết được đề cập đến trong liên kết tuyến tính của cặp thoại:
liên kết hoàn toàn tuyến tính (liên kết phẳng), liên kết chéo và liên kết lồng.
a. Liên kết phẳng
Liên kết phẳng là liên kết trong đó lời hồi đáp trả lời trực tiếp cho một
lời dẫn nhập theo một trật tự nhất định.
Ví dụ: Sp1: Tối nay bạn có kế hoạch gì chưa?
Sp2: Tớ đi xem phim ở rạp chiếu bóng.
Sp1: Phim gì vậy?
Sp2: Phim "Chuyện của Pao".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Trong đoạn thoại vừa dẫn, thứ tự của các tham thoại do Sp1 (vai nói)
và Sp2 (vai nghe) thực hiện khớp với nhau, hết tham thoại dẫn nhập của Sp1
là tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2.
Liên kết phẳng còn có thể có biến thể "hẫng" hoặc biến thể "ghép".
b. Liên kết chéo
- Liên kết chéo là liên kết trong đó mỗi nhân vật thực hiện một số tham
thoại khác nhau.
Ví dụ:
Sp1: Gửi hộ mình lá thư này nhé! Cảm ơn trước.
Sp2: Ừ. Không có gì.
Trong cặp thoại này, thứ tự của các tham thoại không khớp với nhau.
Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ sau:
c. Liên kết lồng
- Liên kết lồng là liên kết trong đó một cặp thoại bao trùm một hoặc
một số cặp thoại con.
Ví dụ:
(1) Sp1: Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không?
(2) Sp2: Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán?
(3) Sp1: Hoa kế toán chị ạ.
(4) Sp2: Chị ấy ở trên tầng 2, phòng 203.
Đoạn thoại này có cặp thoại lớn, chủ yếu là cặp thoại (1) và (4) (hỏi -
trả lời). Cặp thoại này bao gồm cặp thoại nhỏ có tính xác minh là tham thoại
(2) và (3). Có thể biểu diễn đoạn thoại này như sau:
Gửi hộ mình lá thư này nhé
Cảm ơn trước!
Ừ
Không có gì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
1.1.2.5. Các quy tắc hội thoại
Hội thoại diễn tiến theo một quy tắc nhất định. Tính bị chi phối bởi quy
tắc của hội thoại được biểu hiện ra thành tính nghi thức của hội thoại.
C.K.Orecchioni đã nêu lên tính chất của quy tắc hội thoại, đồng thời chia các
quy tắc hội thoại thành ba nhóm như sau:
a. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Quy tắc này gồm một hệ thống các điều khoản như sau:
Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc thoại.
Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.
Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có
những biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt.
Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng
không bao giờ kéo dài.
Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác
kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, không bị dẫm đạp lên nhau.
Thứ sáu, trật tự của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi.
Đằng sau sự liên hoà phối là quy tắc điều hành luân phiên lượt lời và
chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Liên hoà phối để các quy tắc vận hành tốt,
quy tắc vận hành tốt thì hội thoại mới hiệu quả.
b. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại có dạng tổng quát như sau:
"Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi ở giai
Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không?
Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán?
Hoa kế toán chị ạ.
Chị ấy ở trên tầng 2, phòng 203.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại
mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào" [24,130].
Nội dung của một cuộc thoại được phân phối thành nội dung của các
lượt lời. Nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu là hai nguyên tắc thuộc
quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.
c. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Lịch sự được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể hiểu
một cách khái quát nhất theo định nghĩa của C.K. Precchioni là “Chúng tôi
chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn
ngôn: 1. Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công
thức hoàn toàn đã trở thành thói quen). 2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ cá
nhân. 3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở lức
thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người
này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt)"[52,256].
Nói lịch sự là một chiến lược có nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và
phát huy tác dụng khi có tương tác, nói đúng hơn chỉ nói đến mặt tương tác
của lịch sự. Phép lịch sự giúp chúng ta phát hiện và lý giải hiện tượng được
gọi là cấu trúc hai chiều trong tương tác.
1.1.3. Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tƣờng minh
1.1.3.1. Khái niệm nghĩa tƣờng minh và nghĩa hàm ẩn
Một phát ngôn ngoài ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn
ngữ (ngữ âm, từ...) còn có nhiều ý nghĩa khác mà muốn nắm bắt được chúng,
người ta cần phải dùng thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh hoặc các quy tắc điều
khiển hành vi ngôn ngữ v.v...
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: "Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ
đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm
bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn" [12, 359].
Ví dụ: Minh lại nghỉ học rồi.
Phát ngôn này ngoài nghĩa tường minh là: Minh nghỉ học, còn có thể có
những nghĩa hàm ẩn như: (1) Trước đó, Minh từng nghỉ học; (2) Minh bị ốm;
(3) Minh vô kỷ luật v.v…
1.1.3.2. Phân loại nghĩa hàm ẩn
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong
một phạm trù lớn hơn, phạm trù nghĩa hàm ẩn bởi chúng không được nói ra
một cách tường minh, chúng chỉ nắm bắt được nhờ thao tác suy ý. Nói cách
khác, nghĩa hàm ẩn có thể được chia thành nghĩa tiền giả định và nghĩa hàm
ngôn.
- Nghĩa tiền giả định "là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn
cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc
nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh
trong phát ngôn của mình" [12,366].
- Nghĩa hàm ngôn "là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa
tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh" [12,367].
1.1.3.3. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn
Có 4 cơ chế chủ yếu để tạo ra nghĩa hàm ẩn, đó là:
a. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất là một trong những cơ chế tạo ra
nghĩa hàm ẩn. Chẳng hạn, sử dụng hệ thống từ xưng hô không đúng là một ví
dụ. Hệ thống từ xưng hô trong ngôn ngữ hết sức phức tạp. Mỗi cặp xưng hô
đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và sử dụng cặp
từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội
thoại. Ví dụ: cặp từ xưng hô bố/con có tiền giả định: giữa A và B có quan hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
gia đình. Nhưng hiện nay, trong giao tiếp, giữa hai người xa lạ không có quan
hệ gia đình cũng đôi lúc được A thay bằng cặp bố/con như trong trường hợp
A gặp ông già kia có cô con gái xinh đẹp, chưa chồng. Sự thay đổi cách xưng
hô mang ý nghĩa hàm ẩn là: Tôi muốn là con rể ông.
b. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo ra nghĩa hàm ẩn là
một biện pháp hiệu quả.
Ví dụ [12, 379]:
Thầy giáo hỏi học sinh đến muộn giờ:
- Bây giờ là mấy giờ rồi?
Trong trường hợp này, thông qua hành vi trực tiếp hỏi, thầy giáo muốn
thể hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp cảnh cáo học sinh. Học sinh cũng nhận
biết được sự cảnh cáo này cho nên thường đáp lại câu hỏi của thầy bằng
những phát ngôn xin lỗi, thanh minh chứ không phải những phát ngôn kiểu
Thưa thầy, 8h30 rồi ạ.
c. Sự vi phạm các quy tắc lập luận
Trong một lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe
suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Không
hoàn tất các bước lập luận là sự vi phạm qui tắc lập luận và là cách thường
được dùng để tạo ra các hàm ngôn.
d. Sự vi phạm quy tắc hội thoại
Để truyền đạt các ý nghĩa hàm ẩn, đôi khi các nhân vật hội thoại cố ý vi
phạm các quy tắc hội thoại.
Ví dụ [12,383]:
Sp1: Cậu có biết Thắng bây giờ ở đâu không?
Sp2: Có trước xe DD dựng trước phòng cái Thuỷ đấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Trong ví dụ này, Sp2 đã dùng một phát ngôn xác tín để hồi đáp cho câu
hỏi của Sp1 chứ không dùng một hành vi trả lời. Sp2 đã vi phạm một cách cố
ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành vi trong cặp thoại.
Phát ngôn xác tín của Sp2 đã ngầm trả lời cho Sp1 rằng Thắng hiện nay đang
ở phòng Thuỷ. Sp1 hiểu được là do cả Sp1 và Sp2 đều biết rằng Thắng có một
chiếc xe DD.
Tóm lại, nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh đóng vai trò quan trọng
trong giao tiếp của con người. Hiểu được các nghĩa này, người nói (viết),
người nghe (đọc) mới có thể có chiến lược giao tiếp thích hợp và đúng đắn.
1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày
1.2.1. Bản sắc văn hoá dân tộc
Trong cuốn "Từ điển xã hội học", Thanh Lê đã định nghĩa bản sắc văn
hoá dân tộc "là những biểu hiện giá trị vật chất và tinh thần đặc thù, là sắc thái
riêng biệt trong đời sống sinh hoạt xã hội của cộng đồng dân tộc, từ cách ăn
mặc, đi lại...cho đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy và lối ứng xử...".
Bản sắc văn hoá dân tộc được hun đúc trong quá trình lao động sáng
tạo của dân tộc, từ đó hình thành các chuẩn mực, lối sống, tính cách, tâm lý
cũng như nếp nghĩ mang tính đặc thù dân tộc. Nói đến bản sắc văn hoá dân
tộc là nói đến nét đậm đà, sâu sắc nhất và mang tính phát triển. Đó không chỉ
là quá khứ vĩnh hằng mà còn là thực tại và hướng tới tương lai.
1.2.2. Bản sắc văn hoá Tày
Bản sắc văn hoá Tày là bản sắc văn hoá của người Tày được tạo nên
trong quá trình lao động sáng tạo của người Tày, từ đó hình thành nên các
truyền thống, chuẩn mực, lối sống, tâm lý, nếp nghĩ mang tính đặc thù của
người Tày.
Bản sắc văn hoá Tày được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, đó có
thể là phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, trang phục, y phục, và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
hơn hết là ngôn ngữ, chữ viết. Nhiều nhà thơ đã dùng chữ viết Tày để sáng tác
như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Dương Thuấn...Một số nhà văn lại
mang hơi thở cuộc sống dân tộc Tày vào tác phẩm của mình qua việc sử dụng
từ ngữ.... Các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng là những ví dụ tiêu biểu.
Con người dân tộc Tày với lịch sử và văn hoá của họ tạo nên nét đặc
thù riêng. Tìm hiểu bản sắc văn hoá Tày trên phương diện ngôn ngữ sẽ giúp
chúng ta hiểu sâu sắc hơn nét đặc thù ấy.
1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng
Nhà văn Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936 tại bản
Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Ông là nhà văn tiêu
biểu của Việt Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát
triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
1.3.1. Sự nghiệp
Bút danh Vi Hồng được bạn đọc cả nước biết đến khá sớm. Năm 1959,
truyện ngắn "Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng" được Tổng hội sinh viên
trao giải Nhì. Sau đó, bút danh Vi Hồng trở nên quen thuộc với rất nhiều các
truyện ngắn, công trình nghiên cứu văn học dân gian...như truyện ngắn"Cây
su su nọng ỷ" (1962), "Nước suối đào tiên" (1963), "Cọn nước Eng
Nhàn"(1971)…
Năm 1980, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vi Hồng mang tên "Đất Bằng"
ra đời và được đánh giá cao. Từ năm 1985 trở đi, với nghị lực lao động phi
thường, Vi Hồng đã cho ra đời một loạt tiểu thuyết mang đậm bản sắc dân tộc
như tiểu thuyết: "Núi cỏ yêu thương" (NXB Thanh niên - 1984), ""Thung
lũng đá rơi" (NXB Văn hoá - 1985), "Người trong ống" (NXB Lao động –
1990), "Lòng dạ đàn bà" (NXB Thanh niên - 1992), "Tháng năm biết nói"
(NXB Dân tộc - 1993), "Chồng thật - Vợ giả" (NXB Thanh niên - 1994), "Đi
tìm giàu sang" (NXB Văn hoá dân tộc – 1995).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Vi Hồng, chúng ta càng
trân trọng khát vọng sáng tạo luôn cháy bỏng trong ông cũng như sự công phu
lao động chữ nghĩa của ông. Đúng như những người quý trọng ông đã nhận
xét: "…Đi tìm Mẹ chữ ở tuổi thiếu niên, anh là người sáng tạo một khối chữ
khổng lồ ở tuổi 60 trước lúc qua đời".
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ
Văn Vi Hồng vừa mang đậm phong vị thơ ca dân gian Tày Nùng vừa
đậm chất trí tuệ bác học. Đọc Vi Hồng, ta thấy hồn cốt văn chương ông thật
gần gũi, thân thuộc, bình dị như cơm tẻ, như bát canh thịt gà gừng, như bánh
cuốn nóng, như bát coóng phù mùa đông, như ngửi thấy hơi thở mùi măng
xào với lá mác mật...Hội thoại giữa các nhân vật trong văn Vi Hồng cũng
mang đậm nét lối nói của dân tộc vùng Việt Bắc. Lời thoại trong văn của ông
đã thực sự gây được hiệu quả thẩm mỹ to lớn đối với bạn đọc
1.4. Kết luận chƣơng
Chương này đã trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản làm
cơ sở lý luận cho luận văn. Đó là lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội
thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Bên cạnh đó, luận văn cũng
trình bày một vài nét về bản sắc văn hoá Tày và đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi
Vi Hồng. Ngoài những lý thuyết nói trên, luận văn còn dựa vào lý thuyết về
ngữ pháp tiếng Việt để xác định cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập, lời hồi
đáp và lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng (sẽ trình bày ở chương 2).
Song lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt là những vấn quen thuộc nên chúng tôi
không trình bày ở đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Chƣơng 2
LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN CẤU TẠO NGỮ PHÁP
Nói tới lời thoại trong hội thoại trước hết là nói tới lời dẫn nhập và lời
hồi đáp của các nhân vật hội thoại. Có thể xem xét lời thoại về nhiều phương
diện. Chương này tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về mặt cấu tạo
ngữ pháp.
Theo tư liệu thống kê, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia
làm 3 loại căn cứ vào chức năng của chúng trong cuộc thoại, đó là:
- Lời thoại có chức năng dẫn nhập (lời thoại là tham thoại dẫn nhập).
- Lời thoại có chức năng hồi đáp (lời thoại là tham thoại hồi đáp).
- Lời thoại vừa có chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp (tạm
gọi là kiểu lời thoại đa chức năng hay lời thoại phức hợp).
Theo đó, cấu tạo của chương này sẽ gồm 3 mục lớn:
- Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập.
- Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp.
- Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp.
2.1. Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập)
trong văn xuôi Vi Hồng
Trong hội thoại, lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) là lời thoại có chức
năng dẫn nhập. Đó là các chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm
đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng chính của tham thoại dẫn nhập là
yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời,
khẳng định, ra lệnh, v.v...Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra là
trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh,
v.v...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia lời dẫn nhập trong văn xuôi
Vi Hồng thành 4 nhóm:
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn;
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu phức;
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép;
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu.
Theo thống kê của chúng tôi, trong một số tác phẩm văn xuôi Vi Hồng
chọn làm ngữ liệu, tổng số lời dẫn nhập được sử dụng là 328 lượt sử dụng,
chiếm tỷ lệ 22,63% tổng số lời thoại đã thống kê (328/1449).
2.1.2. Phân loại và miêu tả lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi
Hồng về cấu tạo ngữ pháp
2.1.2.1. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn
Câu đơn là “đơn vị ngữ pháp lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức
ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập
trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một
sự việc)” [2,17].
Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn là
32 trường hợp, chiếm tỷ lệ 9,76 % tổng số lời dẫn nhập (32/328) và chiếm
tỷ lệ 2,21% tổng số lời thoại đã khảo sát (32/1449).
Lời dẫn nhập trong lời dẫn nhập của văn xuôi Vi Hồng đều có cấu tạo
là câu đơn bình thường. Câu đơn bình thường "là câu được làm thành từ một
cụm chủ - vị ở vị trí tự lập và mang một ngữ điệu kết thúc” [1,6].
Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường có thể đủ thành phần
nòng cốt và có thể khuyết thành phần nòng cốt (tức là câu tỉnh lược thành
phần hoặc câu dưới bậc).
a. Lời dẫn nhập là câu đơn bình thường có đầy đủ thành phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Câu đơn bình thường có đầy đủ thành phần là câu đơn có cả hai thành
phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn
bình thường có đủ thành phần nòng cốt trong văn xuôi Vi Hồng, theo tư liệu
của chúng tôi có 25 trường hợp, chiếm tỷ lệ 78,13% tổng số lời dẫn nhập có
cấu tạo là câu đơn bình thường (25/32). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (1):
- Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi?
- Cháu đến nhà bá là nhờ cơn gió lành thôi ạ. Cháu nghe Nồm không
được khoẻ, cháu đến thăm.
[58, 76]
Lời dẫn nhập được in nghiêng trên có cấu tạo là một câu đơn có đầy đủ
thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị. Trong đó, “cơn gió lành hay cơn nắng
gắt” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, vị ngữ là “đưa anh đến nhà tôi?”.
b. Lời dẫn nhập là câu đơn tỉnh lược
Câu đơn tỉnh lược là “câu trong đó một hoặc cả hai thành phần chính
bị lược bỏ mà vẫn hiểu được nhờ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể” [53,41]. Số
lượng lời dẫn nhập cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần theo tư liệu của
chúng tôi có 7 trường hợp, chiếm tỷ lệ 21,87% tổng số lời dẫn nhập có cấu
tạo là câu đơn bình thường (7/32). Xin dẫn một ví dụ làm minh chứng:
Ví dụ (2):
- Nên đi học, Na à!
- Thế anh Hoan không muốn cho em làm người ươm cây nữa à? – Na đùa.
[58, 103]
Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong ví dụ (2) là một câu đơn tỉnh
lược thành phần chủ ngữ. Nếu khôi phục thành phần chủ ngữ, ta sẽ được một
câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt, chẳng hạn: Em nên đi học, Na à!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Tóm lại, lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng có
thể được hình dung bằng bảng tổng kết 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu đơn bình thƣờng
Câu đầy đủ thành
phần nòng cốt câu
Câu tỉnh lƣợc
Số lượng 25 7
Tỷ lệ % 78,13 21,87
2.1.2.2. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu phức
“Câu phức là một cấu tạo gồm một câu ngoài cùng mang tính chất tự lập
và một (hoặc hơn một) dạng câu bị bao không mang tính chất tự lập mà hoạt
động với tư cách một (hay những) bộ phận của câu nằm ngoài cùng”[2, 292].
Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ
pháp là câu phức có 6 trường hợp, chiếm tỷ lệ 1,83 % tổng số lời dẫn nhập
(6/328) và chiếm tỷ lệ 0,41% tổng số lời thoại đã khảo sát (6/1449).
Lời dẫn nhập cấu tạo là câu phức trong văn xuôi Vi Hồng đều có kiểu cấu
tạo là câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (3):
- Anh Vạng, em không ngờ anh yêu em thật lòng như vậy.
- Một là ngày mai anh sẽ chết. Hai là anh sẽ lấy em. Em cho anh một lời
để anh còn chọn con đường anh đi…
[58, 40]
Lời dẫn nhập “Anh Vạng, em không ngờ ai là anh yêu em thật lòng như
vậy” có cấu tạo là một câu phức. Thành phần bổ ngữ “anh yêu em thật lòng”
bổ sung ý nghĩa cho động từ “(không) ngờ” là một cụm chủ - vị. Lời dẫn nhập
này là kiểu câu phức có thành phần bổ ngữ là một cụm chủ vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
2.1.2.3. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép
“Câu ghép (hay hợp thể câu) là một cấu tạo gồm từ hai dạng câu trở
lên, mỗi dạng câu trong đó có tính tự lập tương đối, giữa chúng có những
kiểu quan hệ nhất định và được diễn đạt bằng những cách nhất định. Mỗi câu
trong câu ghép là một vế câu, hay một dạng câu không bị bao” [2,292].
Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ
pháp là câu ghép là 12 trường hợp, chiếm tỷ lệ 3,66 % tổng số lời dẫn nhập
(12/328) và chiếm tỷ lệ 0,83% tổng số lời thoại đã khảo sát (12/1449).
Có thể chia lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép thành các tiểu loại, tuỳ
theo tính chất và quan hệ của các vế câu. Theo tư liệu điều tra của chúng tôi,
lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia thành
02 loại:
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chính phụ;
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chuỗi.
a. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ được hiểu “là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không
bình đẳng, thường gọi là quan hệ chính phụ, hay quan hệ phụ thuộc giữa hai
vế câu, vế phụ phụ thuộc vào vế chính” [2,303].
Trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, có 9 lời dẫn nhập có cấu tạo là
câu ghép chính phụ, chiếm tỷ lệ 75 % tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu
ghép (9/12). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (4):
- Anh Cốc này, nếu vầng trăng kia rơi xuống lòng anh, anh có dám giữ
lấy làm của riêng không?
[58, 127]
Lời dẫn nhập vừa dẫn có cấu tạo là một câu ghép chính phụ giả
thiết/hệ quả. Trong đó, ở đầu vế phụ chỉ giả thiết “nếu vầng trăng kia rơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
xuống lòng anh” chứa quan hệ từ “nếu”, vế chính “anh có dám giữ lấy làm
của riêng” là vế chỉ hệ quả.
b. Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép chuỗi
Câu ghép chuỗi “là kiểu câu ghép liên hợp không sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ nối kết các vế câu…Các vế câu ở đây được đặt nối tiếp
nhau làm thành một chuỗi liên tục…Mối quan hệ chung nhất giữa các vế câu
ở đây là quan hệ bổ sung, ngoài ra còn có những kiểu quan hệ hàm ẩn khác
nữa” [2,322].
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là
câu ghép chuỗi trong văn xuôi Vi Hồng là 3 trường hợp, chiếm tỷ lệ 25% tổng
số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép (3/12). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (5):
- Mình về phòng, Slao đọc sách nhé!
- Anh Cốc! Anh vào đây em bảo cái này.
[58,119]
Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời dẫn nhập “Mình về phòng, slao đọc
sách nhé!” là câu ghép chuỗi gồm hai vế câu có quan hệ song song với nhau.
Vế câu “mình về phòng” và vế câu “Slao đọc sách” không sử dụng phương
tiện nối kết mà đặt nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục.
Tóm lại, lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là câu ghép
có thể được tóm tắt bằng bảng tổng kết 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong
văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu ghép chính phụ Câu ghép chuỗi
Số lượng 9 3
Tỷ lệ % 75 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
2.1.2.4. Lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu
Chuỗi câu là một tập hợp các câu được sắp xếp theo một trình tự nhất
định, biểu đạt một nội dung ý nghĩa nhất định.
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, trong một số tác phẩm văn xuôi Vi
Hồng được chọn làm ngôn liệu, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là
chuỗi câu có 278 trường hợp, chiếm tỷ lệ 84,75 % tổng số lời dẫn nhập
(278/328) và chiếm tỷ lệ 19,19 % tổng số lời thoại đã khảo sát (278/1449).
Có thể chia lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu thành 02 tiểu loại:
- Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hai câu.
- Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hơn hai câu.
a. Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hai câu
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo
ngữ pháp là một chuỗi gồm hai câu có 64 trường hợp, chiếm tỷ lệ 23,02% tổng
số lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu (64/278). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (6): Ma Chàn lại đến nhà Áo Cang mà cả.
- Tôi thuê ông số tiền bằng con lợn một tạ. Ông xâu néo mũi con trâu đầu
đàn nhà ông Hỷ cho tôi.
[60, 55]
Trong ví dụ này, lời dẫn nhập “Tôi thuê ông số tiền bằng con lợn một
tạ. Ông xâu néo mũi con trâu đầu đàn nhà ông Hỷ cho tôi” cấu tạo là một
chuỗi gồm hai câu: một câu phức “Tôi thuê ông số tiền bằng con lợn một tạ”
và một câu đơn “Ông xâu néo mũi con trâu đầu đàn nhà ông Hỷ cho tôi”.
b. Lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hơn hai câu
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng
lời dẫn nhập có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi gồm hơn hai câu trở lên có 214
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
lượt sử dụng, chiếm tỷ lệ 76,98 % tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi
câu. Dưới đây là một ví dụ:
Ví dụ (7):
- Nồm, anh hỏi thật em nhé! Chuyện giữa anh và chị Đài của em, em
biết rồi. Anh muốn trả hết nghĩa hết tình…Anh có lỗi với cụ…Bây giờ nếu anh
yêu em, lấy em làm vợ, em có bằng lòng không? Em thấy có nên không? Nếu
nên hay không nên em cứ bảo thẳng anh như đứa em gái nói với anh trai của
mình.
- Trời ơi…đất ơi! - Nồm khẽ rên rỉ - Em không còn xứng đáng với anh
nữa anh Tàm ạ! Em là bông hoa rữa đã tàn…
[58, 157]
Chuỗi câu tạo thành lời dẫn nhập ở ví dụ trên gồm 7 câu, trong đó có:
05 câu đơn (Nồm, anh hỏi thật em nhé; Chuyện giữa anh và chị Đài của em,
em biết rồi; Anh muốn trả hết nghĩa hết tình; Anh có lỗi với cụ; Em thấy có
nên không) và 02 câu ghép chính phụ chỉ giả thiết/hệ quả (Bây giờ nếu anh
yêu em, lấy em làm vợ, em có bằng lòng không; Nếu nên hay không nên em cứ
bảo thẳng anh như đứa em gái nói với anh trai của mình”).
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi
Hồng có cấu tạo là một chuỗi câu qua bảng tổng kết 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu trong
văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Chuỗi câu gồm 02 câu Chuỗi câu có hơn 02 câu
Số lượng 64 214
Tỷ lệ % 23,02 76,98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
2.1.3. Kết luận về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong
văn xuôi Vi Hồng
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi
Hồng có các kiểu cấu tạo ngữ pháp là câu đơn (đầy đủ thành phần hoặc tỉnh
lược thành phần), câu phức (có bổ ngữ là một cụm chủ - vị), câu ghép (chính
phụ hoặc câu ghép chuỗi) và chuỗi câu.
Trong tổng số lời dẫn nhập đã khảo sát, lời dẫn nhập có cấu tạo là câu
phức có số lượng ít nhất (6/328) (1,83%) so với lời dẫn nhập có cấu tạo là
câu đơn, câu ghép và chuỗi câu, lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu có số
lượng nhiều nhất (278/328) (84,75) so với lời dẫn nhập có cấu tạo là câu
đơn, câu phức và câu ghép.
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi
Hồng qua bảng tổng kết 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng xét
theo cấu tạo ngữ pháp
Cấu tạo ngữ
pháp lời dẫn
nhập
Số lƣợng
Tổng số
Tỷ lệ %
Câu đơn
Câu
phức
Câu ghép Chuỗi câu
Bình thường
Chính
phụ
Chuỗi
gồm
02
câu
gồm
hơn
02
câu
Đầy đủ thành
phần nòng cốt
Tỉnh lược thành
phần
Số lượng 25 7 6 9 3 64 214
Tổng số (328) 32 6 12 278
Tỷ lệ % 9,76 1,83 3,36
84,75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
2.2. Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp (tham thoại hồi đáp) trong
văn xuôi Vi Hồng
2.2.1. Nhận xét chung
Trong hội thoại, lời hồi đáp (tham thoại hồi đáp) là lời thoại có chức
năng hồi đáp. Chức năng ở tham thoại hồi đáp là chức năng ở lời của các
tham thoại hồi đáp lại chức năng ở tham thoại hồi đáp.
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia lời hồi đáp trong văn xuôi
Vi Hồng thành 4 nhóm:
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn;
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu phức;
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép;
- Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu.
Theo số liệu của chúng tôi, tổng số lời hồi đáp được sử dụng trong văn
xuôi Vi Hồng là 328, chiếm tỷ lệ 22,63% tổng số lời thoại (328/1449).
2.2.2. Phân loại và miêu tả lời hồi đáp trong văn xuôi Vi
Hồng về cấu tạo ngữ pháp
2.2.2.1. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, số lượng lời hồi đáp trong văn xuôi
Vi Hồng có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn có 32 trường hợp, chiếm tỷ lệ 9,7%
tổng số lời hồi đáp đã thống kê (32/328) và chiếm tỷ lệ 2,21% tổng số lời
thoại đã khảo sát (32/1449).
Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn có thể được chia thành hai kiểu:
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn bình thường;
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt.
a. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn bình thường
Tư liệu của chúng tôi cho thấy, trong những tác phẩm văn xuôi của Vi
Hồng được chọn khảo sát, số lượng lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
thường có 30 lượt sử dụng, chiếm tỷ lệ 93,75% tổng số lời hồi đáp có cấu
tạo là câu đơn (30/32).
Theo kết quả khảo sát, có thể chia lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn
bình thường thành hai tiểu loại: câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt và câu
đơn tỉnh lược thành phần.
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ thành phần
nòng cốt.
Theo tư liệu của chúng tôi, trong số lời hồi đáp cấu tạo là câu đơn, lời
hối đáp có cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ thành phần nòng cốt câu có
27 trường hợp, chiếm tỷ lệ 90% tổng số lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn bình
thường (27/30). Xin dẫn một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (8):
- Thôi, quân tử nhất ngôn. Tám mươi nhăm lạng. Dứt khoát, quan ngài
bằng lòng thì tôi làm giấy ngay. Nếu không thì thôi.
- Tôi bằng lòng.
[60,223]
Trong ví dụ vừa dẫn, lời hồi đáp “Tôi bằng lòng”có cấu tạo là một câu
đơn có đầy đủ thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị. Trong đó, chủ ngữ là
“Tôi”, vị ngữ là “bằng lòng”.
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn bình thường bị tỉnh lược thành phần
nòng cốt.
Số lượng lời hồi đáp cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần nòng cốt
theo tư liệu của chúng tôi có 3 trường hợp, chiếm tỷ lệ 10% tổng số lời hồi
đáp có cấu tạo là câu đơn bình thường (3/30). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (9):
- Chánh Kiệm chết đuối rồi!
- Chết đuối! Lão tự tử thì có!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Tự tử thì lão ấy chẳng cần thả mảng cho trôi đi như những cô gái chửa
hoang ngày xưa làm gì?
- Nhưng vẫn cứ là tự tử.
[58, 171]
Lời hồi đáp của Sp2 (người nghe) “Nhưng vẫn cứ là tự tử” trong cuộc
thoại trên có cấu tạo là một câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Nếu khôi
phục lại thành phần chủ ngữ, ta sẽ được một câu đầy đủ là: Nhưng đó vẫn cứ
là tự tử. Lời hồi đáp trên mặc dù được cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần
nhưng khi phát ngôn ra hồi đáp lại lời dẫn nhập của Sp1 (người nói), Sp1 vẫn
hiểu được nhờ các yếu tố thuộc hoàn cảnh giao tiếp.
b. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt
Câu đơn đặc biệt “là câu mà trong đó không phân biệt được đâu là chủ
ngữ, đâu là vị ngữ, cho nên cũng được gọi là câu đơn không phân định thành
phần. Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một thực từ hoặc một cụm từ chính
phụ hay cụm từ đẳng lập với tư cách là một trung tâm cú pháp, không chứa
hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ chủ ngữ - vị ngữ
với trung tâm cú pháp nói trên. Trong câu đơn đặc biệt có thể có trạng ngữ
và đề ngữ" [3,273].
Theo số liệu thống kê, trong văn xuôi Vi Hồng, có 02 lời hồi đáp có cấu
tạo là câu đơn đặc biệt, chiếm tỷ lệ 6,25% trong tổng số lời hồi đáp có cấu
tạo là câu đơn (2/32).
Xin dẫn một ví dụ dưới đây:
Ví dụ (10):
- A…Slao nói đúng lắm. Bióoc loỏng, hoa đẹp nhất rừng, thơm ngát
nhất các loài hoa. Đán này chẳng dám với đến bông hoa đẹp như vậy đâu.
- Ứ…ừ…
[58, 125]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Lời hồi đáp “Ứ…ừ” của có cấu tạo là câu đơn đặc biệt. Câu này chỉ
gồm từ cảm thán “Ứ…ừ” để bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong văn xuôi Vi
Hồng, lời hồi đáp có cấu tạo loại này rất ít, như đã nói, chỉ có 2 trường hợp.
Tóm lại, lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng có
thể được hình dung bằng bảng tổng kết 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu đơn bình thƣờng
Câu đơn
đặc biệt Câu đầy đủ thành
phần nòng cốt câu
Câu tỉnh lƣợc
Số lượng 27 3 2
Tỷ lệ % 93,75 6,25
2.2.2.2. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu phức
Theo sự thống kê của chúng tôi, trong các tác phẩm văn xuôi Vi Hồng
đã chọn làm ngữ liệu, chỉ có 1 lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là câu phức,
chiếm tỷ lệ 0,3% tổng số lời hồi đáp (1/328) và chiếm tỷ lệ 0,07% tổng số
lời thoại đã khảo sát (1/1449).
Lời hồi đáp cấu tạo là câu phức trong văn xuôi Vi Hồng thuộc kiểu cấu
tạo câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị. Xin được dẫn ra dưới đây:
Ví dụ (11):
- Lấy được bằng ấy hoa dứt khoát anh Tàm phải đi lên rừng một ngày.
- Ôi, lại tết thành tầng, thành loại (giống) như hoa mừng sinh nhật người
tồng, người khoả nữa kia (Bạn kết nghĩa thiêng).
[58, 47]
Lời hồi đáp “Ôi, lại tết thành tầng, thành loại (giống )như hoa mừng sinh
nhật người tồng, người khoả nữa kia ” có cấu tạo là một câu phức. Thành
phần bổ ngữ “ hoa mừng sinh nhật người tồng, người khoả” bổ sung ý nghĩa
cho tính từ “như” có cấu tạo là một cụm chủ - vị (Chủ ngữ là: hoa; vị ngữ là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
mừng sinh nhật người tồng, người khoả). Lời hồi đáp này là câu phức có
thành phần bổ ngữ là một cụm chủ - vị.
2.2.2.3. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép
Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời hồi đáp có cấu tạo ngữ
pháp là câu ghép có16 trường hợp, chiếm tỷ lệ 3,88% tổng số lời hồi đáp đã
thống kê (16/328) và chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số lời thoại đã khảo sát
(16/1449).
Tuỳ theo tính chất và quan hệ của các vế câu, có thể chia lời hồi đáp
có cấu tạo là câu ghép thành các tiểu loại.
Tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, lời hồi đáp có cấu tạo là câu
ghép trong văn xuôi Vi Hồng gồm 02 tiểu loại như ở lời dẫn nhập, đó là:
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép chính phụ;
- Lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép chuỗi.
a. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép chính phụ
Số lượng lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép chính phụ trong các tác
phẩm văn xuôi Vi Hồng được chọn khảo sát là 7 trường hợp, chiếm tỷ lệ
43,75% trong tổng số lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép (7/16). Dưới đây là
một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (12):
- Na à, lâu nay mình xa các bạn, mình đã thành bà già mất rồi. Mình
đánh mất tuổi từ bao giờ. Hôm nay mình lại như nhặt được nó.
- Mình mừng vô cùng nếu bạn có thật ở trong lòng điều mà bạn vừa
nói ra.
[58, 127]
Lời hồi đáp vừa dẫn có cấu tạo là một câu ghép chính phụ điều
kiện/kết quả. Vế phụ của câu ghép là vế câu chỉ điều kiện “nếu bạn có thật ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
trong lòng điều mà bạn vừa nói ra” được đặt sau vế chính. Vế chính của câu
ghép “Mình mừng vô cùng” là vế chỉ hệ quả được đảo vị trí trước vế phụ.
b. Lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép chuỗi
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số
lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép chuỗi có 9 trường hợp, chiếm tỷ lệ 56,25%
tổng số lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép (9/16). Xin dẫn một ví dụ dưới đây:
Ví dụ (13):
- Nhà nước ta còn nghèo, nên các bạn trai trẻ gái tơ hãy thông cảm.
Tuy các bạn làm việc nặng và năng suất cao bấy lâu nay. Nhưng chúng tôi
mới trả các bạn được mỗi người năm trăm đồng. Số tiền này chúng tôi coi
như một món quà hay một thứ tặng phẩm, chứ không dám nói là trả tiền
công…
- Chúng tôi làm cầu để chúng tôi đi, chúng tôi không dám lấy tiền
công đâu.
[58,93]
Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời hồi đáp “Chúng tôi làm cầu để chúng
tôi đi, chúng tôi không dám lấy tiền công đâu” là câu ghép gồm hai vế câu có
quan hệ nguyên nhân. Vế câu “Chúng tôi làm cầu để chúng tôi đi” là vế câu
chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả thể hiện ở vế câu thứ hai “chúng tôi không
dám lấy tiền công đâu”. Có ý kiến cho rằng đây là câu ghép chính phụ chỉ
quan hệ nhân quả vắng mặt kết từ. Tuy nhiên chúng tôi thiên và quan điểm
hai vế câu này không sử dụng phương tiện để nối kết mà được đặt nối tiếp
nhau làm thành một chuỗi liên tục. Do đó, đây là một câu ghép có cấu tạo là
câu ghép chuỗi.
Tóm lại, lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là câu ghép có
thể được tóm tắt bằng bảng tổng kết 2.6 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng 2.6. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
Tỷ lệ %
Câu ghép chính phụ Câu ghép chuỗi
Số lượng 7 9
Tỷ lệ % 43,75 56,25
2.2.2.4. Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu
Theo tư liệu của chúng tôi, trong những tác phẩm văn xuôi của Vi
Hồng đã chọn, số lượng lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu có 279
trường hợp, chiếm tỷ lệ 85,06% tổng số lời hồi đáp (279/328) và chiếm tỷ lệ
19,25 % tổng số lời thoại đã khảo sát (279/1449).
Có thể chia lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu thành tiểu loại:
- Lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi câu gồm hai câu.
- Lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi câu gồm hơn hai câu.
a. Lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi câu gồm hai câu
Trong văn xuôi Vi Hồng, chúng tôi đã thống kê được 51 lời hồi đáp có
cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu là lời hồi đáp, chiếm tỷ lệ 8,28%
tổng số lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu (51/279). Xin dẫn ra một ví dụ
dưới đây:
Ví dụ (14):
- Anh nói thế, em tin. Bây giờ em về đây! A, anh có biết cái chỗ làm
chòi cho chị Nhình của em không đấy?
- Anh biết rồi! Em yên chí.
[60, 172]
Lời hồi đáp trong ví dụ vừa dẫn “Anh biết rồi! Em yên chí” được cấu
tạo là một chuỗi câu gồm hai câu đơn: “Anh biết” và “Em yên chí".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
b. Lời hồi đáp có cấu tạo ngữ pháp là một chuỗi câu gồm hơn hai câu
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời hồi đáp có cấu tạo
ngữ pháp là chuỗi câu gồm hơn hai câu có 228 lượt sử dụng, chiếm tỷ lệ
81,72% tổng số lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu (228/279). Dưới đây là
một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (15):
- Anh Vàng Khao. Anh có thấy trăng và thác quê em đẹp mê hồn hay
không?
- Trăng quê em rất đẹp, thác quê em đẹp lắm! Nhưng em còn đẹp hơn
những cái đó cộng lại. Anh muốn tất cả vẻ đẹp của quê hương em đã kết tụ
trong em thuộc về anh. Không biết em nghĩ như thế nào. Em hãy đưa bàn tay
với những ngón tay thuôn lông nhím cho anh nâng. Anh mong ước trọn đời
anh cả linh hồn và hình dáng của anh sẽ chôn sâu dưới đáy mắt huyền nhung
của em.
[59,48]
Lời hồi đáp ở ví dụ trên có cấu tạo là một chuỗi câu gồm 6 câu: 01 câu
ghép (Trăng quê em rất đẹp, thác quê em đẹp lắm); 01 câu đơn (Nhưng em
còn đẹp hơn những cái đó cộng lại) và 04 câu phức (Anh muốn tất cả vẻ đẹp
của quê hương em đã kết tụ trong em thuộc về anh; Em hãy đưa bàn tay với
những ngón tay thuôn lông nhím cho anh nâng; Không biết em nghĩ như thế
nào; Anh mong ước trọn đời anh cả linh hồn và hình dáng của anh sẽ chôn
sâu dưới đáy mắt huyền nhung của em).
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng
qua bảng tổng kết 2.7 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 2.7. Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Chuỗi câu gồm 02 câu
Chuỗi câu
gồm hơn 02 câu
Số lượng 51 228
Tỷ lệ (%) 18,28 81,72
2.2.3. Kết luận về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp trong
văn xuôi Vi Hồng
Trong văn xuôi Vi Hồng, lời hồi đáp có các kiểu cấu tạo ngữ pháp là:
câu đơn đầy đủ thành phần, câu đơn đặc biệt, câu đơn tỉnh lược thành phần,
câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị, câu ghép chính phụ, câu ghép chuỗi
và chuỗi câu.
Trong tổng số lời hồi đáp đã khảo sát, lời hồi đáp có cấu tạo là câu
phức có số lượng ít nhất (1/328), lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu có số
lượng nhiều nhất (279/328).
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng
qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8. Bảng tổng kết lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng xét về cấu tạo
ngữ pháp
Cấu tạo ngữ
pháp
lời hồi đáp
Số lƣợng
Tổng số
Tỷ lệ %
Câu đơn
Câu
phức
Câu ghép Chuỗi câu
Bình thường
Đặc
biệt
Chính
phụ
Chuỗi
gồm
02
câu
gồm
hơn
02
câu
Đầy đủ thành
phần nòng cốt
Tỉnh lược
thành
phần
Số lượng 27 3 2 1 7 9 51 228
Tổng số (328) 32 1 16 279
Tỷ lệ % 9,76 0,30 4,88 85,06
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
2.3. Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng
2.3.1. Nhận xét chung
Trong hội thoại, các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của
tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải chỉ thực hiện trách nhiệm đối với tham
thoại dẫn nhập mà nó còn đưa ra một quyền lực buộc người đối thoại phải tin
vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra. Vì vậy, khi một tham thoại hồi
đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại
đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại. Từ đó, sẽ xuất hiện kiểu lời thoại vừa có
chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp, tạm gọi là lời thoại phức hợp.
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia kiểu lời thoại phức hợp
trong văn xuôi Vi Hồng thành 4 nhóm:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu phức;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu.
Theo số liệu của chúng tôi, tổng số lời thoại phức hợp được sử dụng
trong văn xuôi Vi Hồng là 793 lời thoại, chiếm tỷ lệ 54,73% tổng số lời
thoại khảo sát (793/1449).
2.3.2. Phân loại và miêu tả kiểu lời thoại phức hợp trong văn
xuôi Vi Hồng về cấu tạo ngữ pháp
2.3.2.1. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp trong
văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo ngữ pháp là câu đơn là 91 lời thoại, chiếm tỷ lệ
11,48% tổng số lời thoại phức hợp (48/793) và chiếm tỷ lệ 6,28%
(91/1449) tổng số lời thoại thoại đã khảo sát.
Lời thoại phức hợp có thể được chia thành hai kiểu:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt.
a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường
Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu
đơn bình thường là 86 lời thoại, chiếm tỷ lệ 94,51% (86/91) tổng số lời
thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, có thể chia lời thoại phức hợp có cấu
tạo là câu đơn bình thường thành hai tiểu loại: câu đơn đầy đủ thành phần
nòng cốt và câu đơn tỉnh lược thành phần.
- Số lượng lời thoại phức hợp cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ
thành phần nòng cốt câu theo tư liệu của chúng tôi là 66 lời thoại, chiếm tỷ lệ
76,74% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường
(66/86). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (16):
- Ông bà ấy đã muốn đuổi cháu đi từ lâu rồi. Từ khi ông bà ấy biết
Nhình Hỷ yêu cháu tha thiết. Nhưng lần này cháu phải đi hẳn khỏi nhà ông ta,
không thể chần chừ thêm một ngày.
- Cháu định đi đâu?
- Đi đâu, về đâu? Phận cháu như cây bèo tấm mỏng manh, trôi nổi theo
cái dòng đời của cháu. Cháu cũng không biết đi đâu, về đâu nữa. Bà hãy chỉ
cho cháu: cháu nên đi về phía mặt trời mọc hay về phương mặt trời lặn?
[60,94]
Lời thoại phức hợp “Cháu định đi đâu?” có cấu tạo là một câu đơn có
đầy đủ thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị. Trong đó, chủ ngữ là “Cháu”,
vị ngữ là “định đi đâu”.
- Số lượng lời thoại phức hợp cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần
theo tư liệu của chúng tôi có 20 lời thoại, chiếm tỷ lệ 23,26% tổng số lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn bình thường (20/86). Dưới đây là một ví
dụ tiêu biểu:
Ví dụ (17):
- Đúng đấy. Nhưng nói cho đúng hơn là các cô gái yêu Đán. Như hôm
nay có những hai cô gái hẹn anh ấy đi xem chiếu bóng ở xã bên.
- Đi làm sao được với cả hai?
- Có hôm còn có đến ba cô theo anh ấy. Thế mà Đán nó cũng đi.
[58, 128]
Lời thoại phức hợp “Đi làm sao được với cả hai?” trong ví dụ trên có
cấu tạo là một câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Nếu khôi phục lại thành
phần chủ ngữ, ta sẽ được một câu đầy đủ là: Đán đi làm sao được với cả hai?.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt
Theo số liệu thống kê, trong văn xuôi Vi Hồng, có 05 lời thoại phức
hợp có cấu tạo là câu đơn đặc biệt, chiếm tỷ lệ 5,49% tổng số lời thoại phức
hợp có cấu tạo là câu đơn (5/91). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (18):
- Anh Tàm đâu? – Nồm giả vờ nghiêng ngó. Nồm biết thừa Na đùa,
nhưng cô rất tự hào về tình yêu của cô với Tàm, nên cô vui mừng chấp nhận
cả những sự đùa như vậy.
- Ê , ê…
- Thôi chúng mình đừng đùa nhau nữa - Nồm nói- mình không muốn
ai nói đến anh Tàm của mình… Cái tên ấy chỉ để cho mình gọi thôi, mình có
ích kỷ quá không Na?
[58, 169]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Lời thoại phức hợp “Ê ,ê…” trong ví dụ trên có cấu tạo là câu đơn đặc
biệt. Câu này chỉ gồm từ cảm thán. Từ này thường dùng trong giao tiếp để
trêu đùa hoặc chế giễu.
Tóm lại, lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi
Hồng có thể được hình dung bằng bảng tổng kết 2.9 dưới đây:
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn
xuôi Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu đơn bình thƣờng Câu đơn
đặc biệt Câu đầy đủ thành
phần nòng cốt câu
Câu tỉnh lƣợc
Số lượng 66 20 5
Tỷ lệ % 94,51 5,49
2.3.2.2. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu phức
Theo sự thống kê của chúng tôi, trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời
thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là câu phức là 16 lời thoại, chiếm tỷ lệ
2,02 % tổng số lời thoại phức hợp (16/793) và chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số lời
thoại đã khảo sát (16/1449).
Lời thoại phức hợp cấu tạo là câu phức trong văn xuôi Vi Hồng có kiểu
cấu tạo là câu phức có bổ ngữ là một cụm chủ - vị. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (19):
- Quả hôm nay anh Eng tôn quý đã mang lại cho tôi nhiều cái mới mẻ.
- Tôi mong rằng những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần trong người anh.
- Tôi sẽ cố lớn, cố nhiều nhưng không biết có được chút gì không.
[60, 231]
Lời thoại “Tôi mong rằng những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần
trong người anh” là lời thoại phức hợp. Kiểu lời thoại này có cấu tạo là một
câu phức có thành phần bổ ngữ “ những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
trong người anh” bổ sung ý nghĩa cho động từ “mong” có cấu tạo là một cụm
chủ - vị (Chủ ngữ là: những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy; vị ngữ là: sẽ lớn dần
trong người anh). Cấu tạo của lời thoại phức hợp này là câu phức có thành
phần bổ ngữ là một cụm chủ vị.
2.3.2.3. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép
Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo
ngữ pháp là câu ghép là 30 lời thoại, chiếm tỷ lệ 3,38% tổng số lời thoại
phức hợp (30/793) và chiếm tỷ lệ 2,07% tổng số lời thoại thoại đã khảo sát
(30/1449).
Có thể chia lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép, tuỳ theo tính
chất và quan hệ của các vế câu thành các tiểu loại.
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, lời thoại phức hợp có cấu tạo là
câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia thành 03 loại:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi.
a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ
Số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ trong
văn xuôi Vi Hồng là 12 lời thoại, chiếm tỷ lệ 40% tổng số lời thoại phức hợp
có cấu tạo là câu ghép (12/30). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (20):
- Em đừng có lo, anh có đủ tiền để nuôi chị em bằng thịt cá! Còn bà
Nọi Lai là một người vô cùng tốt. Con người có bụng dạ rộng rãi, đầy mấy
bồ tình thương người. Em khỏi lo lắng đi – Nhưng thằng Xảu Xảy vẫn cứ
lưỡng lự. Nó vẫn không quay về.
- Nhưng nếu anh đưa cơm vào cửa rừng, cái ông Ma Chàn lại đổ
xuống khe thì anh làm thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
- Em yên tâm. Anh đi con đường khác để đến với Nhình Hỷ của em.
Và, nếu thằng Ma Chàn muốn đổ cơm canh trên tay anh xuống khe thì anh sẽ
cho nó xuống khe trước khi nó làm việc đó.
[60,172]
Lời thoại phức hợp “Nhưng nếu anh đưa cơm vào cửa rừng, cái ông
Ma Chàn lại đổ xuống khe thì anh làm thế nào?” có cấu tạo là một câu ghép
chính phụ giả thiết/hệ quả. Vế phụ của câu ghép “nếu anh đưa cơm vào cửa
rừng, cái ông Ma Chàn lại đổ xuống khe” là vế chỉ giả thiết. Vế chính của
câu ghép “thì anh làm thế nào” là vế chỉ hệ quả. Hai vế câu được nối với
nhau bởi cặp quan hệ từ “nếu…thì”.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập “là câu ghép trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các
vế câu là ngang hàng nhau, không vế nào phụ thuộc vế nào” [7,309].
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số
lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập là 12 lời thoại, chiếm tỷ lệ
40% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (12/30). Xin dẫn ví dụ
dưới đây:
Ví dụ (21):
- Anh ăn đi anh Háo ạ. Em tên là Nhình. Em có thể tiếp rượu với anh
được chứ?
- Sức rượu của cô bao nhiêu mà lại định đọ với tôi?
- Em uống chơi thì hết một lít. Uống thật thì hết hai lít. Uống cố thì hết
ba lít! - Vừa nói cô Nhình vừa cười dòn như bỏng nếp nổ trên chảo.
[60,259]
Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời thoại phức hợp “Sức rượu của cô bao
nhiêu mà lại định đọ với tôi” là câu ghép đẳng lập. Vế câu “Sức rượu của cô
bao nhiêu” và vế câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ “lại định đọ với tôi” là hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
vế câu bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập này dùng
quan hệ từ “mà” để diễn đạt quan hệ nghịch đối giữa hai vế câu. Sự nghịch
đối này ở mức độ không đáng kể do tính chất của quan hệ từ “mà” chi phối.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số
lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi là 6 lời thoại, chiếm tỷ lệ 20%
tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (6/30). Dưới đây là ví dụ
tiêu biểu:
Ví dụ (22):
- Cái gợi ý của Na quan trọng chưa – Hoan nói nhỏ, nhưng giọng vui
vẻ lạ.
- Anh bảo anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi, quan
trọng gì ý kiến của em.
- Không. Anh nói thật đấy, Na à…
[58,68]
Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời thoại phức hợp “Anh bảo anh đã đề
nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi, quan trọng gì ý kiến của em” là
câu ghép chuỗi gồm hai vế câu có quan hệ bổ sung. Vế câu thứ nhất “Anh bảo
anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi” và vế câu thứ hai“quan
trọng gì ý kiến của em” không sử dụng phương tiện để nối kết mà được đặt
nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục. Trong đó, vế câu thứ hai bổ sung
cho vế câu thứ nhất.
Tóm lại, lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là câu
ghép có thể được tóm tắt bằng bảng tổng kết 2.10 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi
Vi Hồng
Cấu tạo ngữ pháp
Số lƣợng,
tỷ lệ %
Câu ghép chính
phụ
Câu ghép đẳng
lập
Câu ghép
chuỗi
Số lượng 12 12 6
Tỷ lệ % 40 40 20
2.3.2.4. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu
Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ
pháp là chuỗi câu là 656 lời thoại, chiếm tỷ lệ 82,72 % tổng số lời thoại
phức hợp (656/793) và chiếm tỷ lệ 45,27% tổng số lời thoại thoại đã khảo
sát (656/1449).
Có thể chia lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu thành
02 tiểu loại:
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu;
- Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hơn hai câu.
a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp có cấu
tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu là 128 lời thoại, chiếm tỷ lệ 19,51%
tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu (128/656). Xin dẫn ví dụ
dưới đây:
Ví dụ (23):
- Ôi, anh chưa nghỉ à? Em vô ý quá. Mải làm, giờ em mới sực nhớ là chưa
nấu nước pha trà mời khách.
- Na đừng coi anh là khách. Anh buồn lắm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
- Anh là khách quá đi chứ. Khách quý nữa cơ đấy. Không có anh thì không
biết đến đời kiếp nào mới làm nổi cái cầu.
[58, 70]
Trong ví dụ này, lời thoại phức hợp “Na đừng coi anh là khách. Anh
buồn lắm…” cấu tạo là một chuỗi câu gồm 02 câu: 01 câu phức “Na đừng
coi anh là khách” và 01 câu đơn “Anh buồn lắm”.
b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hơn hai câu
Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng
lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu trở lên là
528 lời thoại, chiếm tỷ lệ 80,49 % tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là
chuỗi câu (528/656). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (24):
- Thức ăn đã nguội, bát xá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG.pdf