Tài liệu Luận văn Bước đầu áp dụng luật sở hữu trí tuệ trong lộ trình hội nhập của Việt Nam: Luận văn: Bước đầu áp dụng luật sở hữu trí tuệ
trong lộ trình hội nhập của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công
trên mọi phương diện. Điều đó khắng định đúng đắn chủ trương của Đảng và nhà
nước ta là đổi mới cơ chế kinh tế và thừa nhận cơ chế thị trường là hòan toàn đúng
đắn và hợp lý.
Bước vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới trong
chu kỳ vận động liên hòan của nó đã thúc đẩy phát triển lên một tầm cao mới sự ra
đời khẳng định vị thế lấn áp của thị trường chứng khóan “Hoàn hảo” ở trên thế
giới và Việt Nam. Một lần nữa Đảng và nhà nước lại chủ trương thúc đẩy cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước, để phù hợp với xu thế kinh tế mới trên thế giới.
Với chủ trương ấy chúng ta đang từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các
thông tư hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp nhằm chuyển đ...
65 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Bước đầu áp dụng luật sở hữu trí tuệ trong lộ trình hội nhập của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Bước đầu áp dụng luật sở hữu trí tuệ
trong lộ trình hội nhập của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công
trên mọi phương diện. Điều đó khắng định đúng đắn chủ trương của Đảng và nhà
nước ta là đổi mới cơ chế kinh tế và thừa nhận cơ chế thị trường là hòan toàn đúng
đắn và hợp lý.
Bước vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nền kinh tế thế giới trong
chu kỳ vận động liên hòan của nó đã thúc đẩy phát triển lên một tầm cao mới sự ra
đời khẳng định vị thế lấn áp của thị trường chứng khóan “Hoàn hảo” ở trên thế
giới và Việt Nam. Một lần nữa Đảng và nhà nước lại chủ trương thúc đẩy cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước, để phù hợp với xu thế kinh tế mới trên thế giới.
Với chủ trương ấy chúng ta đang từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các
thông tư hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp nhằm chuyển đổi các doanh
nghiệp Nhà nước sao cho có hiệu quả nhất. Để nâng cao sức cạnh tranh do doanh
nghiệp, cho nền kinh tế. Làm cho đồng vốn có chủ thực sự, huy động mọi nguồn
lực cho phát triển và đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên khi tham gia.
Trước xu hướng đó đặt ra một yêu cầu qúa cấp bách là các doanh nghiệp phải xác
định giá trị của mình vì nó là tiền đề và là điều kiện trước khi doanh nghiệp được
đem ra mua bán trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty kiểm toán AISC chi nhánh Đã Nẵng em được
biết việc xác định giá tri doanh nghiệp phục vụ cổ phần hóa là một phần trong
nghiệp vụ của AISC thực hiện. Mặt khác để tăng thêm sự hiểu biết về giá trị của
một doanh nghiệp em đã quyết định chọn đề tài”QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ
TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
AISC - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG” Làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
I. Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp
1. Nhu cầu định giá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1 Tính tất yếu của định giá doanh nghiệp
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển hướng tới một nền kinh tế thị
trường từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bối cảnh của nền kinh tế
đang hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ. Với một nền kinh tế trẻ như Việt
Nam đang đặt ra nhiều thủ thách, áp lực đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên
mọi lĩnh vực như năng lực tài chính, chất lượng, sản phẩm, tìềm lực cạnh tranh ...
Đòi hỏi trong quá trình hoạt động hướng tới mục tiêu tồn tại và phát triển trong cơ
chế kinh tế ngày nay buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật,
nâng cao hiệu năng quản trị, tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Đặt ra cho các
nhà doanh nghiệp là cần phải biết" Sức khoẻ" của doanh nghiệp mình hiện tại như
thế nào, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường hiện tại ra sao so với
đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên phải đánh giá để
xác định giá trị của chính mình để có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Mặc khác trong xu thế vận động của nền kinh tế thị trường, các nhóm có quyền lợi
trong doanh nghiệp, Chính phủ và chính doanh nghiệp luôn có nhu cầu đánh giá
một cách khách quan về tình hình hoạt động, triển vọng tương lai, vị thế tín dụng,
cần xác định giá trị doanh nghiệp để ra các quyết định đầu tư, xác nhập, mua lại,
tài trợ tín dụng...
Hơn nữa doanh nghiệp còn được xem là 1 tài sản, một loại hàng hoá có thể đem ra
mua bán. Và giá trị doanh nghiệp đem ra mua bán là bao nhiêu, giá nào là phù hợp
với giá thị trường, được thị trường chấp nhận. Bắt buộc doanh nghiệp phải được
xác định giá trị theo giá thị trường để có thể chuyển nhượng, sáp nhập hay muốn
cổ phần hoá.
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt nhiều dấu hiệu
khởi sắc, tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, cơ chế thị trường đang từng bước
hoàn thiện. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài,
thị phần sụt giảm, vị thế cạnh tranh trên thương trường ngày càng thấp. Đặc biệt
trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng naỳ rất trầm trọng và phổ
biến. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Phần lớn Giám đốc DNNN thiếu
năng động, chưa theo kịp yêu cầu quản lý doanh nghiệp hiện đại. Chế độ lương
cứng nhắc đã làm chảy máu chất xám, không giữ được đội ngũ công nhân có trình
độ tay nghề cao, tổ chức quản lý cồng kềnh và kém hiệu quả. Với cùng ngành nghề
và quy mô nhưng biên chế quản lý DNNN gấp 2-3 lần DNTN. Cùng số lượng tài
sản cố định như nhau nhưng số lao động của DNNN gấp 10 lần Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Chứng tỏ rằng thành phần kinh tế Nhà nước cần phải có sự
đổi mới trong cách quản lý, tổ chức và thực hiện. Bên cạnh đó vưói nạn tham
nhũng tràn lan, Đảng và Nhà nước Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh việc
cổ phần hoá làm cho các đồng vốn, tài sản có chủ thực sự, đặt ra một yêu cầu mới
Định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá.
Từ những lý luận trên cho thấy một nhu cầu rất cấp bách đòi hỏi phải hình thành
những nội dung, chuẩn mực và phương pháp cụ thể để có thể tiến hành định giá
doanh nghiệp ở Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế nước nhà.
1.2 Các chủ thể định giá doanh nghiệp
Các chủ thể là những thành phần có quyền lợi trong doanh nghiệp sẽ có thể tham
gia định giá doanh nghiệp với các mức độ quan tâm, cách thức xác định giá trị
doanh nghiệp và mục đích hoàn toàn khác nhau. Ta có thể chia các chủ thể thành 2
nhóm.
* Nhóm chủ thể bên trong doanh nghiệp bao gồm: ban lãnh đạo, các bộ phận, nhân
viên và các chủ sở hữu
* Nhóm các chủ thể bên ngoài bao gồm: Các chủ nợ, các nhà cung ứng, các khách
hàng, nhà đầu tư tiềm tàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ quan công quyền, các tổ
chức tín dụng, các cơ quan thẩm định giá, các tổ chức kiểm toán độc lập.,..
1.3 Định giá doanh nghiệp là cơ sở để cổ phần hoá
Chúng ta đã xác định việc định giá xác định giá trị doanh nghiệp là việc cần thiết
khi doanh nghiệp dù có chuyển nhượng hay không . Nhưng với doanh nghiệp sắp
được cổ phần hoá thì cần phải xác định giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu bởi lẽ.
* Xác định giá trị doanh nghiệp đảm bảo được sự" bảo tồn' của nguồn vốn các chủ
sở hữu, lập nên tính công bằng khi chuyển nhượng, phân phối lợi nhuận và không
để cho chủ sở hữu bị thiệt thòi khi chuyển nhượng hay chuyển đổi hình thức sở
hữu.
* Thông qua giá trị thị trường chấp nhận để doanh nghiệp tính toán số cổ phiếu
phát hành để bán cho các cổ đông tham gia góp vốn.
* Mặt khác thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ cho
thấy rõ khả năng hiện tại và triển vọng tương lai để công chúng đầu tư vào các loại
chứng khoán của doanh nghiệp.
* Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần
hoá để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ, công nhân và dân cư, góp phần
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn làm được điều ấy ngay từ bây giờ các doanh
nghiệp cần phải tiến hành xác định lại giá trị tài sản thuộc sở hữu của doanh
nghiệp. Vì giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu là tiền đề và là điều kiện khi thực
hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp.
2. Mục đích xác điünh giá trị doanh nghiệp
* Với doanh nghiệp, họ luôn có nhu cầu biết rõ tình hình sức khoẻ của mình để
trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược, kế hoạch cải tiến các hoạt
động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hay khả năng cạnh tranh. Tại những lúc
doanh nghiệp cần huy động vốn cổ phần hay chuẩn bị cổ phần hoá thì việc xác
định giá trị doanh nghiệp là tiền đề, là cơ sở không thể thiếu để tính giá phát hành
của cổ phần. Thông qua giá trị doanh nghiệp chính doanh nghiệp có một nhận định
khách quan và thực tế thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được. Hay nói đúng hơn
định giá doanh nghiệp để hiểu rõ vị thế của miình, trên cơ sở đó đưa ra những dự
báo về triển vọng và đề ra kế hoạch, những cải tiến cần thiết nhằm nâng cao hiệu
quả, nâng cao khả năng cạnh tranh ...
* Đối với các chủ nợ và CSH vốn thì mục đích chính khi định giá doanh nghiệp là
dựa vào kết quả được xác định để họ đưa ra các quyết định thích hợp nhằm bảo vệ
quyền lợi của họ trong doanh nghiệp. Với các nhà đầu tư, các cổ đông tiềm tàng,
các nhà cung cấp hay khách hàng lớn đều có nhu cầu biết giá trị doanh nghiệp có
thể quyết định đầu tư, cung ứng, hợp tác hay từ chối làm ăn với doanh nghiệp. Dù
các mục đích là khác nhau, mức độ quan tâm có thể khác nhau xong họ đề muốn
bảo đảm lợi ích, quyền lợi của họ đối với doanh nghiệp,
* Đối thủ cạnh tranh cũng rất quan tâm đến giá trị doanh nghiệp của đối phương.
Binh pháp Tôn Tử có câu" Biết định, biết ta, trăm trận trăm thắng". Thương trường
cũng là một chiến trường kiểu mới, vì vậy cần phải xác định vị thế của ta, của địch
để để có những sách lược có thể chiến thắng hoặc bảo toàn so với đối thủ.
* Ngoài ra các cơ quan công quyền cũng cần phải biết đến giá trị của doanh
nghiệp, bởi để hoàn thành tốt chức năng của mình trong những thời điểm nhất
điünh Nhà nước sẽ có những quyết định phù hợp đối với từng doanh nghiệp như
chính sách thuế, chính sách hỗ trợ đầu tư, tài trợ và tín dụng... nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh ngày càng tốt hơn. Mặt khác từ kết quả được xác định các cơ
quan công quyền có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhằm ngăn chặn hoặc hạn
chế các hậu quả xấu đốïi với các nền kinh tế xã hội, xuất phát từ các doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ hoặc những hành động gian lận.
3. Mục tiêu của việc định giá
Doanh nghiệp là một cơ thể sống có quá khứ, đang tồn tại và có triển vọng sống rất
dài trong tương lai, vì thế:
* Thông qua sự định giá trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để thấy rõ,
phát hiện ra những mặt yếu, những thuận lợi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tìm
ra con đường cho sự phát triển trong tương lai của nó.
* Tuy vậy mục tiêu trọng tâm của việc định giá doanh nghiệp là xác định giá trị
tương lai, vị thế cạnh tranh trong tương lai và những dự đoán về mọi mặt của
doanh nghiệp còn đang ở phía trước. Qua việc định giá xác định giá trị doanh
nghiệp, chúng ta có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp (xu thế phát
triển của doanh nghiệp) thông qua quy mô hiện tại, công nghệ lĩnh vực kinh doanh
mà doanh nghiệp đang có.
* Định giá xác định giá trị doanh nghiệp còn được xem là tiền đề để đánh giá
những nguy cơ tiềm tàng có thể gặp phải trong tương lai. Đây là công việc gắn liền
cùng với việc đánh giá các triển vọng trong tương lai vì nếu doanh nghiệp hoạt
động trên lĩnh vực năng động & nhạy cảm, mang hiệu quả kinh tế cao, đi kèm sẽ là
rủi ro trong kinh doanh rất lớn. Có nhiều doanh nghiệp hoạt động rất ổn định, hiệu
quả cao song khi môi trường có sự thay đổi lớn sẽ lâm vào tình trạng rất khó khăn.
* Ngoài ra thông qua việc đánh giá xếp hạng Doanh nghiệp để xác định giá trị của
doanh nghiệp có thể đưa ra những dự đoán về những khó khăn gặp phải, thiết lập
nên các chỉ tiêu báo động chính từ trong doanh nghiệp bởi môi trường cạnh tranh
đang diễn ra rất gay gắt. Một sự chủ quan hay nhận diện một vấn đề của doanh
nghiệp một cách phiến diện cũng đưa doanh nghiệp tới 1 sự trả giá đắt. Đòi hỏi
doanh nghiệp phải luôn luôn tìm ra những nguyên nhân, những vấn đề ảnh hưởng
đến giá trị doanh nghiệp để hạn chế những khó khăn và cảnh báo khi gặp nguy
hiểm trong kinh doanh
4. Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi xác định giá trị doanh nghiệp
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp khi
đem ra mua bán trên thị trường sẽ được thị trường chấp nhận và giá trị phần vốn
Nhà nước là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải
trả
Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo giá thực tế cần phải kết hợp
Giữa số liệu sổ sách với giá trị thực tế tài sản tại doanh nghiệp được xác định trên
cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua
tài sản và giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
Khi xem xét đến lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý, uy tín mặt
hàng (nếu có ). Lợi thế này được xác định ở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm trước khi xác định giá trị doanh
nghiệp hiện tại. So với lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm
gần nhất nhân với vốn Nhà nước ở doanh nghiệp tại thời điểm định giá
II. Các mô hình xác định giá trị doanh nghiệp
Có nhiều mô hình sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là vấn
đề tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Các tổ chức khác nhau có mức độ quan tâm
khác nhau nên họ có thể sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Tuy nhiên
cho đến lúc này chưa có một mô hình nào được xem là tối ưu để lựa chọn bởi
những mô hình đều tồn tại những hạn chế của nó
1. Mô hình tài sản :
Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình này cần phải xác định giá trị sổ
sách kế toán ( gọi là giá trị kế toán ) và giá trị thị trường của tài sản. Hai giá trị này
thông thường là chênh lệch nhau bởi mọi loại tài sản thường có những biến đổi giá
thị trường khác nhau. Vì giá trị lịch sử của tài sản luôn luôn được tôn trọng nên khi
xác định giá trị kế toán theo giá thực tế phải kèm theo công việc tái xử lý hay định
giá lại các tài sản trong doanh nghiệp
Theo phương pháp này gái trị doanh nghiệp được tính như sau :
Giá trị doanh giá trị thị trường giá thị trường của
nghiệp theo giá = của toàn bộ - các khoản nợ
thị trường tài sản
Trong mô hình này sẽ gặp phải những hạn chế sau đây :
- Theo nguyên tắc kế toán giá phí lịch sử thì một tài sản chỉ được ghi lại giá khi
chắc chắn rằng giá thị trường là thấp hơn so với giá lịch sử . Và ngược lại khi tài
sản dù thực tế có tăng trên thị trường vẫn không ghi lại giá trị. Bởi vậy theo
nguyên tắc này chỉ những tài sản bị hạ giá mới tuân theo nguyên tắc giá phí khi
xác định lại theo giá thị trường. Còn những tài sản đang có xu hướng lên cao ở thị
trường giá được đánh giá lại sẽ chênh lệch so với giá trị sổ sách. Vì vậy việc ghi
nhận lại giá trị tài sản theo giá thị trường mâu thuẩn với nguyên tắc giá phí lịch sử
- Giá thị trường rất phức tạp và khó xác định bởi phần lớn các tài sản của doanh
nghiệp đã qua sử dụng. Việc xác định lại giá trị có ích của tài sản phụ thuộc nhiều
vào tính chủ quan của người định giá hay người sẵn sàng mua lại tài sản đó, đòi
hỏi phải tốn kém chi phí rất lớn cho các chuyên gia thẩm định tình trạng hữu dụng
hiện tại của tài sản.
* Đối với tài sản được vay nợ ngoài việc chứng minh tính có thực và đòi hỏi kết
quả đánh giá lại tài sản, phải được tính toán một cách chính xác để các khoản nợ sẽ
không phát sinh thêm sau quá trình định giá hay một chủ nợ nào đó không chấp
nhận kết quả .
* Một nhược điểm phải kể đến là khi áp dụng mô hình này phát sinh một lượng chi
phí không nhỏ do phải thuê các chuyên gia đánh giá tài sản, nhưng vẫn khó có thể
loại bỏ được tính chủ quan khi đánh giá lại tài sản .
* Phương pháp này có thể áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp ngoại
trừ các Công ty cổ phần đã niêm yết. Vì việc xác định giá trị theo phương pháp này
tương đối đơn giản nên hiện nay được áp dụng phổ biến .
2. Mô hình dòng lưu kim chiết khấu ( DCF)
2.1/ Mô hình dòng lưu kim chiết khấu:
Mô hình dòng lưu kim chiết khấu (DCF) là kỹ thuật đánh giá giá trị hiện hành của
doanh nghiệp hay các hoạt động đầu tư. Các khoản thu nhập hay chi phí của dự án
(hay doanh nghiệp) được chiết khấu về thời điểm tính toán. Tỷ lệ chiết khấu phụ
thuộc vào mức rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp hiện tại
CF: thu nhâp thời kỳ thứ t
k: tỷ lệ chiết khấu
n: số kỳ hạn
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp X có dòng lưu kim thu nhập tốc độ tăng trưởng là
10%. Tỷ lệ chiết khấu là 8% và doanh nghiệp có dòng lưu kim vô hạn (bỏ qua các
yếu tố khác) hãy xác định giá trị doanh nghiệp nếu có tình hình như sau:
ĐVT: Triệu VND
Năm 1 2 3 4 5
CF 1.280 1.408 1.548,6 1.703,68 1.874,048
Giá trị doanh nghiệp A được tính như sau:
V= 20.179,74 (triệu VND)
* Ưu điểm của mô hình: Khi áp dụng mô hình này hầu như các yếu tố ảnh hưởng
tới thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp đều được đưa ra xem xét, được áp
dụng nhiều để lựa chọn các phương án đầu tư. Được xem là tối ưu hơn tài sản bởi
đã xét đến góc độ thời giá tiền tệ Ôthông qua tỷ lệ chiết khấu.
* Hạn chế của mô hình: Chưa loại bỏ được mức độ ảnh hưởng của sự tính toán
mang tính chủ quan khi đưa ra tỷ lệ chiết khấu. Vì tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào
lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu chính phủ hoặc lạm phát
2.2 Các yếu tố trong mô hình
* Dòng lưu kim ( Cash flow - CF ) là những khoảng tiền do doanh nghiệp tạo ra
trong mọi giai đoạn nào đó và chúng sẵn sàng cho việc tái đầu tư, trả nợ dài hạn
hoặc trả vốn gốc cho chủ sở hữu .
CF = NI + DEPPRO
Trong đó:
CF : là dòng lưu kim
NI: Lợi nhuận thuần trong kỳ
DEP: khấu hao trong kỳ
PRO: Tăng giảm dự phòng trong kỳ
Vậy từ dòng lưu kim doanh nghiệp có thể dùng tái đầu tư, hoàn trả vốn chủ hoặc
nợ dài hạn. Và giá trị doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở dòng lưu kim tự do
trong doanh nghiệp
3. Mô hình lưu kim chiết khấu toàn bộ
3.1 Mô hình dòng lưu kim chiết khấu toàn bộ
* Mô hình lưu kim chiết khấu toàn bộ (DCF) xác định giá trị vốn cổ phần bằng
toàn bộ giá trị doanh nghiệp trừ giá trị của các khoản nợ và trái quyền của các nhà
đầu tư khác có thứ tự ưu tiên trước vốn cổ phần thường.
Giá trị của toàn bộ doanh nghiệp: là giá trị hiện giá dòng lưu kim dự kiến từ các
hoạt động mà doanh nghiệp tạo ra trong suốt đời sống của nó, với tỷ lệ chiết khấu
(WACC) tương đương với rủi ro của dòng lưu kim
* Ý nghĩa của mô hình lưu kim chiết khấu toàn bộ
- Mô hình DCF toàn bộ trở thành một công cụ hữu dụng khi áp dụng xác định giá
trị doanh nghiệp đa ngành và giá trị vốn cổ phần được xác định:
Giá trị của vốn cổ phần = giá trị của các đơn vị thuộc Công ty +
Giá trị TS chung của Cty - Chi phí hoạt động chung của Cty +
Giá trị của nợ và cổ phần ưu đãi
* Việc xác định giá trị của từng đơn vị kinh doanh mà làm tăng thêm giá trị của
doanh nghiệp cho phép nhận diện và hiểu rõ hiệu quả đầu tư và nguồn gốc tạo ra
giá trị cho các chủ sở hữu
* Phương pháp này còn chỉ rõ lĩnh vực kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận và làm
gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
* Ở mô hình này FCF (dòng lưu kim tự do) là cơ sở để xác định giá trị doanh
nghiệp
3.2 Các yếu tố trong mô hình dòng lưu kim chiết khấu toàn bộ:
Dòng lưu kim tự do (Free Cash flow - FCF): là những khoản ngân quỹ mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để chi trả lợi tức cổ phần hay hoàn trả vốn gốc cho các chủ
nợ, chủ sở hữu.
FCF = CF - (NWC + CFC)
Trong đó:
FCF: dòng lưu kim tự do
NWC: biến động của ngân quỹ lưu động trong kỳ
CFC: các khoản chi mua sắm TSCĐ trong kỳ
Với:
NWC = Cash + S + R - D
Trong đó
NWC: Ngân quỹ lưu động thuần
Cash: tiền mặt
S: tồn kho
R: khoản phải thu
D: các khoản nợ không tính lãi
Vậy đặt ra một yêu cầu phải tính toán ngân quỹ lưu động thuần của kỳ nghiên cứu
và kỳ gốc để xác định dòng lưu kim tự do trong doanh nghiệp
* Nguồn gốc hình thành dòng lưu kim và giá trị của doanh nghiệp : Vì giá trị
doanh nghiệp dựa trên dòng lưu kim chiết khấu nên các yếu tố hình thành nên FCF
và giá trị sẽ bao gồm: Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) tỷ lệ tăng doanh thu,
lợi nhuận và vốn đầu tư
Ta có tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư là:
NOP: Lợi nhuận sau thuế
INC: tổng vốn đầu tư
* Ta đã biết: FCF = CF - (CFcap + NWC) Giả sử NWC = 0
FCF = CF - CFcap = NOP + DEF - CFcap
FCF = NOP - (CFcap - DEF)
FCF = NOP - NCFcap (NCFcap là lợi nhuận tái đầu tư )
Ta có: tỷ lệ tái đầu tư
Gọi g là tỷ lệ tăng lợi nhuận của Công ty ta có
g = ROI% x tỷ lệ đầu tư (%NCF)
Như vậy muốn điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ta có thể điều chỉnh ROI
hoặc %NCF. Nếu trường hợp ROI là cố định thì g phụ thuộc vào %NCF. Một
minh chứng dễ thấy là nếu g tăng thì FCF tăng và giá trị (VC) càng tăng và ngược
lại. Chứng tỏ rằng Vc phụ thuộc vào ROI và &NCF (tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận)
Ví dụ: Một Công ty có FCF năm thứ nhất là 750 triệu VND, có tỷ lệ tăng trưởng là
không đổi. ROI = Const cho tới vô hạn. Tỷ lệ chiết khấu WACC = 10%. Tính giá
trị doanh nghiệp trong5 trường hợp g = 5%
(triệu VND)
* Vậy khi sử dụng mô hình này cần lưu ý
+ ROI > WACC thì về lâu dài nếu g càng cao Vc tăng nếu tái đầu tư
+ ROI = WACC thì g không tạo ra Vc không nên đầu tư
+ ROI < WACC thì g sẽ làm giảm giá trị của NOP & FCF trường hợp này cũng
không nên tái đầu tư
4. Mô hình hiệu quả kinh tế
Theo mô hình này tổng giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị toàn bộ ngân quỹ đã
đầu tư vào Công ty cộng thêm hiện giá của những giá trị sẽ được tạo ra trong
tương lai.
+ Cách xác định hiệu quả kinh tế (PE)
PE = INC x (ROI - WACC)
Trong đó:
INC: Tổng ngân quỹ đầu tư
ROI: Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
WACC Chi phí sử dụng vốn
+ Mô hình xác định giá trị doanh nghiệp: với mô hình này Vc của doanh nghiệp sẽ
bằng tổng ngân quỹ đầu tư cộng thêm giá trị hiện giá hiệu quả trong tương lai thể
hiện
Hoặc
Ví dụ: Công ty Y có tổng vốn đầu tư ban đầu là 4,5 tỷ VND. ROI = 20%. WACC
= 10%. Giả sử các tỷ lệ này là không đổi qua các năm và giá trị tái đầu tư hàng
năm là 0. hãy xác định giá trị doanh nghiệp Y
Giải: Theo cách tính hiệu quả ta có
PE = 4,5 x (20% - 10%) = 450 triệu VND
Theo mô hình:
= 9 tỷ VND
* Ưu điểm của mô hình: Dùng mô hình này có thể đo lường khá chính xác thành
tích về mặt giá trị ở bất cứ thời gian nào. Trong khi mô hình DCF toàn bộ không
thể làm được điều đó, hoặc nếu so sánh với mô hình FCF thì mô hình FCF không
thể thực hiện được bởi vì chúng ta không thể dự kiến thành tích của Công ty 1 cách
chính xác thông qua so sánh dòng lưu kim và dòng lưu kim dự kiến hàng năm vì
ban quản trị có thể điều chỉnh FCF theo mong muốn.
5. Mô hình tỷ số giá bán/thu nhập (PER)
Theo mô hình này giá trị doanh nghiệp bằng lợi nhuận thuần trong kỳ nhân với giá
trị của tỷ số PER
* Tỷ số PER là tỷ số được so sánh giữa giá mua (bán) cổ phần trên thị trường so
với thu nhập của mỗi cổ phần dự kiến (EPS)
Trong đó:
P: giá (mua) bán cổ phần trên thị trường
EPS: thu nhập mới cổ phần theo dự kiến
EPS = lợi nhuận dự kiến
số cổ phần đã phát hành
* Vậy giá trị doanh nghiệp sẽ được xác định qua công thức
VC = NI x PER
Với NI: là lợi nhuận thuần trong kỳ
Ví dụ:Công ty cổ phần vật liệu xây dựng X có tài liệu đánh giá vào ngày
13/12/200x như sau:
+ Giá cổ phần trên thị trường là 1.245.000 VNĐ
+ Lợi nhuận dự kiến của Công ty năm 200x là: 32.340.00.000VND
+ Số lượng cổ phần đã phát hành là: 1.250.000 cổ phần
* Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần:
= 25.872 VND
* Chỉ số
* Như vậy giá trị
DNX = NI x PER = 32.340.000.000 x 48,1215
VC X = 1.556.250 triệu VND
* TRường hợp áp dụng của môi hình PER
Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình này thường chỉ áp dụng cho các
Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán
* Ưu điểm của mô hình PER: Vì chỉ số PER được thị trường chứng khoán đánh
giá, nó tuân theo sự biến đổi trên thị trường "hoàn hảo" chứng khoán. PER được
xem là một chỉ số quan trọng để đánh giá về tiềm năng, triển vọng gia tăng của lợi
nhuận. Nên việc áp dụng mô hình này để xác định giá trị doanh nghiệp đã tính đến
lợi thế thương mại của doanh nghiệp được điünh giá và được đánh giá là khá
khách quan khi định giá. Mô hình này dễ áp dụng và ít tốn chi phí.
* Nhược điểm: Không áp dụng được cho các công ty chưa niêm yết trên thị trường
chứng khoán
6. Giới thiệu một số phương pháp khác có thể áp dụng
6.1 Phương pháp chiết khấu dòng lưu kim theo lợi tức cổ phần
6.1.1 Cách tính giá trị doanh nghiệp
Nếu lợi tức cổ phần là dòng lưu kim vô hạn và không đổi giá trị công ty sẽ được
tính như sau:(I)
DIV: Lợi tức chia cổ đông năm thứ t
r: tỷ lệ chiết khấu
* Và nếu: DIV1¬ = DIV2 = ... = DIVn ( n công thức trên có thể viết lại
* Nếu lợi tức cổ phần tăng trưởng hằng năm là ổn định và theo tỷ lệ tăng trưởng g
thì:
Công thức này chỉ có ý nghĩa khi tỷ suất chiết khấu r lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng lợi
nhuận (g)
* Nếu lợi tức cổ phần tăng giảm không ổn định thì giá trị doanh nghiệp vẫn được
xác định như mô hình (I). Tuy nhiên phải tính lợi tức cổ phần theo các giai đoạn
khác nhau phục thuộc vào mức độ ổn định của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (g)
6.1.2 hạn chế của mô hình này
Nó cung cấp iït thông tin về ngùôn gốc tạo ra giá trị doanh nghiệp và không thể
biết cơ hội để sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy nó chỉ được sử dụng
trong trường hợp lợi nhuận của Công ty tăng trưởng là ổn định và người quan tâm
muốn biết nhanh kết quả hiện tại như ban quản trị doanh nghiệp.
Một hạn chế nữa của phương pháp này là sự không phù hợp giữa chính sách lợi
tức cổ phần tăng và tỷ lệ chiết khấu, bởi có nhiều trường hợp tỷ lệ chia lợi tức cổ
phần mà tổng lợi nhuận thành tích của Công ty là không đổi. Vì vậy Công ty phải
sử dụng nhiều nợ hơn làm cho mức độ rủi ro của đồng vốn sẽ tăng lên mâu thuẩn
vì g xu hướng sẽ tăng trong khi r của Công ty là không đổi
6.2 Phương pháp sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán
Theo mô hình này giá trị doanh nghiệp
VC = PS x
PS: giá thị trường một cổ phần
: Số lượng cổ phần đã phát hành
Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp VC sẽ tăng giảm và liên tục thay đổi
theo giá thị trường bởi chỉ số giá của các cổ phần ở các Công ty sẽ luôn thay đổi
trong suốt 24/24h, và giá trị Công ty sẽ bị sai lệch khi có hiện tượng, các thông tin
về Công ty không được cung cấp đầy đủ, có tình trạng mua bán nội gián và thị
trường có hiệu ứng " bong bóng"
KẾT LUẬN
Trên đây là một số phương pháp (mô hình) xác định giá trị doanh nghiệp có thể áp
dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp khi xác định giá trị của một doanh
nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi xí nghiệp (Công ty) tuỳ vào đặc điểm hoạt động, tuỳ
thuộc hình thức sở hữu vốn hoặc trong khả năng phù hợp nhất của các tổ chức thực
hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ có một mô hình phù hợp được lựa chọn.
Mỗi mô hình đều có ưu điểm riêng và những hạn chế nhất định. Song việc lựa
chọn mô hình nào là phù hợp nhất, khách quan và chính xác nhất, đảm bảo được
tính công bằng và sự tin tưởng, sự chấp nhận của tất cả các tổ chức trong môi
trường của doanh nghiệp để nhằm đảm bảo lợi ích cho họ. Với Công ty kiểm toán
AISC chi nhánh tại Đà Nẵng với mục tiêu " Chất lượng và uy tín" với khách hàng
là tiêu chí hàng đầu. Là một Công ty kiểm toán độc lập, tính độc lập với các tổ
chức kinh tế, đã tạo điều lòng tin cho các tổ chức khi có nhu cầu cần biết giá trị
một doanh nghiệp nào đó "để đầu tư, để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với doanh
nghiệp"... vì vậy kết quả iểm toán được cung cấp từ AISC luôn được các bên chấp
nhận. Vậy đó là điều kiện và là cơ sở để Công ty có điều kiện phát triển thêm
nghiệp vụ của mình, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước là cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước để tăng hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của thành
phần kinh tế có nhiều thành tích nhưng cũng có nhiều hạn chế. Khẳng định vị thế
đầu đàn và hướng con thuyền kinh tế Việt Nam theo mục tiêu " Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa" vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ và văn minh
PHẦN II THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY KIỂM TOÁN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành của Công ty
Từ sau đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Đảng và Nhà nước đã chủ
tương chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường cùng với sự thừa nhận nhiều hình thức sở hữu. Trước những
chuyển biến lớn lao mới mẽ của một nền kinh tế còn đang rất lạc hậu, nghèo nàn,
vận hành theo cơ chế mới, yêu cầu và luôn đặt ra một hệ thống văn bản pháp quy,
các nghị định thông tư và các chuẩn mực kế toán mới để có thể áp dụng phù hợp
cho nền kinh tế. Việc đa dạng các hình thức sở hữu, mở cửa thu hút đầu tư nước
ngoài, cùng với việc triển khai thực hiện và kiểm tra chế độ kế toán mới đặt ra yêu
cầu cấp thiết cần phải có các Công ty kiểm toán độc lập ra đời. Bộ tài chính đã ra
thông báo số 637/TC/CĐKT ngày 21/3/1994 kèm theo quyết định số 1292/QĐUB-
TM ngày 29/4/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty kiểm toán và
Dịch vụ tin học được thành lập.
- Tên Công ty : Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học TPHCM
-Tên giao dịch:Auditing and Informatic Service Company of HCM City
- Viết tắt : AISC
- Địa chỉ : 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 TPHCM
- Giám đốc Công ty: Nguyễn Hữu Trí
- Số điện thoại : (848) 9305163 Fax: (848) 9304281
- Email:aisc@hcm.vnn.vn
* chi nhánh AISC tại Đà Nẵng được thành lập từ năm 1997 trụ sở hiện tại đặt tại
92A Quang Trung Đà Nẵng, Giám đốc chi nhánh là: Ths. Phan Thị Minh Hiền.
Chi nhánh hoạt động chủ yếu ở thị trường Miền Trung và Tây Nguyên
2. Quá trình phát triển của Công ty
Khi mới thành lập địa bàn hoạt động của Công ty chủ yếu ở TP.HCM và các tỉnh
lân cận. Trong suốt thời gian qua Công ty không ngừng mở rộng thị trường và đến
hiện tại Công ty đã hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Để đáp ứng nhanh nhu
cầu của khách hàng Công ty đã mở hai chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Đà
Nẵng, mở một văn phòng đại diện tại Thành phố Cần Thơ
Với phương châm uy tín và chất lượng trong công việc, đội ngũ nhân viên trong
Công ty luôn tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, họ không ngừng hoàn
thiện về kỷ năng nghiệp vụ, nắm vững hệ thống văn bản pháp quy và luôn chấp
hành đúng thông lệ kế toán, kiểm toán Việt Nam và quốc tế, phù hợp với quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới. AISC là Công ty kiểm toán duy nhất ở Việt Nam
có liên doanh với 1 Công ty kiểm toán quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn
đó là Công ty liên doanh Price Waterhouse Cooper AISC. AISC là một trong
những Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cho
phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo quyết định
số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày 19/6/2000 của Chủ tịch UBND chứng khoán Nhà
nước
* Đối với chi nhánh AISC tại Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay mặc dù với địa bàn
kiểm toán tương đối nhỏ song số lượng khách hàng của chi nhánh không ngừng
tăng lên. Đã có trên 30 khách hàng thường xuyên của Công ty và hàng năm số
lượng khách hàng mới tăng lên rất đáng kể, hiện tại chi nhánh đang có 13 nhân
viên nhưng để đáp ứng với tầm phát triển năm 2005 Công ty dự định sẽ tuyển dụng
thêm 2 đến 3 nhân viên mới để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng
II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty và chi nhánh Đà Nẵng
1. Chức năng của Công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và cung cấp các dịch vụ tin học. Các
dịch vụ Công ty và chi nhánh cung cấp bao gồm:
Dịch vụ tin học, kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, thực hiện và tư vấn xác định
doanh nghiệp phục vụ cổ phần, in ấn các loại giấy máy tính và văn phòng.
2. Nhiệm vụ của Công ty
* Hoạt động theo đúng luật, pháp lệnh các các chế độ kế toán tài chính, kế toán của
Nhà nước và và quy chế kiểm toán độc lập ban hành theo nghị định số 07/CP ngày
29/1/1994 của Chính phủ
* Thực hiện mọi nghĩa vụ thu và nộp với Nhà nước theo luật định
III. Đặc điểm hoạt động của Công ty
1. Lĩnh vực hoạt động
- Dịch vụ kiểm toán: AISC cung cấp các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, các
quyết toán công trình xây dựng cơ bản, các hoạt động đầu tư, xác định giá trị
doanh nghiệp, xác định giá trị vốn góp và các dịch vụ kiểm toán khác
- Các dịch vụ tư vấn kế toán tài chính: hướng dẫn sử dụng chế độ kế toán, tài chính
do Nhà nước qui định, hướng dẫn xây dựng tổ chức bộ máy kế toán ở các Công ty,
cách mở các bộ sổ sách kế toán, vào sổ và lập các báo cáo kế toán. Cung cấp các
văn bản pháp quy, các sổ sách, chứng từ và báo cáo kế toán theo mẫu. Hướng dẫn
lập báo cáo thuế, tài chính tín dụng, hướng dẫn thủ tục đăng ký, tư vấn cổ phần
hoá, phá sản hoặc sáp nhập doanh nghiệp...
2. Đội ngũ nhân viên
Công ty AISC là Công ty kiểm toán độc lập, khách quan và luôn luôn giữ được bí
mật kinh doanh của khách hàng. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch
vụ cung cấp và uy tín của Công ty là đòi hỏi hàng đầu mà mọi nhân viên thuộc
Công ty AISC luôn luôn phải nhớ. Đặc biệt Công ty có đội ngũ lãnh đạo được đào
tạo kiểm toán ở các nước Anh, Bỉ, Ailen nơi mà các chế độ kế toán kiểm toán đã
phù hợp và thống nhất với thông lệ, chuẩn mực kiểm toán kế toán quốc tế
3. Khách hàng của Công ty
Là một Công ty được thành lập rất sớm tại Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán,
hiện tại uy tín và thị phần của Công ty đã vươn rộng khắp cả nước trong tất cả mọi
loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh như ngân hàng, xây dựng, dịch vụ,
bưu chính viễn thông, công nghiệp...
IV. Cơ cấu tổ chức của Công ty và chi nhánh
a. Cơ cấu tổ chức ở Công ty
* Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn Công ty
b. Chi nhánh tại Đà Nẵng
B. KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH HÀNG YÊU CẦU KIỂM TOÁN ĐỂ XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Công ty X là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân
bón trụ sở của Công ty đặt trên địa bàn thành phố Huế mặt bằng sản xuất của Công
ty được UBND Thành phố Huế cho thuê để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty X được thành lập tháng 7 năm 1994 theo quyết định số 12X/QĐ-CP, ban
đầu Công ty có 74 người trong ban lãnh đạo và 325 người công nhân, hiện tại bộ
máy quản lý của Công ty bao gồm 141 người và 586 công nhân. Sơ đồ tổ chức bộ
máy như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy
* Công ty X là một khách hàng truyền thống của AISC kể từ năm 2000 và theo hồ
sơ lưu lại trong Công ty thì kết quả lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2000
đến 2003 là như sau:
Năm 2000 2001 2002 2003
Lợi nhuận sau thuế 829.781.580 968.695.807 1.113.308.428 453.606.083
Tốc độ tăng trưởng % 15,2 18,9 14,9 -59,2
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, thì Công ty năm nay lợi nhuận sau
thuế là 436175063(VND). Vậy nếu so với năm 2003 thì tỷ lệ tăng trưởng năm nay
là (-3,85%). Nhìn vào kết quả phân tích thì từ năm 2002 tỷ lệ tăng trưởng của
Công ty X có xu hướng giảm so với các năm trước đó
Với kết quả đạt được năm 2004 so với kế hoạch Công ty X chưa đạt được các chỉ
tiêu đã đề ra. Điều đó đặt ra những vấn đề đòi hỏi Ban quản lý cùng toàn thể Công
ty phải khắc phục và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Bởi nếu so với ngành
phân bón chỉ số phát triển trung bình ngành năm 2004 là 13,81% là rất thấp
Với chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty X là một trong
720 Công ty được Thủ tướng chính phủ chủ trương cổ phần hoá trong năm 2005.
Nhằm: nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tê. Tạo
ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ
và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp .Để sử dụng có hiệu quả vốn, tài
sản của Nhà nước. Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm: cá nhân, các tổ chức
kinh tế, hạn chế vốn vay bởi hiện tỷ suất nợ của Công ty là rất cao 89,7% tăng
4,36% so với năm 2003. Mặt khác theo ban Giám đốc thì chỉ có việc cổ phần hoá
doanh nghiệp mới phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ
đông, tăng cường giám sát của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp bảo đảm hài
hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp nhà đầu tư và người lao động.
Chính vì vậy hợp đồng kiểm toán giữa Công ty AISC và Công ty X đã nhanh
chóng được ký kết . Khác với những năm trước AISC chỉ kiểm toán báo cáo tài
chính, xem xét cách tổ chức công tác kế toán để tư vấn cho Ban quản lý thì năm
nay công việc AISC phải thực hiện là khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Bởi việc
xác định giá trị doanh nghiệp trước lúc cổ phần hoá là một công việc đòi hỏi ngoài
kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm toán viên còn phụ thuộc vào rất nhiều
bản chất của các yếu tố cấu thành nên giá trị một doanh nghiệp. Hơn nữa Công
việc này đổi hỏi phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia thẩm định giá, mà thời gian
và chi phí của công việc này là rất lớn. Vậy bằng cách nào, dựa vào đâu để AISC
có thể đứng trên cương vị là một Công ty kiểm toán độc lập có thể đảm bảo được
lợi ích của các bên khi Công ty X cổ phần hoá. Sau đây là quy trình AISC áp dụng
để xác định giá trị Công ty X
C. THỰC TẾ VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
KIỂM TOÁN AISC - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
I. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI AISC - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG
Theo mô hình tài sản
II. Thực hiện các quy trình kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình
tài sản tại Công ty AISC - chi nhánh Đà Nẵng
1. Giai đoạn tiền kế hoạch
1.1 Tìm hiểu doanh nghiệp
Đối với Công ty X là một khách hàng thường xuyên của AISC nên giai đoạn này
thường không tốn nhiều thời gian và không mấy gặp khó khăn. Vì những thông tin
về khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất, quá trình kinh doanh
của khách hàng, hệ thống sổ sách kế toán của khách hàng, sản phẩm của khách
hàng trên thị trường, những hiểu biết về ban Giám đốc và hệ thống kiểm soát nội
bộ, qua những năm kiểm toán trước đó AISC đã nắm rất rõ. Đó là tiền đề ban đầu
rất thuận lợi cho cuộc kiểm toán lần này sẽ dể phán đoán đưa ra các mức độ rủi ro
trọng yếu cho phép. Đặc biệt thông qua hồ sơ còn lưu giữ từ năm 2000 đến năm
2003 tại AISC, dễ dàng cho kế toán viên lập kế hoạch kiểm toán lần này bởi Công
ty X chưa có những sai phạm trọng yếu hoặc sai soát nghiêm trọng trong toàn báo
cáo tài chính của công ty.
Nhiệm vụ trong năm nay KTV cần tìm hiểu xem trong năm 2004 Công ty X có
những biến đổi gì như: bộ máy quản lý và phòng kế toán có gì thay đổi về nhân sự,
thị trường tiêu thụ mới trong năm, chính sách tín dụng trong năm nay có gì thay
đổi so với năm trước... và điều này sớm được cung cấp từ phía lãnh đạo cho Công
ty X vì từ trước đến nay sự hợp tác trong suốt cuộc kiểm toán luôn diễn ra trong
không khí hoà nhã và vui vẻ.
Theo nhận định ban đầu, vì thông tin về khách hàng AISC đã nắm là tương đối đầy
đủ và dựa vào kinh nghiệm KTV trong lần kiểm toán trước nên rủi ro kiểm toán
trong lần này sẽ thấp.
1.2 Xác định nhiệm vụ
Mỗi yêu cầu từ phía khách hàng sẽ gắn với nhiệm vụ AISC thực hiện, công việc
AISC phải thực hiện trong lần kiểm toán này là kiểm toán báo cáo tài chính năm
2004 và xác định giá trị Công ty X phục vụ cổ phần hoá
Ngoài các nhiệm vụ đặt ra khi kiểm toán BCTC như: kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ
của việc mở sổ và ghi sổ kế toán, xác minh và kiểm tra tính có thật các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản và nguồn vốn, các khoản nợ trong sổ sách so
với thực tế. Thì nhiệm vụ lần này đặt ra cho KTV là phải xác định được giá trị tài
sản vô hình của Công ty, lợi thế thương mại mà Công ty có và một vấn đề rất khó
khăn là xử lý các khoản phải thu khó đòi, xử lý tài chính ở tất cả các phần hành
trước khi xác định giá trị Công ty phục vụ cổ phần hoá theo thông tư số
76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ tài chính
Đây là một bước rất quan trọng bởi nếu xác định rõ nhiệm vụ và nhận định đúng
trách nhiệm của mình cần phải làm trong khả năng chuyên môn của AISC sẽ làm
giảm được thời gian, chi phí suốt trong quá trình kiểm toán chi phí.
1.3. Ký kết hợp đồng
Thư yêu cầu kiểm toán lần này và công việc đặt ra từ phía Công ty X là công việc
thường xuyên của AISC, thêm vào đó là khách hàng quen thuộc nên hợp đồng
nhanh chóng được ký kết. Trong hợp đồng kiểm toán ghi rõ.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc
- Trách nhiệm của mỗi bên trong quan trọng kiểm toán
- Chi phí mà Công ty X phải trả cho AISC và một số yếu tố khác
1.4. Lựa chọn mô hình xác định giá trị doanh nghiệp
Mô hình lựa chọn để xác định giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hiình doanh
nghiệp đang hoạt động, kết hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình, với Công ty
X mô hình được lựa chọn là mô hình tài sản. Việc lựa chọn mô hình để xác định
giá trị doanh nghiệp này là phù hợp bởi thông qua việc kiểm toán báo cáo tài chính
giá trị của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được xác định vì theo mô hình tài sản:
Giá trị toàn bộ doanh nghiệp theo giá thực tế = sản hữu ích đang sử dụng
thực tế
Giá trị phần vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản đang sử dụng theo giá thị
trường - Tổng nợ phải trả theo giá thị trường
Tổng tài sản và số nợ phải trả thẻo giá thực tế sẽ được xác định đáng tin cậy từ kỷ
năng chuyên môn và nghiệp vụ các kế toán viên của AISC.
2. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.1 Thu thập thông tin phục vụ kiểm toán và tiến hành phân công phân nhiệm.
* KTVtiến hành thu thập các thông tin từ bên trong và bên ngoài có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Các thông tin từ bên trong như:
- Thông tin pháp lý: các đặc điểm pháp quy áp dụng sự phân chia và nguồn gốc
của vốn, tình hình thực hiện nghĩa vụ thu nộp đối với Nhà nước
- Các thông tin kế toán và tài chính năm 2004 bao gồm các báo cáo tài chính, bảng
báo cáo kết quả kinh doanh, bảng chi tiết nguồn vốn vay, sổ chi tiết các khoản phải
thu, phải trả các bảng phụ khác và sự khai báo tất cả những thay đổi của hạch toán
kế toán trong năm tài chính
- Các thông tin khác như: thông tin kỹ thuật, khách hàng, các đại lý, các chính sách
về giá cả, nhãn hiệu, thông tin về thị trường, bảng phân tích các tỷ suất về hiệu quả
sản xuất kinh doanh (tỷ suất sử dụng tài sản cố định (số vòng quay hàng tồn
kho...)....
+ Các thông tin từ bên ngoài: được thu thập bằng nhiều cách có thể bằng phỏng
vấn, điện thoại, quan sát, email... qua các khách hàng truyền thống, các ngân hàng
tài trợ, hoặc các số liệu liên quan đến ngành nghề kinh doanh để có căn cứ giai
đoạn sau có thể tính được lợi thế cạnh tranh thương mại.
* Thu thập thông tin là một giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả, kết quả và chất lượng của quá trình kiểm toán và xác định đúng giá trị DN.
Theo nhận định của KTV thì Công ty X đã hợp tác và cung cấp số lượng thông tin
rất đầy đủ so với yêu cầu KTV đề ra.
* Phân công phân nhiệm kiểm toán Công ty X
Việc phân công công việc kiểm toán cho từng KTV nhanh chóng được thực hiện
bởi AISC đã giao công việc cho những năm trước. Riêng năm nay về phần xác
định giá trị của doanh nghiệp phó Giám đốc và Giám đốc chi nhánh đảm nhận.
2.2 Nghiên cứu thêm hệ thống kiểm soát nội bộ
Kinh nghiệm KTV và thực tế qua các lần kiểm toán trước cho thấy hệ thống kiểm
soát nội bộ của Công ty là rất tốt, đáng tin cậy. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống
máy tính cho quản lý, các nghiệp vụ xảy ra đều được phê duyệt kiểm tra rất
nghiêm ngặt từ lúc phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ. Cùng với phần hành kế
toán Bravo 5.0 đã được áp dụng tại phòng kế toán nên việc vào sổ, ghi chép và in
báo cáo bởi các nhân viên kế toán có kỷ năng nghiệp vụ tương đối tốt càng chứng
minh cho nhận định của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ là có căn cứ. Tuy vậy
KTV luôn luôn thận trọng trong công việc, không vì chút tình cảm riêng hoặc xét
đoán một nghiệp vụ theo cảm tính hoặc dựa vào kết quả của các lần kiểm tra trước
để làm cơ sở chính cho lần kiểm toán này, mặc dù kết quả kiểm toán của các lần
trước vẫn được xem là tiền đề hỗ trợ cho lần kiểm toán này
2.3. Xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Thực tế Ở AISC các khoản mục thường ít có sai sót thì mức trọng yếu được phân
bổ thường là thấp, chấp nhận rủi ro có thể tương đối cao. Ví dụ: tiền mặt phải trả
công nhân viên, thuế,... Vì các khoản mục này rất dễ dàng kiểm tra. Ngược lại các
khoản mục theo nhận định là có nhiều nguy cơ sai phạm lớn như hàng tồn kho,
phải thu khách hàng,... khó có thể kiểm tra chính xác nên mức phân bổ trọng yếu
thường rất cao để giảm rủi ro trong kiểm toán.
Ở Công ty X theo hồ sơ còn lưu giữ ở các năm, dựa vào thực tiễn của các năm,
mức trọng yếu được xác định là 0,6% trên tổng số tài sản. Trong năm kiểm toán
này để hạn chế bớt rủi ro và tăng tính chính xác hơn kế toán viên đã hạ tỷ lệ này
xuống còn 0.5% so với tổng tài sản. Vì so với yêu cầu đặt ra năm nay tính chính
xác của quy trình kiểm toán là cao hơn so với năm trước và múc trọng yếu được
tính như sau:
Tổng mức trọng yếu = 0,5% x 263.903.688.348 = 1.319.518.342
BẢNG PHÂN BỔ MỨC TRỌNG YẾU CHO CÁC KHOẢN MỤC
KHOẢN MỤC Tỷ lệ phân bổ (%) Số tiền
TÀI SẢN Tiền 3 39.585.550
Phải thu 45 593.783.254
Hàng tồn kho 42 554.197.704
Tài sản cố định 5 65.975.917
NGUỒN VỐN Phải trả người bán 55 725.738.088
Nguồn vốn CSH 40 527.807.337
Báo cáo
KQKD Doanh thu 50 659.759.171
Chi phí 45 593.783.254
2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích BCTC Công ty X
Mục đích của việc phân tích này là tìm ra sự biến đổi bất thường trong BCTC qua
các năm để tìm ra định hướng của cuộc kiểm toán. Từ đó có kế hoạch phù hợp,
thực hiện các trắc nghiệm để tìm ra bằng chứng chứng minh cho sự hợp lý và trung
thực hoặc ngược lại của các khoản mục có những thay đổi trong năm tài chính
BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN
CHỈ TIÊU 2003 2004 Chênh Lệch
1. Giá trị còn lại TSCĐ 136.439.582.620 143.926.047.499
(7.432.465.121)
2. Nợ phải thu 26.863..736.092 32.667.986.970 5.804.250.878
3. Hàng tồn kho 80.514.029.513 103.975.686.567 23.461.657.054
4.Tổng tài sản 263.903.668.348 296.425.261.958 32.521.593.610
5. Tỷ trọng TSCĐ% (1:4) 51,72 48,55 (3,17)
6. Tỷ trọng nợ phải thu% (2:4) 10,18 11,02 0,84
7. Tỷ trọng hàng tồn kho % (3:4) 30,51 35,07 5,56
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN
CHỈ TIÊU 2003 2004 Chênh Lệch
1. Nợ phải trả 236.850.725.639 270.068.319.856 33.217.594.217
2. Nguồn vốn CSH 27.052.942.709 26.356.942.102 (696.000.607)
3.Nguồn vốn tạm thời 98.055.983.415 127.601.112.894
29.545.129.569
4. Nguồn thường xuyên 165.847.884.933 168.824.149.064
2.979.264.131
5. Tổng nguồn vốn 263.903.668.348 296.425.261.958 32.521.593.610
6. Tỷ suất nợ (%) (1.5) 89,75 91,11 136
7. Tỷ suất tài trợ % (2:5) 10,25 8,89 (1,36)
8. Tỷ suất nguồn vốn % (3:5) 37,16 43,05 5,89
9. Tỷ suất NVTX% (4:5) 62,84 56,95 (5,89)
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CHỈ TIÊU 2003 2004
1.TSLĐ & DTNH 126.769.818.799 152.499.214.509
2. Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu 45.353.913.209 48.240.507.699
3.Tiền 18.490.177.117 15.572.520.723
4. Nợ ngắn hạn 98.055.983.415 127.601.112.894
5.Doanh thu thuần >GT đầu ra 481.437.816.915 474.512.773.342
6. Phải thu bình quân 27.151.432.783 29.765.861.531
7. Khả năng TTHH lần (1:4) 1,293 1,195
8. Khả năng TTN lần (2:4) 0,463 0,678
9. Khả năng TTTT lần (3:4) 0,188 0,122
10. Số vòng quay NPThu lần (5:6) 17,73 15,94
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CHỈ TIÊU 2003 2004
1. Doanh thu thuần HĐSXKD 437.670.742.613 425.022.021.032
2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 241.473.984.835 255.954.142.533
3.Tổng tài sản bình quân 258.947.673.181 280.164.465.153
4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần (1:2) 1,81 1,66
5. Hiệu suất sử dụng TS lần (1:3) 1,69 1,52
BẢNG PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
CHỈ TIÊU 2003 2004
1. Doanh thu thuần HĐSXKD 437.670742.613 425.022.021.032
2.Tổng tài sản bình quân 258.947.673.181 280.164.465.153
3.Nguồn vốn CSH bình quân 26.985.531.035 26.704.17.410
4. Lợi nhuận trước thuế 1.484.411.237 648.233.417
5. Lợi nhuận sau thuế 1.113.308.428 486.175.063
6. Tỷ suất LN trước thuế/Dthu (%) 0,34 0,15
7. Tỷ suất LN sau thuế/Dthu (%) 0,25 0,11
8. Tỷ suất LN trước thuế/tổng TSBQ (%) 0,57 0,17
9. Tỷ suất LN sau thuế/tổng TSBQ (%) 0,43 0,13
10. Tỷ suất LN trước thuế/VCSHBQ (%) 5,50 2,43
11. Tỷ suất LN sau thuế/VCSHBQ (%) 4,12 1,82
Qua các bảng phân tích trên KTV nhận định và định hướng được phải tìm ra
nguyên nhân sự giảm xuống của lợi nhuận năm 2004 so với các năm là do đâu.
Theo nhận định ban đầu sự sụt giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh một phần do
hiệu suất sử dụng tài sản năm nay là thấp, thêm vào đó sự đầu tư mới thêm TSCĐ
trong năm là rất lớn 23.759 triệu đồng làm cho khả năng thanh toán của Công ty là
xấu đi là so với năm 2003, mà nguồn tài trợ này một phần từ vay ngắn hạn làm
tăng áp lực tài chính của Công ty. Một nhân tố không thể không kể đến là hàng tồn
kho với tỷ lệ hàng tồn kho tăng so với năm 2003 (từ 30,57% lên 35,07%) chứng tỏ
hoạt động bán hàng còn khiếm khuyết ở khâu tiêu thụ làm ứ đọng nguồn VLĐ
Qua các bảng phân tích đó, KTV sẽ tiến hành đinh hướng thiết lập một chương
trình kiểm toán. Thông qua bảng phân tích KTV biết được các khoản mục chứa
nhiều sai sót. Các bảng phân tích là một công cụ không thể thiếu để thiết lập một
chương trình kiểm toán vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí phục vụ rất nhiều trong
công tác kiểm toán. Đặc biệt các tài khoản 131, 15, TK 211, TK 311, TK 635, TK
511,... phải được chú trọng và giao cho KTV giỏi có nhiều kinh nghiệm. Sau bước
phân tích này cũng có thể có sự thay đổi nhỏ trong việc giao trách nhiệm cho các
kiểm toán viên từ phía Giám đốc chi nhánh.
Nhìn chung tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản của
công ty trong năm 2004 là không tốt. Trong khi đó bộ máy quản lý và đội ngũ
nhân viên không có nhiều thay đổi và hệ thống kiểm toán nội bộ, buộc KTV cần
phải thiết kế một chương trình kiểm toán vừa chi tiết, vừa thận trọng trong mọi kết
luận ngay từ ban đầu, để tránh và hạn chế thấp nhất rủi ro trong các quy trình kiểm
toán
2.5 Thiết kế chương trình kiểm toán
Đây là một bản kế hoạch chi tiết công việc KTV cần thực hiện. Trong chương trình
phản ánh cụ thể các nội dung:
+ Thời gian hoàn thành và thời gian kết thúc kiểm toán từng phần hành cụ thể và
tất cả các phần hành
+ Sự phân công lao động do các KTV phụ trách các phần hành và dự kiến các vấn
đề liên quan cần thu thập
+ Các thủ tục kế toán cần thực hiện đối với từng khoản mục cần phải thận trọng
đưa ra kết quả
+ Quy mô của mẫu được chọn và phương pháp chọn mẫu ở từng phần hành, các tài
khoản cụ thể.
3. Giai đoạn thực hành kiểm toán
Bằng kế hoạch cụ thể đã vạch ra trong thiết kế chương trình kiểm toán, các KTV
tiến hành công việc cụ thể đã được phân công. Ơí mỗi phần hành, mỗi khoản mục,
mỗi tài khoản có bước đi, các thủ tục và phương pháp khác nhau nhưng bước đi
chung của KTV thực hiện ở mỗi khoản mục có điểm chung.
3.1 Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
KTV sẽ bắt dầu kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở các phần
hành cụ thể. Ví dụ đối với phần hành bán hàng KTV sẽ kiểm tra việc tổ chức bán
hàng và theo dõi công nợ ra sao? Bắt đầu từ việc nhận đơn đặt hàng, phương thức
thanh toán, vận chuyển, cách lập hoá đơn chứng từ ghi chép doanh thu, nợ phải thu
đến lúc khách hàng thanh toán và ghi sổ. KTV xem xét các vấn đề như: Số thứ tự
các hoá đơn bán hàng, ngày lập hoá đơn, ký nhận của các bên và việc ghi sỏ có
được kiểm tra đối chiếu định kỳ hay không ...
Kết quả sau cùng của các thử nghiệm kiểm soát là đánh giá rủi ro, kiểm soát của
từng KTV. Từ đó KTV sẽ định hướng cho việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Nếu phần hành nào có mức độ rủi ro kiểm soát cao cần phải tăng mức độ rủi ro
kiểm soát so với kế hoạch ban đầu thì KTV sẽ hạ thấp tỷ lệ rủi ro phát hiện đồng
nghĩa với việc sẽ mở rộng mẫu cần kiểm toán trong thử nghiệm cơ bản hoặc ngược
lại.
3.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Các thử nghiệm kiểm soát cung cấp cho KTV kết quả về công tác kiểm tra, giám
sát của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nghiệp vụ sẽ được thực hiện như thế nào từ
lúc phát sinh đến khi kết thúc ở các phần hành và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh ở đơn vị
Song để xét đến tính chính xác, tính có thực và cụ thể hoá nhận định hệ thống kiểm
soát nội bộ có hiệu lực chỉ được thể hiện cụ thể và đúng đắn ở các thử nghiệm cơ
bản.
Nội dung quan trọng trong giai đoạn này là việc chọn mẫu kiểm toán sau cho mẫu
đại diện được cho tổng thêí, vừa tiết kiệm được thời gian kiểm tra, xác minh sự
đúng đắn và hợp lý của số liệu kế toán, giám sát. Sự nhạy bén của các KTV thể
hiện rất lớn qua cách chọn mẫu, các KTV dựa vào kinh nghiệm kiểm toán mà có
thể lựa chọn mẫu kiểm tra thống kê hoặc phi thống kê.
Ở Công ty X hình thức sổ sử dụng là nhật ký chung do đó sổ nhật ký được
xem là trọng tâm để kiểm tra xác minh sự đúng đắn và hợp lý của số liệu kế toán.
Các sổ nhật ký được đối chiếu với chứng từ gốc, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản
(bảng kê)
Ơí một phần hành tuỳ thuộc vào rủi ro tiềm tàng, sự nhận định cụ thể về kiểm soát
nội bộ, các KTV sẽ sử dụng các thử nghiệm cơ bản với quy mô về mẫu là khác
nhau, tuy nhiên các KTV luôn ý thức rằng sai phạm kiểm toán cho phép là rất bé
(3-4%). Nếu ước tính mức sai sót lớn hơn mức trọng yếu đã phân bổ KTV sẽ linh
động trong việc nới rộng mẫu kiểm tra để có quyết định cuối cùng
Việc xác định giá trị doanh nghiệp Công ty X là một công việc hết sức khó khăn
bởi TSCĐ chiếm tỷ lệ rất lớn. KTV được phân công ở phần hành TSCĐ là người
có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ngoài việc xem xét TSCĐ với giá trị còn lại,
KTV đã nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia có kinh nghiệm thẩm định giá trị còn
lại của TSCĐ. Việc kết hợp giữa giá trị và giá trị sử dụng còn lại được cân nhắc kỷ
lưỡng để tránh thiệt hại cho các bên khi tham gia cổ phần hoá. Với yêu cầu đó
AISC đã thống nhất với Công ty X sẽ thành lập ra Hội đồng thẩm định lại giá trị
các TSCĐ có sự hỗ trợ của thẩm tra viên có chuyên môn trong việc đánh giá lại
TSCĐ. Song song với việc kiểm toán TSCĐ theo sổ sách, bảng tổng kết thẩm định
lại chất lượng TSCĐ được hoàn tất. Bảng kết luận về chất lượng TSCĐ là căn cứ
quan trọng hỗ trợ cho KTV xác định giá trị sau này.
3.3Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập báo cáo tài chính
Sau khi các KTV phụ trách các phần hành báo cáo kết quả kiểm toán, tất cả các kết
quả này sẽ được KTV độc lập không tham gia kiểm toán kiểm tra lại một lần trước
khi gia cho KTV phụ trách phần hành tổng hợp. KTV trưởng nhóm sẽ tổng hợp tất
cả các kết quả cuối cùng và báo cáo lên với Giám đốc chi nhánh. Trong đó các báo
cáo của KTV đều rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất phải kể đến là các báo cáo
tài chính, nó thể hiện kết quả quá trình kiểm toán.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN Số cuối kỳ Số điều chỉnh
A. TSLĐ&ĐTNH (A=I+II+III+IV) 152.499.214.509 152.452.570.538
I. Tiền 15.592.520.723 15.573.954.786
1. Tiền mặt tại quỹ 475.215.171 476.215.171
2. Tiền gởi ngân hàng 15.096.305.552 15.097.739.615
II. Các khoản phải thu 32.667.986.970 32.581.573.826
1. Phải thu khách hàng 22.817.859.767 22.832.176.588
2. Trả trước cho người bán 5.836.583.461 5.836.583.461
3. Thuế GTGT được khấu trừ 4.233.525.479 4.132.795.514
4. Phải thu khác 90.764.404 90.764.404
5. Dự phòng phải thu khó đòi (310.746.171) (310.746.171)
III. HÀNG TỒN KHO 103.975.686.567 404.014.021.667
1. Hàng mua đi đường
2. Nguyên vật liệu tồn kho 46.181.793.931 46.203.756.427
3.CCDC trong kho 9.675.114 9.675.114
4. Chi phí SXKD dỡ dang 5.466.058.161 5.466.058.161
5.Thành phẩm tồn kho 53.555.559.362 53.571.931.976
6. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.217.400.000) (1.127.400.000)
IV. TSLĐ khác 283.020.249 283.020.249
1. Tạm ứng 283.020.249 283.020.249
B. TSCĐ&ĐTDH (B=I+II+II) 143.962.047.449 145.275.521.761
I. TSCĐ 142.558.322.005 143.739.742.519
1.TSCĐ hữu hình 142.558.322.005 143.739.742.519
- Nguyên giá 267.883.712.835 267.883.712.835
- Giá tri hao mòn luỹ kế (125.325.390.830) (124.143.970.316)
II. Các khoản ĐTTC dài hạn 404.181.600 404.181.600
1. Góp vốn liên doanh 404.181.600 404.181.600
III. Chi phí XDCB dỡ dang 963.543.844 1.131.597.642
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (=A+B) 296.524.261.958 297.728.092.299
NGUỒN VỐN Số cuối năm
A. NỢ PHẢI TRẢ(A=I+II+II) 270.068.319.856 270.005.945.001
I. Nợ ngắn hạn 127.601.112.894 127.500.382.925
1. Vay ngắn hạn 112.028.698.725 112.028.698.725
2. Phải trả cho người bán 9.854.145.142 9.854.145.142
3.Người mua trả tiền trước 1.611.262.979 1.611.262.979
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (610.069.588) (716.799.553)
5. Phải thu công nhân viên 4.527.725.320 4.527.725.320
6. Phải trả, phải nộp khác 195.350.316 195.350.316
II. Nợ dài hạn 141.315.143.036 141.315.143.036
1. Vay dài hạn 141.315.143.036 141.315.143.036
III. Nợ khác 1.152.063.926 1.190.419.036
1. Chi phí phải trả 1.152.063.926 1.152.063.926
2. Tài sản thừa chờ xử lý 38.335.110
B.NGUỒN VỐN CSH(B=I+II) 26.356.942.102 27.722.167.299
I. Nguồn vốn quỹ 24.553.721.401 25.918.946.897
1. Nguồn vốn kinh doanh 17.270.593.476 17.270.593.476
2. Quỹ đầu tư phát triển 5.331.659.025 5.331.659.025
3.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.434.063
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 1.181.420.514
5. Quỹ dự phòng tài chính 1.927.679.200 1.927.679.200
6. Lợi nhuận chưa phân phối 23.789.700 206.160.319
II. Nguồn kinh phí quỹ khác 1.803.220.702 1.803.220.702
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.803.220.702 1.803.220.702
2. Quỹ quản lý cấp trên
Tổng cộng nguồn vốn 296.425.261.958 297.728.092.299
3.4 Xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp
Sử dụng nghị định số 04/2002/NĐ-CP ngày 16/6/2002 của Chính phủ, thông tư số
76/2002/TT -BTC ngày 9/9/2002 của Bộ tài chính, KTV tiến hành xử lý tài chính
trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Theo báo cáo từ ban kiểm kê TSCĐ thì trong số các TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp
có giá trị 143.739.742.519(VND) thì có:
+ Tổng giá trị TSCĐ ứ đọng không sử dụng là 1.243.584.732 chưa kịp xử lý, giá
trị TSCĐ này sẽ không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp tiến
hành cổ phần hoá.
+ Nguyên giá của các TSCĐ đã được khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng là
2.415.3781.550. Dự tính các tài sản này sẽ còn được sử dụng trong thời gian
chuyển đổi hình thức sở hữu vì chất lượng được đánh giá là 20%. Do đó phần giá
trị của các tài tài sản này được tính vào giá trị doanh nghiệp là: 2.415.371.550x
20% = 483.074.310(VND) (theo điểm đ, mục 2.1 Phần I - thông tư số 79/2002/TT-
BTC)
Đối với các khoản nợ phải thu, kết quả kiểm toán là chấp nhận hoàn toàn, giá trị
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo kết luận KTV là đầy đủ căn cứ và giá trị lập
dự phòng là hợp lý. Do đó phần xử lý tài chính này thuộc trách nhiệm của Công ty
và theo quyết định thì tại điều 10 nghị định số 64 thì doanh nghiệp sẽ dùng nguồn
dự phòng để bù đắp.
Với khoản nợ trả thuộc phần xử lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể trả các
khoản nợ cho các ngân hàng, tổ chức cho vay tín dụng hoặc có thể bán vốn cổ
phần theo qui định tại điều 11 nghị định 64.
Tóm lại việc xử lý tài chính này phần lớn là thuộc về trách nhiệm của doanh
nghiệp trước lúc cổ phần hoá. Nhưng vì việc xử lý này có liên quan đến việc xác
định giá trị của doanh nghiệp nên KTV nghiên cứu những vấn đề có liên quan và
xử lý chúng để xác định giá trị doanh nghiệp được chính xác
3.5 Sử dụng mô hình tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp
Theo thông tư số 70/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính thì phương
pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo mô hình tài sản là phương pháp xác định
giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô
hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê phân
loại và đánh giá xác định giá trị thực tế của toàn bộ tài sản để cổ phần hoá của
doanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
3.5.1 Xác định giá thực tế doanh nghiệp
Với mô hình đó các khoản mục được đánh giá như sau:
- Với TSCĐ: phải loại trừ TSCĐ không sử dụng khi tính giá trị và cộng thêm vào
phần giá trị các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Như vậy ở Công ty
X
Phần giá trị của TSCĐ = Tổng TSCĐ - Tổng TSCĐ không sử dụng
+ Tổng TSCĐ đã khấu hao hết còn sử dụng
Giá trị TSCĐ = 143.739.742.519-1.243.584.732+483.074.610 =
= 142.979.232.097
- Phải nợ phải thu là khoản nợ đã được KTV đối chiếu, xác định trong quá trình
kiểm toán. Và giá trị khoản phải thu = 32.581.573.826 (VND)
- Tài sản bằng tiền có giá trị = 15.573.954.786, giá trị này được tính theo số dư vốn
bằng tiền đã kiểm toán
- Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn, không có giá trị, tài sản vô hình lấy theo giá
trị còn lại trên sổ sách kế toán nhưng với Công ty X giá trị này bằng 0
- Khoản đầu tư tài chính dài hạn có giá trị là 404181.600. đây là khoản góp vốn
liên doanh và được lấy trong báo cáo tài chính của Công ty mà Công ty X có vốn
liên doanh.
- Chi phí dở dang bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí đầu tư xây dựng
cơ bản và phần giá trị chi phí dỡ dang
= 5.466.058.161+1.131.597.642 = 6.597.655.803
- Đánh giá về lợi thế thương mại cũng theo hướng dẫn của thông tư số
79/2002/TT-BTC thì doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh thương mại như vị trí địa
lý, uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thương
hiệu và có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn
10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm định giá thì phải tính thêm giá trị lợi
thế kinh doanh vào giá trị thực tế doanh nghiệp theo qui định sau:
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Phần việc NN theo sổ kế
toán ở thời điểm XĐGTDN x Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn NN bình
quân 3 năm trước khi cổ phần hoá - Lãi suất trái phiếu chi phí kỳ hạn 10 năm
tại thời điểm ga nhất
Theo tính toán thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm đạt được là
4,8%/năm trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm theo công bố của
chính phủ là 7,68%/năm. Vì vậy Công ty X không có giá trị lợi thế kinh doanh (giá
trị <0)
- Các giá trị tài sản khác bao gồm: Nguyên vật liệu tồn kho + CCDC tồn kho +
thành phần tồn kho - dự phòng giảm giá hàng tồnkho + TSLĐ khác và giá trị tài
sản khác = 46.203.756.427 + 9.675.114 + 53.571.931.976 - 1.217.400.000 +
283.020.249 = 98.850.983.766.
* Vậy giá trị Công ty X = 142.979.232.097 + 32.581.573.826 +
+ 404.181.600 + 6.597.655.803 + 98.850.983.766 + 15.573.954.786
= 296.987.581.878
3.5.2 Xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại Công ty
Theo thông tư số 79/2002/TT-BTC thì: giá trị thực tế phần vốn của Nhà nước tại
doanh nghiệp là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-
) đi các khoản nợ thực tế phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn
kinh phí sự nghiệp
* Vậy giá trị phần góp của của Nhà nước = 296.897.581.878 - (270.005.945.001 +
1.803.220.702 = 25.178.416.175VND
3.5.3 Đánh giá lại kết quả
Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV đánh giá tổng quát các kết quả thu thập
được nhằm soát xét toàn bộ quy trình kiểm toán và kết quả thu được. Cân nhắc các
căn cứ để đưa ra ý kiến về BCTC cũng như kết luận về giá trị toàn bộ Công ty X
và phần vốn chủ sở hữu. Quá trình kiểm tra của KTV luôn đi kèm với từng bước
công việc thực hiện. Song ở giai đoạn cuối cùng này trước khi đưa ra kết luận cuối
cùng, Giám đốc chi nhánh trực tiếp kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán,
đặc biệt chú trọng kiểm tra các sai phạm, chênh lệch trong báo cáo tài chính, xem
xét tính hợp lý và đầy đủ của bằng chứng thu thập được và đảm bảo kế toán viên
và trợ lý kiểm toán thực hiện công việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, khắc
phục những thiên lệch có trong kết luận kiểm toán.
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY
AISC- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
I/ Nhận xét :
Với xu hướng ngày nay cổ phần hoá để nâng cao tính cạnh tranh hiệu quả
kinh doanh và tận dụng thời cơ về vốn cho quá trình đầu tư, tái mở rộng sản xuất
cho doanh nghiệp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một công việc không thể
tách rời và được thực hiện trước khi cổ phần hoá.
Có nhiều tổ chức có chức năng này bao gồm. Hội đồng xác định đánh giá trị
doanh nghiệp được thành lập tại doanh nghiệp, các Công ty kiểm toán, các tổ chức
kinh tế có chức năng định giá. Các tổ chức khác nhau sẽ gặp những thuận lợi và
khó khăn trong công việc định giá. Và ở AISC những khó khăn và thuận lợi
thường gặp phải bao gồm .
1.Thuận lợi :
- Trong chuyên môn nghiệp vụ của mình AISC có lợi thế so với các tổ chức
thẩm định giá trị doanh nghiệp khác về lĩnh vực: kiểm toán tính chính xác, có thực,
hợp lý và đúng đắn các số liệu quyết toán của doanh nghiệp phục vụ cho việc xác
định giá trị doanh nghiệp.
- Là một tổ chức kiểm toán độc lập nên AISC còn được xem là “ trọng tài “
của các bên khi thẩm định giá trị của vốn chủ sở hữu, tài sản của các chủ nợ. Kết
luận cuối cùng của AISC luôn đảm bảo được tính khách quan, không có sự cảm
tính khi xét đoán và định giá giá trị của các tài sản thuộc các nguồn chủ sở hữu
khác nhau. Vì vậy kết quả từ AISC có được khi thực hiện việc xác định giá trị
doanh nghiệp công bố sẽ được các tổ chức có lợi ích đối với doanh nghiệp tin cậy.
- AISC có đội ngũ KTV được đào tạo kỹ lưỡng nắm vững chuyên môn
nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp, lấy uy tín làm kim chỉ nam cho hoạt động,
đặc biệt có các KTV có kinh nghiệm, chuyên môn trong công việc xác định giá trị
doanh nghiệp
- Hơn nữa nếu là khách hàng quen thuộc của AISC thì việc khảo sát thực tế
thu thập thông tin để đưa ra các kết luận về quản lý tài sản, nguồn vốn, chiến lược
kinh doanh,của ban quản trị hay hệ thống kiểm soát nội bộ là rất thuận lợi phục vụ
cho việc xác định rủi ro kiểm toán nhanh chóng, chính xác góp phần tiết kiệm thời
gian, chi phí và nâng cao hiệu quả của công việc kiểm toán .
- Sự linh hoạt trong điều tiết việc thực hiện kế hoạch kiểm toán cũng được
xem là một điểm mạnh của AISC. Tất cả các KTV luôn ý thức rằng công việc
mình đang thực hiện chứa đựng nhiều rủi ro. Dù khách hàng quen hay khách hàng
mới thì KTV luôn luôn đề cao trách nhiệm công việc. Lấy hệ thống kiểm soát nội
bộ mạnh hay yếu KTV sẽ có kết luận về rủi ro kiểm soát từ đó điều chỉnh rủi ro
phát hiện để đánh giá các rủi ro kiểm toán, để lập kế hoạch các thử nghiệm, thủ tục
kiểm toán mà không hoàn toàn tin tưởng vào sự đánh giá ban đầu về hệ thống
kiểm soát nội bộ .
2. Những khó khăn gặp phải :
Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi xác định doanh nghiệp đối với AISC là việc
xác định chất lượng tài sản, tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản
và giá thị trường của tài sản ở thời gian xác định giá trị doanh nghiệp. Vì giá trị tài
sản khi xác định giá trị doanh nghiệp phải là giá trị thực tế và được thị trường chấp
nhận. Vì vậy việc cùng doanh nghiệp thành lập hội đồng phân loại và thẩm định
chất lượng tài sản ( có thể nhờ đến chuyên gia có kinh nghiệm cùng tham gia ) là
một công việc không thể thiếu. Nhưng những kết luận cuối cùng về chất lượng tài
sản khó tránh được tính chủ quan do người thẩm định kết luận, do đó rủi ro trong
kết luận cuối cùng của AISC là khó tránh khỏi.
Giá trị vô hình, giá trị về thương hiệu, uy tín mặt hàng hay lợi thế thương mại của
doanh nghiệp là một đại lượng rất khó định lượng chính xác. Bởi giá trị ấy được
hình thành từ việc thừa nhận, đánh giá từ phía thị trường. Để đảm bảo là một trọng
tài trong phân xử, KTV phải hết sức thận trọng trong việc xác định giá trị vô hình
của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nên chăng AISC cần có sự phối hợp với các khách
hàng, các chủ thể có mối quan hệ kinh tế đối với các Công ty để cùng đưa ra một
kết quả chính xác nhất được thị trường chấp nhận và đảm bảo được quyền lợi cho
các bên khi cổ phần hoá.
Một khó khăn nữa trong công việc gặp phải khi thực hiện việc kiểm toán xác định
giá trị doanh nghiệp là thời gian hạn chế. Do yêu cầu quyết toán với các cơ quan
chức năng, là sớm thường là từ đầu tháng 2 nhưng các báo cáo tài chính từ các
Công ty thông thường được lập thông thường phải qua tháng 1. vì vậy thời gian ký
kết hợp đồng thường rất hạn chế. Hơn nữa việc duy trì khách hàng cũ, cùng với
việc mở rộng tiếp nhận các khách hàng mới đặt ra một khối lượng công việc dồn
dập trong khoảng thời gian ngắn. Để kết hợp hài hoà giữa thời gian, chi phí, rủi ro
và chất lượng kiểm toán, đây là bài toán rất khó khăn và đặt ra rất nhiều thử thách
cho Công ty AISC
Việc xác định rủi ro kiểm toán tuy chỉ mang tính chất tương đối và định tính xét
đoán. Tuy vậy dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đoán của KTV, AISC có đủ cơ
sở để tin tưởng sự chấp nhận kết quả kiểm toán. Nhưng xét đến việc xác định giá
trị doanh nghiệp hiện nay chưa có một mô hình nào là tối ưu và có thể kiểm tra
đánh giá mức độ chính xác của kết quả là bao nhiêu%. Trách nhiệm nghề nghiệp
luôn đặt ra cho các KTV rất lớn đòi hỏi AISC cần có biện pháp riêng thẩm định
kiểm tra trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng về giá trị của các doanh nghiệp
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp
AISC là một Công ty kiểm toán độc lập nên trong quá trình hoạt động của minh tất
cả các kế toán viên luôn lấy mục tiêu, hiệu quả, chính xác và hữu hiệu. Trong suốt
quy trình kiểm toán BCTC và xác định giá trị doanh nghiệp, tính hữu hiệu của
AISC được minh chứng bằng kết quả của AISC được chấp nhận rộng rãi từ các
nhà đầu tư khách hàng, các cơ quan công quyền hay bất cứ một tổ chức nào đang
và sẽ có mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại AISC
cùng với quá trình được đi thực tế với KTV em nhận thấy sự thận trọng trong công
việc luôn được đặt lên hàng đầu, mặc dù kinh nghiệm, kỹ năng và nghiệp vụ của
KTV là rất tốt. Để tăng thêm tính chính xác, tin tưởng, giảm bớt rủi ro cho KTV
trong quy trình xác định gia trị doanh nghiệp em xin có một số đề xuất sau.
1. Thực hiện việc kiểm tra xác định gia trị doanh nghiệp theo mô hình tài sản
Khi đã đề cập có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng tại
AISC mô hình tài sản được xem là mô hình phù hợp nhất mặc dù khi theo mô
hình này chưa loại bỏ được một số hạn chế của mô hình.
Mặc khác khi xác định giá trị Công ty X mặc dù đã tuân thủ theo các nghị định
của chính phủ, các thông tư hướng dẫn xác định giá trị của Bộ tài chính nhưng với
kết luận cuối cùng
+ Tài sản vô hình của doanh nghiệp có giá trị = 0
+ Lợi thế thương mại, uy tín mặt hàng, vị thế cạnh tranh ... chưa đủ để định được
giá trị hay giá trị này = 0
Nếu xét đến 1 doanh nghiệp mà không có các giá trị này, liệu rằng việc xác định
giá trị doanh nghiệp với mô hình tài sản liệu đã là giá trị để đảm bảo lợi ích cho
các bên khi tham gia cổ phần hoá
Để có thể kiểm tra giá trị thực tế thị trường của doanh nghiệp hiện tại, với kết quả
đã xác định trong quy trình kiểm toán ở AISC là được thị trường chấp nhận hay
không? Theo em nên lựa chọn một mô hình khác để xác định giá trị doanh nghiệp
, sau đó đem so sánh giữa 2 mô hình. Từ đó kết quả mang lại là chính xác hơn và
giảm bớt rủi ro khi báo cáo kiểm toán
Đối với Công ty X vì tình hình tăng giảm lợi nhuận chưa thật ổn định và tăng
trưởng liên tục, hiệu quả kinh tế trong năm 2004 lại rất thấp do đó nên lựa chọn mô
hình lưu kim chiết khấu để xác định( lần thứ 2) giá trị của Công ty X.
* Sau quá trình kiểm toán BCTC Kế toán viên có điều chỉnh một số nghiệp vụ có
ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của Công ty X như sau:
+ Khoản lãi vay ngắn hạn đầu tư cho công trình xây dựng cơ bản Công ty đưa vào
chi phí tài chính, điều này là sai so với qui định hiện hành. Điều chỉnh số lãi vay
này kế toán viên hạch toán và đưa vào chi phí xây dựng cơ bản, khoản này có giá
trị là: 168.053.798
+ Khoản phải thu khách hàng theo số liệu ban đầu và số liệu kiểm toán có sự
chênh lệch là 14.316.821 khoản này sẽ đưa vào để điều chỉnh lợi nhuận.
Kết hợp với kết quả kiểm toán phần hành doanh thu, chi phí... báo cáo lãi, lỗ được
lập như sau:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2004
Chỉ tiêu Luỷ kế từ đầu năm Giá trị điều chỉnh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 431.375.248.352 431.547.436.068
Các khoản giảm trừ doanh thu (6.353.227.320) (6.353.227.320)
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 425.025.021.032
425.194.208.748
2. Giá vốn hàng bán 390.338.227.684 390.463.139.796
3. Lợi nhuận gộp 34.683.793.348 34.731.068.952
4. Doanh thu từ HĐTC 236.064.346 236.064.346
5. chi phí tài chính 14.837.428.379 14.669.374.581
- Chi phí lãi vay 13.945.088.012 13.645.088.122
6. chi phí bán hàng 10.987.680.325 10.987.650.325
7/ Chi phí QLDN 9.218.484.277 9.218.484.277
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (123.735.286) 91.594.115
9 Thu nhập khác 711.968.703 771.968.703
10 Chi phí khác -
11. Lợi nhuận khác 711.968.703 771.968.703
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 648.233.417 863.562.818
13 Thuế thu nhập doanh nghiệp 162.058.354 216.190.705
14. Lợi nhuận sau thuế 486.175.063 647.672.113
Với mô hình dòng lưu kim chiết khấu ta có
Giá trị toàn bộ doanh nghiệp =
CF: Thu nhập thời kỳ t
K: Tỷ lệ chiết khấu (chi phí Sử dụng vốn)
n: số kỳ hạn
* Việc sử dụng mô hình này hoàn toàn hợp lý bởi giá trị doanh nghiệp được đánh
giá trên tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp. Quan điểm của
mô hình này các khoản thu nhập được chiết khấu về thời điểm tính toán. Và tỷ lệ
chiết khấu (K) phản ánh mức độ rủi ro của doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn
vốn.
* Các đại lượng cần xác định
NI: Lợi nhuận ròng trong kỳ
DEP: khấu hao trong kỳ
PRO: tăng giảm dự phòng trong kỳ
* NI = 647.672.113
* DEP = 17.711.401.219
* PRO = PRO2004 - PRO2003 = 1.217.400.000
Vậy ta có: CF2004 = 647.672.113 + 17.711.401.219+1.217.400.000
: CF2004 = 19.609.473.332 (*)
Thu thập kết quả dòng lưu kim qua các năm của doanh nghiệp ta được như sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
CF(1000) 11.212.540 12.838.702 14.828.700 16.904.718 19.609.473
Từ kết quả thu thập được ta tính được tỷ lệ tăng trưởng bình quân của CF là (gCF)
=1,15/năm = 115%/năm
Do đó giả sử vẫn giữ được mức ổn định kinh doanh lúc đó dòng lưu kim dự kiến
của doanh nghiệp sẽ có giá trị
ĐVT: 1000
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 ......
CF 22.550.894 25.933.528 29.823.557 34.297.091 39.441.654 ......
Vậy giá trị Công ty X =
Với K; tỷ lệ trả lãi vay dài hạn 8,16%/năm
VCX = 322.583.721 (ngàn đồng)
So sánh kết quả thu thập từ 2 mô hình
- Giá trị toàn Công ty theo mô hình tài sản:VC(tài sản)= 296.987.581.878
- Giá trị thực tế Công ty theo mô hình tài sản:VC(CF)= 322.583.721.000
Vậy có sự chênh lệch giá trị Công ty theo 2 mô hình và chênh lệch đó có giá trị =
25.596.139.122(VND). Tuy rằng các mô hình sử dụng có những ưu điểm riêng và
nhược điểm của nó nhưng thông thường các giá trị tính toán theo các mô hình
không có sự chênh lệch lớn hay sự chênh lệch này có thể bỏ qua, với việc xác định
giá trị doanh nghiệp dựa vào dòng lưu kim chiết khấu đang là mô hình được áp
dụng rất phổ biến ở các Công ty thuộc thị trường tài chính, là mô hình được xem
là tối ưu, bởi giá trị doanh nghiệp đã được xem xét dưới giác độ tiền tệ và hầu như
tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp đều được đưa vào xem xét,
vậy phải chăng ở mô hình tài sản có chứa một giá trị doanh nghiệp nào chưa đưa ra
xem xét. Phải chăng Công ty X khi không tính giá trị vô hình hoặc lợi thế thương
mại vào giá trị của Công ty đây là điều còn thiếu sót và cần phải đem ra xem xét,
tham khảo lại ý kiến từ các tổ chức quan hệ với Công ty để đảm bảo công bằng lợi
ích cho các bên khi tham gia cổ phần hóa.
Điều này có thể xẩy ra bởi : có nhiều Công ty giá trị thị trường so với giá trị tài
sản có thể gấp hơn 2 lần (cocacola) chứng tỏ giá trị thương mại, uy tín và tài sản
vô hình của một Công ty có thể nhận giá trị rất lớn ( có thể lớn hơn giá trị tài sản
của Công ty). Một điều khó khăn cho AISC là việc xác định giá trị phải hoàn tất
phục vụ cho cổ phần hoá, vì thế giá trị vô hình và lợi thế kinh doanh lúc AISC
đang thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp chưa được các chủ thể từ thị trường
tham gia đưa ra mức giá để thị trường chấp nhận (nếu khi đã cổ phần hoá giá trị vô
hình này sẽ dễ dàng tính hơn từ việc đầu tư mua cổ phần tại Công ty
Tài sản vô hình lợi thế kinh doanh hay uy tín của Công ty và giá trị của nó là một
đại lượng rất khó đo lường bởi giá trị vô hình được hình thành và chịu ảnh hưởng
bởi từ nhiều yếu tố như, môi trường kinh doanh, sản phẩm công nghệ, chu kỳ sống
của sản phẩm, năng lực quản lý, môi trường văn hoá, quy mô thị trường, loại hình
doanh nghiệp... do đó khi tính giá trị vô hình của 1 doanh nghiệp ta cần xét đến rất
nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành nên giá trị vô hình cho doanh
nghiệp
Vì vậy, nếu xét trong một ngành nghề kinh doanh, với quy mô tương đồng, giá trị
vô hình và lợi thế thương mại có thể được xem là một yếu tố được cấu thành từ
xếp hạng vị thứ các doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam tài sản vô hình và lợi thế
thương mại thường bé hơn 20% tổng tài sản. Nếu vị thứ của doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến việc thị trường điünh giá vô hình cho doanh nghiệp nên chăng chúng ta
đánh giá tổng quát và xếp hạng cho Công ty X và từ kết quả xếp hạng đó KTV có
thể lấy làm căn cứ tham khảo và đề xuất giá trị vô hình cho doanh nghiệp
* Theo quan điểm của em nếu trong cùng ngành nghề kinh doanh, cùng một quy
mô, các doanh nghiệp được đánh giá thứ hạng cao thì giá trị vô hình càng lớn. Hay
nói cách khác giá trị vô hình tỷ lệ thuận với thứ hạng của doanh nghiệp (cùng quy
mô, cùng lĩnh vực kinh doanh). Mà việc xếp hạng các doanh nghiệp theo các
chuyên gia cần phải xem xét tất cả các yếu tố: ö Môi trường vĩ mô, môi trường vi
mô, sản phẩm, thị trường, kỹ thuật, loại hình sở hữu, năng lực tài chính... Vì vậy,
giá trị vô hình của doanh nghiệp có thể cũng được tạo nên từ tất cả các yếu tố đó.
2.1 Thực hiện xếp hạng cho Công ty X
Việc xếp hạng cho từng doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố
có mức ảnh hưởng khác nhau đến việc xếp hạng các doanh nghiệp nên được gắn
với 1 trọng số ( nếu trọng số càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn )và trong mỗi
yếu tố đưa ra xem xét ta có thể đưa ra 5 mức đánh giá khác nhau tùy thuộc vào
kinh nghiệm của chuyên gia hoặc người dánh giá doanh nghiệp quyết định
- Hạng tối ưu (A) 5 điểm
- Hạng cao(B) 4 điểm
- Hạng trung bình (C) 3 điểm
- Hạng trung bình yếu (D) 2 điểm
- Hạng yếu (E) 1 điểm
*Để có thể giảm bớt hạn chế sai lầm tăng mức độ tin cậy khi kết luận về giá trị vô
hình các doanh nghiệp được đánh giá phân loại từ loại 1 đến loại 10 phụ thuộc vào
thang điểm mà doanh nghiệp nhận được
* Các thứ hạng chúng ta có thể xếp cho doanh nghiệp:
- Loại 1:Doanh nghiệp được xếp loại này ở trong tình trạng hoạt động hoàn hảo,đạt
hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng rất tốt.Phần giá trị vô hình của doanh nghiệp
sẻ được đánh giá rất cao.
-Loại2: Doanh nghiệp đang ở tình trạng hoạt động tốt,có triển vọng tốt đẹp, song
có một vài điểm được đánh giá thấp hơn loại tối ưu.
- Loại 3: Doanh ở trạng thái hoạt động tốt song có những bất lợi về môi trường
kinh tế, nhưng có triển vọng tốt.
- Loại 4: Doanh nghiệp hoạt động trong trạng thái có hiệu quả, tiềm năng phát triển
khá, nhưng có khả năng cạnh tranh trung bình và năng lực tài chính khá.
- Loại 5: Doanh nghiệp ở hạng này được xếp vào loại trung bình nó hoạt động cóa
hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhưng có những hạn chế về nguồn lực và có nguy
cơ tiềm ẩn.
- Loại 6: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, có tiềm năng phát triển, song có
nhiều nguy cơ từ môi trường hoặc từ ngành hay đối thủ cạnh tranh, triển vọng
không chắc chắn.
- Loại 7: Hiệu quả doanh nghiệp đạt được là thấp, thuộc ngành có tốc độ thay đổi
công nghệ nhanh nhưng khả năng thích nghi của doanh nghiệp là yếu. Tiềm lực
công nghệ, nhân sự, tài chính đều hạn chế.
- Loại 8: Doanh nghiệp xếp ở hạng này hoạt động kém hiệu quả, vừa có năng lực
tài chính bấp bênh, thị phần sụt giảm, triển vọng phát triển khó khăn.
- Loại 9: Doanh nghiệp kinh doanh đang thua lỗ kéo dài, thị phần sụt giảm mạnh,
tài chính yếu, có nguy cơ phá sản.
- Loại 10: Doanh nghiệp đang lâm vào trạng thái mất khả năng thanh toán, thị phần
giảm, đang chờ phá sản.
Bảng liệt kê các yếu tố xếp hạng công ty X
Nội dung Điểm trọng số THANG ĐIỂM XẾP HẠNG
A B C D E
I Các nội dung thuộc môi trường vĩ mô
1 Môi trường văn hoá xã hội 1 *
2 Môi trường CT_PL 1 *
3 Môi trường công nghệ 2 *
4 Môi trường kinh tế 2 *
II Các nội dung thuộc môi trường vi mô
5 Chu kỳ kinh doanh 2 *
6 Triễn vọng tăng trưởng của ngành 2 *
7 Aïp lực cạnh tranh 2 *
8 Các nguồn cung ứng trong ngành 2 *
9 Aïp lực cạnh tranh tiềm tàng 2 *
III Đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp
10 Tính chất của sản phẩm 2 *
11 Chu kỳ sống sản phẩm 3 *
12 Tiền năng sản phẩm 3 *
13 Chất lượng sản phẩm 3 *
IV Đánh giá thị trường của doanh nghiệp
14 Quy mô thị trường 3 *
15 Thị phần doanh nghiệp 3 *
16 Chiến lược cạnh tranh 3 *
V Đánh giá vè kỹ thuật của doanh nghiệp
17 Đánh giá về công nghệ hiện tại 3 *
18 Chiến lược đổi mới công nghệ 3 *
19 Công suất máy móc thiết bị 2 *
20 Đánh giá sự tác động đối với môi trường 3 *
VI Đánh giá về nguồn cung ứng
21 Tính ổn định của nguyên vật liệu 3 *
22 Vận chuyển nguyên vật liệu 2 *
23 Phương án thay thế nguyên vật liệu 2 *
VII Đánh giá địa điểm và địa bàn hoạt động
24 Tính lâu dài của địa điểm 2 *
25 Đánh giá địa điểm theo phương diện thị trường 3
VIII Đánh giá loại hình doanh nghiệp
26 Loại hình doanh nghiệp 1 *
27 Đánh giá về tổ chức quản lý 3 *
28 Đánh giá quy mô doanh nghiệp 2 *
29 Cơ cấu kinh tế tác động 1 *
IX Đánh giá quản trị nguồn nhân lực
30 Nền văn hoá bản sắc Công ty 2 *
31 Chính sách nhân sự của Công ty 3 *
32 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 3 *
33 Tiềm năng nhân lực 3 *
34 Nhà lãnh đạo và hội đồng quản lý doanh nghiệp 3
*
X Đánh giá về tài chính
35 Phân tích tỷ số tài chính 2 *
36 Chính sách phân phối lợi nhuận 3 *
37 Đánh giá dìng lưu kim 3 *
38 Đánh giá quản trị vốn lưu động 3 *
39 Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 3
*
TỔNG SỐ 94 470 376 382 183 94
* Các trọng số thể hiện tầm cở ảnh hưởng đến xếp hạng doanh nghiệp và nếu xem
giá trị vô hình phụ thuộc vào việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thì các trọng số
này cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị vô hình của doanh nghiệp .
* Cách thức xếp loại cho từng nhân tố.
- Đối với từng khoảng mục có gắng với một trọng số thường có phương pháp đánh
giá là khác nhau và tiêu chuẩn đánh giá cũng khác nhau. Khi đánh giá các yếu tố
đó chúng ta cần phải xác định rõ:
+ Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô lớn, vừa hay quy mô nhỏ
+ Phương pháp đánh giá là gì?
+ Ai là người đánh giá?
+ Tiêu chuẩn đánh giá là gì?
* Có 3 phương pháp được sử dụng đánh giá gồm:
+ Phương pháp Delphi ( thu thập ý kiến của các chuyên gia)
+ Phương pháp xếp hạng: căn cứ vào điểm để người ta đánh giá và xếp hạng
+ Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp khác, hay so với số trung bình ngành
Ví dụ: Đối với công ty X xét trong ngành sản xuất phân bón thì quy mô của nó
được xếp vào loại có quy mô lớn:
1) Yếu tố môi trường văn hóa xã hội: sử dụng phương pháp Delphi hoặc xếp hạng.
Ở Việt Nam hiện tại theo các chuyên gia thì yếu tố này xếp ở thứ hạng B là hợp lý
nhất.
2) Chu kỳ sống của sản phẩm: Sử dụng phương pháp đánh giá là Delphi hoặc so
sánh. Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần túy, do đó nhu cầu về phân bón
luôn luôn tồn tại vì vậy chúng ta có thể xếp chúng vào loại hạng.
3) Yếu tố loại hình doanh nghiệp: Sử dụng phương pháp đánh giá là so sánh (So
sánh hiệu quả kinh tế tính năng động, lợi thế có được, khó khăn... giữa các thành
phần kinh tế. Trên cơ sở đó người ta đánh giá loại hình doanh nghiệp nhà nước
được xếp vào loại B
4) Về yếu tố hiệu quả kinh tế (PE) phương pháp sử dụng là so sánh. Sử dụng tiêu
chuẩn đánh giá như sau:
- Nếu CF/tổng nợ vay 30% - xếp loại A
- Nếu CF/tổng nợ vay 27% - xếp loại B
- Nếu CF/tổng nợ vay 24% - xếp loại C
- Nếu CF/tổng nợ vay 20% - xếp loại D
- Nếu CF/tổng nợ vay < 20% - xếp loại E
Vậy ở Công ty X yếu tố này được xếp vào loại E. Vì
CF/tổng nợ vay = 7,7%<20%
* Trên đây em nêu ra một số cách xếp hạng điển hình các yếu tố và cụ thể tại Công
ty X tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Công ty được tổng
hợp thông qua bảng ở trên.
* Như đã đề cập trên các doanh nghiệp có thể xếp theo mười thứ hạng tuỳ thuộc
vào số điểm đánh giá đạt được và khoản cách điểm giữa các thứ hạng được tính
như sau:
* Cách tính điểm cho doanh nghiệp được thực hiện qua công thức:
Tổng điểm đạt được = (trọng số từng yếu tố X Điểm được
xếp hạng từng yếu tố)
Căn cứ điểm dùng để xếp hạng doanh nghiệp
Thứ hạng Khoản cách điểm Tổng điểm Không có tiêu thức nào kthuộc
loại
Loại 1 37 433 C,D,E
Loại 2 37 396 C,D,E
Loại 3 37 359 D,E
Loại 4 37 322 D,E
Loại 5 37 285 E
Loại 6 38 247 -
Loại 7 38 209 -
Loại 8 38 171 -
Loại 9 38 133 -
Loại 10 39 94 -
Như vậy căn cứ vào trọng số, kinh nghiệm KTV có thể xếp hạng hoặc tham khảo
một số ý kiến khách hàng , chuyên gia để xếp hạng cho từng khoản mục. Với Công
ty X tổng số điểm Công ty A đạt được là 311 điểm
* Đối chiếu với điều kiện để xếp hạng
- Nếu xét tổng số điểm Công ty đạt được là 311 > 285 nên Công ty được xếp loại
5
- Kèm theo điều kiện ràng buộc trong loại 5 không có loại E nên Công ty X không
được xếp vào loại 5 vì vẫn có tiêu thức loại D.
Vậy Công ty sẽ được xếp vào loại thứ 6
2.2 Tính toán giá trị vô hình - lợi thế thương mại cho Công ty
- Nếu giả sử giá trị vô hình trong ngành sản xuất phân bón tối đa được tính cho
Công ty là 20% trên tổng số tài sản , kết hợp căn cứ xếp loại doanh nghiệp. Theo
em có thể áp dụng tỷ lệ vô hình sau để tính giá trị vô hình cho doanh nghiệp.
Thứ hạng Tỷ lệ %/ tổng tài sản dùng để tính giá trị vô hình và lợi thế thương
mại
Loại 1 18-20%
Loại 2 16-18%
Loại 3 14-16%
Loại 4 12-14%
Loại 5 10-12%
Loại 6 8-10%
Loại 7 6-8%
Loại 8 4-6%
Loại 9 2-4%
Loại 10 0-2%
Giá trị vô hình và lợi thế thương mại của Công ty X nếu tính theo phương pháp
này đối với Công ty X bằng tổng tài sản đã điều chỉnh nhân với 8 đến 10%
- Nếu tỷ lệ được chọn là 10% trên tổng tài sản đã điều chỉnh thì giá trị vô hình và
lợi thế thương mại của Công ty X = 10% x 297.728.092.299 = 29.772.809.230
(VND)
- Nếu tỷ lệ được chọn là 8% trên tổng tài sản đã điều chỉnh thì giá trị vô hình và
lợi thế thương mại của Công ty X = 8% x 297.728.092.299
= 23.818.247.380 (VND)
2.3 Kết luận về giá trị tài sản vô hình tại Công ty X
Vậy nếu đã chấp nhận kết quả xếp hạng và định giá vô hình của Công ty X theo
phương pháp trên thì giá trị vô hình của Công ty sẽ nằm trong khoảng
(23.818.247.380 VND - 29.722.809.230VND).
Trong khi đó chênh lệch giá trị của doanh nghiệp theo mô hình dòng lưu kim
chiết khấu - giá trị doanh nghiệp theo mô hình tài sản là 25.596.139.122VND
- Kết quả chệnh lệch này thuộc khoảng giá trị vô hình ở trên, vậy nên chăng đối
với Công ty X cần phải thừa nhận giá trị vô hình là 25.596.139.122 VND. Và chấp
nhận kết quả theo mô hình dòng lưu kim chiết khấu để xác định giá trị doanh
nghiệp.
* Điều này theo em là có thể chấp nhận được bởi dù các doanh nghiệp có thể sử
dụng cac mô hình nào để định giá doanh nghiệp thì kết quả từ các mô hình phải
không chênh lệch nhau hoặc có chênh lệch là rất nhỏ. Vả lại nếu các doanh nghiệp
khi chưa cổ phần hóa chưa thấy rõ tầm quan trọng của tài sản vô hình đóng góp
vào hiệu quả chung của doanh nghiệp. Nhưng đối với các Công ty nhà nước khi cổ
phần hóa thì giá trị tài sản vô hình không thể không được xác định. Ơí Việt Nam
theo em nếu doanh nghiệp hoạt động là tối ưu thì tài sản vô hình nếu được tính là
20%/tổng tài sản, thì tỷ lệ này có thể chấp nhận được.
Vi vậy, AISC có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng lưu kim để xác định giá trị
Công ty X (để kiểm tra kết quả) sau đó từ kết quả kiểm tra chênh lệch từ hai mô
hình để chấp nhận và có kết luận cuối cùng đúng nhất
KẾT LUẬN
Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp ở AISC chi nhánh Đà Nẵng được thực hiện
theo quy trình, chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo đúng nghị định của chính phủ
và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Điều đó có thể khẳng định việc xác
định giá trị Công ty X theo mô hình tài sản kết quả sẽ được các cơ quan có thẩm
quyền và Công ty chấp nhận.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho biết các bên đặc biệt đối với các chủ sở hữu
(Nhà nước) tránh đi thiệt hại, thêm vào đó là việc tính toán kiểm tra, lại kết quả mà
mình đã thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, để tránh sai lầm trong kết
luận em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như vậy. Vì thời gian thực hiện đề tài rất
hạn chế, hơn nữa tài liệu nghiên cứu còn hạn hẹp, nên đề tài không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Rất mong quý thầy cô cùng các anh chị ở Công ty kiểm
toán AISC chi nhánh Đã Nẵng đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đánh giá doanh nghiệp NXB: Tài chính (Nguyễn Hải Sản) biên soạn
2. Đánh giá giá trị doanh nghiệp Đỗ Văn Thận : Biên soạn
3. Văn bản pháp luật về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước NXB Chính trị Quốc gia
4. Văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước NXB Xây
dựng
5. Kiểm toán NXB Tài chính - HCM - 1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Bước đầu áp dụng luật sở hữu trí tuệ trong lộ trình hội nhập của Việt Nam.pdf