Tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí - Quảng Ninh: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
XÂY DỰNG UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Bá Dương
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ K...
142 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí - Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
XÂY DỰNG UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2010
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Bá Dương
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------
NGUYỄN NGỌC HIẾU
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
UÔNG BÍ - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái nguyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Dương
Phản biện 1: ................................................................................
Phản biện 2: ................................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
họp tại: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái nguyên
Ngày tháng năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ ..... 7
1.1. Khái quát về nghiên cứu vấn đề ............................................................... 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục đào tạo ..................................... 9
1.2.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề ....................................................... 19
1.2.3. Quản lí công tác đào tạo nghề ........................................................ 24
1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề ............................................ 25
1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề .................................................... 25
1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề ................................................... 25
1.2.4.3. Phương pháp đào tạo nghề .................................................... 26
1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề .......................................... 26
1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề .............. 27
1.2.5. Chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề ........................... 28
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lí đào tạo nghề ............. 34
1.3.1. Những yếu tố khách quan. ............................................................. 34
1.3.2. Những yếu tố chủ quan. ................................................................ 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
NGHỀ Ở TRUỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG
BÍ, QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2009............................. 41
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và truờng
Trung cấp xây dựng Uông Bí ............................................................... 41
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ................... 41
2.1.2. Khái quát về truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh .... 44
2.2. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung cấp xây
dựng Uông Bí, Quảng Ninh .................................................................. 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo
chất lượng đào tạo nghề ................................................................. 48
2.2.2. Thực trạng phát triển, đổi mới công tác quản lí đào tạo nghề ................ 52
2.2.2.1. Về mục tiêu đào tạo ............................................................. 52
2.2.2.2. Về nội dung chương trình đào tạo ......................................... 54
2.2.2.3. Về số lượng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lí .. 55
2.2.2.4. Về kế hoạch hoá đào tạo ...................................................... 60
2.2.2.5. Về cơ cấu tổ chức ................................................................ 62
2.2.2.6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề .................. 65
2.2.2.7. Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo .................................... 66
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung
cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh .................................................... 66
2.3.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề và quản lí phát triển đội
ngũ giáo viên .......................................................................................... 66
2.3.2. Về chất lượng đào tạo nghề hiện nay của nhà trường ..................... 77
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
NGHỀ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG BÍ,
QUẢNG NINH ........................................................................... 84
3.1. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất ........................................................ 84
3.2. Một số biện pháp quản lí đề xuất .......................................................... 87
3.2.1. Biện pháp đổi mới quản lí xây dựng phát triển đội ngũ đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lí .................................................... 87
3.2.2. Biện pháp quản lí nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở
vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo................................... 92
3.2.3. Biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo trong xu thế mở rộng qui
mô đào tạo nghề ........................................................................... 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3.2.4. Biện pháp quản lí đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn
với yêu cầu thực tế sản xuất .......................................................... 98
3.2.5. Biện pháp quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá
kết quả đào tạo nghề .................................................................. 101
3.2.6. Biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh của học
sinh ...................................................................................................................... 104
3.2.7. Biện pháp quản lí việc liên kết đào tạo nghề ............................. 107
3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất......................... 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 113
I. Kết luận .................................................................................................. 113
II. Khuyến nghị .......................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các tác giả trong nƣớc:
1. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(2009), Thông báo
Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2
khoá 8 về Giáo dục đào tạo, Hà Nội
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng(2004), Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây
dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục; Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lí
- Một số lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn kiểm định chất lượng
giáo dục TCCN, Hà Nội.
5. Bộ Lao động TBXH (2005), Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH
về việc phê duyệt đề án phát triển dạy nghề đến 2010, Hà Nội.
6. Bộ Lao động TB&XH(2006), Quyết định số 76/2006/QĐ-BLĐTBXH
Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường
TCN, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”, Hà Nội.
7. Bộ Lao động TB và XH(2008), Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề
Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH, Hà Nội.
8. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về
việc Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010".
9. Chính Phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt
quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Hà Nội.
10. Chính phủ(2005), Nghị quyết số 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao
động về dạy nghề, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11.
Chính phủ (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về
việc Phê duyệt "Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo
đến năm 2010".
12. Nguyễn Bá Dương(1999), Tâm lí học cho người lãnh đạo. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TƯ
khoá VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc
lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Bùi Minh Hiền(Chủ biên 2009): Quản lí giáo dục (in lần 2). Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, Hà Nội
18. Học viện hành chính Quốc gia (1992), Giáo trình quản lý hành chính
Nhà nước; Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Hộ-Đặng Quốc Bảo (1997), Khái lược về Khoa học quản
lí. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
20. Nguyễn Hùng chủ biên (2008), Sổ tay Tư vấn Hướng nghiệp và chọn
nghề. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí.
Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
22. Trần Kiểm (1990): Quản lý giáo dục và quản lý trường học; Viện khoa
học giáo dục; Hà Nội.
23. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
24. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo
dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
25. Nguyễn Kì - Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lí luận quản lí
giáo dục. Trường CB QLGD và đào tạo TƯ 1-Bộ giáo dục, Hà Nội.
26. GS Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật Giáo
dục số 38/2005/ QH 11, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật Dạy
nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội.
29. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận
quản lí giáo dục. Trường CB quản lí giáo dục đào tạo TƯ 1, Hà Nội.
30. GS Nguyễn Ngọc Quang (1999), Dân chủ hoá quản lí trường phổ
thông. Nội san Trường CB QLGD và đào tạo trung ương 1, Hà Nội.
31. Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản lý đại cương; Đề cương bài
giảng dành cho học viên cao học, chuyên ngành Quản lí, khoa tâm lý
giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.
32. TS Nguyễn Thị Tính(2007), Bài giảng Đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục, Khoa Tâm lí giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, Thái Nguyên.
33. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lí, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
34. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng
Việt. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
35. GS. TS Hồ Văn Vĩnh(Chủ biên) (2004), Giáo trình khoa học quản lí.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
B. Các tác giả nƣớc ngoài:
36. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
37. D.V Khuđômixki (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa
học giáo dục, Hà Nội.
38. Fredrick Winslow Taylor (1911), Những nguyên tắc khoa học của quản
lí.
39. Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề
cốt yếu về quản lý; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
40. M.I. Kônđakôp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lí giáo dục
quốc dân - Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo trung ương, Hà
Nội.
41. Thomas J. Robbins-Wayned Morryn (1999), Quản lí và kỹ thuật quản
lí. Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BGD&ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo
CB : Cán bộ
CBQL : Cán bộ quản lí
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNV : Công nhân viên
CSVC : Cơ sở vật chất
CĐN : Cao đẳng nghề
CTMT : Chương trình mục tiêu
ĐTN : Đào tạo nghề
GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KTXH : Kinh tế xã hội
TCXD : Truờng Trung cấp xây dựng
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
TCN : Trung cấp nghề
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ thứ 21, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở thành
yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi Quốc gia.
Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là
nhân tố quyết định. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo
nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ
thuật có trình độ kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh
tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX và kết luận Hội nghị
lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh: “ Phát triển giáo
dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17, tr 40]. Muốn
cho sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt
nhân tố con người. Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách
con người, là chìa khoá mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, là trách nhiệm chung của toàn
Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta, trong đó vai trò của các Trường chuyên
nghiệp, các cơ sở giáo dục đào tạo nghề là rất quan trọng.
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn nằm
trong vùng tam giác trọng điểm kinh tế miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng -
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Quảng Ninh. Do vậy tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc Tổ
Quốc nói chung có nhu cầu rất lớn về lực lượng người lao động được đào tạo
nghề. Nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Quảng Ninh hiện
có một hệ thống đào tạo nghề nghiệp với 19 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN,
TCN bao gồm 01 trường Đại học, 02 phân hiệu Đại học, 02 dự án Đại học, 06
trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường TCCN,
04 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương, 17 trung tâm
Hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề tư nhân ở các
huyện, thị xã, thành phố tham gia dạy nghề thuộc các lĩnh vực.
Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí là đơn vị trực thuộc Tập Đoàn
công nghiệp xây dựng Việt Nam, Trường có trụ sở đóng tại thị xã Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh. Các ngành nghề đào tạo của trường thuộc nhóm ngành xây
dựng, cơ khí xây dựng. Trong những năm gần đây do tính chất xã hội hoá
giáo dục, trước nhu cầu của cơ chế thị trường và xu thế phát triển của KHCN
xây dựng trong nước cũng như hội nhập Quốc tế. Nhà trường đã xác định mục
tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của mình để đưa trường từ chỗ là một
trường công lập chỉ đào tạo theo kế hoạch Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng
trở thành một Trường đa ngành, đa nghề từ đó từng bước chuyển mình để phù
hợp với yêu cầu thực tế của xã hội.
Cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đang đặt ra rất
nhiều thách thức đối với mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo của Nhà
trường. Điều quan trọng là làm sao để đào tạo được nguồn nhân lực có chất
lượng vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát
triển của nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị
trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí
tuệ cao. Đồng thời, phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị
trường đối với công tác giáo dục đào tạo nghề.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang là một
“điểm nóng” cần nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quản lí tốt quá trình đào
tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh là rất quan trọng. Bởi, quá
trình đào tạo nghề với các khâu của nó nếu được quan tâm thực hiện một cách
đồng bộ mới đem lại chất lượng, hiệu quả.
Những năm qua, mặc dù Trường trung cấp xây dựng Uông Bí đã chú
trọng, chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại
một số vấn đề như quá trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu,
nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ
sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa
đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:" Biện pháp
quản lí đào tạo nghề ở Truờng trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
" nhằm phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một
số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho
Trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lí hoạt động
đào tạo nghề nói chung, nghiên cứu thực trạng công tác quản lí quá trình đào
tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh nói riêng.
Luận văn đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lí quá trình đào tạo
nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng
Uông Bí, Quảng Ninh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay
nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc quản lí quá trình đào tạo nghề có
liên quan đến chất lượng đào tạo trong trường nghề.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lí quá trình đào tạo nghề ở Truờng Trung
cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựng
Uông Bí, Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2006 đến 2009.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí,
Quảng Ninh còn có một số mặt bất cập và hạn chế bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan.
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nghề dựa trên
những nét đặc thù của Nhà trường, phù hợp với thực tế của tỉnh Quảng Ninh,
khu vực Đông Bắc Tổ quốc sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo
nghề ở truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
6- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình đào tạo và nhất là đào tạo nghề có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo, song ở đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc xây
dựng các biện pháp quản lí đào tạo nghề ở các mặt:
- Quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất phục vụ cho
quá trình đào tạo nghề.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Quản lí hoạt động đánh giá kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
7 - CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp các Chủ trương, đường lối, Chỉ thị và Nghị quyết
của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành, của địa phương
và các tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
So sánh các kết quả nghiên cứu của những công trình sách, tạp chí, luận
án, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết:
- Sử dụng hai bộ câu hỏi để điều tra: 01 Bộ câu hỏi dành cho cán bộ,
giáo viên nhà trường (Phụ lục 1) và 01 Bộ câu hỏi dành cho học sinh đang
học nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh (Phụ lục 2)
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số cán bộ quản lí,
giáo viên có kinh nghiệm để tìm hiểu thực tiễn của nhà trường nhằm làm sáng
tỏ hơn nội dung nghiên cứu bằng phương pháp điều tra.
7.2.3. Phương pháp quan sát: tập trung quan sát cách thức tổ
chức quản lí của lãnh đạo và cán bộ quản lí các cấp. Quan sát tình hình giảng
dạy của giáo viên dạy giỏi, của giáo viên mới vào nghề. Quan sát tình hình
học tập của học sinh để nắm bắt thực tế tình hình đang diễn ra ở nhà trường.
7.2.4. Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của
Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh về quản lí đào tạo nghề.
7.3. Một số phƣơng pháp bổ trợ
- Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học,
phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh.
- Phương pháp chuyên gia
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm: phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lí đào tạo nghề
Chương 2: Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở trường trung cấp
xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2006 đến 2009
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp quản lí công tác đào tạo
nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Khái quát về nghiên cứu vấn đề
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như
Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề và quản
lí quá trình đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp. Do
đặc điểm, yêu cầu về nguồn nhân lực- đội ngũ công nhân kỹ thuật ở mỗi nước
có khác nhau nên không chỉ có lĩnh vực đào tạo nghề mà cả phương pháp,
hình thức, qui mô đào tạo nghề cũng có sự khác nhau song có điểm chung là
đều chú trọng đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
Thí dụ: ở Mỹ, đào tạo công nhân kỹ thuật được chú trọng và tiến hành
ngày từ cấp THPT phân ban và các trường dạy nghề cấp trung học, các cơ sở
đào tạo nghề sau THPT. Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng chứng nhận và
chứng chỉ công nhân lành nghề và có quyền được đi học tiếp theo. Thời gian
đào tạo dao động từ 2 đến 7 năm tuỳ thuộc vào từng nghề đào tạo. Các loại
trường tư thuộc vào các công ty tư nhân mà công ty của họ khá lớn. Các nhà
trường trong công ty đào tạo công nhân ngay trong công ty mình và có thể
đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng
Còn ở CH liên bang Đức đã sớm hình thành hệ thống đào tạo nghề và
hệ TCCN. Giáo dục chuyên nghiệp là một bộ phận trung học cấp hai của hệ
thống giáo dục quốc dân với các loại hình trường đa dạng. Họ đã phân thành
hai loại trình độ: ở trình độ 1 được xếp vào bậc trung học tương đương với
THPT từ lớp 9 đến lớp 12, ở trình độ 2 được xếp cao hơn bậc sau THPT.
Ngoài trường phổ thông mang tính không chuyên nghiệp chỉ nhằm mục tiêu
đào tạo chuẩn bị lên Đại học còn có các trường phổ thông chuyên nghịêp,
trường hỗn hợp... Học sinh các loại trường này có thể vào học ở các trường
Đại học chuyên nghành. Sau khi tốt nghiệp chủ yếu học sinh ra làm việc sơ
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
cấp. Do các loại hình trường rất đa dạng nên không có mô hình tổ chức quản
lý đồng nhất giữa các trường nhất là các bang khác nhau, có trường công lập,
trường tư thục, có trường thuộc công ty tư nhân chuẩn bị phần nhân lực cho
công ty mình ...
Cho đến ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều bố trí hệ thống
giáo dục kỹ thuật và dạy nghề bên cạnh bậc phổ thông và đào tạo bậc cao
đẳng, đại học. Do sớm có hệ thống đào tạo nghề nên các nước tư bản phát
triển đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình đào tạo. Quá trình
đào tạo cũng như quản lí đào tạo nghề liên tục được hoàn thiện, đổi mới để
đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là ở Liên Xô trước đây cũng sớm
quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề, với những đóng góp quan trọng của các
nhà giáo dục học, tâm lý học như X.I Arkhangenxki, X.Ia Batưsep, A.E
Klimov, N.V Cudmina, Ie. A Parapanôva, T.V Cuđrisep,.v.v. dước góc độ
giáo dục học nghề nghiệp, tâm lý lao động, tâm lý học kỹ sư, tâm lý học xã
hội. Tuy nhiên, theo nhận xét của T.V Cuđrisep, những nghiên cứu trong lĩnh
vực dạy học và giáo dục nghề vào những năm 70 của thế kỷ XX còn mang
tính từng mặt, một chiều nên chưa giải quyết được một cách triệt để vấn đề
chuẩn bị cho thế hệ trẻ ước vào cuộc sống và lao động. Quá trình hình thành
nghề lúc đó được chia làm 4 giai đoạn tách rời nhau, đó là: giai đoạn nảy sinh
dự định nghề và bước vào học các trường nghề; giai đoạn học sinh lĩnh hội có
tính chất tái tạo những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; giai đoạn thích ứng
nghề và cuối cùng là giai đoạn hiện thực hoá từng phần hoạt động nghề. Quan
niệm trên theo T.V Cuđrisep đã tạo ra những khó khăn rất lớn trong quá trình
học và dạy nghề. Quá trình đào tạo nghề trở lên áp đặt và không thấy được
mối quan hệ giữa các giai đoạn hình thành nghề.
Cũng theo T.V Cuđrisep, để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên
cần thiết phải có nhận thức lại, theo tác giả sự hình thành nghề của thế hệ trẻ
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
trong điều kiện của giáo dục và dạy học là một quá trình lâu dài, liên tục và
thống nhất. Quá trình hình thành nghề trải qua bốn giai đoạn nhưng chúng có
sự gắn bó mật thiết với nhau. Quan điểm này của tác giả đã tạo nên nhận thức
mới về sự hình thành nghề, là cơ sở khoa học để xây dựng mô hình đào tạo
nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lí quá trình đào tạo
nghề cũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi đó
còn Tổng cục dạy nghề. Lúc đó, một số các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động (ví dụ như Đặng Danh Ánh,
Nguyễn Ngọc Đường, Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Bá Dương,..) đã chủ động
nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy
nghề. Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu khác như Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm,
Nguyễn Thị Mỹ Lộc,...đã đi sâu nghiên cứu về quản lí giáo dục, quản lí nhà
trường. Tuy nhiên, sau đó những nghiên cứu về đào tạo nghề, quản lí quá
trình đào tạo nghề ở nước ta bị lắng xuống, ít được chú trọng. Chỉ đến những
năm gần đây vấn đề đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm nghiên cứu trở lại
thông qua những đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lí giáo dục.
Những nghiên cứu này đã ít nhiều khái quá hoá và làm rõ được những vấn đề
lý luận và đề xuất những biện pháp quản lí góp phần nâng cao hiệu quả quản
lí quá trình đào tạo nghề nói chung và hoạt động dạy nghề nói riêng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm Quản lí, quản lí giáo dục đào tạo
a, Khái niệm về Quản lí
“Quản lí” là từ Hán Việt được ghép giữa từ “Quản” và từ “Lí”.
“Quản” là sự trông coi, chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định. “Lí”
là sự sửa sang, sắp xếp, làm cho nó phát triển. Như vậy, “Quản lí” là trông
coi, chăm sóc, sửa sang làm cho nó ổn định và phát triển.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Quản lí là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn
tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi
quốc gia và ở mọi thời đại. Lịch sử đã chỉ rõ, ngay từ buổi sơ khai của loài
người, để tồn tại và phát triển con người đã biết liên kết nhau thành các nhóm
để chống lại thú dữ và thiên nhiên, Do đó đã xuất hiện các mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với
xã hội và giữa con người với bản thân mình. Trong quá trình ấy đã xuất hiện
một số người có năng lực chi phối được người khác, họ điều khiển hoạt động
của nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu chung. Những người đó đóng vai trò
thủ lĩnh để quản lí nhóm, điều này đã làm nẩy sinh nhu cầu về quản lí. Như
vậy, quản lí xuất hiện từ rất sớm và tồn tại, phát triển đến ngày nay.
Theo quan điểm điều khiển học: Quản lí là chức năng của những hệ có
tổ chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã hội học, kỹ thuật... nó bảo toàn
cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lí là một tác động hợp quy
luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống: Quản lí là "Phương thức tác
động có chủ định của chủ thể quản lí lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc,
các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống
nhằm duy trì tính trội hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu".
Khái niệm quản lí được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan niệm
theo các cách tiếp cận khác nhau.
Ở ngoài nước, có một số tác giả khái niệm như sau:
Các Mác đã viết:" Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ
đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng"[36, tr 28-480].
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Còn Fredrick Winslow Taylor (1856-1915) thì khẳng định:" Quản lí là
biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng
họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [ 38, tr 89 ].
Theo Harold Koontz, Cyri O‟donnell và Heinz Weihrich thì " Quản lí
là một hoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động nỗ lực của các cá nhân
nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức" [ 39, tr 33 ].
Các Ông Thomas. J. Robins và Wayned Morrison lại cho rằng:" Quản
lí là một nghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học” [ 41, tr 19 ].
Ở Việt Nam, có một số khái niệm quản lí như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt-Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: "Quản lí là
trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định" [ 34, tr 772].
Trong giáo trình quản lí hành chính Nhà nước của Học viện hành chính
quốc gia chỉ rõ: “ Quản lí là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy
luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lí” [ 18, tr 8 ].
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì quan niệm rằng:"Quản lí
là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí là một hệ thống
là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người
quản lí mong muốn" [ 26, tr 17 ].
Còn Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: "Quản lí là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động
(khách thể quản lí) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến" [ 29, tr 31].
Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh thì: “ Quản lí là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đã đề
ra” [ 35, tr 15 ].
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Theo tác giả Nguyễn Văn Bình:" Quản lí là một nghệ thuật đạt được
mục tiêu đã đề ra thông qua điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt
động của những người khác" [ 3, tr 178].
Theo tác giả Nguyễn Bá Dương: “ Hoạt động quản lí là sự tác động
qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí qua con
đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lí và hành động của
các đối tượng quản lí, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành những mục tiêu
nhất định của tập thể và xã hội” [ 12, tr 55].
Tác giả Mai Hữu Khuê quan niệm: "Quản lí là sự tác động có mục đích
tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và
mục đích đã định trước [ 21, tr 19; 20 ].
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có
mục đích đến tập thể người-thành viên của hệ-nhằm làm cho hệ vận hành
thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến" [ 22, tr 15 ].
Theo Đỗ Hoàng Toàn: " Quản lí là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến chuyển của môi trường [ 33, tr 43].
Còn tác giả Trần Quốc Thành quan niệm: “Quản lí là sự tác động của
chủ thể quản lí để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi
và hoạt động của con người nhằm đạt được mục đích, đúng với ý chí nhà
quản lí, phù hợp với quy luật khách quan” [ 31, tr 1].
Tóm lại: các quan niệm trên đây, tuy mỗi quan niệm nhấn mạnh mặt
này hay mặt khác nhưng đều có điểm chung thống nhất xác định quản lí là
hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Hay nói
một cách khái quát nhất: quản lí là một quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đạt được
các mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Khái niệm quản lí bao hàm một ý nghĩa chung là:
- Quản lí là những tác động có tính hướng đích.
- Hoạt động quản lí được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Quản lí là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công
việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức.
- Quản lí là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.
- Quản lí là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một
nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Quốc gia.
- Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể
quản lí lên đối tượng quản lí, thông qua các cơ chế quản lí, nhằm sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn
định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.
Trong công tác quản lí bao giờ cũng có chủ thể quản lí, khách thể quản
lí quan hệ với nhau bằng các tác động quản lí. Quá trình quản lí phải có mục
đích, nhiệm vụ hoạt động chung. Khi thực hiện nhiệm vụ quản lí, chủ thể
quản lí luôn hướng theo mục đích quản lí đã xác định để điều khiển đối tượng
bị quản lí thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm quản lí bao hàm các khía cạnh:
Hệ thống quản lí gồm 2 hệ liên kết nhau, đó là sự liên kết giữa chủ thể
quản lí với đối tượng quản lí. Khi chỉ ra chủ thể quản lí thì phải chỉ ra đối
tượng quản lí và ngược lại.
Nếu ta trả lời được câu hỏi: Ai quản lí? Thì ta đã xác định được chủ thể
quản lí. Chủ thể quản lí có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức do
người cụ thể lập nên. Cá nhân làm chủ thể quản lí được gọi chung là CBQL.
Nếu xét ở góc độ vĩ mô toàn cầu thì đó là Tổng thư ký Liên hợp quốc; ở một
nước là Chủ tịch hoặc Thủ tướng; ở trong một ngành là Bộ trưởng,...ở góc độ
vi mô một doanh nghiệp là Giám đốc; ở một nhà trường là Hiệu trưởng,....
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Còn nếu trả lời được câu hỏi: Quản lí ai? Quản lí cái gì? ta sẽ xác định
được đối tượng quản lí. Đối tượng quản lí có thể là một cá nhân, một nhóm
hay một tổ chức hoặc có thể là một vật thể hoặc có thể là một sự việc,... Khi
đối tượng quản lí là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức được con người
đại diện có thể trở thành chủ thể quản lí cấp dưới thấp hơn theo hệ thống cấp
bậc. Ví dụ: như ở một Trường TCCN thì Trưởng khoa là đối tượng quản lí
của Hiệu trưởng nhưng cũng lại là chủ thể quản lí của Trưởng tổ môn... Điều
đó có nghĩa là khi nói chủ thể hay đối tượng quản lí là người hoặc tổ chức
được con người đại diện phải đặt trong mối quan hệ tổ chức cụ thể.
Giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí có mối quan hệ tác động qua
lại tương hỗ nhau. Chủ thể quản lí nảy sinh các động lực quản lí, còn khách
thể quản lí thì làm nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu
của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lí.
Công cụ quản lí là các phương tiện mà chủ thể quản lí dùng để tác động
đến đối tượng quản lí như các văn bản luật, quyết định, chỉ thị, chương trình,
kế hoạch,....
Phương pháp quản lí là cách thức tác động của chủ thể quản lí đến đối
tượng quản lí. Phương pháp quản lí rất phong phú và đa dạng: Phương pháp
thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính-tổ chức, phương
pháp tâm lí-giáo dục...; tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng các
phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.
Mục tiêu của quản lí là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người.
Mô hình hoạt động quản lí có thể biểu diễn qua sơ đồ 1.1.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động quản lí
Như vậy: ở đâu có những hoạt động chung thì nơi đó có sự quản lí. Để
đạt được những mục tiêu đã định. Quản lí phải thực hiện bốn chức năng cơ
bản đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong đó:
+ Kế hoạch hoá: là chức năng cơ bản, quan trọng nhất nhằm xác định
mục đích chọn mục tiêu, khái quát các công việc phải làm, xác định khối
lượng công việc, đề ra những quy định, xây dựng chương trình hành động, từ
đó đề ra các giải pháp phù hợp với các nguồn lực của hệ thống, góp phần
giảm thiểu rủi ro, hạn chế phát sinh, lãng phí. Lập kế hoạch là dự kiến những
vấn đề có thể xẩy ra, những ý tưởng của chủ thể quản lí để đạt được mục đích
và đi đến mục tiêu. Đây là bước cơ sở cho việc thực hiện các chức năng tiếp
theo của quản lí.
+ Tổ chức thực hiện: là bước xác định một cơ cấu chủ định về vai trò
nhiệm vụ. Tổ chức là xây dựng quy chế, qui định rõ mối quan hệ trong bộ
máy tổ chức. Xác định có tính định tính và định lượng chức năng nhiệm vụ
giữa các thành viên, giữa các bộ phận để thông qua đó chủ thể quản lí tác
động đến các khâu, các mắt xích trong tổ chức và đối tượng quản lí để đạt
hiệu quả cao nhất. Tổ chức giúp thực hiện được những chủ trương, định
hướng của kế hoạch.
CHỦ
THỂ
QUẢN LÍ
Công cụ
quản lí
Phƣơng
pháp
Quản lí
KHÁCH
THỂ
QUẢN LÍ
MỤC
TIÊU
QUẢN LÍ
Môi trƣờng quản lí
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Lê Nin đã từng nói về công tác tổ chức:" Hãy cho tôi tổ chức những
người Bônsêvích chân chính có kỷ luật tôi sẽ làm đảo tung nước Nga bảo thủ,
man dợ". Câu nói bất hủ ấy của Lê Nin cho chúng ta hiểu rõ tổ chức và vai trò
của tổ chức. Người còn nói: "Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai
cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là tổ chức". Khi giai cấp đã nắm
chính quyền rồi, người còn nói: "Lĩnh vực trọng yếu nhất và khó khăn nhất
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ tổ chức". Thực hiện nhiệm
vụ của một ngành hay một cơ quan bất kỳ nào trong hệ thống chính trị của
chúng ta cũng đòi hỏi phải có một hình thức tổ chức thích hợp.
+ Chỉ đạo: là công việc thường xuyên của người quản lí nhằm tác động
đến đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh, đặt tất cả mọi hoạt động của bộ
máy trong tầm kiểm soát nhằm làm cho người bị quản lí luôn phục tùng, phát
huy tính tự giác và tính kỷ luật để làm việc đúng theo kế hoạch, đúng với
chức năng, nhiệm vụ đã phân công. Nói cách khác đây là quá trình tác động,
động viên, tạo động lực, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể
quản lí nhằm đạt được mục tiêu đã định.
+ Kiểm tra đánh giá: là nhiệm vụ quan trọng có liên quan đến mọi cấp
quản lí nhằm thu thập thông tin ngược của người quản lí để kiểm soát hoạt
động của bộ máy nhằm đo lường, phát hiện các sai sót để điều chỉnh kịp thời
giúp bộ máy đạt được mục tiêu. Có thể nói: kiểm tra là tai mắt của quản lí.
Trong công tác lãnh đạo, quản lí và chỉ huy, Bác Hồ đã từng nói:" không có
kiểm tra đánh giá coi như không có lãnh đạo ". Qua đó đủ thấy vai trò kiểm
tra đánh giá, rút ra bài học điều chỉnh mọi hoạt động của khách thể quản lí là
việc làm không thể thiếu của chủ thể quản lí.
Các chức năng quản lí tạo thành một chu trình thống nhất. Trong đó,
mỗi chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc
với các chức năng khác. Quá trình ra các quyết định quản lí là quá trình thực
hiện các chức năng theo một trình tự nhất định. Nhà quản lí không được bỏ
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
qua hay coi nhẹ bất cứ chức năng nào. Bên cạnh bốn chức năng cơ bản nêu
trên, trong quá trình quản lí cần quan tâm thêm hai vấn đề quan trọng là: thông
tin quản lí và quyết định quản lí.
Thông tin quản lí: là dữ liệu về việc thực hiện các nhiệm vụ đã được xử
lí giúp cho người quản lí hiểu được về đối tượng mà họ đang quan tâm để
phục vụ cho việc đưa ra các quyết định cần thiết trong quá trình quản lí.
Thông tin quản lí không những là tiền đề của quản lí mà còn là huyết mạch
quan trọng để duy trì quá trình quản lí, lí là cơ sở để người quản lí đưa ra
những quyết định đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.
Quyết định quản lí: là sản phẩm của người quản lí trong quá trình thực
hiện các chức năng quản lí. Quá trình quản lí được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Quá trình quản lí
b, Khái niệm về Quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là cũng như quản lí xã hội là hoạt động có ý thức của
con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình.
Xét ở cấp vĩ mô, cấp quản lí một nền/hệ thống giáo dục:
Theo D.V Khuđominxki thì: ” quản lý giáo dục là những tác động có
hệ thống, có kế hoạch, có ý nghĩa và có mục đích của chủ thể, quản lý ở các
Tæ chøc
KiÓm
tra
KÕ
ho¹ch
ho¸
ChØ
®¹o
Th«ng tin qu¶n lÝ,
QuyÕt ®Þnh qu¶n lÝ
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến các nhà
trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ
trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ ” [ 37, tr 33].
Theo Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân thì: ” Quản lí giáo dục là những
tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui
luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao
nhất đến các cơ sở giáo dục là các Nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng
và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã
hội ” [ 25, tr 14].
Còn theo tác giả Trần Kiểm: ” quản lí giáo dục là hoạt động tự giác
của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám
sát,...một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực)
phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội ”[ 24, tr 10].
Còn xét ở cấp vi mô, cấp quản lí một nhà trường/cơ sở giáo dục:
Theo học giả nổi tiếng M.I Konđakốp: " Quản lí giáo dục là tập hợp
những biện pháp nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan
trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số
lượng cũng như chất lượng" [ 40, tr 93].
Theo Phạm Minh Hạc: " Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí làm cho hệ vận
hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng thực hiện được các tính chất của
nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục
thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng
thái về chất" [ 16, tr 7].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng:” Quản lí giáo dục vi mô được hiểu là
những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và
hợp qui luật) của chủ thể quản lí đến tập thể GV, CNV, tập thể HS, cha mẹ HS
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất
lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường [24, tr 12].
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang:"Quản lí nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu
đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [ 30, tr 61].
Tóm lại: Quản lí giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng
của ngành giáo dục, nhà quản lí giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý,
phương pháp chung nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm
cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch đảm bảo quá trình
giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục.
1.2.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề
a, Khái niệm về nghề
Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất nào đó trong
xã hội.
Tác giả E.A.Klimov viết: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao
động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho
xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có). Nó tạo cho con người khả
năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho
việc tồn tại và phát triển”.
Theo tác giả Nguyễn Hùng thì:“ Những chuyên môn có những đặc
điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được
gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống
nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng
sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối
tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục
đích, yêu cầu và lợi ích của con người ” [ 20, tr 11].
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: “ Nghề là công việc chuyên làm,
theo sự phân công lao động của xã hội”.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng
lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân
(nhu cầu bản thân ) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi
hỏi để thoả mãn những yêu cầu nhất định của xã hội và cá nhân.
Nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại.
Nghề là cơ sở giúp cho con người có “ nghiệp” - việc làm, sự nghiệp.
Cũng có thể nói nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người
phải có một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức chuyên môn,
kỹ năng, kỹ xảo nhất định.
Ở một khía cạnh khác: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà
trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được tri thức, kỹ năng, thái độ để
làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những
nhu cầu của xã hội. Còn chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp
mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra
những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá
trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những
phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Trên Thế giới hiện nay có trên dưới 2.000 nghề với hàng chục nghìn
chuyên môn. Ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ trước đây, người ta đã
thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.
Bên cạnh khái niệm nghề cần quan tâm tới đặc điểm chuyên môn của
nghề và phân loại nghề. Đặc điểm chuyên môn của nghề gồm các yếu tố:
- Đối tượng lao động của nghề.
- Công cụ và phương tiện lao động của nghề.
- Quy trình công nghệ.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Tổ chức quá trình lao động sản xuất của nghề.
- Các yêu cầu đặc trưng về tâm sinh lí của người hành nghề cũng như
yêu cầu về đào tạo nghề.
Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức đào tạo nghề,
tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau
nên phân loại nghề khá phức tạp và phong phú. Ví dụ: phân theo tính chất của
nghề ta có nghề đơn giản, nghề kỹ thuật; hay phân theo phạm vi hoạt động
của nghề thì phân ra nghề diện hẹp, nghề diện rộng.
* Phân theo lĩnh vực quản lí, lãnh đạo có 10 nhóm nghề:
- Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các bộ phận
trong các cơ quan đó.
- Lãnh đạo doanh nghiệp
- Cán bộ kinh tế, kế hoạch tài chính, thống kê, kế toán...
- Cán bộ kỹ thuật công nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp
- Cán bộ khoa học giáo dục
- Cán bộ văn hóa nghệ thuật
- Cán bộ y tế
- Cán bộ luật pháp, kiểm sát
- Thư ký các cơ quan và một số nghề lao động trí óc khác
* Phân theo lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề:
- Làm việc trên các thiết bị động lực
- Khai thác mỏ, dầu, than, hơi đốt, chế biến than(không kể luyện cốc)
- Luyện kim, đúc, luyện cốc
- Chế tạo máy, gia công kim loại, kỹ thuật điện và điện tử,
- Vô tuyến điện
- Công nghiệp hóa chất
- Sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy, bìa
- Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông, sứ, gốm, thủy tinh
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Khai thác và chế biến lâm sản
- In
- Dệt
- May mặc
- Công nghiệp da, da lông, da giả
- Công nghiệp lương thực và thực phẩm
- Xây dựng
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Nuôi và đánh bắt thủy sản
- Vận tải
- Bưu chính viễn thông
- Điều khiển máy nâng, chuyển
- Thương nghiệp, cung ứng vật tư, phục vụ ăn uống.
- Phục vụ công cộng và sinh hoạt
- Các nghề sản xuất khác
b, Đào tạo nghề
Hiện nay, đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (Dạy nghề).
Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số khái niệm:
Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường
nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho học sinh, sinh viên. Đây là công
việc kết nối giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức
thực hiện chương trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám
sát, đánh giá, kiểm tra, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp cùng các quy trình
đánh giá khác, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở lĩnh
vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
Quản lí đào tạo là một quá trình tổ chức lập kế hoạch, điều khiển, kiểm
tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn hệ thống theo kế hoạch và
chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của toàn hệ thống.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Tác giả William Mc Gehee cho rằng: “ Dạy nghề là những qui trình
mà các công ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành
vi đóng góp vào mục địch và các mục tiêu của công ty ”.
Ông Max Forter(1979) đưa ra khái niệm Dạy nghề là đáp ứng bốn điều kiện:
+ Gợi ra những giải pháp cho người học
+ Phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ
+ Tạo ra sự thay đổi trong hành vi
+ Đạt được những mục tiêu chuyên biệt
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa:” Dạy nghề là cung cấp
cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên
quan tới công việc nghề nghiệp được giao”.
Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề số
76/2006/QH11.Trong đó viết: “ Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị
kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể
tìm được việc làm hoặc từ tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [ 28, tr 02]..
Qua đó, ta có thể thấy Dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng
nó lại là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện
công việc. Dạy nghề giúp cho người lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin làm việc trong các cơ
quan, doanh nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra công việc sản xuất cho bản thân.
Hiện nay, Dạy nghề mang tính tích hợp giữa lí thuyết và thực hành. Sự
tích hợp thể hiện ở chỗ nó đòi hỏi người học sinh hôm nay, người thợ trong
tương lai phải vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa phải thành thục về kỹ năng
tay nghề. Đây là điểm khác biệt lớn trong Dạy nghề so với dạy văn hoá.
Dạy nghề cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng, thái độ
nghề nghiệp cần thiết của một nghề. Về kiến thức học sinh hiểu được cơ sở
khoa học về vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, quy trình công nghệ, biện pháp tổ
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
chức quản lí sản xuất để người công nhân kỹ thuật có thể thích ứng với sự
thay đổi cơ cấu lao động trong sản xuất và đào tạo nghề mới. Học sinh được
cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng sử dụng công cụ gia
công vật liệu, các thao tác kỹ thuật, lập kế hoạch tính toán, thiết kế và khả
năng vận dụng vào thực tiễn. Đó là những cơ sở ban đầu để người học sinh-
người cán bộ kỹ thuật tương lai hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát
huy tính sáng tạo hình thành kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp.
Nguyên lý và phương châm của dạy nghề: Học đi đôi với hành; lấy
thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công
nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện.
Dạy nghề hiện nay có ba cấp trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp
nghề và cao đẳng nghề. Hình thức dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy, dạy
nghề thường xuyên.
1.2.3. Quản lí công tác đào tạo nghề
Quản lí quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lí các yếu tố sau theo
một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của
Nhà trường, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Các yếu tố đó là:
+ Mục tiêu đào tạo nghề
+ Nội dung đào tạo nghề
+ Phương pháp đào tạo nghề
+ Hình thức tổ chức đào tạo nghề
+ Hoạt động dạy nghề (chủ thể là thầy, cô,)
+ Hoạt động học nghề (chủ thể là học trò)
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo nghề
+ Môi trường đào tạo nghề
+ Tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo nghề trong kiểm tra, đánh giá
+ Tổ chức bộ máy đào tạo nghề
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại lẫn nhau.
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí đào tạo nghề cần tiến hành
các bước theo quy trình như quản lí giáo dục. kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình quản lí công tác đào tạo các yếu tố trên luôn luôn vận
động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống quản lí. Do
vậy, Nhà quản lí phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lí các sai lệch để
kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường
phát triển liên tục.
Nhiệm vụ của quản lí đào tạo nghề chính là ổn định duy trì quá trình
đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển
của đất nước và đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu những tiến bộ
khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề
1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề
Luật giáo dục năm 2005, tại điều 33, trang 21; Luật Dạy nghề năm 2006,
tại điều 4 có nêu : ’’ Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp
trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào
tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ’’ [ 28, tr 1 ].
1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề
Nội dung của đào tạo nghề là những yêu cầu đặt ra để mang lại cho
người học có được những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết.
Về yêu cầu của nội dung đào tạo nghề, Luật giáo dục năm 2005, tại
điều 34, khoản 1 có ghi: ‟‟ Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào
tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình
độ học vấn theo yêu cầu đào tạo‟‟ [ 28, tr 22 ].
Nội dung phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phải đảm bảo tính cân đối,
toàn diện giữa các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức và lương tâm nghề
nghiệp cần thiết. Bên cạnh đó, nội dung phải gắn liền với thực tế sản xuất,
phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tính liên thông phù hợp với
trình độ của người học.
1.2.4.3. Phƣơng pháp đào tạo nghề
Tại điều 34, khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 có ghi: ‟‟ Phương
pháp giáo dục phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý
thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp
theo yêu cầu của từng công việc ‟‟.
Phương pháp đào tạo nghề là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy và
trò nhằm thực hiện một cách tối ưu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề. Có
bốn nhóm phương pháp đào tạo nghề đó là: Nhóm phương pháp dùng lời,
nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp dạy thực hành,
nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh. Trong thực tế, khi
giảng dạy mối nhóm phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó
nên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cần lựa chọn và vận dụng phối hợp
các phương pháp với nhau. Giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội
dung, đặc trưng từng môn học, khả năng nhận thức của học sinh, điều kiện cơ
sở vật chất trang thiết bị,...để lựa chọn phương pháp cho phù hợp tổ chức điều
khiển tốt hoạt động dạy học, hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động học
nhằm đạt được hiệu quả đào tạo nghề.
1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề
Quá trình dạy nghề và học nghề chính là quá trình phối hợp thống nhất
hoạt động điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên với hoạt động tự giác,
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
sáng tạo, chủ động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng tay nghề của học
sinh đạt tới mục tiêu dạy học.
a, Hoạt động dạy nghề
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy lý thuyết, hoặc hướng dẫn thực
hành nghề, hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Giáo viên giữ vai trò
chủ đạo trong toàn bộ quá trình dạy học nghề. Người giáo viên căn cứ kế
hoạch dạy học để tổ chức cho học sinh hoạt động với mọi hình thức.
Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều
58 của Luật Dạy nghề và phải có chứng chỉ dạy nghề.
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề thực hiện theo điều 72, điều
73 của Luật giáo dục 2005, theo điều 59 của Luật Dạy nghề 2006 và theo qui
định tại Nghị quyết số 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về
dạy nghề.
b, Hoạt động học nghề
Học nghề là quá trình hoạt động của học sinh, trong đó học sinh dựa
vào nội dung dạy học, chủ động và sáng tạo lĩnh hội kiến thức. Thông qua
hoạt động học, người học chủ động thay đổi bản thân mình và tích cực rèn
luyện năng lực thực hành nghề.
Nhiệm vụ và quyền của học sinh học nghề quy định tại Điều 85 và
Điều 86 của Luật giáo dục.
Chính sách đối với người học nghề thực hiện theo các điều 89, 90, 91
và 92 của Luật giáo dục và theo các điều 65, 66 của Luật Dạy nghề 2006
1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề là khâu quan trọng trong quá
trình dạy và học nghề. Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
và học nghề. Nó là động lực người học tích cực hoạt động. Kiểm tra đánh giá
giúp cho nhà quản lí điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, điều chỉnh kế
hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nghề.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề phải đảm bảo những yêu
cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai.
Đối với giáo viên cần xác định được thành tích và thái độ học tập của
từng học sinh và của toàn bộ lớp học, thông qua kết quả kiểm tra phân tích
nguyên nhân để đề ra biện pháp cải tiến công tác sư phạm, dạy nghề.
Đối với học sinh học nghề: cần tự xác định được mức độ hiểu biết và
năng lực thực hành nghề của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã xá
định của chương trình giáo dục ngề.
Đối với cán bộ quản lí cần xác định những trọng tâm giáo dục – đào tạo
nghề của nhà trường mình để từ đó có biện pháp trong công tác tổ chức, quản
lí và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.
1.2.5. Chất lƣợng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào tạo,
việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm
vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào. Mặc dù, có tầm
quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa,
khó xác định, khó đo lường do cách hiểu của người này cũng khác với cách
hiểu của người kia.
Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và còn nhiều cuộc
tranh luận xung quanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà
nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề.
Dưới đây là một số quan điểm về chất lượng trong giáo dục đào tạo.
+ Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”
Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một
trường chuyên nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là:
Nguồn lực = chất lượng.
Theo quan điểm này, một trường nghề tuyển được học sinh giỏi, có đội
ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang
bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là
trường có chất lượng cao.
Tuy nhiến, nếu xét theo quan điểm này, thì ta đã bỏ qua sự tác động của
quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài (1 đến
3 năm) trong trường nghề. Thực tế, theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo
được xem là một “hộp đen”, chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng
đoán chất lượng “đầu ra”. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường TCCN có
nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế;
hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung
cấp cho học sinh một chương trình đào tạo hiệu quả [ 4, tr 3].
+ Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục (CLGD) cho rằng “đầu ra”
của đào tạo nghề có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình
đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục nghề nghiệp được thể hiện
bằng mức độ hoàn thành công việc của học sinh tốt nghiệp hay khả năng cung
cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.
Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận này. Một là, mối liên
hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế
mối liên hệ này là có thực, cho dù đó không phải là quan hệ nhân quả. Một
trường có khả năng tiếp nhận các học sinh xuất sắc, không có nghĩa là học
sinh của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các
trường rất khác nhau.
Ngoài một số định nghĩa trên, Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục
đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance in
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Higher Education) đã đưa ra 2 định nghĩa về CLGD là (i) Tuân theo các
chuẩn quy định; (ii) Đạt được các mục tiêu đề ra.
Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục nghề
nghiệp về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường nghề sẽ
dựa vào Bộ tiêu chí chuẩn đó. Khi không có Bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định
chất lượng đào tạo nghề sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá.
Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó.
Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ
tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực
hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá,
các trường nghề sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ (1) Chất lượng tốt; (2) Chất
lượng đạt yêu cầu; (3) Chất lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ý là các tiêu
chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu [ 4, tr 4].
Theo tác giả Nguyễn Thị Tính thì: “ Chất lượng sản phẩm là cái tạo
nên phẩm chất giá trị của một người, một sự vật, một việc làm giúp cho ta có
thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác,...”[ 32, tr 24 ].
Tóm lại: Chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều và nhiều học
giả cho rằng không cần thiết phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác. Tuy
vậy, việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều
nên làm và có thể làm được.
- Chất lƣợng đào tạo nghề và nâng cao chất lƣợng đào tạo
+ Chất lượng đào tạo nghề
Theo khái niệm truyền thống, một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm
được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Nó
nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sử hữu nó.
Còn nếu để xét chất lượng về một khoá học nghề cụ thể thì chất lượng
sẽ được xem xét trên góc độ là khối lượng, kiến thức, kỹ năng, mà khoá học
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
đã cung cấp, mức độ nắm, sử dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau
khoá học v.v.
Quan niệm chất lượng là hiệu quả của việc đạt mục đích của Nhà
trường. Theo cách hiểu này, một Nhà trường có chất lượng cao là trường
tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một
cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Theo cách tiếp cận này cho phép các trường
tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình.
Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét,
đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà
trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không.
Mô hình này rất quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp các
nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của
mình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất.
Theo TS Nguyễn Thị Tính: “ Chất lượng giáo dục - đào tạo được đánh
giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình
giáo dục - đào tạo;...Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo
được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức
lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu,
chương trình giáo dục - đào tạo theo các ngành nghề cụ thể ” [ 32, tr 24 ].
Một quan niệm khác coi chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách
hàng – chính là người sử dụng lao động sau đào tạo. Điều này đòi hỏi khi
thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của
khách hàng, để sản phẩm có được những đặc tính mà khách hàng mong muốn
và với giá cả mà họ sẽ hài lòng trả.
Trong giáo dục nghề nghiệp, định nghĩa này gây ra một số khó khăn
trong việc xác định khái niệm khách hàng. Ai là khách hàng trong giáo dục
nghề nghiệp? Đó là học sinh(người sử dụng dịch vụ như thư viện, ký túc xá,
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
phòng thí nghiệm. . .) hoặc là chính phủ, hoặc là các doanh nghiệp (người trả
tiền cho các dịch vụ đó) hay đó là cán bộ giảng dạy, cha mẹ sinh viên v.v. . .
Theo nghĩa tuyệt đối: chất lượng được hiểu như là một sản phẩm mang
ý nghĩa hoàn hảo hơn cả, nó hoàn mỹ mà các thứ cùng chủng loại, kiểu cách
có chuẩn mực rất cao cũng không thể hoặc khó có thể vượt qua. Như vậy
cũng có nghĩa là một tiêu chí nào đó đặt ra luôn được đảm bảo giá trị và giá
trị sử dụng tuyệt đối hơn cả.
Theo nghĩa tương đối: Một sản vật, một tiêu chuẩn một dịch vụ hay bất
kể một loại quan niệm nào đó được người ta gắn với nó. Các sản vật, những
dịch vụ được coi là chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực nhất
định được quy định trước. Chất lượng không được coi là cái đích mà nó được
coi là phương tiện. Các sản vật thường dùng hàng ngày được coi là chất lượng
khi nó đạt được những tiêu chí chuẩn mực nhất định. Theo cách hiểu của
người tiêu dùng thì chất lượng là cái làm hài lòng, hoặc vượt những nhu cầu
và mong muốn của người sử dụng.
Chất lượng đào tạo nghề được hiểu là một tiêu thức phản ánh các mức
độ của kết quả hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ
khởi đầu quá trình đào tạo nghề đến kết thúc quá trình đó.
Chất lượng đào tạo nghề không được xem ở khâu cuối cùng, ở kết quả
cuối cùng của quá trình đào tạo. Theo lí thuyết điều khiển học nếu xem chất
lượng đào tạo là "đầu ra" thì "đầu ra" không tách khỏi được "đầu vào" mà nó
được nằm trong một hệ thống với khâu giữa là quá trình đào tạo (hoạt động
dạy và học) của thầy và trò.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề liên quan chặt chẽ với khái niệm
hiệu quả đào tạo, nói đến hiệu quả đào tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt ở
mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà trường và sự chi phí tiền
của, sức lực, thời gian sao cho ít nhất nhưng đem lại hiệu quả nhất. Vì thế
chất lượng đào tạo nghề có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trình dạy học-
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
giáo dục mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và học sinh. Trong
điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Chất lượng đào tạo là một
khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của người sử dụng
lao động chứ không do ý chí của người làm công tác đào tạo quy định.
Chất lượng đào tạo nghề chịu tác động bởi rất nhiều khâu nhưng trong
đó có các khâu quan trọng nhất đó là:
+ Quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề
+ Những vấn đề quản lí, cơ chế quản lí, các quy chế, cách thức kiểm tra
đánh giá chất lượng đào tạo nghề
+ Đội ngũ giáo viên, CBQL dạy nghề
+ Tập thể học sinh học nghề
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực và tài chính phục vụ đào tạo nghề
+ Chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với người được đào tạo nghề
Mức độ tác động của các khâu nói trên không giống nhau. Vì vậy để
nâng cao chất lượng đào tạo nghề cần phải tìm các biện pháp quản lí tốt trong
các khâu đó.
Để đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đào tạo nghề,
có nhiều việc phải làm, song việc trước hết cần nâng cao nhận thức về công
tác đào tạo nghề, đồng thời đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí đào tạo nghề và
phương pháp thực hiện. Đây là những khâu quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả của công tác công tác đào tạo nghề.
+ Nâng cao chất lƣợng đào tạo
Nâng cao chất lượng đào tạo là sự cải tiến các tác động vào các khâu
trong quá trình đào tạo nhằm thu được hiệu quả giáo dục và đào tạo cao nhất.
Như vậy nâng cao chất lượng đào tạo nghề chính là sự cải tiến hệ thống tổ
hợp các biện pháp để tăng hiệu quả, hiệu suất của mọi khâu trong quá trình
đào tạo nhằm đạt kết quả đào tạo cao nhất.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi cải tiến liên tục ở mọi khâu, mọi
công đoạn, mọi thời gian đào tạo có liên quan tới người dạy, người học, đội
ngũ cán bộ quản lí, nhân viên phục vụ, điều kiện cơ sở vật chất,....
Tóm lại: mặc dù khó có thể đưa ra được một định nghĩa về chất lượng
trong giáo dục nghề nghiệp mà mọi người đều thừa nhận, song các nhà nghiên
cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận phổ biến nhất. Cơ sở của các
cách tiếp cận này xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối,
động, đa chiều và với những người ở các cương vị khác nhau có thể có những
ưu tiên khác nhau khi xem xét nó. Ví dụ, đối với giáo viên dạy nghề và HS thì
ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là ở quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy và học tập. Còn đối với những người sử dụng
lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, kiến
thức, kỹ năng tay nghề, thái độ nghề nghiệp và năng lực làm việc của học sinh
khi ra trường,...Do vậy không thể nói tới chất lượng như một khái niệm nhất
thể, chất lượng cần được xác định kèm theo với mục tiêu hay ý nghĩa của nó,
và ở khía cạnh này, một trường đào tạo nghề có thể có chất lượng cao ở một
lĩnh vực này nhưng ở một lĩnh vực khác lại có thể có chất lượng thấp.
Điều này đặt ra một yêu cầu phải xây dựng một hệ thống rõ ràng, mạch
lạc các tiêu chí với những chỉ số được lượng hoá, nêu rõ các phương thức
đảm bảo chất lượng và quản lí chất lượng sẽ được sử dụng trong và ngoài
giáo dục nghề nghiệp với xu hướng tiếp cận dần với chuẩn của khu vực và thế
giới nhằm đưa giáo dục nghề nghiệp Việt Nam hoà nhập với giáo dục nghề
nghiệp thế giới.
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả việc quản lí đào tạo nghề
1.3.1. Những yếu tố khách quan.
- Bối cảnh trong nước và Quốc tế
+ Xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời
cơ và cũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước.
+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những
thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt nam. Quá trình tăng
cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra
những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào
tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế.
+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất-dịch
vụ trong tất cả các lĩnh vực KTXH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu
và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.
- Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi
nhảy vọt xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng
và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.
+ Yêu cầu mới đối với công tác quản lí đào tạo nghề nhằm mang lại
hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy trong
tình hình mới mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình đào
tạo nghề để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho
kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó
là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm
hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu
vực và trên thế giới.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực
cho đào tạo nghề. Hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, Dạy nghề.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1.3.2. Những yếu tố chủ quan.
- Chất lƣợng nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo nghề
của Nhà trƣờng
Nội dung, chương trình đào tạo cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kỹ
năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến
đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy
nghề theo Mođul, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các
trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung
chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến
trong khu vực và thế giới;
Chất lượng phương pháp dạy và học nghề cần theo hướng phát huy
đựơc năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.
- Khả năng huy động nguồn vốn đầu tƣ cho các nguồn lực phục vụ
quá trình đào tạo nghề:
Nhà trường có thể tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi
từ các tổ chức trong và nước ngoài; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp
dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp
và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư với Doanh nghiệp ngành xây dựng
trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển dạy nghề.
Cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh
tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư vào Nhà trường.
Các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường, tập
trung từng bước chuẩn hóa về diện tích, về phòng học, nhà xưởng, ký túc xá
và trang thiết bị dạy nghề. nhà trường cần tập trung đẩy mạnh công tác nghiên
cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác
giảng dạy và học tập.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lƣợng
đào tạo nghề
Chất lượng và sự phối hợp của hệ thống quản lý, đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực và chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa,
tổ môn.
Năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò
điều tiết qui mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước.
Sự chủ động và tự chịu trách nhiệm và tích cực tham gia của các bộ
phận trong trường về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng có
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo nghề.
- Chất lƣợng tuyển sinh đầu vào của học sinh, chất lƣợng đội ngũ
giáo viên nhà trƣờng
+ Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu
đào tạo; thày; trò; nội dung; phương pháp; hình thức tổ chức; điều kiện bên
trong, bên ngoài,...trong đó thày và trò là hai nhân tố trung tâm trong quá
trình đào tạo. Muốn có trò giỏi cần phải có thày giỏi và ngược lại, thầy có
giỏi mới có được trò giỏi. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng
giáo dục và người học là chủ thể của hoạt động học vì thế chất lượng tuyển
sinh đầu vào của học sinh rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.
Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của BCHTƯ Đảng đã khẳng định: "Giáo
viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh,
giáo viên phải có đủ đức, tài". Vì lẽ đó nhà trường phải quan tâm phát triển tài
lực, nhân cách của người thầy giáo điều đó được thể hiện ở các mặt:
+ Người thầy phải đạt các chuẩn về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật,
kiến thức liên quan và đặc biệt phải có trình độ kỹ năng tay nghề thành thạo.
+ Bên cạnh đó, Người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức
sư phạm nghề nghiệp chắc, có kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng thành thạo. Do
khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, số lượng tri thức của loài người tăng
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
nhanh, đòi hỏi mỗi một nhà giáo phải thường xuyên cập nhật để học tập nếu
không muốn mình bị lạc hậu. Kỹ thuật, vật liệu và công nghệ thi công xây
dựng cũng luôn vận động và luôn đổi mới; vì thế giáo viên xây dựng cần
thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, được tập huấn và đào tạo lại.
+ Chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên- nhân
tố quyết định thắng lợi của chiến lược phát triển trường dạy nghề. Giáo viên
dạy nghề cần được đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; chú ý kịp thời bổ sung giáo
viên cho các nghề mới, cho chương trình đào tạo chất lượng cao. Từng bước
chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; đảm bảo tỷ lệ trung bình giáo viên/học sinh đạt
1/15; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ Đại học, Sau đại học.
- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lí đào tạo của Nhà trƣờng
Để quản lí tốt công tác đào tạo nghề và có hiệu quả thì người CBQL
cần phải am hiểu chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp theo các chuyên ngành
đào tạo của nhà trường, đồng thời phải có kiến thức và năng lực quản lí nhất
định đáp ứng được với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Người CBQL
cần phải:
+ Tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường.
+ Chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm các mục tiêu đào
tạo của trường được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học, đúng kế hoạch.
+ Thường xuyên tìm cách tiếp thu vận dụng cái mới vào trong công tác
quản lí đào tạo.
+ Quá trình thực hiện quản lí đào tạo nghề, khi triển khai phải làm tốt
công tác hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện.
- Chất lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị phục vụ đào tạo nghề
Với một trường nghề thì yếu tố trang thiết bị, phương tiện dạy học và
cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo là rất quan trọng. Chất lượng thực tập tay
nghề, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về cơ sở vật
chất phục vụ đào tạo nghề cần đạt được:
+ Có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên,
nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo.
+ Thường xuyên đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa chữa,
nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,....Đáp
ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
+ Các trang thiết bị, máy móc đầu tư mới nên theo hướng tiếp cận hiện
đại, tiếp cận thực tế sản xuất hiện nay.
+ Cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ
cho giảng dạy và học tập.
- Hiệu quả các biện pháp xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định
đánh giá chất lượng dạy nghề theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan,
hiện đại.
- Chất lượng công tác tổ chức liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo
và cơ sở sản xuất cần phải kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản tại
trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
* Tiểu kết chƣơng 1:
Chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nghề nói
riêng chịu tác động bởi nhiều yếu tố về mặt khách quan và mặt chủ quan. Các
yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng quá trình đào tạo
nghề trong một nhà trường.
Quản lí quá trình đào tạo nghề hướng tới chất lượng thực chất là quản lí
các yếu tố Mục tiêu đào tạo nghề, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,
hoạt động dạy - học nghề, sự đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện, môi trường đào tạo nghề, sự phù hợp của kiểm tra, đánh giá, tổ
chức bộ máy đào tạo nghề,…Trong quá trình quản lí công tác đào tạo nghề
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh
những tình huống quản lí. Do vậy, nhà quản lí phải thường xuyên theo dõi,
đánh giá, xử lí các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo
dục, đào tạo và nhà trường phát triển liên tục.
Nếu hạn chế được tối đa các yếu tố bất lợi, tiêu cực và phát huy được
những yếu tố tích cực, có lợi thì quá trình đào tạo nghề trong nhà trường sẽ
phát huy tối đa hiệu quả góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở
TRUỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG BÍ, QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2006-2009
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, khái
quát về Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc,
là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc
phòng và đối ngoại của cả nước. Quảng Ninh có tổng diện tích trên 5.900
km
2
, với đường biên giới trên bộ dài 132,8 km và hơn 250 km đường biên
giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc. Tỉnh Quảng Ninh có 10 huyện, 2 thị
xã và 2 thành phố, dân số 1.144.381 người thuộc 22 dân tộc khác nhau, trong
đó người Kinh chiếm gần 90% dân số, sống xen kẽ với các dân tộc anh em.
Quảng Ninh có nền văn hóa lâu đời - Văn hóa Hạ Long - đã được ghi
vào lịch sử như một mốc son đánh dấu sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc
Việt Nam. Quảng Ninh là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân
Việt Nam. Là một tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về vị trí chiến lược, du lịch, tài
nguyên, lao động,.... Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công
nhận là Di sản thế giới bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về
cảnh quan và địa chất, địa mạo. Do đó trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH-
HĐH Đất nước, Quảng Ninh đã được xác định là tỉnh trong vùng tam giác
trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO
công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
tế Vân Đồn, hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao
thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài
nguyên khoáng sản, (về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng
Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật
tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp
quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là
cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-
Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho
tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa
nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố
trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ
giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ
giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Năm 2009, Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách Nhà nước.
Năm 2010 GDP đầu người ước đạt 1500 USD/năm. Năm 2009 lương bình
quân của lao động trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 4 triệu đồng. Công nhân
ngành mỏ ước đạt trên 5.3triệu. Năm 2010, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn
đấu tốc độ tăng trưởng đạt 11%.
Tính đến ngày 20/11/ 2008, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có khoảng
4.675 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, kinh doanh với tổng số vốn đăng ký
50.417 tỷ đồng. Trong 5 năm gần đây, Quảng Ninh đã triển khai xây dựng và
hình thành các khu công nghiệp, thuỷ diện trọng điểm như nhà máy nhiệt điện
Uông Bí giai đoạn 2, giai đoạn 3, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương, Nhà
máy Nhiệt điện Cẩm Phả, công xuất gần 100MW, Nhà máy máy xi măng
Lam Thạch giai đoạn 2, Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Xi măng Thống nhất, Xi
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
măng Hoành Bồ,....các cơ sơ công nghiệp, các làng nghề truyền thống đã và
đang phát triển một cách nhanh chóng và đồng bộ.
- Hệ thống trƣờng đào tạo nghề trong tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện có 19 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, TCN bao gồm
01 trường Đại học, 02 phân hiệu Đại học, 02 dự án Đại học, 06 trường Cao
đẳng chuyên nghiệp, 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp chuyên
nghiệp, 04 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương thuộc các
lĩnh vực. Gồm các trường:
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Đại học Ngoại thương phân hiệu Quảng Ninh
- Đại học Mỏ địa chất phân hiệu Quảng Ninh
- Dự án Đại học Điện lực phân hiệu Quảng Ninh
- Dự án Đại học Hạ Long
- Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
- Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc
- Cao đẳng Y tế Quảng Ninh
- Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả
- Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Uông Bí
- Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hạ Long
- Cao đẳng Nghề mỏ Hữu nghị
- Cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm
- Trung cấp Kinh tế
- Trung cấp Xây dựng
- Trung cấp nghề công nghệ Hạ Long
- Trung cấp nghề công nghiệp và xây dựng
- Trung cấp nghề Giao thông cơ điện
- Trung cấp Nông lâm ngư nghiệp Quảng Ninh
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2.1.2. Khái quát về Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí,
Quảng Ninh
Xuất phát từ nhu cầu cần nhân lực thi công các công trình lớn trọng
điểm Quốc gia như: Công trình Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Thuỷ điện Hoà
Bình, Thuỷ điện Phả Lại,....của ngành xây dựng phục vụ cho công cuộc xây
dựng Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Năm 1973, Bộ Kiến trúc ( nay là Bộ Xây dựng ) ra Quyết định số
932/BKT ngày 28/6/1973 thành lập Trường đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc
Công ty Kiến trúc Uông Bí tiền thân của Trường trung cấp xây dựng hiện nay.
Năm 1995 để đáp ứng yêu cầu đổi mới, Nhà trường được Bộ xây dựng
đổi tên và bổ sung nhiệm vụ thành Trường công nhân kỹ thuật xây dựng
thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng(LICOGI) - Bộ Xây dựng
theo Quyết định số 998/BXD-TCLĐ ngày 20/11/21995 của Bộ Xây dựng.
Năm 2006 theo quyết định số 1025/QĐ-BXD ngày 11/7/2006 của Bộ
trưởng Bộ xây dựng Nhà trường được nâng cấp thành Trường trung cấp xây
dựng trên cơ sở Trường công nhân kỹ thuật xây dựng thuộc Tổng công ty xây
dựng phát triển hạ tầng.
Ngày 12/01/2010, Chính phủ ra Quyết định số 52/QĐ-TTg thành lập
Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam. Hiện nay, Trường là đơn vị sự
nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam. Trường có nhiệm vụ tổ
chức, thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật viên, công nhân trình
độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề để bổ sung thợ lành nghề cho Tập đoàn công
nghiệp xây dựng, cho Ngành xây dựng và cho toàn xã hội.
Trường có chức năng, nhiệm vụ là:
- Đào tạo Kỹ thuật viên, Cán bộ kỹ thuật trình độ Trung cấp chuyên nghiệp
- Đào tạo Đội ngũ Công nhân kỹ thuật trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật.
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Đào tạo, giáo dục định hướng và tuyển chọn người Việt Nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Bồi dưỡng nâng cao tay nghề và tổ chức thi chứng nhận tay nghề, tổ
chức Thi nâng bậc thợ cho các cá nhân, Đơn vị và Doanh nghiệp có nhu cầu.
Hoạt động liên kết đào tạo
- Liên kết với Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội tuyển sinh mở các lớp
đào tạo Kỹ sư xây dựng DD&CN, Kỹ sư cấp thoát nước hệ vừa làm vừa học.
- Liên kết với nhiều Trường Đại học, Cao đẳng khác tuyển sinh đào tạo,
đào tạo liên thông Kỹ sư, Cử nhân ĐH, CĐ và Trung cấp các ngành Xây
dựng, Kinh tế, Công nghệ Cơ khí, Chế tạo máy,...
Hoạt động tư vấn-giám sát, thí nghiệm kiểm định chất lượng xây dựng,
và dịch vụ xây dựng:
- Nhận làm dịch vụ tư vấn, giám sát công trình xây dựng DD&CN.
- Nhận thí nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu, công trình xây dựng
- Nhận thi công công trình xây dựng.
* Các ngành nghề đào tạo
Hệ Trung cấp chuyên nghiệp gồm 6 chuyên ngành: Xây dựng DD&CN,
Hạch toán kế toán, Cấp thoát nước, Trắc địa công trình, Điện DD&CN, Công
nghệ thông tin.
Hệ Trung cấp nghề gồm 19 ngành nghề thuộc nhóm nghề cơ khí, cơ
giới và xây dựng,....
* Kết quả đào tạo và liên kết đào tạo:
37 năm xây dựng và trưởng thành. Nhà trường đã đào tạo được: 2.250
Kỹ thuật viên, gần 23.000 công nhân, Cán bộ kỹ thuật Xây dựng, liên kết
Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội tuyển sinh và đào tạo hơn 2.000 Kỹ sư Xây
dựng. tính đến tháng 8/2010 đã có gần 900 kỹ sư ra trường. Hầu hết, HSSV
tốt nghiệp tìm được công việc ổn định, có thu nhập tốt.
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Số HS-SV hiện đang đào tạo tại trƣờng:
+ 250 Kỹ thuật viên/năm Hệ Trung cấp chuyên nghiệp
+ 1.850 Học sinh/năm Hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề
+ Liên kết với Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội đào tạo 497 Sinh viên
chuyên ngành xây dựng DD&CN.
Tổ chức bộ máy nhà trƣờng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy trường Trung cấp xây dựng
Các lớp Học sinh – Sinh viên
Tổ
môn
Hàn
công
nghệ
Tổ
môn
Cơ sở,
đại
cƣơng
Tổ
Môn
Điện,
nƣớc,
đƣờng
ống
Tổ môn
Cơ khí
vận
hành
máy TC
Tổ
Môn
Hình
hoạ Vẽ
XD
Tổ
môn
Thi
công
Tổ
môn
Nề
mộc
Cốp
pha
Tổ
môn
Bê
tông
Cốt
thép
Tổ
môn
Quản
lý
Kinh
tế
Tổ
môn
Trắc
địa
công
trình
Tổ
môn
Tin
học,
CNTT
Tổ
Môn
Cơ
kết cấu
Ban giám hiệu
Hội đồng Khoa học
và đào tạo
Hội đồng thi đua
Khen thƣởng
Đảng uỷ
Các tổ chức đoàn thể
Phòng
Đào
tạo
Phòng
Công tác
Học sinh
-Sinh
viên
Phòng
Kế
toán
tài
chính
Khoa
Đào tạo
nghề
Xây
dựng
Khoa
Đào tạo
nghề Cơ
khí xây
dựng
Khoa Cơ
sở, Công
nghệ
Thông
tin
Phòng
Tổ
Chức
Hành
chính
Xí
nghiệp
xây
dựng và
Cơ khí
Điện
nƣớc
Phòng
Thí
ngiệm
và kiểm
định
XD
Khoa
Xây
dựng
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Một số thành tích Nhà trƣờng đã đạt đƣợc:
Với truyền thống 37 năm xây dựng và phát triển, tập thể lãnh đạo Nhà
trường, cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trường Trung cấp xây dựng đã vinh dự
được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
- 01 Huân chương Lao động Hạng ba năm 1991.
- 01 Huân chương Lao động Hạng nhì năm 2003.
- 01 Huân Chương Lao động hạng Nhất năm 2008.
- 02 Huy chương vàng công trình chất lượng cao.
- 11 Cờ thi đua xuất sắc.
- 01 đồng chí được tặng Huân chương lao động Hạng ba.
- 02 đồng chí được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- 02 đồng chí được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
- 01 đồng chí được tặng Bằng khen lao động sáng tạo của Tổng liên
đoàn Lao động Việt Nam.
- 53 Đồng chí đạt Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ Xây Dựng
- 16 lượt giáo viên Giải Nhất, Giải nhì, Giải Ba Hội thi giáo viên giỏi
Cấp Toàn Quốc, 87 lượt giáo viên Giải Nhất, Nhì và Ba Hội thi giáo viên giỏi
cấp ngành Xây dựng, tỉnh Quảng Ninh
- 02 học sinh đạt Danh hiệu học sinh Giỏi nghề Quốc tế, 27 lượt học
sinh đạt Giải Nhất, Giải nhì Cấp Toàn Quốc, 84 lượt học sinh đạt Giải Nhất,
Nhì Hội thi Học sinh giỏi nghề cấp ngành Xây dựng, tỉnh Quảng Ninh
- 22 Thiết bị đạt Giải Nhất, Giải Nhì và Giải Ba Hội thi Thiết bị dạy
nghề tự làm cấp Toàn Quốc
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Nhiều năm liền Đảng bộ trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong
sạch vững mạnh. Nhà trường giữ vững danh hiệu tiên tiến xuất sắc của tỉnh
Quảng ninh và Ngành xây dựng. Nhiều tập thể, cá nhân nhiều năm liền được
tặng bằng khen của Bộ xây dựng, Bộ lao động TB&XH, của UBND tỉnh
Quảng Ninh.
2.2. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp
xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
2.2.1. Thực trạng duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm
đảm bảo chất lƣợng đào tạo nghề
Trong suốt chặng đường 37 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể CB,
GV, CNV nhà trường đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi khó khăn
thách thức để mở rộng các ngành nghề đào tạo, góp phần đáng kể cho sự
nghiệp xây dựng Đất nước, với các ngành nghề truyền thống mà Nhà trường
đã đào tạo như: 03 ngành TCCN, 19 nghề hệ trung cấp nghề và 12 ngành
nghề sơ cấp nghề.
Bên cạnh đó, hiện nhà trường còn đào tạo bồi dưỡng nâng bậc cho công
nhân, đào tạo hướng nghiệp cho người Việt nam đi lao động có thời hạn ở
nước ngoài, liên kết đào tạo với Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội, Trường ĐH
Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Học viện Kỹ thuật Quân sự Bộ Quốc Phòng đào
tạo đại học hệ vừa làm vừa học các chuyên ngành xây dựng DD&CN, cấp
thoát nước, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ hàn, Điện DD&CN, công
trình ngầm côngtrình đặc biệt,.....
Khi mới thành lập năm 1973, Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên
Nhà trường được điều động về chỉ có 28 người. Bộ máy điều hành Trường chỉ
có một chi bộ trực thuộc với 05 Đảng viên, 01 công đoàn bộ phận. Số cán bộ
giáo viên ở trình độ đại học là 01 đồng chí, trình độ trung cấp là 03 đồng chí,
số còn lại là giáo viên thực hành, chủ yếu là có tay nghề bậc thợ. Cơ sở vật
chất còn nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy chưa đủ.
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Cơ sở vật chất của nhà trường chỉ có 3 nhà ký túc xá 4 tầng, còn lại nhà học,
nhà hiệu bộ, các nhà xưởng là nhà cấp 4. Song được sự quan tâm giúp đỡ của
Lãnh đạo cấp trên, cộng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo, GV,
CBCNV nhà trường đã khắc phục những khó khăn, quyết tâm xây dựng
trường, lớp, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học.
Thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề
để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị trong Tổng công ty, cho ngành
xây dựng và cho xã hội.
37 năm qua, trường đã đào tạo được hơn 30 ngàn công nhân, cán bộ kỹ
thuật xây dựng, liên kết đào tạo hơn 2.000 kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp ra
trường gần 1.200 SV. Từ mái trường này, những cán bộ kỹ thuật, những
người công nhân đã toả đi khắp mọi nơi, đóng góp sức lực của mình vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều người đã đạt ở
trình độ thợ bậc cao, có người trở thành cán bộ kỹ thuật giỏi, cán bộ lãnh đạo
quản lí ở nhiều cương vị khác nhau.
Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1994 là thời kỳ nhà trường gặp nhiều
khó khăn, đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hoá, chỉ tiêu kế hoạch đào tạo
chắp vá, chưa có định hướng cụ thể, đời sống CB, GV, CNV còn khó khăn
với lí do đang ở giai đoạn giao thời, từ chỗ xoá bỏ chế độ bao cấp, chuyển
sang thời kỳ kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Song được sự chỉ đạo,
giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên, thầy và trò nhà trường đã khắc phục mọi khó
khăn vươn lên và quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Từ năm 1995 đến nay là giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Lãnh
đạo trường ý thức sâu sắc rằng, sự thành bại của đơn vị là do cán bộ quyết
định, chính vì thế mà công tác cán bộ và đội ngũ giáo viên được trường đặc
biệt quan tâm bồi dưỡng kể cả về tinh thần và vật chất để họ yên tâm công
tác, gắn bó với trường, với nghề. Đem tài năng trí tuệ để phục vụ sự nghiệp
dạy nghề.
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Trong những năm gần đây, mặc dù nguồn kinh phí được đầu tư cho đào
tạo nghề còn hạn hẹp. Song được sự giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, sự cố gắng
nỗ lực của lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên,
công nhân viên đã tích cực mở ra các loại hình đào tạo, đào tạo liên kết, đào tạo
tại chỗ nơi có khu công nghiệp, đào tạo cho người nghèo tỉnh Quảng ninh, đào
tạo cho ngườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_NguyeNgocHieu.pdf