Tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------
NGUYỄN HỒNG THÁI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------
NGUYỄN HỒNG THÁI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN HOÁ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI VĂN QUÂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay cuộc cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại đã phát triển như vũ bão, tạo ra sự biến ...
129 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------
NGUYỄN HỒNG THÁI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------
NGUYỄN HỒNG THÁI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN HOÁ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI VĂN QUÂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay cuộc cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại đã phát triển như vũ bão, tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ, sâu
sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với những thành tựu của các ngành
công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu, công nghệ năng lượng... đã đưa sự phát triển kinh tế sang một giai đoạn
mới về chất, giai đoạn kinh tế tri thức. Như vậy, bên cạnh nền kinh tế nông
nghiệp, kinh tế công nghiệp đã có thêm nền kinh tế mới - kinh tế hậu công
nghiệp hay còn gọi là kinh tế tri thức. Trước xu thế toàn cầu hoá, Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng:
“Trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu để nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất,đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an
ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay, mục
tiêu Giáo dục & Đào tạo là nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”. Đó là mục tiêu khái quát ở cấp độ xã hội. Mục tiêu xã hội
được xác định bao gồm hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Mục tiêu này một mặt
hướng tới sự phát triển nền văn hóa xã hội, mặt khác giáo dục phải định
hướng tới sự phát triển tối đa tiềm năng của từng cá nhân.
Để thực hiện được mục tiêu trên thì sự nghiệp lớn của nền giáo dục
quốc dân trong thế kỷ XXI, nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức,
xây dựng và thực hiện, sản phẩm của Giáo dục & Đào tạo phải đáp ứng yêu
cầu xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
nhập toàn cầu vươn lên là một nước giàu và mạnh trong khu vực, ngang tầm
với những nước đang phát triển trên thế giới. Để hoàn thành được sự nghiệp
đó phải cần một đội ngũ giáo viên "biết làm", chúng ta thường gọi đó là
nguồn nhân lực. Lực lượng giáo viên của chúng ta hiện có dồi dào, khoẻ
mạnh. Những con người nằm trong nguồn nhân lực giáo dục ấy tài năng đến
đâu? đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho sự
nghiệp giáo dục, quốc gia dân tộc.
Đội ngũ giáo viên luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc
nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng
thành hiện thực. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 4 khoá VIII
đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị
40- CT/TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và CBQL
giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát
triển giáo dục - đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng
và phát triển ĐNGV. Trong nhà trườngTHPT, việc phát triển ĐNGV về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được coi là một giải
pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40-
CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “… phải tăng cường xây
dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện”. Đây là nhiệm
vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm
thực hiện thành công Chiến lược giáo dục 2001 – 2010 và chấn hưng đất nước
Thực tế, trong đội ngũ giáo viên của các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên không phải không có những người vừa có
đức vừa có tài. Song vấn đề "chỗ đứng" của họ ở đâu là phù hợp để họ có cơ
hội "trổ tài"? Những điều kiện khách quan về cơ chế có ủng hộ, tạo điều kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cho họ phát huy sở trường, sở đoản hay không? Cơ chế chậm đổi mới ở mỗi
Trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ kìm hãm năng lực cá nhân, không phát
huy được những tài năng. Thực trạng thừa thầy, thiếu thợ, người làm cụ thể
thì ít còn người "chỉ tay năm ngón” thì nhiều cũng là vấn đề nổi cộm, bất cập
đòi hỏi phải khắc phục ngay.
Những điều nêu trên để đi đến mục đích mà tôi muốn đề cập: Làm thế
nào để năng lực của mỗi giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên được phát huy, tất cả giáo viên tâm huyết với nghề
của mình. Dĩ nhiên mỗi cá nhân phải cố gắng rất nhiều mới có thể đáp ứng
mọi công việc khi được tổ chức phân công. Điều này đụng chạm tới việc
tuyển chọn, sắp xếp, bố trí nhân sự cần có những chuẩn mực, thực sự khách
quan, công bằng. Yêu cầu của giáo viên trong công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong thời hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép ai đó "lơ
mơ”, qua loa đại khái với công việc, không hiểu việc, không biết làm việc.
Năng lực của mỗi cá nhân khi được phát huy đúng nơi, đúng chỗ tạo nên chất
lượng giáo dục toàn diện đạt hiệu quả cao, đó chắc chắn là một thực tế. Cần
có chiến lược đào tạo chuyên sâu, tạo nên những con người thực sự tâm huyết
với nghề. Đồng thời, việc tuyển dụng phải đạt tối đa tiêu chuẩn chất lượng
công việc yêu cầu. Mỗi cá nhân khi được phát huy sở trường, sở đoản, nhiều
cá nhân hợp thành đội ngũ gắn kết, làm việc có hiệu quả. Mong mỏi này
không của riêng tôi mà là của toàn xã hội.
Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài “ Biện pháp phát triển
đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh
Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá”
2. Môc ®Ých nghiªn cøu
Vận dụng quan điểm chuẩn hoá để đề xuất các biện pháp phát triển đội
ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái
Nguyên trong những năm tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
+Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở các
trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên.
+Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các
Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyên theo quan
điểm chuẩn hoá.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các Trung tâm giáo dục
thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyên do nhiều nguyên nhân, đang thiếu
về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, hiệu quả đào tạo thấp, công tác phát
triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh
Thái Nguyên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời kỳ CNH,HĐH đất
nước.
Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
các Trung tâm GDTX cấp huyện theo định hướng chuẩn hoá sẽ tác động trực
tiếp đến các thành tố cấu trúc của ĐNGV; góp phần nâng cao uy tín và chất
lượng nhà giáo, phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục
ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa lý luận về công tác phát triển giáo viên nói chung và
phát triển đội ngũ giáo viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện theo định hướng chuẩn hoá.
5.2. Đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển đội ngũ giáo
viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo
dục thường xuyên cấp huyện Tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
5.4. Thử nghiệm các biện pháp phát triển ĐNGV các Trung tâm giáo
dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo định hướng chuẩn hoá.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu: Ngoài những biện pháp quản lý của chủ thể
quản lý ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên, đề
tài luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của các chủ thể quản lý ở
tầm vi mô, đặc biệt là các biện pháp của sở giáo dục và đào tạo đối với ĐNGV
các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện của tỉnh thái Nguyên.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thử
nghiệm được triển khai ở các Trung tâm GDTX cấp huyện của tỉnh thái
Nguyên.
7. Phƣơng pháp nghiên cƣú
- Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá trong nghiên cứu các nguồn taì liệu và thực tiễn có liên quan tới phát
triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều
tra và biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện.
- Phương pháp thống kê số liệu các đề tài nghiên cứu khoa học của các
cán bộ quản lý giáo dục, tổng hợp các báo cáo nhận xét về kết quả nghiên cứu
của đề tài.
- Phương pháp trò truyện, phỏng vấn đối với cán bộ quản lý, giáo viên
giảng dạy ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái
Nguyên để thu thập những thông tin về thực trạng hoạt động quản lý và phát
triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên.
8. Cấu trúc luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn cấu trúc gồm
3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển về phát triển đội ngũ giáo viên
các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo định
hướng chuẩn hoá.
Chƣơng II: Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng III: Vận dụng quan điểm chuẩn hoá đề xuất biện pháp phát
triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên .
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo và mục lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN HÓA
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lich sử nghiên cứu các vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với
lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Hơn 60 năm xây dựng và phát
triển, nền giáo dục nước ta đã xây dựng đựơc một hệ thống giáo dục hoàn
chỉnh từ giáo dục Mầm non đến giáo dục Đại học đáp ứng một cách tích cực
nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài của
xã hội, hơn sáu mươi năm phát triển đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo
dục Việt Nam.
Vấn đề bồi dưỡng ĐNGV đã được Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “… nếu không có thầy giáo
thì không có giáo dục…”, Người còn chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của nghề dạy
học … có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần
xây dựng CNXH và CNCS “… Các thầy, cô giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ
vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc”, “… các cô, các chú đã thấy trách nhiệm
to lớn của mình, đồng thời cũng thấy khả năng của mình cần được nâng cao
thêm mãi mới làm tròn nhiệm vụ” .
Thực hiện tư tưởng của Hồ Chủ Tịch, suốt nửa thế kỷ qua, Đảng và
Nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng và phát triển đội ngũ giáo viên; trong đó có việc nghiên cứu về đội ngũ
giáo viên. Trên cơ sở đó, nhiều công trình nghiên cứu về ĐNGV đã được triển
khai dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là
những công trình nghiên cứu về mô hình nhân cách của đội ngũ giáo viên các
cấp học, bậc học và mô hình nhân cách của người cán bộ quản lý nhà trường
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên còn được thực hiện dưới góc độ quản
lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Nhiều hội thảo khoa học về chủ đề đội
ngũ giáo viên dưới góc độ quản lý theo ngành học, bậc học đã được thực hiện.
Có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn
Thanh Bình, Nguyễn Thanh Hoàn, Trần Bá Hoành… Việc xây dựng đội ngũ
giáo viên cũng được một số công trình nghiên cứu, đề cập. Tại hội thảo khoa
học “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” do Khoa sư phạm -
Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, nhiều báo cáo tham luận của nhiều tác giả
như Trần Bá Hoành … cũng đã đề cập đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên
trước nhiệm vụ mới của GD&ĐT
Những nhà nghiên cứu giáo dục và quản lý giáo dục rất quan tâm đến
vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong bài viết “Chất lượng
giáo viên” đăng trên Tạp chí Giáo dục tháng 11 năm 2001 của tác giả Trần Bá
Hoành đã đề xuất cách tiếp cận chất lượng giáo viên từ các góc độ như: Đặc
điểm lao động của người giáo viên, sự thay đổi chức năng của người giáo viên
trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng giáo viên, chất lượng giáo
viên và chất lượng ĐNGV, các thành tố tạo nên chất lượng giáo viên là phẩm
chất và năng lực. Theo tác giả Trần Bá Hoành, phẩm chất của giáo viên đựơc
thể hiện ở thế giới quan, lòng yêu nghề, mến trẻ; năng lực của giáo viên bao
gồm: Năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, năng lực
thiết kế kế hoạch, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, năng lực quan
sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, năng lực giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong thực tế dạy học. Ba nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo viên
là: Quá trình đào tạo , sử dụng và bồi dưỡng giáo viên; hoàn cảnh, điều kiện
lao động sư phạm của giáo viên; ý chí, thói quen và năng lực tự học của giáo
viên. Tác giả cũng đề ra ba giải pháp cho vấn đề giáo viên: phải đổi mới công
tác đào tạo, công tác bồi dưỡng và đổi mới việc sử dụng giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Trong bài “ Nghề và nghiệp của người giáo viên” tại hội thảo nâng cao
chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ 2, đã đề cập đến tính chất nghề nghiệp
của người giáo viên. Tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề “ lý tưởng sư phạm”,
cái tạo nên động cơ cho việc thực hành nghề dạy học của người giáo viên,
thôi thúc những người giáo viên sáng tạo, thúc đẩy những người giáo viên
không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ. Từ đó tác giả đê nghị cần phải xây
dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận” mà ở đó giáo viên trong
quan hệ với nhau có sự sẻ chia “bí quyết nhà nghề”; đồng thời, những yêu cầu
về năng lực chuyên môn của người giáo viên là nền tảng của mô hình đào tạo
giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo và hiệu quả .
Trong bài “Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất
lượng giáo viên” đăng trên Tạp chí Phát triển giáo dục số 2 năm 2003, tác giả
Nguyễn Thanh Hoàn đã trình bày khái niệm chất lượng giáo viên bằng cách
phân tích kết quả nghiên cứu về chất lượng giáo viên của các nước thành viên
OECD. Tác giả đã đưa ra những đặc điểm và năng lực đặc trưng của một giáo
viên có năng lực qua sự phân tích qua 22 năng lực cụ thể trên góc độ tiếp cận
năng lực giảng dạy và giáo dục. Tác giả cũng đề cập những chính sách cải
thiện và duy trì chất lượng giáo viên ở cấp độ vĩ mô và vi mô; từ đó, tác giả
nhấn mạnh đến ba vấn đề nguồn quyết định đến chất lượng giáo viên là: Bản
thân người giáo viên, nhà trường, môi trường chính sách bên ngoài.
Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong các giải pháp cho việc phát triển
giáo dục - đào tạo; để giáo dục trở thành “quốc sách hàng đầu” trong sự
nghiệp đổi mới đất nước; vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước vừa nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2001 - 2010 đã xác định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển
giáo dục Quốc gia là: “phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về
cơ cấu và chuẩn chất lượng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Trong chương trình đào tạo sau đại học, chuyên ngành quản lý giáo
dục, vấn đề đội ngũ giáo viên cũng được triển khai nghiên cứu một cách
tương đối có hệ thống. Nhiều luận văn tốt nghiệp đã chọn đề tài nghiên cứu
thuộc lĩnh vực quản lý nhân sự trong giáo dục, trong đó có vấn đề phát triển
đội ngũ giáo viên. Các tác giả nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên
theo bậc học và ngành học trong đó chủ yếu đề cập đến đội ngũ giáo viên của
các trường Đại học, Cao đẳng và khối Trung học chuyên nghiệp. Nghiên cứu
về đội ngũ giáo viên còn đựơc thực hiện dưới góc độ là nội dung của công tác
quy hoạch phát triển của vùng, miền và lãnh thổ.
Tổng quan nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều bình diện
khác nhau và đặc biệt quan tâm trên bình diện quản lý giáo dục.
- Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên được tập trung vào hai
mảng chính: Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên theo cấp bậc, ngành học;
nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên cho từng cơ sở giáo dục thuộc bậc
học, cấp học và ngành học.
Do việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong các Trung tâm GDTX
quận, huyện là vấn đề còn khá mới mẻ, Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ
giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái nguyên
hầu như chưa đựơc nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên
Theo Luật Giáo dục Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết
định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT: Giáo viên của Trung tâm giáo dục thường
xuyên (sau đây gọi là giáo viên) là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
tại Trung tâm giáo dục thường xuyên, tham gia giảng dạy các chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
quy định tại khoản 1, điều 3 của quy chế (Theo điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt
động của trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT).
Các chương trình được quy định cụ thể như sau:
+ Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục:
- Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp sau xoá mù chữ.
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ bao gồm: Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng;
công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ;
chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức tại các vùng dân tộc,
miền núi theo kế hoạch hang năm của địa phương.
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT:
Giáo viên của trung tâm GDTX có những nhiệm vụ sau: 1/ Thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch
dạy học, quản lý học viên theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm GDTX.
2/ Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất
lượng và hiệu quả giảng dạy. 3/ Thực hiện các quyết định của Giám đốc, các
quy định của pháp luật và quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của
Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT. 4/ Giữ
gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, đoàn kết giúp đỡ các đồng
nghiệp, gương mẫu trước học viên, tôn trọng nhân cách học viên, đối sử công
bằng với học viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho học viên
Giáo viên của Ttrung tâm GDTX có những quyền sau: 1/ Được Trung
tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2/ Được hưởng mọi
quyền lợi theo quy định đối với nhà giáo. 3/ Được trực tiếp hoặc thông qua tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
chức của mình quản lý Trung tâm. 4/Được tham gia các hoạt động nghiên cứu
khó học, lao động sản xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ do Trung tâm tổ
chức. 5/ Được dự các buổi họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật
khi các hội đồng này giải quyết các vấn đề có liên quan đến học viên của lớp
mình được phân công phụ trách. 6/ Giáo viên Trung tâm giáo dục thường
xuyên có định mức giờ dạy, định mức làm công tác kiêm nhiệm như quy định
đối với giáo viên cùng cấp học ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên Trung tâm GDTX:
1/Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo
dục đối với học viên. 2/ Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù
hợp với hoạt động sư phạm.
Các hành vi giáo viên Trung tâm GDTX không được làm: 1/ Xuyên tạc
nội dung giáo dục. 2/ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học
viên. 3/ Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập,
rèn luyện của học viên, ép buộc học viên học thêm để thu tiền.
1.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên
Thuật ngữ phát triển theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến
đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp. Lý luận phép biện chứng duy vật đã khẳng đinh: Mọi sự vật hiện tượng
không chỉ tăng lên hay giảm đi về số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi,
chuyển hoá sự vật từ hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế
tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển
tiến lên mãi mãi. Nguyên nhân của sự phát triển là sự liên hệ tác động qua lại
của các mặt đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tượng. Hình thái cách
thức của sự phát triển đi từ những biến đổi về lượng đến những biến đổi
chuyển hoá về chất và ngược lại. Con đường, xu hướng của sự phát triển
không theo đường thẳng, cũng không theo đường tròn khép kín mà theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đường xoay ốc tạo thành xu thế phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn giản đến phức
tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ phát triển được sử dụng
khá rộng rãi với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế. sau đó, khái niệm
này được bổ sung thêm về nội hàm và được hiểu một cách toàn diện hơn.
Ngày nay, khái niệm phát triển được sử dụng để chỉ ba mục tiêu cơ bản của
nhân loại là: Phát triển con người toàn diện, bảo vệ môi trường, hoà bình và
ổn định chính trị ở mỗi quốc gia.
Phát triển là một quá trình nội tại, là bước chuyển hoá từ thấp đến cao,
trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm năng những khuynh hướng dẫn
đến cái cao, trong cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình tạo
ra sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội. Phát triển có thể là một quá trình
hiện thực nhưng cũng có thể là một tiềm năng của sự vật hiện tượng.
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên có quan
hệ mật thiết với phát triển đội ngũ giáo viên nói chung. Làm tốt việc phát triển
đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên là góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành học GDTX, góp phần nâng cao dân trí và tạo tiền đề cho
sự phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực
trong các Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện chính là phát triển
đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các Trung tâm này.
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện của tỉnh là tạo ra một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về
chất lượng (có trình độ, được đào tạo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức,
có năng lực trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở các Trung
tâm GDTX cấp huyện). Trên cơ sở đó, đội ngũ này đảm bảo thực hiện tốt các
yêu cầu của chương trình dạy học được đưa vào giảng dạy ở các Trung tâm
GDTX và các yêu cầu của ngành học giáo dục thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện là quá trình tiến hành các giải pháp quản lý nhằn xây dựng đội ngũ giáo
viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
loại hình đào tạo; vững mạnh về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy
với nghề…đáp ứng chuẩn nghề nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây
dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và mục tiêu quản lý của Trung tâm. Đây
cũng là quá trình làm cho đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện
biết đoàn kết và đủ điều kiện sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất mục tiêu,
kế hoạch mà đơn vị đề ra, tìm thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu của Trung
tâm; giúp họ thấy được sự phát triển của cá nhân gắn bó mật thiết với sự phát
triển chung của đơn vị. Nói cách khác, phát triển ĐNGV ở các Trung tâm
GDTX cấp huyện phải tạo ra sự gắn bó giữa xây dựng chuẩn nghề nghiệp,
quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý; tạo môi trường
thuận lợi cho đội ngũ phát triển và đánh giá ĐNGV một cách chính xác,
khách quan.
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện thực chất là
phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong giáo dục. Đó chính là sự vận động
phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở ổn định, bao gồm sự phát
triển toàn diện người giáo viên với tư cách con người, là thành viên trong
cộng đồng trung tâm, là nhà chuyên môn trong hoạt động sư phạm và giáo
dục. Kết quả công tác phát triển ĐNGV phải bao gồm trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ đồng thời phải là sự thoả mãn cá nhân người giáo viên trong sự
phát triển của Trung tâm GDTX.
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện có thể xem
như một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện hay thay đổi thực trạng hiện tại
của đội ngũ, làm cho ĐNGV ở các Trung tâm GDTX cấp huyện không ngừng
phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại các Trung tâm GDTX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
trong xu hướng hội nhập, tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên của các nước
tiên tiến. Phát triển ĐNGV được xem như một quá trình tích cực mang tính
hợp tác cao, trong đó người giáo viên tự phát triển sẽ đóng một vài trò quan
trọng trong sự trưởng thành về nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân
người giáo viên trong sự hoà hợp cùng phát triển.
1.2.3. Chuẩn hoá
Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính
xã hội hoá được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn; chuẩn
bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, qui định kết hợp lôgic với nhau một cách
xác định, được làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo - đánh giá hoặc so
sánh khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong
muốn của chủ thể quản lý hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm hay dịch
vụ.
Chuẩn hoá (Standardization) là các quá trình làm cho các sự vật, đối
tượng thuộc phạm trù nhất định đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong
phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó. Theo đó, chuẩn hoá tổ chức là
tổ hợp các quá trình làm cho các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức và các
hoạt động của chúng đáp ứng được các chuẩn (chung và nội bộ) và hiệu lực
của các chuẩn đã ban hành trong phạm vi tổ chức.
Chức năng của chuẩn hoá là định hướng hoạt động quản lý, làm cho
việc thực hiện các chức năng, các phương pháp, biện pháp quản lý được thống
nhất theo những nguyên tắc xác định; quy chuẩn các sản phẩm, các quá trình
tạo ra sản phẩm; khuyến khích và tạo môi trường chính thức ngày càng thích
hợp cho sự phát triển, đồng thời hạn chế những nhân tố tự phát, phi chính
thức trong phát triển hoặc những nhân tố phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên cấp huyện theo quan điểm chuẩn hóa
1.3.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện trong hệ thống giáo dục
thường xuyên
Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Trung tâm GDTX bao gồm Trung tâm GDTX quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đậy gọi chung là Trung tâm GDTX cấp huyện),
Trung tâm GDTX tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung
là Trung tâm GDTX cấp tỉnh). Trung tâm GDTX có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng (Trích điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của
trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT).
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục,
học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ
học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc
làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện
giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tâp. (Điều 44, Luật giáo dục).
“…Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục;
thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy
nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện
học vấn và tay nghề. đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những
hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”
“cả nước trở thành xã hội học tập” thực hiện phương châm “học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà tường gắn liền với đời sống
xã hội” (trích văn kiện đại hội đảng lần thứ IX)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Mục tiêu dạy học ở các Trung tâm GDTX cấp huyện theo chương trình
GDTX phải đảm bảo cung cấp được những kiến thức phổ thông, kiến thức
nâng cao theo từng chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức khoa học - công
nghệ, hình thành những kỹ năng cơ bản cho người học, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức, đồng thời người
học ứng dụng được những kiến thức, kỹ năng nói trên vào lao động sản xuất
và hoạt động học tập.
Nội dung dạy học trong các Trung tâm GDTX cấp huyện nhằm giúp
học sinh, học viên hiểu được một cách tương đối hệ thống các khái niệm cơ
bản, những nguyên lý, quy trình, kỹ năng ứng dụng, tự nghiên cứu hình thành
kỹ năng độc lập sáng tạo và hình thành thói quen học tập suốt đời.
Các nội dung chương trình đưa vào giảng dạy (không kể các môn bắt
buộc đối với chương trình bổ túc văn hoá THCS, THPT) không bắt buộc phân
hoá với tất cả mọi học viên ở tất cả các chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến
thức, chuyển giao công nghệ dưới dạng môđun. Các Trung tâm GDTX có thể
linh hoạt lựa chọn các môđun phù hợp với tình hình thực thế của đơn vị nhằm
đáp ứng tốt nhu cầu người học và tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương.
Việc giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện cho học viên theo
học các chương trình bổ túc văn hoá THCS,THPT, lao động hướng nghiệp và
dạy nghề phổ thông, tin học ngoại ngữ và các chương trình đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức đều phải đảm
bảo nguyên tắc chung của việc đổi mới chương trình giáo dục nói chung và
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói riêng cụ thể là:
- Quán triệt mục tiêu giáo dục: Việc giảng dạy tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện phải đảm bảo thể hiện sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục được
quy định trong luật giáo dục với những phẩm chất và năng lực được hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
thành và phát triển trên nền tảng kiến thức, kỹ năng chắc chắn với mức độ
phù hợp với từng đối tượng người học, cấp học, bậc học.
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm: Việc giảng dạy tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện phải đặt trong hệ thống chính thể của chương trình giáo
dục. Do vậy, việc giảng dạy phải được tổ chức một cách khoa học và đảm bảo
tính sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông,
cập nhật kịp thời những tiến bộ của khoa học và công nghệ đáp ứng kịp thời
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngoài ra, phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy và áp
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đối với tất cả các chương trình giáo
dục- đào tạo bồi dưỡng tại Trung tâm.
- Đảm bảo tính thống nhất: Việc giảng dạy tại các Trung tâm GDTX
cấp huyện phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc xác định mục tiêu, nội dung
chương trình, định hướng phương pháp và hình thức dạy học… Tính thống
nhất thể hiện ở: Mục tiêu dạy học phải đảm bảo được tính thống nhất với mục
tiêu giáo dục của từng cấp học, hoàn thiện và đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Quan điểm khoa học và tính sư phạm phải dựa trên nền của các môn học, các
cấp bậc học, các chương trình giáo dục- đào tạo bồi dưỡng, chuyển giao công
nghệ tại Trung tâm. Chương trình học phải đảm bảo tính vừa sức, tâm lý lứa
tuổi; Chương trình phải thống nhất các biện pháp kiểm tra nhằm đánh giá
chính xác trình độ tiếp thu của học viên. Cần điều chỉnh chương trình cho phù
hợp với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ đồng thời đảm bảo sự tiếp thu
của đa số học viên.
- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng người học: Các chương
trình giáo dục - đào tạo bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ tại Trung tâm phải
tạo cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học viên, phù hợp với
từng lứa tuổi đó là: 1/ Nâng cao kiến thức, phát triển những kỹ năng cơ bản,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước; đủ khả năng hội
nhập quốc tế. 2/ Phát triển năng lực cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và đào
tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Theo nguyên tắc này, các chương trình giáo
dục - đào tạo bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ phải giúp cho mỗi học viên
với sự cố gắng đúng mức của mình có thể đạt được kết quả trong học tập để
có thể phát triển năng lực và sở trường của bản thân người học.
1.3.2. Đặc trưng của đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện
Giáo viên giảng dạy ở các Trung tâm GDTX rất đa dạng bao gồm: giáo
viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng dài hạn, giáo viên thỉnh giảng theo từng
chương trình giáo dục và đào tạo bồi dưỡng tại Trung tâm. Trình độ đạt chuẩn
không đồng đều (như: Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và cả những thợ
thủ công lành nghề tham gia hướng dẫn thực hành nghề phổ thông) chỉ đáp
ứng với được yêu cầu trước mắt với từng chương trình GDTX, chưa mang
tính đa năng và đảm bảo tính lâu dài trong công tác giảng dạy.
Giáo viên của Trung tâm GDTX tham gia giảng dạy các chương trình
GDTX để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải có
trình độ đạt chuẩn như quy định đối với giáo viên cùng cấp học của giáo dục
chính quy cụ thể như sau:
a, Có bằng tốt nghiệp Trung cấp sư phạm đối với giáo viên dạy chương
trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
b, Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao
đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy
chương trình GDTX cấp trung học cơ sở;
c, Có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học
và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên dạy chương
trình GDTX cấp trung học phổ thông;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
d, Có bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề hoặc nghệ nhân,
công nhân có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành nghề;
đ, Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc
Tin học đối với giáo viên dạy chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ
ngoại ngữ, tin học. (Theo điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung
tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT).
Từ đặc điểm của đội ngũ giáo viên đa dạng, trình độ chuẩn được đào
tạo của giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện được quy định tại điều
25 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết
định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 1 năm 2007 như đã nêu ở trên
đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện mang
tính đặc thù riêng. Do vậy, cần có các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên
tại các Trung tâm GDTX cấp huyện theo định hướng chuẩn hoá.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên tại cácTtrung tâm giáo dục thường xuyên
cấp huyện: Chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện là một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố như: trình độ đào
tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên công tác của các thành viên,
thâm niên trong vị trí làm việc, sự hài hòa giữa các yếu tố… có thể khái quát
chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện
- Trình độ đào tạo của giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện đã
đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay không chính quy, chất lượng
và uy tín của cơ sở đào tạo.
- Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ: 1/ Hài hoà giữa chức vụ,
ngạch bậc và trình độ đào tạo: mức đạt được phải như thế nào, có tồn tại năng
lực chuyên môn vượt quá hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc
không? nếu có thì tập trung ở khâu nào? tỷ trọng là bao nhiêu? 2/ Sự hài hoà
giữa nội dung công việc và vị trí người giáo viên đang đảm nhiệm, có tồn tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
hay không mối quan hệ giữa mức thâm niên và mức độ trách nhiêm của giáo
viên hay không?
Theo hai tiêu trí trên, khi đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên tại các
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh phải chú ý các khía cạnh như:
+ Trong đội ngũ giáo viên, tình trạng vượt chuẩn như thế nào? Các biện
pháp cần được tổ chức thực hiện để đạt được mục đích mong muốn về trình
độ đào tạo của đội ngũ?
+ Khi đã đạt được trình độ đào tạo, giáo viên có đáp ứng được yêu cầu
giảng dạy trong tình hình mới hay không? Có bao nhiêu giáo viên không đủ
năng lực để giảng dạy trên thực tế? cần bồi dưỡng cho họ hay dùng các biện
pháp tổ chức? có hay không sự lãng phí khi một giáo viên được đào tạo quá
cao lại được phân công giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện? việc
bố trí giáo viên hiện nay tại các Trung tâm GDTX cấp huyện đã hợp lý chưa,
yếu tố đó làm hiệu quả giáo dục được nâng cao lên hay không?...
Từ việc phân tích các vấn đề nêu trên sẽ xác định được nội dung của
công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện. Những biện pháp cần được nghiên cứu nằm trong nhóm công việc:
đào tạo ban đầu; đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn; bồi dưỡng thường
xuyên để cập nhật kiến thức; các biện pháp tổ chức, nhân sự để hoàn thiện bộ
máy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ giáo viên tại các
Trung tâm GDTX cấp huyện.
- Số lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên
cấp huyện: Số lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo GDTX cấp
huyện được xác định trên cơ sở quy mô phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi
đơn vị. Nhà nước cố định về giáo viên cơ hữu đảm bảo cho bộ khung của các
tổ chuyên môn được quy định về cơ cấu tổ chức (tại điều 25 Quy chế tổ chức
và hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
BGD&ĐT); riêng giáo viên hợp đồng, giáo viên thỉnh giảng tại Trung tâm do
giám đốc Trung tâm quyết định số lượng cũng như chất lượng giáo viên để
đảm bảo yêu cầu giảng dạy, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch giáo dục được
giao hàng năm.
Trong khi tính toán số lượng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện cũng cần chú ý đến một số vấn đề nảy sinh trong đổi mới giáo dục hiện
nay như: 1/Sự thay đổi quy mô lớp học ( sĩ số học sinh/lớp) làm ảnh hưởng
đến số lượng giáo viên bộ môn. 2/ sự thay đổi định mức giờ dạy, định mức
trong chuẩn bị giờ dạy của giáo viên trước khi lên lớp, chuẩn bị các tiết thực
hành, tiết tham quan, ngoại khoá …; 3/ Khả năng mở rộng phổ cập THCS,
THPT, mở rộng các nghề phổ thông, mở rộng dạy tin học - ngoại ngữ, cập
nhật kiến thức và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu người học; khả
năng mở rộng liên kết đào tạo trung cấp nghề, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho cán bộ công chức, viên chức đạt trình độ Cao đẳng và Đại
học trên địa bàn huyện. Do đó đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện phải có khả năng và trình độ để một giáo viên có thể tham gia giảng
dạy ở nhiều lĩnh vực khác nhau ( từ dạy nghề phổ thông, dạy các chuyên đề,
dạy BTVH THCS-THPT theo chuyên môn được đào tạo, ngoài ra có thể tham
gia giảng dạy văn hoá, tin học - ngoại ngữ ở các lớp trung cấp mà trung tâm
liên kết đào tạo) nhằm nâng cao thu nhập cá nhân; vì vậy, làm sai lệch chuẩn
theo tính toán lý thuyết.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên
cấp huyện:
1/ Cơ cấu chuyên môn:
+ Cơ cấu tổ chức: theo điều 12 của Quy chế tổ chức và hoạt động của
Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGD&ĐT quy
định: a / Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện có 1 giám đốc, 1 hoặc 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
phó giám đốc; b/ Cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDTX cấp huyện gồm các
tổ: Tổ hành chính - tổng hợp; tổ giáo vụ; tổ dạy văn hoá; tổ dạy nghề, ngoại
ngữ và tin học; tổ chuyên đề và các tổ chuyên môn khác. Mỗi tổ có một tổ
trưởng, một tổ phó do giám đốc trung tâm bổ nhiệm; chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của các tổ này do giám đốc trung tâm quy định.
+ Cơ cấu chuyên môn: Từ cơ cấu tổ chức cho thấy hoạt động chuyên
môn được tập trung vào các tổ: tổ giáo vụ; tổ dạy văn hoá; tổ dạy nghề, ngoại
ngữ và tin học; tổ chuyên đề và các tổ chuyên môn khác (liên kết đào tạo -
khai thác thị trường). Song trong quy chế không quy định rõ định mức giáo
viên đứng lớp, định mức biên chế giáo viên làm việc tại các tổ chuyên môn,
định mức giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng dài hạn… Do vậy, công tác
phát triển đội ngũ giáo viên mang tính chiến lược lâu dài tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện gặp nhiều khó khăn.
Nếu xem xét đội ngũ giáo viên bộ môn trên tập hợp các Trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái nguyên thì cơ cấu này cho biết tỷ trọng giáo viên
các môn học có cân đối hay không, số tiết dạy của môn học trong tuần so với
tổng số lớp cũng như việc phân bố giáo viên của từng môn học là hợp lý hay
không hợp lý.
2/ Cơ cấu theo trình độ đào tạo:
Cơ cấu giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện theo trình độ đào tạo là
sự phân chia giáo viên môn học theo tỷ trọng trình độ đào tạo. Các trình độ
của giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện có thể bao gồm trình độ đại học sư
phạm, thạc sĩ và trình độ tương ứng như các chuyên ngành đào tạo tin học,
ngoại ngữ, trồng trọt, chăn nuôi, điện xí nghiệp, điện cơ…không phải sư
phạm nhưng đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Xác định một cơ cấu hợp
lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt được cơ cấu
đó cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Trong khi xem xét về cơ cấu đào tạo của đội ngũ giáo viên Trung tâm
GDTX cấp huyện cũng cần xem xét đến thời gian học tập theo quy định của
Bộ GD&ĐT đối với mỗi giáo viên thuộc đội ngũ này. Đây cũng là biện pháp
để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDTX cấp huyện .
3 / Cơ cấu theo độ tuổi:
Việc phân tổ giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo
nhóm tuổi làm cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ
chức, đặc biệt giúp giám đốc Trung tâm có tầm nhìn chiến lược lâu dài, xác
định được số lượng giáo viên về hưu, giáo viên xin nghỉ trước tuổi theo quy
định… để làm cơ sở cho việc đào tạo tuyển dụng bổ sung.
4 / Cơ cấu theo giới tính:
Nếu xét về tỷ trọng cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên Trung tâm
GDTX cấp huyện sẽ không nói nên được điều gì về sự phát triển đội ngũ giáo
viên. Thực tế, khác với thị trường lao động, các ngành, nghề khác, ở đây đội
ngũ giáo viên nữ chiếm tỷ lệ cao rất nhiều so với giáo viên nam. Tuy nhiên,
điều kiện đào tạo để nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên; thời gian tự
học tập để nâng cao trình độ cá nhân; thời gian nghỉ dạy do nghỉ chế độ thai
sản… lại là những yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ, mà những yếu tố
này lại phụ thuộc vào giới tính cá nhân. Do vậy, cơ cấu giới tính khác nhau thì
hệ thống biện pháp liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cũng phải
có những khác biệt để đáp ứng được yêu cầu phát triển đội ngũ tổng thể của
đơn vị.
* Tóm lại: để đánh giá về trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên nói
chung và đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng cần phải
căn cứ vào đặc trưng của đội ngũ đó. Những đặc trưng này được xác định cả
về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu đội ngũ. Ba phương diện nêu trên
được tách ra để nghiên cứu chi tiết trên phương diện lý thuyết. Trên thực tế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
các phương diện này có mối quan hệ mật thiết, khó tách bạch cụ thể từng
phương diện. Tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên được
mô tả như hình vẽ dưới đây.
Hình 1.2:Tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên
tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện
1.3.3. Những luận điểm cơ bản của quan điểm chuẩn hoá
Chuẩn hoá là một quá trình liên tục và mang tính chu kỳ kế tiếp nhau.
Mỗi chu kỳ chuẩn hoá bao gồm các quá trình với nội dung được xác định cụ
thể. Các quá trình bao gồm:
- Phát triển chuẩn: Quá trình này được thực hiện qua các bước: 1/ Chỉ
ra nhu cầu cần thiết phải xây dựng chuẩn; 2/ Lập kế hoạch tập thể xây dựng
chuẩn; 3/ xây dựng văn bản chuẩn dự thảo; 4/ Lấy ý kiến đóng góp của tập thể
cán bộ, giáo viên trong đơn vị; 5/ Xác mịnh giá trị của dự thảo chuẩn và điều
chỉnh văn bản cho phù hợp với quy định của ngành và thực tế của đơn vị; 6/
Phê duyệt văn bản chuẩn.
Chất lượng
đội ngũ
Số lượng giáo
viên
Cơ cấu
đội ngũ
Trình
độ
đào
tạo
Sự
hài
hoà
giữa
các
yếu
tố
Cơ cấu
về
chuyên
môn
Cơ
cấu
về
trình
độ
Cơ
cấu
về
độ
tuổi
Cơ
cấu
về
giới
tính
ĐẶC TRƯNG CỦA ĐNGV TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
- Áp dụng chuẩn: Quá trình này bao gồm hai giai đoạn đó là: 1/ Giai
đoạn ban hành chuẩn; 2/ Giai đoạn thực hiện chuẩn.
- Quản lý chuẩn: Quá trình quản lý chuẩn bao gồm các nội dung: 1/ Tổ
chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện chuẩn; 2/ Đánh giá kết
quả áp dụng và hiệu lực của chuẩn.
Quá trình chuẩn hoá nêu trên nhằm thực hiện các chức năng cơ bản:
1/Định hướng hoạt động quản lý và việc thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ,biện pháp quản lý khác nhau trên những nguyên tắc nhất quán; 2/ Quy
cách hoá các sản phẩm, các quá trình tạo ra sản phẩm (nguồn lực, công nghệ,
phương tiện...) làm cho chúng có tính chuẩn mực thống nhất, mọi sự vật được
đưa vào trật tự nhất định; 3/ Khuyến khích phát triển, tạo môi trường chính
thức ngày càng thích hợp hơn cho sự phát triển, đồng thời ngày càng hạn chế
những nhân tố tự phát, phi chính thức trong phát triển hoặc những nhân tố cản
trở sự phát triển. quá trình chuẩn hoá được khái quát các nội dung như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Hình 1.3: Quy trình chuẩn hoá
Quá trình chuẩn hoá
Xác định nhu cầu cần thiết xây dựng chuẩn
Lập kế hoạch xây dựng chuẩn
Xây dựng văn bản chuẩn dự thảo
Lấy ý kiến nội bộ
Xác minh giá tri văn bản chuẩn dự thảo
Phê duyệt văn bản chuẩn
Đánh giá và điều chỉnh chuẩn
Ban hành chuẩn
Thực hiện chuẩn
Tổ chức,chỉ đạo, giám sát, đánh giá thực hiện chuẩn
Đánh giá kết quả thực hiện và hiệu lực chuẩn
Phát
triển
chuẩn
Áp
dụng
chuẩn
Quản
lý
chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
1.3.4. Vận dụng quan điểm chuẩn hóa trong các nội dung công tác phát
triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện
Nội dung công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện chính là nội dung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
cũng như xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí trong các trung tâm
GDTX cấp huyện đó là:
Xây dựng quy hoạch nhân lực: Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-
BGD&ĐT và các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT cho Trung tâm, căn cứ
vào nội dung kế hoạch và thực trạng của Trung tâm; dự kiến những biến động
về nhân lực để xây dựng bổ sung kịp thời; lập bản quy hoạch xây dựng nhằm
đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ và cân đối về cơ cấu đủ để thực hiện nội
dung giáo dục theo chương trình và kế hoạch đào tạo.
Bổ sung nhân lực: Nhằm đảm bảo số lượng giáo viên, nhân viên còn
thiếu so với bản quy hoạch đề ra; bổ sung nhân lực phải đảm bảo các nguyên
tắc tuyển chọn sau: xuất phát từ nhu cầu của từng bộ môn và quyền lực của
học sinh; sử dụng tối đa năng lực của họ; căn cứ vào tiêu chuẩn quy định; dựa
vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện.
Tuyển chọn giáo viên hợp đồng: xét phẩm chất và năng lực phù hợp
với nhu cầu của trung tâm có thể hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn.
Tuyển chọn nhân viên: tuyển đúng người, đúng việc, quy trình tuyển
chọn cũng phải thực hiện theo 4 bước (nghiên cứu hồ sơ cá nhân, thử thách
xét duyệt, lập văn bản trình cấp trên). Các nhân viên trong Trung tâm cần có
trình độ cao, có năng lực sư phạm nhất định và chính họ cũng muốn phấn đấu
trở thành nhà giáo dục.
Bồi dưỡng nguồn nhân lực: Cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
nguồn nhân lực: Đặc điểm của lao động sư phạm đòi hỏi tập thể sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
trung tâm phải không ngừng nâng cao tri thức,chuyên môn và nghiệp vụ; nghị
quyết TƯ2 khoá VIII đề ra nhiệm vụ quan trọng cho ngành giáo dục, phải
quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (đội ngũ quyết định đến hiệu
quả chất lượng đào tạo); thực trạng đội ngũ của giáo viên hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Các yêu cầu cơ bản: Thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ với các nhiệm vụ đặt ra từ thực
tiễn; thu hút mọi giáo viên, cán bộ quản lý vào các hình thức học tập và tự bồi
dưỡng; việc bồi dưỡng toàn diện giáo viên phải diễn ra thường xuyên liên tục
trong suốt quá trình hoạt động sư phạm; chú ý tới trình độ đào tạo và nhu cầu
bồi dưỡng của trường cá nhân giáo viên cũng như cán bộ, nhân viên từ đó xác
định nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị: nhằm
nâng cao nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; nhận thức được vị trí vai trò của bản
thân trước thế hệ trẻ, trước xã hội. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm lòng nhân
ái - tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người, đạo lý người
thầy; tình thương đó là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm
cho giáo viên có trách nhiệm cao đối với công việc của mình; nhờ có sức
mạnh của tình yêu thương đó mà các nhà sư phạm có tâm hồn cao thượng,
tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt, linh cảm nhạy bén và tinh tế; nếu thiếu
phẩm chất đó thì lao động sư phạm trở thành một điều khổ ải (Xu
khômlinxki). Với người thầy giáo, tình yêu thương học sinh gắn liền với tình
yêu nghề nghiệp “Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu” là câu
nói của Cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói lên mối quan hệ biện chứng đó. Do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
vậy, yêu người, yêu nghề, say sưa với nghề nghiệp, tự hào với nghề nghiệp là
những phẩm chất cao đẹp của người giáo viên.
Bồi dưỡng năng lực sư phạm: bồi dưỡng năng lực tổ chức quá trình dạy
học. Vì, tri thức sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm, do đó giáo
viên cần không ngừng nâng cao kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thế hệ trẻ và của xã hội.
Xây dựng tập thể sư phạm trong Trung tâm GDTX
Xây dựng tập thể sư phạm trong Trung tâm GDTX nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu của tập thể. Đó là việc
liên kết các giáo viên, nhân viên trong Trung tâm thành một tập thể đoàn kết
thống nhất, ở đó mỗi người đều nhận thức rõ nhiệm vụ của mình, đều cảm
thấy mình có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, cảm thấy hài lòng và
gắn bó với Trung tâm, từ dó phát huy tính năng động, sáng tạo,hiệu quả trong
giảng dạy và giáo dục. Một tập thể sư phạm như vậy sẽ là môi trường xã hội
tốt đẹp của việc phát triển nguồn nhân lực trong Trung tâm.
Nội dung xây dựng tập thể sư phạm trong Trung tâm GDTX:
+ Xây dựng kỷ cương, nề nếp trong tập thể sư phạm: Đặc điểm của tập
thể sư phạm trong Trung tâm GDTX là sự đa dạng về cơ cấu tổ chức, sự phân
cấp quản lý, sự chuyên môn hoá về lao động sư phạm, tính đa dạng về mục
tiêu, nhu cầu, hoàn cảnh của các thành viên… đặc điểm đó một mặt là điều
kiện để phát huy triệt để tiềm năng và sức mạnh của mỗi cá nhân, mặt khác
cũng là nguyên nhân xuất hiện xu hướng tản mạn, tự phát, tự do dẫn tới sự lộn
xộn, không nề nếp trong Trung tâm. Do vậy, việc xây dựng nề nếp lao động,
sinh hoạt trong Trung tâm là điều kiện tối ưu hoá các hoạt động trong Trung
tâm, là cơ sở để duy trì kỷ cương, là tiền đề của sự đoàn kết, thống nhất trong
tập thể sư phạm. Do đó, giám đốc Trung tâm cần xây dựng các nề nếp sau: Nề
nếp hành chính, nề nếp chuyên môn, nề nếp sinh hoạt tập thể. Những quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
định nề nếp đó phải do chính tập thể xây dựng nên thông qua việc thảo luận
dân chủ, được mọi người tự giác chấp nhận, coi đó là những yêu cầu chân
chính của tập thể. Những quy định về nề nếp phải được thể hiện bằng văn
bản. Việc hoàn thiện các nề nếp phải là kết quả của một quá trình liên tục, có
tính hệ thống và kế thừa.
+ Xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm: Các nhà nghiên
cứu khoa học giáo dục và các nhà sư phạm nổi tiếng trong và ngoài nước rất
coi trọng vấn đề đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. Theo Sarucốp:
“Đoàn kết Giáo viên là một trong những nhiệm vụ tâm lý xã hội cơ bản của
người lãnh đạo trong nhà trường. Vì hiệu quả của việc tổ chức quá trình dạy
học, giáo dục phần lớn phụ thuộc vào nó. Sự đoàn kết tập thể thúc đẩy sự tối
ưu hoá tất cả các mặt trong đời sống và sinh hoạt của tập thể”.
Đoàn kết thống nhất các lực lượng cách mạng là tư tưởng lớn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đoàn kết là truyền thống văn hoá và là sức mạnh của dân tộc Việt
Nam. Trong Trung tâm GDTX, đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm là sức
mạnh và là điều kiện để tối ưu hoá các hoạt động của trung tâm và là phương tiện
giáo dục học sinh. Xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm của Trung
tâm GDTX là nhiệm vụ cơ bản của giám đốc Trung tâm.
1.4. Kết luận chƣơng 1
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển như
vũ bão về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, các Trung tâm GDTX
cấp huyện trở thành cơ sở giáo dục đáp ứng mọi nhu cầu của người học, từng
bước xây dựng xã hội học tập, học suốt đời trên địa bàn.
Để tổ chức tốt việc dạy học và ứng dụng khoa học - công nghệ trong
các Trung tâm GDTX cấp huyện nhất thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên
tại các trung tâm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn nghiệp
vụ sư phạm vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố quyết định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
nhất đến việc xây dựng các Trung tâm GDTX cấp huyện trở thành “... nơi mà
ai có nhu cầu học tập đều tìm thấy ở đó một tổ chức hoạt động giáo dục có
nội dung học, hình thức học mà mình hài lòng nhất, giúp mình thêm những
hiểu biết cần thiết để hoà nhập với cộng đồng, mưu cầu hạnh phúc”.
Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện theo
định hướng chuẩn hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm của ngành học
GDTX và yêu cầu dạy học; ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong quá
trình dạy học và chuyển giao công nghệ; nguồn lực đầu tư; sự tác động từ các
yếu tố cơ chế quản lý của ngành và địa phương cũng như sự phối hợp của các
cơ quan, ban, ngành liên quan; sự nỗ lực chủ quan của đội ngũ giáo viên tại
các trung tâm… Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện là một hoạt động phức hợp mang tính khoa học, hệ thống và là yêu cầu
cấp thiết đối với các Trung tâm GDTX cấp huyện và các cơ quan quản lý giáo
dục. Phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện có ý
nghĩa quan trọng: quản lý được nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo-
giáo dục thường xuyên, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trên
địa bàn, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong thực tế đời
sống và lao động, sản xuất của nhân dân.
Để phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện
theo định hướng chuẩn hoá có hiệu quả cần thực hiện đầy đủ các mục
tiêu, nội dung phát triển giáo viên theo quan điểm, yêu cầu, tham khảo
kinh nghiệm phát triển giáo viên theo hướng chuẩn hoá của các nước trên
thế giới. Thực hiện đồng bộ các khâu từ việc quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo
thực hiện, kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên tại các
Trung tâm GDTX cấp huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN
CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện của
tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Quá trình phát triển của các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên
Toàn tỉnh Thái Nguyên có 09 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện được thành lập từ những năm 1997 trên cơ sở chuyển đổi từ mô hình
trung tâm bồi dưỡng Giáo dục (Như trung tâm GDTX thành phố Thái
Nguyên, trung tâm GDTX huyện Đại Từ); hoặc được thành lập mới theo
Quyết định số 1660/QĐ- BG D&ĐT Ngày 20/5/1997 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động các trung tâm
GDTX cấp huyện; Trung tâm GDTX huyện Võ Nhai là Trung tâm được thành
lập muộn nhất vào ngày 31 tháng 7 năm 2002. Từ năm 1997 đến ngày 31
tháng 12 năm 2008 các Trung tâm GDTX cấp huyện do phòng GD&ĐT các
huyện quản lý như một trường THCS cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2009 mới
được chuyển giao về Sở GD&ĐT Thái Nguyên quản lý toàn diện. Do vậy,
suốt 12 năm công tác chỉ đạo cũng như cơ cấu tổ chức không đồng bộ, hoạt
động của các Trung tâm GDTX mang tính tự phát trên cơ sở nhiệm vụ năm
học hàng năm; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thiếu thốn trầm trọng,
công tác phát triển đội ngũ giáo viên không được quan tâm đúng mức; đội
ngũ giáo viên cơ hữu ở các Trung tâm quá ít (7 đến 10 biên chế chủ yếu là
biên chế quản lý, kế toán, hành chính, thủ quỹ còn lại là giáo viên giảng dạy)
do phòng GD&ĐT cấp huyện điều động từ các trường THCS lên giảng dạy
dẫn đến không đạt chuẩn đào tạo, đội ngũ giáo viên hợp đồng dài hạn do các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Trung tâm trực tiếp hợp đồng đều đạt chuẩn song không ổn định vì đội ngũ
này hưởng lương do Trung tâm cân đối thu chi các nguồn thu học phí để chi
trả theo mức lương thoả thuận; Trung tâm nào có nguồn thu cao thì trả lương
giáo viên hợp đồng và giáo viên thỉnh giảng cao và ngược lại; tóm lại cơ chế
chính sách không đồng bộ dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy hợp đồng không an
tâm giảng dạy lâu dài tại các Trung tâm GDTX, có cơ hội là đội ngũ giáo viên
này tham gia thi tuyển viên chức vào giảng dạy tại các trường THPT trên địa
bàn tỉnh. Giáo viên giảng dạy lao động hướng nghiệp dạy nghề phổ thông
không được giao biên chế giáo viên cơ hữu, muốn thực hiện được nhiệm vụ
này các Trung tâm GDTX cấp huyện phải tự hợp đồng giáo viên dạy nghề
hoặc tự bồi dưỡng một nghề cụ thể cho đội ngũ giáo viên giảng dạy văn hoá
để trực tiếp tham gia giảng dạy nghề phổ thông cho học sinh THCS và
BTTHPT, thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn của trung tâm kỹ thuật tổng
hợp hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Thái Nguyên liên kết với trường sư phạm kỹ
thuật Hưng Yên tổ chức giáo viên được cấp chứng chỉ dạy nghề phổ thông.
Từ ngày 01 tháng 1 năm 2009, Sở GD&ĐT Thái Nguyên trực tiếp quản
lý toàn diện các Trung tâm GDTX cấp huyện, mọi hoạt động đã mang tính
đồng bộ trên toàn tỉnh; đội ngũ giáo viên vào giảng dạy tại các Trung tâm đã
được thi tuyển; cơ cấu đội ngũ đang được rà soát và xây dựng cơ chế đồng bộ
cho tất cả các trung tâm; công tác đào tạo bồi dưỡng đã được quan tâm. Cơ
chế chính sách đang được nghiên cứu trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê
duyệt để tổ chức thực hiện.
2.1.2. Các thành tựu đã đạt được của các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Các Trung tâm GDTX cấp huyện đã đóng góp một phần không nhỏ
trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong nhiều năm qua. Tổng hợp kết quả sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
05 năm tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm học 2004 - 2005 đến năm
học 2008 - 2009 đã cho thấy những thành tựu đáng kể đã đạt được của các Trung
tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên cụ thể như sau:
2.1.2.1. Các thành tựu về công tác giảng dạy lao động hướng nghiệp dạy
nghề phổ thông
Đối với công tác giảng dạy lao động hướng nghiệp dạy nghề phổ thông
cho thanh, thiếu niên, học sinh các trường THCS, THPT kết quả đạt được
theo từng năm học được tác giả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp quy mô học sinh học hƣớng nghiệp dạy nghề của 09
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
BÁNG TỔNG HỢP KHỐI HƢỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ PT TỪ 2005-2009
Tên đơn
vị đƣợc
điều tra
Năm học Tổng số
Chia ra các nghề phổ thông
Tin
Ngoại
ngữ
Điện
dd
Đan
len
Điện
tử
May
Làm
hoa
Làm
vƣờn
Nghề
khác
Lớp HS HS HS HS HS HS HS HS HS HS
09 Trung
tâm
GDTX
cấp
huyện
tỉnh
Thái
Nguyên
2004-2005 145 5137 0 0 1755 298 91 199 65 531 1811
2005-2006 83 2647 0 0 743 103 355 235 160 279 492
2006-2007 193 7810 404 600 4118 811 270 246 130 720 219
2007-2008 167 6737 596 480 3453 338 60 181 170 1259 200
2008-2009 163 6795 823 711 3388 249 159 265 290 910 0
Cộng 751 29126 1823 1791 13457 1799 935 1126 815 3699 2722
Từ kết quả trên cho thấy, công tác giảng dạy lao động hướng nghiệp
dạy nghề phổ thông cho học sinh THCS, BT THPT đã đạt được những kết
quả khả quan, hiệu quả đào tạo tốt. Học sinh chủ yếu tập trung vào một số
nghề có tính thực tế cao như nghề điện, làm vườn, đan len, tin học…
2.1.2.2. Các thành tựu về công tác giảng dạy bổ túc THPT
Đối với công tác giảng dạy bổ túc THPT kết quả đạt được theo từng
năm học được tác giả tổng hợp trong bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 2.2: Tổng hợp quy mô học sinh BTVH THPT của 09 Trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
BÁNG TỔNG HỢP KHỐI BỔ TUC THPT TỪ 2004-2009
Tên đơn vị
đƣợc điều
tra
Năm học
Tổng số KhốI 10 KhốI 11 KhốI 12 HS tốt
nghiệp
lớp 12
Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS
09 trung tâm
GDTX cấp
huyện tỉnh
Thái Nguyên
2004-2005 136 6285 56 2568 42 1914 39 1775 1750
2005-2006 149 6852 56 2355 49 2318 44 2010 1769
2006-2007 123 5637 25 1025 51 2341 47 2270 2000
2007-2008 100 4451 29 1302 21 919 48 2200 1929
2008-2009 82 3720 37 1784 24 1037 21 892 1650
Cộng 590 26945 203 9034 187 8529 199 9147 9098
2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy các Trung tâm giáo
dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy tại 09 Trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 2.3: Tổng biên chế đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy tại
các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
BẢNG TỔNG HỢP BIÊN CHẾ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN CÁC TTGDTX
Năm
học
Trung tâm giáo
dục thường xuyên
Tổng số Chia ra
Trình độ chuyên môn
được đào tạo cao nhất
T.biên
chế
hiện có
Nữ
CBQL,
GV, NV
cơ hữu
GV,NV
hợp đồng
dài hạn
GV
thỉnh
giảng
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Khác
2008-
2009
TP.Thái Nguyên 27 20 15 0 22 1 24 0 1 1
H. Đồng Hỷ 30 22 12 18 0 1 20 1 6 2
H. Phú Bình 19 14 7 5 8 0 19
H. Phổ Yên 36 22 24 12 0 2 30 2 1 1
TX. Sông Công 18 12 13 0 5 0 15 0 1 2
H. Võ Nhai 15 11 7 3 5 1 12 1 1
H. Đại Từ 28 21 10 8 10 1 26 0 1
H. Phú Lương 26 21 10 8 8 0 14 0 1 3
H. Định Hoá 26 20 8 7 11 0 19 1 3 3
Cộng 236 163 106 61 69 6 198 5 15 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
2.1.3.1. Cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên theo hình thức tuyển dụng
Theo số liệu thống kê trên, tổng số cán bô, giáo viên, công nhân viên,
giáo viên thỉnh giảng tại 09 Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh Thái Nguyên
(được tổng hợp theo công thức: Tổng biên chế hiện có = CBQL,GV,NV cơ
hữu + GV,NV hợp đồng dài hạn + GV thỉnh giảng) là :
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên, giáo viên thỉnh giảng: 236 người;
Trong đó:
+ Cán bộ quản lý là: 17 người; chia ra: Giám đốc 09 người; Phó giám
đốc 08 người (có Trung tâm chưa bổ nhiệm phó giám đốc)
+ Nhân viên hành chính sự nghiệp: 22 người; chia ra: kế toán: 09
người; hành chính - thủ quỹ : 09 người; bảo vệ 04 người.
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy : 197 người;
Chia ra: Giáo viên cơ hữu: 67 người ; đạt 34,00%
Giáo viên hợp đồng dài hạn: 61 người; đạt 31,00%
Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng theo tiết dạy: 69 người; chiếm 35,00%.
Có thể mô tả cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy trong 09 Trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo các hình thức tuyển dụng như hình
2.1 dưới đây.
Hình 2.1: Biểu đồ Cơ cấu đội ngũ giáo viên trong 09 Trung tâm GDTX
cấp huyện tỉnh Thái Nguyên theo các hình thức tuyển dụng
Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
theo hình thức tuyển dụng
GV cơ hữu GV thỉnh giảng
GV HĐ dài hạn
31,00%
34,0% 35,0%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Qua biểu đồ mô tả cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy trong 09 Trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trên cho thấy đội ngũ
giáo viên trực tiếp giảng dạy thiếu trầm trọng nhất là giáo viên giảng dạy 07
môn văn hoá cơ bản; có tới 35% trên tổng số giáo viên là giáo viên giảng dạy
tại các trường THPT tham gia giảng dạy các môn văn hoá, 31% là giáo viên
giảng dạy hợp đồng dài hạn (ký hợp đồng theo tính chất thời vụ hàng năm)
dẫn tới đội ngũ giáo viên chính thức của các Trung tâm GDTX cấp huyện vừa
thiếu và vừa yếu trong khâu dự giờ thăm lớp, trao đổi rút kinh nghiệm về
chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại các
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên đã khó khăn lại trồng chất khó
khăn. Đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên phải có kế hoạch bổ
sung biên chế giáo viên cơ hữu cho các Trung tâm GDTX cấp huyện trên cơ
sở định mức biên chế đối với các trường THPT được qui định tại thông tư số
35. Đồng thời phải bổ sung kịp thời giáo viên cơ hữu dạy nghề phổ thông cho
các Trung tâm GDTX vì thực tế hiện nay nhiệm vụ giáo dục lao động hướng
nghiệp dạy nghề phổ thông tại các Trung tâm thực hiện rất tốt, nhưng lại
không có biên chế giáo viên dạy nghề mà giáo viên dạy nghề hiện nay chủ yếu là
giáo viên hợp đồng thời vụ, lương hưởng theo thoả thuận, chế độ chính sách
không đảm bảo cho họ thì không thể nói nâng cao chất lượng dạy học được.
2.1.3.2. Trình độ chuyên môn đào tạo của đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Số giáo viên trực tiếp giảng dạy tại 09 Trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên là 197/236 người chiếm 83,47% tổng số cán bộ, viên chức
(trong đó có cả giáo viên thỉnh giảng theo thời vụ).
Trong đó : Trình độ Thạc sĩ có 3/ 197 gv chiếm 1,52%;
Trình độ Đại học có 185/197 gv chiếm 93,91%;
Trình độ Cao đẳng có 5/ 197 gv chiếm 2,54%;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Trình độ Trung cấp nghề có 4 / 197 gv chiếm 2,03%;
Số giáo viên được đào tạo tại các trường đại học sư phạm là: 178 giáo
viên; chiếm 90,36%
Số giáo viên được đào tạo tại các trường sư phạm kỹ thuật là: 05 giáo
viên; chiếm 2,54%;
Số giáo viên được đào tạo tại các trường kỹ thuật khác có chứng chỉ sư phạm đủ
điều kiện tham gia giảng dạy nghề phổ thông là: 14 giáo viên; chiếm 7,11%.
Từ số liệu trên cho thấy, số giáo viên được đào tạo ở các trường Đại
học sư phạm hiện đang giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên chiếm tỷ lệ rất cao (90,36%) trong tổng số giáo viên trực tiếp
giảng dạy. Số còn lại là giáo viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm kỹ
thuật, các trường đại học công nghệ thông tin trực tiếp tham gia giảng dạy lao
động hướng nghiệp dạy nghề phổ thông cho học sinh THCS, THPT và thanh
thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Số giáo viên chưa đạt chuẩn đại học
chủ yếu là giáo viên dạy nghề chiếm 9,64% cần được quan tâm cử đi đào tạo
cập chuẩn giáo viên THPT.
2.1.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên
Qua khảo sát thực tế đã được phân tích trên biểu đồ cơ cấu đội ngũ giáo
viên cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên không đồng đều. Có 65% cán bộ quản lý và giáo
viên 55% giáo viên được hỏi cho rằng đội ngũ giáo viên hiện đang giảng dạy
tại các Trung tâm GDTX cấp huyện đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và 35%
Cán bộ quản lý và 45% giáo viên được hỏi cho rằng giáo viên hiện đang
giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện chưa đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu trong quá trình dạy học, chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy qua
loa cho hết chương trình theo hợp đồng thỉnh giảng. 100% cán bộ quản lý và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
giáo viên cho rằng việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình
quản lý hồ sơ chuyên môn, thiết kế bài giảng, giảng dạy bằng công nghệ
thông tin còn yếu. chất lượng giờ dạy và hiệu quả đào tạo tại các Trung tâm
GDTX còn thấp chưa thu hút được người học.
Như vậy, giữa yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết
nghề nghiệp và thực tế chất lượng đội ngũ của các Trung tâm GDTX cấp
huyện còn một khoảng cách rất lớn cần được thu hẹp nhằm đáp ứng nhu cầu
nâng cao chất lượng giảng dạy trong các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên.
2.1.3.4. Về giới tính hiện nay tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Qua khảo sát thực tế đã được tổng hợp tại bảng 2.4: Tổng biên chế đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Tỷ lệ giáo viên nam và nữ
chênh lệch rất lớn; điều này dẫn tới giáo viên nam có điều kiện đi học nâng
cao trình độ nhiều hơn nữ nhưng cũng không đáng kể vì tỷ lệ nữ chiếm đến
69,10%. Còn đối với nữ, do bị chi phối nhiều bởi công việc gia đình (như
thực hiện chức năng làm mẹ, làm vợ…), do tâm lý an phận nên điều kiện và
nhu cầu đi học nâng cao trình độ chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, trong công tác phát
triển đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên cần phải chú ý đến những điều kiện về giới để có biện pháp
quan tâm đúng mức đến đối tượng nữ.
2.1.3.5. Về thâm niên giảng dạy của ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên
Phần lớn các giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên chiếm
đến 75% (trong đó thâm niên từ 5 năm đến 15 năm là 60%, thâm niên từ 15
trở nên chiếm 40%) còn lại 25% là giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm; số giáo
viên trẻ và số giáo viên có kinh nghiệm (từ 5 đến 15 năm) luôn nhiệt tình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
năng nổ thuận lợi cho quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy vậy số
giáo viên dưới 30 tuổi phần nhiều còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và
tổ chức các hoạt động giáo dục xây dựng xã hội học tập. Do vậy, cần có sự
đầu tư và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này.
2.2. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các Trung
tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo dục
thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên lâu nay đã được ngành giáo dục -
Đào tạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác này chủ yếu được thực hiện
ở cấp Sở và cấp Bộ, còn các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên hầu như chưa tổ chức thực hiện được hoặc có chăng chỉ là nhu
cầu biên chế đội ngũ được ghi trong kế hoạch hàng năm (mang tính đề nghị),
chưa có kế hoạch mang tính chiến lược. Vì, các Trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện nói chung, Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ chưa có định mức biên
chế rõ ràng để cơ sở áp dụng xây dựng định mức biên chế lâu dài tại đơn vị.
2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các Trung tâm giáo
dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
a, Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
a1, Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học:
Khi đặt cho giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện
câu hỏi: “Anh, Chị đã được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ? Hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức đó”. Kết quả thu
được thể hiện qua số liệu thống kê tại bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên các Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên
cấp huyện tỉnh Thái Nguyên về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi
dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
TT Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng Hiệu
quả
1 Đào tạo nâng chuẩn 2,5
2 Bồi dưỡng các chuyên đề sau đại học 2,1
3 Bồi dưỡng chuẩn hoá 2,05
4 Bồi dưỡng thường xuyên 2,00
5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2,30
6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 0,00
Từ số liệu ở bảng 2.4 và kết quả trao đổi với CBQL, giáo viên giảng
dạy tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
chúng tôi rút ra một số nhân xét sau:
+ Có một tỷ lệ khá cao giáo viên đã được tham gia các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, số giáo viên được cử đi đào tạo cao học rất thấp
(chiếm 1,52%).
+ Hiệu quả các lớp đào tạo, bồi dưỡng sau đại học tốt; các lớp bồi
dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả chưa cao, phần lớn trả lời ở mức độ trung
bình ( kết quả trả lời là 2).
+ Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ít được tổ chức, hiệu quả
thấp; sinh hoạt chuyên đề ở cụm chuyên môn chưa tổ chức lần nào (chưa
phân cụm trung tâm để tổ chức sinh họat chuyên môn).
a.2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn.
Để tìm hiểu tác dụng bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động của tổ chuyên
môn trong các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Nguyên, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Những hoạt động dưới đây, tổ bộ môn ở
trường Anh, Chị thực hiện như thế nào” cho CBQL và giáo viên. Kết quả sau
khi sử lý như hình 2.2.
Hình 2.2: Biểu đồ hoạt động của tổ chuyên môn trong bồi dƣỡng giáo
viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
3
2.65
1.52
2.35
2.1
2.35
2.75
2.35 2.36
2.1
2.45
2.6
2.1
1.65
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
Dự giờ Hội giảng Thanh tra
CM
Bình xét thi
đua
Đánh giá
GV qua kết
quả HT của
HS
Tự đánh giá Sinh hoạt
khoa học
Quản lý
Giáo viên
Số liệu ở hình 2.2 cho thấy:
- Các hoạt động được tổ chức nhiều ở các Trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên là dự giờ, thao giảng và kiểm tra chuyên môn.
- Các hoạt động như hội thảo chuyên môn, nghiên cứu khoa học ít được
tổ chức.
Kết quả trên cho thấy các hình thức hoạt động của tổ chuyên môn có
tác dụng bồi dưỡng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái
Nguyên còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về thi đua và đánh giá theo kết quả
thanh tra, kiểm tra chuyên môn. Các hoạt động thực sự góp phần nâng cao
tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên như hội thảo, sinh hoạt chuyên
đề, nghiên cứu khoa học còn ít được tổ chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
b, Hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên.
Qua khảo sát, ngoài giảng dạy chính khoá, 90% giáo viên chủ yếu tập
chung nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách giáo viên để chuẩn bị cho bài giảng
tiếp theo; thời gian nhàn rỗi thì tập trung chăm lo công việc gia đình; 10%
giáo viên đi dạy thêm.
Tóm lại, hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế;
chưa bố trí thời gian thoả đáng cho việc tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho bản thân.
c, Nguyên nhân gây cản trở đến công tác tự đào tạo, bồi dưỡng
Qua khảo sát thực tế 80 CBQL và giáo viên các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên , phần lớn giáo viên được hỏi đều phản ảnh trở ngại
lớn nhất của việc học tập nâng cao trình độ hoặc việc chưa mạnh dạn tham gia
vào các khoá đào tạo nâng cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ) là do hạn chế về kiến thức
tiếng Anh, hoàn cảnh kinh tế gia đình chưa cho phép, bên cạnh đó có 15%
giáo viên được hỏi còn phân vân về văn bằng tại chức (xuất thân từ trình độ
Cao đẳng và được chuẩn hoá trình độ Đại học theo hình thức đào tạo vừa học
vừa làm). 2,53% giáo viên dạy nghề phổ thông được hỏi có yêu cầu phải được
chuẩn hoá về chuyên môn (mới tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật).
Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của GV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Yếu tố ảnh hƣởng
Khó khăn Thuận lợi Không ý kiến
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Số
lƣợng
Tỷ lệ
%
Kinh tế gia đình 20 25 45 56,25 15 18,75
Chính sách hỗ trợ đi học 5 6,25 25 31,25 50 62,5
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng 25 31,25 38 47,50 17 21,25
Tuổi tác 7 8,75 62 77,50 11 13,75
Quỹ thời gian 35 43,75 41 51,25 4 5,00
Quá trình tiếp thu 6 7,50 58 72,50 16 20,00
Sức khoẻ 6 7,50 66 82,50 8 10,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Ngoài các yếu tố nêu trên, một số giáo viên còn có khó khăn chưa được
vào biên chế, chưa yên tâm với vị trí công tác hiện nay.
d, Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên.
Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi dùng câu hỏi trắc nghiệm: “Để đáp ứng
yêu cầu giảng dạy môn học, Anh, Chị có nhu cầu bồi dưỡng nội dung nào
dưới đây?” . Kết quả thu được trong bảng 2.6
Bảng 2.6. Nhu cầu bồi dƣỡng của đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX
cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
TT Nội dung bồi dƣỡng Kết quả %
1 Bồi dưỡng những hiểu biết về đường lối chính sách
giáo dục của Đảng và Nhà nước.
69,00
2 Bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn được
đào tạo
85,00
3 Bồi dưỡng những kiến thức về đổi mới phương
pháp dạy học
92,00
4 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 65,00
4 Bồi dưỡng kỹ năng thực hành áp dụng CNTT trong
dạy học
80,00
5 Bồi dưỡng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 71,00
Từ số liệu bảng 2.6 có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên có nhu
cầu cao nhất về bồi dưỡng những kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học,
tiếp theo là bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn được đào tạo, kỹ năng
thực hành áp dụng CNTT trong dạy học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, những hiểu biết về đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
và cuối cùng là bồi dưỡng về ngoại ngữ. Tỷ lệ giáo viên có nhu cầu được bồi
dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là khá cao.
+ Giáo viên các Trung tâm GDTX có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện cả
về kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, tiếng Anh theo chuẩn 400
điểm. đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên
GDTX nói chung và ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
nói riêng.
e, Về các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên cần sử dụng.
Để tìm hiểu nhận thức về mức độ sử dụng các hình thức bồi dưỡng giáo
viên Trung tâm GDTX cấp huyện, chúng tôi nêu ra câu hỏi cho CBQL và
giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên: “ Những hình
thức nào dưới đây cần áp dụng để nâng cao trình độ cho giáo viên ở Trung
tâm Anh, Chị”? Kết quả thu được trong bảng 2.7.
Bảng 2.7.Các hình thức bồi dƣỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp
huyện tỉnh Thái Nguyên cần sử dụng
STT Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng Điểm TB
1 Đào tạo cơ bản về chuyên môn 2,85
2 Đào tạo nâng chuẩn 2,40
3 Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá 2,36
4 Bồi dưỡng thường xuyên 2,45
5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2,71
6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2,55
Các số liệu ở bảng 2.7 cho thấy: Hình thức được đánh giá cao nhất là
đào tạo cơ bản về chuyên môn, tiếp theo là sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên
môn; sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
đào tạo nâng chuẩn và cuối cùng là đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá. Đào tạo cơ
bản về chuyên, môn nghiệp vụ dạy học theo chuyên ngành đào tạo vẫn là hình
thức quan trọng nhất để nâng cao trình độ của ĐNGV các Trung tâm GDTX
cấp huyện tỉnh Thái Nguyên. Đó cũng là hướng cơ bản, có tác dụng lâu dài, là
nền tảng để phát triển ĐNGV, việc này đòi hỏi phải có quy hoạch ĐNGV,
phải xây dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng mang tầm chiến lược của
đơn vị, phải làm tốt công tác tuyển dụng trên cơ sở chuẩn giáo viên Trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên của cán
bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
2.2.3.1. Hình thức tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên của cán bộ quản lý các
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
+ Tổ chức các hoạt động chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn. Nội dung chủ yếu tập chung vào các biện pháp, hình thức tổ chức thực
hiện để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, các vấn đề về chuyên môn,
đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học của
giáo viên. Các giáo viên được phân công, yêu cầu trình bày nội dung của
mình dưới dạng một bản báo cáo khoa học và hoàn chỉnh nội dung sau khi đã
thu nhận các ý kiến đóng góp tại buổi sinh hoạt chuyên đề. Trước mỗi buổi
sinh hoạt chuyên môn, mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu trước một nội dung
trong kế hoạch bồi dưỡng đã được xây dựng theo chủ đề năm học và phổ biến
công khai dân chủ tại đơn vị.
+ Cuối học kỳ và cuối năm học, tổ chức đánh giá việc thực hiện kế
hoạch, mỗi giáo viên tự nhận xét, tổ chuyên môn đánh giá, lãnh đạo Trung
tâm cập nhật các thông tin về tình hình đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi
dưỡng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời khen
thưởng những giáo viên có nhiều thành tích trong công tác này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- Tiêu chí đánh giá:
+ Mỗi giáo viên đăng ký tham dự lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp
dạy học. Kết thúc khoá học phải xây dựng được kế hoạch làm việc của một
giờ lên lớp, xây dựng được giáo án trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin
trong soạn, giảng.
+ Mỗi giáo viên đăng ký 4 tiết thao giảng / năm học ( mỗi học kỳ 2 tiết)
để thể hiện những nội dung thử nghiệm. Sau mỗi tiết dạy có biên bản dự giờ,
rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả giờ dạy theo tiêu chí đánh giá tiết dạy theo
chuẩn đánh giá giờ dạy.
+ Mỗi giáo viên có 1 bản báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp
dạy học và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học, dạy 1 tiết cụ
thể, có đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn và của Giám đốc.
+ Mỗi giáo viên biết sử dụng máy vi tính để quản lý các hồ sơ chuyên
môn cá nhân và theo dõi học sinh, học viên trong quá trình dạy học.
- Nội dung tiến hành:
+ Trong kế hoạch năm học phải đưa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
vào nhiệm vụ kế hoạch như một nhiệm vụ lớn của đơn vị.
+ Phân công các thành viên trong ban giám đốc chịu trách nhiệm về
công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Xây dựng giáo viên cốt cán: Giám đốc
lựa chọn những giáo viên có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, thích nghiên cứu
tìm tòi vận dụng phương pháp mới vào quá trình giảng dạy phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh, học viên học tại Trung tâm theo mô hình vừa học
vừa làm để đề xuất với Sở GD&ĐT Thái Nguyên đào tạo, bồi dưỡng thành
giáo viên cốt cán cho đơn vị. Xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo,
bồi dưỡng trong năm học.
Giám đốc Trung tâm GDTX đề xuất với Sở GD&ĐT Thái Nguyên về
yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của đơn vị, đồng thời đầu tư kinh phí và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
thời gian để ĐNGV có đủ điều kiện tham gia tốt công tác bồi dưỡng tại đơn
vị. Đưa vào nghị quyết những nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên để có kế hoạch đầu tư cho công tác này. Phải trang bị sách, tài liệu tham
khảo, máy vi tính có kết nối mạng Internet để giáo viên truy cập, sưu tầm tài
liệu phục vụ cho bài giảng; đầu tư mua các băng hình giờ giảng mẫu, các
phần mềm dạy học, các giáo án điện tử để giáo viên tham khảo về phương
pháp giảng dạy. Tổ trưởng chuyên môn lựa chọn và tổ chức cho giáo viên
xem, thảo luận để rút ra những vấn đề cần học hỏi áp dụng vào giảng dạy tại
trung tâm.
2.2.3.2. Công tác tổ chức phát triển đội ngũ giáo viên của cán bộ quản lý các
Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
+ Chính sách tuyển dụng:
Khâu tuyển dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên trong những năm vừa qua chưa được quan tâm đúng mức, phần
lớn các phòng GD&ĐT ở các huyện điều chuyển giáo viên đang giảng dạy tại
các trường THCS sang Trung tâm GDTX để giảng dạy theo số lượng biên chế
được giao (số giáo viên này hầu như chưa đạt chuẩn giáo viên giảng dạy tại
các trung tâm GDTX). Do vậy muốn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, Giám
đốc các Trung tâm GDTX phải hợp đồng giáo viên đạt chuẩn ngoài chỉ tiêu
biên chế vào giảng dạy và từng bước xây dựng kế hoạch đào tạo lại số giáo
viên chưa đạt chuẩn trong chỉ tiêu biên chế để đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại
trung tâm.
+ Việc bố trí sử dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên.
Việc bố trí sử dụng ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên cũng chưa đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả của
giáo viên. Có thể kể đến một số tồn tại sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
- Chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện
hàng năm không có hoặc có rất ít, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu quản lý hoạt
động dạy và học.
- Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên chưa có chính sách điều động giáo
viên giỏi ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh hoặc tuyển dụng giáo sinh giỏi
mới ra trường để tăng cường tiềm lực cho đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm
GDTX.
- Phân công chuyên môn giảng dạy, phân công giúp đỡ giáo viên mới
ra trường chưa thực hiện tốt vì số giáo viên biên chế tại các Trung tâm GDTX
cấp huyện vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn. Vì vậy, không phát huy được
khả năng, trình độ của giáo viên.
- Các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên chưa có kế hoạch,
qui trình bồi dưỡng ban đầu đối với giáo viên hợp đồng dài hạn, giáo viên trẻ
về sứ mệnh, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX, về công
việc giảng dạy, hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, các loại hình
học tập tại Trung tâm và định hướng của đơn vị, những đòi hỏi về sự phát
triển ĐNGV trước yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với sự phát triển Kinh tế - Xã
hội của địa phương.
+ Về chính sách đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên:
Để tìm hiểu thực trạng chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV,
chúng tôi đặt câu hỏi cho CBQL và giáo viên: “Anh, Chị cho biết tác dụng
của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển ĐNGV các Trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên”. Kết quả trong bảng 2.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Bảng 2.8. tác dụng của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát
triển ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
STT Chế độ
Kết quả (điểm TB cộng)
CBQL Giáo viên
1 Lương 1,92 1,98
2 Phụ cấp theo lương 1,85 1,90
3 Nhà ở, đất đai 1,70 1,55
4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 2,35 1,86
5 Chế độ chuyển vùng 1,80 1,95
6 Phong tặng danh hiệu nhà giáo 1,70 1,98
7 Tặng huy chương, kỷ niệm chương 1,70 2,10
8 Bình chọn thi đua hàng năm 2,15 2,30
9 Thưởng 1,85 2,00
10 Gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng 2,20 2,05
Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: Cán bộ quản lý đánh giá cao tác dụng của
các yếu tố chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bình xét thi đua hàng năm, gắn kết
quả bồi dưỡng với sử dụng và cuối cùng là lương. Giáo viên đánh giá cao tác
dụng của các yếu tố bình xét thi đua hàng năm, tặng huy chương, kỷ niệm
chương. Như vậy, theo ý kiến của CBQL, giáo viên được hỏi, những yếu tố
đã tác động mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại các Trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên chính là chính sách đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên, thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong những năm vừa qua vẫn
chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ. Vì vậy, trong những
năm tới cần tăng cường tác dụng của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
và thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần
đối với giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng, ĐNGV tỉnh
Thái Nguyên nói chung.
Tóm lại, các huyện của tỉnh Thái nguyên trong những năm qua chưa
quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ tuyển dụng theo đúng quy trình
quản lý nhân sự để tuyển chọn giáo viên đạt chuẩn đào tạo bậc THPT, có
phẩm chất, năng lực, có khả năng thích ứng với ngành học GDTX với nhiệm
vụ “xây dựng xã hội học tập”. Bộ GD&ĐT chưa phối hợp với các Bộ xây
dựng định mức biên chế giáo viên cụ thể đối với các Trung tâm GDTX cấp
huyện. Sở GD&ĐT Thái nguyên chưa phối hợp với các ban ngành trong tỉnh
xây dựng cơ chế chính sách sử dụng và đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ
làm việc, lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX cấp
huyện, làm họ hứng thú, tích cực trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo
dục học sinh, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học viên, không ngừng
phát triển bản thân, góp phần phát triển của từng Trung tâm GDTX cấp huyện
nói riêng và ngành học GDTX của tỉnh Thái Nguyên nói chung.
+ Thực trạng về xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tại cácTrung tâm
GDTX cấp huyện
Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tại các Trung tâm GDTX
cấp huyện tỉnh Thái Nguyên còn nhiều bất cập. Vì vậy, ĐNGV cốt cán của
các Trung tâm GDTX chưa đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học cụ thể:
- Số lượng giáo viên cốt cán chưa đủ theo yêu cầu đào tạo đối với từng
môn học của đơn vị. Thực tế, ở một số Trung tâm GDTX cấp huyện những
giáo viên giảng dạy giữ vai trò cốt cán vì học là giáo viên nằm trong biên chế
nhà nước, có tuổi đời và thâm niên giảng dạy cao, có kinh nghiệm tổ chức,
quản lý đối với mô hình giáo dục “vừa học vừa làm”; nhưng hạn chế của họ là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
vốn tiếng Anh và kiến thức cơ bản để đào tạo ở trình độ sau đại học. Vì
vậy,trong thời gian tới họ khó có thể giữ vai trò đầu đàn nếu không có sự đầu
tư đào tao, bồi dưỡng họ.
- Lực lượng giáo viên cốt cán của các Trung tâm GDTX cấp huyện còn
quá mỏng là do biên chế đội ngũ giáo viên cơ hữu quá ít ( không đủ số giáo viên
giảng dạy các môn cơ bản ngành học BTTHPT) mà chủ yếu là giáo viên hợp
đồng ngắn hạn cho nên việc xây dựng giáo viên cốt cán gần như là không tưởng.
- Năng lực tổ chức, quản lý, tập hợp đội ngũ của người giáo viên cốt cán
còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính chứ chưa có sức mạnh cuốn hút,
khơi dạy động cơ nội tại của ĐNGV cho các hoạt động chuyên môn, hầu hết
giáo viên cốt cán chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục.
Những mặt hạn chế nêu trên có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Nhận thức về vai trò của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng dạy
học và giáo dục của các Trung tâm GDTX cấp huyện chưa đúng mức.
- Nhiều Trung tâm GDTX chưa có quy hoạch phát triển ĐNGV cốt cán
, ĐNGV “gọi là cốt cán ” hiện nay hình thành một cách tự phát, chưa được
cấp quản lý nào đánh giá, công nhận.
- Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV cốt cán chưa
được thực hiện. Hầu hết giáo viên cốt cán tại các Trung tâm GDTX cấp huyện
chưa được quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, sử dụng, đánh
giá, đãi ngộ đối với ĐNGV cốt cán còn nhiều bất cập.
+ Thực trạng về đánh giá, xếp loại giáo viên tại các Trung tâm GDTX
cấp huyện tỉnh Thái Nguyên.
* Về căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn và nhiệm vụ nhà giáo được quy định tại
khoản 2 điều 61,điều 63 và điều 67 Luật giáo dục ngày 02 tháng 12 năm
1998; điều 70,điều 72 và điều 77 Luật giáo dục sửa đổi ngày 14 tháng 6 năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
2005; nghĩa vụ và những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại
điều 6, điều 7, điều 8, điều 15, điều 16,điều 17, điều 18, điều 19 và điều 20
của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1978 và Pháp lệnh cán bộ, công chức
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2000;
chức trách, nhiệm vụ được phân công; những quy định về giáo viên được quy
định tại Quyết định số 01 / 2007 / BGD &ĐT ngày 02 tháng 1 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức hoạt động Trung tâm
GDTX; Quyết định số 02 / 2007 / BGD &ĐT ngày 02 tháng 1 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
* Nội dung đánh giá:
- Phẩm chất chính trị, đạo dức, lối sống: Nhận thức tư tưởng chính trị;
chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chấp hành
quy chế ngành, quy định của cơ quan, đảm bảo số lượng , chất lượng ngày
công, giờ công lao động; giữ gìn đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh,
trong sáng của người giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực;
sự tín nhiệm của đồng nghiệp, người học và nhân dân; tinh thần đoàn kết, tính
trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và
học sinh, học viên.
- Kết quả công tác được giao: Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng
dạy và các công tác khác được giao ở từng vị trí, từng thời gian và từng điều
kiện cụ thể; tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý
thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh
thần phê bình và tự phê bình; tinh thần tự học tự rèn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân; khả năng phối hợp, tổ chức các hoạt
động trong Trung tâm…
- Khả năng phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và
hoạt động xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Trên những cơ sở nội dung trên, người giáo viên được đánh giá theo
các loại: Tốt, khá, trung bình và yếu.
* Quy trình đánh giá:
- Cá nhân viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh
giá và tiêu chuẩn xếp loại theo quy định cụ thể của ngành và của đơn vị.
- Tập thể tổ chuyên môn tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét chung
của tổ vào bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân giáo viên.
- Giám đốc trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên (thông qua đánh giá
của hội đồng thi đua ken thưởng của đơn vị) theo từng nội dung đánh giá sau
khi tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn theo mức độ: xếp loại tốt, khá, trung
bình, yếu. Giám đốc công khai kết quả phân loại giáo viên trước cuộc họp Hội
đồng Sư phạm và báo cáo bằng văn bản về UBND huyện và Sở GD&ĐT tỉnh
Thái Nguyên.
- Giáo viên có quyền được trình bày ý kiến của mình trước tập thể
trong cuộc họp và được bảo lưu ý kiến tự đánh giá của cá nhân, nhưng phải
chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
- Giám đốc ghi rõ kết quả đánh giá, xếp loại vào bản tự đánh giá của
giáo viên và lưu hồ sơ cán bộ của giáo viên.
Công tác đánh giá giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên đã phần nào đáp ứng mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả
công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, làm căn cứ để các cấp quản
lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và
thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên. Tuy nhiên, công tác đánh
giá giáo viên hiện nay đã bộc lộ những bất cập. cụ thể:
- Về căn cứ để đánh giá giáo viên: căn cứ đánh giá giáo viên hiện nay
chủ yếu dựa vào quy định chung của Luật giáo dục, Pháp lệch cán bộ - công
chức; Quy chế tổ chức và hoạt động Trung tâm GDTX, Quy chế chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
môn…Chưa có một hệ thống chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở đánh giá giáo
viên Trung tâm GDTX cấp huyện.
- Nội dung đánh giá: Không lượng hoá được nên nhiều khi rơi vào tình
trạng đánh giá theo cảm tính. Ở một số Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái
Nguyên chỉ căn cứ vào chuẩn đào tạo và ý thức tham gia các hoạt động dạy
học và giáo dục để đánh giá năng lực của giáo viên, ít quan tâm đến chất
lượng và hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên. Thực chất chuẩn
đào tạo chỉ đánh dấu trình độ năng lực của giáo viên ở tại thời điểm mới vào
nghề, chất lượng và hiệu quả đào tạo trong cả một quá trình giảng dạy tại đơn
vị mới là quan trọng nhất. Việc chuẩn hoá giáo viên theo chuẩn đào tạo hiện
nay đã thúc đẩy được ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tham gia đào
tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn đào tạo hoặc nâng chuẩn; song , có mặt hạn chế
là làm cho giáo viên chạy theo bằng cấp hoặc thể hiện tư tưởng bình quân chủ
nghĩa, không có xu hướng phấn đấu sau khi đã đạt chuẩn đào tạo theo quy
định chuẩn đào tạo của ngành học, cấp học.
- Về quá trình đánh giá: Chưa phát huy được các kênh khác nhau để
đánh giá giáo viên một cách chính xác và khách quan như: đánh giá giáo viên
thông qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; đánh giá thông qua xã
hội và cộng đồng…Công tác đánh giá hiện nay chủ yếu thực hiện qua các đợt
sơ kết, tổng kết năm học để xếp loại thi đua mang tính thủ tục hành chính hơn
là đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên, nhiều khi có những tác động tiêu
cực gây bè phái, không đảm bảo tính khách quan, công tác phê bình và tự phê
bình của ĐNGV còn yếu, ngại va chạm, nhận xét đồng nghiệp còn chung
chung, chưa mạnh dạn chỉ ra những tồn tại về phẩm chất, năng lực cho đồng
nghiệp nhất là trong các cuộc bình xét các danh hiệu thi đua.
- Kết quả đánh giá: không giúp giáo viên thấy rõ được những mặt
mạnh, mặt yếu của mình, thấy mức độ đạt được của mình trong từng yêu cầu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
tiêu chí. Giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20LV09_SP_QLGDNguyenHongThai.pdf