Tài liệu Luận văn Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung-Dài hạn tại sở giao dịch II ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG.................................. 6
1. Khái niệm và bản chất tín dụng: ......................................................................... 6
2. Chức năng của tín dụng: ...................................................................................... 7
3. Vai trò của tín dụng: ............................................................................................ 8
II. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG:................................................................................ 10
1. Tín dụng thương mại: ........................................................................................ 10
1.1. Khái niệm: .................................................................................................. 10
1.2. Đặc điểm của tín dụng thương mại: ..............
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung-Dài hạn tại sở giao dịch II ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG.................................. 6
1. Khái niệm và bản chất tín dụng: ......................................................................... 6
2. Chức năng của tín dụng: ...................................................................................... 7
3. Vai trò của tín dụng: ............................................................................................ 8
II. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG:................................................................................ 10
1. Tín dụng thương mại: ........................................................................................ 10
1.1. Khái niệm: .................................................................................................. 10
1.2. Đặc điểm của tín dụng thương mại: ............................................................ 11
1.3. Công cụ của tín dụng thương mại: .............................................................. 11
1.4. Tác dụng của tín dụng thương mại:............................................................. 11
2. Tín dụng ngân hàng:.......................................................................................... 12
2.1. Khái niệm: .................................................................................................. 12
2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: ............................................................. 12
2.3. Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng:............................................... 13
2.4. Tác dụng của tín dụng ngân hàng: .............................................................. 13
2.5. Phân loại cho vay của tín dụng ngân hàng: ................................................ 14
3. Tín dụng nhà nước:............................................................................................ 15
3.1. Khái niệm: .................................................................................................. 15
3.2. Công cụ hoạt động của tín dụng Nhà nước: ................................................ 15
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG :................... 16
1. Rủi ro tín dụng 10
2. Một số mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng 10
2.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng:................................................................. 16
a) Phân tích tín dụng:....................................................................................... 16
b) Kiểm tra tín dụng: ....................................................................................... 19
c) Xử lý tín dụng có vấn đề:............................................................................ 20
d) Sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng: ......................... 22
2.2. Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:.................................................................... 25
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NHĐT&PTVN: ........................................................... 27
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: ...................................................... 27
2. Sở Giao dịch II – NHĐT&PTVN: ..................................................................... 28
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II –
TRONG THỜI GIAN QUA (TỪ 2000-2003): ......................................................... 31
1. Huy động vốn: ................................................................................................... 31
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 1
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
2. Cho vay: ............................................................................................................ 38
III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ
GIAO DỊCH 2 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM: ........... 46
1. Về công tác huy động vốn:................................................................................ 46
2. Về công tác cho vay: ......................................................................................... 47
3. Hiệu quả kinh doanh: ........................................................................................ 49
CHƯƠNG III
NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG
TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN
TẠI SỞ GIAO DỊCH II - NHĐT&PT VIỆT NAM
A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH 2 -
NHĐT&PTVN
I. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU:................................................................................ 51
1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.HCM 2001-2005: ................................. 51
2. Kế hoạch phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2005:............................... 52
3. Các chỉ tiêu chủ yếu của NHĐT&PTVN 2005: ............................................... 53
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA SỞ GIAO DỊCH 2: ..................................... 53
1. Định hướng: ....................................................................................................... 53
2. Mục tiêu: ........................................................................................................... 54
3. Các chỉ tiêu chủ yếu:......................................................................................... 54
B. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I. NHỮNG BIỆN PHÁP THUỘC VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG CỦA SỞ
GIAO DỊCH II: ........................................................................................................ 55
1. Tăng cường và phát triển hoạt động tiếp thị : ................................................... 55
2. Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng: ............................................................ 57
3. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư: ...................................................... 57
4. Quản lý rủi ro: ................................................................................................... 58
5. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và đầy đủ: ............................................. 60
5. Ngăn ngừa nợ quá hạn: ..................................................................................... 60
7. Thực hiện cho vay có đảm bảo đầy đủ:............................................................. 61
8. Xây dựng chiến lược lợi thế cạnh tranh: ........................................................... 61
a) Chiến lược dựa trên khách hàng: .................................................................. 61
b) Chiến lược dựa trên đối thủ cạnh tranh:...................................................... 62
c) Chiến lược dựa trên sự kết hợp:.................................................................. 62
9. Mở rộng mạng lưới và nhân sự: ........................................................................ 63
10. Các biện pháp khác: .......................................................................................... 64
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.................................................................................... 66
1. Đối với chính phủ và các chi bộ chuyên ngành................................................ 66
2. Đối với ngân hàng nhà nước: ............................................................................ 69
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 2
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
LỜI NÓI ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm vừa qua, Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có
những bước tiến đáng kể. Từ hệ thống ngân hàng một cấp thời kỳ kinh
tế chỉ huy, ngày nay chúng ta đã có được một hệ thống ngân hàng
thương mại nhiều thành phần như ngân hàng thương mại quốc doanh,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài với các dịch vụ tài chính đa dạng bên cạnh các dịch vụ
ngân hàng truyền thống như dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ kinh doanh chứng
khoán, nghiệp vụ thuê mua tài chính, nghiệp vụ khai thác tài sản... đáp
ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của các thành phần kinh tế và dân
cư.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong các Ngân
hàng Thương mại Nhà nước hoạt động kinh doanh ổn định và có hiệu
quả cao, đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy đầu tư và phát triển sản
xuất-kinh doanh. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch 2
– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có nhiều cố gắng để mở
rộng các hoạt động nghiệp vụ, góp phần thiết thực để thực hiện các dự
án kích cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nhu cầu
đầu tư khác của các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng
trung-dài hạn của Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam vẫn còn một số bất cập, do đó tôi đã chọn đề tài: “BIỆN PHÁP
NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRUNG-DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” làm Luận văn Tốt nghiệp Cao học.
Đây là đề tài vừa có giá trị lý luận, vừa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn rất khẩn trương hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 3
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau đây:
− Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng trong
nền kinh tế thị trường.
− Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng của Sở
Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong
thời gian qua. Trong đó, chú trọng phân tích tín dụng trung-dài
hạn.
− Trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng mà đưa ra những giải
pháp khả thi để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung-
dài hạn tại Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng
đầu tư phát triển nói riêng trong một Ngân hàng Thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các đối tượng trên trong phạm vi hoạt động của Sở
Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian từ
năm 2000 – 2003.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Là đề tài tốt nghiệp thuộc ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vì
vậy, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đánh giá trên cơ sở các số
liệu thực tế để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Để giải quyết các nội dung chủ yếu của bản luận văn tốt nghiệp,
kết cấu của luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 4
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
GIAO DỊCH 2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Chương 3: BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG-DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO
DỊCH 2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM.
Với kết cấu nói trên, bản luận văn phản ánh những nội dung về lý
luận, thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, bản luận văn khó
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô và những người quan tâm
góp ý để tác giả rút kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học.
Để hoàn thành bản luận văn này, tác giả nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình và chu đáo của cán bộ lãnh đạo và nhân viên của Sở Giao
dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nhận được sự chỉ
bảo tận tình của người hướng dẫn khoa học – PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG
DỜN. Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu của Thầy
hướng dẫn và của Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
TP.HCM, tháng 10 năm 2004
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 5
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
I. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG
1. Khái niệm và bản chất tín dụng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời
tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện
vật, và một phần nhỏ là tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín
dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát
triển bước đầu của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong điều kiện của
nền sản xuất hàng hóa kém phát triển.
Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và
chế độ phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất
hàng hóa nhỏ.
Chỉ đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín
dụng mới có điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường
chỗ cho tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường
chỗ cho các loại hình tín dụng khác ưu việt hơn như tín dụng ngân hàng,
tín dụng Nhà nước…
Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua
nhiều hình thái kinh tế, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính
chất quan trọng như sau:
− Tín dụng trước hết chỉ là sự giao chuyển quyền sử dụng một số
tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ
thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
− Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 6
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng
cao nhờ lợi tức tín dụng.
Bản chất của tín dụng:
Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay
và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ
thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong
nền kinh tế xã hội.
Tín dụng là một số vốn tiền tệ vận động theo nguyên tắc hoàn trả,
nhờ đó đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế-xã hội.
2. Chức năng của tín dụng:
Tín dụng có 3 chức năng:
Một là : Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của
tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi
“thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức
năng cốt lõi của tín dụng.
− Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín
dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền
nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp,
vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội…
− Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng
này – đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập
trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa
cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo
nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt
tập trung vốn, thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Hai là : Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho
xã hội.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 7
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Chức năng này thể hiện qua các mặt sau đây:
− Hoạt động tín dụng , trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các
công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng,
các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ
thanh toán… cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành,
nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền,
vận chuyển, bảo quản tiền…
− Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã
mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch
thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản
hoặc bù trừ cho nhau.
− Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong
xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất
và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn
trong phạm vi toàn xã hội.
Ba là : Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh
tế.
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với
sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ
chức kinh tế, vì vậy qua đó tín dụng không những là tấm gương phản ánh
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua đó thực hiện việc
kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực
lãng phí, vi phạm pháp luật… trong hoạt động SXKD của các doanh
nghiệp.
3. Vai trò của tín dụng:
Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín
dụng đối với nền kinh tế – xã hội. Vai trò của tín dụng có những mặt
tích cực .
Mặt tích cực, tín dụng có vai trò to lớn sau đây:
Một là : Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 8
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
hóa phát triển.
− Tín dụng, là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp các tổ chức
kinh tế.
− Tín dụng, là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách
hữu hiệu trong nền kinh tế.
− Tín dụng, là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức
kinh tế.
Như vậy, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố định,
vốn lưu thông đối với doanh nghiệp, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
đối với dân chúng và đối với toàn xã hội tín dụng làm tăng hiệu suất sử
dụng đồng vốn. Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế – xã
hội khiến tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ
tài chính nào thay thế được.
Hai là : Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối
lại tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành
trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay tầng lớp dân cư, làm
giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ, mặt khác,
do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoàn thành kế hoạch SXKD… làm cho sản xuất ngày càng phát
triển, sản xuất hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần
làm ổn định thị trường giá cả trong nước…
Ba là : Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc
làm, và ổn định xã hội.
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu
cầu đời sống của người lao động, mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã
tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội
về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng… do đó có thể thu hút
nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 9
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có
công ăn việc làm… đó là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội.
Cuối cùng có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng
và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu
quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi quốc
nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng
và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết
các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm
cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
II. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG:
1. Tín dụng thương mại:
1.1. Khái niệm:
Tín dụng thương mại (TDTM) là quan hệ tín dụng giữa các Công
ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức
mua bán chịu hàng hóa cho nhau.
TDTM ra đời dựa trên nền tảng khách quan đó là quá trình luân
chuyển vốn và chu kỳ SXKD (sản xuất kinh doanh) của các xí nghiệp, tổ
chức kinh tế không có sự phù hợp và ăn khớp lẫn nhau không những
giữa các tổ chức kinh tế khác ngành mà còn giữa các tổ chức kinh tế
trong cùng một ngành. Sự không ăn khớp này dẫn đến hiện tượng trong
cùng một thời điểm, một số doanh nghiệp đã sản xuất ra một lượng hàng
hóa đang cần bán, nhưng chưa cần phải thu tiền ngay, trong khi một số
doanh nghiệp khác cần mua những sản phẩm hàng hóa ấy để đáp ứng
nhu cầu SXKD nhưng lại chưa có tiền.
Hiện tượng này có thể được giải quyết nếu các doanh nghiệp tiến
hành mua bán chịu hàng hóa cho nhau. Đó chính là tín dụng thương mại.
Như vậy tín dụng thương mại đều có lợi cho cả hai phía và có lợi
đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế, bởi vậy TDTM đã tồn tại và
phát triển từ xa xưa, đặc biệt TDTM phát triển rất mạnh trong điều kiện
của nền kinh tế hàng hóa phát triển như hiện nay.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
1.2. Đặc điểm của tín dụng thương mại:
• TDTM là tín dụng giữa những người SXKD, tuy là hình thức tín
dụng phát triển rộng rãi nhưng không phải là chuyên nghiệp, sự
tồn tại và phát triển rộng rãi của nó dựa trên sự tín nhiệm cũng
như mối quan hệ cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa những người
sản xuất kinh doanh ấy.
• Đối tượng của TDTM là hàng hóa chứ không phải là tiền tệ.
• Sự vận động và phát triển của TDTM bao giờ cũng phù hợp với
sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa.
1.3. Công cụ của tín dụng thương mại:
Công cụ của TDTM là Thương phiếu còn gọi là kỳ phiếu.
Thực chất của thương phiếu là một giấy nợ thương mại, có hình
thức ngắn gọn, chặt chẽ và được pháp luật thừa nhận để sử dụng trong
mua bán chịu hàng hóa. Nó là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh
chấp trong quan hệ TDTM.
Thương phiếu có 3 tính chất quan trọng sau:
Một là : Tính trừu tượng : Trên thương phiếu người ta không phản
ánh nội dung quan hệ thương mại, luật pháp cũng cho phép rằng giá trị
pháp lý của thương phiếu không phụ thuộc vào xuất xứ của nó.
Hai là : Tính bắt buộc : Người trả tiền bắt buộc phải thanh toán số
tiền của thương phiếu cho người thụ hưởng.
Ba là : Tính lưu thông. Trong thời gian hiệu lực của thương phiếu,
nó có thể luân chuyển từ tay người này sang tay người khác bằng cách
ký hậu chuyển nhượng, nhờ đó, thương phiếu được sử dụng như là một
phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
1.4. Tác dụng của tín dụng thương mại:
− TDTM trực tiếp thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.
− TDTM góp phần giải quyết các nhu cầu về vốn cho xã hội (vốn
bằng hiện vật) nhờ đó đảm bảo được quá trình SXKD.
− TDTM có tác dụng làm giảm lượng tiền mặt lưu hành do đó góp
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 11
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
phần ổn định lưu thông tiền tệ.
Do tác dụng to lớn của TDTM nói chung cũng như thương phiếu nói
riêng, nên ở Việt nam, theo luật Thương mại có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 1998, cho phép các đơn vị tổ chức kinh tế…sử
dụng thương phiếu để thanh toán trong hoạt động thương mại (Điều
220), các thương phiếu được sử dụng bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu
(Điều 219).
2. Tín dụng ngân hàng:
2.1. Khái niệm:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các xí nghiệp, tổ chức
kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng
đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các
đối tượng nói trên.
Tín dụng ngân hàng (TDNH) là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm
vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
TDNH ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ
thống ngân hàng, khác với TDTM, TDNH là hình thức tín dụng chuyên
nghiệp hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ nghĩa là ngân hàng
huy động vốn và cho vay bằng tiền.
Trong TDNH, các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng,
trong đó ngân hàng là người cho vay, còn các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế cá nhân … là người đi vay. Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể thì ngân hàng
vừa là người đi vay trong nghiệp vụ huy động vốn, vừa là người cho vay
trong nghiệp vụ sử dụng vốn. Còn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân
cư vừa là người gửi tiền, vừa là người đi vay NHTM.
TDNH vừa là tín dụng mang tính chất SXKD gắn với hoạt động
SXKD của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với
hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận động và
phát triển của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển
và lưu thông hàng hóa.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
2.3. Công cụ hoạt động của tín dụng ngân hàng:
Trong TDNH, các công cụ được sử dụng cũng rất đa dạng và phong
phú.
Để tập trung các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội, ngân hàng sử dụng
các công cụ như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các sổ tiết kiệm
định mức hoặc không định mức…
Để cung ứng với tín dụng cho các doanh nghiệp (cho vay vốn),
ngân hàng sử dụng công cụ chủ yếu là khế ước cho vay (hoặc hợp đồng
tín dụng), với khế ước này, cho phép ngân hàng thu hồi đầy đủ số vốn
gốc và lãi theo thời hạn xác định.
2.4. Tác dụng của tín dụng ngân hàng:
TDNH có những ưu thế so với tín dụng thương mại.
− TDNH có qui mô rộng lớn, mở rộng cho mọi đối tượng trong xã
hội; nó có thể xâm nhập vào các ngành, với nhiều loại hình và
qui mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, không những xâm nhập vào
lĩnh vực SXKD mà còn xâm nhập vào các lĩnh vực khác như dịch
vụ, đời sống. Vì vậy có thể khẳng định vai trò to lớn của TDNH
trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
− TDNH không bị hạn chế về qui mô, có nghĩa TDNH có thể cung
ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều thời hạn
khác nhau, nhờ đó giúp các doanh nghiệp không những có vốn
để kinh doanh mà còn có thể mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ,
thiết bị, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, như vậy TDNH có tác
dụng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
− Hoạt động của TDNH còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với
tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Nhờ hoạt động của
TDNH mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối
đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có tác dụng đẩy nhanh
tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được
tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là những điều
kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị
trường…
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 13
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm:
• Cho vay
• Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
• Bảo lãnh
• Cho thuê tài chính
Trong đó cho vay và chiết khấu là chủ yếu.
2.5. Phân loại cho vay của tín dụng ngân hàng:
• Căn cứ vào thời hạn cho vay
+ Cho vay ngắn hạn để phục vụ SXKD cho các đơn vị kinh tế –
có thời hạn đến 1 năm
+ Cho vay trung, dài hạn giúp các đơn vị thực hiện các dự án
đầu tư, đổi mới thiết bị– có thời hạn từ 1 đến 5 năm đối với
cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn.
• Căn cứ tính chất luân chuyển của vốn
+ Cho vay vốn lưu động
+ Cho vay vốn cố định
• Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
+ Tín dụng không có bảo đảm : là tín dụng không có tài sản
cầm cố, thế chấp hay cho vay bảo lãnh của người thứ ba.
+ Tín dụng có bảo đảm : là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp
hay có bảo lãnh của người thứ ba.
• Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể
+ Cho vay trực tiếp
+ Cho vay gián tiếp
• Căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ
+ Cho vay luân chuyển
+ Cho vay từng lần
• Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
+ Cho vay SXKD
+ Cho vay tiêu dùng.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 14
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
3. Tín dụng nhà nước:
3.1. Khái niệm:
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (bao gồm
chính phủ trung ương, chính quyền địa phương…) với các đơn vị và cá
nhân trong xã hội, trong đó, chủ yếu là Nhà nước đứng ra huy động vốn
của các tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để sử dụng vì
mục đích chung của toàn xã hội.
3.2. Công cụ hoạt động của tín dụng Nhà nước:
Tín dụng Nhà nước hoạt động bằng công cụ truyền thống và phổ
biến của nó là trái phiếu. Loại ngắn hạn có thời hạn một năm trở lại
được gọi là tín phiếu, loại trung hạn (từ 1 đến 5 năm) còn gọi là trái
phiếu và loại trên 5 năm là công trái.
Tín dụng Nhà nước là loại tín dụng phát triển rất mạnh mẽ trong
thời đại hiện nay, đặc biệt ở những nước phát triển có thị trường tài
chính hoạt động hữu hiệu. Tín dụng Nhà nước vừa có tác dụng tập trung
vốn để đầu tư vào các công trình, dự án lớn có ý nghĩa đối với toàn bộ
nền kinh tế xã hội, vừa tạo ra môi trường đầu tư an toàn và có hiệu quả
cho các đối tượng trong xã hội.
4. Tín dụng quốc tế:
Tín dụng quốc tế là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các nước, giữa
nước này với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Tín dụng quốc tế là loại hình tín dụng phát triển sau này và có tốc
độ phát triển rất nhanh.
Tín dụng quốc tế có tác dụng rất to lớn:
− Giúp những nước nghèo và đang phát triển có điều kiện để tiếp
nhận các nguồn vốn bên ngoài để phát triển nền kinh tế nội địa,
đặc biệt thông qua tín dụng quốc tế, sẽ giúp các nước có điều
kiện để tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tiên
tiến.
− Thông qua tín dụng quốc tế, mà phát triển các mối quan hệ khác
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 15
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
giữa các nước, tạo điều kiện để giúp các nước nhanh chóng hội
nhập với nền kinh tế thế giới.
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN
DỤNG :
1. Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay của
Ngân hàng Thương mại, đây là rủi ro lớn và chủ yếu của Ngân hàng
Thương mại.
Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng vay vốn không trả nợ đúng
hạn hoặc không có khả năng trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Rủi ro
này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan. Nhưng bất kể do nguyên nhân gì, cũng đều
gây hậu quả xấu cho hoạt động ngân hàng, làm cho Ngân hàng bị mất
vốn, bị thua lỗ hoặc chất lượng tín dụng không được đảm bảo. Chính vì
vậy mà các ngân hàng thương mại bên cạnh việc mở rộng tín dụng cho
các đối tượng của nền kinh tế, họ còn phải áp dụng nhiều biện pháp để
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, làm cho hoạt động tín dụng ngày
càng có hiệu quả hơn.
2. Một số mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng:
Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô
hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa
dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng (quantity
models) và những mô hình phản ánh về mặt định tính (quality models) –
còn được gọi là phương pháp chất lượng, phương pháp chủ quan, phương
pháp chuyên gia hay phương pháp truyền thống của rủi ro tín dụng. Các
mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một ngân hàng có thể sử dụng
nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
2.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng: (Quality)
a) Phân tích tín dụng:
Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được 3
câu hỏi căn bản sau:
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 16
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Người đi vay có thể tín nhiệm và Anh biết họ như thế nào?
− Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ,
nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay
có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào?
− Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, liệu ngân hàng
có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một
cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp.
Sau đây là những nội dung cần đi sâu phân tích:
Sự tín nhiệm của người đi vay:
Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C”
của người xin vay là: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập
(Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions), và kiểm soát
(Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay
mới được xem là khả thi.
+ Tư cách người vay (character): Tinh thần trách nhiệm, tính trung
thực, mục đích rõ ràng, và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là
“tư cách người vay”.
+ Năng lực của người vay (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn
rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết
hợp đồng tín dụng.
+Thu nhập của người vay (Cash): Tiêu chí thu nhập của người vay
tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ?
Nhìn chung , người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: (i) luồng
tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii)
tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn
thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân
hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi
đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay cho ngân hàng.
+Bảo đảm tiền vay (Collateral): Khi đánh giá khía cạnh này, cán bộ
tín dụng phải tự hỏi: người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào
có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 17
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ
chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc
biệt chú ý.
+Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng cần phải biết được
xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người
vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế
nào đến khoản tín dụng.
+ Kiểm soát (Control): Tập trung vào các vấn đề như: Các thay đổi
trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín
dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà
quản lý về chất lượng tín dụng?
Tính hợp lệ và đúng đắn của hợp đồng tín dụng:
Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và làm thỏa mãn yêu cầu
đồng thời của hai đối tượng là người vay và chủ nợ của ngân hàng (bao
gồm những người gửi tiền và những người chủ sở hữu). Điều này đòi hỏi
trước hết là nội dung hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu vốn
của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều kiện thuận
lợi để người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành
đạt của ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự thành công của khách hàng.
Nếu một khách hàng chính gặp rắc rối trong việc thực hiện khoản vay,
thì ngân hàng cũng xem chính mình đang gặp rắc rối gì. Nếu người vay
có sự điều chỉnh thích hợp khoản vay, thì khoản tín dụng thực tế có thể
là lớn hơn hay nhỏ hơn nhu cầu ban đầu (bởi vì nhiều khách hàng không
biết chính xác được nhu cầu tài chính của mình), và thời hạn xin vay
cũng có thể dài hơn hay ngắn hơn so với dự kiến. Như vậy, cán bộ tín
dụng phải có khả năng cố vấn tài chính cho khách hàng, đồng thời
hướng dẫn khách hàng hoàn thành đơn xin vay.
Một hợp đồng hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng
bằng cách qui định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay,
nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng.
Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu ngân hàng sẽ hành
động cưỡng chế thu hồi nợ vay) cũng phải được quy định cụ thể và rõ
ràng trong hợp đồng tín dụng.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 18
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Ngân hàng có thể đòi nợ bằng tài sản bảo đảm?
Trong khi những công ty lớn và khách hàng có hệ số tín dụng cao
không cần có bảo đảm tín dụng. Những khách hàng còn lại thường được
yêu cầu phải có biện pháp bảo đảm tín dụng như cầm cố, thế chấp tài
sản hay bảo lãnh trả nợ của người thứ ba.
Khi nhận bảo đảm tín dụng, ngân hàng phải xác định rõ ràng và
chính xác những tài sản nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán
được, đồng thời phải chứng minh được bằng văn bản cho các chủ nợ
khác biết rằng mình là người hợp pháp có quyền chiếm đoạt tài sản nếu
như người vay không trả được nợ. Khi đã nhận được tài sản thế chấp,
ngân hàng sẽ có vị thế ưu tiên trong việc nhận gán nợ so với các chủ nợ
khác và ngay cả với chủ sở hữu.
b) Kiểm tra tín dụng:
Ngày nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều quy trình khác nhau để
kiểm tra tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng
tại hầu hết các ngân hàng bao gồm:
− Tiến hành kiểm tra các loại tín dụng theo định kỳ nhất định.
− Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra
một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh
quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra.
− Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn.
− Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề,
tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu
không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.
− Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện
đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng tín dụng ngân hàng có
biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
Kiểm tra tín dụng không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 19
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành
mạnh. Nó không những giúp nhà quản lý nhận ra những vấn đề một
cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán
bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của ngân hàng. Với
lý do này, đồng thời tăng cường tính khách quan của công tác kiểm tra
tín dụng, hầu hết các ngân hàng lớn đều thành lập phòng “kiểm tra tín
dụng” độc lập với “phòng tín dụng”. Kiểm tra tín dụng cũng giúp cho
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành trong việc đánh giá toàn
bộ tiềm ẩn tủi ro đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng
chống cũng như định hướng chính sách “quỹ dự trữ bù đắp rủi ro” và
chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong tương lai.
c) Xử lý tín dụng có vấn đề:
Cho dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an
toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng
vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề.
Những khoản tín dụng có vấn đề thường bao gồm các trường hợp sau: (i)
người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo
đảm tín dụng giảm giá đáng kể. Trong khi nội dung tín dụng có vấn đề ít
nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc
điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như
sau:
− Sự chậm chễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp
các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận; hoặc
chậm chễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng.
− Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bất thường nào
trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ
cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập.
− Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế
thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.
− Gía cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi.
− Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ
tiêu như: tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên
vốn cổ phần (ROE), hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT).
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ
phần trên vay nợ), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành),
hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn
kho).
− Độ lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi
mà tín dụng đã được cấp.
- Những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối
với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Các chuyên gia
ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có
vấn đề theo một số bước như sau:
− Luôn luôn đặt mục tiêu là : Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi
đầy đủ nợ đã cho vay
− Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất
liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín
dụng trở nên xấu hơn.
− Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức
năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan
điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.
− Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các
giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và
tăng cường cải tiến công tác quản lý.
− Dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ.
− Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng, năng
lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành
khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.
− Chuyên gia cân nhắc mọi phương án có thể hoàn thành việc thu hồi
nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu
khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm giải pháp khác
tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác
nhằm có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo
lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sáp nhập, hay thanh
lý công ty, nộp đơn xin phá sản.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 21
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Rõ ràng là, giải pháp tối ưu phải bảo đảm thu hồi được nợ, đồng
thời tạo cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng có thể duy trì hoạt động
theo một cách bình thường.
d) Sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn- Hệ số thanh toán
ngắn hạn
=
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đạt được từ 2 lần trở lên, được coi là doanh nghiệp có
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho- Hệ số thanh toán
trước mắt
=
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đạt được từ 1 trở lên, vừa đảm bảo khả năng thanh
toán ngắn hạn, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn- Hệ số thanh toán
nhanh
=
Nợ ngắn hạn
Để bảo đảm khả năng thanh toán nhanh, chỉ tiêu này của doanh
nghiệp cần phải ≥ 0,5.
- Chỉ tiêu vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – Nợ ngắn hạn > 0.
Vốn luân chuyển là một số dương, chứng tỏ đơn vị còn vốn luân
chuyển (vốn lưu động ròng) để đảm bảo các hoạt động kinh doanh ở
mức độ tối thiểu.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Giá vốn hàng bán ra - Vòng quay hàng
tồn kho
=
Hàng tồn kho bình quân
Nếu chỉ tiêu này quá cao thì có thể doanh nghiệp đã dự trữ một
mức hàng tồn kho quá ít, điều này có thể không tốt, bởi vì doanh nghiệp
sẽ không có đủ hàng hóa cho hoạt động kinh doanh hoặc sẽ mất khách
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 22
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
hàng vì hàng dự trữ không có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì cũng
không tốt, vì có thể doanh nghiệp đã mua quá mức và bị tồn kho nguyên
vật liệu này, hàng hoá sản xuất ra mà không bán được.
Số dư các khoản phải thu bình quân- Kỳ thu tiền
bình quân
=
Doanh số bán ra bình quân ngày
Doanh thu thuần- Vòng quay
vốn lưu động
=
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn bình quân
Doanh thu thuần- Vòng quay
toàn bộ vốn
=
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử
dụng tổng tài sản để tạo doanh thu là như thế nào. Nếu chỉ tiêu này càng
cao thì doanh nghiệp càng có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính:
Nợ phải trảHệ số nợ trên tài sản =
Tổng tài sản
Hệ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào
nguồn vốn nợ càng lớn. Chính vì vậy, khi cho vay, ngân hàng cần phải
thận trọng xem xét các doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với
mức bình quân ngành.
Nợ phải trảHệ số nợ/vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này tương quan giữa nợ và vốn, về lý thuyết nợ phải trả
phải luôn luôn ≤ vốn chủ sở hữu. Có như vậy doanh nghiệp mới có tự
chủ về nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu Năng lực đi vay =
Nợ vay ngân hàng
Vốn chủ sở hữu lớn hơn nợ vay ngân hàng, được xem là doanh
nghiệp còn có năng lực đi vay, nếu hệ số này ≤ 1 thì xem như khách hàng
đã hết năng lực đi vay. Vì vậy ngân hàng không cho vay đối với doanh
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 23
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
nghiệp có năng lực đi vay ≤ 1.
Nợ phải trảHệ số đòn bẩy =
Tổng nguồn vốn
Đòn bẩy trong doanh nghiệp là tương quan giữa nợ và tổng nguồn
vốn, doanh nghiệp nào sử dụng nợ một cách khéo léo và hợp lý ở mức
độ xấp xỉ 50% tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp đó sử dụng đòn cân nợ
có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
EBIT + Lãi vayHệ số bù đắp lãi vay =
Lãi vay
Hệ số này cho thấy khả năng bù đắp lãi vay của doanh nghiệp ở
mức độ nào.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận sau thuếTỷ suất lợi nhuận doanh thu =
Doanh thu
x 100%
Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này phản ánh suất sinh lời kinh tế. Vì
vậy tỷ suất càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận sau thuếROA =
Tổng tài sản
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp,
cho biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất này càng cao càng tốt.
Tỷ lệ sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE:
Lợi nhuận sau thuếROE =
Vốn chủ sở hữu
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 24
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
nghiệp và cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời tài chính. Vì
vậy, tỷ suất càng cao chứng tỏ đơn vị sử dụng vốn càng có hiệu quả.
Tóm lại, các ngân hàng luôn được mong đợi cho tất cả các khách
hàng có quan hệ vay vốn ngân hàng, có tình hình tài chính ổn định và
lành mạnh, vừa đáp ứng được các điều kiện vay vốn mà ngân hàng đặt
ra, vừa có khả năng đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Chính vì vậy, ngân hàng phải dựa trên các chỉ tiêu nói trên để phân tích
và đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay.
2.2. Mô hình định lượng hóa rủi ro tín dụng: (Quantity)
Ngày nay, một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để
lượng hóa rủi ro tín dụng. Mô hình cho điểm tín dụng có ưu điểm so với
phương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh chóng một
khối lượng lớn các đơn vị xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó
góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng. Các
mô hình cho điểm tín dụng sử dụng các số liệu phản ánh những đặc
điểm của người vay để lượng hóa xác suất vỡ nợ cũng như phân loại
người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Để sử dụng các
mô hình này, nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí về kinh tế và
tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ
thể. Sau khi các tiêu chí đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử
dụng để lượng hóa (cho điểm) xác suất rủi ro tín dụng hoặc để phân
hạng rủi ro tín dụng.
Để lượng hóa rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường đưa ra các
thang điểm để chấm điểm cho các doanh nghiệp vay vốn trên cơ sở các
chỉ tiêu được phản ánh trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Từ đó xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Thông thường được chia làm 4 loại tín nhiệm:
− Loại 1: doanh nghiệp tốt, có thể cho vay bằng tín chấp
− Loại 2: doanh nghiệp khá, có thể cho vay bằng tín chấp hoặc có
bảo đảm bằng thế chấp hoặc cầm cố hoặc được bảo lãnh của bên
thứ ba.
− Loại 3: doanh nghiệp trung bình: xem xét cẩn thận trước khi cho
vay và nếu đồng ý cho vay thì bắt buộc phải có thế chấp hoặc
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 25
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
cầm cố tài sản.
− Loại 4: doanh nghiệp yếu kém: đối với doanh nghiệp này ngân
hàng sẽ từ chối cho vay, vì mức độ rủi ro tín dụng rất lớn.
3. Hiệu quả và chất lượng tín dụng:
Hiệu quả và chất lượng tín dụng được đánh giá ở 2 góc độ khác
nhau:
• Hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội: tín dụng góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần
thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội trên địa bàn cũng như trên phạm
vi toàn quốc.
• Hiệu quả về mặt tài chính: được thực hiện qua các chỉ tiêu sau
đây:
− Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn phải đảm bảo dưới mức cho phép
(≤ 5%).
Mức dư nợ bình quân
Doanh số thu nợ trong kỳ
− Vòng quay vốn tín dụng =
Vòng quay vốn tín dụng càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động
tín dụng càng cao.
Doanh thu trong kỳ
Thu nhập ròng trong kỳ
− Hệ số sinh lời =
Hệ số sinh lời càng cao càng chứng tỏ hiệu quả tín dụng càng lớn.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 26
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NHĐT&PTVN:
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
- Tên tiếng Anh : Bank for Investment and Development of
Vietnam.
- Tên viết tắt : BIDV
- Trụ sở chính : 194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với
tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam; đến tháng 6 năm 1981 đổi
tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam; sau đó được thành
lập lại theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước quy định quyết định số
90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). BIDV là doanh nghiệp
Nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư phát triển
và Ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư phát triển, được thành
lập sớm nhất tại Việt Nam, đã có 44 năm hoạt động và trưởng thành.
BIDV có chức năng huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp
về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng; làm Ngân
hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của
Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế-xã
hội, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Cho đến nay, BIDV đã có mạng lưới với 112 chi nhánh tại các tỉnh,
thành phố, tại các khu công nghiệp trên toàn quốc và tại nước CHDCND
Lào, với hơn 5.000 cán bộ công nhân viên là những chuyên gia giàu kinh
nghiệm về thẩm định dự án và các dịch vụ Ngân hàng.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 27
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Bên cạnh đó, BIDV có quan hệ đại lý với 600 Ngân hàng, Tổ chức
Tài chính Quốc tế và quan hệ thanh toán với nhiều Ngân hàng trên Thế
giới. Hiện nay, BIDV có ba liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên
doanh VID Public, Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc, Ngân hàng Liên
doanh Lào-Việt.
Thêm vào đó, BIDV còn có hai công ty trực thuộc đó là: Công ty
Cho thuê Tài chính (Financial Leasing Company) và Công ty Chứng
khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).
Trong thời gian qua, BIDV là nhà tài trợ cho nhiều Tổng Công ty
lớn và các dự án lớn ở các lĩnh vực: Dầu khí, Điện lực, Viễn thông, Bưu
điện, Hàng hải, Giao thông Vận tải, Xây dựng...
Mục tiêu và phương châm hoạt động của BIDV:
Mục tiêu xuyên sốt mọi hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam:
− Vì sự nghiệp đầu tư phát triển và mục tiêu chính sách tiền tệ thực
hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
− Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của bạn hàng.
− Vì sự phát triển bền vững và hội nhập khu vực quốc tế.
Trong quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
luôn:
− Cùng các Ngân hàng quốc doanh, là lực lượng chủ đạo thực hiện có
hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định tiền tệ, phát triển
kinh tế-xã hội.
− Phát huy truyền thống Ngân hàng chủ lực trong phục vụ đầu tư
phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến.
− Vì sự hợp tác và cùng phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế.
− Phát huy nội lực giữ vững vị thế và uy tín của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam trong nước và trên thị trường quốc tế.
2. Sở Giao dịch II – NHĐT&PTVN:
Sở giao dịch II Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 28
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
thành lập theo quyết định số 78/QĐ-TCCB ngày 18/05/1996 của Tổng
Giám đốc BIDV, đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 25/03/1997. Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam hoạt động theo quy chế số 158/QĐ-TCCB ngày
09/09/1996 của Tổng Giám đốc BIDV với chức năng hoạt động bao
gồm: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh và thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh tiền tệ Ngân hàng theo quy định của Tổng Giám đốc BIDV.
Sở Giao dịch II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được
Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và cho vay đầu tư các dự án lớn
theo kế hoạch Nhà nước và cho vay thương mại nói chung trên địa bàn
TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam. Ngoài ra, Sở Giao dịch II –
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn được Tổng Giám đốc
giao nhiệm vụ hỗ trợ các chi nhánh phía Nam thực hiện nhiệm vụ chung
của toàn hệ thống.
Trải qua hơn 7 năm hoạt động, thời gian không phải là nhiều để có
thể đánh giá một cách toàn diện về hoạt động của một Ngân hàng nhưng
cũng cho thấy Sở Giao dịch II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã và đang từng bước đi vào ổn định và phát triển với một mức độ
nhất định.
Tổ chức và mạng lưới của Sở Giao dịch II gồm Ban Giám đốc (1
giám đốc và 2 phó giám đốc).
Cơ cấu mạng lưới các phòng ban như sau:
1. Phòng tổ chức hành chính
2. Phòng tài chính kế toán
3. Phòng tín dụng 1
4. Phòng tín dụng 2
5. Phòng tín dụng 3
6. Phòng kinh doanh tiền tệ
7. Phòng quản lý kinh doanh
8. Phòng ngân quỹ
9. Phòng thanh toán quốc tế
10. Phòng kiểm toán nội bộ
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 29
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
11. Phòng thẩm định tín dụng
12. Chi nhánh trực thuộc
13. Phòng giao dịch
14. Quỹ tiết kiệm
Các chức năng và nhiệm vụ:
• Huy động vốn:
− Nhận tiền gửi thông qua các hình thức: tài khoản thanh toán, tiền
gửi cá nhân, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức
kinh tế xã hội trong nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
− Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua các
hình thức: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu,
trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
• Cho vay:
− Cho vay vốn ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh: thi công,
xây dựng, xây lắp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại,
xuất – nhập khẩu... cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu và các chứng từ có giá khác.
− Cho vay vốn trung, dài hạn đối với doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế để đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, mở
rộng sản xuất...
• Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và chiết khấu bộ
chứng từ có giá.
• Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
• Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư phát triển, thẩm
định dự án và các dịch vụ Ngân hàng khác.
• Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng: đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại
tệ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, chuyển tiền trong nước và quốc tế,
chi trả kiều hối.
• Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng lưu ký chứng khoán.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 30
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Ngoài ra, Sở Giao dịch II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và cho vay đầu tư các
dự án lớn theo kế hoạch Nhà nước và cho vay thương mại nói chung trên
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, hỗ trợ các chi
nhánh phía Nam thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH
II – TRONG THỜI GIAN QUA (TỪ 2000-2003):
1. Huy động vốn:
Năm 2000:
Nguồn vốn tự huy động đạt 1.713.537trđ, tăng 60,8% so với năm
1999, đạt 72,91% kế hoạch năm 2000. Số tuyệt đối tăng 647.912 trđ,
gồm:
− Tiền gởi dân cư đạt 1.203.631 trđ, tăng 471.149 trđ (+64,32%).
− Tiền gởi các TCTD-TCKT đạt 509.906 trđ, tăng 176.763 trđ
(+53,05%).
Tổng nguồn vốn huy động của Sở chiếm tỷ trọng 3,1% so với tổng
nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, và chiếm
tỷ trọng 5,71% nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống BIDV.
Chỉ tiêu huy động vốn năm 2000 Trung ương giao tăng trưởng
120% so với năm 1999, tuy nhiên, Sở Giao dịch II chỉ tăng được 60,8%.
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Sở đạt 879.217 trđ (tương
đương 60,8 triệu USD), chiếm tỷ trọng 51,3% trong tổng nguồn vốn, tăng
197% so với năm 1999.
Đánh giá công tác huy động vốn dân cư năm 2000, Sở Giao dịch II
nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bằng ngoại tệ tăng nhanh hơn
nguồn vốn VND. Nguyên nhân quan trọng của hiện tượng trên là do lãi
suất VND thấp ở mức gần như tương đương lãi suất huy động bằng USD,
vì vậy, người dân có xu hướng chuyển hóa đồng nội tệ ra đồng USD để gửi
Ngân hàng thì đảm bảo giá trị hơn.
Nguyên nhân chung của công tác huy động vốn không đạt được chỉ
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 31
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
tiêu kế hoạch là do sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ trong
những tháng đầu năm, lãi suất huy động giảm liên tục không hấp dẫn
được khách hàng. Và trong những tháng gần đây, lãi suất huy động của
các NH TMCP tăng lên liên tục, trong khi lãi suất của hệ thống BIDV
trên địa bàn TP.HCM tăng theo không kịp, vì vậy, nguồn vốn huy động
tuy có tăng nhưng tăng chậm so với kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động được xây dựng
còn gắn liền với kế hoạch phát triển mạng lưới của Sở nhưng thực tế
năm 2000 chưa triển khai mở rộng được mạng lưới như kế hoạch, vì vậy,
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Năm 2001:
Tổng nguồn vốn hoạt động đến 31/12/2001 đạt 2.111.112 triệu
đồng, tăng 397.575 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 23 %.
• Trong cơ cấu nguồn vốn tự huy động:
Nguồn vốn huy động VND 1.143.100 triệu đồng, tăng 308.780 triệu
đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 37%, chiếm tỷ trọng 54% trong tổng
nguồn vốn huy động; Nguồn vốn huy động USD 968.012 triệu đồng,
tăng 88.795 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 10,6%, chiếm tỷ
trọng 46% trong tổng nguồn huy động.
Nguồn vốn huy động từ dân cư (bao gồm tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu): 1.513.112 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,67% tổng nguồn vốn tự
huy động, tăng 309.481 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 25,7%.
Trong đó:
− Huy động tiết kiệm đạt 790.360 triệu đồng, tăng 270.029 triệu
đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 52%, riêng tiết kiệm VND
tăng 57% (134.320 triệu đồng), tiết kiệm USD tăng 47,7%
(135.659 triệu đồng).
− Huy động trái phiếu đợt 3 năm 2001 đạt giá trị 201.275 triệu
đồng, đạt 87,5% kế hoạch Trung ương giao, riêng trái phiếu VND
đạt 98.840 triệu đồng, chiếm 16% tổng giá trị trái phiếu phát
hành.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 32
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Nguồn vốn huy động TCKT-TCTD là 598.000 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 28,33% tổng nguồn vốn tự huy động, tăng 89.094 triệu đồng so với
đầu năm, tỷ lệ tăng là 17%.
Nguồn vốn huy động trung, dài hạn (từ 12 tháng trở lên) đạt
1.360.500 triệu đồng, tăng 320.400 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng
là 30,8%, chiếm tỷ trọng 64,4% tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn tự huy động tăng 23% so với đầu năm, trong đó riêng
huy động từ dân cư tăng 25,7% và từ TCKT-TCTD tăng 17% đã thể hiện
sự nỗ lực rất lớn của Sở trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy
động VND đạt 94,6% so với kế hoạch (đạt 1.513.112 triệu đồng so với
kế hoạch 1.600.000 triệu đồng), mặc dù chưa đạt kế hoạch nhưng mức
tăng trưởng là khá cao (tăng 310.000 triệu đồng so đầu năm).
Năm 2002:
1. Công tác nguồn vốn – huy động vốn: Sở luôn bám sát chỉ đạo
của Tổng Giám đốc với nhận thức công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng
tâm, mọi thành viên từ Ban lãnh đạo đến các Phòng Ban đều có trách
nhiệm tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt vốn VND nhằm đảm bảo ổn định
và phát triển hoạt động kinh doanh. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
a) Tăng trưởng nguồn vốn huy động:
Tổng nguồn vốn huy động năm 2002 đạt 2.270.980 triệu đồng, tăng
159.868 triệu đồng so với đầu năm, tỉ lệ tăng là 7,6%, đạt 102,7% kế
hoạch cả năm. Riêng huy động VND đạt 1.296.485 triệu đồng, tăng
153.385 triệu đồng so với đầu năm, tỉ lệ tăng là 13,4%, đạt 118,1% kế
hoạch cả năm.
b) Các cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hướng tích cực:
− Tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động VND trong cơ cấu nguồn huy
động:
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 33
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
31/12/2001 31/12/2002 Tăng/Giảm
Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 2.111.112 2.270.980 + 159.868
Trong đó: VND 1.143.100 1.296.485 + 153.385
Tỷ trọng 54% 57% 96%
USD (qui ra VND) 968.012 974.495 6.483
Tỷ trọng 46% 43% 4%
− Tăng tỷ trọng tiền gửi của các TCKT đặc biệt là tiền gửi VND.
Chủ động mở rộng và phát triển khách hàng gửi tiền sang các
lĩnh vực và tổ chức kinh tế khác (Bảo hiểm, Dầu khí, các Ban
quản lý dự án đầu tư...).
c) Tăng thị phần huy động vốn VND trên địa bàn:
31/12/2001 31/12/2002 Tăng giảm
Thị phần HĐV VND 2,3% 2,5% + 0,2%
− Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao
nhưng vẫn chưa cân đối với nhu cầu sử dụng vốn theo loại tiền,
nguồn vốn VND chưa đáp ứng tăng trưởng tín dụng.
− Nguồn vốn huy động của Sở còn tập trung và phụ thuộc vào một
số ít khách hàng lớn (Công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM, CN
Quỹ HTPT TP.HCM, Quỹ ĐT PT Đô thị TP, Công ty Dịch vụ
Hàng không, Công ty Xi măng Hà Tiên 1, BQL Dự án Khu Công
nghệ cao...) , bên cạnh đó tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn
giảm (tại thời điểm đầu năm: 47,53% giảm xuống 42,58% thời
điểm cuối năm), đã ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn vốn
hoạt động.
Năm 2003:
Hoạt động huy động vốn năm 2003 vẫn tiếp tục diễn biến tốt:
- Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt 42%, bằng 1,8 lần
mức tăng bình quân chung trên địa bàn, vượt 12% so với kế hoạch
giao. Huy động vốn VND bình quân tăng 65%, vượt 26% kế hoạch
giao. Đây là cố gắng rất lớn của Sở trong năm 2003, là năm có nhiều
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
yếu tố khó khăn trong huy động vốn đối với các TCTD trên địa bàn.
Trong năm, có nhiều thời điểm (đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 10) số
dư huy động vốn tăng thêm trên 850 tỷ so với đầu năm. Trong đó
tăng từ các TCKT là chủ yếu nhờ sử dụng nhiều giải pháp thích hợp
trong tiếp cận, thu hút khách hàng. Trong năm Sở đã đặt quan hệ
tiền gửi với nhiều doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty mạnh, các
Công ty có thương hiệu tốt trước đây quan hệ tiền gửi với các TCTD
khác như: Liên doanh dầu khí Việt Xô, Qũy hỗ trợ phát triển
TP.HCM, Công ty thương mại Dầu khí Petechim, Công ty đầu tư hạ
tầng kỹ thuật… với doanh số tiền gửi tăng thêm từ các đơn vị này đạt
trên 500 tỷ đồng. Ngoài ra trong huy động dân cư nhờ kết hợp được
với các dịch vụ chi trả đền bù Khu công nghệ cao, dự án BOT An
Sương – An Lạc, thu chi hộ… nên không những duy trì được nền vốn
mà còn đạt được mức tăng trưởng 23%.
- Tổng nguồn vốn tự huy động cuối kỳ đạt 2.712.000 triệu đồng,
(tăng thêm 441.020 triệu đồng), tăng 19,42% so với đầu năm, gấp
1,6 lần năm 2000, gấp 1,3 lần năm 2001.
- Ngoài việc tập trung các giải pháp huy động vốn từ các tổ chức
và dân cư, Sở còn linh họat hình thức huy động vốn trên thị trường
liên ngân hàng, với số dư bình quân là 550 tỷ đồng, lãi suất huy động
bình quân 0,55%/tháng. Nguồn vốn này đã giúp hòa đồng và giảm
được lãi suất đầu vào.
- Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ về huy động vốn trên địa
bàn, Sở vẫn tăng được thị phần thêm 0,2%, đạt 3% là một cố gắng
rất lớn (mặc dù chưa đạt so với yêu cầu là 3,2%). Bên cạnh, quy mô
vốn tự huy động đã gia tăng đáng kể (từ 1.713.537 triệu năm 2000
lên 2.712.000 triệu đồng năm 2003).
- Năm 2003, cơ cấu huy động vốn chuyển dịch tích cực và rõ nét
hơn những năm trước, cụ thể như sau:
+ Tỷ trọng HĐV VND/Tổng HĐV đạt 71% tăng thêm 14% so
với năm 2002. Qua 3 năm 2001-2003 nguồn huy động VND
tăng đáng kể (từ 1.143.100 triệu đồng năm 2001 lên 1.932.000
triệu đồng năm 2003) giúp khắc phục cơ bản việc mất cân đối
nguồn vốn – sử dụng vốn VND tại Sở.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 35
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
+ Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế /Tổng HĐV năm
2003 tăng mạnh so năm 2001, 2002 (từ 28,33% năm 2001 lên
31,74% năm 2002 và 40% năm 2003), bên cạnh tỷ trọng tiền
gửi không kỳ hạn TCKT đạt 50% (tăng thêm 1%) đã tạo điều
kiện làm giảm chi phí huy động, hòa đồng được lãi suất đầu
vào.
+ Tỷ trọng HĐV ngắn hạn/Tổng HĐV chuyển dịch giảm. Tiền
gửi ổn định kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 1.315 tỷ, chiếm 48%
nguồn vốn huy động.
+ Các cơ cấu khác trong nguồn vốn huy động chuyển dịch tích
cực và theo đúng định hướng của ngành một cách bền vững đã
tạo điều kiện điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ phù hợp với cơ cấu
tài sản có của Sở, tránh rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá và góp
phần cải thiện được khả năng sinh lời trong 2 năm trở lại đây.
Chênh lệch lãi suất bình quân VND qua 02 năm đều có hướng
tăng, đến cuối năm 2003 đạt xấp xỉ 1,9%/năm (bình quân năm
2002 là 1,5%/năm, năm 2001 là 1,45%/năm).
- Mặc dù Sở chưa tự cân đối được nguồn vốn, nhưng không vì vậy
mà huy động vốn bằng mọi giá. Các kết quả về huy động vốn đạt được
như trên, có thể nói trước hết nhờ có sự điều chỉnh chính sách huy động
vốn một cách linh hoạt theo chỉ đạo của TW và các Ban nghiệp vụ tại
hội sở chính: chú trọng tìm các nguồn vốn rẻ hơn từ các TCKT, nhất là
các doanh nghiệp có nguồn thu lớn thuộc các Tổng công ty mạnh; không
cạnh tranh trong huy động dân cư bằng giải pháp đơn thuần là tăng lãi
suất mà tập trung vào các tiện ích, khuyến khích gửi tiền đi kèm – bên
cạnh tính toán thời điểm huy động nhạy cảm để điều chỉnh lãi suất phù
hợp, và có điều chỉnh hợp lý lãi suất, phí tại các điểm giao dịch mới hoạt
động để thu hút khách hàng.
Tổng hợp công tác nguồn vốn của Sở Giao dịch II trong 4 năm qua:
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 36
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Bảng số 1: Vốn huy động và tỷ trọng từng loại từ 2000-2003
(USD quy ra VND theo tỷ giá tại thời điểm báo cáo)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
1. Tiền gửi các
TCKT và TCTD
509.906 29,75% 598.000 28,33% 720.860 31,74% 1.080.000 40%
a) VND 305.165 330.000 399.990 832.000
b) Ngoại tệ quy ra
VND
204.791 268.000 320.870 248.000
2. Tiền gửi dân cư 1.203.631 70,25% 1.513.112 71,67% 1.550.120 68,26% 1.632.000 60%
2.1. Tiền gửi tiết
kiệm
520.331 30,36% 790.360 37,72% 862.973 38% 950.340 35%
a) VND 235.650 369.970 405.275 560.324
b) Ngoại tệ 284.681 420.340 457.698 390.016
2.2. Phát hành kỳ
phiếu
214.105 12,49% 522.257 24,74% 539.926 23,78% 580.000 21,4%
a) VND 157.748 344.290 386.100 450.630
b) Ngoại tệ 56.357 177.967 153.826 129.370
2.3. Phát hành trái
phiếu
469.195 27,38% 201.275 9,53% 147.221 6,48% 101.660 3,6%
a) VND 135.757 98.840 105.120 89.046
b) Ngoại tệ 333.438 102.435 42.101 12.614
Tổng cộng 1.713.537 100% 2.111.112 100% 2.270.980 100% 2.712.000 100%
Trong đó: VND 834.320 49% 1.143.100 54% 1.296.485 57% 1.932.000 71%
Ngoại tệ 879.217 51% 968.012 46% 974.495 43% 780.000 29%
Nhìn vào bảng số liệu nói trên, chúng ta thấy vốn huy động tại Sở
Giao dịch 2 NHĐT&PTVN không ngừng gia tăng qua các năm.
− Năm 2001/2000: tăng 397.575 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,2%.
− Năm 2002/2001 tăng 159.868 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,57%
− Năm 2003/2002 tăng 441.020 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,42%.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 37
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Có thể coi đây là thành công của đơn vị trong công tác nguồn vốn
2. Cho vay:
Như bất kỳ một NHTM nào, hoạt động cho vay là hoạt động chủ
yếu và cơ bản nhất tại Sở Giao dịch 2, NHĐT&PT Việt Nam. Trong hoạt
động cho vay, Sở Giao dịch 2 không những chú trọng phát triển dư nợ
cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề
nâng cao chất lượng và hiệu quả- tăng trưởng tín dụng phải đi liền với
việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng.
Sau đây là các bảng số liệu phản ánh tình hình cho vay của Sở
Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Bảng số 2: Mức dư nợ tín dụng theo thời hạn tín dụng từ 2000-2003
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
1. Dư nợ ngắn hạn 1.280.645 59,77% 1.391.417 57% 1.542.650 57,5% 2.031.000 57,4%
2. Dư nợ trung hạn 274.382 12,81% 316.364 12,96% 386.333 14,40% 505.226 14,3%
3. Dư nợ dài hạn 587.442 27,42% 733.302 30,04% 753.886 28,10% 1.001.774 28,3%
Tổng cộng 2.142.469 100% 2.441.083 100% 2.682.869 100% 3.538.000 100%
Mức dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm như sau:
• Tín dụng ngắn hạn:
+ Năm 2001 so 2000: tăng 110.772 triệu đồng tỷ lệ tăng 8,6%.
+ Năm 2002 so 2001: tăng 151.233 triệu đồng tỷ lệ tăng 10,9%.
+ Năm 2003 so 2002: tăng 488.350 triệu đồng tỷ lệ tăng 31,7%.
• Tín dụng trung hạn:
+ Năm 2001 so 2000: tăng 41.982 triệu đồng tỷ lệ tăng 15,3%.
+ Năm 2002 so 2001: tăng 69.969 triệu đồng tỷ lệ tăng 22,1%.
+ Năm 2003 so 2002: tăng 118.893 triệu đồng tỷ lệ tăng 30,8%.
• Tín dụng dài hạn:
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 38
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
+ Năm 2001 so 2000: tăng 145.860 triệu đồng tỷ lệ tăng 24,8%.
+ Năm 2002 so 2001: tăng 20.584 triệu đồng tỷ lệ tăng 2,8%.
+ Năm 2003 so 2002: tăng 247.888 triệu đồng tỷ lệ tăng 33%.
Bảng số 3: Mức dư nợ phân loại theo thành phần kinh tế từ 2000-
2003
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1. Dư nợ KTQD 2.081.409 97,15% 2.366.083 96,92% 2.432.379 90,66% 2.641.000 74,6%
2. Dư nợ ngoài QD 61.060 2,85% 75.000 3,08% 250.490 9,34% 897.000 25,4%
Tổng cộng 2.142.469 100% 2.441.083 100% 2.682.869 100% 3.538.000 100%
Dư nợ tín dụng cho các thành phần kinh tế có chiều hướng thay đổi:
− Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh giảm
lần lượt từ 2.000, với tỷ trọng là 97,15%, năm 2001 tỷ trọng là
96,92%, năm 2002 tỷ trọng là 90,66% và năm 2003 là 74,6%.
− Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoài quốc doanh, tăng dần lần lượt là từ
2000: 2,85%, năm 2001 là 3,08% năm 2002 là 9,34% và năm
2003 là 25,4%.
Điều này chứng tỏ cơ cấu tín dụng đã có chuyển hướng tích cực cho
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cơ cấu khách hàng đã chuyển dịch rõ
rệt: từ việc chủ yếu phục vụ cho nhóm khách hàng DNNN xây lắp đến
nay Sở đã thiết lập hoặc chuẩn bị thiết lập quan hệ tín dụng đối với một
số khách hàng, dự án được đánh giá là có tiềm năng như cho vay mua lại
quyền thu phí, dự án xây dựng chung cư, cơ cấu lại các khoản nợ của các
khách sạn cao cấp trên địa bàn, dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp cận các tổng công ty mạnh của Thành phố, các Công ty
có uy tín thương hiệu, cho vay các sản phẩm công nghiệp chủ lực…
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 39
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Bảng số 4: Dư nợ tín dụng phân loại theo đồng tiền từ 2000-2003
(ngoại tệ quy ra VND theo tỷ giá tại thời điểm báo cáo)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1. Dư nợ VND 1.542.347 71,99% 1.949.693 79,87% 2.235.903 83,34% 3.106.000 87,8%
2. Dư nợ USD 600.122 28,01% 491.390 20,13% 446.966 16,66% 432.000 12,2%
Tổng cộng 2.142.469 100% 2.441.083 100% 2.682.869 100% 3.538.000 100%
Qua các bảng số liệu nói trên, chúng ta nhận thấy, dư nợ tín dụng
tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển không ngừng tăng
trưởng qua các năm:
− Năm 2001 so 2000 tăng 298.614 triệu đồng tỷ lệ tăng 13,93%.
− Năm 2002 so 2001 tăng 241.786 triệu đồng tỷ lệ tăng 9,9%
− Năm 2003 so 2002 tăng 855.131 triệu đồng tỷ lệ tăng 31,87%.
Trong năm 2003 tỷ trọng Dư nợ VND/Tổng dư nợ đạt 87,8% tăng
thêm 4% so 2002. Tốc độ tăng dư nợ VND đạt 40% (so với tốc độ
tăng HĐV VND là 49%) dù chưa phù hợp trong cơ cấu vốn – sử dụng
vốn nhưng đã có bước chuyển rõ nét trong việc khắc phục mất cân
đối nguồn vốn – sử dụng vốn VND tại Sở (năm 2001 và 2002 tốc độ
tăng dư nợ VND thấp hơn bình quân 13% huy động vốn VND). Tỷ
trọng dư nợ ngoại tệ cũng giảm từ 16,66% năm 2002 xuống còn
12,2% năm 2003.
Về tình hình tiếp cận thẩm định và cho vay các dự án trung-dài
hạn qua các năm như sau:
• Năm 2000:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sở đạt được 81,47%, đảm bảo
tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Vốn vay được sử dụng đúng mục đích,
đúng đối tượng và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với Sở đạt được 111
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 40
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
khách hàng, trong đó tăng thêm 37 khách hàng mới trong năm 2000.
- Ngoài 10 dự án đầu tư theo kế hoạch Nhà nước chuyển tiếp năm
1999. Trong năm 2000 Sở đã tiếp nhận tất cả 59 dự án trung dài hạn kể
cả các dự án kích cầu đã thẩm định và đồng ý cho vay 20 dự án với tổng
vốn đầu tư là 486 tỷ đồng và giá trị hợp đồng tín dụng đã ký là 359 tỷ
đồng, đã giải ngân trong năm được hơn 53 tỷ đồng.
- Trực tiếp tham gia thẩm định 13 dự án kích cầu của thành phố
với tổng vốn đầu tư 305 tỷ đồng, trong đó đã ký được hợp đồng tín dụng
04 dự án với tổng vốn cho vay 64 tỷ đồng, đã giải ngân cho 02 dự án
được 3 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện các dự án kích cầu chậm do vướng
mắc nhiều về trình tự hoàn tất thủ tục, tiến trình cổ phần hóa và về lãi
suất kích cầu.
- Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu cà phê trong năm 2000 tăng mạnh. Doanh số cho vay đạt 999 tỷ
đồng, tăng 49% sovới năm 1999, dư nợ đạt 282 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so
với năm 1999.
- Hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch 2 tập trung chủ yếu là các
doanh nghiệp nhà nước, năm 2000 đã mở rộng được tới các doanh
nghiệp thuộc kinh tế địa phương.
• Năm 2001:
Trong năm 2001, Sở Giao dịch 2 đã tiếp nhận 51 dự án đầu tư trung
dài hạn với tổng vốn đầu tư 9.676 tỷ đồng, trong đó:
+ Đã ký hợp đồng 23 dự án có tổng vốn đầu tư 252 tỷ đồng và 40
triệu USD, vốn vay ngân hàng 185 tỷ đồng và 6 triệu USD, tập trung ở
những dự án:
− Dự án hệ điều hành màng mỏng màng ghép (Công ty Bao bì Sài
Gòn): ký hợp đồng cho vay 52 tỷ đồng;
− Dự án Đầu tư Xí nghiệp may Garmex 5 (Công ty Garmex Sài
Gòn): ký hợp đồng cho vay 27 tỷ đồng;
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 41
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Dự án đầu tư 2 bộ xe đúc hẫng (Công ty Công trình Giao thông
61): ký hợp đồng cho vay 9 tỷ đồng;
− Dự án đầu tư thiết bị công nghệ mới (Công ty Cơ khí Công trình
623): ký hợp đồng cho vay 14 tỷ đồng;
− Dự án đầu tư thiết bịp pbục vụ thi công (Công ty Xây dựng Giao
thông Sài Gòn); ký hợp đồng cho vay 14 tỷ đồng;
− Dự án xây dựng nhà máy dược Mebiphar (Xí nghiệp Dược phẩm
Sinh học Y tế) ký hợp đồng cho vay 18 tỷ đồng;
− Dự án đầu tư phao neo tàu (Tổng Công ty Đường Sông Miền
Nam): ký hợp đồng cho vay 10 tỷ đồng;
− Dự án Bệnh viện Việt Pháp: Tổng giá trị dự án 40 triệu USD;
IFC, ADB và Ngân hàng Pháp cho vay 20 triệu, BIDV ký hợp
đồng cho vay 6 triệu USD;
+ Đã thẩm định và đồng ý cho vay 17 dự án có tổng vốn đầu tư 361
tỷ đồng và 2,3 triệu USD, vốn vay ngân hàng 192 tỷ đồng và 2,3 triệu
USD, tập trung ở những dự án:
− Dự án Xí nghiệp Khai thác Chế biến Puzzulan (Công ty Xi măng
Hà Tiên): 75 tỷ đồng.
− Dự án cải tạo xưởng sản xuất vỏ bao (Công ty Xi măng Hà Tiên
1: 36 tỷ đồng.
− Dự án xưởng sản xuất ống UPVC (Công ty Xây dựng Cấp Thoát
nước số 2): 14 tỷ đồng.
− Dự án bãi container Falcon (Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam):
14 tỷ đồng.
− Dự án tàu New Century: đồng ý cho vay 2,3 triệu USD.
+ Tiếp nhận thẩm định và đã cam kết làm đầu mối cho vay hợp
vốn 9 dự án với tổng vốn đầu tư 9.052 tỷ đồng, tổng giá trị xin vay ngân
hàng 6.650 tỷ đồng, tập trung các dự án lớn như:
− Dự án BOT Nhiêu Lộc – Thị Nghè: 800 tỷ đồng;
− Dự án đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương: 2.300 tỷ đồng;
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 42
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Dự án đường cao tốc TP.HCM – Vũng Tàu: 4.535 tỷ đồng;
− Dự án khu đô thị mới Quận 2: 1.200 tỷ đồng.
− Dự án thủy điện Srok Phu Miêng: 40 triệu USD.
+ Tình hình cho vay các dự án thuộc chương trình kích cầu của
UBND TP.HCM: Sở đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư 06 dự án
với tổng giá trị hợp đồng 86,2 tỷ đồng, đã giải ngân cho vay 04 dự án với
tổng số vốn 26,9 tỷ đồng. Ngoài ra Sở cũng đã thực hiện cho vay kích
cầu tiêu dùng với dư nợ đến 31/12/2001 ước khoảng 02 tỷ đồng.
Những dự án đã ký Hợp đồng tín dụng:
− Dự án Nhà máy hóa chất Calciumcarbonate (Công ty Hóa chất
TP.HCM(: 31,3 tỷ đồng.
− Dự án Xí nghiệp may Garmex 5 (Công ty Garmex Saigon): 26,7
tỷ đồng.
− Dự án đầu tư máy may các loại (Công ty Garmex Sài Gòn): 2,7
tỷ đồng.
− Dự án đầu tư di dời (Công ty Dịch vụ Hóa mỹ phẩm Saigon): 1,2
tỷ đồng.
− Dự án xây dựng xưởng thuốc kháng sinh (Công ty Mebifar): 18 tỷ
đồng.
− Dự án xây dựng Trung tâm TDTT Tinh Võ Q5 (UBND Q5): 6,3
tỷ đồng.
Ngoài ra Sở cũng đã cam kết cho vay đồng tài trợ dự án cấp nước
thành phố với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.
Sở cũng đã tiếp cận chương trình giảm nghèo, tạo việc làm thông
qua các dự án chăn nuôi bò sữa và trồng cây dứa có năng suất cao.
Số dự án thuộc chương trình kích cầu của UBND TP.HCM Sở đã
tiếp xúc thẩm định tuy nhiều, nhưng số lượng các dự án đã ký hợp đồng
tín dụng và giải ngân chưa nhiều do những nguyên nhân sau:
− Một số dự án thuộc Ngành y tế, giáo dục Sở đã thẩm định nhưng
sau đó UBND TP đã quyết định chuyển sang Quỹ đầu tư phát
triển đô thị cho vay.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 43
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
− Chủ đầu tư đang thực hiện cổ phần hóa nên không thể cùng một
lúc vừa đầu tư vừa cổ phần hóa doanh nghiệp.
− Hồ sơ thủ tục của dự án chưa hoàn chỉnh, một số dự án không
khả thi hoặc phải điều chỉnh lại thời gian và vốn vay.
− Vướng mắc về thủ tục chọn thầu, đấu thầu, thủ tục đầu tư tiến
hành chậm...
− Các dự án di dời nhà máy vào các khu công nghiệp còn ít và
chậm thực hiện.
• Năm 2002:
+ Đóng góp tích cực trong việc thực hiện các chính sách đầu tư
phát triển của TP.HCM và khu vực phía nam:
− Tích cực tham gia chương trình kích cầu của UBND Thành phố,
Sở đã tiếp cận và trực tiếp thẩm định 13 dự án thuộc chương trình
kích cầu với tổng vốn đầu tư 515 tỷ đồng, ký hợp đồng cho vay
11 dự án với tổng giá trị hợp đồng 114 tỷ đồng.
− Cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn ký hợp đồng cho vay hợp
vốn 3 dự án có tổng vốn đầu tư 428 tỷ đồng (riêng ngoại tệ 26
triệu USD tương đương 400 tỷ dồng), trong đó: Sở giao dịch 2
tham gia cho vay 168 tỷ đồng và làm đầu mối cho vay 2 dự án
với tổng vốn đầu tư 26 triệu USD.
+ Chú trọng công tác thẩm định và cho vay các dự án đầu tư góp
phần thực hiện các chính sách đầu tư phát triển của thành phố và khu
vực, với tổng dư nợ cho vay đầu tư phát triển thương mại đến 31/12/2002
đạt 914 tỷ đồng, tăng 256 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 39%.
• Năm 2003:
+ Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiếp
tục tham gia chương trình kích cầu đầu tư của TP.HCM với hơn 10 dự án,
với tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở còn ký hợp đồng tín
dụng trung dài hạn và cho vay các dự án đầu tư chiều sâu với số tiền
trên 318 tỷ đồng.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 44
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
+ Từ 2003, Sở đã triển khai thẩm định và chuẩn bị đầu tư cho vay
các công trình trọng điểm của Thành phố như dự án đầu tư trang bị 1.380
xe buýt, Khu đô thị mới Thủ thiêm, mạng cấp nước phía tây…
+ Trong năm Sở đã thực hiện định giá 119 căn nhà và các tài sản
bảo đảm khác để cho vay thế chấp ; tiếp nhận 49 hồ sơ đầu tư trung dài
hạn . Ngoài ra đã thẩm định 2 hồ sơ doanh nghiệp mới.
+ Hoạt động tín dụng trung dài hạn tiếp tục phát triển với chiều
hướng gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn để kích thích đầu tư
cho các doanh nghiệp và các chương trình kích cầu của thành phố.
Về tình hình nợ quá hạn:
Nợ quá hạn tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ hoạt
động tín dụng và công tác quản lý thu nợ của đơn vị là khá tốt. Tuy
nhiên tổng nợ quá hạn diễn biến theo xu hướng tăng.
Bảng số 5: Tình hình nợ quá hạn qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1. Nợ quá hạn 27.209 19.285 69.706 88.600
2. Tổng dư nợ 2.142.469 2.441.083 2.682.869 3.538.000
3. Tỷ lệ nợ quá hạn 1,27% 0,79% 2,60% 2,5%
Nợ quá hạn diễn biến không đồng nhất: năm 2000 tỷ lệ là 1,27%,
năm 2001 tỷ lệ là 0,79%, nhưng đến năm 2002 tỷ lệ là 2,60% và đến
năm 2003 tỷ lệ là 2,5%. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn chung của hệ
thống ngân hàng thì tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam vẫn ở trong mức độ cho phép (≤ 5%).
Về kết quả kinh doanh:
Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng số 6.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 45
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Bảng số 6: Kết quả kinh doanh từ 2000 – 2003
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
1. Tổng thu nhập 129.186 216.985 245.461 302.397
2. Tổng chi phí 110.475 180.710 195.065 240.320
3. Lợi nhuận trước thuế 18.711 36.275 50.396 62.077
4. Thuế thu nhập (32%) 5.987 11.608 16.126 19.865
5. Lợi nhuận sau thuế 12.724 24.667 34.270 42.212
6. Tỷ suất ROA 0,34% 0,51% 0,67% 0,72%
Lợi nhuận trước thuế và lãi ròng không ngừng gia tăng qua các
năm về số tuyệt đối: năm 2001 so với 2000 lợi nhuận sau thuế tăng
11.943 triệu đồng, tỷ lệ tăng khoảng 94%; năm 2002 so 2001 lợi nhuận
sau thuế tăng 9.603 triệu đồng tỷ lệ tăng 39%, năm 2003 so 2002 lợi
nhuận sau thuế tăng 7.942 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23%.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có (ROA) gia tăng qua các năm.
Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch 2
Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam là đáng khích lệ.
III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
SỞ GIAO DỊCH 2 – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM:
1. Về công tác huy động vốn:
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các phương pháp
trả lãi thích hợp được dân cư ưa thích. Nguồn vốn huy động gia tăng liên
tục, nhất là huy động từ dân cư. Tạo được niềm tin cho khách hàng khi
gửi tiền hoặc rút tiền tại Sở giao dịch 2.
Trong tình hình biến động lãi suất thường xuyên, Sở luôn thực hiện
nghiêm túc sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc BIDV về việc điều chỉnh lãi
suất huy động tiền gửi – tiền vay vừa phù hợp với mặt bằng lãi suất địa
bàn, vừa bảo đảm nâng chênh lệch đầu vào – đầu ra trong từng thời kỳ.
Trong huy động vốn, Sở áp dụng linh hoạt các biện pháp, phương án
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 46
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
điều chỉnh chính sách lãi suất đối với các khoản tiền gửi sắp đáo hạn
cũng như đối với những khoản tiền gửi mới nhằm vừa đảm bảo bảo toàn
nguồn vốn khi các khoản tiền gửi đến hạn vừa phù hợp với mặt bằng lãi
suất chung trên địa bàn. Mặc dù gặp phải khó khăn chung trong điều
chỉnh giảm lãi suất đầu vào, nhưng đến nay, Sở vẫn đảm bảo và duy trì
được nền vốn khá ổn định. Đồng thời có kế hoạch Marketing đến khách
hàng mới nhằm dự phòng việc các khách hàng cũ sẽ chuyển vốn khi đáo
hạn (vì khung lãi suất của Sở thực sự chưa thỏa mãn yêu cầu của khách
hàng). Ngoài việc duy trì số dư trên tài khoản, Sở luôn có phương án
thuyết phục khách hàng tiếp tục gửi lại số dư khi đến hạn với chính sách
về lãi suất, chính sách khách hàng kịp thời, giữ được niềm tin với khách
hàng. Ngoài ra, thực hiện tốt Quy chế chi hoa hồng môi giới đối với
khách hàng tiền gửi, đảm bảo sinh lợi cao; thực hiện tốt công tác chăm
sóc khách hàng nhân ngày Lễ, Tết…
Kết quả đã tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiền gửi tiềm
năng, đặc biệt từ các doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty mạnh và các
tổ chức xã hội: Liên doanh dầu khí, Vietgas, Petechim, Xi măng Hà tiên
1, Sassco, Qũy Hỗ trợ Phát triển, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi
Việt Nam… Đồng thời cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
khác đến các khách hàng này.
2. Về công tác cho vay:
- Công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng đã đi vào nề nếp, quy
củ, phục vụ hỗ trợ đắc lực cho mảng hoạt động kinh doanh chính là cho
vay của Sở. Các công việc đã thực hiện:
+ Thực hiện công việc đánh giá, phân tích thực trạng các doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng tại Sở nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và
tìm ra các giải pháp hạn chế và khắc phục các khoản nợ xấu. Hoàn tất
việc đánh giá, phân loại và xác định hạn mức tín dụng cho các doanh
nghiệp.
+ Thống kê và phân loại lại toàn bộ tài sản đảm bảo nhằm tiến hành
hạch toán lại tài khoản ngoại bảng cho phù hợp, phản ánh đúng tỷ lệ nợ
cho vay có tài sản bảo đảm của Sở, đồng thời hoàn tất các hồ sơ TSBĐ
chưa đầy đủ. Đã xây dựng quy chế luân chuyển, bảo quản hồ sơ TSBĐ.
Học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG MINH Trang 47
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
+ Thiết lập một số chương trình theo dõi, quản lý các khế ước gia hạn
nợ; báo cáo tổng hợp nhanh hoạt động tín dụng khách hàng để phục vụ
công tác quản lý chất lượng tín dụng các doanh nghiệp cũng như thẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 12.pdf