Tài liệu Luận văn Biện pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020: Luận văn
Đề Tài:
Một số giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển công nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2001 2020
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế , nhiều nước trên thế giới đã có được
những thành công to lớn nhờ có các chính sách phát triển kinh tế xã hội
đúng đắn mà một trong những yếu tố cơ bản là có được chính sách phát triển
công nghiệp phù hợp. Tiêu biểu cho sự thành công này phải kể đến các nước
NIC. Mặc dù với xuất phát điểm không cao nhưng nhờ có chính sách phát
triển công nghiệp đúng đắn, các nước này đã nhanh chóng trở thành những
con rồng châu á và đang cạnh tranh với những nước có nền kinh tế phát triển
khác.
Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII trình Đại hội đại biểu toanf quốc lần thứ IX có nêu: “ Mục tiêu tổng quát
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 2010 là : Đẩy mạnh
CNH HĐH đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển , tập trung sức
xây dựng có chọn lọc một số cơ ...
66 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Biện pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Một số giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển công nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2001 2020
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế , nhiều nước trên thế giới đã có được
những thành công to lớn nhờ có các chính sách phát triển kinh tế xã hội
đúng đắn mà một trong những yếu tố cơ bản là có được chính sách phát triển
công nghiệp phù hợp. Tiêu biểu cho sự thành công này phải kể đến các nước
NIC. Mặc dù với xuất phát điểm không cao nhưng nhờ có chính sách phát
triển công nghiệp đúng đắn, các nước này đã nhanh chóng trở thành những
con rồng châu á và đang cạnh tranh với những nước có nền kinh tế phát triển
khác.
Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII trình Đại hội đại biểu toanf quốc lần thứ IX có nêu: “ Mục tiêu tổng quát
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 2010 là : Đẩy mạnh
CNH HĐH đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển , tập trung sức
xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công
nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật;
công nghệ chế biến tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ,
dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phàng, tạo nền tảng đến 2020 nước ta trở
thành một nước công nghiệp “.
Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam cần thiết phải xây dựng vf thực
hiện được một chính sách phát triển kinh tế nói chung và một chính sách phát
triển công nghiệp hữu hiệu nói riêng. Song đối với Việt Nam quan niệm về
chính sách công nghiệp còn chưa áo sự nhất uán. vì vậyn việc nghiên cứu
chính sách công nghiệp Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng cho việc thực hiện dường lối đẩy mạnh CNHHĐH đất nước, đưa
Việt Nam cơ bản trở thành một cước công nghiệp vào năm 2020.
Đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện
chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020”, với
mong muốn gopó một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây
dựng đất nước .
Với sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Dũng
và Cán bộ hướng dẫn: Lê Thuỷ Chung , Em xin mạnh rạn đưa ra cơ cấu đề tài
như sau :
Chương I. Cơ sở lý lluận của chính sách phát triển công nghiệp .
Chương II . Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam .
Chương III. Một số giải pháp cho chính sách phát triển công nghiệp
Việt Nam giai đoạn 20012020.
Do có hạn chế vìi thời gian và trình độ, đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều
thiếu sót, Em rất mong có được sự phê bình, sửa chữa của thày cô để chuyên
đề thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
I.BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP
Hai thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ II, có thể coi là thời kỳ tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất của chủ nghĩa tư bản . Tất cả các nước công nghiệp
chính trong giai đoạn này đều trải qua mọt giai đoạn tăng trưởng nhanh với
lạm phát và thất nghiệp thấp. Đây cũng là lý do đưa học thuyết của J. Keynes-
Nhà kinh tế học người Mỹ (1883-1946) trở thành một tư tưởng kinh tế phổ
biến rộng rãi ở các trung tâm quyền lực của thế giới tư bản .
Thế nhưng, với các cú sốc dầu lửa thập kỷ 70s đã mở đầu cho sự sụp đổ
của một giai đoạn tăng trưởng đầy ấn tượng trước đây.Đã có rất nhiều những
thay đổi mang tính chất cơ cấu trong nền kinh tế thế giới. Sự dịch chuyển lao
động từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp và
dịch vụ tạo ra một thị trường lao động vói giá nhân công tăng và sự lớn mạnh
của các tổ chức nghiệp đoàn.
Bên cạnh các nước công nghiệp phát triển phương Tây, Nhật Bản xuất
hiện với tư ccách là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Các nước mới
công nghiệp hoá ở Đông á và Đông nam á ciếm vị trí hàng đầu trên một số thị
trường thế giới như : dệt may, điện tử dân dụng, đóng tàu và sắt thép. Những
thay đổi này đã làm phong phú hơn cho bức tranh công nghiệp thế giới. Tăng
trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 1970 đã che dấu một thực tế là các nền
kinh tế tư bản có nhiều điểm khác nhau về hệ thống chính sách kinh tế .
Trước những thay đổi ở tren, đi kèm với sự chấm dứt của thời kỳ tăng
trưởng nhanh với lạm phát và thất nghiệp thấp, các nước công nghiệp phát
triển đã buộc phải điều chỉnh tư tưởng kinh tế chủ đạo, xuất hiện rất nhiều các
cố gắng tìm kiếm những phương thức can thiệp của Chính phủ .
Một trong những cố gắng đó được thể hiện qua thuật ngữ “Chính sách
công nghiệp ”.
Mặc dù chính sách công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với một số
nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp và các nước NIC Châu á
như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo thời kỳ sau Chiến tranh thế giới II, song
cho đến cuối những năm 1970 khái niệm ít được nhắc đến trên phương diện lý
thuyết. Những người ủng hộ chính sách công nghiệp chủ yếu tập trung vào
xem xét chính sách công nghiệp trên khía cạnh các vấn đề chính sách thực thế
mà không nghiên cứu nhiều về nền tảng lý thuyết của chính sách công nghiệp
. Thưc tế này dẫn đến tình trạng ngay cả những người ủng hộ rất mạnh mẽ
chính sách công nghiệp cũng không thể mô tả thực tế chính sách công nghiệp
vận hành như thế nào.
II. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.Khái niệm về chính sách phát triển công nghiệp
1.1. Các quan điểm .
Chính sách công nghiệp là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Chỉ xét
riêng ở Nhật Bản đã có những quan điểm bất đồng về chính sách công nghiệp.
a. Quan điểm của Trezise(1983).
Ông là một trong những người phản đối công nghiệp công nghiệp và
cho rằng trợ cấp của Chính phủ và các khoản vay ưu đãi cho khu vực doanh
nghiệp Nhật Bản là nhỏ hơn tương đối so vơí một quyết định thành công của
Nhật Bản.
b. Quan điểm của Reich(1982).
Là một trong những học giả ủng hộ rất mạnh mẽ quan điểm về chính
sách công nghiệp ở Mỹ .Theo quan điểm của ông, chính sách công nghiệp bao
gồm những nội dung sau:
+ Các chính sách đối với những khu vực công nghiệp được ưu tiên .
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực
+ Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
+ Chính sách phát triển vùng
c. Quan điểm của Pinder(1982)
Nội dung của chính sách công nghiệp gồm:
+ Các chính sách trợ giúp phát triển công nghiệp
+ Các ưu đãi về tài chính cho đầu tư
+ Chương trình đầu tư công cộng
+ Dự trữ của khu vực công cộng
+ Trợ cấp tài chính cho R & D
+ Chống độc quyền
+ Lập luận ngàn công nghiệp non trẻ
+ Các biện pháp khuyến khích ưu đãi các doanh nghiệp quy mô vừa và
nhỏ
+ Chính sách phát triển vùng
+ Các biện pháp bảo hộ mậu dịch
1.2. Khái niệm chính sách phát triển công nghiệp
Trên phương diện lý thuyết, chính sách công nghiệp được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau. Một chính sách công nghiệp có thể có phạm vi tổng
quát hay mục tiêu cụ thể, nhấn mạnh vào sử dụng các công cụ theo chiều dọc
hay chiều ngang, và có thể có tác dụng tiêu cực hoặc tích cực đối với tăng
trưởng kinh tế .
Một chính sách công nghiệp có phạm vi rộng nhằm vào khuyến khích
tất cả các ngành công nghiệp , trong khi đó một chính sách công nghiệp có
phạm vi hẹp thì chỉ tập trung vào một hay một số khu vực công nghiệp được
lựa chọn theo những tiêu thức nhất định .
Như vậy, chính sách phát triển công nghiệp được hiểu là sự can thiệp
trực tiếp hay gián tiếp của Chính phủ hướng vào những ngành nhất định để
đạt được những ngành nhất định để đạt được mục tiêu cụ thể (Mục tiêu này
có thể là tăng trưởng, xây dựng năng lực cạnh tranh, tạo công ăn việc làm).
Chính sách công nghiệp thường được thể hiện dưới dạng tổ chức ngành, chọn
ngành ưu tiên, chính sách tài chính và tín dụng (thuế, tợ cấp, đầu tư trực tiếp
của Nhà nước, tín dụng ưu đãi) đối với ngành, chính sách phát triển nguồn
nhân lưc của ngành, chính sách tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của
ngành, chính sách đầu tư nước ngoài vào các ngành, chính sách kinh tế đối
với các ngành , chính sách đối với các khu vực chế xuất và khu công nghiệp
tập trung.
2. Nội dung và mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp .
2.1 Nội dung
Một là, chính sách phát triển công nghiệp bao gồm toàn bộ những hoạt
động hoạch định của một nước ngằm phát triển công nghiệp, liên quan tới
những hoạt động hoạch dịnh này là những vấn đề điều chỉnh cơ cấu sản xuất
và đầu tư , hiện đại hoá và cải tổ cơ cấu công nghiệp, chính sách thị trường và
xuất nhập khẩu , chính sách khuyến khích R & D , chính sách đối với sản xuất
quy mô nhỏ và các chính sách có liên quan đến phát triển nguồn lực và năng
lượng.
Hai là, trong chính sách công nghiệp cần định rõ các ngành công
nghiệp cụ thể sẽ được khuyến khích và dành cho nhừng lĩnh vực này những
ưu tiên khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực của đất nước vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng
trưởng kinh tế .
Ba là, xây dựng đồng bộ hệ thống các phương tiện khuyến khích phát
triển các ngành công nghiệp đã dược lựa chọn . Liên quan đến các phương
tiện này là khuyến khích về tài chính, xây dựng hệ thống kiểm soát thích hợp
hỗ trợ hoạt động R & D, đặc biệt quan tâm tới các mục tiêu và kế hoạch dài
hạn ,...
2.2. Mục tiêu.
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu của chính sách phát
triển công nghiệp. Phần lớn ở các nước khi xây dựng chính sách phát triển
công nghiệp thường đưa ra nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, có thể nêu lên 2 mục
tiêu chính là : phát triển công nghiệp cân đối và công bằng.
- Phát triển công nghiệp cân đối đòi hỏi phải đảm bảo được sự cân đối
giữa ngành công nghiệp, giữa các địa phương và vùng lãnh thổ. Hầu hết các
nước trong quá trình phát triển công nghiệp đều không tập trung đầu tư quá
mức vào một ngành công nghiệp nào và tìm cách để duy trì được các thị
trường có khả năng cạnh tranh lớn.
Ngoài ra, mục tiêu phát triển cân đối còn được thể hiện ở chỗ : Bên
cạnh các trung tâm công nghiệp của các thành phố lớn, nhiều nước ddax
khuyến khích phát triển các vùng nông thôn và coi việc định vị lại công
nghiệp như là phương tiện quan trọng cho mục tiêu này.
Để thiết lầp được một cơ cấu công nghiệp cân đối, các cước chú ý vào
hai vấn đề là thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quy mô nhỏ và lựa chọn,
phát triển một số ngành công nghiệp mũi mhọn.
- Mục tiêu công bằng là một trong hai mục tiêu chính của chính sách
công nghiệp. Nó bao gồm các mặt như công bằng xã hội và công bằng giữa
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc thực hiện mục tiêu này có ý ngiã
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công nghiệp nói riêng và của cả nền
kinh tế nói chung.
Ngoài hai mục tiêu trên còn có những mục tiêu khác như: đảm bảo
“chất lượng cuộc sống” thông qua việc thiết lập các quy tắc xã hội để kiểm
soát ô nhiễm và chất thải, ban hạnh luật về lương thực, thực phẩm, hoặc cũng
có nước đặt mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp là nhằm tăng thu
nhập về ngoại hối nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Trong những năm gần
đây, gới xu thế gia tăng về hội mhaapj kinh tế, các nước còn coi mục tiêu tăng
cường hợp tác kinh tế với thế giới và khu vực là mục tiêu của chính sách phát
triển công nghiệp…
3. Trọng tâm của chính sách phát triển công nghiệp.
Chính sách công nghiệp đặt trọng tâm vào phát triển khu vực chế tạo
của nền kinh tế. Những người ủng hộ chính sách công nghiệp cho rằng hiện
tượng phi công nghiệp hoá ở Anh và Mỹ trong khoảng 3 thập kỷ qua xuất
phát từ việc coi nhẹ vai trò của khu vực chế tạo, lam giảm đóng góp của khu
vực này vào GDP và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Theo Cohen và Zysman (1987): với tầm quan trọng của khu vực chế
tạo thì đây là một sự sai lầm về định hướng chính sách. Thêm vào đó, các
biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô có thể lầ chưa đủ để có thể thúc đẩy sự
phát triển của khu vực chế tạo vì đối với tăng trưởng năng suất của khu vực
này, sự phân bổ vốn còn có ý nghĩa quan trọng hơn là tổng giá trị vốn đầu tư.
Chính vì vậy, Chính phủ cần can thiệp trực tiếp để thúc đẩy phát triển công
nghiệp.
Tuy nhiên, đó cũng là trong tâm gây nhiều tranh cãi. Những người phản
đối quan điển chính sách công nghiệp cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời
kỳ hậu công nghiệp ở các nước tư bản phát triển đặt trọng tâm vào khu vực
dịch vụ, dịch vụ trở thành trung tâm của các hoạt động kinh tế. Vì vậy, các
biện pháp can thiệp của Chính phủ theo hướng ưu tiên khu vực công nghiệp
mà không tập trung cho phát triển khu vực dịch vụ không nhưngx là không
cần thiết mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. Chính sách công
nghiệp sẽ cản trở cơ chế chọn lọc tự nhiên của thị trường và ngăn cản việc tái
phân bổ các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế cho khu vực dịch vụ, vì vậy
ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng lâu dài của nên kinh tế (quan
điểm của Burtơn-1983).
Song sự thay đổi về cơ cấu theo hướng phát triển dịch vụ không phải
chỉ đơn thuần là vì con người mong muốn tiêu dùng nhiều dịch vụ khi đới
sống được cải thiện. Lý do chủ yếu nhất của sự dịch chuyển về cơ cấu này là
do chi phí lạm phát tương đối của khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm trong
năng suất của khu vực này, chứ không phải là do sự dịch chuyển thật sự của
nhu cẩu thị trường về phía khu vực dịch vụ khi thu nhập gia tăng.
Bên cạnh đó, xu hướng phi công nghiệp hoá quan sát được ở một số
nước công nghiệp phát triển là một kết quả tất yếu trong dài hạn của sự chênh
lệch năng suất lao động giữa hai khu vực này chứ không nhất thiết là do khu
vực công nghiệp suy giảm sức cạnh tranh. Ngay cả các nền kinh tế hướng
mạnh vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như Nhật Bản, Đức cũng chịu
những ảnh hưởng nhất định của phi công nghiệp hoá. Nói cách khác, phi công
nghiệp hoá và sự suy giảm của khu vực công nghiệp là hai khái niệm khác
nhau, mặc dù sự giảm sút của khu vực công nghiệp có thể ảnh hưởng đến mức
độ phi công nghiệp hoá. Vì vậy, không thể kết luận rằng khu vực công nghiệp
của một nền kinh tế nào đó đang xuống dốc nếu chỉ căn cứ vào những biểu
hiện của phi công nghiệp hoá mà nó đang phải trải qua theo định nghĩa ở trên.
4. Tính tất yếu của chính sách công nghiệp.
Chính sách bao hàm ý nghĩa có sự can thiệp của Chính phủ dưới bất cứ
hình thức nào. Cần phải có chính sách là vì thị trường có những khiếm khuyết
nhất định:
4.1.Do những thất bại của thị trường và vai trò can thiệp của Chính phủ .
Lý thuyết phổ biến nhất lý giải cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền
kinh tế là lý thuyết về sự thất bại của thị trường. Tư tưởng trong tâm của
trường phái này tập trung vào thất bại của cơ chế thị trường trong việc cân
bằng giữa chi phí và lợi ích giữa cá nhân và xã hội, đồng thời cho rằng Chính
phủ có thể can thiệp để khắc phục khuyết tật của thị trường.
Hàng hoá công cộng là một thất bại hay được nhắc đến nhất của cơ chế
thị trường. Vì tính không ngoại trừ của hàng hoá công cộng, các cá nhân luôn
có đông lực thực hiện hành vi của những người ăn theo, ảnh hưởng của vấn
đề những người ăn theo là các hàng hoá công cộng sẽ được cung cấp ít hơn
mức xã hội mong muốn. Vì vậy Chính phủ cần can thiệp thông qua trực tiếp
cung cấp hàng hoá công cộng.
Tiếp nữa, sự tồn tại của tính kinh tế nhờ quy mô có thể là một yếu tố
dẫn đến những cơ cấu thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Trong một cơ
cấu thị trường như vậy, mức giá cung cấp sẽ cao hơn mức giá cạnh tranh hoàn
hảo dẫn đến tổn thất thặng dư tiêu dùng. Phần tổn thất này được chuyển một
phần vào thặng dư sản xuất dưới dạng lợi nhuận độc quyền, phần còn lại là lợi
ích mất không của xã hội. Mặc dù lý thuyết “Điều tốt thứ nhì”và quan điểm
cho rằng can thiệp của Chính phủ có thể là nguyên nhân của thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo, sự tồn tại của cơ cấu thị trường này vẫn là một lý do
quan trọng biện minh cho vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị
trường.
4.2. Xuất phát từ lý thuyết về sự thất bại của Chính phủ.
Trong thực tế, cũng như khả năng thị trường tự do có những khuyết tật,
sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế cũng có thể không thành công vì
bản thân Chính phủ cũng có những thát baị của nó.
Có hai yếu tố chính cản trở Chính phủ có thể đạt được mục tiêu can
thiệp vào nền kinh tế.
Thứ nhất, chi phí cần thiết để Chính phủ có thể thu thập đủ và xử lý tốt các
thông tin về thất bại thị trường trong nhiều trường hợp có thể còn lớn hơn cả
lợi ích mà các biện pháp khắc phục khuyết tật thị trường mang lại.
Thứ hai, vì có sự xuất hiện của việc thu thập , xử lý thông tin, sự can thiệp
của Chính phủ có thể lại dẫn đến những chi phí nhất định đối với xã hội, và
chi phí này cũng có thể lớn hơn lợi ích mà nó mang lại.
4.3. Lý thuyết thể chế mới về sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế.
Như đã phân tích trong phần trên, can thiệp của Chính phủ để khắc
phục những khuyết tật củâ thị trường sẽ dẫn đến những chi phí nhất định mà
những chi phí này có thể lớn hơn cả lợi ích thu được từ sự can thiệp của
Chính phủ. Tuy nhiên, điều đó không đủ để có thể kết luận rằng Chính phủ
không thể can thiệp có hiệu quả vào nền kinh tế.
Lý thuyết thể chế mới cho rằng chi phí về thông tin có thể giảm thong
qua những thay đổi thichs hợp trong hệ thống tổ chức của bộ náy hành chính
và trong quan niệm về giá trị của các cá nhân là thành viên của bộ váy chính
quyền và xã hội. Những chi phí thu thập và xử lý thông tin sẽ có thể được loại
bỏ thông qua việc cho phép cạnh tranh giữa các Đảng phái và sử dụng các
công cụ can thiệp thích hợp.
Ngoài ra, lý thuyết này còn cho rằng thị trường không phải là một cơ
chế điều phối duy nhất đối với sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế.
Thị trường,Chính phủ, các hãng, và các thể chế kinh tế khác đều có vai trò
trong một cơ chế phối hợp để dưa ra các quyết định chính sách. Những người
ủng hộ quan điểm này cho rằng Chính phủ có thể giải quyết vấn đề phối hợp
giữa các tác nhân ở trên với chi phí thấp hơn mức chi phí phối hợp của thị
trường, thông qua việc xác lập một hệ thống quyền sở hữu phù hợp, đảm bảo
ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc xã hội theo các nhóm, tầng lớp lớn, điều
phối và định hướng đầu tư, xây dựng tự hào và bản sắc dân tộc.
4.4. Quan điểm kinh tế chính trị.
Lý thuyết thất bại thị trường biện minh cho sự can thiệp của Chính phủ
dựa trên giả định cho rằng mục tiêu của Chính phủ là phải can thiệp vào thị
trường, phục vụ lợi ích của xã hội.
Quan điểm kinh tế chính trị, ở một thái cực là các nhà kinh tế Marxist,
ở thái cực khác là trường phái Chicago xuất phát từ những quan điểm khác.
Chính phủ có thể có một mức độ độc lập nhất định đối với đai chúng,
nhất là khi không có giai cấp nào có đủ khả năng ảnh hưởng mạnh đến các
quyết định chính sách. Trong tình huống này Chính phủ có thể hành động
theo mục tiêu tối đa hoá nguồn thu vào ngân sách.
Theo Findlay (1990), Chính phủ có thể được coi như là một lực lượng
độc lập đưa ra các quyết định không nhất thiết phải xuất phát từ lợi ích của xã
hội.
Quan điểm về nhóm lợi ích coi Chính phủ như là chiếc hộp đen mà các
nhóm lợi ích trong xã hội có thể đối kháng, hay liên minh với nhau để đưa ra
các quyết định về chính sách. Khi một khu vực công nghiệp nào đó có tầm
quan trọng đối với nền kinh tế, sức ép của nhóm lợi ích này có thể dẫn đến
các quyết định về chính sách thuận lợi đối với nhóm lợi ích đó mà có thể gây
phương hại đến những nhóm lợi ích khác trong xã hội.
Một số nhà kinh tế Marxist cho rằng sự tồn tại của một Nhà nước phu
thuộc chặt chẽ vào phương thức tái sản xuất của xã hội, và vì vậy, Chính phủ
phải hành động vì lợi ích của giai cấp đóng vai trò chủ đạo về kinh tế trong
cấu trúc xã hội.
Nói tóm lại, khác với lý thuyết về thất bại của thị trường, quan điểm kinh tế
chính trị cho rằngcp có thể có sự can thiệp vào nền kinh tế nhưng có thể đươc
biện minh bởi những nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, mức độ độc lậpcủa
từng hệ thống chính quyền.
Từ những lý do nói trên dẫn đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực công
nghiệp nói riêng cần phải có một chính sách để phát triển đó là Chính sách
phát triển công nghiệp.
5. Phân loại chính sách công nghiệp .
Bản thân nền công nghiệp, đối tượng của chính sách, là thực thể luôn
luôn động. Hơn nữa, chính sách công nghiệp là cái luôn biến đổi từng giờ,
từng phút với sự biến động của thời đại của xã hội và có rất nhiều loại đối
tượng. Không có lý luận chung cho chính sách công nghiệp. Do vậy, phải
phân loại chính sách công nghiệp theo mục đích, chủng loại, và tính chất.
5.1. Phân loại theo vai trò của Nhà nước trong sự phân công giữa Nhà
nước và các doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này, chức năng của chính sách công nghiệp hướng
vào 3 mục đích chính:
- Hỗ trợ phát triển ngành: chính sách tạo khả năng đối kháng với doanh
nghiệp tư nhân (chỉ đạo hay quy chế cho pjhép công nghiệp hợp tác, bổ sung
hoặc hỗ trợ đối với doanh nghiệp tư nhân). Các chính sách này khác nhau ở
chỗ là dựa vào pháp luật (quyề lực hay chỉ đạo hướng dẫn, …).
- Khống chế các giao dịch bất chính: Bao gồm chính sách có mục đích
duy trì trật tự (chỉ đạo, ngăn cấm, cho phép) hay các chính sách có tính phán
quyết hình thức (đăng ký, thông báo,…).
- Dự thảo luật: gồm chính sách tạo lập môi trường mới hay chính sách
xuất phát từ thái độ thụ động tạo ra trật tự để đối phó với môi trường mới.
5.2. Phân loại theo đối tượng mục đích của chính sách.
- Các vấn đề cơ cấu công nghiệp : gồm chính sách có đối tượng là toàn
bộ cơ cấu công nghiệp với chính sách có đối tượng là từng ngành (hay từng
doanh nghiệp ).
Chính sách điều chỉnh ngược với các ngành suy thoái hay chính sách
chấn hưng cho các ngành mới (tỷ trọng công nghệ cao trong cơ cấu công
nghiệp ).
- Vấn đề thị trường .
+ Phân biệt chính sách bổ sung khắc phục các thất vại của thị trường
với chính sách bổ ưung hoàn thiện hạn chế của thị trường.
+ Phân biệt chính sách điều chỉnh trật tự thị trường bị lệch lạc (tổ chức
ngành sản xuất ) với chính sách điều chỉnh yếu tố bên ngoài bị lệch lạc(môi
trường tự nhiên, quyền lợi người tiêu dùng).
+ Phân biệt chính sách ngay trong bản thân trật tự sẵn có với chính sách
để tiến hành trật tự mới.
- Vấn đề phát triển công nghiệp có tính chiến lược .
Cần phân biệt rõ chính sách phát triển ngành có tính chiến lược (ngành
xuất khẩu, điện tử …) với chính sách phát triển các ngành sản xuất cơ sở hạ
tầng (sản xuất nguyên vật liệu chủ yếu, linh kiện, phụ kiện, …).
5.3. Phân biệt theo thủ pháp chính sách ( theo cách thức để thực hiện mục
tiêu )
- Vấn đề hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
+ Phân biệt chính sách hoàn thiện cơ sở hạ tầng phần cứng và chính
sách hoàn thiện cơ sở hạ tầng phần mềm (môi trưowngf công nghiệp ).
+ Phân biệt chính sách phát triển cơ sở hạ tầng (như tài chính, tiền tệ,
thuế…) với chính sách phát triển kỹ thuật cho phần cơ sở hạ tầng (như nghiên
cứu , quy cách hoá, chế độ quyền sở hữu công nghiệp ) và cả chính sách cơ
cấu công nghiệp cơ sở hạ tầng ( như cơ cấu sản xuất phụ tùng của các doanh
nghiệp trong ngành cơ khí).
- Về kế hoạch triển vọng.
+ Phân biệt kế hoạch mang tính chất giáo dục, nhận thức, hay mục tiêu
chính sách, hay kế hoạch điều chỉnh định hướng.
+ Phân biệt kế hoạch được xây dựng bằng ý trí của Chính phủ hoặc
được xây dựng trên cơ sở của sự thoả thuận với người có lieen quan.
- Về phương pháp luận.
+ Phân biệt chính sách bất biến, chính sách tạm thời hay chính sách
khẩn cấp.
+ Phân biệt chính sách có tính uy quyền (chỉ huy, cơ chế,…) với các
chính sách hỗ trợ (tài trợ, cho vay vốn , chế độ thuế…) hoặc chính sách có
tính hoàn thiện môi trường (như cung cấp thông tin, đưa ra quy cách, phát
triển kỹ thuật,…) hay chính sách mang tính hướng đạo.
Tốm lại, có thể tổng kết chính sách phát triển công nghiệp như sau:
Chính sách nhằm ảnh hưởng tới cơ cấu của một nước. Tức là một chính
sách can thiệp vào hoạt động giao dịch với nước ngoài như : ngoại thương,
đầu tư trực tiếp, chính sách hỗ trợ phát triển và bảo hộ (trợ cấp thuế) chính
sách điều tiết và sử dụng nguồn lực.
Các chính sách sửa chữa các thất bại của thị trường do tính không hoàn
thiện của hoạt động kỹ thuật và thông tin. Tức là một chính sách khắc phục
các dạng thất bại của thị trường bằng cách cung cấp thông tin chính xác, sử
dụng các công cụ chính qua trợ cấp, thuế và chỉ đạo việc phân phối nguồn lực
theo hướng mông muốn.
Chính sách can thiệp về mặt hành chính vào tổ chức sản xuất theo từng
ngành nhằm nâng cao phúc lợi kinh tế. Cụ thẻ là chính sách nhằm trực tiếp
can thiệp vào cơ cấu cạnh tranh và phân bổ nguồn lực trong các nhành sản
xuất thông qua hình thức liên minh giảm giá, liên minh đầu tư thiết bị,…
Chính sách được hoạch định theo yêu cầu chính trị là củ yếu chứ không
phải mang tính kinh tế. Tức là chính sách bao gồm quy chế tự chủ xuất khẩu
hay hiệp định đa phương nhằm xử lý mâu thuẫn ngoại thương.
6. Khái quát về chính sách công nghiệp của Việt Nam.
Như đã phân téch trong các phần ở trên, chính sách công nghiệp là một
khái niệm rộng, phức tạp và vòn tương đối mới mẻ đối với các nhà nghiên
cứu trên thế giới, nhất là trên phương diện lý thuyết.
Trong bối cảnh như vậy :
a. Có nên tồn tại hay không một chính sách công nghiệp của Việt Nam.
b. Nếu là có tồn tại thì chính sách công nghiệp Việt Nam có thể được mô tả
như thế nào?
c. Ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (nhất là trong những
năm đổi mới) như thế nào.
Trong phần này, em sẽ đi sâu tìm hiểu câu hỏi (b) trên phưong diện lý
thuyết, các vấn đề còn lại là nội dung nghiên cứu của Chương II và III- Phần
thực trạng và các giải pháp.
Thuật ngữ “chính sách công nghiệp” cho đến nay vẫn rất ít xuất hiện
trên các pgương tiên thông tin đại chúng của Việt Nam, cũng như trong các
công trình nghiên cứu của các tác giả nước. Trong khi đó, một thuật ngữ khác
hay được sử dụng có liên quan đến nội dung chính sách công nghiệp là thuật
ngữ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”.
Xét về bản chất, thuật ngữ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá “ ở Việt
Nam bao hàm hệ thống các mục tiêu, các định hướng và hệ thống các chính
sách nhằm chuyển Việt Nam từ một nước nông nghiệp thành một nước công
nghiệp. Trong hệ thống các mục tiêu và định hướng của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam, vấn đề phát triển các ngành, các khu vực, các loại
hình quy mô và các thành phần kinh tế chiếm vị trí quan trọng, ở đây, những
vấn đề chung được đề cập thường là:
- Cơ cấu ngành kinh tế : công nghiệp – nông nghiệp- dịch vụ , ở đây,
các cơ cấu được chú ý trong thiết kế chính sách là : cơ cấu công nghiệp khai
thác- công nghiệp chế biến- công nghiệp điện nước; cơ cấu trồng trọt và chăn
nuôi, cơ cấu các loại hình dịch vụ .
- Cơ cấu gữa đo thị và nông thôn
- Cơ cấu giữa quy mô doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh
nghiệp nhỏ.
-Cơ cấu giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở các mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp như vậy,
phải thiết lập hệ thống các chính sách được sử dụng để hỗ trợ cho phát triển
công nghiệp, trong đó phải kể đến một số chính sách chính như : chính sách
vốn, chính sách nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học và chính sách
thuế quan.
Như vậy, chính sách công nghiệp của Việt Nam có thể được hiể là tập
hợp của các định hướng, chính sách, công cụ điều chỉnh đối với một số ngành
công nghiệp để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp
sang một nước công nghiệp vào năm 2020. Nhiệm vụ của chính sách công
nghiệp có thể thay đổi qua mỗi thưòi kỳ nhưng đều có mục tiêu chung là điều
chỉnh các hoạt động cuả các khu vực công nghiệp theo chiều hướng có lợi cho
sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nhiệm vụ này được thể hiện trên hai mặt sau :
Một là, tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rông thị
trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và
mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của nền
kinh tế trong nước.
Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng
cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
Thêm vào đó, cũng cần phải nhấn mạnh rằng cách hiểu ở các phần trên
về chính sách công nghiệp là quan điểm áp dụng cho các nền kinh tế thị
trường. Rất nhiều mô tả về chính sách công nghiệp đươc khái quát từ thực tế
vận hành chính sách công nghiệp ở những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, là những nước có hệ thống chính trị khác với Việt Nam và hiện
đang ở trình độ phát triển cao hơn Việt Nam.
Nhận định về chính sách công nghiệp Việt Nam cần phải được xẽmét
trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi sang một nền
kinh tế thị trường , Chính phủ đang phải đối mặt với vấn đề cải cách khu vực
doanh nghiệp Nhà nước, là một trong những trọng tâm của công cuộc cải cách
kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước
Việt Nam chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cải cách
khu vực doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua nhiều
phương thức, bán doanh nghiệp, cổ phần hoá, cho thuê, khoán kinh doanh,
sáp nhập, giải thể,… Vì vậy,mô tả chính sách công nghiệp của Việt Nam bên
cạnh những đặc diểm chung của một chính sách công nghiệp theo lý thuyết
cần phải đề cập đến những công cụ chính sách sắp xếp lại khu vực doanh
nghiệp Nhà nước.
Ngoài ra, sự tham gia của Việt Nam vào AFTA, APEC, và quá trình
đàm phán về khả năng gia nhập WTO với tư cách thành viên chính thức là
những minh chứng mạnh mẽ đối với xu hướng tự do hoá thương mại ở Việt
Nam. Xét về môi trường chính sách tự do hoá thương mại vừa khuyến khích
xuất khẩu nhưng cũng không tạo ra các rào cản đối với nhập khẩu. Bối cảnh
đó không cho phép Việt Nam có thể sử dụng các rào cản bảo hộ thuế quan và
phi thuế quan để trọ giúp cho phát triển công nghiệp trong dài hạn.
III. CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG Á VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIÊM CHO VIỆT NAM. (NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI
LOAN).
Kinh nghiệm phát triển của các nước Đông á cho thấy chính sách công
nghiệp là một công cụ hữu hiệu để các nước Đông á xây dựng kinh tế sau sự
tàn phá của chiến tranh và phát triển trở thành các nền kinh tế công nghiệp
hoá mới như : Hàn Quốc, Đài Loan, hay nền kinh tế công nghiệp phát triển
như Nhật Bản.
Chính sách công nghiệp của các nước này có hai đặc điểm chính :
1. Tập trung vào xây dựng cơ sở kinh tế trong nước.
Với xuất phát điểm là các nền kinh tế bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến
tranh, vấn đề đặt ra đầu tiên trong chiến lược công nghiệp hoá ở Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan là tái thiết nền kinh tế.
Đài Loan, bắt tay vào công cuộc xây dựng lại nền kinh tế sau 1949 với việc
quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế từ tay người Nhật thành các doanh nghiệp Nhà
nước trong các lĩnh vực như: tinh chế đường, diện lực, lọc dầu. Các công ty
thuộc lĩnh vực xi măng, giấy và những công ty nhỏ hơn được tư nhân hoá,
nhờ đó giúp chuyển vốn của các địa chủ từ sản xuất nông nghiệp vào khu vực
công nghiệp. Đồng thời Chính phủ ủng hộ sự phát triển của các khu vực thay
thế nhập khẩu bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, chú ý phát triển
các công ty tư nhân thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn
viện trợ của Mỹ.
Nhật Bản, nền kinh tế sau chiến tranh đang trong tình trạng đổ nát và tụt hậu
khá xa về công nghệ so với các quốc gia công nghiệp hoá. những năm đầu
sau chiến tranh, chiến lược của Mỹ đối với Nhật Bản là kiềm chế tăng trưởng
kinh tế. Tăng trưởng nhanh của Liên Xô cũ và sự mở rộng nhanh chóng của
thế giới cộng sản buộc Mỹ thay đôỉ chiến lược đối ngoại đối với Nhật Bản.
Kế hoạch Marshall do Mỹ đưa ra nhằm mục tiêu hỗ trợ quá trình tái thiết
Nhật Bản và Châu Âu sau chiến tranh. Các nỗ lực phát triển kinh tế của Chính
phủ Nhật Bản trong thời kỳ đầu là tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng,
khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp như điên, than, sắt théo, và
đong tàu. Cũng trong giai đoạn này, mộtkhuôn khổ cơ bản của chính sách ccn
đã được xác lập với các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích về thuế, tài chính và
đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn quản lý chặt chẽ, phân
bổ các chỉ tiêu nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu, kiểm soát về giá cả áp
dụng cho các khu vực ưu tiên.
Sự kết thúc tạm thời của căng thẳng Nam – Bắc có ảnh hưởng đến nền
kinh tế Hàn Quốc trên ba phương diên : cải cách ruộng đất, chủ nghĩa dân tộc,
và viện trợ của Hoa Kỳ. Chế độ địa chủ bắt đẩu bãi bỏ từ 1953. Nông dân
được chia đất và trở thành những người sở hữu đất đai. Tầng lớp địa chủ bị
bắt buộc phải chuyển sang các khu vực thương mại và công nghiệp. thêm vào
đó, sự tồn tại của cơ chế quản lý sở hữu ruộng đất chặt chẽ cho phép chính
quyền có thể thực thi những chính sách nhất định để áp đặt các định hương
phát triển đối với khu vực nông nghiệp. Bằng việc không chú ý đầu tư phát
triển nông thôn trong khi tạo ra các điều kiện thuận lợi cho khu vực công
nghiệp, chính quyền Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1949-1962 đã có
khởng 5 triệu người dân từ khu vực nông thôn di dân đến các vùng thành thị
làm việc trong khu vực công nghiệp.
Nằm trong tổng thể chiến lược củng cố sức mạnh của quốc gia để đối
phó với các thế lực cộng sanr, phát triển công nghiệp được coi là một nội
dung ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian 1953-1958, các tập đoàn kinh tế tư
nhân có quy mô lớn (gọi là Cheabols) được thành lập với sự hậu thuẫn của
chính quyền TW .
Trong những năm 50s, công nghiệp Hàn Quốc chứng kiến sự tăng
trưởng mạnh mẽ trên cả hai lĩnh vực công nghiệp nặng(hoá chât, luyện
kim…) và công nghiệp nhẹ (như dệt may, chế biến lương thực thực phẩm).
Để đảm bảo sự tập trung ủng hộ về thể chế, chính quyền cũng sử dụng
những biện pháp bạo lực và các chính sách quản lý xã hội chặt chẽ để ngăn
ngừa và dẹp bỏ mội sự chống đối từ các phe phái đối lập. Sự phát triển của
các Cheabols trong khu vực công nghiệp nặng và hoá chất là sự thể hiện rõ
nét của một chiến lược phát triển công nghiệp hướng nội, nhằm vào mục tiêu
độc lập kinh tế.
Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành
công nghiệp thay thế nhập khẩu, Chính phủ Hàn Quốc duy trì chế độ tỷ giá
hối đoái kép, đưa ra mức tỷ giá cố định quy định riêng cho xuất khẩu và nhập
khẩu. Đồng thời giảm thuế cho máy móc , thiết bị nhập khẩu.
Bảng 1 - Tóm tắt các chính sách khuyến khích công nghiệp ở Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan.
Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan
Hợp lý hoá công nghiệp
(nửa đầu thập kỷ 50)
Ưu tiên đầu tư nhập khẩu
thiết bị, đầu tư vào máy
Sau nội chiến Triều Tiên
(Những năm 50)
Phát triển và khuyến khích
các ngành công nghiệp
Công nghiệp hoá thay
thế nhập khẩu
(nửa đầu thập kỷ 50)
Điều chỉnh các ngành
móc/ các khoản cho vay
của ngân hàng phát triển
Nhật Bản / Miễn giảm
thuế.
thay thế nhập khẩu/ hệ
thống trợ cấp bằng hạn
ngạch/ tỷ giá hối đoái kép/
miễn giảm thuế cho máy
móc, nguyên liệu nhập
khẩu
công nghiệp công
cộng chủ chốt (đường,
xi măng, phân hoá
học…)/ khuyến khích
công nghiệp dệt bằng
hạn chế số lượng
Khuyến khích phát triển
công nghiệp
(nửa sau thập kỷ 50)
Bảo hộ bằng thuế quan
với các sản phẩm sợi
tổng hợp, dệt may, hoá
dầu, máy móc, điện tử
dân dụng/ chính sách tài
chính và thuế khoá có
chọn lọc/ khuyến khích
áp dụng công nghệ mới
Thời kỳ quá độ sang
CNH hướng về xuất
khẩu (nửa sau 1950s)
Hình thành những
ngành công nghiệp
chủ đạo/ phát triển
công nghiệp dệt và
chế biến nông sản.
Tăng trưởng cao
(những năm 60)
Phát triển một nên kinh
tế mở/ hợp tác giữa Nhà
nước và tư nhân/ điều
chỉnh cơ cấu đầu tư/ phối
hợp các lĩnh vực sản
xuất/ thực hiện chương
trình phát triển kinh tế
ngành(các giải pháp cho
công nghiệp máy móc và
khu vực điện tử)
Chuyển sang công nghiệp
hướng xuất khẩu
(những năm 60)
Ưu tiên tăng trưởng kinh
tế/ thu hút vốn đầu tư
nước ngoài/ khuyến khích
công nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu/ miễn thuế/
khuyến khích phát triển
các ngành công nghiệp
chủ đạo thông qua can
thiệp của Chính phủ và
đầu tư cho nghiên cứu ứng
dụng.
Công nghiệp hoá
hướng xuất khẩu
(những năm 60)
Tăng cường sử dụng
vốn nước ngoài (các
khoản vay và đầu tư
trực tiếp)/ tập trung
vào khu vực kinh tế tư
nhân/ lập các KCX/
miễn giảm thuế/
khuyến khích các công
ty thương mại .
Tăng trưởng ổn định CNH các ngành công CNH hướng xuất khẩu
(từ những năm 70)
Lập các kế hoạch tầm
xa/ sử dụng cơ chế thị
trường / phát triển các
ngành sử dụng nhiều yếu
tố tri thức, công nghệ cao
nghiệp nặng, hoá chất
hướng xuất khẩu
(những năm 70)
Kế hoạch chiến lược phát
triển công nghiệp nặng,
hoá chất/ tài trợ có kiểm
soát cho các hoạt động
kinh doanh/ cho vay lãi
suất đối với các ngành
công nghiệp nặng, hoá
chất và sản xuất hàng xuất
khẩu/ khuyến khích mở
rộng trang thiết bị trong
các xí nghiệp tư nhân.
(những năm 70)
Lập kế hoạch phát
triển chính thức cho
các công ty Nhà nước
về sắt thép, hoá dầu,
và đóng tàu/ hình
thành quỹ vốn đầu tư
xã hội.
Tự do hoá phối hợp các
ngành công nghiệp nặng,
hoá chất.
(những năm 80)
Tự do hoá kinh tế/ tư nhân
hoá một số khu vực công
cộng/ tự do hoá quản lý
cốn đầu tư nước ngoài/ tự
do hoá tài chính/ tiếp tục
khuyến khích phát triển
doanh nghiệp quy mô vừa
và nhỏ.
Khuyến khích phát
triển các ngành công
nghiệp kỹ thuật cao.
(những năm 80)
Xác định các ngành
công nghiệp chiến
lược/ miễn thuế đối
với các ngành điện tử
và máy móc/ lãi suất
cho vay thấp/ khuyến
khích công nghiệp ô
tô.
2. Công nghiệp hoá hướng nội, thay thế nhập khẩu được chuyển hướng
thành công nghiệp hoá hướng ngoại, khuyến khích xuất khẩu vào thời
điểm thích hợp
Đây là điểm phân biệt quyết định sự thành công của các nước NIE so
với các nền kinh tế Latin America. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập
khẩu đã xuất hiện đầu tiên ở các nước Mỹ Latin. Nhưng do duy trì quá lâu
chính sách này nên đã biểu hiện những nhược điểm rõ rệt.
Kinh nghiệm của Brazil thực hiện công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
cho thấy việc duy trì ưu tiên theo hướng thay thế nhập khẩu trong một khoảng
thời gian dài có thể là một nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của
chiêns lược công nghiệp hoá hướng nội.
- Khác với Brazil, ấn Độ, NIEs và Nhật Bản đều đã thực hiện các bươc
chuyển hướng ngoạn mục từ ưu tiên tái thiết kinh tế trong nước thông qua
thay thế nhập khẩu bằng việc chuyển ưu tiên phát triển sang các khu vực
khuyến khích xuất khẩu vào nửa cuối thập kỷ 50(đối với Nhật Bản và Đài
Loan ) và những năm đầu của thập kỷ 60 (đối với Hàn Quốc).
Bảng 2- Khuyến khích công nghiệp xuất khẩu và các chính sách kuyến khích
xuất khẩu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan .
Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan
Hợp lý hoá công nghiệp
(nửa đầu thập kỷ 50)
Tài trợ ưu đãi, trợ cấp ưu
tiên cho xuất khẩu/ cho
vay với lãi suất thấp của
Ngân hàng phát triển
Nhật Bản/ thành lập
Ngân hàng xuất khẩu
Nhật Bản (1950)/ khuyến
khích về thuế, khấu trừ
thu nhập cho xuất khẩu/
phát triển bảo hiểm xuất
khẩu/ thành lập JETRO.
Sau nội chiến Triều Tiên
(những năm 1950)
Khuyến khích xuất khẩu
cũng là 1 phần của CNH
thay thế nhập khẩu ở Hàn
Quốc/ thành lập quỹ
khuyến khích xuất khẩu/
trợ cấp tín dụng cho xuất
khẩu, trợ cấp khác cho
xuất khẩu.
CNH thay thế nhập khẩu
(nửa đầu thập kỷ 50)
Thành lập các ngành
công nghiệp công cộng
chủ đạo/ lán sóng viện
trợ của Mỹ/ hạn ngạch
nhập khẩu để bảo hộ/ chế
độ tỷ giá kép/ áp dụng hệ
thống hai giá để khuyến
khích xuất khẩu.
Khuyến khích phát triển
công nghiệp
(cửa sau những năm 50)
Xuất khẩu tàu biển/ cho
vay lãi suất thấp của
NHPT Nhật Bản/ khấu
trừ đặc biệt cho các
khoản thu nhập liên quan
đến giao dịch ở nước
ngoài.
Chuyển sang CNH hướng
xuất khẩu.
(nửa sau những năm 50)
Bắt đẩu xuất khẩu gạo,
đường và nông sản chế
biến của khu vực công
cộng/ cải cách hệ thống
tỷ giá theo hướng khuyến
khích xuất khẩu.
Tăng trưởng cao
(những năm 60)
Tự do hoá kinh tế, tăng
sức cạnh tranh/ xuất khẩu
thiết bị máy móc/ tiếp tục
cho vay lãi suất thấp của
NHPT Nhật Bản/ khấu
trừ đặc biệt đối với xuất
khẩu/ phát triển thị
trường nước ngoài/ mở
rộng quy mô và hiệu quả
hoạt động JETRO
Chuyển sang CNH hướng
xuất khẩu
(những năm 60)
Khuyến khích các xí
nghiệp tư nhân trong các
ngành CNXK/ các khoản
trợ cấp trực tiếp/ cho vay
lãi suất thấp/ miễn giảm
thuế, khấu hao theo gia
tốc/ khuyến khích phát
triển xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp nhẹ/ thành
lập KOTRA.
CNH hướng xuất khẩu
hoàn toàn
(những năm 60)
Các khoản cho vay đặc
biệt/ cho vay xuất khẩu/
phát triển KCX/ khuyến
khích các công ty thương
mại/ miễn giảm thuế/ ban
hành luật đầu tư/ tăng
cường sử dụng vốn nước
ngoài.
Tăng trưởng nhanh của
Công nghiệp xuất khẩu
(những năm 70)
Mở rộng các khoản cho
vay lãi suất thấp/ phát
triển các EPZ/ phá giá
nội tệ/ thành lập ngân
hàng XNK/ áp dụng thuế
VAT.
Sự tiến bộ của các ngành
công nghiệp xuất khẩu
(những năm 70)
Củng cố các xí nghiệp
Nhà nước/ phát triển
BHXK/ hệ thống cho vay
trung và dài hạn của NH
XNK/ hiệp hội phát triển
ngoại thương.
Đối phó với xung đột
thương mại
(những năm 80)
Hạn chế xuất khẩu tự
nguyện/ các công ty phát
triển đầu tư kinh doanh
tại Mỹ(xuất khẩu tại
chỗ)/ khuyến khích thị
trường tự do.
Nhật Bản
Bắt đầu từ nửa cuối của thập kỷ 50, Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt
những cải tiến về công nghệ và đề ra một chính sách công nghiệp đa dạng
nhằm mở rộng cơ sở công nghiệp trong nước, khuyến khích phát triển các
ngành công nghiệp mới, cơ cấu lại các khu vực đang giảm sút.
Mục tiêu của chính sách công nghiệp trong thời kỳ này gồm hai phần:
thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Các ngành như sợi tổng hợp,
hoá dầu, máy móc, phụ tùng, điện tử được xác định là các khu vực ưu tiên và
được hưởng các ưu đãi của Chính phủ về miễn giảm thuế kinh doanh về thuế
xuất khẩu, cho vay lãi suất thấp, cho phép nhập khẩu công nghệ nước ngoài,
và miễn phải chịu luật chống độc quyền. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản
cũng chủ ý thay đổi về thể chế để khuyến khích xuất khẩu .
Mục tiêu chính sách công nghiệp những năm 60 được bổ sung thêm nội
dung bảo vệ các ngành công nghiệp trước những tác động của tự do hoá. Nếu
như việc bảo vệ các ngành công nghiệp này vẫn sử dụng những công cụ chính
sách như thời kỳ trước đây thì sẽ không có sự chuyển hướng của chính sách
công nghiệp. Thay vào đó, các công cụ chính sách theo chiều ngang được
thực hiện để tăng cường sức cạnh tranh cho công nghiệp Nhật Bản. Mục tiêu
nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp Nhật Bản được thông qua việc
Chính phủ khuyến khích việc phối hợp giữa các ngành công nghiệp, tăng
cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước.
Tuy nhiên, chính sách công nghiệp vẫn sử dụng các công cụ theo chiều dọc
đối với một vài ngành công nghiệp cụ thể như ô tô và hoá dầu, được coi là
những ngành có tính chiến lược, song những công cụ theo chiều dọc này
trong thực tế đã không có hiệu lực như mong muốn.
Thay vào đó, cơ chế thị trường và sự phối hợp giữa Chính phủ với các
ngành công nghiệp theo phương châm “Chính phủ không phải là cha, Chính
phủ chỉ là người anh trai đối với các ngành công nghiệp ”.Kết quả là, trong
thời kỳ này, công nghiệp Nhật Bản đạt được mức tăng trưởng cao chưa từng
có, với hệ thống kinh tế tự do được hình thành và củng cố vững chắc.
Hàn Quốc
Sự chuyển hướng từ công nghiệp hoá hướng nội sang khuyến khích các
ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở Hàn Quốc có nhiều điểm khác
biệt so với Nhật Bản. Nếu như Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu
chuyển hướng từ nửa cuối 1950s và cho đến 1960s thì hầu như các công cụ
của chính sách công nghiệp được sử dụng đều là các công cụ chính sách theo
vhiều ngang, thì Chính phủ Hàn Quốc vẫn sử dụng nhiều các công cụ chính
sách theo chiều dọc ngay cả khi nền kinh tế đã bắt đầu chuyển hưoứng theo
hướng khuyến khích xuất khẩu.
Năm 1961, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện quốc hữu hoá toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Bằng các mệnh lệnh hành chính, Chính phủ phân phối các
nguồn tín dụng khan hiếm cho các ngành công nghiệp được ưu tiên.
Vào đầu thập niên 70, khi chi phí nhân công ngày càng cao, Chính phủ
sử dụng hệ thống tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng
đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp nặng hướng ra xuất khẩu như hoá
chất, đóng tàu, luyện thép. Tỷ trọng của xuất khẩu hàng hoá công nghiệp nặng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng lên từ 14% năm 1974 lên 60%
năm1984. Đồng thời Chính phủ cũng tiếp tục sử dụng hỗ trợ tín dụng để hậu
thuẫn cho các Cheabol phát triển mở rộng. Ztrong thời gian từ 1972 đến 1979
số lượng các doanh nghiệp trong nước thuộc sở hữu các cheabol tăng từ 7,5%
đến 25,4%, tốc độ tăng trưởng của các cheabol trong thời kỳ này đạt 44,7%
trong khi đó tốc độ tăng GDP là 10,2% .
Để khuyến khích xuất khẩu chính phủ cho phép phá giá đồng tiền ở
mức độ đáng kể. Năm 1961 đồng won phá giá 50%. Các biện pháp phá giá
mạnh mẽ hơn vào năm 1963 và trong thời kỳ 1971 – 1972 đã có tác dụng rất
quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Hàn Quốc trên thị trường
quốc tế. Theo đánh giá của WB, đây là một trong những biểu hiện của sự
thành công của chính phủ Hàn Quốc trong việc nới lỏng dânf các hàng rào
bảo hộ để làm cho nền công nghiệp trong nước có sức cạnh tranh cao hơn .
Đồng thời chính phủ cũng rất chú ý đến phối hợp trao đổi thông tin
giữa khu vực tư nhân và các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô, đực biệt là cơ chế
phối hợp thông qua uỷ ban kế hoạch kinh tế Hàn Quốc. Bên cạnh đó trung
tâm thương mại Hàn Quốc ( Kotra ) được thành lập cũng đã đóng vai trò quan
trọng trong việc giúp các ngành xuất khẩu phát triển.
Thời kỳ này chính phủ Hàn Quốc mới dần dần sử dụng ít đi các công
cụ chính sách theo chiều dọc để chuyển sang sử dụng các chính sách theo
chiều ngang. Vào đầu những năm 1980 chính phủ chủ yếu thực hiện sự lãnh
đạo của mình đối với khu vực công nghiệp thông qua việc kiểm soát các tổ
chức tài chính tài trợ cho phát triển các ngành công nghiệp sanr xuất hàng
xuất khẩu.
Đài Loan :
Bắt tay vào khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hướng ra
xuất khẩu vào cuối những năm 1950, sớm hơn vài năm so với Hàn Quốc.
Việc nới lỏng đối với xuất nhập khẩu được thực hiện từ sau 1958. Chính sách
tỷ giá hối đoái kép được thay bằng một hệ thống tỷ giá thống nhất. Đầu tư
nước ngoài bắt đầu được chú ý vào đầu những năm 1960. Chính phủ cho phép
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được sử dụng các khoản tín dụng
ưu đãi và các miễn giảm về thuế.
Điểm nổi bật trong khuyến khích công nghiệp xuất khẩu của Đài Loan
là việc thành lập các khu chế xuất ( EPZ ). Đài Loan là nước thành công nhất
trong việc sử dụng mô hình EPZ vào khuyến khích phát triển xuất khẩu.
Kết quả của những cố gắng đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn với cơ
sở hạ tầng hiện đại, các ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính đơn giản là các lĩnh
vực hành chính như dệt, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, linh kiện điện
tử, đồ gia dụng đã phát triển nhanh chóng trong khuôn khổ các EPZ.
Vào đầu những năm 1970 Đài Loan tiếp tục đẩy mạnh các ngành công
nghiệp hướng vào xuất khẩu và thông qua 10 dự án xây dựng lớn ( 1973 ).
Chính phủ tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng mới và hiện đại hoá cơ sở hạ
tầng. Các ngành công nghiệp như sắt thép, hoá dầu, đòng tầu được tiếp tục
củng cố thông qua các khoản đầu tư khổng lồ của các tập đoàn kinh tế nhà
nước. Việc ưu đãi phát triển cho khu vực này là nguyên nhân dẫn đến những
khó khăn của nền kinh tế cuôí những năm 1970 dưới ảnh hưởng của cú sốc
dầu lửa lần thứ 2 vào năm 1979
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM
I.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ (1954-1989).
1. Khái quát chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ (1954-1989)
1.1. Giai đoạn (1954-1957)
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời từ tháng 9 năm 1945, nhưng
chỉ sau đó một thời gian ngắn, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hiệp
định Giơ-ne-vơ mới chỉ mang lại hoà bình trên nửa phía Bắc. Có thể nói, từ
đây cho đến 1975, chính sách công nghiệp hoàn toàn khác nhau.
Miền Bắc thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo mô hình
và với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là
Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Trong khi đó, ở Miền Nam, với
sự có mặt của Hoa Kỳ, một nền kinh tế phục vụ chiến tranh theo cơ chế thị
trường được kiến tạo mạnh, đặc biệt bắt đầu từ 1960.
Do đó, Việt Nam tồn tại song song hai mô hình kinh tế khác nhau và tất
nhiên là với hai chính sách công nghiệp khác nhau.
Nét đặc trưng của chính sách công nghiệp giai đoạn 1954-1957 ở Miền
Bắc là giai đoạn cải tạo công thương nghiệp. Các cơ sở công nghiệp thưong
mại của thực dân Pháp để lại và của các nhà tư sản Việt Nam đèu được quốc
hữu hoá. ở giai đoạn này, thay đổi quan hệ sở hữu là chính sách được tập
trung thực hiện để đảm bảo Nhà nước có được trong tay tiềm lực kinh tế cho
sự quản lý tập trung. Kết quả là nền kinh tế nói chung. Công nghiệp nói tiêng
có 3 hình thức tổ chức :
- Các nhà máy xí nghiệp và công ty thương mại dịch vụ thuộc sở hữu
Nhà nước (gọi chung là các doanh nghiệp Nhà nước )
- Các hợp tác xã dựa trên sở hữu tập thể.
- Một số cơ sở công tư hợp doanh, hình thức này chỉ còn lại rất ít cho
đến đầu những năm 1960.
Chính sách bao trùn của thời kỳ này trong công nghiệp là đặt nền móng
cho một nền công nghiệp dưới sự kiểm soát tập trung của Nhà nước. Cũng
trong thời kỳ này, những nhà quản lý học tập cách điều hành xí nghiệp theo
phương thức “vừa làm , vừa học” và chờ đợi gào sự chỉ đạo trực thiếp của cấp
trên. Đây là giai đoạn mà công nghiệp hầu như chưa có sự đầu tư mới nào.
1.2. Giai đoạn 1958-1960.
Cùng với kế hoạch khôi phục kinh tế 3 năm, công nghiệp Việt Nam lần
đầu tiên được phác thảo bởi một chính sách phát triển khá rõ nét. Đặc trưng
của giai đoạn này nhằm:
- Khôi phục lại và nâng cao công suất của các cơ sở công nghiệp có từ
trước theo phương thức quản lý dựa trên chée độ công hữu .
- Tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa để
xây dựng một nền công nghiệp tự lập, tự cường. Đây là thời kỳ khởi công cho
ciệc xây dựng một nền công nghiệp của nước Việt Nam mới.
- Sự quản lý tập trung được đặt trực tiếp vào Bộ Công nghiệp .
1.3. Giai đọan (1960-1965).
Đây là giai đoạn có những bước tiến nhảy vọt của công nghiệp Việt
Nam . Với sự giúp đỡ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, hàng loạt
cơ sở công nghiệp ra đời, trong đó phải kể đến các ngành công nghiệp cơ bản
như: luyện kim, điện lực, đặc biệt là cơ sở thuỷ điện đầu thiên xuất hiện , khai
thác, cơ khí chế tạo và đóng tàu, dệt may, da giầy, phân bón và hoá chất, vật
liệu xây dựng . Bên cạnh đó hàng loạt cơ sở sx hàng tiêu dùng thiết yếu được
xây dựng để đáp ứng cho nhu cầu trong nước .
Có thể nói, đây là giai đoạn thực hiện chính sách công nghiệp thay thế
nhập khẩu theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng cho
sự tự lực phát triển . Những đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là :
- Công nghiệp phát triển nhanh chóng với sự ưu tiên cho công nghiệp
nặng.Bộ công nghiệp nặng ta đời đặc trách các ngành khai thác, điện lực,
luyện kim cơ khí sản xuất tư liệu sản xuất .
- Nền công nghiệp phát triển dàn trải trên mọi ngành theo sự trợ giúp
của các nước. Trình độ công nghệ dựa trên một mặt bằng thấp, lại không đồng
đều và thiếu đồng bộ .
- Công suất và năng lực sản xuất nói chung không đáp ứng đủ nhu cầu,
nền kinh tế vẫn ở trạng thái khan hiếm trầm trọng và phải trông chờ vào sự
viện gíup của nước ngoài.
- Sự quản lý tập trung của Nhà nước dựa vào nguyên tắc kết hợp quản
lý theo ngành và theo địa phương, vùng lãnh thổ. Như vậy, các cơ sở công
nghiệp có hai loại: cơ sở của Trung ương và của địa phương, vừa chịu sự
quản lý theo ngành kỹ thuật vừa theo địa phương .
- Thời kỳ này không tồn tại các tổ chức dạng hiệp hội mà hầu hết các
ngành có xu hướng tổ chức sản xuất khép kín trong các xí nghiệp liên hợp
(liên hiệp theo chiều dọc) hay liên hiệp các xí nghiệp (liên hiệp theo chiều
ngang).
4.1. Giai đoạn (1965-1975).
Giai đoạn này nền công nghiệp chịu sự phá hoại khóc liệt của cuộc
chiến tranh do Hoa Kỳ thực hiện . Toàn bộ các cơ sở công nghiệp non trể đều
bị đánh phá dữ dội. Một số cơ sở được dời chuyển, sơ tán, một số cơ sở thiếp
tục sản xuất trong điều kiện bị ném bom, số còn lại phải tạm ngừng sản xuất ,
lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng. Nền kinh tế nói chung phụ
thuộc rất lớn vào sự viện trợ, giúp đỡ của cước ngoài, hệ thống phân phối hiện
vật dược áp dụng để đảm bảo mức sống tối thiểu trong điều kiện khan kiếm.
1.5. Giai đoạn (1976-1989)
Sau khi thống nhất đất nước, công nghiệp phía Bắc hầu như bị tàn phá
hoàn toàn, trong khi đó, công nghiệp phía Nam cũng chủ yếu định hướng
phục vụ chiến tranh nên cơ cấu rất thiên lệch . Hầu như không có các sơ sở
công nghiệp nặng được xây dựng ở phía Nam cho đến 1975, ngoại trừ các cơ
sở đã có từ thời Pháp thuộc . Tuy nhiên, ở ciền Nam đã xuất hiện các cơ sở
chế biến khá hiện đại, đặc biệt là cách quản lý theo cơ chế thị trường . Các cơ
sở sản xuất công nghiệp chế biếc được tổ chức theo các loại hình của kinh tế
thị trường , các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư bản trong nước đã khá phát
triển . Lúc này có nhiều quan điểm thậm chí trái ngược nhau trong việc tìm
kiếm con đường đi lên cho nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng của
nước Việt Nam thống nhất.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng nên tiếp tục duy trì công nghiệp phía
Nam như vốn có để tranh thủ những mặt mạnh của cơ chế thị trường , của các
quan hệ truyền thống và kinh nghiệm quản lý .
- Quan điểm thứ hai cho rằng cần ngay lập tức cải tạo quan hệ kinh tế
và công nghiệp phía Nam theo mô hình kế hoạch hoá tập trung hiện có của
các nước xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này đã thắng thế hoàn toàn và công
cuộc cải tạo, hoà nhập hai nền công nghiệp được thực thi.
- Như vậy nét đặc trưng của thời kỳ này là sự cải tạo và nhất thể hoá
nền công nghiệp trên cơ sở công hữu và tập trung vào hệ thống quản lý Nhà
nước . Có ba điều cần rút ra ở đây là :
+ Các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ vận hành theo cơ chế thị trường vẫn có
sức sống mãnh liệt mặc dù bị phân biệt đối xử.
+ Sự hợp tác toàn diện với Hội đồng tương trợ kinh tế (1978) theo
nguyên tắc mới, nguyên tắc của sự phân công cùng có lợi đã không cho phép
nền công nghiệp có được những giúp đỡ đầu tư cần thiết như đầu những năm
1960 . Mặt khác, lúc này bản thân các nước xã hội chủ nghĩa cũng bộc lộ
những điểm yếu khó khắc phục của sự trì trệ và khan hiếm.
Nền công nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn: máy
móc thiết bị và công nghệ lạc hậu, nguyên liệu mà trước đây được trợ giúp từ
các nước xã hội chủ nghĩa không còn, nên năng suất suy giảm tuyệt đối. Các
vấn đề xã hội cốn đã nặng lề với một đất nước trải qua cuộc chiến tranh tàn
khốc, nay lại càng nặng lề hơn khi cền kinh tế sau chiến tranh không những
không được cải thiện mà lại trầm trọng hơn.
Năm 1986 Việt Nam khởi xướng sự đổi mới bắt đẩu từ cơ chế quản lý
kinh tế , theo đó những đấu hiệu của sự tự do kinh tế xuất hiện, quyền chủ
động của các doanh nghiệp được đề cao, các thành phần kinh tế khác được
thừa nhận, mối quan hệ kinh tế đa phương được thiết lập … Tất cả những cấn
đề đó đã cho phép phục sinh và phát triển trở lại nền công nghiệp Việt Nam .
2.Nhận xét chung về chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ (1954-
1989)
Từ các biến động khách quan của lịch sử, công nghiệp Việt Nam đã
qua những bước thăng trầm khiến cho sự đánh giá rất khó khăn. Tuy nhiên, có
thể khái quát một số nhận xét về chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ
này như sau :
- Chính sách xây dựng một cền công nghiệp tự lập, tự cường dựa trên
chủ trương ưu tiên công nghiệp nặng là điểm xuyên suốt thời kỳ này. Đáng
tiếc là các nhân tố cần thiết để có thể tự lực , tự cường lại thiếu thốn hoặc
chưa xuất hiện nên trên thực tế là chúng ta có một nền công nghiệp dàn trải,
què quặt và thiếu mũi nhọn.
- Tư tưởng tự lập và sự đóng cửa nền kinh tế đã khiến cho các dòng
chảy công nghệ và kỹ thuật bị chặn laị, kết quả là công nghệ của chúng ta lạc
hậu nhiều thế hệ.
-Cơ chế quản lý hành chính đã dồn nén nền công nghiệp vốn yếu ớt
thành các cơ sở xơ cứng, thiếu năng động, xa lạ với các nguyên tắc của thị
trường . Cách thức tổ chức hệ thống công nghiệp và thương mại gần như biệt
lập nhau đã càng làm cho công nghiệp thuần tuý chỉ là cơ sở sản xuất đến
mức không phải tự bán sản phẩm do chính họ sản xuất ra, càng không biết
đến khách hàng của họ. Ba năm cuối thời kỳ này (1989-1970) là thời kỳ nỗ
lực mang tính chất bản lề để có được những thành công bước đầu ở thời kỳ
sau.
II. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN (1990-2000)
1. Thực trạng công nghiệp giai đoạn (1990-2000)
1.1. Tình hình phát triển chung.
a. Tăng trưởng công nghiệp
Trong những năm qua công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu
đáng kể, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế do phát huy được lợi thế so
sánh trong việc khai thác tài nguyên và phát huy lợi thế về sử dụng nguồn lao
động.
Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành
Đơn vị: Tỷ đồng
1995 1996 1997 1998 1999 Stt
Tổng số 228.892 272.037 313.624 361.016 399.942
1 Nông, lâm, ngư
nghiệp
62.219 75.514 80.826 93.072 101.723
2 Công nghiệp, XD 65.820 80.877 100.595 117.299 137.959
3 Dịch vụ 100.853 115.646 132.203 150.645 160.260
Bảng 4- Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành
Đơn vị: %
1995 1996 1997 1998 1999 2000 Stt
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Nông, lâm, ngư
nghiệp
27,2 27,8 25,8 25,8 25,4 22,7
2 Công nghiệp, XD 28,8 29,7 32,1 32,5 34,5 35,5
3 Dịch vụ 41,1 42,5 42,2 41,7 40,1 41,8
Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm trong nước từ 21,86%
năm 1995 đến năm 1998 đã tăng lên 26,71% và 29,05% năm 1999 (Nếu kể cả
xây dựng tỷ lệ này tương ứng là 28,8%; 32,5% và 34,5%).
Trong khi đó tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng là từ 27,2% năm
1995 xuống còn 25,8% năm 1998 và 25,4% năm 1999.
Tốc độ tăng trưởng trong những năm vừa qua đạt bình quân trên 12,7%
năm. Công nghiệp là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng
kinh tế khu vực, năm 1999 vẫn giữ được nhịp đọ tăng trưởng 10,5% , có thấp
hơn mấy năm trước (năm 1996 là 14,2%; năm 1997 là 13,8%; năm 1998 là
12,5%).Song năm 2000 đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 15,7% . Dự báo
đến năm 2001 là 14%.
Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong giá trị xuất khẩu , chiến
khoảng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm
xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớc là : dầu thô, hàng dệt may, hàng da giầy,
hàng nông sản chế biếc. Gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện
diện tử cũng đã đạt trên 500 triệu USD.
Bảng 5- Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Sản lượng Tốc độ tăng
TT Tên sản phẩm Đơn vị
1995
KH
2000
DK
2005
1995-
2000
2000-
2005
1 Điện phát ra Tỷ kwh 14.7 26 44.3 12.1 11.2
2 Dầu thô khai thác Tr.tấn 7.62 17 22 17.4 5.3
3 Khí Tỷ.m3 0.25 1.5 8.5 43.1 41.5
4 Than sạch Tr.tấn 8.3 10 15.3 3.8 8.9
5 Thép cán Tr.tấn 0.38 1.4 2.3 29.8 10.4
6 Phân lân các loại 1000.tấn 800 1150 1350 7.5 3.3
7 Phân đạm 1000.tấn 111 45 1100 16.5 89.5
8 Vải lụa các loại Tr.m 228 400 750 11.9 13.4
9 Giấy các loại 1000.tấn 203 300 500 8.1 10.8
10 Xi măng Tr.tấn 58 11.5 20 14.7 11.7
11 Đường các loại 1000.tấn 517 1000 1300 14.1 5.4
12 Bia Tr.lít 375 700 900 13.3 5.2
13 Sữa Tr.hộp 170 180 230 1.1 5.0
14 Động cơ(dầu,xăng) 1000.cái 5.2 8 60 9.0 49.6
15 Động cơ điện 1000.cái 28.7 48 65 10.8 6.3
b. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp
, phát triển các khu công nghiệp
Nguồn vốn FDI hiện chiếm khoảng 32% tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội . Trong đó đầu tư cho công nghiệp chiếm 61% (bao gồm cả dầu
khí), các ngành dịch vụ khoảng 17%…Hoạt động FDI đã tạo ra nhiều năng
lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới và công nghệ mới, hiện đại
trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như : khai thác dầu khí, sản xuất sắt thép, xi
măng, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy , hàng điện tử…
Năm 1995, khu vực có vốn FDI đã tạo ra 25% giá trị sản xuất ngành
công nghiệp , năm 1998 giá trị này đã tăng lên 32% và năm 1999 là 34,7%.
Với tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1995-1999 tới trên 22,3% năm , đóng góp của
khu vực có vốn FDI trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp sẽ tiếp tục tăng
trong thời gian tới. Khu vực này hiện chiếm 100% về khai thác dầu thô; 70%
về sản xuất, sửa chữa xe có động cơ ; 49% điện tử dân dụng; trên 50% về thép
; 14% sản lường hoá chất của cả nước….
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tăng vào hoạt động
xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ( dầu thô, sản phẩm linh kiện điện tử,
hàng may mặc…), góp phần vào cải thiện cán cân thương mại và cán cân
thanh toán của Việt Nam . Ngoài ra, còn góp phần tạo việc làm, đào tạo đội
ngũ lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động .
c. Phát triển các khu công nghiệp
Cho đến tháng 11 năm 1999, đã có 67 bkhu công nghiệp (KCN), khu
chế suất(KCX), và khu công nghệ cao (KCNC) thành lập tại 26 tỉnh , thành
phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích giai đoạn đầu 10492 ha đã đầu
tư xây dựng hạ tầng trên 400 Tr. USD và 840 Tỷ đồng, chưa kể KCN Dung
Quất có diện tích 14000 ha.
Bảng 6- Số liệu về KCN, KCX
Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Diện
tích
(ha)
Diện tích
đất có
thể cho
thuê
(ha)
Số
dự
án
Tổng vốn
đầu tư
(tr.USD)
Vốn
TH
(tr.USD)
Số
dự
án
Tổng
vốn đầu
tư
(tỷ đồng)
Vốn
TH
(tr.USD)
Diện tích
đã cho
thuê
(*)
Lao
động
Việt
Nam
10492 7245,79 546 6337.401 2637 244 12977,09 3586,8 2044,6 131199
(*) Bao gồm cả giai đoạn II (đã phê duyệt)
Ghi chú : không kể KCN Dung Quất ( diện tích 14000 ha , hiện đang có
một dự án có vốn đầu tư 6 Tr. USD , một dự án Liên doanh 20 Tr. USD và dự
án Nhà máy lọc dầu số I : 1,3 tỷ USD).
Cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngài, hoạt động của các
KCN trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp , tăng
GDP, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, tạo
bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục
bụ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước. Đồng thời KCN cũng góp
phần tạo công ăn, việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề,
thực hiện công nghiệp hoá, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng đất nước.
Công nghệ của các doanh nghiệp KCN ở mức độ khá, có một số doanh
nghiệp có công nghệ tương đối cao (Fujitsu, RoseRobotech, Matbuchi
Motor,…) cộng với quản lý tốt, các doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh
tốt trên thị trường quốc tế. Do vậu năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của các
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chiếm 50% so với toàn bộ khu vực
FDI và sẽ còn tăng trong những năm tới.
1.2.Tình hình và xu hướng phát triển các nhóm ngành công nghiệp .
Xem xét qua bảng số liệu:
Bảng 7- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo ngành)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Ngành 1995 1996 1997 1998 1999
Tổng số 103374,7 118096,6 134419,7 151223.4 166965,2
1 Công nghiệp
khai thác
13919,7 15967,6 18313,7 21117,8 24074,9
2 Công nghiệp
chế biến
83260,6 94787,8 107662,4 120665,5 132550,4
3 Điện, gas,
nước
6194,5 7341,4 8443,7 9440 10340
Bảng 6- Giá trị sản xuất công nghiệp (Tốc độ tăng trưởng – GT TSL )
Đơn vị: %
STT Ngành 95-96 96-97 97-98 98-99 95-99
Tổng số 14,2 13,8 12,5 10,4 12,7
1 Công nghiệp khai thác 14,7 14,7 15,3 14,0 14,7
2 Công nghiệp chế biến 13,8 13,6 12,1 9,8 12,3
3 Điện, gas, nước 18,5 15,0 11,8 9,5 13,7
Bảng 7- Giá trị sản xuất công nghiệp (cơ cấu theo ngành công nghiệp )
Giá so sánh – 1994 Đơn vị : %
STT Ngành 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Công nghiệp
khai thác
13,5 13,5 13,6 14,0 14,4 13,41
2 Công nghiệp
chế biến
80,5 80,5 80,1 79,8 79,4 80,55
3 Điện, gas,
nước
6,0 6,2 6,3 6,2 6,2 6,04
a. Ngành công nghiệp khai thác .
Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp khai thác phát triển
mạnh, trong đó chủ yếu là ngành khai thác dẩu khí , có vai trò quan trọng
đóng góp cho sự khởi động của quá trinh công nghiệp hoá đất nước . Đến nay
ngành công nghiệp khai thác đã chiếm khoảng 14,4% trong giá trị sản xuất
công nghiệp,riêng ngành dầu khí chiếm 12%. Sản lượng dầu thônăm 1999 đạt
trên 15 triệu tấn, xuất khẩu thu được 1,9 tỷ USD, đóng góp khởng 16,5% cho
giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm tới nguồn tài
nguyên này đang gia tăng, đặc biệt là khí, tạo điều kiện cho việc phát triển các
ngành công nghiệp chế biến đi theo, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất
trong nước và xuất khẩu . Đặc biệt chương trình phát triển đồng bộ từ khai
thác, vận chuyển đến chế biến khí đang mở ra triển vộng phát triển của nhiều
vùng, đặc biệt là một số địa điểm củ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như :
Cà Mau, Sóc Trăng,…
Bảng 8- Một số sản phẩm công nghiệp khai thác.
STT Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1999
1 Dầu thô Tr. Tấn 2,70 7,60 15,0
2 Khí thiên nhiên Tỷ. M3 - 0,25 1,10
3 Than Tr. Tấn 4,60 8,30 10,0
b. Công nghiệp chế biến và chế tác.
Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tác đã chiếm khoảng
80% trong giá trị sản xuất công nghiệp; đã từng bước đổi mới công gnhệ
trong một số ngành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng mạnh về xuất
khẩu
Bảng 9- Một số sản phẩm công nghiệp chế tác.
STT Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1999
1 Thép cán Ngìn .Tấn 101 470 1223
2 Động cơ diezel Cái 4470 4217 15553
3 Xi măng Tr. Tấn 2,50 5,83 10,38
4 Phân bón hoá Ngìn .Tấn 354 931 1119
học
5 Vải Tr. m 318 263 317
6 Hàng dệt kim Tr. sp 29,0 28,0 29,6
7 Hàng may mặc Tr. sp 125 127 305
8 Giấy Ngìn .Tấn 79 204 338
-Các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ các ngành
nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành công nghiệp chế
biến và chế tác, khoảng 33-34% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Đã tạo ra
nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn và có khả năng cạnh tranh
trên thị trường khu vực và thế giới như : thuỷ hải sản, gạo, cà phê, cao su, hạt
điều, chè, …. Tuy nhiên, công nghiệp mới chỉ làm ở khâu sơ chế ban đẩu,
chủ yếu vẫn là xuất khẩu nguyên liệu. Nguyên liệu nông sản phẩm đưa qua
chế biến còn thấp mới chỉ khảng trên 30%, còn lại vẫn là đưa ra thị trường sản
phẩm tươi sống. Ngành công nghiệp này chưa phát triển mạnh.
- Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công , thu hút nhiều lao
động như ngành công nghiệp dệt may, da giầu chiếm khoảng 13,3% (1999)
trong giá trị sản xuất công nghiệp, đã đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu
lớn . Hai ngành công nghiệp dệt may trong năm 1998 đã dạt goá trị kim ngạch
xuất khẩu khoẩng 1,7 tỷ USD . Nếu tính cả ngành da giầy , giá trị kim ngạch
xuất khẩu gần 3 tỷ USD , đứng thứ hai trong các hàng xuất khẩu, sau xuất
khẩu nông sản.
Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp gia công xuất khẩu này
đã phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc lam cho xã hội và phân bố trên
nhiều địa phương cả thành thị và một số vùng nông thôn . Tuy nhiên, hiện nay
chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng gia công đặt hàng, giấ trị gia tăng thấp. Mối
liên kết trong ngành còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ yếu kém
dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu, trình độ tiếp cận thị trường yếu kém ,
vẫn dựa vào đối tác gia công. Môi trường đầu tư cũng như môi trường kinh
doanh cũng còn nhiều bất cập , chưa tạo động lực cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và khu vực tư nhân phát triển.
- Ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp điện tử và công nghệ thông
tin là những ngành có công nghệ cao, đồng thời cũng thu hút nhiều lao động ,
đặc biệt những lao động có kỹ năng . Trong những năm vừa qua đã phát triển
công nghiệp lắp ráp như lắp ráp ô tô, xe máy và điện tử tiêu dùng. Đây cũng
là những ngành công nghiệp thu hút nhân công với trình độ kỹ thuật cao hơn.
Tuy nhiên mới đang trong giai đoạn đầu, chưa tạo được cơ sở sản xuất linh
kiện, phụ tụng trong nước gắn với công nghiệp lắp ráp, hình thành mạng lưới
các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với ngững công ty lắp ráp quy mô lớn, do
đó hiệu quả chưa cao, chưa thiết lập được sự phân công lao động nhầm phát
triển bền vững , nâng cao được khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
-Các ngành công nghiệp có công nghệ cao đang hình thành theo hướng
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ những ngành công nghiệp thu hút nhiều
lao động gới công nghệ cao . Đó là các ngành công nghiệp điện tử và công
nghệ thông tin, khởi đầu từ việc lắp ráp đã thu hút đầu tư một số cơ sở sản
xuất linh kiện và thiết bị như sản xuất mạch in, bóng hình , tổng đài số …
Công nghiệp phần mềm cũng bước đầ phát triển, trước hết là những phần
mềm ứng dụng. Chương trình công nghệ thông tin đã triển khai trên toàn
quốc, ttrước hết trong hệ thống quản lý, kế toán. Hiện nay đang triển khai xây
dựng các khu công nghệ cao trên 2 miền Nam - Bắc , nhằm gắn kết nghiên
cứu triển khai với sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng.
c. Các ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện , nước.
Nhóm này được xem là cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, do đó
được chú trọng đầu tư phát triển . Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua đã
đạt bình quân khảng 13,7% năm. Về điện đã phát triển nguồn kết hợp thuỷ
điện với nhiệt điện, đặc biệt sử dụng nguồn khí đốt, đến nay đã đạt sản lượng
23,8 tỷ kwh(năm 1999). Về lưới điện cũng được đầu tư đảm bảo cung cấp
điện cho nhiều vùng kinh tế quan trọng và lưới điện nông thôn, một số vùng
sâu vùng xa. Nguồn nước cũng được đầu tư tăng lượng nước cung cấp cho
các đô thịi, cho các khu công nghiệp.
Kết luận về tình hình phát triển chung.
Phát triển công nghiệp trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu và
đã đóng gốp lứon cho tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung vẫn
đang ở điểm xuất phát thấp , sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém,
nhiều thách thức trong việc gia nhậptt khu vực và thế giới trong môi trường tự
do hoá.
1.3. Thực trạng cơ cấu công nghiệp .
a. Về cơ cấu ngành .
Một số ngành công nghiệp đã được Chính phủ tập trung phát triển bằng
các chính sách ưu đãi. Trong đó trước hết là dầu khí, điện lực, khai thác than,
thép, vật liệu xây dựng, hoá chất. Những ngành này được sắp xếp trong các
Tổng công ty mạnh (Tổng công ty 91), được ưu tiên vốn, bảo hộ trong nước,
được ưu tiên huy động các nguồn vốn từ bên ngoài.
Một số ngành khác được xác định chính sách ưu tiên cho xuất khẩu,
trong đó phải kể đến công nghiệp da giầy , dệt may, chế biến nông lâm hải
sản, thu lại các khởn ngoại tệ đáng kể.
Nhiều ngànhcn mới xuất hiện như ô tô , xe máy, sản xuất hàng điện tử,
linh kiện cho điện tử và công nghiệp khai thác đã thúc đẩy xuất hiện các
ngành dịch vụ phát triển mạnh. Có thể nói sự xuất hiện hàng loạt ngành công
nghiệp nhờ quá trình đầu tư và chuyển giao công gnhệ từ các nước phát triển
đã tạo dựng cho Việt Nam một cơ cấu công nghiệp khác trước. Sự phát triển
của các ngành công nghiệp được biểu hiện như sau :
Bảng 10- Tỷ trọng các ngành công nghiệp trong tổng GDP công nghiệp.
Đơn vị : %
Ngành công nghiệp 1991 1995 2000
Chung cho toàn ngành 100 100 100
Trong đó: - Khai thác 15.1 13.5 13.41
- Chế biến 77.42 80.5 80.55
- Điện , nước 7.53 6.0 6.04
- Công nghiệp khai thác có xu hướng giảm tương đối trong cơ cấu công
nghiệp là do công nghiệp chế biến tăng nhanh hơn cùng thời kỳ. Trong công
nghiệp khai thác, đáng chú ý là ngành khai thác dầu mỏ. Triển mọng của
ngành này sẽ tăng nhanh trong những năm tới, tạo cơ sở cho sự phát triển các
ngành công nghiệp khai thác như điện hoá chất, phân bón.
- Cơ cấu trên cho thấy công nghiệp chế biến đóng vai trò rất quan trọng
trong hệ thống công nghiệp Việt Nam. Ngành này bao gồm:
+ Nhóm ngành sử dụng nguyên liệu từ nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ
lệ cao nhất (trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp năm1998). Tiếp đến là một
số sản phẩm khác như gạo, cà phê, chè,… Tuy nhiên, sản phẩm của nhóm
ngàng này phần lớn chỉ ở khâu sơ chế. Tỷ trọng nguyên liệu nông sản chế
biến sâu cồn thấp, khoảng 30%.
+ Nhóm ngành sử dụng nhiều nhân công như dệt may, da giầy, chế biến
thực phẩm,… chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp. Nổi bật là nhám
dệt may và da giầy. Nhóm này phân bố khá rộng rãi, thu hút nhiều lao động
và vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu phát triển theo hướng xuất khẩu và trở
thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất .
+ Nhóm ngành lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử cũng là những ngành sử
dụng nhiều nhân công có kỹ thuật cao. Tuy vậy, nhóm này chưa tạo rađược sự
gắn kết giữa lắp ráp với chế tạo linh kiện, phụ tùng và có thể tham gia vào
mạng lưới sản xuất trong khu vực.
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước chiếm khoảng 6% giá
trị sản lượng công nghiệp. Những năm gần đây Nhà nước đã chú trọng đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước đảm bảo mở rộng phạm vi cung cấp điện
nước tới các vùng của đất nước.
b. Về cơ cấu theo vùng lãnh thổ.
Bảng 11- Cơ cấu giá trị công nghiệp theo vùng
Đơn vị : %
1995 1996 1997 1998 1999
Cả nước 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Đồng bằng Sông Hồng 17.0 16.9 17.5 17.7 17.5
Đông Bắc 6.7 6.6 6.7 7.0 6.9
Tây Bắc 0.3 0.3 03 0.3 0.3
Bắc Trung Bộ 3.6 3.4 3.3 3.2 3.1
Duyên hải Nam trung Bộ 4.8 4.7 4.8 4.8 4.7
Tây Nguyên 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6
Đông Nam Bộ 50.0 51.0 50.8 50.9 51.8
Đồng bằng SCL 11.8 11.1 10.6 10.2 9.5
Không phân tỉnh 5.2 5.4 5.4 5.4 5.4
Nhìn chung cơ cấu vùng còn mất cân đối, nhất là 4 vùng: Tây Bắc,
Duyên hải Nam trung Bộ,Tây Nguyên, và Đồng bằng SCL. Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào các vùng sâu vùng xa. Tuy
nhiên do cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn bất cập nên cơ cấu theo vùng vẫn chưa
dược cải thiện nhiều. Một số vùng phát triển được các khu công nghiệp chủ
yếu vẫn dựa vào các lợi thế về tài nguyên hoặc thu hút được đầu tư nhờ nguồn
lao động phổ thông trẻ .
Các số liệu về cơ cấu công nghiệp theo vùng cho thấy chỉ có 2 vùng tập
trung phát triển mạnh chiếm tới trên 70% gía trị công nghiệp. Đặc biệt các
tỉnh Đông nam Bộ đã chiếm tới trên 50% giá trị toàn ngành trong khi đó xu
hướng tiêps tục tăng làm cho khoảng cách kinh tế- xã hội giữa các vùng càng
xa thêm.
c. Về cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Chính sách mở cửa và tự do kinh tế đã kéo theo sự thay đổi rõ nét cơ
cấu các thành phần kinh tế. Để thích ứng với cơ chế mới, bước vào thời kỳ
1991-1996 khu vực doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại nhiều lần.
Điều đáng chú ý là việc hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn
dưới dạng các tổng công ty theo quyết định 90, 91/Chính phủ ngày 07 tháng
03 năm 1994. Theo đó , số doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước từ 2.782
doanh nghiệp năm 1991 xuống còn 2.010 năm 1996 , số lượng các hợp tác
xsx tiểu thủ công nghiệp từ 32.034 năm 1998 xuống còn 5.723 cơ sở năm
1992 và 1.729 naưm 1995.
Các biện pháp khuyến khích khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài phát triển đã và đang phát huy hiệu quả. Số doanh
nghiệp tư nhân sản xuất công nghiệp tăng từ 770 năm 1990 lên 959 năm 1991
và 5.152 năm 1995 . Đến 1996 có gần 8.000 công ty TNHH , 200 công ty cổ
phần với số vốn hoạt động trên 10.000 tỷ đồng . Đồng thời, từ khi có luật đầu
tư nước ngoài, loại hình doanh nghiệp này cũng tăng nhanh ửo Việt Nam.
Sự biến đổi cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện rõ nét ở sự thay đổi tỷ trọng
các thành phần trong cơ câú giá trị sản lượng ngành công nghiệp. Trong 10
năm 1990-2000 , tỷ trọng của công nghiệp Nhà nước trong giá trị sản lượng
ngành công nghiệp liên tục giảm xuống.
Sau khi có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân , các loại hình
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh ,
giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 1989 giảm 4,33%, năm
1990 giảm 0,7% , nhưng đến 1991 tăng trở lại ở mức 7,48% và năm 1995
tăng 16,88%. Trong thời kỳ này kinh tế tập thể của thời bao cấp cũ giảm bình
quân 28,79% năm, trong khi đó kinh tế tư nhân và cá thể tăng bình quân lần
lượt là 47,8% và 12,13%. Mặc dù vậy , tỷ trọng sản xuất công nghiệp ngoài
quốc doanh trong nước giảm mạnh từ 31,13% năm 1990 xuống còn 22% năm
1998 và 20,42% năm 2000 .Như vậy, công nghiệp ngoài quốc doanh có tăng
nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với bình quân toàn ngành nên tỷ trọng trong
toàn ngành vẫn giảm. Điều đó cho thấy các chính sách hỗ trợ vẫn chưa đủ
mạnh để thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh công nghiệp.
Trong khoảng 10 năm 1990-2000, tốc độ phát triển công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tăng 22,28%. Tỷ trọng công nghiệp từ nguồn FDI tăng từ
gần 10% năm 1990 lên 31,82% năm 1998 và tốc độ tăng năm 2000 là
35,85%, làm cho tỷ trọng công nghiệp trong nước giảm từ hơn 90% năm 1990
xuống còn khoảng 64% năm 2000.
Bảng 12 – Tỷ trọng công nghiệp theo thành phần kinh tế
Đơn vị : %
Thành phần kinh tế 1990 1995 1998 2000
Doanh nghiệp Nhà nước 58.8 50.29 46.18 43.72
Ngoài quốc doanh 31.13 24.62 22.00 20.42
Doanh nghiệp vốn đầu
tư nước ngoài.
9.99 25.09 31.82 35.85
1.4. Thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng xuất khẩu
trong tiến trình phát triển công nghiệp
Đẩy mạnh công nghiệp theo hướng xuất khẩu là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX. Để có sự
đánh giá chuyển dịch tính tích cực về chính sách công nghiệp theo hướng xuất
khẩu, có thể xem xét biểu số liệu sau :
Bảng 13 – Tình hình xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu qua các năm.
Đơn vị : Tr.USD
Stt Sản phẩm 92 93 94 95 96 97 98 99 2000
1 Dầu thô 806 844 867 1033 1346 1432 1250 1675 2000
2 Dệt may 221 335 554 847 1150 1349 1350 1500 1800
3 Giầy dép 16,8 68 115 280 530 965 960 1100 1500
4 Điện tử 0 0 0 20 100 450 480 650 750
5 Than 62 52 75 89 114 110 100 100 100
Các sản phẩm tham gia xuất khẩu trước năm 1992 chỉ có hàng dệt may,
giầy dép và dầu thô với trị giá chừng 750 Tr.USD, nhưng từ sau đó, nhờ đầu
tư đổi mới công nghệ, đến năm 1995, danh mục hàng xuất khẩu tăng rõ rệt.
Đến 1998, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 6 lần so 1992, đạt 4,5 tỷ
USD.Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, tỷ lệ nội địa hoá hàng xuất khẩu còn
thấp, giá trị xuất khẩu tăng nhanhở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu
năm 1991 mưói dạt 52 Tr.USD thì 1995 đã đạt 440 Tr.USD và năm 1998 là
hơn 2 tỷ USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm đó.
Để thực hiện hướng mạnh vào xuất khẩu, Nhà nước Việt Nam đã có
nhiều chủ trương chính sách, đặc biệt là xây dựng các KCN, KCX . Năm
1991 KCX đầu tiên ở Việt Nam ra đới, năm 1994 ra đời KCN đầu tiên . Đến
năm 1998 đã có quy hoạch của 67 KCN và KCX được phê duyệt. Trong số 58
KCN đã thành lập, trừ KCN Dung Quất và Hoà Lạc , có 38 khu ở miền Nam,
13 khu ở miền Bắc và 7 khu ở miền Trung, chỉ có 16 khu được đầu tư cơ sở
hạ tầng mới, 35 khu đã có dự án FDI đầu tư, hiệu quả sử dụng đất là 21,7%
diện tích đất được cho thuê.
Tính đến năm 1998 có 450 dự án được cấp giấy phép nẳmtong các
KCN, với tổng số vốn đăng ký là 6.023.000.000.USD và diện tích triển khai
các dự án là 1.557 ha so vơí tổng diện tích 6.983 ha đã đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất ở các KCN còn thấp, do thành lập quá
nhiều và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm
giảm tốc độ đầu tư , nhưng các KCN đã có mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư,
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, góp phần đáng kể cho nền kinh tế đất nước.
Các KCN, KCX đã thu hút trên 100.00 lao động, đóng góp 11% giá trị xuất
khẩu của cả nước.
2. Những tồn tại trong sự phát triển công nghiệp và chính sách công
nghiệp giai đoạn (1990-2000).
2.1. Đánh giá tổng quát thực trạng hệ thống công nghiệp.
a. Công nghệ lạc hậu, không sử dụng hết công suất thiết bị, năng suất thấp.
Các doanh nghiệp công nghiệp nhìn chung có trình độ công nghệ lạc hậu từ
hai đến ba thế hệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm từ 60-7-%, ở
vào mức trung bình yếu so với các nước đang phát triển.
Tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 7-
8% năm. Khả năng chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều.
Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Nghiên cứu triển
khai chưa gắn với sản xuất. Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát
triển. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một số ngành không sử dụng hết công suất thiết bị do thiếu nguyên liệu
hoặc do tiêu thụ khó khăn. Việc sắp xếp lại sản xuất tiến hành chậm, chưa xử
lý dứt điểm tình trạng xí nghiệp làm ăn thua lỗ trong các doanh nghiệp Nhà
nước.Những liên kết trong một cơ cấu công nghiệp có hiệu quả chưa được
hình thành, còn thiếu các ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp chế tạo
nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp cơ khí và điện tử còn nhỏ bé
chưa làm được vai trò thúc đẩy trong nền kinh tế. Cơ cấu công nghiệp theo
hướng xuất khẩu mới hình thành bước đầu , chưa đúng với ý ngiã của nó và
thực chất mới chỉ làm mhiệm vụ thay thế nhập khẩu. Những ngành công
nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu là công nghiệp khai
thác tài nguyên .
Tỷ trọng giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến còn thấp (trên dưới
20%).Mức tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm còn cao (từ 1,2-1,5
lần).Sản phẩm đơn điệu, chất lượng kém, không ổn định, chi phí cao nên khả
năng cạnh tranh kém, nhiều sản phẩm có nguy cơ mất thị trường trong nước
như xe đạp, quạt điện, động cơ diezel.
Kết cục của tình trạng trên làm cho năng suất lao động trong công
nghiệp vẫn là rất thấp kém. Nếu so với Philipin là nước có năng suất thấp nhất
trong 6 nước ASEAN thì năng suất công nghiệp của họ vânx cao hơn Việt
Nam từ 3-4 lần .
Năng suất lao động công nghiệp – Năm 1996(USD/năm/người)
Philipin 3.500-4.000
Singapo 24.000-25.000
Việt Nam 1.300
b. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp, thị trường tiêu
thụ còn khó khăn ngay cả ở trong nước .
Hiện nay, đánh giá về khả ngăng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp
có thể chia thành 3 nhóm chính :
- Nhóm hàng có khả năng cạnh tranh. Gồm các sản phẩm da giầy, sản
xuất vật liệu phi kim loại và chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn hoá. nhìn chung,
đây là những hàng hoá sử dụng nhiều lao động, đầu tư nước ngoài và năng lực
sản xuất trong nước đang tăng lên nhanh chóng .
- Nhóm hàng có khả năng cạnh tranh trung bình. Nhóm này gồm các
sản phẩm dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, điện tử tin học, hoá chất, công
nghiệp sản xuất giấy, sứ và thuỷ tinhm nước giải khát, bia và nước ngọt, sản
xuất sữa, chế biến dầu thực vật, khai thác và chế biến khoáng sản. Nhìn
chung, nếu đước bảo hộ, nhóm hàng này sẽ nâng được sức cạnh tranh trong
tương lai.
- Nhóm hàng có năng lực cạnh tranh thấp là sản xuất thép.
Mhư vậy, những sản phẩm công nghiệp của Việt Nam có năng lực
cạnh tranh còn ít. Phần lớn là những sản phẩm có khả năng nếu được bảo hộ.
Vấn đề này đặt ra cho chính sách bảo hộ cho công nghiệp Việt Nam như
thế nào trong điều kiện hội nhập.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa qua Nhà nước tập trung thí điểm
mô hình tổng công ty 90, 91. Giải pháp đó đã góp phần làm tăng năng lực sản
xuất kinh doanh cho một số ngành quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp
trong nước có thể tham gia và thắng thầu ở một số công trình đấu thầu quốc
tế. Tuy nhien, việc hình thành theo giải pháp ”cú huých từ bên ngoài” lại ồ ạt
nên nhiều tổng công ty thực chất chỉ là sự cộng gộp giản đơn từ nhiều doanh
nghiệp nhỏ lại mà chưa có được mô hình tổ chức quản lý phù hợp và hiệu
quả. Các quan hệ tài chính và thị trường chưa được thiết chế khoa học dẫn
đến ỷ lại, thụ động, thậm chí là không gắn bó với nhau trong kinh doanh .
Do khả năng cạnh tranh hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm công
nghiệp ngay ở trong nước cũng gặp khó khăn. Giai đoạn 1991 đến 1995 thị
trường trong nước tăng mạnh do quá trình chuyển từ tiết kiệm sang tiêu dùng
của dân cư. Sức mua đó giảm mạnh vào giai đoạn 1996-2000. Mặt khác,
tháp phân bố nhu cầu ở Việt Nam là khá nhọn, bởi thế sức mua tổng thể thấp.
Trong khi đó, các nhà sản xuất lại kém nhạy cảm với thị trường. Quá trình đổi
mới công nghệ vốn rất hạn chế lại mới chỉ dừng lại ở nỗ lực thay đổi tính hữu
dụng đặc trưng của sản phẩm nên các yếu tố phát triển và giá trị tăng thêm
của sản phẩm là ít, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường .
Thời kỳ 1991-2000, một số ngành công nghiệp tiêu dùng không được
chú trọng đầu tư , gỏ ngỏ cho các nhf cạnh tranh cước ngoài thâm nhập thị
trường . Đa số các sản phẩm hiện diện trên thị trường đèu không thuộc nhóm
dẫn đầu, nhóm có sức mua lớn với giá mua cao, mà chỉ ở nhóm có mức giá
trung bình và thấp. ở mức này hàng hoá nhập từ Trung Quốc theo con dường
phi mậu dịch trở thành đối thủ không cân sức.
c. Nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài , nguồn trong
nước chưa được khai thác hiệu quả .
Việc xuất hiên nhiều ngành kỹ thuật mới hòi hỏi ;hải có hệ thống nguồn
nguyên liệu đầu vào thích hợp, tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên các cơ sở
nguyên liệu chưa đươc xây dựng. Do đó hầu hết nguyên liệu phải ngập ngoại
với giá đầu vào cao nên trong nhiều trường hợp thực cháat chỉ là gia công cho
các tổ chức kinh doanh nước ngoài với tiền công thấp mà thôi. ậ đây cơ cấu
giữa công nghiệp chế biến với công nghiệp đầu vào còn chưa hợp lý.
d. Sự phối hợp hệ thống quản lý công nghiệp còn thiếu đồng bộ
Vấn đề lớn của hệ thống công nghiệp đang bộc lộ là cơ chế chủ quản
doanh nghiệp chưa rõ ràng. Tiết chế gắn quản lý theo ngành và theo địa
phương vùng lãnh thổ đang làm cho hệ thống quản lý bị chồng chéo, đồng
thời việc hình thành các tổng công ty mạnh lại làm xuất hiện các đầu mối chủ
quản mới. Một số doanh nghiệp trong các tổng công ty 91 không còn thuộc bộ
quản lý ngành và trên thực tế không rõ ai là đại diện chủ sở hữu đích thực.
Trong khi đó sự phối hợp giữa các bộ chưa chặt chẽ.
2.2. Đánh giá về chính sách công nghiệp
a. Về chính sách cơ cấu công nghiệp .
- Có thể nói, cơ cấu ngàng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp Việt Nam
đến nay là bất hợp lý. Sự không hợp lý ở đây thể hiện trên 2 mặt. Một mặt, là
sự phát triển quá dàn trải trên mọi ngành kinh tế – kỹ thuật, mội ngành công
nghiệp đều có ở Việt Nam nhưng lại không có một ngành nào trở thành thế
mạnh để tạo được hình ảnh trên thương trưởng, ngay cả ở thị trường trong
nước. Mặt khác, các ngành công nghiệp nặng lậi tập trung phát triển quá khả
năng và không còn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế đã gây nên sự lãng
phí về nguồn lực. Có thể đánh giá chung đây là một cơ cấu công nghiệp dàn
trải, thiếu mũi nhọn và kém hiệu quả.
- Cơ cấu quy mô.
Công nghiệp Việt Nam không có các cơ sở có quy mô lớn mà chủ yếu
ở dạng quy mô vừa, do một thời gian dài Việt Nam chỉ phát triển công nghiệp
quốc doanh . Kể từ khi đổi mới, vắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ của
tư nhân và cơ cấu quy mô thay đổi khá rõ nét theo hướng tăng cacs doanh
nghiệp nhỏ. Do đó , cần thiết phải có chính sách phát triển mạnh doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển mạnh công nghiệp ở các vùng nông thôn, miền
núi đểthúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, tạo sự
phát triển cân đối cơ cấu vùng. Đây là hướng lâu dài để giải quyết các vấn đề
ô nhiễm môi trường, vấn đề đô thị hoá và sự quá tải của các thành phố lớn.
- Cơ cấu sở hữu công nghiệp
Tong suốt thời gian dài phủ nhận sở hữu tư nhân dẫn đến các nguồn
lực tư nhân không được huy dộng vào sản xuất công nghiệp. Kể từ khi có
chính sách đổi mới, cơ cấu này đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các
chính sách hỗ trợ chưa kịp thời và đồng bộ nên khu vực tư nhân còn rất hạn
chế. Khu vực này cần được đặc biệt khuyến khích phát triển mới có thể nhanh
chóng tham gia giải quyết các vấn đề việc làm cũng như tạo nên sức sản xuất
và tiêu dùng trong nền kinh tế .
- Cơ cấu tổ chức cơ sở công nghiệp .
Nền kinh tế tập trung đã tạo ra một tâm lý “tự chủ” thái quá dẫn đến
các doanh nghiệp có xu hướng được tổ chức theo kiểu “khép kín”. Kiểu cơ
cấu này làm cho doanh nghiệp lớn mà không mạnh, chậm có cơ hội đầu tư đổi
mới, tính chuyên môn hoá bị gi phạm và cuối cùng là chất lượng thấp.
Sự đánh giá này là rất cần thiết để có thể hoàn chỉnh một chính sách
phát triển công nghiệp trong tương lai, bởi vì tư duy kiểu “khứp kín” quá trình
sản xuất công nghiệp trong một doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến.
b. Về chính sách lựa chọn sản phẩm trong phát triển công nghiệp.
Thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế tự lập tự cường, trong
suốt một thời gian dài chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được
coi như nền tảng của chính sách công nghiệp. Đặc biệt chính sách ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng lại được phát động trong hoàn cảnh nền kinh tế khan
hiếm các nguồn lực. Chính sách này làm cho đầu tư tập trung vào các ngành
mà quá trình sinh lợi chậm, hơn thế nữa, khan hiếm các nguồn lực thì công
nghệ của nó ở mức độ thấp, thiếu đồng bộ và kết quả là nền kinh tế được
trang bị các tư liệu sản xuất có trình độ kỹ thuật thấp kém. Điều đó tất yếu
dẫn đến tình trạng là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra các sản phẩm
chất lượng thấp, không thực hiện được ngay cả chính sách thay thế nhập
khẩu.
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh đầu tư để phát triển khu vực công
nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, dịch vụ công nghiệp để nhanh chóng thúc
đẩy sự phát triển thị trường.
c. Về các chủ thể quyết định cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam.
Qua thăm dò ý kiến chuyên gia thì 85% cho rằng Chính phủ giữ vai trò
quyết định sau đó là người gỏ gốn, các tổ chức và cá nhân nước ngoài và cuối
cùng đến các hiệp hội ngành. Điều này phản ánh trong phát triển công nghiệp,
thương mại của Việt Nam hiện nay, khu vực Nhà nước vẫn đóng vai trò chi
phối.
Đúng là Chính phủ là người đóng vai trò quyết định nhất trong việc
hoạch định chính sách công nghiệp. Song trong sự phát triển của bản thân
ngành công nghiệp thì loại hình doanh nghiệp nào đóng vai trò quan trọng
nhất ?
Thực tiễn hoạt động của công nghiệp Việt Nam trong những năm qua
cho thấy, trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của
Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư cước ngoài tại Việt Nam là các
loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thu hút lao động
làm việc nhiều hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp
công nghiệp Nhà nước. Trong khi đó môi trường chính sách và luật pháp cho
sự phát triển của khu vực ngoài quốc doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách
phát triển công nghiệp Việt Nam phải tính toán đến vấn đề này.
e. Về lựa chọn bạn hàng thương mại với các nước
Trong suốt thời gian dài, quan hệ thương mại Việt Nam gắn liền với
một khu vực duy nhất dẫn đến sự lệ thuộc vào khu vực này. Chính sách ưu
tiên thương mại với một khu vực đã vô hình chung đi ngược lại mong muốn
phát triển tự chủ, không những thế, sự yếu kém của khu vực truyền thống
trước đây (Liên xô và các nước ĐôngÂu) đã làm cho sản phẩm hàng hoá
chậm đổi mới theo yêu cầu của tiêu dùng, ít khả năng tham gia các khu vực
thị trường khác. Chính vì vậy, đẩy mạnh thương mại đa phương như là một
phương thức hữu hiệu để phát triển công nghiệp.
f. Về các chính sách và công cụ hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Hệ thống công nghiệp không thể vận hành tốt nếu thiếu hệ thống đồng
bộ các chính sách hỗ trợ. Đây thực sự đang là vấn đề rất cần được nghiên cứu
tháo gỡ để thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Hiện nay, những chính sách này của Việt Nam đang trong quá trình
chuyển đổi, cải cách bước đầu để phù hợp với điều kiện đổi mới nền kinh tế,
chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Một số chính sách
đang được quan tâm đó là :
- Chính sách vốn.
- Chính sách công nghệ.
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực.
- Chính sách thuế quan.
3. Các giải pháp của Chính phủ đã thực hiện để phát triển công nghiệp .
3.1. Điều chỉnh thể chế- chính sách kinh tế vĩ mô.
Giai đoạn vừa qua, trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội10 năm 1991-2000, Chính phủ đã thực hiện một loạt những biên
pháp điều chỉnh thể chế kinh tế và các chính sách kinh tế vĩ mô. Những cải
cachs đó đã tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của toàn nền kinh tế cũng
như cho sự phát triển của công nghiệp. Thể chế chính sách kinh tế được điều
chỉnh theo những hướng cơ bản sau :
- Khẳng định và hình thành thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một quyết định tạo ra sự
chuyển biến lớn trong toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội .
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Giải pháp chính sách này đã mở rộng điều kiện huy đông các nguồn lực phát
triển, phát huy nội lực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó dặc biệt
là các doanh nghiệp công nghiệp có sơ hội phát triển.
- Tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, đảm bảo cho các
hoạt động kinh tế.
3.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư.
Chính phủ đã triển khai nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo
hướng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cjả khu vực công nghiệp và dịch vụ.,
trên giác độ tổng thể nền kinh tế quốc dân. Riêng đối với công nghiệp các
chính sách được hướng vào sự phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng
phát triển, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, giải quyết nhiều lao động,
mở rộng thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp tạo đà cho sự phát triển của
công nghiệp. Có thể nói cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu công nghiệp được
điều chỉnh theo hướng hướng mạnh về xuất khẩu, đa phương hoá trong các
hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh công nghiệp nói riêng.
3.3. Tăng cường cơ sở luật pháp, đảm bảo kiệu lực của pháp luật.
- Xây dựng và hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý, ban hành các
luật, pháp lệnh (Luật doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư nước ngoài,…).
- Tiến hành cải cách hành chính theo hướng hoàn thiện các thủ tục hành
chính, nâng cao năng lực cán bộ, công chức bộ máy quản lý Nhà nước đảm
bảo thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như
chính sách phát triển công nghiệp.
3.4. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
Một trong những vấn đề quan trọng Chính phủ đã và đang làm để nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp Việt Nam là cơ cấu lại và đổi
mới doanh nghiệp Nhà nước. Khu vực này hiện nay đang nắm giữ phần lớn
tài sản, lao động kỹ thuật của ngành công nghiệp quốc goa, giữ vai trò chủ
đạo trong các thành phần kinh tế. Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước nói chung
và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng nhằm tăng tính tự chủ của doanh
nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN (2001-2020)
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.
1. Xu hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong những
năm tới.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá để đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp. Công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mới.
Có 3 vấn đề đối với Việt Nam trong quá trình phát triển nền công nghiệp của
mình.
- Một là, quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở Việt Nam diễn ra
trong bối cảnh sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và thế giới bước
vào thời kỳ kinh tế tri thức, trong đó có nhiều nước trên thế giới đã trở thành
nước công nghiệp phát triển,nhiều cước đi vào giai đoạn hậu công nghiệp.
Chính điều này vừa tạo ra cơ hội cho nước ta có thể tiếp thu được những
thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhất của thế giới để đi
nhanh, phát triển rút ngắn, nhưng cũng tạo ra thách thức, nguy cơ cho sự tụt
hậu, nếu ta không tận dụng dược những thành tựu khoa học hiện đại đó.
- Hai là, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhậpkt thế giới và khu
vực đã tạo nên một mặtbằng về cơ hội đẩu tư, thương mại và chuyển giao
công nghệ giữa các nước, đồng thời cũng là một thách thức đối với các nước.
Cơ hội mới cho Việt Nam là có thể tranh thủ được cốn, khoa học công ngệ
hiện đại, kinh nghiệm quản lý các nước đi trước. Song những thách thức đặt
ra cũng rất lớn. Bởi lẽ, hội nhạp quốc tế là quá trình đòi hỏi Việt Nam phải
loại bỏ dần các hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc
tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước từ mức thấp đến mức cao.
Chẳng hạn theo cam kết đến 2006 để tham gia vào AFTA, Việt Nam phải
chấp nhận các mức thuế quan từ 0% đến 5% cho hàng hoá của các nước nhập
vào Việt Nam, đồng thời, hàng hoá của Việt Nam cũng được hưởng những
quy định như vậy khi xuất khẩu vào các nước thành viền trong khối. Trong
bối cảnh trình độ sx, kinh doanh của Việt Nam còn thấp, phải dựa vào sj bảo
hộ của hàng rào thuế quan để tồn tại thì những quy định đó là sự thách thức
rất lớn đối ới các doanh nghiệp Việt Nam.
- Ba là, Việt Nam đẩy mạnh jpt công nghiệp trong điều kiện về cơ bản
vẫn còn là một nước công nghiệp lạc hậu. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ III, Việt Nam đã coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, Đảng cộng sản Việt Nam chủ
trương để ccn hoá cần ưu tiên jpt công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ
sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng và
xuất khẩu. Đến Đại hội VIII, Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh để công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Với đường lối công nghiệp hoá đó, 40 năm qua Việt Nam đã có đươc
một số thành tựu nhất định trong phát triển công nghiệp, tạo lâpj được một số
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Chính vì vậy việc đẩy mạnh công
nghiệp hoá của Việt Nam ở giai đoạn hiện nay hông phải là từ chỗ chưa có gì,
từ số không để đi lên. Tuy nhiên, thức tế chỉ ta là, qua 40 năm, những bước
tiến về sự phát triển công nghiệp cồn rất chậm, sự thành công của chính sách
phát triển công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Xuất thân từ một nước nông
nghiệp, sau 40 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến nay 76% dân
số Việt Nam vẫn sống trong nông thôn, vẫn là người nông dân sản xuất nhỏ,
tự cấp tự túc. Trên pjhạm vi quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước kém phát
triển.
2. Mô hình chính sách công nghiệp Việt Nam đến 2020.
2.1.Mục tiêu và định hướng chung của chính sách công nghiệp thương mại
là đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào naưm
2020.
Đây là mục tiêu do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt
Nam làn thứ VIII đặt ra và sẽ được khẳng định tiếp tục trong Đại hội IX. Để
trở thành một nước công nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế
là tập trung chuyển dịch được cơ cấu ngành kinh tế theo hướng taưng nhanh
tỷ trọng công nghiệp kể cả về giá trị và về lao động.
Theo cách phân loại hiện nay của thế giới, nước công nghiệp là nước có
tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% trong giá trị g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 2020.pdf