Luận văn Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định

Tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG CHUYÊN NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Các phương pháp nghiên cứu 3 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 10 1.2.1. Một số khái niện cơ bản 10 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh 16 1.2.3. Xu hướng GDSKSS VTN của một số nước trên thế giới và chiến lược quốc gia về GDSKSS VTN ở Việt Nam. 19 1.2.4 GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 22 Chương 2 THỰC TR...

pdf124 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG CHUYÊN NGÀNH : GIÁO DỤC HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ THÁI NGUYÊN – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Các phương pháp nghiên cứu 3 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 10 1.2.1. Một số khái niện cơ bản 10 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh 16 1.2.3. Xu hướng GDSKSS VTN của một số nước trên thế giới và chiến lược quốc gia về GDSKSS VTN ở Việt Nam. 19 1.2.4 GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 22 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH HUYỆN GIAO THỦY - TỈNH NAM ĐỊNH 38 2.1. Vài nét khái quát về đối tượng khảo sát 38 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy về một số nội dung cơ bản của SKSS 40 2.3. Thực trạng về nhận thức của cán bộ, giáo viên huyện Giao Thủy về GDSKSS VTN 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.4 Thực trạng GDSKSS VTN ở trường THCS của huyện Giao Thủy 81 Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN CHO HỌC SINH LỚP 9 HUYỆN GIAO THỦY - NAM ĐỊNH 88 3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 88 3.2. Một số biện pháp đề xuất 92 3.3. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 1. KẾT LUẬN CHUNG 100 2. KIẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo - TS. Nông Khánh Bằng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng và trường THCS xã Giao Hà đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên trong luận văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Phương Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Quan hệ tình dục QHTD Sức khỏe sinh sản SKSS Giáo dục sức khỏe sinh sản GDSKSS Vị thành niên VTN Trung học cơ sở THCS Bệnh lây truyền qua đường tình dục BLTQĐTD Sức khỏe sinh sản vị thành niên SKSSVTN Học sinh HS Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL Thứ bậc TB Giáo dục giới tính GDGT Dân số DS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, V.I. Lênin: “Cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng đƣợc coi là cấp bách”. Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do chủ tịch hội đồng bộ trƣởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”. Trong xu thế đổi mới con ngƣời Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vấn đề con ngƣời là một trong những vấn đề luôn đƣợc xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi thời đại. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nƣớc ta, việc coi trọng chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời Việt Nam đã và đang trở thành mục tiêu, động lực của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Xã hội phát triển kéo theo các mặt khác của xã hội cúng phát triển, đặc biệt là nền văn hóa, nhất là đang trong quá trình hội nhập. Nền văn hóa tác động nhiều mặt tới sự phát triển của con ngƣời nói chung và học sinh nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực cũng có những ảnh hƣởng tiêu cực, vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm đó là sự du nhập của văn hóa phƣơng Tây đã có ảnh hƣởng tới học sinh THCS - Lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng nhƣ giới tính. Vì vậy vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (GDSKSS VTN) cho học sinh đang đƣợc nghành giáo dục quan tâm. Ở nƣớc ta trẻ VTN (dƣới 18 tuổi) chiếm khoảng 23,8% triệu ngƣời, tức là khoảng 31% dân số. Tuy nhiên thanh thiếu niên Việt Nam đang phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 đối mặt với nhiều thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đƣờng tình dục, nhiễm HIV, ma túy, cờ bạc, rƣợu chè… Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong 3 nƣớc có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN. Chính vì vậy, các em cần đƣợc quan tâm và giáo dục SKSS ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng để tạo nền tảng vững chắc về mọi mặt để các em có dủ hành trang bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam Định” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác này. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục giới tính cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy- Nam Định 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS cho học sinh lớp 9. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy- Nam Định. 4.3. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao chất lƣợng GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định. 5. Giả thuyết khoa học Công tác GDSKSS cho học sinh lớp 9 đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa có hệ thống, chƣa đƣợc tổ chức thực hiện một cách thƣờng xuyên. Nếu đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 xuất đƣợc một số biện pháp mang tính khoa học và thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định. 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp lịch sử. 6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm - Phƣơng pháp điều tra (phiếu anket, trò chuyện…) - Phƣơng pháp khảo nghiệm (lấy ý kiến chuyên gia) 6.3. Nhóm phƣơng pháp xử lý số liệu và phân tích sƣ phạm 7. Phạm vi và giới hạn của đề tài - Đề tài nghiên cứu các biện pháp GDSKSS cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy- Nam Định. - Khảo sát cán bộ, giáo viên và học sinh lớp 9 trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng, trƣờng THCS Giao Hà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vấn đề GD SKSS VTN trên thế giới Vấn đề GDGT nói chung đƣợc nhiều nƣớc ở Châu Âu quan tâm từ rất sớm. Có thể nói rằng Thụy Điển là quốc gia đầu tiên, cái nôi nảy sinh nghiên cứu vấn đề này. Năm 1921 đã coi tình dục là quyền tự do của con ngƣời, là quyền bình đẳng nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của công dân đối với xã hội. Họ đã thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục” ( 1933) với mục tiêu là: - Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính, tình dục. - Sản xuất và buôn bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai. Bộ Giáo dục Thụy Điển đã quyết định đƣa thí điểm GDGT vào nhà trƣờng (1942) và đến năm 1956 thì chính thức dạy phổ cập trong tất cả các loại trƣờng từ tiểu học đến trung học. Hầu hết các nƣớc Đông Âu (Đức, Tiệp, Ba Lan…), Tây Âu, Bắc Âu cũng có những quan điểm xem xét vấn đề GDGT là vấn đề lành mạnh, họ đã tuyên truyền rộng khắp cho mọi ngƣời hiểu rõ những quy luật hoạt động của tình QHTDục và vấn đề này cũng đƣợc đƣa vào QHTDạy ở các trƣờng học theo những vấn đề tự chọn. Ở Châu Á, GDGT bị xem là lĩnh vực cấm kị, do ảnh hƣởng của những quan niệm phong kiến và tôn giáo. Dân số gia tăng quá nhanh, chất lƣợng cuộc sống không đƣợc đảm bảo đã khiến các nƣớc ở Châu Á đã thức tỉnh và nhìn nhận vấn đề một cách thích đáng. Họ đã thống nhất ý kiến về tầm quan trọng và sự cần thiết phải GDGT cho thế hệ trẻ, giúp họ làm chủ quá trình sinh sản của mình một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 GDDS đã đƣợc thực hiện ở một số nƣớc trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, trƣớc năm 1994 chính sách dân số và nội dung GDDS của các nƣớc đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quy mô dân số, di cƣ, chuyên cƣ, KHHGĐ…). Năm 1994, Hội nghị ICPD (Intenation Conference on Population Development) ở Cairo đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia. Tuyên ngôn của ICPD đã kêu gọi các nƣớc đặt vai trò chất lƣợng dân số là ƣu tiên hang đầu, trong đó các vấn đề SKSS , đặc biệt là vấn đề SKSS VTN. Từ đây mục tiêu GDDS của các nƣớc đã thay đổi. Nếu trƣớc năm1994, GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số phát triển thì từ sau năm 1994, GDDS nhấn mạnh tới các nôi dung SKSSVTN nhƣ là một ƣu tiên. GDSKSS và SKSSVTN là những vấn đền mới chính thức đƣợc thừa nhận tại hội nghị quốc tế về “Dân số và phát triển” ở Cairo - Ai Cập (1994). SKSS đƣợc coi là định hƣớng chỉ đạo của hầu hết các chƣơng trình dân số thế giới. Hội nghị này đã thống nhất một chƣơng trình hành động về dân số và phát triển trong 20 năm tới, nó đã đƣa ra một khái niệm chiến lƣợc mới về SKSS, đề ra 15 nguyên tắc khẳng định con ngƣời mới là trung tâm đối với sự phát triển bền vững. Cũng chính tại hội nghị này, một khái niệm mới về SKSS bao GDSKS gồm tất cả các nội dung liên quan tới tình trạng sức khỏe, quá trình sinh sản và chất lƣợng cuộc sống đã đƣợc trình bày cặn kẽ trong chƣơng trình hành động của ICPD. Sau hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới cũng lần lƣợt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSSVTN nhƣ: - Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh ( 1995) - Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague Hà Lan (1999) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - Hội nghị dân số cấp cao của ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng ( ESCAP) và quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Băng Cốc. Đặc biệt thông điệp của Tiến sĩ Nafit Sadik – Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên Hợp quốc đã nêu “Giới trẻ ngày nay có ý thức về SKSS hơn và họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử sự một cách có trách nhiệm, muốn bảo vệ sức khỏe của chính mình và của cả ngƣời mình yêu vì họ biết rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số họ khát khao tìm hiểu, họ muốn có thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục. Họ muốn biết làm thế nào để bản thân họ và ngƣời yêu họ không có thai ngoài ý muốn, tránh đƣợc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục bao gồm cả HIV/AIDS”. Nhân dịp ngày dân số thế giới( 11/7/1998) UNFPA đã gửi thông điệp tới các nƣớc trên thế giới: “Những quan tâm hàng đầu hiện nay đƣợc tập trung vào các vấn đề về SKSSVTN”. Nhƣ vậy, ở hầu hết các nƣớc trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn đề SKSS, coi đó là một vấn đề có tính chiến lƣợc quốc gia. 1.1.2. Vấn đề SKSSVTN ở Việt Nam Do ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến phƣơng Đông trƣớc đây, SKSS ở Việt Nam chỉ đƣợc quan tâm ở khía cạnh đạo đức theo kiểu “GDGT trong thời đại nàng Kiều”, vấn đề thực sự bức xúc, ảnh hƣởng không dám trực tiếp nghiêm cứu, hầu nhƣ mọi ngƣời đều né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong đời sống nhân dân Việt Nam. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ, GDDS cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đảng và nhà nƣớc ta đã coi GDDS là công tác thuộc chiến lƣợc con ngƣời, đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ngày 18/12/1961 trong quyết định 217/TTg của Chính phủ về việc hƣớng dẫn sinh đẻ có kế họach, văn bản đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam về DS - KHHGĐ đã ghi rõ: “Vì sức khỏe của ngƣời mẹ, vì hạnh phúc và sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 hài hòa của gia đình để cho việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe con cái đƣợc tốt hơn, việc sinh đẻ của nhân dân cần đƣợc hƣớng dẫn một cách thích hợp”. Nghị định đầu tiên 216/CP của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề SKSS do thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (đƣợc lấy làm ngày Dân số Việt Nam) có nội dung “Vì sức khỏe ngƣời mẹ, vì hạnh phúc và sự hòa thuận của gia đình để cho việc nuôi dạy con cái đƣợc tốt. Việc sinh đẻ của nhân dân đƣợc quan tâm, hƣớng dẫn một cách thích hợp”. Thủ tƣớng chính phủ ban hành chỉ thị 99/TTG phát động cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, thành lập ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Ngày 24/12/1968 chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã có chỉ thị 176A với nội dung chỉ đạo: “Bộ giáo dục, Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp, tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chƣơng trình chính khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình, về nuôi dạy con cái”. Sau khi nhà nƣớc thống nhất, năm 1976 ngay trong nghị quyết Đaị hội toàn quốc lần thứ IVcủa Đảng đã ghi rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, ra sức phòng và chữa bệnh phụ khoa và các bệnh nghề nghiệp của phụ nữ”. Sau khi có nghị quyết Trung ƣơng IV về chính sách DS - KHHGĐ và chiến lƣợc DS - KHHGĐ đến năm 2000, do đó có sự cộng hƣởng của nhiều yếu tố lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cƣờng kinh phí và đổi mới cơ chế quản lý, củng cố hệ thống tổ chức, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ truyền thông và KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, đoàn thể vì công tác DS - KHHGĐ, sự tham gia của các nghành, các đoàn thể vì công tác DS - KHHGĐ đã có chuyển biến rõ rệt, đạt đƣợc những kết quả rất đáng kích lệ. Kết quả đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện sức khỏe trong đó có SKSS cho các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Năm 1985, Trung ƣơng hội liên hiệp phụ nữ đã triển khai phong trào giáo dục “Ba triệu bà mẹ nuôi con khỏe, dạy con ngoan” trong đó có nội dung GDSKSS ở tuổi dạy thì. Hình thức chủ yếu đƣợc sử dụng là nói chuyện, diễn giảng. Hiệu quả mới chỉ dừng lại ở tính chất phong trào chứ chƣa thể có chất lƣợng sâu sắc đƣợc. Phải chờ tới năm 1998, đƣợc sự tài trợ của quỹ dân số liên hiệp quốc (NFPA), cùng với sự giúp đỡ của kĩ thuật của UNESCO khu vực, do Bộ giáo dục và đào tạo đã giao cho Viện khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của nhiều giáo sƣ, tiến sĩ, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, chƣơng trình thử nghiệm tập trung chủ yếu vào hai chủ điểm về tâm lí giáo dục và sinh học. Lần đầu tiên trong nhà trƣờng phổ thông ở nƣớc ta học sinh đƣợc học một cách có hệ thống về “những điều bí ẩn” của chính mình và mối quan hệ với ngƣời khác giới. Ở nƣớc ta trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 các dự án GDDS đã bắt đầu đƣợc thử nghiệm. Giai đoạn từ 1994 đến 1998 bƣớc đầu đã thể chế hóa GDDS trong nhà trƣờng. Lần đầu tiên GDDS đƣợc đƣa vào chƣơng trình tích hợp GDDS với 5 chủ đề cơ bản: Nhân khẩu học, môi trƣờng, gia đình, giới, dinh dƣỡng. Các nội dung SKSS đã đƣợc chính thức lồng ghép vào nội dung một số môn học từ bậc tiểu học đến trung học và khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm của công tác GDDS phải là GDSKSS cho VTN. Tháng 10 năm 1996 hội thảo vì SKSSVTN đã nhấn mạnh đầu tƣ giải quyết vấn đề SKSSVTN là một yêu cầu quan trọng trong vấn đề phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nội dung GDDS quá thiên về dân số phát triển, chƣa chú trọng tới SKSS nhƣ một mục tiêu ƣu tiên quốc gia. Với sự ra đời của chƣơng trình mới về giáo dục phổ thông cho giai đoạn sau 2000, các dự án GDDS giai đoạn mới đƣợc xây dựng. Mục tiêu GDDS trong giai đoạn này ở các trƣờng phổ thông gồm: Xây dựng chƣơng trình tích hợp GDDS mới phù hợp với trƣơng trình giao dục phổ thông sau năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 2000 trên tinh thần nhấn mạnh tới SKSSVTN; xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo và các tài liệu trực quan; tập huấn giáo viên… song chúng ta vẫn chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình GDDS và SKSS cho THCS mặc dù các mục tiêu cho cấp học này đã đƣợc xác định. Ủy ban phòng chống AIDS đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, hoạt động can thiệp tại cộng đồng, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thức trạng tình hình… nhằm bảo vệ VTN, nâng cao hiểu biết và kỹ năng dự phòng của VTN trƣớc sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. Thông qua các hoạt động đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho VTN. Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em cũng rất quan tâm đến việc GDSKSS cho VTN, trong chiến lƣợc dân số Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, SKSS, KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu vực và từng nhóm đối tƣợng. Chú trọng hình thức tƣ vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và những ngƣời chƣa thành niên”. Năm 2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án “Mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/ KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10 tỉnh thành phố. Năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố. Mục tiêu chính của đề án nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/ KHHGĐ, bao gồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSSVTN. Ngoài ra trong những năm gần đây, có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề SKSS nhƣ: - Dự án VIE/97/P13 của Bộ giáo dục - đào tạo đã sản xuất tài liệu: Phƣơng pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về “SKSS”( 2000); và bộ tài liệu tự học dành cho giáo viên “GDSKSSVTN”(2001). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dƣỡng năng lực GDSKSS VTN đối với các bậc cha mẹ” - Nguyễn Ngọc Thái (2006): “Quản lý GDSKSS cho VTN thông qua mô hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam” - Nguyễn Thị Hải Lý (2008): “Ảnh hƣởng của giáo dục nhà trƣờng tới nhận thức của học sinh THPT về SKSS” 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 1.2.1. Một số khái niện cơ bản 1.2.1.1. Vị thành niên Trong cuộc đời của mỗi con ngƣời (cả nam và nữ) tuổi dậy thì đƣợc coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng nhƣ quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách, khả năng hòa nhập cộng đồng.Giai đoạn này đƣợc thừa nhận là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và ngƣời lớn, giữa tuổi ấu thơ và tuổi trƣởng thành “VTN là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con ngƣời với đặc điểm lơn nhất là sự tăng trƣởng nhanh chóng để đạt tới sự trƣởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội”. Thuật ngữ Adolescent (VTN) đƣợc đƣa vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý học G.Stanlay Hal, dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc tuổi đang trƣởng thành. Theo từ điển Tiếng Việt(NXB KHXH – HN, 1997) thì “VTN là những ngƣời chƣa đến tuổi trƣởng thành để chịu trách nhiệm về những hành động của mình”. Trong các văn bản hiện hành của Nhà nƣớc ta nhƣ bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động có dùng thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” và có quy định rõ hơn về độ tuổi và mức độ mà ngƣời chƣa thành niên phải chịu trách nhiệm đối với từng hành động của mình. Theo tổ chức Y tế thế giới (WTO), VTN là những ngƣời trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Tuổi VTN đƣợc chia thành 3 nhóm tuổi: - VTN sớm từ 10 đến 14 tuổi - VTN trung bình từ 15 đến 17 tuổi - VTN muộn từ 18 đến 19 tuổi Theo ông Phạm Song - Chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam đã khẳng định, không phải là vấn đề phân loại mà là xác định đúng đối tƣợng để tác động thích hợp. Theo ông, quá trình dậy thì của tuổi VTN đƣợc chia làm 3 thời kỳ: - Thời kỳ đầu từ 10 đến 13 tuổi - Thời kỳ giữa từ 14 đến 16 tuổi - Thời kỳ cuối từ 17 đến 21 tuổi Ở mỗi nƣớc khác nhau căn cứ vào những điều kiện của mình mà trong luật hôn nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗi nƣớc. Còn ở Việt Nam hiện nay, tuổi VTN theo quy định của Đoàn thanh niên là từ 15 đến 28 tuổi. Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ thuộc Bộ Y tế thì tuổi VTN đƣợc chia thành 2 nhóm tuổi nhƣ sau: - Nhóm 1 từ 10 – 14 tuổi - Nhóm 2 từ 15 – 19 tuổi Do mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là học sinh THCS (lớp 9) nên tôi nghiên cứu nhóm tuổi từ 14 – 15 tuổi, thay thế đối tƣợng nghiên cứu bằng thuật ngữ VTN. 1.2.1.2. Sức khỏe sinh sản Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển năm 1994 tại Cairô (ICPD) đã định nghĩa: “SKSS là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế trong bộ máy đó. Điều này hàm ý, mọi ngƣời, kể cả nam và nữ đều có quyền nhận đƣợc thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy theo sự lựa chọn của họ đảm bảo cho phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh”. Cũng trong chƣơng trình hành động của hội nghị đã nêu rõ: “SKSS là trạng thái sung mãn hoàn hảo về thể chất, tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh tật hay không bị tàn phế về tất cả những gì liên quan tới hệ thống, chức phận và quá trình sinh sản. Nhƣ thế, SKSS có nghĩa là mọi ngƣời có thể có cuộc sống tình dục an toàn, hài lòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh con khi nào và sinh bao nhiêu con. Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của ngƣời đàn ông và đàn bà có thông tin, có thể tiếp cận đƣợc các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả, có khả năng chi trả, có thể chấp nhận đƣợc, do họ lựa chọn để điều hóa sinh sản nếu nhƣ không trái pháp luật; quyền đƣợc tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp, giúp họ dễ dàng trải qua thai nghén và sinh sản một cách an toàn, cung cấp cho họ những cơ may để họ co đƣợc những đứa con khỏe mạnh. Phù hợp với định nghĩa nói trên, chăm sóc SKSS và hạnh phúc về sinh sản, bằng cách đề phòng và giải quyết những vấn đề về SKSS. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục, mà mục đích của nó là tăng cƣờng cuộc sống và mối quan hệ, tƣ vấn và những chăm sóc liên quan đến SKSS và các BLTQĐTD”. Nội dung SKSS: - Làm mẹ an toàn, tức là đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trƣớc và sau khi sinh. - KHHGĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của các cặp vợ chồng trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai, quyền sinh con theo ý muốn, phù hợp với các nguyên tắc về phát triển kinh tế - xã hội. - Giảm tỉ lệ nạo phá thai ở tất cả các lứa tuổi sinh đẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 - Giảm các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản ở phụ nữ. - Phòng chống nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS. - Giáo dục giới tính rộng rãi cho thanh thiếu niên. - Điều trị và phòng chống các bệnh lien quan đến vô sinh. - Điều trị và phát hiện sớm các bệnh ung thƣ vú và đƣờng sinh dục. - Chăm sóc SKSS VTN. - Thông tin giáo dục truyền thông về SKSS nhằm hƣớng dẫn thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng. Theo Chiến lƣợc chăm sóc SKSS Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 thì SKSS bao gồm 7 vấn đề cần đƣợc ƣu tiên đó là: - Quyền sinh sản. - KHHGĐ, giảm phá thai và phá thai an toàn. - Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. - BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và vô sinh. - Phòng và chữa ung thƣ đƣờng sinh sản. - Sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm SKSS. Điều này chứng tỏ rằng, chúng ta không chỉ quan tâm đến KHHGĐ mà còn phải giải quyết nhiều vấn đề hơn nhằm bảo vệ và chăm sóc SKSS của nhân dân. 1.2.1.3. Sức khỏe sinh sản vị thành niên Trong quan niện xƣa vấn đề SKSS ngƣời ta cho rằng chỉ liên quan đến những ngƣời đã có gia đình, những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Nhƣng trên thực tế (đặc biệt là trong sự phát triển xã hội nhƣ hiện nay) ta thấy rằng, thanh thiếu niên chƣa có gia đình chƣa có gia đình cũng đã có quan hệ tình dục. Do đó, vấn đề SKSS VTN đã trở thành một vấn đề đang đƣợc toàn xã hội quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Hiện trạng SKSSVTN đang ở mức báo động, điều đó đƣợc thể hiện bằng những con số sau: - Nạn tảo hôn và kết hôn ở tuổi VTN: Theo điều tra của Tổng cục thống kê, có 17.000 VTN tuổi từ 13 – 14; 126.000 VTN tuổi từ 15 – 17 đã có vợ có chồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do cha mẹ muốn đảm bảo các quan hệ tình dục phải trong khuôn khổ hôn nhân, do quan niệm giá trị chính yếu của con gái là làm mẹ, làm vợ, do các em thiếu cơ hội đƣợc học hành và tìm kiếm việc làm. - Mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi VTN: Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế năm 2002, có 11,2% VTN có quan hệ tình dục, trong đó có 33,9% không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Hàng năm có hơn 300.000 phụ nữ thai nghén dƣới tuổi 20%, trong đó 80% có thai mà không biết, khoảng 30% số ca phá thai là những phụ nữ trẻ chƣa lập gia đình. Nguyên nhân của hiện trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu chỉ dẫn, thiếu các cơ sở dịch vụ thiên thiện cho nên VTN ít có khả năng thực hiện tình dục an toàn, ít sử dụng các biện pháp tránh thai. - Nhiễm các bệnh lây truyền qua dƣờng tình dục và HIV/AIDS: ở nƣớc ta tính đến cuối năm 2003 đã có76.180 ngƣời nhiẽm HIV, trong đó VTN và thanh niên chiếm khoảng 60%. Thiếu thông tin, kiến thức, công tác giáo dục, tƣ vấn về tình dụcan toàn con hạn chế, thiếu các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên. - Bị xâm hại và lạm dụng tình dục: ở nƣớc ta có khoảng 80 ngàn gái mại dâm, trong đó 10% là VTN. Theo báo cáo của tòa án tối cao, một nửa nạn nhân trong tổng số 1407 trƣờng hợp bị lạm dụng tình dục là VTN. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do bạn bè lôi kéo, do lối sống buông thả, do thiếu hiểu biết kĩ năng sống là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Trong cuộc sống hiện nay, VTN gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt, trong quan hệ với bố mẹ, bạn bè và trong vấn đề SKSS. Có thể thấy những khó khăn mà VTN đang phải đối mặt, đó là: - Những lo lắng về thay đổi cơ thể và tâm lí. - Bối rối trƣớc những cảm xúc nảy sinh từ tình bạn khác giới. - Băn khoăn trƣớc câu hỏi: “Có phải tình yêu luôn đi đôi với tình dục không?”. - Nguy cơ bị xâm hại tình dục. - Lo lắng không biết mình có bị mang thai hay không, và làm thế nào để phòng tránh; Nguy cơ nhiễm BLTQĐTD và HIV/AIDS. - Bị ép lấy vợ, lấy chồng sớm (tảo hôn). - Lo lắng không biết hỏi ai, tâm sự với ai về những điều băn khoăn, lo lắng mình đang gặp phải. Từ những yếu tố trên mà những ngƣời lớn, những bậc cha mẹ cần phải hiều đƣợc những khó khăn mà lứa tuổi VTN gặp phải để từ đó có sự quan tâm kịp thời. Và bản thân VTN cũng phải nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng nhƣ tâm lí của bản thân để đối phó một cách tích cực với những tác động mạnh mẽ của môi trƣờng xung quanh. 1.2.1.4. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên GDSKSSVTN đƣợc coi là một nội dung quan trọng trong GDDS. Mƣời năm trở lại đây vấn đề này mới đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình của nhà trƣờng, dạy lồng ghép vào nội dung của một số môn học. Từ sau Hội nghị quốc tế Cairo (1994), Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhất trí vấn đề trọng tâm của công tác giáo dục phải là GDSKSS cho VTN. “GDSKSSVTN là một quá trình cung cấp các thông tin thích hợp bằng moi phƣơng tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của VTN đối với một số vấn đề sức khỏe nhất định nhằm động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 viên họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn những nguy cơ nhƣ: có thai ngoài ý muốn, các BLTQĐTD ...”. GDSKSSVTN là một trải nghiệm giáo dục nhằm phát triển khả năng của VTN để hiểu những vấn đề về tính dục trong khuôn khổ về tâm, sinh lý, văn hóa, xã hội và những khía cạnh sinh sản; đồng thời giúp cho VTN nắm bắt những kỹ năng để quyết định và hành động có trách nhiệm nhƣngc hành vi tình dục và SKSS của mình, hƣớng tới cuộc sống hạnh phúc trong tƣơng lai. 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tuổi VTN là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời của mỗi con ngƣời. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành ngƣời lớn và đƣợc đặc trƣng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng. 1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhƣng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên đƣợc 5 - 6 cm. Các em nam ở độ tuổi 15 - 16 tuổi thì cao đột biến vƣợt các em nữ. Sự phát triển của hệ xƣơng, mà chủ yếu là các xƣơng tay, xƣơng chân rất nhanh, nhƣng xƣơng ngón tay và ngón chân lại phát triển chậm. Vì thế, ở lứa tuổi này các em không mập, béo mà cao, gầy thiếu cân đối, các em có vẻ long ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm vỡ…Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhƣng kích thƣớc của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó, có một số rôi loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thƣờng dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh. Hệ thần kinh của lứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 tuổi này còn chƣa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài. Một đặc điểm nữa cần chú ý ở lứa tuổi này này, đó là thời kỳ phát dục. Sự phát dục của các em là. Sự một hiện tƣợng bình thƣờng, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi. Biểu hiện của thời kỳ này là các cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính. Thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc và yếu tố khí hậu. Đến 15, 16 tuổi giai đoạn phát dục đã kết thúc, vì thế các em đã có khả năng sinh đẻ. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng VTN có khả năng sinh sản đƣợc nếu có sinh hoạt tình dục. Và vấn đề SKSS không chỉ liên quan đến những ai đã lập gia đình, VTN lúc này đang đứng trƣớc nhiều mối đe dọa, nếu nhƣ không có sự hƣớng dẫn, chăm sóc thì nguy cơ lớn nhất đối với SKSS của VTN là có thai sớm nếu có QHTD và nhiễm BLTQĐTD. 1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý Không chỉ có những biến đổi về mặt sinh lý mà VTN cũng có những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý. Do sự phát triển không cân đối của hệ xƣơng đã gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Các em ý thức đƣợc sự lóng ngóng, vụng về của mình, mà cố che dấu bằng những điệu bộ không tự nhiên, cầu kì, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để ngƣời khác không chú ý đến vẻ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tƣ thế, tƣ thế đi đứng của các em đều gây cho các em những phản ứng mạnh mẽ. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, điều đó đã làm cho các em dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, ta thấy ở các em thƣờng có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và có những xúc động mạnh. Hệ thần kinh của VTN còn chƣa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 kéo dài. Do tác động của những kích thích nhƣ thế, thƣờng gây cho các em tình trạng bị hạn chế hay ngƣợc lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh. Vì vậy, sự phong phú của các ấn tƣợng, những chấn động thần kinh mạnh, hoặc sự chờ đợi lâu dài về những biến cố gây xúc động…đều tác động mạnh mẽ đến VTN, có thể làm một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác làm những hành vi xấu, không đúng bản chất. Cùng với những biến đổi về thể chất, đời sống tinh thần và tình cảm của tuổi VTN cũng trải qua những biến đổi sâu sắc. Các em có khả năng tự ý thức và tự đánh giá cao. Cho nên, các em tự nhận đƣợc rằng mình đã lớn, vì vậy các em thấy rằng kiểu quan hệ với ngƣời lớn ở thời thơ ấu không còn phù hợp với về mức độ trƣởng thành của bản thân nữa. Đó là kiểu quan hệ giữa ngƣời lớn và trẻ con. Do vậy, các em mong muốn “cải tổ” kiểu quan hệ này theo hƣớng giảm quyền hạn của ngƣời lớn và tăng quyền hạn của chính mình, các em muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động để thử sức mình nhằm đạt tới cái mình muốn để chứng tỏ mình đã trƣởng thành. Ở giai đoạn này thƣờng xảy ra xung đột giữa VTN với cha mẹ vì họ cho rằng các em vẫn còn trẻ con. Điều đó đã tạo ra một khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Để làm mất khoảng cách này, các bậc cha mẹ phải thƣờng xuyên quan tâm đến những suy nghĩ của các em, những biến đổi tâm lý đang diễn ra để có thể hiểu đƣợc con mình và trở thành những “ngƣời bạn” đáng tin cậy của các em. Về mặt giao tiếp, nhu cầu giao tiếp với bạn phát triển rất mạnh, các mối quan hệ đƣợc mở rộng, nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân đƣợc tăng lên roc rệt. Bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của VTN. Với các em, tình bạn trơe nên sâu sắc hơn, rất bền vững có thể kéo dài đến suốt cuộc đời và có ảnh hƣởng qua lại rất lớn, ảnh hƣởng đó có thể là tích cực nhƣng cũng có khi là tiêu cực. Do vậy, mà việc lựa chọn bạn ở lứa tuổi này đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Một điều đặc biệt dễ nhận thấy ở giai đoạn này đó là bắt đầu xuất hiện những cảm giác mới lạ, có sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính. Các em thƣờng quan tâm đến các bạn khác giới và cũng mong bạn khác giới để ý đến mình. Điều này khiến các em quan tâm đến vóc dáng của mình, hay đứng trƣớc gƣơng để gắm vuốt. Các em bắt đầu thích đọc truyện tình cảm, những tác phẩm viết về những mối tình say mê, quan tâm đến các nhân vật trong truyện, trong phim làm quen nhau nhƣ thế nào, thích nhau ra sao và tại sao lại hành động nhƣ vậy… và vô tình các em tự tạo nên những rung cảm yêu đƣơng trong tƣởng tƣởng trong suy tƣ. Có em trở nên sao nhãng việc học tập. 1.2.3. Xu hƣớng GDSKSS VTN của một số nƣớc trên thế giới và chiến lƣợc quốc gia về GDSKSS VTN ở Việt Nam. 1.2.3.1. Xu hƣớng GDSKSS VTN của một số nƣớc trên thế giới. Vấn đề GDSKSS VTN đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm, nó đƣợc thể hiện rõ ở những vấn đề cơ bản sau: Thứ 1: Giáo dục tình dục cho học sinh trong và ngoài nhà trƣờng. Thứ 2: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo nhu cầu sử dụng. Cụ thể: Bồ Đào Nha: Cho phép thành lập các trung tâm tƣ vấn dành cho tuổi VTN ở các trung tâm tƣ vấn và bệnh viện nhằm: - Cung cấp thông tin chung về họat động tình dục. - Chuẩn bị cho VTN có hành vi đúng trong cuộc sống tình dục. - Cung cấp thông tin về giải phẫu sinh lý và sinh lý học sinh sản. - Cung cấp các phƣơng tiện tránh thai. - Tất cả thanh niên đều đƣợc tƣ vấn và hƣớng dẫn KHHGĐ tại các trung tâm miễn phí. Sau hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển ở Cairo (1994) ở nhiều quốc gia đã có nhiều chuyển biến tích cực về định hƣớng trong chƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 trình GDSKSS VTN trong trƣờng học và cộng đồng. Sự thay đổi này tập trung vào vấn đề giáo dục dân số, giới và giới tính, SKSSVTN… Tuy nhiên, trên thực tế chƣơng trình này còn nhiều bất cập, không phù hợp với kinh nghiệm sống của VTN, còn né tránh khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm nhƣ biện pháp tránh thai, các BLTQĐTD, bạo lực và lạm dụng tình dục… mà chủ yếu dạy về tri thức, ít chú ý đến việc xây dựng kỹ năng sống cho VTN. Các chƣơng trình GDSKSS tuy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và chƣa tƣơng xứng với vị thế của nó trong sự phát triển chung của xã hội nhƣng nó cũng đã có đƣợc một số ƣu thế ban đầu nhƣ: GDSKSS đã thực sự trở thành bộ phận không thể tách rời của chính sách, kế hoạch phát triển của các Quốc gia. - Các chƣơng trình này đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp linh hoạt, theo từng Quốc gia và từng nền văn hóa cụ thể. Tuy vậy, các mục tiêu đề ra đều hƣớng vào việc làm cho cộng đồng, chủ yếu là tuổi VTN chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, có ý thức trách nhiệm cao về các hành vi sinh sản của mình. - Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhiều quốc gia đã đƣa nội dung giáo dục SKSS vào giảng dạy chính thức trong các nhà trƣờng đặc biệt là cho đối tƣợng VTN. - GDSKSS còn đƣợc kết hợp với các nội dung giáo dục khác nhƣ giáo dục môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng, giáo dục suy dinh dƣỡng, phòng chống HIV/AIDS. - Hệ thống các phƣơng pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm này cũng đã đƣợc xây dựng và trực tiếp góp phần vào việc chuyển tải những thông tin, thông điệp về SKSS nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này cho lứa tuổi VTN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Libêria: “Đạo luật thông qua chính sách về dân số của quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội”(1998) đã khẳng định: - GDDS đƣợc đƣa vào giảng dạy chính thức trong và ngoài trƣờng học. - Giáo dục KHHGĐ cho tất cả thanh niên nông thôn năm 1995 và khắp cả nƣớc vào năm 2000. - Đƣa ra các biện pháp làm giảm tỷ lệ có thai sớm ở VTN nhƣ cập nhật thông tin,GTGT cho VTN, cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho tất cả những ngƣời có nhu cầu. Những hình thức này thực sự đem lại hiệu quả vì dễ chấp nhận, dễ thực hiện và tiếp cận. Hoa Kỳ: “Đạo luật về đời sống gia đình của thanh, thiếu niên” (1998) cho phép Liên bang chuyển tiền cho các tổ chức quần chúng hay tƣ nhân để làm dịch vụ hay nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình dục của thanh niên trƣợc hôn nhân và mang thai, sinh con ở tuổi VTN. Mục đích của các tổ chức này là xóa bỏ hoặc giảm bớt những vấn đề kinh tế - xã hội do những bà mẹ còn ở tuổi VTN gây ra. 1.2.3.2. Chiến lƣợc quốc gia về SKSS và SKSS VTN ở Việt Nam Cũng nhƣ phần đông các nƣớc đang phát triển, ở nƣớc ta quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao và tăng nhanh ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, chính sách dân số của Việt Nam từ năm 1961 đến trƣớc năm 2000 chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh mức sinh thông qua KHHGĐ, chƣa chú ý thích đáng đến các nội dung khác của SKSS. Kể từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairô năm 1994, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc GDSKSS, ngày 28/11/2000 Thủ tƣớng Chính phủ đã kí quyết định số 236/2000/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001 - 2010 nhằm chuyển từ định hƣớng KHHGĐ sang định hƣớng toàn diện hơn - SKSS với mục tiêu cụ thể là: - Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng nhƣ sau ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của chăm sóc SKSS trong mọi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 tầng lớp nhân dân, trƣớc hết trong lãnh đạo các cấp, ngƣời đứng đầu trong các tổ chức đoàn thể. - Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và các BPTT có chất lƣợng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai. - Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tƣợng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tƣợng chính sách. - Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc bệnh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản và các BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và tình trạng vô sinh. - Chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho ngƣời cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi và điều trị sớm các trƣờng hợp ung thứ vú và các bệnh ung thƣ khác của đƣờng sinh sản nam và nữ. - Cải tiến tình hình SKSS, sức khỏe tình dục của VTN thông qua việc giáo dục, tƣ vấn cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi. - Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về tính dục và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng tình dục an toàn có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lƣợng cuộc sống. Vấn đề SKSS bao gồm: mang thai và nạo hút thai ở tuổi VTN, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đƣờng sinh sản, BLTQĐTD, HIV/AIDS và các bệnh khác có chiều hƣớng gia tăng… Chính phủ coi vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, KHHGĐ là một bộ phận quan trọng và cấp thiết nhất của SKSS đồng thời cam kết hỗ trợ để thực hiện các vấn đề nêu trên một cách có hiệu quả và nhanh nhất. 1.2.4 GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 1.2.4.1. Mục đích, mục tiêu của việc GDSKSS cho học sinh lớp 9 - Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để giúp VTN tự khám phá những tính cách, các tiêu chuẩn và những chọn lựa của riêng mình, đồng thời cũng nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn đề SKSS. Ở hầu hết các nƣớc, VTN hiếm khi trao đổi với cha mẹ mình hoặc những ngƣời lớn tuổi hơn về các chủ đề tình dục (VD: giao hợp, tình dục, hiện tƣợng có kinh và “mộng tinh”…). Hầu hết thông tin về những chủ đề này thƣờng từ bạn bè đồng lứa là những ngƣời ít có kinh nghiệm hiểu biết hoặc hiểu sai nhƣ họ, hoặc từ các phƣơng tiện truyền thông không chính thức với xu hƣớng đại diện cho những hình mẫu rập khuôn hay quá khích về tình dục và giới tính. Do vậy, các em cần đƣợc trang bị và cung cấp đầy đủ những thông tin về SKSS để từ đó các em xây dựng đƣợc những quan niệm đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của ngƣời đàn ông và ngƣời phụ nữ trong tƣơng lai và vì cuộc sống hạnh phúc cũng nhƣ trách nhiệm đối với gia đình của chính bản thân mình. Cùng với suy nghĩ và nền văn hóa của nƣớc ta mà vấn đề tình dục, SKSS… đƣợc coi là vấn đề “phòng the” ít đƣợc tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho VTN, và không đƣợc thiết kế giáo dục một cách chi tiết bài bản, không phù hợp với kinh nghiệm của VTN về QHTD, ít khi động chạm đến các chủ đề nhƣ các biện pháp tránh thai, BLTQĐTD, HIV/AIDS, bạo lực và lạm dụng tình dục…đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc GDSKSS VTN, hệ thống giáo dục hiện nay không chỉ dạy về tri thức mà còn chú ý đến việc xây dựng kĩ năng sống cho VTN. Mục đích của GDSKSS VTN là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSS cho VTN, đồng thời hình thành và phát triển thái độ và hành vi giúp học sinh có đƣợc những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho cuộc sống hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Theo chƣơng trình hành động của ICPD mục tiêu cơ bản của GDSKSS VTN là: “Giải quyết những vấn đề SKSS và tình dục của VTN, bao gồm: mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các BLTQĐTD kể cả HIV/AIDS thông qua việc nâng cao trách nhiệm về lối sống tình dục và sinh sản lành mạnh cùng với việc cung cấp các dịch vụ, tƣ vấn thích hợp cho lứa tuổi này”. 1.2.4.2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9 Để các em có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó khăn thƣờng gặp về SKSS trong lứa tuổi VTN, khi tiến hành giáo dục cần phải nắm vững những nội dung cụ thể và cần nhấn mạnh, chuyển tải các thông điệp, định hƣớng thái độ, hành vi cho các em. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của VTN, nội dung giáo dục SKSS bao gồm: - Tình bạn và tình bạn khác giới Ở lứa tuổi VTN, tình bạn thƣờng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vƣơn lên làm ngƣời lớn. Trong quan hệ bạn bè, VTN có thể bộc lộ, khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh mình với những ngƣời khác, đồng thừi dựa vào chính mình để tự hiểu mình và tự giáo dục mình và tự hoàn thiện mình. Các em có nhiều nhóm bạn khác nhau thích dành nhiều thời gian để trò chuyện, vui chơi, học tập… Tuy nhiên, kết bạn không chỉ để cho vui mà còn để quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia lúc vui, lúc buồn, lúc thuận lợi cũng nhƣ lúc khó khăn. Cũng cần nhớ rằng, ở tuổi VTN, tình bạn có thể cuốn hút tới mức làm cho các em có thể xao nhãng việc học hành. Bƣớc vào giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh THCS thì tình bạn khác giới của các em mang một sắc thái khác so với giai đoạn đầu của lứa tuổi học sinh THCS. Sự hấp dẫn lôi cuốn về ngoại hình, những rung động xúc cảm giữa nam và nữ ở tuổi VTN là điều tự nhiên, trong sáng và cần tôn trọng. Nhƣng để giữ gìn đƣợc tình cảm trong sáng của tình bạn khác giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 phụ thuộc vào nhiều cách ứng xử có trách nhiệm của cả hai bên. Xây dựng đƣợc tình bạn khác giới tốt đẹp sẽ làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú và ý nghĩa. - Tình yêu và tình dục Tình yêu đôi lứa là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình ngƣời, thúc đẩy hai ngƣời khác giới đi đến hòa nhập về tâm hồn và cả cuộc đời. Ở lứa tuổi VTN các em đã bắt đầu để ý đến nhau và có những rung động, xuất hiện tình cảm mang màu sắc giới tính. Các em thƣờng bị nhầm lẫn giữa tình bạn khác giới với tình yêu, các em chƣa hiều tình yêu đích thực nghĩa là nhƣ thế nào? Do vậy, VTN bị chi phối nhiều thời gian, ảnh hƣởng nhiều đến học tập, thi đua, phấn đấu. Ở tuổi này, các em chƣa suy nghĩ chƣa chắn, chƣa biết làm thế nào để xây dựng một tình yêu trong sáng, đôi khi có những suy nghĩ lệch lạc nhƣ: yêu là phải hết mình, yêu là phải có QHTD, có QHTD thì mới giữ đƣợc ngƣời yêu và có nhƣ vậy mới thể hiện đƣợc tình yêu… Với lối suy nghĩ đó đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nhƣ: có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn… ảnh hƣởng đến sức khỏe, học tập, tinh thần cũng nhƣ tƣơng lai tƣơi sáng của các em. VTN chƣa nên có QHTD vì cơ thể các em chƣa phát triển một cách hoàn chỉnh, chƣa trƣởng thành về mặt tâm lý, chƣa đủ điều kiện cũng nhƣ kinh nghiệm, kỹ năng sống để phòng tránh đƣợc những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tình dục an toàn, có trách nhiệm sẽ phòng ngừa có thai ngoài ý muốn, BLTQĐTD, HIV/AIDS. VTN muốn có cuộc sống tốt đẹp, hãy lập thân, lập nghiệp, chƣa nên QHTD và QHTD không an toàn ở tuổi VTN. Phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi VTN. Ở tuổi VTN tuy rằng về mặt thể chất các em phát triển chƣa hoàn chỉnh, nhƣng các em đã có khả năng sinh sản. Do đó, cần phải cung cấp cho các em những kiến thức về SKSS để các em biết thế nào là hiện tƣợng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 thụ thai, mang thai sớm và hậu quả của nó… Đồng thời, cũng cho các em biết rằng: Chỉ cần QHTD không đƣợc bảo vệ dù chỉ một lần bạn gái có thể có thai ngoài ý muốn. Mang thai, phá thai ở tuổi VTN đều ảnh hƣởng đến sức khỏe thể chất, tinh thầnvà xã hội của cả bạn nam và bạn nữ. Sử dụng bao cao su đúng cách trong QHTD sẽ giúp VTN tránh mang thai ngoài ý muốn, BLTQĐTD và cả HIV/AIDS… Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cũng phải định hƣớng đúng đắn cho các em những hành vi, thái độ tích cực sau: Sau khi QHTD không đƣợc bảo vệ cần đến ngay trung tâm y tế chăm sóc SKSS VTN, cơ sở y tế tin cậy để xét nghiệm và phá thai an toàn. Khi có dấu hiệu mang thai cần chia sẻ với cha mẹ, ngƣời thân để đƣợc hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Cần đến trung tâm tƣ vấn SKSSVTN để đƣợc cung cấp thông tin và tƣ vấn cách lựa chọn, sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp với VTN. Biết thƣơng thuyết với bạn tình sử dụng bao cao su trong QHTD. - Phòng tránh các BLTQĐTD. Cung cấp những thông tin, kiến thức để VTN có đƣợc những hiều biết và những kỹ năng cơ bản về BLTQĐTD. Các BLTQĐTD là những viêm nhiễm đƣợc truyền từ ngƣời bệnh sang ngƣời lành trong quá trình QHTD. Các bệnh này do các tác nhân gây bệnh gây ra nhƣ: siêu vi trùng, ký sinh trùng và vi trùng. BLTQĐTD vô cùng nguy hiểm nó không chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của cá nhân VTN, mà còn ảnh hƣởng đên kinh tế gia đình, sợ phát triển của xã hội, tƣơng lai nòi giống. Cách phòng tránh BLTQĐTD tốt nhất là tìm hiểu, tiếp cận với thông tin, kiến thức, kỹ năng sống và dịch vụ thích hợp để tự bảo vệ bản thân và bạn của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Ngoài những kiến thức cơ bản trên cần cung cấp cho VTN trong việc chăm sóc SKSS, cùng cần giúp cho VTN hiểu đƣợc rằng thiều hiểu biết, tiêm chích, truyền máu không an toàn, QHTD sớm và không an toàn là nguyên nhân đƣa các em đến với HIV/AIDS. Do đó cách phòng tránh tốt nhất là hãy tìm hiểu, tiếp cận với thông tin, kiến thức, kỹ năng sống để chủ động tự bảo vệ mình và bạn của mình. - Không kết hôn sớm Tuổi VTN đã có khả năng sinh sản nhƣng điều đó vẫn chƣa khẳng định đƣợc các em sẽ trở thành những ngƣời bố, ngƣời mẹ có kinh nghiệm và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái. Ở tuổi VTN các em kết hôn sớm khi các em chƣa chuẩn bị tốt về mọi mặt nhƣ: sức khỏe, tâm lí, kiến thức, kinh tế… sẽ ảnh hƣởng đến sự tiến bộ của bản thân, hạnh phúc lứa đôi, sự phát triển của gia đình và tƣơng lai con cái. - Quyền chăm sóc SKSS. Quyền chăm sóc SKSS đƣợc thể hiện: VTN có quyền đƣợc biết đầy đủ thông tin về SKSS, sức khỏe tình dục một cách thƣờng xuyên, liên tục dƣới mọi hình thức, trƣớc khi trở thành ngƣời lớn. Các em có quyền đƣợc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp. Các cán bộ chuyên môn, dịch vụ cần tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện đƣợc quyền của mình. Các em cần đƣợc sự giúp đỡ, an ủi khi các em bị vi phạm quyền. VTN cần đƣợc giúp đỡ để có nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội một cách tốt nhất. 1.2.4.3. Nguyên tắc của việc GDSKSS cho học sinh lớp 9 Vấn đề GDSKSS cho VTN là vấn đề quan trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 bảo những nguyên tắc chung nhƣ: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… nhƣ các môn học khác, cần phải chú ý đến những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự tin cậy trong GDSKSS Sự tin cậy là điều kiện cơ bản để GDSKSS đạt hiệu quả cao. Nếu nhƣ nhà giáo dục tạo đƣợc sự thân thiện, cởi mở gần gũi đối với VTN sẽ giúp cho các em thành thực bộc lộ những băn khoăn, thắc mắc, suy nghĩ mà bản thân đang gặp phải cũng nhƣ sẽ dễ tiếp nhận những lời khuyên hay sự giúp đỡ từ phía nhà giáo dục. Bởi lẽ, nội dung GDSKSS là một lĩnh vực hết sức tế nhị. Do vậy, nhà giáo dục phải tạo cho các em sự tin tƣởng, gần gũi, dễ tiếp xúc và phải tạo đƣợc mối quan hệ bền vững, tốt đẹp đối với VTN, tránh dùng các biện pháp “cấm đoán” một cách thô bạo hay chế giễu các em khiến các em không thể chấp nhận đƣợc. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tôn trọng sự thật và trong trắng trong GDSKSS Tính khách quan, tôn trọng sự thật trong GDSKSS phải đi đôi với viêc trình bày vấn đề mà trẻ yêu cầu một cách trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Tránh cách nói mập mờ, khó hiểu cũng nhƣ trình bày sự thật một cách tục tĩu điều đó sẽ kích thích trí tò mò của trẻ. Tùy thuộc sự phát triển tâm sinh lý của các em cũng nhƣ tùy theo tính chất đạo đức của vấn đề muốn trình bày mà có những giải thích cần thiết mở rộng phạm vi ảnh hƣởng tích cự đối với VTN. Nguyên tắc 3: Đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của VTN. Những tác động giáo dục phải là những tác động mang tính chất định hƣớng cho VTN. Để có thể thực hiện tốt điều này những nhà giáo dục phải hiểu đƣợc những diễn biến tâm lý của VTN, những diễn biến trong tâm hồn trong sang của các em bằng sự gần gũi, thân thiện và những biện pháp kín đáo tế nhị. Không phải những kiến thức muốn trình bày cho các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 em trình bày vào thời điểm nào cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là những kiến thức “tế nhị” của SKSS. Do vậy, nhà giáo dục phải xác định thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp những thông tin giáo dục điêù đó có tác dụng khắc sâu những ấn tƣợng, những thông tin đầu tiên và sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành tính cách, hành vi đối xử tốt cho các em. Góp phần ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực của những nguồn tin sai lệch từ bên ngoài đang từng ngày tác động vào các em. Nguyên tắc 4: Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của VTN, của lớp học, yêu cầu giáo dục đặc trưng thích hợp với đối tượng, phải phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Chúng ta biết rằng ở mỗi một giai đoạn phát triển của con ngƣời sự nhận thức sẽ khác nhau, do vậy mà khi giải thích về các vấn đề của SKSS cho VTN cũng phải phù hợp với lứa tuổi. Ở mỗi môi trƣờng khác nhau thì sự nhận thức cũng nhƣ trình độ của các em cũng khác nhau, những điều mà VTN thành niên ở thành phố hiểu nhƣng điều đó không có nghĩa là các em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã hiểu. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm của VTN ở từng vùng miền mà ta truyền tải kiến thức cũng nhƣ những kĩ năng cho phù hợp điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhƣng điều đó không có nghĩa là chúng ta “né tránh” trƣớc những câu hỏi của các em vì cho rằng các em còn trẻ con, mà phải giải thích cho các em hiểu với những lời nói dễ hiểu, gần gũi. Chúng ta cũng cần tìm những dịp phù hợp, thuận tiện để nói chuyện chứ không phải chờ các em hỏi mới nói vì đây là một vấn đề tế nhị, khó nói. Nguyên tắc 5: Đảm bảo việc phát huy vai trò và tính tự giáo dục của VTN dười sự hướng dẫn của tổ chức thanh niên và sự chỉ đạo của người lớn. 1.2.4.4. Các phƣơng pháp GDSKSS VTN Trong cuộc sống, con ngƣời – đặc biệt là VTN luôn phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến SKSS. Do vậy, các em cần phải có kỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 năng sống nhằm đảm bảo tác động tích cực lên cuộc sống của các em. Khi những kỹ năng này của VTN đƣợc phát triển thì các em sẽ có đủ tự tin cũng nhƣ sẽ có đƣợc những hành vi đúng đắn. Muốn đạy đƣợc điều đó trong công tác GDSKSS phải đổi mới phƣơng pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò tích cực chủ động của học sinh và phải đảm bảo thông qua các hoạt động các em có thể tự khám và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới. Ta có thể kể đến một số phƣơng pháp sau: * Phƣơng pháp động não Mô tả phương pháp Động não là phƣơng pháp giúp giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phƣơng pháp có ích để “ lôi ra” một danh sách các thông tin. Cách tiến hành Có thể tiến hành theo các bƣớc sau: - GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần đƣợc tìm hiểu trƣớc cả lớp hoặc trƣớc nhóm. - Khích lệ HS phát biểu, đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng hoặc giấy Ao không loại trừ một ý kiến nào trừ trƣờng hợp trùng lặp. - Phân loại các ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chƣa rõ ràng. - Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không VD: Để tìm hiểu quan niệm tình yêu. GV có thể sử dụng phƣơng pháp động não, nêu câu hỏi: Tình yêu là gì? Yêu cầu HS nêu quan niệm của mình hoặc những quan niệm của các em biết về tình yêu. Các ý kiến của HS đƣợc liệt kê và tìm ra điểm chung. - Cuối cùng GV kết luận và đƣa ra quan niệm chính xác về tình yêu trong SGK Giáo dục công dân lớp 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Lƣu ý - Có thể sử dụng để lí giải bất kì một vấn đề nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của HS - Có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở. - Tất cả các ý kiến của HS cần đƣợc GV chấp nhận, khuyến khích không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay - Cuối giờ GV nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả HS. * Phƣơng pháp thảo luận nhóm Mô tả phương pháp Là phƣơng pháp đặt học sinh vào môi trƣờng học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Thảo luận nhóm đƣợc sử dụng rông rãi nhằm giúp HS tham gia một cách tích cực, chả động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Cách tiến hành - GV nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho mỗi nhóm. - Các nhóm tiến hành thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung ý kiến. - GV tổng kết các ý kiến VD: Trong bài 12 : “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”SGK Giáo dục công dân lớp 9 ( NXB Giáo dục – 2008) GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các vấn đề sau: - Thế nào là tình yêu? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 - Tuổi kết hôn? - Trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình? Lƣu ý: - Có nhiều cách để chia nhóm. Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo vấn đề thảo luận. - Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận, thời gian trình bày kết quả thảo luận của các nhóm. - Kết quả thảo luận có thể trình bày dƣới nhiều hình thức. * Phƣơng pháp đóng vai Mô tả phương pháp Là phƣơng pháp để HS thực hành một hoặc một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào đó trong một môi trƣờng đƣợc quan sát bởi nhiều ngƣời khác theo một tình huống nhằm tạo ra những vấn đề cho thảo luận. Cách tiến hành - GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận và đƣa ra nhận xét. - GV kết luận. VD: Tổ chức cho HS đóng vai theo các tình huống: - Ứng xử khi bạn bè rủ rê hút thuốc lá, sử dụng ma túy,… - Ứng xử với ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS. Lƣu ý: - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề GDSKSSVTN, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 - Tình huống nên để mở, không cho trƣớc “kịch bản”, lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị. - Ngƣời đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai. - Nên khích lệ những học sinh nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn. * Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống. Mô tả phương pháp Nghiên cứu tình huống thƣờng là nghiên cứu một câu chuyện đƣợc viết nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một vấn đề hay một loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể đƣợc thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên dạng chữ viết. Các bước tiến hành - Đọc (hoặc xem, nghe) tình huống thực tế. - Suy nghĩ về tình huống. - Đƣa ra một hay nhiều câu hỏi hƣớng dẫn liên quan đến tình huống - Thảo luận tình huống thực tế. - Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề đƣợc minh chứng bằng thực tế. VD: Khi dạy về luật hôn nhân gia đình có thể đƣa ra tình huống nhƣ: “Bình là một cô gái dịu dàng, nết na, chăm chỉ nhƣng vì điều kiện gia đình khó khăn, nên cô không thể tiếp tục đi học mà phải ở nhà phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm cô 16 tuổi bố mẹ cô đã ép gả cô cho một ngƣời giàu có ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị bố mẹ đánh và cứ tổ chức đám cƣới, bắt Bình về nhà chồng”. Theo em việc làm của bố mẹ Bình đúng hay sai? Vì sao? Cuộc hôn nhân này có đƣợc pháp luật thừa nhận không? Vì sao? Lƣu ý: - Tình huống có thể dài hay ngắn tùy từng nôi dung vấn đề. - Tình huống phải đƣợc kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 - Phần trả lời của các câu hỏi này phải đƣợc dùng để khái quát một tình huống rộng hơn. * Phƣơng pháp giải quyết vấn đề Mô tả phương pháp Giải quyết vấn đề là kỹ năng cơ bản nhất cần phát triển ở HS. Đó là khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra và các bƣớc nhằm cải thiện tình hình. Khi biết cách sử dụng phƣơng pháp giải quyết vấn đề, chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Cách tiến hành A. Xác định vấn đề: - Suy nghĩ xem vấn đề gì cần giải quyết? - Thu thập thông tin có liên quan tới vấn đề và nêu các câu hỏi giúp giải quyết vấn đề. B. Giải quyết vấn đề - Cân nhắc tới tất cả những tình huống có thể xảy ra khi vận dụng một giải pháp. - Thử nghiệm với các giải pháp khác nhau. - Quyết định chọn giải pháp tốt nhất - Lặp lại tất cả các bƣớc kể trên nếu kết quả chƣa đạt. - Cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất. Lƣu ý - Vấn đề lựa chọn phải phù hợp với mục đích học tập và gắn với thực tế. - Cần lƣu ý kích thích sự sang tạo của học sinh. - Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp tốt nhất. * Phƣơng pháp thuyết trình Mô tả phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Là phƣơng pháp dạy học phổ biến nhất thƣờng đƣợc GV vận dụng trong quá trình dạy học. Phƣơng pháp này đƣợc hiều là GV trình bày bài giảng trên lớp bằng cách giới thiệu khát quát bài, giải thích các điểm chính của bài và giao bài cho HS. Cách tiến hành: - Thu hút sự chú ý của HS. - Giới thiệu chủ đề, mục tiêu để học sinh biết đƣợc ý nghĩa nội dung của bài - Trình bày chủ đề một cách rõ ràng, súc tích. - Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu - Soạn ra những câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn cho học sinh cách tiếp thu kiến thức mới - Khuyến khích học sinh đƣa ra câu hỏi - Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng đƣợc rõ ràng và sinh động. Lƣu ý: - Dành cho HS đủ thời gian để suy nghĩ và vận dụng những điều vừa nghe giảng - GV cũng cần thời gian để trả lời các câu hỏi của học sinh. * Phƣơng pháp trò chơi Mô tả phương pháp Là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm thông qua trò chơi nào đó. Ưu điểm: - Qua trò chơi, lớp trẻ không những phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn đƣợc hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. - Qua trò chơi HS có cơ hội trải nghiệm những thái độ, hành vi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 - HS hình thành đƣợc năng lực quan sát, đƣợc rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét và đánh giá hành vi. - Bằng trò chơi, việc học tập đƣợc tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. - Trò chơi còn giúp tăng cƣờng khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với HS. Chính vì những ƣu điểm trên, trò chơi đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp dạy học quan trọng để GDSKSS cho HS. VD: Khi dạy về nguy cơ lây nhiễm HIV, có thể tổ chức trò chơi cho HS nhƣ sau: Phát cho 2HS trong lớp phiếu màu đỏ 3 HS phiếu màu vàng 5 HS phiếu màu xanh Còn lại phiếu màu trắng Yêu cầu HS có phiếu màu đỏ, xanh, vàng tìm 3 bạn trong lớp, viết tên mình lên phiếu của bạn và yêu cầu bạn viết tên bạn lên phiếu của mình. Những HS có phiếu màu trắng không viết tên mình lên phiếu của ai và cũng không cho ai viết tên lên phiếu của mình. Sau đó HS có phiếu màu đỏ đứng dậy đọc tên các bạn có tên trong phiếu của rmình. Những bạn đƣợc đọc tên phải đứng dậy và đọc tên những bạn khác có tên trong phiếu của mình… Cứ nhƣ vậy cho đến khi không còn ai đứng dậy nữa. Khi đó GV mới nói: Giả sử việc viết tên cho nhau là: “đã có QHTD” và những bạn mang phiếu màu đỏ là những ngƣời nhiễm HIV, mang phiếu màu xanh là luôn sử dụng bao cao su, mang phiếu màu trắng là những ngƣời không QHTD. Vậy những ai trong số chúng ta đã lây nhiễm HIV? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Qua đó HS sẽ thấy trừ những bạn mang phiếu màu trắng và màu xanh, còn lại hầu hết đã bị lây nhiễm HIV. Và các em sẽ thấy đƣợc sự lây nhiễm HIV qua đƣờng tình dục nguy hiểm nhƣ thế nào. Lƣu ý: - Trò chơi phải dễ tổ chhức và dễ thực hiện. HS phải nắm đƣợc quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Quy định rõ thời gian chơi và địa điểm chơi - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Trò chơi phải đƣợc luân phiên, thay đổi một cách hợp lý để không gây nhàm chán cho HS. - Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Kết luận chƣơng 1 Lứa tuổi VTN là một giai đoạn “trung gian”, “chuyển tiếp”, “bắc cầu” từ trẻ em sang ngƣời lớn. Là lứa tuổi đang kết thúc quá trình phát triển ở trẻ em sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý bƣớc đầu hình thành những quan điểm xã hội, sự hình thành nhân cách làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý. Mục tiêu giáo dục là giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, trong đó công tác GDSKSS đóng một vai trò quan trọng. GDSKSS có thể đƣợc tiến hành trong gia đình, nhà trƣờng và ngoài xã hội bằng những hình thức, phƣơng pháp, biện pháp phong phú, đa dạng phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm cung cấp những thông tin cơ bản chính xác về SKSS, giúp tăng cƣờng trao đổi thông tin và nâng cao năng lực của giới trẻ, xác định giá trị và thay đổi các hành vi có nguy cơ đối với bản thân họ và đối với xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, viêm nhiễm đƣờng sinh sản, HIV/AIDS cho lứa tuổi VTN. Ngoài việc cung cấp hệ thống tri thức, kỹ năng về SKSS, GDSKSS còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhiều mặt của nhân cách HS, giúp các em biết làm tốt, làm khỏe, làm đẹp cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH HUYỆN GIAO THỦY - NAM ĐỊNH 2.1. Vài nét khái quát về đối tƣợng khảo sát Giao Thủy là một trong những huyện phát triển của tỉnh Nam Định. Bao bọc xung quanh là biển nên tiềm năng kinh tế của huyện là rất lớn. Huyện đƣợc chia làm 13 xã, mỗi xã có một trƣờng THCS, hiện nay các trƣờng này đã đƣợc đầu tƣ về cơ sở vất chất cũng nhƣ trang thiết bị dạy học tƣơng đối hoàn chỉnh, vậy nên việc học tập của các em tƣơng đối thuận lợi. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh của 2 trƣờng đó là: trƣờng THCS xã Giao Hà và trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng là hai trƣờng luôn đạt thành tích xuất sắc của tỉnh trong nhiều năm. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi trƣờng 120 học sinh khối lớp 9, cụ thể nhƣ sau: Trƣờng THCS Thị trấn Ngô Đồng : 120 học sinh Nam chiếm: 46.7%; Nữ chiếm: 53.3% Trƣờng THCS xã Giao Hà : 120 học sinh Nam chiếm: 51,7%; Nữ chiếm : 48.3% Số phiếu phát ra là 240 phiếu số phiếu hợp lệ thu đƣợc là 240 phiếu. Bảng 2.1: Tình hình chung về đối tượng khảo sát STT Trƣờng Tổng số Giới tính Tuổi Nam Nữ 14 15 1 THCS Thị trấn Ngô Đồng 120 56 64 114 6 2 THCS xã Giao Hà 120 62 58 109 11 Tổng cộng 240 118 122 223 17 Tỷ lệ(%) 100 49.2 50.8 92.9 7.1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Nhƣ vậy, ta thấy tỷ lệ giữa nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể, độ tuổi đi học của các em thì có tỷ lệ chênh nhau tƣơng đối lớn nhƣng nhìn chung thì độ tuổi đi học muộn chiếm tỷ lệ nhỏ (7.1%). Do sống trên cùng một địa bàn nên về sự hiểu biết của các em cũng sẽ tƣơng đối đồng đều. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát nhận thức của học sinh trƣờng THCS Thị trấn Ngô Đồng và trƣờng THCS xã Giao Hà về một số nội dung sau: 1. Tình bạn, tình bạn khác giới 2. Tình yêu, tình dục 3. Phòng tránh mang thai, nạo phá thai ở tuổi VTN 4. Phòng tránh các BLTQĐTD 5. Xâm hại và lạm dụng tình dục 6. Quyền đƣợc chăm sóc SKSS 2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy về một số nội dung cơ bản của SKSS 2.2.1. Nhận thức của HS lớp 9 huyện Giao Thủy về tình bạn, tình bạn khác giới 2.2.1.1. Nhận thức về tình bạn Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều ngƣời với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hƣớng (thế giới quan, lý tƣởng, niềm tin…) và một số nét nhân cách khác mà qua đó mỗi ngƣời đều tìm thấy ở bạn mình một cái “tôi” thứ hai ít nhiều mang tính chất lý tƣởng. Đối với VTN tình bạn đóng một vai trò quan trọng, kết quả cho thấy các em đã nhận thức đúng về tình bạn, điều đó đƣợc thể hiện ở bảng 2.2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 2.2: Nhận thức của HS về tình bạn Đơn vị % S T T Các ý kiến Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Chung Tình bạn tốt Tình bạn không tốt Tình bạn tốt Tình bạn không tốt Tình bạn tốt Tình bạn không tốt 1 Là tình cảm duy nhất giữa 2 ngƣời và chỉ 2 ngƣời 63.5 36.5 60.8 39.2 62.2 37.8 2 Hiểu và đồng cảm sâu sắc với nhau 100 0 100 0 100 0 3 Đối xử nghiêm khắc với những khuyết điểm của bạn 92.5 7.5 91.7 8.3 92.1 7.9 4 Gắn bó với nhau do có cùng một lý tƣởng, niềm tin, sở thích… 100 0 100 0 100 0 5 Luôn có sự đoàn kết và che chở cho nhau trong mọi trƣờng hợp 10.4 89.6 11.3 88.7 10.8 89.1 6 Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau 100 0 100 0 100 0 7 Tôn trọng những sở thích, cá tính của nhau, giúp nhau cùng hoàn thiện 100 0 100 0 100 0 8 Mỗi ngƣời có thể kết bạn với nhiều ngƣời, quan hệ rộng rãi nhƣng không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân 87.5 12.5 85.8 14.2 86.6 13.3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 * Nhận xét chung Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng hầu hết HS của cả 2 trƣờng đã nhận thức đúng những đặc điểm của tình bạn tốt (đặc điểm 2 - 4 - 6 - 7). Tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ lệ cho rằng tình bạn tốt: “Là tình cảm duy nhất giữa hai ngƣời và chỉ hai ngƣời mà thôi” ở cả hai trƣờng đều chiếm tỷ lệ cao 62.2%. Và các em cho rằng một tình bạn tốt là phải: “Luôn có sự đoàn kết và che chở cho nhau trong mọi trƣờng hợp” chiếm 10.8%. Điều này tạo nên suy nghĩ thiên lệch cho các em, bởi đã là bạn tốt phải che chở mọi khuyết điểm cho nhau, bao che cho bạn cả khi bạn sai, đây không phaỉ là một tình bạn tốt bởi nếu làm nhƣ vậy sẽ không giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mà vô tình đã làm cho bạn của mình nghĩ rằng mọi điều mình làm đều đúng và đƣợc ủng hộ. Bên cạnh đó thì vẫn còn số ít HS nhầm lẫn rằng: “Mỗi ngƣời có thể kết bạn với nhiều ngƣời, quan hệ rộng rãi nhƣng không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân” là đặc điểm của tình bạn không tốt (13.3%) điều này có thể dẫn đến những tình cảm tiêu cực giữa các thành viên trong nhóm bạn, trong lớp. Các em chƣa hiểu rằng mỗi thành viên trong nhóm bạn cũng cần có những mối quan hệ khác ngoài nhóm bạn chơi. * Xét theo trƣờng Sự nhận thức của cả hai trƣờng nếu đánh giá một cách tổng thể về đặc điểm của tình bạn là tƣơng đƣơng nhau. Những con số sau sẽ chứng minh cho nhận định trên: Số HS đồng tình với ý kiến 2 - 4 - 6 - 7 là: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 100% Trƣờng THCS xã Giao Hà:100% Số HS đồng tình với ý kiến 3 là: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 92.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 92.1% Số HS không đồng tình với ý kiến 5 là: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 89.6% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Trƣờng THCS xã Giao Hà: 88.7% Số HS đồng tình với ý kiến 8 là: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 87.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 86.6% 2.2.1.2. Nhận thức về tình bạn khác giới Tình bạn khác giới cũng giống nhƣ tình bạn cùng giới đó là một loại tình cảm giữa hai hoặc một nhóm ngƣời hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một quan niệm sống, lí tƣởng, ƣớc mơ…Trong tình bạn khác giới mỗi ngƣời đều coi bạn mình nhƣ một điều kiện để tự hoàn thiện mình, tình bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi ngƣời. Giữa hai bạn khác giới thƣờng có một khoảng cách tế nhị do đó không thể dễ dàng biểu lộ sự gần gũi nhƣ bạn cùng giới. Đề cập đến vấn đề này chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Trong tình bạn khác giới cần tránh những điều gì?” và thu đƣợc kết quả biểu hiện ở bảng 2.3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Bảng 2.3: Nhận thức của HS về tình bạn khác giới Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Chung Nên Không nên Nên Nên Không nên Nên S L % SL S L % SL S L % SL S L % SL Đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị 5 4.2 115 5 4.2 115 5 4.2 115 5 4.2 115 Vô tình, hay cố ý gán ghép lẫn nhau 13 10.8 107 13 10.8 107 13 10.8 107 13 10.8 107 Ghen ghét, nói xấu hay đối xử thô bạo với nhau 0 0 120 0 0 120 0 0 120 0 0 120 Nói năng nhẹ nhàng, tôn trọng lẫn nhau 120 100 0 120 100 0 120 100 0 120 100 0 Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nhau 31 25.8 89 31 25.8 89 31 25.8 89 31 25.8 89 Giúp đỡ nhau cùng hoàn thiện bản thân 120 100 0 120 100 0 120 100 0 120 100 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Luôn chia sẻ, đồng cảm, thân thiện với nhau 120 10 0 0 120 100 0 120 100 0 120 100 0 Có thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu 9 7.5 11 1 9 7.5 11 1 9 7.5 11 1 9 7.5 11 1 Không có sự say mê về thể xác, không ghen tuông khi bạn khác giới có ngƣời yêu 5 6 46. 7 64 5 6 46. 7 64 5 6 46. 7 64 5 6 46. 7 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 * Nhận xét chung HS của cả hai trƣờng đều có cách nhìn nhận khá đúng đắn về tình bạn khác giới, đa số các em lựa chọn đúng các cách ứng xử trong tình bạn khác giới (cách ứng xử 4 - 6 - 7). Qua bảng số liệu ta còn thấy rằng các em đã biết tránh những cách ứng xử trong tình bạn khác giới 93.3% các em cho rằng không nên: “Đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị” và 91.7% các em cho rằng trong tình bạn khác giới không nên: “Có thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu” có nhƣ vậy thì mới giúp cho tình bạn khác giới luôn giữ đƣợc tình bạn trong sang. Dù là: “Vô tình hay cố ý gán ghép lẫn nhau” điều này cần tránh vì nhƣ vậy sẽ làm ảnh hƣởng tới tình bạn (85.4%). Bên cạnh đó có tới 44.6% HS chọn: “nên có sự say mê về thể xác, không ghen tuông khi bạn khác giới có ngƣời yêu”, nhƣ vậy chúng ta có thể thấy rằng ở các em tuổi VTN vẫn còn có lòng ích kỷ và tính đố kị vì các em cho rằng khi đã chơi thân với nhau thi không đƣợc quan tâm đến ai khác. Vẫn còn một số ít các em (6.7%) cho rằng đã là bạn của nhau thì cần gì phải “tế nhị” và cứ đối xử với nhau theo kiểu “suồng sã”, và có tới 14.6% HS đồng ý “gán ghép lẫn nhau” bởi đó là chuyện thƣờng trong tình bạn, kể cả tình bạn khác giới vì điều đó không có gì là xấu.Trong tình bạn khác giới điều cơ bản là các em phải có thái độ dứt khoát, không đƣợc có thái độ “lấp lửng, mập mờ” vì nhƣ thế sẽ gây cho bạn khác giới hiểu nhầm đó là “tình yêu”, nhƣng có đến 8.3% các em HS đồng ý với ý kiến này. Giữ đƣợc sự trong sáng, hồn nhiên của tình bạn là điều rất khó, không phải nhóm bạn chơi nào cũng có thể xây dựng đƣợc tình bạn bền vững điều đó càng khó đối với tình bạn khác giới bởi nếu có sự quan tâm nào quá gần gũi, thân tình sẽ rất dễ nhầm tƣởng đó là tình yêu vì ở lứa tuổi này các em có tâm hồn rất nhạy cảm. Điều đó đƣợc khẳng định qua kết quả điều tra 27,5% HS chọn: “Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu cho dù rất thân nhau” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Với kết quả này, ta thấy trong tình bạn khác giới có khi các em đối xử với nhau rất tốt và đúng mực nhƣng vẫn còn một số HS chƣa nhận thức đúng sự khác biệt trong mối quan hệ với bạn cùng giới. * Xét theo trƣờng Tuy rằng, học ở hai ngôi trƣờng khác nhau nhƣng sự nhận thức của các em HS về tình bạn khác giới có mối tƣơng đồng với nhau, điều đó đƣợc thể hiện: Số HS đồng tình với cách ứng xử: 4 - 6 – 7 Trƣờng THCS Thị trấn Ngô Đồng: 100% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 100% Số HS không đồng tình với cách ứng xử số 1: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 95.8% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 90.8% Số HS không đồng tình với cách ứng xử số 2: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 89.2% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 81.7% Số HS không đồng tình với cách ứng xử số 3: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 100% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 100% Số HS không đồng tình với cách ứng xử số 5: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 74.2% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 70.8% Số HS không đồng tình với cách ứng xử số 8: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 92.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 90.8% Số HS không đồng tình với cách ứng xử số 9: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 53.3% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 57.5% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Ở lứa tuổi này, tình bạn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của các em. Tình bạn sẽ nâng đỡ những ƣớc mơ, hoài bão giúp các em có thêm sức mạnh để thực hiện những hoài bão đó. Tuy nhiên, nếu nhƣ các em không có nhận thức đúng về tình bạn cũng có thể dẫn đến những sai lầm nhƣ: bao che những điều xấu, đua đòi…Vì vậy mà GDSKSS cho HS trong nhà trƣờng cần phải giúp các em nhận thức đúng, hiểu rõ về vấn đề này. 2.2.2. Nhận thức của HS lớp 9 huyện Giao Thủy về tình yêu, tình dục 2.2.2.1. Nhận thức về tình yêu Do sống trong thời đại mới - công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển, các mối quan hệ đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với trƣớc đây nên quan niệm về tình yêu của học trò cũng rất xa. Ngày nay, tình yêu ở tuổi VTN không còn xa lạ với các em. Chỉ tính riêng tháng 5/ 2002, trong số 285 cuộc gọi cho chƣơng trình Tƣ vấn tâm lý- tình cảm qua tổng đài 1080 đã có 178 cuộc gọi hỏi về những vấn đề liên quan tới tình bạn khác giới. Điều này càng đƣợc khẳng định khi đƣợc hỏi: “Em đã có ngƣời yêu chƣa” số HS của cả hai trƣờng trả lời có chiếm tỷ lệ khá cao cụ thể nhƣ sau: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 40.8% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 35.8% Số này đã minh chứng khá rõ cho chúng ta rằng ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu có tình cảm yêu đƣơng. Mặc dù đã có ngƣời yêu nhƣng liệu các em có thể hiểu khái niệm tình yêu nhƣ thế nào hay đơn thuần các em cảm thấy rằng bạn khác giới quan tâm đến mình thì đƣợc gọi là tình yêu. Để có thể hiểu đƣợc điều này chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Bạn hiểu như thế nào về tình yêu?” kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 2.4: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Bảng 2.4: Nhận thức của HS về tình yêu Đặc điểm Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Chung TB SL % SL % SL % Là sự thân thiết giữa hai ngƣời khác giới 59 49.2 57 47.5 116 48.3 4 Chung thủy 89 74.2 87 72.5 176 73.3 2 Có sự chân thành, tin tƣởng, đồng cảm với nhau 110 91.7 108 90 218 90.8 1 Tôn trọng ngƣời mình yêu, tôn trọng bản thân mình 81 67.5 78 65 159 66.2 3 Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai ngƣời 0 0 0 0 0 0 6 Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới 9 7.5 13 10.8 22 9.2 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 0 50 100 150 200 250 SL % SL % SL % Trường THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trường THCS xã Giao Hà Chung TB Là sự thân thiết giữa hai người khác giới Chung thủy Có sự chân thành, tin tưởng, đồng cảm với nhau Tôn trọng người mình yêu, tôn trọng bản thân mình Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai người Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới * Nhận xét chung Đa số (90.8% - TB 1) HS nhận thức đặc điểm của tình yêu là: “Có sự chân thành, tin tƣởng, đồng cảm với nhau”. Các em cho rằng, khi cả hai ngƣời cùng xây dựng tình yêu đẹp, họ thƣờng chia sẻ với nhau mọi điều, quan tâm đến nhau, mọi niềm vui cũng nhƣ nỗi buồn và cả những lo toan, suy nghĩ. Điều này không chỉ mang lại hạnh phúc trong hiện tại mà còn giúp gắn bó tình cảm lâu dài giữa hai ngƣời trong tƣơng lai. “Chung thuỷ” (73.3% - TB 2) các em cho rằng đã yêu nhau thì phải chung thủy đó là điều tối cần thiết trong tình yêu, trong tình yêu không ai muốn chia sẻ tình cảm cho một ai khác ngoài mình yêu và ngƣợc lại. Mỗi con ngƣời đều có cá tính riêng, không ai giống ai. Và bản thân mỗi một cá nhân lại có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, không ai có thể sống một mình độc lập với thế giới bên ngoài và không có một mối quan hệ nào. Do đó, khi yêu là phải tôn trọng ngƣời mình yêu, tức là tôn trọng những mối quan hệ của ngƣời yêu, sống cuộc sống của ngƣời mình yêu để có thể hiểu đƣợc ngƣời yêu. Tôn trọng ngƣời yêu cũng tức là tôn trọng bản thân mình, mình phải sống “là mình” để có thể thực sự chân thành với ngƣời mình yêu và cùng nhau xây dựng một tình yêu đẹp, trong sáng. Chính vì suy nghĩ đó mà đặc điểm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 “Tôn trọng ngƣời mình yêu, tôn trọng bản thân mình” đƣợc các em lựa chọn khá nhiều 66.2% - TB3. Đặc điểm: “Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới” (9.2%- TB 5). Có em thẳng thắn bày tỏ rằng: “ở lứa tuổi của chúng em không nên có QHTD kể cả khi đã có ngƣời yêu. Cần xây dựng một tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi của chúng em”. Đó cũng là ý kiến của các bạn HS khác do vậy mà đặc điểm: “Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai ngƣời” không có em HS nào lựa chọn. Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng các em đã có nhận thức rất tốt về tình yêu. Điều đó sẽ giúp cho các em xây dựng đƣợc một tình yêu đẹp và sẽ là động lực để thúc đẩy các em trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. * Xét theo trƣờng Nhận thức của HS hai trƣờng về những đặc điểm của tình yêu là tƣơng đồng nhau. Điều này đƣợc thể hiện qua kết quả điều tra thu đƣợc: Số HS đồng ý với ý kiến: “Là sự thân thiết giữa hai người khác giới” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 49.2% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 47.5% Số HS đồng ý với ý kiến: “Chung thủy” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 74.2% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 72.5% Số HS đồng ý với ý kiến: “Có sự chân thành, tin tưởng, đồng cảm với nhau” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 91.7% Trƣờng THCS xã Giao Hà:90% Số HS đồng ý với ý kiến: “Tôn trọng người yêu mình, tôn trọng bản thân mình” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 67.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 65% Số HS đồng ý với ý kiến: “Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai người” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 0% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 0% Số HS đồng ý với ý kiến: “Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 7.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 10.8% Do có sự phát triển về sinh lý, đặc biệt là sự phát dục tác động tới hoạt động tâm lý của VTN thúc đẩy những xúc cảm, những xao động về tình cảm. Vì vậy, những rung động đầu đời và tình yêu trong lứa tuổi VTN là một quy luật của đời sống tình cảm. Chúng ta không thể ngăn đƣợc những tình cảm đó của các em, mà điều quan trọng là phải có kiến thức, những kỹ năng sống để các em có thể loại bỏ đƣợc những tình cảm tiêu cực, phát triển và xây dựng những tình cảm trong sáng, lành mạnh. 2.2.2.2. Nhận thức về tình dục Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con ngƣời, là sự tự nguyện, hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai ngƣời; là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi. QHTD và tình yêu có mối quan hệ mật thiết. Trên nền tảng của tình yêu, tình dục không đơn thuần là một bản năng mà đƣợc nâng lên tầm cao mới. Lứa tuổi VTN có nhận thức nhƣ thế nào về QHTD, tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về những quan niện sau đây của QHTD” kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 2.5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Bảng 2.5: Nhận thức của HS về QHTD Đơn vị: % Quan niệm Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Chung Đồng ý Phân vân Không đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL SL % SL SL % SL SL % SL % SL % 1. Là cách sinh con, duy trì nòi giống 45 37.5 32 6.7 43 35.8 48 40 30 25 42 35 93 38.8 62 25.8 85 35.4 2. Biểu hiện sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm giữa nam và nữ 16 13.3 59 49.2 45 37.5 18 15 57 47.5 45 37.5 34 14.2 116 48.3 90 37.5 3. Là cách thể hiện tình yêu và giữ ngƣời yêu 28 23.3 51 42.5 41 34.2 25 20.8 53 44.2 42 35 53 22.1 104 43.3 86 35.8 4. Chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu sinh lý. 8 6.7 17 14.2 95 79.1 9 7.5 14 11.7 97 80.8 17 7.1 31 12.9 192 80 5. Là cách thể hiện mình là ngƣời trƣởng thành 9 7.5 21 17.5 90 75 6 5 19 15.8 95 79.2 15 6.2 40 16.7 185 77.1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 * Nhận xét chung: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quan niệm: “Tình dục là cách để sinh con, duy trì nòi giống” đƣợc số đông HS đồng ý (38.8%). Đây cũng là quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam. Các bậc cha mẹ khi dựng vợ, gả chồng cho con cái đều mong muốn sớm có cháu để bồng. Ngoài ra tôn giáo cũng có ảnh hƣởng ít nhiều tới tƣ tƣởng của ngƣời Việt Nam. Các quan niệm truyền thống và của tôn giáo đã tác động một cách tự nhiên vào tiềm thức của VTN về vấn đề tình dục. “Tình dục là cách để thể hiện tình yêu và giữ ngƣời yêu” đƣợc các em đồng ý chiếm 22.1%, phân vân chiếm 48.3%, không đồng ý chiếm 37.5%. Có thể thấy rằng ranh giới giữa tình dục và tình yêu là nhƣ thế nào thì các em lại tỏ ra lúng túng. Đây cũng là một mâu thuẫn lớn ttrong nhận thức của các em đồng thời cũng là mối quan tâm lo lắng của các bậc phụ huynh cũng nhƣ của các lực lƣợng giáo dục và toàn xã hội. Có 14.2% số HS đồng ý rằng: “Tình dục là biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm giữa nam và nữ”. Có tới 80% số HS phản đối: “Tình dục chỉ đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý” và 77.1 % các em không đồng ý rằng: “Tình dục là cách thể hiện mình là ngƣời trƣởng thành”. Những con số trên cho thấy rằng các em đã có nhận thức đƣợc tƣơng đối đầy đủ về vấn đề tình dục. Tình dục không phải chỉ là bản năng mà nó còn gắn liền với yếu tố đạo đức và nó bị chi phối bởi yếu tố xã hội. Vấn đề tình dục là một lĩnh vực hết sƣc nhạy cảm và tế nhị, trƣớc đây vấn đề này chỉ đƣợc nhắc đến trong “phòng the”. Trong xã hội vẫn còn nhiều ngƣời chƣa tán thành giáo dục tình dục vì họ có những định kiến đã ăn sâu, bám rễ từ lâu. Các thầy cô giáo cũng thƣờng né tránh chủ đề này, và ở gia đình hầu nhƣ không ai nhắc đến. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến nhận thức của VTN. * Xét theo trƣờng Số HS đồng ý rằng: “ Tình dục là cách để sinh con, duy trì nòi giống” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 37.5% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Trƣờng THCS xã Giao Hà: 40% Số HS đồng ý rằng: “Tình dục là biểu hiện của sự hấp dẫn về thể xác và tình cảm giữa nam và nữ” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 13.3% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 15% Số HS tán thành với quan niệm: “Tình dục là cách để thể hiện tình yêu và giữ người yêu” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 23.3% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 20.8% Số HS đồng ý rằng: “Tình dục chỉ đơn thuần là để thảo mãnnhu cầu sinh lý” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 6.7% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 7.5% Số HS đồng ý rằng: “Tình dục là cách thể hiện mình là người trưởng thành” Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 7.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 5% Qua số liệu điều tra, có thể thấy rằng nhận thức của VTN là phù hợp với quan niện chính thống của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó cũng còn có những ý kiến, suy nghĩ tƣơng đối “thoáng” về vấn đề này. Điều này cũng dễ hiểu bởi xã hội hiện nay có rất nhiều tác động, có nhiều tệ nạn nảy sinh, những quan điểm lệch lạc với chuẩn mực xã hội Việt Nam. Do đó, cần phải giúp các em có đầy đủ kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề này. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Ý kiến của bạn về QHTD trước hôn nhân”, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 2.6: Nhận thức của HS về vấn đề QHTD trước hôn nhân Quan niệm Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Chung Đồng ý Phân vân Không đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL SL % SL SL % SL SL % SL SL % 1. Không nên có quan hệ tình dục trƣớc khi kết hôn 79 65.8 16 13.3 25 20.8 81 67.5 15 12.5 24 11.7 160 66.7 31 12.9 49 20.4 2.Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn không có thai và sẽ cƣới nhau 10 8.3 11 9.2 99 82.5 7 5.8 10 8.3 103 85.8 17 7.2 21 8.7 202 84.1 3. Có thể QHTD vì đó là cách thể hiện tình yêu. 1 0.8 41 34.2 78 65 2 1.7 37 30.8 81 67.5 3 1.3 78 32.5 159 66.2 4. Không quan trọng nếu hai ngƣời cùng thích 13 10.8 25 20.8 82 68.3 9 7.5 25 20.8 86 71.7 22 9.2 50 20.8 168 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 5. Khi còn ở lứa tuổi học trò không nên có QHTD. 97 80.8 12 10 11 9.2 95 79.1 14 11.7 11 9.2 192 80 26 10.8 22 9.2 6. QHTD không đơn thuần chỉ là giao hợp mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức, lƣơng tâm… 99 82.5 13 10.8 8 6.7 101 84.2 13 10.8 6 5 200 83.4 26 10.8 14 5.8 7. Có thể QHTD miễn là sẽ lấy nhau. 6 5 25 20.8 89 74.2 6 5 23 19.2 91 75.8 12 5 48 20 180 75 8. QHTD chỉ thuần túy là vấn đề sinh lý không liên quan gì đến yếu tố tâm lý, văn hóa, đạo đức … 8 6.7 28 23.3 84 70 7 5.8 28 23.3 85 70.8 15 6.3 56 23.3 169 70.4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 * Nhận xét chung Kết quả điều tra cho thấy rằng quan điểm của HS về vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân rất nghiêm túc, đúng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Điều đó đƣợc thể hiện qua những số liệu sau: có 83.4% số HS đồng ý rằng: “Tình dục không đơn thuần chỉ là giao hợp mà còn liên quan đến vấn đề đạo đức, lƣơng tâm…” và 80% số HS đồng ý rằng: “Khi còn ở lứa tuổi học trò thì không nên có QHTD”. Nhƣ vậy có thể thấy rằng VTN đã sớm nhận biết và có cách nhìn đúng đắn, chuẩn mực tốt để sẵn sàng bƣớc vào cuộc sống hôn nhân gia đình trong tƣơng lai. Đánh giá một cách tổng thể thì những ý kiến của VTN về vấn đề này cũng rất gần gũi với quan niệm truyền thống. “Không nên có QHTD trƣớc khi kết hôn” đƣợc các em đồng ý với tỷ lệ khá cao (66.7%) và có tới 75% ý kiến phản đối “Có thể có QHTD miễn là sẽ lấy nhau, và quan niệm “Không quan trọng nếu cả hai cùng thích” bị gạt bỏ chiếm 70%. Theo quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam sẽ không thể đồng ý nếu có QHTD trƣớc hôn nhân đƣợc, các em nhận thức khá sâu sắc và đã tỏ thái độ dứt khoát đối với vấn đề này. Những ý kiến có thể chấp nhận có QHTD trƣớc khi cƣới đều nhận đƣợc sự đồng ý thấp: - “Có thể QHTD vì đó là cách thể hiện tình yêu” chiếm 1.3% - “Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn là không có thai và sẽ cƣới nhau” chiếm 7.2% - “Có thể có QHTD miễn là sẽ lấy nhau” chiếm 5% - “Không quan trọng nếu cả hai cùng thích” chiếm 9.2% - Bên cạnh đó tỷ lệ HS phân vân trƣớc quan niện: “Có thể QHTD vì đó là cách thể hiện tình yêu” (32.5%) và “Có thể có QHTD miễn là sẽ lấy nhau” (chiếm 20%), “Không quan trọng nếu cả hai cùng thích” (chiếm 20.8%) và đặc biệt là quan niệm: “QHTD chỉ thuần túy là vấn đề sinh lý không liên quan gì đến yếu tố tâm lý, văn hóa, đạo đức…” (chiếm tỷ lệ 23.3%). Khi đƣợc hỏi: vì sao em lại phân vân trƣớc những quan niệm trên thì đƣợc biết rằng hiện nay VTN đã bị ảnh hƣởng bởi các nên văn hóa Phƣơng Tây, các em cho rằng bây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 giờ xã hội phát triển nên cách suy nghĩ cũng phải “thoáng” hơn, nhƣng sở dĩ các em vẫn còn phân vân là do các em vẫn còn “sợ” những ràng buộc của chuẩn mực đạo đức của ngƣời Việt Nam. Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ các em đồng ý với ý kiến: “Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn là không có thai và sẽ cƣới nhau” (7.2%) và “Không quan trọng nếu cả hai cùng thích” (9.2%). Điều này chứng tỏ đã có một lực lƣợng nhỏ các em muốn sống theo trào lƣu hiện đại. Quan niệm truyền thống không đƣợc các em đánh giá cao. *Xét theo trƣờng Nhìn chung tỷ lệ điều tra của cả hai trƣờng là tƣơng đƣơng nhau, các em có cách nhìn nhận rất đúng về vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân. Điều đó đƣợc chứng minh qua những con số cụ thể sau: Số HS đồng ý với ý kiến 1: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 65.8% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 67.5% Số HS không đồng ý với ý kiến 2: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 82.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 85.8% Số HS không đồng ý với ý kiến 3: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 65% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 67.5% Số HS không đồng ý với ý kiến 4: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 68.3% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 71.7% Số HS đồng ý với ý kiến 5: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 80.8% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 79.1% Số HS đồng ý với ý kiến 6: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 82.5% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Trƣờng THCS xã Giao Hà: 84.2% Số HS không đồng ý với ý kiến 7: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 74.2% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 75.8% Số HS không đồng ý với ý kiến 8: Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 70% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 70.8% 2.2.3 Nhận thức của HS lớp 9 huyện Giao Thủy về vấn đề phòng tránh mang thai, mang thai sớm, nạo phá thai ở tuổi VTN * Phòng tránh thai Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đƣa ra câu hỏi: “Bạn biết các biện pháp tránh thai nào dưới đây” với 3 mức độ: có nghe nói đến, biết cách sử dụng, không biết. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 2.7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Bảng 2.7: Nhận thức của HS về các biện pháp tránh thai Biện pháp Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Chung Có nghe nói Biết sử dụng Không biết Có nghe nói Biết sử dụng Không biết Có nghe nói Biết sử dụng Không biết SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1.Thuốc uống tránh thai hàng ngày 49 40.8 11 9.2 60 50 45 37.5 7 5.8 68 56.7 94 39.2 18 7.5 128 53.3 2.Bao cao su 113 94.2 6 5 0 0 111 92.5 9 7.5 0 0 224 93.3 15 6.2 0 0 3.Tính chu kỳ kinh nguyệt 51 42.5 8 6.7 61 50.8 49 40.8 8 6.7 63 52.5 100 41.7 16 6.7 124 51.7 4.Thuốc tránh thai khẩn cấp 35 29.2 0 0 85 70.8 33 27.5 0 0 87 72.5 68 28.3 0 0 172 71.7 5.Thuốc diệt tinh trùng 5 4.2 0 0 115 95.8 2 1.7 0 0 118 98.3 7 2.9 0 0 233 97.1 6.Đặt vòng 87 72.5 4 3.3 29 24.2 82 68.3 3 2.5 35 29.2 169 70.4 7 2.9 64 26.7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 * Nhận xét chung Trong các biện pháp tránh thai nêu ra thì HS huyện Giao Thủy đã có những hiểu biết nhất định. Ba biện pháp tránh thai đƣợc các em biết đến nhiều nhất đó là: Bao cao su (93.3%), đặt vòng tránh thai (70.4%), tính chu kỳ kinh nguyệt (41.7%). Có hai biện pháp tránh thai các em không biết đến đó là: “Thuốc diệt tinh trùng” (97.1%) và “Thuốc tránh thai khẩn cấp” (71.7%). Sự hiểu biết của VTN về các biện pháp tránh thai có sự tƣơng quan với mức độ sử dụng biện pháp đó trong thực tế. Tuy nhiên khi trả lời phỏng vấn trực tiếp thì các em trả lời nhƣ sau: “Thuốc uống tránh thai khẩn cấp là gì, em chƣa nghe nói đến, còn thuốc diệt tinh trùng nghe lạ lắm nói gì đến chuyện biết sử dụng” (câu trả lời của một em nam trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng) “Dùng bao cao su ƣ, chƣa ai dạy chúng em, mà chúng em đƣợc biết qua các tài liệu, và đọc trên sách thôi” (câu trả lời của em nam trƣờng THCS xã Giao Hà) “Uống thuốc tránh thai thì em có nghe thấy nhƣng chƣa đƣợc nhìn, còn thuốc tránh thai khẩn cấp quả thật chƣa bao giờ em đƣợc biết đến” (câu trả lời của một em nữ trƣờng Thị Trấn Ngô Đồng) Nhƣ vậy, hầu nhƣ VTN vẫn chƣa có sự hiểu biết sâu rộng về một số biện pháp tránh thai thông dụng. Có những em tỏ ra biết nhƣng khi hỏi cụ thể thì mới chỉ dừng lại ở biết cách sử dụng thông qua sách báo, lý thuyết chứ chƣa có sự hƣớng dẫn cụ thể. * Xét theo trƣờng Tƣơng quan trong nhận thức của HS ở hai trƣờng thì tỷ lệ hiểu biết về các biện pháp tránh thai của trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng gần giống tỷ lệ hiểu biết của trƣờng THCS xã Giao Hà: Thuốc uống tránh thai hàng ngày: (không biết) Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 50% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 56.7% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Bao cao su: (biết sử dụng) Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 7.5% Tính chu kỳ kinh nguyệt: (có nghe nói) Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 42.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 40.8% Thuốc tránh thai khẩn cấp: (không biết) Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 70.8% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 72.5% Thuốc diệt tinh trùng: (không biết) Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 95.8% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 98.3% Đặt vòng tránh thai: (có nghe nói đến) Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng: 72.5% Trƣờng THCS xã Giao Hà: 68.3% Để có thể biết đƣợc từ đâu mà các em có đƣợc những hiểu biết về các biện pháp tránh thai nêu trên, chúng tôi đã đƣa ra 6 nguồn thông tin và thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 2.8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Bảng 2.8: Nguồn thông tin về các biện pháp tránh thai Nguồn thông tin Trƣờng THCS Thị Trấn Ngô Đồng Trƣờng THCS xã Giao Hà Nam Nữ Chung SL % SL % SL % SL % SL % 1. Các cơ sở y tế 12 10 9 7.5 13 11 11 9 21 8.75 2. Nhà trƣờng 39 32.5 37 30.8 36 30.5 37 30.3 76 31.7 3. Gia đình 15 12.5 13 10.8 17 14.4 18 14.7 28 11.7 4. Cán bộ GD- KHHGĐ 3 2.5 2 1.7 2 1.7 5 4.1 5 2.1 5. Bạn bè 48 40 46 38.3 41 34.7 43 35.2 94 39.2 6. Sách, báo, đài, tivi… 113 94.2 109 90.8 101 85.6 99 81.1 222 92.5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 * Nhận xét chung Kết quả thu đƣợc tập trung vào nguồn thông tin: “Qua sách, báo, đài, tivi” chiếm 92.5%. Đây là nguồn cung cấp kiến thức chính ở hầu hết nội dung về các biện pháp tránh thai. Khi trao đổi với các em của cả hai trƣờng chúng tôi nhận thấy rằng: Tuy sách báo, phim ảnh có tác dụng ít nhƣng cũng có vai trò không nhỏ trong việc cung cấp những kiến thức đúng đắn cho các em về vấn đề này. Điều này cho thấy vấn đề xuất bản sách báo, phim ảnh có tính khoa học, hệ thốngvà ngăn chặn các loại sách báo, phim ảnh “ngoài luồng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc GDSKSS cho VTN. Nguồn thông tin từ “Bạn bè” đứng vị trí thứ QHTD chứng tỏ vai trò tƣơng đối quan trọng của nguồn thông tin này. VTN rất coi trọng tình bạn, các em thƣờng trao đổi với nhau tất cả những suy nghĩ, những quan tâm của mình với bạn, qua bạn bè các em thu thập đƣợc nhiều kiến thức khác nhau. Các em nữ thƣờng xuyên trao đổi về những vấn đề kinh nguyệt, sự khác biệt trên cơ thể của tuổi mới lớn, và cả những biện pháp tránh thai. Nếu các em có tình bạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc324.pdf
Tài liệu liên quan