Tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
........ o0o ........
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: Giáo dục học
Thái nguyên năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
........ o0o ........
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ: Giáo dục học
Hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thị Tính
Thái nguyên, tháng 9 năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Mở đầu ..................................................................................................................5
1....
110 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
........ o0o ........
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: Giáo dục học
Thái nguyên năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
........ o0o ........
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ: Giáo dục học
Hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thị Tính
Thái nguyên, tháng 9 năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Mở đầu ..................................................................................................................5
1. Lý do chän ®Ò tµi ...............................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................6
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................6
4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... ....7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................7
7. Giới hạn của đề tài ............................................................................................8
CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu .......................................................................9
1.2 Khái niệm công cụ ........................................................................................11
1.2.1 Kỹ năng ......................................................................................................11
1.2.2 Kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống ..............13
1.2.2.1 Kỹ năng sống ..........................................................................................13
1.2.2.2 Kỹ năng ra quyết định .......................................................................... ..19
1.2.2.3 Kỹ năng xử lý tình huống ........................................................................21
1.2.3 Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định thông qua dạy
học môn Đạo đức lớp 3 .......................................................................................22
1.2.4 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định........23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.2.4.1 Biện pháp ................................................................................................23
1.2.4.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định.....23
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết
định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ..................................24
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ................................................... ..24
1.3.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức...........................24
1.3.1.2 Những đặc điểm về nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học .................25
1.3.2 Ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng xử
lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học ...............................26
1.3.3 Nội dung, nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xử
lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học.................................28
1.3.3.1 Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho
học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3.................................................28
1.3.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho
học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3..................................................29
1.3.3.3 Phƣơng pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định
cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3..........................................32
1.3.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết
định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3..................................35
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình huống,
kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3............36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH
THÁI NGUYÊN
2.1 Vài nét về khách thể điều tra ………………………………………………41
2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học
sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên……………………………………………………43
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 3 về
vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ
năng ra quyết định nói riêng……………………………………………………43
2.2.2 Nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ
năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các
trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên…………………………51
2.2.3 Kết quả đánh giá về kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định của
học sinh ở các trƣờng Tiểu học thành phố Thái Nguyên………………………58
2.3 Các nguyên nhân dẫn tới kết quả giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng
ra quyết định của học sinh……………………………………………………...61
Ch•¬ng 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1 Một số cơ sở có tính nguyên tắc trong việc xây dựng kỹ năng xử lý tình
huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp
3 ở trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên……………………..66
3.2 Các biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho
học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở trƣờng Tiểu học trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên………………………………………………………...73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
3.2.1 Thèng nhÊt gi÷a c¸c lùc l•îng trong viÖc triÓn khai thùc hiÖn néi dung gi¸o
dôc KNS cho häc sinh th«ng qua d¹y häc m«n Đ¹o ®øc……………………….73
3.2.2 Tạo môi trƣờng thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện KNS………...74
3.2.3 Thiết kế bài tập thực hành KNS trong quá trình dạy học môn Đạo đức để
rèn luyện KNS cho học sinh……………………………………………………77
3.2.4 §æi míi ph•¬ng ph¸p d¹y häc m«n Đ¹o ®øc theo h•íng t¨ng c•êng rÌn
luyÖn KNS cho ng•êi häc………………………………………………………80
3.2.5 §æi míi ph•¬ng ph¸p kiểm tra, đánh giá kÕt qu¶ m«n Đ¹o ®øc g¾n liÒn víi
®¸nh gi¸ KNS cña häc sinh…………………………………………………......84
3.2.6 Mèi quan hÖ gi÷a c¸c biÖn ph¸p gi¸o dôc kü n¨ng sèng............................85
3.3 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp……………………………….86
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm…………………………………………………...86
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm…………………………………………………...86
3.3.3 Phƣơng pháp khảo nghiệm……………………………………………….86
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm……………………………………………………..86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………….93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Lời nói đầu
Xã hội càng phát triển con ngƣời càng phải hoàn thiện, một con ngƣời
hoàn thiện về nhân cách là con ngƣời không chỉ có tài mà cần phải có cả đức.
Nhân cách của con ngƣời muốn đƣợc xây dựng và phát triển cần phải
đƣợc bắt đầu ngày từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế
nhà trƣờng. Có thể nói, việc xây dựng, hình thành và phát triển các phẩm chất
đạo đức và tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà nhà trƣờng nói riêng và ngành
giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức mà đặc biệt là giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
Để hoàn thành đƣợc đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô)
giáo và các em học sinh lớp 3 ở trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn
Huệ, Đội Cấn, các chuyên gia và đặc biệt là cô giáo hƣớng dẫn – Tiến sĩ:
Nguyễn Thị Tính.
Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong các thầy cô và các bạn đóng góp để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Kỹ năng sống KNS
Tổ chức y tế thế giới WHO
Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục
của Liên hợp quốc
UNESCO
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thƣ̣c hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nƣớc thì vấn đề phát triển
nguồn nhân lƣ̣c để thƣ̣c hiện sƣ̣ nghiệ p đó là vấn đề vô cùng quan trọng . Chính
vì vậy mà Đảng ta đã xác định : Con ngƣời Việt Nam vƣ̀a là mục tiêu , vƣ̀a động
lƣ̣c của mọi sƣ̣ phát triển .
(Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thƣ́ 4 Ban chấp hành
Trung ƣơng KVIII Nhà xuất bản chính trị quốc gia .HN.1993.Tr5).
Chính vì vậy mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời cần đƣợc
triển khai và quán triệt một cách triệt để trong các nhà trƣờng . Con ngƣời phát
triển toàn diện về nhân cách là sƣ̣ kết hợp hài hoà của phẩm chất và năng lực
(Cao về trí tuệ , cƣờng tráng về thể chất , phong phú về tâm hồn , trong sáng về
đạo đƣ́c). Sƣ̣ phát triển nhân cách của con ngƣời chịu sƣ̣ quy định của các mối
quan hệ xã hội , nghĩa là các mối quan hệ xã hội quy định bản chất con ngƣời .
Nói khác đi quan hệ xã hội quy định nội dung , cấu trúc cũng nhƣ con đƣờng hình
thành nhân cách của con ngƣời . Con ngƣời mới trong thời kì c ông nghiệp hoá -
hiện đại hoá ngoài việc nắm vƣ̃ng tri thƣ́c , phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ,
có phẩm chất đạo đức tốt thì cần phải có kỹ năng sống , kỹ năng hòa nhập .
Đặc biệt trong xu thế hội nhập với một xã h ội không ngừng biến đổi hiện
nay đòi hỏi con ngƣời phải thƣờng xuyên ƣ́ng phó với nhƣ̃ng thay đổi hàng ngày
của cuộc sống , mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con ngƣời học để biết , học để
làm, học để làm ngƣời mà còn học đ ể chung sống . Do đó vấn đề giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết .
Học sinh tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng , các em mới đang
hình thành và phát triển , các phẩm chất nhân cá ch, nhƣ̃ng thói quen cơ bản chƣa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
có tính ổn định mà đang đƣợc hình thành và củng cố . Do đó việc giáo dục cho
học sinh tiểu học kỹ năng sống để giúp các em có thể sống một cách an toàn và
khỏe mạnh là việc làm cần thi ết. Chính những kết quả này sẽ là cơ sở , là nền
tảng giúp học sinh phát triển nhân cách sau này .
Môn Đạo đƣ́c là môn học có thế mạnh trong việc tích hợp và lồng ghép với
giáo dục kỹ năng sống , đây là nội dung môn học c hiếm ƣu thế giúp các nhà giáo
dục có thể tích hợp một cách hoàn toàn , hoặc tƣ̀ng phần nội dung bài học đạo
đƣ́c với nội dung giáo dục kỹ năng sống .
Thƣ̣c tế cho thấy giáo viên tiểu học và các nhà quản lý chƣa thƣ̣c sƣ̣ quan
tâm tới việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng ra quyết định , kỹ năng
xử lý tình huống nói riêng cho học sinh tiểu học . Chính vì vậy mà chúng tôi
quyết định chọn đề tài nghiên cƣ́u :
“ Biện pháp giáo dụ c kỹ năng s ống cho học sinh t iểu học thành phố Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên „.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ
năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng thông qua dạy học môn
Đạo đức lớp 3 ở trƣờng Tiểu học. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu
học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định cho học sinh
tiểu học có thể thực hiện tiếp cận theo con đƣờng dạy học. Nếu xây dựng đƣợc
hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định
cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các trƣờng Tiểu học trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên thì sẽ nâng cao chất lƣợng
giáo dục toàn diện học sinh tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành
phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
5.3 Xây dựng hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp sau:
6.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
6.1.1 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu sách,
báo, tạp chí và các tài liệu khác, chúng tôi dùng phƣơng pháp này để phân tích,
tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài để thu thập thông tin cần thiết.
6.1.2 Phƣơng pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Trên cơ sở phân loại, hệ
thống hoá lý thuyết cần thiết để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
6.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Quan sát học sinh: Thông qua các giờ học môn Đạo đức (Hành động, lời nói,
nét mặt, cử chỉ …)
- Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên.
6.2.2 Phƣơng pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên bộ môn và học
sinh để tìm hiểu nhận thức nhƣ thế nào về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng xử lý tình
huống và kỹ năng ra quyết định, việc thực hiện kỹ năng này nhƣ thế nào.
6.2.3 Phƣơng pháp điều tra viết: Sử dụng Ankét lấy ý kiến của giáo viên, học
sinh để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
6.2.4 Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh
vực giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi
về những vấn đề có liên quan đến đề tài nhƣ thực trạng, hệ thống tiêu chí, hệ
thống biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho ngƣời học.
6.2.5 Phƣơng pháp khảo nghiệm sƣ phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, khả
thi của các biện pháp đã đề xuất.
6.3 Các phƣơng pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp
thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy cho đề tài.
7. Giới hạn của đề tài
Kỹ năng sống và các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một
vấn đề rất rộng và mới. Trong điều kiện cho phép cùng với khả năng của mình,
chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống
và kỹ năng ra quyết định cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học môn Đạo đức ở 3
trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con ngƣời đã xuất hiện
và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm từ xa xƣa nhƣ học ăn, học nói, học gói, học mở,
học dăm ba chữ để làm ngƣời, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiên
nhiên. Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp
với đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau. Nghiên cứu kỹ
năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hƣớng nghiên cứu này có P.Ia.Galperin,
V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,…P.Ia.Galperin trong các công trình nghiên cứu
của mình chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết
hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn {11}. Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ
cụ thể, các nhà nghiên cứu kỹ năng ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣ kỹ
năng lao động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục nhƣ
V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thuỷ, kỹ năng học tập gắn với G.X.Cochiuc,
N.A.Menchinxcaia, Hà Thị Đức, Kỹ năng hoạt động sƣ phạm gắn với tên tuổi
X.I.Kixegops, Nguyễn Nhƣ An, Nguyễn Văn Hộ.
Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chƣơng trình hành động của UNESCO
(Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc), WHO (Tổ chức y tế
thế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) cũng nhƣ trong các chƣơng
trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc…ở hƣớng nghiên
cứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng loại hoạt
động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành
và phát triển hệ thống các kỹ năng đó … Trong chƣơng trình này chỉ giới thiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
những kỹ năng cơ bản nhƣ: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng xác
định giá trị và kỹ năng ra quyết định.
Giáo dục KNS ở Lào đƣợc bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cách tiếp cận
nội dung quan tâm đến giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS đƣợc tích hợp
trong chƣơng trình giáo dục chính quy. Năm 2001 giáo dục KNS ở Lào đƣợc mở
rộng sang các lĩnh vực nhƣ giáo dục dân số, giới tính, sức khoẻ sinh sản, vệ sinh
cá nhân, giáo dục môi trƣờng vv..
Giáo dục KNS ở Campuchia đƣợc xem xét dƣới góc độ năng lực sống của
con ngƣời, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục KNS đƣợc triển khai theo hƣớng là
giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày và kỹ
năng nghề nghiệp.
Giáo dục KNS ở Malaysia đƣợc xem xét và nghiên cứu dƣới 3 góc độ: Các
kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thƣơng mại và đấu thầu, kỹ năng sống trong
đời sống gia đình.
Ở Bangladesh: Giáo dục KNS đƣợc khai thác dƣới góc độ các kỹ năng hoạt
động xã hội, kỹ năng phát triển, kỹ năng chuẩn bị cho tƣơng lai.
Ở Ấn Độ: Giáo dục KNS cho học sinh đƣợc xem xét dƣới góc độ giúp cho
con ngƣời sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển
năng lực ngƣời. Các KNS đƣợc khai thác giáo dục là các kỹ năng: Giải quyết
vấn đề, tƣ duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quan
hệ liên nhân cách vv…
Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự đƣợc hiểu với nội hàm đa dạng sau hội
thảo “Chất lƣợng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF, Viện chiến lƣợc và
chƣơng trình giáo dục tổ chức từ ngày 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ
đó ngƣời làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Từ năm học 2002-2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông
(Tiểu học và Trung học cơ sở) trong cả nƣớc. Trong chƣơng trình Tiểu học đổi
mới đã hƣớng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học
có tiềm năng nhƣ: Giáo dục đạo đức, Tự nhiên-Xã hội (ở lớp 1-3) và môn Khoa
học (ở lớp 4-5). Kỹ năng sống đƣợc giáo dục thông qua một số chủ đề: “Con
ngƣời và sức khoẻ”. Đề tài cấp bộ Ts. Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thực
trạng kỹ năng sống cho học sinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
Nhìn chung giáo dục KNS cho con ngƣời nói chung, cho học sinh nói riêng
đã đƣợc các nƣớc trên thế giới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dƣới
các góc độ khác nhau, nhƣng với vấn đề giáo dục KNS nói chung và giáo dục kỹ
năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng cho học sinh lớp 3 thông
qua môn đạo đức ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì
chƣa có đề tài nào nghiên cứu vì vậy chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2 Khái niệm công cụ.
1.2.1 Kỹ năng.
Kỹ năng là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau, về vấn
đề này.
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: Kỹ năng là sự thực
hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách
lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện
nhất định. Theo ông, ngƣời có kỹ năng hành động là ngƣời phải nắm đƣợc và
vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết
quả. Ông còn nói thêm, con ngƣời có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành
động mà phải vận dụng vào thực tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
A.U.Pêtrôpxki: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có thể lựa chọn và thực
hiện những phƣơng thức hành động tƣơng ứng với mục đích đặt ra.
Theo quan điểm của P.A.Ruđic: Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự
vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp thu đƣợc để đạt kết quả trong một hình
thức vận động cụ thể.
Theo quan điểm của K.K.Platônôp: Kỹ năng là khả năng của con ngƣời
thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh
nghiệm cũ.
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tƣơng ứng” {Từ điển Tâm lý học}.
Theo G.S.TSKH Thái Duy Tuyên, kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực
hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt đƣợc mục đích đặt ra cho
hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn đƣợc kiểm tra
bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một
mục đích nhất định.
Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: Kỹ năng là năng lực
của con ngƣời biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng quy trình.
- Từ khái niệm trên cho thấy rằng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng. Tri thức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tƣợng hành động.
+ Kỹ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.
+ Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm
đạt đƣợc mục đích đã đặt ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng
là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa
chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt đƣợc
mục đích đề ra.
1.2.2 Kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống
1.2.2.1 Kỹ năng sống.
a. Kỹ năng sống
Khi quan niệm về kỹ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số
tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kỹ năng sống nhƣ sau:
Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hành ngày (UNESCO). Tổ chức y tế thế giới (WTO) cho
rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con ngƣời cần để có cuộc
sống an toàn khoẻ mạnh. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ
năng về giao tiếp đƣợc vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tƣơng tác
một cách hiệu quả với ngƣời khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,
những tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Theo chƣơng trình giáo dục kỹ
năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 1996), kỹ năng sống bao
gồm những kỹ năng cốt lõi nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt
mục tiêu. Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thuộc tính hay năng
lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đƣơng đầu với tất cả tình huống hàng ngày một
cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tƣơng lai để có thể sống hạnh
phúc, bao gồm:
1) Kỹ năng ra quyết định một cách đúng đắn
2) Kỹ năng sáng tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
3) Kỹ năng giải quyết xung đột
4) Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình
5) Kỹ năng giao tiếp
6) Kỹ năng quan hệ liên nhân cách
7) Kỹ năng làm chủ cảm xúc
8) Kỹ năng làm chủ đƣợc cú sốc
9) Kỹ năng đồng cảm
10) Kỹ năng thực hành.
Ngƣời Ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cƣờng sự lành
mạnh về tinh thần và năng lực của con ngƣời, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn
đề, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ
năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hài
hoà và kỹ năng ra quyết định. Philipine cho rằng kỹ năng sống là những năng lực
thích ứng và tính cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu
quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời
sống hàng ngày, gồm 11 kỹ năng sau:
1) Kỹ năng tự nhận thức
2) Kỹ năng đồng cảm
3) Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả
4) Kỹ năng quan hệ liên nhân cách
5) Kỹ năng ra quyết định
6) Kỹ năng giải quyết vấn đề
7) Kỹ năng tƣ duy sáng tạo
8) Kỹ năng tƣ duy phê phán
9) Kỹ năng ứng phó
10) Kỹ năng làm chủ cảm xúc và căng thẳng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
11) Kỹ năng làm doanh nghiệp.
Ở Bhutan ngƣời ta hiểu kỹ năng là bất kỳ kỹ năng nào góp phần phát triển xã
hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộc
sống hàng ngày của họ và giúp xoá bỏ nghèo đói dẫn đến phẩm cách và cuộc
sống hạnh phúc trong xã hội. Đó là:
- Những giá trị tinh thần
- Niềm tin và thực hành
- Cầu nguyện và những thực hành tôn giáo khác
- Truyền thống xã hội
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
- Giao tiếp liên nhân cách
- Lãnh đạo
- Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp
- Hệ thống tin dụng nhỏ
- Hợp tác
- Những hoạt động thúc đẩy văn hoá
- Trao đổi giữa những nền văn hoá
- Văn hoá địa phƣơng
- Tính thống nhất và cái riêng biệt về văn hoá
Thuật ngữ kỹ năng sống đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến nhiều từ chƣơng
trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng
chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trƣờng”. Khái niệm kỹ năng
sống đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình này bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi
nhƣ: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Tham gia chƣơng trình
đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Sang giai đoạn 2 chƣơng
trình này mang tên: “Giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống”. Ngoài ngành
giáo dục còn có Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên
hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội liên hiệp phụ nữ đã định nghĩa nhƣ sau: Kỹ năng
sống là các kỹ năng thiết thực mà con ngƣời cần đến để có cuộc sống an toàn,
khoẻ mạnh và hiệu quả. Theo họ những kỹ năng cơ bản nhƣ: kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng từ chối, kỹ năng thƣơng thuyết, đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng nhận biết…ở đây kỹ năng giao tiếp đƣợc phân nhỏ để chị em phụ nữ dễ
hiểu hơn. Khái niệm kỹ năng sống đƣợc hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn
sau hội thảo “Chất lƣợng giáo dục và kỹ năng sống” đƣợc tổ chức từ ngày 23
đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Đó là:
- Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các thách
thức của cuộc sống.
- Những kỹ năng liên quan đến tri thức, những giá trị.
- Năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp con ngƣời có thể giải
quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Từ những quan niệm trên có thể thấy các quốc gia đều dựa trên quan niệm
về kỹ năng sống của các tổ chức quốc tế (WHO, UNESCO, UNICEF) nhƣng có
tính khác biệt do điều kiện chính trị, kinh tế văn hoá của từng quốc gia. Nội dung
giáo dục kỹ năng sống vừa đáp ứng những cái chung có tính chất toàn cầu vừa
có tính đặc thù quốc gia. Một số quốc gia coi trọng một số kỹ năng nhƣ: kỹ năng
tƣ duy, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ
năng luân chuyển công việc. Một số nƣớc khác lại chú trọng đến kỹ năng xoá đói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
giảm nghèo, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS. Trong đề tài này chúng tôi hiểu
khái niệm kỹ năng sống nhƣ sau:
Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kỹ năng cần thiết trực
tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả
năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hoá phù hợp và đƣơng đầu đƣợc
với những tác động của môi trƣờng. Những kỹ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh
là kỹ năng tƣ duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và
cạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự nhận
thức …
b. Phân loại kỹ năng sống
* Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ xã hội
- Kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể nhƣ tƣ duy phê phán, tƣ duy
sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, định
hƣớng giá trị.
- Kỹ năng đƣơng đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm
chế căng thẳng, kiểm soát đƣợc cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh…
- Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tƣơng tác nhƣ: giao tiếp thƣơng thuyết, từ chối,
hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của ngƣời khác.
* Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị (UNESCO)
- Vệ sinh, thực phẩm, sức khoẻ, dinh dƣỡng
- Các vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản
- Ngăn ngừa và chăm sóc ngƣời bệnh HIV/AIDS
- Phòng tránh rƣợu và thuốc lá
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro.
- Hoà bình và giải quyết xung đột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
- Gia đình và cộng đồng
- Giáo dục công dân
- Bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
* Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF)
- Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng
tự trọng, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng xử với cảm xúc, kỹ năng đƣơng đầu
với căng thẳng)
- Những kỹ năng nhận biết và sống với ngƣời khác (kỹ năng quan hệ/tƣơng tác
liên nhân cách, kỹ năng cảm thông, kỹ năng đứng vững trƣớc áp lực một cách
nhanh chóng nhất, kỹ năng thƣơng lƣợng).
- Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng
tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định …)
* Các nhóm kỹ năng sống theo những quan điểm khác nhau
- Kỹ năng giao tiếp liên nhân cách nhƣ: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp không
lời, kỹ năng biểu hiện cảm xúc, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng xin lỗi.
- Kỹ năng thƣơng lƣợng và từ chối bao gồm: Kỹ năng thƣơng lƣợng và kiềm chế
xung đột, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm …
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm: kỹ năng thu nhập thông tin,
kỹ năng phân tích, kỹ năng thực hành để đạt đƣợc kết quả.
- Các kỹ năng tƣ duy tích cực: kỹ năng nhận biết thông tin và lĩnh hội nguồn
thông tin thích ứng.
- Các kỹ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kỹ năng xây dựng tự tin và
lòng tự trọng, các kỹ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức về quyền
lợi, nghĩa vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các kỹ năng ấn định mục tiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
- Các kỹ năng kiềm chế cảm xúc: Sự kiềm chế tức giận, xử lý trạng thái bồn
chồn, kỹ năng xử lý với trạng thái mệt mỏi, các kỹ năng kiềm chế trạng thái căng
thẳng nhƣ: tƣ duy tích cực, lạc quan và các phƣơng pháp thƣ giãn.
Việc phân loại kỹ năng sống chỉ mang tính tƣơng đối, tuỳ thuộc vào khía
cạnh xem xét và đặc thù của từng quốc gia. Qua một số cách phân loại trên thấy
rằng cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) để hiểu
hơn cả, phù hợp với việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống.
1.2.2.2 Kỹ năng ra quyết định
Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải
ra quyết định. Vì vậy không cần thiết phải tách hai từ này ra. Chúng ta sẽ đồng
thời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định.
Hàng ngày mỗi ngƣời đều phải ra nhiều quyết định, có nhiều quyết định
tƣơng đối đơn giản và có thể không ảnh hƣởng nghiêm trọng đến định hƣớng
cuộc sống, nhƣng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối
quan hệ, tƣơng lai, cuộc sống, công việc, học tập … và ra quyết định là một
trong những kỹ năng chủ yếu của con ngƣời. Mỗi ngƣời luôn luôn đƣợc mời ra
quyết định và thực hiện quyết định. Chất lƣợng và kết quả quyết định của con
ngƣời có khả năng ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến chính họ hay ngƣời
khác. Điều chủ yếu là mỗi ngƣời phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của
mình và hƣớng đƣợc những hậu quả trƣớc khi đƣa ra quyết định, phải lên kế
hoạch cho những lựa chọn và quyết định này.
Nhƣ vậy có thể hiểu: Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt
động của bản thân để đƣa ra một quyết định đảm bảo đạt đƣợc một kết quả nào
đó theo mong muốn của bản thân.
* Phân loại kỹ năng ra quyết định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
- Quyết định theo chuẩn
Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ thƣờng
và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này thƣờng là
những thủ tục, luật lệ và chính sách đã đƣợc quy định sẵn. Quyết định loại này
tƣơng đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Con ngƣời có khuynh
hƣớng ra những quyết định này bằng cách suy luận logic và tham khảo các qui
định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh nếu con ngƣời không thực hiện theo đúng
các qui tắc sẵn có.
Dĩ nhiên là có những quyết định theo chuẩn không đƣợc trực tiếp giải quyết
bằng những qui trình của tổ chức. Nhƣng mỗi ngƣời vẫn có khuynh hƣớng ra
những quyết định loại này gần nhƣ một cách tự động. Vấn đề thƣờng chỉ nảy
sinh nếu bản thân ngƣời đó không nhạy cảm và không biết tác động đúng lúc.
Một lời cảnh giác cho mỗi ngƣời: không nên để những quyết định theo chuẩn trở
thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né.
- Quyết định cấp thời
Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh, chính xác
và cần phải đƣợc thực hiện gần nhƣ tức thời.
Đây là loại quyết định thƣờng nảy sinh bất ngờ không đƣợc báo trƣớc và
đòi hỏi mỗi ngƣời phải chú ý tức thời và trọn vẹn.
Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định
hoặc lôi kéo ngƣời khác vào quyết định.
- Quyết định có chiều sâu:
Quyết định có chiều sâu thƣờng không phải là những quyết định có thể giải
quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét. Đây là
loại quyết định thƣờng liên quan đến việc thiết lập định hƣớng hoạt động hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây ra nhiều tranh luận,
bất đồng và xung đột. Những quyết định có chiều sâu thƣờng đòi hỏi nhiều thời
gian và những thông tin đầu vào đặc biệt. Điểm thuận lợi đối với quyết định loại
này là bạn có nhiều phƣơng án và kế hoạch khác nhau để lựa chọn.
Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo
hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phƣơng án của quyết định cho phép đạt
đƣợc sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ đƣợc thực hiện và một số giải pháp
đã đƣợc đem thực nghiệm. Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn
quyết định, quyết định này phải đƣợc chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả
nhất.
* Các bƣớc ra quyết định:
- Xác định vấn đề.
- Phân tích nguyên nhân
- Đƣa ra các phƣơng án / giải pháp
- Chọn giải pháp tối ƣu.
- Thực hiện quyết định.
- Đánh giá quyết định.
1.2.2.3 Kỹ năng xử lý tình huống.
Kỹ năng xử lý tình huống có mối quan hệ với kỹ năng ra quyết định. Bởi vì,
trong cuộc sống cũng nhƣ trong học tập chúng ta phải đối mặt rất nhiều tình
huống đòi hỏi cần phải đƣa ra những quyết định đúng đắn để xử lý huống đó.
Nhƣ vậy, có thể hiểu kỹ năng xử lý tình huống là đƣa ra một loạt những ý
kiến về một vấn đề nào đó để lựa chọn, xử lý rồi đƣa ra một quyết định cuối
cùng đạt hiệu quả cao nhất.
* Các bƣớc của kỹ năng xử lý tình huống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
- Tiếp nhận tình huống
- Xác nhận vấn đề của tình huống
- Phân tích tình huống
- Giải quyết vấn đề
- Lựa chọn phƣơng án
- Ra quyết định.
1.2.3 Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định thông qua dạy
học môn Đạo đức lớp 3.
* Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối tƣợng giáo dục, làm cho họ dần dần có những
phẩm chất và năng lực nhƣ yêu cầu đề ra. Trong c¸c nhµ tr•êng gi¸o dôc là một
quá trình hình thành và phát triển nhân cách ngƣời học, đƣợc tiến hành có mục
đích có kế hoạch dƣới vai trò chủ đạo của ngƣời giáo viên và sự tích cực, tự giác
chủ động sáng tạo của học sinh, đƣợc thực hiện thông qua hoạt động và giao lƣu
nhằm giúp ngƣời học biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành kinh nghiệm cá nhân
ngƣời học.
Giáo dục trong nhà trƣờng Tiểu học (theo nghĩa hẹp) là một quá trình dƣới
tác động sƣ phạm của ngƣời giáo viên, ngƣời học tự giác tích cực, chủ động tự tổ
chức hoạt động tự giáo dục nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, hành vi
phù hợp với yêu cầu của xã hội.
* Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống: Là giáo viên sử dụng các tình huống mang
tính giả định hoặc có thật nhằm đƣa học sinh vào những tình huống có vấn đề
buộc ngƣời học phải lựa chọn và đƣa ra những quyết định để xử lý tình huống.
Thông qua đó nhằm rèn cho các em các kỹ năng cơ bản đặc biệt là kỹ năng xử lý
tình huống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
* Giáo dục kỹ năng ra quyết định: Là hoạt động hƣớng dẫn, chỉ đạo của giáo
viên tác động lên học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn hay tự đƣa ra hàng loạt
những quyết định, kết luận đứng trƣớc những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong học
tập hay trong cuộc sống hàng ngày.
1.2.4 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định.
1.2.4.1 Biện pháp.
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp là sự
phối hợp các yếu tố khác nhau trong hoạt động nhƣ kỹ thuật, phƣơng tiện, công
cụ, tình huống, môi trƣờng, thời gian, công nghệ, các yếu tố tâm lý, xã hội và
con ngƣời …Biện pháp là cấu trúc vĩ mô của phƣơng pháp. Nhƣng một biện
pháp có thể tồn tại trong nhiều phƣơng pháp.
- Biện pháp có một số đặc điểm sau:
+ Có tính kinh nghiệm và chủ quan
+ Có tính linh hoạt tuỳ điều kiện và hoàn cảnh, tính tình huống.
+ Là sản phẩm của sự suy nghĩ tìm tòi của cá nhân, của sự trao đổi kinh nghiệm,
từ sự học hỏi trực tiếp lẫn nhau.
+ Biện pháp có sự phản ánh phƣơng pháp nào đó.
- Biện pháp đƣợc phân thành các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điểm tựa đặc
thù riêng, tức là mỗi biện pháp có cái lõi chủ yếu hay then chốt của nó.
+ Các biện pháp ngoại biên dựa vào những nguyên tắc hay phƣơng pháp tổ chức
hành chính, quản lý, tài chính, xã hội, kinh tế, công nghệ, văn hoá … nhằm bảo
đảm hiệu quả của một lĩnh vực hoạt động.
+ Các biện pháp chuyên biệt, nhằm thực hiện một hoạt động cụ thể với những
nhiệm vụ và điều kiện chuyên biệt.
1.2.4.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
* Biện pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống là giáo viên sử dụng các yếu tố
kỹ thuật, các phƣơng tiện, các tình huống cụ thể nhằm tạo môi trƣờng giả định,
an toàn cho ngƣời học, giúp ngƣời học rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống.
- Các yếu tố kỹ thuật sử dụng trong biện pháp: Công não, nêu vấn đề, làm việc
theo nhóm, phiếu học tập, phản hồi nhanh …
* Biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định là giáo viên sử dụng các yếu tố kỹ
thuật, các phƣơng tiện hay các tình huống buộc ngƣời học phải giải quyết các
vấn đề, các nhiệm vụ bằng việc đƣa ra quyết định của mình.
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết
định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3.
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
1.3.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức.
Do có sự thay đổi về nội dung và tính chất của hoạt động chủ đạo lên hoạt
động nhận thức nói chung và các quá trình nhận thức riêng lẻ đều có sự thay đổi
cơ bản:
* Sự phát triển của tri giác:
- Ƣu điểm: Tri giác của học sinh tiểu học có sự thay đổi đáng kể, từ chỗ tri giác
chung chung, đại thể ít đi vào chi tiết tới tri giác có phân tích có tổng hợp.
- Hạn chế: Tính trực quan vẫn chiếm vị trí rõ nét trong quá trình tri giác, tri giác
thời gian kém vẫn cứ lẫn lộn hôm qua, hôm kia, ngày mai, ngày kia, ngày
xƣa…những đối tƣợng quá lớn hay quá nhỏ thì tri giác kém, khả năng phân tích
khi tri giác kém nên các em hiếm khi phân biệt những hình thù giống nhau.
* Sự phát triển của trí nhớ
- Ƣu điểm: Ở lứa tuổi này trí nhớ có chủ định đƣợc hình thành và phát triển,
càng về cuối cấp thì ghi nhớ ý nghĩa càng tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
- Hạn chế: Ở lứa tuổi này ghi nhớ không chủ định chiếm vị trí rõ nét, các em
thƣờng ghi nhớ máy móc theo trang, cái yếu tố trực quan vẫn chiếm vị trí rất rõ
nét trong quá trình ghi nhớ.
* Sự phát triển của chú ý
- Ƣu điểm: Chú ý có chủ định đang phát triển, các em đƣợc rèn luyện phẩm chất
của chú ý.
- Nhƣợc điểm: Chú ý không chủ định vẫn chiếm ƣu thế, các phẩm chất của chú ý
chƣa phát triển mạnh, sức tập trung chú ý còn non nớt dễ bị phân tán, đặc biệt ở
lứa tuổi này các em rất mẫn cảm nên những ấn tƣợng trực quan quá mạnh
thƣờng là kìm hãm khả năng phân tích và khái quát ở các em, khối lƣợng chú ý
vùng còn nhiều hạn chế, khả năng phân phối chú ý còn kém.
* Sự phát triển tƣởng tƣợng
- Ƣu điểm: Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi có sự phát triển phong phú về
tƣởng tƣợng “Ở lứa tuổi này hòn đất cũng biến thành con ngƣời, đây là lứa tuổi
thơ mộng và rất giàu tƣởng tƣợng” - Tố Hữu -
Gần về cuối cấp tƣởng tƣợng gần với hiện thực hơn, tƣởng tƣợng sáng tạo
phát triển cao hơn.
- Hạn chế: Tƣởng tƣợng còn mang tính trực quan - cụ thể, về mặt cấu tạo biểu
tƣợng trong tƣởng tƣợng thì chủ yếu là các em bắt chƣớc hay lập lại, thay đổi
chút ít, chủ đề tƣởng tƣợng còn nghèo nàn, tản mạn và ít có tổ chức.
* Sự phát triển của tƣ duy
- Ƣu điểm: Tƣ duy trừu tƣợng bắt đầu hình thành.
- Hạn chế: Năng lực trừu tƣợng hoá và khái quát hoá còn yếu, tƣ duy còn mang
tính xúc cảm, trẻ xúc cảm sinh động với tất cả những điều suy nghĩ.
1.3.1.2 Những đặc điểm về nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
* Đời sống tình cảm
- Đây là lứa tuổi dễ xúc cảm, xúc động và khó kiềm chế xúc cảm của mình. Các
em rất dễ xúc động ở chỗ các em yêu mến thiên nhiên, động vật. Các em khó
kiềm chế xúc cảm bản thân, chƣa biết kiểm tra những biểu hiện bên ngoài của
tình cảm.
- Những xúc cảm của lứa tuổi này thƣờng gắn liền với những tình huống cụ thể,
trực tiếp mà ở đó các em hoạt động hoặc gắn với những đặc điểm trực quan.
- Tình cảm ở các em có nội dung phong phú hơn và bền vững hơn lứa tuổi trƣớc.
Thể hiện ở tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ.
- Tình cảm ở lứa tuổi này còn mỏng manh chƣa bền vững, chƣa sâu sắc.
* Đặc điểm về ý trí và tính cách:
- Ý chí: Các phẩm chất ý trí đang đƣợc hình thành và phát triển, tuy nhiên những
phẩm chất này chƣa ổn định và chƣa trở thành các nét tính cách. Năng lực tự chủ
còn yếu, đặc biệt các em thiếu kiên nhẫn, chóng chán, khó giữ trật tự.
- Tính cách: Các em đang đƣợc hình thành trong mọi hoạt động học tập, lao
động, vui chơi. Cụ thể ở các em hình thành những nét tính cách mới nhƣ tính
hồn nhiên, tính hay bắt chƣớc những hành vi, cử chỉ của ngƣời lớn, tính hiếu
động, tính trung thực và tính dũng cảm.
1.3.2 Ý nghĩa, mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng xử
lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng xử lý
tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học nói riêng là làm thay đổi
hành vi của con ngƣời từ thói quen sống thụ động, cơ thể gây rủi ro mang lại
hiệu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
hiệu quả để nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển
bền vững cho xã hội.
Cụ thể giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học
sinh tiểu học nhằm:
Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về
hành vi Đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình
huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những ngƣời thân trong
gia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của trƣờng; với Bác Hồ và những
ngƣời có công với đất nƣớc, với dân tộc; với hành xóm láng giềng với bạn bè
quốc tế; với cây trồng vật nuôi và nguồn nƣớc.
Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trƣớc tập
thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán…
Giúp các em có những thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làm
của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thƣơng ông bà, cha mẹ, anh
chị và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thƣơng binh liệt sĩ, biết đoàn kết bạn bè và
biết bảo vệ môi trƣờng…
Chính những mục tiêu trên mà việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ
năng ra quyết định cho học sinh tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc
sống nói chung và chính bản thân các em nói riêng.
Kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định
nói riêng nó cũng chính nhƣ là cây cầu nối giúp cho con ngƣời vƣợt qua những
bến bờ của thử thách, ứng phó với những thay đổi của cuộc sống hành ngày.
Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định giúp cho các em
phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể, xác định rõ giá trị
của bản thân và tập thể, sống tự tin và có trách nhiệm với chính mình và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định giúp cho các em
có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyên đặt ra trong cuộc sống hàng
ngày, giúp các em tự chủ, tự tin trong cuộc sống. Giúp các em có thể sống an
toàn khoẻ mạnh trong một xã hội luôn luôn biến đổi.
1.3.3 Nội dung, nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xử
lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học.
1.3.3.1 Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho
học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3.
Chƣơng trình môn Đạo đức lớp 3 bao gồm 14 bài đƣợc thiết kế theo các chủ
đề: Gia đình, nhà trƣờng, bản thân và môi trƣờng. Trong mỗi chủ đề có những
nội dung bài học cụ thể gắn liền với mẫu và quy tắc hành vi, gắn liền với các
chuẩn mực đạo đức và gắn liền với việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em
trong gia đình nhà trƣờng và xã hội. Nội dung bài học đạo đức có thể tích hợp
với nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định.
* Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống cho học sinh tiểu học thông qua
môn Đạo đức lớp 3 gồm các nội dung sau đây:
- Giáo dục cho các em có kỹ năng phân tích các dữ kiện của tình huống
- Kỹ năng thông cảm, chia sẻ với đối tƣợng và đặt địa vị mình vào ngƣời khác.
- Kỹ năng đề ra các giả thuyết
- Kỹ năng lựa chọn các vấn đề cần giải quyết
- Kỹ năng ra quyết định trong xử lý tình huống
- Kỹ năng phân tích cái lợi, cái hại của việc ra quyết định đó.
* Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho học sinh tiểu học thông qua môn
Đạo đức lớp 3 gồm các nội dung sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Giáo dục cho học sinh có kỹ năng xác định các vấn đề, nhiệm vụ cần giải
quyết.
- Giáo dục cho học sinh kỹ năng đề xuất các phƣơng án giải quyết
- Kỹ năng lựa chọn các phƣơng án giải quyết
- Kỹ năng quyết định một trong những phƣơng án đề xuất
- Kỹ năng tự đánh giá về quyết định đề xuất.
1.3.3.2 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho
học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3
* Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích
Đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt, nó chỉ đạo mọi hoạt động của giáo
dục kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống bao giờ cũng hƣớng tới mục đích đã
đề ra, trong mục đích thì có mục đích ngắn hạn và mục đích dài hạn. Mục đích
ngắn hạn là những mục tiêu cụ thể mà con ngƣời cần đạt trong thời gian ngắn, là
phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích dài hạn. Mục đích dài hạn trong giáo dục kỹ
năng sống thƣờng hƣớng tới cách làm, cách ứng phó với những thách thức trong
cuộc sống tƣơng lai. Mục đích ngắn hạn là cơ sở, phƣơng tiện để đạt đƣợc mục
đích dài hạn. Mục đích cuối cùng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là làm
thay đổi thói quen hành vi không tốt trở thành hành vi thói quen tốt hoặc hình
thành kỹ năng, hành vi mới phù hợp với yêu cầu của xã hội và mục đích đó phải
đƣợc quán triệt xuyên suốt quá trình giáo dục kỹ năng sống.
* Nguyên tắc phù hợp với đối tƣợng giáo dục
Đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ giáo dục kỹ năng sống là hết sức đa dạng, từ
lứa tuổi mẫu giáo cho đến ngƣời lớn tuổi. Từ những ngƣời phát triển bình
thƣờng và cả nhóm ngƣời có nguy cơ cao. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý,
nghề nghiệp và môi trƣờng sống của đối tƣợng mà đƣa ra nội dung và phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
pháp cũng nhƣ hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp. Giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận
thức của học sinh tiểu học.
* Nguyên tắc cung cấp thông tin cơ bản
Thiếu thông tin sẽ khó hình thành đƣợc kỹ năng sống cho con ngƣời. Giáo
dục kỹ năng sống không quá coi trọng việc cung cấp thông tin mà coi trọng việc
hình thành hành vi cho đối tƣợng. Nếu đi sâu vào tri thức uyên bác thì sẽ rơi vào
tình trạng hàn lâm, lý thuyết, ngƣời học sẽ ít hứng thú và tất nhiên hiệu quả rất
thấp. Việc cung cấp thông tin chỉ là những thông tin cơ bản để đối tƣợng biết và
để làm. Vì vậy giáo dục kỹ năng cho học sinh phải thông qua hoạt động của
ngƣời học nhằm giúp ngƣời học hình thành kỹ năng, hành vi hoặc thay đổi kỹ
năng, hành vi.
* Nguyên tắc khuyến khích động viên, cổ vũ ngƣời học và hƣớng họ đến tƣơng
lai sáng hơn.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong giáo dục lấy phƣơng pháp động viên khuyến
khích là chính, không nên doạ nạt, trách phạt bởi vì mục đích của giáo dục là
hình thành kỹ năng sống cho ngƣời học, và nó chỉ đạt đƣợc điều đó khi ngƣời
học tự giác, mọi biện pháp mang tính chất hành chính sẽ không mang lại hiệu
quả.
* Nguyên tắc hình thành kỹ năng để có hình vi lành mạnh
Muốn có hành vi thì phải trang bị kiến thức cơ bản, thời gian dành cho việc
cung cấp tri thức không nhiều, phƣơng pháp đơn giản, chủ yếu là phƣơng pháp
động não nên dành nhiều thời gian cho việc lĩnh hội cách làm để có kỹ năng. Kỹ
năng là cơ sở, là nền tảng để có hành vi lành mạnh.
- Yêu cầu động viên mọi ngƣời tham gia chấp nhận những hành vi mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
- Dạy và luyện các kỹ năng cần thiết để đạt đƣợc những hành vi đó
- Tiếp tục củng cố những kỹ năng mới cho đến khi ngƣời tham gia cảm thấy có
thể thực hiện đƣợc những hành vi lành mạnh.
* Nguyên tắc phát huy óc phê phán và khả năng lựa chọn phƣơng án phù hợp
của ngƣời học.
Trong xu thế toàn cầu hoá, mọi thứ sẽ du nhập vào đời sống xã hội, có
những vấn đề tích cực, có những vấn đề không tích cực, thậm chí tiêu cực. Để
tồn tại, phát triển và tránh mọi rủi ro có thể xảy ra, con ngƣời cần phải biết phân
tích, mổ sẻ mọi vấn đề, biết phê phán những cái không phù hợp, biết ủng hộ và
phát huy, đồng thời biết vận dụng những cái tích cực vào thực tiễn cuộc sống của
bản thân nói riêng và xã hội nói chung.
* Nguyên tắc phối hợp các lực lƣợng giáo dục
Kỹ năng sống là một khái niệm rộng và là kỹ năng cần thiết trong mọi hoạt
động của con ngƣời. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đƣợc thực hiện ở
mọi nơi, mọi chỗ, vì thế trong giáo dục kỹ năng cần phải phối hợp với các lực
lƣợng khác nhƣ: cha mẹ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh học sinh và Hội ngƣời cao tuổi,
các tổ chức xã hội khác …
* Nguyên tắc giáo dục đồng đẳng
Tuổi trẻ thƣờng tìm kiếm thông tin từ bạn bè trƣớc khi thảo luận vấn đề mà
họ quan tâm với ngƣời lớn. Tập huấn cho những em có ảnh hƣởng đến bạn bè,
để các em đó có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của mình. Môi trƣờng chia sẻ
thƣờng có hiệu quả cao trong nhóm đồng đẳng.
* Nguyên tắc thực hiện giáo dục kiên trì, thƣờng xuyên và lâu dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Bất kỳ một chƣơng trình nào cần tìm đến sự thay đổi hành vi, cần đƣợc xây
dựng theo con đƣờng duy trì những hành vi lành mạnh và giúp ngƣời tham gia đi
theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi họ đã tái phạm.
1.3.3.3 Phƣơng pháp giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định
cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3
* Phƣơng pháp động não (Công não)
Động não là phƣơng pháp giáo dục để cho ngƣời học trong một thời gian
ngắn nảy sinh đƣợc nhiều ý tƣởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là
một phƣơng pháp để “lôi ra” một danh sách thông tin và ý tƣởng.
Cách tiến hành nhƣ sau:
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cho cả lớp hoặc nhóm suy nghĩ và trả lời.
- Khích lệ ngƣời học phát biểu ý kiến và đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt.
- Ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy
- Phân loại các ý kiến
- Làm rõ những ý kiến chƣa rõ ràng
- Tổng hợp các ý kiến
Một số yêu cầu khi sử dụng phƣơng pháp động não:
- Tất cả ý kiến đều đƣợc giáo viên hoan nghênh mà không phê phán, nhận định
đúng sai.
- Cuối giờ thảo luận giáo viên nên nhấn mạnh kết luận này là sản phẩm chung
của cả lớp, nhóm. Yêu cầu ngƣời tham gia đƣa ra ý kiến ngắn gọn và chính xác,
tránh dài dòng và chung chung. Thông qua phƣơng pháp động não rèn cho học
sinh kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định trƣớc các vấn đề đặt ra.
* Phƣơng pháp thảo luận nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Thực chất của phƣơng pháp này là để học sinh tham gia trao đổi về một
vấn đề nào đó theo nhóm. Thảo luận nhóm nhỏ đƣợc sử dụng rộng rãi nhằm giúp
cho ngƣời học tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, nhằm tạo cơ
hội cho ngƣời học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết
một vấn đề nào đó.
Cách tiến hành nhƣ sau:
- Tổ chức: Phân chia nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 ngƣời, giao nhiệm vụ cho nhóm
- Các nhóm thảo luận: Các thành viên trong nhóm trao đổi để đi đến thống nhất
cách làm
- Giáo viên tổng kết các ý kiến trên.
Một số yêu cầu khi thực hiện phƣơng pháp thảo luận:
- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, không nên để nhóm quá đông hoặc quá ít
- Nội dung thảo luận ở các nhóm có thể giống hoặc khác nhau
- Các nhóm phải cử ngƣời làm thƣ kí
- Cần quy định thời gian thảo luận và trình bày ý kiến
- Giáo viên bao quát toàn bộ nhóm.
Sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm có tác dụng rèn cho học sinh các kỹ
năng sau:
- Kỹ năng làm việc hợp tác
- Kỹ năng thƣơng lƣợng
- Kỹ năng chia sẻ
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng xử lý tình huống …
* Phƣơng pháp đóng vai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Đây là phƣơng pháp tổ chức cho ngƣời học làm thử “đóng vai” để giải
quyết chủ đề đã đƣa ra. Quan trọng của phƣơng pháp này là cách thức, là ứng xử,
là đối thoại của nhân vật.
Cách tiến hành:
- Chọn chủ đề
- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5-7 ngƣời
- Lần lƣợt các vai thể hiện
- Ngƣời ngồi dƣới ghi nhận xét
- Mỗi nhóm cử đại diện thể hiện
- Ý kiến của đại diện các nhóm khác
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
Yêu cầu khi thực hiện phƣơng pháp đóng vai:
- Chọn chủ đề phù hợp (do giáo viên gợi ý hoặc nhóm đề xuất)
- Mỗi nhóm tìm ra phƣơng án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mình trình bày
- Yêu cầu cả về nội dung và hình thức thể hiện.
* Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu tình huống thƣờng xuất phát từ một câu chuyện đƣợc viết ra
nhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn đề. Đôi
khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cát xét,
hoặc dƣới dạng hình vẽ.
Cách tiến hành:
- Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống)
- Chia nhóm (mỗi nhóm một tình huống càng tốt)
- Đọc (xem, nghe) tình huống
- Suy nghĩ về tình huống đó (đƣa ra một vài câu hỏi)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
- Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến
- Trình bày ý kiến của nhóm
- Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra
- Giáo viên kết luận
Một số yêu cầu khi thực hiện phƣơng pháp tình huống:
- Yêu cầu lựa chọn tình huống
- Tìm ra đƣợc phƣơng án tối ƣu cho mỗi tình huống
- Động viên ngƣời học tham gia phát biểu ý kiến.
Ƣu điểm của phƣơng pháp tình huống:
- Giúp học sinh rèn kỹ năng xác định các vấn đề, phân tích giữ kiện của tình
huống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề đặt ra …
Các phƣơng pháp khác: Phƣơng pháp trò chơi, phƣơng pháp chơi quan bài,
phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp diễn kịch …
1.3.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết
định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3.
* Tích hợp hoàn toàn nội dung giáo dục kỹ năng sống vào bài học đạo đức.
Gắn hoàn toàn nội dung giáo dục kỹ năng sống qua nội dung của bài học.
Tuy nhiên không phải bài học nào cũng giúp giáo viên có thể thực hiện đƣợc ý
đồ sƣ phạm này mà tuỳ theo nội dung bài học mà giáo viên có thể khai thác khả
năng tích hợp và tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
* Tích hợp từng phần nội dung bài học với giáo dục kỹ năng sống.
Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học, lựa chọn những nội dung chiếm ƣu
thế có thể tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để tiến hành tích hợp
giáo dục kỹ năng sống.
* Rút ra bài học về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bài học đạo đức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Giáo viên tiến hành bài học một cách bình thƣờng. Sau mỗi phần kết luận
của bài học giáo viên rút ra kết luận về rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nói
chung và kỹ năng xử lý tình huống và ra quyết định nói riêng và yêu cầu học
sinh học tập rèn luyện theo định hƣớng mà giáo viên đề xuất.
Kết luận : Tuỳ theo nội dung bài học giáo viên có thể lựa chọn hình thức
tích hợp cho phù hợp.
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình
huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp
3.
Để hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định
cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 đạt kết quả tốt thì cần phải
có sự phối kết hợp nhiều yếu tố nhƣ : giáo viên, nhà trƣờng, gia đình và ngƣời
học... Cụ thể :
* Về phía giáo viên :
Giáo viên luôn luôn là ngƣời hƣớng dẫn, chỉ đạo các hoạt động học tập của
học sinh. Vì vậy, để hình thành và phát triển kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng
ra quyết định cho học sinh có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải có trình độ về
chuyên môn vững vàng: Giáo viên phải có khả năng tích hợp nội dung giáo dục
kỹ năng sống vào trong quá trình dạy học đạo đức một cách nghệ thuật và có
hiệu quả. Thƣờng xuyên trao dồi những kiến thức mới nhằm phục vụ cho bài dạy
thêm phong phú và đa dạng, thiết kế bài giảng hợp lý cả về thời gian, địa điểm
và trình độ của học sinh. Ngoài trình độ chuyên môn cũng đòi hỏi giáo viên cần
phải có những kỹ năng sƣ phạm cần thiết: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng
hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh, kỹ năng ra quyết định .... giáo viên phải là
ngƣời thực sự mẫu mực về kỹ năng sống để học sinh học tập và làm theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
* Về phía nhà trƣờng
Nhà trƣờng là cơ quan chuyên trách việc giáo dục thể hệ trẻ. Đƣơng nhiên
con ngƣời từ khi sinh ra và lớn lên đƣợc giáo dục ở mọi nơi mọi lúc nhƣng
trƣờng học là môi trƣờng dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao và đóng vai trò
rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của trẻ. Vì vậy :
- Nhà trƣờng cần phải nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống nói
chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng để từ đó mà
có những biện pháp và phƣơng pháp giáo dục tích cực cho học sinh.
- Nhà trƣờng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ giáo viên và học sinh
trong việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định thông qua
dạy học môn Đạo đức. Cơ sở vật chất phải đảm bảo phù hợp đạt tiêu chuẩn với
dự kiến mà bài học đƣa ra (lớp học đạt tiêu chuẩn để phục vụ tốt công tác giảng
dạy, trang thiết bị dạy học luôn đƣợc cải tiến và phù hợp với môn học, kinh phí
tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động ngoại khoá...).
- Tạo môi trƣờng hoạt động tích cực và thuận lợi nhất cho hoạt động giáo dục kỹ
năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói
riêng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao trong mỗi bài học đạo đức lớp 3.
- Nhà trƣờng cần huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, đoàn
thể, hội cha mẹ học sinh cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Nhà trƣờng phải luôn luôn có kế hoạch phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn, các tổ chức trong trƣờng, cán bộ quản lý trong việc giáo dục
kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học
môn đạo đức lớp 3.
* Về phía gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Gia đình là môi trƣờng giáo dục đầu tiên và suốt đời đối với trẻ. Chính vì
vậy mà gia đình và nhà trƣờng phải luôn luôn giữ mối quan hệ mật thiết với nhau
để giúp cho việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định đạt
hiệu quả tốt nhất. Cha mẹ cần quan tâm đến giáo dục cho các em có kỹ năng
hành vi phù hợp trong các mối quan hệ ứng xử của các em trong gia đình, nhà
trƣờng và xã hội, gia đình phải là nơi rèn luyện cho các em có thói quen ứng xử
tốt trƣớc những tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày đồng thời giúp
các em có thói quen quyết định đúng đắn trƣớc những tình huống đặt ra …
Chính kết quả giáo dục của gia đình vừa là nền tảng vừa là hỗ trợ cho giáo dục
nhà trƣờng, giúp nhà trƣờng thực hiện phát triển toàn diện nhân cách học sinh
tiểu học, đặt cơ sở nền tảng cho việc phát triển bền vững sau này.
* Về ngƣời học
Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Nên các em muốn
việc rèn luyện kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra
quyết định đạt hiệu quả cao nhất thì phải tích cực chủ động rèn luyện, học tập
tốt, tham gia tích cực vào các hoạt động đặc biệt vào việc xử lý tình huống và ra
quyết định trong các bài học đạo đức mà giáo viên đƣa ra hay chính các em đƣa
ra. Ngoài ra các em còn cần chủ động trong việc trang bị cho mình những kỹ
năng cơ bản đặc biệt là kỹ năng hợp tác, tập trung chú ý, trao đổi giúp đỡ lần
nhau trong học tập...hơn ai hết học sinh là ngƣời quyết định kỹ năng sống của
mình. Hơn ai hết học sinh phải có nhận thức đúng về sự cần thiết phải rèn luyện
KNS và có thói quen và ý thức rèn luyện một cách thƣờng xuyên, liên tục trong
cuộc sống hàng ngày, trong giờ lên lớp và trong mọi mối quan hệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những lý luận trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con ngƣời đã xuất hiện
và nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu từ xa xƣa ở cả hai hƣớng khái quát và cụ
thể. Tuy nhiên những công trình đó mới chỉ đi vào nghiên cứu rất khái quát đến
vấn đề giáo dục kỹ năng sống, mà chƣa đi nghiên cứu sâu và cụ thể một kỹ năng
nào.
Kỹ năng sống đƣợc phân loại ở rất nhiều góc độ: Góc độ xã hội, góc độ
giáo dục giá trị, góc độ giáo dục hành vi xã hội và theo những quan điểm khác
nhau.
Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để
đƣa ra một quyết định đảm bảo đạt đƣợc một kết quả nào đó theo mong muốn
của bản thân.
Kỹ năng xử lý tình huống là đƣa ra một loạt những ý kiến về một vấn đề
nào đó để lựa chọn, xử lý rồi đƣa ra một quyết định cuối cùng đạt hiệu quả cao nhất.
Giáo dục kỹ năng ra quyết định là hoạt động hƣớng dẫn, chỉ đạo của giáo
viên tác động lên học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn hay tự đƣa ra hàng loạt
những quyết định, kết luận đứng trƣớc những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong học
tập hay trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống là giáo viên sử dụng các tình huống
mang tính giả định hoặc có thật nhằm đƣa học sinh vào những tình huống có vấn
đề buộc ngƣời học phải lựa chọn và đƣa ra những quyết định để xử lý tình
huống. Thông qua đó nhằm rèn luyện cho các em các kỹ năng cơ bản đặc biệt là
kỹ năng xử lý tình huống.
Giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định cho học sinh
tiểu học có thể đƣợc tích hợp qua một số môn học chiếm ƣu thế trong đó môn
đạo đức là môn học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục chiếm ƣu thế cao
đƣợc tiến hành theo những nguyên tắc giáo dục KNS và phƣơng pháp giáo dục
KNS sao cho phù hợp với mục tiêu nội dung chƣơng trình và bài học đạo đức,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
phù hợp với mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm lý
lứa tuổi học sinh tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Vài nét về khách thể điều tra
Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát trên ba trƣờng tiểu học
thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên đó là: Trƣờng Tiểu học Đội Cấn nằm trên
địa bàn Phƣờng Hoàng Văn Thụ, Trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân nằm trên
địa bàn Phƣờng Quang Trung, Trƣờng Tiểu học Nguyễn Huệ nằm trên địa bàn
Phƣờng Phan Đình Phùng, đây là ba trƣờng nằm ở trung tâm thành phố, có chất
lƣợng giáo dục tốt là những trƣờng có bề dày truyền thống đạt nhiều thành tích
cao trong dạy học và giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, có
năng lực chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục
học sinh. Học sinh của ba trƣờng phần lớn là con em cán bộ công chức nhà nƣớc,
con công nhân và con doanh nghiệp. Cơ sở vật chất của các nhà trƣờng tƣơng
đối đầy đủ cả ba trƣờng đều là trƣờng đạt chuẩn quốc gia nhiều năm nay và có
nhiều thành tích trong dạy học và giáo dục học sinh và là những trƣờng đứng đầu
trong tỉnh về thành tích dạy học, giáo dục và các phong trào hoạt động. Chính vì
vậy mà cán bộ quản lý nhà trƣờng, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trƣờng rất
quan tâm đến các hoạt động giáo dục học sinh và rèn luyện cho các em những kỹ
năng cơ bản trong hoạt động học tập, kỹ năng sống trong cuộc sống hàng ngày
nhằm giúp các em có thể thích ứng với yêu cầu không ngừng nâng cao của nhà
trƣờng, gia đình và xã hội.
* Trƣờng Tiểu học Nguyễn Huệ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Có 26 giáo viên và 543 học sinh, trong đó khối 3 là 109 em.
Những thành tích nổi bật của trƣờng trong năm học vừa qua là :
Năm học 2008- 2009 là trƣờng tiên tiến xuất sắc
Liên đội mạnh xuất sắc
Công đoàn mạnh xuất sắc
Trƣờng có 51 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố
15 học sinh giỏi cấp tỉnh
5 học sinh đạt giải cấp quốc gia
* Trƣờng Tiểu học Đội Cấn
Số cán bộ giáo viên: 50
Số lƣợng học sinh : 1270 trong đó khối 3 là 286
Các thành tích nổi bật của trƣờng trong năm học qua là:
Năm học 2008- 2009 là trƣờng tiên tiến xuất sắc
Liên đội mạnh xuất sắc
Công đoàn mạnh xuất sắc
Trƣờng có 86 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, 23 giải tỉnh
2 học sinh đạt giải cấp quốc gia
01 học sinh đạt giải toán qua mạng
Giải nhất hội khoẻ Phù Đổng của Tỉnh
* Trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
- Số lƣợng giáo viên: 42
- Số lƣợng học sinh: 1204 em, khối 3 có 217 em
Thành tích nổi bật:
Trƣờng tiên tiến xuất sắc
- Có 6 em đạt giải Toán tuổi thơ của thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- Có 03 em đạt giải tỉnh
- Liên đội đạt liên đội xuất sắc
- Công Đoàn trƣờng đạt Công Đoàn vững mạnh, xuất sắc
- Có 01 giải cờ vua quốc gia.
Với những thành tích nổi bật trên, đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, cán bộ
quản lý nhà trƣờng ở cả ba trƣờng đều thƣờng xuyên quan tâm đến chất lƣợng
dạy học và chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt quan tâm đến việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho
việc triển khai chƣơng trình giáo dục KNS cho học sinh tiểu học ở cả ba trƣờng
trên.
2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học
sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 3 về
vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ
năng ra quyết định nói riêng
2.2.1.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý nhà trƣờng, giáo viên về vai trò,
ý nghĩa của kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra
quyết định nói riêng
Gặp trực tiếp trao đổi và phỏng vấn ba cô giáo Hiệu trƣởng của ba trƣờng,
chúng tôi nhận thấy cả ba cô Hiệu trƣởng đều có ý kiến rằng: Giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh là việc làm rất cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm giúp sinh
có thể thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trƣớc
những thay đổi của môi trƣờng sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình
huống, có những tình huống thì rất đơn giản nhƣng ngƣợc lại có những tình
huống lại rất phức tạp đòi hỏi con ngƣời ta phải có một kỹ năng sống tối thiểu.
Qua điều tra nghiên cứu nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng
sống có 100% giáo viên đều đánh giá kỹ năng sống có vai trò, ý nghĩa rất quan
trọng cho mỗi cá nhân nói chung và cho học sinh lớp 3 nói riêng bởi trong xã hội
mới kỹ năng sống của con ngƣời là vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi chúng
tôi tiến hành phỏng vấn cô Hiệu trƣờng trƣờng Tiểu học Đội Cấn, Cô trả lời
rằng: Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay và hƣớng tới thực hiện bốn mục tiêu
lớn mà giáo dục đã đề ra đó là :
Học để biết đòi hỏi học sinh phải giỏi về tri thức
Học để làm đòi hỏi ngƣời học không chỉ giỏi về tri thức lý thuyết mà còn
thành thạo về kỹ năng thực hành nghề.
Học để chung sống, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng sống, kỹ năng hoà
nhập, kỹ năng hợp tác.
Học để làm ngƣời là đòi hỏi ngƣời học phải có sự hội tụ của tất cả các mục
tiêu nêu trên.
Do đó việc trang bị cho học sinh vốn tri thức về kỹ năng sống là vấn đề rất
quan trọng cần đƣợc quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thƣờng xuyên phát
triển trong suốt cuộc đời con ngƣời, đối với học sinh tiểu học lại càng cần thiết vì
nó góp phần hình thành những giá trị nhân cách gốc cho học sinh.
2.2.1.1 Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của kỹ năng sống
nói chung và kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định nói riêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh ở 3 trƣờng Tiểu học trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên: Trƣờng Tiểu học Đội Cấn, trƣờng Tiểu học
Nguyễn Huệ, trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân về kỹ năng sống nhƣ :
Em có đƣợc nghe thấy từ kỹ năng sống không?
Em có biết kỹ năng sống là gì không?
Em có quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho mình không?
Vv..Thông qua trò chuyện với các em chúng tôi nhận thấy các em đều đã có
những nhận thức cơ bản về kỹ năng sống nhƣ em Hà Chi lớp 3A Trƣờng Tiểu
học Đội Cấn cho rằng: Em đã đƣợc nghe các cô nói nhiều về kỹ năng sống, em
hiểu kỹ năng sống là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đặt
vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nói trƣớc đám đông vv…
Khi chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng thái độ của học sinh lớp 3 về
việc tham gia xử lý tình huống thông qua môn đạo đức, kết quả thu đƣợc thể
hiện ở bảng 2.2a
Học sinh
Nhận thức
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết Xuân Tổng
SL % SL % SL % SL %
Rất thích 50 64.1 38 60.3 59 69.4 147 65.0
Thích 15 19.2 13 20.6 18 21.2 46 20.4
Bình thƣờng 11 14.1 12 19.1 8 9.4 31 13.7
Không thích 2 2.6 2 0.9
Bảng 2.2a Thái độ của học sinh về việc tham gia xử lý tình huống (Đơn vị %)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng 147 học sinh (chiếm 65%)
các em rất thích tham gia xử lý những tình huống trong bài học đạo đức, có
20,4% các em thích tham gia xử lý tình huống, nhƣ vậy có thể khẳng định phần
lớn học sinh lớp 3 của ba trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Đội Cấn, Nguyễn
Huệ đều thích và rất thích tham gia xử lý tình huống đây là một thông tin rất
quan trọng bởi hiệu quả của giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng xử lý
tình huống nói riêng phụ thuộc không nhỏ vào hứng thú tập luyện và rèn luyện
của học sinh, đặc biệt trƣờng Nguyễn Viết Xuân có 90,6% học sinh thích và rất
thích tham gia xử lý tình huống chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba trƣờng, điều này
cũng dễ lý giải trong mấy năm gần đây trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã
đột phá trong phong trào học tập rèn luyện của học sinh đặc biệt là trong các hoạt
động phong trào ngoại khoá của học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ
học sinh có thái độ bình thƣờng và không thích còn chiếm tỷ lệ 14,6%, nhƣ vậy
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chƣa đƣợc học sinh tham
gia một cách triệt để với thái độ tích cực và tự giác 100% . Khi đƣợc hỏi vì sao
mà các em có nhận thức nhƣ vậy? Các em trả lời rằng: Chúng em rất thích tham
gia xử lý tình huống trong các bài học đạo đức nhƣng do lớp em quá đông nên
chúng em ít đƣợc trực tiếp tham gia nên chỉ cảm thấy bình thƣờng và thích thôi.
Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân học sinh không có thái độ tích cực tham
gia xử lý tình huống là do thái độ ngại tham gia, biết nhƣng không giám nói,
nhút nhát khi đứng trƣớc đông ngƣời hay bạn bè.
Để hiểu sâu về Thái độ của các em chúng tôi đã tiến hành khảo sát câu hỏi
2: Mức độ tham gia xử lý tình huống thông qua dạy học môn Đạo đức đƣợc thực
hiện nhƣ thế nào? Kết quả thu đƣợc thể hiện bảng 2.2b.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Học sinh
Mức độ
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết Xuân Tổng
SL % SL % SL % SL %
Thƣờng xuyên 11 14.1 20 31.7 28 32.9 59 26.1
Không thƣờng xuyên 64 82.1 41 65.1 56 65.9 161 71.2
Không tham gia 3 3.8 2 3.2 1 1.2 6 2.7
Bảng 2.2b Mức độ tham gia xử lý tình huống của học sinh lớp 3
trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %).
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, thực trạng học sinh đƣợc trực tiếp
tham gia xử lý tình huống là không đƣợc thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ 71,2% do
vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới học sinh bị yếu về kỹ
năng xử lý tình huống. Mới chỉ có 26,1% học sinh đƣợc tham gia xử lý tình
huống một cách thƣờng xuyên. Mức không thƣờng xuyên vẫn chiếm tỉ lệ cao
nhất. Bên cạnh đó vẫn còn có 2,7% số học sinh không tham gia xử lý tình huống.
Trƣờng Tiều học Đội Cấn có: 64 học sinh (chiếm 82.1%) không tham gia xử lý
thƣờng xuyên; Nguyễn Huệ: 41 học sinh (chiếm 65.1%); Nguyễn Viết Xuân: 56
học sinh (chiếm 65.9%). Qua con số trên chúng tôi nhận thấy nhà trƣờng và giáo
viên bộ môn chƣa thực sự quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khi
tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới học sinh không tham gia xử lý tình huống thƣờng
xuyên là do lớp quá đông nên các em thƣờng tham gia xử lý tình huống theo
hình thức gián tiếp (thảo luận nhóm) rồi một em trực tiếp đại diện cho nhóm lên
xử lý, giáo viên ít có điều kiện quan tâm đến từng em học sinh trong việc rèn kỹ
năng xử lý tình huống.
Qua kết quả khảo sát trên chúng tôi có nhận xét: Môi trƣờng tập luyện, rèn
luyện kỹ năng sống của học sinh tiểu học chƣa tốt, giáo viên chƣa thu hút đƣợc
học sinh tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống nhƣ kỹ năng xử lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
tình huống. Qua kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ số học sinh thƣờng xuyên tham
gia rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống là thấp chiếm tỷ lệ là 26.1%. Đặc biệt vẫn
còn có số lƣợng học sinh chƣa bao giờ tham gia xử lý tình huống chiếm tỷ lệ
2.7%. Từ đó chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là trong các giờ học các môn
chiếm ƣu thế trong giáo dục kỹ năng sống, các buổi sinh hoạt ngoại khoá, hoặc
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng, giáo viên cần có những
biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp giáo dục, các hình thức tổ
chức giáo dục để tạo môi trƣờng tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống nói chung và
kỹ năng xử lý tình huống nói riêng cho học sinh tiểu học.
Để tìm hiểu thực trạng tham gia rèn luyên kỹ năng ra quyết định cho học
sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về thái độ tham gia ra
quyết định của học sinh lớp 3 trong quá trình học môn đạo đức, kết quả thu đƣợc
thể hiện ở bảng 2.2c.
Học sinh
Thái độ
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết Xuân Tổng
SL % SL % SL % SL %
Rất thích 54 69.2 33 52.4 62 73.0 149 65.9
Thích 10 12.8 9 14.3 17 20.0 36 16.0
Bình thƣờng 13 16.7 21 33.3 6 7.0 40 17.7
Không thích 1 1.3 1 0.4
Bảng 2.2c Thái độ tham gia ra quyết định của học sinh lớp 3
trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %).
Nhìn vào bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh rất thích 149
học sinh (chiếm 65.9%) và thích 36 học sinh (chiếm 16%) nhƣ vậy tỷ lệ học sinh
có thái độ thích và rất thích tham gia ra quyết định chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao
(81,9%), theo các em đƣợc tham gia ra quyết định giúp cho các em mạnh dạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
hơn, tự tin hơn, khi tự đƣa ra đƣợc quyết định hay ý kiến của mình cụ thể: trƣờng
Đội cấn có: 54 học sinh rất thích tham gia ra quyết định, (chiếm 69.2 %);
Nguyễn Huệ: 33 học sinh (chiếm 52.4%); Nguyễn Viết Xuân: 62 học sinh
(chiếm 73%) điều này cho thấy phần lớn các em cũng đã nhận thức rất đúng đắn
về việc rèn luyện kỹ năng ra quyết định. Một số học sinh cho rằng không thích
hay bình thƣờng khi đƣợc tham gia ra quyết định không phải là các em không
nhận thức đƣợc vai trò, ý nghĩa của nó mà theo điều tra thì do không đƣợc trực
tiếp tham gia nên các em thấy chán và không thích.
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh đƣợc tham gia ra quyết
định chƣa cao, chƣa đạt tỷ lệ nhƣ mong muốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào
để thu hút 100% các em đều rất thích tham gia ra quyết định trong quá trình học
tập môn đạo đức nói riêng và các môn học khác nói chung. Điều này đòi hỏi phải
có nghệ thuật và phƣơng pháp giảng dạy, tạo môi trƣờng cho học sinh tập luyện,
rèn luyện. Bởi ra quyết định là một kỹ năng rất quan trọng đối với sự thành đạt
của mỗi ngƣời. Từng giờ, từng ngày mỗi ngƣời phải có những quyết định đối với
mỗi công việc của cá nhân, tập thể và trong các mối quan hệ xã hội, quyết định
với những thay đổi của môi trƣờng sống không ngừng biến động.
Thật đáng buồn khi vẫn còn có học sinh không thích tham gia ra quyết định.
Thực tế cho thấy nếu còn nhỏ các em không đƣợc thƣờng xuyên rèn luyện kỹ
năng ra quyết định sẽ dẫn tới trong cuộc sống sau này các em sẽ không làm chủ
đƣợc bản thân và chớp đƣợc thời cơ để ra quyết định đúng đắn sẽ dễ dẫn tới mắc
sai lầm khi ra quyết định ảnh hƣởng đến tƣơng lai, đến ngƣời khác. Để tìm hiểu
về mức độ tham gia ra quyết định của học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4
trong phiếu điều tra phần phụ lục I và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.2d.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Học sinh
Mức độ
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết Xuân Tổng
SL % SL % SL % SL %
Thƣờng xuyên 9 11.5 14 22.2 44 51.8 67 29.6
Không thƣờng xuyên 60 77.0 46 73.1 39 45.9 145 64.2
Không tham gia 9 11.5 3 4.7 2 2.3 14 6.2
Bảng 2.2d Mức độ tham gia ra quyết định của học sinh
trong quá trình học môn Đạo đức lớp 3 (Đơn vị %).
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, thực trạng học sinh đƣợc trực tiếp
tham gia ra quyết định là không đƣợc thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ cao đạt 64,2%.
Trong khi đó chỉ có 29,6% số học sinh đƣợc hỏi trả lời là thƣờng xuyên tham gia
ra quyết định, thật đáng buồn khi vẫn có 6,2% số em trả lời không tham gia ra
quyết định. Với mức độ thƣờng xuyên ở trƣờng Đội Cấn có: 11,5%, trƣờng
Nguyễn Huệ có 22,2%, trƣờng Nguyễn Viết Xuân có 51,8%.
Với mức độ không thƣờng xuyên ở trƣờng Đội Cấn có 60 học sinh (chiếm
77%); Nguyễn Huệ: 46 học sinh (chiếm 73.1%); trƣờng Nguyễn Viết Xuân tỉ lệ
học sinh thƣờng xuyên tham gia ra quyết định 44 học sinh (chiếm 51.8%). Sở dĩ
có sự khác nhau về mức độ thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên của học sinh
trong việc tham gia ra quyết định vì phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên ở 3
trƣờng khác nhau, trình độ học sinh khác nhau, mức độ quan tâm của nhà trƣờng
của giáo viên tới việc rèn luyện kỹ năng ra quyết định cho học sinh là khác nhau,
điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố ảnh hƣởng tới việc rèn luyện của học sinh
cũng khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Qua kết quả tổng hợp ở bảng 2.2d cho thấy tỷ lệ học sinh tham gia ra quyết
định thƣờng xuyên thấp 67 học sinh (chiếm 29.6 %). Đặc biệt số lƣợng tỷ lệ %
học sinh không tham gia ra quyết vẫn chiếm tỷ lệ 14 học sinh (6.2%), nhƣ vậy
môi trƣờng dạy học, môn đạo đức chƣa tạo điều kiện, chƣa thu hút đƣợc học sinh
tích cực tham gia tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống nói chung và kỹ năng ra
quyết định nói riêng. Để khắc phục thực trạng này giáo viên cần phải thiết kế các
bài tập thực hành và kích thích học sinh, thu hút học sinh tích cực tham gia thực
hành kỹ năng sống và kỹ năng ra quyết định trong các giờ học đạo đức và trong
các hoạt động khác. Đồng nghĩa với việc làm đó thì mỗi giáo viên tiểu học cần
xác định đƣợc rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những
nhiệm vụ của dạy - học ngày nay nhằm hƣớng tới hình thành và phát triển nhân
cách học sinh một cách toàn diện, đáp ứng với yêu cầu của xã hội.
2.2.2 Nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ
năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các
trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.2.2.1 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra
quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 ở các trƣờng Tiểu
học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nội dung giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định có gắn
liền với nội dung dạy học môn đạo đức lớp 3 và kỹ năng sống cho học sinh
không? để khảo sát vấn đề này chúng tôi đã xây dựng câu hỏi số 3 trong phiếu
điều tra của giáo viên.
“Câu 3: Theo thầy (cô) những kỹ năng sống nào dƣới đây đƣợc thầy cô chú
trọng trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 3.
- Kỹ năng giao tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
- Kỹ năng xử lý tình huống
- Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng đặt vấn đề
- Kỹ năng thƣơng lƣợng.
Qua thực trạng thu đƣợc kết quả sau:
Giáo viên
Kỹ năng
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết
Xuân
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Kỹ năng giao tiếp 9 90 9 90 9 90 27 90
Kỹ năng xử lý tình huống 10 100 10 100 10 100 30 100
Kỹ năng nhận thức 7 70 6 60 8 80 21 70
Kỹ năng ra quyết định 7 70 8 80 6 60 21 70
Kỹ năng hợp tác 5 50 6 60 7 70 18 60
Kỹ năng đặt vấn đề 6 60 6 60 7 70 19 63,3
kỹ năng thƣơng lƣợng 6 60 5 50 6 60 17 56,6
Bảng 2.2e Những kỹ năng sống đƣợc giáo viên quan tâm giáo dục
cho học sinh trong quá trình dạy học môn Đạo đức (Đơn vị %).
Qua kết quả khảo sát nêu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các kỹ năng trên
đƣợc giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học môn Đạo đức nhằm giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, trong đó:
Kỹ năng xử lý tình huống đƣợc giáo viên sử dụng nhiều nhất (100%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Kỹ năng giao tiếp xếp thứ 2 là (90%), các kỹ năng còn lại đƣợc giáo viên sử
dụng giao động từ 60% - 70% chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số cô giáo ở
cả 3 trƣờng, thì các thầy cô cũng nói rằng: Kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng
giao tiếp là hai kỹ năng thƣờng xuyên đƣợc sử dụng chú trọng nhiều hơn trong
cuộc sống của học sinh tiểu học nói chung và trong mỗi bài học môn đạo đức nói
riêng. Bởi vì, do đặc điểm lứa tuổi của các em: Ở lứa tuổi này nhận thức của các
em mới bắt đầu từ tƣ duy hình ảnh đến tƣ duy trừu tƣợng, từ nhận thức cảm tính
sang nhận thức lý tính; trong đời sống tình cảm, các em dễ xúc động và khó kiềm
chế xúc cảm của mình; các phẩm chất ý chí của các em mới đang đƣợc hình
thành và phát triển. Do tính chất đặc thù của nội dung bài học môn đạo đức lớp
3 gắn liền với các tình huống đạo đức của các em ở gia đình, nhà trƣờng và xã
hội. vì vậy vấn đề quan tâm đến giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra
quyết định cho học sinh là một việc làm cần thiết và phù hợp. Hơn nữa trong quá
trình dạy học môn Đạo đức việc chuyển hoá nội dung bài học đạo đức thành các
tình huống đạo đức sẽ giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng hơn, mềm
mại hơn, thông qua đó có thể rèn luyện cho học sinh các kỹ năng xử lý tình
huống và kỹ năng ra quyết định.
Qua trò chuyện với giáo viên dạy môn Đạo đức của các trƣờng Tiểu học
mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Trong 2 kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định, giáo viên đã
quan tâm đến nhiều kỹ năng khác nhƣ:
+ Kỹ năng xác định tình huống.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng đề xuất cách giải quyết.
+ Kỹ năng phân tích cái lợi, cái hại của từng cách giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
+ Kỹ năng lựa chọn cách giải quyết tối ƣu.
+ Kỹ năng phân tích tình hình.
+ Kỹ năng tự nhận thức.
+ Kỹ năng lựa chọn các quyết định
+ Kỹ năng kiên định với quyết định đã lựa chọn.
Trong quá trình dạy học môn Đạo đức giáo viên đã quan tâm đến việc giúp
học sinh biết đề xuất cách giải quyết, xử lý trƣớc tình huống đã đặt ra, biết phân
tích cái lợi, cái hại của từng cách xử lý, biết kiên định với cách lựa chọn mà các
em cho là đúng. Nhƣ vậy trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 3 nội dung
giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết định của học sinh đã
đƣợc giáo viên quan tâm và thực hiện. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này chúng tôi
sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 2 nhằm tìm hiểu thực trạng về sử dụng
phƣơng pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua dạy
học môn Đạo đức.
2.2.2.2 Thực trạng về phƣơng pháp và hình thức thực hiện việc giáo dục kỹ năng
xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho học sinh thông qua dạy học môn
Đạo đức lớp 3 ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng sử dụng các hình thức tích hợp
của giáo viên trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thu đƣợc kết
quả sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Giáo viên
Mục đích
Đội Cấn Nguyễn Huệ
Nguyễn Viết
Xuân
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Nội dung môn ĐĐ gắn
liền với nội dung GDKNS
6 60 5 50 8 80 19 63.3
Mục tiêu, nội dung môn
ĐĐ gắn với mục tiêu
GDKNS
7 70 7 70 8 80 22 73.3
Nội dung bài học môn
ĐĐ có thể rút ra những
kết luận về GDKNS cho
HS
8 80 9 90 8 80 25 83.3
Bảng 2.2f Thực trạng sử dụng hình thức tích hợp
giáo dục kỹ năng ra quyết định và kỹ năng xử lý tình huống (Đơn vị %).
Theo ý kiến của các thầy cô cả 3 hình thức trên đều đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên (trên 50%), nhƣng nội dung bài học môn đạo đức có thể rút ra những kết
luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đƣợc sử dụng nhiều nhất 25 giáo
viên (chiếm 83.3%). Hình thức này giúp cho các em cả kiến thức lý luận và thực
tiễn phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy nhiên đây cũng là một hạn
chế về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vì có nhiều bài học có thể tích hợp
hoàn toàn giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định cho các em
nhƣng không đƣợc giáo viên lựa chọn.
Ví dụ: Bài Chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Hay bài bảo vệ thƣ từ, tài sản của ngƣời khác…
Vậy vấn đề cần đặt ra là giáo viên phải phân tích đƣợc nội dung, chƣơng
trình của môn học Đạo đức, đặc biệt nắm nội dung của từng bài học đạo đức lớp
3 để lựa chọn hình thức tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp, nhằm khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
thác một cách triệt để nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học,
xác định đây là một con đƣờng giáo dục cơ bản trong nhà trƣờng Tiểu học. Có
xác định đƣợc nhƣ vậy, giáo viên mới có thể thiết kế hệ thống các bài tập thực
hành đạo đức cho từng nội dung của bài học, thông qua đó để rèn kỹ năng sống
cho học sinh.
Để tìm hiểu sâu về vấn đề trên, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tham
gia xử lý tình huống của học sinh thông qua việc tìm hiểu hình thức tham gia xử
lý tình huống của học sinh trong quá trình học tập môn đạo đức lớp 3 và chúng
tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 2.2e.
Học sinh
Hình thức
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết Xuân Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cá nhân 9 11.5 5 7.9 4 4.7 18 8.0
Nhóm cặp 61 78.2 53 84.2 74 87.1 188 83.2
Nhóm 3 hoặc 6 bạn 8 10.3 5 7.9 7 8.2 20 8.8
Bảng 2.2g Hình thức đƣợc sử dụng trong giáo dục kỹ năng xử lý tình huống
cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 (Đơn vị %).
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy hình thức nhóm cặp đƣợc giáo viên sử
dụng nhiều nhất 188 học sinh (chiếm 83.2%), còn hình thức cá nhân và nhóm 3
hoặc 6 bạn ít đƣợc sử dụng. §©y lµ mét trong nh÷ng h¹n chÕ vÒ ph•¬ng ph¸p vµ
h×nh thøc gi¸o dôc KNS cho häc sinh tiÓu häc v× quen lµm viÖc theo nhãm cÆp 2
ng•êi häc sinh sÏ trë nªn nhµm ch¸n, kh«ng rÌn luyÖn ®•îc kü n¨ng nãi tr•íc
®¸m ®«ng, kh«ng rÌn ®•îc kü n¨ng chia sÎ vµ hîp t¸c víi nhiÒu ng•êi.
Để tìm hiểu thêm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên ở 3
trƣờng thì thầy cô cũng trả lời là thƣờng dùng hình thức nhóm cặp trong việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống với môn Đạo đức nói riêng và các môn học
khác nói chung. Vì hình thức này dễ sử dụng nhất còn hình thức cá nhân tham
gia xử lý tình huống ít đƣợc giáo viên quan tâm vì tốn nhiều thời gian và còn do
nguyên nhân học sinh còn tự ti, nhút nhát, ngại tham gia hoạt động tập thể nên
các em không chịu phát biểu để đƣa ra cách giải quyết của mình mặc dù các em
biết phải xử lý nhƣ thế nào? Vì vậy vấn đề đặt ra là trong các giờ học đạo đức
giáo viên cần quan tâm kết hợp các hình thức rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh giữa hình thức tập thể với hình thức nhóm và hình thức cá nhân nhằm tăng
cƣờng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để tìm hiểu thực trạng kỹ năng xử lý
tình huống và kỹ năng ra quyết định của học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8
trong phần phụ lục I và thu đƣợc kết quả ở bảng sau:
số lƣợng
Các biện pháp
Đội Cấn Nguyễn Huệ Nguyễn Viết Xuân Tổng
SL % SL % SL % SL %
Vì sao lại chọn phƣơng án đó 27 34.6 24 38.1 16 18.8 67 29.6
Nếu chọn phƣơng án khác thì sao 5 6.4 1 1.6 17 20.0 23 10.2
Cái lợi và cái hại của quyết định đó 46 59.0 38 60.3 52 61.2 136 60.2
Bảng 2.2h Thực trạng kỹ năng ra quyết định và xử lý tình huống
của học sinh (Đơn vị %).
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy kỹ năng lựa chọn phƣơng án xử lý tình
huống và ra quyết định của học sinh chƣa cao, các em chƣa quan tâm nhiều đến
việc phân tích lý do vì sao chọn phƣơng án xử lý và ra quyết định đó. Tức là các
em thực hiện cách xử lý và ra quyết định còn mang tính cảm tính nhiều hơn, điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học nếu thiếu sự
can thiệp của các biện pháp giáo dục. Kết quả tổng hợp cho thấy có tỷ lệ học
sinh khi xử lý tình huống đã quan tâm đến cái lợi, cái hại của cách lựa chọn
tƣơng đối cao 136 học sinh (chiếm 60.2 %), tuy nhiên tỷ lệ này giữa học sinh của
ba trƣờng có sự khác nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất là học sinh trƣờng Tiểu học
Nguyễn Viết Xuân 52 học sinh (chiếm 61.2 %). Qua trò chuyện, phỏng vấn giáo
viên dạy môn đạo đức ở trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân chúng tôi đƣợc biết
cán bộ quản lý nhà trƣờng, giáo viên dạy bộ môn đều rất quan tâm đến việc giáo
dục kỹ năng xử lý tình huống cho học sinh, vì vậy học sinh rất tích cực tham gia
rèn luyện kỹ năng này và kết quả trên hoàn toàn phù hợp với số liệu thu đƣợc ở
bảng 2.2a về tỷ lệ học sinh trƣờng Nguyễn Viết Xuân và các trƣờng khác thích,
rất thích tham gia xử lý tình huống trong giờ học Đạo đức.
2.2.3 Kết quả đánh giá về kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định của
học sinh ở các trƣờng Tiểu học thành phố Thái Nguyên
Để tìm hiểu về thực trạng kỹ năng ra quyết định của học sinh trong quá
trình học môn Đạo đức lớp 3, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 phần phụ lục I và
thu đƣợc kết quả ở bảng 2.2i:
Qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn học sinh tiểu học chƣa có kỹ năng
ra quyết định, tỷ lệ các em tự ra quyết định trong giờ học đạo đức chiếm tỷ lệ rất
thấp 9 học sinh (chiếm 4%). Số học sinh quyết định cách xử lý, cách giải quyết
vấn đề dựa vào ý kiến của ngƣời khác và ý kiến của nhóm chiếm tỷ lệ cao 186
học sinh (chiếm 82.3 %). Trong khi sè l•îng häc sinh tù ra quyÕt ®Þnh gi÷a c¸c
tr•êng còng cã sù kh¸c nhau, cã thÓ do c¸c em cã thãi quen lµm viÖc theo nhãm
vµ còng do ®Æc ®iÓm t©m lý cña häc sinh tiÓu häc cã tÝnh tù chñ ch•a cao, các em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
chƣa có sự tập trung suy nghĩ trong một thời gian dà i cho một vấn đề v× vËy c¸c
em ch•a hoµn toµn chñ ®éng ®Ó quyÕt ®Þnh mét vÊn ®Ò nµo ®ã.
Học sinh
Kết quả
Đội Cấn
Nguyễn
Huệ
Nguyễn
Viết Xuân
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Bản thân học sinh tự ra quyết định 1 1.3 1 1.6 7 8.2 9 4.0
Bạn trong nhóm 12 15.4 5 7.9 14 16.5 31 13.7
Cả nhóm thảo luận cùng quyết định 65 83.3 57 90.5 64 75.3 186 82.3
Bảng 2.2i Thực trạng kỹ năng ra quyết định của học sinh lớp 3
trong quá trình học môn Đạo đức (Đơn vị %).
Thực tế cho thấy trong cuộc sống không phải lúc nào các em cũng có cơ hội
bàn bạc, thảo luận với ngƣời khác để quyết định cho công việc của mình và có
thể có những điều không thể nhờ ngƣời khác quyết định thay mình, vì vậy việc
rèn luyện cho các em kỹ năng tự ra quyết định là việc làm rất cần thiết hiện nay
nhằm giúp các em có khả năng thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi.
Vấn đề đặt ra đối với nhà trƣờng và giáo viên cần có những biện pháp, hình thức
tổ chức để thu hút học sinh tập luyện, rèn luyện kỹ năng ra quyết định trong các
giờ học, trong các hoạt động của nhà trƣờng.
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên chúng tôi tiến hành khảo sát về những
nguyên nhân mà học sinh thiếu tính tự chủ trong việc ra quyết định hay xử lý
tình huống và thu đƣợc kết quả ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Học sinh
Nguyên nhân
Đội Cấn
Nguyễn
Huệ
Nguyễn
Viết Xuân
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Thiếu tự tin vì không biết có
đúng không
52 66.7 29 46.0 62 72.9 143 63.3
Biết là đúng nhƣng ngại nói ra 16 20.5 20 31.8 16 18.8 52 23.0
Không biết rõ nên không dám nói 8 10.3 8 12.7 6 7.1 22 9.7
Thƣờng không biết 2 2.5 6 9.5 1 1.2 9 4.0
Bảng 2.2k Thực trạng về tính tự chủ của học sinh
khi xử lý tình huống và ra quyết định (Đơn vị %).
Qua kết quả khảo sát nêu trên từ phía ngƣời học chúng tôi thấy phần lớn
học sinh cho rằng các em chƣa có kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra quyết
định là do các em thiếu tự tin chiếm tỷ lệ 63.3 % điều này khẳng định kỹ năng
sống của các em chƣa cao do đó các em thiếu tính tự chủ khi phải ra quyết định.
Bên cạnh đó tỷ lệ % học sinh biết nhƣng không có khả năng trình bày thể hiện
cũng còn chiếm tỷ lệ 23.3 % do kỹ năng giao tiếp của các em còn hạn chế, các
em đã không giám nói những điều mình đã biết, không giám trình bày những
điều đã biết. Đặc biệt tỷ lệ học sinh không biết rõ hoặc không biết khi cần phải
xử lý tình huống và ra quyết định vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Sè liÖu vµ kÕt qu¶
kh¶o s¸t gi÷a c¸c tr•êng gÇn t•¬ng ®•¬ng nhau. Vậy vấn đề đặt ra đối với giáo
viên cần phải quan tâm đến nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh nói chung và giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra
quyết định nói riêng, cÇn ph¸t huy vai trß tù gi¸c, tÝch cùc, chñ ®éng trong häc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
tËp, rÌn luyÖn cña häc sinh, t¹o m«i tr•êng, t¹o ®iÒu kiÖn, c¬ héi cho häc sinh
tr¶i nghiÖm vµ thÓ hiÖn kü n¨ng hµnh vi cña m×nh.
2.3 Các nguyên nhân dẫn tới kết quả giáo dục kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng
ra quyết định của học sinh
Tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng tới thực trạng giáo dục kỹ năng xử lý tình
huống và kỹ năng ra quyết định của học sinh tiểu học, chúng tôi sử dụng câu hỏi
số 8 phần phụ lục 2 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy 100% giáo viên khẳng định yếu tố ảnh
hƣởng chủ yếu dẫn đến việc giáo dục kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng ra
quyết định thông qua môn đạo đức chƣa đạt kết quả cao là do học sinh quá nhút
nhát.
Giáo viên
Nguyên nhân
Đội Cấn Nguyễn Huệ
Nguyễn Viết
Xuân
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Do giáo viên chƣa thực sự quan
tâm đến RLKNS cho học sinh
6 60 4 40 4 40 14 46.7
Do học sinh còn nhút nhát 10 100 10 100 10 100 30 100
Do chƣa có sự quan tâm của
nhà trƣờng và gia đình
8 80 8 80 7 70 23 76.7
Do nội dung chƣơng trình môn
học không phù hợp GDKNS
cho học sinh
Bảng 2.3a Nguyên nhân dẫn đến thực trạng rèn kỹ năng xử lý tình huống và kỹ
năng ra quyết định (Đơn vị %).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Nguyên nhân thứ 2 do giáo viên chƣa thực sự quan tâm đến rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh 14 học sinh (chiếm 46.7 %). Ngoài hai nguyên nhân trên
còn có một nguyên nhân thứ 3 đó là thiếu sự kết hợp giữa gia đình và nhà trƣờng
trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt gia đình là cơ sở, nền
tảng giúp các em hình thành kỹ năng sống thì thực tế hiện nay cho thấy các bậc
cha mẹ học sinh chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề này, đây là yếu tố ảnh hƣởng
tới kỹ năng sống của các em chƣa cao. Kết hợp với kết quả trên, chúng tôi tiến
hành phỏng vấn cô Nguyễn Thu Hiền giáo viên trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết
Xuân thì cô đã trả lời rằng: Thực ra chúng tôi cũng rất quan tâm đến rèn lu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc215.pdf