Luận văn Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Tài liệu Luận văn Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay: LUẬN VĂN: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa đất nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hiện nay, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh quá trình đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Tiếp tục tinh thần Đại hội IX, Đại hội X của Đảng khẳng định: phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu...

pdf82 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa đất nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hiện nay, nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh quá trình đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Tiếp tục tinh thần Đại hội IX, Đại hội X của Đảng khẳng định: phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Phấn đấu và đạt được những kết quả này có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Với ý nghĩa như vậy thỡ việc xõy dựng đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh là việc làm vô cùng to lớn, bởi lẽ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp lónh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở xó, phường, thị trấn. Đồng thời, cũn là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; thường xuyên báo cáo mọi ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nếu đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở mà không vững mạnh theo V.I.Lênin: Mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn. Khi đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chỉ rừ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [41, tr.269], “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [41, tr.273]. Đảng ta ngay từ khi thành lập đến nay luôn quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ cách mạng. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mỗi bước trưởng thành của cuộc cách mạng đều gắn liền với vai trũ to lớn của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Vỡ vậy, việc xõy dựng đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt núi chung, cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nói riêng có đầy đủ phẩm chất, năng lực là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thắng lợi của quá trình đổi mới; giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị cơ sở; là cầu nối có hiệu quả nhất giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là người trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vấn đề cụ thể nẩy sinh trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở. Để thực hiện được đúng vị trí, vai trò là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở, đòi hỏi họ phải thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, có nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Bởi, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ đảng viên: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [43, tr.496]. Nhận thức được tầm quan trọng này, kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, đạt được nhiều thành tích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những thành quả này đều có sự góp sức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt bất cập trước yêu cầu đổi mới; thiếu và yếu cả về phẩm chất chính trị, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, trình độ lý luận, trình độ trí tuệ và cả năng lực chuyên môn. Đội ngũ này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trưởng thành chủ yếu thông qua thực tiễn, chưa được đào tạo một cách có hệ thống, thiếu trình độ lý luận. Những hạn chế này, đã trực tiếp gây tác hại lớn trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới hiện nay, làm cho chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn không cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những nguyên nhân gây ra hạn chế này là do đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn còn mắc bệnh kinh nghiệm trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Để đáp ứng với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, đội ngũ này phải không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt, trong đó cần phải nâng cao trình độ lý luận; thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Để trên cơ sở đó họ có thể tổ chức thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu bản chất, những biểu hiện chủ yếu và những nguyên nhân, để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn thực sự mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: " Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay " làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu bệnh kinh nghiệm ở nhiều khía cạnh khác nhau, đăng trên các tạp chí và được in thành sách. Có tác giả nghiên cứu về bản chất, tác giả nghiên cứu về biểu hiện, tác giả nghiên cứu về nguyên nhân; tác giả nghiên cứu về bản chất, biểu hiện, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục bệnh kinh nghiệm. Chẳng hạn như: Lê Hữu Nghĩa (1988), "Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của cán bộ ta", tạp chí Triết học; Trần Văn Phòng: "Bước đầu tìm hiểu những biểu hiện đặc thù của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở nước ta so với chủ nghĩa kinh nghiệm phương Tây", Tạp chí Giáo dục lý luận số 2/1997. Về nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm có một số tác giả đề cập như: Lê Hữu Nghĩa (1988), "Về những khuyết điểm và yếu kém trong tư duy lý luận ở cán bộ ta", trong sách: "Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận", Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vũ Khiêu (1971), "Nền sản xuất nhỏ Việt Nam và hậu quả của nó trong tâm lý dân tộc", Thông báo triết học; Lê Ngọc Anh (1999), "Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam", Triết học; Lê Thi (1988), "Thực trạng tư duy cán bộ đảng viên ta và căn nguyên của nó", Triết học... Đề cập đến một số giải pháp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở nước ta nói chung, có các tác giả sau: Nguyễn Ngọc Long: "Kinh nghiệm và lý luận", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1/1984, "Chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều trong quá trình đổi mới tư duy lý luận", Học viện Nguyễn ái Quốc, Hà Nội, 1988; Trần Văn Phòng: "Giải pháp nâng cao năng lực tư duy biện chứng, chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm và chủ quan duy ý chí", Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2007... Tác giả Võ Thị Bích trong luận văn thạc sĩ "Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An" (năm 2001), đã tìm hiểu tương đối có hệ thống về bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An. Tuy nhiên, luận văn này tập trung vào đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Long An - một tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long - với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khá đặc biệt so với Bắc Kạn. Do vậy, việc tìm hiểu bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Kạn - một tỉnh miền núi Đông Bắc của Tổ quốc - vẫn là mảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm rõ bản chất, biểu hiện cơ bản, nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Phân tích làm rõ bản chất của bệnh kinh nghiệm nói chung. - Phân tích làm rõ biểu hiện đặc thù cũng như nguyên nhân chủ yếu của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay (xã, phường, thị trấn). Có 18 chức danh, nhưng luận văn chỉ tập trung vào các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay. - Thời gian từ 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, dựa trên quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước cũng như nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn. - Luận văn kế thừa, chọn lọc những tư tưởng của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp; quy nạp - diễn dịch; lịch sử - lôgíc và phương pháp điều tra xã hội học (khảo sát thực tế). 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn chỉ ra những biểu hiện đặc thù của bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay. - Luận văn chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn, đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả căn bệnh này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn - Bản chất, biểu hiện và nguyên nhân 1.1. Bản chất và biểu hiện của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn 1.1.1. Bản chất của bệnh kinh nghiệm Nhận thức là quỏ trỡnh phỏn ỏnh hiện thực khỏch quan bởi con người, là quỏ trỡnh tạo lập tri thức trong bộ óc người về hiện thực khách quan. Nhờ có nhận thức, con người mới có hiểu biết về thế giới. Tri thức là kết quả của quỏ trỡnh nhận thức thế giới bởi con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Nhận thức không phải là một hành động tức thời, giản đơn, máy móc, thụ động mà là một quá trỡnh biện chứng. Quỏ trỡnh nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trỡnh nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. V.I.Lênin trong Bỳt ký triết học đó chỉ ra biện chứng của quỏ trỡnh nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chõn lý, của sự nhận thức thực tại khách quan” [29, tr.179]. Như vậy, trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn nhận thức có đặc tính khác nhau, nhưng bổ sung cho nhau trong quỏ trỡnh nhận thức. Kết quả quỏ trỡnh đó đem lại cho con người những tri thức ở những trỡnh độ khác nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai trỡnh độ khác nhau của nhận thức nhưng thống nhất với nhau và bổ sung cho nhau, thâm nhập lẫn nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tớnh, tuy chỳng cú quan hệ với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, bởi trong nhận thức kinh nghiệm đó bao hàm yếu tố lý tớnh. Do đó, có thể coi kinh nghiệm và lý luận là những bậc thang của lý tớnh, nhưng khác nhau về trỡnh độ, tính chất phản ánh hiện thực. Nhận thức kinh nghiệm chủ yếu thu nhận được từ quan sát và thực nghiệm, trên cơ sở đó tạo thành tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm nẩy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn – từ lao động sản xuất, từ hoạt động cải tạo chính trị - xó hội, hoặc từ thực nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm đóng vai trũ quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nếu không có tri thức kinh nghiệm thỡ sẽ khụng cú tri thức lý luận. Tri thức kinh nghiệm cũn là cơ sở để con người khái quát nhằm bổ sung, phỏt triển lý luận. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm cũn hạn chế, bởi nó mới đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ, các mối liên hệ bên ngoài của sự vật. Như Ph.Ăngghen đó khẳng định: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu” [40, tr.718]. Ở trỡnh độ tri thức thức kinh nghiệm, con người chưa thể nắm được cái tất yếu sâu sắc nhất, mối quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng tri thức kinh nghiệm để xử lý cụng việc thỡ nhất định sẽ kém hiệu quả. Tri thức kinh nghiệm chỉ có thể giải quyết được những công việc cụ thể trong những trường hợp cụ thể nhất định và nói chung kết quả thường hạn chế. Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm kinh nghiệm được dùng để chỉ: "những điều hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải, tiếp xúc với cuộc sống mà có" [58, tr.441]. Nghĩa là, kinh nghiệm là một dạng tri thức phản ánh hiện thực khách quan, cho nên xét về mặt nhận thức luận, kinh nghiệm là tính thứ hai, thế giới khách quan là tính thứ nhất. Nội dung mà kinh nghiệm phản ánh thuộc thế giới khách quan. Nội dung của kinh nghiệm có tính lịch sử cụ thể. Kinh nghiệm phản ỏnh trỡnh độ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm đó cú. Thế hệ sau kế thừa những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại, làm giàu thờm kho tàng kinh nghiệm quý báu đó bằng những kinh nghiệm mới. Tuy nhiên, kho tàng tri thức của nhõn loại khụng chỉ cú những tri thức kinh nghiệm mà cũn cú tri thức lý luận. Kinh nghiệm xét về bản chất có những đặc trưng cơ bản sau: - Kinh nghiệm là một dạng tri thức được thu nhận và tích luỹ trực tiếp thông qua hoạt động thực tiễn của con người nên cũn mang tính trực quan cảm tính. Trong quá trỡnh con người tác động đến thế giới hiện thực con người trực tiếp thu nhận, tích luỹ và hỡnh thành những tri thức nhất định về thế giới. Những tri thức này được củng cố cùng với kỹ năng hoạt động của con người. Kinh nghiệm là một dạng tri thức phản ánh hiện thực khách quan; là một dạng tri thức có tính chất trực quan cảm tính, nhưng không thể đồng nhất với cảm giác, tri giác, biểu tượng. Mặt khác, việc tỏch nhận thức thành hai hỡnh thức cảm tớnh và lý tớnh chỉ mang ý nghĩa tương đối về mặt nhận thức luận. Thực tế cho thấy, không có một kết quả của một quá trỡnh nhận thức nào lại khụng phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tớnh và nhận thức lý tớnh. Kinh nghiệm phản ánh chủ yếu dựa vào quan sát trực quan, vào những hoạt động có tính chất thực nghiệm, vào quá trỡnh trao đổi thông tin mang tính trực tiếp giữa con người với thế giới, giữa con người với con người. Kinh nghiệm cũng đạt tới trỡnh độ khái quát, trừu tượng hoá nhất định, tuy nhiờn so với lý luận thỡ cũn dừng ở trỡnh độ thấp. Do đó, chỉ có thể xét tính chất cảm tính của kinh nghiệm với tư cách là một dạng tri thức chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, mới phản ánh được mối liên hệ bên ngoài nhất định của sự vật, hiện tượng. Kinh nghiệm có ưu thế ở chỗ, nó phản ánh sinh động, trực tiếp sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, với tính chất phản ánh đó tác dụng của kinh nghiệm là có hạn, giá trị của khái quát kinh nghiệm chưa sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Kinh nghiệm là tốt, là quí báu song kinh nghiệm có hạn chế của nó, chẳng qua chỉ là từng bộ phận, chỉ thiên lệch về một phía mà thôi. Nếu đó cú kinh nghiệm mà lại biết thờm lý luận thỡ cụng việc tốt hơn nhiều. Dựa vào kinh nghiệm, con người có thể nhận thức được cái riêng từ những đối tượng trực tiếp cảm tính. Trong cái riêng, kinh nghiệm phản ánh một cách sinh động, phong phú hơn. Tuy vậy, kinh nghiệm không thể phản ánh được toàn bộ cái riêng trong sự tồn tại tất yếu của nó. Kinh nghiệm luôn mang tính riêng lẻ của một cá thể, một nhóm, một giai cấp, một dân tộc, một khu vực, một hoàn cảnh, một thời gian nhất định. Trong hoạt động thực tiễn đũi hỏi việc tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm phải biết chọn lọc, kế thừa, sỏng tạo và phải cú quan điểm lịch sử - cụ thể. Kinh nghiệm không thể nhận thức được cái chung trong bản thân một sự vật riêng lẻ nào đó. Trong quá trỡnh phản ỏnh cỏi chung kinh nghiệm tỏ rừ kộm sõu sắc. Cỏi chung chỉ được biểu hiện trong kinh nghiệm với tính cách là sự phản ánh lặp đi, lặp lại trên những lớp đối tượng sự vật, hiện tượng không đồng nhất. - Kinh nghiệm là điểm xuất phát, là cơ sở ban đầu quan trọng của quá trỡnh nhận thức. Kinh nghiệm càng phong phú bao nhiờu thỡ càng tạo ra nhiều dữ liệu, tài liệu cho khỏi quỏt lý luận bấy nhiêu. Không có kinh nghiệm thỡ khoa học cũng khó mà phát triển được. Thực tế lịch sử đó chứng minh điều này. Tiến bộ khoa học ngày nay cũng không thể có được nếu thiếu các ngành khoa học có tính chất thực nghiệm. Bởi kinh nghiệm không chỉ dừng lại ở kinh nghiệm thông thường, tức là kinh nghiệm thu nhận được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và trong lao động sản xuất mà cũn những kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thực nghiệm khoa học. Những kinh nghiệm này là công cụ sắc bén thúc đẩy nhận thức lên một trỡnh độ cao hơn trong quỏ trỡnh tiếp cận chõn lý. Ph. Ăng ghen viết: “Trong kinh nghiệm, cái quan trọng chính là trí tuệ mà người ta dùng để tiếp xúc với hiện thực. Một trí tuệ vĩ đại thực hiện được những kinh nghiệm vĩ đại, và thấy được cái gỡ là quan trọng trong sự vận động muôn vẻ của các hiện tượng” [40, tr.687]. Trong quỏ trỡnh nhận thức và phát triển của tư duy nhân loại, kinh nghiệm có vai trũ to lớn. Nếu thiếu kinh nghiệm thỡ khụng cú lý luận. Lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chỉ rừ: Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xó hội tớch trữ lại trong quỏ trỡnh lịch sử. Lý luận được hỡnh thành từ kinh nghiệm, trờn cơ sở tổng kết thực tiễn, nhưng lý luận khụng hỡnh thành một cỏch tự phỏt từ kinh nghiệm và khụng phải mọi lý luận đều xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm mất đi mối liờn hệ giữa lý luận với kinh nghiệm. Kinh nghiệm xét đến cùng vẫn là cơ sở để chúng ta bổ sung, phát triển lý luận đó cú và tổng kết, khỏi quỏt thành lý luận mới. V.I. Lờnin chỉ rừ: “Muốn hiểu biết thỡ phải bắt đầu tỡm hiểu, nghiờn cứu từ kinh nghiệm, từ kinh nghiệm mà đi đến cái chung. Muốn tập bơi phải nhảy xuống nước” [29, tr.220]. Mặc dự kinh nghiệm cú vai trũ to lớn như vậy, nhưng nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là yếu tố duy nhất quyết định kết quả hoạt động của con người thỡ sẽ mắc phải bệnh kinh nghiệm. Bệnh kinh nghiệm được hiểu là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi thường, hạ thấp lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường chỉ dựa vào kinh nghiệm để giải quyết mọi vấn đề. Cho nên, trong thực tế cụ thể, người mắc bệnh kinh nghiệm sẽ bế tắc và mất phương hướng khi tỡnh hỡnh thực tiễn đổi thay, khi mà số lượng tri thức tăng lên. Do đó, bệnh kinh nghiệm có tác hại rất lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý, bởi nó gây tâm lý ngại học tập, củng cố tâm lý đề cao vai trũ lónh đạo của các già làng, trưởng bản thái quá, cũng như coi thường năng lực của thế hệ trẻ, đồng thời không hiểu đúng vai trũ của đội ngũ trí thức và những người làm công tác lý luận. Ở đây cũng cần phõn biệt rừ hơn khái niệm “bệnh kinh nghiệm” và khái niệm: “chủ nghĩa kinh nghiệm”. Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa kinh nghiệm là một khuynh hướng, trào lưu tư tưởng trong nhận thức luận tuyệt đối hoá tri thức kinh nghiệm, hạ thấp vai trũ tri thức lý luận. Chủ nghĩa kinh nghiệm xuất hiện chủ yếu ở Tây Âu trong các thế kỷ XVII – XVIII với các đại biểu nổi tiếng như: Ph. Bêcơn (1561- 1621), Hốp-xơ (1588 – 1679), Giôn-Lốc- cơ (1632– 1704)…khi mà khoa học thực nghiệm phát triển và đóng góp tích cực vào cuộc khám phá những bí mật của các đối tượng vật chất. Đặc điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm ở Tây Âu thời kỳ này biểu hiện ở chỗ, công nhận tính đúng đắn của các tri thức khoa học thực nghiệm đó đem lại và tuyệt đối hoá vai trũ của kinh nghiệm, đồng thời phủ nhận tính phổ biến của tri thức lý luận. Với tư cách là là một trào lưu nhận thức luận tuyệt đối hoá tri thức kinh nghiệm, đối lập với chủ nghĩa duy lý, thỡ ở nước ta không có chủ nghĩa kinh nghiệm. Tuy nhiên, bệnh kinh nghiệm ở nước ta cũng mang bản chất của chủ nghĩa kinh nghiệm - là cường điệu, tuyệt đối hoá tri thức kinh nghiệm, coi thường tri thức lý luận. Đặc điểm của bệnh kinh nghiệm ở cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta cơ bản là gắn bó chặt chẽ với bệnh giáo điều, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, phong kiến, phong tục tập quán lạc hậu, cường điệu kinh nghiệm chiến tranh. Biểu hiện cơ bản của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta là không đánh giá đúng vai trũ của tri thức lý luận, coi thường hạ thấp lý luận; lối suy nghĩ giản đơn, áng chứng, đại khái, thiếu lôgíc, thiếu hệ thống, hướng vào quá khứ là chủ yếu; cỏch làm việc mũ mẫm, tuỳ tiện. Nhận thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn đều chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Do vậy, xét về bản chất, hai khái niệm “bệnh kinh nghiệm” và “chủ nghĩa kinh nghiệm” ở nước ta thường vẫn được sử dụng như nhau, song giữa chúng có sự khác biệt. Khi dùng khái niệm: “chủ nghĩa kinh nghiệm” là muốn đề cập đến một khuynh hướng trong lý luận nhận thức cho rằng, kinh nghiệm là nguồn gốc của tri thức, coi nội dung của tri thức chỉ là sự mô tả của kinh nghiệm đó. Khi dùng khái niệm: “bệnh kinh nghiệm” là đề cập đến những sai lầm trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, đó là do con người đó tuyệt đối hoá vai trũ của kinh nghiệm, hạ thấp vai trũ của lý luận. Khỏi niệm “bệnh” ở đây cần được hiểu như một trạng thái tư tưởng không lành mạnh, biểu hiện bằng những thái độ không đúng đắn như tuyệt đối hóa kinh nghiệm; coi thường, hạ thấp lý luận, không đánh giá đúng vai trũ đội ngũ trí thức, ngại học tập; phong cách làm việc luộm thuộm, tùy tiện, sự vụ,v.v... 1.1.2. Đặc trưng hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn 1.1.2.1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta được phân chia thành bốn cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố; huyện, quận và cấp cơ sở (xó, phường, thị trấn). Cấp cơ sở là nơi nhân dân cư trú, sinh sống gắn bú chặt chẽ trong cỏc quan hệ kinh tế, dũng tộc và văn hoá. Cấp cơ sở có vị trí rất quan trọng, là nơi trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, là địa bàn tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất; là nền tảng cơ bản của xó hội; là nơi có thể tổ chức huy động, phát huy cao độ nội lực của quần chúng nhân dân. Hiện nay, cấp cơ sở ở nước ta, chủ yếu là địa bàn nông thôn, nông dân làm nghề nông nghiệp, nên có nhiều tiềm năng rất lớn về nguồn lao động, đất đai, ngành nghề. Do chủ yếu là địa bàn nông thôn nên trực tiếp sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tạo ra nhiều của cải vật chất dồi dào cho xó hội. Đồng thời, cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành nghề cho công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xó hội của địa phương. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lónh đạo của Đảng, cấp cơ sở là nơi động viên triệt để sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, thỡ cấp cơ sở càng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở, cụ thể: Nghị quyết 3,4,5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đó nhấn mạnh: “Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” [19, tr.165]. Đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là lực lượng quan trọng việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Họ là những người giữ chức vụ quan trọng, là lực lượng nũng cốt trong tổ chức thuộc hệ thống chớnh trị cấp cơ sở; là những người giữ cương vị chính phụ trách trong một tổ chức, một tập thể, có ảnh hưởng chính, quyết định, chi phối việc chấp hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xó hội ở địa phương đó đề ra, đồng thời là những người: “đứng mũi chịu sào”, chịu trách nhiệm chính trước Đảng, trước nhân dân. Cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chổt cấp cơ sở là những người đứng đầu quan trọng nhất trong bộ máy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị – xó hội ở cấp cơ sở; có tác dụng chính, chi phối việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông qua việc lónh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xó hội trờn địa bàn mỡnh quản lý. Đội ngũ cán bộ này cũn tạo nờn những thành tựu, cung cấp những bài học kinh nghiệm có giá trị, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước. Thực tế hiện nay một số xó, nhất là cỏc xó vựng sõu, vựng xa diễn ra tỡnh trạng cỏc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện không đến nơi, đến chốn, thậm chí gây hậu quả xấu, ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế, giữ gỡn an ninh, trật tự an toàn xó hội trờn địa bàn. Đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh sẽ là một trong những nguồn cán bộ quan trọng cung cấp cho Đảng và Nhà nước. Đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó khẳng định: cấp cơ sở không những là cái khâu liên hệ mà là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Cấp cơ sở lại là môi trường quan trọng tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Hiện nay, một số địa phương trong đó có tỉnh Bắc Kạn chưa thấy được hết vị trí chiến lược của cấp cơ sở, nên không ít người đó coi cấp cơ sở là thấp kém, là không có tiền đồ trong tương lai. Vỡ thế, họ khụng tõm huyết, phấn khởi nhiệt tỡnh khi được thuyên chuyển, luân chuyển đi công tác tác ở cấp cơ sở, thậm chí họ cũn nộ trỏnh, thoỏi thỏc khi được tổ chức phân công đến công tác tại cơ sở xó, phường, thị trấn. Cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở được xác định và bao gồm các chức danh sau: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở có vị trí đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là bộ phận quan trọng trong hệ thống cỏn bộ lónh đạo, quản lý ở nước ta. Cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, là nơi biểu hiện tập trung nhất, rừ nhất những ưu việt của chế độ XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó núi: cấp xó là cấp gần gũi với dân nhất, là nền tảng của hành chớnh. Cấp xó làm được thỡ mọi việc đều xong xuôi. Chính vỡ vậy, chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở đều ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng, Nhà nước, đến lũng tin của nhõn dõn đối với Đảng và Nhà nước. Thứ hai, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là cầu nối trực tiếp quan trọng giữa Đảng – Nhà nước với nhân dân; giữa chính quyền Trung ương với cơ sở, họ là gốc của mọi công việc ở cơ sở; là nơi trực tiếp tổ chức thực thi pháp luật, đưa chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn đời sống xó hội. Do đó, chất lượng của các thể chế nhà nước, hành chính nhà nước phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức thực thi của cấp này; là nơi thể hiện phản ánh tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân địa phương, cũng như điều kiện hoàn cảnh của địa phương. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều bắt nguồn từ cơ sở và hướng về cơ sở. Đồng thời, là nơi trực tiếp thoả món, đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của nhân dân, cung cấp dịch vụ công cho công dân; là nơi xây dựng và phỏt triển tiến trỡnh dõn chủ; là nơi biểu hiện sự cụng bằng và bỡnh đẳng xó hội được thực hiện; là nơi thể hiện bản chất tốt đẹp của một nhà nước pháp quyền XHCN. Thứ ba, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là một trong những cán bộ dự nguồn quan trọng cung cấp cho cỏn bộ lónh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương. Tại cấp cơ sở chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao cho được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ này. Phần lớn họ được nhân dân bầu lên và được cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm. Tuỳ theo tính chất công việc và vị trí công tác mà đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, đội ngũ cấp cơ sở là người có vai trũ quyết định trong việc hiện thực hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào địa phương; là người trực tiếp lónh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào đời sống thông qua phong trào của quần chúng nhân dân. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của mỡnh, mỗi người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải là những tấm gương sáng trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đứng trước những nhiệm vụ to lớn của thời kỳ đổi mới, trước những hoàn cảnh và tỡnh thế mới đũi hỏi đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở phải có trỡnh độ và hiểu biết toàn diện trên mọi lĩnh vực, khụng chỉ cú trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ, trỡnh độ lý luận chính trị mà cũn phải cú kiến thức quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xó hội, vi tớnh…Có khả năng tiếp nhận và xử lý thụng tin nhạy bộn phục vụ cho cụng tỏc lónh đạo, quản lý ở cơ sở; đồng thời qui tụ được quần chúng tin tưởng vào sự lónh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. 1.1.2.2. Đặc trưng hoạt động cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Cấp cơ sở là địa bàn có vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xó hội ở địa phương, bảo đảm an ninh quốc phũng, trật tự an toàn xó hội; là nơi kiểm nghiệm, phản ánh cung cấp một cách khách quan những căn cứ cho việc bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trớ, vai trũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở, luôn tăng cường xây dựng, củng cố, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Về lý luận cũng như về mặt thực tiễn đều khẳng định, cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở có vững mạnh thỡ địa phương, quốc gia mới vững mạnh được. Cỏn bộ lónh đạo, chủ chốt cấp cơ sở là những cán bộ gần dân nhất, đặc biệt họ trực tiếp tiếp xúc với bà con nông dân. Đa số họ là những người sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ cơ sở, từ chính quê hương mỡnh. Do vậy, họ là những người hiểu quần chúng nhân dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn của quần chúng nhân dân; hiểu phong tục, tập quán, địa bàn mà họ phụ trách. Họ gắn bó với cơ sở. Đặc thù của cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là khi giải quyết những công việc lớn, nhỏ họ vừa là cỏn bộ lónh đạo, quản lý, lại vừa là một công dân với những mối quan hệ nhiều chiều trong tổ, thôn, khu phố, tổ dân phố nên cách làm việc của họ phải bảo đảm thấu tỡnh, đạt lý. Đồng thời, họ lại là những người đại diện cho Đảng và Nhà nước để lónh đạo bà con nông dân phát triển kinh tế - xó hội, xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh, chính trị - xó hội, xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Chính đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là những người làm cho ý Đảng, lũng dõn được thống nhất; làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Quần chúng nhân dân chỉ biết tới Đảng, Nhà nước thông qua đội ngũ cán bộ này. Vỡ vậy, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở như là người thay mặt Đảng, Nhà nước ở địa phương. Phẩm chất, tài năng của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của Đảng và Nhà nước. Đối với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là những trụ cột, là trung tâm đoàn kết; tổ chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng; là linh hồn của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở. Họ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng lực lónh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ cơ sở; đến năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở, đến hiệu quả công tác của lực lượng vũ trang và hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Đối với phong trào quần chúng tại địa phương, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở không chỉ là người dẫn dắt, định hướng các phong trào, mà cũn là người tổng kết rút kinh nghiệm để nhân lên các điển hỡnh tiờn tiến cho cỏc phong trào lao động sản xuất; thực hành tiết kiệm, chống lóng phớ; xõy dựng nếp sống văn hoá, làng bản văn hoá, gia đỡnh văn hoá. Có thể nói, họ vừa là “đạo diễn” vừa là “diễn viên”, vừa là người tổ chức những phong trào quần chúng ở cơ sở. Trong quỏ trỡnh thực hiện cụng cuộc đổi mới vừa qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, cán bộ cấp cơ sở dưới sự lónh đạo trực tiếp của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở thực sự là nhân vật trung tâm, đóng vai trũ quan trọng tác động đến xu hướng và nhịp độ phát triển của phong trào ở cơ sở. Những công việc của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở hết sức cụ thể. Đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp nhận và xử lý những yờu cầu của nhõn dõn tại địa phương như: xác nhận hồ sơ, lý lịch, ký tờn, đóng dấu, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nói khác đi, họ là những người cán bộ tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Do vậy, họ phải nắm vững tất cả những chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như mọi nghị quyết, quyết định của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Tất cả mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nuớc từ Trung ương đến địa phương có trở thành hiện thực sống động hay không đều phụ thuộc vào tài năng, đức độ của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Nếu cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở có tài, có đức thỡ sẽ thỳc đẩy phong trào đi lên. Ngược lại thỡ họ sẽ bị mất uy tín trước nhân dân và cũng đồng nghĩa với việc Đảng bị mất uy tín với nhân dân và dân sẽ mất lũng tin vào Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở cùng Đảng bộ cấp cơ sở xây dựng những chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp với địa phương mỡnh phụ trỏch. Họ là những người vừa trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách lại vừa kiểm tra, uốn nắn những khuynh hướng lệch lạc trong quá trỡnh tổ chức thực hiện. Để hoàn thành được nhiệm vụ chính trị được giao, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở phải không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện các mặt đức, tài; tiếp thu, cập nhật những thông tin, những tri thức mới; gạt bỏ những tư tưởng, tâm lý lạc hậu, lối suy nghĩ giản đơn một chiều, bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều… 1.1.3. Biểu hiện đặc thù của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh nội địa vùng Đông – Bắc, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên 4.857,2 km2, trong đó diện tích đất nông - lâm nghiệp 420.990,5 ha, chiếm 86%, đất rừng chiếm 263.503,9 ha, rừng tự nhiên chiếm 224.151,4 ha, rừng trồng chiếm 39.352,5 ha, đất chưa có rừng 157.484,6 ha. Dân số 302.786 người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 61%, Kinh 20%, Dao 9%, Nùng 7%, Mông – Hoa – Sán Chay 3%. Về hành chớnh cú 7 huyện và 01 thị xó với 122 xó, phường, thị trấn (trong đó có 116 xã khó khăn và đặc biệt khó khăn) với 1.389 thôn, bản, tổ dân phố [57, tr.1]. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xó hội trờn địa bàn cũn thấp kộm; mạng lưới giao thông xuống cấp nghiêm trọng; hệ thống y tế, trường học, thông tin liên lạc lạc hậu và rất khăn. Bắc Kạn có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản, lâm thổ sản. Nhưng lại là một tỉnh thuần nông, có trên 85% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, dựa vào thiên nhiên là chính. Đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh cũn rất khú khăn. Bắc Kạn vẫn là tỉnh nghèo nhất cả nước. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xó hội tuy có một số yếu tố thuận lợi, song cũng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh nói chung và quỏ trỡnh lónh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn nói riêng (xem phụ lục 2). Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh như vậy, nên bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn có những biểu hiện đặc thù chủ yếu sau: Thứ nhất, bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn gắn bó chặt chẽ với một số tư tưởng lạc hậu của bà con các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn khác với một số tỉnh khác ở đồng bằng là nó gắn bó chặt chẽ với một số tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Ở các tỉnh miền núi phái Bắc nói chung, ở tỉnh Bắc Kạn núi riờng cũn những phong tục, tập quỏn lạc hậu của cộng đồng dân cư làng, xó, thụn, bản. Những phong tục, tập quỏn lạc hậu này đó gắn kết chặt chẽ với bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn. Đúng như C.Mác viết: Truyền thống của các thế hệ đó chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống. Chớnh vỡ vậy, bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn mang sắc thái khác với bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng. Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng Sông Hồng thường gắn chặt chẽ với bệnh giáo điều, thỡ ở Bắc Kạn bệnh kinh nghiệm thường gắn kết chặt chẽ với bệnh gia trưởng, tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa, tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ. Ở vùng đồng bằng Sông Hồng bệnh kinh nghiệm cũng bị ảnh hưởng của bệnh gia trưởng, tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa, tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng không nặng nề như ở Bắc Kạn. Bởi lẽ, ở Bắc Kạn, trỡnh độ dân trí của bà con dân tộc nhỡn chung cũn thấp, kinh tế - xó hội lại chưa phát triển. Sự gắn kết giữa bệnh kinh nghiệm và bệnh gia trưởng, tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa, tư tưởng trọng nam khinh nữ đó gõy tỏc động xấu trên nhiều lĩnh vực, cả trong nhận thức, tư duy và hoạt động thực tiễn; làm trầm trọng thêm bệnh kinh nghiệm. Bệnh gia trưởng của người cán bộ lónh đạo, quản lý làm cho cỏn bộ tự cho mỡnh là “ụng chủ” trong cơ quan, địa phương mỡnh phụ trỏch. Từ đó họ tự cao, tự đại, luôn tự cho mỡnh cú quyền quyết định mọi vấn đề trong việc thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo kinh nghiệm cá nhân. Sự lónh đạo chính quyền được họ thực hiện giống như “lónh đạo” gia đỡnh nờn họ khụng chỳ trọng đến ý kiến của tập thể, của cấp dưới và của nhân dân. Họ coi cơ quan như gia đỡnh mỡnh, nờn đôi khi làm việc cũn tựy tiện. Sự tựy tiện này lại được củng cố bởi bệnh kinh nghiệm. Tác phong gia trưởng dễ đưa cán bộ lónh đạo, quản lý đến độc đoán chuyờn quyền, thực hiện theo kiểu “trờn bảo thỡ dưới phải nghe”, tuân thủ như một “mệnh lệnh”. Tác phong này thường được ngộ nhận, biện minh như là khả năng quyết đoán, tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” ở người cán bộ lónh đạo, quản lý có năng lực. Thường đối với người cán bộ lónh đạo, quản lý có tác phong gia trưởng mang hướng tích cực thỡ họ cú tớnh quyết đoán, có năng lực trong lónh đạo, quản lý. Họ là người có tính năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trước tập thể, được hỡnh thành trờn cơ sở phân tích, đánh giá đúng tỡnh hỡnh thực tiễn, nắm bắt được yêu cầu khách quan của thực tiễn. Đối lập với tinh thần quyết đoán ấy, người cán bộ lónh đạo, quản lý có tác phong gia trưởng nhưng mắc bệnh kinh nghiệm lại chủ yếu dựa trên những nhận định, đánh giá, kinh nghiệm cá nhân, xem thường ý kiến tập thể, mang tính áp đặt chủ quan, một chiều. Do vậy, về cơ bản quyết định của họ thường không đạt hiệu quả cao, dễ dẫn đến mắc sai lầm và không được quần chúng nhân dân đồng tỡnh ủng hộ. Người cán bộ lónh đạo, quản lý mắc bệnh gia trưởng nhưng lại dựa trên bệnh kinh nghiệm không chỉ độc đoán chuyên quyền trong việc đưa ra các quyết định về phương hướng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mà cũn độc đoán quyết định phân phối các phương tiện vật chất và tinh thần cho các cá nhân, đơn vị theo kiểu ban phát bổng lộc, trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu. Cách làm này gây tác hại rất lớn đối với tập thể, cơ quan, đơn vị và đối với toàn xó hội. Bệnh gia trưởng luôn đi đôi với tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa. Tớnh độc đoán chuyên quyền và tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa luụn đi đôi với nhau, vừa gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Bệnh gia trưởng và tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa làm cho người cán bộ lónh đạo, quản lý luôn có tư tưởng biến cơ quan, đơn vị thành của nhà mỡnh và thành của riờng mỡnh. Căn bệnh này rất rừ trong đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn, nhất là ở những xó xa trung tõm tỉnh lỵ. Quan điểm của họ thường là “một người làm quan cả họ được nhờ”, dẫn đến “kéo bè, kéo cánh”. Dũng họ nào đông thỡ thường thắng thế trong bầu cử, tái cử. Họ lợi dụng chức quyền đưa người thân vào các cơ quan, nắm giữ các chức vụ quan trọng. Mặt khác, họ biến quan hệ cơ quan, đơn vị thành các quan hệ gia đỡnh, dũng tộc; thiết lập mối quan hệ thõn thiết nhằm mang lại những lợi ớch cho cỏ nhõn, gia đỡnh. Kiểu quan hệ này nhỡn bề ngoài cú vẻ “ấm cỳng” nhưng nó lại chứa đựng những mầm mống mất dân chủ, mất đoàn kết, bè phái, chia bè kéo cánh. Bệnh gia trưởng và tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa đó làm cho bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ này thêm trầm trọng, thêm kéo dài. Bởi lẽ, cán bộ cấp dưới không dám phê bỡnh, gúp ý, mà cú phờ bỡnh, gúp ý cỏn bộ lónh đạo, quản lý cũng không tiếp thu. Vỡ họ cú tõm lý cho rằng mỡnh là người đứng đầu cơ quan cũng như người đứng đầu gia đỡnh nờn họ cú quyền làm theo cỏch nghĩ, kinh nghiệm của riêng họ. Căn bệnh này đó gõy ra những thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần. Một số tổ chức cơ sở Đảng đó cú một số ớt đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng. Một số nơi trong tỉnh đó cú cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cở sở của xó, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có nguyên nhân do mắc bệnh gia trưởng và tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa lại gắn kết chặt chẽ với bệnh kinh nghiệm.Theo Bỏo cỏo tổng kết cụng tỏc năm 2007, trong năm, cấp uỷ và Uỷ ban kiểm tra các cấp đó tiến hành kiểm tra 119 đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra kết luận có 97 trường hợp vi phạm, trong đó có 57 trường hợp phải xử lý kỷ luật. Kiểm tra 4 tổ chức cơ sở đảng có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra kết luận 02 tổ chức Đảng có vi phạm, trong đó thi hành kỷ luật 01 tổ chức đảng [55, tr.11]. Bệnh kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn cũn bị ảnh hưởng và tác động của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ luôn cho rằng chỉ có nam giới mới có khả năng nhỡn xa, trụng rộng, mới cú đủ sức đảm đương những cương vị quan trọng. Vỡ thế, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn tự cho mỡnh là cú đủ trỡnh độ, năng lực để đảm nhận công việc. Vỡ vậy, họ khụng chịu học tập, nõng cao trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chính vỡ thế mà bệnh kinh nghiệm và một số căn bệnh khác ở họ thêm trầm trọng, thêm nặng nề. Cùng với những tư tưởng trọng nam khinh nữ, thỡ tư tưởng coi thường lớp trẻ trong đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh cũn rất nặng nề. Tư tưởng coi thường lớp trẻ cũng góp phần làm cho bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn thêm trầm trọng. Vỡ họ cho rằng, lớp trẻ tuy được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ bằng cấp cần thiết, nhưng với lớp trẻ không có kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống cũng như trong chuyên môn nghiệp vụ, nên họ không tin tưởng giao cho lớp trẻ những công việc hoặc những trọng trách lớn. Họ luôn quan niệm rằng, không thể có chuyện: “trứng khôn hơn vịt”. Đúng là con người phải trải qua quá trỡnh học tập, cụng tỏc mới cú khả năng trưởng thành về mọi mặt. Nhưng lịch sử đó chỉ rừ vào những lỳc quan hệ trực tiếp đến vận mệnh dân tộc, đất nước nhân dân ta đó vượt qua được lối suy nghĩ khuôn sáo, xoá bỏ cả giới hạn tuổi tác. Vỡ vậy, những người có đức, có tài, không kể già trẻ, gái trai đều được chấp nhận. Đó chính là những lúc không cũn tồn tại quan điểm “sống lâu lên lóo làng” nữa. Những anh hựng dân tộc ở nước ta đó minh chứng điều đó, trong đó có cả phụ nữ như: Lónh tụ Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự…Trong thời bỡnh cũng xuất hiện nhiều cỏn bộ lónh đạo, quản lý trẻ đầy tài năng trên mọi lĩnh vực. Thực tế cho thấy, tuổi trẻ cũn cú những mặt hạn chế như chưa có kinh nghiệm thực tiễn, cũn bồng bột, sốc nổi…nhưng cái vượt trội của tuổi trẻ là năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán…Do chưa coi trọng lớp trẻ, nên trong cán bộ của ta vẫn cũn thiếu hụt cán bộ trẻ, nhất là cán bộ trẻ giữ cương vị chủ chốt, nhất là cấp cơ sở miền núi tỉnh Bắc Kạn. Sau những năm đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng trong công tác cán bộ, nhất là công tác tạo nguồn cán bộ của cả nước nói chung và Bắc Kạn nói riêng đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý đó được trẻ hoá đáng kể. Tuy nhiên, việc tiếp tục thực hiện công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác lónh đạo, quản lý vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Thứ hai, bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn gắn bó chặt chẽ với bệnh sự vụ, tùy tiện. Một biểu hiện đặc trưng nữa của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn, đó là bệnh kinh nghiệm gắn bó chặt chẽ với bệnh sự vụ, tùy tiện. Bệnh sự vụ, tùy tiện là bệnh làm việc mũ mẫm, luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp đâu hay đó, không có chương trỡnh cụ thể. Sự gắn bó giữa bệnh sự vụ và bệnh kinh nghiệm là biểu hiện đặc trưng điển hỡnh của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở thuộc tỉnh Bắc Kạn. Chính bệnh sự vụ, tùy tiện đó củng cố bệnh kinh nghiệm, làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng. Tất nhiên bệnh kinh nghiệm cũng ảnh hưởng tới bệnh sự vụ, tùy tiện. Bệnh sự vụ, tùy tiện này thường xẩy ra nhiều ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của cỏc xó vựng sõu, vựng xa, vựng dõn tộc thiểu số ớt người. Đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn xử lý cụng việc hàng ngày cũn nặng về cảm tính, chỉ giải quyết những vấn đề nẩy sinh hàng ngày. Đa số họ làm việc không có kế hoạch lâu dài; không có chương trỡnh - hành động trong một năm, một quí, một tháng; không có lịch làm việc trong tuần, trong tháng. Đa số họ làm việc theo thời vụ, theo tỡnh huống sự vụ nẩy sinh, giải quyết những việc bất chợt đũi hỏi. Có thể nói, đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn trong lónh đạo, quản lý chưa cú tầm nhỡn xa, trụng rộng; làm việc nặng về tỡnh cảm, dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu. Ở một số địa bàn cơ sở khi xẩy ra vấn đề tệ nạn xó hội, cỏn bộ lónh đạo, quản lý đó giải quyết công việc theo kinh nghiệm của cá nhân, không dựa trên cơ sở pháp luật. Cho nên, có nhiều vụ việc giải quyết không đến nơi đến chốn, giải quyết tùy tiện, dẫn đến gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn xó hội trờn địa bàn. Đối với giải quyết việc nghiện hút ma túy cũng vậy, nên làm cho tỷ lệ người nghiện không giảm, thậm chớ cũn gia tăng, đặc biệt tỡnh hỡnh truyền đạo tin lành, theo đạo tin lành trái pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra cũng rất phức tạp. Mặc dù, lónh đạo địa phương đó dựng nhiều biện phỏp để khắc phục nhưng không đạt kết quả, vỡ khi nghi ngờ đối tượng tham gia truyền đạo và theo đạo thỡ chỉ triệu tập đến trụ sở UBND xó nhắc nhở, răn đe, không đến tận nơi để tỡm nguyờn nhõn do đâu và rồi lại đâu vào đó. Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2007 của Tỉnh uỷ Bắc Kạn số 115 – BC/TU ngày 16 tháng 11 năm 2007, toàn tỉnh có 2.264 hộ với 12.754 khẩu dân tộc Mông, Dao, Sán chạy theo đạo tin lành tăng 435 hộ so với năm 2006; có 72 điểm nhóm sinh hoạt đạo, trong đó có 8 điểm nhóm được chính quyền địa phương cho đăng ký sinh hoạt. Trong 72 trưởng nhóm có 2 trưởng nhóm là đảng viên, 2 công an, 01 đại biểu HĐND và 01 trưởng thôn [55, tr.6]. Bệnh sự vụ, tựy tiện cũn thể hiện ở chỗ, cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở có mặt làm việc tại trụ sở thất thường, lúc trực, lúc không. Nếu họ có mặt làm việc thỡ lại khụng đúng giờ, không theo lịch quy định. Do vậy, nhiều khi người dân muốn làm việc với chính quyền, với cán bộ thỡ phải đến tận gia đỡnh, hoặc ra nương rẫy. Thực tế cho thấy, tớnh sự vụ, tựy tiện cũn biểu hiện rừ trong đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn là ở chỗ, việc tổ chức hội họp thường không đúng giờ, đi muộn về sớm thường hay xẩy ra, nên đó gõy nhiều phiền toỏi cho dõn. Cú những người dân nhà cách xa UBND xó hàng mấy chục cõy số, đi bộ đến lấy chữ ký vay tiền, xác nhận lý lịch…rất khó khăn, vỡ người dân đến rồi, nhưng cán bộ lónh đạo, quản lý chưa đến; hoặc người dân đến rồi chờ mói đến hết giờ làm việc, thỡ cỏn bộ lónh đạo, quản lý lại không đến. Một số xó vựng sõu, vựng xa cỏn bộ lónh đạo, quản lý tùy tiện đặt những luật lệ riêng cho địa phương mỡnh, xử lý cụng việc một cỏch tuỳ tiện, không có văn bản giấy tờ theo đúng thủ tục quản lý hành chính nhà nước, làm theo kiểu “nặng về tỡnh, nhẹ về lý”, “nhất thõn, nhỡ quen”. Vớ dụ, cỏc nguồn vốn vay do Ngõn hàng Chớnh sỏch của huyện giải ngõn giỳp cho hộ nghốo vay vốn sản xuất, thụng qua cỏc Hội như: hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ…thỡ gia đỡnh đầu tiên được nhận trước hết gia đỡnh và người thân của cán bộ lónh đạo xó. Thậm chớ, cú cỏn bộ lónh đạo dùng tiền của chương trỡnh 134 cho vào tỳi riờng của mỡnh và bị truy tố phỏp luật. Thứ ba, bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn không chỉ thể hiện ở bệnh sự vụ, tùy tiện, làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm cũ mà cũn thể hiện ở chỗ, họ có lối suy nghĩ sơ lược, áng chừng, đại khái, thiếu tính hệ thống. Điều này thể hiện rừ trong các Nghị quyết, kế hoạch, các chương trỡnh - hành động của Đảng uỷ và UBND cấp xó ở Bắc Kạn. Các văn bản, nghị quyết cũn biểu hiện tính tuỳ tiện, thể hiện ở chỗ, có những văn bản chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; giữa chỉ thị của Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch UBND xó đôi khi cũng thiếu nhất quán, dẫn đến khó khăn trong quá trỡnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Do thiếu dự kiến nên trong chỉ đạo, hoạt động thực tiễn chỉ thấy việc trước mắt mà không thấy việc lâu dài; thấy cục bộ, bộ phận mà không thấy tổng thể; thấy cái riêng mà không thấy cái chung; chấp hành chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên một cách máy móc. Văn bản cấp trên đưa xuống cở sở như thế nào thỡ triển khai y như thế đó, thực hiện theo kiểu “ thiên lôi chỉ đâu đánh đó”, “ trên bảo sao dưới nghe vậy”, không biết triển khai, áp dụng văn bản của cấp trên sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mỡnh. Đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở, khi xây dựng nghị quyết, chương trỡnh - hành động cho địa phương thường theo kinh nghiệm cá nhân. Một bộ phận cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp xó khi chuẩn bị nội dung hội nghị, triển khai cỏc nghị quyết cũn sao chộp y nguyờn của cấp trờn hoặc của các nhiệm kỳ trước, không có khả năng triển khai, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương mỡnh. Họ cơ bản làm theo kinh nghiệm của bản thân cá nhân họ. Ở một số xó, như: xó Kim Lư thuộc huyện Na Rỡ, thị trấn Chợ Mới thuộc huyện Chợ Mới; các phường như: Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Đức Xuân, Sông Cầu thuộc thị xó Bắc Kạn hàng năm có tổ chức đi thăm quan thực tế ở các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm làm ăn, phương pháp lónh đạo, chỉ đạo, quản lý. Đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt ở cỏc xó, phường này bước đầu đó hạn chế được phần nào tâm lý bảo thủ, kinh nghiệm chủ nghĩa và cách suy nghĩ theo lối ước lệ, áng chừng đại khái, thiếu óc tổ chức hành động thực tế dần dần được thay thế bằng cách suy nghĩ lô gíc, khoa học và sát thực tế hơn. Nhưng cũn nhiều xó, thị trấn cỏn bộ lónh đạo, quản lý vẫn yờn phận, khụng dỏm mạnh dạn tỡm phương thức mới cho sản xuất. Trong tổ chức hoạt động thực tiễn thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thường nặng về kinh nghiệm, thói quen, thụ động mang tính cụ thể, biết thế nào thỡ làm thế đó, theo quan điểm được thỡ tốt chẳng được cũng không sao. Vỡ thế, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp để giải quyết có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xó hội đề ra. Hiện nay, Bắc Kạn đang bước đầu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc thù của tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh có phần được cải thiện. Nhưng Bắc Kạn vẫn là một tỉnh nghèo nhất cả nước, thu nhập bỡnh quõn đầu người chỉ đạt 4,95 triệu đồng/người/năm, mặc dù tăng 21,3% so với năm 2006. 1.2. BỆNH KINH NGHIỆM Ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỈNH BẮC KẠN - NGUYÊN NHÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGĂN NGỪA, KHẮC PHỤC NÓ 1.2.1. Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; có những nguyên nhân chung của cả nước nhưng cũng có những nguyên nhân mang tính đặc thù riêng của tỉnh. Đối với đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt tỉnh Bắc Kạn có những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, đời sống đồng bào nhân dân các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn là do tỉnh cũn tồn tại trờn cơ sở của một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lúa; kinh tế kém phát triển, dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc khó khăn về nhiều mặt. Trong những năm 2000–2007 mặc dù tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đảng bộ tỉnh đề ra. Cụ thể, tỉnh đó đầu tư 422,78 tỷ đồng xây dựng và nâng cấp 488 công trỡnh thuỷ lợi, kiờn cố hoỏ 389,07 km kờnh mương; nâng diện tích gieo trồng lúa nước năm 2007 lên 20.920 ha, tăng 17,4% so năm 2000. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,6 lần năm 2000 lên 1,91 lần năm 2007. Số hộ nông dân nông thôn được dùng nước sạch từ 23% năm 2000 lên 65% năm 2007 [57, tr.5]. Như vậy, vẫn cũn tới 35% số hộ nông dân chưa được sử dụng nước sạch. Về giao thông vận tải, toàn tỉnh có 334,3 km đường quốc lộ, 399 km đường tỉnh lộ, 519 km đường từ huyện đến trung tâm cỏc xó, liờn xó. Hiện nay, cú 9/11 tuyến đường tỉnh lộ, khoảng 2/3 tuyến đường từ huyện đến các trung tâm các xó, liờn xó được rải nhựa hoặc rải cấp phối; nhiều tuyến đường xuống các thôn, bản cũng đó được nâng cấp và mở mới; cú 122/122 xó, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, nhưng hiện tại cũn 1/4 tuyến đường từ huyện đến các trung tâm ô tô chỉ đi được vào mùa khô; nhiều tuyến đường đó bị hư hỏng nặng cần được cải tạo, nâng cấp kịp thời như tỉnh lộ: 255, 258, 258b và hệ thống các tuyến đường liờn thụn, liờn xó. Về điện lưới, từ năm 2005 có 100% số xó, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; tỷ lệ số hộ sử dụng điện đạt 83%. Vẫn cũn 17% số hộ chưa có điện dùng. Điều này phần nào ảnh hưởng tới nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xó hội cũng như thông tin liên lạc cho cán bộ và nhân dân. Về thông tin liên lạc, từ 77,05% số xó, phường, thị trấn có điện thoại cố định và tỷ lệ 13 máy điện thoại/1000 dân, đến nay tăng lên 100% xó, phường, thị trấn có điện thoại và mật độ 38 máy/1000 dân; 38 xó/122 xó, phường, thị trấn được phủ sóng điện thoại di động. Điều này đó ảnh hưởng nhiều tới việc mở rộng tầm nhỡn, tiếp thu thông tin về khoa học, kỹ thuật cho nhân dân. Do vậy, bệnh kinh nghiệm cũn có cơ sở để tồn tại. Về y tế - giáo dục, đến hết năm 2007 toàn tỉnh có 38 trường học đạt chuẩn quốc gia; trên 80% số phũng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chiếm 10%. Có 122/122 xó, phường, thị trấn có trạm y tế; tỷ lệ số xó cú bỏc sỹ chiếm 47,5% năm 2007; 100% thôn bản có nhân viên y tế [57, tr.56]. Tuy nhiên, số nhân viên y tế có trỡnh độ cũn thấp nên chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân và cán bộ cũn hạn chế. Điều này đó ảnh hưởng tới việc nâng cao trỡnh độ dân trí cho nhân dân và cán bộ. Vỡ vậy, bệnh kinh nghiệm ở Bắc Kạn cũn có cơ sở tồn tại. Do là một tỉnh cơ bản là thuần nông, nên kinh tế - xó hội phỏt triển chậm. Ngành nụng – lõm nghiệp tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng chưa bền vững; tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch cũn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; chất lượng sản phẩm hàng hoá chưa cao; cơ cấu kinh tế nông thôn chưa có sự thay đổi đáng kể, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn cũn rất chậm. Quỏ trỡnh đô thị hoá nông thôn ở một số vùng diễn ra tự phát khó kiểm soát; công tác qui hoạch không kịp thời, bất hợp lý nờn đó gõy nhiều trở ngại cho việc xõy dựng nụng thụn mới. Tỡnh trạng đồng bào di cư tự do khá phổ biến; số hộ đồng bào chưa ổn định định canh – định cư cũn chiếm tỷ lệ cao. Nhân dân các dân tộc vẫn dựa vào sản xuất thủ công với những công cụ lao động thô sơ là chủ yếu. Chính điều này đũi hỏi họ phải sử dụng kinh nghiệm trong lao động là chính. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh bệnh kinh nghiệm ở cán bộ và nhân dân Bắc Kạn. Tỷ lệ hộ nghốo vẫn ở mức cao, cũn cú nguy cơ tái nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Bắc Kạn cũn nhiều khú khăn đó ảnh hưởng tới việc nâng cao dân trí, ngăn ngừa hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở cán bộ và nhân dân Bắc kạn. Kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn còn thấp kém về nhiều mặt đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra căn bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn còn bất cập. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Vỡ thế, trong những năm qua, kể từ khi thành lập tỉnh đến nay, Bắc Kạn đó tớch cực thực hiện cụng tỏc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xó hội của địa phương. Bắc Kạn có 70 đầu mối sở, ban, ngành và các huyện, thị trực thuộc với tổng số 12.071 cỏn bộ, cụng chức, viờn chức cú trỡnh độ chuyên môn, trong đó khối xó, phường thị, trấn: đại học 176 người, cao đẳng 33 người, trung cấp 755 người, bồi dưỡng nghiệp vụ 1.255 người [1, tr.2]. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này cơ bản đào tạo tại chức, chuyên tu vừa học vừa làm nên chất lượng cũn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, an ninh – quốc phũng…cho cỏn bộ, đảng viên trong tỉnh luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị trong toàn tỉnh đó tớch cực thực hiện cụng tỏc đào tạo, bồi dưỡng; đó tớch cực đổi mới chương trỡnh, nội dung, phương pháp giảng dạy để từng bước phù hợp với đối tượng người học cho cán bộ nói chung và cán bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở nói riêng. Từ năm 1997 – 2007, toàn tỉnh đó mở được 65 lớp bồi dưỡng cấp uỷ với 3.068 học viên; 193 lớp bồi dưỡng lý luận cho 10.124 đảng viên mới; 54 lớp giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ CNH – HĐH với 4.005 học viên và 267 lớp bồi dưỡng khác cho 15.821 học viên; đào tạo về lý luận chính trị cho 1.336 cán bộ, đảng viên; cử đi học tập trung tại các Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trỡnh độ cao cấp lý luận chớnh trị, cử nhõn lý luận chớnh trị cho 832 cỏn bộ lónh đạo, quản lý cỏc cấp; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho hơn 1.700 lượt cán bộ, công chức; bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 1.260 người; ngạch chuyên viên chính trên 100 người. Phối hợp với các cơ quan Trung ương và các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp mở 02 lớp Trung cấp Quân sự cho các đối tượng là chỉ huy trưởng quân sự và dự nguồn quân sự xó, phường, thị trấn; liên kết đào tạo 02 lớp đại học nông – lâm cho các đối tượng là cỏn bộ chủ chốt và dự nguồn của cỏn bộ cỏc xó, phường, thị trấn trong tỉnh gồm 137 học viên. Liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong khu vực mở các lớp đào tạo chuyên môn cho các cán bộ công chức, viên chức theo nhiều chuyên ngành như: Luật, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, nông – lâm, quản lý văn hoá, quản lý đất đai… trên 25 lớp gần 1.700 học viên tham gia [1, tr.3]. Tuy nhiên, trên thực tế ở các địa phương, cơ sở đào tạo, công tác bồi dưỡng chưa chú trọng đến chất lượng, chủ yếu chạy theo số lượng để nhanh chóng chuẩn hoá các chức danh cho cán bộ, chưa chú ý đến tính chính qui, tính hệ thống trong đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác, trong đào tào, bồi dưỡng chưa tính đến các điều kiện đặc thù của từng vùng, tùng địa phương, từng trỡnh độ, từng chức danh; quỏ trỡnh đào tạo, bồi dưỡng cũn chung chung, do đó tri thức mang lại cho người học chưa mang tính thiết thực và cụ thể. Nhiều cấp uỷ, chính quyền địa phương cử cán bộ đi học chưa đúng đối tượng chiêu sinh. Do cơ chế bầu cử và dân cử nên có những cán bộ khoá này nằm trong diện cán bộ chủ chốt, nhưng khoá sau có thể lại không trúng cử do bầu cử, nên nhiều cán bộ chủ chốt bị ảnh hưởng của tõm lý làm việc “tạm bợ”, khụng muốn phấn đấu, họ ngại học tập, ngại rèn luyện về mọi mặt. Một trong những nguyên nhân làm nẩy sinh bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn, trước hết là do cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng thiếu đồng bộ, thiếu sự thống nhất; chưa xây dựng được chiến lược cán bộ truớc mắt và lâu dài; chính sách đói ngộ để thu hút cán bộ giỏi chưa phát huy tác dụng; công tác qui hoạch cỏn bộ cũn nhiều thiếu sút; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố trí, đề bạt, luõn chuyển cỏn bộ cũn bị động, chắp vá; năng lực lónh đạo và sức chiến đấu của một số cán bộ lónh đạo, quản lý cũn nhiều yếu kộm chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao. Trỡnh độ năng lực của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh khi chuyển sang cơ chế mới chậm thích ứng, thiếu những kiến thức cần thiết, nên đứng trước những vấn đề mới nẩy sinh trong thực tiễn thỡ lỳng tỳng, hiệu quả điều hành công việc không cao. Cụng tỏc tổ chức cỏn bộ cũn nhiều hạn chế; việc đào tạo, bố trí cán bộ rất bị động, chắp vá; quản lý cỏn bộ chưa chặt chẽ; trỡnh độ năng lực của đội ngũ cán bộ bị hụt hẫng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và phát triển kinh tế - xó hội của Bắc Kạn. Trong Báo cáo Tỡnh hỡnh thực hiện cụng tỏc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2007 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Bắc Kạn đó nhận định: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mặc dù đó được cấp uỷ các cấp, các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, địa phương chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cho đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý nói riêng; việc đào tạo cán bộ đối với các lĩnh vực trọng yếu, những ngành chuyên môn cao có tính chất đặc thù và đào tạo sau đại học (chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ…) chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cũn hạn chế cơ bản là đào tạo chưa gắn với công tác qui hoạch cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo nhất là ở cấp xó, phường, thị trấn [1, tr.5]. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học phục vụ cho giảng dạy cũn thiếu thốn, chưa ngang tầm với mụ hỡnh đào tạo, bồi dưỡng của cấp tỉnh, cấp huyện. Chương trỡnh, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cũn chậm đổi mới; chất lượng của một bộ phận cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cũn nhiều mặt hạn chế, thiếu thực tiễn, như nghiệp vụ công tác Đảng, tõm lý lónh đạo quản lý, công tác vận động quần chúng…cũn quỏ chung chung, thiếu tớnh thiết thực cho cụng tỏc lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Trong quá trỡnh học tập, ớt tổ chức đi nghiên cứu thực tế để học tập kinh nghiệm những cơ sở điển hỡnh tiờn tiến, khú khăn là do không có kinh phí, nên phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học viên. Thứ ba, trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn còn thấp kém. Do đặc thù của một tỉnh miền núi vùng cao, sản xuất chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, mới chỉ biểu hiện manh nha của sản xuất hàng hoá. Về cơ bản, vẫn tồn tại sản xuất nhỏ, kinh tế tự túc tự cấp là chủ yếu; phong tục tập quỏn cũn lạc hậu… Đó vậy, trỡnh độ dân trí, trỡnh độ khoa học – kỹ thuật của nhân dân nói chung, của cán bộ nói riêng cũn rất thấp kộm. Những hạn chế này, đó ảnh hưởng và làm nẩy sinh nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh nói riêng. Là một tỉnh miền núi, người dân làm nghề nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, chờ vào thiên nhiên là chính, cách thức làm ăn như vậy dẫn đến tâm lý khụng cần học vẫn có thể kiếm sống được, tâm lý này hỡnh thành rất lâu và mang tính đặc thù của người miền núi. Do nền sản xuất nụng nghiệp ở trỡnh độ thấp, khoa học kỹ thuật kém phát triển, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số chỉ quen làm ăn với công cụ thô sơ. Điều này đó khụng kớch thớch đũi hỏi nhân dân cũng như đội ngũ cán bộ phải tăng cường học tập văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. Chính cách thức sản xuất nhỏ kiểu miền núi đó làm cho bệnh kinh nghiệm cú điều kiện nảy sinh, tồn tại, phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở Bắc Kạn chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức cổ truyền, bằng sự nỗ lực của cơ bắp là chính, nên không đũi hỏi nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật. Trong những năm gần đây, tỉnh, huyện, thị đó tớch cực chỉ đạo tập trung đưa giống mới vào sản xuất, tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xuống tận cơ sở xó, phường, thị trấn trực tiếp hướng dẫn bà con sản xuất, bước đầu bà con được tiếp cận khoa học kỹ thuật, nhưng chỉ ở đồng bào vùng thấp, cũn đồng bào vùng cao canh tác rất lạc hậu, thậm chí cũn canh tỏc theo kiểu “ chọc lỗ, tra hạt”, nên đời sống đồng bào rất khó khăn. Trỡnh độ dân trí thấp, giao thông đi lại rất khó khăn, thông tin liên lạc kém… Chẳng hạn như xó An Thắng thuộc huyện Pắc Nặm. Đây là một huyện mới được thành lập, khó khăn về nhiều mặt, là huyện nghèo nhất tỉnh, trong đó xó An Thắng lại là xó nghốo nhất của huyện. Xó cỏch trung tõm huyện mấy chục cõy số. Đó cú đường ô tô đến trung tâm xó, nhưng vào mùa mưa xe cơ giới không thể đi lại được. Đồng bào Mông chiếm đại đa số. Đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy. Cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt của xó cơ bản chỉ học cấp 1 và cấp 2. Ngay cả Chủ tịch UBND xó trỡnh độ học vấn: 5/12, đang theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị của huyện. Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ “ Báo cáo chất lượng cán bộ công chức cấp cơ sở” tại thời điểm 31 tháng 3 năm 2008 của các chức danh Bí thư, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, P. Bí thư – Chủ tịch HĐND, trỡnh độ học vấn cấp 1 chiếm 1,15%; cấp 2 chiếm 37,8% [1, tr.5]. Tất cả những hạn chế này đó tạo cơ hội cho căn bệnh kinh nghiệm tồn tại, phát triển. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh, mặc dù được được các cấp ủy, chính quyền tích cực chỉ đạo, lónh đạo thực hiện công tác nâng cao trỡnh độ học vấn, trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ, trỡnh độ quản lý nhà nước, trỡnh độ lý luận…nhưng kết quả không được là bao, vỡ tõm lý ngại học tập, ngại phấn đấu vẫn cũn tồn tại dai dẳng trong tâm trí của họ. Theo Bỏo cỏo Một số nột tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội năm 2006 – 2007; vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2001 – 2007 và công tác xây dựng Đảng về tổ chức trong thời gian qua (Báo cáo với Đoàn công tác của đồng chí Hồ Đức Việt, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương), ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tỉnh uỷ Bắc Kạn cho thấy: Tính đến tháng 3 năm 2008, tổng số cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 11.4818 người, trong đó: - Khối Đảng, đoàn thể: 784 người + Trỡnh độ chuyên môn: trỡnh độ trên đại học 6 nguời(0,77%), đại học 390 người(49,7%), cao đẳng 55 người(7%), trung cấp 195 người (24,8%), đào tạo khác 138 người(17%). + Lý luận chớnh trị: cử nhõn, cao cấp chớnh trị 157 người(20%), trung cấp 167 người(21%) + Cán bộ người dân tộc 666/784 người, chiếm 84,5% + Cán bộ nữ 389 người, chiếm 49,6% - Khối chính quyền: 8.497 người + Trỡnh độ chuyên môn: tiến sĩ 5 người(0,06%), thạc sĩ 151 người(1,77%), đại học 2.294 người(29,3%), cao đẳng và trung cấp 5.497 người(64,7%), đào tạo khác 233 người(2,74%) + Cán bộ người dân tộc 6.633 người, chiếm 78% - Cỏn bộ cụng chức cấp xó: 968 người + Trỡnh độ chuyên môn: đại học 88 người(9,09%), cao đẳng 16 người(1,65%), trung cấp 563 người(58%), sơ cấp 21 người(2,7%), chưa qua đào tạo 280 người(28,9%), + Cán bộ người dân tộc 894 người, chiếm 92,35% - Cỏn bộ chuyờn trỏch cấp xó: 1.232 người + Trỡnh độ chuyên môn: trên đại học 01 người(0,08%), đại học 33 người(2,68%), cao đẳng 9 người(0,7%), trung cấp 158 người(12,8%), sơ cấp 64 người(5,19%), chưa qua đào tạo 967 người(78,5 %) + Cán bộ người dân tộc 1.118 người, chiếm 90,7% [57, tr.9]. - Đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý (từ cấp P.Chủ tịch từ cấp huyện và tương đương trở lên), có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong tổng số 296 đồng chí thỡ diện bầu cử là 115, diện bổ nhiệm là 180; có 296 đồng chí có trỡnh độ đại học và trên đại học, chiếm 90,88%; 13 đồng chí có trỡnh độ cao đẳng, chiếm 4,39%; 14 đồng chí trung cấp, chiếm 4,72%. Có 241/296 đồng chí có trỡnh độ lý luận chính trị từ cao cấp và cử nhân, chiếm 81,42%; 29/296 đồng chí có trỡnh độ trung cấp(9,79%), 26/296 đồng chí trỡnh độ sơ cấp (8,79%) [57, tr.9]. - Về số lượng, chất lượng của cấp uỷ các cấp đầu nhiệm kỳ (2005 – 2010) + Cấp uỷ cơ sở: 2.022 người. Về trỡnh độ học vấn: 14/2.022 đồng chí trỡnh độ học vấn tiểu học(0,69%), 638/2.022 đồng chí trung học cơ sở(31,55%), 1.370/2.022 đồng chí trung học phổ thông(67,75%). Về chuyên môn nghiệp vụ: 1.050/2.022 đồng chí, sơ cấp – công nhân kỹ thuật chiếm 2,32%, trung cấp chiếm 15,53%, cao đẳng chiếm 3,81%, đại học chiếm 29,72%, trên đại học chiếm 0,54%. Số đó qua lớp lý luận chớnh trị là 893/2.022 đồng chí chiếm 44,16%(sơ cấp 11,67%, trung cấp 21,51%, cao cấp và cử nhân chiếm 10,98%). + Trong số cán bộ cấp uỷ nêu trên thỡ đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh xét về số lượng và chất lượng rất bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới đất nước, cụ thể: Nhiệm kỳ(2005 – 2010), tổng số cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp xó cú 248 đồng chí, số đó qua đào tạo về chuyên môn từ sơ cấp đến đại học 47 đồng chí, bằng 16,55%; chưa quan đào tạo 237 đồng chí, bằng 83,45%. Số đó qua đào tạo lý luận chớnh trị từ sơ cấp đến cao cấp 168 đồng chí, chiếm 59,16% (cao cấp 3, trung cấp 159, sơ cấp 6). Chưa qua đào tạo lý luận chính trị 116 đồng chí, chiếm 40,84% [57, tr.9, 10]. Với thực trạng của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt như trên cho thấy trỡnh độ văn hóa, trỡnh độ khoa học-kỹ thuật, chuyờn mụn nghiệp vụ của họ cũn rất thấp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nẩy sinh bệnh giáo điều, kinh nghiệm,v.v.. làm cho việc thi hành chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng rất khó khăn, hiệu quả thấp. Thứ tư, trỡnh độ lý luận chính trị và ý thức phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn còn hạn chế. Trỡnh độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn cũn yếu kộm và bất cập (xem phụ lục1,2,3,4). Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nẩy sinh bệnh kinh nghiệm và các căn bệnh khác ở họ. Bởi lẽ, trỡnh độ lý luận yếu kém sẽ làm cho họ dừng lại ở trỡnh độ kinh nghiệm, bằng lũng với kinh nghiệm đó cú. Đó như vậy trong nhận thức họ sẽ không vượt qua được sự mô tả bề ngoài các sự vật riêng lẻ, trong tổ chức thực tiễn họ chỉ giải quyết được những công việc vụn vặt, sự vụ, giấy tờ, ít có kế hoạch hoặc có kế hoạch thỡ lại thiếu cơ sở thực tiễn và khoa học, không chú ý đến tính toàn diện, tính hệ thống của các mặt của địa phương mỡnh quản lý. Trong việc xử lý những vấn đề nẩy sinh hàng ngày thỡ họ chỉ dùng phương pháp cũ, cách nghĩ, cách làm cũ không thích hợp, không đạt hiệu quả, thậm chí nẩy sinh thêm những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến quá trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội của địa phương. Tuy nhiên, đôi khi tri thức kinh nghiệm cũng giúp cho người cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở giải quyết thành công một số công việc, nhưng kết quả hạn chế, không chắc chắn. Trước những tỡnh huống mới phức tạp, tri thức kinh nghiệm tỏ ra bất lực, khụng cú cơ sở để người lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở giải quyết thành công công việc, thậm chí thất bại. Trong những điều kiện mới đặt ra đũi hỏi cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nói chung và Bắc Kạn nói riêng phải có trỡnh độ lý luận và có kiến thức thực tiễn thỡ mới cú thể hoàn thành nhiệm vụ. Đề cập đến vấn đề này đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đó chỉ rừ: Cuộc sống càng phức tạp, nhiệm vụ càng khó khăn, thời đại càng diễn biến nhanh chóng thỡ lý luận càng trở nờn thiết yếu như cơm ăn và nước uống hàng ngày. Chỳng ta từ một nền sản xuất nhỏ lờn chủ nghĩa xó hội thỡ càng phải quỏn triệt điều này. Trỡnh độ lý luận chính trị của người cán bộ lónh đạo, quản lý chủ yếu được hỡnh thành một cỏch tự giỏc thụng qua con đường học ở trường và học trong cuộc sống, trên cơ sở hiểu biết một cách cơ bản có hệ thống về đối tượng, công việc mà mỡnh lónh đạo, quản lý; thông qua việc tổng kết kinh nghiệm công tác mà hỡnh thành tri thức lý luận. Thực tế cho thấy, chưa học và học chưa thật sự thấm nhuần lý luận, đường lối của Đảng một cách có hệ thống, không nắm vững phộp biện chứng duy vật thỡ khú trỏnh khỏi căn bệnh kinh nghiệm và các căn bệnh khác. Hoặc đó học nhưng tri thức mới chỉ dừng lại ở sách vở, không vận dụng vào trong hoạt động hàng ngày, nên khi giải quyết công việc ở cơ sở thỡ vẫn chỉ làm theo thúi quen và kinh nghiệm của bản thõn mà thụi. Qua khảo sỏt thực tế của tỉnh Bắc Kạn cho thấy, đội ngũ cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn có trỡnh độ lý luận chính trị được đào tạo cũn quỏ thấp, cụ thể: Trỡnh độ sơ cấp chiếm 4,6%, trung cấp chiếm 48,9%, cao cấp chiếm 0,77%, cử nhân là 0%. Về cơ bản đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn chỉ là học tại chức. Hơn nữa, có cán bộ lónh đạo, quản lý đó học nhưng lại học cách đây quá lâu, nên họ mới chỉ dừng ở hiểu đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước một cách đại khái. Trong công tác lónh đạo, chỉ đạo chủ yếu vẫn làm theo kinh nghiệm, theo thói quen. Do đó, khi gặp tỡnh huống mới là họ lúng túng, nhận thức không đúng và không rừ ràng. Do trỡnh độ lý luận thấp kém, nên họ không chỉ đạo, không thể hướng dẫn và định hướng hoạt động thực tiễn cũng như khả năng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Có thể nói, về cơ bản đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn ít, nhiều đó được trang bị lý luận chớnh trị, nhưng vẫn mắc căn bệnh kinh nghiệm. Qua thực tế cho thấy, mặc dự cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh đó học lớp lý luận chớnh trị nhưng vẫn vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thậm chí có cán bộ lónh đạo bị truy cứu trách nhiệm hỡnh sự và bị phạt tự. Cũng chớnh do trỡnh độ lý luận thấp kém nên khi gặp những vấn đề mới, phức tạp, họ không đủ khả năng để xử lý hoặc khi đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch thường lấy ý muốn chủ quan, hoặc kinh nghiệm làm căn cứ. Đồng thời, họ yếu kém trong việc phân tích, tổng hợp, khái quát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Hầu hết cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở đều xuất thân từ nông dân, nên mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ, nên họ luôn thụ động, ỷ lại dựa dẫm vào kinh nghiệm bản thân, cho kinh nghiệm bản thân là “tối ưu, là thượng sách”. Họ thoả món những kinh nghiệm cũ, say xưa với những hiểu biết cũ, đó là lối tư duy thiển cận, phiến diện, một chiều, thiếu tầm nhỡn xa trông rộng, thiếu phân tích mang tính khoa học. Hiểu biết và việc làm của họ chỉ dừng lại ở tư duy kinh nghiệm cảm tính; kiểu tư duy của họ nặng về đạo đức nhân sinh, nặng về uy tín, chức vụ thay cho sự chứng minh khoa học. Đây chính là những yếu tố làm cho họ yờỳ kộm về trỡnh độ lý luận, là nguyên nhân đẻ ra căn bệnh kinh nghiệm và các căn bệnh khác. Song song với sự yếu kộm về trỡnh độ lý luận chính trị trong đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn, thỡ sự thiếu ý thức phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sơ của tỉnh cũng là nguyên nhân quan trọng của nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh kinh nghiệm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến yếu kém và bất cập về trỡnh độ lý luận chính trị cũng như sự vận dụng lý luận vào thực tiễn cuộc sống. Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh nhỡn chung chưa thật sự giỳp cho mọi cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh có ý thức đầy đủ về việc phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong bản thân của mỗi người cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Qua số liệu điều tra của Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn, có tới 50% cán bộ cấp cơ sở được đề bạt hoặc giới thiệu đắc cử vào cương vị chủ chốt khi tổ chức cấp trên bắt buộc đi học thỡ họ mới đi học. Do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trũ người cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở, nên không ít cán bộ nẩy sinh tâm lý ngại học tập để nâng cao trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ và trỡnh độ lý luận. Mặt khác, cũng do khó khăn về điều kiện kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, chính sách đói ngộ…một số cán bộ khi được cử đi học mang tính chất gượng ép, không tự giác. Cũng do hạn chế về trỡnh độ học vấn nên họ cũn tâm lý học xong để về được công tác tiếp, để được bằng, để tiêu chuẩn hoá chức danh, chứ chưa nhận thức được học là để cho mỡnh, học để làm việc cho tốt, học để phục vụ nhân dân nhiều hơn. Qua thực tế trờn cho thấy, với trỡnh độ lý luận thấp kém, ý thức phấn đấu vươn lên của từng cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh cũn nhiều vấn đề bất cập thỡ bệnh kinh nghiệm và những căn bệnh khác dễ có điều kiện nẩy sinh, tồn tại, phát triển. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn Ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn có tầm quan trọng rất lớn đối với quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội ở địa phương. Trước hết, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm sẽ góp phần hạn chế, khắc phục bệnh giấy tờ, sự vụ trong hoạt động lónh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Như ở trên chúng ta đó rừ, một trong những biểu hiện của bệnh kinh nghiệm là bệnh giấy tờ, sự vụ. Tức là trong hoạt động lónh đạo, quản lý họ thiếu tầm nhỡn xa, trụng rộng, chỉ thấy trước mắt không thấy lâu dài. Do vậy, mà cán bộ thường bị những công việc sự vụ có tính chất tỡnh huống lụi kộo. Vỡ vậy, người cán bộ không cũn thời gian để chăm lo đến mục tiêu lâu dài của địa phương trong phát triển kinh tế -xó hội. Nếu vậy họ dễ bị động trong việc xây dựng các chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội ở địa phương. Nếu ngăn ngừa, khắc phục được bệnh kinh nghiệm thỡ sẽ giỳp cho cỏn bộ cú tầm nhỡn xa, trụng rộng hơn trong việc đề ra các chương trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội của địa phương. Khi xây dựng các chương trỡnh này, họ sẽ khụng chỉ dựa và ỷ lại những kinh nghiệm của cỏ nhõn hoặc tập thể nữa mà sẽ phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau của địa phương, của ngành và của Trung ương. Điều quan trọng nữa là nếu ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm sẽ giúp cho cán bộ hiểu được tác hại của căn bệnh này. Trên cơ sở đó, họ mới tích cực học tập nâng cao trỡnh độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trỡnh độ lý luận. Khi có được trỡnh độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trỡnh độ lý luận trong cụng tỏc họ sẽ bớt mũ mẫm, bớt vũng vo, sẽ hiệu quả hơn. Tính hướng đích trong hoạt động lónh đạo, quản lý sẽ rừ hơn, thiết thực hơn. Trên cơ sở đó bệnh giấy tờ, sự vụ sẽ dần được khắc phục. Khi ấy, hiệu quả lónh đạo, quản lý sẽ cao hơn, những quyết định của họ sẽ không cũn bị động, mang tính xử lý tỡnh huống nữa. Cỏn bộ sẽ chủ động trong việc ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định; tổng kết rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện quyết định một cách lý luận hơn, bài bản hơn, có tổ chức hơn. Trên cơ sở đó, quy trỡnh lónh đạo, quản lý của họ sẽ đúng đắn hơn. Những quyết định của họ sẽ phù hợp thực tiễn địa phương hơn. Thứ hai, ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý cấp cơ sở Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ trên địa bàn phụ trách. Chúng ta đều rừ, bệnh kinh nghiệm cũng như các căn bệnh khác sẽ làm cho hoạt động lónh đạo của đội ngũ cán bộ kém hiệu quả. Bởi lẽ, bệnh kinh nghiệm làm cho họ chỉ dừng ở tư duy áng chừng, đại khái, tác phong làm việc luộm thuộm, sự vụ, xa thực tế địa phương. Vỡ vậy, hoạt động lónh đạo, quản lý của họ không hiệu quả. Để lónh đạo, quản lý có hiệu quả thỡ cỏc quyết định của cán bộ phải đúng và trúng. Muốn vậy, các quyết định không thể được đưa ra chỉ trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân của người lónh đạo mà phải sát thực tế địa phương. Nếu ngăn ngừa, khắc phục được bệnh kinh nghiệm thỡ việc ra quyết định nói riêng, hoạt động lónh đạo, quản lý nói chung sẽ sát thực tế địa phương, phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Từ đó, họ mới thu phục được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tổ chức thực tiễn trên địa bàn. Như vậy, thỡ hiệu quả lónh đạo, quản lý của cán bộ sẽ được nâng cao. Thứ ba, ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm ở cán bộ lónh đạo, quản lý là góp phần quán triệt tốt nguyờn tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lónh đạo, quản lý của họ. Chúng ta đều rừ, bệnh kinh nghiệm chớnh là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm vụn vặt, cục bộ, hạ thấp, coi thường, không đánh giá đúng vai trũ của lý luận. Nói khác đi, khi mắc bệnh kinh nghiệm là vi phạm nguyờn tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Đối với người cán bộ lónh đạo, quản lý khi mắc bệnh kinh nghiệm là vi phạm nguyờn tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lónh đạo, quản lý. Do vậy, ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm là gúp phần trực tiếp quỏn triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Bởi lẽ, nguyờn tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đũi hỏi tụn trọng cả thực tiễn, cả lý luận. Thứ tư, ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm ở cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn là góp phần nâng cao được trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ này. Như chúng ta đó rừ, chớnh vỡ mắc bệnh kinh nghiệm nờn cỏn bộ mới coi nhẹ lý luận, dẫn tới coi thường việc học tập nâng cao trỡnh độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cũng như trỡnh độ lý luận. Cũng vỡ vậy, họ khụng thấy được vai trũ to lớn của tri thức khoa học, của lý luận. Do vậy, ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm sẽ giúp cán bộ nhận thức đầy đủ hơn vai trũ của tri thức khoa học, của lý luận, hiểu được vai trũ cũng như hạn chế của bản thân kinh nghiệm. Trên cơ sở đó cán bộ mới thấy được sự cần thiết phải học tập nâng cao trỡnh độ về mọi mặt, trong đó có trỡnh độ lý luận. Đối với cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Bắc Kạn thỡ việc ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm càng có vai trũ quan trọng. Bởi lẽ, trỡnh độ học vấn, trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trỡnh độ lý luận của đội ngũ này rất thấp (xem phụ lục 1,2,3,4). Chương 2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn Trong chương 1, đó giỳp cho chỳng ta nhận thức rừ về bản chất, biểu hiện đặc thù, nguyên nhân và tầm quan trọng của việc ngăn ngừa, hạn chế bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn. Chính căn bệnh này là một lực cản rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh. Vỡ vậy, để thực hiện có hiệu quả cỏc mục tiờu kinh tế - xó hội mà Đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2005 – 2010 đó đề ra cần phải thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây, nhằm ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn, đáp ứng yêu cầu đũi hỏi thực tiễn đặt ra trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Những giải pháp cơ bản đó là: 2.1. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc ở Bắc Kạn Nguyên nhân chính và cơ bản gây ra bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn là do nền kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp kém về nhiều mặt. Do đó, vấn đề cơ bản vừa cấp bách vừa lâu dài là phải đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội ở nụng thụn, mở rộng sản xuất hàng hoỏ, tạo nền tảng vật chất cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội của địa phương. Có như vậy mới có thể xoá bỏ tận gốc rễ căn bệnh kinh nghiệm đó ăn sâu trong cách nghĩ, cách làm của nhân dân cũng như của đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn. Thực tế cho thấy, trỡnh độ kiến thức, năng lực mỗi người xét đến cùng là sản phẩm của hoàn cảnh kinh tế - xó hội nhất định, mà ở đó họ sống và tiến hành hoạt động của mỡnh. Trong hoạt động thực tiễn, con người vận dụng và chủ động thay đổi hoàn cảnh, qua đó tạo ra môi trường và động lực để nâng cao năng lực cũng như trỡnh độ kiến thức của mỡnh. Vỡ vậy, khụng thể ảo tưởng rằng sẽ khắc phục nhanh chóng bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh Bắc Kạn khi mà hoàn cảnh kinh tế - xó hội cũn quỏ thấp kộm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và của bản thân đội ngũ cán bộ cũn rất hạn chế. Do đó, vấn đề có tính chất quyết định là phải đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội, để trên cơ sở đó thay đổi được hoàn cảnh kinh tế - xó hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây chính là việc làm vừa có ý nghĩa lõu dài vừa cú ý nghĩa cấp bỏch, vỡ nú khụng những tỏc động trực tiếp đến việc hạn chế, khắc phục dần căn bệnh kinh nghiệm mà cũn cú ý nghĩa đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế - xó hội, nõng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân sẽ là một trong những tiền đề vật chất làm cho người cán bộ yên tâm công tác, tâm huyết với nghề và mới có điều kiện để nâng cao trỡnh độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, trỡnh độ lý luận cho cán bộ và nhân dân. Trên cơ sở đó mới ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động lónh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh. Nếu đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, đời sống được bảo đảm sẽ là một trong những tiền đề vật chất để đầu tư cho thông tin, liên lạc. Trên cơ sở đó, nhân dân và cán bộ mới có điều kiện tiếp nhận thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đúng. Trên cơ sở đó, ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm cũng như bệnh giáo điều hiệu quả hơn. Chỉ phỏt triển kinh tế - xó hội thỡ mới nõng cao được đời sống cho nhân dân. Khi đời sống của nhân dân được cải thiện và ổn định thỡ đời sống của bản thân và gia đỡnh cỏn bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở cũng được nâng lên, làm cho nhận thức của họ cũng thay đổi. Phát triển kinh tế - xó hội, nõng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân thỡ mới cú điều kiện để khắc phục bệnh gia trưởng, tư tưởng gia đỡnh chủ nghĩa, tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ, cũng như tâm lý tiểu nụng. Trờn cơ sở đó từng bước ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm có hiệu quả hơn. Đúng như V.Lênin đó khẳng định: “Đối với người tiểu nụng thỡ chỉ cú cơ sở vật chất, kỹ thuật, những máy kéo và máy móc với qui mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hoá trên qui mô lớn, mới có thể giải quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho toàn bộ tõm lý của họ, có thể nói trở nên lành mạnh được” [34, tr.72]. Với ý nghĩa, tầm quan trọng như vậy của phát triển kinh tế - xó hội, nõng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tỉnh Bắc Kạn cần phải thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp có trọng tâm, trọng điểm các công trỡnh kết cấu hạ tầng thiết yếu và phỏt triển đô thị. Tăng cường công tác xúc tiến để huy động tối đa mọi nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thực hiện tốt cơ chế chính sách ưu đói phự hợp nhằm tăng nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng như: Du lịch, khai thác, chế biến khoáng sản – nông – lâm sản và phát triển ngành nghề ở nông thôn. Hoàn thiện, mở rộng theo qui hoạch hệ thống đường tại các trung tâm huyện, thị và hệ thống đường xương cá vào các khu dân cư; đẩy mạnh và nâng cấp các tuyến đường 257, 258 và các tuyến đường đến trung tâm các xó; thường xuyên bảo dưỡng, các tuyến tỉnh lộ, các tuyến liên xó, liờn huyện; phỏt triển hệ thống giao thụng nụng thụn theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội cho những địa bàn khó khăn như huyện Pắc Nặm; tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới thông tin điện thoại, điện lưới, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể thao, phủ súng phỏt thanh truyền hỡnh; tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất cho giáo dục – đào tạo, y tế. Thứ hai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, bảo đảm an ninh về lương thực. Thực hiện được vấn đề này, tỉnh cần phải từng bước thực hiện CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn, trước hết phát triển nền nông nghiệp hàng hoá gắn với thị trường và phát huy tiềm năng của tỉnh. Muốn thoát khỏi nền kinh tế tự túc, tự cấp thỡ cần phải đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, mà tỉnh Bắc Kạn sản xuất hàng hoá mới chỉ là manh nha, là sự khởi đầu. Do vậy, tỉnh cần phải tích cực chỉ đạo sát sao giúp cho người dân, trước hết là cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở phải làm quen, biết sản xuất hàng hoỏ và thực hiện sản xuất hàng hoỏ, vỡ sản xuất hàng hoỏ tự nú đũi hỏi phải cú sự “bỡnh đẳng” và “tự chủ” tuân theo qui luật của thị trường. Đây là đặc điểm rất quan trọng góp phần khắc phục tính tự ti, tư tưởng tâm lý sản xuất nhỏ, tư tưởng phong kiến, phong tục tập quán lạc hậu, thái độ chây lười học tập…Từ đó, hỡnh thành tiền đề quan trọng trong việc khắc phục bệnh lười học tập, lười suy nghĩ, sùng bái kinh nghiệm bản thân để dần dần hỡnh thành tư duy khoa học, sáng tạo. Do vậy, tỉnh cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo ra sự chuyển đổi căn bản về mặt nhận thức trong nhân dân nói chung, nhưng trước hết là trong nhận thức của cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh. Hoàn thành việc qui hoạch chi tiết phát triển nông – lâm nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với điều kịên cụ thể của địa phương theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Qui hoạch vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tại tỉnh, có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống; tiếp tục khảo nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao và ứng dụng rộng rói những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nụng – lõm nghiệp; tiếp tục xõy dựng cỏc mụ hỡnh ụ mẫu, hội nghị “đầu bờ” về các loại phân bón và các loại giống lúa, ngô mới phù hợp với đặc thù của tỉnh vào sản xuất, nhằm tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân tự chủ động trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Hiện nay, phát triển nông nghiệp giữ vị trớ vai trũ quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, nú tạo tiền đề để phát triển công nghiệp và các lĩnh vực khác. Vỡ thế, tỉnh cần phải tập trung phỏt triển toàn diện nụng nghiệp, khuyến khớch ỏp dụng cỏc tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá… không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tập trung phát triển thế mạnh của địa phương; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản; thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào tỉnh đầu tư vào các lĩnh vực xe máy, đồ điện tử, điện lạnh…Đồng thời, coi trọng và khôi phục các làng nghề truyền thống như: nghề dệt thổ cẩm dân tộc của đồng bào Tày, Nùng, Dao… Trong tỡnh hỡnh hiện nay, với đặc thù của tỉnh việc phát triển kinh tế hộ gia đỡnh rất phự hợp với đồng bào các dân tộc vùng núi, nên tỉnh cần có những chính sách phù hợp cụ thể để hỗ trợ khuyến khích cán bộ và nông dân vay vốn với lói suất ưu đói, thụng qua cỏc nguồn vốn vay như thế chấp, tín chấp; tích cực thực hiện chương trỡnh xoỏ đói giảm nghèo mà chủ yếu và trước hết phải nhằm vào nông dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, chế biến nông – lâm sản… Chính sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay đũi hỏi người cán bộ lónh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh cần phải phát huy được tính năng động, sáng tạo; có khả năng phân tích, khái quát hoá, đánh giá tỡnh hỡnh toàn diện, thỡ mới giải quyết được các vấn đề vướng mắc của địa phương trong quá trỡnh chỉ đạo phát triển kinh tế - xó hội. Mặt khỏc, muốn phỏt triển kinh tế - xó hội, tăng thu nhập thỡ khụng thể chỉ dựa vào kinh nghiệm, dựa vào ý muốn chủ quan mà cũn phải khụng ngừng nõng cao về mọi mặt, tiếp thu khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ hợp tác trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, cán bộ, nhân dân mới thấy rừ được tác hại của bệnh kinh nghiệm, cũng như thấy được sự cần thiết phải nâng cao trỡnh độ về mọi mặt, sự cần thiết phải khắc phục bệnh kinh nghiệm cũng như bệnh giáo điều và các căn bệnh khác trong tư duy. Vỡ thế, tỉnh cần đẩy mạnh công tác khuyến nông – khuyến lâm; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuyên truyền vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của nhà nước cho phát triển nông nghiệp; khuyến khích ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông – lâm nghiệp; tiếp tục xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng chuyên canh rau, màu, hoa… ven thị xó Bắc Kạn, trung tõm cỏc huyện theo hướng hàng hoá; xây dựng dự án phát triển chăn nuôi trâu, bũ hàng hoỏ để đưa chăn nuôi đại gia súc thành ngành sản xuất chính; chú trọng phát triển chăn nuôi gia cầm, thuỷ sản; tiếp tục mở rộng chớnh sỏch hỗ trợ lói suất tiền vay cho hộ nghốo phỏt triển sản xuất và sử dụng cú hiệu quả cỏc nguồn vốn vay tớn dụng ưu đói. Khuyến khớch phỏt triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại trờn cơ sở tiếp tục sắp xếp, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hỡnh thức hợp tỏc, hợp tỏc xó; xõy dựng và ban hành chớnh sỏch đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về khoa học công nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường; tạo quĩ đất và vốn để các loại hỡnh kinh tế này mở rộng sản xuất thu hút nhiều lao động; tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp và nông dân, từng bước gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để phát triển các dự án trồng, chế biến nông – lâm sản chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Rà soát, bổ sung qui hoạch và thu hút vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi; xây dựng một số đập, hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gắn với nuôi trồng thuỷ sản, phát triển thuỷ điện gắn với du lịch Thứ ba, phát triển công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP, tập trung đầu tư phát triển thương mại – du lịch – dịch vụ, từng bước đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo qui mô thích hợp; chú ý phỏt triển cụng nghiệp vừa và nhỏ, nhất là lĩnh vực chế biến nụng – lõm sản, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, tận dụng nguồn nguyên liệu của địa phương. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên, khoáng sản. Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng rộng rói khoa học cụng nghệ, tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nghiên cứu phát triển một số loại sản phẩm hàng hoá mang thương hiệu của Bắc Kạn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường các tỉnh, thành phố lớn t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bắc Kạn hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan