Tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc: LUẬN VĂN:
Bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóacủa lễ hội cổ truyền ở tỉnh
Vĩnh Phúc
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát
triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng
đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa
linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một
bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.
Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là
lễ hội cổ truyền.
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên cứu và
đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trên
bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…Nghiên cứu về lễ hội
cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương, một t...
183 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóacủa lễ hội cổ truyền ở tỉnh
Vĩnh Phúc
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và phát
triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá của cộng
đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa
linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những hoàn cảnh cụ thể. Đây là một
bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.
Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là
lễ hội cổ truyền.
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên cứu và
đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trên
bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…Nghiên cứu về lễ hội
cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương, một tỉnh vẫn còn chưa
nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng, cho nên khi nghiên cứu lễ hội
cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu ở từng địa phương
cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước
đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Xuất phát từ
những đòi hỏi của công tác nghiên cứu văn hoá, chúng tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát
huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng châu thổ sông Hồng (khu vực chuyển tiếp giữa
miền núi và đồng bằng). Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc vừa đậm nét cổ xưa nguyên thuỷ
của vùng văn hoá Hùng Vương, vừa có sắc thái văn hiến phức hợp của vùng văn hoá
Kinh Bắc- Thăng Long, với gần 500 làng cổ còn lưu giữ một kho tàng văn hoá phi vật thể
phong phú. Trong đó có khoảng 520 lễ hội cổ truyền.
Trong nhiều năm gần đây, do nhiều nguyên nhân mà lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc
chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhiều lễ hội bị mai một, sự độc đáo của lễ hội bị giảm
dần do xu thế bắt chước. Việc nghiên cứu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội
cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho công tác quản lý, hoạch
định chính sách và phát triển văn hoá, khai thác lễ hội như là nguồn lực di sản văn hoá để
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
1.3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống của dân tộc là một hoạt động
đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn bảo tồn và phát huy di sản văn hoá cần phải nhận
diện, đánh giá mọi giá trị văn hoá cổ truyền mà lễ hội cổ truyền là một phương diện tiêu
biểu, tồn tại trong những tiểu vùng văn hoá cụ thể.
Quá trình nghiên cứu lễ hội ở Vĩnh Phúc sẽ vận dụng những quan điểm, phương
pháp nghiên cứu văn hoá học vào một trường hợp tiểu vùng văn hoá. Kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào lĩnh vực học thuật, làm phong phú thêm kho tàng lý
luận văn hoá dân gian trên phương diện lễ hội cổ truyền, góp phần làm căn cứ khoa học
cho việc bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hoá lễ hội của nhân dân Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá
trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm vận dụng lý luận văn hoá và
các phương pháp nghiên cứu văn hoá vào thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một số thành tố cơ bản của lễ hội cổ truyền, những giá trị văn hoá của lễ
hội cổ truyền.
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền.
Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong muốn góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện
nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lễ hội cổ truyền, trong đó tập trung làm rõ một số
lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tới lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 1997 đến nay (mốc thời gian tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá để
nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp liên ngành và chuyên ngành
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp quan sát tham dự
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn có thể được xem như một công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về
lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc dưới góc độ văn hoá học và văn hoá dân gian; cung cấp cho
người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đích thực về lễ hội cổ truyền ở
một địa phương cụ thể.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của
lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn sẽ góp phần xây dựng những định hướng cho
công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội trên phạm vi của tỉnh; đồng thời đề xuất những giải pháp
cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội Vĩnh Phúc trong xu thế hội
nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
6. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
6.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lễ hội
Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước tới nay, đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp và phân loại theo
các nhóm sau:
- Nhóm công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể:
Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh
hướng nổi trội nhất và có số lượng các công trình nhiều nhất như các công trình của các
tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễ hội truyền
thống của người Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Nguyễn Chí Bền (trưởng
ban tuyển chọn) xuất bản sách: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hoá Dân
tộc và Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, năm 2000), Trương Thìn (chủ biên) (1990)
ấn hành công trình: Hội hè Việt Nam (Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội).…. Theo nhóm các
tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là trưởng ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội
truyền thống được miêu thuật. Điều đáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở
việc miêu thuật và giải nghĩa các lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân tích về mối
liên hệ của các lễ hội truyền thống với xã hội đương đại để có thể đưa ra những giải pháp
quản lý lễ hội.
- Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổng thể:
Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyền thống theo
phương pháp định tính. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là GS.
Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hoá của hội lễ dân gian [7]
và Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam [11]; Tập thể các
tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) xuất bản công
trình Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ do PGS. Lê Trung Vũ (chủ biên) [41]….
Đáng lưu ý là năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam) tổ chức một hội thảo khoa học quốc tế về Lễ hội truyền thống
trong đời sống xã hội hiện đại [10]. Các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo này đã đóng
góp nhiều ý kiến về vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại, trong đó tác
giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng lễ hội không phải là một hiện tượng văn hoá bất biến mà nó
có sự đổi thay qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hoà của
nó đối với không gian và thời gian nhất định.
Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ
hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lui vào huyền thoại, cô lập con người. Lễ hội cũng không
phải tồn tại để con người quay ra tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh ngây ngất
nhằm mục đích thoát ly cuộc sống. Trong lễ hội có sự tưởng tượng về sự hiện diện các thần
linh, các bí tích, nhưng không phải là để tấn công khoa học, để đi ngược chiều với những xã
hội mới như xã hội hậu công nghiệp.
Bên cạnh đó, Đinh Gia Khánh còn nhận xét về các mặt tích cực và tiêu cực của sự
phát triển trở lại của các lễ hội truyền thống. Tác giả nêu ra một số quan điểm phổ biến
khi đánh giá về sự trở lại của lễ hội như sau:
1/ Những ý kiến không tán thành với sự trở lại này vì cho rằng điều đó gây lãng phí
tiền của, thời gian.
2/ Những ý kiến cho rằng sự trở lại của lễ hội gây ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội
do nó liên quan đến các hiện tượng mê tín, dị đoan.
3/ Một số nhà nghiên cứu phê phán sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và các
yếu tố hiện đại, coi đây là những sự lai căng, cần phải loại bỏ [10, tr.27-28].
Lê Hữu Tầng nêu ra những ảnh hưởng do sự bùng phát trở lại của lễ hội đối với
cuộc sống đương đại như nhu cầu lễ hội có thực sự là nhu cầu của đa số người dân hay
không, hay đó chỉ là nhu cầu do một số người muốn lợi dụng lễ hội để tiến hành các hoạt
động mê tín dị đoan, kinh doanh lễ hội để kiếm lời khai thác? Những biến đổi kinh tế - xã
hội sẽ tác động ra sao đối với nhu cầu hội lễ của người dân và ngược lại? [10, tr.21].
Đánh giá về vai trò của lễ hội đối với sự phát triển của xã hội, về những giá trị của lễ
hội truyền thống trong đời sống xã hội đương đại, GS. Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm,
trong xã hội đương đại, lễ hội truyền thống còn giữ năm giá trị cơ bản là:
1/ Giá trị cộng đồng, trong đó, lễ hội chính là “sự biểu dương sức mạnh của cộng
đồng” và là chất kết dính tạo nên “sự cố kết cộng đồng”. Lễ hội là môi trường góp phần quan
trọng tạo nên niềm “cộng mệnh” và “cộng cảm” của sức mạnh cộng đồng;
2/ Giá trị hướng về nguồn: Lễ hội có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng.
Chính vì vậy, lễ hội thường gắn với hành hương - du lịch;
3/ Giá trị cân bằng đời sống tâm linh: Lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời
sống tâm linh của con người;
4/ Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá: Lễ hội do nhân dân tự tổ chức, làm tái
hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, và cũng chính bản thân họ là những người hưởng
thụ các sinh hoạt văn hoá đó;
5/ Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: Lễ hội truyền
thống là một bảo tàng sống về văn hoá dân tộc, nhờ đó, nền văn hoá ấy được hồi sinh, tái
tạo và truyền giao qua các thế hệ [30, tr.7- 8].
Một trong những công trình khác đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội
truyền thống Việt Nam là đề tài khoa học cấp Bộ Văn hoá - Thông tin của các tác giả
Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú về Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp
[16]. Nhóm nghiên cứu nhận xét:
Con người các thế hệ đã biết và hiểu về lịch sử - văn hoá dân tộc/địa phương
mình qua các trải nghiệm hội hè. Rất nhiều trò chơi, trò diễn dân gian có giá trị
tìm lại được môi trường phục sinh và tôn tạo. Hàng loạt các nghề thủ công - mỹ
nghệ, ẩm thực truyền thống… được củng cố và phát triển tạo ra những cơ hội
việc làm và thu nhập cho không ít lao động, góp phần bảo vệ di sản công nghệ
dân gian đang có cơ trở thành hàng hoá có giá trị trong xã hội hiện đại” [16,
tr.44]
Các tác giả nhấn mạnh rằng lễ hội đang trở thành một sản phẩm của ngành du lịch, có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế ở nhiều địa phương [16, tr.44].
6.2. Quá trình nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc
Trong nhiều năm qua đã có đông đảo nhà nghiên cứu trung ương và địa phương
nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về lễ hội và lễ hội cổ truyền ở Vĩnh Phúc. Song chủ yếu
những bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc miêu tả dưới góc độ đơn lẻ
từng lễ hội hoặc tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh, như lễ hội Tây Thiên (huyện
Tam Đảo), lễ hội Đúc Bụt (huyện Tam Dương), lễ hội Cướp Phết, lễ hội Chọi Trâu (huyện
Lập Thạch), lễ hội Rước Nước (huyện Vĩnh Tường).
Gần đây (từ năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập đến nay), Sở Văn hoá Thể thao và
Du lịch Vĩnh Phúc đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến lễ hội cổ
truyền ở tỉnh và được xuất bản thành sách. Cụ thể như sau:
Công trình “Danh nhân Vĩnh Phúc” (1999) của Lê Kim Thuyên đã giới thiệu khá
đầy đủ về các danh nhân ở Vĩnh Phúc từ thời Hai Bà Trưng cho đến trước thời đại Hồ
Chí Minh, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội của các danh nhân (nếu có).
Tại công trình “Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo)” (2000), Lê Kim Thuyên đã đề cập về
vùng đất và con người Vĩnh Phúc nói chung và khái lược lễ hội cổ truyền nói riêng.
Trong sách “Văn hoá các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc” (2005), tác giả Lâm Quý giới thiệu
văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, tập trung ba dân tộc:
Dao, Cao Lan và Sán Dìu, trong đó có đề cập đến lễ hội của các dân tộc.
Lê Kim Thuyên còn nghiên cứu khái lược lễ hội Vĩnh Phúc dưới góc độ giới thiệu một lễ
hội cụ thể và thành tố của lễ hội, trong công trình “Lễ hội Vĩnh Phúc (2006)”.
Với cuốn sách “Văn hoá dân gian Vĩnh Phúc”(2007), Bùi Đằng Sinh, giới thiệu về
các loại hình văn hoá dân gian trên địa bàn Vĩnh Phúc, trong đó khái lược lễ hội cổ
truyền. Trong sách “Di tích- Danh thắng Vĩnh Phúc” (2007), Nguyễn Thị Diện giới thiệu
những di tích, danh thắng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó đề cập đến tổ
chức lễ hội tại di tích.
Công trình “Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc” (2008), của tác giả Lê Kim Thuyên,
đã nghiên cứu về Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, nơi thờ tự và tổ chức lễ hội tại khu di tích-
danh thắng Tam Đảo. Trong 3 năm 2005- 2007, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Vĩnh
Phúc đã tiến hành tổng điều tra di sản văn hoá phi vật thể tên địa bàn toàn tỉnh, đã thống
kê các lễ hội trên địa bàn. Ngoài ra, sách “Địa chí văn hoá dân gian vùng đất Tổ” (tỉnh
Vĩnh Phú cũ) của Nguyễn Khắc Xương đã đề cập đến lễ hội cổ truyền, trong đó có lễ hội
Vĩnh Phúc dưới góc độ thống kê sơ bộ và phân loại lễ hội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo cứu, thống
kê giới thiệu, chưa đề cập lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc một cách có hệ thống và chưa đưa
ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong giai đoạn
hiện nay.
Đề tài luận văn "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh
Vĩnh Phúc" sẽ cố gắng nghiên cứu lễ hội cổ truyền Vĩnh Phúc, làm rõ những giá trị văn
hoá trong lễ hội, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hoá góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn
hoá dân tộc trên quê hương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1. QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.1.1. Lễ hội
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống trên một
lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán măng bản sắc riêng của mỗi vùng
miền, dân tộc, tôn giáo... cho nền văn hoá của dân tộc. Trong đó lễ hội là yếu tố vừa đặc
trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá đất nước đặc sắc hơn.
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải
khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số ý kiến sau
đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong cấu trúc lễ hội
dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian có lễ mà không có hội hoặc ngược
lại. Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi lễ, hội là các hoạt nghi lễ
đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hoá truyền thống” [26]; khác với
quan điểm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng:
Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong các dịp
này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một cách
nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “ cải diễn hoá” cùng với không khí trang
nghiêm đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ với hội, và có lẽ cũng
vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội [15, tr.27].
Theo Nguyễn Quang Lê, thì bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan
quện và giao thoa với nhau:
1- Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo
cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn
bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao
cảm với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (các nhiên thần và nhân thần),
do chính con người tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và
có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình.
2- Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng
dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân
gian.v.v- chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách
ra khỏi việc thờ cúng [13, tr.5-9].
Giáo sư Đinh Gia Khánh quan niệm: “ đặc điểm cơ bản của văn hoá dân gian
(trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp... tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy người ta
nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt” [9, tr.12].
Nghiên cứu "Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch", Dương Văn Sáu cho
rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư
trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay
huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên-
thần thánh và con người với xã hội” [24, tr.35].
Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “ lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng,
có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, lễ hội chứa
đựng những mong ước thiết tha vừa thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa
thế tục của bao thế hệ con người” [22, tr.96].
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “ lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân
gian tổng thể”, “ lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn giải:
Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan
niệm mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó
(thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay là một thần linh nghề nghiệp nào
đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một
tổng thể lễ hội cho nên một trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội
là phần phát sinh tích hợp [28, tr.37].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu trúc nên lễ
hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, linh thiêng;
phần hội tức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hoá nghệ thuật, đời thường). Tác giả
Trần Bình Minh cho rằng: “lễ và hội hoà quện, xoắn xít với nhau để cùng nhau biểu thị
một giá trị nào đó của một cộng đồng. Trong lễ cũng có hội và trong hội cũng có lễ”
[20, tr.120].
Nguyễn Tri Nguyên khẳng định:
Lễ hội là sự thể hiện, là sự phát lộ của ký ức văn hoá dân tộc. Giống như
gien di truyền, ký ức văn hoá chứa đựng hàm lượng thông tin các giá trị văn hoá
của quá khứ qua các truyền thống văn hoá dân tộc, tạo nên bản sắc và sự đa dạng
văn hoá, cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa như sự đa dạng sinh học
trong thế giới tự nhiên [23, tr.54- 56].
Từ những quan điểm trên, chúng tôi nhận thức như sau:
Lễ: là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người
đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Hội: là tập hợp các trò diễn có tính nghi thức, các cuộc vui chơi, giải trí tại một
thời điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo hay ở sát chúng,
có đông người tham gia, là đời sống văn hoá hàng ngày và một phần đời của cá nhân và
cả cộng đồng, nhân kỷ niệm một sự kiện quan trọng đối với một cộng đồng xã hội.
Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và nó được
người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt văn hoá, tín
ngưỡng.
1.1.2. Lễ hội cổ truyền
Lễ hội cổ truyền là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, vừa độc đáo,
vừa phong phú đa dạng của dân tộc Việt Nam, vốn có nguồn gốc phát sinh và phát triển
từ rất lâu đời trong lòng lịch sử văn hoá nước nhà. Có thể coi lễ hội cổ truyền là hình ảnh
thu nhỏ của nền văn hoá dân gian cổ truyền dân tộc. Bởi lẽ, trong lễ hội cổ truyền bao
hàm hầu như đầy đủ các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, như: về văn học dân gian,
có truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế, văn bia, hoành phi câu đối, ca dao
hò vè...; về nghệ thuật biểu diễn dân gian, có diễn xướng, sân khấu dân gian, các làn điệu
dân ca, dân vũ, dân nhạc...; về tôn giáo có phong tục và tín ngưỡng dân gian gồm, các
nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn, trò chơi dân gian, tục lệ, đối tượng thờ cúng, đức tin
và kỵ hèm dân gian... Do vậy, lễ hội cổ truyền không chỉ là một hiện tượng văn hoá dân
gian, mà còn là một hiện tượng lịch sử xã hội. Nó phản ánh khá trung thực và rõ nét cốt
cách, bản lĩnh và bản sắc dân tộc, cùng với tâm linh, nguyện vọng của nhân dân trong
suốt thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cổ truyền được ra đời, bảo tồn và phát huy trong lòng lịch sử- văn hoá dân
tộc, nó phản ánh khá đầy đủ và rất sinh động đời sống văn hoá- xã hội mà đã trải qua.
Nhiều yếu tố văn hoá tinh thần được lễ hội cổ truyền bảo lưu và truyền tụng từ đời này
sang đời khác; và thực sự trở thành di sản văn hoá truyền thống vô giá. Đó chính là kho
tàng các giá trị thuộc về tinh hoa văn hoá, phản ánh rõ nét bản lĩnh và bản sắc dân tộc
Việt Nam.
Khái niệm cổ truyền được Từ điển tiếng Việt cắt nghĩa như sau:
“Cổ: Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử”;
“Truyền: Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau”;
“ Cổ truyền: Từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa” [38, tr.203, 204, 1053].
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”, Phan Đăng Nhật cho rằng: “ Lễ hội cổ truyền là một
pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hoá nghệ
thuật cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc” và lễ hội “còn là bảo tàng
sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và
với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất”, tác
giả cũng cho rằng “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích tụ văn hoá (theo nghĩa rộng) của nhiều thời
kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho đương thời” [39, tr.24].
GS. Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương khái quát: “ Hội làng- Lễ hội truyền
thống, là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng làng, xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống; sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá
nhân, niềm hành phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ; sự sinh sôi
của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà bao đời đã quy tụ niềm mơ ước chung vào 4
chữ “ Nhân khang vật thịnh”, hay “ Quốc thái dân an”. Hai tác giả giải thích tiếp:
Lễ hội truyền thống, còn gọi là lễ hội dân gian hay lễ hội cổ truyền
thường tổ chức ở đình, chùa (hội chùa mang nội dung và chức năng hội làng),
đền, miếu, phủ, điện trong các làng gọi là hội làng, hoặc ngày nay ở các thị
trấn, tỉnh thành chỉ gọi là hội đình, hội đền, hội phủ; do dân làng- trước hết là
các cụ, đại biểu nhiều mặt của cộng đồng làng xưa hoặc phường, phố tổ chức.
Đó là những lễ hội thường gồm hai phần: lễ và hội. Lễ với hệ thống lễ uy
nghiêm, và thần bí; Hội với hệ thống hội, vui tươi và thế tục; kèm theo và xen
kẽ là phong tục, trong đó mỗi hội thường có một tục hèm- tục kiêng- là đặc
điểm của mỗi hội [42, tr.8].
Chúng tôi sử dụng khái niệm lễ hội cổ truyền theo quan điểm của GS.Ngô Đức
Thịnh, cho rằng lễ hội cổ truyền là:
1/ “Một hình thức diễn xướng dân gian bao gồm nhiều hình thức diễn xướng nhỏ,
kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội”;
2/ “Là một hình thức diễn xướng tâm linh” không còn là thế giới hiện thực mà đã
vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng. “Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội
trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm thiêng, khác với
thời gian thường ngày”;
3/ “Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó tạo nên và
biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của
cộng đồng thoả mãn ước vọng vươn tới sự hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, với
cội nguồn” [29, tr.17-22,]
Bên cạnh đó, lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể, được
hình thành trên cơ sở một nghi lễ, tín ngưỡng nào đó. Các lễ hội cổ truyền là sinh hoạt
văn hoá tiến hành theo định kỳ, mang tính cộng đồng (thường là cộng đồng làng).
Ngoài ra, lễ hội là một di sản văn hoá, một sản phẩm của lịch sử, tồn tại và vận hành
trong bối cảnh xã hội hiện tại.
1.1.3. Giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền
Nghiên cứu giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền, cũng chính là tìm về lễ hội cổ
truyền trong tư cách là một di sản văn hoá quan trọng.
Khái niệm di sản được hiểu một nghĩa đơn giản nhất là tài sản của thế hệ trước để
lại cho thế hệ sau. Hay “chỉ chung cho các tài sản văn hoá như văn học dân gian, các
công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học… mà các thế hệ trước
để lại cho thế hệ sau” [6, tr.667].
Luật Di sản văn hoá của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định di
sản là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác” [17, tr.12].
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, có nghĩa là nó thay đổi theo thời gian
và không gian. Giờ đây khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản
từ quá khứ nữa vì nó liên quan đến quá trình chọn lọc quá khứ, nhất là đối với các di sản
của cộng đồng (như đối với trường hợp lễ hội). Rõ ràng là, không phải bất kỳ quá khứ
nào cũng có thể trở thành di sản. Chính vì lẽ đó, chúng tôi quan niệm: Di sản là sự lựa
chọn ký ức, báu vật của cộng đồng từ những quá khứ lịch sử để thể hiện cho nhu cầu,
nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại.
Di sản văn hoá được hiểu là những gì có giá trị do tổ tiên, cha ông truyền lại cho
con cháu, hoặc nói rộng hơn là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, điều này
trên thực tế chưa hoàn toàn thoả mãn những suy luận logic muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái
niệm này. Chúng ta biết rằng, không phải bất cứ tài sản gì do thế hệ trước để lại cho thế
hệ sau cũng được xem như di sản. Lấy ví dụ trong trường hợp các phong tục, tín ngưỡng,
bên cạnh những phong tục, tín ngưỡng được xem là di sản quý báu do tiền nhân để lại
cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay, nhiều phong tục, tín ngưỡng bị xem là hủ tục lạc hậu.
Như vậy, chúng ta cần có một cách lý giải sâu sắc hơn về thuật ngữ này.
Trong diÔn tr×nh v¨n ho¸ cña mçi d©n téc, di s¶n v¨n ho¸
®ãng vai trß v« cïng quan träng v× nã lµ nguån lùc néi sinh
cho qu¸ tr×nh tiÕp biÕn v¨n ho¸. Di s¶n v¨n ho¸ hµm chøa
nh÷ng gi¸ trÞ v¨n ho¸ xa ®Ó l¹i cho ®êi sau.
V¨n ho¸ biÓu hiÖn tr×nh ®é ph¸t triÓn cña x· héi vµ con
ngêi. V¨n ho¸ lµ tÊt c¶ gi¸ trÞ vËt chÊt, tinh thÇn do con
ngêi s¸ng t¹o ra, liªn quan trùc tiÕp ®Õn con ngêi, nh»m
môc ®Ých duy tr× sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn cña x· héi loµi
ngêi.
Tæng th ký UNESCO «ng Federico Mayor ®Þnh nghÜa: “V¨n
ho¸ lµ tæng thÓ sèng ®éng c¸c ho¹t ®éng s¸ng t¹o (cña c¸c c¸
nh©n vµ c¸c céng ®ång) trong qu¸ khø vµ trong hiÖn t¹i. Qua
c¸c thÕ kû, ho¹t ®éng s¸ng t¹o Êy ®· h×nh thµnh nªn hÖ thèng
c¸c gi¸ trÞ, c¸c truyÒn thèng vµ thÞ hiÕu, nh÷ng yÕu tè x¸c
®Þnh riªng cña mçi d©n téc” [5, tr.95].
PhÇn më ®Çu cña LuËt Di s¶n v¨n hãa nªu râ: "Di s¶n v¨n
hãa ViÖt Nam lµ tµi s¶n quý gi¸ cña céng ®ång c¸c d©n téc
ViÖt Nam vµ lµ mét bé phËn cña di s¶n v¨n hãa nh©n lo¹i, cã
vai trß to lín trong sù nghiÖp dùng níc vµ gi÷ níc cña nh©n
d©n ta".
Di s¶n v¨n hãa tån t¹i díi hai d¹ng: Di s¶n v¨n hãa vËt
thÓ vµ di s¶n v¨n hãa phi vËt thÓ.
T¹i ch¬ng I ®iÒu 4 cña LuËt Di s¶n v¨n hãa ghi nh
sau:
Di s¶n v¨n hãa phi vËt thÓ lµ s¶n phÈm tinh thÇn cã gi¸
trÞ lÞch sö, v¨n hãa khoa häc, ®îc lu gi÷ b»ng trÝ nhí,
ch÷ viÕt, ®îc lu truyÒn b»ng truyÒn miÖng, truyÒn nghÒ,
tr×nh diÔn vµ c¸c h×nh thøc lu gi÷, lu truyÒn kh¸c, bao
gåm tiÕng nãi, ch÷ viÕt t¸c phÈm v¨n häc, nghÖ thuËt, khoa
häc, ng÷ v¨n truyÒn miÖng, diÔn xíng d©n gian, lèi sèng,
nÕp sèng, lÔ héi, bÝ quyÕt vµ nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng,
tri thøc vÒ y, dîc häc cæ truyÒn, vÒ v¨n hãa Èm thùc, vÒ
trang phôc truyÒn thèng d©n téc vµ nh÷ng tri thøc d©n gian
kh¸c.
Di s¶n v¨n hãa vËt thÓ lµ s¶n phÈm vËt chÊt cã gi¸ trÞ
lÞch sö v¨n hãa, khoa häc, bao gåm di tÝch lÞch sö v¨n hãa,
danh lam th¾ng c¶nh, di vËt, cæ vËt, b¶o vËt quèc gia.
Di s¶n v¨n ho¸ vËt thÓ vµ di s¶n v¨n ho¸ phi vËt thÓ lµ
nh÷ng h×nh thøc tån t¹i cña di s¶n v¨n ho¸. NÕu gäi di s¶n
v¨n hãa vËt thÓ lµ g¬ng mÆt lÞch sö, lµ nh©n chøng cña c¸c
thêi ®¹i, th× di s¶n v¨n hãa phi vËt thÓ lµ linh hån, lµ
tinh anh, hun ®óc nh÷ng gi¸ trÞ cao nhÊt cña d©n téc. C¸c
di s¶n v¨n hãa vËt thÓ lu«n lu«n chøa ®ùng trong m×nh nh÷ng
gi¸ trÞ v« h×nh, n¬i con ngêi göi g¾m ®øc tin vµ t«n thê
mét ®Êng thiªng liªng nµo ®ã, lµ kh«ng gian v¨n hãa cho
nh©n d©n trong nh÷ng ngµy lÔ héi cæ truyÒn, lÔ héi t«n
gi¸o, lµ n¬i c¸c nghÖ nh©n xa thÓ hiÖn n¨ng lùc s¸ng t¹o
kiÕn tróc nghÖ thuËt cña m×nh d©ng lªn ®Êng tèi cao, thÓ
hiÖn kh¸t väng vµ íc m¬ thÇm kÝn m·nh liÖt cña m×nh vÒ
cuéc sèng thÕ giíi con ngêi. §èi víi di s¶n v¨n hãa phi
vËt thÓ th× tù th©n nã ®· mang trong m×nh nh÷ng th«ng ®iÖp
cña qu¸ khø vµ khi tham gia vµo ®êi sèng v¨n hãa hiÖn ®¹i
sÏ lµm cho v¨n hãa cña mçi d©n téc kh«ng bÞ t¸ch rêi khái
truyÒn thèng, nã gi÷ l¹i nh÷ng gi¸ trÞ tù th©n, ®ång thêi
t¹o nªn nh÷ng gi¸ trÞ bªn trong cña cèt c¸ch, b¶n lÜnh,
n¨ng lùc cña mçi d©n téc. Nh÷ng hÖ gi¸ trÞ nµy cã tÝnh æn
®Þnh rÊt lín vµ cã tÝnh bÒn v÷ng t¬ng ®èi, cã søc m¹nh to
lín ®èi víi céng ®ång. Trong sù tiÕn bé vµ ph¸t triÓn cña
x· héi, c¸c gi¸ trÞ nµy thêng kh«ng biÕn mÊt mµ hãa th©n
vµo c¸c gi¸ trÞ cña thêi sau theo quy luËt kÕ thõa, t¸i t¹o
vµ ®ã còng lµ biÓu hiÖn cña tÝnh liªn tôc v¨n ho¸.
Trong nh÷ng n¨m qua, §¶ng, Nhµ níc vµ nh©n d©n ta ®· cã
nhiÒu ho¹t ®éng nh»m b¶o vÖ vµ ph¸t huy kho tµng di s¶n v¨n
hãa cña cha «ng, gãp phÇn to lín vµo viÖc b¶o vÖ vµ x©y
dùng níc ViÖt Nam x· héi chñ nghÜa, x©y dùng vµ ph¸t triÓn
nÒn v¨n hãa ViÖt Nam tiªn tiÕn ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc. ViÖt
Nam lµ mét trong nh÷ng quèc gia rÊt cã ý thøc b¶o tån, ph¸t
huy gi¸ trÞ cña di s¶n v¨n ho¸. V× vËy ngay sau khi C¸ch
m¹ng th¸ng T¸m thµnh c«ng, “xÐt r»ng viÖc b¶o tån cæ tÝch
lµ viÖc rÊt cÇn cho c«ng cuéc kiÕn thiÕt níc ViÖt Nam”,
chñ tÞch Hå ChÝ Minh ®· ký s¾c lÖnh sè 65 Ên ®Þnh nhiÖm vô
cho §«ng D¬ng B¸c cæ häc viÖn nhiÖm vô b¶o tån tÊt c¶ cæ
tÝch trong toµn câi ViÖt Nam.
KÕt thóc sù nghiÖp kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p,
ChÝnh phñ ban hµnh NghÞ ®Þnh sè 519 TTg ngµy 29/10/1957
vÒ viÖc b¶o tån di tÝch, di vËt lÞch sö vµ danh lam th¾ng
c¶nh. §iÒu 1 cña NghÞ ®Þnh nãi trªn x¸c ®Þnh:
TÊt c¶ nh÷ng bÊt ®éng s¶n vµ ®éng s¶n cã mét gi¸ trÞ
lÞch sö hay nghÖ thuËt (kÓ c¶ bÊt ®éng s¶n vµ ®éng s¶n cßn
n»m ë díi ®Êt hay díi níc) vµ nh÷ng danh lam th¾ng c¶nh
ë trªn l·nh thæ níc ViÖt Nam, bÊt cø lµ thuéc quyÒn së h÷u
cña Nhµ níc, mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh, mét c¬ quan, mét ®oµn
thÓ, hoÆc mét t nh©n, tõ nay ®Òu ®Æt díi chÕ ®é b¶o vÖ
cña Nhµ níc quy ®Þnh trong NghÞ ®Þnh nµy.
Khi ®Êt níc ta hoµn toµn thèng nhÊt, chñ tÞch Héi ®ång
Nhµ níc ®· ký Ph¸p lÖnh B¶o vÖ vµ sö dông di tÝch lÞch sö
- v¨n hãa vµ danh lam th¾ng c¶nh (04041984). Mêi t¸m n¨m
sau (2001), Nhµ níc ViÖt Nam ®· chÝnh thøc ban hµnh LuËt
Di s¶n v¨n hãa, ®©y ®îc coi lµ mét bíc tiÕn trªn qu¸
tr×nh hoµn thiÖn chÝnh s¸ch v¨n hãa v× sù ph¸t triÓn cña
®Êt níc.
Trong LuËt Di s¶n v¨n hãa nµy, c¶ hai h×nh th¸i v¨n hãa
®îc chøa ®ùng trong ký øc v¨n hãa cña d©n téc: Di s¶n v¨n
hãa vËt thÓ vµ di s¶n v¨n hãa phi vËt thÓ ®Òu ®îc ®Ò cËp
®Õn víi t c¸ch lµ ®èi tîng ph¸p lý chñ yÕu cña luËt. LuËt
ph¸p cña nhµ níc kh«ng chØ n©ng cao nhËn thøc mµ cßn trao
cho mäi c«ng d©n mét c«ng cô ph¸p lý ®Ó ®iÒu chØnh c¸c ho¹t
®éng x· héi, ®Ó nhµ níc cïng c¸c tæ chøc, c¸ nh©n cã thÓ
b¶o tån vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di s¶n v¨n hãa d©n téc vµo ®êi
sèng hiÖn t¹i.
§ång thêi luËt còng quy ®Þnh rÊt cô thÓ viÖc kiÓm kª,
su tÇm vèn v¨n hãa truyÒn thèng (bao gåm v¨n ho¸ b¸c häc
vµ v¨n ho¸ d©n gian) cña ngêi ViÖt vµ c¸c d©n téc ngêi
thiÓu sè; b¶o tån c¸c lµng nghÒ truyÒn thèng, c¸c tri thøc
vÒ y, dîc cæ truyÒn, v¨n ho¸ Èm thùc... t«n vinh vµ träng
®·i nh÷ng nghÖ nh©n, nghÖ sÜ bËc thÇy trong c¸c ngµnh, nghÒ
truyÒn thèng.
Trong LuËt Di s¶n v¨n ho¸ còng cã thªm nh÷ng quy ®Þnh vÒ
qu¶n lý b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ cña c¸c di vËt, cæ vËt,
b¶o vËt quèc gia, c«ng viÖc x©y dùng c¸c bé su tËp vµ tæ
chøc qu¶n lý c¸c b¶o tµng ë ViÖt Nam; x¸c ®Þnh râ quyÒn së
h÷u ®èi víi di s¶n v¨n ho¸; x¸c ®Þnh cô thÓ sù ph©n cÊp
qu¶n lý gi÷a trung ¬ng vµ ®Þa ph¬ng; quy ®Þnh viÖc më hÖ
thèng c¸c cöa hµng mua b¸n cæ vËt, lËp c¸c b¶o tµng vµ su
tËp t nh©n.
LuËt còng cã mét môc riªng ®Ò cËp cô thÓ vÒ vÊn ®Ò nguån
lùc cho c¸c ho¹t ®éng b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c di s¶n
v¨n ho¸, trong ®ã quy ®Þnh thèng nhÊt viÖc sö dông c¸c
nguån thu vµ tr¸ch nhiÖm cña nhµ níc trong viÖc cung cÊp
ng©n s¸ch cho c¸c ho¹t ®éng nµy. Ngoµi nh÷ng quy ®Þnh cô
thÓ vÒ viÖc xÕp h¹ng di tÝch, su tÇm c¸c di s¶n v¨n ho¸
phi vËt thÓ, th¨m dß khai quËt kh¶o cæ häc, luËt còng ®ång
thêi quy ®Þnh cô thÓ vÒ c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra cïng
møc ®é khen thëng vµ xö ph¹t trong lÜnh vùc b¶o tån c¸c di
s¶n v¨n ho¸.
Qu¸n triÖt ®êng lèi ®èi ngo¹i cña §¶ng vµ Nhµ níc ta
hiÖn nay, LuËt Di s¶n v¨n ho¸ còng ®ång thêi cã nh÷ng quy
®Þnh cô thÓ, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho c¸c ho¹t ®éng hîp
t¸c quèc tÕ trong lÜnh vùc b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c
di s¶n v¨n ho¸ nh: viÖc cho phÐp tæ chøc trng bµy cæ vËt
ë níc ngoµi, viÖc ngêi níc ngoµi nghiªn cøu, su tÇm c¸c
di s¶n v¨n ho¸ ë ViÖt Nam vµ ®Æc biÖt lµ viÖc hîp t¸c quèc
tÕ ®Ó b¶o hé nh÷ng di s¶n v¨n ho¸ ViÖt Nam ë níc ngoµi…
VÒ c¬ b¶n, cã thÓ kh¼ng ®Þnh r»ng LuËt Di s¶n v¨n ho¸
®îc th«ng qua t¹i kú häp lÇn thø 9 Quèc héi kho¸ 9, th¸ng
6 n¨m 2001 vµ chÝnh thøc cã hiÖu lùc tõ ngµy 01 01 2002
lµ c¬ së ph¸p lý quan träng ®Ó ®Èy m¹nh viÖc ®æi míi c¸c
ho¹t ®éng nh»m b¶o vÖ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ di s¶n v¨n ho¸ ë
ViÖt Nam, thiÕt thùc gãp phÇn thùc hiÖn th¾ng lîi nh÷ng
®êng lèi, chñ tr¬ng cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam vÒ ®æi míi
®Êt níc nãi chung, x©y dùng vµ ph¸t triÓn nÒn v¨n ho¸ ViÖt
Nam tiÕn tiÕn, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc nãi riªng, ®ång thêi
®ãng gãp vµo kho tµng di s¶n v¨n ho¸ cña thÕ giíi.
Bªn c¹nh hiÖu lùc cña ph¸p luËt nhµ níc vÒ b¶o vÖ di
s¶n v¨n ho¸, nhËn thøc cña x· héi trong thêi gian gÇn ®©y
còng cã nhiÒu thay ®æi. §Õn nay di s¶n v¨n ho¸ kh«ng chØ
®îc coi lµ tµi s¶n cã gi¸ trÞ gi¸o dôc truyÒn thèng, mµ
cßn lµ mét nguån lùc to lín gãp phÇn ph¸t triÓn kinh tÕ, x·
héi cña ®Êt níc. Do ®ã di s¶n v¨n ho¸ ®· trë thµnh mét
lÜnh vùc ®îc quan t©m ®Æc biÖt, huy ®éng ®îc nhiÒu ®ãng
gãp cña nh©n d©n vµ ®· ®¹t ®îc nhiÒu kÕt qu¶ quan träng.
NhiÒu v¨n b¶n qu¶n lý nhµ níc vÒ di s¶n v¨n ho¸ ®· ®îc
ban hµnh, nhiÒu ®Ò tµi khoa häc, dù ¸n b¶o tån c¸c di s¶n
v¨n ho¸ thuéc nhiÒu lÜnh vùc ®îc thùc hiÖn, nhiÒu lo¹i
h×nh v¨n ho¸, nghÖ thuËt truyÒn thèng ®îc kh«i phôc, b¶o
tån khai th¸c vµ ph¸t huy.
§Õn nay ®· cã rÊt nhiÒu dù ¸n nghiªn cøu, su tÇm vµ mét
khèi lîng lín phim, ¶nh, b¨ng ®Üa h×nh, ®Çu s¸ch vÒ di s¶n
v¨n ho¸ phi vËt thÓ ®îc thùc hiÖn. Næi lªn lµ viÖc su tÇm
hµng tr¨m sö thi cña ®ång bµo c¸c d©n téc T©y Nguyªn víi
kinh phÝ lªn tíi hµng chôc tØ ®ång. NhiÒu lµng nghÒ thñ
c«ng truyÒn thèng ®îc ph¸t huy vµ bíc ®Çu cã vÞ trÝ trong
nÒn kinh tÕ nh: gèm B¸t Trµng, gèm §ång Nai, lôa Hµ §«ng,
ch¹m kh¶m §ång Kþ, … Sau nhiÒu nç lùc cña Nhµ níc vµ nh©n
d©n ta, kho tµng di vËt, cæ vËt ®· ®îc bæ sung lªn tíi vµi
triÖu hiÖn vËt, ®ang ®îc b¶o qu¶n, trng bµy vµ ph¸t huy
t¸c dông trong c¸c nhµ b¶o tµng trªn c¶ níc. Trong nh÷ng
n¨m qua, ®· cã hµng tr¨m ngµn di vËt v¨n ho¸ cã gi¸ trÞ
®îc ®iÒu tra, su tÇm lµm giµu cho kho tµng v¨n ho¸ d©n
téc. Hµng lo¹t cuéc khai quËt cã gi¸ trÞ ®îc thùc hiÖn nh
ë Lung Leng, Lam Kinh, Cè ®« HuÕ… khai quËt 5 con tµu cæ bÞ
ch×m ë ViÖt Nam. §Æc biÖt lµ viÖc khai quËt kh¶o cæ t¹i khu
vùc Ba §×nh (Hµ Néi) víi diÖn tÝch gÇn 20.000m2 ®· thu gãp
®îc mét khèi lîng hiÖn vËt hÕt søc phong phó vµ quý gi¸
vÒ Hoµng thµnh, cung cÊp nh÷ng th«ng tin cã gi¸ trÞ vÒ lÞch
sö ngh×n n¨m Th¨ng Long §«ng §« Hµ Néi.
Trong nh÷ng n¨m võa qua chóng ta còng ®· cã 7 di s¶n v¨n
ho¸ ®îc c«ng nhËn lµ di s¶n v¨n ho¸ thÕ giíi, trong ®ã Nh·
nh¹c cung ®×nh HuÕ vµ Kh«ng gian v¨n ho¸ cång chiªng T©y
Nguyªn ®îc UNESCO c«ng nhËn lµ kiÖt t¸c di s¶n v¨n ho¸ phi
vËt thÓ vµ truyÒn khÈu cña nh©n lo¹i. Sù c«ng nhËn cña
UNESCO võa lµm t¨ng thªm lßng tù hµo, võa n©ng cao ý thøc
tr¸ch nhiÖm ®èi víi viÖc b¶o tån vµ ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ
di s¶n v¨n ho¸ ë níc ta.
Lễ hội cổ truyền được xem là một phạm trù thuộc khái niệm di sản văn hóa phi vật
thể. Đây là một khái niệm thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian 10 năm trở lại đây.
UNESCO đã thảo ra một công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá này.
“Di sản văn hoá phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu
đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không
gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá
nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang
thế hệ khác, di sản văn hoá phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm không ngừng tái
tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và
lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó
khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người [35,
tr.144].
Trong các loại hình di sản văn hoá phi vật thể, lễ hội truyền thống là một loại hình
tiêu biểu. Lễ hội truyền thống được các nhà nghiên cứu khai thác dưới nhiều góc độ khác
nhau. Một số tác giả khai thác lễ hội dưới hình thức các sinh hoạt văn hoá cộng đồng [30,
tr.6-9] hay một hình thức trình diễn dân gian [25, tr.36-40]; một số tác giả khác lại quan
tâm đến vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đương đại [10, tr.25-31], [19, tr.3-
6]….
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng lễ hội cổ truyền là một hiện tượng xã hội tổng thể,
trong đó có một số các đặc trưng chủ yếu như:
+ Là một dạng sinh hoạt tín ngưỡng - tâm linh;
+ Là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng địa phương;
+ Là dịp đoàn kết, giáo dục truyền thống cộng đồng;
+ Là hội chợ trưng bày các sản phẩm địa phương và các vùng khác;
+ Là dịp tổ chức các hoạt động giao tiếp như sinh hoạt nghệ thuật, các trò chơi giải
trí, thể thao;
+ Là địa điểm hành hương, du lịch
Từ những cả những đặc trưng trên của lễ hội cổ truyền đều gắn với một đặc điểm là:
lễ hội là một sản phẩm của quá khứ, được gìn giữ cho hiện tại và mai sau, lễ hội cổ
truyền là một di sản văn hoá của cộng đồng người Việt.
Trong Luật Di sản văn hoá, lễ hội được xem là di sản văn hoá phi vật thể. Điều 4 của
Luật Di sản văn hoá định nghĩa khái niệm di sản văn hoá phi vật thể như sau:
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ
truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân
gian khác [17, tr.12-13].
Ngô Đức Thịnh và Lê Hồng Lý cũng nhấn mạnh rằng phong tục tín ngưỡng và lễ
hội rất quan trọng đối với cuộc sống của người nông dân. Đó có thể được xem như sự
phản chiếu sinh động của truyền thống, bản sắc văn hoá cộng đồng cũng như là biểu
tượng của tinh thần cố kết cộng đồng làng xã được hun đúc qua thời gian. [27, tr.35-
39].
Phạm Quang Nghị lại nhấn mạnh đến khía cạnh “bảo tàng văn hoá dân gian của lễ
hội, theo đó lễ hội lưu trữ nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống, và nhiệm vụ của thế hệ
ngày hôm nay là phải kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá ấy” [2, tr.3-7].
Nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định:
“Lễ hội là một di sản văn hoá phi vật thể đặc biệt. (…) Lễ hội là một hiện tượng văn
hoá gắn liền với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế và sinh hoạt của con người. Lễ
hội đã và sẽ còn tồn tại hết sức lâu dài trong đời sống xã hội” [21, tr.3-7].
Khác với những di sản văn hoá vật thể, được xem là hoá thạch của văn hoá tại những
thời điểm nhất định, di sản văn hoá phi vật thể (trong đó có lễ hội cổ truyền) là sự biến đổi,
tích luỹ và lựa chọn văn hoá qua thời gian. Trong các lễ hội cổ truyền đang tồn tại ngày hôm
nay, chúng ta có thể thấy những truyền thống văn hoá còn tồn đọng ở những hình thái nhất
định. Với tư cách là một di sản văn hoá, sự biến đổi của các lễ hội cổ truyền cho chúng ta
thấy cách quan niệm và xử lý đối với di sản của từng thời kỳ lịch sử ra sao. Nhiều học giả
cho rằng lễ hội cổ truyền là một bảo tàng sống về văn hoá dân tộc. Nhờ đó, nền văn hoá ấy
được hồi sinh, tái tạo và truyền giao qua các thế hệ. Quan niệm này chứng tỏ rằng, lễ hội cổ
truyền không phải là một thứ gì đó tĩnh tại, mà ngược lại, nó vận động và biến đổi trong
không gian cũng như thời gian. Một mặt, sự biến đổi của lễ hội cổ truyền chịu sự chi phối
của ý thức hệ hay quan niệm của mỗi thời kỳ trong việc chuyển giao các di sản văn hoá của
mình cho các thế hệ tiếp nối; mặt khác, lễ hội cũng lưu giữ những giá trị văn hoá - xã hội của
một cộng đồng đối với cả không gian cũng như thời gian. Các thế hệ sau có thể tìm hiểu về
cuộc sống trong quá khứ. Bên cạnh đó, với quan niệm lễ hội cổ truyền là một di sản văn hoá
thích ứng với thời gian và không gian cụ thể, chúng ta sẽ xác định những biện pháp bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền trong xã hội hiện đại.
Lễ hội cổ truyền với tư cách là di sản văn hoá thường tồn tại trong những không
gian văn hoá vật thể (đình, đền, chùa, miếu...) và không gian văn hoá phi vật thể (tín
ngưỡng, tâm linh, nghi thức, tế lễ, rước sách, thờ cúng...). Lễ hội cổ truyền là địa chỉ tiêu
biểu của các giá trị văn hoá mà ông cha ta để lại cho con cháu muôn đời.
1.1.3. Một số đặc trưng của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền của nhiều dân tộc ở
nước ta cũng như trên thế giới. Nó là tấm gương phản ánh trung thực đời sống văn hoá của
mỗi dân tộc. Lễ hội cổ truyền có hai đặc trưng cơ bản sau:
1.1.3.1. Lễ hội cổ truyền - một “hiện tượng văn hoá gian tổng thể”
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể” là: “một
hiện tượng văn hoá mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy, một yếu tố văn hoá dân
gian nào đó giữ vai trò chủ đạo đó và cũng như gắn kết đa chiều với thực tại xã hội” [33,
tr.334].
Tổng thể của lễ hội không phải tổn thể “chia đôi” giữa phần lễ và phần hội như một
số người quan niệm, mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó
(tường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền
thoại...) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá phái sinh để tạo
nên một tổng thể lễ hội. Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là gốc rễ, chủ đạo, phần hội là
phần phái sinh tích hợp.
Nhìn một cách tổng thể, thì lễ hội chủ yếu vẫn thuộc phạm trù cái thiêng, của thế
giới thiêng liêng chứ không phải “cái tục”, cái thuộc về đời sống trần tục. Ngôn ngữ của
lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu hàng ngày. Ngay một số
sinh hoạt vui chơi, giải trí, thi tài diễn ra trong lễ hội, như đua thuyền, đấu vật, kéo co,...
thậm chí các trò chơi mang tính phồn thực vẫn mang tính nghi lễ, phong tục chứ không
còn mang tính “trần tục” thuần tuý, mà đã trở thành “cái tục” của thế giới thiêng liêng. Từ
đây rút ra một hệ quả mang tính thực tiễn là hiện nay chúng ta đang phục hồi, phát huy lễ hội
cổ truyền thì phải luôn nhận thức lễ hội thuộc phạm trù cái thiêng, cái biểu tượng, vượt lên
trên thế giới trần tục, thực tại; nếu biến lễ hội thành cái trần tục, thì lễ hội với đúng nghĩa của
nó sẽ không còn nữa.
Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng hợp, nên phải tiếp cận nó như một
hệ thống, phân biệt đâu là yếu tố tạo hệ thống, đâu là yếu tố tích hợp, phái sinh, tìm ra
mối quan hệ hữu cơ giữa chúng và mối quan hệ giữa lễ hội với thực tại xã hội. Nói cách
khác, phải nhận thức diện mạo, bản chất của xã hội như thế nào đã sản sinh ra hiện tượng
lễ hội như thế.
1.1.3.2. Lễ hội cổ truyền - một hình thức diễn xướng tâm linh
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, một hình thức diễn
xướng tâm linh.
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành
động và lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một
nhóm người với một nhóm người khác. Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh
hoạt văn hoá dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Hay nói cách khác,
diễn xướng là một môi trường thể hiện, tồn tại và biến đổi của văn hoá dân
gian. Vì vậy, về mặt phương pháp luận thì mọi hiện tượng văn hoá dân gian
đều được tiếp cận trong môi trường diễn xướng. Từ quan niệm chung như vậy
chúng ta có thể bàn tới lễ hội với tư cách là một diễn xướng tâm linh [33,
tr.338].
Trong lễ hội cổ truyền, tính “diễn xướng” và tính “cộng đồng” đều được thể hiện
một cách khá rõ nét và tiêu biểu. Thông qua trình diễn bằng hành động và lời nói của tập
thể những con người trong cộng đồng, người ta muốn tái hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái
hiện cội nguồn của tự nhiên và con người. Tham gia lễ hội là toàn thể thành viên của
cộng đồng ở phạm vi làng xã, vùng hay toàn quốc. Trong lễ hội cổ truyền không có
những người trình diễn chuyên nghiệp, hay có những người chỉ biết thưởng thức, hưởng
thụ, mà toàn thể thành viên đều tự nguyện tham gia trình diễn với niềm háo hức, phấn
khởi.
Thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm thiêng tức là ngày kỵ, giỗ của thần linh (ngày
sinh, ngày hoá) và cùng với các hành động hội mang tính biểu trưng làm cho thời điểm
diễn ra lễ hội là “thời điểm thiêng”, “thời điểm mạnh”. Đó là thời điểm mà người xưa tin
rằng có giá trị đặc biệt, có ý nghĩ thiêng liêng, khác với thời điểm bình thường của đời
sống hàng ngày.
Ngôn ngữ của diễn xướng lễ hội rất đa dạng, như tế lễ, rước, các trò diễn,... Tế là nghi
thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh, với ngôn ngữ, ăn mặc và điệu bộ theo quy định của từng
địa phương. Ngoài tế, trong lễ hội còn có nhiều nghi thức khác nữa, đặc biệt là lễ khai hội và
lễ rã hội. Đây là những hình thức diễn xướng mang tính thiêng liêng nhất của lễ hội.
Rước cũng là một nghi lễ thiêng có ở các lễ hội, thể hiện sự nghênh tiếp thần linh,
phô diễn sức mạnh cộng đồng. Rước thường là màn trình diễn rất ngoạn mục vừa mang
tính trang nghiêm lại vừa rất sôi động, thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng với
các nghi trượng tiêu biểu như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng, trống, lọng...và dàn nhạc
bát âm. Tuỳ theo các di tích thờ cúng là đền, đình hay chùa và đặc tính của các vị thần
linh mà đám rước có sắc thái khác nhau.
Các trò diễn và diễn xướng cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong các lễ hội.
Có nhiều trò diễn và diễn sướng khác nhau, như diễn xướng sự tích, diễn xướng thi tài,
diễn xướng vui chơi giải trí.
Cả lễ hội là một đại diễn xướng, trong đó bao gồm nhiều diễn xướng lớn, nhỏ khác
nhau, tuy nhiên chúng kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt chẽ, không dễ thay đổi
một cách tuỳ tiện. Thường là diễn xướng nghi lễ (lễ, tế, rước) giữ vai trò chủ đạo trong
mọi lễ hội, nó diễn ra từ ngày mở đầu đến kết thúc lễ hội.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, lễ hội cổ truyền là một hình thức diễn xướng dân gian xuất hiện xa xưa
trong lịch sử, trong đó bao gồm nhiều loại hình diễn xướng nhỏ, kết hợp hữu cơ tạo nên
một tổng thể diễn xướng lễ hội.
Thứ hai, lễ hội cổ truyền là một loại hình diễn xướng tâm linh, nó không còn là thế
giới hiện thực, “trần tục nữa”, mà nó vươn lên thế giới biểu tượng, linh thiêng. Nó tái
hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị
đặc biệt, thời điểm thiêng khác với thời gian thường ngày.
Thứ ba, diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả lễ hội nhiều mặt, nó tạo nên và
biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng mệnh của cộng
đồng thoả mãn ước vọng vươn tới sự hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, với cộng
đồng.
1.2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hoá dân gian có lịch sử lâu đời và mang tính
dân tộc vô cùng sâu sắc, được sinh ra, tồn tại và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh
mẽ trong xã hội hiện nay.
Trên thế giới, dân tộc nào cũng có lễ hội. Nó như là một loại hình sinh hoạt văn hoá
tinh thần đặc biệt mang tính tập thể, nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh, củng cố ý thức
cộng đồng. Lễ hội chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế - văn hoá - xã
hội. Lễ hội là chỗ dựa tinh thần của nhân dân để mỗi người hướng về tổ tông, dòng tộc,
về thế giới tâm linh, với thiên nhiên. Từ đó tất cả mọi người tham gia lễ hội hưng phấn,
thăng hoa trong một không khí vui vẻ, vừa trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng.
Rõ ràng lễ hội là “ thời điểm mạnh của sinh hoạt cộng đồng” để mỗi người cùng
nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, cùng nhau vui chơi, giao cảm tình quê hương, cùng nhau
hưởng thụ các giá trị vật thể và phi vật thể. Cũng thông qua đó các công trình kiến trúc
đình, chùa, cơ sở thờ tự của làng xã cả con người, cả không gian tĩnh lặng của làng cũng
trở nên có hồn hơn.
Hiện nay, lễ hội cổ truyền có những giá trị quan trọng trong đời sống xã hội của thời
kỳ hội nhập và phát triển, những giá trị đó được thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:
1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng của lễ hội cổ truyền
Lễ hội nào cũng là của cộng đồng và thuộc về một cộng người nhất định, đó có thể là
cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội
chùa, hội đền...), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng). Chính lễ hội là dịp biểu dương sức
mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết do cùng
cư trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (cộng hữu), gắn
kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng sinh), gắn
kết bởi nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng
cảm)... Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng sinh, cộng cảm của
sức mạnh cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người này càng khẳng định cái “cá
nhân”, cái “cá tính” của mình, nhưng không vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ
biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào nhau, có nhu cầu cố
kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức
mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết của cộng đồng.
1.2.2. Giá trị hướng về cội nguồn của lễ hội cổ truyền
Tất cả lễ hội cổ truyền đều hướng về cội nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con
người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng đồng, như dân tộc,
đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá...Hơn thế nữa, hướng về cội nguồn đã trở
thành tâm thức của người Việt, “ Uống nước, nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Do đó, ngày nay lễ hội thường gắn với hành hương du lịch.
Lễ hội đồng thời tái hiện lại cuộc sống của quá khứ và hiện tại bằng các hình thức lễ
tế và trò diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo và chống lại thiên tai, định hoạ, được
thể hiện dưới dạng những hoạt động văn hoá tinh thần vô cùng sinh động. Cũng thông
qua lễ hội, các kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha được tái
hiện để con cháu học tập, noi theo.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hoá lan rộng,
truyền thống văn hoá độc đáo có đang có nguy cơ bị mai một. Chính trong môi trường
này, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hoà
mình vào môi trường thiên nhiên, tìm lại cội nguồn gốc và bản sắc văn hoá của mình
trong cái chung của văn hoá nhân loại. Lễ hội cổ truyền là một trong những phương thức
quan trọng để con người thực hiện được những nhu cầu đó. Đây cũng chính là tính nhân
bản bền vững và sâu sắc của lễ hội cổ truyền có thể đáp ứng được nhu cầu con người
trong mọi thời đại.
1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linh của lễ hội cổ truyền
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm
linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng- chân, thiện, mỹ mà
con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Tôn
giáo, tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm
linh lại thuộc về tôn giáo tín ngưỡng. Chính tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp
phần làm thoả mãn về nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là trạng thái “ thăng
hoa ” từ đời sống hiện hữu.
Trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình, cộng
đồng làng không chỉ biến đổi cái tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn hoá, mà còn hoà mình
vào với thế giới hữu hình và vô hình trong tự nhiên. Và không ít trường hợp con người
bất lực trước tự nhiên, họ phải nhờ tới sự che chở của tổ tiên, dòng tộc, thành hoàng và
các vị thần linh khác trong cuộc sống, trong lao động sản xuất...Họ cầu mong thần linh
phù hộ cho cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, thành đạt trong nghề nghiệp. Chỉ có lễ
hội, các cộng đồng dân cư mới có dịp thoả mãn đời sống tâm linh, được thăng hoa từ đời
sống hiện thực và hưởng thụ các giá trị đời sống tâm linh.
Lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh,... đã làm cho
nó ẩn chứa trong mình văn hoá tâm linh.
1.2.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng- văn hoá cộng đồng của nhân dân ở
làng quê, cũng như nơi thành thị. Trong các lễ hội, nhân dân đứng ra tổ chức, sáng tạo và
tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh.
Trong những “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi tất cả mọi người chìm vào không khí
thiêng liêng, hứng khởi thì khoảng cách xã hội giữa các cá nhân đời thường dường như
không còn ranh giới, mọi người cùng nhau sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của mình.
Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của xã hội phát triển, khi mà
phân công xã hội đã được chuyên môn hoá, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con
con người có phần nào tách biệt. Tuy nhiên, khi tham gia lễ hội con người có xu hướng xích
gần nhau hơn trong quá trình giao cảm với thế giới thiêng liêng bí ẩn.
Ai cũng có "đức tin" về sự chứng giám của thế giới tâm linh về thái độ thành kính
của mình. Muốn vậy, con người phải chứng tỏ vẻ đẹp chân, thiện, mỹ của bản thân.
Người ta cùng nhau hành hương, cùng nhau tưởng tượng, cùng nhau chiêm bái về cái
thiêng và như vậy lễ hội lại nảy sinh ra những giá trị văn hoá mới mang tính lịch sử thời
đại.
1.2.5. Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của lễ hội
cổ truyền
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi
trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Cuộc sống của của cộng
đồng làng xã không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm với bao âu
lo, vất vả cuộc sống hàng ngày, rồi “xuân thu nhị kỳ” nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang
dậy tiến trống, tiếng chiêng, tưng bừng cờ hội, mọi người tụ hội nơi đình (đền, chùa) làng
mở hội. Ở nơi ấy, khi đó con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con
người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời tạo ra không gian văn hoá cho các làn điệu dân ca,
dân vũ: hát chèo, hát xoan, hát ghẹo, hát trống quân...; các điệu múa sênh tiền, múa rồng,
múa lân,...; các trò chơi, trò diễn: đánh cờ người, vật, kéo co, bơi chải, đánh phết,... được
dịp tổ chức sôi nổi.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự
nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc đang trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết, thì lễ hội cổ truyền lại thêm phần trọng trách là nơi bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc tại cộng đồng làng xã Việt Nam.
1.2.6. Giá trị kinh tế của văn hoá lễ hội cổ truyền
Giá trị này, được thể hiên trên những phương diện: Lễ hội cổ truyền tạo nên môi
trường du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn. Lễ hội như là nhân tố tạo nên sự thư giãn tinh
thần, là sự biểu hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, với thần thánh, với cộng đồng
xã hội. Nhờ có không khí linh thiêng, vui tươi của ngày lễ hội mà mỗi người chút bỏ
những âu lo phiền muộn của cuộc sống đời thường, mà thúc đẩy quá trình lao động sáng
tạo làm ra nhiều của cải, vật chất hơn.
Mặt khác lễ hội cổ truyền là một bảo tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng,
tôn giáo, những hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc của cộng đồng làng xã, nơi phản ánh
tâm thức của con người trung thực nhất. Với ngành du lịch, lễ hội cổ truyền là một sản
phẩm đặc biệt, giới thiệu vùng đất, con người, truyền văn hoá đặc sắc ở các vùng miền
cho du khách trong và ngoài nước. Do đó, lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc
biệt “kinh tế du lịch văn hoá tâm linh”.
1.3. CÁC QUAN ĐIỂM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1.3.1. Quan điểm về bảo tồn
1.3.1.1. Bảo tồn nguyên vẹn
Bảo tồn nguyên vẹn là bảo tồn phục nguyên di sản văn hoá bằng kỹ thuật khoa học
công nghệ hiện đại.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn không phải không có cơ sở khoa học của nó. Những
người theo quan điểm này cho rằng, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo tồn
nguyên vẹn như nó vốn có để tránh tình trạng thế hệ hiện tại làm méo mó, biến dạng di
sản. Mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hoá - xã hội nhất định mà không phải lúc
nào thế hệ hiện tại cũng có thể hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị
ấy một cách thích hợp. Không những thế, những tác động của ngày hôm nay sẽ tạo nên
những lớp văn hoá khác không trùng nghĩa với lớp văn hoá mà thế hệ trước chuyển giao
cho thế hệ sau, vì thế, có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy nguyên được
những giá trị của di sản đang tồn tại. Như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng,
do chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sản
văn hoá, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế hệ
tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn.
Tác giả Tô Vũ khi nói đến quan niệm về bảo tồn đã cho rằng “Khi nói tới bảo tồn,
ta luôn nghĩ đến giữ gìn toàn bộ và nguyên vẹn đối tượng cần bảo tồn” và:
Đối tượng bảo tồn cần thoả mãn hai điều kiện tiên quyết: Một là, nó phải
được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực không có gì phải hồ nghi hay
bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu
dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con
người (…), nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay với chính sách mở cửa và
cơ chế thị trường [T40, tr.242].
Một tác giả khác cũng cho rằng:
"Bảo tồn” là giữ lại, không để bị mất đi, không để bị thay đổi, biến hoá hay biến thái…
Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc phát
triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định
giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau
của đối tượng được bảo tồn. [14, tr.269].
Trên thực tế, quan điểm bảo tồn nguyên vẹn được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt
các nhà bảo tàng học, trong lĩnh vực di sản văn hoá vật thể. Đối với lễ hội truyền thống
(một di sản văn hoá phi vật thể), quan điểm này không phải không phù hợp và không có ai
ủng hộ. Trong khi khái quát các ý kiến khác nhau về lễ hội truyền thống, GS. Đinh Gia
Khánh đồng tình với ý kiến lên án sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố
hiện đại và đòi hỏi loại bỏ sự pha trộn thô kệch đó [10, tr.28].
1.3.1.2. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa
Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ dường như
là một xu thế khá phổ biến trong giới học giả hiện nay khi bàn đến di sản nói chung, quản
lý di sản nói riêng. Quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải thực hiện
nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở
không gian và thời gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hoá - xã hội phù hợp
với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy.
Lễ hội là một hiện tượng văn hoá gắn liền với điều kiện, trình độ phát triển của mỗi
xã hội ở những thời kỳ nhất định. Sự phát triển của lễ hội cũng là một quá trình lịch sử,
trong đó, nó tích hợp (hoặc tự nguyện hoặc cưỡng ép) những yếu tố của mỗi giai đoạn
lịch sử. Người ta thường nói đến những lớp văn hoá tồn tại trong mỗi lễ hội truyền thống.
Chính vì lẽ đó, người ta rất khó xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là những yếu tố
phái sinh trong quá trình phát triển của lễ hội, và như vậy, việc bảo tồn nguyên vẹn cũng
không thể xác định được. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa rất thuận tiện do chúng ta chỉ lựa
chọn những yếu tố hợp lý để phát huy. (Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là yếu tố nào
được lựa chọn để phát huy và yếu tố nào không được lựa chọn để phát huy)
Trên cơ sở của sự hiểu biết như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Đời
sống mới, đã nêu ra những quan điểm rõ ràng về sự kế thừa: cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ,
cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì
phát triển thêm. Quan điểm đó thuộc quan điểm bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa này.
Trên thực tế cho thấy, cả bảo tồn nguyên vẹn lẫn bảo tồn trên cơ sở kế thừa đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Nếu như quan điểm bảo tồn nguyên vẹn gặp khó
khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh, và giữ gìn
nguyên gốc là giữ gìn những yếu tố nào; thì quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa gặp
phải khó khăn trong khâu xác định yếu tố nào thực sự là giá trị cần phải kế thừa và phát
huy, yếu tố nào không còn phù hợp, cần phải loại bỏ; cũng cần phải khuyến cáo rằng sự
loại bỏ ấy có thể sẽ đánh mất những giá trị văn hoá mà chúng ta chưa hiểu biết một cách
sâu sắc và thấu đáo.
1.3.2. Quan điểm về phát huy
Xung quanh hoạt động phát huy di sản văn hoá phi vật thể cũng đặt ra nhiều vấn đề.
Song điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những di sản văn hoá phi vật thể nói
chung và lễ hội cổ truyền nói riêng là làm sao khơi dậy ý thức của cộng đồng, niềm tự
hào của cộng đồng về di sản văn hoá phi vật thể, để di sản ấy sống trong cộng đồng như
bản chất của nó. Trong công tác phát huy, vấn đề đặt ra là tuyên truyền, giáo dục trong
cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ những hiểu biết về lễ hội cổ truyền với những giá trị văn hoá
của nó. Chính đây là cây cầu để chúng ta đưa lễ hội cổ truyền về với cộng đồng. Cộng
đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra lễ hội, mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm
giàu thêm, phát huy nó trong đời sống xã hội.
Việc phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền trong thời kỳ hiện nay, theo chúng
tôi cần phải có một số quan điểm nhận thức như sau:
a/ Xét về mặt cội nguồn, lễ hội là một sinh hoạt tín ngưỡng- văn hoá của cộng đồng
làng- đó là lễ hội làng. Có một số lễ hội đến nay đã phát triển quy mô trở thành lễ hội ở
một địa phương, khu vực, thậm chí là của quốc gia, song xuất phát ban đầu chỉ là lễ hội
làng. Mà mỗi làng lại có truyền thống, phong tục, nghi lễ riêng theo quan niệm “ Trống
làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Do vậy, việc phát huy lễ hội phải chú
trọng đến yếu tố đặc thù, độc đáo riêng của mỗi lễ hội, tránh tình trạng dập khuôn, dẫn
đến tình trạng đơn điệu, nhàm chán trong sinh hoạt lễ hội, mà phải giữ được nét riêng của
lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền, làng xã.
b/ Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được hình thành và biến đổi lâu dài
qua nhiều thời kỳ lịch sử, do đó nó chứa đựng nhiều lớp văn hoá, mà mỗi lớp văn hoá lại
gắn với một biểu tượng mang những ý nghĩa nhất định. Tính đa lớp, đa biểu tượng, đa ý
nghĩa của một di sản quý cần phải được trân trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy lễ
hội.
c/ Ngôn ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, nó vượt lên trên ý nghĩa cụ thể, nó được
thăng hoa từ đời sống. Do đó phát huy lễ hội cần tránh tình trạng thay thế ngôn ngữ biểu
tượng của lễ hội bằng ngôn ngữ hình ảnh cụ thể, thô vọng.
d/ Lễ hội thuộc phạm trù đời sống tâm linh, được nghi thức hoá, diễn sướng hoá
(rước, tế, lễ) hết sức phong phú, đa dạng. Do vậy, không được trần tục hoá lễ hội làm nó
mất đi bản chất và giá trị vốn có của lễ hội.
e/ Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể, có tính phức hợp, đa diện, đa
chiều, tính hệ thống. Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể tách biệt giữa phần
lễ và phần hội, mà lễ hội cổ truyền hình thành từ nghi lễ, tín ngưỡng nào đó rồi nảy sinh
và tích hợp hiện tượng sinh hoạt văn hoá, tạo nên tính tổng thể của lễ hội. Cần khắc phục
tình trạng “kịch bản hoá lễ hội” theo ý chủ quan cá nhân đi ngược lại với bản chất và quy
luật hình thành tự nhiên của lễ hội.
Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI
CỔ TRUYỀN Ở VĨNH PHÚC
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.1.Về vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc giáp giới thủ đô Hà Nội (phía Đông Nam) và 3 tỉnh Tuyên Quang,
Phú Thọ và Thái Nguyên với ranh giới tự nhiên là dãy núi Tam Đảo và 2 con sông: Sông
Hồng và sông Lô. Điểm cực Bắc 21,350 vĩ Bắc, điểm cực Nam 21,060 vĩ Bắc; điểm cực
đông 106,480 kinh Đông; điểm cực Tây 106,190 độ kinh Đông. Chiều Đông - Tây theo
kinh tuyến dài 46km. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mê Linh về Hà Nội,
diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 123.176,43 ha, dân số là 1.059.063 người.
Tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm : 7 huyện (Lập Thạch, Tam Dương,
Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc); 1 thị xã (Phúc Yên) và 1 thành phố Vĩnh
Yên. Số đơn vị hành chính cấp xã là 135 (xã, phường, thị trấn), trong đó có 39 xã miền
núi.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối
giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc
tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với
cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt
đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực
phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát
triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã
hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã cho Vĩnh
Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành
đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả
của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn...; Sự hình
thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến
Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những
thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, QL2
Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành
đai IV thành phố Hà Nội...
Vùng đất Vĩnh Phúc có thế “Sơn chầu thuỷ tụ”, dồi dào “Khí thiêng sông núi”.
Hai dãy núi lớn (Ba Vì, Tam Đảo) cùng các dãy đồi gò và mạch đất nói chung đều từ rất
xa theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dồn cả về đây mang theo trong lòng đất nhiều
khoáng sản có giá trị. Hệ thống sông Hồng cũng vậy, xu thế chung của dòng chảy là
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nhưng sông Lô đến đoạn Việt Trì, Vĩnh Tường lại rẽ ngoặt
sang phải, sông Đà đến Hoà Bình lại quặt sang trái, theo hướng Nam - Bắc ngược lên hoà
vào sông Hồng, để cả 3 sông hợp lưu ở vùng Ngã Ba Hạc, chuyển tải biết bao là phù sa
mầu mỡ bồi lấp vùng Việt Trì - Vĩnh Tường - Yên Lạc thành dải đồng bằng phì nhiêu.
Vùng đất ấy có điều kiện để con người nguyên thuỷ sinh cơ lập nghiệp. Thời cổ đại,
nếu như chỉ dựa vào rừng núi thì con người chỉ có thể săn bắt và hái lượm, sống dựa vào
thiên nhiên, không thể ăn nên làm ra được. Ngược lại nếu chỉ dựa vào đồng bằng thì một
khi thiên tai giáng xuống, hồng thuỷ dâng lên, mọi thứ sản phẩm dành dụm được có thể
mất sạch, không còn gì để tiếp tục làm ăn sinh sống. Vĩnh Phúc có vùng đất giữa kết hợp
hài hoà với rừng núi và đồng bằng thành một thế chân vạc để khi gặp khó khăn thì rút lên
đồi gò mà duy trì cuộc sống, khi mưa thuận gió hoà thì toả ra, tiến xuống đồng bằng mà
khai quật mở mang.
Tóm lại, vùng đất Vĩnh Phúc xưa - bộ Văn Lang thời cổ - là mảnh đất có đầy đủ các
yếu tố địa lợi cần thiết cùng với vùng đất Phú Thọ xưa tạo cơ sở cho sự ra đời một quốc
gia cổ đại. Sau này, An Dương Vương rồi Hai Bà Trưng đều định đô trên đất Vĩnh Phúc
càng làm sáng tỏ vấn đề này.
Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội phát triển năng động nền kinh
tế của mình.
- Về kinh tế
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu tư nước
ngoài, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định, cao hơn nhiều so với
mức chung của toàn quốc và các tỉnh thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1996-2000 đạt 16,4%/năm, trong đó,
nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,3%/năm, công nghiệp + xây dựng tăng
43,9%/năm và dịch vụ tăng 13,7%/năm. 5 năm (2001-2005), tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân đạt 15,56%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,84%/năm, công nghiệp
- xây dựng tăng 22,69%/năm và dịch vụ tăng 13,79%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh
từ 3.395,768 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 6.241,674 tỷ đồng vào năm 2005 (giá ss 94),
tức là tăng 1,84 lần sau 5 năm; năm 2008 đạt trên 9.000 tỷ đồng.
Tỉnh đạt được những thành tựu kinh tế trên chủ yếu là nhờ sự đóng góp của các dự
án công nghiệp FDI lớn trên địa bàn (Honda, Toyota). Giá trị tăng thêm của công nghiệp -
xây dựng từ 1.366,478 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 3.253,859 tỷ đồng vào 2005 (giá ss 94).
GDP công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 43,9% thời kỳ 1996-2000 và
22,69%/năm trong 2001-2005 là mức tăng rất cao so với cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định với mức tăng dân số thấp đã đưa
GDP bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ 1,4 triệu đồng năm 1995 lên 5,339
triệu đồng năm 2005 (giá ss 94) và gần 10 triệu đồng năm 2008.
2.1.2. Về truyền thống văn hoá - lịch sử
2.1.2.1. Về lịch sử
Vĩnh Phúc là quê hương của danh tướng Trần Nguyên Hãn, bậc "khai quốc nguyên
huân" triều Lê (Hậu Lê) thế kỷ XV. Đất Vĩnh Phúc là chiến trường oanh liệt của trận
Bình Lệ nguyên nổi tiếng trong lịch sử. Thời cận đại là địa bàn chiến đấu của nghĩa quân
Đề Thám (vùng rừng núi Tam Đảo). Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên: Đội Cấn,
Chủ tịch Quốc dân đảng: Nguyễn Thái Học là những danh nhân lịch sử của quê hương
Vĩnh Phúc. Thời hiện đại có anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, cố Bí thư Tỉnh uỷ Kim
Ngọc - người khởi xướng phong trào "khoán hộ" miền Bắc những năm 60 - 70...
Vĩnh Phúc có 976 di tích - danh thắng, tiêu biểu có danh sơn Tam Đảo "Linh khí núi
sông đất Việt", Tây Thiên "Cõi trời tây đệ nhất danh lam". Di chỉ Đồng Đậu "Chu Khẩu
Điếm của Việt Nam" nơi phát tích của người Việt cổ. Tháp Bình Sơn, Đình Hương Canh,
đình Thổ Tang, đền đá Phú Đa - những công trình kiến trúc - mỹ thuật dân gian đặc sắc.
Lịch sử khoa bảng theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 100 tiến sĩ các triều với những tên
tuổi như Lưỡng Quốc Trạng nguyên Triệu Thái, Tể tướng Nguyễn Duy Thì, Phó Tao đàn
nguyên suý Đỗ Nhuận, "Tứ nguyên" Phí Văn Thuật, danh sĩ Trần Khắc Chung... Có hàng
chục "Làng tiến sĩ" như làng Quan Tử, Phú Xuân, Tứ Trưng, Kim Hoa...
Thuộc vùng địa - văn hoá chuyển tiếp, văn hoá dân gian Vĩnh Phúc vừa đậm đà nét
cổ sơ nguyên thuỷ của vùng văn hoá Hùng Vương, vừa có sắc thái văn hiến phức hợp của
vùng văn hoá kinh Bắc - Thăng Long. Gần 500 làng cổ Vĩnh Phúc còn lưu giữ một kho
tàng văn hoá phi vật thể phong phú về truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, hò vè, trò diễn, điêu
khắc - mỹ thuật, ẩm thực dân gian, văn hoá dân tộc ít người: Dao, Cao Lan, Sán Dìu...
Đây cũng là "Đất trăm nghề" xứ Đoài xưa với những làng nghề có tiếng: Mộc Bích Chu -
Thanh Lãng, rèn Lý Nhân, gốm Hương Canh - Định Trung - Hiển Lễ, rắn Sơn Tang, làng
công thương kẻ Giang, kẻ Gốm...
Đầu năm 1950, Quốc hội và Chính Phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra quyết
định hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên với tỉnh Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc.
Tháng 03-1968 theo quyết định của Quốc hội và Chính Phủ, hai tỉnh Vĩnh Phúc -
Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú.
Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 15-11-1996 đã ra nghị quyết điều chỉnh địa
giới một số tỉnh trong đó có tỉnh Vĩnh Phú được chia thành hai tỉnh: Vĩnh Phúc và Phú
Thọ.
2.1.2.2. Vĩnh Phúc - vùng đất có nhiều danh thắng và di tích
Vĩnh Yên có Đầm Vạc như một “lá phổi xanh” của thị xã trung du đầy quyến rũ.
Vừa ở quê cha Lạc Long Quân ngước nhìn lên đã là mẹ Âu Cơ nơi ngàn xanh Tam Đảo.
Núi Tam Đảo kéo dài khoảng 50km, nhưng những thắng cảnh chủ yếu tập trung ở vùng
Tam Đảo và Tây Thiên. Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng đời Minh
(thế kỷ XV) và Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn (1723-1783) thì “Trên núi Tam Đảo có
am Vân Tiêu, am Song Tuyền, am Lưỡng Phong, thang Bộ Vân và cầu Đái Tuyết, phong
cảnh đều kỳ tuyệt...” Về phía Đông (vùng Trung Mỹ, Bình Xuyên) có núi Ngọc Bội, núi
Thanh Lanh, có khe Nhân Túc và Yểm Nhĩ tạo thành nguồn chảy từng đoạn, từng đoạn
gồm 99 khúc. Thác đẹp có thác Bạc, thác Vàng, thác Ba Ao, suối Giải Oan...
Từ những thắng cảnh tự nhiên, con người Vĩnh Phúc xưa và nay đã biết nương theo
cảnh vật mà nhân hoá những danh lam đã thuộc về cổ tích.
Dãy núi Tam Đảo kể từ Tây Bắc xuống Đông Nam là Phù Nghĩa, Thạch Bàn và
Thiên Thị.
Thiên Thị có nghĩa là chợ trời, cao 1375m. Gọi như thế vì trên đỉnh núi có một
khoảng bằng phẳng, rải rác có những tảng đá thấp cao, trông như “người trời” xuống họp
chợ.
Thạch Bàn cao 1388m. Thạch Bàn có nghĩa là bàn đá, vì trên đỉnh có một tảng đá
lớn, phẳng như mặt bàn, là nền chùa Đồng Cổ ngày trước.
Phù Nghĩa cao 1400m. Phù Nghĩa là giúp việc nghĩa. Tên này tương truyền do Quận
Hẻo (Nguyễn Danh Phương), người huyện Tam Dương, lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân
hồi thế kỷ XVIII đặt ra?
Khu nghỉ mát Tam Đảo ngày nay nằm trên một cái lũng tròn, đường kính khoảng 25
km tựa lưng vào núi Máng Chì, tay phải là núi Mỏ Quạ, tay trái là núi Nhà Thờ.
Nhà Thờ - Máng Chì - Mỏ Quạ nối liền nhau theo hình tay ngai. Cửa lũng mở về
phía Nam nhìn xuống đồng bằng - Suối Bạc - Thác Bạc - Khu nhà nghỉ ở độ cao 930 m -
970 m. Từ bao lan khách sạn du lịch nhìn xuống, cả một vùng non nước mỹ lệ hiện ra.
Trời nhiều mây, dưới mắt ta là một biển cả ngời ngời sóng trắng, nhấp nhô ngọn núi Tản.
Trời quang mây, ta nhìn rõ một dải núi sông đồng ruộng: Núi Sáng (Lập Thạch) sông
Hồng như dải lụa đào uốn quang vùng lúa Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Vĩnh Yên như
một bán đảo xanh trong lòng Đầm Vạc loá nắng…
Gắn liền với những danh thắng này còn có biết bao câu ca dao, bài dân ca, biết bao
huyền thoại, truyền thuyết lấp lánh ánh hào quang từ thời tiền sử soi rọi đến ngày nay dẫn dắt
chúng ta đi tìm và khơi nguồn văn hoá văn nghệ dân gian Vĩnh Phúc.
Trước Cách mạng tháng Tám, Vĩnh Phúc có nhiều đình, đền, chùa. Có những di tích đã
được viện Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc xếp hạng bảo vệ cấp quốc gia, như đình Bạch
Lưu (Lập Thạch), chùa Cói (Vĩnh Yên), chùa Kỳ Lân (Vĩnh Tường)…
Toàn tỉnh có 967 di tích các loại, trong đó đã xếp hạng cấp quốc gia 92 di tích, cấp
tỉnh 223 di tích. Vĩnh Phúc còn là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc của
tỉnh trong thời kỳ lịch sử cận hiện đại, gắn liền với quá trình ra đời và lãnh đạo của Đảng
qua các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Vĩnh Phúc là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch
sử hào hùng như: Đồn điền Tam Lộng, nới thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh ở
Hương Sơn, Bình Xuyên; Trận đánh thắng tàu chiến Pháp trên sông Lô khu, huyện Lập
Thạch trong chiến dịch Thu Đông năm 1947; Bắn rơi máy bay Mỹ ở Đạo Trù (huyện Lập
Thạch) và Tiền Châu (thị xã Phúc Yên)... Bên cạnh đó, những lần, những nơi Bác Hồ về
thăm và động viên nhân dân Vĩnh Phúc, đã và đang được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền
cùng nhân dân các địa phương quan tâm gìn giữ xây dựng thành các khu di tích lưu niệm,
đồng thời tiếp tục tôn tạo và phát huy tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống cho
thế hệ trẻ tại quê hương.
Có thể nói, ở Vĩnh Phúc, mỗi tên làng, tên núi, tên sông... Đều gắn với một di tích
lịch sử văn hoá do bao thế hệ tổ tiên ta tạo lập nên.
2.1.2.3. Vĩnh Phúc - cái nôi của người Việt cổ
Người Việt cổ đến cư trú ở vùng đất xưa thuộc Vĩnh Phúc - vùng đỉnh châu thổ sông
Hồng - kể đã hàng ngàn đời nay. Điều này được phản ánh qua những tín ngưỡng nguyên
thuỷ, những thần tích ngọc phả còn lưu giữ ở các nơi thờ phụng Hùng Vương và nhất là
được khảo cổ học xác nhận.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều nơi thờ thần thiên nhiên, như thần Hổ, thần
Đá “thần cây đa, ma cây đề…, nhiều nhất là thần núi, thần sông. Được sùng bái nhất là
thần núi Tam Đảo, vị thần mà theo “Lĩnh Nam chích quái” và “Truyền thuyết Hùng
Vương” đã hiển linh vào nhà họ Lăng, sinh ra Lăng Thị Tiêu (Chính phi của vua Hùng
Chiêu Vương thứ 7), người đã được Nhà nước phong kiến phong là “Tam Đảo Sơn Trụ
Quốc Mẫu”. Tiếp theo là Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn, Tản Viên Sơn Thánh,
Cao Sơn, U Sơn và các thần khác thờ ở 122 làng trong tỉnh, chủ yếu là huyện miền núi
Lập Thạch. Thần sông Bạch Hạc (Tam Giang Đại Vương) và các thuỷ thần khác được
thờ ở 37 làng ven sông Hồng, sông Cà Lồ… tục thờ sinh thục khí - một hình thức tín
ngưỡng phồn thực - còn được bảo lưu ở một số làng, xã như Đức Bác (Lập Thạch), Yên
Bình, Đại Đồng (Vĩnh Tường)…
Nhiều xã ở Vĩnh Tường thờ các vua Hùng hoặc con cháu và tướng lĩnh nhà Hùng:
xã Yên Bình thờ 3 anh em Hùng Triệu, Hùng Hiệu, Hùng Cương có công đánh Thục; xã
Yên Lập thờ con vua Hùng là Đại Đạo Song Nga; xã Việt Xuân thờ con vua Hùng là
Hùng Hợp; xã Bộ Lĩnh thờ con trai và con gái vua Hùng là Hùng Linh và Mục; xã Nghĩa
Hưng thờ Quang Minh và Đang Đông là hai tướng có công đánh Thục… Thần phả các
đình, đền, miếu ghi chép tiểu sử của các thần được thờ có nhiều chi tiết siêu phàm, nhưng
việc tồn tại dày đặc các di tích trong một khu vực nhất định như thế cũng những chứng
tích khảo cổ học đủ nói lên rằng vùng đất này là địa bàn sinh tụ từ rất sớm của cư dân
thời dựng nước.
Nói một cách khác, ngay thời dựng nước đã có người Việt cổ đến sinh sống trên vùng
đất ngày nay là Vĩnh Phúc. Có thể có nhiều điểm cư trú, nhưng giới khảo cổ mới phát hiện
được một số nơi như: Đôn Nhân, Gò Tại (Lập Thạch), Nghĩa Lập, Thổ Tang, Lũng Hoà
(Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc), Thành Dền, Tháp Miếu, núi Cả (Mê Linh)… Nhờ các
cuộc khai quật khảo cổ học ở 3 địa điểm: Lũng Hoà (Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc),
Thành Dền (Mê Linh), các nhà khoa học đã đoán định rằng: Người Việt cổ có mặt ở Vĩnh
Phúc từ hơn 3500 năm nay, và từ thời đó đã biết làm nông nghiệp. Lúa nước đã là loại cây
trồng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Bên cạnh nghề nông, thủ công
nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng với các nghề làm đá, làm đồ xương, dệt vải, đan lát,
và đặc biệt là luyện đúc đồng.
Từ khu cư trú Đồng Đậu trên gò Đồng Đậu diện tích 64.000m2 bao gồm Đồng Đậu
lớn và Đồng Đậu nhỏ, di chỉ Thành Dền rộng 24217m2, di chỉ Lũng Hoà và các di chỉ
khác ở Lập Thạch, hơn 1500 năm trước công nguyên (TCN), đến những năm đầu công
nguyên, người Việt cổ đã tiến ra chinh phục vùng đỉnh châu thổ sông Hồng, định cư trên
các khu cư trú mà người xưa gọi là chạ, là trang, là kẻ… là làng.
Trên nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước và cơ cấu làng bền vững, dần dần người
Việt cổ đã hình thành được lối làm ăn sinh sống, xây dựng được tính cách, những truyền
thống và bản lĩnh vững vàng, góp phần hun đúc nên nền văn minh Đông Sơn chói lọi ở
giai đoạn tiếp theo.
2.1.2.4. Vĩnh Phúc- mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” trong lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc
Nghiên cứu lịch sử hình thành cư dân Vĩnh Phúc, chúng ta có thể rút ra những nhận
xét sau đây:
Một là, đại bộ phận cư dân Vĩnh Phúc là cư dân sinh tồn lâu đời trên một vùng đất cổ
của đất nước được phát triển mỗi ngày một đông lên qua các giai đoạn lịch sử. Từng giai
đoạn một, khối cư dân gốc này có tiếp nhận các dòng người ngoài tỉnh nhập cư, song những
dòng này không tràn vào ồ ạt mà chỉ dần dần, ít một, số lượng không là bao so với tổng số
nên không thay đổi tính chất cơ bản của cư dân gốc bản địa.
Hai là, đại bộ phận người Vĩnh Phúc là cư dân nông nghiệp. Trước Cách mạng
tháng Tám nông dân chiếm tới 99%. Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ năm 1954 đến
nay, theo đà công nghiệp hoá XHCN, thành phần công nhân và thị dân có tăng lên nhiều.
Số người này vốn xuất thân từ nông nghiệp nên còn mang nhiều phong cách, lề lối làm ăn
sinh sống của người nông dân.
Ba là, đại bộ phận cư dân Vĩnh Phúc là người gốc Việt, chủ yếu là người Kinh. Các
thành phần dân tộc khác (Sán Dìu, Dao, Cao Lan…), mới đến nhập cư trên dưới 100 năm
nay nên vẫn giữ đặc tính dân tộc. Sự giao lưu văn hoá nhiều màu nhiều vẻ giữa các nhóm
dân tộc, các nhóm người sống xen kẽ nhau, tạo ra một nền văn hoá văn nghệ dân gian
tổng hoà trên cơ sở văn hoá văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống phát triển lên.
Ba yếu tố trên đây có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành tính cách của cư dân
Vĩnh Phúc. Đó là tổng hợp những phẩm chất tốt đẹp của cư dân nông nghiệp vùng đất cổ
Văn Lang, dòng dõi người Việt cổ Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Làng Cả,
những người đã tham gia công cuộc chinh phục thiên nhiên vùng đỉnh chóp châu thổ
sông Hồng từ những ngày đầu dựng nước, đã góp phần xương máu đáng kể vào sự
nghiệp giữ nước.
Đặc trưng sâu đậm nhất của người Vĩnh Phúc là đức tính lao động cần cù, sáng tạo.
Thiên nhiên Vĩnh Phúc kết hợp hài hoà ba vùng địa mạo có cảnh quan ngoạn mục, ba
vùng kinh tế tự nhiên có tiềm năng phong phú, nên từ xưa Vĩnh Phúc vẫn là một vùng
giàu đẹp. Nhưng thiên nhiên Vĩnh Phúc cũng có mặt trái của nó, đã từng gây bao khó
khăn cho sản xuất và đời sống con người. Tai hoạ lớn nhất xưa kia là lũ lụt mà sức phá
hoại đã được dân gian thần thánh hoá thành thần tượng Thuỷ Tinh - chàng rể hụt, hung
bạo.
Thời phong kiến cũng như trong thời pháp thuộc, sông Hồng đã gây ra nhiều lần vỡ
đê. Sách “Địa chí tỉnh Vĩnh Yên” (1933) có ghi: “Các lần vỡ đê và ngập lụt diễn đi diễn
lại vào các năm 1851, 1853, 1878, 1890,1893, 1896, 1898, 1899, 1904, 1909, 1911,
1913, 1918. Năm 1893 dân chúng chịu cảnh tàn phá do tám chỗ vỡ đê gây ra. Đây là một
năm đen tối và cực khổ nhất”.
Vùng đồng trũng giữa hai huyện Bình Xuyên - Yên Lạc nếu như bị mưa nguồn Tam
Đảo kéo dài mấy ngày đêm là nước đổ về ngập trắng hàng ngàn mẫu lúa, phải hàng chục
ngày sau đó không mưa nước mới tiêu hết. Nhìn chung không riêng gì Yên Lạc, Bình
Xuyên mà tất cả các vùng chiêm trũng nội đê, tất cả các cánh đồng ven các con sông lớn
thời trước đều bị úng lụt thường xuyên như thế cả. Vùng ven bãi nếu gặp năm nước lũ
thượng nguồn xô về sớm hơn thời vụ thì dù ngô, đỗ còn non hạt cũng phải nhổ ngay, có
khi mất sạch.
Ngoài lũ lụt ra, người dân Vĩnh Phúc còn phải chống chọi với hạn hán và các diễn
biến thời tiết khác, với các loại sâu bọ, thú rừng phá hoại mùa màng, với lam sơn chướng
khí… Bởi thế, làm ăn sinh sống trên mảnh đất này, con người tự nhiên phải gắn kết cộng
đồng chăm chỉ, chịu thương chịu khó, phải kiên trì nhẫn nại, thông minh sáng tạo khắc
phục khó khăn trở ngại của môi trường sống và lao động mà tồn tại và phát triển.
Tóm lại, lao động cần cù, sáng tạo vốn là đức tính truyền thống của người Việt
Nam, cũng là nét đặc trưng dễ nhận thấy của người dân Vĩnh Phúc.
Một nét đặc trưng truyền thống nữa của Vĩnh Phúc là tinh thần đoàn kết tương thân
tương ái.
Bên cạnh đức tính cần cù, sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, còn một
tính cách đặc trưng nổi bật của người Vĩnh Phúc là lòng yêu nước yêu quê hương nồng nàn
sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Không có một cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm nào của cả nước ở vào bất cứ thời điểm nào mà không có những con
người ưu tú của Vĩnh Phúc tham gia. Biết bao liệt sĩ vô danh đã ngã xuống. Rất nhiều
người anh hùng, hành động anh hùng còn được truyền tụng đến ngày nay.
Thời dựng nước, truyền thuyết của Vĩnh Phúc có Cả Viêm vùng Lập Thạch, Đinh
Thiên Tích vùng Vĩnh Tường… theo Thánh Gióng đánh giặc ân; có Tản Viên Sơn
Thánh, một thống lĩnh quân đội tài ba thời Hùng Vương thứ 18; có ông Nồi, ông Nỏ phò
An Dương Vương đánh Triệu Đà…
Thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ phương Bắc, Vĩnh Phúc có gần 30 nữ tướng -
những phụ nữ anh kiệt đã dẫn đầu các đạo quân do tự mình chiêu mộ và rèn luyện theo
Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh Tô Định - các bà đều lập công lớn và hầu hết đã anh dũng
hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Mã Viện sau đó.
Thế kỷ VI, đất Vĩnh Phúc là chiến khu của cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 542 do
Lý Bôn lãnh đạo. Nguyễn Bát Lang Khoan Khoáng và nhiều trai tráng huyện Gia Ninh
(vùng Vĩnh Yên ngày nay) đã tham gia nghĩa quân và chiến đấu chống quân xâm lược
nhà Lương.
Thời phong kiến tự chủ, trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên ở thế kỷ
XIII, một lần đánh quân Minh ở thế kỷ XV, Vĩnh Phúc có những đóng góp rất lớn, tiêu
biểu phải kể đến trận Bình Lệ Nguyên ở vùng sông Cà Lồ, khoảng Bình Xuyên nam Vĩnh
Phúc và bắc Hà Nội bây giờ. Vua Trần ở cánh đồng bên này bờ sông, có voi, có ngựa, bộ
binh và thuyền chiến dưới sông. Ngột Lương Hợp Thai thân chỉ huy trung quân từ bên
kia bờ vượt sông tấn công. Chiến sự diễn ra ác liệt. Tướng Lê Tần đã bảo vệ được vua
Trần rút lui an toàn. Triệt Độ không hoàn thành nhiệm vụ cướp thuyền vua Trần, bị Ngột
Lương Hợp Thai hỏi tội, sợ quá phải uống thuốc độc tự tử. Khi đánh quân Minh ở thế kỷ
XV, huyện Lập Thạch có Trần Nguyên Hãn người đứng thứ nhì về võ công sau Lê Lợi và
được phong tới chức Tả Tướng Quốc.
Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược thuộc địa ở Việt Nam (thế kỷ XIX), Vĩnh Phúc là
vùng kháng chiến quan trọng. Có thể kể những tấm gương danh nhân văn hoá tiêu biểu
như:
- Trịnh Văn Cấn tức Đội Cấn (Vĩnh Tường), người cầm đầu cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên năm 1917.
- Nguyễn Thái Học (Vĩnh Tường). Chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng, năm 1930
đã cùng các nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhận, Bùi Tư Đoàn, Đặng Văn Hợp, Đặng Văn
Lung, Nguyễn Văn Toại, Nguyễn Đắc Bằng, Nguyễn Khắc Nhu (xứ Nhu)… tiến hành
khởi nghĩa Yên Bái, ghi lại một trong những trang sử vẻ vang của đất nước vùng lên
chống xâm lược.
- Người chiến sĩ Cộng sản Lê Xoay (Vũ Di, Vĩnh Tường) hy sinh vì nhiệm vụ năm
1942 đã nêu một tấm gương trọn đời hiến dâng cho lý tưởng cách mạng, cho Tổ quốc,
cho giai cấp.
Bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã hun đúc nên truyền thống đấu tranh anh dũng,
kiên cường, bất khuất của người Vĩnh Phúc. Từ nhân dân anh hùng đã xuất hiện những
con người cụ thể, có tên tuổi. Đó là những con người ưu tú tiêu biểu cho khí phách hiên
ngang, đạo đức cao quý, tài năng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam nói chung, của nhân dân
Vĩnh Phúc nói riêng.
- Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học mới được công bố gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc
có 102 danh nhân trong lịch sử (trước năm 1930). Trong đó, danh tướng danh thần có 20
vị, danh nho có 98 vị. Thống kê theo địa phương, huyện Vĩnh Tường có 26 danh nhân,
Yên Lạc có 26 danh nhân, Lập Thạch có 23 danh nhân, Bình Xuyên có 15 danh nhân,
Vĩnh Yên có 7 danh nhân, Tam Dương có 5 danh nhân.
- Kế tục và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông, tổng thành tích
ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ biên giới và thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc có 1 đơn vị tỉnh, 6 đơn vị huyện thị, 27 đơn vị xã, 2 đơn vị
phòng 19 cá nhân được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân và anh hùng lao động, 696 bà mẹ phong tặng và truy tặng danh hiệu bà
mẹ Việt Nam anh hùng.
Từ vùng đất ấy, từ con người ấy, đã nẩy sinh một nền văn hoá dân gian vô cùng
phong phú, bao gồm nhiều thể loại: Tục ngữ ca dao dân ca, Truyện kể dân gian, âm nhạc
dân gian, Mỹ thuật dân gian, Lễ hội dân gian, Ẩm thực dân gian, Phong tục tập quán, Tín
ngưỡng dân gian..., thể loại nào cũng đậm đà tính dân tộc, giàu màu sắc địa phương, vừa
bảo lưu nhiều yếu tố thô sơ cổ truyền, vừa tiếp thu có sáng tạo những tinh hoa của các
vùng văn hoá láng giềng.
Điều đó chứng tỏ rằng vùng đất Vĩnh Phúc xa xưa không chỉ là một vùng đất cổ, nơi
sinh tụ đầu tiên của cư dân nước Việt thời Văn Lang, mà còn là một vùng văn hoá dân
gian đặc sắc.
2.1.2.5. Vĩnh Phúc - một vùng văn hoá dân gian đặc sắc
Vùng đất Vĩnh Phúc đã thật sự là một vùng văn hoá dân gian rõ rệt. Nói một cách
khác, vùng đất này đã có diện mạo Phônclo riêng, rất độc đáo, rất đa dạng và nổi bật lên
hơn cả là những dấu ấn cội nguồn dân tộc được biểu hiện tập trung, đậm sắc trên tất cả
các hình thái văn hoá dân gian. Những dấu ấn cội nguồn ấy được ghi nhận trên các lĩnh
vực sử học, khảo cổ học, dân tộc học… dấu ấn cội nguồn cũng được biểu hiện trên khắp
các thể loại, các dạng thức Phônclo như truyền thuyết, cổ tích, diễn xướng, hội hè, lệ tục.
Những dấu ấn cội nguồn này bộc lộ được sắc thái riêng ở từng khu vực, từng điểm nhỏ
(làng, xã), chứ không phải chỉ ở trên mặt bằng không gian rộng như một miền Phônclo
tổng thể.
Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian khi nói đến Vĩnh Phúc trước đây (bao gồm
Vĩnh Phúc và Phú Thọ), thường chia thành 3 khu vực Phônclo:
Khu vực Hùng Vương: Thanh Ba, Hạ Hoà, Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì,
Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương (khu vực Tây Thiên, thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu,
Chính phi của vua Hùng Chiêu Vương thứ 7).
Khu vực Thánh Tản: Tam Thanh, Thanh Sơn, Sông Thao.
Khu vực Hai Bà Trưng: Bình Xuyên, Mê Linh, Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc,
Tam Dương, Lập Thạch, Tam Đảo.
Như vậy tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong hai khu vực, chủ yếu là khu vực Hai Bà Trưng.
Ở khu vực này, ngoài các hình thức sinh hoạt phong phú gắn với phong tục tập quán
lễ hội của từng làng xã còn có nhiều trò diễn kể lại chiến tích của Hai Bà và các nữ tướng
của Hai Bà.
Ví dụ:
Ở làng Nhật Chiểu (Liên Châu, Yên Lạc) thờ Khâu Ni công chúa, nữ tướng của Hai
Bà, có tục nửa đêm 17-1 âm lịch “hoan thanh” ba lần mọi người tập trung ở đình làng,
theo tiếng trống cái và hiệu lệnh cờ múa, người khua chuông, người đánh trống, thổi tù
và rung nhạc ngựa, đàn sáo hò reo (người không có nhạc cụ thì gõ mâm, bát, chậu…)
tượng trưng cho khí thế xuất quân diệt giặc Tô Đinh.
Hai làng Lũng Ngoại và Hoà Loan (xã Lũng Hoà, Vĩnh Tường) thờ nữ tướng của
Hai Bà là Lệ Ngọc Trinh, có tục kéo co và hú đáo - trò chơi gợi lại một sự kiện trong
chiến đấu.
Ở nhiều địa phương khác cũng có các hình thức sinh hoạt thể hiện rõ nét tinh thần
thượng võ:
Vật ở Yên Bình, Hoàng Xá, Nghĩa Hưng (Vĩnh Tường), Đạo Đức (Bình Xuyên).
Hội Phết ở Thượng Lạp (Tân Tiến, Vĩnh Tường), ở Đông Lai Bàn Giản (Lập Thạch).
Hội múa đao ở Phù Lập, Tứ Trưng (Vĩnh Tường)
Múa gậy ở Dịch Đồng (Yên Lạc).
Bơi vượt sông ở Làng Me (Yên Lập, Vĩnh Tường), ở Làng Rau (Đại Tự, Yên Lạc).
Bơi trong đầm, vực ở Phú Đa, Tam Phúc, Tứ Trưng, Thượng Trưng… (Vĩnh Tường).
Riêng làng Thượng Lạp (Tân Tiến, Vĩnh Tường) lại thờ một nam tướng của Hai Bà-
đó là danh tướng Cao Nguyên, đóng quân ở Mê Linh. Khi Hai Bà bị Mã Viện đánh ở Hát
Môn (thuộc Phúc Thọ, Sơn Tây cũ), Cao Nguyên đem quân tới cứu viện, Cao Nguyên tử
trận, xác trôi về Vĩnh Tường được dân làng Thượng Lạp vớt lên lập đền thờ. Hàng năm
vào mùa xuân dân làng mở hội tế lễ để tưởng nhớ ngài, đặc biệt có trò đánh phết rất vui,
rất ồn ào náo nhiệt gợi lại không khí chiến trận năm xưa.
Tóm lại, nhìn vào diện mạo chung của các sinh hoạt văn hoá dân gian Vĩnh Phúc, ta
có cảm giác và ấn tượng rất đẹp: tất cả Phônclo ở đây đều khúc xạ lịch sử vùng đất cội
nguồn của dân tộc Việt Nam.
Nét xuyên suốt trong kho tàng truyền thuyết và truyện cổ dân gian là sự tích tổ tiên,
sự tích những anh hùng khai sáng lịch sử. Những câu chuyện từ mẹ Âu Cơ cho đến Tản
Viên, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, rồi Đinh, Lê, Lý, Trần sau này cứ được kể lại
như một tập sử biên niên, trang tiếp trang không gián đoạn.
Các hình thức diễn xướng dân gian, những hội hè đình đám, những phong tục tập
quán cũng vậy, cả một cuộc sống từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi…, nghĩa
là chặng đường từ “Văn hoá củ” (người tiền sử phải đào củ rừng làm thức ăn sinh sống)
đến “Văn hoá lúa nước”, và cả cuộc sống sau này nữa đã được ghi lại khá sinh động bằng
những chứng tích cụ thể qua những thói quen và tục lệ ăn ở, thờ cúng, tế tự của con
người.
Đến giai đoạn sau, các công trình kiến trúc, mỹ thuật lại tiếp tục góp phần vào việc
làm sáng tỏ các chủ đề lịch sử. Có thể nói quê hương Vĩnh Phúc là một vùng đất có một
diện mạo Phônclo với dung lượng thật là tập trung và đậm đặc. Nó độc đáo và rực rỡ ở sự
đa dạng nhiều màu sắc của hình thái. Nó đặc sắc ở sự phản ánh sinh động và bao quát
tiến trình cuộc sống, nhất là cuộc sống trong những chặng đường lịch sử xa xăm.
Những nét đặc sắc của Văn hoá dân gian trên cùng đất Vĩnh Phúc được thể hiện
trong cả hai vế: Giữ nước và dựng nước - vừa chiến đấu đuổi giặc vừa sản xuất xây dựng
xóm làng.
Tản Viên (vị thần được thờ tại Đền Bắc Cung - còn gọi là Đền Thính, thuộc xã Tam
Hồng huyện Yên Lạc) được coi như hình ảnh tiêu biểu kiên cường trong chiến đấu vũ
trang, trong phòng chống lũ lụt, và trong cả những tổ chức xây dựng nề nếp, tập quán ổn
định cuộc sống làng xã. Số đền thờ Tản Viên ở Vĩnh Phúc không nhiều, nhưng người dân
Vĩnh Phúc trải qua nhiều thế hệ, vẫn một lòng tôn kính ngưỡng mộ Tản Viên, vì họ tìm
thấy ở đây phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của quê hương mình.
Một nét đặc sắc khác ở Vĩnh Phúc mà không một vùng miền Phônclo nào có được là
sự ra đời những nhân vật nữ với mật độ khá đông đặc với vai trò lịch sử hết sức đặc biệt.
Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, với khoảng thời gian không dài, xuất hiện hàng
mấy chục nữ tướng tài ba quả là một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử. Hơn ở đâu hết,
từng bản mường thôn xóm trên quê hương Vĩnh Phúc luôn tự hào về các nữ tướng, xem
đó là thành hoàng hoặc tổ sư của một ngành nghề, đặc biệt là võ thuật. Với một cấp độ có
thể nói khá đậm đặc trong dân gian và tính chất nguyên thuỷ bản sắc gốc của nó, thờ Mẫu
đã là một tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc, đặc biệt rõ với Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu với 54 điểm
thờ xếp theo hình 3 lớp sẻ quạt, lấy điểm gốc là Tây Thiên- Tam Đảo. Rồi hiện tượng Hai
Bà Trưng được suy tôn lên hàng Vương Mẫu, bà Triệu Thị Khoan Hoà được tôn làm
Thánh Mẫu. Thật khó cắt nghĩa được hiện tượng này nếu không đặt nó trong mối liên hệ
với cội nguồn Âu Cơ và bọc thai trăm trứng. Lại cũng không thể không nhớ đến tín ngưỡng
của người cổ xưa vào thời kỳ sùng bái nữ thần, ở giai đoạn xã hội mẫu quyền buổi bình minh
lịch sử. Từ đó có thể hiểu rằng trên bình diện văn hoá dân gian quần chúng dành cho nữ vị trí
danh dự hàng đầu là chuyện tất yếu. Trên vùng đất này, thường thấy những hiện tượng rước
chúa gái, rước hồn mẹ Lúa, rồi những cuộc đọ tài thi đối đáp, khéo léo mà người thắng bao
giờ cũng là phụ nữ. Thêm nữa, nữ có khi còn được chọn thay mặt cho dân làng nổi trống
đồng mở đầu buổi lễ trong các sinh hoạt dân gian…
Đặt vào cảnh quan địa lý chung của cả nước, có thể nói Vĩnh Phúc là một vùng đất
trung du khá điển hình, do đó diện mạo Phônclo cũng mang dáng nét trung du khá rõ nét.
Đặc điểm ấy chi phối các mặt sinh hoạt xã hội trong đó có sinh hoạt dân gian. Trong kho
tàng lễ hội cổ truyền, tục ngữ, ca dao, chúng ta thường gặp những câu nói về đặc sản
nông nghiệp:
Dứa Hướng Đạo, gạo Long Trì
Lúa đồng Oai, khoai đồng Bầu
Những câu nói về nghề nghiệp làm ăn:
Thổ Tang có xóm cây Đề
Có sông tắm mát có nghề trồng dâu
*
Mộc Tứ Xã, ngoã Hương Canh
*
Kẻ Dưng đi bán cá con
Kẻ Cánh gánh đất nỉ non nặn nồi
Kẻ Tự gánh đá nung vôi
Kẻ Rau nấu rượu cho người ta say
Những câu nói về các trung tâm mua bán, nói về những phiên chợ quê:
Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
*
Nón em mua ở chợ Giang
Hôm nay đi chợ gặp chàng ở đây
*
Lá hồ chợ São gánh ra
Móc ở chợ Lối bán ra vở ngoài
*
Khua nón thì ở chợ Luông
Cái nón đôi Luồng nó ở chợ Dưng
Cách ghi chép trên đây, văn học dân gian các vùng khác nhau cũng có, chỉ thay đổi địa
danh. Nhưng ở đây chúng ta nhận ra trong lối ghi chép này sự gắn bó của con người với thiên
nhiên, sản vật thuộc vùng trung du - nó cũng gợi nghĩ về những con người dân dã, chất phác,
giản dị, cần cù mà tâm hồn lại sôi nổi, rạo rực tình quê, tình người.
Các nhà nghiên cứu Phônclo còn phát hiện ra một điều quan trọng là: Vĩnh Phúc đã
bảo lưu được khá nhiều chứng tích về sinh hoạt văn hoá dân gian thời xa xưa của một
vùng đất cội nguồn. Những chuyên gia hàng đầu về khoa học xã hội thường nói: muốn
nắm bắt được bản sắc và thực thể Phônclo, phải nghiên cứu nó ở dạng tổng thể. Nếu đúng
như vậy thì may mắn và thuận lợi biết mấy khi nghiên cứu về diện mạo Phônclo trên
vùng đất Vĩnh Phúc. Những điều cảm nhận được về tình cảm, về hiện thực cuộc sống của
người xưa qua tục ngữ, ca dao, dân ca; qua truyện cổ dân gian; qua âm nhạc dân gian; mỹ
thuật dân gian; trò diễn hội làng; và lễ thức sinh hoạt truyền thống được lưu giữ đến ngày
nay đều còn óng ánh màu sắc nguyên hợp những dáng vẻ của buổi đầu sơ khởi.
Có thể dẫ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Vĩnh Phúc.pdf