Luận văn Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải

Tài liệu Luận văn Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải: 1 Luận văn Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải 2 Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cung đã tăng so với cùng kỳ, và tổng cầu chỉ tăng thấp, làm cho giá cả và sức mua giảm, khiến cho một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng chậm. Điều đó đòi hỏi phải có các giải pháp đúng, mang tính chất khả thi cao nhằm biến những thách thức thành nguy cơ may bật mở những tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có thể nói 12 năm đổi mới vừa qua đã tạo thế và lực để có thể biến những thách thức thành cơ may nếu chúng ta thực sự gắn kết sức người sức của, trí tuệ để dồn mọi nguồn lực vào đường ray chung của sự phát triển. Không kém phần quan trọng, những yếu tố nội bộ trong mỗi doanh nghiệp cũng là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chung trong toàn doanh nghiệp và của nền kinh tế. Công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế - Bộ giao thông vận tải là mộ...

pdf32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải 2 Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cung đã tăng so với cùng kỳ, và tổng cầu chỉ tăng thấp, làm cho giá cả và sức mua giảm, khiến cho một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng chậm. Điều đó đòi hỏi phải có các giải pháp đúng, mang tính chất khả thi cao nhằm biến những thách thức thành nguy cơ may bật mở những tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có thể nói 12 năm đổi mới vừa qua đã tạo thế và lực để có thể biến những thách thức thành cơ may nếu chúng ta thực sự gắn kết sức người sức của, trí tuệ để dồn mọi nguồn lực vào đường ray chung của sự phát triển. Không kém phần quan trọng, những yếu tố nội bộ trong mỗi doanh nghiệp cũng là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chung trong toàn doanh nghiệp và của nền kinh tế. Công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế - Bộ giao thông vận tải là một doanh nghiệp mới được cổ phần hoá và đang dần đi vào ổn định mở ra những cơ hội, thách thức mới. Qua thời gian kiến tập tại Công ty kết hợp giữa lý luận đã được trang bị với kiến thức thực tế đã khảo sát tìm hiểu, tôi xin trình bày "Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải". Với các phần như sau: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần II: Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý của Công ty. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Phần III: Đặc điểm về lao động. Phần IV: Đặc điểm về máy móc, thiết bị Phần V: Đặc điểm về nguyên vật liệu Phần VI: Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu nguồn vốn Phần VII: Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phần VIII: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 3 Phần I Quá trình hình thành và phát triển của công ty, phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. I/ Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO. Trụ sở giao dịch đặt tại: 75 phố Yên Ninh - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04)8454813 - 8430009 - 8430076 Fax: (84 -4) 84300909 - 7330339 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Bộ giao thông vận tải. Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Bộ giao thông vận tải - TRAPHACO (Bộ giao thông vận tải) được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo nghị định số 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần và theo đề nghị của Giám đốc Sở y tế giao thông vận tải và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ lao động. Tiền thân của Công ty trước đây là xưởng sản xuất thuốc Đời sống có số cán bộ CNV: 40 người với chức năng chủ yếu là sản xuất thuốc cung cấp thuốc cho đời sống nhân dân. Năm 1993 Xí nghiệp được mở rộng thành xí nghiệp dược phẩm Đời sống. Năm 1994 căn cứ theo quyết định về thành lập doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp được đổi tên và mở rộng thành Công ty Dược và thiết bị vật tư y tế Giao thông vận tải số 1087 QĐ/TCCB - LĐ. Từ năm 1994 đến năm 1998 Công ty liên tục được phát triển và mở rộng chiều sâu cũng như chiều rộng, đến năm 1999 Công ty đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước có qui mô phát triển với 8 phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng có qui mô tương đương với một xí nghiệp lớn. Với sự lớn mạnh không ngừng về qui mô, Công ty cũng mở rộng chức năng 4 nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Chức năng hoạt động của Công ty: Thu mua và gieo trồng chế biến các sản phẩm dược liệu trong nước và các sản phẩm sản xuất dược liệu. Khai thác triệt để nguồn dược liệu trong nước kế thừa truyền thống của sản xuất thuốc đông dược đã có từ rất lâu đời ở nước ta. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dược, hoá chất và vật tư, thiết bị y tế. cung cấp vật tư thiết bị y tế cho ngành y tế. Kinh doanh và điều chế sản phẩm thuốc tân dược, pha chế thuốc tân dược theo đơn và theo sản phẩm đặt trước tại Công ty. Tư vấn về mẫu mã và qui trình sản xuất dược phẩm, hoá mỹ phẩm phuc vụ cho nhiều ngành khác có liên quan. Kinh doanh XNK nguyên phụ liệu làm thuốc cho các công ty trong nước ngoài, kinh doanh các sản phẩm thuốc đồng thời cung cấp các sản phẩm thuốc và dụng cụ y tế phục vụ cho việc khám và chữa bệnh trong ngành y tế. Quá trình chuyển từ Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Bộ giao thông vận tải thành công ty cổ phần. Căn cứ theo nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy cuả Bộ giao thông vận tải. Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải số 2566/1999/QĐ - BGTVT ngày 27/9/1999 đã phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ công ty dược và thiết bị y tế thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế - Bộ giao thông vận tải được phép kinh doanh các ngành nghề sau: + Thu mua gieo trồng và chế biến dược liệu + Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hoá chất và vật tư thiết bị y tế + Pha chế thuốc theo đơn. + Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. 5 + Kinh doanh xuất nhập khẩu, nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc. Công ty là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần II. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay và các năm tiếp theo: Phát triển mạnh vào những năm 1997 -1998 Công ty dược và thiếp bị vật tư y tế đã tạo cho mình một vị thế riêng trên thị trường Việt Nam. Đến năm 1999, thực hiện chủ chương cổ phần hoá trong các doanh nghiệp Nhà nước công ty đã tiến hành cổ phần hoá và từ đó cho đến nay Công ty đã đi vào thế ổn định, nhanh chóng thích ứng với vai trò mới . Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn đòi hỏi cần đặt ra những phương hướng giải quyết đồng thời đề ra những nhiệm vụ với mục đích thúc đẩy của Công ty trong tương lai. *)Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nhằm không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, ngày càng cao nhu cầu sử dụng trong nước và nước ngoài. Tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế tổ chức quản lý XNK và giao dịch đối ngoại. Chủ động tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tìm đối tác đầu tư liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài. Đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp các chi phí đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, hỗ trợ cho sản xuất phát triển góp phần tăng lợi nhuận cho các cổ đông và công nhân trong công ty. Quản lý sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển nguồn vốn nhằm ổn định mở rộng sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng, cạnh tranh với nhiều đơn vị khác trên thị trường. 6 Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội. Tổ chức tốt đời sống hoạt động xã hội. Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá nghề nghiệp của công nhân trong công ty. *)Phương hướng: Công ty phấn đấu đạt mức doanh thu 45 tỷ vào năm 2000 (năm 1999 doanh thu của công ty là 42 tỷ) . Xây dựng một mạng lưới giao dịch thương mại rộng, củng cố đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn hữa, mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố quan hệ với bạn hàng lâu bền. Tăng cường quản lý, tiết kiệm vật tư tài chính, năng lượng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Giảm chi phí đến mức tối thiểu có thể chấp nhận được, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 7 Phần II Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý của công ty. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức. I. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý 1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Trong một nền kinh tế do đặc điểm về ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp có một hình thức tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải là công ty cổ phần có số thành viên nhỏ hơn 12 thành viên. Đứng đầu bộ máy quản lý là Chủ tịch hội đồng quản trị và bên cạnh là giám đốc điều hành với sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông thông qua hội đồng quản trị Công ty bao gồm 6 phòng ban gồm: - Phòng kế toán: + Chức năng: Giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có tránh nhiệm theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính và hướng dẫn thực hiện chế độ chi tiêu về hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao việc sử dụng tốt tài sản vật tư tiền vốn, phát hiện những lãng phí trong sản xuất, đề xuất với hội đồng quản trị và giám đốc điều hành các biện pháp về tài chính đạt hiệu qủa kinh tế cao. + Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính (theo năm, quý, tháng). Xây dựng bảo vệ định mức vốn lưu động, tiến hành thủ tục vay vốn, xin cấp vốn... Theo dõi tình hình thực hiện khấu hao giá thành và phân tích thực hiện. Nghiên cứu các biện pháp, sử dụng hợp lý vốn đem lại hiệu quả cao nhất. Giám sát việc sử dụng lợi nhuận và các loại quỹ xí nghiệp. Quản lý quỹ tiềm mặt. Thu chi, tiền mặt, phát lương. Kế toán vật liệu. Kế toán TSCĐ. Kế toán lao động tiền lương. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành. Kế toán tiêu thụ. Kế toán gia công; Kế toán XNCB. Kế toán tổng hợp. Kế toán xuất nhập khẩu. Kế toán thanh toán và công nợ. Tổ chức công tác phân tích hợp đồng kinh tế, để xuất các phương án biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thống nhất trong 8 toàn nhà máy. Giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán xí nghiệp. Xét duyệt các dự trù chi tiêu tạm ứng làm báo cáo định kỳ chấp hành các thủ tục của ngân hàng, giao dịch với ngân hàng, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán. - Phòng kế hoạch: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham ưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất - NNK - kỹ thuật - tài chính trong công ty; giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại của đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư nguyên nhiên liệu để phục vụ cho yêu cầu sản xuất; tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo cho vòng quay vốn nhanh. +Nhiệm vụ: Tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn, gắn hạn, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, kế hoạch giá thành sản phẩm (của phân xưởng và công ty); các kế hoạch khác thì phải phân phối và đôn đốc các phòng nghiệp vụ có liên quan; phòng kế hoạch thị trường thì tổng hợp thành kế hoạch sản xuất kỹ thuật - tài chính thống nhất toàn công ty. Các kế hoạch đều phải căn cứ vào chủ chương phát triển sản xuất của Công ty và nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm và điều kiện thực tế của công ty tiến hành giao kế hoạch từng quý, tháng cho các phân xưởng. Xây dựng tiến độ kế hoạch sản xuất đề ra các yêu cầu cụ thể về việc thực hiện tiến độ đó, phối hợp với các phân xưởng để độ sản xuất của phân xưởng. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đảm bảo cho sản xuất được cân đối nhịp nhàng đều đặn cho toàn công ty. Tính toán giao chỉ tiêu cấp phát vật tư kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị cho các phân xưởng. Xây dựng kế hoạch khai thác khả năng hiện tác sản xuất tư bên ngoài: Tổ chức thực công tác thống kê ban đầu, thống kê tổng hợp là báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất. Sơ kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính toán phần hạch toán nội bộ cho các phân xưởng hàng tháng. Đề ra các biện pháp chỉ đạo cho tháng tới. 9 Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu trên thị trường nước ngoài căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu hàng năm được phân bố trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu kiểm sát thị trường đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại trên cơ sở nắm vững thông tin thương mại, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác XNK. Phối hợp với các phòng và bộ phận có liên quan có kế hoạch dự trù vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị... Căn cứ vào kế hoạch sản xuất cho năm sau. Trình giám đốc duyệt, đăng ký hạn ngạch với thành phố và Bộ thương mại đối với kế hoạch nhập khẩu của phòng kế hoạch thị trường. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNVC làm công tác XNK. Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng kế hoạch cung cấp và dự trù nguyên liệu vật liệu, phụ tùng thay thế, xây dựng ký kết giám đốc thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, lập báo cáo phân tích trách nhiệm của từng bên trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm, xây dựng ký kết các hợp đồng vận chuyển với cơ quan ngoài công ty, báo cáo tình hình sử dụng vật tư của công ty, xây dựng và kiểm tra thực hiện hệ thống nội quy kho tàng quy định sử dụng bảo quản vật tư sản phẩm nội địa quỹ kho tàng quy định sử dụng bảo quản vật tư của công ty. Xây dựng ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bảo quản lưu trữ tài liệu của phòng và công ty có liên quan đến kế hoạch XNK cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng nghiên cứu và phát triển: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác chuyển giao công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất. Nghiên cứu sản xuất thực nghiệm sản phẩm tiến tới đưa vào sản xuất những sản phẩm chất lượng cao. + Nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho sản phẩm sản xuất. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm cũ, hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Đưa vào sản xuất ứng dụng các sản phẩm mới. 10 - Phòng hành chính: + Chức năng: Giúp giám đốc trong công việc hàng ngày, quản lý điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành chính, tổng hợp, giao dịch văn thư và truyền đạt chỉ thị, công tác của giám đốc các phòng và phân xưởng. Quản lý tài sản hành chính cung cấp văn phòng cho công ty. + Nhiệm vụ: Thư ký giúp việc cho giám đốc và xây dựng chương trình công tác hàng tháng, tuần của đơn vị. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo quản con dấu. Đánh máy, in ấn các tài liệu, trực điện thoại, fax. Tiếp khách và hướng dẫn khách đến công ty công tác. Báo cáo tổng hợp theo định kỳ quy định. - Phòng kỹ thuật điều độ sản xuất: + Chức năng: tham mưu giúp giám đốc quản lý chung các mặg công tác kỹ thuật của công ty. Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, điều độ sản xuất đưa công nghệ mới vào sản xuất. Quản lý các thiết bị máy móc, điện, năng lượng toàn công ty. Tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy móc trong công ty. +Nhiệm vụ: Xây dựng quy trình công nghệ, đưa công nghệ, quy trình thao tác các khâu sản xuất sản phẩm của công ty. Nghiên cứu cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất . Xây dựng nội quy, quy trình vận hành (sử dụng) các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Xây dựng các phương án và giám sát thực hiện kế hoạch cải tạo và lắp đặt mới hệ thống các chủng loại thiết bị cơ và điện phục vụ cho sản xuất của công ty. Chỉ đạo kỹ thuật phân xưởng, điều độ của công ty. Chỉ đạo kỹ thuật phân xưởng, điều độ sản xuất, phối hợp với kỹ thuật phân xưởng. - Phòng Tổ chức: + Chức năng: giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty. Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC). Sắp xếp đào tạo đội ngũ CBCNVC công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với người lao động. Xây dựng quản lý quỹ tiền lương và các định mức lao động 11 + Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Chủ trì xây dựng các quy định về chức năng quỳên hạn của công ty cũng như các đơn vị phòng ban, phân xưởng có bổ sung cho phù hợp từng giai đoạn. Phối hợp các phòng ban, phân xưởng, xây dựng quy chế làm việc của các đơn vị trong công ty. Thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và nhận xét cán bộ hàng năm. Thực hiện công tác kỷ luật, xét khếu nại của CBCNV trên cơ sở các chế độ chính sách, quy định của nhà nước và của công ty. Quản lý và thực hiện giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, nghỉ phép của CBCNVC. Xây dựng các kế hoạch đào tạo. 12 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty II. Phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý: Trong thời kỳ cơ chế thị trường có nhiều sự biến động phức tạp, tổ chức bộ máy quản lý của công ty phải luôn hoàn thiện theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế. Nhất là sau khi đã cổ phần hoá. Thực tiễn đòi hỏi công ty phải có những giải pháp "đột phá" để kích thích sức mua của người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và quốc tế. Công ty tiến hành đổi mới hệ thống quản lý gồm: Sắp xếp các phòng ban, giảm khâu trung gian, giảm chi phí sản xuất, đầu tư nhiều hơn vào con người, vốn, phương tiện. Ban giám đốc phải nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là trình độ tiếp thị. Hi ng qun tr Giám c iu hành P.Giám c ph trách SX Phó G ph trách nhân s Phòng t chc Phòng hành chính Phòng K hoch Phòng N/c và phát trin Phòng K thut Phòng tài chính k toán PX thuc viên GMP PX viên hoàn PX s ch dc liu PX thuc m PX thuc bt PX thc nghim PX thuc Philatp PX thuc nc 13 Phần III Đặc điểm về lao động Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế - TRAFACO là một đơn vị sản xuất kinh doanh, do vậy lao động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động của công ty. Lao động được phân làm 2 loại chủ yếu: Bộ phận lao động gián tiếp: Quản trị viên, gồm các cán bộ làm việc trong các phòng ban, các cán bộ làm công tác quản lý và bộ phận chức năng. Thời gian làm việc theo giờ hành chính. Bộ phận lao động trực tiếp: gồm công nhân các phân xưởng, các tổ trong phân xưởng làm việc theo giờ. Hiện nay toàn bộ lao động trong toàn công ty có 327 người, trong đó nam 141 người chiếm 43%, nữ 147 người chiếm 57%, bộ phận lao động ngoài 177 người. Danh sách sáng lập viên STT Chức vự Trình độ Năm sinh Giới tính 1 Chủ tịch HĐQT Dược sĩ chuyên khoa 2 1948 nữ 2 P. chủ tịch HĐQT Thạc sĩ 1956 nữ 3 Uỷ viên Thạc sĩ 1955 nữ 4 Uỷ viên Thạc sĩ 1965 nam 5 Uỷ viên Thạc sĩ 1967 nam Hội đồng quản trị của công ty có 5 người đều tót nghiệp Cao học Dược, ngoài ra còn tốt nghiệp các chương trình cao học về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh của Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân. Như vậy các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn được trang bị về kiến thức kinh tế, quản trị kinh doanh phù hợp với yêu 14 cầu đòi hỏi hiện nay quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Trong quá trình làm việc họ luôn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cũng như kiến thức quản lý tài chính. Vì vậy có hiệu quả, tránh được sự chồng chéo giữa các phòng ban, giữa các phân xưởng. Có sự phân biệt rõ ràng chức chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân. Từng bước tiến tới một tổ chức chặt chẽ nhằm đáp ứng công việc một cách hiệu quả, tổ chức sản xuất phục vụ yêu cầu của thị trường. Bộ phận lao động gián tiếp của công ty chia làm 8 phân xưởng sản xuất, là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm, bao gồm: + Phân xưởng thuốc viên GMP + Phân xưởng viên hoàn + Phân xưởng sơ chế dược liệu + Phân xưởng thuốc mỡ + Phân xưởng thuốc bột + Phân xưởng thực nghiệm + Phân xưởng Philatốp + Phân xưởng thuốc mỡ Lao động trong toàn công ty được chia đều cho các phân xưởng sản xuất và các phòng ban. Mõi phân xưởng sản xuất chiếm từ 20 đến 40 người trong đó phân xưởng sản xuất chiếm số lao động nhiều nhất là các phân xưởng chính gồm 3 phần xưởng: + Phân xưởng thuốc viên GMP + Phân xưởng viên hoàn + Phân xưởng thực nghiệm 15 Số lao động trong công ty được phân bố theo trình độ chuyên môn như sau: STT Trình độ Số lượng Nam Nữ 1 + Thạc sĩ 9 4 5 2 + Dược sĩ 97 45 52 - Trung học 23 7 25 - Đại học 74 34 40 3 + Kỹ sư 23 14 8 4 + Trung cấp 40 14 26 - Dược sĩ 36 - Ngành khác 4 5 + Sơ cấp - Dược tá 65 25 40 - Công nhân 98 35 63 - Thạc công 6 6 Nhận xét: Trình độ lao động trong công ty rất phức tạp, nhiều cấp bậc và đa dạng về ngành học. + Kỹ sư: Đại học mỹ thuật công nghiệp (tạo dáng sản phẩm) Đại học Bách khoa, Đại học giao thông vận tải (kỹ thuật điện, máy) + Cử nhân: Đại học dược (nghiên cứu, ứng dụng) + Trung cấp: Dược (sản xuất trực tiếp) + Sơ cấp: Dược tá (sản xuất trực tiếp) Nội dung và phương hướng giải quyết lao động hiện nay: Trước khi cổ phần hoá, công ty chưa sử dụng triệt để nguồn lao động đã có. Lao động ít được đào tạo mới và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như công tác quản lý do thiếu kinh phí. Mặt khác, vốn hoạt động 16 chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, người lao động chưa thực sự được chia sẻ trách nhiệm đối với đồng vốn bỏ ra. Sau khi cổ phần hoá, mặc dù thời gian hoạt động không nhiều nhưng công ty đã có những chuyển biến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ số tiền cổ phần hoá thu được công ty đã trích ra 200 triệu để đào tạo mới cho cán bộ trong công ty. Bảng đào tạo nguồn nhân lực. Số lượng Chức vụ Đào tạo cũ Đào tạo mới 3 Giám đốc điều hành, phó giám đốc điều hành, phó giám đốc phụ trách SX Cao học. Quản trị doanh nghiệp thuộc trung tâm Pháp - Việt 24 Công nhân sản xuất trực tiếp Sơ cấp dược tá Trung cấp dược 3 Cán bộ phòng nghiên cứu và phát triển Đại học dược Thạc sĩ Dược Hiện nay công ty đang cố gắng đào tạo mới thêm và đặc biệt chú trọng đến mặt chất lượng lao động, thu hút lao động có trình độ cao. Tăng lao động trực tiếp sử dụng và bố trí lao động hợp lý nhằm phát huy khả năng lao động của mỗi phân xưởng lchuyên môn và cá nhân trong phân xưởng. Đảm bảo đủ việc làm và thu nhập cao cho người lao động, chú trọng đến vấn đề an toàn lao động và sức khoẻ người lao động trong công ty. Có những hình thức khen thưởng về vật chất và khuyến khích tinh thần lao động của công nhân tạo cho họ niềm yêu nghề, say mê công việc. 17 Phần IV Đặc điểm về máy móc thiết bị Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn vậy các doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm - một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cũng như vậy, công ty rất quan tâm đến việc trang bị máy móc phục vụ sản xuất. Máy móc thiết bị trong công ty luôn được trang bị mới, hiện đại. Bên cạnh đó ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật cao của thế giới vào dây chuyền sản xuất trong công ty đang là một mục tiêu hàng đầu của các nhà quản trị máy móc nhập từ nước ngoài, đa số đều chưa qua sử dụng, được công nhân khai thác tối đa hiệu quả sử dụng sản xuất với chất lượng sản phẩm cao. Bảng máy móc của công ty Loại máy móc thiết bị Số lượng Số năm đã sử dụng Nước sản xuất Nồi bao vỏ thuốc 20 4 Việt Nam Nồi nấu hộp 2 2 Việt Nam Máy xay 2 2 Việt Nam Máy nhào cao tốc 1 1 Đức Máy sấy tầng sôi 2 2 Đức Máy sát hạt 1 2 Trung Quốc Máy trộn khối 1 1 Trung Quốc Máy dập viên ZP33B 2 1 Đức Máy dập viên Z P33 2 1 Đức Máy dập viên coton 3 1 Trung Quốc Máy đóng nhộng bán tự động 2 Đức 18 Máy làm sạch nhập 1 2 Trung Quốc Máy làm sạch viên 1 2 Đức Máy ép vỉ mềm 1 1 Đức Máy ép vỉ cứng 9 2 Việt Nam Máy ép vỉ cứng 1 2 Trung Quốc Máy ép vỉ cứng 1 2 Đài Loan Máy đóng túi 4 2 Việt Nam Máy đóng trà túi lọc 1 2 Trung Quốc máy quấy thuốc mỡ 2 2 Việt Nam Máy đóng tuýp 2 2 Pháp Máy đóng bột 1 2 Đài Loan Máy rây RMP 1 1 Đức Máy đóng ống 2 2 Đài Loan Máy hàn 2 3 Trung Quốc Máy đóng số kiểm soát 1 2 Đức Máy lén khí 3 2 Trung Quốc Nhận xét: Về máy móc thiết bị: Công ty có nhiều loại máy móc thiết bị, chủ yếu nhập từ nước ngoài về. Máy móc phong phú về chủng loại và thời gian sử dụng trung bình chưa quá 2 năm. Do đó công ty sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, ít sản phẩm phế thải. Toàn bộ trang thiết bị máy móc của công ty được chia cho 8 phân xưởng: + Phân thuốc viên GMP: Chủ yếu sử dụng các loại máy như: nồi nấu hộp, máy xay, máy sấy, tầng sôi máy sát hạt, tủ sấy tĩnh, nồi bao viên, máy trộn khói. Máy dập viên ZP33B, máy dập viên ZP33, máy dập viên coton, máy đóng nhộng bán tự động, máy làm sạch nhộng, máy làm sạch viên, máy ép vỉ mềm, 19 máy ép vỉ cứng (Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan), máy đóng sổ kiểm soát, máy nén khí. + Phân xưởng viên hoàn: Nồi bao, máy đóng túi, máy đóng trà túi lục + Phân xưởng chế dược liệu: Các dụng cụ sơ chế, máy say, máy nghiền bột. + Phân xưởng thuốc mỡ. Máy khuấy thuốc mỡ, máy đóng tuýp + Phân xưởng thuốc bột: Máy say, máy đóng bột + Phân xưởng thực nghiệm: Gồm các máy móc giống như phân xưởng thuốc viên GMP ngoài ra còn có máy giây GMP + Phân xưởng thuốc Philatốp: Máy đóng ống, máy hàn, máy lọc +Phân xưởng thuốc nước: Các dụng cụ sơ chế, máy đóng ống, máy hàn. Mỗi phân xưởng sản xuất thuốc do sản xuất các loại thuốc khác nhau đặc trưng cho mỗi phân xưởng nên quy trình công nghệ sản xuất cũng khác nhau, phân xưởng được trang bị nhiều máy móc trang thiết bị nhất đồng thời sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn GMP là phân xưởng thuốc viên GMP. 1. Quy trình công nghệ Do thời gian khảo sát thực tế không cho phép tôi chỉ xin nên ra quy trình công nghệ sản xuất thuốc ở phân xưởng thuốc viên GMP đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP: Trước hết từ các nguyên dược liệu đã có sẵn phải qua sơ chế và kiểm nghiệm xem có đảm bảo độ mịn và độ ẩm. Các quy trình sản xuất tiếp theo như sau: 20 Nguyên, ph liu dc Các loi bt ã qua s lý Trn kép Nhào m Sát ht Sy Sa ht Trn tá dc trn p viên óng v Nhp kho Máy xay, giây Máy trn khi máy trn cao tc Tá dc dính Máy nhào cao tc Máy sy tng sôi t sy tnh Máy sát ht Kim nghim thành phm Máy trn khi Máy dp viên Máy ép v Máy in s Kim nghim thành phm Kim tra thành phm 21 Nhận xét: Quy trình sản xuất của phân xưởng thuốc viên GMP rất phức tạp, trải qua nhiều công đoạn sử lý và trộn thêm nhiều phụ gia khác nhau. Bên cạnh đó trong mỗi qúa trình sử lý của mỗi công đoạn đòi hỏi phải sử lý đúng số lượng và tỷ lệ. Công nhân sản xuất ở phân xưởng này thường là những người có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm. 2. Tổ chức sản xuất: Phân xưởng thuốc viên GMP gồm 40 người chia làm 5 tổ sản xuất. + Tổ 1: Sơ chế nguyên phụ liệu dược và tiến hành trộn kép + Tổ 2: Tá dược tính đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành nhào ẩm + Tổ 3: sát hạt và sấy hạt bằng tủ sấy trình và máy sấy tầng sôi + Tổ 4: Kiểm nghiệm lại thành phẩm và tiến hành sửa hạt lại một cầu nữa sau đó trộn tá dược trơn. + Tổ 5: Tiến hành dập viên, kiểm nghiệm thành phẩm và ép vỉ rồi cho qua kiểm nghiệm thành phẩm lần cuối trước khi nhập khi chờ tiêu thụ. Như vậy: quá trình sản xuất trong 5 tổ là nối tiếp nhau đòi hỏi mỗi tổ phải hoàn thành đúng chức năng sản xuất của mình để dây truyền sản xuất không bị xáo trộn, tồn đọng. Tiến hành đồng đều, hiệu quả cao. 3. Công tác quản lý chất lượng và chuyển giao công nghệ: Nếu như trước đây công ty thường đánh giá tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm chỉ dựa trên các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, thì giai đoạn hiện nay nhất là sau cổ phần hoá, cán bộ lãnh đạo phòng nghiên cứu phát triển của công ty đã thay đổi việc đánh giá tiêu chuẩn chất lượng theo quan điểm mới nghĩa là cho dù sản phẩm với tiêu chuẩn song chưa chắc đã có chất lượng, chưa chắc người mua ưng thích, ngay cả khi trong công ty đã có phân phân xưởng thuốc viên GMP. Hơn nữa yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng luôn thay đổi thường xuyên, mặc dù có bổ xung, đổi mới tiêu chuẩn song không thể nào theo kịp với yêu cầu của người tiêu dùng, bởi vậy cần phải thường xuyên làm cho sản phẩm thoả mãn với yêu cầu của người tiêu dùng. Công ty cho rằng muốn sản phẩm thường xuyên đảm bảo chất lượng thì không nhất thiết phải tăng cường công tác kiểm tra mà phải tăng cường 22 biện pháp phòng ngừa, có như vậy mới giải quyết tận gốc các trục trặc về chất lượng. Phòng ngừa mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý chất lượng của công ty với phương trâm "Một xu trong phòng ngừa bằng một đồng trong khắc phục, sửa chữa". Công ty lấy được nhiều uy tín của người tiêu dùng ở thị trường trong nước. Đối với thị trường nước ngoài công ty cũng đã đang phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với các nước như Đức, Bỉ với các sản phẩm chủ yếu là thuốc trị cao huyết áp CapoRin và thuốc trị sốt sét Actemeter. + Về mặt lao động. Đào tạo mới nhiều lao động cao trong lĩnh vực chuyên môn với mục đích hạn chế thấp nhất những thiếu sót trong kỹ thuật của người lao động. + Về máy móc thiết bị: Thường xuyên bảo dưỡng, đại tu thay thế khi có sự hỏng hóc và định định hướng đầu tư thiết bị mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. + Về nguyên liệu: Công ty cố gắng khai thác những vùng có nguyên dược liệu chất lượng cao, có khả năng cho sản xuất ra sản phẩm cao về chất lượng. Tăng cường mở rộng khả năng giao dịch để tìm nơi cung cấp nguyên liệu thuận lợi nhất tránh tình trạng thiếu hụt nguyên dược liệu cho sản xuất. + Về quản lý: Công ty rất chú trọng đến công tác quản lý và đào tạo công nhân lành nghề am hiểu về quá trình sản xuất trong công ty mục đích nâng cao trình độ tay nghề và trình độ khoa học kỹ thuật cho công nhân. 23 Phần V Đặc điểm về nguyên vật liệu Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế ngoài việc chú trọng đào tạo con người, mạnh dạn đổi mới thiết bị công nghệ cần chú trọng tới việc quản lý - khai - thác sử dụng nguồn nguyên dược liệu. Nói chung nguyên dược liệu dùng cho sản xuất thuốc thường là các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên như: nhung hươu (dùng sản xuất thuốc bổ linh dược), gan cá biển (dùng sản xuất dầu gan cá), các loại cây thuốc (sâm, đỗ trọng, bạc hà, v.v...), các sản phẩm khác. Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới nguyên liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất dược, sử dụng khi đã qua sơ chế để tạo ra sản phẩm. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất rất đa dạng, ngoài nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm còn có thêm các chất đơn phụ gia để đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và tiện lợi cho người tiêu dùng sử dụng. Kinh phí nguyên liệu dùng cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị chi phí để sản xuất ra sản phẩm. Nhất là các sản phẩm có chất lượng cao, cầu nhiều loại nguyên liệu đặc biệt như: thuốc chữa bệnh sốt rét Actemeter, thuốc chữa bệnh cao huyết áp Caporin, các loại vacxin cần chế độ bảo quản đặc biệt. Các sản phẩm dụng cụ y tế cũng cần chi phí cao cho vật liệu sản xuất, ngoài ra còn cần đảm bảo chính xác về tính kỹ thuật, thuận tiện cho việc sử dụng chữa bệnh. Để xác định một cách chính xác giá chi phí cho nguyên vật liệu sản xuất với mục tiêu bán được sản phẩm có lãi. Công ty sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào (do đặc trưng của sản phẩm bán ra) theo cách tính: Từ: P = Pp x Q Pp = Ps - [Ps x tỷ lệ lãi gộp b/q] S = Ps x Q = Ps - [Ps x S -P S x 100%] = Ps (1 - S-P S ) - nhân hai vế với Q Q x Pp = Q x Ps (1 - S-P S )  P = S - S +p 24 Trong đó: Tỷ lệ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng hoá Doanh thu thuần x 100% P: giá vốn hàng hoá S: giá bán hàng hoá (Doanh thu thuần) Pp: giá mua vào một đơn vị sản phẩm Ps: giá bán ra một đơn vị sản phẩm Q: số lượng sản phẩm Sử dụng phương pháp này có hiệu quả trong việc tăng mức lợi nhuận khi mà giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc không có sự khác nhau giữa các nghiệp vụ kinh doanh như hàng hoá sản xuất, nhãn hiệu điều kiện giao hàng v.v... - Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu: Quản lý nguyên vật liệu là điều kiện khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Công tác quản lý nguyên vật liệu là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu như không muốn quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị gián đoạn. Đối với ngành thuốc, yêu cầu của công tác quản lý rất quan trọng ở tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, sử dụng v.v... Để sản xuất ra một sản phẩm phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác, mỗi loại có một công dụng khác nhau. Do đó công tác quản lý thu mua luôn đúng, đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả... với mục tiêu giảm chi phí. Nguyên dược liệu sản xuất thuốc luôn cần phải đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Tổ chức quản lý sao cho không bị thất thoát, hư hỏng. Chi phí nguyên liệu là rất lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy việc sử dụng nguyên liệu phải đúng mức tiêu hao, đúng chủng loại nguyên liệu... đảm bảo hợp lý, tiết kiệm phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, kiểm tra tình hình xuất nhập, tồn nguyên vật liệu, tính toán chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu vào từng sản phẩm. 25 Phần VI Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu nguồn vốn Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước: một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, một nền kinh tế chịu sự tác động gắt gao của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu... Chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì trước hết doanh nghiệp đó phải biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, điều này đòi hỏi nhiều yếu tố ở đặc điểm của nguồn vốn là cách thức sử dụng nguồn vốn. Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải được thành lập với tổng số vốn điều lệ: 9.900.000.000 đồng. + Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 4.455.000.000 chiếm 45% vốn điều lệ. + Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 4.455.000.000 chiếm 45% vốn điều lệ. + Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp 990.000.000 chiếm 10% vốn điều lệ. Có thể khái quát cơ cấu vốn của công ty qua bảng sau (Đơn vị tính: triệu đồng) Cổ phần bị chiếm Thành tiền Tỷ trọng Tỷ lệ cổ phần nhà nước 4455 45% Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 4455 45% Tỷ lệ cổ phần bán cho đối tượng ngoài doanh nghiệp 990 10% Tổng giá trị vốn điều lệ 9.900 100% 26 - Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá: + Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 29.307.225.310 đồng + Giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 5.238.975.344 đồng - Giá trị cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: + Tổng cổ phần theo giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 15.298 cổ phần, phần giá trị được ưu đãi: 458.940.000 đồng. - Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá có quyền được sử dụng số tiền bán cổ phần như sau: + Đào tạo và đào tạo lại cho người lao động: 200.000.000 đồng + Vay ưu đãi để mở rộng phạm vi kinh doanh: Không đồng + Trợ cấp cho người lao động dôi dư: Không đồng. Như vậy thời gian hoạt động của công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải kể từ khi được cổ phần hoá cho đến nay là chưa nhiều. Song có thể nói đó là một quá trình thay đổi rất lớn trong toàn công ty. Bộ máy quản lý của công ty được cải tổ lại cơ cấu tổ chức, đồng thời các cán bộ quản lý giữ vị trí chủ chốt trong công ty cũng được trang bị thêm kiến thức chuyên môn và kiến thức về kinh tế bằng chính tiềm lực kinh tế của công ty được tính từ giá trị cổ phần hoá. Điều đó đảm bảo rằng công ty sẽ được phát triển vững mạnh trong tương lai nhờ vào tài năng thực sự của các cán bộ lãnh đạo. Để nhìn nhận tổng quát hơn tiềm lực kinh tế của công ty ta có thể so sánh tổng giá trị vốn điều lệ của công ty với 10 công ty cổ phần đã được cổ phần hoá ngay từ đợt I được coi là 10 doanh nghiệp có tổng số vốn lớn nhất: 27 Đơn vị tính: Triệu đồng 10 doanh nghiệp đã cổ phần hoá có tổng vốn lớn nhất Tên công ty Ngành nghề Tổng số vốn 1. Công ty cáp và vật liệu bưu chính viễn thông Sản xuất (SX) Vật liệu BCVT 120.000 2. Công ty sơn Bạch Tuyết SX vật liệu xây dựng 20.000 3. Khách sạn Sài Gòn Dịch vụ 18.000 4. Công ty cơ điện lạnh Dịch vụ 16.000 5. Công ty thành công Xây dựng 15.059 6. Công ty văn hoá Tân Bình Dịch vụ 14.625 7. Công ty XNK Nam Hà Nội Dịch vụ 12.800 8. Công ty Bông Bạch Tuyết SX hàng tiêu dùng 11.400 9. Công ty XK thuỷ sản Minh Hải Nuôi hải sản 10.000 10. Công ty vận tải ôtô Lâm Đồng Dịch vụ 8.390 Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Thuốc và dụng cụ y tế 9.900 Nguồn: Bộ Tài chính Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều hoạt động khá hiệu quả. Công ty cổ phần Dược là một ví dụ 1999 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 6,7 tỷ 18,66 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 29,2 tỷ 81,34 Tổng giá trị thực tế tại doanh nghiệp 35,9 tỷ 100 Nợ năm 98 đã trả 24,5 tỷ Khen thưởng phúc lợi 448,662 triệu Tổng doanh thu 42 tỷ Lợi nhuận 1,9 tỷ Nhận xét: trước khi cổ phần hoá (trước năm 1999) công ty vẫn còn nhiều khoản nợ không thể thanh toán hết do thiếu vốn sản xuất. Đến năm 1999 công ty đã trả hết nợ, ngoài ra còn thu thêm lợi nhuận cho các cổ đồng là 1,9 tỷ. Bên cạnh đó số tiền công ty trích từ doanh thu để lập quỹ 28 khen thưởng phúc lợi là rất lớn: 448,662 triệu. Điều đó cho thấy công ty rất chú trọng đến đời sống của cán bộ công nhân viên, tự đi lên bằng chính tiềm lực kinh tế của mình. Ngay sau khi cổ phần hoá công ty đã biết tận dụng triệt để nguồn vốn và tài sản lưu động đầu tư ngắn hạn phục vụ cho quá trình sản xuất chiếm tới 81,34% tổng giá trị nguồn vốn. Hạn chế vốn bị chết không sinh lời. Công tác bảo toàn và phát triển vốn là rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó đặc biệt quan trọng hơn cả là quản lý vốn lưu động. Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả công ty luôn đặt ra các câu hỏi: nên gửi một lượng tiền mặt và dự trữ nguyên vật liệu là bao nhiêu? Công ty có nên mua chịu hay đi vay để trả tiền ngay? Nếu đi vay công ty sẽ vay với hình thức nào? Một trong những bộ phận quan trọng của vốn lưu động là các khoản phải thu, các khoản dự trữ. 29 Phần VII Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Kinh doanh phải gắn liền với thị trường, để tồn tại và phát triển thì cơ bản doanh nghiệp phải quan tâm chú trọng đến thị trường. Thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Hiện nay công ty đang duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Tăng cường sản xuất sản phẩm thích hợp với tiêu dùng chữa bệnh ở Việt Nam. Ngoài ra công ty đang cố gắng mở rộng thị trường ra nước ngoài rộng lớn hơn như thị trường Bỉ, Đức, các nước Đông Nam á. Công ty cố gắng giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường. Để đảm bảo duy trì và mở rộng thị trường công ty tổ chức quản lý chất lượng chặt chẽ và đảm bảo đúng số lượng chủng loại. Tăng cường đổi mới phương thức sản xuất, tiết kiệm tối đa chi phí nguyên liệu và các khoản chi khác. Đi sâu vào nghiên cứu thị trường tìm những mặt mạnh và mặt yếu của mình và đối thủ để khắc phục và phát huy năng lực kinh doanh. Bên cạnh những mặt tốt công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Thực tế ở Việt Nam có trên 200 văn phòng đại diện của các công ty dược nước ngoài. Thị trường tràn ngập nhiều loại thuốc mang nhãn hiệu nước ngoài. Nhất là các loại thuốc có hiệu năng cao như các sản phẩm thuốc của Pháp, ý, Đức v.v... Vì vậy để cạnh tranh tốt trên thị trường công ty cần huy động nhiều giải pháp, phát huy thế mạnh, duy trì nhiều đại lý tăng việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 30 Phần VIII Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Tính từ thời điểm hoàn thành cổ phần hoá đến nay công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế mới tiến hành đi vào hoạt động được đúng một năm nhưng đã có những chuyển biến rõ rệt. Qua số liệu kết quả kinh doanh của công ty năm 1999 dưới đây cho ta thấy rõ điều đó: 1999 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Nợ năm 1998 đã trả 24,5 tỷ Khen thưởng phúc lợi 448,662 triệu Tổng doanh thu 42 tỷ Lợi nhuận 1,9 tỷ Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn 6, tỷ 18,66% Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 29,2 tỷ 81,34% Tổng giá trị thực tế tại doanh nghiệp 35,9 tỷ 100 Nhận xét: Tuy mới cổ phần hoá công ty đã tạo được nền móng bước đầu cho sự phát triển trong tương lai bằng kết quả thực hiện được năm 1999 phấn đấu đến năm 2000 doanh thu của công ty đạt 45 tỷ. Hiện tại công ty đã có được những hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm thuốc ra các nước Bỉ, Đức và đang phấn đấu đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty ra thị trường các nước Đông Nam á. 31 Kết luận Đã có thời, với quan niệm "chủ đạo" giản đơn, doanh nghiệp nhà nước đã phát triển ồ ạt về mặt số lượng có thời kỳ lên đến 12 nghìn đơn vị, trải rộng ra ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân, ở khắp các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, từ các ngành sản xuất vật chất đến các cơ quan hành chính sự nghiệp... Sau một thời gian sắp xếp bằng các hình thức sáp nhập, giải thể, số doanh nghiệp nhà nước đến đầu năm 1998 chỉ còn 5.756 đơn vị. Ngay cả sau khi đã giảm mạnh như trên nhưng đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, hiện trạng của các doanh nghiệp nhà nước vẫn là đông nhưng không mạnh: vốn hoạt động bình quân 1 đơn vị nhỏ nhưng 80-90% là đi vay; lãi làm ra so với vốn hoạt động lại thấp hơn cả lãi suất trả nợ vay, hiện nay có gần một nữa số doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ... Bởi vậy, tiếp tục chủ động giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước là sự cần thiết. Nếu không chủ động giảm thì thị trường sẽ tự sắp xếp. Khi đó sẽ vừa không đạt được mục tiêu, vừa gây ra những hậu quả tiêu cục đối với cả nhà nước, đối với cả người lao động. Trong các giải pháp để giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước như: sát nhập, bán, cho thuê, giải thể, phá sản... thì cổ phần hoá là biện pháp mang lại lợi ích nhiều mặt. Bởi lẽ đó là biện pháp để thu hút thêm các nguồn vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong doanh nghiệp, tạo động lực bên trong của doanh nghiệp, ngăn chặn tiêu cực nhờ có sự giám sát của các cổ đông, thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế ở Công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế và nhiều công ty khác đã chứng minh tác dụng nhiều mặt của cổ phần hoá. Tư đó, có thể thấy công ty cổ phần chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước đều hoạt động tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá về hầu hết các mặt, từ việc thu hút vốn hoạt động, số lao động thu nhập, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn. 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải.pdf
Tài liệu liên quan